Thursday, March 30, 2023

Người Việt đó đây

 

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân Tranh Cử vào Chức Vụ Thị Trưởng ThànhPhố Garden Grove
https://www.youtube.com/live/4f8L1OgrNuQ


Đến với Luật Sư Trần Thái Văn tuyên bố tranh cử chức Giám Sát Viên Quận Cam
https://www.youtube.com/live/1LFvVKqdJlQ




Những kẻ "bưng bô" cho Việt cộng, khi về lại Mỹ thì thân tàn ma dại vì quên nền giáo dục của VNCH
https://youtu.be/Q5JqlovmnWg


Luật Sư Trừng Trị Cộng dập tên Luật Sư Bưng Bô Hùng Duy Hèn
https://www.youtube.com/live/Z5AozdOULDo


link: csVN/Việt cộng thua Kiện về vụ "Chất Độc Màu Da Cam"

THÌ SÔNG CỨ CHẢY
(Nhạc & Lời Trần Duy Đức) LÊ UYÊN
https://youtu.be/nOAVOzxzC-4
3:32 I’ve seen women around here get beaten up by their husband. They beat them up badly, they even smash their houses.
3:32 Tôi đã thấy những người phụ nữ quanh đây bị chồng đánh đập. Chồng của họ đánh đập vợ họ thậm tệ, chồng của họ thậm chí còn đập phá nhà cửa của họ nữa.


Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương
- Lê Uyên [Trần Duy Đức sáng tác]
https://youtu.be/PjfNqoK5dl8


Hà Nội muốn "đầu độc" giới trẻ hải ngoại bằng sách dạy tiếng Việt?
https://youtu.be/HqkWkFTa85Y


Tâm Tình Tối Chủ Nhật Làm Từ Thiện, Bùa Ngãi, Di Trú, Lãnh tiền từ trên trời rớt xuống
https://www.youtube.com/live/CLCbFwUJXwc


Những kẻ phản bội chửi Mỹ Chống Mỹ Rồi cũng xin Mỹ cưu mang, Tại sao vậy?
https://www.youtube.com/live/T6hqvzS5rLc


THẢO LUẬN ĐẶC BIỆT 30/3/2023
https://youtu.be/kF3-o5Hjn2s


Saturday, March 25, 2023

 

Stick a paper towel holder on your toilet (BRILLIANT!)
https://youtu.be/1_TUUodOUzI


===



HOW to CLEAN WHITE stove TOP STAINS(ONLY 3 PRODUCTS)
https://youtu.be/pgJltIPAQm8


A better way to tie your gym shorts. (Or any drawstring)
https://www.youtube.com/embed/3R0Lp86GEBk


  https://new-blog/2020/8/2/bi-ca-i-vit-th-bc-phong-ph-nhc-hunh-vi-sn-trnh-by-ban-hp-ca-vn-ngh-khng-chin https://new-blog/2020/8/2/bi-ca-i-vit-th-bc-phong-ph-nhc-hunh-vi-sn-trnh-by-ban-hp-ca-vn-ngh-khng-chin

How to tie a tie?
https://www.youtube.com/embed/-ie1n_65zPM


JBL FLIP 6 Bluetooth Speakers (How to use)
https://youtu.be/bWZ7m194vQE


Building my $150 foldable wall mounted workbench table on wheels + Downloadable DIY plans
https://www.youtube.com/embed/lyM6NZTRmSk


TOP 5 BEST Bluetooth Speakers of 2023 - The only you should consider today
https://youtu.be/scV214iK1MA


The Invention of the Trousers
https://youtu.be/YJJNOmQ1Fvs


How Rice Became the King of Grains | Modern Marvels (S15, E33) | Full Episode
https://youtu.be/9Qx0mv3bzUQ


NHỮNG SAI LẦM KHI KHÔNG BIẾT CÁCH ĐẤU NHIỀU LOA VÀO 1 AMPLI
https://youtu.be/l4OEmwqp9Ro


Unbelievable Handyman Tricks Secrets
https://youtu.be/QfHN_wGrkY4


INCREDIBLE INVENTION
https://youtu.be/yszZy1IAU8w


the repair ideas that my grandfather kept
https://youtu.be/OfX9SaT0HDI


9 Secret Carpenter Technique Ideas
https://youtu.be/ohgKrLSxxls






never throw away plastic bottles again!
https://youtu.be/o9l_VfG8H5k
https://youtu.be/QfHN_wGrkY4

Mix coke and toothpaste and you'll be amazed at the end result! 💥 (genius)
https://youtu.be/KkJhAMdP5Vg


Marline spike hitch ladder Mark the braider https://youtu.be/ofklTtqhxQw?si=xlHxzwvnRwLv3vbD





To Fix Loose Or Damaged Drywall Anchors Like New! | DIY Wall Plug Repair!
https://youtu.be/4mMGpf9BK0U?si=qxcNC3zEKFfhRGcK


Friday, March 24, 2023



Thúc Quân
- South Vietnamese Song
https://youtu.be/t-2kMwDA02c

Thúc Quân (Hồn Quân Reo)
Tác giả: Văn Giảng

Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng,
Đầu người lô nhô sát theo bờ núi sông hò reo,
Thấy tan trong khói mây tiến quân tiến quân theo,
Nơi chốn sa trường quân Nam hồn thúc oai vang lời.

Việt Nam hận đời đời,
Diệt quân Nguyên, quân lướt tới thây kề thây
Máu tuôn rơi bước mở đường,
Mây chập chùng đi về đâu?

Việt Nam hận đời đời
Diệt quân Nguyên, quân lướt tới thây kề thây
Máu tuôn rơi bước mở đường
Mây chập chùng đi về đâu?

Nhìn trong hơi gió thoảng bóng quân Nam lướt đi,
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên!
Nơi đây đất nước Nam biết bao đấng anh linh,
đang dấn thân cùng cố tâm đền núi sông ơn nhà.



"Tấc Đất Tấc Vàng"
(An inch of land is an inch of gold/一寸山河一寸金)
https://youtu.be/nBSy1Mmgm3s


Một Tấc Đất Một Tấc Vàng
Tác giả: Giao Tiên

Một tấc đất là một tấc vàng.
Một viên đạn là một CHIẾN CÔNG.
Tôi hy sinh vì DÂN,
Anh hy sinh vì DÂN,
Thề diệt xong loài bạo tàn, xâm lấn quê hương.

Thề không để một tên sống còn.
Thề không để giặc thù tiến lên.
Ta cho nhau niềm tin,
QUÂN DÂN ta hùng anh,
Thì một viên đạn đồng này: Phải lập nên CHIẾN CÔNG!

Chiến công đó ta xây bằng xương và máu.
Giữ cho QUÊ HƯƠNG ta bờ cõi vẹn toàn.
Đất ÔNG, CHA phải gìn giữ lấy.
Dù tấc đất cũng là GIANG SƠN.

Một tấc đất là một tấc vàng.
Một viên đạn là một CHIẾN CÔNG.
Non sông đang cần ta,
Muôn DÂN đang chờ ta,
Thì một viên đạn đồng này: Phải lập nên CHIẾN CÔNG...

Sáng Danh Lạc Hồng
South Vietnam Patriotic Song
https://youtu.be/BrW0cEgTF_I


Sáng Danh Lạc Hồng
Nhạc: Cục Chính Huấn

Một người ngã gục,
Là mười người đứng lên.
Mười người ngã gục,
Là ngàn người đứng lên.
Ngàn người ngã gục,
Là vạn người đứng lên.
Mình mà ngã gục,
Là dòng Lạc Hồng đứng lên.

Đứng lên, đứng lên cùng một lòng!
Cứu nguy, cứu nguy người Việt hùng.
Dù xương rơi trắng đồng,
Ruộng nương loang máu hồng.
Cho quê hương, cho quê hương muôn năm vẫn còn...
Muôn năm vẫn còn!
Cho quê hương, cho quê hương muôn năm vẫn còn...
Muôn năm vẫn còn!

Còn quê hương thì còn cơm ngon,
Còn quê hương thì còn danh thơm,
Còn quê hương thì còn yêu thương,
và còn tất cả, tất cả... Tất cả những gì mình thiết tha.

Đêm Mê Linh
(Văn Giảng - Hoàng Oanh)


Đêm Mê Linh

Tác giả: Văn Giảng

Canh dài ta ngồi, trong rừng cây vang âm hồn thiên thu,
Trời vắng, hồn lắng tiếng sơn hà trong gió hú:
"Ai thấy chăng xưa hùng cường?
Ai thấy chăng nay xiềng cùm?
Đằng đằng nặng hận thù?
Ai đắp non sông trường tồn?
Ai kết lên dân tài hùng?
Xua tan giặc Đông Hán?
Xua tan giặc xâm lấn?"

Ta cùng, chung lòng, mong ngày vang danh thơm dòng oai linh.
Thề quyết rèn chí quét quân thù đang cướp nước,
Ta cháu con dân Việt hùng,
Nơi Mê Linh ta trùng phùng,
Đồng lòng nguyền vẫy vùng.
Ta chiến binh đang thề nguyền,
Quanh ánh thiên nung lòng bền,
Gian nguy càng hăng chí,
Xung phong chờ đến ngày.
Ai vì nước?
Ai thề ước?
Ta xung phong nguyền dâng thân hiên ngang
Nguyện đấu tranh xua tan quân bạo tàn.
Ai trung thành?
Ai liều mình?
Thề hy sinh, thề tung hoành hiên ngang,
Thề kiên trung chiến đấu, thế chiến thắng!
Canh dài, ta ngồi, mơ ngày đi xông pha giành non sông.
Ngời chói, bừng sáng ánh tươi hồng hăng chí nóng.
Quanh ánh thiêng reo bùng bùng,
Ta nắm tay ca trầm hùng,
Hẹn ngày rạng Lạc Hồng.
Mơ xuất quân đi rập ràng
Mơ quét tan quân bạo tàn
Xua tan giặc Đông Hán
Xua tan giặc xâm lấn.

Mùng 6 tháng 2 al

Bài Ca Lên Đường
(Song of Departure)
South Vietnamese Rural Cadres Song -
https://youtu.be/65T2GsWADwU


Bài Ca Lên Đường Bộ Xây Dựng Nông Thôn

1- Vì đất nước ta quên mình,
Vì nhân dân ta hy sinh.
Cùng nhau tay nắm tay lên đường.
Anh em ta quay về nông thôn
Vui ra đi trong niềm tin mới
Xây quê hương dù bằng xương máu
Quyết chí phấn đấu.
Bao khí thiêng non sông ta hào hùng,
Ta cháu con dân Nam bao quật cường,
Vung tài trai bốn phương.

