Sunday, May 29, 2022

Tìm Trầm, Ngậm Ngãi Tìm Trầm


Đạp Núi Đi Tìm Trầm vùng núi Ông Núi Chì - Vùng Núi Ông Núi Chì
Huy Đức
https://youtu.be/SPKbUDu7WJ8



Việt cộng tàn phá tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam.


Ngậm Ngãi Tìm Trầm - Đạp Núi Ăn Gió, Công Dụng Của Trầm nào ai biết tới.
https://youtu.be/RC39cXsJxb0




https://youtu.be/NtDiptD8eM4



Chuyện Người Ngậm Ngãi Tìm Trầm

Tác giả: Châu Kỳ & Hồ Đình Phương
• LỜI NHẠC
Ai ngậm ngải đi tìm trầm,
Chừ đây hóa kiếp dã nhân mất rồi...

***

Câu chuyện cũ đôi người tình của thời quốc chiến,
Dòng lệ dâng xin trời chứng cho một lời nguyền,
Trời cao chưa thấu, trời cao chưa thấu, trời cao chưa thấu.
Tình đã ly tan, ôi tình đã ly tan,
Mới nên tích sự người ngậm ngải tìm trầm.

Ai ngậm ngải đi tìm trầm vượt đồi băng suối,
Trọn đời dâng bao mộng ước cho cuộc tình đầu,
Người đi đi mãi, người đi đi mãi, người đi đi mãi.
Vẫn thấy cô đơn, ôi vẫn thấy cô đơn, Dấu chân phong trần vào chuyện buồn ngàn thương.

Cây trầm quý chính là nàng con gái,
Là cố nhân sầu lệ ướt mấy mùa trăng,
Rồi gục chết dáng thiêng vùi rừng hoang vắng,
Hương trầm lên không vương phấn bụi nhân gian.

Nghe hương trầm đó chính là người yêu cũ,
Rừng núi sâu chàng ngậm ngải quyết tìm em,
Mỏi mòn bước tháng năm già hồn cô lữ,
Ngải tan rồi chàng đành hóa kiếp dã nhân.

Ôi buồn lắm khi kể lại chuyện tình xưa ấy,
Người dã nhân tuy đổi xác nhưng trọn lời nguyền,
Còn ai ai nữa, còn ai ai nữa, còn ai ai nữa.
Vì trót yêu thương, ôi vì trót yêu thương,
Đã cho tất cả chỉ để rồi dở dang.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chuyện đường rừng - Ngậm Ngải Tìm Trầm

Trầm là một chất tự vệ tiết ra từ cây dó khi thân cây bị xâm hại. Lâu ngày, chất này kết tinh lại thành trầm, tỏa mùi hương rất thơm, được dùng làm dược liệu, nước hoa... có giá trị rất cao. Ở nước ta, việc tìm trầm đã có từ xưa, nhưng rộ nhất là vào thập niên 1980 ở miền Trung. Lúc đó, dẫu đang ở cuối thế kỷ 20 nhưng những người “đi địu” vẫn bắt buộc phải tuân thủ: đã đi “tìm trầm” là phải “ngậm ngải” - một luật bất thành văn thuộc về... tâm linh!

Ngải là một vật linh thiêng, bí hiểm thường được các thầy mo (người sắc tộc thiểu số) nuôi trồng (cây ngải thuộc họ cây nghệ, tương truyền thả con gà vào đám cây ngải, lát sau chỉ còn bộ lông) hoặc nuôi (lấy râu mép con cọp cắm vào mụt măng tre, một thời gian sau nó biến thành những con sâu...). Ngải có hai công dụng mâu thuẫn: giúp hoặc hại người, cho nên những thầy ngải rất được người khác kiêng dè. Trở lại chuyện “đi địu”, thường là họ đi thành từng nhóm. Trước khi đi, họ phải chay tịnh, giữ mình sạch sẽ, làm mâm cúng và quan trọng nhất là phải tìm tới thầy mo để chuộc ngải. Thầy mo cho ngải vào một túi vải, người “đi địu” sẽ mang theo trong mình (thường đeo vào cổ chứ không hẳn là ngậm trong miệng). Lúc đó, ngải có tác dụng ngăn ngừa sơn lam chướng khí, rắn rết, hổ báo và tiếp thêm sức mạnh cho người đi tìm trầm...

Trong văn học nước ta, nhà văn Thanh Tịnh đã viết truyện ngắn Ngậm Ngải Tìm Trầm (năm 1943) kể chuyện: Có vợ chồng kia và hai đứa con ở ngôi làng gần bìa rừng thuộc tỉnh Quảng Trị. Vì cuộc sống quá nghèo khổ, người chồng đánh liều “ngậm ngải tìm trầm”. Trước khi đi, thầy mo có dặn -- ngải chỉ có tác dụng trong vòng 100 ngày, quá hạn ấy sẽ gặp nguy... Chàng đi mãi, đi mãi mà không gặp trầm, đến lúc sắp hết hạn, chàng vội vàng quay về thì không nhớ đường. Quá 100 ngày, lông lá mọc khắp người, rồi chàng hóa thành dã nhân - dù vậy vẫn cố tìm đường trở về thăm vợ con. Nhưng về tới nơi thì vợ con hoảng sợ, dân làng hợp nhau xua đuổi chàng về rừng xanh. Từ đó, những đêm trăng sáng, dân làng nghe từ bìa rừng vọng ra những tiếng cọp gầm não nề đến xé lòng...

01 Tôi Đi Tìm Trầm - Phan Nhật Bắc
https://youtu.be/Ypxciu9eqcw



02 Tôi Đi Tìm Trầm - Phan Nhật Bắc
https://youtu.be/sOxO5-SPwHg



03 Tôi Đi Tìm Trầm - Phan Nhật Bắc
https://youtu.be/7EOR0n-loKs



04 END Tôi Đi Tìm Trầm - Phan Nhật Bắc
https://youtu.be/43gJWjolshg



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

01 Ngậm Ngãi Tìm Trầm - Trần Doãn Nho
https://youtu.be/Ibqn51SYcbo



02 Ngậm Ngãi Tìm Trầm -Trần Doãn Nho
https://youtu.be/zSL1pl0ROeY



01 Chuyện đường rừng Ngậm Ngãi Tìm Trầm
https://youtu.be/osj43tKvwqM




02 Chuyện đường rừng Ngậm Ngãi Tìm Trầm
https://youtu.be/VB6NVBXeV_o



-----------------------------------------


Vào thế giới Bùa Ngãi và Thoát và thế giới Bùa Ngãi như thế nào?
Huy Đức
https://youtu.be/CgJUafDCQHU


Khi Thai Nhi Bị Bỏ, Linh Nhi trút hận Cha Mẹ có đỡ nỗi không?
https://youtu.be/gt45Pf-r1xg


Tôn Giáo & Xã Hội: Cứu em với con em phá em - Biết là lừa đảo nhưng phụ nữ VN vẫn bị gạt
https://youtu.be/0OE3saCBRiM



Saturday, May 28, 2022

Chót Bút là ai?

Trận Đánh tiêu diệt phái đoàn Việt cộng Tại Hoa Kỳ chưa được đặt tên
https://youtu.be/k2FOvICXvEI


https://youtu.be/avDFG3a94N0


0
 photo uh1_3 1_zps7rjjvw3g.jpg

1
 photo Nguyen van Linh - tha mat nuoc chu khong mat Dang.jpg


2
 photo e06ed55d-17fe-4376-afee-0e004d44a067.jpg


04
 photo ca le Du_zpsds1gagvx.png

Sau ba lần đổi tiền ở miền nam, có bốn câu thơ ai cũng biết:

Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời,
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi.
Miền nam “ruột thịt” âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người.


Ba lần đổi tiền sau khi Việt cộng cưỡng chiếm miền nam Việt Nam

Đổi tiền ngày 22.9.1975
Đổi tiền ngày 03/5/1978
Đổi tiền ngày 14.9.1985



Việt cộng biết rõ chúng làm tay sai




Việt cộng biết rõ chúng làm tay sai của cộng sản Nga và Tàu những vẫn thản nhiên đưa Việt Nam vào cuộc chiến dai dẳng khiến Việt Nam trở nên thua kém, bị thế giới bỏ sau lưng mỗi ngày một xa.

Chiếm được nước rồi vẫn không thể nào ngóc lên được bởi vì một điều dễ hiểu, nếu một người có trí tuệ và lương tri thì ngay từ đầu họ đâu chịu làm tay sai và chọn đi theo cộng sản.


 photo 02f17cea-1d30-47e9-8ae7-2da6f27a8d0f.jpg

 



2

 



Trong khi các con số và tài liệu cho thấy VNCH là nước có nền kinh tế phát triển trong đa số trong mọi lĩnh vực. Trung cộng âm mưu triệt tiêu nội lực của Việt Nam Cộng Hòa, Trung cộng cố vấn cho Việt cộng dựng lên Mặt Trận giải Phóng Miền Nam trong nam Việt Nam để phá hoại VNCH, khủng bố pháo kích, đặt mìn... để gây sợ hãi và bất an cho khách ngoại quốc tránh xa VNCH. Tác giả Hà Cẩn trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi”. Tác giả thuộc Viện văn học Trung quốc, đã phải thừa nhận nền kinh tế VNCH rất phát triển. Trong cuốn sách năm 1997 và tái bản năm 2000, tại trang 222 có đoạn:

“Miền Nam - 'Việt Nam Cộng Hòa' có nền kinh tế phát triển, đó là điều bất lợi cho chúng ta...”

Tác giả Trung cộng này công nhận sự phát triển của miền Nam về kinh tế sung túc đó nên cho rằng - đó là bất lợi cho âm mưu Hán hóa mà ông Hồ đang thực hiện theo lệnh Mao; thêm bằng chứng cho âm mưu của Trung cộng và ông Hồ Chí Minh triệt hại nền dân chủ của VNCH.


 

 

 photo 1908293_800334336643714_663549150224856297_n.jpg

 

* photo GDP-Nominal_zps8lmcg5na.jpg

 



 photo giagravenh_1.jpg




 

Với Sự phát triển của miền Nam về kinh tế thịnh vượng, đời sống sung túc, cộng sản Hà Nội triệt hại đánh phá trực tiếp nền dân chủ của VNCH bằng cách lập ra tổ chức Mật Trận Giải Phóng miền nam trực diện trong nam để đánh phá, khủng bố, giết chóc làm yếu, gâyhoảng sợ hoang mang, xáo trộn miền nam.

 


 photo toa rp.jpg

 



 

 photo Chu Acircn Lai_1.jpg

 

 

*

 photo n_zpsvll9nf4i.jpg

 



Địa Phương Quân Sát cộng


︻╦╤─  photo explode_zps1srvxrl4.gif



Quận Thủ Thừa, tỉnh Long An, nằm dọc theo Quốc Lộ 4 khi chúng ta nhìn về bên phải từ hướng Saigon đi xuống qua quận Bến Lức. Thời điểm mà tôi ghi lại những dòng chữ này xảy ra vào những ngày cuối tháng Ba, năm 1975 khi Ban Mê Thuột vừa thất thủ, áp lực của cộng quân đè nặng trên khắp bốn vùng chiến thuật. Chúng tôi đang ngăn chận đường dây xâm nhập của địch từ vùng Mỏ Vẹt, Ba Thu và Kiến Tường...

Giờ này đại quân của Việt cộng đã tràn xuống. trận đánh mở màn làm cho tôi xính vính. Tôi biết chủ lực bọn Cộng sản nằm bên kia biên giới Cam Bốt, nhưng một bộ phận chính đang nằm ở phía bắc xã Long Ngãi Thuận, chúng hăm he muốn "chơi" Tiểu Đoàn của Cử.


Từ trước đến nay lính Cộng Hòa gọi tụi cán binh Việt cộng là "chuột" vì chúng luôn luôn trốn chui trốn nhủi, chỉ nhảy ra cắn trộm như nổ mìn, phục kích lính VNCH, hay pháo kích bừa bãi vào dân cư.

Địa Phương Quân Sát cộng
︻╦╤─  photo explode_zps1srvxrl4.gif
Hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân bây giờ đổ xuống ngập chợ. Cả cái quận lỵ nhỏ bé chứa toàn là lính. Lấy văn phòng quận làm tâm điểm, một tiểu đoàn cánh trái, một tiểu đoàn cánh phải lần lượt qua sông dàn quân xuất phát. Từ trên nóc công sự phòng thủ, tôi liên lạc với cả hai cánh quân. Trên 600 người lính dàn hàng ngang đã tạo một chiều dài cả cây số. Tôi chưa cho lệnh tiến quân vì khi xã Lợi Bình Nhơn thất thủ, Chi khu đã ra lệnh cho Đại úy Hải, Đại đội trưởng Đại đội Biệt lập vượt sông Vàm Cỏ về làm tuyến án ngữ phía cầu Long An để chận đặc công Việt cộng có thể xâm nhập phá cầu, đồng thời cũng để dò xét dọc sông Vàm Cỏ xem Việt cộng có ém quân ở đó không. Hải chạm súng lẻ tẻ chứng tỏ chỉ có du kích quân chận mình. Đây là lúc hai tiểu đoàn được lệnh xuất quân. Trời tháng Tư, chưa vào mùa cầy cấy, đất còn khô và nứt nẻ. Những thửa ruộng bỏ trống đã làm cho quân ta có xạ trường quan sát rất xa. Hai cánh quân liên lạc hàng ngang tiến song song.

Từ trên lô cốt, tôi theo dõi bằng mắt và giữ liên lạc máy với hai Tiểu đoàn trưởng. Quân đi khoảng 800 thước thì bắt đầu chạm địch. Điều khủng khiếp nhất là chạm súng trên một tuyến dài cả cây số, hỏa lực địch mạnh đến nỗi đạn cày dưới chân tôi như đàn dế rúc. Đủ loại súng mạnh, cối 61, cối 82 và 130 ly choảng liên hồi về phía bạn. Quân ta chỉ chống trả bằng những vũ khí cá nhân, và là khu dân chúng nên không thể dùng hảo lực pháo binh.

Trời ạ! Không thể ngờ được. Sau những đợt hỏa lực dũng mảnh, cộng quân bắt đầu xung phong và tràn ngập. Chúng ùa lên đen cả cánh đồng trước mặt, cuộc cận chiến không xảy ra, nhưng tấn công biển người vũ bão. Hai tiểu đoàn ĐPQ buộc phải rút về tuyến A. Và chỉ chớp nhoáng là 600 người lính đâm đầu xuống nước. Hai tiểu đoàn tinh nhuệ đã bị địch áp đảo đến nỗi không còn sức phản công. Điềm may mắn cuối cùng là nhờ con sông thiên nhiên chắn lối, nếu không, sự lui quân của hai tiểu đoàn đã lôi theo 60 ngàn dân trong quận Thủ Thừa sẽ thất thủ chớp nhoáng vào tay địch. Tôi đứng như chết sững giữa lằn đạn của quân thù. Sự lâm nguy của tiểu đoàn làm tôi quên cả sợ chết, nếu không phản ứng kịp thì chỉ trong năm, mười phút nữa Việt cộng sẽ tràn đến bờ sông. Chúng sẽ tha hồ xả súng tiêu diệt quân ta đang loi ngoi dưới sông.

