Saturday, June 26, 2021

 

Khúc Ruột Ngàn Dặm Bắt Đầu Cạn







Khúc Ruột Ngàn Dặm Bắt Đầu Cạn

Tác giả: Tâm Việt


"Năm 2010, với 8 tỉ 26 đô-la đổ về, Việt-Nam là nước nhận được nhiều ngoại-tệ từ nước ngoài gởi về đứng thứ 9 trong các nền kinh tế đang phát triển nhận được loại tiền đó.

"Năm 2011, Việt-Nam nhận được 9 tỉ đô-la ở ngoài nước gởi về, giúp bù đắp đến 92% cán cân thương mại bị thâm hụt.

"Tiền gửi từ nước ngoài về bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan-trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Những con số thống-kê sơ-khởi cho thấy là ít nhất 4 tỉ 7 đã đi vào thị-trường địa-ốc ở trong nước.

"Tuy-nhiên, số tiền do người Việt hải-ngoại gởi về trong sáu tháng đầu năm 2012 đã hạ xuống đáng kể tới 23%, đánh dấu một "mùa tiền ngoại tệ gởi về khá bết" cho toàn năm 2012."

Nói không được

Trên đây là phần mở đầu của một bài báo mới đây ở trong nước viết bằng tiếng Anh trên mạng VietNamNet Bridge (ngày 5 tháng 9, 2012).

Như chúng ta đều biết, tiền người Việt hải-ngoại gởi về là tiền "rất ngon" đối với ở trong nước. Vì sao? Vì không phải làm gì mà tiền cứ như trên trời rớt xuống. Người nhà nhận được tiền đã vui, nhà câm quyền cộng sản Việt Nam lại còn vui hơn nữa bởi tiền thì trước sau gì cũng phải chuyển thành tiền Việt Nam không mấy giá trị trong khi đô-la gởi về thì chính phủ thu vào ngân-hàng nếu chưa đi vào túi tham của các đảng viên cộng sản. Do đó nên quan dân đều rất "hồ hởi," dân nhắc gia-đình bạn bè ngoài này gởi về, đảng viên ung-dung đút túi. Mà đâu phải chuyện nhỏ, bạc tỉ đấy các bạn!

Muốn thấy sự thành công của chính-sách chính quyền cộng sản "rút ruột... mấy khúc ruột xa ngàn dặm" này, ta chỉ cần nhìn vào mấy con số: Nếu trong những năm của thập niên 1990 thì chỉ có vài chục triệu mỗi năm thì sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994) rồi tái-lập bang-giao (1995), con số đó đã nhảy vọt lên đến:

1 tỉ 34 đô năm 2000
2 tỉ năm 2001
2 tỉ 7 mỗi năm trong hai năm 2002 và 2003
3 tỉ 2 năm 2004
4 tỉ năm 2005
4 tỉ 8 năm 2006
7 tỉ 2 năm 2008
6 tỉ 8 năm 2009 (có xuống một chút)
8 tỉ 26 năm 2010
9 tỉ năm 2011

Nghĩa là nhân lên gấp gần 7 lần trong 12 năm (2000-2011).

Như vậy, ta có thể thấy là chính-sách của một số hội-đoàn, tổ-chức ngoài này kêu gọi bà con "không gửi tiền về, không đi du-lịch về Việt Nam" v. v... là gần như thất bại hoàn-toàn. Dù như ai cũng biết là nếu ta tắt cái vòi nước đô-la chuyển về đó chỉ cần vài tháng là cộng sản ngất ngư.

Tương-đương với cái gì?

Muốn biết tầm quan-trọng của số tiền đồng-bào hải-ngoại gởi về thì ta thử đem so sánh với một vài món tiền khác xem sao. Theo một nghiên cứu của tổ-chức MPI (Migration Policy Institute) thì 9 tỉ do đồng-bào gởi về trong năm 2011 tương-đương với:

* Gần gấp đôi (= 183%) số tiền chính-thức các nước (tất cả các nước trên thế-giới) viện-trợ cho Việt Nam để phát triển (ODA, Official Development Assistance).

* Hơn (= 121%) số xuất cảng dịch-vụ thương mại (Commercial Services Exports).

* Bằng 90% số tiền ngoại-quốc đầu tư thẳng vào Việt Nam (Foreign Direct Investment).

* Bằng 12% tổng-số hàng xuất cảng trong năm, và

* Bằng 7% tổng-sản-lượng quốc gia (GDP, Gross Domestic Product).

Tóm lại, số tiền "chùa" mà 3 triệu bà con ngoài này gởi về một năm bằng số tiền làm quần quật của hơn 6 triệu người (7% dân-số) làm đầu tắt mặt tối ở trong nước. Thế thì làm gì cộng sản Việt Nam chẳng khoái? Nhất là khi đồng-bào gởi về là gởi đô-la hay Euro hay tiền Nhật, tiền Đại-Hàn... toàn thứ tiền cứng chứ không phải tiền Hồ mà không ai chịu nhận nếu đem ra khỏi nước.

Không trách nhiều người bực mình hay đau xót với ý-thức chính-trị còn thấp kém của đa số người Việt hải-ngoại gởi về nhiều khi vô tội vạ để cho người trong nước phè phỡn ăn chơi (chớ không phải để giúp gia-đình hay bạn bè cho những việc thực-sự cần thiết)!

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức.

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức chứ không phải không. Bằng-chứng là cộng sản Việt Nam đã có luật đầu tư từ nước ngoài từ năm 1987 nhưng nếu ta thấy là ngoại-quốc đã bỏ vào hàng trăm tỉ đầu tư trong mọi lãnh-vực ở trong nước thì đồng-bào ta ở ngoài này đã dè dặt hơn nhiều. Học được bài học cộng sản chỉ thích ăn cướp của dân (như qua mấy lần đổi tiền hay vụ đánh tư-sản mại-bản), đồng-bào hải-ngoại đã rất e dè khi đầu tư vào trong nước. Chẳng thế mà trong 25 năm (từ 1987 đến giờ), người Việt hải-ngoại vẫn chưa đầu tư đến 2 tỉ bạc vào các dự-án làm ăn với chính-quyền cộng sản ở trong nước--nghĩa là chưa bằng 1/4 số tiền tươi họ gửi về trong nước trong một năm (2011).

Thế tiền họ gởi về đi đâu, các bạn có thể hỏi. Không lẽ người ở trong nước lại có thể ngồi đó mà "ăn" hết số tiền bà con ngoài này gởi về, dù như người ta có câu "ăn không thì đến núi cũng lở."

Không, người Việt ngoài này cũng hiểu là ta ở xa, khó lòng mà "ăn có" với những tên cộng sản lưu manh có quyền có thế ở quê nhà. Những gương tầy liếp như anh em Nguyễn Gia Thiều (ở Pháp về) hay Trịnh Vĩnh Bình (ở Hòa-Lan về) còn sờ sờ ra đó: nó để cho mình ăn một lúc rồi nó cướp mình trắng tay.

Do đó nên nhiều người cho rằng mình khôn thì mình không về, chỉ cần gởi tiền về cho người nhà đi đầu tư vào những món hời là tốt rồi. Người nhà ở tại chỗ, quen lối làm ăn chụp giựt của cộng sản rồi, quen biết những chỗ phải bôi trơn, hối lộ thì chắc sẽ thành thạo hơn, không sợ bị "tiền mất tật mang. "Nói cách khác, nếu người Việt không trực-tiếp đầu tư thì lại gián-tiếp đầu tư trong nền kinh tế đó qua trung-gian của người nhà, người quen.

Đã tưởng thế là khôn nhưng chính ra vẫn còn dại. Bởi người nhà thì cũng không qua mặt được những cái cú cáo, móc nối, phe phẩy của bọn "bán trời không văn-tự." Bỏ tiền vào thị-trường chứng-khoán ư? Nhất là khi tiền lãi nhiều khi nghe chóng mặt! Chẳng cần làm nhiều, chỉ cần bỏ vào nhà băng là cũng có tiền lời 15-16% rồi. Ai mà không ham?

Rồi nếu còn tham hơn nữa thì bỏ vào địa-ốc với giá nhà, giá đất lên vùn vụt (có chỗ ở trung-tâm Hà-Nội, một thước vuông có thể đắt gấp mấy lần đất ở Tokyo) làm sao mà lỗ vốn được? Đó là lối suy nghĩ "ăn xổi ở thì" mà nhiều người cho là khôn ngoan, ăn chắc.

Bong bóng địa-ốc bể

Đó là thảm-trạng của không biết bao nhiêu người "ốm dở, khóc dở" ngày hôm nay, cả ở Trung-Quốc lẫn ở Việt-Nam.

Khi giá nhà lên thì người ta đổ xô vào xây nhà, mua nhà, đầu tư vào địa-ốc. Nhưng đến khi kinh tế chậm lại (như ở Trung-quốc là tỷ-lệ tăng trưởng đang ở mức 10-11% bỗng xuống 9% hay thấp hơn nữa, còn ở Việt Nam thì đang ở 6-7% thụt xuống còn có 4%) thì tiền trả nhà băng kiếm cũng không ra, vay thì giá quá đắt (tiền lãi lên đến hơn 20%, có khi đến 23-24%), thế là vỡ nợ, bỏ của chạy lấy người. Và những vụ như vậy thường có hiệu-quả dây chuyền, đỡ không nổi.

Chẳng thế mà cũng bài báo nói trên mách cho ta thấy là "ít ra 4 tỉ 7 đô-la," nghĩa là hơn một nửa số tiền 9 tỉ đồng-bào gởi về, đã "đổ vào thị-trường địa-ốc." Và 4 tỉ 7 này thì chẳng mấy lúc ra mây ra khói khi cái bong bóng địa-ốc bị bể gần như khắp nước, không chỉ ở Hà-Nội, Sài-Gòn mà còn ở cả Cần-Thơ, Đà-Nẵng, v.v...

Có người ác miệng thì bảo "đáng kiếp!" Lúc bảo thì không nghe, đến khi tiền thành mây khói rồi thì ngồi đó mà khóc!

Thì ra Đức Phật sáng suốt biết bao, có nhân thì có quả, có tham sân si thì có ngã, có vấp! Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Những "đại-gia" hôm nay có thể ăn ngập miệng, tiền vất ra ngoài cửa sổ, nhưng có lẽ cũng không lâu sẽ phải trả giá cho những sung sướng đó bằng tù tội, bằng chết chóc, không thể lường được.

Ở trên ta đã thấy là tiền hải-ngoại gởi về đã xuống gần 1/4 trong sáu tháng đầu năm nay. Riêng ở Thành-phố HCM tức Sài-Gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỉ (= 500 triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.

Có lẽ người ở ngoài này cũng đã học được bài học khi bị bỏng tay. Chính-quyền cộng sản đang nghĩ cách bù đắp bằng cách kêu gọi tăng-cường số người du-lịch vào Việt-Nam. Khổ nỗi, nếu tiền tươi bà con gởi về lên đến 9 tỉ trong năm 2011 thì cùng năm, ngành du-lịch chỉ mang về có 5 tỉ 1 thôi. Trong khi mọi nơi đều đi xuống thì không hiểu làm sao mà có thể mong du-lịch mang về chỗ thiếu hụt khi đồng-bào đã hết tin tưởng và không còn muốn đầu tư lối dốt nát như trước đây?

01/20/2013


 



Số tiền in ra ngày càng khủng khiếp, và luôn bị giấu kín.
Quote:
Trích dẫn từ bài viết của balloon2
Tôi vẽ kiểu đơn giản:

Vậy là hay lắm rồi. Cám ơn bạn.

Bây giờ cần tìm ra:
(1) số tiền mặt lưu hành tăng dần theo các năm, và
(2) nợ quốc gia bằng ngoại tệ.

Có thêm hai thứ này, chúng ta có thể vẽ graph (đồ biểu) tổng số nợ quốc gia tăng theo các năm, tuy không thể chính xác 100% nhưng sẽ khá gần con số thực.

Nợ trái phiếu có tiền lời rất cao, luôn trên 10%. Do đó nếu thiếu tiền - và luôn luôn bị thâm hụt ngân sách - thì phải in thêm tiền ra.

Số tiền in ra ngày càng kinh khủng, và luôn bị giấu kín.

Tôi chờ hai tháng, sẽ có LẠM PHÁT KHỦNG KHIẾP, sau đợt tung tiền ra vài ngày nay. Trong tuần qua, Ngân Hàng Nhà Nước đã tung ra hơn 10 ngàn tỉ đồng.
http://vietstock.vn/2012/12/bom-hon-...757-252708.htm

Từ nay tới Tết sẽ tung ra ít nhất 200 ngàn tỉ đồng, là con số tung ra hồi đầu năm nay.

Số tiền này sẽ làm LẠM PHÁT tăng ít nhất 5%.

Công nghiệp cá tra sập, rất đáng lo ngại, vì nay VN thiếu nguồn thực phẩm quan trọng này.

Do giá bán nếu đúng theo số tiền chi phí thì không ai có tiền mua, do đó phải bán rẻ, mà bán rẻ thì lỗ nặng.

Các doanh nghiệp này đóng cửa, thì khi VN có khủng hoảng lương thực, ví dụ một trận dịch cúm gà, cúm heo, phải giết bớt các loại này, thì khi đó Việt Nam không còn gì để bù lại, do thịt bò, tôm cá khác không đủ cho 92 triệu dân.

 

12-26-2012, 05:35 AM
 

Phá sản TOÀN QUỐC

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của giotnang
Bài này một lần nữa khẳng định, cơn bão khủng hoảng sẽ thổi mạnh sau tết .Những bài phân tích về nợ rất hay đọc mà thấy hoa cả mắt, làm sao Đảng Cộng Sản làm gì được đang bị dồn vào thế đường cùng như thế này. Bắt đầu đã thấy được sự rồi loạn trong chính sách điều hành. Không biết qua khỏi con trăng
Thật ra có gì khó hiểu đâu, chẳng qua phóng viên VN quá kém hiểu biết thôi.

Ông sếp Mai Linh nói về việc không trả nổi tiền lời cho món nợ 500 tỉ đồng từ 800 CÁ NHÂN, nhưng phóng viên không hỏi ngay lập tức:

- "Vậy Mai Linh nợ tổng cộng bao nhiêu tiền", và

- "Tại sao lại mượn nợ cá nhân, trả tiền lời cao như chính ông nói, mà lại không đơn giản hơn là mượn ngân hàng, tiền lời rẻ hơn"?

Và báo chí VN nếu muốn có tiếng thì chỉ cần ra công văn hỏi 20 ngân hàng lớn xem họ cho Mai Linh và các cty con, cháu của tập đoàn này mượn bao nhiêu tiền?

--------------------

Phe tôi làm rồi, không qua công văn, nhưng do quen biết, có người làm trong các ngân hàng này, tìm ra dễ dàng.

Phe tôi tìm được con số BA NGÀN TỈ ĐỒNG. Đó chưa phải là tất cả đâu, do còn nhiều tổ chức tín dụng, các cty khác cho vay, nợ giữa các cty với nhau, như bên xăng dầu, bên làm bánh xe, đắp bố thắng, v.v...

ML, cũng như 100% cty, tập đoàn khác, khi cần tiền thì đi vay NGÂN HÀNG, chỉ khi nào hết vay được thì mới xoay qua đi vay các CÁ NHÂN.

Đảo nợ trong ngân hàng thì chỉ có "trời biết, đất biết, ngân hàng biết, Mai Linh biết".

Kẹt cái là nợ CÁ NHÂN thì đa số không thể đảo nợ, nên mới đổ bể, và chỉ nói tới 500 tỉ nợ CÁ NHÂN, còn nợ NGÂN HÀNG thì không ai DÁM nói tới, do sợ loạn xứ!

--------------------

Tổng số vốn của Mai Linh là 5000 tỉ. Nhưng đó là hồi bỏ tiền vào, mua xe mới tinh, mua BĐS giá cao chót vót.

Nay sau vài năm, xe bán lại giá không được 50% giá mua vào, BĐS bán giảm giá 50% cũng không ai mua.

Nay tổng tài sản Mai Linh bán được cao lắm là 2000 tỉ đồng, tức là sẽ phải quỵt ít nhất 1500 tỉ đồng từ ngân hàng (1000 tỉ) và các cá nhân cho vay (500 tỉ).

Đó là trường hợp tốt nhất, và số nợ chỉ tổng cộng 3500 tỉ. Tôi e rằng số nợ thật sự còn cao hơn nữa là khác, do phe tôi không thể tìm ra hết tất cả các món nợ lớn nhỏ. Ngoài ra giá trị tập đoàn có thể bán không tới 2000 tỉ đồng.

Các quan chức tai to mặt bự đóng tiền vào ML, vào số vốn 5000 tỉ đồng, thì coi như mất trắng, sạch sẽ không còn đồng xu cạo gió.

Ngược lại họ còn phải chia trả số tiền thâm hụt ít nhất 1500 tỉ nợ ngân hàng, cho dù bán hết tập đoàn để trả.

Như vậy, nếu không muốn quỵt nợ ngân hàng, các cá nhân cho vay, thì các người đầu tư vào ML còn phải ĐÓNG thêm tiền vào để thanh toán hết nợ nần trước khi khai PHÁ SẢN.

--------------------

Đây là tình trạng rất phổ biến hiện nay, ví dụ khác, trên đây, là VINASHINLINES.

Tiền vốn quốc doanh không nói, vì đã MẤT HẾT TỪ LÂU, chỉ nói tiền nợ ngân hàng.

Cty này tuyên bố "tài khoản công ty giờ không còn một đồng nào," do đó các ngân hàng cho vay chỉ trông chờ vào số tiền phát mãi tàu sét, bàn ghế, bóng đèn, v.v... trong cty.

Các ngân hàng thu lại được 5% là may.

Còn vốn do dân đóng thuế thì... xuống hỏa ngục mà đòi ông Hồ.

__________________

thegioinguoiviet.net
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=891


 

 



12-24-2012, 12:49 PM
 

Ngoại quốc bỏ của chạy lấy người ra khỏi xứ Việt Cộng
Còn phải hỏi nữa hay sao?

"BĐS ngoại bán rẻ để tháo chạy?"
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bds-...hay-677335.htm

- Daewoo E&C bán đổ bán tháo khách sạn 5 sao Daewoo tại HN.

- Tập đoàn Crowndale International Corporation đến từ Hong Kong chạy khỏi Century (Huế).

- Tập đoàn VinaCapital rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội.

- Cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT) - Spinnaker GEMF Ltd. đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu NVT, tương đương 5,21%.

- Quỹ đầu tư VinaCapital, cũng đã bán toàn bộ 50,1% cổ phần của mình trong dự án cao ốc A&B tại (Tp.HCM), bán 70% cổ phần của mình tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera.

- VinaLand (do VinaCapital quản lý) cũng đã rút vốn khỏi dự án nhà ở quốc tế tại quận 9, Tp.HCM, sau khi bán 85% vốn trong khu Mandarin Garden tại Hà Nội cuối năm ngoái.

- Tính đến tháng 9/2012, Việt Nam chỉ có 8 dự án bất động sản có yếu tố đầu tư nước ngoài. Theo đó, tổng vốn đầu tư của các dự án này là 1,35 tỷ USD, chủ yếu là nhà đầu tư Nhật.

- Đặc biệt, trong 9 tháng qua, các nhà đầu tư Hàn Quốc chưa tham gia vào dự án bất động sản mới nào tại Việt Nam. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án là chủ đầu tư đến từ Hàn Quốc rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng dự án.

- Hàn Quốc là quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực nhà ở. Trong vòng 5-10 năm qua nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc đã đến và đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đến nay có khá nhiều nhà đầu tư từ nước này rút khỏi thị trường BĐS Việt Nam.

- Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS đạt 23 tỉ USD, năm 2009 là 7,4 tỉ USD, năm 2010 là 6,8 tỉ USD, và năm 2011 chỉ còn 845 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam chỉ đạt 1,7 tỉ USD [ phần lớn là tại TOKYU]

=> Ngoại quốc rút, nay chỉ còn VN đóng cửa "tự sướng" với nhau, trong nội bộ. Tha hồ "kê lên" các con số.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=904


***********************
Ngày nào mở vnexpress ra coi cũng tin chỗ này đóng cửa, chỗ kia phá sản, chỗ kia nợ luơng

Hôm nay thêm tin SACOMREAL nợ luơng 275 tỷ, hixx, đó là công bố sau khi đã 'nắn' con số roài! Thực tế có khi cả ngàn tỷ là ít!!! Thảo nào chú em ĐHA lo mà bỏ chạy từ sớm, hết cả hình ảnh doanh nhân trẻ tài năng! Rồi đây thằng nhóc gì đó mới lên chức bên ACB rồi sẽ mau chóng theo chân. Chắc chắn là như thế!

Hôm nay lại có chuyện mắc cười đó là thưởng tết bằng bánh ngọt Gần tết sẽ có tin nhân viên làm báo SGGP, công an TP, quân đội nhân dân, HN mới sẽ được thưởng...báo giấy về...coi tết. Coi báo xuân [bị bán ế!] với uống nước lọc là...NO, là VUI như đời ta có [quái] đảng suốt 83 năm vậy! =))

http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=944

 

Làn sóng cuốn gói và tháo chạy khỏi Việt Nam





Mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư.

 

Lãnh tụ phe đối lập Úc thậm chí còn giật mình đòi chính phủ cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.

 

Báo chí chính thống và các nhà quản lý thì chỉ dám mon men phân tích chỉ số, niềm tin v. v.

(Đọc thêm)=>theo Dân Trí
http://webwarper.net/ww/~av/caunhatt...khoi-viet-nam/ 
hangtanphat.blogspot.com/2012/08/lan-song-cuon-goi-va-thao-chay-khoi.html


 

 

Hận Thù Nam Bắc

 






Hận Thù Nam Bắc

Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói:

– “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”.

Ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc, ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.

Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP do Phạm Hùng ký vào ngày tháng 4 năm 1977, chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của người dân miền Nam.
Gần đây một bài viết của một người về Việt Nam cho biết tình trạng quê nhà, tác giả nói nay tại Sài Gòn người miền Bắc kéo vào rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, họ làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước... Đó là những cán bộ cao cấp và bà con thân thuộc của họ được đưa vào đây để tranh giành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền…. tác giả cho biết vào các cửa hàng lớn, các... cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, nói tóm lại họ là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. Mặc dù chưa được chứng kiến tận mắt nhưng tôi tin ngay lời tác giả trong bài viết...


    Cái hận thù Nam Bắc nay không phải là chỉ mối hận của lớp người cũ đã bị tù đầy cải tạo, mà nó còn ở một bình diện rộng lớn bao quát cả một đất nước cả một khối quần chúng đông đảo… đó là mối hận thù giữa kẻ bị trị và bọn cai trị.


Tuần vừa qua, một người bạn đã về thăm quê Nha Trang năm ngoái cũng cho tôi biết tại Nha Trang bây giờ toàn là Bắc Kỳ, họ giầu sụ, buôn to bán lớn, chiếm giữ hầu hết các cơ sở thương mại kinh tế của Nha Trang. Họ giữ các chức vụ nhiều lợi lộc, chiếm cứ hầu hết các khu phố xá sầm uất và đẩy những người cũ đi xa như vùng kinh tế mới hoặc những vùng đất quê mùa khô cằn như sỏi đá. Người bạn cũng xác nhận cho tôi thấy Nha Trang nay là một thành phố đã bị Bắc Kỳ cai trị và chiếm đoạt hết tài sản, những nguồn lợi béo bở của thị xã du lịch này. Nếu chúng ta hỏi những người đã về thăm các tỉnh khác như Đà Lạt, Đà Nẵng, Biên Hòa… người ta cũng sẽ nói tình cảnh tương tự như thế.

Khi đọc bài viết và nghe người ta kể lại những sự thật phũ phàng như trên tôi tin ngay vì tôi cho rằng đó là những nhận xét khách quan vô tư nhất.

***

Ngược dòng thời gian 40 năm trước vào những ngày sau vụ Mậu Thân 1968, hồi ấy chúng tôi là sinh viên, được huấn luyện quân sự hai tuần và đưa vào Chợ Lớn canh gác theo chương trình Nhân Dân Tự Vệ. Một buổi tối đứng gác trên sân thượng của nhà thương gia trong khu phố Tầu, anh bạn cùng gác với tôi nhìn những dẫy phố nguy nga, sầm uất của Chợ Lớn, trước cảnh giầu sang tráng lệ của Tầu Chợ Lớn anh ta thốt lên.

– “Đứng địa vị thằng Việt Cộng tao cũng đánh đến cùng, đằng nào cũng đã là thằng cùng mạt, chiếm được thì hưởng hết”.

Ý anh bạn muốn nói thằng nghèo đói sẽ đánh thí mạng cùi để cướp đoạt những tài sản của người giầu có, thế mà bảy năm sau, năm 1975 lời nói của anh ấy đã thành sự thật; thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi và đã cướp được tài sản của miền Nam giầu có.

 photo cht trong vugraveng kinh t mi.jpg
Đợt 1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống.
Ngược dòng thời gian ba mươi bốn năm trước đây sau khi chiếm được miền Nam, cán bộ Cộng Sản rất cởi mở tươi cười với đồng bào miền Nam khiến người ta tin tưởng rằng "hòa bình thống nhất" rồi, hai miền cùng xóa bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước (cộng sản), hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại. Thế nhưng kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945.

Vừa xua quân chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân cưỡng chiếm miền nam vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hóa, máy móc hiện đại… đem về Bắc, sự kiện này khỏi cần phải dẫn chứng vì thực tế đã chứng minh và ai cũng đều biết cả. Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết. Họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng. Sau cơn trấn lột tập thể to lớn và tàn bạo khủng khiếp ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác.

Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần, đổi tiền ba lần, chính quyền đã vét gần sạch gần hết túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để chiếm nhà dân một cách hợp pháp.

Tội ác tày trời của cộng sản trong các "Trại Tập Trung Cải Tạo
https://youtu.be/ZeEydVjJZKo

Chỉ sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải tạo lâu dài rồi đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại chế độ độc tài. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ cưỡng chiếm miền nam để lấy tiền đong gạo sinh sống.

Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học, đánh tư sản hai lần để chiếm nhà của bọn tư sản bóc lột cho cán bộ ở, ép buộc mọi tầng lớp nhân dân đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Những người đi vượt biên dù đi thoát hay không thoát đều bị lấy nhà. Những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những người đi chính thức; cho tới nay năm 2008 một người bạn mới ở Sài Gòn sang Hoa Kỳ đoàn tụ cho biết chính quyền không cho phép anh bán nhà mà phải để lại cho nhà nước, sau chạy chọt mãi với cán bộ địa phơơng mới bán được nhưng phải chia tam chia tứ anh chỉ được hưởng 1/5 trị giá căn nhà… Thế rồi dần dần kẻ chiến thắng, tầng lớp thống trị vơ vét bóc lột người dân, tích lũy tiền bạc mua nhà cửa, bất động sản của những người cũ nay đã khánh tận phải bán của cải đi để lấy cơm ăn áo mặc, thành phần này thuộc loại “Tư bản mại sản”.

Người ta chê kẻ xâm lăng miền nam quá tham lam, họ đã được cả một đất nước to lớn mà vẫn chưa vừa lòng tham vô đáy còn đi chiếm từng căn nhà một. Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết bộ, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, họ vơ vét bóc lột, tập trung tài sản của đất nước trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít… trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ thất thế ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ cấp còn đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo.

Vượt Biên Sau 30/4/1975 - thuyền vượt biển lênh đênh trong vịnh Thái Lan
https://youtu.be/DYQj1Fnl2_A

Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột này dẫu căm phẫn cũng đành ngậm đắng nuốt cay vì họ phải chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của bọn độc tài thống trị. Theo như lời kể của những người đã về thăm quê hương đã nói ở trên chúng ta có thể mường tượng ra cái hận thù Nam Bắc hiện nay nó sâu đậm như thế nào rồi...

Năm ngoái nhân ngày Quốc Hận, một viên chức chính quyền cũ nhìn những hình ảnh biểu tình, chống đối rồi thở dài bảo:

– Anh nghĩ xem, cái hận thù Nam Bắc biết bao giờ mới hết… Theo tôi nghĩ cái hận thù Nam Bắc nay không phải là chỉ mối hận của lớp người cũ đã bị tù đầy cải tạo mà nó thể hiện ở một bình diện rộng lớn bao quát hơn của cả một đất nước, của cả một khối quần chúng đông đảo, của những kẻ bị trị… đó là mối hận thù giữa kẻ bị trị và những bọn cầm quyền cai trị, giữa những kẻ bị bức tử và bọn cưỡng chiếm...

Người ta thường nói cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh ý thức hệ (bịp) giữa hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau của hai khối Cộng Sản và Tư bản. Những người khuynh tả cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam 1960-1975 là cuộc chiến chống Đế Quốc xâm lăng cũng như cuộc chiến tranh giành độc lập chống Pháp 1945-1954. Cũng có người cho rằng đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (bịp), nghĩa là chính quyền hai Miền đã được các siêu cường ủy nhiệm thực hiện... nhưngnay thì sự thể đã quá rõ ràng, nó chỉ là một cuộc “chiến tranh ăn cướp” giữa một nước nghèo đói lạc hậu và một đất nước giầu có sung túc với một vựa lúa phì nhiêu. Thằng nghèo đói đã ra sức đánh thí mạng cùi để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu rồi tha hồ mà vơ vét, bóc lột… thằng nghèo đói chỉ biết dùng lưỡi lê và họng súng để theo đuổi cuộc chiến tranh ăn cướp lâu dài.

Nhiều người ngoài Bắc vào Nam nói “các anh không thể thắng được chúng tôi những thằng nghèo đói, thằng nghèo đói không sợ chết”. Sau di cư 1954, Hà Nội sống chết gì cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền nam, họ đã thèm thuồng cái vựa lúa này từ lâu...

Nay tại hải ngoại nhiều người chủ trương hòa giải với Cộng Sản Việt Nam, họ lý luận rằng cuộc chiến tranh ba mươi năm đã tàn phá đất nước nhiều rồi, chúng ta hãy bắt tay nhau cùng xây dựng lại những vết thương do chiến tranh để lại, cùng nhau xóa bỏ hận thù. Luận điệu ấy thoáng nghe thật chan chứa tình thương yêu đồng loại, nhưng thực ra họ đã đặt sai đối tượng hòa hợp hòa giải vì có phải rằng khối người lưu vong hải ngoại hận thù Cộng Sản đâu?

Thực ra như chúng tôi đã trình bầy ở trên hận thù sâu sắc hiện nằm ngay trong lòng quần chúng miền Nam nước Việt, hận thù Nam Bắc hiện nay đang nằm trong lòng dân tộc, nó đã ăn sâu vào tận xương tủy kẻ bị trị nghèo nàn đói khổ...

Đợt 2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này nhắm vào tư thương, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Nay Cộng Sản Việt Nam vẫn cho thực hiện những phim tuyên truyền kết án chế độ địa chủ ác ôn như trong phim Áo Lụa Hà Đông nhưng trớ trêu và trơ trẽn thay chế độ của họ tự nhận là “Đảng của giai cấp công nhân” lại là một chế độ áp bức, bóc lột gấp trăm gấp ngàn lần thời kỳ địa chủ, cường hào ác bá thập niên 40 trở về trước. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay chính là một tập đoàn địa chủ giầu có ác ôn, hà hiếp bóc lột dân nghèo tàn nhẫn nhất chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà từ trước đến nay.

Một người mới về Việt Nam sang Mỹ cho biết chênh lệch giầu nghèo thì không thể tưởng tượng nổi, bọn nhà giầu không ai hơn là cán bộ cao cấp ăn chơi hưởng thụ tại những nhà hàng, khách sạn sang trọng hằng nghìn, hằng mấy nghìn đô la một đêm trong khi có nhiều bà mẹ tay trái thì bồng con, tay phải bán vé số... chạy ăn từng bữa. Nay nhiều người chủ trương hòa giải với người Cộng Sản Việt Nam bằng một lối lý luận đạo đức giả “xóa bỏ hận thù, xây dựng đất nước” nhưng họ không biết rằng người Cộng Sản có chịu xóa bỏ hận thù hay đào sâu thêm hận thù? Người Cộng Sản xây dựng đất nước hay xây dựng cho chế độ của họ thêm vững mạnh bằng lưỡi lê và họng súng?

HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng.
Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu.
Nhiều người thuộc lớp trẻ cho rằng lớp người cũ, sĩ quan, viên chức chính phủ, cải tạo HO… đã chịu nhiều ngược đãi của Cộng Sản nên cho tới nay họ vẫn giữ lập trường hận thù Cộng Sản. Ngược lại giới trẻ đã không từng trải qua những cay đắng gian khổ của chiến tranh như tù đầy, loạn lạc vì họ còn nhỏ hoặc thậm chí chưa ra đời nên họ không có cái nhìn hằn học với người Cộng Sản như thế hệ cha ông của họ. Họ chủ trương hòa giải với Cộng Sản để cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước vì nay Cộng Sản vẫn lớn tiếng kêu gọi người Việt hải ngoại hãy quên dĩ vãng, cùng nhau xóa bỏ hận thù...

Người Cộng Sản có thực sự xóa bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hận thù hay đào sâu thêm cái hố hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Chúng ta hòa hợp hòa giải với Cộng Sản, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng đất nước hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một: Địa vị của Đảng vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng..

Nay Cộng Sản Quốc tế đã sụp đổ tan tành nhưng Cộng Sản Việt Nam và Trung Hoa vẫn còn bám víu vào quyền lợi riêng tư của Đảng một cách trơ trẽn và ngoan cố, họ không biết rằng con người không thể nào quay ngược bánh xe lịch sử, không thể nào vặn ngược chiều kim đồng hồ. Để quay ngược bánh xe lịch sử họ vẫn ngoan cố bảo vệ Đảng, bảo vệ tập đoàn thống trị bằng bạo lực.

Sáu mươi năm trước đây, thánh Ghandi đã nói: “Chúng ta thấy qua lịch sử, con đường của sự thật và tình thương luôn luôn thắng bạo tàn, độc ác, bất nhân… Bạo tàn chỉ thắng lợi được một thời gian rồi cũng phải thất bại sụp đổ tan tành”.

Thật vậy, lịch sử loài người tự cổ chí kim đã cho ta thấy rằng tất cả những triều đại, những chế độ tàn bạo, độc ác bất nhân cho dù có vững mạnh tới đâu cuối cùng cũng phải bị bánh xe lịch sử nghiền nát như tương như cám. Nay Cộng Sản Việt nam không chịu nhìn lại cái gương của quá khứ, nếu họ tiếp tục đào sâu hận thù Nam Bắc bằng lưỡi lê và họng súng, cho dù họ có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cuối cùng họ sẽ tự đào hố chôn mình...

Trọng Đạt

http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1094:han-thu-nam-bc&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53





=============================================================

Nền Hòa Bình Tàn Nhẫn sau 1975

https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/02/nen-hoa-binh-tan-nhan-cruel-peace-south.html

10 toi ac cua dang cong san Viet Nam - Ten Crimes Commentaries on Communist Party

Tội Ác Của Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam



<b>Hận Thù Nam Bắc</b> <p align="center">&nbsp;</p> <table width="695"><tbody><tr><td><div style="border: 0px solid tan;padding-left: 30px;padding-right: 30px;background-color: maroon;"> <div style="border: 3px solid tan;padding-left: 8px;padding-right: 2px;background-color: oldlace;" size="5"><br><br><br><br><br> <div style="text-align:justify;margin: 8pt 12pt 0pt 14pt;line-height:28pt;"><font style="color: brown;" size="7"><center><b>Hận Thù Nam Bắc</b></center></font> <br> <font color="brown" size="5" face="Arial";>Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói: <br><br> – “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”. <br><br> Ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc, ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi. <br><br> <div class="article-header-photo" style="float: right;padding-right: 0px;padding-left: 15px;"><div class="aef-image" style="padding-bottom: 0px;"> <img alt="" class="" height="250" src="https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/Vugraveng%20kinh%20t%20mi.jpg" style="border-width: 0px; display: inline-block;" title="" width="385"> <div class="aef-image-infos" style="text-align:justify;font-size: 18px;color: gray;width: 384px;"><div class="aef-image-infos-title-legend"><div class="aef-image-infos-credits" style="font-size: 16px;line-height:22px"> <b>Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP do Phạm Hùng ký vào ngày tháng 4 năm 1977, chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của người dân miền Nam.</b></div></div></div></div></div> Gần đây một bài viết của một người về Việt Nam cho biết tình trạng quê nhà, tác giả nói nay tại Sài Gòn người miền Bắc kéo vào rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, họ làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước... Đó là những cán bộ cao cấp và bà con thân thuộc của họ được đưa vào đây để tranh giành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền…. tác giả cho biết vào các cửa hàng lớn, các... cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, nói tóm lại họ là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. Mặc dù chưa được chứng kiến tận mắt nhưng tôi tin ngay lời tác giả trong bài viết... <br><br> <ul style="BORDER-BOTTOM: tan 4px solid; BACKGROUND-COLOR: white; PADDING-LEFT: 10px; WIDTH: 180px; PADDING-RIGHT: 5px; FLOAT: left; BORDER-RIGHT-COLOR: rgb(89,175,4); MARGIN-LEFT: 10px; BORDER-LEFT-COLOR: rgb(89,175,4); BORDER-TOP:tan 4px solid; MARGIN-RIGHT: 15px; PADDING-TOP: 0px; 0px:" class="pullquote"><span style="font-family: Cambria;" class="Apple-style-span"><span style="COLOR: gray;" class="Apple-style-span"><font size="4"><br> <b><i>Cái hận thù Nam Bắc nay không phải là chỉ mối hận của lớp người cũ đã bị tù đầy cải tạo, mà nó còn ở một bình diện rộng lớn bao quát cả một đất nước cả một khối quần chúng đông đảo… đó là mối hận thù giữa kẻ bị trị và bọn cai trị. </i> </b></font></span></span><br><br> <div style="BACKGROUND-COLOR: transparent; MARGIN-TOP:0px; PADDING-LEFT: 4px; PADDING-RIGHT:4px; MARGIN-BOTTOM: 3px; PADDING-TOP: 4px; 4px: "> <span style="FONT-STYLE: normal;" class="Apple-style-span"><span style="COLOR: black;" class="Apple-style-span"></span></span> </div></ul><p></p> Tuần vừa qua, một người bạn đã về thăm quê Nha Trang năm ngoái cũng cho tôi biết tại Nha Trang bây giờ toàn là Bắc Kỳ, họ giầu sụ, buôn to bán lớn, chiếm giữ hầu hết các cơ sở thương mại kinh tế của Nha Trang. Họ giữ các chức vụ nhiều lợi lộc, chiếm cứ hầu hết các khu phố xá sầm uất và đẩy những người cũ đi xa như vùng kinh tế mới hoặc những vùng đất quê mùa khô cằn như sỏi đá. Người bạn cũng xác nhận cho tôi thấy Nha Trang nay là một thành phố đã bị Bắc Kỳ cai trị và chiếm đoạt hết tài sản, những nguồn lợi béo bở của thị xã du lịch này. Nếu chúng ta hỏi những người đã về thăm các tỉnh khác như Đà Lạt, Đà Nẵng, Biên Hòa… người ta cũng sẽ nói tình cảnh tương tự như thế. <br><br> Khi đọc bài viết và nghe người ta kể lại những sự thật phũ phàng như trên tôi tin ngay vì tôi cho rằng đó là những nhận xét khách quan vô tư nhất. <br><br> *** <br><br> Ngược dòng thời gian 40 năm trước vào những ngày sau vụ Mậu Thân 1968, hồi ấy chúng tôi là sinh viên, được huấn luyện quân sự hai tuần và đưa vào Chợ Lớn canh gác theo chương trình Nhân Dân Tự Vệ. Một buổi tối đứng gác trên sân thượng của nhà thương gia trong khu phố Tầu, anh bạn cùng gác với tôi nhìn những dẫy phố nguy nga, sầm uất của Chợ Lớn, trước cảnh giầu sang tráng lệ của Tầu Chợ Lớn anh ta thốt lên. <br><br> – “Đứng địa vị thằng Việt Cộng tao cũng đánh đến cùng, đằng nào cũng đã là thằng cùng mạt, chiếm được thì hưởng hết”. <br><br> Ý anh bạn muốn nói thằng nghèo đói sẽ đánh thí mạng cùi để cướp đoạt những tài sản của người giầu có, thế mà bảy năm sau, năm 1975 lời nói của anh ấy đã thành sự thật; thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi và đã cướp được tài sản của miền Nam giầu có. <br><br> <table style="margin: auto 7.25pt auto -1.8pt;width: 5cm;border-collapse: collapse;" class="MsoNormalTable" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="136"> <tbody> <tr style="height: 44.8pt;"> <td style="border: medium none rgb(236, 233, 216);padding: 0cm 5.4pt;background-color:transparent;width: 5cm;height: 44.8pt;" valign="top" width="236"> <img alt=" photo cht trong vugraveng kinh t mi.jpg" border="0" src="https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/cht%20trong%20vugraveng%20kinh%20t%20mi.jpg" valign="middle" width="300"><div style="text-align:justify;line-height:20px;margin: 8pt 0cm 0pt; class="MsoNormal"><font face="times, times new roman" size="4" color="gray"><b>Đợt 1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. </b></font></div> </td></tr></tbody></table> Ngược dòng thời gian ba mươi bốn năm trước đây sau khi chiếm được miền Nam, cán bộ Cộng Sản rất cởi mở tươi cười với đồng bào miền Nam khiến người ta tin tưởng rằng "hòa bình thống nhất" rồi, hai miền cùng xóa bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước (cộng sản), hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại. Thế nhưng kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945. <br><br> Vừa xua quân chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân cưỡng chiếm miền nam vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hóa, máy móc hiện đại… đem về Bắc, sự kiện này khỏi cần phải dẫn chứng vì thực tế đã chứng minh và ai cũng đều biết cả. Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết. Họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng. Sau cơn trấn lột tập thể to lớn và tàn bạo khủng khiếp ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác. <br><br>Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần, đổi tiền ba lần, chính quyền đã vét gần sạch gần hết túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để chiếm nhà dân một cách hợp pháp. <br><br><div style="margin: 0in 0in 0pt;"><span style="line-height: 115%;"><div class="boxright320"><div class="article-header-photo" style="float: center;padding-right: 5px;padding-left: 20px;"><div class="aef-image" style="padding-bottom: 5px;"> <embed src="https://www.youtube.com/v/ZeEydVjJZKo?version=2&amp;hl=ko_KR&amp;=1;color1%3DB96F6F&amp;color2=B96F6F&amp;border=0" style="background-color: 4141414;color: white;" type="application/x-shockwave-flash" wmode="transparent" allowscriptaccess="never" height="336" width="540"> <div class="aef-image-infos" style="font-size: 16px;color: ivory;width: 540px;"><div style="margin-top: 0pt;margin-bottom: 0pt;margin-left: 6pt;margin-right:0pt;line-height: 17px;" align="justify"> <font color="gray" face="Times New Roman" size="4"> <b>Tội ác tày trời của cộng sản trong các "Trại Tập Trung Cải Tạo <br>https://youtu.be/ZeEydVjJZKo </b></font></div></div></div></div></div></div></span> <br>Chỉ sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải tạo lâu dài rồi đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại chế độ độc tài. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ cưỡng chiếm miền nam để lấy tiền đong gạo sinh sống. <br><br> Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học, đánh tư sản hai lần để chiếm nhà của bọn tư sản bóc lột cho cán bộ ở, ép buộc mọi tầng lớp nhân dân đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Những người đi vượt biên dù đi thoát hay không thoát đều bị lấy nhà. Những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những người đi chính thức; cho tới nay năm 2008 một người bạn mới ở Sài Gòn sang Hoa Kỳ đoàn tụ cho biết chính quyền không cho phép anh bán nhà mà phải để lại cho nhà nước, sau chạy chọt mãi với cán bộ địa phơơng mới bán được nhưng phải chia tam chia tứ anh chỉ được hưởng 1/5 trị giá căn nhà… Thế rồi dần dần kẻ chiến thắng, tầng lớp thống trị vơ vét bóc lột người dân, tích lũy tiền bạc mua nhà cửa, bất động sản của những người cũ nay đã khánh tận phải bán của cải đi để lấy cơm ăn áo mặc, thành phần này thuộc loại “Tư bản mại sản”. <br><br>Người ta chê kẻ xâm lăng miền nam quá tham lam, họ đã được cả một đất nước to lớn mà vẫn chưa vừa lòng tham vô đáy còn đi chiếm từng căn nhà một. Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết bộ, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, họ vơ vét bóc lột, tập trung tài sản của đất nước trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít… trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ thất thế ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ cấp còn đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo. <br><br> <div style="margin: 0in 0in 0pt;"><span style="line-height: 115%;"><div class="boxright320"><div class="article-header-photo" style="float: center;padding-right: 5px;padding-left: 20px;"><div class="aef-image" style="padding-bottom: 5px;"> <embed src="https://www.youtube.com/v/DYQj1Fnl2_A?version=2&amp;hl=ko_KR&amp;=1;color1%3Da52a2a&amp;color2=a52a2a&amp;border=0" style="background-color: 4141414;color: white;" type="application/x-shockwave-flash" wmode="transparent" allowscriptaccess="never" height="336" width="540"> <div class="aef-image-infos" style="font-size: 16px;color: ivory;width: 540px;"><div style="margin-top: 0pt;margin-bottom: 0pt;margin-left: 6pt;margin-right:0pt;line-height: 17px;" align="justify"> <font color="gray" face="Times New Roman" size="4"> <b>Vượt Biên Sau 30/4/1975 - thuyền vượt biển lênh đênh trong vịnh Thái Lan <br>https://youtu.be/DYQj1Fnl2_A </b></font></div></div></div></div></div></div></span> <br> Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột này dẫu căm phẫn cũng đành ngậm đắng nuốt cay vì họ phải chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của bọn độc tài thống trị. Theo như lời kể của những người đã về thăm quê hương đã nói ở trên chúng ta có thể mường tượng ra cái hận thù Nam Bắc hiện nay nó sâu đậm như thế nào rồi... <br><br> Năm ngoái nhân ngày Quốc Hận, một viên chức chính quyền cũ nhìn những hình ảnh biểu tình, chống đối rồi thở dài bảo: <br><br> – Anh nghĩ xem, cái hận thù Nam Bắc biết bao giờ mới hết… Theo tôi nghĩ cái hận thù Nam Bắc nay không phải là chỉ mối hận của lớp người cũ đã bị tù đầy cải tạo mà nó thể hiện ở một bình diện rộng lớn bao quát hơn của cả một đất nước, của cả một khối quần chúng đông đảo, của những kẻ bị trị… đó là mối hận thù giữa kẻ bị trị và những bọn cầm quyền cai trị, giữa những kẻ bị bức tử và bọn cưỡng chiếm... <br><br> Người ta thường nói cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh ý thức hệ (bịp) giữa hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau của hai khối Cộng Sản và Tư bản. Những người khuynh tả cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam 1960-1975 là cuộc chiến chống Đế Quốc xâm lăng cũng như cuộc chiến tranh giành độc lập chống Pháp 1945-1954. Cũng có người cho rằng đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (bịp), nghĩa là chính quyền hai Miền đã được các siêu cường ủy nhiệm thực hiện... nhưng<b>nay thì sự thể đã quá rõ ràng, nó chỉ là một cuộc “chiến tranh ăn cướp” giữa một nước nghèo đói lạc hậu và một đất nước giầu có sung túc với một vựa lúa phì nhiêu.</b> Thằng nghèo đói đã ra sức đánh thí mạng cùi để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu rồi tha hồ mà vơ vét, bóc lột… thằng nghèo đói chỉ biết dùng lưỡi lê và họng súng để theo đuổi cuộc chiến tranh ăn cướp lâu dài. <br><br> Nhiều người ngoài Bắc vào Nam nói “các anh không thể thắng được chúng tôi những thằng nghèo đói, thằng nghèo đói không sợ chết”. Sau di cư 1954, Hà Nội sống chết gì cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền nam, họ đã thèm thuồng cái vựa lúa này từ lâu... <br><br> Nay tại hải ngoại nhiều người chủ trương hòa giải với Cộng Sản Việt Nam, họ lý luận rằng cuộc chiến tranh ba mươi năm đã tàn phá đất nước nhiều rồi, chúng ta hãy bắt tay nhau cùng xây dựng lại những vết thương do chiến tranh để lại, cùng nhau xóa bỏ hận thù. Luận điệu ấy thoáng nghe thật chan chứa tình thương yêu đồng loại, nhưng thực ra họ đã đặt sai đối tượng hòa hợp hòa giải vì có phải rằng khối người lưu vong hải ngoại hận thù Cộng Sản đâu? <br><br>Thực ra như chúng tôi đã trình bầy ở trên <b>hận thù sâu sắc hiện nằm ngay trong lòng quần chúng miền Nam nước Việt, hận thù Nam Bắc hiện nay đang nằm trong lòng dân tộc</b>, nó đã ăn sâu vào tận xương tủy kẻ bị trị nghèo nàn đói khổ... <br><br><div class="boxright320"><div class="article-header-photo" style="float: right;padding-right: 0px;padding-left: 15px;"><div class="aef-image" style="padding-bottom: 3px;"> <img alt="" class="" height="250" src="https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/ktmoi.png" style="border-width: 0px; display: inline-block;" title="" width="385"> <div class="aef-image-infos" style="text-align:justify;font-size: 18px;color: gray;width: 344px;"><div class="aef-image-infos-title-legend"><div class="aef-image-infos-credits" style="font-size: 16px;line-height:22px"><b>Đợt 2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này nhắm vào tư thương, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. </b></div></div></div></div></div></div> Nay Cộng Sản Việt Nam vẫn cho thực hiện những phim tuyên truyền kết án chế độ địa chủ ác ôn như trong phim Áo Lụa Hà Đông nhưng trớ trêu và trơ trẽn thay chế độ của họ tự nhận là “Đảng của giai cấp công nhân” lại là một chế độ áp bức, bóc lột gấp trăm gấp ngàn lần thời kỳ địa chủ, cường hào ác bá thập niên 40 trở về trước. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay chính là một tập đoàn địa chủ giầu có ác ôn, hà hiếp bóc lột dân nghèo tàn nhẫn nhất chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà từ trước đến nay. <br><br> Một người mới về Việt Nam sang Mỹ cho biết chênh lệch giầu nghèo thì không thể tưởng tượng nổi, bọn nhà giầu không ai hơn là cán bộ cao cấp ăn chơi hưởng thụ tại những nhà hàng, khách sạn sang trọng hằng nghìn, hằng mấy nghìn đô la một đêm trong khi có nhiều bà mẹ tay trái thì bồng con, tay phải bán vé số... chạy ăn từng bữa. Nay nhiều người chủ trương hòa giải với người Cộng Sản Việt Nam bằng một lối lý luận đạo đức giả “xóa bỏ hận thù, xây dựng đất nước” nhưng họ không biết rằng người Cộng Sản có chịu xóa bỏ hận thù hay đào sâu thêm hận thù? Người Cộng Sản xây dựng đất nước hay xây dựng cho chế độ của họ thêm vững mạnh bằng lưỡi lê và họng súng? <br><br> <table style="margin: auto 7.25pt auto -1.8pt;width: 5cm;border-collapse: collapse;" class="MsoNormalTable" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="436pt";> <tbody> <tr style="height: 44.8pt;"> <td style="border: medium none rgb(236, 233, 216);padding: 0cm 5.4pt;background-color: Azure;width: 7cm;height: 30.8pt;" valign="top" width="436pt"> <div style="text-align: justify;margin: 8pt 0cm 0pt;line-height:26px;" class="MsoNormal"><span style="color: red;font-weight: normal;"><font face="times, times new roman, serif"><font size="5" color="teal"><strong><b>HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng. <br>Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu. </b></strong></font></font></span></div> </td></tr></tbody></table> Nhiều người thuộc lớp trẻ cho rằng lớp người cũ, sĩ quan, viên chức chính phủ, cải tạo HO… đã chịu nhiều ngược đãi của Cộng Sản nên cho tới nay họ vẫn giữ lập trường hận thù Cộng Sản. Ngược lại giới trẻ đã không từng trải qua những cay đắng gian khổ của chiến tranh như tù đầy, loạn lạc vì họ còn nhỏ hoặc thậm chí chưa ra đời nên họ không có cái nhìn hằn học với người Cộng Sản như thế hệ cha ông của họ. Họ chủ trương hòa giải với Cộng Sản để cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước vì nay Cộng Sản vẫn lớn tiếng kêu gọi người Việt hải ngoại hãy quên dĩ vãng, cùng nhau xóa bỏ hận thù... <br><br> Người Cộng Sản có thực sự xóa bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hận thù hay đào sâu thêm cái hố hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Chúng ta hòa hợp hòa giải với Cộng Sản, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng đất nước hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố như tự bao giờ, <u>trước sau như một: Địa vị của Đảng vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng.</u>. <br><br> <b>Nay Cộng Sản Quốc tế đã sụp đổ tan tành nhưng Cộng Sản Việt Nam và Trung Hoa vẫn còn bám víu vào quyền lợi riêng tư của Đảng</b> một cách trơ trẽn và ngoan cố, họ không biết rằng con người không thể nào quay ngược bánh xe lịch sử, không thể nào vặn ngược chiều kim đồng hồ. Để quay ngược bánh xe lịch sử họ vẫn ngoan cố bảo vệ Đảng, bảo vệ tập đoàn thống trị bằng bạo lực. <br><br> Sáu mươi năm trước đây, thánh Ghandi đã nói: <i>“Chúng ta thấy qua lịch sử, con đường của sự thật và tình thương luôn luôn thắng bạo tàn, độc ác, bất nhân… Bạo tàn chỉ thắng lợi được một thời gian rồi cũng phải thất bại sụp đổ tan tành”.</i><br><br> Thật vậy, lịch sử loài người tự cổ chí kim đã cho ta thấy rằng tất cả những triều đại, những chế độ tàn bạo, độc ác bất nhân cho dù có vững mạnh tới đâu cuối cùng cũng phải bị bánh xe lịch sử nghiền nát như tương như cám. Nay Cộng Sản Việt nam không chịu nhìn lại cái gương của quá khứ, nếu họ tiếp tục đào sâu hận thù Nam Bắc bằng lưỡi lê và họng súng, cho dù họ có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cuối cùng họ sẽ tự đào hố chôn mình... <br><br> Trọng Đạt <br><br></font> <font size="3">http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1094:han-thu-nam-bc&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53 </font> <br><br><br><br> <p></p> </div></div></div> </td></tr></tbody></table> <br><br>

