Saturday, June 12, 2021

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

Tran Ngoc Dung

TIỂU SỨ
Gs Trần Ngọc Dụng

Diễn giả, Trần Ngọc Dụng, sinh trưởng tại Quảng Nam miền Trung Việt Nam, từng làm trưởng ban dịch thuật và phụ tá đặc trách thông tin cho Cơ Quan Thông Tin Liên Vụ Hoa Kỳ (JUSPAO) tại Quảng Trị (1964-1969), cựu sinh viên văn khoa và luật khoa Đại học Saigon, giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội và trường Quân Y (1971-1975), và giảng viên tại Đại Học Tổng Hợp (1980-91). Tại Hoa Kỳ tác giả từng dạy tiếng Việt tại:
- UCLA,
- UCI, và
- UCR (2002-2005) và
- Tiếng Anh sinh ngữ hai tại School of Continuing Education, Fullerton và Lincoln Education Center, Garden Grove (1997- 2008).


Hiện nay, tác giả đang dạy tiếng Việt tại Coastline Community College và Santa Ana College từ 2000 đến nay. đồng thời là trưởng ban dịch thuật tiếng Việt tại Khu Học Chánh Garden Grove từ 2009, trưởng khối huấn luyện của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt ngữ (từ 2015), từng là chuyên viên duyệt đề thi cho viện ngôn ngữ Defense Language Institute của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, và là cộng tác viên của National Resources Center for Asian Languages của California State University, Fullerton. Năm 2017 tác giả được nhận Giải Thưởng Award of Distinction do Sở Giáo Dục Orange County trao tặng.
Dịch thuật và sáng tác ’Translation and authorship’:
TRANSLATED
I.- English to Vietnamese
1. A Linguistic Guide to Language Learning by G. W. Morton; 1972,
2. New English 900 Series, 1984,
3. Follow Me to Britain Series, 1984;
4. Follow Me To San Francisco, 1985;
5. A Death in November by Ellen J. Hammer, 1991,
6. Kennedy and Vietnam War by John M. Newman, 1992;
7. Book of the Death by W. Y. Darjeeling, 1993;
8. In Retrospect by Robert S. McNamara, 1995;
9. The Private Life of Mao Tse Tung by Dr. Li Zhisui, 1995;
10. Foundation of Tibetan Mysticism by Anagorika Lavinda, 1995;
11. John Paul II by Tad Szulc 1995;
12. A Soldier Reports by William Westmoreland, 1996;
13. The Collapse of South Vietnam by Cao Van Vien, 1996;
14. How to Sell Yourself by Joe Girard, 1997
15. Land Reform an anonymous author about the Land Reform in North VN during the 1965-56, 1999
II – Vietnamese to English
1. Kiến Vàng ‘The Yellow Ants’by Dinh Tien Luyen, (a children’s story about two brothers’ adventure), 1996;
2. Quãng Đời Tôi ‘Reminiscences of My Life’by Tran Du, 1996;
3. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘The History of the Catholic Church in Vietnam’(from 1530-1975) by Phan Phat Huon, CSsR, 1997;
4. Cây Cảnh và Hòn Non Bộ Việt nam ‘The Vietnamese Art of Miniature Landscape’, 1997;
5. Quê Hương thứ ba của tôi ‘My Third Homeland’ by James Luu, 1998;
6. Rước Lúa ‘Rice Worshipping’by Duong Van Tham (a document about Vietnamese tradition of worshipping the rice stalk, Fowler Museum, UCLA), 2000;
7. Những Thăng Trầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế ‘Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes of the Communist International’by Nguyen Minh Can, 2001
8. Vàng Đen ‘Black Gold’a memoir by a Vietnamese Ranger in the Tri-angle where borders of three countries – Viet-Cambodia-Laos meet, 2003
9. Truyện Dân Gian Việt Nam ‘Vietnamese Folk Stories’(over ten bilingual stories with color illustrations and audio recordings for children and college students learning Vietnamese as a second language)
10. Nỗi Lòng ‘Sentiments and Aspirations’ by Nguyen Ninh Thuan about a Vietnamese woman who sacrificed her life for the sake of her parents, siblings, her husband and children. 2012
11. Chuyện Kể ‘My Story’by Tăng Vĩnh Lộc, a Vietnamese refufee to Germany who wishes to tell his younger generations why he had to flee the country when the communists took over the South in 1975, 2017
AUTHORED
I – Published:
1. American English Daily Phrases, World Graphics, 1994, available for free copy, http://www.tinhhoavietnam.net
2. English Grammar Handbook (the most up-to-date comprehensive grammar book ever written by a Vietnamese for Vietnamese adults and Vietnamese ESL/EFL college students, free workbook and key to practices), Tinh Hoa Viet Nam, 2nd ed., 2015
3. English Pronunciation Lessons (Saigon, 1984; out of stock)
4. English-Vietnamese Handbook for Translator (a textbook for college students specialized in English, Vietnamese/ Vietnamese-English translation) Saigon, 1983; out of stock
5. Forbidden English, World Graphics, 1995; out of stock
6. Introduction to Vietnamese Language and Culture, 2002
7. Ta Ve Ta Tam Ao Ta (a book of Vietnamese proverbs) published by SHEN’s in Acadia, California, 1998; Lee & Low Books, New York, Houghton Muffin Publishing House,
8. Thành Ngữ tiếng Việt (Vietnamese Idioms), 2001, 2010, 2018
9. Translators’ Handbook (a comprehensive guide to translators (English-Vietnamese/Vietnamese-English), 2017
10. US Citizenship Lessons a comprehensive series of lessons leading to mastering citizenship questions and answers for a successful passage of a citizenship interview, 2008 (out of stock)
11. Vietnamese for Busy People series 1&2, a practical method to learn authentic Vietnamese, 2004 by Coastline Community College and by Kendall/Hunt Publishing Company, Iowa, 2007, 2nd edition, 2014
12. Vietnamese Grammar Handbook 1, a comprehensive grammar book for heritage and nonheritage students, 2010, 2nd edition, 2013
II. To be published:
1. American Slang (more than 1,500 entries of slang and their equivalents;
2. English Idioms (more than 2,000 idioms with their equivalents);(for now, it is free at http://www.tinhhoavietnam.net )
3. Dictionary of Abbreviations and Acronyms (more than 3,000 common abbreviations and acronyms);
4. Tục ngữ tiếng Việt ‘Vietnamese proverbs’ (a collection of most Vietnamese proverbs used in daily conversation as well as in academic realm)
5. Truyện Kiều Chú Giải (a new annotation with replete details and new philosophical view points)
6. Ca Dao Việt Nam ‘Vietnamese Book of Folk Poetry’(more than 400 folk poems ever made in original Vietnamese verses and annotations in English)
7. Từ-ngữ Việt-Anh ‘Vietnamese-English glossary(a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
8. Từ-ngữ Anh-Việt ‘English-Vietnamese glossary (a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
9. Tự-điển tiếng Việt ‘Vietnamese Dictionary’ (a unique dictionary in Vietnamese ever exists that comprises seven parts for each entry: entry, part of speech, meaning, example, synonym, antonym, and its etymological root).



NỘI DUNG ĐỀ TÀI 6

TÌM HIỂU TỪ-NGỮ GỐC “HÁN”

Bối cảnh

Những tưởng Việt Nam được độc lập và tự chủ để phát triển và thịnh vượng để sánh vai cùng các bạn bè năm châu. Không ngờ, lịch sử tái diễn. Năm 1975, đánh dấu một mốc lịch sử không thể phai nhòa trong tâm khảm của mọi người Việt Nam yêu nước. Năm này là khởi điểm của một âm mưu đồng hóa tiếng Việt để sau đó đồng hóa văn hóa trong kế hoạch tái chiếm nước Việt của kẻ thù truyền kiếp phương bắc thông qua sự tiếp tay của lũ nội thù tay sai của chúng là đám cầm quyền. Chương này giúp mọi người có khái niệm về cách đấu tranh để sinh tồn của cha ông ta trong quá khứ. Chúng ta là con cháu, học cao hiểu rộng, không lẽ nào bị mắc mưu thâm độc của địch? Phải dĩ độc trị độc chứ?

Tổng quát

Do định mệnh lịch sử, tiếng Việt chúng ta có một số lượng khá lớn từ tiếng Tàu trong kho ngữ-vựng mà chúng ta thường quen gọi là chữ Hán. Thật ra mà nói, những từ-ngữ này nên được gọi nôm na là chữ Tàu chuyển tự. Vi sao? Do tài trí của cha ông ta đã tạo cho chính dân tộc mình một lối thoát kỳ diệu để tránh không bị đồng hóa mặc dầu bị đô hộ trên một ngàn năm (111 trước tây lịch – 938 sau tây lịch) và sau đó được hoàn toàn tự chủ.

Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ và dùng xen lẫn trong vài trường hợp là chuyện bình thường của cả thế giới; tuy nhiên, trường hợp của Việt và Tàu thành hình trên căn bản khá “bất thường” tức là bị áp đặt, thay vì tự nhiên do mối giao tiếp giữa hai dân tộc qua buôn bán, ngoại giao, tiếp xúc, hôn nhân, hay lý do nào khác.

Thảm khốc hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử nước Việt, quân Tàu nói chung hay quân của các triều đại bên Tàu từ Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, đến Thanh đều luôn luôn tìm cách xâm lăng nước ta, bắt đầu bằng sự xâm lăng của nhà Hán. Có lẽ do vậy mà chúng ta thường gọi chữ Tàu là chữ Hán?

Dù sao thì định mệnh lịch sử đã để lại cho lớp người sau như chúng ta một số lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng từ-ngữ mà chúng ta dùng. Để làm sáng tỏ cái hậu quả này, bổn phận chúng ta là cần tìm hiểu thật rõ từ-ngữ gốc “Hán” hay chữ Tàu là gì. Qua đó chúng ta tiếp tục nối lại truyền thống độc lập về ngôn ngữ để duy trì độc lập về truyền thống mà ông cha ta đã gầy dựng nên.

Định nghĩa chữ “Tàu” và lối chuyển tự

Cách gọi từ-ngữ gốc Hán không mấy chính xác.

Hãy nhìn quanh các nước trên thế giới xem họ gọi nước Tàu là gì?

☛ Anh ‘China’,
☛ Pháp ‘Chine’,
☛ Tagalog ‘Tsina’,
☛ Ý ‘Cina’,
☛ vùng Trung Ba-tư ‘Chīnī چی.’,
☛ tiếng La-tinh ‘Sinae’,
☛ tiếng Ả-rập ‘اَلصِّين‏ {aṣ-ṣīn}’.

Nhìn chung, tiếng các nước này đều dựa trên tên nguyên thủy là Q’in 秦 {ts’in}>Tần mà chúng ta đọc trại thành Tàu.

Ngành nghiên cứu về nước Tàu là Sinology; những gì thuộc về Tàu thì ghi là Sino: Sino-origin ‘từ gốc Tàu'.

Riêng người Việt bình dân đã biết và gọi nước Tàu từ lâu đời nay.

Khác với mọi nước khác trên thế giới, tên “Trung Hoa” mới xuất hiện từ thời Sun Yak-sen (Tôn Dật Tiên) thủ lãnh cuộc Cách Mạng Tân Hợi và lập nên nền cộng hòa đầu tiên cho nước Tàu với danh xưng chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (chính thức tên xưng tháng 10 năm 1913).

Trung Hoa, người Hoa là thời tộc du mục Hiên Viên Hoàng Đế xâm chiếm đất trung nguyên của Đế Viêm Thần Nông Việt tộc để gom thành đất Hoa Hạ, người Trung Quốc, Trung Nguyên, Trung Hoa người Hoa đặt ra chủ thuyết Hoa Hạ là trung tâm: Dĩ Hoa vi trung /Sinocentrism và các sắc dân chung quanh man, di, khuyển, địch ở bốn phía phải triều cống và xin Hoa Hạ ban sắc phong cho vua nước họ, người Hoa Hạ cũng là tiền thân của người Hán.

Tàu là thời nhà Tần (Tần đọc trại là Tàu)

Chệt là tên để gọi nhà Mãn Thanh "Ch'in"

Trước kia, nước Tàu chỉ mang tên theo từng triều đại nắm quyền: Tần, Hán, Tùy, Đường… đến ba triều cuối cùng là Nguyên, Minh, Thanh. Riêng các triều Hạ, Thương, Chu vẫn còn nằm trong giả thuyết.


Khi tiếng Tàu du nhập vào tiếng Việt, các nho sinh An Nam/Việt Nam ta đã tìm cách làm giàu cho kho tàng ngữ vựng của nước mình, người Việt thường thay đổi từ cách dùng chữ đến cách dùng âm để đọc phù hợp với tinh thần người Việt.

Do đó cách gọi đúng cần điều chỉnh là chữ Tàu chuyển tự ‘Chinese transliterated form’. Trong tiếng Việt có chữ thuần túy và chữ Tàu chuyển tự qua bốn hình thức chữ ghép bao gồm:

§ Việt-Việt,
§ Việt-Tàu,
§ Tàu-Việt, và
§ Tàu-Tàu.

Ngoại trừ loại chữ ghép Việt-Việt, bài này sẽ phân tích kỹ ba hình thức còn lại như vừa nói.

Trước hết, thế nào là chuyển tự? Đây là hình thức chuyển cách viết từ một ngôn ngữ không quen với người đọc sang cách viết quen thuộc. Chẳng hạn, người Hy-Lạp viết ‘Ελληνική Δημοκρατία’ được đổi thành ‘Hellenic Republic’ theo cách của người nói tiếng Anh hoặc ‘Ellēnikḗ Dēmokratía’ của người biết tiếng La-tinh. Hoặc chữ Россия thì được đổi thành ‘Rossiya’ tức là ‘Russia’ đối với người Anh, và người Việt nói là Nga.

Người Tàu dưới triều đại do Liu Bang > Lưu Bang lập nên, lấy tên là nhà 漢 Han > Hán, đã xua quân sang chiếm Việt Nam, mở màn một thời kỳ áp đặt chữ viết lên nền giáo dục Việt Nam. Họ không ngừng ra sức xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và thay vào đó bằng các thứ của họ.

Từ đó chữ viết nguyên thủy của người Việt là chữ nòng nọc (con giun) mà họ gọi là khoa đẩu 蝌蚪 / Bird-worm seal script đã bị quân của cháu Liu Bang là Han Wudi> Hán Vũ Đế (140-84 trước công nguyên – TCN) khởi động chiến dịch xóa sạch ngôn ngữ và văn hóa Việt nhằm đồng hóa dân Việt thành dân “Hán” của họ.

Từ sau giai đoạn này, chữ nòng nọc biến mất.

Ngày nay nhiều nhà trí thức Việt Nam đang cố công gầy dựng lại hệ thống chữ viết này vừa để chứng minh cho thế giới biết nền văn minh cổ của người Việt vừa cho mọi người thấy giặc đã ăn cắp của chúng ta những gì rồi mang trở lại dạy cho chúng ta, khiến cho nhiều người cứ tưởng lầm mà đem lòng thần phục một cách thiếu thận trọng.

Ngược dòng lịch sử


Trên đây là vài nét về cách nhìn chữ “Hán”, nhưng sự thâm nhập của nó vào ngôn ngữ và văn hóa Việt là một vấn đề cần nêu rõ.

Sự tiếp xúc giữa chữ Tàu và chữ Việt đã trải qua những thời kỳ khốc liệt: Một bên cố áp đặt để đồng hóa và một bên gắng né tránh để vừa không bị tiêu diệt mà vẫn tồn tại cùng lúc chờ thời cơ vùng lên thoát khỏi ách thống trị đó.

Vì vậy vốn từ-ngữ chữ Tàu chuyển tự trong tiếng Việt có khoảng 29% thay thế hoàn toàn tiếng Việt trong mọi lúc và khoảng 60 đến 70% dùng lẫn lộn với tiếng Việt, nhưng phần lớn nghĩa hơi khác. Đây là hậu quả của chính sách Hán hóa của bọn phương bắc. Nổi bật nhất là thái thú Sĩ Nhiếp dưới thời Đông Hán.
Khá nhiều nhà sử học Việt cứ dựa theo sách Tàu mà ca tụng người này, nào là có công dạy cho dân cày cấy, giữ gìn bờ cõi bình an, nào là phát triển giáo dục bằng cách dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách Gia Chi Tử, dạy chính trị, y học, kinh truyện, và phiên dịch âm nghĩa.

Sĩ Nhiếp là người thế nào?

Theo sử Tàu, y gốc người nước Lỗ. Tổ bảy đời của Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãng mới chạy đến đất Thương Ngô.
Cha của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ, làm thái thú quận Nhật Nam. Nhờ cha mà Sĩ Nhiếp được đi học, thăng quan tiến chức và cuối cùng làm thái thú ở quận Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp có ba thủ đoạn:

1 ☛ Gạt Trương Tân về triều để leo lên chức thứ sử;

2 ☛ Đưa anh em vào làm thái thú các quân Cửu Chân, Hợp Phố, Nam Hải;

3 ☛ Đưa hàng trăm người thân và người quen sang Giao Chỉ lập nghiệp và tạo vây cánh.

Nhờ đám này mà Sĩ Nhiếp được tôn vinh làm Sĩ Vương “có công khai hóa dân Giao Chỉ!”

Sang đến đời Tùy, Đường, (khoảng 581 – 907), triều đình bên Tàu áp dụng chính sách khoa cử ở nước ta để nhằm đào tạo và tuyển chọn Nho sinh người Việt. Tất cả đều phải về kinh đô Trường An để thi thố tài năng. Từ đó có khá nhiều Nho sinh người Việt thông thạo chữ Hán và trở thành Nho sĩ. Âm dùng cho lối chuyển tự này là chữ Tàu dựa trên giọng Trường An. Chính số Nho sĩ người Việt này trở thành lực lượng truyền bá chữ Nho tích cực nhất.

Hiện tượng dùng chữ Nho và chữ Việt bắt đầu thịnh hành dưới dạng song ngữ. Và cũng bởi chữ khoa đẩu hoàn toàn biến mất, nên chữ Hán trở thành “quốc ngữ” của người Việt; mọi chiếu, chỉ, sắc, dụ của vua và văn thư trao đổi giữa người dân với nhau cũng đều viết bằng chữ Hán.
Rất may, tuy là viết chữ Hán nhưng người Việt không nói theo âm Hán mà dùng lối chuyển tự. Nên ghi một dấu son vào tài trí và năng lực siêu việt của các Nho sinh khi vẫn dùng chữ Tàu nhưng không hoàn toàn chịu lệ thuộc vào chữ đó. Nhờ vậy mà khi đất nước giành được tự chủ để độc lập thì tiếng nói của người Việt được sống trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay . Kết quả của cuộc tiếp xúc cưỡng bức do giặc xâm lăng phương bắc để lại một khối lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự khá lớn trong kho tàng từ-ngữ tiếng Việt.


Sang đến đời Tùy, Đường, (khoảng 581 – 907), triều đình bên Tàu áp dụng chính sách khoa cử ở nước ta để nhằm đào tạo và tuyển chọn Nho sinh người Việt. Tất cả đều phải về kinh đô Trường An để thi thố tài năng. Từ đó có khá nhiều Nho sinh người Việt thông thạo chữ Hán và trở thành Nho sĩ. Âm dùng cho lối chuyển tự này là chữ Tàu dựa trên giọng Trường An. Chính số Nho sĩ người Việt này trở thành lực lượng truyền bá chữ Nho tích cực nhất.