2- Cùng về đây xây quê mình,
Nào cùng đi anh em ơi.
Cùng đi ta phá tan đau buồn.
Nông dân đang mong chờ tay ta,
Đem sức trai tô bồi sông núi
Cho nhân dân tràn niềm vui sống
Lớp lớp tiến tới!
Non nước ta mai đây vui hòa bình,
Dân nước ta mai đây thêm cường thịnh.
[Nước Việt Nam lừng danh.]
..........................
[Nước Việt Nam Việt Nam ngời sáng.]

Trên đầu súng
- Trình bày hợp ca.
By Trung covey
https://youtu.be/Fgcko7vUWUE


Trên Đầu Súng

Tác giả: Anh Việt Thu

Trên đầu súng ta đi tổ quốc đã vươn mình,
Trên lưỡi lê căm hờn hờn căm như triều sóng
Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc đã giục giã khắp chốn rộn ràng
Ôi lửa thiêng dậy bập bùng, tay đốt lửa tay vung kiếm.

Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn
Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải gục ngã
Tay nâng niu cây súng súng thép với đạn đồng mới đã lên nòng
Và những loạt đạn đồng vàng vun lúa trổ tràn đồng sâu.

Cho quê hương ta rạng ngời,
Cho yêu thương cao vời vợi
Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân
Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình
Ðể ông cha còn nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt Nam.

Từ đó dâng lên nhà máy với công trường,
Những xí nghiệp, ngôi trường, nhà thương và hầm mỏ
Ôi bao la thăm thẳm bát ngát cánh đồng vàng với lũy tre xanh
Và tiếng ê a đầu làng là kinh nguyện cầu cho người gục xuống.

Trên đầu súng ta đi.
Trên đầu súng ta đi.
Trên đầu súng ta đi.
Trên đầu súng ta đi.

Cho quê hương ta rạng ngời,
Cho yêu thương cao vời vợi
Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân
Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình
Ðể ông cha còn nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt Nam.

Từ đó dâng lên nhà máy với công trường,
Những xí nghiệp, ngôi trường, nhà thương và hầm mỏ
Ôi bao la thăm thẳm bát ngát cánh đồng vàng với lũy tre xanh
Và tiếng ê a đầu làng là kinh nguyện cầu cho người gục xuống
Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình
Ðể ông cha còn nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt Nam!

Xuất Quân
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa https://youtu.be/rcmewCwA8mc


Xuất Quân

Ngày bao hùng binh tiến lên,
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến.
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành,
Quân Việt Nam ghi hồn non nước xây thành.

Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng,
Đi là mang linh hồn non sông.
Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng,
Bước lên đây hồn Việt Nam.

Kèn vang theo tiếng chân đang dồn dập xa xa,
Tiếng gào thiết tha.
Từng lời chính khí đưa,
Ầm ầm tiếng thét hòa,
Rầm rầm tiếng súng xa trường xa.

Hồn say khi máu xương ngập biên khu,
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi,
Từng ngọn thép sáng ngời,
Một đường kiếm thép oai hùng đưa.

Ngày bao hùng binh tiến lên,
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến.
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành,
Quân Việt Nam ghi hồn non nước xây thành.

Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng,
Đi là mang mối thù thiên thu.
Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng,
Bước lên đây người Việt Nam.

Quyết Tiến (Advance) RVN March
https://youtu.be/X-disvRCsWs



Quyết Tiến

Tác giả: Võ Đức Thu

Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng,
Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông,
Quyết tiến khi nước non nguy biến,
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm non sông.

Quyết tiến khi nước non reo hò,
Lòng cương quyết tranh đấu giữ gìn tự do.
Quyết tiến khi nước non nguy biến,
Máu anh hùng rạng danh nòi giống Tiên Rồng.

Vết anh hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu,
Theo sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh.
Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu,
Giống Lạc Hồng rạng danh nòi giống Tiên Rồng

Nữ quân nhân Quân lực VNCH
https://youtu.be/kRHUlRPmq_Y




Nữ quân nhân Quân lực VNCH
https://youtu.be/jan18r9c-6o




ROV Military Song "Thao Trường Hành Khúc"
(the march of the drill-ground)
https://youtu.be/-Cirdf04VKM


Liên Khúc QUANG TRUNG
Dòng Nhạc Quân Trường Bất Hủ Thời chiến Trước 1975
https://youtu.be/vY1Nsv8SHDY


Đáp Lời Sông Núi - South Vietnamese Military Song
【越南共和國軍歌】回應山河 【南ベトナム軍歌】
https://www.youtube.com/embed/1EP6PUaHNag


Ký Sự Bottes De Saut "QUÂN TRƯỜNG QUANG TRUNG"
https://www.youtube.com/embed/GPhMcqMC92U


ROV Military Song "Thề Chiến Thắng Quân Thù" (Vow to Defeat the Enemy)
https://youtu.be/FJDo4faU8M4


Thề Chiến Thắng Quân Thù

Thề chiến thắng quân thù,
Thề chiến thắng quân thù.
Ta hò reo bốn phương trời Nam
Đoàn quân băng qua đèo và tiến bước qua rừng.
Cùng một lòng đền ơn tổ quốc.

Thề chiến thắng quân thù,
Thề chiến thắng quân thù.
Ta diệt tan hết quân Cộng nô,
Mài vũ khí sáng ngời, rèn ý khí xây đời,
Cùng tạo dựng Việt Nam thái hòa.

Kèn thúc quân vang lên,
Lừng uy gót chinh nhân.
Ta ra đi, thề một lòng,
Thi gan trai đời hào hùng,
Ngàn đời sau ghi dấu Tiên Rồng.

Thề chiến thắng quân thù,
Thề chiến thắng quân thù.
Ta nguyện đem chiến công ngày mai.
Mặc thây phơi sa trường,
lòng quyết tiến không sờn,
Thề tạo lập Việt Nam phú cường.

Thề Không Phản Bội Quê Hương (誓不背叛故鄉)
https://www.youtube.com/embed/LW4ggZ5d_PA


Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Việt Nam
9/11/1971
Da-lat National Military Academy, Republic of Vietnam
https://youtu.be/nij2Z_3F1rs


Da-lat National Military Academy, Republic of Vietnam

Da-lat National Military Academy, Republic of Vietnam [1]) is a senior institution for training officers of the Vietnamese National Army and the Army of the Republic of Vietnam. In addition to the main purpose of military training, the academy also offers university courses parallel to the military courses. Therefore, students trained at the school are called non-commissioned officer students (sinh viên sĩ quan). The school existed and operated for 25 years, from 1950 to the end of 1975.

Học viện Quân sự Quốc gia [1]) là một cơ sở đào tạo sĩ quan cao cấp của Quân đội Quốc gia Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ngoài mục đích chính là đào tạo quân sự, học viện còn cung cấp các khóa học đại học song song với các khóa học quân sự. Do đó, sinh viên được đào tạo tại trường được gọi là hạ sĩ quan (sinh viên sĩ quan). Trường tồn tại và hoạt động trong 25 năm, từ năm 1950 đến cuối năm 1975.

Anh Về Thủ Đô
- Trình bày Hợp ca. By Trung covey
https://youtu.be/r5WoVylGnQE


Anh Về Thủ Đô
Tác giả: Y Vân
Anh về Thủ Ðô chúng tôi chờ mong,
Với vạn niềm tin với muôn tình thương,
Ðiểm tô phố phường người trai áo xanh,
Phố hoa pha màu lá rừng.

Anh về Thủ Ðô ấm êm lòng tôi,
Ðứng lại gần nhau nói câu chuyện vui,
Chuyện hai chúng minh gặp nhau chốn đây,
Lúc quân dân cùng nắm tay.

Ôi nầy anh!
Áo xanh chiến trường bạc mầu,
Mến anh mến từ thuở nào,
Người trai tranh đấu.

Ôi nầy anh!
Ðã mang đến tình mặn mà, Ðón anh những lời thật thà, Lòng dân mong chờ.

Anh về Thủ Ðô biết bao là vui, Ðã để lại đây mến thương đầy vơi, Người dân nước Việt ghi ơn các anh, Ðã hy sinh vì giống nòi.

Anh về Thủ Ðô nước Nam tự do, Chút quà mừng anh chiến binh đường xa, Là muôn tấm lòng yêu thương đón anh, Ðón anh trai hùng bước qua!

Anh về …………. bước qua!
Anh về Thủ Ðô vui mừng đây đó,
Muôn lòng dân đang đón chờ!

Khỏe Vì Nước (健康爲國)
https://youtu.be/MV0x_Diprbk


Khỏe vì nước kiến thiết Quốc Gia,
Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới hùng mạnh trong năm giới,
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.

Khỏe vì nước chí khí cương kiên,
Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên.
Trong khốn nguy can trường sống thác ta coi thường,
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.

Thanh niên ơi, hồn thiêng núi sông đợi chờ!
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng,
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng thế giới soi chung.
Dân sinh yếu nhược lôi ta đến đường vong quốc,
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc,
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần,
Cho dân trí quật cường và hưng phấn,
Nghìn đời không mờ ánh Duy Tân.

Khỏe Vì Nước
- Hùng Lân
https://youtu.be/DIrmxuEa6fU



Bài Ca Chiến Thắng (Minh Duy) Hợp Ca
https://youtu.be/u1Z2xmr4XWY


Bài Ca Chiến Thắng
Tác giả: Minh Duy

Kìa đoàn quân chiến thắng trở về dưới nắng hồng,
Cùng nhau hòa câu hát thành công.
Lớp áo xanh phai mầu,
Thấy phất phơ ngang đầu,
Ngọn cờ tung bay cuối phố.

Kìa đoàn quân chiến thắng trở về với phố phường,
Thành công còn ghi máu đầu súng.
Những tấm gương kiêu hùng,
Phất phới vui trong lòng,
Cả trời thủ đô đón mừng.

Thủ Đô ơi, Thủ Đô,
Ðoàn quân ta về đây.
Tiếng reo hoan hô dậy một trời,
Lớp lớp tinh kỳ bay trong gió.

Thủ Đô ơi, Thủ Đô,
Ðàn con yêu đã về đây.
Ôi bao nhiêu ngày luôn ước mơ,
Giờ chiến thắng quay về chốn xưa.

Ai về Ðồng Tháp, hỏi thăm cây cỏ lá hoa,
Quân Cộng tàn ác, chiều nao thây đổ máu sa.
Giữa gió mưa âm u tiếng cười ngàn đời,
vờn trên xác không mồ nằm đó.
Tiếng súng ta như mưa khiến thù gục đầu,
dường như vẫn còn nghe.

