Năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh Nam. Người Bách Việt kháng chiến dẻo dai, khiến quân Tần 3 năm liền không cởi áo giáp, để trùng dây nỏ. Quân Tần giết được thủ lĩnh Tây Âu Dịch Hu Tống.
Người Việt chạy lên rừng, đưa người tuấn kiệt lên làm tướng, đại phá quân Tần, giết được tướng Tần Đồ Thư.
Trước đó, năm 228 TCN, nước Tần diệt nước Triệu ở Hà Bắc. Triệu Đà là người nước Triệu, sau trở thành tướng Tần. Năm 214 TCN, nhà Tần chia đất Lĩnh Nam thành ba quận:
- Nam Hải,
- Quế Lâm và
- Tượng Quận.
Nhâm Ngao được cử làm quận úy Nam Hải, gồm các huyện Phiên Ngung, Long Xuyên, Bác La… Triệu Đà được cử làm quan huyện Long Xuyên. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng chết. Nước Tần rối loạn.
Năm 208 TCN, Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết gọi Triệu Đà đến, gợi ý có thể lập nước riêng ở Lĩnh Nam và truyền chức cho Triệu Đà.
Năm 204 TCN, Triệu Đà sai quân khóa chặt các cửa ngõ Bắc-Nam, giết quan lại Tần, đưa người của mình lên thay, lập nước Nam Việt bao gồm 3 quận trên, tự xưng là Nam Việt Vũ vương. (1) Theo Toàn Thư, cùng năm đó, Triệu Đà chiếm Âu Lạc.
Tuy nhiên, Sử Ký lại viết đến tận năm 179 TCN, Triệu Đà mới dùng lời lẽ và của cải thu phục Mân Việt và Âu Lạc.
Học giả Pháp H. Maspero (1916: 54) cũng cho rằng Nam Việt đã thôn tính Âu Lạc bằng cách đó.
Truyền thuyết và sử sách Việt Nam lại kể và viết -- Triệu Đà ban đầu đem quân đánh Âu Lạc, nhưng bị thua bởi Âu Lạc có nỏ thần. Triệu Đà cầu hòa, và sau đó cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy lấy Mỵ Châu, con gái Thục Phán. Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ, nhờ đó Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc.
Nhiều học giả Việt Nam hiện đều thống nhất lấy thời điểm Triệu Đà thôn tính Âu Lạc là 179 TCN. Taylor (1983:24-26) cũng có quan điểm như vậy và phân tích:
“Sau khi Triệu Đà lập nước Nam Việt và thể hiện tinh thần chống Hán, ông đã giành được lòng cảm tình và sự ủng hộ của người Bách Việt. Đặc biệt, năm 185 TCN, khi Lã Hậu nhà Hán, vì lo ngại sức mạnh của Nam Việt đã ra lệnh cấm bán sắt, vàng, vũ khí, ngựa, trâu bò cho Nam Việt. Lập tức Triệu Đà đánh chiếm hai quận của Hán ở Hồ Nam (trong đó có nước Trường Sa) và tự xưng là Nam Việt Vũ Đế, chấm dứt việc nhận làm chư hầu của nhà Hán, điều trước đó được thể hiện qua sự kiện năm 196 TCN, Triệu Đà nhận từ nhà Hán ấn Nam Việt vương. Lã Hậu phát quân đánh Nam Việt, nhưng quân Hán bị dịch tả (và sốt rét) làm cho khốn đốn.
Năm 180 TCN, Lã Hậu chết, quân Hán rút.
Sử Ký viết:
“Với sức mạnh quân sự, Triệu Đà gây nỗi khiếp sợ vùng biên giới.
Với quà cáp, của cải, Triệu Đà thu phục Mân Việt và Âu Lạc”.
Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt kiểm soát hai nước đó; mà đơn giản chỉ là sự thể hiện sự đoàn kết hay quan hệ liên minh chống Hán. Chính vì thế, năm 179 TCN, khi Nam Việt hòa hoãn với Hán, vai trò bá chủ đó bị suy sụp.
Vì thế, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, cử hai viên quan mang tước hầu tới hai quận coi việc sổ sách hộ tịch, buôn bán, cống vật. (2) và Chế độ Lạc hầu, Lạc tướng vẫn được duy trì. Vương triều Âu Lạc vẫn tiếp tục tồn tại ở Cổ Loa dưới sự cai quản của các Lạc hầu như trước.
Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt Nam là một bộ phận của một nước có lãnh thổ gần khắp Nam Trung quôc, nước đó mang dấu ấn phong cách của Triệu Đà - người sáng lập. Sử chép Triệu Đà đã cai trị nước đó hơn 70 năm và chết năm 136 TCN, ở tuổi 121. (3)
Triệu Đà được tưởng nhớ bởi các nhà sử học Việt Nam sau này như một vị vua đã bảo vệ đất nước họ chống lại sự xâm lược của nhà Hán. Nhiều nơi ở Bắc Việt Nam có đền miếu thờ cúng ông. (4) Nước Nam Việt của ông đã kích thích óc tưởng tượng (của người Bách Việt) trong hàng thế kỷ. Hoài niệm về nước Nam Việt đã tạo cảm hứng cho nhiều lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa, những người đã không thể cưỡng lại việc tự xưng là vua Nam Việt.
Đồng thời, các học giả HoaHán tới thăm vùng đất Lĩnh Nam cũng dành một hai câu thơ tưởng nhớ ông, vị vua người Hán-Hoa đầu tiên ở vùng đất xa xôi này. Trong dân gian, hình ảnh của ông như một vị vua vĩ đại thời xa xưa vẫn lưu truyền ở Quảng Châu cho tới tận thời Đường.
Như vậy, Triệu Đà đứng chênh vênh giữa hai nơi, một đế quốc đang mở rộng và một vùng biên giới đầy biến động.
1- Người Hán coi ông là một viên quan nổi loạn, ly khai,
2- Người Việt Nam lại coi ông là một vị vua vĩ đại chống Hán.
Ông là vị vua cuối cùng có một vị trí trong thần thoại Việt Nam xưa.
Việc ông có được lẫy nỏ thần thể hiện tính chính thống của ông trong tâm thức người Việt Nam và giải thích cho việc chiến thắng của ông đối với An Dương Vương”. Ở trên, Taylor nói một Lạc hầu cai trị Cổ Loa. Nhưng việc Hậu Hán thư ghi lời Triệu Đà nói Mân Việt và Âu Lạc đều xưng vương, ghi sự kiện tả tướng Âu Lạc Hoàng Đồng giết Tây Âu Vương khi Nam Việt nổi dậy chống Hán năm 111 TCN cho thấy Triệu Đà vẫn để một con cháu của Thục Phán tiếp tục làm vua nước Âu Lạc.
Khi nói về hình ảnh của Triệu Đà trong tâm thức người Quảng Châu thời Đường, Taylor nêu nguồn tài liệu là Schafer (1967:97) nhưng không dẫn cụ thể. Đọc chính tác phẩm của Schafer, chúng ta biết người Quảng Châu thời Đường vẫn tin hồn Triệu Đà có thể nhập vào các ông đồng bà cốt ở các đền miếu và ban các lời phán truyền. Một danh sĩ đã làm một bài thơ dài ca ngợi Triệu Đà như đã từng làm một bài ca ngợi vua Thuấn. Người Nam Việt gọi chim Mông Đồng là vua của các loài chim Việt và ví Triệu Đà với loài chim cao quí đó (về chim Mông Đồng xem Phụ lục 6A).
Nhưng trong sử sách và tâm thức Việt Nam, thân thế và vị thế của Triệu Đà còn bí hiểm và phức tạp hơn nữa. Đã có hai quan điểm đối lập về ông, và đó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi cho đến tận ngày nay.
2. Triệu Đà là ai?
Về thân thế Triệu Đà, Sử Ký và Hán Thư ghi ông là người Chân Định, Hà Bắc, xưa thuộc nước Triệu nên mang họ Triệu.
Năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu Đà thành người Tần, làm tướng Tần. Như vậy, Triệu Đà thường được coi là một người Hán Hoa.
Nhưng nhà sử học Trung Quốc Wang Gungwu (1958) lại cho rằng Triệu Đà là người nửa Việt nửa HoaHán bởi ông sinh ra trên đất Nam Việt, sau gia nhập quân Tần (dẫn theo O’Harrow 1979:157).
