Tuesday, June 15, 2021

Thời Kỳ Hồng Bàng (Văn Minh Văn Lang)

Thời Kỳ Hồng Bàng (Văn Minh Văn Lang)

 

Thời kỳ Hồng Bàng

Người dân Việt hay thường nói: uống nước phải nhớ nguồn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy họ tiếp tục ăn mừng linh đình mỗi năm ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng niệm các vị vua Hùng của triều đại Hồng Bàng, những người cha sáng lập đất nước Việt Nam. Cho đến ngày nay, không có di tích khảo cổ nào được tìm thấy để xác nhận sự tồn tại của vương triều này ngoài những tàn tích của thành Cổ Loa có từ thời vua An Dương Vương và ngôi đền được xây dựng để vinh danh những vị vua Hùng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ.

Có rất nhiều dấu hiệu không thể phủ nhận được sự tồn tại này nếu chúng ta dựa vào những truyền thuyết được nói đến từ thời kỳ huyền thoại này và các biên niên sử của Việt Nam và Trung quốc. Sự thống trị của Trung quốc (từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên – 939 sau Công nguyên) có ảnh hưởng trọng đại đến sự phát triển của nền văn minh Việt Nam. Mọi thứ thuộc về người dân Việt đều trở thành sở hữu của người Trung quốc cả và ngược lại trong giai đoạn này. Có một chính sách đồng hóa mà người Trung quốc cố tình áp đặt. Điều này không để cho người dân Việt có khả năng duy trì nền văn hóa của họ được thừa kế từ một nền văn minh có hơn 4000 năm và được gọi là «nền văn minh Văn Lang» và buộc lòng họ phải dùng đến các lời truyền khẩu (tục ngữ, ca dao hoặc truyền thuyết).

Việc sử dụng các truyền thuyết với các lời nói bóng gió là một phương cách hữu hiệu nhất để cho phép hậu thế tìm thấy được nguồn gốc bằng cách cung cấp các chỉ dẫn hữu ích bất chấp sự phá hủy triệt để nền văn hóa của người dân Việt và sự đàn áp không thể chối cãi được của người Trung quốc đối người Việt. Đối với nhà nghiên cứu Paul Pozner, thuật chép sử Việt Nam đều dựa trên truyền thống lịch sử lâu dài và vĩnh cửu và được thể hiện bởi một truyền thống truyền miệng kéo dài từ thế kỷ thứ 3 đến nửa thế kỷ thứ nhất của thiên niên kỷ đâu tiên dưới hình thức các truyền thuyết lịch sử ở các đền thờ cúng tổ tiên (1).

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Hai câu trong ca dao trên đây cũng biểu lộ một phần nào sự khôn khéo của người dân Việt trong việc bảo vệ nền văn hóa có từ thời đại Hồng Bàng.

Văn Lang là tên của một nước được giáp Nam Hải (Quảng Đông) ở phía đông lúc bấy giờ, về phía tây giáp với Ba Thục (hay Tứ Xuyên), ở phía bắc thì tới Ðộng Ðình hồ (Hồ Nam) và về phía nam bởi vương quốc Hồ Tôn (Chămpa). Vương quốc này nằm ở lưu vực sông Dương Tử và được đặt dưới quyền của một vị vua Hùng. Ông vua nầy được chọn làm vua vì lòng can đảm và các công trạng của mình. Ông chia nước thành 15 quận hay bộ giao phó cho các anh em mình cai trị thường được gọi là «Lạc Hầu». Các đứa con trai của vua thì gọi quan lang và các cô con gái vua thì gọi là Mỵ nương. Người dân của vương quốc nầy được gọi là «Lạc Việt». Người dân thường có thói xăm hình trên cơ thể của họ. Tập tục «man rợ» này, thường được nói đến trong biên niên sử Trung quốc, theo các văn bản tiếng Việt thì nhằm bảo vệ các người đàn ông trong các cuộc tấn công của con thuồng luồng (hay giao long). Đây có thể là lý do mà người Trung quốc thường gọi họ là Quỷ. Khố và búi tóc tạo thành trang phục thông thường được thấy ở dân tộc nầy với các đồ trang trí bằng đồng. Người Lạc Việt hay nhuộm răng đen, nhai trầu và giã gạo bằng tay. Người nông dân thì trồng lúa trên những cánh đồng ngập nước. Họ sống ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải trong khi đó ở các vùng núi Việt Bắc và trên một phần lãnh thổ của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, thì là nơi cư ngụ của người Tây Âu, tổ tiên của các sắc tộc Tày, Nùng và Choang. Đến cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người đứng đầu bộ lạc Tây Âu đã đánh bại vị vua Hùng cuối cùng và thành công trong việc thống nhất dưới ngọn cờ của mình các lãnh thổ của Tây Âu và Lạc Việt để thành lập vương quốc Âu Lạc vào năm 258 TCN. Ông nầy lấy tên là An Dương Vương và dời đô về Cổ Loa nằm cách Hà Nội khoảng hai mươi cây số.


Vương quốc Văn Lang có phải là một bịa đặt được người Việt Nam bày ra nhầm để duy trì một huyền thoại hay là một vương quốc thực sự có tồn tại và biến mất trong cơn lốc lịch sử?