Tuy nhiên, điều may mắn cuối cùng đã đến, cũng do lòng trời còn thương cái mạng quèn của tôi và đám quân dân, thảng hoặc sự linh thiêng của Đức Tiền quân một lần nữa đã xui khiến ra không chừng. Số là vịnh Thủ Thừa ăn thông với sông Vàm Cỏ, tại đây bị ảnh hưởng của nước thủy triều khi lên khi xuống, và nếu gặp nước ròng thì tàu bè xuống thấp, có khi mũi tàu chưa lên cao bằng bờ đất nên vũ khí trên tàu hoàn toàn bất khả dụng. Trong lúc này vào đầu tháng âm lịch, nước không lên mà cũng không xuống. Nó luôn luôn đầy bờ và giữ nguyên mực. Nhờ vậy khi tôi chỉ thị, đoàn tàu được che dấu từ cái lạch con tiến ào ra xung trận.

︻╦╤─ Lệnh của tôi rất rõ ràng: "di chuyển trên sông và tác xạ". Mỗi tàu có sáu cây đại liên 50. Một bên thành tàu là ba đại liên. Sáu chiếc tàu Tuần Giang có 18 khẩu đại liên, mỗi phút có thể nhả 6.000 viên đạn, đã di chuyển hàng dọc trên sông và tác xạ nhịp nhàng. Đại Đội trưởng Tuần Giang nhận lệnh rõ ràng:

"Chiếc nào trúng B40 bị chìm là bỏ, không tàu nào được dừng lại để tiếp cứu tàu nào, tiếp tục xạ kích cho đến khi đẩy lui được địch".

Đại quân của địch đang hăng tiết xung phong đến điểm chiến thắng, bất ngờ bị hỏa lực quá mạnh của đoàn Tuần Giang làm chúng gục xuống như sung rụng. Bọn Cộng cũng phản ứng nhanh, chúng phản công bằng B40, B41 và các loại súng cối thi nhau nổ trên sông, rơi xuống như mưa bão. May mắn cho đoàn tàu ở thế di chuyển nên chưa chiếc nào trúng đạn, nhờ vậy mà hàng rào hỏa lực đã chận đứng được cuộc xung phong khổng lồ này. Đoàn tàu đã tạo một lưới lửa trên sông. Tôi vui mừng cứ đứng ỳ trên lô cốt quên cả sợ chết. Bốn thầy trò tiếp tục trên đỉnh lô cốt mà quan sát và liên lạc.

Gần một tiếng đồng hồ sau, hai Tiểu Đoàn ĐPQ mới ngoi lên khỏi mặt đất, tái bố trí và bắt đầu tiến lên để tiếp tục giao tranh với bọn Việt cộng. Hai tiếng đồng hồ sau đó địch bị đẩy lui hoàn toàn. Cám ơn tất cả những đấng thiêng liêng đã cho bọn Cộng sản chọn cuộc tấn công lúc nước thủy triều không xuống thấp, đã cho đoàn tàu không bị sức mẻ, sáu cái còn nguyên vẹn và tạo ra một chiến thắng lẫy lừng, cứu được Quận và cứu được 600 mạng lính.

Địch chẳng còn bao nhiêu đã rút thật xa, không lấy được xác, chúng nắm ngổn ngang đầy một cánh đồng. Trận sống mái nghiêng phần thắng về quân ta, làm các đồn bót nức lòng lên tinh thần, các Nghĩa Quân bắt đầu làm chỉ điểm cho hai con gà cồ 155 ly pháo kích vào những nơi địch quân lẩn trốn. Một quả đạn 155 ly nặng 45 kg, sức nổ tàn phá và sát hại 50 thước vuông. Với sự chỉ điểm của các đồn bót, buổi chiều hôm đó ta đã tác xạ khoảng 800 quả đạn, thương vong của địch lên cao độ khó mà phối kiểm.

Ngày một ngày hai đã đi qua nhanh chóng. Quận nhà vẫn đứng hiên ngang. Chiến thắng Thủ Thừa đã vang dội cả miền Nam và thế giới. Nước bạn Hoa Kỳ cũng buồn vì muốn đồng minh chết sớm mà còn có những chiến thắng này thì khó "nhá" quá. Đài VOA và BBC đã đặt bản tin là chiến thắng lớn tại Thủ Thừa và phát thanh trên băng tầng của họ.




2

Mạnh Như Sóng Thần

Trâu Ðiên (Crazy Buffalo), danh hiệu được Bộ Tư Lệnh TQLC chấp thuận cho mang, biểu tượng cho sự Cảm Tử, Hy Sinh và Dũng Mãnh. Trâu Ðiên chỉ biết húc tới, hăng và dũng mãnh.

 

 

ARMY of the REPUBLIC of VIETNAM
https://youtu.be/0zMXAiH0DAU



Những Quy Luật Giao Chiến (ROE)
Của Không Lực Hoa Kỳ Tại Việt Nam



Tác Giả: Mark Berent - Phi công phản lực tham chiến tại Việt Nam 1965-1973
Người dịch: Thái Dương
(Tựa đề bài được dịch ra do tác giả thêm cho rõ ý nghĩa của bài viết)

Phi công Mark Berent cho rằng Mỹ và đồng minh Việt Nam có thể đã chiến thắng tại chiến trường Việt Nam vào những năm 67, 68. Nhưng qua những Quy Luật Giao Chiến (ROE) đã đưa ra, mà những phi vụ buộc phải ngưng ném bom trên đường mòn Hồ Chí Minh và miền Bắc Việt Nam, đã giúp cho Cộng Sản Bắc Việt mang quân và vũ khí vào miền Nam để đi đến chiến thắng cuối cùng vào tháng Tư 1975. Những phi công như ông đã bị trói tay và bịt mắt trước những cuộc di chuyển ồ ạt của cộng quân.

Hãy nghe Mark Berent tâm sự… Nguyên tác là bài viết với tựa đề Rules Of Engagement, được in trong tác phẩm “To Bear Any Burden của Al Santoli".



Tác Giả: Mark Berent - Phi công phản lực tham chiến tại Việt Nam 1965-1973

Lần đầu tiên tôi tham chiến tại Việt Nam là vào năm 1965. Ðơn vị của tôi đóng tại căn cứ Không Quân Biên Hòa. Tôi bay phản lực cơ F-100s, tổng cộng hơn 200 phi vụ. Lần thứ hai tôi tham chiến ở Việt Nam là vào năm 1968, lúc đó tôi bay phản lực cơ F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi thuộc phi đoàn Cú Ðêm (Night Owls), có nhiệm vụ bay trên đường mòn Hồ Chí Minh trong vòng bảy tháng. Cuối cùng, 5 tháng chót tôi được chỉ định chỉ huy Woff FAC (Lực Lượng Không Kiểm Tiền Phương (Forward Air Control). Lực lượng này bao vùng đường mòn Hồ Chí Minh từ Lào đến suốt Bắc Việt Nam. Ðó là thời điểm mà Tổng Thống Johnson ra lệnh ngưng ném bom. Do đó, có lúc các phi vụ được chấp thuận ném bom, có lúc phi vụ không được chấp thuận. Chẳng cần giấu giếm, nhiều lần một số anh em phi công chúng tôi tự thi hành nhiệm vụ thả bom đường mòn, mà không cho ai biết.

LT. COL. MARK BERENT, USAF (Ret.)
Enshrined 2012
Lt. Col. Berent is well known as the author of the ROLLING THUNDER five-book Vietnam air war series which made the war and those who fought it understandable to the American public.

Tại Việt Nam, có vài điều rất đỗi ngạc nhiên. Thứ nhất là tôi được tưởng thưởng nhiều huy chương. Nhưng có một trường hợp tôi từ chối nhận một huy chương cao quý của Hoa Kỳ là Purple Heart, Lý do là vì một người bạn Lực Lượng Ðặc Biệt của tôi vừa mới trốn được Việt Cộng bằng cách đi bộ 26 cây số trong đêm tối, với viên đạn 51 ly còn nằm trong một cánh tay và tay kia dìu một người lính Việt Nam Cộng Hòa đang bị thương. Do đó, đối với tôi, cái huy chương cao quý Purple Heart không có một giá trị gì cả, tôi không xứng đáng để nhận!

Tôi hết nhiệm kỳ tại Việt Nam và được chỉ định về phục vụ tại một căn cứ không quân tại California. Không Quân Mỹ muốn xử dụng tôi hết mình và để tôi thăng tiến hơn, họ gửi tôi đi học để lấy bằng kỹ sư tại một đại học dân sự. Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm một chức vụ khả quan về tiền bạc và tương đối nhàn hạ tại Phi Ðoàn 69 Chiến Thuật, sống cuộc đời thoải mái. Nhưng khốn nỗi, mỗi lần tôi cầm tờ báo thì lại được tin một người bạn thân của tôi bị bắn hạ và tử trận tại chiến trường.

Không chịu nổi nữa, tôi xin với thượng cấp để được bay F-4s, một phản lực cơ tân tiến hơn so với F-100s và tôi đã được chấp thuận để trở lại chiến trường Việt Nam.

Trong bảy tháng đầu khi bay F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi vẫn thuộc Phi Ðoàn Cú Ðêm (Night Owls). Lệnh ngưng thả bom của Johnson bắt đầu có hiệu lực một tháng trước khi tôi trở lại chiến trường. Do đó, phi công chúng tôi không có cơ hội ném bom miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi chỉ còn biết bay ầm ì, rồi nhào lên lộn xuống trên đường mòn Hồ Chí Minh bên ranh giới nước Lào.

    Tất cả những gì Nixon làm trong năm 1972 là tạo cho Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam, mà đáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải!

Đường ranh giới nước Lào dọc theo vùng rừng núi cao Karst Mountains (Lào). Và nếu chúng tôi lợi dụng ngưng thả bom để bay xuống phía Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam để phá hủy những đoàn xe tiếp liệu của Cộng Sản Bắc Việt dọc theo đường mòn, thì thực sự với F-4s không đủ khả năng này vì chúng tôi phải bay trong bầu trời dầy đặc sương mù và mây thấp che kín tầm mắt quan sát. Nhiều lần chúng tôi cho một phản lực thả trái sáng và sau đó phản lực khác theo sau thả bom.

Nhưng khi trái hỏa châu vừa thả ra là mấy tên lái xe Việt Cộng đều chửi thề:

- “Mấy thằng phi công Mỹ ngu xuẩn đang sắp ném bom. Hãy ngừng xe lại và tắp vào lề đường. Trước sau gì chúng nó cũng đâm vào dãy núi Karst…”

Và đúng như thế, nhiều phi công của chúng tôi đã đâm máy bay vào dãy núi này mà chẳng thả trúng một xe tiếp liệu của Việt cộng nào, chỉ vì tầm nhìn quá hạn chế do thời tiết.

Mãi đến khi Mỹ mang máy bay Spectre–AC130 có trang bị vũ khí và có trang bị cả dụng cụ quan sát ban đêm như màn hình Ti Vi và những dụng cụ điện tử có thể cảm nhận được khói bay ra từ ống khói của xe vận tải, đồng thời máy bay này có thể nhìn qua đêm tối và mây mù.

Chúng tôi liên lạc chặt chẽ với Spectre-AC130 để thi hành hai nhiệm vụ:

- Một là áp lực những ổ súng phòng không của địch ngõ hầu chúng tôi có thể bắn hoặc thả bom trúng mục tiêu.
- Hai là hướng dẫn chúng tôi tới mục tiêu cần tiêu diệt.

Và kể từ đó, chúng tôi đã phá hủy rất nhiều xe vận tải tiếp liệu của địch. Tôi nhớ rõ, một lần, trong một đêm tôi bắn trúng 14 xe tiếp liệu của địch.

Mỗi khi máy bay Spectre-AC130 nhìn thấy đoàn xe, những phi công này sẽ đánh dấu cho chúng tôi bằng nhiều cách. Họ tác xạ vào mục tiêu bằng súng liên thanh 20 ly và cho chúng tôi biết đó là mục tiêu cần tiêu diệt. Hoặc giả họ ném hỏa châu để soi sáng cả đoàn xe phía dưới và chúng tôi cứ theo đó mà thả bom.

Ngoài ra, họ còn có thể ném một khối hỏa châu nặng, có khả năng cháy sáng tới 20 phút. Họ ném một khối hỏa châu này trước đoàn xe và một khối khác phía cuối đoàn xe, và cho chúng tôi biết cứ thế mà ném bom trong đoạn đường giữa hai khối ánh sáng. Vì vậy, chúng tôi đã phá hủy được nhiều đoàn xe tiếp liệu của cộng sản. Ðường mòn Hồ Chí Minh đã bị cầy nát làm trở ngại cho việc cộng sản chở tiếp tế vào miền Nam Việt Nam. Theo nhận định của phi công chúng tôi, chiến tranh đã có thể chấm dứt bằng quân sự!

Nhưng thật đau lòng: lệnh ngưng ném bom bắt đầu vào tháng 11 năm 1968, tất cả chúng tôi đau điếng! Anh em phi công chúng tôi đã trải qua bao nhiêu lần được lệnh ngưng thả bom và mỗi lần như thế chúng tôi cảm thấy như bị một quả đấm vào mặt, vì người ta (Ngũ Giác Đài) đã phá tan đi những gì chúng tôi đang thắng thế.

Thí dụ, trong giai đoạn 1966-67, bạn bè chúng tôi, những phi công can trường, đang bay các phản lực cơ F-105s và F-4s trên lãnh thổ Bắc Việt, một nơi đầy nguy hiểm vì dàn hỏa tiễn địa-không SAM tối tân nhất và màng lưới ra-đa của Nga đầy rẫy dưới đất. Nhưng vì Những Quy Luật Giao Chiến (Rules Of Engagement - ROE), chúng tôi đã chiến đấu một cuộc chiến mà tay chúng tôi đã bị trói chặt, mắt chúng tôi như đã bị chọc thủng cho mù lòa và một nửa đạn dược trang bị đã bị cắt giảm.

Vì Những Quy Luật Giao Chiến, chúng tôi đã chiến đấu một cuộc chiến mà tay chúng tôi đã bị trói chặt, mắt chúng tôi đã bị chọc thủng cho mù lòa và một nửa đạn dược trang bị đã bị cắt giảm.

Nhưng những viên chức chính phủ như Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara thì lại tuyên bố với công chúng rằng các phi cơ Mỹ không bị cắt giảm bom đạn và bom đạn Mỹ không bao giờ thiếu? Nhưng trong thực tế, chúng tôi đang chứng kiến bom đạn Mỹ ở Việt Nam đã bị cắt giảm nhiều, nhất là của không Lực Mỹ!

Chúng tôi đã chứng kiến bạn chúng tôi bay ra Bắc với trang bị kém hơn thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chỉ vỏn vẹn với hai trái bom: 250 và 500 cân và hai thùng Bom Lửa (Napalm) trong một phi vụ phá hủy đường rầy xe lửa. Ðiều hiển nhiên là bằng loại Bom Lửa Napalm thì không thể nào làm hư hại hay cắt đứt đường rầy xe lứa, mà chỉ làm cháy cỏ và cây cối chung quanh đường rầy mà thôi. Chúng tôi cho rằng quyết định ngưng ném bom và cắt giảm đạn dược là MỘT TỘI PHẠM của những người có thẩm quyền. Nhiều khi chúng tôi đã đối đầu với một số hoa tiêu vì lương tâm mà họ đã phải không tuân lệnh oái oăm này, dù họ có phải ra tòa án quân sự.

Các viên chức này lại nói loanh quanh rằng không thiếu bom tại Việt Nam. Nhưng tại Sài Gòn, những tầu thương mại chuyên chở bom đạn bị tắt nghẽn tại các hải cảng vì hải cảng không đủ rộng để có thể đem xuống những bom và vũ khí lớn quá tầm trưc tiếp vào bờ. Trong khi đó, vũ khí nhỏ và dụng cụ y khoa thì được Việt Cộng hối lộ và chở về mật khu.