Tôi không có bài viết của Wang Gungwu nên không biết ông đã dựa vào bằng chứng nào, từ đâu để nói vậy. Trong cuốn Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam in năm 1999, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Nguyên cũng đưa ra một truyền thuyết nói có gốc từ cuốn Nam Việt thế chí (5) đã thất truyền của học giả Hồ Tôn Thốc thời Trần và từ lời kể của Nguyễn Phi Khanh, thân phụ Nguyễn Trãi, theo đó Triệu Đà là người gốc Việt. Cụ thể, Triệu Đà là con một vua Hùng, gọi vị vua Hùng thứ 18 là bác và có tên là Nguyễn Thân (tức Lý Thân).
Sau Nhâm Ngao đề nghị với An Dương Vương đưa Lý Thân sang làm con tin nhà Tần và trở thành tướng và phò mã nhà Tần, tức Lý Ông Trọng. Do làm con nuôi Triệu Cao, hoạn quan thân tín của Tần Thủy Hoàng nên đổi tên thành Triệu Đà. Họ Triệu là họ bố nuôi, Chân Định là quê Triệu Cao (!?). (6)
Truyền thuyết trên rất khó tin, nhưng ít nhất, nó cũng phản ảnh một cách nghĩ về Triệu Đà của người Việt Nam xưa và nay.
Tuy nhiên, có một sự thực chắc chắn là, trong tâm thức nhiều vị anh hùng Việt Nam và trong phần lớn sử sách của Việt Nam trước 1954, Triệu Đà luôn được coi là một trong các vị vua của Việt Nam với nhiều lời ca ngợi.
Năm 544, Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế.
Năm 938, Đinh Bộ Lĩnh dựng nước Đại Cồ Việt, phong cho con trai Đinh Liễn là Nam Việt Vương.
Trong chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng vẫn có câu: “Từ xưa, nước Nam Việt ta…”.
Năm 1300, khi vua Anh Tông hỏi về kế sách đánh giặc Nguyên, Trần Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Tràng Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.”
Chúng ta biết, kế thanh dã là kế “vườn không nhà trống”, kế tạm rút lui để bảo toàn lực lượng, chống lại kế “đánh nhanh, thắng nhanh” của các đội quân xâm lược. Trong cả ba lần đánh thắng quân Nguyên, quân dân nhà Trần đều đã dùng kế đó.
Trong Hịch Tướng Sĩ, Trần Hưng Đạo cũng nói: “giặc dùng trường trận, ta dùng đoản binh”. Dùng đoản binh là dùng những tốp quân nhỏ đánh du kích, là một cách để “lấy yếu chống mạnh-lấy ít địch nhiều”.
Tất cả những kế sách mà Triệu Đà từng dùng trên, thực ra là một truyền thống Bách Việt đã được phát huy rất hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Tần và sau cũng trở thành một truyền thống của người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giữ nước và cứu nước cho tới thời hiện đại.
Nếu Trần Hưng Đạo đã ghi nhận di sản quân sự, thì Lê Văn Hưu lại ghi nhận di sản chính trị của Triệu Đà cho nước Đại Việt: “Triệu Vũ Đế… mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập quốc phòng, giao thiệp với nước láng giềng cho phải đạo, giữ ngôi bằng (lòng) nhân (đức) thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được”.
Di sản chính trị đó, tiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định trong Bình Ngô Đại Cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần mấy đời dựng nước. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.
Triệu Đà còn để lại những di sản văn hóa khác được Ngô Sĩ Liên bổ xung:“Triệu Vũ Đế… có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước. Vũ công khiến Tàm Tùng (vua Thục) phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng quận được chấn hưng, lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người, dạy dân cấy trồng, nước giàu binh mạnh, đến như các việc sai sứ (sang nhà Hán) thì lời rất khiêm tốn, Nam Bắc chung vui, thiên hạ vô sự, hưởng nước hơn trăm năm, đúng là bậc anh hùng tài lược”.
Về quan điểm của Lê Văn Hưu, Tạ Chí Đại Trường (2008:27) nhận xét: “Ông (đã) học được cái tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo không tuỳ thuộc vào địa vực, chủng tộc. Thiên mệnh có thể trao vào tay người khác nước. Điều này cũng giúp ông biện minh được sự hiện diện của chủ ông, nhà Trần, trên đất Việt. Người ông chọn để mở nước đã mang đủ tiêu chuẩn của bậc đế vương… tinh thần đồng văn đã phụ giúp cho tinh thần dân tộc chứ không lấn át nó”.
Theo tôi, việc Lê Văn Hưu tôn vinh Triệu Đà không hẳn là một cách biện minh cho nhà Trần như Tạ Chí Đại Trường nghĩ. Vào thời Trần, một sự biện minh như thế là vô nghĩa bởi Lê Văn Hưu cũng như nhiều người khác đều biết không chỉ nhà Trần mà cả nhà Lý cùng nhiều danh gia vọng tộc khác, bao gồm tổ tiên của Lê Văn Hưu, đều có gốc Phúc Kiến - Quảng Đông. Việc Lê Văn Hưu tôn vinh Triệu Đà bắt nguồn từ nhận thức của một sử gia về vai trò của Triệu Đà đối với lịch sử Việt Nam. Dường như vào thời Trần-Lê, người Đại Việt nói chung không có ý thức phân biệt nguồn gốc tộc người-quốc gia quá rạch ròi, hạn hẹp như một số con cháu sau này.
Có thể, họ đã hiểu rất sớm chân lý, rằng với một dân tộc “không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. (7) Vì thế, khi thừa nhận và ngưỡng mộ Triệu Đà, họ đã phần chính yếu là dựa trên những di sản quí báu của Triệu Đà đối với đất nước và dân tộc, những di sản mà một số học giả đời sau vì những lý do này khác đã không thể cảm nhận và thấu hiểu.
Sử gia đầu tiên có ý phủ nhận Triệu Đà có lẽ là Hồ Sĩ Dương (1621-1681), trong lời bình khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết:
“Vũ Đế nhà Triệu… chẳng qua cũng là một người Hán sang cai trị nước ta, chưa được chính thống” (dẫn theo Tạ Chí Đại Trường 2009 a:67). Một thế kỷ sau, Ngô Thì Sĩ (1726-1780), một sử gia thời chúa Trịnh và thời Quang Trung đã phủ nhận và lên án Triệu Đà mạnh mẽ hơn. Trong Việt sử tiêu án (Những nghi án trong sử Việt) ông viết: “Than ôi! Đất Việt (ở) Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt (ở) Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam”.
Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để quản lý dân, chứ chưa từng đến ở nước ta… Triệu Đà thôn tính Giao Châu, cũng như Ngụy thôn tính Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Cuối cùng, ông kết án đanh thép: “Nước ta nội thuộc Trung Quốc từ Hán đến Đường, suy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”!
Điều trớ trêu là, khi coi thời Bắc thuộc là “nội thuộc”, Ngô Thì Sĩ đã (vô tình) coi Trung Quốc từ thời Hán đến thời Đường là “nội bang”, trong khi coi thời Nam Việt là “ngoại thuộc”, tức nước Nam Việt là “ngoại bang” (!?)
Đào Duy Anh (1957/2010: 447) nhận xét quan điểm của Ngô Thì Sĩ “mang nặng ảnh hưởng của quan niệm sử cũ, lệ thuộc vào quan niệm chính quốc của các sử gia Trung Quốc, sự phân biệt nội thuộc với ngoại thuộc của Ngô Thì Sĩ có vẻ buồn cười”. Còn Tạ Chí Đại Trường (2008:5) thì giải thích: “Không phải Ngô Thì Sĩ không “yêu nước”, ông chỉ chia xẻ tâm thức của thời đại mà thôi. Vào thế kỉ XVI, theo lệnh Quang Thiệu, Đặng Minh Khiêm còn làm thơ vịnh sử (1520) lấy đề tài là nhân vật nước nhà, đến thời của Ngô, các nhà nho lại cảm khái thật sát sao với các trung thần nghĩa sĩ Hán, Đường, Tống… Chính tinh thần đồng văn có cấp bực ấy đã là căn cứ cho hành động của Lê Chiêu Thống khi đi cầu cứu Thiên tử phương Bắc”(!).