Thủ Đô ơi, Thủ Đô,
Ðoàn quân ta về đây.
Chiến công xin dâng đều người người,
Siết tay trong niềm tin yêu mới.

Thủ Đô ơi, Thủ Đô,
Ðoàn con yêu đã về đây.
Xua bao quân cộng nô nát thây,
Ngày chiến thắng bóng cờ tung bay.

Tiếng Quân Trường
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/B3Y3iNv1ddk



Vietnam Patriotic Song - "Rạng Đông"(Dawn) Sáng tác: Hùng Lân
[Chữ Nôm/Chữ Quốc ngữ/CHN/ENG]
https://www.youtube.com/embed/05Na8wnTp6E



Cảm Nhận Ca Khúc "GIỜ NÀY ANH Ở ĐÂU" (Khánh Băng) | Chút Hoài Niệm Về Quân Trường Của Lính Ngày Xưa
https://youtu.be/h-EfEhvpqbY


THÚC QUÂN (HỒN QUÂN REO)
| Văn Giảng - Hương Việt
| Việt Dzũng - Nguyệt Ánh | Nhạc Lính VNCH
https://youtu.be/9KrYc0wZXOk


Thề Không Phản Bội Quê Hương
【越南共和國軍歌】絕不背叛故鄉 【南ベトナム軍歌】
South Vietnam Military Song
https://www.youtube.com/embed/n9kr_Ak1AJw




Xuất Quân
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa https://youtu.be/rcmewCwA8mc


Ngày bao hùng binh tiến lên,
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến.
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành,
Quân Việt Nam ghi hồn non nước xây thành.

Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng,
Đi là mang linh hồn non sông.
Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng,
Bước lên đây hồn Việt Nam.

Kèn vang theo tiếng chân đang dồn dập xa xa,
Tiếng gào thiết tha.
Từng lời chính khí đưa,
Ầm ầm tiếng thét hòa,
Rầm rầm tiếng súng xa trường xa.

Hồn say khi máu xương ngập biên khu,
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi,
Từng ngọn thép sáng ngời,
Một đường kiếm thép oai hùng đưa.

Ngày bao hùng binh tiến lên,
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến.
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành,
Quân Việt Nam ghi hồn non nước xây thành.

Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng,
Đi là mang mối thù thiên thu.
Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng,
Bước lên đây người Việt Nam.

CHIẾN SĨ VÔ DANH
| PHẠM DUY | HÙNG CƯỜNG - TDGS Tặng Những Người Chiến Binh Lực Lượng Đặc Biệt
https://youtu.be/tA2J9S0NZrQ


Mất Đi Nhưng Không Bị Lãng Quên - ARVN Uniform
Trailer QUÂN PHỤC QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
https://youtu.be/g4lnOoU_SEw


Ta sẽ về Đông Hà
我们将回到东河
https://youtu.be/dlI7tCPKmKU


Ta sẽ về Đông Hà
https://youtu.be/27LR9ct68Ns


Ta Sẽ Về Đông Hà
Tác giả: Cục Chính Huấn
Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh

Ta sẽ về Đông Hà, ta sẽ về Gio Linh,
Giành lại đất quê hương xây bằng nước mắt
Giành lại đất quê hương tháng năm mồ hôi.

Ta sẽ về Cam Lộ, ta sẽ về Triệu Phong,
Bằng con tim lửa cháy, bằng bàn tay xiết lại,
Trong hờn căm lòng người Gio Linh ơi!

Đây giờ đã đến, giờ bão tố,
Giờ sấm sét lên trên đầu giặc.
Giờ hờn căm quân dân ta vùng lên.
Giờ phản công, giờ oai linh đã đến... Giờ oai linh đã đến.

Từ không trung: anh hùng mây xanh,
Từ đại dương: anh hùng biển khơi,
Đây bộ binh: sức mạnh tuyệt vời...
Ta sẽ thắng! Ta sẽ thắng!

Ta sẽ về Sài Gòn, ta sẽ về Thừa Thiên,
Giành lại đất quê hương chan hòa ánh nắng,
Giành lại đất quê hương thiết tha ngàn đời.

Ta sẽ về Hà Nội, ta chiếm lại Thăng Long,
Bằng con tim hẹn ước, bằng dòng máu kiêu hùng,
Trong hờn căm lòng người, Thăng Long ơi.

Đây giờ đã đến, giờ bão tố,
Giờ sấm sét lên trên đầu giặc.
Giờ hờn căm quân dân ta vùng lên.
Giờ phản công, giờ oai linh đã đến... Giờ oai linh đã đến.

Từ không trung: anh hùng mây xanh,
Từ đại dương: anh hùng biển khơi,
Đây bộ binh: sức mạnh tuyệt vời...
Ta sẽ thắng! Ta sẽ thắng!

.............

Ta sẽ về Đông Hà, ta sẽ về Gio Linh,
Giành lại đất quê hương chan hòa ánh nắng,
Giành lại đất quê hương thiết tha ngàn đời.

Ta sẽ về Cam Lộ, ta sẽ về Triệu Phong,
Bằng con tim lửa cháy, bằng bàn tay xiết lại,
Trong hờn căm lòng người Gio Linh ơi!

Đây giờ đã đến, giờ bão tố,
Giờ sấm sét lên trên đầu giặc.
Giờ hờn căm quân dân ta vùng lên.
Giờ phản công, giờ oai linh đã đến... Giờ oai linh đã đến.

Từ không trung: anh hùng mây xanh,
Từ đại dương: anh hùng biển khơi,
Đây bộ binh: sức mạnh tuyệt vời...
Ta sẽ thắng! Ta sẽ thắng!

Ta sẽ về Sài Gòn, ta sẽ về Thừa Thiên,
Giành lại đất quê hương chan hòa ánh nắng,
Giành lại đất quê hương thiết tha ngàn đời.

Ta sẽ về Hà Nội, ta chiếm lại Thăng Long,
Bằng con tim hẹn ước, bằng dòng máu kiêu hùng,
Trong hờn căm lòng người, Thăng Long ơi.

Đây giờ đã đến, giờ bão tố,
Giờ sấm sét lên trên đầu giặc.
Giờ hờn căm quân dân ta vùng lên.
Giờ phản công, giờ oai linh đã đến... Giờ oai linh đã đến.

Từ không trung: anh hùng mây xanh,
Từ đại dương: anh hùng biển khơi,
Đây bộ binh: sức mạnh tuyệt vời...
Ta sẽ thắng! Ta sẽ thắng!

.............

Ta Sẽ Về Đông Hà
- Guitar ddemsay
https://youtu.be/P7lvezy6fao


Sunday, March 19, 2023

Tôi biết gì về Trung Quốc?






Tôi biết gì về Trung Quốc?



Fr: Thanh Lam, Tuấn Lê

KTS Trần Thanh Vân: Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến Trúc Sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thủy của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế!

.....................................

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa Linh của chương trình Văn Hóa 1000 Năm Thăng Long. Một nhóm nghiên cứu của Ban Khoa Giáo, đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa Mạch và Hồn Cốt Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi:

– “Chị nghiên cứu đề tài này lâu chưa?”

– Tôi lưỡng lự giây lát, rôì trả lời họ:

– “Khoảng chừng đã 55 năm”.

– “Cái gì? 55 năm?”.

– “Vâng! Từ ngày còn là con bé con”.

Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách Khoa vô tuyến điện hoặc Tổng Hợp Lý Toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến Trúc. Sau này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.

 photo littlesai01_zps49qmryji.png
KTS Trần Thanh Vân
(Ảnh: N.X.D.

Sự thật và kinh nghiệm

Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Quốc mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cứu chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng với trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít có ai có cơ hội để “hiểu” Trung Quốc hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải nói ra hôm nay để mọi người cùng biết.

Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời mọi người hay hát “Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông / Chung một Biển Đông, thắm tình hữu nghị…” trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung quốc.

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953.

Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng goị bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ (Cải Cách Ruộng Đất) ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nôị nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cuị làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo Mùa Đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội Phụ Nữ Kháng Chiến cứu quốc. Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các mầu xanh, mầu nâu, mầu cỏ úa rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.

Nhưng trong CCRĐ (Cải Cách Ruộng Đất) thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí Thư Chi Bộ Xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc Dân Đảng đã giết ông bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội Cải Cách Bồi Dưỡng để đứng lên đấu tố mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.

Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ Chu - Định Hóa - Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.

Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hồi đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên Khu 4 được chọn làm điển hình.

Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.

Kỷ niệm thứ 2: Trời phạt

Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hữu nghị Việt -Trung -Xô.

 photo littlesai01_zps49qmryji.png Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Quốc thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường là dù chưa quen biết người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hòa Bình lập lại, chính phủ về tiếp quản thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung Quốc. Còn nhỏ xíu nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Tòa dinh thự hùng tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng của người Trung Quốc. Mỗi buổi sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn Hoa Canh Nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột Cờ.

Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại Sứ Quán. Là con bé mới học bậc tiểu học (cấp 2), tôi không thể hiểu nổi những chuyện đã xảy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỉ mỉ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân thủ đô chào đón trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buổi chiêu đãi Đoàn Văn Công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị - Phủ Tây Hồ.

Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn quàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa. Mộ của họ mai táng ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì.

Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nôỉ thứ tình hữu nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tội nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?

Mấy chục năm sau, để giải tỏa tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu:
“Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu / Dấu nhà Trời ai thấu được đâu / Một dải khăn đào kết một cái cầu / Để hồ thẳm nước sâu / Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.

Du học ở Trung Quốc

Tuổi trẻ hồn nhiên với nhiều ham thích đã có lúc cuốn hút tôi, khiến tôi tạm quên đi cảm giác hoang mang lẫn sợ hãi hồi nhỏ.

Năm 1960 tôi tốt nghiệp phổ thông trung học, được miễn thi đại học, tôi được cử đi học ngoại ngữ để sang Trung Quốc theo học ngành kiến trúc. Niềm háo hức khiến tôi và các bạn cùng lứa sung sướng trong cảnh được “ăn cơm Bác Mao”, được chăm sóc dạy dỗ ân cần, lúc ốm đau được đầu bếp nấu những món ăn theo ý thích rồi mang đến tận phòng riêng phục vụ tận tình.