Vào thời điểm đó, tôi vẫn còn nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH biết phải làm gì để chiến thắng cuộc chiến này. Nhưng một thời gian sau đó, tôi nhận thức được rằng: “Hình như người ta (Quốc Hội Mỹ) không muốn và không được phép để VNCH thắng cuộc trong chiến tranh này!” vì thế nên Hoa Thịnh Ðốn đã cố tình áp đặt cái “Quy Luật Giao Chiến” ROE quái ác này!

"Hình như người ta (Mỹ) không muốn và không được phép để VNCH thắng cuộc trong chiến tranh này!” vì thế nên Hoa Thịnh Ðốn đã cố tình áp đặt cái “Quy Luật Giao Chiến” ROE quái ác này!

Chúng tôi đành phải bay lên phía bắc Lào để yểm trợ cho Vang Pao, người lãnh đạo của lực lượng H’mong, một bộ lạc sống trên đồi núi, đang chiến đấu với quân cộng sản Bắc Việt và cộng sản Lào (Pathet Lào). Nhưng tại đây, lại có lệnh không được thả bom gần các chùa chiền. Trong khi ai cũng biết cộng sản Lào đang đóng quân đầy trong các chùa chiền ở Lào với đầy đủ vũ khí. Nhiều lần chúng tôi đã bị bắn từ chính trong các chùa. Có lần chúng tôi không chịu được, đã bay qua chùa và thả một trái bom vào chỗ có súng bắn lên, và ầm ầm kho đạn của địch nổ vang và cháy suốt mấy tiếng đồng hồ.

Có một câu chuyện ai cũng biết là ở Trung Tâm Văn Hóa Trung Hoa (Chinese Cultural Center) tại Plaine des Jarres (Lào) như sau: Chúng tôi không được lệnh ném bom trong vòng ba cây số chung quanh trung tâm này.

Vào một đêm, một phi công tức khí lén thả một trái bom vào trung tâm này và kho đạn ở đây đã nổ trong suốt một tuần lễ!

Sau khi lệnh ngưng ném bom trên lãnh thổ Bắc Việt vào tháng 11 năm 1968, chúng tôi chỉ được phép ném bom khi xe tiếp tế của Việt Cộng ở đường mòn Hồ Chí Minh trên phần lãnh thổ nước Lào và chỉ được ném bom vào ban đêm mà thôi. Như vậy là chúng tôi gần như tự tử rồi! Vì ban đêm không thấy đường, súng phòng không địch thì bắn ra như sao, chúng tôi chỉ còn cách đâm máy bay vào dãy núi Karst là xong!

Có một lần vào một ngày quang đãng, tôi đếm được 100 xe tiếp tế nối đuôi nhau tại Ðèo Mụ Giạ thuộc Bắc Việt Nam. Những chiếc xe này đậu sẵn để đợi đêm tối di chuyển vào đường mòn. Và dĩ nhiên chúng tôi có lệnh cấm chỉ thả bom đoàn xe vào ban ngày, chỉ được ném vào ban đêm. Ðó là Quy Luật Giao Chiến (ROE) đấy!

Chúng tôi cũng không được thả bom đường xe lửa tiếp tế từ Trung Cộng vào Bắc Việt. Mỹ cũng không được phong tỏa hải cảng Hải Phòng… Tất cả những gì Nixon làm trong năm 1972 là tạo cho Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam, mà đáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải!


Thử nghĩ xem Tù Binh Chiến Tranh Mỹ (POW) do đâu mà có?
85% POW là hoa tiêu và phi hành đoàn. Họ bị bắn hạ chung quanh những vị trí có hỏa tiễn SAM và phi cơ MIG.
Sau khi lệnh ngưng ném bom trên lãnh thổ Bắc Việt vào tháng 11 năm 1968, chúng tôi chỉ được phép ném bom khi xe tiếp tế của Việt Cộng ở đường mòn Hồ Chí Minh trên phần lãnh thổ nước Lào và lệnh cấm chỉ thả bom đoàn xe vào ban ngày, chỉ được ném vào ban đêm, mà ban đêm thì không thấy đường làm sao thả bom cho trúng? Trong khi súng phòng không địch bắn ra như sao, chúng tôi chỉ còn cách đâm máy bay vào dãy núi Karst là xong.

Nhưng buồn thay! Tại Việt Nam, chúng tôi đã không được phép thực thi những sự việc “tuyệt đối phải ngăn chặn” này. Thử nghĩ xem Tù Binh Chiến Tranh Mỹ (POW) do đâu mà có? 85% POW là hoa tiêu và phi hành đoàn. Họ bị bắn hạ chung quanh những vị trí có hỏa tiễn SAM và phi cơ MIG. Nơi mà những hoa tiêu này đã thấy từ khi cộng sản Bắc Việt và Nga Sô lúc còn đang xây cất. Còn tại chiến trường Miền Nam, lính Mỹ chết bởi những vũ khí, đạn dược và tiếp liệu do Bắc Việt chuyên chở vào Nam, mà chúng ta không được phép ngăn chặn được hay chúng ta không muốn ngăn chặn?

Chúng tôi đã từng thấy từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ngay ban ngày. Những xe này thuộc Lực Lượng Chuyên Chở 559 từ Hà Nội đổ vào.

Chúng tôi bay trên đầu đoàn xe và đôi khi chỉ cho chúng một chút sợ hãi bằng cách ném xuống vài thùng xăng phụ hay một vài trái hỏa tiễn gọi là cho bõ tức. Vì chúng tôi không được phép mang cả phi đoàn phản lực đến đó để ném bom, chỉ vì lệnh cấm.

 photo wolf_f10june 1968.jpg
USAF US Air Force 8th Tactical Fighter Wing Vietnam War

Tôi đã từng chứng kiến một làng người Thượng ở Nam Việt Nam bị Việt Cộng ném lửa đốt cháy cả làng. Chúng đốt sống cả trẻ thơ, phụ nữ và tất cả những gì còn sống chỉ vì dân làng không chịu phục tùng lệnh của chúng.

Thật là đau lòng cho một cuộc chiến mà chúng ta đã bị sắp đặt không được thắng!
......................
Ghi chú:
- Rules Of Engagement (ROE) - Mark Berent
- To Bear Any Burden - Al Santoli



1975 -- VNCH bị bức tử! Bức tử tại Quốc Hội Hoa Kỳ từ đảng Dân Chủ.
 photo 0_zpsplhoddnd.jpg





Monday, May 23, 2022

Thuở Ấy Có Em - Nhạc

Thuở ấy có em
_guitar Phi Hồ /Trình bày Tiên nga
https://youtu.be/E_E4qxj7zPA



XIN CÒN GỌI TÊN NHAU
_st Trường Sa_Trình bày Thế Trường
https://youtu.be/eePCKMUGihA



DẤU TÌNH SẦU
_st Ngô Thuỵ Miên_Trình bày Thế Trường
https://youtu.be/CpS4G2aLd08



CỎ ÚA
Sáng tác: Lam Phương_Trình bày Phi Hồ và Thế Trường
https://youtu.be/1ca9e3H2EZQ



Ngăn Cách
- Y Vân guitar Tremolo
https://youtu.be/c_ZVJ2kTw2M



Lệ Đá
_guitar Phi Hồ /Trình bày Thùy Tâm
https://youtu.be/o8pIXUaDzz8



Ô Mê Ly
sáng tác Văn Phụng _guitar Phi Hồ /Trình bày Tiên Nga
https://youtu.be/0XW31efEA8E



Ai đưa em về
/sáng tác Nguyễn Ánh 9 /Trình bày Tiên Nga
https://youtu.be/tO4tEpUUkXg



Đà Lạt Hoàng Hôn
/sáng tác Minh Kỳ và Dạ Cầm /Trình bày Tiên Nga
https://youtu.be/Obn59tupCRI



Tình nồng cháy
_nhạc ngoại quốc lời việt Anh Bằng_tb Phi Hồ
https://youtu.be/0HoHV6LNJy0



Rồi Mai Đây
_nhạc ngoại lời việt_guitar Tiên Nga - Thế Trường
https://youtu.be/dbIoJKtXG0s



Những ĐómMắt Hỏa Châu
/sáng tác Hàn Châu /Trình bày Tiên Nga
https://youtu.be/aBbOa38njjg



THÀNH PHỐ MƯA BAY
_GUITAR TIÊN NGA
https://youtu.be/ZOEztr20sBU



Ngăn Cách
https://youtu.be/LWzTKdMBzPg



Em đã thấy mùa xuân chưa
https://youtu.be/0LviD5n6kdg



Tôi Vẫn Nhớ PBN 38 | Như Quỳnh & Thế Sơn -
https://youtu.be/TgWkwYRkeMc



Mẹ Tôi
Nhạc sĩ: Nhị Hà (ASIA 12)
| Ca sĩ: Như Quỳnh |
https://youtu.be/42tFE6eYZ8A



Làng Tôi
Trình bày: Như Quỳnh - PBN 59 |
https://youtu.be/KFaIJolqkqM



Thương Về Miền Trung
Trình bày: Như Quỳnh - PBN 49
https://youtu.be/seB2tOifMi4



Đánh điệu Cha Cha Cha bằng phím? | Biến tấu và cách
ttps://youtu.be/HAUku1WDEk0



Đàn điệu Jango có khó không?
https://youtu.be/PVwEh9ObTSI



Cách đánh bài Ngựa Hoang chạy bass và quạt chả
https://youtu.be/bnsuFcIgCR8



Vết thù trên lưng ngựa hoang

- Thầy Thiện Đạt
https://youtu.be/3TbHegLWI68




Ghost Riders in the Sky
https://www.youtube.com/embed/gWTjjm-Gg3c



GHOST RIDERS IN THE SKY
- COLIN CHISHOLM
https://youtu.be/7oMewfBazzA



VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG
Trình bày:| THẦY THIỆN ĐẠT
https://youtu.be/nr3lxEovM0c



Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang
- Guitar Solo (Guitar Rock) - Nguyễn Bảo Chương
https://youtu.be/CuHqoi7Zhoc



Vài kỹ thuật Rasg (Búng, quạt…) trên Guitar |
https://youtu.be/57PA4CGHT1U



Em Hiền Như Masoeur
- Phạm Duy - Thầy Thiện Đạt trình bày
https://youtu.be/lm6ImbR-C3I


Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa
Như u tình đã qua thấm linh hồn ma soeur.



Làm thế nào để đàn điệu Slowrock cho hay???
https://youtu.be/hIZxngx4T3E



Ảo Ảnh
(Y Vân) -
https://youtu.be/82fD0IC-bQ0



Beginner Strumming MISTAKES VS How PROS Play Guitar
https://youtu.be/6HT9ILHDi9A






Sunday, May 15, 2022

Làm Quen Với Lính

Làm Quen Với Lính



[KARAOKE] Làm Quen Với Lính
– Twist (Trịnh Lâm Ngân – Pre.75) – Tone Nam (Ebm) – Cover by TMN

Hình: Tại thành phố Pleiku City 1968 - Young Soldiers During Vietnam War
Đường Hoàng Diệu thành phố Pleiku, Cao Nguyên trung phần


Làm Quen Với Lính

https://youtu.be/nOK1plwavPs


Làm Quen Với Lính

Sáng tác: Trịnh Lâm Ngân
Điệu: Twist
b[Em]#

1. Thương chi em ơi thân trai đời [Em] sương gió,
Tháng tháng tiếp nối mấy khi về thăm nhà,
Rừng sâu núi xa chân quen ngày [Am] đêm,
Gian nan vai ngang phút giây nào [Em] xa rời,
[C] Vui được có bao nhiêu [D] thôi em đừng làm quen...
[Bm] Lính không phải là mộng [Em] mơ!

ĐK: Đừng dùng toàn lời ngọt trên đầu [Em] môi,
Nếu có thương lính nếu có yêu lính,
Xin yêu màu da cháy đen vì nắng sa [Am] trường,
Khi anh về [Em] thăm đi trên đường phố không diện đẹp bằng mọi người,
Xin em đừng [B7] chê lính tráng giày xô áo kaki mà đẹp [Em] gì.

2. Em ơi em ơi nếu em thật [Em] thương lính,
Mấy núi mấy suối mấy sông nguyện anh tìm.
Dù bao tháng năm vẫn xa người [Am] yêu,
Anh luôn thương em nhớ em và [Em] chung tình,
[C] Thôi mình nhớ nghe em [D] nay đôi mình làm quen!
[Bm] Nếu em một lòng đợi [Em] chờ.

https://youtu.be/A1cy7FCNa0Q



https://youtu.be/0T8WixEzof4



Tiệc kỷ niệm của Sư Đoàn 5 Bộ Binh
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

https://youtu.be/92-OX6RU9us


Sean Le lần đầu làm MC cho chương trình "Kỷ Niệm 50 Năm Bình Long An Lộc".
https://youtu.be/qxilYRxQifo




Người Lính VNCH vẫn còn đây, dòng lịch sử vẫn còn đó!

Chuyến Hải Hành Cuối Cùng
https://youtu.be/GbAwQvJgYXU



Chuyến Hải Hành Cuối Cùng​ - Phần 2 / part 2

https://youtu.be/yCOFkzOs86c


CHUYẾN HẢI HÀNH CUỐI CÙNG!

Người Đã Trải Qua, Xin Xem Lại, Rồi Kể Cho Con Cháu Cùng Nghe. Năm nay 2021, người Việt định cư tại Hoa Kỳ đã lên đến con số hai triệu người.

Nhiều em trẻ sẽ hỏi, tại sao người Việt mình đến Mỹ? Đến từ hồi nào? Bằng cách nào? Tháng 4 năm nay là năm tưởng niệm thứ 46 biến cố Tháng Tư Đen, một biến cố mất nước khiến cho hàng trăm ngàn người Việt phải vùng thoát ra đi trốn chạy đoàn quân xâm lăng Cộng Sản độc tài tàn bạo, đã vào đến Thủ Đô Sài Gòn lúc 10 giờ sáng Thứ Tư, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Quý vị cùng chúng tôi, rất nhiều người đã trải qua cuộc vùng thoát kinh hoàng đó. Exodus! Hàng trăm ngàn người đổ xô ra bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Tân Cảng, Kho Hàng Khánh Hội, hay Bến Đò Thủ Thiêm và Cát Lái, leo lên mọi thương thuyền lớn nhỏ, tràn vào những chiến hạm Hải Quân để ra đi, không cần biết sẽ đi đâu, có thoát được không, và bất kể sẽ còn được sống hay phải chết, cũng đi.

Xin cùng nhau nhìn lại những tấm hình dưới đây và xem lại câu chuyện video này, xin hãy tiếp tay chúng tôi chuyển tiếp tới những thân hữu trong facebook của quý vị, và nhất là giới thiệu cho các em trẻ từ 50 tuổi trở xuống để tất cả mọi người Việt chúng ta tại Hoa Kỳ đều hiểu rõ hơn cuộc hành trình gian nan từ Việt Nam sang Mỹ của đợt người Việt đầu tiên, đợt người mà nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt cho một danh hiệu đáng nhớ mãi "Người Di Tản Buồn". Thật sự, ít có người biết, trong ngày và đêm 29/4/1975, hạm đội hành quân biển của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định ra khơi, khoảng hơn 40 chiến hạm lớn nhỏ trong tổng số 80 chiếc của hạm đội, sẽ tập trung tại Đảo Côn Sơn chờ một mệnh lệnh cuối cùng.

