Saturday, April 24, 2021



Thư Quốc Gia Việt Nam

1. VIỆT NAM QUỐC GIA CHỦ NGHĨA LUẬN BÚT NỀN TẢNG LÝ LUẬN ỦNG HỘ HIẾN PHÁP 7 - 2009 NĂM HÙNG VƯƠNG 4888 2009 TÂY LỊCH

2. Việt Nam Quốc gia Chủ nghĩa Luận bút Mục lụcThư Quốc gia số 1: Lời Giới Thiệu Tầm quan trọng của Hiến pháp 7 (2-15)Thư Quốc gia số 2: Tổng quát, tổng quan, về hiện trạng quốc giaThư Quốc gia số 3: Xem xét và tranh luận về nền Kinh tế Việt Nam hiện nayThư Quốc gia số 4: Ích lợi của HP7 trong việc phát triển Việt Nam thành một cường quốc Kinh tế tại Đông Nam Á trong một phần tư thế kỷ, và tại châu Á trong nửa thế kỷ tớiThư Quốc gia số 5: Xem xét và tranh luận về nền Giáo dục Việt Nam hiện nayThư Quốc gia số 6: Ích lợi của HP7 trong việc phát triển khoa học kỹ thuật cao và chế tạo hàng có giá trị tăng cao để xuất khẩuThư Quốc gia số 7: Xem xét và tranh luận về nền Quốc phòng Việt Nam hiện nayThư Quốc gia số 8: Ích lợi của HP7 trong việc tăng cường sức mạnh Quốc phòng Việt Nam trong tân thiên niên kỷThư Quốc gia số 9: Xem xét và tranh luận về nền văn hóa và xã hội Việt Nam hiện nayThư Quốc gia số 10: Ích lợi của HP7 trong việc tái lập và phát triển quốc hồn quốc túy Việt Nam trong tân thiên niên kỷThư Quốc gia số 11: Ích lợi của HP7 trong việc tái lập và phát triển quốc hồn quốc túy Việt Nam trong tân thiên niên kỷ (tiếp theo)Thư Quốc gia số 12: Xem xét và tranh luận về các vấn đề khác, chưa được bàn đến trên đây, tại Việt Nam hiện nayThư Quốc gia số 13: Ích lợi của HP7 trong việc giải quyết các vấn đề khác, chưa được bàn đến trên đây, để kiến dựng một quốc gia Việt Nam hùng mạnh trong tân thiên niên kỷThư Quốc gia số 14: Trả lời các lời phản đối HP7II

3. Thư Quốc gia số 15: Dân chủ là Đạo đức, một Hiến pháp Dân chủ là một Hiến pháp Đạo đức Các lời tranh luận về cách tổ chức chính phủ được bao gồm trong Hiến pháp 7 (16-33)Thư Quốc gia số 16: Ý muốn của nhân dân là điều luật Tối thượng của quốc gia, đại diện bởi HP7Thư Quốc gia số 17: Không hình sự hóa mọi khác biệt quan điểm chính trị, đảng cầm quyền không được sử dụng quyền lực trấn áp các tư tưởng khác biệtThư Quốc gia số 18: Bất bạo động và bất sử dụng bạo lực thể xác hoặc đe dọa tinh thần trong mọi sinh hoạt bao gồm chính trị, tôn giáo, giáo dục, ngay cả đối với tù nhânThư Quốc gia số 19: Về Quốc ca và Quốc kỳThư Quốc gia số 20: Ba tôn chỉ của Việt Nam: Tự do, Bình đẳng, Sự thậtThư Quốc gia số 21: Tất cả Tam quyền trong chính phủ đều phải tuân thủ HP7Thư Quốc gia số 22: Chỉ một đa số trong các vị Thượng Thẩm phán tại Tối cao Pháp viện mới có thể phán định rằng một điều luật nào đó là không hợp hiếnThư Quốc gia số 23: Các đảng chính trị được tự do thành lập miễn được tổ chức theo các quy định của HP7Thư Quốc gia số 24: Quyền lực chính trị phải do đa số nhân dân nắm giữThư Quốc gia số 25: Về việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương, Tuyển cử và Tổng Tuyển cử toàn quốcThư Quốc gia số 26: Về việc nhân dân tự do bầu cử, ứng cửThư Quốc gia số 27: Về việc chia sẻ quyền lực chính trị và thành lập đảng phái chính trịThư Quốc gia số 28: Về việc tuân thủ Thỏa ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc, và công nhận quyền lực của các Tòa án quốc tếThư Quốc gia số 29: Về việc bất khả lạm pháp của nhân viên chính phủ đang thi hành nhiệm vụ được giao phóThư Quốc gia số 30: Về việc bất khả truy tố tại tòa án dân sự các nhân viên được bầu lên, đang khi còn nhiệm kỳ phục vụ. III

4. Thư Quốc gia số 31: Về việc bất khả truy tố tại tòa án dân sự, hình sự, và quốc sự tất cả nhân viên chính phủ trước khi HP7 được phê chuẩnThư Quốc gia số 32: Về việc không chỉ trích cấp chính phủ trong 20 năm về mọi việc làm của tất cả nhân viên chính phủ trước khi HP7 được phê chuẩn Hình thái Tam quyền Phân lập của Chính phủ (33-48)Thư Quốc gia số 33: Nguồn gốc của hệ thống Tam quyền phân lập, cùng các lợi ích và điều thiệt hạiThư Quốc gia số 34: Khác với tại nhiều nước khác, Tam Quyền tại Việt Nam đều do nhân dân bầu trực tiếpThư Quốc gia số 35: Cấu trúc chính phủ trong HP7 sẽ bao gồm kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa ba Ngành trong chính phủThư Quốc gia số 36: Cấu trúc chính phủ trong HP7 sẽ bao gồm kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa ba Ngành trong chính phủ (tiếp theo)Thư Quốc gia số 37: Hiến pháp 7 điều phối Tam quyền Phân lậpThư Quốc gia số 38: Tam quyền Phân lập cấp Thánh phốThư Quốc gia số 39: Khi có khác biệt quan điểm giữa Tam quyềnThư Quốc gia số 40: Khi có khác biệt quan điểm giữa Tam quyền (tiếp theo)Thư Quốc gia số 41: Sự tương quan của Tam quyền đối với phương cách hành xử của người dân Việt NamThư Quốc gia số 42: Các mối hiểm nguy có thể có từ quyền lực của Tam quyền quốc gia đối với các chính quyền Thành phốThư Quốc gia số 43: Các mối hiểm nguy có thể có từ quyền lực của một Tam quyền Thành phố đối với các chính quyền Thành phố khácThư Quốc gia số 44: Nguy cơ Tam quyền bị bất cân xứngThư Quốc gia số 45: So sánh ảnh hưởng của Tam Quyền quốc gia và Tam Quyền Thành phốThư Quốc gia số 46: So sánh ảnh hưởng của Tam Quyền quốc gia và Tam Quyền Thành phố (tiếp theo)IV

5. Thư Quốc gia số 47: Trả lời các ý kiến phản đối Tam quyền Phân lậpThư Quốc gia số 48: Các hạn chế của Tam quyền Phân lập Về Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam (49-60)Thư Quốc gia số 49: Tự do ngôn luậnThư Quốc gia số 50: Bảo vệ Nhân phẩmThư Quốc gia số 51: Quyền tự do phát triển cá tánh và tự do bầu cửThư Quốc gia số 52: Mọi người bình đẳng trước pháp luậtThư Quốc gia số 53: Tự do tín ngưỡng, lương tâm, và tôn giáoThư Quốc gia số 54: Tự do học hỏiThư Quốc gia số 55: Tự do hội họpThư Quốc gia số 56: Tự do di chuyểnThư Quốc gia số 57: Tự do thành lập hội đoànThư Quốc gia số 58: Tài sản và bất động sản cá nhân đều bất khả xâm phạmThư Quốc gia số 59: Quyền được kiện tụng luật pháp và nhân viên chính phủThư Quốc gia số 60: Hạn định của nhân quyền Các Thành phố (61-70)Thư Quốc gia số 61: Việc tái phân định ranh giới và sát nhập các Thành phốThư Quốc gia số 62: Quyền lực tại Việt Nam sẽ được phân bố khắp địa phươngThư Quốc gia số 63: Về việc thành lập và bầu chọn chính quyền Thành phốThư Quốc gia số 64: Các Thành phố có quyền tự trị nhưng phải tuân thủ các điều luật chung cho toàn quốcThư Quốc gia số 65: Về việc các Thành phố gởi đại diện lên Quốc hộiThư Quốc gia số 66: Về việc quản trị lãnh thổ và liên minh dân sự giữa các Thành phố trong nước, và với các đối tác bên ngoàiThư Quốc gia số 67: Về việc quản trị tài chánh tại các Thành phốThư Quốc gia số 68: Về việc lập các sắc thuế có liên quan đến cư dân từ các Thành phố khácV

6. Thư Quốc gia số 69: Về việc các Thành phố không được lập liên minh quân sự, quốc sự, với bất cứ nơi nào ngoài lãnh thổ Việt NamThư Quốc gia số 70: Về việc chi phí hành chánh tại các Thành phố Ngành Tư Pháp (71-80)Thư Quốc gia số 71: Cấu trúc của Ngành Tư phápThư Quốc gia số 72: Phương cách tổ chức Tối cao Pháp viện và bầu chọn các Thượng Thẩm phánThư Quốc gia số 73: Tối cao Pháp viện xem xét tất cả hoạt động của Văn phòng Tổng thống,Thượng viện, Hội đồng Quốc gia, và các chính quyền địa phươngThư Quốc gia số 74: Tối cao Pháp viện có quyền lực giải thích mọi vấn đề xảy ra trước và sau khi có HP7, về các bộ luật, và hiệp ước của Việt NamThư Quốc gia số 75: Hệ thống Tư pháp Dân sự, Hình sự, và Quốc sựThư Quốc gia số 76: Các vị Thẩm phán Quốc gia và Thẩm phán Thành phốThư Quốc gia số 77: Khi các vị Thẩm phán quốc gia và Thẩm phán Thành phố có sự khác biệt quan điểmThư Quốc gia số 78: Ngành Tư pháp, liên quan đến các phiên tòa được quyết định bởi Bồi thẩm đoànThư Quốc gia số 79: Khi các bộ luật Thành phố và Quốc gia có sự khác biệtThư Quốc gia số 80: Hạn định quyền lực của Ngành Tư pháp Ngành Lập pháp (81-90)Thư Quốc gia số 81: Cấu trúc Ngành Lập pháp Thư Quốc gia số 82: Hội đồng Quốc giaThư Quốc gia số 83: Hội đồng Quốc gia (tiếp theo)Thư Quốc gia số 84: Nghị việnThư Quốc gia số 85: Nghị viện (tiếp theo)Thư Quốc gia số 86: Về việc truất nhiệm Tổng thốngVI

7. Thư Quốc gia số 87: Về việc Lưỡng viện bác quyền phủ quyết của Tổng thốngThư Quốc gia số 88: Về việc Lưỡng viện tổ chức Trưng cầu Dân ýThư Quốc gia số 89: Về việc Lưỡng viện đồng ý hoặc không đồng ý phát động chiến tranh với ngoại bangThư Quốc gia số 90: Hạn định quyền lực của Lưỡng viện Ngành Hành pháp (91-99)Thư Quốc gia số 91: Cấu trúc Ngành Hành phápThư Quốc gia số 92: Tại sao cần có Thủ tướngThư Quốc gia số 93: Về Quyền hạn của Tổng thốngThư Quốc gia số 94: Về Quyền hạn của Tổng thống (tiếp theo)Thư Quốc gia số 95: Về Quyền hạn của Thủ tướngThư Quốc gia số 96: Về Quyền hạn của Thủ tướng (tiếp theo)Thư Quốc gia số 97: Về Quyền Phủ quyết của Tổng thốngThư Quốc gia số 98: Về việc Tổng thống tổ chức Trưng cầu Dân ýThư Quốc gia số 99: Hạn định quyền lực của Tổng thốngThư Quốc gia số 100: Kết luận và vài điều khácVII

8. Thư Quốc gia số 1 Lời Mở ĐầuKính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,Chúng tôi viết các lá thư này để kêu gọi quốc dân, đồng bào hãy đoàn kết lại vì một sốmục đích chung cho quốc gia mà có lẽ tuyệt đại đa số quốc dân đồng bào đang cùng chiasẻ.Quý đồng bào được mời gọi để suy nghĩ về một bản Hiến pháp mới cho đất nước chúngta, nước Việt Nam Dân quốc trong tân thiên niên kỷ. Đề tài này nói lên tầm mức quantrọng của sự việc, vì lẽ bản Hiến pháp là văn bản căn bản nhất trong mọi văn bản luậtpháp, trên nền tảng đó tất cả các bộ luật sẽ được soạn thảo ra sau này. Quốc gia Việt Namtrong 20 và 200 năm sau có ra sao là tùy thuộc vào những điều chúng ta suy luận, quyếtđịnh, và soạn thảo hôm nay.Kể từ khi Vua Hùng Vương thứ Nhất dựng nước Văn Lang đến nay đã qua nhiều ngànnăm, hàng trăm triều đại, nhưng chưa có một triều đại, một chính phủ nào từ nhân dân,của nhân dân, và vì nhân dân. Trong suốt chiều dài lịch sử trên 4000 năm trong thờiphong kiến, chỉ có "cha truyền con nối". Vào thời văn hóa, văn minh còn sơ khai, điềunày có thể thích hợp hoặc rất thích hợp vì chỉ một số rất ít dân chúng có điều kiện học hỏicách quản trị bộ lạc, nhóm người, quốc gia. Do đó nếu quyền hành được truyền nối cho aikhác ngoài con vua, thì đã xảy ra nhiều cảnh tranh giành quyền lực, nội chiến xảy ra liênmiên. Nhưng "cha truyền con nối" cũng không phải là phương cách tốt nhất, vì lẽ lãnhđạo chỉ trong số các con vua, cho dù có được giáo dục đến thế nào thì sau này cũng chỉ vìquyền lợi ích kỷ của chính nhà vua và / hoặc của hoàng gia mà hoạt động, chứ không hẳnlà vì lợi ích quốc dân, đồng bào.VIII

9. Cho đến khoảng 100 năm trở lại đây, do hoàn cảnh lịch sử, thời phong kiến chấm dứt, tạođiều kiện cho các chính phủ theo đảng phái lên nắm quyền. Hết rồi cảnh "cha truyền connối", nhưng thay vào đó là một hình thức phong kiến khác, do các nhóm nhỏ người tựcho mình có quyền quyết định vận mạng cả dân tộc. Thực tế họ không khác các nhà vuathời phong kiến ở chỗ họ không từ nhân dân mà ra, không là gì của nhân dân, và nhất làkhông vì nhân dân mà phục vụ. Họ hình thành các nhóm nhỏ có đặc quyền đặc lợi, từ bécác con cháu trong nhà quan chức cao cấp đã được dạy dỗ rằng họ rất đặc biệt, khác vớidân thường, phạm tội sẽ không bị xét xử như dân thường, và sau khi học xong, hoặc duhọc về, họ sẽ tiếp tục làm lãnh đạo thế hệ kế tiếp. Các thành phần này, do đó, cho dù cóhọc thức cao siêu đến thế nào, có lòng từ nhân đến cách mấy, khi làm lãnh đạo cũng sẽphải phục vụ cho phe nhóm họ chứ không thể và không hề vì lợi ích quốc dân, đồng bào.Quốc gia Việt Nam chúng ta còn tiếp tục theo đuổi các phương cách quản trị quốc gia,phục vụ cho các lãnh đạo quốc gia, như hiện nay cho đến bao giờ?Bản Hiến pháp hiện nay không cho phép bất cứ sự chỉ trích chính phủ nào, còn kể gì đếnviệc thay đổi chính phủ, tìm ra các lãnh đạo khác từ nhân dân, của nhân dân, vì nhân dân?Có phải đây sẽ là một tội phạm thiên thu cho những ai chẳng qua chỉ muốn tìm ra cáclãnh đạo thực sự phục vụ cho nhân dân, do nhân dân tự do bầu chọn? Tại sao chọn lãnhđạo lại là một tội phạm hình sự, nhẹ thì ở tù, nặng thì tử hình, toàn gia tộc bị cả hệ thốngchính trị, tuyên truyền khổng lồ trù dập đến chết mới thôi?Kính thưa quốc dân, đồng bào Việt Nam yêu quý,Quốc dân, đồng bào sẽ phải trả lời cho chính mình, và cho con cháu mình, các câu hỏiđơn giản nhưng sâu sắc kể trên. Cho dù vì lý do nào đó, đồng bào cố gắng chịu đựng,nhẫn nhịn chính phủ hiện nay, Bản Hiến pháp hiện nay, các chính sách hiện nay đặt trênBản Hiến pháp đó, nhưng còn thế hệ con, cháu, chắt của đồng bào, các thế hệ trẻ hiện nayIX

10. thì sao? Có phải đồng bào muốn chúng và con cháu chúng vĩnh viễn làm nô lệ trên ngayquê hương mình, không có tiếng nói trên chính mảnh đất mà cha ông đồng bào và có thểchính đồng bào đã bỏ xương máu ra khai phá, gìn giữ, qua bao trận chiến chống ngoạixâm?Cha ông chúng ta đã hy sinh, cống hiến nhiều ngàn năm cho dân tộc ta để làm gì, để dântộc ta ngày nay quá ư tệ rạc về kinh tế, quá thấp về dân trí, quá ốm yếu về sức khỏe,nhưng quan trọng hơn hết là quá bất nhân, nghĩa, trí, dũng trong chính quyền?Đâu rồi tiếng trống trận từ thành Cổ loa, Hoa lư, Thăng long chống các điều bất nhân, bấtnghĩa trong giới cầm quyền; đâu rồi tiếng kêu gọi hiền tài ra giúp sức trong các trận chiếnkinh hồn trên Bạch đằng giang; đâu rồi các anh hùng dân tộc thường hay xuất hiện mỗikhi dân tộc ta bị nguy khốn, khi các trận chiến chống ngoại xâm làm máu dân ta đổ thắmlòng đất mẹ, chảy đỏ sông Hồng, xương cốt ngăn dòng nước, chỉ để dân tộc ta mãi mãitrường tồn?Triều đại nào rồi cũng qua đi, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, rồi cũng đi vào quákhứ. Một số anh hùng được ghi vào sử sách, cũng có một số người bị chế giễu ngàn thu.Hai mươi năm và hai trăm năm sau, lịch sử sẽ viết về thời đại chúng ta như thế nào,chống ngoại xâm hay cõng rắn cắn gà nhà, xây dựng nền tự do dân chủ xã hội hay chấpnhận bạo quyền lãnh đạo quốc gia, làm quốc gia phú cường hay ngày càng thua sút cácquốc gia quanh vùng?Lịch sử đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta hiện nay. Giặc ngoại xâm nay hùng mạnhhơn bất cứ lúc nào trong lịch sử, giặc nội xâm nay tinh vi, tàn ác hơn bất cứ khi nào tronglịch sử - và không phải chỉ trong chính quyền. Nay văn hóa dân tộc ta ngày càng thoáihóa, giao thông gây chết người và khó tránh hơn khi còn chiến tranh, nền kinh tế lụn bại,y tế hủ bại - các điều tệ hại này hẳn quốc dân, đồng bào đều chứng kiến rõ hàng ngày.X

