Sunday, August 26, 2018

Nhận Lầm Đồng Hương

 






Nhận Lầm Đồng Hương

Với giọng bắc trầm pha âm điệu của người miền Nam, ấy vậy mà tôi thường hay bị lầm tưởng là người miền Bắc chính tông vượt thoát ra hải ngoại như ai mới chết. Không phải một lần mà là nhiều lần lầm lẫn như thế, đến nỗi phải bực mình! Thà rằng nhận lầm bởi vài em bắc kỳ có làn da ướt át, mượt mà và quyến rũ như ca sĩ Hồ Lệ Thu thì hay biết mấy? Đây lại gặp toàn đàn ông hay mấy bà bắc kỳ sồn sồn không sắc ngộ nhận, nên đâm ra phát chán.

Tình trạng nầy thường hay xảy ra khi tiếp xúc bên ngoài xã hội, ở những nơi có dịch vụ Á Đông. Mới đây, tại một cửa tiệm cắt tóc do người Việt Nam làm chủ khi tôi vừa ngồi vào chiếc ghế để anh thợ lủi vài đường tông đơ trên đầu. Bỗng nghe một giọng bắc đặc sệt của chị làm công đứng ở quầy tính tiền lên tiếng:

– Ngoài bắc anh ở đâu?

"Không hiểu chị nầy hỏi bâng quơ anh thợ cắt tóc hay có ý muốn hỏi mình dzậy cà?”, tôi tự nhủ. Nhưng ô hay… họ làm chung với nhau kia mà! Ai lại đi hỏi người đồng nghiệp đang lúc cắt tóc cho khách bao giờ? Chần chừ một lát không thấy anh thợ trả lời, tôi bèn nói:

– Chị muốn hỏi tôi đấy à?

Chị ta liền bước đến đằng trước chiếc ghế, tôi đang ngồi cắt tóc:

– Thì… tôi hỏi anh đấy!

Thôi rồi... ả nầy lại nhầm tưởng tôi thuộc cánh bắc kỳ phe ta, rõ khổ!
“…Trước khi bước dzô tiệm cắt tóc, tôi đoán biết thế nào chị cũng hỏi tôi câu nầy”.
Lần trước đến đây nghe tôi trò chuyện với anh chủ tiệm, chị tưởng tôi là người đồng hương ngoài bắc. Nhưng để trả lời thắc mắc của chị, tôi nói:

– Tôi chưa từng bước qua bên kia cầu Hiền Lương, mạn bắc của dòng sông Bến Hải.

Nhìn nét mặt của chị hơi cau lại vì câu trả lời thẳng thắn. Chị ta bán tín bán nghi:

– Anh nói là chưa từng vượt dòng sông Bến Hải, từ bắc vô nam?

– Đúng vậy!

Chẳng giấu gì chị, tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Bậc thân sinh ra tôi là người bắc di cư '54, nên tôi mang trong người huyết thống đó và nói rặt giọng người miền Bắc mà thôi. Ngoài ra tôi có thể nói được giọng người miền Nam, Huế và vài miền địa phương trong nam nữa.

Chị ta tiu nghỉu vì vỡ lẽ. Rồi đổi tông qua chuyện miền Bắc nghèo hơn miền Nam. Dân miền Bắc di chuyển toàn bằng xe đạp và ở những căn nhà lụp xụp. Chẳng có nhà lầu tiện nghi và xe hơi như trong miền Nam, thời kỳ chiến tranh. Không biết sao chị ta biết được điều đó nếu chưa một lần vào nam? Rồi chị tự giới thiệu tên là Phấn và cho biết sinh năm 1960. Đi vượt biên cùng với thân nhân tới Hồng Kông năm 1979. Chị ta nói luyên thuyên về cuộc xung đột giữa các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và bộ đội bỏ ngũ miền Bắc ở trại tị nạn Hồng Kông trong thập niên 1980. Vấn đề nầy căng thẳng thường hay ẩu đả lẫn nhau hàng ngày. Tôi phân tích:

– Tôi có nghe qua chuyện nầy.

Việt Nam Cộng Hòa bị xâm chiếm nên người miền Nam phải bỏ nước ra đi. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa reo mừng chiến thắng nhưng người dân miền Bắc cũng bỏ thiên đường cộng sản ra đi? Trong thời kỳ chiến tranh, không thấy một mống bắc kỳ vượt biên ra hải ngoại gì cả, sao giờ lại ra đi ăn ké?

 photo CxVQNN9UsAAT9UN_zps89ulrw3q.jpg Người Mỹ có trách nhiệm với Việt Nam Cộng Hòa nên họ nhận tá lả nhiều người Việt Nam đi theo diện tị nạn “rì phiêu gi”* (refugee) nhân đạo. Chứ bình thường nếu như nhân viên di trú sứ quán Mỹ muốn thanh lọc kỹ càng thì nhiều người dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ bị rớt đài tức khắc khi được gọi lên phỏng vấn.

Tôi nói thế vì uất ức cho thân phận miền Nam mất nước nhục nhã. Chúng tôi được xếp vào công dân hạng hai trong nước. Cha anh tôi lưu đầy kiếp tù cải tạo. Thí sinh dính dáng tới chế độ cũ bị bác bỏ hồ sơ thi tuyển vào các trường đại học... v. v. Tôi cũng không cho rằng nền Đệ Nhị Cộng Hòa là hoàn hảo, rồi bưng bít. Chính tôi cũng từng là nạn nhân bị đấm đá túi bụi bởi vài viên cảnh sát dã chiến Sài Gòn to con và có võ đai đen Thái-Cực-Đạo khi đạp xe tan học về. Họ chặn hết ngõ đường ra vô, mà nhà lại ở trong khu biểu tình thuộc giáo xứ Tân Sa Châu (Sài Gòn) do linh mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng vào đầu năm 1975. Vết nhơ nầy tôi sẽ viết trong tương lai.

Vài phút sau anh thợ cắt xong. Anh chủ tiệm nói tôi trả tiền cho chị ta, ở quầy tính tiền. Biết rằng có lẽ đây là lần cuối tiếp xúc với chị Phấn còn nặng tình cảm với chế độ cộng sản Việt Nam, nên tôi cho biết:

– Mới đây tôi có đọc một bài viết của một cựu sĩ quan cấp tá Việt Nam Cộng Hòa,
“Thư gởi người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”. Ông viết rằng đài Truyền Hình Việt Nam phát sóng ngày 14/10/2011, có hình lá cờ Trung Cộng sáu sao. Sau đó lãnh đạo cộng sản Việt Nam phi tang đoạn video nầy vào lúc 7 giờ tối cùng ngày. Tôi có kiểm chứng qua youtube và nhiều bài viết liên quan tới vụ Việt Nam dùng cờ Trung Cộng 6 sao, mỗi lần có việc nghinh đón hay giao lưu với Trung Cộng. Nghe trình bày như thế, chị ta rùng mình đôi chút. Tôi bày tỏ quan điểm:

– Ước mơ thuở nhỏ của tôi muốn trở thành một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi trân trọng lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của chính thể miền Nam đã nuôi dưỡng tôi nên người. Tôi biết nhiều người miền Bắc ở hải ngoại gọi lá cờ nầy là ba que. Nghe nói như thế, khóe miệng của chị ta mĩm cười một cách kỳ lạ như tâm đắc. Tôi bồi ngay:

– Còn người Việt tự do gọi cờ Đỏ Sao Vàng là cờ máu. Nó và đảng cướp nhuộm đỏ đất nước Việt Nam và đì dân tộc ta làm thân lưu đầy trên chính quê hương mình cho Tàu phù.

Một lần khác, tôi gặp một anh bắc kỳ tên là Hạnh vừa bước ra từ văn phòng bác sĩ nắn xương. Anh nói trông tôi quen lắm, hình như đã gặp đâu ngoài bắc thì phải. Tôi trả lời:

– Tôi sinh ở trong nam! Có đặt chân lên đất bắc bao giờ đâu!

Anh ta ngờ ngợ chốc lát có lẽ vì lỡ lời rồi xoay qua đề tài chính trị giả sử như chiến tranh Việt Nam còn tiếp diễn. Anh và tôi sẽ đối nghịch ở hai bờ chiến tuyến. Tôi nhấn mạnh:

– Tôi không nhận tù binh trên chiến trường và chấp nhận số phận như vậy!

Thấy ngôn từ của tôi hơi cứng anh bày tỏ dịu dàng:

- Một viên đạn bắn đi từ bộ đội miền Bắc, thì người mẹ miền Nam đội tang. Một viên đạn bắn đi từ người lính miền Nam thì người mẹ miền Bắc đau khổ!

Cũng vì gia đình của anh ở lại miền Bắc sau năm 1954, nên phải sống dưới chế độ cộng sản. Có ưa gì lão Hồ đâu! Còn gia đình tôi may mắn di cư vào Nam năm 1954, nên tôi ý thức được tư tưởng tự do dân chủ sớm. Miền Nam mất, không thể đổ lỗi cho người dân miền Bắc được. Ai đã giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm? Chính tướng tá thuộc chính quyền Sài Gòn. Lỗi lầm lịch sử của họ đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho phía Cộng Sản Bắc Việt. Hơn 175,000 người miền Nam tập kết ra Bắc là gì? Ban lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đều là người miền Nam cả. Phát động phong trào vùng lên cũng từ các vùng trong nam? Các bà mẹ và chị nuôi mông muội trong miền Nam đã giúp đỡ che chở cán bộ miền Bắc lẫn trốn thì sao? Anh tiếp theo:

– Nếu người Mỹ hỏi con tôi và con anh, thì chúng đều nói là người Việt Nam cả. Đâu có phân biệt ai là người miền Bắc hay ai người miền Nam đâu!
Nhận định của anh Hạnh có phần đúng. Riêng câu chót, tôi không hài lòng:

 photo c_zpsouavstsv.png Anh đề nghị cờ đỏ và cờ vàng cần được thay thế bằng quốc kỳ mới nếu một mai chế độ cộng sản sụp đổ. Tôi nói bỏ cờ đỏ là đúng còn cờ vàng bỏ đi sao được. Cờ Vàng là biểu tượng cho Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Tài liệu cho biết cờ Vàng được thiết lập từ thời Hai Bà Trưng vào năm 40 Tây Lịch. Được cải tiến và thăng trầm qua bao triều đại để hình thành màu sắc với Ba Sọc Đỏ như hiện nay. Cờ Vàng là hồn thiêng của dân tộc Việt và được coi là cờ chính thống. Cờ Đỏ ra đời khi Việt Minh cướp chính quyền từ quân phiệt Nhật và xuất hiện lần đầu trong buổi lễ tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hồ Chí Minh công nhận cờ Đỏ là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh ngày 5 tháng 9 năm 1945. Nhưng thay đổi quốc kỳ là quyết định trọng hệ của ban lãnh đạo chính phủ tự do trong tương lai, xin miễn bàn tới.

Qua tâm tình đối thoại nhã nhặn với anh Hạnh, tôi nghĩ anh ta bỏ chế độ cộng sản ra đi tìm tự do vì trước đó anh có tâm sự. Tầu vượt biên của gia đình anh và họ hàng chứa nhiều chất nổ. Nếu như công an đường thủy chặn bắt, thì họ sẽ ăn thua đủ cho biết.

 photo littlesai01_zps49qmryji.png Chuyện hiểu lầm là người bắc chính tông, tôi không bận tâm làm gì. Tôi chỉ muốn nói lên trách nhiệm bảo vệ danh dự Việt Nam Cộng Hòa và cờ Vàng khi đối nghịch với kẻ ác ý bôi bác chính thể quốc gia. Tôi không có tư tưởng kỳ thị Nam-Bắc. Chỉ kỳ thị chế độ cộng sản và bọn lãnh đạo bán nước hại dân, làm cha thiên hạ mà thôi. Tôi biết nhiều gia đình người miền Bắc thường hay liên lạc với cán gộc cộng sản sang Mỹ công du ở thành phố tôi cư ngụ. Riêng ở Cali, Houston và Washington DC có lẽ còn nhiều nữa? Số người tị nạn giả nầy nhờ qua Mỹ nay làm ăn thành công, nhà cao cửa rộng, xe hơi láng và tiền bạc rủng rỉnh. Con cái họ học hành đỗ đạt giờ trở thành Dược Sĩ, Bác Sĩ và kỹ thuật viên tên tuổi. Nếu như còn ở lại Việt Nam với chế độ phi nhân, thử hỏi có được như vậy hay không? Có liên hệ với cộng sản Việt Nam cũng bị chúng gán vào thành phần ham bơ sữa chạy theo đế quốc như người quốc gia bỏ nước ra đi mà thôi!

Nước Mỹ không phải là miền Nam Việt Nam để cộng sản nằm vùng thao túng. Nhất cử âm mưu chính trị bất chính và hành động phá hoại trị an Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (homeland security), đều bị FBI bắt ngay. Kẻ tình nghi bị mang ra tòa lãnh án tù nhiều năm như một số phần tử cực đoan người Ả Rập sau bảng cố September 11, 2001. Trong tù bọn nầy sẽ phải vật lộn với tù nhân Mỹ đen và Xì to con, ăn no ngủ kỹ nhưng thiếu tình dục! Hãy cân nhắc hành động của mình và mau quay về với đại đoàn dân tộc để cùng nhau xây dựng cơ đồ Việt Nam Tự Do!  photo

Darren Thăng.