=============================================================

<br><br> <span style="color: red;font-family: Arial;font-size: 14pt;mso-fareast-font-family: Times New Roman;text-shadow:black 1px 2px">10 toi ac cua dang cong san Viet Nam - Ten Crimes Commentaries on Communist Party </span> <br><br> <h3 style="background: black;margin: 1em 0cm;text-align: center;" align="center"><span style="color: black;font-family: Verdana;sans-serif;font-size: 18pt;mso-fareast-font-family: Times New Roman;"><span style="color: crimson;font-family: Verdana;sans-serif;font-size: 18pt;mso-fareast-font-family: Times New Roman;text-shadow:white 1px 1px;"><strong>Tội Ác Của Hồ Chí Minh &amp; Đảng Cộng Sản Việt Nam </strong></span></span></h3> <br><br> https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/02/han-thu-nam-bac-han-thu-nam-bac-nam_17.htmlnoreply@blogger.com (thi nguyen)0tag:blogger.com,1999:blog-5034014962320237038.post-4047246946457481654Sun, 17 Feb 2019 08:50:00 +00002019-02-17T18:10:14.627-08:00<h3 class='post-title entry-title' itemprop='name'>Đổi Tiền & Kinh Nghiệm Đổi Tiền </h3><div class='post-header'><div class='post-header-line-1'></div></div><div class='post-body entry-content' id='post-body-8807635858934700336' itemprop='description articleBody'> <center><img alt="sổ mua lương thực" border="0" src="https://lh3.googleusercontent.com/QfgcZhEzdX3JZgg4nx8Pdm-YrdItmwu_B9v0nA8box_zDNIMpG1e2m5H1i6bcJyoQiYj9RI1NLXM1ajwUYVHYkz-qwQXER_4SwW6soM=w571-h773-rw-no" width="300"></center> <table align="center" cellpadding="20" cellspacing="0" width="600"><tbody><tr><td><br><div style="border: 0px solid steelblue;border-radius: 48px 48px 38px 38px;padding-left: 1px;padding-right: 1px;background-color: tan;"><div style="border: 0px solid navy;border-radius: 38px 38px 18px 18px;padding-left: 0px;padding-right: 0px;background-color: oldlace;"> <div style="border-radius: 0px 0px 0px 0px;padding-left: 0px;padding-right: 0px;background-color: transparent;"> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;"></p><p style="margin: 14pt 14pt 0pt;"><br></p> <p style="margin: 14pt 14pt 0pt;"><span style="font-weight: normal;font-family:Times;font-size:20pt;color:navy;"></span></p> <br><p style="margin: 14pt 14pt 0pt;"><span style="font-weight: normal;font-family:Arial;font-size:20pt;color:brown;line-height:155%";> Ít ai nhận ra rằng Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp cướp nhà, cướp đất. <br><br> Đổi tiền $500 an $1, để rồi với một số tiền cũng chỉ đủ ăn trong một tháng, (bột mì, bobo v. v&#8230;) và sau đó thì ngoài đường phố bắt đầu xuất hiện những nhóm mua bán (chợ trời) tại Lăng Ông Bà Chiểu, và tất cả mọi người ai cũng đem đồ nhà đi bán, cái gì cũng bán được, miễn sao có tiền để sống qua ngày. <br><br> Nhiều gia đình đã bán từ từ cho đến lúc trong nhà không còn gì để bán, chỉ còn lại cái NÓC NHÀ, và cuối cùng thì nhiều gia đình cũng phải đành bán luôn căn nhà cho một cán bộ Việt cộng. <br><br> Lúc đó ít ai nhận ra rằng Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp ăn cướp nhà, cướp đất của người dân, vì lúc đó ai cũng nghèo như ai, làm gì có nhiều tiền mà mua nhà, mua đất ngoài cán bộ Việt cộng, và đó cũng là thành quả của chính sách đổi tiền. <b>Trong khi đó ngoài chợ trời, lúc đó chúng ta thấy mỗi ngày vài chục chiếc xe chất đầy hàng chợ trời chạy <u>từ Nam </u>ra Bắc.</b><br><br> Dân miền Nam thành nghèo mạt trong khi đó những thằng Việt Cộng bắc kỳ từ Bắc vào Nam là giàu sụ. <br><br><br></span></p><p></p></div> </td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p> <table width="595"><tbody><tr><td><div style="border: 0px solid #afe3ff;padding-left: 30px;padding-right: 30px;background-color: #6b9fbf;"> <div style="border: 3px solid #afe3ff;padding-left: 8px;padding-right: 2px;background-color: aliceblue;" size="5"><br><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;"><font color="#000099" size="9"><b>Đổi Tiền</b></font></p> <br><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;"> <font color="#000099" size="6"><span style="font-weight: normal;font-family:Arial;font-size:20pt;color:navy;">Thân chào tất cả anh chị em và 85 triệu người dân Việt Nam. <br><br> Tôi xin chia sẻ với mọi người về một kinh nghiệm thật là chua chát của gia đình tôi và cả cái đất nước mà tôi hiện đang sống để mọi người hiểu rõ được hiện tình của Việt Nam rồi sẽ đi về đâu? Vì đây là cái bài học (đặc biệt) mà thằng cộng sản nào cũng xài đến khi bị đến đường cùng (hết thuốc chữa). <br><br> Tôi sống tại một nước cộng sản đông Âu, năm 1990 tình hình kinh tế của nước nầy cũng thê thảm như VN ngày nay, lạm pháp tăng hàng giờ, đồng tiền bị mất giá, cộng sản nước nầy không làm được gì ngoài chuyện in tiền bù lỗ, và rồi cuối cùng thì trái bom kinh tế bị nổ tung, cộng sản không còn cách nào khác ngoài việc phát lệnh đổi tiền 1000 đổi lấy 1, và mỗi người chỉ được đổi 200 không được hơn. Như vậy là gia đình tôi và cả cái (đàn cừu dân tộc) của nước nầy bị mất trắng tay số tiền mà cả đời họ đi làm để dành dụm cho gia đình và con cháu họ, vậy là biết bao nhiêu gia đình cừu sống dở, chết dở vì trắng tay. <br><br>Còn gia đình của những thằng cộng sản chóp bu và đảng viên trong hội cướp của tụi nó thì sao? <br><br>Xin thưa là tụi nó vẫn sống sung sướng và còn ăn chơi trác táng hơn trước khi đổi tiền, vì gia đình cừu thì chỉ có đổi được mỗi người 200, còn Việt cộng thì có vây cánh trong ngân hàng thì đổi bao nhiêu mà không được (vì tiền mới thì cũng là của tụi nó in ra mà thôi). <br><br>Sau khi đổi tiền xong thì hậu quả của tệ nạn ăn chơi trác táng của cs và con cháu tụi nó còn ghê gớm hơn, vì người dân không còn tiền như trước, và đàn bà con gái họ sẵn sàng bán thân với bất cứ mọi giá, miễn sao có tiền để mua lương thực để sống. Và điều nầy không phải chỉ xảy ra ở 100% (cừu nhân dân) mà nó cũng xảy ra ở những gia đình (cừu cs thấp cổ bé miệng) nữa. <br><br> Việt Nam đang đi vào con đường ăn quỵt của chủ nghĩa (Cắc Mác) mọi người VN hãy tìm hiểu thêm và tự tìm cho gia đình mình (đề phòng chống ăn quỵt của cộng sản) và cũng xin nhắc lại là cái sự chua chát không chỉ dành cho những (con cừu nhân dân mà thôi, mà tính luôn cả những con cừu cộng sản tép riêu). Chúc 85 triệu con cừu Việt Nam may mắn.<br><br> benzi60<br><br>Ngày 1 Tháng 4 / 2013 </font><br><br><font size="3">http://wwww.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1115</font> <br><br><br><br></p><p></p></span> </div></div> </td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p> <center><img alt="Phiếu cung cấp thịt" border="0" src="https://i767.photobucket.com/albums/xx312/nguyenus90/d5c02c1eeda70b44cc99af32a822f839_zps4622b2cf.jpg"></center> <p align="center">&nbsp;</p> <table width="595"><tbody><tr><td><div style="border: 0px solid solid lightgreen;padding-left: 30px;padding-right:0px;background-color: #003300;"> <div style="border: 3px solid rgb(144, 238, 144);padding-left: 8px;padding-right: 2px;background-color: ivory;" size="5"><br><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;"><font color="green" size="9"><b>Kinh Nghiệm Đổi Tiền </b></font><br><br> <font color="green" size="6"><span style="font-weight: normal;font-family:Arial;font-size:20pt;color:green;">Tôi xin kể thêm về chuyện hậu quả của việc sau khi đổi tiền (ít ra thì tôi đã chứng kiến qua hai lần) để cho ai chưa hiểu, hoặc đã quên thì sẽ thấy được phần nào sự khủng hoảng của xã hội sau khi đổi tiền xong. <br><br>Lần thứ nhất là sau 1975 (tôi sinh ra tại quận Bình Hòa, tỉnh Gia Định, Sài Gòn) gia đình tôi có bốn người, chúng tôi có một căn nhà không lớn lắm ngoài mặt tiền, đổi tiền xong, thì ba tôi bị đi học tập cải tạo chỉ còn lại má tôi và hai anh em tôi (tôi là lớn) và một số tiền chỉ đủ ăn trong một tháng, (bột mì, bobo&#8230; v. v...) và sau đó thì ngoài đường phố bắt đầu xuất hiện những nhóm mua bán (chợ trời) tại Lăng Ông Bà Chiểu, và tất cả mọi người ai cũng đem đồ nhà đi bán, cái gì cũng bán được, miễn sao có tiền để sống qua ngày, và gia đình tôi đã bán từ từ cho đến lúc trong nhà không còn gì để bán chỉ còn lại cái NÓC NHÀ, và cuối cùng thì má tôi cũng phải đành bán luôn căn nhà cho môt cán bộ Việt cộng, và đi kinh tế mới tại xuyên mộc tỉnh Bà Rịa. <br><br> (Hồi đó tôi còn nhỏ nên không thể nghĩ ra, là Việt cộng đã dùng chính sách đổi tiền để gián tiếp ăn cướp nhà, cướp đất của người dân, vì lúc đó ai cũng nghèo như ai, làm gì có nhiều tiền mà mua nhà, mua đất ngoài cán bộ Việt cộng, và đó cũng là thành quả của sự đổi tiền và chợ trời, mà lúc đó <span style="border-bottom:3px dotted pink">chúng ta thấy mỗi ngày vài chục chiếc xe chất đầy hàng chợ trời chạy từ Nam ra Bắc)</span>. <br><br> Và lần thứ hai là tại Đông Âu, tôi là thợ bảo trì máy và sửa chữa điện tử cho một doanh nghiệp tư nhân, ở nước ngoài thì người ta có suy nghĩ xa hơn là ở Việt Nam, vì cuộc sống cũng thoải mái hơn, chỉ cần đi làm công nhân bình thường củng đủ sống và có dư chút đỉnh, cho nên mọi người có một thói quen tập quán chung là tạo cho những đứa con, cháu mình một sổ tiết kiệm trong ngân hàng, để khi con, cháu trưởng thành đúng 18 tuổi thì được phép xử dụng số tiền đó, hòng giúp đỡ được phần nào về tài chánh khi con, cháu của họ chập chửng bước vào đời, và người già thì có sổ tiết kiệm để làm mai táng khi họ chết, và nhiều loại sổ tiết kiệm khác v. v&#8230; (tất cả đều bị tan biến theo mây khói,sau khi đổi tiền.) <br><br> Và cộng sản ở đây đã đổi tiền, mỗi người chỉ đổi được một khoản tiền nhất định, còn ai có nhiều tiền hơn qui định thì cộng sản sẻ cấp cho một cái giấy gọi là (phần hùn vốn chứng nhận, chứ cộng sản không ăn quỵt của ai bao giờ) và gia đình tôi cũng có vài cái giấy chứng nhận mà (đòi không ai trả, bán không ai mua, và cho không ai lấy) còn bản thân tôi thì sao? Xin thưa là bị thất nghiệp sau hai tháng đổi tiền xong, vì xưởng làm việc của tôi đã phải đóng cửa vì không có tiền trả lương cho công nhân, và cái phần khốn khổ của gia đình tôi về sau còn nhiều chuyện thê thảm lắm nhưng tôi xin không nói ra, làm mất thời gian của các bạn. <br><br> Mọi người đã hình dung ra hậu quả của việc ĐỔI TIỀN chưa? Ai là người có lợi, và ai sẽ là những con thiêu thân sau nầy? Và sau khi đổi tiền thì mọi chuyện sẽ lặp lại giống như năm 1975 vậy thôi, chợ trời sẽ mọc lên như nấm, và tiếp đó là hàng loạt chuyến xe hàng vừa quý, vừa rẻ, sẽ khởi hành <span style="background-color:yellow">nhưng lần này thì trạm cuối cùng không phải là Hà Nội nữa, mà là Bắc Kinh Trung Quốc.</span> Người dân oan nông dân Việt Nam, bây giờ còn biểu tình không bán đất giá rẻ cho Việt cộng, vì họ còn vài đồng trong túi để sống cho nên họ còn cố gắng chống cự biểu tình, chứ <span style="border-bottom:6px dashed skyblue; box-shadow: -1px 4px 1px -1px thistle;">một khi mà đổi tiền xong thì nhiều người sẽ tự nguyện dâng đất đai cho Việt cộng và lúc đó Việt cộng trả giá bao nhiêu thì họ cũng phải bán vì không còn tiền mua gạo để sống qua ngày</span> nữa (mặc dù họ cầm trong tay một đống giấy chứng nhận, cho không lấy, bán không ai mua). <br><br> Đây chỉ là một vài khía cạnh nhỏ về chuyện trong gia đình của mỗi người chúng ta, về người dân oan, còn về phía người công nhân và những người chủ doanh nghiệp thì sao? Chủ doanh nghiệp thì nhiều người sẽ phải đóng cửa và sẽ sa thải công nhân vì không có tiền trả lương, về phía chủ doanh nghiệp thì sao? <br><br> Bao nhiêu tiền đầu tư vào phương tiện máy móc với giá cả cao khi họ mua, và bây giờ khi họ bị đóng cửa thì họ dành phải bán tháo, bán chạy với giá rẻ mạt, thậm chí bán với giá sắt vụn, chứ để làm gì? Và lúc đó là thời cơ cho bọn cộng sản đỏ ăn cướp công khai và làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của mọi người dân, cộng sản đỏ mafia sẽ bỏ ít tiền ra để mua lại những cái máy móc đó của nhửng tư nhân bị phá sản vì đổi tiền, với giá rẻ mạt, và sau đó có thể những cái máy đó sau khi sơn phết lại thì sẽ được chở sang bán tại một tỉnh hoặc một nước nào đó mà nền kinh tế còn lạc hậu cũng như Việt Nam, chẳng hạn như Lào, Campuchia, Châu phi v. v&#8230; <br><br>Đó là quy luật của mafia cộng sản đỏ là (Cá lớn ăn cá bé) mà đã là cá thì người ta chỉ nói cá lớn ăn cá nhỏ thôi, chứ không có ai nói cá già ăn cá trẻ cả cho nên sẽ không có sự phân biệt là cá nhỏ cộng sản hay không cộng sản, tất cả đều là cá nhỏ như nhau; cho nên sau khi đổi tiền xong thì 100% sẽ có những con cá nhỏ là đảng viên, đoàn viên Việt cộng (những người mà suốt đời đóng tiền <b>đảng phí, đoàn phí, đội phí...</b> mà không biết mình đóng để làm gì) sẽ bị những con cá lớn mafia đỏ Việt cộng nuốt, chung với số phận của những người dân oan, công nhân lao động, và các tầng lớp bần cố nông Việt Nam. </font><br><br><b>benzi60</b><br><br><font size="3"> http://wwww.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1154 </font><br><br><br><br></p><p></p></span></div></div></td></tr></tbody></table></div><p align="center">&nbsp;</p>

 



00000000000000000000000000000000

Bách Việt

Bách Việt là cộng đồng cư dân Mongoloid phương Nam, định cư trên địa bàn rộng từ lưu vực Dương Tử đến bắc Đông Dương thời tiền sơ sử, nói ngôn ngữ chung giữa các ngữ hệ Tày-Thái, Austro-asiatic, lấy nghề trồng lúa nước làm kinh tế căn bản. Do địa bàn rộng, cảnh quan tự nhiên đa dạng đã khiến cộng đồng văn hóa này phát sinh tính đa dạng, dân gian gọi là Bách Việt. Để hiểu rõ hơn thành phần tộc người Bách Việt, chúng tôi mạnh dạn đề xuất sơ đồ sau để tiện theo dõi:

image039
Cây sơ đồ các chi tộc Bách Việt
Từ vùng Ngô Việt), Âu Việt và cư dân Nam Đảo từ quần đảo Nam Dương và người Chăm-pa từ dải đất nay là trung bộ Việt Nam vượt biển sang quần cư mà thành. Trong khi đó, phương ngữ Hán Hải Nam chưa thật sự hình thành(33).

Dân gian người Lê ở Hải Nam hiện còn lưu truyền thần thoại sáng thế thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa đảo Hải Nam và vùng đất liền đồng bằng sông Hồng(34). Câu chuyện này có nhiều nét tương đồng với tích Âu Cơ – Lạc Long Quân ở Việt Nam, ở sự kết hợp hai yếu tố miền núi rừng (Âu Cơ, nàng tiên) và miền biển (Lạc Long Quân, vua rồng), và ở tục thờ chim thần, rồng-rắn. Nó còn phản ánh mối quan hệ nguồn cội giữa hai tiểu vùng Đông-Tây Lạc Việt trong lịch sử.

Có thể thấy, qua quá trình biến thiên lịch sử, tiểu vùng này đã đi từ đồng nhất trong nguồn gốc văn hóa (Lạc Việt cổ) đến dị biệt do điều kiện tự nhiên đặc thù (địa lý phân tán) và hoàn cảnh lịch sử – xã hội đặc biệt. Tựu chung, tiểu vùng này có quan hệ nguồn gốc văn hóa và tộc người với tiểu vùng sông Hồng-sông Mã, song lại có quan hệ lịch sử – xã hội mật thiết với tiểu vùng Nam Việt. Tính chất phân tán của tự nhiên tạo nên tính dị biệt đã hạn chế sự ra đời của các nhà nước cổ đại có cơ cấu chặt chẽ. Dù vậy, trong các cuốn Sơn Hải Kinh, Thái Bình Ngự Lãm từng ghi nhận tên gọi các “nước Đạm Nhĩ” (儋耳国), “nước Điêu Đề” (雕题国) v.v..

image045
Hai tuyến di cư vào Lĩnh Nam của người Ngô Việt [Trịnh Tiểu Lô 2007: 237]

+ Tiểu vùng Tây Lạc Việt

Ở tiểu vùng phía tây nam còn lại, tức vùng đất nay là Bắc Bộ Việt Nam, về cơ bản là vùng cư dân Lạc Việt. Ranh giới giữa tiểu vùng này và các không gian lân cận chỉ mang tính tương đối. Tác giả Vương Văn Quang [2007: 91] từng khẳng định địa vực Lạc Việt rộng lớn, gồm cả tiểu vùng Đông Nam nói trên, Bắc Bộ Việt Nam cộng với cả vùng tây nam Quảng Tây, đông nam Vân Nam. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu bàn tới đồng bằng sông Hồng-sông Mã và vùng núi và trung du phía Bắc (tức vùng văn hóa Tây Bắc và Việt Bắc của Việt Nam).Hai tuyến di cư vào Lĩnh Nam của người Ngô Việt [Trịnh Tiểu Lô 2007: 237]

Sách Thủy Kinh Chú dẫn cuốn Giao Châu Ngoại Vực Ký viết “Thời Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất có lạc điền, dân theo thủy triều lên xuống mà làm ruộng nên gọi là lạc dân”(35). Trong tiếng Việt hiện vẫn còn câu nói “Âu rừng Lạc biển” hoặc “Âu bắc Lạc nam”. Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ dù xuất hiện muộn song cũng phảng phất sự phân biệt Âu và Lạc.
Hiện có thuyết cho chữ Lạc (駱) xuất phát từ tên gọi “nước” trong tiếng Việt cổ (nước: nác € Lác € Lạc) [Vũ Thế Ngọc 2005]. Ngoài ra cũng có các quan niệm cho “Lạc” (駱) bắt nguồn từ “Lúa hay Ló”, “loài ngựa bờm trắng”, “cháy rần rật hay trôi cuồn cuộn” [Nguyễn Duy Hinh 2004:56-59] v.v.. Cư dân Lạc Việt cổ là chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên với đỉnh cao là văn minh Đông Sơn thời kỳ giữa và cuối thiên niên kỷ I trCN.

Tuy vậy, thành phần tộc người Lạc Việt phức tạp nhất trong số các chi tộc Bách Việt ở Lĩnh Nam. Thứ nhất, do vùng này tiếp giáp với vùng Vân-Quý của Bách Việt và khu vực còn lại ở Đông Nam Á lục địa nên quá trình giao thoa tộc người và văn hóa diễn ra liên tục. Tiếng Việt-Mường hình thành trên cơ sở của sự tổng hợp Môn-Khmer, Tày-Thái (trong đó có cả yếu tố Nam Đảo và Australoid) là một minh chứng [Phạm Đức Dương 1983: 76-133]. Thêm vào đó, nhiều nét tương đồng giữa trống đồng Đông Sơn và trống đồng Điền Việt trên đất Vân-Quý phần nào phản ảnh vai trò cầu nối của hệ thống sông Hồng cũng như tính đa dạng của văn hóa tộc người trong vùng (36).

Bảng 1.3: So sánh điều kiện dân cư và văn hóa các tiểu vùng Lĩnh Nam

Tiểu vùng Âu Việt Nam Việt Đông Lạc Việt Tây Lạc Việt
Chủ thể
truyền
thống
Âu Việt Nam Việt Lạc Việt
(nhiều yếu tố
Nam Đảo)
Lạc Việt
(nhiều yếu tố Môn
Khmer)
Chủ thể
hiện tại
Người Hán
Quảng Đông,
Quế-Liễu, người
Choang, Đồng,
Bố Y, các dân
tộc thiểu số khác
Người Hán
Quảng Đông,
Triều Châu,
Khách Gia, Đản
Gia
Người Hán Hải
Nam, người Hán
Việt Tây, người
Hán Quảng Đông,
người Lê, người
Hmong
Người Việt (Kinh)
chiếm tuyệt đối ở
đồng bằng; trung
du và miền núi có
Mường, Tày,
Nùng, Thái, Hmong, Dao..
Đặc trưng
tộc người
và văn hóa
Tính dị biệt cao
(phân tán thành
những cộng
đồng nhỏ)
Tính dị biệt thấp
(phân tán giữa
những cộng
đồng quy mô
vừa)
Tính dị biệt thấp
(phân tán giữa
những cộng đồng
quy mô vừa)
Tính đồng nhất
(tương đối)


Tiểu vùng này từng trải qua thời gian lịch sử văn hóa lâu dài, tiếp nối từ văn hóa Hòa Bình cổ xưa sang văn hóa Phùng Nguyên để hun đúc thành cơ tầng văn hóa Việt Nam về sau. Với vai trò là đồng bằng trung tâm, đồng bắc sông Hồng – sông Mã với đặc trưng khép kín đã điều tiết tính đa dạng chủng tộc và văn hóa ấy của tiểu vùng. Chính điều kiện tự nhiên(37), đồng bằng với nghề nông nghiệp lúa nước tập trung và điều kiện lịch sử-xã hội đã tạo nên
tính đồng nhất trong văn hóa. Chính tính thống nhất ấy góp phần hình thành “sức phản kháng” mạnh mẽ trong thời chống Bắc thuộc, cuối cùng hình thành nhà nước Đại Việt độc lập từ cuối tk. X.

1.2.3. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam nhìn theo thời gian

Lịch sử văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam gắn liền với lịch sử khu vực còn lại của Bách Việt, do vậy chúng tôi đặt vấn đề quan sát trong bối cảnh chung. Trên đại thể, chúng tôi phân làm ba giai đoạn, gồm Giai đoạn hình thành, phát triển và xung đột; Giai đoạn giao lưu – hòa nhập vào văn hóa Hán; Giai đoạn phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

Giai đoạn hình thành, phát triển và xung đột Giai đoạn này đến lượt mình được phân thành ba thời kì, gồm thời kì đồ đá cũ; thời kì đồ đá mới; thời kì đồ đồng.

Ở thời kì đồ đá cũ, cho đến nay giới khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ tối cổ ở khắp các vùng miền Bách Việt, cho thấy chủ nhân cổ xưa nhất là người Australoid. Lưu vực sông Dương Tử tập trung khá nhiều di chỉ như di chỉ xương người hóa thạch ở động Thần Tiên, động Liên Hoa, gò Cô Đôn, Tam Sơn Đảo v.v. (nay thuộc Giang Tô), trong đó tiêu biểu nhất là “người Nam Kinh” ở động Hồ Lô (Nam Kinh) được cho là “người đứng thẳng” mang đặc trưng thể chất phương Nam có niên đại vào khoảng mạt kì người vượn Bắc Kinh [Vương Văn Quang 2007: 14]. Ở Chiết Giang có di chỉ động Ô Quy (Kiến Đức), cũng được đánh giá là có mối liên hệ mật thiết với người vượn Nam Kinh. Tại vùng Mân-Đài, điển hình có các phát hiện nhiều chiếc răng hàm dưới hóa thạch của người thông minh thời kì cuối có niên đại khoảng 1 vạn năm tại động Hồ Ly (Tam Minh, Phúc Kiến), văn hóa Trường Tân (长滨), văn hóa Võng Hình ( 网形 ), “người Tả Trấn” đảo Đài Loan)(38). Vùng Nhị Hồ góp mặt với 5 di chỉ tương tự tại huyện An Nghĩa và Tân Dư (Giang Tây) được cho là mang nhiều nét tương đồng với khi vực Hoa Nam, một số phát hiện rải rác ở Hồ Nam, Hồ Bắc khác. Vùng Vân-Quý có di chỉ người Nguyên Mưu ở Vân Nam, động Quan Âm (Kiềm Tây, Quý Châu). Ngoài ra còn phải kể đến một vài di chỉ khảo cổ có liên quan tại vùng trung thượng lưu các con sông Salween và Irrawaddy [Vương Văn Quang 2007: 14-17]. Tại Lĩnh Nam tiêu biểu có các di chỉ Mã Bôi (Quảng Đông) mang đặc trưng Australoid; “người Liễu Giang” mang đặc trưng Mongoloid phương Nam; di chỉ Bách Sắc v.v. (Quảng Tây); động Lạc Bút (Hải Nam, 11.000 năm trước). Tại phần đất Bắc Việt Nam phải kể đến di tích Núi Đọ, Thẩm Khuyên-Thẩm Hai, Thẩm Ồm [Bùi Thiết 1999: 26], văn hóa Sơn Vi và các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình sớm, rải rác vùng Đông Nam Á.

Đông Á, trong đó có Đông Nam Á, từng là quê hương của người tối cổ (ước tính từ 750.000 năm trước). Các di vật khảo cổ như người vượn Bắc Kinh, người Jetis ở Java cho thấy các khu vực này sớm trở thành khu vực hoạt động của người Homo- erectus [Bellwood 1979]. Các tác giả R. L. Ciochon và J.W. Olwen (1986) qua nghiên cứu các di chỉ văn hóa thượng cổ vùng Bắc Bộ Việt Nam đã khẳng định rằng Việt Nam xưa cũng là vùng cư trú của người Homo erectus [dẫn lại theo Nicholas Tarling 1992: 65]. Lâu dần về sau, vùng Bắc Trung Hoa hình thành chủng Mongoloid, còn khu vực Đông Nam Á – Châu Đại Dương lại là quê hương của chủng Australoid. Do những điều kiện nhất định, cư dân Mongoloid di cư xuốn phía nam, hòa lẫn với chủng Australoid, hình thành nên lớp cư dân Đông Nam Á cổ đại [Bellwood 1979]. Bên cạnh cũng có thuyết cho cư dân Đông Nam Á cổ vốn phát triển trực tiếp từ người Homo-erectus thời tối cổ [Weidenreich 1945; Coon 1963]. Giới khoa học đều thống nhất rằng vùng Đông Nam Á hải đảo xưa vốn nối liền với lục địa, mãi đến khoảng mốc thời gian 18.000 – 5.000 trCN mới có sự tách biệt. Vùng Nam Dương Tử – Bắc Đông Dương là nơi gặp gỡ giữa hai đại chủng này, hình thành tập đoàn Bách Việt cổ có ranh giới phía Bắc đến tận lưu vực sông Dương Tử, phía Nam đến Bắc Đông Dương [Trần Ngọc Thêm 2001: 53-58].

Ở thời kì đồ đá mới, nổi bật nhất là văn hóa Đại Buộn Khanh, hậu kỳ văn hóa Hòa Bình (bên cạnh văn hóa Thanh Liên Cương ở Dương Tử).

Văn hóa Thanh Liên Cương tập hợp nhiều nền văn hóa cổ cùng nguồn gốc và điều kiện môi sinh, đại diện có văn hóa Hà Mẫu Độ, văn hóa Mã Gia Bang. Văn hóa Hà Mẫu Độ được xem là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước hàng tiên phong, chủ yếu phân bố ở hạ lưu sông Dương Tử kéo dài xuống vùng vịnh Hàng Châu [Luca Cavalli-Sforza L. 1994: 204-205]. Nền văn hóa này có niên đại vào khoảng 7000 năm trước, trong đó trung tâm Hà Mẫu Độ được cho là cội nguồn của nó, thể hiện đầy đủ và sinh động nền văn minh nông nghiệp Bách Việt cổ. Từng có thuyết khẳng định nông nghiệp lúa nước bắt đầu từ văn hóa Hà Mẫu Độ, sau đó lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á cổ, tiêu biểu có Paul G. Bahn [2000: 113]. Văn hóa Mã Gia Bang tiếp nối Hà Mẫu Độ, phân bố chủ yếu ở vùng Gia Hưng, nằm cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu [tư liệu điền dã 2011]. Các phát hiện cho thấy cư dân địa phương chủ yếu làm nông nghiệp trồng trọt (lúa tẻ, lúa tiên). Kế đến là văn hóa Tung Trạch, hưng thịnh vào cuối kì văn hóa Mã Gia Bang, phân bố chủ yếu ở vùng Thanh Phố (Thượng Hải). Ngoài các vết tích lúa gạo còn phát hiện thêm các loại công cụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt như rìu đá, dao đá, bình, bôi cùng nhiều sản phẩm làm bằng xương thú. Đồng thời, các di chỉ mộ táng cho thấy xã hội người Việt thời kì này đã phân hóa giàu nghèo. Cuối kì văn hóa Tung Trạch lại tiếp nối bằng văn hóa Lương Chử (3300-2200 trCN), phân bố chủ yếu ở Nam Giang Tô – bắc Chiết Giang. Nổi bật của nền văn hóa này là nhiều sản phẩm gốm (đen và xám).

Các di chỉ mộ táng trong vùng cho thấy không những văn hóa vật chất đã phát triển nổi bật so với các nền văn minh trước mà sự phân hóa giai cấp xã hội cũng đã định hình rõ nét hơn. Ngành thủ công nghiệp (chủ yếu là đồ ngọc) đã phát triển song hành cùng ngành nông nghiệp lúa nước [Vương Văn Quang 2007: 3-4, 18-22].

Tại Lĩnh Nam, tổ hợp văn hóa Đại Buộn Khanh cũng trải qua quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt thời tiền sử với các đặc trưng thành tựu đặc thù, trong đó đặc biệt thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa Bách Việt cổ và cư dân Nam Đảo. Meacham [1977: 85] gọi tên nền văn hóa này là Đồ đá ven biển Bách Việt (Yueh Coastal Neolithic). Không gian phân bố của nền văn hóa này trải dài từ vùng Mân-Đài xuống hết Lĩnh Nam. Đây cũng là nền văn minh nông nghiệp lúa nước cổ gắn liền với chiếc nôi lúa nước Đông Ấn – Hoa Nam – Đông Dương. Tuy nhiên, Đại Buộn Khanh không tạo nên những trung tâm lớn như Hà Mẫu Độ hay Mã Gia Bang vùng Dương Tử.

Tại phía nam Lĩnh Nam, văn hóa Hòa Bình (18.000-7.500 trước) hình thành bao trùm hầu hết bán đảo Đông Dương, phía bắc lên đến vùng Lưỡng Quảng. Các di vật chủ yếu là đồ đá, đồ xương và đồ gốm. Hiện tại, nhiều tác giả tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy giữa văn hóa Đại Buộn Khanh và văn hóa Hòa Bình có mối quan hệ mật thiết. Đây là thời kì manh nha hình thành khối Bách Việt. Theo khảo cổ học, tiền dân Bách Việt có thể đã hình thành từ 3-4 vạn năm tại Lĩnh Nam, niên đại này hơi sớm vì trong nghiên cứu sự chuyển đổi yếu tố Đen sang yếu tố Vàng(39) trong văn hóa Hòa Bình thì mãi đến cuối thời đá mới mới xuất hiện cộng đồng Mongoloid phương Nam. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, Bách Việt đã hình thành tại Lĩnh Nam vào cuối văn hóa Hòa Bình – văn hóa Đại Buộn Khanh cho đến các giai đoạn văn hóa Bắc Sơn – Hạ Long, tức vào khoảng 10.000 đến 4.000 năm trước. Tác giả Trần Ngọc Thêm [2001] ước đoán con số này là 5.000 năm.

Ở thời kì này, cư dân bản địa Lĩnh Nam đã dần chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi do áp lực dân số tăng lên. Văn hóa Hà Mẫu Độ, Mã Gia Bang ở vùng Dương Tử, văn hóa Bắc Sơn, sơ kì Phùng Nguyên ở Lĩnh Nam là các ví dụ điển hình. Đời sống tín ngưỡng cư dân Lĩnh Nam hình thành và phát triển, quan niệm về cái Thiêng đặc biệt được coi trọng, nhiều thành tựu văn hóa sơ khai hình thành, làm nền tảng cho lớp văn hóa Bách Việt về sau.

Ở thời kì đồ đồng, thành tựu đúc đồng Lĩnh Nam rất thịnh hành, sánh ngang bằng với vùng Ngô Việt.

Vùng Ngô Việt có kỹ nghệ đúc đồng khá sớm, được cho là kế thừa thành tựu đúc đồng từ vùng Trung Nguyên. Đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng trong vùng phải kể đến hai nước Câu Ngô và Vu Việt cổ. Theo nhiều nhận định, kỹ thuật đúc kiếm của người Vu Việt là rất nổi bật, nhờ vậy kiếm Việt vương Câu Tiễn trở nên nổi tiếng cho đến tận hôm nay. Thời thịnh hành (tk. V trCN), trong vùng có nhiều danh sư đúc kiếm như Can Tướng (干将, được cho là người Can Việt), Âu Dã Tử

(欧冶子); Mạc Tà (莫邪) v.v. (theo Ngô Việt Xuân Thu, Việt Tuyệt Thư). Cuốn Chu Lễ viết “Các loại đồng, thau ở vùng Ngô, Việt đặc biệt đẹp”. Các di chỉ khoáng sản thanh đồng nổi tiếng có thể kể như Hoản Nam (nam An Huy), Đồng Lĩnh (Thụy Xương, Giang Tây), Ma Dương (Hồ Nam) v.v. [Ngô Minh Sinh 1983: 52-57]. Song do sản xuất phát triển, vùng Ngô Việt sớm thịnh vượng và vươn tầm “tranh bá thiên hạ” để rồi cuối cùng bị “thiên hạ” thâu tóm vào cuối tk. IV trCN.

Ở phía nam Ngũ Lĩnh, thời kì đồ đồng ở Lĩnh Nam lại rất thịnh đạt. Cuốn Thái Bình Hoàn Vũ Ký thì gọi vùng Lĩnh Nam là vùng đất “nhiều đồng, bạc”, “đào xuống vài chục thước là gặp khoáng sản, dân địa phương đào đúc thành đồ đồng” (có dẫn trong Lĩnh Ngoại Đại Đáp). Theo Stephen Oppenheimer [1998], thời đại đồ đồng ở Đông Nam Á (bao gồm cả Đông Sơn và Điền Việt diễn ra cách nay 5000- 6000 năm, thậm chí trước cả Trung Cận Đông và Trung Hoa, song phải đến nữa sau thiên niên kỷ I trCN mới phát triển mạnh mẽ (Đông Sơn, Điền Việt).

Ngoài trống đồng – biểu tượng linh thiêng của văn minh Bách Việt vùng Lĩnh Nam, người ta phát hiện rất nhiều lưỡi cày đồng, rìu đồng, liềm đồng, cuốc đồng v.v.. với kỹ thuật đúc luyện trình độ cao, phần nào chứng tỏ sinh động trình độ văn minh tại địa phương. Giữa hai trung tâm Đông Sơn và Điền Việt, tác giả Ambra Calò [2009: 70, 82] qua quan sát thực tế, nghiên cứu so sánh từng chi tiết từ khuôn đúc, kỹ thuật đúc, hoa văn kết hợp với các điều kiện lịch sử địa lý giữa hai vùng đồng bằng sông Hồng và cao nguyên Vân Nam, đã kết luận rằng “trống đồng Vân Nam là sản phẩm tiếp nhận có bản địa hóa từ Đông Sơn (Dian drums are local adaptation of Dong Son drums)”.

Đồ đồng được chế tác ngày càng nhiều, sản xuất phát triển, bắt đầu xuất hiện thặng dư xã hội, từ đó phân biệt giàu nghèo, làm nền tảng cho các kiểu liên minh bộ lạc và nhà nước sơ khai, tiêu biểu có Văn Lang ở đồng bằng sông Hồng, các nhà nước Phọc La, Hoan Đầu, Phiên Ngung cũng dần xuất hiện ở lưu vực Tây Giang.

Trong văn hóa, đây là thời kì định hình tính chất các tiểu vùng nội thuộc. Trên đại thể, ba chi tộc Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt cư trú ở bốn tiểu vùng khác nhau với bốn kiểu hình thái kinh tế – xã hội khác nhau nên dần dà chuyển dịch và phân hóa. Văn hóa Âu Việt thiên về yếu tố rừng núi, văn hóa Lạc Việt phân hai kiểu nông nghiệp đồng bằng châu thổ (tiểu vùng Tây Lạc Việt) và văn hóa biển đảo (Đông Lạc Việt), văn hóa Nam Việt kết hợp cả ba kiểu này.

Xét riêng tiểu vùng Tây Lạc Việt, đây là thời kì văn minh Văn Lang – Âu Lạc, còn gọi là văn minh Đông Sơn, thời kì đỉnh cao của văn hóa Lạc Việt mà thành tựu của nó làm nền tảng cho việc hình thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam về sau.

Giai đoạn giao lưu – hòa nhập vào văn hóa Hán Giai đoạn giao lưu – tranh chấp và hòa nhập vào văn hóa Hán được chia thành hai thời kì chính: thời kì văn hóa Hán mở rộng xuống Lĩnh Nam; và thời kì Hán hóa.

– Thời kì văn hóa Hán mở rộng xuống Lĩnh Nam bắt đầu từ sự kiện Sở diệt Việt năm 333 trCN, một bộ phận cư dân Ngô Việt chạy về Mân-Đài và Lĩnh Nam, mang theo luôn dấu ấn văn hóa Hoa Hạ-Hán cùng vào. Từ sau khi nước Sở làm chủ Giang Nam, văn hóa Sở dần hưng thịnh và có xu hướng ảnh hưởng vào khu vực phía bắc Lĩnh Nam. Họ được cho là sứ giả mang văn hóa Trung Nguyên vào Lĩnh Nam và ngược lại mang văn hóa Lĩnh Nam giới thiệu lên phía bắc. Chữ Hán xuất hiện trên trống Cổ Loa II (tk. II trCN), di vật văn hóa Hán trong mộ cổ Việt Khê, rải rác các ngôi mộ trên đất Lưỡng Quảng v.v. là các minh chứng. Chúng tôi gọi đây là thời kì giao lưu văn hóa Lĩnh Nam – Hoa Hạ-Hán.

Năm 221 trCN, Tần diệt Sở, thống nhất Trung Nguyên, bắt đầu mưu toan chinh phục Lĩnh Nam. Mở đầu là trận đánh năm 218 trCN, giữa quân Tần và quân Âu Việt phía nam dãy Việt Thành Lĩnh (Quế Lâm, Quảng Tây). Bốn năm sau, Âu Việt thất thủ, quân Tần do Đồ úy Thư và Phó tướng Triệu Đà làm chủ Lĩnh Nam, chia phía bắc và phía đông vùng này ra ba khu vực quản lý. Vùng đất Âu Việt đặt quận Quế Lâm, vùng Nam Việt đặt quận Nam Hải, vùng Đông Lạc Việt đặt Tượng Quận. Đồng bằng sông Hồng-sông Mã nằm ngoài tầm kiểm soát, đang chuyển từ nhà nước Văn Lang sang Âu Lạc cùng với sự suy thoái dần của văn minh Đông Sơn.

Đồ úy Thư qua đời, Triệu Đà nhân cơ hội chiếm luôn hai quận còn lại (Quế Lâm, Tượng Quận) lập nước Nam Việt, đặt thủ đô Phiên Ngung, xây dựng trên cơ sở của văn hóa Nam Việt. Bằng mưu kế, nước Nam Việt thu phục Âu Lạc của An Dương Vương. Triệu Đà tự xưng “Nam man chi trưởng” (Nam Man đại trưởng lão) và chủ trương Việt hóa phong tục Nam Việt. Động thái này được đánh giá là phản ứng tranh chấp giữa văn hóa Bách Việt bản địa và văn hóa Hán đang du nhập ngày càng ồ ạt. Năm 111 trCN, nhà nước Nam Việt mất vào tay Hán Vũ Đế. Đây cũng là thời Hán Nho hình thành ở Trung Nguyên. Dưới chính sách đồng hóa mạnh mẽ, văn hóa Lĩnh Nam bắt đầu một thời kì mới: thời kì hòa nhập văn hóa Hán.

– Thời kì hòa nhập vào văn hóa Hán kéo dài từ thời Hán Vũ Đế nắm quyền kiểm soát Lĩnh Nam và bắt đầu chính sách Hán hóa gắt gao từ khi Nam Việt mất cho đến trung kì thuộc Đường. Thời thuộc Hán, toàn Lĩnh Nam chia ra hai châu là Giao Châu và Quảng Châu, bên dưới lại chia tiếp thành nhiều quận, cắt cử các Thái thú cai quản. Chính sách Hán hóa nghiêm khắc đã đẩy văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam vào một tình thế nguy cấp, cuối cùng nổ ra sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 39. Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 43, nhà Đông Hán lấy cớ dẹp loạn thắt chặt quản lý. Văn hóa Lĩnh Nam dần dà lấn sâu vào quá trình hòa nhập với văn hóa Hán ở các cấp độ khác nhau.

H.1.20. Phố Châu Cơ Hương ngày nay [tư liệu điền dã 2008]
H.1.21. Phục dựng cảnh di dân Hán thời Đường xuống Lĩnh Nam

image051
Bản đồ phân bố các phương ngữ Hán và tiếng Choang tại Lưỡng Quảng [Tư Đồ Thượng Kỷ 2001]

Sau thời thuộc Hán đến thời thuộc Ngô rồi thuộc Đường, quá trình Hán hóa ở Lĩnh Nam đã trải qua hơn bảy tám thế kỷ. Văn hóa các tiểu vùng Âu Việt, Nam Việt và Đông Lạc Việt dần dà bị văn hóa Hán lấn át, cuối cùng là thay thế vào trung kì thuộc Đường. Cũng vào thời này, di dân Hán vào Lĩnh Nam ồ ạt(40), dần dà lan tỏa và làm chủ các cánh đồng, thung lũng màu mỡ đất Lưỡng Quảng. Các hệ dân Hán Hoa Nam là Quế Liễu, Quảng Phủ, Triều Châu và Phúc Kiến hình thành từ các cuộc di dân này.