11. Quốc dân, đồng bào đang được kêu gọi trả lời các câu hỏi trên, và được mời gọi đóng gópý kiến cho việc lập nên một Bản Hiến pháp từ sự suy nghĩ và lựa chọn, để thay thế choBản Hiến pháp hiện hành được viết ra chỉ để phục vụ cho một phe phái cầm quyền, phụcvụ cho sự vĩnh viễn hóa phe nhóm này trong các chức vụ cao cấp nhất cùng các quyền lợikhổng lồ từ các chức vụ này mang lại.Nếu sự suy nghĩ, lựa chọn và quyết định của đồng bào là đúng, thì rất nhiều vấn đề tệ hạisẽ được cấp bách giải quyết. Nếu không, hậu quả lâu dài sẽ khó thể tưởng tượng.Sẽ rất may mắn cho dân tộc ta nếu sự suy nghĩ và chọn lựa này được mọi thành phần dânchúng đóng góp ý kiến, và được dẫn dắt bởi các sự lượng định khôn ngoan hơn là cácthành kiến thị phi, sự nhân nghĩa hơn là các lời tuyên bố bạo lực, sự chính đáng hơn làcác lời tuyên truyền giả dối, lòng bác ái vị nhân hơn lòng ích kỷ phe phái.Hơn hết, sự suy nghĩ và lựa chọn phải đặt quyền lợi của quốc gia lên trên mọi thành phần,đảng phái; phải nhằm xây dựng hơn là phá hoại; nhằm bao dung hơn là trách móc; nhằmtha thứ hơn là trả thù.Nhưng, đồng bào Việt Nam yêu quý của tôi ơi, đây là một việc dễ mong ước, đặt kếhoạch, hơn là thực hiện. Vì lẽ kế hoạch này sẽ làm thiệt hại quá nhiều quyền lợi của quánhiều người đang và sẽ có quá nhiều quyền hành tại Việt Nam. Nhiều quan điểm, cảmxúc mạnh, và thành kiến sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho cuộc cách mạng dân chủ xã hội này.Trở ngại lớn nhất mà Tân Hiến pháp sẽ gặp là sự cản trở kinh hoàng của toàn hệ thốngchính trị tại Việt Nam. Hệ thống này đang đem lại quá nhiều, quá lớn, quyền lợi cho giớicầm quyền nên họ sẽ không dễ dàng chấp nhận việc Tân Hiến pháp đem lại quyền lợiđồng đều cho quốc dân, đồng bào.Trở ngại kế tiếp là các thành phần cực đoan tại hải ngoại, một cách rất đáng tiếc, vì họXI

12. vẫn muốn có trả thù, có bạo lực, có lòng ích kỷ phe phái. Một số muốn tiếp tục tình trạnghiện tại vì họ đang giữ vững quyền lợi, chức vụ họ trong hoàn cảnh bất an của quốc gia,để họ tiếp tục các chương trình chống đối chính phủ hiện tại hơn là chấm dứt để theo đuổimột phương cách hòa bình, hòa hoãn, bất bạo động, không hận thù, không trả thù, thậmchí không trách móc như tinh thần Hiến pháp 7 đề cao.Tuy nhiên, chúng tôi không muốn đề cập đến các vấn đề này quá nhiều, vì biết rằngkhông thể giải quyết tất cả mọi sự phản đối, phản bác. Chúng tôi hiểu rằng hoàn cảnh lịchsử, chiến tranh, xã hội, mất mát cá nhân và gia đình đã đẩy họ vào các quan điểm đó. Mộtsố trong hai nhóm trên thật ra đã có các ý tưởng trên do một lương tâm chính trực. Một sốrất đáng trân trọng và kính nể, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp đối thoại với họ, và hy vọngrằng sau khi họ đọc một số trong số 100 bài Thư Quốc gia thì họ sẽ thay đổi ý kiến vàkhông còn chống Bản Hiến pháp 7.Công việc sắp tới sẽ không dễ dàng, vì sẽ bao gồm nhiều bài tổng luận về nhiều đề tài rấtbao quát, đòi hỏi rất nhiều thời gian thu thập tài liệu trong nhiều lãnh vực khác nhau, tổnghợp và viết ra theo hướng ủng hộ hoặc phê bình Bản Hiến pháp 7.Chúng tôi kêu gọi quốc dân, đồng bào khắp nơi trên thế giới ủng hộ cho công việc chungnày, cụ thể là viết một loạt bài theo những đề tài sau đây:* Tầm quan trọng và ích lợi của Hiến pháp 7* Cách tổ chức chính phủ mới* Tuyên ngôn nhân quyền cho Việt Nam* Cách tổ chức các Thành phố như là các đơn vị tự trị* Ngành Tư pháp* Ngành Lập pháp* Ngành Hành phápXII

13. Chúng tôi sẽ chọn lựa và đăng các bài phù hợp, có thể viết thêm cho thỏa đáng tất cả mọitranh luận hoặc phản đối về các đề tài trên. Chúng tôi cũng sẽ tự viết ra một số bài theotinh thần Bản Hiến pháp 7, và sẽ từ từ đăng lên các diễn đàn để mọi người cùng tranhluận.- Nhân dân Việt Nam -XIII

14. Thư Quốc gia số 2 Tổng quát, tổng quan, về hiện trạng quốc giaKính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,Chưa bao giờ trong lịch sử 4888 năm, dân tộc ta lại phải đối diện với nhiều thử thách sâurộng và nghiêm trọng như hiện nay. Các kẻ thù trong quá khứ cho dù muốn xâm lăng vàđồng hóa dân tộc ta, nhưng họ thực hiện một cách không đồng nhất, không bài bản, chỉcó ý nghĩa cục bộ và trong từng thời đại vua quan của họ, chứ không tạo thành một chínhsách quốc gia chính thức và kéo dài nhiều thập kỷ, thậm chí thiên niên kỷ như hiện nay.Ngoài giặc ngoại xâm, ngay cả giặc nội xâm của dân tộc ta cũng không kém phần nguyhại. Và không chỉ trong chính trị, ngay cả trong luật pháp, kinh tế, xã hội cũng có biếtbao mối nguy hại mà nếu không lập tức loại trừ và tái tạo dựng cho hoàn thiện hơn, thìchỉ trong vài thập niên nữa mạch sống, dân tộc tính của chúng ta có thể bị diệt trừ vàtuyệt chủng.Không gì đáng thương cho bằng một dân tộc bị mất quốc tính tốt đẹp, sa đọa vào vònghổn loạn vô đạo đức, vô pháp luật, vô trật tự, mà chính mọi thành phần trong dân tộc đócòn không biết họ sai để sửa chữaTrong bài này, hiện trạng Việt Nam sẽ được khảo sát một cách tổng quan, tổng quát. ThưQuốc gia số 3 đến số 15 sẽ xem xét các vấn đề nội bộ Việt Nam một cách chi tiết hơn, vàđưa ra các lý luận về Ích lợi của Hiến pháp 7 trong việc tái tạo Quốc hồn Quốc túy ViệtNam, và nâng cao giá trị quốc gia cùng nhân phẩm nhân dân Việt Nam lên một tầm caomới trong tân Thiên niên kỷ này.XIV

15. 1. Tóm lược Lịch sử Việt Nam cận đạiNăm 1858, Pháp quốc dưới nền Đệ Nhị Quân chủ Lập hiến do Hoàng đế Napoléon ĐệTam thành lập năm 1852 quyết định đem quân xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa.Theo Hiến pháp Quốc gia Pháp được thành lập năm 1852, Hoàng đế có toàn quyền Hànhpháp, ngoài ra còn có toàn quyền xếp đặt toàn bộ các nhân vật trong Hội đồng Quốc giavới nhiệm vụ soạn luật, và toàn bộ nhân vật trong Thượng viện thông qua các bộ luậtdưới sự chi phối của Hoàng đế.Như vậy, cuộc xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam hoàn toàn không do ý muốn của nhândân Pháp quốc, mà do tham vọng của giới cầm quyền không hề được dân bầu lên. Chínhnhân dân Pháp cũng chịu vô vàn đau khổ dưới các chính phủ thay phiên nhau đàn áp dânlành trong suốt thời gian nhân dân Việt Nam cùng chịu chung số phận.Nền Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp mãi đến năm 1958 mới được thành lập, có Hiến pháp mới,và sau đó các vị Tổng thống được nhân dân Pháp bầu lên đều tiến hành việc trao trả độclập cho tất cả các thuộc địa, vì nhân dân Pháp từng chịu quá nhiều đau khổ trong các chếđộ bất dân chủ và kháng dân chủ trước đó, nay không hề muốn bất cứ nhân dân nào trênthế giới cùng chịu như vậy, nhất là lại dưới sự đô hộ của quốc gia họ.Từ năm 1858, cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam đến 26 năm sau mới kết thúc vớiviệc Pháp chiếm toàn bộ Việt Nam, và Việt nam trở thành một trong ba quốc gia, cùngvới Lào và Cambodia, trong Đông dương Thuộc Pháp (French Indochina) năm 1887.Ngoại trừ cuộc chiếm đóng của quân đội Nhật Hoàng năm 1941 đến 1945, Việt Nam làmột thuộc địa của Pháp cho đến năm 1954. Ông Hồ Chí Minh lãnh đạo quân đội ViệtNam thuộc nhiều phe phái chính trị khác nhau cùng đoàn kết đánh Pháp và giành độc lậpcho Việt Nam, tuy nhiên do quân đội còn yếu, quân đội Việt Nam phải rút về phía Bắc VĩXV

16. tuyến 17 như được các phe phái tham chiến và quốc tế đồng ý trong Hiệp định Geneva kýnăm 1954.Hoa kỳ rất tận tình giúp đỡ thành lập Việt Nam Cộng hòa, thuộc phía Nam vĩ tuyến 17,thành lập nền Đệ Nhất Cộng hòa năm 1956, và Đệ Nhị Cộng hòa năm 1967. Việt NamCộng hòa được thành lập dưới tiêu chỉ Dân chủ Lập hiến, theo Chủ nghĩa Tư bản, tôntrọng Tư do Ngôn luận, Dân chủ Xã hội. Do khó khăn kinh tế vì nhiều lý do vào đầuthập niên 1970, Hoa kỳ rút bớt và cuối cùng cắt toàn bộ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòatừ cuối năm 1974, đưa đến cuộc sụp đổ kinh tế và quân sự vào tháng 4, 1975.Trong khi đó, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thuộc phía Bắc vĩ tuyến 17, đượchơn 15 quốc gia trong khối Cộng sản Quốc tế, nổi bật nhất là Cộng hòa Nhân dân Trunghoa, tận tình giúp đỡ không suy chuyển trong suốt thời gian cuộc chiến 10 ngàn ngày tạiViệt Nam. Do đó, đang khi Việt Nam Cộng hòa bị đồng minh Hoa kỳ bỏ rơi và gặp khókhăn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dễ dàng xua quân xâm lăng và xâm chiếm, với sốthương vong rất tối thiếu.Sau đó, cho dù có "hòa bình", Việt Nam thực tế vẫn là một quốc gia bị Cộng sản Quốc tếchiếm đóng. Các chính sách kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, đều được nhập vào từ bênngoài lúc đầu chủ yếu là từ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, và sau đó là từ Liên bang Xôviết. Các chính sách này đa số không phù hợp với dân tộc tính và tình hình Việt Nam, dođó đa số đều thất bại thảm hại.Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế, xã hội triền miên sau 1975. Mãi cho đến khikhối Cộng sản Quốc tế sụp đổ vào cuối thập niên 1980, chính phủ Việt Nam buộc lòngphải có một số thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội, quan trọng nhất là vấn đề "ra đi cótrật tự" cho người Việt Nam được thân nhân từ nước ngoài bảo lãnh đoàn tụ, sau đó gởingoại tệ về Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Kể từ khi có cuộc "đổi mới" này, nền kinhtế Việt Nam tránh khỏi bị sụp đổ do ba yếu tố quan trọng nhất: (1) Kiều hối, (2) bán dầuXVI

17. thô, (3) viện trợ và mượn nợ khối Tư bản Chủ nghĩa.Hiện nay, về chính trị và lý luận chính trị, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Cộng hòaNhân dân Trung hoa, và mô hình phát triển của quốc gia này đang là mẫu mực cho nhiềukinh tế gia, chính trị gia Việt Nam noi theo. 2. Các tư tưởng chính trị Việt Nam trong và ngoài nước2.1. Hệ tư tưởng Cộng sản Quốc tếĐảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là "Đảng" - do chỉ có một nên không lẫn lộn) là đảngduy nhất được chính thức hoạt động tại Việt Nam. Đảng có 15 người đứng đầu, tạo thànhBộ Chính trị, là cơ quan quyền lực cao nhất tại Việt Nam.Đảng có khoảng 3 triệu đảng viên, là một tổ chức kín đáo, bí mật, tuyển chọn đảng viêntheo tiêu chuẩn riêng và không ai có quyền tham gia trừ khi được các cấp Đảng ủy chophép và cho gia nhập.Các đảng viên được quyền đặc miễn bắt giữ và đặc miễn truy tố, trừ khi được các cấpđảng ủy trực tiếp ra lệnh theo cách khác thông lệ. Các phiên tòa xử đảng viên, cho dùxảy ra, đều được dàn xếp trước để khỏi mất uy tín Đảng.Đảng chỉ huy hệ thống luật pháp, chỉ định các lãnh đạo nhà nước, và bổ nhiệm các nhânvật trong Quốc hội. Đảng kiểm soát mọi hoạt động và tư tưởng tại Việt Nam.Luật pháp Việt Nam được soạn theo lý thuyết luật pháp Cộng sản, trong đó không aiđược phép chỉ trích bất cứ hành động nào của bất cứ ban ngành nào thuộc chính phủ ViệtNam, và mọi lãnh đạo đều không do dân bầu lên mà do Đảng chỉ định.XVII

18. Mọi phiên tòa đều được dàn xếp trước, trong đó các bị can bị định tội trước khi phiên tòabắt đầu, do đó Việt Nam không có hệ thống pháp lý công bằng, không có công lý, khôngcó luật pháp, và cũng không có bình đẳng trước pháp luật.Sau khi khối Cộng sản Quốc tế sụp đổ một phần lớn tại Liên bang Xô viết và Đông Âu,trong vài năm, Đảng vấp phải nhiều khủng hoảng nội bộ trong lý luận về sự tồn tại và íchlợi của Đảng trong việc tiếp tục cai trị quốc gia.Tuy nhiên, sau đó Đảng nối lại liên lạc với Đảng Cộng sản Trung quốc và nay hoàn toànbị chi phối, điều khiển, và quản trị bởi Đảng Cộng sản Trung quốc và quốc gia Cộng hòaNhân dân Trung hoa về mọi mặt kinh tế, tài chánh, quân sự, tình báo, lãnh thổ, nhân lực lãnh đạo, và quan trọng nhất là lý luận Cộng sản Quốc tế.Sự chi phối toàn diện bởi Đảng Cộng sản Trung quốc hầu như chắc chắn sẽ tiếp tục trongnhiều năm, thậm chí nhiều thập niên tới đây, ngày nào mà Đảng còn cai trị Việt Nam.Nói khác đi, Đảng Cộng sản Trung quốc đang và sẽ tiếp tục cai trị Việt Nam thông quaĐảng Cộng sản Việt Nam.2.2. Hệ tư tưởng Việt Nam Cộng HòaDo hoàn cảnh lịch sử kể từ sau Hiệp định Geneva năm 1954, lãnh thổ Việt Nam phíaNam vĩ tuyến 17 thuộc Thế giới Tự do, về mặt chính trị không khác với Nam Triều tiên và Tây Đức, đều là tiền đồn đối nghịch với Bắc Việt Nam, Bắc Triều tiên, Đông Đức thuộc khối Cộng sản Quốc tế.Do phe Thế giới Tự do bị khủng hoảng kinh tế vào đầu thập niên 1970, nổi bật nhất làXVIII