Theo tôi, dù có nguyên nhân thế nào thì quan điểm của Ngô Thì Sĩ cũng là sai lầm, hơn nữa, các lập luận của ông trong việc loại bỏ Triệu Đà cũng tỏ ra rất phiến diện. Cụ thể, ông nói đất Việt ở Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt ở Giao Chỉ, Cửu Chân, vậy ông sẽ giải thích thế nào việc cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã được sự ủng hộ của người Việt ở các quận Nam Hải, Hợp Phố, và nhờ đó Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tức bao gồm các thành ở Nam Việt. Đặc biệt, khi Hai Bà hy sinh, người Việt ở đất cũ thành Phiên Ngung (kinh đô Nam Việt xưa) cũng đã lập đền thờ Hai Bà, điều được Toàn Thư ghi nhận.
Thực tế, theo Barlow (2000), vào thời Triệu Đà, người Hán đã không thể phân biệt nổi cư dân Nam Hải, Quế Lâm và Giao Chỉ bởi tất cả họ đều là người Việt hay Lạc Việt. Từ thời Hán đến thời Tùy, sử Hoa vẫn dùng hai chữ “Lý, Lão” để gọi chung cho cư dân bản địa ở Quảng Đông và Bắc Việt Nam.
Thực tế, cư dân Nam Việt đa số là người Việt Thường/Dương Việt và Lạc Việt. Ngoài cư dân hai quận Quế Lâm và Giao Chỉ chủ yếu là người Lạc Việt thì cư dân huyện Bác La thuộc quận Nam Hải ở phía Đông Quảng Đông cũng là người Lạc Việt (Bác La là một tên gọi tương ứng với La Bạc=Lava=Lạc Việt, nước La Bạc ở Quế Lâm chính là tiền thân của nước Tây Âu-Âu Lạc (Chương 11).
Ngô Thì Sĩ nói Triệu Đà “chưa từng đến ở nước ta” và vì thế không phải vua của nước ta. Nhưng chính ông cũng thừa nhận: “Theo sách ngoại sử, mẹ của Trọng Thủy là Trình Thị, người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ (nay làng Đường Xâm, huyện Chân Định) (8) nơi có đền thờ Triệu Đà, Trình Thị cũng được thờ theo ở đền đó”.
Chúng ta không biết Triệu Đà đã lấy người vợ họ Trình ở Giao Chỉ như thế nào, nhưng cũng không loại trừ khả năng Triệu Đà đã từng đến Giao Chỉ. Có giả thuyết, dựa vào việc năm 179 TCN, Triệu Đà viết thư cho vua Hán nói đã ở đất Việt 49 năm, tức đến đất Lĩnh Nam từ năm 228 TCN là năm Tần diệt Triệu, cho rằng Triệu Đà là người nước Triệu đã di tản đến Giao Chỉ và lấy người vợ đầu tiên là Trình Thị và sinh ra Trọng Thủy, sau đó mới trở thành quan Tần. Đó chỉ là một giả thuyết, nhưng một điều chúng ta biết chắc là Lữ Gia, (9) vị tể tướng của ba bốn đời nhà Triệu và có quan hệ thông gia chặt chẽ với họ Triệu có quê cha ở Cửu Chân, quê mẹ ở Bắc Ninh và từng sống ở Hưng Yên. Rất có thể, mối quan hệ thông gia giữa họ Triệu và họ Lữ có liên quan tới việc Triệu Đà đã từng sống ở Giao Chỉ. Giả thuyết trên cũng không phải vu vơ, nếu kết nối nó với các giả thuyết của Wang Gungwu và Bùi Văn Nguyên nêu trên. Việc Ngô Thì Sĩ so sánh sử Việt Nam với sử nước Thục Hán của Lưu Bị thời Tam Quốc cũng quá khập khiễng. Nước Thục đó sau khi bị Ngụy thôn tính coi như không còn, trong khi nước Việt Nam, trên một phần đất của nước Nam Việt xưa, đã giành được độc lập từ thế kỷ 10 và vẫn tồn tại cho đến thời Ngô Thì Sĩ.
Cuối cùng, quan điểm coi Việt Nam thời Nam Việt là “ngoại thuộc”, nhưng thời Bắc thuộc là “nội thuộc” không chỉ kỳ cục (buồn cười) mà còn phi lý và thiếu tinh thần độc lập dân tộc hơn so với quan điểm coi Nam Việt là nước Việt Nam cổ.
Ngô Thời Nhiệm (1746-1803), người đã có công lớn trong chiến công đại phá quân Thanh năm 1789 chính là người con cả của Ngô Thì Sĩ. Năm 1790, ông trở thành Binh Bộ Thượng Thư, đồng thời cũng là người chủ trì các sách lược ngoại giao với nhà Thanh cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông cũng là người hiệu đính cuốn Đại Việt sử ký tiền biên cho cha mình, bộ sử duy nhất đã loại bỏ nhà Triệu. Song, có vẻ cả Ngô Thời Nhiệm và vua Quang Trung đều đã không chia sẻ quan điểm về nước Nam Việt với Ngô Thì Sĩ khi trong thực tế, họ đã tìm cách lấy lại Quảng Đông, Quảng Tây, hai tỉnh thuộc nước Nam Việt xưa của Triệu Đà.
Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu vang dội, lợi dụng sự kính phục nể trọng của vua Càn Long nhà Thanh dành cho mình, vua Quang Trung đã lên tiếng đòi lại hai tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây. Khi nhà Thanh kiên quyết chối từ, Nguyễn Huệ đã cho đúc thêm súng lớn, chuẩn bị chiến thuyền, cấp tiền cho tổ chức Thiên Địa Hội tấn công các cơ sở của nhà Thanh ở Tứ Xuyên.
Năm 1792, Nguyễn Huệ lại viết một lá thư xin Càn Long gả công chúa út cho mình cùng với của hồi môn là vùng Lưỡng Quảng. Thật bất ngờ, Càn Long ưng thuận gả con gái cùng với tỉnh Quảng Tây cho Quang Trung, thậm chí giục con gái sang ngay Việt Nam.
Dẫn ra các sự kiện đó, nhà sử học Pháp Oscar Chapuis (1995:159) nhận xét: “Không rõ liệu Nguyễn Huệ có thấy sau thái độ nhún nhường ấy là một âm mưu xảo quyệt của Càn Long, bởi nhà Thanh sau này có thể lợi dụng quan hệ gia đình để lấy lại cả Quảng Tây và Việt Nam, xưa đều thuộc Giao Châu của nhà Hán.”
Nhưng ý trời đã thắng. Ngày 16-9-1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời và cùng với ông câu chuyện kỳ lạ nhất của lịch sử Việt Nam cũng chấm dứt. Nguyễn Huệ là người Việt Nam duy nhất đã có ý định chinh phạt Trung Quốc. Ông cũng là người duy nhất có thể làm điều đó, bởi thiên tài quân sự của ông là vô song”.
Dù là kẻ thù không đội trời chung với Nguyễn Huệ, nhưng vua Nguyễn Gia Long vẫn có chung quan điểm với Nguyễn Huệ về nước Nam Việt.
Năm 1802, ông sai sứ mang thư sang nhà Thanh đề nghị đổi tên nước là Nam Việt, lấy lý do nhà Nguyễn “đã quét sạch cõi Nam, có cả toàn Việt”. Nhà Thanh từ chối và thay bằng tên Việt Nam, lấy lý do cho khỏi nhầm với nước Nam Việt xưa. Rõ ràng, nhà Thanh hiểu với việc muốn lấy tên gọi đó, nhà Nguyễn muốn nhắc nhở điều gì.
Chúng ta biết, tên gọi Việt Nam, dù do nhà Thanh chính thức đưa ra năm 1804, nhưng đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam thế chí của Hồ Tôn Thốc thời Trần cũng như trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi. Việt Nam có nghĩa là Người hay nước Việt ở phương Nam, theo ngữ pháp Việt có trật tự ngược lại nhưng nghĩa tương đương với tên Nam Việt.
Chính vì thế, cuốn Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, bộ chính sử của nhà Nguyễn soạn trong khoảng 1856-1884 vẫn coi nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam. Vua Tự Đức, rõ ràng đã cùng tâm ý với vua Gia Long và các sử quan khi viết một lời phê cho phần nhà Triệu “Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc!”
