Tuesday, June 22, 2021

 

Huns/Hán/Hoa - Hung nô/Xiongnu - Hán/Hoa

Hán là phần tử còn sót của Hun, mà Hun còn được gọi Hung Nô, mà Hung Nô là tiền thân của Mông Cổ. Bắc Kinh là thủ đô của Mông Cổ cũng là của Tàu.

Người Tây phương gọi Hung Nô là "Hun", người Tàu họ gọi người Hun là "Hung Nô" mà Hung Nô là tiền thân của người Mông cổ, Người Mông cổ có thời chiếm cả đại Lục Đông Á đặc kinh đô tại Bắc Kinh và tên là Bắc Kinh, người Hán rất hãnh diện kinh đô Bắc Kinh vì nó được thời trở thành Trung Tâm Châu Á do người Mông Cổ tạo nên. Khi Mông Cổ bị suy yếu và chia đôi xẻ ba, thì người Hán vẫn giữ tên và vùng Bắc Kinh làm kinh đô nuớc Tàu.



 


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
Đỗ Thành - ngày 09 /09 /2009

 

 


Chữ Việt chính là vũ khí mạnh nhứt, đã gìn giữ cho cả dân không bị diệt vong.


 



Hình: Bản đồ Bắc Á, giống dân du mục từ Tây Bắc dãy núi Thiên Sơn Từ Hung, Hung Nô, Thổ, Hồ, Xibian, Mông Cổ, đến Đông Á Liêu và Kim, Nữ Chân...


Hiên Viên Hoàng Đế

Hiên Viên Hoàng Đế người gốc Tiên Ti, tên là Thủy Quân, là người gốc Hán văn hóa du mục.

Người Tiên Ti bắt nguồn từ cháu của Hoàng Đế tên là Thủy Quân, tổ tiên con cháu thị tộc Hữu Hùng, sau di cư tới phương bắc, gọi là Đông Hồ[3]. Thị tộc Hữu Hùng vốn là bộ lạc của Hiên Viên Hoàng Đế[4]. Người Tiên Ti tên gọi Tây Bá Lợi Á (Siberi). Tích Bá chuyển âm từ Tiên Ti, với cách thức chuyển âm là: Simbei biến thành Sibe, Sibe biến thành Sibo (Tích Bá).
Hiên Viên được tôn làm thủ lãnh của bộ lạc thị tộc Hữu Hùng.

Sau khi ông thắng trận Trác Lộc với Viêm Đế của Việt tộc ở Trung Nguyên chủ quyền tộc Việt, ông Hiên Viên dựng nên đất Hoa Hạ, và đem người Hán tộc di dân và đất Hoa Hạ.

Hoa Hạ là giống dân lai giống giữa Hán tộc và Việt tộc.

Hiên-Viên (Huan-yuan) sau khi thống lĩnh các thị tộc du mục người Hán (khoảng 2697 trước Tây Lịch), Hiên-Viên (Huan-yuan) luôn tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ trung nguyên. Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti).

Tiên Ti 鲜卑, Xianbei

Tiên Ti là tên gọi một dân tộc du mục ở phía bắc nước Tàu, hậu duệ của người Sơn Nhung.

Người Sơn Nhung bị liên quân Tề Yên tiêu diệt vào năm 660 TCN buộc họ chạy lên vùng đông bắc và bị đồng hóa thành người Đông Hồ.
Sau thiền vu Hung Nô là Mặc Đốn tiêu diệt Đông Hồ, Đông Hồ bị phân ra thành người Tiên Ty và Ô Hoàn.



=========================================



Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商 - Thương, Ân Thương 殷商 Âu-Nhân 甌 人 (Âu-Nhân chỉ là phiên âm, Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚.

Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2 (phân nửa), ngày nay tiếng Quan-Thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở.






Quảng Đông Quảng Tây và Việt Nam là người Việt, nó như anh em sinh đôi, nhưng một thời gian với một cảnh sống khác, và vì bị người Hán tẩy não. Quảng Đông và Quảng Tây không nhận mình là người Việt của Bách Việt mà nhận mình minh là người Hoa, (Hoa Hạ) gốc Hán

Quảng Đông và Quảng Tây luôn mặc cảm bị Hán đô hộ trong hai thế kỷ, trong khi Lạc Việt đã thoát ra ách thống trị của người Hán được một thế kỷ rồi. Nhưng đồng thời họ cũng không nhận hay nói họ là người Hán, mà chỉ nói trại ra là người hoa, bắt quàn với người Hạ Hoa giống Bách Việt như Dương Việt, Mân Việt Nam Việt... thì không dám nhận là người Hán mà nhận mình là giống Hoa Hạ, hay Hoa. Hoa hay Hán gì có khác nhau đâu, hồn Trương Ba, da hàng thịt đó mà.

Người Bách Việt chưa được "cởi trói" khỏi những nếp suy nghĩ lệch lạc, vì với tâm thế không muốn thừa nhận thực tế bờ cõi nước Nam Việt đã từng bị Phương Bắc Tần xâm đất Bách Việt.

Tại vùng Lưỡng Quảng loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Thêm bài "Việt Nhân Ca 越人歌" nữa, mà họ còn không nhận họ là gốc Bách Việt mà lại nhận là người Hoa (gốc Hoa Hạ của Hiên Viên Hoàng Đế).

Hiên Viên Hoàng Đế tên là Thủy Quân, là người gốc Tiên Ti.
Hiên Viên Hoàng Đế cũng có họ hàng từ thị tộc Hữu Hùng.

Hoàng Đế được tôn làm thủ lãnh của bộ lạc thị tộc Hữu Hùng.

Hiên-Viên (Huan-yuan) sau khi thống lĩnh các thị tộc du mục người Hán (khoảng 2697 trước Tây Lịch), Hiên-Viên (Huan-yuan) luôn tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ trung nguyên. Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) mở đầu cho thời Ngũ đế.

Tiên Ti / 鲜卑/ Xianbei là tên gọi một dân tộc du mục ở phía bắc nước Tàu, hậu duệ của người Sơn Nhung.

Người Sơn Nhung bị liên quân Tề Yên tiêu diệt vào năm 660 TCN buộc họ chạy lên vùng đông bắc và bị đồng hóa thành người Đông Hồ.>

Sau thiền vu Hung Nô là Mặc Đốn tiêu diệt Đông Hồ, Đông Hồ bị phân ra thành người Tiên Ty và Ô Hoàn.



===============================

22






 

Đất Trung Nguyên mất vào tay Hoa-Hán tộc




Photo:


Thời tiền Việt (pre Yue - Viet) và trận đánh đầu tiên giữa bộ tộc du mục Hán tốc (Hoàng Đế/(Hoang-ti) - Hiên-Viên/Huan-yuan) và bộ tộc định cư định canh của Đế Viêm con cháu Thần Nông (Việt tộc).


Thần Nông Viêm Đế  炎帝/The Yan Emperor 炎帝; Yán Dì / or the Flame Emperor
Thời chiến tranh Trác Lộc, triều đại Viêm Đế/Yan Emperor là thiên tử nước của đất Xích Thần của Đế Du Võng 帝榆罔) vị vua cuối cùng của Thần Nông thị (Đời thứ chín (thứ 9) của Đế Viêm.

Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc cũng là thống soái của Thiên Tử Xích Thần triều đại Viêm Đế.

Hiên-Viên (Huan-yuan) thống lĩnh các thị tộc người Hán (khoảng 2697 trước Tây Lịch) thì ông tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ của mình.

Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) người Hán gốc văn hóa du mục mở đầu thời Ngũ đế. khi bộ lạc của Xi vưu thua trận phải sáp nhập vào với bộ tộc của Hoàng đế (Hán Tộc du mục) tạo thành lai giống là người Hoa Hạ, giống Hoa Hạ là giống du mục lai tạp nay lai Việt tộc và từ đó giống du mục lai giống có văn hóa du mục và văn hóa định cư định canh của tộc Việt cổ bắc đầu ở Trung Nguyên.
Cũng có những bộ lạc không thuần phục Hoàng Đế, họ tản mác chạy vào núi rừng hoặc tràn về phương nam. Cùng thời Huân Viên Hoàng Đế lập nên triều đại Hoa Hạ rồi ghép hai tộc Viêm và Hoàng với nhau [tộc văn minh du mục - Hoàng của Tiên Ti / 鲜卑/ Xianbei và tộc văn minh lúa nước - Viêm của Việt tộc] ở thì Việt tộc họ Hồng Bàng cũng bắt đầu thiết lập triều đại Hồng Bàng lấy quốc hiệu là Văn Lang của dòng Bách Việt.



*** Vị trí nước Xích Thần (Bắc Miêu) nằm vắt ngang sông Hoàng Hà, trải dài xuống phía bắc châu thổ sông Dương Tử, với hàng vạn bộ tộc nông nghiệp chuyên canh lúa nước, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chó, gà, vịt… trồng cây ăn trái, đánh bắt tôm, cá, mò nghêu, lượm sò… Vị vua đương thời là Đế Lai, con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông Đế Viêm. Kinh đô nước Xích Thần đặt tại Sơn Đông, tức là vùng đất thuộc nước Lỗ sau này.

*** Để cứu nguy nước Xích Thần, vua Đế Lai đem công chúa Âu Cơ (một vị nữ tướng) về Nam, đến nước Xích Quỷ (Nam Miêu, Bách Việt) cầu viện binh đồng thời gả công chúa Âu Cơ cho vua Lạc Long Quân, con vua Kinh Dương Vương, cháu nội vua Đế Minh. Tổ chức xã hội Xích Quỷ giống xã hội Xích Thần, tuy nhiên đất nước Xích Quỷ thịnh vượng, dân cư đông đúc, giàu mạnh hơn. Lạc Long Quân họp dân quân 100 bộ tộc gọi là Liên Minh Xích Quỷ*

*****************

Người Việt tự nhận mình là dân tộc Kinh, người kinh. Sách sử Hán cũng gọi người Sở là Kinh Sở. Tại sao thế? Lần mò dấu vết, ta thấy Nhà Thang bị nhà Chu lấy đất và nước Thang bị đổi tên là Nước Sở. Phân nửa của nước Thang bị Chu lấy và nửa kia của Thang bị đổi tên là Sở.

Sở quốc 楚國), cũng được gọi Kinh Sở.


Dục Hùng từng giữ chức quan trong triều nhà Thương. Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương.

Khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, thì Dục Hùng được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca (nay thuộc Tân Tịnh, Hà Nam). Chu Văn Vương cho con của Dục Hùng là Hùng Lệ và cháu Dục Hùng là Hùng Cuồng được phong làm quan trong triều Chu. Đến đời Chu Thành Vương thì Hùng Dịch được Chu Thành Vương phong cho đất Kinh, tước hiệu là Sở tử[11]. Sở chính thức trở thành nước Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương[12]. Người đầu tiên của nước Sở là Dục Hùng và Dục Hùng đổi thành họ Hùng.

Đất Hiểm Doãn thời Chu, chính là Hung Nô thời Tần.

Năm 546 TCN Tấn và Sở quyết định giảng hòa với nhau làm thành liên minh hợp tung. Cùng năm đó, hai vị tướng quốc của Tấn và Sở là Triệu Vũ và Khuất Kiến đã triệu tập 14 nước nhỏ là Tấn, Sở, Tề, Tần, Tống, Lỗ, Trịnh, Vệ, Trần, Sái, Tào, Hứa, Chu, Đằng đến hội ở đất Tống cùng lập minh ước đối đầu với Tề và Tần là hai nước có lãnh thổ khá rộng. (Trích)



Hiên Viên Hoàng Đế tên là Thủy Quân, là người gốc Tiên Ti.
Hiên Viên Hoàng Đế cũng có họ hàng từ thị tộc Hữu Hùng.

Hoàng Đế được tôn làm thủ lãnh của bộ lạc thị tộc Hữu Hùng.

Hiên-Viên (Huan-yuan) sau khi thống lĩnh các thị tộc du mục người Hoa-Hán (khoảng 2697 trước Tây Lịch), Hiên-Viên (Huan-yuan) luôn tìm cách tiêu diệt luôn Xi-Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ trung nguyên. Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) mở đầu cho thời Ngũ đế.

Tiên Ti 鲜卑, Xianbei là tên gọi một dân tộc du mục ở phía bắc nước Tàu, hậu duệ của người Sơn Nhung.

Người Sơn Nhung bị liên quân Tề Yên tiêu diệt vào năm 660 TCN buộc họ chạy lên vùng đông bắc và họ bị đồng hóa thành người Đông Hồ.
Sau thiền vu Hung Nô là Mặc Đốn tiêu diệt Đông Hồ, Đông Hồ bị phân ra thành người Tiên Ty và Ô Hoàn.

http://chinhnghia.com/DatNuocViet_co_trongvung_DongA_ed-2017.pdf


 

========================================

 




Hung Nô với Mông Cổ là một thứ, Hung Nô là anh của Mông Cổ vì Hung Nô có trước Mông Cổ. Hung Nô có liên quan đến người Huns - hay Là người Hán đấy. Đó là người Hán, còn chữ Hán thì lại mang danh là chữ Hán, nhưng lại do từ Việt Tộc-Viêm Tộc sáng chế, chữ Hán chỉ là Danh Xưng Nguồn gốc Mẹ Trời Nữ Oa cũng là Việt tộc Cha Rồng Mẹ Tiên từ Sư Huynh Đệ của ta Thần Nông thị tức Tổ Tiên người Việtchúng ta.

Người Hán tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gom về hết chủ thuyết của nhà Chu, chữ viết của tộc Việt, thì Văn hóa Việt bị thành Hán.

Hán tức Hung Nô, mà Hung Nô là giống dân Thổ lai giống với Mông cổ thì không có một dân tộc nào là thuần cả, tất cả đều là bị lai giống. Khi Hung Nô bị tiêu diệt, một phần tử nhỏ còn sót lại của họ mang tên là Hán, Hán tộc là loại dân có giống lai tạp nhạp người thổ và Mông cổ du mục từ phương Bắc - Bắc Chi, vì lý do người Hán chỉ có một nhúm người du mục, đi cướp đất của thiên hạ quá đông, quá rộng lớn nên người Hán sợ mất đi gốc của mình nên họ đã cho lai giống cấy giống với người Bách Việt vùng Trung Nguyên thì chúng tự xưng là người Hạ, hay Hoa Hạ. Vì đất tổ người Việt màu mỡ, dân hiền hòa, không xảo trá, không gian manh, có nền văn minh lúa nước. (bản đồ nhà Thương/Thang)

Hạ Hoa không phải là một một dân tộc, mà chỉ là dân tộc du mục Hán lai giống với các bộ tộc chung quanh và Bách Việt với người Việt cổ. Khi dân du mục Hán lai Việt này đã cướp hết văn hóa Việt, thì họ sửa lại toàn bộ.

Đến thời Nhà Tần thì chúng đã khá mạnh và đông lên (vùng phía Tây Bắc Thanh Hải và Tứ Xuyên) thì chúng dốc toàn lực chiếm Bách Việt và Nam Việt trong đó có Việt Nam và Chiếm Đoạt văn hóa cùng Lịch Sử Việt.

- Viêm Đế / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt "Hùng". Chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng.

Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như

Hùng Tảo 熊蚤,

Hùng LỆ 熊麗,

HÙNG CUỒNG 熊狂,

HÙNG Dịch 熊繹,

HÙNG NGẢI 熊艾,

HÙNG ĐẢN 熊䵣,

HÙNG THẮNG 熊勝,

Hùng Dương 熊楊,

Hùng cừ 熊渠,

Hùng Chí 熊摯,

Hùng Diên 熊延,

Hùng Dũng 熊勇,

Hùng Nghiêm 熊嚴,

Hùng Tương 熊霜,

Hùng Tuân 熊徇,

Hùng Ngạc 熊咢,

Hùng Nghi 熊儀,

Hùng Khảm 熊坎,

Hùng Thông 熊通,

Hùng Chất 熊貲,

Hùng Giang 熊艱,

Hùng Uẩn 熊惲,

Hùng Thương - Thần 熊商臣,

Hùng Lữ 熊侶,

Hùng Thẩm 熊審,

Hùng Chiêu 熊招,

Hùng Viên 熊員 Hùng Vi, v. v...


 

====================================

 

Thụ phong ở đất Kinh

Xiong Yi (熊繹)

Xiong Yi

Viscount of Chu

Reign 11th century BC

Full name
Family name: Mǐ (羋)
Clan name: Xióng (熊)
Given name: Yì (繹)

Tên thật
Hùng Dịch (熊繹)
Chính quyền nước Sở
Thân phụ Sở Hùng Cuồng
Mất 1006 TCN
Nước Sở - đất Kinh

ông là vị quân chủ đầu tiên của nước Sở.

Ông là con trai của Sở Hùng Cuồng[1], người được xem là vị vua thứ ba của nước Sở.

Chu Thành Vương đã phong cho ông chính thức cai quả đất Kinh, kiến đô lập quốc, với tước hiệu Sở tử. Từ đây, đất Kinh được gọi là Kinh Sở, hay nước Sở, trong thế hàng ngũ chư hầu của nhà Chu.


font color="yellow" size="6" style="text-shadow: 4px 2px maroon, 0 0 25px black, 0 0 8px maroon; color: thistle; font-family: 'Times'; font-size: 34pt; width="30"

 





Thụ phong ở đất Kinh.

Tổ tiên của nước Sở là Dục Hùng. Dục Hùng đổi thành họ Hùng[10]. khi được thụ phong ở đất Kinh.

Dục Hùng trước kia được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca [9], giữ chức quan trong triều Thương.

Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương,

Khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, con của Dục Hùng là Hùng Lệ và cháu của Dục Hùng là Hùng Cuồng tiếp tục cai quản nước Sở, sau được phong quan trong triều nhà Chu.

Đến đời Hùng Dịch thì được Chu Thành Vương (con của Chu Văn Vương) phong cho Hùng Dịch cai quản đất Kinh, tước hiệu là Sở tử[11]. Từ thời điểm đó, Sở chính thức trở thành nước chư hầu của nhà Chu.

Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương[12].



Sở quốc: 楚國), đôi khi được gọi Kinh Sở (chữ Phạn: श्रीक्रुंग / Srikrung[7], chữ Hán: 荆楚),

Lãnh thổ của quốc gia (Sở quốc: 楚國) này nằm giữa Sông Hoài / Hoài Hà và sông Dương Tử / Dương Tử Giang.

Đại Việt Ở vùng lãnh thổ ven sông Trường Giang, số nhóm người Việt Cổ còn đông hơn Việt Nam hiện giờ. Ở đó có các nhóm người như Điền Việt, Ư Việt, Dương Việt, Cán Việt, Mân Việt, Sơn Việt và còn nhiều nữa.
Tại nước Việt Nam chỉ tồn tại hai nhóm người là Âu Việt và Lạc Việt là không bị nhà Tần xâm lược và đồng hóa.

 

Thủy tổ của người Hán

Hiên Viên Hoàng Đế (轩辕黃帝), Hoàng Đế: 黃帝: huángdì), được coi là thủy tổ của người Hán.

Chữ Hoàng (黃) sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ, khác với Hoàng (皇).

Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần (xem bài Tần Thủy Hoàng).

Hoàng Đế là tổ tiên của người Hán ngày nay.

Hoàng Đế chiến thắng xi vưu trận Trác Lộc, chiếm lĩnh khu vực Trung Nguyên, người trong bộ tộc Cửu Lê của Xi Vưu một số dân ly tán, còn một số sáp nhập vào với các bộ tộc của Hoàng Đế rồi trở thành người Hoa Hạ của người Hán, và Hoàng Đế là thủy tổ của tộc Hoa Hạ này. tộc Hoa Hạ này là lai giống giữa Hán (Thổ, Hung Nô, Mông Cổ) với người Việt cổ. (Cửu Lê, Bách Việt).

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

NƯỚC XÍCH THẦN VÀ
NƯỚC XÍCH QUỶ

Chương II

II/1.-BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI THỜI ĐẠI VUA ĐẾ MINH

Nhờ sự phát triển rực rỡ của nền nông nghiệp dưới thời đại Thần Nông Đế Viêm*, xã hội Miêu, Viêm mà về sau gọi là Bách Việt đã có những phát triển vô cùng khởi sắc trên nhiều lãnh vực . Cư dân nông nghiệp sinh tụ đông đảo, đời sống an lạc, sung túc… Thời gian này tương ứng với giai đoạn giữa của thời kỳ văn hóa Bắc Sơn kể từ 7.000 đến 1.000 năm trước Công nguyên).

* Thời đại Thần Nông Đế Viêm :

Thời kỳ 1.- Từ vua Thần Nông Đế Viêm đến cháu ba đời là vua Đế Minh từ năm 3118 đến 2879 tr.CN kéo dài 239 năm.

Thời kỳ 2.- Từ vua Đế Minh chia nước cho hai con lập thành hai triều đại Xích Thần (Bắc Miêu) và Xích Quỷ (Nam Miêu).

A.- Triều đại Xích Thần:

– Đế Nghi 2.879 – 2.813/tr.CN
– Đế Lai 2.813 – 2.704/tr.CN
– Đế Du Võng 2.704 – 2.636/tr.CN

B .- Triều đại Xích Quỷ:

– Kinh Dương Vương 2879 – (?) tr,CN
– Lạc Long Quân năm (?) – 2.704/tr.CN

Từ năm 2704 tr.CN trở về trước là giai đoạn độc lập và thanh bình được coi là cảnh thái hòa đã đạt. Sau chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN, nước Xích Thần (Bắc Miêu) hoàn toàn bị tiêu diệt, nước Xích Quỷ (Nam Miêu) thì mất vua (Lạc Long Quân), lạc tướng đến độ triều đình tan rã. Bà Âu Cơ về đất Tương Dạ (trên Cánh Đồng Tương) lập đàn, phong cho con trưởng Lạc Long Quân thuộc Hồng Bàng Thị (con của người mẹ họ Hồng Bàng) lên làm Hùng vương và đổi tên nước là Văn Lang. Sau họ Hồng Bàng còn có 17 họ khác thay nhau làm Hùng vương. (Xin xem phần khảo luận ở đoạn sau).

Năm 1959, mặc dù chính quyền Trung Hoa Cộng sản không công bố nhưng báo chí Đài Loan có đăng một bản tin xuất phát từ các nhà khoa học khảo cổ ở bảo tàng viện Hồ Nam. Bản tin cho biết họ tìm được tại di chỉ khảo cổ Xinqlang, phía Đông hồ Động Đình khoảng 50 km những miếng đất sét nung hình chữ nhật có ghi những chữ chân chim và họ giải đoán là bảng ghi những con số thu hoạch nông nghiệp và chăn nuôi của những quý tộc xã hội Miêu.

Họ xác định những mảnh đất nung này có niên đại 4.600 năm tr. CN + 100. Việc phác giác những cổ vật tiền sử ở Xinqlang đã xác nhận trước khi “văn minh!” du mục Hoa tộc tràn tới thì Nam Miêu đã có văn minh chữ viết.

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/2-banchuchanchim.gif?w=339&h=510

Hình 2

Trong giai đoạn tiền sử này, vùng Bắc Việt Nam dù là vùng rìa của trung tâm văn hóa Động Đình, các chuyên gia ngành khảo cổ học và tiền sử học đã tìm thấy nhiều di chỉ quan trọng điển hình nhất là tại Bắc Sơn. Đấy là giai đoạn tân thạch khí với những đồ đá mài và sơ kỳ kim loại đồng thau, phát triển nghi lễ mai táng, thuần hóa trâu bò, kỹ thuật đan tre, mây, lát. Phát minh đồ gốm văn hoa chải, tiền đá Hòa bình và nghề dệt và nhất là nghệ thuật ca múa, hát nói, vè, hát ru em, hò giã gạo, chèo thuyền…

Xã hội Việt cổ đã hình thành những cộng đồng và tổ chức làng xã, đình, miếu, chợ búa, văn nghệ hát nói, ca múa… Như thế, nếu vùng Bắc Việt Nam đã đạt được những thành quả như trên thì vùng trung tâm Động Đình chắc hẳn còn cao hơn.


Tuy nhiên, vào cuối thời vua Đế Minh (2789 Tr.CN), cháu ba đời vua Thần Nông Đế Viêm
*, một số khó khăn có tầm vóc an nguy quốc gia và sự sinh tồn của xã hội Miêu cổ đã bắt đầu xuất hiện :

II/1A .-Một vài khó khăn mới của xã hội Miêu tộc
Xã hội nông nghiệp Miêu tộc sinh sôi nẩy nở rất nhanh. Đất nước vốn không có biên giới nên đồng ruộng lan tràn hết đồng bằng này qua đồng bằng khác. Sự phát triển nông nghiệp rộng ra về mọi phía, nhất là về phía Nam, nhờ vùng này khí hậu ẩm ướt, ấm cúng, mưa thuận gió hòa… khiến việc liên lạc giữa trung ương và các tộc địa phương mỗi ngày một trở nên khó khăn, chậm chạp. Việc điều động nhân dân thực hiện những công tác công ích không thể thích ứng với đường lối lãnh đạo của chế độ Liên minh Bộ tộc mà đứng đầu là những vị vua gọi là Thiên tử
*

* Thiên tử: Khi sử gia nổi danh nhất Trung Hoa, Thái sử công Tư Mã Thiên (thuộc một dòng họ chuyên viết sử từ thời nhà Chu đến thời cực thịnh nhà Hán) tả lại cuộc chiến tranh Hoa–Miêu tại Trác Lộc năm 2704 tr.CN, ông gọi người lãnh đạo các bộ lạc du mục Hoa tộc là Cộng chủ trong khi đó ông gọi người lãnh đạo liên minh Xích Quỷ là Cổ Thiên tử Xi Vu.

Tại sao ông ấy không gọi Hiên Viên là Thiên tử?

Cho tới giai đoạn này, Hoa tộc chỉ là những bộ lạc du mục gọi là hậu. Tù trưởng bộ lạc gọi là hậu chủ. Từng đoàn, từng lũ, man rợ y như các giống du mục khác trên thế giới thời đó, họ kéo nhau đi tìm đất sống. Họ xâm nhập đất Bắc Miêu và gặp sự chống cự của cư dân nông nghiệp Miêu tộc, họ liền họp nhau “công kênh” một hậu chủ hùng mạnh nhất là Hiên Viên lên làm “Cộng chủ” (chữ của Tư Mã Thiên) để gọi người lãnh đạo các hậu. Như vậy có nghĩa là họ chưa lập quốc, chưa xưng vua, xưng vương, xưng đế gì cả. Họ chỉ là một đám Rợ du mục cường bạo, dã man mới tập trung lại…

Như vậy danh hiệu Thiên tử là danh hiệu của các vị vua Miêu tộc đã có từ rất lâu về trước chứ không phải của Hoa tộc.

Theo quan niệm nông nghiệp cổ đại, Thiên tử là người đứng đầu Thiên hạ và Thiên hạ thì không hạn định biên giới. Thiên tử thay Thiên hạ tế giao trời đất, nghiên cứu thiên tượng để đoán thời tiết và định ngày tháng nước lớn, nước ròng, gió mây, mưa nắng để chỉ cho dân biết mà làm mùa. Thiên tử chấp hành ý dân như ý trời, gìn giữ đức hiếu sinh bằng lòng nhân như cha mẹ vỗ về, giáo huấn con và gọi đấy là nhân trị hay vương đạo, vương hóa. Các bộ tộc tự trị đối với Thiên tử ngoại trừ việc hằng năm cung cấp đồ tuế cống (cống phẩm), đóng góp dân quân và lương thực mỗi khi thiên tử cần đến để duy trì công đạo và tôn trọng quyền tài phán của Thiên tử.

Xem thế, vai trò lãnh đạo xã hội nông nghiệp Miêu tộc rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhân ái… thích hợp với bản tính người nông nghiệp mà xã hội du mục vốn chuộng cường lực và thực tiển khó có thể có được.

Đây là vấn đề cốt lõi, là khởi đầu của mọi nghi vấn văn hóa giữa hai dân tộc Việt và Hoa mà phía Việt luôn luôn là kẻ gánh chịu mọi áp đặt cực kỳ phủ phàng trước cường lực Hoa tộc trong suốt 5000 năm lịch sử chiến tranh và hòa bình của hai dân tộc Hoa, Việt.

Về sau, khi Hoa tộc làm chủ Bắc Miêu (nước Xích Thần) thì họ tiếp tục duy trì truyền thống lãnh đạo của xã hội Miêu tộc vì họ quá ít nhân lực và chưa đủ sức mạnh để trực tiếp cai trị một vùng đất quá rộng lớn và người thì đông đảo. Họ phong hàng vạn tộc trưởng Bắc Miêu làm vua chư hầu. Tuy nhiên, họ không duy trì được thanh bình lâu dài vì bản tính dã man, hung bạo, chỉ chú trọng thực tiễn cường lực và truyền thống độc đoán của du mục. Chính sách Nhân trị của Miêu tộc chỉ áp dụng vài trăm năm đầu, về sau chỉ còn là khẩu hiệu “cho vui”. Các chư hầu gốc du mục Hoa tộc nuốt dần các chư hầu gốc Miêu tộc khiến từ hàng vạn chư hầu thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn xuống còn vài ngàn thời Thương. Cho đến thời Chu thì còn lại vài trăm… vài chục… rồi 7,6 chư hầu.

Sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp thế kỷ 13 có nhắc việc: “Vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng rồi lãnh đạo quân đội đánh nhau với Hiên Viên ở Bản Tuyền. Đế Lai thua trận bị giết”. Từ chứng liệu này và đoạn sử Tư Mã Thiên vừa dẫn trên, chúng tôi tìm được người lãnh đạo Liên minh Xích Quỷ chính là vua Đế Lai. Thật rõ ràng, vua Đế Lai khi cầm quân tại Trác Lộc và Bản Tuyền là cựu thiên tử (ông đã truyền ngôi cho Đế Du Võng) chứ không phải đương kim thiên tử, vì thế sử Tầu gọi ông là cổ thiên tử Xi Vu có nghĩa là “cựu vương xấu xí và khoác lác”.

II/1B .-Du mục Hoa tộc

Du mục Hoa tộc sống thành từng bộ lạc gọi là hậu. Mỗi hậu có hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt.

Trong một thời gian dài, chia ra thành nhiều giai đoạn, các giống du mục man rợ ở Tiểu Á, Trung Á, Tây Bắc Á, Âu châu… cũng gặp phải thiên tai hạn hán hoặc sa mạc hóa… Họ di dân đi khắp nơi tìm đất sống. Họ đã xâm lược thành công và tạo ra nhiều nước “mới” thời cổ như Hi Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư (I-Ran), Babilon (I-Raq), Hébreux (Do Thái)… Những nước này học được nền văn hóa đặc thù của những nước mà họ xâm lược để trở nên văn minh, cường thịnh.

Khoảng năm 2750 tr. CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc (các sử gia Tây phương gọi các giống du mục là Savage hay Barbarian, Rợ… tức là dân tộc dã man, mọi rợ, chưa khai hóa) chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà mà vào phía bắc Trung Hoa ngày nay. Họ đã gặp vùng đất cực bắc của nước Xích Thần và người nông nghiệp Bắc Miêu ở đó.

Rợ Hoa tộc cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông… niềm mơ ước của họ y hệt như dân Do Thái khi rời khỏi Ai Cập tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung Hoa thì thật là mĩa mai, họ cho rằng nền văn hóa mang biệt sắc nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ… hai sa mạc Tân Cương, Thanh Hải !!!..

II/2.-NHỮNG TIÊN LIỆU CỦA VUA ĐẾ MINH

Vua Đế Minh đã thấy được sự uy hiếp đó đối với khu vực địa đầu của đất nước. Ông muốn truyền ngôi thiên tử cho Lộc Tục là con thứ, vốn là rể của vua Động Đình Quân ở phía nam Trường Giang (sông Dương Tử) nhằm dựa vào sức mạnh Động Đình để bảo vệ vùng đất phía Bắc. Nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh, không nhận.

Cuối cùng, vua Đế Minh chia lãnh thổ làm hai vùng. Từ sông Trường Giang trở lên bắc gọi là nước Xích Thần, phong cho Đế Nghi làm tự quân. Từ hồ Động Đình trở về nam gọi là nước Xích Quỷ, phong cho Lộc Tục làm vua gọi là Kinh Dương Vương với lời dặn: “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì đất nước mới bền vững được”

II/3.-TRIẾT LÝ NÔNG NGHIỆP LỘ RÕ NÉT
TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA VUA ĐẾ MINH

II/3A .- Nước Xích Thần và nước Xích Quỷ.

Năm 1944-45 tôi học trường Pellerin, Huế, vị sư huynh Việt Nam dạy lớp tôi tên là frère (sư huynh) Paul,một tu sĩ rất già, râu tóc bạc phơ. Bài học về huyền sử Tiên Rồng, tôi được frère Paul dạy: vua Đế Minh chia nước ra làm hai, phong cho Đế Nghi làm vua nước phía bắc, gọi là nước Xích Thằng; Lộc Tục làm vua nước phía nam gọi là nước Xích Quỷ… Về sau, khi học những lớp cao hơn ở Sài Gòn, tôi không thấy nhắc đến tên nước Xích Thằng nữa. Tôi vẫn thắc mắc không hiểu tại sao tên nước Xích Thằng của Đế Nghi bị gạt ra khỏi sách giáo khoa?

