Sunday, October 31, 2021

Ông cha ta đã kiêu hùng và cô độc trên con đường gian nan giữ gìn tiếng Việt, nòi Việt và đất nước Việt. Ông cha ta quật cường biết mấy!

Ông cha ta đã kiêu hùng và cô độc trên con đường gian nan giữ gìn tiếng Việt, nòi Việt và đất nước Việt. Ông cha ta quật cường biết mấy!

BÁCH VIỆT TRONG LÒNG ĐẠI VIỆT





--



--


Dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Việt Nam là một nước duy nhất đã thắng quân Mông cổ, ở một đỉnh hiển hách nhất đã bách chiến bách thắng đã cùng đoàn quân cưỡi ngựa thống lãnh toàn cõi nước Tung quốc, vượt tới tận nam Á châu, qua nước nước Nga đến Ba Lan và Đức ở châu Âu.
.....................
Đức Thánh tổ Trần Hưng Đạo, Đại Đế thần tướng Việt Nam đã đánh đuổi quân Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi và đã toàn thắng nhưng ngài đã cho rằng việc chiến thắng đó đã lấy mất rất nhiều sư sống của cả hai bên, Trong lương tâm, ngài cho là không có gì để hãnh diện và rất thương cảm cho phần đời của người lính hai bên đã mất.

Sau cuộc chiến, đức Thánh Trần đã trở về chốn quê nhà sống một đời sống khiêm nhường và bình thường và cấm con cháu của ngài tham gia làm lãnh đạo. Ngài muốn chắc chắn rằng, dòng dõi của nhà Trần của ngài sống yên ổn như một nông dân trong một làng xã đơn sơ ở Nam Định, và sau 1954, dòng họ con cháu và hậu duệ của nhà Trần đã hiểu ý nghĩa sâu sắc của "quả báo", và họ luôn nghĩ đến Phước cho con cháu sau này.

Những con cháu của Đức Thánh Trần đã sống ở miền nam sau 1954 và đã rời Việt Nam làm lại đời sống ở hải ngoại, họ sống phần nhiều ở tiểu bang California sau 1975. Ngài luôn nhắc nhở con cháu ngài: "Không bao giờ hãnh diện sự chiến thắng trong quân sự, vì đã cướp mất quá nhiều sự sống của những người lính và gia đình của người dân".

The lead of General Tran Hung Dao Vietnam

Under the lead of General Tran Hung Dao Vietnam is the only nation to defeat the Mongols, who at their peak swept out of remote northern Asia on horse cavalry and conquered China, much of Southeast Asia, Russia, and on into present day Poland and Germany.
....................
Duc Thanh To Tran Hung Dao, the Great Viet Nam General who fought back the Mongolians has recognized the win cost too many lives, from both sides, he undertook this sorrow with his own conscience and never felt proud of his victory.

After the war he went back to his hometown to live a humble life and forbade his descendents to follow his step in government. The ensuing blood lines from the Tran family tree have lived out their peaceful normal lives as peasants in the provencial town of Nam Dinh (Southern Settlement) until 1954, because of his understanding of Quả Báo (Karma). He had conducted a good outlet of tranqualities, "Phuoc", for his children of children.

Most of his children came to South Viet Nam after 1954 and left Viet Nam again to settle in California after 1975. "Never feel proud of your victory because it has cost many lives of your soldiers and civilians". He has told his children.


(Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh)







--



-- Vua Gia Long Nguyễn Ánh



Tại sao nước ta có cái tên Việt Nam?

Nước Nam Việt (trong đó có Việt Nam)trước khi Triệu Đà nhà Tần chiếm lĩnh. Quảng Đông và Quảng Tây và Lạc Việt là nước Nam Việt hay Việt Nam của chúng ta.

Ngày xưa lãnh thổ Quảng Đông và Quảng Tây nằm trong lãnh thổ của bắc Việt chúng ta, cả hai vị vua là vua Quang Trung Nguyễn Huệ và vua Gia Long Nguyễn Ánh đều có khát vọng lấy lại mảnh đất đó, nhưng mà cuối cùng lấy không được.

Ngày hôm nay cái tên Việt Nam của chúng ta cũng bắt nguồn từ cái khát vọng lấy lại từ haì miếng đất này. Đó là lúc Quang Trung Đại Đế đánh thắng nhà Thanh.

Vua Quang Trung muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây này khi Càn Long trị vì. Vua Càn Long có người em gái mới mười mấy tuổi, thì vua Quang Trung đã cầu hôn cô em gái của vua Càn Long, mà của hồi môn là hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây, vua Càn Long nhà Thanh đã đồng ý. Chuyện đang tiến hành thì vua Quang Trung bị mất nên kế hoạch đó hoàn toàn tan rã. Sau đó nội tình trong nước ta có cuộc thay vua đổi chúa, tranh đoạt quyền lực.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi là vua Gia Long cũng muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây đó, do đó vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, vì dưới thời nhà Thanh lúc đó Quảng Đông và Quảng Tây có cái tên là Đông Việt và Tây Việt. Vì vậy, vua Gia Long đặt tên là Nam Việt là để tạo căn bản có cơ sở để đòi lại hai miếng đất này. Nhưng khi sắc phong tới tay vua Càn Long thì vua nhà Thanh hiểu được cái ý của vua Gia Long nhà Nguyễn, cho nên vua Càn Long mới đổi chữ "Nam Việt" thành "Việt Nam". Đó là câu chuyện lịch sử cho chúng ta thấy là hai miếng đất Quảng Đông và Quảng Tây là của người Việt mình thời xa xưa, và cái tên "Việt Nam" từ đâu mà có.

Nên nhớ: Thời Triệu Đà, Vua Triệu Đà chiếm đất Bách Việt và đặt tên vùng đất Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Lạc việt là nước Nam Việt = Nan Yue".

40:18 Hồi xưa Quảng Đông là của Việt Nam phải không chú TNP?

Đúng! Ngày xưa lãnh thổ Quảng Đông và Quảng Tây nằm trong lãnh thổ của bắc Việt chúng ta.



11
vua Quang Trung tuyên bố trước ba quân:
Phải đuổi hết lũ giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi. Đánh cho chúng nó không còn manh giáp.”





Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.




The Heroic Warrior Ba Trieu: A figure of Resistance Against Patriarchy and the Enemies of Vietnam.
Her older brother, Triệu Quốc Đạt, feared for her safety and asked her to reconsider joining the rebels. Triệu Trinh did not accept, telling him that she refused to bow her head down and become another slave to the Chinese invaders. Her brother was taken by her words and in the end, he respected her decision.

    “All I want to do is ride the storms, tame the crashing waves, kill the sharks of the Eastern Sea, cleanse the land, and save the people from drowning. I refuse to mimic the others, bow my head down, lower myself, and become another concubine!”

    (Lady Trieu Au, 3rd Century A.D.)
    "I want to rail against the wind and the tide, kill the sharks in the sea, sweep the whole country to save the people from slavery. I refuse to be abused."
    – Triệu Thị Trinh, 248 A.D.


“Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cỡi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.

Triệu thị Trinh





“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kêu oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này”.

Trưng Nữ Vương




Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Kinh đô đóng ở Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Bản đồ Lĩnh Nam, kinh đô nơi đóng đô của Hai Bà Trưng




Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn
Long Tinh Kỳ (1802-1885):

Lá quốc kỳ đã được đặt tên bằng tiếng Hán là "Long Tinh Kỳ".

(Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ.

Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ.

Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ.

Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành.

Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)



Những Lá Cờ Của Các Triều Đại Ở Việt Nam
https://youtu.be/6u6RyOeUZbk




QUỐC THIỀU TRIỀU NGUYỄN - ĐĂNG ĐÀN CUNG
https://youtu.be/irCZxDU6LUQ
Đây là bản quốc ca (Quốc thiều) đầu tiên của Việt Nam được vua Gia Long soạn tấu năm 1802. Bản đại nhạc này thường được các vị vua sử dụng lúc đăng cơ. Năm 1932 Bảo Đại về nước nối ngôi ông xuống chiếu lấy bản "Đăng đàn cung" làm Quốc ca.
Ngày nay ta có lời mới "Non sông vang câu ca mừng".





Đăng Đàn Cung - The National Anthem of the Nguyễn Dynasty (1802-1945)
Dan Tranh: Dang Thao
https://youtu.be/2GdrKF_xaCA

Nghệ sĩ người Việt hải ngoại trình bày


NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
- Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam - Nội cung Huế trình diễn
https://youtu.be/0EQq7I6VHJE




Tùng Quân & Đăng Đàn Cung
https://youtu.be/aEPSLbNUf3I

Dàn nhạc người Việt hải ngoại trình diễn




Tung Quan & Dang Dan Cung - The National Anthem of the Nguyễn Dynasty
https://youtu.be/wQ2ho9GezMQ

Dàn nhạc người Việt hải ngoại trình diễn



Cờ Long Tĩnh Kỳ - Triều Nguyễn


Ngũ tộc thời sơ sử

Từ một Thái cực ban đầu (Đế Viêm), sinh ra Đế Lâm Khôi, Đế Lâm Khôi Sinh ra Đế Thừa. Đế Thừa sinh ra Đế Minh.

Thần Nông Đế Viêm
|
Đế Lâm Khôi
|
Đế Thừa
|
Đế Minh
_ _ _ | _ _ _

Đế Nghi _ _ __ _ _ Lộc Tục
|                              |
      
Đế Lai__ _ __ ____ __ __ Sùng Lãm
    |                    |                             |
Đế Khắc      Âu Cơ                         |
                      | __ _ __ ____ __ __|
                                    |
                       Trăm con Tộc Việt
                       



Saturday, October 30, 2021

Bún mắm đâu? Thèm quá!

Uống Cafe Melbourne đông giữa mùa hè và tìm vc nằm vùng.

https://youtu.be/I4of7P3x4EU

Thế hệ sau này đặt tên mới là "cái thằng nằm ngửa ở Ba Đình"
Thằng nằm ngửa ở Ba Đình, là thằng nào?





===========================

Hết "ăn" Việt cộng biến đất nông nghiệp thành địa ốc "ăn" tiếp
https://youtu.be/Jn0SuO6zavk





Nguyên nhân gốc dẫn đến thiếu thực phẩm ở Saigon mùa đại dịch? giải pháp?

https://youtu.be/1ThotMWQ4Cg






TÁN GẪU SÁNG THỨ BẢY 30/10/2021
https://youtu.be/Gfn7aDkv2YI





Tại sao giới sĩ và sư không lên tiếng vấn nạn ở VN?
https://youtu.be/VjGG0gVT4bg

Lương và lậu. Lương là tiền lương. Lậu là việc làm không đúng luật, đã vô cái thế mà nhà cầm quyền Việt cộng đã vạch ra.
Những việc nhà nước Việt cộng không cho phép làm nhưng các sĩ và sư vẫn lách và luồn để làm "lậu", nhưng nhà nước vẫn làm ngơ, chừa cái "lậu" để cho để có cái kẻ hở đó cho người ta sống ngầm khuyến khích tay đã nhúng chàm, từ cái "lậu", tay đã nhúng chàm, đó để nó khống chế những người đó.
Ngoài chính sách "ngu dân" để cai trị "dân ngu", Việt cộng còn có mưu thuật "tay đã dính chàm". để khống chế.
1- Đánh tâm lý
2- Đánh vào hảo ngọt bằng lời nói, bằng ca tụng
3- Đánh vào cái háo danh vọng, hám tiền bạc, gái gú.



Xóa Biên Giới Xin Nối Liền Giao Thông, csVN Đi Quá Nhanh.
https://youtu.be/QBoWJFpP3bY



Việt cộng /cộng sản Việt Nam/ Vìệt cộng rút ngắn thơì gian bàn giao cho Tàu Khựa theo Hiệp Uớc Thành Đô!
https://youtu.be/V0PokkNz_Wc
37 đầu tầu xe lửa mà Việt cộng xin của Nhật để làm gì, đã có câu trả lời



https://youtu.be/lgY1aamUwTI






Quyền lực nằm trong tay giới công nhân
https://youtu.be/SDC7gMVujOU
CT ĐẶC BIỆT CHỦ NHẬT 31/10/2021: Khủng hoảng l



Recycle Plastic Bottles to Grow Mint at Home for Beginners
https://youtu.be/eh2TTOEix38






recycle plastic bottles for growing hot pepper plants hanging upside down
https://youtu.be/Mvaspg-Z7Tk




Trồng Rau Húng Cây Treo
https://youtu.be/keHpA2CaaL8





trồng rau răm
https://youtu.be/TtwClBSpy7s



rau Dấp Cá
https://youtu.be/ZkyCe_-_-cA





Rau Ngò
ngò gai
Ngò ôm


**************************************************************


Úc Châu Du Ký

– Trang Ngọc Nhơn

Đã từ lâu, tôi muốn thăm cái xứ Kangaroos này nhưng hết việc nọ đến việc kia làm cho dự định trễ mãi đến tháng 9 vừa qua (9/2013).

Cách nay hơn tám tháng anh bạn Bùi Vĩnh Lập, cựu Hiệu Trưởng trường TH Petrus Ký, ở Sydney, Australia email cho tôi cho biết sẽ có Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu do Hôi Petrus Ký Úc Châu tổ chức tại Sydney, vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 và mời vợ chồng tôi đi dự. Đúng là anh gãi vào đúng chỗ ngứa nên tôi nhận lời liền. Sau đó tôi liên lạc với anh Trần Văn Nhơn, cũng là một cựu Hiệu Trưởng Petrus Ký đang ở San Jose, CA để rủ anh đi chơi cho vui. Anh hơi e dè vì từ khi qua Mỹ năm 2000 đến nay vì bận săn sóc bà xã đau yếu nên anh chưa bao giờ ra khỏi tiểu bang California nên ngại đi xa. Anh bảo anh cũng muốn đi lắm nếu có tôi cùng đi. Bà xã tôi có ý kiến là tại sao chúng mình không bay qua San Jose thăm Loan (em vợ) chơi vài hôm rồi cùng bay đi Úc với anh Nhơn, như vậy mình cũng đỡ bay một lúc quá dài. Tôi thấy cũng có lý nên báo cho anh Nhơn biết. Anh rất mừng rỡ, nhờ tụi này mua vé máy bay và xin visa giùm để tiện thể cùng chuyến bay và ngồi gần nhau trên máy bay.

Đến tháng 4/2013 tôi đã mua xong vé và visa, sẵn sàng để lên đường vào ngày 3/9/2013 đi San Jose và sẽ bay đi Sydney vào ngày 7/9/2013. Sau đó tôi được biết một số đồng nghiệp cũ như vợ chồng anh Lê Đại Tường, chị Đào Kim Phụng, anh Châu Thành Tích từ Mỹ, chị Nguyễn Thị Thu Hà từ Đức, anh Trần Thành Minh từ Việt Nam cũng sẽ tham dự Đại Hội. Đây quả là cuộc họp mặt đáng ghi nhớ.Anh chị Lập mời tụi này (vợ chồng tôi, anh Nhơn và chị Phụng) ở nhà anh chị. Tôi có nói với anh như vậy thì đông quá, rất bất tiện cho anh chị và các cháu, nhưng anh chị nhất định muốn như thế vì anh nói hơn 40 năm xa cách, nay được gặp nhau anh chị rất là sung sướng đón tiếp, không nề hà gì cả, nên chúng tôi nhận lời.

LÊN ĐƯỜNG

Sáng 3/9/2013 chúng tôi rời Philadelphia đi San Jose và đến nơi lúc gần 5:00pm có Loan ra đón. Trưa hôm sau rủ anh Nhơn đi ăn buffet rồi đi thăm bạn đồng nghiệp cũ nhà báo nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng đang bị bệnh cancer. Anh Hoàng tuy yếu phải chống gậy nhưng rất vui khi có bạn đến thăm. Hy vọng anh mau lành bệnh.

Vì vợ tôi là cựu học sinh trường Trung Học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị nên các bạn Nguyễn Hoàng Bắc Cali. tổ chức một bửa cơm thân mật khoãn đãi vợ chồng tôi. Vợ tôi cũng có rất nhiều bạn internet nên khi nghe bà ấy đến San Jose các bạn trì kéo cho kỳ được vợ chồng tôi đến dự bửa cơm hội ngộ tại nhà hàng Cao Nguyên, có chụp hình tùm lum và dĩ nhiên sau đó có một PPS trên website. Tôi cũng có rất nhiều bạn cũng như học trò cũ ở San Jose nhưng tôi trốn hết chỉ đi thăm thêm một ông chú họ đang bệnh và anh Nguyễn Sĩ Thân, một đồng nghiệp cũ, vì nếu không thì tôi chẵng còn thì giờ nghĩ ngơi trước khi đi Úc. Các bạn và các em Học Sinh ở San Jose, nếu đọc bài này thì xin tha lỗi cho tôi. Thì giờ còn lại thì Loan chở đi ăn và về hotel nghỉ ngơi. Chiều 7/9/2013, Oanh, con gái và Kha, rễ của anh Nhơn đưa chúng tôi lên phi trường San Francisco. Chuyến bay New Zealand bay suốt 13 giờ đến Aukland, New Zealand. Dừng ở đây khoảng hơn 1 giờ và đáp một chuyến bay khác đến Sydney sau 3 giờ bay ngày 9/7/2013. Sở dĩ có sự cách biệt hai ngày vì giờ của Sydney đi trước giờ của California 17 tiếng đồng hồ.

Tại đây có vợ chồng anh Lập, em Dương Xuân Phúc ra đón, tay bắt mặt mừng sau hơn 40 năm xa cách. Đường từ phi trường về nhà anh chị Lập khoảng 30 phút. Anh Lập có thể lái xe sau khi giải phẩu ở đầu nhưng luôn luôn phải có bà vợ bên cạnh chỉ đường. Cũng nên biết là ở Úc xe chạy bên trái giống như ở Anh và các nước trong Liên Hiệp Anh nên chúng tôi ở Mỹ qua chưa quen cứ giật mình thon thót vì sợ đụng xe.

Nhà anh chị Lập và hai cháu Hạnh, con gái, Thắng rể của anh chị Lập rất đẹp và rộng rãi. Phía sau nhà là một vườn khá lớn với nhiều loại hoa kể cả phong lan do chị Lập trồng và săn sóc. Anh Nhơn được bố trí ở phòng tầng trệt, vợ chồng tôi và chị Phụng (đến sau) ở 2 phòng trên lầu. Sau khi trò chuyện một lát anh chị Lập khuyên chúng tôi nên đi nghỉ sau một cuộc hành trình dài và chúng tôi đã ngủ đến tối mịt mới tỉnh dậy. Sau bữa ăn tối chúng tôi ôn lại chuyện cũ từ 40 năm về trước. Đêm đã khuya nhưng câu chuyện vẫn tràn đầy một lần nữa anh chị Lập phải nhắc nhở chúng tôi đi ngủ dưỡng sức cho ngày mai.

Hai cựu Hội Trưởng Trần Văn Nhơn và Bùi Vĩnh Lập (hình)

Sáng hôm sau 10/9/13 chị Lập đi tập tài chi và chị hỏi tôi có muốn đi bộ với anh Lập không? Ở nhà tôi vẫn đi bộ mỗi ngày nên tôi tán thành liền. Vừa bước ra trước cửa tôi thấy hai, ba con két lông trắng toát với cái mồng vàng rất đẹp, to gần bằng con gà đi lãng vãng trước cửa. Chúng rất dạn dĩ, tôi đến bên cạnh cũng không bay đi làm tôi tưởng là két anh chị Lập nuôi. Khi tôi hỏi, anh Lập nói rằng đó là két hoang và anh rất ghét tụi nó vì trồng thứ gì chúng cũng ăn và phá hại. Anh chỉ cho tôi xem hai loại nữa nhỏ con hơn. Một loại màu đỏ và một loại màu xanh rất đẹp. Anh cũng cho biết chính phủ Úc cấm không cho đem các loại két này ra khỏi Úc ngay cả trứng của chúng.

Két trắng mồng vàng trước cửa nhà anh Lập (hình)

Gần trưa anh chị Lập đưa chúng tôi đến văn phòng UPC (University Preparation College) của anh chị Mai Viết Thủy ở Bankstown, khu ngoại ô của Sydney nằm bên cạnh tiệm phở An. Văn phòng này có mục đích giúp đỡ cho các học sinh ngoại quốc muốn du học tại Úc. Tại đây chúng tôi gặp lại các đồng nghiệp cũ như thầy cô Lê Đại Tường, cô Thu Hà, cô Kim Phụng, thầy Minh, thầy Châu Thành Tích và hầu hết các em học sinh trong ban Chấp Hành Hội Petrus Ký Úc Châu: Thạnh (Hội Trưởng), Thủy, Phúc, Công… và một số học sinh từ Mỹ và Việt Nam đến như Đạt (USA), Nhơn, Công (VN)… Các em trong ban Chấp Hành trình bày chương trình Đại Học và thu tiền cho những chuyến du ngoạn sắp tới. Câu chuyện hơn 40 năm nỗ như bắp ran không biết đến bao giờ mới chấm dứt thì em Thạnh tuyên bố là ông chủ tiệm phở An nỗi tiếng nhất ở Sydney Phan Chi Hiệp, cũng là một học sinh Petrus Ký mời tất cả mọi người đi ăn phở. Tiện phở An rất bề thế, sạch sẽ, tổ chức rất quy củ và có thể chứa 200 thực khách. Phở rất ngon, mọi người hài lòng tuy có đôi người chê là phở hơi mặn.

Hàng trước: Hửu Nhơn, thầy HT Nhơn, thầy Lập, thầy Minh.(hình)
Hàng sau: Công, Phúc, Phi Công, thầy Nhơn, Đạt(hình)

Hội Trưởng Trần Thạnh và thầy Nhơn trước UPC(hình)

Sau đó anh chị Lập đưa chúng tôi đi tham quan Bankstown và ghé vào chợ Việt Nam. Tại đây có rất nhiều loại trái cây Việt Nam như xoài, mãn cầu và seafood/ đồ biển hiếm thấy ở Mỹ như của huỳnh đế. Chị Lập mua mấy con cua huỳnh đế để đãi khách phương xa chiều nay. Đây là lần đầu tiên tôi thưởng thức loại cua mà một số bạn bè ở Việt Nam gọi là đặc sản rất mắc tiền. Tuy nhiên tôi không thấy nó có gì đặc biệt ngon hơn các loại cua khác và chắc chắn là nó thua loại cua xanh (blue crab) ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Chúng tôi đi ngủ sớm để chuẩn bị cho ngày hôm sau bắt đầu chương trình đi du ngoạn.

Du ngoạn Wollongong (Thứ Tư 11/9/2013)

Wollongong là một thành phố nằm ở phía nam của Sydney, cách Sydney hơn 80 km. Với dân số gần 300,000 người, Wollongong là thành phố đông dân thứ ba của bang New South Wales, sau Sydney và Newcastle. Tuy là thành phố kỹ nghệ nỗi tiếng, nơi đây có nhiều bãi tắm đẹp và các tiết mục ngoài trời hấp dẫn du khách, bao gồm skydiving, hang gliding, horse riding, surfing… Sea Cliff Bridge nối liền Sydney và Wollongong được xem là một trong những con đường đẹp nhất của nước Úc. Chiếc cầu này bao quanh chân núi, vòng ra phía biển, tạo ra một phong cảnh tuyệt vời gây thích thú cho du khách. (theo tài liệu của Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu).

Chúng tôi tập trung trước tiệm phở An trước 7 giờ 30 sáng. Chúng tôi ngồi ở chiếc xe nhỏ do em Bửu lái và em Phúc lái chiếc xe lớn. Mới đi chừng 10 phút thì có tin nhắn phải quay lại nhà con gái của em Phúc để đổi xe lớn hơn vì xe của em Phúc dư một người. Theo luật ở Úc mọi người trên xe phải có giây buộc an toàn và tuyệt đối không được chở quá số người. Thế là chuyến đi bị trể giờ và do đó chúng tôi không thể thăm một vài nơi theo dự định như sở thú Symbio Wildlife Park có các giống thú đặc biệt như red panda, meerkats, koalas, dingo, echidnas, kangaroos.

Sea Cliff Bridge nối liền Sydney và Wollogong

Gun ở Wollogong


Chùa Nan Tien lớn nhất Nam Bán Cầu

Chúng tôi đến Kiama, thăm viếng thắng cảnh Blow Hole. Trời khá lạnh nhưng biển lại quá êm, ít sóng, nên đợi mãi mà không thấy cái hole nó phun nước. Sau đó chúng tôi đi thăm hãng rượu Crook River và thử rượu. Gặp ngày có bán sale nên chúng tôi mua khá nhiều rượu nho. Chúng tôi đến thăm chùa Nan Tien, ngôi chùa lớn nhất Nam Bán Cầu do người Đài Loan thành lập. Ngôi chùa rất đồ sộ, tọa lạc trên một núi nhỏ. Chùa được kiến trúc khá đẹp và ngăn nắp rất là rộng rãi. Sau đó chúng tôi ăn trưa ở Master Builder Club. Đây là một buffet của người Úc. Họ tiếp đón khách rất niềm nở. Phòng ăn rất lớn và có nhiều món ăn ngon.

Như đã nói trên, đáng lẽ còn đi thăm Symbio Wildlife Park nhưng vì quá trễ nên chúng tôi phải trở lại Bankstown khoảng sau 7 giờ chiều. Vì em Bửu bận đi dạy học nên em Thủy đưa chúng tôi về nhà. Du ngoạn Sydney (Thứ Năm 12/9/2013)

Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales, là thành phố đông dân nhất nước Úc với dân số hơn 4,600,000 người. Đây là thành phố đầu tiên do người Anh thành lập trên lục địa Úc Châu vào năm 1788. Thành phố được đặt tên theo tước hiệu Lord Sydney của Bộ Trưởng Nội Vụ Anh Thomas Townsend thời bấy giờ.

Những thắng cảnh của Sydney được nhiều người trên thế giới biết đến là Sydney Harbour, Opera House, Harbour Bridge, và nhiều bãi biển nổi tiếng như Bondi Beach, Manly Beach. Nhiệt độ trung bình trong tháng 9 khoảng từ 11 độ C (52 độ F) đến 20 độ C (68 độ F).

(Theo tài liệu của Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu).

Chương trình dự kiến là sẽ ăn sáng ở phở An rồi đi du ngoạn bằng xe bus. Tuy nhiên sau đó theo ý kiến của em Bửu, hướng dẫn viên thì đi subway tiện lợi và mau hơn vì không bị kẹt xe. Em mua cho mỗi thành viên một ổ bánh mì do mình chọn lựa và một chai nước xong kéo nhau đến trạm subway. Em mua cho mỗi người một vé subway một ngày và chúng tôi đi subway đến Sydney Harbour. Chúng tôi viếng thăm Bondi Beach, tham quan The Gap rồi đến Opera House.

Opera House do kiến trúc sư Jorn Utzon người Denmark phát họa, và bắt đầu xây cất vào năm 1959, được khánh thành bởi Queen Elizabeth II vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 với kinh phí 102 triệu Úc Kim. Toàn thể diện tích là 5798 hectares và mái nhà cao nhất là 67 mét so với mặt biển. Bên trong có nhiều nhà hát, restaurant etc… Mỗi năm có khoảng 3,000 events/chương trình tại đây.

Thầy Tích, thầy Nhơn, Thầy HT Nhơn, thầy Tường

Phái đoàn du ngoạn ở Sydney Harbour

Circular Quay và Opera House

Thầy Nhơn đứng trước Opera House

Mái nhà của Opera House

Mái nhà của Opera House được làm bằng một loại tile/gạch men rất đẹp. Vì mặt ngó ra biển của Opera House đẹp hơn nên em Bửu bảo là chờ lúc đi phà trên Harbour hãy chụp hình nhưng mọi người cứ bấm lia lịa. Chúng tôi đi phà trên harbor, phong cảnh rất là đẹp mắt.

Chúng tôi ăn trưa ở bải biển rồi đi xem cảnh Circular Quay và Old Quarantine Station nhưng không viếng thăm Mrs Macquarie’s Chair và Manly Beach vì không đũ thì giờ. Ngoại trừ Opera House, những nơi không có gì đặc biệt lắm. Chúng tôi trở về Bankstown khoảng 7giờ tối. Lúc về đến tiệm phở An thì chưa có xe đón, nên Hiệp chủ tiệm phở mời các thầy cô vào nhà hàng ngồi nghĩ và mời ăn phở nhưng vì còn no nên không ai muốn ăn. Nhân cơ hội này cô Phụng làm một màn phỏng vấn em Hiệp về việc làm ăn ở Úc khi em đến xứ sở này. Qua câu chuyện của em, tôi rất hãnh diện và khâm phục tài năng cũng như sự chịu đựng gian khổ cùng óc sáng tạo của các học sinh Petrus Ký. Có tin đồn là em Hiệp là một trong những người Việt Nam giàu có nhất ở Úc. Ở đây tôi cũng phải nói thêm là chúng tôi rất cảm ơn em Bửu đã bỏ nhiều thì giờ hướng dẫn và chăm sóc thầy cô.

Khi chúng tôi về nhà thì vợ tôi (vì lý do sức khỏe không đi hai buổi du ngoạn trên) và chị Lập cho biết ở nhà đã soạn quần áo của anh Trần Văn Nhơn và tôi để giặt, chuẩn bị cho ngày mai nhập trại. Hai bà có thắc mắc hỏi anh Nhơn là tại sao anh có một chiếc áo giống như của phụ nữ? Lúc đó anh Nhơn mới giải thích rằng -- chiếc áo đó là của cô Thủy, vợ anh ấy và anh luôn luôn giữ bên mình từ khi vợ mất để mỗi khi nhớ cô, anh đem ra ngắm hoặc đắp lên người trong những đêm cô đơn giá lạnh cho ấm lòng.

Những lời nói chân thành đầy yêu thương tình nghĩa vợ chồng của anh Nhơn làm tôi nhớ đến hai câu thơ của Vua Tự Đức khi vợ ông mất:

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.

Tôi không biết Vua Tự Đức có thực hiện những việc này hay không hay là ông chỉ làm thơ vì ông có quá nhiều cung phi mỹ nữ và mãi đến bây giờ tôi mới biết có người bằng xương bằng thịt là anh Nhơn đã thực hành cái ý nghĩa thâm thúy của hai câu thơ này sau khi chị Thủy mất, trong lúc đau buồn anh đã làm một bài thơ dưới đây và tôi đã xin phép anh được đăng vào bài này:

Ngày Em Đi

Khi bệnh em trở lại,
Đêm qua chợt gặp em.
Đau đớn ngày lẫn đêm,
Tưởng đi đâu mới về,
Lo lắng bối rối quá,
Nên không thèm giữ lại,
Biết làm gì cho em.
Đâu ngỡ là chiêm bao
Em bảo anh khờ quá
Phải chi mình biết trước
Nếu như có kiếp sau
Những lúc ở bên nhau
Anh còn yêu em hơn
Ôm em lâu một chút
Anh không nói chỉ cười
Bây giờ chắc đỡ đau
Em đã ra đi rồi
Thế thôi đành chia tay
Buồn quá không muốn khóc
Em về với hư vô
Nước mắt đổ chi nhiều
Còn anh cùng biển nhớ
Cũng chỉ một mình thôi
Ngậm ngùi đến cuối đời
Cùng em ra nghĩa trang
Biển vẫn thật là rộng
Năm tháng đã qua rồi
Sông vẫn thật là dài
Nhà chỉ thiếu một người
Vắng con thuyền một chút
Vắng vẻ quá em ơi!
Chỉ còn lại cô đơn.

Trần Văn Nhơn

Anh Nhơn là giáo sư Anh Văn, không phải là nhà thơ và bài thơ này không phải là một tuyệt tác văn chương. Nhưng vì nó được tạo ra bằng tình vợ chồng nồng thắm, nên khi đọc chúng ta rung động về tấm lòng của một người chồng chân thành thương tiếc người bạn đời.

Anh cũng là người có nhiều tư tưởng khác với đa số người Việt bình thường. Anh tin rằng nền giáo dục của Mỹ là nền giáo dục sáng tạo hơn hẳn lối giáo dục từ chương. Nó giúp cho học sinh có tinh thần sáng tạo, tìm ra những cái gì mới mẻ đem lại phúc lợi cho con người. Ngược lại lối giáo dục từ chương chỉ học thuộc lòng những cái gì người khác đã tìm ra, tiêu hao quá nhiều năng lực của học sinh. Do đó các em chẳng những không có tinh thần sáng tạo mà cũng chẳng còn sức để tìm ra những cái gì mới mẻ. Anh cũng nghĩ rằng -- nho giáo Khổng Tử đã cản bước tiến của dân tộc vì nó phục vụ cho nhà cầm quyền thôi, mà không giúp đỡ cho người nghèo có cơ hội học hỏi để vươn lên. Anh luôn luôn lạc quan yêu đời, đầy lòng vị tha, lúc nào cũng nghĩ mình còn sung sướng hơn bao nhiêu người khác.

Nhập trại để tham dự Đại Hội (Thứ Sáu 13/9/2013)

Đại Hội được tổ chức tại địa điểm St. Joseph Conference Center, 30 Tyson Road, Bringelly, MSW 2177 cách Sydney chừng 50 cây số. Vì có đông người đi kể cả anh Lập (chị Lập nhập trại sau) nên anh chị Lập nhờ anh Thu, em rể chở xuống Bankstown chờ xe bus chở lên trại. Trước khi đi nhìn anh Lập chuẩn bị thuốc men lỉnh kỉnh trong đó có những thứ thuốc phải để tủ lạnh thấy mà thương. Việc đi xa nhiều ngày quả thật là điều quá bất tiện cho anh nhưng vì tình đồng nghiệp, tình thầy trò anh nhất định đi. Thầy Lập được tất cả các em học sinh Petrus Ký ở Úc kính nể về tài năng cũng như đức độ. Thầy là một trong những sáng lập viên và là Hội Trưởng đầu tiên của Hội Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu. Tuy không còn làm Hội Trưởng nữa chỉ giữ chức Cố Vấn, nhưng thầy vẫn được coi là vị lãnh đạo yêu mến của Hội Petrus Ký Úc Châu cũng giống như thầy Phạm Ngọc Đãnh đối với Hội Petrus Ký Âu Châu. Viết đến đây tôi hơi ngài ngại vì nghĩ rằng có người sẽ bảo cái ông Nhơn này tâng bốc hai ông bạn quá, không chừng trở thành bóp dế các ông ấy mất. Well! Dù sao cũng là sự thật mà. Vả lại, tôi cũng có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân của mình chứ. Vì bị trể nên khi đến trại thì trời đã tối và đã có khá đông trại viên. Chúng tôi ghi danh nhận phòng, nghĩ ngơi một lát rồi chuẩn bị đi ăn tối. Mỗi phòng có ba giường tầng cho sáu người nhưng các thầy cô thì ha người một phòng. Bữa ăn tối tuy đơn giản nhưng thật là ngon. Món bê thui thật là tuyệt, đến nỗi bà xã tôi là người khó tính trong vấn đề ăn uống cũng phải khen ngợi. Quả thật bò Úc ngon danh bất hư truyền. Em Bửu yêu cầu thầy cô rán thức chờ em đem đến món chè đậu đỏ mà em cam đoan ngon không đâu bằng. Tôi được em múc cho một chén ăn rất ngon, nhưng có lẽ tấm lòng của em đối với thầy cô còn ngon hơn nhiều.