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà thơ lớn thời Nguyễn cũng thể hiện rõ quan điểm của mình về Triệu Đà bằng câu đối “Một thời gươm ngựa khinh Lưu, Hạng. Tự đó non sông tách Bắc Nam” treo trong đền thờ Triệu Đà ở xã Đồng Xâm (Thái Bình). Câu “Tự đó non sông tách Bắc-Nam” cũng gợi tới câu” Nam quốc Nam hà Nam đế cư” trong bốn câu thơ của Lý Thường Kiệt, được coi là “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam”. Người xưng đế đầu tiên ở nước Nam chính là Triệu Đà.
Trong cuốn Việt Nam sử lược (1919), nhà sử học Trần Trọng Kim vẫn tiếp tục ghi nhận nhà Triệu như một vương triều Việt Nam.
Đặc biệt, Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, trong diễn ca “Lịch sử nước ta” (1942) cũng có câu: “Triệu Đà là vị hiền quân, Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời”. Cũng cần nói thêm, những nghiên cứu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho thấy Bác luôn có những quan điểm về dân tộc, quốc tế và giai cấp không hề mang tính cực đoan như một số đồng chí và học trò của mình.
Như vậy, có thể khẳng định, cho tới giữa thế kỷ 20, không chỉ phần lớn các nhà sử học, mà hầu hết các nhà chính trị trong lịch sử Việt Nam đều công nhận Triệu Đà là một vị vua Việt Nam. Với học vấn uyên thâm và từng trải chính trị của họ, rất khó có thể nói họ đã có một sự ngộ nhận về Triệu Đà.
Đào Duy Anh (1957/2010:93) là sử gia đầu tiên thời hiện đại theo gương Ngô Thì Sĩ cho rằng “Nhà Triệu không phải là quốc triều”, Triệu Đà “chỉ là một tên giặc cướp nước”, quan niệm của Lê Văn Hưu là “quan niệm lịch sử phản dân tộc”!
Phan Huy Lê, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2000:106-7) cũng cho rằng việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên hết lời ca ngợi Sĩ Nhiếp (10) đã là một sai lầm, nhưng việc hai ông coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam còn là “một sai lầm nghiêm trọng hơn nữa”. Ông khẳng định Nam Việt là một nước cát cứ của một tập đoàn phong kiến, không phải là nước của người Việt Nam. Ông cho rằng việc Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt (tỏ ý muốn phục hưng nước cũ của người Việt) cũng như việc Triệu Đà tự xưng là “Man Di đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo tục Việt… chỉ là các thủ đoạn mị dân Việt. Việc Triệu Đà chống Tần chống Hán cũng chỉ nhằm thỏa mãn mộng bá vương của riêng mình…Nhưng nhiều sử gia phong kiến đã không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược của nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam.
Về một nhân vật lịch sử, người cùng thời còn có thể có những cách nhìn khác nhau huống chi là người khác thời. Việc Đào Duy Anh và các học trò của ông có quan điểm mới về Triệu Đà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là sau chiến thắng Điện Biên, tinh thần độc lập dân tộc cùng lập trường đấu tranh giai cấp đã lên cao và ngự trị cả xã hội lẫn giới sử học. Vì thế, một khi coi Triệu Đà là người Hoa, là quan tướng nhà Tần thì đương nhiên, không thể coi ông là một vị vua Việt. Tin tưởng rằng thời đại mới đã mang đến những quan điểm mới tiến bộ hơn, các nhà sử học trên coi việc lên án và loại bỏ những quan điểm cũ phong kiến tư sản của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên và Trần Trọng Kim là điều cần thiết. Tiếp đó, một khi thuyết bản địa thắng thế lên ngôi thì việc phủ nhận một triều đại của một nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện tại cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, việc rũ bỏ Triệu Đà cũng có nghĩa là rũ bỏ quan niệm muốn đòi lại đất Nam Việt là đất cũ của cha ông, một quan niệm chắc đã trở nên lỗi thời với thời thế hiện tại. Chúng ta không rõ quan điểm của nhà sử học đã tác động đến quan điểm của nhà chính trị hay ngược lại, nhưng trong một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu, người phát ngôn những tư tưởng chính thống của thời đó, nhà Triệu đã bị gọi là giặc (Nỏ thần vô ý trao tay giặc. Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu). Dù thế nào, quan điểm phủ nhận Triệu Đà hiện vẫn là quan điểm chính thống của sử học Việt Nam, được thể hiện trong các bộ thông sử quốc gia, được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học.
Trong khi đó, một số nhà sử học nước ngoài lại có những quan điểm mang tính khách quan về Triệu Đà nhưng cũng rất gần gũi với quan điểm của các sử gia Đại Việt. Nhà sử học Mỹ Wiens (1967:136-137) nhận xét: cuộc đời Triệu Đà có hai điều kỳ lạ: Một là sống lâu,
Hai là đã thực hiện được sự hòa nhập văn hóa và dòng máu Tàu-Việt.
Ông lấy vợ Việt, sống theo tục Việt, cai trị theo lối Việt, dùng quan lại Việt, và khi mở rộng bờ cõi thì tự xưng là Đại Thủ lĩnh của người Bách Việt. Khi chống Hán thì mọi hành động xử sự của ông đều giống như của một người Việt. (11) Trong gần một trăm năm dưới thời nhà Triệu, Nam Việt là một nước độc lập và văn hóa người Nam Việt cũng mang bản sắc Việt rõ nét. Vì thế, người dân hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây sau này vẫn có một nền văn hóa với tiếng nói và phong tục riêng biệt của người Việt. Triệu Đà thực sự đã có công lao với nước Nam Việt, vì thế người Bách Việt đã đứng dưới ngọn cờ của ông”.
Dựa vào nhận xét trên, Kim Định, trong cuốn Triết Lý Cái Đình (1970) đã cho rằng: có thể coi Triệu Đà như một người đã “cố gắng dẻo dai để lập lại nước Văn Lang xưa” và “nước Nam Việt của Triệu Đà chính là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt thời Hồng Bàng huyền bí”.
Một chuyên gia về người Choang, nhà nhân học Mỹ là J. Barlow (2001) cũng xác định: “Triệu Đà đã thống nhất nhiều nhóm Bách Việt cho đến khi đó còn phân tán tản mạn. Việc ông đã dựng nên nhanh chóng một quốc gia hùng mạnh cho thấy các nhà nước địa phương có trước đó đã phát triển ở trình độ cao, và thực tế Triệu Đà thường để các vua chúa bản địa (Lạc hầu, Lạc tướng) cai quản các vùng đất của mình. Ông lỏng tay để họ tự trị và báo cho Hoàng đế Hán biết các thủ lĩnh Tây Âu, Lạc Việt đều đã tự xưng vương, cho thấy một hệ thống chính trị ở cấp độ mới” (tức một liên minh Bách Việt) đã ra đời.
Nhà sử học Mỹ Thompson (2009:26) còn đi xa hơn: “Tôi tin rằng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy Triệu Đà có thể là người Việt, hoặc nếu không phải là người Việt thì cũng thuộc về một tộc ít người khác không được coi là người Hán. Ông được miêu tả là rất hiểu biết về người Việt, đã theo phong tục Việt, lấy vợ Việt và kết thông gia ít nhất với một dòng họ chắc chắn là người Việt”. (12)
Nhà khảo cổ học Đức Reinecker (2009:169) khi viết Hai Bà Trưng là “thủ lĩnh của người Nam Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng” cũng ngụ ý vùng Bắc phần là một phần của nước Nam Việt.
Nhiều học giả Việt Nam thời nay như Vũ Thế Khôi, Hồ Bạch Thảo, Trịnh Quang Vũ, Trịnh Quang Dũng, và đặc biệt, nhà khảo cổ học Nguyễn Việt (2010) cũng có xu hướng muốn chứng minh Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam. Họ lập luận việc -- Triệu Đà thôn tính Mân Việt và thôn tính nước Âu Lạc cũng như việc Thục Phán thôn tính Văn Lang của Hùng Vương không phải là sự xâm lược mà là sự sáp nhập, thống nhất các nước Việt nhỏ thành một nước Việt lớn, đủ mạnh để chống nạn bành trướng phương Bắc.
