Friday, December 29, 2023



Múa rồng tuyệt đẹp - LSR Tăng Thiện Tài - Đà Nẵng.
https://youtu.be/dJS4VRL1upg?si=wdrjQSi3A7-S5JhP


Múa Rồng Tại Yên Tử (17/12/2023)「LSR Hồ Việt Quyền」
https://youtu.be/tOzLD3HLpoM?si=E9-8ITRVxLleLIEL


Múa Lân Rồng. Đẹp nhất 2024. Công viên Văn Lang. P. 9. Q 5.
https://youtu.be/BYzYpelK2o4?si=J2v3g0PzAJQ5UTT9





Rồng Việt Nam


Rồng Việt Nam

 



Nên Dùng Trống Trận Quang Trung, Múa Long Hay Múa Lân Cho Những Ngày Lễ Hội Việt?


29/09/2015
Tác giả: Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

<>Việc thực hiện “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn”, thiết nghĩ tại hải ngoại chúng ta đã có biết bao lão sư, võ sư của các môn phái cổ truyền, Tây Sơn Bình Định cùng các bậc trưởng thượng, các nhà văn hóa, các bậc học giả không lẽ chúng ta không thể cùng nhau thực hiện được điều này hay sao? <>
Qua quá trình một ngàn năm xâm chiếm nước Việt trước kia, giặc Tàu đã dùng mọi phương cách để hủy diệt nền văn hóa nước ta từ ngôn ngữ cho đến các nghi lễ, tập tục hầu đạt được mục đích chính là đồng hóa và làm mất đi cội nguồn văn hóa dân tộc Việt để dễ bề thống trị. Nhưng trước sức quật khởi kiên cường cùng với sự sáng tạo của cha ông ta, chúng đã thất bại thảm hại từ mặt trận này sang mặt trận khác để cuối cùng phải rút hết tàn quân ra khỏi đất Việt trong sự nhục nhã và thèm khát. Âm mưu bá quyền và thâm độc đó vẫn còn tồn tại mãi cho đến hôm nay.


Nhìn lại các cuộc diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa trong một vài năm qua, cộng đồng Nam California dưới sự điều hành của Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa ít nhất cũng đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng qua phần trình diễn của đoàn trống Thiên Ân.

Dưới sự đô hộ và áp đặt của giặc Tàu, văn hóa Việt không ít thì nhiều đã bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn trong các lễ nghi và tập tục. Khi được hỏi đến chung chung về vấn đề này thì đã có một số ít người cho rằng: “Văn hóa Tàu đã hòa nhập và trở thành một phần văn hóa của dân tộc Việt trong suốt bao trăm năm qua, thôi thì mình cũng nên chấp nhận như vậy”. Thật đáng buồn biết bao! Bởi tính bao dung và trong sự vô tình một số ít trong số chúng ta đã từ “chấp nhận” đi đến “thụ động” rồi “cam tâm”…

Có bao giờ trong một khoảnh khắc, chúng ta đã tự hỏi mình: “Đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của Tàu sao chúng ta mãi cứ tuân theo những tập tục, lễ lạc của ngoại bang? Bao giờ chúng ta mới có ý thức độc lập, tự chủ hoàn toàn trên lãnh vực văn hóa của dân tộc!”

Một trong những truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm.

Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt trước ngoại xâm.
Dĩ nhiên chúng ta không chống lại tất cả văn hóa của ngoại bang, điều gì hay thì mình cũng nên thu thập sửa đổi chút ít cho thích hợp với sắc thái Việt để giúp cho nền văn hóa chúng ta thêm đa dạng và phong phú. Điều gì có tính cách mê tín hay không thích hợp thì cũng nên gạn lọc và đào thải. Điều quan trọng nhất là làm sao chúng ta có thể duy trì và phát huy văn hóa đặc thù của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn” trong các ngày lễ hội đầu năm, nên chăng?
Thiết nghĩ, một trong những truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm.

Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt trước ngoại xâm.

Nhìn chung về các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? Hầu hết trong các nghi thức khai mạc lễ hội chúng ta cũng đánh trống múa Lân náo nhiệt y như của người Tàu, không biết cộng đồng ta có hãnh diện về điều này hay không? Dưới con mắt người Tây phương thì đây là văn hóa của Tàu, dầu cho có biện minh trăm nghìn lời cũng phí công!

Các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống khai hội của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn” trong các ngày lễ hội đầu năm, nên chăng?

Nhìn lại các cuộc diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa trong một vài năm qua, cộng đồng Nam California dưới sự điều hành của Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa ít nhất cũng đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng qua phần trình diễn của đoàn trống Thiên Ân. Nhìn các cháu trẻ trong những chiếc áo dài truyền thống cùng với nét mặt rạng ngời say mê vung tay theo nhịp trống đã khiến bao người xúc động, và trong số đó chắc cũng có một số ít người rơi lệ trong sự hân hoan, kiêu hãnh. “Phải như vậy, phải như vậy chứ!”, những tiếng nói vang lên tự đáy lòng! Chúc các em, các cháu luôn thăng tiến trong nghệ thuật để góp sức cùng cộng đồng trong lãnh vực duy trì văn hóa Việt.

Chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm. Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt

Trở lại việc thực hiện “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn”, thiết nghĩ tại hải ngoại chúng ta đã có biết bao lão sư, võ sư của các môn phái cổ truyền, Tây Sơn Bình Định cùng các bậc trưởng thượng, các nhà văn hóa, các bậc học giả không lẽ chúng ta không thể cùng nhau thực hiện được điều này hay sao?

Xin hãy sớm chung vai góp sức giúp đở cộng đồng đừng để những kiến thức quí giá mai một theo thời gian. Sẽ đáng tiếc và đáng trách vô cùng! Nếu như đã có trống trận Quang Trung rồi, chúng ta có thể phối hợp cùng với những bài võ cổ truyền của dân tộc để tạo nên một bầu không khí linh động hùng tráng trong ngày lễ hội.

Kế đến nếu như cần có một linh thú để hòa hợp cùng tiếng trống thì đó là “Long” (nên chọn Rồng vàng).
Chúng ta có thể phối hợp cùng với những bài võ cổ truyền của dân tộc để tạo nên một bầu không khí linh động hùng tráng trong ngày lễ hội.

Kế đến nếu như cần có một linh thú để hòa hợp cùng tiếng trống thì đó là “Long” (nên chọn Rồng vàng). Lính thú này có lẽ thích hợp nhất với văn hóa truyền thuyết Việt với mảnh đất Việt Nam chúng ta có hình dạng chữ “S” cũng là biểu tượng của một “địa long” trong phong thủy này.
Lính thú này có lẽ thích hợp nhất với văn hóa truyền thuyết Việt và sẽ không một ai có thể phủ nhận được điều này vì chúng ta là con Rồng Cháu Tiên. Và thêm một chứng minh quan trọng nữa là mảnh đất Việt Nam chúng ta có hình dạng chữ “S” cũng là biểu tượng của một “địa long” trong phong thủy.

Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu không có sự bắt đầu thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có được sự thành tựu.

Xin hãy chung vai góp sức gìn giữ và phát triển văn hóa Việt cho thế hệ mai sau.


Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

www.duongsinhthucphap.org




Trống trận Tây Sơn, có ai còn nhớ!
Sống lại 226 năm về trước
Trống trận chia làm ba hồi:

Hồi 1: Xuất quân Hồi
Hồi 2: Xung trận Hồi
Hồi 3: Khải hoàn

Trống trận thiếu trống lớn không đủ rung động, hơn nữa động tác thừa hơi nhiều, ít đi sự mạnh mẽ cần có của trống trận, nhịp hay, nhưng không đủ cao trào a! Nghe hết chục bài trống của Việt Nam làm thấy thiếu cái rung động và quy mô! đã nghe qua các bài trống trận của China, Nhật, Hàn! Sự rung động trong các bài trống của Việt Nam kém ba nước còn lại quá xa!

 



Tết Giáp Thìn 2024

Ngày 09/02/2024 dương lịch và mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn là 10/02 dương lịch, rơi vào thứ bảy.




 

Photobucket

 

-------------------------------------------------------------------

Chuyện Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại

Làm chuyện ruì bu: Ông Phan Kỳ Nhơn cùng Phát Bùi tổ chức la làng được 21 người tham gia
https://www.youtube.com/live/_zGeguDbD4w?si=MxjddLJWsPeaRi5n


Ba Năm biến cố DC, Những chuyện nực cười mà không thể tin nổi trong những chuyện Chống!
https://www.youtube.com/live/zS9HKdA9PT4?si=PP5OwTvlvtfv59Jp


Ủng Hộ Diễn Hành Tết Nguyên Đán
https://www.youtube.com/live/_42KcR0Q-nE?si=Ka1-Bf50tHxTfPz2


Mỗi Gia Đình Bảo Trợ Một Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa
https://www.youtube.com/live/7HQvdK0KUFg?si=iJfiAf5m0UYMB3vx





Những Lá Cờ Của Các Triều Đại Ở Việt Nam
https://youtu.be/6u6RyOeUZbk


Quốc Kỳ, hay Hoàng Kỳ luôn là biểu tượngcho đất nước, dân tộc hay một triều đại thời quân chủ. Nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta không thể bỏ qua những lá Quốc Kỳ hay Hoàng Kỳ của Việt Nam mình. Bài viết này sẽ giới thiệu với mọi người hình ảnh những lá cờ của Việt Nam từ suốt các triều đại quân chủ cho đến ngày nay.

1. Hoàng Kỳ triều Trưng Vương (năm 40 - năm 43)

Theo sử sách ghi lại, dưới thời trị vì của các vị Vua Hùng cũng như của An Dương Vương, đất nước chưa có chính thức tấm Hoàng Kỳ nào, có thể nói tấm Hoàng Kỳ dưới đây của Hai Bà Trưng là Hoàng Kỳ đầu tiên của dân tộc ta.


Hai Bà đã lấy Hoàng Kỳ này làm biểu tượng cho đại quân của mình đứng lên chống lại quân nhà Hán xâm lược và lấy lại quyền tự chủ cho đất Giao Chỉ. 

2. Cờ triều Ngô (năm 939 - năm 965)


Sau khi Hai Bà Trưng thất bại trước quân Hán và một lần nữa bị đô hộ, rồi việc nhà Tiền Lý lên nắm quyền cai trị, sau đó là nội chiến giữa nhà họ Dương ( Dương Đình Nghệ) và họ Kiều ( Kiều Công Tiễn) thì nước ta không có lá Hoàng Kỳ nào đại diện cho đất nước. Chỉ đến khi Ngô Quyền (con rể của Dương Đình Nghệ) đánh thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn trả thù cho cha vợ, và đánh đuổi giặc ngoại xâm nhà Hán, tạo nên triều đại có quyền tự chủ thì một lần nữa Hoàng Kỳ lại xuất hiện dưới thời nhà Ngô.

3. Cờ triều Đinh (năm 968 - năm 980)

Sau khi Ngô Vương mất, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lúc này Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn và thống nhất đất nước. Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng.

4. Cờ triều Tiền Lê (năm 980 - năm 1009)

Nhà Tiền Lê là triều đại tiếp theo nối tiếp nhà Đinh sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt nhưng đã thay đổi Hoàng Kỳ.

5. Cờ triều Lý (năm 1010 - năm 1225)


6. Cờ triều Trần (năm 1225 - năm 1400)

 

7. Cờ triều Hậu Lê (năm 1427 - năm 1789)

8. Cờ chúa Trịnh (năm 1540 - năm 1788)


9. Cờ chúa Nguyễn (năm 1569 - năm 1776)


10. Cờ quân Tây Sơn

Khi đất nước bị chia cắt bởi giao tranh giữa Đàng Ngoài (vua Lê - chúa Trịnh) và Đàng Trong (chúa Nguyễn), thì Quang Trung đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đứng lên khởi nghĩa. Anh hùng áo vải Quang Trung xuất thân từ nông dân nên lấy cờ nền đỏ viền vàng (những cuộc khởi nghĩa nông dân thường lấy sắc cờ đỏ, tím, nâu từ trang phục thường ngày)

11. Cờ triều đại Tây Sơn
 

Sau khi đăng quang Hoàng đế năm 1788, Quang Trung đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ gọi là Quang Trung Đế Kỳ. Trong ý niệm người Á Đông, ngôi sao là một khối cầu với những cánh nhọn.

12. Cờ triều Nguyễn (năm 1802 - năm 1885)

Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất toàn bộ lãnh thổ và lấy tên nước là Việt Nam, đổi quốc kỳ sang lá cờ Long Tinh Kỳ như ở trên.

13. Đại Nam Đế Kỳ (năm 1885 - năm 1890)


Ngay sau khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, thực dân Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quan năm 1885) đổi Hoàng Kỳ, lá cờ Long Tinh Kỳ trước đây bị phế bỏ vì nó được vua Hàm Nghi sử dụng làm biểu tượng phong trào Cần Vương kháng Pháp). Lá cờ mới có tên Đại Nam Đế Kỳ, với nền vàng và hai chứ Đại Nam màu đỏ nằm ngược chiều nhau.

14. Cờ Đại Nam Quốc Kỳ (năm 1890 - năm 1920)


Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh năm 1889, vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng đất nước (Minh Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục...) Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã xóa bỏ lá cờ Đại Nam Đế Kỳ cũ, thay bằng lá cờ Đại Nam Quốc Kỳ, nền vàng 3 sọc đỏ. Lá cờ này được xem như "thủy tổ" của quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng màu đỏ nhạt hơn và kích cỡ ba sọc đỏ rộng hơn.

15. Cờ Long Tinh Kỳ (năm 1920 - tháng 3 năm 1945)


Năm 1920, vua Khải Định đã thay cờ vàng 3 sọc đỏ của vua Thành Thái để xoa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ vẫn sử dụng nền vàng, dải màu đỏ ở giữa và có kích cỡ bằng 1/2 nền vàng.

16. Long Tinh Đế Kỳ (từ 11/03 đến 30/08 năm 1945)


Hoàng quân Nhật đảo chính, gạt mọi ảnh hưởng của Pháp lên Đông Dương và tuyên bố trao trả quyền tự do cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đọc chiếu chỉ công bố nền độc lập của nước Việt Nam - quốc hiệu là Việt Nam đế quốc, và sử dụng lá cờ Long Tinh Đế Kỳ.

17. Cờ quẻ Ly (từ 17/04/1945 đến 30/08/1945)


Ngày 17 tháng 4 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại ủy thác cho ngài Trần Trọng Kim thành lập nội các và trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là lá cờ hình quẻ Ly.

18. Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa (năm 1946 - năm 1948)


Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên hiệp Anh. Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh chen hai sọc trắng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam kỳ.

Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng 6 năm 1948).

19. Cờ Việt Nam Cộng Hòa (năm 1949 - năm 1975)


Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc Gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975).

Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ", và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.


 


Những khó khăn và thuận lợi trong chương trình giúp đỡ TPB/VNCH
https://www.youtube.com/live/kF3ixSGyLJ0?si=9E-LHyZ1Amj1-7g-


Hội đồng thành phố Họp thường kỳ 1 10 24, Thị trưởng Chí Charlie Nguyen
https://www.youtube.com/live/jvRT2eOJ5pY?si=j4qsCR0S4PqEuWUE


Góp ý gì với Dân Cử của Thành Phố Westminter
https://www.youtube.com/embed/PY27DYx3YD8?si=4ccBxbq0cnvTa-Kn


Cuộc Chiến phun nước miếng với nhau người dân bị thua thành phố bị thiệt - Good News and Bad news
https://www.youtube.com/live/gTAIC_fxn8M?si=cKkUic7VNcIZemTv


Đến Với LS Nguyễn Quốc Lân
https://www.youtube.com/live/wAzNLt4tBiI?si=hXfc4GpUQLrEwZ3F


ĐÓN CHÀO LS NGUYỄN QUỐC LÂN, ỨNG CỬ VIÊN THỊ TRƯỞNG TP GARDEN GROVE CA.
https://www.youtube.com/live/aEEqTtJQZuM?si=r-XFRLTGvXT62sPx


Lá Cờ Vàng Lá Cờ của Tộc Việt, Sự Ra Đời
https://www.youtube.com/live/NnlMcLqL7Mc?si=OOyDP6f9pWBuznxX


 


Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước “Việt Nam” (only VIỆT NAM)




Đăng trong 07/10/2014 bởi Huỳnh Công Thuận

* Vua Gia Long thống nhất đất nước bắc nam về một mối và lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (hai chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu… là chỉ dùng lá vương kỳ, hoàng kỳ cho triều đại quân chủ phân quyền, nhưng bây giờ dưới triều đại Thành Thái, chúng ta có tên nước, có quốc kỳ, đánh dấu cho một mở đầu cho quốc gia, đất nước chứ không là triều đại quân chủ nữa. Thời nay thì có tên nước là Việt Nam, có một chính thể cộng hòa và gọi là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, có Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)

Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hòa ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).

Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.

Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ (SV Nguyễn Phương Uyên đã dùng lá cờ này và còn cẩn thận ghi rõ: ĐẠI NAM QUỐC KỲ).

Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt. Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:

– Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.

– Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.

– Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.

Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”.

HÌNH ẢNH:

* Các lá Quốc kỳ trong thời các vua nhà Nguyễn đặt quốc hiệu là Việt Nam cho toàn quốc từ năm 1802 đến năm 1948.

* Quốc kỳ của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc Trưởng Bảo Đại dùng cho toàn quốc Việt Nam năm 1948 đến năm 1954 và tiếp tục đến 1975.



 

#FFF5FF #FFFAFF #683c72

Tuesday, December 26, 2023

 



History of East Asia - Lịch Sử Đông Á

......................



-------------------



Prähistorische Kulturen Vietnams
Các nền văn hóa tiền sử của Việt Nam
Altsteinzeit/Thời kỳ đồ đá cũ
Dieu-Kultur/Văn hóa Diệu ca. 30.000 v. Chr.
Sơn-Vi-Kultur/Văn hóa Sơn Vi 20.000–12.000 v. Chr.
Mittelsteinzeit/Mesolithic
Hòa-Bình-Kultur 12.000–10.000 v. Chr.
Jungsteinzeit/Thời kỳ đồ đá mới
Bắc-Sơn-Kultur 9.000–5.000 v. Chr.
Quỳnh-Văn-Kultur 3.000–1 v. Chr.
Đa-Bút-Kultur 4.000–1.700 v. Chr.
Bronzezeit/Thời đại đồ đồng
Phùng-Nguyên-Kultur 2.000–1.500 v. Chr.
Đồng-Đậu-Kultur 1.500–1.000 v. Chr.
Gò-Mun-Kultur 1.000–700 v. Chr.
Đông-Sơn-Kultur 800 v. Chr.–200 n. Chr.
Eisenzeit/Thời đại đồ sắt
Sa-Huỳnh-Kultur 500 v. Chr.–100 n. Chr.
Óc-Eo-Kultur 1–630 n. Chr.

 







HISTORY OF EAST ASIA
ANCIENT TIME OF EAST ASIA
Neolithic c. 8500 – c. 2070 BC
Xich Than c. 3118 – c. 2879 BC
Xich Quy c. 2879 - c. 2524 BC
Van Lang c. 2524 – c. 208 BC
Xia c. 2070 – c. 1600 BC
Shang c. 1600 – c. 1046 BC
Zhou c. 1046 – 256 BC
 Western Zhou
 Eastern Zhou
   Spring and Autumn
   Warring States
History of China
IMPERIAL
Qin 221–207 BC
Han 202 BC – 220 AD
  Western Han
  Xin
  Eastern Han
Three Kingdoms 220–280
  Wei, Shu and Wu
Jin 266–420
  Western Jin
  Eastern Jin Sixteen Kingdoms
Northern and Southern dynasties
420–589
Sui 581–618
Tang 618–907
Five Dynasties and
Ten Kingdoms

907–979
Liao 916–1125
Song 960–1279
  Northern Song W. Xia
  Southern Song Jin W. Liao
Yuan 1271–1368
Ming 1368–1644
Qing 1636–1912
MODERN
Republic of China on the mainland 1912–1949



-------------------





 

Prähistorische Kulturen Vietnams
Các nền văn hóa tiền sử của Việt Nam
Altsteinzeit/Thời kỳ đồ đá cũ
Dieu-Kultur/Văn hóa Diệu ca. 30.000 v. Chr.
Sơn-Vi-Kultur/Văn hóa Sơn Vi 20.000–12.000 v. Chr.
Mittelsteinzeit/Mesolithic
Hòa-Bình-Kultur 12.000–10.000 v. Chr.
Jungsteinzeit/Thời kỳ đồ đá mới
Bắc-Sơn-Kultur 9.000–5.000 v. Chr.
Quỳnh-Văn-Kultur 3.000–1 v. Chr.
Đa-Bút-Kultur 4.000–1.700 v. Chr.
Bronzezeit/Thời đại đồ đồng
Phùng-Nguyên-Kultur 2.000–1.500 v. Chr.
Đồng-Đậu-Kultur 1.500–1.000 v. Chr.
Gò-Mun-Kultur 1.000–700 v. Chr.
Đông-Sơn-Kultur 800 v. Chr.–200 n. Chr.
Eisenzeit/Thời đại đồ sắt
Sa-Huỳnh-Kultur 500 v. Chr.–100 n. Chr.
Óc-Eo-Kultur 1–630 n. Chr.

 




11


9

 


Yue aboriginal people have harvested native rice varieties for more than five thousands of years.
................................
Rice first began to be cultivated along the Yangtze River around the year 8,000 BC Tần Thủy Hoàng cho thâu gom các chữ viết của các quốc gia chư hầu nhà Chu trước đây, để ông dùng làm chữ viết chung.
Thổ dân Việt cổ đã trồng lúa và thu hoạch các giống lúa bản địa trong hơn 5000 ngàn năm.



1- Bản đồ của tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ nói về tộc Việt trồng lúa trên 5.000 năm BC ở sông Trường Giang

 

Thần Nông Viêm Đế  炎帝/The Yan Emperor 炎帝; Yán Dì / or the Flame Emperor

Thời chiến tranh Trác Lộc, triều đại Viêm Đế/Yan Emperor là thiên tử nước của đất Xích Thần của Đế Du Võng 帝榆罔) vị vua cuối cùng của Thần Nông thị (Đời thứ chín (thứ 9) của Đế Viêm.

Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc cũng là thống soái của Thiên Tử Xích Thần triều đại Viêm Đế.

Hiên-Viên (Huan-yuan) thống lĩnh các thị tộc người Hán du mục (khoảng 2697 trước Tây Lịch) thì ông tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ của mình.

Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) người Hán gốc văn hóa du mục mở đầu thời Ngũ đế. khi bộ lạc của Xi vưu thua trận phải sáp nhập vào với bộ tộc của Hoàng đế (Hán Tộc du mục) tạo thành lai giống là người Hoa Hạ, giống Hoa Hạ là giống du mục lai tạp nay lai Việt tộc và từ đó giống du mục lai giống có văn hóa du mục và văn hóa định cư định canh của tộc Việt cổ bắc đầu ở Trung Nguyên.

Cũng có những bộ lạc không thuần phục Hoàng Đế, họ tản mác chạy vào núi rừng hoặc tràn về phương nam. Cùng thời đó, cùng thời với Hoa Hạ ở thì Việt tộc họ Hồng Bàng cũng bắt đầu cho dòng Bách Việt.




*** Vị trí nước Xích Thần (Bắc Miêu/Bắc Thần Nông) nằm vắt ngang sông Hoàng Hà, trải dài xuống phía bắc châu thổ sông Dương Tử, với hàng vạn bộ tộc nông nghiệp chuyên canh lúa nước, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chó, gà, vịt… trồng cây ăn trái, đánh bắt tôm, cá, mò nghêu, lượm sò… Vị vua đương thời là Đế Lai, con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông Đế Viêm. Kinh đô nước Xích Thần đặt tại Sơn Đông, tức là vùng đất thuộc nước Lỗ sau này.

*** Để cứu nguy nước Xích Thần, vua Đế Lai đem công chúa Âu Cơ (một vị nữ tướng) về Nam, đến nước Xích Quỷ (Nam Miêu, Bách Việt) cầu viện binh đồng thời gả công chúa Âu Cơ cho vua Lạc Long Quân, con vua Kinh Dương Vương, cháu nội vua Đế Minh. Tổ chức xã hội Xích Quỷ giống xã hội Xích Thần, nhưng đất nước Xích Quỷ thịnh vượng, dân cư đông đúc, giàu mạnh hơn. Lạc Long Quân họp dân quân 100 bộ tộc gọi là Liên Minh Xích Quỷ.*


Phả hệ Viêm Đế Thần Nông thị

Thính Bạt
(Mãng Thủy thị/Bôn Thủy thị)
1 Thần Nông
Khương Thạch Niên
2 Đế Lâm Khôi
3 Đế Thừa
4 Đế MinhVụ Tiên thị
5 Đế Trực (Đế Nghi)Lộc Tục Thần Long thị
Thính Yêu
(Thừa Tang thị/Tang Thủy thị)
6 Đế Ly (Đế Lai, Khắc?) Lạc Long Quân
7 Đế Ai (Lý, Cư)Âu Cơ
Tiết Hành
Đế Khắc?[1]
8 Đế Du VõngKhí



*****************



Các vị Hùng Vương nước Văn Lang
Đời vua Vương hiệu Chữ Hán Nôm Năm sinh Năm mất Ghi chú
Thượng Tổ Kinh Dương Vương 涇陽王 2919 TCN[12] 2792 TCN Húy là Lộc Tục (祿續).
Thái Tổ Lạc Long Quân 駱龍君 ~2825 TCN Không rõ Hiệu là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Húy là Sùng Lãm (崇纜).
1 Hùng Đức Vương 雄德王 Không rõ ...
2 Hùng Hiền vương 雄賢王 ...
3 Hùng Lân vương 雄麟王
4 Hùng Diệp vương 雄曄王
5 Hùng Hi vương 雄犧王 Phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛
6 Hùng Huy vương 雄暉王
7 Hùng Chiêu vương 雄昭王
8 Hùng Vĩ vương 雄暐王
9 Hùng Định vương 雄定王
10 Hùng Hi vương 雄曦王 Phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日
11 Hùng Trinh vương 雄楨王
12 Hùng Vũ vương 雄武王
13 Hùng Việt vương 雄越王
14 Hùng Anh vương 雄英王
15 Hùng Triêu vương 雄朝王
16 Hùng Tạo vương 雄造王
17 Hùng Nghị vương 雄毅王
18 Hùng Duệ vương 雄睿王 258 TCN

Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc là "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.




King Given name Probable Reign, and line of descent
Kinh Dương Vương (涇陽王) Lộc Tục (祿續) 2879 BC – 2794 BC, Càn line (支乾)
Lạc Long Quân (貉龍君) Sùng Lãm (崇纜) 2793 BC – 2525 BC, Khảm line (支坎)
Hùng Lân vương(雄麟王), Hùng King III Lân Lang 2524 – 2253 BC,Cấn line (支艮)
Hùng Diệp Vương(雄曄王), Hùng King IV Bửu Lang 2252 – 1913 BC,Chấn line (支震)
Hùng Hy Vương, Hùng King V Viên Lang 1912 – 1713 BC,Tốn line (支巽)
Hùng Huy Vương(雄暉王), Hùng King VI Pháp Hải Lang 1712 – 1632 BC,Ly line (支離)
Hùng Chiêu vương(雄昭王), Hùng King VII Lang Liêu 1631 – 1432 BC,Khôn line(支坤)
Hùng Vĩ vương(雄暐王) Hùng King VIII Thừa Vân Lang 1431 – 1332 BC,Đoài line (支兌)
Hùng Định vương(雄定王), Hùng King IX Quân Lang 1331 – 1252 BC,Giáp line (支甲)
Hùng Hi vương(雄曦王), Hùng King X Hùng Hải Lang 1251 – 1162 BC,Ất line (支乙)
Hùng Trinh Vương(雄楨王), Hùng King XI Hưng Đức Lang 1161 – 1055 BC,Bính line (支丙)
Hùng Vũ Vương(雄武王), Hùng King XII Đức Hiền Lang 1054 – 969 BC, Đinh line (支丁)
Hùng Việt Vương(雄越王), Hùng King XIII Tuấn Lang 968 – 854 BC,Mậu line (支戊)
Hùng Anh Vương(雄英王), Hùng King XIV Chân Nhân Lang 853 – 755 BC, Kỷ line (支己)
Hùng Triệu Vương(雄朝王), Hùng King XV Cảnh Chiêu Lang 754 – 661 BC,Canh line (支庚)
Hùng Tạo Vương(雄造王), Hùng King XVI Đức Quân Lang 660 – 569 BC,Tân line (支辛)
Hùng Nghị Vương(雄毅王), Hùng King XVII Bảo Quân Lang 568 – 409 BC,Nhâm line (支壬)
Hùng Duệ Vương(雄睿王), Hùng King XVIII Lý Văn Lang or Mai An Tiêm 408 – 258 BC,Quý line (支癸)

*************************************

Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
3118– 2879TCN Xích Thần
2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–208 TCN Văn Lang
207–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–39 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương (Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, & Nam Kỳ)
Từ 1945 Việt Nam
Việt Nam
Lịch sử Việt Nam

 

HISTORY OF EAST ASIA
ANCIENT TIME OF EAST ASIA
Neolithic c. 8500 – c. 2070 BC
Xich Than c. 3118 – c. 2879 BC
Xich Quy c. 2879 - c. 2524 BC
Van Lang c. 2524 – c. 208 BC
Xia c. 2070 – c. 1600 BC
Shang c. 1600 – c. 1046 BC
Zhou c. 1046 – 256 BC
 Western Zhou
 Eastern Zhou
   Spring and Autumn
   Warring States
History of China
IMPERIAL
Qin 221–207 BC
Han 202 BC – 220 AD
  Western Han
  Xin
  Eastern Han
Three Kingdoms 220–280
  Wei, Shu and Wu
Jin 266–420
  Western Jin
  Eastern Jin Sixteen Kingdoms
Northern and Southern dynasties
420–589
Sui 581–618
Tang 618–907
Five Dynasties and
Ten Kingdoms

907–979
Liao 916–1125
Song 960–1279
  Northern Song W. Xia
  Southern Song Jin W. Liao
Yuan 1271–1368
Ming 1368–1644
Qing 1636–1912
MODERN
Republic of China on the mainland 1912–1949
People's Republic of China 1949–present
Related articles











Xia dynasty family tree

Xia dynasty
(1) Yu the Great [26]
大禹
(2) Qi[27]
(3) Tai Kang
太康
(4) Zhong Kang
仲康
(5) Xiang
(6) Shao Kang
少康
(7) Zhu
(8) Huai
(9) Mang
(10) Xie
(11) Bu Jiang
不降
(12) Jiong
(14) Kong Jia
孔甲
(13) Jin
(15) Gao
(16) Fa
(17) Jie

Posthumous names (Shi Hao 諡號)1
Order Reign2 Chinese Pinyin Notes
01 45 Also Yu the Great (大禹; Dà Yǔ) Founder of Xia dynasty
02 10 Son of Yu
03 29 太康 Tài Kāng Son of Qi  
04 13 仲康 Zhòng Kāng Son of Qi and younger brother of Tai Kang  
05 28 Xiāng Son of Zhong Kang  
06 21 少康 Shào Kāng Son of Xiang Restored the Xia dynasty
07 17 Zhù Son of Shao Kang  
08 26 Huái Son of Zhu  
09 18 Máng Son of Huai
10 16 Xiè Son of Mang
11 59 不降 Bù Jiàng Son of Xie  
12 21 Jiōng Son of Xie, younger brother of Bu Jiang  
13 21 Jǐn Son of Jiong Guoyu: Jǐn or Jìn, putonghua: Jǐn
14 31 孔甲 Kǒng Jiǎ Son of Bu Jiang, nephew of Jiong and cousin of Jin  
15 11 Gāo Son of Kong Jia  
16 11 Son of Gao  
17 52 Jié Son of Fa Also Lu Gui (履癸, Lǚ Guǐ)
1 The reign name is sometimes preceded by the name of the dynasty, Xia (), for example Xia Yu (夏禹).
2 Possible length of reign, in years. Mostly based on Zizhi Tongjian Waiji.

*************************************

Nước Tàu mới có tên nước từ sau cách mạng Tân Hợi 1911:

 

Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), trong Tam Dân Chủ Nghĩa Chính Cương bài thứ nhứt nêu bật truyền thống của người Tàu coi trọng gia tộc, thị tộc và không hề có quốc tộc.

(Tôn Dật Tiên được người Tàu kính phục gọi là "cha già dân tộc", là anh em cột chèo với Mao Trạch Đông. Là lãnh tụ Quốc Dân Đảng nhưng vẫn được Cộng Sản Tàu kính nể và sùng bái.)

 

Đọc lịch sử Tàu, chúng ta thấy họ không đề cập đến tên nước, tức quốc hiệu. Họ chỉ gọi từng giai đoạn lịch sử bằng tên của triều đại làm vua như Hán (漢), Đường (唐), Minh 明, Tần 清 v.v…

 

Mãi tới sau cách mạng song thập 10 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, nước Tàu mới chính thức có tên nước là Trung Hoa Dân Quốc (mà sau này khi chạy ra Đài Loan, thống tướng Tưởng Giới Thạch vẫn dùng quốc hiệu này). Trong khi đó, Cộng Sản chiếm đại lục xưng là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mà người Việt Nam trước kia thường gọi tắt là Trung Cộng. (Sau này, người ta quen dùng chữ Trung Quốc để chỉ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).

 

Phương tây gọi nước Tàu là China. Tên gọi China này, theo https://en.wikipedia.org/wiki/Names_of_China :

 

Tên China bằng tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, và trở thành cách xử dụng phổ biến vào giữa thế kỷ 19. Nó được cho là sự vay mượn từ tiếng Ba Tư Trung Cổ, và một số đã truy tìm nó từ tiếng Phạn. Người ta cũng cho rằng nguồn gốc cuối cùng của tên gọi China là từ tên nhà Tần秦 phiên âm thành "Qin”.

 

Xưa nay người Việt Nam chúng ta thường dùng chữ “Tầu” (hay Tàu) để chỉ nước hay người, đồng thời cũng dùng những tên gọi người như Đường nhơn, Tần nhơn, hay người Hán.

 

3- Phóng đại về văn minh, văn hóa lịch sử giống như lối marketing/quảng cáo tiếp thị một món hàng ra thị trường

 

Nước có diện tích lớn và dân đông (nhất thế giới) này đã có truyền thống khuếch đại lịch sử, văn hóa của họ ra thế giới từ lâu, đã từng thu hút những người phương tây “thám hiểm” phương đông khai thác, quảng bá rộng rãi và nở rộ thời chiến tranh nha phiến kéo dài trong “nỗi nhục trăm năm” của nước Tàu. Sách in, bài nghiên cứu và ngày nay trên mạng internet cứ thế lan truyền và được nhiều người xử dụng (và chấp nhận chung chung) mà không cần truy nguyên chính xác hay không.

 

Trong gần nửa thế kỷ qua, mấy triệu người Việt Nam chúng ta đã hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, có cơ hội sưu tầm, tìm đọc tư liệu lịch sử. Một số người có lòng, dù không có chuyên môn cao, đã góp nhặt được một số tài liệu quý giá. Nhờ internet nở rộ, không gian truyền đạt không còn bị giới hạn, các tài liệu thâu nhặt ấy đã được in thành sách, viết thành bài, truyền tải trên các website và mạng xã hội, cùng với sự hồi đáp trên mạng lưới điện tử toàn cầu, đã tiếp sức cho sự hiểu biết của chúng ta. Gần đây, một số tác giả đã dịch các nghiên cứu, khám phá của mình ra các thứ tiếng ngoại quốc, đặc biệt là tiếng Anh.(XEM PHỤ CHÚ BÊN DƯỚI)

 

Ngày nay, sự khuếch đại có hệ thống của giới thương mại, kinh tế của người Tàu, không khác gì việc marketing/quảng cáo chào hàng cho một món hàng ra thị trường, cốt để câu khách, bán được nhiều hàng.



........................................

Cách Mạng Tân Hợi Của Nước Tàu

(Tiếng Bắc Kinh/Quan thoại: 辛亥革命; bính âm: Xīnhài Gémìng) còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng năm 1911 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á [2] khác. Cuộc cách mạng này có tên là Cách mạng Tân Hợi (Hsin-hai) vì nó xảy ra năm 1911, năm Tân Hợi (辛亥) theo hệ thống Can Chi âm lịch trong văn hóa Trung Quốc.

Cách mạng gồm nhiều cuộc nổi dậy và khởi nghĩa nối tiếp nhau mà bước ngoặt là cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911. Cuộc khởi nghĩa này là kết quả của việc đàn áp Phong trào Bảo vệ Đường sắt (保路運動). Cuộc cách mạng kết thúc khi Hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh Phổ Nghi thoái vị, đánh dấu sự kết thúc 2,000 năm tồn tại của các triều đại quân chủ tại đế quốc Trung Hoa và bắt đầu thời kỳ Cộng hòa cho đến nay.[3]

Cuộc cách mạng phát sinh chính yếu là phản ứng đối với sự suy tàn của nhà Thanh mà ở trong mắt người dân Hán tộc đương thời chỉ là quân ngoại tộc đô hộ nước họ và là triều đại do người "man di" thành lập ra, vốn đã tỏ ra "bất lực" trong nỗ lực hiện đại hóa Trung Quốc và chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây. Những lực lượng phản Thanh hoạt động bí mật, với sự hỗ trợ từ những nhà cách mạng lưu vong, đã cố gắng lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến ngắn sau đó kết thúc thông qua một thỏa hiệp chính trị giữa Viên Thế Khải, trọng thần của triều đình nhà Thanh và Tôn Dật Tiên, lãnh đạo Đồng Minh Hội. Sau khi triều đình nhà Thanh trao quyền lực cho nền Cộng hòa mới thành lập, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập cùng với Quốc dân Đại hội. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã thâu tóm quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia mới ở Thủ đô Bắc Kinh và lên ngôi hoàng đế; sau đó là ông buộc phải thoái vị ngay do áp lực bị các thế lực quân phiệt và tuyệt đại đa số nhân dân phản đối lớn. Điều này dẫn đến nhiều thập kỷ tranh giành quyền lực, chủ nghĩa quân phiệt và phục vị bảo hoàng.

Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Trung Quốc đại lục đều tự coi mình như là những người kế thừa hợp pháp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi và tôn vinh những lý tưởng của cuộc cách mạng trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, hiện đại hóa Trung Quốc và đoàn kết dân tộc. Ngày 10 tháng 10 được kỷ niệm tại Đài Loan là Ngày Song Thập, ngày quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), ngày này được tổ chức là Lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi.

Bối cảnh

Từ Hi Thái hậu (1835–1908), là hiện thân phe bảo thủ trong triều đình nhà Thanh, bà nắm quyền lực triều chính trong vòng 47 năm, và đã ngăn chặn nỗ lực Bách nhật duy tân của vua Quang Tự (1871–1908).

Sau thất bại Bách nhật duy tân năm 1898, cố vấn vua Quang Tự là Khang Hữu Vi (trái, 1858–1927) và Lương Khải Siêu (1873–1929) đã đi lưu vong, trong khi Đàm Tự Đồng (phải, 1865–1898) bị xử tử. Tại Canada, Khang và Lương thành lập Bảo Hoàng Hội (保皇會) để thúc đẩy chế độ quân chủ lập hiến tại Trung Quốc. Năm 1900, hội ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền trung Trung Quốc để giải cứu Quang Tự, và sau đó bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911-1912, Lương trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Hoa Dân Quốc. Khang vẫn tiếp tục ủng hộ bảo hoàng và hỗ trợ phục vị hoàng đế Trung Hoa (Đại Thanh) cho Thanh Đế cuối cùng Phổ Nghi năm 1917 trước khi bị lật đổ trở lại bởi sự phản đối gay gắt của các thế lực quân phiệt cùng toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Sau thất bại đầu tiên trước phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất năm 1842, triều đình nhà Thanh đã nỗ lực ngăn chặn sự xâm phạm của người nước ngoài vào Trung Quốc. Những nỗ lực cải cách và điều chỉnh miễn cưỡng sự quản lý truyền thống đã bị triều đình cực bảo thủ ngăn chặn, vốn không muốn có quá nhiều quyền lực bị thay đổi. Sau thất bại Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai năm 1860, nhà Thanh đã cố gắng hiện đại hóa bằng cách áp dụng một số công nghệ phương Tây thông qua Phong trào Tự cường (洋務運動) từ năm 1861.[4] Trong các cuộc chiến chống Thái Bình Thiên Quốc (1851–64), Niệp (1851–68), Vân Nam (1856–68) và Tây Bắc (1862–77), quân đội đế quốc truyền thống tỏ ra thiếu khả năng và triều đình đã dựa vào quân đội địa phương.[5] Năm 1895, Trung Quốc phải chịu một thất bại khác trong Chiến tranh Thanh-Nhật.[6] Điều này chứng tỏ rằng xã hội phong kiến ​​truyền thống Trung Quốc cũng cần phải được hiện đại hóa nếu những tiến bộ công nghệ và thương mại thành công.

Năm 1898 vua Quang Tự được các nhà cải cách lúc đó như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu cho một cuộc cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, quân sự và kinh tế theo Bách nhật duy tân.[6] Cuộc cải cách đột ngột bị ngăn chặn bởi phe bảo thủ do Từ Hi Thái hậu lãnh đạo.[7] Vua Quang Tự, là con rối phụ thuộc vào Từ Hi, bị trục xuất khỏi cung và quản thúc tháng 6/1898.[5] Các nhà cải cách Khang và Lương buộc phải sống lưu vong. Khi ở Canada, vào tháng 6 năm 1899, họ đã cố gắng thành lập Bảo Hoàng Hội trong nỗ lực phục vị hoàng đế.[5] Từ Hi Thái hậu là người kiểm soát chính nhà Thanh từ thời điểm này. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thúc đẩy Liên quân bát quốc tấn công Bắc Kinh năm 1900 và sự áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng, chia cắt hầu hết lãnh thổ, tạo ra các tô giới và đặc quyền thương mại. Dưới áp lực bên trong và bên ngoài, triều đình nhà Thanh bắt đầu áp dụng một số cải cách. Nhà Thanh quản lý để duy trì sự độc tài trong quyền lực chính trị bằng các cuộc đàn áp, thường rất tàn bạo, với tất cả các cuộc nổi loạn trong nước. Những người bất đồng chính kiến ​​chỉ có thể hoạt động trong các đoàn thể bí mật và các tổ chức ngầm, trong các tô giới hoặc lưu vong ở nước ngoài.

Theo suy nghĩ của những người Hán đương thời (tuyệt đại đa số người Trung Quốc), thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ từ năm 1644, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.

I. Tổ chức Cách mạng

A. Giai đoạn đầu

Có nhiều nhà cách mạng và các nhóm muốn lật đổ chính quyền nhà Thanh để tái lập chính quyền do người Hán lãnh đạo. Các tổ chức cách mạng đầu tiên được thành lập bên ngoài Trung Quốc, như Phụ Nhân Văn xã (輔仁文社) do Dương Cù Vân, thành lập tại Hồng Kông năm 1890. Văn xã gồm 15 thành viên, bao gồm Tạ Toản Thái, người đã châm biếm chính trị "Tình hình Viễn Đông", một mạn họa đầu tiên của Trung Quốc, và sau này trở thành một trong những người sáng lập cốt lõi của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (南華早報).[8]

a) Dật Tiên tại Luân Đôn

Tôn Dật Tiên thành lập Hưng Trung Hội (興中會) tại Honolulu năm 1894 với mục đích chính là gây quỹ cho các cuộc cách mạng.[9] Hai tổ chức đã sát nhập năm 1894.[10]

b)c nhóm nhỏ

Hoa hưng Hội được thành lập năm 1904 với các nhân vật nổi tiếng như Hoàng Hưng, Chương Sĩ Chiêu, Trần Thiên Hoa và Tống Giáo Nhân, cùng hơn 100 người khác. Hội có khẩu hiệu là "Chiếm cứ một tỉnh, các tỉnh khác hưởng ứng"nhằm đánh đổ Mãn Thanh vốn cướp nước của người Hán từ 1644 đến lúc đó nên mục tiêu là quét sạch phong kiến quân chủ Mãn Châu để đi thành lập 1 nền Cộng hòa dân quốc Trung Hoa cho người Hán (雄踞一省,与各省纷起).[11]

Quang phục Hội (光復會) thành lập năm 1904, tại Thượng Hải, bởi Thái Nguyên Bồi. Các nhân vật nổi tiếng gồm Chương Bỉnh Lân và Đào Thành Chương.[12] Mặc dù tuyên bố phản Thanh, Quang phục Hội rất phê phán Tôn Dật Tiên.[13] Một trong những nhà cách mạng nữ nổi tiếng nhất là Thu Cẩn, người đấu tranh cho quyền của phụ nữ và cũng đến từ Quang phục hội.[13]

Ngoài ra còn có nhiều tổ chức cách mạng nhỏ khác, như Lệ Trí Học hội (勵志學會) tại Giang Tô, Công Cường hội (公強會) tại Tứ Xuyên, Ích Văn hội (益聞會) và Hán tộc Độc lập hội (漢族獨立會) tại Phúc Kiến, Dị Tri xã (易知社) tại Giang Tây, Nhạc Vương hội (岳王會) tại An Huy và Quần Trí hội (群智會/群智社) tại Quảng Châu.[14]

Ngoài ra còn có các tổ chức vũ trang chống Mãn Châu, gồm Thanh bang (青帮) và Hồng môn Trí Công đường (致公堂).[15] Tôn Trung Sơn đã tiếp xúc với Hồng môn, còn được gọi Thiên Địa hội.[16][17]

Ca Lão hội (哥老會) là một tổ chức khác, với Chu Đức, Ngô Ngọc Chương, Lưu Chí Đan và Hạ Long. Đây là nhóm cách mạng cuối cùng phát triển thành đảng Cộng sản.