19. cuộc khủng hoảng dầu hỏa tại Trung đông đẩy giá xăng dầu lên cao trên 300% trongvòng vài năm, nạn khan hiếm xăng dầu gây thất nghiệp và lãi suất ngân hàng cao chưatừng thấy, đời sống nhân dân các quốc gia thuộc Thế giới Tự do gặp khó khăn khônglường trước và không thể giải quyết.Để giữ các tiền đồn quan trọng tại Tây Đức và Nam Triều tiên, buộc lòng Thế giới Tự dotrong đó quan trọng nhất là Hoa kỳ phải buông rơi Việt Nam Cộng Hòa.Việt Nam Cộng Hòa bị mất tên, tuy nhiên, lý tưởng tự do, dân chủ, công lý, công bằng xãhội, bình đẳng trước pháp luật, vẫn còn tồn tại trong số đông người dân từng sống quathời kỳ 1954-1975 tại phía Nam vĩ tuyến 17, và nay truyền lại cho con cháu họ.Một số còn sống tại Việt Nam phải làm ngơ và tránh đưa ra ý kiến chính trị, ý kiến tôntrọng các lý tưởng của Việt Nam Cộng Hòa, vì sợ bị Đảng khép tội và bỏ tù nhiều năm.Một số ra hải ngoại tuy phải tìm kế sinh nhai nhưng vẫn còn tư tưởng tôn trọng các lýtưởng này, nhưng không có dịp bày tỏ, chỉ ngoại trừ việc giảng dạy lại cho con cháu. Do Đảng độc quyền cai trị Việt Nam, độc quyền tư tưởng, độc quyền lý tưởng, các tưtưởng và lý tưởng của Việt Nam Cộng Hòa nay đang tạm thời bị che khuất, không đượcbày tỏ tại Việt Nam. Một số người lên tiếng vì lương tâm quốc gia đều bị bắt, xử tùnhiều năm, thậm chí đã bị tử hình cho dù họ chỉ kêu gọi một cách bất bạo động và chínhhọ không có một tấc sắt trong tay.Hiện trạng này có lẽ còn kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, vì Đảng Cộng sảnTrung quốc rất quan ngại việc Việt Nam có thể có tự do, dân chủ như Nam Triều tiên,Tây Đức.Chính vì lý do quan ngại đó mà Đảng Cộng sản Trung quốc đã tận tình giúp đỡ Việt NamXIX 20. Dân chủ Cộng hòa trong 30 năm chiến tranh trước đây, và nay chính sách này không thayđổi trong việc tiếp tục giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục cai trị Việt Nam theo lýluận Cộng sản Quốc tế.Đứng trước sự xâm lăng của kẻ thù quá hùng mạnh là Cộng hòa Nhân dân Trung hoa,Đảng Cộng sản Trung quốc, hệ tư tưởng Việt Nam Cộng Hòa đang bị yếu thế, và rất khóchống trả việc bị đè bẹp tại Việt Nam.Việc đem lại các tư tưởng, lý tưởng của Việt Nam Cộng Hòa, tương tự như của Tây Đứcvà Nam Triều tiên - nay còn gọi là Hàn quốc - trở lại Việt Nam, do đó, vào thời điểmhiện nay chỉ có một tia hy vọng rất mong manh.2.3. Hệ tư tưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMột số đảng viên kỳ cựu trước đây của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn hoài cổ và hyvọng trở lại thời hậu Cách mạng Tháng Tám, khi Hiến pháp 1946 của Việt Nam Dân chủCộng hòa chấp nhận một số đảng nhỏ trong Quốc hội.Số người này, có thể nói rất có tinh thần quốc gia và theo Quốc gia Chủ nghĩa hơn làCộng sản Chủ nghĩa, muốn có quốc gia phú cường, độc lập khỏi Cộng hòa Nhân dânTrung hoa và Đảng Cộng sản Trung quốc.Tuy nhiên, cũng như hệ tư tưởng Việt Nam Cộng Hòa, họ cũng đang bị vùi dập, tuy vớimức độ ít tàn bạo hơn, vì dù sao họ từng có tên tuổi, và nhiều năm theo Đảng.Đa phần trong số họ nay chỉ bị thất sủng, hoặc an trì tại một nơi nào đó, có nơi ở vàlương thực tạm đủ.XX 21. Mọi vây cánh bị siết chặt, họ không còn có thể nói hoặc làm gì một cách công khai các tưtưởng vì quốc gia, dân tộc mà họ tham gia vào Đảng từ lúc ban đầu chẳng qua vì muốnchống giặc ngoại xâm, chứ không hề muốn đem lại một cuộc xâm lăng khác từ Cộng hòaNhân dân Trung hoa còn lâu dài và nguy hiểm hơn.Hệ tư tưởng này tồn tại rất yếu, vì không có lý luận vững chắc về cấu trúc kinh tế, xã hội,chính trị. Một tư tưởng vì quốc gia" mông lung nào đó sẽ không đủ để xây dựng quốcgia, và quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thật ra vẫn phụ thuộc rất sâu đậm vào Cộnghòa Nhân dân Trung hoa và Đảng Cộng sản Trung quốc, cùng hơn 15 quốc gia kháctrong khối Cộng sản Quốc tế.Như vậy, cho dù Hiến pháp 1946 được tái tạo dựng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đượctái thành lập, thì sẽ vẫn không có chỗ dựa và lý luận chính tri, cấu trúc kinh tế, xã hội,nhân văn, để tồn tại một cách vững mạnh. Có khi lại tạo dựng ra một thế chế độc tài, độcquyền, độc đoán không khác hiện nay mà họ muốn thay đổi.2.4. Hệ tư tưởng dân chủ, công bằng xã hộiMột số bạn trẻ tại Việt Nam gần đây do du học hoặc qua tiếp xúc với các nền văn minhÂu Mỹ muốn đem lại công bằng xã hội, dân chủ, phổ thông đầu phiếu, cho Việt Nam.Số người này nói chung rất năng động, rất có nhiệt huyết và hăng hái trong các phongtrào chống Trung quốc xâm lăng, chống tham nhũng. Họ cũng rất can đảm, nói chungcòn can đảm hơn số người có tư tưởng Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộnghòa trên đây.Họ thành lập các diễn đàn, các nhóm thảo luận trên mạng internet, ra nhiều tờ báo thườngký chống các sai trái trong xã hội, chống việc các ngư dân Việt Nam bị sát hại trên biển,XXI 22. chống các Hiệp định biên giới bị Chính phủ Việt Nam lén lút ký kết và không hề công bốngay cả sau khi đã ký kết nhiều năm.Tuy nhiên, gần đây do Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra lệnh bắt bớ, họ bị đànáp rất mạnh bạo tại Việt Nam, một số bị bắt, bị cô lập trong nhiều tháng không được gặpthân nhân. Một số có thể bị đem ra xét xử và bị bỏ tù nhiều năm.Cũng như hai nguồn tư tưởng trên đây, có lẽ hệ tư tưởng này cũng dần dần bị ép vàothinh lặng. Nhiều phần tử từng tham gia tuy vẫn sẽ giữ nguyên ý kiến, lý tưởng của họ,nhưng tại Việt Nam thì không dám lên tiếng, còn tại hải ngoại thì chỉ giảng dạy lại chocon cháu.2.5 Hệ tư tưởng Hiến pháp 7Đây là hệ tư tưởng hoàn toàn mới và gần đây nhất, do một số người thuộc "thế hệ 1,5" đềxướng. Đây là thế hệ khoảng từ 30-45 tuổi, từng có giáo dục ít nhất thuộc cấp trung họctại Việt Nam, nhưng sau đó thụ huấn nền giáo dục đại học và / hoặc sau đại học tại cácquốc gia có người Việt Nam định cư.Thế hệ này hiểu rất rõ Việt Nam, nhưng đồng lúc cũng có cái nhìn của người ngoại quốccó học thức nhìn vào và đánh giá hiện trạng Việt Nam, và đưa ra phương hướng giảiquyết.Hệ tư tưởng Hiến pháp 7 hiểu rõ các nổi suy tư thầm kín và công khai của các ngườithuộc các Hệ tư tưởng trên đây. Thư Quốc gia số 1 đã nêu rõ, "Một số trong hai nhómtrên [hệ thống chính trị Việt Nam và cực đoan hải ngoại] thật ra đã có các ý tưởng trên domột lương tâm chính trực. Một số rất đáng trân trọng và kính nể..."XXII 23. Hệ tư tưởng Hiến pháp 7 hiểu rõ sự hy sinh cống hiến cho nền độc lập dân tộc của Hệ tưtưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là sự hy sinh cống hiến vô giá, vô bờ bến, đángđược trân trọng và ghi vào trang vàng lịch sử dân tộc.Chiến thắng Điện Biên Phủ thật ra không cần thiết vì như trên đây đã ghi, chỉ cần 4 nămsau đó, năm 1958 khi nhân dân Pháp thông qua và phê chuẩn Hiến pháp nền Đệ NgũCộng hòa, thì Pháp cũng đã trả lại độc lập cho Việt Nam không cần phải qua chiến tranh,như Pháp trả lại độc lập cho hàng chục thuộc địa và vùng lãnh thổ khác. Việt Nam đãkhông là một ngoại lệ.Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1940, các anh hùng chiến đấu vì nền độc lập Việt Namkhông thể đoán trước việc Pháp sẽ thông qua Hiến pháp mới, rồi sau đó trao trả độc lập.Hiến pháp 1946 khi thông qua cũng là một bản Hiến pháp hay, tuy sau đó không đượcthực hiện đúng đắn.Hệ tư tưởng Hiến pháp 7 cũng hiểu rõ và vô cùng trân trọng Hệ tư tưởng dân chủ, côngbằng xã hội, nhất là về tính can đảm, trung trực, của một số thành viên nay đang lâm vàocảnh lao tù - và có thể nhiều năm.Ngày nào đó, dân tộc Việt Nam sẽ cảm ơn và ghi tên họ vào trang sử vàng dân tộc, nhưđang và sẽ ghi tên một số người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp vì nền độc lậpdân tộc. Họ cũng đang chống giặc ngoại xâm, và kẻ thù này càng thâm độc và nguy hiểmhơn Pháp gấp nhiều lần.Hệ tư tưởng Hiến pháp 7 hiểu và thông cảm với một số đông thuộc Hệ tư tưởng Cộng sảnViệt Nam. Một số đông Đảng viên gia nhập Đảng vì hoàn cảnh gia đình, xã hội. Một sốxem đó là cách sinh nhai, một sinh lộ, một thoát lộ, cho cuộc sống đang quá khó khăn.Một khi gia nhập Đoàn, họ khó thể rút ra vì sẽ bị một số điều thiệt hại nặng nề trong việclàm, sự nghiệp. Sau đó, dần dần họ càng bị dấn sâu vào vòng chính trị, họ buộc phải giaXXIII 24. nhập Đảng để có thêm quyền hành, thêm cơ hội thăng tiến xã hội và chính quyền. Ngoàira lại còn có gia đình cần họ gia nhập Đảng cho "cả họ được nhờ". Một khi vào rồi thìbuộc phải "trả ơn" cho quá nhiều đảng viên khác, do đó sinh ra nạn bao che, bè phái,tham nhũng, hối lộ.Hiến pháp 7 hiểu rõ, do đó tạo thoát lộ an toàn cho tất cả Đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam.Sẽ không có trả thù, không có thanh trừng, cũng không có trách móc hoặc tịch thu tài sảnbất cứ một Đảng viên nào cho dù còn sống hay đã qua đời, một khi Hiến pháp 7 đượcnhân dân Việt Nam thông qua, và cho phép tha thứ TẤT CẢ mọi lỗi lầm cho dù cố ý hayvô tình của TẤT CẢ mọi Đảng viên còn sống hay đã qua đời trước đây.Ông Hồ Chí Minh vẫn sẽ được tự do tôn sùng, thờ phụng, chỉ là sẽ không dùng tiền ngânkhố quốc gia làm việc đó, mà chỉ từ tiền đóng góp tự nguyện cá nhân.Hiến pháp 7 công nhận sự tồn tại và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, và Đảngnày toàn quyền tự do ứng cử, đưa Đảng viên vào Quốc hội, thậm chí làm Tổng thống,Thủ tướng, nếu được nhân dân bầu chọn.Như vậy, Hệ tư tưởng Hiến pháp 7 dung hòa và bao gồm mọi Hệ tư tưởng trên đây, đồnglúc mở ra vô vàn cơ hội cho toàn thể nhân dân Việt Nam tham gia vào các quyết địnhchung cho toàn quốc, toàn dân tộc. Mỗi người dân đều có một lá phiếu bình đẳng trongviệc chọn lựa ra lãnh đạo tương lai của quốc gia, dân tộc.Hiến pháp 7 lấy tự do, dân chủ, công lý, công bằng xã hội, bình đẳng trước pháp luật làmcác cột mốc lập quốc, trên nền tảng chữ NHÂN làm đầu. Đó là Nhân đạo, Nhân ái, Nhânquyền, Nhân phẩm, Nhân dân.XXIV 25. Một quốc gia đặt nền tảng trên các điều này sẽ vĩnh viễn phú cường và toàn vẹn lãnh thổ,mọi người dân sẽ được tự do, hạnh phúc, trong một quốc gia do chính họ thật sự làm chủ,được quản trị bởi các chính phủ do dân, vì dân, và từ nhân dân chọn lọc ra. 3. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam3.1. Địa lý và các Tỉnh thànhViệt Nam nằm tại Đông Nam châu Á, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào vàCambodia, phía Bắc giáp Trung Quốc. Việt Nam có diện tích 331.210 km vuông, đứnghàng thứ 65 trên thế giới về diện tích, trong đó có 310.070 km vuông đất đai và 21.140km vuông sông ngòi, kênh rạch. Về đất đai, Việt Nam có 4639 km đường biên giới trongđó 1228 km với Cambodia, 1281 km với Trung quốc, 2130 km với Lào. Việt Nam có3444 km dọc theo bờ biển, chưa tính các hải đảo.Việt Nam hiện có 64 tỉnh thành: An giang, Bắc giang, Bắc Kạn, Bạc liêu, Bắc ninh, Bàrịa - Vũng tàu, Bến tre, Bình định, Bình dương, Bình phước, Bình thuận, Cần thơ, Càmau, Cao bằng, Đà nẵng, Dac Lak, Đắc nông, Điện biên, Đồng nai, Đồng tháp, Gia lai,Hà giang, Hà nam, Hà nội, Hà tỉnh, Hải dương, Hải phòng, Hậu giang, Hòa binh, Hồ ChíMinh, Hưng yên, Khánh hòa, Kiên giang, Kon tum, Lai châu, Lâm đồng, Lạng sơn, Làocai, Long an, Nam định, Nghệ an, Ninh bình, Ninh thuận, Phú thọ, Phú yên, Quảng bình,Quảng nam, Quảng ngãi, Quảng ninh, Quảng trị, Sóc trăng, Sơn la, Tây ninh, Thái bình,Thái nguyên, Thanh hóa, Thừa thiên - Huế, Tiền giang, Trà vinh, Tuyên quang, Vĩnhlong, Vĩnh phúc, Yên bái.Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới tại miền Nam, và gió mùa tại miền Trung vàBắc. Nhìn chung, Việt Nam không có bốn mùa xuân hạ thu đông, mà chỉ có mùa mưa vànóng vào tháng 5 đến tháng 9, mùa khô và bớt nóng vào tháng 10 đến tháng 4.XXV 26. Về địa hình, Việt Nam có đồng bằng thấp trũng tại miền Nam và miền Bắc, nhiều đồi núivà cao nguyên tại miền Trung, Tây, và Tây Bắc.Ngọn núi Fan Si Pan cao nhất Việt Nam, khoảng 3144 m so với mặt nước biển.Tuy có chiều dài 1650 theo đường thẳng từ Bắc xuống Nam, tại vùng hẹp nhất theo bềngang chỉ có 50 km.Đất trồng trọt tại Việt Nam bao gồm 20,14% diện tích đất đai, bao gồm 6,93% dùng làmnông nghiệp quanh năm. Khoảng 72,93 đất còn lại là các thành thị và vùng đồi núikhông dùng cho nông nghiệp.Vùng sông ngòi Việt Nam có 891,2 km khối nước ngọt có thể dùng để trồng trọt và dùnglàm nước uống, nước sinh hoạt, trong đó Việt Nam sử dụng hàng năm khoảng 71,39 kmkhối nước ngọt hàng năm, với 5,71 km khối cho sinh hoạt trong gia đình, 17,13 km khốicho công nghiệp, và 48,55 km khối cho nông nghiệp. Mỗi nhân khẩu, như vậy, sử dụngkhoảng 820 m khối nước hàng năm.Về thiên tai, Việt Nam thường có bão lụt tại miền Trung vào khoáng từ tháng 5 đến tháng1, theo sau đó là lụt lội. Tại vùng trũng Đồng bằng sông Cửu long cũng thường hay cómùa nước lớn có thể gây lũ lụt vào các tháng này, do mưa lớn gây ra.Trong các năm gần đây môi trường thiên nhiên tại Việt Nam bị hủy hoại rất nhiều, do nạnđốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy gỗ và làm củi đốt. Hiện trạng này chẳng nhữnglàm diện tích rừng cây ngày càng bị thu hẹp, mà còn làm đất đai bị xói mòn, nguồn nướcbị ô nhiễm, mà còn gây lụt lội cho hạ nguồn vì dòng nước chảy không còn được rừng làmchậm lại và điều tiết.XXVI 27. Nạn thành thị hóa cũng gây hại cho đời sống thiên nhiên nhiều loại côn trùng có lợi,nhiều loại động vật sông ngòi bị tận diệt hoặc thoái hóa do chất độc thải ra từ các khucông nghiệp. Các chất thải độc hại này cũng phá hại nguồn nước trước kia có thể sửdụng, nay phải cho chảy ra biển và không thể tái tạo.Do môi trường nông ngư nghiệp ngày càng khắt nghiệt, lại thêm nhiều vùng bị lụt lội liêntục do nạn phá rừng, nông ngư dân nhập cư ào ạt vào các thành phố lớn gây ô nhiễmkhông khí, tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng.Các dịch vụ công cộng, an sinh xã hội như bệnh viện, nhà trẻ, trường học tại các thànhphố lớn hiện đang bị quá tải nặng nề cũng vì các vấn đề hủy hoại môi trường thiên nhiênkể trên. Một số trẻ thuộc tuổi đi học do cha mẹ nhập cư nên không được cho vào học,gây tình trạng thất học, thiểu học rất cao trong các năm gần đây.3.2. Nhân sinh xã hộiTheo thống kê mới nhất vào tháng 7. 2009, Việt Nam hiện có 86.967.524 người, đônghàng thứ 13 trên thế giới. Trong đó, 0-14 tuổi khoảng 24,9%, từ 15-64 tuổi khoảng69,4%, trên 64 tuổi khoảng 5,7%, 1/2 dân số Việt Nam dưới 27,4 tuổi. Hàng năm, ViệtNam tăng dân số khoảng 0,977% (khoảng 850.000 người một năm), thuộc hàng 128 vềtăng dân số trên thế giới.Tỉ lệ di dân ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 33 ngàn người một năm.Tỉ lệ nhập cư vào các thành phố hiện vào khoảng 3,1% hàng năm, tức khoảng 2,7 triệudân hàng năm, trong khi toàn quốc hiện chỉ có khoảng 28% dân sống trong các thành phố(24,25 triệu). Theo tỉ lệ, như vậy tại các thành phố hiện có nạn tăng dân số khoảng 11%hàng năm.XXVII 28. Tuổi thọ trung bình hiện nay là 71,58 tuổi, vào hàng 127 trên thế giới về sống thọ, trongđó phụ nữ sống 74,57 tuổi, nam giới sống 68,78 tuổi.Mỗi phụ nữ Việt Nam sinh trung bình 1,83 trẻ em, đứng hàng 154 trên thế giới về tỉ lệnày.Về bệnh tật, các loại bệnh có tỉ lệ bệnh cao nhất là:- Do thực phẩm gây ra: tiêu chảy do vi trùng, viêm gan do siêu vi A, sốt thương hàn- Do truyền nhiễm: sốt xuất huyết, sốt rét, sưng màng óc Nhật bản, dịch hạch, viêm gansiêu vi B và CDân tộc Việt Nam có 54 sắc dân, trong đó người Kinh chiếm 86,2%, Tày 1,9%, Thái1,7%, Mường 1,5%, Khmer 1,4%, Hoa 1,1%, Nùng 1,1%, Hmông 1%, và các nhómngười Dao, Giarai, Êđê , Chăm, Sán Dìu, v.v... Ngoại trừ người Kinh, đa số các sắc dânkhác sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sôngCửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.Về tôn giáo, Việt Nam có các tôn giáo chính: đạo Phật với 9,3% dân số, theo sau là đạoThiên chúa 6,7%, Hòa hảo 1,5%, Cao đài 1,1%, Tin lành 0,5%, Hồi giáo 0,1%, không cótôn giáo 80,8%.Về ngôn ngữ, tiếng Việt hiện là ngôn ngữ chính, theo sau là tiếng Anh, Pháp, Quảngđông, Phổ thông, Khmer, tiếng miền núi (Mon-Khmer và Malayo-Polynesian).Về trình độ học vấn, 90,3% dân chúng trên 14 tuổi biết đọc biết viết, trong đó có 93,9%nam giới và 86,9% nữ giới.Việt Nam chi tiêu 1,8% Tổng sản lượng quốc gia cho giáo dục, đứng hàng 171 trên thếgiới theo tỉ lệ.XXVIII 29. 3.3. Nội trạng nền kinh tế, phương hướng phát triển kinh tế hiện tạiViệt Nam là một quốc gia đang phát triển, đông dân, trong một phần ba thế kỷ qua đãphải trải qua cuộc hồi phục kinh tế sau chiến tranh, mất sự ủng hộ kinh tế của khối Cộngsản Quốc tế, và sự cứng nhắc của một nền kinh tế tập quyền. Kể từ 2001, chính phủ ViệtNam đã nhiều lần tuyên bố sẽ tiếp tục con đường tự do hóa nền kinh tế và hội nhập quốctế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về cấu trúc nền kinh tế để từng bướchiện đại hóa nền kinh tế và sản xuất nhiều hàng hóa để xuất khẩu, thu hút ngoại tệ.Việt Nam tham gia vào Hiệp ước Tự do Mậu dịch khối ASEAN (ASEAN Free TradeArea, AFTA) và Hiệp ước Mậu dịch Song phương với Hoa kỳ (Vietnam-US BilateralTrade Agreement) vào tháng 12, 2001 càng làm thay đổi và tiến bộ về kinh tế và thươngmại cho Việt Nam.Giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ tăng 900% từ 2001 đến 2007. Việt Namtham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1, 2007 sau hơn 10 nămthương thuyết. Tư cách thành viên WTO giúp Việt Nam có chỗ dựa vững chắc để thamgia vào thị trường thế giới và củng cố quá trình cải cách kinh tế nội địa. Ngoài các lợi íchkhác, tham gia vào WTO cũng giúp Việt Nam không còn chịu xuất khẩu theo hạn mứctừng được quy định trong Hiệp ước về Vải sợi và Hàng may mặc (Agreement on Textilesand Clothing).Sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia bị giảm sút từ 25% năm 2000xuống còn 20% năm 2008. Theo các con số được công bố, tỉ lệ nghèo đói đã giảm rấtmạnh, rất mau, và nay tỉ lệ này thấp hơn tại Trung quốc, Ấn độ, và Phi Luật Tân. Tuynhiên, có nhiều điểm đáng nghi ngại trong tỉ lệ được công bố này, nhất là khi cùng lúcnhiều thông báo về hàng trăm ngàn nhân khẩu bị mất hết nhà cửa, phương tiện sinh sốngXXIX 30. qua các cuộc bão lụt trong các năm qua.Việt Nam đang cố gắng hoạt động để tạo việc làm cho lực lượng lao động đang tăng thêmkhoảng 1 triệu 500 ngàn người hàng năm.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay chắc hẳn sẽ giới hạn khả năng tạo việc làmvà giảm bớt tỉ lệ nghèo khó. Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị sụt giảm trongnăm 2009, Việt Nam với nền kinh tế thiên về xuất khẩu - chiếm 68% tổng sản lượng quốcgia năm 2007 - sẽ phải bị giảm xuất khẩu, tăng tỉ lệ thất nghiệp và phá sản trong giớidoanh thương và sản xuất, cùng lúc giảm đầu tư ngoại quốc.Tổng sản lượng quốc gia năm 2008: 242,3 tỉ USD theo tỉ giá sức mua (purchasing powerparity), đứng hàng thứ 46 trên thế giới; và 89,83 tỉ USD theo tỉ giá ngoại tệ chính thức.Tăng trưởng kinh tế năm 2008: 6,2% theo con số chính thức, hạng 54 trên thế giới.Thu nhập bình quân đầu người năm 2008: 2,800 USD theo tỉ giá sức mua, đứng hàng 168trên thế giới; và 1.038 USD theo tỉ giá ngoại tệ chính thức.Về nội lực kinh tế, 22% tổng sản lượng quốc gia từ nông nghiệp, 39,9% từ công nghiệp,và 38,1% từ các ngành dịch vụ .Việt Nam có lực lượng lao động gồm 47,41 triệu người, đứng hàng thứ 12 trên thế giới.Trong đó, 55,6% làm nông nghiệp, 18,9% công nghiệp, và 25,5% dịch vụ.Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong năm 2008 - theo con số chính thức rất không đáng tincậy, là 4,7% - hàng 59 trên thế giới.Tỉ lệ người dưới mức nghèo khổ là 14,8%.XXX 31. Số 10% nghèo nhất chỉ chiếm 3,1% thu nhập toàn quốc, số 10% giàu nhất chiếm 29,8%.Chỉ số Gini về phân bố thu nhập gia đình là 37, theo con số công bố năm 2004.Năm 2008, Việt Nam có đầu tư tương đương 41,9% tổng sản lượng quốc gia, đứng hàngNhất toàn thế giới theo tỉ lệ.Thu nhập Ngân sách quốc gia năm 2008 đạt 24,27 tỉ USD, chi 28,85 tỉ USD, thâm hụtchính thức 15,87%.Nợ quốc gia năm 2008 cao bằng 48,8% tổng sản lượng quốc gia, cao hàng 39 trên thếgiới.Lạm phát năm 2008 cao đến 23,1%, trên thế giới có 208 quốc gia có lạm phát thấp hơnViệt Nam.Lãi suất cơ bản, do ngân hàng quốc gia cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn,trong năm 2008 vào khoảng 10,25%, và lãi suất chinh thức các ngân hàng thương mạicho khách hàng tốt nhất vay lại là 15,78% vào tháng 12/2008.Sản phẩm nông nghiệp chính: gạo, cà phê, cao su, bông gòn, trà, tiêu, đậu nành, hạt điều,mía, đậu phộng, chuối, gà vịt, cá, hải sản.Về công nghiệp, chủ yếu là thực phẩm chế biến, quần áo, vải sợi, giày dép, hầm mỏ, than,sắt thép, xi măng, phân bón hóa học, kiếng, bánh xe, dầu hỏa, giấy.Công nghiệp phát triển 6,3% năm 2009, đạt tỉ lệ tăng trưởng cao hàng thứ 36 trên thếgiới.Việt Nam sản xuất 66,81 tỉ kWh năm 2007, đạt hàng cao thứ 39 trên thế giới. Tiêu thụkhoảng 59,3 tỉ kWh, đạt hàng cao thứ 40 trên thế giới.XXXI 32. Việt nam sản xuất 313,600 thùng dầu mỗi ngày (114.464.000 thùng/ năm) trong năm2008, đạt hàng 36 trên thế giới. Tiêu thụ 288,000 thùng dầu mỗi ngày, đạt hàng 44 trênthế giới. Trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu toàn bộ số dầu sản xuất, và nhập toàn bộsố dầu tiêu thụ.Thềm lục địa Việt Nam còn khoảng 600 triệu thùng dầu tính vào ngày 1/1/2009. Theo sốlượng năm 2008 thì Việt Nam có thể xuất khẩu thêm 5 năm nữa (đến tháng 2/2013 sẽ cạnsạch dầu). Cho dù ngưng không xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2009 thì Việt Nam chỉ có đủ dầu sử dụngtrong nước, theo số lượng năm 2008, cho đến tháng 8/2014. Sau đó Việt Nam sẽ buộcphải nhập khẩu 100% dầu hỏa sử dụng, trừ khi tìm ra các mỏ dầu mới. Việt Nam sản xuất 6,6 mét khối khí gas năm 2008, toàn bộ được tiêu thụ trong nước. Vớitổng lượng dự trữ thềm lục địa 192,5 tỉ mét khối, nếu tiếp tục sử dụng khối lượng cùngnăm 2008, Việt Nam đủ khí gas đến năm 2038. Thâm hụt cán cân ngoại tệ trong năm 2008 lên tới 10,71 USD, chiếm 11,92% tổng sảnlượng quốc gia, và 37,12% ngân sách quốc gia. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 62,69 tỉ USD, trong đó quan trọng nhất là thịtrường Hoa kỳ 18,9%, Nhật 13,6%, Trung quốc 7,2%, Úc 6,7%, Singapore 4,2%. Các sản phẩm xuất khấu quan trọng nhất là dầu thô, thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su, trà,quần áo, giày dép. Cùng lúc, Việt Nam nhập khẩu 75,47 tỉ USD, trong đó quan trọng nhất từ Trung quốc19,4%, Singapore 11,6%, Hàn quốc 8,8%, Thái lan 6,1%. Các mặt hàng nhập khẩu quantrọng nhất là máy móc và phụ tùng, sản phẩm dầu hỏa, phân bón, sản phẩm sắt thép, bônggòn, xi măng, xe gắn máy.XXXII 33. Như vậy, Việt Nam bị thâm hụt mậu dịch, theo con số chính thức, khoảng 12,78 tỉ USDtrong năm 2008, chiếm 16,93% tỉ lệ nhập khẩu và 20,38% tỉ lệ xuất khẩu. Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam có dự trữ ngoại tệ trị giá 24,18 tỉ USD, đủ cho nhậpkhẩu khoảng 16 tuần.Theo con số chính thức, nợ nước ngoài của Việt Nam chỉ khoảng 25,89 tỉ USD tính đếncuối năm 2008. Tuy nhiên, con số này quá thấp và sự chính xác đáng nghi ngờ.Cũng tính đến cuối năm 2008, lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chiếm 40,34 tỉ USD.Về viễn thông, Việt Nam có 29,51 triệu số điện thoại cố định, và 70 triệu số điện thoại diđộng. Việt Nam có 67 đài TV, 170,689 máy chủ internet, và 20,834 triệu người sử dụnginternet.3.4. Giao thông vận tải Việt Nam hiện có 44 phi trường, trong đó 37 phi trường có phi đạo gia cố tráng xi măng, 9 phi trường có phi đạo dài trên 3047 m, 5 có phi đạo từ 2438 m đến 3047 m, 14 có phiđạo từ 1524 m đến 2437 m, và 9 có phi đạo từ 914 đến 1523 m.Có 42 km đường ống dẫn khí, 66 km dẫn gas, và 206 km ống dẫn các sản phẩm đã đượclọc. Đường hỏa xa kéo dài tổng cộng 2347 km trong đó chỉ có 178 km với bề ngang 1,435 m,và 2169 km với bề ngang 1 m.XXXIII 34. Có tổng cộng 222.179 km đường xá, trong đó chỉ có 42.167 km được trải nhựa, và180.012 km không được trải nhựa. Về đường thủy, có 17.702 km đường thủy, tuy nhiên đa số chỉ cho các phương tiện thô sơ. Các hải cảng chính là: Hải phòng, Đà nẵng, SàiGòn. 4. Hiện trạng văn hóa, xã hội Việt Nam 5. Kết luận - Người dân Việt Nam - (còn tiếp)XXXIV 35. Thư Quốc gia số 3 Xem xét và tranh luận về nền Kinh tế Việt Nam hiện nayXXXV 36. Thư Quốc gia số bốn Ích lợi của HP7 trong việc phát triển Việt Nam thành một cường quốc Kinh tế tại Đông Nam Á trong một phần tư thế kỷ, và tại châu Á trong nửa thế kỷ tớiKính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý, Theo dự tính, nếu thực hiện đúng, Việt Nam Dân Quốc sẽ có thể đạt Tổng sản lượngquốc gia (TSLQG) vào mức 80 tỉ USD từ năm 2015, và trong trường hợp thuận lợi nhấtTSLQG sẽ tăng trưởng gấp đôi mỗi 7 năm, để năm 2035 đạt 640 tỉ USD, và năm 2050đạt 2560 tỉ USD.Từ thu nhập khoảng giữa, người giàu / nghèo thứ 45 triệu trên tổng số 90 triệu người ViệtNam, hiện nay vào khoảng 250 USD hàng năm, vào năm 2035 con số này sẽ đạt khoảng 7100 USD, và khoảng 28.000 USD vào năm 2050.Hơn thế nữa, kể từ năm 2035, mọi người Việt Nam đều sẽ có thể thuê một căn hộ thuộcchính phủ với giá không quá 100 USD/ căn theo thời giá hiện nay.TSLQG hiện nay của Việt Nam vào khoảng 45 tỉ USD.Thư Quốc gia này sẽ liệt kê và phân tích lý do vì sao và bằng phương cách nào mà ViệtNam Dân Quốc có thể đạt những thành tích trên. Quản lý kinh tế, tài chánhXXXVI 37. Về quản lý kinh tế, Chính sách Tài khóa sẽ do Lập pháp kiểm soát, và Chính sách Tiền tệdo Hành pháp quyết định. Năm tài chánh bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, và kết thúc vào ngày 30 tháng 9.Trước cuối mỗi tháng 3, Tổng thống và các Thị trưởng phải kết thúc việc đề ra ngân sách quốc gia và thành phố cho năm sau, rồi gởi qua Quốc hội và Hội đồng Thành phố. Quốc hội sẽ thông qua ngân sách hàng năm cho chính phủ cấp Quốc gia, trong khi Hội đồng Thành phố thông qua ngân sách hàng năm cho chính quyền cấp Thành phố. Do các Thành phố không được quyền tự mượn nợ, mọi chi phí quá mức thu nhập phải vay mượn từ Ngân hàng Quốc gia. Tại mọi thành phố, thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 5% tổng sản lượng của thành phố, và tổng số nợ không được vượt quá 50% tổng sản lượng. Trường hợp khẩn cấp do thiên tai, chiến tranh, v.v... các Thành phố có thể vay mượn Ngân hàng Quốc gia khỏi các hạn định này, nhưng phải được Tổng thống cho phép. Thâm hụt ngân sách quốc gia phải không vượt quá 5% tổng sản lượng quốc gia hàng năm. Trong trường hợp khẩn cấp, Quốc hội có thể thông qua một điều luật tạm thời chophép vượt quá hạn định này. Trừ trường hợp khẩn cấp, nợ quốc gia bao gồm chính phủ quốc gia và tất cả mọi thành phố sẽ không được vượt quá 100% tổng sản lượng quốc gia, trong đó nợ của tất cả mọithành phố không được vượt quá 50% tổng sản lượng quốc gia, và nợ từ chính phủ quốcgia sẽ không được vượt quá 50% tổng sản lượng quốc gia.XXXVII