Nước Nam Việt thực chất là của người Việt với một ông hoàng đế, tuy là người Tàu (tướng nhà Tần/Ch'in) nhưng đã lấy vợ Việt, theo tục Việt, tức là ông đã tự mình đồng hóa để gần như thành một người Việt.
Việc Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Ngụy thời Tam Quốc phản ảnh một quan điểm lạc hậu coi các triều đại Hán, Ðường là chính thống, còn các triều Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương… là ngụy triều. Họ cũng so sánh Triệu Đà với G. Washington, tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nguyên là một sĩ quan quân đội thực dân Anh; so sánh việc sử Đại Việt thừa nhận nhà Triệu với việc sử Trung quốc thừa nhận nhà Nguyên, Thanh của người Mông Cổ, Mãn Châu .v.v. (13)
Kết luận
1 – Triệu Đà là ai, có công hay tội với người Việt Nam? Với những câu hỏi đó, sử sách và sử miệng đã, đang và sẽ còn có những câu trả lời khác biệt. Nhưng việc thừa nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam và những đánh giá tích cực về Triệu Đà của các anh hùng và sử gia Đại Việt đã bắt nguồn từ tâm thức truyền thống lâu đời của người Việt Nam xưa cùng với những từng trải cùng nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và suy xét sâu sắc về lịch sử dân tộc, đất nước, vì thế rất đáng để con cháu của Triệu Đà lắng nghe, thấu hiểu, và trân trọng.
2 – Các bằng chứng ngôn ngữ, khảo cổ đã và sẽ cho thấy: vùng đất Lĩnh Nam hay Nam Việt bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam cho đến thời Đông Sơn luôn là một vùng đất của các nhóm Bách Việt có cùng cội nguồn, đặc biệt của các nhóm cùng gốc là Lạc Việt, Việt Thường, Ư Việt... Và đó chính là nền tảng văn hóa-tộc người của nước Nam Việt.
Tạ Đức
Trích sách Nguồn gốc người Việt – người Mường
________________________________________
Chú thích:
(1) Triệu Đà đã ngay lúc còn sống đã lấy hiệu Vũ Vương, tức không theo qui tắc truyền thống của người Hán bởi đó là danh hiệu chỉ đặt sau khi chết, tức thụy hiệu (Anrrouseau 1923: 195).
(2) Tại Bảo tàng Lịch sử và Nghệ thuật Brusell (Bỉ) có giữ một chiếc ấn Việt/Tư Phố hầu ấn của viên quan Nam Việt cai quản quận Cửu Chân (Nguyễn Việt 2010:643).
(3) Đó là tuổi của Triệu Đà dựa theo Toàn Thư. Các tư liệu khác xác định Triệu Đà chỉ thọ 91, 96, 102 hay 105 tuổi.
(4) Hiện vẫn còn hai đền ở xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên và Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình.
(5) Cũng gọi là Việt Nam thế chí. Phan Huy Chú cho biết quyển một của sách viết về 18 đời vua Hùng, quyển 2 viết về nhà Triệu (dẫn theo Tạ Chí Đại Trường 2008).
(6) Theo Phan Duy Kha http://hoangbo.vn/.Theo Trịnh Quang Vũ (www.vietnamfineart.com.vn/), truyền thuyết này cũng được ghi trong Cổ lôi ngọc phả truyền thư do La sơn phu tử Nguyễn Thiếp vâng lệnh vua Quang Trung sao lại (?). Gia phả họ Nguyễn ở Nghệ Tĩnh lại ghi Triệu Đà có tên thực là Nguyễn Cẩn, dòng dõi Vua Hùng.
(7) Một câu nói nổi tiếng từng được cho là của tổng thống Pháp C. de Gaull ( 1890-1970), thủ tướng Anh Churchill ( 1874-1965), nhưng thực ra là của thủ tướng Anh Palmerston (1784-1865)
(8) Chân Định là tên của huyện Kiến Xương vào thời Lê lấy theo tên huyện Chân Định, quê của Triệu Đà.
(9) Họ Lữ trong tiếng Việt thường đọc là Lã. Tôi ngờ họ Lữ của Lữ Gia có gốc từ La/Lạc, tức một dòng họ Lạc hầu hay Lạc tướng.
*(10) Sĩ Nhiếp là một viên quan nhà Hán đã có công truyền bá Nho giáo, lập ra trường dạy chữ Hán ở Việt Nam, được suy tôn là “Nam giao học tổ” (Ông Tổ của nền giáo dục Việt Nam). Trong Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên ca ngợi ông là “người khoan hậu, khiêm tốn, đã giữ vẹn đất Việt để đương đầu với Tam Quốc, sáng suốt lại mưu trí, đáng gọi là người hiền… là người độ lượng, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến nên gọi là vương. Nhà Trần đã truy phong ông là Thiên Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương”. Toàn Thư cũng dành hẳn một kỷ Sĩ Vương nói về ông.
Theo tôi, tổ tiên Sĩ Nhiếp chạy loạn sang Việt Nam đã được sáu đời, so với Lý Bí chỉ kém một đời nên trên thực tế ông Sĩ Nhiếp đã trở thành là người Việt. Cho dù ông làm quan cho nhà Hán chứ không nổi dậy chống nhà Lương như Lý Bí, nhưng người xưa tôn vinh ông chính là để thể hiện một đạo lý dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
(11) Câu hỏi của Triệu Đà với sứ Hán: “Tôi với vua Hán ai hơn ai?” gợi nhớ đến câu hỏi của vua Điền và Dạ Lang: “Nước Điền (hay nước Dạ Lang) nước nào lớn hơn?”.
(12) Tức dòng họ Lữ của Lữ Gia. Theo Toàn Thư, họ Lữ có hơn 70 người làm quan, con trai Lữ Gia đều lấy con gái vua, con gái đều gả cho con em vua và người trong tôn thất.
(13) Bạn đọc có thể dễ dàng tìm đọc trên internet bài viết của các học giả trên, riêng Trịnh Quang Dũng là tác giả cuốn Văn minh chè Việt (2012). Trên các diễn đàn sử học trên mạng, có xu hướng ủng hộ việc thừa nhận hay ít nhất không phủ nhận và kết án Triệu Đà đang chiếm ưu thế.
---------------------------------------------------------
* Sĩ Nhiếp là người thế nào? Theo sử Tàu, y gốc người nước Lỗ. Tổ bảy đời của Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãng mới chạy đến đất Thương Ngô.
Cha của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ, làm thái thú quận Nhật Nam. Nhờ cha mà Sĩ Nhiếp được đi học, thăng quan tiến chức và cuối cùng làm thái thú ở quận Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp có ba thủ đoạn:
1 ☛ Gạt Trương Tân về triều để leo lên chức thứ sử;
2 ☛ Đưa anh em vào làm thái thú các quân Cửu Chân, Hợp Phố, Nam Hải;
3 ☛ Đưa hàng trăm người thân và người quen sang Giao Chỉ lập nghiệp và tạo vây cánh.
Nhờ đám này mà Sĩ Nhiếp được tôn vinh làm Sĩ Vương “có công khai hóa dân Giao Chỉ!”
====================================
-------------------------------------
Vào năm 1965 tại Hồ Bắc. Trên một mặt của lưỡi kiếm, người ta tìm thấy hai dòng chữ cổ. Tổng cộng có tám chữ được viết theo lối "điểu trùng văn"
("鸟虫文") "越王" "Việt vương". - "Vua nước Việt") và "自作用剑" ("tự tác dụng kiếm" - "kiếm tự làm để dùng").
"越王自作" - Việt vương Câu Tiễn ("tự tác dụng kiếm" - "kiếm tự làm để dùng").
Việt Vương Câu Tiễn (496 TCN -465 TCN)
>>>>>>
Tone | Mandarin | Vietnamese | Cantonese | |
---|---|---|---|---|
陰平 | ā | Ngang | số 1 | |
陽平 | á | dấu huyền | số 4 | |
陰上 | ă | dấu hỏi | số 2 | |
陰上 | dấu ngã | số 5 | ||
陽上 | à | dấu sắc | số 3 | |
陽去 | dấu nặng | số 6 | ||
陰入 | Randomly merged with other tones |
dấu sắc | số 1,3 (7,8) | |
陽入 | dấu nặng | số 6 (9) |
► The first one is a bar (called ‘thanh ngang’ in Vietnamese).