Tiểu vùng Tây Lạc Việt tuy chịu chung số phận lịch sử, song với các đặc trưng riêng của điều kiện sinh thái, yếu tố tộc người và loại hình kinh tế – văn hóa đã dần vận động theo một phong cách riêng, văn hóa Hán được du nhập ngày càng nhiều nhưng không đủ để thay thế căn nguyên văn hóa Lạc Việt. Trong văn hóa Việt Nam, đây là giai đoạn chống Bắc thuộc (xem chương 3).

c. Giai đoạn phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam

Giai đoạn văn hóa này bắt đầu từ trung kì thuộc Đường cho đến tk. X, khi mà văn hóa Hán đã có chỗ đứng không thể lay chuyển được ở ba tiểu vùng Âu Việt, Lạc Việt và Đông Lạc Việt. Kết thúc thời thuộc Đường, nhà Tống tiến hành phân phần đất ba tiểu vùng này thành hai đạo trên cơ sở văn hóa – kinh tế các tộc người, gồm Quảng Nam Tây Đạo, gọi tắt là Quảng Tây; và Quảng Nam Đông Đạo, gọi tắt là Quảng Đông [tư liệu điền dã 2008]. Sự hòa trộn giữa nền tảng văn hóa Bách Việt (Âu Việt, Nam Việt, Đông Lạc Việt) và văn hóa Hán tại các địa phương này không ngừng được củng cố, cuối cùng hình thành vùng văn hóa Hoa Nam truyền thống.

Tiểu vùng Tây Lạc Việt từ cuối thuộc Đường đã bắt đầu vận động cho sự tái độc lập chính trị nhờ vào nền tảng vững chắc của văn hóa Bách Việt cổ. Năm 938 Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bách Đằng, mở đầu cho một kỷ nguyên mới: văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Đi từ đỉnh cao văn minh Đông Sơn sang các thời kì tranh chấp, hòa nhập văn hóa Hán đến thời kì phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam là một quá trình dài, non mười thế kỷ. Chúng tôi dành trọn chương 3 của luận án để bàn thảo trực tiếp vấn đề này.

1.2.4. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam nhìn theo loại hình

a. Tính tổng hợp của văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam

Lĩnh Nam là một bộ phận của văn hóa Bách Việt, do vậy việc quan sát so sánh vùng văn hóa này với các vùng văn hóa khác của Bách Việt là cần thiết để hiểu được đặc trưng loại hình văn hóa cùng với quy luật phát triển của nó.

Các phân tích phần trên cho thấy vùng văn hóa Lĩnh Nam mang đặc trưng tổng hợp các kiểu loại hình kinh tế – văn hóa của các vùng văn hóa Bách Việt khác gộp lại, cụ thể bao gồm nông nghiệp lúa nước, nghề rừng, nghề nương rẫy, nghề biển (đánh bắt, thương mại) v.v.. tương ứng với kiểu địa hình phức tạp, có đồng bằng, thung lũng ven sông, núi cao, biển đảo..

Xét về tính chất, vùng văn hóa Lĩnh Nam đa dạng phức tạp song vẫn mang những nét chung của văn hóa Bách Việt do các điều kiện chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục-tập quán và nguồn gốc văn hóa nông nghiệp quy định. Xét trong mối quan hệ so sánh với vùng đất phía nam tiếp giáp với Lĩnh Nam, đời sống kinh tế- văn hóa nông nghiệp lúa nước được xem như đặc trưng chung song giữa hai vùng này vẫn tồn tại các điểm khác biệt cơ bản như nguồn gốc chủng tộc, ngôn ngữ (Lĩnh Nam: Nam Á-Bách Việt; phần còn lại ở Đông Nam Á: Nam Đảo), tất nhiên cũng có những khác biệt về văn hóa, chẳng hạn nhóm Nam Đảo thạo nghề biển hơn, nhóm Lĩnh Nam thiên về nông nghiệp lúa nước vùng châu thổ đại lục v.v..

Bảng 1.4: So sánh loại hình kinh tế-văn hóa truyền thống các vùng văn hóa Bách Việt

Vùng Ngô Việt Nhị Hồ Mân-Đài Vân-Quý Lĩnh Nam
Đặc trưng
tự nhiên
Đồng bằng
sông nước,
biển
Đồng bằng
sông hồ,
núi
Núi, biển
đảo
Núi-cao
nguyên, hồ
Đồng bằng,
núi-cao
nguyên, biển
đảo
Loại hình
kinh tế – văn
hóa truyền
thống
Nông
nghiệp lúa
nước, nghề
biển..
Nông
nghiệp lúa
nước,
nương rẫy
Nghề rừng,
nương rẫy,
nghề biển
(đánh bắt,
thương
mại)
Nghề rừng,
nông
nghiệp lúa
nước thung
lũng,
nương rẫy
Nông nghiệp
lúa nước,
nương rẫy,
nghề rừng,
nghề biển..

b. Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam

Lĩnh Nam đến lượt nó là một vùng văn hóa đa dạng do nhiều kiểu loại hình kinh tế – văn hóa tổng hợp tạo thành. Tuy kiểu tổng hợp mang tính hữu cơ, song ở chừng mực nhất định, chúng ta vẫn có thể phân vùng văn hóa này thành bốn tiểu loại hình kinh tế-văn hóa truyền thống đặc trưng khác nhau. Dù vậy, tất cả đều mang đặc trưng chung của văn hóa Lĩnh Nam, các đặc trưng riêng chỉ mang tính tương đối.

Bảng 1.5: So sánh điều kiện tự nhiên và loại hình kinh tế- văn hóa truyền thống các tiểu vùng Lĩnh Nam

Tiểu vùng Tây Bắc
(Quảng Tây)
Đông Bắc
(Quảng Đông)
Đông Nam
( Hải Nam)
Tây Nam
(Bắc Bộ Việt
Nam)
Vị trí Phía nam Ngũ
Lĩnh, phần nội địa
Phía nam Ngũ
Lĩnh, phần ven
biển, biển đảo.
Bắc vịnh Bắc Bộ,
bán đảo Lôi Châu
và đảo Hải Nam
Bắc Bộ Việt
Nam
Địa hình Chủ yếu là đồi núi “Trong núi có
đồng, trong đồng
có núi”
Hải đảo, đồng
bằng ven biển, núi
Chủ yếu là đồng
bằng bằng phẳng
khép kín
Cư dân cổ chủ
yếu
Âu Việt Nam Việt Lạc Việt Lạc Việt
Loại hình kinh
tế cổ
Săn bắt, nương rẫy Nông nghiệp lúa
nước, thủ công
nghiệp, đi biển
Nghề biển, nông
nghiệp lúa nước,
nương rẫy
Nông nghiệp lúa
nước, thủ công
nghiệp, ngư
nghiệp
Quá trình lịch
sử – xã hội
Từ văn hóa Bách Việt đến văn hóa Trung Hoa Từ văn hóa Bách
Việt đến văn hóa
Việt Nam
Các tộc người
chủ yếu hiện
nay
Dân tộc thiểu số
(Choang, Đồng,
Thủy, Bố Y..) + hệ
dân Hán Quảng
Phủ, Quế – Liễu..
Các hệ dân Hán
Triều Châu,
Khách Gia,
Quảng Phủ, Đản
Dân, Hải Nam
Hệ dân Hán Hải
Nam, dân tộc Lê
Các dân tộc
Việt, Tày, Nùng,
Thái, Mường…
Đặc trưng lối
sống
Tính dị biệt cao
(phân tán)
Vừa dị biệt vừa
đồng nhất (phân
tán thành nhiều
cộng đồng đồng
nhất)
Vừa dị biệt vừa
đồng nhất (phân
tán thành nhiều
cộng đồng đồng
nhất)
Tính đồng nhất
cao
Bản chất văn
hóa
Trọng động(41) Trung gian
(Tiểu vùng đông bắc trọng động hơn;
tiểu vùng đông nam trọng tĩnh hơn)
Trọng tĩnh

Qua bảng trên có thể thấy, tiểu vùng Tây Lạc Việt đặc biệt nổi trội hơn ở tính đồng nhất văn hóa do loại hình sinh thái đồng bằng trung châu và loại hình kinh tế – văn hóa nông nghiệp lúa nước tập trung tạo nên. Hai tiểu vùng Âu Việt và Đông Lạc Việt do điều kiện địa hình và vị trí địa lý đặc thù quy định, tính dị biệt trong văn hóa Bách Việt truyền thống là đặc trưng nổi trội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quá trình lịch sử – xã hội và sau. Tiểu vùng Nam Việt tuy không mang tính dị biệt cao song do điều kiện địa hình phân tán nên cũng không đạt được tính đồng nhất cao. Sự khác biệt loại hình văn hóa giữa bốn tiểu vùng Lĩnh Nam trực tiếp quy định nội dung và tính chất văn hóa Bách Việt trong vùng cũng như quyết định kết quả của quá trình giao lưu, tranh chấp và chống Hán hóa của từng tiểu vùng.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 này, chúng tôi đã tập trung vào mấy nội dung chính sau:

  1. Ở phần cơ sở lý luận, chúng tôi xác định luận án sẽ được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu địa văn hóa và sử văn hóa. Cả hai hướng này đều được triển khai theo phương pháp văn hóa so sánh.
  2. Phần cơ sở thực tiễn tiến hành định vị văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam theo cấu trúc tọa độ (bao gồm không gian – chủ thể – thời gian) và loại hình.

Lĩnh Nam là vùng văn hóa cực nam của khu vực văn hóa Bách Việt mang kiểu tự nhiên tổng hợp đồi núi, thung lũng, đồng bằng châu thổ, biển đảo của toàn vùng Bách Việt, có khí hậu á nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho kiểu kinh tế tổng hợp, trong đó nông nghiệp lúa nước là nghề chủ đạo.

Lĩnh Nam là chiếc nôi hình thành cộng đồng Bách Việt, sau phân tán thành hai nhánh là Tây Việt thiên di lên phía bắc đến các vùng hồ Động Đình, Phàn Dương, lên phía tây đến cao nguyên Vân-Quý; và nhánh Đông Việt di cư lên vùng duyên hải đông bắc, đến vùng hạ lưu Dương Tử và vùng đất Mân-Đài. Tại Lĩnh Nam, ba chi tộc Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt phân bố ở bốn tiểu vùng khác nhau, mỗi chi tộc có phong cách văn hóa riêng do các điều kiện sinh thái và quá trình lịch sử – xã hội quy định.

Lịch sử văn hóa Bách Việt Lĩnh Nam chảy chung dòng chảy của Bách Việt, cụ thể phân thành ba giai đoạn gồm giai đoạn hình thành, phát triển và xung đột nội tộc;

giai đoạn giao lưu-hòa nhập với văn hóa Hán; và giai đoạn phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Mỗi giai đoạn thể hiện các xu hướng vận động riêng. Nhìn chung, đây là vùng tiếp nhận văn hóa Hán muộn và với mức độ trung bình, do vậy vẫn lưu giữ được cơ tầng văn hóa Bách Việt ở những tầng mức nhất định. Riêng tiểu vùng Tây Lạc Việt với các điều kiện tự nhiên, thành phần tộc người, đặc trưng văn hóa và quá trình lịch sử-xã hội đã phát triển dần theo xu hướng riêng, cuối cùng phân lập thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam vào cuối thiên niên kỷ I sau CN.

Vì là vùng văn hóa mang kiểu tự nhiên tổng hợp, kiểu loại hình kinh tế – văn hóa tổng hợp trên cơ sở nghề nông nghiệp lúa nước, là chiếc nôi hình thành, phân tán và tái hợp các cộng đồng Bách Việt và văn hóa Bách Việt, vùng văn hóa Lĩnh Nam của Bách Việt mang trong mình hai đặc trưng cơ bản là tính tổng hợp và tính thống nhất trong đa dạng. Vì là một bộ phận của văn hóa Bách Việt, văn hóa Lĩnh Nam nhìn chung mang kiểu loại hình gốc nông nghiệp lúa nước, gắn liền với truyền thống văn hóa Đông Nam Á cổ.

 

Chương 2: VĂN HÓA BÁCH VIỆT VÙNG LĨNH NAM

Trên cơ sở xác định cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, chúng tôi tiến hành khảo sát văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam góc nhìn hệ thống – cấu trúc, đặc biệt là theo trục từ tư duy đến thao tác, tức từ nhận thức đến hành động. Chính vì thế, chúng tôi phân văn hóa theo hệ thống các thành tố, bắt đầu từ văn hóa nhận thức, đến văn hóa tổ chức (văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân) rồi đến văn hóa ứng xử (văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên văn hóa ứng xử với môi trường xã hội). Cấu trúc này được sử dụng theo tác giả Trần Ngọc Thêm [2001] trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.

2. 1. Văn hóa nhận thức

Bề dày văn hóa Bách Việt cổ vùng Lĩnh Nam cùng với đặc thù của tự nhiên sông nước, khí hậu nóng ẩm địa phương đã tạo nên những nét đặc sắc trong văn hóa nhận thức. Là một vùng văn hóa tiêu biểu, Lĩnh Nam thừa hưởng nhiều thành tựu sáng tạo chung của cả Bách Việt. Chính vì thế, việc khu biệt sản phẩm văn hóa nhận thức của riêng của Lĩnh Nam so với Bách Việt khó có thể thực hiện được một cách rạch ròi.

Trên bình diện nhận thức về tự nhiên, cư dân Lĩnh Nam cũng như nhiều cộng đồng nông nghiệp khác đều mang trong mình tư duy lưỡng phân (dualism) cao do đời sống nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên. Tác giả Nguyễn Duy Hinh [2004] nhận định dân Bách Việt xưa thiên về tư duy trực diện, nhận thức gắn chặt với lối sống, biểu hiện cụ thể thành cặp đôi Đực–Cái và tín ngưỡng phồn thực. Cặp đôi Đực–Cái này trùng hợp ngẫu nhiên với cặp đôi Sáng–Tối của người Hoa Hạ, và đến khi người Hoa Hạ với tư duy triết học tốt hơn đã triết lý hóa thành quy luật âm dương. Lê Văn Hảo [1982: 29] cho rằng tư duy hài hòa ý niệm đối xứng góp phần tạo nên nét cân đối của hoa văn gốm Phùng Nguyên(42) và trống đồng Đông Sơn. Tác giả Trần Ngọc Thêm [2001: 99-121] bằng phân tích ngôn ngữ học văn hóa chứng minh rằng bản thân hai khái niệm âm, dương có xuất xứ từ hai khái niệm ina, yang nghĩa là “mẹ” và “đất” của các ngôn ngữ Đông Nam Á cổ đại. Riêng Kim Định [1999: 229-252](43) chứng minh gốc tích Việt cổ của triết lý âm dương, tam

tài ngũ hành, tức theo dòng văn hóa nhận thức có các thành tố lẻ. Tác giả này còn tìm thấy sự tương đồng của sơ đồ Lạc thư với bố trí không gian của thành Cổ Loa xưa và cách sắp xếp bố cục trên bề mặt trống đồng(44). Liêu Minh Quân [2004: 16-18] chứng minh bổ sung các quan niệm “Ba dã” (波也/po me/, chỉ mẹ-cha, cặp tiêu biểu của triết lý âm dương) và “Tam cái” ( /, tức Tam thế, tương ứng với Tam tài (thiên-địa-nhân)) trong văn hóa Choang chính là hai thể hiện sinh động và “thuần phác” của triết học âm dương và tam tài của người Việt xưa ở

Lĩnh Nam. Trong văn hóa Đông Sơn cũng từng có hình ảnh cóc ba chân (trống Hữu Chung) [Kim Định 1999. Phạm Ngọc Liễn (1999) nghiên cứu những bản khắc trên đá ở Sapa nhận diện thấy dấu hiệu của tam tài thiên – địa – nhân(45). Theo Nam Việt Chí, kinh thành thời Hùng Vương có “9 vòng 9 dặm” v.v.. Có thể từ nền tảng triết lý Âm dương và Tam tài, người Việt xưa đã phát triển thành triết lý Ngũ hành để lý giải sự hình thành và tồn tại của vạn vật. Một thể hiện khác của dòng văn hóa nhận thức theo dãy số lẻ có thể kể đến là phong tục lễ tết Lĩnh Nam thiên hẳn về các ngày tháng số lẻ (Tết xuân 1 tháng giêng, tết Lồng tồng 3 tháng ba, tết Đoan ngọ 5 tháng năm, tết Ngâu 7 tháng bảy v.v..).

Đời sống văn hóa nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (chế độ nước, thời tiết, lượng ánh sáng mặt trời), là điều kiện cần và đủ để người Bách Việt xưa tiến hành quan sát thiên văn để cố gắng đưa sản phẩm nhận thức ấy vào đời sống vật chất và tinh thần (tâm linh) của chính mình. Nhị thập bát tú với vai trò lớn lao của chòm sao Thanh long gắn liền với các hiện tượng hai mùa mưa-nắng ở Lĩnh Nam nói riêng, toàn cõi Bách Việt nói chung là một thí dụ. Ngoài ra, tấm ván gỗ khắc hình chòm Bắc đẩu trong phong tục tang ma xưa, chiếc rìu đá Bắc Sơn có niên đại 6000 năm trCN có khắc hình chòm sao Vũ Tiên (Hercules) [Trần Ngọc Thêm 2001: 164-165] v.v., tất cả nói lên rằng người Lĩnh Nam xưa đã từng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhận thức về vũ trụ. Song, có lẽ do người Việt xưa mang tư duy tổng hợp, thiếu tính rạch ròi nên chỉ dừng lại ở mức đại khái chứ chưa thật sự nâng thành hệ thống hoàn chỉnh.

Trong lịch pháp, cư dân Lĩnh Nam sớm biết đo đạc thời gian và dùng nông lịch. Chiếc trống đồng Hoàng Hạ được cho là có những bức thiên đồ cho phép xác định các ngày tiết trong năm bằng cách đo và xác định bóng nắng [Bùi Huy Hồng 1974: 364-372]. Hơn thế, hệ đếm giờ trong ngày và tháng trong năm đều nhất quán như vậy. Đó là loại lịch kiến Tý lấy tháng 11 âm lịch làm tháng khởi đầu năm mới vì nó hoàn toàn phù hợp với kiểu tự nhiên phương Nam. Nhiều cộng đồng cư dân biệt lập như người Khơ-mú (Kammu) vẫn ăn tết vào tháng 11. Còn cuốn Đại Nam nhất thống chí có ghi vùng Bất Bạt, Mi Lương (nay thuộc Hà Tây) đến tk.XIX vẫn lấy tháng 11 làm tháng đầu năm [Trần Ngọc Thêm 2001]. Nếu tính theo hệ lịch kiến Tý này thì ngày 5 tháng 5 vừa tròn tết Nửa năm. Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Cung Thông [2009] đã chứng minh tên gọi gốc Việt cổ của 12 con giáp trong dãy Địa chi phương Đông. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn [2000: 21] trước đó cũng từng tìm thấy mối liên hệ ấy của thìn rồng/rắn, sửu với trâu, hợi cúi, ngọ với ngựa, mão với mèo.

Bảng 2.1: Mười hai con giáp theo âm Việt cổ theo công trình của Nguyễn Cung Thông

Chi Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Vật biểu Chuột Trâu Cọp Mèo Rồng Rắn Ngựa Khỉ Chó Heo
Âm Việt cổ Tử/ Chút tlu Kap/ Kính Kễnh Mẹo Thần Tlan Rít/

Rắn rít

Khọn Khôn Gỏi/ Koi/ Cúi

Tác giả Bùi Huy Hồng [1973: 299] có dẫn lịch Bàu Ràn cổ tìm thấy ở Campuchia được cho là dùng tên 12 con giáp giống với tiếng Việt và tiếng Mường, tuy nhiên tác giả đã không phân tích sâu về chúng.

Trong nhận thức về con người, người Việt cổ luôn coi con người là một tiểu vũ trụ, là bộ phận của đại vũ trụ. Quy luật sống và chết hoàn toàn tuân theo quy luật âm dương của tạo hóa. Sự sống của người Việt xưa bắt đầu từ sự sinh sôi nảy nở của đất (hạt gạo, hoa màu), do vậy đất là “người Mẹ vĩ đại”. Trong hôn nhân người Đông Sơn luôn phải có gói muối nắm đất (âm và dương), sau có thêm cốm hồng, trầu cau. Sự sống bắt đầu từ đất và nước, do vậy sau khi kết thúc vòng đời, con người lại trở về với đất và nước (thổ táng, quan tài hình thuyền). Dù vậy, chỉ có thịt xác mới tan rã, còn linh hồn thì tồn tại, cần siêu thoát. Đây là cơ sở để hình thành các dạng tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ thủ lĩnh – vua tổ của các chi tộc Việt cổ ở Lĩnh Nam. Nhiều tài liệu khảo cổ cho thấy cư dân Lạc Việt đã sớm có ý niệm tưởng nhớ tổ tiên, sùng kính các anh hùng có công với cộng đồng, sớm quan tâm chăm lo đến cuộc sống bên kia thế giới của người quá cố. Từng có tác giả Nga chứng minh rằng tục thờ cúng tổ tiên đậm đặc nhất ở Việt Nam [Trần Ngọc Thêm 2001], trong khi đó người Hoa Hạ khởi thủy thờ linga, sau chuyển sang thờ thủ lĩnh rồi mới đến thờ tổ tiên.

Người Việt Lĩnh Nam xưa quan niệm “vạn vật hữu linh”, và vì thế thực chất con người và tự nhiên là một thể, giống như nhận định của tác giả Liêu Minh Quân [2004: 1-5]: “vật ngã hợp nhất 物我合一”. Họ sùng bái tô-tem, có tín ngưỡng đa thần, có tục dùng kê bốc để tiên đoán vận mệnh thời thế và các dạng thức sha-man cổ xưa chi phối tâm lý. Nhận thức về tự nhiên Lĩnh Nam xưa mang đặc trưng thiên về âm tính. Truyền thống tín ngưỡng thiên hẳn về thờ nữ thần, chẳng hạn, tục thờ Hồ Điệp Ma Ma (Mẹ Bướm), Hoa Bà trong văn hóa Choang, tục thờ Tam phủ, Tứ pháp ở Việt Nam v.v..

Cư dân Lĩnh Nam xưa đã sớm biết được quy luật sinh tồn của vạn vật và con người gắn liền với phồn sinh, chính vì thế tín ngưỡng ấy sớm hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian trong vùng (xem phần tín ngưỡng).

Việc khu biệt thành tựu văn hóa nhận thức người Bách Việt vùng Lĩnh Nam so với các vùng văn hóa Bách Việt khác đã khó thì việc phân chia theo các tiểu vùng bên trong càng khó gấp bội. Sự khác biệt có chăng chỉ có thể là dấu ấn của tự nhiên đi vào nhận thức, chẳng hạn người Lạc Việt miền biển thờ chim, rồng, rắn trong truyền thống vật tổ, trong khi cư dân Âu Việt thiên về thờ hươu nai, cóc v.v..

Tóm lại, với lối sống lấy nông nghiệp làm trọng, cư dân Bách Việt vùng Lĩnh Nam xưa sớm nhận thức về vũ trụ và nhân sinh để phục vụ cho sự sinh tồn của chính mình. Quá trình nhận thức gắn liền với thực tế đời sống, do vậy sản phẩm của nó mang tính dân dã nhưng thiết thực, bao gồm những tri thức dân gian quan trọng góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Bách Việt.

2.2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể

Trong cấu trúc văn hóa mà chúng tôi áp dụng, chúng tôi dựa vào đối tượng để tiếp tục phân Văn hóa tổ chức thành Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (tổ chức gia đình, gia tộc; tổ chức nông thôn; tổ chức đô thị và tổ chức nhà nước – mục 2.2) và Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nghệ thuật – mục 2.3). Chính vì vậy, phần nội dung này chúng tôi chủ yếu thông qua sử dụng sử liệu và cách tiếp cận sử-văn hóa để khảo sát các thành tựu văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam ở các bình diện tổ chức gia đình, gia tộc, xóm làng, đô thị và quốc gia.

2.2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc

Người Việt cổ ở Lĩnh Nam xưa coi gia đình là đơn vị cơ bản. Cổ sử Trung Hoa ít nhiều có ghi chép về lối sống gia đình Bách Việt, song chủ yếu chỉ khảo sát ở vùng Dương Tử. Chẳng hạn, cuốn Ngô Việt Xuân Thu đề cập sự kiện “Câu Việt cùng vợ đến Ngô cung phục dịch”, “hai vợ chồng nằm gai nếm mật để mong ngày quy quốc”, còn thiên Câu Tiễn Âm mưu phá Ngô truyện miêu thuật sự kiện “Câu Tiễn lệnh cho bá tánh, “trai mạnh khỏe không lấy vợ già, đàn ông lớn tuổi không lấy vợ trẻ. Con gái 17 tuổi chưa gả, bố mẹ bị tội; con trai 20 tuổi chưa vợ, bố mẹ phải gánh tội” v.v.. So với vùng Ngô Việt, Lĩnh Nam xưa có phần tĩnh lặng hơn, dù dấu ấn của lối sống gia đình đã xuất hiện rất sớm. Hoa văn trên mặt trống đồng (nhà sàn Đông Sơn với bộ ba cha-mẹ-con, ba con nai.. – hình 2.1) phần nào thể hiện mô hình gia đình hạt nhân [xem thêm Trần Ngọc Thêm 2001: 122]. Các thần thoại hồng thủy–sáng thế của người Lê (Hải Nam), người Choang, Thủy, Mao Nam (Quảng Tây, Quý Châu) v.v. dù có thể xuất hiện muộn nhưng đều lấy mô típ hai anh em ruột (một nam một nữ) đã nhờ trốn trong quả bầu (hồ lô) mà thoát nạn hồng thủy, sau phải lấy nhau để nhân loại diễn sinh(46).

Còn ở hai tiểu vùng Tây và Đông Lạc Việt, cuốn Hán Thư (Giáp Quyên Chi Truyện) viết: “Dân Lạc Việt (vùng Chu Nhai), cha con cùng tắm trên cùng một dòng sông..” (骆越之人,父子同川而浴..). Truyền thuyết sơn nữ cùng kết hôn cùng chàng trai vượt biển từ đồng bằng sông Hồng sang sinh ra dân tộc Lê (Hải Nam) v.v.. phảng phất yếu tố gia đình. Thêm vào đó, truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ của người Việt, Mường ở đồng bằng sông Hồng cũng phản ánh thực tế đó.

Cuốn Sứ Giao Châu Thi tập của Trần Cương Trung (thời Nguyên) có nêu một số trường hợp so sánh tên gọi các thành phần trong hệ thống thân tộc ở Giao Châu với Trung Nguyên, trong đó nêu rõ người Việt xưa có cách gọi riêng của mình. Điều này đủ để minh chứng cho mối quan hệ thân tộc cư dân Việt cổ đã sớm định hình và phát triển trước khi tiếp nhận văn hóa Hán:

Bảng 2.2: Bảng đối chiếu các đại từ nhân xưng trong hệ thống gia đình hạt nhân Việt Nam tk. XIII [Nguyễn Duy Hinh 2004: 426-427]

Chữ Việt hiện đại Cha Mẹ Con trai Con gái Chồng Mẹ Đĩ(47)
Âm Hán ghi âm Việt Cha Na Can đa Can ai Chùng Đà bị
Chữ Hán/âm Hán Việt tương đương

Phụ

Mẫu

男子

Nam Tử

女子

Nữ Tử

Phu

Thê

Theo Phạm Đức Dương [2000: 63], từ lúc cư dân Việt cổ chuyền từ vùng trung du xuống khai thác đồng bằng châu thổ cũng là lúc mô hình gia đình lớn nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ bị giải thể và “vỡ vụn ra thành các gia đình hạt nhân”. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu sản xuất, chất mẫu hệ chuyển dần sang phụ hệ.

Theo cuốn Tiền Hán Thư, vào tk. II trCN, toàn quận Giao Chỉ có 92.440 hộ và 746.237 người, nhiều hơn tổng số dân 4 quận vùng Lưỡng Quảng (Hợp Phố, Hải Nam, Uất Lâm, Thương Ngô) cộng lại (71.805 hộ và 390.555 người). Hai quận Cửu Chân và Nhật Nam có 235.508 người. Điều này cho thấy cư dân tập trung ở đồng bằng sông Hồng trù mật nhất, trung bình mỗi hộ gia đình có 8 nhân khẩu, trong khi vùng Bắc Trung Bộ mỗi hộ 4-5 nhân khẩu, vùng Lưỡng Quảng cũng chỉ 5 người.

Người Việt xưa vốn không có họ, mà chỉ có tên (theo H. Maspero). Họ là sản phẩm du nhập từ người Hán. Song, do chất bình đẳng dân chủ kiểu “cha con cùng tắm trên một dòng sông” đã tạo điều kiện để hình thành tục “phụ tử liên danh (cha con liên kết tên)” phổ biến ở một số nơi ở Lĩnh Nam [Nguyễn Duy Hinh 2004; Tạ Thế Trung 2004]. Người Choang, người Hà Nhì ở Quảng Tây, Vân Nam còn lưu giữ tục này. Ở Bắc Việt Nam, mãi đến cuối tk. XX, vùng Mỹ Hào (Hưng Yên) có các hiện tượng: (1) con gái lấy chữ đệm của tên cha làm họ, con trai lấy họ cha; (2) đổi họ cho cả con trai – con gái; và (3) con gái theo họ mẹ.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hinh [2004] còn cho thấy người Lạc Việt xưa phân biệt thành phần thân tộc theo độ tuổi: Già và Trẻ. Ví dụ, đàn ông có hai vợ, con cái gọi vợ đầu là Già, vợ sau là Trẻ. Dòng họ có hai anh em, vợ người anh được gọi là Già, vợ người em là Trẻ v.v.. Điều này có thể chứng tỏ rằng dù đặc trưng chính của quan hệ thân tộc thời xưa là chất bình đẳng, song không vì thế mà không có tính tôn ti.

Ngoài các đặc trưng tính dân chủ, tính tôn ti, tổ chức gia đình–gia tộc người Việt Lĩnh Nam xưa còn mang tính cộng đồng (48). Tục nối dòng (tục nối nòi, chuê-nuê, 收继婚 Thâu kế hôn) là một minh chứng. Cuốn Tam Quốc chí có viết: “hai huyện Mê Linh của Giao Chỉ và Đô Lung của Cửu Chân đều hễ anh chết thì em lấy chị dâu. Đời đời lấy đó làm tập tục. Quan lại biết cũng không cấm được” [Nguyễn Duy Hinh 2004: 434]. Hiện tại, một số tộc người thiểu số ở nam Trung Hoa và Việt Nam còn giữ tập tục này.

 

 

 

H.2.1. Mô hình gia đình theo Tam tài [Kim Định 1999: 170]
H.2.2. Thạp đồng Đào Thịnh với 4 cặp nam nữ giao phối

Theo Bùi Thiết [1999: 213], thời các vua Hùng đã rất phổ biến kiểu gia đình một vợ – một chồng “dựa trên quyền thống trị của người chồng”, với cơ sở là các truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Chử Đồng Tử – Tiên Dung cùng hàng trăm truyền thuyết khác của người Việt, Mường, Tày, Nùng, Thái.. đều phản ánh thống nhất. Tuy nhiên, ý kiến này cần được kiểm chứng rõ ràng hơn bởi lẽ không ai biết được đích xác các truyền thuyết ấy xuất hiện từ lúc nào, các di vật khảo cổ không phản ánh đầy đủ đời sống gia đình trong khi các ghi chép cổ sử Trung Hoa chưa thật khách quan.

So với văn hóa phương Bắc cùng thời kì, tổ chức gia đình – gia tộc người Việt vùng Lĩnh Nam thiên về coi trọng vai trò nữ giới dù sớm bước vào chế độ phụ hệ. Đây là sản phẩm của nền văn minh canh nông lâu đời, ở đó con người luôn đặt kỳ vọng vào phồn sinh – gắn liền với nữ giới. Đặc trưng ấy có thể tìm thấy trong tiếng Việt (cái luôn to và quan trọng hơn đực: sông cái, đường cái, sinh con đẻ cái..), hình tượng người phụ nữ quyền uy trên các chuôi đao, kiếm hay sự có mặt của những ngôi mộ phụ nữ có chôn vũ khí thời Đông Sơn, tín ngưỡng thờ Mẫu khắp Lĩnh Nam, các tục ở rể, nam nữ tự do luyến ái trong văn hóa Choang, Thủy, Bố Y, tục kết hội không chồng ở người Quảng Đông v.v. (xem phần phong tục). Vai trò quan trọng của nữ giới còn thể hiện trong tục giữ lửa truyền thống, vốn đã thực hiện từ thời nguyên sơ (như các phát hiện ở các hang động ở Hòa Bình, Bắc Sơn [Bùi Thiết 1999: 82]), ban đầu có chức năng giữ nguồn lửa để nấu nướng thức ăn và sưởi ấm, dần dà gắn thêm giá trị biểu trưng cho hạnh phúc gia đình. Hiện tại, tập tục này còn lưu giữ ở phong tục của người Hmong, Dao và nhiều tộc người khác ở Lĩnh Nam [Eberhard Wolfram 1968].

2.2.2. Tổ chức nông thôn

Đơn vị cư trú xóm làng cổ xưa ở Lĩnh Nam là ma-lang (玛郎, Mã lang), tương đương với be-lang trong văn hóa tộc người Naga ở Nagaland, Ấn Độ, kalan hoặc kan-lan trong văn hóa Khmer, ka-lăn trong văn hóa Chăm. Ngày nay, mô hình ma- lang biến thiên thành lan, lang hoặc lang-kan trong văn hóa Thái và Choang(49), lang hoặc làng trong văn hóa Lạc Việt v.v.. Tiếng Việt có thành ngữ “nằm lang ngủ chạ”, “chung lang chung chạ” hoặc các từ kép nhà lang, nhà làng, Quan Lang (tên gọi con trai các vua Hùng). Theo Lê Văn Hảo [1982: 73-74, 78-79], “chạ” là đơn vị cư trú dưới “kẻ”, vậy “lang” là cách nói tắt của ngôi nhà chung ma-lang hoặc kan- lan. Theo đó, nhà lang là nơi thờ thần, hội họp, xử kiện, nơi canh gác làng chạ, và là tiền thân của đình làng. Tên gọi kalan hoặc kan-lan, ko-lan vốn xuất phát từ kiểu nhà sàn đặc trưng phương Nam, tiếng Hán vẫn còn dùng (kan-lan,干栏). Ở đồng bằng sông Hồng, ngoài làng ra còn có kẻ (tương ứng với thôn, làng), dưới kẻ là chạ [Bùi Thiết 1999: 150-1651; Kim Định 1999].

Làng Việt cổ ở Lĩnh Nam cũng như mô hình làng thường thấy ở Đông Nam Á cổ được cho là xuất hiện rất sớm. Theo Phạm Đức Dương [2000: 65], làng hình thành từ sự tổng hợp các mối quan hệ đan xen giữa các gia đình hạt nhân và các cá nhân, tập thể xung quanh theo hai nguyên tắc là huyết thống và láng giềng dưới tác động của nhu cầu công tác thủy lợi và bảo vệ thành quả lao động. Các đơn vị gần nhau tiếp tục có xu hướng liên kết nhau thành các đơn vị lớn hơn. Ở vùng trung du thì làng được gọi là bản. Nhiều bản lân cận liên kết thành mường [Hoàng Hưng Cầu 2008], đơn vị có ở hầu hết các cộng đồng nói tiếng Thái như Thái, Lào, Choang, Đồng, Mường. Đứng đầu mường là tù trưởng, cư dân Thái gọi là Pò Khun, người Mường gọi là Lang Cun.

Mỗi một đơn vị làng cổ đều có luật tục riêng, có mô hình tổ chức đơn giản gồm ba lực lượng là thủ lĩnh, những thành phần giúp việc cho thủ lĩnh dân làng. Hệ thống Hương tề trong văn hóa Việt Nam, chế độ thổ ty trong văn hóa Choang, Tày, Nùng cùng những hình thức tổ chức phìa tạo trong văn hóa Mông, Dao, Xá, Mường đều cho thấy nét tương đồng trong cơ chế tự quản của thôn làng Lĩnh Nam xưa. Với kiểu tổ chức như thế, các đặc trưng tính cộng đồng và tính dân chủ là hai nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự trường tồn của lối sống nông thôn.

Trong làng thường có nhà làng. Đó là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội chung của làng, ví dụ nhà làng của người Việt, nhà lang người Choang, cầu ngói của người Đồng (hình 2.3) v.v.. Các xóm làng Lĩnh Nam xưa vận hành theo hương ước riêng, dù đã trải qua suốt mấy ngàn năm lịch sử, song vẫn tồn tại, góp phần làm cho Nho giáo bị khúc xạ mạnh mẽ khi truyền bá vào Lĩnh Nam. Có lẽ đó là lý do Nho giáo đã phải bổ sung yếu tố thôn làng trong chủ trương của mình: “tu thân, tề gia, hóa hương, trị quốc, bình thiên hạ” tại Lĩnh Nam.

image059
H.2.3. Cầu ngói dân tộc Đồng ở Quảng Tây Trung Quốc [www.51766.com]

Điểm khác biệt cơ bản giữa các tiểu vùng Lĩnh Nam có lẽ cũng xuất phát từ điều kiện sinh thái và xã hội. Ma-lang, tức làng xóm, là tiêu biểu ở đồng bằng, trong khi bản, bản-na là thôn bản của cư dân miền núi. Người Thái ở Vân Nam hiện còn địa danh Tây Song Bản Nạp, Bản Nạp (=bản na). Các kiểu thôn bản người Mông, người Dao, người Tày, người Nùng, người Đồng, người Thủy đương đại có thể được xem như những dị bản theo thời gian của lối cư trú nông thôn miền núi xưa. Tương tự, sự phát triển của xã hội các vùng đồng bằng, nhất là ở hai tiểu vùng Tây Lạc Việt và Nam Việt, làm cho cấu trúc thôn làng thay đổi nhiều hơn theo hướng mở rộng và hoàn thiện. Tục thờ ma làng xưa có ở hầu hết các tiểu vùng Lĩnh Nam đã dần phát triển thành tục thờ thần Thành hoàng mang nhiều sắc thái Hán ở Tây Lạc Việt và Nam Việt.

2.2.3. Tổ chức đô thị

Vùng Lĩnh Nam khá khép kín hơn so với phần còn lại của Bách Việt ở bắc Ngũ Lĩnh, cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông theo lối tự cấp–tự túc nên không tạo nên các đô thị lớn. Các tiểu vùng Lĩnh Nam mang các đặc trưng loại hình và bản chất văn hóa khác nhau cho nên các đô thị cổ chỉ sớm xuất hiện ở hai tiểu vùng mang tính đồng nhất cao là Tây Lạc Việt và Nam Việt. Trong số ấy phải kể các “thành” quân sự với quy mô lớn nhỏ khác nhau như Phong Châu (di chỉ Phùng Nguyên, “9

vòng 9 dặm” theo Nam Việt Chí), Cổ Loa(50), Phiên Ngung (番禺, thuộc Nam Việt)

cùng hàng loạt các trung tâm nhỏ lẻ khác (hình 2.4).

Thành Phiên Ngung thực sự sầm uất từ tk. II trCN trở đi, khi nhà Hán thực hiện xong công cuộc chinh phục Lĩnh Nam, biến nó thành trung tâm trao đổi hàng hóa Bắc – Nam, từng mệnh danh “nhất đại đô hội” theo Sử Ký Hán Thư.

Hiện tại có rất ít tư liệu bàn về thành Phong Châu dù có quan niệm cho rằng vùng đất này từng là kinh đô của các vị vua Hùng trị vì Lạc Việt vào khoảng tk.VII–tk.III trCN. Ngoài thành Phong Châu, Cổ Loa – còn gọi là Kiển thành (Thành hình kén), cũng xuất hiện tương đối sớm. Nhiều nhà khảo cổ cho rằng Cổ Loa là mô hình đô thị cổ tiêu biểu và đầu tiên ở tiểu vùng Tây Lạc Việt, song nhiều bằng chứng khảo cổ học tại Phùng Nguyên (Phú Thọ) cho thấy tổ chức đô thị tại đây đã hình thành muộn nhất vào thời đại văn hóa Phùng Nguyên–đầu thời Đông Sơn [Jeremy H.C.S. Davidson 1979: 304-307]. Các điểm cư trú Đông Sơn, Làng Cả, Hoàng Lý, Núi Sỏi, Làng Vạc v.v. đều có dấu hiệu của những kẻ chợ ven sông (làng chợ), một kiểu “đô thị” sơ khai phù hợp với kiểu tự nhiên lắm sông rạch, sình lầy và nghề nông nghiệp lúa nước men sông [Chử Văn Tần 2003: 160-162]. Một trong những điều kiện tồn tại của một đô thị cổ chính là sự quần cư với số lượng đông đúc cùng với các tổ chức chợ giao thương, thì tại phức hợp văn hóa Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tất cả câu trả lời. Sự phong phú của các dụng cụ sinh hoạt, lao động và quân sự, các bằng chứng của các sản phẩm nông sản v.v. cho thấy đây vốn dĩ là một đô thị cổ đích thực. Mãi đến tk.III trCN, Thục Phán đánh bại vua Hùng, lập nước Âu Lạc mới xây thành Cổ Loa. Song, Cổ Loa có chức năng hành chính–quân sự nhiều hơn dân sinh–thương mại, do Âu Lạc bấy giờ đứng trước sự xâm nhập của người Hán ngày càng sâu và rộng.

image061
H.2.4. Vị trí các thành, cảng thị Lĩnh Nam từ trước tk. II trCN [ vi.wikipedia.org]

Đô thị Lĩnh Nam xưa chủ yếu đóng vai trò quản lý hành chính quân sự. Các thành Phong Châu, Cổ Loa, Phọc La, Phiên Ngung đều thuộc dạng này. Tuy nhiên, các tiểu vùng Nam Việt và Đông Lạc Việt, do có đặc điểm bờ biển lồi, sớm có những đô thị ven biển chuyên trao đổi thương mại hàng hải. Theo sử liệu, Phiên Ngung được mô tả là “đại đô hội”, còn các cảng thị khác như Từ Văn, Hợp Phố (bán đảo Lôi Châu) v.v. cũng là các trung tâm buôn bán lớn. Hàng hóa trong giai đoạn này đã mở rộng đến mức rất phong phú, từ nông hải sản, lâm sản, hàng dệt, gốm sứ, hàng luyện kim v.v.. Về phạm vi buôn bán, từ khi các con đường thủy bộ vượt Ngũ Lĩnh được khai thông, nhà Hán tập trung khai thác Lĩnh Nam nên quan hệ thương mại song phương trở nên hết sức chặt chẽ. Sắt là mặt hàng Lĩnh Nam cần nhập từ Trung Nguyên. Lĩnh Nam nhập sắt cũng là du nhập văn hóa Hán, sắt nhập càng nhiều, quá trình Hán hóa càng mạnh. Ngoài Trung Nguyên, quan hệ buôn bán Lĩnh Nam với các vùng Bách Việt khác và phần còn lại của Đông Nam Á cổ vẫn tiếp tục duy trì và phát triển ở mức cao hơn. Về tiền tệ, dù thương nghiệp Bách Việt (trong đó có Lĩnh Nam) thời kì tiền Hán hóa khá phát đạt song vẫn dừng lại ở hình thức “hàng đổi hàng” [Lâm Úy Văn 2003: 312].

2.2.4. Tổ chức nhà nước

Thời kì trước khi tiếp xúc văn hóa Hán, cả bốn tiểu vùng Lĩnh Nam đều sớm xuất hiện mô hình nhà nước ở giai đoạn sơ kì, quy mô tính chất ở mỗi tiểu vùng có sự khác biệt đáng kể. Có thể phân thành hai nhóm chính, nhóm thứ nhất gồm các tiểu vùng Tây Lạc Việt và Nam Việt (có các yếu tố đồng bằng, tính thống nhất nội vùng) với các kiểu nhà nước cổ xưa tương đối hoàn thiện, và nhóm thứ hai bao gồm hai tiểu vùng còn lại chủ yếu với các kiểu liên minh bộ lạc, dấu hiệu nhà nước cổ hình thành chưa rõ ràng. Các đặc trưng kinh tế nông nghiệp tập trung, điều kiện địa hình đồng bằng châu thổ và đời sống vật chất đã quyết định sự khác biệt ấy.

Bảng 2.3: Bảng so sánh quy mô tổ chức nhà nước các tiểu vùng Lĩnh Nam

Tiểu vùng Âu Việt Nam Việt Đông Lạc Việt Tây Lạc Việt
Đặc trưng văn hóa và tộc người Tính dị biệt Vừa đồng nhất vừa dị biệt Tính đồng nhất
Tổ chức nhà nước Liên minh bộ lạc Nhà nước có quy mô nhỏ Liên minh bộ lạc Nhà nước có tổ chức “khá hoàn thiện”

Nhóm thứ nhất có hai tiểu vùng (1) Tây Lạc Việt mang tính thống nhất cao; và (2) Nam Việt mang tính chất “phân tán giữa những tiểu cộng đồng thống nhất”.

Ở Tây Lạc Việt, các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được ghi chép trong cổ sử dần dà cũng được chứng minh bằng các khoa học hiện đại. Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun v.v. có quan hệ mật thiết với sự ra đời và tồn tại của nhà nước Văn Lang.

Trước thời Văn Lang, cư dân Cổ Lạc Việt dưới tác động của tính đồng nhất văn hóa xuất phát từ điều kiện sinh thái đã sớm hình thành các tổ chức “tiền nhà nước” (“pre state polity”, theo Đinh Gia Khánh [1993: 59]), và khi đến giai đoạn Văn Lang thì cơ cấu tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, nhà nước đã đạt trình độ của quốc gia đích thực. Chiêm Tế (1972) nói “Ở xã hội Lạc Việt thời văn hóa Đông Sơn, Gò Mun, và có thể cả văn hóa Phùng Nguyên, đã có sự phân hóa giai cấp khá sâu sắc rồi” (dẫn lại theo Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh [1973: 154]. Tác giả Tăng Chiêu Toàn [1994: 43] gọi là “nước Lạc Việt”, nước tương đối lớn so với các tiểu quốc còn lại trong vùng.

Tổ chức nhà nước thời các vua Hùng là một sự thật lịch sử. Nó được phản ánh không những qua rất nhiều truyền thuyết, sự tích cổ của dân tộc như Lạc Long Quân–Âu Cơ, Chử Đồng Tử-Tiên Dung, Sơn Tinh–Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Thánh Gióng, bánh chưng–bánh dày v.v., mà còn qua các bằng chứng khảo cổ học thuộc các lớp văn hóa Phùng Nguyên và tiền Đông Sơn [Jeremy H.C.S Davidson 1979: 305], và qua các thư tịch cổ(51). Theo Bernet Kempers A.J. [1988: 269-270],

nhà nước Văn Lang định hình hoàn thiện vào khoảng 800 năm trCN. Di tích Làng Cả rất có thể là kinh thành Phong Châu xưa của các thế hệ vua Hùng.

Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang khá hoàn thiện. Dưới vua là các quan, trong đó có cả các thủ lĩnh các bộ tộc xa gần. Đứng đầu các bộ là Lạc vương, giúp việc cho vua có các Lạc tướng, Lạc hầu, Quan lang, Phụ đạo v.v.. Ngôi vua được lưu truyền theo chế độ “cha truyền con nối”. Quan hệ giữa bộ tộc – bộ lạc và nhà nước là thuần phục, cống nạp về kinh tế (xem chương 3). Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái có chi tiết “đồng bộc nô tỳ cày bằng lửa, trồng bằng dao” cho thấy quan hệ chủ–tớ đã sớm xuất hiện, nô bộc ngoài làm tạp dịch còn phải gánh vác công việc sản xuất. Nhiều phát hiện mộ táng nô bộc được chôn trong tình trạng không bình thường (chôn sọ trong thạp đồng, táng chồng nhiều xác, tư thế tay bẻ quặt v.v.) hoặc chôn ở khu ngoại vi khu mộ táng và không có vật tùy táng.. phần nào phản ánh địa vị xã hội thấp kém của họ. Nói cách khác, nhà nước Văn Lang đã có sự phân hóa xã hội.

Tuy nhiên, mối quan hệ chủ-tớ chưa phát triển hoàn thiện. Các ngôi mộ táng Đông Sơn giàu có đều có tùy táng nhiều công cụ sản xuất, cho thấy tầng lớp này vẫn chưa tách hẳn cuộc sống lao động thường nhật (xem Chử Văn Tần [2003: 157]).

Ở tiểu vùng Nam Việt, các nhà khảo cổ học Trung Hoa đã phát hiện nhiều di chỉ cho thấy vùng này đã từng tồn tại ít nhất ba tiểu quốc thời tiên Tần. Đó là các nước Phọc La (縛罗國), Bá Lự (伯虑國), nước Hoan Đầu (驩頭國, còn gọi là nước Phiên Ngung (番禺國)) [Tăng Chiêu Toàn 1994: 37-38]. Văn hóa Thạch Hiệp lưu vực sông Bắc Giang và sự phong phú trong đời sống nông nghiệp đồng bằng Châu Giang là những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của các “tiểu quốc”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào phản ánh quy mô và cơ cấu tổ chức các nhà nước nói trên.