 

Nguồn


 

 photo haCstv2017nh_109_zpsmzinykdx.jpg

Tuesday, August 14, 2018

NHỜ ANH

NHỜ ANH

Trận chiến thắng cuối cùng tại Chi Khu Thiện Giáo, QKII, một chiến thắng bị đi vào lãng quên.
Đơn độc nhưng lẫm liệt và hào hùng!

 

Photo:
...Thương về các chiến sĩ Địa Phương Quân Bình Thuận một chiến thắng trong những ngày cuối cùng của năm 1975 và NHỜ ANH Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, tỉnh trưởng Bình Thuận...

 

 

 

 

 

 




NHỜ ANH






    Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa

    - Sinh tháng 9 năm 1926 tại Mỹ Tho
    - Nhập ngũ ngày 3-8-1953
    - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt
    - Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn II (1965)
    - Tỉnh Trưởng Bình Thuận (1969-1975)


Trước khi Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa về nhận chức Tỉnh Trưởng, tình hình an ninh Bình Thuận vô cùng nguy ngập, tại Phan Thiết và các Thị Trấn luôn luôn có biểu tình chống đói Chính phủ, nạn tham nhũng hoành hành tại Ty Điền Địa, Cảnh Sát Quốc Gia, Tiểu Khu nhưng công khai tại Ty Xã Hội thời Trưởng Ty Nguyễn Thượng Aùi và Nguyễn Quang Chùy. Mặt khác Tỉnh Trưởng Đinh Văn Đệ, điệp viên Việt cộng nằm vùng, tạo điều kiện cho bọn thương buôn công khai tiếp tế, bán lậu thuốc tây, vải vóc cho Việt cộng cơ sở. Y còn cố tình gây chia rẽ giữa các tôn giáo trong tỉnh, thông báo các cuộc hành quân của Địa Phương Quân - Nghĩa Quân, làm cho nhiều đơn vị bị thiệt hại nặng trong thời gian 1965-1967 mới chấm dứt khi Đệ đắc cử dân biểu Quốc Hội VNCH (1967-1971).

Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân về làm Tỉnh Trưởng BT (1967-1968). Sau năm 1975 bị tù khổ sai tại Bắc Việt và vùi thây nơi đó, giống như Tỉnh Trưởng / BT Lưu Bá Châm cũng chết thảm trong tù tại vùng biên giới Việt Hoa.

Năm 1965, Việt cộng tấn công quận đường Thiện Giáo tại thị trấn Ma Lâm, đốt trụ sở quận, hạ sát nhiều binh sĩ ĐPQ-NQ trong đó có CKT/Quận là Đại Úy Mỹ và Thiếu Úy Lê Văn Ngọ, trưởng ban 3/chi khu, nguyên khóa 19 SQ/ĐPQ.

Tháng 7/1966, Trung Đoàn 812 Việt cộng tấn công ĐĐ288/ĐPQ/BT do Thiếu Úy Nguyễn Văn Liên, khóa 15 Sĩ Quan Trừ Bị/TĐ làm ĐĐT, đang bảo Vệ Đoàn 59 Xây Dựng Nông Thôn công tác tại xã Phú Hội, làm thương vong nhiều binh sĩ ĐPQ và đoàn viên XDNT. Quân ta phải lội qua sông Cà Ty mới thoát được vòng vây. Quận Trưởng Hàm Thuận lúc đó là Đại Úy Lê Văn Trạch…

Tháng 8/1966, Trung Đoàn 812 chính quy Miền của Việt cộng, tổ chức cuộc phục kích dọc dài theo thiết lộ từ Ga Phú Hội tới Nhà Máy nước. Được tin, Đại Úy Khanh Yếu Khu Trưởng YK/Phú Đại (Phú Hội-Đại Nẳm), điều động ĐĐ954ĐPQ/BT mở đường yểm trợ cho Đoàn 59 Xây Dựng Nông Thôn công tác tại xạ Phú Hội. Nhưng quân ta đã bị phục kích tấn công ngay nhà ga Phú Hội, làm Đại Đội 954 bị thiệt hại 90% quân số, toàn bộ sĩ quan tử trận, kể cả Đại Đội Trưởng là Thiếu Úy Huỳnh Đức, SQTB/TĐ Khóa 14, cựu học sinh PBC 1955-1962 cũng là một cầu thủ thượng thặng của đội bóng tròn nhà trường và Phan Thiết. Đại Úy Khanh cùng lực lượng Yếu Khu lên tiếp viện cũng rơi vào vùng phục kích và tử trận, phần lớn đoàn viên đoàn 59 Xây Dựng Nông Thôn kể cả Đoàn Trưởng đều thương vong tại trận.

Nói chung thời gian đó, dưới sự chỉ huy của Đinh Văn Đệ, công tác bình định và triệt hạ cơ sở hạ tầng Việt cộng chỉ làm lấy lệ để báo cáo trên giấy tờ. Nguy hiểm hơn là các thành phần nằm vùng, cơ sở, các phần tử nhân danh tôn giáo sách động dân chúng, học sinh biểu tình, bãi khóa, gây xáo trộn khắp tỉnh, bị câu lưu trong một thời gian ngắn thì có lệnh phóng thích hay do các thế lực mọi phía bảo lãnh. Thành ra mọi công tác giống như đem muối bỏ biển.

Mùa thu năm 1969, Trưởng phòng 2/QD2/V2CT được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu qua đề nghị của Trung Tướng TL/QD2 là Lữ Lan và Tướng Cố Vấn Mỹ/QD2, cử làm Tỉnh Trưởng kiêm TKT/BT thế Đại Tá Đàng Thiện Ngôn. Lúc bấy giờ trong tỉnh được một lực lượng tăng phái hùng hậu gồm 2 TD của TRD44 và 53/SD23/BB, một Chi Đoàn/TD8KB, một Chiến Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ, Hải Pháo Mỹ, Một toán Viễn thám/BTTM và nhiều đơn vị ĐPQ và NQ. Tuy nhiên tình hình chiến sự vẫn không được khả quan, lãnh thổ bị địch chiếm gần 90% và ngay tại Phan Thiết, ban ngày thuộc ta, ban đêm bị Việt cộng về hoành hành, ám sát, tấn cộng đốt phá các trụ sở Ấp Hưng Long, Phú Trinh, Đức Long, Đức Nghĩa… khiến cho Tỉnh Trưởng ngay trong Tòa Hành Chánh khi di chuyển vẫn có cận vệ.

Trầm trọng hơn là việc tất cả các trục giao thông trong và ngoài tỉnh đều bị tắc nghẽn. Trên Quốc Lộ 1, VC công khai đặt hai trạm thu thuế tại số 25 và Cây Táo, khiến cho các hãng xe đò phải ngưng chạy, nên việc đi lại chỉ còn đường biển và máy bay quân sự. Hàng Không Việt Nam có một chi nhánh tại Phan Thiết nhưng vì phi trường quá nhỏ, nên các chuyến bay rất hạn chế và thường là trạm chuyển tiếp giữa Sài Gòn - Nha Trang. Để vãn hồi an ninh trật tự trong tỉnh, Đại Tá Nghĩa đã triệt để áp dụng tình báo trong mọi lĩnh vực, từ quân sự cho tới tâm lý chiến, dùng phương châm “dân vi quý”, lấy dân làm khởi điểm để nhờ vào tình báo nhân dân mà triệt hạ tất cả cơ sở hạ tầng Việt cộng đang bám vào dân. Ông cũng đã đề ra chiến thuật năm bước, để bình định phát triển tỉnh. Nhờ sự Tỉnh Trưởng hàng đêm tới ngủ chung với binh lính, cán bộ Nông Thôn, Nghĩa Quân và đồng bào ngay tại thôn ấp, tiền đồn hiểm nguy mà chấm dứt được nạn lính ma, lính cậu và đem lại tinh thần chiến đấu cho tất cả các đơn vị ĐPQ và NQ đang trực diện với kẻ thù trên mọi chiến trường.

Trong mặt trận chiến tranh tâm lý, Ông cũng cho cải tổ lại những sự việc đã xảy ra làm mất lòng dân, liên hệ tới nông ngư nghiệp, ty xã hội và ngân hàng phát triển nông nghiệp. Việc Ty Cựu Chiến Binh được thành lập với công tác giúp đỡ trực tiếp các đối tượng CCB, đem tiền phát cho họ ngay tại các quận và hải đảo Phú Quý mỗi tam cá nguyệt, xây Làng Phế binh Vĩnh Thủy, cấp tiền sửa nhà... đã chấm dứt tình trạng chiếm đất bất hợp pháp của thương phế binh Bình Thuận do một vài phần tử xấu xúi giục để trục lợi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lãnh vực quân sự như thay đổi vùng hoạt động của các đơn vị ĐPQ-NQ để chấm dứt nạn tình cảm hay nội tuyến.

Riêng kế hoạch dùng mìn Claymore làm hàng rào ấp chiến lược lưu động, giúp các đơn vị ĐPQ-NQ phòng thủ đêm hữu hiệu, lại ngăn chận được sự xâm nhập của du kích về ấp hay thân nhân đem tiếp tế ra bưng bởi vướng mìn làm thiệt hại rất nhiều nhân mạng.

Chiến thuật trên đã khiến các hoạt động của VC gần như khựng lại và an ninh gần như được vãn hồi ngay tại xã ấp, kể cả những nơi như Bình Thạnh, Long Hiệp, Bình Lâm, Đại Nẳm… những vùng mà VC coi như mật khu an toàn. Do trên dân chúng lần lượt hồi cư và sống yên ổn qua bảo vệ của ĐPQ-NQ cùng các Toán XDNT.

Cũng từ đó, TK/BT không còn lo việc thiếu quân số như trước vì đã có mìn Claymore lớp trong lớp ngoài canh gác, yểm trợ cho người lính. Đơn vị đầu tiên gây chấn động và có kết quả cụ thể trong kế hoạch trên là ĐĐ238/ĐPQ/BT cơ hữu của Chi Khu Hòa Đa do Đại Úy Dụng văn Đối làm CKT. Do những chiến công đã thu được tại Liêm Bình, Thoại Thủy, Long Lễ, Minh Mỵ… nên ĐĐ238/ĐPQ lúc bấy giờ do Thiếu Úy Lê Văn Mùi làm ĐĐT và Thiếu Uý Ngô Trúc Khánh là ĐĐP, đã được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh kiêm TKT/BT tuyên dương trước toàn thể ĐPQ-NQ tỉnh ngay sân cờ Tòa Hành Chánh...

Ngày 1/10/1970 một buổi lễ được tổ chức tại sân cờ chi khu Hòa Đa, đón phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ cạnh BTL/QD2. Trong dịp này, Tướng Cố vấn Trưởng Quân Đoàn đã thay mặt Chính Phủ Mỹ, gắn huy chương Lục Quân Bội Tinh cho hai sĩ quan/ĐPQ là Lê văn Mùi và Ngô Trúc Khánh. Cũng từ đó tới ngày 18-4-1975, kế hoạch được phát triển toàn diện tới mọi cấp trong lực lương ĐPQ,NQ,XDNT kể cả Cảnh Sát Dã Chiến với mỗi người một mìn claymore tự động, khiến cho tất cả các đơn vị đều kiêu hãnh về niềm tin quyết thắng. Ngược lại, các hoạt động của Việt cộng gần như hoàn toàn tê liệt, chấm dứt nạn khủng bố, kinh tài, xâm nhập, ám sát và khuấy động biểu tình làm loạn tại Phan Thiết như cơm bữa trước năm 1970.

Tuy vậy, nhờ có nội tuyến, nội thành, Việt cộng cũng đã thành công trong việc đặt mìn phá hoại Ty Bưu Điện / Bình Thuận và Đài Phát Thanh Phan Thiết đặt trên Lầu Nước vào tháng 3/1970, nhưng thiệt hại không có gì về nhân mạng lẫn cơ sở vật chất.

Ngoài ra nhờ chương trình ủi quang hai bên Quốc Lộ 1, nên đã kiểm soát được an ninh hoàn toàn trên các trục lộ giao thông, nối lại các tuyến đường bộ với xe cộ đủ loại di chuyển nhộn nhịp ngày đêm từ ranh giới Bình Tuy ở cây số 25 ra tới cầu Đá Chẹt, tiệp cận với Cà Ná, Ninh Thuận.