Bản đồ của vương quốc Văn Lang

Theo truyền thuyết Việt Nam, đất nước của các người Việt cổ này được phân định ở miền Bắc vào thời Hùng Vương (triều đại đầu tiên của Việt Nam 2879 trước Công nguyên) bởi Động Đình Hồ nằm trong lãnh thổ của nước Sỡ. Một phần lãnh thổ của họ trở lại về nước Sở sau này trong thời Chiến Quốc. Như vậy con cháu của họ sống trong phần lạnh thổ này có lẽ đã trở thành công dân của nước Sở. Rõ ràng có một mối quan hệ, một mật thiết giữa nước Sỡ này và người Việt cổ. Đây là một giả thuyết được đề xuất và nâng cao gần đây bởi một nhà văn người Việt Nguyên Nguyên (2). Theo ông, không có gì lạ khi trong các văn bản cổ đại, các chữ tượng hình được thay thế bằng các chữ tượng hình khác có cùng ngữ âm. Đây là trường hợp của danh hiệu Kinh Dương Vương, người cha đẻ của người dân Việt, tên là Lộc Tục. Bằng cách viết danh hiệu nầy theo tiếng Trung hoa , chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tên của hai thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu) (3) và Dương Châu (Yángzhōu) (4) nơi dân tộc Yue / Việt thuộc chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou Lo) sinh sống. Đây có ý gợi lên một cách thông minh bởi người kể chuyện về sự thiết lập và sự hợp nhất của các dân tộc Việt của chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou-lo) đến từ các cuộc di cư của hai thành phố này trong các cuộc chinh phạt và thôn tính của nứớc Sở. Mặt khác, chữ tượng hình 陽 (thái dương) được dịch là ánh sáng, trịnh trọng. Nó được sử dụng để tránh sử dụng nó như một tên gia đình. Sử dụng chữ này, có thể dịch Kinh Dương Vương ra vua Kinh một cách trịnh trọng. Nhưng cũng có một chữ Kinh đồng nghĩa với chữ Lạc (), biệt danh của người Việt. Nói tóm lại, Kinh Dương Vương có thể được dịch là Vua Việt với tính cách trịnh trọng. Còn về danh hiệu An Dương Vương mà vua Âu Việt lấy, tác giả không có sự nghi ngờ nào cả về lời giải thích của ông: đó thực sự là việc bình định nước Việt thuộc chi nhánh Lạc bởi một người con trai Việt thuộc chi nhánh Thái.


Việc này càng củng cố thêm quan điểm của Edouard ChavannesLéonard Aurousseau (5): các người Việt cổ và các thần dân của nước Sở có cùng chung tổ tiên. Ngoài ra, có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc được tìm thấy trong tên gia tộc Mi (hoặc gấu trong tiếng Việt) được viết bằng ngôn ngữ nước Sở, được dịch sang Hùng (熊) trong tiếng Việt và được xem là tên của các vị vua Sở và các vị vua Việt. Dựa trên sử ký lịch sử của Tư Mã Thiên do E. Chavannes (6) dịch, chúng ta biết rằng -- vua của nước Sở đến từ những kẻ man rợ ở miền Nam (hay Bách Việt), Hùng Cừ nói: Tôi là một kẻ man rợ và tôi không nhận chức tước và tên truy tặng của Trung quốc cả.


Các nhà ngôn ngữ học người Mỹ Mei TsulinNorman Jerry (6) đã xác định được một số từ ngữ mượn từ ngôn ngữ Nam Á của người Việt trong các văn bản Trung Quốc từ thời Hán. Đây là trường hợp của từ tiếng Trung quốc jiang 囝 (giang hoặc sông trong tiếng Việt) hoặc chữ "nỏ" (ná trong tiếng Việt). Họ đã chứng minh khả năng cao về sự hiện diện của ngôn ngữ Nam Á ở miền nam Trung Quốc và kết luận rằng đã có sự liên hệ giữa ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ Nam Á trong lãnh thổ của nước Sở cổ đại từ 1000 năm đến 500 năm trước Công nguyên. Lý luận địa lý này chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc trong quá khứ bởi một số sử học gia Việt Nam bởi vì đối với họ, triều đại này là một thời đại hoang đường. Ngoài ra, theo các nguồn tin của Trung Quốc, lãnh thổ của tổ tiên người dân Việt (Kiao-tche (Giao Chỉ) và Kieou-tchen (Cửu Chân)) đã bị giới hạn ở Bắc Kỳ ngày nay, khiến họ khó có chấp nhận được mà không giải thích hay biện minh cho việc lãnh thổ của triều đại Hồng Bàng có thể đến tới hồ Động Đình (Dongting). Họ không nhận thấy trong truyền thuyết này, ý muốn của tổ tiên người Việt để lộ ra nguồn gốc của họ, để hiện rõ ra họ thuộc về đại tộc Bách Việt và sự kháng cự sắt son của họ đối với những kẻ chinh phục Trung Quốc lợi hại nầy.

Trong biên niên sử Trung Quốc, có kể lại vào thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn (Ngô Việt) bắt đầu quan tâm đến việc liên minh mà ông muốn ký hợp đồng với nước Văn Lang để duy trì quyền lực bá chủ đối với các nước hùng mạnh ở trong khu vực. Có thể nước Văn Lang này phải là một quốc gia giáp ranh với nước của Câu Tiễn. Nước nầy không có lý do nào để gia nhập liên minh này nếu nước Văn Lang bị giới hạn về mặt địa lý đối với nước Việt Nam ngày nay. Sự phát hiện gần đây thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn (trị vì 496-45 trước công nguyên) trong ngôi mộ số 1 của Wanshan (Jianling) (Hồ Bắc) làm sáng tỏ thêm vị trí của nước Văn Lang.