Còn ở nhóm thứ hai, cả hai tiểu vùng đều có những dấu hiệu của các “nhà nước” liên minh bộ lạc sơ khai.

Cụ thể, ở tiểu vùng Âu Việt, các “tiểu quốc” Việt Âu, Âu Đặng, Tây Âu Quế Quốc, Tổn Tử Sản, Sản Lý, Thương Ngô, Bắc Cù, Lí Nhân từng xuất hiện sớm trong cổ sử [Tăng Chiêu Toàn 1994]. Đến khi quân Tần tấn công, quân Tây Âu đã đánh bại đợt tấn công đầu tiên, “giết hơn 10 vạn quân Tần” năm 218 trCN, cho thấy người Âu Việt có tổ chức xã hội khá chặt chẽ, lực lượng quân đội phong phú. Cuối thời Đông Hán, người phương Bắc gọi nhóm dân Âu Việt vùng Uất Lâm chưa bị

Hán hóa là “Ô Hử” (乌浒) (Hậu Hán Thư). Năm 178, dân Ô Hử cùng hợp lực với Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thành hàng vạn quân chống lại thế lực thống trị Đông Hán [Trương Thanh Chấn.. 2002: 51-52]. Ở một phương diện khác, các tác giả Tăng Chiêu Toàn, Tăng Tân, Tăng Hiến San [2004: 23-33] đi từ khảo cổ học đã chứng minh sự tồn tại của các nhà nước Tây Âu cổ dựa trên cơ sở nông nghiệp và thương mại hàng hải thông qua vịnh Bắc Bộ. Trong truyền thuyết Long Mẫu thu phục ngũ long vùng ngã ba Duyệt Thành (Quảng Đông) [tư liệu điền dã 2008, xem Phụ lục], nhu cầu liên kết các bộ lạc Âu Việt thành thể thống nhất để đối phó với hiểm nguy, nhất là với môi trường xã hội, là có thật.

Còn ở tiểu vùng Đông Lạc Việt, do đặc trưng phân tán của tự nhiên (bán đảo, đảo) và văn hóa, các bộ tộc Việt cổ chưa chuẩn bị đầy đủ cho các nhà nước ra đời. Tuy vậy, trong các cuốn Sơn Hải Kinh, Thái Bình Ngự Lãm từng gọi tên các “nước Đạm Nhĩ” (儋耳国), “nước Điêu Đề” (雕题国) v.v., song rất ít chi tiết bàn luận.

2.3. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân

Ở mục này, chúng tôi chủ yếu khảo sát các bình diện tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nghệ thuật Bách Việt vùng Lĩnh Nam thời kì chưa tiếp xúc văn hóa Hán. Tuy nhiên, việc phân định đặc trưng cấp tiểu vùng là khó thực hiện.

Tín ngưỡng Xuất phát từ quan niệm “vật ngã hợp nhất”, tín ngưỡng cổ ở Lĩnh Nam nhìn chung chia sẻ nhiều điểm chung cơ bản với các cộng đồng Bách Việt khác cũng như với các cộng đồng ngoài Bách Việt ở Đông Nam Á cổ.

Đầu tiên phải kể đến sự sùng bái sự sinh sôi (tín ngưỡng phồn thực). Từ Ấn Độ sang nam Dương Tử, xuống hết Nam Dương được xem là dải trung tâm của các dạng thức sùng bái phồn thực điển hình. Ngọn núi hình sinh thực khí nam (Dương nguyên thạch) vùng Ngũ Lĩnh, các mô típ sinh thực khí nam và nữ, nam nữ giao phối, ếch, chim, thú giao phối trên bề mặt trống đồng Đông Sơn, tục giã cối đón dâu khắp vùng Lĩnh Nam, tượng người đàn ông với bộ phận sinh dục phóng to ở Văn Điển, 4 cặp nam nữ giao phối trên thạp đồng Đào Thịnh, truyền thuyết ông Đùng bà Đà trong văn hóa các tộc người Việt, Mường ở Bắc Việt Nam, tục thờ thần sấm, thờ rắn, thờ ếch, thờ thần mưa, tục té nước – lấy nước trong văn hóa các dân tộc Nam Trung Hoa và Đông Nam Á v.v.. là các biểu hiện sinh động của dạng tín ngưỡng này. Phong tục ấy hoàn toàn tương đồng với truyền thống rước nõ nường của người Việt tại đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (Tây Lạc Việt). Nhiều truyền thống bị mai một do từng bị Nho giáo bài trừ quyết liệt, thậm chí từng bị quy kết thành kiểu “dâm tự” như “dâm phong Cối Kê” (vùng Ngô Việt), “dâm phong Lĩnh Nam” v.v.. Tuy nhiên, cuốn Bác La Huyện Chí (博罗县志, Quảng Đông) cũng nêu rất rõ “(Dân Bác La) có tín ngưỡng thuần phác, không hề dâm dục..(52)” [Vương Lệ Anh 2006: 46]. Nếu bảo đó là “dâm tự” thì tục thờ sinh thực khí nam, sau chuyển hóa thành thờ thủ lĩnh và thờ tổ tiên(53) của người Hán nên gọi là gì?

H.2.5. Hình chim trên các trống đồng Đông Sơn [Trần Ngọc Thêm 2001: 136]
H.2.6. Tượng cóc trên trống Đông Sơn [Lăng Thuần Thanh 1979: 552]

Một số vùng khác như La Thành (Âu Việt) và nam Phúc Kiến có tục “ném đá” giữa hai nhóm (hoặc hai làng) trong ngày rằm tháng giêng dưới hình thức lễ hội [Eberhard W. 1968: 175-177]. Trong số các vật thờ cúng trong gia đình người Việt cổ còn phải kể đến chiếc cối giã gạo (mortar). Theo truyền thuyết cổ, nếu nhìn thấy một con ếch xuất hiện trong lòng chiếc cối, năm ấy sẽ có đại hồng thủy hoặc nạn đói. Niềm tin ấy tồn tại trong dân gian lâu dài, chỉ đi vào văn hóa Hán từ sau đời Hán (và rồi họ gán công phát minh ra chiếc cối cho Phục Hy). Chiếc cối với con cóc còn đi vào thần thoại Y Doãn(54), thể hiện mối liên hệ giữa tục thờ cối và tục thờ mưa – nước. Trong văn hóa phương Nam, chiếc cối đi liền với chiếc trống, và do vậy mô típ cóc (ếch) chạm khắc trên mặt trống Đông Sơn phản ánh rất đầy đủ ý nghĩa cầu phồn thực. Eberhard W [1968: 206-207] nhấn mạnh rằng chiếc cối và tục thờ chiếc cối là sản phẩm đặc trưng nhất của nền văn minh lúa nước phương Nam.

Một số người Choang vẫn giữ nếp giã gạo cho từng bữa ăn mặc dù họ có thể sử dụng các thiết bị hiện đại hơn. Vùng Hoài Nguyên (Quảng Tây) người ta giã gạo mỗi buổi tối như một thao tác văn hóa có từ ngàn năm trước. Hình ảnh cối giã gạo còn đi vào văn hóa hôn nhân Việt Nam (tục giã cối đón dâu) như một biểu hiện của ước vọng hòa hợp vợ chồng, sinh sôi.

Thứ hai là sùng bái động vật. Rắn, cá sấu, thuồng luồng, hổ, chim, chó, bò, rùa, dơi v.v. là các đối tượng được thờ phổ biến tùy chi tộc, tùy tiểu vùng.

Tại tiểu vùng Tây Lạc Việt, truyền thuyết Lạc Hồng cho thấy người Lạc Việt coi chim Lạc là một trong những thủy tổ của mình. Tác giả Mạc Tuấn Khanh [1986: 149] khẳng định từ “Lạc” trong “Lạc Việt” gắn với tục thờ chim lạc, tức chim nước. Dấu ấn của chim còn tìm thấy qua câu chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con. Trong cuốn Chu tước (The vermilion bird), Edward H. Schafer [1967: 118] coi chu tước là loài chim Việt mang sắc thái Lĩnh Nam. Vùng Chu Diên ở Bắc Bộ Việt Nam xưa có vật tổ là con diều đỏ (bộ lạc Diều) [Nguyễn Duy Hinh 2004]; vùng Mê Linh (M’linh) có bộ lạc thờ chim M’linh(55); trong khi Câu Lậu là vùng đất của bộ lạc thờ Trâu (Klâu hoặc Tlu). Ngoài ra, có thuyết cho rằng hình tượng chim thần phương Nam này cùng với tục thờ chim thần của cư dân Sở dần dà phát triển thành hình tượng chim phụng trong văn hóa phương Đông. Ngược lại, con quạ, cú, chim ưng và kên kên là các loài vật tượng trưng của cái chết nên thường bị xa lánh.

Tục thờ rồng, rắn, giao long (thuồng luồng), thờ rùa ba chân, thờ thủy quái (như truyền thuyết Trư Bà Long (猪婆龙)vùng trung-thượng lưu Tây Giang) v.v. hiện diện khắp nơi ở Nam Dương Tử – Lĩnh Nam. Các sách Thuyết Uyển (thiên Phụng Sứ), Hoài Nam Tử (thiên Nguyên Đạo Huấn), Sơn Hải Kinh (thiên Hải Nội Kinh) đều có ghi “người Việt cắt tóc xăm mình cho giống loài giao long để tránh bị hại”. Truyện Bố Lạc Đà (布洛陀 /Pau Lo To/) trong văn hóa Choang [Cát Thành Danh 1999: 75-76] cùng nhiều câu chuyện hôn nhân người-rắn rải rác khắp vùng Nam Dương Tử – Đông Nam Á rất phổ biến trong nghiên cứu dân tục học. Các tục dùng xà phù (bùa cổ (蠱), một loại bùa rắn), xà bốc từng xuất hiện rải rác ở khắp các vùng Bách Việt (ghi trong Di Kiên Chí 夷坚志); tục hiến tế phụ nữ (làm vợ) cho rắn thần; tục xăm mình hoa văn long xà của người Lê đảo Hải Nam xưa và nay; tục thờ rắn–giao long của người Đản gia ở Quảng Đông, Phúc Kiến; các tục thờ rắn thần Thanh long ở vùng Triều Châu và Đại vương ở đồng bằng Châu Giang(56) thể hiện sinh động vai trò của rắn thần trong tín ngưỡng truyền thống. Trong khảo cổ học, nhiều di vật gốm, sứ nguyên thủy, đồ đồng có khắc họa (chạm khắc) hoa văn rắn–rồng rắn, như các phát hiện tại mộ Nam Việt vương ở Quảng Châu; hoa văn giao long(57) trên trống Đông Sơn v.v..

Gắn với tục sùng rồng là lễ hội thuyền rồng. Nhà nghiên cứu Bishop (1938) từng nói “văn hóa thuyền rồng và đua thuyền rồng có phạm vi rất rộng, từ Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, sang Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Hoa đại lục, Đài Loan và quần đảo Nam Dương”, còn Văn Sùng Nhất [1990: 63] thì khẳng định “thời Chiến Quốc đã có thuyền rồng, cuối thời ấy, nó đã rất phổ biến trong xã hội nông thôn các tỉnh Nam Trung Hoa..”. Lăng Thuần Thanh [1979: 404] khẳng định tục dùng thuyền rồng tế bái thủy thần xưa phổ biến ở khắp vùng Giang Nam, Lĩnh Nam, Đông Nam Á, do vậy tục dùng thuyền rồng có thể xem là một đặc trưng của văn hóa Lĩnh Nam cổ nói riêng, của Bách Việt, Đông Nam Á cổ nói chung. Người Việt cổ tổ chức đua thuyền rồng vì các lý do cầu mưa thuận gió hòa (cầu phồn sinh).

H.2.7. Thuyền rồng trên trống đồng Quảng Xương [Đoàn Nam Sinh 2002: 250]
H.2.8. Rồng cá sấu trên các trống đồng Đông Sơn [Trần Ngọc Thêm 2001]

image072

Bản đồ phân bố các địa phương phổ biến tục đua thuyền rồng ở Nam Trung Hoa và Okinawa [Văn Sùng Nhất 1990: 111-112]

Thứ ba là tục sùng bái thực vật. Cư dân Bách Việt xưa tôn thờ Viêm Đế – Thần Nông, ông tổ của nghề lúa nước phương Nam. W. Eberhard [1968: 219-222] khẳng định ông là thần lúa – thần nông nghiệp, thần phát minh chợ phiên(58), thần tìm ra thảo dược của cư dân vùng trung, hạ lưu Dương Tử đến Lĩnh Nam. Theo Đinh Gia Khánh [1993: 223], cư dân Miêu, Dao, Choang, Thái ở Nam Trung Hoa và Việt ở Việt Nam nay vẫn coi Thần Nông như vị thần riêng của mình. Ngoài Thần Nông, mỗi vùng đều có những dạng thờ thần thực vật khác nhau như tang thần (thần cây dâu), mộc thần hay thụ thần, trúc thần, v.v.. Một số sản phẩm nông nghiệp trồng trọt còn là biểu tượng văn hóa tâm linh đặc sắc, chẳng hạn quả bầu (bí, hồ lô) trong văn hóa các cộng đồng Bách Việt, Miêu Man phương Nam [Nguyễn Ngọc Thơ 2007].

Còn trong lĩnh vực sùng bái tự nhiên, ta có thể phân làm hai dạng (1) thờ các hiện thực tự nhiên như đất (thổ thần), trời, sông (thủy thần), biển (hải thần), núi (sơn thần), ao hồ, v.v.; và (2) thờ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, động đất, núi lửa, nhật thực – nguyệt thực, thiên tai, lụt lội, bệnh tật v.v.. Đại diện có thể kể như hình mặt trời ở giữa trống đồng tìm thấy ở khắp Lĩnh Nam và một phần Vân-Quý [Kim Định 2001](59); bức bích họa Hoa Sơn ở Quảng Tây (xem hình 2.17-18) miêu tả buổi lễ tế thủy thần của người Việt. Các tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên (trời, đất, nước..) có thể kể tục thờ Tam phủ trong tín ngưỡng người Việt ở Việt Nam, tục thờ “Tam giới thần” (三界神) ở người Choang và cả người Hán Hoa Nam, tục thờ Lôi thần vùng bán đảo Lôi Châu [Eberhard W. 1968: 253- 256], tục thờ Thổ công, ông Thiên – bà Thiên, Thường Nga (bà Nguyệt) v.v. trong văn hóa Nam Trung Hoa và Việt Nam. Trong cuốn Văn hóa sùng bái tự nhiên dân tộc Choang [2004], tác giả Liêu Minh Quân thảo luận rất tỉ mỉ các tục thờ trời,

trăng, lôi, chim, cóc, rắn-rồng, trâu (động vật), tre-trúc, hoa, lúa, bầu bí (hồ lô) v.v. (thực vật) và kết luận đấy là những “di sản tiêu biểu” của văn hóa Bách Việt.

Cuối cùng phải bàn đến tục sùng bái con người. Như đã bàn đến ở phần văn hóa nhận thức, tục thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng, thủ lĩnh – vua tổ xuất phát từ quan niệm con người có hồn và xác, khi chết đi hồn vẫn tồn tại nên phải tôn thờ(60).

Xin bàn thêm về tục thờ Thành hoàng ở nam Dương Tử và Lĩnh Nam. Theo ghi nhận trong cuốn Sừ Kinh Thư Xá Mặc (锄经书舍墨, thời Thanh), tục thờ Thành hoàng xuất hiện đầu tiên ở Giang Tô vào khoảng năm 239 sau CN, mãi đến năm 552 mới được nhiều sử gia Trung Quốc chú ý. W. Eberhard [1968: 191] khẳng định rằng tục thờ này xuất phát từ vùng nam Dương Tử- Lĩnh Nam (theo Cầu Vũ Am Tùy Bút (求雨盦随笔)), có mối quan hệ mật thiết với yếu tố văn hóa Bách Việt cổ, và chỉ thực sự trở thành tục thờ chính thức ở Trung Quốc từ đời Đường về sau. Thần Thành hoàng cũng là thần công lý, thần khai sáng trong tiềm thức dân gian. Cho đến hôm nay, vùng dân cư Khách Gia, Mân Nam, Triều Châu, nam Phúc Kiến, bắc Quảng Đông [tư liệu điền dã 2008], Bắc Bộ Việt Nam (tây nam Lĩnh Nam) giữ tục thờ thần Thành hoàng một cách trân trọng nhất. Nhiều ý kiến cho rằng Thành hoàng có tiền thân là ma làng.

2.3.2. Phong tục – lễ hội

2.3.2.1. Ở phần phong tục, chúng tôi phân thành ba nhóm: (1) phong tục tâm linh, chủ yếu bàn về các phong tục liên quan đến đời sống tâm linh như chiêm bốc, các nghi thức shaman cổ, các phong tục gắn với niềm tin linh hồn, ma quỷ, thần thánh; (2) phong tục vòng đời, cơ bản là các phong tục gắn với chiều dài cuộc sống đời người, quan trọng nhất là hôn nhân và tang ma; và (3) các phong tục đời sống, chú trọng ở các phong tục dân gian gắn liền với đời sống xã hội như cắt tóc, xăm mình, nhuộm răng v.v.. Các thuật ngữ phong tục tâm linh, phong tục vòng đời và phong tục đời sống chỉ mang tính công cụ, chỉ áp dụng cho phần nội dung dưới đây bởi một phong tục bao giờ cũng mang trong mình các yếu tố xã hội và tâm linh tùy vào cấp độ, góc nhìn.

a. Nổi bật của phong tục tâm linh là ma thuật-chiêm bốc và các nghi thức sha- man. Trong bức bích họa Hoa Sơn (Quảng Tây) miêu tả quang cảnh tế thủy thần có hình ảnh của vị tù trưởng kiêm vai trò vu sư tế lễ được phác họa ở vị trí trung tâm với kích cỡ to hơn những nhân vật khác. Còn cuốn Sử Ký (thiên Quy Sách Liệt Truyện) có ghi nhận rằng các dân tộc Man, Di, Đê, Khương cũng có tục chiêm bốc, tuy khác với người Hoa Hạ: “tứ di các dị bốc” (四夷各异卜= tứ di đều có thuật chiêm bốc khác biệt nhau).

Nhìn chung, thuật chiêm bốc Bách Việt cổ có thể phân ba loại chính là “kê bốc”, “xà bốc” và “chiêm mộng”. Ở đây, khó có thể phân biệt loại nào mang nguồn gốc Lĩnh Nam, bởi cổ sử không đề cập đến tính địa phương của chúng.

Theo cuốn Sử Ký (thiên Phong Thiền Thư), thời Hán tấn công Mân-Đài và Lĩnh Nam, dân Việt trong vùng dùng kê bốc để dự đoán thời thế. Cuốn Hán Thư (thiên Giao Lễ Chí) cũng có ghi chép tương tự. Thời Đường, cuốn Sử Ký Chính Nghĩa có giải thích tục kê bốc vùng Lĩnh Nam như sau: “giết một con gà và một con chó nấu chín, đọc lời tế, sau lấy hai mẩu xương hốc mắt gà quan sát, nếu trên đó có vết nứt giống nhân dạng thì cho là may mắn, còn bằng không thì là xui xẻo”. Cuốn Bắc Hộ

Lục (北户录) có ghi người Việt vùng nam Ung Châu (邕州, nay là Nam Ninh) dùng quả trứng gà bôi đen, đem nấu chín, vớt ra bổ đôi quả trứng, quan sát vỏ trứng từ mặt trong để suy đoán hung cát [Hồ Phác An 1935]. Nhà thơ Liễu Tông Nguyên (柳宗元)trong bài Đồng Mân (峒岷) cũng có câu “kê cốt bốc niên bái thủy thần” (鸡骨卜年拜水神) nói về tục kê bốc trong đại lễ tế thủy thần cư dân vùng Liễu Châu (Quảng Tây). Các tác giả Phạm Thành Đại, Châu Khứ Phi đời Tống và Quảng Lộ đời Minh đều có những ghi chép miêu tả tục kê bốc. Ngày nay, tục này còn phổ biến rải rác trong văn hóa các dân tộc hậu duệ hoặc có quan hệ mật thiết với Bách Việt như Việt, Choang, Đồng, Thủy, Bố Y, Lê ở Lĩnh Nam và Vân–Quý. Dân Choang gọi là do:k kai (诺鸡 nặc kê) [Liêu Minh Quân 2004: 15-16]. Người Bố Y nâng tục kê bốc còn lên thành “kê quái” (鸡卦), trong đó có các quẻ “giới tiêu (介 肖)”, “giới gia (介加)”, “giới tam (介三)”, “giới vinh (介荣)”, “giới yếu (介要)” v.v. (trong tiếng Bố Y, “giới (介)” nghĩa là “gà (鸡=kê)”). Họ dùng hai chân gà sắp sóng đôi, dùng tăm tre xuyên qua các hốc xương để xếp thành các quẻ rồi đoán hung cát. Cũng có thuyết cho rằng tục kê bốc có nguồn gốc xuất hiện từ tục sùng bái chim thần [Mạc Tuấn Khanh 1986: 147-153].

Tục “xà bốc” theo nhiều tác giả là có quan hệ đến tục sùng bái rắn–rồng rắn của người Việt cổ. Đến đời Thanh, vùng Quảng Đông trong tục thờ “Tam giới thần” vẫn duy trì phong tục “xem rắn để quyết định tương lai”. Ngày nay người Hán một số nơi vùng Phúc Kiến (Mân-Đài) vẫn còn giữ nguyên tục này.

“Chiêm mộng”, có thể coi là một dạng vu thuật chiêm bốc cổ, phát triển từ dạng niềm tin muốn biết trước tương lai. Ở Lĩnh Nam, tục lên đồng từng rất phổ biến trong văn hóa dân gian các dân tộc Choang (tiểu vùng Âu Việt), Kinh, Tày, Nùng (tiểu vùng Tây Lạc Việt). Người thực hiện việc lên đồng thường là phụ nữ. Ở một số nơi có cả nam giới tham gia. Vùng Hồ Nam (Nhị Hồ), Quảng Tây có tục hát bài thần ca Mãn Giang Hồng (满江红=Màu đỏ phủ khắp sông) theo điệu múa sha-man.

b. Trong phong tục vòng đời, chúng tôi chủ yếu khảo sát phong tục hôn nhân phong tục tang ma do hai phong tục này được ít nhiều ghi chép trong cổ sử Trung Hoa các thời kỳ, đồng thời những tàn dư của chúng vẫn có thể tìm thấy trong phong tục đương đại.

Trong phong tục hôn nhân, xét theo chiều lịch đại, cư dân Bách Việt xưa có truyền thống hôn nhân thuần phác, gắn liền với đời sống cộng đồng thôn làng và lối sống nông nghiệp. Cổ sử Trung Hoa tuy ít đề cập đến phong tục này song nhiều di tích còn để lại qua các cổ tục không về nhà chồng (bất lạc phu gia), chợ tình (hãn biểu), sản ông, kéo vợ, nối dây v.v. vẫn còn phổ biến trong truyền thống văn hóa các tộc người thiểu số ở phía tây, tây nam Lĩnh Nam, cao nguyên Vân-Quý.

Các tiểu vùng Lĩnh Nam khác nhau về điều kiện môi sinh, đời sống kinh tế – văn hóa, do vậy vẫn có thể nhận diện được sự khác biệt trong phong tục. Chẳng hạn, trong lịch sử Lạc Việt hầu như không có ghi chép về các tục kéo vợ, cướp hôn hay sản ông(61), mà ngược lại là kiểu hôn nhân thuần khiết nam-nữ, trong phong tục coi trọng các lễ vật đất – muối, trầu – cau, cốm – hồng v.v. tượng trưng cho âm, dương hay vợ, chồng. Ngoài ra, trong vùng từng có tục không về nhà chồng (不落夫家 bất lạc phu gia), một phong tục Bách Việt chung.

Các phong tục hôn nhân Lĩnh Nam xưa thể hiện các đặc trưng: (1) cầu mong hòa hợp vợ chồng (âm dương); (2) cầu mong sinh sôi. Tiêu biểu có tục chọn đôi quả trứng gà làm lễ vật cầu hôn vùng Triều Châu (Quảng Đông); tục ăn quả lựu ngày cưới ở khắp Hoa Nam; các tục giã cối đón dâu, trải chiếu nửa xấp – nửa ngửa, ăn bánh su-sê, ăn bát chè đậu v.v. của người Việt Nam.

Thời nay, ngành văn hóa dân gian đã tìm ra một số tập tục được cho là bắt nguồn từ phong tục hôn nhân Bách Việt xưa, ví dụ tục kéo vợ ở các tộc Hmong, Dao, các tục “ở nhà vợ” hoặc “không về nhà chồng” (bất lạc phu gia 不落夫家, tọa gia 坐家) ở các cộng đồng Choang, Bố Y, Thủy v.v.. Lấy tục “không về nhà chồng” làm ví dụ. Sau khi kết hôn vài ngày, cô dâu đã quay trở về nhà bố mẹ đẻ ở luôn, sớm thì vài ba năm, muộn thì chín mười năm mới trở lại nhà chồng, nhất là lúc sắp có con. Nguyễn Duy Hinh [2004 : 410] ghi nhận một số trường hợp cô dâu về nhà mẹ đẻ ngay sau hôn lễ tại xã Trưng Trắc (Văn Lâm, Hưng Yên) cuối tk. XX. Tại một số vùng ở tiểu vùng Âu Việt, trong thời gian “tọa gia”, người phụ nữ vẫn có thể tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội, thậm chí có thể có bạn trai mới thông qua các lễ hội tình nhân. Tương tự, người Lê ở Hải Nam có tục “phóng liêu” (放寮), người Bố Y có tục “hãn biểu” (赶表), người Choang có vũ hội “ca khư” (歌圩), người Đồng thì có tục “hành ca tọa nguyệt” (行歌坐月) v.v., về cơ bản có hình thức giống với kiểu “chợ tình” ở Sapa.

Người Hán gốc Bách Việt vùng Phúc Kiến (Mân Việt) và Quảng Đông (Nam Việt) có một tập tục được cho là có liên quan: tục “không lấy chồng” (cho đến giữa tk. XX vẫn còn phổ biến). Ở đó, nhiều phụ nữ liên kết với nhau thành “hội”, “nhóm” thân hữu, cùng sinh hoạt với nhau và cùng nhau sống độc thân(62).

Một số tộc người phương Nam cho đến tk. XX vẫn còn tục hôn nhân theo nhóm gia tộc. Chẳng hạn, W. Eberhard [1968: 178] ghi nhận người Choang và người Dao ở Quảng Tây (Âu Việt) có hiện tượng trai, gái hai làng hoặc hai gia đình kết hôn với nhau. Một số vùng khác có tục nội hôn (hôn nhân con chú con bác, cross-cousin marriage), song dưới sức ép của hậu quả hôn nhân cận huyết và quan niệm xã hội, tập tục này dần mất đi. Ở Bắc Bộ Việt Nam, hiện tượng giao kết trong hôn nhân giữa hai làng kế cận cũng không phải là hiếm. Tương tự, tục nối dây (nối nòi, chuê- nuê) từng rất phổ biến ở các tiểu vùng Lĩnh Nam.

Ngoài ra, cư dân Bách Việt cổ và nhiều nhóm hậu duệ về sau có thuật “ma thuật yêu đương” (love magic) nhằm nâng cao đời sống vợ chồng. Vùng Nam Hải (Quảng Đông) và một số nơi ở Phúc Kiến có thói quen ăn con nặc long (诺龙) và loài sâu đất chuyên giao hoan đúng vào ngày 5 tháng năm âm lịch. Nhiều vùng giữ tục ăn thịt cóc, thịt chim ác là (biểu trưng cho sự chung thủy) để thể hiện ước vọng hạnh phúc gia đình.

phong tục tang ma, hình thức mai táng quan trọng nhất nội vùng Lĩnh Nam là thổ táng xuất phát từ quan niệm đất là người mẹ vĩ đại nhất (xem Văn hóa nhận thức). Sau thổ táng là huyền táng.

Ở hình thức thổ táng, khác mộ gò Dương Tử, Lĩnh Nam phổ biến dạng mộ huyệt đất, mộ chum, mộ huyền táng.

Có thể nói tục mộ huyệt đã xuất hiện rất sớm trong văn hóa người Việt vùng Đông Việt, Nhị Hồ và Lĩnh Nam. Các phát hiện mộ táng kiểu này có niên đại cách đây bốn, năm ngàn năm tại các di chỉ Đàn Thạch Sơn (Phúc Kiến), Ngô Thành (Thanh Giang, Giang Tây), Thạch Hiệp (Quảng Đông) và rải rác ở Lũng Hòa, Thanh Đình, Tràng Kênh, Quế Dương, Thiệu Dương, Đông Sơn (Việt Nam). Muộn hơn một ít là các di chỉ Mân Hầu (Phúc Kiến), Nhiêu Bình (Quảng Đông) vào khoảng nửa cuối thiên niên kỷ II trCN. Trên đại thể, các ngôi mộ đều có huyệt hình tứ giác dài, đáy sâu. Về sau xuất hiện dạng huyệt mộ hình chữ T, như tại di chỉ vịnh La Bạc (Quảng Tây). Diện tích mộ huyệt dao động từ 2 mét vuông đến 8 mét vuông tùy vào địa vị xã hội và mức độ giàu nghèo của người chết. Để chống thấm nước, người ta đặt các loại than, đất sét trắng, đá trứng ở phía dưới, nhất là vùng Mân Việt và Lĩnh Nam. Vật tùy táng thường thấy vẫn là các loại đồ gốm, đồ sứ nguyên thủy, một số dụng cụ đồ đồng (ở các ngôi mộ mới hơn) v.v. Một số ngôi mộ có quy mô lớn có vật tùy táng, ví dụ quần thể mộ táng vịnh La Bạc (Quảng Tây) và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội tại Quảng Châu (Quảng Đông). Nhiều tác giả quy kết rằng đến tk. II trCN, “vùng văn hóa Bách Việt vẫn còn tục tùy táng” [Đội công tác Văn vật Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây: 1978].

Quan tài hình thuyền được tìm thấy rải rác khắp Lĩnh Nam. Chiếc quan tài hình thuyền ở Việt Khê (Việt Nam) có niên đại Đông Sơn (tk. IV trCN) được bảo quản khá nguyên vẹn. Ở một số ngôi mộ cổ ở Quảng Đông, người ta tìm thấy nhiều thuyền táng bằng sứ hoặc đất nung có niên đại thiên niên kỷ I trCN.

H.2.10. Một số kiểu quan tài hình thuyền phổ biến [Lăng Thuần Sinh 1979: 742]
H.2.11. Quan tài hình thuyền ở núi Vũ Di (P.Kiến). [tư liệu điền dã 2008].

Hình thức huyền táng xuất hiện rải rác ở các vùng đồi núi, đặc biệt là các địa phương có dòng sông, con suối vắt ngang qua các ngọn núi đá. Người ta đặt một đầu quan tài vào hốc đá dựng đứng, đầu còn lại hướng ra ngoài trời, hoặc đặt toàn bộ vào hốc núi ở vị trí hiểm trở nhất. Người Mân Việt ở vùng Vũ Di Sơn (Mân-Đài) và Quỳ Việt ở Tứ Xuyên coi trọng hình thức này [tư liệu điền dã 2008].

c. Trong phong tục đời sống, tiêu biểu có thể kể đến các phong tục cắt tóc, xăm mình, nhuộm răng, một số nơi có thêm tục nhổ răng.

Người Bách Việt xưa vốn nổi tiếng “cắt tóc xăm mình”. Theo cuốn Thủy Kinh Chú thì mục đích “cắt tóc xăm mình” là để xuống nước tránh giao long làm hại, trong khi cuốn Lĩnh Nam Chích Quái giải thích “cắt tóc ngắn để đi rừng cho khỏi vướng”. Tượng người Đào Thịnh (Yên Bái, thời Đông Sơn) để tóc cắt ngắn; hình tượng nhân vật tóc cắt ngắn trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ v.v. là các thí dụ.

Tuy nhiên, các phát hiện tại Thanh Viễn, Quảng Châu, Thạch Hiệp (Quảng Đông), Quý Huyện, Tây Lâm (Quảng Tây) và Hồng Kông cho thấy người Việt xưa từng có tục búi tóc. Tượng người ở Việt Khê (Việt Nam) cũng tương tự. Một số trường hợp phát hiện ở di chỉ Đông Sơn còn cho thấy nam giới còn chít thêm một chiếc khăn dài và hẹp quanh trán, thả nút phía sau. Có nơi phụ nữ tết tóc lên cao trên đầu, tết tóc thành bím, thành dạng củ hành (đặc biệt là dân Đông Sơn), cũng có nơi quấn ở phía sau. Ví dụ, đó là tượng người phụ nữ tết tóc thả sau trên cán dao găm Thủy Nguyên, tượng người thổi kèn búi cuốn tóc sau gáy trên cán muôi đồng Việt Khê, hình người buộc tóc đuôi gà trên trống Miếu Môn v.v..

H.2.12. Hình người Nam Việt búi tóc
H.2.13. Hình người búi tóc- hoa văn trống đồng La Bạc (Quảng Tây)
H.2.14. Hình người búi tóc trên trống đồng Đông Sơn

[Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 348-350]

Tác giả Mông Văn Thông [1983] thì phân loại rằng đa phần người Việt vùng Lĩnh Nam thắt túi tóc, còn vùng Dương Tử, Mân Việt thì thiên về cắt tóc. Song qua kết quả khảo cổ học ở cả hai khu vực cho thấy dường như cả hai tục đều tồn tại song hành ở Lĩnh Nam. Gần đây có thêm lối giải thích người Việt sau khi cắt tóc một thời gian, tóc bắt đầu dài ra nên có thêm cách búi tóc thành nhiều kiểu khác nhau [Từ Hằng Bân: 1982], song cũng có tranh cãi rằng cắt tóc là một kiểu phong cách bởi các vua Vu Việt xưa trong mọi trường hợp đều cắt tóc chứ không búi tóc.

Cùng được nhắc với tục cắt tóc là tục xăm mình. Nhiều bộ sách ghi chép các phong tục lạ phương Nam đều có miêu tả phong tục này, như cuốn Sơn Hải Kinh (Hải Nội Nam Kinh) viết về dân tục Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Hải Nam). Người Lê (Hải Nam), người Cao Sơn (Đài Loan) một số tộc người ở Đông Nam Á nay vẫn còn duy trì tục xăm mình. Quốc hiệu Văn Lang (文郎) ở Việt Nam xưa được cho là bắt nguồn từ tục xăm mình (xem chương 3). Maarten Hesselt van Dinter [2005: 71] cho nước Văn Lang cổ là “the land of tattooing people” (vùng đất của những người xăm mình), còn cuốn Đới Ký gọi là “nước Điêu Đề”, tức nước của những người vẽ hoa văn lên mặt.

Nhuộm răng đen, nhổ răng cũng từng là các tập tục dân gian ở một số địa phương. Cuốn Sở Từ (Chiêu Hồn) cũng viết “.. phương Nam không bỏ được tục xăm mình nhuộm răng đen..”. Tục nhuộm răng đen của người Việt cổ có quan hệ mật thiết với tục ăn trầu phổ biến ở khắp Việt Nam, ở Nam Trung Hoa (Hồ Nam, Lưỡng Quảng), Đài Loan và Đông Nam Á.

Tục nhổ răng cửa không phổ biến lắm. Hiện tại người ta tìm thấy dấu vết của cổ tục này qua các di vật khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ chùa Kim Lan, di chỉ Hà Đãng thuộc Quảng Đông [Dương Thức Đình 1981]. Tuy nhiên, có thể đây là nghi thức thành niên hay các nghi lễ sha-man nội tộc.

2.3.2.2. Trong lĩnh vực lễ tết và lễ hội, nhiều hoạt động mang các đặc trưng phổ biến chung cho cả vùng văn hóa Lĩnh Nam: tính cộng đồng, thể hiện các ước vọng sinh sôi, ước vọng may mắn và tưởng nhớ tổ tiên. Điểm khác biệt có chăng là các tiểu tiết liên quan đến hình thức.

Lễ tết, lễ hội Lĩnh Nam có thể phân theo không gian thời gian. Các lễ tết, lễ hội theo không gian mang các màu sắc địa phương nên ít có sử liệu hoặc các dấu vết còn để lại để bàn sâu, tạm thời chúng tôi chưa tiếp cận được. Thay vào đó, luận án tập trung vào lễ tết, lễ hội theo thời gian vốn vẫn được duy trì cho đến hôm nay.

Lấy thời gian làm tiêu chí, ta tiếp tục chia thành các lễ tết theo trăng (tết rằm) và các lễ tết theo ngày tháng ứng với số lẻ (1 tháng giêng, 3 tháng ba, 5 tháng năm..).

Các cộng đồng cư dân Lĩnh Nam cổ dùng lịch kiến Tý, do vậy ngày mở đầu năm mới là ngày đầu tháng 11. Nhiều dấu vết của phong tục này còn tìm thấy rải rác trong truyền thống dân gian các tộc người Choang, Đồng, Bố Y (Trung Quốc), người Khơ-mu, một số địa phương người Kinh thời trung đại (Việt Nam) [Trần Ngọc Thêm 2001].

Sau tết Xuân phải kể đến các nghi lễ hội xuống đồng đầu xuân, tiêu biểu như lễ hội tam nguyệt tam của người Choang, lễ hội lồng tồng của người Tày, Nùng ở Việt Bắc, lễ hội xuống đồng người Việt Bắc Bộ v.v. Đây là dịp củng cố quan hệ cộng đồng, cùng hước đến những mục tiêu cao cả nhất là tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong vụ mùa bội thu. Theo khảo cứu riêng của chúng tôi, lễ tết ngày 3 tháng ba vốn có nguồn gốc Bách Việt, tức xuất hiện trước phong tục tết Hàn thực của người Hán, và mang ý nghĩa hoàn toàn phương Nam. Nhiều dân tộc được cho là hậu duệ hay có quan hệ mật thiết với Bách Việt cổ vẫn tổ chức ngày hội 3 tháng ba thật rực rỡ, thay nhau ca hát, tổ chức các nghi thức xuống đồng, đi tảo mộ, thăm viếng lẫn nhau(63). Ở Việt Nam ngoài người Tày, người Nùng mở hội lồng tồng 3 tháng ba, người Việt cũng ăn tết 3 tháng ba với phong tục ăn bánh trôi – bánh chay mà không cần biết Giới Tử Thôi là ai. Theo sách sử thì từ trước khi Tần Thủy Hoàng bình định đất Lĩnh Nam thì tổ tiên người Choang đã có lễ hội này rồi [Tương Nam 1985: 40].

Món trứng gà hầm rau tể thái ở Nam Kinh ngày 3 tháng ba [column.creaders.net]
Đua thuyền rồng trên biển Lý Sơn (Việt Nam) trong tết Đoan ngọ [www.fcom]

Sau lễ tết 3 tháng ba là tết Đoan ngọ. Nhiều cộng đồng tổ chức lễ hội đua thuyền rồng (đã bàn). Một số vùng, đặc biệt là tại Lĩnh Nam, lễ hội đua thuyền còn là lễ hội trống đồng, dấu vết này được thể hiện rất sinh động trên hoa văn mặt trống [Eberhard W. 1968: 395]. Ngoài ra, người Lạc Việt còn gọi ngày 5 tháng năm là ngày giỗ mẹ Âu Cơ để tưởng nhớ công ơn của thủy tổ, là ngày tết giết sâu bọ gắn liền với thời tiết và thực tiễn môi trường sống địa phương (xem Phụ lục).

Một khía cạnh khác cũng rất quan trọng là diễn biến các phong tục lễ tết, lễ hội qua các thời kì lịch sử văn hóa do những tác động của hoàn cảnh lịch sử – xã hội. Do hạn hẹp về tư liệu và tầm hiểu biết, chúng tôi tạm thời chưa bàn đến.

2.3.3. Nghệ thuật

Trong phần này chúng tôi chủ yếu khảo sát nghệ thuật vẽ bích họa (tranh trên vách đá) và nghệ thuật trang trí đồ gốm, đồ đồng của lĩnh vực nghệ thuật hình khối cùng các phương diện của nghệ thuật thanh sắc.

Trong nghệ thuật hình khối Lĩnh Nam xưa, đầu tiên phải kể đến bích họa. Có lẽ di chỉ Hoa Sơn (Quảng Tây) là nơi thể hiện sinh động hơn cả. Tổng cộng hơn 16 địa điểm được vẽ, kéo dài trên 200 km, trong đó bức họa Hoa Tiên bên bờ sông Minh Giang (Ninh Minh, Quảng Tây) là lớn nhất, rộng khoảng 135 m, tổng diện tích bề mặt lên đến 6.000 mét vuông, số mô típ được vẽ nhiều nhất (người, động vật (ngựa, chó), các dụng cụ sinh hoạt (la, trống) v.v.) [Châu Tông Hiền 1985]. Tác giả Lâm Úy Văn [1990: 90] cho rằng các mô típ bích họa này rất gần gũi với các mô típ trên hoa văn trống đồng Đông Sơn, trong khi Jeffrey Barlow [2005] khẳng định người Lạc Việt cổ là chủ nhân của chúng. Tuy vậy, vẫn có thuyết cho chúng là sản phẩm của người Âu Việt. Xét theo loại hình, chúng tôi thiên về giả thuyết Âu Việt.

H.2.17-18. Bích họa Hoa Sơn [Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 269]

Có 4 thuyết bàn về nội dung bích họa, gồm (1) lễ thề nguyền trước khi xung trận; (2) lễ mừng chiến thắng; (3) lễ mừng bội thu sau mùa đi săn; (4) lễ tế thủy thần, trong đó thuyết thứ 4 thuyết phục hơn cả. Niên đại được xác định vào khoảng nửa cuối thiên niên kỷ I trCN, không lâu trước khi quân Tần tấn công Lĩnh Nam.

Các bức bích họa Hoa Sơn được thực hiện theo những quy tắc nhất định: (1) phối hợp nhiều góc nhìn (bỏ qua quy tắc tả thực trong không gian ba chiều) ; (2) phóng to – thu nhỏ tùy vào chủ đích nhấn mạnh (chẳng hạn hình người có to có nhỏ, được thể hiện theo địa vị xã hội; cái hồn của bích họa thể hiện qua các chi tiết tay, chân, đầu); (3) tính biểu trưng–ước lệ, thể hiện rất sinh động qua các chi tiết hoa văn phối hợp (trống đồng chẳng hạn). Phương thức vẽ khá bộc trực, chủ yếu dùng bột màu đỏ sẫm vẽ bằng tay hay dùng cành cọ lông thú, lược bỏ các chi tiết nhỏ, phối cảnh, quan hệ không gian xa gần, cốt chỉ để diễn tả nội dung trực tiếp nhất, sinh động nhất.

Ngoài bích họa Hoa Sơn, hàng loạt bích họa tương tự có quy mô nhỏ hơn được tìm thấy rải rác ở các nơi khác ở Trung Quốc như Nam Thương (Vân Nam), Hoa An (Phúc Kiến); ở Việt Nam như hang Đồng Nội (Hòa Bình), Sapa (Lào Cai).

H.2.19. Hình người trên vách đá hang Đồng Nội [Trần Ngọc Thêm 2001 : 315]
H.2.20. Hình vẽ trên tảng đá cổ Sapa [vanhoahoc.edu.vn]
H.2.21. Bức họa ngôi mộ cổ nước Sở ở Trường Sa [Lăng Thuần Thanh 1979 : 496]

Ở nghệ thuật trang trí hoa văn trên đồ gốm sứ nguyên thủy, có thể nói hoa văn kỷ hà là mẫu hoa văn đặc trưng nhất của người Việt cổ. Lịch sử phát minh và sử dụng hoa văn kỷ hà lâu đời, ít nhất là thời kì đồ đá mới, như trong động Tiên Nhân (Giang Tây) từ 8.000-9.000 năm trước(64); động Bì Nhan (Quảng Tây) từ 7.000-8.000 năm trước, hay sau đó là trong văn hóa Hà Mẫu Độ (Chiết Giang) từ 6.000-7.000 năm trước.

H.2.22. Kiểu hoa văn zic-zac và xoắn ốc trên đồ gốm cổ Thạch Hiệp (Mã Bá, Quảng Đông)
H.2.23. Các mô típ hoa văn kỷ hà trên gốm Nam Hải, Phật Sơn và Cao Yếu (Q.Đông)
Nguồn : Tưởng Bính Chiêu.. [1998 : 284-285]

Về chủng loại hoa văn, ngoài các kiểu kinh điển xuất hiện sớm như ô vuông, vòng tròn, hoa văn chiếu (tịch văn), các đường xiên ngang giao nhau ra còn có các mô típ hình zíc-zắc, vòng xoáy, mây–sấm, gân lá, hình chữ bát (八), điểm tròn, hình lược, sóng nước v.v., đồng thời còn xuất hiện cả các tổ hợp hoa văn đan chéo và vòng xoáy, hoa văn ca-rô và các điểm tròn v.v.. của cuộc sống xã hội đương thời, tiêu biểu là trống Ngọc Lũ và trống Hoàng Hạ.

H.2.24.Mặt trống Ngọc Lũ [Kim Định 1999 : 16]
H.2.25. Múa tế thần – hoa văn trống đồng
[Lăng Thuần Thanh 1979: 591]

Theo Tưởng Bính Chiêu.. [1998], hoa văn kỷ hà tại Lĩnh Nam có thể phân thành ba tiểu loại Âu Việt, Nam Việt, và Lạc Việt. Ở nghệ thuật trang trí trên chất liệu đồ gốm, phong cách Âu Việt nổi trội nhất, sau đến là Nam Việt, trong khi đó tiểu vùng Tây Lạc Việt nổi bật hơn ở nghệ thuật trang trí đồ đồng.

Thật vậy, nghệ thuật hoa văn đồ đồng (tiêu biểu là trống đồng) phổ biến rải rác khắp Lĩnh Nam, đậm đặc nhất là tại đồng bằng sông Hồng-sông Mã. Các trung tâm đúc đồng nổi tiếng tại đây phải kể Làng Cả, Cổ Loa, Đình Chàng, Làng Vạc, Vinh Quang, Đồng Mỏm.. [Chử Văn Tần 2003: 148]. Thông qua hoa văn trống đồng, người Đông Sơn gửi gắm các quan niệm triết học cùng các ước vọng cao đẹp nhất Bàn về nghệ thuật thanh sắc, cuốn Hậu Hán Thư cũng từng viết “Âm nhạc của người Nam di gọi là Nam (âm), trong số tứ di chỉ có Nam (âm) là phong cách cao nhã..(65)”. Điều này cho thấy người xưa sớm đã phân biệt hai phong cách nghệ thuật bắc, nam. Cuốn Quảng Đông Tân Ngữ có ghi “Việt tục hiếu ca (越俗好歌)”, phản ánh đúng thực tế phong cách nghệ thuật ca hát người Việt và hậu duệ người Việt. Xét riêng trong văn hóa Trung Hoa, phong cách “Việt ca” Lĩnh Nam xếp cùng đẳng cấp với các phong cách Hoàng Hà, Dương Tử [Phùng Minh Dương 2006: 5].

Nói về thói quen ưa ca hát vùng Lĩnh Nam, cuốn Giao Châu Ký viết “(Người Việt) thích đánh trống, gảy đàn, thường là ca hát ngoài đồng, có lúc thì cưỡi trâu hát xướng, có lúc tụ tập ca hát dưới trăng..”. Ngoài ra, cuốn Nam Việt Bút Ký có chép “người Việt Lĩnh Nam thích ca hát, chỉ cần có sự kiện nào đó mang tính may mắn một chút là ca hát”. Các họa tiết hoa văn trống đồng một lần nữa làm minh chứng sống động nhất cho các đánh giá này (hình 2.24-25). Theo Phùng Minh Dương [2006: 66-67], có thể bộ múa Huyền Vũ ra đời từ tục thờ chim của người Việt từ Dương Tử đến Lĩnh Nam, còn bộ Kích Nhưỡng Ca (击壤歌) gắn liền với dân ca Việt cổ vùng Ngô Việt và Mân-Đài.

Nhạc cụ Bách Việt cổ về cơ bản có thể chia ra ba loại chính, gồm các loại trống (bộ gõ), các loại sáo (kèn – bộ hơi) và các loại đàn (bộ dây), trong đó quan trọng hơn là bộ gõ, được dùng để truyền tin hay tạo ra sự hưng phấn được hút vào sinh hoạt cộng đồng như nhảy múa, ca hát. Giới khảo cổ tìm thấy nhiều loại chuông, khánh, trống (nhất là trống đồng Lĩnh Nam), thuần vu, câu địch, khèn (đặc biệt là khèn bầu, như trên trống Ngọc Lũ I, Sông Đà hoặc các di vật còn sót lại trong các khu mộ táng Đông Sơn) v.v.. Nhiều loại nhạc cụ phát triển nhiều cung âm khác nhau, chẳng hạn chiếc trống đồng có thể có đến 4 cung âm là la, si, do, re. Cuốn Lĩnh Biểu Lục Dị từng miêu tả “khèn bầu của người Giao Chỉ là quả bầu không cuống, cắm 13 ống vào, trên đầu có gắn 13 miếng đồng mỏng, làm lưỡi gà để thổi..”.