Từ đầu năm 1972, trước khi thi hành hiệp định ngưng bắn, hầu hết các đơn vị tăng phái cho Bình Thuận đều di chuyển đi nơi khác. Do đó để thích ứng và chuẩn bị chống lại việc giành dân chiếm đất khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 1/1973, Tiểu Khu đã hoán chuyển Vùng các CKT/Quận như Thiếu Tá Dụng văn Đối từ Hòa Đa về Hàm Thuận, Thiếu Tá Hàng phong Cao từ Hàm Thuận đi Hải Long, Trung Tá Kiều Văn Út từ Hải Long đi Hòa Đa.. Cũng đổi vùng hoạt động của Tiểu Đoàn 248/ĐPQ từ Tuy Phong vào xã Phú Hội-Hàm Thuận, TD275/ĐPQ tại Thiện Giáo ra Tuy Phong thế TD248. Tiểu Đoàn 202/ĐPQ thay thế TD212/ĐPQ trấn giữ Lương Sơn và khu Lê Hồng Phong… Các Đại Đội ĐPQ và Liên Đội Nghĩa quân biệt lập cũng thay vùng. Nhờ sự điều động kịp thời và hợp lý trên, TK/Bình Thuận đã toàn thắng vào giờ G, khi VC đồng loạt tấn công vào 13 Ấp trong tỉnh và sau hai ngày giao chiến, cuối cùng không một tấc đất nào lọt vài tay địch, trái lại Việt cộng đã bỏ tại Đại Nẳm 121 xác chết.

Thành công trên mọi mặt, đem lại hạnh phúc và sự thương mến của đồng bào Bình Thuận trong suốt thời gian làm Tỉnh Trưởng từ 1969-1975 nhưng Ông chẳng những trở thành kẻ thù của Việt cộng mà còn là người không thể đội trời chung của những thành phần phá hoại, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội VNCH 1971 khi công khai ủng hộ Giáo Sư Nguyễn Quốc Biền và Quân Y Sĩ, Đại Úy Đinh Xuân Dũng.

Từ tháng 3/1975 tình hình miền Trung trở nên bi thảm khi Ban Mê Thuột thất thủ, rồi hai cuộc lui quân đảm máu của Quân Đoàn 1 và 2 nhưng Bình Thuận vẫn yên tĩnh và giải giới được đoàn quân di tản ô hợp khi đi ngang qua Phan Thiết.

Ngày 7/4/1975 Tướng Phạm Văn Phú trên đường từ Nha Trang về Sài Gòn đã ghé lại BCH Tiền Phương /TKBT tại đồi Hàn Mạc Tử ở Phú Hài, trước khi Ông tuẫn tiết vì nước ngày 1/5/1975 tại Nhà Thương Đồn Đất. Những ngày ly loạn tiếp diễn dồn dập trong tháng tư đen nhưng ĐPQ+NQ/Bình Thuận vẫn giữ vững phòng tuyến, giúp đồng bào di tản an bình ra khỏi vùng chiến nạn..
Ngày 20/4/1975 hơn 3500 binh sĩ còn lại trong số 13.000 quân của TK/BT được Hạm Đội của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, di tản từ bến tàu Kim Hải tới Vũng Tàu và cùng với các đơn vị bạn tiếp tục chiến đấu tại Phước Tuy cho tới khi bị Dương văn Minh bắt buông súng đầu hàng giặc Hồ.

Những ngày cuối cùng của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa cũng thật thê thảm như thời gian Ông về làm Tỉnh Trưởng Bình Thuận. Ngoài việc bị Hà Nội treo giá cái mạng bằng vàng ròng và đô la, Ông còn bị báo chí đánh hằng ngày vì đã dám dẹp yên Việt cộng tại Bình Thuận, Phan Thiết khiến cho bọn lợi dụng máu xương thương phế binh không còn đất cắm dùi, đám Việt cộng nằm vùng không còn hạnh phúc gia đình vì quê nội, quê ngoại chứa Việt cộng dưới hầm bị mìn Claymore lưu động bứng tận gốc.

Cũng may nhờ Trời Phật độ mạng, Ông đã thoát được bằng tàu đánh cá tại Hà Tiên tới Thái Lan, còn gia đình bị kẹt lại tới năm 1979 mới vượt biển thành công.

Hồ Đinh

Tháng 6/2003

Thành Quả Bình Định Phát Triển tại Bình Thuận 1970-1975

.........................................................................................

NHỜ ANH

Hai chữ “NHỜ ANH” hay “NHỜ ĐẠI TÁ” đã đem lại cho Bình Thuận sự an ninh và phát triển cho dân trong tỉnh, thốt ra không phải chỉ từ người dân mà cả các cấp Quân, Cán, Chính, không chỉ trong tỉnh nhà mà đã được loan truyền qua các tỉnh khác, đến cấp chánh phủ. Thêm vào đó Cố vấn Mỹ cũng báo cáo hàng ngày theo hệ thống của họ.

Nên trường hợp Bình Thuận đã được các giới nêu lên làm đề tài nghiên cứu và học hỏi. Đặc biệt là cuối năm 1973, Đại Sứ Williams Colby, thuộc cơ quan CIA, người có trọng trách cho nhiều chương trình quan trọng tại Việt Nam, đã có thư mời tôi qua Mỹ nói là để tham quan các Thống Đốc tiểu bang Hoa Kỳ nhưng sự thật hoàn toàn khác hẳn vì thời gian đó là lúc Quốc Hội Mỹ tranh cãi về giải pháp – “Cúp viện trợ và tháo chạy khỏi Việt Nam” – nên ông Colby muốn đem tôi làm nhân chứng sống chứng minh cho sự thành công của chương trình PHÁT TRIỂN & VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH, hầu chinh phục Quốc Hội Mỹ yểm trợ cho các chương trình của ông được tiếp tục. Tuy nhiên, qua năm 1974, mặc dầu việc du hành đã được sẵn sàng nhưng phải bị hủy bỏ vì các lý do sau:

#1 - Tôi được tiết lộ là Quốc Hội Mỹ đã biểu quyết “trói tay” Tổng Thống Nixon, không được đơn phương viện trợ cho bất cứ nước nào nếu không có sự đồng thuận của Quốc Hội, dầu chưa công bố rõ ràng là quyết định cắt hết viện trợ cho Việt nam.

#2 – Con trai lớn của tôi, Ngô Quang Lý, Đại Úy phi công, chuyên trách theo dõi, chụp hình các đoàn xâm nhập của Việt Cộng, máy bay đã bị bắn hạ trên bầu trời Bến Cát.

#3 - Mặc dầu phía Mỹ cứ hối thúc là nên đi nhưng Tổng Thống không chấp thuận viện lẽ tình hình rất sôi động, sự vắng mặt của tôi trong ba tuần lễ sẽ có tác dụng không tốt, trong khi đó tổng thống đã gởi qua Mỹ một phái đoàn của Hạ Viện do dân biểu Đinh Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng hướng dẫn qua cầu viện, xin số tiền rất khiêm tốn là ba trăm triệu cho đạn dược, xăng và phụ tùng tạm đủ đề cầm cự nhưng cuộc cầu viện lần cuối cùng này đã hoàn toàn thất bại.

Trên đây là tóm lược vô đề cho bài “NHỜ ANH” vì hai chữ này là một khích lệ, là một huy chương quí giá nhất cho đời binh nghiệp của tôi, dầu là Bảo Quốc Huân Chương cũng chỉ là một bằng tưởng lệ treo trong nhà nhưng câu NHỜ ANH là một bằng tưởng lệ nói lên bao lời cảm kích, cám ơn thốt ra từ các cấp hàng ngày, và ngay cả bây giờ, bốn chục năm sau cuộc chiến trong những lần gặp mặt trong hội hè, hoạt động cộng đồng, đồng hương Bình Thuận tôi vẫn được nghe những lời “TUYÊN DƯƠNG” này và những bản tuyên dương có thể đọc được trong những tập san ÂN TÌNH, đặc biệt trong ÂN TÌNH V, Người lính già 229 đã nêu câu hỏi “BẰNG VÀO CÁI GÌ” mà Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Ngô Tấn Nghĩa đã lập được kỳ công này? “Đây không phải là câu hỏi của Người lính già 229 mà thôi nhưng là của tất mọi nơi, mọi cấp và mọi giới.

Cho tới nay tôi vẫn không thể viết lên trang sử này vì còn kẹt một số nhân chứng đã giúp tôi rất nhiều về tình báo vẫn còn sống tại Phan Thiết cho tới cuối năm 2012. Giờ đây tôi thấy không còn vướng víu vào những liên hệ này nữa nên có thể bộc lộ tâm tình, nói lên bí quyết để thành công, với những tình tiết bí mật mà một số nhân vật đã cộng tác với tôi.

Bài viết có thể dài nhưng vì trong khuôn khổ một đề tài cho tập san Ân Tình nên tôi sẽ hết sức ngắn gọn nhưng không để thiếu nhiều chi tiết.

1 - SỰ CHỈ ĐỊNH BẤT NGỜ - Chưa bao giờ việc chỉ định một sĩ quan đi đảm nhiệm chức vụ Tỉnh/Tiểu khu trưỏng lại có thể quyết định mau chóng chỉ sau cuộc họp cấp Quân Đoàn với hai bộ tham mưu Mỹ Việt kéo dài 3 giờ đồng hồ. Đó là một ngày vào tháng 10 năm 1969, dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Như thưòng lệ, tôi là Trưởng Phòng 2 lên mở màn buổi họp cao cấp Mỹ Việt bằng thuyết trình về tình hình địch bằng ngoại ngữ (được T. Thống cho phép). Trong phiên họp tổng thống đã tiết lộ mục đích buổi hội là thảo luân với các Tướng Việt Mỹ về chương trình “VIẸT NAM HÓA CHIẾN TRANH”.

Vào giờ giải lao, tổng thống hỏi tôi sao từ 5 năm qua tôi vẫn thấy anh còn ở Pleiku mà ít có sĩ quan nào ở lâu như vậy, tôi thưa rằng - tôi không muốn xin thuyên chuyển vì đây là vùng hỏa tuyến mà tôi đã làm việc rất hữu hiệu với chuyên môn tình báo điện tử, phối hợp chặt chẽ với ngành tình báo Hoa Kỳ đem lại kết quả khích lệ cho Quân Đoàn. Kế đó là cuộc họp riêng giữa cấp tướng Việt Mỹ và Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn để thảo luận về chưong trình Việt Nam Hóa và phối trí các lực lượng cùng cấp chỉ huy các đơn vị và các Tiểu Khu Trưởng.

Photo:

Sau cuộc họp quan trọng này và sau khi tổng thống ra về thì tôi được Trung Tướng Tư Lệnh vùng cho hay là tôi được chỉ định đi làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Thuận. Trung tướng kêu Phòng Tổng Quản Trị liên lạc với Phủ Thủ Tướng và Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham mưu để làm lệnh thuyên chuyển và Nghị Định. Thật là tiếng sét bất ngờ, tôi rất ngạc nhiên với cảm xúc lẫn lộn vui mừng và lo ngại. Vui vì đây là một chức vụ có tầm cỡ ngang hàng với một Tư Lệnh cấp Sư Đoàn mà theo bình thường thì tôi chẳng thể nào “vói tới” nhưng nay với hoàn cảnh khó khăn hiểm trở tôi lại phải là người tiền phong – lo ngại vì tôi biết chắc đây là một nhiệm vụ bất khả thi (mission impossible) vì đã 5 năm là Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn, tôi đã cùng Phòng 3, phối trí lượng tăng cường và yểm trợ cho các Tiểu Khu thì hai Tiểu Khu nặng nề nhất là Bình Định ở phía Bắc và phía nam là Bình Thuận - tại hai Tỉnh này ngày nào cũng có giao tranh, tấn công các đồn lẻ tẻ, các đoàn Xây Dựng Nông Thôn, Nghĩa Quân và đôi khi cấp đại đội ĐPQ cũng bị tổn thất khá nặng nề trong các cuộc phục kích, có khi ngay sát nách thị xã. Với hoàn cảnh này tôi vô cùng lo ngại biết rằng khi tới Bình Thuận thì tất cả các đơn vị chính qui của các Trung đoàn chính qui đóng quân tại miền Bắc Bình Thuận, các lực lưọng Mỹ, gồm đơn vị đặc biệt, chiến xa, trong pháo và không quân yểm trợ đóng tại miền nam BT với sự trợ lực hùng hậu cuả Hải quân Mỹ, chạy dài theo bờ biển sẽ rút hết.

Vì ngày nhận nhiệm vụ đã quá gần Tết tôi cố gắng xin đáo nhậm sau Tết.