Những năm tháng đó, mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của chúng tôi đều được chăm sóc đặc biệt. Học Kiến trúc thì được học vẽ mỹ thuật trong ba năm đầu, học kỳ nào chúng tôi cũng được thầy giáo là một họa sĩ danh tiếng dẫn đi vẽ vùng ngoại ô thôn dã ở các khu danh lam thắng cảnh cách Thượng Hải hàng trăm cây số, như các thành phố Hàng Châu, Vô Tích, Tô Châu và ở hẳn đấy vài tuần. Ông họa sĩ già thì hai bàn tay bôi mầu nhem nhuốc tận tình hướng dẫn chúng tôi cầm bút lông chấm phá các mảng mầu xanh đỏ, còn vợ ông thì đi theo chăm sóc chồng và cần mẫn gọt những trái lê, trái táo bê đến từng góc vườn chia cho đám học trò chúng tôi. Ngoài ra, những ngày ở trong trường chúng tôi luôn luôn được hưởng ưu đãi hơn người, riêng tôi vì ham thích âm nhạc nên còn được giữ chìa khóa một căn phòng có chiếc Piano sang trọng để tự do luyện tập, đó là những thứ mà khi ở nhà với cha mẹ, tôi chưa bao giờ dám mơ tới.

Chưa bao giờ tôi tự đặt cho mình câu hỏi: “Có phải họ đang vỗ béo chúng tôi để sau này về nước chúng tôi sẽ trở thành hạt giống cho họ reo mầm bành trướng phá hoại đất nước mình hay không?” Chưa bao giờ tôi tự hỏi như thế cả, nhưng trong lòng không thể không gợn lên những thắc mắc vô cớ. Tôi biết Trung Quốc ngày đó còn nghèo lắm, các bạn sinh viên Trung Quốc phải ăn ở chen chúc trong những căn phòng chật chội của ký túc xá, bữa cơm của họ chỉ có chiếc bánh bao không nhân, một bát cháo hoa loãng và vài miếng ca-la-thầu.

Ngược lại tôi và chị bạn gái người Sài Gòn tập kết thì được hai cô bạn người Thượng Hải nữa ở cùng trong một ngôi nhà dành riêng cho giáo viên và trợ giảng. Đó là một tòa nhà hai tầng có nhiều phòng, chúng tôi ở tầng hai cùng các giáo viên nữ, còn tầng một dành cho giáo viên nam. Đã là giáo viên và trợ giảng đại học, nhưng họ còn rất trẻ và đều chưa có gia đình riêng. Tôi hay lui tới thăm nom họ và ái ngại thấy họ sống rất đạm bạc, hóa ra họ phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi chúng tôi?

Tôi phát giác và được biết có một thầy giáo bị bệnh gan, thận gì đó rất cần ăn đường nhưng tiêu chuẩn tem phiếu không đủ cung cấp, thầy luôn luôn bị ngất xỉu, thấy vậy tôi hay đi mua đường mang đến biếu thầy, chúng tôi trở thành người thân của các thầy cô giáo. Có những buổi chiều ngày thứ bảy, khi hai cô bạn Thượng Hải đã về nhà, tôi và chị bạn Sài Gòn xuống ghế đá trên vườn hoa ngồi hóng gió, thì các thầy cô giáo lân la đến bên chúng tôi, họ tâm sự, chuyện trò và cho chúng tôi biết rất nhiều chuyện bí mật trong trường và trong xã hội, tôi có cảm giác như đất nước này sắp có đại loạn.

Rồi đại loạn đến thật, Cách Mạng Văn Hóa nổ ra, đại đa số học sinh trung học và sinh viên đều bỏ học, xuống đường tham gia Hồng Vệ Binh. Chúng tôi phải chứng kiến cảnh suốt ngày Hồng Vệ Binh đi phá phách, hò hét, rạch quần áo, cắt tóc người qua đường và báo chữ to xuất hiện khắp mọi nơi. Thê thảm hơn là chính mắt chúng tôi được chứng kiến các giáo sư trong trường đã từng giảng dậy chúng tôi, bị làm nhục ngay trong sân trường bằng cách phải đeo các biểu ngữ bằng giấy báo dán trên lưng hoặc đội những chiếc mũ có chóp nhọn, ghi những dòng chữ tục tĩu.

Là một đứa con gái xuất thân trong một gia đình có giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và sỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Tôi không sao chấp nhận nổi, những người bị hành hạ là những giáo sư đáng kính của chúng tôi, những người hành hạ các giáo sư lại là những bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy, nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ sẽ bị lôi ra đấu tố.

Chúng tôi rất sợ bị liên lụy nên nín lặng quan sát và nhìn nhau thầm hỏi: “Họ đang cắn xé nhau, đến bao giờ thì họ cắn mình đây?”

Đó là giữa năm 1966, đúng lúc chúng tôi làm xong đồ án tốt nghệp, trường học gần như không hoạt động, chúng tôi không được bảo vệ luận án tốt nghiệp mà chỉ được cấp bằng có đóng dấu nhưng không có chữ ký, chúng tôi khăn gói vội vàng rút về nước. Tất cả bạn học và thầy giáo đã bị đưa đi ra khỏi trường, một số đi lao động quản thúc ở vùng nông thôn nào đó, một số khá đông đang là Hồng Vệ Binh ngày ngày đi đập phá hò hét hoặc đả đảo ai đó. Cảnh trường Đại Học Đồng Tế, ngôi trường được xếp loại nhất nhì Trung Quốc do người Đức thành lập đã gần 100 năm trở nên hoang vắng buồn thảm đến lạnh sống lưng. Giáo sư nổi tiếng Lý Đức Hóa, người từng được nhiều giải thưởng quốc tế và bà vợ bác sĩ người Đức của ông không biết đã trôi dạt đi đâu? Lúc chúng tôi lên xe để ra ga về nước, chỉ có mấy ông bà cấp dưỡng từng chăm sóc bữa cơm hàng ngày lặng lẽ gật đầu đưa tiễn chúng tôi, mắt họ rơm rớm lệ.

Đến lúc đó thì tình cảm trong tôi hoàn toàn mất phương hướng và tôi thực sự hiểu rằng người dân lao động Trung Quốc rất tốt bụng, giới trí thức Trung Quốc cũng thật hiền lành, các bạn học của tôi cũng ngoan lắm. Nhưng các nhà cầm quyền? Tôi không sao hiểu nổi các nhà cầm quyền và thứ “tình hữu nghị” mà suốt ngày họ ra rả trên đài phát thanh và trên báo chí. Tôi rất muốn tìm hiểu xem cái gì là động lực thúc đẩy họ? Nhưng điều đó nằm ngoài khả năng của tôi.

Chúng tôi rời Thượng Hải buồn bã và vội vàng như ma đuổi.

Thời kỳ đã trưởng thành

Chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác liệt. Không khí cả nước có chiến tranh cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm quên đi những cảm giác khó chịu của những ngày cuối cùng sống trên đất Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến Trúc, chúng tôi đã được Bộ Trưởng Bùi Quang Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt bỏ lối sống cậu ấm cô chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi với khẩu hiệu “Ba Sẵn Sàng” của thanh niên thời chiến.

Sau đó, mỗi người đến nơi giải tán ra ở các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn vị công tác. Viện Quy Hoạch Đô Thị của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.

Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm đến, khi ngồi tư lự một mình bên ngọn đèn dầu trong nhà dân, những ký ức thời trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.

Lúc này đã đủ lớn để có những chính kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể nói ra với ai. Tôi ở cùng nhà với một chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về, chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau, còn “Liên Xô xét lại” và “Trung Quốc giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn đang giúp ta những chiếc máy bay Míc bay trên bầu trời và những phong lương khô để chống đói.

Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ niệm xấu, tôi cố tự giải thích rằng -- sự việc đã xảy ra là do sự quá đà của một nhóm người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp theo, không thể liên lạc thư từ với bạn học cũ, nhưng tôi theo dõi và nuôi trong lòng chút hy vọng đổi thay của một đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi chưa kịp mừng thì liền xảy ra cuộc tấn công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau lại thấy cuộc tàn sát đẫm máu nội bộ của sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu Bình chỉ huy, tôi thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước Trung Quốc thời nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền lực và càng lộ rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời trung cổ của họ mà thôi.

Trung quốc hôm nay

Sau 60 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng biết Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều và rất đáng kính nể. Tuy vậy, khi tôi trở lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm bạn học cũ, thì tôi hiểu: Ngoài bộ mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung quốc ‘đại nhảy vọt’ mà họ đang ra sức quảng bá, vẫn còn có một Trung Quốc khác rất âm thầm, u uất và đau đớn của tầng lớp trí thức và những người dân lương thiện ở trên khắp nước Trung hoa đã từng bị chà đạp, bị sỉ nhục và chịu nhiều đắng cay trong nửa thế kỷ qua. Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.

Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải thay đổi rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc khổ. Có bạn vừa gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hội ngộ sau nhiều năm xa cách, họ khóc vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ.

Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp Chướng” nói về những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi. “Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rồi đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi nói với tôi: “Tôi từng là Hồng Vệ Binh và đang là nạn nhân của Hồng Vệ Binh suốt đời; đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”.

Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã dành ra gần hai tháng đi thăm bạn và để quan sát sự thay đổi của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa nói, còn lớp người Trung Quốc thứ ba đang vừa là chỗ dựa vừa là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung quốc: Bọn này đông lắm! Đó là lũ lưu manh ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’. Đáng tiếc, các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thói quen dùng bọn lưu manh này làm “chỗ dựa” để đối phó với các lực lượng thù địch, nhưng khi không cần nữa hoặc không sử dụng được nữa thì họ thủ tiêu “chỗ dựa” đó đi.

Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa, cạnh bà có ba kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ Tứ Trụ” điều khiển hơn một tỷ dân.

Nhưng thời nay còn có rất nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu manh kết hợp với công an và chính quyền hình thành một hệ thống Mafia ở khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vừa qua là một thí dụ. Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2,000 tên, trong số đó có cả giám đốc sở tư pháp và nhiều sĩ quan công an.

Cuối cùng, có thể quan sát “Trung Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nội ứng cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Lũ người này có đáng sợ không? Làm cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi người đều hiểu.



Ông Vũ Duy Phú và KTS Trần Thanh Vân. Ảnh: N.X.D.

Sau khi đã biết quá rõ mục tiêu truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm là trấn áp nội bộ, tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất nước ta. Tôi quyết định xin về hưu từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do trong đó là muốn tập trung thời gian vào nghiên cứu các lý thuyết về phong thủy địa mạch, thứ lý thuyết mà từ năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng kiến.

Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc xử dụng chữ gốc La Tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ 16-17 như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ thứ 19 để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ 20 là Bá Đa Lộc - Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine. Cám ơn các vị giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ thứ 20 đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có:

- Phong Thủy,
- Địa Mạch và
- Kinh Dịch.

Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ Xây Dựng, tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí thức ở lứa tuổi của tôi đã mắc phải. Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ trong cấu trúc phong thủy, địa mạch của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền Trung Quốc rất thèm muốn. Họ thèm muốn vì họ không có và họ hiểu rằng làm chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và chiếm được nước ta là họ làm chủ được cả thế giới.

Tôi nói -- nhà cầm quyền Trung Quốc thèm muốn chứ không phải người dân Trung quốc, bởi vì thực hiện mộng bá quyền thì người dân lương thiện Trung Quốc không hề được hưởng lợi gì, có khi còn bị thiệt thòi hơn nhiều.

Hệ Địa mạch nước Trung Hoa: Chiếc bánh sandwich. Một đất nước rộng lớn mà các lớp đất, đá, núi, sông… chồng xếp thành từng lớp như cái bánh sandwich.
 photo littlesai01_zps49qmryji.png

Hình quẻ Chấn (hình)

Theo phần tích và tổng kết hệ thống đã công bố tháng 5/2005 của Kts. Lý Thái Sơn, thì đó là một thứ liên kết rời rạc của hệ Tam đại càn long sẽ bị trôi tuột đi bất cứ lúc nào, đó là một nước Trung Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam Trường Giang, tạo thành một quẻ Chấn gồm hào một liền và hào hai gãy, hào ba gẫy có nghĩa là sấm sét, không ổn định, dễ vỡ tung; cũng như khu Đông và khu Tây là hai vệt thẳng đứng, không có mối quan hệ về kinh tế, phong tục tập quán, sắc tộc và có thể tách ra thành bốn hoặc năm quốc gia độc lập.

Mặt khác, ngay cả đến dân tộc Đại Hán cũng là kết quả của một quá trình chiến tranh và đồng hóa lẫn nhau, vì người Hán nguyên gốc rất ít, nhưng người ta có chính sách cưỡng chế người dân tộc khác biến thành người Hán, nên họ bị phản đối và ở nước Trung Hoa chưa bao giờ hết nội chiến.

Ở Trung Hoa không có hai chữ “ĐỒNG BÀO” và trên đất nước này không có câu “Sức mạnh đoàn kết toàn dân”. Hiện nay không chỉ Đài Loan là quốc gia độc lập mà Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, Ma Cao… đang như các quốc gia bị Bắc Kinh đô hộ. Nếu tách được ra thì các quốc gia đó sẽ giầu có và trù phú hơn nhiều. Còn Bắc Kinh thì luôn phải dùng biện pháp đàn áp. Họ đàn áp ở ngay giữa thủ đô như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và đàn áp dã man các vùng xa xôi như Tây Tạng, Tân Cương trong năm 2008 và 2009.

Tuy vậy, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa từ thời cổ đến nay đều đã nghiên cứu kỹ phong thủy địa mạch và họ ý thức được rằng -- có một cách vãn hồi được yếu điểm cấu trúc trôi trượt của chiếc bánh sandwich là phải làm chủ đường kinh mạch lợi hại đi từ đỉnh Everest cao gần 9000m của dãy Hymalaya trên qua Cao Tây Tạng, qua nguyên Vân Nam, qua Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, xuống Vinh Hạ Long rồi đi đến đáy đại dương sâu nhất thế giới gần 11Km ở Vịnh Mindanao Philíppin. Đó cũng là mạch đất độc đáo nối từ “Cổng Trời” đầy thiên khí đến “Địa Huyệt” đầy của cải, có độ cao chênh nhau ngót 20Km và là đường kinh mạch quan trọng nhất thế giới.

Nếu họ làm chủ được đường kinh mạch này thì không những họ có gọng kìm xiết chặt chiếc bánh sendwich đó không cho nó trôi trượt đi, mà họ có thể mau chóng làm chủ cả thế giới. Bởi vậy, lúc này Trung quốc đang cố sức “Củng cố nơi họ đã là chủ và chiếm thêm nơi họ chưa chiếm được” để thực hiện ước nguyện bá chủ toàn cầu.

* Sau hàng ngàn năm với nhiều thủ đoạn, cao nguyên Vân Nam rộng 390.000Km2 có 26 dân tộc đến nay đã bị họ khống chế hoàn toàn, người dân tộc Di, dân tộc Choang mỗi ngày một ít, người Hán đã di cư về đây trên 20 triệu và thành phố Côn Minh hiện đại hơn ba triệu dân ngày nay là thành phố của người Hán (người Hán thật thì ít, người Hán mới bị đồng hóa thì nhiều).

* Ngược lại, khu tự trị Tây Tạng, nóc nhà của thế giới và là thủ đô của Đạo Phật, vốn là một quốc gia độc lập văn minh, đã bị chính thức lệ thuộc vào Trung Hoa từ năm 1914 đến nay. Thật xấu hổ và nhục nhã cho một cho một chính thể, một nhà nước suốt ngày hô hào “đoàn kết các dân tộc” trong khi lại đang đàn áp và hủy diệt người Tây Tạng, đập phá chùa chiền đến mức người đại diện cho Đạo Phật và là linh hồn của dân tộc Tạng là Đức Đa Lai Lạt Ma phải đi lưu vong; việc đó đã khiến Ấn Độ và các quốc gia Tây Á không thể làm ngơ và đang ở bên dân tộc Tạng. Điều đó cũng có nghĩa là nhà nước Trung Quốc sẽ không thể đạt được cái họ muốn.


Tây Tạng (Hình)

Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?

Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bởi vì Phương Đông, Phương Tây và Phương Nam gần như không có (giặc). Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền… Bởi thế ta rất cần biết tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại sao họ không thể chiếm nổi?

Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu.

Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dẫy núi cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì Đồng bằng Bắc phần nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này (đọc Đại Địa Mạch Quốc Gia).
Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3,143m, đến Việt Trì mạch đất lặn xuống, tỏa ra và qua sông Đà rồi lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ.

Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng kinh đô Thăng Long thì người Tàu đã dòm ngó vùng đất kỳ bí này và Cao Biền Tấu Thư kiểu tự là một trong những kết quả tìm kiếm công phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1,617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tôn yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La mưu đồ thực hiện mộng bá vương nhưng đã bị vua Đường trị tội. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi vô tình chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.

Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tôn yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta.

Hiện nay họ biết không thể ngang nhiên đổ bộ vào thủ đô, họ đi vòng vèo từ phía Tây qua Lào, qua Cam pu chia và họ đang chiếm Bauxite Tây Nguyên (Cao Nguyên Trung Phần), còn tại Trung Tâm Thủ Đô, họ đang nhờ bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết.

Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh khu vực Đông Nam Á. (hình)

Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên Vịnh Bắc phần rộng lớn của chúng ta còn có Vịnh Hạ Long bao gồm 1,969 hòn đảo lớn nhỏ, ngay sát hải cảng Vân Đồn lại có Vịnh Bái Tử Long và ngoài khơi xa của Hải phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng như Hòn Rồng, Long Châu, thôn Cái Rồng... cái tên Long liên quan đến phần đuôi của con Rồng lớn xòe ra ở Đồng Bắc phần, đi xuống nước ở hải cảng Vân Đồn và kết thúc ở đáy Đại Dương thuộc Vịnh Mindanao thuộc Philippin.

Địa mạch Việt Nam: Bắc Việt và Biển Đông. (hình)

Có lẽ đây cũng chính là cái chốt trọng yếu khiến Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và ngang nhiên công bố đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông vào tháng 5/2009, vi phạm trực tiếp đến 5 quốc gia Đông Nam Á và nền an ninh cả thế giới. Đây là sản phẩm kế thừa của chính quyền Quốc Dân Đảng từ năm 1947, điều đó cũng cho thấy thời nào cũng vậy, mưu đồ bá quyền của chính quyền nhà nước họ không thay đổi. Chắc hẳn lúc này không chỉ các nước Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia ý thức được đường lưỡi bò này vi phạm đến chủ quyền của mình, mà gần như cả thế giới đã nhận ra mưu đồ chiếm cứ con Rồng lớn nhất thế giới của nhà nước Trung quốc, bởi vì -- chiếm cứ được cái yết hầu này là họ chiếm được cả Châu Á và một khi chiếm được Châu Á rồi thì bước đi tiếp sẽ ra sao? Thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc và các nước Châu Âu có để cho họ làm điều đó không?

Nếu quan sát ta sẽ thấy: những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng 'nằm vùng', hoặc 'nội ứng' được "ém quân" cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Đồng bằng Bắc phần là cái nôi đầu tiên của Nhà Nước Văn Lang, nhưng hình chữ S của Con Rồng đất nước Việt Nam ngày nay đã tạo nên một thế cân bằng Âm Dương rất hoàn chỉnh. Như sự ví von của nhà thơ Xuân Diệu, thì Đất nước ta như một con tàu / Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.

Cốt lõi Trục Phong Thủy nước ta là:

5

ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỒNG

Biển Đông Thái Âm

Đảo Hải Nam Thiếu Dương

Bán đảo Đông Dương Thái Dương

Biển Hồ Thiếu Âm

Điều đó cho thấy từ mấy ngàn năm trước cái nôi Đồng Bằng Bắc phần đã vững như bàn thạch, từ thế kỷ 16 trở lại đây, khi đất nước đã phát triển xuống phía Nam thì con thuyền đất nước đã đủ tư cách rẽ sóng ra khơi và điều đó cũng cho thấy đã là con thuyền thì các phần mũi thuyền, thân thuyền và đuôi thuyền không thể tách rời nhau. Bởi vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cần ý thức được sự sống còn của vận mệnh đất nước, để xác định thái độ và hành động của mình.

LỜI CUỐI BÀI

Để kết thúc bài viết, tôi muốn quay lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có chút năng khiếu nào trong những vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chính trị, nhưng do nghề nghiệp và do số phận, tôi đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của vấn đề kinh tế và chính trị trong mối quan hệ với Trung Quốc hiện nay. Bởi vậy, tôi muốn khuyên tất cả mọi người, nhất là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp trải qua kinh nghiệm như tôi, là hãy tỉnh táo để thoát ra khỏỉ cõi u mê của sự hoang tưởng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm mới đưa ra được lời dạy bảo, và bản thân tôi cũng đã phải trải qua hơn 55 năm để chiêm nghiệm và thấm nhuần lời dạy bảo của cha ông.

Tôi biết, lúc này đã có rất nhiều người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi, nhưng vẫn còn khá đông người đang lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn rất sợ vía người bạn lớn vĩ đại Trung Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính tôi cũng tin ở sức mạnh Trung Quốc và nể sợ họ lắm. Nhưng xin mọi người hãy bình tâm và suy ngẫm xem cái gì tạo nên sức mạnh của họ và cái gì đang giết chết sức mạnh đó?