Như vậy Văn Lang có thể nằm ở tại khu vực Quý Châu (hoặc GuiZhou). Nhưng Henri Masporo đã bác bỏ giả thuyết này trong tác phẩm của ông mang tên «Vương quốc Văn Lang» (BEFEO, tome XVIII, fac 3). Ông gán cho các nhà sử học Việt Nam lẫn lộn giữa nước Văn Lang với Ye Lang (hay Dạ Lang trong tiếng Việt) mà tên nầy được các nhà sử học Trung Quốc đã truyền cho các đồng nghiệp Việt Nam ở thời nhà Đường. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì trong các truyền thuyết của người dân Việt, đặc biệt là trong truyền thuyết của Phù Đổng Thiên Vương (hay thánh gióng của làng Phù Đổng) người ta nhận rằng nước Văn Lang đã có một cuộc xung đột vũ trang với triều đại Ân-Thương vào thời vua Hùng vương thứ 6 và nước nầy lớn hơn nước Dạ Lang được tìm thấy vào thời thâu tóm của Trung Quốc bởi Tần Thủy Hoàng.

Trong các biên niên sử Việt Nam, có nói về thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên). Những khám phá về các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 làm người ta không còn nghi ngờ gì về sự tồn tại của các trung tâm văn minh tương đương cùng thời nhà Thương ở miền nam Trung Quốc không được nhắc đến trong các văn bản Trung Quốc. Đây là trường hợp văn hóa của Di Chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên chẳng hạn. Chiếc bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người rõ ràng minh chứng cho việc tiếp xúc được thiết lập bởi nhà Thương với những người thuộc chủng tộc Melanesian vì chúng ta thấy những mặt người tròn với cái mũi tẹt trên mặt của chiếc bình nầy. Việc đúc đồng chiếc bình này nó còn đòi hỏi phải có sự kết hợp của thiếc, điều mà miền bắc Trung Quốc không có vào thời điểm đó.

Liệu có sự liên lạc thực sự hay không, liệu có một cuộc xung đột vũ trang giữa nhà Thương và nước Văn Lang hay không nếu chúng ta dựa vào truyền thuyết thánh Gióng của Phù Đổng? Chúng ta có thể tin hay không tính xác thực của một sự kiện được thuật lại bởi một truyền thuyết Việt Nam? Nhiều nhà sử học phương Tây luôn xem thời kỳ văn minh Đồng Sơn là khởi đầu của sự thành hình quốc gia Việt Nam (500-700 trước Công nguyên). Đây cũng là ý kiến được chia sẻ và tìm thấy trong quyển sách lịch sử ẩn danh «Việt Sử Lược».


Dưới triều đại vua Trang Vương của nhà Châu (696-691 trước Công nguyên), ở huyện Gia Ninh, có một nhân vật kỳ lạ thành công thống trị tất cả các bộ lạc bằng phép thuật của mình, lấy tước hiệu Hùng Vương và thành lập thủ đô ở tại Phong Châu. Với mối liên hệ cha truyền con nối, dòng dõi của ông duy trì được quyền lực với 18 vị vua, tất cả đều mang tên Hùng cả.Trái lại trong các sách lịch sử khác của Việt Nam, triều đại Hồng Bàng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên) đã được có một thời gian cai trị quá lâu dài với 2622 năm. Có vẻ không thể tin nổi được được nếu chúng ta bám vào con số 18. Đây là con số của các vị vua cai trị trong thời kỳ này như vậy có nghĩa là mỗi ông vua Hùng trị vì trung bình 150 năm. Trong ngày tưởng niệm các vị vua Hùng Vương (Ngày giỗ tổ Hùng Vương) (1998). Đối với ông, có một cách giải thích sai lầm về từ đời được tìm thấy trong câu «18 đời Hùng Vương». Chữ «Đời» nên được thay thế bằng chữ «Thời» có nghĩa là «thời kỳ».(7)

Với giả thuyết này, có 18 thời kỳ trị vì, mỗi thời kỳ tương đương với một chi nhánh có thể bao gồm một hoặc nhiều vị vua trong gia phả gia đình của triều đại Hồng Bàng. Lập luận này được củng cố bởi thực tế là vua Hùng Vương được chọn vì lòng dũng cảm và công trạng nếu chúng ta đề cập đến truyền thống Việt Nam chọn người có giá trị cho chức vụ tối cao. Điều này đã được thấy trong truyền thuyết nổi tiếng về bánh chưng bánh dầy. Do đó, chúng ta có thể biện minh cho từ ngữ đời bằng chữ "nhánh" hay chữ "chi".