Sáng hôm sau Thứ Bảy 14/9/2013 sau khi ăn sáng mọi người được tự do đi dạo, đánh cờ tướng, nhưng đa số chỉ tụm năm tụm ba nói chuyện sau bao năm xa cách. Câu chuyện trên 40 năm chưa dứt thì đã đến giờ ăn trưa. Sau đó chúng tôi mấy ông bà già trên 7 bó (70 tuổi hơn) về phòng nghỉ ngới dưỡng sức.

Hội Trưởng Trần Thạnh khai mạc Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu

Thầy Lập phát biểu chào mừng ĐH và quan khách

Tham dự viên Đại Hội

Khi trở lại hội trường, tôi gặp lại một số đồng nghiệp cũ như thầy Trần An, thầy Liêng Khắc Văn, thầy Mạch Tứ Hải. Thầy An và thầy Văn không khác mấy chỉ già chút thôi. Thầy Hải có vẻ chậm chạp và ít nói, nghe thầy Lập nói là trước kia thầy bị bệnh.

Khoảng 2giờ trưa, Đại Hội khai mạc với màn chào cờ Úc và Việt. Em Hội Trưởng Trần Thạnh đọc bài diễn văn chào mừng, giới thiệu thầy cô, quan khách và đồng môn. Sau đó đến lượt các thầy Bùi Vĩnh Lập, Trần Văn Nhơn, Trần Thành Minh và cô Đào Kim Phụng phát biểu ý kiến.

Thầy Trần Thành Minh là người gắn bó với trường Petrus Ký hơn 40 năm, lâu hơn bất cứ giáo sư nào của trường. Thầy là quyển tự điển sống về trường Petrus Ký, ai muốn biết gì về trường, các giáo sư, học sinh trong mấy chục năm qua, cứ hỏi thầy Minh thì biết ngay. Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của ông Giám Học Trần Thành Minh trước tháng Tư năm 1975. Tuy người không cao lắm nhưng rất oai vệ, đi chiếc xe Volkswagen (rất sang vào thời đó), là người sắp giờ dạy cho toàn thể giáo sư của trường. Mỗi đầu năm học một số giáo sư toán, lý hóa như chúng tôi có dạy tư bên ngoài cầm cái giấy xin đổi giờ, gãi đầu gãi tai vào phòng ông Giám Học. Thấy chúng tôi là thầy Minh biết tụi này muốn gì rồi, thầy trợn mắt và hét lên: “Tụi bay đi dạy tư lấy thêm tiền mà bắt tao làm thêm việc hả? Tao không giúp tụi bay đâu?” Nói thế thôi chứ rồi thầy Minh cũng thỏa mãn nguyện vọng của anh em. Cô Phụng là giáo sư trẻ đẹp dạy môn Anh Văn. Cô là bạn cùng lớp Sư Phạm với thầy Trần Văn Nhơn và là phu nhân của ông Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Thanh Liêm lúc đó, được thuyên chuyển từ trường Nguyễn Trãi về trường Petrus Ký. Mỗi khi cô đi ngang qua các lớp học, học sinh nhao nhao kêu lên:

- “Cô ơi! cô vào dạy lớp em đi, cô.”

Cô có than phiền là khi về Việt Nam, đến thăm trường Petrus Ký, (nay là Lê Hồng Phong) mà người bảo vệ không cho vào. Tôi bảo cô làm vậy là sai thủ tục rồi, đáng lẽ cô phải thông báo cho thầy Trần Thành Minh biết thì khi cô đến có thể có cả Hiệu Trưởng Võ Anh Dũng cùng với thầy Minh đón cô ở cổng trường.

Tiếp theo là lời phát biểu của các em học sinh đến từ Mỹ (Đạt), Việt Nam (Công, Nhơn) và em Bửu (Úc). Đặc San Petrus Ký Úc Châu cũng được phát tận tay cho các tham dự viên Đại Hội. Sau đó là giờ giải lao và chụp hình lưu niệm. Đến 3 giờ rưỡi trưa, tham dự viên trở lại hội trường để nghe phần thuyết trình.

Trước hết GS Nguyễn Xuân Vinh thuyết trình đề tài “Thiên chức của nhà giáo”. Đề tài này đối với chúng tôi, những nhà giáo cả mấy chục năm thì chẳng có gì xa lạ. Tuy nhiên ban tổ chức cũng yêu cầu em Kiều Tiến Dũng, một tiến sĩ tốt nghiệp bên Anh lên tóm tắt bài diễn văn của giáo sư Vinh để mọi người hiểu rõ hơn. GS Nguyễn Xuân Vinh phát biểu Tiếp theo LS Lưu Tường Quang thuyết trình với đề tài “Thử tìm một Petrus Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”. Sau khi nói chuyện một hồi, luật sư Lưu Tường Quang kết luận:

“Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là một Petrus Ký Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”.

Một lần nữa em Dũng lên tóm tắt bài diễn văn của LS Quang.

Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện thuyết trình với đề tài “Truyện Kiều thơ và nhạc”. Đề tài này tôi cũng đã được nghe một lần trong Đại Học Petrus Ký Âu Châu ở Đức mấy năm về trước. Sau đó các tham dự viên thảo luận về phương hướng cho các sinh hoạt Petrus Ký tương lai rồi giải tán. Dạ tiệc được tổ chức vào lúc 7 giờ tối và văn nghệ bắt đầu vào lúc 9 giờ tối. Với thành phần diễn viên cây nhà lá vườn cộng với một ít thân hữu, các em đã cho khán thính giả một chương trình văn nghệ dân ca rất hào hứng vui tươi. Tôi cũng được nghe câu chuyện em Thảo trong đoàn văn nghệ đã lái xe với kèn trống từ Adelaide đến, giữa đường đụng phải một con kangaroos. Chiếc xe bị hư hại hoàn toàn, nhưng em không sờn lòng, mua một chiếc xe khác để đến trình diễn cho Đại Hội. Thành thật khen ngợi và cảm ơn tất cả các em kể cả chef cook/đầu bếp đã cho chúng tôi những bữa ăn ngon.

Ban Văn Nghệ Petrus Ký

Em Dan Thảo với màn dân ca

Toàn ban Văn Nghệ Petrus Ký

Bửa ăn trưa ở Saint Joseph Center: Thầy Minh, thầy Nhơn, thầy An và thầy Hội Trưởng Nhơn

Tham dự viên Đại Hội

Hàng đầu từ trái sang phải: Thầy Minh, thầy Văn, thầy Nhơn, cô Liên, cô Thu Hà, cô Kim Phụng, thầy Hải, GS Vinh (?) cô Dung, thầy Tường, thầy Lập, thầy Nhơn, thầy Tích. Phía sau là toàn thể cựu học sinh Petrus Ký và thân hữu.

Theo chương trình dự liệu thì đến 1trưa ngày Chủ Nhật 15/9/2013 mới chia tay nhưng chương trình thay đổi nên chúng tôi chia tay ngay sáng hôm ấy để đi du ngoạn Canberra và Melbourne. Sáng hôm sau Chủ Nhật 15/9/2013 sau khi ăn sáng chúng tôi bịn rịn từ giã các đồng nghiệp, các em học sinh sau hơn 40 năm xa cách để lên đường. Hai cháu Thắng - Hạnh đưa chị Lập đến trại để cùng đi với anh Lập và chúng tôi. Hình như đây là lần đầu tiên hai anh chị xa nhau một đêm kể từ ngày chị và cháu Hạnh đến sum họp với anh tại Úc. Du ngoạn Canberra (Chủ Nhật 15/9/2013)

Canberra là thủ đô của Australia được chọn vào năm 1908 như là một sự thỏa hiệp giữa hai thành phố lớn Sydney, tiểu bang New South Wales và Melbourne, tiểu bang Victoria. Chữ Canberra được cho là xuất xứ từ chữ Kambera của thổ dân Ngunnawal có nghĩa là “nơi tụ họp”. Dân số Canbera là 367,000 và cách Sydney 280 km về phía Tây Nam. Thành phố được xây dựng theo đồ án của hai kiến trúc sư ở Chicago, Walter Burley Griffin và Marion Mahony Griffin. Canberra có nhiều cơ quan chính phủ liên bang, đặc biệt là Tòa Nhà Quốc Hội nơi mà mọi du khách không thể bỏ qua. Canberra cũng giống như Washington DC, của Mỹ hoàn toàn độc lập với các tiểu bang.

Hội Hoa Xuân Floriade

Trước tiên chúng tôi đến thăm Hội Hoa Xuân Floriade và Commonwealth Park và ăn trưa tự túc ở đây. Nơi này có hằng hà sa số hoa tulip và các loại hoa khác đủ màu sắc rất là đẹp, có rất đông người xem và thiên hạ đua nhau chụp hình. Theo chương trình sau đó chúng tôi đi Thredbo ngắm núi tuyết, nhưng vì chần chờ trể nãi nên chuyến đi này bị hủy bỏ. Có nhiều người hối tiếc vì không xem được tuyết, riêng tôi thì phải xúc tuyết đều đều mỗi mùa Đông nên không hối tiếc gì cả.

Sau đó chúng tôi đến thăm tòa nhà Quốc Hội. Cách kiến trúc của nó cũng khá đặc biệt. Mọi người đều có thể vào trong xem, không khó khăn như ở Mỹ.

Chúng tôi đi ăn tối ở một tiệm cơm chay Việt Nam và tại đây gặp lại một đồng nghiệp cũ là giáo sư lý hóa Nguyễn Ngọc Đính. GS Đính có mang theo mấy chai rượu để đãi phái đoàn. Đồ ăn của tiệm này giả đồ mặn như cá, tôm, gà rất giống như thiệt và rất ngon. Nhiều người xì xào đã ăn chay mà sao còn làm giống đồ mặn lại uống rượu nữa. Bấy giờ có người giải thích rằng đây không phải là tiệm chay theo ý nghĩa tôn giáo như Phật Giáo mà chỉ có ý nghĩa tây phương vegetarian nghĩa là ăn rau không có thịt. Cô chủ quán rất trẻ và nhân viên phục vụ khách hàng rất chu đáo, tận tình.

Trên đường về hotel/khách sạn, thể theo lời yêu cầu của một số người muốn xem kangaroos trong nếp sống tự nhiên, em Mai Viết Thủy bảo tài xế đến một công viên nơi mà kangaroos hay ra ăn buổi tối để xem. Tuy tôi gọi là em Thủy nhưng em cũng gần 6 bó (sáu chục), đã có sự nghiệp, cháu ngoai cháu nội rồi. Xe ngừng em Thủy nhảy xuống chạy lúp xúp vào trong cỏ để xem có chú kangaroos nào không trong khi tài xế chiếu đèn, rất tiếc là không có con nào cả có thể vì quá tối và trời đang mưa. Vẫn chưa chịu thua Thủy bảo tài xế lái đến một nơi khác, nhưng kết quả vẫn không khá hơn.

Sau đó chúng tôi đi nhận phòng ngủ qua đêm. Cái apartment này có hai tầng mà không có thang máy. Mỗi phòng có ba units dành cho sáu người. Vợ chồng tôi đươc ở một phòng ở lầu hai cùng với anh chị Tường - Dung và anh chị Thu-Cúc. Vì không thang máy nên hai ông bà già phải khiên hai cái valy bự nặng đau lưng muốn chết. Thế mới biết ở Mỹ sướng hơn, nơi nào cũng có thang máy. Sáng hôm sau tôi phải nhờ Đạt và Công xách giùm trở xuống.

Du ngoạn Melbourne (16/9/2013 – 19/9/2013)

Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victotia, là thành phố đông dân thứ nhì nước Úc với dân số gần 4,200,000 người. Nằm ở phía Nam cách Sydney gầm 1000 km. Melbourne được xây dựng năm 1835 và được đặt tên theo tước hiệu Tử Tước Melbourne của Thủ Tướng Anh William Lamb thời bấy giờ.

Thứ Hai 16/9/2013, trời mưa suốt quảng đường dài từ Canberra đến Melbourne, càng gần Melbourne mưa càng lớn. Hai bên đường toàn là trại bò và trại cừu, thỉnh thoảng mới có một thị trấn nhỏ (town) có các tiệm ăn phần lớn là Kentucky Chicken Fries, McDonalds, Hungry Jack (giống hệt như Burger King ở Mỹ). Chúng tôi ngừng lại để ăn trưa ở một tiệm McDonalds. Rất may lúc này trời bớt mưa. Các bà, các cô bày những đồ ăn mang theo như bánh mì, xôi đỏ, xôi xanh, xôi vàng, và trái cây ở phòng phía ngoài của McDonalds. Lúc đầu tôi cảm thấy ngài ngại vì sợ chủ tiệm không bằng lòng, nhưng các em bảo rằng -- không sao miễn là mình mua thêm đồ ăn, uống của họ. Chúng tôi mua một ít nước uống và ra ngoài thưởng thức các món ăn Việt Nam. Chị Tâm, vợ anh Thủy mời các thầy cô ăn mãng cầu. Thấy trái mãng cầu này giống mãng cầu Xiêm, sợ chua nên tôi và thầy Tường không muốn ăn, nhưng một cô cam đoan là nó rất ngọt nên chúng tôi ăn thử một miếng, thật là ngon ngọt! Thấy còn một miếng chót tính bốc thì ông Tường đã nhanh tay tóm gọn. Tuy trời mưa ướt át bên ngoài nhưng trong xe rất là vui vẻ. Mọi người thay nhau kể chuyện vui cười thời học sinh, những màn phá thầy mà mãi đến nay các em mới tiết lộ. Đặc biệt thầy Tường với sự phụ tá đắc lực của cô Dung đã mở một lớp dạy nấu bún bò Huế và làm thịt ăn với bánh mì. Thầy cam đoan rằng nếu thầy mở tiệm bún bò Huế bên cạnh phở An thì phở An phải dẹp tiệm và nếu ai đã ăn bánh mì thịt của thầy, thì sẽ không thèm ăn bánh mì Ba Lẹ hay Lee sandwich nữa. Xe đã đến ngoại ô Melbourne. Khu này rất sầm uất nên mọi người tưởng là đã đến Melbourne nhưng Thủy cho biết rằng mấy năm gần đây khu ngoại ô Melbourne phát triển rất nhanh và còn khá lâu mới đến nơi. Xe đến hotel sau khi văn phòng hotel đã đóng cửa. Một lần nữa Thủy phải chạy đi kiếm người giữ chìa khóa phòng trong lúc mưa lớn. Tôi có mang theo một chai rượu định đến Melbourne anh em uống cho vui, không ngờ lúc vợ tôi đang cầm, thì nó rớt xuống nền nhà bể toang, vì đáy cái túi giấy bị rách vì ướt. Sau một lúc chờ đợi, chúng tôi ba cặp lại ở chung một apartment có ba units, tuy nhiên lần này thì tốt hơn ở Canberra nhiều vì có thang máy, phòng lại có balcony ngó ra harbor/hải cảng rất đẹp. Theo chương trình mọi người tự túc ăn tối rồi đi vòng quanh Melbourne và thăm Crown casino. Chỉ có anh chị Tường-Dung đi còn chúng tôi nghỉ dưỡng sức sau suốt một ngày ngồi xe bus.

Cảnh nhìn từ hotel xuống Melbourne Harbour

Thứ Ba 17/9/2013, chúng tôi đi thăm thành phố Melbourne và đúng như một số người đã gọi Melbourne là “Thủ Đô Văn Hóa” của nước Úc. Nhà cửa cũng như các kiến trúc trong thành phố rất là đa dạng, đủ kiểu đủ màu sắc không giống như Sydney, Canberra nhà cửa phải theo một code nhất định. Sau đó Thủy hướng dẫn phái đoàn đi một tour mà Thủy bảo là copy theo một hãng du lịch của Úc. Trước tiên chúng tôi đến một rừng cây có rất nhiều chim két. Hàng trăm chim két màu trắng mồng vàng như tôi đã thấy trước nhà thầy Lập. Chúng rất dạn dĩ. Khi du khách cho ăn chúng có thể bay đến đậu trên vai hay trên tay của mình. Hai loại kia màu đỏ và xanh có ít hơn và cũng nhút nhát hơn. Sau đó chúng tôi đến một ga xe lửa nhỏ để đi một đoạn xe lửa cổ lỗ sĩ thời Úc mới lập quốc để thưởng thức quang cảnh hoang dã hai bên đường. Chúng tôi chỉ đi một đoạn ngắn rồi được xe bus đón để đưa về hotel.

Chim két đậu trên vai một cậu bé

Loại chim két màu đỏ

Chụp hình trước khi lên xe đến ga xe lửa

Xe lửa đời xưa

Thứ Tư 18/9/2013 Chúng tôi đi thăm chợ Việt Nam ở Melbourne. Chợ này rất lớn và có bán tất cả những sản phẩm của Á Châu. Anh chị Lập mua bánh Trung Thu cho bữa tiệc Hội Ngộ với các đồng nghiệp và các em học sinh Petrus Ký ở Melbourne tối nay.

Chúng tôi cũng đi thăm một nơi nếm rượu (wine tasting) ở Melbourne và ăn trưa ở đây. Đa số chúng tôi không chú ý vào việc nếm rượu mà chú ý vào bữa ăn trưa. Một nhân viên, khi biết chúng tôi là người Việt Nam, nói rằng anh rất thích món ăn Việt Nam và anh ta có bạn Việt Nam và món ăn Việt Nam anh ta thích nhất là phở. Vì để dành bụng cho buổi tiệc chiều nay nên đa số bà con order hai người một phần và salad. Món thịt bò steak ở đây ngon tuyệt, bỏ vào miệng nó đã như muốn tan ra và rất thơm. Tôi hơi hối tiếc là quên không order một phần đem về cho bà nhà tôi vì bà ấy không đi bữa nay.

Thầy Nhơn đang hăm dọa thầy HT Nhơn ngồi trước mặt để đòi thêm steak

Buổi tối chúng tôi đến nhà hàng Nhị Nương. Hai cô chủ quán vừa đẹp lại vừa hát hay. Trong suốt bữa ăn, cô chị hát và cô em đệm đàn guitar. Em Thủy đề nghị thầy Châu Thành Tích lên tặng hoa cho cô ca sĩ, thầy okay/ đồng ý ngay lập tức và khi thầy tặng hoa, mọi người đều vỗ tay nồng nhiệt. Câu chuyện thầy Tich tặng hoa là đề tài hấp dẫn trên chuyến xe trở lại Sydney. Trong bữa ăn này chúng tôi rất sung sướng gặp lại các đồng nghiệp cũ như thầy Vũ Đình Lưu, thầy Lê Văn Chương và một số khá đông cựu học sinh Petrus Ký. Hai thầy Lưu và Chương vẫn còn rất phong độ. Thời gian có hằn lên mặt những nếp nhăn nhưng nụ cười rạng rỡ vẫn như thuở nào.

Hàng đầu: Thầy Lập, thầy Tường, thầy Chương, thầy Minh, thầy Lưu, thầy HT Nhơn,thầy Tích, ?, thầy Nhơn ở quán Nhị Nương. Phía sau là các cựu hs Petrus Ký và thân hữu

Thầy Tích tặng hoa cho cô ca sĩ kiêm chủ quán Nhị Nương

Thứ Năm 19/9/3013 rời Melbourne trở lại Sydney, chúng tôi tiếp tục những câu chuyện vui trên đường thiên lý cộng thêm với chuyện thầy Tích tặng hoa. Có em đề nghị thầy Tích nên tái định cư ở Melbourne hoặc rước cô về dinh ở miền nắng ấm Nam California. Thầy Châu Thành Tích được thầy Trần Văn Nhơn gọi là Bộ Trưởng Nội Vụ vì trước kia thầy tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh và có làm lớn trong chính quyền trước 30/4/1975. Thầy là người được học trò thương nhất, muốn ngồi chung chỗ với thầy trên xe, muốn ngủ chung phòng với thầy ở hotel và thầy lại được tặng hoa người đẹp nữa. Chúng tôi về đến Sydney thì trời đã tối, kết thúc một cuộc du ngoạn vui vẻ. Sau khi du ngoạn cả ba thành phố lớn của Úc tôi có nhận xét là người Á Châu nhất là người Trung Quốc, Ấn Độ và người Hồi Giáo Trung Đông tràn ngập khắp nơi. Có thể trong mấy chục năm nữa người Tàu sẽ trở thành nhóm đa số ở Úc. Việc có quá nhiều người Hồi Giáo cũng có thể là vấn đề lớn cho nước Úc trong tương lai. Anh Trần Văn Nhơn và vợ chồng tôi còn tiếp tục ở nhà anh Lập đến 23/9/2013 mới về Mỹ, còn chị Phụng thì đã đi dự Đại Hội Gia Long. Ngày Thứ Sáu 20/9/2013 anh chị Lập đưa chúng tôi đi Farmer market. Nơi này họ bán rất nhiều nông phẩm trồng ở các trang trại chung quanh Sydney và những nơi xa như Queensland. Một số người Việt ở đây có những trang trại ở Queensland để trông sản phẩm nhiệt đới vì khí hậu ở đó giống Việt Nam. Sau đó chúng tôi đi thăm khu chợ Việt Nam Cabramatta. Nơi đây có đầy đủ các món ăn Việt Nam. Chị Lập đề nghị tôi nấu bún bò Huế theo phương pháp của thầy Tường vào ngày Chủ Nhật 22/9/2013 và tôi nhận lời tuy có hơi run. Chị Lập mua hai cái giò heo và và một bò bắp. Các gia vị khác chị đã có sẵn ở nhà. Anh Lập đưa chúng tôi đi ăn bánh bao thì gặp một cựu học sinh Petrus Ký có con là nha sĩ có phòng mạch bên cạnh tiệm bánh bao và em nhất định chiêu đãi chúng tôi. Trong bữa ăn, em cho biết em đang xây dựng một khu thương mại mới rất lớn. Khi nghe thầy Lập nói về việc đang tìm chỗ để dựng tượng ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì em hứa rằng em sẽ cho dựng tượng ông Petrus Trương Vĩnh Ký ở khu thương mãi này. Chúng tôi rất là cảm ơn thiện chí của em.

Cổng của khu Cabramatta

Thứ Bảy 21/9/2013. Buổi sáng anh chị Lập đưa anh Nhơn và tôi đi thăm chợ cá Sydney. Đồ biển ở đây thật là tươi và giá tương đối rẻ. Thấy tôi thích oyster/con hào chị Lập mua cả hai loại oyster để về nhà thưởng thức. Oyster ở Úc có thịt dày hơn oyster ở Mỹ, ăn sống rất ngon.

Buổi trưa chúng tôi đến ăn cơm ở nhà của cháu Trí, cháu ruột của vợ tôi. Tuy cháu đã đi du học ở Úc từ lớp 10, đã tốt nghiệp đại học và làm việc nhiều năm nhưng cháu cũng biết nấu đồ ăn Việt Nam rất ngon.

Bửa cơm trưa ở nhà cháu Trí (cháu cô Liên)

Cháu Trí, chị Hảo (bà xã thầy Lập), cô Liên

Chủ Nhật 22/9/2013. Sau khi ăn sáng, chúng tôi bàn tính việc nấu bún bò Huế chiều nay. Hôm thứ sáu thấy chị Lập mua hai cái đùi heo và một bò bắp tôi nghĩ là chỉ nấu cho bảy người ở nhà thôi nên okay/nhận lời. Sáng nay tôi mới biết anh chị có ý định mời cả Ban Chấp Hành Hội Petrus Úc Châu và một ít thân hữu khoảng 20 người. Anh Lập cũng có mời anh Liêng Khắc Văn, nhưng anh bảo anh đã có hẹn không đến được và thay vào đó, anh sẽ đem một nồi curry dê/ cà ry dê để anh em ăn trưa với nhau cho vui. Curry của anh ăn với bánh mì thật là ngon, không có mùi hôi và anh cắt từng miếng nhỏ vừa ăn. Anh Lập bật mí cho tôi biết -- trước kia anh Văn có mở một nhà hàng, thảo nào anh nấu ăn khéo quá. Anh Văn còn nghiên cứu về ngữ học hay môn gì đó. Anh rất say sưa với môn này và ai muốn học anh sẽ dạy cả ngày không tính tiền.

Lúc này tôi run thiệt nhưng đã trễ lắm rồi, đã leo lên lưng cọp thì phải cỡi thôi. Rất may là tôi có rất nhiều phụ tá giỏi và đáng tin cậy: Tôi giao cho DS Hảo (chị Lập) lo phần tổng quát. Tiến sĩ Lập được giao cho việc lóc thịt đùi heo và lọc mắm ruốt. Hiệu Trưởng Nhơn, vợ tôi và hai cháu Thắng, Hạnh stand by/chực sẵn và sẳn sàng nhào zô khi có việc cần. À quên Hội Trưởng Nhơn cũng biểu diễn một màn kho thịt với nước dừa, rất tiếc vì không có nước dừa nên anh đành kho với nước thôi. Tuy nhiên sau đó thì Hội Trưởng Lập cũng khen thịt rất ngon.

Tôi nghĩ rằng một món bún bò Huế hơi ít, cần phải có một món appetizer nữa, coi mới được nên tôi làm thêm món tôm chiên khoai lang mà cháu Hạnh đã tỏ ra xuất sắc trong việc chiên khoai dù là cháu mới làm lần đầu. Vợ tôi nói là có ít thịt quá sợ nước dùng không ngọt đề nghị thêm vào nước dùng gà và chị Lập đã cung cấp thêm ingredient này. Mọi việc diễn tiến khá tốt nhưng khi khách bắt đầu đến thì sự việc xảy ra: khoai chiên tôm lúc mới chiên rất dòn rất ngon mà bấy giờ nó bắt đầu mềm xèo mặc dù đã giữ trong lò. Sau này khi hỏi lại sư cô đã dạy tôi món này mới biết là -- phải để trong oven với nhiệt độ cao và thỉnh thoảng mở cửa để hơi nước thoát ra. Tôi chỉ còn một quyết định là chiên lại lần thứ hai mặc dù có sự nguy hiểm là chúng bị cháy. Rất may! Tuy có bị cháy chút đỉnh nhưng mọi người có vẻ enjoy/thích thú món này và ăn hết sạch làm tôi mừng quá. Bún bò Huế thì chị Lập trình bày rất đẹp mắt nhưng nước dùng không được chuẩn lắm chắc còn lâu mới cạnh tranh nỗi với phở An. Bữa ăn xong mọi người ra về thoải mái và tôi cảm thấy rất sung sướng.

Thầy Nhơn đang gọt hành cho món bún bò Huế

Tiến sĩ Lập đang lóc thịt đùi heo

Công trình lao động đã hoàn tất: Tô bún bò Huế

Thứ Hai 23/9/2013 Về nhà
Cuộc vui đến đâu rồi cũng phải đến hồi kết thúc. Hơn hai tuần lễ ở Úc qua mau như gió, đã đến ngày ra về. Sáng sớm hôm nay sau khi cảm ơn và từ giã anh chị Lập, cháu Thắng đưa chúng tôi ra phi trường. Thắng rất chu đáo chạy tới chạy lui để chắc chắn là các cô chú không bị lạc rồi mới trở về đi làm.
Máy bay về đến San Francisco vào giữa trưa. Nơi đây anh Nhơn và vợ chồng tôi chia tay: anh về San Jose còn vợ chồng tôi đáp một chuyến bay khác về Philadelphia. Chúng tôi về đến nhà vào rạng sáng ngày 24/9/2013, kết thúc một cuộc hành trình đầy kỷ niệm.

1. Vài cảm nghĩ về chuyến đi Úc Châu

Sự đón tiếp của anh chị Lập và các em học sinh Petrus Ký ở Úc thật là nồng hậu. Tiếp đón bốn người khách trong nhà trong một thời gian dài là cả một vấn đề, làm xáo trộn nếp sống thường nhật của gia đình nhưng anh chị Lập đã làm cho chúng tôi “feel at home”. Một lần nữa xin cảm ơn anh chị và hai cháu Thắng Hạnh.

Các em học sinh Petrus Ký đã tỏ ra rất kính trọng và thương yêu, chăm sóc các thầy cô trên sự mong đợi như lời thầy Lê Đại Tường đã viết cho tôi trong một email khi về nhà “Ngày xưa đi học trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư có viết về tình thầy trò, chuyện ông Carnot làm quan lớn về qua làng ghé thăm thầy cũ, nhưng nếu so với học trò Petrus Ký như Lê Thiện Bửu chăm sóc thầy cô thì có lẽ chuyện này phải viết lại”.

Tuy rằng Đại Hội Petrus Ký chỉ có hơn 100 người tham dự, so với Đại Hội Gia Long thì nhỏ hơn nhiều. Cách tổ chức của Đại Hội Petrus Ký cũng không được trọng thể, đầy màu sắc như Đại Hội Gia Long, nhưng cái tình thầy trò, đồng môn rất là thân ái, nhiệt tình.

2. Chương Trình Đại Hội

Các em đã cố gắng đáng khen trong việc sắp xếp chương trình, nhưng cũng có vài điều làm cho một số người không hài lòng lắm trong phần thuyết trình. Việc em Kiều Tiến Dũng phải tóm tắc bài diễn văn của GS Nguyễn Xuân Vinh và LS Lưu Tường Quang là điều không cần thiết. Thầy trò Petrus Ký chắc cũng đủ trình độ để hiểu hai vị này nói cái gì.

Về mặt nội dung bài của LS Lưu Tường Quang “Thử tìm một Petrus Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”. Sau khi thuyết minh khá dài, ông nói rằng GS Nguyễn Xuân Vinh là Petrus Trương Vĩnh Ký của thế kỷ 21. Kết luận này đã làm cho nhiều người không đồng ý. Chúng tôi rất kính trọng GS Nguyễn Xuân Vinh nhưng nếu đem so sánh với ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì chẳng khác nào ta so sánh trái cam với trái táo vì hai người ở trong những lãnh vực khác nhau. Một GS Petrus đã nói với tôi rằng “Moi là người Bắc, ông Vinh cũng là người Bắc, đáng lẽ moi phải ủng hộ ông ấy, nhưng cái việc so sánh ông Vinh với ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì moi không thể nào chấp nhận được”.

3. Vấn đề tài chánh

Ngay khi đại hội bế mạc, tôi thấy các em học sinh bán Giai Phẩm Petrus Ký, áo và mũ có huy hiệu Petrus Ký và sau đó thầy Minh cho tôi biết các em phải làm thế vì thiếu tiền trả cho St Joseph Center. Trong các chuyến du ngoạn tôi cũng thấy các em bị lúng túng trong vấn đề tài chánh. Lý do của việc này vì các em đã tính quá khít khao về mặt chi tiêu. Các em đều biết ngân sách chi tiêu thực sự bao giờ cũng vượt quá ngân sách dự chi. Vì vậy nếu lần sau có tổ chức việc gì các em cũng nên có một ngân khoản cao hơn, có nghĩa là mọi người đóng góp nhiều hơn, thà dư hơn thiếu.

Những điều tôi ghi lại trên đây về chuyến đi Úc Châu dự Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu chắc chắn có nhiều sơ sót mong quý vị thông cảm và bổ khuyết cho. Xin cầu chúc Hội Petrus Ký Úc Châu cũng như các hội Petrus Ký khác trên thế giới được trường tồn.

Xin cầu chúc các thầy cô cũng như toàn thể học sinh Petrus Ký và gia đình sức khỏe và nhiều may mắn.

Pennsylvania. 27/10/2013

Trang Ngọc Nhơn

Nguồn: https://www.tvvn.org/uc-chau-du-ky-trang-ngoc-nhon/

January 23, 2020 | by Ban Tu Thư | 0



Monday, October 25, 2021

cộng sản Việt Nam/ Vìệt cộng rút ngắn thơì gian bàn giao cho Tàu Khựa theo Hiệp Uớc Thành Đô!

https://youtu.be/V0PokkNz_Wc







Ai Mới Thực Sự Làm Chủ Việt Nam? Nhiệm Vụ Của Chúng Ta là gì?

https://youtu.be/AsMFFkXQauE







Sự tuyên truyền mị dân của csVN / Việt cộng. Mỹ giàu vì đi xâm chiếm.

https://youtu.be/2sLz-TU4t88













Việt Nam cộng sản trả nợ cho Tàu như thế nào?

https://youtu.be/bMDEXoGCwdU







TÁN GẪU SÁNG THỨ BẢY 23/10/2021
- Ông Nguyễn Cao Kỳ có hèn nhát hay không?
- Người Việt hải ngoại không phải là Việt Kiều hay Kiều bào, đó là sự đáng đồng, đánh tráo của bọn cai trị Việt cộng
https://youtu.be/Sf7xkrmSO10







Lý luận của CSVN đối chiếu với nền kinh tế VNCH xưa kia
https://youtu.be/M1xY1xi0Vf8






Việt cộng dùng đầu tư của CSTQ để cứu nền kinh tế ở Sài Gòn
HOUSTON NHẬT KÝ P2 25/10/2021:
https://youtu.be/6xow10HcrSs







Facebook và YouTube hợp tác với CSVN chống lại người dân ghét chế độ cộng sản?

https://youtu.be/xAfz1zcVKcs




Sự tồn tại của Việt tộc luôn luôn bị đe dọa bởi chủ nghĩa bá quyền Ðại Hán. Ngày nay còn bị đầu độc bởi Chủ Nghĩa Cộng Sản. Hậu quả là sức sống của dân tộc bị mòn mỏi cùng cực. Nếu không lật đổ được Chủ Nghĩa Cộng Sản thì cơ may tồn tại người Việt là rất ít.

Ngay sau khi thâu gồm lục địa Trung Hoa năm 1949, Mao Trạch Đông đã lập tức công nhận chánh quyền Hồ Chí Minh năm 1950 và viện trợ dồi dào cho đảng Cộng Sản Việt Nam về vũ khí, lương thực, thuốc men, nhân lực (cố vấn chánh trị, cố vấn quân sự, binh sĩ) và huấn luyện đào tạo các cấp chỉ huy Việt Minh viện trợ quân sự của Trung Quốc đã “giải tỏa Việt Minh khỏi vòng vây của quân đội Pháp”.