It’s just a simple ‘ahh’ sound in English, this sounds exactly the same with the third tone in Cantonese.
► The second tone is ‘à’, which sounds exactly the same with the fourth tone in Cantonese.
► The third tone is ‘á’, which sounds like the first tone in Cantonese.
► The fourth tone is ‘ả’, which sounds like the second tone in Cantonese.
► The fifth tone is ‘ã’, which is a little bit like the fourth tone in Cantonese.
► The sixth tone is ‘ạ’, which sounds exactly like the fifth tone in Cantonese.
All the Vietnamese tones, except for the tidal wave ã, are similar to the tones in Cantonese.
There is this special consonant ‘ng’ as in 我, which exists in Cantonese and Vietnamese too. But many recent Cantonese speakers cannot pronounce this consonant any more due to the evolution of Cantonese.
==============================
It should be:
ā 陰平 - Ngang: base
á 陽平 - huyền: highly up
ă 陰上 - hỏi: Sắc with an interruption
陽上 - ngã: just quite similar to Sắc but in other direction, down.
陰去 - Nặng: opposite to Ngã or Huyền with an interruption. (and sounds very very bass).
- Hỏi: low then up
陰入
陽入
It should be:
ā 陰平 - Ngang: base
á 陽平 - huyền: highly up
ă 陰上 - hỏi: Sắc with an interruption
陽上 - ngã: just quite similar to Sắc but in other direction, down.
陰去 - Nặng: opposite to Ngã or Huyền with an interruption. (and sounds very very bass).
- Hỏi: low then up
陰入
陽入
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung phổ thông có 4 thanh điệu căn bản. Trong bính âm, các thanh điệu này được ký hiệu là:
- Thanh thứ nhất: cũng gọi là "âm bình (陰平/阴平)", là thanh cao, rất đều. Gần giống thanh "ngang" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "¯". Trong chú âm, thanh "ngang" lại không có ký hiệu.
- Thanh thứ hai: cũng gọi là "dương bình (陽平/阳平)", là thanh cao, đều, từ thấp lên cao. Gần giống thanh "sắc" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "´".
- Thanh thứ ba: cũng gọi là "thượng thanh (上聲/上声)", là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao. Gần giống thanh "hỏi" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "ˇ".
- Thanh thứ tư: cũng gọi là "khứ thanh (去聲/去声)", là thanh từ cao xuống thấp. Ngắn và nặng hơn thanh "huyền", dài và nhẹ hơn thanh "nặng" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "ˋ".
Ngoài ra còn một thanh nữa, gọi là thanh nhẹ (輕聲/轻声, khinh thanh). Thanh này chỉ dùng khi muốn làm nhẹ một âm phía trước. Trong bính âm, thanh nhẹ không có ký hiệu, nhưng trong chú âm thì nó được ký hiệu là "." (dấu khuyên nhỏ).
Pinyin | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chinese | 拼音 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Scheme for the Chinese Phonetic Alphabet | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Simplified Chinese | 汉语拼音方案 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Traditional Chinese | 漢語拼音方案 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
6
2
4
23 December 2012. Retrieved 2 April 2019.
北市捷運局指出,目前有7大捷運站名英譯沒有隔音符號,常讓外國人問路鬧烏龍,如大安站「Daan」被誤唸為丹站、景安站「Jingan」變成金幹站等,捷運局擬加撇號「’」或橫線「-」,以利分辨音節。 Cục Vận tải đường sắt thành phố Phía Bắc chỉ ra rằng hiện nay có 7 trạm tàu điện ngầm lớn tên tiếng Anh không có biểu tượng cách âm, thường để cho người nước ngoài hỏi đường náo loạn ô long, chẳng hạn như ga Đại An "Daan" bị nhầm lẫn là ga Dan, ga Cảnh An "Jingan" biến thành ga Kim Can, Cục Tàu điện ngầm dự định thêm bảng số "" hoặc đường ngang "-", để phân biệt âm tiết.
background: #ccf;" #cfc; #cff;
-----------------------------------------
Les premiers diagrammes connus de voyelles chinoises ont été publiés en 1920 par le linguiste Yi Tso-lin. Le tableau suivant liste les voyelles en mandarin : dans chaque case, en haut sa prononciation de référence en API, en bas son écriture en pinyin.
Point d'articulation→ | Antérieures | Quasi-antérieures | Centrales | Quasi-postérieures | Postérieures | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Aperture↓ | non arr. | arr. | non arr. | arr. | non arr. | arr. | non arr. | arr. | non arr. | arr. | |
Fermées | [i] i |
[y] ü / u |
[ɨ] i |
[u] u | |||||||
Pré-fermées | [ʊ] o |
||||||||||
Mi-fermées | [e] e |
[ɤ] e |
[o] o | ||||||||
Moyennes | [ə] e |
||||||||||
Mi-ouvertes | [ɛ] a / ê |
[ɔ] o | |||||||||
Pré-ouvertes | [ɐ]
a / e |
||||||||||
Ouvertes | [a] a |
[ɑ] a |
Tons[modifier | modifier le code]
Le mandarin est une langue tonale à quatre tons. Ceux-ci sont représentés en pinyin par des accents, également appelés diacritiques. Lorsqu'on ne dispose pas des caractères accentués, on peut utiliser des chiffres écrits après les syllabes. Le 0 indiquant l'absence de ton.
Cette table donne les caractères Unicode correspondant aux lettres accentuées utilisées en pinyin[α].
Ton | Chiffre | Accent | API | Voyelle | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Neutre | 0 | a | e | i | o | u | ü | ||
Haut et plat | 1 | Macron | [˥] | ā | ē | ī | ō | ū | ǖ |
Haut montant | 2 | Aigu | [˧˥] | á | é | í | ó | ú | ǘ |
Descendant légèrement puis remontant | 3 | Caron | [˨˩˦] | ǎ | ě | ǐ | ǒ | ǔ | ǚ |
Descendant et bref | 4 | Grave | [˥˩] | à | è | ì | ò | ù | ǜ |
Consonnes et semi-voyelles[modifier | modifier le code]
Le tableau suivant liste les consonnes employées en mandarin : dans chaque case, en haut sa prononciation de référence en API, en bas son écriture en pinyin.
Consonne[a] | Bilabiale | Labio- dental |
Alvéolaire | Rétroflexe | Alvéolo- palatale |
Palatale | Vélaire | Labio- vélaire |
Labio- palatale |
Glottal | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sourde | Voisée | Aspirée | Sourde | Sourde | Voisée | Aspirée | Sourde | Aspirée | Sourde | Aspirée | Voisée | Sourde | Voisée | Aspirée | Voisée | Voisée | Sourde | |
Nasale | [m] m |
[n][b] n |
[ŋ][b] -ng |
|||||||||||||||
Occlusive | [p] b |
[pʰ] p |
[t] d |
[tʰ] t |
[k] g |
[kʰ] k |
[ʔ][c] | |||||||||||
Affriquée | [ts] z |
[tsʰ] c |
[tʂ] zh |
[tʂʰ] ch |
[tɕ] j |
[tɕʰ] q |
||||||||||||
Fricative | [f] f |
[s] s |
[ʂ] sh |
[ʐ][d] r |
[ɕ] x |
[x] h |
||||||||||||
Spirante | [ɻ][d] r |
[j][e] y / i |
[w][e] w / u |
[ɥ][e] y / ü |
||||||||||||||
Spirante latérale | [l] l |
- Notes du tableau
- Les cases colorées correspondent aux consonnes servant d'attaques.
- [n] et [ŋ] : consonnes nasales servant de coda.
- [ʔ] : anciennement le mandarin, comme d'autres langues chinoises aujourd'hui encore, employait un sixième ton appelé ton d'entrée. Celui-ci se caractérisait par une prononciation brève et vive. Il peut se marquer dans la langue contemporaine par un coup de glotte.
- [ʐ] et [ɻ] : allophones du même caractère r.
- [j], [w] et [ɥ] : semi-voyelles servant de médiane.
Graphèmes simples[modifier | modifier le code]
Le système pinyin stipule que, pour rendre le style orthographique court, les graphèmes complexes zh, ch, sh et ng peuvent s'écrire respectivement ẑ, ĉ, ŝ et ŋ. Mais ces lettres ne sont pas couramment utilisés.