Trong suốt thời gian trước khi lên đường tôi rất băn khoăn lo ngại không biết rồi đây tôi sẽ đối phó ra sao? Mấy đêm gần như không ngủ, ngồi trước bản đồ Bình Thuận với những điểm VC đóng chốt, thu thuế, những khúc Tỉnh Lộ, Quốc Lộ không thể lưu thông, xe đò phải nằm ụ, đời sống của giới chuyên chở đã bị khó khăn, mọi di chuyển từ Bắc vào Nam Tỉnh phải dùng đường biển. Từ năm 1966,Tôi cũng đã theo dõi tình hình chính trị và tôn giáo đa dạng tại Bình Thuận - tại đây ta phải chiến đấu với thù trong, giặc ngoài, tất cả những biến cố tranh đấu, biểu tình bạo động, diễn ra tại Miền Trung, tại Huế đều diễn ra tại Bình Định và Bình Thuận. Những vị Tỉnh Trưởng / Tiểu Khu trưởng khi về đáo nhậm các tỉnh này đều bị coi là “bọn tàn dư, tay sai của Mỹ-Thiệu về để đàn áp phật giáo”. Tôi không có người quen thuộc tại Bình Thuận nên không có tin tức và người có thể góp ý kiến, may sao đã kiếm được mối dây liên hệ với Bình Thuận là lúc đó con gái học tại trường dược cho biết có ông thầy người Bình Thuận là giáo sư Trương Văn Chôm, tôi lập tức xin gặp giáo sư để làm quen, giáo sư rất vui vẻ cởi mở và khi tôi tiết lộ rằng tôi có nhiệm vụ lo cho an ninh và phát triển tỉnh Bình Thuận nên cần có được những nhân sĩ địa phương để cộng tác lo cho dân thì giáo sư tỏ ra rất tán thành ý kiến này và tiết lộ rằng ông có ông anh vợ là một cư sĩ Phật Giáo có uy tín trong cộng đồng Phật Giáo là ông Bảy Hoành và ông sẽ giới thiệu tôi cho ông này. Không đầy một tuần sau tôi gặp ô. Bảy Hoành tại Sài Gòn. Việc đầu tiên của tôi là tấn công “Tình cảm” bộc lộ tâm tư của người “Phật tử” có “cơ duyên” ra phục vụ đồng bào Bình Thuận. Tôi hứa liên lạc mật thiết với Phật Giáo, lắng nghe ý kiến của đồng bào để áp dụng đường lối thích hợp. Anh Bảy tỏ ra rất hoan hỉ tiếp đón đề nghị của tôi với niềm hân hoan khi chia tay, riêng về phía tôi cũng rất mừng đã đặt căn bản để hòa dịu hy vọng vô hiệu hóa chiến tranh chống “giặc trong”.

Photo:

Trước khi đáo nhậm Tỉnh và Tiểu khu tôi đã thảo luận rất kỹ càng với Cố Vấn của P.2, người đã cùng tôi áp dụng mọi kỹ thuật tinh vi của điện tử để chụp hình, theo dõi các vị trí đóng quân, mọi sự xâm nhập di chuyển của địch và xin phi tuần B52 trải thảm xuống đầu địch. Chúng tôi đã đạt được kết qua vô cùng giá trị. Tôi trình bày giờ đây tôi phải đi lãnh trọng trách khó khăn mà các đơn vị chính qui của Việt Nam cũng như các đơn vị yểm trợ hùng mạnh của Mỹ sẽ rút đi nên chỉ còn mong đợi vào sự hỗ trợ của tình báo kỹ thuật. Họ rất hoan hỷ để yểm trợ với sự tham gia của mọi đơn vị chuyên môn, họ là thành phần đầu tiên tiết lộ cho tôi biết là nơi mà tôi tới sẽ có đơn vị tình báo Hải Quân với các chiến hạm của Hạm Đội 7 chạy dọc theo bờ biển Việt Nam với những khẩu hải pháo có tầm xa có thể bao trùm toàn lãnh thổ Bình Thuận, họ hứa sẽ biệt phái cho tôi một chuyên viên để phối hợp khi cần biết rằng về kỹ thuật tôi đã tham dự hai khóa tình báo Mỹ tại Okinawa Nhật và khóa Tình báo cao cấp cho đồng minh tại Fort Holla Bird tại Hoa Kỳ.

Ngày đáo nhậm Bình Thuận đã đến, trên máy bay tôi băn khoăn lo lắng, thấy tương lai còn mờ mịt, tự hỏi có phép lạ nào có thể giúp đảo ngược được tình thế như vậy, nhưng thôi hãy cương quyết ôm hai chữ “CHẤP NHẬN” vì “DANH DỰ và TỔ QUỐC” và tin tưởng vì không còn cách nào khác ngoài sự dấn thân.

Cảm tưởng đầu tiên khi đặt chân tới Tỉnh thấy đây đâu phải là Tòa Tỉnh mà là một tiền đồn vì chung quanh toàn là bao cát chất cao nghệu và hàng rào kẽm gai chằng chịt chung quanh, ngăn cách các nơi làm việc giữa Văn Phòng Tỉnh và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu mà vị tiền nhiệm khi qua lại đã dùng xe jeep với cận vệ sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.

Trong những ngày bàn giao, ngoài giờ thảo luận tôi đã ra ngoài đi thăm dân cho biết sự tình, quan sát các hoạt động hàng ngày, tới chiều tối đi ra vòng đai thị xã và đã chứng kiến những đoàn người về thị xã ngủ cho được an toàn . Những đoàn xe Honda chở đôi, chở ba, trên xe có đủ loại màu sắc: binh sĩ, cảnh sát, cán bộ XDNT, kể cả cấp Trung và Đại Đội Trưởng. Ngày sau thuật lại chuyện quan sát cho anh tiền nhiệm nghe, anh khuyên tôi nên thận trọng và muốn ra tới cầu Phú Hài thi hãy cần xe cơ giới yểm trợ. Tuy nhiên, tôi vẫn đơn phương tiếp tục du hành quan sát những ngày kế tiếp. Những nhận định này đã giúp việc thiết kế được sát với hoàn cảnh hơn.

QUAN NIỆM HÀNH QUÂN – Quan niệm rằng ta không thể có cơ thắng thế về quân sự vì các lực lượng yểm trợ đã bi lấy đi theo chương trình VNHCT (Việt Nam Hóa Chiến Tranh) khiến binh sĩ bị giao động về tinh thần chiến đấu vì khi lực lượng hùng hậu còn ta vẫn bị thụ động mà nay lực lượng yểm trợ không còn nữa nên địch sẽ lên tình thần và sẽ tăng cường tấn công và phá hoại. Vì lý do chính yếu và thực tế đó tôi phải chuyển qua chương trình “GIẢI ĐỘC”, nói cách khác là “PHẢN TUYÊN TRUYỀN” nhưng giải độc hay phản tuyên truyền đã là công việc hàng ngày của các cơ quan chính phủ và quân đội chỉ đem lại những kết quả khiêm tốn nay với tình thế đặc biệt khẩn cấp tôi phải nâng lên thành chiến tranh cân não hay chiến tranh QUỐC - CỘNg và muốn thi hành ý nguyện này tôi phải là người dấn thân hướng dẫn thi hành.
Lúc này người dân và quân đều mù mờ về ý thức chống cộng nên cộng sản đã dùng chiêu bài “CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC” để tuyên truyền lôi cuốn gây tác hại đáng kể cho ta.

Kế hoạch đã định, tôi ra lệnh triệu tập cuộc họp “CẤP TRƯỞNG” nghĩa là bên Hành Chánh, Xã Ấp cũng như quân đội ĐPQ + NQ + CS và XDNT bất cứ người nào chức vụ có chữ trưởng đều được mời. Cuộc họp đã có được trên 2500 người tham dự. Trong buổi họp kéo dài tôi đã trình bày rõ tình hình và hoàn cảnh hiện tại và nói rằng nếu ta không có sự thay đổi dấn thân thì tình hình càng ngày càng bi đát hơn hiện nay với các trục lộ giao thông bị bế tắt, CS công khai thu thuế nhiều nơi, viêc chuyển vận từ Nam lên Bắc phải dùng ghe thuyền, đêm thì các đồn bót co rút trong đồn, ngoài âp CS mặc tình thao túng, tôi cũng không giấu giếm là các lực lượng chính qui và Mỹ sẽ rút đi hết rất gần đây mà ta phải tự lực cảnh sinh vậy chúng ta phải đặt nặng tinh thần trách nhiệm và hy sinh hướng về các ấp dùng chiến thuật của CS là “GIẶC LÙI TA TIẾN, GIẶC TIẾN TA LÙI” để phản công chúng nhưng ta quyết không lùi mà chỉ có tiến. Tôi biết các em đã có số người bị giao động, tinh thần hoang mang nhưng các em sẽ không bị cô đơn vì tôi là người xung phong đi với các em đến các ấp, bất kể gần xa, hẻo lánh sẽ có sự hiện diện cuả tôi trong giờ phút khẩn trương.

Những ngày sau buổi hội, tôi bắt đầu thực hành liền, bất thần tới những đồn cấp Trung đội và Đại đội khi vừa xẩm tối, vì bất thần đơn vị chạy tán lo ạn thay quân phục để vào hàng trình diện, trong những ngày đầu có những đơn vị bị thiếu quân số đáng kể nhưng rồi tiếng báo động truyền khẩu đã loan đi tới các đơn vị khác cho nên những ngày sau đó sự vắng mặt đã giảm thiểu. Tôi tỏ ra thân thiện, thương yêu binh sĩ và tâm tình, thăm viếng vỗ về, ủy lạo các cấp nên chẳng bao lâu các em đã tặng cho tôi biệt hiệu “ÔNG GIÀ” độ lượng đầy tình thương. Sau này tôi đi ngủ ấp binh sĩ không còn sợ sệt mà tỏ ra mừng rỡ.

Trong khi tôi kiểm tra đơn vị và tâm tình với các em quân nhân thì giàn loa phóng thanh được thiết trí, đầy đủ cho cả ấp nghe sau khi đồng bào đi làm đồng áng về vừa cơm nước xong là tôi bắt đầu lên tiếng vấn an đồng bào và chiến sĩ trong xã, ấp, buổi nói chuyện nhấn mạnh về đề tài CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC.

Anh chị em ấp... thân mến,
Tôi Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh trưởng Bình Thuận, đêm nay về ấp thăm và tâm tình cùng anh chị em, để chia sẻ nỗi niềm tâm sự, giải tỏa những thắc mắc, khó khăn và bực tức mà đồng bào phải chất chứa trong lòng, không dám tỏ cùng ai, đó là nguồn gốc nảy sanh ra sự căm thù, oán hận. Vì vậy nên tôi đã quyết đi từng ấp và tất cả các ấp trong tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi biết đồng bào đang gánh chịu một cổ hai tròng, Việt cộng đã sách nhiễu, bắt đóng góp quá nhiều để nuôi quân và nhất là cho quỹ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC. Vì vậy tôi thấy vấn đề rất quan trọng, nêu ra đây một số câu hỏi rất thực tế và giản dị để đồng bào hiểu được sự láo khoét của chúng.

Nước nào đã đánh bại nhóm quân phiệt Đức - Nhật đề chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ hai?
Sau chiến tranh các nước Á châu đã được đã được trả lại độc lập cho xứ sở họ và đã củng cố nền độc lập, bầu cử tự do nhưng tại sao HCM lại bắt dân tộc ta phải tiếp tục chém giết nhau, phải cưỡng nhận chế độ Cộng sản, tiêu diệt tất cả những ai không theo chúng, hãy kiểm điểm lại ấp mình đây đã bao nhiêu người bị áp sát, bắt cóc và bao nhiêu gia đình giờ này còn tang chế.
Ta hãy nhìn kỹ tấm gương sáng tại hai nước láng giềng là Nam Hàn và Nhật Bản. Nhật Bản là tội phạm chiến tranh, đã chiếm đóng hà khắc trên nhiều nước Á Châu kể cả Việt Nam ta nhưng khi bị Mỹ đánh bại rồi Mỹ đã không chiếm cứ, đô hộ Nhật mà trái lại đã giúp cho Nhật nhân tài, kỹ thuật chuyên môn để sản xuất đủ mọi thứ từ máy thâu thanh nhỏ cầm tay tới xe hơi, cơ giới hạng nặng và bất cứ những gì nước Mỹ có thì Nhật cũng sản xuất được mà sản xuất mạnh ngang hàng với Mỹ nhưng sức tiêu thụ lại mạnh và mau hơn vì giá thành lại rẻ hơn đồ Mỹ nên chẳng bao lâu sau chiến tranh nước Nhật đã thành một cường quốc kinh tế sắp hạng nhất nhì trên thế giới.
Tại vùng thôn quê hẻo lánh này giờ này quí vị hãy ngó chung quanh nhà, thấy tất cả vật dụng ta dùng, từ máy thâu thanh lớn nhỏ, máy truyền hình đến những món lớn như Honda, máy cày, phương tiện phổ thông di chuyển... tất cả đều sản xuất từ Nhật Bản.