Có những chiến hạm đang tuần dương như chiếc HQ17 (Hát cu mười bảy) hoặc chiếc HQ229 (hắt cu hai trăm hai mươi chín) được lệnh ra đi luôn khiến thủy thủ đoàn phải bỏ lại vợ con thân nhân trong sự chia lìa bất ngờ thật đớn đau. Có những chiến hạm đang đậu ở bến Bạch Đằng thì phải đón nhận hàng ngàn đồng bào tràn lên, như chiếc HQ801 (Hắt Cu tám không một) hay chiếc HQ502 (Hát Cu năm không hai), có chiếc bình thường chỉ có 200 thủy thủ đoàn, nay phải cáng đáng 5,000 đồng bào tràn ngập mọi khoang tàu, từ đáy lên đỉnh cột cờ, người đâu là người đông như kiến bu. Có chiếc đã bị hư máy nằm ụ trong Hải Quân Công Xưởng như chiến Lam Giang HQ402 (hắt cu bốn lẻ hai), đang sửa chữa mà cũng có hàng ngàn đồng bào tràn lên, căng thẳng nằm chờ không chịu xuống, và cũng chẳng biết thủy thủ đoàn ở đâu, con tàu có ra đi không?

Và con tàu đó, với một vài sĩ quan còn lại, bằng một cố gắng phi thường, cuối cùng cũng nổ được máy, ì ạch ra đi vào trưa ngày 30/4 ngay trước mắt những chiếc xe tăng của Quân Cộng Sản vừa đậu giương cao nòng súng trên bến cảng. Cũng có những thủy thủ vì bị bất ngờ xa cách vợ con đã xin về, nay kể lại mới biết, quyết định sai lầm đó đã trả giá rất đắt vì chế độ Cộng Sản đã tống ngay tất cả mọi người trở về vào tù cải tạo, không hề được gặp mặt vợ con chút nào. Cũng có đoàn chiến hạm bốn chiếc ra đi từ đảo Phú Quốc, mang theo khoảng 2,000 đồng bào chạy qua Singapore xin tị nạn, Singapore/Tân Gia Ba không nhận, bốn con tàu phải chạy qua Phi Luật Tân, trên đường đi, có một chiếc bị một nhóm người giết chết vị hạm trưởng, cướp tàu, lái về Việt Nam trở lại. Còn ba chiếc kia, tiếp tục cuộc hành trình dài tổng cộng 22 ngày trên biển đi tìm tự do. Nếu quý vị là những người đã ra đi bằng cách đó, quý vị có còn nhớ quý vị đi trên chiếc chiến hạm số mấy không? Tôi hỏi cả trăm người, không có một ai biết tàu nào, số mấy, loại gì. Thật sự, nếu không kể lại thì sự kiện mà Hải Quân VNCH đặt tên là Chuyến Hải Hành Cuối Cùng của đoàn chiến hạm 43 chiếc đã ra khơi, tập trung tại Côn Sơn chờ mệnh lệnh cuối cùng, rồi 32 chiếc còn sức chạy được, đã ra đi mang theo 30,000 đồng bào ruột thịt đi tìm tự do tại Subic Bay-Phi Luật Tân sẽ hoàn toàn bị quên lãng.

Ai đã ra đi trong Chuyến Hải Hành Cuối Cùng đó? Quý vị có còn nhớ gì chăng? Quý vị có còn nhớ giây phút được lệnh phải hạ cờ, cuốn cờ, sơn che lại số tàu, vất bỏ mọi đạn dược xuống biển thì Phi Luật Tân mới cho tàu vào bến không? Quý vị có còn nhớ giây phút linh thiêng khi tất cả mọi người trên 32 con tàu, thủy thủ cũng như dân chúng, đồng loạt hát bài quốc ca với nước mắt tuôn trào, đau đớn tột cùng trong cảnh bi hùng nước mất, nhà tan, mang thân phận của kẻ vô tổ quốc trong giây phút chào cờ lần cuối cùng đó không? Lịch sử cần phải được ghi lại, cần phải được kể lại, nhất là kể cho con cháu chúng ta để các em hiểu rõ được tại sao người Việt đã đến đây? Đến từ lúc nào, và bằng cách nào? Một lần nữa, xin giúp chúng tôi chuyển tiếp video này đến mọi thân hữu xa gần. Chân thành cảm ơn tất cả quý vị.

Phạm Phú Nam

Dân Sinh Media





Sư Đoàn 5 Bộ Binh, căn cứ Lai Khê, tướng Lê Nguyên Vỹ có nghe qua mà không biết ở đâu
| NAMDUONGTV
https://youtu.be/PTUowVdVd5Q

Sư Đoàn 5 Bộ Binh – Hình Thành và Phát Triển

Đỗ Văn Phúc

Huy hieu su doan 5 bo binh .JPG

Huy hieu trung doan 7, SD5BB.JPG Huy hieu trung doan 8, SD5BB.jpg Huy hieu trung soan 9, SD5BB.jpg

Trong 10 Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam, có bốn sư đoàn nổi danh ở bốn vùng chiến thuật.

– Vùng 1 là Sư Đoàn 1 BB,
– Vùng 2 là Sư Đoàn 23 BB,
– Vùng 4 có Sư Đoàn 21 BB và
– Sư Đoàn 5 ở Vùng 3 Chiến Thuật.

Đó là những sư đoàn gánh chịu trách nhiệm những vùng chiến trận ác liệt nhất, chịu tồn thất nặng nề nhất và cũng tạo nhiều chiến công lẫm liệt nhất.
https://c2.staticflickr.com/6/5741/22365081912_1229bd24b3_b.jpg

Gốc gác của Sư Đoàn 5 Bộ Binh là từ vùng cực Bắc Việt Nam. Trong thời chiến tranh Đông Dương, Pháp đã tuyển mộ người dân gốc sắc tộc thiểu số Nùng để thành lập các đơn vị tuần tiểu biên giới sát Trung Hoa. Người Nùng nói tiếng Quảng Đông với âm sắc hơi khác chút đỉnh. Nhiều người trong số họ là dân Nùng bên Trung quốc chạy qua Việt Nam để lánh nạn Cộng Sản (Công Sản Trung quốc chiếm lục địa từ tay Tưởng Giới Thạch và lập chính quyền năm 1949). Vị chỉ huy các đơn vị Nùng đó là Đại Tá Vòng A Sáng (Sau này là tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn 5 Bộ Binh).

Sau khi Hiệp Định Geneve đuợc ký kết, chia đôi lãnh thổ Việt Nam ở Vỹ Tuyến 17, các tiểu đoàn Nùng mang số 32, 67, 71, 72 và 75 được chuyển vào Ba Ngòi (thuộc tỉnh Khánh Hòa, phía Nam thành phố Nha Trang). Sau đó lại di chuyển vào Sông Mao thuộc tỉnh Bình Thuận. Do Nghị Định số 040-QP/NĐ ký ngày 10 tháng 2 năm 1955, các đơn vị Nùng này được phiên chế thành Sư Đoàn 6 Bộ Binh (chính thức thành lập trên giấy tờ là ngày 1 tháng 2, 1955) dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Vòng A Sáng.

Ngày 1 tháng 8, 1955, Sư Đoàn đổi tên thành Sư Đoàn 6 Dã Chiến. Tháng sau, ngày 9 tháng 9, lại được bổ sung quân số và đổi tên thành Sư Đoàn 41 Dã Chiến. Ngày 1 tháng 11, 1955, lại đổi tên thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến trước khi vĩnh viễn trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào tháng 1 năm 1959.

https://c1.staticflickr.com/1/666/22376672532_900530fd89_b.jpg

Từ đó về sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bố trí các sĩ quan và binh lính Việt vào Sư Đoàn. Lính Nùng không còn chiếm đa số nữa. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB vẫn ở lại Sông Mao trong khi đa số các đơn vị của Sư Đoàn đã chuyển về Biên Hòa, thay thế Sư Đoàn 7 BB được đưa về Cần Thơ. Vào tháng 11 năm 1960, hai Trung Đoàn 7 và 8 cùng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương thì đóng ở Vùng 3 Chiến Thuật (mà lúc đó là Quân Khu 1) trong khi Trung Đoàn 9 và hậu cứ thì còn ở Vùng 2.

Khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1-11-1963), quân sĩ Sư Đoàn 5 dưới quyền Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đã tham chiến với trọng trách tấn công vào Dinh Gia Long. Từ đó, cuộc đời binh nghiệp của Đại Tá Thiệu chuyển hướng để sau này trở thành Tổng Thống của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

Đến tháng 7 năm 1964, Sư Đoàn lại dời về Phú Lợi, cách thị xã Bình Dương vài cây số về phía Đông. Qua tháng 2 năm 1970, khi quân Mỹ bắt đầu rút, Sư Đoàn 5 BB lại chuyển vào căn cứ Lai Khê là nơi đóng quân của Sư Đoàn 1 BB Hoa Kỳ (The Big Red One). Các đơn vị của hai sư đoàn Việt Mỹ tổ chức những cuộc hành quân phối hợp trong vùng lãnh thổ ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Căn cứ Lai Khê cách Bình Dương 30 cây số trên đuờng Quốc lộ 13, trước đây là một đồn điền cao su, có Trung Tâm Nghiên Cứu về Cao Su.


Sư Đoàn 5 có ba Trung Đoàn trực thuộc, một Đại Đội Tổng Hành Dinh, và Đại Đội 5 Trinh Sát. Các Trung Đoàn 7, 8, và 9, mỗi Trung Đoàn có 4 Tiểu Đoàn và 1 Đại Đội Trinh Sát, 1 Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ, quân số tổng cộng xấp xỉ 2500 người. Ngoài ra, thống thuộc Sư Đoàn còn có Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh 51, 52, và 53; Tiểu Đoàn 5 Tiếp Vận, Tiểu Đoàn 5 Truyền Tin, Tiểu Đoàn 5 Quân Y, Tiểu Đoàn 5 Công Binh. Tổng quân số Sư Đoàn lên đến hơn 10000 quân.

Vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 5 toàn rừng rậm trải dài đến biên giới Việt Miên, là con đường tiếp tế, chuyển quân của Cộng Sản. Nơi đây có những mật khu nổi tiếng như Chiến Khu D, Tam Giác Sắt, Hố Bò, Bời Lời… Lợi dụng chính sự miền Nam nhiều rối rắm, Cộng Sản mở nhiểu trận đánh long trời mà số thiệt hại nhân mạng mỗi bên lên đến hàng trăm mỗi trận. Điển hình là trận Đồng Xoài mùa hè năm 1965, trận Làng 13 Bis Đồn Điền Michelin vào tháng 11 năm 1965. Qua chiến trận, Sư Đoàn 5 thực sự lớn mạnh, thiện chiến từ năm 1969 khi dưới quyền Thiếu Tướng Phạm Quốc Thuần. Khả năng chiến đấu và tinh thần binh sĩ lên cao nhờ tài chỉ huy của các sĩ quan trẻ có học của thế hệ mới từ các khóa về sau của quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, cũng như sự góp mặt lần đầu tiên của 39 sĩ quan Khoá 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị.
https://i0.wp.com/hung-viet.org/images/file/MwuKKzdj0wgBACAP/saigonxua-1967-lophocchotreemdosudoan5vietnamconghoatochuc-nguoilinhvietnamconghoa.jpg Lớp học cho trẻ em do sư đoàn 5 VNCH tổ chức

Năm 1969, Sư Đoàn 5 Bộ Binh là đơn vị bộ binh đầu tiên được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 6, và các quân nhân trực thuộc được vinh dự mang giây Biểu Chương màu Đỏ (Bảo Quốc Huân Chương).

Trong hai năm 1970, 1971, Sư Đoàn đã tham gia các cuộc hành quân Toàn Thắng đánh sâu vào lãnh thổ Kampuchea, triệt hạ cơ sở hậu cần của Trung Ương Cục Miền Nam của Việt Cộng. Trong trận Snuol đầu năm 1971, một tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 BB đã tấn công tràn ngập một căn cứ Cộng quân ngang cấp, và sau đó đã đánh phản công một trận để đời, loại khỏi vòng chiến một Trung Đoàn địch, hạ sát toàn ban tham mưu Trung Đoàn (xin xem bài Chiến Thắng Đầu Xuân trên trang web http://www.michaelpdo.com/ChienThangDauXuan.htm). Đó là thời gian Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu – vị tướng tài ba và thanh liêm số một của QLVNCH – làm Tư Lệnh.

Tướng Lê Văn Hưng

Tuyệt vời nhất là trận tử thủ An Lộc dưới quyền Tư Lệnh Lê Văn Hưng năm 1972, khi ba sư đoàn thiện chiến Cộng quân Bắc Việt với sự yểm trợ của chiến xa và pháo 130 ly, hoả tiễn… đã mưu toan đánh chiếm An Lộc để mở đuờng tiến công về Thủ Đô Sài Gòn. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết tầm quan trọng sinh tử của trận đánh, đã ra lệnh phải giữ được An Lộc với “bất cứ giá nào”. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã thề nguyền cùng quân sĩ rằng ông sẽ sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ An Lộc không rơi vào tay Cộng Quân.

Chúng ta cũng ca ngơi tinh thần hy sinh đồng cam cộng khổ của các Cố Vấn Hoa Kỳ dưới quyền Tướng James F. Hollingsworth, Tư Lệnh Quân Viện Vùng 3 Chiến Thuật. Chính sự có mặt của Đại Tá William Miller cùng toàn toán Cố Vấn của Sư Đoàn 5 tại chiến trường đã làm cho binh sĩ vững tin rằng họ sẽ không cô đơn và sẽ nhận được yểm trợ phi pháo hữu hiệu. Chính Tướng Hollingsworth đã chỉ thị cho các cố vấn:

“Hãy kìm chúng (Cộng quân) lại, tôi sẽ cho Không Quân tiêu diệt chúng. Hãy cho tôi những mục tiêu để đánh bom, và chúng ta sẽ thắng.”

Sau gần ba tháng chịu trận trước nhiều đợt pháo kích bằng đủ loại pháo, hoả tiễn mà chưa từng xảy ra ác liệt trên chiến trường Việt Nam, cùng nhiều đợt tấn công biển người và xe thiết giáp T-54 tối tân, Sư Đoàn 5 BB và các đơn vị tăng phái đã giữ vững được Thị Xã An Lộc. Cộng Quân đành thúc thủ trước sự chịu đựng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân sĩ VNCH. Chiến thắng trong cuộc chiến bất cân xứng (1 chọi 6), quân trú phòng ban đầu gồm Trung Đoàn 8/Sư Đoàn 5 BB, sau được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Liên Đoàn 3 BĐQ, cùng binh sĩ Tiểu Khu Bình Long đã chứng minh sự trưởng thành vượt bực trong chiến đấu. Chiến thắng này cũng có sự góp sức của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9, 18 và Sư Đoàn 21 BB tăng cường hành quân quấy nhiễu và giữ an ninh trục lộ bên ngoài Lộc Ninh.

Tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975)

Vào cuối tháng 4 năm 1975, khi Tổng Thống ba ngày Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, bức tử VNCH, để “bàn giao” cho Cộng Quân, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị Tư Lệnh cuối cùng của Sư Đoàn đã tức tưởi cho binh sĩ giải tán và ông rút lui vào phòng riêng, dùng súng tự kết liễu đời mình, chứng minh khí phách của một người làm Tướng tận trung với Tổ Quốc.

Sư Đoàn 5 BB, với hơn 20 năm chiến đấu và trưởng thành, đã góp một phần rất lớn vào sự nghiệp chiến đấu chống sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Cùng chịu chung một số phận đau thương của dân tộc, những quân nhân Sư Đoàn đã phải ngậm ngùi buông súng. Tất cả Sĩ quan còn kẹt lại thì bị lùa vào các trại tù mệnh danh là tập trung cải tạo chịu đọa đày khổ nhục hang chục năm dài. Tham Mưu Trưởng cuối cùng là Đại Tá Từ Vấn và nhiều vị đã bỏ mình trong lao tù Cộng Sản. An hem thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể mình cho Tổ Quốc thì bị đẩy ra bên lề xã hội. Mộ phần tử sĩ thì bị san bằng, cô nhi bị phân loại, bạc đãi…

Nhưng trong lòng những người chiến sĩ từng mang phù hiệu số 5 đỏ trên vai áo, thì niềm hãnh diện được là người lính Bộ Binh vẫn mãi mãi không phai mờ.