H.2.26. Nhạc cụ và cách chơi nhạc cụ bộ gõ thời Đông Sơn (khắc trên trống đồng)
H.2.27. Tượng người thổi khèn trên muôi đồng Việt Khê
H.2.28. Hình người thổi khèn Đông Sơn
Nguồn: Lâm Úy Văn [2003: bìa 3]; Đoàn Nam Sinh [2002: 93]; Trần Ngọc Thêm [2001]

Tổ tiên Việt Nam từng truyền tụng ngạn ngữ “sống thì dầu đèn, chết thì kèn trống”, kèn trống chính là nội dung âm nhạc và cả nghệ thuật của văn minh Đông Sơn, đại diện của nghệ thuật Bách Việt vùng Lĩnh Nam [Đoàn Nam Sinh 2002: 92].

2.4. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Trong Văn hóa ứng xử, chúng tôi lại dựa vào hoàn cảnh môi trường (tự nhiên, xã hội) để phân thành hai tiểu mục (1) Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, tức phương diện văn hóa sản sinh qua quá trình tương tác với giới tự nhiên (như các bình diện ăn, mặc, ở, đi lại); và (2) Văn hóa ứng xử mới môi trường xã hội, tức phương diện giao lưu – tiếp biến văn hóa với thế giới bên ngoài.

2.4.1. Văn hóa ẩm thực

Về phong tục ăn uống, người Bách Việt xưa có hai cách lựa chọn: (1) thức ăn chín và (2) ăn thức ăn sống. Nhiều dụng cụ nấu nướng chuyên để nấu chín các loại lương thực, thực phẩm (có ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên) được khảo cổ phát hiện rộng rãi. Một số nơi có thói quen ăn sống một số loài thủy hải sản nhỏ như cá, ốc. Chẳng hạn, một số cư dân đảo Đài Loan có tục ăn cá sống, mắm sống (ghi trong Lâm Hải Thủy Thổ Chí). Tương tự, người Việt Nam hiện nay tuy không quen ăn cá sống song vẫn coi mắm là một trong những món đặc biệt. Cơm lam, cơm gói lá sen là các đặc sản ẩm thực cổ nay còn tồn tại trong văn hóa một số dân tộc như Việt, Choang, Thái, Mường, và một số hệ dân Hán Hoa Nam như Khách Gia, Triều Châu, Quảng Phủ v.v..

Trong thành phần bữa ăn của người Việt xưa, quan trọng nhất là cơm gạo. Ngoài ra còn phải kể đến các loại lương thực, rau quả đặc trưng khác trong vùng như ngũ cốc, đậu, kê, mạch, bo bo, bột cây báng, rau, khoai, trái cây, dưa hấu v.v.. Các sự tích Dưa hấu Mai An Tiêm ở Việt Nam, thần thoại Hồ lô cứu sinh rải rác khắp Lĩnh Nam phần nào phản ánh diện mạo nghề trồng trọt ngày trước.

Cuốn Hậu Hán Thư có ghi chép vùng Giao Chỉ trồng được loại bo bo hạt rất to. Khi Mã Viện chiếm đất này đã rất thích loại bo bo vì ăn vào có thể tăng cường sức khỏe. Còn cuốn Nam Phương Thảo Mộc Trạng ghi chép rằng loại đậu phộng trồng ở đất Giao Chỉ có chất lượng rất cao [Vương Văn Quang.. 2007: 118-121].

Với điều kiện địa lý, khí hậu vùng á nhiệt đới và nhiệt đới, vùng Lĩnh Nam sớm nổi tiếng với nhiều sản vật độc đáo như vải, nhãn, dương mai, tỳ bà, bưởi, cam, quýt, ngân hạnh, chuối, dừa, đu đủ, dưa hấu, mía, lê, sơn trà, dương đào, trám, v.v. được ghi chép rất nhiều trong các cuốn địa phương chí hay dã sử(66).

Sau cơm, rau cá, thịt. Đánh bắt cá đã sớm trở thành một hoạt động quan trọng trong ở toàn vùng Lĩnh Nam. Người Nam Việt xưa rất nổi tiếng với nghề đóng thuyền đi biển sắn bắt cá biển và trao đổi hàng hải. Tục xăm mình “cho giống giao long” mỗi khi xuống nước đánh bắt cá của người Lạc Việt xưa cũng phản ánh chất sông nước trong văn hóa ẩm thực. Hình ảnh cá khắc trên gốm Gò Chiền, đúc tạc trên trống đồng, thố đồng, muôi đồng Đông Sơn, tục thờ cá ở đền Chử Đồng Tử, tục tế thần Tản Viên bằng cá nướng, hình ảnh con cá và người đi câu trong lễ hội Trám ở Tứ Xã (Vĩnh Phú) v.v. có thể được coi là các dấu hiệu sống động của vai trò các loài thủy-hải sản trong cơ cấu bữa ăn của cư dân Tây Lạc Việt. Ngay khi quá trình đồng hóa của người Hán đã sắp thành công, một lực lượng dân Việt đáng kể phải tìm kế sinh nhai trên những chiếc thuyền đánh bắt cá được gọi chung là Đản gia.

Các di chỉ khảo cổ có niên đại muộn hơn như Hà Đãng (Phật Sơn, Quảng Đông), Mã Kiều (Thượng Hải) phát hiện thêm nhiều dụng cụ săn bắt thú bằng đá và xương thú, cho thấy dù cuộc sống nông nghiệp định cư đã trở nên phổ biến trong cộng đồng người Việt cổ, song một bộ phận vẫn sống bám vào nghề săn bắt.

Về gia súc, có thể kể đến lợn, chó, trâu (bò), dê, nai. Phát hiện khảo cổ tại Lâm Tắng (Quế Lâm, Quảng Tây) cho thấy vùng Bách Việt đã thuần dưỡng lợn từ ít nhất 7500 năm trước [Lâm Úy Văn 2003: 90]. Các di chỉ Hà Đãng (Quảng Đông), thôn Bạch Thạch (Quảng Tây) và Hòa Bình (Việt Nam) khắp các tiểu vùng Lĩnh Nam cho thấy người Việt cổ đã biết nuôi chó để giữ nhà, nuôi trâu để cày cấy và nuôi dê để lấy thịt từ ít nhất 6, 7 ngàn năm trước.

Về gia cầm, chủ yếu là các loại gà, vịt, ngỗng v.v.. Cư dân Lĩnh Nam cổ đã thuần dưỡng các loại gia cầm này từ thời đồ đá mới, như trong di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, Gò Mun (Việt Nam) v.v.. Dân tộc Tày ở Việt Nam vẫn lưu truyền truyền thuyết Pú Lương Quân, có chi tiết Báo Luông và Sao Cải sau khi trồng được nhiều lúa đã nghĩ đến việc vào rừng bắt lợn cỏ về nuôi. Cuốn Nam Việt Chí ghi chép vùng Lỗ Thành có nhiều gà rừng tham chọi nhau, dân đem gà nhà chọi với gà rừng đế bắt lấy. Di chỉ Gò Mun phát hiện một đoạn xương trâu đã thuần dưỡng. Sách Ninh Vũ Ký có nói trâu vùng Cửu Chân to lớn hơn trâu thường. Cuốn Thủy Kinh Chú cũng ghi chép sự kiện tướng Lộ Bác Đức đánh Nam Việt, tiến quân vào đồng bằng sông Hồng, “quan lại địa phương đã dâng 100 con trâu và 1.000 hũ rượu”. Tương tự, các cuốn Ngu Hành Chí An Nam Chí Lược có nói tới việc thuần dưỡng voi ở đất Lĩnh Nam. Có thể thấy, vùng Lĩnh Nam đã bước vào thời chăn nuôi tập trung, muộn nhất là từ giữa thiên niên kỷ I trCN.

Ngoài ra, một bộ phận người Việt cổ còn đi săn các loài thú rừng như heo rừng, voi, tê giác, linh dương v.v. làm thức ăn. Trong các di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc v.v. tìm thấy khá nhiều xương cốt thú rừng. Trên trống đồng Đông Sơn có nhiều mẩu hoa văn thú, nhất là dê, hươu, nai v.v..

Ngoài thức ăn phải kể đến các loại thức uống, quan trọng nhất là trà và rượu. Cây trà là đặc sản chung toàn miền Bách Việt nên nó sớm xuất hiện trong văn hóa Lĩnh Nam. Trong cuốn Trà Kinh, tác giả Lục Vũ cũng khẳng định cây trà là sản vật chỉ có ở phương Nam. Nhiều tác giả dựa vào ghi chép trong cuốn Hoa Dương Quốc Chí cho rằng cây trà xuất hiện đầu tiên ở đất Ba Thục, tức Tứ Xuyên ngày nay, song không ai có thể khẳng định thời ấy vùng nam Dương Tử không có cây trà. Ngoài ra, cuốn Nhĩ Nhã cũng ghi chép khá cẩn thận về điều này. Tự nhiên Lĩnh Nam không quá lạnh, do vậy mà việc trồng trà tiếp diễn suốt các mùa trong năm. Tục ăn trầu cau vốn phổ biến khắp Bách Việt và phần còn lại của Đông Nam Á, cho đến nay, nó còn rải rác ở Việt Nam, Đài Loan, Hoa Nam và quần đảo Indonesia. Với các chức năng trị sơn lam chướng khí, nhuộm răng chắc khỏe, trầu cau còn là lễ vật cầu hôn.

Sau trà là rượu. Người Việt cổ chuyên dùng gạo nếp để nấu thành rượu đặc sản. Ngoài rượu nếp, rượu cốt làm từ trứng kiến đặc biệt cũng là một thứ đặc sản quý hiếm mang danh hiệu Lĩnh Nam (theo Lĩnh Biểu Lục Dị, Xích Nhã), dùng trang trọng trong các nghi thức cúng tế và hội hè.

2.4.2. Văn hóa trang phục

a. Chất liệu may mặc

Nghề dệt đan cũng là một thành tựu đáng kể của người Bách Việt cổ. Khảo cổ học đã phát hiện khoảng 20 loại vải khác nhau đã từng xuất hiện ở cộng đồng này, phổ biến có vải đai, vải gai, tơ, lụa, gấm, the, vải thuyên, v.v. với nhiều khổ vải khác nhau tùy theo từng vùng, trong đó nổi tiếng nhất là các loại vải làm từ sợi gai (葛, cát), đay (苧麻, ninh ma) [Li Hui-Lin 1983: 48].

Chất liệu may mặc thiên về thực vật. Vào khoảng 1.000 năm trCN, vùng Bách Việt đã sản xuất được nhiều chủng loại vải vóc khác nhau, như tơ đay, tơ gai, tơ lụa, the, vải thuyên, vải sa, vải tơ rối v.v… Vải bông xuất hiện muộn hơn. Đến đầu CN, dân Đông Lạc Việt ở đảo Hải Nam đã sản xuất loại vải khổ to (广幅布 = quảng bức bố) rất được ưa chuộng (theo Hậu Hán Thư). Ban Cố trong Hán Thư viết “..(Vùng Nam Việt) gần biển, có tê giác, voi, trân châu, bạc, đồng, trái cây, gấm vóc..”, “(Đảo Hải Nam) nam thì làm đồng, nữ thì dệt vải”. Tuy không tìm thấy các mảnh vải nguyên vẹn, song khảo cổ học phát hiện nhiều vết tích vải vóc bao bọc trên các đồ sứ, đồ đồng, nhất là trong các mộ táng. Chẳng hạn, tại Bắc Bộ Việt Nam tìm thấy dấu vết các loại vải sớm trong các di tích Châu Can, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, chứng tỏ người Phùng Nguyên đã biết dệt vải (xem thêm Lê Văn Lan, Trịnh Minh Hiên [1973: 236]). Tại Quảng Tây Trung Quốc, người ta cũng phát hiện khảo cổ tại Lâm Tắng, cho thấy người Âu Việt đã biết dệt vải từ 8-9 ngàn năm trước. Trong mộ Nam Việt Vương tại Quảng Châu tìm thấy “bao vải đay”, “bó dây thừng vải đay” và nhiều “di vật bằng lụa” khác. Khảo cứu của Eberhard W. [1968: 270-277] cho thấy loại vải cát bối (吉贝, sớm nhất ở Lâm Ấp), vải ngô đồng (梧桐), vải câu mang (勾芒), vải mộc miên (木棉 = vải bông) và vải làm từ vỏ cây (楮, chử) là đặc sản Lĩnh Nam và Vân–Quý, kết quả của tài trí tận dựng các loại chất liệu thực vật chỉ có ở địa phương. Hơn thế, kỹ thuật dùng vỏ cây dó của người Bách Việt được xem là tiền thân của nghề chế tạo giấy, mà sau này người Hán ghi công phát minh cho Thái Luân đời Tây Hán [Eberhard W. 1968: 270-275].

Đặc biệt hơn, tiểu vùng Tây Lạc Việt còn có loại vải tơ chuối, được sản xuất bằng kỹ thuật tiến bộ. Loại vải này rất phù hợp với kiểu thời tiết nóng bức của mùa hè nên rất được ưa chuộng (ghi trong Nam Châu Dị Vật Ký, Ngô Đô Phú, Nam Phương Thảo Mộc Trạng). Về sau kỹ thuật chế biến truyền rộng khắp Lĩnh Nam, đến thời Đường, nó đã trở thành vật triều cống của nhiều vùng đất như Quảng Châu, Triều Châu, Đoan Châu, Phong Châu, Hạ Châu, Tân Châu (thuộc Quảng Đông), thậm chí lên đến tận Kiến Châu vùng Ngô-Việt (ghi trong Nguyên Hòa Quận Huyện Chí). Vải trúc tuy chỉ là mặt hàng thứ cấp song cũng sớm xuất hiện trong lịch sử.

Vải mộc miên và vải vỏ cây cũng là hai loại vải bình dân trong lịch sử Bách Việt ở Lĩnh Nam. Cuốn Thái Bình Hoàn Vũ Ký thì miêu tả ở Quỳnh Châu, Đạm Châu (đảo Hải Nam) “hậu duệ người Việt dệt vỏ cây làm vải”. Cuốn Quảng Châu Ký có nhắc đến loại vải này ở vùng A Lâm (Quảng Tây). Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái cũng nói rằng người Lạc Việt xưa cũng lấy vỏ cây dệt thành vải. Còn loại vải mộc miên có mặt ở hầu hết các vùng văn hóa Bách Việt, từ vùng Mân Đài, vùng Nhị Hồ (theo Thượng Thư (thiên Vũ Cống); vùng Lĩnh Nam (theo Văn Tuyển dẫn Dị Vật Chí; Ngô Lục), vùng Vân-Quý (theo Hậu Hán Thư, Hoa Dương Quốc Chí v.v.). Ngoài mộc miên, cây ngô đồng cũng cung cấp lượng nguyên liệu dệt vải đáng kể.

Ngoài chất liệu thực vật, cư dân trong vùng còn sử dụng lông ngỗng làm chất liệu may mặc. Cuốn Lĩnh Nam Di Vật có chép rằng các tù trưởng các đạo phương Nam thường lấy lông ngỗng dệt làm áo ấm [Bùi Thiết 1999: 191-192].

Bên cạnh dệt, in khắc hoa văn và nhuộm màu cũng đã được người Bách Việt áp dụng từ rất sớm (như ở các ngôi mộ cổ ở Giang Tây) [Lưu Thi Trung.. 1980].

b. Phong cách phục trang

Về phong cách phục trang, cư dân Hoa Hạ mặc vạt áo quấn sang phải, người Bách Việt cài sang trái (tả nhậm). Cuốn Sử Ký viết “Phu (Triệu Đà) cắt tóc xăm mình, mặc áo quấn thân áo sang trái, giống như dân Âu Việt vậy”(67). “Tả nhậm” là cách phục trang chung của cư dân Bách Việt.

Người Việt vùng Lĩnh Nam, đặc biệt là Tây Lạc Việt, thường ngày vẫn mặc áo và váy (theo Hậu Hán Thư. Đông Di Truyện), cũng giống như câu ca dao Việt Nam: “Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không”.

Cổ sử Trung Hoa như Bác Vật Chí, Dị Vật Chí Tam Tài Đồ Hội (三才图会, đời Minh), từng nhắc đến khái niệm “dân khoan ngực (穿胸民)”, theo khảo cứu của Eberhard W. [1968: 360-361], đó chính là hình ảnh chiếc áo choàng đầu kiểu poncho đặc trưng của người Việt cổ vùng Dương Tử. Theo tác giả, cư dân Bắc Bộ Việt Nam thời Đường cũng rất chuộng loại áo này.

Ngoài các sản phẩm đồ dệt nói trên, áo lông chim cũng là một sản vật đặc trưng Bách Việt. Các cuốn Lĩnh Biểu Kỷ Man, Xích Nhã, Việt Tây Tùng Tải Lĩnh Ngoại Đại Đáp có dẫn các thủ lĩnh (hoặc vua) các bộ tộc Âu Việt, Lạc Việt và Lâm Ấp thường mặc áo lông thiên nga (hoặc lông chim). Người Hán gọi kiểu áo đó là “điểu y” (鸟衣), gọi cộng đồng mặc áo lông chim là Điểu Di (鸟夷). Áo lông chim gắn liền với tục thờ chim của cư dân địa phương. Hình ảnh “vũ nhân”, “điểu nhân” trên mặt trống đồng hay các sản phẩm có chạm khắc hoa văn Đông Sơn – Điền Việt phản ánh đầy đủ nhận định này. Theo Eberhard W. [1968: 286], khắp vùng Bách Việt cổ đều có truyền thống làm áo lông chim. Tích Trọng Thủy – Mỵ Châu có tình tiết nàng Mỵ Châu bứt lông ngỗng rắc dọc đường chạy loạn cùng cha. Khi Đạo giáo hình thành và phát triển, chiếc áo lông chim trở thành biểu tượng của ma thuật.

H.2.29. Hình người đội mũ mặc áo lông chim trên thạp đồng Đông Sơn [Đoàn Thị Tình 2006: 19]
H.2.30. Trâm cài bằng đồng thời Đông Sơn [Đoàn Thị Tình 2006: 19]

Với lối sống nông nghiệp lúa nước vùng khí hậu nóng, trang phục gọn nhẹ, thoáng mát là đặc trưng quan trọng. Cách thường thấy ở Tây Lạc Việt là nam cởi trần đóng khố, nữ mặc áo ngắn có thắt bao [Chử Văn Tần 2003: 59]. Khi xã hội bước vào giai cấp, sự phân biệt địa vị qua trang phục bắt đầu xuất hiện. Ảnh hưởng của văn hóa Hán đã dẫn tới một số thay đổi đáng kể, người Việt Nam đã chuyển hẳn từ mặc váy sang mặc quần. Một số nơi ở Quảng Tây phụ nữ Choang còn mặc áo không cổ, váy áo quấn sang trái, mặc quần ống rộng (vết tích của chiếc váy cổ). Phụ nữ Thái ở Vân Nam còn mặc váy dài, áo ngắn [Đoàn Nam Sinh 2002: 222].

H.2.31. Hoa văn cư dân Đông Sơn đội mũ lông chim trong cúng tế [Lăng Thuần Thanh 1979: 595]
H.2.32. Cách phục trang phụ nữ Xá vùng Phúc Châu [Lăng Thuần Thanh 1979: 300]

2.4.3. Văn hóa giao thông

Trong mắt người Hoa Hạ-Hán, Bách Việt là cư dân “giỏi thủy chiến, thạo dùng thuyền”. Chẳng hạn, cuốn Lã Thị Xuân Thu (thiên Thận Đại Lãm 慎大览) viết “Người Việt chỉ cần ngồi thuyền là đến nơi”(68).

Người Việt cổ vùng Ngô-Việt và Lĩnh Nam có trình độ làm thuyền hơn hẳn các vùng Bách Việt khác. Các ghi chép sử liệu có niên đại muộn, do vậy ta phải dựa vào khảo cổ học. May mắn, các di chỉ tại Quảng Châu cho thấy người Nam Việt vào nửa sau thiên niên kỷ I trCN đã có những công xưởng lớn để chế tạo thuyền bè (đặc biệt có thuyền rộng từ 5 đến 8 mét, có trọng tải từ 25 đến 30 tấn [Trương Vĩ

Tương 2006: 5]). Cổ sử từng nhắc tới loại thuyền Côn Lôn (昆仑舶) to lớn đi biển của người Việt Lĩnh Nam. Trong các ngôi mộ cổ có cùng niên đại cũng có nhiều mô hình thuyền bè bằng sứ được tùy táng (như quan tài hình thuyền Việt Khê; tục thuyền quan táng tồn tại rất lâu trong văn hóa người Việt Bắc Bộ). Trên bề mặt trống Đông Sơn có nhiều mô hình thuyền đơn và thuyền đôi, theo Đào Duy Anh [1955] và Thạch Chung Kiện [1992: 29-35], đó là các loại thuyền đi biển. Phạm Đức Dương [2000: 60] suy đoán rằng “có thể từ chu là phiên âm tiếng Hán từ đò của Việt Nam. Có thể nói dân Việt cổ ven biển ở Lĩnh Nam đã sớm có kỹ thuật đóng thuyền trình độ cao, đến nửa sau thiên niên kỷ I trCN thì phát triển rực rỡ.

H.2.33. Lầu thuyền Giang Nam [shipmuseum.sjtu.edu.cn
H.2.34. Thuyền Đông Sơn [Lăng Thuần Thanh 1979 ]
H.2.35. Thuyền gốm người Việt (đời Hán) khai quật ở Quảng Châu [blog.sina.com.cn]

Vùng Lĩnh Nam còn nổi tiếng với các loại thuyền độc mộc (theo Lĩnh Ngoại Đại Đáp). Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy vết tích con thuyền độc mộc dài 5 mét ở Ngũ Thái (Bắc Ninh) [Chử Văn Tần 2003: 963]. Bè trúc được sử dụng phổ biến ở những đoạn sông nhỏ, mực nước nông, đặc biệt là ở tiểu vùng Âu Việt núi non hiểm trở. Hiện tại, vùng Hoa Nam vẫn tôn thờ các vị hải thần, như Ma Tổ, Trương Đại Đế.., cho thấy tầm quan trọng của nghề đi biển trong di sản văn hóa Lĩnh Nam.

Khi di chuyển trên mặt đất, cư dân Lĩnh Nam đã thể hiện sự lựa chọn tối ưu của mình khi chọn các hình thức dùng voi, trâu để vận chuyển, giao thông và thậm chí kể cả để kéo cày làm đất, giẫm đạp ruộng thụt v.v..

2.4.4. Văn hóa kiến trúc

Làm nông nghiệp lúa nước thì phải định cư, vì thế ngôi nhà trở nên rất đỗi thân thuộc và quan trọng. Ngôi nhà sàn là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông Nam Á cổ nói chung, cư dân Bách Việt ở Lĩnh Nam nói riêng.

Người xưa từng có câu “Nam sào, Bắc huyệt (người phương Nam ở nhà sàn, người phương Bắc ở nhà huyệt đất)”. Nhà sàn (chống ngập nước, thú rừng) từng hiện diện rất phổ biến toàn vùng Lĩnh Nam, kể cả đồng bằng lẫn miền núi. Hoa văn nhà sàn Đông Sơn trên mặt trống (hình 2.36), kiểu kiến trúc nhà sàn các dân tộc ít người tại Lĩnh Nam (Choang, Thái v.v.) cho thấy điều này. Hình vẽ trên trống đồng cho thấy nhà sàn xưa có sàn thấp, chưa có vách, mái cong hình thuyền, thang lên nhà đặt phía trước, bên cạnh có nhà kho để cất giữ lương thực, vật dụng [Lê Văn Hảo 1989: 81]. Tuy nhiên, tại một số vùng (nhất là đồng bằng, trung du) nhà nền đất cũng từng xuất hiện phổ biến, chẳng hạn như kiểu nhà táng Đông Sơn phát hiện tại Bắc Bộ Việt Nam.

image126
H.2.36. Nhà sàn Đông Sơn [Kim Định 1999: 40]

Cũng giống như nhiều vùng văn hóa Bách Việt khác, mái cong hình thuyền ghi đậm dấu ấn sông nước cũng là một đặc trưng quan trọng trong kiến trúc Bách Việt, trong đó có Lĩnh Nam. Hiện tại, đình chùa miếu mạo ở Việt Nam, kiến trúc truyền thống các hệ dân Hán Lĩnh Nam và Phúc Kiến, kiến trúc truyền thống các tộc người Choang, Đồng, Thủy, Bố Y v.v. đều thể hiện sống động đặc điểm này.

2.5. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Phẩn này chủ yếu thảo luận về các mối quan hệ văn hóa cấp vùng, tức lấy vùng văn hóa làm trục khảo sát chính. Để có góc nhìn phổ quát, chúng tôi đi từ phân tích mối quan hệ văn hóa giữa Lĩnh Nam với các vùng Bách Việt khác, giữa Lĩnh Nam với các vùng văn hóa Đông Nam Á còn lại (chủ yếu là vùng cư dân Môn-Khmer); và giữa Lĩnh Nam với Trung Nguyên để làm nổi rõ vị trí văn hóa Lĩnh Nam. Đây là hướng khảo sát theo chiều không gian trục tung.

Tóm tắt mối quan hệ giữa Lĩnh Nam và các vùng văn hóa hữu quan (ưu tiên theo mối quan hệ gần – xa) như sau:

Bảng 2.4. Các mối quan hệ văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với bên ngoài ở Đông Á

Lĩnh Nam + các vùng văn hóa Bách Việt khác Lĩnh Nam – vùng văn hóa cư dân Môn-Khmer Lĩnh Nam – vùng văn hóa Nam Đảo Lĩnh Nam – Trung Nguyên
Văn hóa Bách Việt
Văn hóa Đông Nam Á đất liền
Văn hóa phương Nam (Đông Nam Á cổ)
Văn hóa Á Đông (chủ yếu gồm hai dòng văn hóa phương Nam, văn hóa phương Bắc)

2.5.1. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa các vùng Bách Việt khác

Tiểu mục này sắp xếp theo tiêu chí gần – xa, do vậy chúng tôi bắt đầu với mối quan hệ Lĩnh Nam với Vân-Quý, rồi lần lượt đến Mân-Đài, Nhị Hồ, và Ngô Việt.

a. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng Vân- Quý

Trong quan hệ với Vân–Quý, hai tiểu vùng Âu Việt và Lạc Việt gắn bó mật thiết hơn cả, thể hiện nhiều nhất ở: (1) quan hệ chủng tộc-lịch sử, và (2) quan hệ văn hóa.

Quan hệ chủng tộc và lịch sử hai vùng khởi nguyên từ sự liên thông của tự nhiên (núi, thung lũng, sông ngòi, khí hậu..). Người Bách Việt cư trú rải rác ở Quý Châu và phần đất phía đông, đông nam Vân Nam [Hoàng Hưng Cầu 2008], tức nối tiếp với tây Lĩnh Nam thành một dải. Ở phương diện di truyền học, tác giả Lý Huy [2002] qua phân tích các thành phần cơ bản của gen di truyền Bách Việt đã kết luận rằng Lĩnh Nam là chiếc nôi đầu tiên của Bách Việt, sau đó khối này phân tán thành hai nhánh: (1) nhánh Tây Việt lên Vân-Quý; còn (2) nhánh Đông Việt lên các vùng Mân-Đài, Ngô Việt. Đến giữa thiên niên kỷ I trCN, văn hóa đồ đồng Đông Sơn và Điền Việt phát triển mạnh, trình độ đúc đồng lên cao, tiêu biểu là trống đồng. Các nghiên cứu gần nhất (Higham (1986), Ambra Calò (2009) v.v.) cho thấy đồng bằng sông Hồng và thung lũng Điền Trì là hai trung tâm trống đồng lớn, có niên đại gần đồng thời. Trục sông Hồng là “giao lộ” quan trọng, do vậy có trống Đông Sơn ở Vân-Quý và ngược lại. Quan sát hoa văn cho thấy trống Điền Việt mang loại hình trung gian chuyển tiếp giữa chất du mục (Trung Á) với chất đồng bằng lúa nước, hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên hai vùng

H.2.37. Vị trí Lĩnh Nam và Vân-Quý [groups.yahoo.com]
H.2.38. Sự thống nhất của hai nhóm Tây Việt
và Đông Việt trong công trình nghiên cứu của Lý Huy [2002]

Cả hai vùng văn hóa chịu chung một bối cảnh lịch sử, tính từ lúc nhà Tần nam chinh. Thời Hán Vũ Đế, nhà Tây Hán dựa vào cao nguyên Vân–Quý để chinh phục Lĩnh Nam, sau đó quay trở lại thâu tóm cao nguyên này. Tuy nhiên, với địa thế rừng núi hiểm trở, quá trình Hán hóa ở đây diễn ra muộn hơn, ít hơn và chậm hơn. Một lượng lớn dân Việt vùng đông Vân-Quý và tây Lĩnh Nam di cư về phía nam-tây nam lập ra nhóm Ai Lao và 12 châu Thái (Tây Song Bản Nạp), sau tiếp tục xuống bắc Đông Dương. Đến các tk. IV-V, cục diện lịch sử cả hai vùng bắt đầu có sự khác biệt. Từ đó trở đi, dân Việt hai vùng này bắt đầu phân làm hai nhánh: phần phía đông Vân–Quý và toàn bộ Lĩnh Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Nguyên, trong khi phần phía tây (thượng lưu sông Lan Thương, Nộ Giang) bắt đầu tiếp xúc văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo Theravada và Bà La Môn giáo.

b. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng Mân- Đài

image132
H.2.39. Vị trí và điều kiện địa lý hai vùng Lĩnh Nam và Mân-Đài [groups.yahoo.com]

Lĩnh Nam có quan hệ đặc biệt với Mân-Đài, chỉ sau Vân-Quý. Mân-Đài nằm giáp biển, địa hình phức tạp, giao thông đường bộ cách trở song hàng hải lại rất thuận tiện, chính vì thế hai vùng này chia sẻ nhiều điểm tương đồng.

Cả Lĩnh Nam và Mân-Đài có quá trình lịch sử – xã hội tương tự nhau, kể cả quá trình giao lưu–tranh chấp và hòa nhập vào văn hóa Hán (từ tk. II trCN trở đi). Giống như vai trò dãy Ngũ Lĩnh đối với vùng Lĩnh Nam, chất núi non (dãy Vũ Di Sơn) và biển đảo của Mân-Đài đã vô hình trung làm “bình phong” ngăn cách sự dòm ngó và xâm lược của người Hán, ít nhất cho đến tk. II sau CN, trong khi các vùng Ngô Việt, Nhị Hồ ở phía bắc đã sớm tiếp xúc, tranh chấp và hòa nhập vào văn hóa Hán từ những tk. V-IV trCN. Đến tk. II-I trCN, vùng bắc Phúc Kiến từng nổi lên nhà nước Mân Việt với lực lượng hùng hậu, trực tiếp phản kháng sự xâm nhập của người Hán từ vùng Ngô Việt, đặc biệt là nước Đông Âu ở nam Chiết Giang.

image134
Các vùng phương ngữ Hán phương Nam và tiếng Choang [Lâm Úy Văn 2003]
Cả hai vùng đều trải qua quá trình Hán hóa, song đều giữ được cơ tầng văn hóa Việt ở những mức đáng kể. Phương ngữ Mân và Quảng Đông trong tiếng Hán vẫn giữ được cơ tầng Bách Việt ở mức cao (hình 2.40). Cụ thể, các phương ngữ Mân Bắc (bắc Phúc Kiến), Mân Nam ở (nam Phúc Kiến và Đài Loan), Triều Châu (đông bắc Quảng Đông), và Quảng Đông đều chứa từ 20 đến 30% thành phần tiếng Việt cổ [Mei Tsu-lin, Jerry Norman 1976].

c. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng Nhị Hồ

Nhị Hồ là vùng văn hóa Bách Việt ở khu vực hai hồ lớn là Động Đình và Phàn Dương, nay thuộc các địa phận Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây Trung Quốc. Do khu vực cả hai hồ này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa Bách Việt trong vùng nên chúng tôi gọi đây là vùng Nhị Hồ.

Các đặc trưng chung nguồn cội Bách Việt của cả hai vùng Lĩnh Nam và Nhị Hồ có thể kể cắt tóc – xăm mình, dùng bôn có nấc – bôn có tay cầm, ở nhà sàn, sản xuất đồ gốm hoa văn kỷ hà, văn hóa sông nước, tục dùng kê bốc v.v. đều hiện diện ở cả hai vùng.

Văn hóa Lĩnh Nam và Nhị Hồ cùng gắn bó nhiều trên phương diện lịch sử – xã hội. Ngay từ thời văn hóa Dương Việt và Can Việt còn làm chủ Nhị Hồ (tk. IV trCN về trước) thì giữa hai vùng đã tồn tại nhiều mối quan hệ giao lưu văn hóa. Tiêu biểu nhất là con đường truyền bá, giao lưu lúa nước và kỹ thuật canh nông Lĩnh Nam – Dương Tử đi qua vùng này, trong đó các con sông Nguyên, sông Tương, sông Can là các trục “xa lộ” (ví dụ: hạ lưu Dương Tử – hồ Động Đình – sông Tương – Việt Thành Lĩnh – Li Giang – Tây Giang) [Higham 1996: 83-84; 309-310]. Cũng thông qua các trục giao lưu này mà nhiều sản phẩm gốc Trung Nguyên (qua đồng, nha chương v.v.) cũng được du nhập vào Lĩnh Nam, và ngược lại thổ sản Lĩnh Nam được giới thiệu lên phía bắc.

Trong khảo cổ học, hiện tại Trung Quốc có một quan điểm cho nghề đúc đồng của người Dương Việt vùng Động Đình là cội nguồn của nghề đúc đồng ở Lĩnh Nam. Điển hình là Lý Long Chương [1995: 275-312], người khẳng định văn hóa người Việt tại vùng Lưỡng Quảng là sự tiếp tục của văn hóa Động Đình. Qua nghiên cứu so sánh mộ táng, tác giả cho rằng “vào thời đồ đồng, diện mạo cơ bản của văn hóa mộ táng giữa hai vùng này là giống nhau, chúng thuộc cùng một dân tộc” [dẫn trong Trịnh Tiểu Lô 2007: 236]. Quan điểm này tuy không hoàn toàn chính xác song cũng phần nào nói lên được mối quan hệ mật thiết giữa hai cộng đồng văn hóa. Tuy nhiên, theo Trịnh Tiểu Lô [2007: 236], từ trước khi người Việt vùng Nhị Hồ vào, văn hóa Lĩnh Nam đã phát triển cao, do đó dòng văn hóa Dương Việt sau khi thâm nhập Lĩnh Nam thời gian ngắn đã chóng vánh dung hòa vào văn hóa bản địa. Hà Văn Tấn [dẫn theo Trần Ngọc Thêm 2001] khảo sát chữ viết trên chiếc qua đồng ở Hồ Nam thuộc kiểu chữ Lạc Việt cổ cho rằng văn hóa Lĩnh Nam ít nhiều “ảnh hưởng lên phía bắc, theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương”.

Đến thời chiến tranh Sở – Việt và Sở Nam tiến thì mối quan hệ ấy thiên về một chiều từ bắc xuống Nam hơn là ngược lại, do các nền văn hóa Sở, Trung Nguyên lớn mạnh ở phía bắc liên tục gây sức ép khiến người Việt vùng Nhị Hồ không ngừng thiên di xuống Nam cùng với văn hóa của họ. Các cuốn Chiến Quốc Sách, Sử Ký (Ngô khởi liệt truyện) và Hậu Hán Thư (Nam Man liệt truyện) đều có viết rằng vua Sở Điêu Vương (401 – 381 trCN) lúc khởi tranh với nước Ngô đã “Nam công Dương Việt 南功扬越”, làm cho một bộ phận dân Việt vào đất Lĩnh Nam [Ngô Vĩnh Chương 1990: 82]. Kể từ sau năm 333 trCN, khi người Sở làm chủ hai vùng Nhị Hồ và Ngô Việt, văn hóa Sở tiếp tục quá trình giao lưu văn hóa qua lại giữa Nhị Hồ và Lĩnh Nam.

Đến các thời Tần-Hán, ngoài đường thủy truyền thống còn có thêm ba con đường bộ chính nối thông hai vùng, gồm (1) Sâm Châu (Hồ Nam) vào Liên Châu (Quảng Đông), (2) Đạo Châu (Hồ Nam) vào Hạ Huyện (Quảng Tây), và (3) Toàn Châu (Hồ Nam) vào Tịnh Giang (Quảng Tây).

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43 sau CN) nổ ra dưới sự liên kết người Việt Lĩnh Nam – Nhị Hồ –Tứ Xuyên. Theo dân gian, nữ tướng Phật Nguyệt trấn giữ vùng Hồ Nam. Miếu thờ Hai Bà Trưng từng được dựng lên rải rác dọc sông Tương từ đất Linh Lăng cho đến hồ Động Đình. Sau cuộc khởi nghĩa, Mã Viện đã bắt 300 cừ soái Lạc Việt về sống cách ly ở vùng Linh Lăng (nam Hồ Nam) [tư liệu điền dã 2008].

H.2.41. Vị trí Lĩnh Nam, Nhị Hồ[groups.yahoo.com]
H.2.42. Vị trí Lĩnh Nam và Ngô Việt [groups.yahoo.com]

Trong văn hóa dân gian, tục ăn trầu hiện vẫn rất phổ biến trong vùng nam Động Đình (chỉ ở nam giới), thịnh hành hơn cả các nơi khác như Phúc Kiến, Lưỡng Quảng [tư liệu điền dã 2008]. Tương tự, ngôn ngữ, nghệ thuật Lĩnh Nam có tiếp nhận ngôn ngữ, nghệ thuật người Việt vùng Nhị Hồ. Sự hình thành các phương ngữ Hán như Quế-Liễu (bắc Quảng Tây), Quảng Đông về sau đều có đóng góp của tiếng Việt Nhị Hồ. Tương tự loại hình Việt ca (粤歌) phổ biến ở Quảng Đông được cho là có sự đóng góp không nhỏ của truyền thống kịch nghệ vùng Động Đình [Phùng Minh Dương 2006: 25].

d. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng Ngô Việt

Ngô Việt là vùng văn hóa phát triển sớm nhất song cũng là vùng Hán hóa sớm nhất và triệt để nhất trong cộng đồng Bách Việt. Lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu từng ghi nhận sự hiện diện của hai nước Bách Việt là Câu Ngô (hạ lưu Dương Tử) và Vu Việt (vịnh Hàng Châu) trong cuộc chiến tranh giành Trung Nguyên.

Giới khảo cổ học phương Tây từng có giả thuyết một lượng lớn cư dân nông nghiệp lúa nước có trình độ tổ chức xã hội cao vùng Ngô Việt đã di cư về phía đất Mân (vùng Mân-Đài) và đến tận Lĩnh Nam vào khoảng 4000 đến 5000 năm trước. Khi vào đến vùng đông bắc Lĩnh Nam (nay là Quảng Đông) thì hợp chủng với cư dân nói ngôn ngữ Tày-Thái tạo thành tộc Nam Việt. Ở chương 3, chúng tôi thảo luận sâu hơn về sự thâm nhập của cư dân Ngô Việt tại đồng bằng sông Hồng-sông Mã, cùng hòa trộn với nhóm cư dân nói tiếng Tày-Thái, Môn-Khmer tại đó để hình thành tộc Cổ Lạc Việt.

Các cuộc di cư của người Ngô Việt liên tục kéo dài trong lịch sử, tính từ khoảng 4000-5000 năm trước cho đến hết thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Sau đợt thiên di thứ nhất kể trên, đợt thiên di thứ hai xảy ra vào thời kì chiến tranh Ngô-Việt, chiến tranh Sở-Việt và quá trình Hán hóa (trước và sau CN). Tác giả Trịnh Tiểu Lô [2007: 237] phân quá trình Nam di của người Ngô Việt thời này thành hai tuyến. Tuyến phía tây xuất phát từ tây nam Chiết Giang qua eo đồng bằng nhỏ vào đông bắc Giang Tây, vượt Giang Tây và Ngũ Lĩnh vào Quảng Đông theo đường sông Bắc Giang, từ đó tỏa ra các hướng (hình 1.19, chương 1). Tuyến phía đông cũng xuất phát từ Chiết Giang men theo bờ biển qua Phúc Kiến rồi tiếp cận Lĩnh Nam tại vùng Triều Châu – Sán Đầu trước khi di tản về các nơi khác.

Tác giả người Pháp Aurousseau từng đề xuất thuyết tuyệt đối Ngô Việt thành Bách Việt, cho rằng năm 333 trCN, Sở diệt Ngô Việt, dân Ngô Việt bắt đầu di cư xuống phía nam, ngang qua vùng Phúc Kiến lập nước Đông Việt, xuống bắc Quảng Đông – Quảng Tây lập nước Nam Việt, đi mãi xuống phía nam lập ra các tộc Âu Việt và Lạc Việt [dẫn trong Mông Văn Thông: 1983: 29]. Ở Việt Nam, các tác giả Trần Trọng Kim (1919), Đào Duy Anh (1955) cũng lập luận tương tự. Tuy nhiên, quan điểm này cho đến nay đã bị bác bỏ, do nó không phù hợp với kết quả nghiên cứu các khoa học hiện đại.

Trên thực tế không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của Ngô Việt trong văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam. Sở diệt Việt năm 333 trCN, mở đầu cho dòng chảy của tinh hoa Ngô Việt về hướng nam, qua các ngả Mân-Đài, Nhị Hồ mà đích đến là Lĩnh Nam. Thành Nam Vũ (南武城) cổ ở lưu vực Bắc Giang (bắc Quảng Đông) được cho là do hậu duệ của người Ngô Việt sau khi chạy loạn vào xây nên (theo cuốn Dương Thành Cổ Sao 羊城古钞). Từ đời Hán trở về sau, nhiều nhân tài Ngô Việt vào Lĩnh Nam góp phần mang tinh hoa văn hóa Việt cổ vùng Dương Tử vào, làm đa dạng hóa văn hóa truyền thống ở đây. Tiêu biểu có Viên Chung (袁中, người Nhữ Nam) và Hằng Diệp (恒叶, người Long Kháng, An Huy) cùng vào đất Giao Chỉ đời Hán Hiến Đế, v.v.

Tóm lại, do có sự cách trở của dãy Ngũ Lĩnh ở phía bắc nên Lĩnh Nam trở nên “khá độc lập” với các vùng văn hóa Mân-Đài, Nhị Hồ, Ngô Việt. Các mối quan hệ này tuy đã xuất hiện từ thời sơ khai (cùng nguồn gốc Bách Việt, sự giao lưu cây lúa nước và kỹ thuật canh nông, hàng hải) song chủ yếu chỉ phát triển mạnh khi áp lực Sở, Hoa Hạ – Hán từ phía bắc ngày càng lớn. Trong khi đó Lĩnh Nam lại gắn bó mật thiết hơn với Vân-Quý do điều kiện tự nhiên và quan hệ tộc người quy định. Có thể diễn đạt tóm tắt rằng quan hệ Lĩnh Nam – Vân-Quý thiên về tự nhiên, trong khi giữa Lĩnh Nam với Mân-Đài, Nhị Hồ, Ngô Việt thiên về lịch sử – xã hội.

2.5.2. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa các khu vực còn lại của Đông Nam Á cổ

Tiếp tục lấy nguyên tắc gần – xa làm tiêu chí, tiểu mục này sẽ bàn về ba nội dung, gồm mối quan hệ văn hóa Lĩnh Nam với vùng văn hóa Môn-Khmer (khối Đông Nam Á lục địa) và với Nam Đảo (khối Đông Nam Á hải đảo). Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào mối quan hệ với khối Môn-Khmer, trong khi mối quan hệ với Nam Đảo và Australoid được trình bày ở phần Phụ lục.

Có nhiều thuyết khác nhau bàn về nguồn gốc chủng tộc và văn hóa cư dân Môn- Khmer. Thứ nhất là thuyết bản địa của đông đảo các tác giả, nhất là giới ngôn ngữ học và dân tộc học; thứ hai là thuyết nam thiên từ hai vùng Lĩnh Nam và Vân-Quý của một số tác giả Trung Quốc; và thứ ba là thuyết Nam Ấn của một vài tác giả Campuchia. Mỗi thuyết đều có lập luận riêng, song được nhiều tác giả ủng hộ nhất là thuyết bản địa.

Môn-Khmer là một nhóm cư dân nông nghiệp lúa nước hiện cư trú tập trung ở khu vực trung và nam Đông Dương. Theo kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học, ngành Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Austro-asiatic, bao gồm hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, xếp thành ba khu vực (1) phía Bắc, bao gồm ba tiểu chi Khmu, Palaung-Wa và Khasi, định cư chủ yếu ở vùng biên giới Việt-Trung; (2) phía Đông với ba tiểu chi Khmer, Banar và Việt-Katu, phân bố rải rác ở hầu hết miền trung và nam bán đảo Đông Dương; (3) phía Nam với ba tiểu chi Jahaic, Senoic, Semelaic, chủ yếu phân bố ở bán đảo Malacca (Malaysia) (69). Tiếng Việt, tiếng Mường ở Việt Nam cũng được cho là có mối quan hệ mật thiết với nhánh Môn-Khmer, nhất là bộ phận Môn- Khmer phía đông. Trên đại thể, tiếng Việt hiện đại có cơ tầng Môn-Khmer, cơ chế Tày-Thái và sau có thêm từ vựng gốc Hán(70) (xem chương 3). Trong khi đó, yếu tố Môn-Khmer trong văn hóa các tộc người Tày-Thái rất mờ nhạt. Văn hóa Môn- Khmer gần với văn hóa Việt-Mường hơn với Tày-Thái, tức văn hóa Môn-Khmer cổ có mối quan hệ mật thiết nhất với Lạc Việt.

Theo khảo cổ học, người Môn-Khmer phía đông cổ từng có mặt ở đồng bằng sông Hồng-sông Mã từ ít nhất 4000 năm trước [Nguyễn Tài Cẩn 1995], trước khi cư dân Đông Việt phía đông bắc tràn xuống theo ngả ven biển. Nhiều tác giả Việt Nam thống nhất rằng, Môn-Khmer là bộ phận khá quan trọng trong thành phần tộc người ở đồng bằng sông Hồng cổ đại dù rằng xét về văn hóa – xã hội thì yếu tố Bách Việt mới là chủ thể. Đó là nguyên do tiếng Việt hiện đại mang cơ tầng Môn-Khmer song văn hóa lại mang gốc Bách Việt. Thứ nhất, đó là sự khác biệt trong tập quán canh nông. Người Lạc Việt chuộng ruộng sâu trong khi người Môn-Khmer được cho là xuất phát từ kiểu “đao canh hỏa chủng” và ưa trồng tỉa, cày cấy trên ruộng cạn. Thứ hai, người Lạc Việt bước vào thời kì văn minh Đông Sơn, đỉnh cao của nó là sản xuất trống đồng, bộ phận Môn-Khmer bên ngoài đồng bằng sông Hồng–sông Mã thì tuyệt nhiên không sản xuất mà chỉ du nhập và sử dụng. Sự khác biệt giữa hai khối này còn có thể được bổ trợ bằng các minh chứng khảo cổ học, di truyền học và văn hóa dân gian phát hiện trong nhiều thập kỷ gần đây. Theo chúng tôi, khó có thể xếp văn hóa cư dân Môn-Khmer vào Bách Việt, song sự đóng góp của khối dân cư này trong cộng đồng Lạc Việt đã gắn chặt văn hóa của họ với Lĩnh Nam.

image140
Bản đồ địa lý phân bố các gia đình ngôn ngữ ở lục địa Âu-Á và Bắc Phi [Ruhlen 1977, dẫn trong Luca Cavalli-Sforza 1994: 223]

Trong chương 3, chúng tôi dựa trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu của các khoa học hiện đại để kết luận rằng cư dân Môn-Khmer cổ và cư dân Đông Việt trong khối Bách Việt cùng gốc ngôn ngữ Austro-asiatic, một bộ phận Môn-Khmer tiến xuống đồng bằng sông Hồng – sông Mã, hòa trộn với cư dân Bách Việt để hình thành tộc Cổ Lạc Việt vào cuối thời đồ đá mới, đầu thời đồ đồng. Và cũng bằng phương thức dung hợp tộc người và văn hóa, cư dân Môn-Khmer, Tày-Thái, Nam Đảo và Australoid lại tiếp tục dung hòa với Cổ Lạc Việt để thành Tân Lạc Việt vào thời đỉnh cao của văn minh Đông Sơn – Âu Lạc.

Do vậy, quan hệ cơ bản giữa văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam và văn hóa cư dân Môn-Khmer chủ yếu là quan hệ giao thoa chủng tộc – ngôn ngữ (racial and linguistic interfence) hơn là quan hệ giao lưu văn hóa – xã hội (cultural and social exchanges).

2.5.3. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa Hoa Hạ – Hán

Xét theo nguồn gốc và loại hình văn hóa, văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam là một bộ phận của văn hóa Đông Nam Á cổ, trong khi văn hóa Hoa Hạ – Hán là một phần của văn hóa Đông Bắc Á.