Chúng ta được có một lời giải thích mạch lạc hơn cho con số 2622 với 18 nhánh sau đây:

  Chi Càn   Kinh Dương Vương húy Lộc Túc
  Chi Khảm    Lạc Long Quân húy Sùng Lãm
   Chi Cấn    Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân
   Chi Chấn    Hùng Hoa Vương húy Bửu Lang
   Chi Tốn    Hùng Hy Vương húy Bảo Lang
   Chi Ly    Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang
  Chi Khôn    Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang
  Chi Ðoài    Hùng Vĩ Vương húy Vân Lang
   Chi Giáp    Hùng Ðịnh Vương húy Chân Nhân Lang
…………..   manquant dans  le document historique …
  Chi Bính   Hùng Trinh Vương húy Hưng Ðức Lang
   Chi Ðinh    Hùng Vũ Vương húy Ðức Hiền Lang
   Chi Mậu    Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang
   Chi Kỷ    Hùng Anh Vương húy Viên Lang
  Chi Canh   Hùng Triệu Vương húy Cảnh Chiêu Lang
  Chi Tân    Hùng Tạo Vương húy Ðức Quân Lang
  Chi Nhâm   Hùng Nghị Vương húy Bảo Quang Lang
  Chi Quý   Hùng Duệ Vương

Điều này cũng cho chúng ta thấy sự khám phá mấu chốt của lịch sử trong cuộc xung đột vũ trang của nước Văn Lang với nhà Thương thông qua truyền thuyết «Phù Đổng Thiên Vương». Nếu cuộc xung đột này diễn ra, nó chỉ có thể ở vào đầu thời kỳ trị vì của vua nhà Thương vì một số lý do sau đây:

1) Không có tài liệu lịch sử Trung Quốc hay Việt Nam nào nói về quan hệ thương mại giữa vương quốc Văn Lang và nhà Thương cả. Mặt khác, chúng ta ghi nhận mối liên hệ được thiết lập sau đó giữa triều đại nhà Châu/chu và vua Hùng Vương. Một con chim trĩ trắng được biếu tặng cho vua nhà Châu/Chu theo tác phẩm Linh Nam Chích Quái.

2) Triều đại nhà Thương chỉ trị vì từ năm 1766 đến 1122 trước công nguyên sẽ có độ trễ xấp xỉ 300 năm nếu chúng ta cố gắng tạo ra trung bình con số của 18 thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng: (2,622/18) và tăng nó lên 12 lần để đưa ra một ngày gần đúng cho sự kết thúc của triều đại thứ sáu của Hùng Vương VI bằng các công thêm 258 năm sáp nhập vương quốc Văn Lang bởi vua An Dương Vương. Chúng ta dẫn đến khoảng năm 2006, năm kết thúc triều đại của nhánh thứ sáu Hùng Vương (Hùng Vương VI).

Chúng ta có thể suy luận rằng cuộc xung đột nếu có, phải ở lúc đầu từ thời nhà Thương. Sự khác biệt này không hoàn toàn phi lý vì cho đến nay chúng ta có rất ít chi tiết lịch sử ngoài triều đại của vua Châu Lệ Vương (Zhou Li Wang) (850 trước Công nguyên) mà thôi.

3) Có một cuộc viễn chinh quân sự được thực hiện trong vòng ba năm bởi vua của nhà Thương tên là Wuding (Vũ Định) ở lãnh thổ của Ðộng Ðình Hồ chống lại dân du mục, thường gi là «Quỷ», được báo cáo trong Kinh Dịch, về vua Woding (Ốc Ðinh), một trong những vị vua đầu tiên của nhà Thương. Với giả định này, không còn sự nghi ngờ và mơ hồ nào nữa bởi vì có một sự kết hợp hoàn hảo được báo cáo trong biên niên sử Trung Quốc và Việt Nam. Chúng ta nên biết rằng vào thời vua An Dương Vương, chúng ta đã từng chỉ định đất nước Việt Thường dưới cái tên «Xích Quỷ». Danh từ 'Xích' được dùng để chỉ đường xích đạo (Xich đạo). Còn chữ 'Quỷ', có nghĩa là ngôi sao đỏ Yugui Qui, một trong bảy ngôi sao ở miền Nam. Ngôi sao này đến dưới bầu trời của thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu) của người Việt vào lúc mà vua nhà Thương đang bố trí quân đội ở nơi nầy. Đây cũng là ý tưởng được dựa vào cuốn sách Tân Đại Linh Nam Chích Quái.

Ở đây có bộ tộc Thi La Quỷ thời Hùng Vương thứ VI vào đánh nước ta nhân danh nhà Ân Thương.

Cuộc xung đột này có thể giải thích lý do chính tại sao vương quốc Văn Lang không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thương mại nào với nhà Thương. Những khám phá về các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 đã dẫn chứng rằng có thể đây là các chiến lợi phẩm được mang về trong cuộc viễn chinh ở phía nam Trung Quốc vì không có sự giải thích nào cho việc bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người Melanesian cả.

Trong truyền thuyết Việt Nam «Phù Đổng Thiên Vương», người ta ghi nhận sự tẩu thoát và sự đánh bật quân đội của nhà Thương ở huyện Vũ Ninh cùng lúc với sự biến mất ngay lập tức của vị anh hùng ở trên trời của làng Phù Đổng. Cũng được biết ở thời điểm cuộc xâm lược của nhà Thương có sự xuất hiện tự phát mà không có sự chuẩn bị nào trước. Điều này cho thấy rõ rằng vị anh hùng nầy có mặt ở đây khi lúcnước bị xâm chiếm. Các vùng lãnh thổ bị nhà Thương chinh phục không thể được chiếm giữ lại hoàn toàn bởi người Lạc Việt bởi vì nếu không thì có thể nói rằng chúng bị đuổi khỏi ra lãnh thổ Văn Lang trong truyền thuyết. Đây là sự không có hoàn toàn bởi vì chúng ta lưu ý rằng với sự ra đời của nhà Châu/Chu, thì thấy trên một phần đất cũ của lãnh thổ Văn Lang, có xuất hiện các quốc gia lân bang như nước Việt của Câu Tiển (Wu Yue) (Ngô Việt), nước Sở vân vân…