Năm 1986, tôi tham gia sinh hoạt An Việt, một tổ chức nghiên cứu triết lý An Vi của triết gia Lương Kim Định. Có lần tôi hỏi cha Kim Định về việc loại bỏ tên nước Xích Thằng trong huyền thoại Tiên Rồng. Cha đáp, có lẽ Bộ Quốc gia Giáo dục thời đó cho rằng tên Xích Thằng* vô nghĩa nên không để vào. Tôi trình bày, thưa, cha có nghĩ là Xích Thần mà đọc trại ra Xích Thằng không? Bởi vì phải có Xích Thần mới có Xích Quỷ** chứ! Cha nhìn tôi gật gù: Đúng lắm! Người là hội tụ bởi thần và quỷ kia mà! Cha dặn tôi: Phải đấy, anh viết một bài nói về việc nầy đi nhé! Thời gian đó tôi đang bận rộn chuẩn bị in cuốn “Thần Long Bách Việt” nên quên bẵng.

* Xích Thằng: Tôi nghĩ, người Hoa vốn tiểu tâm, ngạo mạn… họ tự xưng là Hoa tộc (đẹp như đóa hoa), Trung Hoa (cái hoa ở trung tâm) còn thiên hạ thì họ miệt thị là bọn tứ di, nam man, man di, man (mọi rợ)… Người Mông Cổ, họ gọi là hung nô (mọi, đầy tớ). Các dân tộc ở phía tây họ gọi là rợ Khuyển, rợ Hồ… Tên vua Đế Lai chúng đổi là Xi Vu (xấu xí, láo khoét). Tên bà Triệu Thị Trinh, người Việt cổ gọi bà là oa Triệu (oa=o=cô Triệu, tiếng Tầu đọc là Triệu oa) họ đổi ra là Triệu Ẩu (Triệu ẩu tả); Tên nước Xích Thần họ đổi là Xích Thằng và gọi chung cả hai nước là “thằng quỷ”, vừa xóa nhòa cái di tích văn hóa Việt cổ vừa tỏ ra cha chú, trịch trượng. Đau thật!… Suốt mấy ngàn năm người Việt vô tình cứ theo đó mà gọi…

Anh Hoa tộc ơi, anh học lóm văn hóa tổ tiên tôi và anh từng viết vào thượng cổ sử Trung Hoa rằng nước Văn Lang của tổ tiên tôi có 10 điều luật (có luật tức là xã hội đã có tổ chức, có luật pháp, truyền thống, đạo đức, luân lý). Anh khen giấy Mật hương của người Văn Lang bền dai, mực không lem, có mùi hương thoang thoảng, xuống nước không rã… (có giấy tức là đã có chữ viết, có ghi chép… cho dù còn sơ khai). Anh đến đất Văn Lang cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, đày đọa dân Việt… Nhưng anh lại ghi vào sử của anh: vua sai quan qua Giao Chỉ giáo hóa man di! Anh ăn gian, nói dối kéo dài nhiều ngàn năm… May sao, đã có đức Khổng Phu Tử làm chứng: đạo mà ngài ghi chép để dạy cho các anh là “đạo cổ của người quân tử ở phương Nam”. Có nghĩa là… chẳng những các anh đã không xóa được gì cả mà còn để lại trong lịch sử nước anh những vết bẩn muôn đời không bao giờ rửa sạch được nữa”!

** Xích Quỷ .- Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung Hoa 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy.

Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường do Chu Minh Văn biên soạn nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Miêu vương Đế Minh phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ.

II/3B.- Nhất nguyên Lưỡng cực

Danh xưng hai nước Xích Thần và Xích Quỷ mang dấu vết minh triết Đông Á: Nhất nguyên Lưỡng cực hoặc Nhất thể Lưỡng tính. Trong đại thể Miêu tộc (Người) luôn luôn có sự kết hợp bởi Thần và Quỷ. Hai cụm từ trên có nghĩa: Trong một Nguyên (Thể) luôn luôn có hai Cực (Tính): âm và dương, tình và lý, tinh thần và vật chất… Tỷ dụ: Người là kết hợp bởi Trời và Đất, âm và dương, thần và quỷ, tình và lý, nhu và cương, nóng và lạnh, đực và cái…

Lời dặn dò của vua Đế Minh khi đặt tên hai nước và phong vương cho hai con: Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì dòng giống mới bền vững được…”

Thật là thú vị khi hiểu được những tư tưởng ẩn dấu trong lời nói đó. Bởi vì đấy không phải là một lời khuyên đoàn kết bình thường như ta thường nghe mà đấy là lời minh xác một triết lý quan trọng: Người là kết hợp bởi Thần và Quỷ… sự kết hợp đó không thể chia cắt được, chia cắt là không thể tồn tại… đó là triết lý Nông nghiệp Miêu tộc cổ: Con Người phải duy trì Nhất nguyên Lưỡng cực thì mới có thái hòa trong cuộc sống của mình và xã hội..

Vua Đế Minh khi đặt tên nước Xích Thần, Xích Quỷ và lời dặn dò đoàn kết là sống, chia rẽ là chết cho hai con, ngài đã an bài triết lý Nhất nguyên Lưỡng cực trong đời sống của hai xã hội mới. Và, lời căn dặn là một huấn lệnh triệt để: âm dương phải hòa hợp như keo sơn mới có thái hòa. Nói theo triết gia Lương Kim Định thì: nhu cầu thiết thực của con người phải đặt trên nền tảng Nhất thể Lưỡng tính tức là nhân bản toàn diện gồm hai lãnh vực tinh thần và vật chất luôn luôn kết hợp làm một.

Khác với Tây phương ngày nay chỉ chọn một trong hai, có cái này thì không có cái kia hoặc ngược lại. Chẳng những thế, họ chú trọng quá nặng vào vật chất (Nhân bản suy lý) còn tinh thần thì lơ là, thả nổi có khi chối bỏ chà đạp. Triết gia Lương Kim Định gọi triết lý Tây phương là Nhị nguyên, hai Nguyên tách biệt, có cái này thì không thể có cái kia.

II/4.-GIẢ THUYẾT LỊCH SỬ VỀ CUỘC CHIẾN
TRANH HOA-VIỆT TẠI TRÁC LỘC, 2704 tr.CN

Để quý độc giả có cái nhìn sinh động về xã hội Miêu tức Viêm Việt trong khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 2720 đến năm 2700 tr.CN chúng tôi xin trình quý vị một tài liệu tạm gọi là giả thuyết lịch sử:

Chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN.

Giả thuyết dưới đây được tổng hợp từ các tài liệu đã được dẫn chứng trong sách này.

II/4A .- Vị trí nước Xích Thần (Bắc Miêu) nằm vắt ngang sông Hoàng Hà trải dài xuống phía bắc châu thổ sông Dương Tử với hàng vạn bộ tộc nông nghiệp chuyên canh lúa nước, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chó, gà, vịt… trồng cây ăn trái, đánh bắt tôm, cá, mò nghêu, lượm sò… Xã hội Xích Thần theo truyền thống mẫu hệ, thanh bình, trù phú và hầu như chưa hề biết chiến tranh. Vị vua đương thời là Đế Lai, con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông Đế Viêm. Kinh đô nước Xích Thần đặt tại Sơn Đông tức là vùng đất thuộc chư hầu Lỗ sau này. Vào thời Chiến quốc đất này sẽ là nơi sinh của đức Khổng Tử. Quý độc giả đọc sách Đông Châu Liệt quốc chắc không quên nước Lỗ là một nước có truyền thống luân lý và đạo đức nổi tiếng thời cổ.

Danh xưng vua của nước Xích Thần có ý nghĩa như đại tù trưởng, đại tiên chỉ. Sử gia Trung Hoa Tư Mã Thiên thì gọi vua nước Xích Thần là thiên Tử.

Việt sử Tân Biên chép:

“… Chúng tôi cả quyết như vậy bởi vì từ thời Hồng Bàng cho tới khi nhà Đông Hán sang lập nền đô hộ trên đất ta, thể chế chính trị Lạc Việt tuy có tính cách phong kiến nhưng sử sách không hề chép có sự lãnh đạm hay mâu thuẫn giữa quý tộc và bình dân vì vậy Đại Việt Sử Ký Tiền Biên (ngoại kỷ quyển 1 tờ 9b) đã có thể bình luận tình trạng Lạc Việt đời thượng cổ như sau”:

“Nước Nam về thời Lạc Hồng vua dân cùng cầy, cha con cùng tắm, người và giống vật cùng ở nhà sàn. Ruộng Lạc điền theo nước triều lên xuống. Dân đời ấy cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở trong cõi đất không rét không nóng. Người già rồi thì chết, người trẻ đến lúc già không biết gì đến việc đánh nhau. Có thể gọi là đời chí đức, gọi là nước cực lạc. Vua thì yên vui như tượng Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn, không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì canh phòng. Vua dân thân nhau, dẫu vài nghìn năm cũng không thay đổi…”

Xã hội Việt tộc cổ là như vậy, nếu so với uy quyền của các vua du mục Hoa tộc sau này thì khác hẳn, quyền hành của các vị vua phong kiến hay chuyên chế của truyền thống du mục vốn rất bạo ngược, thuế má, sưu dịch nặng nề, chiến tranh chiếm đoạt liên miên lúc nào cũng sẵn sàng xẫy ra…

II/4B .- Khoảng năm 2.720 tr.CN, có nhiều hậu du mục Hoa tộc (mỗi hậu như một bộ lạc có từ một tới vài vạn người) với những đàn gia súc đông đảo từ vùng Tân Cương, Thanh Hải (đang bị sa mạc hóa)du cư về phía Đông Nam. Các sử gia Tây phương gọi dân du mục trên thế giới là Savage, Barbarian tức là Rợ, có nghĩa là thành phần dã man, mọi rợ, chưa khai hóa.

Rợ Hoa tộc tấn công chiếm đoạt đất đai của nước Xích Thần, bắt dân Miêu Bắc làm nô lệ, cướp đoạt tài sản, hảm hiếp phụ nữ. Những toán kỵ binh và bộ binh hùng mạnh của họ xông vào các khu cư ngụ Miêu tộc như vào chỗ không người. Nhiều tù trưởng Miêu tộc quật cường tổ chức chống cự nhưng đều bị đánh bại. Trung Quốc Sử Cương viết về người Miêu:

“Kẻ cường bạo hơn cả là Xi Vu (ám chỉ vua Đế Lai là kẻ sấu xí, khoác lác), thường nhiễu loạn các bộ lạc (Hoa tộc) khiến nhân dân không ở yên được”.

Tuy nhiên trước những đoàn quân thiện chiến, những đội kỵ binh hung hãn của rợ Hoa tộc, các bộ tộc Bắc Miêu thuộc nước Xích Thần thua liên tiếp nhiều trận phải rút về phía Nam sông Hoàng Hà. Nhiều đoàn rợ Hoa tộc nhân đà thắng lợi, họ vượt sông Hoàng Hà đánh tràn xuống phía Nam. Thế nước Xích Thần mỗi ngày một trở nên nguy ngập.


II/4C .-
Để cứu nguy nước Xích Thần, vua Đế Lai đem công chúa Âu Cơ (một vị nữ tướng) về Nam, đến nước Xích Quỷ (Nam Miêu, Bách Việt) cầu viện binh đồng thời gả công chúa Âu Cơ cho vua Lạc Long Quân, con vua Kinh Dương Vương, cháu nội vua Đế Minh. Tổ chức xã hội Xích Quỷ giống xã hội Xích Thần, tuy nhiên đất nước Xích Quỷ thịnh vượng, dân cư đông đúc, giàu mạnh hơn. Lạc Long Quân họp dân quân 100 bộ tộc gọi là Liên Minh Xích Quỷ*, chia làm hai cánh, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Long Quân, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Công chúa Âu Cơ.

* Chúng ta đã biết hai nước nông nghiệp Bắc Miêu và Nam Miêu thanh bình lâu đời, không có quân đội thường trực. Khi hữu sự, các vua Miêu tộc thường góp dân quân từ các bộ tộc. Cuộc góp quân 100 bộ tộc nước Xích Quỷ năm 2704 Tr. CN là một cuộc tập họp đại quy mô khiến du mục Hoa tộc rất lo sợ (con số 100 có ý nói rất nhiều bộ tộc có dạng như nói: trăm họ, muôn dân…).

Quân Liên Minh Xích Quỷ theo vua Đế Lai tiến lên phía bắc họp với tàn quân Xích Thần lập thành một đạo binh rất lớn. Để chứng tỏ lòng quyết chiến, vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng rồi dẫn đại binh tiến lên sông Hoàng Hà (sử Tàu ngạo mạn gọi cựu vương Đế Lai là Cổ Thiên tử Xi Vu). Thấy quân binh Miêu tộc được tiếp viện từ phương Nam tiến lên “đông vô số”, những hậu du mục Hoa tộc ở phía nam sông Hoàng Hà vội vã rút lui. Họ lập phòng tuyến tại Trác Lộc, cách bờ bắc Hoàng Hà vài trăm dặm và cầu cứu các rợ du mục Hoa tộc khác.


II/4D .- Hội nghị các thủ lĩnh du mục họp ở Tân Trịnh, họ công kênh thủ lĩnh Hiên Viên họ Hữu Hùng Thị, một hậu (bộ lạc) hùng mạnh nhất, lên làm cộng chủ các hậu Hoa tộc. Cộng chủ liền lãnh đạo quân các hậu kéo về Trác Lộc tổ chức ngăn chặn Liên Minh Xích Quỷ.

II/4E .- Quân Liên minh Xích Quỷ sơn mặt đỏ, rất đông, có tài xử dụng búa. Nhân khi sương mù dày đặc, họ ào ạt tấn công vào phòng tuyến du mục Hoa tộc rất dữ. Quân du mục bị đánh bất ngờ, hốt hoảng, hàng ngũ rối loạn, thoát chạy.

Trong nhất thời quân du mục thua Liên minh Xích Quỷ, tuy nhiên nguyên lực quân sự của họ vẫn hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, cộng chủ Hiên Viên chế được “xa bàn” để định phương hướng, liền hội quân các hậu, tổ chức phản công. Quân du mục vốn là những đạo quân chuyên nghiệp, được trang bị xa mã và kỵ binh. Họ có tài xử dụng cung và trường thương. Bộ binh thì to lớn, mặc áo da và đánh cận chiến bằng giáo dài và mã tấu.

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/3-bandochientranhtracloc.gif?w=468&h=439

Hình 3

Quân Liên Minh Xích Quỷ là những nông dân mới tập họp, ô hợp, thiếu kinh nghiệm và vũ khí chiến đấu. Sau trận đầu toàn thắng, trở nên khinh địch, lơ là việc phòng bị. Đến khi quân du mục Hoa tộc dùng xa bàn khống chế được sương mù và tấn công thì liên minh Xích Quỷ không chống nổi, hàng ngủ rối loạn, thua lớn. Vua Đế Lai lui quân về phía Đông, lập trại tại Bản Tuyền. Tại đây, hai bên lại đánh một trận lớn, quân Xích Quỷ lại bị thiềt hại nặng. Vua Đế Lai tử trận. Liên minh Xích Quỷ hoàn toàn tan vỡ.


II/4F .-
Lạc Long Quân dẫn tàn quân theo bờ bắc sông Hoàng Hà chạy ra hướng đông. Có lẽ nhà vua định lên cao nguyên Sơn Đông, kinh đô nước Xích Thần, nơi chưa bị xâm chiếm để cố thủ. Tuy nhiên quân Hoa tộc truy kích rất dữ, phải chạy ra biển Đông và mất tích*.

Kể từ đấy, nước Xích Thần mất hẳn** vào tay du mục Hoa tộc.

*Chạy ra biển Đông và mất tích :

Theo cố học giả Bình Nguyên Lộc trong sách “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” (danh xưng Mã Lai xuất phát từ địa danh Hi-Malaya tức cao nguyên Hi Mã lạp sơn chứ không phải nước Mã Lai Á ngày nay) với những dẫn chứng rất đáng tin cậy thì đoàn quân của Lạc Long Quân đã tản mát ra khắp nơi ở Biển Đông: Đông-Bắc lục địa, kết hợp với dân địa phương lập ra nước Triều Tiên; phía Đông với giống Ai Nô lập nước Nhật, Đài Loan; Đông Nam họ lên quần đảo Célèbre ở Indonésia, đảo Hải Nam; phía Nam họ đổ bộ lên đồng bằng sông Cả và sông Mã với đồng chủng. Ông gọi sự kiện đạo binh Lạc Long Quân chạy ra biển đông là cuộc di dân đợt một của dân tộc Việt Nam, còn cuộc di dân đợt hai xẩy ra vào cuối Chu và Tần và Hán.

** Các Bộ tộc, Bộ lạc nước Xích Thần (bắc Miêu, Thần Nông bắc) sau khi bị Hoa tộc xâm lược đã chuyển đổi thành “hàng vạn” nước chư hầu và nước phụ dung của vua chúa du mục Hoa tộc. Họ dần dần trở thành người Trung Hoa gốc Miêu.

Cánh quân của công chúa Âu Cơ vượt sông Hoàng Hà chạy về phía nam. Bị quân Hiên Viên đuổi riết, bà lại vượt sông Dương Tử lui về vùng núi Ngũ Lĩnh trên Cánh Đồng Tương* quê hương chồng. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp thì Âu Cơ và các con (các đơn vị dân quân trong Liên Minh Xích Quỷ) đã về đến Tương Dạ. Bà ở lại đấy có ý đợi tin tức Long Quân.

II/4G.- Sách Lĩnh Nam Trích Quái kể:

Chờ lâu không gặp chồng, bà lập đàn ở Tương Dạ* kêu khóc tha thiết: “Quân ở phương nào, làm cho mẹ con ta ngày đêm thương nhớ

Các con cũng khóc:“Bố ở phương nào mau về với chúng con”.

Thốt nhiên Long Quân về trên đàn, ông bàn với Âu Cơ nên chia các con ra trấn giữ các nơi. Long Quân dặn Âu Cơ phong con trưởng họ Hồng Bàng Thị làm vua gọi là Hùng Vương, đóng đô Phong Châu.

Sau khi mọi việc tạm ổn, công chúa Âu Cơ nhớ nhà, nhớ nước bèn đem các con đi lên biên cảnh. Vua Hoàng Đế (Sau chiến thắng tại Trác Lộc, Hiên Viên xưng vua và đổi tên là Hoàng Đế) nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái khiến mẹ con không về bắc được.

* Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ : Những danh xưng Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ, sông Tiêu, sông Tương… ở phía Nam Động Đình Hồ có thể đã xuất hiện từ câu chuyện công chúa Âu Cơ và các con thương nhớ Lạc Long Quân và lập đàn kêu khóc? Để rồi từ đó trở thành địa danh nổi tiếng trong văn học sử Việt cũng như Trung Hoa sau này.

Về sau người Tầu có chuyện hai bà vợ vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm xác chồng

Cánh Đồng Tương. Khi họ đến bờ sông Tiêu Tương thì nghe dân địa phương nói vua Thuấn chết ở đấy. Hai bà này bèn ngồi bên những bụi trúc trên bờ sông Tương mà khóc lóc thảm thiết. Nước mắt họ rơi trên các lóng trúc. Từ đó, mới có tên sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương và trúc hai bên bờ sông Tương có những đốm xanh như ngọc rất đẹp giống những giọt nước mắt của hai bà ấy.

Cho đến giữa thời nhà Thương khoảng 1000 năm sau chiến tranh Trác Lộc, Hoa tộc chỉ mới mò tới vùng đất giữa 2 con sông Dương Tử và Hoàng Hà, thì vào thời vua Thuấn chắc chắn vùng đất nam Dương Tử vô cùng xa lạ đối với Hoa tộc. Chúng tôi nghĩ, chuyện hai bà vợ vua Thuấn mang nặng tính giả tạo, huyễn hoặc qua giai thoại vua Thuấn đi tuần thú “tới phía Nam Động Đình Hồ và chết ở đấy và chuyện nước mắt của hai bà này làm cho những lóng tre hai bên bờ Tương Giang từ đó lốm đốm nước mắt màu xanh ngọc!!!”Thời Nghiêu, Thuấn, phía Nam Trường Giang còn là đất thuộc quyền người Nam Miêu, trong phạm vi nước Văn Lang của các vua Hùng, thì chuyện vua Thuấn đi tuần thú phương Nam ở đây là phương nam của châu thổ sông Hoàng Hà cho tới phía bắc châu thổ sông Dương Tử .

Chuyện những cây trúc hai bên bờ sông Tương về sau có hình những đốm nước mắt của hai bà vợ vua Thuấn lại càng quá hoang đường… Rõ ràng người Tầu đặt ra chuyện này nhằm che dấu nguồn gốc xuất hiện những địa danh mang tên sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ… của Việt tộc.

Tiếng Tầu vốn là một kết hợp bởi hàng trăm thứ tiếng của nhiều dân tộc gốc nông nghiệp Miêu, Viêm mà họ xâm lăng và đồng hóa… trong đó, chắc chắn ngôn ngữ của người Bắc Miêu mà trung tâm là vùng Sơn Đôngnam Miêu (Bách Việt) vùng Động Đình đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ riêng vùng Giang Nam, Hồ Nam, Lưỡng Quảng (đất Bách Việt cổ)… xưa nay vốn là trung tâm xuất phát những nền văn học, nghệ thuật, triết học, kinh tế, võ thuật, ca múa, hàng tơ lụa, đồ gốm… của Trung Hoa đã cho chúng ta một lời giải đáp rất rõ: Những “Hán ngữ” đầy dẫy trong hàng ngàn danh xưng Việt cổ (Thiên tử, Thiên hạ, Đế Viêm, Đế Minh, Đế Lai, Đế Du Võng, Lộc Tục, Kinh Dương Vương, Sùng Lãm, Lạc Long Quân, Động Đình Quân, Long Nữ, liên minh Xích Quỷ, kinh đô Cửu Linh, sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ, Bách Việt…) là ngôn ngữ của Miêu tộc do các quý tộc Bách Việt đem tới bắc Việt Nam trong nhiều cuộc rút lui về phía nam cách đây nhiều ngàn năm.

Tưởng cũng nên nói thêm, thổ ngữ của các địa phương Miêu, Viêm hay Bách Việt kể cả vùng rìa là bắc Việt Nam hầu như không giống nhau do ở họ cư ngụ trên một vùng địa lý quá rộng và rất hiếm khi liên lạc với nhau
(xin xem mục II/9. Nghi vấn lịch sử: Lâm Ấp có phải là Chiêm Thành không?)

Một vấn đề quan trọng khác: công chúa Âu Cơ làm tướng không phải là điều ngạc nhiên nếu chúng ta nhớ xã hội Việt cổ theo chế độ mẫu hệ. Trước và sau bà Âu Cơ có nhiều vị nữ lưu khác như bà Oa Nữ (Việt ngữ gọi là O Nữ hoặc Oa Nữ, chuyển qua Hoa ngữ thành Nữ Oa), Bà quân Ngô Nhuế (Hành Sơn Vương), bà Mai Quyên, bà Man Thiện, Hai bà Trưng, bà Triệu Thị Trinh (Oa hoặc O Trinh, chuyển qua ngôn ngữ Tầu đọc là Triệu Oa… rồi miệt thị thành Triệu Ẩu), bà Bùi Thị Xuân… Các vị này làm vua, làm tướng cầm quân dẹp giặc vô cùng oanh liệt không thua gì nam giới.

II/4H.- TÌM HIỂU SUY TƯ CỦA NGƯỜI XƯA

Các danh xưng Xích Thần, Xích Quỷ và nhân thoại Tiên Rồng không phải là những chuyện huyền hoặc, vô bổ như nhiều người lầm tưởng.

Đó chính là quan niệm nhân sinh và vũ trụ cũng như đường lối xây dựng xã hội và con người hoàn thiện mà người xưa cài đặt vào những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Mục đích nhằm truyền dạy, lưu lại cho con cháu khi mà tình thế không cho phép họ diễn đạt trực tiếp những vấn đề bị coi là “quốc cấm”.

Cũng có thể vào thời ấy, dù đã có chữ viết nhưng chỉ mới ghi ra những chữ tượng hình như những chữ số, cái nhà, đất, nước, sông, núi, trâu, bò… chứ chưa diễn tả được tư tưởng hoặc những từ trừu tượng thuộc về tình cảm, tâm linh… Vậy, để truyền lại tư tưởng của tổ tiên nòi giống, người xưa chỉ có thể dựa vào những câu ca dao, phong dao, tục ngữ, thành ngữ, vè, ca múa hoặc trong những câu chuyện ta gọi là chuyện cổ, là nhân thoại, huyền sử để phổ biến trong đại chúng. Nhờ vậy mà lưu truyền đến các thế hệ về sau.

Âm – Dương và quan niệm nhân sinh :

– Xích Thần, Thần thuộc Âm chỉ tinh thần, lương tri, đạo đức, luân lý, nhu, văn, đường ngang, nét cong, hình tròn…

– Xích Quỷ, Quỷ thuộc Dương, chỉ vật chất, lý trí, luật lệ, cương, dũng, nét dọc, nét gãy, hình vuông…

Xã hội nói chung và con người nói riêng phải được xây dựng và duy trì trên nền tảng có âm có dương, có tinh thần có vật chất, có tình có lý, có nhu có cương… như hai dòng điện âm dương phải được nối lại mới phát ra ánh sáng, như hai sợi chỉ ngang dọc đan vào nhau mới thành tấm vải…

Thái cực và quan niệm vũ trụ :

Liên minh Xích Quỷ = Tiên Rồng = Thái cực = Nhất nguyên Lưỡng cực

Cha Rồng đem 50 con xuống biển, Mẹ Tiên đem 50 con lên núi = âm dương phân cực = Sinh lưỡng nghi

Âu Cơ lập họ Hồng Bàng làm vua Văn Lang và chia con trấn giữ khắp nơi = Lưỡng nghi biến hóa vô cùng

Tuy nhiên, càng về sau, nước Văn Lang càng bị dồn vào thế thu hẹp trên cả hai lãnh vực đất đai và văn hóa vì các tộc ở phía Bắc bị ảnh hưởng cường lực thống trị của Hoa tộc dần dần nổi lên xưng độc lập… Và cuối cùng, Việt tộc lâm vào cảnh nô lệ Hoa tộc hơn 1000 năm. Với ý đồ đồng hóa dân Việt thành Tầu, kẻ cường bạo Hoa tộc đã thi hành một kế hoạch bôi xóa văn hóa vô cùng tinh vi… Vì thế, cho đến khi thoát khỏi xiềng xích nô lệ Hoa tộc thì Việt tộc dù đang sống trong văn hóa nguồn cội (đã bị pha chế, biến dạng) mà vẫn tưởng là học được văn minh của kẻ thù!

II/5.-DU MỤC HOA TỘC LẬP QUỐC

Sau chiến thắng ở Trác Lộc 2704 Tr. CN, du mục Hoa tộc chiếm trọn toàn bộ đất Miêu Bắc, nông dân Miêu hiền lành, đông gấp trăm lần Hoa tộc. Họ có một nền văn hóa “khoan nhu dĩ giáo” và họ đã bắt đầu sáng tạo chữ viết. Do vậy, cộng chủ Hiên Viên dựa theo truyền thống Miêu tộc, ông đổi tên là Hoàng Đế* với thiên chức mới: thiên tử. Ông phong các hậu chủ Hoa tộc và các trưởng bộ tộc nước Xích Thần quy phục tạo thành một hệ thống hàng vạn nước chư hầu hoặc nước phụ dung, mở màn cho chế độ phong kiến sơ khai của Hoa tộc thời kỳ lập quốc. Đất đai của mỗi chư hầu có lẽ bằng một tổng hoặc xã ngày nay. Chế độ chư hầu tự trị, có quân đội, luật lệ, kinh tế riêng… vua chư hầu cha truyền con nối. Chư hầu phải tuân phục chính quyền trung ương, hỗ tương quân sự, nộp cống và vật lệ định kỳ…

Nhờ vua Hoàng Đế sáng suốt tiếp nhận nền văn hóa tư tưởng chứa đầy luân lý, đạo đức, xây dựng và dẫn dắt xã hội trên nền tảng Âm Dương, Tam thông, Ngũ hành… của Miêu tộc, các triều đại khởi đầu của du mục Hoa tộc đạt được một giai đoạn thanh bình lâu dài hiếm có trong lịch sử Trung Hoa.

* Hoàng Đế, đọc cổ sử, chúng ta thấy chữ Đế nơi nhiều vị vua Việt cổ như Đế Viêm (Thần Nông), Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng. Cùng lúc này, du mục Hoa tộc vẫn còn mang những danh xưng Hậu chủ. Khi Hiên Viên được tôn làm người lãnh đạo các Hậu thì xưng là Cộng chủ. Cho đến khi chiếm được nước Xích Thần thì Hiên Viên liền đổi tên là Hoàng và gọi là vua Hoàng Đế theo truyền thống Miêu tộc.

Chúng tôi nghĩ, khởi thủy chữ Đế là danh hiệu của người lãnh đạo xã hội Miêu tộc. Khi một Trưởng bộ tộc Miêu được chọn làm Thiên tử (người đứng trên cái đế). Ông Minh, ông Nghi… đứng trên cái đế thì được gọi là Đế Minh, Đế Nghi… Cộng chủ Hiên Viên sau khi chiếm được nước Xích Thần thì ông chiếm ngôi vị Đế của Đế Nghi và tự gọi là Hoàng Đế (ở đây ta thấy truyền thống ngôn ngữ Việt cổ và Hoa tộc có sự khác biệt: Việt đặt ngôi vị trước đại danh từ nên gọi là Đế Minh, Đế Nghi… Tầu đặt đại danh từ trước từ chỉ ngôi vị nên gọi là Hoàng Đế. Cũng như Oa Nữ, Oa Triệu của Miêu thì Tầu gọi là Nữ Oa, Triệu Oa, Đối với Triệu Oa họ miệt thị bằng cách đọc trại đi là Triệu Ẩu (ẩu tả) như đã dẫn trong đoạn trước).

Tiếp đó, con và cháu nội Hoàng Đế thì chỉ gọi tên mà không xưng Đế (Thiếu Hạo, Xuyên Húc), phải chăng đã có sự cân nhắc, phân biệt trong việc xử dụng danh xưng “Đế” của Miêu tộc?

Tuy nhiên, các vị vua sau Xuyên Húc thì lại gọi: Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khải… theo đúng truyền thống ngôn ngữ Miêu. Có lẽ áp lực văn hóa Miêu đang đè nặng lên xã hội đương thời (hàng vạn nước chư hầu và phụ dung vốn gốc Miêu). Sau Đế Khải thì các vua kế tiếp của Hoa tộc không lót chữ “Đế”như các vua trước. Dù vậy, các sử gia Trung Hoa vẫn dùng chữ đế trong cụm từ: “lên ngôi đế, đế nghiệp…”

Hai ngàn năm trăm năm sau, danh xưng Hoàng Đế được Tần Chính làm sống lại nhưng đổi thành tước hiệu, nó có nghĩa như đại đế, vua nước lớn. Chẳng những thế, Tần Chính ngông nghênh tự xưng là Tần Thủy Hoàng còn con cháu thì sẽ xưng Tần Nhị Thế, Tần Tam Thế cho đến vạn thế… Y bãi bỏ chế độ chư hầu, chế độ phong đất và thi hành một đường lối cai trị cực kỳ hà khắc, tàn độc… Giả dụ ông ta xưng là Đế Chính và áp dụng lại đường lối trị dân theo truyền thống Miêu tộc cổ của thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn thì xã hội Trung Hoa thời nhà Tần sẽ tốt đẹp biết mấy…

II/6.-NGHI VẤN LỊCH SỬ :
NƯỚC VĂN LANG VÀ 18 VỊ VUA HÙNG.

Trong khi đó, nước Xích Quỷ ở phía Nam bị mất lãnh đạo. Công chúa Âu Cơ trong tư thế là Mẹ của toàn dân, bà lập Đàn ở Tương Dạ, phong cho người con trưởng của Lạc Long Quân thuộc Hồng Bàng Thị (con của người mẹ họ Hồng Bàng) lên làm Hùng Vương (xin hiểu Hùng vương thời này có vị thế như một đại tộc trưởng, liên tộc trưởng… khác hẳn các vị vua quân vương Hoa tộc và các vua chư hầu đang hình thành ở phía Bắc). Giá trị minh triết của hai nước Xích Thần và Xích Quỷ không thích hợp nữa, bà đặt tên mới: nước Văn Lang.

Khởi đầu nước Văn Lang trải dọc từ hồ Động Đình tới đất Thanh Hóa, Nghệ An, rộng từ Tứ Xuyên ra tới biển Đông. Về sau, một phần do Hoa tộc lấn chiếm, một phần do các tộc đồng chủng nổi lên giành độc lập, tạo thành những nước mới, khiến biên giới nước Văn Lang tụt dần về phía Nam gần giống ngày nay. Quý tộc những nước Bách Việt mới lập, mỗi lần bị Hoa tộc chiếm mất nước lại chạy về Nam, nhập vào Văn Lang và trở thành những dân tộc thiểu số ở các vùng Thượng du, vùng biên giới miền Bắc, vùng miền núi hoặc các phần đất phía Nam quận Nhật Nam sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên*.

* Ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên xưa nay nhiều sử gia vẫn cho rằng đây là đất cổ của Chiêm Thành. Điều này không đúng. Chúng tôi có phần bình luận về ba tỉnh miền Trung này qua tựa đề: Nghi vấn lịch sử: Lâm Ấp có phải là Chiêm Thành không ở đoạn sau).

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/4-bandoxtcq.jpg?w=468&h=356

Hình 4

Có 4 giả thuyết về thời đại các vua Hùng.

Giả thuyết 1.Giả thuyết này dựa vào huyền thoại Tiên Rồng kể chuyện Âu Cơ phong cho con trưởng của Lạc Long Quân hoặc vị tộc trưởng họ Hồng Bàng lên ngôi Hùng Vương. Tuy nhiên giả thuyết này gặp khuyết điểm rất lớn là 18 vị Hùng Vương làm vua suốt 2446 năm kể từ năm 2.704 đến năm 258 tr.CN. Tính ra trung bình mỗi vị ở ngôi vua 135 năm (chưa kể thời gian các ngài chưa lên ngôi). Cũng thời gian này nhà Hạ bên Tầu có 17 đời vua với 432 năm, nhà Thương có 34 đời vua với 629 năm, nhà Chu có 37 đời vua với 878 năm. Đổ đồng mỗi vua Tầu chỉ làm vua 22 năm. Vậy số cách biệt tuổi tác quá xa không thể có trên thực tế.

Giả thuyết 2.- Theo truyền thuyết, đời Hùng vương thứ sáu, Phù Đổng Thiên vương đánh tan giặc Ân bên Tầu (nhà Ân tức là nhà Thương 1505-1134 tr.CN, biên giới nước Văn Lang và Trung Hoa thời gian này rất gần nhau). Vua Hùng vương thứ 6 cùng thời với vua Trụ bên Tầu là vị vua cuối cùng của nhà Ân. Vua Trụ dũng mãnh, ham chinh phạt nhưng lại đam mê tửu sắc… đến độ mất nước vào tay Chu Bá Phát (tổ nhà Chu). Nếu quả thực như thế thì vua Hùng thứ 6 trị vì Văn Lang trong khoảng những năm 1120 tr.CN. là thời điểm nhà Chu diệt nhà Thương (Ân) mà lập quốc. Cho đến năm 257 tr.CN. thì vua Hùng thứ 18 bị Thục Phán diệt mà chiếm Văn Lang. Giả dụ mỗi vị vua Văn Lang bình quân ở ngôi được 25 năm thì từ vua Hùng thứ I đến vua Hùng thứ VI chỉ có thể lập quốc Văn Lang khoảng năm 1270 tr. CN:

Số năm làm vua của 6 vua Hùng đầu tiên:

6 vị x 25 năm =150 năm

Vậy thời điểm nước Văn Lang xuất hiện là:

1120 tr.CN +150 năm = năm 1270 tr.CN.

Như thế, vua Hùng thứ nhất chỉ có thể xuất hiện vào khoảng năm 1270 tr.CN chứ không thể xuất hiện ngay sau chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN. được. Vậy bà Âu Cơ đâu có thể sống từ năm 2704 đến năm1284 tr.CN để thực hiện lời dặn của Lạc Long Quân?

Giả thuyết 3 .- Theo Lịch Sử Việt Nam của sử gia Phan Huy Lê, từ Hùng là từ Việt âm Hán. Tiếng Mường có từ Kun, Lang Kun chỉ người con trưởng, ngành trưởng. Người Môn-Khơ-Me, người Xink-Mun người Khơ-Mú, người Kháng, Thái, Lào… có từ Khun chỉ Tù trưởng, thủ lĩnh. Người Mun-Đa có từ Khunzt chỉ tộc trưởng. Như vậy có lẽ chữ Hùng được phiên âm từ Kun, Khun hay Khungzt. Do đó ta có thể nói Hùng vương nguyên là thủ lãnh của một bộ tộc hay liên minh bộ tộc, đúng như sử gia Hoài Nam Tử viết: “Tù trưởng bộ lạc Văn Lang dùng pháp thuật quy phục 15 bộ lạc mà lập nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng vương”. Con số 18 đời Hùng vương chỉ là con số biểu trưng, ý nói là rất nhiều. Người Việt Nam thường nói: 9 từng mây, 9 ngọn sông, voi chín ngà gà chín cựa ngựa 9 hồng mao; 18 đời quận công, Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước; 36 chước, giặc có 36 tướng… Như vậy giả thuyết III chấp nhận có rất nhiều Hùng vương chứ không phải là 18 vị.

Khổ nỗi, không thể có một dòng họ con cháu nối nhau làm vua liên tục suốt 2.446 năm…

Chúng tôi xin trình giả thuyết mới:

Giả thuyết 4.- Danh xưng Hùng vương, theo giả thuyết 3 có nghĩa là chức vị người đứng đầu để gọi người lãnh đạo liên minh bộ tộc như danh xưng Vua, Quốc trưởng, Tổng thống… một quốc gia chứ không phải danh hiệu như những danh hiệu Quang Trung, Gia Long, Louis 8, Elizabeth đệ II… Còn con số đi theo sau từ Hùng Vương là con số thứ tự của cái Ho làm Hùng Vương chứ không phải là số hiệu của một vị vua như ta thường thấy.

Như thế, thời đại Hùng vương thứ I gồm những vị vua thuộc họ Hồng Bàng. Thời đại Hùng vương thứ II, thứ III… là những Hùng vương thuộc các họ khác. Vậy 18 đời Hùng vương là 18 dòng họ thay phiên nhau làm Hùng vương. So sánh với thời gian 88 vị vua Tầu của 3 họ Hạ, Thương, Chu làm vua trong 1939 năm hoặc sau này10 họ Việt như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý… Nguyễn thay nhau làm vua từ năm 939 đến 1945 tổng cộng 1006 năm, thì 18 họ làm Hùng vương trong 2.446 năm tỏ ra rất hợp lý.

Lý do khác, truyền thống vua cha truyền ngôi cho con chỉ xẩy ra trong chế độ Phụ hệ. Thời đại các Hùng vương lại thuộc chế độ Mẫu hệ, con cái theo mẹ và mang họ mẹ. Con, cháu các Hùng vương chắc chắn cũng mang họ mẹ chứ không mang họ của vua cha. Việc truyền ngôi cho con để duy trì dòng họ hoàn toàn không thích hợp với chế độ Mẫu hN#7879;. Lẽ dĩ nhiên con, em, cháu trong gia tộc Hùng vương đương nhiệm có ưu thế hơn người khác nhưng chưa hẳn có thể làm lệch cán cân tuyển chọn của Hội đồng Tộc trưởng thường căn cứ trên tài năng đức độ. Cho dù có truyền ngôi cho em để duy trì dòng họ thì cũng chỉ đặt trên tình cảm anh em thân cận được vài đời Hùng vương là tối đa, cuối cùng rồi con của vị vua (em út cùng một mẹ) cũng sẽ phải nhường ngôi khi họ khác được bầu lên.

Thời xã hội Miêu tộc cổ đại, làm vua là tiếp nhận trách nhiệm hơn là quyền uy, danh vọng và của cải vật chất như những vị vua thời quân chủ mà ta thường thấy sau này. Nó có dáng như vị Tiên chỉ trong làng, như Tộc trưởng một tộc họ nhưng trên một tầm vóc rộng lớn hơn. Chức vụ Hùng vương không phải là ước mơ của những kẻ chọc trời khuấy nước, tranh bá đồ vương như các thời đại về sau. Bởi đó, theo truyền thống, người được chọn lên ngôi vua thường tỏ ra lo lắng, e sợ không đảm đương nổi công việc trọng đại. Khi không thể từ chối được mới cung kính vâng lời.

Từ những luận cứ trên, chúng tôi tin rằng, mỗi họ Mẫu hệ lên làm Hùng vương khoảng ba, bốn đời vua thì có những người tài đức cao trọng hơn xuất hiện và đại hội các Tôc trưởng lại suy cử Mẫu hệ khác lên thay thế.

Những tin tức thêm về nước Văn Lang.-

1.- Khi mới lập quốc, Văn Lang có biên cương như huyền sử đã ghi, tức là toàn bộ vùng đất phía Nam sông Dương Tử với cơ chế trị quốc khoan nhu dĩ giáo* mà Thiên tử là Hùng Vương và Thiên Hạ là hàng trăm, hàng ngàn bộ tộc gọi chung là Bách Việt ở phương Nam.

* Khổng Tử (551-479 Tr. CN) người nước Lỗ thời Chiến quốc khi nói về nơi xuất phát Đạo cổ ngài nói là ở phương Nam trong câu: “Khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (sách Trung Dung/10).)

Tuy nhiên, từ phía Bắc, Hoa tộc từ nhà Hạ (2195-1763 Tr.CN) tới nhà Thương (1763-1134 tr.CN) sau khi nuốt trọn và đồng hóa nhân dân nước Xích Thần thành Trung Hoa, thì nhà Chu trong hai giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc, sức mạnh cường lực của họ đã ảnh hưởng rất mạnh trên các bộ tộc Bách Việt kế cận.

Xã hội Bách Việt ở cực Bắc Văn Lang (phía Nam sông Dương Tử) cũng bị ảnh hưởng nhưng chậm hơn. Các Tộc trưởng ở đây hầu như không quan tâm tới vị trí tối cao của các Hùng Vương theo truyền thống Việt cổ mà lại thích làm vua theo cơ chế quyền lực trực trị của Hoa tộc. Do vậy, họ theo nhau thoát ly khỏi chính quyền trung ương Văn Lang. Họ dựng lên những nước nhỏ, xưng vua và tranh chấp nhau… gần giống các cuộc chiến tranh chư hầu cùng thời của nhà Chu.

Tuy nhiên, thời nhà Chu cuối Xuân Thu (550 tr,CN), truyền thống du mục không dừng lại ở bên kia bờ Trường Giang. Bằng cách này hay cách khác, đã xuất hiện dọc theo bờ Nam sông Trường Giang và bắt đầu khống chế một số nước Việt phương Nam. Chiến tranh giữa các chư hầu liên miên khiến xã hội đảo điên, luân lý suy tàn… Lão Tử, Khổng Tử xuất hiện. Họ vận dụng tư tưởng sẵn có của phương Nam, kêu gọi bảo vệ luân lý, đề cao đạo đức, thiết lập lại tôn ti trật tự xã hội… (Nho) hoặc chủ trương sống nhàn, sống tự nhiên, không tranh chấp, vô vi, tự tại… (Lão)

Cho đến giữa thời kỳ Chiến Quốc nhà Chu thì biên giới nước Văn Lang đã lui tới gần sát lằn ranh biên giới Việt Nam Trung Hoa ngày nay.

Tới đây chúng ta nhận ra một vấn nạn có tính cách “sinh tử” của nước Văn Lang là chế độ Nhân chủ, Nhân Trị Bách Việt (theo kiểu tiền sử) đã tỏ ra quá yếu thế trước áp lực của các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế du mục phương Bắc: Liên tiếp nhiều bộ tộc nông nghiệp bị thu hút theo truyền thống tổ chức của xã hội du mục càng ngày càng gia tăng. Họ li khai Văn Lang và lập quốc bằng những cơ chế quân chủ sơ khai.

2.- Theo sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt sử Toàn Thư thì vào thế kỷ thứ 9 tr.CN, một quý tộc Việt ở Chiết Giang thuộc Thị tộc Mỵ đứng lên lập nước Sở và xưng là Hùng Mỵ (vua Mỵ). Rõ ràng, danh xưng hùng trong Hùng Mỵ có liên hệ với hùng của Hùng vương: hùng = vua. Tuy nhiên vào giai đoạn này, Hùng Mỵ và nước Sở đã bước vào truyền thống quân chủ chuyên chế của du mục Trung Hoa.

3.- Các Hùng vương không hoàn toàn do phái nam đảm nhiệm mà chắc chắn đã có nhiều nữ Hùng vương. Bởi vì, là thời đại mẫu hệ, trước đó đã có bà Nữ Oa, bà Vụ Tiên, bà Âu Cơ và sau đó lại có Bà Quân Ngô Nhuế, bà Mai Quyên, bà Man Thiện, Hai Bà Trưng, bà Trần Thiếu Lan, bà Phật Nguyệt, bà Triệu Thị Trinh… đã làm vua, làm tướng thì nhất định phải có nữ Hùng vương trong suốt 2.446 năm đằng đẵng đó.

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/5-dongasauchientranhtracloc.gif?w=425&h=559

Hình 5

4.- Hai vua Kinh Dương Vương (Lộc Tục) và Lạc Long Quân (Sùng Lãm) thay nhau làm vua nước Xích Quỷ và nước này đã bị tan rã vì mất lãnh đạo sau trận Trác Lộc năm 2.704 TCN. Tù trưởng các bộ lạc Việt thay nhau làm Hùng vương nước Văn Lang là thời đại kế tiếp sau thời đại Xích Quỷ. Nhiều sử gia ghi rằng Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là hai vị vua đầu tiên của nước Văn Lang và gọi họ là Hùng vương thì e nhầm chăng ?

II/7.-NƯỚC ÂU LC

Trong cuộc chạy thoát về phương Nam tìm đất sống, quý tộc của một quốc gia Miêu tộc dòng Âu là Thục Phán đã bất ngờ đánh chiếm nước Văn Lang dòng Lạc của vị Hùng vương cuối cùng thuộc họ thứ 18. Thục Phán*lên làm vua xưng là An Dương Vương đổi Quốc hiệu là Âu Lạc năm 257 tr.CN. An Dương Vương lưu dụng toàn bộ Lạc hầu, Lạc tướng, Bố chính… của Văn Lang giúp mình cai trị đất nước.

*Thục Phán, nguyên là cháu vua Thục đất Tứ Xuyên, vị vua này đã chết khi nước Thục bị chư hầu Tần Xâm lược năm 270 tr.CN. Đúng ra Thục Phán là con của một vị Thái tử nhà Thục sống lưu vong trên đất Tây Âu, tại đây vị Thái tử này được tôn là “vua Thục” (lưu vong) nên cũng có sách chép là con vua Thục. Thục Phán là một tướng trẻ có tài cầm quân, xây thành đắp lũy. Họ sống lưu vong ở nước Tây Âu của vua Trạch Hu Thống và giúp vua này bình định giặc giã và lập được nhiều công trạng. “Vua Thục” xin cưới công chúa Văn Lang nhưng vị Hùng vương cuối cùng thuộc họ thứ 18 cự tuyệt nên đem lòng thù hận. Trước khi chết, ông vua lưu vong này khuyên Thục Phán nên chiếm lấy Văn Lang.

Mặt khác, vua Trạch Hu Thống nước Tây Âu vốn ngại Thục Phán ở lâu trong nước “bất tiện” nhân đó giúp binh lực cho Thục Phán xâm lăng Văn Lang theo kiểu vừa đền ơn vừa tống cổ đi. Hùng vương bị tấn công bất ngờ, thua trận, phải tự sát năm 257.

II/8.-VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ TRIỆU

Năm 207 tr.CN, một quốc gia Việt tộc khác ở vùng Nam Hải, Quế Lâm, Mân Việt… là nước Nam Việt của Nam Việt vương Triệu Đà*thôn tính nước Âu Lạc lập thành một quốc gia với biên cương rộng lớn, phía Bắc lên tới Động Đình Hồ. Kinh đô đặt tại Phiên Ngung (Quảng Tây).

* Một số các sử gia cho rằng, Việt Nam trong thời này là đã lệ thuộc Trung Hoa.

Chúng tôi có thiển ý: Triệu Đà phản Tần phục Việt, cùng dân Việt lập quốc gia Nam Việt và xưng là Nam Việt Vương, ông “ngồi xổm, nhai trầu” mà tiếp sứ giả nhà Hán tức là ông đã nhập quốc tịch Việt. Nước Nam Việt độc lập, không lệ thuộc nhà Tần cũng không lệ thuộc nhà Hán. Về sau dù có xưng thần với Hán nhưng vẫn giữ vững biên cương, và nền tự chủ suốt 5 đời vua không khác gì các họ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần… sau này.

Trước đó, những vùng đất phương Nam như Nam Hải, Việt Thường, Quế Lâm, Mân Việt, Tây Âu*… qua những biến động lịch sử mà chuyển đổi thành nước Nam Việt dưới triều đại Triệu Việt Vương có thể coi là một cuộc đảo chánh hành chánh mà những cấp lãnh đạo địa phương người Bách Việt hầu như không thay đổi. Sau này quý tộc Văn Lang và Âu Lạc cùng Triệu Đà chia xẻ quyền hành lãnh đạo dân tộc, chúng ta không có lý do gì để gọi Hải Nam, Quế Lâm, Mân Việt, Tây Âu đô hộ Âu Lạc. Hơn nữa đây là thời chiến tranh nhiễu nhương liên tục nhiều trăm năm giữa Việt tộc với Việt tộc, Việt tộc với Hoa tộc. Sự kiện Nam Việt Vương thống nhất các nước Việt tộc phía Nam Trường Giang tạo nên một nước lớn trên bình diện xã hội, chính trị và quân sự có giá trị ngăn chặn bước tiến của Hoa tộc là một điều hữu lý.

* Trước đây, những quận này là những quốc gia thoát ly từ nước Văn Lang của các Hùng Vương. Họ độc lập được một thời gian và cũng tham gia tranh bá đồ vương trong giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc ở châu thổ Trường Giang. Năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư xâm lăng các nước Việt phương Nam là xâm lăng các nước Việt này (ngoại trừ Ngô, Sở đã bị xâm lăng trước đó)

Sau này Vua Gia Long nhà Nguyễn đặt tên nước ta là Nam Việt khiến vua Thanh tức giận vì cho rằng vua Gia Long muốn nhắc lại ranh giới nước ta thời nhà Triệu. Chẳng những thế, nếu gọi nước ta lệ thuộc Nam Việt thì chúng ta nghĩ sao về việc Thục Phán xâm lăng Văn Lang? Cho nên, xin cứ để nhà Triệu là một dòng vua Việt Nam chính thống như tiền nhân đã chấp nhận từ hơn hai ngàn năm trước là thỏa đáng hơn cả.

II/9.-NGHI VẤN LỊCH SỬ:
LÂM ẤP CÓ PHẢI LÀ CHÀM KHÔNG?
NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở ĐÂU ?

Nhân khi nói tới các nước Bách Việt ở phía bắc thoát ly từ quốc gia Văn Lang, xưng độc lập, rồi dần dần bị Hoa tộc xâm chiếm, chúng tôi xin mời quý độc giả trở lại thăm nước Việt Thường. Nước Việt Thường được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử Việt cũng như Trung Hoa và gây nhiều tranh luận về vị trí của nước này. Chẳng những thế, từ nước này mà phát sinh ra nhiều nghi vấn lịch sử rất quan trọng khác trong giai đoạn 1000 năm lệ thuộc Trung Hoa.

Chúng tôi xin trình trước công luận một số tài liệu liên quan đến vấn đề này.

– LÂM ẤP CÓ PHẢI LÀ CHIÊM THÀNH KHÔNG?

– NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở ĐÂU?

– NGUỒN GỐC 3 LÀNG LONG HƯNG, ĐẠI NẠI Ở QUẢNG TRỊ VÀ MỘ TRẠCH Ở THỪA THIÊN?

– CHUYỆN CHÙA PHẬT LỒI Ở QUẢNG TRỊ

– NGÔN NGỮ VÀ VĂN NGHỆ VIỆT THƯỜNG

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/6-nhatanxamlangbachviet.jpg?w=500&h=688

Hình 6

II/9A .- SỬ TẦU – SỬ VIỆT

Sử gia Việt Nam khi viết sử Việt từ giai đoạn lệ thuộc Trung Hoa trở về trước thường truy cứu từ sử Trung Hoa. Sử gia Trung Hoa khi ghi chép các chuyện ở biên ngoại, họ thường dựa theo báo cáo của bọn quan lại trấn nhậm. Bọn này đa số là bọn có tội bị đày, tham nhũng, gian ác… nói chung là bọn sâu dân mọt nước. Làm thì lếu, báo cáo thì hay, miễn sao có lợi cho họ… Do vậy, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Trung Hoa đô hộ trở về trước không khỏi bị trình bày sai lạc. Điển hình là “giặc” Lâm Ấp mà bọn quan lại đô hộ Tầu này gán cho người Chàm để chạy tội.

Mặt khác, nguồn gốc quốc gia Việt Thường của người Lâm Ấp cũng nằm trong chủ trương bôi xóa dấu ấn Bách Việt nhằm mục đích đồng hóa “Man di” và chia rẽ hai dân tộc Việt Lạc và Việt Thường.

Tuy nhiên, người Trung Hoa khi chép sử các nước Việt phương Nam đã vô tình để lộ ra nhiều sơ hở khiến chúng ta có thể suy ra những sự thực khi tìm về nguồn gốc của người Lâm Ấp. Sau đây là những sự kiện rất quan trọng mà chúng tôi xin đề nghị các sử gia Việt Nam ngày nay xét lại.

II/9B .- LÂM ẤP LIÊN MINH LẠC VIỆT NỔI DẬY ĐÁNH ĐUỔI ĐÔ HỘ TRUNG HOA

Sử gia Phạm Cao Dương trong sách Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, từ trang 114 đến trang 122 đã dẫn rất nhiều sách sử Trung Hoa để trình bày tiểu mục
“Người Lâm Ấp quấy phá Giao châu” chúng tôi xin trưng dẫn những đoạn như sau (Những đoạn có danh mục A, B, C… chữ nghiêng là phần trích dẫn):

A- “Lâm Ấp: Quốc giới của Việt Thường thời xưa, đời Tần là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận …tr.117…

Đời nhà Tần, Tầu chỉ mới chiếm được vài nước Bách Việt ở sát bờ sông Dương Tử (Trường Giang) mà nước Việt Thường là một. Họ đổi tên nước Việt Thường thành huyện Lâm Ấp. Vậy Lâm Ấp có thể là tên một địa danh quan trọng của nước Việt Thường và nằm trong nhóm nước bị nhà Tần chiếm rồi gom lại thành một quận gọi là Tượng Quận. Tượng Quân không nằm ở Việt Nam mà nằm bên Tầu, sát với bờ Nam sông Dương Tử. Câu B dưới đây do chúng tôi ngắt ra khỏi câu A:

B- “… đời Hán đổi làm huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam.” tr. 117

C- ”Trung tâm của nước này theo các nhà khảo cứu hiện đại là các vùng kế cận thành phố Huế ngày nay” tr.116,

Huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận ở bên Tầu thời Nhà Tần và huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thời lệ thuộc nhà Hán là hai địa bàn khác nhau, cách nhau nhiều ngàn cây số; còn thời gian của hai giai đoạn này cách nhau chừng 260 năm. (Kể từ năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem nửa triệu quân xâm lăng các nước Việt phương Nam đến năm 43 sau CN, Mã Viện thôn tính nước ta vào thời Hai Bà Trưng).

Sử gia Phạm Cao Dương và nhiều sử gia khác nghĩ rằng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là quốc giới của nước Việt Thường, có nghĩa nước Việt Nam xưa có tên là Việt Thường. Cách suy nghĩ này không đúng vì lẫn lộn hai địa danh cùng mang tên Lâm Ấp và Việt Thường vừa ở bên Tầu vừa ở bên ta, do vậy gây nhiều sai lầm khác rất quan trọng, chúng tôi sẽ bàn tới ở tiểu mục nước Việt Thường ở đâu?

A- Trong “Bulletin des Amis du Vieux Huế” (Đô Thành Hoài Cổ), Học giả Đào Duy Anh viết bài “Les colonnes de bronze du Mã Viện”xác định rằng trụ đồng Mã Viện ở núi Đồng Trụ cũng gọi là núi Lam Thành thuộc tỉnh Nghệ An. Ông nói rằng sách Ngô Lục và sách Tùy Thư đều chép như thế,

B- “… dẹp xong tàn quân của tướng Đô Dương ở huyện Cư Phong, quận Cửu Chân, Mã Viện kéo quân vào Nhật Nam, tiến sát vùng biên giới thì dân Chàm đem vàng bạc dâng cống chúc mừng. Mã Viện liền tâu xin phong cho dân Chàm ở đất Tượng Lâm.(Nguồn gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam, Bình Nguyên Lộc)

C- Sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt sử Tân Biên (tr.198) chép theo sách Lĩnh Ngoại: Cột đồng Mã Viện ở Lâm Ấp (Chiêm Thành). Ông chép thêm: Khâm Định Việt Sử Tiền Biên, Nghệ An Thi Tập, Vân Đài Loại Ngữ… cũng nói Đồng Trụ ở Lâm Ấp… tại Nghệ An huyện Hưng Nguyên có một hòn núi gọi là Đồng Trụ ăn vào giữa làng Phú Điền và Nghĩa Liệt. Núi này ở đồng bằng đột khởi lên một ngọn cao chạy thẳng xuống Lam Giang…

D- “Sự xuất hiện của người Chàm đã được sử Trung Hoa nói tới trong một biến cố xảy ra ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam trong thời Đông Hán, đời Hòa Đế niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ 14, tức năm 102 sau TL. Năm đó hơn 3000 người ở huyện này đã nổi lên cướp phá, đốt các dinh thự… Để đề phòng những cuộc biến loạn mới, nhà Hán đặt chức Tướng Binh Trưởng Sử ở huyện này” Tr.114.

Đất Bình, Trị, Thiên cổ tên là gì thì không ai biết vì là đất hoang “khỉ ho cò gáy, cho ăn đá gà ăn muối…” có lẽ có một vài bộ lạc Chàm sống rải rác ven sông và bờ biển. Tuy nhiên, điều nay khoáng quan trọng, việc tìm hiểu việc làm của Mã Viện trong cuộc xâm lược đất Lĩnh Nam thì chúng tôi thấy rất rõ:

Sau khi Mã Viện diệt nhà Trưng và chiếm cứ toàn bộ đất Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam, y kéo quân vào vùng biên giới quận Nhật Nam. Người Lâm Ấp rất lo sợ, họ đem vàng bạc, châu báu “dâng cống” cho Mã Viện và xin quy phục. Mã Viên bèn xin Hán triều đặt tên vùng đất người Lâm Ấp đang cư trú ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là huyện Tượng Lâm, bổ nhiệm huyện lệnh Tầu lo việc cai trị và đặt huyện này dưới quyền thống trị của Thái thú quận Nhật Nam. Cái khéo của Mã Viện là kết hợp đất Tượng Quận và huyện Lâm Ấp ở bên Tầu thành huyện Tượng Lâm cho người Lâm Ấp ở bên Việt (rất đông sử gia Việt đều tưởng rằng địa danh Tượng Quận ở phía Nam sông Dương Tử là tên cũ của địa danh Tượng Lâm).

Chẳng những thế, y cướp đoạt hàng ngàn trống đồng và các dụng cụ bằng đồng dùng trong việc thờ cúng của dân Việt đúc thành một trụ đồng rất lớn và trồng giữa ranh giới Nghệ An và Quảng Bình để phân biệt đất Lâm Ấp và đất Lạc Việt dù rằng Tượng Lâm cũng là một huyện trực thuộc quận Nhật Nam.

Mã Viện biết rất rõ nhóm dân hối lộ vàng bạc cho y là con cháu người Lâm Ấp ở Tượng Quận (bên Tầu) nên y đặt tên huyện Tượng Lâm và phong đất này cho họ. Tuy nhiên y vẫn cứ gọi họ là Chàm, tại sao? – Rõ ràng y muốn dấu tung tích của đám dân này để chia rẽ hai đồng chủng Lạc Việt và Việt Thường cũng có thể y dấu tung tích của họ để ẵm trọn số vàng bạc hối lộ vì sợ phải chia cho vua quan nhà Hán

Kể từ đoạn nầy, chúng tôi chỉ nói về người Lâm Ấp ở địa bàn Tượng Lâm và xin quý độc giả tạm quên địa bàn “huyện Lâm Ấp và Tượng Quận bên Tầu”. Khi minh định Lâm Ấp không phải là Chàm, chúng tôi sẽ dùng lại huyện Lâm Ấp này.

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam là một trong 9 quận Việt cổ đang bị Tầu đô hộ. Ba ngàn dân huyện Tượng Lâm nổi dậy tấn công huyện lỵ, đốt phá các dinh thự… Vậy đây không phải là Chàm xâm lăng “nước ta” mà là dân Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm nổi dậy chống lại quan quân đô hộ. Rõ ràng bọn quan lại đô hộ Tàu đã vu cáo cho Chàm để chạy tội tham ô, gian ác, hiếp đáp dân lành đến độ dân chúng huyện Tượng Lâm đã nổi lên “làm loạn”!

A- “Năm 137, Hậu Hán Thư lại ghi rằng người Man ở cõi xa thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam là bọn Khu Liên đem vài ngàn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt thành quách, công sở, giết người Trưởng lại. Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn đem hơn một vạn quân thuộc hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đến cứu, nhưng quân lính sợ phải đi xa đã quay lại đánh phá phủ lỵ . Phàn Diễn tuy dẹp được bọn quân sĩ làm phản nhưng thế lực quân Man mỗi ngày một mạnh” (Tr.114)

Lại dân Man (Lâm Ấp) nổi dậy dưới sự lãnh đạo của một người (tộc trưởng?) tên là Khu Liên. Họ đốt phá thành quách, công sở và giết Trưởng lại Tầu chứ không cướp bóc của dân Việt. Hơn một vạn quân Giao Chỉ và Cửu Chân được điều động tới dẹp loạn. Một vạn quân này hẳn là người Lạc Việt mới hợp tác với quân Lâm Ấp đánh lại bọn quan lại Trung Hoa. Sau vụ này, huyện lỵ Tượng Lâm vẫn còn nằm trong tay nghĩa quân Tượng Lâm.

B- “Năm sau (năm 138), Thị Ngự Sữ Giả Xương sang công cán ở quận Nhật Nam đã cùng với các châu quận hợp sức đánh Khu Liên nhưng đánh không lại, lại bị bọn Khu Liên phản công và bao vây hơn một năm khiến quân Hán lâm vào tình trạng thiếu lương ăn và vua Hán lo ngại triệu tập các Công khanh … Sau nhiều cuộc nghị luận sôi nổi, cựu thứ sử Tinh Châu là Chúc Lương và Trương Kiều, người đã dẹp giặc Ích Châu đã được triều đình bổ làm thái thú Cửu Chân và thứ sử Giao Châu (phủ đô hộ đóng ở Giao Chỉ). nhờ khéo phủ dụ, hai viên quan mới này đã ổn định được tình thế.” Tr.115

Rõ ràng, vị anh hùng tên là Khu Kiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của dân Tượng Lâm nổi lên lật đổ chính quyền đô hộ Trung Hoa chứ không có Chiêm Thành nào ở đây cả… Các Thứ sử và Thái thú ở hai quận cực Nam Giao Châu Đô hộ phủ này hể có biến là báo cáo về Tầu rằng, giặc Chàm tấn công “nước ta” để chạy tội tham ô, bạo ngược khiến dân Việt vì căm hờn mà nổi dậy.

Vậy Lâm Ấp là ai mà các sử gia Việt đều theo Tầu mà gọi là Chàm? Và mĩa mai thay, các sử gia của ta cũng bắt chước Tầu gọi rằng: “ giặc Chàm đánh nước ta!”

A- “Năm 144 hơn một ngàn người ở quận Nhật Nam lại nổi dậy đốt phá các huyện ấp. Họ liên kết cả với người Cửu Chân. Thứ sử Giao Châu là Hạ Phương dùng ân nghĩa chiêu dụ. Quân giặc đều ra hàng cả”. Tr.115

B- “Năm 160, khi nhân dân huyện Cư Phong dưới sự lãnh đạo của Chu Đạt chống lại sự tham bạo của viên huyện lệnh, “quân Man” (Lâm Ấp) đã tiếp tay. Số người làm loạn lên tới bốn, năm ngàn. Họ tấn công vào quận Cửu Chân. Thái thú Nghê Thức ra đánh bị tử trận… Nhà Hán sai Đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng đi đánh, phá tan được. Nhưng tướng giặc vẫn còn chiếm đóng Nhật Nam, thế lực ngày một cường thịnh. Nhà Hán lại phải sai Hạ Phương sang chiêu dụ. Nhờ uy tín có sẵn, Hạ Phương đã khiến được 20.000 quân giặc đầu hàng” Tr.115

Lại có 2 cuộc nổi dậy của nô lệ Việt, lần trước năm 144 có hơn 1000 người; lần sau, năm 160, đông hơn, có đến 5000 người. Chẳng những vậy, lại có thêm quân Lâm Ấp liên minh tiếp trợ. Dân Việt nổi dậy dưới sự lãnh đạo của anh hùng Chu Đạt tấn công quận Cửu Chân và giết được thái thú Nghê Thức. Tuy nhiên, hình như nghĩa quân không chiếm được quận lỵ Cửu Chân. Do vậy họ tiến vào Nhật Nam và phối hợp với nghĩa quân ở đây tấn công giải phóng quận Nhật Nam. Từ đó, phong trào dân chúng nổi dậy bùng lên mãnh liệt và trở thành một cuộc Khởi nghĩa thật sự. Nghĩa quân chiếm được quận Nhật Nam và các huyện của quận này trong một thời gian dài.