Tấm gương thứ hai với hoàn cảnh rất giống Việt Nam ta đó là nước Triều Tiên (Đại Hàn) với hai vùng gọi Nam Hàn và Bắc Hàn. Hai phần đất này cũng được độc lập tự do sau Đệ Nhị thế chiến năm 1945 nhưng hai Miền có hai ảnh hưởng khác nhau, Bắc Hàn thì thiên về Cộng sản Nga – Tàu, trong khi Nam Hàn cương quyết giữ thể chế tự do thân phương tây nhưng chỉ được 5 năm sau tức năm 1950 tháng 6 - Quân Trung cộng đã xúi Bắc Hàn phải “GIẢI PHÓNG NAM HÀN” để CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC với quân của hai nước dùng chiến thuật biển người tràn xuống Miền Nam như nước lũ chỉ trong mấy ngày đã chiếm được thủ đô Hán Thành và đang tiếp tục tiến về nam gần tới điểm cuối cùng ra biển, thì Mỹ đã kịp thời phản công, lộ quân Mỹ dưới quyền Tư Lệnh Tướng MacArthur đã đổ bộ cắt ngang giữa Nam và Bắc Hàn, đánh xuống tiêu diệt đại bộ phận liên quân Trung Cộng - Bắc Hàn và tiếp tục đánh ngược lên Bắc, cuộc chiến qua lại đã kéo dài ba năm 1950 -1953, rốt cuộc Bắc Hàn phải cố thủ tại vĩ quyến 38, ranh giới cũ nhưng đã sát hại trên hai triệu dân. Rồi 17 năm sau cho tới hiện tại, Bắc Hàn với chế độ cộng sản độc tài hà khắc khiến dân Bắc Hàn phải chịu khốn đốn và hàng triệu người chết đói triền miên năm này qua năm khác ngay cả trong hiện tại trong khi đó Nam Hàn đã thành quốc gia có nền kinh tế, kỹ nghệ gần theo kịp với Nhật Bản. Đó là những bằng chứng cụ thể, trước mắt, không thể chối cãi.

Mong đồng bào lắng nghe, ngay cả cán bộ cộng sản, giờ này có thể các anh ở trong hay ngoài ấp hãy nhìn thẳng vào thực tế, suy nghĩ cho chín chắn và sâu xa, nhìn rõ sự thật và hãy trở về làng cũ lo cho gia đình và cha mẹ.

Bài tâm sự này của tôi sẽ được in ra rất nhiều bản, được phổ biến rộng rãi không những trong các ấp mà sẽ được rải trên các vùng rừng núi trong toàn tỉnh. Tôi thiết tha kêu gọi sự hồi tỉnh của các anh, tôi biết các anh còn đắn đo, nghi kỵ sợ bị lường gạt kêu gọi các anh về rồi bị hãm hại nhưng tôi bảo đảm với các anh đây là lời gọi tâm huyết, các anh có thể cầm thơ kêu gọi của tôi tới bất cứ nơi nào xã, ấp hay thị xã và cho hay rằng các anh đáp lời mời của tôi về thăm bà con trong 15 ngày, hay nhờ bà con liên lạc trước với tôi, trong dịp này các anh có quyết định ở lại luôn hay tự do trở về lại chiến khu.

Rồi lời tâm huyết với bốn chữ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC đã được rải trên các mật khu trong toàn tỉnh, trong khi đó tôi đã phối hợp các cơ quan đến các ấp lo Dân Sự Vụ, nhất là lúc chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG vừa mới được ban hành.

Lần lượt dù ngày hay đêm tôi đã đi qua được hết 173 ấp trong toàn tỉnh. Kết quả kêu gọi của tôi đã thành công bất ngờ nhưng rất bí mật và âm thầm. Không ai ngờ là các là các bô lão tại Phan Thiết thường ngày không ưa chính quyền và tới văn phòng tỉnh với vẻ mặt sát khí đằng đằng, nay lại tới tâm tình với Đại Tá Tỉnh Trưởng, thì ra các cụ thổ lộ là có thằng cháu muốn đáp ứng lời kêu gọi của Đại Tá trở về và tôi đã bảo đảm với nó là lời kêu gọi của Đại Tá rất thành khẩn và tôi sẽ bảo đảm cho nó.

Tới đây thì tôi lại dùng xảo thuật khác nói -- tôi sẽ giúp các cháu nhưng cần phải lo an toàn cho nó vì nếu nó về thẳng Phan Thiết thì sợ Việt cộng sẽ ám hại gia đình nó, nên tôi đề nghị các ông là cho cháu về Sài Gòn, tại một địa điểm như Cầu Ông Lãnh, nơi lui tới của các ghe cá, mắm của Phan Thiết rồi mình sẽ kín đáo gặp nó, ở đó tôi sẽ nghe nó nói tại sao nó muốn về và tinh thần của những người còn lại như thế nào? Thế rồi những cuộc gặp đã được sắp đặt, mỗi tháng tôi phải về Saigon. Tôi đã cố giữ bí mật bằng cách cho tài xế và con trai Lễ đi du hí, tôi tự lái xe đi tới chỗ hẹn với hai cảnh sát chìm của Ty Cảnh Sát Quận 5 theo dõi ngầm từ xa xa. Mặc dầu bảo mật tối đa, nhưng bất ngờ cũng bị lòi đuôi vì các cụ tới nhà tôi tình cờ gặp tài xế và anh hỏi:

-- Thưa Đại tá có việc gì mà có các ông như Năm Tho, Phan Vũ Lộc v.v... tới tìm Đai Tá?

- Đó là chuyện lạ đối đối với chú tài nhưng tôi chỉ phớt tỉnh trả lời 'vì các ông có hứa khi có dịp đi Sài Gòn sẽ ghé thăm' thôi.
Trong dịp gặp gỡ với những cán bộ muốn hồi cư tôi vận dụng hết tình cảm để thâu đưọc những chi tiết quí giá như: Những đêm phát thanh ở ấp của tôi rất hữu hiệu, Việt cộng cứng họng không thể có lập luận phản biện, chúng đã ra lệnh cho các cán bộ hạ tầng địa phương rút về vùng an toàn, các đồng đội phải dòm ngó nhau di chuyển cặp kè chận đứng mọi sự đào ngũ nhưng có nhiều trường hợp đào ngũ đã xảy ra. Tinh thần bộ đội giao động vì các cuộc pháo kích quá chính xác, lại thường xuyên hơn trước kia nên chúng nghi có nội gián phải di động bất ngờ. Các mũi công tác bị tổn hại nhiều vì mìn tự động, sợ đến nỗi khi xâm nhập ấp phải đem theo một xấp giấy trắng dễ thấy ban đêm, người tiền đạo phải rải trên đường xâm nhập vô ấp và khi đi ra cũng phải ngó theo đường cũ nhưng vẫn bị chạm mìn. Hiện tình họ rất lúng túng, hoang mang, giao động.

- Lúc này là lúc tôi “đầu độc” trở lại đưa ra những tin kinh hoàng như: “anh biết tại sao pháo kích lại quá chính xác không? Vì tôi được trang bị nhiều máy điện tử tối tân, thí dụ như máy phát giác những điểm nóng, chỗ nào có đóng quân là có nấu nướng, máy tầm nhiệt sẽ phát hiện điểm nhiệt lên trên màn hình, thêm vào đó cũng có máy theo dõi sự di chuyển của các đoàn quân, hay tiếp tế dầu đêm hay ngày... nên đã làm tê liệt được mọi mưu toan tấn công. Tinh thần như vậy còn đâu ý chí tấn công mà chỉ lo chạy. Bình Thuận được an toàn ngày đêm là vậy.
Trên đây là sơ kết thành tích trong sáu năm cho Bình Thuận, nhưng một con én làm sao đem lại được mùa xuân! Tôi đã thành công nhờ sự cộng tác chân thành của mọi giới và các tôn giáo.

A- QUÂN ĐÔI – Đoàn kết keo sơn với tinh thần kỷ luật cao độ, mặc dầu có số sĩ quan xuất thân từ các khóa đàn anh tại trường VÕ BỊ QUỐC GIA như Trung Tá Phong, khóa 3, Trung Tá Út khóa 7, Trung Tá Luông khóa 8, một khóa với Thiếu Tướng Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn. Tôi thuộc khóa 9 nhưng sắp về tuổi tác tôi lại là người cao niên và giàu kinh nghiệm hơn hết.

B - HÀNH CHÁNH – Tôi đã có được những Đốc sự, trẻ tuổi, can đảm dấn thân, hăng say tham gia mọi công tác dân sự và hành quân theo quân đội. Có lần để thay thế ông phó Tiên xin thuyên chuyển về Bình Dương, Bộ Nội Vụ gởi ra một Đốc Sự cao niên, ông đã đi nhiều tỉnh và tại Bộ Nội Vụ, có gốc lớn ở Trung Ương mà tỉnh nào cũng phải vị nể. Bắt đầu làm việc được hai tháng, một hôm ông đem chồng giấy tờ qua văn phòng tôi và bắt đầu đòi hỏi điều kiện, ông nói đại tá ủy nhiệm cho tôi ký giấy tờ để tôi có thể “Lo” cho Đại Tá, tôi trả lời ông

“Cám ơn ông phó, khỏi cần lo cho tôi vì tôi muốn ký những giấy tờ gì thuộc về quyền hạn và trách nhiệm của Tỉnh trưởng.

Tôi không dám phán đoán về chữ "lo" mà ông sử dụng vì nó có thể bao hàm dụng ý khác nhau, nhưng ngày sau tôi bay vào trình với Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm xin thuyên chuyển ông phó vì ông không có khả năng đi hoạt động với tôi tại xã ấp.
Thủ tướng chỉ hỏi tôi một câu bây giờ anh đề nghị ai? Tôi trình ra tên ông Phạm Ngọc Cửu, Chánh Văn Phòng, người tôi đã quan sát từ ngày nhậm chức và trước đó đã có nhiều thành tích xông pha cho Binh thuận. Thủ tướng ra lệnh cho ông Chánh Văn Phòng gọi Bộ Nội Vụ làm lệnh. Kể từ đó ông phó đã phối hợp, điều hòa nền hành chánh với các ty sở với sự đoàn kết khăng khít giữa các ngành chuyên môn, phối hợp nhịp nhàng và thương yêu giữa các Đốc Sự trẻ tuổi.

C-TÔN GIÁO – Tôn giáo thì nhiều nhưng không phức tạp, từ ngày đầu tôi đáo nhậm đã đi từng đơn vị chính như nhà thờ, chùa Phật và chùa Chàm và đâu đâu tôi cũng được sự đón nhận thân tình. Phía người Hoa được phép tổ chức “RƯỚC ÔNG” một tục lệ cổ truyền nhưng họ không được phép thực hiện từ nhiều năm qua, nay họ được phép làm lễ mà lại được RƯỚC ÔNG vào cả tòa Tỉnh họ vui mừng xiết kể, tôi không ngại đêm tối và an ninh tôi đã tới chủ tọa cuộc đấu bóng rổ với Chợ Lớn.

Với giới ngư phủ, mỗi khi có cá ông “lụy” tôi đều tới tham dự lễ phát tang, chôn cất.

Khi tới Phan Thiết anh Bảy Hoành đã ân cần giới thiệu tôi với các giới có uy tín với Tỉnh hội Phật giáo. Món quà đầu tiên của tôi là số thực phẩm CARITAS được đem tới chùa Tỉnh Hội tặng cho Phật tử. Tại sao lại có việc trái khoáy như vậy? Vì tôi đã bay ra Nha Trang trình với Đức cha (Hồng Y) Nguyễn Văn Thuận kế hoạch hài hòa tôn giáo của tôi làm sao vô hiệu hóa vấn đề TRANH ĐẤU, xuống đường. Nghe xong Đức cha rất đồng ý và ngài đã vượt qua giới hạn của Tòa thánh, chập nhận lời thỉnh cầu của tôi. Đức cha đã có cảm tình với tôi từ trước từ sau ngày Tổng Thống Diệm bi thất sủng, tôi đã lo cho gia đình ngài và khi người em ruột ngài là Thiếu Tá Nguyễn Linh Tuyên, một sĩ quan Quân Cụ bị đày đi Pleiku với lệnh cho đi đơn vị tác chiến nhưng khi tới Pleiku tôi đã bảo lãnh đi theo tôi làm tại Phòng Nhì.

Với Tỉnh hội Phật giáo tôi leo thang hơn nữa bằng cách tiết lộ kế hoạch thiết trí tượng Phật bà cao 12 m trên lầu Ông Hoàng, tượng dơ tay, đăm chiêu nhìn ra biển lo âu, như sẵn sàng đón nhận, độ trì cho những đứa con ngư phủ trong lúc gặp phong ba bão táp. Khi pho tượng đã hoàn thành bên Tỉnh hội đề nghị mời bên Ấn Quang ra khánh thành tôi cũng tán thành. Buổi lễ an vị tượng đài đã được diễn ra vô cùng long trọng với hàng ngàn Tăng Ni và Phật tư cung nghinh. Các bạn bè trong Sài Gòn rất lo ngại cho tôi hỏi tại sao dám gồng mình như vậy không sợ bị “bay” sao?
Tôi nói tôi có bổn phận nắm dân tạo hậu thuẫn trong dân càng nhiều càng tốt. Cộng sản tỏ vẻ tức tối về vụ này đã tung tin đầu độc vào Trung Ương xuyên tạc việc làm của tôi nhưng đa số đều tán thành cho đây chỉ là một xảo thuật chính trị được tán đồng.