Đỗ Văn Phúc

Texas ngày 10 tháng 8, 2013

Có sử dụng tài liệu từ trang web

http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/rvn-arvn.htm



*************************************

Vài kỷ niệm về Sư Đoàn 5 bộ binh và Tướng Lê Nguyên Vỹ


Ðầu tháng 9-1965, sau khi tốt nghiệp khóa 19 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, tôi về Bình Dương trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh. Ðây là một trong những đại đơn vị kỳ cựu của Quân lực VNCH, bao gồm các đơn vị thiểu số miền Bắc – mà đa số thuộc sắc dân Nùng thuộc vùng tự trị Móng Cáy của Ðại tá Woòng A Sáng. Di cư vào Nam, được mang tên Sư Ðoàn 3 Dã Chiến, sau đổi thành Sư đoàn 5 Bộ Binh, trấn giữ vùng đông bắc thủ đô Saigon và được coi như đơn vị tín cẩn nhất của chế độ.

Ngày ấy, Tướng Vỹ còn mang cấp bậc Thiếu Tá, giữ chức Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 9. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn đồn trú tại Bến Cát, sau dời lên Chơn Thành, cách tỉnh lỵ Bình Dương khoảng 50 km về hướng Bắc. Từ Bộ Tư Lệnh SÐ ở Phú Lợi - Bình Dương, tôi đã nhiều lần lên đó, khi thì đi cùng phái đoàn Thanh Tra, khi thanh tra một mình, theo lệnh đơn vị trưởng, nên tôi có nhiều dịp tiếp xúc với Thiếu Tá Vỹ và các Sĩ Quan trong Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn. Nhờ vậy, cũng từ những ngày đó, tôi biết thêm nhiều về cuộc đời “người lính chiến thực sự” Lê Nguyên Vỹ.

Tướng Vỹ sinh năm 1933 tại Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Ông nguyên là sĩ quan binh chủng Nhảy Dù, thời Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí còn giữ chức Liên Ðoàn Trưởng. Ông tham dự nhiều cuộc hành quân từ Bắc vào Nam. Năm 1955, sau cuộc tảo thanh Bình Xuyên ở Saigon - Chợ Lớn, ông được thăng cấp Ðại Úy. Ít năm sau, rời Nhảy Dù, Ông ra phục vụ tại Sư Ðoàn 5 BB. Ông được giao chức Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/9, rồi Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 9BB năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá sau một thời gian làm Chi Khu Trưởng Chi Khu Bến Cát.

Những ai từng làm việc với ông, dù thượng cấp, hay quân sĩ dưới quyền, đều chung một nhận xét: Ông là vị chỉ huy rất nóng tánh – theo tôi phải nói là trực tánh mới đúng. Trong một đặc san của Sư Ðoàn 5BB thuở đó, đã ghi như sau về Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 9 – tức Thiếu Tá Vỹ: “Có một lần Ông vung tay đập vỡ mấy cái mặt bàn”. Nhưng nói gì thì nói, không ai có thể phủ nhận Ông là một sĩ quan chỉ huy hành quân tài giỏi, thủ cũng như công. Những phái đoàn thanh tra từ Tổng Tham Mưu, Quân Ðoàn, Sư Ðoàn khi đến quan sát nơi đóng quân của đơn vị Ông, đều hết lời khen ngợi. Bản doanh Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 9 tại Chơn Thành là một căn cứ phòng thủ hình ngũ giác kiểu mẫu.

Ðối với nhân viên thuộc Bộ Chỉ Huy, có lẽ Ban 2 vất vả hơn cả. Lý do đơn giản là Ông Trung Ðoàn Trưởng luôn quan tâm đến tình hình địch, tình hình bạn. Nhờ vậy, đơn vị do Ông chỉ huy đã ghi hết chiến công này đến chiến công khác, trong cũng như ngoài Khu 32 Chiến Thuật. Những địa danh, những mật khu, những chiến khu từ Bến Súc, Bến Sỏi qua Dầu Tiếng, Lộc Ninh, Hớn Quản, đến Ðồng Xoài, Phước Long, Phước Quả rồi mênh mông Tam Giác Sắt, Chiến Khu C, Chiến Khu D v.v. nơi nào cũng in dấu gót giầy hành quân của các chiến sĩ Trung Ðoàn 9.

Những năm 1965-1967, sau khi quân tác chiến Mỹ ào ạt đổ vào miền Nam, tình hình chiến trận cũng như chính trị có nhiều biến động. Trên mặt trận quân sự, CSBV công khai đưa các đơn vị chính qui vào vùng Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên, tức Mặt trận B-3) và Tây Bắc vùng Hỏa Tuyến (Mặt trận Trị-Thiên). Ðồng thời, CSBV cũng thành lập Sư Ðoàn 2 tại Quảng Ngãi và Sư Ðoàn 3 “Sao Vàng” tại Bình Ðịnh (Quân khu 5 CS). Tại miền Ðông Nam Phần (Quân Khu 7 CS), CSBV thành lập sư đoàn (Công trường) 9 tại Bình Long, 5 tại Bà Rịa (Căn cứ Mây Tầu) và 7 tại Phước Long.

Về chính trị, từ tháng 6-1965, chính phủ dân sự Phan Khắc Sửu - Phan Huy Quát rút lui, trả lại quyền điều hành đất nước cho quân đội! Người ta được nghe những cụm từ như Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương v.v., hoặc Tổng Cục A, Tổng Cục B, Cục Y, Cục Z v.v. Vì Quân Ðội điều hành việc nước, dĩ nhiên nhiều quân nhân được nắm giữ các chức vụ quan trọng tại các Bộ và nha, sở. Những cấp chỉ huy cao trong quân đội cứ thay đổi liên tục. Thực là đau lòng khi thấy phe này hạ bệ hoặc thanh toán phe kia, tôn giáo này kình chống tôn giáo nọ. Chắc không ai có thể quên vụ “bàn thờ ra đường” còn được gọi là vụ “Phật Giáo miền Trung” xẩy ra vào mùa Xuân 1966. Chính quyền Trung Ương tại Saigon năm ấy đã mang quân đội và cảnh sát ra Ðà Nẵng và Huế thẳng tay dẹp bàn thờ và phong tỏa chùa chiền... Một số lớn quân nhân theo Phật giáo đã bị thuyên chuyển từ Vùng I vào Vùng III hoặc vùng IV Chiến Thuật. Dân gian thời đó thường truyền miệng “được làm vua, thua làm đại sứ” hoặc “được làm vua, thua đi chữa bệnh” v.v. Trường hợp các Ông Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Ðỗ Cao Trí, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Liễu v.v. là những chứng nhân rực lửa hận thù hoặc xót xa, tiếc nuối, ngậm ngùi tới cuối đời. (Xem hồi ký Nguyễn Chánh Thi, Ðỗ Mậu, Phạm Văn Liễu, v.v.)

Thời gian này, Trung Ðoàn 9 của Trung Tá Vỹ thường phối hợp hành quân với các đơn vị của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ trong các chiến dịch tiến vào các mật khu Cộng Sản như Cedar Falls, Junction City v.v. Ông giữ vững lập trường một người lính chiến đấu, gắn bó với tiền tuyến, sát cánh cùng thuộc cấp giữ chắc tay súng truy cản địch quân ngoài mặt trận, chỉ lo chu toàn nhiệm vụ mà không quan tâm đến nhiều rối loạn chính trị, nhiều tranh giành quyền lực tại hậu phương.

Sự tham chiến của binh đội Mỹ – nhất là việc đánh bom miền Bắc để áp lực Hà Nội ngưng xâm lược miền Nam, chấp nhận sự hiện hữu và biên giới của hai thể chế chính trị do các cường quốc ngấm ngầm chấp nhận – gặp sức phản kháng và chống đối trên toàn thế giới. Ngay tại Mỹ, phong trào phản chiến cũng ngày một dâng cao, khởi đi từ những cuộc biểu tình ngồi chống lệnh động viên trong các đại học, rồi đến những cuộc biểu tình ngoài đường phố. Bởi vậy, từ năm 1966-1967, chính phủ Tổng Thống Lyndon B. Johnson phải tìm cách tiếp xúc với Bắc Việt để tìm một giải pháp chính trị.

Trong khi đó, tại miền Nam, các phe phái, Tướng Tá vẫn không ngừng tranh chấp, thanh toán lẫn nhau. Tình huynh đệ chi binh và mục tiêu chiến lược bảo vệ miền Nam khỏi họa Cộng Sản không đủ ngăn chặn những mưu bá, đồ vương. Người ta cho rằng miền Nam sẽ ổn định nếu chấm dứt tình trạng quân đội nắm quyền và tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt. Thế nhưng oái oăm thay, sau khi liên danh Nguyễn Văn Thiệu -Nguyễn Cao Kỳ thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 9-1967 và dẹp yên được chống đối của phe Phật Giáo cùng sinh viên, học sinh, tình hình hậu phương bề ngoài yên tĩnh, thực ra có biết bao cột sóng ngầm cuồn cuộn. Sự kết hợp bất đắc dĩ của liên danh Thiệu - Kỳ có nguy cơ trở thành đối đầu và tiến đến thanh toán nhau trong những ngày tới.

Ngoài chiến trường, chỉ nói riêng khu 32 Chiến Thuật (gồm 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long), vùng trách nhiệm của Sư Ðoàn 5 BB, đã mở rất nhiều cuộc hành quân bình định, hành quân truy quét địch, cho nên tình hình an ninh tạm ổn. Lại thêm lúc này quân đội Mỹ vào miền Nam đã lên con số khá cao. Quốc lộ 13, còn có tên gọi là “Quốc lộ máu”, đoạn Bình Dương - Bình Long đã ít bị phục kích hoặc gài mìn. Hoặc đoạn đường “gai lửa” Bình Dương - Phước Long trên Quốc lộ 14 cũng được khai thông.

Ðặc biệt thời gian này, Tiểu Ðoàn 2 Trung Ðoàn 9BB đã ghi một chiến công lớn. Nhờ tinh thần chiến đấu anh dũng, quyết tâm kháng cự, lại được phi pháo yểm trợ, Tiểu đoàn đã bẻ gẫy một cuộc tấn công của địch vào Bộ chỉ huy, đóng tại Phước Quả, cách tỉnh lỵ Phước Long hơn 10 km về phía tây nam. Do chiến thắng trên, Tiểu Ðoàn Trưởng 2/9 (Ðại Úy T.) được thăng cấp Thiếu Tá, sau về làm Trung Ðoàn Phó Trung Ðoàn 9 BB.

Như đã lược nhắc, từ năm 1967, phong trào phản chiến trên nước Mỹ dâng cao. Những vụ biểu tình đòi rút binh đội Mỹ khỏi Việt Nam không ôn hoà như trước mà có phần quá khích, có khi còn đốt cờ Mỹ hoặc xé thẻ trưng binh v.v. Chính phủ Johnson bối rối, hơn nữa lại sắp có tổng tuyển cử vào năm tới (1968). Ðây là một thách thức lớn của Tổng Thống Johnson và Ðảng Dân Chủ. Qua trung gian Tổng thư ký LHQ, Pháp, Vatican cùng một số nước khác, chính phủ Johnson tìm cách dò ý Hà Nội về một giải pháp chính trị. Trong khi đó, bộ máy chiến tranh tại Hà Nội, được Liên Sô và Trung Cộng cố vấn, đã bắt mạch được thế lúng túng của Hoa-Thạnh-Ðốn, nên ra sức chuẩn bị một trận đánh lớn để chứng tỏ khả năng hiện diện và tiềm năng quân sự của họ tại chiến trường miền Nam, đồng thời làm chao đảo tinh thần nhân dân và Quốc Hội Mỹ cũng như tạo áp lực với chính phủ Johnson tiến tới bàn hội nghị.

Ðúng vào những ngày Tết năm Mậu Thân 1968, Hà Nội đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hưu chiến, mở cuộc Tổng Tấn Công vào Saigon và 44 tỉnh, thị xã của VNCH. Mặt trận tại Bình Dương và BTL/SÐ5 khởi diễn đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết (31-1-1968). Lúc này, quân số hiện diện tại các đơn vị thuộc BTL/SÐ, cũng như Tiểu Khu Bình Dương, trường Công Binh, Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh v. v... không tới 50%.

Thế mà, dù cho địch có chuẩn bị thật kỹ, bảo mật tối đa và đặc biệt tấn công bất ngờ, chúng vẫn không làm chủ tình hình. Giao tranh dữ dội tại khu vực Lò Chén và trường Công Binh trong tỉnh lỵ. Ðịch cũng đặt những “chốt” chặn xung quanh thị xã và pháo kích vào Phú Lợi, cách Bình Dương 5km về hướng đông, nơi đặt Bộ Tư Lệnh SÐ5BB, mục đích cầm chân, không cho tiếp viện. Lập tức, Sư Ðoàn điều động đơn vị của Trung đoàn 7BB giải toả từ phía nam lên và đặc biệt lệnh cho Trung Ðoàn 8 của Ðại Tá Vỹ ở Bến Cát (lúc này Ông đã thăng cấp Ðại Tá, chỉ huy Trung Ðoàn 8BB) đưa đơn vị về giải tỏa từ phía bắc và phía đông. Ðại Tá Vỹ đặt Bộ chỉ huy Hành Quân tại Bưng Cải, khoảng giữa tỉnh lỵ và BTL/SÐ. Ông đích thân điều động cuộc hành quân đánh đuổi địch ra khỏi thị xã và các chi khu lân cận, đồng thời tiếp tục truy quét tàn quân địch.

Nhìn chung, cuộc tổng tấn công và tổng khởi nghĩa của Việt Cộng năm Mậu Thân đã thất bại nặng nề. Nhưng về chính trị, chúng đã đạt thắng lợi đáng kể. Trước áp lực từ nhiều phía, tháng 3-1968, Tổng Thống Johnson tuyên bố không tái tranh cử và hai tháng sau, Hoa-Thạnh-Ðốn cùng Hà Nội cử phái đoàn tới Paris để thương nghị. Số phận VNCH đang nằm trên bàn cờ chính trị cũng như lịch sử VN sắp sang một trang mới.

Sau những đợt hành quân giải tỏa năm Mậu Thân, Ðại Tá Vỹ trở về Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn tại Bến Cát. Thế là, sau khi chỉ huy Trung Ðoàn 9 trên 3 năm, rồi Trung Ðoàn 8 trên 2 năm, Ðại Tá Vỹ đã thực sự dẫn giắt và có công xây dựng thành haiTrung Ðoàn chủ lực hùng hậu của SÐ5BB. Chính Tướng Phạm-Quốc-Thuần, người đã nắm chức Tư Lệnh SÐ5 hơn 4 năm (có lẽ lâu hơn các vị Tư Lệnh khác) chắc rất hãnh diện và quý mến vị Trung Ðoàn Trưởng này. Ðổi lại, Ðại Tá Vỹ được địch quân treo giá tính mạng rất cao. Ðể có thể chiêu dụ hoặc thanh toán Ông, địch đã dùng nhiều phương cách, kể cả ám sát và mỹ nhân kế v.v. Ðịch còn dùng thủ đoạn khác là lợi dụng tình cảm quan hệ gia đình từ miền Bắc gửi thư cho Ông. Nhưng chúng đã không thực hiện được một ý đồ nào. Ông và các quân sĩ thuộc quyền, tiếp tục truy lùng và diệt địch, tiếp tục lập chiến công. Những trận đánh tại Phú Hòa Ðông, bên kia sông tỉnh lỵ Bình Dương, vòng lên Cầu Ðịnh, Bầu Bàng, Bầu Lòng, qua tận Phú Giáo, hoặc những vụ phục kích trên hành lang di chuyển của địch, bắt sống, hạ sát giao liên - kinh tài, tịch thu vũ khí - tài liệu v.v... khiến hoạt động quấy phá của địch trong vùng trách nhiệm suy giảm rõ rệt. Thời gian này, sự kiện đáng ghi nhớ là một lần nữa, SÐ5BB lại được tuyên dương công trạng trước Quân Ðội. Và tất cả quân nhân từ binh sĩ tới cấp Tướng thuộc SÐ hãnh diện được đeo Dây Biểu Chương Bảo Quốc Huân Chương màu đỏ hoàn toàn.