Đông dân là một sức mạnh.

Đúng vậy, ngày tôi đang học ở Thượng Hải thì Trung Quốc mới xây xong cầu Trường Giang, họ rất tự hào nói rằng -- chỉ cần toàn dân Trung quốc, mỗi người tiết kiệm một cái bánh bao là đủ xây một cái cầu Trường Giang. Đó là một việc làm tốt.

Trong thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, họ xây dựng Sân Vận Động tổ chim độc đáo, tốn hết hết 432 triệu USD, nếu chia cho 1,3 tỷ dân thì họ phải cắt xén của mỗi người 0,32 USD, việc đó có vẻ cũng vẫn tốt.

Hiện nay họ đang làm nhiều việc ghê gớm hơn như xây dựng đại Hàng Không Mẫu Hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải quân... tôi nghĩ họ cũng sẽ làm được, đủ để dọa nạt chúng ta và các nước trong vùng.

Có điều, một thảm họa đông dân mà nhà nước không vì dân, thì nhà nước sẽ khốn đốn vì sự phản ứng của dân. Có ai biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu người sống lang thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở hầu hết các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu... đang chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không?

Việc tầy trời này thiết nghĩ cũng không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.

Vậy thì mọi nỗ lực của họ có thể có một kết thúc có hậu hay không?

Kiên Trúc Sư. Trần Thanh Vân

Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a7222/kien-truc-su-tran-thanh-van-toi-biet-gi-ve-trung-quoc-










Tôi biết gì về Trung Quốc?


Fr: Thanh Lam, Tuấn Lê

KTS Trần Thanh Vân: Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến Trúc Sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thủy của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế!

.....................................

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa Linh của chương trình Văn Hóa 1000 Năm Thăng Long. Một nhóm nghiên cứu của Ban Khoa Giáo, đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa Mạch và Hồn Cốt Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi:

– “Chị nghiên cứu đề tài này lâu chưa?”

– Tôi lưỡng lự giây lát, rôì trả lời họ:

– “Khoảng chừng đã 55 năm”.

– “Cái gì? 55 năm?”.

– “Vâng! Từ ngày còn là con bé con”.

Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến Trúc. Sau này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.

KTS Trần Thanh Vân (Ảnh: N.X.D.

Sự thật và kinh nghiệm

Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Quốc mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cứu chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng với trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít có ai có cơ hội để “hiểu” Trung Quốc hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải nói ra hôm nay để mọi người cùng biết.

Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời mọi người hay hát “Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông / Chung một Biển Đông, thắm tình hữu nghị…” trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung quốc.

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953.

Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng goị bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ (Cải Cách Ruộng Đất) ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nôị nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cuị làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo Mùa Đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội Phụ Nữ Kháng Chiến cứu quốc. Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các mầu xanh, mầu nâu, mầu cỏ úa rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.

https://nhatbaovanhoa.com/a7222/kien-truc-su-tran-thanh-van-toi-biet-gi-ve-trung-quoc-

Nhưng trong CCRĐ (Cải Cách Ruộng Đất) thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí Thư Chi Bộ Xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc Dân Đảng đã giết ông bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội Cải Cách Bồi Dưỡng để đứng lên đấu tố mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.



Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ Chu - Định Hóa - Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.

Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hồi đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên Khu 4 được chọn làm điển hình.

Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.

Kỷ niệm thứ 2: Trời phạt

Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hữu nghị Việt -Trung -Xô.

Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Quốc thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường là dù chưa quen biết người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hòa Bình lập lại, chính phủ về tiếp quản thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung Quốc. Còn nhỏ xíu nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Tòa dinh thự hùng tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng của người Trung Quốc. Mỗi buổi sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn Hoa Canh Nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột Cờ.

Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại Sứ Quán. Là con bé mới học bậc tiểu học (cấp 2), tôi không thể hiểu nổi những chuyện đã xảy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buổi chiêu đãi Đoàn Văn Công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị - Phủ Tây Hồ.

Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn quàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa. Mộ của họ mai táng ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì.

Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nôỉ thứ tình hữu nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tội nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?

Mấy chục năm sau, để giải tỏa tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu/ Dấu nhà Trời ai thấu được đâu/ Một dải khăn đào kết một cái cầu/ Để hồ thẳm nước sâu/ Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.

Du học ở Trung Quốc

Tuổi trẻ hồn nhiên với nhiều ham thích đã có lúc cuốn hút tôi, khiến tôi tạm quên đi cảm giác hoang mang lẫn sợ hãi hồi nhỏ.

Năm 1960 tôi tốt nghiệp phổ thông trung học, được miễn thi đại học, tôi được cử đi học ngoại ngữ để sang Trung Quốc theo học ngành kiến trúc. Niềm háo hức khiến tôi và các bạn cùng lứa sung sướng trong cảnh được “ăn cơm Bác Mao”, được chăm sóc dạy dỗ ân cần, lúc ốm đau được đầu bếp nấu những món ăn theo ý thích rồi mang đến tận phòng riêng phục vụ tận tình.

Những năm tháng đó, mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của chúng tôi đều được chăm sóc đặc biệt. Học Kiến trúc thì được học vẽ mỹ thuật trong ba năm đầu, học kỳ nào chúng tôi cũng được thầy giáo là một họa sĩ danh tiếng dẫn đi vẽ vùng ngoại ô thôn dã ở các khu danh lam thắng cảnh cách Thượng Hải hàng trăm cây số, như các thành phố Hàng Châu, Vô Tích, Tô Châu và ở hẳn đấy vài tuần. Ông họa sĩ già thì hai bàn tay bôi mầu nhem nhuốc tận tình hướng dẫn chúng tôi cầm bút lông chấm phá các mảng mầu xanh đỏ, còn vợ ông thì đi theo chăm sóc chồng và cần mẫn gọt những trái lê, trái táo bê đến từng góc vườn chia cho đám học trò chúng tôi. Ngoài ra, những ngày ở trong trường chúng tôi luôn luôn được hưởng ưu đãi hơn người, riêng tôi vì ham thích âm nhạc nên còn được giữ chìa khóa một căn phòng có chiếc Piano sang trọng để tự do luyện tập, đó là những thứ mà khi ở nhà với cha mẹ, tôi chưa bao giờ dám mơ tới.

Chưa bao giờ tôi tự đặt cho mình câu hỏi: “Có phải họ đang vỗ béo chúng tôi để sau này về nước chúng tôi sẽ trở thành hạt giống cho họ reo mầm bành trướng phá hoại đất nước mình hay không?” Chưa bao giờ tôi tự hỏi như thế cả, nhưng trong lòng không thể không gợn lên những thắc mắc vô cớ. Tôi biết Trung Quốc ngày đó còn nghèo lắm, các bạn sinh viên Trung Quốc phải ăn ở chen chúc trong những căn phòng chật chội của ký túc xá, bữa cơm của họ chỉ có chiếc bánh bao không nhân, một bát cháo hoa loãng và vài miếng ca-la-thầu.

Ngược lại tôi và chị bạn gái người Sài Gòn tập kết thì được hai cô bạn người Thượng Hải nữa ở cùng trong một ngôi nhà dành riêng cho giáo viên và trợ giảng. Đó là một tòa nhà hai tầng có nhiều phòng, chúng tôi ở tầng hai cùng các giáo viên nữ, còn tầng một dành cho giáo viên nam. Đã là giáo viên và trợ giảng đại học, nhưng họ còn rất trẻ và đều chưa có gia đình riêng. Tôi hay lui tới thăm nom họ và ái ngại thấy họ sống rất đạm bạc, hóa ra họ phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi chúng tôi?

Tôi phát giác và được biết có một thầy giáo bị bệnh gan, thận gì đó rất cần ăn đường nhưng tiêu chuẩn tem phiếu không đủ cung cấp, thầy luôn luôn bị ngất xỉu, thấy vậy tôi hay đi mua đường mang đến biếu thầy, chúng tôi trở thành người thân của các thầy cô giáo. Có những buổi chiều ngày thứ bảy, khi hai cô bạn Thượng Hải đã về nhà, tôi và chị bạn Sài Gòn xuống ghế đá trên vườn hoa ngồi hóng gió, thì các thầy cô giáo lân la đến bên chúng tôi, họ tâm sự, chuyện trò và cho chúng tôi biết rất nhiều chuyện bí mật trong trường và trong xã hội, tôi có cảm giác như đất nước này sắp có đại loạn.

Rồi đại loạn đến thật, Cách Mạng Văn Hóa nổ ra, đại đa số học sinh trung học và sinh viên đều bỏ học, xuống đường tham gia Hồng Vệ Binh. Chúng tôi phải chứng kiến cảnh suốt ngày Hồng Vệ Binh đi phá phách, hò hét, rạch quần áo, cắt tóc người qua đường và báo chữ to xuất hiện khắp mọi nơi. Thê thảm hơn là chính mắt chúng tôi được chứng kiến các giáo sư trong trường đã từng giảng dậy chúng tôi, bị làm nhục ngay trong sân trường bằng cách phải đeo các biểu ngữ bằng giấy báo dán trên lưng hoặc đội những chiếc mũ có chóp nhọn, ghi những dòng chữ tục tĩu.

Là một đứa con gái xuất thân trong một gia đình có giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và xỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Tôi không sao chấp nhận nổi, những người bị hành hạ là những giáo sư đáng kính của chúng tôi, những người hành hạ các giáo sư lại là những bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy, nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.

Chúng tôi rất sợ bị liên lụy nên nín lặng quan sát và nhìn nhau thầm hỏi: “Họ đang cắn xé nhau, đến bao giờ thì họ cắn mình đây?”

Đó là giữa năm 1966, đúng lúc chúng tôi làm xong đồ án tốt nghệp, trường học gần như không hoạt động, chúng tôi không được bảo vệ luận án tốt nghiệp mà chỉ được cấp bằng có đóng dấu nhưng không có chữ ký, chúng tôi khăn gói vội vàng rút về nước. Tất cả bạn học và thầy giáo đã bị đưa đi ra khỏi trường, một số đi lao động quản thúc ở vùng nông thôn nào đó, một số khá đông đang là Hồng Vệ Binh ngày ngày đi đập phá hò hét hoặc đả đảo ai đó. Cảnh trường Đại Học Đồng Tế, ngôi trường được xếp loại nhất nhì Trung Quốc do người Đức thành lập đã gần 100 năm trở nên hoang vắng buồn thảm đến lạnh sống lưng. Giáo sư nổi tiếng Lý Đức Hóa, người từng được nhiều giải thưởng quốc tế và bà vợ bác sĩ người Đức của ông không biết đã trôi dạt đi đâu? Lúc chúng tôi lên xe để ra ga về nước, chỉ có mấy ông bà cấp dưỡng từng chăm sóc bữa cơm hàng ngày lặng lẽ gật đầu đưa tiễn chúng tôi, mắt họ rơm rớm lệ.