B. Dật Tiên với thành viên Đồng Minh hội

Đồng Minh hội

Tôn Dật Tiên thống nhất thành công Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội và Quang Phục Hội vào mùa hè năm 1905, qua đó thành lập Đồng Minh Hội (同盟會) tháng 8/1905 tại Tokyo.[18] Cương lĩnh của Hội là "Đánh đuổi giặc Thát[19], khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần". Khi thành lập Đồng Minh hội có 90% thành viên có độ tuổi từ 17 đến 26.[20] Một số tác phẩm trong thời đại bao gồm các ấn phẩm mạn họa, như Thời sự Họa báo (時事畫報).[21]

Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.

Trước Cách mạng Tân Hợi

Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì trước khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, Tôn Dật Tiên và đảng cách mạng của ông đã tổ chức 10 cuộc khởi nghĩa chống Thanh nhưng đều bị thất bại. Điểm lược một vài vụ nổi bật:

Năm 1895, nhân lúc nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh ký hiệp ước Mã Quan với Nhật Bản, ngày 26 tháng 10, Tôn Dật Tiên định tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, các đồng chí của ông bị giam và bị giết hơn 70 người, ông phải trốn sang Nhật Bản, rồi qua Honolulu. Đây là cuộc khởi nghĩa lần đầu của ông[22].

Tháng 11 năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Tôn Dật Tiên cùng với các đồng chí chạy thoát vội trở về nước, tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu lần thứ hai. Ông cử Trịnh Sĩ Lương đi đánh Huệ Châu (Quảng Đông), Sử Kiên Như đi ném tạc đạn giết Tổng đốc Đức Thọ. Nhưng cả hai việc đều thất bại. Sử Kiên Như tuẫn nạn và nhiều chiến sĩ cách mạng khác lại bị bắt giam và bị giết.

Ngày 18 tháng 9 năm 1905 tại Tokyo (Nhật Bản), Tôn Dật Tiên cùng Hoàng Hưng chủ trì việc hợp nhất Hưng Trung Hội với hai tổ chức cách mạng khác là Quang Phục hội và Hoa Trung hội. Kể từ đây, đảng vừa hợp nhất có tên là Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt là Đồng Minh hội), do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý[23]. Năm 1906, hai hội viên của Đồng Minh hội là Lưu Đạo Nhất và Thái Thiệu Nam tổ chức khởi nghĩa ở ba nơi là Bình Hương (Giang Tây), Trương Lăng [24] và Lưu Dương (Hồ Nam), nhưng tất cả đều thất bại.

Mùa thu năm 1907, Đồng Minh hội tổ chức khởi nghĩa ở Khâm Châu thuộc Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây). Chiếm được Phòng Thành, nhưng vì không có tiếp tế, phải rút vào Thập Vạn Đại Sơn[25]. Đến mùa đông năm ấy, quân cách mạng đánh chiếm Trấn Nam Quan[26], Khâm Châu, Liêm Châu (nay tên là Hợp Phố thuộc Quảng Tây), Thượng Tư (Quảng Tây), nhưng rồi cùng vì không có tiếp tế nên phải rút đi.

Năm 1908, quân cách mạng cùng dân địa phương khởi nghĩa ở Hà Khẩu (Vân Nam). Sau khi đánh thắng một trận lớn, quân và dân cùng tiến lên uy hiếp Mông Tự, nhưng rồi cũng phải rút đi vì không có tiếp tế. Mùa thu năm ấy, chi bộ Đồng Minh hội thành lập ở Hương Cảng (Hồng Kông). Năm 1910, tổ chức này cho người vận động lực lượng tân binh ở Quảng Đông nổi dậy, nhưng bị đàn áp ngay.

Tháng 4 năm 1911, Đồng Minh hội chọn 500 cảm tử quân, hợp với quân địa phương, đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Châu. Cuộc đột kích này do Hoàng Hưng và Triệu Thanh chỉ huy, nổ ra ngày 27 tháng 4 năm 1911 (tức ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi). Tuy nhiên, do quân cảm tử và khí giới không đến cùng một lượt, và còn do bị lộ, nên số quân đánh vào dinh Tổng đốc phải tuẫn nạn nhiều. Sau tìm được 72 thi hài đem hợp táng tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu, và được người đời gọi là Thất thập nhị liệt sĩ [27]. Đây là lần khởi nghĩa thứ 10 do Đồng Minh hội tổ chức, trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương.

Cũng trong khoảng thời gian này, việc nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán cho Mỹ đã gây thêm một làn sóng căm phẫn trong nhân dân Trung Quốc. Khắp nơi, nổi lên phong trào đòi tẩy chay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Thấy người dân chống đối quá, Mỹ đồng ý xóa điều ước với điều kiện Thanh đình phải bồi thường 6. 750.000 đô la. Vừa sợ đế quốc, vừa sợ nhân dân, Thanh đình sai Tổng đốc Lưỡng Hồ là Trương Chi Động vay tiền của Anh để bồi thường cho Mỹ.

Đến ngày 9 tháng 5 năm 1911, Thanh đình ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh cho bốn nước là Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Lập tức lần lượt ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu, Tứ Xuyên... nhân dân nổi lên chống đối vì họ cho rằng Thanh đình đã bán rẻ quyền lợi dân tộc. Thanh đình bèn ra lệnh trấn áp phong trào quyết liệt, cấm báo chí đưa tin, cấm bãi thị, bãi khóa, diễn thuyết và cho giải tán các hội đồng bảo vệ đường sắt...Tuy nhiên, bất chấp lệnh trên, bất chấp cả những lời lẽ can ngăn của phái quân chủ "lập hiến", phong trào chống đối vẫn lên cao, nhất là ở Tứ Xuyên[28].

Ngày 7 tháng 9 năm 1911, Tổng đốc Tứ Xuyên là Triệu Nhĩ Phong phái người đến mời các thủ lĩnh trong hội bảo vệ đường sắt đến dinh thương lượng, nhưng sau đó cho lính bắt tất cả. Thấy điều bạo ngược, hàng vạn người dân Thành Đô (tỉnh lỵ của tỉnh Tứ Xuyên) kéo đến dinh Tổng đốc đòi thả người, nhưng bị Triệu Nhĩ Phong ra lệnh nổ súng làm chết 32 người và làm bị thương nhiều người khác. Căm phẫn tột độ, phong trào bãi khóa, bãi thị lan rộng ra toàn tỉnh Tứ Xuyên, về sau phát triển mạnh thành cuộc khởi nghĩa Thành Đô, buộc triều Thanh phải đem quân từ Hồ Bắc về trấn áp.

a) Tổ chức khác

Tháng 2/1906 Nhật Tri hội (日知會) cũng gồm nhiều nhà cách mạng, như Tôn Vũ (孫武), Trương Hán Kiệt, Hà Quý Đạt và Chu Tử Long.[29][30] Những người tham gia hội sau đó trở thành nòng cốt thành lập Đồng Minh hội tại Hồ Bắc.

Trong tháng 7/1907 một số thành viên của Đồng Minh hội ở Tokyo đã ủng hộ một cuộc cách mạng ở khu vực sông Dương Tử. Lưu Quỹ Nhất (劉揆一), Tiêu Đạt Phong (焦達峰), Trương Bá Tường (張伯祥) và Tôn Vũ (孫武) thành lập Cộng Tiến hội (共進會).[31][32] Trong tháng 1/1911, tổ chức cách mạng Chấn Vũ học xã (振武學社) đổi tên thành Văn học xã (文學社).[33] Tưởng Dực Võ (蔣翊武) được chọn làm lãnh đạo.[34] Hai tổ chức này sau đó đóng góp vai trò quan trọng trong Cách mạng Vũ Xương.

Nhiều nhà cách mạng trẻ đã thông qua chương trình cấp tiến vô chính phủ. Tại Tokyo Lưu Sư Bồi (劉師培) đề xuất lật đổ chính quyền người Mãn và quay lại giá trị chính thống Trung Quốc. Tại Paris Lưu Sư Bồi, Ngô Trĩ Huy và Trương Nhân Kiệt tán thành với Tôn Vũ về sự cần thiết cách mạng và gia nhập Đồng Minh hội, nhưng lập luận rằng một sự thay thế chính trị của một chính phủ bằng một chính phủ khác sẽ không tiến bộ;cách mạng trong gia đình, giới tính và xã hội sẽ loại bỏ giá trị của chính quyền và sự áp bức. Trương Kế một người vô chính phủ cho rằng phương tiện cách mạng là bảo vệ ám sát và khủng bố, nhưng những người khác khẳng định rằng chỉ có giáo dục là chính đáng. Những người vô chính phủ quan trọng bao gồm Thái Nguyên Bồi, Uông Tinh Vệ và Trương Nhân Kiệt, là những người hỗ trợ tài chính cho Tôn Vũ. Nhiều người trong số những người vô chính phủ này sau đó sẽ đảm nhận các vị trí cao trong Quốc Dân Đảng (KMT).[35]

b) nhìn

Nhiều nhà cách mạng đẩy mạnh quan điểm phản Thanh/chống-Mãn và nhắc lại truyền thống lịch sử những cuộc chiến chống Mãn Châu với người Hán trong thời nhà Minh (1368–1644). Chủ đạo giới trí thức bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách có từ thời cuối nhà Minh, triều đại cuối cùng của người Hán. Năm 1904, Tôn Dật Tiên tuyên bố mục tiêu tổ chức là "đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất." (驅除韃虜, 恢復中華, 創立民國, 平均地權).[18] Nhiều tổ chức ngầm thúc đẩy ý tưởng "Phản Thanh phục Minh" (反清復明) đã có từ những ngày Thái bình Thiên quốc.[36] Những người khác như Chương Bỉnh Lân, hỗ trợ con đường "hưng Hán diệt Hồ" (興漢滅胡) và "chủ nghĩa bài Mãn" (排滿主義).[37]

Giai cấp và tổ chức

Cuộc cách mạng Tân Hợi được nhiều nhóm ủng hộ, bao gồm cả sinh viên và trí thức từ nước ngoài trở về, cũng như những người tham gia các tổ chức cách mạng, ở hải ngoại, binh lính của Tân quân, quý tộc địa phương, nông dân và những người khác. Hải ngoại

Hỗ trợ từ Hoa kiều trong Cách mạng Tân Hợi là hết sức quan trọng. Năm 1894, Hưng Trung hội tổ chức cuộc họp tại nhà của một Hoa kiều.[38] Hoa kiều tham gia hỗ trợ và tích cực tài trợ cho các hoạt động cách mạng, đặc biệt là người Hoa ở Đông Nam Á đặc biệt ở Malaya.[39] Nhiều nhóm sau được Tôn Dật Tiên tổ chức lại, người được gọi "cha đẻ Cách mạng Trung Quốc".[39]

Trí thức mới xuất hiện

Năm 1906, sau khi bãi bỏ chế độ khoa cử phong kiến, chính quyền nhà Thanh cho thành lập nhiều trường học mới và khuyến khích sinh viên đi du học. Nhiều thanh niên đã theo học các trường mới thành lập hoặc đi du học ở nước ngoài như Nhật Bản.[40] Một lớp trí thức mới xuất hiện từ những học sinh đó, những người đã đóng góp rất nhiều cho Cách mạng Tân Hợi. Bên cạnh Tôn Trung Sơn, các nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng như Hoàng Hưng, Tống Giáo Nhân, Hồ Hán Dân, Liệu Trọng Khải, Chu Chấp Tín và Uông Tinh Vệ, tất cả đều là du học sinh ở Nhật Bản. Một số trí thức trẻ như Trâu Dung, được biết tới là người viết Cách mạng quân, trong đó ông nói về sự hủy diệt của Mãn Châu trong 260 năm bị áp bức, đau khổ, tàn ác, chuyên chế và biến con cháu Hoàng đế trở thành George Washington.[41]

Trước năm 1908, các nhà cách mạng tập trung vào việc sắp xếp các tổ chức để chuẩn bị cho các cuộc nổi dậy mà các tổ chức sẽ phát động; do đó, các tổ chức sẽ được cung cấp hầu hết nhân lực cần thiết cho việc lật đổ nhà Thanh. Sau Cách mạng Tân Hợi, Tôn Trung Sơn nhớ lại những ngày tuyển dụng hỗ trợ cho cách mạng và nói: "Các nhà văn chuyên tâm vào việc tìm kiếm danh vọng và lợi nhuận, vì vậy họ chỉ được coi là thứ yếu. Ngược lại, các tổ chức như Thiên Địa hội đã có thể gieo rắc rộng rãi những ý tưởng phản Thanh phục Minh."[42]

Thượng lưu và tư sản

Hòa Thạc Khánh Thân vương với các thành viên trong nội các hoàng gia Quyền lực giới thượng lưu ở địa phương trở nên rõ ràng. Từ tháng 12 năm 1908, chính quyền nhà Thanh đã tạo ra một số bộ máy cho phép các thượng lưu và tư sản tham gia chính trị. Những người trung lưu này ban đầu là những người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến. Tuy nhiên, họ trở nên bất mãn khi chính quyền nhà Thanh tạo ra nội các do Hòa Thạc Khánh Thân vương làm Tổng lý.[43] Đến năm 1911, nội các thí điểm gồm 13 thành viên, trong đó có chín người Mãn được lựa chọn từ hoàng gia.[44]

Người ngoại quốc

Bên cạnh người Trung Quốc và Hoa kiều, một số người cũng ủng hộ và tham gia Cách mạng Tân Hợi là người nước ngoài; Trong số đó, người Nhật là nhóm tích cực nhất. Một số người Nhật thậm chí đã trở thành thành viên của Đồng Minh hội. Miyazaki Touten là người Nhật hỗ trợ thân thiết nhất; một số khác như Heiyama Shu, Ryōhei Uchida. Homer Lea một người Mỹ, người trở thành cố vấn nước ngoài thân thiết của Tôn Trung Sơn vào năm 1910, đã ủng hộ tham vọng quân sự của Tôn Trung Sơn.[45] Lính Anh Rowland J. Mulkern cũng tham gia cách mạng.[46] Một số người nước ngoài, như nhà thám hiểm người Anh Arthur de Carle Sowerby, đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm để giải cứu các nhà truyền giáo nước ngoài vào năm 1911 và 1912.[47]

Viên Thế Khải (1859–1916)

Viên vươn lên nắm quyền ở miền bắc Trung Quốc và xây dựng quân đội Bắc Dương. Tổ chức cánh cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nhật Hắc Long hội (黑龍會) cũng hỗ trợ các hoạt động của Tôn Trung Sơn chống lại Mãn Châu, họ tin rằng việc lật đổ nhà Thanh sẽ giúp người Nhật chiếm lấy vùng Mãn Châu và người Hán sẽ không phản đối việc này. Toyama tin rằng người Nhật có thể dễ dàng chiếm Mãn Châu, Tôn Trung Sơn cùng các nhà cách mạng phản Thanh khác sẽ không kháng cự đồng thời giúp người Nhật tiếp quản và mở rộng buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc trong khi nhà Thanh đang cố gắng tiêu diệt buôn bán thuốc phiện. Hắc Long hội ủng hộ nhà cách mạng Tôn Trung Sơn và chống Mãn Châu cho đến khi nhà Thanh sụp đổ.[48] Tổ chức cánh cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Huyền Dương xã (玄洋社) lãnh đạo bởi Tōyama Mitsuru hỗ trợ bài Mãn, phản Thanh bao gồm các hoạt động do Tôn Trung Sơn tổ chức và ủng hộ Nhật Bản tiếp quản Mãn Châu. Đồng Minh hội phản Thanh được thành lập và có trụ sở tại Nhật Bản, nơi tập trung nhiều nhà cách mạng chống Thanh.

Người Nhật đã cố gắng hợp nhất các nhóm chống Mãn được lập ra từ người Hán để đánh bại nhà Thanh. Người Nhật là những người đã giúp Tôn Trung Sơn hợp nhất tất cả các nhóm cách mạng chống Thanh, chống Mãn cùng nhau và có những người Nhật như Tōten Miyazaki trong liên minh cách mạng chống Mãn Châu. Hắc Long hội tổ chức cho Đồng Minh hội cuộc họp đầu tiên.[49] Hắc Long hội có mối quan hệ rất mật thiết với Tôn Trung Sơn và thúc đẩy chủ nghĩa châu Á và Tôn nhiều khi tự biến mình thành người Nhật[50] và họ đã có mối liên hệ với Tôn trong một thời gian dài.[51] Các nhóm Nhật Bản như Hắc Long hội có tác động lớn đến Tôn Trung Sơn.[52] Theo sử gia quân sự Mỹ, sĩ quan quân đội Nhật là một phần của Hắc Long hội. Yakuza và Hắc Long hội đã giúp sắp xếp tại Tokyo để Tôn Trung Sơn tổ chức các cuộc họp đầu tiên, và hy vọng sẽ tràn ngập Trung Quốc bằng thuốc phiện và lật đổ nhà Thanh và đánh lừa người Trung Quốc lật đổ nhà Thanh, thực tế vì lợi ích của Nhật Bản. Sau khi cuộc cách mạng thành công, Hắc Long hội bắt đầu thâm nhập vào Trung Quốc và truyền bá thuốc phiện. Hắc Long hội được Nhật Bản cho tiếp quản Mãn Châu vào năm 1932.[53] Tôn Trung Sơn đã lấy vợ là người Nhật, Kaoru Otsuki.

Binh sĩ Tân quân

Bài chi tiết: Tân quân (nhà Thanh)

Tân quân được thành lập năm 1901 sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Thanh-Nhật.[40] Được thành lập theo sắc lệnh của Bát kỳ.[40] Tân quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất.[40] Tân quân có chất lượng cao hơn so với lực lượng cũ và thúc đẩy dần thành quân đội chính quy.[40] Bắt đầu từ năm 1908, những người cách mạng bắt đầu kêu gọi Tân quân. Tôn Trung Sơn và các nhà cách mạng thâm nhập vào Tân quân.[54]

Khởi nghĩa và biến cố

Trọng tâm của các cuộc nổi dậy hầu hết được kết nối với Đồng Minh hội và Tôn Dật Tiên, bao gồm các tổ chức nhỏ. Ngoài ra một số cuộc nổi dậy cũng dính líu đến các nhón không sát nhập với Đồng Minh hội. Tôn Dật Tiên tham gia lãnh đạo khoảng 8–10 cuộc nổi dậy; tất cả đều thất bại cho đến khi nổ ra khởi nghĩa Vũ Xương.