Chúng ta nay đã đều biết ai đứng đàng sau Mặt Trận Việt Minh (trước 1954) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (trước 1975) để giựt dây? Chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, con đẻ của Quốc Tế III (Nga Xô), và là tay sai của đảng Trung cộng.

Từ lâu, Cộng Sản Tàu đã dùng chủ thuyết cộng Sản để thôn tính các nước Ðông Dương, mở rộng biên cương xuống phía Nam để làm chủ biển Thái Bình và cả vùng Ðông Á.

Cả mấy ngàn năm rồi nó đè đầu cởi cổ nó muốn mình nói tiếng của nó. Ông cha mình rất là hay, không có ông cha mình thì mình không nói tiếng Việt được. Ông cha mình mà không mạnh mẽ thì mình không nói tiếng Việt, mình nói tiếng Tàu, mình mà nói tiếng Tàu thì nó sẽ đánh nữa, nó sẽ đánh như Đài Loan, nó viện cớ: Việt Nam mình là một tỉnh của nó vì mình đang nói tiếng của tao chứ còn gì nữa mày nói tiếng Tàu chứ tiếng Việt Nam gì.

"Độc lập chỉ là kế hoãn binh. Mục tiêu ban đầu và sâu xa của Đài Loan là phục quốc, tái chiếm đại lục." Đồng ý với bạn về quan điểm này. Nhưng tôi nghĩ, mục tiêu phục quốc và tái chiếm đại lục là của nhóm Đài Loan Quốc Dân Đảng nhiều hơn của người dân bản tỉnh Đài Loan, và người di cư trong phong trào "Phản Thanh phục Minh", tại vì nếu tái chiếm đại lục thì họ cùng nói tiếng Bắc Kinh/Mandarin. Người Đài Loan bản tỉnh họ nói tiếng Mân Nam, và người bản địa thì nói ngôn ngữ hải đảo nguyên thủy của.

Chính vì ý muốn phục quốc mà người Quốc Dân Đảng cấm người hải đảo bản xứ và người bản tỉnh nói tiếng Mân Nam, bắt người bản tỉnh phải học tiếng Mandarin (Mãn Hán).




Saturday, October 23, 2021

Nói Về Tiếng Việt Điên Khùng!



 photo 434518xlbzh5vtds.gif
 photo 3400217718665160062.gif
Lại nói về Tiếng Việt Điên Khùng!

Đào Văn Bình

Tiếng Việt điên khùng là tiếng Việt bí hiểm, kiểu cọ, rắc rối… viết ra không ai hiểu gì cả. Ngoài ra lại có nạn trình độ tiếng Việt quá kém, không phân biệt được nghĩa của các chữ mà cả ngàn năm nay, trẻ nhỏ, bà già trầu ai cũng hiểu… thế mà ngày nay “đỉnh cao trí tuệ” lại chẳng hiểu mà cứ viết bừa.

- Hầm và đường hầm. Chẳng hạn họ gọi “hầm Thủ Thiêm”, “hầm Hải Vân”. Hầm (trench, bunker) là một khoảng trống đào dưới đất để ẩn nấp (hầm trú ẩn) hoặc cất dấu vũ khí, tài nguyên.
Thí dụ: Hầm chứa vũ khí, hầm chứa lương thực. Còn đường hầm (tunnel) là con đường đào dưới đất để di chuyển. Việt cộng làm cụt ngủn chữ chữ nghĩa "hầm" thay vì "hầm trú", "đường hầm", "hầm nhà"...
Thí dụ (chữ nghĩa trong nước): Đường hầm xuyên qua Đèo Hải Vân hay Đường Hầm Đèo Hải Vân. Báo VOV ngày 19/10/2019 viết, “Đi ngược chiều trong hầm chui, 2 thanh niên chết thảm.” Đường Hầm Tam Hiệp mà lại gọi là “hầm chui” đúng là ngu dốt, viết bậy.

- Bãi nhiệm và miễn nhiệm. Bãi là bãi bỏ. Còn miễn là không phải, không cần. Thí dụ: Miễn lễ, miễn thuế, miễn chiến bài, miễn tội, miễn dịch…
Báo VOV trong nước viết: “Lý do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị miễn nhiệm”.
Viết như vậy hoàn toàn sai, mà phải viết: “Lý do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị bãi chức/bãi nhiệm.”

- BBC tiếng Việt ngày 15/10/2019: “Ứng dụng tuyên truyền của TQ theo dõi hành vi người dùng.” Thay vì dùng chữ "áp dụng" thì báo Vẹm dùng chữ "ứng dụng" nghe cứ tưởng là "ứng phó", ứng chiến hay "phản ứng' gì đó, và "theo dõi hành vì người dùng" Sao không viết: "Áp dụng theo lời khuyến cáo của TQ được phổ biến và lưu tâm đến phản ứng của người tiêu thụ".
Tôi đố người Việt trên toàn thế giới hiểu được tựa đề này muốn nói gì. Đây là loại tiếng Việt điên khùng nặng.

- Báo VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 18/10/2019: “Đoàn cán bộ báo chí Lào thăm VOV, tìm hiểu kinh nghiệm đa phương tiện.”

Tôi đố người Việt trên toàn thế giới hiểu được chủ đề này nói gì.

- Báo VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 19/10/2019: “Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới”.
Câu văn quá bí hiểm. Tôi xin người Việt trên toàn thế giới giải nghĩa giúp tựa đề bài này nói gì. Thế mà báo VOV được chính phủ khen là tờ báo tiêu biểu, gương mẫu cho cả nước. Thật quái đản!!!

– 'Hoàn thành' biến thành “hoàn thiện”.
Trong nước bây giờ tiếng Việt quá kém cỏi, không phân biệt được thế nào là “hoàn thành”, thế nào là “hoàn thiện”. Xây xong một cây cầu, một ngôi chùa, một trung tâm thương mại… là “hoàn thành” hay “hoàn tất”, không phải là hoàn thiện. Hoàn thiện là làm cho tốt đẹp, thí dụ: “Hoàn thiện nhân cách con người”. Thiện có nghĩa là tốt, giỏi như thiện nhân, thiện xạ, thiện lương, thiện nam tử, thiện nữ nhơn.

- “Hoạt động trong khuôn khổ của hiệp định” bị Việt cộng biến thành “Hoạt động trong hiệp định khung”. Làm gì có cái gọi là “hiệp định khung”? Dịch như thế vừa dốt tiếng Anh, vừa ngu tiếng Việt.

- BBC tiếng Việt ngày 19/10/2019: “Cú ngã” của thứ trưởng và “trí thức tinh hoa” gặp khó”. Rơi từ lầu tám xuống đất chết sao có thể gọi là “cú ngã”.

Trình độ tiếng Việt như thế mà cũng đòi cầm bút. Ngoài ra cách chấm câu cũng không rành. Một câu trong đoạn văn có dấu trích dẫn (“) thì phải dùng dấu (‘) chứ không thể dùng dấu (“).

- BBC tiếng Việt ngày 7/7/2019: “Asanzo, Big C, Vingroup có khổ vì tâm lý dân tuý ở VN?”
Xin BBC tiếng Việt cho biết “tâm lý dân túy” là gì? Có thể người viết cũng chẳng hiểu mình viết gì. Theo tự điển tiếng Anh, “Populism” mà trong nước gọi là “Chủ Nghĩa Dân Túy” được định nghĩa như sau:
"A political approach that strives to appeal to ordinary people who feel that their concerns are disregarded by established elite groups".
Như vậy Populism là một phong trào, một khuynh hướng chính trị hướng về tầng lớp bình dân thay vì giành địa vị lãnh đạo hoặc thiên về giai cấp ưu tú giống như Mặt Trận Bình Dân (Front populaire) của Pháp năm 1936, tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp công nhân. Vậy thì "Populism" có thể tạm dịch là -- phong trào bình dân, phong trào quần chúng, chủ nghĩa hướng về dân đen.

– Đường tiểu ngạch.
Báo VOV ngày 22/10/2019 viết, “Phượng sẽ từ Thái Lan về Việt Nam thăm gia đình theo đường tiểu ngạch”.
Viết như thế này chẳng ai hiểu “đường tiểu ngạch” là gì cả. Thực ra nó chỉ là “các ngõ ngách ở biên giới” thay vì đi đường chính.

- Báo VOV ngày 22/10/2019: “Sân bay Long Thành – Hạ tầng “khủng” kích bất động sản Đồng Nai.”
Đố toàn dân Việt Nam hiểu tựa đề này nói gì. Đúng là tiếng Việt ngu dốt và điên khùng!

– Bức xúc.
Hiện nay tôi đã đọc biết bao lần hai chữ “bức xúc” thậm chí nghe các ông bà “chống cộng” ở hải ngoại này, họ cũng bắt chước nói theo chữ “bức xúc” mà thực sự tôi vẫn chưa hiều “bức xúc” là gì? Phải chăng là bực bội, bực tức, bị dồn nén, bị bức bách, hay giận dữ?
Nếu đúng vậy thì tại sao không dùng cho đúng là "bực bội", "lo lắng" hay "giận dữ" mà lại dùng một chữ lạ hoắc khiến dăm ba triệu người Việt không hiểu nghĩa của nó ra làm sao. Làm nghèo chữ nghĩa tiếng Việt.

Vậy thì tôi lạy các ông ký giả BBC và VOV thôi đừng viết nữa kẻo lâu rồi sẽ biến Việt Nam thành một dân tộc có tiếng nói khác hẳn với tổ tiên, khác hẳn với đồng bào xa quê mà vẫn còn giữ được tiếng Việt truyền thống. Ngôn ngữ bất đồng khiến chia đôi hay chia ba dân tộc.
Nhớ lại ngày 30/4/ 1975 khi nghe Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam ra thông cáo yêu cầu Quân- Cán- Chính VNCH ra trình diện để “học tập cải tạo” cả Miền Nam ai cũng nghĩ rằng tới một trung tâm, trại nào đó nghe giảng về chính sách mới một tháng rồi cho về. Nào ngờ “học tập cải tạo” là đi tù “mút mùa Lệ Thủy”, không xét xử, không bản án.

Thật là kinh hoàng khi mà chính người Việt Nam khi về thăm quê bây giờ phải đem theo một thông dịch viên mới có thể hiểu “người Việt mới” trong nước nói gì. Đúng là thảm họa văn hóa!

Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời (Từ vần A- X)!...

Đôi Lời Phi Lộ:

Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp (văn phạm) Việt Nam. Hiện nay BBC Việt Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc tàn phá tiếng Việt truyền thống.

Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm, viết sai sự thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin nhắc những người làm báo trong nước và cả BBC tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ. Nhà báo là người có học phải hướng dẫn “đường phố” để họ từ từ tiến lên, ăn nói mẫu mực, viết cho đàng hoàng, thế nhưng lại chạy theo “đường phố” để phá nát tiếng Việt. Thật đáng buồn!

Dưới đây là bảng so sánh tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt đổi đời xếp theo thứ tự A, B, C…


PHẦN 1.-

A.

- Ăn uống trở thành ẩm thực. Thói quen/cách ăn uống trở thành văn hóa ẩm thực, giống như mấy ông Ba Tàu ở Chợ Lớn nói chuyện với nhau năm xưa. Các “món ăn miền Bắc” trở thành “Ẩm thực miền Bắc”. Người ta thích là thích các “món ăn” miền Bắc chứ miền Bắc có đồ uống (ẩm) gì ra hồn đâu mà thích? Rồi nào là, “Du khách nước ngoài tham gia tour trải nghiệm ẩm thực tại Hội An” (Báo Sài Gòn Giải Phóng). Thực ra câu chuyện chỉ là, “Du khách ngoại quốc vừa du lịch vừa thưởng thức các món ăn ở Hội An” nhưng lại viết dưới dạng cầu kỳ vì ít học. Xin nhớ cho ăn uống không phải là văn hóa vì loài thú cũng ăn uống. Con hổ sau khi ăn thịt con nai xong bèn ra bờ suối uống nước. Nhưng nếu biết nấu nướng cho đàng hoàng, lịch sự, biết mời chào nhau thì nó là một nét của văn hóa.

- Ăn mặc dâm ô, ăn mặc hở hang, ăn mặc bẩn mắt trở thành ăn mặc phản cảm. Một hình ảnh gây bất bình, xúc phạm, khó chịu cho người ta cũng gọi là phản cảm. Chỗ nào cũng thấy phản cảm và không còn một tính từ nào khác. Ăn mặc phản cảm là ăn mặc thế nào? Chẳng hạn một cô gái đến chùa “ăn mặc phản cảm” thì cô gái đó ăn mặc ra sao? Hoặc váy ngắn quá, hoặc áo hở vú, hở lưng, hoặc mặc quần đùi (short) hoặc mặc đồ mỏng dính (bây giờ gọi là xuyên thấu) thì phải nói ra cho người ta biết chứ. Tiếng Việt trong nước càng ngày càng trở nên nghèo nàn và kho tàng ngôn ngữ truyền thống sẽ chỉ còn một nửa hay bị hủy diệt bởi những chữ như: hoành tráng, phản cảm, giải mã, kinh điển, ấn tượng, sốc, kịch tính, kịch bản, cơ bản, thi công, xử lý, nóng (hot), khắc phục, tiếp cận … Những danh từ đơn giản, thuần Việt do tổ tiên sáng tạo cả ngàn năm nay từ từ biến mất để thay thế bằng tiếng Tàu nhức đầu, lạ hoắc… và quá nhiều tiếng lóng, tiếng Tây, tiếng Anh “ba rọi” chen vào.

B.

- Bạch phiến trở thành ma túy đá

- Bài giải, đáp số trở thành đáp án. Thật điên khùng quá mức! Thí dụ: “Đáp án bài toán lớp 7 thử tài tư duy” (VnExpress). Làm toán mà “tư duy” cái gì? Chì cần nói “giỏi toán”. Câu văn gọn gàng, sáng sủa mà không bắt độc giả phải “tư duy” sẽ là: “Thử tài các bạn. Hãy giải một bài toán Lớp 7.” Nghe nói VnExpress là tờ báo điện tử được nhà nước/chính phủ cấp bằng khen.

- Bài giảng trở thành giáo án. Soạn bài giảng trở thành “soạn giáo án”. Nghe thấy mà ghê!

- Ban nghi lễ trở thành ban lễ tân (ông nào chế ra chữ này chắc trước đó có học ở bên Tàu thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình). Xin nhớ,”lễ tân” chỉ là tiếp khách. Còn “nghi lễ” là cả một thể thức có khi vô cùng phức tạp để hoàn tất một buổi lễ lớn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia.

- Bán cá, bán tôm ở ngoài chợ (mua đi bán lại) ngày xưa gọi là “làm ăn cá thể, manh múm”, bây giờ gọi là kinh doanh, giống như làm chủ một công ty xuất cảng tôm đông lạnh có cả trăm nhân công.

- Bản tiếng Việt, bản tiếng Anh, bản tiếng Hoa (cùa một tờ báo) trở thành phiên bản tiếng Việt, phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng Hoa. Mở các Từ Điển English- Chinese Dictionary ra sẽ thấy người Tàu định nghĩa “copy” là phiên bản. Thậm chí “version” là bản mô phỏng, phỏng theo cũng trở thành phiên bản. Đúng là “điếc không sợ súng”. Không được đi học, không hỏi người lớn, không tra từ điển, không nghiên cứu mà cứ viết, cứ nói. Một đất nước, một cộng đồng như vậy thật đáng sợ! Dân tộc Nhật tiến lên là họ biết xấu hổ (Khổng Tử gọi là tu ố). Khi biết mình sai, họ rất xấu hổ và có khi phải tự sát. Một dân tộc mà không biết xấu hổ thì hết thuốc chữa.

- Bàng hoàng, choáng váng, hết sức ngỡ ngàng trở thành sốc (shock)

- Bánh xe/vỏ xe trở thành lốp

- Bao gồm, bao hàm, hàm chứa (một số vấn đề) trở thành nội hàm. Ông nào dùng hai chữ này chắc là viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học,Văn Chương và Ngôn Ngữ Việt Nam.

- Bảo đảm trở thành đảm bảo, bảo hành. Xe cộ, món đồ, máy móc được bảo đảm (warranty) trong bao lâu trở thành bảo hành. Hành nghĩa là làm, làm gì ở đây mới được chứ?

- Bảo trì, giữ gìn trở thành bảo quản

- Bắp thịt trở thành cơ bắp. Biểu diễn/khoe bắp thịt trở thành biểu diễn cơ bắp. Phô diễn sức mạnh quân sự cũng gọi là biểu diễn cơ bắp. Đúng là loại ngôn ngữ đường phố, bát nháo, đứng bến, mánh mung.

- Bắt ngay trở thành bắt khẩn cấp, bắt nóng. Trong nước cái gì cũng nóng hay lạnh. Ngôn ngữ truyền thống sẽ lần hồi diệt chủng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng! Thế mới hay ngu dốt mà làm văn hóa thì nguy hại ngàn đời!

- Bên trong (của chiếc xe hơi) biến thành nội thất! Đúng là tiếng Việt kiểu cung vua phủ chúa.

- Bệnh viện nhi đồng cắt cụt chi còn bệnh viện nhi trong khi từ điển trong nước nói rằng chữ “nhi” không bao giờ đứng một mình. Nó phải đi kèm với một chữ khác. Như vậy Tết Nhi Đồng giờ đây chỉ còn Tết Nhi! Đúng là chữ nghĩa quái đản, muốn viết gì, nói gì thì nói.

- Bích chương (dán lên tường) trở thành Áp- phích

- Biến cải, thay đổi trở thành cải tạo. Thí dụ: Trung Quốc cải tạo bãi đá ngầm thành đảo. Trong nước nên bỏ hai chữa “cải tạo” vì nó gợi lại hình ảnh cả triệu quân- cán- chính VNCH bị “tù cải tạo”.

- Biển, tấm bảng trở thành Pa- nô (Panneau)

- Biểu ngữ trở thành Băng- rôn (Bande de role)

- Bình điện trở thành bình ác quy, nạp điện trở thành sạc (charge)

- Bổ túc, trau dồi (kiến thức) trở thành bồi dưỡng (giống như ăn uống để lấy lại sức sau cơn bệnh)

- Bộ đôi, một đôi, một cặp (hai người) trở thành cặp đôi (bốn người)

- Bộ mặt, dáng vẻ biến thành ngoại hình. “Cô ta có dáng vẻ đẹp” nay biến thành “ Cô ta có ngoại hình đẹp”. Ai dùng hai chữ “ngoại hình” chắc chắn không được cắp sách đến trường hoặc du học Trung Quốc cho nên tiêm nhiễm tiếng Tàu.

- Buổi trình diễn văn nghệ trở thành show. Ca sĩ hát một lúc hai, ba phòng trà gọi là “chạy show”. Ngày xưa các chiêu đãi viên ở các phòng trà đang tiếp khách này, xin lỗi chạy qua tiếp khách kia gọi là “chạy bàn”.

- Buồn nản, chán đời (depressed) trở thành trầm cảm. Sao dùng chữ khó khăn quá vậy? Nếu tôi là một tâm lý gia, một bệnh nhân tới nói, “Thưa bác sĩ, tôi cảm thấy buồn nản, chán đời” thì tôi hiểu ngay. Nhưng nếu bệnh nhân nói, “Tôi bị trầm cảm” thì tôi sẽ phải hỏi lại, “Ông/bà nói thêm về tình trạng tâm lý của ông/bà thế nào.” Ngoài ra, từ điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “trầm cảm”.

- Buồng lái /phòng lái trở thành cabin. Thậm chí khoang hành khách trên máy bay cũng gọi là cabin (BBC tiếng Việt).

PHẦN 2.-

C.

- Cà-phê cứt chồn trở thành cà-phê chồn. Những người đang chế “cà-phê cứt chồn” có lẽ trước 1975 họ chưa hề biết gì về loại cà-phê này cho nên bây giờ mới gọi đó là “cà-phê chồn”.

- Cách chức, bãi chức, cất chức biến thành miễn nhiệm. Trong nước không phân biệt được thế nào là nhiệm vụ thế nào là chức vụ. Nhiệm vụ là các việc hay bổn phận phải làm. Còn chức vụ là quyền hạn, địa vị để làm những việc đó.
Thí dụ: Tổng thống là chức vụ. Còn nhiệm vụ của tổng thống là thi hành luật pháp, đối nội đối ngoại để bảo vệ quyền lợi của đất nước trên khắp thế giới…có cả ngàn việc. Ngoài ra, người ta chỉ nói mãn nhiệm kỳ (hết nhiệm kỳ) chử không ai nói miễn nhiệm. Miễn có nghĩa là “không” hay “không phải”.
Thí dụ: Miễn thuế là không phải đóng thuế. Miễn dịch là không phải nhập ngũ. Miễn tố là không truy tố. Miễn chiến bài là treo bảng không đánh nhau. Miễn lễ là không cần thủ lễ. Do đó, miễn nhiệm có thể gây hiểu lầm là miễn trừ trách nhiệm cho ai đó.

- Căn bản, chính yếu biến thành cơ bản. Hai tiếng cơ bản được dùng tràn lan trong mọi lãnh vực. Thí dụ: “Mọi việc gần như /hầu như đã hoàn thành”, bây giờ trong nước, từ nhà quê đến con nít đều nói, “Mọi việc cơ bản đã hoàn thành.” Giống như ông “Thạc Sĩ” nói chuyện vậy. Nhức đầu quá!

- Căn nhà trở thành căn hộ. Căn nhà đắt giá trở thành căn hộ cao cấp. Gia đình trở thành hộ dân. Nghe lạ hoắc, giống như người Tàu nói chuyện với nhau.

- Cảng bốc dỡ các kiện hàng trở thành cảng container

- Căng thẳng thần kinh trở thành stress. “Gác chân lên tường 10 phút mỗi ngày để xả stress” (VnExpress)

Nói như thế người ta mới nể vì tưởng mình là dân Mỹ, hoặc các chữ “căng thẳng thần kinh/căng thẳng đầu óc” đã bị xóa mất trong ngôn ngữ Việt Nam?

- Cao cấp trở thành cấp cao (BBC tiếng Việt): Cố vấn cấp cao. (Thích đảo ngược chữ nghĩa để làm ra vẻ mình khác đời)

- Cao Học (Master Degree) trở thành Thạc Sĩ (Agregé) trên Tiến Sĩ. Trước 1975, muốn có bằng Thạc Sĩ, sau khi đậu bằng Tiến Sĩ (Doctor) phải thi để trở thành Giáo Sư Thực Thụ của các đại học. Miền Nam trước 1975 chỉ có vài giáo sư Thạc Sĩ như GS. Vũ Văn Mẫu, GS. Nguyễn Cao Hách, GS. Vũ Quốc Thúc, GS. Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ nhưng Tiến Sĩ thì khá nhiều. Ngày nay, ở Việt Nam, hang cùng ngõ hẻm, xã ấp nhan nhản Thạc Sĩ. Ngày xưa “Ra ngõ gặp anh hùng”. Ngày nay “Ra ngõ gặp Thạc Sĩ”. Thật kinh hoàng!

- Cầu thủ nước ngoài trở thành ngoại binh. Thí dụ: “Ngoại binh nổ súng, Sài Gòn FC quật ngã SHB Đà Nẵng” (Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV). Đọc tiêu đề giật mình tưởng lính Nga, lính Mỹ, lính Tàu tiến vào tấn công Việt Nam.

- Cặp tức hai người trở thành cặp đôi=bốn người. Nếu có học sẽ nói bộ đôi /một đôi tức hai người. Vì không có học cho nên nói cặp đôi tức bốn người. Xin nhớ cho đôi là hai người như đôi bạn, đôi lứa, đôi nơi, đôi ngả. Cặp cũng là hai người. Cặp gà=hai con gà, cặp bánh chưng=hai chiếc bánh chưng, đóng cặp=hai tài tử thường đóng chung với nhau. Như thế, “cặp đôi” là bốn người chứ không phải hai người.

- Câu độc giả, câu khách trở thành câu view. Lai căng mất gốc.

- Cây trở thành cây xanh. Trồng cây trở thành trồng cây xanh. Chặt cây trở thành chặt cây xanh. Đúng là tiếng Việt đổi đời! Nếu theo đúng loại tiếng Việt đổi đời này thì phải nói: Chúng tôi vừa trồng 100 cây phượng xanh, 50 cây cau xanh, 50 cây dừa xanh và khoảng 10 cây chuối xanh. Rồi các loại cây ăn trái như ổi, nhãn, soài, đu đủ… trở thành “cây trồng”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Cây nào mà chẳng phải trồng. Thậm chí hành, ớt, tỏi, cũng phải trồng. Thêm chữ “trồng” là điên rồ.

- Cây cảnh, cây kiểng trở thành bonsai. Nếu cây trồng trong vườn, công viên cắt tỉa theo kiểu cây cảnh/kiểng thì không thể gọi là bonsai vì bon sai là bồn tài - nghĩa là “trồng trong chậu”. Bồn là chậu, tài là trồng.

- Chảo không dính trở thành chảo chống dính. Trong nước cái gì cũng chống, Chẳng hạn, thay vì nói, phòng ngừa ung thư lại nói phòng chống ung thư. Thay vì nói bài trừ ma túy lại nói phòng chống ma túy tức chỉ phòng ngừa và chống lại chứ không bài trừ, tiêu diệt. Rồi “Làm thang sắt để tránh lấn chiếm vỉa hè” trở thành “Làm thang sắt chống lấn chiếm vỉa hè”. (Báo Thanh Niên) Cũng giống như “Tôi đội nón để tránh nắng/che mưa nắng” nay trở thành “Tôi đội nón để chống nắng”. Thật ngu đần! Làm sao chống được nắng? Chỉ có che nắng hoặc tránh nắng mà thôi.

- Chạy tin giật gân/đưa tin giật gân/ đưa lên tin hàng đầu trở thành chạy tít, giựt tít.

- Chết trở thành tử vong. Tai nạn làm bốn người chết trở thành tai nạn khiến bốn người tử vong. Nói vậy mới tỏ ra mình giỏi tiếng Tàu à quên “tiếng Trung”.

- Chết bất ngờ, chết đột ngột trở thành đột tử. Ngã quỵ, ngất xỉu trở thành đột qụy.Thích dùng chữ nghĩa khó khăn mà kêu gào tiếng Việt trong sáng.

- Chết đuối trở thành đuối nước. Cả ngàn năm nay cha ông mình, văn chương đều dùng hai chữ “chết đuối” sao bây giờ bịa đặt thêm để làm gì? Đổi chết đuối ra đuối nước có làm cho đất nước mình biến thành Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản không? Một trăm năm nữa cũng chưa chắc bằng Tân Gia Ba. Hãy đổi đầu óc, lối sống sao cho đàng hoàng, tử tế, chân thật và có trách nhiệm. Đừng làm xáo trộn gia tài ngôn ngữ của tổ tiên.

- Chi tiền, trả tiền trở thành chi trả. Sao rắc rối quá vậy?

- Chiến cụ, vật dụng chiến tranh trở thành khí tài. Từ điển Việt Nam trong nước không có danh từ “khí tài”.

- Chính sửa, cắt xén trở thành photoshop

- Cho lãnh sự tiếp xúc/gặp gỡ trở thành “tiếp xúc lãnh sự” (VOA, BBC và các bản tin trong nước). Đúng là tiếng Việt đổi đời.

- Cho máy chạy lại, mở máy lại (restart) trở thành tái khởi động. Đúng là dốt hay nói chữ.

- Choáng váng, choáng ngợp chỉ còn choáng. Bát nháo quá đỗi! Đây là ngôn ngữ của bọn đứng bến, mánh mung hay buôn lậu. Thế nhưng loại chữ bát nháo này lại được phổ biến lan tràn trên các diễn đàn Yahoogroups ở hải ngoại.

- Chữ nghĩa trở thành con chữ. Thí dụ: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ. Nếu thế thì các triết gia bắt đầu từ những con tư tưởng. Các nhà tâm lý bắt đầu từ con phân tích (sự phân tích)

- Chưa đầy đủ, còn thiếu sót, còn nhiều khuyết điểm trở thành bất cập. Đọc đoạn văn “Việc xử lý xe quá tải vẫn còn nhiều bất cập” tôi thật sự không hiểu người viết muốn gì. Trong nước thích dùng những chữ “bí hiểm” chỉ có mình hiểu, không ai hiểu cả hoặc để che dấu sự thật. Chẳng hạn Miền Nam trước đây giảng dạy môn Việt Văn (Vietnamese Language) cho học sinh từ Tiểu Học tới Trung Học. Ngày nay các ông trong nước đổi thành Ngữ Văn. Nhưng định nghĩa thế nào là Ngữ Văn thì giải thích lung tung. Một số giải thích: “Ngữ Văn”: Ngữ là ngôn ngữ (Language), Văn là văn học (Literature) là nghành học nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Trong khi đó Ô. Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Thống lại nói rằng đó là môn giống như đang được giảng dạy ở Trung Quốc, “Chúng tôi lấy tên Ngữ Văn vì cho rằng nó có thể bao quát chung cho cả ngữ và văn.” Giải thích như ông này thì thà không giải thích còn hơn. Ngữ văn là ngữ và văn thì chẳng khác nào văn chương là văn và chương. Thế mà cũng khoe bằng Tiến Sĩ. Đã bao quát nghĩa là bao gồm rồi, lại còn chung. Ông này nên học lại Việt Văn bậc Trung Học.

- Chứng tỏ được trở thành khẳng định. Thí dụ: Thay vì nói,”Diễn viên X chứng tỏ được tài năng của mình” lại nói, “Diễn viên X đã khẳng định được tài năng”. Đúng là ngôn ngữ lộn sòng. Khẳng định là xác định một cách mạnh mẽ một sự kiện, một lời tuyên bố. Còn tài năng thì phải chứng tỏ cho người ta thấy.

- Chương trình giảng dạy trở thành giáo trình. Nghe nói thấy mà mệt!

- Có thể (possible, may happen) trở thành có khả năng.Thí dụ: Trời có thể mưa trở thành trời có khả năng mưa. Trên diễn đàn của người Việt hải ngoại 25/1/2016: “Trung Quốc có khả năng trả đũa Hoa Kỳ ở Biển Đông”. Tôi không rõ người viết tiêu đề này muốn nói, “Trung Quốc có đủ sức mạnh/khả năng đề trả đũa Hoa Kỳ” hay, “Trung Quốc có thể (possible, may) sẽ trả đũa Hoa Kỳ”. Xin thưa, khả năng (capable) là năng lực của một người. Thí dụ: Ông ta không có khả năng làm việc.

- Có tổ chức, có học, có nghiên cứu, quy củ, đâu vào đó trở thành bài bản. Chỗ nào cũng nghe nói “bài bản”. Cả dân nuôi cá, nuôi tôm, trồng cây ăn trái, mò cua bắt ốc cũng nói “bài bản”.

- Cô lập / để riêng ra trở thành cách ly.

- Cô ta có đôi mắt đẹp trở thành Cô ta sở hữu đôi mắt đẹp. Sao nói năng cầu kỳ quá vậy?

- Coi trọng trở thành trọng thị. Tiếp đón long trọng trở thành tiếp đón trọng thị. Xin nhớ cho “thị” là coi, nhìn. Trọng thị là coi trọng. Một buổi lễ không thể là “coi trọng” mà phải là “long trọng” hoặc “trọng thể”.

- Cờ bạc lớn, sát phạt lớn, có tổ chức trở thành đánh bạc quy mô (Báo Tuổi Trẻ). Thật lạ đời, đánh bạc mà cũng quy mô như các sòng bài ở Las Vegas vậy. Đúng là dốt hay nói chữ.

Cỡ lớn, cỡ nhỏ biến thành kích cỡ lớn nhỏ. Tôi không hiểu sao lại phải thêm chữ “kích” vào đây trong khi nói cỡ lớn, cỡ nhỏ là người ta đã hiểu và hiểu cả ngàn năm nay. Nghe các nông dân ở Miền Tây (bây giờ gọi là Nam Bộ) nói hai chữ “kích cỡ” tôi vừa cười vừa rơi nước mắt vì dân Miền Nam trước đây chết hết cả rồi!

- Con đường, đoạn đường biến thành tuyến đường. Xin nhớ cho “tuyến” nghĩa là đường. Thí dụ: Cát tuyến = Đường cắt. Trung tuyến = Đường ở giữa. Trực tuyến=Đường thẳng đứng.

- Công nhân đổi đời thành lao động. Rồi chủ nhân trở thành người sử dụng lao động. Thí dụ: “Xí nghiệp A có 2000 lao động.” Trong khi từ điển tiếng Việt trong nước định nghĩa lao động là “Sự khó nhọc đem ra để làm việc như giới lao động”. - Công du trở thành thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Chỉ cần nói, thủ tướng…sẽ công du Hoa Kỳ là người ta hiểu rồi…còn bày ra thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Công du (state visit) là đi thăm một quốc gia khác vì việc công, việc của đất nước, việc của chính phủ. Chẳng lẽ ông Chủ Tịch Nước đi chơi, thăm cấp tỉnh, cấp bộ, cấp xã sao? Thật quái đản!

PHẦN 3.-

D.

- Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên.

- Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong nước ai cũng giỏi tiếng Anh cả. Thật đáng mừng vì chỉ cần vài chục năm nữa Việt Nam sẽ giống Phi Luật Tân, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ hay thổ ngữ. Thật đau buồn! Tiếng Việt- một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị tiếng Anh lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy. Nghe các cô các cậu choai choai trên sân khấu ở Việt Nam nói tiếng Mỹ “ba rọi”, trong khi khán giả ở dưới toàn là dân ăn nước mắm, nhe răng cười, tôi cảm thấy tủi hổ cho một đất nước bát nháo, suy đồi quá mức! Tại Mỹ này, trong các buổi lễ, sinh hoạt cộng đồng, ông/bà dẫn chương trình nào (MC) mà nói chen tiếng Anh vào, chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi sân khấu vì khinh thường khán giả. Ở hải ngoại người ta biết quý trọng tiếng Việt tại sao trong nước lại chạy theo lai căng, bát nháo, loại bỏ ngôn ngữ của tổ tiên?

- Diện tích trở thành mặt bằng. Thí dụ: Tính diện tích của một hình vuông trở thành tính mặt bằng của một hình vuông. Rồi nào là “máy ủi mặt bằng”. Thật lạ đời! Đã là “mặt bằng” rồi thì con ủi gì nữa? Do đó phải nói, “máy ủi, máy ban đất”.

- Diễn binh, duyệt binh trở thành diễu binh. Hồi nhỏ tôi nghe người lớn nói diễu phố nay thì có diễu binh.

- Diễn văn trở thành bài nói. Cái kiểu bịa đặt chữ nghĩa này là muốn “thoát Trung” đây.

- Doanh nhân/doanh gia/công ty trở thành doanh nghiệp (doanh nghiệp là nghề kinh doanh chứ không phải người kinh doanh/doanh gia). Người ta nói, doanh nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…(nghiệp là nghề).