Chữ Hán, chữ Nho hay chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng ngữ-vựng tiếng Việt:

Thoạt tiên, khi mới có sự tiếp xúc giữa chữ Việt và chữ Tàu thì sự pha trộn bắt đầu bằng các chữ chỉ thức ăn hay các sinh hoạt hàng ngày, theo lối bình dân không chính thức: (tiếng Việt Tàu) theo sự tiếp xúc tự nhiên:
Người Tàu đến vùng Đồng Nai – Cửu Long từ lúc nào?

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Phước:
“Sử sách chép rằng người Trung quốc đã có mặt ở Việt Nam từ hơn hai ngàn năm trước; nhưng con số lúc đó chắc là ít lắm. Miền Bắc gần ranh giới Trung quốc, nên có một số thương gia Tàu sang Việt Nam buôn bán, nhưng đợt di dân quan trọng nhất của người Trung quốc vào Việt Nam xảy ra vào thế kỷ 17.

Số là vào khoảng giữa thế kỷ 16 thương gia Trung quốc và Nhật đã dùng một số hải cảng của Việt Nam (ở miền Bắc và Trung) trong việc buôn bán vì thương gia Trung quốc không thể giao thương trực tiếp với các thương nhân người Nhật tại lãnh thổ Nhật vì có lệnh cấm buôn bán với Nhật do nhà Thanh của Trung quốc đưa ra.


Sau khi người Mãn Châu chiếm và cai trị toàn lãnh thổ Trung quốc và lập nên Nhà Thanh (1644-1911), có một số cựu thần nhà Minh không chịu đầu hàng. Họ lập phong trào “Bài Mãn Phục Minh”. Địa bàn hoạt động của họ mạnh nhất ở các tỉnh giáp giới với Việt Nam. Sự kiện nầy đã làm cho miền biên giới Trung – Việt trở nên một vùng giặc giã liên miên “đã khiến dân Việt (vùng biên giới) vô cùng thống khổ vì đám giặc 'Tàu Ô' nầy”.

Vào năm 1679, một số cựu thần nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh, tìm cách trốn khỏi Trung quốc. Trong số nầy có:

■ Dương Ngạn Địch (cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Tây) và
■ Trần Thượng Xuyên (còn có tên là Trần Thắng Tài) cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Đông) dẫn thuộc hạ (khoảng 3,000 quân lính, gồm đa số là người Quảng Đông và Phúc Kiến, và hơn 50 chiến thuyền) đến Tư Dung và Đà Nẵng tạm trú và xin theo Chúa Nguyễn.

Rất ngại sự có mặt của nhóm người Trung Hoa nầy ở Thừa Thiên (nơi có phủ chúa) và vùng lân cận, Chúa Nguyễn đã cho họ vào miền Đồng Nai, Cửu Long cư trú*, mặc dầu vùng nầy còn thuộc Chân Lạp.

(Vào khoảng thập niên 1650-60 vua Chân Lạp đã chịu thần phục Chúa Nguyễn.)


→ Nhóm Trần Thượng Xuyên vào lập nghiệp ở vùng “Cù Lao Phố” (Biên Hòa ngày nay).

→ Nhóm Dương Ngạn Địch và

→ phó tướng của y là Huỳnh Thắng/Trần Thượng Xuyên vào cửa Tiền Giang, đi ngược lên và dừng lại lập nghiệp ở vùng Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay).


Hai nhóm dân Trung quốc mới nầy có biệt danh là người “Minh Hương” hay người trung thành với nhà Minh của Trung quốc.

{(*Ý nghĩ của Chúa Nguyễn khi gởi những người Trung Hoa tỵ nạn đi xa khỏi vùng Thừa Thiên là để tránh nguy hiểm cho phủ Chúa và đã được chứng tỏ là đúng: Huỳnh Thắng cùng thuộc hạ của y, sau khi mở mang được nhiều vùng đất ven bờ Cửu Long, có dã tâm tách khỏi quyền lực Chúa Nguyễn và lập vùng tự trị như một nước riêng. Chúa Nguyễn phải dùng Trần Thắng Tài đem quân đi dẹp nhưng chỉ đánh và giết được Huỳnh Thắng sau nhiều thiệt hại cho cả đôi bên. Phải vài chục năm sau, chúa Nguyễn mới dẹp hết nhóm tàn quân của Huỳnh Thắng, vì họ đã trốn lên vùng Biển Hồ, dựa vào quân Cam Bốt và quân Xiêm (Thái Lan) để tồn tại trong việc chống Chúa Nguyễn.}

Trong lúc đó vào khoảng năm 1671, một thanh niên tên Mạc Cửu (người Quảng Đông), sau khi nổi dậy và thất bại trong việc chống nhà Thanh, đã đến phía Đông Nam Chân Lạp với mấy trăm tùy tùng, được phép vua Chân Lạp cho khai thác vùng bờ biển gần Phú Quốc. Tuy còn trẻ nhưng Mạc Cửu rất thành công trong việc mở mang vùng Hà Tiên (ngày nay), sau khi chiêu mộ thêm nhiều người Trung Hoa (cùng hoặc khác tiếng nói) và cả người Việt Nam và người Cam Bốt. Vùng Hà Tiên trở nên một khu tự trị phồn thịnh. Tuy nhiên vì bị áp lực quân sự từ phía Thái Lan, vào năm 1708, Mạc Cửu đã xin thần phục Chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn Phúc Chu phong chức Tổng Binh Hà Tiên.

Ngoài người Trung Hoa gốc Quảng Đông và Phúc Kiến, còn có rất nhiều người Trung Hoa gốc Triều Châu (Tiều) lẫn lộn trong ba nhóm người trên. Nhóm Triều Châu đông nhất, thuộc nhóm Mạc Cửu.

Thứ đến là con đường chính thức. Theo con đường này, tiếng Việt đã chuyển tự theo ba hình thức:

● Hình,
● Nghĩa,
● Âm.

o - Hình thì giữ nguyên cách viết nhưng thay đổi nghĩa theo cách làm giảm qui mô ngữ nghĩa.
o - Nghĩa thì dùng chữ Tàu theo cách riêng của người Việt và
o - Âm thì dĩ nhiên hoàn toàn khác với âm Tàu.”

***

Để cho rõ hơn, chúng tôi lần lượt trình bày thêm về ba hình thức của Tiến Sĩ Phước vừa nêu trên:

HÌNH: Hình thức này hầu như giữ nguyên cách viết của người Tàu. Lưu ý, trong mục này sẽ có thể thêm hình thức phiên âm mà người Tàu gọi là 拼音 bính âm ‘pinyin’ đi kèm, theo thứ tự chữ Tàu chuyển tự, nguyên hình chữ Tàu, và phần phiên âm‘transcription’. Cách này giúp độc giả dễ phân biệt sự khác nhau giữa cách viết và nói theo tiếng Việt với ‘pinyin’ trong ngoặc vuông{} là cách đọc tiếng Tàu.

Muốn nắm vững cách đọc này, người học cần phải thêm một bước nữa là dùng mẫu tự phiên âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) để nắm vững cách phát âm ghi bằng dấu ngoặc vuông [ ]. Phạm vi bài này chỉ thiên về phần chuyển tự nên chỉ nêu vài thí dụ về phần phát âm để phân biệt:

TND-H1

>>

Khoảng chừng hơn trăm năm trở về trước, hầu như học sinh nào cũng học qua Tam Thiên Tự 三 千 字 {sān qiān zì}.
rồi đến Minh Tâm Bửu Giám 明 心 寶 鑑 {míng xīn bǎo jiàn}.

Lần lượt, các Nho sinh Việt Nam phải học Tứ Thư 四書 {sì shū}, Ngũ Kinh 五經 {wǔ jīng}, v.v.. để viết thông thạo nên rất nhiều Nho sinh Việt đậu rất cao và được bổ làm quan tại chỗ hay cả bên Tàu.

Có thể nhiều Nho Sinh học luôn cả cách nói để có thể giao tiếp trực tiếp hoặc làm thông dịch viên cho các sứ thần của hai nước, nhưng căn bản vẫn là bút đàm. Chẳng hạn như Nguyễn An là nhân vật tiêu biểu.

NGHĨA: Hình thức này rất quan trọng. Nó nói lên tính cách tài tình của Nho sinh Việt Nam khi áp dụng vào thực tế cần hóa giải áp lực của cường quyền xâm lược. Về nghĩa, chữ Tàu chuyển tự có nhiều hình thức:

    1. Giữ nguyên nghĩa

Người Việt chọn lọc khi dùng tiếng Tàu chuyển tự với các chữ Tàu sẵn có, gồm các từ ngữ dùng trong mọi sinh hoạt xã hội. Những ví dụ dưới đây chỉ đơn cử một số trường hợp về nghĩa, vì tiếng Tàu có vô số chữ đồng âm dị nghĩa ‘homophone’, tức là cùng cách đọc nhưng khác cách viết; từ đó nghĩa cũng thay đổi theo.

Thí dụ, tiếng Anh có âm {bεɚ} nhưng nếu viết bear nghĩa là ‘con gấu, mang theo, chịu đựng, mang thai, ra trái/quả, có đủ sức… v.v.. ’ khác với bare ‘để trần, mộc, nguyên gốc, tối thiểu…’

Hiện tượng này đối với tiếng Tàu còn nhiều hơn vậy gấp bội, chẳng hạn
chữ đồng âm:
du {ju/zu} tiếng Việt,
{yú} tiếng Tàu
có thể gồm:
榆 ‘cây du,
腴 ‘mập, ca tụng’
愉 ‘đẹp ý’
予 ‘tôi’
餘 ‘số dư’
渝 ‘thay đổi (thái độ)’
瑜 ‘vượt trội, ngọc quý ’
妤 ‘đẹp trai’ ‘’,
於 ‘ở tại’,
與 ‘như’
愚 ‘ngu đần’,
漁 ‘cá, đánh cá’ v.v..

gần 36 chữ đồng âm như vậy.

2. Thay đổi một phần nghĩa của tiếng Tàu khi sang tiếng Việt.


Đây là hiện tượng đơn giản ngữ nghĩa cho phù hợp văn phong tiếng Việt, đồng thời để làm phong phú cách diễn đạt.

Lấy thí dụ:
– tống 送 {sòng} ‘tiễn chân’ trong tống biệt, tống hành, tống thẫn ‘đưa đám ma’ sẽ trở nên “khó chịu” nếu 'bị tống ra cửa' thay vì 'đưa ra cửa'. Từ đó hai chữ trở thành hai nghĩa có cách dùng hơi khác nhau.

Tương tự:

– ái 愛 {ài} ‘yêu, thương’ + quốc 國 {guó} ‘nước’: ái quốc = yêu nước, nhưng chỉ có thể nói: tinh thần yêu nước hay tinh thần ái quốc, chứ không thể nói tinh thần ái nước hay tinh yêu quốc. Ái còn có nghĩa thích (ái du vịnh ‘thích bơi), nửa này nửa kia ‘ái nam ái nữ’.

– hư 虛 {xū} ‘trống rỗng, không chứa gì, thiếu tự tin, không khỏe, hụt, sẩy, chỉ có tiếng mà thôi’. Khi đi với cấu> hư cấu 虛構 {xū gòu} ‘bịa ra, tưởng tượng, không có thật’.
Người mình xem tiểu thuyết hư cấu, tức là từ nhân vật đến cốt truyện đều do tác giả nghĩ ra, chứ không có ý muốn nói “bịa chuyện”. Với bịa chuyện, người Việt có ý xấu đối với người nói.

– tẩy 洗 {xǐ} ‘rửa, tắm, giặt, làm sạch’
nhưng người Việt chỉ dùng có một nghĩa “tẩy chất dơ” chứ không dùng để “tẩy đầu, tẩy mặt, người, quần áo” mà “gội, rửa mặt, tắm, và giặt quần áo”.

– tiểu 小 {xiǎo} ‘nhỏ, vợ nhỏ (tiểu lão bà), của tôi (tiểu điệt – cháu tôi), vụn vặt, phần nào, đáng khinh, thiếu, một lúc, đi đái, cái bình nhỏ đựng hài cốt),
nhưng người Việt chỉ dùng một vài nghĩa trong đó:
“đi tiểu,
cái tiểu (đựng hài cốt),

đặc biệt khi dùng với chữ khác:
tiểu tâm 小心 {xiǎo xīn} ‘cẩn thận’ > ‘nhỏ mọn’,
tiểu hài {小孩}> ‘con nít’,
tiểu kê {小雞}> ‘gà con’,
tiểu ngưu {小牛}> ‘ bò con’…

– trúc 竹{zhú} ‘tre’ đối với người Tàu nói chung, nhưng đối với người Việt trúc chỉ là một trong nhiều loại tre (trúc, nứa, mai, vàu, hóp, giang, bương, la ngà, tầm vông hay cán dáo, …)
và thường để làm sáo hay cần câu:
sáo trúc, giậu trúc; phên tre, chõng tre,
chứ không bao giờ nói sáo tre hay chõng trúc.

– vị 味 {wèi} ‘vị, mùi’
nhưng người Việt chỉ dùng ‘vị’ để nếm, và ngửi thì đã có chữ “mùi”.

    3. Thêm chữ để rõ nghĩa.

Khi dùng chữ Tàu chuyển tự, người Việt còn thêm chữ ở trước hay ở sau để làm rõ thêm vật, điều hay việc muốn nói đến:

Hồng Hải > biển Hồng Hải

bổ sung > bổ sung thêm

dẫn chứng > đưa dẫn chứng

dự chi > dự chi trước

đại thụ > cây đại thụ

giới tuyến > đường giới tuyến

xa-lộ > đường xa-lộ

gia nhập > gia nhập vào

sinh nhật > ngày sinh nhật

Thái-sơn > núi Thái-sơn

Thái Lan > nước Thái Lan

Hồng hà > sông Hồng Hà

Hương Giang > sông Hương Giang

đại sự > việc đại sự

Hùng Vương > vua Hùng Vương

xâm nhập > xâm nhập vào

Xét cho cùng, lối nói này tuy “dư” nhưng từ người bình dân đển kẻ có học đều nói như vậy. Nếu chỉ nói “trổng” như kiểu Tàu thì người nói sẽ cảm thấy “thiếu” cái gì đó.

    4. Đổi cho thuận theo tự nhiên


Đấy là lối làm cho thuận theo cách nói của người Việt. Đối với người Việt, đa số tiếng Tàu đều nói ngược với lẽ tự nhiên. Chẳng hạn:

ngũ hành của người Việt là:
giáp ất (nước),
bính đinh (lửa),
mậu kỷ (gỗ),
canh tân (kim),
nhâm quý (đất)
– thủy - hỏa - mộc - kim - thổ.

Người Tàu lại bảo là:
giáp ất (mộc),
bính đinh (hỏa),
mậu kỷ (thổ),
canh tân (kim),
nhâm quý (thủy).

Vì sao gọi làm thuận theo thiên nhiên?

Sự sống trên thế gian này → cần nhất là nước (thủy), nhưng phải → cần lửa (hỏa) để cho ấm áp; từ đó mới → sinh ra cây cỏ (thảo mộc), sau đó mới → đến kim, và thổ (đất) là thứ luôn có sẵn trên mặt địa cầu này.

Thế nhưng đa số thường nói -- kim - mộc- thủy - hỏa - thổ là dựa theo tính cách “cần dùng” của các chất:
kim cần thiết nhất để tạo ra nhiều vật dụng, kế đến là gỗ, vân vân.
Tương tự,
Một con vật chết → thì một ngày sau bắt đầu hôi, → rồi mấy ngày sau sẽ thối, → từ đó sẽ gồm cả hôi và thối.

Từ quan niệm [thuận theo thiên nhiên] này, người Việt khi du nhập tiếng Tàu vào đều đổi thứ tự của cách nói người Việt thường dùng.

Lưu ý: nghĩa ghi theo phần chữ Tàu chuyển tự.
Tàu (chuyển tự, nguyên chữ, pinyin, nghĩa) Việt

→ ẩn bí 隱蔽 {yǐn bì} ‘che đậy kỹ, không ai biết hay thấy’ > bí ẩn

→ chứng triệu 症兆 {zhēng zhào} ‘báo trước có bệnh, dấu hiệu’ > triệu chứng

→ đảm bảo 擔保 {dān bǎo}‘ra tay làm việc, che chở’ > bảo đảm

→ kiến chứng 見證 {jiàn zhèng} ‘đã thấy được, viện dẫn sự kiện’ > chứng kiến

→ lệ ngoại 例外 {lì wài}‘khuôn mẫu, nằm ngoài’ > ngoại lệ

→ lũy tích 累積 {lěi jī}‘chồng lên nhau, gom lại’ > tích lũy

→ mệnh vận 命運 {mìng yùn} ‘số phận, xoay chuyển’ > vận mệnh

→ nhiệt náo 熱鬧 {rè nao} ‘nóng nực, ồn ào’ > náo nhiệt

→ phục sắc 服色 {fú sè} ‘áo quần, màu sắc’ >sắc phục

→ tải trọng 載重 {zǎi zhòng} ‘chuyên chở, vật nặng’ >trọng tải

→ thích phóng 釋放 {shì fàng} ‘ưa chuộng, thả cho đi’ > phóng thích

→ triển khai 展開 {zhǎn kāi} ‘nảy nở, mở ra’ > khai triển

→ triều thủy 潮水 {cháo shuǐ} ‘cơn nước, nước’ > thủy triều

→ vãn cứu 挽救 {wǎn jiù} ‘kéo lôi, gỡ ra khỏi nạn’ >cứu vãn

→ vượng thịnh 旺盛 {wàng shèng} ‘tốt đẹp, may mắn’ > thịnh vượng


    5. Tàu - Việt:

Để làm tăng thêm ý nghĩa của hình thức hai vần mà đa số người Việt thường dùng, chữ ghép ‘disyllabic’ với một chữ là Tàu chuyển tự (gạch dưới) và một chữ Việt cùng nghĩa theo sau. Mục này gồm có hai nhóm:

• a. hai chữ cùng nghĩa:

chi nhánh 枝 {zhī} ‘cành nhỏ’ (branch of a mother entity or company)

giảm bớt 減 {jiǎn} ‘trừ, bớt’ (to decrease, to reduce)

học hỏi 學 {xué} ‘tìm biết, bắt chước’ (learn, study)

khi dể 欺 {qī} ‘đánh lừa, coi thường’ (to cheat or deceive, take down on s.o/s.t.)

kính nể 敬 {jìng} ‘trọng, tiếng lịch sự’ (to venerate, respect)

kỳ lạ 奇 {qí} ‘không ngờ, khác thường, hiếm’ (strange, weird)

linh thiêng 靈 {líng} ‘mau lẹ, sắc sảo, hiệu lực khi cầu khẩn, xác người’ (efficacious; quick)

nghi ngờ 疑 {yí} ‘không đáng tin, không tin được’ (to suspect, doubt)

nghiêm ngặt 嚴 {yán} ‘chặt chẽ, khe khắc’ (strict, serious)

phân chia 分 {fēn} ‘tách, cắt ra thành nhiều phần nhỏ’ (divide, split)

phòng ngừa 防 {fáng} ‘coi chừng, bảo vệ’ (to prevent, protect)

thấu suốt 透 {tòu} ‘xuyên qua, sâu sắc’ (to pass through, thorough)

thoát khỏi 脫 {tuō} ‘rụng, cởi, ra khỏi’ (fall, dress off, to be out of)

tiễn đưa 餞 {jiàn} ‘đặt tiệc đưa chân’ (to see someone off, farewell dinner)

tội lỗi 罪 {zuì} ‘điều phạm pháp’ (fault, guilt, crime)

tù đày 囚 {qiú} ‘thiếu tự do, sưng to, tối tăm’ (prison, exile)

xâm lấn 侵 {qīn} ‘phạm qua vùng khác, tới gần’ (to invade, penetrate)

• b. hai chữ khác nghĩa (có thể gọi là phản nghĩa)

cao thấp 高 {gāo} ‘không phân biệt kích thước’ (unable to tell the size)

đầu đuôi 頭 {tóu} ‘rõ ràng, mạch lạc’ (clear, well-told or written)

trầm bổng 沉 {chén} ‘chìm, thấp xuống’(to submerge, to lower)


    6. Việt - Tàu.

Song song với các chữ ghép khác, trong kho ngữ-vựng tiếng Việt còn có hình thức Việt-Tàu, tức một chữ Việt đứng trước và một chữ Tàu chuyển tự theo sau, như:

→ chia ly 離 {lí} ‘rời khỏi, bỏ đi, khác, cách xa’ (to leave, go awy, distant)

→ dối trá 詐 {zhà} ‘đánh lừa, giả bộ’ (crafty, dishonest, to cheat)

→ khen thưởng 賞 {shǎng} ‘ban tặng, hưởng, nhận đúng giá trị’ (award, appreciate)

→ kiện tụng 訟 {sòng} ‘đi thưa ai ở toà’ (to accuse, to sue)

→ nghề nghiệp 業 {yè} ‘ngành đã chọn, việc kinh doanh, việc kiếm ăn’ (career, profession)

→ rèn luyện 鍊 {liàn} ‘nấu để lọc sạch, tôi kim loại’ (to train, to practice for perfection)

→ say mê 迷 {mí} ‘lạc đường, làm rối trí, thích quá độ’ (lost, confused, bewildered)

→ thờ phụng 奉 {fèng} ‘kính dâng, kính trọng, cung kính’ (to revere, venerate)

→ xấu xí 企 {qǐ} ‘lừa, bỏ qua, không đẹp’ (to cheat, let go, ugly

    7. Tàu-Tàu

Hình thức thứ ba là hai chữ Tàu chuyển tự đi với nhau. Đặc điểm của hình thức này có thể thay thế bằng hai chữ ghép Việt-Việt ở một số trường hợp thì nghĩa không đổi, nhưng một số khác thì nghĩa sẽ khác.