38. Tổng thống có quyền thôi chức và đề cử Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Việc thôichức không cần thông qua Quốc hội, nhưng việc đề cử sau đó phải được đa số tại Hộiđồng Quốc gia thông qua thì việc bổ nhiệm vị Thống đốc này mới có hiệu lực.Chính phủ Quốc gia và chính quyền Thành phố chỉ có thể chi tiêu theo hạn định đượcQuốc hội và Hội đồng Thành phố thông qua, theo tỉ lệ được ghi ra trong phần dưới đâyvề Hạn định các Chi tiêu Chính phủ. Hạn định các Chi tiêu Chính phủSau khi tham khảo nhiều hạn mục chi tiêu của nhiều quốc gia giàu mạnh, Hiến pháp 7buộc các hạn định chi tiêu chính phủ phải tuân thủ theo tỉ lệ phần trăm sau đây:A. 20% vào An sinh xã hội.B. 20% vào Giáo dục.C. 20% vào Y tế.D. 10% vào Giao thông và Bất động sản.E. 10% vào An ninh và Quốc phòng.F. 10% vào nợ quốc gia và chi phí đột xuất.G. 10% vào lương bổng và chi tiêu hành chánh chính phủ.A. Các chương trình An sinh Xã hội bao gồm:- Chương trình hưu bổng cho người chưa từng đóng tiền vào Quỹ hưu bổng, hoặc cóđóng nhưng do quá ít nên số tiền lãnh hàng tháng không đủ mức tối thiểu.- Chương trình giúp người nghèo, người tàn tật, người thiểu năng.- Trợ cấp thất nghiệp.- Chương trình giúp trẻ em cần giúp đỡ và người già không nơi nương tựa.XXXVIII

39. Chính phủ quốc gia và tất cả mọi chính quyền địa phương bị buộc phải chi tiêu ít nhất20% ngân sách vào ASXH. Đây thuộc vấn đề Hiến pháp, do đó không tới phiên cácchính phủ, chính quyền, hoặc Quốc hội hay Hội đồng Thành phố sửa đổi tỉ lệ dành choASXH.B. Giáo dục.(còn tiếp)XXXIX

40. Thư Quốc gia số 5 Xem xét và tranh luận về nền Giáo dục Việt Nam hiện nayXL

41. Thư Quốc gia số 6 Ích lợi của HP7 trong việc phát triển khoa học kỹ thuật cao và chế tạo hàng có giá trị tăng cao để xuất khẩu XLI

42. Thư Quốc gia số 7 Xem xét và tranh luận về nền Quốc phòng Việt Nam hiện nayXLII

43. Thư Quốc gia số 8Ích lợi của HP7 trong việc tăng cường sức mạnh Quốc phòng Việt Nam trong tân thiên niên kỷXLIII

44. Thư Quốc gia số 9 Xem xét và tranh luận về nền văn hóa và xã hội Việt Nam hiện nayXLIV

45. Thư Quốc gia số 10Ích lợi của HP7 trong việc tái lập và phát triển quốc hồn quốc túy Việt Nam trong tân thiên niên kỷKính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,Thư Quốc gia số 15 sẽ bàn đến việc quốc gia Việt Nam chúng ta ngày nay vẫn còn trongthời phong kiến trong các mối liên hệ giữa chính quyền và nhân dân, do đó thua các quốcgia Dân chủ khoảng 370 năm về phát triển tư duy lãnh đạo, các mối liên hệ chính quyền -nhân dân.Về văn hoá, xã hội, triết học, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, dân trí, sự thua kém này cònxa vời hơn nữa.Thư Quốc gia số 10 này sẽ khảo sát các Thời đại văn minh Âu châu từ thời Huyền sử đếnngày nay, với trọng tâm vào các Thời Phục hưng, Cải cách, và Khai sáng trải qua suốtkhoảng bốn trăm năm, từ thế kỷ thứ 15 đến hết thế kỷ 18.Sau đó Thư Quốc gia số 11 sẽ đưa ra lời đề nghị Việt Nam phát động một phong tràotoàn quốc theo mô hình các Thời đại văn minh này, để có thể tiếp bước vào Thời Hiện đạivà các Thời đại khác cho kịp với đà phát triển văn minh thế giới trong tân thế kỷ và tânthiên niên kỷ hiện nay. Khảo sát tổng quát các Thời đại văn minh Âu châu XLV

46. Lịch sử Âu châu được chia làm nhiều thời đại, trong đó nhiều sử gia, và theo chúng tôi,chia ra làm các thời đại sau đây. Về thời gian có thể có nhiều bất đồng giữa các sử gia, vìcác thời đại thường hoà lẫn vào nhau chứ không phân biệt từng năm, thậm chí thế kỷ, mộtcách rõ ràng. Đại khái, lịch sử phát triển Âu châu được liệt kê ra như sau:1. Thời Huyền sử, trước thế kỷ 8 trước Công nguyên.2. Thời Cổ đại, từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên.3. Thời Trung cổ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.4. Thời Phục hưng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16.5. Thời Cải cách từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.6. Thời Khai sáng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.7. Thời Cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.8. Thời Hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến hiện nay.9. Thời Nano từ khoảng năm 2025 trở đi.10. Thời Singularity từ năm 2045 trở đi.Tại Âu châu, sau khi Đế chế La mã lụi tàn vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, văn minhbị trì trệ nhiều thế kỷ vì nhiều sách vở và văn hóa, văn minh La mã bị mai một đi. ChâuÂu không tiến bộ được gì đáng kể về khoa học kỹ thuật cũng như nghệ thuật và xã hộitrong suốt một ngàn năm.Lý do là vì sau khi Đế chế La mã sụp đổ, một thời kỳ vô chính phủ, vô luật lệ bao trùmtoàn Âu châu. Một số người giàu có trở thành các lãnh chúa, địa chủ, và truyền thốngcha truyền con nối làm người giàu thêm giàu, người nghèo càng nghèo. Chinh chiến liênmiên giữa các địa chủ, lãnh chúa, chức sắc tôn giáo, càng làm kiệt quệ Âu châu. Để phụcvụ cho mỗi lãnh chúa giàu có là hàng chục ngàn nông dân nghèo khổ cùng cực. Các lãnhchúa vừa tranh chấp đất đai, nhưng cũng vừa bắt tay nhau để bóc lột giới nông dân khôngđất đai trồng trọt. XLVI

47. Cuộc sống quá nghèo khổ bấp bênh, nên người dân phải dựa vào và đóng góp cho các địachủ, lãnh chúa, để được bảo vệ an ninh, do đó góp phần kéo dài thời đại này lên đếnmười thế kỷ. So với thời sống dưới Đế chế La mã, thời này người dân Âu châu sốngnghèo khổ hơn nhiều. Âu châu cuối thời kỳ này không tiến bộ gì bao nhiêu so với cáchđó một ngàn năm.Thời kỳ này tệ hại đến mức Francesco Petrarca (ông sống từ 1304 đến 1374), một trongcác sáng tạo gia của Chủ nghĩa Nhân văn (humanism) hồi thế kỷ 14 mô tả đó là “Thờiđại Đen tối” (Dark Ages) của văn minh Âu châu.Mãi cho đến khoảng đầu thế kỷ 15, từ Florence bên Ý, do sự góp sức trải qua trên gầnhai trăm năm của một số nhà nhân văn học như Saint Thomas Aquinas, Giotto diBondone, Francesco Petrarca, Leonardo Bruni, Manuel Chrysoloras, Desiderius Erasmus,Filippo Brunelleschi, Lorenzo Valla, Poggio Bracciolini, một số nghệ thuật gia mới tạothành phong trào bi quan ca thán cho hiện tại vào lúc đó, và hồi tưởng lại dĩ vãng oaihùng của nước Ý cách đó gần một ngàn năm, và văn minh Hy lạp cách đó hơn một ngànnăm trăm năm. Họ tự hỏi, đâu rồi thời Đế chế La mã thống trị Âu châu, đâu rồi các tưtưởng vĩ đại của các bậc đại hiền triết Hy lạp?Thế là vô tình và không thể đoán trước, họ tạo thành phong trào Phục hưng kéo dài 200năm từ thế kỷ 15 sang thế kỷ 16, với sự chỗi dậy mạnh mẻ, bừng tỉnh, của các phongtrào nhân văn, xã hội, nghệ thuật, khoa học, triết học, chẳng những tại quốc gia họ màcòn lan ra toàn Âu châu, kết thúc Thời Trung cổ và bắt đầu Thời Cận đại, kéo dài cho đếnđầu thế kỷ 20 khi Thời Hiện đại là bước kế tiếp cho đến ngày nay.Nhân dân Âu châu sau thời gian ngủ yên một ngàn năm trong Thời Trung cổ bổng trởmình, phát triển mạnh mẻ trong nhiều lãnh vực như kiến trúc, văn học, âm nhạc, hội họa,triết học, khoa học, kỹ thuật, vũ khí. XLVII