Việt cộng/Cộng sản vẫn không chịu buông tha, chặt đầu này chúng mọc đầu khác, không bao lâu sau đó chúng đã xúi học sinh trường Phan Bội Châu đi rải truyền đơn kêu gọi người dân chống chánh quyền và kêu gọi tham gia phong trào CHỐNG MY CỨU NƯỚC, hai học sinh đã bị cảnh sát bắt, Ông Cò Nhị đã cho tôi hay là đám này hoạt động do xúi giục mà không có tổ chức đằng sau, trong lúc đó thày Vĩnh Giêng đã xăng xái theo dõi diễn tiến cuộc điều tra nhưng hậu ý không phải là để lo cho học trò mà có ý tìm kẽ hở nếu học sinh bị tra tấn hay bị xử tù thì sẽ có phong trào sinh viên xuống đường chống chánh quyền đàn áp sinh viên.

 photo pbcpt1_zpszrbmjx6v.jpg

Nhưng tôi đã biết nguồn gốc đấu tranh của thầy nên lạnh lùng trả lời còn đang đợi cuộc điều tra kết thúc. Bất ngờ cho dân chúng Phan Thiết là tôi đã trả tự do cho hai học sinh bằng cách tập họp toàn trường PBC với tất cả các thầy cô và học sinh lại để nghe hát bài CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC trước khi trả tự do cho hai học sinh này với lý do các em học sinh ngây thơ đã bị bọn VC/CS lợi dụng, nhưng chính quyền không nỡ trừng phạt các em, e sẽ cắt đứt tương lai thăng tiến của các mầm non cho thế hệ mai sau. Nghe đâu hai học sinh này cũng có mặt tại Mỹ.
Đối với Công giáo bất cứ hoạt động ở ấp nào tôi cũng đến thăm nhà thờ hàn huyên vớí các Cha tôi cũng đã yểm trợ trong các ngày lễ,có vài Cha như Gò Bồi, Thuận Nghĩa, nhất là cha Thiện Giáo, trước những ngày lễ Cha đều tới Đại Tá:

-- Đại tá ơi, giáo dân đi làm ngoài rẫy phát hiện được VC cấp Tiểu Đoàn đóng cách đây vài cây số.

Biết rằng thâm ý Cha chỉ muốn che dù trước khi mưa nhưng tôi cũng vui vẻ trả lời

-- Cha cứ yên chí đêm thánh lễ thế nào cũng có Đại Tá Tỉnh Trưởng tham dự.

Và rồi tôi đã đến và được phường “TRẮC” dàn chào danh dự.

Đối với Công giáo không hề có chuyện gì xảy ra xích mích với chánh quyền và đã sống với nhau như một gia đình. Tôi là vị Tỉnh Trưởng đầu tiên đạt cho được một dân biểu Công giáo.
Đối với sắc tộc Chàm, tôi cũng chia sẻ đồng đều thăm viếng như các tôn giáo khác, tôi rất thương mến các “CẢ” và ngược lại cũng được các “CẢ” quí mến, đã đi sâu vào các chùa tham dự các lễ quan trọng, cũng tham gia đám ma của dân tộc Chàm, theo tục lệ chôn người nằm xấp mà dân bản địa nói là khi nào có xét đánh thì thây sẽ được lật ngửa trở lại. Tôi nhớ mãi những nụ cười của các Cả, nhất là cả Tào và cả Thường Hòn mỗi lúc tôi tới thăm chùa đều nói “Đại tá rất thực tế”.
Tôi không hiểu thế nào là thực tế, có lẽ mỗi khi tới thăm chùa tôi “dúi” chút ít gọi là để cúng kiến và tu bổ chùa?

Đảo Phú Quí là nơi xa đất liền xưa nay vẫn ít có vị Tỉnh Trưởng thăm viếng vì muốn liên lạc phải dùng ghe thuyền, sóng gió bất thường nên rất khó khăn cho việc tải thương, bệnh nhân cần cứu cấp cũng như sản phụ gặp khó khăn trong khi sinh nở, đã có những trường hợp phải tử vong. Từ khi về Bình Thuận nhờ có sự ngoại giao mật thiết với cố vấn đoàn của Mỹ, tôi đã nhờ cung cấp trực thăng của USAID để thực hiện những cuộc viếng thăm đảo để tiếp tế, chở phái đoàn y tế lo sức khỏe cho đồng bào, lúc đầu có Mỹ đi theo chứng minh là họ sử dụng vì họ tính mỗi giờ trực thăng trên trời phải chi phí 400 đô la, sau lần hồi tôi được sử dụng tự do vì sự kính nể của họ đối với sự hoạt động hăng say và tận tình của tôi.

Năm sau tôi đã được biệt phái một trực thăng của Không Quân Việt Nam để dùng làm máy bay chỉ huy, tôi đi thăm Phú Quý thường hơn và mỗi lần đều chở về tỉnh những cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và sản phụ, trực thăng đã trở thành phương tiện thông thường cho người dân trên đảo, mỗi khi có trường hợp khẩn trương đều ới ông “GIÀ” nên tôi đã tạo được nhiều thiện cảm và biết ơn của người dân ngoài đảo. Vì quá thương tiếc nên sau ngày tháng Tư, 1975, khi bị đày đọa trong tù người dân Phú Quý vẫn còn kể cho nhau những chuyện hoang đường nào là Đại Tá Nghĩa vẫn còn chỉ huy anh em trong vùng Bình Tuy-Bình Thuận, nào là cán binh Cộng sản nói là vẫn còn thấy trực thăng Đại Tá Nghĩa bay trên đầu v.v…

Tôi đã mời Tổng Thống Thiệu ra thăm dân tình ngoài đảo, và trong lúc hàn huyên tôi đã đề nghị kiến thiết đảo, thành một phi trường bao hết chiều dài của đảo, phi trường này sẽ có tác dụng cho các Công ty dầu hỏa lập văn phòng điều hành và phi trường có thể xử dụng như một Hàng Không Mẫu Hạm cố định, chứa các phóng pháo cơ cho đơn vị không quân đồng minh, có thể dùng căn cứ này để đi trừng phạt địch quân trên các nước liên bang không cần phải mướn những căn cứ chiến lược như Utapao ỏ Thái Lan, Phi Luật Tân v.v… Tỉnh sẽ có nguồn lợi to lớn, có thể chi viện lớn cho quốc gia, nhưng tổng thống nói là 'đã quá muộn màng'.

Chuyện dài Bình Thuận còn quá nhiều nhưng trong bài này, chính yếu chỉ là để trả lời câu hỏi hiếu kỳ của đồng bào và chiến hữu: BẰNG CÁI GÌ MÀ ĐẠI TÁ TIỂU KHU TRƯỞNG NGÔ TẤN NGHĨA LẬP ĐƯỢC KỲ CÔNG NÀY? Trong bài ngắn gọn “CHUYẾN SĂN ĐÊM”.

Người Lính Già 229 đã cô đọng những điểm chính trong kế hoạch của tôi như “Khi về nhậm chức năm 1969, việc đầu tiên của Đại Tá Nghĩa là bằng mọi giá phải lập lại an ninh trong toàn lãnh thổ Tính. Con đường QL1 xuyên qua Bình Thuận được khai thông hoàn toàn vào năm 1970 những xe đò có thể hoạt động trở lại, những đoàn quân xa di chuyển hàng ngày không còn bị phục kích. Đời sống người dân trong Tỉnh trở lại bình thường. VC bị đẩy lui về các mật khu của chúng. Cũng chừng đó đơn vị cơ hữu chiến đấu nhưng dưới sự chỉ huy quả cảm, biết dấn thân mình tới các tiền đồn heo hút. Sự có mặt của vị đầu Tỉnh là liều thuốc kích thích tinh thần binh sĩ chiến đấu lên cao độ. Họ không còn cảm giác bị bỏ rơi, vì biết cấp chỉ huy cao cấp của mình cũng đang có mặt nơi nào đó, nơi tiền đồn heo hút, hoặc đang có mặt ở một thôn xã hẻo lánh như La Gàn, Lương Sơn, Chợ Lầu, Cây Số 25, Gió Ngàn Phương hay Vĩnh Hảo.

Những đêm thăm viếng bất ngờ như thế làm cho các đơn vị trưởng địa phương không dám lơ là bỏ đơn vị, và quân số phải luôn luôn đầy đủ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong đời binh nghiệp tôi chưa thấy vị chỉ huy nào phục vụ tân tụy như thế. Tôi đã chứng kiến nhiều lần Đại Tá đến với đơn vị tôi âm thầm lặng lẽ, nhiều lúc vào tám, chín giờ tối làm các vị Tiểu Đoàn Trưởng hoặc Liên Đội Trưởng phải ngạc nhiên. Sau khi ông đi qua Chợ Lầu bằng chiếc Jeep do con trai Lễ lái, anh cũng là người cận vệ tin cẩn của cha mình, cùng với hai Âm thoại viên. Đường từ Chợ Lầu đến Phan Rí Cửa phải băng qua Quán Mía, Khu ba Liêm Bình, khi trời xụp tối vạn phần nguy hiểm, thế mà ông vẫn đi một cách bình thường.

Một lần vào mùa hè năm 1971. Đại tá đến Yếu Khu Phan Rí Cửa bất thần khoảng 8 giờ tối. Đại úy Nguyễn Đình Thụy, Liên Đội Trưởng 2/8 ĐP hỏi Đại tá và anh em tùy tùng có ăn gì chưa, Đại tá trả lời 'không cần lo' và ông nhắc lại chỉ thị của ông mối khi tới thăm đơn vị là với “HAI KHÔNG = Không dàn chào và không ăn uống vì lý do “bất ngờ và bảo mật”.

Đại Tá hỏi tình hình bố phòng khu vực thế nào nhất là khu Lâm Lộc, Thượng Văn. Dĩ nhiên Liên Đội Trưởng phải nói là rất tốt, các mũi đột nhập vào Lâm Lộc đã bị chận đứng, với bốn Trung Đội Nghĩa Quân bảo vệ Lâm Lộc và Đại Đội 730/ĐPQ bảo vệ Hội Tâm thật an toàn. Đại tá rất lấy làm hài lòng và nói hôm nay tôi muốn đi săn tại dốc Hội Long…. Nếu đổi lại tôi với cương vị của ông, tôi không dám đi săn như vậy; Nghe anh em Nam Bình thuận kể lại, có lần ông đã cùng TT Nguyễn Văn Thiệu đi săn ở cây số 25. Thú thật tôi ái mộ sự can đảm của hai vị vô cùng. (hết trích).

 photo a Phng Quacircn_zpsblwh1yax.jpg Nói tới cây số 25, sở dĩ tôi vào rừng đó nhiều lần vì tôi đã đặt được vị trụ trì ở đó theo dõi và báo cáo đồng đều cho nên tôi mới mạnh dạn mời TT Thiệu đi để chứng kiến việc làm tình báo cao siêu. Có lần tôi ra lệnh cho Đại Úy Sâm Đại Đội 290 hành quân tảo bạch hóa khu CS25, Đại Úy Sâm tỏ vẻ ngại ngùng, không phải vì sợ địch nhưng nói rằng em ngại vì đơn vị em thành phần đa số là Công giáo nếu vào tảo thanh trong chùa e có phản ứng bất lợi, tôi bảo đảm đây là theo lời yêu cầu của chính vị trụ trì trong chùa, ông tiết lộ là không chịu nỗi Việt cộng vì chỉ có bảy thằng ở đây có bốn tiểu liên và ba súng trường để đón nhận tiếp tế và đoàn xâm nhập đổ bộ lên đây và bọn này có nhiệm vụ làm liên lạc hướng dẫn về mật khu ĐĂNG GIA, nhưng bọn này rất hỗn xược, ăn cả gạo và rau cỏ của nhà chùa trồng, nhiều khi còn bắt thầy khiêng vác phụ nữa, cho nên vì uất ức thầy muốn tiêu diệt tụi nó. Tôi cũng đã cho thầy biết là Hải Quân Mỹ đã toan san bằng chùa nhưng tôi không cho nói là phải để làm mục tiêu theo dõi, hơn nữa theo đức tin của người Việt Nam thì phá chùa hay nhà thờ là điều cấm kỵ. Vụ này Đại Úy Sâm đã trường thuật trong tập san Ân Tình số trước, đọc giả có ít người để ý và đã hỏi tôi và tôi đã xác nhận.

Hồng nào mà chẳng có gai, mề đay nào không có mặt trái, đâu phải lúc nào cũng được thuận buồm xuôi gió, nên trong nhiệm vụ vào rừng vuốt râu cọp làm sao tránh khỏi lúc bị cọp vồ, trường hợp của tôi cũng không là ngoại lệ, trong những lúc mạo hiểm ở Bình Thuận tôi đã nhiều lần bị tấn công điển hình nhất là:
Khi đi hoạt động tại ấp Bình An và Bình Lâm thuộc xã Bình Mỹ Thuận, Quận Thiện Giáo là hai ấp sôi động nhất của quận, luôn luôn có mặt Việt cộng hoạt động ngày đêm, đặt mìn, ám sát, thu thuế công khai nên tôi đã đặt ưu tiên hoạt động tại hai ấp này. Trong lúc đi thăm từng nhà dân do đoàn trường CBXDNT Nguyễn Phương hướng dẫn thì Việt cộng ở ngoài rào ấp nhắm bắn sẻ, tôi vô sự nhưng tội nghiệp anh Phương đi song song với tôi đã bị tử thương. Tôi vẫn ở lại xã và sáng ra yêu cầu đồng bào trước khi ra đồng nghe tôi nói chuyện. Sau khi ca bài Chống Mỹ Cứu Nước, tôi vận dụng hết tình cảm nói lên điều thực tế của địa phương, thấy người dân tỏ vẻ thấm thía có người đã chảy nước mắt nên tôi biết tôi đã chinh phục được nhân tâm.