- Dồn nén, bực tức trở thành bức xúc. Tôi rất khó chịu với hai chữ này.Cứ mỗi lần nghe ai nói “bức xúc” thì chính tôi lại “bức xúc”.

- Du lịch trở thành đi tour (lai căng)

- Dự định trở thành dự kiến. Dự định (planned) là chuẩn bị làm gì. Còn dự kiến (foresee) là nhìn thấy trước, biết trước (nhưng chưa chắc đã làm gì). Cả nước có bệnh nói như con vẹt mà không hề biết phân biệt đúng- sai.

- Dự báo thời tiết trở thành Dự báo khí tượng thủy văn (dài lòng thòng). Ở Mỹ này người ta dùng hai chữ Dự Báo Thời Tiết cả mấy trăm năm nay mà có cần thay đổi gì đâu. Dự báo thời tiết bao gồm mưa, gió, nóng, lạnh, bão tố, hạn hán, lụt lội, sóng thần, động đất. Dự báo thời tiết bao gồm tất cả, giống như tiệm bán lẻ (retailer) bán cả ngàn thứ, chẳng lẽ phải kê khai hết ra sao?

- Dùng thuốc kích thích trở thành doping. (BBC tiếng Việt rất thích loại tiếng Anh “ba rọi” này)

- Dương Cầm trở thành Piano

- Dưỡng khí trở thành ô- xy. Xin nhắc ông Tây về nước lâu lắm rồi đó.

Đ.

- Đá dở, đá kém, để mất bóng (bóng tròn) trở thành xử lý bóng không tốt. Trong nước cái gì cũng xử lý. Tử hình, bắt giam, giải quyết công việc cũng gọi là xử lý. Lọc chất thải cũng gọi là xử lý chât thải. Phơi khô gỗ để làm gì đó cũng gọi là xử lý gỗ. Xén vỏ cứng trên đầu hạt sen để hạt sen có thể nảy mầm cũng gọi là xử lý. Giải tỏa hàng quán choán lề đường cũng gọi là xử lý. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng.

- Đá phạt đển trở thành đá penalty (Tây ba rọi)

- Đã quyết định, dứt khoát quyết định trở thành chốt (như đóng chốt khi giao chiến). ”Chưa chốt án cầu thủ SLNA đấm gãy mũi đồng nghiệp” (VOV). Rồi, “Thủ tướng chốt quyết định nghỉ Tết tám ngày”. Đúng là ngôn ngữ điên khùng. Câu văn đơn giản chỉ là, “Chưa quyết định trừng phạt cầu thủ Sông Lam Nghệ An đấm gẫy mũi đồng nghiệp”, “Thủ tướng đã quyết định nghỉ Tết tám ngày”.

- Đã từng có bệnh, mắc bệnh trở thành tiền sử có bệnh (Tiền sử là thời kỳ ăn lông ở lỗ)

- Đài Truyền Hình Việt Nam trở thành Kênh Truyền Hình Việt Nam. Nghe tới ”kênh” cứ tưởng Kênh Nhiêu Lộc, Kênh Xáng Xà No, Kênh Vĩnh Tế. Nếu qua tới Mỹ, Đài Truyền Hình CNN của người ta mà nói Kênh Truyền Hình CNN, chắc người ta đuổi về nước quá.

- Đấm bóp, nghề đấm bóp, xoa bóp trở thành Mát- xa (Massage).

- Đáng ghi nhớ, đáng nhớ, lưu luyến, thích thú, lưu lại nhiều kỷ niệm trở thành ấn tượng. Ớ Việt Nam bây giờ cái gì cũng ấn tượng, hoành tráng… cả nước nói như những con vẹt và ngôn ngữ rất nghèo nàn, rập khuôn.

- Đánh cá trở thành đánh bắt. Thí dụ: “Một số tàu cá Philippines quay lại đánh bắt ở bãi cạn Scarborough”. (BBC Việt Ngữ). Đánh cá là dùng lưới. Còn bắt cá là dùng tay. Tôi đồng ý là ở vùng nông thôn, người ta vừa đánh cá vừa bắt cá ở đồng ruộng. Thế nhưng ở Bãi Cạn Scarborough biển cả mênh mông, sóng to gió lớn làm sao có thể lội xuống biển để “bắt” cá được? Tiếng Việt trong nước bây giờ có tệ nạn là thêm cái đuôi dư thừa vào. Trong khi một số khác lại cắt cụt nghe khó chịu vô cùng, như: lệ phí chỉ còn phí, chuyên môn/chuyên nghành chỉ còn chuyên, nhi đồng chỉ còn nhi, đội tuyển chỉ còn tuyển, tiêu chuẩn chỉ còn chuẩn như: “Xây dựng trường và đào tạo theo chuẩn Hoa Kỳ” (Báo Tuổi Trẻ), máy bay săn tàu ngầm chỉ còn máy bay săn ngầm (trong khi đó lại nói tàu ngầm Kilo mà không nói ngầm Kilo), kinh khủng chỉ còn khủng, rẻ như bèo chỉ còn bèo…Với cái kiểu cắt cụt tiếng Việt như thế này chỉ vài năm nữa thôi bánh bao chỉ còn bao, bánh hỏi chỉ còn hỏi, bánh chưng chỉ còn chưng, lợn quay/heo quay chỉ còn quay và xe bò chỉ còn bò. Thật bát nháo quá đỗi!

- Đánh thuế trở thành áp thuế. Thí dụ: “Trump muốn áp thuế nhập khẩu Mexico để trả tiền xây tường” (BBC Việt Ngữ). Về thuế thì chỉ có: đánh thuế, tăng thuế, giảm thuế…làm gì có áp thuế? Câu văn đơn giản chỉ là, “Ô. Trump muốn đánh thuế hàng nhập cảng từ Mễ Tây Cơ để lấy tiền xây tường”. Nhưng khi nói “áp đặt” tức đặt để, ban hành, áp dụng một cái gì không hợp lý, chẳng hạn: Euro đã áp đặt một thuế xuất không hợp lý trên hàng nhập cảng từ Việt Nam.

- Đạt đúng chỉ tiêu, thỏa mãn điều kiện trở thành đạt tiêu chí

- Đau dữ dội, đau quặn thắt (acute pain) trở thành cấp tính. Thí dụ: Đau bụng dữ dội biến thành đau bụng cấp tính.

- Đau lòng trở thành đắng lòng. Như vậy câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” của Bà Huyện Thanh Quan sẽ trở thành, “Nhớ nước đắng lòng con cuốc cuốc”.

- Đề nghị trở thành đề xuất.

- Đẹp lôi cuốn, đẹp hấp dẫn trở thành đẹp khó cưỡng (vì khó cưỡng cho nên có thể ôm chầm lấy hoặc hiếp dâm người ta)

- Điểm tối thiểu, điểm thấp nhất (để xét tuyển) biến thành điểm sàn. Trình độ Việt ngữ quá thấp kém.

- Điều dưỡng, y tá trở thành hộ lý (giống như để giải quyết sinh lý cho người ta)

- Điều khiển /điều hòa trở thành điều tiết như điều tiết giao thông. Trong khi từ điển Việt Nam định nghĩa điều tiết là tiết chế, điều chỉnh sao cho vừa như cách ăn uống, mắt, làm việc, tình dục quá độ v.v. Điều tiết không hề có nghĩa là điều khiển.

- Điều tra, thẩm vấn, lấy cung trở thành làm việc. “Công an mời 'người tình' cô gái chết lõa thể lên làm việc” (VOV).

- Đỡ đầu, bao che trở thành bảo kê giống như “bảo tiêu” trong các phim bộ Hồng Kông.

- Đoạn phim ngắn, thu hình ngắn trở thành video clip (Hai chữ này lan tràn trên các diễn đàn ở hải ngoại)

- Đối xử nhân đạo, đối xử có tình người biến thành đối xử nhân văn. Theo tử điển Tiếng Việt trong nước xuất bản sau 1975 thì nhân văn là văn minh loài người, hoàn toàn không có nghĩa là nhân đạo. Nói tóm lại, trong nước muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết mà không cần tra cứu sách vở, từ điển gì cả.

- Đội Tuyển Việt Nam trở thành Tuyển Việt Nam

- Đội Tuyển Ba Tây trở thành Tuyển Ba Tây

Đổi giống (đàn ông thành đàn bà) trở thành chuyển giới. Giống là giống đực, giống cái. Còn giới là giới hạn, sự ngăn cấm (giới luật, biên giới). Từ ngàn năm tới giờ người ta nói “giống đực, giống cái”, không ai nói “giới đực, giới cái”.

- Đóng thêm bốn chiếc tàu trở thành đóng mới bốn chiếc tàu. Trồng cây cao- su cũng là trồng mới. Đúng là tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này tiếp tục lan tràn, trong tương lai trẻ con sẽ nói, “Mẹ cháu vừa nấu mới nồi cơm”. “Bố cháu vừa mua mới mấy chiếc tủ”, “Bà cháu vừa gói mới mấy chiếc bánh chưng”. VietnamPlus ngày 15/3/2107: “Bất chấp dư luận, Trung Quốc vẫn xây dựng mới trái phép ở Hoàng Sa”. Câu văn không điên khùng và bát nháo sẽ là, “Trung Quốc xây dựng những công trình mới tại Hoàng Sa.” Báo Tuổi Trẻ đúng đắn hơn khi đưa tin, “Trung Quốc xây thêm căn cứ mới ở Hoàng Sa”

- Đồng bạc Việt Nam, giấy bạc Việt Nam trở thành tiền Đồng (BBC tiếng Việt)

- Đột ngột, bất ngờ trở thành đột biến. Thí dụ: “Giá vàng tăng bất ngờ” trở thành “Giá vàng tăng đột biến”. Xin nhớ cho”đột biến” là một tình thế bỗng nhiên thay đổi, rẽ sang một hướng khác. Đột biến nói đến sự khủng hoảng. Khi người ta nói “có biến” hay “biến động” tức tình hình có thể là một cuộc đảo chính, lật đổ, kéo quân về làm phản. Còn “bất ngờ” chỉ là sự không dự liệu và tiên đoán trước. Thí dụ: “Cháu nó bất ngờ đổi ý kiến không làm cho hãng ấy nữa”. Ngu dốt mà cầm bút làm xáo trộn và phá hoại ý nghĩa của ngôn ngữ đã có cả ngàn năm nay.

- Đứng đầu, hàng đầu trở thành top (lai căng mất gốc)

- Đường trở thành phố. Trong nước không phân biệt được thế nào là phố, thế nào là đường vì thế đã dịch “Wall Street” thành”Phố U- ôn”. Đây là khu thương mại, tài chính của Mỹ nằm trên “Đường Wall”chứ nó không phải “Phố U- ôn”. Theo từ điển Việt Nam ở trong nước “phố” là “nhà ở thành thị” do đó người ta thường nói “một khu phố”, “một dãy phố”. Vậy “phố” không phải là “đường”. Thí dụ: Đường Trần Hưng Đạo trên đó có nhiều dãy phố buôn bán nhưng không vì thế mà gọi cả con Đường Trần Hưng Đạo là “Phố Trần Hưng Đạo”.

- Đường giây thông báo khẩn cấp/đường giây ứng trực 24/24 trở thành đường giây nóng. Trong nước cái gì cũng nóng, ghế nóng, thưởng nóng, tin nóng, bắt nóng…đúng là loại ngôn ngữ điên khùng!

- Đường hầm trở thành hầm. Đường hầm Thủ Thiêm trở thành hầm Thủ Thiêm. Xin nhớ cho đường hầm khác với hầm. Đường hầm là con đường đào xuyên dưới đất. Còn hầm là một cái hố đào xâu xuống đất để trú ẩn hay cất chứa cái gì như hầm chứa vũ khí. Báo chí trong nước toàn những người “can đảm” muốn viết gì thì viết và không sợ người ta chê cười. Nghĩ thật đáng sợ! Nguyên do chỉ vì đất nước không có một tổ chức tư nhân hay cơ quan nào giám sát, dòm ngó để phê bình tư cách đạo đức và trình độ văn hóa của báo chí. Tại Hoa Kỳ này, báo chí hay đài truyền hình nào mà “ăn nói”, viết theo kiểu như vậy thì chỉ có nước về nhà xin đi làm bồi bàn hay lau chùi quét dọn. Các bài phóng sự của các ký giả gạo cội gửi về đều có chủ bút (editor) duyệt lại từ nội dung tới văn chương chứ không phải gửi về là đăng liền. Cứ nhìn vào phần cuối bản tin của AP, AFP, Reuters, UPI… sẽ thấy. Ôi buồn cho đất nước “Ngàn năm văn hiến”! Văn hiến không có nghĩa là có nhiều gái đẹp thi Hoa Hậu Hoàn Vũ, hay người mẫu nhố nhăng quảng cáo quần nọ áo kia, mà là văn chương và các tác phẩm văn học và nhất là con người sống sao cho thanh cao, khí phách. Văn hiến cũng không có nghĩa là trùng tu lại một số đình chùa, cung điện, miếu mạo để làm nơi hấp dẫn du lịch để kiếm tiền…mà là làm sao nối gót và bồi đắp gia tài văn học của tổ tiên.

- Đường lối, ngõ ngách ngoại giao trở thành kênh ngoại giao. Trong nước không rành tiếng Anh cho nên thấy chữ channel bèn dịch là kênh trong khi channel có rất nhiều nghĩa. Thí dụ: TV channel là đài truyền hình (a station) chứ không phải kênh truyền hình. Tiếng Anh tồi mới dịch “diplomatic channel” là “kênh ngoại giao”. Nó là đường lối, ngõ ngách ngoại giao bao gồm thương thảo trực tiếp, mật đàm hay thông qua trung gian của nước thứ ba.

PHẦN 4.-

G.

- Gái vị thành niên rửng mỡ trở thành hot teen

- Gái xinh, gái dễ thương trở thành “hot girl” trong khi “hot girl” là gái trông gợi dục, gái trông hấp dẫn về thể xác (thường ăn mặc hở hang, phô bày thân thể quá mức, cử chỉ lả lơi mời mọc). Cả trong trường học bây giờ cũng có “hot girl”. Đúng là ngu dốt mà thích dùng tiếng Anh để tỏ ra đây là Mỹ. Báo Thanh Niên ngày 8/3/2017 đi một tiêu đề, “Quan lộ thần tốc của 'hot girl' Thanh Hóa”. Một nhân viên giữ chức vụ Trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản, cho dù có tội mà dùng danh từ “hot girl” để thóa mạ người ta thì đúng là một nền báo chí bát nháo, không có học.

- Gần gũi, giao tiếp, tiếp xúc, đến gần trở thành tiếp cận. Khi Ô. Tillerson- Bộ Trưởng Ngoại Giao Hòa Kỳ thăm các nước Nam Hàn, Nhật Bản đã không cho báo chí tháp tùng và không tiếp xúc với báo chí, bèn được các trang tin BBC và VOA nói rằng “không được tiếp cận”. Đúng là ngôn ngữ bát nháo, dốt thường hay nói chữ và có khi không hiểu mình viết gì.

- Gây giống trở thành nhân giống. Gây giống là giữ gìn và gia tăng giống của một loại cây hay sinh vật nào đó qua một tiến trình khó khăn, có nghiên cứu chứ không phải cứ muốn tăng lên là tăng, muốn nhân lên là nhân.

- Ghi danh, ghi tên trở thành đăng ký. Thí dụ: Ghi danh dự thi, ghi tên ứng cử. Còn đăng ký, đăng bạ là ghi tên vào sổ bộ. Thí dụ: Đăng ký, đăng bạ xe gắn máy.

- Giá rẻ như bèo/giá rẻ mạt trở thành bèo. “Lương tiếp viên khủng hay bèo”. Rồi Báo Tuổi Trẻ, “Quảng Ninh chấn chỉnh tour du lịch giá bèo.” Đây là ngôn ngữ của loại lưu manh đứng bến nói chuyện với nhau. Vừa lai căng, vừa bát nháo. Ngôn ngữ đứng đắn phải là, “Quảng Ninh chấn chỉnh lại các chuyến du lịch giá quá rẻ”.

- Giá vé máy bay mức cao nhất và thấp nhất biến thành giá trần, giá sàn hàng không (VietnamPlus). Câu văn điên khùng ở chỗ là, chỉ có vé máy bay chứ làm gì có vé hàng không. Hàng không là ngành chuyển vận bằng máy bay. Hàng hải là ngành chuyển vận bằng đường biển. Ngoài ra “giá trần” làm cho người ta liên tưởng tới “giá trần”, “hành trần” để ăn phở. Rồi cao độ tối đa (maximum altitude) của máy bay trở thành “trần bay”.

Trong nước bây giờ cái gì cũng trần và sàn. Những danh từ như cao nhất, thấp nhất đã bị xóa trong từ điển Việt Ngữ.

- Gia đình trở thành hộ dân

- Giải trở thành Cup

- Giải thích, cho biết lý do tại sao trở thành lý giải. “Người Sài Gòn lý giải việc tự nguyện trả lại vỉa hè”. Tôi không hiểu tại sao trong nước, đa số vừa nghèo, vừa ít học nhưng rất thích dùng những chữ “đao to búa lớn”.

- Giải túc cầu/bóng đá thế giới trở thành World Cup

- Giải pháp trở thành kịch bản. Thí dụ: Giải pháp nào cho cuộc xung đột Syria trở thành Kịch Bản nào cho Syria. Trong nước, chỗ nào, lãnh vực nào, bài báo nào cũng thấy hai chữ kịch bản, kịch tính giống như phường tuồng, sân khấu vậy. Thậm chí sắp đặt chương trình cho buổi lễ nhậm chức cũng gọi là lên kịch bản, “lên kịch bản cho lễ nhậm chức của Tổng Thống đắc cử Mỹ Donald Trump.” Rồi “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa Hương không có trong kịch bản" (VietnamPlus) Thật là loại ngôn ngữ quái đản! Thế mà các diễn đàn ở hải ngoại cũng đua nhau chuyển tiếp (forward) loại ngôn ngữ điên khùng này. Nếu là một người có học sẽ viết, “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa hoàn toàn ngoài ý muốn”.

- Giải trở thành cúp.

- Giải phẫu trở thành phẫu thuật.

- Giải thích, tìm hiểu trở thành giải mã. Giải mã là bẻ khóa mật mã để đọc một tải liệu mã hóa của đối phương. Hiện nay trong nước hai chữ “giải mã” được dùng một cách vô tội vạ.

- Giải tỏa trở thành giải phóng như giải phóng mặt bằng - giống như đem binh sĩ, xe tăng tấn công vào chiếm cứ một khu vực nào đó.

- Giảm bớt căng thẳng trở thành hạ nhiệt. “Sau khi Malaysia có những tín hiệu nhằm hạ nhiệt căng thẳng leo thang.” (Báo Tuổi Trẻ) giống như một người bị sốt, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Dường như tất cả các báo ở Việt Nam không có chủ nhiệm, chủ bút, trưởng ban đọc lại các bản tin do phóng viên gửi về để cắt xén bớt những câu văn thừa thãi, chỉnh lại văn phạm, cách dùng chữ v.v… mà cứ thấy bài là đăng lên, chẳng cần biết đúng sai.

- Giảm bớt nhân viên/sàng lọc lại nhân viên trở thành tinh giản biên chế. Cứ phải đọc những loại chữ như thế này có ngày nhức đầu mà chết.

- Giao kèo, khế ước/thỏa thuận (account) để có một khoản/phần/chỗ trên Facebook trở thành tài khoản trong khi tài khoản là khoản tiền có trong ngân hàng.

- Giao dịch, liên lạc, hỗ tương, tác động qua lại trở thành tương tác. Chữ nghĩa thật điên khùng! Trong nước bây giờ nhiều khi nói mà không biết mình nói gì, giống như những kẻ mê sảng vậy.

- Giấy chứng nhận độc thân (Single Status Certificate) trở thành “Công hàm độc thân” trong khi công hàm là văn thư của bộ ngoại giao gửi các quốc gia hay tổ chức quốc tế. Đúng là chữ nghĩa lộn sòng, bát nháo và “đao to búa lớn”.

- "Giờ" trở thành “h” (heure). 8 giờ trở thành 8h. (Lai Tây từ thời thuộc địa). 7 giờ sáng trở thành 7h sáng. Tại sao không viết 7 g. sáng, 5 g. chiều, 9 g. tối, 12 g. khuya?

- Giữ gìn trở thành bảo lưu. Thí dụ: Giữ gìn một phong tục trở thành “bảo lưu phong tục” giống như tiếng nói của một hành tinh xa lạ. Người đàn ông ở Văn Miếu nói câu này bao năm vật lộn với miếng khoai, miếng sắn và miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay của “thời bao cấp” cho nên gần như “quên mất tiếng người”. Nay thì có thịt có cá, có quần áo đẹp, muốn phục hồi và giữ gìn phong tục tập quán của tổ tiên nhưng trong đầu không có các chữ “giữ gìn, bảo tồn” cho nên phải sáng chế ra chữ mới là “bảo lưu”. Nghĩ thật tội nghiệp!

- Giúp đỡ, chia xẻ, thông cảm, kề vai sát cánh đã chết bây giờ chỉ còn “đồng hành”. Chỗ nào cũng thấy “đồng hành”. Cả hải ngoại cũng lây bệnh “đồng hành”. Thậm chí một phóng viên tới thăm một chủ trại nhỏ muôi ngựa cũng nói “đồng hành”. Thật điên khùng quá mức! Giống như một con vẹt vậy. Nghĩ cho cùng thật tội nghiệp! “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Cả nước nói vậy thì mình cũng phải nói vậy!

- Gọi điện thoại trở thành gọi phôn. Số điện thoại trở thành số phôn (mất gốc rồi)

PHẦN 5.-

H.

- Hải cảng trở thành cảng biển cũng giống như phi cảng trở thành cảng bay.

- Hạm đội trở thành đội tàu. Thí dụ: Hạm Đội 7 trở thành Đội Tàu Số 7

- Hầm trú ẩn trở thành Bunker/Boong- ke

- Hàng đầu, đứng đầu trở thành top. Chữ này thấy nhan nhản trên các diễn đàn ở hải ngoại.

- Hành động, chuyển động (move) trở thành động thái trong khi tử điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “động thái”. Đây là sự bịa đặt chữ nghĩa một cách bát nháo.

- Hành trình khám phá các vụ án trở thành hành trình phá án tức bác bỏ bản án của tòa dưới. Lên kế hoạch, lập kế hoạch truy bắt/truy nã hung thủ/bắt trọn ổ trở thành lên kế hoạch phá án.

- Hào hứng, hấp dẫn, sôi nổi (cuộc đua, trận đá bóng, trình diễn văn nghệ…) trở thành kịch tính. Rồi giá vàng lên xuống cũng “kịch tính”. Thậm chí vụ thảm sát tại tòa soạn báo hí họa Charlie Hebdo (Paris) cũng “đầy kịch tính”. Có lẽ phải cho ông nào sáng chế ra hai chữ “kịch tính” này vào bệnh tâm thần để chữa trị mới được.

- Hay đẹp trở thành kinh điển. Một trận đấu hay, đẹp trở thành một trận đấu kinh điển. Đau đầu quá!

- Hết hàng trở thành cháy hàng. Hết vé trở thành cháy vé. Hết phòng trở thành cháy phòng, trình diễn hết mình trở thành cháy hết mình. Hết săng trở thành cháy săng! Đúng là loại ngôn ngữ đường phố và bát nháo quá đỗi. Cả nước có mấy chục ngàn ông “Tiến Sĩ”, bao nhiêu viện ngôn ngữ, bao giải thưởng văn chương….mà không thấy ai lên tiếng về vấn đề này.

- Hiện ra (trên màn ảnh) trở thành hiển thị. Tôi không hiểu sao trong nước thích dùng tiếng Tàu, trong khi bao tiếng thuần Việt lại không dùng.

- Hiểu ngầm trở thành mặc định. Sao dùng chữ khó quá? Giới bình dân chịu sao thấu? Hơn thế nữa, từ điển Việt Nam trước và sau 1975, kể cả Hán- Việt Từ Điển của Đào Duy Anh cũng không có hai chữ “mặc định”.

- Hình ảnh lấy ra từ máy thu hình biến thành hình ảnh chiết xuất từ camera. Sao dùng chữ khó khăn quá vậy? Hai chữ “chiết xuất” được dùng cho phòng thí nghiệm.

- Hình dáng trở thành ngoại hình. Có hình dáng đẹp trở thành Có ngoại hình đẹp. Hình như những người sáng chế ra những từ ngữ lạ lùng này không được đi học từ thuở nhỏ hoặc không hề đọc văn chương, sách truyện Việt Nam.

- Hỗ tương, qua lại, lẫn nhau trở thành tương tác. Thích dùng chữ cầu kỳ, khó khăn trong khi kiến thức chẳng bao nhiêu.

- Hồi đáp, trả lời trở thành phản hồi. Phản là quay ngược, hồi là lui lại, trả lại. Hai chữ này ghép với nhau không hề có nghĩa là trả lời hay hồi đáp mà chỉ là dùng chữ kiểu cọ nhưng lại không rành tiếng Hán- Việt.

- Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp trở thành composite

- Hợp tác,người hùn hạp, cùng đứng chung, cùng làm ăn buôn bán với mình (partner) trở thành đối tác (làm việc đối nghịch với mình) như đối phương, đối thủ, đối đầu, đối thoại, đối lập, đối kháng... Từ điển Việt Nam trước và sau 1975 đều không có hai chữ “đối tác”. Tự Điển Hán- Việt của Đào Duy Anh cũng không có hai chữ “đối tác”. Chỉ vì ngu dốt tiếng Việt cho nên đã dịch “partner” thành “đối tác”.

- Hư hỏng, xập xệ, đã cũ, không được như trước nữa trở thành xuống cấp. Thí dụ: Bộ ngực bà ta đã xệ, không còn căng nữa trở thành bộ ngực bà ta đã xuống cấp. (Nếu dùng hai chữ này trong các màn diễu cợt, chọc cười khán gỉa hoặc chuyện tiếu lâm thì được)

- Huy hiệu trở thành logo

K.

- Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc.

- Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của Miền Nam trước đây.

- Khách trở thành khách mời. Tức là có những vị khách không mời mà đến.

- Khoảng cách/ chiều dài /mức độ trở thành cự ly

- Khởi đầu, mở đầu, mở màn trở thành kích hoạt. “Triều Tiên kích hoạt chiến thuật đó bằng việc ra thông báo cấm tất cả người Malaysia…” (Báo VnExpress). Đúng là dốt hay nói chữ, bịa chữ trong khi tự điển Việt Nam không hề có hai chữ “kích hoạt”.

- Không khí lạnh sẽ tràn vào phía bắc biến thành không khí lạnh tăng cường giống như đổ thêm quân vào trận chiến. Các chữ “trời sẽ lạnh thêm” vừa dịu dàng, vừa dễ hiểu không chịu dùng mà lại thích “tăng cường”.

- Không thể tưởng tượng được (unimaginable) biến thành không tưởng (utopia). Trong nước tiếng Việt quá kém, không phân biệt được thế nào là không thể tưởng tượng được thế nào là không tưởng. Không thể tưởng tượng được là sự kiện đã xảy ra nhưng ngoài dự đoán, ước đoán của mình. Thí dụ: “Thật không thể tưởng tượng được Đức đã thắng Ba Tây 7- 1 trong trận bán kết 2004”. Còn không tưởng là không bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ: “Trung Quốc mơ chiếm hết Biển Đông, khống chế Á Châu rồi đánh gục Mỹ. Đúng là chuyện hão huyền, không tưởng.”

- Khu nghỉ mát/nghỉ dưỡng trở thành resort. Du lịch trở thành “đi tour”. Trong nước cũng như hải ngoại, một số lớn danh từ tiếng Việt sẽ chết để nhường chỗ cho tiếng Anh. Bố mẹ thích dùng tiếng Anh ba rọi như thế thì mở Trường Việt Ngữ để làm gì?

- Khu vực chăm sóc bệnh nhân nguy kịch/khu vực chăm sóc đặc biệt (critical care, intensive care) trở thành Khu vực chăm sóc tích cực. Chăm sóc bệnh nhân mà cũng có tiêu cực và tích cực nữa sao? Bệnh viện có biết bao nhiêu là bác sĩ mà không có tới một ông có thể dịch “critical care” ra tiếng Việt? Rồi Bộ Y Tề để làm gì? Sao không dịch tất cả các thuật ngữ Y Khoa từ tiếng Anh ra tiếng Việt để phổ biến cho tất cá các bệnh viện trong nước? Thật đáng buồn. Trong nước có một “bệnh dịch” là đua nhau tặng hoa và chụp hình để trình diễn, trong khi tình trạng tồi tệ thì phớt lờ rồi báo cáo láo để lừa dối cấp trên và dân chúng.

- Khu vực đi bộ trở thành không gian đi bộ. Không gian ở ngoài trái đất làm sao có thể đi bộ ở đó được. Nhưng khu vực đi bộ đó chúng ta có thể tạo một không khí yên tĩnh hay một môi trường thoải mái, tươi mát cho người đi bộ. Nhà bếp chật hẹp trở thành “không gian nấu ăn chật hẹp” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đúng là tiếng Việt điên khùng! Từ xưa đến giờ người ta nói, “Tạo một khung cảnh/ một bầu không khí ấm cúng cho gia đình” chứ người ta không nói. “Tạo một không gian ấm cúng cho gia đình”. Người nào dùng hai chữ “không gian” ở đây tức là không được cắp sách đến trường, không đọc sách vở của tổ tiên.

- Kích thích (kinh tế, tiêu thụ) trở thành kích cầu trong khi trong tự điểnViệt Nam hoàn toàn không có hai chữ kích cầu mà chỉ có: kích thích, kích hỏa, kích động như kích động nhạc.

- Kiểm soát không lưu trở thành quản lý bay

- Kỹ nghệ trở thành công nghiệp/công nghệ. Xin nhớ công nghệ là kỹ nghệ chế tạo máy móc. Còn kỹ nghệ là chế tác, sản xuất lớn theo khoa học. Chẳng hạn kỹ nghệ sản xuất rượu bia, kỹ nghệ gái điếm, kỹ nghệ sản xuất xe hơi….Miền Nam trước đây có Trường Kỹ Sư Công Nghệ để đào tạo kỹ sư chế tạo máy móc.

PHẦN 6.-

L.

- Lạ lùng trở thành ngỡ ngàng. Thí dụ: Đẹp lạ lùng trở thành đẹp ngỡ ngàng. Người viết văn như thế này chắc chắn chưa được cắp sách đến trường. Ngỡ ngàng là tình cảm không ưng ý hay trái với dự đoán của minh. Thí du: 1) Sau 25 năm từ Mỹ trở về tôi thật ngỡ ngàng khi thấy cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy. 2) Tôi thật ngỡ ngàng khi cô ta nói cô ta là hoa hậu nhưng mở miệng nói ra toàn chuyện thô tục. (Vì tôi cứ ngỡ cô ta là hoa hậu thì phải ăn nói lịch sự)

- Lạc tay lái, lạc bánh lái trở thành mất lái, mất phanh

- Làm cho vững chắc thêm (bằng cách đóng thêm cột, thêm ván, đắp thêm đất..,) trở thành gia cố chẳng hạn”gia cố các bờ kè”, “gia cố các thuyền” sao dùng chữ khó khăn và lạ hoắc như vậy? Chắc phiên dịch từ tiếng Tàu có từ thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông. Trong tự điển Hán- Việt của Đào Duy Anh không có hai chữ “gia cố”.

- Làm điếm trở thành làm gái. Như vậy làm trai là làm đĩ đực chăng? Nếu nói “làm gái” để chỉ gái điếm thì chúng ta phải hiểu câu nói này như thế nào, “Làm gái thì phải biết công- dung- ngôn- hạnh.”

- Làm điệu, làm dáng, điệu bộ trước ống kính trở thành tạo dáng, thả dáng. Những hình ảnh làm điệu, làm bộ, làm dáng này lan tràn các báo điện tử lớn như VOV, VnExpress, VietnamPlus, Thanh Niên, Tiền Phong… đều là những quảng cáo trá hình cho các cô người mẫu, ca sĩ để kiếm tiền. Đúng là một nền báo chí rẻ tiền.

- Làm hồ sơ giả (để lấy tiền) trở thành chi khống, làm hồ sơ khống.

- Làm việc trở thành thi công. Công nhân đang làm việc trở thành công nhân đang thi công. Tại sao công nhân phải thi đua với nhau? Trên thế giới này làm gì có chuyện đó. Công nhân làm hết giờ thì nghỉ hay về nhà. Nếu làm thêm (overtime) thì phải trả theo giờ phụ trội, gấp đôi. Điên khùng hay sao mà thi đua?

- Lạnh buốt, lạnh cắt da trở thành rét đậm rét hại, giống như một bà nhà quê nói tiếng Việt vậy.

- Lề thói, thói quen, cách thức, cố tật… trở thành văn hóa. Thí dụ: Văn hóa đái bậy ỉa bậy, văn hóa nhận phong bì của bác sĩ, văn hóa du côn, văn hóa tham nhũng, văn hóa chửi thề, văn hóa nói dối, văn hóa ẩm thực, văn hóa xấu hổ, văn hóa khinh bỉ…trong khi văn hóa là cái gì tốt đẹp nhất biểu tượng của một dân tộc.

- Lệ phi, phí tổn cắt cụt chỉ còn phí như thu phí qua cầu. Thậm bán vé xe buýt (xe chuyên chở công cộng) cũng gọi là thu phí. Đúng là ngôn ngữ điên khùng. Từ ngàn xưa đến giờ người ta nói: sở phí, học phí, lệ phí, kinh phí, chi phí, chiến phí…nề nếp đâu vào đó. Nay phá nát tiếng Việt.

- Lịch trình cắt cụt chỉ còn lịch. “Lịch thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2017” (VietnamPlus). Lịch là cuốn sách ghi ngày tháng của một năm. Lịch trình là thời biểu ghi rõ ngày nào làm cái gì giống như thời khóa biểu. Hai chữ này không thể thay thế cho nhau.

- Liên lạc trở thành liên hệ. Liên lạc là dùng thư từ, điện thoại, điện thư để liên lạc, có thể là thăm hỏi, lấy tin, làm ăn, buôn bán. Còn liên hệ là có một mối giao tình, hợp tác, dính líu với nhau. Do đó người ta nói “mối liên hệ vợ chồng” chứ không ai nói, “Mối liên lạc vợ chồng”.

- Lò lửa trở thành chảo lửa. Thí dụ: Chảo lửa Trung Đông. Xin nhớ cho lò lửa khác chảo lửa. Hơn thế nữa không ai nói chảo lửa mà chỉ nói chảo dầu. BBC Việt ngữ thích dùng lại tiếng Việt bát nháo này.