Tuy nhiên, chiến thắng quân sự của VNCH và Ðồng Minh năm 1968 không đủ làm nguội tham vọng chiếm miền Nam của Hồ Chí Minh - Lê Duẩn và Ðảng CSVN. Tại Mỹ, việc TT Thiệu chưa chịu gửi phái đoàn qua Paris tham dự hòa đàm trước ngày bầu cử phần nào giúp liên danh Nixon đắc cử khít khao, nhưng chính sách giải kết của Mỹ đã là hòn đá tảng. Tổng thống Nixon gọi TT Thiệu qua Midway thông báo sẽ bắt đầu triệt thoái quân Mỹ và Ðồng Minh, nhưng sẽ giúp VNCH tăng gia quân số cũng như trang bị vũ khí hiện đại hơn, trong khuôn khổ kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh (Vietnamization).

Ðích thân TT Nixon, trong chuyến công du Á Châu, đã bí mật ghé Saigon vào hạ tuần tháng 7-1969, cho lệnh quân đội Mỹ triệt thoái nhanh hơn. Chính sách ngoại giao toàn cầu của Mỹ cũng thay đổi dần, từ “đối đầu” sang “hòa hoãn”, “đối thoại”. TT Nixon và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger bắt đầu sử dụng cả hai lá bài Nga Sô và Trung Cộng, để ép Hà Nội phải chấp nhận một giải pháp chính trị.

Ðầu năm 1970, vì quân đội Ðồng Minh đã một phần rút khỏi Việt Nam, trong khuôn khổ kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, BTL/SÐ5 di chuyển lên Lai Khê, cách quận lỵ Bến Cát khoảng 5km về hướng đông bắc, nằm trên Quốc lộ 13. Lai Khê xưa kia là nơi người Pháp xây dựng nhà máy, phòng thử nghiệm cao su và có trồng hàng trăm héc ta cao su làm mẫu. Lai Khê đã trở thành một căn cứ quân sự quan trọng, nơi đặt Bộ Tư Lệnh một Lữ Ðoàn của SÐ1BB Hoa Kỳ; và khi họ về nước, BTL/SÐ5BB tiếp nhận căn cứ trên. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 8 cùng đóng chung trong căn cứ.

Thời gian này, Tướng Nguyễn Văn Hiếu đã thay Tướng Thuần làm Tư Lệnh. Ðại Tá Vỹ làm Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 thêm một thời gian trước khi đi thụ huấn tại Hoa kỳ. Và Trung Ðoàn này đặt dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan do Tướng Hiếu đưa từ miền Trung về. Tiếc thay vị Ðại Tá Trung Ðoàn Trưởng mới (Bùi Trạch D.) đã thân bại danh liệt trong trận Snoul (nằm giữa tỉnh Kratie và biên giới Việt - Campuchia), khiến cả một Trung Ðoàn chủ lực của SÐ, với phù hiệu “Chúa Sơn Lâm” trên ngực áo trái, bị thảm bại, nay như người bệnh đang cần chữa trị, thuốc thang để mau có sức hồi phục – cả đơn vị chỉ còn khoảng 500 tay súng. Chính Tướng Hiếu cũng bị ảnh hưởng không tốt sau trận Snoul. Kể từ đây, con đường binh nghiệp của Tướng Hiếu đã rẽ sang một khúc quanh mới (và cuối cùng Ông đã tử nạn tại Văn Phòng Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn III với lý do “Bất cẩn khi lau chùi vũ khí?”)

Năm 1971, sau khi tốt nghiệp khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ, Ðại Tá Vỹ được lệnh trở lại SÐ5BB, với chức vụ Tư Lệnh Phó SÐ. Ðương kim Tư Lệnh là Tướng Lê Văn Hưng. Ðại Tá Vỹ ra sức chấn chỉnh việc phòng thủ căn cứ Lai Khê, nơi đặt bản doanh chính của Bộ Tư Lệnh SÐ. Căn cứ Lai Khê có vòng đai phòng thủ khá rộng. Các pháo đài, các vọng gác làm bằng gỗ thông và bao đựng cát che chắn, có tính dã chiến, tạm bợ, do quân đội Ðồng Minh để lại, đã đến lúc phải tu bổ, sửa chữa nhiều.

Ðích thân Ðại Tá Vỹ cùng các Ðơn vị trưởng đến từng vọng gác, từng pháo đài quanh căn cứ để kiểm soát, đôn đốc, tái thiết lập hệ thống phòng thủ. Ông chỉ thị các đơn vị phải đào những hầm trú ẩn hình chữ “A” để giảm thiểu thiệt hại cho binh sĩ khi địch pháo kích v.v... Cũng nhờ vậy mà sau nhiều lần tấn công của đặc công Việt Cộng, khi thì vài toán nhỏ, khi cả tiểu đoàn, cũng không thể nào xâm nhập sâu trong căn cứ. Trái lại, bị lực lượng bố phòng phát hiện kịp thời và phản kích khiến chúng thiệt hại nặng. Có lần, sau một cuộc tấn công xâm nhập, tổng số tử thi đặc công đếm được ngay tại vòng đai trong cùng của căn cứ lên tới hơn 40 xác. Ðây là con số khá lớn, vì căn bản, tấn công bằng đặc công là xử dụng những toán nhỏ, được huấn luyện rất thuần thục, nhằm gây tổn thất lớn về vật chất và tinh thần cho đối phương. Vả lại, phải mất một thời gian lâu dài, địch mới đào tạo bổ sung được hơn 40 đặc công.

Ngoài bản doanh chính tại căn cứ Lai Khê, Sư Ðoàn 5 đặt Bộ Tư Lệnh Hành quân tại thị trấn An Lộc, tức tỉnh lỵ Bình Long, nằm trên Quốc lộ 13, cách Saigon khoảng 100km về hướng bắc. Tướng Hưng và Ðại tá Vỹ thường luân phiên có mặt tại An Lộc để kịp đáp ứng tình hình.

Thời gian này, kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh đã gần hoàn tất. Cả Mạc-Tư-Khoa lẫn Bắc Kinh đều áp lực Hà Nội sớm giải quyết chiến tranh. Lê Ðức Thọ – nhân vật quyền lực thứ ba trong bộ Chính trị Ðảng CSVN – nhiều lần mật đàm tại Paris cùng Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Henry Kissinger, trong chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Về phương diện quân sự, nhân thế thất bại chiến lược của quân lực VNCH tại Hạ Lào và Campuchia, Hà Nội quyết định mở một đợt tấn công mới trong mùa Xuân-Hè 1972, với miền Ðông Nam Việt làm “điểm”, và Quảng Trị cùng Cao nguyên Trung phần làm “diện”, nhằm tiêu hao lực lượng VNCH và mở rộng lãnh thổ kiểm soát, chuẩn bị cho giải pháp “ngưng bắn da beo”. Trên mặt trận ngoại giao, Hà Nội muốn lợi dụng năm tranh cử Tổng thống ở Mỹ để ép chính phủ Richard Nixon phải nhượng bộ ngưng yểm trợ chế độ VNCH của Tổng Thống Thiệu, hầu thành lập một chính phủ hòa hợp. Hà Nội còn muốn thành lập một thủ đô cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, dưới bảng hiệu mới Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, vào tháng 1-1972, do Tướng Abrams dự đoán được ý đồ của Hà Nội – đã gia tăng những cuộc oanh tạc B-52 khiến các trục tiếp vận chiến lược của CSBV bị thiệt hại nặng nề – cuối cùng Bộ Chính trị Ðảng CSVN đổi ý, chọn Quảng Trị làm “điểm” [chủ yếu], mặt trận miền Ðông và Cao nguyên chỉ còn là “diện” [hỗ trợ]. Hạ tuần tháng 3-1972, đích thân Văn Tiến Dũng mang hơn 1 quân đoàn với đầy đủ tăng pháo vượt qua giới tuyến Bến Hải đánh chiếm Quảng Trị.

Khác với những đợt tấn công năm Mậu Thân (2/1968, 5/1968, 9/1968) mà các nhà nghiên cứu và bình luận gọi là cuộc “tấn công tự sát”, lần này Hà Nội, với mục đích tạo ưu thế tại bàn hội nghị, đồng loạt mở 3 mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kon Tum và Bình Long.

Những ngày đầu tháng 4-1972, đã có tin tình báo ghi nhận những cuộc chuyển quân của địch từ phía bên kia biên giới, theo hướng bắc và đông bắc tiến gần đến Lộc Ninh, một quận lỵ thuộc tỉnh Bình Long, cách thị trấn An Lộc khoảng 20km về phía tây bắc. Ðây là nơi đặt Bộ Chỉ Huy Chiến đoàn 9 (gồm Trung đoàn 9 BB, tiểu đoàn Biệt động quân, Chi đoàn Thiết giáp, tiểu đoàn Pháo binh v.v.). Thế rồi, rạng sáng ngày 6 tháng 4 năm 1972, vẫn với chiến thuật quen thuộc tiền pháo hậu xung, lực lượng địch với quân số đông gấp ba quân trú phòng, lại có chiến xa yểm trợ mở cuộc tấn công. Ðại Tá Chiến đoàn trưởng Nguyễn Công V. cùng một số sĩ quan tham mưu bị bắt làm tù binh. Trong khi đó, thị trấn An Lộc, tức tỉnh lỵ Bình Long, bị địch pháo kích từ mấy ngày trước, mở màn cho những trận mưa pháo ròng rã trên ba tháng trời. Người ta bàng hoàng, lo lắng được tin Lộc Ninh thất thủ. Tướng Hưng và Ðại Tá Vỹ đều có mặt tại BTL Hành quân để điều động quân sĩ trong vùng được gọi là mặt trận Bình Long - An Lộc.

Ngày 13-4-1972, Việt Cộng tung 3 Sư đoàn bộ binh (Công trường 5, 7, 9), có pháo và chiến xa yểm trợ tấn công. Mở đầu là những trận mưa pháo rót vào thị xã từ nửa khuya. Ðạn pháo nổ liên tục trải khắp thành phố, rung chuyển mặt đất. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu trái đạn pháo và cũng không định hướng được địch đã pháo từ phía nào... Không kể những vị trí quân sự như Bộ Tư Lệnh Hành Quân/SÐ5, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, Bộ Chỉ Huy TrÐ 8 v.v., bệnh viện, trường học, chợ, nhà dân, trung tâm tạm cư cho người di tản từ Lộc Ninh đều bị trúng pháo địch. Cả thành phố chìm trong lửa khói. Rồi bỗng nhiên địch ngừng pháo. Bên ngoài, trời vừa hừng sáng, những cột khói đen vươn lên cao. Người ta nghe được tiếng máy gầm gừ của đoàn cơ giới tiến vào thị xã. Không! Không thể lầm được! Chiến xa địch đang di chuyển, càng lúc càng gần Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ðây là lần đầu địch sử dụng chiến xa tại chiến trường miền Ðông và cũng là lần đầu tiên, binh sĩ của ta phải đối phó, nên có phần nào hoảng hốt, bối rối.

Nhưng lạ thay, các họng súng đại bác trên chiến xa không thấy nhả đạn, địch hình như đang dò tìm mục tiêu, chúng đã mất phương hướng. Một chiếc T54 đang nghiến xích sắt trên mặt đường sát bên hông BTL/Hành Quân. Mọi người, từ binh sĩ tới Tư Lệnh chiến trường, đều nín thở như chờ đợi một thảm họa và hầu như phó mặc cho số phận. Bỗng Ðại Tá Vỹ lao khỏi hầm, với nón sắt, áo giáp và đặc biệt khẩu súng chống chiến xa M72 trên tay, theo sau là Trung úy sĩ quan tùy viên. Tới bờ tường phòng thủ, vừa lúc chiến xa địch vượt qua khỏi cổng chính khoảng 20 mét, Ông quỳ người, giữ tư thế tác xạ, đưa M72 lên vai. Người sĩ quan tùy viên kế bên, khom người quan sát. Mọi người trong hầm chỉ huy hồi hộp phóng tầm nhìn qua lỗ châu mai. Một tiếng nổ. Và một luồng lửa đỏ tống về phía sau. Chiến xa địch bị trúng hỏa tiễn, bốc khói nhưng vẫn cố di động trước khi trở thành một khối sắt xám xịt vô dụng bên vệ đường.

Quân sĩ từ trong hầm chỉ huy đổ ra ngoài reo hò mừng rỡ. Bây giờ người ta mới thực sự tin M72 đã bắn hạ chiến xa địch mà suốt mấy năm qua, từ khi được trang bị, chưa có cơ hội tác xạ. Ai ngờ ngày hôm đó, trong cơn nguy khốn, vị Ðại Tá Tư Lệnh Phó chiến trường lại làm nhiệm vụ một khinh binh, đích thân sử dụng M72 triệt hạ T54 của Bắc Việt. Câu chuyện Ðại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa địch lan truyền, tinh thần quân sĩ trú phòng tại Bình Long - An Lộc lên cao... Ðó đây có những báo cáo về Bộ Tư Lệnh, cho biết đã bắn hạ thêm nhiều chiếc khác. Hình như chiến xa địch bị vô hiệu hoá vì không có bộ binh phối hợp, có lẽ do hiệu quả những đợt B52 trải nhiều thảm bom suốt ngày đêm hôm trước.

Vì Hà Nội mở chiến dịch Xuân Hè 1972 khắp 3 vùng chiến thuật, lực lượng Tổng trừ bị VNCH (Dù và TQLC) bị phân tán mỏng. Sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu giữ TQLC ở vùng I, và đưa Nhảy Dù về vùng III và vùng II. Quân Ðoàn III còn được tăng phái một số đơn vị của Quân Ðoàn IV như SÐ21BB, SÐ9BB. Liên Ðoàn Biệt Cách Dù cũng vào mặt trận hầu có thể sớm giải tỏa An Lộc. Nếu An Lộc thất thủ, Sàigòn tất nhiên bị đe doạ.

Trong khi các lực lượng giải tỏa gặp rất nhiều khó khăn tại các nút chặn quanh thị xã An Lộc, nhất là tại Xa Cam, khoảng 10km về phía nam, thì lực lượng tử thủ bên trong thị xã như sống trong hỏa ngục. Hàng ngày, cái thị trấn nhỏ bé nhận nhiều ngàn đạn pháo của địch, cộng thêm tiếng bom nổ của các phi cơ oanh kích chiến xa địch trên đường tiến gần thị xã, tiếng bom từ B52 trải xuống quanh vùng dội lại v.v. Liên lạc từ BTL Hành Quân đến các đơn vị bên ngoài bị gián đoạn. Tinh thần mọi người quá căng thẳng và rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cũng có thể nhận xét của Tướng Hollingsworth, Cố vấn Quân Ðoàn III, rằng Tướng Hưng, Tư Lệnh chiến trường, như người “mất hồn” và “không làm được việc gì cả” là quá khắt khe chăng?