Người ta không biết vì lý do gì mà vương quốc Văn Lang bị thu hẹp và do đó bị giới hạn ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, bằng cách nhìn lại các bản đồ địa lý được tìm thấy vào thời điểm Xuân Thu và Tần Thủy Hoàng. Tại sao Việt vương Câu Tiễn quan tâm đến việc liên minh với nước Văn Lang nếu vương quốc nầy bị giới hạn ở miền bắc Việt Nam ngày nay? Chúng ta có thể đưa ra lời giải thích về việc này như sau:

Vào thời điểm xâm lược Ân-Thương, một số bộ lạc trong số 15 bộ lạc của người Lạc Việt đã thành công trong việc đánh bại quân đội nhà Thương và tiếp tục gắn bó và trung thành với vương quốc Văn Lang. Điều này không ngăn cản họ giữ quyền tự chủ và duy trì mức độ khá cao trong việc phát triển văn hóa và xã hội. Điều này có thể đưa ra lời giải thích sau đó về sự xuất hiện của những quốc gia độc lập nằm trên bản đồ địa lý ở thời nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) như Dạ Lang (Ye Lang), Ðiền Việt (Dian), Tây Âu (Si Ngeou) và sự thu hẹp lại đáng kể của vương quốc Văn Lang dẫn đến tình trạng hiện tại (ở phía bắc Việt Nam).

Có thể Văn Lang bị thu hẹp tái cấu trúc lại theo cách giống hệt với hình ảnh của nước Văn Lang được tìm thấy khi bắt đầu thành hình bởi vị vua cuối cùng Hùng Vương để nhắc nhở người dân Việt về sự vĩ đại của vương quốc mình. Do đó, nhà vua đã giữ tên của 15 bộ lạc cổ xưa và đặt cho lãnh thổ bị thu hẹp nầy tên là Vũ Ninh để kỷ niệm sự thành công hiển hách mà người Lạc Việt đạt được dưới triều đại Hùng Vương VI. Việt Trì có lẽ là thủ đô cuối cùng của vương quốc Văn Lang. Chúng ta ghi nhận một phần nào của sự hiện thực lịch sử trong truyền thuyết Việt Nam này bởi vì gần đây chúng ta khám phá ra việc sử dụng sắt trong thời đại nhà Thương. Sắt này có thể được thay thế bằng một kim loại khác như đồng mà không làm mất đi ý nghĩa thực sự trong nội dung của truyền thuyết. Nó chỉ được sử dụng để phản ảnh sự can đảm và lòng dũng cảm mà chúng ta thích gán cho người anh hùng trên trời.

Nếu được trích dẫn thì không còn sự nghi ngờ nào nữa về việc tìm thấy sắt (kim loại) và việc sử dụng nó rất sớm ở nước Văn Lang. Điều này cũng biện minh cho sự đồng nhất và ăn khớp của truyền thuyết này với cuộc xung đột chống lại của vương quốc Văn Lang với nhà Thương.

[Thời đại Hồng Bàng: Phần 2]


Tài liệu tham khảo

(1) Paul Pozner: Le problème des chroniques vietnamiennes., origines et influences étrangères. BEFO, année 1980, vol 67, no 67, p 275-302
(2) Nguyên Nguyên: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương
(3)Jīngzhōu (Kinh Châu) la capitale de vingt rois de Chu, au cours de la période des Printemps et Automnes (Xuân Thu)(-771 — ~-481)
(4) Yángzhōu (Dương Châu)
(5) Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
(5) Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Se-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
(6) Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301
(7) Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin 1999.

 











Tại sao lại gọi người Việt Nam chúng ta là là người Kinh và dân tộc Kinh?



Người Sở, cũng còn được gọi là Kinh Sở, người Kinh Sở, Nước Sở, Lãnh thổ nước Sở khoảng giữa Hoài Hà và Dương Tử. Người Sở có họ là Mị (芈姓). Một người Sở tên là Dục Hùng (dòng họ của Hùng Vương) giữ chức quan trong triều Thương (nhà Thang). Dục Hùng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, khi Chu Thành Vương tiêu diệt nhà Thương thì Chu Văn Vương phong cho Dục Hùng đất Kinh để cai quản đất Kinh. Kinh Sở, Kinh Dương Vương là để chỉ người Việt cổ đã có từ đời nhà Thang/Thương, có trước người Hán, và trước tộc Hạ Hoa nữa, khác với ngưòi Hán, người Tàu, mà chúng ta ngày nay được gọi và người dân tộc Kinh.

Nước Sở hay Kinh Sở tính từ đời Dục Hùng tới đời Xương Bình Quân bị Tần diệt năm 223 TCN gồm có 46 vua. Cuối thời Tần, Nước Sở được lập lại và truyền được thêm chín đời vua nữa, tổng cộng 51 vua. Người Việt Nam là dân tộc Kinh.