- Lõa thể, cởi truồng trở thành nude

- Lợi dụng/nhân cơ hội trở thành tranh thủ. Thí dụ:”Nhân cơ hội mỗi năm có một tháng nghỉ phép...” trở thành “Tranh thủ mỗi năm có một tháng nghỉ phép…” Tranh thủ ở trong nước còn có nghĩa là “cố gắng” chẳng hạn như “ Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”.

- Lợi tức trở thành thu nhập. Thuế lợi tức trở thành thuế thu nhậptrong khi theo Từ Điển Việt Nam “thu nhập” là động từ chỉ việc thu nhận tiền bạc chứ tự thân “thu nhập” không phải số tiền kiếm được do buôn bán hay do lương bổng.

M.

- Mánh lới, thủ đoạn trở thành chiêu trò. Thí dụ: “Chiêu trò rút tiền của bà Sáu Phấn” (Báo Thanh Niên). Đây là ngôn ngữ của bọn buôn lậu, mánh mung.

- Mặt chưa trang điểm trở thành mặt mộc

- Máy bay riêng, máy bay đặc biệt (của tổng thống chẳng hạn) trở thành chuyên cơ tức máy móc đặc biệt.

- Máy điện tử trở thảnh điện toán (Tôi có máy điện tử từ năm 1995 nhưng có bao giờ tính toán hoặc làm toán trên máy điện tử đâu.)

- Máy hình, máy thu hình trở thành camera. Thí dụ: Gắn camera xử phạt vi phạm dọc trục buýt BRT (Báo An Ninh Thủ Đô). Câu văn vừa lai căng vừa lủng củng. Câu văn không lai căng và gẫy gọn sẽ là: “Gắn máy thu hình phạt vi phạm dọc theo tuyến xe chuyên chở công cộng BRT”

- Máy tự chụp hình trở thành chụp hình tự sướng, thật thô tục quá đỗi!

- Metro! (Metro Bà Quẹo, Metro Bình Phú) Cả nước không biết dịch metro là “xe điện ngầm” cho nên các trạm xe điện ngầm đều trương bảng “metro”. Tinh thần nô lệ như thế mà đòi độc lập tự chủ.

- Minh họa (illustrated) được dùng loạn xạ. Trong nước không hiểu hai chữ “minh họa” là gì. Minh họa có nghĩa là vẽ ra, chẳng hạn như truyện bằng tranh, hình bìa và một số trang trong một cuốn truyện do một họa sĩ vẽ, người Mỹ gọi là “illustrated”. Còn nếu là bức ảnh thì nhà xuất bản sẽ ghi chú “photograph by…” tức “hình của”. Ngày nay, tất cả những tấm hình đi kèm với một bải viết nào đó mà không ăn nhập chi với đề tài, mà chỉ lấy một hình tượng trưng - đều được ghi chú là “minh họa”. Đúng là điếc không sợ súng! Chẳng hạn bài viết có đề tài “Đánh Ghen” mà không có một bức họa/tranh nào về đánh ghen cả, tác giả có thể lấy một bức hình hai người đàn bà đang túm tóc nhau, nhưng không được ghi chú “hình ảnh minh họa” mà có thể ghi, ”Đây là hình đánh ghen được đăng trên báo ABC” hoặc “Đây là hình ảnh tượng trưng các bà đánh ghen”.

- Môi giới, dắt mối trở thành cò. Tại bệnh viện cũng có “cò” để môi giới với y tá, bác sĩ chữa bệnh cho đàng hoàng, nếu không cho mày ra nghĩa địa. Nhiều báo còn dùng hai chữ “cò mồi”. Cò mồi là cùng băng đảng nhưng đóng giả để lường gạt người ta, hoàn toàn khác với môi giới, dắt mối để kiếm tiền.

- Mới sinh được tám tháng trở thành tám tháng tuổi. Cây đa cổ thụ 100 năm trở thành Cây đa cổ thụ 100 năm tuổi. (Bắt chước tiếng Anh thêm chữ old vào)

- Món hàng bán được giá trở thành “giá trị kinh tế cao”. Thích dùng chữ khó khăn.

- Một con hổ trở thành một cá thể hổ

- Một con khỉ Voọc trở thành một cá thể Voọc

- Một con bò, 1300 con bò trở thành “1300 cá thể bò nhập khẩu từ Mỹ” (Báo Tiền Phong). Cứ cái điệu viết văn nhảm nhí như thế này, trong tương lai gần sẽ là: Mẹ tôi đi chợ mua một cá thể gà. Đám cưới rất lớn có tới chục cá thể heo quay. Chục cá thể lợn xổng chuồng làm tôi đuổi hết hơi. Bán cho tôi một cá thể ngựa. Mạo tự “con” để chỉ các con vật, đồ vật như: Con chó, con mèo, con chim, con cá, con trâu, con bò, con dao, con quay, con thoi, con cúi, con diều…rồi sẽ chết trong ngôn ngữ Việt Nam. Người nào dùng hai chữ “cá thể” ở đây chắc chắn không được cắp sách đến trường. Cá thể là đơn lẻ khác với tập thể. Thí dụ: Làm ăn cá thể. Nó không phải là mạo tự để chỉ các con vật, đồ vật.

- Một số hình ảnh, một loạt hình ảnh trở thành chùm ảnh (giống như chùm khế ngọt). Một số bài thơ trở thành chùm thơ. Nếu vậy một mớ sách vở sẽ trở thành một chùm sách vở!

- Mũ/nón an toàn trở thành mũ/nón bảo hiểm. (Bảo hiểm là bỏ tiền ra để nhờ một công ty trả tiền mình trong trường hợp có tai nạn, nhà cháy, hàng hóa hư hỏng v. v...)

- Mức nợ tối đa trở thành nợ trần giống như nợ trần gian, nợ đời. Chữ “ceiling” của Mỹ nghĩa bóng ở đây có nghĩa là chạm mức tối đa chứ không phải trần nhà. Bất cứ ở quốc gia nào, một danh từ đều có nghĩa đen và nghĩa bóng. Thí dụ: Hot issues không phải là “những đề tài nóng” mà là những vấn đề được bàn cãi sôi nổi thường xuất hiện trong những cuộc bầu cử, sau bầu cử thì lại ”chìm xuồng”.

- Muốn trừng trị, trừng phạt phải biết sai phạm ở chỗ nào biến thành “Xử lý phải có địa chỉ rõ ràng”. Đó là tiếng Việt điên khùng của ông Tiến Sĩ Nguyễn Viết Chức đăng trên VOV ngày 30/3/2017.

PHẦN 7.-

N.

- Nam Hàn trở thành Hàn Quốc. Bắc Hàn trở thành Triều Tiên. Lộn xộn quá, nhớ không nổi!

- Nạn nhân trở thành bị hại. Hung thủ, kẻ sát nhân trở thành kẻ thủ ác.

- Ngày hội trở thành lễ hội. Trong nước không phân biệt được thế nào là ngày lễ, thế nào là ngày hội. Ngày lễ để kỷ niệm một biến cố lịch sử, hay khánh thành một công trình lớn: Như Lễ Hai Bà Trưng, Lễ Giỗ Trận Đống Đa, Lễ Quốc Khánh, Lễ Khánh Thành…Còn ngày hội chỉ là tụ họp vui chơi, không phải là ngày nghỉ lễ chính thức của học sinh hay công chúng. Chẳng hạn như: Hội Lim, Ngày Hội Thả Diều Đà Nẵng, Ngày Hội Cà- Phê Ban Mê Thuột, Ngày Hội Hoa Đà Lạt, Hội Đua Thuyền…Nhưng một ngày lễ nếu quy tụ đông đảo tín đồ, người hành hương thì có thể gọi là lễ hội như Lễ Hội Chùa Hương, Lễ Hội Đền Hùng.

- Nghi ngờ trở thành nghi án. Thí dụ: Nghi án đập đá (Nghi ngờ có sử dụng bạch phiến)

- Ngoại tệ trở thành ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ trở thành dự trữ ngoại hối. Ngoại tệ gửi về nước trở thành kiều hối. Trong khi theo tự điển Việt Nam, nội hối là “đổi tiền trong nước”. Còn ngoại hối là “đổi tiền với nước khác”. Nói tóm lại, trong nước bịa đặt ra chữ mới mà không cần tra cứu tự điển gì cả. Đúng là điếc không sợ súng!

- Ngũ Giác Đài trở thành Lầu Năm Góc do các ông bà ở hải ngoại lấy nguyên những bản tin trong nước rồi đua nhau chuyển tiếp lên các diễn đàn…khiến tiếng Việt đổi đời trở thành tiếng Việt chính thống.

- Người dân bị thiệt hại (vụ Formosa) trở thành những người dân bị hại (VOV) Đúng là tiếng Việt điên khùng. Xin nhớ cho, bị thiệt hại thuộc về dân sự như bị thiệt hại về tài sản, nghề nghiệp sinh sống. Còn “bị hại” là bị sát hại, giết.

- Người hâm mộ, kẻ hâm mộ/khán giả hâm mộ trở thành fan. “Á hậu H.O chia sẻ chuyện gia đình trong lần đầu họp fan” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Tiếng Việt lai căng, bát nháo không thể tưởng tượng được, nhất là lại được đưa lên một trang thông tin tiêu biểu cho tiếng nói của một quốc gia.

- Người ngoại quốc trở thành tây. Báo chí trong nước bây giờ rất lạ. Tất cả người ngoại quốc dù là Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan đều được đổ đồng bằng hai chữ “ông Tây”. Đọc bản tin “Ông Tây lấy vợ Việt” tôi cứ nghĩ rằng đây là một người Pháp lấy vợ Việt Nam nhưng lại là một ông người Hà Lan lấy vợ Việt Nam. Rồi “Một ông Tây hát cải lương” hóa ra một thanh niên Mỹ hát cải lương. Ngày xưa, cho tới năm 1954, ở ngoài Bắc, lính Pháp mình gọi là lính Tây, khu phố mà người Pháp ở gọi là Phố Tây. Tây Đen là lính Maroc, Algerie, Senegal, Tunisie…mấy người Pháp mình gọi là “mấy thằng Tây” (Westerner) vừa căm thù vừa khinh ghét.

Chính tôi ở ngoài Bắc trước 1954 cũng gọi “mấy thằng Tây”, kính trọng lắm là “mấy ông Tây”. Nhưng nay thời thuộc địa qua rồi, mọi danh từ có vẻ như căm ghét, khinh thị phải quên đi. Thế giới này cần chung sống hòa bình và kính trọng lẫn nhau. Mình nên bỏ chữ “Tây” và thay bằng “người Pháp”, “người Mỹ”. “người Tây Ban Nha”, “người Hà Lan” cho lịch sự.

- Người trong gia đình nay trở thành thành viên của gia đình. “ Cháu là người trong gia đình” nay thời kỳ “hội nhập” phải nói, “Cháu là thành viên của gia đình” giống như thành viên của một tổ chức nào đó.

- Người viết chuyên đề trở thành blogger. Trang tin chuyên đề trở thành trang blog

- Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, trang trọng, lộng lẫy nay chết hết chỉ còn có hoành tráng

- Nhà để xe trở thành garage

- Nhà Trắng hay Tòa Bạch Ốc? Trong thời kỳ chiến tranh, danh từ The White House được hai miền nam- bắc dịch khác nhau. Miền Nam dịch là Tòa Bạch Ốc. Miền Bắc dịch với tính cách khinh thị (coi nhẹ) là Nhà Trắng. Dù người Mỹ dùng chữ “house” thí dụ, House of Representatives nhưng không thể dịch là “Nhà Đại Biểu” mà phải dịch là Hạ Nghị Viện. Theo tôi nghĩ, nơi ở, nơi làm việc của các vị nguyên thủ quốc gia không thể gọi là “nhà” mà phải dịch là Dinh, Điện hay Phủ.
Thí dụ: Điện Kremlin, Điện Versailles, Dinh Độc Lập, Phủ Toàn Quyền, Phủ Thống Sứ, Phủ Chủ Tịch…Chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, hai bên đã khép lại quá khứ. Việt- Mỹ đã ký thỏa ước hợp tác toàn diện (Comprehensive Partnership). Hợp tác toàn diện cũng có nghĩa là hai bên phải tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta nên tôn trọng người Mỹ và người Mỹ dĩ nhiên cũng phải tôn trọng Việt Nam. Do đó, danh từ Nhà Trắng nên bỏ đi, không nên có thái độ khinh thị. Theo tôi, The White House nên dịch là: Tòa Bạch Ốc, Bạch Cung hay Bạch Dinh. (Vũng Tàu có Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của Vua Bảo Đại)

- Nhạc Trịnh Công Sơn trở thành nhạc Trịnh. Trong khi nhạc Phạm Duy lại không nói là nhạc Phạm, nhạc Phan Đỉnh Điểu lại không nói nhạc Phan

- Nhân đạo trở thành nhân văn. Xin nhớ nhân đạo khác nhân văn.

- Nhanh lên, mau lên trở thành khẩn trương lên

- Nhập lượng- xuất lượng, vốn- thành phẩm trở thành đầu ra- đầu vào (input- output) nghe sao thô tục quá.

- Nhập viện. Trong nước bây giờ, tường thuật bất kỳ một biến cố nào có người bị thương đều thêm hai chữ “phải nhập viện” (phải vào bệnh viện). Trên thế giới này không hề có kiểu tường thuật như vậy.

Thí dụ: Phóng viên đưa tin người chồng vũ phu đã đánh đập người vợ dã man vì ngăn cản không cho uống rượu, hoặc một tai nạn xe hơi khiến bốn người trọng thương. Như thế là đủ. Còn chuyện có vào nhà thương hay không, không phải chuyện của phóng viên. Dĩ nhiên, nếu bị thương nặng thì người ta đương nhiên đi bác sĩ hoạc vào bệnh viện, phóng viên khỏi tường thuật chuyện đương nhiên. Đúng là một nền báo chí kém cỏi.

- Nợ chạm mức giới hạn trở thành nợ trần giống như nợ đời, nợ trần ai. (VOA)

- Nói không biết ngượng trở thành mồm không biết ngượng. Đây là ngôn ngữ của mụ bán “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội được tường thuật trên CNN.

- Nơi du lịch/địa điểm du lịch trở thành điểm đến. Thí dụ: “Thành Phố HCM là một điểm đến thu hút du khách quốc tế”. (VnPlus) Câu nói bình thường chỉ là, “Thành Phố HCM là địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế”.

- Nổi bật trở thành nổi cộm. Hai chữ này VOA và BBC tiếng Việt rất thích dùng, làm ra vẻ như ta đây là “bác học”.

- Nông phẩm biến thành sản phẩm nông nghiệp, dã thú biến thành động vật hoang dã tức kéo dài tiếng Việt ra một cách thừa thãi.

- Nồng độ rượu trong máu (để phạt lái xe) trở thành nồng độ cồn. (Ảnh hưởng thuộc địa Pháp vẫn còn dai dẳng)

- Nữ công nhân trở thành lao động nữ. Nam công nhân trở thành lao động nam. Đúng là đổi đời.

- Nữ ký giả /nữ phóng viên trở thành nhà báo nữ. Nếu như vậy thì nữ thủ tướng sẽ trở thanh thủ tướng nữ, bà bộ trưởng sẽ trở thành bộ trưởng nữ và nữ quân nhân sẽ trở thành quân nhân nữ hay lính gái/lính trai.

- Nữ quân nhân hải quân trở thành “phụ nữ quân chủng hải quân”. Sao dùng chữ khó khăn quá vậy?

- Nước dâng cao trở thành triều cường. “Người dân TP.HCM dầm mình lội triều cường” (Báo Tuổi Trẻ).

- Nuôi và gây giống trở thành nuôi trồng. Thí dụ: Nuôi trồng thủy sản. Thật không thể tưởng tượng được người ta có thể “trồng” tôm, cá v.v…Thế mà cả nước nói như vẹt mà không một ý thức gì cả.

PHẦN 8.-

O.

- Ông/Bà trở thành Mr. & Mrs.

- Ống sắt trở thành tuýp, ống tuýp (Tiếng Pháp là tube):

P.

- Phái tính (phái nam, phái nữ) trở thành giới tính. Giới có nghĩa là giới hạn, ngăn cấm hoàn toàn không có nghĩa là đàn ông/đàn bà, trai/gái hay nam/nữ.

- Phẩm chất trở thành chất lượng. Ngày xưa Miền Nam phân biệt phẩm và lượng. Phẩm thì gọi là phẩm chất. Còn lượng thì gọi là số lượng. Thí dụ: Số lượng thì nhiều nhưng phẩm chất không bao nhiêu.

- Phân phát, phân phối, lan truyền trở thành phát tán.

- Pháo hạm trở thành tàu pháo

- Phạt ngay tại chỗ trở thành phạt nóng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng. Gửi giấy phạt về nhà trở thành phạt nguội. Thật khôi hài quá mức!

- Phát thanh thì nói phát thanh. Còn đài truyền hình thay vì phát hình lại nói phát sóng, phủ sóng. Điên rồ quá!

- Phê bình, chỉ trích, công kích trở thành ném đá (giống như hình phạt ném đá thời Trung Cổ).

- Phê bình cắt cụt chỉ còn phê (giống như phê vào công văn)

- Phi công chính trở thành cơ trưởng tức phụ trách máy móc chính

- Phi công phụ trở thành cơ phó tức phụ máy móc

- Phi đạn trở thành rocket

- Phi hành đoàn trở thành tổ bay, tổ lái

- Phải chịu thuế/ đánh thuế trở thành áp thuế. Bản tin trong nước do bà con “chống cộng” lấy rồi phổ biến rộng rãi trên Yahoo Groups ở hải ngoại: “Trump đe dọa áp thuế quyết liệt, lên tới 35% với các nhà sản xuất ô- tô ở nước ngoài rồi đem vào Mỹ bán.” Tôi không hiểu “áp thuế quyết liệt” là đánh thuế như thế nào? Đúng là ngu dốt lại hay “đao to búa lớn”. Đánh thuế thì hoặc “đánh thuế cao” hoặc “giảm thuế” chứ làm gì có “ quyết liệt ở đây?

Trong nước bị di truyền và ám ảnh bởi những từ ngữ chiến tranh, tuyên truyền, kích động có từ 70 năm trước trong cuộc sồng hằng ngày. Một đất nước như vậy làm sao có thể yên bình được? Muốn người dân điên cuồng lao vào chém giết chỉ cần tuyên truyền, kích động bằng những ngôn từ hận thù, sắt máu - dù dân chủ, tự do như Hoa Kỳ. Xin nhớ những chủ nghĩa gây thảm họa cho loài người đều phát xuất từ Âu Châu. Chính vì thế mà thế giới ngày hôm nay, người ta quý trọng lập trường ôn hòa (moderate) và sợ hãi lập trường quá khích (extremist) và cực hữu (far right).

Ngôn ngữ cũng vậy, phải hòa nhã, dịu dàng, lịch sự mới chinh phục được lòng người. Lão Tử nói rằng người ta sợ hãi cái gì sắc nhọn, thích cái gì vuông vức, tròn trịa. Cái gì cứng quá thì gẫy, cái gì mềm mại thì còn “Răng cứng thì rụng, lưỡi mềm thì còn”. Một cơn bão lớn thổi tới, cây cổ thụ khổng lồ 100 năm ở Mỹ cũng trốc gốc, nhưng cây tre biết ngả nghiêng theo chiều gió thì vẫn đứng khơi khơi. Lãnh đạo một đất nước cũng vậy, phải tránh những lời nói kích động, đao to búa lớn, mị dân, rỗng tuếch mà người Mỹ gọi là “rhetoric”. Kích động lòng dân thì dễ nhưng an dân, giữ được lòng dân mới khó. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo đã dạy “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân.”

- Pháo bây giờ phân ra pháo nổ và pháo hoa (VietnamPlus). Thí dụ: “Nghệ An: Dân tự phát đốt pháo nổ, pháo hoa tự chế tại vùng quê”. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng. Từ ngàn xưa tới giờ, nói “đốt pháo” là người ta hiểu loại pháo gì. Còn pháo hoa/pháo bông thì gọi là “bắn” chứ không gọi là “đốt”, chẳng hạn như bắn pháo sáng (hỏa châu)

- Pháo tháp, đồn canh trở thành lô- cốt

- Phát động phong trào trở thành khởi động phong trào, (Diễn Đàn YahooGroups ở hải ngoại cũng đã lây bệnh trong nước rồi.)

- Phạt nặng, lên một bản án nặng nề biến thành “xứ lý nghiêm”. Thí dụ: “Xử lý nghiêm xe chạy ngược chiều, xử lý nghiêm lấn chiếm vỉa hè”. Thật tình tôi không hiểu “xử lý nghiêm” là xử lý như thế nào. Là người học Luật, tôi thấy câu nói này mơ hồ. Thi hành luật pháp thì phải nghiêm minh. Còn hình phạt thì nặng hay nhẹ chứ không phải nghiêm. Thí dụ: Phạt nặng những xe chạy ngược chiều. Phạt nặng xe vận tải quá trọng lượng. Lên một bản án nặng nề cho kẻ dâm ô/hãm hiếp trẻ em. Phạt nặng những chủ nhân lấn chiếm vỉa hè trái phép.

- Phổ biến/mở rộng trở thành nhân rộng

- Phong tỏa (tài sản) trở thành đóng băng (Freezing of asset. Chữ “freezing” ở đây có nghĩa là ngăn không cho chuyển dịch một tài sản, trương mục, tài khoản…chứ không phải bỏ vào tủ lạnh để cho nó thành đông đá/đóng băng.

- Phòng tập thể dục trở thành gym.

- Phỏng vấn, lấy tin, săn tin, thu hình, làm phóng sự trở thành tác nghiệp giống như ký giả Tàu Hồng Kông hay Đài Loan nói chuyện với nhau.

- Phụ tá trở thành trợ lý. Thí dụ: Trợ lý tổng thống (phụ tá tổng thống), trợ lý bộ trưởng (phụ tá bộ trưởng, thứ trưởng)

- Positive =có dấu hiệu… như ung thư chẳng hạn trở thành dương tính. Trong khi theo từ điển tiếng Việt trong nước “dương tính” là “tính chất mạnh của giống đực”. Negative = không có dấu hiệu…như ung thư chẳng hạn trở thành âm tính. Trong khi từ điển tiếng Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “âm tính”. Thật bừa bãi quá mức! Ở Việt Nam bây giờ tha hồ nói và viết, không cần biết đúng sai, không cần biết sách vở có dạy như vậy hay không và cũng có ai phê phán hay dòm ngó tới.

PHẦN 9.-

Q.

- Quan điểm trở thành góc nhìn (BBC tiếng Việt)

- Quan thuế trở thàng hải quan. Tại Phi Cảng Tân Sơn Nhất hay Phi Trường Nội Bài tôi có thấy biển (hải) gì đâu? Ngày xưa chưa có phi trường, hải quan được đóng ở cửa biển để thu thuế. Ngày nay quan thuế thu ở hải cảng, phi trường, biên giới… có còn nằm ở cửa biển nữa đâu mà cứ dùng mãi?

- Quần áo lót, đồ lót trở thành nội y giống như ngôn ngữ của các thái giám Trung Hoa gọi quần áo lót của các bà hoàng hậu, quý phi.

- Quân cảng trở thành cảng quân sự.

- Quân chủ biến thành phong kiến. Trong nước không phân biệt được thế nào là chế độ quân chủ (Monarchy) và thế nào là chế độ phong kiến (Feudalism). Phong kiến là cắt đất, phong hầu để thành lập một quốc gia riêng (kiến quốc) đã chấm dứt khi Nhà Chu tiêu vong. Từ Tần, Hán trở đi, chế độ phong kiến không còn mà chỉ còn chế độ quân chủ giống như chế độ quân chủ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam làm gì có chế độ phong kiến. Dĩ nhiên một số tập tục của thời phong kiến còn rơi rớt lại khi Trung Hoa chuyển sang chế độ quân chủ, nhưng không thể gọi đó là chế độ phong kiến, nhất là ở Việt Nam.

- Quang đãng trở thành thông thoáng. Thí dụ: “Đường phố quang đãng” trở thành “Đường phố thông thoáng”. Thậm chí thủ tục, giấy tờ dễ dãi cho người dân cũng gọi là “thông thoáng”.

- Quy mô, cỡ lớn/ lớn trở thành đại trà. Sản xuất lớn trở thành sản xuất đại trà.

- Quyền Anh đã chết chỉ còn boxing.

R.

- Rau (vegetable, légume) biến thành rau xanh. Như vậy rau tía tô màu đỏ tía, hành củ và tỏi màu trắng, sà- lách/rau diếp Đà Lạt màu mỡ gà, cà tím, cà- rốt, củ cải đỏ, rau dền đỏ, bắp cải màu trắng… có trồng không và gọi là rau gì? Trong nước có tật thêm cái đuôi vào các danh từ đã có từ ngàn năm nay rồi. Nói trồng rau là người ta hiểu rồi lại còn bịa đặt ra trồng “rau xanh”.

- Rau không bón phân hóa học trở thành rau sạch làm người ta nghĩ tới rau nhơ bẩn có dính phân vào đó. Khi sáng chế ra chữ mới phải suy nghĩ cẩn thận để tránh sự liên tưởng tới nghĩa xấu.

S.

- Sân khấu trở thành sàn diễn. Võ đài trở thành sàn đấu. Bục trình diễn thời trang trở thành sàn catwalk. Nơi mua bán chứng khoán trở thành sàn chứng khoán, phòng họp của thượng viện Mỹ (Senate Floor) trở thành sàn thượng viện….Rồi mai đây diễn đàn Liên Hiệp Quốc sẽ thành sàn Liên Hiệp Quốc, phòng họp của quốc hội (House Floor) thành sàn quốc hội…cái gì cũng là sàn tất cả. Ngôn ngữ truyền thống nằm chình ình trong sách vở nhưng chết lần chết mòn chỉ vì ngu dốt tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

- Sinh đôi trở thành song sinh. Thích dùng tiếng Tàu mà đòi thoát Trung. Giống như thấy hàng Trung Quốc rẻ dù độc hại, tranh nhau mua rồi khoe mà đòi chống Trung Quốc. Nghe hai chữ “sinh đôi” nó đẹp và thuần Việt làm sao. Truyện Kiều trở thành bất tử và thấm vào máu thịt Việt Nam là vì Cụ Nguyễn Du dùng ít điển tích và dùng những chữ thuần Việt.

- Sinh Vật Học (biology) trở thành Sinh Học (Cắt cụt tiếng Việt cho mày chết luôn!)

- Số lần xuất hiện trở thành tần xuất

- Sở thích thành gu (gout)

- Soạn bài giảng trở thành soạn giáo án, nghe thấy mà ghê, giống như án lệnh của tòa.

- Sòng bài trở thành casino

- Sức vóc trở thành thể hình thể lực. Thí dụ: Các cầu thủ Việt Nam thể hình thể lực kém so với các cầu thủ Âu Châu. Miền Nam có hai chữ sức vóc rất hay tại sao không dùng? Sức là sức khỏe, vóc là chiều cao, lớn bé.

- Chữ "Suy nghĩ" trở thành 'tư duy'. Thích dùng chữ khó khăn để chứng tỏ ta đây là người trí thức. Nhưng thực ra người trí thức đạt đạo lại bình dị, không làm dáng, rởm đời.

Miền Nam trước đây, khi nói chuyện với bạn bè mà dùng hai chữ “tư duy” chẳng hạn như, “Chuyện đó tao phải suy nghĩ nhức đầu.” mà lại nói, “Chuyện đó tao phải tư duy nhức đầu.”

Chắc bạn nó chửi vào mặt mình là thằng phách lối. Nói năng với bạn bè, hay trước công chúng mà dùng những chữ kiểu cọ, xổ Nho, đao to búa lớn, khó khăn, nhức đầu thì người ta sẽ nghĩ mình là kẻ đầu óc không bình thường hoặc phách lối, dạy đời.

Xin nhớ cho ngôn ngữ là truyền đạt vừa tư tưởng lẫn tình cảm. Ngôn ngữ phải dùng đúng nơi, đúng chỗ. Cái quý nhất là đơn giản, dễ hiểu, thông dụng, lịch sự và lễ độ. Đừng chế bậy.

PHẦN 10.-

T.

- Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì.

- Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu riêng của một người)

- Tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ nổi tiếng trở thành sao, các sao. Cho nên tôi tạm có câu đố chơi cho vui:Các sao ra xem sao. Sao? Nói sao?

- Tài xế trở thành lái xe (Tài xế là danh từ, còn lái xe là động từ). Đào tạo tài xế trở thành đào tạo lái xe. Đúng là tiếng Việt điên khùng.

- Tái bổ nhiệm trở thành bổ nhiệm lại nghe quê mùa làm sao ấy. Thí dụ: “Bổ nhiệm lại hai thứ trưởng Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng. (VOV)” Người ta nói: tái đấu chứ không nói đấu lại, tái cử chứ không nói ứng cử lại, tái xuất giang hồ, tái diễn chứ không nói xảy ra một lần nữa.

- Tân trang/làm mới trở thành nâng cấp (upgrade)

- Tăng tốc độ cắt cụt chỉ còn tăng tốc. Như thế, lái với tốc độ lớn trở thành lái với tốc lớn. Xin nhớ cho chữ tốc đứng một mình có nhiều nghĩa. Thí dụ: Mái nhà bị bão thổi tốc lên. Váy cô ta bị gió thổi tốc lên.

- Tập họp/biểu tình trở thành mít tinh

- Tay đua xe đạp trở thành cua- rơ

- Tay lái /bánh lái trở thành vô- lăng

- Tây Ban Cầm đã chết chỉ còn Guitar

- Thăm viếng, du ngoạn trở thành tham quan. Muốn thoát Trung mà lại ôm cứng tiếng Tàu.

- Thản nhiên biến thành vô tư. “Người dân vô tư hành hạ hoa ở Lễ hội hoa hồng Bulgaria” (VOV). Xin nhớ cho 'vô tư' là công bình (Chí công vô tư). 'Vô tư lự' là không lo nghĩ gì.

Còn thản nhiên là làm mà không cần biết hậu quả, không cần biết người chung quanh, bất chấp luật lệ.

Thí dụ: Ông ta thản nhiên đổ rác ngay dưới tấm bảng “Cấm Đổ Rác”. Người nào dùng hai chữ “vô tư” ở đây chắc chắn không được cắp sách đến trường.

- Tháng Giêng trở thành Tháng Một. Tháng Chạp cũng chết luôn chỉ còn Tháng 12.

- Thắng hai trái trở thành làm cú đúp

- Thắng ba trái trở thành hat trick

- Thắng rõ rệt, thắng áp đảo/ trên chân rõ ràng trở thành thắng thuyết phục (thuyết phục ai ở đây?)

- Thế lực trở thành quyền lực.
Thí dụ:
“Quen biết trở thành thứ quyền lực mà người ta có thể mang ra để thách thức luật pháp.” (VnExpress) Ở đây không phải là quyền lực mà là thế lực. Quyền lực là sứ mạnh của người nắm quyền. Còn thế lực là sức mạnh dựa vào một người có quyền …chẳng hạn như vợ con, anh em, người tình của người nắm quyền. Thí dụ: “Ông ta là người rất có thế lực vì là bố vợ của ông giám đốc công an tỉnh.”

- Thế Vận Hội trở thành Olympic

- Thị trường chứng khoán/ trụ sở mua bán chứng khoán/nơi mua bán chứng khoán trở thành sàn chứng khoán. Trong nước thấy chữ “floor” tưởng đó là “sàn” thực ra “floor” còn có nghĩa là địa điểm, chỗ. Thí dụ

“Senate Floor” tức địa điểm, phòng hội của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ.

- Thổ sản trở thành đặc sản. Xin nhớ cho thổ sản khác đặc sản. Thổ sản là chỉ nơi đó mới có. Còn đặc sản thì chỗ nào cũng có. Thí dụ “nhãn Hưng Yên” là thổ sản của Hưng Yên mà nơi khác không có. Trong nhãn Hưng Yên có thể có nhiều đặc sản/đặc biệt, chẳng hạn nhãn giống này, nhãn giống kia, nhãn có hột, nhãn không hột…

- Thời tiết khắc nghiệt, thời tiết tệ hại trở thành thời tiết cực đoan

- Thù nghịch trở thành khắc tinh. VOA tiếng Việt, “Tân tư lệnh hải quân TQ: ‘Khắc tinh’ của Việt Nam?”

Người viết bài này tiếng Việt quá kém không phân biệt được nghĩa của hai chữ “thù nghịch” và “khắc tinh”.

Phó Đô Đốc Thẩm Kim Long của Trung Quốc, người đã từng chỉ huy Hạm Đội Nam Hải, cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988, nay được đề cử làm tư lệnh hải quân Trung Quốc, thì viên tướng hải quân này có quá khứ thù nghịch / tội ác với Việt Nam chứ sao gọi là khắc tinh?

Xin nhớ cho tất cả các danh tướng Việt Nam như Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là khắc tinh của các danh tướng Trung Quốc.

Nói khác đi, các danh tướng Tàu dù chinh đông, chinh tây, nổi danh khắp thế giới nhưng tới Việt Nam thì hoặc bị chém đầu, treo cổ tự sát hay chui vào ống đồng mà chạy. Tức danh tướng Việt Nam là khắc tinh của tất cả các danh tướng Tàu… chứ làm gì có tướng Tàu là khắc tinh của các tướng Việt Nam.

Xin người viết bài này học lại lịch sử Việt Nam đã được dạy từ bậc Tiểu Học.

PHẦN 11.-

V.

- Vào bệnh viện, vào nhà thương trở thành nhập viện (viện dưỡng lão, viện mồ côi, viện hàn lâm, viện tế bần…biết nhập viện nào đây? Tôi không hiểu sao một nước còn đói nghèo mà lại thích dùng chữ “đao to búa lớn” như thế.

- Vào các trang thông tin điện tử trở thành truy cập. “Truy” là “đuổi” như truy nã, truy kích, truy sát. Tại sao “vào” một trang thông tin điên tử để xem, để tìm hiểu, để lấy tin tức lại gọi là “đuổi theo”.

- Vẻ mặt biến thành ngoại diện. Thí dụ: “Bạn muốn có khuôn mặt/vẻ mặt giống con gái Tổng Thống Donald Trump” biến thành, “Bạn muốn có ngoại diện giống con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump”. (VOA tiếng Việt). Đúng là dốt hay nói chữ. Rồi “có bộ mặt” biến thành “ngoại hình” (VOA tiếng Việt). Đúng là tiếng Việt truyền thống đã chết và được thay thế bằng tiếng Việt lai căng, bát nháo.