An Lộc bị vây hãm càng lâu, tinh thần quân sĩ trú phòng càng xuống. Thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, v.v... lại thêm môi trường ô nhiễm vì xác tử thi đã thối rữa, bốc mùi v.v... thực không sao tả hết được nỗi kinh hoàng cùng cực của các chiến sĩ tử thủ An Lộc ba mươi sáu năm về trước (cũng vào THÁNG TƯ quái ác). Vì “tất cả cho chiến trường”, cho nên kế hoạch tiếp tế, tản thương đã lập tức thực hiện song song với việc giải tỏa. Việc tiếp tế thả dù khởi đầu không được như ý. Phi cơ phải tránh phòng không địch, nên bay quá cao và có nhiều kiện hàng rơi không đúng nơi dự tính. Lại thêm địch tiếp tục pháo nên việc đón nhận các tiếp liệu phẩm gặp khó khăn. Ðã có những quân nhân tử nạn vì bị kiện hàng rơi trúng, không kịp tránh, hoặc bị trúng đạn pháo trước khi chạm tay vào các vật phẩm tiếp tế.

Dẫu vậy, không như Cổ Thành Quảng Trị ở Vùng I hay Tân Cảnh (Dakto) ở Vùng II, thị trấn An Lộc đã đứng vững, chứng minh tinh thần anh dũng, quyết chiến của các chiến sĩ tử thủ cũng như giải tỏa, trong mặt trận Bình Long - An Lộc. Kết thúc trận chiến, sau này theo thống kê, cả hai bên đều thiệt hại nặng. VNCH vẫn kiểm soát được các tỉnh lỵ, huyện lỵ (trừ Lộc Ninh) và thị trấn trên Quốc lộ 13, đoạn Bình Dương - Bình Long, Việt Cộng kiểm soát vùng nông thôn và ven ranh. Di chuyển lên Bình Long, Phước Long, phải dùng phi cơ, không còn thênh thang đường bộ như năm trước.

Rời chiến trường Bình Long - An Lộc, một trận chiến làm rúng động thế giới, Ðại Tá Vỹ về làm Phụ Tá Hành quân Tư Lệnh Quân Ðoàn III rồi được chỉ định làm Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm (gồm liên đoàn Biệt Ðộng Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh v.v.). Ngoài ra, Ông cùng một phái đoàn được đi du ngoạn Ðài Loan gọi là để tưởng thưởng các chiến sĩ hữu công. Sư Ðoàn 5BB cũng có một Tư Lệnh mới, Ðại Tá Trần Quốc Lịch thay Tướng Hưng từ sau trận chiến An Lộc. Những cuộc giao tranh ác liệt không còn, thỉnh thoảng địch “đóng chốt” hoặc bắn xẻ.

Năm 1973, Ðại Tá Vỹ thuyên chuyển về Sư Ðoàn 21 BB, giữ chức Tư Lệnh Phó. Ít lâu sau, chính Tướng Hưng lại về làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 một thời gian trước khi nhận chức Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV. Rừng núi miền Ðông Nam Phần khác với vùng sình lầy miền Tây. Hơn hai mươi năm trước, Thiếu Úy Vỹ đã cùng bao đồng đội, lao mình ra phỏi phi cơ ở độ cao mấy ngàn bộ, khi thì nhảy ngay trên đầu địch, khi thì nhảy xuống sau lưng địch, đánh bọc hậu, thì nay, dù Sư Ðoàn 5 hay Sư Ðoàn 21, dù Quân Ðoàn III hay quân Ðoàn IV, đời chiến binh đâu chẳng là nhà. Và nhiệm vụ nào thượng cấp đã giao, phải ra sức chu toàn. Với nhiệm vụ của một Tư Lệnh Phó, Ðại Tá Vỹ thường bay thị sát trong vùng và không may, trong một phi vụ quan sát, máy bay gặp nạn, Ông bị văng ra khỏi phi cơ nhưng như có phép lạ, chỉ bị gẫy xương ống chân và xây xát, bầm tím trên mặt, trên thân thể. Còn sống sót khi máy bay gặp nạn là điều hiếm thấy và quân y viện đã săn sóc, bó bột chân; xong để Ông về nhà dưỡng thương ba tháng trước khi tháo băng bột.

Thời gian dưỡng thương, đi lại phải nhờ vào cặp nạng nhôm quân y viện cho mượn, sinh hoạt cần thiết hàng ngày đôi lúc phải nhờ người khác. Nhưng đây cũng là thời gian hiếm có trong đời để nhớ về những trận đánh, những chiến trường và những chiến công. Là một chiến sĩ từng xông pha ngoài trận tuyến, dày dạn chiến trường, mà nay chỉ làm bạn với chiếc máy thu thanh, thu hình, tin tức chỉ xoay quanh Việt Cộng vi phạm hiệp định bao nhiêu lần, đã đón nhận bao nhiêu tù binh, giành dân lấn đất ở đâu v.v., Ông thường tự hỏi chẳng lẽ mang danh chiến sĩ mà cứ loanh quanh trong căn phòng hơn 20 mét vuông với đôi nạng hay sao?....

Thoắt đã gần 3 tháng, còn 2 tuần nữa là tới ngày tháo bột. Những bằng hữu, chiến hữu lui tới thăm hỏi cũng thưa dần. Trong khi ấy, sau trận chiến An Lộc, Sư Ðoàn 5 BB cần được bổ sung và chỉnh đốn về mọi mặt, từ quân số đến trang thiết bị. Ðại Tá Trần Quốc Lịch, đã được thăng cấp Chuẩn Tướng. Bộ Tham Mưu/SÐ gồm Ðại Tá Tham Mưu Trưởng Ð., Trưởng Phòng 1 H., Trưởng Phòng Tổng Quản Trị T.H., Trưởng Phòng 4, Tiểu Ðoàn Tiếp Vận, Trung Tâm Huấn Luyện Sư Ðoàn v.v. cộng với các Trung Ðoàn Trưởng mới … tập họp thành một “…” (không biết dùng từ nào cho thích hợp), làm Sư Ðoàn “tuột dốc” thê thảm. Nạn bè phái, chạy chọt chức vụ, cấp bậc, lo lót về đơn vị yểm trợ, lính ma, lính kiểng, ăn chơi, trụy lạc v.v... khiến Trung Ương không thể dung dưỡng được lâu. Và kết quả, Chuẩn Tướng Lịch bị cách chức Tư Lệnh, giáng cấp, chờ ngày ra toà (dịp này, Chuẩn Tướng Lê Văn Tư/SÐ25BB cũng bị cách chức và giáng cấp).

Vào một ngày đầu tháng 11-1973, Ðại Tá Vỹ nhận lệnh về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 BB với trọng trách chấn chỉnh, thanh lọc và lấy lại uy danh ngày xưa. Thời gian này, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đã thay Tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư Lệnh Quân Ðoàn III và Quân Khu III. Lệnh trên đã ban ra, buộc Ðại Tá Vỹ phải yêu cầu các quân y sĩ tháo băng bột ở chân sớm hơn dự dịnh một tuần và ngày 7 tháng 11-1973, lễ bàn giao diễn ra tại Bộ Tư Lệnh/SÐ ở Căn Cứ Lai Khê.

Trở lại chiến trường miền Ðông lần này, lại nhận một trọng trách lớn, Ðai Tá Vỹ bắt tay ngay vào việc chấn chỉnh, sắp xếp các sĩ quan ở Trung Ðoàn và Bộ Tham Mưu. Ông rất hài lòng với ba Trung Ðoàn Trưởng: Trung Tá Quế, từ đơn vị Biệt Cách Nhảy Dù chỉ huy Trung Ðoàn 9; Trung Tá Hùng, thụ huấn tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu, về chỉ huy Trung Ðoàn 8; và Trung Tá Vượng, Trung Đoàn 7. Trường hợp Trung Tá Vượng tưởng cũng nên mở dấu ngoặc để nói thêm: Ông từ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, về Sư Ðoàn 5 làm... sĩ quan Thanh Tra! Ðại Tá Vỹ, không muốn phí phạm nhân lực và muốn tạo cơ hội tốt cho Trung Tá Vượng, nên đã trao Trung Ðoàn 7 cho Ông. Ðối với Bộ Tham Mưu Sư Ðoàn, trải qua những kinh nghiệm chiến trường và những phúc trình đầy đủ, Ðại Tá Vỹ muốn có một phụ tá biết xử dụng khả năng, sức mạnh của thiết giáp, kỵ binh nên Ðại Tá Thoàn thuộc binh chủng Thiết Giáp đã về làm Tư Lệnh Phó/SÐ, và Trung Tá Ð. Ð. Chinh, một Sĩ Quan Tham Mưu nhiều năm kinh nghiệm thay Ðại Tá Ðăng trong chức vụ Tham Mưu Trưởng. Dĩ nhiên phần lớn các trưởng phòng thuộc Bộ Tham Mưu/SÐ cũng lần lượt ra đi.

Thế là SÐ5BB bây giờ đã mang một bộ mặt mới và quân sĩ đã có niềm tin mới vào các cấp chỉ huy. Con đường trước mặt là phải ngăn chặn và giáng trả những vi phạm, phải giành lại những nơi mà địch lấn chiếm sau hiệp định tháng 1-1973, tới nay còn đóng “chốt” và cố thủ. Ngoài ra, việc phòng thủ các vị trí đóng quân cũng là mối quan tâm lớn của vị tân Tư Lệnh. Bài học đắt giá từ chiến trường An Lộc khiến các đơn vị đã tích cực hơn nhiều trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ. Ngoài việc đào giao thông hào quanh đơn vị, lập hầm trú ẩn an toàn cho binh sĩ, mỗi đơn vị bắt buộc phải đào một giếng nước v.v. Riêng vòng đai phòng thủ căn cứ, ngoài hệ thống mìn bẫy dĩ nhiên phải có, Ðại Tá Vỹ đặc biệt giao cho Tiểu Ðoàn 5 Công Binh sản xuất thực nhiều chông nhỏ rải xung quanh các pháo đài quanh căn cứ. Loại chông này, lấy vật liệu từ kẽm gai, có hình dáng như 4 cái đinh, mỗi đinh dài khoảng 3cm, mũ của đinh tụ lại ở giữa, bốn đầu nhọn của đinh có ngạnh giống lưỡi câu, hướng ra ngoài. Khi chông rải ra, lúc nào cũng có một mũi nhọn hướng lên trời để chờ đợi những bàn chân “đi giải phóng”. Ðại Tá Vỹ muốn tạo niềm tin cho các quân sĩ, tin vào khả năng tác chiến, tin vào vũ khí và hỏa lực, tin vào hệ thống phòng thủ vững chắc và nhất là tin vào tinh thần quyết chiến của cấp chỉ huy cùng đồng đội, thì cho dù tiền pháo hậu xung, cho dù biển người, cho dù xe tăng T54, T56 v.v. cũng không làm sờn lòng chiến sĩ SÐ5.

Tuy rất bận rộn với công vụ, Ðại Tá Vỹ thường dành vài giờ mỗi tháng để nhắn nhủ hoặc tâm tình cùng quân sĩ tại võ đường của SÐ. Ðặc biệt, rút kinh nghiệm chiến trường An Lộc, Ông đã chỉ thị Trung Ðoàn 8 cho tác xạ biểu diễn hoả tiễn TOW (được trang bị từ cuối năm 1972), một loại hoả tiễn tối tân có thể điều khiển tìm mục tiêu, để quân sĩ trú phòng vững tin hơn. Thời gian này, Sư Ðoàn lại được bổ sung hai Sĩ Quan nhiều kinh nghiệm tham mưu và chiến trận: Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường và Ðại Tá Từ Vấn. Ðại Tá Tường xuất thân binh chủng Nhảy Dù, trước khi về SÐ là Tiểu Khu Phó TK/Bình Ðịnh; Ðại Tá Vấn nguyên là Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 22 Biệt Ðộng Quân.

Về an ninh diện địa, trong vùng trách nhiệm của SÐ5BB, Việt Cộng vi phạm Hiệp Ðịnh ngừng bắn nhiều lần, nhưng chỉ lẻ tẻ và ở mức độ thấp. Ðơn vị tác chiến của SÐ đã trực tiếp giáng trả hoặc hỗ trợ các đơn vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân giành lại thôn, ấp xa xôi do địch tạm chiếm. Tuy nhiên vào khoảng gần cuối năm 1974, cách quận lỵ Bến Cát hơn 10km về phía tây nam, đồn Rạch Bắp bị địch tràn ngập...

Ðây là một trọng điểm kiểm soát hành lang di chuyển của địch. Lực lượng đồn trú bị tổn thất nhẹ và đã rút ra ngoài an toàn. Bộ Tư Lệnh chỉ thị Trung Ðoàn 9 phải đưa một đơn vị hành quân giải tỏa. Ðịch đã rút lui về vùng Tam Giác Sắt chỉ để lại chừng một trung đội cố thủ tại đây. Trải qua mấy ngày đầu, lực lượng tái chiếm vẫn dậm chân tại chỗ. Ðịch núp dưới giao thông địa đạo tránh bom và pháo. Khi ta xung phong lại gặp hỏa lực dữ dội của địch. Cho nên đơn vị của TrÐ 9 đến giải tỏa, thay đổi chiến thuật. Trong khi cả tiểu đoàn vây hãm vòng ngoài, có những toán nhỏ với vũ khí nhẹ và lựu đạn, xâm nhập và tiêu diệt từng ổ kháng cự. Thế là cũng với quân số tương đương, ta chiếm lại được Rạch Bắp.

Niềm vui chiến thắng kéo dài tới ngày Quốc Khánh 1-11-1974, ngày Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ được vinh thăng Chuẩn Tướng. Một số các quân nhân khác cũng được tưởng thưởng và thăng cấp trong dịp lễ kỷ niệm này. Ðặc biệt sắc lệnh thăng thưởng cấp Tướng chỉ có hai vị: H.V.Lạc lên Chuẩn Tướng thực thụ, và Lê Nguyên Vỹ nhiệm chức.

Khoảng trung tuần tháng 12-1974, từ phía đông bắc căn cứ Lai Khê, tin dữ đưa về: Việt Cộng tấn công một số chi khu của tỉnh Phước Long như Ðôn Luân, Ðức Phong và đang uy hiếp tỉnh lỵ. Mọi liên lạc tiếp viện, yểm trợ không thể dùng đường bộ, chỉ hoàn toàn trông vào không lực VNCH. Trong khi phi trường Biên Hòa, phi trường Phước Long, và BTL/SÐ5 bị pháo liên tục thì Sư đoàn 7 của địch, có tăng và pháo yểm trợ mỗi ngày một xiết chặt vòng vây quanh Phước Long. Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III đã không vận tăng cường đến Phước Long lực lượng Biệt Cách Dù, một tiểu đoàn bộ binh và 3 đại đội trinh sát. Ngoài ra rất nhiều phi tuần đánh bom quanh tỉnh lỵ. Nhưng vì đánh giặc theo kiểu “con nhà nghèo”, bắn một viên đạn, thả một trái bom đều phải tính thành tiền, vả lại làm gì còn B52 trải bom thảm theo yêu cầu nữa, lại không còn một lực lượng Tổng Trừ Bị nào tăng phái cho Quân Ðoàn, vì thế Phước Long chỉ cầm cự được thêm ít lâu và thất thủ vào ngày 6-1-1974. Ðây là tỉnh lỵ đầu tiên của VNCH bị địch lấn chiếm trong chiến dịch “tầm ăn dâu” hay là “giành dân lấn đất”.