48. Đây là thời kỳ cực thịnh tại Âu châu về rất nhiều mặt, dọn đường cho Thời đại Khai sángsau này nhấn mạnh hơn vào việc bức phá đi với quá khứ và tưởng tượng ra một thế giớinơi quyền lực cai trị vào tay những ai có khả năng nhất, bao gồm các triết gia hoặc họctrò họ, hơn là chỉ vào giới địa chủ, lãnh chúa, chức sắc tôn giáo, như Thời Phục hưng trởvề trước (xin xem Thư Quốc gia số 15). Đây cũng là thời đại các quốc gia hùng mạnhđược hình thành như Pháp, Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha ngày nay.Điều gì đã thúc đẩy sự khai sinh ra Phong trào / Thời đại Phục hưng này? Có lẽ điều kiệncần và đủ là phải có một (1) sự bi quan ca thán lan rộng về hiện tại và (2) hoài niệm mộtquá khứ đẹp đẽ đáng ghi nhớ nào đó, và tại châu Âu vào lúc đó thì không một quốc gianào có quá khứ oai hùng như nước Ý với nền văn minh của Đế chế La mã kéo dài nhiềuthế kỷ, và lãnh thổ Đế chế này trải rộng khắp Âu châu, qua đến vùng Trung Cận Đông.Thời Cải cách chen giữa Thời Phục hưng và Khai sáng, chủ yếu tranh đấu cho điều cácngười chủ xướng cho là bình đẳng trong tôn giáo.Việt Nam ta có thể học hỏi gì từ lịch sử văn hóa, văn minh, triết học, khoa học kỹ thuật.phát triển xã hội, chính trị Âu châu?Mời Quốc dân, Đồng bào theo dõi Thư Quốc gia số 11 kế tiếp sẽ bàn về câu hỏi này, vàđề nghị các câu trả lời thích đáng.- Nhân dân Việt Nam - XLVIII

49. Thư Quốc gia số 11Ích lợi của HP7 trong việc tái lập và phát triển quốc hồn quốc túy Việt Nam trong tân thiên niên kỷ (tiếp theo) Phong trào / Thời đại Phục hưng cho Việt NamTại Việt Nam chúng ta, rất tiếc, do hoàn cảnh lịch sử luôn bị xâm lăng suốt gần 5000 nămnay. Cho đến ngày nay nước ta vẫn đang bị ngoại bang xâm lăng trên đủ phương diệnkhông chỉ riêng về quân sự và lấn chiếm đất đai. Kẻ thù đang cố gắng đồng hóa dân tộcta về đủ mọi mặt từ chính trị đến văn hóa, từ xã hội đến ngay cả thực phẩm, phân bón,thuốc trừ sâu.Chưa bao giờ nước ta bị xâm lăng, đồng hóa toàn diện như hiện nay. Sơn hà đang nguybiến, quốc gia đang thập tử nhất sinh, và phen này nếu không khéo lèo lái con thuyềnquốc gia ra khỏi nguy hiểm, chúng ta có thể bị xóa tên vĩnh viễn ra khỏi bản đồ thế giới.Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử 4888 năm kể từ khi Vua Hùng dựng nước, chúngta không hề được ngơi nghỉ một phút nào để suy nghĩ về đường lối phát triển quốc gia,dân tộc, theo hướng riêng của chúng ta qua suy nghĩ và thảo luận hơn là các sự thúc ép,mua chuộc, đe dọa từ ngoại bang.Chúng ta cũng không thể như vùng Florence bên Ý, vì chúng ta không có được một quákhứ quá oai hùng nào để hồi tưởng và tiếc nuối.Lịch sử của chúng ta tràn đầy các cuộc chiến chống ngoại xâm. “Anh hùng” trong tâmkhảm dân tộc ta là các anh hùng chống ngoại xâm chứ chẳng phải các nhà hiền triết caominh, các nghệ thuật gia tài giỏi có các danh họa và tác phẩm để đời, các kiến trúc sư vẽ XLIX

50. Nên những công trình xuyên thế kỷ, hay thiên tài khoa học đạt trình độ đủ cao để cả thếgiới biết đến.Như vậy, không lẽ chúng ta lại tạo ra thêm các anh hùng quân đội, tạo ra các cuộc chiếnđể tìm lại vài kỷ niệm đáng ghi nhớ?Như vậy, dường như chúng ta chỉ còn sự bi quan, ca thán lan rộng về tình trạng quốc giahiện tại và trong tương lai, và thứ yếu là một hoài niệm quá khứ nào đó, cho dù khágượng ép, để thử tạo thành một phong trào, một luồng cổ vũ, cho các cố gắng chúng ta sẽráng thực hiện để thúc đẩy một Thời đại Phục Hưng (Phục lại và Hưng thịnh hóa) củadân tộc ta xem sao. Những điều chúng ta có thể làmĐó là Phục hưng lại Quốc hồn Quốc túy Việt Nam. Đó là Cải cách toàn diện. Đó làKhai sáng cho nhân dân ta về các tư tưởng lập quốc và phát triển xã hội, chính trị Âuchâu. Chúng ta không có 400 năm như Âu châu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 để mày mòqua ba Thời đại để tìm ra phương hướng tốt nhất để thay đổi chính trị, xã hội theo cáchđộc đáo riêng của Việt Nam.Chúng ta cũng không có 200 năm như Âu châu trong thế kỷ 19, 20 để mày mò tìm đọc đủloại chủ nghĩa chính trị để áp dụng thử nghiệm vào Việt Nam.Thư Quốc gia số 41 sẽ chứng minh triết học trị quốc Âu châu vượt trội hơn hẳn triết họcĐông phương do 7 đại triết gia Trung quốc tạo ra.Như vậy, chúng ta còn chần chờ gì mà không học theo, ứng dụng, các kinh nghiệm lậpquốc, vệ quốc, và phát triển chính trị, xã hội theo Âu châu, để chúng ta đánh bại kẻ thù L

51. xâm lăng đang ôm khư khư các chủ thuyết do các đại triết gia của họ viết ra từ 2500 nămtrước?Trong thời điểm hiện tại, năm 2009, chính trị tại Việt Nam không cho phép bất cứ điềucải cách, học hỏi nào như trên xảy ra. Vì vậy, tiếp tục nền chính trị tại Việt Nam hiện tạisẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam bị xâm lăng, đồng hoá, và bị xóa tên khỏi bản đồ thếgiới. Ngay vào lúc này, nhiều hòn đảo, quần đảo của Việt Nam tại biển Đông đã bị mấttên, bị ghi vào sách địa lý của quốc gia xâm lăng rằng đó là của họ.Như vậy, nói khác đi nhưng cùng một ý tưởng, muốn tránh khỏi việc bị xâm lăng và mấttên trên bản đồ thế giới, người Việt Nam không còn cách nào khác ngoài việc phải thayđổi chính trị Việt Nam một cách toàn diện, tận nền tảng lập quốc, và Hiến pháp 7 đượcviết ra cũng vì lý do này.Nếu Hiến pháp 7 được áp dụng, người dân Việt Nam có thể sử dụng một số điều khoảntrong đó để Thoát Á, thoát phụ thuộc văn hóa, văn minh Trung quốc, để rút ngắn thờigian học tập Âu châu, rút ngắn sáu trăm năm kinh nghiệm lịch sử của họ từ thế kỷ 15 đếnthế kỷ 20 xuống còn vài mươi năm, để Việt Nam thoát ra khỏi thời Trung cổ, và bướcvào thời Phục hưng, Cải cách, Khai sáng, và sau đó là Cách mạng công nghệ, Hiện đại,và thời Nano trong vòng khoảng nửa thế kỷ tới đây.Sau đây là các đề nghị thực hiện tại Việt Nam Dân Quốc một khi Hiến pháp 7 được nhândân Việt Nam phê chuẩn. Không thể ghi ra tất cả, sau đây chỉ là tóm lược vài điều trongBản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam, thuộc Chương I, và là chương quan trọngnhất, của HP7.Ích lợi của HP7 trong việc Tái lập và Phát triển Quốc hồn Quốc túy Việt Nam trong Tân Thiên niên kỷ LI

52. 1. Chương 1, Điều 1, cho phép Tự do Ngôn luận trong kiểm soát tại Việt Nam. Khônghạn chế các tư tưởng chính trị, triết học chính thức. Người Âu châu mất ba trăm nămtrong thời Phục hưng do Leonardo da Vinci khởi đầu vào thế kỷ 15, sang qua Cải cách doMartin Luther và John Calvin, cho đến thế kỷ 17 mới chỉ bắt đầu vào thời Khai sáng doRené Descartes chủ xướng, có được sự tự do ngôn luận về phương pháp quản trị quốcgia, giành quyền hành ra khỏi tay các địa chủ, lãnh chúa, quân vương.Sau đó người Âu châu lại mất thêm ba trăm năm mới đạt được tự do ngôn luận như ngàynay. HP7 sẽ rút ngắn thời gian này xuống còn vài năm. Dự tính sẽ mất khoảng 5 năm đểsoạn thảo các bộ luật về Tự do Ngôn luận trong kiểm soát và chừng mực sau khi HP7được thực thi tại Việt Nam.2. Chương 1, Điều 2, Phần 3, 4 bảo đảm 20% ngân sách quốc gia phải được chi dụng vàoan sinh xã hội và y tế. Dân tộc ta vốn có tính lương thiện, “tứ hải giai huynh đệ”, “mộtcon ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, chúng ta thà bớt đi thức ăn trên bàn để chia sớt chongười nghèo, già nua, bệnh tật. chứ không muốn ăn no trong khi đồng bào xung quanhđang đói khát.Hiến pháp 7 đặt nền tảng trên chữ NHÂN, và Việt Nam Dân Quốc cũng vậy.Người Âu châu mất 600 năm sau Thời Trung cổ mới có được an sinh xã hội, người ViệtNam ta chỉ vài năm sau khi phê duyệt HP7 sẽ có được việc này. Thư Quốc gia số 91 cóghi, sẽ có Bộ An sinh Xã hội; và Thư Quốc gia số 93 có ghi, sẽ có Cơ quan Chuyên tráchvề An sinh Xã hội trực thuộc Văn phòng Tổng thống. Nhiệm vụ chính của các nơi này làlàm sao sử dụng 20% ngân sách quốc gia, thành phố, một cách tối ưu nhất cho lợi ích dânnghèo, người già, người bệnh. LII

53. 3. Chương 1, Điều 3, bảo đảm nhân dân được quyền tự do đi bầu, và Điều 4 cho phépmọi người bình đẳng trước Pháp luật. Tổng thống Việt Nam Dân Quốc nếu phạm luật sẽbị đồng tội với bất cứ người dân nào, và quyền truy tố Tổng thống không nằm trong tayHành pháp quyết định, do đó cho dù muốn, Tổng thống không thể tự bao che cho chínhmình, thì làm sao có nạn một đảng phái nào đó một tay che mặt trời công lý như tại ViệtNam hiện nay?Chính trị Việt Nam hiện nay còn đang trong thời Trung cổ, quyền hành không vào tay sốngười tài giỏi nhất như thời Khai sáng đề xướng cách đây 370 năm, lại càng không về taynhân dân như hiện nay tại Âu châu. Phải mất sáu trăm năm tranh đấu kịch liệt, nhiều trậnchiến cục bộ và thế giới kinh hồn, người Âu châu mới có được tự do bầu cử, mọi ngườimới có được quyền bình đẳng trước pháp luật.Nhân dân Việt Nam về nguyên tắc sẽ có ngay các quyền này một ngày sau khi HP7 đượcít nhất 2/3 nhân dân Việt Nam phê chuẩn, tuy về chi tiết sẽ mất vài năm soạn luật.4. Chương 1, Điều 6, bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi đồng bào từ mẫu giáo đến hếtlớp 9. Điều này sẽ giúp một số đông, có thể lên đến vài mươi triệu đồng bào, có đượcmột sự hiểu biết cần thiết để họ có thể tìm việc làm và hoàn thành nhiệm vụ với xã hội,quốc gia, gia đình một cách hoàn chỉnh hơn.Phần 5 trong Điều 6, Chương 1 có ghi, ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phảiđược chi dụng vào giáo dục. Ngoài việc cung cấp cho các trường phổ thông và đại học,có được thêm hổ trợ tài chánh từ chính quyền các cấp, nhiều phong trào học thuật sẽ đượctổ chức, ví dụ như phong trào viết văn bằng Việt, Anh, Pháp, Đức ngữ, viết lý luận triếthọc, xã hội học, chính trị học.Xã hội Việt Nam sẽ được đa dạng hóa mau chóng từ các phong trào, cuộc tranh luận, thitài, học thuật kể trên. Dễ dàng nhận thấy Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc chỉ trong một,LIII

54. hai thế hệ, và nhất là sẽ rất đồng bộ vì tất cả nhân dân, chỉ trừ một số ít bị bệnh thiểu trínăng, đều sẽ có dịp học hành với tất cả khả năng và không gì cản trở bất cứ người dânnào học cho đến cấp cao nhất trừ chính khả năng của riêng họ mà thôi.Dân tộc ta vốn tính chăm chỉ, hiếu học, nhưng nhiều thiên niên kỷ qua chúng ta đã họcsai và bị dạy sai. Chúng ta học triết từ các triết gia Trung quốc, nay càng ngày càngnghiệm ra họ sai lầm rất nhiều. Như Thư Quốc gia 41 chứng minh, quốc gia nào lậpquốc trên nền tảng Khổng Mạnh thì chắc chắn đi vào ngõ cụt, nhân dân nghèo đói.Nếu không nhờ văn minh Âu Mỹ, các triết gia, giáo dục gia Âu Mỹ, thì nay phần còn lạicủa thế giới còn sống trong tăm tối theo cả nghĩa đen vì không có điện, tuổi thọ trungbình không quá 40 vì không có vắc-xin, còn đi xe ngựa, uống nước giếng.Nhân dân Việt Nam, qua việc chọn Hiến pháp 7, sẽ đồng lúc chọn Thoát Á, chọn Tây DuHọc, để phát triển quốc gia.Thư Quốc gia số 4, 6, 8, 13 bàn về các lợi ích khác mà Hiến pháp 7 sẽ đem lại cho nhândân và quốc gia Việt Nam trong việc phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phòng,và nhiều điều khác.

- Nhân dân Việt Nam - LIV

55. Thư Quốc gia số 12Xem xét và tranh luận về các vấn đề khác, chưa được bàn đến trên đây, tại Việt Nam hiện nay LV

56. Thư Quốc gia số 13 Ích lợi của HP7 trong việc giải quyết các vấn đề khác, chưa được bànđến trên đây, để kiến dựng một quốc gia Việt Nam hùng mạnh trong tân thiên niên kỷ LVI

57. Thư Quốc gia số 14 Trả lời các lời phản đối HP7 LVII

58. Thư Quốc gia số 15 Dân chủ là Đạo đức; một Hiến pháp Dân chủ là một Hiến pháp Đạo đứcKính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,Tổ quốc Việt Nam chúng ta phải tiến hóa lên một tầm cao mới, phải có Dân chủ, vì Dânchủ LÀ Đạo đức, là hợp lòng người, là tiến hóa xã hội và phản ảnh văn minh nhân loạihiện đại.Việt Nam không thể mãi sống trong thời Phong kiến nơi võ lực quyết định quyền hànhchính trị, quản trị quốc gia. Phong kiến Đảng chủ hiện nay tại Việt Nam đi ngược lại lịchsử, văn minh nhân loại, ngược lại Triết học (Philosophy), Luận lý (Logic), Đạo đức(Ethics), và Nhận thức (Epistemology).Đôi giòng lịch sử, nước Pháp cùng với Anh, Đức có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thànhlập trật tự thế giới hiện nay, và Bộ Ba này có thể được gọi là Đệ Tam Đế Chế đã có ảnhhưởng lớn trong việc thành lập Hoa kỳ, để cùng với Hoa kỳ lập thành khối Thế giới Tựdo ngày nay, và trong 20 năm qua đã có sự gia nhập của 15 quốc gia trước kia thuộc ýthức hệ Cộng sản vào khối này.Nói về thời kỳ tách rời khỏi Phong kiến, thì phải nhắc đến Thời đại Khai sáng (Age ofEnlightenment) với các bậc trí giả lập nên nền Dân Chủ Cộng Hòa toàn thế giới, tuy lúcđầu họ không dự định như vậy, trong đó khởi đầu là do công lao của René Descartes khiông xuất bản quyển Discours de la Méthode năm 1637, và kết thúc bằng sự qua đời củaVoltaire năm 1778.Lịch sử thế giới chẳng qua xoay quanh hai chữ “QUYỀN, LỰC”. Sau đây là vài phântích ngắn về Ba thời kỳ mà quyền lực được chia sẻ trong lịch sử nhân loại. Thư Quốc giaLVIII

59. này sau đó sẽ nêu ra vì sao Dân chủ và Đạo đức luôn đi đôi với nhau, và vì sao Hiến pháp7 được đặt trên cả hai nền tảng vững chắc này.

-------------------

1. Thời Phong kiến, Quyền Lực nằm trong tay vua, lãnh địa, hoàng đế, sứ quân, v.v…hoàn toàn chỉ do võ lực làm nên chứ không hề do Lý Lẽ, Lý Luận. Nhìn một cách trừutượng hơn thì bất cứ chế độ nào mà Quyền Lực chỉ do Võ Lực tạo nên đều phải gọi làChế độ Phong kiến.Do đó, trên thế giới hiện nay còn vài Chế độ Phong kiến, trong đó có Trung quốc, Bắchàn, Việt Nam, Cuba.2. Kế đến là Thời đại Khai sáng mà Triết gia Immanuel Kant gọi tắt chỉ trong một câu, đólà thời người ta bắt đầu "được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ” (freedom to useone’s own intelligence).Thời kỳ này, Quyền Lực được chuyển sang các thành phần tư sản, quý tộc, nói chung làcác thành phần khoa bảng, có học thức, hoặc các vì vua có học dưới sự cố vấn và giámsát của các nhà triết học như René Descartes.Thời kỳ này kéo dài khoảng 150 năm tại châu Âu, bắt đầu khoảng năm 1637 và kết thúcnăm 1778. Khắp thế giới nổi lên phong trào chống chế độ Phong kiến. Tại Hoa kỳ cócách mạng chống vua Anh quốc, bắt đầu từ Boston Tea Party và thành công với BảnTuyên ngôn Độc lập năm 1776.Khởi đầu, tại Hoa kỳ, quyền lực chuyển qua từ vua Anh quốc sang các nhà tư sản, quýtộc Hoa kỳ, chứ chưa đến tay nhân dân, phụ nữ, người da màu. Mãi đến gần 200 sau, thờiMartin Luther King Jr., thì Hoa kỳ mới có Dân chủ hiện đại như ngày nay.Tại Pháp cũng có cuộc Cách mạng thành lập Đệ Nhất Cộng hòa năm 1792, tuy nhiên NềnLIX

http://www.slideshare.net/NhanDanVietNam/thu-quocgia-times7210

Thư Quốc Gia Việt Nam là nền tảng lý luận ủng hộ cho Hiến Pháp 7. Bạn đọc có thể tìm hiểu được kỹ Thư Liên bang

Dr_Tran

Đời tôi có ba say mê: vợ tôi, Dân chủ, và Tự do!