Attaques[modifier | modifier le code]
Les consonnes débutant une syllabe sont appelés attaques ou initiales. Le pinyin en spécifie 21. Leur ordre conventionnel, dit bopomofo, suit le mode d'articulation consonantique (on parle alors de classement alphabétique de type indien). Leur liste est la suivante :
b p m f | d t n l | g k h | j q x | zh ch sh r | z c s |
Cependant, en mandarin contemporain les initiales des mots prennent d'autres formes que ces 21 consonnes. La langue emploie ainsi des demi-voyelles, des coups de glotte et d'autres consonnes nasales. La phonologie classe celles-ci dans un segment de consonnes dites nulles. Mais le système Pinyin ne leur reconnaît pas le statut d'attaques : une syllabe ayant une consonne nulle n'est constituée que d'une finale. Ainsi les lettres w et y ne sont pas des caractères officiels d'attaque en pinyin ; aussi par convention, quand les noyaux i, u, ou ü ne sont pas précédées d'une attaque, on écrit les syllabes respectivement yi, wu, et yu.
Finales[modifier | modifier le code]
Le tableau suivant transcrit les finales possibles en mandarin, en fonction des médianes et des coda, les noyaux étant indiqués en caractères gras : dans chaque case, en haut la prononciation de référence en API, au milieu l'écriture en pinyin pour une syllabe sans attaque, en bas l'écriture en pinyin pour une syllabe avec attaque.
Coda→ | ∅ | [i] | [u] | [n] | [ŋ] | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
M é d i a n e |
∅ | [ɨ] -i[a] |
[a] a -a |
[ɔ] -o |
[ɤ] e -e |
[ɛ] -ê |
[ɐɚ̯] -er[b] |
[ai̯] ai -ai |
[ei̯] ei -ei |
[au̯] ao -ao |
[ou̯] ou -ou |
[an] an -an |
[ən] en -en |
[aŋ] ang -ang |
[əŋ] eng -eng |
||
[j] | [i] yi -i |
[ja] ya -ia |
[je] ye -ie |
[jau̯] yao -iao |
[jou̯] you -iu |
[jɛn] yan -ian |
[in] yin -in |
[jaŋ] yang -iang |
[iŋ] ying -ing |
||||||||
[w] | [u] wu -u |
[wa] wa -ua |
[wo] wo -uo[c] |
[wai̯] wai -uai |
[wei̯] wei -ui |
[wan] wan -uan |
[wən] wen -uen |
[waŋ] wang -uang |
[wəŋ] weng |
[ʊŋ] -ong | |||||||
[ɥ] | [y] yu -ü[d] |
[ɥe] yue -üe[d] |
[ɥɐn] yuan -üan[d] |
[yn] yun -ün[d] |
[jʊŋ] yong -iong |
- Notes du tableau
- Consonnes syllabiques.
- Les caractères ㄦ, 而, 二, etc. s'écrivent er.
- uo s'écrit o après b, p, m et f.
- ü s'écrit u après j, q et x.
Prononciation chinoise de l'alphabet[modifier | modifier le code]
L'ordre alphabétique dit levantin a été adopté par le système pinyin. Cependant la prononciation des lettres est propre au chinois. Le tableau suivant les liste avec leur équivalent dans l'alphabet phonétique chinois zhuyin, et les transcriptions en API et en pinyin de leur déchiffrement ; la représentation zhuyin est basée sur les habitudes générales d'écriture.
Lettre | A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Zhuyin | ㄚ | ㄅ | ㄘ | ㄉ | ㄜ | ㄈ | ㄍ | ㄏ | ㄧ[a] | ㄐ | ㄎ | ㄌ | ㄇ |
API | [ɑ] | [pɛ] | [tsʰɛ] | [tɛ] | [ɤ] | [ɛf] | [kɛ] | [xa] | [i] | [tɕiə] | [kʰɛ] | [ɛl] | [ɛm] |
Pinyin | a | bê | cê | dê | e | êf | gê | ha | yi | jie | kê | êl | êm |
Lettre | N | O | P | Q | R | S | T | U | V | W | X | Y | Z |
Zhuyin | ㄋ | ㄛ | ㄆ | ㄑ | ㄦ | ㄙ | ㄊ | ㄨ[b] | ㄪ[c] | ㄨ[b] | ㄒ | ㄧ[a] | ㄗ |
API | [nɛ] | [o] | [pʰɛ] | [tɕʰiu] | [aʐ] | [ɛs] | [tʰɛ] | [u] | [vɛ] | [ua] | [ɕi] | [ia] | [tsɛ] |
Pinyin | nê | o | pê | qiu | ar | ês | tê | wu | vê | wa | xi | ya | zê |
- Notes du tableau
- Les caractères zhuyin ne distinguent pas les semi-voyelles I et Y.
- Les caractères zhuyin ne distinguent pas les semi-voyelles U et W.
- Le caractère zhuyin ㄪ et la lettre V s'emploient pour orthographier des mots étrangers ou dans une langues chinoises non hàns.
Typographie[modifier | modifier le code]
Le hanyu pinyin ne stipule pas quel type de police utiliser. Son projet indique que « l'écriture des lettres est basée sur les habitudes d'écriture générales de l'alphabet latin ». Des variantes d'écriture existent donc. Ainsi la lettre a peut aussi s'écrire ɑ.
Par simplification, les marques diacritiques qui marquent les quatre tons sont souvent omises. Il en résulte un certain degré d'ambiguïté quant aux mots représentés. Le contexte devient alors très important pour bien comprendre le mot.
Saisie au clavier utilisant le pinyin[modifier | modifier le code]
Voir l'article : Méthode d'encodage pinyin
Il est possible de saisir des caractères chinois sur un clavier alphabétique, en frappant le pinyin, avec ou sans le ton exprimé par un chiffre (1 à 4, le zéro correspondant à l'absence de ton). Une liste de sinogrammes est proposée et l'opérateur choisit. Des mécanismes d'anticipation basés sur un vocabulaire permettent de proposer en premier les sinogrammes les plus probables, notamment le suivant d'un mot polysyllabique, et une mémoire des frappes antérieures propose en premier les sinogrammes et les mots polysyllabiques déjà utilisés.
Saisie sur clavier d'ordinateur[modifier | modifier le code]
Saisir des hanzi en pinyin[modifier | modifier le code]
Les systèmes d'exploitation les plus courants Windows, GNU/Linux et macOS possèdent en standard des fonctions de saisie du chinois en pinyin.
- Sous MS-Windows (2000 et supérieur) : panneau de configuration ⇒ options régionales ⇒ ajouter une langue ⇒ chinois traditionnel ; le chinois est ajouté à la barre de langues. Ce logiciel IME (Input Method Editor) a de larges possibilité de paramétrage, affichage de claviers virtuels spécialisés, choix des caractères dans des tableaux par clés et nombre de traits.
- Sous MS-Windows (95 à Me) installer les IME que l'on peut trouver sur le site de Microsoft.
- Sous macOS, on peut sélectionner la méthode de saisie Chinois simplifié ⇒ ITABC ou Chinois traditionnel > Pinyin (ouvrir les Préférences systèmes puis International). Attention toutefois : En ITABC pour Chinois simplifié, le clavier est qwerty, alors qu’en saisie Pinyin pour Chinois traditionnel, le clavier est azerty.
- Sous GNU/Linux, on peut utiliser iBus, avec son module libpinyin. L'ancien système permettant de centraliser les différentes méthdes de saisies complexes étaient SCIM (bouton droit ⇒ méthode de saisie ⇒ chinois simplifié ⇒ smart pinyin).
- Certains logiciels de traitement de texte, par exemple Njstar, offrent une fonction équivalente de saisie, et peuvent être utilisés sur un ordinateur non configuré pour les langues à sinogrammes.
Saisir du pinyin en pinyin[modifier | modifier le code]
Il est également possible sous Linux de taper du pinyin avec ton, afin d'écrire des transcriptions pinyin.
Pour cela il y deux méthodes : l'utilisation du module SCIM zh-pinyin (taper la lettre suivi du numéro du ton) (attention aux touches a et q, qui sont parfois inversées) et l'utilisation de la touche compose, combinée avec :
- _ + a/e/i/o/(¨)u pour āēīō(ǖ)ū ;
- ' + a/e/i/o/(¨)u pour áéíó(ǘ)ú ;
- c + a/e/i/o/(¨)u pour ǎěǐǒ(ǚ)ǔ ;
- ` + a/e/i/o/(¨)u pour àèìò(ǜ)ù.