Không biết do áp lực nào, Tổng Thống Thiệu đưa Tướng Dư Quốc Ðống về thay Tướng Thuần. Hình như Tướng Ðống cũng lập kế hoạch giải tỏa và cần tăng viện một sư đoàn, nhưng không được đáp ứng vì không đủ quân, nên có ý xin từ chức. Rồi vài tháng sau, Tướng Nguyễn Văn Toàn thay Tướng Ðống. Tướng Thuần, Ðống hoặc Toàn làm tư lệnh, Phước Long vẫn nằm trong tay Việt Cộng và hình như Phủ Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu đã quay mặt với lý do nơi đây không phải là vị trí chiến lược quan trọng. Chỉ trong vòng 3 tháng mà hai lần thay Tư Lệnh quân đoàn bảo vệ Saigon. Rồi lại một tin không vui từ Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III truyền đi: Tướng Hiếu đã tử nạn!!! Nghe tin này, người ta thực hoang mang và xúc động.

Trong khi đó, sau khi chiếm được Phước Long, Việt Cộng tảng lờ những chống đối, lên án, tại Ủy ban kiểm soát đình chiến, tại Ban liên hợp quân sự v.v. cứ khăng khăng “chỉ đánh trả lại những vi phạm Hiệp định Paris” của VNCH. Quan trọng hơn hết, Hoa Kỳ không có phản ứng, hoặc phản ứng lấy lệ. Dĩ nhiên, đối với Hoa Kỳ, chiến tranh VN đã là dĩ vãng. Kể từ năm 1967, họ đã từng bước lập kế hoạch, nào là thư từ qua lại, nào là đi đêm, hoạt động con thoi, nào là qua trung gian các cường quốc rồi chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, rồi leo thang, rồi ném bom Hà Nội v.v... Cuối cùng, gần 6 năm sau, đúng nửa đêm ngày 27 rạng 28-1-1973 giờ quốc tế, có một bản văn được ký kết tại Hội nghị Paris với tên gọi “Hiệp Ðịnh về Chấm Dứt Chiến Tranh và Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam” theo nhu cầu và quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ. Hơn 60,000 lính tác chiến Mỹ còn lại đã triệt thoái. Hầu hết tù binh Mỹ được phóng thích, kể cả Ðại tá Không quân John McCain – đương kim ứng cử viên Tổng thống Mỹ – sau hơn 5 năm đủ mùi vị đầy đọa, hạ nhục tại Hỏa Lò Hà Nội. Dù chẳng phải không tiên liệu được tham tâm nhất thống miền Nam của Lê Duẩn và Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, nhưng TT Nixon và Ngoại trưởng Kissinger không có một lựa chọn nào khác, đành vui hưởng cái gọi là “hòa bình trong danh dự” [peace with honor] từ mùa Xuân 1973. (Không biết đây có phải là Mỹ đã “thua” và phải “tháo chạy” như có người đã nhận xét?).

Tại Bộ Tư Lệnh SÐ5BB, đầu năm 1975, Ðại Tá Từ Vấn giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng thay Ðại Tá Chinh xin thuyên chuyển về trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang. Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường, theo trên cho biết, có liên hệ đến vụ đảo chánh 11-11-1960, nên không được chấp thuận chức vụ Tham Mưu Trưởng. Tướng Vỹ chỉ định Ông làm Phụ Tá Hành Quân.

Nhìn chung Quân đội VNCH giai đoạn này, đã ở thế thủ. Viện trợ quân sự bị cắt giảm nhiều, không đủ lực mở những cuộc hành quân quy mô, có tăng, có pháo và phi cơ yểm trợ đầy đủ như trước. Tướng Vỹ cho biết, trong tình hình xấu nhất, Ông có thể cầm cự 6 tháng không cần tiếp tế.

Nhưng Hà Nội bắt đầu phát động chiến dịch Xuân-Hè 1975, với hy vọng làm ăn ở miền Tây nguyên. Ba sư đoàn Bắc quân, được tăng pháo và đặc công yểm trợ, tấn công và chiếm được thị xã Ban Mê Thuột, nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB vào thượng tuần tháng 3-1975. Tư lệnh Quân đoàn II và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị bất ngờ. Giữa lúc các lực lượng cơ hữu của QĐ II đang lo tái chiếm Ban Mê Thuột, TT Thiệu triệu tập một phiên họp mật với Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Ðặng Văn Quang tại hành lang Dinh Ðộc Lập, tiết lộ đã quyết định triệt thoái khỏi Pleiku và Vùng I chiến thuật, rút về lập tuyến phòng thủ Phan Rang - Ban Mê Thuột. Lý do chính là phái đoàn Nghị sĩ mới từ Mỹ về cho biết viện trợ tài khóa 1975-1976 lại bị cắt giảm. TT Thiệu đành phải thực hiện chiến lược “đầu bé, đít to” – cắt nhỏ dần lãnh thổ kiểm soát, cốt sao giữ được Vùng III và Vùng IV. Quyết định này được thông báo cho Tướng Trưởng ngày 12-3-1975: Hoàn trả Nhảy Dù về Sài Gòn; nếu cần, triệt thoái Huế, về giữ Ðà Nẵng. Hai ngày sau, TT Thiệu cùng các Tướng Khiêm, Viên và Quang bay ra Cam Ranh, họp mật với Tướng Phạm Văn Phú, và cho lệnh triệt thoái Kontum - Pleiku.

Tướng Phú đề nghị cho hành quân cấp Quân Đoàn dài theo Quốc lộ 7-B – từ ngã ba Thuần Mẫn trên lộ 14, xuống Cheo Reo (Phú Bổn), Củng Sơn, rồi Tuy Hòa. Vì lý do “bảo mật”, ngay ngày 16-3, toàn bộ lực lượng QÐ II bắt đầu rút khỏi Pleiku. Các lực lượng Cảnh sát, Ðịa Phương Quân và Nghĩa quân đều bị bỏ lại. Ngay trong đêm 16-3, hỗn lọan đã bùng nổ ở Pleiku, khi Sư Đoàn 6 Không Quân di tản gia đình và thân nhân. Hàng chục ngàn dân chúng Pleiku thu góp tài sản đổ về đường 7-B. Văn Tiến Dũng, dù bất ngờ, cũng sai quân đuổi theo truy kích. Ðoàn di tản bị kẹt đọng lại ở Cheo Reo, và rồi Củng Sơn.

Quốc lộ 7-B trở thành địa ngục trần gian cho những quân nhân QÐ II di tản. Toàn bộ xe tăng, thiết giáp và pháo bị lọt vào tay CSBV. Chưa đầy 5000 người di tản tìm được về Tuy Hòa. Tư lệnh lực lượng bảo vệ, Chuẩn Tướng Tất, bị bắt sống. Trực thăng cứu thoát được Chuẩn Tướng Cẩm, Tư lệnh phó QĐ II, về Tuy Hòa, nhưng sau này vẫn lọt vào tay CS.

Lý do TT Thiệu ra lệnh triệt thoái, tới nay vẫn còn là dấu hỏi lớn, vì đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của miền Nam Việt Nam. Người ta nghĩ rằng trước khi trở thành Tổng Thống, Ông đã là một Trung Tướng, đã là Bộ Trưởng Quốc Phòng, vậy thì đằng sau quyết định đó, có ẩn ý gì? Chỉ chắc một điều là quyết định này không do Mỹ chỉ thị để có thể “tháo chạy”. Ðại tướng Khiêm và Trung tướng Quang đã khiến các nhân viên Mỹ cực kỳ bực dọc vì không thông báo cho Mỹ biết việc này, khiến các nhân viên Mỹ ở vùng II và Vùng I thất điên bát đảo.

Hạ tuần tháng 3-1975, sau khi cuộc triệt thoái cao nguyên trở thành thảm bại, TT Thiệu cho lệnh Tướng Trưởng bỏ ngỏ các tỉnh Quân khu I, rút về tử thủ Ðà Nẵng. Nhưng ngày 29-3, Ðà Nẵng bị bỏ ngỏ. Các tỉnh duyên hải miền Trung cũng lần lượt sụp đổ như lâu đài trên bãi cát. Ngay đến Phan Rang, quê hương của TT Thiệu, cũng di tản từ ngày 2-4-1975.

Lữ Ðoàn 3 Dù đang trên tàu về Sài Gòn, được lệnh đổ bộ xuống Nha Trang, rồi từ đây kéo lên Khánh Dương, chốt chặn mức tiến của SÐ 10 CSBV. Một Lữ đoàn Dù khác, cùng tàn quân SÐ 2 BB và SÐ 6 KQ, được điều ra Phan Rang lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Ðoàn III. Nhưng chốt phòng thủ chiến lược này bị cánh quân miền Ðông của Lê Trọng Tấn, với quân số hơn 1 quân đoàn, diệt gọn trong hai ngày 16/17-4-1975.

Ngày 18-4-1975, Long Khánh bỏ ngỏ. Tướng Toàn phải di tản Không quân xuống Cần Thơ. Mặc dù hai Sư Đoàn 25 BB và 5 BB còn trấn giữ phía Tây Bắc và Bắc Sài Gòn, tình thế đã tuyệt vọng. Bắc quân lên tới hơn 3 quân đoàn, với tăng, pháo hợp đồng...

Tối 21-4-1975, TT Thiệu bàn giao cho Phó TT Trần Văn Hương, để “trở lại chiến đấu bên các chiến hữu”. Nhưng bốn ngày sau, hai ông Thiệu, Khiêm bí mật rời Sài Gòn bằng phi cơ Mỹ. TT Hương cũng chỉ ở Dinh Ðộc Lập được một tuần lễ, rồi ủy quyền cho Quốc Hội. Chiều ngày Thứ Hai, 28-4-1975, Ðại Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống – với hy vọng đạt một giải pháp màu hồng với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Ðiều Tướng Minh và nhiều chuyên gia ngoại quốc không biết là vai trò MTDT/GPMN đã hầu như chấm dứt. Lê Duẩn – người không ngừng cổ võ “cách mạng là tấn công” – cho lệnh phải giải quyết càng sớm càng tốt, nếu có thể trước năm 1976 như dự định.

Tướng Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu không chọn đường tử thủ. Sáng ngày 29-4-1975, Thủ Tướng Mẫu chính thức yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN, đóng cửa văn phòng tùy viên quân sự (DAO) – một bước ngoại giao có tính toán giúp Mỹ rảnh tay ra đi.

Cũng ngày 29-4-1975 này, Tướng Toàn và Bộ Tư Lệnh QÐ III từ Biên Hòa di chuyển về Gò Vấp, 5km bắc Thủ đô Sài Gòn. Riêng Sư Ðoàn 5, lực lượng vẫn bảo toàn nguyên vẹn. Theo Tướng Vỹ, có thể địch tránh không muốn đụng SÐ5, nên chúng pháo cầm chân và tiến quân về Sàigòn theo hai hướng đông và tây của Lai Khê, đồng thời đặt các nút chặn phía nam của Lai Khê, Bình Dương. Sư Ðoàn 5 cũng được lệnh chuẩn bị di chuyển về phía nam để tái phối trí. Sáng 30 tháng 4-1975, sau buổi họp Tham Mưu thường lệ chừng một tiếng đồng hồ, người ta bàng hoàng nghe tin TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông còn nhân danh Tổng Tư Lệnh Quân Ðội ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng, chờ bàn giao! Ðúng là sét đánh ngang tai!

Tướng Vỹ lúc đó ưu tư nhiều, vẻ mặt trầm lặng, khác với bản tánh thường ngày. Ông tâm sự với một số sĩ quan tham mưu thu hẹp bên cạnh, với nét mặt bình thản khác thường: “Lệnh trên đã ban ra, phải thi hành. Hơn nữa, con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25 sao? Ðối với các anh em thì tùy ý quyết định”. Xong Ông đi về phía trailer [phòng lưu động của quân đội] dùng làm phòng ngủ riêng cho Tư Lệnh.

Ít phút sau, hai tiếng nổ khô khan vọng ra. Mọi người hốt hoảng chạy tới. Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của Ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các Sĩ Quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc ấy là 12 giờ rưỡi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong khi mọi người vội vã đưa thi hài Tướng Vỹ an táng tạm trong vòng đai căn cứ thì phía ngoài hàng rào, Việt Cộng dùng loa phóng thanh, âm lượng thật lớn kêu gọi mọi người bên trong đầu hàng. Khoảng 3 giờ chiều, Bộ Tham Mưu và các đơn vị mới tự động rời khỏi căn cứ, không có súng nổ. Nhưng mới qua khỏi quận lỵ Bến Cát, bị địch chận lại, tịch thu tất cả vũ khí, quân trang dụng. Hạ sĩ quan trở xuống cho tự túc về điạ phương, sĩ quan giữ lại, phân theo cấp bậc để đưa đi tù. Trang quân sử về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh chấm dứt ở thời điểm này.

* * *

Từ lâu, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rồi sau những năm tháng bị Việt Cộng giam cầm, hành hạ, tôi đã có ý định ghi lại vài kỷ niệm về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh và Tướng Lê Nguyên Vỹ. Ðã gần 33 năm trôi qua, tôi chưa thực hiện được ý nguyện này. Khi còn ở trong nước cũng như kể từ khi định cư tại Mỹ mười mấy năm trước, biết bao nhiêu câu hỏi của bằng hữu, của đồng đội, của người thân xoáy sâu mãi trong tâm trí tôi. Ai cũng yêu cầu tôi nói đôi điều về Tướng Vỹ. Tôi biết ở đâu đó, rải rác một vài dòng trên báo chí, hay vài phút trong một chương trình phát thanh tiếng Việt, không đủ thỏa mãn người đọc, người nghe. Lại nữa, tôi là một sĩ quan của Sư Ðoàn 5BB, suốt 10 năm rưỡi trong quân ngũ, 2 năm dành cho quân trường và một đơn vị ngoài SÐ, 8 năm rưỡi còn lại dành cho Sư Ðoàn 5 và tôi đã khoác quân phục mang phù hiệu SÐ5 tới ngày cuối cùng. Ai mà không hãnh diện khi có dịp nhắc đến đơn vị của mình, lại còn hãnh diện hơn nữa khi nhắc đến cấp chỉ huy đơn vị đã anh dũng, can đảm tuẫn tiết, quyết không chấp nhận đầu hàng địch. Ngày nào chưa ghi được đôi dòng, dù là không đầy đủ lắm về Tướng Lê Nguyên Vỹ, tôi còn rất áy náy, như gánh nặng chưa trút xuống được và thấy mình mắc một món nợ chưa kịp trả. Món nợ ấy là niềm hãnh diện mà Tướng Vỹ đem lại cho SÐ5 BB nói riêng và Quân lực VNCH nói chung. Tướng Vỹ là người lính chiến đấu ngoài mặt trận với đầy đủ cái OAI cái DŨNG của nhà Tướng. Tôi cũng muốn nhắc nhở một sự thực mà người ta muốn chối bỏ là Miền Nam có nhiều dũng tướng, thành mất, Tướng phải chết theo thành, như Tướng Lê Nguyên Vỹ đã làm.

30 tháng 4-1975, ngày tang lớn. Những bàng hoàng, xúc động sau 33 năm, nay đã lắng dịu phần nào. Cuộc sống nơi xứ người và tuổi 70 khiến tâm trí tôi bình thản hơn. Ðôi dòng đơn sơ trên là những sự thực về Tướng Vỹ mà tôi biết, dĩ nhiên chưa phải là tất cả. Dẫu sao, đây là những dòng tâm thành, thay nén nhang dâng lên tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lê Nguyên Vỹ nhân ngày giỗ thứ 34, 30 tháng 4-2009 sắp tới của người.

Nguồn: http://batkhuat.net/tl-tuong-lenguyenvy.htm





Những điều chưa biết về cuộc chiến Việt Nam, tháng 4 năm 1975.
https://youtu.be/eqFqIYD-u3s