Cờ khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất

Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất

Mùa xuân năm 1895, Hưng Trung hội có trụ sở tại Hồng Kông, đã lên kế hoạch cho cuộc khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất (廣州起義). Lục Hạo Đông được giao nhiệm vụ thiết kế Cờ Thanh Thiên Bạch Nhật.[39] Ngày 26/10/1895, Dương Cù Vân, Tôn Dật Tiên lãnh đạo Trịnh Sĩ Lương và Lục Hạo Đông tới Quảng Châu, chuẩn bị đánh chiếm Quảng Châu bằng một cuộc đình công. Tuy nhiên, các chi tiết về kế hoạch đã bị rò rỉ tới chính quyền nhà Thanh.[55] Chính quyền bắt đầu bắt giữ những nhà cách mạng, bao gồm Lục Hạo Đông, người sau đó đã bị xử tử.[55] Cuộc nổi dậy Quảng Châu thứ nhất thất bại. Dưới áp lực của chính quyền nhà Thanh, chính phủ Hồng Kông đã cấm Tôn và Dương vào lãnh thổ trong 5 năm. Tôn Trung Sơn đi lưu vong, xúc tiến cách mạng Trung Quốc và gây quỹ ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada và Anh. Năm 1901, sau cuộc nổi dậy Huệ Châu, Dương Cù Vân bị ám sát bởi các đặc vụ nhà Thanh ở Hồng Kông.[56] Sau khi ông qua đời, gia đình ông đã bảo vệ danh tính của ông bằng cách không ghi tên ông lên ngôi mộ của mình, chỉ là một số: 6348.[56]

Khởi nghĩa quân Độc lập

Năm 1901, sau khi Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bắt đầu, Đường Tài Thường (唐才常) và Đàm Tự Đồng của tổ chức Bất triền túc hội (不缠足会) đã tổ chức quân đội Độc lập. Khởi nghĩa quân Độc lập (自立軍起義) đã được lên kế hoạch xảy ra vào ngày 23/8/1900.[57] Mục tiêu của họ là lật đổ Thái hậu Từ Hi để thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến dưới thời Hoàng đế Quang Tự. Âm mưu đã bị phát hiện bởi các tướng lĩnh tại Hồ Nam và Hồ Bắc. Có khoảng 20 người bị bắt và hành quyết.[57]

Khởi nghĩa Huệ Châu

Ngày 8/10/1900, Tôn Dật Tiên đã phát động cuộc khởi nghĩa Huệ Châu (惠州起義).[58] Quân đội cách mạng được lãnh đạo bởi Trịnh Sĩ Lương và ban đầu bao gồm 20,000 người, đã chiến đấu trong nửa tháng. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Nhật Itō Hirobumi cấm Tôn Trung Sơn thực hiện các hoạt động cách mạng ở Đài Loan, Trịnh Sĩ Lương không còn cách nào khác là phải ra lệnh cho quân đội giải tán. Cuộc nổi dậy này do đó cũng thất bại. Lính Anh Rowland J. Mulkern tham gia khởi nghĩa này.[46]

Trương Chi Động
Lý Hồng Chương
Hai trọng thần của nhà Thanh lúc bấy giờ
Khởi nghĩa Đại Minh

Một cuộc nổi dậy rất ngắn đã xảy ra từ ngày 25 đến 28 tháng 1 năm 1903, để thành lập "Đại Minh Thuận Thiên quốc" (大明順天國).[59] Việc này liên quan đến Tạ Toản Thái, Lý Kỷ Đường (李紀堂), Lương Mộ Quang (梁慕光) và Hồng Toàn Phúc (洪全福), những người trước đây đã tham gia vào khởi nghĩa Kim Điền trong thời kỳ Thái bình Thiên quốc.[60]

Khởi Nghĩa Bình Lưu Lễ

Mã Phúc Ích (馬福益) và Hoa hưng Hội đã tham gia vào một cuộc nổi dậy trong ba khu vực Bình Hương, Lưu Dương và Lễ Lăng, còn gọi là "Khởi nghĩa Bình Lưu Lễ", (萍瀏醴起義) năm 1905.[61] Sau cuộc nổi dậy thất bại, Mã Phúc Ích bị xử tử.[61]

Ám sát tại nhà ga Đông Chính Dương môn Bắc Kinh

Ngô Việt (吳樾) thành viên Quang Phục hội đã thực hiện một vụ ám sát tại nhà ga đường sắt phía đông Chính Dương Môn (正陽門車站) trong một cuộc tấn công vào năm quan chức nhà Thanh vào ngày 24 tháng 9 năm 1905.[13][62]

Khởi nghĩa Hoàng Cương

Khởi nghĩa Hoàng Cương (黃岡起義) nổ ra vào ngày 22 tháng 5 năm 1907, tại Triều Châu.[63] Nhóm cách mạng, cùng với Hứa Tuyết Thu (許雪秋), Trần Dũng Ba (陳湧波) và Dư Thông Thực (余通實), đã phát động nổi dậy và chiếm được thành phố Hoàng Cương.[63] Những người Nhật khác theo dõi bao gồm Kayano Nagachika và Ike Kōkichi.[63] Sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu, chính quyền nhà Thanh nhanh chóng đàn áp mạnh mẽ. Khoảng 200 nhà cách mạng đã bị giết.[64]

Khởi nghĩa Hồ Thất Nữ Huệ Châu

Cùng năm đó, Tôn Trung Sơn đã phái thêm nhiều nhà cách mạng đến Huệ Châu phát động "Khởi nghĩa Hồ Thất Nữ Huệ Châu" (惠州七女湖起義).[65] Vào ngày 2 tháng 6, Đặng Tử Du (鄧子瑜) và Trần Thuần (陳純) tập hợp những người ủng hộ, và đồng thời, bắt giữ quân Thanh ở hồ, cách Huệ Châu 20 km (12 mi).[66] Họ đã giết một số binh lính nhà Thanh và tấn công Thái Vĩ (泰尾) ngày 5/6.[66] Quân đội nhà Thanh chạy trốn trong hỗn loạn, và các nhà cách mạng đã khai thác cơ hội, chiếm được một số thị trấn. Họ đã đánh bại quân Thanh một lần nữa ở Bát Tử Da. Nhiều tổ chức lên tiếng ủng hộ sau cuộc nổi dậy, và số lượng lực lượng cách mạng tăng lên hai trăm người ở đỉnh cao. Tuy nhiên, cuộc cách mạng cuối cùng đã thất bại.

Khởi nghĩa An Khánh

Bức tượng tôn vinh nhà cách mạng Thu Cẩn

Ngày 6/7/1907, Từ Tích Lân Quang Phục hội lãnh đạo khởi nghĩa An Khánh, An Huy, còn được gọi là Khởi nghĩa An Khánh (安慶起義).[33] Từ Tích Lân khi ấy là giám đốc học viện tuần cảnh An Huy. Ông lãnh đạo một cuộc nổi dậy và ám sát tỉnh trưởng An Huy, Ân Minh (恩銘).[67] Đã bị đánh bại sau bốn giờ chiến đấu. Từ bị bắt và các vệ sĩ của Ân Minh đã cắt tim và gan của ông và ăn chúng.[67] Chị ông là Thu Cẩn cũng bị bắt và hành quyết mấy hôm sau.[67]

Khởi nghĩa Khâm Châu

Từ tháng 8 tới tháng 9 năm 1907, đã diễn ra Khởi nghĩa Phòng thành Khâm Châu (欽州防城起義),[68] để phản đối việc đánh thuế nặng nề từ chính phủ. Tôn Dật Tiên đã phái Vương Hòa Thuận (王和順) đến đó để hỗ trợ quân đội cách mạng và chiếm được thành phố vào tháng Chín.[69] Sau đó, họ đã cố gắng bao vây và chiếm giữ Khâm Châu, nhưng không thành công. Cuối cùng họ rút lui đến khu vực của Thập Vạn Đại sơn, trong khi Vương trở về Việt Nam

Khởi nghĩa Trấn Nam quan

Ngày 1/10/1907, Khởi nghĩa Trấn Nam quan (鎮南關起事) diễn ra tại Trấn Nam quan, một phần biên giới Việt Trung. Tôn Dật Tiên cử Hoàng Minh Đường (黃明堂) để theo dõi đường đèo, được bảo vệ bởi một pháo đài.[69] Với sự hỗ trợ của những người ủng hộ trong số những người bảo vệ pháo đài, những người cách mạng đã chiếm được tháp pháo ở Trấn Nam quan. Tôn Dật Tiên, Hoàng Hưng và Hồ Hán Dân đã đích thân đến tháp để chỉ huy trận chiến.[70] Chính quyền nhà Thanh phái quân đội do Long Tế Quang và Lục Vinh Đình lãnh đạo để phản công, và các nhà cách mạng buộc phải rút lui vào vùng núi. Sau thất bại của cuộc nổi dậy này, Tôn buộc phải chuyển đến Singapore do quan điểm chống Tôn trong các nhóm cách mạng.[71] Ông không trở về đại lục cho đến sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương.

Khởi nghĩa Khâm Liêm

Ngày 27/3/1908, Hoàng Hưng đã phát động một cuộc tấn công, sau này được gọi là Khởi nghĩa Thượng tứ Khâm Liêm (欽廉上思起義), từ các căn cứ tại Việt Nam và tấn công các thành phố Khâm Châu và Liêm Châu ở Quảng Đông. Cuộc đấu tranh tiếp tục trong mười bốn ngày nhưng đã buộc phải chấm dứt sau khi các nhà cách mạng hết nguồn cung.[72]

Khởi nghĩa Hà Khẩu

Trong tháng 4/1908, một cuộc nổi dậy khác đã được phát động tại Vân Nam, Hà Khẩu, được gọi là Khởi nghĩa Hà Khẩu Vân Nam (雲南河口起義). Hoàng Minh Đường (黃明堂) đã dẫn hai trăm người từ Việt Nam và tấn công Hà Khẩu vào ngày 30 tháng Tư. Những nhà cách mạng khác tham gia bao gồm Vương Hòa Thuận (王和順) và Quan Nhân Phủ (關仁甫). Tuy nhiên, họ đã áp đảo và bị đánh bại bởi quân đội chính phủ, và cuộc nổi dậy đã thất bại.[73]

Khởi nghĩa Mã Pháo Doanh

Ngày 19/11/1908, Khởi nghĩa Mã Pháo Doanh (馬炮營起義) đã được phát động bởi nhóm cách mạng Nhạc Vương hội (岳王會) thành viên Hùng Thành Cơ (熊成基) tại An Huy.[74] Nhạc Vương hội, tại thời điểm này, là một tập hợp của Đồng Minh hội. Cuộc nổi dậy này cũng thất bại.

Khởi nghĩa Tân quân Canh Tuất

Tháng 2/1910, đã diễn ra Khởi nghĩa Tân quân Canh Tuất (庚戌新軍起義), còn được gọi là Khởi nghĩa Tân quân Quảng Châu (廣州新軍起義).[75] Sự việc liên quan đến cuộc xung đột giữa người dân và cảnh sát địa phương chống lại Tân quân. Sau khi nhà lãnh đạo cách mạng Nghê Ánh Điển bị quân Thanh giết, những người cách mạng còn lại nhanh chóng bị đánh bại, khiến cuộc nổi dậy thất bại.

Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ hai

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ hai

Đài tưởng niệm Thất thập nhị liệt sĩ

Ngày 27/4/1911, đã diễn ra cuộc khởi nghĩa tại Quảng Châu, còn được biết là Khởi nghĩa Quảng Châu Tân Hợi (辛亥廣州起義) hoặc Khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương (黃花岡之役). Khởi nghĩa đã kết thúc trong thảm sát, khi 86 thi thể được tìm thấy (chỉ 72 người có thể được xác định).[76] 72 nhà cách mạng được tưởng nhớ là liệt sĩ.[76] Nhà cách mạng Lâm Giác Dân (林覺民) một trong 72 liệt sĩ. Vào đêm trước của trận chiến, ông đã viết huyền thoại "Thư từ biệt vợ" (與妻訣別書), sau này được coi là một kiệt tác trong văn học Trung Quốc.[77][78]

Khởi nghĩa Vũ Xương

Cờ 18 sao Thiết Huyết trong khởi nghĩa Vũ Xương

Bản đồ cuộc khởi nghĩa

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Vũ Xương và Trận chiến Dương Hạ

Văn Học xã (文學社) và Cộng Tiến hội (共進會) là các tổ chức cách mạng tham gia vào cuộc nổi dậy mà chủ yếu bắt đầu bằng một cuộc biểu tình của Phong trào bảo vệ đường sắt.[32] Vào cuối mùa hè, một số đơn vị Tân quân Hồ Bắc được lệnh tới Tứ Xuyên để dập tắt phong trào bảo vệ đường sắt, một cuộc biểu tình hàng loạt chống lại bắt giữ và bàn giao đường sắt địa phương cho các cường quốc nước ngoài của chính phủ nhà Thanh.[79] Tướng Bát kỳ là Đoan Phương, người giám sát đường sắt,[80] và Triệu Nhĩ Phong lãnh đạo Tân quân chống lại phong trào bảo vệ Đường sắt.

Lực lượng Tân quân Hồ Bắc có nguồn gốc từ quân đội truyền thống Hồ Bắc, được huấn luyện bởi Trương Chi Động.[3] Vào ngày 24 tháng 9, Văn Học xã và Cộng Tiến hội đã triệu tập một hội nghị tại Vũ Xương, cùng với sáu mươi đại diện từ các đơn vị Tân quân ở địa phương. Trong hội nghị, họ đã thành lập căn cứ cho cuộc nổi dậy. Lãnh đạo của hai tổ chức là Tưởng Dực Võ (蔣翊武) và Tôn Vũ (孫武), được bầu làm tư lệnh và tham mưu trưởng. Ban đầu, ngày khởi nghĩa là ngày 6 tháng 10 năm 1911.[81] Vị hoãn lại đến một vài ngày sau đó do chưa chuẩn bị đầy đủ.

Những người cách mạng có ý định lật đổ triều đại nhà Thanh đã chế tạo bom và vào ngày 9 tháng 10 một chiếc đã vô tình phát nổ.[81] Tôn Dật Tiên không tham gia trực tiếp vào cuộc khởi nghĩa do đang di chuyển đến Mỹ vào thời điểm đó trong nỗ lực tìm thêm sự hỗ trợ từ những người Hoa kiều. Tổng đốc Hồ Quảng, Thụy Trừng (瑞澂), đã cố gắng truy tìm và bắt giữ những người cách mạng.[82] Tiểu đội trưởng Hùng Bỉnh Khôn (熊秉坤) và những người khác quyết định không trì hoãn cuộc nổi dậy nữa và phát động cuộc nổi dậy vào ngày 10 tháng 10 năm 1911, lúc 7 giờ tối.[82] Cuộc nổi dậy đã thành công; toàn bộ thành phố Vũ Xương đã bị những người cách mạng chiếm giữ vào sáng ngày 11 tháng 10. Tối hôm đó, họ đã thành lập một căn cứ chiến lược và tuyên bố thành lập "Phủ Đô đốc quân Hồ Bắc Chính phủ quân Trung Hoa Dân Quốc" (中華民國軍政府鄂軍都督府).[82] Hội nghị chọn Lê Nguyên Hồng làm lãnh đạo chính quyền lâm thời.[82] Đoan Phương và Triệu Nhĩ Phong bị giết bởi quân cách mạng.

Khởi nghĩa ở các tỉnh

Bản đồ các cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng Tân Hợi

Sau thành công của cuộc nổi dậy Vũ Xương, nhiều cuộc biểu tình khác đã xảy ra trên khắp đất nước vì nhiều lý do. Một số cuộc nổi dậy tuyên bố quang phục (光復) do người Hán cai trị. Các cuộc nổi dậy khác là một bước tiến tới độc lập, và một số là các cuộc biểu tình hoặc nổi loạn chống lại chính quyền địa phương. Bất kể lý do dẫn đến khởi nghĩa là gì nhưng kết quả là tất cả các tỉnh đã từ bỏ nhà Thanh và gia nhập Trung Hoa Dân Quốc.

Quang phục Trường Sa

Bài chi tiết: Trận chiến Trường Sa (1911) Vào ngày 22 tháng 10 năm 1911, Đồng Minh hội Hồ Nam lãnh đạo bởi Tiêu Đạt Dịch (焦達嶧) và Trần Tác Tân (陳作新).[83] Quân cách mạng là nhóm vũ trang, bao gồm một phần của quân cách mạng từ Hồng Giang và một phần là các đơn vị Tân quân đào ngũ, trong một cuộc nổi dậy ở Trường Sa.[83] Quân cách mạng chiếm được thành phố và giết chết lãnh đạo quân địa phương nhà Thanh. Sau đó, tuyên bố thành lập "Phủ Đô đốc quân Hồ Bắc Chính phủ quân Trung Hoa Dân Quốc" (中华民国军政府湖南都督府) và tuyên bố phản Thanh.[83]

Khởi nghĩa Thiểm Tây

Cùng ngày, Đồng Minh hội Thiểm Tây lãnh đạo bởi Cảnh Định Thành (景定成), Tiền Đỉnh (錢鼎) và Tỉnh Vật Mạc (井勿幕) và một số người khác trong Ca Lão hội, đã phát động một cuộc nổi dậy và chiếm giữ Tây An sau hai ngày chiến đấu.[84] Cộng đồng người Hồi theo Hồi giáo (người Hồi Hồi) bị chia rẽ vì ủng hộ cách mạng. Những người Hồi Hồi ở Thiểm Tây đã ủng hộ những người cách mạng và những người Hồi Hồi ở Cam Túc ủng hộ nhà Thanh. người Hồi Hồi bản địa tại Tây An tham gia cùng với quân cách mạng của người Hán trong việc tàn sát người Mãn Châu.[85][86][87] Người Hồi Hồi ở Cam Túc lãnh đạo bởi tướng Mã An Lương chỉ huy hai mươi tiểu đoàn người Hồi Hồi bảo vệ nhà Thanh và tấn công Thiểm Tây, do Trương Phượng Hối (張鳳翽) lãnh đạo.[88] Cuộc tấn công đã thành công và sau khi có tin Phổ Nghi sắp thoái vị, Mã đã đồng ý gia nhập Dân Quốc mới.[88]

Các nhà cách mạng đã thành lập "Chính quyền quân Hán quang phục Cam Túc Thiểm Tây" và bầu Trương Phượng Hối, là thành viên Nguyên Nhật Tri hội (原日知會), làm lãnh đạo.[84] Sau khi Tây An bị chiếm vào ngày 24 tháng 10, lực lượng cách mạng đã giết hết tất cả người Mãn trong thành, khoảng 20,000 người Mãn đã bị thảm sát.[89][90] Nhiều người bảo vệ người Mãn đã tự sát, Văn Thụy (文瑞), Tướng quân thành Tân An, đã nhảy xuống giếng tự sát.[89] Duy nhất một số người Mãn giàu có hối lộ và nữ giới người Mãn sống sót nhưng phải quy phục với người Hán cầm quyền. Người Hán giàu có bắt các cô gái người Mãn làm nô lệ[91] và người Hán nghèo hơn thì cũng bắt các cô gái trẻ về làm vợ.[92] Một số bị người Hồi thân dân tộc Hán ở Tây An bắt và cải đạo Hồi cho người Mãn để đồng hóa họ với người Hồi-Hán tại Trung Quốc[93]

Khởi nghĩa Cửu Giang

Vào ngày 23 tháng 10, Lâm Sâm, Tưởng Quần (蔣群), Sái Huệ (蔡蕙) và thành viên Đồng Minh hội tỉnh Giang Tây đã âm mưu một cuộc nổi dậy của các đơn vị Tân quân.[83][94] Sau khi giành được chiến thắng, họ tuyên bố độc lập. Chính phủ quân sự Cửu Giang sau đó được thành lập.[94]

Khởi nghĩa Thái Nguyên Sơn Tây

Ngày 29/10, Diêm Tích Sơn của Tân quân lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên, thủ phủ Sơn Tây, cùng Diêu Vĩ Giới (姚以價), Hoàng Quốc Lương (黃國梁), Ôn Thọ Tuyền (溫壽泉), Lý Thành Lâm (李成林), Trương Thụ Xí (張樹幟) và Kiều Hú (喬煦).[94][95]

Quân cách mạng tấn công Thái Nguyên và giết tất cả người Mãn.[96] Tuần phủ Sơn Tây, Lục Chung Kì (陸鍾琦) bị quân cách mạng giết.[97] Sau đó, họ tuyên bố thành lập Chính phủ quân sự Sơn Tây do Diêm Tích Sơn làm lãnh đạo.[84]

Khởi nghĩa Trùng Cửu Côn Minh

Ngày 30/10, Lý Căn Nguyên (李根源) Đồng Minh hội Vân Nam gia nhập với Thái Ngạc, La Bội Kim (羅佩金), Đường Kế Nghiêu, và các sĩ quan khác của Tân quân để phát động Khởi nghĩa Trùng Cửu (重九起義).[98] Họ chiếm được Côn Minh vào ngày hôm sau và thành lập Chính phủ quân sự Vân Nam, bầu Thái Ngạc làm lãnh đạo.[94]

Quang phục Nam Xương

Ngày 31/10, Nam Xương một nhánh của Đồng Minh hội lãnh đạo bởi Tân quân trong một cuộc nổi dậy thành công. Họ thành lập Chính phủ quân sự Giang Tây.[83] Lý Liệt Quân được bầu làm lãnh đạo.[94] Lý tuyên bố Giang Tây độc lập và chống lại quân viễn chinh nhà Thanh do Viên Thế Khải lãnh đạo.[77]

Khởi nghĩa vũ trang Thượng Hải

Trần Kỳ Mỹ, lãnh đạo chính quyền quân sự Thượng Hải

Ngày 3/11, Đồng Minh hội Thượng Hải, Quang phục hội và thương gia lãnh đạo bởi Trần Kỳ Mỹ (陳其美), Lý Bình Thư (李平書), Trương Thừa Dửu (張承槱), Lý Anh Thạch (李英石), Lý Tiếp Hòa (李燮和) và Tống Giáo Nhân đã tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang tại Thượng Hải.[94] Họ nhận được sự hỗ trợ của các sĩ quan cảnh sát địa phương.[94] Quân cách mạng chiếm xưởng Giang Nam ngày 4/11 và chiếm Thượng Hải sau đó. Ngày 8/11, thành lập Chính phủ quân sự Thượng Hải và bầu Trần Kỳ Mỹ làm lãnh đạo.[94] Ông trở thành người sáng lập bốn đại gia đình Trung Hoa Dân Quốc sau này.[99]

Khởi nghĩa Quý Châu

Ngày 4/11, Trương Bách Lân (張百麟) của đảng cách mạng ở Quý Châu đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy cùng với các đơn vị Tân quân và học viên từ học viện quân sự. Họ ngay lập tức chiếm được Quý Dương và thành lập Chính phủ quân sự Đại Hán Quý Châu, bầu Dương Tẫn Thành (楊藎誠) và Triệu Đức Toàn (趙德全) là lãnh đạo và phó lãnh đạo.[100]

Khởi nghĩa Chiết Giang

Ngày 4/11, các nhà cách mạng ở Chiết Giang kêu gọi các đơn vị Tân quân ở Hàng Châu phát động một cuộc nổi dậy.[94] Chu Thụy (朱瑞), Ngô Tứ Dự (吳思豫), Lã Công Vọng (吕公望) và những người khác của Tân quân đã chiếm được xưởng chế tạo vật tư quân sự.[94] Lực lượng khác, lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch và Doãn Duệ Chí (尹銳志), đã chiếm được hầu hết các cơ quan chính quyền.[94] Cuối cùng, Hàng Châu nằm dưới sự kiểm soát của các nhà cách mạng, và nhà lập hiến Thang Thọ Tiềm (湯壽潛) được bầu làm lãnh đạo.[94]

Quang phục Giang Tô

Ngày 5/11, các nhà lập hiến và thượng lưu Giang Tô đã thúc giục Trình Đức Toàn (程德全) tuyên bố độc lập và thành lập Chính phủ Quân sự Cách mạng Giang Tô do ông lãnh đạo.[94][101] Không giống như một số thành phố khác, bạo lực chống Mãn Châu bắt đầu sau khi quang phục vào ngày 7 tháng 11 tại Trấn Giang.[102] Tướng quân nhà Thanh Tái Mặc (載穆) đã đồng ý đầu hàng, nhưng vì một sự hiểu lầm, các nhà cách mạng đã không biết rằng sự an toàn của họ được đảm bảo.[102] Khu ở người Mãn bị lục soát, và một số lượng người Mãn không xác định đã bị giết.[102] Tái Mặc, cảm thấy bị phản bội, đã tự sát.[102] Đây được coi là cuộc nổi dậy Trấn Giang (鎮江起義).[103][104]

Khởi nghĩa An Huy

Các thành viên của Đồng Minh hội An Huy cũng phát động một cuộc nổi dậy vào ngày hôm đó và bao vây thủ phủ của tỉnh. Các nhà lập hiến đã thuyết phục Chu Gia Bảo (朱家寶), Tuần phủ An Huy, tuyên bố độc lập.[105]