Dans certains cas, le quatrième ton ne marche pas. Par contre, à, è et ù sont déjà présents sur les claviers azerty français, ou bien il est possible d'utiliser l'« input pad » de SCIM (clavier virtuel, touches composées), puis de combiner grave + caractère (a/e/i/o/(")u).
Il est également possible sous Windows de taper du pinyin avec ton en utilisant un pilote clavier français enrichi comme celui du projet libre FrElrick[26]. Dans ce dernier, les tons sont gérés comme des accents, ainsi :
- le macron est accessible via (AltGr+Cap+_), et par exemple (AltGr+Cap+_) + A donne Ā ;
- la hatchek ou caron est accessible via (AltGr+Cap+^), et par exemple (AltGr+Cap+^) + U donne Ǔ ;
- l’accent aigu est accessible via (AltGr+^), et par exemple (AltGr+^) + o donne ó ;
- l’accent grave est étendu pour prendre en charge le ü et le Ü, ainsi (AltGr+è) + (AltGr+u) donne ǖ.
Les caractères ü et Ü dans ce dispositif doivent être saisis directement sans passer par une frappe muette d’accent, et ces caractères ont donc été ajoutés à la touche de la lettre U, respectivement en (AltGr) et en (AltGr)+(Cap) pour permettre de les accentuer avec un ton.
Enfin, il est possible de taper du pinyin sous Linux, Windows et Mac, en utilisant la disposition de clavier bépo, qui est une disposition Dvorak. Cette disposition permet entre autres d'écrire énormément de caractères, grâce aux touches mortes. Voici les exemples pour la voyelle u (pour les autres voyelles, on procède par analogie) :
- ū s'obtient avec : (altgr+m) + u ;
- ú s'obtient avec : (altgr+é) + u ;
- ǔ s'obtient avec : (altgr+v) + u ;
- ù s'obtient avec : (altgr+è) + u (ù est également disponible en altgr+u) ;
- ǖ s'obtient avec : (altgr+m) + (altgr+i) + u ;
- ǘ s'obtient avec : (altgr+é) + (altgr+i) + u ;
- ǚ s'obtient avec : (altgr+v) + (altgr+i) + u ;
- ǜ s'obtient avec : (altgr+è) + (altgr+i) + u.
Saisie sur clavier de téléphone portable[modifier | modifier le code]
Clavier numérique[modifier | modifier le code]
La composition des messages, et des noms dans les répertoires, sur un clavier numérique dont chaque touche correspond à plusieurs caractères latins, tire parti du nombre réduit de syllabes existantes (420 environ). Les syllabes possibles du pinyin s'affichent à la frappe des touches, par prédiction, comme dans les méthodes avec clavier alphabétique. Le choix par curseur de la syllabe affiche une liste de caractères, qu'on choisit, donc, par curseur. La composition d'un message en sinogrammes est plus rapide que la composition d'un message équivalent en caractères latins correctement orthographié. Toutes les grandes marques distribuent la variante de logiciel de leurs appareils qui offre ce mode de saisie, en plus du mode alphabétique et des modes spécialisés.
Écrans tactiles[modifier | modifier le code]
Les smartphones sont généralement équipés d'écrans numériques. Des claviers spécialisés sont donc affichés sur la surface de l'écran. Un clavier de type QWERTY ou AZERTY peut être utilisé pour taper en pinyin avec prédiction de caractères, sur Android : Sogou pinyin, Google pinyin, 国笔GB输入法 (qui propose aussi zhuyin, méthode cāngjié et écriture manuscrite), etc.
Notes et références[modifier | modifier le code]
Notes[modifier | modifier le code]
- Ces caractères peuvent être utilisés directement dans les documents codés en UTF-8 (ou autre codage Unicode) ou à l’aide d’entités de caractère dans les documents HTML non Unicode.
Références[modifier | modifier le code]
- (en) Cet article est partiellement ou en totalité issu de l’article de Wikipédia en anglais intitulé « Pinyin » (voir la liste des auteurs).
- (en) « Hanyu Pinyin to be standard system in 2009 », Taipei Times, (lire en ligne)
- (en) « Gov't to improve English-friendly environment », The China Post, (lire en ligne)
- Kiong Wong Sin, Confucianism, Chinese History and Society, World Scientific, (ISBN 978-9814374477, lire en ligne), p. 72
- Liam Matthew Brockey, Journey to the East: The Jesuit Mission to China, 1579–1724, Harvard University Press, (ISBN 978-0674028814, lire en ligne), p. 261
- Wing-tsit Chan et Joseph Adler, Sources of Chinese Tradition, Columbia University Press, , 303, 304 (ISBN 978-0231517997, lire en ligne)
- Victor H. Mair, Difficult Characters: Interdisciplinary Studies of Chinese and Japanese Writing, Columbus, Ohio, Ohio State University National East Asian Language Resource Center, , « Sound and Meaning in the History of Characters: Views of China's Earliest Script Reformers »
- Benjamin Ao, « History and Prospect of Chinese Romanization », Chinese Librarianship: An International Electronic Journal, vol. 4, (lire en ligne)
- Jerry Norman, Chinese, Cambridge Language Surveys, Cambridge University Press, (ISBN 0521296536, lire en ligne), p. 261
- Lionel M. Jensen et Timothy B. Weston, China's Transformations: The Stories Beyond the Headlines, Rowman & Littlefield, (ISBN 978-0742538634), p. XX
- Ping Chen, Modern Chinese: History and Sociolinguistics, Cambridge University Press, (ISBN 0521645727, lire en ligne ), 186 :
« Latinxua Sin Wenz tones. »
- John DeFrancis, The Chinese Language: Fact and Fantasy (Honolulu: University of Hawaii Press, 1984), pp. 246-247.
- « Father of pinyin », sur China Daily, (consulté le ) Reprinted in part as Alan Simon, « Father of Pinyin », Xinhua, Hong Kong, 21–27 jan 2011, p. 20
- (en) Colin Dwyer, « Obituary: Zhou Youguang, Architect Of A Bridge Between Languages, Dies At 111 », National Public Radio, (lire en ligne, consulté le )
- Tania Branigan, « Sound Principles », The Guardian, London, (lire en ligne, consulté le )
- Rohsenow, John S. 1989. Fifty years of script and written language reform in the PRC: the genesis of the language law of 2001. In Zhou Minglang and Sun Hongkai, eds. Language Policy in the People's Republic of China: Theory and Practice Since 1949, p. 23
- Tania Branigan, « Sound principles », The Guardian, London, (lire en ligne)
- « Hanyu Pinyin system turns 50 », Straits Times, (lire en ligne, consulté le )
- [[Jeroen (Leiden University) Wiedenhof|Jeroen (Leiden University) Wiedenhof]] (2004). « Purpose and effect in the transcription of Mandarin » : 387–402 p., National Yunlin University of Science and Technology. Consulté le 2009-07-18.
- Terry, Edith. How Asia Got Rich: Japan, China and the Asian Miracle. M.E. Sharpe, 2002. 632. Retrieved from Google Books on August 7, 2011. (ISBN 0-7656-0356-X), 9780765603562.
- Terry, Edith. How Asia Got Rich: Japan, China and the Asian Miracle. M.E. Sharpe, 2002. 633. Retrieved from Google Books on August 7, 2011. (ISBN 0-7656-0356-X), 9780765603562.
- « GB/T 16159-2012 » (consulté le )
- (en) Draft scheme for a Chinese phonetic alphabet : simplifying Chinese characters (supplément de People’s China), Peking, (lire en ligne)
- (en) « ISO 7098:1991 — Information and documentation -- Romanization of Chinese », sur iso.org, ISO.
- (zh) Shih Hsiu-Chuan, « Hanyu Pinyin to be standard system in 2009 », sur taipeitimes.com, Taipei Times, .
- R. F. Price (2005), Education in Modern China, volume 23 de China: History, Philosophy, Economics (2, édition illustrée). Routledge. pp. 206-208 (ISBN 0-415-36167-2).
- « FrElrick », sur sourceforge.net.
No comments:
Post a Comment