Cũng tại Thiên Giáo trong năm 1970 trong cuộc hành quân trong quận, trong khi tôi theo dõi hành quân tôi leo đứng trên một đống rơm để dùng ống nhòm theo dõi cuộc tiến quân, tôi đã đứng trên đống rơm khá lâu mới di chuyển, và chỉ sau đó chừng vài chục phút chiếc xe bò phải leo qua đống rơm để ra đồng chở lúa thi xe bò đã bị mìn nổ tung, đây có thể là mìn chống chiến xa nên thân người tôi không đủ nặng để đủ sức ép cho mìn nổ.

Lần kế đó trong khi đi dời một ấp độc nhất ở phía bắc tỉnh ở La Gàn quận Tuy Phong, một ấp gai góc nhất trong tỉnh ở cách xã trên ba cây số vào trong rừng sâu VC hoàn toàn kiểm soát ngày đêm, các Tỉnh trưởng tiền nhiệm đã nhiều lần tính đời về gần xã nhưng đã bị dân biểu địa phương phản đối với nhiều lý lẽ mị dân, phi lý nhưng tới phiên tôi, tôi đã quyết định dứt khoát là phải dời để lo cho dân. Ngày tôi quyết định khởi sự và trong khi chạy gần vào ấp tôi đã bị phục kích và trái B40 bắn trực diện cũng chỉ sớt qua mà không gây thương tích, ngay cả xe cố vấn chạy kế sau cũng vô sự.

Photo:

Trái B40 thứ nhì bắn trực diện tại mật khu Lê Hồng Phong cũng không gây thiệt hại. Thật ra thì hiếm có bao giờ vị tỉnh trưởng nào lại đi hành quân trong Mật Khu Lê Hồng Phong nhưng tôi quả quyết đi vì lúc đó tôi được tin tình báo cho biết là VC sẽ có mặt tại mật khu này để tiếp nhận và hộ tống một số cán bộ cao cấp từ Miền Bắc đưa vào Quân Khu 6 đóng giáp ranh giữa Lâm Đồng và Bình Thuận. Sau khi đụng độ không lâu cách khoảng đó không xa, Thiết Vận Xa bị sụt hầm, ta không để ý và vẫn tiếp tục đi nhưng sau này được biết là dưới hầm đó đã có 41 thằng chết ngộp nhưng không có tên cán bộ mới xâm nhập nào. Năm tên cán bộ xâm nhập đã được tàu ngầm Nga đưa đi lọt và đổ lên mật khu. Tin này đã được đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội.

Trong những lần di chuyển về Saigon để tiếp xúc với dân hồi chánh viên tôi luôn luôn thay đổi màu xe và di chuyển thất thường. Nhưng có một lần tôi đã bị phục kích ở Rừng Lá, lúc tôi đi vào thì dùng chiếc xe đen của tỉnh nhưng lúc ra về tôi có mời một bạn ra chơi, anh đã dùng xe màu trắng. Khi ra đi tôi ngồi trong xe trắng và xe đen chạy theo, ra khỏi Saigon nửa chừng tôi ngừng lại trước một quán dọc đường, đợi đến khi xe du lịch chạy tới khá đông, tôi xen vào giữa đoàn xe, cho xe đen chạy trước, đằng sau tôi còn mấy xe đen trắng chạy sau, khi qua Rừng Lá xe tôi chạy trước, qua khu rừng thì Việt cộng nổ súng vào mấy xe sau nhưng tôi không biết có xe nào bị nạn không? Vì đây là ngoài ranh giới Bình Thuận nên không thể đoán chắc Việt cộng đã phục kích mình hay không.

Trực thăng rớt – Tôi còn nhớ ngày Thứ Sáu 13, ngày xui xẻo, nhưng năm nay lạ thường là có ba ngày Thứ sáu 13 trong một năm nhưng làm sao tránh được khi phải đi hội tại Quân Đoàn. Trên đường về cùng ngày khi còn cách ranh giới Bình Thuận khoảng nửa giờ thì trực thăng bị bể ống dầu, phi công cho tôi hay có thể bị nguy hiểm nhưng nếu trực thăng chết máy thì cố gắng cho hạ bằng cánh quạt được, tuy nhiên cũng cố gắng bay dọc theo trục lộ, khi về tới Sông Mao thì trực thăng không còn bay nổi phải rớt xuống nhưng may thay! rớt trên một vũng sình kế cạnh con rạch chạy theo Sông Mao, chúng tôi vô sự và gọi đơn vị địa phương chở về, trực thăng hủy tại chỗ.

Trong đời quân ngũ, không biết bao nhiêu lần gặp nạn nhưng không có khi nào gặp trực diện như thời gian ở Bình Thuận. Trước khi đi Bình thuận hai tháng cũng đã gặp một tai nạn nhưng cũng từ xa bắn tới. Ở Pleiku trong một ngày Chúa Nhật, nơi đơn vị Mỹ tại Dakto thông báo cho Quân Đoàn là đã hạ sát nhiều tên cộng sản Bắc Việt và thu được rất nhiều tài liệu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn cho Phòng Nhì và Phòng Ba đi khai thác. Bên Phòng B có hai sĩ quan Mỹ, bên Phòng Nhì thì có tôi và cố vấn Mỹ.

Khi bay lên đến Dakto thì trời mây mù bao phủ không thấy được khoảng trống để đáp, phi công tìm mãi mới thấy được lỗ trống và hạ cánh xuống căn cứ, rồi phi công nói rằng thời tiết xấu bao phủ anh sẽ bay về Kontum và khi xong thì gọi hắn ta trở lại đón. Xế chiều trời có vẻ quang đãng, bốn chúng tôi ra bãi đáp đợi, cách 20 phút khi trực thăng tới thì một quả pháo 130 ly của Việt cộng bắn trúng ngay địa điểm chúng tôi đứng, sau tiếng nổ tôi thấy cố vấn của tôi nằm rạp xuống đất, tôi tưỏng anh nằm để tránh viên đạn kế tiếp nhưng anh đã bị trúng mảnh đạn cứa ngay cổ và cuống họng nên đã từ trần, tôi may mắn có lẽ là nhờ lùn mà mảnh đạn có thể bay cao hơn nên tôi thoát chết, tôi rất thương tiếc một trung tá dễ thương, vừa hết nhiệm kỳ làm tùy viên quân sự ở Nga Sô, về hưởng những ngày phép với gia đình và khi hết phép được chỉ định đi Việt Nam thì đã tới với tôi, tôi rất thương tiếc anh và cũng chỉ biết an ủi “Âu cũng là định mệnh”.

 photo 1492561392-bt1_zpsl4e3qupq.jpg

Đôi khi tôi cũng tin ở định mệnh nhưng vì nhiệm vụ phải liều, liều đây không có nghĩa là liều lĩnh, mà là liều chết hy sinh cho lý tưởng cố đạt được mục tiêu đề ra, tôi cũng có người bạn là Đại Tá Đặng Hữu Hồng, Tỉnh Trưởng Quảng Đức người cũng liều, gan dạ nhưng vì định mệnh anh đã bị hy sinh khi liều mình dẫn đoàn quân đi tiếp viện.

Tôi cũng liều trong các công tác tình báo, Hải Quân Mỹ đã rải bằng trực thăng những máy dò điện tử xuống nhiều vùng trong tỉnh, có ngày họ đã giao những máy điện tử (sensors) cho mình đi rải, họ nhận định rằng mình sẽ rải chính xác hơn họ.

Cố vấn trưởng cho hay là chiều nay Hải Quân sẽ gởi vào một trực thăng do phi công của đội cảm tử (Navy seal) lái vào Tiểu Khu để chở sĩ quan đi hướng dẫn mục tiêu các mật khu, trực thăng tới cố vấn nhờ tôi chỉ định sĩ quan đi hướng dẫn, tôi vỗ ngực, nói người sĩ quan đó là tôi, thế rồi tôi và con trai Lễ mang máy truyền tin lên trực thăng đi thi hành nhiệm vụ, thấy thế Cố Vấn Phillip Cook cũng nhảy lên theo. Suốt hai giờ quần thảo qua các mật khu, phải bay sát ngọn cây, nhiều chỗ VC đã bị bất ngờ, còn nằm trên võng, máy bay “rẹt” qua bỏ chạy. Những máy điện tử này, giống y hệt như một khúc cây, có lá cũng một màu với lá cây rừng nên dầu có đi tìm cũng khó phát giác được. Rồi kế đó đêm đêm ta nghe những trái đại bác hạng nặng nổ trên các mật khu nhưng ngưòi dân đã nhàm chán với những tiếng nổ hàng đêm chẳng ai cần biết là ở đâu và là gì?

Ban ngày thì Việt cộng cũng không được yên thân, những đợt Phản Lực A 37 của Không Đoàn < Ó ĐEN > từ Phan Rang, từng đoàn bốn chiếc tung hoành trên các mật khu vùng nào cũng là vùng oanh kích tự do, cứ vài ba ngày dân Phan Thiết lại chứng kiến những đoàn phản lực, với những tiếng kêu xé trời nhào thẳng xuống tòa tỉnh trưởng làm như để thanh toán một mục tiêu chỉ định nhưng trong máy truyền tin chỉ phát ra những lời báo cáo: “Bố ơi! Nhiệm vụ thi hành xong chúng con chào bố”.

Lời nói rất cảm động và dễ thương và chỉ trong khoảnh khắc đoàn phản lực lấy lại cao độ và biến mất dạng về hướng Phan Rang.

KẾT LUẬN - Với tuổi già gần kết liễu cuộc đời, an hưởng cuộc sống thanh bình nơi đất tạm dung, đôi khi hồi tưởng lại tôi vẫn tiếc những ngày nào oai hùng chống giặc, có những đêm nằm mơ tôi vẫn thấy đang hành quân diệt cộng tại tỉnh nhà và tỉnh dậy đã vô cùng tức giận kẻ gọi là đồng minh nhưng đã phản bội, trong lúc túng quẫn họ đã bán rẻ danh dự họ và giết hại một quân đội hùng mạnh của chúng ta. Trong khi bán nước Việt Nam, TT Nixon và Kissinger đã hy vọng rằng nếu bang giao kinh tế với Trung Cộng họ sẽ có nguồn lợi khổng lồ so với hàng trăm tỷ đã tổn phí cho chiến tranh Việt Nam, Nixon đưa ra những thí dụ ấu trĩ như nếu dân Trung Cộng mua một bàn chải đánh răng, một viên Aspirin cho trên một tỷ dân thì cũng đã có trên một tỷ đồng lợi nhuận và mơ tưởng một nền kinh tế vĩ đại và trong cuốn Beyond peace (viễn ảnh hòa bình).

Nixon tiên đoán sau này Trung cộng sẽ trở lên một cường quốc kinh tế. Tiên đoán này đến nay tỏ ra đúng nhưng với Mỹ thì cả là một thảm bại, những sản phẩm của Mỹ đã cung cấp công thức cho Trung cộng và Trung cộng đã sản xuất bán lại cho Mỹ và toàn thế giới với giá rẻ mạt nên ngày nay Trung cộng đã lắm tiền nhiều bạc đi mua nhiều nước trên thế giới.

Mỹ trái lại nghèo mạt nhưng vẫn tiêu xài như công tử nhà giàu vẫn dùng tiền nợ đi mua chuộc các nước giàu, nghèo trên thế giới, không tiền đi cho nhưng phải vay mượn để cho nên nay đã mắc nợ các nước đàn em và nhiều nhất là Trung cộng tất cả lên tới trên một ngàn tỷ đô la, cho tới năm nay Quốc hội Mỹ vẫn chí chóe về việc được phép tăng nâng cao tột đỉnh mức nợ và nhiều phen đã xiểng niểng trong vấn đề phá sản, và nếu bị phá sản thì những gì sẽ xảy ra?