Xét về điều kiện tự nhiên, sự chênh lệch về vĩ độ, thời tiết, địa hình đã tạo nên sự khác biệt cơ bản về hệ sinh thái hai vùng. Lĩnh Nam nằm ở rìa phía đông nam của trung tâm lúa nước cổ đại, trong khi đó vùng văn hóa Hoa Hạ – Hán lấy sông Hoàng Hà làm trục chính, là trung tâm của nông nghiệp lúa cạn (kê mạch). Điều kiện tự nhiên khác biệt dẫn đến sự khác biệt về loại hình kinh tế – văn hóa, kết quả là hai đối tượng này trực thuộc hai dòng văn hóa Nam, Bắc riêng biệt.

Bảng 2.5: So sánh vị trí văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa Hoa Hạ – Hán

VĂN HÓA PHƯƠNG NAM (ĐÔNG NAM Á CỔ)

VĂN HÓA PHƯƠNG BẮC

Văn hóa Đông Nam Á (trừ văn hóa Bách Việt)

Văn hóa Bách Việt

Văn hóa Đông Bắc Á

Văn hóa khối Mon-Khmer, Nam Đảo Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam Văn hóa Ngô Việt, Nhị Hồ, Mân-Đài, Vân- Quý Văn hóa Hoa Hạ – Hán Văn hóa phương Bắc ngoài Hoa Hạ – Hán

Theo dòng lịch sử, vùng Lĩnh Nam trải qua nhiều biến động, cuối cùng một bộ phận lớn hòa nhập vào văn hóa Hoa Hạ – Hán, chỉ một phần còn lại duy trì ổn định tương đối để tiếp tục phát triển. Do vậy, mối quan hệ văn hóa cơ bản giữa Lĩnh Nam và Trung Nguyên là quan hệ lịch sử – xã hội, phân thành gián tiếp và trực tiếp.

Quan hệ văn hóa gián tiếp có lịch sử lâu đời hơn, tính từ thời tiền sử khi mà các tiếp xúc văn hóa, trao đổi thương mại Bách Việt – Hoa Hạ thông qua một loạt các nền văn hóa trung gian là Ba Thục, Sở, Tề v.v.. Lĩnh Nam cũng sớm tiếp xúc Hoa Hạ thông qua vùng Nhị Hồ và Sở. Trong khảo cổ học, nhiều di vật bằng sắt và đồng có nguồn gốc Trung Nguyên (như các loại nha chương) tìm thấy rải rác khắp Lĩnh Nam (hình 2.44), qua đồng ở một số di chỉ ở Lưỡng Quảng và Bắc Việt Nam (hình 2.45) và ngược lại nhiều đặc sản Lĩnh Nam từ rất sớm đã có mặt ở Trung Nguyên, đặc biệt là nông sản, sừng tê, ngà voi, trân châu v.v.. Theo Higham [1996: 134] vào cuối thiên niên kỷ III trCN, người Lĩnh Nam bắt đầu làm quen với các loại ngọc xuất xứ từ phương Bắc. Số ít các vật dụng bằng đồng cho thấy chúng được mang vào Lĩnh Nam từ Trung Nguyên (thời Thương, Tây Chu) từ cuối thiên niên kỷ II trCN. Một số di vật Hoa Hạ tìm thấy ở Việt Khê (niên đại IV trCN), dòng chữ Hán xuất hiện trên trống đồng Cổ Loa 1 (niên đại tk. III, II trCN) cũng là những minh chứng đáng kể.

Ngoài ra, thời nhà Tần-Hán lập quận huyện ở Lĩnh Nam, chính quyền Trung Nguyên đã cử nhiều nhân sĩ gốc Bách Việt từ các vùng miền khác đến làm quan cai trị (xem Bách Việt tiên hiền chí). Số nhân sĩ này tuy đã được Hán hóa, song văn hóa Hán họ mang vào Lĩnh Nam không còn mang nguyên vẹn chất Hoa Hạ-Hán.

H.2.44. Nha chương ở Nhị Lý Đầu (Hà Nam, Trung Quốc) [www.findart.com.cn]
H.2.45. Qua đồng [dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn]

Quan hệ văn hóa trực tiếp chỉ bắt đầu từ lúc Tần Thủy Hoàng lãnh binh vượt Ngũ Lĩnh bình định Lĩnh Nam và kết thúc bằng sự kiện Lộ Bác Đức chiếm đất Nam Việt năm 111 trCN. Từ đó trở đi, Lĩnh Nam bị chia thành quận, huyện và bắt đầu quá trình Hán hóa. Tác giả Trần Trạch Hoằng [2007: 91, 190] cho rằng thời Tần – Hán, văn hóa Trung Nguyên đã du nhập vào Lĩnh Nam qua ba đợt quy mô lớn, gồm (1) đợt di cư dân Dương Việt – Sở vùng nam Động Đình mang ảnh hưởng của văn hóa Trung Nguyên cùng vào Lĩnh Nam khi Sở Điêu vương (tại vị 401-381) “Nam công Dương Việt”; (2) thời kì “50 vạn quân Tần” vượt Ngũ Lĩnh và chiếm toàn vùng năm 214 trCN cùng với việc tổ chức quản lý nhà nước Nam Việt kiểu phương Bắc của Triệu Đà; và (3) thời kì Hán Vũ Đế thu phục Lĩnh Nam, bắt đầu ban hành các chính sách Hán hóa mạnh mẽ (đưa dân Hán vào ở lẫn, chính sách đồng văn, thống nhất đo lường, đưa thủ lĩnh người Việt làm quan đất Hán, chia để trị, di dân Việt vào vùng đất Hán v.v.). Kết quả của quá trình này, ba trong số bốn tiểu vùng Lĩnh Nam đã Hán hóa ở nhiều tầng mức khác nhau, duy chỉ có tiểu vùng Tây Lạc Việt nhờ vào các điều kiện đặc thù không bị Hán hóa mà chỉ tiếp nhận văn hóa Hán ở tầng mức nhất định.

Khi trở thành một bộ phận của Trung Hoa, vùng Lưỡng Quảng đã cùng với vùng Mân-Đài (đất Phúc Kiến) cống hiến cho đất nước này phong cách văn hóa Hoa Nam độc đáo với nhiều đặc trưng văn hóa Việt vùng Lĩnh Nam còn lưu lại như tín ngưỡng thờ mẫu, chất bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, các lễ hội dân gian thuần chất Lĩnh Nam, phong tục cổ truyền v.v.. Ngày nay, người ta vẫn dễ dàng nhìn thấy dấu ấn Việt cổ tại Hoa Nam trong nhiều lĩnh vực như ẩm thực (phong cách Quảng Đông, Phúc Kiến), kịch nghệ (Việt kịch ở Quảng Đông, Mân kịch ở Phúc Kiến), trường phái hội họa Lĩnh Nam (chủ yếu là Lưỡng Quảng), tư duy thương mại hàng hải Hoa Nam (chủ yếu là các cộng đồng Quảng Đông, Mân Nam, Khách Gia, Triều Châu, Hải Nam) v.v..

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 chúng tôi tiến hành khảo sát văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam theo hệ thống các thành tố.

Trong văn hóa nhận thức, nổi bật là tư duy lưỡng phân, óc tổng hợp, các thành tựu cơ bản của nhận thức tự nhiên và con người có điểm xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước và với mục đích cũng là phục vụ nền văn minh này.

Trong văn hóa tổ chức đời sống tập thể, cư dân Bách Việt cổ vùng Lĩnh Nam coi trọng lối sống làng xã nông thôn, trong đó lấy gia đình là đơn vị cơ bản. Xuất phát từ các nhu cầu liên kết tạo sức mạnh tập thể để ứng phó với những thách thức của tự nhiên và các nguy cơ từ môi trường xã hội, cư dân Việt cổ đã dần dà phát triển các thị tộc. Khi sản xuất phát triển, sự phân hóa xã hội ngày càng cao thì xuất hiện các mô hình liên minh bộ lạc, sau phát triển thành các nhà nước. Tiểu vùng Tây Lạc Việt có tổ chức nhà nước sớm bước vào giai đoạn hoàn thiện nhất, vào giữa thiên niên kỷ I trCN.

Trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, các phong tục tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng đa thần, thờ tổ tiên, thờ Mẫu, phong tục hôn nhân và phong tục tang ma, các lễ hội nông nghiệp theo trục không gian và thời gian v.v.. hết thảy đều gắn liền với các ước vọng phồn sinh, hòa bình và thịnh vượng đậm chất văn minh lúa nước.

Trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, cư dân Bách Việt vùng Lĩnh Nam lựa chọn các phương thức tối ưu để tận dụng tài nguyên xứ nóng, ẩm, nhiều sông nước, thực vật, ngũ cốc phong phú nhằm xây dựng cho mình các phong cách ứng xử riêng với tự nhiên, như ăn các thức ăn thiên về thực vật, thủy hải sản, mặc trang phục làm từ chất liệu thực vật và phong cách phục trang phù hợp lối sống nông nghiệp xứ nóng nhiều sông ngòi, ở nhà sàn và giao thông chính bằng đường thủy.

Trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam có mối quan hệ nguồn gốc tộc người và văn hóa gần gũi mật thiết nhất với vùng Vân-Quý, sau đến là Mân-Đài, Nhị Hồ và Ngô Việt. Mối quan hệ giao lưu văn hóa với vùng Vân-Quý được tạo dựng từ môi trường tự nhiên, trong khi các mối quan hệ giao lưu với các vùng còn lại được tăng cường dưới áp lực thâm nhập và lấn át của văn hóa phương Bắc.

Đối với khu vực còn lại của Đông Nam Á cổ, văn hóa Lĩnh Nam có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa cư dân Môn-Khmer. Sự giao lưu tộc người và văn hóa đã diễn ra xuyên suốt lịch sử, trong đó một bộ phận Môn-Khmer hòa nhập với các cộng đồng Bách Việt tại vùng đồng bằng sông Hồng-sông Mã để phát triển thành Việt Mường.

Văn hóa Bách Việt nói chung, trong đó có Lĩnh Nam nói riêng, có truyền thống chủng tộc và văn hóa khác với cư dân Hoa Hạ-Hán, hai khối này chỉ có quan hệ giao lưu văn hóa qua quá trình lịch sử – xã hội. Sự lớn mạnh không ngừng của văn minh Hoàng Hà đã đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hóa Nam Bắc, cuối cùng văn hóa Hoa Hạ dần dà lan tỏa, lấn át và thay thế văn hóa ở nhiều vùng Bách Việt

 

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA BÁCH VIỆT VÙNG LĨNH NAM VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Theo quan niệm hiện nay, tổ tiên chung của một số dân tộc Việt Nam trong đó có người Việt (Kinh) là Lạc Việt, vậy Lạc Việt là ai? Thành phần như thế nào? Vị trí của Lạc Việt trong cộng đồng Bách Việt ra sao?

Công trình này không đặt tham vọng làm sáng tỏ một cách tổng thể các vấn đề liên quan trực tiếp đến Lạc Việt và mối quan hệ lịch sử văn hóa Lạc Việt – văn hóa truyền thống ở Việt Nam, mà chỉ bàn luận đến mối quan hệ hữu cơ về mặt chủng tộc và văn hóa, tức nhấn mạnh ở mối quan hệ hơn nội hàm văn hóa. Trong nội dung mối quan hệ văn hóa, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát chủ yếu khảo sát trục không gian Lưỡng Quảng (Trung Quốc) và Bắc Bộ (Việt Nam). Chính vì thế, trục tây bắc – đông nam theo dòng sông Hồng nối Vân-Quý (Trung Quốc) với vùng Bắc Bộ (Việt Nam) tạm thời chưa được khai thác đúng mức. Trên tinh thần ấy, chương 3 phân thành 2 mục, gồm 3.1. Văn hóa Lạc Việt trong vùng Lĩnh Nam và 3.2. Từ văn hóa Lạc Việt đến văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

3.1. Văn hóa Lạc Việt như một bộ phận của văn hóa Lĩnh Nam

3.1.1. Văn hóa Lạc Việt nhìn theo không gian

Cư dân Lạc Việt cổ cư trú hoàn toàn trong phạm vi không gian văn hóa Lĩnh Nam, do vậy việc khảo sát điều kiện môi sinh các tiểu vùng nội thuộc Lĩnh Nam có ý nghĩa hết sức quan trong vì qua đó có thể xác định được các đặc trưng cơ bản của kinh tế và văn hóa truyền thống theo điều kiện môi sinh.

Theo phân tích ở các chương trước, Lĩnh Nam mang trong mình kiểu loại hình tự nhiên tổng hợp của các vùng Bách Việt gộp lại. Đến lượt mình, Lĩnh Nam được phân thành bốn tiểu vùng, bao gồm (1) tiểu vùng Âu Việt: núi và thung lũng ven sông ở phía tây bắc (Quảng Tây); (2) tiểu vùng Nam Việt: vùng núi xen kẽ với đồng bằng ven biển ở phía đông bắc (Quảng Đông); (3) tiểu vùng Đông Lạc Việt: dải đất ven biển, bán đảo và hải đảo phía đông nam(71) (bờ bắc vịnh Bắc Bộ, bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam Trung Quốc); và (4) tiểu vùng Tây Lạc Việt: đồng bằng bằng sông Hồng-sông Mã tương đối bằng phẳng khép kín ở Bắc Bộ Việt Nam – xem hình 3.1.

image147
H.3.1. Địa hình Lĩnh Nam. (1) Âu Việt; (2) Nam Việt; (3) Đông Lạc Việt; (4) Tây Lạc Việt [vi.wikipedia.org]

Trong bảng 1.5 chương 1, chúng tôi đã tổng hợp các điều kiện tự nhiên, thành phần tộc người, quá trình lịch sử – xã hội để xác định kiểu loại hình kinh tế – văn hóa và bản chất văn hóa của từng tiểu vùng. Trên đại thể, văn hóa tiểu vùng Âu Việt mang nặng tính đa dạng, ngược lại văn hóa tiểu vùng Tây Lạc Việt đạt được tính đồng nhất ở tầng mức cao nhất, trong khi đó văn hóa hai tiểu vùng Nam Việt và Đông Lạc Việt nằm giữa hai cực này. Quảng Tây (tiểu vùng Âu Lạc) là một trong những tỉnh (khu tự trị) có số dân tộc thiểu số nhiều nhất Trung Quốc; Quảng Đông (Nam Việt) tập trung nhiều hệ dân Hán Hoa Nam; còn Hải Nam (Đông Lạc Việt) là nơi tạp cư của các hệ dân Hán và tộc người Lê.

Tiểu vùng Tây Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam) do sở hữu đồng bằng tương đối bằng phẳng và khép kín, các điều kiện sản xuất, cư trú và lịch sử xã hội đặc thù đã giúp tạo nên tính đồng nhất. Cho đến nay, hầu hết cư dân tại đây đều là người Việt (Kinh). Khu vực trung du và đồi núi bao quanh dĩ nhiên vẫn mang tính dị biệt, và do vậy đây là quê hương của các tộc người đa sắc thái.

Rõ ràng, văn hóa Lạc Việt chỉ có thể được nhận diện trong phối cảnh vùng văn hóa Lĩnh Nam, rộng hơn là văn hóa Bách Việt. Để làm được điều này, bước tiếp theo chúng ta phải nhận diện người Lạc Việt cổ trong mối quan hệ với không gian, quá trình lịch sử xã hội cùng loại hình văn hóa của nó.

3.1.2. Văn hóa Lạc Việt nhìn theo chủ thể và thời gian

Cho đến đầu tk. XX, mọi suy luận về tổ tiên Lạc Việt đều dựa vào truyền thuyết và cổ sử Trung Hoa. Nhiều tác giả trong và ngoài nước tỏ vẻ hoài nghi. Đến giữa tk. XX, dù các khoa học hiện đại đã tương đối phát triển, tấm màn bí mật kia vẫn chưa được vén lên hoàn toàn. Michael Howard [2001: xvii] từng nghi ngờ: “người Việt Nam hiện đại thờ Hùng Vương dù không biết chính xác là tổ tiên hay không?”.

Trong lịch sử từng có bốn thuyết tiêu biểu nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam: (1) Thuyết của Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Vu Việt hay Ngô Việt xuống Âu Lạc thời kì Sở tiêu diệt Ngô Việt năm 333 trCN; (2) Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân Việt sang Âu Lạc; (3) Thuyết của các tác giả Đào Duy Anh, Hồ Hữu Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Bách Việt cổ từ Bắc xuống Nam; và (4) Thuyết của nhóm các nhà nghiên cứu Trung Hoa đương đại cho người Việt hiện nay là kết quả của quá trình tái tổ hợp của nhiều tộc người, từ Lạc Việt bản địa với người Hán, người Chăm, người Khmer v.v. [Vương Văn Quang 2007: 8]. Để có một cái nhìn hệ thống, chúng tôi đi từ chiếc nôi Bách Việt của người Lạc Việt đến các quá trình dung hợp tộc người và văn hóa giữa Lạc Việt và các cộng đồng, trực tiếp thảo luận các mối quan hệ văn hóa. Trong mục này chúng tôi đề xuất hai khái niệm. (1) Cổ Lạc Việt (Ancient Lạc Việt) chỉ giai đoạn phát triển văn hóa Lạc Việt từ thời nguyên thủy, trải qua quá trình dung hợp văn hóa chủ yếu với Môn-Khmer đến cuối thời Phùng Nguyên – Đông Sơn. Tân Lạc Việt (Synthetic Lac Viet) kế thừa Cổ Lạc Việt, hình thành từ sự kết hợp Cổ Lạc Việt với Âu Việt, Điền Việt để hình thành cộng đồng chung Việt-Mường từ trung kì thời Đông Sơn đến lúc phân lập văn hóa Việt-Mường cuối Bắc thuộc.

a. Sự phân tách và hội tụ hai nhánh Tây Việt – Đông Việt tại Lĩnh Nam

(1) Lĩnh Nam là một “Bách Việt thu nhỏ”, cái gì của Bách Việt đều có ở Lĩnh Nam. Lĩnh Nam là chiếc nôi của Bách Việt, quê hương chung của cả hai nhánh Tây Việt và Đông Việt. Hai vùng Nhị Hồ và Vân-Quý thuộc nhánh Tây Việt, các vùng Ngô Việt và Mân-Đài xếp vào Đông Việt. Về mặt ngôn ngữ, nhánh Tây Việt bao gồm cư dân nói tiếng Tày-Thái, trong khi người Đông Việt nói thứ ngôn ngữ thuộc Austro-asiatic. Cả ba ngữ hệ Tày-Thái, Austro-asiatic (bao hàm cả ngành Môn- Khmer) và Nam Đảo được Benedict xếp chung vào gia đình ngôn ngữ Austric. Phải chăng cộng đồng cư dân Bách Việt nói thứ ngôn ngữ sơ khai Austric?

Đầu tiên, Lĩnh Nam là chiếc nôi của cả cộng đồng Bách Việt theo khảo cứu di truyền học [Lý Huy 2002] và nhân loại học. Sau khi hình thành, Bách Việt phân tách thành các chi tộc chính như Câu Ngô, Vu Việt (Ngô Việt), Dương Việt, Can Việt (Nhị Hồ), Đông Âu, Mân Việt, Di Việt (Mân-Đài), Điền Việt, Ai Lao, Câu Đinh, Dạ Lang (Vân-Quý), Âu Việt, Nam Việt, Lạc Việt (Lĩnh Nam) v.v..

Bách Việt tuy đồng chủng song do định cư trên địa bàn rộng có điều kiện tự nhiên, đời sống sản xuất và quá trình lịch sử – xã hội khác nhau nên phát sinh tính đa dạng, và vì thế mới gọi Bách Việt, tức “trăm Việt”. Hàng trăm, hàng ngàn công trình nghiên cứu thuộc nhiều phương diện khác nhau như dân tộc học, lịch sử, ngôn ngữ học, khảo cổ học và di truyền học trong khu vực và trên thế giới có tiếng nói khá nhất quán về sự tồn tại của khối Bách Việt và đặc trưng văn hóa Bách Việt này.

Thứ hai, từ Lĩnh Nam, cộng đồng Bách Việt phát triển theo hai hướng: đông bắc và tây-tây bắc (tính nhất nguyên lưỡng phân theo cách gọi của Lý Huy [2002]).

Ở hướng thứ nhất, một bộ phận Bách Việt kéo lên định cư vùng hạ lưu Dương Tử, vịnh Hàng Châu, dải đất Phúc Kiến, làm nghề nông nghiệp lúa nước vùng châu thổ và khai thác biển, gọi là nhánh Đông Việt(72). Họ nói các phương ngữ thuộc nhánh Austro-asiatic. Có nhiều bằng chứng cư dân Đông Việt nói cùng thứ ngôn ngữ với tổ tiên Nam Đảo thời sơ kì phân lập Bách Việt – Nam Đảo. Đây là cơ sở để Đặng Nghiêm Vạn [2003] gọi ngôn ngữ Đông Việt cổ là Nam Đảo. Theo chúng tôi, thứ ngôn ngữ mà cư dân Đông Việt xưa nói là tiếng nói chung giữa Austro-asiatic và Nam Đảo, và ngữ hệ Nam Đảo phát triển độc lập khi họ di cư ra hải đảo.

Giữa hai bộ phận này chia sẻ yếu tố biển trong văn hóa. Người Bách Việt (cụ thể là Đông Việt) được người phương Bắc đánh giá là “giỏi thủy chiến, thạo dùng thuyền” (theo Sử Ký). Theo các cuốn Trang Tử Mặc Địch (墨翟), Ngô và Việt là hai nước có trình độ đóng thuyền cao nhất, trong có đó các loại thuyền chiến và thuyền đi biển (xem chương 2). Theo cổ sử, người Câu Ngô đã biết chế tác thuyền to từ nửa đầu thiên niên kỷ I trCN(73). Tương tự, người Vu Việt cũng có thể chế tạo ra thuyền to đến mức “một lúc dùng đến 300 chiếc qua thuyền”, có đội quân đến “2800 quân sĩ chuyên chèo thuyền lầu” (Việt Tuyệt Thư). Với năng lực ấy, người Ngô Việt đã sớm phát triển ngành hàng hải. Thậm chí từng có thuyết cho rằng người Ngô Việt đã có thể vượt Thái Bình Dương đến châu Mỹ, tiêu biểu là Thạch Chung Kiện [1992: 29-35]. Quan điểm này chủ yếu dựa trên các căn cứ: bôn có nấc kiểu Bách Việt tìm thấy ở Philippines – đảo Bornéo – quần đảo Polynesia; một số neo đá tìm thấy ở Thái Bình Dương và Bắc Mỹ; các mô hình thuyền đôi đi biển trên bề mặt trống Đông Sơn; quy luật biển lặng trong năm thuận lợi cho việc đi biển; thần thoại thủy thần Tangaroa(74) ở Polynesia v.v. Tác giả này cho người Đông Việt cổ đã vượt Thái Bình Dương theo hai ngả (1) eo Bering; và (2) Đài Loan –quần đảo Nam Dương – Nam Thái Bình Dương – Nam Mỹ.

Ở hướng thứ hai, cư dân Bách Việt di cư đến các vùng cao nguyên, thung lũng ven sông, đồi gò và vùng núi non các vùng hồ Động Đình, hồ Phàn Dương và cao nguyên Vân-Quý. Đây là nhánh Tây Việt. Qua quá trình tương tác với tự nhiên và cộng cư với người dân phi Bách Việt (Ba-Thục, Đê-Khương, Bách Bộc v.v.), người Tây Việt dần dà phát triển dòng ngôn ngữ Tày-Thái (Dai, Tai-Kadai, Choang-Đồng v.v.). Nhóm này tiếp tục phân thành (1) bộ phận Tày-thái phía tây (Thái, Lào, Lự, Yuan, Shan, Ahom, Khamti v.v.) có mối quan hệ mật thiết với người Tây Việt ở Nhị Hồ và Vân-Quý, trong khi trong (2) bộ phận Tày-Thái phía đông (Choang, Tày, Nùng, Sa, Cao Lan, Giáy, Bố Y, Sán Chay v.v.) có sự dung hòa của Đông Việt (đặc biệt trong trường hợp Nam Choang và Tày). Sự phân lập này về sau có thêm cơ sở là đại bộ phận Tày-Thái phía tây nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, trong khi bộ phận phía đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Đặng Nghiêm Vạn [2003: 274- 266] cho bộ phận Tày-Thái phía tây gắn liền với Điền Việt cổ, trong khi bộ phận phía đông là di duệ của Âu Việt và một phần Lạc Việt.

Tác giả người Đức, W. Eberhard [1968], khu biệt bằng hai tên gọi là Tai (Thái) chỉ nhánh phía tây và Yue (Việt) chỉ nhánh phía đông, theo đó, điểm khác biệt cơ bản nằm ở sự khác biệt điều kiện môi sinh dẫn đến sự phân lập trong loại hình kinh tế – văn hóa. nhánh Tai làm nương rẫy và cày ruộng cạn, ruộng đồi gò; trong khi nhánh Yue làm ruộng sâu với kỹ thuật canh nông tiên tiến. Tác giả Lâm Huệ Tường phân thành hệ Việt cổ (Austro-asiatic) và hệ Bặc-Shan (tức Tày-Thái). Nhiều phát hiện cho thấy nghề lúa nước Nam Đảo có nguồn gốc từ Đông Việt. Ở Lĩnh Nam, bộ phận Đông Việt cư trú rải rác ở đồng bằng và hải đảo ven biển, dung hợp với Tây Việt sinh ra Nam Việt (vùng Quảng Đông), tương tác với cư dân Môn-Khmer và Tây Việt sinh ra Cổ Lạc Việt.

Tại Lĩnh Nam, do tự nhiên phân hóa nên bộ phận Bách Việt tại chỗ cũng có hiện tượng nhị phân. Vùng Quảng Tây (Âu Việt), vùng núi Tây Bắc Việt Nam (Tây Lạc Việt) do cùng điều kiện tự nhiên (núi rừng, thung lũng v.v.) đã phát triển theo hướng Tây Việt. Bộ phận đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng–sông Mã về cơ bản do cư dân Mon-Khmer và Đông Việt làm chủ. Chúng tôi không xếp lớp dân Môn-Khmer này vào Đông Việt do không chứng minh được cơ sở gắn bó giữa họ và toàn bộ Đông Việt. Họ vốn thuộc bộ phận Môn-Khmer phía Đông (chi Việt-Katu, tiểu chi Việt-Chứt).

Tác giả E.G. Pulleyblank [1978: 28] đặc biệt nhấn mạnh “..người Việt cổ từ Chiết Giang xuống đến Việt Nam là dân cư Austro-asiatic, gắn với người Việt Nam hiện đại – tộc người bản xứ hậu duệ của cư dân Austro-asiatic cổ..”.

image149
Sự phân lập Tây Việt và Đông Việt từ chiếc nôi Bách Việt vào khoảng 5000 năm trước [wikipedia.org]

Thứ ba, trong quá trình lịch sử – xã hội, Lĩnh Nam đã đón nhận trở lại lượng lớn dân Đông Việt từ các vùng đất phía đông bắc đổ về, cũng như cư dân Tây Việt từ vùng Nhị Hồ thiên di vào. Thêm vào đó, sự tiếp nối của tự nhiên vùng Vân-Quý và Lĩnh Nam đã tạo phối cảnh thuận lợi cho giao lưu tộc người và văn hóa hai vùng.

Xét theo không gian, Lĩnh Nam nằm ở phía đông nam của Bách Việt, phía đông bắc tiếp giáp với đất Mân; phía tây liền kề cao nguyên Vân-Quý, còn phía bắc thông với vùng Nhị Hồ qua các con đường mòn vượt Ngũ Lĩnh. Với vị trí này, Lĩnh Nam là nơi gặp gỡ của cả hai nhánh Tây Việt và Đông Việt.

Nghiên cứu của tác giả Trịnh Tiểu Lô [2007] cho thấy sự tiếp xúc giữa vùng Lĩnh Nam với đất Mân và vùng Ngô Việt là rất mật thiết. Cư dân Ngô Việt đa phần theo nghề nông nghiệp châu thổ, người Mân-Đài thạo nghề biển, cả hai gần gũi với bộ phận đồng bằng ở Lĩnh Nam về mặt tộc người và văn hóa. Di chỉ nông nghiệp sớm Thạch Hiệp ven sông Bắc Giang (Quảng Đông) và các di chỉ dọc sông Can(75) (Giang Tây) được chứng minh là các “trạm giao lưu” giữa hai trung tâm nông nghiệp sớm Dương Tử và Lĩnh Nam(76). Tương tự, các di tích hải cảng lớn, xưởng đóng tàu sớm tìm thấy ở lưu vực sông Châu Giang (Quảng Đông) được cho là có mối liên hệ với cư dân Ngô Việt phía bắc. Qua nhiều thời kì binh loạn, nhiều lớp dân Ngô Việt chạy loạn vào đất Mân đồi núi, song do không tìm được điều kiện tự nhiên phù hợp cho nghề canh nông, họ tiếp tục tiến vào đồng bằng ở Lĩnh Nam. Có hai con đường chính, ngả phía tây theo dòng sông Can vượt Ngũ Lĩnh (ải Mai Quan) vào sông Bắc Giang rồi định cư ở Lĩnh Nam; ngả thứ hai men theo bờ biển phía đông hay đi thuyền vào Lĩnh Nam (hình 1.19 chương 1). Các dòng thiên di này diễn ra liên tục và mạnh mẽ, nhất là vào các thời Sở diệt Việt (333 trCN), chiến tranh Hán – Mân Việt (tk. II trCN), quá trình Hán hóa đất Mân (tk. II sau CN về sau), và sau này là vào thời Tam Quốc. Trong ngôn ngữ học, ngoài phát hiện “ngôn ngữ Việt cổ vùng Dương Tử (ghi lại qua cổ sử Trung Hoa) giống với tiếng Việt hiện đại ở Việt Nam, đều là ngôn ngữ Nam Á” của các tác giả Mei Tsu-lin và Jerry Norman [1976: 274-301], giữa tiếng Việt Nam và tiếng Mân Nam, tiếng Triều Châu cũng có nhiều nét tương đồng. Phải chăng đây là biểu hiện của tính đồng nhất về ngôn ngữ giữa Ngô Việt, Mân-Đài và bộ phận cư dân đồng bằng phía đông Lĩnh Nam? Với đặc trưng loại hình kinh tế – văn hóa nông nghiệp vùng trũng nghề biển, cư dân Đông Việt tập trung chủ yếu ở những vùng đồng bằng châu thổ (Châu Giang, sông Hồng-sông Mã), dải đất thấp ven biển (bán đảo Lôi Châu, bắc vịnh Bắc Bộ) và đảo Hải Nam [Vương Minh Lượng 1993: 24].

Ở một góc độ khác, nhiều đợt di dân Tây Việt từ vùng Nhị Hồ (tộc Dương Việt) vượt Ngũ Lĩnh vào Lĩnh Nam xảy ra vào thời kì nước Sở nam tiến, và sau này là sự kiện Tần diệt Sở (tk. III trCN). Tác giả Ruey Yifu [1969] cho rằng tổ tiên dân Bắc Choang từng di cư từ nam Hồ Nam vào bắc Quảng Tây. Điều này hoàn toàn phù hợp với ghi chép cổ sử. Nghiên cứu bài hát Việt Nhân Ca (tk. VI trCN) vùng Động Đình cho thấy mối quan hệ nguồn gốc giữa tộc Dương Việt với nhóm cư dân Bắc Choang là rất mật thiết (xem Phụ lục). Tác giả W. Eberhard [1968] cũng bàn rất nhiều về tính đồng nhất của văn hóa dân gian, tín ngưỡng–tôn giáo cư dân nói tiếng Thái vùng trung lưu Dương Tử, Vân-Quý với văn hóa Bắc Choang. Trên thực tế, vùng núi phía tây Lĩnh Nam vốn dĩ là một bộ phận của cộng đồng Tây Việt, sống rải rác ở tiểu vùng Âu Việt và góc tây bắc Tây Lạc Việt (Tây Bắc Việt Nam). Hiện tại các cộng đồng Choang, Thủy, Mao Nam, Bố Y, Đồng v.v. ở Quảng Tây, Quý Châu; người Thái ở Vân Nam, người Xiêm ở Thái Lan, người Lào Lùm ở Lào, người Shan ở Miến Điện, người Thái Ahom, Thái Khămti ở bang Assam (Ấn Độ),

các tộc người Thái, Tày, Nùng vùng núi phía bắc và tây bắc Việt Nam đều nói các ngôn ngữ thuộc nhóm Thái, tức nhánh Tây Việt(77). Trong lịch sử, cái gọi là “Chủ nghĩa Đại Thái” từng nhen nhóm và phổ biến ở nhiều nơi trong khu vực, đặc biệt là ở Thái Lan sau thập niên 1950 khi tác phẩm Chủng Thái: anh cả của người Trung Hoa của William Clifton Dodd được dịch và công bố tại Bangkok năm 1923.

Có thể nói, Lĩnh Nam là cội nguồn, là nơi tìm về của cả Tây Việt và Đông Việt.

(2) Nhìn trong nội vùng, người Âu Việt (Tây Việt) là chủ thể tại phần phía tây- tây bắc Lĩnh Nam, trong khi đó, dải đất phía đông nam từ bán đảo Lôi Châu, bắc vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và đồng bằng sông Hồng–sông Mã đều do người Lạc Việt (Đông Việt) làm chủ(78), phân thành Đông Lạc Việt và Tây Lạc Việt (xem chương 1). Riêng ở khu vực các đồng bằng Châu Giang, Hàn Giang (đông Quảng Đông), tộc người Nam Việt hình thành từ sự hòa trộn Tây Việt và Đông Việt vào khoảng thiên niên kỷ I trCN.

Bảng 3.1: Sự phân bố hai nhánh Tây Việt và Đông Việt và các tiểu vùng ở Lĩnh Nam

Tiểu vùng Âu Việt Nam Việt Đông Lạc Việt Tây Lạc Việt
Địa hình Núi là chủ yếu “trong đồng có núi, trong núi có đồng” Bán đảo, đảo, duyên hải Đồng bằng khép kín bởi núi và biển

Phân bố Tây

Chủ yếu là Tây Việt, riêng vùng đất thấp bắc vịnh Tây Việt ở vùng núi + Đông Việt ở đồng bằng Đông Việt là chủ yếu Đông Việt + Môn- Khmer cổ ở đồng bằng sông Hồng-
Việt /

Đông Việt

Bắc Bộ có cư dân Đông Việt cư trú Châu Giang €

Nam Việt

sông Mã; Tây Việt ở vùng núi là trung du phía bắc, tây bắc.

Chú thích:

  1. CN: Công nguyên
  2. : thế kỷ
  3. 童振藻 1920: 「牂柯江考」, 岭南学报.
  4. 《吴越文化论丛》.
  5. 《古代越人文化考(1, 2)》; 《古代越人方言考》; 《马来人与中华民族同源关系》; 《马来人与古代 越族之关系》; 《古代越族的文化》
  6. 梁启超 1923: 《中华民族之成分》; 胡适之, 顾颉刚 1923: 《论闽中文化》, 1923; 刘芝祥 1924: 《山 越考; 叶国庆 1924: 《古闽地考》, 1934: 《三国时代山越分布区域》; 龙灊 1928:《中国与安南》; 谭其骧 1932: 《粤东初民考》; 杨成志 1932: 《西南民族研究》; 罗祥林 1933: 《广东统治民族略.民族 篇》; 1941: 《古代越族文化》, 1941: 《南诏族书考》, 1943: 《僰夷族属考》; 郎擎霄 1933: 《中国南 方民族源流考》; 王辑生 1933: 《越南史述略》; 朱希明 1933: 《中国西南民族由来考》; 杨向奎 1934: 《夏本纪.越王勾践世家地理考实》; 潘蒔 1935: 《汉南海王织考》,1936: 《汉初诸葛亮国越族考》; 陆 树丹: 《吴越民族文身考》; 苏铁: 《吴越文化之探查》; 吕思勉: 《越之姓》; 朱希祖 1939: 《云南濮 族考》; 方周喻 1940: 《僰人与白子》; 卫聚贤 1943: 《范蠡事迹考》, 1943: 《中国东南沿海古文化遗 迹之探讨》; 韩振华 1944: 《越南半岛古史钩沉》; 王新民 1944: 《越王勾践子孙移民考》; 林慧祥 1946; 《福建民族之由来》; 谢道芬 1948: 《闽北越王遗迹考》.
  7. 傅乐成 1951: 《孙吴与山越开发》; 凌纯声 1951: 《南洋土著与中国古代越民族》, 1952: 《古代闽 越人与台湾土著族》; 高亚伟 1953: 《孙吴开辟蛮越》; 陈荆和 1953: 《华夷译语中越族部分之研究.安 南译语考释》; 施之勉 1953: 《南海八郡境》; 尹焕章 1957: 「关于东南地区几何印纹陶」; 尤中 1957:「对秦以前西南各族历史源流研究」, 1979: 「汉晋时期“西南夷”中的民族成分; 林慧祥 1958: 「中国 东南新石器文化特征之一: 有段石锛; 吕荣芳 1959: 「中国东南新石器文化特征之一: 印纹陶」; 中山大 学考古队 1953: 「广东原始社会初探」; 蒋缵初 1961: 「我国东南亚地区原始文化的分布; 云南历史院 1962: 「春秋战国时期云南的居民」; 黄沫沙 1962: 「开拓岭南的功臣赵佗」; 叶国庆, 辛土成 1963:「西汉民乐组的居住地和社会结构初探」; 叶国庆 1964: 「关于东汉闽越族」; 陈可畏 1964: 「东越山 越的来源与发展」; 萧璠 1973: 「秦汉时期对南方的经营」; 梁钊韬 1978: 《西瓯族源初探》; 杨廷研 1979: 《夜郎简论》; 蒋炳钊 1979: 「关于春秋战国时代越国社会性质的商榷」.
  8. Xem tài liệu tham khảo
  9. Xem Tài liệu tham khảo cuối luận án.
  10. Nhà triết học, sử học và phê bình văn học Pháp
  11. “物相杂而为之文,事得比而有其类 Vật tương tạp nhi vi chi văn, sự đắc tỷ nhi hữu kỳ loại”
  12. “九疑苍梧以南至儋耳者,与江南大同俗,而杨越多焉 Cửu Nghi, Thương Ngô dĩ Nam chí Đạm Nhĩ giả, dữ Giang Nam đại đồng tục, nhi Dương Việt đa hĩ”
  13. Theo các tác giả Lăng Thuần Thanh [1979: 337, 339, 404]; Dư Thiên Xí.. [1988: 179-188]; Jeffrey Barlow [2005: mcel.pacificu.edu]; Phùng Minh Dương [2006: 64]; Meacham W. [1983: 161]; Trần Quốc Cường [1988]; Bùi Thiết [1999: 48-49]; Trần Trạch Hoằng [2007: 49]; Vương Văn Quang [2007: 33-34]; Kim Định [1999: 171].
  14. Theo khảo cứu của Lê Văn Siêu [1972: 184]; Tăng Mục Dã [2005: 1]; Viên Chung Nhân [1998: 3].
  15. Vào thời kì khô và lạnh của Đợt Băng giá cuối cùng (khoảng 18.000-15.000 trCN), mực nước biển rút xuống mạnh, khu vực thềm lục địa phía đông châu Á nổi lên thành đất liền. Khi ấy, quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam nối với lục địa châu Á. Đến cuối thời kì Băng giá (13.000 trCN), biển tiến mạnh mẽ, các dải đất nối với các quần đảo (đảo) này chìm đắm. Cũng vào thời điểm ấy, đồng bằng hạ lưu Dương Tử và vịnh Hàng Châu trong quá trình kiến tạo, và chỉ thực sự hoàn chỉnh như ngày nay vào khoảng 5.000 năm Vết tích của quá trình kiến tạo ấy là sự tồn tại của vô số hồ nước lớn nhỏ rải rác trong vùng (Động Đình, Phàn Dương, Thái Hồ, Tung Trạch, Gia Hưng) [David N. Keightley 1999: 30-31].
  16. Ngày nay chỉ có vùng ven biển cực nam Trung Hoa mới có rừng đước [David Keightley 1999: 35].
  17. Đây là một tiểu vùng khá phức tạp. Trong lịch sử, chủ nhân hòn đảo này là người Lạc Việt, tức cùng nguồn gốc chủng tộc và văn hóa với Bắc Bộ Việt Song, qua biến thiên của quá trình lịch sử-xã hội, văn hóa tiểu vùng này càng tiến gần hơn với tiểu vùng Quảng Đông. Tỉnh Hải Nam được tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông trong hai thập niên gần đây. Xuất phát từ những điều kiện trên đây, chúng tôi xếp riêng thành một tiểu vùng.
  18. Tiêu biểu là dãy Ngũ Chỉ Sơn ở đảo Hải Nam
  19. Tác giả này phân chủng Mongoloid thành ba tiểu chủng, gồm tiểu chủng Mông Cổ (Mongolian), tiểu chủng Mã Lai (Malaysian) và tiểu chủng bản địa châu Mỹ (Native American).
  20. Di chỉ Hà Mẫu Độ (河姆渡, ở vịnh Hàng Châu) được phát hiện 1973, là nền văn hóa nông nghiệp hoàn toàn khác biệt với lưu vực Hoàng Hà [Chang Kwang-Chih 1999: 52]. Người ta tìm thấy một kho chứa thóc, vỏ trấu và rơm rạ rộng 400 mét vuông, dày 30-40 cm, trọng lượng ước khoảng 120 tấn [Vương Văn Quang 2007: 10].
  21. Nghiên khảo cổ học và sử học Trung Hoa cho rằng văn hóa Lương Chử (3200-2000 trCN) là thành tựu văn hóa của nước Phòng Phong cổ (防风国) – quốc gia có nền nông nghiệp cày cấy và thủ công nghiệp phát triển, từng xuất hiện ở vùng Vũ Khang (武康) và Dư Hàng (余杭) thuộc Chiết Giang vào khoảng 000-5.500 năm trước [Meacham W. 1983: 164; Phương Dậu Sinh 2007: 47-54]. Gina L. Barnes [1993: 112-113] cũng công nhận văn hóa Lương Chử thuộc kiểu có tổ chức nhà nước. Ở giai đoạn mạt kì, văn hóa Lương Chử phát triển rất cao, chỉ có văn hóa Long Sơn ở phía bắc mới sánh ngang bằng [Chêng Tê-K’un 1959: 115-116]. Trong truyền thuyết Đại Vũ hội chư hầu ở Đồ Sơn, thủ lĩnh Phòng Phong đến muộn nên bị giết. Họ Tạ (谢) được cho là họ có quan hệ mật thiết với nước Phòng Phong cổ, bắt nguồn từ thủ đô Cối Kê nước Vu Việt [Eberhard W. 1968: 356-357].
  22. Nền văn hóa cổ (4.000-2.500 trCN) ở Phúc Kiến, Đài Loan và toàn vùng Lĩnh Nam (Lưỡng Quảng, Bắc Bộ Việt Nam), đặt tên theo di chỉ khai quật Đại Buộn Khanh năm 1964 ở Đài Bắc. Vùng văn hóa này được biết đến với các loại đồ gốm hoa văn kỷ hà, hoa văn dây thừng, các loại rìu đá mài nhẵn, mũi tên tam giác có khoét lỗ tìm thấy cùng với vết tích các loại vỏ sò, xương cá, xương thú.., cho thấy đây là vùng văn hóa có loại hình nông nghiệp kết hợp với săn bắn, đánh cá của cư dân tiền Indonesien cổ [Sauer, Carl 1952: 5, 24; Chang Kwang-Chih 1999: 54; Meacham W. 1983: 163].
  23. “.. as we have seen, South Chinese join Southeast Asians, while the Northn Chinese associate with Koreans, Japanese, Ainu, Bhutanese, and Tibetans”.
  24. ) Chứng minh AND của Stephen Oppenheimer [2003: 229-235] cho thấy cư dân “Mã Lai bản xứ” (Aboriginal Malay) là thủy tổ của người Trung Hoa phương Bắc.
  25. Khái niệm “Mongoloid phương Nam (Southern Mongoloid)” được nhiều tác giả phương Tây đề xuất và sử dụng, hiện rất phổ biến ở Việt Nam, chỉ chủng người hình thành từ sự hỗn hợp giữa các chủng Negritos và Melanesia với Mongoloid ở khu vực Nam Trung Hoa – Đông Nam Á (xem thêm Meacham W. [1983: 148- 150], Bellwood [1992: 55-136]; L.A. Schepartz.. [2000: 3]; Bùi Thiết [1999: 134-139]). Theo Bayard D. [1980: 93] và Nicholas Tarling [1992: 73], đại thể 400 triệu cư dân Đông Nam Á ngày nay (số liệu 1992) đều là người Mongoloid phương
  26. Một số tác giả cũng có it nhiều đề cập đến, như Âu Thanh Dục [2002]; Trần Thiệu Cơ [2004]; Trần Trạch Hoằng [2007: 379-388]; Hoàng Vĩ Tông [2004: 10-11].
  27. Nhà Triệu (gồm cả thảy 5 đời vua) đã cai trị nước Nam Việt, gồm: Triệu Vũ vương (tức Triệu Đà, trị vì từ 207 TrCN đến 137 TrCN), Triệu Văn vương (tức Hồ, cháu đích tôn của Vũ vương và cháu ngoại của An Dương vương Thục Phán nước Âu Lạc; 137 TrCN – 125 TrCN), Triệu Minh vương (tức Anh Tề, 125 TrCN – 113 TrCN), Triệu Ai vương (tức Hưng, 113 TrCN – 112 TrCN; thực chất Hưng là con của Cù thị [người Hán, vợ lẽ Minh vương] với Thiếu Quý (người Hán, tình nhân của Cù thị), và Triệu Dương vương (con của Minh vương với quý phi người Việt; 112 TrCN – 111 TrCN). Đến đây (năm 111 trCN), nhà Triệu mất nước Nam Việt vào tay nhà Hán.
  28. Đây là các tên gọi đã Hán hóa, được tìm hiểu qua cổ sử Trung
  29. Theo khảo cứu của Chang Te-tzu [1976]; Gina Barnes [1993: 93-95]; Li Hui-Lin [1983: 42]; Smith R.B. và Watson W. [1979: 3].
  30. Theo tác giả này, cộng đồng Bách Việt xưa phân thành ba nhóm lớn, gồm Âu Việt (=chủng Thái), Miêu Việt (=Miêu, Dao, Xá) và Lạc Việt (chủng Việt ở hạ lưu Dương Tử, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng và Bắc Bộ Việt Nam) [Kim Định 2001: 63].
  31. “牂柯西下邕,雍,绥,建故骆越也 Tường Kha tây hạ Ung, Ung, Tuy, Kiến cố Lạc Việt dã”
  32. Tiễn phu nhân (冼夫人), sinh năm 520, mất năm 601(32), người Nam Việt (南越) quê ở Đinh Thôn (丁 村) (vùng núi Sơn Đâu (山蔸), huyện Điện Bạch (电白), quận Cao Lương 高粱; nay là Điện Thành 电城, Điện Bạch, Mậu Danh, Quảng Đông), là thủ lĩnh người Nam Việt và Lạc Việt qua các thời Lương (502-557), Trần (557-589), Tùy (581-618), có công tập hợp và lãnh đạo cư dân người Việt bản địa cùng tiếp nhận và dung hòa văn hóa Hán phương Bắc (theo Tùy Thư). Tiễn phu nhân kết hôn với vị quan người Hán tên là Phùng Bảo (冯宝), được các triều đại sắc phong cai quản quận Cao Lương. Với tài năng và trí thông minh xuất chúng, Tiễn phu nhân đã đóng góp to lớn cho sự khai phá và phát triển dân cư trong vùng. Sau khi qua đời, bà được tôn phong thành nữ thần, được dân cư khắp vùng tây nam Quảng Đông, Hải Nam lập miếu thờ. Mộ bà chôn ở phía sau miếu Nương Nương ở Đinh Thôn (Điện Bạch, Mậu Danh) [tư liệu điền dã 2008]. Theo thống kế, chỉ riêng huyện Điện Bạch có hơn 20 miếu Tiễn phu nhân, Cao Châu hơn 60 miếu, Hóa Châu hơn 20 miếu, đảo Hải Nam hơn 50 miếu. Ngoài ra, các vùng Liêm Giang, Dương Giang, Tư Bình, Ngô Xuyên, Lôi Châu đều có miếu Tiễn phu nhân. Lễ hội bái viếng Tiễn phu nhân từ 17 đến 22 tháng giêng âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất vùng Việt Tây [Ngô Triệu Kì, Lý Tước Huân 2004].
  33. Trên thực tế, phương ngữ Hải Nam chưa thật sự định hình. Tiếng Hải Nam về cơ bản là tiếng Mân Nam do người nam Phúc Kiến di cư xuống kết hợp với tiếng dân tộc Lê, tiếng Quảng Đông tạo thành. Trong “Bát đại phương ngữ Hán” không có tiếng Hán Hải Nam. Các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Hán Hải Nam vào phương ngữ Mân Nam, cùng với tiếng Triều Châu.
  34. Thưở hồng hoang, trên đỉnh Lê Mẫu có một quả trứng chim thần bị Lôi thần làm vỡ toang. Một cô gái xinh đẹp từ quả trứng bước ra. Sau, cô gái gặp một chàng trai gốc từ vùng đất bên kia bờ biển phía tây (chỉ đồng bằng sông Hồng – Giao Chỉ) lên núi hái hương thảo, hai người kết phu thê, sinh ra con cháu thành người Lê hôm nay (có ghi trong Cổ Tân đồ thư tập thành. Quỳnh Châu Phủ 古今图书集成.琼州府) [Vương Văn Quang.. 2007: 229, 231].
  35. “交趾昔未有郡县时,土地有雒田,其田随水上下,民垦食其田,因名曰雒民 Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện thời, thổ địa hữu lạc điền, kỳ điền tùy thủy thượng hạ, dân canh thực kỳ điền, nhân danh viết lạc dân”.
  36. Nhận định chung của các tác giả Smith R.B., Watson W. [1979: 11]; Bellwood P.S. [1979: 180, 189]; Ambra Calò [2009: 70, 82].
  37. Các dãy núi hình vòng cung vùng Việt Bắc nước ta còn được gọi là “Tiểu Ngũ Lĩnh” áng ngữ phía đông bắc, vô hình ngăn cách đồng bằng sông Hồng-sông Mã với phần còn lại của Lĩnh Nam.
  38. Giới học giả Trung Quốc cho rằng người tiền sử ở Đài Loan vốn xuất phát từ vùng Mân Nam ở Phúc Kiến, cụ thể là “người Đông Sơn” (东山人), “người Thanh Lưu” (清流人) ở Chương Châu, Phúc Kiến. Theo đó, khoảng 1,5 vạn năm trước, eo biển Đài Loan còn là đất liền, và từ 6 vạn năm trước đã có người tiền sử sinh sống ở đất Đài Loan [Vương Văn Quang 2007: 16].
  39. Thuật ngữ của Nguyễn Duy Hinh [2004].
  40. Dân gian Quảng Đông còn lưu lại ký ức về khu phố Châu Cơ hương (珠玑巷, Ju Gei Hong) phía bắc Quảng Đông, ngay bên dưới ải Mai Quan, phía nam Ngũ Lĩnh. Thời Hán, đây là trạm dịch, đến thời Đường, di dân Hán di cư vào lập phố tạm cư, sau phân tán xuống đồng bằng qua hệ thống sông Bắc Giang, sông Tây Giang [tư liệu điền dã 2008].
  41. Khái niệm trọng động ở đây được hiểu trong khung loại hình văn hóa trọng âm chung của toàn khu vực văn hóa Bách Việt (thuộc Đông Nam Á cổ hay phương Nam) – xem hình 1.
  42. Hà Văn Tấn [1969: 16-27] xác định hoa văn gốm Phùng Nguyên theo (1) kiểu đối xứng gương (đối xứng lưỡng trắc), (2) kiểu đối xứng trục (đối xứng quay), và (3) kiểu đối xứng tịnh tiến.
  43. Xuất bản lần đầu 1971, do An Việt San Jose tái bản lần thứ nhất
  44. Tuy nhiên, tác giả đã không phân tích cụ thể để minh chứng. Tác giả Phạm Đức Dương [2000: 83] phân tích các vành hoa văn trên mặt trống đồng, tổng cộng có 16 vành, bao gồm vành 1-5 biểu trưng cho nguyên khí của trời, vành 6-10 biểu trưng cho nhân sinh cho nên có các hình tượng chim, hươu, người, trong khi các vảnh 11 đến 16 biểu trưng cho nguyên khí của đất.
  45. Dẫn theo Phạm Đức Dương [2000: 83].
  46. Chuyện quả bầu phổ biến ở khắp Đông Nam Á. Hiện đã tìm thấy 130 dị bản, có thể phần thành ba mô típ chính: bầu-mẹ; bầu-thuyền; bầu-con (theo Nguyễn Tấn Đắc) [Phạm Đức Dương 2000: 50]
  47. Theo phỏng đoán của Nguyễn Duy Hinh [2004: 427]
  48. Ở đây cần có sự phân biệt tính cộng đồng trong liên kết dòng họ cùng huyết thống và tính cộng đồng trong liên kết làng xã không lấy huyết thống làm tiêu chí.
  49. Theo khảo cứu của Eberhard W [1968: 316-317]; Ruey Yi-fu [1969]; Pulleyblank E.G. [1983: 434]; An Chí Mẫn [1999: 293 ].
  50. Theo Charles Higham [2002], thành Cổ Loa được xây dựng cùng thời và cùng phong cách với các thành đắp đất dọc thung lũng sông Mun (Thái Lan), nhất là các thành Noen U Loke, thành Ban Chiang Hian [xem thêm Tạ Đức 2005]. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại ba vòng thành đất: Thành Ngoài (8km), Thành Giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và Thành Trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Xem thêm Bùi Thiết [1999: 304- 314].
  51. Như Lĩnh Nam Chích Quái,Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Dư Địa Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Việt Sử Tiêu Án, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Sử Học Bị Khảo (Việt Nam), Thủy Kinh Chú, Quảng Châu Ký, v..
  52. 博罗,俗尚朴素(..),不乐淫哇,..
  53. Tác giả Đinh Gia Khánh [1993: 172] dẫn kết quả nghiên cứu của Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bản, Đỗ Quốc Tường, khởi thủy là thờ dương vật (且), sau chuyển hóa thành thờ tổ tiên (祖).
  54. Thần thoại Y Doãn (伊尹) kể rằng một đàn ếch (cóc) xuất hiện trong lòng chiếc cối giã gạo, một người phụ nữ thấy thế hốt hoảng chạy đi, được một quãng thì ngoảnh đầu nhìn lại chiếc cối. Tức thì, người này biến thành một cây dâu có một hốc dưới thân. Từ hốc cây, người anh hùng Y Doãn được sinh ra, cứu nhân loại thoát khỏi hiểm họa đại hồng thủy.
  55. Cũng có thuyết giải thích Mê = con hươu, Linh=tiếng gió thổi, do vậy vật tổ là hươu nai, tương thích với hoa văn người và hươu trên trống đồng [Nguyễn Duy Hinh 2004].
  56. Theo W. Eberhard [1968: 380-381], vùng Triều Châu mở hội Thanh long vào ngày 15 tháng hai âm lịch. Trong đại lễ, người ta tổ chức nhiều chiếc xe kiệu phủ đầy màu sắc để “rước” rắn thần Thanh long. Ngoài Triều Châu, vùng đồng bằng Châu Giang (Quảng Đông) cũng tổ chức đại lễ tế rắn thần Đại vương trong ngày này. Ở đảo Lan’tao (Hồng Kông), rắn thần Đại vương được hiển thị dưới dạng các chiếc linga bằng đá. Tại nhiều vùng ở Quảng Đông và Quảng Tây, từ “xà (rắn)” là từ cấm kỵ.
  57. Theo khảo cứu của Eberhard [1968: 378-379, 388-390], giao long xuất hiện trong truyền thuyết vùng Nam Dương Tử – Bắc Đông Dương, tương truyền thân giống rắn, đầu hổ, có 4 chân, thường sống ở các vùng sông hồ sâu. Cũng theo truyền thuyết, giao long dùng nước dãi để bắt người, nhấn chìm xuống nước rồi hút máu. Giao long là “vua” của 3.600 loài cá dưới sông, biển [Eberhard W. 1968: 378]. Người Bách Việt cổ vùng sông nước thường vẽ hình giao long trên người khi phải tiếp xúc môi trường nước, từ đó tục xăm mình (trong đó có hoa văn rắn – rồng) dần dà định hình và phát triển (ghi trong Hoài Nam Tử (thiên Nguyên Đạo Huấn))
  58. Chợ phiên, vừa để trao đổi hàng hóa, vừa để trao đổi văn hóa, kinh nghiệm sống, vốn rất phổ biến ở hầu hết các cộng đồng Bách Việt xưa. Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thời cổ trung đại rất thịnh hành kiểu họp chợ này. Người Hán ghi âm tiếng Việt bằng từ “khư (墟)” hoặc “khâu (=丘 gò cao)” để gọi kiểu họp chợ, như “dạ ca khư (夜歌墟)” ngày 3 tháng ba của dân Choang. Trong văn hóa Thục, chợ là “hợi (亥)” được cho là cùng gốc với “khư”. “Khư” trong văn hóa Bách Việt khác hoàn toàn với “khư” trong “Ân Khư (殷墟)” – kinh đô cũ của nhà Thương Ân. Ngày nay, người Choang ở Quảng Tây, người Đồng ở Quý Châu Trung Quốc [Eberhard 1968: 223-226], một số dân tộc Việt Bắc Việt Nam hiện vẫn còn duy trì kiểu chợ phiên.
  59. Xuất bản lần đầu năm 1970, tái bản năm 2001 tại San Jose (xem Tài liệu tham khảo).
  60. Dù vậy, cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy các từ thuần Việt tương ứng với Hồn, Ma, Phách v.v. vốn được du nhập từ tiếng Hán.
  61. Tục sản ông (产翁) từng tồn tại trong văn hóa Choang, Thái (nam Trung Hoa) và một số tộc người Đông Nam Á. Khi người vợ mang thai, vào khoảng cuối thai kỳ hoặc lúc vợ sinh con, người chồng phải dùng vật dụng cần thiết độn vào bụng mình cho ra dáng mang thai, việc ăn, ngủ, sinh hoạt đều bắt chước người phụ nữ có thai nhằm mục đích chia sẻ sự vất vả của vợ trong chuyện mang nặng đẻ đau.
  62. Chẳng hạn ở Thuận Đức từng có hội Kim Lan nổi tiếng. Đôi khi một số chị em vì gia đình ép buộc phải lấy chồng đã buộc phải tự tử tập thể “cho trọn tình chị em”. Một số chị em bắt buộc phải lên xe hoa song đều phải từ chối quan hệ vợ chồng, ngay sau buổi lễ đã trốn biệt tăm, lên ở với chị em trong Kim Lan hội. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên trong hội đã phải bỏ ăn bỏ uống đến cả tuần, cùng nhau khóc lóc, than thở, oán trách người phụ nữ “phụ bạc” bạn bè để vui duyên mới. Các địa phương ở Huệ An (Phúc Kiến) cũng có tục tương tự [Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 341].
  63. Người Choang gọi ngày này là tết longtong (隴洞), cùng nguồn gốc với tết lồng tồng của các dân tộc Tày, Nùng vùng Việt Bắc Việt Nam; người Đồng gọi là “tết pháo hoa”(花炮 節); người Bố Y gọi “địa tàm hội” (地蠶會,địa tàm = sâu đất); người Dao gọi là “Tết khô” (干巴節 Cán ba tiết); người Xá thì cho ngày này là sinh nhật của thóc lúa; người Lê thì gọi là “phù niệm phù” (孚念孚, tức ngày yêu đương) v.v.. Phong tục này còn ảnh hưởng ngược lại đến các hệ dân Hán trong vùng (xem Phụ lục).
  64. Meacham [1983: 156] xếp di chỉ động Tiên Nhân này vào văn hóa Bắc Sơn tiểu vùng Nam Trung Hoa (South China Bacsonian).
  65. “南夷之乐曰南,四夷之乐唯南可以和于雅者.. Nam di chi nhạc viết Nam, tứ di chi nhạc duy Nam khả dĩ hòa vu nhã giả..”
  66. Như Thượng Thư (thiên Vũ Cống), Lã Thị Xuân Thu (thiên Bản Vị, 吕氏春秋.本味), Sử Ký (Hóa Thực Liệt Truyện 史记.货殖列传), Hán Thư (Địa Lý Chí), Thuật Dị Ký (述异记), Dị Vật Chí (异物记), Lâm Hải Dị Vật Ký (临海异物记), Quảng Chí (广志), Đồ Kinh Bản Thảo (图经本草), Hoa Dương Quốc Chí (华阳国 志), Lâm Ấp Ký (林邑记), Nhĩ Nhã (尔雅), Nam Duệ Dị Vật Ký (南裔异物记), Nam Phương Thảo Mộc Trạng (南方草木状), Thần Nông Thảo Mộc Kinh (神农草木经), Nam Việt Hành Kỷ (南越行纪), Quảng Vận (广韵), Thượng Lâm Phú (上林赋) v.v.. [Li Hui-Lin 1983: 46-47; Lâm Úy Văn 2003: 56-60; Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 152-162]
  67. “夫剪发文身,错臂左衽,瓯越之民也” (Phu tiễn phát văn thân, thác tí tả nhậm, Âu Việt chi dân dã).
  68. “适越者,坐而至,有船也” (Thích Việt giả, tọa nhi chí, hữu thuyền dã).
  69. xem thêm Phạm Đức Dương [2000: 37]; Nguyễn Ngọc San [2003: 16].
  70. Benedict [1942: 576-601; 1975: 462], Haudricourt [1953], Phan Ngọc, Phạm Đức Dương [1983: 76-133].
  71. Đây là một tiểu vùng khá phức tạp. Trong lịch sử, chủ nhân hòn đảo này là người Lạc Việt, tức cùng nguồn gốc chủng tộc và văn hóa với Bắc Bộ Việt Nam. Song, qua biến thiên của quá trình lịch sử-xã hội, văn hóa tiểu vùng này càng tiến gần hơn với tiểu vùng Quảng Đông. Tỉnh Hải Nam được tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông trong hai thập niên gần đây. Chúng tôi xếp riêng thành một tiểu vùng để tiện quan sát.
  72. Ngoài ra còn có thuật ngữ Đông Việt để chỉ Đông Âu, một chi tộc nhỏ sinh sống vùng giáp ranh Chiết Giang – Phúc Kiến thời Tây Hán.
  73. Lý Phưởng trong Thái Bình Ngự Lãm dẫn Việt Tuyệt Thư có nhắc đến Ngô vương Hạp Lưu hỏi Tử Tư về việc chuẩn bị thuyền chiến thế nào, Tử Tư trả lời rằng đã chuẩn bị đủ loại chiến thuyền, gồm “đại dực, tiểu dực, đột mạo, lầu thuyền, kiều thuyền” (大翼, 小翼, 突冒, 楼船, 桥船), còn giải thích rằng “dùng đại dực làm xe lớn của lính bộ, tiểu dực làm xe nhỏ, đột mạo làm xung phong, lầu thuyền làm xe lầu, còn kiều thuyền thì làm phiêu kỵ vậy”. Ngoài ra, Tử Tư còn chuẩn bị cho Hạp Lư một chiếc thuyền lớn – “Dư hoàng” (余皇, còn gọi là Thuyền vua 皇舟 (Hoàng chu)). Theo ghi chép trong Ngô Việt Xuân Thu, chiếc “đại dực” dài 10- 12 trượng, rộng 6 trượng, cùng lúc có thể chở 91 thuyền binh cùng nhiều trang bị vũ khí khác” (theo Ngô Việt Xuân Thu).
  74. Thạch Chung Kiện [1992: 34] còn lập luận rằng thần thoại Tangaroa có nguồn gốc từ vùng Nam Việt với bằng chứng (1) hình thủy thần Tangaroa giống Lôi thần trong phong tục Nam Việt; (2) tên gọi Tangaroa bắt nguồn từ danh từ “Đản Dân Lão” (蛋家佬/Dan-jia-lao/ Đản gia), tức chỉ cư dân lênh đênh trên sông nước khắp từ Phúc Kiến đến Lĩnh Nam qua các đời Đường – Thanh ở Trung Quốc. Lập luận này hợp với ý kiến của Lâm Huệ Tường [1978: 11].
  75. như các di chỉ La Gia Giác (罗家角) ở Đồng Hương (桐乡), Tiết Giang Cương (薛家岗) ở Tiềm Sơn (潜 山),núi Bão Mã Lĩnh (跑马) ở Tu Thủy (修水) thuộc Giang Tây.
  76. Tham khảo Chang Te-tzu [1976: 143]; Gina Barnes [1993: 93-95]; Li Hui-Lin [1983: 42]; Smith R.B. và Watson W. [1979: 3].
  77. Theo các công trình nghiên cứu của các tác giả William Clifton Dodd [1923], Trịnh Hiểu Vân [2005 : 247], Hà Bình [2005: 134]; Vương Văn Quang, Lý Hiểu Bân [2007: 13, 384-385]; Phạm Hồng Quý [2004: 220]; Nghê Đại Bạch [1990: 251-295].
  78. Tham khảo Tưởng Bính Chiêu [1998: 73]; Vương Minh Lượng [1993: 24]; Vương Văn Quang [2007: 91].
  79. 瓯骆相攻, 南越动摇 Âu Lạc tương công, Nam Việt động dao
  80. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn [2003: 274] qua khảo sát lịch sử văn hóa các dân tộc Tày-Thái cho rằng nhóm các tộc Tày-Thái phía đông nằm trong khối Âu Việt và Lạc Việt, trong đó bộ phận cư dân Lạc Việt ở bắc vịnh Bắc Bộ và bán đảo Lôi Châu sau phát triển thành một bộ phận dân tộc Choang (theo chúng tôi, chính xác là bộ phận Nam Choang, khác với Bắc Choang là hậu duệ Âu Việt ở bắc Quảng Tây [tư liệu điền dã 2008]). Tác giả này phủ định thuyết của Đào Duy Anh [1964] cho Lạc Việt chỉ là tổ tiên người Việt ở Việt Nam.
  81. Theo Tống Bản Quảng Vận, “Lạc” là chim cú mèo hay chim kỵ kỳ, còn tác giả Đào Duy Anh cho là chim hậu điểu, tức loài chim di trú vào mùa đông, theo Đinh Gia Khánh [1993: 244] thì đó là một loài chim có đuôi dài, cùng họ với gà, chim trĩ, chim công.
  82. Theo Smith R.B., Watson W.[1979: 11]; Bellwood P.S. [1979: 180, 189]; Ambra Calò [2009: 70, 82] và Neil Jamieson [1993: 6].
  83. Các dãy núi hình vòng cung vùng Việt Bắc nước ta được coi là “Tiểu Ngũ Lĩnh”, cùng với Vịnh Hạ Long, cả hai án ngự phía đông bắc, vô hình ngăn cách đồng bằng sông Hồng-sông Mã với phần còn lại của Lĩnh Nam.
  84. Về sau có thêm W.Schmidt (1926), R. Shafer (1942), A. IVlich (1956), Vương Lực (1958), H.J. Pinnow (1963) ủng hộ.
  85. Haudricourt G. [1952, 1953, 1954], Luce G. H. (1965), S. Wilson (1966), Robert K. Headley và David Thomas (1970), William W. Gage (1985), Barker Milton E. (1966, 1968, 1970), S.E. Yakhontov (1969, 1973), M. Ferlus (1974), G. Diffloth (1975, 1989, 1991), Huffman Franklin E. [1976], Mei Tsu-lin và Jerry Norman [1976], Nguyễn Thiện Giáp (1978), Phan Ngọc, Phạm Đức Dương [1983], Nguyễn Tài Cẩn [1995], Trần Ngọc Thêm [2001] v.v.
  86. Giả thuyết gia đình ngôn ngữ Austric, do Pater Wilhelm Schmidt đề xuất năm 1906, bao gồm cả Nam Á, Nam Đảo, Thái-Kadai (Đồng-Thái), được Reid, Lawrence [1994] ủng hộ.
  87. Theo Nguyễn Tài Cẩn [1995: 319] thì địa bàn chung của Việt-Katu là khu vực miền núi Hà Tĩnh-Quảng Bình-Quảng Trị sang đến Trung Lào. Nhóm Việt-Mường đi về phía đông bắc, nhóm Pọng- Chứt (Thà Vựng, Pakatan, Phon Soung, Pọng, Arem, Mày, Rục, mã Liềng, Khạ Phọng v.) hiện vẫn còn ở khu vực này.
  88. Tác giả Nguyễn Duy Hinh [2004: 261] cho văn hóa Hạ Long là “cửa ngõ của văn minh Lạc Việt”.
  89. Tác giả Tạ Đức [2005] với nhiều bằng chứng so sánh ngôn ngữ học, khảo cổ học và dân tục học giữa người Việt cổ thời Văn Lang-Âu Lạc với các cư dân Lava (thuộc Môn-Khmer), Môn-Khmer cổ vùng bắc Thái Lan, Lào để đi đến kết luận người Lạc Việt cổ đồng bằng sông Hồng có mối quan hệ nguồn gốc với người Lava, Môn-Khmer cổ vùng bắc Đông Dương xưa.
  90. Tác giả cho các cộng đồng người Việt tại các nơi này là tổ tiên của các nhóm Nam Đảo. Chúng tôi thiên về quan điểm tổ tiên chung của Đông Việt (bộ phận tại chỗ) và Nam Đảo (bộ phận di cư).
  91. Tác giả trích từ cuốn Cộng đồng ngư dân Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Thiệu, do NXB KHXH xuất bản năm
  92. Trên thực tế thì yếu tố Điền Việt không lớn, duy thời Đông Sơn có sự giao thoa văn hóa trống đồng qua trục sông Hồng. Các cuộc tiếp xúc Điền Việt – Lạc Việt thường phải qua trung gian Âu Việt.
  93. Theo Nguyễn Ngọc San [2003: 184], danh từ Thục Phán có thể bắt nguồn từ Tục Phăn, tên gọi người mở đất mở mường của người Tày cổ.
  94. Theo tác giả này, một số nhóm cư dân họ Trần và họ Đặng gốc Trần ở vùng Hưng Yên, Thái Bình còn lưu lại dấu vết của yếu tố biển.
  95. Theo nhận định của Chử Văn Tần [2003: 229].
  96. Theo Nguyễn Khắc Thuần [2007: 40], Phụ Đạo là cách gọi tiếng Hán của tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Nam cổ, gần với các từ Đạo (tiếng Mường), Tạo (Tày-Thái), tao (Gia-rai), tao (Ê-đê), đao (Ra-glai), Bađao (Ba-na) hoặc Patao (Chăm), nghĩa là tù trưởng, thủ lĩnh (xem thêm Keith W. Taylor [1983: 7]).
  97. Cũng theo Nguyễn Khắc Thuần [2007: 41], Bồ Chính bắt nguồn từ tiếng Việt cổ, gần với Pó-chiêng (Tày-Thái), Pô-ta-rinh (các dân tộc Tây Nguyên), nghĩa là già làng, trưởng bản.
  98. Có thể kiểm chứng qua tập quán canh tác của người Môn, Khmer, Stiêng hiện đại tại Đông Nam Á.
  99. Dù vậy, trong dân gian vẫn có thể tìm thấy dâu vết của yếu tố rừng trong văn hóa. Theo Thu Tứ [www.khoahoc.net], tại xã Phú Lộc, huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú hang năm có lễ “mở cửa rừng”, được cho là gắn với nghề đi rừng cổ xưa.
  100. Có thể kể Heger, F (1902), Goloubew, V (1929, 1932, 1940), Janse, O (1947-1951), Chử Vân Tần (1970, 1976), Sorensen, P (1976, 1979, 1988, 1990, 1997) Hà Văn Tấn (1980, 1994), Jiang, T (1982), Rawson, J (1983), Hollman, D và D.H.R Spennerman (1985), Newton, D (1988), Murowchick, R.E. (1989), Anon (1990, 1993, 1994, 2004), Nitta, E (1991, 1995, 2000, 2005), Phạm Minh Huyền (1996, 1997, 2003, 2005), Higham, C (1996, 2002, 2004), Pirazzoli-t’Serstevens, M (1974, 1996-1997), Bernet Kempers (1988), Meyers, P (2005), Nishimura (2005), Ambra Calò (2008, 2009), Cameron (2006) cùng nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới khác.
  101. Tiêu biểu có Mạc Trĩ [1981: 369], Từ Hằng Bân [1984: 45]; Dương Thức Đình [1998: 118], Lý Long Chương [1995: 275-312].
  102. Tiêu biểu có Solheim [1968], Kennedy (1977), Glover (1991), Hutterer (1991), Vallibhotama (1991), Pautreau, Matringhem (1997), R.B. Smith, W. Watson [1979: 5], Higham [1996: 73-135], Nicholas Tarling [1992: 118, 121] và Meacham [1983: 427] v.v.
  103. Bayard D. [1980: 95] dẫn một quan niệm khác của Gorman và Pisit (1976), cho niên đại đồ đồng Ban Chiang là 3000-2000 trCN, từ đó chủ trương thế giới cổ có bốn trung tâm luyện kim (đồng, thiếc) độc lập nhau, gồm Cận Đông, Đông Nam Á, Trung Nguyên, Châu Mỹ), sớm hơn cả Ấn Độ và Trung Hoa. Xa hơn nữa, nhóm các tác giả N. Barnard (1961), Solheim [1969: 125-139; 1973: 25-29] còn mạnh dạn đề xuất thuyết Bắc tiến của kỹ nghệ đúc đồng Đông Nam Á – Nam Trung Hoa (South to North pattern of stimulus) [xem Bernet Kempers 1988: 255].
  104. Có trích dẫn trong Bellwood [1979: 173-175]; Bernet Kempers [1988: 259-260]; Đinh Gia Khánh [1993: 40]; Trịnh Tiểu Lô [2007: 7-8]
  105. như Hà Văn Tấn, Chử Văn Tần, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Duy Tỳ, Lê Văn Lan, Trần Quốc Vượng
  106. Thời này, các hải cảng Phiên Ngung, Từ Văn, Hợp Phố ở Quảng Đông đã rất sầm uất, chủ yếu là trao đổi hàng hóa với khu vực Nam Đảo. Con đường giao thương chính vẫn là vịnh Bắc Bộ – dọc bờ biển phía đông bán đảo Đông Dương – quần đảo Nam Dương.
  107. Tác giả Phạm Đức Dương [2000: 254] thì gọi là văn hóa cung đình và văn hóa dân
  108. Mai Thúc Loan 梅叔鸞 (?-722), cha người Chăm, mẹ người Việt.
  109. Theo Đặng Nghiêm Vạn [2003: 267], người Mường có số dân 137.515 (năm 1999), định cư chủ yếu ở Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, phía tây Ninh Bình và miền núi Thanh-Nghệ-Tĩnh.
  110. Mai Thúc Loan (kể trên) là một trường hợp điển hình.
  111. Ngoài văn hóa Lạc Việt phát triển thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam còn phải kể dòng chảy liên tục của nhóm cư dân Lào-Thái. Tuy nhiên, văn hóa Lào-Thái chỉ tồn tại và phát triển độc lập sau khi thiên di ra khỏi địa vực cư trú cổ xưa của Bách Việt.
  112. Như H. Maspero, L. Aurousseau, E. Gaspadone, A.G. Haudricourt, Trần Kinh Hòa, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn, Vương Lộc, Phạm Đức Dương v.
  113. Tiêu biểu phải kế đến các công trình trong nước của Đào Duy Anh [1955], Lê Văn Siêu [1964, 1967], Kim Định [1970, 1971], Trần Quốc Vượng [1996], Trần Ngọc Thêm [2001], Chu Xuân Diên [1999], Lê Văn Hảo [1989], Đinh Gia Khánh [1993], Nguyễn Duy Hinh [2004] v..
  114. Tìm thấy rất nhiều trên trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, thôn Mống..) v.
  115. Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái viết “Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu”, một số dị bản lại nói là “gói muối”. Kỳ thật, lễ vật hôn nhân thời ấy chọn cả hai loại đất và muối (tượng trưng cho đất và nước, âm và dương). Theo các sử liệu ghi chép (nhất là thời Pháp thuộc) thì nhiều tộc người thuộc nhóm Môn-Khmer có tục ăn đất, như Kháng, Banar, Việt v.v. Trong cộng đồng người Việt có các vùng Vĩnh Phú, Hà Đông, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình v.v.. Đến cuối tk. XX, nhiều vùng ở Vĩnh Phú vẫn còn tục này (xem thêm Lê Nhâm Tuyết [1973: 267-271].

Văn hóa Bách Việt Lĩnh Nam với văn hóa Việt Nam truyềnthống

Tải xuống ebook dạng epub, azw3

DẪN NHẬP

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Lịch sử văn hóa Việt Nam từ sau CN(1) cho đến nay gắn liền với các quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, khu vực và thế giới. Nhiều lớp văn hóa ngoại lai được tiếp nhận, cải biến và sử dụng đã ít nhiều làm lu mờ vai trò và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc – yếu tố quyết định bản sắc văn hóa và sự sống còn của một nền văn hóa độc lập.

Rõ ràng, việc làm sáng rõ vị trí, vai trò và đóng góp của văn hóa Bách Việt trong văn hóa truyền thống ở Việt Nam và Nam Trung Hoa là rất cần thiết. Tính chất xán lạn của văn minh Trung Hoa không chỉ che khuất một phần hay tất cả các nền văn hóa của các dân tộc nhỏ hơn ở bên cạnh mà còn làm sai lệch trong hiểu biết của không ít nhân sĩ, trí thức thế giới. Theo chúng tôi, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

“Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa truyền thống ở Việt Nam” là một đề tài mang tính cơ sở cho công cuộc tìm tòi, nghiên cứu cội nguồn dân tộc và văn hóa nước nhà. Lấy phương pháp luận văn hóa học làm cách tiếp cận, chúng tôi mong muốn làm rõ các vấn đề căn nguyên nguồn cội, tính chất của nền văn hóa Lạc Việt tổ tiên của chúng ta và các mối quan hệ văn hóa với các cộng đồng chủ thể lân cận trong chiếc nôi văn hóa Lĩnh Nam, trực tiếp làm tiền đề cho những nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ chủng tộc và văn hóa Lạc Việt – Việt Nam về sau.

1.2. Vấn đề nguồn gốc Bách Việt của văn hóa Việt Nam, thực ra, đã được chính sử các triều đại Đại Việt – Đại Nam ghi chép từ trước, như Đại Việt Sử Ký (1272), Đại Việt Sử Lược (tk.(2)XIV), An Nam Chí Lược (1335), Việt Điện U Linh Tập (1392), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697), Đại Việt Thông Sử (1759), Việt Sử Tiêu Án (1775) v.v., song thường chỉ bàn đến nguồn gốc văn hóa Việt Nam qua tư liệu truyền miệng, và viết bằng giọng chính sử. Đầu tk. XX, một số tác giả tiên phong tìm về cội nguồn bằng khoa học, ít nhiều đạt được các thành tựu đáng kể như Đào Duy Anh, Kim Định, Lê Văn Siêu v.v. Cho đến cuối tk. XX, các khoa học hiện đại phát triển thì vấn đề ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ít được đặt dưới góc nhìn tổng quan, chưa đạt được tính nhất quán dù chúng là cơ sở dữ liệu vô cùng quý giá. Đến đây, chúng tôi nhận thấy thời điểm đã chín muồi để bắt đầu công cuộc nghiên cứu của mình. Luận án này nghiên cứu vấn đề bằng hướng tiếp cận văn hóa học, chủ động liên kết các góc nhìn, các hướng nghiên cứu và sử dụng tối đa thành quả nghiên cứu của người đi trước để phác họa một bức tranh tổng thể về nguồn gốc tộc người và văn hóa, quy luật phát triển và các mối quan hệ văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong phạm vi văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam. Luận án này chỉ là một sự khởi đầu.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trong phạm vi tư liệu bao quát được, chúng tôi tiến hành phân thành ba mảng nội dung chính, gồm (1) lịch sử nghiên cứu các vấn đề chung về lịch sử và văn hóa Bách Việt; (2) lịch sử nghiên cứu văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam; và (3) lịch sử nghiên cứu mối quan hệ văn hóa Bách Việt và văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

a. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa Bách Việt

Có thể nói, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa Bách Việt cổ không mới, bởi trên thế giới đã có hàng nghìn tác phẩm, bài viết chuyên luận của giới nghiên cứu dân tộc học, khảo cổ học, sử học v.v. được công bố. Trong số ấy, các tác giả Trung Quốc (kể cả đảo Đài Loan) chiếm đa số.

Ở Trung Quốc, toàn bộ hoạt động nghiên cứu lịch sử, văn hóa Bách Việt phân làm ba giai đoạn, gồm trước 1949, giai đoạn 1949-1979, và giai đoạn 1980 đến nay.

Giai đoạn trước 1949, chúng tôi gọi là giai đoạn đặt nền tảng cho toàn bộ giới nghiên cứu Bách Việt về sau. Từ các triều đại phong kiến Tần-Hán đến Minh- Thanh, trong cổ sử Trung Hoa đã để lại nhiều tác phẩm dành riêng về Bách Việt, có thể kể như Ngô Việt Xuân Thu (thời Hán); Việt Tuyệt Thư (đời Đông Hán); Bách Việt tiên hiền chí (thời Minh). Đồng thời, các chính sử Trung Hoa như Quốc Ngữ (thời Xuân Thu), Dật Chu Thư (thời Chiến Quốc), Trúc Thư Kỷ Niên (thời Chiến Quốc), Sử Ký (thời Hán), Hán Thư (thời Hán); Hậu Hán Thư (thời Nam Triều- Tống), Tam Quốc Chí (thời Tấn), Tấn Thư (thời Đường), Tùy Thư (thời Lương), Cựu Đường Thư (thời Hậu Tấn), Tân Đường Thư (thời Tống), v.v. đều có những chương mục chuyên luận về diễn biến lịch sử văn hóa Bách Việt. Ngoài ra, các cuốn địa lý chí, địa phương chí cũng đóng góp quan trọng như Nam Việt Hành Kỷ (thời Hán), Hoài Nam Tử (thời Hán), Sơn Hải Kinh (thời Tấn), Thủy Kinh Chú (thời Hậu Ngụy), Thái Bình Ngự Lãm Thái Bình Quảng Ký (thời Tống); Thái Bình Hoàn Vũ Ký (thời Tống), Giao Châu Ký (thời Tấn); Quảng Châu Ký (thời Tấn); Quảng Châu Chí (thời Tấn), Lĩnh Ngoại Đại Đáp (thời Tống), Đại Đường Tây Vực Ký (thời Đường), Nam Việt Chí (thời Nam Triều–Tống) v.v.. Nhìn chung, các cuốn cổ sử này đều do người Hán ghi chép qua lăng kính của người chinh phục và cai trị, chủ yếu là miêu thuật một cách tổng quát về sự tồn tại của các tộc người, các hiện tượng văn hóa Bách Việt cùng quá trình Hán hóa theo thời gian. Do vậy các nhận định, đánh giá trong các tác phẩm này cần phải được kiểm chứng lại qua các tư liệu của khoa học hiện đại, đặc biệt phải đặt dưới nhãn quan thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism).

Đến đầu tk. XX, các bài viết, tác phẩm chuyên luận thường gắn liền với khảo cứu khoa học hiện đại. Mốc khởi đầu được tính từ thập niên 1920, khi bài viết về văn hóa Bách Việt – “Nghiên cứu văn hóa sông Tường Kha giang” của Đồng Chấn Tảo(3) được công bố trên tờ Lĩnh Nam Học báo. Sau đó, nhiều tác giả nghiên cứu về Bách Việt bắt đầu các hoạt động khảo cứu của mình, đặc biệt năm 1936 thành lập Hội nghiên cứu Sử Địa Ngô Việt, năm 1937 xuất bản cuốn Ngô Việt văn hóa luận tùng4 với tất cả 24 bài viết súc tích. Trong số các tác giả nghiên cứu Bách Việt thời ấy nổi lên nhà nghiên cứu La Hương Lâm, lần đầu tiên công bố cuốn sách tổng hợp nhất về Bách Việt, cuốn Bách Việt trong hệ thống Trung Hạ năm 1943, chính thức công bố 17 tộc danh Bách Việt gồm Vu Việt, Âu Việt, Mân Việt, Dương Việt, Sơn Việt, Nam Việt, Tây Âu, Lạc Việt, Việt Thường, Đằng Việt, Điền Việt, Việt Tê, Bặc Quốc, Đông Đề, Dạ Lang, Quỳ Việt v.v., đồng thời xác lập các dấu hiện nhận diện cơ bản của văn hóa Bách Việt như xăm mình, sử dụng rìu và kiếm đồng, trống đồng, giỏi chèo thuyền và đời sống sông nước v.v.. Điểm cần nhấn mạnh là trong bài viết “Nghiên cứu Việt tộc cổ” trước đó, tác giả này khẳng định Bách Việt khác với Hoa Hạ, song trong cuốn Bách Việt trong hệ thống Trung Hạ này lại đổi quan điểm, cho rằng Bách Việt là hậu duệ của dân Hạ vùng Trung Nguyên. Các bài viết khác đồng tác giả có “Nghiên cứu văn hóa Việt tộc cổ đại”, “Nghiên cứu phương ngôn Việt tộc cổ đại”, “Quan hệ đồng nguyên giữa giữa người Mã Lai và dân tộc Trung Hoa”, “Quan hệ giữa người Mã Lai và người Việt cổ”, “Văn hóa Việt tộc cổ đại”(5) v.v. lần lượt được công bố ở Trung Quốc và Đài Loan đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm kết nối Hoa Hạ-Bách Việt – Đông Nam Á của tác giả. Ngoài La Hương Lâm, một số tác giả khác cũng lần lượt thể hiện quan điểm “Hạ Việt đồng nguyên (Hoa Hạ – Bách Việt cùng nguồn gốc)” qua một số công trình tiêu biểu. Lâm Huệ Tường viết Lịch sử các dân tộc Trung Quốc (1936), Lã Tư Miễn cũng công bố cuốn cùng tên (1934), Từ Tùng Thạch có các cuốn Lịch sử dân tộc lưu vực Việt Giang (1941), Nghiên cứu tộc Thái, tộc Đồng, tộc Việt (?) v.v.. Riêng Lâm Huệ Tường chủ trương phân hai hệ: hệ Bách Việt, gồm Vu Việt, Dương Việt, Âu Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt, Sơn Việt cư trú từ lưu vực Dương Tử đến bắc Việt Nam; hệ Bặc Shan, bao gồm tiền dân Ai Lao, Shan-Thái cư trú phía tây sông Hồng. Còn Từ Tùng Thạch đặc biệt nhấn mạnh dân tộc Choang hiện nay chính là “người Việt cũ (旧越人)” – hậu duệ trực tiếp, điển hình nhất của Bách Việt cổ.

Bên cạnh các tác phẩm nói trên, người Trung Hoa còn xuất bản một số sách chuyên khảo (bài viết) tiêu biểu khác, như cuốn Thành phần dân tộc Trung Hoa (1923) của Lương Khải Siêu; cuốn Bàn về văn hóa Mân Trung (1923) của Hồ Thích Chi và Cố Hiệt Cương; cuốn Sơn Việt khảo (1924) của Lưu Chi Tường; cuốn Nghiên cứu đất Mân cổ (1924) và “Các khu vực phân bố của dân Sơn Việt thời Tam Quốc” (1934) của Diệp Quốc Khánh; cuốn Trung Quốc và Việt Nam (1928) của Long Tiềm; cuốn Nghiên cứu tiền dân Việt Đông (1932) của Đàm Kì Tương; cuốn Văn hóa Việt tộc cổ đại; cuốn Nghiên cứu nguyên lưu các dân tộc Nam Trung Quốc (1933) của Lang Kình Tiêu; cuốn Lược thuật lịch sử Việt Nam (1933) của Vương Tập Sinh; hai bài Nghiên cứu vua Chức nước Nam Hải thời Hán (1935) và Nghiên cứu Việt tộc ở nước Gia Cát Lượng thời Hán sơ (1936) của Phan Thời; bài “Nghiên cứu tục xăm mình dân Ngô Việt cổ” (của Lục Thụ Đan; cuốn Khảo sát văn hóa Ngô Việt của Tô Thiết; bài “Việt chi tính” của Lã Tư Miễn; cuốn Tổng hợp khảo cổ Ngô Việt (1940); bài Bàn về cổ sử bán đảo Việt Nam (1944) của Hàn Chấn Hoa; bài “Con cháu Việt vương Câu Tiễn di dân” (1944) của Vương Tân Dân; cuốn Nguồn gốc dân tộc Phúc Kiến (1946) của Lâm Huệ Tường; cuốn Nghiên cứu di tích vua Việt ở Mân Bắc (1948) của Tạ Đạo Phân v.v.(6). Điều đáng nói là các tác giả đều có quan điểm như La Hương Lâm. Quan điểm này không có cơ sở và hoàn toàn trái ngược với các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại.

Ở Việt Nam, giai đoạn này chưa từng có tác phẩm nào thảo luận trực tiếp về Bách Việt hay nguồn gốc Bách Việt của người Việt Nam. Một vài chi tiết có liên quan được các sử gia Việt Nam lồng ghép vào các tác cuốn chính sử hay các chuyên luận của mình, như Đại Việt Sử Ký (1272, Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tk.XIV), An Nam Chí Lược (1335, Lê Tắc), Việt Điện U Linh Tập (1392, Lý Tế Xuyên), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697, Ngô Sỹ Liên..), Đại Việt Thông Sử (1759, Lê Quý Đôn), Việt Sử Tiêu Án (1775, Ngô Thời Sỹ) v.v

Giai đoạn 1949-1979, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Bách Việt do tác động của điều kiện lịch sử – xã hội Trung Quốc đương thời, đặc biệt là Cách mạng văn hóa 1966-1976.

Thời gian này có hai chuyên tác có giá trị. Thứ nhất là cuốn Dòng máu Trung Quốc trong các dân tộc Đông Nam Á (1954) của Từ Tùng Thạch xuất bản ở Hồng Kông. Tác giả chủ trương người Mã Lai – Đa Đảo ở Đông Nam Á vốn có xuất xứ từ Trung Quốc, địa vực cổ vào khoảng Chiết Giang, Phúc Kiến, sau khi nước Sở giết vua Vô Cương đã giong thuyền ra các hòn đảo Nam Dương, “đuổi bạt” dân Polynesia, thuần phục giống người da ngăm thân ngắn tại đó, tiếp thu dòng máu của họ để hình thành giống Mã Lai da nâu. Thứ hai là cuốn Nguyên lưu và văn hóa Bách Việt (1955) của La Hương Lâm cũng xuất bản ở Đài Loan, bao gồm cả thảy 9 bài viết tập trung các vấn đề tộc thuộc, phân bố, ngôn ngữ, văn hóa, diễn biến lịch sử của các dân tộc Bách Việt cổ cùng mối quan hệ giữa Bách Việt với người Mã Lai v.v. Quách Mạt Nhược trong cuốn Trung Quốc sử cảo (1976) chủ trương nước Việt tk. VI-V trCN do người Hạ, người Sở và dân Việt bản địa hợp thành, còn tác giả Từ Trọng Thư trong cuốn Hạ sử sơ thự (1979) nói rõ sau khi Thương diệt Hạ, dân Hạ di cư xuống phía Nam thành người Việt, lên phía bắc thành Hung Nô.

Về các cuốn (hoặc bài viết) mang tính khảo cứu, phần đông do các tác giả bên ngoài Trung Hoa đại lục công bố. Tiêu biểu có các cuốn (bài) “Tôn Ngô và sự nghiệp khai phá Sơn Việt” (1951) của Phụ Lạc Thành; bài “Người bản thổ Nam Dương và dân tộc Bách Việt cổ Trung Quốc” (1951) và bài “Người Mân Việt cổ và các dân tộc bản địa Đài Loan” (1952) của Lăng Thuần Thanh; “Tôn Ngô khai phá Man Việt” (1953) của Cao Á Vĩ; “Khảo cứu dịch ngữ An Nam. Nghiên cứu bộ phận Việt tộc trong dịch ngữ Hoa – Di” (1953) của Trần Cảnh Hòa; “Địa vực tám quận Nam Hải” (1953) của Thi Chi Miễn; các bài “Nghiên cứu tiến trình lịch sử các dân tộc vùng tây nam thời tiên Tần” (1957); chuyên luận “Một trong các đặc trưng văn hóa đồ đá mới vùng đông nam Trung Quốc – bôn có nấc” (1958) của Lâm Huệ Tường; “Một trong các đặc trưng văn hóa đồ đá mới vùng đông nam Trung Quốc – đồ gốm hoa văn in (1959) của Lã Vinh Phương; bài “Sơ thám xã hội nguyên thủy ở Quảng Đông” (1959) của Đội khảo cổ Đại học Trung Sơn; bài “Sự phân bố nền văn hóa nguyên thủy ở Trung Quốc và Đông Nam Á” (1961)của Tưởng Toản Sơ; bài “Công thần khai phá đất Lĩnh Nam: Triệu Đà” (1962) của Hoàng Mạt Sa; bài “Bước đầu khảo cứu địa vực cư trú và kết cấu xã hội người Mân Việt cổ thời Tây Hán” (1963) của Diệp Quốc Khánh và Tân Thổ Thành; bài “Về tộc Mân Việt thời Đông Hán” (1964) của Diệp Quốc Khánh; bài “Nguồn gốc và quá trình phát triển của Đông Việt, Sơn Việt” (1964) của Trần Khả Úy; bài “Kinh doanh của các triều đại Tần – Hán ở phương Nam” (1973) của Tiêu Phồn; bài “Sơ thám nguồn gốc tộc Tây Âu” (1978) của Lương Chiêu Thao; bài “Dạ Lang giản luận” (1979) của Dương Đình Nghiên; bài “Bàn về tính chất xã hội nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc” (1979) của Tưởng Bính Chiêu v.v.(7).

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu Bách Việt trong giai đoạn khủng hoảng thiếu hẳn tính hệ thống, chủ yếu là đi vào các khía cạnh cụ thể và kế thừa quan điểm của các tác giả giai đoạn trước. Điều đáng ghi nhận là giới nghiên cứu đã bắt đầu ứng dụng các kết quả khảo cổ học vào công trình của mình, tuy nhiên họ vẫn bị chi phối bởi tư tưởng “tự ngã trung tâm”.

Giai đoạn 1980 đến nay là giai đoạn phát triển. Đầu thập niên 1980 chứng kiến việc thành lập Hội Nghiên cứu lịch sử văn hóa Bách Việt tại Đại học Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), cơ quan tiến hành nhiều kỳ hội thảo chuyên sâu về lịch sử văn hóa Bách Việt, lần lượt xuất bản các cuốn Tuyển tập lịch sử dân tộc Bách Việt (1982, 1985, 1989, 1998); Nghiên cứu nguồn gốc và quá trình phát triển Bách Việt (1986); Nghiên cứu lịch sử Bách Việt (1987); Nghiên cứu dân tộc Bách Việt (1990); Nghiên cứu Văn hóa Bách Việt Quốc tế (1994); Nhai mộ núi Long Sơn và văn hóa Bách Việt (2001), Nghiên cứu Bách Việt (2007) v.v.(8) với tổng cộng trên 300 bài viết chuyên luận. Điều mới mẻ của giai đoạn này là các tác giả đã phá thế “dĩ Hoa vi trung”, tìm tòi nghiên cứu khách quan và đồng thuận rằng Bách Việt và Hoa Hạ là hai trong số các tập đoàn dân cư cổ sơ độc lập nhau ở Á Đông và là hai nguồn văn hóa lớn hình thành nên diện mạo văn hóa Trung Hoa hôm nay. Tuy nhiên, các tác giả lại chụm lại ở một quan điểm mới, coi văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nhất thống từ đa nguyên, trong đó hai bộ phận cấu thành quan trọng nhất là Hoa Hạ (lưu vực sông Hoàng Hà) và Bách Việt (lưu vực sông Dương Tử trở xuống) (so với trước đó chỉ công nhận chiếc nôi Hoàng Hà). Hệ quả của quan điểm này là các tác giả cố tình níu kéo hết thảy những gì có nguồn gốc hoặc có liên quan đến Bách Việt vào Trung Quốc.

Bên cạnh, hàng loạt tác giả (hoặc nhóm tác giả) đã công bố nhiều chuyên tác về Bách Việt. Tiêu biểu có Mông Văn Thông với cuốn Việt sử tùng khảo (1983); Tưởng Bính Chiêu với cuốn Tuyển tập tư liệu lịch sử dân tộc Bách Việt (1988); nhóm các tác giả Tưởng Bính Chiêu, Ngô Miên Cát, Tân Thổ Thành với cuốn Văn hóa Dân tộc Bách Việt (1988); Trần Quốc Cường, Tưởng Bính Chiêu, Ngô Miên Cát, Tân Thổ Thành với Lịch sử Dân tộc Bách Việt (1988); Vương Thắng Tiên với Nghiên cứu mới về di tục Việt tộc (1990); Hà Quang Nhạc với Lịch sử hình thành và phát triển Bách Việt (1991); Tống Thục Hoa với cuốn Bách Việt (1991); Trương Tăng Kỳ với Nước Điền và văn hóa Điền Việt (1997); Dương Tông với Văn hóa nước Mân Việt (1998); Lâm Úy Văn với Lịch sử kinh tế Bách Việt Trung Quốc (2003) v.v.. Thêm vào đó, hàng trăm bài viết khác nhau đi sâu thảo luận các vấn đề cụ thể của văn hóa Bách Việt, chủ yếu có phạm vi khảo sát là Nam Trung Hoa, ít quan tâm đến mối quan hệ lịch sử văn hóa với bắc Đông Nam Á (xem Tài liệu tham khảo và Phụ lục).

Ở phương Tây đại diện có William Clifton Dodd với cuốn The Tai race: the elder brother of the Chinese (Chủng Thái: anh cả của người Trung Hoa, 1923); Izui Hisanosuke viết bài “On the song of the Yueh” (“Về bài hát Việt Nhân Ca”, 1953); Nai Likhit Hoontrakul Hoontrakul có cuốn The history records of the Siamese- Chinese relations (Các ghi chép lịch sử về mối quan hệ Siam và Trung Hoa, 1953); Edward H. Schafer với The empire of Min (Đế quốc Mân, 2006) v.v. Nhìn chung, xu hướng nghiên cứu chính vẫn là các vấn đề đương đại, tập trung ở yếu tố cộng đồng người Hán Hoa Nam đã hình thành và phát triển như thế nào, văn hóa Hoa Nam đã hấp thu văn hóa Hán như thế nào, hoàn toàn không lấy Bách Việt làm đối tượng nghiên cứu.

Tại Nhật Bản, giai đoạn 1951 – 1975 đã công bố 17 bài viết, tiêu biểu có “Việt tộc trong văn minh Trung Quốc cổ đại” của Goto Kinpei; “Nghiên cứu mộ táng nước Nam Việt thời Hán” của Machida Akira; “Văn hóa Ngô Việt cổ” của Ichikawa, Kenjiro, v.v.. Tuy nhiên, các tác giả chỉ quan tâm vào các vấn đề cụ thể, không thể hiện rõ quan điểm về mối quan hệ văn hóa giữa Bách Việt và các tập đoàn khác.

Ở Thái Lan, sự có mặt của cuốn Chủng Thái – anh cả của người Hán (nêu trên) của William Clifton Dodd [1923] được in lại bằng tiếng Thái Lan và sự ra đời của cuốn The history records of the Siamese-Chinese relations (Các ghi chép lịch sử quan hệ người Xiêm và Hán) của Nai Likhit Hoontrakul Hoontrakul (1953) ở Bangkok đã gây nên một làn sóng tìm hiểu cội nguồn người Lào-Thái-Shan trong các thập niên 1950 về sau. Cũng trong giai đoạn này, các phát hiện khảo cổ ở vùng bắc-đông bắc Thái Lan đã được ứng dụng vào nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc Bách Việt (nhánh Tây Việt – thuật ngữ của chúng tôi) của người Thái Xiêm, Thái Lự, Thái Yong, Thái Yuan, Thái Hkun (Thái Lan), người Shan (Miến Điện), người Lào, Lào-Thái (Lào Isan), Thái, Tày, Nùng (Việt Nam), Thái Khamti và Thái A-hom (Ấn Độ) và Thái Vân Nam (Trung Quốc). Các tác giả tiêu biểu có Trưng Bằng [1993: 12], Trịnh Trương Thượng Phương, Sai Kam Mong [2004] v.v.. Nhóm tư liệu nghiên cứu cổ sử nhóm dân tộc Shan-Thái này rất có ý nghĩa trong nghiên cứu của chúng tôi, nhất là ở mối quan hệ nguồn gốc chủng tộc và văn hóa giữa hai vùng Lĩnh Nam và cao nguyên Vân-Quý.

Một vài tác giả người Ấn gốc Thái Khamti bang Assam đã thực hiện một số công trình nghiên cứu nguồn gốc người Thái A-hom và Thái Khamti hiện đang định cư tại bang Assam của Ấn Độ. Trong số đó, các tác giả Lila Gogoi [1971], Puspadhar Gogoi [1996], Nomal Chandra Gogoi [2003], v.v. lần lượt công bố các bài viết khẳng định nguồn gốc từ vùng đất nay là Vân Nam của dân tộc mình.

Ở Việt Nam cho đến nay hầu như không có chuyên luận nào dành riêng cho các vấn đề lịch sử, văn hóa cộng đồng Bách Việt nói chung. Do vậy, chúng tôi sẽ chủ động sàng lọc, sử dụng các tư liệu nói trên làm cơ sở cho các nội dung liên quan đến lịch sử và văn hóa Bách Việt dưới góc nhìn tổng thể.

b. Lịch sử nghiên cứu văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam

Nếu như việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa Bách Việt đơm hoa kết trái, nhất là từ giữa tk. XX về sau với hai quan điểm chủ đạo là “Hạ-Việt đồng nguyên” và “Hạ-Việt nhất thống” thì không có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về văn hóa Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam (kể cả ở Trung Quốc). Một số chuyên luận và bài viết có khai thác yếu tố văn hóa Việt cổ ở Lĩnh Nam, song chủ yếu để đạt mục đích làm nền tảng cho sự thâm nhập và phát triển của văn hóa Hán từ thời Tần – Hán về sau mà thôi. Và do vậy, càng không có công trình nào bàn đến mối quan hệ văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

Ở Trung Quốc, các tác giả và các công trình nghiên cứu ở mức độ tổng quát có thể kể như hai tác giả Vương Văn Quang, Lý Hiểu Bân với cuốn Lịch sử diễn biến phát triển dân tộc Việt: từ Việt, Liêu đến các dân tộc thuộc ngữ hệ Choang – Đồng (2007); Hội nghiên cứu Trống Đồng Trung Quốc công bố hai cuốn Tuyển tập nghiên cứu Trống Đồng 1 2 (1982, 1984); và Dư Thiên Xí với cuốn Lịch sử nước Nam Việt cổ (1988). Thứ hai, các nghiên cứu phân tán thành các bình diện cụ thể tương đối phong phú. Đó là các tác giả Đặng Thông với Nghiên cứu văn hóa cổ Nam Trung Hoa và khu vực lân cận (1999); Phùng Minh Dương với Việt Ca: văn hóa luận nghệ thuật ca hát bản thổ vùng Lĩnh Nam (2006); Trương Vĩ Tương, Tiết Xương Thanh với Hải cảng cổ ở Quảng Đông (2006) v.v.. Thứ ba là các nghiên cứu tập trung vào văn hóa người Hán ở Hoa Nam, thường chỉ coi văn hóa Bách Việt là yếu tố đóng vai trò phụ trợ để xây dựng văn hóa Nam Trung Hoa. Đó là Viên Chung Nhân với Văn hóa Lĩnh Nam (1998); Bảo tàng Quảng Tây có cuốn Âu Lạc di túy (2006); Trương Thọ Kỳ có Người Đản gia (1991); Tăng Mục Dã có Bàn về Lĩnh Nam (2005); Tạ Thế Trung với Luận thuật quốc tộc: Trung Quốc với bối cảnh Bắc Đông Nam Á (2004); La Chí Hoan với Văn hiến lịch sử Lĩnh Nam (2006); Hoàng Thục Sính với Nghiên cứu văn hóa tộc người và khu vực Quảng Đông (1999); Củng Bá Hồng với Quảng Phủ văn hóa nguyên lưu (1999) v.v..

Bên ngoài Trung Quốc, một số tác giả thế giới cũng có nghiên cứu về vùng văn hóa này, tuy nhiên cũng nhìn vấn đề ở giai đoạn lịch sử văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam giao lưu và hòa nhập vào văn hóa Hán về sau.

Ở phương Tây, các tác giả tập trung đi nghiên cứu nguồn gốc văn hóa lịch sử của từng dân tộc cụ thể (người Việt, người Choang, người Thái, người Mường, người Lê, người Đồng v.v.), hoặc các chuyên tác bàn về các bình diện văn hóa, nghệ thuật, phong tục các dân tộc bên cạnh các công trình nghiên cứu khảo cổ học, ngôn ngữ học, di truyền học mang tính khu vực (vùng). Đại diện có Edward H. Schafer với The vermilion bird – T’ang images of the South (Chim chu tước – hình ảnh phương Nam thời Đường, 1967); Jeffrey Barlow với The Zhuang: Ethnogenesis (Dân tộc Choang: sự khai sinh dân tộc, 2005); Sow-Theng Leong với Migration and ethnicity in Chinese history – Hakkas, Pengmin and their neighbors (Sự thiên di và dân tộc tính trong lịch sử Trung Hoa – người Khách Gia, người Bình dân và các cộng đồng lân cận, 1997); Vallibhotama Srisakra với Zhuang – the oldest Tai (Choang – người Thái cổ xưa nhất, 1993) v.v.

Tại Nhật Bản, chỉ một vài tác giả quan tâm đến vấn đề này, bởi lẽ nó cũng chỉ là một bộ phận của toàn khối Bách Việt. Các tác giả có thể kể như Hà Nguyên Chính Bác với bài “Quá trình kinh lược của Tần Thủy Hoàng ở Lĩnh Nam” (?); Hà Bạch Điểu Phương Lang với bài “Chủng tộc của dân bản thổ Hoa Nam” (?) v.v..

Ở Việt Nam cũng hoàn toàn chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam, hoặc là nghiên cứu cơ tầng văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Bách Việt toàn vùng Lĩnh Nam. Một vài chuyên luận khai thác một số bình diện văn hóa Lĩnh Nam, trong đó có khai thác mối quan hệ nguồn gốc văn hóa Việt Nam với vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc. Điển hình là cuốn Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc của Trình Năng Chung (2009). Tác giả này đi từ so sánh khảo cổ học văn hóa kết luận rằng văn hóa tiền sử Bắc Việt Nam gắn liền với Nam Trung Hoa, và đây là khu vực sản sinh ra văn hóa Bách Việt. Tuy nhiên, tác giả đã không thảo luận văn hóa Bách Việt đã sản sinh ra như thế nào, diện mạo văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam ra sao v.v.. Ngoài ra, tác giả Trịnh Sinh cũng có bài “Kỹ thuật luyện kim Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa” đăng trên tạp chí Khảo cổ học (1998) cũng nhất trí về tính thống nhất kỹ nghệ luyện kim vùng Lĩnh Nam.

Kế thừa các thành tựu nghiên cứu quan trọng của các tác giả, chúng tôi nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với tư cách là một hệ thống văn hóa hoàn chỉnh bên trong cộng đồng Bách Việt cổ. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với các tác giả đi trước.

c. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ văn hóa Bách Việt và văn hóa truyền thống ở Việt Nam

Có một thực tế là ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về cội nguồn văn hóa truyền thống ở Việt Nam, rất nhiều tác phẩm đề cập đến tổ tiên Lạc Việt của người Việt Nam, đến cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ của văn hóa Việt Nam, song không có công trình nào xét cội nguồn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Lĩnh Nam, lấy đó làm cơ sở để thảo luận trực tiếp về mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

Thứ nhất là nhóm các công trình chuyên sâu nghiên cứu về cội nguồn văn hóa Việt Nam với tư cách là một đối tượng độc lập, chuyên biệt, dù rằng trong đó ít nhiều có bàn đến văn hóa Bách Việt. Các tác giả tiêu biểu có thể kể Đào Duy Anh với Cổ sử Việt Nam (1950); Lê Văn Siêu với các cuốn Văn minh Việt Nam (1964), Việt Nam văn minh sử cương (1967), Việt Nam văn minh sử lược khảo (1972); Nguyễn Phương với Việt Nam thời khai sinh (1965); Viện khảo cổ học với bốn tập Hùng vương dựng nước 1,2,3,4 (1970,1972, 1973, 1974) trong đó có nhiều bài viết có giá trị của các tác giả Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Chử Văn Tần v.v.; Bình Nguyên Lộc với Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam (1971); Lê Mạnh Thát với Lục độ Tập kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta (1972); Kim Định với Nguồn gốc văn hóa Việt Nam (1973) và một số sách khác; Lê Văn Hảo với Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (1982); Hà Văn Tấn với Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ (1982); nhóm tác giả Phạm Minh Huyền.. với cuốn Trống Đông Sơn (1987); Nguyễn Việt với Những nghiên cứu mới về tiền sử, sơ sử Việt Nam (Berlin, Đức, 1988) và Hà Nội, thời tiền Thăng Long (2010); Phạm Minh Huyền với Văn hóa Đông Sơn, tính thống nhất và đa dạng (1993); Trần Quốc Vượng với Việt Nam khảo cổ học (Tokyo, 1993) và Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000); Hà Văn Tấn chủ biên cuốn Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam (1994); Nguyễn Lân Cường với Đặc điểm nhân chủng cư dân văn hóa Đông Sơn (1996); nhóm Đặng Văn Lung.. với Văn hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương (1998); Bùi Thiết với Việt Nam thời cổ xưa (1999); Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1996, 1997, 2001, 2004); Chử Văn Tần với Văn hóa Đông Sơn, văn minh Lạc Việt (2003); Nguyễn Duy Hinh với Văn minh Lạc Việt (2004); Hà Văn Tấn với Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam (2005); Ngô Đức Thịnh với Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006); Nguyễn Khắc Thuần với Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ XIX (2007) v.v.. Nhóm người Việt hải ngoại cũng có đóng góp không nhỏ, chẳng hạn Phạm Việt Châu với Trăm Việt trên vùng định mệnh (1997); Cung Đình Thanh với cuốn Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học (2003); Nguyễn Đức Hiệp với bài “Giao lưu văn hóa Việt-Tày- Nùng” trong cuốn Khoa học soi sáng lịch sử (2007); Nguyễn Văn Ưu với công trình Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (2009) v.v..

Thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của văn hóa truyền thống ở Việt Nam, trong đó có cội nguồn văn hóa Bách Việt. Nhiều nhất là các bài viết trên các tạp chí khoa học Nghiên cứu lịch sử, Khảo cổ học, Ngôn ngữ học v.v.. Tính riêng từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 8 năm 1978, tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã công bố 64 bài viết liên quan đến Việt tộc, tiêu biểu có “Quá trình hình thành và phát triển Việt tộc” của Văn Tân; “Thử bàn về đặc điểm nhân chủng của người Việt” của Nguyễn Đình Khoa; “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sử sách cổ đại” của Nguyễn Xuân Lân v.v.. Các tác giả Phạm Đức Dương (1983, 1986), Nguyễn Ngọc Bích (1994), Nguyễn Tài Cẩn (1995), Phan Ngọc (1998), Nguyễn Ngọc San (2003) v.v. chuyên sâu thảo luận tỉ mỉ về nguồn gốc tiếng Việt cổ, trong đó có nhấn mạnh vai trò của giao lưu tộc người và ngôn ngữ thời Bách Việt. Các tác giả Hà Văn Tấn (1969), Hà Văn Tấn và Nguyễn Khắc Sử (1978), Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử và Trình Năng Chung (1999); Nguyễn Đình Khoa (1986), Trịnh Sinh (1996, 1998), Phạm Huy Thông (2003) v.v. đứng ở góc độ khảo cổ học để phác họa chân dung văn hóa Lạc Việt cổ ở Việt Nam. Các tác giả Đinh Gia Khánh (1993), Nguyễn Văn Huyên (1995), Nguyễn Lân Cường (1996), Vũ Ngọc Khánh (1999, 2004), Chu Xuân Diên (1999), Trần Quốc Vượng (2005), Ngô Đức Thịnh (2006)(9) v.v. ít nhiều có bàn đến cội nguồn văn hóa Việt cổ (nền tảng văn hóa Đông Nam Á) trong văn hóa Việt Nam thông qua các cứ liệu khảo cổ, văn hóa.

Một số tác giả Âu-Mỹ từng công bố một số công trình nghiên cứu về Việt Nam, song chủ yếu chỉ bàn về Việt Nam thời cổ trung đại, tức là từ đầu Công nguyên trở về sau, và rất ít đề cập đến cội nguồn văn hóa Bách Việt. Đại diện có thể kể Keith Taylor với The Birth of Vietnam (Sự khai sinh nước Việt Nam, 1983), Neil L. Jamieson với Understanding Vietnam (Tìm hiểu Việt Nam, 1993) v.v. Một số tác giả khác mở rộng nghiên cứu cả khu vực Đông Nam Á cổ, chẳng hạn Hall D.G.E. với A history of South-east Asia (Lịch sử Đông Nam Á, 1964), Eberhard Wolfram với The local cultures of South and East China (Văn hóa bản địa ở nam và đông Trung Hoa, 1968), Solheim II W.G. (1969), Charles F. Keyes với The Golden Peninsular (Bán đảo Vàng, 1977), Bernet Kempers A.J. với The kettledrums of Southeast Asia (Trống đồng Đông Nam Á, 1988), Charles F.W. Higham với The archaeology of mainland Southeast Asia (Khảo cổ Đông Nam Á lục địa, 1989), The Bronze age of Southeast Asia (Thời đại đồ đồng ở Đông Nam Á, 1996), Early cultures of mainland Southeast Asia (Văn hóa Đông Nam Á lục địa thời tảo kì, 2002), Dougald JW. O’Reilly với Early civilizations of Southeast Asia (Văn minh Đông Nam Á tiền sử, 2007), Ambra Calò với The distribution of bronze drums in Southeast Asia (Sự phân bố trống đồng ở Đông Nam Á, 2009) v.v..

Tại Trung Quốc, một vài tác giả có nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam, song chủ yếu đặt dước góc nhìn văn hóa truyền thống Việt Nam là một phần của Bách Việt, trong khi văn hóa Bách Việt nằm dưới hệ thống văn hóa Hoa Hạ (thuyết Hạ-Việt đồng nguyên) hoặc là một bộ phận cấu thành văn hóa Trung Hoa (thuyết Hạ-Việt nhất thống). Chính vì thế, các tác giả chủ yếu phân tích và nhấn mạnh những điểm tương đồng hơn là tính chỉnh thể của văn hóa Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể Dương Lập Băng với bài “Đánh giá các nghiên cứu của giới sử học nghiên cứu Việt Nam về lịch sử Việt Nam cổ đại” đăng trên Học thuật luận đàn (1982); Mông Văn Thông, Vương Văn Quang với Việt sử tùng khảo (1983); tác giả Phạm Hồng Quý với “Thảo luận về vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam” đăng trên Động thái nghiên cứu dân tộc (1987), và các cuốn Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc (1999), Các dân tộc tương quan ở Hoa Nam và Đông Nam Á (2004); Quách Chấn Đạc với Việt Nam thông sử (2001) v.v..

Chúng tôi hoàn toàn kế thừa các thành quả nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và phương Tây, sử dụng chúng làm tư liệu để khảo sát vấn đề chính là mối quan hệ nguồn cội giữa văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam (chương 3). Do vậy, trọng tâm mà chúng tôi khảo sát và các mối quan hệ văn hóa, chứ hoàn toàn không nỗ lực phác họa diện mạo văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Rõ ràng, nghiên cứu theo hướng này của chúng tôi không trùng lắp bất kỳ công trình nào tại Việt Nam và trên thế giới.

Tóm lại, có thể thấy vấn đề nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và mối quan hệ với văn hóa truyền thống ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu mới, dù rằng nhiều khía cạnh cụ thể của nó được khá nhiều tác giả đứng ở nhiều góc độ bàn đến. Chúng tôi mạnh dạn khẳng định tính độc lập và mới mẻ của công trình này.

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và mối quan hệ của nó với văn hóa truyền thống ở Việt Nam, trước tiên là nhằm khảo sát các bình diện văn hóa Lĩnh Nam theo thành tố, qua đó nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp, tương hỗ giữa các thành tố đó dựa trên cơ sở các thành tựu khoa học có liên quan nhằm nắm bắt được tính chất, nội dung, loại hình, đặc điểm, cấu trúc của vùng văn hóa này, để cuối cùng rút ra được quy luật phát triển của nó. Sau đến, trên nền tảng ấy, chúng tôi tiến hành xác định vị trí, tính chất, vai trò của văn hóa Lạc Việt, trực tiếp diễn giải mối quan hệ nguồn cội giữa nền văn hóa bộ phận của Lĩnh Nam này với văn hóa truyền thống ở Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ căn nguyên văn hóa nước nhà.

Việc dựng lại nội dung, diện mạo và tính chất của văn hóa truyền thống ở Việt Nam phải đặt trong bối cảnh chung của vùng Lĩnh Nam. Đây là điểm nhấn mạnh và là mấu chốt của mối quan hệ văn hóa Bách Việt – Việt Nam tính theo chiều dài lịch sử. Lĩnh Nam là một phần hữu cơ của văn hóa Bách Việt, nó vừa là chiếc nôi hình thành khối văn hóa này, nơi chứng kiến sự phân lập đông, tây của văn hóa Bách Việt vừa là nơi hội tụ của các dòng văn hóa trong và ngoài Bách Việt ở các giai đoạn hậu phân lập. Trong nhiều thiên niên kỷ của quá trình phân lập rồi dung hợp văn hóa ấy, văn hóa truyền thống ở Việt Nam được phôi thai và hình thành, tự thân nó có mang hệ thống các giá trị chung của họ Bách Việt, song lại thể hiện những “tư chất riêng” của một nhánh văn hóa Bách Việt được tôi luyện qua những gian nan của quá trình lịch sử – xã hội khắc nghiệt. Rõ ràng, việc nghiên cứu, tìm tòi căn nguyên văn hóa Việt Nam không thể không đặt trong bối cảnh văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam.

Trong suốt thời gian lịch sử đằng đẵng ấy, văn hóa truyền thống ở Việt Nam sớm mang vào mình một thân phận lịch sử đặc biệt, cùng chen vai sát cánh với các dòng văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam khác để chống lại sự xâm nhập và thay thế của văn hóa phương Bắc. Văn hóa Bách Việt ở Việt Nam truyền thống đã thực hiện thành công sứ mệnh ấy, trong khi các dòng văn hóa cùng truyền thống ở nhiều nơi khác lại thất bại. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đặt vấn đề dưới góc nhìn so sánh để tìm các yếu tố mang tính bản sắc của văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

3.2. Do tính chất, yêu cầu của nội dung và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành hạn định đối tượng theo không gian, thời gian, chủ thể.

Về không gian, chúng tôi tập trung vào dải đất từ Nam Dương Tử xuống đến Bắc Đông Dương của khu vực Đông Á, nơi sinh nhai của tổ tiên Bách Việt. Trong quá trình phân tích, chúng tôi lấy vùng đất này làm tiêu điểm, tiến hành khảo sát thông qua so sánh với khu vực phía bắc (văn hóa Hoa Hạ-Hán), khu vực phía nam (phần còn lại của Đông Nam Á cổ). Những dãy núi cao ở phía tây nối liền với cao nguyên Thanh Tạng tự thân nó đã làm bức tường chắn ngăn cách hai không gian đông-tây, vì thế việc so sánh theo chiều không gian này là không cần thiết.

Về chủ thể, đối tượng chính là cộng đồng Bách Việt cổ, trong đó trọng tâm nằm ở các tộc người ở vùng văn hóa Lĩnh Nam (ba tộc Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt). Khi khảo sát quy luật phát triển văn hóa Bách Việt vùng này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ văn hóa giữa nó và các vùng văn hóa đồng họ khác ở cao nguyên Vân-Quý, lưu vực Dương Tử, đất Phúc Kiến và Đài Loan. Do tính chất phức tạp của giao lưu tộc người và văn hóa, chủ thể của đối tượng nghiên cứu còn được đặt trong bối cảnh chung của văn hóa phương Nam, đặc biệt là khối dân cư Môn-Khmer ở bán đảo Đông Dương.

Về mặt thời gian, luận án tiến hành theo trình tự thời gian hình thành, phát triển văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam thời tiền sử đến các tk. III, II trCN, quá trình giao lưu, tranh chấp với văn hóa Hán trước và sau CN, quá trình hòa nhập vào văn hóa Hán từ đầu CN đến nửa sau thiên niên kỷ I sau CN, và quá trình phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam từ giữa thiên niên kỷ I, phát triển mạnh từ nửa sau thiên niên kỷ I. Khái niệm “văn hóa truyền thống ở Việt Nam” trong tên luận án nằm trong khung thời gian này, có không gian là vùng đất nay là Bắc Bộ Việt Nam với chủ thể là cộng đồng Lạc Việt Cổ, sau phát triển thành tổ tiên chung Việt-Mường.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án như vậy là khá rộng, do đó chúng tôi sử dụng góc nhìn văn hóa học trong khảo sát vấn đề nhằm kết nối các sản phẩm nghiên cứu cụ thể. Để bổ trợ cho góc nhìn này, phần cơ sở lý luận thuộc chương 1 của công trình phần nào nói rõ cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU

Đối tượng và mục đích nghiên cứu quy định phương pháp tiếp cận, và phương pháp tiếp cận sẽ quyết định kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học. Nhận thức được điều này, chúng tôi đã tìm tòi ứng dụng, so sánh hiệu quả và cuối cùng rút ra được hệ thống các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho mình.

Trong luận án, chúng tôi sử dụng triệt để phương pháp liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Phương pháp này được tổng hợp từ nhiều phương pháp cụ thể như:

  • Phương pháp hệ thống – cấu trúc, chủ yếu được áp dụng trong việc khảo sát hệ thống văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam, cũng như trong việc nhận định, đánh giá và so sánh mối tương quan giữa văn hóa Lạc Việt thời cổ đại và văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Phương pháp này có lợi thế là giúp phân định khá rạch ròi các thành tố của văn hóa, nhờ vậy đảm bảo được khả năng bao quát mối quan hệ tương hỗ giữa các thành tố văn hóa bên trong. Thêm vào đó, việc xác định tọa độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu theo trục không gian, thời gian, chủ thể, và loại hình văn hóa sẽ giúp kiện toàn hệ thống thông tin nghiên cứu.
  • Phương pháp loại hình, tiến hành phân loại loại hình văn hóa khu vực Đông Á thành hai kiểu chính do căn cứ vào sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và nguồn gốc kinh tế – văn hóa, bao gồm loại hình kinh tế – văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước phương Nam và loại hình kinh tế – văn hóa tổng hợp giữa nông nghiệp cạn và du mục phương Bắc. Mỗi khu vực gắn liền với những đặc trưng khác biệt về văn hóa truyền thống. Chẳng hạn, văn hóa Đông Nam Á cổ chú trọng ở vai trò tập thể, văn hóa phương Bắc vừa coi trọng vai trò tập thể vừa chú ý vị trí cá nhân, cả hai cùng khác biệt với kiểu văn hóa phương Tây vốn coi trọng vai trò cá nhân.
  • Phương pháp khảo cứu văn hiến, chủ yếu là tham khảo các tư liệu cổ sử Trung Hoa và Việt Nam để đối chiếu với các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học hiện đại (khảo cổ, ngôn ngữ, dân tộc học v.v.). Trong một số trường hợp, khảo cứu văn hiến là rất cần thiết, nhất là phác họa diện mạo văn hóa tinh thần của cộng đồng Bách Việt cổ như tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật v.v.. Danh mục các công trình cổ sử Trung Hoa và Việt Nam được khảo sát hoặc trích dẫn, chúng tôi bố trí sau phần Tài liệu tham khảo.
  • Phương pháp điền dã, được thực hiện chủ yếu ở phần đất Bách Việt nay thuộc Trung Hoa (Lĩnh Nam, Ngô Việt, Nhị Hồ) và đảo Đài Loan, đảo Kim Môn và quần đảo Bành Hồ. Từ năm 2005 đến nay, chúng tôi đã thực hiện hai chuyến điền dã dài ngày, cả hai đều áp dụng mô thức homestay (chủ yếu ở Quảng Đông) và điền dã dân tộc học. Chuyến thứ nhất kéo dài 6 tháng (từ tháng 9/2005 đến 2/2006), chuyến thứ hai 8 tháng (từ tháng 2/2008 đến tháng 9/2008). Ngoài ra, trong hai năm 2010 và 2011, chúng tôi còn thực hiện nhiều chuyến khảo sát ngắn ngày vào các dịp tết 3 tháng ba (tết Lồng tồng) ở Triệu Khánh (Quảng Đông), tết 5 tháng năm (Đoan ngọ) tại Gia Hưng (Chiết Giang) và tết 7 tháng bảy (tết Ngâu) tại Quảng Châu (Quảng Đông). Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất là thu thập tư liệu thành văn, tiếp cận thành quả nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc, thu thập các minh chứng cho các phong tục, tập quán cổ xưa, các dạng thờ tự, các di tích khảo cổ, các câu chuyện dân gian truyền miệng gốc Bách Việt, đồng thời kiểm nghiệm di sản văn hóa Bách Việt còn để lại trong văn hóa các hệ dân Hán phương Nam như Quảng Phủ, Quế Liễu, Đản Gia, Triều Châu, Khách Gia, Mân Nam, Tương, Can, Ngô Việt, Hải Nam v.v.. Địa bàn khảo sát chính là Quảng Đông (Nam Việt cổ) và Quảng Tây (Âu Việt cổ), song chúng tôi cũng dành rất nhiều thời gian đi khảo sát ở Phúc Kiến (Mân Việt cổ), Hồ Nam (Dương Việt cổ), Giang Tây (Can Việt cổ), Chiết Giang (Vu Việt cổ), Giang Tô và Thượng Hải (Câu Ngô cổ). Những chuyến du khảo kết hợp với hội nghị khoa học tại Đài Loan và quần đảo Bành Hồ ít nhiều góp thêm tư liệu thực tế cho công trình. Tại Việt Nam, chúng tôi chủ yếu khảo sát ở vùng núi và trung du phía Bắc với đối tượng chính là văn hóa các tộc người Tày, Nùng, Thái, v.v. để có thêm góc nhìn so sánh cần thiết. Nhờ áp dụng phương pháp điền dã này, chúng tôi xây dựng được một tủ sách về tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa Bách Việt ở Trung Hoa cho đến cuối năm 2008. Ngoài ra, trong thời gian thực tập khoa học 18 tháng tại Viện Harvard-Yenching (Đại học Harvard), chúng tôi đã bổ sung các tư liệu tiếng Anh, góp phần tăng cường tính khách quan cho nội dung luận án.
  • Phương pháp so sánh trong văn hóa học, đặc biệt ở hướng nghiên cứu so sánh song song hai dòng văn hóa cùng nguồn gốc nhưng phân lập độc lập trong quá trình lịch sử – xã hội (nhất nguyên nhị phân): (1) văn hóa Lạc Việt phát triển thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam và văn hóa bộ phận còn lại của Bách Việt ở Lĩnh Nam hòa nhập vào văn hóa Hoa Nam. Mục đích của hướng nghiên cứu này là đi tìm bản sắc riêng của từng đối tượng, lý giải nguyên nhân của hiện tượng nhị phân và rút ra quy luật phát triển riêng của từng dòng văn hóa. Đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, bởi tính chất nước đôi: vừa so sánh trong (chất đồng nguyên), vừa so sánh ngoài (chất nhị phân). Trên thực tế, nhiều nền văn hóa thế giới được phân lập từ một nguồn gốc chung nào đó, việc phát triển thành bản sắc văn hóa riêng phần đông được tạo lập qua quá trình phát triển của lịch sử. Song trong trường hợp văn hóa truyền thống ở Việt Nam kế thừa từ cơ tầng Bách Việt, trước khi các yếu tố lịch sử – xã hội kích thích hình thành bản sắc văn hóa thì ngay tính chất của nền văn hóa, thành phần tộc người đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là then chốt trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngoài các phương pháp nói trên, chúng tôi còn sử dụng (1) Cách tiếp cận địa văn hóa, chủ yếu áp dụng các lý thuyết vùng văn hóa, mở rộng là khảo cứu văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam theo không gian, ứng dụng phương thức khảo sát văn hóa gắn liền với các điều kiện tự nhiên và loại hình sinh thái. Điểm mấu chốt của cách tiếp cận này là làm nổi bật vai trò tác động của điều kiện sinh thái đối với việc hình thành văn hóa, tính chất, đặc trưng của văn hóa. (2) Cách tiếp cận sử văn hóa, đặt trọng tâm ở ứng dụng các góc nhìn văn hóa theo lịch sử văn hóa, qua đó khảo sát sự biến thiên văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử dưới tác động của môi trường xã hội nhằm rút ra được quy luật phát triển của văn hóa.

Nguồn tư liệu phục vụ cho luận án cực kỳ phong phú, phân thành tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác (Nga, Pháp, Nhật, Thái v.v.). Với hàng trăm chuyên luận và bài viết tiếng Việt, hơn 1000 tên gọi tài liệu tiếng Trung (xem Phụ lục) và hàng trăm tên gọi tài liệu tiếng Anh cùng các ngôn ngữ khác, chúng tôi hoàn toàn có đủ nguồn tư liệu để thực hiện luận án. Trong luận án này chúng tôi tạm thời chưa sử dụng được các kết quả nghiên cứu của các tác giả Đông phương học người Nga cũng như các tác giả người Pháp, người Đức, người Nhật v.v. do hạn chế về các ngoại ngữ Nga, Pháp, Đức, Nhật v.v..

5. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1. Trên phương diện khoa học

  • Cung cấp lượng thông tin quan trọng và cập nhật về nghiên cứu lịch sử văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam cùng quá trình vận động, phát triển của vùng văn hóa này, giúp làm nổi rõ các đặc trưng văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố bản sắc văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Phác họa quá trình hình thành tộc người và diện mạo văn hóa Lạc Việt cổ trong bối cảnh văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam để làm nền tảng xây dựng mối quan hệ lịch sử văn hóa giữa văn hóa Lạc Việt và văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
  • Trực tiếp thảo luận và lý giải các thành phần tộc người, ngôn ngữ và văn hóa dung hòa hình thành văn hóa Lạc Việt của tổ tiên Việt Mường, mối quan hệ giữa văn hóa Lạc Việt và văn hóa các tộc người Bách Việt khác ở Lĩnh Nam.
  • Lý giải các căn tính quan trọng của văn hóa, các yếu tố phát sinh từ điều kiện môi sinh, thành phần tộc người, văn hóa và quá trình lịch sử – xã hội góp phần tạo dựng và gìn giữ bản chất văn hóa Đông Nam Á cổ của văn hóa Việt Nam.
  • Bổ sung tư liệu nghiên cứu trường hợp có ý nghĩa cho hướng nghiên cứu kết hợp văn hóa vùng, văn hóa sử và văn hóa so sánh, đặc biệt là hướng nghiên cứu so sánh song song “đồng nguyên đa phân” dưới tác động của môi trường sinh thái cùng quá trình lịch sử – xã hội của nhiều cộng đồng văn hóa nhân loại

    5.2. Trên phương diện thực tiễn
  • Luận án góp phần cung cấp những cứ liệu quan trọng cho việc khẳng định nguồn gốc bản địa Bách Việt của văn hóa truyền thống ở Việt Nam – căn nguyên quan trọng giúp điều tiết các yếu tố văn hóa ngoại lai du nhập từ sau Công nguyên, gián tiếp giải tỏa nhiều mối hoài nghi và băn khoăn về nguồn gốc tộc người và văn hóa Việt Nam trong một bộ phận cư dân.
  • Các kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa truyền thống ở Việt Nam được kết tinh từ giá trị vật chất và tinh thần quý giá của biết bao tộc người, biết bao cộng đồng và trải qua biết bao thế hệ. Những kết luận về cội nguồn chung của các tộc người và văn hóa của các dân tộc có thể giúp ích hỗ trợ cho chính sách bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
  • Quy luật phát triển của văn hóa Lạc Việt và văn hóa truyền thống ở Việt Nam được đúc kết trong luận án góp phần khơi dậy tinh thần yêu văn hóa, yêu dân tộc và quốc gia ở Việt Nam, gợi mở nhiều bài học lịch sử và văn hóa của tổ tiên, làm tư liệu tinh thần quý giá cho hiện tại và tương lai của đất nước.
  • Việc củng cố nền tảng văn hóa Đông Nam Á cổ của văn hóa Việt Nam giúp định hướng phát triển các mối quan hệ quốc tế trong khu vực, đặc biệt là với tư cách là một thành viên của Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995.

5.2 KẾT CẤU VÀ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN

(1) Luận án này đi từ việc xác định tọa độ văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với tư cách là một bộ phận của khu vực văn hóa Bách Việt và là một vùng văn hóa thống nhất trong đa dạng đến thảo luận, lý giải các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam qua hệ thống các thành tố văn hóa. Trong quá trình ấy, các đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa Lạc Việt cổ được nhấn mạnh, làm nền tảng cho việc phân tích, khảo cứu quá trình phát triển của văn hóa Lạc Việt cổ thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Xét theo không gian, chúng tôi đi từ phạm vi rộng (văn hóa Bách Việt) thu hẹp dần vào phạm vi khảo sát chính (vùng Lĩnh Nam) và đối tượng đích đến (vùng văn hóa Bắc Bộ Việt Nam). Theo đó, toàn văn luận án được chia làm ba phần:

  • Phần chính văn: ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận án có 3 chương
    Chương 1 (51 trang) là chương Cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm hai mục là Cơ sở lý luận được áp dụng trong nghiên cứu xuyên suốt luận án, và Cơ sở thực tiễn là phần xác định tọa độ văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam từ các góc nhìn là không gian, chủ thể, thời Các thông tin, nhận định ở chương này có tác dụng cung cấp một cái nhìn tổng quan và những dữ liệu cơ sở để tiếp cận sâu hơn từng vấn đề ở các chương sau.
    Chương 2 (58 trang) mang tên Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam gồm ba mục chính là Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Chương này tập trung phác họa toàn diện bức tranh văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam theo các thành tố văn hóa nhận thức, tổ chức xã hội và ứng xử. Nội hàm của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam cùng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nó, đến lượt mình, sẽ làm cơ sở cho phần nội dung chương 3.
    Chương 3 (51 trang) là Chương Mối quan hệ giữa văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với văn hóa truyền thống ở Việt Nam, gồm hai mục chính là Văn hóa Lạc Việt trong vùng Lĩnh Nam, và Từ văn hóa Lạc Việt đến văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Nội dung chương này chủ yếu xây dựng theo trình tự thời gian văn hóa (khoảng thời gian hình thành, tồn tại và phát triển của nền văn hóa) để chứng minh mối quan hệ nguồn gốc Lạc Việt của văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
  • Phần tài liệu tham khảo (38 trang) gồm 532 tài liệu, trong đó 380 công trình nghiên cứu thời hiện đại, 144 cuốn cổ sử Trung Hoa và 8 cuốn cổ sử Việt Nam, được trình bày theo quy định của bản “Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ” số 8271/SĐH ngày 1/9/2000 của Bộ giáo dục Đào tạo. Riêng các cuốn cổ sử Trung Hoa và Việt Nam được trình bày dạng bảng biểu để dễ theo dõi.
  • Phần phụ lục (178 trang) gồm có 6 mục: (1) Tổng quan thành tựu kinh tế Bách Việt, (2) Dân ca Bách Việt cổ -Việt Nhân Ca; (3) Phong tục Bách Việt – tết lồng tồng 3 tháng ba, tết Đoan ngọ; (4) Danh nhân Bách Việt – Phạm Lãi, Tây Thi, Ôn Long Cơ, Hai Bà Trưng; (5) Di truyền Bách Việt; và (6) Cơ sở dữ liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa Bách Việt ở Trung Quốc tính đến 2008. Nội dung các mục Phần Phụ lục này góp phần bổ trợ cứ liệu khoa học cho các nhận định, luận điểm trong luận án.

Trong toàn luận án có 11 bảng biểu và 96 hình bản đồ, hình tiêu biểu (chương 1: 22 hình, chương 2: 45 hình, và chương 3: 29 hình). Các bảng biểu được đánh số riêng, ví dụ chương 1: bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3; chương 1: bảng 2.1, bảng 2.1.. Phần các bản đồ, hình ảnh minh họa cũng được đánh số thứ tự tương tự: H.1.1, H.1.2, H.1.3 v.v.. Ở cuối phần phần Mục lục chúng tôi lập bảng tra danh mục các bảng biểu; bảng tra danh mục các bản đồ và hình ảnh minh họa theo số trang để tiện tra cứu.

Các đoạn trích dẫn được dịch sang tiếng Việt hoặc để nguyên âm Hán Việt nếu đã rõ nghĩa. Các câu, đoạn trích quan trọng được chú thích ở phần footnote cùng với âm Hán Việt.

Các thuật ngữ được dùng trong luận án hầu hết đều là thuật ngữ thuộc chuyên ngành văn hóa học, một số vay mượn từ ngôn ngữ học, dân tộc học và khảo cổ học. Một số thuật ngữ được bổ sung tiếng Anh để đối chiếu.

Phần dẫn nguồn, chúng tôi đặt ngay sau ý hay đoạn trích được lấy từ công trình các tác giả khác, gồm [tên tác giả năm xuất bản: số trang], ví dụ [Đào Duy Anh 1955: 47].

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và mối quan hệ với văn hóa truyền thống ở Việt Nam là một đề tài thuộc mảng nghiên cứu kết hợp địa văn hóa sử văn hóa. Cả hai góc nhìn này được đặt dưới lăng kính văn hóa so sánh.

1.1.1. Nghiên cứu từ góc nhìn đa văn hóa kết hợp với sử văn hóa

Hướng nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện theo hai góc nhìn, gồm địa văn hóa và sử văn hóa, tức nghiên cứu kết hợp giữa trục tung và trục hoành (ở chừng mực nhất định là nghiên cứu kết hợp đồng đại và lịch đại). Cả hai góc nhìn này luôn được tuân theo nguyên lý tương đối luận văn hóa (cultural relativism), không đồng thuận với quan điểm “dĩ Hoa vi trung” (Sinocentrism), cũng như không rơi vào chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism).

a. Nghiên cứu vấn đề theo góc nhìn địa văn hóa


Ở góc nghiên cứu địa văn hóa, chúng tôi đi từ cách tiếp cận địa lý để bàn về nguồn gốc hình thành, phát triển và lan tỏa văn hóa trong không gian địa lý, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa của một hoặc vài nhóm tộc người thuộc cùng một khu vực văn hóa hay giữa các khu vực văn hóa với nhau. Luận án đặc biệt vận dụng các lý thuyết văn hóa vùng và liên quan đến văn hóa vùng, tiêu biểu là lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết loại hình kinh tế – văn hóa lý thuyết sinh thái văn hóa.


Lý thuyết vùng văn hóa (cultural area) giúp nhận diện nét đặc thù văn hóa của con người trong quá trình lịch sử và trên một vùng không gian cụ thể, giúp phân biệt văn hóa vùng này với vùng khác, qua so sánh sẽ tìm ra những nét tương đồng (nét chung của vùng) và dị biệt (nét riêng của từng tiểu vùng, nhóm tộc người). Trong nghiên cứu vùng văn hóa, tập hợp nhiều yếu tố mang tính đặc trưng cho toàn vùng được chọn làm cơ sở để khảo sát. Trong số các đặc trưng ấy, “típ đặc biệt cho vùng” [Ngô Đức Thịnh 2004] là hạt nhân căn bản, góp phần tạo nên những sắc thái riêng cho vùng văn hóa. Nghiên cứu theo hướng này, chúng ta có thể thấy được dấu ấn văn hóa của con người, các sắc thái văn hóa đa dạng của các vùng, của các tộc người, quy luật hình thành và biến đổi của văn hóa trong các môi trường không gian địa lý nhất định, đồng thời còn tìm thấy được cả con đường và các phương thức giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại giữa các vùng (xem thêm Khoa Nhân học [2008: 108]). Áp dụng vào đề tài luận án, lý thuyết này giúp phân định khu vực văn hóa Bách Việt với các khu vực văn hóa khác cùng thuộc vùng Á Đông (như Hoa Hạ-Hán, Nam Đảo v.v.), đồng thời còn giúp xác định điểm đặc thù riêng của văn hóa Bách Việt tại Lĩnh Nam (một phần tử của văn hóa Bách Việt) và văn hóa Lạc Việt (một phần từ của văn hóa Lĩnh Nam).


Song hành với lý thuyết vùng văn hóa là lý thuyết loại hình kinh tế – văn hóa do C.L.Wisler và một số nhà khoa học khác phát triển trên nền tảng cơ bản của cách tiếp cận địa văn hóa. Các tác giả lựa chọn một tập hợp những đặc trưng tạo nên kiểu loại (type) hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở ấy, một số nhà khoa học Xô-viết những năm 1930 (đại diện là N.N. Cheboksarov) phát triển thành thuyết loại hình kinh tế-văn hóa, tiến hành phân loại văn hóa thế giới vào ba loại hình chính, gồm:
(1) loại hình kinh tế văn hóa săn bắt, hái lượm và đánh cá;
(2) loại hình kinh tế văn hóa nông nhiệp dùng cuốc và chăn nuôi; và
(3) loại hình kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật.
Đối chiếu vào đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi dễ dàng xác định văn hóa Bách Việt được loại xếp vào hình thứ hai, từ đó tiến tới nhận diện một số dấu hiệu quan trọng của kiểu thức (type) kinh tế-văn hóa của nền văn hóa này cũng như từng vùng, từng tiểu vùng của nó. Cách tiếp cận đi từ ngoài vào trong giúp nhận diện và nhấn mạnh các yếu tố mang tính đặc thù của văn hóa Lạc Việt, giúp giải thích nguyên do, động lực và phương thức phát triển văn hóa Lạc Việt thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong khi văn hóa Bách Việt ở các vùng khác đã dung hòa vào văn hóa Hán.


Thứ ba là lý thuyết tân tiến hóa luận gắn với môi trường sinh thái, hay còn gọi là lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology). Tiêu biểu là J. Steward (1902- 1972), người nhấn mạnh mối quan hệ giữa một nền văn hóa môi trường của nó. Theo đó, văn hóa được cho là có một mối quan hệ sáng tạo và năng động giữa văn hóa và môi trường. Các nền văn hóa, vùng văn hóa có thể tiến hóa theo con đường riêng của mình dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó môi trường sinh thái đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi xã hội bên trong một nền (vùng) văn hóa mang tính chất tiến hóa phải bắt đầu từ sự thích nghi với môi trường để biến thành một nền văn hóa tĩnh. “Một tập hợp của những nét tạo nên hạt nhân của nền văn hóa” đóng vai trò quan trọng, chúng nảy sinh như hậu quả thích nghi của nền văn hóa đối với môi trường và xác định độ hòa nhập giống nhau của chúng (xem thêm Khoa Nhân học [2008: 28-29, 221]).


Bách Việt là một khu vực văn hóa phân bố rộng theo không gian và đa dạng về tính chất trong cái phổ chung đặc thù của nó (tính đa dạng và tính thống nhất). Việc đi tìm dấu vết của văn hóa Bách Việt trong nguồn cội văn hóa Việt Nam phải bắt đầu từ việc khoanh vùng không gian văn hóa (không gian sinh tồn của một nền văn hóa) với điều kiện môi sinh gần gũi nhất (đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi xung quanh, xa hơn là toàn bộ Lĩnh Nam). Chính vì thế, việc phân định đặc trưng sinh thái và ảnh hướng của nó đến văn hóa cấp vùng giúp làm nổi bật cái riêng của cả vùng Lĩnh Nam, làm nền tảng để đi sâu vào phân biệt theo cấp tiểu vùng, nhấn mạnh đặc điểm sinh thái từng địa phương, làm cơ sở quan trọng trong việc nhận diện đặc trưng tộc người, đặc trưng quá trình lịch sử – xã hội, góp phần lý giải sự phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong đại gia đình văn hóa Lĩnh Nam.


Có thể thấy ba lý thuyết nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến loại hình văn hóa. Loại hình văn hóa được xác định thông qua các phẩm chất, đặc trưng chung của nền văn hóa. Ở một phạm vi không gian nhất định, các nhà nghiên cứu đều có thể xác định loại hình văn hóa thông qua các phẩm chất, đặc tthù, và thường được nhận diện thông qua so sánh với các khu vực lân cận. Tác giả Ngô Đức Thịnh [2004] cho rằng loại hình văn hóa là “típ đặc biệt cho vùng”, là hạt nhân căn bản, góp phần tạo nên những sắc thái riêng cho vùng văn hóa.


Theo Trần Ngọc Thêm [2001], cả lục địa Á-Âu có thể được phân thành ba vùng với ba kiểu loại hình văn hóa, gồm (1) vùng văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ; (2) vùng văn hóa mang kiểu loại hình bán nông bán du, có thể chia nhỏ thành hai khu vực là Đông Bắc Á trọng thế tục (2a) và Tây Nam Á, Nam Á trọng tâm linh (2b), và 3) vùng văn hóa gốc du mục, thương mại phương Tây (xem hình 1.1). Khi đi vào từng vùng cụ thể, ta vẫn có thể xác định được cả ba loại hình này.


Áp dụng vào khu vực Đông Á, chúng tôi tiến hành phân loại hình văn hóa khu vực Đông Á thành hai kiểu chính, bao gồm loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ và loại hình văn hóa gốc kết hợp nông nghiệp khô và du mục Đông Bắc Á. Tác giả Trần Ngọc Thêm [2001] thì gắn hai loại hình này với hai đặc tính lần lượt là văn hóa trọng tĩnh văn hóa trung gian song thiên về trọng động. Khái niệm trọng tĩnh hay trọng động được hiểu trong khung văn hóa Á Đông:


image002
H.1.1. Các vùng văn hóa ở lục địa Á – Âu [Trần Ngọc Thêm 2001]

Bảng 1.1. So sánh loại hình văn hóa Đông Nam Á và Đông Bắc Á [Trần Ngọc Thêm 2001]

Khu vực văn hóa Đông Nam Á cổ
(phương Nam)
Đông Bắc Á
(phương Bắc)
Loại hình văn hóa theo kinh tế Gốc nông nghiệp lúa nước Gốc nông nghiệp khô và/hoặc du mục
Loại hình văn hóa theo bản chất Trọng tĩnh Trung gian (nằm giữa trọng tĩnh và trọng động), song thiên về trọng động.


width="317" height="400"

No comments:

Post a Comment