Nhà Hán sai tướng Ngụy Lãng điều quân từ Cửu Chân vào Nhật Nam đánh dẹp cuộc nổi dậy có quy mô lớn của Chu Đạt, nhưng quân Ngụy Lãng đã bị thất bại, có thể y đã bị giết chết. Sau đó, nhà Hán phải sai thứ sử Giao Châu là Hạ Phương đem đại quân từ Giao Chỉ đến đàn áp. Chắc chắn cuộc đàn áp rất tàn khốc, đến độ các đạo Nghĩa quân đang chiếm giữ quận Nhật Nam và các huyện của quận này đã phải đầu hàng. Tổng số Nghĩa quân đầu hàng lên tới 20.000 người. Như thế có nghĩa là dân Việt huyện Cư Phong ở Cửu Chân và quận Nhật Nam cùng nổi dậy dưới sự lãnh đạo của anh hùng Chu Đạt rất đông. Có lẽ sau khi Chu Đạt bị tử trận (?) thì Nghĩa quân mới đầu hàng. Nếu số Nghĩa quân đầu hàng lên tới 20.000 thì số bị Nghĩa quân bị tàn sát không dưới 10.000.

A- “Theo các tài liệu của người Tàu, niên đại chính thức của sự thành lập vương quốc của người Chàm là năm 192. Năm đó con của viên công tào bản xứ tên là Khu Liên, đã lợi dụng tình trạng suy yếu của nhà Hán, giết viên huyện lệnh huyện Tượng Lâm và xưng làm vua. Khu Liên cũng là tên của nhóm người nổi loạn năm 137. Vương quốc này được người Trung Hoa gọi là Lâm Ấp là do sự gọi tắt của Tượng Lâm Ấp có nghĩa là kinh đô hay đúng hơn là lỵ sở của Tượng Lâm (có nghĩa là rừng voi). Trung tâm của nước này theo các nhà khảo cứu hiện đại là các vùng kế cận thành phố Huế ngày nay”. Tr.116

Năm 192, sau hơn 320 năm định cư ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam, người Lâm Ấp đứng lên lâp quốc. Họ xưng quốc hiệu là gì thì không ai biết, chúng tôi tạm gọi là (Tân) Việt Thường. Tuy nhiên các sử gia Tầu thì cứ gọi là nước Lâm Ấp, là Chàm. Rõ ràng người Tầu chỉ muốn coi Lâm Ấp là Chàm và dứt khoát dập tắt việc quay trở lại dòng giống Việt Thường cổ! Không muốn người Lạc Việt liên kết với đồng chủng Việt Thường vốn rất quật cường dù chỉ là con cháu một nhóm dân chạy loạn.

B- “Năm 433, tiến hơn một bước nữa, Phạm Dương Mại (vua nước Lâm Ấp) sai sứ sang cống nhà Tống, xin quản lãnh Giao Châu nhưng không được vua nhà Tống chấp nhận”. Tr.120

C- “Phạm Dương Mại do đó tiếp tục cướp phá Giao Châu khiến năm 446 nhà Tống phải cử Đàn Hòa Chi và Tông Xác đem quân đi đánh… quân Chàm đại bại. Chỉ Phạm Dương Mại và các con chạy thoát được thân…” Tr.120

Tới giai đoạn này, nước Lâm Ấp đã đủ mạnh, đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhân dân các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ… đã tự thấy có đủ tầm vóc nói chuyện với nhà Tống để
“xin quản lãnh Giao Châu” (lời chép của Sử gia Trung Hoa với tư thế nước lớn). Chúng tôi nghĩ đấy là cuộc vận động của vua Lâm Ấp đòi nhà Tống phải chấp nhận cho Giao Châu tự trị. Tuy nhiên, nhà Tống không chấp nhận.

Vua Lâm Ấp Phạm Dương Mại liền tạo sức ép quân sự bằng cách cho quân đội tấn công thẳng vào phủ trị Giao Châu. Mười ba năm sau tức là năm 446 nhà Tống sai tướng Đàn Hòa Chi và Tông Xác đem đại binh giải cứu Giao Chỉ, trong đánh ra, ngoài đánh vào khiến quân Lâm Ấp đại bại. Vua Phạm Dương Mại và con trai thoát được nhưng quân đội Lâm Ấp thì bị tàn sát toàn bộ, vô cùng khủng khiếp. Nước Lâm Ấp từ đó suy yếu hẳn. Cuộc chiến này giằng co suốt 13 năm, chắc chắn vô cùng cam go khiến Lâm Ấp kiệt quệ và đi đến chỗ đại bại.

Chúng tôi đã dẫn chứng những tài liệu của sử gia Phạm Cao Dương và một số học giả khác ghi lại từ các sách sử Trung Hoa nói về các cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Lâm Ấp đồng thời chỉ ra những phần quan trọng để xác minh rằng Lâm Ấp không phải là Chàm (Chiêm Thành), mà là một dòng dân rất gần với Việt tộc. Họ thường xuyên liên minh với dân Việt đánh đuổi xâm lược Trung Hoa. Cho đến năm 192 là năm người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm chính thức lập quốc. Các cuộc liên minh nổi dậy giữa Việt tộc với Lâm Ấp như trên còn kéo dài liên tục vào những năm tiếp theo: 220, 230, 248, 353, 399, 413, 415, 420, 424, 431, 433, 446, 448, 627…808

Trong suốt thời gian kể trên người Lâm Ấp liên tục liên minh với dân Việt đánh phá các phủ huyện đô hộ Tàu ở các quận Nhật Nam, Cửu Chân có khi tràn tới quận Giao Chỉ… Dù ghi như trên, thỉnh thoảng sử gia Phạm Cao Dương vẫn theo sát sách sử Trung Hoa, cứ gọi Lâm Ấp là Chàm.

Chúng tôi xin mời quý độc giả xem quaViệt Sử Toàn Thư của Sử gia Phạm Văn Sơn trước:

A- “… Trung quốc lại trở về cái cảnh tam phân ngũ liệt gần giống như thời Đông Chu … các ngai vàng luôn luôn thay đổi. Do vị trí của nó, Giao châu thuộc về NamTống … Năm 448 Lâm Ấp nhân cơ hội (Trung Hoa nội loạn) cử Sứ sang điều đình với Tống triều xin lãnh đất Giao châu, nhưng đề nghị của họ không được chấp thuận”. Trang 131

B- “Trái lại năm 468 tháng ba, mùa hạ, triều Tống cử Đàn Hòa Chi sang làm thứ sử Giao châu và đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp sợ xin trả lại những người Nhật Nam bị Lâm Ấp bắt trước đây và nộp vàng để tạ tội”.tr.131

Đoạn sau đây khá dài, xin tóm tắt:

Mặc dù Lâm Ấp nộp vàng xin tạ tội nhưng đại quân Đàn Hòa Chi vẫn tấn công, tàn sát dân Lâm Ấp cực kỳ dã man. Vua Phạm Dương Mại phải dẫn vợ con chạy trốn. Quân Tống tha hồ vơ vét vàng bạc.Tr.131

C- “Sử không ghi rõ ràng sau cuộc thắng trận này nhà Tống có lập nền đô hộ ở Lâm Ấp không, có lẽ họ đã cho Lâm Ấp đầu hàng và hàng năm nộp cống.”Tr.131

Việt Sử Tân Biên cũng của Sử gia Phạm Văn Sơn (gồm 7 cuốn với khoảng 4000 trang) ghi thêm:

A- “Người ta nghi rằng khai sinh ra nước Lâm Ấp là bọn giặc bể dòng giống Mã Lai đã xâm nhập vào đất Trung Việt truớc kỷ nguyên có kinh thành là Khu Túc ở Huế bây giờ…”Tr. 215/Q.I.

B- “Họ (Lâm Ấp) hợp giống với Cao Miên và giống Chiêm Thành trong khi một chi phái của họ hợp với giống Mông Cổ và dân tộc Việt Nam” Cũng trang 215/QI.

Sử gia Phạm Văn Sơn viết “người ta nghi” tức là các sử gia không biết đích xác Lâm Ấp là ai, họ ngờ rằng Lâm Ấp là giặc bể từ Mã Lai đến. Nhưng họ quên rằng, nhiều năm trước, khi Tần Thủy Hoàng xua quân tấn công các nước Việt phương Nam và tàn sát dân Việt vô cùng dữ dội. Nhiều dòng Bách Việt trong đó có dân Ấp Lâm của nước Việt Thường đã dùng thuyền chạy về phương Nam tị nạn. Cũng do vậy, cái tên nước Việt Thường, quốc giới của Việt Thường, Tượng Quận… dính vào ba tỉnh miền Trung này. Và, thêm một minh xác rất quan trọng: Hai tên hai châu Ô, Châu Rí của Chiêm Thành hoàn toàn chưa xuất hiện trong giai đoạn 1000 năm lệ thuộc này.

Tôi nghĩ, các sử gia Tầu quá biết Lâm Ấp là Việt Thường (Bách Việt) nhất là khi Mã Viện đặt tên huyện Tượng Lâm cho dân tị nạn đang sống ở đó, tuy nhiên nhất định họ cứ phải theo chủ trương chia rẽ hai dòng Việt Lạc và Việt Thường.

Tại sao có sự giống Mông Cổ ở đây? Điều này không lạ, theo Tiến sĩ J.Y.Chu trên Tạp chí khoa học The Nation Academy Of Science – USA ngày 29/7/1990 thì người Hiện đại đầu tiên xuất hiện từ đông Phi Châu cách đây vào khoảng 150.000. Từ đây họ dần dần di cư ra khắp thế giới. Có nhóm tiến về phía đông qua Ấn Độ, tới bán đảo Trung Ấn rồi tách ra làm hai: Một nhóm tiến lên phía đông bắc băng qua bắc Việt Nam, Trung Hoa, Mông Cổ, đông Tây Bá lợi Á rồi băng qua eo biển Bering mà vào Châu Mỹ. Nhóm thứ hai đi xuống phía nam, vào Thái Lan, Mã Lai rồi ra các quần đảo ở Đông Nam Á. Trong nhóm lên phía bắc Á chắc chắn có tổ tiên Miêu Viêm tức Bách Việt và nhiều tổ tiên của các chủng khác như Tây Tạng, Mản, Mông … Vậy Việt Thường có giống Mông Cổ cũng không lạ vậy.

Từ các đoạn trích dẫn ghi trên chúng tôi có suy luận như sau:

Chúng ta đã biết lịch sử giữa Chiêm Thành và Đại Việt kể từ năm 981 (thời nhà Tiền Lê), đến các nhà Lý, Trần và các họ về sau cho tới Chúa Nguyễn là những cuộc chiến tranh tàn khốc và hận thù triền miên cho đến khi Chiêm Thành bị Việt tộc nuốt trọn. Trong khi đó giữa Lâm Ấp và Việt tộc, các quận Nhật Nam, Cửu Chân luôn luôn kết hợp ngoài đánh vào, trong nổi dậy, cùng tấn công kẻ xâm lược Trung hoa rất nhịp nhàng trong suốt 700 năm gần như không ngưng nghỉ.

Nếu Lâm Ấp là Chiêm Thành với mảnh đất chỉ bằng vài tỉnh nhỏ (Bình, Trị, Thiên), chắc chắn họ không dám xin “lãnh” Giao châu vốn là thủ phủ 9 quận Việt tộc đang bị Tầu đô hộ. Chín quận này đất rộng người đông gấp 20 lần Lâm Ấp.

Nói cách khác, Lâm Ấp kiên trì, tích cực, liên tục hợp tác với Việt tộc tấn công các phủ trị đô hộ Trung Hoa đến độ vua quan Trung Hoa đàn áp dữ dội mà đi vào diệt vong là do họ chung dòng Bách Việt với Việt tộc, hai dân tộc cùng mang nổi căm thù đô hộ Trung Hoa cực kỳ sâu nặng. Chúng tôi tin rằng, vua quan Lâm Ấp đã có quyết định khôn ngoan khi vừa giúp giải phóng đồng chủng 9 quận vừa quyết tâm thâu hồi lại quê hương Việt Thường của họ.

Một điều rất rõ ràng là trong khi nước Lâm Ấp với kinh đô đặt tại Khu Túc trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên hiện nay đang gây sóng gió liên tục với quan quân đô hộ Trung Hoa, thì Chiêm Thành đã lập quốc rất lâu trước đó với kinh đô Chiêm Bà (Quảng Ngãi) sau đó dời về Đồ Bàn (Quảng Nam). Chứng tỏ Lâm Ấp là Việt Thường – Chiêm Thành là Chàm, hai dân tộc này hoàn toàn khác nhau.

II/9C .- ĐOẠN SỬ BI ĐÁT CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT THƯỜNG NƯỚC LÂM ẤP

Sách Cương Mục Tiền biên chép:

“Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quan (627-649) nhà Đường, vua Lâm Ấp là Đầu Lê chết, con là Trấn Long bị giết, người trong nước lập con bà cô của Đầu Lê là Gia Cát Địa lên làm vua. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương và thường cho quân sang xâm lấn An Nam. Hoàn Vương do đó bị quan đô hộ An Nam là Trương Chu đánh phá phải bỏ Lâm Ấp dời đến đất Chiêm, gọi là nước Chiêm Thành… Bấy giờ thành Phật Thệ ở Phủ Thừa Thiên, Thành Chà Bàn ở tỉnh Bình Định đều là di tích cố đô của Chiêm Thành thời đó.

Sách Việt Sử Toàn Thư thì chép:

Chư Cát Địa đổi quốc hiệu ra Hoàn Vương quốc nhưng nước này vẫn quen thói quấy nhiểu Giao Châu. Đã có phen họ chiếm được châu Hoan, châu Ái (tức là hai tỉnh Thanh, Nghệ của ta) – Hai thế kỷ sau vào năm Mậu Tý (808), Đô hộ Trương Chu lại đem quân đánh Hoàn Vương quốc rất tai hại khiến họ phải lui xuống phía Nam (hai vùng Nam, Ngãi bây giờ). Lại một lần nữa, quốc hiệu Lâm Ấp đổi ra Chiêm Thành cho tới ngày nay.

Cách hành văn của 2 đoạn sử trên, cùng trình bày giai đoạn cuối cùng của lịch sử nước Lâm Ấp nhưng có nhiều điểm không giống nhau (thời gian và danh xưng thành Phật Thệ…). Chúng tôi xin thử bình giải:

Thời vua Trinh Quan nhà Đường (627 – 649), nước Lâm Ấp, vua Đầu Lê chết, thái tử là Trấn Long vừa lên ngôi thì bị giết, triều đình tôn Gia Cát Địa là con bà cô của vua Đầu Lê lên ngôi. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương, kinh đô Khu Túc thì đổi tên là Phật Thệ và tiếp tục đường lối của tổ tiên, tiến hành những cuộc liên minh quân sự với Lạc Việt đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi. Trong gần 200 năm (từ khoảng 627 – 808) họ tổ chức nhiều cuộc nổi dậy có lúc họ chiếm được Cửu Chân và Nhật Nam. Năm 808, triều đình Trung Hoa sai tướng Đô hộ Trương Chu đem đại binh tiêu diệt Hoàn Vương quốc (Lâm Ấp).

Lần thứ hai từ sau ngày gạt lệ rời bỏ quê hương Việt Thường bên hồ Phiên Dương năm 221 Tr. CN ; con cháu Việt Thường năm 808 sau CN , kẻ ra đi, người ở lại và hàng vạn người nằm xuống, dưới những nấm mộ tập thể, chôn vùi đây đó trong vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

Nước Lâm Ấp hoàn toàn bị tiêu diệt. Khi quân Trương Chu rút đi thì nước Chiêm Thành đã lập quốc từ lâu với kinh đô Chiêm Bà (Quảng Ngãi) sau đó dời về Đồ Bàn (Quảng Nam) liền vượt đèo Hải Vân tiến ra chiếm đất Tượng Lâm (Bình, Trị, Thiên). Người Việt Thường, Lâm Ấp một số lánh nạn lên vùng núi hay ra bờ gần biển, một số khác chạy ra Nghệ An, Thanh Hóa sống chung với dân Lạc Việt một số ở lại trở thành nô lệ Chiêm Thành…

Từ đầu thế kỷ thứ 9, lịch sử nước ta không còn nhắc đến tên huyện Tượng Lâm hoặc nước Lâm Ấp nữa. Vùng đất này có tên mới: Châu Ô, Châu Rí (Lý) do Chiêm Thành đặt. Cũng từ năm ấy, sử Việt chép rất kỷ các giai đoạn “chiến tranh và hòa bình” giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Năm 1304, đời nhà Trần, khi vua Chiêm Chế Mân, dâng hai châu Ô, Lý để xin cưới Công chúa Huyền Trân thì con cháu Việt Thường ở lại với Đại Việt trong khi dân Chiêm Thành rút về phía nam đèo Hải Vân.

Năm 1697, phần đất cuối cùng của người Chàm bị chúa Nguyễn Phúc Chu nuốt trọn và nước Chiêm Thành hoàn toàn bị xóa tên.

II/9D .- VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG CỔ

https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/01/7-lamap.gif?w=353&h=428

Hình 7

Cho đến hôm nay, vị trí nước Việt Thường trên các tài liệu lịch sử Việt Nam vẫn còn là một nghi vấn.

1- Một số sử gia cho rằng Việt Thường là tên nước Việt Nam cổ, tức là toàn miền Bắc Việt Nam ra tới Đèo Ngang.

2- Ông L.Wie1ger, nhà Trung Hoa học thì rời vị trí Việt Thường xa hơn nữa. Ông cho Việt Thường là Cao Mên (Trích dẫn từ VSTB tr. 38).

3- Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược lại nói nước Việt Thường ở phía Nam Giao Chỉ. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)

4- Sử gia Lê Văn Hòe trong Việt Sử cho rằng nước Việt Thường ở vào vị trí 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)

5- Ông Lê Chí Thiệp nói rằng, xem bản đồ Trung Hoa thế kỷ 20 Tr. CN còn chia ra nhiều bộ lạc trình độ khác nhau thì không thể tin được Sứ giả Việt Thường vượt đường bộ từ Bắc Việt, hoặc theo hải đạo đến được thành Bình Dương là kinh đô của vua Nghiêu tận tỉnh Sơn Tây, phía Bắc sông Hoàng Hà và dưới đời Chu lại đến thành Tây An ở phía Nam sông Vị, tỉnh Thiểm Tây bấy giờ. Theo lẽ đương nhiên, chỉ có gần gũi nhau, chịu ảnh hưởng của nhau mới có sự giao dịch với nhau. Tóm lại, Việt Thường tất không xa Hán tộc, có lẽ ở phía Nam sông Dương Tử vùng hồ Phiên Dương và sông Dương Tử. Lý luận này theo ý chúng tôi có ý nghĩa hơn cả. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)

6- Ở trang 39 VSTB ghi “Kinh Thư chép đất Dương có nhiều giống chim lạ, đất Kinh có nhiều rùa lớn thì Việt Thường ở vào khu hồ Phiên Dương và hồ Đông Đình, như vậy ta càng thấy sự đối hợp với việc cống chim Trĩ và Rùa lớn.

7- Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, vùng hồ Phiên Dương có đất Việt Thường, vua Sở Hùng Cừ (887 Tr. CN) phong cho con út là Chấp Tỳ làm vua ở đấy. Việt Thường, Việt Chương có lẽ là hai tên dùng lẫn cho nhau (như Cao Mên, Cao man; Lào, lèo…). Ông Lê Chí Thiệp định vị trí Việt Thường ở ngay chỗ thành Nam Xương…”

Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của ông Lê Chí Thiệp. Nước Việt Thường chỉ có thể ở vùng gần hai hồ Động Đình và Phiên Dương. Nhưng lý do tại sao vùng Bình, Trị, Thiên lại có tên là Việt Thường thì chúng tôi có câu trả lời như sau:

Năm 221 tr. CN, Tần Thủy Hoàng xua quân xâm lăng các nước Việt phương Nam. Nước Việt Thường bị đánh bại, quý tộc Việt Thường ở “kinh đô Lâm Ấp (?)” bèn đưa dòng họ và quân đội theo đường biển chạy về phương Nam và đổ bộ lên vùng đất sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương và tị nạn ở đó. Họ thân thương gọi vùng đất mới này là (Tân) Việt Thường, là Lâm Ấp (tổ quốc và kinh đô cũ). Sử ta về sau lẫn lộn vị trí nước Việt Thường là vậy. Xin nhắc lại vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là nơi “Khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối…” là “rú”, tại đây có thể đã có một số bộ lạc Chàm sống rải rác trên các đồng bằng nhỏ hẹp… họ lập tức họ bị người tị nạn Việt Thường khống chế

*
. Triều đình Chiêm Thành ở bên kia đèo Hải Vân có lẽ đã không quan tâm tới đám dân Chàm không đáng kể này.

*Y hệt thổ dân Đài Loan năm 1949 bị đoàn quân bại trận của tổng thống Tưởng Giới Thạch khống chế ngay khi họ đổ bộ lên đảo này.

Dân tị nạn Lâm Ấp “vui sống” ở đó, trải từ cuối thời Âu Lạc của Thục An Dương Vương, qua Nam Việt của nhà Triệu, rồi nhà Hán xâm lăng Nam Việt và đặt phủ trị đô hộ… Cho đến khi Mã Viện diệt Hai Bà Trưng vào năm 43 là 264 năm. Mã Viện đem quân đuổi đánh tàn quân Hai Bà vào tận đất Nhật Nam. Người Lâm Ấp một mặt không giúp Hai Bà Trưng, một mặt thất hứa với Mã Viện trong việc tấn công mặt hậu Lĩnh Nam. Bây giờ lại hối lộ Mã Viện rất nhiều vàng bạc châu báu để được yên thân. Nhờ vậy, Mã Viện lập huyện Tượng Lâm trực thuộc quận Nhật Nam và cho người Lâm Ấp tiếp tục cư trú ở đó. Như vậy, Lâm Ấp đã tỏ ra rất khôn ngoan. Họ “ừ! è!…” với Mã Viện nhưng nhất định không tiếp tay cho giặc để đánh đồng chủng. Có lẽ họ dư biết dù liên minh với Lĩnh Nam cũng không chống nổi với Mã Viện. Khi biết Hai Bà Trưng đã hoàn toàn thất bại trước Mã Viện thì họ dâng vàng bạc để được yên thân mài nanh vuốt chờ dịp quật khởi. Quả nhiên, kể từ năm 102 (60 năm sau), khi đã có thực lực, Lâm Ấp tung ra hàng loạt cuộc tấn công vào quân đô hộ Tầu không ngưng nghỉ.

Theo sách Cương Mục, năm 192 tức là 408 năm sau khi dân Lâm Ấp định cư ở Tượng Lâm quận Nhật Nam, con cháu người Việt Thường tị nạn chính thức tái lập quốc gia. Chúng tôi không biết ngoài tên nước Lâm Ấp, Chàm, Chiêm Thành mà sử Tầu thường gọi, họ có quốc hiệu nào khác không. Sau khi lập quốc, họ tiếp tục tổ chức kết hợp với dân Việt ở nhiều địa phương Việt Lạc liên tục tấn công các phủ trị đô hộ Tầu các quận Nhật Nam, Cửu Chân có khi vươn tới quạn Giao Chỉ. Triều đình Trung Hoa phải vô cùng chật vật để bảo vệ quyền đô hộ. Cho đến năm 468 nhà Tống đưa đại binh tấn công nước Lâm Ấp, tàn phá 55 thành khiến nước Lâm Ấp yếu đi.

II/9E.- VÀI TÀI LIỆU RIÊNG

II/9E1 .- Bí mật ngôn ngữ Việt Thường: 3 Làng LONG HƯNG, ĐẠI NẠI, MỘ TRẠCH nói tiếng gì?

Bí mật về ngôn ngữ của dân hai làng Long Hưng và Đại Nại ở Quảng Trị và làng Mộ Trạch ở Thừa Thiên ngày nay nói tiếng Việt với 60-80% đặc âm địa phương, khó nghe đến độ chính dân Quảng Trị với khoảng 20% đặc âm (dân chúng ở vùng quê không học chữ Quốc ngữ) cũng rất cực khổ để hiểu họ muốn nói gì. Tỉ dụ: Ló : lúa ; rọn : ruộng ; nác : nước ; su : sâu ; khun : khôn ; ngái : ngại : mói : muối ; đùi : cùn ; lọi : gãy ; cái chưng: cái chân ; lưa sưa : lưa thưa ; chạc dây : sợi dây ; mụ tra : bà già ; mự : mợ ; cơm siu :cơm thiu ; cái trố-ôt : cái đầu ; lộ mụi : lỗ mũi ; rào : sông ; bọ tui : bố tôi ; bưa : vừa ; bấp bo : vấp té ; trung nớ : trong đó ; đi ẽ : đi ĩa ; côi : trên ; trộ mưa : trận mưa ; mi đi mô rứa : mầy đi đâu đó ; ốt dột quái : xấu hổ quá ; giãy tọt lên côi nớ : nhảy vọt lên trên đó… Tất cả vần NH biến thành GI như cái nhà : cái già ; con nhện : con giện ; bổng nhưng : bổng giưng ; nhiều : giều ; tuy nhiên : tuy giên ; nhức nhối : giức giối ; nhảy nhót : giảy giót ; nhà nho : già gio, nhu nhược : giu giược…

Những địa phương ngữ nói trên, chắc chắn có pha trộn ít nhiều với tiếng Chàm khi mà người Lâm Ấp đã từng sống chung với người Chàm cả ngàn năm trong suốt thời kỳ lệ thuộc Trung Hoa.

Chúng tôi không biết nhiều về ngữ học, cũng xin lạm bàn để phân biệt tiếng Lâm Ấp và tiếng Chàm trên một quy tắc đơn giản như sau: Tiếng nào nghe na ná hoặc có vần như tiếng Việt toàn quốc là tiếng Lâm Ấp đồng chủng Việt tộc, còn tiếng nào không giống ai là tiếng Chàm.

Tỉ dụ 1 : MÓI nghe na ná và cùng vần với MUỐI, GIÃY TỌT cùng vần với NHÃY VỌT… thì mói, giãy tọt là tiếng của Lâm Ấp đồng chủng Việt tộc.

Tỉ dụ 2 : RÀO là sông, cái TRỐT là cái ĐẦU, CÔI là TRÊN… rõ ràng RÀ0, TRỐT, CÔI… không giống ai thì có thể là tiếng vay mượn của Chiêm Thành.

Vậy chúng ta tạm có bản phân tích dưới đây

1.- Những tiếng nghe na ná hoặc đồng vận như : rọn : ruộng ; nác : nước ; mói : muối ; sưa : thưa ; su : sâu ; chộ nớ : chỗ đó ; tra : già ; lộ mụi : lỗ mũi ; mự : mợ ; trộ mưa : trận mưa ; cơm siu :cơm thiu ; bấp : vấp ; giều : nhiều ; bọ : bố ; mần chi hỉ : làm gì nhỉ ; chưn : chân ; con giện : con nhện ; bưa : vừa ; lấy dô-ôn : lấychồng ; hun : hôn ; ma tui : mẹ tôi … là tiếng Bách Việt dòng Việt Thường.

2.- Những tiếng khác vần hoặc không giống ai như: trốt : đầu ; chạc : sợi dây ; lọi : gãy ; rào : sông ; tê : kia ; rứa : thế ; răng : sao ; nôốt : thuyền ; nậy : lớn ; cái đọi : cái tô… có thể là tiếng vay mượn của Chàm, Chiêm Thành.

Xét tổng quát, ngôn ngữ miền bắc và miền nam (kể cả Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khanh Hòa… vốn là quê hương của Chiêm Thành), khi nói lên, mọi người trên toàn quốc có thể nghe và hiểu nhau dễ dàng mặc dù có một vài đặc âm, đặc ngữ nhưng không đáng kể.

Riêng ngôn ngữ của vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa (nhất là thời gian chữ quốc ngữ chưa thông dụng) thì hai miền bắc và nam Việt Nam phải cố gắng lắm mới hiểu được. Nếu chẳng may gặp phải dân ở ba làng Long Hưng, Đại Nại và Mộ Trạch (80% đặc âm + đặc ngữ) nói ở trên thì không thể biết được họ muốn nói gì. Y hệt như ta nghe người… Tây Tạng nói chuyện!! Nhất định những đặc âm, đặc ngữ ấy là do các dân tộc dòng Bách Việt vì biến động lịch sử mà phải thay đổi nơi cư trú đã xuất hiện trong dòng Lạc Việt.

Qua bản phân tích đơn giản nói trên, chúng tôi thấy rõ dân ba làng Long Hưng, Đại Nại và Mộ Trạch đúng là con cháu của dòng Việt Thường còn sót lại. Còn dân chúng các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình cho đến cả Nghệ An, Thanh Hoá rất có thể trong huyết quản có lẫn ít nhiều máu Việt Thường.

II/9E2 .- Tượng người đầu chim bằng đồng đen ở chùa Phật Lôi

Khoảng năm 1920, trời làm lụt lớn trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Nước lụt xoi mòn bờ cát phía làng Nhan Biều đối diện với tỉnh lỵ. Sau lụt, dân làng phát giác một đầu chim bằng đồng lồi trên bờ cát. Đào lên thì đó là một tượng người đầu chim bằng đồng đen, nặng khoảng 60 ký. Dân làng Nhan Biều liền xây một ngôi miếu thờ Người Chim gọi là chùa Phật Lồi. Vài năm sau, quan sứ Pháp đem lính đến miếu tịch thu tượng “Người Chim”, nói rằng đem về Pháp nghiên cứu!?

Ngày tôi còn ở Quảng Trị, cậu tôi vốn sinh trưởng ở làng Nhan Biều tả hình dáng tượng Người Chim như sau: cổ chim khá cao, mõ chim dài, mạnh khỏe, mồng chim lớn và thẳng đứng. Bên dưới cổ là thân người “trơn tru” không tạc quần áo (khi dân làng đưa lên bàn thờ thì họ hay quần áo cho tượng chim). Hai chân chim con nhện : khẳng khiu, giống bàn chân người, đứng trên một cái đế, tất cả bằng đồng đen… Ngày nay nhớ lại, tôi tin chắc rằng đó là biểu tượng “Người Chim” của người Lâm Ấp đem từ đất nước Việt Thường đến đất Quảng Trị cổ hoặc họ đã đúc ở đấy.

Như chúng tôi đã dẫn chứng, nước Việt Thường cổ ở giữa hồ Phiên Dương và hồ Động Đình. Vùng này có rùa lớn và giống chim Trỉ rất đẹp… Người Việt Thường thờ chim Trĩ làm biểu tượng như người Lạc Việt thờ chim Lạc. Họ đã từng đem rùa lớn có khắc lịch nông nghiệp trên mai rùa tặng vua Nghiêu khoảng năm 2300 Tr. CN. Đến năm 1100 Tr. CN họ lại đem tặng vua nhà Tây Chu một đôi chim Bạch Trĩ để tỏ lòng “ngưỡng mộ”, thì chúng ta sẽ không sai khi nghĩ rằng:

Người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đúng là dân nước Việt Thường cổ đã từng di cư đến tị nạn ở đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và tái lập quốc gia Lâm Ấp ở đó.

II/9E3 .- Di sản văn học Việt Thường vẫn vang vọng

Từ lâu, một vài nhạc sĩ cho rằng người Chàm xưa mang nổi buồn mất nước nên ca nhạc của họ mang nét u sầu, ai oán… cũng vì thế, nhạc cổ miền Trung đặc biệt là hai điệu Nam Ai và Nam Bình đã bị ảnh hưởng bởi nhạc Chàm. Chúng tôi nghĩ rằng những phán đoán trên có phần nào phiếm diện.

Từ những minh xác về nguồn gốc người Việt Thường nước Lâm Ấp, chúng tôi có những ý kiến như sau về bộ môn “văn nghệ cổ*” miền Trung từ Huế trở ra như sau:

*
Chúng tôi gọi chung là văn nghệ cổ, trong đó có âm nhạc, ca dao, tụcngữ, chuyện cổ, vè, ca múa, thổi kèn, đánh đàn, đánh trống, truyền thống lễnhạc…xuất phát từ dòng Việt Thường này. Chúng tôi rất mong sẽ có nhiều học giảđể tâm nghiên cứu sâu rộng những vấn đề mà tôi đề cập sơ lược hôm nay.

Dân Việt Thường từ hồ Phiên Dương (bên Tầu) theo đường thủy chạy về vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên tị nạn, chắc chắn họ đã đem theo truyền thống văn hóa của họ đến vùng đất cư trú mới. Nguồn gốc nước Lâm Ấp, biểu tượng Chim Trĩ, tiếng nói Việt Thường thì đã được dẫn chứng. Tuy nhiên còn nhiều truyền thống đặc thù khác chưa được đề cập tới, trong đó có sinh hoạt văn nghệ của họ. Do vậy, “văn nghệ cổ” miền Trung ngày nay, đặc biệt là Huế (cũng là kinh đô của nước Lâm Ấp, “Tân Việt Thường”), sau đó là Quảng Trị, Quảng Bình và có thể cả Nghệ An và Thanh Hóa… mang dạng văn nghệ và âm nhạc Việt Thường bởi các lý do sau :

1.- Đất Bình, Trị, Thiên (huyện Tượng Lâm) vốn là đất cư trú của người Lâm Ấp từ năm 221 tr. CN đến năm 808 sau CN (tồn tại hơn 1000 năm) thì bị Chiêm Thành chiếm và đổi tên là châu Ô, châu Rí (Xin lưu ý: Dù bị chiếm mất nước, người Lâm Ấp và văn hóa của họ vẫn tồn tại ở đó). Năm 1.304, vua Chiêm Chế Mân dâng hai châu này cho nhà Trần đển xin cưới Công chúa Huyền Trân. Rõ ràng người Chiêm không màng đến một vùng đất vốn không phải là của họ. Tất nhiên họ cũng không thiết tha, khóc thương đến độ phải đặt ra những điệu nhạc ai oán, não nuột như thế.