• a. Không đổi nghĩa nhưng có thể khác cách dùng (nhưng có vài trường hợp đổi vị trí trước sau). Chỗ nào có thí dụ kèm theo là có sự thay đổi vị trí:

an bài 安排 {ān pái} ‘sắp đặt, đặt để trước.’ (arrange, pre-plan) số phận đã an bài.

ẩm thực 飲食 {yǐn shí} ‘uống ăn >việc ăn uống’ (drinking & eating) việc ăn uống

bình an 平安 {平安} ‘ đều đều không bị hại’ (safe and peace)ai cũng muốn bình an

bản chất 本質 {běn zhì} ‘tự tính của sự việc, cái gốc tự nhiên’ (nature, essence) bản chất của sự việc

Hồng Hải 紅海 {hóng hǎi} ‘ biển Đỏ giữa Phi châu và Ả-rập’ (Red Sea).

huynh đệ 兄弟{xiōng dì} ‘anh &em trai’ (brothers, siblings)tình huynh đệ

phong cách 風格{fēng gé} ‘lối, thái độ cư xử’ (style) phong cách của một nhà giáo

phụ mẫu 父母{} ‘cha mẹ < mẹ cha’ (father and mother)tình phụ mẫu

sơn dương 山羊 {shān yáng} ‘sơn dương (mountain goat)đi săn sơn dương

sơn thủy 山水 {shān shuǐ} ‘núi nước’ (mountain & water, landscape) nước non nghìn dặm ra đi

thiên tài 天才 {tiān cái} ‘khả năng trời phú cho’ (talent, genius)một thiên tài quân sự

Thượng Đế 上帝 {shàng dì} ‘Đấng Tối Cao’ (God)Thượng Đế trên cao

y phục 衣服 {yī fu} ‘áo quần’ (clothes in general) quần áo chỉnh tề

• b. Đổi nghĩa; tức là người Việt dùng chữ Tàu chuyển tự theo cách riêng của mình chứ không dùng theo nguyên nghĩa của nó. Dấu > cho thấy chữ Tàu có nghĩa riêng và chữ Việt có nghĩa riêng. Chữ viết tắt (S = Sino ‘Tàu’; V = Việt)

an bài 安排 {ān pái} S: ‘sắp xếp” V: ‘định trước’

bản lãnh 本領 {běn lǐng} S: ‘khả năng’ V: ‘vốn liếng’

bình tọa 平坐 {píng zuò} S: ‘ngồi ngang’ V: ‘bảnh chọe’

đê thanh 低聲 {dī shēng} S: ‘tiếng trầm’ V: ‘thì thầm’

đồng cư 同居 {tóng jū} S: ‘sống chung’ V: ‘chung chạ’

hãnh diện 悻面 {xìng miàn} S: ‘kiêu ngạo’ V: ‘lấy làm tự hào’

hiện thành 現成 {xiàn chéng} S: ‘(đồ) làm sẵn’ V: ‘sẵn sàng’

hòa hảo 和好 {hé hǎo} S: ‘kết hợp’ > V: ‘đối tốt với nhau’

khả năng 可能 {kě néng} S: ‘có thể’ > V: ‘năng lực cá nhân’

lân cư 鄰居 {lín jù} S: ‘hàng xóm’ > V: ‘lang chạ’

lịch sự 曆事 {lì shì} S: ‘từng trải việc đời’ > V: ‘nhã nhặn, khéo cư xử’

mã thượng 馬上 {mǎ shàng} S: ‘trên ngựa, nhanh lên’ > V: ‘cao cả’

tầm thường 尋常 {xún cháng} S: ‘không có gì đặc biệt’ > V: ‘xuềnh xoàng’

thiên hoa 天花 {tiān huā}S: ‘hoa trời’ > V: ‘bệnh đậu mùa’

tiểu tâm 小心 {xiǎo xīn} S: ‘cẩn thận’ > V: ‘ nhỏ mọn, ích kỷ’

tử tế 子細 {zixi} S: ‘tỉ mỉ’ > V: ‘tốt bụng’

Trên đây chỉ là thí dụ đơn cử về chữ đơn và chữ ghép liên quan đến chữ Tàu chuyển tự. Mục kế tiếp nói về âm đọc.

ÂM:
Âm Việt và âm Tàu khác nhau khá nhiều. Tuy hai ngôn ngữ đều có thanh điệu, nhưng tiếng Việt có sáu thanh, trong đó năm thanh cần đến dấu.

Dưới đây là hai bảng ghi âm chính (thường gọi là nguyên âm) nhằm giúp người đọc có thể đối chiếu và thấy rõ các âm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ Việt và Tàu.

Các dấu thanh của tiếng Việt, tùy theo tác giả, có khá nhiều cách để dịch các dấu này sang tiếng Anh, riêng trong bài này, theo cách dịch của Trần Ngọc Dụng trong Vietnamese for Busy People 1 do nhà xuất bản sách giáo khoa Kendall Hunt Publishing Company ấn hành:

Các thanh và dấu tiếng Việt
Thí dụ:
→ ba
→ bá
→ bà
→ bả
→ bã
→ bạ
Bảng âm chính (thường gọi là nguyên âm) tiếng Việt:

TND-H3

Bảng âm chính tiếng Việt



Từ bảng trên, tiếng Việt có 12 mẫu tự chính:
a ă â
e ê
i o ô ơ u ư y
tiêu biểu cho 11 âm chính {a ʌ ɤ ε e i ɔ o ə u ɯ i:j} vì “i” và “y” được xem đồng âm. Thật ra, hai âm này có khác nhau đôi chút ở một vài vị trí trong chữ.
Thí dụ:
hai [ha:i] và hay [hai:j].
Do đó mới có tên “i dài” mà ngày trước gọi là “i-gret” hay i-cà-rết.

Ngoài 12 mẫu tự chính, còn có 29 mẫu tự chính ghép, gồm:
ai ao au ay âu ây
eo êu ia iu oi ôi ơi
ua ui ưa ưi ưu

► nhóm một
Nhóm này chỉ cần phần đầu thì thành chữ, do đó mọi dấu thanh đều đánh trên mẫu tự thứ nhất: cái áo màu mày tậu mấy kẹo tếu chĩa chịu thói hối tới sủa thủi thửa gửi cựu…
_iê_ oă_ _oo*_ uâ_ uô_ ươ_

► nhóm hai
oa… oe… uê… uy…

► nhóm ba
Riêng hai nhóm hai và ba thì dấu thanh cần đánh trên mẫu tự thứ hai:
chiếc, xoắn, goòng, luận, luống, hướng, hòa-hoàng, khỏe-khoẻn, tuế-tuếch, húy-huýt

cùng với 12 mẫu tự ghép ba:
iêu
oai
oao
oay
oeo
uây
uôi
uya

uyê uyu ươi ươu
Trong số 12 mẫu tự ghép ba này chỉ có UYÊ là cần đánh dấu mẫu tự trên Ê ở cuối, còn lại đều phải đánh vào mẫu tự giữa:
chiu, xoài, ngoáo, xoáy, ngoèo, khuy, tui, nguyt, …

HỆ THỐNG PHIÊN ÂM TIẾNG TÀU
Tiếng Tàu có năm thanh, và bốn thanh cần đến dấu.

Bảng sơ đồ này dựa theo giải thích và hướng dẫn của Từ Điển Hán Việt Hiện Đại do Nguyễn Kim Thản chủ biên, nhà xuất bản Thế Giới phát hành.

Lưu ý quý vị: Trong phần này cần phân biệt rõ hai dấu ngoặc { } và [ ]. Dấu { } là chỉ “pinyin” tức cách viết tiếng Tàu theo lối La-tinh hóa và dấu [ ] là chỉ cách đọc chữ “pinyin” đó.
Nói nôm na là dấu { } chỉ cách viết và
dấu [ ] chỉ cách đọc.



TND-H5


Tiếng Tàu có năm thanh và bốn thanh cần dấu.



TND-H6


Các thanh và dấu tiếng Tàu

Thí dụ:
八 {bā} ‘ số 8’
拔 {bá} ‘nhổ (cỏ)’
把 {bă} ‘cầm, nắm’
耙 {bà} ‘cào, bừa’
罷 {.ba} ‘đi!’
(chữ đi này làm trạng từ chỉ sự hối thúc, khuyến khích: Đi đi! Nói đi! Học bài đi! Bỏ đi!)
Tiếng Tàu có các âm và vần chính sau đây:




Ghi chú: Những âm nào có dấu (’) thì bật hơi như kha[kha] so với không bật hơi ca [k˺a] của tiếng Việt, hoặc Tay [tei] và stay [st˺ei] của tiếng Anh vậy. Hoặc “dao” [tao] >con “dao” jao] của Việt.

Sau đây là một số ngữ vựng cùng vài nghĩa thông dụng làm thí dụ.
Lưu ý:
Trong các thí dụ dưới đây, có vài chữ người Việt không hề dùng đến. Ngoài ra, những chữ nào khác cách đọc nhưng cùng cách viết của người Việt thì có thêm phần phiên âm đi kèm.

– a 阿 {ā} ‘tiếng kêu la, thế à, à ơi, à uôm ’

– á 亞 {yà} ‘ Á châu, về nhì, hạng nhì, tiếng kêu đau, câm, dùng dể phiên âm các tên như Abraham, Adriatic’

– ác 惡 {ě} ‘hung tợn, độc bụng, xấu, nôn oẹ, bệnh khó chữa’ {wù} ‘ồ’

– ai 哀 {āi} ‘buồn rầu’

– âu 藕 {ǒu} ‘ngó sen’ 偶‘tượng gỗ, tình cờ’ một âm nữa là ẩu ‘ói mữa’.

– ba 吧 {ba} ‘nói khoa trương (ba hoa, ba xạo)’ 疤{bā} ‘vết sẹo’ 芭{bā} ‘tre hóp, thúng mủng’ 波{bō} ‘sóng’

– bá 百 {bǎi} ‘trăm’ 伯{bó} ‘ôm vai, ôm cổ, bác (anh của cha), loại cây tùng,’

– các 閣 {gé} ‘lầu, cửa hông’ 各 ‘mọi người’

– chất 質 {zhí} ‘bản thể, đặt câu hỏi (chất vấn), đi thẳng vào đề (chất phác)’.

– cốt 骨 {gú} ‘xương, khung đỡ, điểm chính yếu’ 鴣{gū} ‘gà gô’.

– dũng 甬 {yǒng} ‘hành lang dẫn vào các phòng’ 俑 ‘hình nhân bằng gỗ hay đất nung chôn theo người chết’ 踴 ‘nhảy lên’ 涌 hoặc 湧 ‘tuôn chảy’ 勇 ‘can đảm’ 蛹 ‘con nhộng (tang dũng = con tằm)’ 恿 ‘xúi giục’.

– dương 陽 {yáng} ‘mặt trời, phái nam, quạt gió, họ Dương, giơ lên, phất cờ, vênh váo’ 羊 ‘con dê’ 楊 ‘dương (liễu)’ 鍚 ‘đồ trang sức trước đầu ngựa’ 徉 ‘bước đi thong thả, đi tới đi lui (thảng dương) ’ 煬 ‘nóng chảy’ 洋 ‘bao la, to lớn, nhiều ’ 佯 ‘giả bộ, giả vờ’ 痒 {yǎng} ‘ ngứa, mụn lở ’.

– đạo 道 {dào} ‘ đường đi, lối làm việc, giáo lý, chủ thuyết, nói, nét vẽ, cứ tưởng là, đoàn người đi’ 盜 ‘ăn cắp’ 稻 ‘ ruộng lúa ’ 蹈 {dǎo} ‘chân bước, (vũ đạo = nhảy theo nhạc)’ 導 ‘dẫn tới’.

– đức 德 {dé} ‘sống đúng theo lối tốt của xã hội, tu thân tới mức cao, việc thiện, loại từ tỏ lòng tôn kính: Đức Chúa, Đức Phật, Đức Bà’.

– ê ê 誒 {éi} ‘ơ, ớ, ủa (tán thán từ) ’

– gia 家 {jiā} ‘chung một họ ’ 加 ‘ cộng lại, thêm vào’ 茄 {qié} ‘cà tím’ 傢 ‘đồ trong nhà ’ 耶 {yē} ‘ (dùng để phiên âm: Đức Gia-tô)’ 爺 {yé} ‘ (Lão) gia, con trai trưởng (thiếu gia) ’

– giáo 教 {jiāo} ‘dạy học’ 教 {jiào} ‘hệ thống về quan hệ giữa người và Tạo hoá (tông giáo) ’

– hà河{hé} ‘sông nhỏ; sông lớn 江’{jiāng} ‘giang’ 荷 ‘sen mọc trên khô’ 荷{hè} ‘vác trên vai’ 荷 ‘loại cây có mùi the’ 荷{kē} ‘gắt gao (hà khắc)’

– hán 漢 {hàn} ‘Hán giang (tên sông), triều đại do Lưu Bang sáng lập’

– ích 益 {yì} ‘điều lợi, tăng lên, tích trữ’ 鎰 ‘đơn vị đo độ nặng = 20 lượng’

– in 印 {yìn} ‘để vết lại’

– kê 訐 {jié} ‘ghi chép kỹ (thóng kê), bị chê, sửa lại cho vững, viết toa thuốc’ 雞 {jī} ‘con gà ’ 稽 {jī} ‘ kiểm tra, kiểm kê ’ {qǐ} ‘ quỳ xuống đất’ 乩 {jī} ‘lên đồng, viết vào bảng nhỏ ’

– khả可 {kě} ‘ có thể, chấp thuận, (dùng để phiên âm): khả khẩu khả lạc (Coca cola), khả lan linh (Kinh Koran’

– kỹ, 妓 {jì} ‘ gái bán dâm (kỹ nữ, kỹ viện)’ 忮 {zhì} ‘ghen, hung hăn’ kỹ技 {jì} ‘nghề, năng lực, kỹ năng (tài sản xuất)’ 伎 {jì} ‘tài, ngón chơi’

– lạc 樂 {lè} ‘niềm vui, thích, nhạc ’ 酪 {lào} ‘mứt, sữa pha a-xít’ 烙 ‘sao thuốc, đốt cháy’ 落 {là} ‘rơi, rụng (tọa lạc, {phai màu ’

– mã 馬 {mǎ} ‘ngựa, tên sông’ 瑪 ‘loại đá (mã não)’ 螞 ‘chuồn chuồn, kiến, cào cào’ 碼 ‘ký hiệu (mã số), chất đống’

– minh 明 {míng} ‘sáng, rõ ràng, thần trí, thị giác, hiểu biết, thời gian tiếp theo’ 冥 ‘tối tăm, thâu sâu, ngu đần’ 螟 ‘sâu lúa’ 銘 ‘khắc ghi, ghi lòng tạc dạ’ 盟 {méng} ‘liên kết bằng lời thề (đồng minh)’

– năng 能 {néng} ‘tài cán, sức có thể làm’

– ngũ 五 {wǔ} ‘số 5’ 伍 ‘năm người (đội ngũ)’

– ngữ 語 {yù} ‘tiếng nói, nói trổng’ 圄 {yǔ} ‘nhà tù’

– oan 冤 {yuān} ‘nỗi bất công, hiềm thù, nói đùa, lở dở’ 鴛 ‘vịt trời (con trống)’ {} ‘’ {} ‘’ ô 烏 {wū} ‘con quạ, đen, cá mực có mu’ 鎢 ‘chất tungsten’ 嗚 ‘tiếng than (Ô hô ai tai! Ô, thôi chết rồi’

– pháp 法 {fǎ} ‘luật, cách thức, mẫu, bắt chước, ngón nghề lừa đảo, to mập’

– phương 方 {fāng} ‘vuông, khôn lớn, (dùng trong toán học) phương trình, phương số, thật thà (chân phương), hướng, nơi chốn, lối làm việc, đơn thuốc, tên người, đấu đong thóc’
芳 ‘thơm’
妨 {fáng} ‘gây trở ngại, làm kẹt, thiệt hại’
枋 {fāng} ‘gỗ xẻ vuông’

– quá 過 {guò} ‘tên họ, vượt qua, vượt mức, tiêu thời gian, lui vào dĩ vãng, lần, phen, lầm lỡ, không phải lẽ’

– quan 關 {guān} ‘tên họ, đóng kín, đèo, lưu ý, trạm kiểm soát, cửa ải, rào chận, tiếng tượng thanh) quan quan thư cưu’
觀 ‘nhìn hiện tượng, cảnh trí’{guàn}
‘(nơi thờ phượng đạo Lão) quán’
官 {guān} ‘công chức thời xưa, viên chức, bộ phận trong cơ thể’
櫬 {chèn} ‘hòm đựng xác chết’
鰥 {guān} ‘chồng chết vợ’

– Chữ Tàu không có vần R; do đó tất cả những chữ nào bắt đầu bằng “r” thì được đổi thành “ l ”, như:
Paris > Ba-lê,
Roma > La-mã,
Rousseau > Lư Thoa,
inspiration > yên sĩ phi lý thuần,
Puerto Rico > Ba đa Lê các,
Bahrain > Ba lâm…

– sanh 生 {shēng}
‘sinh’
笙 ‘ống tiêu’
甥 ‘cháu trai’ (Người Bắc đọc là “ sinh ” thay vì “sanh”)

– sĩ 士 {shì} ‘người đỗ tú tài ngày xưa, người chuyên nghiên cứu, cấp bậc trong quân đội,’
仕 ‘công chức ngày xưa’
俟 {sì} ‘chờ’


– tâm 心 {xīn}
‘tim, lòng dạ, trí suy xét, ở giữa’
芯 ‘bọng xốp trong cây sậy’
芯 {xìn} ‘cái lõi’

– tần 秦 {qín} ‘ nhà Tần, dùng dằng, tên rau’

– thanh 青 {qīng} ‘màu xanh, màu đen (thanh bố, thanh ti), con mắt, lúa còn non, còn trẻ, triều Thanh ’
菁 {jīng} ‘xum xuê, củ cải trắng’
晴 {qíng} ‘trời trong’
清 {qīng} ‘yên lặng’

– ung 癌 {ái} ‘ung (thư)’
壅 {yōng} ‘bị bít lại’

– uy 威 {wēi} ‘oai dễ sợ’
餵 {wèi} ‘đút cho ăn, a-lô (Uy, thị thùy? Tôi đây, ai đó?)’