Khởi nghĩa Quảng Tây

Ngày 7/11, chính quyền Quảng Tây quyết định ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh, tuyên bố độc lập. Tuần phủ Thẩm Bỉnh Khôn (沈秉堃) được phép giữ nguyên chức, nhưng Lục Vinh Đình sau đó trở thành lãnh đạo mới.[69] Lục Vinh Đình sau đó cũng trở thành lãnh đạo quân phiệt Quảng Tây trong thời gian dài.[106] Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Thiệu Hoành, sinh viên luật Bạch Sùng Hyđã gia nhập vào một đơn vị Dám chết để chiến đấu như một nhà cách mạng.[107]

Phúc Kiến độc lập

Căn nhà Quang phục hội chiếm giữ tại Liên Giang, Phúc Châu

Vào tháng 11, các thành viên của nhánh Đồng Minh hội Phúc Kiến, cùng với Tôn Đạo Nhân (孫道仁) của Tân quân, đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại quân đội nhà Thanh.[108][109] Tổng đốc Tông Thọ (松壽), đã tự sát.[110] Vào ngày 11 tháng 11, toàn bộ tỉnh Phúc Kiến tuyên bố độc lập.[108] Chính phủ quân sự Phúc Kiến được thành lập và Tôn Đạo Nhân được bầu làm lãnh đạo.[108]

Quảng Đông độc lập

Gần cuối tháng 10, Trần Quýnh Minh, Đặng Khanh (鄧鏗), Bành Thụy Hải (彭瑞海) và các thành viên khác của Đồng Minh hội Quảng Đông đã tổ chức dân quân địa phương để phát động cuộc nổi dậy ở Hóa Châu, Nam Hải, Thuận Đức và Tam Thủy ở tỉnh Quảng Đông.[84][111] Ngày 8/11, sau khi được Hồ Hán Dân, Tướng quân Lý Chuẩn (李準) và Long Tể Quang (龍濟光) thuộc Hải quân Quảng Đông ủng hộ cách mạng.[84] Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Minh Kì (張鳴岐), bị buộc phải thảo luận với các đại diện địa phương một đề nghị đòi độc lập của Quảng Đông.[84] Quyết định công bố vào ngày hôm sau. Trần Quýnh Minh sau đó chiếm được Huệ Châu. Vào ngày 9 tháng 11, Quảng Đông tuyên bố độc lập và thành lập một chính phủ quân sự.[112] Họ đã bầu Hồ Hán Dân và Trần Quýnh Minh làm lãnh đạo và phó lãnh đạo.[113] Khâu Phùng Giáp được biết là đã giúp cho tuyên bố độc lập trở nên hòa bình hơn.[112]

Sơn Đông độc lập

Ngày 13/11, sau khi được thuyết phục bởi nhà cách mạng Đinh Duy Phần (丁惟汾) và một số sĩ quan khác của Tân quân, Tuần phủ Sơn Đông, Tôn Bảo Kỳ, đã đồng ý ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh và tuyên bố Sơn Đông độc lập.[84]

Khởi nghĩa Ninh Hạ

Ngày 17/11, Đồng Minh hội Ninh Hạ phát động Khởi nghĩa Hội đảng Ninh Hạ (寧夏會黨起義). Các nhà cách mạng đã phái Vu Hữu Nhậm tới Trương Gia Xuyên để gặp lãnh đạo người Đông Can Mã Nguyên Chương để thuyết phục ông không ủng hộ nhà Thanh. Tuy nhiên, Mã không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ của mình với nhà Thanh. Ông đã phái dân quân Hồi giáo Cam Túc phía đông dưới sự chỉ huy của một trong những người con trai của ông để giúp Mã Kì tiêu diệt Ca Lão hội Ninh Hạ.[114][115] Tuy nhiên, Chính phủ quân sự cách mạng Ninh Hạ được thành lập vào ngày 23 tháng 11.[84] Một số nhà cách mạng tham gia bao gồm Hoàng Việt (黃鉞) và Hướng Sân (向燊), những người tập hợp lực lượng Tân quân tại Tần Châu (秦州).[116][117]

Tứ Xuyên độc lập

Vào ngày 21 tháng 11, tại Quảng An tổ chức Chính quyền Quân sự Bắc Thục Đại Hán.[84][118]

Ngày 22/11, Thành Đô và Tứ Xuyên bắt đầu tuyên bố độc lập. Đến ngày 27, Chính phủ quân sự Đại Hán Tứ Xuyên được thành lập, đứng đầu là nhà cách mạng Bồ Điện Tuấn (蒲殿俊).[84] Tướng nhà Thanh Doãn Phương (端方) đã bị giết.[84]

Khởi nghĩa Nam Kinh

Trận chiến Đại Bình môn tại Nam Kinh năm 1911. Vẽ bởi T. Miyano.

Vào ngày 8 tháng 11, được hỗ trợ bởi lãnh đạo phe cách mạng là Trung Hoa Đồng Minh hội của người Hán Trung Quốc, Từ Thiệu Trinh (徐紹楨) của Tân quân tuyên bố khởi nghĩa Mạt Lăng quan (秣陵關), cách 30 km từ Nam Kinh.[84] Từ Thiệu Trinh, Trần Kỳ Mỹ và các tướng lĩnh khác quyết định thành lập một đội quân thống nhất do Từ chỉ huy để tấn công Nam Kinh cùng nhau. Vào ngày 11 tháng 11, trụ sở quân đội thống nhất được thành lập tại Trấn Giang. Từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12, dưới sự chỉ huy của Từ, quân đội thống nhất đã chiếm được Ô Long Sơn (烏龍山), Mạc Phủ Sơn (幕府山), Vũ Hoa Đài (雨花臺), Thiên Bảo thành (天保城) và nhiều thành trì khác của quân Thanh.[84] Vào ngày 2 tháng 12, Thành phố Nam Kinh đã bị những người cách mạng chiếm giữ sau Trận chiến Nam Kinh năm 1911[84] Vào ngày 3 tháng 12, một nhà cách mạng có tên là Su Liangbi đã chỉ huy quân cách mạng thảm sát người Mãn ở tại đây.[119].

Tây Tạng độc lập

Bài chi tiết: Náo động Lhasa Tân Hợi và Tây Tạng (1912–51)

Năm 1905, nhà Thanh phái Triệu Nhĩ Phong đến Tây Tạng để dẹp loạn.[120] Năm 1908, Triệu được bổ nhiệm làm Đại thần Biện sự Trú Tạng tại Lhasa.[120] Triệu bị chém đầu tháng 12/1911 bởi phe thân Dân Quốc.[121] Phần lớn diện tích được biết đến trong lịch sử là Kham nay tuyên bố là Tây Khang, được tạo ra bởi các nhà cách mạng Dân Quốc.[122] Cuối năm 1912, quân Thanh lưu vong mất nước mất chế độ cuối cùng bị buộc rời khỏi Tây Tạng qua Ấn Độ. Thubten Gyatso, Dalai Lama thứ 13, trở về Tây Tạng vào tháng 1 năm 1913 từ Sikkim, nơi ông đang ở.[123] Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới xin lỗi về hành động của nhà Thanh và đề nghị khôi phục Đức Đạt Lai Lạt Ma về vị trí cũ của mình, ông trả lời rằng ông không quan tâm đến Trung Quốc, rằng Tây Tạng chưa bao giờ phụ thuộc vào Trung Quốc, rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập, và ông đang đảm nhận vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.[123] Vì điều này, nhiều người coi đây như một tuyên bố độc lập chính thức. Phía Trung Quốc không phản ứng và Tây Tạng đã có ba mươi năm không có sự can thiệp từ Trung Quốc trước khi bị Trung Quốc tiêu diệt 1951.[123]

Mông Cổ độc lập (Trung Quốc công nhận từ sau năm 1949)

Bài chi tiết: Cách mạng Mông Cổ năm 1911 và Ngoại Mông (1911–19)

Vào cuối năm 1911, người Mông Cổ(Ngoại Mông)đã hành động với một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền Mãn Châu nhưng nỗ lực này không thành công.[124] Phong trào độc lập diễn ra không chỉ giới hạn ở Bắc (ngoại Mông) Mông Cổ mà còn là một hiện tượng toàn Mông Cổ.[124] Ngày 29/12/1911, Bogd Khan trở thành lãnh đạo đế chế Mông Cổ. Nội Mông trở thành khu vực tranh chấp giữa Khan và Dân Quốc rồi Nội Mông quyết định vẫn ở lại Trung Quốc cho đến ngày nay.[125] Nga ủng hộ nền độc lập của Ngoại Mông (bao gồm cả vùng khác là Tannu Uriankhai nhưng nó nay thuộc nước thứ 3) trong thời kỳ Cách mạng Tân Hợi.[126]

Tây Tạng và Mông Cổ sau đó công nhận nhau trong một hiệp ước. Vùng lãnh thổ Tây Tạng (Trung Quốc) sau đó đã tái sáp nhập trở lại vào Trung Quốc của chế độ mới năm 1951, trong khi nước Mông Cổ vẫn độc lập khỏi Trung Quốc đến ngày nay (Trung Quốc cũng công nhận Mông Cổ độc lập từ 1949 đến nay).

Khởi nghĩa Địch Hóa và Y Lê

Bài chi tiết: Cách mạng Tân Hợi ở Tân Cương

Tại Tân Cương vào ngày 28 tháng 12, Lưu Tiên Tuấn (劉先俊) và những người cách mạng bắt đầu cuộc nổi dậy Địch Hóa (迪化起義).[127] Khởi nghĩa do hơn 100 thành viên Ca Lão hội chỉ huy.[128] Khởi nghĩa thất bại. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1912, Cuộc nổi dậy Y Lê (伊犁起義) với Phùng Đặc Dân (馮特民) bắt đầu.[127][128] Tuần phủ Viên Đại Hóa (袁大化) đã bỏ trốn và trao quyền cho Dương Tăng Tân, vì ông không thể chống lại những người cách mạng.[129]

Sáng 8 tháng 1, một chính phủ Y Lê mới được thành lập bởi quân cách mạng,[128] nhưng quân cách mạng thất bại tại Tinh Hà trong tháng 1 và tháng 2.[129][130] Cuối cùng vì sự thoái vị của Phổ Nghi, Viên Thế Khải đã công nhận sự cai trị của Dương Tăng Tân, bổ nhiệm ông làm Thống đốc Tân Cương và đưa tỉnh này gia nhập Dân Quốc.[129] Nhiều vụ ám sát quan triều Thanh trong tháng 4 và tháng 5/1912.[129]

Quân cách mạng đã in bức hình đa ngôn ngữ mới.[131]

Khởi nghĩa Đài Loan

Năm 1911 như một phần của Cách mạng Tân Hợi Đồng Minh hội đã gửi La Phúc Tinh (羅福星) tới Đài Loan để giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản.[132] Mục tiêu là đưa đảo Đài Loan trở lại Trung Hoa Dân Quốc bằng cách kích động Khởi nghĩa Đài Loan (台灣起義).[133] La bị bắt và giết vào ngày 3 tháng 3 năm 1914.[134] Còn được gọi " Sự kiện Miêu Lật" (苗栗事件) nơi có hơn 1,000 người Đài bị cảnh binh Nhật xử tử.[135] Sự hy sinh của La được tưởng niệm ở Miêu Lật.[134]

Thay đổi chính quyền

Con dấu Đại Tổng thống Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc

Nhà Thanh

Ở phương Bắc, triều đình nhà Thanh cố gắng cải tổ nhưng thất bại rồi sụp đổ do sự phản bội của tướng Viên Thế Khải

Vào ngày 1 tháng 11 năm 1911, chính quyền nhà Thanh bổ nhiệm Viên Thế Khải làm Tổng lý nội các đế quốc, thay thế cho Dịch Khuông.[136] Vào ngày 03 tháng 11, sau khi một đề xuất bởi Sầm Xuân Huyên từ Phong trào Quân chủ lập hiến (立憲運動), năm 1903, triều đình nhà Thanh đã thông qua Mười chín điều Quan trọng Tuân thủ Hiến pháp (憲法重大信條十九條), biến nhà Thanh từ một chế độ quân chủ chuyên chế với hoàng đế có quyền lực vô hạn thành một chế độ quân chủ lập hiến.[137][138] Vào ngày 9 tháng 11, Hoàng Hưng gửi điện tín cho Viên và mời gia nhập Dân Quốc.[139] Cải tổ của triều đinh đã quá muộn và hoàng đế sắp phải thoái vị.

Chính phủ Cách mạng

Ở phía Nam, Chính phủ Nam Kinh non kém được thành lập trong bối cảnh phức tạp, khó khăn rồi buộc phải thông đồng với Viên Thế Khải của Chính phủ Đế quốc Đại Thanh để lật đổ nhà Thanh

Bài chi tiết: Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc (1912)

Vào ngày 28 tháng 11 năm 1911, Vũ Xương và Hán Dương đã bị quân Thanh chiếm. Vì vậy, để an toàn, các nhà cách mạng đã triệu tập hội nghị đầu tiên của họ tại Tô giới Anh ở Hán Khẩu vào ngày 30 tháng 11.[140] Đến ngày 2 tháng 12, các lực lượng cách mạng đã chiếm được Nam Kinh sau khởi nghĩa; và quyết định biến nó thành căn cứ của chính phủ lâm thời mới.[141]

Hội nghị Bắc Nam

Đường Thiệu Nghi, trái. Edward Selby Little, giữa. Ngũ Đình Phương, phải. (Hội nghị Bắc Nam, Thượng Hải, tháng 12 năm 1911)

Vào ngày 18 tháng 12, Hội nghị Nam Bắc (南北議和) đã được tổ chức tại Thượng Hải để thảo luận về các vấn đề phía bắc và phía nam.[142] Viên chọn Đường Thiệu Nghi làm đại diện nhà Thanh.[142] Đường rời Bắc Kinh đến Vũ Hán để đàm phán với các nhà cách mạng.[142] Các nhà cách mạng đã chọn Ngũ Đình Phương.[142] Với sự can thiệp của sáu cường quốc nước ngoài, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đức, Nga, Nhật Bản và Pháp, Đường và Ngũ bắt đầu đàm phán trong tô giới Anh.[143] Doanh nhân nước ngoài người Anh là Edward Selby Little (李德立) đã đóng vai trò là người đàm phán trung gian và tạo điều kiện cho thỏa thuận hòa bình.[144] Họ đồng ý rằng Viên sẽ buộc hoàng đế nhà Thanh thoái vị để đổi lấy sự ủng hộ của các tỉnh miền Nam đối với Viên với tư cách là Đại tổng thống Dân Quốc. Sau khi xem xét khả năng nước dân quốc mới có thể bị đánh bại trong cuộc nội chiến hoặc do ngoại xâm, Tôn Trung Sơn đã đồng ý với đề xuất của Viên về việc tái thống nhất Trung Quốc dưới chính quyền Bắc Kinh do Viên lãnh đạo. Các quyết định tiếp theo được đưa ra để cho hoàng đế cai trị tiểu triều đình của mình trong Cung điện mùa hè. Ông sẽ được đối xử như một nguyên thủ của một quốc gia riêng biệt và có chi phí vài triệu lượng bạc.[145]

Thành lập Dân Quốc

Tôn Dật Tiên năm 1912 trong cuộc họp dưới hai là cờ Ngũ tộc cộng hòa và Thiết huyết Thập bát Tinh kỳ Trung Hoa Dân Quốc công bố và vấn đề quốc kỳ.

Vào ngày 29 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống đầu tiên.[146] Ngày 1 tháng 1 năm 1912 được coi là ngày đầu tiên Năm thứ nhất của Trung Hoa Dân Quốc.[147] Vào ngày 3 tháng 1, các đại diện đã đề nghị Lê Nguyên Hồng làm phó Tổng thống lâm thời.[148]

Trong và sau Cách mạng Tân Hợi, nhiều nhóm tham gia muốn kỳ hiệu riêng của họ là quốc kỳ. Trong cuộc nổi dậy Vũ Xương, các đơn vị quân đội Vũ Xương muốn Cửu tinh Thái cực kỳ làm quốc kỳ.[149] Các bên khác tranh chấp gồm Cờ Thanh Thiên Bạch Nhật của Lục Hạo Đông. Hoàng Hưng ủng hộ một lá cờ mang thần thoại nông nghiệp. Cuối cùng, hội nghị đã thỏa hiệp: quốc kỳ sẽ là Ngũ tộc cộng hòa.[149] Ngũ tộc Cộng hòa là năm dân tộc lớn của Dân Quốc.[150] người Hán (đỏ), người Mãn Châu (vàng), người Mông Cổ (xanh), người Hồi (tức người Hồi giáo) (trắng) và người Tây Tạng (đen).[149][150] Tuy cuộc cách mạng chống Mãn Châu, nhưng Tôn Dật Tiên, Tống Giáo Nhân và Hoàng Hưng đã nhất trí ủng hộ việc đoàn kết dân tộc được thực hiện từ lục địa đến biên giới.[151]

Xô xát Đông Hoa môn

Ngày 16/1, khi trở về dinh thự, Viên Thế Khải đã bị tấn công bắng bom bởi Đồng Minh hội tại Đông Hoa môn (東華門), Bắc Kinh.[152] Có khoảng mười lính canh đã chết, nhưng bản thân Viên không bị thương.[152] Viên đã gửi một điện tín cho lực lượng cách mạng vào ngày hôm sau cam kết sự ủng hộ và yêu cầu họ không tổ chức thêm bất kỳ nỗ lực ám sát nào.

Chỉ dụ thoái vị của Hoàng đế

Hoàng đế thoái vị

Trương Kiển soạn thảo một chỉ dụ thoái vị và đã được Thượng viện lâm thời phê chuẩn. Ngày 20/1, Ngũ Đình Phương đại diện Chính phủ Lâm thời Nam Kinh đã gửi chỉ dụ thoái vị của Phổ Nghi cho Viên.[138] Ngày 22/1, Tôn Trung Sơn tuyên bố sẽ từ chức Đại Tổng thống nếu Viên ủng hộ việc Hoàng đế thoái vị.[153] Viên sau đó gâp áp lực cho Long Dụ Hoàng thái hậu với mối đe dọa rằng cuộc sống của hoàng gia sẽ không được đảm bảo nếu sự thoái vị không xảy ra trước khi lực lượng cách mạng đến Bắc Kinh, nhưng nếu họ đồng ý thoái vị, chính phủ lâm thời sẽ tôn trọng các điều khoản do hoàng gia đề xuất.

Ngày 3/2, Thái hậu Long Dụ đã cho Viên toàn quyền đàm phán các điều khoản thoái vị của hoàng đế nhà Thanh. Viên sau đó đã đưa ra phiên bản của riêng mình và chuyển tiếp cho các nhà cách mạng vào ngày 3 tháng 2.[138] Phiên bản của ông có ba phần thay vì hai phần như trước đó.[138] Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau khi bị Viên và Nội các gây áp lực, Phổ Nghi (sáu tuổi) và Thái hậu Long Dụ đã chấp nhận các điều khoản thoái vị của Viên.[147]

Lựa chọn Thủ đô

Như một điều kiện để nhường lại quyền lãnh đạo cho Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn khẳng định rằng chính phủ lâm thời vẫn ở Nam Kinh. Ngày 14/2, Thượng viện lâm thời đã bỏ phiếu, kết quả 20 phiếu lựa chọn Bắc Kinh, 5 phiếu chọn Nam Kinh, 2 phiếu chọn Vũ Hán và 1 phiếu chọn Thiên Tân.[154] Đa số Thượng viện muốn bảo đảm thỏa thuận hòa bình bằng cách đưa chính quyền về Bắc Kinh.[154]

Trương Kiển và những người khác lập luận rằng việc thủ đô ở Bắc Kinh sẽ giám sát việc nổi dậy người Mãn và Mông Cổ ly khai. Nhưng Tôn và Hoàng Hưng đã ủng hộ Nam Kinh để cân bằng với cơ sở quyền lực của Viên ở phía bắc.[154] Lê Nguyên Hồng lựa chọn Vũ Hán như vai trò trung lập.[155] Ngày hôm sau, Thượng viện lâm thời đã bỏ phiếu một lần nữa, lần này, 19-6 ủng hộ Nam Kinh với 2 phiếu bầu cho Vũ Hán.[154] Tôn cử Thái Nguyên Bồi và Uông Tinh Vệ thuyết phục Viên chuyển về Nam Kinh.[156] Viên chào đón phái đoàn và đồng ý cùng các đại biểu trở lại miền nam.[157] Sau đó vào tối ngày 29 tháng 2, bạo loạn và hỏa hoạn đã nổ ra khắp thành phố Bắc Kinh.[157] Được cho là bắt đầu bởi quân đội bất tuân của Tào Côn, sĩ quan trung thành với Viên.[157] Sự rối loạn đã cho Viên cái cớ ở lại phía bắc để bảo vệ chống lại tình trạng bất ổn. Vào ngày 10 tháng 3, Viên nhậm chức tại Bắc Kinh với tư cách là Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc.[158] Vào ngày 5 tháng 4, Thượng viện lâm thời ở Nam Kinh đã bỏ phiếu đưa Bắc Kinh thành thủ đô của Dân quốc và sẽ triệu tập tại Bắc Kinh vào cuối tháng.

Chính phủ Bắc Dương

Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống lâm thời thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh.[159] Chính phủ đóng tại Bắc Kinh, được gọi là Chính phủ Bắc Dương, không được quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc cho đến năm 1928, vì vậy giai đoạn từ 1912 đến 1928 được gọi đơn giản là "Thời kỳ Bắc Dương". Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra theo Hiến pháp lâm thời. Tại Bắc Kinh, Quốc dân đảng được thành lập vào ngày 25 tháng 8 năm 1912.[160] Quốc dân đảng chiếm đa số ghế sau cuộc bầu cử. Tống Giáo Nhân được bầu làm Thủ tướng. Tuy nhiên, Tống bị ám sát tại Thượng Hải vào ngày 20 tháng 3 năm 1913, theo lệnh bí mật của Viên.[161]

C. Sau Cách Mạng Tân Hợi

Sau khi Thủ tướng (Quan đại thần Tổng lý nội các) Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống sau khi lật đổ nhà Thanh với việc ép vua Thanh thoái vị 12/2/1912, tuy phái cách mạng không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều vào tay phe của Viên. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo chiêu bài xây dựng và duy trì "Trung Hoa Dân quốc"; nhưng bên trong thực chất là băng đảng của Viên cấu kết với đế quốc chống phá lại phái cách mạng quốc gia theo tinh thần cộng hòa, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cùng nhân dân Trung Quốc [162].

Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải, Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng. Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi Quốc hội thông qua, Viên ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) một số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành cuộc đối đầu mới. Số tiền này phải trả trong 47 năm bằng thuế muối.

Quốc dân đảng phản đối kịch liệt. Các tướng lĩnh thuộc đảng này bèn khởi binh chống lại, nhưng đều thất bại vì ít quân và vì Viên Thế Khải đã bố trí lực lượng từ trước. Cuộc xung đột này chỉ kéo dài không đầy hai tháng. Sau đó, Viên Thế Khải bắt Quốc hội thừa nhận ông là Đại tổng thống chính thức (Lê Nguyên Hồng làm phó). Và để bảo đảm địa vị của mình, tháng 11 năm 1913, Viên ra lệnh trục xuất các nghị viên thuộc Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội.

Đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ luôn Ước pháp lâm thời rồi cho xây dựng một nền thống trị "độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản"[163]. Các thế lực Viên Thế Khải sau cùng vẫn bị lật đổ sau cái chết đột ngột của Viên, nhưng sau đó Trung Quốc liên tục trải qua các cuộc nội chiến và nội loạn.

Nhận xét sơ lược

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, nhưng phần chính là giành quyền thương mại đường biển của người phía nam Trung quốc ở ven vùng biển như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tô, Thượng Hải...

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:

—  Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề căn bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không khích động được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.

—  Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là các minh chứng.

—  Cuộc cách mạng đã chứng kiến một số vụ trả thù và tàn sát một cách tàn khốc không thương tiếc của người Hán mà chỉ nhắm vào người Mãn. Nghĩa là -- dùng cuộc cách mạng toàn quốc chỉ trả thù người Mãn -- đó là "hưng Hán diệt Hồ" (興漢滅胡) và "chủ nghĩa bài Mãn" (排滿主義) mà không nhắm vào chủ đích đòi quyền lợi của dân tộc.

—  Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc, để rồi kết quả chỉ là câu kết với Viên Thế Khải, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

—  Chính phủ cách mạng không có đủ sức mạnh nên không dám đụng chạm đến các quân phiệt thừa cơ cát cứ tại các địa phương sau khi nhà Thanh sụp đổ, vì thế các quân phiệt này bất tuân chính phủ cách mạng mà lại quay sang đánh giết lẫn nhau đẩy Trung Quốc vào thời kỳ nội chiến đẫm máu kéo dài suốt gần 40 năm.

—  Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh Hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo thiếu tổ chức qui mô, thiếu kế sách nhất quán, rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" vì nhiều khi tư tưởng và kế sách cũng không đồng nhất [164].

Cuộc cách mạng này rốt cuộc chỉ là cơn giận dữ, bát mãn muốn giật sập chế độ quân chủ vua chúa do người ngoại tộc nhà Mãm Thanh cai trị một cách nhất thời, chủ đích có thế thôi, nhưng nó vô tình đẩy cả Trung quốc vào 'cách mạng đỏ' chủ nghĩa cộng sản độc tài chuyên chính do sự trợ giúp của chính quyền nước Nga.

 




Sự Hình Thành của Trung Quốc Hiện Đại


Người Trung quốc có truyền thống khoa trương, khuếch đại lịch sử, văn hóa của họ ra thế giới. Họ thích tạo ra nhiều huyền thoại, ngụy tạo ảo tưởng mơ hồ về họ.

Vụ trả thù và tàn sát một cách tàn khốc không thương tiếc của người Hán mà chỉ nhắm vào người Mãn. Nghĩa là dùng cụộc cách mạng toàn quốc chỉ trả thù người Mãn mà không nhắm vào chủ đích đòi quyền lợi của dân tộc.

Quan lại và nho sĩ có trách nhiệm giáo hóa, khuyên nhủ người dân trung thành với hoàng đế và hiếu thuận phụ huynh, họ không kêu gọi người dân yêu nước hay tự hào với dân tộc mình hay họ không có trách nhiệm kích thích chủ nghĩa dân tộc của người dân.

Đến khi năm 1895, Nhật Bản đánh bại nhà Thanh, và buộc nhà Thanh phải công nhận Nhật Bản là bá chủ của Đông Á. Nhiều người khoa bảng thấy địa vị của Thiên Hoàn Nhật Bản là cao hơn hoàng đế nhà Thanh, và nhà Thanh mất đi tính thiêng liêng, vì chiến tranh của Nhật Bản đã chứng minh rồi. Lúc này chủ nghĩa yêu nước của Trung quốc tỉnh dậy. Người trí thức Trung quốc thấy rằng nhà Thanh đã mất đi tính thiêng liêng phải khai triển cải cách chính trị, thay đổi đường lối chính trị, chiêu tập quốc hội, chiêu tập nhân tài của các địa phương. Nhà Thanh nên tạo nên một quốc hội, và hoàng đế nên để quốc hội này đặt chế định hiến pháp tạo ra chính phủ trung ương. Nhà Thanh sẽ từ một đế quốc quân chủ chuyên chế biến thành đế quốc lập hiến. Trực tiếp lật đổ chính quyền nhà Thanh. Nhưng nếu như vậy thì dân số nhà Thanh

Tôn Trung Sơn chính là người đầu tiên kêu gọi ý tưởng này. Thế lực chân chính của Tôn Trung Sơn là đại diện một thế lực mà bị nhà Thanh bắt nạt rất lâu đó là những người phương nam ở Trung quốc là thương mại trên biển với Đông Nam Á, đặc biệt là ở Quảng Đông và Phúc Kiến.

Mấu chốt vấn đề là -- người Mãn nổi lên ở Đông Bắc Á ở Trung quốc, và vì người Mãn có thể kiểm soát con đường thương mại trên đất với bên Tây bao gồm Mông Cổ, Tân Cương và liên kết của các nước Trung Á. Đối với người Mãn, những người làm thương mại trên biển ở phương Nam là đối thủ cạnh tranh với họ, cho nên, nhà Thanh hạn chế người dân ở phương nam ra biển, đó là vì sao những tổ chức Phản Thanh Phục Minh là tập trung ở phương nam, một số tổ chức này có chạy đến Việt Nam với danh xưng Phản Thanh Phục Minh chính là đấu tranh với chính sách ngăn cấm hàng hải của nhà Thanh. Trong quá trình đấu tranh của họ, họ từng tạo được chính quyền họ Trịnh ở Đài Loan, nhưng bị nhà Thanh tiêu diệt năm 1683, cũng có tạo nên một sự kiện của vấn đề tổ chức của nhóm cướp biển, nhưng rồi bị giải quyết vào năm 1810 và cũng có tạo nên Thái Bình Thiên Quốc, nhưng rồi cũng bị tiêu diệt vào năm 1864. Cuối cùng cuộc cách mạng Tôn Trung Sơn.

- Năm 1894 nhà Thanh xảy ra chiến tranh với Nhật Bản
- Tháng 9, khi Nhật Bản đánh bại nhà Thanh trên biển.
- Tháng 10, Tôn Trung Sơn đi Hạ Uy Di/Hawaii.
- Tháng 11 thành lập tổ chức cách mạng và gây quỹ ở Hawaii. Sau này tổ chức này đổi tên là Quốc Dân Đảng, những hội viên này cũng còn gọi là hội Tam Hoàng đó là tổ chức Phản Thanh Phục Minh.

Tại sao gọi thế lực Tôn Trung Sơn là thế lực người phương nam? Vì phương nam có tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa ở phương nam, nhưng đều bị nhà Thanh dẹp tan một cách thành công. Phải đến 1911 cuộc khởi nghĩa của họ mới thành công ở Hồ Bắc, do đó, người ta gọi đó là Cuộc Cách Mạng Tân Hợi.

Nhà Thanh chinh phục Trung quốc vào năm 1644. Những người giỏi chiến đấu họ được kết nạp vào hệ thống Bát Kỳ của người Mãn, và được ghi danh thành người Mãn, cho nên quyền lực nắm bắt trong tay của tướng quân người Mãn. Đến khi Thái Bình Thiên Quốc khởi nghĩa vào năm 1850 người Mãn khi đó đã bị hư hỏng chế độ khoa cử rồi, họ thích làm quan ở kinh thành, sức chiến đấu đã suy thoái rất nhiều, họ không thích chiến đấu trên chiến trường. Khi đó nhà Thanh có một tâm lý là – không muốn lãng phí tài nguyên của người Mãn đi đàn áp quân khởi nghĩa của người Hán, họ muốn để người Hán đánh người Hán, nếu có điều không may xảy ra, họ sẽ tháo chạy đến Đông Bắc quay trở về quê hương của họ. Nhà Thanh bèn ủy nhiệm một số sĩ phu người Hán tự chiêu tập và tự huấn luyện quân đội ở Địa Phương phần chính yếu là ở Hồ Nam và ở An Huy để họ tự tổ chức quân đội và chống cự với đội quân Thái Bình Thiên Quốc. Đó là một cơ hội để sĩ phu người Hán học tập việc tổ chức quân đội, và họ đã tạo nên được quân đội và họ tiêu diệt Thái Bình Thiên Quốc, họ tạo được tập đoàn quân sự nhà Hán trong triều đại nhà Thanh.

Chúng ta thấy rằng đây là người Hán ở An Huy, Hà Bắc, miền bắc Trung quốc tiêu diệt Thái Bình Thiên quốc ở miền nam Trung quốc của Quảng Đông…
Tập đoàn quân sự người Hán ở An Huy, Hà Bắc, miền bắc Trung quốc có đi học tập kỹ thuật quân sự hiện đại ở Nhật Bản, nước Đức và nước Anh và quay trở về Trung quốc trở thành người tinh hoa quân sự được bổ nhiệm làm tướng quân đồn trú ở các địa phương trong nước Tàu.

Đến năm 1911 có một nhóm người trong thế lực hoa nam khởi nghĩa ở Hồ Bắc kêu gọi cách mạng và lật đổ chính quyền nhà Thanh. Khi đó, tướng quân ở Hồ Bắc cũng không nghe theo mệnh lệnh của nhà Thanh nữa, vì vậy nhà Thanh sụp đổ, Trung Hoa Dân Quốc tự động sáng lập. Thế lực Tân Quân họ đại diện quân đội được hiện đại hóa sớm nhất của Trung quốc.

Tuy nhiên, Tổng Thống đầu Tiên ở Trung quốc là Viên Thế Khải chứ không phải Tôn Trung Sơn, và Viên Thế Khải chính là người chủ trì cuộc hiện đại hóa của quân đội nhà Thanh, ông ấy có nhiều thuộc hạ và học sinh làm tướng quân ở khắp nơi ở Trung quốc. Viên Thế Khải là ông trùm của thế lực Tân Quân. Ông ấy khuyên hoàng gia nh à Thanh thoái vị và hứa bảo đảm họ sẽ được hổ trợ tài chính trong tương lai, vì vậy Trung Hoa Dân Quốc mới được chính thức sáng lập. Thế nhưng, Trung quốc khi đó không thể được coi là một quốc gia thống nhất và mỗi quân phiệt đều có thể xây dựng ngắn hạn của mình ở địa phương mình và đều có phát hành tiền tệ của mình, vì vậy họ mới có tiền để nuôi quân đội, và khi họ có riêng quân đội của mình, tất nhiên họ có năng lực chấp hành pháp luật của mình và pháp luật của họ gọi là “nội quy hành chính” của một địa phương, họ có thể tự lựa chọn hợp tác với nước Anh, nước Mỹ hay Nhật Bản. Nói chung, Trung Hoa Dân Quốc chỉ là một thùng trống rỗng thôi không có một pháp luật trung ương và không có thể chấp hành pháp luật ở toàn quốc.

Năm 1923 Trung Trung Sơn tiếp nhận sự hổ trợ của Liên Xô, tiếp nhận sự cố vấn của Liên Sô để cải tạo tổ chức Quốc Dân Đảng để đảng viên của đảng cộng s ản trung qu ốc nh ập vào ủy ban lãnh đạo của quốc dân đảng và xây dựng m ột trường qu ân sự ở Quảng Đông ủy nhiệm Tưởng Giới Thạch làm hiệu trưởng.

1843 Thượng Hải là

Tưởng Kính Quốc

Năm 1928 Quốc Dân Đảng thống nhất tại Trung quốc, lập đô ở Nam Kinh gần với Thượng Hải.

Khi Quốc Dân Đả ng Thống nhất Trung quốc, Nhật Bản có quân đội đồn trú ở Phương Bắc Trung quốc và có hợp tác với nhiều quân phiệt cho nên Quốc Dân Đảng chắc là sẽ có xung đột với Nhật Bản. Nhật Bản trực tiếp hổ trợ hoàng đế nhà Thanh để thành lập một Mãn Chu Quốc ở Đông Bắc, Quốc Dân Đảng không thể chấp nhận Mãn Châu Quốc đó cuối cùng hai bên xảy ra chiến tranh, sau đó Quốc Dân Đảng được Mỹ hổ trợ đánh bại Nhật Bản, nhưng sau đó quốc dân đảng cũng bị Đảng cộng sản Trung quốc đánh bại và tị nạn ở đảo Đài Loan.

Không có sự hổ trợ của Liên Xô thì Trung Quốc không thể tiêu diệt thế lực quân phiệt cũng không thể thống nhất trung quốc Không có Liên Xô thì không có Trung quốc. Mao Trạch Đông chia tay với Liên Xô năm 1960, để thoát khỏi sức ảnh hưởng của Liên Xô. người Trung quốc dần dần quên mất cống hiến lớn của Liên Xô với Trung quốc. Trung quốc bây giờ lấy dân tộc Hán làm c ông dân của họ, lấy văn hóa Hán, chữ Hán v à Nho giáo làm cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc của họ.
..............................................
10:23

Năm 1860, Nhà Thanh thua trận lại phải bồi thường phí chiến 8 triệu lượng bạc cho Anh và Pháp, đồng thời phải ký hiệp ước Bắc Kinh với nhiều điểm thất thiệt và công nhận việc buôn bán Á phiện của người Tây là hợp pháp. Bồi thường xong xuôi, nhà Thanh quay ra đánh Thái Bình Thiên Quốc, cùng với nội bộ lục nghĩa lục đục nên Thái Bình Thiên Quốc đã thua trận vào năm 1864. Trận đánh vào Nam Kinh được coi là trận đánh đẫm máu nhất trong thế kỷ 19 vì có đến 20 triệu người chết của các bên tham chiến.

Sau trận chiến Nha Phiến và Thái Bình Thiên Quốc này thì dân Tàu nghèo, cần đem người đi làm lao động trả nợ chiến tranh và lúc đó có nạn bệnh dịch hoằng hành.

- Macau chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha năm 1867.

- Quảng Đông là nơi cảng chính cho làn sóng người lao động.

Những người lao động ở Quảng Đông, Quảng Tây này đi tìm mảnh đất khác để sinh sống được người Anh cho đi tới những nơi như đến, như:

- Đông Nam Á như: Mã Lai, Nam Dương, Singapore (Tân Gia Ba),

- Miền Tây Hoa Kỳ (công nhân đường sắt xe lửa ở California) và cuộc tìm vàng ở miền Tây California.

- Canada đặc biệt là người Đài Sơn, Triều Châu, Quảng Đông vì cần người Canada/Gia Nã Đại có đất rộng dân thưa ở Canada.

Cuối triều đại nhà Thanh thì Quảng Đông lại là nơi tiếp xúc sớm nhất và nhiều nhất với văn hóa phương Tây, nên ở đã xuất hiện rất nhiều các nhà trí thức có tư tưởng tiên tiến, nổi bật là Tôn Trung Sơn, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi trong số đó.

Năm 1911 Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, sau đó theo Cách Mạng Tân Hợi đảng cộng sản trong phạm vi của tỉnh Quảng Đông.

Trải qua thời kỳ đại nhảy vọt và Cách Mạng Văn Hóa của Đảng cộng sản Mao, Quảng Đông gần như không phát triển là bao, trong khi nhìn sang bên kia thì Hồng Kông dưới thời thực dân của người Anh, Hồng Kông đã có mức phát triển đáng kinh ngạc làm cho Quảng Đông thòm thèm.

Chính vì Quảng Đông thòm thèm với Hồng Kông mà chính quyền trung ương muốn nương và sức mạnh kinh tế của Hồng Kông để đẩy Thẩm Quyến cùng Quảng Đông với chiến lược phát triển của Trung quốc. thời kỳ đầu là chọn một vài tỉnh trọng điểm để đầu tư, thu hút vốn và dồn nổ lực cho nó phát triển và kêu gọi người Tàu hải ngoại đầu tư vào. Người Đài Loan hải ngoại thì đầu tư vào tỉnh Phúc Kiến, người Hồng Kông hải ngoại thì đầu tư vào Quảng Đông, nhờ hai cái "Hồng Kông và Đài Loan" mà người ta thấy nước Tàu kinh tế được phát triển, chứ không phải nhờ chủ nghĩa cộng sản mà kinh tế nước Tàu phát triển. Khi các tỉnh này đã phát triển, nó sẽ là động lực để kéo các tỉnh khác lên. Quảng Đông là một trong số ít được chọn đầu tư điểm vì vị trí có đường biển, thuận lợi và giáp Hongkong, khi đó là cửa trung chuyển hàng hóa của Trung quốc ra nước ngoài. Nếu tách Quảng Đông ra mà so sánh thì rất khập khiễng bởi nếu là một nước độc lập, họ sẽ ko được cả Trung Quốc dồn lực cho phát triển vậy đâu.

Those misunderstandings
https://youtu.be/vsGUZE_zawY?si=2UnJ6ZVZnMJtIkrc

 

.............................................

 


South Chang Jiang (Yangtze River) Ancient Yue inhabit and Old Yue language
South



Khái niệm Đông Âu được sử dụng để chỉ quốc gia được thành lập tại vùng đất Chiết Giang, quốc gia này được thành lập bởi quý tộc nước Việt vào năm 191 TCN sau khi nước Việt sụp đổ.

Về mặt cấu tạo ngôn ngữ, thì khái niệm Đông Âu bao gồm Đông 東 và Âu 甌, trong đó Đông được sử dụng để chỉ

Đông Việt 東越, phân bố ở phía Bắc Chiết Giang, và

Âu được dùng để chỉ Âu Việt 甌越 phân bố ở vùng phía Nam Chiết Giang, hai khái niệm này được gộp chung trở thành Đông Âu quốc 东瓯国.

Vùng phía Nam của tỉnh Chiết Giang, với thành phố Ôn Châu, cũng là nơi có dòng sông Âu Giang 甌江, người Chiết Giang được gọi là người Âu Việt, tiếng Ôn Châu còn được gọi là tiếng Âu Giang.

Vào thời Tần-Sở, thì các vùng đất tộc Việt như Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam bị các quốc gia này xâm chiếm, khiến người Việt chỉ còn các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam,



 

 

Tại sao nước ta có cái tên Việt Nam?


Ngày xưa lãnh thổ Quảng Đông và Quảng Tây nằm trong lãnh thổ của bắc Việt chúng ta, cả hai vị vua là vua Quang Trung Nguyễn Huệ và vua Gia Long Nguyễn Ánh đều có khát vọng lấy lại mảnh đất đó, nhưng mà cuối cùng lấy không được.

Vua Quang Trung đã cầu hôn cô em gái của vua Càn Long, và của hồi môn là hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây, vua Càn Long nhà Thanh đã đồng ý.

Ngày hôm nay cái tên Việt Nam của chúng ta cũng bắt nguồn từ cái khát vọng lấy lại từ haì miếng đất này. Đó là lúc Quang Trung Đại Đế đánh thắng nhà Thanh.

Vua Quang Trung muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây này khi Càn Long trị vì. Vua Càn Long có người em gái mới mười mấy tuổi, thì vua Quang Trung đã cầu hôn cô em gái của vua Càn Long, mà của hồi môn là hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây, vua Càn Long nhà Thanh đã đồng ý. Chuyện đang tiến hành thì vua Quang Trung bị mất nên kế hoạch đó hoàn toàn tan rã. Sau đó nội tình trong nước ta có cuộc thay vua đổi chúa, tranh đoạt quyền lực.

vua Gia Long đặt tên là Nam Việt là tạo căn bản có cơ sở để đòi lại hai miếng đất Quảng Đông và Quảng Tây này.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi là vua Gia Long cũng muốn lấy lại hai mảnh đất Quảng Đông Quảng Tây đó, do đó vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, vì dưới thời nhà Thanh lúc đó Quảng Đông và Quảng Tây có cái tên là Đông ViệtTây Việt. Vì vậy, vua Gia Long đặt tên là Nam Việt là tạo căn bản có cơ sở để đòi lại hai miếng đất này. Nhưng khi sắc phong tới tay vua Càn Long thì vua nhà Thanh hiểu được cái ý của vua Gia Long nhà Nguyễn, cho nên vua Càn Long mới đổi chữ "Nam Việt" thành "Việt Nam". Đó là câu chuyện lịch sử cho chúng ta thấy là hai miếng đất Quảng Đông và Quảng Tây là của người Việt mình thời xa xưa, và cái tên "Việt Nam" từ đâu mà có.









 



Thủy tổ của Việt tộc

Đế Viêm Thần Nông





Thần Nông Đế Viêm / Yan Di / Flame Di/ 帝 炎 / Đế Viêm




Shennong3.jpg
Thần Nông nếm các loại thảo mộc để khám phá phẩm chất của chúng.

Thần Nông (phồn thể: 神農, giản thể: 神农) (3220 TCN—3080 TCN), còn được gọi là Thần Nông thị (神農氏), Khôi Ngôi thị (魁隗氏), Liên Sơn thị (連山氏), Liệt Sơn thị (列山氏), Tắc thần (稷神), thường được biết với tên gọi Viêm Đế (炎帝).

Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông[1], thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương".

Theo Đại Việt sử ký toàn thư:

"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua."

Lễ Thần Nông

Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.
Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa. Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.

Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là Tế xuân.

Theo chỉ dụ của Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.

Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.

Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên.
Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.

Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.

Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn. Người Dao Tuyển, để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày 6 tháng 6 âm lịch là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày 1 tháng 1 âm lịch và 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Theo Đế vương thế kỷ và Sử Ký - Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị có chín người lần lượt làm vua:

1- Đế Viêm
2- Đế Lâm Khôi (帝临魁) tức đế Đồi (con Viêm đế)
3- Đế Thừa (帝承) con Đế Lâm Khôi
4- Đế Minh (帝明) con Đế Thừa
5- Đế Trực (帝直) con Đế Minh
6- Đế Ly (帝釐) tức Đế Nghi (con Đế Trực - sách Thông Giám Ngoại Kỷ nói là con Đế Minh mà không có đời Đế Trực)
7- Đế Ai (帝哀) tức Đế Lai (con Đế Ly/Nghi)
8 Đế Khắc (帝克) con Đế Ai/Đế Lai
9 Đế Du Võng (帝榆罔) con Đế Khắc

Gia tộc Thần Nông

Thị Tộc Thần Nông không không phải là một nhân vật duy nhất, mà là một gia tộc liên tục từng thống trị.