Thời kỳ Hồng Bàng (Phần 2)(Version vietnamienne)

 
Version française

 Chúng ta cũng nên nhớ đến một sự kiện quan trọng được nhà sử học Trung Quốc Trịnh Tiều nhấn mạnh trong tác phẩm « Thông Chí »: Ở miền nam Trung Quốc, dưới triều đại của vua Nghiêu (2253 TCN), có một sứ giả của một bộ lạc tên là Việt Thường, đến dâng cho nhà vua như một lời cam kết trung thành, một con rùa già sống hơn 1000 năm và dài 3 thước. Trên lưng của nó được tìm thấy những dòng chữ mang các ký tự hình con nòng nọc (văn Khoa Đẩu) và cho phép giải thích tất cả các thuyên chuyển của Trời và thiên nhiên. Vua Nghiêu quyết định gán cho nó cái tên Qui Lịch (hay là lịch của con rùa). Hình thức văn tự này được tìm thấy gần đây trên một hòn đá, một phần của di tích văn hóa của khu vực Sapa-Lào Cai ở miền bắc Việt Nam. Nhiều dấu hiệu được tìm thấy dẫn đến sự có lợi trong việc giải thích một bộ lạc, một dân tộc. Người ta không thể bác bỏ một mối liên kết không thể chối cãi giữa chữ viết có hình con nòng nọc và con cóc được tìm thấy trên trống đồng  Đồng Sơn hay trên các tranh in Việt Đông Hồ mà  được biết nhiều nhất là  tranh « Thầy Ðồ Cóc« . Ở phía sau, chúng ta tìm thấy câu viết: Lão oa độc giảng. Mặc dù  chỉ xuất hiện có bốn trăm năm trước, nhưng nó đã khéo léo phản ánh tư tưởng vĩnh viễn của thời  kỳ của các vua Hùng. Không phải ngẫu nhiên mà con cóc được giữ vai trò sư phụ nhưng đây chỉ muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc thể hiện và ý nghĩa của hình ảnh này.

Con cóc là con vật  được dùng trong việc thể hiện  một nền văn minh có chữ viết dưới dạng nòng nọc được sử dụng bởi bộ tộc Lạc Việt vào thời Hùng Vương vì nó là cha của con nòng nọc. Cũng như nguồn gốc tư tưởng của người Lạc Việt  được phát hiện  thông qua tranh in « Chú bé ôm con cóc« . Sự tôn trọng của đứa trẻ đối với con cóc hay là thầy của nó (Tôn Sư trọng đạo) là một khái niệm đã có vào thời Hùng Vương. Chúng ta có thể kết luận hay không có một mối tương quan với những gì sau này được tìm thấy trong tinh thần Nho giáo với cụm từ Tiên học lễ, hậu học văn ? Ở Việt Nam, rùa không chỉ là biểu tượng trường thọ mà còn là sự truyền tải các giá trị tinh thần trong truyền thống Việt Nam. Nó được tìm thấy ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở những nơi phổ biến như  các đình, chùa và các đền. Nó được thấy ở Văn Miếu  với những tấm bia làm nổi bật các công trạng của những khôi khoa trong các cuộc thi quốc gia.
 
Con sếu trên lưng con rùa


Trái lại, trong các đền thờ và trong các đình, chúng ta thấy lúc nào cũng có ở trên lưng con rùa một con sếu. Có một sự tương đồng không thể phủ nhận giữa con sếu này và con chim cao cẳng có mỏ dài được tìm thấy trên những chiếc trống đồng Đồng Sơn. Hình ảnh con sếu trên lưng rùa có lẽ phản ánh sự bền vững của tất cả các tín ngưỡng tôn giáo từ nền văn minh Văn Lang qua dòng thời gian. Việc phổ biến rùa trong lịch sử và văn hóa của người dân Việt không xuất phát từ sự thống trị lâu dài của người Trung Quốc cũng không phải đến từ cơ hội mà do Văn Lang nằm trong một khu vực có rất nhiều rùa lớn.
Chỉ có ở phía nam của lưu vực của sông Dương Tử, loài rùa lớn này mới có thể tìm thấy được nay bị tiêu diệt. Đây là những gì tác giả Việt Nam Nguyễn Hiến Lê đã báo cáo lại trong cuốn sách » Lịch sử Trung Quốc « ( Nhà xuất bản Văn Hóa 1996). Rất ít có khả năng tìm thấy các di tích khảo cổ chứng minh sự tồn tại của vương quốc này giống như những gì đã được tìm thấy với nhà Thương. Nhưng cũng không có gì bác hẳn đi sự thật lịch sử này bởi vì ngoài những sự kiện được đề cập ở trên đây, còn có các bằng chứng  cụ thể  nói về một nền văn minh cổ ở vương quốc này. Nơi thường được gọi là « nền văn minh Văn Lang » mà chúng ta có thể tìm thấy được nền tảng trong lý thuyết Âm Dương  ngũ hành. Thuyết  này được giải thích rõ ràng qua  chuyện « Bánh Chưng Bánh dầy« , một nét đặc trưng của người  dân Việt kể từ thời vua Hùng Vương. Người ta có thể tự hỏi nguồn gốc của lý thuyết này mà cho đến nay thường cho là của  người Trung Quốc. Chúng ta biết rằng theo ký ức lịch sử của Tư Mã Thiên, Trâu Diễn , người triết gia của vùng đất Tề Quốc (350-270 trước Công nguyên) ở vào thời Chiến quốc là  người Trung Quốc đầu tiên nêu bật lên mối quan hệ giữa lý thuyết Âm và Dương và ngũ hành.