Đến lúc đó thì tình cảm trong tôi hoàn toàn mất phương hướng và tôi thực sự hiểu rằng người dân lao động Trung Quốc rất tốt, giới trí thức Trung Quốc cũng thật tốt, các bạn học của tôi cũng tốt lắm. Nhưng các nhà cầm quyền? Tôi không sao hiểu nổi các nhà cầm quyền và thứ “tình hữu nghị” mà suốt ngày họ ra rả trên đài phát thanh và trên báo chí. Tôi rất muốn tìm hiểu xem cái gì là động lực thúc đẩy họ? Nhưng điều đó nằm ngoài khả năng của tôi.

Chúng tôi rời Thượng Hải buồn bã và vội vàng như ma đuổi.

Thời kỳ đã trưởng thành

Chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác liệt. Không khí cả nước có chiến tranh cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm quên đi những cảm giác khó chịu của những ngày cuối cùng sống trên đất Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến Trúc, chúng tôi đã được Bộ Trưởng Bùi Quang Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt bỏ lối sống cậu ấm cô chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi với khẩu hiệu “Ba sẵn sàng” của thanh niên thời chiến.

Sau đó, mỗi người đến nơi giải tán ra ở các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn vị công tác. Viện Quy Hoạch Đô Thị của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.

Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm đến, khi ngồi tư lự một mình bên ngọn đèn dầu trong nhà dân, những ký ức thời trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.

Lúc này đã đủ lớn để có những chính kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể nói ra với ai. Tôi ở cùng nhà với một chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về, chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau, còn “Liên Xô xét lại” và “Trung Quốc giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn đang giúp ta những chiếc máy bay Míc bay trên bầu trời và những phong lương khô để chống đói.

Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ niệm xấu, tôi cố tự giải thích rằng -- sự việc đã xảy ra là do sự quá đà của một nhóm người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp theo, không thể liên lạc thư từ với bạn học cũ, nhưng tôi theo dõi và nuôi trong lòng chút hy vọng đổi thay của một đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi chưa kịp mừng thì liền xảy ra cuộc tấn công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau lại thấy cuộc tàn sát đẫm máu nôị bộ của sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu Bình chỉ huy, tôi thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước Trung Quốc thời nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền lực và càng lộ rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời trung cổ của họ mà thôi.

Trung quốc hôm nay

Sau 60 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng biết Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều và rất đáng kính nể. Tuy vậy, khi tôi trở lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm bạn học cũ, thì tôi hiểu: ngoài bộ mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung quốc ‘đại nhảy vọt’ mà họ đang ra sức quảng bá, vẫn còn có một Trung Quốc khác rất âm thầm, u uất và đau đớn của tầng lớp trí thức và những người dân lương thiện ở trên khắp nước Trung hoa đã từng bị chà đạp, bị xỉ nhục và chiụ nhiều đắng cay trong nửa thế kỷ qua. Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.

 photo littlesai01_zps49qmryji.png Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải thay đôỉ rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc khổ. Có bạn vừa gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hội ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ. Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp Chướng” nói về những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi. “Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rồi đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi nói với tôi: “Tôi từng là Hồng Vệ Binh và đang là nạn nhân của Hồng Vệ Binh suốt đời đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”.

Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã dành ra gần hai tháng đi thăm bạn và để quan sát sự thay đổi của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa nói, còn lớp người Trung Quốc thứ ba đang vừa là chỗ dựa vừa là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung quốc: Bọn này đông lắm! Đó là lũ lưu manh ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’. Đáng tiếc, các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thói quen dùng bọn lưu manh này làm “chỗ dựa” để đối phó với các lực lượng thù địch, nhưng khi không cần nữa hoặc không sử dụng được nữa thì họ thủ tiêu “chỗ dựa” đó đi.

Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa, cạnh bà có ba kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ Tứ Trụ” điều khiển hơn một tỷ dân.

Nhưng thời nay còn có rất nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu manh kết hợp với công an và chính quyền hình thành một hệ thống Mafia ở khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vừa qua là một thí dụ. Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2,000 tên, trong số đó có cả giám đốc sở tư pháp và nhiều sĩ quan công an.

Cuối cùng, có thể quan sát “Trung Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nội ứng cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Lũ người này có đáng sợ không? Làm cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi người đều hiểu.



Ông Vũ Duy Phú và KTS Trần Thanh Vân. Ảnh: N.X.D.

Sau khi đã biết quá rõ mục tiêu truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm là trấn áp nội bộ, tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất nước ta. Tôi quyết định xin về hưu từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do trong đó là muốn tập trung thời gian vào nghiên cứu các lý thuyết về phong thủy địa mạch, thứ lý thuyết mà từ năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng kiến.

Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc xử dụng chữ gốc La Tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ 16-17 như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ thứ 19 để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ 20 là Bá Đa Lộc - Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine. Cám ơn các vị giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ thứ 20 đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có:

- Phong Thủy,
- Địa Mạch và
- Kinh Dịch.

Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ Xây Dựng, tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí thức ở lứa tuổi của tôi đã mắc phải. Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ trong cấu trúc phong thủy, địa mạch của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền Trung Quốc rất thèm muốn. Họ thèm muốn vì họ không có và họ hiểu rằng làm chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và chiếm được nước ta là họ làm chủ được cả thế giới.

Tôi nói -- nhà cầm quyền Trung Quốc thèm muốn chứ không phải người dân Trung quốc, bởi vì thực hiện mộng bá quyền thì người dân lương thiện Trung Quốc không hề được hưởng lợi gì, có khi còn bị thiệt thòi hơn nhiều.

Hệ Địa mạch nước Trung Hoa: Chiếc bánh sandwich. Một đất nước rộng lớn mà các lớp đất, đá, núi, sông… chồng xếp thành từng lớp như cái bánh sandwich.



Hình quẻ Chấn (hình)

Theo phần tích và tổng kết hệ thống đã công bố tháng 5/2005 của Kts. Lý Thái Sơn, thì đó là một thứ liên kết rời rạc của hệ Tam đại càn long sẽ bị trôi tuột đi bất cứ lúc nào, đó là một nước Trung Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam Trường Giang, tạo thành một quẻ Chấn gồm hào một liền và hào hai gãy, hào ba gẫy có nghĩa là sấm sét, không ổn định, dễ vỡ tung; cũng như khu Đông và khu Tây là hai vệt thẳng đứng, không có mối quan hệ về kinh tế, phong tục tập quán, sắc tộc và có thể tách ra thành bốn hoặc năm quốc gia độc lập.

Mặt khác, ngay cả đến dân tộc Đại Hán cũng là kết quả của một quá trình chiến tranh và đồng hóa lẫn nhau, vì người Hán nguyên gốc rất ít, nhưng người ta có chính sách cưỡng chế người dân tộc khác biến thành người Hán, nên họ bị phản đối và ở nước Trung Hoa chưa bao giờ hết nội chiến.

Ở Trung Hoa không có hai chữ “ĐỒNG BÀO” và trên đất nước này không có câu “Sức mạnh đoàn kết toàn dân”. Hiện nay không chỉ Đài Loan là quốc gia độc lập mà Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, Ma Cao… đang như các quốc gia bị Bắc Kinh đô hộ. Nếu tách được ra thì các quốc gia đó sẽ giầu có và trù phú hơn nhiều. Còn Bắc Kinh thì luôn phải dùng biện pháp đàn áp. Họ đàn áp ở ngay giữa thủ đô như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và đàn áp dã man các vùng xa xôi như Tây Tạng, Tân Cương trong năm 2008 và 2009.

Tuy vậy, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa từ thời cổ đến nay đều đã nghiên cứu kỹ phong thủy địa mạch và họ ý thức được rằng -- có một cách vãn hồi được yếu điểm cấu trúc trượt của chiếc bánh sandwich là phải làm chủ đường kinh mạch lợi hại đi từ đỉnh Everest cao gần 9000m của dãy Hymalaya trên qua Cao Tây Tạng, qua nguyên Vân Nam, qua Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, xuống Vinh Hạ Long rồi đi đến đáy đại dương sâu nhất thế giới gần 11Km ở Vịnh Mindanao Philíppin. Đó cũng là mạch đất độc đáo nối từ “Cổng Trời” đầy thiên khí đến “Địa Huyệt” đầy của cải, có độ cao chênh nhau ngót 20Km và là đường kinh mạch quan trọng nhất thế giới.

Nếu họ làm chủ được đường kinh mạch này thì không những họ có gọng kìm xiết chặt chiếc bánh sendwich đó không cho nó trôi trượt đi, mà họ có thể mau chóng làm chủ cả thế giới. Bởi vậy, lúc này Trung quốc đang cố sức “Củng cố nơi họ đã là chủ và chiếm thêm nơi họ chưa chiếm được” để thực hiện ước nguyện bá chủ toàn cầu.

* Sau hàng ngàn năm với nhiều thủ đoạn, cao nguyên Vân Nam rộng 390.000Km2 có 26 dân tộc đến nay đã bị họ khống chế hoàn toàn, người dân tộc Di, dân tộc Choang mỗi ngày một ít, người Hán đã di cư về đây trên 20 triệu và thành phố Côn Minh hiện đại hơn ba triệu dân ngày nay là thành phố của người Hán (người Hán thật thì ít, người Hán mới bị đồng hóa thì nhiều).

* Ngược lại, khu tự trị Tây Tạng, nóc nhà của thế giới và là thủ đô của Đạo Phật, vốn là một quốc gia độc lập văn minh, đã bị chính thức lệ thuộc vào Trung hoa từ năm 1914 đến nay. Thật xấu hổ và nhục nhã cho một cho một chính thể, một nhà nước suốt ngày hô hào “đoàn kết các dân tộc” lại đang đàn áp và hủy diệt người Tây Tạng, đập phá chùa chiền đến mức người đại diện cho Đạo Phật và là linh hồn của dân tộc Tạng là Đức Đa Lai Lạt Ma phải đi lưu vong, việc đó đã khiến Ấn Độ và các quốc gia Tây Á không thể làm ngơ và đang ở bên dân tộc Tạng. Điều đó cũng có nghĩa là nhà nước Trung Quốc sẽ không thể đạt được cái họ muốn.

 photo littlesai01_zps49qmryji.png

 

 photo littlesai01_zps49qmryji.png Tây Tạng (Hình)

Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?

Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bởi vì Phương Đông, Phương Tây và Phương Nam gần như không có (giặc). Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền… Bởi thế ta rất cần biết tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại sao họ không thể chiếm nổi?

 photo littlesai01_zps49qmryji.png

 

Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu

Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dẫy núi cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì Đồng bằng Bắc phần nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này. (đọc Đại địa mạch quốc gia) Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3,143m, đến Việt Trì mạch đất lặn xuống, tỏa ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ.

Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng kinh đô Thăng Long thì người Tàu đã dòm ngó vùng đất kỳ bí này và Cao Biền Tấu Thư kiểu tự là một trong những kết quả tìm kiếm công phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hôị rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tôn yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua Đường trị tội. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi vô tình chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.

Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tôn yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta.

Hiện nay họ biết không thể ngang nhiên đổ bộ vào thủ đô, họ đi vòng vèo từ phía Tây qua Lào, qua Cam pu chia và họ đang chiếm Bauxite Tây Nguyên (Cao Nguyên Trung Phần), còn tại Trung Tâm Thủ Đô, họ đang nhờ bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết.

Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh khu vực Đông Nam Á.(hình)

Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên Vịnh Bắc phần rộng lớn của chúng ta còn có Vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, ngay sát hải cảng Vân Đồn lại có Vịnh Bái Tử Long và ngoài khơi xa của Hải phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng như Hòn Rồng, Long Châu, thôn Cái Rồng... cái tên Long liên quan đến phần đuôi của con Rồng lớn xòe ra ở Đồng Bắc phần, đi xuống nước ở hải cảng Vân Đồn và kết thúc ở đáy Đại Dương thuộc Vịnh Mindanao thuộc Philippin.

Địa mạch Việt Nam: Bắc Việt và Biển Đông. (hình)

Có lẽ đây cũng chính là cái chốt trọng yếu khiến Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và ngang nhiên công bố đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông vào tháng 5/2009, vi phạm trực tiếp đến 5 quốc gia Đông Nam Á và nền an ninh cả thế giới. Đây là sản phẩm kế thừa của chính quyền Quốc Dân Đảng từ năm 1947, điều đó cũng cho thấy thời nào cũng vậy, mưu đồ bá quyền của chính quyền nhà nước họ không thay đổi. Chắc hẳn lúc này không chỉ các nước:
Việt Nam,
Philippines,
Brunei,
Indonesia và
Malaysia

ý thức được đường lưỡi bò này vi phạm đến chủ quyền của mình, mà gần như cả thế giới đã nhận ra mưu đồ chiếm cứ con Rồng lớn nhất thế giới của nhà nước Trung Hoa, bởi vì chiếm cứ được cái yết hầu này là họ chiếm được cả Châu Á và một khi chiếm được Châu Á rồi thì bước đi tiếp sẽ ra sao? Thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc và các nước Châu Âu có để cho họ làm điều đó không?

Nếu quan sát ta sẽ thấy: những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng 'nằm vùng', 'nội ứng' được "ém quân" cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Đồng bằng Bắc phần là cái nôi đầu tiên của Nhà Nước Văn Lang, nhưng hình chữ S của Con Rồng đất nước Việt Nam ngày nay đã tạo nên một thế cân bằng Âm Dương rất hoàn chỉnh. Như sự ví von của nhà thơ Xuân Diệu, thì Đất nước ta như một con tàu / Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.

Cốt lõi Trục Phong Thủy nước ta là:

ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỒNG

1
 photo littlesai01_zps49qmryji.png

 

Biển Đông Thái Âm

2
 photo littlesai01_zps49qmryji.png

Đảo Hải Nam Thiếu Dương

3


Bán đảo Đông Dương Thái Dương

Biển Hồ Thiếu Âm

Điều đó cho thấy từ mấy ngàn năm trước cái nôi Đồng Bằng Bắc phần đã vững như bàn thạch, từ thế kỷ 16 trở lại đây, khi đất nước đã phát triển xuống phía Nam thì con thuyền đất nước đã đủ tư cách rẽ sóng ra khơi và điều đó cũng cho thấy đã là con thuyền thì các phần mũi thuyền, thân thuyền và đuôi thuyền không thể tách rời nhau. Bởi vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cần ý thức được sự sống còn của vận mệnh đất nước, để xác định thái độ và hành động của mình.

LỜI CUỐI BÀI

Để kết thúc bài viết, tôi muốn quay lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có chút năng khiếu nào trong những vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chính trị, nhưng do nghề nghiệp và do số phận, tôi đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của vấn đề kinh tế và chính trị trong mối quan hệ với Trung Quốc hiện nay. Bởi vậy, tôi muốn khuyên tất cả mọi người, nhất là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp trải qua kinh nghiệm như tôi, là hãy tỉnh táo để thoát ra khỏỉ cõi u mê của sự hoang tưởng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm mới đưa ra được lời dạy bảo, và bản thân tôi cũng đã phải trải qua hơn 55 năm để chiêm nghiệm và thấm nhuần lời dạy bảo của cha ông.

Tôi biết, lúc này đã có rất nhiều người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi, nhưng vẫn còn khá đông người đang lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn rất sợ vía người bạn lớn vĩ đại Trung Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính tôi cũng tin ở sức mạnh Trung Quốc và nể sợ họ lắm. Nhưng xin mọi người hãy bình tâm và suy ngẫm xem cái gì tạo nên sức mạnh của họ và cái gì đang giết chết sức mạnh đó?

Đông dân là một sức mạnh.

Đúng vậy, ngày tôi đang học ở Thượng Hải thì Trung Quốc mới xây xong cầu Trường Giang, họ rất tự hào nói rằng -- chỉ cần toàn dân Trung Hoa, mỗi người tiết kiệm một cái bánh bao là đủ xây một cái cầu Trường Giang. Đó là một việc làm tốt.

Trong thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, họ xây dựng Sân Vận Động tổ chim độc đáo, tốn hết hết 432 triệu USD, nếu chia cho 1,3 tỷ dân thì họ phải cắt xén của mỗi người 0,32 USD, việc đó có vẻ cũng vẫn tốt.

Hiện nay họ đang làm nhiều việc ghê gớm hơn như xây dựng đại Hàng Không Mẫu Hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải quân... tôi nghĩ họ cũng sẽ làm được, đủ để dọa nạt chúng ta và các nước trong vùng.

Có điều, một thảm họa đông dân mà nhà nước không vì dân, thì nhà nước sẽ khốn đốn vì sự phản ứng của dân. Có ai biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu người sống lang thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở hầu hết các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu... đang chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không?

Việc tầy trời này thiết nghĩ cũng không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.

Vậy thì mọi nỗ lực của họ có thể có một kết thúc có hậu hay không?

Kiến Trúc Sư. Trần Thanh Vân

Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a7222/kien-truc-su-tran-thanh-van-toi-biet-gi-ve-trung-quoc-





1

2

3

4

5

6

 

7

---------------------------------------------------------------

Tôi bị sốc gì ở Trung Quốc
What had I been shocked in China
https://youtu.be/22lzsNp37BQ

 



文 郎 国 - Văn Lang Quốc

文郎国

文朗国大致范围


越南國名 Tên tiếng Việt英语 Tiếng Anh: Names of Vietnam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
前3076 –前2879 / Xích Thần 赤 神
前2879–前2524 / Xích Quỷ 赤鬼
前2524–前258 Văn lang / 文郎
前257–前179 Hồng Bàng/甌貉
前204–前111 Lĩnh Nam/南越
前111–後40 Giao Chỉ/交趾
40–43 岭南
43–203 交趾
203–544 交州
544–602 萬春
602–679 交州
679–757 安南
757–766 鎮南
766–866 安南
866–967 静海军
968–1054 大瞿越
1054–1400 大越
1400–1407 大虞
1407–1427 交趾
1428–1804 大越
1804–1839 越南
1839–1945 大南
1887–1954 印度支那
(北圻中圻南圻)
1945年至今 越南
其他模板
Template:越南歷史
Template:越南已不存在的王國









222






The Xia dynasty (Chinese: 夏朝; pinyin: Xiàcháo) is the first dynasty in traditional Chinese historiography. According to tradition, the Xia dynasty was established by the legendary Yu the Great, after Shun, the last of the Five Emperors, gave the throne to him.[1] In traditional historiography, the Xia was later succeeded by the Shang dynasty.

There are no contemporaneous records of the Xia, who are not mentioned in the oldest Chinese texts, since the earliest oracle bone inscriptions date from the late Shang period (13th century BC). The earliest mentions occur in the oldest chapters of the Book of Documents, which report speeches from the early Western Zhou period and are accepted by most scholars as dating from that time. The speeches justify the Zhou conquest of the Shang as the passing of the Mandate of Heaven and liken it to the succession of the Xia by the Shang. That political philosophy was promoted by the Confucian school in the Eastern Zhou period. The succession of dynasties was incorporated into the Bamboo Annals and the Records of the Grand Historian and became the official position of imperial historiography and ideology. Some scholars consider the Xia dynasty mythical or at least unsubstantiated, but others identify it with the archaeological Erlitou culture.

According to the traditional chronology, based upon calculations by Liu Xin, the Xia ruled between 2205 and 1766 BC. According to the chronology based upon the Bamboo Annals, it ruled between 1989 and 1558 BC. The Xia–Shang–Zhou Chronology Project, commissioned by the Chinese government in 1996, concluded that the Xia existed between 2070 and 1600 BC.

Traditional accounts[edit]

Location of Xia dynasty (in pink) in traditional Chinese historiography. Because of the lack of written records, the existence of Xia is questioned.

The Xia dynasty was described in classic texts such as the Classic of History (Shujing), the Bamboo Annals, and the Records of the Grand Historian (Shiji) by Sima Qian. According to tradition, the Huaxia were the ancestral people of the Han Chinese.[2][3]

Origins and early development[edit]

Traditional histories trace the development of the Xia to the legendary Three Sovereigns and Five Emperors. According to ancient Chinese texts, before the Xia dynasty was established, battles were frequent between Yellow Emperor's tribe and Chi You's tribe. The Records of the Grand Historian and the Classic of Rites say that Yu the Great, the founder of the Xia dynasty, is the grandson of Zhuanxu, who was the grandson of the Yellow Emperor. But there are also other records, like Ban Gu's, that say Yu's father is a fifth generation descendant of Zhuanxu. Other sources such as Shan Hai Jing mention Yu's father Gun was the son of Luoming, who was the son of Huangdi. Sima Qian traced the origin of the dynastic Xia to the name of a fief granted to Yu, who would use it as his own surname and his state's name.[citation needed] .

Gun's attempt to stop the flood

*