Sau 520 năm trị vì thì gia tộc Thần Nông bị suy yếu, bị Huangdi Huân Viên đánh bại. Đế Lai bị chêt trong trận Banquan và Đế Du Võng bị mât ngôi đế về gia tộc Xuanyuan. Huangdi đã chiến đấu chống lại con cháu Yandi (Viêm Đế Thần Nông) trong trận Banquan, sau đó Huangdi Huân Viên chiến đấu với Chiyou trong khu vực Zhuolu, Huangdi Huân Viên đã đánh bại vị tướng Chiyou, một viên tướng soái của Đế Minh dòng dõi Thần Nông.

Theo Sách Nghi lễ của nhà Hán thì, Hoàng đế Yan (Đế Viêm Thần Nông) là hoàng đế đầu tiên hy sinh vào mùa hè, và hy sinh cùng lúc với Zhu Rong và Thần bếp [16]."Hoài Nam Tử" tin rằng Hoàng đế Yan (Đế Viêm) đã phát minh ra lửa, vì vậy ông được các thế hệ sau coi là thần bếp.

Shennong clan. The Shennong clan is not a single character, but a continuous clan that once ruled the East Asia land.

During the time of Huangdi, the Shennong clan weakened and was invasion by the Xuanyuan clan to Huangdi.

In the same record, Huangdi fought against Yandi in the battle of Banquan, and then, Huangdi fought with Chiyou in the field of Zhuolu, thus defeating the Shennong clan.

Emperor Yan was the first emperor who sacrificed in summer, and sacrificed at the same time as Zhu Rong and the Kitchen God [16]. "Huainanzi" believes that Emperor Yan invented fire with named "Viêm Đế" / Yan di so he was regarded as the kitchen god by later generations [17].

Đế Du Võng

1. Lai lịch:
– Tên gọi đế Du Võng (帝榆罔)
2. Gia đình và hôn nhân
– Ông nội là Đế Ai/Đế Lai.
– Bố là Đế Khắc.
3. Cuộc đời và sự nghiệp
– Vị vua thứ 9 của Thần Nông thị trong tiền sử người tộc Việt.
Theo Thông giám ngoại kỷ thì là vị vua thứ 8.
– Thời kỳ cuối của nguyên thủy bộ lạc, tù trưởng hay thủ lĩnh cai quản, chống lại những bộ tộc khác đến chiếm đất.
– Trước tình hình rối ren, quân chủ tộc Cửu Lê nghinh chiến với Công Tôn Huân Viên khi ông khởi binh chiếm vùng Trong Nguồn (Trung Nguyên), Tộc Cửu Lê bị thất trận. Lúc ấy Công Tôn Hiên Viên thắng trận lớn trong trận Trác Lộc năm , nên Đế Du Võng bị bưộc phải thoái vị . Chấm dứt 520 năm dòng họ Thần Nông cai quản vùng đất Trong Nguồn (Trung Nguyên) Thủ đô đóng ở Sơn Đông và căn hoa địa núi Thái Sơn.

--Photo:




Truyền Thuyết Về Viêm Đế Thần Nông
https://youtu.be/PuoOCk8Jp5c


Giai Thoại Thủy Tổ Người Việt LỘC TỤC Con Cháu Họ Thần Nông Vị Vua Khai Sáng Ra Nước Xích Quỷ triều đại Hồng Bàng
https://youtu.be/GeHVuCwTGm8


Tên gọi Ghi chú
Thần Nông (神農) Tên lúc sinh ra là Khương Thạch Niên (姜石年)
Lâm Khôi (臨魁)
Thừa (承)
Minh (明) Cha của Kinh Dương Vương Lộc Tục [11]
Trực (直) hay Đế Nghi (宜).
Ly (釐) hay Đế Lai (來) hoặc Khắc (克) Tư Mã Trinh xếp Đế Khắc sau Đế Ai. Các sách khác không xếp Khắc là vua. Đế Lai là cha của Âu Cơ huyền sử Việt Nam.[11]
Ai (哀) hay Đế Lý (里) hoặc Đế Cư (居)
Du Võng (榆罔) hay Du Cương (揄岡) Bị Hoàng Đế đánh bại tại trận Phản Tuyền?


Phả hệ

Phả hệ lấy theo Thông giám tục biên, Sử toản thông yếu, Độc thư kỉ sổ lược, Đại Việt Sử ký toàn thư.[11][12][13][14]



Phả hệ Viêm Đế Thần Nông thị

Tên gọi Ghi chú
Đế Viêm (帝 炎)
Viêm Cư (炎 居) Còn được biết đến như là Trụ (柱)
Tiết Tịnh (節並)
Hí Khí (戲器)
Chúc Dung (祝融)
Cộng Công (共工)
Thuật Khí (術器)
Hậu Thổ (后土) Em trai Thuật Khí
Ế Minh (噎鳴) Con Hậu Thổ
Tuế Thập (歳十)


Trồng lúa


..............................................................



Name Notes
Shennong / Thần Nông 神農 Born Jiang Shinian 姜石年
Linkui / Đế Lâm Khôi / 臨魁
Cheng / Đế Thừa /
Ming / Đế Minh / Father of Loc Tuc in Vietnamese mythography
Zhi / Đế Nghi /
Li / Đế Lai / or Ke Sima Zhen puts Ke between Ai and Yuwang
Ai / Đế Lai Father of Au Co
Yuwang / Đế Du Võng 榆罔 Defeated by Yellow Emperor at Banquan /




-------------------------------------

Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở…

Có hai giải thích về danh xưng Hùng Vương:

- Một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở,
- Hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt.

Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di. Man là chữ người Hạ gọi dân miền Nam không phải là người Trung Nguyên.

Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến). Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ.

Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu) là vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, trong cổ sử của Tàu thì không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại Hùng Vương = 雄 – hùng mạnh sau này!).

Đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã biến thành dân Hạ Trung Nguyên phần nào đó, và Ngô – Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở. Như vậy, ta có thể nói là -- Ngô – Việt đã bị Sở hóa thì đúng hơn là Ngô – Việt hấp thụ văn hóa của Sở nhiều hơn của văn hóa Hán.

Thần Nông và con cháu của ông đã góp phần vào một số thành công kinh tế xã hội khiến họ tự phong mình là di (帝; 'hoàng đế'), chứ không phải là hou/Hậu (侯; 'chúa tể'), như trong trường hợp của các tù trưởng bộ lạc du mục.

Nguốn gốc của văn hóa Việt Nam là Thần Nông, nhưng bây giờ bị Trung Quốc cũng tự xưng nguồn gốc của họ ngoài Hoàng Đế ra, còn bao gồm Thần Nông nữa. Việt Nam là nền văn minh rực rỡ thừa kế Thần Nông duy nhất. Trung quốc tự xưng tổ tiên của mình là bao gồm Thần Nông, đây là một hành vi ăn cắp văn hóa Việt Nam.

.............................................................

Shennong

Shennong (神農), variously translated as "Divine Farmer" or "Divine Husbandman", born Jiang Shinian (姜石年), was a mythological Yue ruler known as the first Yan Emperor who has become a deity in Vietnamese folk religion. He is venerated as a culture hero in Vietnam. In Vietnamese he is referred to as Thần Nông.

Shennong has at times been counted amongst the Three Sovereigns (also known as "Three Kings" or "Three Patrons"), a group of ancient deities or deified kings of prehistoric China. Shennong has been thought to have taught the ancient Chinese not only their practices of agriculture, but also the use of herbal drugs.[1] Shennong was credited with various inventions: these include the hoe, plow (both leisi (耒耜) style and the plowshare), axe, digging wells, agricultural irrigation, preserving stored seeds by using boiled horse urine, the weekly farmers market, the Yue calendar (especially the division into the 24 jieqi or solar terms), and to have refined the therapeutic understanding of taking pulse measurements, acupuncture, and moxibustion, and to have instituted the harvest thanksgiving ceremony (zhaji (蜡祭) sacrificial rite, later known as the laji (腊祭) rite).[2]

"Shennong" can also be taken to refer to his people, the Shennong-shi ( 神農氏; pinyin: Shénnóngshì; lit. 'Shennong Clan').

Shennong taught humans the use of the plow, aspects of basic agriculture, and the use of medicinal plants. Possibly influenced by the Yan Emperor mythos or the use of slash-and-burn agriculture,[3] Shennong was a god of burning wind. He was also sometimes said to be a progenitor to, or to have had as one of his ministers, Chiyou (and like him, was ox-headed, sharp-horned, bronze-foreheaded, and iron-skulled).[3]

Shennong is also thought to be the father of the Huang Emperor (黃帝) who carried on the secrets of medicine, immortality, and making gold.[4] According to the eighth century AD historian Sima Zhen's commentary to the second century BC Shiji (or, Records of the Grand Historian), Shennong is said to be an ancestor, or a patriarch, of the ancient forebears of the Yue/Viet.

----------------------------

Các vị Hùng Vương nước Văn Lang

  1. 陸陽王(Kinh Dương Vương),即涇陽王
  2. 雄賢王(Hùng Hiển Vương),即貉龍君
  3. 雄國王(Hùng Quốc Vương)雄麟
  4. 雄曄王(Hùng Diệp Vương
  5. 雄犧王(Hùng Hy Vương
  6. 雄暉王(Hùng Huy Vương
  7. 雄昭王(Hùng Chiêu Vương
  8. 雄暐王(Hùng Vi Vương
  9. 雄定王(Hùng Định Vương
  10. 雄曦王(Hùng Nghi Vương
  11. 雄楨王(Hùng Trinh Vương
  12. 雄武王(Hùng Vũ Vương
  13. 雄越王(Hùng Việt Vương
  14. 雄英王(Hùng Anh Vương
  15. 雄朝王(Hùng Triệu Vương
  16. 雄造王(Hùng Tạo Vương
  17. 雄毅王(Hùng Nghi Vương
  18. 雄璿王(Hùng Tuyên Vương




Hùng Vương Thế 襲統 trị的傳說 Năm mươi con trai của Cơ Cơ sống ở Phong Châu, đẩy "hùng vương giả" (< a href="/wiki/%E8%B6%8A%E5%8D%97%E8%AA%9E" class="mw-redirect" title="Việt語"> Việt 語: Hùng Vương),並使用「文 lang"(

Việt語: Văn Lang)୆ 國號[7] .[6] Sau đó, Yanxin đã > .


...

Các vị Hùng Vương nước Văn Lang
Đời vua Vương hiệu Chữ Hán Nôm Năm sinh Năm mất Ghi chú
Thượng Tổ Kinh Dương Vương 涇陽王 2919 TCN[12] 2792 TCN Húy là Lộc Tục (祿續).
Thái Tổ Lạc Long Quân 駱龍君 ~2825 TCN Không rõ Hiệu là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Húy là Sùng Lãm (崇纜).
1 Hùng Đức Vương 雄德王 Không rõ ...
2 Hùng Hiền vương 雄賢王 ...
3 Hùng Lân vương 雄麟王
4 Hùng Diệp vương 雄曄王
5 Hùng Hi vương 雄犧王 Phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛
6 Hùng Huy vương 雄暉王
7 Hùng Chiêu vương 雄昭王
8 Hùng Vĩ vương 雄暐王
9 Hùng Định vương 雄定王
10 Hùng Hi vương 雄曦王 Phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日
11 Hùng Trinh vương 雄楨王
12 Hùng Vũ vương 雄武王
13 Hùng Việt vương 雄越王
14 Hùng Anh vương 雄英王
15 Hùng Triêu vương 雄朝王
16 Hùng Tạo vương 雄造王
17 Hùng Nghị vương 雄毅王
18 Hùng Duệ vương 雄睿王 258 TCN

Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc là "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.



Nước Sở tính từ đời Dục Hùng tới đời Xương Bình quân bị Tần diệt năm 223 TCN gồm có 46 vua. Nước Sở được lập lại cuối thời Tần, truyền được 5 vua nữa, tổng cộng 51 vua. Dưới đây là bảng liệt kê các vị vua nước Sở (theo Sử ký)

 

............................................

 

Thứ tự (thế hệ) Thụy hiệu Tên húy Thời gian ở ngôi Số năm Quan hệ với vua trước Ghi chú
1 (1) Sở Dục Hùng Dục Hùng thầy của Chu Văn vương
2 (2) Sở Hùng Lệ Hùng Lệ/Mị Lệ con Dục Hùng
3 (3) Sở Hùng Cuồng Hùng Cuồng/Mị Cuồng con Hùng Lệ
4 (4) Sở Hùng Dịch Hùng Dịch (thụ phong ở đất Kinh) con Hùng Cuồng
5 (5) Sở Hùng Ngải Hùng Ngải/Mị Ngải con Hùng Dịch
6 (6) Sở Hùng Đán Hùng Đán/Mị Đán con Hùng Ngải
7 (7) Sở Hùng Thắng Hùng Thắng/Mị Thắng con Hùng Đán
8 (7) Sở Hùng Dương Hùng Dương/Mị Dương em Hùng Thắng
9 (8) Sở Hùng Cừ Hùng Cừ/Mị Cừ con Hùng Dương
10 (9) Sở Hùng Chí Hùng Chí/Mị Chí/Hùng Chí Hồng con Hùng Cừ
11 (9) Sở Hùng Duyên Hùng Duyên/Mị Duyên/Chấp Tì ?-848 TCN em Hùng Chí
12 (10) Sở Hùng Dũng Hùng Dũng/Mị Dũng 747 TCN-838 TCN 10 con Hùng Duyên
13 (10) Sở Hùng Nghiêm Hùng Nghiêm/Mị Nguyên 837 TCN-828 TCN 10 em Hùng Dũng
14 (11) Sở Hùng Sương Hùng Sương/Mị Sương/Bá Sương 827 TCN - 822 TCN 6 con Hùng Nghiêm
15 (11) Sở Hùng Tuân Hùng Tuân/Mị Tuân/Quý Tuân 821 TCN - 800 TCN 22 em Hùng Sương giành ngôi với hai anh
16 (12) Sở Hùng Ngạc Hùng Ngạc/Mị Ngạc 799 TCN - 791 TCN 9 con Hùng Tuấn
17 (12) Sở Nhược Ngao Hùng Nghi (Mị Nghi) 790 TCN - 764 TCN 27 em Hùng Ngạc
18 (13) Sở Tiêu Ngao Hùng Khảm/Mị Khảm 763 TCN - 758 TCN 6 con Nhược Ngao
19 (14) Sở Phần Mạo/Sở Lệ vương Hùng Thuận/Mị Thuận 757 TCN - 741 TCN 17 con Tiêu Ngao
20 (15) Sở Vũ vương Hùng Thông/Mị Thông 740 TCN - Tháng 3/690 TCN 51 con Phần Mạo
21 (16) Sở Văn vương Hùng Xi/Mị Xi 689 TCN - 6/675 TCN TCN 15 con Vũ vương
22 (17) Sở Đổ Ngao Hùng Gian/Mị Gian 674 TCN - 672 TCN 3 con Văn vương bị giết
23 (17) Sở Thành vương Hùng Uẩn/Mị Uẩn 671 TCN - Tháng 10/626 TCN 46 em Đổ Ngao tự sát
24 (18) Sở Mục vương Hùng Thương /Mị Thương 625 TCN - 614 TCN 12 con Mục vương
25 (19) Sở Trang vương Hùng Lữ (Mị Lữ) 613 TCN - 591 TCN 23 con Mục vương
26 (20) Sở Cung vương Hùng Thẩm (Mị Thẩm) 590 TCN - 560 TCN 31 con Trang vương
27 (21) Sở Khang vương Hùng Chiêu/Mị Chiêu 559 TCN - Tháng 9/545 TCN 15 con trưởng Cung vương
28 (22) Sở Giáp Ngao Hùng Viên (Mị Viên) 544 TCN - 541 TCN 4 con Khang vương bị giết
29 (21) Sở Linh vương Hùng Vi (Mị Vi) 540 TCN - 529 TCN 12 con Cung vương bị giết
30 (21) Sở vương Bỉ/Sở Ti Ngao Hùng Bỉ/Mị Bỉ 529 TCN 1 em Linh vương tự sát
31 (21) Sở Bình vương Hùng Khí Tật/Hùng Cư 528 TCN - Tháng 9/516 TCN 13 em Bỉ
32 (22) Sở Chiêu vương Hùng (Mị) Trân/Chẩn 515 TCN - Tháng 7/489 TCN 27 con Bình vương
33 (23) Sở Huệ vương Hùng Chương (Mị Chương) 488 TCN - 432 TCN[54] 57 con Chiêu vương
34 (24) Sở Giản vương Hùng Trung (Mị Trung) 431 TCN - 408 TCN 24 con Huệ vương
35 (25) Sở Thanh vương Hùng Đương (Mị Đương) 407 TCN - 402 TCN 6 con Giản vương bị giết
36 (26) Sở Điệu vương Hùng Nghi (Mị Nghi) 401 TCN - 381 TCN 21 con Thanh vương bị bắn vào thây
37 (27) Sở Túc vương Hùng Tang (Mị Tang) 380 TCN - 370 TCN 11 con Điệu vương
38 (27) Sở Tuyên vương Hùng/Mị Lương Phu 369 TCN - 340 TCN 30 em Túc vương
39 (28) Sở Uy vương Hùng Thương/Mị Thương 339 TCN - 329 TCN 11 con Tuyên vương
40 (29) Sở Hoài vương Hùng Hòe (Mị Hòe) 328 TCN - 299 TCN 30 con Uy vương bị giam ở Tần
41 (30) Sở Tương vương Hùng Hoành (Mị Hoành) 298 TCN - 263 TCN 36 con Hoài vương
42 (31) Sở Khảo Liệt vương Hùng Nguyên/Mị Nguyên 262 TCN - 238 TCN 25 con Tương vương
43 (32) Sở U vương Hùng Hãn/Mị Hãn 237 TCN - 228 TCN 10 con Khảo Liệt vương
44 (32) Sở Ai vương Hùng Do (Mị Do) 228 1 em U vương bị giết
45 (32) Sở vương Phụ Sô Hùng Phụ Sô/Mị Phụ Sô 227 TCN - 223 TCN 5 anh Ai vương bị bắt
46 (32) Xương Bình quân Hùng Khải (Mị Khải) 223 TCN 1 anh Phụ Sô tử trận
47 Tương Cương 209 TCN 1 bị giết
48 Sở Ẩn vương Trần Thắng 209 - 208 TCN 2 khởi nghĩa nông dân bị giết
49 Sở Giả vương Cảnh Câu/Mị Câu 208 TCN 1 con cháu nước Sở bị giết
50 Sở Nghĩa Đế Hùng Tâm/Mị Tâm 208 TCN - 206 TCN 3 dòng dõi vua Sở bị giết
51 Sở Bá vương Hạng Vũ/Hạng Tịch 206 TCN - 202 TCN 5 tự tử


/span>




1



Đế Viêm Thần Nông
Shennong3.jpg
Thần Nông nếm các loại thảo mộc để khám phá phẩm chất của chúng.
帝炎Nghĩa đenĐức Vương Hỏa/Hỏa Đức Vương

Đế Viêm (tiếng Hán: 炎帝) hay Hỏa Đức Vương/Đức Vương Hỏa (火德王)[1] là một vị vua cổ đại huyền thoại của người Việt cổ vào thời kỳ tiền triều đại. Học thuật hiện đại đã xác định núi Dương Đầu ngay phía bắc Bảo Kê trong tỉnh Thiểm Tây là quê hương và lãnh thổ của ông.[2]

Một cuộc tranh luận kéo dài đã tồn tại về việc liệu Viêm Đế có phải là nhân vật huyền thoại Thần Nông hay không. Một hội thảo học thuật được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2004 đã đạt được sự đồng thuận chung rằng Viêm Đế và Thần Nông là một người.[3] Một khả năng khác là thuật ngữ "Hỏa Đức Vương" là một tước hiệu, được nắm giữ theo kế vị triều đại của các lãnh chúa bộ lạc, với Thần Nông được biết đến với tên gọi Viêm Đế có lẽ sau khi đã qua đời. Theo đó, thuật ngữ các "Hỏa Đức Vương" nói chung sẽ chính xác hơn. Sự kế vị của các vị Hỏa Đức Vương này, từ Thần Nông - vị Hỏa Đức Vương đầu tiên - cho đến thời điểm vị Hỏa Đức Vương cuối cùng là Đế Du Võng bị Hoàng Đế đánh bại, khoảng 500-530 năm.[1][4]

Bản đồ các bộ lạc và liên minh bộ lạc người Việt cổ thời đại, bao gồm các bộ lạc theo Hoàng Đế, Đế Viêm và Xi Vưu.


Không có ghi chép thành văn nào được biết là tồn tại từ thời trị vì của Viêm Đế. Tuy nhiên, ông và Thần Nông được nhắc đến trong nhiều tác phẩm kinh điển của tộc Việt cổ đại. Viêm theo nghĩa đen có nghĩa là "lửa", ngụ ý rằng người dân của Viêm Đế có thể coi biểu tượng lửa như các vật tổ bộ lạc của họ. Ngô Quốc Trinh

(吳國楨, Wu K. C.) phỏng đoán rằng danh xưng này có thể liên quan đến việc sử dụng lửa để đốt ruộng nương trong nông nghiệp kiểu đốt rừng làm nương rẫy.[4]

Trong mọi trường hợp, có vẻ như những cải tiến nông nghiệp của Thần Nông và hậu duệ của ông đã góp phần vào một số thành công kinh tế-xã hội, làm họ tự phong mình là đế (帝), thay vì là hầu (侯) như trong trường hợp của các thủ lĩnh các bộ lạc nhỏ hơn.