Quote:

Trích dẫn từ bài viết của Dr_Dinh Xem Bài

Việt cộng chưa phá được công trình này Dr_Tran ạ, tôi còn thiếu Dr_Tran 6 bài bài số 55 đến 60. Tôi sẽ trả cả vốn lẫn lời. Thiết nghĩ để dân chúng VN hiểu được HP 7, chúng ta phải làm xong chương trình 85 bài Thư Liên Bang này. Đó là kiến thức căn bản để hiểu và tranh luận cho HP 7.

Shall we start again?

Dĩ nhiên rồi, nếu bạn có thời giờ tiếp tục làm!

Đây là công trình học thuật về rất nhiều môn: kinh tế, chính trị, nhân văn, quân sự, địa lý, tâm lý, v.v...

Phải nói, nếu không có Thư Liên bang thì không có Thư Quốc gia; không có Hiến pháp Mỹ thì không có Hiến pháp 7.

Tôi không ngại mà nói, 2 công trình này của Mỹ dẫn đến HP7, Thư Quốc gia, và có thể sau này sản sinh ra Cộng hòa Liên bang Việt Nam (hoặc Văn Lang).

Không còn gì quý hơn vào lúc này bằng việc dịch Thư Liên bang để khai trí nhiều thành phần dân chúng VN, và/hoặc viết Thư Quốc gia.

Tôi không muốn 1 mình viết hết 100 Thư Quốc gia, tuy đủ sức làm, và đã làm xong.

Nếu bạn hoặc bất cứ ai khác có thời gian viết Thư Quốc gia thì càng tốt, khoảng 4-5 trang đánh máy, font 12, double space.

Bạn đủ trình độ viết, chỉ là sẽ rất tốn thời gian, công sức.

Trong giới người Việt, theo tôi, không có quá vài chục người đủ sức viết Thư Quốc gia. Bạn thuộc khoảng 10 người hàng đầu trong đó.

Hy vọng bạn giúp cho.

-------------------------

Thư Liên bang Hoa kỳ

MỤC LỤC

Tầm quan trọng của Liên Bang (1-14)

Thư Liên bang số 1: Lời Giới Thiệu

Thư Liên bang số 2: Các mối hiểm nguy từ ảnh hưởng và quân đội nước ngoài
Thư Liên bang số 3: Các mối hiểm nguy từ ảnh hưởng và quân đội nước ngoài
Thư Liên bang số 4: Các mối hiểm nguy từ ảnh hưởng và quân đội nước ngoài
Thư Liên bang số 5: Các mối hiểm nguy từ ảnh hưởng và quân đội nước ngoài
Thư Liên bang số 6: Nguy hiểm từ các điều bất đồng ý giữa các tiểu bang
Thư Liên bang số 7: Nguy hiểm từ các điều bất đồng ý giữa các tiểu bang
Thư Liên bang số 8: Hậu quả của các sự thù nghịch giữa các tiểu bang
Thư Liên bang số 9: Liên bang như một vệ sĩ chống lại bè phái và nổi loạn nội địa
Thư Liên bang số 10: Liên bang như một vệ sĩ chống lại bè phái và nổi loạn nội địa
Thư Liên bang số 11: Ích lợi của Liên bang trong các mối liên hệ thương mại và hải quân
Thư Liên bang số 12: Ích lợi của Liên bang trong việc thu ngân sách
Thư Liên bang số 13: Lợi thế của Liên bang trong việc tiết kiệm ngân sách chính phủ
Thư Liên bang số 14: Trả lời các lời phản đối bản dự thảo hiến pháp từ các vùng đất đang mở rộng

Các thiếu sót trong các điều khoản của văn kiện thành lập Confederation (15-22)

Thư Liên bang số 15: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 16: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 17: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 18: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 19: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 20: Sự thiếu sót của Liên bang hiện tại trong việc bảo toàn Khối Liên hiệp
Thư Liên bang số 21: Các khuyết điểm khác của Liên bang
Thư Liên bang số 22: Các khuyết điểm khác của Liên bang

Các lời tranh luận về thể loại chính phủ được bao gồm trong Hiến pháp (23-36)
Thư Liên bang số 23: Sự cần thiết của một Chinh phủ đầy sinh lực
Thư Liên bang số 24: Quyền lực cần thiết của quốc phòng
Thư Liên bang số 25: Quyền lực cần thiết của quốc phòng
Thư Liên bang số 26: Ý tưởng về việc giới hạn quyền Lập pháp trong vấn đề Quốc phòng
Thư Liên bang số 27: Ý tưởng về việc giới hạn quyền Lập pháp trong vấn đề Quốc phòng
Thư Liên bang số 28: Ý tưởng về việc giới hạn quyền Lập pháp trong vấn đề Quốc phòng
Thư Liên bang số 29: Vấn đề Dân quân
Thư Liên bang số 30: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 31: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 32: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 33: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 34: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 35: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ
Thư Liên bang số 36: Quyền lực Tổng quát của Thuế vụ

Hình thái Cộng hòa của Chính phủ (37-51)

Thư Liên Bang số 37: Các vấn đề khó khăn của Đại hội Hiến pháp trong việc kiến tạo một hình thái chính phủ thích hợp
Thư Liên Bang số 38: Đề tài trên, cùng với sự tiền hậu bất nhất của các lời phản đối Tân Hiến pháp
Thư Liên Bang số 39: Sự tương quan của Tân Hiến pháp đối với các nguyên tắc của Đảng Cộng hòa
Thư Liên Bang số 40: Quyền lực của Đại hội Lập Hiến trong việc thành lập một chính phủ đa phương
Thư Liên Bang số 41: Tổng quan về các quyền lực được Hiến pháp hợp thức hóa
Thư Liên Bang số 42: Xem xét cặn kẽ hơn về các quyền lực được Hiến pháp hợp thức hóa
Thư Liên Bang số 43: Xem xét cặn kẽ hơn về các quyền lực được Hiến pháp hợp thức hóa
Thư Liên Bang số 44: Hạn chế quyền lực của vài Tiểu bang
Thư Liên Bang số 45: Các mối hiểm nguy có thể có từ quyền lực của Liên bang đối với các chính quyền tiểu bang
Thư Liên Bang số 46: So sánh ảnh hưởng của chinh phủ Liên bang và chính quyền Tiểu bang
Thư Liên Bang số 47: Cấu trúc đặc thù của chính phủ mới và phân chia quyền lực giữa các thành phần khác nhau
Thư Liên Bang số 48: Các bộ này không nên bị chia cách đến mức không thể kiểm soát nhau theo Hiến định
Thư Liên Bang số 49: Phương cách phòng chống các sự vi phạm của bất cứ bộ nào trong chính phủ bằng cách kêu gọi dân chúng ủng hộ trong Đại hội Lập Hiến
Thư Liên Bang số 50: Bàn luận về các lời thỉnh cầu dân chúng thỉnh thoảng được đưa ra
Thư Liên bang số 51: Cấu trúc của chính phủ phải cung cấp việc kiểm soát và cân bằng giữa các bộ khác nhau

Ngành Lập pháp (52-66)

Thư Liên bang số 52: Hạ viện
Thư Liên bang số 53: Hạ viện
Thư Liên bang số 54: Việc bổ nhiệm các Dân biểu giữa các tiểu bang
Thư Liên bang số 55: Tổng số Dân biểu
Thư Liên bang số 56: Tổng số Dân biểu
Thư Liên bang số 57: Khuynh hướng bị nghi ngờ của kế hoạch mới trong việc nâng cao vị thế một nhóm nhỏ trong khi số đông phải trả giá, liên quan đến vấn đề đại diện

Thư Liên bang số 58: Sự phản đối rằng con số thành viên sẽ không được tăng lên, một khi các nhu cầu của dân chúng tăng cao
Thư Liên bang số 59: Quyền lực của Quốc hội trong việc điều hành bầu cử của các thành viên
Thư Liên bang số 60: Quyền lực của Quốc hội trong việc điều hành bầu cử của các thành viên
Thư Liên bang số 61: Quyền lực của Quốc hội trong việc điều hành bầu cử của các thành viên
Thư Liên bang số 62: Thượng viện
Thư Liên bang số 63: Thượng viện
Thư Liên bang số 64: Quyền lực của Thượng viện
Thư Liên bang số 65: Quyền lực của Thượng viện
Thư Liên bang số 66: Các sự phản đối Quyền lực của Quốc hội như là một Tòa án xét xử việc Truất nhiệm Tổng thống

Ngành Hành pháp (67-77)

Thư Liên bang số 67: Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 68: Phương cách Bầu Tổng thống
Thư Liên bang số 69: Đặc tính thực thể của Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 70: Ngành Hành pháp, được xem xét cận ảnh hơn
Thư Liên bang số 71: Nhiệm kỳ của Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 72: Tiếp theo cùng chủ đề, cùng sự tái hợp lệ ứng cử của Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 73: Điều khoản về sự ủng hộ của Ngành Hành pháp, và Quyền Phủ quyết
Thư Liên bang số 74: Việc điều khiển Quân đội và Hải quân, cùng Quyền Ân xá của Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 75: Quyền thành lập Hiệp ước của Ngành Hành pháp
Thư Liên bang số 76: Quyền Bổ nhiệm của Ngành Hành phá
Thư Liên bang số 77: Tiếp theo Quyền Bổ nhiệm, cùng các Quyền khác của Ngành Hành pháp

Ngành Tư Pháp (78-83)

Thư Liên Bang số 78: Bộ Tư pháp
Thư Liên Bang số 79: Bộ Tư pháp (tiếp theo)
Thư Liên Bang số 80: Quyền lực của Ngành Tư pháp
Thư Liên Bang số 81: Quyền lực của Ngành Tư pháp, và sự phân bổ quyền lực của Ngành Tư pháp
Thư Liên Bang số 82: Ngành Tư pháp (tiếp theo)
Thư Liên Bang số 83: Ngành Tư pháp, liên quan đến các phiên tòa được quyết định bởi Bồi thẩm đoàn

Kết luận và vài điều khác (84-85)

Thư Liên Bang số 84: Xem xét và trả lời các điều phản đối chung chung và linh tinh đến Bản Hiến pháp

Thư Liên Bang số 85: Lời Kết Luận

-------------------

Thư Liên bang số 2

Các mối hiểm nguy liên quan đến Ảnh hưởng và Lực lượng quân sự ngoại bang

Gởi cư dân tiểu bang Nữu Ước,

Khi người dân Mỹ nghĩ rằng giờ đây họ đã được triệu tập để quyết định một vấn đề mà kết quả của nó phải chứng tỏ được một trong những điều quan trọng nhất đã luôn thu hút sự chú ý của họ, thì tính chính đáng của vấn đề rất toàn diện và rất nghiêm túc đó sẽ được sáng tỏ.

Không có gì chắc chắn hơn sự cần thiết không thể thiếu được của chính quyền, và hơn nữa điều không thể tranh cãi là bất cứ khi nào và dù sao thì chính quyền đã được thiết lập, người dân cần phải chuyển nhượng một số quyền tự nhiên của họ để giao phó cho nó những quyền lực thiết yếu. Do vậy, thật đáng xem xét phải chăng việc làm đó sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn cho người dân Mỹ mà họ nên hành động vì mọi mục đích chung, là một cường quốc, dưới sự lãnh đạo của một chính quyền Liên bang, hay họ nên phân chia chính họ thành các tiểu quốc tách rời, và cử người đứng đầu cho mỗi một chính quyền giống như họ đã được khuyến cáo bổ nhiệm vào một chính quyền quốc gia.

Mãi đến gần đây, một ý kiến được thừa nhận và không thể phản bác rằng sự hưng thịnh của người dân Mỹ phụ thuộc vào sự kéo dài liên minh vững chắc của họ, vào những ước vọng, những lời nguyện cầu và những nỗ lực của các công dân thông thái và tốt bụng nhất đã liên tục theo đuổi mục tiêu đó. Nhưng giờ đây xuất hiện các nhà chính trị, những người khẳng định rằng ý kiến này là sai lầm, rằng thay vì tìm kiếm sự an toàn và hạnh phúc trong một thể chế Liên bang, chúng ta cần tìm kiếm nó bằng việc chia các tiểu bang thành các tiểu liên bang hay các vùng chủ quyền riêng biệt. Dù học thuyết mới này có thể xuất hiện một cách bất thường, nhưng nó đã được khá nhiều người ủng hộ, kể cả những nhân vật trước đây chống đối nó mà hiện nay đã đồng tình. Điều gì có thể là luận cứ hay lý lẽ thuyết phục tạo nên thay đổi về tình cảm và những tuyên bố của các quý ông này, chắc chắn điều đó sẽ không khôn ngoan cho người dân nói chung khi chấp nhận các nguyên lý chính trị mới này mà không được thuyết phục đầy đủ rằng chúng được căn cứ trên những chính sách đúng đắn và lành mạnh.

Điều thường làm tôi vui mừng là nước Mỹ độc lập không bao gồm những vùng lãnh thổ xa xôi và tách rời, mà một đất nước rộng mở, màu mỡ và không bị chia cắt là định mệnh của chúng ta, những người con tự do của phương tây. Thượng đế bằng cách của riêng mình đã ban phước cho đất nước này với hàng loạt đất đai và sản vật, ban cho nó nguồn nước với vô số những dòng suối, làm hài lòng và cung cấp nơi cư ngụ cho những con dân của nó. Sự liên tục của các luồng nước phù hợp cho tàu thuyền tạo nên một hàng rào bao quanh biên giới của nó, như thể để liên kết nó với nhau; trong khi những con sông hùng vĩ nhất thế giới, chảy theo những dòng chảy thuận tiện, đã ban cho cư dân của nó những tuyến đường biển thuận tiện để liên lạc, dễ dàng tìm kiếm những giúp đỡ thân thiện, và giao thương trao đổi các hàng hóa khác nhau của họ với nhau.

Điều thích thú tương tự mà tôi thường xuyên lưu ý là Thượng đế đã dễ dãi ban cho đất nước không bị chia cắt này một dân tộc thống nhất – một dân tộc sinh ra từ cùng một tổ tiên, nói cùng một ngôn ngữ, tự nhận theo cùng một tôn giáo, cùng gắn liền với những nguyên tắc chính quyền, rất giống nhau về phong tục tập quán, và những con người bằng những dự định, trang bị, những nỗ lực liên kết của họ để chiến đấu bên nhau trong suốt một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu, đã thiết lập được sự tự do và độc lập toàn thể một cách huy hoàng.

Đất nước này và dân tộc này dường như đã được sinh ra cho nhau, và như thể được Thượng đế tạo dựng, là tài sản thừa kế rất xứng đáng và thích hợp cho một nhóm đồng đạo, gắn bó với nhau bởi các mối liên kết chặt chẽ nhất, không bao giờ bị tách chia thành một số vùng chủ quyền xa lạ, đố kỵ và không hài hòa.

Những tình cảm tương tự đến nay đã chiếm ưu thế trong tất cả các tầng lớp và đảng phái của người dân chúng ta. Với mọi mục tiêu chung, chúng ta đã đồng nhất thành một dân tộc mà mỗi công dân riêng lẻ dù ở bất cứ đâu đều được hưởng các quyền lợi, những đặc ân của quốc gia và được bảo vệ như nhau. Như là một quốc gia, chúng ta đã tạo ra chiến tranh và hòa bình; như một quốc gia chúng ta đã chế ngự các kẻ thù chung; như một quốc gia chúng ta đã tạo ra các khối đồng minh, thiết lập các hiệp ước, và bắt đầu thực hiện các qui ước và thỏa thuận khác nhau với các quốc gia nước ngoài.

Ngay từ một giai đoạn rất sớm, cảm giác mạnh mẽ về giá trị và phước lành của Liên bang đã giúp cho người dân xây dựng một chính quyền Liên bang để bảo đảm và duy trì nó. Gần như họ đã tạo nên chính quyền đó ngay khi họ có được một sự bảo đảm về chính trị; hay nói cho đúng hơn là ngay sau khi nhà cửa của họ bị cháy, khi nhiều con dân họ đang đổ máu, và ngay khi mà sự tiến triển của thù địch và tàn phá chỉ để lại chút không gian để bình tâm suy ngẫm và tìm hiểu một cách chín chắn về những điều luôn phải làm trước khi hình thành một chính quyền đúng mực và sáng suốt cho một dân tộc tự do. Không có gì ngạc nhiên là một chính quyền đã được thiết lập vào thời điểm bất hạnh như vậy qua thực tiễn đã nhìn ra những điều không thích hợp và khiếm khuyết to lớn đối với các mục đích mà nó dự tính phải giải quyết.

Dân tộc thông minh này đã hiểu ra và hối tiếc về những khiếm khuyết như vậy. Vẫn tiếp tục gắn bó với Liên bang không kém hơn là say mê tự do, họ đã thấy được mối nguy hiểm trước mắt đã đe dọa chính quyền trước đây và xa hơn là về sau; và bị thuyết phục rằng nền an ninh rộng lớn cho cả hai chỉ có thể được tìm thấy trong một chính quyền quốc gia được dựng nên một cách khôn ngoan hơn, như cùng đồng tâm nhất trí, họ đã tập trung tại Hội nghị tại Philadelphia vừa qua, để xem xét vấn đề hệ trọng đó.

Hội nghị này bao gồm những người có được sự tin tưởng của nhân dân, và nhiều người trong họ đã trở thành biểu tượng vì lòng ái quốc, đức hạnh và sự thông thái của họ, đã đảm trách các nhiệm vụ khó khăn trong các thời điểm thử thách trí tuệ và tình cảm của những con người. Trong thời khắc êm dịu của hòa bình, với tâm trí không bị ràng buộc bởi các vấn đề khác, họ đã vượt qua nhiều tháng nhạt nhẽo, bàn cãi liên tục hàng ngày; và cuối cùng, không sợ hãi quyền lực, hay bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tình cảm mạnh mẽ nào khác ngoài tình yêu đất nước, họ đã đưa ra và khuyến cáo cho người dân thực hiện một kế hoạch được thảo ra bởi các hội đồng chung mà rất đồng lòng của họ.

Hãy thừa nhận thực tế rằng kế hoạch này chỉ là KHUYẾN CÁO, không áp đặt, nhưng cũng nhớ rằng nó không khuyến cáo việc chấp thuận MÙ QUÁNG, hay bài xích MÙ QUÁNG; mà hãy xem xét điều đó một cách ngay thẳng và bình tĩnh trong chừng mức và tầm quan trọng mà vấn đề đòi hỏi, và nó chắc chắn phải nhận được. Song điều này (như đã được nhận ra trong phần trước của bài viết này) được mong ước hơn là đòi hỏi, rằng nó có thể rất đáng được xem xét và nghiên cứu. Kinh nghiệm từ những sự kiện trước đây dạy chúng ta không được quá lạc quan với những mong ước như vậy. Người ta vẫn chưa quên việc nắm bắt một cách chắc chắn các mối nguy hiểm sắp xảy ra cho người dân Mỹ đã tạo ra một Quốc hội đáng nhớ vào năm 1774. Quốc hội đó đã khuyến cáo các biện pháp thích đáng cho cử tri, và sự kiện này đã chứng tỏ sự khôn ngoan của họ; điều dường như còn mới nguyên trong tâm trí chúng ta, là các nhà xuất bản đã rất nhanh chóng tung ra các loại sách giới thiệu và các báo hàng ngày chống lại chính những biện pháp đó. Không chỉ nhiều quan chức chính quyền, những kẻ chỉ tuân theo tiếng gọi của quyền lợi cá nhân, mà cả những người khác do đã đánh giá sai các kết quả, ảnh hưởng thái quá các lề lối trước đây, hay tham vọng của ai đó nhắm vào các mục tiêu không phù hợp với lợi ích công chúng, đã không mệt mỏi với những nỗ lực để thuyết phục người dân từ bỏ khuyến cáo của Quốc hội yêu nước đó. Quả thật, nhiều người đã bị lừa gạt, nhưng phần lớn dân chúng đã suy luận và quyết định một cách sáng suốt; và hạnh phúc mà họ đang có phản ánh họ đã làm vậy.