2.- Vùng đất phía nam xứ Huế như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… có kinh đô Chàm Đồ Bàn và là địa bàn định cư lâu đời của Chàm, nếu có nhạc ai oán vì mất nước thì phải xuất hiện tại vùng này chứ không phải từ Huế trở ra.

3.- Người Việt Thường vốn là một dân tộc có văn hóa cao. Khi phải bỏ nước ra đi vì giặc ngoại xâm (Tần Thủy Hoàng) tất nhiên nổi tủi nhục, sầu hận nước mất nhà tan của họ phải vô cùng cay đắng, sâu nặng. Văn nghệ của họ chắc chắn đã bị ảnh hưởng từ các cuộc ra đi tị nạn đó. Trải qua bao công lao xây dựng, chiến tranh tàn phá, thăng trầm, cuối cùng mới lập được quốc gia Lâm Ấp. Rồi nước Lâm Ấp lại cũng bị điêu tàn, bị chiếm đoạt và phải làm nô lệ dân Chiêm Thành…

4.- Việt Thường và Lạc Việt đồng chủng, đồng ngôn ngữ (dù phát âm hơi khác), đã từng chung vai sát cánh chống lại đô hộ Trung Hoa suốt bảy trăm năm… nhất định hai dân tộc này đã có thông gia, có trao đổi văn hóa một cách mật thiết.

Những điệu Nam Ai, Nam Bình và nhiều loại văn học khác như văn, thơ, ca dao, chuyện cổ, ca vè… của các vùng liên hệ tất nhiên chịu ảnh hưởng từ văn nghệ Việt Thường. Nếu so nổi buồn Việt Thường với những cung điệu ai oán sầu hận của người Việt tị nạn ở hải ngoại ngày nay với những bản nhạc “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt”, “Người Di Tản Buồn”, “Khi Xa Sài Gòn”, “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Quên”, “Ai Trở Về Xứ Việt”, “Em Nay Ở Phương Nào”… Với hàng vạn bài thơ, truyện, ca dao mới… nói lên niềm chua xót nước mất, nhà tan… Hai nổi đau thương, khắc khoải của hai dân tộc Việt Lạc, Việt Thường trong hai giai đoạn lịch sử cực kỳ đau thương ấy, chắc cũng không khác nhau bao nhiêu…

Chúng tôi tin rằng những biệt sắc văn nghệ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình kể cả Nghệ An và Thanh Hóa một số lớn là di sản văn hóa Việt Thường chứ không phải là của Chàm như chúng ta vẫn tưởng.

II/9F .- LỊCH SỬ NƯỚC TA THỜI LỆ THUỘC VÀ TIỂU QUỐC LÂM ẤP CẦN TU CHỈNH LẠI

Tiểu quốc Lâm Ấp, dòng dõi Việt Thường, đồng chủng Việt tộc hào hùng của ngàn năm trước, hậu duệ của quý ngài nay ở đâu? Hay đã hòa tan trong dòng Đại Việt của các thời đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn? Hai vị anh hùng Khu Liên người tái lập quốc gia Lâm Ấp; Chu Đạt, người lãnh đạo 30.000 nghĩa quân đánh chiếm hai quận Cửu Chân và Nhật Nam là ai? Và biết bao anh hùng, liệt nữ hai nước Việt Lạc và Việt Thường đã bỏ mình trong suốt 700 năm lịch sử nổi dậy bất thành ấy? Có ai dành cho họ giọt nước mắt, nén hương thương tiếc, đồng thời làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng hào hùng ấy!

Những người anh hùng ấy chắc chắn phải được vinh danh trong lịch sử Việt tộc.

Chúng tôi thiết tha kêu gọi các nhà làm sử Việt Nam, các học giả đang nghiên cứu thực hiện bộ sách Giáo khoa Tiểu, Trung và Đại học nên tu chỉnh các đoạn sử này để khỏi phụ lòng những anh hùng Việt tộc ở hai quận Cửu Chân và Nhật Nam cùng cả một dòng giống Việt Thường oanh liệt cổ xưa đã hết lòng với tổ tiên Việt tộc trong nổi khốn cùng một ngàn năm đô hộ! Điều này rất cấp thiết.

Chúng tôi đề nghị viết lại các biến chuyển lịch sử Việt Nam nên dựa trên 4 điểm chính sau đây:

1.- VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở PHÍA NAM SÔNG DƯƠNG TỬ GẦN HỒ ĐỘNG ĐÌNH VÀ HỒ PHIÊN DƯƠNG, LÀ MỘT TRONG BA NƯỚC DÒNG BÁCH VIỆT BỊ NHÀ TẦN THÔN TÍNH NĂM 221 TR.CN. NHÀ TẦN ĐỔI THÀNH HUYỆN LÂM ẤP VÀ GỌI VÙNG ĐẤT MỚI CHIẾM LÀ TƯỢNG QUẬN.

2.- SAU ĐÓ MỘT SỐ DÂN VIỆT THƯỜNG Ở HUYỆN LÂM ẤP, TƯỢNG QUẬN THEO ĐƯỜNG THỦY CHẠY VỀ PHÍA NAM. HỌ ĐỔ BỘ LÊN ĐẤT QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN VÀ ĐỊNH CƯ Ở ĐÓ. VÙNG NÀY VỐN LÀ ĐẤT HOANG DÃ Ở VỀ PHÍA NAM CỦA QUẬN NHẬT NAM. NĂM 43, NHÀ HÁN SAI MÃ VIỆN XÂM LĂNG LĨNH NAM, MÃ VIỆN LẬP ĐẤT NÀY LÀ HUYỆN TƯỢNG LÂM, ĐẶT HUYỆN LỆNH CAI TRỊ VÀ CHO NGƯỜI LÂM ẤP CƯ TRÚ Ở ĐÓ. NĂM 192, NGƯỜI LÂM ẤP GIẾT HUYỆN LỆNH TẦU MÀ LẬP QUỐC, ĐẶT KINH ĐÔ Ở KHU TÚC GẦN HUẾ .

3.- NGƯỜI LÂM ẤP TRƯỚC VÀ SAU KHI LẬP QUỐC (102 Tr.CN – 808 S.CN) NHIỀU LẦN LIÊN MINH VỚI DÂN VIỆT CÁC QUẬN NHẬT NAM, CỬU CHÂN VÀ GIAO CHỈ TẤN CÔNG VÀO THÀNH LŨY ĐÔ HỘ TRUNG HOA NHẰM GIẢI PHÓNG VIỆT TỘC THOÁT KHỎI THẢM TRẠNG LỆ THUỘC TRUNG HOA. NHƯNG TIẾC THAY MỌI CỐ GẮNG ĐỀU KHÔNG THÀNH CÔNG. NƯỚC NÀY ĐÃ BỊ TRUNG HOA TIÊU DIỆT VÀO NĂM VÀ BỊ CHIÊM THÀNH CHIẾM KHOẢNG NĂM 808. NƯỚC LÂM ẤP (ĐẤT TƯỢNG LÂM) BỊ CHIÊM THÀNH ĐỔI THÀNH HAI CHÂU Ô, LÝ…

4.- DÂN TỘC VIỆT NAM XÁC NHẬN SỰ SAI LẦM KHI GỌI NHÂN DÂN LÂM ẤP LÀ CHÀM, LÀ GIẶC TRONG QUÁ KHỨ. NAY CHÍNH THỨC VINH DANH VÀ TRI ƠN NGƯỜI LÂM ẤP VÀ NƯỚC LÂM ẤP LÀ ĐỒNG CHỦNG BÁCH VIỆT ĐÃ HẾT LÒNG VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG NỔI KHỐN CÙNG 1000 NĂM LỆ THUỘC TRUNG HOA.

II/10.-VỊ THẾ LÀNG XÃ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN LỆ THUỘC HOA TỘC

Vào giai đoạn này, sự bành trướng của con cháu du mục Hoa tộc đã trở thành một đế quốc cường thịnh bậc nhất của lịch sử Trung Hoa không dừng lại ở đó mà tiếp tục lấn chiếm về phương Nam. Năm 111 tr. CN, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt mở đầu thời kỳ 1000 năm Việt Nam lệ thuộc Trung Hoa.

Một ngàn năm nô lệ Trung Hoa là một thử thách cực kỳ cam go đối với dân tộc Việt Nam sau khi các dân tộc Bách Việt đã lần hồi đánh mất những phần đất rộng lớn ở phía bắc và đại đa số dân chúng đã biến thành Tầu. Và, như chúng ta đã biết, người Việt khi thì ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ, khi thì vùng lên chống trả mãnh liệt. Trước sau có 9 cuộc cách mạng nổi lên giành độc lập, tự chủ mà càng về sau càng dồn dập, quyết liệt, càng có qui củ và tài trí. Cuối cùng thì người Việt đã hóa giải được áp lực đồng hóa khủng khiếp của Hoa tộc đồng thời vươn vai đứng lên với thế giới sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 939.

Do đâu mà người Việt Giao Chỉ thoát được áp lực đồng hóa sau 1000 năm lệ thuộc Hoa tộc mà các dân tộc cùng chung danh xưng Bách Việt đã phải khuất phục trước đó?

Câu trả lời đúng nhất là do họ đã giữ được tinh anh của văn hóa Việt cổ trong hệ thống các bộ tộc, bộ lạc Bách Việt mà về sau được gọi là làng xã mà người Tầu có thể đã xem thường. Người Tầu không biết rằng: sau cái lũy tre tầm thường ấy, khi ở thế tỉnh, làng quê là một cuộc sống êm đềm, hiền hòa, dễ bảo, dễ ăn hiếp; nhưng khi có cơ hội thì nó chuyển qua thế động. Từ làng này qua làng khác, bùng lên như những ngọn sóng thần cuốn phăng xiềng xích nô lệ!

Như đã trình bày ở đoạn trước, sau chiến tranh Trác Lộc các bộ lạc, bộ tộc Miêu nào “theo về” liền được vua Hoàng Đế phong chư hầu hoặc phụ dung với quyền tự trị khá cao mà chính quyền trung ương tôn trọng. Dần dần các chư hầu học thói “thực tiễn cường lực” của du mục, thôn tính lẫn nhau khiến từ hàng vạn chư hầu xuống còn vài ngàn, vài trăm, vài chục rồi thì… 7, 6 nước “lớn”… Cuối cùng chư hầu Tần thống nhất toàn thể lục địa Trung Hoa, thì biệt sắc văn hóa Miêu tộc cổ chuyển thành “văn minh” Trung Hoa, nghĩa là bối cảnh xã hội nông nghiệp nhân chủ, nhân trị và xã hội mẫu hệ theo năm tháng chuyển thành xã hội du mục quân chủ cường lực chuyên chế và xã hội phụ hệ.

Khác với chế độ quân chủ phong kiến của giai đoạn Hạ-Thương-Chu gồm vị Thiên tử chăm lo vỗ về Thiên hạ, đem vương hóa mà thi ân ban đức cho người dân (dù chỉ còn là những giai đoạn rất ngắn ngủi, còn thì đa số chỉ để làm khẩu hiệu, làm kiểng)… dần dần chuyển qua quân chủ chuyên chế mà đỉnh cao là giai đoạn Tần Thủy Hoàng. Sau đó, nhà Hán lại càng ra sức tô bồi cho chế độ tạo thành một định chế quân chủ chuyên chế, tạo thành một truyền thống toàn trị của xã hội Trung Hoa các thời đại về sau.

Khi đô hộ Việt Nam, các triều đình Trung Hoa thường chỉ quan tâm tới hai cấp quận, huyện. Họ đặt chức Thứ sử trông coi guồng máy đô hộ gọi là An Nam Đô Hộ Phủ, các chức Thái thú thì cai trị cấp Quận. Cấp Huyện thì họ đặt chức Huyện lệnh. Toàn bộ đám quan lại này hoàn toàn là người Trung Hoa, chúng cực kỳ gian ác, tham ô, coi người dân còn tệ hơn gia súc. Tuy nhiên, đối với Làng, Xã* thì họ để như cũ, tức là cho tự trị tùy theo truyền thống sẵn có từ xưa gọi là Lệ của mỗi Làng. Truyền thống này quan trọng nhất là thể lệ thành lập cơ quan lãnh đạo chính trị, hành chánh, kinh tế, an sinh… của Làng Xã. Chắc chắn trong thời đô hộ các chức vụ quan trọng của Làng, Xã đã bị bọn quan lại đô hộ Tầu mua chuộc hoặc áp đảo phải làm tay sai cho họ. Họ kiểm soát chặt chẻ bằng một chế độ độc đoán, hung bạo để bảo vệ chính quyền đô hộ và thỏa mãn lòng tham không đáy của bọn này vốn ở xa triều đình trung ương. Rõ ràng, nhờ ở vị thế tự trị này mà các truyền thống văn hóa Làng Xã Việt cổ đã tồn tại.

*Làng, Xã là đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chánh hạ tầng cơ sở của nước ta từ nhiều ngàn năm trước, Làng là ngôn ngữ Việt, Xã là chữ Hán. Tùy theo vị trí mà Làng, Xã còn có nhiều tên khác:

§   Trang, Động, Sách, Trại là những xóm làng tiếp giáp rừng núi hay ở sâu trong rừng, núi.

§   Vạn thì ở vùng ven biển, ven sông chuyên nghề chài lưới, chuyên chở, khuân vác đường sông, đường biển .

§   Phường thường ở các thị trấn đông người, thường làm cùng một nghề (phường nón, phường đúc…)

Thành phần dân chúng của Làng Xã được kể gồm có: Tiểu hoàng nam (trên 18 tuổi), Hoàng nam (trên 20), Nhiêu (từ 50 tuổi), Lão nhiêu (trên 60).Kể từ hạng Nhiêu có thể được bầu vào Hội đồng Hương xã, có giá trị như một nghị viện của Làng để bàn thảo việc Làng, bầu cử các chức vụ trong Làng như Xã trưởng và các chức sắc khác…

Chúng tôi tin chắc rằng ít nhất là hơn một nửa những truyền thống văn hóa của người dân trong các Làng Xã miền bắc và các tỉnh phía bắc miền trung vẫn còn duy trì tốt đẹp. Từ những may mắn đó, Làng Xã Việt tộc đã là nơi phát sinh ra những anh hùng dân tộc và là những căn cứ yểm trợ, huấn luyện và xuất phát những đoàn quân kháng chiến cứu nguy đất nước.

Một điểm son khác, đất bắc và trung Việt Nam vốn là vùng cực nam của văn hóa Động Đình, từ thời Văn Lang đã là nơi dung thân của nhiều nguồn tị nạn xâm lược Hoa tộc mà đa số là thành phần quý tộc Bách Việt và thân nhân của họ. Vì là thành phần trốn chạy, đa số trong các nhóm này nương náu trong các Làng Xã xa nơi thị trấn hoặc cư trú trên các vùng cao nguyên, miền núi… Sự kiện này vô tình giúp cho làng xã Giao Chỉ liên tục được bổ sung tinh hoa văn hóa Bách Việt cũng như tinh thần bất khuất của dân Việt càng ngày càng được củng cố. Nhờ đó mà suốt 1000 năm lệ thuộc, dân tộc Việt không bào giờ lùi bước mà liên tục chống trả cho đến khi toàn thắng.

II/11-KẾT LUẬN II

Văn hóa Bách Việt cổ trong thời kỳ còn trinh nguyên là văn hóa biểu tượng, các loại chữ viết đang còn sơ khai như chữ chân chim, chữ tượng hình, chữ nòng nọc… chỉ mới được dùng để chỉ ra một vài sự kiện trong đời sống thường nhật có hình dạng như những chữ số, trâu bò, nhà cửa, sông núi, mưa nắng… nó chưa đủ khả năng trình bày những ý niệm thuộc về tư tưởng, tâm linh, vốn mang tính trừu tượng.

Cùng với những loại chữ này, người xưa đã dùng những hình vẽ khắc trên mu rùa, hòn sỏi, búa đá, búa đồng, khạp đồng, trống đồng… hoăc những quan niệm nhân sinh, vũ trụ được cài đặt trong các nhân thoại như chuyện ông Bàn Cổ, chuyện Phục Hy, Nữ Oa, Toại Nhân, Hữu Sào, Thần Nông trước chiến tranh Trác Lộc. Hay chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung Chữ Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau chiến tranh Trác Lộc.

Một số khác được cơ chế hóa trong các nghi lễ dân gian như đám cưới, đám giỗ, lễ hội, lễ tết…, trong phong dao, đồng dao, ca dao, hát ru em, thành ngữ… hoặc trong các truyền thống sinh hoạt làng xã, trong phạm vi đình làng. Các học giả cũng tìm thấy trong nhiều loại sách, sử Trung Hoa ghi lại những truyền thống văn hóa, đạo đức, luân lý, tư tưởng Việt cổ. Điển hình trong các bộ Tứ thư, Ngũ kinh, Đạo đức kinh… của Khổng Phu Tử, Lão Tử và học trò của các ông ghi chép lại… Chúng tôi gọi đó là nền văn hóa kỳ diệu của tổ tiên hiền triết Việt tộc.

Nếu quý độc giả chưa đọc Đường Ta Đi từ chương I, có thể khi nghe chúng tôi nói văn hóa tư tưởng Việt tộc cổ tràn ngập trong Kinh sách và đời sống người Trung Hoa, hẳn có vị nhăn mặt cho rằng chúng tôi quá lời đến độ sống sượng! Xin thưa, không quá lời đâu! Không sống sượng đâu! Sự thực chính xác đến độ chính chúng tôi cũng phải ôm đầu kinh ngạc, tiếc nuối cho một gia tài văn hóa cha ông bị cướp đoạt, mạo nhận suốt nhiều ngàn năm. Cho đến ngày nay, con cháu dù đang xữ dụng văn hóa ấy mà vẫn cứ nghĩ rằng mình được ông hàng xóm tàn bạo, điêu ngoa khai hóa, dạy bảo!!!

Giả thử, bây giờ ta đưa vài trăm ngàn người miền Thượng ở Pleku, Kontum, Banmêthuột; đặt họ vào đồng bằng Cửu Long sống giữa đồng bào miền Nam thì họ sẽ có tư tưởng và cuộc sống như thế nào sau một ngàn năm? Chắc chắn họ sẽ suy nghĩ và đời sống giống như người Việt miền Nam. Có thể họ sẽ có những “làng” Gia Rai, “xẽo” Cheo Reo, “xóm” Cái Bà Na…

Ngày nay người Việt dù đang sống hầu như khắp nơi trên đất Mỹ, nhưng cùng đồng thuận rằng Cali là “thủ đô” là “Sàigòn Nhỏ” của dân Việt tỵ nạn và chỉ mới non 30 năm người Việt đã có những suy nghĩ và cuộc sống không khác gì người “Mỹ trắng”. Tôi chọn Mỹ trắng mà không chọn Mỹ Đen, Mễ… vì Mỹ trắng có nếp sống văn minh cao hơn các giống kia. Vậy khi rợ Hoa rớt vào hủ gạo Miêu tộc cách đây 5000 năm ở lục địa Đông Á họ cũng ở trong hoàn cảnh y hệt những điều chúng tôi vừa nói trên. Cái đáng buồn là vì họ quá mạnh quá gian ác trong khi Miêu thì quá hiền nên văn hóa Miêu bị đóng dấu “made in China” mà thôi.

Ngày nay, nếu chúng ta tìm học tư tưởng người xưa thành hệ thống, sàng sẩy, chọn lọc, khai triển, phối hợp với những hiểu biết của nhân loại ngày nay, chúng tôi tin chắc rằng đất nước Việt Nam sẽ có một minh triết chủ đạo chẳng những trong công cuộc kiến tạo, dựng xây quốc gia dân tộc mà còn quảng bá cho thế giới ngày nay. Cố triết gia Lương Kim Định gọi đó là Việt đạo là triết lý An vi với hướng đi nhân chủ, nhân trị trong một xã hội bình sản, tự do và dân chủ hoàn mỹ.

Mở rộng tầm mắt nhìn quanh, những định chế tổ chức của các nước trên thế giới ngày nay đã đưa con người đi vào tình trạng lệ thuộc tất cả, nghĩa là không nô lệ thần minh thì cũng nô lệ vật chất hoặc vất bỏ tất cả… Đó là con đường thoái thác quyền làm Người!

Ông Cao Bá Quát, một nhân tài văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18 đã phải thốt lên trước những lễ cầu đảo rềnh rang của triều đình vua Tự Đức:

Thần thánh chi chi kệ!
Không nhân đếch có ra Người!

Triết gia Kim Định vốn là một linh mục Công giáo đã rất can đảm khi viết:

“Trời có việc của Trời, Đất có việc của Đất, Người có việc của Người. Nay bỏ cái khả năng của Người mà đi cầu cái khả năng của Trời, Đất thì có lầm chăng?”

 

Trở lại

 

 


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
Đỗ Thành - ngày 09 /09 /2009

 

 

Sinocentric system
Chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm
cosmography Huaxia and the Siyi:
Dongyi in the east,
Nanman in the south,
Xirong in the west,
and Beidi in the north.

The Sinocentric system was a hierarchical system of international relations that prevailed in East Asia before the adoption of the Westphalian system in modern times. Surrounding states such as Japan (which cut off its vassal relationship with China during the Asuka period, because it regarded itself as an equal and individual culture), Korea, the Ryukyu Kingdom, and Vietnam were regarded as vassals of China. Relations between the Chinese Empire and these peoples were interpreted as tributary relationships under which these countries offered tributes to the Emperor of China. Areas not under Sinocentric influence were called Huawai zhi di (化外之地; "lands outside of civilization").

At the center of the system stood China, ruled by a dynasty that had gained the Mandate of Heaven. This "Celestial Dynasty", distinguished by its Confucian codes of morality and propriety, regarded itself as the most prominent civilization in the world; the Emperor of China was considered the only legitimate emperor of the entire world (all lands under heaven). Under this scheme of international relations, only China could use the title of emperor whereas other states were ruled by kings.[4] Chinese emperors were considered the Son of Heaven. The Japanese use of the term Tennō (天皇; "heavenly sovereign") for the rulers of Japan was a subversion of this principle. Throughout history, Koreans have sometimes referred to their rulers as king, conforming with traditional Korean belief of the Posterity of Heaven.

Identification of the heartland and the legitimacy of dynastic succession were both essential aspects of the system. Originally the center was synonymous with the Zhongyuan, an area that was expanded through invasion and conquest over many centuries. The dynastic succession was at times subject to radical changes in interpretation, such as the period of the Southern Song when the ruling dynasty lost the traditional heartland to the northern barbarians. Outside the center were several concentric circles. Local ethnic minorities were not regarded as "foreign countries". However, they were governed by their native leaders called tusi, subject to recognition by the Chinese court, and were exempt from the Chinese bureaucratic system.

Outside this circle were the tributary states which offered tributes to the Chinese emperor and over which China exercised suzerainty. Under the Ming dynasty, when the tribute system entered its peak, these states were classified into a number of groups. The southeastern barbarians (category one) included some of the major states of East Asia and Southeast Asia, such as Korea, Japan, the Ryukyu Kingdom, Vietnam, Thailand, Champa, and Java. A second group of southeastern barbarians covered countries like Sulu, Malacca, and Sri Lanka.[5] Many of these are independent states in modern times.

In addition, there were northern barbarians, northeastern barbarians, and two large categories of western barbarians (from Shanxi, west of Lanzhou, and modern-day Xinjiang), none of which have survived into modern times as separate or independent polities.

The situation was complicated by the fact that some tributary states had their own tributaries. Laos was a tributary of Vietnam while the Ryukyu Kingdom paid tribute to both China and Japan. Tsushima Island was also a tributary of the Goryeo and Joseon dynasties of Korea.

Beyond the circle of tributary states were countries in a trading relationship with China. The Portuguese, for instance, were allowed to trade with China from leased territory in Macau but did not officially enter the tributary system. During the Qing dynasty's rule of Taiwan, some Qing officials have used the term Huawai zhi di to refer to Taiwan (Formosa), specifically to areas in Taiwan that have yet to be fully cultivated, developed and under the control of the Qing government.[6][7]

While Sinocentrism tends to be identified as a politically inspired system of international relations, in fact it possessed an important economic aspect. The Sinocentric tribute and trade system provided Northeast and Southeast Asia with a political and economic framework for international trade. Countries wishing to trade with China were required to submit to a suzerain-vassal relationship with the Chinese sovereign. After investiture (冊封; cèfēng) of the ruler in question, the missions were allowed to come to China to pay tribute to the Chinese emperor. In exchange, tributary missions were presented with return bestowals (回賜; huícì). Special licences were issued to merchants accompanying these missions to carry out trade. Trade was also permitted at land frontiers and specified ports. This Sinocentric trade zone was based on the use of silver as a currency with prices set by reference to Chinese prices.

The Sinocentric model was not seriously challenged until contact with the European powers in the 18th and 19th century, in particular after the First Opium War.[citation needed] This was partly due to the fact that sustained contact between the Chinese Empire and other empires of the pre-modern period was limited. By the mid 19th century, imperial China was well past its peak and was on the verge of collapse.

In the late 19th century, the Sinocentric tributary state system in East Asia was superseded by the Westphalian multi-state system.[8] Responses of other countries[edit]

See also: Hua–Yi distinction § Conceptualisation of the Hua–Yi distinction in non-Chinese states

Within Asia, the cultural and economic centrality of China was recognized and most countries submitted to the Sinocentric model, if only to enjoy the benefits of a trading relationship. However, clear differences of nuance can be discerned in the responses of different countries. Korea[edit]

Until the era of the Three Kingdoms of Korea, Southern Korean states had been protected from Chinese invasions by militarily powerful Northern Korean states such as Goguryeo which ruled the northern region of Korean peninsula and Manchu. Goguryeo considered itself as an equally supreme state as China and adopted its own centric system to adjacent countries. Refusing to pay any tributes and continuing to conquer eastern territories of China altogether incurred a series of massive Chinese invasions of Goguryeo from 598 to 614, which ended disastrously and they mainly contributed to the fall of Chinese Sui dynasty in 618. Such numerous defeats of the Chinese raised the sense of ethnic superiority in Goguryeo and further expansions into the Chinese territories continued.[citation needed]

After Goguryeo was collapsed by the allied forces of Silla, one of the Three Kingdoms of Korea, and the Tang dynasty in 668, Silla, now being the sole ruler of Korean peninsula, more readily started the tribute system between Silla and Tang. However, such ties between two countries were greatly weakened after Silla's submission to Goryeo who claimed to succeed Goguryeo.

Goryeo's relationship with Chinese Song dynasty remained equal but close and very profitable bilateral trade prospered without the tribute system as Goryeo's ginseng was highly priced in China whereas Chinese silks were popular in Goryeo. This peaceful relationship ended when Mongol invasions of Korea, as a part of a general campaign to conquer China and rest of Asia, occurred in 1231. After 30 years of fierce resistance, both Goryeo and Mongols finally sued for peace and became a dependency of the Mongol Yuan dynasty under Mongol influences of the Goryeo royal courts. Soon after the weakening of Yuan dynasty, Goryeo retook their lost territories from the Mongol Empire by military campaigns and regained her sovereign rights.

During the Joseon dynasty (1392–1910) period, however, they encouraged the entrenchment of Korean Confucian ideals and doctrines in Korean society and voluntarily entered herself into the Sinocentric system. After the Ming dynasty, which regarded itself as huá (華), cultured civilization was considered to have collapsed under the invasion of the Qing from Manchuria, who were considered barbarian (夷) in 1644. The Ming was thought of as the last true Sino culture (中華).[9]

The Sinocentrism in Joseon came to an end in the 19th century when the Korean Empire was proclaimed by Emperor Gojong. Ever since, Sinocentrism, known as Junghwa-sasang (중화사상; 中華思想) in Korea, has been regarded as an example of the imprudent and disdainful delusions of the Joseon dynasty.[citation needed]

This started with the simultaneous influx of European culture and the decline of the Qing dynasty in the early 19th century. It had been claimed by many historians and philosophers in Korea that the acceptance of Confucianism as a state ideology was the main contribution to military weakness and resultant external aggressions in the Joseon dynasty.

Vietnam

The various levels of administrative influence of Imperial China.

The Painting of Foreign Countries (外國圖) in the 18th century with Revival Lê dynasty as "middle state" (中國). Vietnam (Dai Viet) had an intimate but not always peaceful relationship with China. Vietnam, originally independent, was part of various Chinese dynasties and kingdoms for approximately 900 years before gaining independence in the 10th century. In subsequent centuries the Vietnamese drove out Chinese invaders on a number of occasions, to the extent that conflict with China may be seen as one of the main themes of Vietnamese history.

However, Vietnam was also heavily Sinicized, adopting most aspects of Chinese culture, including the administrative system, architecture, philosophy, religion, literature of China, and even a general cultural outlook. Classical Chinese (Hán tự) was adopted as national writing system since Triệu Dynasty. Vietnamese merchants along with Chinese merchants had the important roles in spreading of Hanzi and Confucianism to the world. First Vietnamese reached the Persian shores in the late 1st century. Vietnam persistently identified itself in relation to China, regarding itself as the kingdom of the south as against China in the north, as seen in this line from a poem (in Classical Chinese) by General Lý Thường Kiệt (李常傑) (1019–1105): Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư. (南國山河南帝居), which means "Over mountains and rivers of the South reigns the Emperor of the South".

In adopting Chinese customs, the Vietnamese court also began to adopt Sinocentric world view during the expanding Le and Nguyen dynasties. "Trung Quốc" 中國 was used as a name for Vietnam by Emperor Gia Long in 1805.[10] It was said "Hán di hữu hạn" 漢夷有限 ("the Vietnamese and the barbarians must have clear borders") by the Gia Long Emperor (Nguyễn Phúc Ánh) when differentiating between Khmer and Vietnamese.[11] Minh Mang implemented an acculturation integration policy directed at minority non-Vietnamese peoples.[12] Thanh nhân 清人 was used to refer to ethnic Chinese by the Vietnamese while Vietnamese called themselves as Hán nhân 漢人 in Vietnam during the 1800s under Nguyễn rule.[13] Cambodia was regularly called Cao Man Quốc (高蠻國), the country of "upper barbarians". In 1815, Gia Long claimed 13 countries as Vietnamese vassals, including Luang Prabang, Vientiane, Burma, Tran Ninh in eastern Laos, and two countries called "Thủy Xá Quốc" and "Hỏa Xá Quốc", which were actually Malayo-Polynesian Jarai tribes living between Vietnam and Cambodia. Mirroring the Chinese model, the Vietnamese court attempted to regulate the presentation of tribute to the Vietnamese court, participation in New Year and emperor's birthday ceremonies, as well as the travel routes and size of tributary missions.[14]

Vietnamese Nguyen Emperor Minh Mạng sinicized ethnic minorities such as Khmer and Cham, claimed the legacy of Confucianism and China's Han dynasty for Vietnam, and used the term Han people 漢人 (Hán nhân) to refer to the Vietnamese.[15] Minh Mang declared that "We must hope that their barbarian habits will be subconsciously dissipated, and that they will daily become more infected by Han [Sino-Vietnamese] customs."[16] These policies were directed at the Khmer and hill tribes.[17] The Nguyen lord Nguyen Phuc Chu had referred to Vietnamese as "Han people" in 1712 when differentiating between Vietnamese and Chams.[18] The Nguyen Lords established đồn điền after 1790. It was said "Hán di hữu hạn" 漢夷有限 ("the Vietnamese and the barbarians must have clear borders") by the Gia Long Emperor (Nguyễn Phúc Ánh) when differentiating between Khmer and Vietnamese.[11] Minh Mang implemented an acculturation integration policy directed at minority non-Vietnamese peoples.[12] Thanh nhân 清人 or Đường nhân 唐人 were used to refer to ethnic Chinese by the Vietnamese while Vietnamese called themselves as Hán dân 漢民 and Hán nhân 漢人 in Vietnam during the 1800s under Nguyễn rule.[13]

Chinese style clothing was forced on Vietnamese people by the Nguyễn.[19][20][21][22][23][24] Trousers have been adopted by White H'mong.[25] The trousers replaced the traditional skirts of the females of the White Hmong.[26] The tunics and trouser clothing of the Han Chinese on the Ming tradition was worn by the Vietnamese. The Ao Dai was created when tucks which were close fitting and compact were added in the 1920s to this Chinese style.[27] Trousers and tunics on the Chinese pattern in 1774 were ordered by the Nguyễn Phúc Khoát to replace the sarong type Vietnamese clothing.[28] The Chinese clothing in the form of trousers and tunic were mandated by the Vietnamese Nguyen government. It was up to the 1920s in Vietnam's north area in isolated hamlets wear skirts were worn.[29] The Chinese Qin and Han Dynasty state clothing was ordered to be adopted by Vietnamese military and bureaucrats since Vietnam under Triệu rule Triệu Đà (179 BC).[30]

Chinese influence waned as French influence rose in the 19th century, and Vietnam eventually abolished the Imperial examinations and stopped using Chinese characters and the related Chữ Nôm script in the 20th century in official.