– ưng 應 {yīng} ‘trả lời, thuận ý, đáng được, thế mới phải’
鷹 ‘con ó, chim ưng’
膺 ‘lồng ngực, nhận’

– ưu 優 {yōu} ‘rất tử tế, vượt trội, rất mực kính trọng’
憂 ‘lo lắng, lo sợ, chăm lo (ưu quốc ưu dân)’

– vân 雲 {yún} ‘mây, như mây, tin tức, đầu đuôi trước sau’
紜 ‘lưỡng lự, nhiều nữa’
筠 ‘vỏ cật tre, tre lồ ồ’

– vị 為 {wèi} ‘vì (sao), nâng đỡ, xua đi, thuyết của Dương Chu’
味 ‘ nếm’
未 ‘chưa (xảy ra)’
謂 ‘nói rằng (vị chi)’

– xuân 椿 {chūn} ‘cây đại thọ (tiêu biểu cho người cha – xuân đường) ’
春 ‘ mùa đầu năm, tuổi trẻ, sức sống, tên người’
蠢 {chǔn} ‘ngu đần, vụng về’

– xúc 觸 {chù} ‘sờ, đụng chạm, làm động lòng, chất làm cho hóa chất mau có phản ứng (xúc tác)’
矗 ‘sừng sững’
蹴 {cù} ‘ đá mạnh’

– y 醫 {yī} ‘y (học), chữa bệnh’
衣 ‘y phục, áo quần’

– yên 煙 {yān} ‘’

Dựa trên các mục đã nêu trên đây, khi tiếng Tàu du nhập vào tiếng Việt, để làm giàu cho kho tàng ngữ vựng của nước mình, thì người Việt thường thay đổi từ cách dùng chữ, đến đến âm đọc để phù hợp với tinh thần người Việt.

Nói cách khác, người Việt đã “Việt hóa” chữ Tàu chuyển tự, về mặt “ngữ âm” bằng nhiều cách.

1. Thay đổi âm đầu:

• a. Âm {b} tiếng Việt thay thế các âm {k˺},{p}, {f} hoặc “j” {tɕ} của tiếng Tàu ghi bằng chữ “g” > âm {g} của tiếng Việt:

các 閣 {gé} ‘lầu, lâu’ > gác (attic, penthouse, garret)

cảm 敢 {gǎn} ‘bạo dạn’ > gan dạ

can 肝 {gān} ‘bộn phận tiết mật’ > gan (liver)

căn 根 {gēn} ‘rễ cây’ > gốc rễ (root)

cẩm 錦 {jǐn} ‘loại vải quý’ > gấm

cấp 急 {jí} ‘mau’ > gấp (urgent)

kính 鏡 {jìng} ‘đồng soi’ > gương (glass, glasses)

kiếm 劍 {Jiàn} ‘kiếm’ > gươm (sword)

bạ 薄 {bù} ‘tập ghi’ > hồ sơ (to record, a record)

bác 博 {bó} ‘bao la’ > rộng (vast, immense)

bách 百 {bǎi} ‘trăm’ > nhiều (hundred, great quantity)

bán 半 {bàn}>‘bán’>một nửa (a half)

bạo 暴 {bào} ‘mạnh thình lình’ dữ tợn (sudden, cruel, violent’

bằng 鵬 {péng} ‘chim thần thoại thật lớn’ > chim bằng (legendary large bird)

bộc 僕 {pú} ‘đầy tớ’> người giúp việc (servant)

bồi 培 {péi} ‘đắt cao thêm, tập dượt’ > thêm (to earth up, practice)

bồng 篷 {péng} ‘cỏ làm tên, trôi nổi’ (Erigeron grass, to sail)

bột 桲 {po} ‘táo hoa đỏ’ (quince)

băng 馮 {féng} ‘ngựa chạy nhanh’ (to gallop)

bổng 俸 {fèng} ‘phúc lợi của công chức’ (civil servant benefit)

buồm 帆 {fān} ‘buồm’ (the sail)

ức 幅 {fú} ‘bề ngang tấm vải, cỡ tờ giấy’ (width of cloth, size of a piece of paper)

• b. Âm {v} như “vàng” của tiếng Việt thay cho âm {h} của Tàu.
Lưu ý: Xem kỹ các ký tự trong bản ký tự và phiên âm trong bảng phụ âm đầu trên đây.
Âm {t} viết là “d” để chỉ âm không bật hơi, khác với “t” > {t’} âm bật hơi như “th” tiếng Việt.

hoàng 黃 {huáng} ‘vàng’ (yellow)

họa 畫 {huà} ‘vẽ’ (to draw)

hằng 恆 {héng} ‘vĩnh (cửu)’ (permanent)

hoàng 皇 {huáng} ‘vua’ (king)

hoặc 劃 {huà} ‘vạch’ (a group of travelers)

Vài thí dụ trên đây tiêu biểu cho rất nhiều hình thức thay đổi âm đầu.
Dưới đây là vài thí dụ về thanh điệu của tiếng Tàu chuyển tự với nghĩa tương đương bên tiếng Việt:

2. Thay đổi vần chính:
• a. Thay đổi vần chính và Việt hóa hoàn toàn thành chữ Việt:

chủ 主 {zhǔ} > chúa (master)

cựu 舊 {jiù} > (old)

di 移 {yí} > dời (move)

dụ 誘 {yòu} > dỗ (persuade, entice, tempt)

dụng 用 {yòng} > dùng (to use)

đình 停 {tíng} > đừng, đứng, dừng, ngưng (to cease)

khai 開 {kāi} > khui, khơi, khởi, mở

khuyến 勸 {quàng} > khuyên (advise)

lãnh 冷 {lěng} > lạnh (cold)

liên 連 {lián} > liền (continuous)

loạn 亂 {luàn} >loàn, lộn, rộn, xộn, trộn’

lợi 利 {lì} > lời (profitable)

phòng 房 {fáng} > buồng (room)

quán 慣 {guàn}> quen (habit, accustomed to)

thế 替 {tì}> thay (substitute, change)

thệ 誓 {shì}> thề (to swear)

vũ 舞 {wǔ}> múa (dance)

• b. Thay vần chữ Tàu chuyển tự kếp hợp với từ Việt:

an ủy 安慰 {ānwèi} ‘an ủi’ (to soothe, comfort)

bạch mã 白馬 {bù} ‘ngựa bạch, ngựa trắng’ (white horse)

đả phá 打破 {dǎpò} ‘đánh phá’ (to attack, to disturb)

gian nan 艱難 {jiānnán} ‘gian khó’ (difficulty)

hỏa xa 火車 {huǒchē} ‘xe lửa’ (train, locomotive)

lục đậu 綠豆 {lǜdòu} ‘đậu xanh’ (mung bean)

ngoại quốc 外國 {wàiguó} (nguyên là quốc ngoại) ‘nước ngoài’ (foreign country)

nhân loại 人類 {rénlèi} ‘loài người’ (human being)

pháp tắc 法則 {fǎzé} ‘phép tắc’ (principles, rules)

phụ hòa 附和 {fù hè} ‘phụ họa’ (to speak in concert)

tái lập 再立 {zàilì} ‘lập lại’ (to restore)

thấp độ 濕度 {shīdù} ‘độ ẩm’ (humidity)

thù hận 仇恨 {chóuhèn} ‘thù hằn’ (hatred, resentment)

trường độ 長度 {chángdù} ‘độ dài’ (the length)

vị hà 為何 {wèihé} ‘vì sao’ (why)

vô cố 無故 {wúyì} ‘vô cớ’ (unreasonable)

• c. Thay đổi chữ Tàu chuyển tự cả âm lẫn cách sử dụng:

hải quan 海關 {hǎiguān} ‘cửa biển’ (customs) > quan thuế, thuế quan

hiển thị 顯示 {xiǎn shì} ‘bày ra thấy’ (easy to see, appear) > bày ra, hiện ra

hộ chiếu 護照 {hù zhào} ‘giấy đi đường’ (passport) > thông hành

kết hôn 結婚 {jiéhūn} ‘kết hôn’ (get married) > lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, kết hôn

liên hệ 聯繫 {liánxì} ‘kết chặt’ (relate)> sự ràng buộc không thể cắt đứt: liên hệ gia đình (family relationship)

mô phỏng 摹仿 {mó fǎng} ‘bắt chước’ (adapt) >mô phỏng, bắt chước, học theo

nhận thức 認識 {rèn shi} ‘nhận thức’ (realize) > nhận rõ, biết, hiểu biết

quan chức 官膱 {guān zhí} ‘người làm cho chính quyền’(government official) > viên chức, nhân viên

trợ lý 助 理 {zhùlǐ} ‘giúp quản trị’ (assistant) > phụ tá

vị đạo 味道 {wèidào} ‘nếm’(taste) > mùi vị ‘ngửi và nếm ’

xuất khẩu 出口 {chū kǒu} ‘ra khỏi nước’ (export) > xuất cảng

VIỆT HÓA VỀ PHƯƠNG DIỆN NGỮ PHÁP

1. Việt hóa bằng cách dùng chữ ghép theo thứ tự tiếng Việt.

Trong nỗ lực du nhập có chọn lựa, chữ Việt chỉ dùng một phần nhỏ trong các nghĩa của chữ Tàu chuyển tự dung chứa. Sau đây là một vài cách tiêu biểu.

a. Thay đổi vị trí của chữ ghép:
Việt và Tàu chuyển tự theo phong cách tiếng Việt:
Ở điểm này, tiếng Việt dựa trên lý âm dương (ina-dang), tầm quan trọng và lẽ tự nhiên.
Thí dụ: vợ chồng, cây cỏ, ruộng vườn, vuông tròn…

đạo điền 稻田 {dàotián} ‘lúa đồng’ (rice paddy) > đồng lúa (field of rice)

hoa viên 花園 {huāyuán} ‘bông vườn’ (flower garden) > vườn hoa (garden of flowers)

nam nữ 男女 {nánnǚ} ‘trai gái’ (boy& girl) > gái trai (girl and boy)

ngữ ngôn 語言 {yǔyán} ‘tiếng nói’ (language) > ngôn ngữ

phu thê 夫妻 {fūqī} ‘chồng vợ’ (husband & wife) > vợ chồng (wife&husband)

thảo mộc 草木 {cǎo mù} ‘cỏ cây’ (grass & tree) > cây cỏ (trees and grass)

thổ địa 土地{tǔdì} ‘vùng đất’ (land) > đất đai (land of all types)

b. Thay đổi thứ tự trong một mệnh đề:
Theo quy luật ngữ pháp tiếng Việt, chữ chính đứng trước và các chữ bổ nghĩa đứng sau; lối này ngược với tiếng Tàu.

Thí dụ: (Tàu) Công thương ngân hàng >(Việt) ngân hàng công thương.

đại nhân thủ hạ 大人手下 {dàrén shǒu xià} ‘người thế lực tay dưới’ (an influential figure’s subordinates) >thuộc hạ dưới tay của người có thế lực’.

lâu trung quả phụ 樓中寡婦 {lóu zhōng guǎfù} ‘giữa lầu đàn bà góa’ (a widow in the house) > người đàn bà góa ở trên lầu.

liễu hạ lộc minh 柳下鹿鳴 {liǔxià lùmíng} (Tàu) ‘dưới cây liễu nai kêu’ (the deer cries under the willow tree) > (Việt) nai kêu dưới gốc liễu.

nhục hình hữu tứ 肉刑有四 {ròuxíng yǒusì} ‘hình phạt đau đớn có bốn cách’ (four forms of torture) > có bốn hình phạt làm đau đớn thể xác
(mặc ‘thích chữ trên mặt bôi sơn để mọi người thấy’,
nghị ‘cắt đứt mũi’,
phị ‘cắt chân’,
cung ‘thiến giái’).

phản loạn tội án 反亂罪案 {fǎnluàn zuìàn} ‘chống lại làm loạn mang tội bị kêu án’ (committing reactionary crime) > bị kêu án về tội phản loạn.

sàng thượng bệnh nhân 床上病人 {shàngchuáng bìngrén} ‘trên giường bệnh nhân’ (a sick person in bed) > người bệnh nằm trên giường.

thủy thượng tiểu chu 舟 {shuǐshàng xiǎozhōu} ‘trên nước thuyền nhỏ’ (small boat afloating on the water) >thuyền nhỏ nổi trên nước

Việt Nam dân tộc 越南民族 {yuènánmínzú} (Vietnamese people) > dân tộc Việt Nam

2. Việt hóa thành ngữ để có thể diễn tả thêm phong phú

Từ hình thức trên tiếng Việt còn du nhập khá nhiều thành ngữ theo lối chữ Tàu chuyện tự vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Trong số có ba hình thức:

— giữ nguyên,
— pha trộn với tiếng Việt và
— Việt hóa hoàn toàn:

• a. giữ nguyên cách diễn đạt về ý, nghĩa và cấu trúc của thành ngữ:

☛ ác giả ác báo 惡者惡報 {èzhe ebào} ‘làm ác trả ác’ (a blow for a blow) >người làm ác thì nhận quả báo.

☛ an bần lạc đạo 安貧樂道 {ānpín lèdào} ‘nghèo yên ổn vui đường đạo’ (to live a poor but safe and happy way) >sống nghèo mà an vui.

☛ an cư lạc nghiệp 安居樂業 {ānjūlèyè} ‘sống yên vui nghề’ (settle down, build career) >sống yên ổn vui với nghề.

☛ bách niên giai lão 百年皆老 {bǎiniánjiēlǎo} ‘trăm năm đều già’ (long-lived connubial bliss) >trăm năm sống đời với nhau.

☛ bài binh bố trận 排兵佈陳 {páibīngbù chén} ‘sắp xếp lính bố trí trận đánh’ (to deploy a troops of soldiers) >bố trí lực lượng để sẵn sàng chiến đấu.

☛ bình an vô sự 平安無事 {píngān wúshì} ‘bình yên không sự gì xảy ra’ (safe and sound) >mọi sự được yên ổn.

☛ cẩn tắc vô ưu 慬則無憂 {jǐnzé wúyōu} ‘thận trọng theo nguyên tắc thì không sợ’ (caution is the root of peace of mind) >cẩn thận thì không lo lắng.

☛ cốt nhục tương tàn 骨肉相殘 {gǔròuxiāngcán} ‘xương thịt cùng hại nhau’ (fratricidal war) >anh em giết nhau.

☛ danh bất hưtruyền 名不虚傳 {míngbùxūchuán} ‘tên không truyền trống không’ (well-deserved reputation) >tiếng đồn không ngoa

☛ khẩu phật tâm xà 口佛心蛇 {kǒufú xīnshé} ‘miệng Phật lòng rắn’(a devil’s sweet talk)

☛ lực bất tòng tâm 力不從心 {lìbùcóngxīn} ‘sức không theo lòng’ (the will is strong but the meat is weak) > muốn mà không làm nổi.

☛ môn đương hộ đối 門當戶對 {méndāng hùduì} ‘cửa nhà tương xứng’(good match of two wealthy families) > môn đăng hộ đối (nhà gái và nhà trai phải tương đồng về thành phần xã hội)

☛ phi thương bấtphú 非商不富 {fēishāngbùfù} ‘không buôn bán không giàu’ (doing business may bring in wealth)

☛ quân tử nhất ngôn 君子一言 {jūnziyīyán} ‘người được tôn vinh một lời’ (an honest person keeps his words) >người đàng hoàng nói một là một

☛ quốc hồn quốc túy 國魂國粹 {guóhún guócuì} ‘hồn nước cái tinh của nước’(the national soul and quintessence)> tinh thần và cái tinh anh của một nước

☛ tương kế tựu kế 相計就計 {xiāngjìjiùjì} ‘dùng kế thành kế’ (calculated on the total of a tooth for a tooth)> dùng kế đối thủ đánh lại đối thủ

☛ xưng hùng xưng bá 稱雄稱霸 {chēngxióngchēngbà} ‘tự xưng mạnh tự bắt người theo’ (to proclaim oneself leader of the vassals) > dùng sức mạnh bắt nạt người khác

• b. pha trộn thành ngữ chữ Tàu chuyển tự với tiếng Việt để có thành ngữ mới hoặc tương đương:

→ ái ốc cập ô 愛屋及烏 {àiwū jíwù}‘yêu nhà yêu cả con quạ trên nóc nhà’ (love me love my dog) > thương người thương cả đường đi

→ bán sinh bán tử 半生半死 {bànshēng bànsǐ} ‘nửa sống nửa chết’ (half-live half dead) > bán sống bán chết

→ chỉ thượng đàm binh 紙上談兵 {zhǐxiàng tánbīng} ‘chỉ giấyluận binh’ > (impractical military officer) đánh giặc bằng mồm

→ cửu hạn phùng cam vũ 久旱逢甘雨 {jiǔhàn féng qānyǔ} ‘’ (a long drought rain) > nắng hạn gặp mưa rào (a good opportunity for a desperate plight)

→ đắc thời đắc thế 得時得勢 {déshí déshì} ‘được thời được thế’ (time for the potential) > cờ đã đến tay

→ dĩ độc trị độc 以毒制毒 {yǐdú zhìdú} ‘lấy độc chống độc’ a dose of her own medicine) > lấy độc trị độc

→ dĩ đức vi tiên 以德為先 {yǐdé wéixiān} ‘lấy đức làm trước (one’s virtue shapes his life) > lấy đức làm đầu

→ kỷ đạc nhân 以己度人 {yǐjǐ dùrén} ‘’ (to judge others by one own last) > suy bụng ta ra bụng người

→ độc mộc bất thành lâm 獨木不成林 {dúmù bùchéng lín} ‘ một cây không thành rừng one single tree can’t make a forest) > một cây làm chẳng lên non

→ hàm huyết phún nhân 含血噴人 {hánxiě pēnrén} ‘’ (to lay a crime at someone’s door) > ngậm máu phun người

→ họa xà thiêm túc 畫蛇添足 {huàshé tiānzú} ‘vẽ rắn thêm chân’ (an excess is unnecessary for a particular end) > thừa giấy vẽ voi

→ khi nhân thái thậm 欺人太甚 {qīrén tàishén} ‘khinh người thái quá’ (to overly look down one’s nose at others) > khinh người quá đáng

→ manh nhân mô tượng 盲人摸象 {mánrén mōxiàng} ‘người mù sờ voi’ (hasty judge a book one has not read) > không biết mà đoán mò

→ ngọa tân thưởng đảm 臥薪賞膽 {wòxīn shǎngdǎn} ‘nằm trên củi hưởng mật’ (to endure all kinds of hardships) > nằm gai nếm mật

→ tửu nhập ngôn xuất 酒入言出 {jiǔrù yánchū} ‘rượu vào lời ra’ (a drunkard knows not what he says)> rượu vào thì lời ra

• c. Việt hóa hoàn toàn – trong phần này, tiếng Việt có thành ngữ tương dương với ý của tiếng Tàu chuyển tự:

■ chỉ lộc vi mã 指鹿為馬 {zhǐlù wéimǎ} ‘point at the deer talk about the horse’ (double-dealing behavior) > đổi trắng thay đen

■ duật bạng tương tranh 鷸蚌相爭 {yùbàngxiāngtóng} ‘cò trai tranh nhau’ (the kingfisher and the clam grip each other) > trai cò quắp nhau (ngư ông hưởng lợi

■ đả thảo kinh xà 打草驚蛇 {dǎcǎo jīngshé} ‘disturbing the grass would scare the snake ’> bứt dây động rừng

■ họa tòng khẩu xuất 禍從口出 {huòcóng kŏuchū} ‘disasters are from the mouth’ > vạ mồm vạ miệng

■ hữu khẩu vô tâm 有口無心 {yǒukǒu wúxīn} ‘’ > ruột để ngoài da

■ kiến dị tư thiên 見異思遷 {jiànyìsīqiān} ‘grass is greener beyond the hill’ > đứng núi này trông núi nọ

■ lâm khát quật tỉnh 臨渴掘井 {lín kě jué jǐng} ‘đến khát khai giiếng’ (to act at the last minute)> nước đến chân mới nhảy

■ lễ bạc tâm thành 禮薄心誠 {lĭbó chéngxīn} ‘lễ ít lòng thành’ (don’t look the gift horse in the mouth) > của ít lòng nhiều

■ lương dữu bất tề 良莠不齊 {liángyǒu bùqí} ‘cỏ tốt chẳng ngay ngắn’ (the good and the bad altogether)> vàng thau lẫn lộn.