Âm Dương

Thuyết Âm Dương được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách Chu Dịch (Zhouyi ) bởi người con trai của vua nhà Châu (1), Châu Công Ðán, trong khi đó lý thuyết thứ hai là Ngũ Hành được tìm thấy bởi vua Đại Vũ của triều đại nhà Hạ. Thực tế có khoảng cách một ngàn năm giữa hai lý thuyết này. Khái niệm ngũ hành được sát nhập nhanh chóng vào lý thuyết âm dương để đưa ra sự giải thích về Tao (hay Đạo) vốn là khởi điểm nguyên thủy của vạn hữu. Mặc dù có sự thành công trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (chiêm tinh, phong thủy, y học cổ truyền),nhưng thật khó để đưa ra một lời biện minh mạch lạc ở cấp độ ngày tháng công bố các lý thuyết này bởi vì khái niệm thái Cực (Taiji) mà hai yếu tố chính (âm và dương) được sinh ra từ đó, chỉ được du nhập vào thời Khổng Tử (500 năm trước Công nguyên). Thái Cực là sự suy ngẫm của các nhà triết học thuộc mọi tầng lớp kể từ khi triết gia thời Tống và người sáng lập ra Nho giáo, Chu Ðôn Di, đã đưa ra một khái niệm mới này trong một định nghĩa mới trong tác phẩm nổi tiếng của ông: « Thái cực đồ thuyết »:

Vô cực mà là thái cực, Thái cực động sinh Dương, động đến cực điểm thì tĩnh, tĩnh sinh Âm, tĩnh đến cực đỉnh thì lại động. Một động một tĩnh làm căn bản cho nhau…. 
Hà Đồ (Plan du fleuve)
Sự không nhất quán được thấy rất rõ ràng trong thứ tự thời gian của các lý thuyết này bởi vì người ta đã gán cho Phục Hy (1) phát minh ra bát quái có 3500 năm trước công nguyên trong khi khái niệm Âm Dương được đưa vào thời nhà Châu (1200 năm trước Công nguyên). Dựa trên những khám phá khảo cổ gần đây, đặc biệt là việc phát hiện ra các bản thảo của Mã Vương Đôi (Mawangdui) trên lụa vào năm 1973, các chuyên gia Trung Quốc ngày nay đã đưa ra những tuyên bố không thể tưởng tượng được: Các quẻ bát quái (hexagrammes) có trước các quẻ trong tam quái (trigrammes), chứng minh rằng sự thứ tự thời gian của các lý thuyết này có thể liên tục được sửa đổi lại theo các tình huống mới. Chúng ta được dẫn đến để tìm thấy trong tình trạng hỗn độn này, một lời giải thích khác, một cách tiếp cận khác, một giả thuyết khác theo đó lý thuyết về Âm-Dương ngũ hành thuộc về một nền văn minh khác. Đó là nền văn minh của nước Văn Lang. Sự nhầm lẫn tiếp tục ăn sâu vào tâm trí của người đọc với Hà Ðồ Lạc Thư. 

Lạc Thư phải được tìm thấy trước khi sự xuất hiện của  Hà Đồ. Điều này nói lên sự mâu thuẫn được tìm thấy trong thứ tự thời gian của những khám phá này. Một số người Trung Quốc đã có cơ hội đặt câu hỏi về lịch sử truyền thống được thiết lập cho đến nay trong chính thống Nho giáo của các triều đại Trung Quốc. Đây là trường hợp của Ouyang Xiu (1007-1072), người đã thấy trong kế hoạch nổi tiếng này là công việc của con người. Ông nầy đã bác bỏ « món quà của Trời ban » trong cuốn sách « Câu hỏi của một đứa trẻ về  Di Kinh (Yi tongzi wen) » (Zhongguo shudian, Bắc Kinh 1986). Ông thích phiên bản phát minh của con người.

Chúng ta có nên dựa trên truyền thuyết Trung Hoa hay không  khi chúng ta biết rằng có một sự mâu thuẫn hoàn toàn theo thứ tự thời gian trong việc phát hiện ra Hà Độ Lạc Thư?

Phục Hi (3500 TCN) đã phát hiện ra Hà Ðồ đầu tiên trong chuyến du ngoạn trên sông Hoàng Hà. Ông ta thấy một con long mã vừa ra khỏi nước có mang theo  Hà Đồ trên lưng. Nhưng chính nhờ Đại Vũ (2205 TCN), người  được cho  tìm ra việc phát hiện Lạc Thư trên lưng con rùa. Tuy nhiên, chính là nhờ Lạc Thư và lời giải thích (Lạc Thư cửu tinh đồ) mà chúng ta biết được chính xác mô hình ngôi sao được thiết lập từ sao Bắc Đẩu và tìm thấy  ở trên Hà Đồ nổi tiếng này theo nguyên tắc Âm dương ngũ hành. Từ nổi tiếng « Luo » (Lạc) được tìm thấy trong văn bản của bình luận vĩ đại của Đức Khổng Tử:

Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa hóa thánh nhân hiệu chi; thiên tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi

Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng. Hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra sông Hoàng Hà, hình chữ hiện ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng.

tiếp tục được giải thích cho đến ngày nay là tên của sông Lạc, một chi nhánh của sông Hoàng Hà chảy qua và nuôi dưỡng cả miền trung Trung Hoa. Chúng ta tiếp tục thấy trong Hà Đồ Lạc Thư sự khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa. Từ hình vẽ  cho đến dấu hiệu ngôn ngữ, người ta nghĩ về cuộc diễu hành của nền văn minh Trung Hoa  trong Di Kinh mà không tin rằng đó có thể là mô hình được Đức Khổng Tử mượn từ một nền văn minh khác. Tuy nhiên, nếu Lạc được liên kết với từ Việt, nó chỉ định đó là bộ lạc Lạc Việt  mà người dân Việt xuất thân. Đây có phải là một sự trùng hợp thuần túy hay cái tên được sử dụng bởi các hiền nhân  vua Đại Vũ hay  Đức Khổng Tử để chỉ nền văn minh Văn Lang hay không? Lạc Thư chỉ định một cách viết hiệu quả  của bộ tộc Lạc Việt:  Lạc tướng các tướng, Lạc hầu các hầu tước,  Lạc điền lảnh thổ của bộ lạc đó vân vân…