Japan

In Japan, an ambivalent tone was set early in its relationship with China. Shōtoku Taishi (574–622), Prince Regent of Japan, is famous for having sent a letter to the Emperor of China starting with the words: "The Emperor of the land where the sun rises sends a letter to the Emperor of the land where the sun sets to ask if you are healthy" (日出處天子致書日沒處天子無恙云云). This is commonly believed as the origin of the name Nihon (source of the sun), although the actual characters for Nihon (日本) were not used. Not long after this, however, Japan remodeled its entire state and administrative apparatus on the Chinese system under the Taika Reform (645), the beginning of a period of Chinese influence on many aspects of Japanese culture until Imperial Japanese embassies to China were abolished in 894.

In 1401, during the Muromachi period (室町時代), the shōgun Yoshimitsu (足利義満) restarted the lapsed tribute system (1401), describing himself in a letter to the Chinese Emperor as "Your subject, the King of Japan" while also a subject of the Japanese Emperor. The benefit of the tribute system was a profitable trade. The trade was called Kangō[31] trade (means tally trade[31]) and Japanese products were traded for Chinese goods. This relationship ended with the last envoy of Japanese monk Sakugen Shūryō in 1551,[32][33] which was Ashikaga Yoshiteru's era, including a 20 years suspension by Ashikaga Yoshimochi.[clarification needed] These embassies were sent to China on 19 occasions. During the Mongol-led Yuan dynasty of China, Japan thought of China as no longer a genuine Chinese land.[34] Subsequently, Japan often used the names "China" and "Huaxia" to refer to itself.[34]

In the years 1592–1593, Toyotomi Hideyoshi, having unified Japan, tried to conquer Korea as a prelude to conquering Ming China. The attempt to conquer "all under heaven" (itself a sinocentric concept identifying China as "the world") ended in failure. Japanese responses to Sinocentric concepts have not always been so straightforward. The Mongol invasions in 1274 and 1281 evoked a national consciousness of the role of the kamikaze (神風) in defeating the enemy. Less than fifty years later (1339–43), Kitabatake Chikafusa wrote the Jinnō Shōtōki (神皇正統記, 'Chronicle of the Direct Descent of the Divine Sovereigns') emphasizing the divine descent of the imperial line. The Jinnō Shōtōki provided a Shinto view of history stressing the divine nature of Japan and its spiritual supremacy over China and India.

In the Tokugawa era, the study of Kokugaku (国学) arose as an attempt to reconstruct and recover the authentic native roots of Japanese culture, particularly Shintoism, excluding later elements borrowed from China. In 1657, Tokugawa Mitsukuni established the Mito School, which was charged with writing a history of Japan as a perfect exemplar of a "nation" under Confucian thought, with the emphasis on unified rule by the emperors and respect for the imperial court and Shinto deities.

In an ironic affirmation of the spirit of Sinocentrism, claims were even heard that the Japanese, not the Chinese, were the legitimate heirs of Chinese culture. Reasons included that the Imperial House of Japan never died out comparing to the rise and fall of Chinese monarchs in the past, and that Japan was free of barbarism like Qing Dynasty's forced adoption of Manchu queue and clothing on Han Chinese after 1644. Combined with Shintoism, came the concept of "Shinkoku/the Divine Kingdom (神國). In the early Edo period, neo-Confucianist Yamaga Sokō asserted that Japan was superior to China in Confucian terms and more deserving of the name "Chūgoku". Other scholars picked this up, notably Aizawa Seishisai, an adherent of the Mito School, in his political tract Shinron (新論 New Theses) in 1825.

As a country that had much to gain by eclipsing Chinese power in East Asia, Japan in more recent times has perhaps been most ardent in identifying and demolishing what it dismissively calls Chūka shisō (中華思想), loosely meaning "Zhonghua ideology". One manifestation of Japanese resistance to Sinocentrism was the insistence for many years in the early 20th century on using the name Shina (支那) for China, based on the Western word 'China', in preference to Chūgoku (中国 Central Country) advocated by the Chinese themselves.

Burma

Unlike East Asian states, which communicated in written Chinese, Burma used a different written language in its communications with China. While China consistently regarded Burma as a vassal, Burmese records indicate that Burma considered itself as China's equal. Under the Burmese interpretation, Burma was the "younger brother" and China was the "elder brother".[35] This belief still survives today in Burma, and has even spread to China as the ties between the two countries grow closer.[citation needed]

Thailand

Thailand was always subordinate to China as a vassal or a tributary state from the Sui dynasty until the Taiping Rebellion of the late Qing dynasty in the mid-19th century.[36] The Sukhothai Kingdom established official relations with the Yuan dynasty during the reign of King Ram Khamhaeng.[37] Wei Yuan, the 19th century Chinese scholar, considered Thailand to be the strongest and most loyal of China's Southeast Asian tributaries, citing the time when Thailand offered to directly attack Japan to divert the Japanese in their planned invasions of Korea and the Asian mainland, as well as other acts of loyalty to the Ming dynasty.[38] Thailand was welcoming and open to Chinese immigrants, who dominated commerce and trade, and achieved high positions in the government.[39]

Sri Lanka

The Kandyan Kingdom was a tributary state of the Ming Empire for many decades. It was during this period that Chinese hegemony was most impactful on Kandyan politics and commerce.[40] Sri Lankan kings provided tribute to Chinese emperors in the form of pearls, Filigreed gold, gems, ivory and valances. Notably, Parakramabahu VI of Kotte established relations with China in 1416 to appease the Yongle Emperor and to win his support and integrate himself with the Chinese emperor following the Ming–Kotte War.[41] Sri Lanka, like Japan, was considered yuanyi (remote foreigners; 遠夷) in jueyu (remote territories; 絕域) under the Imperial Chinese Tributary System.[42][43]

Europe

One of the most historically well-known official encounter between Sinocentric attitudes and Europeans was the Macartney Embassy of 1792–93, which sought to establish a permanent British presence in Peking and establish official trade relations.[44] The rejection of the Chinese Emperor to the British overtures and the British refusal to kowtow to the Emperor has passed into legend in British and Chinese folklore. In response to the British request to recognise Macartney as official ambassador, the Emperor wrote:[45] The Celestial Empire, ruling all within the four seas, simply concentrates on carrying out the affairs of Government properly ... We have never valued ingenious articles, nor do we have the slightest need of your country's manufactures, therefore O King, as regards to your request to send someone to remain at the capital, which it is not in harmony with the regulations of the Celestial Empire – we also feel very much that it is of no advantage to your country.

Cultural Sinocentrism

In a cultural sense, Sinocentrism can refer to the tendency among both Chinese and foreigners to regard the culture of China as more ancient than or superior to other cultures. This often involves regarding neighboring countries as mere cultural offshoots of China. The geographical dimension of traditional Sinocentrism was highlighted by Chinese reactions to the publication of the first world map by the Jesuit missionary Matteo Ricci (1552–1610):

Lately Matteo Ricci utilized some false teachings to fool people, and scholars unanimously believed him...take for example the position of China on the map. He puts it not in the center but slightly to the West and inclined to the north. This is altogether far from the truth, for China should be in the center of the world, which we can prove by the single fact that we can see the North Star resting at the zenith of the heaven at midnight.[46][47]

In the late Ming and Qing dynasties, there was a belief in Chinese cultural circles that knowledge entering China from the West had already existed in China in the past. This trend of thought was known in Chinese as xi xue zhong yuan (Chinese: 西學中源; pinyin: Xīxué Zhōng yuán; lit. 'Western knowledge has Chinese origins'). Xi xue zhong yuan was a way to not only enhance the prestige of ancient Chinese learning, but also that of Western learning and make it more acceptable to the Chinese at that time.[48]

One notable example was Chouren Zhuan (Chinese: 疇人傳; pinyin: Chuórén zhuàn; lit. 'Biographies of Astronomers and Mathematicians'), a book by the Qing dynasty scholar Ruan Yuan which adopted the point of view that some Western sciences had an ancient Chinese origin. Scholars such as Ruan saw astronomy and mathematics as a key to deciphering the ancient classics. Until the Sino-Japanese War, some intellectuals believed that some of the sciences and technologies coming from Europe were actually lost ancient Chinese knowledge. The Chinese have abandoned the idea of xi xue zhong yuan since the early 20th century.[49]

Cultural Sinocentrism was the political and cultural core of the region: traditional Chinese language and writing system, ideological frames of the Confucian social and familial order; legal and administrative systems; Buddhism and the art of historiography were used in China, the Korean peninsula (Korean Confucianism) and also Vietnam.[46]

Indigenous criticism[edit]

Followers of Chinese Buddhism were some of the fiercest critics of Sinocentrism, since they followed a religion that originated in India, rather than China. The monk Zhiyi (538–597 CE) referred to China as "Zhendan" (震旦; Zhèndàn), rather than by any epithet for China that emphasized China's centrality, such as Zhōngguó (the modern name of China, 中國; 中国; Zhōngguó) or Zhonghua (中華; 中华; Zhōnghuá). "Zhendan" originated in a transcription of the Sanskrit word for China, चीनस्थान, cīnasthāna. Another anti-Sinocentric name for China used by Buddhists was "country of the Han" (漢国; 汉国; Hàn-guó) or "region of the Han".[50] Reacting to an insecurity against China's indigenous religions of Confucianism and Daoism, Buddhists in China asserted[when?] that Confucius and Yan Hui were avatars of the Buddha, and that Confucianism was merely an offshoot of Buddhism. When Buddhists had influence in the court, such as in the minority-led Yuan dynasty, they successfully persuaded the imperial governments to censor and destroy Daoist texts. They especially hated the Huahujing, which made the opposite argument to that of the Buddhists; that Buddhism was an offshoot of Daoism.[51]

Liu Ji, one of the key advisors of the Ming-dynasty founder Zhu Yuanzhang, generally supported the idea that while the Chinese and the non-Chinese are different, they are actually equal. Liu was therefore arguing against the idea that the Chinese were and are superior to other people.[52]

Culturally, one of the most famous attacks on Sinocentrism and its associated beliefs was made by the author Lu Xun in The True Story of Ah Q, in which the protagonist is humiliated and defeated; satirizing the ridiculous way in which he claimed "spiritual victories" in spite of this.[53]

Today

The influence of the Sinocentric model of political relations and Sinocentric belief in cultural superiority (especially against the West) declined in the 19th century. The Sinocentric ideology suffered a further blow when Imperial Japan, having undergone the Meiji Restoration, defeated China in the First Sino-Japanese War. As a result, China adopted the Westphalian system of equal independent states.[54]

In modern Chinese foreign policy, the People's Republic of China has repeatedly stated that it will never seek to establish hegemony beyond its borders(Chinese: 永不称霸).[55] However, some historians, such as John Friend and Bradley Thayer believe there are individuals in the Chinese government who doggedly hold onto Sinocentric beliefs.[56] Chinese Communist Party General Secretary Xi Jinping's has called for a 'pan-Asian security concept', which has been compared to Imperial Japan by commentators.[57][58]

Related concepts

Successive peoples from the north, such as the Xianbei, Jurchens, Mongols,[59] or Manchus, were quite willing to place themselves at the center of the model, although they were not always successful. The Xianbei empires during the Southern and Northern dynasties, for example, regarded the Han Chinese regimes of southern China as "barbarians" because they refused to submit to Xianbei rule. Similarly, the Manchu Qing dynasty regarded the Westerners they encountered during the mid-19th century as "barbarians" due to their "uncouth manners".[60] Sinocentrism is not synonymous with Chinese nationalism. The successive dynasties in China's history were Sinocentric in the sense that they regarded Chinese civilization to be universal in its reach and application.[citation needed] Chinese nationalism, in contrast, is a more modern concept (nationalism) focused primarily on the idea of a unified, cohesive, and powerful Chinese nation, as one of the nations of the world.

• Chinese expansionism
• East Asian cultural sphere
• Emperor at home, king abroad
• Han chauvinism
• Hua–Yi distinction
• Khan of Heaven
• Language Atlas of China
• List of recipients of tribute from China
• List of tributary states of China
• Pax Sinica
• Secession in China
• Sinicization
• Sinology
• Sojunghwa
• Tributary system of China

https://en.wikipedia.org/wiki/Sinocentrism

Chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm

Bách khoa toàn thư - Wikipedia

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 5/2021)

Bài viết này hay đề mục của nó hiện đang trong quá trình mở rộng, phát triển, hoặc cũng có thể đang trong quá trình đại tu lớn. Bạn cũng có thể giúp xây dựng bài viết này bằng cách hỗ trợ sửa đổi. Nếu bài viết này hay đề mục của nó không được sửa đổi gì trong vài ngày, vui lòng gỡ bản mẫu này xuống.

Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này và bạn đang sửa đổi liên tục, hãy nhớ thay bản mẫu này bằng bản mẫu {{đang sửa đổi}} trong suốt các phiên sửa đổi. Hãy nhấn vào liên kết này để xem các tham số bản mẫu.

Sửa đổi cuối: Băng Tỏa (thảo luận · đóng góp) vào 21 ngày trước. (làm mới)

Chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm đề cập tới một hệ tư tưởng cho rằng Trung Quốc là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của thế giới. Tổng quan và bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử, chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm có thể đề cập đến chủ nghĩa vị chủng xã hội và văn hóa Hán, hoặc khái niệm hiện đại về Trung Hoa dân tộc, phổ biến trong giới tinh hoa Trung Quốc cho tới tận cuối thời nhà Thanh. Khái niệm này dần biến mất vào thế kỷ 19, chịu thêm một vài đòn tác động mạnh vào thế kỷ 20, và kết quả là không còn được phổ biến rộng rãi với người Trung Quốc ngày nay.

Trong thời tiền hiện đại, người ta thường coi Trung Quốc là nền văn minh tân tiến nhất trên thế giới, và các nhóm dân tộc bên ngoài hoặc các quốc gia khác đều không được văn minh ở nhiều mức độ khác nhau, một kiểu phân biệt gọi là Hoa Di chi biện.

Hệ thống Trung Quốc trung tâm chủ nghĩa

Hệ thống Trung Quốc trung tâm là một hệ thống thứ bậc các mối quan hệ quốc tế rất phổ biến ở Đông Á trước khi hệ thống Westphalian được áp dụng trong thời hiện đại.

Các quốc gia láng giềng như

Nhật Bản (đã cắt đứt quan hệ chư hầu với Trung Quốc vào thời kỳ Asuka, vì tự coi mình là một nền văn hóa bình đẳng, riêng biệt),

Đại Hàn, Vương quốc Lưu Cầu và Việt Nam được coi là nước chư hầu của Trung Quốc.

Mối quan hệ của Đế quốc Trung Quốc với các nước chư hầu được hiểu là mối quan hệ triều cống, mà theo đó mỗi nước chư hầu đều phải dâng cống phẩm cho Hoàng đế Trung Quốc. Những khu vực không chịu ảnh hưởng của hệ thống trung tâm Trung Quốc thì được gọi là 'Hoa ngoại chi địa'.

Cái gọi là Trung tâm của hệ thống Trung Quốc thì Trung Quốc được cai trị bởi một triều đại giành được Thiên mệnh, gọi là "Thiên triều". Thiên triều. Cái đặc biệt của tuân theo những đạo lý và phép tắc Nho giáo, vì đó được coi là nền văn minh nổi bật nhất thế giới; và Hoàng đế Trung Quốc là hoàng đế hợp pháp duy nhất trên khắp thiên hạ.

Theo cách sắp xếp mối quan hệ ngoại giao trên, chỉ có Trung Quốc mới được sử dụng tước hiệu hoàng đế còn các quốc gia khác thì được cai trị bởi những vị quốc vương.

Hoàng đế Trung Quốc được coi là Thiên tử.

Nguyên tắc này bị phá bỏ khi người Nhật dùng chữ 'Thiên hoàng" để gọi nhà cai trị Nhật Bản.

Trong suốt chiều dài lịch sử, người Đại Hàn đã từng gọi vị vua cai trị của họ là Thái vương, phù hợp với tín ngưỡng Thiên tôn.


float: left

Thấy quân Tần tiến sang quá đông đảo, vua Mân Việt bỏ chạy.
Vùng này rơi vào tay quân Tần. Quân Tần đã chiếm đóng vùng này tới khi bị Hán diệt.
Đạo quân Tần này đã thành công trong việc xâm chiếm Mân Việt và Đông Việt, hai nước này bị đặt là quận Mân Trung, gồm tỉnh Phúc Kiến và phía nam tỉnh Chiết Giang ngày nay.


Việc xác định miền đất trung tâm và tính kế tục triều đại hợp pháp đều là những khía cạnh thiết yếu trong hệ thống Trung Quốc trung tâm. Ban đầu miền đất trung tâm này đồng nghĩa với vùng Trung Nguyên, một khu vực được mở rộng thông qua các cuộc xâm lược và chinh phục trong nhiều thế kỷ. Tính kế tục của triều đại đôi khi phải chịu những thay đổi căn bản trong cách giải thích, chẳng hạn như vào thời Nam Tống khi triều đại cai trị đánh mất miền đất trung tâm truyền thống vào tay rợ phương bắc. Bao quanh miền đất trung tâm là một số vòng tròn đồng tâm. Các dân tộc thiểu số địa phương không được tính là "ngoại quốc". Tuy nhiên, chúng được quản lý bởi những nhà lãnh đạo bản xứ gọi là thổ ty, được triều đình Trung Quốc công nhận và được miễn trừ khỏi hệ thống quan liêu Trung Quốc.

Bên ngoài vòng tròn đầu tiên là các nước chư hầu phải dâng triều cống cho Hoàng đế Trung Quốc. Qua hoạt động triều cống, Trung Quốc thể hiện quyền bá chủ khu vực của mình. Dưới thời nhà Minh, khi hệ thống triều cống đạt tới đỉnh cao, các nước triều cống được phân thành nhóm. Nhóm nước chư hầu đông nam thứ nhất bao gồm một số nước lớn ở Đông Á và Đông Nam Á, như Triều Tiên, Nhật Bản, Vương quốc Lưu Cầu, Việt Nam, Thái Lan, Champa và Java. Nhóm nước chư hầu đông nam thứ hai gồm các nước như Sulu, Malacca và Sri Lanka. Nhiều nước trong số này là các quốc gia độc lập thời hiện đại.

Ngoài ra, còn nhóm nước chư hầu phía bắc, đông bắc, và hai nhóm lớn phía tây (từ Sơn Tây, phía tây Lan Châu, và Tân Cương ngày nay). Không có quốc gia nào trong các nhóm kể trên tồn tại tới thời hiện đại với tư cách là một chính thể độc lập hoặc riêng biệt.

Tình hình phức tạp do chính một số nước triều cống lại có các chi lưu triều cống của riêng họ. Thể loại:

• Chủ thuyết và chủ nghĩa 'dĩ Hoa vi trung'


Tứ Di

• Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 30 tháng 5 năm 2021 lúc 23:02.

This entry needs to be supplemented with more sources. ( June 5, 2012 )

Please help to add various reliable sources to improve this entry. Unverifiable content may be removed due to objections.

Caused by users: please search the entry titled (Source Search: "Chinese centralism" - web, news, books, academic, images) to more reliable sources of the existence of the subject, on a test network (determination guide).

This entry introduces the centrism of China's geopolitical regime. For the doctrine of the Chinese Han Cultural Center, please see " Hua Yi Order ".

A map of the world that puts China in the center ("The General Map of the World").

Shiyi Map

China centrism (English: Sinocentrism), is considered "China" (including the geographical concept of ancient China as well as in today's modern concept of state China) is the world's civilization, the center of one concept, is the ancient Chinese a world view. The ancient Han cultural circle also used Chinese etiquette and customs, national systems, and moral standards as the standards of civilization, and this concept was not overthrown until the late Qing Dynasty was forced to open the country by Western powers. In the Middle Ages, many nations had the same cultural centralism as China.


align="left
Người Việt Nam gọi Lĩnh Nam là vùng đất gồm Quảng Tây, Quảng Đông và Việt Cổ là Bắc Việt ngày nay, vì trong cổ sử của nước Việt nói về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng như sau:
“Trưng Nữ Vương tuy đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong”.






In political terms, China-centrism is the ancient Chinese dynasties core external relations. Words such as "China", "Zhonghua", "Zhongtu", "Sihai" and "Siyi" appearing in ancient to modern classics also belong to a certain sense of Chinese centrism. The area where the Central Plains live is in the center of the world, and the ethnic groups outside of China are called "people outside the Huaxia" or "barbarians" (historically known as "Siyi", namely Dongyi, Nanban, Xirong, and Beidi). [1] Under this idealism, the emperor of China is the emperor, the dynasty of China is the "Heavenly Dynasty" or "Shangguo", and the relationship between other nations and China is the relationship between the tribute state and the vassal state, and its leader can only be called king. In the history of East Asia, apart from tribal countries organized by nomads, there are few cases where small neighboring countries can challenge China's dominance in East Asian diplomacy.

In this system, successive dynasties regarded themselves as the center of civilization. Radiating from the center to the outside, there are different levels according to the degree of "civilization". In turn, they include: Fan, Miao, Yi and local chieftains who have lived in the land for the world and guarded the territory of the country; the vassal vassals who guard the gates and pay tribute and claim the vassal;

table of Contents

→ • 1. Geographical Chinese Centrism
→ • 2. Cultural Chinese centrism
o 2. 1 The origin of the pre-Qin era
o 2. 2 National Chinese centrism
o 2. 3 China Centrism in Clothing
o 2. 4 Customary China-centrism
o 2. 5 Institutional China Centrism
o 2. 6 Linguistic Chinese centrism
o 2. 7 Reject foreign teachers heresy
o 2. 8The Decline of Chinese Centrism in Qing Dynasty
o 2. 9The Revival of China Centralism in the People's Republic of China
→ • 3 Centrism in other areas of ancient times
o 3. 1Japan and North Korea
o 3. 2Mongolian Plateau


Geographical China Centrism

In China, during the Xia, Shang and Wednesday dynasties, it referred to the Luoyang area, so that "the past three generations of residence were all between Heluo." [2] Dayu took the Gaoshan and Luoyang areas as the geographical and administrative centers, and divided the East Asian continent into nine blocks, known as Chixian Shenzhou (later the Han area). [3] "Yugong" Jiuzhou, Yuzhou is in the center. Luoyang is located in the middle of the Central Plains, so Luoyang and China are often interchangeable. As Luoyang Zhou central region of the capital, when Zhou Wang from Duke and Zhaogong started after construction wangcheng. At the time of King Wu of Zhou, the Zhou dynasty's intention to establish its political center in the eastern region had been formed. He Zun:

The king of Weiwu, who was against Dayi merchants, reported to the sky, saying: “Yu Qi’s residence is in China, and the people of Zi Yi.” The Yiluo region with Luoyi (now Luoyang) as its geographic core can be said to be China The ancient "in the world". Therefore, the term "Heluo" comes from the "Hinterland of Kyushu" - Luoyang, which "lives in the world" geographically. The Guheluo area is centered on the Luoyang Basin, west to Tongguan and Huayin, east to Xingyang and Kaifeng, south to Ru and Ying, and north across the Yellow River to Jinnan and Jiyuan. The geographical range is 34° to 35° north latitude. The area between 110° and 114° east longitude, within the west is the Qinling Mountains and the Guanzhong Plain, evenThe Western Regions, the East Henan Great Plains in the east, Qilu in the south, Waifang Mountains and Funiu Mountains to the south, reaching the Jianghuai River, and the Yellow River in the north, Tongyouyan. In the Western Jin Dynasty, Zuo Si described Luoyang as "the emperor's residence in Weihan, and Heluo as the residence of the king" in Luoyang.

Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.
Người Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.

In addition, the relationship between the vassal state and China is maintained by a set of rules. According to the "Shoushu·Yugong Pian", in ancient times, the king's capital was the center, and the places outside Wangji were divided into five clothes from near to far, each serving 500 li, in order: Dianfu, Houfu , Succumb, surrender, surrender. "Guoyu·Zhouyu" records that the king of Zhou Mu Shiji Gongmou's father once explained the "five suits" saying: "The rule of the first king is the service of Bangneidian. Service. Dedicated service is sacrificed, the waiting service is sacrificed, the guest service is enjoyed, the service is tribute, the deserted service is the king. "Serving is the meaning of serving the dynasty. Divided with the royal capital as the center, famous clothes within a radius of thousands of miles. Except for Dianfu, every five hundred li is one service, followed by Houfu, Suifu, Yifu, and Huangfu. Dianfu approached Wang Ji and was directly under the jurisdiction of the emperor, which belonged to the civilized zone. The rest are classified into semi-civilized or barbaric regions according to geographical distance, from close to sparse. Although the specific content of the five clothes and nine clothes have been revised in various dynasties and generations, the tributary relationship has not changed. [4] "Zhou Li" set the positions of Fang clan to hold the people of Siyi, Baman, Qimin, Jiuliao, Wurong, and Liudi.

The name of Vietnam, which was ruled by China for thousands of years, was named by the emperor of the Qing dynasty. Its word is derived from the Chinese word "South of Baiyue", which is named after its geographic location with southern China [5]. The name of North Korea was also bestowed by the emperor of the Ming Dynasty [6]. Cultural Chinese Centrism

The origin of the pre-Qin era

The system of the Zhou Dynasty was highly praised by Confucius, and the rule of the country by Zhou Li became the representative name of China's national system, and it extended the cultural Chinese centrism. The son said: "There is a monarch in Yi Di, it is not as good as the death of Zhu Xia." The Analects of Confucius said: This chapter talks about the prosperity of Chinese rituals and justice, but Yidi has nothing. Ju Yi Di, then Rong Man can know. Zhu Xia, China too. Death, nothing. Although Yidi has a ruler and is rude and righteous, although China does not have a ruler, if Zhou and Zhao republic, but the courtesy and justice are not abolished, so he said: "Yidi has a monarch, not as good as the death of the summer." So Cheng Yi Yi said: "If you lose the courtesy, you will be Yidi, and if you lose it again, you will be a beast. The sage fears that people will enter the Yidi. Therefore, the method of "Spring and Autumn" is extremely strict. Therefore, those who are strict, the distinction between Huayi and Yi is especially clear. [7] The prime minister of Qi Huangong Guan Zhong advocated "respect the king and fight against the barbarian". Confucius praised him, saying: "Guan Zhongxiang Huangong, dominates the princes, conserves the world, and the people come to this day and receive his gifts. In the middle of the microtubule, I was sent to the left. "("The Analects of Confucius· Constitutional Questions"). Confucius said again: "The rule of Yi Di is not as good as the death of Zhu Xia. "("The Analects of Confucius eight yi") emphasized the barbarians even with the monarch, but unknown propriety, even if not as Zhu Xia dead monarch, but still retains propriety. Confucius for the Spring and Autumn cause, advocate Debate of Hua Yi, only to cultural ceremony The measure of righteousness. For example, the state of Chu claimed to be barbarians, and later civilization progressed, and the princes of the Central Plains met with them, so they were no longer regarded as barbarians; and Zheng Guo was originally a Zhu Xia. To admire China, if you can show courtesy and righteousness, you will advance with praise.

National Chinese Centrism

In terms of culture , Chinese centrism is manifested in the fact that the Han nationality has a long history and has long been the center of civilization, and has had a huge impact on the development of neighboring countries and nations. Therefore, holders of this concept believe that the culture of other countries and nations is inferior to China, and extremists even reject it. Acknowledge the value of other cultures. [8]

"Full Tang" in Cheng Yan 's "Xi Yi inside": Shii retranslation of the people and to have a long, Mu Zhonghua of virtue and faithful, though the exotic body, can in Hua Chi heart, I is not that of the Yi carry on. The people of China have always been stubborn kings, forgetting benevolence, righteousness and loyalty. Although they are from China, they turn their hearts to the barbarian. I am not called Huazheng. Isn't it just Hua whose name is Hua, and its name is Yixie? Huaqi's name has its own heart, and its name has its own heart. It is a person who knows and abandons benevolence and righteousness and is loyal to China. Wang, if you abandon his benevolence, righteousness, and loyalty, you must not be estranged with others. Wouldn't it be the barbarian of China? The four barbarians are introverted, happy with my benevolence, righteousness and loyalty, and those who are willing to stand up for their teeth, are they not the beauty of the four barbarians? Those who remembered what I said, the name of Yi is not the Yi name, and the name of Hua is not as good as the name of Yi. "The "Zhonghua" in the article refers to the Han nationality at the time, and the "Neiyi" refers to the non-Han nationality who belonged to the Tang Dynasty.

Qian Mu believes: "In ancient concepts, Siyi and Zhuxia really have a separate standard. This standard is not'blood' but'culture'. The so-called "lords use the barbarian to give gifts to the barbarian, and when the barbarians enter China, then the barbarian is China." "Zhi", this is the clear proof that culture is the distinction between Hua and Yi. The so-called culture here, specifically speaking, is just a kind of'life habits and political methods'". However, in the Song Dynasty, due to the opposition to the alien dynasties in the north, the traditional Chinese concept of Huayi changed. "The mainstream of the intellectuals ’ ideas about the world, China and the Siyi also changed from the world’s world-wide doctrine, Transformed into self-imaginative nationalism", resistance to aliens is manifested in the exaggeration and exaggeration of inherent civilization, such as historical "orthodoxism" and Confucianism "rejecting foreigners", "all stand out from various angles In other words, it is re-constructing the border of civilization at the center of the Han nationality, and rejecting the invasion and infiltration of alien or heretical civilizations."[9]

Focusing on Chinese culture is mainly manifested in the aspects of clothing, customs, food, and speech. [10] China-centrism in clothing

The Chinese world emphasizes dress and etiquette, "The Spring and Autumn Zuo Zhuan Justice· Ding Gong Ten Years": "China has the great etiquette, so it is called Xia; there is the beauty of dress, it is called Hua". "Zhou Yi·Xi Cixia" records "the Yellow Emperor, Yao, and Shun hang down their clothes and rule the world". Zhou Gong ruled the world by Zhou rituals and was revered as a saint by Confucianism. Dress and etiquette are often used to refer to civilization. Hanfu is the traditional costume of the Han nationality based on the Han people in the Central Plains. There is a so-called: Huangdi garments, hand collar right gusset. Right gusset became one of the standards of Huayi, and the collars of Hanfu in Central Plains were all right gusset.

Hanfu hand over the right gusset
Hanbok hand collar right gusset
Kimono hand over the right gusset
Customary China Centrism [ edit ]

The Chinese character culture circle follows the Chinese Xia calendar and its custom of offering sacrifices during the year. The Chinese calendar began in the Xia Dynasty, so it is also called the Xia calendar. In China, taking the first month of the first month as the beginning of the year originated from the "time to travel in the summer", which is the essence of Confucian rule of the country and the profound meaning of God's Taoism. The calendar can be found in "Book of Rites·Yueling", "Lüshi Chunqiu·12 Ji", "Guanzi·Yougong", "Huainanzi·Shizexun". "Book of Rites·Yueling" not only reflects the relevant folk customs before the book was compiled, but also the direct source of the folk customs after the book was written. The Chinese New Year, New Years, Moon, and Season are called "Mid-Year Action" or "Famous Festival" in Japan, and "Summer Customs" in South Korea. In the Edo period, Saito Yuecen wrote "History of the East Capital", and in the Joseon period Ryu Degung wrote "Kyoto Magazine (경도잡지)" (around 1800), and Kim Mai-soon's "Shouyang Young Times (열양기세시)" 1819), Hong Ximo's "Eastern Kingdom (동국세시기)" (around 1840), which mostly quoted Chinese classics, imitated Song Dynasty stories, and Mu Hua's thoughts were profound.

All countries in the Han cultural circle follow the common six wedding rituals , namely, accepting, asking for a name, najib, accepting, asking for an appointment, and welcoming in person. Nachai is to propose marriage, asking the name of the woman named to ask for advice (because the same surname does not marry), whether Najib is suitable for divination of the birth date.

Han nationality official uniform wedding
Korean official wedding
Japanese official wedding
Institutional China Centrism
Main article: Legal system
The legal system prevailed in the polities of East Asian countries and originated from Chinese Confucianism and Legalism. The Sui and Tang Dynasties were at their peak, and they were also introduced to North Korea, Japan, Vietnam, and East Asian countries at that time. The East Asian countries introduced China's legal system and modified them to suit their own national conditions, and have successively become legal systems. In 373 AD, Goguryeo on the Korean peninsula issued the law, and Silla also implemented the law in 520 AD. Japan's Statutes System from Taika Reforms launched and implemented systematically transplantation and medical illness like learning to make orders such as the height of the Chinese civilization.