Vào thời điểm này, dường như mới chỉ có những khởi đầu thô sơ của chữ viết, và để duy trì việc ghi chép thì một hệ thống các dây thắt nút (có lẽ tương tự như quipu ở Nam Mỹ) đã được sử dụng.[5] Tả truyện ghi lại rằng vào năm 525 TCN các hậu duệ của Viêm Đế được công nhận là những bậc thầy về lửa từ lâu và đã sử dụng lửa trong họ tên của họ.[6] Viêm Đế cũng được coi là "Hoàng đế của phương Nam".[7]

Sụp đổsửa

Vị Viêm Đế cuối cùng đã kết thúc triều đại của mình trong trận đánh thứ ba trong chuỗi ba trận chiến, được gọi là trận Phản Tuyền. Vị trí chính xác của trận chiến này vẫn còn tranh cãi giữa các nhà sử học hiện đại, do nhiều địa điểm sử dụng cùng một tên gọi ở các thời điểm khác nhau trong lịch sử. Các ứng cử viên có thể bao gồm huyện Trác Lộc và huyện Hoài LaiTrương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc; quận Diên KhánhBắc Kinh; huyện Phù CâuChu Khẩu, tỉnh Hà Nam, và quận Diêm HồVận Thành, tỉnh Sơn Tây.

Con cháu Đế Viêm vừa mới phải rút lui trước cuộc xâm lăng trong thời gian ngay trước đó của các lực lượng của Xi Vưu thì đã xảy ra xung đột lãnh thổ với các bộ tộc Hữu Hùng láng giềng do Hoàng Đế lãnh đạo. Con cháu Đế Viêm là Đế Du Võng bị đánh bại sau ba trận chiến liên tiếp và đầu hàng Huân Viên Hoàng Đế, người tự xưng là cộng chủ (共主). Hoàng Đế đã gom hai bộ lạc thành một liên minh mới - bộ lạc Viêm Hoàng. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế, đã tham chiến để đánh bại Xi Vưu Xi Vưu tướng soái của Đế Minhtrong trận Trác Lộc.

Sau khi Xi Vưu, vị tướng soái của Đế Minh bị bắt và bị giết, cùng với Đế Lai bị tử trận trong trận Trác Lộc. Hiên Viên Hoàng Đế thắng lớn, Sau đó Hoàng Đế ông thiết lập sự thống trị của họ ở Trung vùng đất Trung Nguyên (Trong Nguồn) nước Xích Thần của Đế Nghi, chấm dứt 520 năm trị vì của con cháu Thần Nông Đế Viêm.

Tính lịch sử ]

Trận Phản Tuyền được Tư Mã Thiên coi như một sự kiện lịch sử trong Sử ký của ông, đây là điểm chuyển tiếp quan trọng giữa huyền thoại và lịch sử.

Người Hán đã gom hai vị Đế Viêm và Xi Vưu, rồi tự gọi mình là con cháu Viêm-Hoàng hay Viêm - Hoàng tử tôn. Việc ghép hai tên vào là hành động đánh cắp văn hóa con cháu của Thần Nông và cũng là việc san bằng và xóa sổ con cháu Thần Nông.

Viêm Đế trong lịch sử với tước hiệu Hỏa Đức Vương.

Trong văn hóa truyền thống

Miếu thờ Đế Viêm Đế tại Bảo Kê, Thiểm Tây.

Đế Viêm đều được coi là tổ tiên của Bách Việt văn hóa Lúa Nước. Ngoài ra, truyền thống liên kết một màu nhất định với một triều đại cụ thể có thể đã bắt đầu từ cá cĐức Đế Vương Hỏa.

Danh sách các Đế Viêm / Đức Đế Vương Hỏa

Thuyết về việc Viêm Đế truyền được 8 đời bắt nguồn từ sách chiêm nghiệm tốt xấu Xuân Thu mệnh lịch tự (春秋命歷序) (khuyết danh, thời Hán).[9]

Danh sách phổ biến nhất do Hoàng Phủ Mật (215-282) trong sách Đế vương thế kỷ,[10] Từ Chỉnh (thế kỷ 3) trong sách Tam Ngũ lịch ký (thất truyền, tồn tại vài đoạn trong Thái Bình ngự lãm thời Tống và Nghệ văn loại tụ thời Đường), và Tư Mã Trinh (679-732) trong sách Sử ký tác ẩn:



Tên gọi Ghi chú
Thần Nông (神農) Tên lúc sinh ra là Khương Thạch Niên (姜石年)
Lâm Khôi (臨魁)
Thừa (承)
Minh (明) Cha của Kinh Dương Vương Lộc Tục [11]
Trực (直) hay Đế Nghi (宜).
Ly (釐) hay Đế Lai (來) hoặc Khắc (克) Tư Mã Trinh xếp Đế Khắc sau Đế Ai. Các sách khác không xếp Khắc là vua. Đế Lai là cha của Âu Cơ huyền sử Việt Nam.[11]
Ai (哀) hay Đế Lý (里) hoặc Đế Cư (居)
Du Võng (榆罔) hay Du Cương (揄岡) Bị Hoàng Đế đánh bại tại trận Phản Tuyền?


***********************************

Quý Liên lập ra họ Mi/Mị, còn gọi là Hùng. Quý Liên được xem là tiên tổ của các vua Sở sau này.

Sau Quý Liên sinh Phụ Tự,
Phụ Tự sinh Huyệt Hùng.
Hậu duệ của Huyệt Hùng làm dân thường ở rải rác khắp nhân gian.

Đến đời Dục Hùng ở vào cuối thời kỳ Thương Ân, Dục Hùng từng làm thủ lĩnh của bộ lạc ở phía nam Triều Ca.

Dục Hùng từng có chức vị cao trong nhà Thang/Thương, đó là Thái Sư trong triều nhà Thương và Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương (Vua nước Chu).

Quý Liên lập ra họ Mi/Mị, còn gọi là Hùng. Quý Liên được xem là tiên tổ của các vua Sở sau này.
Sau Quý Liên sinh Phụ Tự,
Phụ Tự sinh Huyệt Hùng.
Hậu duệ của Huyệt Hùng làm dân thường ở rải rác khắp nhân gian.
Đến đời Dục Hùng / Yuxiong / 鬻熊 ở vào cuối thời kỳ Thương Ân, Dục Hùng / Yuxiong / 鬻熊 từng làm thủ lĩnh của bộ lạc ở phía nam Triều Ca.
Dục Hùng từng có chức vị cao trong nhà Thang/Thương, đó là Thái Sư trong triều nhà Thương và Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương (Vua nước Chu).


Yuxiong / Dục Hùng / 鬻熊



1



Đế Viêm Thần Nông
Shennong3.jpg
Thần Nông nếm các loại thảo mộc để khám phá phẩm chất của chúng.
帝炎Nghĩa đenĐức Vương Hỏa/Hỏa Đức Vương

Đế Viêm (tiếng Hán: 炎帝) hay Hỏa Đức Vương/Đức Vương Hỏa (火德王)[1] là một vị vua cổ đại huyền thoại của người Việt cổ vào thời kỳ tiền triều đại. Học thuật hiện đại đã xác định núi Dương Đầu ngay phía bắc Bảo Kê trong tỉnh Thiểm Tây là quê hương và lãnh thổ của ông.[2]

Một cuộc tranh luận kéo dài đã tồn tại về việc liệu Viêm Đế có phải là nhân vật huyền thoại Thần Nông hay không. Một hội thảo học thuật được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2004 đã đạt được sự đồng thuận chung rằng Viêm Đế và Thần Nông là một người.[3] Một khả năng khác là thuật ngữ "Hỏa Đức Vương" là một tước hiệu, được nắm giữ theo kế vị triều đại của các lãnh chúa bộ lạc, với Thần Nông được biết đến với tên gọi Viêm Đế có lẽ sau khi đã qua đời. Theo đó, thuật ngữ các "Hỏa Đức Vương" nói chung sẽ chính xác hơn. Sự kế vị của các vị Hỏa Đức Vương này, từ Thần Nông - vị Hỏa Đức Vương đầu tiên - cho đến thời điểm vị Hỏa Đức Vương cuối cùng là Đế Du Võng bị Hoàng Đế đánh bại, khoảng 500-530 năm.[1][4]

Bản đồ các bộ lạc và liên minh bộ lạc người Việt cổ thời đại, bao gồm các bộ lạc theo Hoàng Đế, Đế Viêm và Xi Vưu.


Không có ghi chép thành văn nào được biết là tồn tại từ thời trị vì của Viêm Đế. Tuy nhiên, ông và Thần Nông được nhắc đến trong nhiều tác phẩm kinh điển của tộc Việt cổ đại. Viêm theo nghĩa đen có nghĩa là "lửa", ngụ ý rằng người dân của Viêm Đế có thể coi biểu tượng lửa như các vật tổ bộ lạc của họ. Ngô Quốc Trinh

(吳國楨, Wu K. C.) phỏng đoán rằng danh xưng này có thể liên quan đến việc sử dụng lửa để đốt ruộng nương trong nông nghiệp kiểu đốt rừng làm nương rẫy.[4]

Trong mọi trường hợp, có vẻ như những cải tiến nông nghiệp của Thần Nông và hậu duệ của ông đã góp phần vào một số thành công kinh tế-xã hội, làm họ tự phong mình là đế (帝), thay vì là hầu (侯) như trong trường hợp của các thủ lĩnh các bộ lạc nhỏ hơn.

Vào thời điểm này, dường như mới chỉ có những khởi đầu thô sơ của chữ viết, và để duy trì việc ghi chép thì một hệ thống các dây thắt nút (có lẽ tương tự như quipu ở Nam Mỹ) đã được sử dụng.[5] Tả truyện ghi lại rằng vào năm 525 TCN các hậu duệ của Viêm Đế được công nhận là những bậc thầy về lửa từ lâu và đã sử dụng lửa trong họ tên của họ.[6]Đế Viêm cũng được coi là "Hoàng đế của phương Nam".[7]

Sụp đổsửa

Vị Viêm Đế cuối cùng đã kết thúc triều đại của mình trong trận đánh thứ ba trong chuỗi ba trận chiến, được gọi là trận Phản Tuyền. Vị trí chính xác của trận chiến này vẫn còn tranh cãi giữa các nhà sử học hiện đại, do nhiều địa điểm sử dụng cùng một tên gọi ở các thời điểm khác nhau trong lịch sử. Các ứng cử viên có thể bao gồm huyện Trác Lộc và huyện Hoài LaiTrương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc; quận Diên KhánhBắc Kinh; huyện Phù CâuChu Khẩu, tỉnh Hà Nam, và quận Diêm HồVận Thành, tỉnh Sơn Tây.

Con cháu Đế Viêm vừa mới phải rút lui trước cuộc xâm lăng trong thời gian ngay trước đó của các lực lượng của Xi Vưu thì đã xảy ra xung đột lãnh thổ với các bộ tộc Hữu Hùng láng giềng do Hoàng Đế lãnh đạo. Con cháu Đế Viêm là Đế Du Võng bị đánh bại sau ba trận chiến liên tiếp và đầu hàng Huân Viên Hoàng Đế, người tự xưng là cộng chủ (共主). Hoàng Đế đã gom hai bộ lạc thành một liên minh mới - bộ lạc Viêm Hoàng. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế, đã tham chiến để đánh bại Xi Vưu Xi Vưu tướng soái của Đế Minhtrong trận Trác Lộc.

Sau khi Xi Vưu, vị tướng soái của Đế Minh bị bắt và bị giết, cùng với Đế Lai bị tử trận trong trận Trác Lộc. Hiên Viên Hoàng Đế thắng lớn, Sau đó Hoàng Đế ông thiết lập sự thống trị của họ ở Trung vùng đất Trung Nguyên (Trong Nguồn) nước Xích Thần của Đế Nghi, chấm dứt 520 năm trị vì của con cháu Thần Nông Đế Viêm.

Tính lịch sử

Trận Phản Tuyền được Tư Mã Thiên coi như một sự kiện lịch sử trong Sử ký của ông, đây là điểm chuyển tiếp quan trọng giữa huyền thoại và lịch sử.

Người Hán đã gom hai vị Đế Viêm và Xi Vưu, rồi tự gọi mình là con cháu Viêm-Hoàng hay Viêm - Hoàng tử tôn. Việc ghép hai tên vào (Viêm-Hoàng) là hành động đánh cắp văn hóa con cháu của Thần Nông và cũng là việc cho sự san bằng* dòng dõi Thần Nông:

-- Làm mất 520 năm trị vì của dòng dõi đế Viêm/Yandi)
-- Làm mất tính quan trọng của vai vế Thần Nông và
-- Xóa sổ dòng dõi con cháu Thần Nông.

Viêm Đế đi vào lịch sử với tước hiệu Hỏa Đức Vương.

Trong văn hóa truyền thống

Miếu thờ Đế Viêm Đế tại Bảo Kê, Thiểm Tây.

Đế Viêm đều được coi là tổ tiên của Bách Việt văn hóa Lúa Nước. Ngoài ra, truyền thống liên kết một màu nhất định với một triều đại cụ thể có thể đã bắt đầu từ cá cĐức Đế Vương Hỏa.

Danh sách các Đế Viêm / Đức Đế Vương Hỏa

Thuyết về việc Viêm Đế truyền được 8 đời bắt nguồn từ sách chiêm nghiệm tốt xấu Xuân Thu mệnh lịch tự (春秋命歷序) (khuyết danh, thời Hán).[9]


Descendant Titre Nom réel Date de naissance Règne
Chi Càn Kinh Dương Vương Lộc Tục 2919 av. J.-C. 2879-2794 av. J.-C.
Chi Khảm Hùng Hiền Vương Sùng Lãm 2825 av. J.-C. Plusieurs rois régnèrent entre 2793-2525 av. J.-C., sous le nom de Hùng Hiền Vương
Chi Cấn Hùng Quốc Vương Hùng Lân inconnue Plusieurs rois régnèrent entre 2524-2253 av. J.-C., sous le nom de Hùng Quốc Vương
Chi Chấn Hùng Hoa Vương Hùng Bửu Lang inconnue Plusieurs rois régnèrent 2254-1912 av. J.-C., sous le nom de Hùng Hoa Vương
Chi Tốn Hùng Huy Vương Bảo Lang 2030 av. J.-C. Plusieurs rois régnèrent 1971-1771 av. J.-C., sous le nom de Hùng Huy Vương
Chi Ly Hùng Hồn Vương Long Tiên Lang 1740 av. J.-C. 2 rois régnèrent entre 1771-1690 av. J.-C., sous le nom de Hùng Hồn Vương
Chi Khôn Hùng Chiêu Vương Quốc Lang 1702 av. J.-C. 5 rois régnèrent entre 1690-1490 av. J.-C., sous le nom de Hùng Chiêu Vương
Chi Đoài Hùng Vĩ Vương Thừa Vân Lang 1466 av. J.-C. 5 rois régnèrent entre 1435-1335 av. J.-C., sous le nom de Hùng Vĩ Vương
Chi Giáp Hùng Định Vương Chân Nhân Lang 1381 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 1336-1256 av. J.-C., sous le nom de Hùng Định Vương
Chi Ất Hùng Uy Vương Hoàng Long Lang 1294 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 1257-1167 av. J.-C., sous le nom de Hùng Uy Vương
Chi Bính Hùng Trinh Vương Hưng Đức Lang 1218 av. J.-C. 4 rois régnèrent entre 1168-1061 av. J.-C., sous le nom de Hùng Trinh Vương
Chi Đinh Hùng Vũ Vương Đức Hiền Lang 1114 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 1062-966 av. J.-C., sous le nom de Hùng Vũ Vương
Chi Mậu Hùng Việt Vương Tuấn Lang 990 av. J.-C. 5 rois régnèrent entre 967-862 av. J.-C., sous le nom de Hùng Việt Vương
Chi Kỷ Hùng Anh Vương Viên Lang 905 av. J.-C. 4 rois régnèrent entre 863-779 av. J.-C., sous le nom de Hùng Anh Vương
Chi Canh Hùng Triệu Vương Chiêu Lang 745 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 780-686 av. J.-C., sous le nom de Hùng Triệu Vương
Chi Tân Hùng Tạo Vương Đúc Quân Lang 740 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 687-595 av. J.-C., sous le nom de Hùng Tạo Vương
Chi Nhâm Hùng Nghi Vương Bảo Quang Lang 605 av. J.-C. 4 rois régnèrent entre 596-336 av. J.-C., sous le nom de Hùng Nghi Vương
Chi Quý Hùng Duệ Vương Huệ Lang 350 av. J.-C. 3 rois régnèrent entre 337-258 av. J.-C., sous le nom de Hùng Duệ Vương


Danh sách phổ biến nhất do Hoàng Phủ Mật (215-282) trong sách Đế vương thế kỷ,[10] Từ Chỉnh (thế kỷ 3) trong sách Tam Ngũ lịch ký (thất truyền, tồn tại vài đoạn trong Thái Bình ngự lãm thời Tống và Nghệ văn loại tụ thời Đường), và Tư Mã Trinh (679-732) trong sách Sử ký tác ẩn:

Di sản của Bách Việt
Một số học giả đặt giả thuyết rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn cho rằng đây là sản phẩm của người Âu ViệtLạc Việt.

Nhà Tần / Ts'in cách người Tàu có biến chế hoặc sửa đổi chữ Khoa Đẩu thành chữ Đại Triện (chữ Hán) và sau đó chữ Hán bắt đầu với chữ Đại Triện, tức là chữ Khoa Đẩu sửa đổi dưới thời Chu Tuyên Vương.


Bản đồ nhà Tần Xâm Lăng Bách Việt



Ngôn ngữ chính thức tại Việt Namtiếng mẹ đẻ của khoảng 85% người Việt Nam cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của đồng bào các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam.

Dựa trên căn bản ngữ vựng, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ). Vì Việt Nam nửa phần nước nằm trong Vùng văn hóa Đông Á, tiếng Việt thu nhập chữ tiếng Hán, do đó; ngôn ngữ tiếng Việt có ít nhiều điểm tương đồng hơn so với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á.

Chữ cổ ngữ là chính ra là chữ Việt, chữ Việt có trước chữ Hán, chính vì thế nên được gọi chung là chữ Việt-Hán. Nghĩa là chữ Việt có trước chữ Hán và chữ Hán đã mượn Việt.

  • Giai đoạn từ thời Bắc thuộc nhà Đường (thế kỷ VIIIthế kỷ X) trở về sau, ngữ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là chữ Hán - Việt.



  • 9

    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     



    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     

     


    Phục Chế Ngôn Ngữ

    Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

    Đỗ Thành

     

     

    Cuộc Thâu tóm Trung Nguyên lập nên nhà Tần.

    Nhà Tần, đến đời nhà Hán thì có sứ giả Hán Triều là Đường Mông 唐蒙 đến nước "Dạ Lang 夜郎" mà Vua Dạ Lang hỏi sứ giả rằng "Nước Hán Lớn hay Nước Dạ-Lang lớn?" Bởi vì riêng "Dạ-Lang" đã quá lớn và Văn-Lang lại còn quá lớn hơn.

    - Hãy nhìn xem tên Đông Đức và Tây Đức, Nam- Bắc Triều Tiên, Đông và Tây Hồi, và Trung Hoa ngày nay một nước ở lục địa và một nước ở đảo Đài Loan đều cùng có tên Trung-Hoa.

    Các quốc gia trong Cổ Sử gồm Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan , và Shan tuy phát âm khác nhau do tùy theo địa phương và lại có địa lý nối liền nhau mà cùng mang một tên chung là "Van-Lang-Sang" hay là "Văn-Lang" thì nếu không phải là chung một quốc gia thì đâu có chuyện "hi hữu" mang chung tên như vậy xảy ra?

    Bằng phân tích kỹ lưỡng và hữu lý thì tất cả chi là một nước lớn là "Van-Lang-Sang" và đã từ Nam mà Bắc tiến, nên đã nhiều lần di dời thủ đô như lịch sử đã ghi lại của Shan trong giáp cốt văn, và có nhiều đời Hùng Vương ở Shan mà sau nầy người ta thêm vào chữ Sở trước chữ Hùng Vương.

    (Thường hay nói là 18 đời Hùng Vương, nghĩa là "Tất cả vua Hùng", người Xưa hay dùng 18 để chỉ "Tất Cả", ví dụ... tinh thông thập bát môn võ nghệ, nghĩa là thông hầu hết tất cả binh khí của võ nghệ. Nếu nghĩ 18 là chỉ có 18 vua Hùng là trật lất với cách nói của người xưa rồi.).

    Diễn biến của Văn-Lang sau nầy trở thành Bách Việt, nên có nhiều quốc gia lấy tên Việt và chữ viết thì giống nhau mà giọng nói đổi qua đổi lại tuy khác nhau nhưng lại cùng một gốc, mà khi hiểu được các ngôn ngữ khác nhau đó thì mới biết được là: À... thì ra là vậy!

    Ví dụ như chữ *Thiên Đình 天庭 là:
    Then thỉn,
    thiến thìn,
    then thén,
    Thiên Đình...

    Tất cả bây giờ đều mang tên khác nhau là tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Việt Nam... và thường là người ta nghe mà không hiểu nhau, đến khi đọc chậm, nghe kỹ, hoặc có người giải thích thì mới thấy là: Ồ, giống nhau.

    *** Xin trân trọng sự thật và mưu tìm hạnh phúc an lành cho tinh thần uống nước nhớ nguồn tìm hiểu sử xưa, vì tất cả mọi người điều nằm trong diễn biến lịch sử...

    Nhạn Nam Phi


    *Ghi chú:

    * 楚 (Sở)

    (楚: 疋木木): Trong bài trước đã phân tích chữ Sở có một âm đọc là "Trầu", chữ tượng hình gồm có sáu cách để thể hiện, và trong đó có cách hài thanh+cách vẽ hình, theo luật của chữ thì Sơ lâm 木木 là hai chữ mộc, thì phải đọc là Sơ-lâm-Sâm, nhưng chữ Sở là vẽ hình dây Trầu quấn cây Cau, cho nên đáng lẽ phải đánh vần là "Sơ-Cau-sau", chữ "cau" ngày nay giọng Bắc và Nam vẫn đọc khác nhau, miền bắc đọc như cây "Câu" nhiều hơn, ngày xưa có thể là "Cơ" cho nên mới có âm "Sơ-cơ-Sở". Nhưng Cây Cau còn có tên là "Tân - Lang " cho nên có âm" Sơ-Tân-Lang = Sang hay Shan "; Bản thân của chữ Shan (Sở) là câu chuyện sự tích trầu cau rồi.

    *Phục chế cổ Hán ngữ ở Trung Quốc có kết quả: 天庭 là Then thỉn, thiến thìn, then thén có nguồn gốc từ âm đọc là "Thiên Đình".

    Bách Việt Sử:
    Những lớp bụi mờ của lịch sử (3)

    Nguồn