Ngày nay đã sáng mắt ra, vội vàng tuyên bố trở lại Thái Bình Dương, nhưng hãy nhìn kỹ nanh vuốt Trung cộng đã bấu tới đâu! Tiền “Chú Ba” vung ra không hạn chế, hãy nhìn xem chỉ một việc xúi Cambodia không ra thông cáo chung sau khi bế mạc hội nghị các nước Á Châu để tránh việc tố cáo với Tổ chức Quốc Tế - Trung Cộng chiếm biển Đông bất hợp pháp, Trung Cộng đã dúi cho Cao Miên tám tỷ đô la với lý do là món nợ vay không hoàn trả. Cứ đà này thì con cháu chúng ta sẽ phải bị nướng dã man trong một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Thời gian trôi quá mau, nay đã 40 năm, đành rằng Bình Thuận chúng ta cũng bị lôi theo định mệnh của đất nước bị xóa nhòa nhưng chúng ta người chiến sĩ kiên cường của Bình Thuận vẫn hãnh diện ngửa mặt với những gì chúng ta làm cho Bình Thuận, vẫn tin tưởng chính nghĩa quốc gia là lý tưởng, vì sự dã man mọi rợ của cộng sản áp đặt trên dân lành nên ngày nay ta vẫn thấy không thế nào chúng tồn tại được vì người dân đã phẫn uất tới cực độ. Đúng như lời nhận xét của tướng Pháp Vanuxem, người đã chạy đôn đáo trong giờ phút cuối cùng tháng tư/1975 để tìm giải pháp cứu Việt Nam, ông nhận định rằng muốn giải phóng Việt Nam thì hãy để Việt cộng chiếm trọn và cai trị đất nước, khi đó người dân sẽ thấy rõ cộng sản là gì, chúng sẽ tàn ác, độc đoán vơ vét dân sẽ nghèo khổ, chúng hết đường tuyên truyền, người dân sẽ nổi dậy và tiêu diệt chúng. Sự tiên đoán này nay đã thể hiện đúng như dụ trù và nay chúng ta cần yểm trợ cho người dân trong nước và ngày trở về sẽ đầy hứa hẹn, tôi chỉ tiếc là không thể sống đến ngày đó để dự ngày khải hoàn ca cùng các chiến hữu.

Từ ba năm nay năm nào tôi cũng từ giã chiến hữu nói đây là năm chót nhưng hết năm Thượng Đế lại “gia hạn” cho tôi thêm năm nữa, khi còn lái xe, tập thể dục, đi lại không khó khăn thì tôi không thể không đi tìm các em được, nhưng năm nay thì thật tình là năm chót, với tuổi 90 bước qua 91 thấy quá yếu, đi đứng không còn vững chãi như xưa nên dầu Thượng Đế có gia hạn thêm cho năm nữa thì cũng không còn nghị lực đi nữa, tôi đã tham dự buổi họp với hội Thân Hữu Bình Thuận/Houston tháng ba năm nay 2013, tôi rất thích dự hội này vì thành phần tham dự gồm số đông các vị cao niên, một số sĩ quan thuộc các cấp Quân, Cán Chính, những người đã chứng kiến những gì tôi đã làm cho Bình Thuận và cũng các vị này đã ban cho tôi bản Tuyên Dương “NHỜ ANH”.

Ngô Tấn Nghĩa

Ngày 13 tháng 3 năm 2013

http://nguyentin.tripod.com/dt_ngotannghia.htm




http://hoiquanphidung.com/content.php?2420-Tr%C3%AAn-V%C3%B9ng-Tr%E1%BB%9Di-%C4%90%E1%BA%A5t-N%C6%B0%E1%BB%9Bc

 

 

 

Saturday, August 4, 2018

VIỆT CỘNG/CSVN MUỐN XÓA BỎ GỐC TÍCH NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN HẢI NGOẠI?


VIỆT CỘNG/CSVN MUỐN XÓA BỎ GỐC TÍCH NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN HẢI NGOẠI?

 photo CxVQNN9UsAAT9UN_zps89ulrw3q.jpg Trần Nhật Phong |03/08/20

XÓA BỎ GỐC TÍCH NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI...

Tại Sao Việt cộng/cộng sản Việt Nam gọi chúng tôi là Việt Kiều, Kiều Bào, tiền của chúng tôi là Kiều hối? 0:12

Tất cả những người luôn gọi chúng tôi bằng những mỹ danh rất đẹp nhưng đằng sau những mỹ danh đó là những hậu ý rất tàn ác.

Xưa nay các bạn vẫn đọc báo chí trong nước, các bạn vẫn xem truyền hình, và các bạn vẫn bắt gặp đâu đó rất là nhiều ở trong nước những câu như: Việt Kiều, hay là Kiều bào... Những chữ này thì báo chí của cộng sản Việt Nam thường dùng dành cho tất cả những người Việt ở hải ngoại chúng tôi sống bên ngoài Việt Nam. Và ở bên ngoài này thì tại sao chúng tôi lại không thích những chữ và danh từ đó.

Cái chữ "Việt Kiều" có gì đâu, và chữ "Kiều Bào" nếu dịch sát nghĩa thì có gì đâu mà chúng ta phải lo lắng những chữ này? Nhưng thật sự cái ẩn ý đằng sau những câu này: đó là một quá trình được xem là rất tàn ác đối với khối người Việt hải ngoại, do đó chúng tôi luôn né tránh và chúng tôi không bao giờ muốn gọi chúng tôi là "Việt Kiều" hay là "kiều bào" đâu. 1:16

Trước khi tôi (Trần Nhật Phong) giải thích những danh từ này và cái ẩn ý đằng sau lưng của họ đó thì chúng ta phải đi lại cái quá trình mà người Việt có mặt tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung. 1:26

Lấy dấu mốc từ năm 1975 sau khi mà cái cuộc chiến đã rõ nét, tức là phía cộng sản Việt Nam họ đã thành công trong việc dùng vũ lực chiếm toàn bộ miền nam Việt Nam. Khi đó những người Việt có mặt ở Hoa Kỳ cho đến giai đoạn này nó có nhiều giai đoạn khác nhau. 1:47

Đầu tiên là cái giai đoạn di tản, tức là những người Việt kịp thời đi cùng với người Mỹ qua bên đảo Guam, là cái giai đoạn di tản. Thời điểm đó là thời điểm di tản khá nhiều. Khi mà di tản qua Guam xong giai đoạn đó rồi, thì giai đoạn thứ nhì kéo dài hơn mười năm, khoảng 15 năm. Đó là giai đoạn từ năm 1975 cho tới năm 1990 là giai đoạn vượt biên. 2:15

Hầu hết người Việt ra khỏi Việt Nam trong giai đoạn này đều vượt biển hoặc là vượt biên giới, tức là đi đường bộ đi qua Cam Bốt hay qua Lào v. v... và tìm cách qua Thái Lan. Hai cách mà người ta vượt biên hoặc là đi thuyền trên biển thì người ta gọi là "thuyền nhân", hay là người tị nạn.

Sau giai đoạn năm 1990, các trại tị nạn ở khu vực Đông Nam Á được xem là đóng cửa.

Đến cái giai đoạn trại tị nạn ở khu vực Đông Nam Á đóng cửa này, chính phủ Hoa Kỳ mở lại các cái chương trình "Đoàn Tụ Gia Đình" cộng theo cái chương trình mới nữa, đó là chương trình "Human Operation" gọi tắc là chương trình "H.O." dành cho những người phục vụ trong chính quyền VNCH mà bị đi tù cải tạo trên ba năm thì họ có cái quyền được định cư tại Hoa Kỳ. H.O. được coi là chương trình tị nạn, chương trình này kéo dài suốt thập niên 1990. Đó là những giai đoạn người Việt có mặt tại Hoa Kỳ 3:10

Sau cái giai đoạn 1990 rồi, qua tới giai đoạn 2000 thì tất cả những chương trình này không còn nữa, chỉ còn lại là chương trình bảo lãnh cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em v. v...

Bên cạnh đó đã bắt đầu xuất hiện của sự "du học sinh"

và cũng bên cạnh đó, có những người tìm cách đến Hoa Kỳ bằng con đường đầu tư, di dân... rất là nhiều, kéo cho tới ngày hôm nay. 3:37

Tới giai đoạn mà những người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ từ giai đoạn 2000 trở lại đây, phần nhiều là những người đi bằng máy bay, tức là họ đi bằng đường "di dân" bảo lãnh như bảo lãnh vợ chồng, con cái... không còn là "tị nạn" nữa.

Từ năm 1975 cho tới 2000 thì người Việt luôn có những câu là "Người Việt tị nạn cộng sản", người Việt tị nạn chính trị. 4:20

Người Việt tị nạn cộng sản là những người trốn khỏi chế độ cộng sản bằng con đường vượt biên. Còn những người tị nạn chính trị tức là những người đi theo diện "Human Operation" gọi tắc là "H.O." là những người chứng minh bản thân của họ sau cuộc chiến năm 1975, họ đã bị phân biệt đối xử tồi tệ, bị nhà nước cộng sản đàn áp lấy nhà hoặc không cho họ cơ hội làm ăn buôn bán. Những người này là những thành phần được xem là "tị nạn chính trị". 4:54

Trong giai đoạn 1990 còn có một diện nữa, đó là "những đứa con lai" tức là những người lai họ được đưa trở về Mỹ vì sau 1975 họ bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử ở Việt Nam. 5:08

Những giai đoạn được tôi chia ra để các bạn hiểu rõ người Việt có mặt tại Hoa Kỳ như thế nào. Và đi từ thời gian nào và ra sao. Và những câu như: Người Việt tị nạn cộng sản, người Việt Quốc Gia, người Việt tị nạn chính trị... nó xuất phát từ đó. 5:15

Về sau này sau năm 1990 khi mà chúng ta có nhiều thành phần khác nhau, kể cả việc bảo lãnh thân nhân... Thì chúng ta gộp chung lại và gọi "Người Việt Hải Ngoại", đó là những câu mà rất quen thuộc mà chúng ta thường nghe và chúng ta thường nói, chúng ta đã dùng câu nói đó suốt bao nhiêu năm nay.

Kể từ khi Việt cộng/cộng sản mở cửa ra thế giới bên ngoài, bắt đầu chính thức nhận những đồng tiền của người Việt ở bên hải ngoại gởi về cho thân nhân của họ ở Việt Nam để mà nuôi gia đình, bắt đầu từ đó chúng ta lại thấy xuất hiện những danh từ là: Việt kiều, Kiều bào, Kiều hối v. v.... trên các báo hầu như là hằng ngày, và ngay cả bây giờ trong ngôn ngữ, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, đài trên Youtube trong nước Việt Nam mà cộng sản Việt Nam dùng trong cơ quan truyền thông của họ. 6:28

Bây giờ tôi phân tích cho các bạn biết tại sao cộng sản Việt Nam họ muốn các chữ: Việt kiều, Kiều bào... thay vì dùng các chữ chính xác những chữ, những câu mà người Việt ở hải ngoại chúng tôi đã trải qua và thân phận của chúng tôi. 6:40

Như tôi nói, những người đi di tản 1975, vượt biên (thuyền nhân) 1975 - 1990 và những người tị nạn chính trị (H.O. 1990- 2000)... họ không dùng chữ Việt Kiều hay kiều bào, mà họ dùng những chữ này. Đây là sự gian ác của cộng sản Việt Nam vì họ muốn xóa bỏ những vết tích thật sự của chúng tôi, những vết tích tại sao chúng tôi rời khỏi Việt Nam. viêt cộng sử dụng chữ Việt kiều, kiều bào để họ xóa dần vết tích đó đi. 7:20



=========================================================

Cũng dễ hiểu thôi. Tần Thủy Hoàng muốn xóa bỏ Bách Việt, cho đốt sách. Nhưng vì Bách Việt trong lòng Đại Việt Việt, Việt cộng là cánh tay nối dài của nhà Tần, nhà Hán, Việt cộng đốt sách VNCH giùm cho nhà Tần để triệt tiêu Bách Việt và Đại Việt vì Đại Việt trong lòng VNCH. Đốt sách, đập tượng, đổi tên đường, tỉnh lộ, trường học, thành phố, thủ đô, cải cách chữ viết... trong đợt thứ nhất sau 1975, với những cải cách chính tả, văn phạm, dấu giọng, ngữ vựng, câu cú, chữ nghĩa... để những chữ viết, câu văn trở thành lộn tùng phèo, mất đi cái ý niệm đúng sai của thời VNCH, và để chuẩn bị đợt thứ nhì cải cách tiếng Việt của ông tiến sĩ Hà Lội bây giờ, trước khi cho từng đợt di dân Trung quốc và Việt Nam.

Chúng ta không thấy từng đợt Việt cộng gộc và giàu chạy ra ngoại quốc có của, lắm tiền đi mua chuộc người Việt hải ngoại trong ngành truyền thông sao?

Truyền thông là cái huyệt hữu hiệu chôn sống người Việt hải ngoại vào chỗ u minh rồi chết dần.

 

 photo haCstv2017nh_109_zpsmzinykdx.jpg

 

 




 



Tội ác Việt cộng đối với người dân miền nam, quân, dân, cán, chính và cả dân tộc Việt.

https://youtu.be/4NyTdxKehIk


 photo


Người dân Việt Nam bỏ chạy lánh nạn Cộng sản được nhiều quốc gia quanh vùng Đông Nam Á. Những quốc gia nầy là ân nhân của người Việt tị nạn Cộng sản trên toàn thế giới.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện.

Một cảnh thuyền nhân.

Thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả.

Thuyền nhân chịu đựng trên biển cả.

Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện

Biết bao cảnh hãi hùng

7 Tình yêu

8