■ nam ngoại nữ nội 男外女内 {nánwài nǚnèi} ‘boy outside girl inside’ (husband makes house, wife makes home) > của chồng công vợ

■ ngật lý bà ngoại 吃里爬外 {chīlì páwài} ‘eat jambos protect racemosa) ‘a behavior of a disloyal person)’ > ăn táo rào sung

■ nhân dục vô nhai 人 慾無涯 {rényù bùyá} ‘người muốn không bờ’ (one’s desire is limitless)> lòng tham không đáy

■ phụ trái tử hoàn 父債子還 {fùzhài zǐhuán} ‘father owes debt son repays’ (father eats salty food, son feels thirsty)> cha ăn mặn con khát nước

■ thảo mộc giai binh 草木皆兵 {cǎomù jiēbīng} ‘cỏ cây đều là lính’ (to believe that the moon is made of green cheese) > trông gà hóa cuốc

■ thủ chu đãi thố 守株待兔 {shǒuzhū dàtù} ‘canh cây chờ thỏ’ (to expect a fortune without any exertion) > há miệng chờ sung

Chưa thỏa mãn với hình thức chuyển tự, người Việt thuộc giới Nho sinh uyên bác đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của người Tàu nên đã sáng chế ra chữ Nôm.

“Nôm” nghĩa là nói theo lối đơn giản, bình dân “nói nôm na”.
Các trang dưới đây làm phần so sánh sơ lược về cách viết và đọc giữa chữ Tàu chuyển tự và chữ Nôm, để sau đó dần dần được thay thế bằng chữ quốc ngữ như hiện nay.


CHỮ NÔM
Chữ Nôm là thứ chữ các học giả người Việt đã áp dụng những yếu tố của chữ Tàu để diễn tả cách nói của người Việt.
Chữ Nôm đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực duy trì văn hóa của người Việt nhất là về phương diện ngôn ngữ và văn chương.

Muốn thạo chữ Nôm, người dùng phải biết rành chữ Tàu. Do vậy, có thể nói chữ Nôm khó hơn chữ Tàu; nên kể từ khi có chữ quốc ngữ, chữ Nôm hầu như bị lãng quên.
Những tác phẩm nổi tiếng như:

• Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu;
• Kim Vân Kiều, Nguyễn Du;
• Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu;
• Nhị Độ Mai, khuyết danh;
• Phan Trần, khuyết danh;
• Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi v.v...

đều viết bằng chữ Nôm.

Hình thức chữ Nôm có hai phần:

Phần âm và phần nghĩa.

Thông thường phần nghĩa đi trước và phần âm theo sau nhưng cũng có vài trường hợp ngược lại:

Dưới đây là một số thí dụ về chữ Nôm:

anh (em) 偀 = 人 nhân + 英 anh ‘các loài hoa’ (người + anh = anh)

bà (lão) 婆 = 女 nữ + 波 ba ‘sóng nhỏ’ (nữ + ba = bà)

chân (tay) 蹎 = 足 túc + 眞 chân (thành)

chồng (vợ) 夫重 = 夫 phu + 重 trùng (lặp lại)

dạy (dỗ) 𠰺 = 口 khẩu + 代 đại (thay thế)

đa (cây) 栘 = 木 mộc + 多 đa (nhiều)

đá (sỏi) 𥒥 = 石 thạch + 多 đa

đến (nơi) 至旦 = 至 chí + 旦 đán

gạch (ngói) 𥗳 = 石 thạch ‘đá’ + 額 ngạch

dòng (nước) 𣳔 = 水 thủy + 用 dụng (dùng)

hai (số 2) 𠄩 = 台 đài + 二 nhị (hai)

hay (dở) 咍 = 口 khẩu + 台đài

khói (lửa) 𤌋 = 火 (hỏa ‘lửa) + 塊khối

lử (mệt) 𠢬 = 無 (vô) + 力lực

năm (5) 五年 = 五năm + 年niên (năm tháng, tuổi)

năm (tháng) 男年 = 男nam + 年niên

nôm (na) 喃 = 口khẩu + 南 nam (hướng)

ra (khỏi) 𦋦 = 羅 (la) + 出 xuất

rủi (ro) 㩡 = 手 thủ + 㩡 lỗi

sáu (6)” 𦒹 = 老 ‘lão’ + 六 ‘lục’

sông (nước) 瀧 = 水thủy + 龍 long

thương (mến) 愴 = 心tâm + 倉 thương

trăm (100) 百林 = 百bách + 林 lâm (rừng)

trời (cao) 𡗶 = 天 (thiên) + 上 thượng

việt (ưu) 越 = 走 vượt + 戉 việt (rìu) (tên gọi Việt Nam ngày nay)

vợ (chồng) 𡞕 = 女nữ + 備 bị

với (ai) 唄 = 口 khẩu + 貝 bối

Ngoài các chữ ghép hai, còn khá nhiều chữ ghép ba trong chữ Nôm. Điều này cho thấy tiếng Việt ngày xưa không có dấu thanh như ngày nay:

lời (nói) 𠅜 = 麻‘ma’ + 例‘lệ’ + 亠 “ời”: hai chữ “ma” và “lệ” dùng để thay cho mẫu tự ghép “ml” và phần giản lược 亠 thành âm “ời”.

trăng (sao) 𣎞 = 巴 ‘ba’ + 夌 ‘lăng’ + 月‘nguyệt’ (chữ trăng nằm trong số khó nhất vì phải qua nhiều giai đoạn biến âm: 𣎞 có ba chữ hợp lại vì ngày trước không nói trăng mà nói blăng nên ‘ba’ và ‘lăng’ ‘hợp lại thành âm [bl]. Sau này trở thành giăng > trăng).

tròn (trịa) 𧷺 = 圓‘viên’ với bộ vi囗 nhưng sau đó bỏ đi để còn 員 hợp với chữ 侖 ‘lôn’, biểu thị cho “l” của phụ âm kép {tl} và phần vần của chữ “tlòn”.

Trên đây là những nét đại cương về cách dùng chữ Tàu chuyển tự trong đó nỗ lực “thoát Tàu” và Thoát Tàu luôn luôn là yếu tố then chốt được ông cha của con cháu người Việt theo đuổi. Nỗi lực đó bắt đầu từ cách biến cách nói của người Tàu thành cách nói của người Việt, dần dà sang thay đổi cách viết dựa trên chữ Tàu để trở thành cách viết riêng của người Việt.

Cuối cùng chữ quốc ngữ đã hoàn toàn xóa hẳn vết tích chữ Tàu về phương diện chữ viết.

Chúng ta cần noi gương tiền nhân bằng cách sử dụng ngôn ngữ mình sao cho trong sáng.

PHỤ LỤC – BẢN LIỆT KÊ MỘT SỐ CHỮ TÀU CHUYỂN TỰ


(phỏng theo tài liệu của TS Nguyễn Hữu Phước)

Sau đây là bảng liệt kê những chữ Việt Tàu (kể cả những chữ đã dùng ở các đoạn bên trên theo thứ tự A, B, C. Còn có một số chữ khác những chữ trong bài, vì ít dùng, hay ít phổ quát, nên chúng tôi không nhận ra.

Lưu ý: các từ-ngữ dưới đây được “chuyển” theo giọng Quảng Đông. Mong quý vị bổ túc giùm chúng tôi xin đa tạ.

Bạc = trắng (Hán-Việt: bạch); vàng bạc; trắng như bạc.

Bảo kê 葆 家 (Triều Châu) = bảo đảm bồi thường thiệt hại theo khế ước thỏa thuận. Bảo kê nhân thọ, bảo kê xe cộ, bảo kê sức khỏe v. v...

Bín 辮 = bện lại với nhau như tóc thắt bín hay giác bín (Hán Việt: biện).

Bò bía 薄 缾 (Triều Châu) = bánh tráng bột gạo hoặc bột mì, bọc nhưn (củ sắn đã xào chín, tôm khô nhỏ, lạp xưởng mỏng đã luộc chín, đậu phộng rang).

Bò hó náng (Triều Châu) 不 好人 = người không tốt; (Quảng Đông: mậu hẩu dành; Hán Việt: bất hảo nhơn).

Bố cáo 佈 告 = bố cáo, thông cáo.

Bố tời (bao) 布 袋 = bao vải bằng bố, ngày xưa thường dùng làm bao đựng 100 kí lô gạo. (Hán-Việt: bố đại, đại là cái bao: bố tời theo nghĩa Hán Việt là “bao bố”).

Cai 戒 = chừa bỏ món đã ghiền, (Hán-Việt: giới), như cai thuốc.

Cánh chỉ (Quảng Đông đọc cá-ying chi 嘉應子, Hán-Việt: gia ứng tử = cũng là một loại kẹo trái cây).

Cảo 絞 = vặn xoáy ra (thường là vặn theo chiều ngược). Động từ cảo thường do các thợ máy dùng.

Cấy 雞 = gà; bạc cấy 白 雞 = gà trắng tức là gà luộc; dìm cấy = gà ướp muối, xì dầu cấy = gà ướp nước tương, xáo cấy = gà xào; cấy báo = bánh bao nhưn thịt gà.

Cô 姑 = cô = em hay chị của người cha. Cô dượng 姑丈 = dượng (chồng của cô).

Cón 光 (cón = láng) dân ta xài các từ ghép láng cón = thật láng, sạch cón = hết sạch, không còn chút gì, thật sạch.

Cống hỉ phát xồi 恭 喜 發 財 = cung hỉ phát tài. Lời chúc đầu năm tương đương với “cung chúc tân xuân” của Việt Nam.

Cu ki 自己 = một mình không ai giúp, đơn độc; Hán Việt: tự ký. Sao lúc nào anh cũng cu ki vậy?

Cú lũ 高 佬 = anh cao (Hán Việt: cao lão).

Cù lũ 孚 擄 = tù binh; cù lũ còn là tên một mẫu trong bài “xập xám” (bài 13 lá), hay phé (bài 5 lá) của Tàu. Mẫu nầy gồm gồm ba lá bài giống nhau đi chung với một đôi. (Mẫu bài gồm 5 lá bài).

Cũ xì 古 時 = rất là cũ xưa (Hán-Việt: cổ thì)

Chành 棧 = (Hán Việt): sạn) = kho chứa lúa hay gạo.

Chạp phô (Triều Châu) = tiệm, cửa hàng) 雜 貨 (Hán Việt): tạp hóa) = tiệm hàng xén, bán những vật cần dùng trong nhà.

Chay 齋 = kiêng thịt; xực chay 受 齋 = ăn chay = ăn cơm với rau cải thôi; (Hán Việt): thọ trai.

Ché (Triều Châu) hay chế (Quảng Đông) 姊 = chị, (Hán Việt): tỷ.

Chí dục 猪肉, (Hán Việt): trư nhục = thịt heo. Hàm dũy chứng chí dục = cá mặn chưng thịt heo (một món mặn phổ thông của người Quảng Đông).

Chí quách 猪骨, còn gọi là xí quách = xương heo (hầm).

Chía 食 (Triều Châu) = ăn. Anh ấy chía một hơi hai dĩa bánh cuốn.

Chệc hay chi-ệc 叔 (Triều Châu) = chú = em của cha, hoặc là tiếng gọi một người lớn, nhưng nhỏ tuổi hơn cha mình, (Hán Việt: thúc).

Gọi người Triều Châu bằng chữ “chiệc” là bình thường. Họ vui vẻ đón nhận cách xưng hô đó. Nhưng các nhóm dân Trung Hoa khác ở Việt Nam thì họ không thích chữ nầy, họ coi chữ nầy là không kính trọng khi dân Việt Nam dùng chữ nầy để chỉ tất cả người Trung Hoa.

Ngoài ra, dân ta còn dùng chữ cắc chú (do chữ khách trú 客 住 nói trại ra), hay chữ “ba tàu” hoặc “anh ba”, để gọi hay chỉ người TH. Hai chữ sau nầy, người Hoa ở Việt Nam cũng không vừa lòng mấy.

Tuy nhiên, như đã nói, khi chúng ta gọi nước Trung quốc hay người Trung quốc bằng từ ngữ “Tàu” (viết hoa = capital letter) thì đó chỉ là một thói quen do lịch sử mà thôi. Trong văn nói hay trong văn viết, từ ngữ “TH” và “Tàu” thường được dùng lẫn lộn, không hề có ý nào khác.

Việc gọi Trung quốc là Tàu cũng giống chúng ta cũng gọi Korea là Đại Hàn, Triều Tiên hay bắc Hàn, và United Kingdom là nước (và người) Anh, Ăng Lê, hay Vương Triều Anh Cát Lợi, và United States of America là Hiệp Chủng Quốc, Hoa Kỳ, Mỹ hay xứ (người) Cờ Hoa v. v...

Trong ca dao Việt Nam ngày xưa, lúc Tây có quyền và Tàu có tiền, ông bà ta có khuyên các cô gái Việt Nam nên chọn người Việt Nam hiền hậu, có nhân nghĩa:

Lấy Tây lấy chiệc làm gì
So bề nhân nghĩa, sao bì An Nam.

{(Hồi nhỏ sống trong một xóm có cả người Việt lẫn người Tàu Quảng Đông và Triều Châu, chúng tôi thường nghe các em bé Việt Nam trêu chọc mấy em bé QĐ và TC bằng những câu sau đây:

Xẩm* lai, xẩm lai, thường hay thường hay
Ngồi đái gốc xoài, bị phạt đồng hai.

Hoặc:
“Cắc chú” lai ăn khoai sình bụng
Triều châu dành* ăn vụng chảy re.

Hay là: Cắc Chú, Thím Xẩm, Ba Tàu
Người nào cũng như người nấy
Luôn luôn trong mình có giấy,
Kiếm cách để đi về Tàu.)}

(*xẩm = thiếm, người đàn bà Tàu; dành = người)}

Da 爺 = hay gia (tiếng gọi cha hay gọi người lớn: gia gia).

Dách (一) = một (HV: nhứt).
Số dách = xố một, đứng đầu. Dà dách廿一, một loại bài khi được số tổng cộng cao nhứt là 21 (HV: nhập nhứt). Nếu nhà cái được 21 thì sẽ ăn tất cả tay con, trừ người có 21 thì huề nhau. Nhưng nếu nhà cái kéo thêm mà quá 21 thì gọi là quắc. Trường hợp nầy nhà cái chung tiền cho tất cả tay con, trừ tay con nào bị quắc.

Dách lầu 一 硫 = hạng nhất; (HV: nhất lưu). Dách lầu mậu phô 一 硫 旡 貨 = hạng trên hết không có gì bằng (HV: nhất lưu vô hóa = thượng hảo hạng).

Dành 人 = người (HV: nhân); mậu hẩu dành = người không tốt.

Dầu 油 = chất béo từ động vật (mỡ), hay từ thực vật (dầu). Như mỡ bò, dầu ô liu v.v.

Dầu chá quảy 油 炸 鬼 hay dầu chá cối 油 炸 檜 = một loại bánh bột mì gồm hai miếng dính lại và chiên trong dầu thực vật hay trong mỡ (động vật); xem chi tiết ở phần ăn uống).

Dì 姨 = dì = em hay chị của người mẹ.

Dì dượng 姨 丈 = dượng (chồng của của dì).

Dụ khị = nói thế nào cho người khác tin mình (khị = nó).

Dương châu xáo phàn = cơm chiên Dương châu.

Đầu nậu 頭 腦 = người đứng đầu một chuyện gì hay một nhóm người khác (HV: đầu não).

Đĩa 碟 (Quan Thoại) = cái dĩa (chén).

Đinh 釘, Hán-Việt cũng đọc đinh = cây đinh. Trường hợp trùng âm.

Độc huyền cầm (Hán-Việt) 獨 弦 琴 (Quảng Đông: tộc huyền cầm) = đàn một dây, còn gọi đàn bầu.
Ca dao: Làm thân con gái chớ mê đàn bầu.
Trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Giá (do chữ thầu giá của Triều Châu; Hán-Việt: đậu nha) = mầm đậu.
Há cảo 蝦 鮫 = bánh (nhưn) tôm.

Hắc ín 黑 胭 = loại nhựa đen dùng trộn với đá xay nhỏ để trải đường còn gọi là dầu hắc; Hán Việt: hắc yên.

Hàm bà lằng (Triều Châu) = tất cả, toàn bộ; biến nghĩa của chữ nầy là “đủ thứ” (vật dụng từ a đến z) như chữ “thập cẩm”.

Hàu xì 蠔 豉 = con nghêu hay con hào phơi khô.

Hầu bao 荷 包 = cái ví hay cái “bóp” đựng tiền hay đựng giấy tờ quan trọng.