Ming court of China
Japanese court
North Korean court
Ryukyu court
Linguistic China Centrism
Main article: Yayan
Historically, countries in the Han cultural circle mainly used orthodox Chinese characters in formal occasions, and Yayan was the orthodox. Chinese characters carry extensive and profound Chinese culture, and have different degrees of influence on the languages of foreign countries such as North Korea, Japan, Vietnam, etc., so that they can directly use Chinese characters, can directly learn Chinese cultural classics, and imitate Chinese cultural classics to create The cultural classics of the tribe. Before the Jiawu War, the important historical and cultural classics of North Korea were basically recorded in Chinese characters. Until 1945, newspapers and government documents in the north and south of the Korean peninsula still used a mixture of Korean and Chinese characters, and about half of them were square Chinese characters. After the Korean Peninsula recovered, in order to strengthen the Korean language, South Korea automatically broke away from the Chinese character culture circle and abolished the use of Chinese characters. The earliest books in Japan, such as "Gu Shi Ji", were written in Chinese. They borrowed Chinese characters to express their own language, and they experienced a process from borrowing the sound and meaning entirely to borrowing only the sound or xun.

Rejecting foreign teachers' heresy [ edit ]

In the Song Dynasty, Sun Fu ’s disciple Shi Jie wrote a series of special articles such as "Guai Shuo", "China Theory", "Distinguish the Confusion", "Reading Yuan Dao", "Zun Han", etc., criticizing the two teachings of Buddhism and Taoism as "monsters". Migu said "destroy the way of Confucian sages, advocate a strict distinction between China and Yi, Di, and believe that the Chinese, the monarchs and ministers are self-reliant, rituals and music are self-made, the clothes are self-made, the crowns are for their own use, weddings and rituals, and the hemp and weeping are also self-control. The fruit spinach is also self-produced, and the rice, hemp and millet are also self-produced. Ouyang Xiu criticized Buddhism for destroying human relations and discipline, hindering the social economy, and creating a large number of eaters.

After the Jesuits entered China at the end of the Ming Dynasty , they aroused resistance from scholar-officials centered on Chinese morality. The Christianity (Protestantism, Catholic Jesuits) and Chinese native religious philosophy that occurred in China at the end of the Ming Dynasty, especially the dialogue with Buddhism in Ming and Qing Dynasties, has a long history, a large scale, a large number of issues, and a fierce debate., The impact is far-reaching. This debate has assembled three works, namely: "The Theory of Exorcising Evil" (1636) edited by Fei Yintongrong, "The Collection of Sacred Chaos Breaking Evil" (1639) edited by Xu Changzhi, and "The Collection of Eliminating Evil" edited by Zhong Shisheng (1643). ). The Confucian Chen Houguang ’s "The Poetry Collection · Discrimination and Self-Explanation" said: "The way of Confucius is like the sun in the sky. How can Daxi be a cloud? Only the barbarian religion can instigate or baptize the people. Those who are afraid of the sage before the leisure will be angry and cannot be silent. Also." Another Confucian, Zhang Guangtian, wrote in the article "Summary of Poxie Ji·Exorcising Evil": "My great ancestor sweeps away the evil atmosphere, blends in the whole world, and opens the Ming Dynasty in the middle of the sky. Orders and actions are in the world. However, the country is strong and respected, and respects the studies of Confucius and Mencius. Everyone in the zone of rejuvenation has established the temple of the king, and the teachings are hard to change forever. Nearly there are foreigners who claim to be Catholics. Saying that it came from Europa, it is no longer to the country to which it belongs, but it is not called to sneak into our country, openly wanting to use the cult of the other country and transfer our Chinese folk customs. It is also for those who dare to change the summer with the barbarian." Chongzhen Yan Maoyou , a scholar of Confucianism, expressed the consensus of the three religions of Confucianism, Buddhism , and Taoism in "The Preface to the Collection of Poxie Collection: The Preface of the Ming Dynasty Exorcising Evil": "Guangdong develops and repays the three religions, and governs the world, the mind, and the body. There is no room for reduction, nor room for increase. How lonely and treacherous, arrogantly respects Yahya above Yao and Shun Zhou Kong, denounces Buddhas, Bodhisattvas, and gods as demons, and their fallacies and illusions are already full of laughter.

"The Collection of Poisoning Evil·The Words of the Winged Evil" says: "I can only help the Yi nationality who insists on feasting, I am a Chinese chapter, I am the author of the book of the Yi, I am a Chinese writer, and the Yi people are set as the Jing Chapel. Or, my Chinese painting Xuan Huadong. Move Qiao Qiao into the quiet, use the barbarian to change the summer, scream! Is it still tolerant? Today I try to hold a three-foot boy, and the scorpion said: Why don’t you worship the dog? The boy is still not ashamed, and in addition, with the dignified eyebrows and eyebrows, the shinbone twists and turns to the barbarian! If the body is poisoned, the stomach will ulcerate from the stomach, and all the gentlemen should be strict and leisurely. Like the burning of fire., Like the boiling of the river, like the violent wolf charm."

The Decline of Chinese Centrism in the Qing Dynasty [ edit ]
Main article: Eurocentrism
Chinese dominance of the East Asian diplomacy system in the Qing Dynasty gradually fading late, late Qing foreign war led to a series of failed China-centrism argument has been a great challenge, this situation led to the beginning of 1861 the Westernization Movement and after the Reform Movement.

Since the end of Qing Dynasty, the gap between China and Western countries has grown wider and wider, making Chinese people question the superiority of Chinese culture. Wei Yuan pointed out that "the one who is good at teaching the four barbarians can control the four barbarians; the one who is not good at teaching the barbarians can control the barbarians. " Since the New Culture Movement , some scholars have advocated total Westernization , and Chinese nationalism has evolved from emphasizing China's superiority to fighting for national equality, dignity, and rights during the May Fourth Movement .

The Revival of China Centralism in the People's Republic of China
Main article: Chinese Dream

After the founding of the People's Republic of China on October 1, 1949, in order to break the diplomatic barriers between the United States and the Soviet Union, Zhou Enlai proposed the Five Principles of Peaceful Coexistence as a diplomatic policy. For a time, the government did not emphasize China-centrism, and instead used the nature of seeking common ground while reserving differences and equal mutual assistance, and actively developed economic cooperation and equal diplomatic relations with neighboring countries. However, since Xi Jinping took office, he has re-advocated Chinese nationalism, by promoting infrastructure projects such as the One Belt One Road , emphasizing the superiority of the Chinese model , and competing with Western countries, especially the United States, for world hegemony.
Centrism in other areas of ancient times
Japan and North Korea
For a long time, the East Asian countries have used Chinese culture as a model and model. The various exchanges between North Korea and Japan, political, ceremonial, and cultural exchanges, and all standards, including elegance, etiquette, status, and customs, as a standard of good or bad values, all come from traditional China. The "intercultural competition" between Japan and South Korea means that different countries have to compete with each other culturally at the same time. There are often such matches between North Korea and Japan. Cultural competition is also a "cultural war", and the referee in this cultural competition is traditional Chinese culture. Using traditional Chinese habits, it is better to compete for poetry, calligraphy, and painting, etiquette is more in line with the rules, and clothing has more ancient origins. [11]
In the formation of the individuality of some East Asian countries and nationalities, the relationship with China is extremely important. Prince Shotoku of Japan wrote in a letter to Emperor Yang of Sui: "The emperor is safe from sunrise to sunset." [12] This also became the origin of the name of Japan. Japan’s traditional zoning is also divided into eight regions, Hokkaido, Tohoku, Kanto, Central, Kinki, China, Shikoku, and Kyushu based on Chinese stories. In the "Kojiki" and "Nihon Shoki" that describe ancient Japanese myths and the Imperial Family, the Izumo country area is called Ashihara China, or Nakatsu and China for short.

After the Manchus invaded and occupied the Central Plains, the core cohesion of Han culture was gradually weakened by the Manchus, and Japan and Korea regarded it as " Hua Yi metamorphosis ." [13] of the Academic Japanese called "DPRK" or "Chinese", to Japan to Shinto and Chinese Yi Si want statehood. It is based on the "Japanese Book of Records", which says: The right way of the day is right in this dynasty, and China is the land. In China, the north is high mountains, and the south looks at the sea. Between the mountains and the sea, the plains are open and the river and sea are available. Therefore, the transportation of water in China is convenient, the communication is like a family, there is no mutual hostility, and the system and cultural relics are developed. There is no need to build a Great Wall like China to defend against Yidi, nor can it be conquered by Yidi. As for the Outer Dynasty, it was in China where the dynasty changed frequently, and Yidi invaded as the king on several occasions. During the Spring and Autumn Period more than two hundred and forty years, there were 25 times when the ministers came down and killed the king. Only I, China, has not changed since the founding of the country and today, the imperial system since the god of heaven has not changed. The rebellion of the emperor has not been several times, and the invasion by Yi Di is impossible in any case. He advocated that the emperor of Japan "can be the emperor for all generations," "gods and gods live together, and the holy emperor is continuous", and "infinite with the world" in order to maintain the "national body" of the eternal system. Yoshida Shoin inherited of the Academic point of view, criticizing Chinese-style Debate of Hua Yi, also promote Debate of Hua Yi Japanese-style. The master of Mito Studies, Masashisai Aizawa, wrote five chapters: "Kokutai", "Situation", "Enjoyment", "Shouyu", and "Longji", centering on Confucianism, preaching Japanese centralism, and resolutely opposing the change of dynasties.

North Korea, which has always regarded China as the upper country, has been in charge of the Central Plains as a barbarian Manchu , mourning Daming as a Han regime , boasting that it has inherited Daming’s legacy, and has taken the restoration of Daming as its main goal and hated the Manchu Qing regime. The basis is that The "Records of Seongjong" of the Joseon Dynasty stated: "Since Jizi, we have been a great educator in the East. Men have the style of martyrs and women have the customs of zhenzheng, and they are called Xiaozhonghua in history." After the demise of the Ming Dynasty succumbed to North Korea on the one hand the Qing Tianwei, on the other hand is privately known as the emperor of the Qing Dynasty, "Huang Hu," said Qing envoys as "the prisoner", continue to follow the Ming dynasty reign , folk and more What's more, there is a saying that "Though it is lowly, there is no book Qing Dynasty title", and from this, the development of Little Chinaism . [14]

Mongolian Plateau

In ancient times, the nomads living in the grasslands of northern China also exhibited their own centrism in diplomacy when they were prosperous.

• Han chauvinism
• Distinction between Hua Yi
• Nationalism
• Chinese nationalism
• The Tributary System of Ancient East Asia
• List of regimes that once paid tribute to the Central Plains Dynasty
• Ancient Chinese Marriage System
• imperialism
• Eurocentrism
• American Centrism

1. ^ "Erya Shidi": "Nine Yis, Eight Dis, Seven Rongs and Six Barbarians, which is called the Four Seas."
2. ^ " Historical Records · Feng Chan Shu"
3. ^ "Zhou Yi•Xi Ci": "He produces pictures, Luo publishes books, and the saints do it".
4. ^ "Shu·Lv Mastiff" "Then pass through the nine barbarians and eight barbarians" Kong Chuan: "The four barbarians are admired, and they will be given bribes."
5. ^ Jiang Zengqing, "The Outline of the General History of China", Wunan Books, p. 501
6. ^ Sun Weiguo, "Daming Banner and Minor China Consciousness: A Study on the Problem of Zhou Siming in the Joseon Dynasty (1637-1800)", The Commercial Press, p. 36
7. ^ Ming, "The Supplement to the University's Extension" Volume 75
8. ^ "The Book of the Later Han Dynasty": "Fu Rongdi is also a stranger in the four directions. Squatting on the barbarian, without the birds and beasts. If living together in China, it will disturb the weather and humiliate the good people. It is the system of the holy king, and the restraint is endless. That's it, not to hurt China.
9. ^ Qian Mu, "Introduction to the History of Chinese Culture"
10. ^ "Han Shu": "The people of Yi Di are greedy and profitable. They are greeted by the left and the heart of the beast. They are different from China, have different customs, different diets, and language barriers. They live in the cold and dew fields in the north. The grass follows the animals, shooting and hunting for a living, separated by valleys, and by the sand screen, the heaven and the earth are beyond the outside and the inside."
11. ^ Leaving talk "from the surrounding Chinese" Internet Archive 's archive , archive date 2014-11-13.
12. ^ Sui Shu/Volume 81-"The Biography of Dongyi" "The messenger said: "Wen Haixi Bodhisattva's emperor reinvigorated Buddhism, so he sent pilgrimages and dozens of people from Shamen came to learn Buddhism. "The book of his country said, "When the emperor is at sunrise until the day of the book, there is no emperor who is safe." The emperor's displeased view, Hong Yuqing said: "If there are rude people in the barbarians, don't hear it again. "...As soon as he arrived in the capital, the king and the Qing met, and he rejoiced, saying: "I heard that there was a great Sui Dynasty on the west side of the Taiwan Strait, a country of courtesy and righteousness, so I sent a tribute. We are remote in the sea and do not listen to courtesy and justice, so we stay in the territory and not meet immediately. Today, Qing Dao Decoration Hall, waiting for the ambassador, hopes to hear about the new transformation of the great country. "" Japan's self-proclaimed emperor was ignored by Emperor Yang of Sui and changed to profess to be a barbarian, and paid tribute to China. . zh.wikisource.org. [ 2019-06-27 ].
13. ^A Brief Discussion on Cultural Cohesion and "Hua Yi Metamorphosis"——Reshaping the "Sense of Cultural Homeland"
14. ^ Wang Yuanzhou. On the False and Real of "Korean Chineseism".

Queries that link in China centrism.

• Public Secrets: Geopolitical Aesthetics in Zhang Yimou's Hero
• Origin of Vietnam name
• The Rise of East Asia and the Withering Away of the Interstate System
• Sinocentrism or Paranoia?
• Suzerain and Vassal, or Elder and Younger Brothers: The Nature of the Sino-Burmese Historical Relationship

Han chauvinism



o The mountains of northern Vietnam are home to a large number of ethnic groups, all of them originating from southern China. The dominant minorities are the Tay and Thai, both feudal societies who once held sway over their weaker neighbours. These powerful well-established groups farm the fertile, valley-bottom land; while the Hmong and Dzao people, who only arrived in Vietnam at the end of the eighteenth century, occupy the least hospitable land at the highest altitudes. These isolated groups have been better able to lead an independent life and to preserve their traditional customs, though most exist at near-subsistence levels. Local markets, usually held at weekly intervals, fulfill an important role in social and economic life in the highlands; the best known is at Sa Pa, though there are others throughout the area. Most groups maintain a tradition of alternate singing, which is performed at ceremonies and festivals.



o Sinocentrism can refer to either the ethnocentrism of the Han society and culture, or the modern concept of zhonghua minzu.

popular among the Chinese elites up to the final demise of Qing dynasty.

The concept came to an end in the 19th century and suffered several more blows in the 20th century, and as a result is not as widely popular among Chinese people in the present day.





Phản Ứng Của Dân Mỹ Khi Biết TQ Thành Nước Giàu Hơn Mình?
https://youtu.be/JsVjkIgkIEU






Ai Nói VN Không Làm Nổi Ốc Vít
| VN Làm Ốc Ví Cho Rolex?
https://youtu.be/8SaLeyAiGeU






Texas Sẽ Ly Khai, Nếu Bi Đen Vẫn Ph.á Nước Mỹ?
https://youtu.be/-rc_K_etc0M




Xe Tesla Chuyển Đầu Não Về Texas, Lời CảnhTỉnh Cho Cali Sẽ Không Còn Ai Ở...!?
https://youtu.be/QaRzzMVZfkM




Các Toa Tàu Của Nhật 40 Năm Không Phải Là Phế Liệu?
https://youtu.be/uIqqWL1X5KQ




Việt cộng Nhận Trợ Giúp Của Campuchia| Dân Mỹ Ngán Bii Đen Lấm Rồi!
https://youtu.be/gcYrvjXc4GA


 




Hun = Hung Nô & Hoa = Hán

Hung Nô với Mông Cổ là một thứ, Hung Nô là anh của Mông Cổ vì Hung Nô có trước Mông Cổ. Hung Nô có liên quan đến người Huns - hay Là người Hán đấy. Đó là người Hán, còn chữ Hán thì lại mang danh là chữ Hán, nhưng lại do từ Việt Tộc-Viêm Tộc sáng chế, chữ Hán chỉ là Danh Xưng Nguồn gốc Mẹ Trời Nữ Oa cũng là Việt tộc Cha Rồng Mẹ Tiên từ Sư Huynh Đệ của ta Thần Nông thị tức Tổ Tiên người Việtchúng ta.

Hung Nô với Mông Cổ là một thứ, Hung Nô là anh của Mông Cổ vì Hung Nô có trước Mông Cổ. Hung Nô có liên quan đến người Huns - hay Là người Hán đấy. Đó là người Hán, còn chữ Hán thì lại mang danh là chữ Hán, nhưng lại do từ Việt Tộc-Viêm Tộc sáng chế, chữ Hán chỉ là Danh Xưng Nguồn gốc Mẹ Trời Nữ Oa cũng là Việt tộc Cha Rồng Mẹ Tiên từ Sư Huynh Đệ của ta Thần Nông thị tức Tổ Tiên người Việtchúng ta.

Người Hán tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gom về hết chủ thuyết của nhà Chu, chữ viết của tộc Việt, thì Văn hóa Việt bị thành Hán.

Hán tức Hung Nô, mà Hung Nô là giống dân Thổ lai giống với Mông cổ thì không có một dân tộc nào là thuần cả, tất cả đều là bị lai giống.

Khi Hung Nô bị tiêu diệt, một phần tử nhỏ còn sót lại của họ mang tên là Hán, Hán tộc là loại dân có giống lai tạp nhạp người thổ và Mông cổ du mục từ phương Bắc - Bắc Chi, vì lý do người Hán chỉ có một nhúm người du mục, đi cướp đất của thiên hạ quá đông, quá rộng lớn nên người Hán sợ mất đi gốc của mình nên họ đã cho lai giống cấy giống với người Bách Việt vùng Trung Nguyên thì chúng tự xưng là người Hạ, hay Hoa Hạ.

Vì đất tổ người Việt màu mỡ, dân hiền hòa, không xảo trá, không gian manh, có nền văn minh lúa nước. (bản đồ nhà Thương/Thang).

Hạ Hoa không phải là một một dân tộc, mà chỉ là dân tộc du mục Hán lai giống với các bộ tộc chung quanh và Bách Việt với người Việt cổ. Khi dân du mục Hán lai Việt này đã cướp hết văn hóa Việt, thì họ sửa lại toàn bộ.

Đến thời Nhà Tần thì chúng đã khá mạnh và đông lên (vùng phía Tây Bắc Thanh Hải và Tứ Xuyên) thì chúng dốc toàn lực chiếm Bách Việt và Nam Việt trong đó có Việt Nam và Chiếm Đoạt văn hóa cùng Lịch Sử Việt.

- Viêm Đế / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt "Hùng". Chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng.

Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như

Hùng Tảo 熊蚤,

Hùng LỆ 熊麗,

HÙNG CUỒNG 熊狂,

HÙNG Dịch 熊繹,

HÙNG NGẢI 熊艾,

HÙNG ĐẢN 熊䵣,

HÙNG THẮNG 熊勝,

Hùng Dương 熊楊,

Hùng cừ 熊渠,

Hùng Chí 熊摯,

Hùng Diên 熊延,

Hùng Dũng 熊勇,

Hùng Nghiêm 熊嚴,

Hùng Tương 熊霜,

Hùng Tuân 熊徇,

Hùng Ngạc 熊咢,

Hùng Nghi 熊儀,

Hùng Khảm 熊坎,

Hùng Thông 熊通,

Hùng Chất 熊貲,

Hùng Giang 熊艱,

Hùng Uẩn 熊惲,

Hùng Thương - Thần 熊商臣,

Hùng Lữ 熊侶,

Hùng Thẩm 熊審,

Hùng Chiêu 熊招,

Hùng Viên 熊員 Hùng Vi, v. v...


 

============================================================


Hun = Hung Nô & Hoa = Hán

Hung Nô với Mông Cổ là một thứ, Hung Nô là anh của Mông Cổ vì Hung Nô có trước Mông Cổ. Hung Nô có liên quan đến người Huns - hay Là người Hán đấy. Đó là người Hán, còn chữ Hán thì lại mang danh là chữ Hán, nhưng lại do từ Việt Tộc-Viêm Tộc sáng chế, chữ Hán chỉ là Danh Xưng Nguồn gốc Mẹ Trời Nữ Oa cũng là Việt tộc Cha Rồng Mẹ Tiên từ Sư Huynh Đệ của ta Thần Nông thị tức Tổ Tiên người Việtchúng ta.

Hung Nô với Mông Cổ là một thứ, Hung Nô là anh của Mông Cổ vì Hung Nô có trước Mông Cổ. Hung Nô có liên quan đến người Huns - hay Là người Hán đấy. Đó là người Hán, còn chữ Hán thì lại mang danh là chữ Hán, nhưng lại do từ Việt Tộc-Viêm Tộc sáng chế, chữ Hán chỉ là Danh Xưng Nguồn gốc Mẹ Trời Nữ Oa cũng là Việt tộc Cha Rồng Mẹ Tiên từ Sư Huynh Đệ của ta Thần Nông thị tức Tổ Tiên người Việtchúng ta.

Người Hán tôn thờ chủ thuyết nhà Chu và lịch sử do nhà Chu biên soạn, rồi kể từ đó, đến khi Đại Hán thành lập thì người Hán họ đã gom về hết chủ thuyết của nhà Chu, chữ viết của tộc Việt, thì Văn hóa Việt bị thành Hán.

Hán tức Hung Nô, mà Hung Nô là giống dân Thổ lai giống với Mông cổ thì không có một dân tộc nào là thuần cả, tất cả đều là bị lai giống.

Khi Hung Nô bị tiêu diệt, một phần tử nhỏ còn sót lại của họ mang tên là Hán, Hán tộc là loại dân có giống lai tạp nhạp người thổ và Mông cổ du mục từ phương Bắc - Bắc Chi, vì lý do người Hán chỉ có một nhúm người du mục, đi cướp đất của thiên hạ quá đông, quá rộng lớn nên người Hán sợ mất đi gốc của mình nên họ đã cho lai giống cấy giống với người Bách Việt vùng Trung Nguyên thì chúng tự xưng là người Hạ, hay Hoa Hạ.

Vì đất tổ người Việt màu mỡ, dân hiền hòa, không xảo trá, không gian manh, có nền văn minh lúa nước. (bản đồ nhà Thương/Thang).

Hạ Hoa không phải là một một dân tộc, mà chỉ là dân tộc du mục Hán lai giống với các bộ tộc chung quanh và Bách Việt với người Việt cổ. Khi dân du mục Hán lai Việt này đã cướp hết văn hóa Việt, thì họ sửa lại toàn bộ.

Đến thời Nhà Tần thì chúng đã khá mạnh và đông lên (vùng phía Tây Bắc Thanh Hải và Tứ Xuyên) thì chúng dốc toàn lực chiếm Bách Việt và Nam Việt trong đó có Việt Nam và Chiếm Đoạt văn hóa cùng Lịch Sử Việt.

- Đế Viêm / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt "Hùng". Chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng.

Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương

Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn.
Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi rồi lập ra Việt Quốc. Vua Vũ truyền ngôi cho con là "Khải". Khả- - lập nên triều "HẠ". Hạ và Việt là một nhà, đã là một nhà thì "Hạ" ngữ hay "Việt" ngữ là một.

.............................

Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương[12].

Sở quốc: 楚國), đôi khi được gọi Kinh Sở (chữ Phạn: श्रीक्रुंग / Srikrung[7], chữ Hán: 荆楚),

Lãnh thổ của quốc gia (Sở quốc: 楚國) này nằm giữa Sông Hoài / Hoài Hà và sông Dương Tử / Dương Tử Giang.

Ở vùng lãnh thổ ven sông Trường Giang, số nhóm người Việt Cổ còn đông hơn Việt Nam hiện giờ. Ở đó có các nhóm người như Điền Việt, Ư Việt, Dương Việt, Cán Việt, Mân Việt, Sơn Việt và còn nhiều nữa. Họ đã bị Hán hóa. Duy chỉ hai nhóm người là Âu Việt và Lạc Việt là còn tồn tại, không bị nhà Tần xâm lược và đồng hóa.

Nhà Hạ

Nhà Hạ 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xìa Cháo, khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4]) là một liên minh các bộ lạc vùng Trung Nguyên của người Hoa Hạ (Người Hán) sơ khai.

Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xià Cháo,

khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4])

Nhà Hạ là một liên minh các bộ lạc vùng Trung Nguyên

Giống người tạp chủng du mục Mông/Siberian, Hán/Hung khi vào chiếm vùng đất Trong Nguồn [Trung Nguyên], có hòa huyết cùng dòng máu với người Việt bản địa, tạo ra người Hoa Hạ. Hoa Hạ là người lai giống giữa Hán/Mông và Việt. Nhưng vì người Việt cổ bản địa đông hơn, văn minh hơn, nên vài ba thế hệ sau, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt. Rốt cuộc, Hiên Viên Hoàng Đế gốc du mục tuy có chiếm đất Trung Nguyên của người Việt bản địa, nhưng không giữ được đất. Người Hoa Hạ học được một bài học: Một triều đại dị tộc không thể cai trị một đất nước rộng lớn, đông người và văn minh hơn trong một thời gian dài.
Vì thế, triều đại của du mục của Tần Thủy Hoàng, có chính sách đưa người của họ sang nước bị chiếm. (Điển hình là Triệu Đà xin nhà Tần đưa 500,000 người Tần vào nước Nam Việt sau khi chiếm nước Nam Việt).

Tại sao thời Xuân Thu – Chiến Quốc, các học thuật của Tàu ít nhảm nhí và vẫn có giá trị đáng kể tới thời nay. Còn các học thuật mê tín hủ lậu lại bắt đầu từ thời Hán và Tống? Bởi đời Hán, loạn lạc Khăn Vàng Tam Quốc.

Tây Đột Quyết sau khi bị nhà Đường đánh bật khỏi Trung Quốc, đã rất nhanh tìm được địa bàn mới và dần trụ vững, vài trăm năm sau đột nhiên quật khởi, thế như chẻ tre, đánh chiếm những nơi mà ngay cả Mông Cổ cũng chưa bao giờ chiếm được như thủ đô La Mã và Ai Cập cổ, thống nhất Trung và Tây Á, dựng nên một đế quốc Oxman trải dài từ Á sang Âu, chặt đứt con đường thông thương Âu - Á, dùng sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân sự đè đầu cưỡi cổ phương Tây trong khoảng một trăm năm không ngóc đầu lên nổi.

Văn minh từ thời Hán Vũ Đế gần như đứng im cho tới khi chiến tranh Thuốc Phiện 1840. Tức là hơn 1900 năm đứng im tại chỗ! Để đến bây giờ bọn Tàu Cộng vẫn còn cố súy rao giảng giáo lý Khổng Khâu.

Ở vùng lãnh thổ ven sông Trường Giang, số nhóm người Việt Cổ còn đông hơn Việt Nam hiện giờ. Ở đó có các nhóm người như Điền Việt, Ư Việt, Dương Việt, Cán Việt, Mân Việt, Sơn Việt và còn nhiều nữa. Họ đã bị Hán hóa. Duy chỉ hai nhóm người là Âu Việt và Lạc Việt là còn tồn tại, không bị nhà Tần xâm lược và đồng hóa.

Nhà Hạ Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xìa Cháo, khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4]) là một liên minh các bộ lạc vùng Trung Nguyên của người Hoa Hạ (Người Hán) sơ khai.

Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xià Cháo,

khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4])

là một liên minh các bộ lạc vùng Trung Nguyên

--------------------

Đời Tống thì Hán tộc bị nhục nhã thảm hại trước Liêu, Hạ, Kim. Vừa mất danh, vừa phải cống nạp.

Đám vua tôi Nam Tống để giữ dân trong vòng kềm tỏa, trung thành với mình chứ không chạy sang Liêu, Kim nên cổ súy bọn hủ Nho.

Hủ Nho tập hợp tất cả Khổng giáo, Đạo giáo, phong thủy rồi xào thành một mớ hổn độn gọi là “Lý Học”: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng?

Rồi quan sát thiên văn nhưng không áp dụng thực nghiệm, không phát minh dụng cụ hỗ trợ… mà chỉ uống rượu ngắm trăng quan sát thiên văn rồi phán bậy bạ. Thành ra 28 chòm sao trong khi ngày nay, một đứa trẻ con dùng ống nhòm cũng có thể tìm ra hằng trăm chòm sao khác! Bọn nịnh thần thì chỉ cần có sao băng hay sao chổi quét qua, nhân đó tán dương t án vượn linh tinh để hôn quân sướng lên rồi ban phát cho bổng lộc...

Nho giáo hủ lậu, phong thủy bệnh hoạn và độc tài toàn trị đã dẫn đến một kết quả “phi thường”: Văn minh Tàu Khựa gần như đứng im từ thời Hán Vũ Đế cho tới khi chiến tranh Thuốc Phiện 1840. Tức là hơn 1900 năm đứng im tại chỗ! Để đến bây giờ bọn Tàu Cộng vẫn còn cố súy rao giảng giáo lý Khổng Khâu.

Bởi vì hàng tá Đạo giáo thần tiên, Tống Nho, Minh Nho của chúng bị ‘nhảm nhí hóa’ hết thảy.

Hai nghìn năm không ra một cái tư tưởng gì

Đầu thế kỷ 20 đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về nguồn gốc nước Tàu.

Phái Quách Mạt Nhược cho rằng nước Tầu mới có từ đời Tần (- 221). Xin lưu ý, nước tàu là nước duy nhất không có tên nước.

Danh từ "Tàu" phiên âm từ Tần (Tsin = Chine = China) tên một triều đại có từ hai trăm năm trước tây lịch, sau họ Hồng Bàng của Việt hàng ngàn năm, sau Thần Nông (thần Nông Nghiệp của Việt 3 ngàn năm).

Còn danh từ Trung Quốc có từ nhà Hạ (- 2188). “Nhà Hạ mới qua sông Hoàng Hà, đóng đô ở tỉnh Hà Nam” (121 Wu).

Trung Quốc là nước ở chính giữa, hàm nghĩa rằng -- chung quanh trung quốc còn nhièu nước khác.

Sau này Tần Thủy Hoàng mới chiếm nước Sở, Ngô, Việt (Sở là Kinh Dương Vương của ta) để thống nhất thành nước Tàu rộng mênh mông ngày nay, trước kia thì bé tí ti, bằng một Quận Huyện ngày nay:

“Đời Chu, nước Tàu còn nhỏ chỉ quanh bờ sông Hoàng Hà”

Trước nhà Tần, nước Tàu thuộc về ai, đất đai văn hóa của ai trước?

Chắc chắn là của Bách Việt. Bách Việt làm làm chủ văn minh nông nghiệp nên thờ Thần Nông.

Tác phẩm “Thiên Đàng ở Phương Đông” (Eden In The East) của Stephen Oppenheimer xác định rằng “sự thuần hóa cây lúa nước không bắt đầu từ Trung Quốc mà từ miền nam bán đảo Mã Lai, 9 ngàn năm trước tây lịch”. Chính tổ tiên chúng ta là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa chứ không phải Nhâm Diên Sĩ Quang đến dạy cho người Việt như sách vở Tàu xuyên tạc và các sử gia Việt tiếp tục lập lại!

Một triều đại dị tộc không thể cai trị một đất nước lớn như vậy trong một thời gian dài.


Chữ Việt chính là vũ khí mạnh nhứt, đã gìn giữ cho cả dân không bị diệt vong.

Tiếng Việt là vũ khí mạnh nhất của ta.
Cả mấy ngàn năm rồi nó đè đầu cởi cổ nó muốn mình nói tiếng của nó. Ông cha mình rất là hay, không có ông cha mình thì mình không nói tiếng Việt được.

Ông cha mình mà không mạnh mẽ thì mình không nói tiếng Việt, mình nói tiếng Tàu, mà mình nói tiếng Tàu thì nó sẽ đánh nữa, nó sẽ đánh như Đài Loan.

Vì Tàu nó nói -- Việt Nam mình là một tỉnh của chúng nó nó, "...vì bằng chứng mày đang nói tiếng của tao chứ còn gì nữa, mày nói tiếng Tàu chứ tiếng nào khác đâu..."


Bằng phát minh, sáng chế

Công nghiệp (dt)= kỹnghệ

công nghệ (dt) = kỹ thuật



Đại Việt
Việt Nam chúng ta không có chữ f, j, w, z
nhưng chúng ta có âm tương đương với các chữ đó.
F = ph
j = ch
w = qu
z = gi

Gi = j = Giáo
D = z = dục
Ph = f = pháo
W = qu = quốc


Ryūkyū Kingdom
Tiếng Việt, có sáu thanh, năm dấu
Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin) đưa ra năm 1868,


vocabulary - English
vocabulaire - French
vocabulario - Spanish vocabolario - Italy
vocabulário - Portugal

Dictionary /
Dictionnaire /
Diccionario /
Dizionario /italy

history/English
histoire/French
historia/Spanish
storia/Italy
história/Potugial

- Tây = khám phá, chinh phục vũ trụ, sáng tạo và phát minh.
- Đông = khám phá về con người và tâm linh.



sự kiện = event


 


(Table width="100%" cellpadding="0" cellspacing="3" border="3" bordercolor="skyblue")

 






Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Trung Nguyên trước người Tàu

image Hán tộc là nhánh chủng tộc du mục có gốc Thổ (Turk) và Mông Cổ (Mongolia),[1] xuất phát từ những vùng cao nguyên ở miền Trung Á và Siberia đến. Họ chỉ mới có mặt ở vùng trung lưu Hoàng Hà, sớm nhất là thời Hoàng Đế (theo truyền thuyết được Sử Ký Tư Mã Thiên đề cập), tức sau thời kỳ Phục Hy và Thần Nông.[2]

 photo han move_1.jpg  photo HongH_DngT.jpg

Sông Lạc cũng là nơi vua Đại Vũ nhà Hạ đã gặp rùa và nhận “Lạc thư” chỉ giáo về cách cai trị thiên hạ. Vua Đại Vũ là người Cối Kê - nay gọi là Kế Châu, tỉnh Giang Tô, thuộc vùng hạ lưu sông Dương Tử.[3] mà vùng này trong thời kỳ ấy đang còn là đất của các tộc Bách Việt.