Thật tuyệt vời  khi nhận thấy rằng lý thuyết Âm Dương ngũ hành có được sự liên kết hoàn hảo và sự vận hành trong cách làm bánh chưng. Đây là một  bằng chứng cụ thể của nền văn minh Văn Lang. Ngoài nước dùng để nấu bánh, chúng ta còn tìm thấy trong bánh có  4 yếu tố cần thiết (thịt, đậu vàng, gạo nếp, lá tre hoặc lá cây cọ). Ngũ hành tương sinh gồm có 5 yếu tố nầy được thấy rõ khi tạo ra chiếc bánh này. Bên trong chiếc bánh là một miếng thịt lợn đỏ (Hỏa) được bao quanh bởi một loại nhân làm từ đậu vàng (Thổ). Toàn bộ được bao bọc bên ngoài bởi bột nếp trắng (Kim) được nấu bằng nước sôi (Thủy) trước khi tìm thấy màu xanh lục ở trên mặt bánh nhờ lá tre hay lá cây cọ (Mộc).

Hai dạng hình học, một hình vuông và một hình tròn mà chiếc bánh này có, tương ứng với Âm và Dương. Bởi vì khí Dương phản ánh sự trọn vẹn  và tinh khiết, nó được có hình dạng vòng tròn. Đối với Âm, chúng ta tìm thấy trong khí nầy có sự giới hạn và những tạp chất. Đây là lý do tại sao nó được có dạng hình vuông. Một sự khác biệt nhỏ là đáng chú ý trong định nghĩa Âm-Dương của người Trung Hoa và người Vietnam. Đối với người dân Việt, Âm  có thiên hướng động.

Ngũ hành tương sinh

Hỏa->Thổ->Kim->Thủy->Mộc->Hỏa

Đây là lý do tại sao chúng ta tìm thấy sự hiện diện của 5 yếu tố nầy trong Âm mà được thấy qua hình vuông (Bánh Chưng). Đây không phải là trường hợp với chiếc bánh có hình tròn (Bánh Giầy)  được tượng trưng Dương và có xu hướng mang đặc tính « tĩnh (bất động) ». Đây có lẽ là lý do  cho sự giải thích ngày hôm nay rằng định luật Âm dương và ngũ hành không có được một bước tiến lớn trong cuộc trình tiến hóa  và các ứng dụng của nó  vẫn tiếp tục mang tính chất huyền bí và lờ mờ trong dư luận chỉ vì lỗi được đưa  vào trong định nghĩa  Âm-Dương của người Trung Hoa.

Đền Hùng Vương

HUNG_VUONG

Chúng ta thường nói « Mẹ tròn, con vuôn » trong tiếng Việt để chúc hai mẹ con có sức khỏe tốt khi sinh. Biểu thức này được sử dụng như một cụm từ lịch sự nếu chúng ta không biết rằng nó được tổ tiên của chúng ta lưu lại để  mong được sự chú ý của chúng ta đến việc sáng tạo của vũ trụ. Từ đó  mới sinh ra Âm và Dương,  không chỉ đối lập mà còn tương tác và tương quan với nhau. Việc bổ sung và việc không thể tách rời khỏi hai thái cực này là nền tảng của sự phát triển khả quan của tạo hóa. Trò chơi điển hình của Việt Nam là trò chơi ô quan  minh chứng cho sự vận hành hoàn hảo của lý thuyết Âm-Dương và ngũ hành. Trò chơi nầy dừng lại khi không còn tiền thông báo trong hai hình bán nguyệt  tương ứng với hai thái cực Âm và Dương.

Bàn thờ tổ tiên

  Không có một người dân Việt nào không cảm xúc  khi nhìn thấy chiếc bánh chưng trên bàn thờ của tổ tiên trong  những ngày Tết. Đối với họ,  bánh nầy tuy không hấp dẫn và vô vị lại có một ý nghĩa đặc biệt. Nó chứng tỏ không chỉ sự kính nể  và tình cảm mà người dân Việt  có  với tổ tiên của mình mà còn cả dấu ấn của nền văn minh có 5 ngàn năm. Bánh chưng này là một bằng chứng không thể chối cãi về sự vận hành hoàn hảo của Âm Dương và ngũ hành. Đó là di sản duy nhất  còn nguyên vẹn mà người Việt Nam đã nhận được từ tổ tiên trong cơn lốc lịch sử. Nó không thể cạnh tranh với những kiệt tác của các nền văn minh khác như Vạn lí trường thành của Trung Quốc hay kim tự tháp của các pharaoh được làm bằng mồ hôi và xương máu. Nó là biểu tượng sinh động của một nền văn minh đã mang lại cho nhân loại một kiến ​​thức vô giá mà vẫn được tiếp tục sử dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (thiên văn học, phong thủy, y học, chiêm tinh vân vân …)

[Trở về thời kỳ Hông Bàng: phần 1]



No comments:

Post a Comment