Hẩu xực = ăn ngon; Hán-Việt: hảo thực, Triều Châu: hó chéc.

Hẹ 客 = “khách”: tên một chủng tộc xưa ở trung nguyên Trung quốc. Họ đã di cư đến Quảng Đông, Phước Kiến, nên người Quảng Đông gọi họ là “khách”. Ở Việt Nam cũng có người Hẹ.

Hò, xử, xang, xe, cống, líu = 何 士 上 尺 工 六 = tên các bậc âm trong cổ nhạc (Hán-Việt: hà, sĩ, thượng, xích, công, lục).

Hoành thánh 雲 吞 = thức ăn sáng bằng thịt heo (có khi trộn thêm tôm và vài món khác), xem chi tiết ở phần ăn uống.

Hộp 盒 = vật dùng để đựng. Ăn ở tiệm, còn dư thực phẩm có thể xin hầu bàn “lượng cơ hộp” = hai cái hộp để đem thức ăn dư về.

Hồng tầu xá 紅 豆 沙 = chè đậu đỏ (Hán-Việt: hồng đậu sa). Chữ hồng: Trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Hủ tíu 棵 條 (TC đọc quẻ tíu; HV: qua điêu) = chỉ chung thức ăn gồm có bánh phở, thịt heo hay các loại thịt, cá, nấu theo kiểu Tàu.

Hui nhị tỳ 去 義 地 = về nghĩa địa = chết, HV: hồi = về.
Hương liệu = các gia vị có mùi thơm, HV cũng đọc hương liệu, trường hợp trùng âm HV/QĐ.

Kỉ tố 幾 多 = bao nhiêu.

Lạp chạp (Triều Châu) = lộn xộn.

Lạp xưởng 臘 腸 (Hán-Việt: lạp trường) = dồi thịt heo.

Lẩu 爐 = món canh kiểu Trung Hoa (chi tiết ở phần ăn uống).

Lậu = đọc gọn của chữ phá lậu pèng 花 柳 病 = một loại bịnh truyền nhiễm qua giao hợp. HV: hoa liễu bệnh.

Lè phè (Quảng Đông đọc “lẹ phẹ”) = không tỏ ra siêng năng, hay quan trọng, chỉ làm cho có. Người lè phè sống qua ngày.

Lì xì 利 息, giọng Hán-Việt: lợi tức. Hiểu theo nghĩa bình thường là “tiền lời” hay lợi tức/thu nhập, nhưng lì xì trong ý nghĩa quà tặng đầu năm được hiểu là “điềm có lợi” hay “dấu hiệu có lợi”, chữ tức ở đây là tin tức hoặc điềm.
Tiền lì xì = tiền cho người khác, thường để trong giấy đỏ, tiền cho trẻ em ngày Tết.

Lộ (Quan Thoại & Hán-Việt) 路 = đường đi, lộ. (trường hợp trùng âm).

Lụ mụ 佬 母 = lão mẫu = mẹ già; nghĩa bóng: chậm chạp, thiếu sáng suốt.

Lục tầu xá 菉 豆 沙 (Hán-Việt: lục đậu sa) = chè đậu xanh. Chữ lục: trường hợp trùng âm Quảng Đông/Hán-Việt.

Lứ (Triều Châu) 你, HV: nễ = mầy, anh, chị (ngôi thứ ba, gọi người ngang hàng); hóa (Wá) = tôi, qua.

Mại 買= mua. Đây là tiếng “mại” của Quảng Đông. Chữ “mại”= mua của QĐ tiếng Hán-Việt đọc là “mãi”. (Trong khi đó chữ “mại” của Hán-Việt lại có nghĩa “bán” như “mại danh = bán danh tiếng, mãi danh = mua danh, mại mãi = bán buôn.)

Mại bản 買 辦: người thay mặt hãng buôn lớn giao dịch vơi người ngoài. Hán Việt đọc “mãi biện”. Trong số từ ngữ Tàu (Triều Châu) được thông dụng ở miền Nam có chữ Mái Chính (Hán-Việt: mãi tấn), là người tổ chức mua hàng, ngày nay ngang với chuyên viên thu mua. Bên cạnh đó còn chuyên viên mãi biện, mãi bản tức người môi giới, tổ chức, bán vé trong ngành chuyên chở bằng tàu bè (comprador).

Mạt chược 麻 雀 = tên một loại bài của người Tàu. Có một số dân Việt Nam cũng thích chơi loại bài nầy; Người ta thường nói “xoa mạt chượt” (dùng hai tay xáo trộn những cây bài trước khi phân chia cho những người chơi bài.).

Mì 麵 = tiếng đọc trại của chữ “mìn” = bột lúa mì có pha trứng, màu vàng, cắt sợi nhỏ. Luộc chín và dùng với nước lèo và thịt heo hay hải sản.

Mũ 帽 = nón (đội đầu che nắng).

Múi hay muội 妹 = em gái, bạn học nhỏ hơn mình; tiểu muội, học muội. Hán-Việt = muội.

Nạm = bụng; dân ta dùng chữ “thịt bò nạm” để chỉ loại thịt bò lóc từ sườn bò ra, có một lớp mỡ dính sát vào lớp nạt; loại “thịt nạm” nầy thường dùng nấu bò kho, phở tái nạm, hay chín nạm.

Nị 你, Hán-Việt: nễ = ông, bà, anh, chị, mầy, cô, chú, dì, dượng v. v. (tiếng xưng hô, ngôi thứ hai, dùng như chữ “you” của Ăng-lê); Triều Châu: lứ

Ngám = vừa đúng theo kích thước; “vừa ngám” = vừa y, vừa triến, vừa vặn.

Ngầu 牛:

1. = bò; ngầu dục = thịt bò (Hán-Việt: ngưu); ngầu píl là dương vật của bò, các tiệm phở có bán cho người thích ăn gân, hay người thích nhậu.
2. = hung dữ, quạu quọ, khó tánh.

Ngộ 我 = tôi, tao, qua, ông, chú, bác, cha , mẹ v. v... (tiếng xưng hô, ngôi thứ nhất dùng giống như chữ “I ” của Ăng-lê; Hán-Việt: ngã; Triều Châu: u-á ; Quan Thoại: wá.

Nhẩm xà 飲 茶 = uống trà (Hán-Việt: ẩm trà). Chi tiết ở phần “ăn uống”.

Pha = sợ; trong bài phé, pha là chịu thua, không thêm tiền vào nữa.

Phá lấu 打鹵 (Triều Châu) = lòng heo ướp hương liệu, xì dầu và đem um.

Phàn 飯 = cơm; (HV: phạn); xực phàn = ăn cơm (Hán-Việt: thực phạn); bạc phàn 白飯 = cơm trắng (HV: bạch phạn). Xảo phàn = cơm rang.

Phay 塊 = mảnh vụn hay miếng mỏng. Thịt phay = thịt heo luộc cắt thành lát mỏng; gà xé phay = gà luộc xé thành miếng nhỏ trộn với rau răm và các loại rau khác (tùy ý thích của từng nhà).

Ca dao có câu:
Gà cồ ăn quẩn cối xay,
Rau răm muối ớt xé phay gà cồ.

Có thể “dao phay” (dao lớn để chặt xương hoặc cắt thịt) cũng do chữ “phay” nầy của Quảng Đông mà ra.

Phé = cà phê.

Phì lủ 肥 佬 = anh mập.

Phì phà chảy 琵 笆 仔 = ca nhi, cô hát. Nghĩa khác là gái điếm.

Phóng xủi 風 水 = gió, nước (Hán Việt: phong thủy) = chữ chỉ về việc phương hướng, địa thế đất đai.
Thầy phóng xủi còn được gọi là thầy địa lý sống bằng cách coi xem phương hướng, địa thế coi có hạp với người cần làm một việc gì.

Phổ ky 伙 記 = người hầu bàn (bồi bàn) trong tiệm ăn hay nhân viên bán tiệm tạp hóa. Hán Việt: hỏa ký.

Phổi tai 海 帶 = rong biển. Xem chi tiết ở phần “Ăn uống” bên trên.

Phúc 福 (Hán Việt: phúc/phước) = phước; hạnh phúc, phúc hậu.

Qua 我 (Hán-Việt: ngã) = tôi. Xem chi tiết bên trên

Quảng cáo 廣 告 = quảng cáo, trường hợp trùng âm.

Sâm bổ lượng 清 補 涼 = một loại chè gồm một số các loại hột và rong biển. Chi tiết ở phần Ăn uống bên trên.

Sở hụi 所 費 = sở phí, chi phí.

Tả 打 = đánh; tả nị xẩy = đánh mầy (ông, anh, cô v.v.) chết. Tả pín lù 打 邊 櫨 = tên khác của lẩu, (chi tiết ở phần “ăn uống”).

Tài = lớn, (Hán Việt: đại).

Tài bán 大 班 = Quảng Đông đọc tài pán = người cầm đầu = chủ sự hay người sếp (chữ Việt gốc Pháp, chỉ người cầm đầu, người chỉ huy).

Tài lũ = anh, tiếng xưng hô để gọi một người lớn hơn mình.

Tài phú 大 夫 (HV: đại phu) = người lo về trông coi tiền thu, xuất.

Tài xỉu 大 小 = đại tiểu = lớn nhỏ, một loại cờ bạc.

Tài sồi = búa lớn.

Tàu vị yểu (đọc trại của chữ tàu mêi yầu 豆味油 = nước chấm làm bằng tương đậu nành. Tên khác là xì dầu 豉油, hay nước tương.

Tằng xại 冬 菜 (TC), HV = đông thái. Đông là mùa đông, thái là tất cả những loài rau cỏ ăn được. Nghĩa rộng: tăng xại là rau cải ướp gia vị dự trử để dùng vào mùa đông. Đặc sản Trung quốc tằng xại còn có tên là “cải bắc thảo”, thường dùng để ăn như một món dưa mặn, hay có thể để vào canh thịt, thịt chưng, hoặc nước lèo bò viên.

Tằng khạo (Triều Châu). Theo Tiến Sĩ Phan Tấn Tài, “tằng khạo” hay “từng khạo” là người thông ngôn. Người từng khạo đóng vai trò người cai như cai thợ, cai phu, cai công gặt (nông nghiệp), cai thuyền. Trong thực tế, họ phải biết tiếng của chủ (Triều Châu) và sắp xếp, ra lịnh thay chủ.
Ví dụ việc làm của người “tằng khạo” của nhà máy xay lúa là có nhiệm vụ kiểm soát phu vác lúa vào và vác gạo ra, mỗi lần phu vác lúa vào nhà máy đi ngang tằng khạo thì trao cho ông một cái thẻ có sơn màu và khi trở ra vác một bao gạo thì trao cho ông một cái thẻ sơn màu khác với thẻ bao lúa. Tằng khạo chồng những cái thẻ này của từng người phu và từng màu theo hình vuông. Khi mãn giờ làm việc, tằng khạo đếm số thẻ lúa và thẻ gạo, ghi ra tổng số tiền công rồi giao cho tài phú trả tiền. Như vậy ông tằng khạo ở nhà máy xay lúa là một cai phu.

Trong “Ai Làm Được”, Hồ Biểu Chánh đã nói đến việc Phan Chí Đại làm “từng khạo”. Chí Đại có toàn quyền trên tàu đi tìm ngọc trai (có thể so sánh với chức thuyền trưởng).

Tẩy 底 = đáy hay mặt dưới của một vật (Hán Việt: “để”). Trong loại bài “phé”, tẩy là lá bài úp. Những người chơi loại bài nầy quan sát vẻ mặt của đối phương và đoán lá “bài tẩy” của đối phương để quyết định “pha” hay chịu thua, hoặc quyết định “tố” tức là để thêm tiền vào thách thức đối phương có dám thêm tiền cho bằng số hoặc thêm nhiều hơn nữa để thách thức.
Nghĩa bóng của chữ “tẩy” là việc được giấu kín, hay bề mặt thực sự của một việc, không muốn người ngoài hay đối phương biết; nếu họ biết được sẽ có điều bất lợi cho người giấu tẩy.

Tẩy chay 柢 制 = một cách biểu lộ sự phản đối một việc gì hay một người nào qua hình thức tránh tất cả mối liên hệ với việc hay người đó. Ví dụ chúng ta hãy tẩy chay tiệm ăn X bằng cách không đến đó ăn, vì chủ tiệm đó có thái độ kỳ thị chủng tộc trong việc mướn nhân viên, và đối với một số khách hàng.

Tẩu: do chữ yíl tẩu 煙 斗 = cái ống điếu để hút thuốc.

Tía: Cha (Triều Châu & Quảng Đông = cha, cha vợ, dượng). Chữ nầy rất thông dụng ở miệt Hậu Giang.

Ca dao Việt Nam:
Con cò nó mổ con lươn,
Bớ chị đi đường (ghe lườn) muốn tía tôi không?
Tía tôi lịch sự quá chừng,
Cái lưng mốc thích cái đầu chơm bơm.

Tiệm xấm hay tiệm xâm có nghĩa là “ăn sáng” hay “ăn lót lòng”; (HV / Hán Việt: điểm tâm), xem chi tiết ở phần ăn uống.

Tỷ 弟 (Triều Châu) = em trai, còn là tên cho con trai. Thằng Tỷ năm nay được tám tuổi.

Tố 多 (Quảng Đông, Quan Thoại) = nhiều. (Hán Việt: đa) Trong bài “phé”, tố là thêm tiền để thách thức đối phương đánh theo. Nếu đối phương không theo là đối phương chịu thua. Nếu đối phương tố mà ta không dám theo (vì sợ nếu theo thì bị thua nhiều hơn) thì ta thua số tiền đã đặt ra ở những lần “tố” trước.

Tố chè 多 謝, HV/Hán Việt: đa tạ = cảm ơn nhiều.

Tùng = lá bài được để ngửa lên trong một vòng của bài “cách tê” vì trong vòng đó nó là lá bài lớn nhất. “Tiêu tùng” là không có lá nào để ngửa.
Tiêu tùng còn có nghĩa là mất hết cơ hội rồi.

Tửng 1 (Triều Châu) = đứa trẻ nhỏ như chữ thằng tửng;

Tửng 2 (Quảng Đông) = sang nhượng lại, như: Anh tôi có tửng một căn phố thương mại gần chợ để mở tiệm cơm. Tiền tửng một cái nhà là số tiền phải đưa cho một người để họ dọn ra và người chịu “tiền tửng” sẽ dọn vào nhà đó.

Thầu kê 頭 家 (Triều Châu) = ông chủ, Hán-Việt: đầu gia).

Thầu xáng 頭 生 = người sếp, người cầm đầu của nhóm phổ ky. Hán-Việt: “đầu sanh”.

Thấu cấy 偷 雞 = ăn cắp gà. (Hán Việt: thâu kê). Nghĩa bóng là lừa gạt. Gạt gẫm người khác. Không thể tin ông ấy được vì thỉnh thoảng ông ta chơi trò “thấu cấy”.

Thèo lèo 甜 料 = kẹo gồm nhiều loại để chung nhau.

Thín cẩu 天 九 = tên một loại bài hình thẻ của người Tàu.

Thò lò 陀 螺 = cái bông vụ, một loại đồ chơi của trẻ em. Nó cũng là một vật dụng dùng trong bài bạc.

☛ Thồi 檯 = bàn tiệc (Hán-Việt: đài).

☛ Thùng phá xảnh 同 花 筍 = một con bài trong bài “xập xám”. Con bài nầy gồm năm lá cùng “một nước” (cùng loại) nhau. Hán-Việt gọi là “đồng hoa duẫn”. Về bài sập xám, có hai hạng sau đây là hai con bài lớn:
. Nhứt “tứ quí (hạng nhất là bốn lá bài giống nhau như bốn lá ách, hay bốn lá tám),

. Nhì “đồng hoa” (thùng phá sảnh).

Xa tế = tương có gia vị cay.

Xà bần 什平 = do tiếng “chập bần” của Triều Châu = nhiều món trộn lẫn với nhau.

Gạch đá xà bần là gạch đá vụng do việc đập phá sân hay nền nhà, đổ lẫn lộn nhau thành đống. “Nồi xà bần” là nồi nấu chung nhiều món ăn dư của buổi tiệc hay của bữa ăn trước.

Xá xíu = thịt heo ram màu đỏ. Xá xíu báo = bánh bao nhưn xá xíu.

Xá lỵ = trái lê Tàu; Hán-Việt: tuyết lê.

Xá xẩu 紗 綢 = loại tơ lụa màu đen.

Xẩm 嬸 = thím = vợ của chú (Hán-Việt: thẩm).

Thí dụ: Sao chú và xẩm không dẫn em Hoa đi theo cho vui. Dân ta dùng luôn hai tiếng Việt và Quảng Đông thím xẩm và hiểu thím xẩm là thím người Tàu, hay người đàn bà Tàu lớn tuổi.

Xập kỉ nìn 十 幾 年 = chỉ vật cũ kỹ lắm rồi. {(Hán-Việt: thập kỷ niên = (đã xài từ) mười năm rồi)}. Vật đã quá cũ, quá xưa.

Xây cá nại, (Hán-Việt: tế gia nải) = cà phê sữa / ly nhỏ; nghĩa thứ hai là không công bằng hay là thiên vị.

Xây chừng = cà phê đen ly nhỏ.

Xây lũ cố 細 佬 哥 = em nhỏ, thằng nhỏ.

Xế 車 = xe. Tài xế = người lái xe.

Xê cố 雪 糕 = kem lạnh (cà rem); Hán-Việt: “tuyết cao”.

Xí í-léo 死 了(Triều Châu) = chết; (Hán-Việt: tử liêu); Việt Nam đọc trại thành xí lắt léo.

☛ Xí muội 酸 梅 = một loại kẹo (mứt) trái cây, nhiều vị mặn hơn ngọt, Hán-Việt đọc là toan mai (sau nầy thành ô mai)

Xí mứng 四 門 (TC) = bốn cửa, Hán-Việt: tứ môn. Nghĩa bóng là dùng kế, hay phương cách làm người khác thi hành theo ý mình và có lợi cho mình.
Thí dụ: Anh đó chơi “cú xí mứng” đễ dụ mầy hùn vốn (mượn tiền) cho ảnh làm ăn.

☛ Trong võ Thiếu Lâm, bài tập vỡ lòng cho võ sinh là bài xí mứng, tập đánh bốn mặt.

{(Trong quyển Người Mỹ ưu tư, học giả Hồ Hữu Tường (1), khi viết về việc chánh phủ Sài Gòn dẹp vụ “hỗn loạn” ở Đà Nẵng có giải thích:

“Những người Việt chúng ta, hay xem các cuộc đấu võ, ắt biết rằng -- chánh phủ trung ương đánh đường quyền “xí mứng”... phá cái trận có bốn cửa.

. Cửa thứ nhất do tướng Nguyễn Chánh Thi... thủ.
. Cửa thứ hai do các đảng chánh trị quốc gia thủ.
. Cửa thứ ba do sinh viên giữ.
. Còn cửa thứ tư là do Phật giáo thủ.

Phá từng cửa một, và với chiến thuật khác nhau, ấy gọi là “đánh xí mứng”)}.

Xí ngù (hay ngầu) lác (Triều Châu) 四 五 六 = 4, 5, 6 = hột xúc xắc có sáu cạnh, mỗi cạnh có ghi bằng nút từ một đến sáu, thường là ba hột, dùng trong việc đánh bài.

Xì dầu 豉 油 = nước tương, còn gọi tàu vị yểu.

Xì thẩu 事 頭 = ông chủ (Hắn Việt: sự đầu).

Xìn xầm “báo chí tập” = trò chơi “bao” (bàn tay xòa ra), “kéo” (hai ngón trỏ và giữa, banh ra như cái kéo) và “búa” (tay nắm lại như cái búa) giữa hai hoặc ba người để phân định hơn thua về một ý kiến gì.

Người ta cũng gọi nó là trò chơi “thùng một, thùng hai, thùng ba, ra cái gì ra cái nầy”. Sau câu nói đó, những tham dự viên sẽ đưa tay của mình ra theo một trong ba hình dáng “bao, kéo, hay búa” nói trên. Trong trò chơi nầy, “tay xòe” thua “cái kéo”, “cái kéo” thua “cái búa” và “cái búa” thua “tay xòe”.
Một số người Việt Nam còn dùng tiếng Việt gốc Ăng lê để gọi trò chơi nầy là trò chơi “oảnh tù tì (English: one, two, three) ra cái gì ra cái nầy”.

Xiên xáo hay xương xáo 仙草 (Ttriều Châu) = thạch đen, một loại thức ăn chế biến từ thực vật; QĐ gọi nó là lường phảnh 涼 粉 = bột mát.

Xín xái (Triều Châu) = sao cũng được; xín xái bò lái bò khự (TC) = bỏ qua đi, sao cũng được mà, tính đại khái cho xong.

Xính xáng 先 生 (Quảng Đông và Quảng Tây đọc gần giống nhau) = ông, thầy hay cô giáo, chồng (tiếng xưng hô). Hán Việt: tiên sinh.

Xíu dục hay roast pork = thịt heo quay.

Xíu mại 燒 買, Hán-Việt: thiêu mãi = thức ăn sáng bằng thịt heo, chi tiết ở phần ăn uống.

Xỉu phé = cà phê (ly) nhỏ.

Xò = khờ khạo, ngu; xò chảy = thằng nhỏ khờ, ngu.

Xuận xủi xuận phong 順 水 順 風 = thuận gió thuận nước; đây là câu chúc cho một người hay nhiều người sắp đi xa.

(Việt Nam ta cũng có câu chúc thuận buồm xuôi gió. Phải công bình mà nói, câu chúc của Tàu hợp lý hơn của ta vì gió và hướng nước chảy là hai yếu tố chánh làm cho việc đi ghe thuyền được nhanh chóng. Nếu thuận buồm xuôi gió mà gặp dòng nước ngược thì chắc chắn là không đi nhanh được rồi. Có lẽ câu “thuận gió thuận nước” nghe không êm tai bằng câu “thuận buồm xuôi gió” (thuận 'trắc', buồm 'bằng', xuôi 'bằng', gió 'trắc' = trắc bằng bằng trắc) nên chúng ta xài câu sau chăng?

Trong ca dao Việt Nam có câu:
Dòng xuôi ngọn gió càng to,
Lá buồm càng lớn chiếc đò càng nhanh.
Luật bằng trắc (6 - 8) trong ca dao
bb tt bb
tb bt tb bb

Hai câu nầy rõ ràng là thuận nước thuận gió rồi.

Xủi 水 = nước; quảnh xủi = nước sôi, pín xủi = nước đá lạnh.

Xủi cảo = bánh nước, giống như hoành thánh nhưng to hơn, ngoài thịt heo bằm ra, thường có tôm, và nấm mèo, dùng làm nhân, và có hình bánh quai vạc của Việt Nam.

Xực phàn = ăn cơm, (Hán-Việt: thực phạn).

Xường xám 長 釤 = áo dài (đàn bà), kiểu Thượng Hải, tay ngắn, hoặc dài, hai vạt trước và sau như áo dài Việt Nam nhưng bó sát gần chân, có xẻ hai bên từ hông xuống hết chiều dài của áo. Đây là một kiểu áo trông rất “sexy” gợi cảm. (Hán-Việt: trường sám).

Yến 引 (TC) = 10 cân = 6 ki-lô; đơn vị đo lường (trọng lượng) ngày xưa.

Nguyễn Hữu Phước, tháng 8, 2015



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:

Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm, Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Đặng Chí Huyển, nhà xuất bản Giáo Dục, 1984
Hán Văn Giải Tự chữ Nho và Khoa Học, Tạ Quang Phát, Đại Nam xuất bản, 19??

Sách Tra Chữ Nôm Thường Dùng, Lạc Thiện, Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam, 1994
Thành Ngữ – Cách Ngôn gốc Hán, Nguyễn Văn Ba, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 1998
Tiếng Việt Tàu, TS Nguyễn Hữu Phước, tài liệu khóa Tu Nghiệp Sư Phạm, Nam California, 2015.

Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thế Kiệt, Nguyễn Doãn Vượng, Lê Văn Đặng, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Uyên Thi, Viện Việt Học, USA, 2009

Tự Điển Hán Việt Hán Ngữ Cổ Đại và Hiện Đại, Trần Văn Chánh, nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam, 2000

Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Lý Chính, Phan Ngọc Hạnh, Nguyễn Kim Thản, Khương Ngọc Toàn, nhà xuất bản Thế Giới, Việt Nam, 1994.

Tự Điển Văn Học Việt Nam, Trần Văn Kiệm, 2007
Ngữ Vựng gốc Hán trong Tiếng Việt, Lê Đình Khẩn, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Việt Nam, 2002
Văn Pháp Chữ Hán, Phạm Tất Đắc, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1996


Internet:
Chinese Character Dictionary:
http://www.mandarintools.com



https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/09/tim-hieu-tu-ngu-goc-han-tieu-su-gs-tran.html

 

 

"Trung Hoa" (Sinocentric system)

Chủ thuyết "Trung Hoa" dĩ Hoa vi trung (Sinocentric system) để dĩ hoa chi biện: Hoa là đẹp, là văn minh, các nhóm dân tộc bên ngoài quốc gia là tứ di: Người ở phương đông gọi là Đông Di (東夷), phương tây gọi là Tây Nhung (西戎), phương Nam gọi là Nam Man (南蠻), và phương Bắc gọi là Bắc Địch (北狄), phải triều cống và thuần phục và phải xin sắc phong từ thiên tử của "Trung Hoa"


Người Hoa Hạ là tiền thân của người Hán. Họ thuộc tộc du mục tạp chủng từ cao nguyên Thanh Tạng, Thổ, Xiberi/Tiên Ti vì tránh nạn sa mạc hóa, nên họ di dời nhiều dợt xuống vùng trung nguyên của giống Việt cổ. giống dân du mục tạp chủng họ đã có một cuộc chiến với người Việt cổ tranh giành vùng đất trung nguyên của Đế Lai Việt tộc. Thắng trận, họ đặt vùng đất trung nguyên này là vùng Hoa Hạ và đặt chủ thuyết Hoa Di chi biện để biện minh chủ nghĩa dĩ Hoa vi trung.

Chủ nghĩa Trung Hoa dân tộc, vùng đất trung nguyên làm trung tâm của các quốc gia đó là Trung Quốc trung tâm cho chính sách các nước chung quanh phải triều cống người Trung Hoa, và tôn họ làm thiên tử các nước chung quanh là man di. Hoa Hạ (華夏) ở tâm, và bao quanh là các dân tộc Tứ di (man di mọi rợ) không phải người Trung Quốc.

Hoa Hạ (華夏) là chữ để chỉ Trung Hoa, người Hoa.

Có quần áo đẹp, cũng gọi Hoa, có lễ nghi to lớn, nên gọi Hạ

Hoa Hạ 華夏; huá xià) là danh từ dùng để chỉ những người du mục sống ở phía bắc sông Dương Tử là tổ tiên trực tiếp của người Hán,

Tổ tiên người Việt không gọi người Tàu là người Hoa, hay Trung Hoa mà chỉ gọi là Trung quốc, nước Tàu, người Tàu, người nước Tần, vì nếu gọi người Tàu là người Hoa là ta tự nhận mình thấp kém, phải triều cống và thuần phục họ, tổ tiên ta chỉ gọi họ là Trung quốc (Trung Nguyên, vùng đất Hán du mục chiếm của người Việt cổ), hoặc người Tàu, người phương bắc, giặc phương bắc v. v...

 


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
Đỗ Thành - ngày 09 /09 /2009

 




----
 photo S - 453 BC_zpsmzchrezt.jpg

 

 

Bảng so sánh tài liệu âm thượng cổ Hán Ngữ của các chữ có thể là từ cổ Việt Hán

Chữ Hán

Karlgren

Vương Lực

Baxter

Âm chữ Cổ

Việt

Chữ Hán Việt

(Đường âm)

pinyin

Quảng Đông

Mân Nam

b’ɑŋ baŋ baŋ buồng phòng fang2 fong2 pong5,pang5

b’ɑg bak baks buộc phọc fu4 bok3 pak8

b’i ̯u bio bjo bùa phù fu2 fu4 pu2

b’i ̯wa ̆m biam bjom buồm phàm fan2 faan4 hoan7

mi ̯wa ̆n miuan mjonʔ muộn vãn wan3

pi ̯waŋ piaŋ pjaŋʔ buông phóng fang4

pi ̯wər piəi pjəj bay phi fei1 fei1 hui1, pe1

gwia ɣiuai wjaj bởi, vì vị wei2/4 wai4

pi ̯wa ̆n pian pjans buôn phán fan4 faan3 hoan5

pa ̆k peak prak bác ba4,bo2 baa3,baak3 peh4, pek4

pu ̆k peok prok bóc,róc bác bo1

pi ̯wo pia pjaʔ búa phủ fu3 fu2 pu2

b’i ̯og biô bjew bầu biều piao4 piu4 phio5

g’i ̯og giô grjaw cầu kiều qiao2 kiu4 kiau5,kio5

ka ̆n kean kren căn gian jian4 gaan1 kan1, kan2

ku ̆k keok krok góc giác jue2 gok3 kak4

kʊ̆g keuk kruks cốc giác jue2 gok3 kak4

kam keam kromʔ kém giảm jian3 gaam2 kiam2

ku ̆ŋ keoŋ kroŋ sông giang jiang1 gong1 kang1

ku ̆ŋ keoŋ kroŋ gồng,cõng giang kang2,gang1 gong1,kong1 kng1

ke ̆g ke kreʔ cởi giải jie3 gaai3 kai2

ka ̆d keat krets cả giá jia4 gaa3 ka3

kea kras gả giá jia4

g’o ̆g ɣeô grew keo giao jiao1 gaau1 ka1

ko ̆g keô krew kẻ, cổ giao jiao1 gaau1 kau1

ko ka kaʔ cổ

kan kean krans can gián jian4

g’ɑn ɣan ganʔ cạn/khan hạn han4

ka ̆p keap krep kép giáp jia1, ga2

g’ia giai grjaj cưỡi kị ji4

ki ̯o kia kjas cưa , cứa cứ jiu4

d’i ̯o dia lrja chừa trừ chu2

di ̯o ʎia lja thừa yu2

xiwet xyuet hwit tiết huyết xue4

si ̯e ̆t siet sjit dứt tất xi1

t’uŋ thoŋ hloŋʔ thùng dũng tong3

ki ̯æn keən krjən khăn cân jin1 gan1 kin1

ki ̯ap kiap kjap cướp kiếp jie2 gip3 kiap4

kat kat kat cắt,gọt cát ge got3 kat4

ki ̯ən kiən kjənʔ gìn? cẩn jin3 gan2 kin2

kwe ̆g koe kʷres quẻ quái gua4 gwaa3 koa3

g’i ̯ən giən gjənʔ gần cận jin4 gan6 kin7

kwək kuək kʷək quấc, quắc quốc guo2 gwok3 kok

mi ̯wo mia mja mo vu wu mou4 bu5

mi ̯ug miok mjoks mùa vụ wu4 mou6 bu7

mi ̯wo mia mjaʔ múa wu3

gi ̯wo ɣiua wjaʔ mưa yu3

mi ̯ug miok mjoks mù,móc,
mồng
vụ wu4 mou6 bu7
gi ̯wo ɣiua wjaʔ mưa yu3
mi ̯wəd miət mjəts mùi vị wei4 mei6 boe7
mi ̯wəd miət mjəts mùi vị wei4 mei6 boe7

mwɑn muan mons mùng/màn mạn man2 maan6 ?

mɑg mak maks mả mộ mu4 mou6 bong7

məg mai mei2 mui4 boe5,m5,moai5,mui5

mai maj mài ma mo2

d’ɑ dai lajʔ lái đà duo4, tuo2

kai kajs cái ge4

mi ̯waŋ miaŋ mjaŋʔ mạng võng wang3 mong5 bong2, bang7

mi ̯e ̆n mien mjinʔ miệng vẫn wen3 man5 bun1,bun2

ma ̆ŋ meaŋ mraŋ măng manh meng2

mi ̯wən miən mjun mắng văn wen2 man4 bun5

li ̯əm liəm c-rjəm (bụi) rậm/
chùm
lâm lin2

ti ̯o tia trjas đũa trứ zhu4 zyu3,zyu6 tu7

d’u ̆k deok drok đục trọc zhuo2 zuk4 tak8,tok8

ȶi ̯uk tɕiok tjok đuốc chúc zhu2

ȶi ̯ɔ tɕya tjᴀʔ đỏ giả zhe3 ze2 ?

ti ̯wər tiuəi trjuj đuổi truy zhui1,dui1 zeoi1 tui1

ki ̯wæd kiuet kʷjits cuối quý ji4

si ̯wa ̆d siuat swjats tuổi tuế sui4 seoi3 soe3

te ̆ŋ teŋ treŋ đanh đinh ding1 ding1 teng1

te ̆ŋ teŋ treŋʔ đánh đả da3 daa1 taN2

pi ̯e ̆ŋ pieŋ pjeŋʔ bánh bính bing3 beng2 pan2

si ̯e ̆ŋ sieŋ sjeŋs tánh tính xing4 sing3 seng3

t’iər thyei thij thấy thê di2 tai2 ?

tək tək tək đác (nước) đắc de2 dak1 ?

d’ɑg dak daks trạc/đo đạc/độ du4,duo4

dzi ̯əg ziə zjəʔ tựa,dựa tự si4 ci5 ?

dzi ̯u ̆m ziuəm tìm tầm xun2, xin2 cam4 chhim5,sim7

ti ̯ʊŋ tiuəm k-ljuŋ đúng trúng zhong4 zung3 ?

ȶʻəm tɕhy thəmʔ chìm trầm chen2 cam4,sam2 sim2,tiam5,tim5

tiam tyam chấm điểm dian3 dim2 tiam2

ȶi ̯am tɕiam k-ljam xem chiêm

d’ʊg du luʔ lúa/gạo đạo dao2 dou6 tiu7,to7

dʐʻi ̯aŋ dʒiaŋ dzrjaŋ giường sàng chuang2 cong4 chhng5

si ̯wan siuan sjonʔ chọn tuyển xuan3 syun2 soan2

ȡʻi ̯uk dʑiok Ljok chuộc thục shu2 suk6 siok8

d’i ̯ʊŋ diuəm g-ljuŋ dòng/giống chủng zhong3 zung2 chiong2

tsi ̯e ̆g tsie tsjeʔ tía/tái tử zi3

tsi ̯əg tsiə tsjəʔ đứa/trai tử zi3

dz’i ̯əg dziə dzjəs chữ tự zi4

ti ̯o tia trjaʔ chứa trữ zhu3

ŋi ̯o ŋia ŋjaʔ ngừa ngự yu4

b’ia biai brjaj bìa pi2

b’ia biai brjajʔ phải bị bei4,bi1

pi ̯e ̆g pie prje bia bi bei1

ȶi ̯e ̆g tɕie kje chia,chẻ chi zhi1

pian pyan pen bên biên bian1

pi ̯e ̆n pien pjin bến tân bin

pied pyet pits bít bế bi4

liar lyai c-rejs lìa,chẽ,rời li li2 lei4 li5

lo la c-ra lò, lửa lu2 lou4 loD5

li ̯o lia c-rjaʔ lúa lữ lyu3 leoi5 ?

li ̯u lio c-rjoʔ lụa lyu3

lai c-raj lưới
chài
la lo2, luo2 lo lo5

lɑp lap c-rap chạp lạp la4

li ̯aŋ liaŋ c-rjaŋ rường lương liang2 loeng4 liang5

luŋ loŋ c-roŋ
b-roŋ
lồng
chuồng
lung long2

li ̯uŋ lioŋ b-rjoŋ rồng long long2 lung4 geng5,leng5

lian lyan c-rens rèn luyện lian4 lin6 lian7

ȶi ̯u tɕio tjos đúc chú zhu4

ȶi ̯ʊg tɕiu tjus chúc chú zhou4

ȶi ̯ʊg tɕiuk tjuks chú chúc zhou4

li ̯ək liək c-rjək sức lực li4 lik5 lat8

d’əg dək ləks đời đại dai4

dia dia ljaj rời di yi2

ni ̯ær niei nrjij nơi ni ni2

niər nyei nij lầy ni2

ȡi ̯əg ʑiə djə giờ thì shi2 si4 si5

ȡi ̯əg ʑiə djəʔ chợ thị shi4 si5 chhi7

dz’ək dzək dzək giặc tặc ze2 caak6 chek8,chhat8

pək pək pək bấc bắc bei3

d’ək dək dək đực đặc te4

ȵi ̯e ̆t ȵiet njit nhựt/ngày nhật ri4 jat6 jit8

ʔi ̯e ̆t iet ʔjit nhứt/nhất nhất yi1 jat1 ?

g’og ɣo^ gaw kêu/gọi hào hao2 hou4 ho7

ŋi ̯əg ŋiə ŋjə ngờ nghi yi2 ji4 gi5

ŋwɑd ŋuat ŋʷats ngoài ngoại wai4 ngoi6 goa7

ŋia ŋiai ŋrjajs ngãi nghĩa yi4 ji6 gi7

ŋɔ ŋea ŋra ngà nha ya1 ngaa4 ga5
ŋɑ ŋai ŋaj ngài nga e2 ngai5

ŋwa ŋoai ŋʷrajʔ ngói ngõa wa3 ngaa5 hia7,oa2

g’əm ɣyəm gəm gậm/ngậm hàm han2 ham4 ham5,kam5

kia kiai krjajs gởi ji4

dz’əm dzəm dzum tằm tàm can2

ts’i ̯am tshia tshjem tăm tiêm qian2

ʂi ̯ær ʃiei srjij thầy shi1

ɕi ̯ær ɕiei hljij thây thi shi1

b’i ̯an bian bjen bằng bình ping2

ȶi ̯u tɕio tjoʔ chúa chủ zhu3

tʂʻi ̯o tʃhia tshrja xưa chu1

ʂi ̯o ʃia srja thưa,sưa shu1

si ̯u sio sjo tua tu xu1

mo ma wu2 mou4 bo5,bu5

mi ̯wa ̆n mian muôn vạn wan4 maan6 ban7

mi ̯wa ̆n miuan mjonʔ muộn vãn wan3

g’we ̆g ɣoek gʷreks gạch,vạch họa,hoạch hua4 wa6,wak6 hoa7

g’wɑk ɣuak wak vạc hoạch hua4 wok6 ?