Yue Những vua Vũ nhà Hạ, cả Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa, Đế Nghiêu, Đế Thuấn…[4] Tất cả các nhân vật này đều phản ảnh từ nguồn gốc văn hóa thảo nguyên của các tộc nông nghiệp Bách Việt.[5]

“Bách Việt làm chủ trọn vẹn Trung Nguyên (nước Tàu) trước người Tàu/Hán.”



    Chú thích/Endnotes

    [1]Hán tộc là giống lai giống giữa hai nhánh chủng tộc du mục gốc Thổ (Turk) và Mông Cổ (Monolia). Trên 3000 năm trước) không có nước Tàu. Chỉ sau thời Ðông Chu Liệt quốc, Tần Thủy Hoàng thôn tính xong sáu nước cuối cùng, nên mới có nước Tàu.

    [2]Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền - lễ tổ chức trước khi gieo trồng.

    Vua Phục Hy là người đầu tiên trong Tam Hoàng, Ngũ Đế của Bách Việt cổ đại.
    Ông đứng đầu danh sách Tam Hoàng, bên cạnh Thần Nông và Nữ Oa. Ông cùng với Nữ Oa được coi là thủy tổ của loài người.

    [3]Kế Châu, tỉnh Giang Tô, thuộc vùng hạ lưu sông Dương Tử. Giang Tô (江苏) là một tỉnh ven biển ở phía đông.

    [4] Vua Đại Vũ nhà Hạ là Tự Văn Mệnh (姒文命), ông là cháu 5 đời của Hiên Viên Hoàng Đế; người cha Vũ là Cổn di chuyển người dân về phía đông Trung Nguyên. Vua Nghiêu phong cho Cổn làm người đứng đầu ở địa điểm thường được xác định là gần núi Tung Sơn.

    Đại Vũ cai trị nhà Hạ trong 45 năm và theo Việt Tuyệt Thư (越絕書), ông qua đời vì bệnh. Ông được tin là mất ở Cối Kê (會稽山) (hay Hội Kê) ở phía nam Thiệu Hưng hiện nay trong đi săn bắn và hội họp chư hầu ở Giang Nam. Theo giải thích của Sử ký, Cối (hay Hội) và Kê là việc hội họp chư hầu và khảo sát thành tích. Lăng Đại Vũ (大禹陵) ngày nay được biết đến là lần đầu tiên được xây dựng trong thế kỷ 6 vào thời Nam triều để vinh danh ông nằm cách thành phố Thiệu Hưng khoảng 4 km về phía đông nam.

    [5]Nông nghiệp Bách Việt có khắc trên Trống Đồng Ngọc Lũ.




 

Văn hóa Hồng Kông 100% sẽ bị biến mất?
https://youtu.be/XRFTZqmAP58


29 letters but no F, J, W and Z in it.

The Vietnamese alphabet uses Latin script (similar to PinYin used for Chinese).
It’s a wonderfully diverse part of the world.



<~~~–2879TCN Xích Thần
2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–208 TCN Văn Lang
207–179 TCN Âu Lạc

Sinh hoạt đời sống của Việt tộc thời cổ đại phóng họa theo Trống Đồng Ngọc Lũ
1



2



3



4



5

6
a phonosemantic compound!

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛




Sở Dục Hùng 楚鬻熊 còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng 穴熊

Đất gốc nhà Thương là vùng Hồ Nam nay tức đất Sở xưa.

Sở Dục Hùng 楚鬻熊 còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng 穴熊

Người Việt tự nhận mình là dân tộc Kinh, người kinh. Sách sử Hán cũng gọi người Sở là Kinh Sở. Khi nhà Thang bị nhà Chu lấy đất và nước Thang bị đổi tên là Nước Sở. Phân nửa của nước Thang bị Chu lấy và nửa kia của Thang bị đổi tên là Sở.

Sở quốc 楚國), cũng được gọi Kinh Sở.

Dục Hùng từng giữ chức quan trong triều nhà Thương. Dục Hùng từng là thầy dạy học /thái sư của Chu Văn Vương.

Khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, thì Dục Hùng được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca (nay thuộc Tân Tịnh, Hà Nam).













Đồng hóa về mặt nhận thức trong tư tưởng khi đề xương của chủ thuyêt Hoa – Di tạo nên.

Tạo nên chủ thuyết Hoa – Di để Đồng hóa các chư hầu về tư tưởng trong mặt nhận thức.

=====================

Where in China did Cantonese, Teochew, and Hokkien people originally come from? From North China.

During the Qin and Han Dynasties, Han Chinese invaded the South China and conquered the southern aborigines.

“Conquered” means that the local men were killed and the local women were raped.

Molecular anthropology has proved that the paternal gene of the southern people is highly consistent with that of the northern people, but the maternal gene is quite confused.

Today's overseas Chinese communities are called 唐人街, not 漢人街. My guess is that the ancestors of the southern Chinese hated conquering their Han empire so much, so they refused to identify with “Han Chinese”. Until the Tang Dynasty, 400 years later, these people really integrated into China, so they think they are Tang Chinese(唐人), not Han Chinese(漢人).

k'iak Tang Ek'iak · June 14, 2020

Southern Chinese also use the term Han/漢 to call ourselves. The Tang/唐 thing was actually the southeast Asians way to call Chinese in the past, Chinese readopt the name “Tang/唐” to call ourselves when people moved to foreign countries because they called us by that name. It is kind of like how Chinese call us Chinese when we use English today even though none of

Yuika Dee · October 26, 2020

Actually molecular anthropology also found that the kill and rape thing happened during stone age, long before the Chinese civilization, there wasn't an extensive population replacement in the recent 4000 thousand years.

Weixing Chen · November 11, 2020

So does this mean a large portion of Southern Chinese are also descendants of Aboriginal peoples?

Yuika Dee · November 11, 2020

I think so. Those aboriginals share the same origin with ancient northern people though, or people migrated south before Zhou dynasty. Anyway I don't think there were any massacre or rape against southern aboriginals directed by ancient Chinese people occured.

Most of the haplogroup among Chinese, if you notice the string of numbers & alphabets after them, have an obvious north/south distribution, athough southern Chinese have most of the northern Chinese haplogroup, shows that migrantion did occur, but the scale was overestimated.

Oon Ban Cheah · June 14, 2020

Not so much Qin but mostly during Han and also Tang. The olden time when they suppressed the disturbance at the border and over run the land the army stay put. They never go back to the North so we have different dialect groups due to the Chinese spoken at the time in the North. For lesser extent the people also migrate due to various wars and natural calamities. The Teochew clan moved out of Fujian into Eastern part of Quangdong Province.


































map






















Văn Lang" là tên nguyên thủy của nước ta, kéo dài 2621 năm.

ì


Are Vietnamese Kinh (京) culturally Han (漢)?

Có phải người Kinh Việt Nam (京) giống như là hán văn hóa (漢)?

No! The Han people often have a culture of worshiping those who invaded the country and massacred their ancestors. Người Hán thường có văn hóa thờ cúng những người xâm lược đất nước và tàn sát tổ tiên của họ.

While the Kinh have a culture of worshiping heroes who help build the country and repel foreign invaders.

Người Kinh /Viet có văn hóa thờ cúng các anh hùng giúp xây dựng đất nước và đẩy lùi giặc ngoại xâm.

The Birth of Vietnam

00



VN Giúp Nga Tại HĐNQ LHQ

U.kraine lại Muốn Chim Cánh S.ắ.t Của Mỹ

https://youtu.be/7wkSzv-oENM

Tin Vui | Mỹ Thông Qua |Cho U.kraine Thuê Đồ Chơi...?

Nga- U.kraine Khi Nào Mới Kết Thúc...?

Nghe Được Không| Hungary ,Đừng Kéo Chúng Tôi Vào U.kraine !

Tại sao lại gọi người Việt Nam chúng ta là là người Kinh và dân tộc Kinh?

Người Sở, cũng còn được gọi là Kinh Sở, người Kinh Sở, Nước Sở.

Lãnh thổ nước Sở khoảng giữa Hoài Hà và Dương Tử. Người Sở có họ là Mị (芈姓). Một người Sở tên là Dục Hùng (dòng họ của Hùng Vương) giữ chức quan trong triều Thương (nhà Thang). Dục Hùng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, khi Chu Thành Vương tiêu diệt nhà Thương thì Chu Văn Vương phong cho Dục Hùng đất Kinh để cai quản đất Kinh. Kinh Sở, Kinh Dương Vương là để chỉ người Việt cổ đã có từ đời nhà Thang/Thương, và thước đó, trước người Hán, và trước tộc Hạ Hoa nữa, khác với ngưòi Hán, người Tàu, mà chúng ta ngày nay được gọi và người dân tộc Kinh.

Nước Sở hay Kinh Sở tính từ đời Dục Hùng tới đời Xương Bình Quân bị Tần diệt năm 223 TCN gồm có 46 vua. Cuối thời Tần, Nước Sở được lập lại và truyền được thêm chín đời vua nữa, tổng cộng 51 vị vua.

Người Việt Nam là dân tộc Kinh.

Nước Xích Quỷ - Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi (Đế Ly) làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc). - Phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN. - Bà Âu Cơ là con gái của Đế Lai ở nước Xích Thần ở phương bắc dàn đàn con (81 bộ lạc) vào nước Xích Quỷ ở phương nam là quê của Lạc Long Quân * Hùng triều thứ nhất: Kinh Dương Vương đóng đô ở Ngàn Hống nhưng sau đó dời về Nghĩa Lĩnh. Vương triều Hùng thứ nhất chỉ có một đời vua là Kinh Dương Vương. * Hùng triều thứ nhì: khởi đầu với vua Lạc Long Quân. Kinh đô vẫn ở Nghĩa Lĩnh. * Hùng triều thứ ba: Con của Lạc Long Quân lên ngôi, lấy niên hiệu là Hùng Vương. Ông đổi tên nước là Văn Lang và dời đô về Phong Châu. Quốc hiệu Xích Quỷ chấm dứt.

11:54:59NOW PLAYING Sở Dục Hùng 楚鬻熊 còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng 穴熊

Đất gốc nhà Thương là vùng Hồ Nam nay tức đất Sở xưa.

Sở Dục Hùng 楚鬻熊 còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng 穴熊

Người Việt tự nhận mình là dân tộc Kinh, người kinh. Sách sử Hán cũng gọi người Sở là Kinh Sở. Khi nhà Thang bị nhà Chu lấy đất và nước Thang bị đổi tên là Nước Sở. Phân nửa của nước Thang bị Chu lấy và nửa kia của Thang bị đổi tên là Sở.

Sở quốc 楚國), cũng được gọi Kinh Sở.

Dục Hùng từng giữ chức quan trong triều nhà Thương. Dục Hùng từng là thầy dạy học /thái sư của Chu Văn Vương.

Khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, thì Dục Hùng được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca (nay thuộc Tân Tịnh, Hà Nam).

the most beautiful music🌿 will help you relieve fatigue from stress

The three stripes represented the Quẻ Càn, or Qian trigram, one of eight trigrams used in the I-Ching, a Taoist scripture.”

The eldest son, who followed his mother, later installed himself as Vietnam's first monarch, Hùng Vương. until An Dương Vương in vade and annexes to become Au-Lạc

There’s only one way for a Han Chinese PRC citizen to legally have 4 characters in their name: they need to have a 2-character surname. The most common ones being Ou’yang 欧阳, Si’tu 司徒, and Si’ma 司马.

Prior to the chaos following the fall of Han Dynasty, 2-character surnames were actually fairly common. They were all titles. For example, “Si” 司 means “manager”. So 司马 means “Manager or Horse” or rather “Marshall of Horse” as it’d be known in English. 司徒 means “Manager of the Masses”.

In the Romance of the Three Kingdoms, every Han Chinese character with more than 2 characters in their name were due to having a 2-character surname, not a 2-character given name. During the 400 years of chaos between the fall of the Han and the rise of the Sui, many of these noble families became extinct. After this point, 2-character surnames rarely appear in Chinese history.

Yangtze Delta.

Bánh Mì Không Phải ThựcPhẩm | Tôi Hỏi Bác Google Rồi Bác Ơi...! https://youtu.be/txYIxz7RNFI

South Vietnam flag also has Taoist symbol.
“The flag of South Vietnam was originally designed by Emperor Thành Thái in 1890,
and was revived by Lê Văn Đệ and re-adopted by Emperor Bảo Đại in 1948.
What was the original Vietnamese culture before Han Chinese invaded and colonize

First, the Vietnamese language[1] is one of the most important cultural things of Vietnam which has existed far before the Chinese Han influence. If you were linguistics, you will know more difference between the Vietnamese language and the Chinese Han language.

Vietnamese language might has been borrowed some of the Chinese Han words, but basisly, both languages are still classified into different language families.

Vietnamese language belongs to the Austro-Asiatic Language family and Chinese language belongs to the Sino-Tibetan language family.

1

Austro-Asiatic Language family

2



(Sino-Tibetan language family)

before being colonized by the Chinese Han Empire the Vietnamese ancient own culture as “Dong Son culture[2]” which indirectly and probably confirmed the existence of the legendary Vietnamese state - Van Lang.

3


4


5



6



7


Yuzu is a little bit more bitter than lemon. Yuzu contains twice as much vitamin C as lemon.

8


In Japan, we take a bath and enjoy yuzu bath on the day of winter solstice. It smells good.

9


Does it also smell like lemon does?

10


11


Đồng hóa về mặt nhận thức trong tư tưởng khi đề xương của chủ thuyêt Hoa – Di tạo nên Tạo nên chủ thuyết Hoa – Di để Đồng hóa các chư hầu về tư tưởng trong mặt nhận thức.

12


Văn Lang" là tên nguyên thủy của nước ta, kéo dài 2621 năm.

South Vietnam flag also has Taoist symbol.
“The flag of South Vietnam was originally designed by Emperor Thành Thái in 1890,
and was revived by Lê Văn Đệ and re-adopted by Emperor Bảo Đại in 1948.
font size="5" color="navy"> Tại sao lại gọi người Việt Nam chúng ta là là người Kinh và dân tộc Kinh?

Người Sở, cũng còn được gọi là Kinh Sở, người Kinh Sở, Nước Sở.

Lãnh thổ nước Sở khoảng giữa Hoài Hà và Dương Tử. Người Sở có họ là Mi (芈姓). Một người Sở tên là Dục Hùng (dòng họ của Hùng Vương) giữ chức quan trong triều Thương (nhà Thang). Dục Hùng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, khi Chu Thành Vương tiêu diệt nhà Thương thì Chu Văn Vương phong cho Dục Hùng đất Kinh để cai quản đất Kinh. Kinh Sở, Kinh Dương Vương là để chỉ người Việt cổ đã có từ đời nhà Thang/Thương, và thước đó, trước người Hán, và trước tộc Hạ Hoa nữa, khác với ngưòi Hán, người Tàu, mà chúng ta ngày nay được gọi và người dân tộc Kinh.

Nước Sở hay Kinh Sở tính từ đời Dục Hùng tới đời Xương Bình Quân bị Tần diệt năm 223 TCN gồm có 46 vua. Cuối thời Tần, Nước Sở được lập lại và truyền được thêm chín đời vua nữa, tổng cộng 51 vị vua.


Người Việt Nam là dân tộc Kinh.
Nước Xích Quỷ - Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi (Đế Ly) làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc). - Phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN. - Bà Âu Cơ là con gái của Đế Lai ở nước Xích Thần ở phương bắc dàn đàn con (81 bộ lạc) vào nước Xích Quỷ ở phương nam là quê của Lạc Long Quân * Hùng triều thứ nhất: Kinh Dương Vương đóng đô ở Ngàn Hống nhưng sau đó dời về Nghĩa Lĩnh. Vương triều Hùng thứ nhất chỉ có một đời vua là Kinh Dương Vương. * Hùng triều thứ nhì: khởi đầu với vua Lạc Long Quân. Kinh đô vẫn ở Nghĩa Lĩnh. * Hùng triều thứ ba: Con của Lạc Long Quân lên ngôi, lấy niên hiệu là Hùng Vương. Ông đổi tên nước là Văn Lang và dời đô về Phong Châu. Quốc hiệu Xích Quỷ chấm dứt. 11:54:59NOW PLAYING

the most beautiful music🌿 will help you relieve fatigue from stress

The three stripes represented the Quẻ Càn,

or Qian trigram, one of eight trigrams used in the I-Ching, a Taoist scripture.”

The eldest son, who followed his mother, later installed himself as Vietnam's first monarch, Hùng Vương. until An Dương Vương in vade and annexes to become Au-Lạc

There’s only one way for a Han Chinese PRC citizen to legally have 4 characters in their name: they need to have a 2-character surname. The most common ones being Ou’yang 欧阳, Si’tu 司徒, and Si’ma 司马.

Prior to the chaos following the fall of Han Dynasty, 2-character surnames were actually fairly common. They were all titles. For example, “Si” 司 means “manager”. So 司马 means “Manager or Horse” or rather “Marshall of Horse” as it’d be known in English. 司徒 means “Manager of the Masses”.

In the Romance of the Three Kingdoms, every Han Chinese character with more than 2 characters in their name were due to having a 2-character surname, not a 2-character given name. During the 400 years of chaos between the fall of the Han and the rise of the Sui, many of these noble families became extinct. After this point, 2-character surnames rarely appear in Chinese history.

Yangtze Delta.

Truyện ngắn - Tản văn

The Red River Delta, also known as the Hong River (traditional Chinese: 紅河; simplified Chinese: 红河; pinyin: Hóng Hé; Vietnamese: Sông Hồng; Chữ Nôm: 瀧紅; Chữ Hán: 紅河), the Hồng Hà and Sông Cái (lit. "Mother River") in Vietnamese,[citation needed] and the Yuan River (元江, Yuán Jiāng Nguyên Giang) in Chinese, is a 1,149-kilometer (714 mi)-long river that flows from Yunnan in Southwest China through northern Vietnam to the Gulf of Tonkin.

Why do we say Qin Shihuangdi was the first unifier of China when China was already unified under the Xia, Shang, and Zhou dynasties?

Zhou was feudal while Qin was centralistic.

Zhou was divided to hundreds of small feudal states which were very much autonomous.

The feudal royals can have their own armies and laws. The emperor had little power in those states though he had his own direct ruled region. That's why in the East - Zhou those states fought and annexed each other.

- Kingdom Qin conquered from the direct land and became emperor.

Qin was divided to many Jun's and each Jun was further divided to many Xian's. (Both Jun/郡 and Xian/县 are translated to County in English, but in Qin dynasty, Jun was a higher level administrative unit than Xian).

The head officer of Jun's and Xian's were named by the central government.

Qin dynasty have his own land and formed the centralistic tradition of China's political system. Dynasty Qin ruled by his own law.

But West Han after Qin was a transition: only those nobility from the emperor's family were allowed to own their own feuds.








  • Hoàn cảnh và điều kiện kịch sử: Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông - Việt Nam ngày nay là chung một nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân...

    Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng Hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc-Kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô-Việt Ngữ; Phía nam Ngô-Việt ngữ là vùng Phước Kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của giọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần căn bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các ngôn ngữ địa phương khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ/Khách-Gia (Hakka) ngày nay.

    Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải-Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /"Cữu-Lê", Lê-Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt-Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt - Việt Nam.

    Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc-Kinh/Quan thoại/Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của "Hung Nô" và vì đa số triều đình của các triều đại đều đặt tại những vùng đất "Trung Nguyên" nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành chuyện đương nhiên.

    In ancient times more than 2000 years ago, when the Han Chinese first set foot on the southern lands, they found that the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’) like:

    blacken their teeth,
    tattooed their bodies, and
    cut their hair short

    (as against their Han counterparts’ Confucian practice of never cutting their hair, something inherited from their parents or ancestors).

    – The older generation of some of the Taiwan natives also have their teeth blackened and their bodies tattooed. Perhaps, they might also be descendants of the Baiyue?

    Khi nhà Hán mất, thời nhà Tấn có nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hóa Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v. v... thì văn Hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chỉ có phương nam là còn giữ lại được văn hóa Việt gần nguyên vẹn, ở phía nam là vùng: sông Trường Giang và Ngũ Lĩnh, phương nam...



    And also, the northern Hans were normally wearing shoes, but the southern ‘barbarians’ (南蛮) were normally barefooted (land was often wet due to rainy weather?).

    Việt đã là tên của truyền thống dân tộc cho nên các vương triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở, Tần, HÁN, NGÔ VIỆT, MÂN VIỆT, ĐÔNG VIỆT, DƯƠNG VIỆT, NAM VIỆT, ÂU VIỆT, LẠC VIỆT v. v...

    Another different feature in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:

    南 船 South boat

    北 马 Bắc Mã

    (South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

    Tianhou (天后) Thiên Hậu, the Sea Goddess, was in fact a young Hokkien lady, who sacrificed her life to rescued seamen in danger. So, she was most probably a Baiyue Goddess who was not normally enshrined as a traditional Han deity like Guanyin (观音).

    Seafaring and facial tattooing are more suited traditions of Proto-Austronesians. There are more Austronesian substrates in modern Southeast Chinese [1]
    map













  • The Bai Yue cultural in Hokkien, Cantonese, and Vietnamese but are not found in other Han Chinese to their north?
    Các tập tục và tín ngưỡng văn hóa Bách Việt trong Hokkien, Quảng Đông và Việt Nam nhưng không được tìm thấy ở các người Hán phía bắc?

    Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.
    Người Bách Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.

    In ancient times more than 2000 years ago, when the Han Chinese first set foot on the southern lands, they found that the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’) like:

    blacken their teeth,
    tattooed their bodies, and
    cut their hair short

    (as against their Han counterparts’ Confucian practice of never cutting their hair, something inherited from their parents or ancestors).

    – The older generation of some of the Taiwan natives also have their teeth blackened and their bodies tattooed. Perhaps, they might also be descendants of the Baiyue?

    Tướng của Đế Minh là Xi Vưu ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của nòi Hán là Hiên Viên, quân của Xi Vưu tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa Thái Sơn. Hiên Viên chiếm được Thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế.



    And also, the northern Hans were normally wearing shoes, but the southern ‘barbarians’ (南蛮) were normally barefooted (land was often wet due to rainy weather?).

    When they tended their rice field, they would have to steady their body by ‘gripping firm’ to the wet land with their toes, hence resulting in the twisted toes as shown below. Therefore the northern Hans called the northern part of present-day Vietnam 交趾 (Jiaozhi), or Giao Chỉ in Vietnamese, literally ‘crossed toes’:

    Another different feature in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:

    南 船 South boat

    北 马 Bắc Mã

    (South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

    Tianhou (天后) Thiên Hậu, the Sea Goddess, was in fact a young Hokkien lady, who sacrificed her life to rescued seamen in danger. So, she was most probably a Baiyue Goddess who was not normally enshrined as a traditional Han deity like Guanyin (观音).

    Seafaring and facial tattooing are more suited traditions of Proto-Austronesians. There are more Austronesian substrates in modern Southeast Chinese [1]
    map













  • The Bai Yue cultural in Hokkien, Cantonese, and Vietnamese but are not found in other Han Chinese to their north?
    Các tập tục và tín ngưỡng văn hóa Bách Việt trong Hokkien, Quảng Đông và Việt Nam nhưng không được tìm thấy ở các người Hán phía bắc?

    Sách sử Hán cũng gọi người Sở là Kinh Sở. Khi nhà Thang bị nhà Chu lấy đất và nước Thang bị đổi tên là Nước Sở. Phân nửa của nước Thang bị Chu lấy và nửa kia của Thang bị đổi tên là Sở.
    Sở quốc 楚國), cũng được gọi Kinh Sở.
    Dục Hùng từng giữ chức quan trong triều nhà Thương. Dục Hùng từng là thầy dạy học /thái sư của Chu Văn Vương.
    Khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, thì Dục Hùng được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca (nay thuộc Tân Tịnh, Hà Nam).

    In ancient times more than 2000 years ago, when the Han Chinese first set foot on the southern lands, they found that the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’) like:

    blacken their teeth,
    tattooed their bodies, and
    cut their hair short

    (as against their Han counterparts’ Confucian practice of never cutting their hair, something inherited from their parents or ancestors).

    – The older generation of some of the Taiwan natives also have their teeth blackened and their bodies tattooed. Perhaps, they might also be descendants of the Baiyue?

    Tướng của Đế Minh là Xi Vưu ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của nòi Hán là Hiên Viên, quân của Xi Vưu tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa Thái Sơn. Hiên Viên chiếm được Thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế.



    And also, the northern Hans were normally wearing shoes, but the southern ‘barbarians’ (南蛮) were normally barefooted (land was often wet due to rainy weather?).

    Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.
    Người Bách Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.



    When they tended their rice field, they would have to steady their body by ‘gripping firm’ to the wet land with their toes, hence resulting in the twisted toes as shown below. Therefore the northern Hans called the northern part of present-day Vietnam 交趾 (Jiaozhi), or Giao Chỉ in Vietnamese, literally ‘crossed toes’:

    Another different feature in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:

    南 船 South boat

    北 马 Bắc Mã

    (South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

    Tianhou (天后) Thiên Hậu, the Sea Goddess, was in fact a young Hokkien lady, who sacrificed her life to rescued seamen in danger. So, she was most probably a Baiyue Goddess who was not normally enshrined as a traditional Han deity like Guanyin (观音).

    Seafaring and facial tattooing are more suited traditions of Proto-Austronesians. There are more Austronesian substrates in modern Southeast Chinese [1]
    map











4



  • Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.
    Người Bách Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.

    The Bai Yue cultural in Hokkien, Cantonese, and Vietnamese but are not found in other Han Chinese to their north?
    Các tập tục và tín ngưỡng văn hóa Bách Việt trong Hokkien, Quảng Đông và Việt Nam nhưng không được tìm thấy ở các người Hán phía bắc?

    In ancient times more than 2000 years ago, when the Han Chinese first set foot on the southern lands, they found that the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’) like:

    blacken their teeth,
    tattooed their bodies, and
    cut their hair short

    (as against their Han counterparts’ Confucian practice of never cutting their hair, something inherited from their parents or ancestors).

    – The older generation of some of the Taiwan natives also have their teeth blackened and their bodies tattooed. Perhaps, they might also be descendants of the Baiyue?

    Tướng của Đế Minh là Xi Vưu ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của nòi Hán là Hiên Viên, quân của Xi Vưu tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa Thái Sơn. Hiên Viên chiếm được Thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế.



    And also, the northern Hans were normally wearing shoes, but the southern ‘barbarians’ (南蛮) were normally barefooted (land was often wet due to rainy weather?).

    Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.
    Người Bách Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.

    When they tended their rice field, they would have to steady their body by ‘gripping firm’ to the wet land with their toes, hence resulting in the twisted toes as shown below. Therefore the northern Hans called the northern part of present-day Vietnam 交趾 (Jiaozhi), or Giao Chỉ in Vietnamese, literally ‘crossed toes’:

    Another different feature in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:

    南 船 South boat

    北 马 Bắc Mã

    (South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

     


    Triều Hán
    BC 202-220

    ► Triều Đường
    618 - 907
    Người Tiên Ti (Xianbei)
    ► Triều Tống
    906 - 1279
    Người Sa Đà (Shatuo)
    ► Triều Nguyên
    1271 - 1368
    Người Mông cổ (Mongolian)
    ► Triều Minh
    1368 - 1644
    người Persia (Manichaelism) / Đế quốc Ba Tư/Iran
    ► Triều Thanh
    1636 -1912
    Người Mãn Châu Manchurian
    (Thế Lực Ngoại Lai)
    Từ thời Hán Vũ Đế là nước Tàu đã đi vào thoái trào, bị đào thải theo luật thiên nhiên. Người Hán trở thành dân tộc thiểu số, bị các thế lực ngoại lai thống trị.

     

    in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:



    Seafaring and facial tattooing are more suited traditions of Proto-Austronesians. There are more Austronesian substrates in modern Southeast Chinese [1] 南 船 South boat

    北 马 Bắc Mã

    (South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

    the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’)
    Map Singapore/Tân Gia Ba








http://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/DATA%20HUONG/TIN%20NAM%202014/TIN%20THANG%207/Van%20hoa%20Dong%20Son%20o%20VN%20-%2090%20nam%20phat%20hien%20va%20nghien%20cuu/25.jpg Folk performance

 


Triều Hán
BC 202-220

► Triều Đường
618 - 907
Người Tiên Ti (Xianbei)
► Triều Tống
906 - 1279
Người Sa Đà (Shatuo)
► Triều Nguyên
1271 - 1368
Người Mông cổ (Mongolian)
► Triều Minh
1368 - 1644
người Persia (Manichaelism) / Đế quốc Ba Tư/Iran
► Triều Thanh
1636 -1912
Người Mãn Châu Manchurian
(Thế Lực Ngoại Lai)
Từ thời Hán Vũ Đế là nước Tàu đã đi vào thoái trào, bị đào thải theo luật thiên nhiên. Người Hán trở thành dân tộc thiểu số, bị các thế lực ngoại lai thống trị.

 

in the lives between the Han Chinese and the Baiyue was exemplified in the Chinese saying:



Seafaring and facial tattooing are more suited traditions of Proto-Austronesians. There are more Austronesian substrates in modern Southeast Chinese [1]

南 船 South boat
北 马 Bắc Mã

(South boat, north horse), signifying that the southern Baiyue people were more accustomed to water, whereas the northern Hans, to the dry land.

the Bai Yue (百越) people (in fact, they could be found as far north as the coastal regions of Jiangsu/Zhejiang ‘江苏、浙江’)
Tướng của Đế Minh là Xi Vưu ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của nòi Hán là Hiên Viên, quân của Xi Vưu tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa Thái Sơn. Hiên Viên chiếm được Thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế. line-height:18pt

 

How many tones does Vietnamese have?

Vietnamese has 6 tones, namely,

Huyền Falling

Sắc Rising

Hỏi Curling fall

Ngã Curling rise

Nặng Lowly fall

Bằng Flat

This misconception is due to the limited detonation signs the Portuguese has used to denote the spoken Vietnamese language. This lead to a belief that only “tonal signs” that are counted (e é ẻ ẹ ẽ è). In reality, the extra letters that are being used in the Vietnamese alphabet serve no purpose other than to denote the subtones that can be coupled with the maintones (namely, ă â ê ô ơ ư) to produce totally different tones. Among these special letters, there is one letter ă that is undoubtedly tonal (pronounced as á but it give an abrupt ending sound to the syllable-similar to Cantonese ending the word with - p - k - t). The other letters can be considered as different vowel for simplification purpose. So total we have,

a (can) Flat

á (cán) Rising

ả (cản) Curling fall

ạ (cạn) Lowly fall

ã (cãn) Curling rise

à (càn) Falling

ă (căn) Flat with abrupt end

ắ (cắn) Rising with abrupt end

ẳ (cẳn) Curling fall with abrupt end

ặ (cặn) Lowly fall with abrupt end

ẵ (cẵn) Curling rise with abrupt end

ằ (cằn) Falling with abrupt end

Total of minimum 12 tones in the Vietnamese language. Good news is if you are familiar with how the Portuguese denote the spoken Vietnamese language, you can use it to denote pretty much all other languages in the region, including Thai, Laos, K’mehr, Cantonese and romanticize (or Vietnamize) them.

This is probably the main reason why it is difficult to teach Vietnamese to a foreigner as we often for get hidden tones like the cases I pointed out.

Within the so called special “vowels” like ă, â, ê, ô, ơ, ư there is already a tonal definition to it. This phenomenon is very well represented in the case of ă and â.

ă is pronounced as á while â is pronounced as ớ.

In other words, ă and â are not true vowels as you can’t use itself to pronounce itself but instead need to use another vowel and a tone definition.

The second reason ă and â should be considered tones instead of vowels is because the appearance of ă and â in a word changes how the tone of such word ends. This is the same case for the 3 extra “tones” in Cantonese, you can research more on that, for example,

The three extra tones in Cantonese ARE originated from the same people that speak the language that ă and â “tones” are frequently being used but that’s for another topic.

in vietnamese language a and ă is different

ă và â không phải là kết xuất âm sắc của a. Chúng là những nguyên âm riêng biệt chỉ biểu hiện trong các âm tiết với phụ âm kết thúc. ă and â are not tonal renderings of a. They are distinct vowels that only manifest in syllables with ending consonant. Their IPA are /ə̆/ and /ă/. Your idea of counting these as distinct tonal vowels are your own opinion, not a linguistic consensus.

 

No comments:

Post a Comment