- Vi khuẩn, siêu vi trùng trở thành vi- rút

- Vĩ Cầm trở thành Violon.

- Việc trở thành công đoạn. Thí dụ: “Việc đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.“ trở thành, “Công đoạn đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.” Rồi “cỡ” như cỡ lớn, cỡ nhỏ trở thành “kích cỡ”. Tôi không hiểu tại sao trong nước thích dùng chữ cầu kỳ trong khi kêu gào “tiếng Việt trong sáng”.

- Viện bảo tàng, khu vực bảo tàng chỉ còn bảo tàng. Xin nhớ, viện bảo tàng là danh từ. Còn bảo tàng là động từ. Trong nước hiện có khuynh hướng “cắt cụt” tiếng Việt khiến nhiều danh từ trở nên vô nghĩa hoặc trùng với danh từ khác nhưng khác nghĩa.

Thí dụ: Lệ phí chỉ còn phí, săn tàu ngầm chỉ còn săn ngầm, choáng váng chỉ còn choáng, bệnh viện chỉ còn viện. Nhưng

một số lại thêm “cái đuôi” vào làm tiếng Việt trở nên dị hợm. Thí dụ: đóng tàu trở thành đóng mới, xây nhà trở thành xây mới, trồng cây trở thành trồng cây xanh.

- Vụ tai tiếng trở thành scandal

- Vượt mức quy định trở thành vượt ngưỡng. Vượt ngưỡng gì mới được chứ? Ngưỡng cửa chăng? Đúng là bạ gì viết nấy, không thèm ra cứu từ điển hay hỏi người lớn xem có đúng không.

X.

- Xa lộ trở thành đường cao tốc. Ở Mỹ này người ta phân biệt Xa Lộ (Freeway) và Đường Tốc Hành (Expressway). Xa Lộ xuyên bang hay xuyên thành phố chạy tới 80 dặm/giờ. Còn Đường Tốc Hành/Cao Tốc chỉ là đường nối hai đầu của một thành phố chạy với vận tốc tối đa 50 dặm/giờ.

- Chữ "Xác định" trở thành 'khẳng định'.

“Việt Nam khẳng định Đoàn Thị Hương là công dân Việt Nam”.

BBC Việt ngữ và Việt Nam không phân biệt được thế nào là 'xác định', thế nào là 'khẳng định'.

Khi có sự tranh cãi, nếu thấy dữ kiện đúng thì mình khẳng định, nói dứt khoát là đúng.

Còn xác định là xác nhận một sự kiện mà không có tranh luận.

Khi đến gặp Cô Đoàn Thị Hương, tòa lãnh sự xác nhận cô đúng là công dân Việt Nam chứ không khẳng định vì không có sự tranh cãi về quốc tịch với các giới chức Mã Lai.

Câu văn trên cho thấy trình độ Việt ngữ của BBC và trong nước quá kém. Trình độ của VOA khá hơn một chút khi dùng hai chữ “xác nhận”.

- Xây gấp, hoàn thành sớm biến thành đẩy nhanh tiến độ thi công. Sao dùng chữ dài lòng thòng và cầu kỳ quá vậy? Hãy so sánh hai câu: 1) “Công nhân đang cố gắng để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” 2) “Công nhân đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” Xem câu văn nào giản dị hơn?

- Xây thêm bốn căn nhà trở thành xây mới bốn căn hộ.

- Xe cộ trở thành phương tiện. Thí dụ: Cấm các phương tiện lưu thông ở một số tuyến đường. Rồi, “Phương tiện đổ về Thủ đô tăng 'đột biến' trong ngày 4 Tết” (VnPlus) Thay vì nói, “Dòng xe cộ đổ về thủ đô tăng bất thường ngày Mùng 4 Tết”, hoặc “Cấm xe cộ lưu thông ở một số tuyến/đoạn đường”.

- Xe buýt: Việt Nam bây giờ không phân biệt được thế nào là xe chở học sinh, xe chuyên chở công cộng, mà đều gọi tất cả các loại xe này là xebuýt. Xe đang chạy trong thành phố phải mua vé đó là “xe chuyên chở công cộng”, còn xe chở học sinh là “xe đưa rước học sinh”.

- Xe hơi trở thành xe ô - tô.

- Xe gắn máy trở thành xe mô - tô

Xe phế thải trở thành xe quá đát. (Báo Thanh Niên) Thật ngu dốt không thể tưởng tưởng tượng được. Quá hạn chỉ dùng cho thực phẩm, thuốc men. Còn xe cộ, máy bay, máy móc quá cũ không dùng nữa thì gọi là “phế thải”.

- Xe pick- up, xe chở hàng nhỏ trở thành xe bán tải. Xe thì chở ít hoặc chở nhiều, hoặc hạng nặng, hạng nhẹ sao lại là “bán” tức một nửa?

- Xe vận tải trở thành xe tải (cắt cụt tiếng Việt). Như vậy “liên đoàn/công đoàn vận tải trở thành “liên đoàn tải” và “ngành vận tải” trở thành “ngành tải”. Thật quái đản!

- Xe vận tải hạng nặng trở thành xe siêu trường siêu trọng, xe container

- Xuồng máy trở thành ca- nô

Chúng tôi còn tiếp tục cập nhật cho cuốn tự điển này thêm phong phú. Nhưng càng viết lại càng đau lòng. Tiếng Việt đổi đời, buồn ơi chào mi! Và buồn cho nhiều thế hệ mai sau.

Đào Văn Bình

https://hon-viet.co.uk/DaoVanBinh_LaiNoiVeTiengVietDienKhung.htm




*********************************************


TIẾNG VIỆT KINH HOÀNG Ở TRONG NƯỚC

ĐÀO VĂN BÌNH

Tiếng-việt Sở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:

– Pha tiếng Anh, tiếng Tây ‘ba rọi”.

– Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.

– Văn bất thành cú, bất kể văn phạm.

– Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa

– Cường điệu, làm dáng hoặc bi thảm hóa vấn đề. Miền Nam gọi là “dốt hay nói chữ”. Chẳng hạn, “Dân Hà Nội tan tác dưới cơn mưa” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đây là câu văn bi thảm hóa vấn đề. Mưa thì người ta chạy tìm chỗ tránh mưa, cái gì mà tan tác? Trong những bức ảnh lại có cả một cặp trai gái che dù đi sát bên nhau. Dường như mưa làm họ gần nhau hơn. Hình ảnh này rất lãng mạn, có gì là “tan tác” đâu? Đây là câu văn “bi thảm hóa” vấn đề.

– Câu văn tối nghĩa.

– Cắt cụt tiếng Việt hoặc thêm cái đuôi vào cả những tiếng đã thông dụng ngàn năm.

– Dùng những chữ khiến người ta sợ.

A. Câu văn pha tiếng Anh “ba rọi”

1) Báo Tuổi Trẻ ngày 4/9/2016: “ Nỗi lòng “hot teen” trường học” Đây là loại tiếng Anh ba rọi và người đọc không hiểu tác giả muốn nói gì.

2) Báo Tuổi Trẻ ngày 4/9/2016: “Bạn Khánh Ly top 5 Duyên dáng ngoại thương 2014”. Tác giả có lẽ không được học hành đàng hoàng cho nên không hiểu nghĩa hai chữ “đứng đầu” cho nên phải nói là “top”.

3) Báo Tuổi Trẻ ngày 4/9/2016: “Gara ôtô sẽ đóng cửa vì đề xuất của Bộ Công thương”. Gara là nơi chứa xe, nơi để xe, nhà để xe. Ngoài ra, lối viết hoa cũng rất là lộn xộn hoặc không biết cách viết hoa.

4) VnExpress ngày 4/9/2016: “Murray mất bốn set để vượt qua tay vợt số 40 thế giới”. Xin thưa, từ điển Anh-Việt xuất bản ở Việt Nam trong môn quần vợt, “set” có nghĩa là “ván”. Còn “game” nghĩa là “bàn”. Câu văn không lai căng sẽ là, “Murray phải mất bốn ván mới hạ được tay vợt xếp hạng thứ 40”.

5) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 5/9/2016: “Top những hậu vệ cánh sở hữu kỹ thuật cá nhân điêu luyện.” Đây là loại tiếng Việt rất bát nháo, vừa pha tiếng Anh “ba rọi” (top) vừa lai Tàu (sở hữu). Câu văn không “ba rọi”, không lai Tàu sẽ là “Những hậu vệ cánh/biên hàng đầu có kỹ thuật điêu luyện”

6) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 5/9/2016: “Muller lập cú đúp”. Câu văn không “ba rọi” sẽ là, “Muller thắng hai bàn” hay “Muller làm bàn hai trái”.

7) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 6/9/2016: “Lực lượng Mỹ đã sử dụng hệ thống phóng rocket cơ động”. Xin thưa “rocket” có nghĩa là “phi đạn”.

8) VnPlus ngày 6/9/2016: “Bồ Đào Nha thua sốc trận mở màn vòng loại World Cup”. Thua sốc (shock) là thua thế nào? Câu văn không “ba rọi” sẽ là, “Bồ Đào Nha choáng váng vì thua trận mở màn.”

9) Báo Thanh Niên ngày 6/9/2016: “Giảm cholesterol để giảm cân”. Xin thưa, “cholesterol” là chất độc trong máu có thể gây bệnh tim (A substance in your body which doctors think may cause heart disease)

10) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 9/9/2016: “Phát động cuộc thi Video Clip “Đà Nẵng- Khoảnh khắc ấn tượng”. Trong kho tàng tiếng Việt, không có chữ nào để dịch hai chữ “video clip” sao? Xin thưa, đó là đoạn phim ngắn, là băng thu hình ngắn. Do đó, tiêu đề không lai căng sẽ là, “Phát động cuộc thi thực hiện đoạn phim ngắn về Đà Nẵng: Khoảnh khắc đáng ghi nhớ”.

11) Báo Tuổi Trẻ ngày 8/9/2016: “Trao cúp Vô lăng vàng cho tài xế cứu xe khách mất thắng”. Ông Tây về nước năm 1954 mà 62 năm sau vẫn có người viết văn lai Tây. Thế mới hay dấu ấn thuộc địa có khi cả ngàn năm vẫn chưa tẩy rửa được. Câu văn không laiTây “ba rọi” sẽ là: “Trao giải thưởng ‘tay lái vàng’ cho tài xế cứu xe đò đứt thắng/lao dốc”.

12) VnExpress ngày 14/9/2016: “Hacker Nga tố WADA cho phép chị em Serena, Venus dùng doping”. Xin thưa “doping” là “dùng thuốc kích thích”.

13) VnExpress ngày 14/9/2016: “Việt Nam giành chiến thắng gây sốc trận ra quân Futsal World Cup 2016 .” Câu văn vừa tối nghĩa vừa lai căng. Chiến thắng gây sốc là chiến thắng gì và gây sốc cho ai? Cho khán giả Việt Nam à? Câu văn rõ nghĩa và không lai căng sẽ là, “Chiến thắng của Việt Nam tại Giải Túc Cầu Thế Giới Fusal 2016 gây kinh ngạc cho các đối thủ”.

14) Báo Tiền Phong ngày 14/9/2016: “Điều tra lại vụ người trốn truy nã được tuyên dương trên tivi“. Có lẽ người viết bản tin này ở Mỹ lâu quá, ăn Hamberger nhiều quá cho nên quên tiếng Việt hoặc không biết tivi là truyền hình. Ngoài ra tivi chỉ là phát âm của T.V. chứ trong Anh Ngữ không có danh từ tivi.

15) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 14/9/2016: “Aguero lập hat-trick”. Xin thưa “hat-trick” là “làm bàn ba trái”, “thắng ba trái”.

16) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 15/9/2016: “Những bức ảnh tuyệt đẹp mà không cần qua photoshop”. Xin thưa, “photoshop” là chinh sửa, thêm thắt chi tiết vào một tấm hình, một hình ảnh khiến không còn giống tầm hình gốc nữa hoặc ngụy tạo một tấm hình khác.

17) Báo Giáo Dục ngày 23/9/2016: “Ca sĩ nhận cát-sê hàng trăm triệu”. Cát-sê tiếng Pháp “cachet” có nghĩa là tiền thù lao trả cho ca sĩ hay gái nhảy.

18) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 28/9/2016: “Thanh Hằng diện váy tua rua lấp lánh làm vedette” Người viết bản tin này giống như một ông Tây lai thời Thực Dân Pháp. Xin thưa “vedette” là tài tử điện ảnh, đào hát.

19) VnExpress ngày 28/9/2016: “Đỗ Mạnh Cường yêu cầu mẫu mặc đồ đen khi casting show Thu Đông”. Rồi cũng VnExpress cùng ngày, “Cặp người mẫu ngực trần catwalk trong show Hood by Air”. Tôi tin chắc rằng người viết bản tin này tiếng Anh “ăn đong” và tiếng Việt kém cỏi cho nên không hiểu và không thể dịch ra tiếng Việt cho nên cứ để kiểu “lai căng” như thế để tỏ ra mình rành tiếng Anh lắm.

Ngày nay trong nước, kể cả BBC Việt Ngữ, bạ gì viết nấy không cần biết đúng sai và cũng không có ai quan tâm để sửa chữa. Ngày xưa miền Nam không có Bộ Văn Hóa mà tiếng Việt đâu vào đấy. Ngày nay đất nước có Bộ Văn Hóa, Viện Ngôn Ngữ, Trung Ương Đảng có Ban Văn Hóa Tư Tưởng, đường phố, làng thôn, ngõ hẻm tràn đầy những biểu ngữ “nổ như tạc đạn” mà tiếng Việt lại trở nên lai căng, bát nháo.

Xin nhớ cho, mình chen tiếng Anh “ba rọi” để tỏ ra giống Mỹ, người ta đánh giá thấp mình. Mình viết tiếng Việt tinh ròng người ta kính trọng mình. Tiếng mẹ đẻ là linh hồn của dân tộc. Mất tiếng mẹ đẻ tức là bị đồng hóa, là diệt vong. Giả thử ngày mai cả dân tộc Việt Nam không còn nói tiếng Việt nữa và nói toàn tiếng Anh thì toàn bộ gia tài văn hóa, thi ca, văn chương, văn tự viết bằng tiếng Việt của 4000 năm đương nhiên bị hủy diệt.

Tội nghiệp trong nước! Những người văn chương lỗi lạc lại thường thừa kế và theo gót tổ tiên. Chẳng hạn tác phẩm “Nửa Chừng Xuân” của Khái Hưng, tựa đề lấy từ câu thơ “Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương” của Cụ Nguyễn Du. Rồi thi phẩm “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” của Phạm Thiên Thư đểu dùng văn chương bình dị, cổ văn hoặc ngôn ngữ của Thiền Tông mà rung động lòng người. Rồi Cung Trầm Tưởng làm thơ lúc còn du học ở Pháp mà không một chữ nào lai Tây. Còn những kẻ kém cỏi thường hay chế bậy, kiểu cọ, làm dáng, lai căng, dị hợm. Ngày xưa khi còn ở học tiểu học ở Hải Phòng, tôi thường đọc ra rả hai câu thơ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư:

Văn chương phú lục chẳng hay.

Trở về làng cũ học cày cho xong.

B. Câu văn sai văn phạm:

1) Báo Kiến Thức ngày 6/9/2016: “Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng siêu ngon”. Đây là câu văn sai văn phạm, câu văn đúng văn phạm phải là, “Cách làm bánh trung thu thật ngon không cần lò nướng.” Ngoài ra, “Thật ngon” là đủ rồi. “Siêu ngon” là cường điệu, là bắt chước, là “dổm, rởm đời”.

2) BBC Việt Ngữ ngày 4/9/2016: “Diễn văn Chủ tịch VN nhắm vào ‘kẻ hung hăng”. Đây là câu văn què. Câu văn đúng văn phạm phải là, “Diễn văn của chủ tịch Việt Nam nhắm vào kẻ hung hăng”.

3) BBC Việt Ngữ ngày 3/9/2016: “Khánh Ly sắp lần đầu biểu diễn tại TP.HCM”.

Tôi chưa bao giờ thấy một câu văn ngớ ngẩn như vậy. Câu văn không ngớ ngẩn sẽ là, “Khánh Ly dự trù trình diễn lần đầu tại TP. HCM.”

Theo tôi nghĩ, cái gì bao gồm nhiều động tác thì gọi là “biểu diễn”, chẳng hạn như “biểu diễn máy bay”, “biểu diễn một màn nhào lộn trên không”, “biểu diễn bắn súng”… Còn hát một bản nhạc thì nên dùng hai chữ “trình bày” hoặc “trình diễn”. Chẳng hạn như: “Nữ ca sĩ Thái Thanh sẽ trình bày bản nhạc Tình Hoài Hương của Phạm Duy”, “Các nghệ sĩ đã liên tiếp trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc”.

C. Câu văn dị hợm, phản nghĩa:

1) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 6/9/2016: “Nữ thủ khoa đầu tiên của Đại học PCCC được phong hàm vượt cấp” Câu văn rắc rối và khó hiểu. Miền Nam trước đây chỉ cần nói ngắn gọn và dễ hiểu là, “Nữ thủ khoa đầu tiên của Đại Học Cứu Hỏa được đặc cách thăng trung úy.”

2) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 6/9/2016: “Quảng Nam vượt quỹ khám, chữa bệnh BHYT hơn 210 tỷ đồng”. Câu văn vô cùng tối nghĩa. Câu văn rõ nghĩa sẽ là, “Số bệnh nhân quá đông, bảo hiểm y tế của Quảng Nam vượt qua mức 210 triệu đồng.”

3) Báo Tuổi Trẻ ngày 7/9/016: “Tài xế xe tải dũng cảm cứu hàng chục hành khách trong xe đổ đèo mất phanh.” Hiện nay tại Việt Nam, “lạc tay lái, lạc bánh lái” được gọi là “mất lái”. Còn “thắng không ăn, thắng hư” thì gọi là “mất phanh”. Đúng là bịa đặt chữ nghĩa.

4) Báo An Ninh Thủ Đô ngày 5/9/2016: “Sát hạch lái xe tăng độ khó, tỷ lệ trượt lên tới 45%” Tại sao dùng chữ khó quá vậy? Câu văn đơn giản chỉ là, “Sát hạch lái xe khó hơn khiến 45% thi rớt.”

5) Báo An Ninh Thủ Đô ngày 6/9/2016: “Giới nghệ sĩ phía Bắc sẽ có lễ giỗ Tổ sân khấu quy mô và hoành tráng”. Diễn binh cũng “hoành tráng”, nhà cửa cũng “hoành tráng” nay lễ giỗ cũng “hoành tráng”. Vậy “hoành tráng” là gì? Đúng là văn tự nghèo nàn và bát nháo, bạ gì viết nấy. Câu văn rõ nghĩa và đơn giản chỉ là, “Giới nghệ sĩ miền Bắc …..tổ chức Lễ Giỗ Tổ quy mô và trang trọng.”

Dường như người trong nước, từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh, kể cả các ông bộ trưởng, họ đều thuộc lòng, nhập tâm một số chữ rồi cứ thế ghép lại như một phản xạ tự nhiên, không hề suy nghĩ xem những điều họ nói ra có dài lòng thòng, nhức đầu và khó hiểu không? Nhiều khi không cần gặp những biến cố kinh hoàng trong đời mà người ta hóa điên. Nghe mãi những lời nói nhức đầu, dài lòng thòng, khó hiểu như vậy người ta cũng “hóa điên”.

Xin nhớ cho, lời nói êm dịu, đâu vào đó làm người ta cảm thấy dễ chịu và thấm vào lòng người. Cho nên muốn ru con ngủ, người mẹ phải hát những lời nói ngọt ngào, thường là trong Ca Dao và giọng ru êm ả.

6) VnExpress ngày 8/9/2016: “Thời tiết cực đoan”. Từ cha sinh mẹ đẻ hơn 70 năm nay tôi chưa bao giờ nghe thấy ai nói “Thời tiết cực đoan”, mà chỉ nghe nói “Thời tiết khắc nghiệt”, “Thời tiết tệ hại”, “Thời tiết xấu”… Trong nước đã dịch danh từ “Extreme weather” thành “Thời tiết cực đoan”. Cực đoan là thái độ quá khích, cay nghiệt, khắc nghiệt của con người. Thời tiết vô tình làm gì có tình cảm cực đoan, cay nghiệt? Vả lại theo Từ Điển Anh Việt Hiện Đại xuất bản ở trong nước thì “extreme” có nghĩa là: Hành động cực đoan, biện pháp khắc nghiệt. Vậy thì “extreme weather “ có thể dịch là: Thời tiết khắc nghiệt, thời tiết biến động nguy hiểm.

7) VOV(Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 8/9/2016: “Không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm”. Không gian (space) ở ngoài trái đất, làm sao có thể đi bộ ở đó được? Khoa học không gian, trung tâm không gian là khoa học nghiên cứu là nơi để đưa người lên khám phá mặt trăng cùng các hành tình khác như Hỏa Tinh, Thổ Tinh… Do đó danh từ hoàn chỉnh và đúng đắn phải là, “Khu vực đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm”.

8) Vnplus ngày 8/9/2016: “Đô cử Việt Nam đoạt HC vàng Paralympic 2016”. Trời đất quỹ thần ơi! Môn cử tạ đã có ở Việt Nam lâu lắm rồi, không chịu dùng lại “chế” ra “đô cử”. Chỉ có “đô vật” chứ làm gì có “đô cử”? Thật dị hợm quá mức!

9) Báo An Ninh Thủ Đô ngày 8/9/2916: “Sức nóng của vấn đề Biển Đông”. Ý tác giả muốn nói vấn đề Biển Đông đang được mọi người, mọi quốc gia chú ý nhưng lại dùng chữ “sức nóng” khiến người ta liên tưởng tới một lò lửa, lò bếp, lò than…đang cháy hừng hực. Nếu đúng ý tác giả muốn thế thì câu văn phải là, “Tầm mức quan trọng của vấn đề Biển Đông”. Xin nhớ, muốn sáng tạo danh từ phải là người kiến thức sâu rộng và ngôn ngữ thật tinh tế. Không biết thì học hỏi và đi theo bước chân của người xưa là chắc nhất. Đừng “chế” bậy.

10) Báo Kiến Thức ngày 9/9/2016: “Vẻ đẹp hút hồn của phụ nữ Sài Gòn những năm 1960”. Tôi đã sống ở Sải Gòn từ 1954-1975 và các cô ở Sải Gòn đã thay đổi nhiều kiểu áo dài và chỉ thấy “đẹp” chứ có “hút hồn” hay “mất hồn” gì đâu. Bây giờ ở Việt Nam, bất cứ cái gì đẹp cũng phải thêm cái đuôi “hút hồn”hoặc thô tục hơn “đẹp khó cưỡng”. Xin đừng cường điệu một cách rẻ tiền. Ở trong nước, ngay các bản tin trích dịch từ các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters v.v... cũng không giữ nguyên vẹn ý mà lại cường điệu hoặc tô vẽ theo ý của người dịch.

Điều này chứng tỏ làng báo Việt Nam không được dạy dỗ về lương tâm nghề nghiệp (code of ethics). Khi dịch, phải giữ nguyên ý của tác giả, không được bịa đặt hoặc bịa ra một tiêu đề khác theo ý mình. Đọc những bản tin quốc tế bị bóp méo, xuyên tạc như thế người dân hoặc các giới chức cao cấp của chính phủ không đủ trình độ đọc nguyên bản bằng ngoại ngữ, sẽ có cái nhìn sai lệch về tình hình thế giới, từ đó sẽ có hành động không đúng và nguy hiểm!

11) Báo Tiền Phong ngày 9/9/2016: “Nho xanh 1,3 triệu/kg: Đắt vô địch, Hà thành tranh mua”. Đắt mà cũng có giải vô địch nữa sao? Đúng là loại văn chương bát nháo hay của trẻ con chưa được đi học nói chuyện với nhau. Câu văn không bát nháo sẽ là, “Nho xanh 1.3 triệu/kg:Đắt như vàng, dân Hà Thành tranh nhau mua.”

12) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 6/9/2016: “siêu mẫu quyền lực Irina Shayk”. Thật tình tôi không hiểu cô người mẫu Irina Shayk này có “quyền lực” gì? Không biết tác giả dịch từ tiếng gì qua tiếng Việt? Rồi BBC Việt Ngữ ngày 9/9/2016: “Zuckerberg hãy làm đúng vai trò chủ biên quyền lực nhất thế giới của mình.” Người dịch bản tin này từ BBC News đã không phân biệt được thế nào là “quyền lực” thế nào là “có tầm ảnh hưởng rộng lớn”.

“Quyền lực” là khả năng sai khiến người khác. Zuckerberg không có quyền và không có tư cách sai khiến ai, ngoại trừ nhân viên của mình. Nhưng những bài báo/tin được cậu ta đưa lên Facebook có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Cũng như Cô Oprah Winfrey không có quyền lực gì cả nhưng những chương trình của cô ta có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên nước Mỹ – vì có nhiều người xem. Nếu không còn ai xem nữa thì ảnh hưởng cũng tan biến. Nhưng “quyền lực” thì không cần nhiều người xem, nhiều khán giả. Không khán giả, không độc giả, không người xem, quyền lực vẫn còn đó. Chẳng hạn quyền lực của tổng thống/thủ tướng. Còn “một nhân vật đầy quyền thế” là một người không giữ một chức vụ nào trong chính quyền, không làm chủ bất cứ một cơ quan truyền thông nào, nhưng người ta đến quỵ lụy, xin xỏ quyền chức và đặc quyền đặc lợi… chẳng hạn như vợ, anh, em, em dâu, em vợ, anh vợ, chú, bác… của tổng thống. Chẳng hạn khi Ô. Bill Cliton làm tổng thống thì Bà Hillary là “nhân vật đầy quyền thế” của nước Mỹ.

13) BBC Việt Ngữ ngày 11/9/2016: “Tài xế ‘tự sát’ làm chết người ở Đài Loan”. Đây là câu văn vô cùng tối nghĩa. Câu văn sáng sủa sẽ là, “Đài Loan: Tài xế gây tai họa vì muốn tự sát”.

14) Đầu ra/đầu vào. Hiện nay input:output được trong nước dịch là “đầu ra/đầu vào” nghe không thanh tao tí nào. Trước 1975 GS. Nguyễn Cao Hách- khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn đã dịch là “nhập lượng: Xuất lượng”. Nay chúng ta cũng có thể dịch là, “vốn: Thành phẩm”.

15) Đường giây nóng: Bây giờ chữ “hotline” được trong nước dịch là “đường giây nóng” hoàn toàn sai và không rõ nghĩa. Theo từ điển tiếng Anh, “hotline is a direct telephone line set up for a specific purpose, especially for use in emergencies or for communication between heads of government”. Vậy “hotline” là “đường dây thông báo khẩn cấp” giữa hai nguyên thủ quốc gia liên quan đến những biến cố cực kỷ quan trọng chứ không hề có nghĩa nóng hay lạnh gì hết. Và nó cũng không phải là đường dây nói chuyện thường nhật. Ở trong nước tiếng Anh rất kém, cứ thấy tiếng Anh viết như thế nào thì đoán mò mà dịch, không chịu tra từ điển Anh-Anh và các từ điển riêng cho mỗi nghành. Chẳng hạn “hot seat” trong nước dịch là “ghế nóng”.

Trong khi “hot seat” có nghĩa là tình thế vô cùng bất lợi, chẳng hạn bộ trưởng tư pháp đang bị áp lực từ quốc hội và công luận đòi phải điều tra tổng thống. Nếu không điều tra tổng thống thì không làm đúng chức năng của một bộ trưởng tư pháp… thì nên từ chức. Còn điều tra tổng thống tức cấp chỉ huy của mình… thì chắc chắn cũng sẽ bị cất chức. Hai đàng đều chết cả.

16) Đối tác hay hợp tác? Hiện nay chữ “partner” trong nước dịch là “đối tác” như thế hoàn toàn sai và phản nghĩa. Theo Từ Điển Anh-Việt Hiện Đại xuất bản sau 1975 thì “partner” có nghĩa là: “Người cùng chung phần, hội viên, bạn cùng phe, cùng hợp tác làm ăn buôn bán với nhau, cùng khiêu vũ, vợ chồng“. Người đứng chung với mình trong trận đánh đôi quần vợt cũng gọi là “partner”. Trong khi “đối tác” là người làm công việc đối nghịch với mình. Thí dụ: Đối phương, đối thủ. Do đó, “Comprehensive Partnership” là “Hợp Tác Toàn Diện”, “Strategic Partnership” là “Hợp Tác Chiến Lược”. Còn “partner” là “người hợp tác” chứ không phải “đối tác”.

17) Xa Lộ hay Cao Tốc? Hiện nay các “xa lộ” xưa của miền Nam bị đổi tên thành “đường cao tốc” hay “cao tốc”.

Tại Mỹ có hai loại đường: Freeway (Xa Lộ) và Expressway (Đường Tốc Hành, Cao Tốc). Xa Lộ nối liền hai thành phố hoặc hai tiểu bang có khi dài tới 800 dặm (1280km), tốc độ tối đa là 65 dặm/giờ nhưng xe thường chạy tới 80 dặm/giờ (128 km).

Còn Cao Tốc hay Tốc Hành (Expressway) là đường huyết mạch trong thành phố, chỉ kéo dài khoảng 5 hay 10 dặm và tốc độ tối đa 50 dặm/giờ. Trong Thành Phố San Jose có haiĐường Tốc Hành: Capitol Exepressway và Almaden Expressway. Do đó đường nối liền Sài Gòn-Biên Hòa gọi Xa Lộ Biên Hòa là đúng. Còn đường vành đai hay nối hai đầu của thành phố có thể gọi là Cao Tốc hay Đường Tốc Hành. Nay hệ thống giao thông ở Việt Nam phát triển mạnh. Quốc Lộ 4 (Sài Gòn-Cần Thơ) có thể gọi là Xa Lộ 4. Còn Quốc Lộ 1 nối liền Sài Gòn-Hà Nội có thể gọi là Xa Lộ 1. Còn song song với những Xa Lộ, có những đoạn đường ưu tiên chạy nhanh hơn mà phải trả tiền gọi là Turnpike chúng ta không cần đặt tên cho đoạn đường này mà chỉ dựng bảng “Phải Trả Tiền Khi Chạy Trên Đoạn Đường Này”.

Hội nhập với thế giới cũng có nghĩa là cái gì hay của nhân loại thì mình bắt chước. Chẳng hạn môn túc cầu do người Anh nghĩ ra nhưng dân Ba Tây bắt chước và bắt chước hay quá cho nên nói tới túc cầu bây giờ, thế giới nghĩ tới Ba Tây chứ không nghĩ tới Anh Quốc. Vậy thì bắt chước điều hay không phải là điều tủi nhục hay xấu hổ.

18) Văn Hóa: Chữ “culture” Có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng có nghĩa là “văn hóa”. Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, ăn ở, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội… chẳng hạn như: Văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam…qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Hiện nay hai chữ “văn hóa” được dùng tràn lan, sai nghĩa và trở nên dị hợm ở trong nước khi nói: Văn hóa nói dối, văn hóa tham nhũng, văn hóa đi trễ, văn hóa chen lấn, văn hóa chửi thề, văn hóa ỉa bậy, văn hóa phong bì, nền văn hóa giao thông…. Hai chữ “văn hóa” ở đây được dùng với ý xấu, ám chỉ cái gì đã trở thành cố tật thấm sâu vào não trạng và không sao thay đổi được nữa và được cả xã hội chấp thuận và làm theo. Trong khi “văn hóa” biểu tượng cho cái gì tốt đẹp đã được gạn lọc theo thời gian và là niềm hãnh diện vì là đặc trưng của một quốc gia.

Theo tự điển Mỹ, “culture” ngoài nghĩa “văn hóa” còn có nghĩa khác như sau: “The set of predominating attitudes and behavior that characterize a group or organization.” Theo định nghĩa này thì “culture” có nghĩa là: Lề thói, cách cư xử, trào lưu, phổ biến, một căn bệnh, cố tật…của một tập thể, một tổ chức, một nhóm người nào đó chứ không chung cho cả một dân tộc. Xin nhớ cho, văn hóa là đặc trưng, thường là tốt đẹp chung cho cả một dân tộc. Do đó, khi phê phán người nào cư xử, hành động nói năng thô tục, khiếm nhã, thiếu lịch sự…chúng ta nói, “Đây là hành động thiếu văn hóa”, tức văn hóa là biểu tượng cho mẫu mực và tốt đẹp chung. Chẳng hạn, “Việt Nam có một nền văn hóa cổ kính”. “Hoa Kỳ có một nền văn hóa đa dạng”. Do đó không thể dùng từ ngữ “văn hóa” để diễn tả một thói hư, tật xấu, một trào lưu của một số người chứ không phải của cả dân tộc.

Do đó không thể nói:

“Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..

“Văn hóa xếp hàng” mà phải nói “thói quen xếp hàng” hoặc “tự trọng khi xếp hàng”.

“Văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.

“Văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề”. Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề”. Nếu đã có văn hóa thì làm sao có thể chửi thề?

“Văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. Thí dụ: “Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ.” Do đó không thể nói, “Ông/bà bác sĩ đó có văn hóa nhận phong bì.” Mà phải nói “Ông/bà bác sĩ đó không biết xấu hổ khi nhận tiền biếu của bệnh nhân.”

“Văn hóa phóng uế” mà phải nói thói quen phóng uế, xả rác. Thí dụ: “Xả rác và phóng uế là thói quen bất trị của người Việt Nam bây giờ.” hoặc, “Hút thuốc xong liền quăng tàn thuốc lá xuống đất là thói quen đã thấm vào não trạng/vào máu của người Việt Nam.” Do đó không thể nói “Thằng cha đó có văn hóa đái bậy/ỉa bậy”. Nếu có văn hóa thì đâu có đái bậy, ỉa bậy.

“Văn hóa nói dối” mà phải nói, “thói quen nói dối, cố tật nói dối”.”bệnh nói dối”. Chúng ta không thể nói, “Thằng cha, con mụ đó có văn hóa nói dối.” mà phải nói, “Thằng cha, con mụ đó có bệnh nói dối”.

“Văn hóa đi máy bay” mà phải nói, “ những điều nên làm và không nên làm khi đi máy bay”. Ngoài ra cũng không thể nói, “Văn hóa ẩm thực” mà chỉ là “cách ăn uống, thói quen ăn uống, tập tục ăn uống”.

“Văn hóa khinh bỉ”. Thật tình tôi không hiểu người sáng chế ra chữ này muốn nói gi? Đồng ý tham nhũng là vi phạm pháp và đáng khinh bỉ. Nhưng để “tận diệt” nạn tham nhũng, ngoài việc ngăn ngừa, trừng phạt còn phải xây dựng một lòng tự trọng là “biết khinh bỉ tham nhũng” tức xây dựng “lòng tự trọng” chứ tại sao lại sáng chế ra một từ ngữ quái đản như vậy?
“nền văn hóa giao thông” mà là “thảm trạng giao thông tại Việt Nam”.