g’wɑ ɣuai vạ họa huo4 wo5 ho7

gi ̯wa ̆n ɣiuan wjan vượn viên yuan2

di ̯ag ʎyak ljᴀk nách dịch ye4

g’wət ɣuət gut hột, hạt hạch he2 hat6 hat8,hut8

pai pajs vãi bo1,bo4

p’i ̯wa ̆d phiua phjots phổi phế fei4

d’ia diai djejs đai
(đất đai)
địa di4

d’ɑ dai daj đìa trì chi2 ci4 ti5

tsa ̆m tʃeam tsremʔ chém trảm zhan3 zaam2 cham2

lɑm lam g-ram chàm lam lan2

k’ər khyən khəj khơi/khui khai kai1 hoi1 khai1, khui1

k’i ̯əg khiə khjəʔ khởi khỉ qi3

ts’ieŋ tshye sreŋ xanh thanh qing1 ceng1 chheng1

ȶʻi ̯ʊg tɕhiu thjus thiu,thối chou4,xiu4 cau3 chhau3

dʐʻi ̯ʊg dʒiu dzrjiw rầu/dàu sầu chou2

slĕg ʃeai cCrejʔ rưới sái sa3

si ̯əg siə sjə tơ, xơ,sợi ti si1 si1 si1

swɑ suai soj thoi thoa,xoa xuo1 so1 so1

swɑ suai soj tơi toa, soa suo1

ȶʻwia tɕhiuai thjoj thổi xuy chui1 ceoi3 chhui1

ȶi ̯ʊg tɕiu tjuʔ chổi trửu

kiweŋ kyueŋ kʷeŋ quanh quynh jiong1 gwing1 ?

g’i ̯wan giuan cuốn,cuộn quyển juan4,quan2 gyun4 kuan2

gi ̯waŋ ɣiuaŋ wjaŋʔ viếng vãng wang3

lieŋ lyeŋ c-reŋ liêng/
chành
linh ling2

ki ̯e ̆ŋ kieŋ krjeŋs kiêng kính jing4

tsi ̯e ̆ŋ tsieŋ tsjeŋʔ giếng tỉnh jing3 zeng2 cheng2

ȶi ̯e ̆ŋ tɕieŋ tjeŋ giêng chính zheng1

d’i ̯e ̆ŋ dieŋ lrjeŋ chiềng trình cheng2

li ̯e ̆n lien c-rjin giềng lân lin2

ɕi ̯e ̆ŋ ɕieŋ hjeŋ tiếng thanh sheng1

li ̯əg liə c-rjəʔ làng,
chiềng
li3

si ̯ag syak sjᴀk tiếc tích xi2 sik1 sek4

ȶi ̯e ̆k tɕiek tjek chiếc chích zhi1

dzi ̯ag zyak zljᴀk tiệc tịch xi2

pi ̯ak piak pjak biếc bích bi4 bik1 phek4

di ̯e ̆k ʎiuek wjek việc dịch yi4 jik6 ek8

siek syek slek thiếc tích xi2

ȶʻi ̯ag tɕhya thjᴀk thước xích chi3

ŋi ̯ak ŋiak ŋjak ngược nghịch ni4 ngaak6 gek8

ki ̯a ̆ŋ kyaŋ krjaŋs gương kính jing4 geng3 keng3,kiaN3

ȶi ̯əg tɕiə tjə chưng chi zhi1

gi ̯ug ɣiu wjəs cùng hựu you4

g’i ̯əg giə gjəs cúng/giỗ kị ji4

xi ̯əg xiə xjəʔ hửng,hởi hỉ xi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ thôi,rồi zi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ lấy yi3

gi ̯əg ɣiə ɦjəʔ hỡi yi3

ȶi ̯əg tɕiə tjəʔ chân, châng chỉ zhi3

mi ̯ær miei mrjəj mày mi mei2

dzi ̯əg ziə zjəʔ dường, tựa tự si4

gi ̯wər ɣiuəi wjəj vạy vi wei2

kap keap krap kép? giáp jia3

ka ̆p keap krep kép, cặp giáp jia2

g’a ̆p ɣeap grep hẹp hiệp xia2

d’o ̆k deôk drewks chèo trạo zhao4

po ̆k peôk prewks beo báo bao4

d’i ̯og diô ɦtrjew triều trào chao2

t’iet thyet hlit sắt thiết tie3

tək tək tək được đắc de2

ŋi ̯wa ̆n ŋiuan ŋjon nguồn nguyên yuan2

k’ʊ̆g kheu khruʔ khéo xảo qiao3

di ̯ok ʎiôk rjawk thuốc dược yue4

g’æg ɣe grə xương hài hai2

di ̯əg ʎiə ljə lạ dị yi4

di ̯əg ʎiə ljəʔ rồi yi3

di ̯əg ʎiə ljəʔ lấy yi3

mi ̯at miat mjet mất diệt mie4

gi ̯wa ̆t ɣiuat wjat vớt việt yue4

g’wɑt ɣuat wat vượt việt yue4

tiər tyei tijʔ đáy để di3

t’wɑt thuat hlot lọt thoát tuo1

ȵi ̯ok ȵiôk njewk nhọc nhược ruo4

mʊg muk muks mạo mao4

g’o, ɣuo ɣa gaʔ cửa hộ hu4

tsɑ tsai tsajʔ trái tả zuo3

gi ̯ug ɣiu wjəʔ phải hữu yuo4

ȶi ̯e ̆ŋ tɕieŋ tjeŋ thẳng chính zheng4

lɑŋ laŋ c-raŋ chàng lang lang2

ni ̯aŋ niaŋ nrjaŋ nàng nương niang2

lwɑn luan c-rons chộn,rộn loạn luan4

g’æn ɣeən grənʔ hẹn hạn xian4

li ̯at liat c-rjet rét liệt lie4

lu lo c-ros lậu lou4

no na naʔ ná,nỏ nỗ nu3

ȵi ̯am ȵiam njomʔ nhuộm nhiễm ran3

slĕg ʃeai cCrejʔ rây sái sa3

d’ug dok loks lỗ (hổng) đậu dou4

g’i ̯əm giəm grjəm chim cầm qin2

li ̯at liat c-rjet rách liệt lie3

d’ɔ dea lra chè trà cha2

ȶi ̯ɔ tɕya tjᴀ che già zhe5
ʔo a ʔa ác ô wu1
thi ̯at thiat thrjet suốt/tuốt triệt che4
d’wən duən lun lợn đồn tun2
BỔ SUNG (MỚI)
mi ̯wo mia mja mựa wu2
ȶi ̯ær tɕiei tjij chỉn chỉ zhi3


 

Blog: http://www.fanzung.com


Đọc thêm:

Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn và Mân ngữ
https://nghiencuulichsu.com/2016/12/14/nuoc-viet-cua-viet-vuong-cau-tien-va-man-ngu/

 

Viết lại tên Bách Việt
http://www.nongsinh.com/TrinhToc_BachViet_LSViet.htm
Nguyễn Đại Việt

 

 

Núi Thái Sông Nguồn, Từ sông Trường Giang Khi bắc tiến, Việt tộc đã đem văn minh lúa nước vào bình nguyên vùng núi Thái sông Nguồn

Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nhóm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng quê Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum – Ngàn Hống đất Việt.

Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nhóm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng quê Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum – Ngàn Hống đất Việt.

Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở lòng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là gì nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và thay quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, vị tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay, cùng câu ca:
  Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở lòng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là gì nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và thay quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cụ tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay, cùng câu ca:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra


Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn, hòa huyết hai dòng máu với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ. Do người Việt quá đông nên sau vài ba thế hệ, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt mang gen Mongoloid phương Nam. Ý thức được nguồn gốc của mình, các đế vương Trung Hoa sau này coi Trong Nguồn là đất phát tích của họ và hướng về Thái Sơn thờ tự rất tôn kính. Đến thời Đường, sông Nguồn (tiếng Việt còn đọc là Hòn, Hớn, Hán) chuyển thành Hán Thùy, còn đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên. Vì vậy, hơn 2000 năm chúng ta không tìm ra quê gốc!

Giải mã ca dao Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra

Việt Nam chúng ta ai ai cũng thuộc lòng
câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra.

Thái Sơn trong hai câu này là Hướng về Thái Sơn là gốc phát sinh ra người Việt(người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cụ tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay).

Mọi người khi hiểu biết Thái Sơn rõ ràng sẽ biết tại sao ông cha chúng ta lại ví Thái Sơn cho câu ca dao quan trọng. Nước Việt có núi sao không ví lại ví núi của Trung Hoa?

Thái Sơn (hay Taishan): một rặng núi ở tận bên Trung Hoa. Núi Thái Sơn được xếp vào nhóm núi Lão giáo, là một trong năm rặng núi linh thiêng nhất nằm rải rác ở phía Đông Trung Hoa.

Năm rặng núi đó là: Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn.

Năm dãy núi này còn gọi là Ngũ Đại Danh Sơn hay Ngũ Nhạc hoặc Ngũ Linh Sơn. Núi Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa còn gọi là Đông Nhạc vì nó tọa lạc ở hướng Đông. So với các dãy núi kia trong Ngũ Đại Danh Sơn thì núi Thái sơn không cao lắm, đỉnh cao nhất có tên là đỉnh Hoàng Đế, cao khoảng 1.545 m, chưa bằng ½ đỉnh Phan-Xi-Păng (3.143 m) của Việt Nam. Ngoài ra, núi Thái Sơn còn là quê hương của Khổng tử. Phía Nam núi Thái Sơn là Khúc Phụ chính là nơi Khổng Tử sinh ra và lớn lên. Cho nên núi Thái Sơn đứng đầu Ngũ Nhạc và được người dân Trung Hoa so sánh với bình minh và tái sinh của sự vật. Hơn thế nữa Thái Sơn còn được xem là dãy núi linh thiêng nhất trong năm dãy núi kể trên.

Như chúng ta đã biết, trước khi Phật giáo vào nước ta thì Nho giáo tức Khổng giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt suốt khoảng thời gian dài. Mặc dù thời nhà Lý là giai đoạn Phật giáo phát triển vượt bực, thế nhưng năm 1070 vua Lý Thánh Tông đã cho lập Văn miếu, làm tượng thờ Chu công, Khổng tử cùng bảy mươi hai vị tiên hiền t&agrav;i.

Trong Nguồn: Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn – đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên – hòa huyết mang hai dòng máu lai giống, với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ

Câu ca dao này nói về gốc gác của người Việt. Về tư tưởng đạo Phật cũng như đề cao chữ Hiếu- tôn trọng Nho giáo- trọng Hiếu.

Nguồn Internet https://thoi-nay.com/tnm/kinh-duong-vuong-la-thuy-to-nguoi-viet-nam-nui-thai-son-trong-nguon/



================================================

Chữ Nôm là gì? Chữ Hán. Hán Việt

Trước khi tìm hiểu chữ Nôm, tìm hiểu sơ lược về chữ Hán:

Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Tại Trung Quốc, trước thời nhà Tần, chữ Hán được gọi là “văn” 文 hoặc “danh” 名.

Từ nhà Tần cho đến trước khi tên gọi “Hán tự” 漢字 (chữ Hán) trở nên phổ biến chữ Hán thường chỉ được gọi là “văn” 文, “tự” 字 hoặc “văn tự” 文字. Theo sách “Thuyết văn giải tự” (說文解字) do Hứa Thận biên soạn vào thời Đông Hán thì giữa “văn” 文 và “tự” 字 vốn là có sự phân công ý nghĩa, chứ không phải là hoàn toàn đồng nghĩa. “Văn” 文 là chỉ chữ tượng hình và chỉ sự, “tự” 字 là chỉ chữ hình thanh và hội ý. Về sau người ta không còn phân biệt “văn” 文 và “tự” 字 nữa, chữ viết dù thuộc loại gì cũng đều có thể gọi là “văn” 文 hoặc “tự” 字.

Các tên gọi dùng để chỉ chữ Hán đã nêu ở trên đều có nghĩa là “chữ, chữ viết”, chúng không phải là tên gọi chuyên chỉ chữ Hán.

Tên gọi “Hán tự” 漢字 xuất hiện sớm nhất là trong Kim sử, một bộ sách sử được biên soạn vào thời nhà Nguyên. Tuy nhiên khi đó “Hán tự” 漢字 không phải là một tên gọi phổ biến của chữ Hán.

Chỉ cho đến thời cận đại (tại Trung Quốc đại lục lịch sử Trung Quốc cận đại thường được tính là từ năm 1840 đến năm 1949) tên gọi “Hán tự” 漢字 mới dần dần được biết đến và sử dụng rộng rãi. 

Ví dụ viết chữ Hán = chữ Nho, con  Ngựa, viết: 馬 (phát âm là mã). Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.

 

Chữ Nôm:

Chữ có nghĩa là văn tự, Nôm có nghĩa là lời nói hay là Nam (đối lập với Trung Quốc) cả từ này có nghĩa là văn tự của lời nói hay văn tự của nước Nam, nó đối lập với văn tự chính thống “chữ Nho = chữ Hán” với ý nghĩa là văn tự của nhà nho.

Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông – nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở hình thức là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.


Ví dụ: Chữ Nôm viết:  字 喃

Viết theo chữ Hán (còn gọi chữ Nho): 國 音

Viết theo chữ Quốc ngữ hiện nay: Chữ Nôm

 

Hán Việt:

Chữ Hán-Việt là là danh từ được dùng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, chữ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.

 

Điển hình là một bài thơ Hán Việt:

 

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

 

Dịch ra tiếng Quốc Ngữ:

 

Đầu tường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

 

Phiên âm Pinyin (tiếng Trung):

 

Chuáng qián míng yuè guāng

Yí shì dìshàng shuāng

Jǔ tóu wàng míng yuè

Dītóu sī gùxiāng

 

 

Dịch ra tiếng Anh

Head moon light,

The mist is on the ground.

Raise your head to look at the bright moon,

Bow to remember.

 

Ví dụ thêm một bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt: Nam Quốc Sơn Hà

Viết theo tiếng Hán:

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

 

(Phiên âm – phát âm Hán-Việt)


Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch của Trần Trọng Kim ra tiếng Quốc ngữ:
 

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành định phận ở sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 

Có thể nói, chiếm một góc trong vành đai văn hóa Hán nói trên là Việt Nam. Một mặt, Việt Nam ở vào vị trí giữa của vành đai văn hóa Đông Á, có hoàn cảnh rất giống Nhật Bản ở chỗ cùng là điểm mà nhiều dân tộc dừng chân lại. Mặt khác, trong điều kiện địa lý tiếp giáp với Trung Quốc rất chặt chẽ, trên lục địa, Việt Nam cũng có điểm khá giống với Triều Tiên.

Một điều hiển nhiên nữa là Việt Nam cũng giống Triều Tiên, cả hai nước cùng chịu sự thống trị lâu dài về chính trị của Trung Quốc, và cùng nảy nở nền văn hóa độc lập. Nói về mặt ngôn ngữ, tiếng Nhật và tiếng Triều, khác với tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mang tính đơn lập cao, chúng thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính (ngôn ngữ Altai).

Cả hai ngôn ngữ này đều khó tiếp thu sự đồng hóa; ngôn ngữ một cách triệt để. Trong khi đó, tiếng Việt cùng loại hình ngôn ngữ với tiếng Trung Quốc, nguy cơ đồng hóa ngày có nét khác hơn.

Lịch sử văn tự này có nét rất đặc thù. Nó chịu sự chi phối của Trung Quốc vào năm 111 trước Công Nguyên, trong vòng 840 năm.

Kể từ khi chữ Hán trở thành văn tự chính thức bắt đầu từ lúc có qui chế khoa cử (1075), cho đến khi không còn qui chế khoa cử vào năm 1915 (miền Trung 1918), chữ Hán với tư cách là văn tự chính thức, Hán văn trở thành văn chương chính thức ở nước này. Tức là đối với trí thức Việt Nam, việc thông hiểu Hán văn (tiếng Trung Quốc) là điều kiện không thể thiếu được.
Có thể nói đó là việc quan trọng hơn việc thông thạo tiếng mẹ đẻ. Và thế là biết chữ thực tế không có gì khác là biết chữ Hán.


Nhu cầu ghi lại tiếng nói dân tộc: Cũng giống như người Nhật, người Triều Tiên, trong một phần tử tầng lớp trí thức này sinh nhu cầu muốn ghi lại tiếng nói dân tộc. Lúc này, người Việt cũng giống như người Nhật nảy sinh ý nghĩ -- thử ghi lại tiếng nói dân tộc bằng cách dùng chữ Hán -- vốn đã có bên cạnh mình và gia công thêm một chút. Đó là việc nảy sinh văn tự gọi là chữ Nôm.


Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời.

Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v.

Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của Nguyễn Hàn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam quốc sử diễn ca đến Đoạn trường tân thanh; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ lục bát với Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Rồi thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v., và không ít những tác phẩm Nôm khuyết danh như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ v.v.

Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng ký tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng ký tự La Tinh dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, thêm nữa, chữ Quốc ngữ tỏ ra hữu dụng khi phiên âm được các dấu thanh trong tiếng Việt. Chữ Nôm còn được dùng cho tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhưng ngày càng suy yếu trước sự bành trướng của chữ Quốc ngữ.

Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ Quốc ngữ (dùng mẫu tự Latinh) phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Năm 1920, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm dùng chữ Nôm. Khi tiến trình Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ súy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của phương Bắc. Đỉnh cao của chữ Quốc ngữ với Thơ mới và Tự lực văn đoàn đã trở thành sự cáo chung đối với văn tự truyền thống.

Ngày nay, ở Việt Nam và thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của 95 triệu người nói tiếng Việt.

Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dễ nhớ dễ học. Tuy nhiên, có nhiều chữ Việt bị dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó chữ sai trở thành đúng (ví dụ: khốn nạn). Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ người Việt ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán Nôm ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà ít có thế hệ người Việt sau này có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt như nghĩa thật sự của nó (vì khoảng 70% tiếng Việt được hình thành từ tiếng Hán-Việt).

Chữ Nôm được đặt ra cũng còn để thỏa mãn nhu cầu quân sự và chính trị. Căn bản là chữ viết nhìn thì giống như chữ Hán nhưng phát âm và ý nghĩa thì hoàn toàn khác. Do đó khi Trung Quốc muốn tìm hiểu Việt Nam để mưu đồ xâm lăng, họ sẽ phải học thuần tiếng Nôm để thông thạo tình hình và đả thông các văn bản.

Nhìn chung, chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép hai chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có phẩm chất không cao (chữ bị nhòe, mất nét).

Đó là những hạn chế của ông cha, với một lịch sử không thể thay đổi mà dân tộc ta phải chấp nhận, để lại xúc cảm ngậm ngùi cho mỗi con dân Việt khi nhìn sang tiến trình bản địa hóa một cách có chọn lọc văn tự của Trung quốc của những quốc gia đồng văn như Nhật Bản, Triều Tiên, những quốc gia đã thành công trong việc giản hóa chữ Hán thành những ký hiệu biểu âm thuận tiện khi sử dụng hơn rất nhiều. Đặc biệt là Triều Tiên với hệ thống 23 ký tự hết sức khoa học và dễ sử dụng do Hoàng đế Sejong sáng tạo đủ sức biểu đạt tư duy ngôn ngữ của dân tộc hoàn toàn không cần phải sử dụng các thành tố chữ Hán.
 


No comments:

Post a Comment