Họ đã cân nhắc rằng Quốc hội gồm nhiều người từng trải và khôn ngoan, đã được tập hợp lại từ các vùng khác nhau của đất nước, đưa họ lại gần nhau và cùng luận bàn với nhau về hàng loạt thông tin hữu ích. Rằng trong khoảng thời gian họ đã cùng trải qua việc tìm hiểu và bàn thảo về những quyền lợi thực sự của đất nước, họ cần phải có được kiến thức thật chính xác về lĩnh vực đó. Rằng họ đã có sẵn những mối quan tâm khác biệt về tự do và sự thịnh vượng của cộng đồng, do đó đã làm thiên lệch không ít nhiệm vụ của họ để chỉ khuyến cáo những biện pháp này, sau khi đã cân nhắc hết mức, mà họ thực sự cho là cẩn trọng và đáng theo.

Những suy xét như vậy và tương tự sau đó đã làm cho người dân rất tin tưởng vào những ý kiến và tính thống nhất của Quốc hội; và họ đã làm theo những lời khuyên của các nhà lập pháp, bất chấp những thủ đoạn và nỗ lực khác nhau được đưa ra để ngăn cản họ. Nhưng nếu như người dân tự do có lý do để tin tưởng vào những con người của Quốc hội đó, một vài người đã kiểm chứng hay hoàn toàn nhận ra vẫn có lý do lớn hơn mà giờ đây họ phải lưu tâm đến ý kiến và lời khuyên của hội nghị, vì họ biết rằng một số thành viên nổi bật nhất của Quốc hội đó đã được thử thách và chỉ được phê chuẩn do năng lực và lòng yêu nước, rằng những con người từng trải có được những thông tin nhạy bén về chính trị, cũng là thành viên của hội nghị này, và đã đưa vào hội nghĩ những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được.

Điều đáng lưu ý là không chỉ Quốc hội đầu tiên mà tất cả những quốc hội tiếp theo, cũng như hội nghị vừa qua lúc nào cũng phải gắn chặt với người dân trong niềm tin rằng sự thịnh vượng của nước Mỹ phụ thuộc vào việc Liên minh của nó. Bảo đảm và duy trì điều này là mục đích cao cả của mọi người trong việc định hình hội nghị đó, và nó cũng là mục đích cao cả của kế hoạch mà hội nghị đã tư vấn cho người dân thực hiện. Do vậy, những nỗ lực được một số người tạo ra làm suy giảm tầm quan trọng của Liên bang trong các giai đoạn riêng biệt có tính chính đáng gì, hay vì những mục đích cao đẹp ra sao? Hay tại sao người ta đã gợi ý 3 hoặc 4 liên bang sẽ tốt hơn một? Tôi bị ý nghĩ của chính mình thuyết phục rằng người dân luôn nghĩ đúng về chủ đề này, rằng sự gắn bó chung và không thay đổi của người dân với tính chính đáng của Liên bang dựa trên những suy ngẫm lớn lao và vững chắc, mà tôi phải nỗ lực để phát triển và giải thích trong một số bài viết kế tiếp. Dân chúng, người thúc đẩy những ý tưởng về việc thay thế một số liên bang khác nhau bằng kế hoạch của hội nghị, hẳn như thấy trước rằng việc phản đối nó sẽ đặt sự tồn tại của Liên bang vào một tình thế vô cùng hiểm nghèo. Điều đó chắc hẳn sẽ đúng, và tôi chân thành mong muốn nó có thể được thấy trước một cách rõ ràng bởi tất cả những công dân nghiêm túc, rằng khi nào sự tan rã của Liên bang diễn ra, người Mỹ sẽ có lý do để thét lên như lời của bài thơ “TẠM BIỆT, VĨNH BIỆT SỰ CAO CẢ CỦA TÔI”.

PUBLIUS

http://wwww.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1342

0000000000000000000000000

Dr_Tran

THP (Tân Hiến Pháp) rất cao thâm, còn hơn cả Hiến pháp Mỹ, do "sinh ra" sau hơn 200 năm, học được vô số bài học Hiến pháp chiều dài lịch sử Hiến Pháp Mỹ.

Quote:

Trích dẫn từ bài viết của ChiLang Xem Bài

Thật lòng, tôi phải thừa nhận rằng ĐA SỐ dân trí thức trong nước sẽ dễ hiểu Thư Quốc Gia của Phong trảo Tân Hiến Pháp và cuốn "Con đường Việt Nam" của ông Nguyễn Sĩ Bình hơn là Thư Liên Bang. Tuy nhiên, việc dịch và phổ biến Thư Liên Bang cũng không hề là chuyện vô ích, bời vì đó sẽ là nền tảng giúp phần THIỂU SỐ trí thức Việt trình độ cao có cơ hội mở rộng và nâng cao tầm nhìn của họ về LÝ LUẬN LẬP QUỐC.

Thư Liên bang sâu sắc lắm, vả lại có liên quan đến lịch sử Mỹ, tình hình quốc gia, giặc giã vào lúc đó. Không trông mong có tới hơn 2-3% người VN có thể hiểu thấu đáo, tức là ví dụ như trong nhà thờ, chùa hôm nào đó có 200 người, thì chừng 4, 5 người hiểu.

Đây chỉ là cho một nhóm người rất nhỏ đọc hiểu, rồi áp dụng vào lý luận cho các việc họ đang, sắp làm.

Cuộc cách mạng nào cũng vậy, tuy có đông người tham gia, nhưng cốt lõi cũng chỉ một vài người trung tâm mà thôi.

Mục đích tôi kêu gọi dịch Thư Liên bang chính là nhằm vào số người nhỏ này. Số còn lại đọc hiểu bao nhiêu hay bao nhiêu, họ không quan trọng lắm cho cuộc CÁCH MẠNG.

--------------------

Thư Quốc gia nhằm giải thích Tân Hiến pháp, viết dài hơn, ít cô đọng hơn, dễ hiểu hơn Tân Hiến Pháp.

THP (Tân Hiến Pháp) rất cao thâm, còn hơn cả Hiến pháp Mỹ, do "sinh ra" sau hơn 200 năm, học được vô số bài học Hiến Pháp, tu chính Hiến pháp trong suốt chiều dài lịch sử Hiến Pháp Mỹ.

Một câu, có khi một chữ trong THP, là điều mấy trăm triệu dân Mỹ tranh đấu chết hàng TRIỆU người, suốt mấy trăm năm, mới có được. Ví dụ mọi thành phần dân chúng được đi bầu, bất kể nam hay nữ, dân tộc nào tại Việt Nam.

Việc cấm không cho biểu tình có lý do tôn giáo cũng là điều phải trải qua thời VNCH, bị thất bại và sụp đổ, mới nghiệm ra được. Tại xứ nào không biết, chứ tại Việt Nam thì không thể để tình trạng tôn giáo xuống đường phá hoại.

Thật ra tôi có giấc mơ thế này, là sẽ có tôn giáo nào đó vi phạm, Tổng thống Tân Việt Nam ra lệnh THẢM SÁT hàng mấy trăm ngàn, mấy triệu, người lợi dụng tôn giáo muốn phá hoại Tân Việt Nam. Bắn bỏ, đạp lên xác họ mới xây Tân Việt Nam được tốt đẹp.

Garbage in, garbage out, với số "vốn người" rất nhiều rác thế này, thì khó vô cùng để xây dựng một Tân Việt Nam tốt đẹp.

Tuyệt diệt một nhóm nào đó muốn phá Tân Chính Phủ là việc khó tránh, tuy sẽ hết sức ráng tránh. Nhóm này có thể là tàn dư Việt Cộng, hoặc một nhánh của một tôn giáo nào đó.

--------------------

VN quá đông dân, một số rất đông BỊ HƯ ÓC, không thể sống ngày nào trong quốc gia có dân chủ, mà họ cũng KHÔNG XỨNG ĐÁNG.

Một khi dân chúng thông qua THP, thì CP mới cứ theo đó mà làm. Đứa nào tự thiêu, thì đem tro nó ra trộn xì dầu cho súc vật ăn.

Tôi có quyền thì lập tức làm như vậy ngay, với 1 thằng từng tự thiêu, hoặc bị hỏa thiêu, tại VNCH.

THP không chắc sẽ đem lại hài lòng cho 1 số nhiều triệu người VN. Số này sẽ quậy phá, Tân CP sẽ tận diệt, sau đó Tân VN mới có thể phát triển được.

THỰC TẾ là như vậy.





 

pink 55%, blue 10%, black height: 250px;width: 150px

 

 

 

pink 44%, blue, black, black height: 250px;width: 150px

 

 

 

yellow,black, black height: 250px;width: 250px

 

 

 

 

0000000000000000000000000000000000

 

Sau 30/4/1975: Cộng sản Hà Nội đã truy cùng-diệt tận Dân-Quân Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa!

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Có lẽ đa số người Việt Nam đều biết: Sau ngày Quốc Hận 30/4/1975, đối với bạo quyền Cộng sản Hà Nội, thì tất cả Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đều là “thành phần nguy hiểm”. Vì thế, đảng Cộng sản đã không từ bất cứ một thủ đoạn tàn ác nào, để phải loại trừ, nên Hà Nội cần phải truy cùng, giết tận, để cho tất cả con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa không thể có một cơ hội để khôi phục Quốc Gia.

 

“Chính sách” đầu tiên là bỏ tù tất cả các vị Quân-Cán-Chính, có tinh thần chống Cộng. Có vị đã ở trong các nhà tù “cải tạo” của Việt cộng trên dưới mười năm, hai mươi năm!

 

Trong suốt những năm tháng dài trong các nhà tù của bạo quyền Cộng sản, tù nhân “cải tạo” đã bị hành hạ, đọa đày bằng những cực hình vô cùng tàn độc, dã man, từ lao động khổ sai, bắn chết, đánh đập, cùm kẹp tay chân, đói khát, lạnh lẽo, không cho ăn no, mỗi ngày chỉ “được” phát khoai, sắn, bo bo, một chút muối lẫn với đất cát với mùi tanh của cá biển.

 

Cho đến hơn mười năm sau, trong lúc bị Chính phủ Mỹ “cấm vận” thì người Việt ở Mỹ cũng như nhiều nước khác, không được gửi tiền về nước cho thân nhân, mà phải gửi những thùng quà bằng vải vóc và thuốc Tây, được đóng thùng tại nước Pháp, có đánh số cho từng thùng cho những loại thuốc nào, giá tiền bao nhiêu, để gửi về gia đình ở Việt Nam. Mặc dù khi gửi, thân nhân đã trả cước phí tại Bưu Điện, nhưng khi nhận quà tại Việt Nam, thì thân nhân phải đóng thuế theo “giá trị” của những thùng “hàng”.

 

Điêu đứng trước chính sách “cấm vận”, chế độ Cộng sản Hà Nội đã cận kề sự sụp đổ, thì có sự “can thiệp” của Chính phủ Mỹ, muốn nhận các cựu tù Chính trị Việt Nam Cộng Hòa, thì bạo quyền Hà Nội đã “chụp lấy” cơ hội này, để đạt được những điều mong muốn:

 

Thứ nhất, Việt cộng thừa biết, dẫu có bỏ tù, hành hạ các cựu tù Chính trị Việt Nam Cộng Hòa 10 năm, 20 năm, hay hơn nữa, thì chỉ trừ các vị bị chúng giết chết, nhưng các vị còn sống chúng không thể “cải tạo” được tinh thần chống Cộng sản và Lý tưởng Quốc Gia của các vị trong hơn hai mươi năm sống dưới Thể chế Việt Nam Cộng Hòa, đã cùng đối diện với tử sinh, để chiến đấu chống Quân Thù Xâm Lăng: Cộng sản Bắc Việt.

 

Các vị là những người đã xuất thân từ những ngôi học đường Quân Sự, Hành Chánh Quốc Gia. Họ không dễ gì khuất phục trước quân Xâm Lăng, cướp nước!

 

Đây là cơ hội ngàn vàng, để “tống khứ” hết những vị cựu tù “cải tạo” ra khỏi nước, để không còn là những “mối lo - mối họa” cho bạo quyền Cộng sản. Thời điểm ấy, các vị cựu tù; đặc biệt là các vị Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam dù mới ra tù, nhưng tuổi còn tương đối trẻ, chưa phai nhạt những cuộc hành quân do chính mình là cấp Chỉ huy trong cơn khói lửa mịt mùng, sinh tử trên các trận địa với quân giặc thù Xâm Lăng. Và những người Lính thuộc quyền vẫn còn đó. Bạo quyền Hà Nội vẫn lo sợ các vị có thể “tái chiêu mộ binh sĩ” đứng lên đánh đổ bạo quyền!

 

Chính vì thế, Cộng sản Hà Nội đã chấp nhận để cho các vị cựu tù “cải tạo” cùng gia đình được ra đi sang nước Mỹ, không phải chỉ để hổ phải lìa rừng, mà còn được chính phủ Mỹ “bỏ cấm vận”, và ban cho “Tối Huệ Quốc”. Nhờ đó, mà bạo quyền Cộng sản vượt qua cơn khốn khó, để chúng có được ngày hôm nay, để cùng nhau bán nước, buôn dân, chia chác tài nguyên của đất nước, để sống trên giàu sang nhung gấm tột đỉnh, trên sự đói rách lầm than của đa số người dân Việt.

 

Nhưng không riêng các Cựu Tù Nhân Chính Trị, mà bạo quyền Cộng sản còn sợ cả các vị Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù các vị đã tàn phế. Bởi vậy, Việt cộng đã tìm mọi cách, để giải tán, xua đuổi các Thương Phế Binh, không cho các vị đến với nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn, để được sự giúp đỡ, và hội ngộ cùng nhau. Người viết có suy nghĩ, chắc không sai rằng, ngày nay, nếu chính phủ Mỹ vẫn tiếp nhận cho các vị Thương Phế Binh được sang nước Mỹ, thì Việt cộng cũng sẽ vui mừng mà cho đi ra khỏi nước, để xóa hết (nhưng không bao giờ xóa được) những hình ảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để khỏi thấy những hình ảnh như trong video này:

 

https://www.youtube.com/watch?v=U7QvfRbX22U

 

Chính vì thế, mà trước đây, các cựu tù “cải tạo” không còn con đường nào khác, là phải ra đi, vì không sống được với Cộng sản, vì “chính sách” truy cùng, diệt tận!

 

 Tại Thành phố Đà Nẵng, các vị cựu tù “cải tạo”, Công an Cộng sản đã bắt buộc những người thuộc “Thành phần nguy hiểm” phải “chấp hành lệnh quản chế” không được đi ra khỏi Thành phố, hàng tuần phải “trình diện” ở Phường, con cái dù có học giỏi đến đâu cũng không được vào Đại học, vì “Lý lịch Ngụy quân, Ngụy quyền”, không có việc làm… Nghĩa là các vị phải ra đi, để tự cứu mình và gia đình, nếu không, sẽ bị Cộng sản truy cùng, diệt tận!

 

Tuy nhiên, không phải các vị ra khỏi nước rồi, mà được yên ổn, vì nhiều vị vẫn còn có con cái lớn tuổi, đã có gia đình, bị kẹt lại ở Việt Nam. Hà Nội vẫn thấy con cái của họ cũng là “mối lợi” cho bạo quyền, vì ít nhất, các vị này phải gửi tiền về giúp đỡ con cháu, hoặc giúp con cái mở ra những “hãng xưởng” làm ăn. Có vị vì thương nhớ con cháu đã phải về thăm. Có vị đi và về thường xuyên, mà đã về thăm con cháu rồi, khi trở ra hải ngoại, lại khó có thể mạnh mẽ chống Cộng sản, vì sợ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của con cháu. Lại còn có những cháu nội ngoại của họ bị Cộng sản “trồng người”, nên đã lấy vợ, lấy chồng là đảng viên Cộng sản! Những người này, dù ở Mỹ, vẫn thường “ở ẩn” không lên tiếng chống Cộng sản, không tham dự các cuộc biểu tình chống Cộng sản!

 

Nhưng không riêng ở Mỹ, mà ở các nước Châu Âu, cũng vẫn có một số người như vậy. Họ là những người đã di tản trên Tầu Trường Xuân vào ngày 30/4/1975, hoặc đã vượt biên, vượt biển sau đó. Có người cũng từng ở tù “cải tạo”. Họ ra đi một mình, hay cả vợ chồng, vì không đủ vàng để đóng cho chủ tàu, vợ hoặc con thì kẹt lại. Họ cũng giống nhu những cựu tù “cải tạo” ở Mỹ, nên có một thiểu số, thường hay đi về Việt Nam, nhưng khi trở ra, cũng thường xuyên đi biểu tình “chống Cộng”. Không biết họ có “chống Cộng” hay không?

 

Bạo quyền Hà Nội cũng truy cùng, diệt tận đối với người dân lương thiện của nước Việt Nam Cộng Hòa

 

Đây là những người mà bạo quyền Cộng sản gọi là “Thành phần tư sản, mại bản”, tuy họ chỉ có một căn nhà khang trang do mồ hôi, nước mắt của họ xây dựng; Nhưng Cộng sản đã dùng hai chữ “trưng dụng” nghĩa là chiếm đoạt nhà cửa, và ngang nhiên dọn vào “làm chủ”.

 

Cướp nhà xong, Việt cộng còn dùng bạo lực bắt buộc gia đình của họ phải đi “vùng kinh tế mới”. 

 

“Kinh tế mới” là cái mỹ từ do đảng Cộng sản đã đặt để ra, cũng như cái mỹ từ “Học tâp cải tạo” vậy. Thực chất, đây là những vùng đất ở những nơi rừng thiêng, nước độc, không người lui tới, để lưu đày tất cả các gia đình “ngụy dân”. Những vùng “kinh tế mới” toàn là rừng núi hoang vu, đất đá khô cằn, trồng sắn, sắn chết, trồng khoai, khoai khô… không một loại ngũ cốc nào sống được.

 

Chính vì vậy, sau những tháng năm phải dùng những bàn tay, mà một số người, trước kia vốn chỉ quen với phấn trắng, bảng đen. Họ là các thầy cô giáo đã phải đến nơi rừng thiêng, nước độc này, vì họ không có “lý lịch cách mạng”. Họ không chấp nhận phải “đi học khóa chính trị, dạy học theo đường lối cách mạng”.

 

Sau khi đến vùng đất này, họ lâm vào những căn bệnh sốt rét rừng... có rất nhiều người đã chết ngay trên vùng “kinh tế mới”, vì không có thuốc men, không có nơi chữa bệnh. Và những giọt nước mắt của họ đã rơi trên những thi thể của con em của mình đã chết vì bệnh tật, đói, lạnh và kiệt sức. Họ cũng đã nhỏ máu mười đầu ngón tay, vì phải vạch gai rừng, đào huyệt mộ trên vùng đất đá, để chôn xác người thân, và cũng không có quan tài, chỉ bó chiếu mà thôi!

 

Với những thảm cảnh như thế, nên sau những ngày tháng đối diện với đói rách, họ phải rời bỏ “vùng kinh tế mới” để quay trở về nơi đã từng có căn nhà cũ của họ; nhưng nhà cũ của họ đã bị đảng viên Cộng sản chiếm đoạt, nên gia đình con cái của họ đành phải sống ở nhà Ga, bến xe. Đêm đêm gối đất nằm sương, hàng ngày người lớn đi gánh nước thuê, xách hàng thuê, còn con nhỏ phải đi “bán nước”. “Bán nước” là tay cầm một ấm nước trà, tay cầm chiếc ly, mời gọi người đi đường uống giúp ly nước, để kiếm chút tiền mua gạo.

 

Người viết đã biết nhiều vụ cướp nhà, cướp của, truy bức người dân đến cùng đường của lương dân tại Đà Nẵng; nhưng trong phạm vi bài này, nên không thể kể hết cảnh ngộ của từng gia đình.

 

Riêng một số vị là vị Quân-Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa; sau khi ra tù, vào cuối thập niên 1980. Thời gian này, họ không biết chính phủ Mỹ, có chương trình nhận những người thuộc thành phần cựu tù “cải tạo”, mà họ còn bị Việt cộng buộc phải “chấp hành lệnh quản chế”, nếu muốn đi đâu, phải làm “Đơn xin tạm vắng”, phải cho biết đi đến đâu, ở nhà ai. Rồi sau khi đến nơi, phải có “Đơn xin tạm trú”. Và các vị ra tù, trong tay chỉ có hai tờ giấy, là cái “Lệnh phóng thích” là cái “Giấy ra trại”. Họ có “lý lịch ngụy quân-ngụy quyền” thì đến đâu họ cũng bị xem là “thành phần nguy hiểm”, ngay người thân, là anh em ruột thịt, cũng bị Công an Việt cộng ra lệnh cho gia chủ “không được chứa chấp thành phần nguy hiểm”.

 

Người viết đã biết nhiều hoàn cảnh bi thương, riêng tại thành phố Đà Nẵng, vì không thể viết hết, nên chỉ xin kể ra một trường hợp, mà đa số các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị tại “Trại I, tức Trại chính Trại cải tạo” Tiên Lãnh, có mặt ở trong tù trong thời điểm xảy ra sự việc đã biết như sau:

 

Trước 30/04/1975, tại Đà Nẵng, có nhiều rạp Ciné như: Rạp Trưng Vương, Kim Châu, Kinh Đô, Lido, Chợ Cồn… nhưng riêng rạp Ciné Kim, ở đường Phan Đình Phùng, mới được hoàn thành sau này, khoảng năm 1971, là rạp hạng sang, ba tầng, “tối tân” nhất, vì rạp có ghế bọc nhung đỏ, có máy lạnh, cách trang trí đẹp, lại có mấy hàng ghế sau cùng, là những chiếc ghế chỉ có hai người ngồi, nên được nhiều người thích đến xem hơn.

 

Chủ của Ciné Kim (tên của rạp được đắp nổi là Ciné Kim, không có chữ “rạp”) là ông Nguyễn Đăng Hưng. Sau ngày 30/04/1975, Việt cộng buộc ông Hưng phải “đóng thuế siêu ngạch”. Nghĩa là tính thuế kể từ khi Ciné Kim mới bắt đầu khai trương chiếu phim. Tôi không nhớ chính xác số tiền “phải đóng thuế”, nhưng vì đây là “vụ án” nổi tiếng, nên tôi và người dân Đà Nẵng có biết là “ba trăm triệu” (tính theo tiền Việt Nam Cộng Hòa).

 

Ông Hưng là người Thành phố, không biết gì về Cộng sản, ông lầm tưởng là cứ nộp đủ số tiền này rồi, thì sẽ được công khai mở cửa rạp, chiếu phim như trước, nên ông gom đủ số tiền, đem “nộp thuế” cho Việt cộng.

 

Thế nhưng, sau khi nộp đủ tiền, thì Công an Đà Nẵng đã đến niêm phong rạp Ciné Kim, và nói là “tài sản của tư sản mại bản nên nhà nước phải trưng thu”.

 

Lúc này, ông Nguyễn Đăng Hưng, có “kêu trời” cũng không thấu, nhưng vì quá uất ức, nên ông “chống” Công an bằng những lời nói, mà bị Việt cộng kết thêm thành “tội” là “thành phần tư bản mại bản phản động”.

 

Sau đó, “Ty Công an Đà Nẵng” đã bắt giam, rồi đưa lên “Trại cải tạo” Tiên Lãnh. Khi “nhập trại” ông Hưng càng uất ức, đau đớn hơn, lại buộc phải đi lao động khổ sai, ra đồng làm ruộng, làm tất cả những cộng như tất cả các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị.

 

Một hôm, có lẽ quá sức chịu đựng, nên khi đốn củi, ông đã dùng cây rựa để tự cắt cổ mình. Đến nước này, thì quý vị đồng tù đã ra sức can ngăn, khuyên giải, nói với ông: “Ông đã mất Ciné Kim, mất tiền, bây giờ không được mất mạng, không được chết. Ông phải sống!”

 

Cuối cùng, ông Hưng đã hiểu, đành phải ở tù và lao động khổ sai như các vị đồng cảnh ngộ, cho đến ngày được ra tù. Ông ra tù trước tôi. Sau này, khi tôi về Đà Nẵng, thì được nhiều người nói với nhau, trong đó có tôi:

 

 “Ông Hưng Ciné Kim đã vượt biển, và tới Mỹ rồi!”

 

Quả đúng như vậy, ông Nguyễn Đăng Hưng đã vượt biển, và tỵ nạn Cộng sản ở miền Nam California.

 

Một lần nữa, người viết xin chúc mừng ông. Cám ơn những tấm “Carte” tức “Giấy mời” xem phim của ông tặng cho mình. Người viết vẫn nhớ, trên “Giấy mời xem phim” của ông chủ Ciné Kim, mỗi lần đi xem phim, được phép cho hai người vào rạp. Ngày ấy, có khi bận không đi, thì người viết lại trao “Giấy mời” cho cô em kết nghĩa, để cô này muốn đi với ai tùy ý.

 

Trên đây, là trường hợp của ông Nguyễn Đăng Hưng, chủ Ciné Kim, cũng như bao nạn nhân của bạo quyền Cộng sản. Đến lúc, họ tự biết, họ đang bị truy bức đến đường cùng, nếu muốn gia đình được sống, thì chỉ có một giải pháp duy nhất, là vượt biên, vượt biển, mới thoát khỏi bàn tay tàn ác của Cộng sản, nhưng họ không có tiền, vàng cho đủ để đóng cho chủ tàu, thuyền để được ra đi.

 

Đứng trước hoàn cảnh sống, chết này, họ phải đi vay mượn của người thân-thích đôi bên, với lời hứa ra hải ngoại sẽ gửi tiền về hoàn trả, nên một số người đã được sự tin tưởng và giúp đỡ, nên họ đã phải rời Quê Hương, lên đường vượt thoát Cộng sản bằng đường bộ, hay đường biển. Họ phải ra đi, họ không có con đường nào khác, vì không sống được dưới chế độ của bạo quyền Cộng sản!

 

Nhưng đau đớn thay, vì trong số người đã liều mình, đem sinh mạng để đánh đổi hai chữ Tự Do, có rất nhiều gia đình đã rơi vào tay của hải tặc Thái Lan, hoặc lênh đênh nhiều ngày trên đại dương, chịu đói, khát, lạnh lẽo, và bị bỏ mình nơi biển cả. Họ không được đến bến bờ Tự Do. Họ đã đau thương từ các nhà tù “cải tạo” của Việt cộng, rồi chím xuống đáy biển sâu, làm mồi cho cá. Họ đã bị bạo quyền Cộng sản Hà Nội truy cùng, diệt tận!

 

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không hề “bại trận”

 

Làm sao mà “bại trận” được. Hãy nhìn lại những hình ảnh oai hùng, những chiến công lừng lẫy, qua những trận chiến như Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972, Bình Long…

 

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã từng xông pha trên chiến địa, ghìm chặt tay súng, nhắm thẳng về phía quân thù mà bắn. Có đôi lần, dù bị Cộng quân bủa vây giữa đêm tối, khói lửa mịt mùng, nhưng Người Lính vẫn chiến đấu, không để đơn vị rơi vào tay giặc. Người Lính Việt Nam Cộng Hòa không hề sợ chết!

 


 

 

 



 Đêm 28/9/1968, Việt cộng pháo kích trại Lực Lượng Đặc Biệt Thường Đức (Quảng Nam)


Thế hệ hậu sinh, cần phải biết, chỉ riêng trong trận chiến Tết Mậu Thân, 1968, vì “tin vào thỏa ước hưu chiến ba ngày do phía Cộng sản Bắc Việt đề nghị và cam kết để người dân đón Tết trong an bình”, nên đa số người lính đã được phép rời các đơn vị, về ăn Tết với gia đình, để rồi giữa lúc dân-quân Việt Nam Cộng Hòa đang đón Xuân trước bàn thờ Tổ Tiên, khói hương nghi ngút, thì Quân Thù Xâm Lăng Cộng sản Hà Nội đã bất ngờ tấn công, không riêng ở Huế, mà tấn công vào các Thành phố.

 

Lần này, Cộng sản Bắc Việt đã chuẩn bị trước, nên đã đưa nhiều “Sĩ quan quân báo” vào nằm ngay trong nhà của những tên Cộng sản nằm vùng, (người viết đã viết rõ họ, tên qua bài Trưởng Niệm 40 năm Cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân, 1968) để chờ đến lúc khi bên ngoài “ngoại công”, thì bên trong chúng “nội kích”.

 

Tuy nhiên, mặc dù đã mưu tính “chu đáo”, nhưng Cộng sản Bắc Việt không ngờ được lòng yêu nước, thương đồng bào, với tâm niệm: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, không tiếc máu xương, nên giữa cơn khói lửa, đã quyết chiến “cảm tử” với quân thù!

 

Chính vì vậy, trong lúc Cộng quân đang “say men chiến thắng” vì tin rằng sẽ chiếm được miền Nam, ngay trong Tết Mậu Thân, 1968. Nhưng quân Xâm Lăng Cộng sản Bắc Việt đã lầm, vì dù một nửa quân số đã “về quê ăn Tết”; và dù chỉ còn lại một nửa quân số còn lại ở các Đơn vị, nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã khiến Cộng quân đã phải hết sức kinh hoàng trước sự phản công mãnh liệt, đã đánh bật quân thù Cộng sản ra khỏi các thành phố, bỏ lại những xác chết ngổn ngang, trả giá cho hành vi “bội ước” mưu toan giết hại đồng bào trong ngày Tết thiêng liêng, vì “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

 

Người viết đã từng lên tiếng, trong những cuộc biểu tình ngày Quốc Hận trước đây, nhưng đến hôm nay, người viết vẫn muốn nhắc lại một câu đanh thép:

 

Trong cuộc “Tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968”, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đa số đã “về quê ăn Tết”, nên quân số chỉ có phân nửa, nhưng Cộng quân đã không thắng nổi, đã thua, và phải bỏ chạy!

 

Vì thế, vào thời điểm, trước và sau ngày 30/04/1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử, không được Chiến, nên không hề có “bại”. Và nếu được đánh một trận thư hùng cuối cùng, thì chắc chắn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải Thắng!

 

Tạm kết

 

Giờ đây, nước đã mất, nhà đã tan. Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, dẫu ở quốc nội, hay hải ngoại, đa số đều biết bạo quyền Cộng sản Hà Nội với bàn tay sắt máu, phi nhân, bạo tàn. Thế nhưng, vẫn có một thiểu số, có lẽ vì “mắc bệnh” hoang tưởng, nên nghĩ rằng đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “thay đổi tốt hơn” rồi cứ về Việt Nam, để tô son, điểm phấn cho chế độ bán nước, buôn dân.

 

Xin hãy ghi nhớ, ngày xưa, vì lòng yêu nước, nên một số vị trí thức từng đã đứng chung với Hồ Chí Minh trong “Chính phủ Liên Hiệp…” Để rồi sau đó, Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã bị giết chết, và nhiều người nữa phải chạy thoát thân, để khỏi chết dưới bàn tay sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam!

 

Nhưng có lẽ những người đã “quay đầu” về nước, họ đã quên đi bài học xương máu ấy. Người đời thường nói: “Chưa thấy qua tài, chưa đổ lệ”. Song, Cụ Nguyễn Du đã viết: “Lo chi chuyện ấy mà lo; Kiến trong miệng chén có bò đi đâu”. “Bò” làm sao được, nếu có một ngày, cũng sẽ bị Việt cộng chụp cho cái “tội” nào đó, thì có “ăn năn” thì đã quá muộn rồi. Xin hãy nhớ cho rằng:

 

Cộng sản, muôn đời vẫn là Cộng sản. Con rắn độc dù có bao nhiêu lần lột da, bỏ vỏ, nhưng cái nọc độc Cộng sản không bao giờ thay đổi!

 

 

30/04/2021

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 



BUỔI LỄ TƯỞNG NIỆM THÁNG 4/2021

https://youtu.be/U7QvfRbX22U

https://hon-viet.co.uk/HoaChauTienDon.jpg



https://hon-viet.co.uk/HoaLongBanVC.jpg

https://hon-viet.co.uk/BanDaiLien.jpg

000000000000000000000000000

ChiLang

Gửi các bác tham khảo một phần trong bài ông Lê Thăng Long trả lời phỏng vấn báo Người Việt.

NV: Báo Người Việt

LTL: Lê Thăng Long

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.Ub0Ft8saySM

Phỏng vấn ông Lê Thăng Long về ebook Trần Huỳnh Duy Thức

................

NV: Vào Tháng Tư năm 2010, nhà xuất bản Thời Ðại Mới phát hành cuốn sách cũng mang tên “Con Ðường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Sĩ Bình, mà cả ông ta lẫn nhà cầm quyền Việt Nam (qua một bài viết trên trang báo mạng Công An Nhân Dân) đều cho là cuốn sách do ba ông cùng viết dở trước đây. Như vậy sự tương quan giữ hai cuốn Con Ðường Việt Nam của tác giả Nguyễn Sĩ Bình và cuốn ebook “Trần Huỳnh Duy Thức và Con Ðường Nào cho Việt Nam” là gì? Ai thực sự là tác giả?

LTL: Cuốn sách “Con Ðường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Sĩ Bình đã thể hiện: đây là cuốn sách của tác giả Nguyễn Sĩ Bình. Nếu không, ông ấy đã để tên chung của ba người.

Cuốn sách “Trần Huỳnh Duy Thức và Con Ðường Nào cho Việt Nam” trong đó có một phần giới thiệu cuốn sách còn dang dở “Con Ðường Việt Nam” do ông Trần Huỳnh Duy Thức chủ xướng. Cuốn sách này chưa hoàn tất khi chúng tôi bị bắt.

Như vậy tác giả của hai cuốn sách “Con Ðường Việt Nam” nói trên là khác nhau.

NV: Dư luận bàn tán nhiều về việc ông Nguyễn Sĩ Bình không nằm trong danh sách được mời tham dự Phong Trào Con Ðường Việt Nam. Xin được nghe lời giải thích của ông.

LTL: Chúng tôi thống nhất là không mời ông Nguyễn Sĩ Bình trong danh sách mời sáng lập. Ðây là lý do riêng, chúng tôi xin phép không công bố ở đây.

NV: Theo nhiều tài liệu của Phong Trào Con Ðường Việt Nam, việc ông phát động Con Ðường Việt Nam là để thực hiện nguyện vọng của hai người đồng chí hướng là Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Ðịnh. Dư luận hiện giờ vẫn còn nhìn phong trào với con mắt hoài nghi vì chưa nghe được gì từ hai ông Thức và Ðịnh. Ông Thức còn nằm tù không thể lên tiếng, nhưng LS Lê Công Ðịnh thì đã ra tù cách đây hơn bốn tháng. Chắc chắn sự lên tiếng của Luật sư Lê Công Ðịnh sẽ giúp đẩy mạnh phong trào, nhưng vẫn chưa nghe ông phát biểu gì. Xin được nghe ý kiến của ông.

LTL: Ông Lê Công Ðịnh là một trong ba người khởi xướng đầu tiên của PT CÐVN gồm: ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Công Ðịnh và tôi.

Luật sư Ðịnh có lý do để giữ im lặng. Một triết gia từng nói như thế này: Im lặng chính là lời nói và hành động mạnh mẽ hơn bất kỳ ngôn từ và công việc nào!

===============

Đây là cuốn "Con đường Việt Nam" của ông Nguyễn Sĩ Bình: http://www.procontra.asia/wp-content...- Binh-2010.pdf

Tôi có nhận xét tổng thể như sau:

- Bố cục mạch lạc

- Tầm nhìn bao quát

- Lý luận chặt chẽ.

=========================

Thật lòng, tôi phải thừa nhận rằng ĐA SỐ dân trí thức trong nước sẽ dễ hiểu Thư Quốc Gia của Phong trào Tân Hiến Pháp và cuốn "Con đường Việt Nam" của ông Nguyễn Sĩ Bình hơn là Thư Liên Bang. Tuy nhiên, việc dịch và phổ biến Thư Liên Bang cũng không hề là chuyện vô ích, bời vì đó sẽ là nền tảng giúp phần THIỂU SỐ trí thức Việt trình độ cao có cơ hội mở rộng và nâng cao tầm nhìn của họ về LÝ LUẬN LẬP QUỐC.

Một số quyển sách, tài liệu nền tảng mà tôi khuyến nghị các bạn trong nước nên đọc là:

- Thư Quốc Gia

http://www.slideshare.net/NhanDanVie...cgia-times7210

- Hiến Pháp 7 (Tân Hiến Pháp)

- Con đường Việt Nam (2 cuốn trùng tên, một của Nguyễn Sĩ Bình, một của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt)

- Loạt bài viết anh Trần Huỳnh Duy Thức với bút danh Trần Đông Chấn, của LS Lê Công Định

- Chính đề Việt Nam

http://giaocam.saigonline.com/HTML-T...uChinhDeVN.pdf

- Từ độc tài đến dân chủ (tác giả: Gene Sharp)

http://www.aeinstein.org/organizatio...Vietnamese.pdf

- Chế độ phát xít (tác giả: Tiến sĩ Jeliu Jeliev, dịch giả: Phạm Văn Viêm)

http://www.nuvuongcongly.net/wp-cont...edophatxit.pdf http://www.thuvienso.info/sach-viet/...#axzz2WL74rN7v

- Thư Liên Bang

http://www.slideshare.net/NhanDanVie...bang-times7210

Các tài liệu trên đây sẽ đem đến cho các bạn những lý luận vững chắc khi đối đầu với độc tài cộng sản, giúp các bạn có niềm tin mạnh mẽ vào CÔNG LÝ - SỰ THẬT - HÒA BÌNH - SỰ CỐNG HIẾN.

Còn nếu muốn biết tội ác của bọn tà quyền Việt Cộng đối với dân tộc thế nào thì hãy đọc hai loạt bài của tác giả Đặng Chí Hùng trên danlambao, gồm:

- Những sự thật không thể chối bỏ

http://danlambaovn.blogspot.com/2012...l#.Ub0XHssaySM

- Những sự thật cần phải biết

http://danlambaovn.blogspot.com/2013...7-le.html

#more

http://danlambaovn.blogspot.com/2013...l#.Ub0XP8saySM

Những sự thật cần phải biết (phần 6) - Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát người dân miền nam vào Tết Mậu Thân 1968

 

🤢😃