Tại sao cứ dùng hai chữ “văn hóa” để gán ghép cho những thói hư tật xấu? Giả dụ ngày mai đây hệ thống giao thông công cộng được cải thiện, người dân bắt đầu có ý thức trách nhiệm và bảo vệ an toàn trên đường phố, lái xe có trật tự hơn thì cái gọi là “nền văn hóa giao thông” đó có còn tồn tại không? Vậy đây chỉ là một thảm trạng nhất thời chứ không phải một nền văn hóa. Xin nhớ cho văn hóa là một tập tục, lề thói tốt đẹp của một dân tộc, tồn tại mãi với thời gian trong lòng cộng đồng dân tộc đó, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên là nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam.

“Sách hóa nông thôn” (BBC Việt Ngữ ngày 21/9/2016). Làm sao chúng ta có thể biến nông thôn thành quyển sách hay tủ sách được? Nhưng chúng ta có thể xây dựng các thư viện, đem sách tới cho nông thôn. Do đó câu văn giản dị và dễ hiểu sẽ là, “Sách cho nông thôn” hay “Đem sách tới cho nông thôn”.

“Tin nóng”. Tràn lan, trong và ngoài nước chỗ nào cũng thấy “tin nóng”. Tôi thật sự không hiểu tin nóng là tin gì? Tôi xin người nào dùng hai chữ “tin nóng” giải thích dùm. Theo định nghĩa của Mỹ, “Hot news primarily refers to the latest breaking news; top current events of the day.” Theo định nghĩa này thì “hot news” là tin quan trọng chợt đến, tin hàng đầu vừa tới, tin mới nhất. Nếu một vài giờ qua đi thì không thể gọi là “tin nóng” được nữa. Ngoài ra, tin nóng cũng không liên quan gì đến xác thịt.

“Kịch tính”: Bây giờ trong nước bất cứ cái gì, chẳng hạn như buổi trình diễn văn nghệ, trận đá bóng, đua xe đạp, trận đấu võ, thậm chí như vụ đánh bom ở Thủ Đô Paris, cuộc tranh luận của các ứng viên phó tổng thống Hoa Kỳ v.v… hấp dẫn, sôi nổi đều được gán cho danh từ “Kịch tính”.

Thí dụ: “Cuộc tranh luận giữa “phó tướng” của bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã diễn ra khá kịch tính” (VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 5/10/2016). Thật là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa bừa bãi và xúc phạm.

Kịch tính có nghĩa là mọi lời đối thoại, cách đi cách đứng, cách nói, cách cười đếu quá lố giống như vở kịch đang được trình diễn trên sân khấu. Khi người ta nói, “ Bà ấy đóng kịch.” tức lời ăn tiếng nói, bộ điệu của bà này không chân thật mà như “đóng tuồng”. Không biết tác giả bài viết có trực tiếp coi buổi tranh luận đó không? Có đủ trình độ tiếng Anh để hiểu được nội dung của những lời đối thoại không? Và trong cử chỉ, động tác của hai Ô. Mike Pence và Tim Kaine có gì là “đóng kịch” không mà dám nói là “khá kịch tính”.

Ngu dốt, thậm chí đi cày đi cấy, làm thợ hay làm công cho người ta cũng hỏng việc. Nhưng ngu dốt mà cầm bút thì di họa cho nhiều đời sau.

D. Quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố:

1) Báo Tuổi Trẻ ngày 6/9/2016: “Dự án khu luyện thép Cà Ná: Dư luận ném đá do đố kỵ? Rồi VnPlus ngày 10/9/2016, “Đầu bếp người Mỹ bị ‘ném đá’ vì dạy cách ăn phở Việt Nam”. Bây giờ tại Việt Nam những danh từ như: “Phê bình”, “chỉ trích”, “lên án”, “công kích” đã chết và được thay thế bằng “ném đá”. Đúng là loại ngôn ngữ “đường phố”.

2) Báo An Ninh Thủ Đô ngày 6/9/2016: “Bắt quả tang cả trăm dân chơi đất Cảng “bay lắc” điên cuồng.” Tôi không hiểu “bay lắc” ở đây là gì? Phải chăng là “quay cuồng theo tiếng nhạc?“ hay “say thuốc/say ma túy”? Hai chữ “bay lắc” là loại ngôn ngữ “đường phố” của bọn cờ bạc, buôn lậu, mánh mung, đứng bến. Trong báo chí, bài tường thuật cần dùng ngôn ngữ đứng đắn, dễ hiểu chứ không phải lời nói rỡn chơi hoặc tiếng lóng của dân mánh mung, chụp giật.

3) Báo An Ninh Thủ Đô ngày 13/9/2016: “Ổ nhóm “cú đêm” chuyên “nhảy xe” sa lưới pháp luật”. Ăn cắp xe bây giờ được thay bằng ngôn ngữ đường phố “nhảy xe”.

4) VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 16/9/2016: “Vài mẹo thú vị sử dụng gậy tự sướng”. Đây chi là việc sử dụng “cây gậy cho máy tự chụp hình”, nhưng đã được diễn tả bằng loại văn chương vô cùng thô tục và bát nháo “gậy tự sướng”.

5) “Một số hình ảnh “, “một loạt hình ảnh” , “một số bài thơ” được thay thế bằng “chùm ảnh”, “chùm thơ”. Chữ “chùm” khiến người ta liên tưởng tới “chùm nhãn”, “chùm nho”, “chùm khế ngọt”, “dính chùm”. Bao nhiêu danh từ vốn đã có sẵn, vừa rõ nghĩa, vừa thanh tao không dùng lại “sáng chế” chữ mới, nhưng sáng chế một cách bát nháo. Ngày xưa để ngạo báng những người hay “nói chữ” người Miền Nam thường nói, “Thằng cha đó hay xổ nho chùm”.

6) “Nói không biết ngượng” được thay bằng, “Mồm không biết ngượng”. Thật thô lỗ quá mức!

E. Tiếng Việt có “đuôi:

Tiếng Việt trong nước bây giờ rất lạ là có thêm cái “đuôi” dĩ nhiên là cái “đuôi” thừa thãi và dị hơm.

Thí dụ:
1) “Trồng cây” trở thành “trồng cây xanh”. “Cây” trở thành “cây xanh”. “Hà Nội trồng thêm một số loại cây” trở thành “Hà Nội trồng cây xanh”. Cây nào chẳng “xanh”, thêm chữ “xanh” là thừa. Ngoài ra có rất nhiều loại cây lá màu nâu, màu vàng…chẳng lẽ “trồng cây xanh” là không trồng những loại cây này sao?

2) “Đóng tàu” trở thành ‘Đóng mới”. “Xây nhà “trở thành “Xây mới mấy căn nhà”. Đóng tàu, xây nhà đương nhiên đóng tàu mới, xây nhà mới. Không ai đóng tàu cũ, xây nhà cũ. Do đó thêm chữ “mới” là thừa.

3) “Khách mời”. Thí dụ: “Chương trình hôm nay có một vị khách mời”. Hoặc BBC Việt Ngữ ngày 8/9/2016: “Khách mời Bàn tròn Thứ Năm bình luận về chuyến đi…” Đương nhiên mình mời người ta, sắp xếp chương trình thì người ta mới tới, mới xuất hiện. Chứ chẳng lẽ họ tự nhiên đứng ngoài cửa rồi nhảy vào chương trình của mình sao? Thêm chữ “mời” là thừa và rất kém cỏi về Việt Ngữ. Nhưng câu văn sau đây khi dùng chữ “mời” lại rất đúng. Thí dụ: “Hôm nay chúng tôi mời hai vị khách để tham dự chương trình.” Một thí dụ nữa: “Tổng Thống Obama là vị khách danh dự của đại tiệc ngày hôm nay.” Dĩ nhiên muốn Ô. Obama tới thì phải mời, phải sắp xếp chương trình đâu vào đó chứ Ô. Obama đâu có lang thang ngoài đường để nhảy vào dự đại tiệc này? Do đó không thể viết, “Tổng Thống Obama là vị khách mời danh dự của đại tiệc ngày hôm nay.” Ngoài ra, nếu nói “khách mời” thì lại có “khách không mời” sao? Chẳng hạn bố mình nói, “Hôm nay nhà mình có khách đến chơi.” thì vị khách này có thể là bạn từ xa đến chơi hoặc do bố mình mời tới chơi. Khách là khách, đâu cần phải thêm chữ “mời” nữa. Do đó, câu văn đơn giản nói ở trên của BBC Việt ngữ chỉ là, “Khách tham dự bàn tròn Thứ Năm bình luận về chuyến đi…”

4) “Thăm” trở thành “Thăm chính thức”. Hai chữ chính thức có nghĩa là rõ ràng, không còn úp mở, không còn hồ nghi gì nữa. Thí dụ:

- Đôi trai gái yêu nhau đã lâu nhưng không chịu làm đám cưới, nay chính thức kết hôn.

- Sau nhiều phiên họp của nội các để bàn cãi, thủ tướng chính thức quyết định nghỉ Tết 8 ngày.

- “Thủ tướng đã chính thức lên đường công du Hoa Kỳ.” Câu văn này chỉ đúng khi thủ tướng ra phi trường, lên máy bay để đi Hoa Kỳ. Khi thủ tướng đã đặt chân tới Mỹ thì không cần phải nói “chính thức” nữa vì chính thức quá rồi. Thật buồn cười khi báo chí trong nước đăng ảnh của Tổng Thống Hollande đang duyệt đội quân danh dự mà lại viết, “Tổng Thống Pháp Hollande chính thức thăm Việt Nam”. Rồi, “Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc”. Đọc tiêu đề này tôi thắc mắc không biết, ngoài chuyến thăm “chính thức”, ông thủ tướng còn có chuyến thăm “không chính thức”, “thăm bán chính thức” nào không? Thật là loại tiếng Việt quái đản! Nguyên do là vì không được dạy dỗ Việt Văn đàng hoàng ở Tiểu Học và Trung Học.

5) “Cặp đôi” Bây giờ ở trong nước để chỉ hai người trai hay gái đi chung với nhau làm chuyện gì đó họ đều dùng danh từ “cặp đôi”. Đây là sự ghép chữ vô cùng cẩu thả và không hiểu nghĩa “cặp” và “đôi” là gì.

Cặp là 2. Thí dụ: Một cặp vợ chồng, một cặp bánh chưng, một cặp gà, cặp bài trùng, đóng cặp là hai người đóng chung với nhau trong các vở tuồng.

Đôi là 2: Thí dụ: Đôi bạn, đôi lứa, đôi nơi, đôi ngả, đôi giày, đôi vớ, đôi gian phu dâm phụ, đi đôi là hai người đi chung với nhau. Như vậy “cặp đôi” là bốn người chứ không phải hai người.

6) “Mới sinh được tám tháng” nay có thêm cái đuôi,” Mới sinh tám tháng tuổi ”. Những người viết văn như vậy chắc chắn là không bao giờ nghe nói tiếng Việt dù họ là người Việt Nam. Ngày xưa khi các bà hỏi, “Cháu sinh được mấy tháng? “ hoặc, “Cháu được mấy tháng” tức em bé chưa đầy 1 tuổi. Khi người ta hỏi, “Cháu được mấy tuổi?” tức em nhỏ từ một tuổi trở lên. Câu trả lời sẽ là, “Cháu được 1, 2 hay 3 tuổi.”

Bây giờ dường như trong nước viết tiếng Việt bằng tiếng Anh dịch qua tiếng Việt chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ hay học từ thầy cô Việt Nam ngay từ Mẫu Giáo. Không phải cứ tốt nghiệp đại học là giỏi tiếng Việt. Muốn giỏi tiếng Việt phải “thiên kinh vạn quyển”, phải học suốt đời và hết sức cẩn thận chứ không phải chuyện chơi. Chính vì thế mà các tờ báo lớn của Hoa Kỳ đều có chủ bút đọc và duyệt lại tất cả các bản tin, dù bản tin này do các phóng viên gạo cội gửi về. Một câu văn ngớ ngẩn, sai văn phạm, tối nghĩa, gây hiểu lầm, xúc phạm, bát nháo sẽ làm uy tín tờ báo tiêu tan. Xin nhớ cho càng giỏi ngoại ngữ như Anh-Pháp, càng uyên thâm Hán học, tiếng Việt càng phong phú.

Xưa các học giả như Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn…đều uyên thâm Hán Học và tiếng Pháp. Tôi còn nhớ, tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, các vị giáo sư, nhiều vị là Thạc Sĩ (trên Tiến Sĩ) và Tiến Sĩ, thông thạo hai ngoại ngữ Anh- Pháp thế mà giảng khóa của các vị đều thuần tiếng Việt, không một câu “ba rọi” chen vào. Khi gặp một danh từ Anh-Pháp mới chưa thông dụng, các vị đều chú thích để mong có một lối dịch thuật khác rõ nghĩa hơn. Giáo dục Miền Nam làm việc như thế đó. Và nó chính là khuôn thước cho sinh viên ra đời sau này. Những kẻ du học Âu Mỹ, ăn bánh mì và bơ sữa mấy chục năm, trở về với bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ trên tay, lại thương mến và bồi đắp cho tiếng Việt tinh ròng. Còn những kẻ vốn liếng tiếng Anh tiếng Pháp “ba rọi” ở trong nước, ngày nào cũng ăn cơm với nước mắm, lại phá nát tiếng Việt. Thật đáng buồn!

G. Tiếng Việt cụt lủn:

Tiếng Việt ngày nay một số bị cắt cụt một cách dị hợm, khiến gây hiểu lầm:

Thí dụ:

1) Đội Tuyển Việt Nam chỉ còn “Tuyển Việt Nam”

Nếu vậy: Tuyển phu = Đội tuyển chồng chăng?

Tuyển quân = Đội tuyển quân đội chăng?

Tuyển mộ = Đội tuyển mộ chăng?

Tuyển chọn=Đội tuyển chọn sao?

2) ”Chuyên môn” “chuyên ngành” chỉ còn “chuyên”. Thí dụ: THPT Chuyên Môn/Chuyên Ngành Lê Quý Đôn nay chi còn “THPT Chuyên Lê Quý Đôn”. Đọc cái tên trường như vậy tôi khó chịu quá vì làm cho tôi hiểu lầm rằng trường Trung Học này chuyên nghiên cứu về Lê Quý Đôn vì chúng ta thường nói, “Bà đó chuyên nói dối”, “Thằng cha đó chuyên ăn cắp”.

Xin nhớ cho, chữ “chuyên” đứng một mình nó có nhiều nghĩa: di dời, chuyền, chăm chú, chăm chỉ.

Chỉ khi nào nó đứng chung/ghép chung với chữ “môn” nó mới có nghĩa là “chuyên môn”.

3) “Lệ phí “ nay chỉ còn “phí”. Chẳng hạn “Thu phí đường cao tốc”, “Tăng phí giữ xe”

Chữ “phí” đứng một mình nó có nhiều nghĩa, chẳng hạn, “Em tiêu phí quá” (Em tiêu hoang, tiêu tiền không đúng cách), “Vứt cái này đi thì phí quá” (Vứt cái này đi thì uổng quá). Chỉ khi nào chữ “phí” đứng chung với chữ “ lệ” thì nó mới có nghĩa là số tiền mình phải trả, chẳng hạn: Lệ phí qua cầu, lệ phi đi vào xa lộ, lệ phí qua phà, lệ phí điền đơn, lệ phí giữ xe…Tại Mỹ này khi mình nạp đơn xin phép một chuyện gì đó thì phải đóng “fee” tức lệ phí. Nếu mình nói tôi phải đóng “phí” thì người ta sẽ cười ồ lên là tiếng Việt của mình “có vấn đề” vì không ai hiểu mình nói gì.

4) ”Giá rẻ như bèo” nay chỉ còn “ bèo”, “lương bèo”, “tiển thưởng Tết bèo”, “Lương tiếp viên hàng không khủng hay bèo?” . Đây là ngôn ngữ của bọn mánh mung, đứng bến. Ngôn ngữ đứng đắn phải là: Giá rẻ như bèo, tiền thưởng Tết nghèo nàn, tiền thưởng Tết quá ít, lương thấp, đồng lương chết đói…

H. Vứt bỏ những chữ có cả ngàn năm nay và thay bằng những chữ sai nghĩa hoặc lai Tàu hoặc cường điệu, đao to búa lớn:

Thí dụ:
- Căn nhà trở thành căn hộ.

- Gia đình trở thành hộ dân.

- Quần áo lót, đồ lót trở thành nội y. Nghe hai chữ “nội y” tôi có cảm tưởng đây là ngôn ngữ của các thái giám Trung Hoa. Khi bà hoàng hậu hay quý phi mặc đồ lót, các thái giám không dám dùng hai chữ “đồ lót” vì bình dân quá cho nên phải nói là “nội y” để không phạm thượng và để tỏ ra tôn kính lệnh bà.

- Tiết kiệm, rẻ tiền trở thành kinh tế. Chẳng hạn, “Mua món này kinh tế lắm”, rồi “Giá kinh tế” tức giá rẻ, giá bình dân. Nếu nói thế thì “Bộ Kinh Tế” là gì? Phải chăng là bộ chuyên môn mua đồ rẻ để tiết kiệm? Trong nước đã hiểu sai danh từ “economy” nên dịch là “kinh tế”. Theo Ttự Điển Anh-Việt Hiện Đại xuất bản ở trong nước thì “economy” nghĩa là, “sự quản lý kinh tế, sự tiết kiệm”.

- Giảm bớt nhân viên trở thành tinh giản biên chế, thật đao to búa lớn và khó hiểu.

- Bài giảng trở thành giáo án.”Soạn bài giảng” trở thành “soạn giáo án” nghe ghê quá, tưởng chừng như án lệnh của tòa.

- Hành trình khám phá một vụ án nay trở thành “hành trình phá án”. Xin nhớ cho “phá án” là bác bỏ phán quyết của tòa dưới và yêu cầu xét xử lại cho nên quốc gia nào cũng có Tòa Phá Án (Court Of Appeals).

- Xe vận tải hạng nặng trở thành “xe siêu trường, siêu trọng”, “xe container”.

- Nước dâng cao trở thành “triều cường” nghe giống như đối thoại trong phim bộ Hồng Kông.

- Một con, một cái trở thành “một cá thể”. Thí dụ: “Một cá thể hổ”.

- Có một cái gì đó nay gọi là “sở hữu”.Thí dụ: “Hoa hậu ABC sở hữu một sắc đẹp khó cưỡng”, “Cô ta sở hữu một đôi môi đẹp”,”để sở hữu eo thon”, “Việt Nam đang sở hữu một loại quả…” (Việt Nam có một loại trái cây…) Theo tôi nghĩ, danh từ “trái cây” rõ nghĩa hơn là “quả” vì “quả” có thể là quả bóng, quả cầu, quả tạ. Quả phải đi với với bổ tức từ thì mới rõ nghia. Thí dụ: Quả chanh, quả táo, quả bưởi. Còn “trái cây” thì tổng quát và rõ nghĩa, không cần bàn cãi gì nữa.

- “Doanh nhân” trở thành ” Doanh nghiệp”. Bây giờ tất cả các hãng xưởng, công ty, tổ hợp tài chính, thương mại, tổ hợp thép, tổ hợp đóng tàu, đại công ty… đểu gom chung vào danh từ “doanh nghiệp” như thế là hoàn toàn sai. Chúng ta hãy xem:

- Nông nghiệp là nghề trồng trọt.

- Ngư nghiệp là nghề đánh cá.

- Lâm nghiệp là nghề khai thác rừng/đốn gỗ.

- Doanh nghiệp là nghề kinh doanh, buôn bán.

Xin nhớ cho “nghề” và “người hành nghề” khác nhau. Chẳng hạn nghề đánh cá là “ngư nghiệp” nhưng người đánh cá là “ngư dân” hay “ngư phủ”. Như vậy người làm ăn, buôn bán, kinh doanh là “doanh nhân/doanh gia/thương gia” chứ không phải doanh nghiệp.

- “Nhân đạo” trở thành “nhân văn”. Khi đọc tiêu đề của một bản tin trong nước, “Giáo Hoàng khuyên Hoa Kỳ đối xử nhân văn với dân tị nạn”. Rồi tất cả những sự “đối xử nhân đạo” trong nước đều đổi thành “đối xử nhân văn” tôi rất ngạc nhiên và không tin vào trí nhớ và hiểu biết của mình nữa. Tôi vội tra các từ điển để tìm hiểu nghĩa của hai chữ “nhân văn” và “nhân đạo”.

Nhân văn: Theo Từ Điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin trong nước sau 1975 thì “nhân văn” có nghĩa là “văn minh loài người”.

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì “nhân văn” có nghĩa là,”văn hóa của loài người”. Nhân văn chủ nghĩa lấy con người làm đối tượng chứ không phải thần linh và chủ trương nghiên cứu tư tưởng và nghệ thuật cổ Hy Lạp.

Nhân đạo: Theo Từ Điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin trong nước sau 1975 thì “nhân đạo” có nghĩa là, “đạo người, lấy lòng thương của người này đối (xử) với người kia”.

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức xuất bản ở miền Nam trước 1975 thì “nhân đạo” có nghĩa là “biết thương kẻ nghèo khó, chịu chia sớt đau đớn với kẻ khốn cùng”.

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì “nhân đạo” có nghĩa là, “Cái đạo lý phải tôn trọng quyền loài người như không được xâm phạm đến sinh mệnh…”.

Như vậy “nhân văn” chỉ là những nét, những đặc điểm của con người. Do đó, Khoa Học Nhân Văn khoa nghiên cứu về con người. Nhân văn không phải là một con đường, một đức tính nên theo. Còn nhân đạo là con đường, là đức tính phải theo. Hành vi cứu trợ nạn nhân các cuộc động đất, cứu trợ di dân chết trên biển, cứu trợ nạn đói… đều gọi là “cứu trợ nhân đạo” và chưa thấy ai nói “cứu trợ nhân văn”. Ngoài ra khi đối xử tử tế với nhau người ta còn nói, “đối xử có tình người”. Người trong nước đã không phân biệt được thế nào là nhân đạo, thế nào là nhân văn cho nên đã dùng bừa bãi, di họa cho các thế hệ mai sau.

“Đổi giống” trở thành “chuyển giới ”. Tôi đã cố tìm hiểu các từ điển tiếng Việt xuất bản trước và sau 1975 nhưng không thấy từ điển nào mà chữ “giới” có nghĩa là giống đực hay giống cái. Theo các từ điển này, chữ “giới” có nghĩa là giới hạn, hạn, biên giới, cương vực, sự ngăn cấm (giới luật). Còn “giống” mới có nghĩa là giống đực hay giống cái. Trong Từ Điển Anh-Việt Hiện Đại xuất bản ở trong nước sau 1975, chữ “gender” có nghĩa là: Giống đực hay giống cái. Vậy thì giải phẫu để biến đàn ông thành đàn bà và ngược lại là “đổi giống” chứ không phải “chuyển giới”. Ngoài ra cũng không được nói “giới tính” mà phải nói “phái tính” vì trước đây chúng ta thướng nói “phái nam, phái nữ”.

“Công du” trở thành “thăm cấp nhà nước”. Trong nước tiếng Anh kém cho nên đã dịch danh từ “state visit” thành “thăm cấp nhà nước”. Mà “state visit” có nghĩa là “công du’ tức thăm viếng một quốc gia khác vì việc công, việc của đất nước. Nếu nói “Chủ tịch A thăm cấp nhà nước” thì ông bộ trưởng phải “thăm cấp bộ” rồi ông chủ tịch UBND “thăm cấp tỉnh” còn ông chủ tịch UBND huyện sẽ “thăm cấp huyện” sao? Thật tức cười quá! Xin nhớ cho hai chữ “công du” chỉ dành cho các vị nguyên thủ quốc gia. Một ông bộ trưởng thăm một quốc gia khác không thể dùng hai chữ “công du”.

I. Những từ ngữ làm người ta sợ:

Tôi không hiểu những người trong nước nghĩ gì về những từ ngữ mà họ “sáng chế” ra khi đọc lên khiến người ta sợ. Thí dụ:

1) “Giải phóng mặt bằng” khiến người ta liên tưởng tới “Giải phóng nô lệ”, “Giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân”, “Giải phóng Miền Nam”. Tại sao không dùng danh từ “giải tỏa” như Miền Nam trước đây đã dùng. Thí dụ: “Giải tỏa một khu ổ chuột”, “Giải tỏa một khu chợ quá cũ để xây chợ mới”, “Giải tỏa một nghĩa trang để xây thư viện, công viên”.

2) “Xử lý”. Miền Nam khi ông chánh đi vắng, ông phó tạm thời thay tế người ta gọi là “Xử lý thường vụ”. Ngoài ra thì không bao giờ dùng danh từ “xử lý”. “Xử lý” theo nghĩa Miền Bắc dùng là: Giết, trừng trị, thanh toán, bỏ tù, thi hành kỷ luật v. v...

Thí dụ: “Kẻ phản động đã bị xử lý thích đáng” Thế mà “xử lý” lại được dùng lan tràn trong các lãnh vực khác như: “Nhà máy xử lý chất thải”. Tại sao không dùng, “Nhà máy lọc chất thải” để tránh hai chữ “xử lý” nghe ghê quá! Rồi đá bóng cũng “Xử lý bóng kỹ thuật lừa qua hậu vệ đối phương” (Vnplus). Tại sao không viết ngắn gọn “Khéo léo lừa bóng qua hậu vệ đối phương”? Thêm cái đuôi “xử lý” vào để làm làm gì? Rồi “Cầu thủ A xử lý bóng không tốt”.

Cầu thủ A để mất bóng hay đưa bóng vào chân đối phương hoặc lúng túng hoặc quá chậm, hoặc đi bóng không khéo hoặc tài nghệ kém… thì nói đại ra. Dùng danh từ “xử lý” chỉ để che dấu kiến thức nghèo nàn về môn bóng tròn. Thế mà cũng đòi tường thuật các trận đá bóng. Xem một buổi tường thuật một trận bóng tròn trong nước mà phải nghe hai tiếng “xử lý” cả ngàn lần, khiến nhức đầu, thừa thãi và vô duyên.

3) “Chốt”. Hiện nay khi quyết định dứt khoát một việc gì báo chí trong nước dùng chữ “chốt”. Chảng hạn: “Thủ tướng đã chốt Tết Nguyên Đán nghỉ 8 ngày”. Rồi nào là, “Chốt phương án”.

Chữ “chốt” đã gây kinh hoàng cho Miền Nam trong cuộc chiến tranh. Theo lời kể của một số sĩ quan chỉ huy chiến trường, “chốt” thường gồm 3 bộ đội tử thủ từ trong hầm/hào cho đến chết và không được tháo lui. Bom bỏ hay đạn pháo không ăn thua gì. Nhiều khi phải dùng cả một tiểu đội bò lên, quăng lựu đạn vào hầm mới có thể thanh toán cái“chốt” này. Chiến tranh đã qua đi 41 năm, sao còn dùng những danh từ gợi lại hình ảnh ghê rợn của chiến tranh?

4) “Cưỡng chế”. Trước đây tại miền Nam, để giải tỏa một khu buôn bán, họp chợ bất hợp pháp, hoặc trục xuất một người chiếm ngụ gia cư bất hợp pháp… cơ quan công lực đều xin án lệnh của tòa. Cơ quan công lực có tới gỡ bỏ, đập bỏ hoặc trục xuất ai thì chỉ là “thi hành lệnh/án lệnh giải tỏa”. Nay trong nước dùng danh từ “cưỡng chế” khiến người ta sợ vì liên tưởng tới bạo lực như trói người ta lại, còng tay, đánh đập rồi tước đoạt nhà đất của người ta.

5) “Thi đấu”. Ngày nay tất cả các môn thể thao dù là bóng bàn, bóng tròn, thể dục dụng cụ, bơi lội, đua thuyền, điền kinh v.v… đều được diễn tả bằng danh từ “thi đấu”. Theo tôi nghĩ, chữ “đấu” chỉ nên dùng cho các môn như: Đấu võ, đấu vật, đấu kiếm. Còn các môn thể thao nhẹ nhàng khác nên dùng các danh từ như “tranh tài”, “thi tài” hay “đua tài” “trổ tài”.

Thay vì nói, “Các lực sĩ đang thi đấu ở môn điền kinh” chúng ta có thể nói, “Các lực sĩ đang tranh tài ở các môn điền kinh”. “Các cầu thủ đang đua tài trên sân cỏ”, “Các lực sĩ đang đua tài ở môn ném tạ”. “Các lực sĩ bắn cung đang trổ tài trên trường bắn”. Ngôn ngữ nên phong phú chứ không phải chỉ chết cứng ở từ ngữ “thi đấu”.

6)Thi công: Công nhân đang làm việc trong nhà máy bây giờ được gọi là, “công nhân đang thi công.” Tại sao công nhân lại phải thi đua với nhau? Trên thế giới này, khắp năm châu bốn biển, chẳng có chỗ nào công nhân này phải thi đua với công nhân kia. Ai có phận sự của người nấy. Một công việc phải mất bao nhiêu giờ, cần bao nhiêu nhân công, kỹ sư… chủ nhân đều biết. Cứ tuần tự mà làm. Bạn là công nhân ở Mỹ mà thi đua để làm việc thì đúng là mắc bệnh tâm thần. Nếu công việc phải 8 giờ mới hoàn tất, nay vì muốn “kiểm điểm” cố sống cố chết hoàn tất trong sáu tiếng thì lần sau ông chủ sẽ giao thêm việc cho bạn… tức mình tự giết mình mà cũng chẳng được khen ngợi hay tăng lương. Ở Mỹ chuyện gì cũng rõ ràng.

Công việc phải hoàn tất trong tám tiếng mà 10 tiếng mình mới làm xong, người ta đuổi mình vì mình không có khả năng làm việc. Công việc tám tiếng mới hoàn thất mà sáu tiếng mình đã làm xong, người ta sẽ đưa thêm việc cho mình làm. Ở Mỹ không có chuyện ngồi chơi lãnh lương và cũng không có chuyện phải thi đua. Nếu công việc quá nhiều mà phải làm thêm giờ (over time) thì phải trả lương gấp rưỡi hay gấp đôi. Công nhân làm đúng bổn phận là đáng khen lắm rồi. Nhiều khi thi đua chỉ là gian dối rồi báo cáo láo. Thi đua nhiều quá công nhân kiệt sức, lao phổi chết oan mạng!

7) Phiên bản: Trong nước không hiểu nghĩa “phiên bản” là gì. Nếu bạn mở cuốn Tự Điển Anh-Hán (English-Chinese Dictionary) thì “copy” người Tàu dịch là “phiên bản”. Vậy thì “phiên bản” là bản sao chép, bản chụp, sao y bản chính… thế mà “phiên bản“ được dùng ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như “báo Nhân Dân phiên bản tiếng Việt”, thật ra nó chỉ là, “Báo Nhân Dân, bản tiếng Việt” (vì báo Nhân Dân có thể có bản tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Nhật). Nếu nó là “phiên bản” thì nó phải sao chép lại, hoặc chụp lại từ bản chính. Đúng là điếc không sợ súng, không hiểu nghĩa mà cứ viết bừa. Thật đáng sợ! Trên đời này người ta không sợ bậc trí thức mà sợ kẻ ngu dốt, vì ngu dốt sẽ phá nát mọi thứ.

Kết Luận:

Tôi xin dùng phần cuối của bài “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng” phổ biến ngày 24/1/2013 để tạm kết luận cho bài này:

“Ngôn ngữ và văn chương là tài sản vô giá do tiền nhân để lại, chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Do giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa ngoại lai, những chữ nào có thể dịch sang Việt Ngữ thì phải cố mà dịch cho được để giữ gìn ngôn ngữ và văn chương Việt cho thuần khiết.

Chen tiếng ngoại quốc vào tiếng Việt một cách bừa bãi khiến tiếng Việt trở nên lai căng, hổn độn. Muốn thế thì phải học hỏi và nhất là phải cẩn thận và viết với tinh thần trách nhiệm.

Trách nhiệm có nghĩa là hiểu được hậu quả của những gì mình viết ra. Nếu không giỏi thì cứ học theo người xưa mà viết, cố “sáng chế” tức viết bậy, viết nhảm. Chúng ta không nên đùa dỡn, nói mạnh hơn là phá hoại ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc.

Học tiếng nước ngoài là để giao dịch, làm ăn buôn bán và nghiên cứu những kiến thức mà sách Việt không có.

Học tiếng nước ngoài không có nghĩa là để hủy hoại tiếng mẹ đẻ hoặc thỉnh thoảng “xổ” ra vài tiếng để chứng tỏ mình văn minh hơn đời hoặc có vẻ ta là “Mỹ” đây.

Người Mỹ có bắt chước ai đâu? Họ đứng trên đôi chân của họ. Tại sao ta phải tự ti mặc cảm về ngôn ngữ của dân tộc mình? Chuyện “nói tiếng Tây ba rọi” đã xưa lắm rồi và bị mỉa mai suốt thời kỳ Thực Dân Pháp còn đô hộ nước ta.

Sau hết, cũng xin nhớ cho muốn giữ gìn tiếng Việt trong sáng thì tâm hồn mình cũng phải trong sáng trước đã. Tâm hồn trong sáng là tâm hồn của một người yêu nước Việt và tiếng Việt. Khi mình nói mình yêu cha mẹ tức là phải làm sao cho cha mẹ sung sướng. Còn khi mình nói mình yêu tiếng Việt có nghĩa là mình phải làm sao cho tiếng Việt mỗi ngày mỗi trở nên sáng đẹp, thanh tao”.

Đào Văn Bình

(California ngày 7/10/2016)

(Bản gốc: Việt Báo)



https://thuvienhoasen.org/a33131/tieng-viet-kinh-hoang-o-trong-nuoc-dao-van-binh




....................................


Cái chết của một ngôn ngữ: tiếng Việt Sài Gòn cũ

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.

Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hóa Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quân Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá hủy hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hóa.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh [ý thức hệ] mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau năm 75, miền Nam bị chiếm, miền nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hóa và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc cũng thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam.

Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những chữ như:

đề xuất,
bồi dưỡng,
kiểm thảo,
sự cố,
hộ khẩu,
căn hộ,
ùn tắc,
ô to con,
xe con,
to đùng,
mặt bằng,
phản ánh,
bức xúc,
tiêu dùng,
tận dụng tốt,
đánh cược,
chỉ đạo,
quyết sách,
đạo cụ,
quy phạm,
quy hoạch,
bảo quản,
kênh phát sóng,
cao tốc,
doanh số,
đối tác,
thời bao cấp,
chế độ bao cấp,
chế độ xem,
nâng cấp,
lực công,
nền công nghiệp âm nhạc,
chùm ảnh,
chùm thơ,
nhà cao tầng,
đáp án,
phồn thực,
sinh thực khí,
từ vựng,
hội chứng,
phân phối,
mục từ,
kết từ,
đại từ,
nghệ sĩ ưu tú,
nghệ sĩ nhân dân v.v...

dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những chữ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng chữ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em".
Hoặc chữ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như:

"chế độ xem",
"chế độ bao cấp".
"chế độ ăn uống
"chế độ hộ khẩu
"chế độ lưu thông

Có những chữ miền Bắc dùng đảo ngược lại như:

đơn giản - giản đơn;
bảo đảm - đảm bảo;
dãi dầu - dầu dãi;
vùi dập - dập vùi. v.v...

Song song với việc thống nhất đất nước, nhà cầm quyền đã cho thống nhất cai cach hóa tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân".

Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa Học Giáo Dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề cải cách tiếng Việt. Bộ Giáo Dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng cải cách chính tả và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hóa, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định.

Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những chữ:

trực thăng,
cộng quân,
tác chiến,
địa phương quân,
thiết vận xa,
xe nhà binh,
lạnh cẳng,
giới chức (hữu) trách,
dứt điểm,
phi tuần,
chào bãi,
tuyến phòng thủ,
trái bộc phá,
viễn thám,
binh chủng,
phi hành,
gia binh,
ấp chiến lược,
nhân dân tự vệ,
chiêu hồi,
chiêu mộ, v.v…
động viên

hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như “ghi danh”, “đi xem” đã bị thay thế bằng “đăng ký”, “tham quan”. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:

sổ gia đình,
tờ khai gia đình,
phản ảnh,
đường rầy,
cao ốc,
bằng khoán nhà,
tĩnh từ,
đại danh từ,
túc từ,
giới từ,
khảo thí,
khán hộ,
khao thưởng,
hữu sự,
khế ước,
trước bạ,
tư thục,
biến cố,
du ngoạn,
ấn loát,
làm phong phú,
liên hợp,
gá nghĩa,
giáo học,
giáo quy,
hàm hồ,
tráng lệ,
thám thính,
tư thất,
chẩn bệnh,
chi dụng,
giới nghiêm,
thiết quân luật, v. v...
vận dụng trí não
Huấn luyện viên
Lực sĩ
Chữ
Câu


Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương.

Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải tọa và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại.

Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng.

Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những chữ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề: 30 Năm Viễn Xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Hoa Ky, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy tieng Việt cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít.

Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hóa Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng người Việt lưu vong.

"Tại Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt". (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không đống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi:

- "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng chữ thông dụng của Sài Gòn cũ trước 75, vì nếu dùng từ ngữ trong nước thì cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của chính thể giữa Quốc Gia và Cộng Sản [ý thức hệ]. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ‘ngữ nghĩa’ và ‘ngữ pháp’. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước:

Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy

Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu. (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)

Ngoài nước:

Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga

Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.

(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48362&z=75)

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hóa, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...

Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng An sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http://i12.photobucket.com/albums/a215/unisom/thualuonJPG.jpg)

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hóa, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hóa đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!

© 2006 talawas

Trịnh Thanh Thủy



--------------------------------------------------------------

Tiếng Việt Hôm Nay
(của Việt cộng)


Sống hơn 29 năm ở xứ người, cộng đồng Việt Nam tại Pháp ít có dịp nói tiếng Việt. Tiếng Việt dùng trong gia đình là những câu thông thường về cuộc sống hàng ngày như đi chợ, nấu ăn, giáo dục con cái, các chuyện liên quan, hôn, tang tế. Những câu chuyện này thường thêm vài từ Pháp văn dễ hiểu hơn là phải dịch qua tiếng Việt như métro, carte orange, con học lớp CM1, BEP, Terminale, thi Grandes Ecoles, làm nghề informatique, allocations familiales), cantine, lương SMIC, Sécu, vacances, vé aller-retour, soldes...

Phải công nhận phương tiện thông tin bằng tiếng Việt bên Pháp rất nghèo nàn. Gọi là báo nhưng báo chỉ ra mỗi tháng hay hai tháng một lần như Nhân Bản, Tin Tức, Ngày Mới, Diễn Đàn Forum (nhóm Nguyễn Ngọc Giao thiên cộng) và hai tờ báo gọi là biếu, nhưng vẫn phải ủng hộ 1 hay 2 Euros như tờ Ep Phê, Bạn Đường...

Tin tức chỉ đăng lại những tin mọi người đã biết qua đài truyền hình hay phát thanh, phần nhận định chủ quan, phiến diện. Cũng may bà con cư ngụ tại Paris và vùng phụ cận còn có thể nghe Ban Việt Ngữ đài RFI phát thanh mỗi ngày trên làn sóng ngắn (OM hay MW 738 Khz) tin tức về Việt Nam và thế giới và nhận thức ra có nhiều từ mới mình không biết hay nghe lạ tai.

Thêm vào đó bà con ở Pháp về thăm gia đình rất đông, tiếp xúc trực tiếp với họ hàng và người đồng hương, người Việt từ bên nhà qua Pháp tìm thị trường buôn bán nhất là vào lúc Pháp tổ chức Hội Chợ Paris, sinh viên qua du học (theo báo Bèo in tại Paris, số 9 cho tháng 3, 4 và 5/2004, tính tới tháng 07/ 2004 có tới 4,800 sinh viên du học tại Pháp, đông nhất ở Paris (2000 sinh viên) rồi tới Lyon (5000 sinh viên) và Aix-Marseille (400 sinh viên).

Giới trẻ Việt sống ở Pháp, dưới 40 tuổi hầu như không viết được tiếng Việt, nói thì ngại ngùng và chậm chạp để còn tìm chữ và thích nói tiếng Pháp vì khỏi phải suy nghĩ. Trẻ sống ngoài học đường và xã hội 10 giờ mỗi ngày, nói tiếng Pháp, Anh, Đức... tiếng Việt chỉ nghe gia đình nói vài tiếng.

Người Việt Nam tuổi 40 hay trên còn đọc được tiếng Việt, còn suy tư về sinh ngữ Việt, tiếng Việt sống hay thoái hóa? Có sáng sủa hay tối nghĩa? Có sinh động hay nghèo nàn?

Sau năm 1975, bà con thường nghe những từ mới trong Nam không dùng trước đó. Kẻ xâm chiếm rất kỵ tiếng nói của người miền Nam.

Nếu miền Nam dùng chữ Hán Việt thì miền Bắc đổi ngay sang chữ Việt;

và nếu miền Nam dùng chữ Việt thì miền Bắc đổi sang chữ Hán Việt,

lâu ngày người Việt trong nước bắt buộc phải bỏ hẳn các chữ thông dụng trước 1975 đó và dùng các chữ mới của Việt cộng như:

Chữ Hán Việt [cũ] đổi sang chữ Việt (mới):

- Hội Chữ Thập đỏ (1) = [hội Hồng Thập Tự],

- máy bay lên thẳng = [Máy bay trực thăng],

- lính thủy đánh bộ=[thủy quân lục chiến],

- Nhà Trắng = [Tòa Bạch Ốc],

- Lầu Năm Góc = [Ngũ Giác Đài],

- tên lửa = [hỏa tiễn],

- sức ép = [áp lực],

- xưởng đẻ = [Nhà bảo sanh],

- làm việc = [trình diện, khai báo, thẩm vấn],

- quá tải = [thặng dư],

- quan chức = [nhân viênchính phủ: officials, viên chức],

- lây lan = [truyền nhiểm, truyền sang hay bành trướng],

- bức xúc = [tức giận, thắc mắc].

Chữ Việt [cũ] đổi sang Hán-Việt (mới):

- tư liệu = [tài liệu],

- tham quan = [đi thăm, đi xem, đi chơi], -nhất trí = [đồng ý],

- sự cố = [trở ngại, trục trặc, bị hỏng], -quan hệ = [liên hệ],

- công đoàn = [nghiệp đoàn],

- đối tượng = [đương sự, đối phương],

- giá dao đông = giá cả [thay đổi],

- chiêu sinh = [tuyển lựa học viên],

- đăng ký = [ghi danh, ghi tên],

- khẩu = [cảng], xuất khẩu = [xuất cảng],

- nhập khẩu = [nhập cảng]

và nếu Hán-Việt được giữ lại thì đảo ngược vị trí, như:

- cao huyết áp thay cho [áp huyết cao],

- phụ sản = [sản phụ],

- đảm bảo = [bảo đảm],

- giản đơn = [đơn giản],

- khoa sản = [sản khoa],

- dầu dãi = [dãi dầu];

hay tìm một chữ cùng nghĩa như:

- thập kỷ = thay cho [thập niên],

- đương đại = thay cho [hiện đại hay cận đại],

- duy tu = thay cho [trùng tu],

- nghiệp dư = thay cho [tài tử],

- kênh = thay cho [đài],

- hải quan = thay cho [quan thuế],

- đặc xá = thay cho [ân xá],

- chiêu đãi = thay cho [tiếp tân]...

Đôi khi lại dùng danh từ kép vừa Hán vừa Việt mà từ trước tới nay chưa một nhà ngôn ngữ học nào dám phá luật lệ về sự hình thành một từ ngữ như:

- phim hoạt hình = [hoạt họa].*

*ghi chú: Hoạt Họa = animation và hoạt hình = animé

Nhiều từ ngoại quốc được Việt hóa và đọc ai cũng hiểu nghĩa như

- cú sốc (choc),

- lô gích (logique),

- tiền boa (pourboire),

- e-kíp (équipe),

- gas (gaz),

- căngtin (cantine)...

Có chữ du nhập nguyên ngữ nước ngoài không cần Việt hóa như festival, show live...

Nhiều chữ mới được phổ biến rộng rãi như

- lây lan (truyền nhiễm hay bành trướng),

- khuyến mãi (promotion, khuyến khích, quảng bá, gìới thiệu cho công chúng biết),

- chiêu sinh (tuyển lựa học viên),

- bức xúc (thắc mắc, tức giận),

- xuống cấp, lên cấp,

- quan chức (dành riêng cho giới lãnh đạo),

- Giá dao đông (giá 'thay đổi'),

- Lý lịch trích ngang, trích dọc, quy trình...

...

Điểm sơ qua các chữ thường dùng, người ta nhận thấy có nhiều chữ dùng sai nhưng mà ai cũng bắt buộc phải dùng, thí dụ:

Danh từ kép

- Hải quan (hải = biển; quan = cửa)

Nếu áp dụng cho việc đánh thuế hành khách hay hàng hóa ở các hải cảng thì còn chấp nhận được, còn các phi cảng và các trạm thuế dọc theo biên giới Trung Việt, Lào Việt và Việt Cam Bốt thì làm gì có hải cảng mà gọi thuế má là hải quan, Phải dùng chữ "quan thuế" chứ!

Giải thích sao cho người ngoại quốc khi họ học tiếng Việt và muốn tìm hiểu về nguyên ngữ các chữ?

- Chữ tụt hậu, (tụt lùi và lạc hậu)

- ghép chữ bừa bãi, nếu tụt thì phải tụt xuống chứ sao lại tụt lại đằng sau!

- Chữ gas, sao không viết là ga đồng âm, người ta vẫn hiểu khi nói tới nhà ga (gare) hay bình ga (gaz) hay khí ga (gaz)? Chữ Việt làm gì có thêm s đằng sau từ để đọc thành ga xì xì, sao không dùng chữ “khí đốt”?

- Chữ đặc xá (amnistie) dùng trong ngày 02/09/2004 vừa qua khi cộng sản Việt Nam ân xá cho 8,611 phạm nhân, thế sao không dịch là Amnistie?

- Internationale ra là Đặc Xá Quốc Tế mà lại trở lại từ Ân Xá Quốc Tế?

- Triều Tiên gồm hai quốc gia, cộng sản phía Bắc vỹ tuyến 38 gọi là Bắc Triều Tiên và phía Nam vỹ tuyến 38 gọi là Đại Hàn, giáo viên làm sao giải thích cho học sinh sự phân biệt đó.

Sao không dùng hai chữ ‘Bắc Hàn’ và ‘Nam Hàn’ hoặc là ‘Bắc Triều Tiên’ và ‘Nam Triều Tiên’?

Các tổ chức đều do nhà nước (chính quyền) thành lập nên cái gì cũng về công, thí dụ:

- Công đoàn ngành dệt sợi sang Pháp tham quan và đến trụ sở công đoàn CGT.

CGT là một nghiệp đoàn do nhóm thợ thuyền thành lập chứ đâu phải chính phủ Pháp đặt ra mà gọi l à ‘công đoàn’?

Như đã viết trên, kẻ xâm chiếm miền nam rất kỵ những chữ trong Nam dùng trước năm 1975. Đã gọi là một sinh ngữ, nếu có nhiều từ chỉ dùng một nghĩa mà không sai luật ngôn ngữ học thì mình phải chấp nhận chứ!

Thí dụ:

- Khế ước - 'hợp đồng' (VC),

- Tam cá nguyệt, lục cá nguyệt – 'quý' (VC),

- Thẩm vấn, điều tra - 'làm việc' (VC).

Những chữ lố bịch:

Họ bắt toàn dân phải dùng từ họ đưa ra, đôi khi rất là buồn cười và lố bịch. Còn nhớ những năm 1975 - 1980:

- Phụ nữ sắp sanh con phải đến nhà đẻ/xưởng đẻ (Nhà Bảo Sanh) và gọi dây nói (điện thoại) đến để đăng ký (giữ chỗ) chỗ nằm.

- Có chữ dùng cho nhiều nghĩa, nội chữ "đăng ký" có nghĩa là ghi danh/ghi tên đi học, mua vé xem hát, vé máy bay, xin số môn bài, xin kết hôn, xin 'xuất khẩu' lao động, đệ đơn, nộp đơn, giữ chỗ...

- Về hối xuất trên thị trường chứng khoán, ngoài hối xuất chính thức lên xuống hằng ngày, còn thêm chữ “kiều hối” quái đảng nữa (?).

Những chữ dùng ngây ngô, tối nghĩa:

Bản tin về dược phẩm tăng giá nhảy vọt và bất bình thường, thay vì viết đơn giản và dễ hiểu như trước năm 1975:

"Còn những thuốc đắt tiền có phẩm dược tốt, có thuốc tăng lên tới 500%... công ty làm giầu mau lẹ, có những kiện hàng bán ra lời cả tỷ bạc...".

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 13/05/2004 viết:

"Còn những thuốc cao cấp... có thuốc đẩy lên trên 500% công ty giầu lẹ lắm, có những phi vụ lời cả tỷ bạc...".

Chữ "phi vụ" hiểu nghĩa là "chuyến bay", thế nhưng tờ Tuổi Trẻ lại cho nghĩa là "chuyện làm ăn lương thiện hay bất lương như khi tường thuật về một người qua làng nọ nhiều lần ăn trộm bò, tờ Tuổi Trẻ kể là "Đối tượng đã thực hiện được 5 phi vụ".

Đối tượng, phạm nhân

Quá nhiều chữ/câu viết tắt, lạm dụng viết tắt:

Đọc các nhật báo bên nhà như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An Thành Phố Hồ Chí Minh, Pháp Luật, Lao Động, Nhân Dân... người đọc nhận thấy báo dùng rất nhiều chữ viết tắt. Nếu ai đó thỉnh thoảng mới đọc báo, phải ngừng trước những câu viết tắt đó để hiểu nguyên chữ là gì.

Chỉ riêng về ngành cảnh sát, thì nào là: CSGT/cảnh sát giao thông,

CSHS/cảnh sát hình sự,

CSĐT/cảnh sát đều tra.

Hiểu đúng nghĩa cũng mất vài giây suy nghĩ.

Các cơ quan nhà nước (chính quyền) lại còn nhiều chữ viết tắt nhiều vô kể:

- UBMTTQTP.HCM (Ủy Ban Mặt Trận -Tổ Quốc Thành Phố Hồ Chí Minh,

- Sở VH-TT TP. HCM (Văn Hóa Thông Tin),

- HĐXX (Hội Đồng Xét Xử),

- TAND (Tòa Án Nhân Dân), VKS (Vìện Kiểm Soát)?

Tờ Thanh Niên ngày 2/9/2004, bản tin với tựa đề:

"Gia Lai xóa mù do dục thủy tinh thể" và tường thuật như sau:

"Sáng ngày 1/9 Tỉnh ủy Gia Lai Chính thức công bố xóa mù chữ cho 1.978 người nghèo, trẻ em, bà mẹ Việt Nam anh hùng... do đục thủy tinh thể trên toàn quốc."

Sao không viết đơn giản như:

"Gia Lai đã giải phẫu thủy tinh thể thành công cho 1.978 người tìm lại ánh sáng và nhìn thấy mọi vật như người bình thường."

Giải phẫu con ngươi mà "đục" mắt thì còn gì là mắt nữa?

Đọc báo chí xuất bản trong nước ngày nào cũng có tin người dân bức xúc khiếu nại đủ chuyện, thí dụ chuyện ông Lê Xuân Viễn, 71 tuổi, suốt 28 năm qua khiếu nại về vụ nhà nước chiếm nhà ông số 44 Trần Phú Huế mà vẫn chưa được giải quyết mặc dù ông có công với nhà nước (Thanh Niên 01/9/2004); cộng sản Việt Nam còn khuyến khích người dân tố những ai vi phạm luật lệ nhà nước, kể cả người thân trong gia đình những vụ tham nhũng đầy rẫy bằng cấp giả tới bằng tiến sĩ "lây lan" ngay trong cấp lãnh đạo nhà nước (chính quyền);

Báo Tuổi Trẻ ngày 25/08/2004 tường thuật:

Có “750 trường hợp nghi vấn thi hộ Đại Học”. Còn làm văn hóa, quyển Tự Điển Việt Hán do nhà xuất bản Tự Điển Bách Khoa Hà Nội và nhà xuất bản Hải Phòng mới ấn hành đã bị nhà nước thu hồi toàn bộ và đã thu hồi hằng trăm cuốn.

Hằng trăm cuốn là bao nhiêu, tự điển ấn hành bao nhiêu cuốn? Về báo chí, không một nhật báo nào đưa ra con số in trong ngày là bao nhiêu. Báo có đến tận tay làng xã không? Với 85 triệu dân, các nhà làm văn hóa trong nước nghĩ sao về sự nghèo nàn của SINH ngữ Việt? Sao không thấy ai lên tiếng?

Chẳng lẽ 81 triệu dân cứ như đàn cừu của Panurge dạ dạ vâng vâng, phải dùng từ và cú pháp cộng sản do một tập đoàn chỉ đạo?

Bạch Thái Hà 09/2004 Paris

(1) Các chữ mới của Việt cộng dùng đều được viết nghiêng.

===========================================================



Nỗi Buồn Tiếng Việt

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?

Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:

1. Chất lượng:
=> Phẩm chất

Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

2. Liên hệ:

Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to …’, chứ không phải là ‘to communicate to …’

3. Ðăng ký:

Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
=> Xuất cảng, Phi cảng, biên giới

Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như Việt cộng nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói

- Phi trường Tân Sơn Nhất,
- Phi cảng Tân Sơn Nhất,
- Hải cảng Hải Phòng,
- Giang cảng Sài Gòn,
- Thương cảng Sài Gòn.

Chứ không ai nói

- Phi khẩu Tân Sơn Nhất,
- Hải khẩu Hải Phòng,
- Thương khẩu Sài Gòn

Trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của Việt cộng sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?

5. Khả năng:

Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ 'có thể' tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa’, thì người ta lại nói:

‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vừa nạng nề, vừa sai.

6. Tranh thủ:

Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’.

7. Khẩn trương:

Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là : ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là : ‘làm khẩn trương lên’.

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:

Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’ ? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)

9. Tham quan:

Đi thăm, đi xem, thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.

10. Nghệ nhân:

Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung quôc.

11. Chuyển ngữ:

Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi... Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ ‘chuyển ngữ’ cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào.

Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.

12. Tư liệu:

Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

13. Những danh từ kỹ thuật mới:

Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng.

Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi.

Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘phare’ thành ‘đèn pha’, chữ ‘cyclo’ thành ‘xe xích lô’, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougie’ thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-lon’, chữ ‘gare’ thành ‘nhà ga’, chữ ‘savon’ thành ‘xà bông’…

Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:

a. Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ’máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu? Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’.

c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’.

d. Data base dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết data base là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.

e. Software dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là ‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng)… Chữ soft trong chự ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao?

f. Network dịch là ‘mạng mạch’.

g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’.

h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’.

i. VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay ra-dô, hơặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là ‘kênh’. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ ‘đài’, hay ‘băng tầng’ như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Sài Gòn luôn luôn là Sài Gòn, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Sài Gòn. Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Sài Gòn - Nha Trang’, ‘Sài Gòn - Cần Thơ’… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng ba chữ SGN để chỉ thành phố Sài Gòn. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình? Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Sài Gòn là Sài Gòn, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Sài Gòn không được dùng nữa. Tại sao?

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt Nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế? Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói:
‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn’, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc.

Than ôi!

Chu Đậu

11/2007



Nov 25, 2021

********************


công nghiệp = kỹ nghệ

công nghệ = kỹ thuật

từ = chữ

tính từ = tĩnh từ

từ vựng = ngữ vựng

chất lượng = phẩm chất

ứng dụng = áp dụng

cơ bản = căn bản

cơ bắp = bắp thịt

phản ánh = phản ảnh

đáp án = đáp số

"cặp" là chữ Việt, "đôi" là chữ Hán

cặp vợ chồng

đôi uyên ương

Chữ Hán không ghép với chữ Việt, đã cặp rồi còn đôi là thừa thải và sai nguyên tắc chữ Hán và Việt

cặp đôi vợ chồng = là sai

cặp đôi tình nhân = là sai

Những chữ in đậm là chữ dùng đúng









Tiếng Việt Cùn





Trần Việt Bắc

“Tiếng ta còn, nước ta còn.”

(Phạm Quỳnh)

I. Những cách “làm cùn” tiếng Việt.

Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ.
Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?!

Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:

1 - Dùng một chữ thay thế cho nhiều chữ đã có sẵn và đã được diễn tả rõ ràng. Đây là cách làm mất chữ rất nhanh!
Thí dụ:
Xử lý (giải quyết, thi hành, chấn chỉnh, tu sửa, chữa, phạt, thanh toán, v.v…);
bức xúc (cấp bách, thúc bách, trăn trở, khó chịu, dồn nén, bực tức, bực bội, ấm ức, v.v....);
hoành tráng (nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, rộng lớn, diễm lệ, bề thế...).

2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ:
Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt);
đề cương (chủ đề đại cương);
hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).

3- Ghép một chữ Nôm với một chữ Hán Việt, lại viết theo kiểu chữ Hán dễ gây hiểu lầm.
Thí dụ như:
Đôi công (cả hai phía cùng chọn cách tấn công);
kích cầu (kích thích nhu cầu);
thấp điểm (điểm thấp).

4- Đảo ngược chữ, tạo ra một chữ ngô nghê không ra Nôm, cũng không ra Hán Việt.
Thí dụ:
Đảm bảo (bảo đảm);
lược tóm (tóm lược);
nhóm trưởng (trưởng nhóm).

5- Dùng chữ có thể bị hiểu ngược nghĩa, hay hiểu lầm.
Thí dụ:
Thiếu đói (nghèo đói, thiếu ăn),
cơ trưởng (phi công trưởng),
điểm yếu (điểm chính, điểm quan trọng, yếu điểm).

6- Sai văn phạm với cách dùng tự loại không đúng, như danh từ dùng làm tĩnh từ hay động từ, hoặc ngược lại, v.v....
Thí dụ:
Kỷ luật (phạt);
lái xe
(tài xế, người lái xe);
thông tin (tin, tin tức).

7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ:
Thuyết minh (chú thích, nhận xét ),
huyền thoại (siêu đẳng),
thanh lý (dẹp cho gọn và sạch)

8- Tạo chữ hay tiếng về kỹ thuật bằng cách dịch trực tiếp từ tiếng Anh hay Pháp nghe không thanh tao hay nếu không mốn nói là thô tục.
Thí dụ:
Phần cứng, phần mềm (A. Hardware, software),
máy quét (A. Scanner),
bộ vi xử lý (A. Microprocessor).

II. Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Tàu không?

Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,. Thí dụ như
“xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện” .
Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn, ...” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai. Thí dụ như
“quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua). Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.

🔘 Tiếng Việt trong nước

Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?

Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:
Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Trung Hoa?

Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,.

Thí dụ như “xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện”.

Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn…” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai.

Thí dụ như, “quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua).

Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.

Tiếng Việt, hay nói rõ hơn là chữ Quốc Ngữ, cách dùng để viết và diễn tả ngôn ngữ của người Việt. Mặc dù đã bị ảnh hưởng nội thuộc Tàu cả ngàn năm, nhưng ngày nay chúng ta đã có một cách viết và nói riêng, khác hẳn với Hán tộc.

Ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật và Đại Hàn dù đã nhiều lần muốn mà làm không được! Chỉ với 29 chữ và các dấu (5 dấu và chữ không có dấu) chúng ta gần như đã có đủ chữ để diễn tả mọi điều, ngoại trừ những chữ về khoa học hay kỹ thuật, mà ngôn ngữ không theo kịp với đà tăng trưởng lũy tiến của thời đại.

Phải nói rằng rất nhiều chữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán. Tuy nhiên, một người Trung Hoa không thể hiểu chữ viết, hay phát âm tiếng Việt có ý nghĩa gì, nếu không biết tiếng Việt.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phổ thông trên thế giới ngày nay, cũng đã có sự du nhập từ các ngôn ngữ khác. Chúng ta thử nhận xét sơ lược về sự cấu tạo của tiếng Anh (English) ngày nay như thế nào.

Tỷ lệ các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến nguồn gốc của tiếng Anh:
- La Tinh (29%),
- Pháp (29%),
- Đức – chữ cổ (26%),
- Hy Lạp (6%),
– Các ngôn ngữ khác và tên riêng (10%).
(http://en.wikipedia.org/wiki/English_language).

Dù có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng Anh ngữ vẫn là một ngôn ngữ riêng và rất phổ biến ngày nay. Không ai bảo là vì có nguồn gốc từ tiếng Pháp (29%) mà nói tiếng Anh “lệ thuộc Pháp”.

Tương tự như trường hợp của tiếng Anh, hay nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng thế, không phải vì có nguồn gốc từ chữ Hán (hay Nho) mà bảo là “lệ thuộc Tàu”. Vậy chúng ta có nên chuyển âm từ chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt hay Nôm?

Thí dụ:
– “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng” hay

– “thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” mà

– “thủy” và “bộ” cũng vẫn là chữ Hán Việt.

Nếu chuyển những chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt thì tiếng Việt sẽ bị mất đi khá nhiều chữ, cũng như không đủ chữ để chuyển âm. Hơn nữa những chữ chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt sẽ rất ngô nghê, như “thủy quân lục chiến” thành “lính nước đánh đất”.

Dù có gốc Hán, nhưng chữ Hán Việt đã là tiếng Việt từ lâu và viết bằng chữ Quốc Ngữ, với những chữ có tính cách tượng thanh và không có nét tượng hình, đây là tiếng Việt, vì thế người Việt không có tiếng Hán Việt, chỉ có tiếng Việt và chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Vậy thì chuyển ngữ làm gì?

Việc chuyển ngữ là điều không cần thiết, đây là cách “làm cùn” tiếng Việt. Hơn nữa, ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v. v….

🔘 Tiếng Việt tại Hải ngoại

Qua những đợt di tản (4/1975), vượt biên, đoàn tụ, HO (“Humanitarian Operation”, với tên chính thức là “Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program”), “Chương trình ra đi có trật tự ODP” (Orderly Departure Program), lao động tại Đông Âu, số lượng người Việt tại hải ngoại có khoảng 4 triệu người, với gần một nửa (1.8 triệu) ở Hoa Kỳ. Những người này thuộc các thế hệ khác nhau:

A. Thế hệ thứ nhấtđợt di tản đầu tiên (4/1975). Những người này đều thông thạo tiếng Việt và có ít nhiều trở ngại với ngôn ngữ nơi mình định cư.

B. Thế hệ “1.5” là những người trẻ, con cái của thế hệ thứ nhất, lớn lên ở hải ngoại. Họ đa số đều khá rành tiếng Việt và ngôn ngữ ở nơi sống cũng không có trở ngại. Một số đông có thể viết tiếng Việt thông thạo. Họ là lớp người khá thành công tại nơi định cư.

C. Thế hệ thứ hai là những con cái của thế hệ thứ nhất, nhưng sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Những người này, với họ tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ, tiếng Việt chỉ được dùng giới hạn trong phạm vi gia đình để đàm thoại với thế hệ thứ nhất. Viết câu văn tiếng Việt là một điều khó khăn hay gần như không!

D. Thế hệ thứ ba là những con cái của thế hệ “1.5” hay thế hệ thứ hai. Họ biết rất ít về tiếng Việt, ngôn ngữ chính trong đàm thoại là tiếng của bản xứ nơi họ sống. Chỉ có một số ít nói được tiếng Việt là do cha mẹ đưa họ đến những nơi dạy tiếng Việt, tuy nhiên viết tiếng Việt vẫn là một việc khó khăn.

Một điều mà nhiều người tại hải ngoại có lòng với quê hương lo lắng là sự mai một của tiếng Việt. Vì thế, ở chỗ có nhiều người Việt tụ tập, những trung tâm Việt ngữ đã được mở ra để dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, như tại California có khoảng trên 50 chỗ dạy tiếng Việt. Tuy nhiên tại những vùng ít có người Việt, với thế hệ thứ hai, tiếng Việt đã gần như bị chìm vào quên lãng! Vì thế việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại là một việc khó khăn nhưng cần thiết.

Việc bảo tồn một ngôn ngữ là một điều rất quan trọng. Một thí dụ điển hình là trường hợp của người Do Thái, sau gần 2000 năm lưu lạc, họ vẫn duy trì tiếng nói của họ là Hebrews. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, đã tạo nên sự đoàn kết giữa những người Do Thái với nhau. Khi khôi phục lại nước và có độc lập (1948), họ đã cùng chung sức để chống lại kẻ thù, đã chiến thắng, dựng lại nước và trở nên cường thịnh rất nhanh, tạo nên một thế đứng vững mạnh bên cạnh các nước thuộc khối Ả Rập.

Một vấn đề khá quan trọng đáng được quan tâm là những chữ dùng sai, hay những tiếng “nghe không lọt tai”, như chữ “giải phóng”, “cải tạo”, “xuất khẩu - nhập khẩu”, “hải quan”, đảm bảo, chất lượng, đăng ký, v. v… từ trong nước đang lan truyền ra hải ngoại .

Ngay những cơ quan truyền thông tại hải ngoại cũng đã có lúc dùng những tiếng này rất nhiều*. Có lẽ một phần do những người đã từng sống một thời gian dài, hay sinh ra dưới chế độ trong nước đã quen với chữ hay cách dùng này, mà ngày nay họ đang ở hải ngoại.

Người viết sẽ có những thiếu sót hay có thể có vài điều sai lầm, xin bổ túc.


* Ghi chú: Vì lý do danh sách này khá dài với những nhận xét và thí dụ (35 trang khổ 8×11). Nếu độc giả muốn đọc, hay sao lại có thể vào blog.

htxp://tranvietbac.blogspot.com/

Vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.


III. Tham khảo và những chữ viết tắt

a. Tự điển:

* Tự Điển Thanh Nghị (TĐ Thanh Nghị)

* Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (HVTĐ ĐDA)

* Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (TĐ KTTĐ)

* Tự điển Thiều Chửu

* Tự điển tiếng Việt – Nhóm biên soạn

b. Các bài viết:

1— “Bảng đối chiếu từ ngữ”, tác giả: Trần Văn Giang,

2— “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”, tác giả: Trịnh Thanh Thủy,

3— “Chiêu hồi” ngôn ngữ, tác giả Tâm Thanh,

4— “Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?”, tác giả: Đào Văn Bình,

5— “Giữ gìn tiếng Việt”, tác giả: Cao Xuân Hạo,

6— “Nên dùng từ ngữ nào”, tác giả Trần Ngọc Giang,

7—“Ngôn ngữ ngậm ngùi”, tác giả Lê Hữu,

8— “Người Việt mới, tiếng Việt mới”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,

9— “Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt Nam” (Trích Triều Thành Magazine)

10— “Nỗi Buồn Tiếng Việt”, tác giả: Chu Đậu,

11— “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?”, tác giả: Đào Văn Bình,

12— “Tiếng Việt Kỳ Cục”, tác giả: Diệu Tần,

13— “Tiếng Việt mới”, tác giả: Yên Hà

1`4— “Tiếng Việt nào?”, tác giả: Nguyễn Hưng Quốc,

15— “Tiếng Việt tình tôi”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,

16— “Tiếng Việt trong nước hiện nay sai”, tác giả (?)

Trần Việt Bắc




Nguồn:
http://phovui.vietbao.com/yaf_postst33847_TIENG-VIET-CUN.aspx#post548756



 

3
 photo Mi C_zpsu338pr1u.png

 

4
 photo ci caacutech_zps92ibyyb0.jpg

 



 



Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.


Trước kia, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà sau này Việt cộng dùng thay cho những chữ trong sáng này.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI - vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh" hay "Tôi phạt anh về kỹ luật".
* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI - vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi", thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".
* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".
* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:

* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình": (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) = Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...). Chữ "quân bình" bị Việt cộng cho đảo ngược thành "bình quân".
* "Mô hình vĩ mô": SAI - phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ Việt cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"?
Viết ngắn lại, viểt rút câu = Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là "du sinh", tương tợ như "du đảng", "du côn", "du thử, du thực"... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng - nửa Nôm, nửa Nho.

* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.
* Quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp", siêu xe, siêu trăng...

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:

* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".
* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ. Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu" và "hardware" nên dịch là "cương liệu" để tránh những cuộc diễu cợt.
* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà Việt cộng đã cho thay đổi những chữ trong sáng này.


    Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của Việt cộng vì ta đã bị khuất phục trong tư tưởng.

Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ tuyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"! hoặc "sau ngày thống nhất"!
Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng -- người Việt hải ngoại chúng ta phải dùng từ ngữ Việt cộng để cho người trong nước hiểu. Như vậy, nếu chúng ta dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng, mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa lại thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ, hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn... ra từ ngữ cộng sản/Việt cộng để cho học sinh trong nước học sao?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.
Kính,


 

Ghép chữ bừa bãi:
Ghép ráp chữ không đúng - nửa Việt, nửa Hán.


Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng https://caybut2.blogspot.com/2021/05/anh-van-tieng-viet-truoc-va-sau-1975.html

 


  Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng