Monday, April 19, 2021

Nửa Thế Kỷ Chánh Tả Việt Ngữ

Nửa Thế Kỷ Chánh Tả Việt Ngữ

 

 photo 3400217718665160062.gif

 





 

Nửa Thế Kỷ Chánh Tả Việt Ngữ

 

Cách đây non nửa thế kỷ, giữa một niên khóa, ba tôi xin cho tôi vào lớp Năm (lớp Dự Bị: Cours Préparatoire) trường tiểu học Pháp Việt Yên Phụ (Hà Nội). Mấy buổi đầu tôi còn bỡ ngỡ thì một hôm thầy học chúng tôi hỏi một anh bạn tôi:

- Pourquoi étiez vous absent hier?

Anh bạn đó đáp:

- Parce que je suis malade.

Thầy chúng tôi cau mày la:

- Non, vous n’êtes plus malade.

Tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, mà các bạn tôi cũng vậy. Cả lớp tái mặt, im phăng phắc. Đau thì đáp “Je suis malade”, đúng như vậy mà sao thầy còn rầy? Hay thầy ngờ anh ấy không đau mà nói dối. Thầy chúng tôi phải giảng mấy phút chúng tôi mới hiểu rằng phải dùng một “thì” đã qua, “thì imparfair”: Parce que j’étais malade. Rõ rắc rối! Ai ngờ đâu được chuyện ấy. Việt ngữ làm gì có “thì”.
Buổi đó tôi sợ quá, chỉ lo theo không nổi, về nhà phải đòn chết.

Tôi kể lại chuyện ấy chỉ để cho các bạn trẻ thấy hồi xưa chúng tôi bị nhồi Pháp ngữ ra sao, mới lớp năm đã như vậy thì dĩ nhiên không được luyện Việt ngữ rồi. Việt ngữ là một môn rất phụ.

Ở ba lớp sơ học: đồng ấu, dự bị, và sơ đẳng, mỗi tuần chỉ được ba bốn giờ Việt ngữ mà hồi ấy gọi là “Annmite”: một hai giờ tập đọc (lecture anamite), một giờ ám tả (dictée annamite), một giờ học thuộc lòng (recitation annamite).

Giờ ám tả Pháp ngữ đáng sợ ra sao thì giờ ám tả Việt ngữ “khỏe” bấy nhiêu. Thầy đọc một bài dăm sáu hàng cho chúng tôi viết, viết xong thì ngồi chơi trong khi thầy đi từng bàn sửa từng tập một, đánh lỗi, cho điểm rồi chúng tôi kêu điểm để thầy ghi vào sổ. Thường thường, dở tệ gì cũng được điểm trên trung bình. Lên các lớp trên, bài dài, thầy sửa không kịp mới để chúng tôi đổi tập sửa lẫn cho nhau.

Nhưng thầy không hề giảng giải gì cả. Có lẽ chính thầy cũng không hiểu tại sao tru giết phải viết tr, chu khắp, phải viết ch, xiên xẹo, phải viết x, và siêng  phải viết s, vân vân…

Thầy cũng ít khi rầy chúng tôi viết sai, cũng không dặn chúng tôi coi chừng những tiếng thường dùng và viết thường lầm… Vì cả thầy lẫn trò đều cho môn chánh tả Việt ngữ là không quan trọng (thi tiểu học không có bài Dictée Annamite), ngay Việt ngữ cũng không quan trọng vì nó không được dùng làm chuyển ngữ (các môn Sử, Địa, Khoa Học, Toán đều dạy bằng Pháp ngữ). Chương trình như vậy thì ai cũng dạy tắc trách như vậy hết.

Tóm lại, chúng tôi chỉ có giờ ám tả Việt ngữ, chứ không được học Chánh Tả Việt ngữ, để học một cách có hệ thống như học chánh tả Pháp ngữ.

Hình như lên tới lớp nhì nhất, không có giờ ám tả Việt ngữ nữa, điều đó tôi không nhớ rõ; nhưng chắc chắn là lên tới Cao Đẳng Tiểu Học và Trung Học thì mỗi tuần chúng tôi chỉ còn hai giờ Việt ngữ: một giờ giảng văn và một giờ luận. Nửa tháng mới có một bài luận, viết được vài trang, giáo sư chỉ đọc qua ở tại lớp rồi cho điểm, thấy lỗi nào nặng thì gạch bỏ chứ ít khi giảng lỗi ở đây.

Vì vậy mà có tình trạng ngược đời này: Càng học lên cao, chúng tôi càng dốt chánh tả, càng cho chánh tả Việt ngữ là không quan trọng, tuyệt nhiên không chú ý tới vì có ai đâu mà bắt lỗi, vả lại viết sao thì người ta cũng hiểu được kia mà!

Lên trường Cao Đẳng Công Chánh, trong chương trình không có môn Việt Ngữ, vì bọn “lục bộ” chúng tôi mà có dùng gì tới tiếng Việt: ở phòng giấy có làm “calcul” (tính) hay làm “rapport lên Ipal” (báo cáo lên Chánh Kỹ Sư: Ingénieur Principal) thì dùng tiếng Pháp; mà ra công trường, có sai bảo nhân viên thì dùng một thứ tiếng “Pháp Việt đề huề”, chẳng hạn:
“ngày mai đi 'lơ-vê' (lever: đo đất), nhớ mang theo cái 'tắc kê' (tachéomètre, một loại máy nhắm) và bốn bó 'gia-lông' (jalon: cây tiêu) nhé.”

Nhưng năm đó, 1931, không hiểu sao ông Thalamas, viện trưởng viện Đại Học Hà Nội (Recteur  d’Académie hồi đó oai lắm, là nhân vật thứ ba ở Bắc Việt, chỉ dưới viên Toàn Quyền và viên Thống Sứ) lại cao hứng, thêm vô chương trình năm thứ nhất trường Công Chánh, một giờ “Annamite”, và chúng tôi được cái hân hạnh học cụ Bùi Kỷ vài chục giờ. Anh em chúng tôi quí cụ lắm: cụ đậu Phó bảng, cụ lại viết sách (cuốn Quốc Văn Cụ Thể), hiệu đính các văn thơ cổ bằng chữ Nôm, và ở trong ban soạn bộ Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức; nhất là cụ có vẻ rất phong nhã, vui vẻ, xuề xòa, ôn hậu: chít khăn, bận áo the thâm, chưa bước vào lớp đã cười mà nụ cười của cụ mới hồn nhiên làm sao! Tên tự của cụ là Ưu Thiên (1), mà không bao giờ tôi thấy cụ có thoáng một nét buồn, lo hay giận, cho nên có lần tôi đã bảo một anh bạn: Cụ phải đổi tên tự là Lạc Thiên mới đúng.

Giờ của cụ thật là một giờ nghỉ ngơi.  Không có bài vở cũng không dùng sách, không cho điểm, cuối năm khỏi thi. Cụ vô lớp, nói chuyện cho chúng tôi nghe hết giờ rồi về. Dĩ nhiên toàn là chuyện Việt văn, Việt ngữ. Chẳng có chương trình gì cả, cụ cao hứng, gặp đâu nói đấy: tuần này về cách dùng mươi tiếng Hán Việt, tuần sau về truyện Kiều, hoặc về những bản tiếng Nôm Trê Cóc mà cụ mới sưu tầm được, tuần khác về báo chí trong nước…

Bây giờ mà được nghe các bài giảng của cụ thì chắc tôi thích thú lắm, nhưng hồi ấy chỉ lo học cách đo lường, đào kinh, xây cầu, đắp đập, đâu có chú ý tới Việt ngữ, thành thử suốt mấy chục giờ học cụ, tôi chỉ còn nhớ mỗi một lời này của cụ:

- Báo chí bây giờ viết sai nhiều, các ông, (cụ gọi chúng tôi như vậy) nên đọc tờ Thực Nghiệp, tờ ấy ít sai.

Những bài xã luận trên nhật báo Thực Nghiệp, chúng tôi cho là bảo thủ, đạo mạo, mà cụ khuyên chúng tôi đọc. Chúng tôi không dám cãi, nhưng vẫn đọc những tờ mới hơn, chẳng hạn tờ Ngọ Báo, nhất là tờ tuần báo Phong Hóa.

Nhưng tới nay tôi vẫn nhớ lời khuyên của cụ, vì lần đó là lần đầu tiên một bậc thầy nhắc chúng tôi phải chú ý tới việc dùng tiếng Việt cho đúng và viết cho đúng chánh tả.

Tuy nhớ vậy chớ hồi ấy tôi vẫn chưa cho bài học đó là quan trọng. Vì ba lẽ:
Thứ nhất, tôi đâu có ý viết văn Việt; thứ nhì, những tờ báo cụ chê là viết sai, lại có nhiều cây bút nổi danh, vậy thì viết trúng chưa phải là viết hay, mà viết hay thì chẳng cần phải viết trúng (tôi nghĩ vậy); thứ ba, có một số tiếng mỗi nhà báo viết một khác, như dây lưng hay giây lưng, canh suông hay canh xuông, xuýt nữa hay suýt nữa, dòng nước hay giòng nước, vân vân, biết ai trúng, ai trật, tự điển đâu mà tra?

Và ngày nay nhớ lại, tôi thấy công lớn của cụ đối với chúng tôi là cái không khí cổ, cái nếp sống cổ, thanh nhã, ung dung, khoan hòa Cụ đem vô lớp học: bọn anh em chúng tôi sở dĩ còn thấy được cái đẹp của truyền thống Nho gia, biết đâu chẳng phải là một phần nhờ cụ.

Ở trường Công Chánh ra, tôi được bổ vô Nam. Lúc này mới có thì giờ đọc sách báo Việt ngữ và mới ngứa ngáy muốn viết.

Mới vô Sài Gòn, đọc các nhật báo Tin Điễn, Thần Chung, Sài Gòn, tôi thấy chướng mắt về những lỗi át, ác, an, ang, in, inh, hỏi ngã, v. v… Nhà báo gì mà thì viết sắt ra sắc, cuốn viết ra cuống, cây cau viết ra cây cao… còn nhà giáo gì mà không phân biệt được hỏingã

Nhưng sách báo của Tự Lực Văn Đoàn, của nhà Tân Dân, in lầm s, x, ch, tr, d, gi, r thì tôi lại không thấy chướng; và chính tôi viết thư cho bà con, bạn bè cứ lầm hoài: trái soài, cái suồng, dảnh tay, giây điện… người thân có nhắc nhở thì mới đầu lại cho là vẽ chuyện. Trò đời như vậy.

Tuy nhiên, lần lần tôi cũng biết phục thiện, chịu nhận rằng người Nam có lỗi của người Nam thì người Bắc cũng có lỗi của người Bắc và xét kỹ một số trí thức Nam rất chú trọng tới chánh tả; bằng cớ là trong Nam có cuốn Đồng Âm Tự Vị, ngoài Bắc thì không. Và khi tôi biết mong có một cuốn như vậy cho người Bắc, ghi những tiếng bắt đầu bằng ch, tr, s, x, d, gi, r cho dễ tra, thì may quá, cuốn Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức ra đời.

Tôi nhớ đâu như vào khoảng 1938-1939: bìa cứng, bọc vải dày màu tím đậm, gần như đen. Từ đó tôi mới có từ điển Việt để tra (cuốn của Đào Duy Anh chỉ là Hán Việt Từ Điển) và mới bắt đầu ráng viết cho trúng chánh tả.

Hai bộ Việt Nam Từ Điển Hán Việt Từ Điển (bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của đã tuyệt bản từ lâu) đáng lẽ giúp cho sách báo Việt đỡ được nhiều lỗi chính tả (mặc dầu có nhiều tiếng, các bộ ấy không nhất trí với nhau), nhưng sự thực, từ 1930 đến 1950, lỗi chính tả trên các sách vở và báo vẫn không giảm. Nguyên do chính là tại Việt ngữ vẫn không có địa vị gì quan trọng ở các trường học, dân tộc mình vẫn phải học tiếng Pháp. Phải được luyện từ lớp đồng ấu liên tiếp trong mười năm thì người ta mới trọng chánh tả, quen với chánh tả. Không được luyện như vậy mà hồi 25-30 tuổi mới thấy viết trúng chánh tả là cần thì dù người chịu khó tra tự điển, khi viết cũng vẫn thường sai. Vì đã thành nếp rồi, quen mắt nhìn sai, quen tay viết sai rồi.

Khi nhìn cả trăm lần chữ giông tố in rất lớn trên bìa một cuốn truyện, cả ngàn lần chữ xử dụng, sơ xuất trên mặt các tờ báo; khi đã cả chục năm quen viết sợi giây, giận giữ, vủ khí, đề khán… thì tới khi biết viết vậy là sai, người ta cũng cứ quen tay (mà quen tay một phần cũng do quen mắt) hạ bút viết như vậy mà không ngờ rằng sai. Vì tôi chắc không có người cầm bút nào viết mỗi năm cả ngàn trang mà chịu dò từng chữ xem có sai chánh tả không, nhất là trong khi ý đương đòi tuôn ra thật mau ra ngòi viết; rồi khi đọc lại, cũng ít ai chú ý sửa chánh tả, mà thường chỉ sửa ý sửa lời, vì khó làm ba việc đó đồng thời được. Tóm lại, muốn viết cho trúng chánh tả thì phải có thói quen viết trúng đã, mà thói quen này chỉ có thể tập được từ hồi mới cắp sách đi học. Lớn lên rồi mới sửa, nghĩa là tạo một thói quen mới để diệt một thói quen cũ, là việc rất lâu và rất khó. Hạng người cầm bút hiện nay trên dưới năm chục tuổi chắc ai cũng đã nhiều lần nhận thấy rằng - thường vì quen tay mà viết sai, chứ ít khi vì không biết mà viết sai; sách, in rồi, đọc lại cũng nhận thấy ngay những lỗi rất lớn; cho nên ai cũng trông mong ở sự khoan hồng của độc giả. Ở Pháp, ai cũng được học kỹ chánh tả từ hồi nhỏ mà các nhà xuất bản đều có những “lecteur” (người đọc bản thảo) và “correcteur” (thầy cò) sửa giùm lỗi chánh tả, và “thầy cò” này có khi chấm câu lại cho tác giả nữa nên sách in rất ít lỗi. Ở nước mình còn lâu mới tới giai đoạn ấy.

Vậy cho tới khoảng 1950, tình hình sách báo của mình chưa được cải thiện bao nhiêu về phương diện chánh tả.

***

Nhưng ở Sài Gòn, năm 1948-49 cũng bắt đầu có sự biến chuyển: một số ít nhà xuất bản, nhà báo đã gắng sức in cho trúng chánh tả.

Tôi được biết hai nhà: Yiễm Yiễm thư trang và P. Văn Tươi, có thể còn vài nhà khác.

Ông Giám Đốc nhà Yiễm Yiễm là thi sĩ Đông Hồ. Cũng như đa số các học giả trong nhóm Nam Phong, ông viết rất trúng chánh tả. Tính vốn cẩn thận lại yêu mỹ thuật, ông đích thân coi việc trình bày, sửa ấn cảo, nên sách vở và tờ Nhân Loại của nhà Yiễm Yiễm in nhã mà rất ít lỗi.

Sách của nhà P. Văn Tươi và cả tuần báo Mới nữa cũng tương đối ít lỗi, nhờ in ở nhà in Maurice. Ông giám đốc nhà in này là học giả Lê Thọ Xuân. Ông đích thân sửa ấn cảo, làm việc rất chu đáo, thường sửa lỗi giùm cho tác giả. Tôi mang ơn ông đã chỉ bảo nhiều lỗi sơ sót.

Tôi còn nhớ một lần ông khuyên tôi sửa chữ ngọc thỏ ra ngọc thố. Ông có lý: theo tự điển Trung Hoa thì phải đọc là thố, mà tự vị Huỳnh Tịnh Của cũng ghi là thố. Nhưng tôi xin ông cứ để ngọc thỏ vì ngoài Bắc đã quen nói như vậy, mà Việt Nam Tự Điển của Hội Khai trí Tiến Đức, Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh cũng đều viết như vậy. Tôi chép lại hồi ký ấy để độc giả thấy lòng yêu tiếng Việt của ông và nhân tiện để thỉnh giáo Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ: chúng ta nên theo tự điển Trung Hoa hay nên theo thói quen của đa số? Mà thế nào là đa số? Nếu từ Bắc vào tới Huế chẳng hạn đọc là thỏ, từ Đà Nẵng vào Nam đọc là thố thì bên nào là đa số? Nếu ta điển chế theo Nam, ngoài Bắc cũng điển chế theo Bắc thì sau này khi thống nhất, có cần điển chế lại không?

Tôi không rõ thời đó độc giả có nhận thấy công phu của hai nhà xuất bản Yiễm Yiễm và P. Văn Tươi không, nhưng một số anh em cầm bút chúng tôi đã noi gương thi sĩ Đông Hồ và học giả Lê Thọ Xuân mà chú trọng tới sự in trúng chánh tả.

Đồng thời lại xuất hiện nhiều bài khảo cứu trong đó học giả Lê Ngọc Trụ giảng cho ta một số tiếng Việt gốc Hán phải viết sao mới đúng. Chẳng hạn tiếng cắc (bạc cắc) không thể viết cắt vì gốc tiếng Hán Việt; giác chuyển ra: gi chuyển ra thành c; ác thành ắc; tiếng vuông (vuông tròn) không thể viết là vuôn vì gốc ở tiếng Hán Việt phương: phương có g thì vuông cũng phải có g. Ông cho xuất bản cuốn Chánh Tả Việt Ngữ làm nền tảng cho cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của ông sau này.

Tới năm 1951 hay 1952, Việt ngữ bắt đầu dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung Học, sự viết trúng chánh tả càng hóa ra cần thiết, cấp bách.
Năm 1954 và 1955, do cuộc di cư của đồng bào ngoài Bắc, sách báo ở Sài Gòn in bớt được lỗi nhiều, nhất là những lỗi riêng của miền Nam: lỗi an, ang, át, ác, in, inh, hỏi ngã, vân vân… vì các thợ sắp chữ và thầy cò Bắc đều tránh được các lỗi đó.

Tóm lại từ 1950 trở đi, tình hình cải thiện được nhiều. So sánh sách báo thời đó với sách báo thời trước thế chiến, chúng ta thấy có sự tấn bộ rõ rệt về phương diện chánh tả.

***

Nhưng từ 1953, ông Lê Thọ Xuân phải điều khiển một trường tư, sau đó nhà P. Văn Tươi và nhà Yiễm Yiễm ngưng xuất bản, thực đáng tiếc.


Mấy năm gần đây, do cái nạn thiếu thợ, nhân công đắt, điện thường bị cúp, nên việc ấn loát không được cẩn thận như trước và sách báo lại chứa nhiều lỗi chánh tả.

Thợ tương đối lành nghề phải đi quân dịch, nhà in nào cũng phải dùng những em 13, 14 tuổi mới học tới lớp nhất, cho tập sắp chữ. Các em ấy dĩ nhiên không thuộc chánh tả, và cũng do cái tật quen mắt quen tay, có khi bản thảo viết đúng mà sắp chữ bậy. Chính tôi đã kinh nghiệm: tôi viết sử dụng, sơ suất, năng suất, có chí… thì trên bản vỗ thành xử dụng, sơ xuất, năng xuất, có trí

Vì không rành nghề, các em để nhiều lỗi quá; thầy cò sửa đặc cả ngoài lề mà vẫn không hết; tới khi tác giả sửa lại lần nữa, cũng vẫn đặc cả ngoài lề. Nhà in đem ấn cảo về sửa lại qua loa rồi phải lên khuôn cho máy chạy vì “máy không thể chờ được”, điện sắp bị cúp, hoặc thợ chạy máy không thể ngồi không… và sách báo in ra còn không biết bao nhiêu lỗi, so với mươi năm trước, quả là một bước thụt lùi lớn. Vài nhà phê bình đã phải phàn nàn về việc ấy, vị nào dễ dãi thì chỉ nhắc qua rằng sách in còn nhiều lỗi, vị nào gắt gao thì tỏ lời trách móc.

Trách là phải lắm. Nếu tình trạng này không cải thiện sơm sớm thì các thế hệ sau này đọc sách của chúng ta sẽ chướng mắt, có khi bực mình không hiểu chúng ta nói gì nữa: có chí mà in là có trí, tính dục mà in là tình dục thì còn ai mà đoán được ý của tác giả. Chưa biết chừng vài trăm năm sau, có người nào in lại một tác phẩm năm 1968 này hoặc trích một đoạn để dẫn chứng, sẽ phải làm cái việc chú thích, hiệu đính như người Trung Hoa chú thích, hiệu đính tác phẩm cổ của họ. Chẳng hạn sẽ chú thích:
“Thời đó, thế kỉ XX:
xử dụng dùng như sử dụng,
xuất với suất,
giành
với dành có thể dùng thay nhau, chùm với trùm đồng nghĩa,

trí đọc như chí,
tình dục ở đây phải hiểu là tính dục,
dấu hỏi và dấu ngã dùng thay nhau,
vân vân…

Cho nên hoàn thuốc của nhà điểm sách có đắng thì cũng phải rán mà nuốt.

Đành rằng chúng ta có thể đính chính, nhưng một cuốn hai trăm trang mà đính chính cho hết lỗi thì có khi phải mười trang, coi cũng kỳ; độc giả chỉ thấy bảng đính chính tràng giang như vậy, cũng ngán không thèm đọc nữa, nói chi là “sửa giùm”. Trong cái việc đính chính, phải hiểu tâm lý độc giả mà phiên phiến đi thì kết quả mới khỏi ngược lại ý muốn.

Đó là nói về sách, còn bài báo mà đòi đính chính cho hết thì nhất định là chủ báo cau mày rồi: “Ông ấy khó tính quá!”

***

Ai cũng biết phải cải thiện tình trạng ấy sơm sớm, nhưng có cách nào cải thiện sớm được không?

Như trên tôi đã nói, muốn viết trúng chánh tả thì phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống.  Điểm đó tôi đã trình bày tạm đủ trong bài Làm Sao Cho Học Sinh Bớt Dốt Việt Văn số 4 ngày 21-7-1966 và in lại trong cuốn Mấy Vấn Đề Xây Dựng Văn Hóa (nhà Tao Đàn - 1968). Ở đây tôi chỉ nói thêm rằng Bộ Quốc Gia Giáo Dục cần soạn một bộ Quốc Văn ban tiểu học, soạn cho đứng đắn, ít nhất cũng phải đủ tin cậy được như những sách quốc văn của nha Học Chánh thời Pháp thuộc; trong bộ đó phải làm sao cho có đủ những tiếng thường dùng để học sinh có bằng tiểu học không đến nỗi viết sai lắm. Nếu làm tiếp tới hết ban Trung Học đệ nhất cấp thì càng tốt. Mục tiêu cần đạt là học hết ban này, trẻ phải viết trúng chánh tả, gặp những chữ nào ngờ ngợ thì phải có thói quen tra tự điển.

Điển chế văn tự là việc cấp thiết. Tôi nghe nói Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ của Bộ Văn Hóa có bốn chục vị và một ngân sách là bốn chục triệu cho năm 1968. Nay đã non một năm, không rõ ủy ban đã điển chế được bao nhiêu tiếng. Nếu bộ thấy công việc ấy không thể làm mau được, mười lăm hai chục năm nữa mới xong thì có thể ra một thông tư cho các trường công và tư hãy tạm dùng bộ tự vị, tự điển nào đó trong khi chờ đợi. Và một nhà xuất bản nào đó cũng nên in những cuốn tự vị chánh tả bỏ túi, tựa như cuốn Đồng Âm Tự Vị hồi xưa cho học sinh gốc Nam, cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Đối Chiếu của nhà Thế Giới 1950, nhưng đầy đủ hơn, cho học sinh gốc Bắc (cuốn này chỉ ghi và sắp với nhau những tiếng bắt đầu bằng phụ âm CH và TR; D, Gi và R, S và X). Học sinh phải luôn luôn có những cuốn đó bên cạnh; trong khi làm bài, dù ở nhà hay lớp học, hễ gặp một tiếng ngờ ngợ là phải tra liền, tra trong những cuốn đó mau hơn các cuốn tự điển.

Các nhà in, các nhà xuất bản,các nhà báo cũng phải góp công nữa mới được. Phải đào tạo một hạng thợ sắp chữ có sức học kha khá, phải mướn những người giỏi chánh tả để giao cho việc sửa ấn cảo. Vì như trên tôi đã nói, báo chí - nhất là báo hàng ngày, phải in trúng chánh tả thì quốc dân mới quen mắt mà không viết sai.

Có lẽ khi in lại tác phẩm của các nhà văn đã quá cố thời tiền chiến, chúng ta cũng nên mạn phép vong linh các vị ấy sửa lại cho đúng chánh tả, như một vài nhà xuất bản ở đây đã làm. Chẳng hạn nhan đề cuốn Giông Tố của Vũ Trọng Phụng nên sửa lại là Dông Tố, nếu không, học sinh và cả hạng người lớn như tôi nữa, cũng quen mắt, quen tay rồi viết là giông tố.

Trong năm việc tôi mới đề nghị:

- Dạy Việt ngữ cho có hệ thống

- Điển chế văn tự
- In tự vị chính tả bỏ túi
- Sửa chánh tả các tác phẩm tiền chiến
- Đào tạo thợ sắp chữ

Thì bốn việc trên có thể bắt tay làm ngay được, duy có việc đào tạo thợ sắp chữ là phải đợi cho hết chiến tranh đã. Vì hiện nay, thợ từ 18 tuổi phải nhập ngũ hết, các em 14, 15 tuổi học nghề chỉ cốt kiếm tiền trong vài ba năm rồi lại lo phải nhập ngũ, không yên tâm mà trau giồi nghề của mình. Ai cũng chỉ nghĩ chuyện ăn xổi ở thì.

Nếu cuối thế kỷ này, tất cả các sách báo của ta gần sạch lỗi chánh tả như sách báo Pháp chẳng hạn thì tôi cho là cũng đáng mừng rồi đấy.

Sài Gòn ngày 27-8-1968


Nguyễn Hiến Lê
Nhà xuất Bản Văn Nghệ California, USA


  ....................................................



 

Nửa Thế Kỷ Chánh Tả Việt Ngữ

 



Cách đây non nửa thế kỷ, giữa một niên khóa, ba tôi xin cho tôi vào lớp Năm (lớp Dự Bị: Cours Préparatoire) trường tiểu học Pháp Việt Yên Phụ (Hà Nội). Mấy buổi đầu tôi còn bỡ ngỡ thì một hôm thầy học chúng tôi hỏi một anh bạn tôi:

- Pourquoi étiez vous absent hier?

Anh bạn đó đáp:

- Parce que je suis malade.

Thầy chúng tôi cau mày la:

- Non, vous n’êtes plus malade.

Tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, mà các bạn tôi cũng vậy. Cả lớp tái mặt, im phăng phắc. Đau thì đáp “Je suis malade”, đúng như vậy mà sao thầy còn rầy? Hay thầy ngờ anh ấy không đau mà nói dối. Thầy chúng tôi phải giảng mấy phút chúng tôi mới hiểu rằng phải dùng một “thì” đã qua, “thì imparfair”: Parce que j’étais malade. Rõ rắc rối! Ai ngờ đâu được chuyện ấy. Việt ngữ làm gì có “thì”.
Buổi đó tôi sợ quá, chỉ lo theo không nổi, về nhà phải đòn chết.

Tôi kể lại chuyện ấy chỉ để cho các bạn trẻ thấy hồi xưa chúng tôi bị nhồi Pháp ngữ ra sao, mới lớp năm đã như vậy thì dĩ nhiên không được luyện Việt ngữ rồi. Việt ngữ là một môn rất phụ.

Ở ba lớp sơ học: đồng ấu, dự bị, và sơ đẳng, mỗi tuần chỉ được ba bốn giờ Việt ngữ mà hồi ấy gọi là “Annmite”: một hai giờ tập đọc (lecture anamite), một giờ ám tả (dictée annamite), một giờ học thuộc lòng (recitation annamite).

Giờ ám tả Pháp ngữ đáng sợ ra sao thì giờ ám tả Việt ngữ “khỏe” bấy nhiêu. Thầy đọc một bài dăm sáu hàng cho chúng tôi viết, viết xong thì ngồi chơi trong khi thầy đi từng bàn sửa từng tập một, đánh lỗi, cho điểm rồi chúng tôi kêu điểm để thầy ghi vào sổ. Thường thường, dở tệ gì cũng được điểm trên trung bình. Lên các lớp trên, bài dài, thầy sửa không kịp mới để chúng tôi đổi tập sửa lẫn cho nhau.

Nhưng thầy không hề giảng giải gì cả. Có lẽ chính thầy cũng không hiểu tại sao tru giết phải viết tr, chu khắp, phải viết ch, xiên xẹo, phải viết x, và siêng  phải viết s, vân vân…

Thầy cũng ít khi rầy chúng tôi viết sai, cũng không dặn chúng tôi coi chừng những tiếng thường dùng và viết thường lầm… Vì cả thầy lẫn trò đều cho môn chánh tả Việt ngữ là không quan trọng (thi tiểu học không có bài Dictée Annamite), ngay Việt ngữ cũng không quan trọng vì nó không được dùng làm chuyển ngữ (các môn Sử, Địa, Khoa Học, Toán đều dạy bằng Pháp ngữ). Chương trình như vậy thì ai cũng dạy tắc trách như vậy hết.

Tóm lại, chúng tôi chỉ có giờ ám tả Việt ngữ, chứ không được học Chánh Tả Việt ngữ, để học một cách có hệ thống như học chánh tả Pháp ngữ.

Hình như lên tới lớp nhì nhất, không có giờ ám tả Việt ngữ nữa, điều đó tôi không nhớ rõ; nhưng chắc chắn là lên tới Cao Đẳng Tiểu Học và Trung Học thì mỗi tuần chúng tôi chỉ còn hai giờ Việt ngữ: một giờ giảng văn và một giờ luận. Nửa tháng mới có một bài luận, viết được vài trang, giáo sư chỉ đọc qua ở tại lớp rồi cho điểm, thấy lỗi nào nặng thì gạch bỏ chứ ít khi giảng lỗi ở đây.

Vì vậy mà có tình trạng ngược đời này: Càng học lên cao, chúng tôi càng dốt chánh tả, càng cho chánh tả Việt ngữ là không quan trọng, tuyệt nhiên không chú ý tới vì có ai đâu mà bắt lỗi, vả lại viết sao thì người ta cũng hiểu được kia mà!

Lên trường Cao Đẳng Công Chánh, trong chương trình không có môn Việt Ngữ, vì bọn “lục bộ” chúng tôi mà có dùng gì tới tiếng Việt: ở phòng giấy có làm “calcul” (tính) hay làm “rapport lên Ipal” (báo cáo lên Chánh Kỹ Sư: Ingénieur Principal) thì dùng tiếng Pháp; mà ra công trường, có sai bảo nhân viên thì dùng một thứ tiếng “Pháp Việt đề huề”, chẳng hạn:
“ngày mai đi 'lơ-vê' (lever: đo đất), nhớ mang theo cái 'tắc kê' (tachéomètre, một loại máy nhắm) và bốn bó 'gia-lông' (jalon: cây tiêu) nhé.”

Nhưng năm đó, 1931, không hiểu sao ông Thalamas, viện trưởng viện Đại Học Hà Nội (Recteur  d’Académie hồi đó oai lắm, là nhân vật thứ ba ở Bắc Việt, chỉ dưới viên Toàn Quyền và viên Thống Sứ) lại cao hứng, thêm vô chương trình năm thứ nhất trường Công Chánh, một giờ “Annamite”, và chúng tôi được cái hân hạnh học cụ Bùi Kỷ vài chục giờ. Anh em chúng tôi quí cụ lắm: cụ đậu Phó bảng, cụ lại viết sách (cuốn Quốc Văn Cụ Thể), hiệu đính các văn thơ cổ bằng chữ Nôm, và ở trong ban soạn bộ Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức; nhất là cụ có vẻ rất phong nhã, vui vẻ, xuề xòa, ôn hậu: chít khăn, bận áo the thâm, chưa bước vào lớp đã cười mà nụ cười của cụ mới hồn nhiên làm sao! Tên tự của cụ là Ưu Thiên (1), mà không bao giờ tôi thấy cụ có thoáng một nét buồn, lo hay giận, cho nên có lần tôi đã bảo một anh bạn: Cụ phải đổi tên tự là Lạc Thiên mới đúng.

Giờ của cụ thật là một giờ nghỉ ngơi.  Không có bài vở cũng không dùng sách, không cho điểm, cuối năm khỏi thi. Cụ vô lớp, nói chuyện cho chúng tôi nghe hết giờ rồi về. Dĩ nhiên toàn là chuyện Việt văn, Việt ngữ. Chẳng có chương trình gì cả, cụ cao hứng, gặp đâu nói đấy: tuần này về cách dùng mươi tiếng Hán Việt, tuần sau về truyện Kiều, hoặc về những bản tiếng Nôm Trê Cóc mà cụ mới sưu tầm được, tuần khác về báo chí trong nước…

Bây giờ mà được nghe các bài giảng của cụ thì chắc tôi thích thú lắm, nhưng hồi ấy chỉ lo học cách đo lường, đào kinh, xây cầu, đắp đập, đâu có chú ý tới Việt ngữ, thành thử suốt mấy chục giờ học cụ, tôi chỉ còn nhớ mỗi một lời này của cụ:

- Báo chí bây giờ viết sai nhiều, các ông, (cụ gọi chúng tôi như vậy) nên đọc tờ Thực Nghiệp, tờ ấy ít sai.

Những bài xã luận trên nhật báo Thực Nghiệp, chúng tôi cho là bảo thủ, đạo mạo, mà cụ khuyên chúng tôi đọc. Chúng tôi không dám cãi, nhưng vẫn đọc những tờ mới hơn, chẳng hạn tờ Ngọ Báo, nhất là tờ tuần báo Phong Hóa.

Nhưng tới nay tôi vẫn nhớ lời khuyên của cụ, vì lần đó là lần đầu tiên một bậc thầy nhắc chúng tôi phải chú ý tới việc dùng tiếng Việt cho đúng và viết cho đúng chánh tả.

Tuy nhớ vậy chớ hồi ấy tôi vẫn chưa cho bài học đó là quan trọng. Vì ba lẽ:
Thứ nhất, tôi đâu có ý viết văn Việt; thứ nhì, những tờ báo cụ chê là viết sai, lại có nhiều cây bút nổi danh, vậy thì viết trúng chưa phải là viết hay, mà viết hay thì chẳng cần phải viết trúng (tôi nghĩ vậy); thứ ba, có một số tiếng mỗi nhà báo viết một khác, như dây lưng hay giây lưng, canh suông hay canh xuông, xuýt nữa hay suýt nữa, dòng nước hay giòng nước, vân vân, biết ai trúng, ai trật, tự điển đâu mà tra?

Và ngày nay nhớ lại, tôi thấy công lớn của cụ đối với chúng tôi là cái không khí cổ, cái nếp sống cổ, thanh nhã, ung dung, khoan hòa Cụ đem vô lớp học: bọn anh em chúng tôi sở dĩ còn thấy được cái đẹp của truyền thống Nho gia, biết đâu chẳng phải là một phần nhờ cụ.

Ở trường Công Chánh ra, tôi được bổ vô Nam. Lúc này mới có thì giờ đọc sách báo Việt ngữ và mới ngứa ngáy muốn viết.

Mới vô Sài Gòn, đọc các nhật báo Tin Điễn, Thần Chung, Sài Gòn, tôi thấy chướng mắt về những lỗi át, ác, an, ang, in, inh, hỏi ngã, v. v… Nhà báo gì mà thì viết sắt ra sắc, cuốn viết ra cuống, cây cau viết ra cây cao… còn nhà giáo gì mà không phân biệt được hỏingã

Nhưng sách báo của Tự Lực Văn Đoàn, của nhà Tân Dân, in lầm s, x, ch, tr, d, gi, r thì tôi lại không thấy chướng; và chính tôi viết thư cho bà con, bạn bè cứ lầm hoài: trái soài, cái suồng, dảnh tay, giây điện… người thân có nhắc nhở thì mới đầu lại cho là vẽ chuyện. Trò đời như vậy.

Tuy nhiên, lần lần tôi cũng biết phục thiện, chịu nhận rằng người Nam có lỗi của người Nam thì người Bắc cũng có lỗi của người Bắc và xét kỹ một số trí thức Nam rất chú trọng tới chánh tả; bằng cớ là trong Nam có cuốn Đồng Âm Tự Vị, ngoài Bắc thì không. Và khi tôi biết mong có một cuốn như vậy cho người Bắc, ghi những tiếng bắt đầu bằng ch, tr, s, x, d, gi, r cho dễ tra, thì may quá, cuốn Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức ra đời.

Tôi nhớ đâu như vào khoảng 1938-1939: bìa cứng, bọc vải dày màu tím đậm, gần như đen. Từ đó tôi mới có từ điển Việt để tra (cuốn của Đào Duy Anh chỉ là Hán Việt Từ Điển) và mới bắt đầu ráng viết cho trúng chánh tả.

Hai bộ Việt Nam Từ Điển Hán Việt Từ Điển (bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của đã tuyệt bản từ lâu) đáng lẽ giúp cho sách báo Việt đỡ được nhiều lỗi chính tả (mặc dầu có nhiều tiếng, các bộ ấy không nhất trí với nhau), nhưng sự thực, từ 1930 đến 1950, lỗi chính tả trên các sách vở và báo vẫn không giảm. Nguyên do chính là tại Việt ngữ vẫn không có địa vị gì quan trọng ở các trường học, dân tộc mình vẫn phải học tiếng Pháp. Phải được luyện từ lớp đồng ấu liên tiếp trong mười năm thì người ta mới trọng chánh tả, quen với chánh tả. Không được luyện như vậy mà hồi 25-30 tuổi mới thấy viết trúng chánh tả là cần thì dù người chịu khó tra tự điển, khi viết cũng vẫn thường sai. Vì đã thành nếp rồi, quen mắt nhìn sai, quen tay viết sai rồi.

Khi nhìn cả trăm lần chữ giông tố in rất lớn trên bìa một cuốn truyện, cả ngàn lần chữ xử dụng, sơ xuất trên mặt các tờ báo; khi đã cả chục năm quen viết sợi giây, giận giữ, vủ khí, đề khán… thì tới khi biết viết vậy là sai, người ta cũng cứ quen tay (mà quen tay một phần cũng do quen mắt) hạ bút viết như vậy mà không ngờ rằng sai. Vì tôi chắc không có người cầm bút nào viết mỗi năm cả ngàn trang mà chịu dò từng chữ xem có sai chánh tả không, nhất là trong khi ý đương đòi tuôn ra thật mau ra ngòi viết; rồi khi đọc lại, cũng ít ai chú ý sửa chánh tả, mà thường chỉ sửa ý sửa lời, vì khó làm ba việc đó đồng thời được. Tóm lại, muốn viết cho trúng chánh tả thì phải có thói quen viết trúng đã, mà thói quen này chỉ có thể tập được từ hồi mới cắp sách đi học. Lớn lên rồi mới sửa, nghĩa là tạo một thói quen mới để diệt một thói quen cũ, là việc rất lâu và rất khó. Hạng người cầm bút hiện nay trên dưới năm chục tuổi chắc ai cũng đã nhiều lần nhận thấy rằng - thường vì quen tay mà viết sai, chứ ít khi vì không biết mà viết sai; sách, in rồi, đọc lại cũng nhận thấy ngay những lỗi rất lớn; cho nên ai cũng trông mong ở sự khoan hồng của độc giả. Ở Pháp, ai cũng được học kỹ chánh tả từ hồi nhỏ mà các nhà xuất bản đều có những “lecteur” (người đọc bản thảo) và “correcteur” (thầy cò) sửa giùm lỗi chánh tả, và “thầy cò” này có khi chấm câu lại cho tác giả nữa nên sách in rất ít lỗi. Ở nước mình còn lâu mới tới giai đoạn ấy.

Vậy cho tới khoảng 1950, tình hình sách báo của mình chưa được cải thiện bao nhiêu về phương diện chánh tả.

***

Nhưng ở Sài Gòn, năm 1948-49 cũng bắt đầu có sự biến chuyển: một số ít nhà xuất bản, nhà báo đã gắng sức in cho trúng chánh tả.

Tôi được biết hai nhà: Yiễm Yiễm thư trang và P. Văn Tươi, có thể còn vài nhà khác.

Ông Giám Đốc nhà Yiễm Yiễm là thi sĩ Đông Hồ. Cũng như đa số các học giả trong nhóm Nam Phong, ông viết rất trúng chánh tả. Tính vốn cẩn thận lại yêu mỹ thuật, ông đích thân coi việc trình bày, sửa ấn cảo, nên sách vở và tờ Nhân Loại của nhà Yiễm Yiễm in nhã mà rất ít lỗi.

Sách của nhà P. Văn Tươi và cả tuần báo Mới nữa cũng tương đối ít lỗi, nhờ in ở nhà in Maurice. Ông giám đốc nhà in này là học giả Lê Thọ Xuân. Ông đích thân sửa ấn cảo, làm việc rất chu đáo, thường sửa lỗi giùm cho tác giả. Tôi mang ơn ông đã chỉ bảo nhiều lỗi sơ sót.

Tôi còn nhớ một lần ông khuyên tôi sửa chữ ngọc thỏ ra ngọc thố. Ông có lý: theo tự điển Trung Hoa thì phải đọc là thố, mà tự vị Huỳnh Tịnh Của cũng ghi là thố. Nhưng tôi xin ông cứ để ngọc thỏ vì ngoài Bắc đã quen nói như vậy, mà Việt Nam Tự Điển của Hội Khai trí Tiến Đức, Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh cũng đều viết như vậy. Tôi chép lại hồi ký ấy để độc giả thấy lòng yêu tiếng Việt của ông và nhân tiện để thỉnh giáo Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ: chúng ta nên theo tự điển Trung Hoa hay nên theo thói quen của đa số? Mà thế nào là đa số? Nếu từ Bắc vào tới Huế chẳng hạn đọc là thỏ, từ Đà Nẵng vào Nam đọc là thố thì bên nào là đa số? Nếu ta điển chế theo Nam, ngoài Bắc cũng điển chế theo Bắc thì sau này khi thống nhất, có cần điển chế lại không?

Tôi không rõ thời đó độc giả có nhận thấy công phu của hai nhà xuất bản Yiễm Yiễm và P. Văn Tươi không, nhưng một số anh em cầm bút chúng tôi đã noi gương thi sĩ Đông Hồ và học giả Lê Thọ Xuân mà chú trọng tới sự in trúng chánh tả.

Đồng thời lại xuất hiện nhiều bài khảo cứu trong đó học giả Lê Ngọc Trụ giảng cho ta một số tiếng Việt gốc Hán phải viết sao mới đúng. Chẳng hạn tiếng cắc (bạc cắc) không thể viết cắt vì gốc tiếng Hán Việt; giác chuyển ra: gi chuyển ra thành c; ác thành ắc; tiếng vuông (vuông tròn) không thể viết là vuôn vì gốc ở tiếng Hán Việt phương: phương có g thì vuông cũng phải có g. Ông cho xuất bản cuốn Chánh Tả Việt Ngữ làm nền tảng cho cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của ông sau này.

Tới năm 1951 hay 1952, Việt ngữ bắt đầu dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung Học, sự viết trúng chánh tả càng hóa ra cần thiết, cấp bách. Năm 1954 và 1955, do cuộc di cư của đồng bào ngoài Bắc, sách báo ở Sài Gòn in bớt được lỗi nhiều, nhất là những lỗi riêng của miền Nam: lỗi an, ang, át, ác, in, inh, hỏi ngã, vân vân… vì các thợ sắp chữ và thầy cò Bắc đều tránh được các lỗi đó.

Tóm lại từ 1950 trở đi, tình hình cải thiện được nhiều. So sánh sách báo thời đó với sách báo thời trước thế chiến, chúng ta thấy có sự tấn bộ rõ rệt về phương diện chánh tả.

***

Nhưng từ 1953, ông Lê Thọ Xuân phải điều khiển một trường tư, sau đó nhà P. Văn Tươi và nhà Yiễm Yiễm ngưng xuất bản, thực đáng tiếc.

Quen mắt nhìn sai, thì quen tay viết sai.

Ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác.

Mấy năm gần đây, do cái nạn thiếu thợ, nhân công đắt, điện thường bị cúp, nên việc ấn loát không được cẩn thận như trước và sách báo lại chứa nhiều lỗi chánh tả.
Thợ  tương đối lành nghề phải đi quân dịch, nhà in nào cũng phải dùng những em 13,14 tuổi mới học tới lớp nhất, cho tập sắp chữ. Các em ấy dĩ nhiên không thuộc chánh tả, và cũng do cái tật quen mắt quen tay, có khi bản thảo viết đúng mà sắp chữ bậy. Chính tôi đã kinh nghiệm: tôi viết sử dụng, sơ suất, năng suất, có chí… thì trên bản vỗ thành xử dụng, sơ xuất, năng xuất, có trí

Vì không rành nghề, các em để nhiều lỗi quá; thầy cò sửa đặc cả ngoài lề mà vẫn không hết; tới khi tác giả sửa lại lần nữa, cũng vẫn đặc cả ngoài lề. Nhà in đem ấn cảo về sửa lại qua loa rồi phải lên khuôn cho máy chạy vì “máy không thể chờ được”, điện sắp bị cúp, hoặc thợ chạy máy không thể ngồi không… và sách báo in ra còn không biết bao nhiêu lỗi, so với mươi năm trước, quả là một bước thụt lùi lớn. Vài nhà phê bình đã phải phàn nàn về việc ấy, vị nào dễ dãi thì chỉ nhắc qua rằng sách in còn nhiều lỗi, vị nào gắt gao thì tỏ lời trách móc.

Trách là phải lắm. Nếu tình trạng này không cải thiện sơm sớm thì các thế hệ sau này đọc sách của chúng ta sẽ chướng mắt, có khi bực mình không hiểu chúng ta nói gì nữa: có chí mà in là có trí, tính dục mà in là tình dục thì còn ai mà đoán được ý của tác giả. Chưa biết chừng vài trăm năm sau, có người nào in lại một tác phẩm năm 1968 này hoặc trích một đoạn để dẫn chứng, sẽ phải làm cái việc chú thích, hiệu đính như người Trung Hoa chú thích, hiệu đính tác phẩm cổ của họ. Chẳng hạn sẽ chú thích:

“Thời đó, thế kỷ XX: xử dụng dùng như sử dụng,

xuất với suất,
giành
với dành có thể dùng thay nhau, chùm với trùm đồng nghĩa,
trí đọc như chí,
tình dục ở đây phải hiểu là tính dục,
dấu hỏi và dấu ngã dùng thay nhau,
vân vân…

Cho nên hoàn thuốc của nhà điểm sách có đắng thì cũng phải rán mà nuốt.
Đành rằng chúng ta có thể đính chính, nhưng một cuốn hai trăm trang mà đính chính cho hết lỗi thì có khi phải mười trang, coi cũng kỳ; độc giả chỉ thấy bảng đính chính tràng giang như vậy, cũng ngán không thèm đọc nữa, nói chi là “sửa giùm”. Trong cái việc đính chính, phải hiểu tâm lý độc giả mà phiên phiến đi thì kết quả mới khỏi ngược lại ý muốn.

Đó là nói về sách, còn bài báo mà đòi đính chính cho hết thì nhất định là chủ báo cau mày rồi:

- “Ông ấy khó tính quá!”

***

Ai cũng biết phải cải thiện tình trạng ấy sơm sớm, nhưng có cách nào cải thiện sớm được không?

Như trên tôi đã nói, muốn viết trúng chánh tả thì phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống.   Điểm đó tôi đã trình bày tạm đủ trong bài Làm Sao Cho Học Sinh Bớt Dốt Việt Văn số 4 ngày 21-7-1966 và in lại trong cuốn Mấy Vấn Đề Xây Dựng Văn Hóa (nhà Tao Đàn - 1968). Ở đây tôi chỉ nói thêm rằng Bộ Quốc Gia Giáo Dục cần soạn một bộ Quốc Văn ban tiểu học, soạn cho đứng đắn, ít nhất cũng phải đủ tin cậy được như những sách quốc văn của nha Học Chánh thời Pháp thuộc; trong bộ đó phải làm sao cho có đủ những tiếng thường dùng để học sinh có bằng tiểu học không đến nỗi viết sai lắm. Nếu làm tiếp tới hết ban Trung Học đệ nhất cấp thì càng tốt. Mục tiêu cần đạt là học hết ban này, trẻ phải viết trúng chánh tả, gặp những chữ nào ngờ ngợ thì phải có thói quen tra tự điển.

Muốn viết trúng chánh tả thì phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống.



Điển chế văn tự là việc cấp thiết. Tôi nghe nói Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ của Bộ Văn Hóa có bốn chục vị và một ngân sách là bốn chục triệu cho năm 1968. Nay đã non một năm, không rõ ủy ban đã điển chế được bao nhiêu tiếng. Nếu bộ thấy công việc ấy không thể làm mau được, mười lăm hai chục năm nữa mới xong thì có thể ra một thông tư cho các trường công và tư hãy tạm dùng bộ tự vị, tự điển nào đó trong khi chờ đợi. Và một nhà xuất bản nào đó cũng nên in những cuốn tự vị chánh tả bỏ túi, tựa như cuốn Đồng Âm Tự Vị hồi xưa cho học sinh gốc Nam, cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Đối Chiếu của nhà Thế Giới 1950, nhưng đầy đủ hơn, cho học sinh gốc Bắc (cuốn này chỉ ghi và sắp với nhau những tiếng bắt đầu bằng phụ âm CH và TR; D, Gi và R, S và X). Học sinh phải luôn luôn có những cuốn đó bên cạnh; trong khi làm bài, dù ở nhà hay lớp học, hễ gặp một tiếng ngờ ngợ là phải tra liền, tra trong những cuốn đó mau hơn các cuốn tự điển.

Các nhà in, các nhà xuất bản,các nhà báo cũng phải góp công nữa mới được. Phải đào tạo một hạng thợ sắp chữ có sức học kha khá, phải mướn những người giỏi chánh tả để giao cho việc sửa ấn cảo. Vì như trên tôi đã nói, báo chí - nhất là báo hàng ngày, phải in trúng chánh tả thì quốc dân mới quen mắt mà không viết sai.

Có lẽ khi in lại tác phẩm của các nhà văn đã quá cố thời tiền chiến, chúng ta cũng nên mạn phép vong linh các vị ấy sửa lại cho đúng chánh tả, như một vài nhà xuất bản ở đây đã làm. Chẳng hạn nhan đề cuốn Giông Tố của Vũ Trọng Phụng nên sửa lại là Dông Tố, nếu không, học sinh và cả hạng người lớn như tôi nữa, cũng quen mắt, quen tay rồi viết là giông tố.

Trong năm việc tôi mới đề nghị:

- Dạy Việt ngữ cho có hệ thống

- Điển chế văn tự
- In tự vị chính tả bỏ túi
- Sửa chánh tả các tác phẩm tiền chiến
- Đào tạo thợ sắp chữ

Thì bốn việc trên có thể bắt tay làm ngay được, duy có việc đào tạo thợ sắp chữ là phải đợi cho hết chiến tranh đã. Vì hiện nay, thợ từ 18 tuổi phải nhập ngũ hết, các em 14, 15 tuổi học nghề chỉ cốt kiếm tiền trong vài ba năm rồi lại lo phải nhập ngũ, không yên tâm mà trau giồi nghề của mình. Ai cũng chỉ nghĩ chuyện ăn xổi ở thì.

Nếu cuối thế kỷ này, tất cả các sách báo của ta gần sạch lỗi chánh tả như sách báo Pháp chẳng hạn thì tôi cho là cũng đáng mừng rồi đấy.

Sài Gòn ngày 27-8-1968


Nguyễn Hiến Lê
Nhà xuất Bản Văn Nghệ California, USA





----------------------------------

 
Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ. Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh".

* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ. Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi" thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".

* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".

* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:


* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình"> (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) =Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...).

* "Mô hình vĩ mô: SAI"; phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"? Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là du sinh, tương tợ như du đảng!... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng -- nửa Nôm, nửa Nho.


* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.

* quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp".

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:


* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".

* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ.
Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu".

* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà cộng sản dùng thay cho những chữ trong sáng này.


Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ truyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"!

Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng ta phải dùng từ ngữ cộng sản để cho người trong nước hiểu. Tuy nhiên, nếu dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra từ ngữ cộng sản để cho học sinh trong nước học?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.

Kính,

Nguồn:
VN-Online@yahoogroups.com

  =====================

 

Tiếng Việt... Cộng

Nói đến tội ác của cộng sản Việt Nam, ai ai cũng liên tưởng đến những thiệt hại về sinh mạng, tài sản và nhân quyền do chúng gây ra. Thật ra, tội ác của chúng còn to lớn và tày trời hơn nhiều, khi chúng đầu độc cả thế hệ bằng chủ nghĩa ngoại lai và làm thui chột di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ Việt.

Có quan niệm cho rằng: chữ nào cũng là chữ Việt, làm gì có ngôn ngữ riêng của cộng sản? Cũng có ý kiến, vì phải "nói cho người dân trong nước nghe", nên phải sử dụng loại ngôn ngữ đó.
Đành rằng, cũng là tiếng Việt, nhưng mỗi nhóm người có chung lý tưởng, chung hoạt động, chung hoàn cảnh… sẽ có chung một số thuật ngữ riêng, mà chỉ có họ với họ mới hiểu nhau.

Nếu có loại ngôn ngữ đặc thù của tôn giáo, nghe êm tai, thì cũng có loại ngôn ngữ, đặc biệt là trong giới giang hồ, giới hoạt động bất hợp pháp hoặc giới phải hoạt động bí mật, rất khó nghe hoặc người ngoài nghe không hiểu. Đây là trường hợp, tạm gọi là ngôn ngữ Xã Hội Chủ Nghĩa.

Nếu chịu khó tra cứu tiểu sử các lãnh đạo của Đảng từ Ông Hồ trở xuống, chúng ta sẽ thấy thành tích vào tù ra khám, trong bưng trong biền, trong hang (Bắc Pó) trong hầm (Củ Chi) của họ, nhiều hơn học vị, nếu không muốn nói phần đông chúng là dân ít học, thiếu văn hóa. Cho nên khi kết hợp nhau thành Đảng, họ cố ý dùng những từ ngữ do họ sáng tác ra, vừa lập dị, vừa thiếu tri thức, vừa không trong sáng và chuẩn xác, nhưng phù hợp với bản chất không trung thực và kém hiểu biết của họ.

1 - Lập dị: Họ cố ý dùng nhiều từ ngữ khác với ta, từ cách viết đến cách nói.
Hãy xem phóng ảnh Bản Di Chúc Ô. Hồ, để thấy lối viết lập dị. Ông ta dùng chữ F thay
thế Ph, chữ J thay Gi…. Sau ngày chiếm trọn miền Nam, chúng sửa đổi lối viết chữ Việt,
bằng tập hợp những nét thẳng như cây que.

- Dùng chữ khác đi: như “tiêm phòng” (chích ngừa), "cửa hàng bách hóa tổng hợp"
(tiệm tạp hóa), "nhân dân" (đồng bào, người dân), "sự cố" (trở ngại, trục trặc), "hoành tráng" (nguy nga), "nhất trí" (đồng ý, đồng tình), "dạ dày" (bao tử), "sơ tán" (di tản), "tờ rơi" (truyền đơn)….

- Dùng đảo ngữ trong chữ kép: như “cạnh khía” thay 'khía cạnh', “đảm bảo” thay 'bảo đảm', “triển khai” thay cho 'khai triển', “lễ tang” thay 'tang lễ'……

- Thay một chữ trong các chữ kép: như “nổi cộm” thay cho 'nổi bật', “hổ trợ” thay “'yễm trợ', “liên hệ” thay 'liên lạc', “chất lượng” thay 'phẩm chất', “bộ đội” thay 'quân đội', “chiến sĩ” thay 'binh sĩ', biểu diễn” thay “'trình diễn', “diễu hành” thay 'diễn hành', “(giờ) tan tầm” thay '(giờ) tan ca, tan sở, tan việc', “bứt xúc” thay 'bứt rứt', “đặc thù” thay 'đặc biệt', “khốn khó” thay 'khốn khổ', “thiếu đói” thay 'ốm đói', 'thiếu ăn'….

- Đổi chữ Hán-Việt ra chữ Nôm và ngược lại: như hỏa tiễn thành (tên lửa), toàn dân (cả nước), quốc nội, quốc ngoại (trong nước, ngoài nước), ưu điểm, khuyết điểm (mặt mạnh, mặt yếu)….
Nhanh chóng thành (khẩn trương) suy nghĩ linh tinh thành “tư duy trừu tượng”….

- Sáng tác nhiều từ ngữ quái dị: như "văn phòng con" (túi đựng hồ sơ), "đài bán dẫn" (radio), "không người lái" (tự động), "xáng trục vớt cứu hộ" (tàu cứu các tàu lâm nạn, cứu cấp bờ biển…)

- Công thức hoặc rập khuôn trong ngôn ngữ sinh hoạt, lặp đi lặp lại các khẩu hiệu: như “báo cáo” (mở đầu ), “nhìn chung, nói chung", “mặt mạnh, mặt yếu”…
Một dạo, các em học sinh phổ thông cấp 1, được dạy “Tập làm văn” theo công thức:
“Nhà em có nuôi một (con chó, con mèo, con gà, con vịt…)“
Kết quả, có em học sinh đã vận dụng công thức vào việc tả “Ông ngoại” bằng câu nhập đề: “Nhà em có nuôi một Ông ngoại”!!!…

- Nói rút gọn: như yêu cầu hoặc cho phép người khác lên tiếng hay phát biểu bằng câu mệnh lệnh:” Phát đi!”; như “cực quý” (cực kỳ quý giá), bệnh tiêu chảy cấp (cấp tinh)…

2- Thiếu tri thức: Dùng sai văn phạm, sai ngữ pháp, cú pháp.


- Dùng sai ý nghĩa, sai tình huống: như chữ “vô tư” [cứ ăn vô tư!!!], ”khả năng”
[trời có khả năng mưa!!!]

- kém văn hóa: khó có khả năng nâng cao khả năng lãnh> đạo].
- Dịch nôm: Quốc gia là (Nhà nước), nhưng khi sử dụng lại mang ý nghĩa khác,
như trong câu: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, "nhà nước ở dây", ám chỉ 'chính phủ.

- Dung tục, kém văn hóa: như “xưởng đẻ”, “bộ phận bên dưới”
… [Đồng chí làm ở bộ phận nào? Báo cáo anh, em ở bộ phận bên dưới ạ!]
[…còn nổi cộm lên một số mặt tồn tại, rơi vào ai, người đó nắm!!!]

- Ngô nghê: như “Quầy thịt tươi sống Thanh niên”. “Cửa hàng chất đốt Phụ nữ”, “lính thủy đánh bộ” (thủy quân lục chiến) [ sao không diễn nôm luôn là lính nước đánh bộ?], “nhà văn nữ” [ sao không là nhà văn gái?], “Ô tô con” [Ô tô mẹ, ô tô cha đâu?].

- Gây ngộ nhận: như gọi “hỏa tiển” là “tên lửa”, có thể hiểu lầm là mũi tên (người xưa hay mọi da đỏ thường sử dụng) có mồi lửa và dùng cung để bắn cháy thành trì hay lều trại của địch quân.
[“Nhà nước” khác với “nhà sàn, nhà gạch, nhà ngói, nhà lá, nhà cầu, nhà vệ sinh.…ra sao?].

- Trở ngại cho việc thống kê: như trong Bảng thống kê, ghi “5 trực thăng” gọn hơn “5 máy bay lên thẳng”

- Điệp ngữ: như nói “máy bay lên thẳng bay lên thẳng”, vừa khó hiểu vừa khó nghe, thay vì nói “trực thăng bay lên thẳng” (người ta hiểu ngay chiếc trực thăng không bay lên xéo)

- “ Đảng Cộng Sản đang xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa với tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội” (trong một câu có tới ba chữ xã hội).

3 - Thiếu trong sáng: Lập lờ, mơ hồ, không cụ thể, thiếu chuẩn xác: Ai hiểu sao cũng

được. Giải thích theo kiểu nào cũng xong. Đây là kỹ xảo trong cách dùng chữ, nhằm mục đích ngụy biện cho những ý đồ, hành động hay việc làm thiếu thành thật, không minh bạch, quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn; được ngụy trang bằng câu, chữ hoa mỹ, mục đích là “phục vụ theo yêu cầu chính trị”.

Ví dụ khi nói: ”Học tập tốt, lao động tốt, CM sẽ khoan hồng”!!! (Làm sao để biết là tốt? Tiêu chuẩn để đánh giá học tập hoặc lao động tốt là gì???) Hoặc nói: “sau một năm triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định” (Nhất dịnh là gì? Bao nhiêu phần trăm???)

Như trong câu: “Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Trên, nên cơn bão không gây hậu quả nghiêm trọng cho bộ phận đánh bắt cá vùng biển”. (Trên là ai? Cấp chức gì? Ban ngành nào? Cơ quan nào?)... Cũng vậy, “Vấn đề tham nhũng trong cơ quan, còn chờ sự xử lý của lãnh đạo…” (Không chính xác! Ai là người có thẩm quyền?)...

Rõ ràng cộng sản Việt Nam đã cố tình tạo ra một số ngôn từ, cùng với cách sử dụng đặc dị, không tuân thủ đặc tính trong sáng của tiếng Việt, coi thường sự kế thừa di sản văn hóa dân tộc, làm mất đi tính văn chương và sự phong phú của ngôn ngữ Việt. Họ bất chấp tất cả; miễn sao phù hợp với trình độ, thành phần, bản chất và đáp ứng nhu cầu chính trị của họ là được. Đó là “cứu cánh biện minh phương tiện”, dùng mọi cách để đạt được mục đích, không loại trừ cách “thất nhân tâm”.


Không hiểu vì sao một số người Việt quốc gia chúng ta, kể cả số người tỵ nạn chính trị lại hay dùng thứ tiếng Việt Cộng sản ấy? Tệ hại hơn, là còn sử dụng cả trên phương tiện truyền thông đại chúng, như sách, báo, truyền thanh, truyền hình, internet?...
Người ta thường quen gọi: “Sau tháng 4 năm 75”, là “Sau ngày Giải Phóng”. Người Việt
tỵ nạn hết sức dị ứng với hai chữ Giải Phóng, bởi vì, sau khi chiếm miền Nam, bọn Cộng Sản tự cho là đã giải phóng nhân dân miền Nam, giải phóng dân tộc.

Thực ra, nếu hiểu hai chữ giải phóng theo ý nghĩa, là làm thay đổi cái xấu thành cái tốt, chúng ta chứng minh được “Ai đã giải phóng ai”? Không tự ti, mà nên tự hào. Trong sự không may thua cuộc đó, chúng ta có cái may, được soi rọi bằng ánh sáng văn minh, được hít thở bầu không khí tự do, dân chủ và tiến bộ. Nhờ vậy, chúng ta trưởng thành, có cơ hội, hoàn cảnh và sức mạnh, để giải phóng đồng bào trong nước. Chẳng những ta đã giải phóng cho dân chúng miền Bắc, khỏi nạn bị Cộng Sản bịt miệng, bịt mắt, bịt tai, đè dầu, cởi cổ; mà còn giải phóng cho một số dân miền Nam lầm đường lạc lối “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, (điển hình là cái gọi là “Mặt trận giải phóng miền Nam”, cái gọi là thành phần thứ ba, hòa hợp hòa giải dân tộc), tìm về với đường ngay nẻo chánh. Thậm chí, chúng ta còn giải phóng một số đảng viên, làm cho họ sáng mắt sáng lòng, khi nhìn rõ được bộ mặt thật của cái gọi là “Chủ thuyết Mác-Lê Nin bách chiến bách thắng”, nhận rõ được bộ mặt thật của Ông Hồ với cái gọi là “tư tưởng Ông Hồ”, thấy rõ con đường “xã hội chủ nghĩa”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, là con đường dẫn dắt dân tộc trở về thế kỷ 19, với đầy đủ sự nghèo nàn, lạc hậu và chậm tiến.

Cộng sản chiếm được miền Nam, nhưng không chiếm được trái tim của người dân miền Nam.

Cộng sản chiếm được đất đai, tài sản của người miền Nam, nhưng không chiếm được “con người” của nhân dân miền Nam.

Cộng sản dùng “vô sản chuyên chính” tức là bạo lực cách mạng, nôm na là vũ lực, để gọi là “giải phóng” chúng ta. Chúng ta dùng trái tim, khối óc và sự ngời sáng của chính nghĩa để giải phóng lại đồng bào ta, đang lầm than dưới ách thống trị của họ. Chúng ta đã: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn” theo đúng lời dạy của Nguyễn Trãi.
Cụ thể chúng ta đã giải phóng cho nhân dân ta những gì nào?

Trước mắt, hình tượng Ô. Hồ đã bị vất bỏ. Người ta đã “liệng cống” những bức ảnh “lộng kiếng”, bị buộc phải tôn thờ trong mỗi nhà. Chúng ta cũng đã triệt tiêu, bằng cách không hưởng ứng chương trình cải cách giáo dục qua lối viết chữ hình que, nét sổ của Việt cộng. Chúng ta cương quyết duy trì và phát triển di sản văn hóa dân tộc đầy nhân bản và đã tiêu diệt hẳn loại văn hóa ngoại lai, loại văn nghệ đỏ, nhuộm đầy máu, gây thù và bắn giết. Bằng chứng là nhũng bài hát, những tác phẩm ngợi ca Đảng và chế độ trước kia, dần dần biến mất. Gần đây, chúng ta cũng đã giải phóng cho đồng bào ta thoát ly khỏi nỗi “sợ hãi”, nhờ đó, nhân dân ta nay đã đứng lên.

Vậy thì, tại sao chúng ta cứ phải nuôi dưỡng tật xấu, bằng thói quen xài chữ Việt XHCN? Chần chờ gì nữa, sao không giải phóng luôn loại ngôn ngữ nầy? Có trớ trêu chăng, khi ta vẫn thích dùng loại ngôn ngữ của cái Đảng, mà ta mong muốn giải thể nó? Ai là người dám phát biểu: ngôn ngữ của người Việt quốc gia, gây sự khó hiểu và không được sự biểu đồng tình của quốc dân đồng bào, quốc nội và quốc ngoại?

Đất nước mà còn cộng sản. Tiếng ta mà còn ngôn ngữ kiểu cộng sản thì 4.000 năm văn hiến của dân Việt chắc không còn ./.
>

 

  CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm. Hình bên cho thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh - tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.

Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” - không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.

Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?

1. Những từ ngữ bị đóng dấu lầm

Tôi chọn bảng “Ðối chiếu từ ngữ VC và từ ngữ VNCH” (trong bài "Nỗi Buồn Tiếng Việt Sau 1975", Diễn đàn Ðiện tử Việt Nam) của tác giả Trần Văn Giang, làm khởi điểm bàn luận, vì nó phong phú nhất, tác giả là người nghiên cứu và viết nhiều về văn hóa, chính ông đã kêu gọi góp ý cho bảng đối chiếu công phu của ông.


Ðôi khi tôi bắt chước ông, dùng chữ “VC” và “VNCH.” Nhưng tôi thích ý niệm “miền ngôn ngữ” hơn - để chỉ một bên là tiếng Việt, bên kia là đặc ngữ XHCN. Tôi cũng xin cáo lỗi trong phần chú thích ngoại ngữ tôi dùng tiếng Na-uy là tiếng quê hương mới của tôi, nhưng để độc giả ở xứ khác cũng thông cảm, tôi thêm tiếng Anh là tiếng tôi biết lõm bõm.

Trong hơn 200 cặp từ ngữ của ông TVG, tôi trích 25 cặp gồm 10 cặp đầu tiên, sau đó nhặt tình cờ.

Từ ngữ VC

Từ ngữ VNCH

ấn tượng

đáng ghi nhớ, đáng nhớ

bác sỹ, ca sỹ

bác sĩ, ca sĩ

bang

tiểu bang

bảo quản

che chở, giữ gìn

bài nói

diễn văn

bèo

rẻ tiền

bóng đá

túc cầu

bổ sung thêm,

bổ túc

bồi dưỡng (hối lộ?)

nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ

bức xúc

dồn nén, bực tức

bất ngờ

ngạc nhiên

cách ly

cô lập

cảnh báo

báo động, lưu ý

chất xám

trí tuệ, thông minh

chế độ

quy chế

động thái

động lực

động não

vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ

hoành tráng

nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

huyện

quận

lý giải

giải thích (explain)

nâng cấp

nâng hoặc đưa giá trị lên

nhà khách

khách sạn

nhất quán

luôn luôn, trước sau như một

thị phần

xác tín

thị trường
chính xác

Nhận xét:  

 

“Ấn tượng”: tiếng của hai miền. Từ hồi còn nhỏ, tại Sài Gòn, tôi đã đọc, nghe “trường phái ấn tượng, ấn tượng còn đậm trong trí cô Tư, bản nhạc gây ấn tượng quê hương.” Cái khác là ngày nay trong nước dùng “ấn tượng” vừa như danh từ vừa như động từ. Ngày xưa ta nói “Bản nhạc gây ấn tượng,” ngày nay người trong nước nói “Bản nhạc ấn tượng,” chỉ bớt đi chữ “gây”! “Ðáng ghi nhớ, đáng nhớ” không phải là tiếng Việt tương đương cho “ấn tượng.”

 

“Bác sỹ”: viết y dài là sai, nhưng - cũng như trường hợp “bánh trưng” - không phải nhà cầm quyền chủ trương như vậy. Cứ giở sách báo hai miền ra đọc, ta sẽ thấy cả hai miền đều nhiều người viết đúng, ít người viết sai.

 

“Bang”: Ta quen nghe “tiểu bang” khi nói về state của Mỹ, nên thấy không thuận tai khi nghe người Hà Nội gọi tắt là “bang.” Nhưng “bang” (đứng một mình) đã được dùng ngay từ thời Trạng Trình - “Sấm động Nam bang/Vũ quá Bắc hải.”

 

“Bảo quản”: Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, “bảo-quản đt (Pháp): Bảo thủ và quản xuất, giữ sổ bộ, đăng ký, điền thổ, cải chính và cấp phát bản sao.”

 

“Bài nói”: Tôi gặp “bài nói chuyện, bài tham luận, bài phát biểu” ở cả hai miền, mà chưa gặp “bài nói” đứng một mình bao giờ (nhưng tôi tin rằng tác giả TVG có gặp nên mới chép vào bảng đối chiếu). Ngược lại, chữ “diễn văn” tôi thấy nhan nhản trên báo chí Việt cộng, VNCH và hải ngoại. Như vậy “diễn văn” là chữ Việt thông dụng ở mọi miền.

 

“Bèo” là nói tắt thành ngữ dân gian “rẻ như bèo,” tiếng lóng, chưa thấy trong văn bản chính thức của CS. Và tất nhiên “rẻ” được dùng rộng rãi ở cả hai miền ngôn ngữ.

 

“Bóng đá”: Ðào Ðăng Vỹ, trong Pháp Việt Từ điển, dịch football là: môn bóng tròn, túc cầu, đá bóng, đá banh. Vậy nói “bóng đá” không sai, nhưng ngày nay trong nước dùng thay cho “túc cầu.”

 

“Bổ sung” ta cũng dùng rất thường trong Nam - “bổ sung quân số,” “lần tái bản này đã được bổ sung.” Vậy “bổ sung” và “bổ túc” được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ.

 

“Bồi dưỡng” được dùng ở cả hai miền (Miền Nam, xin coi Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, chẳng hạn). Cán bộ CS nói “kỳ hè giáo viên đi bồi dưỡng” nghe kỳ cục, nhưng nếu nói “bồi dưỡng chính trị” thì về phương diện ngữ pháp, không có gì sai cả. Tác giả TVG có lý khi cho rằng “tẩm bổ” là từ tương đương; những chữ còn lại (nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ) là mô tả chi tiết chứ không phải danh từ tương đương với “bồi dưỡng.”

 

“Bất ngờ”“ngạc nhiên” đều được dùng ở cả hai miền. Nhưng hai chữ có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

 

“Bức xúc” là tiếng đặc thù trong xã hội VN bây giờ. Nhưng ông TVG đưa hai chữ “dồn nén” và “bực tức” làm chữ tương ứng của VNCH, thì không đúng.

 

“Cách ly” và “Cô lập” đều được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ. Việt Pháp Từ điển Ðào Ðăng Vỹ: “cách ly, cách biệt: séparé l'un de l'autre.” “Cách ly” và “cô lập” không đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, thí dụ trong câu sau, còn nghịch nhau là đàng khác: “Cần cách ly bệnh nhân này, nhưng đừng cô lập họ.”

 

“Cảnh báo”“báo động” được dùng ở cả hai miền. Thí dụ Miền Nam: Việt-Pháp Từ điển Ðào Ðang Vỹ viết“Cảnh báo” : signaler, avertir. Tân Ðại Tự điển Việt Anh Nguyễn Văn Tạo: “Cảnh báo: alarm.” Chính xác hơn, cảnh báo là báo trước nguy cơ có thể tới để đề phòng; báo động là báo khi nguy cơ bắt đầu xảy ra để tránh thoát.

 

“Chất xám” vẫn được dùng tại Miền Nam (môn vạn vật lớp đệ tứ và đệ nhị) với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (trí thông minh) Cả hai đều được dùng tại VNCH. Bảo “chất xám” chỉ được VC dùng, là sai.

 

“Chế độ”“quy chế”: cả hai được dùng tại Miền Nam, với ý nghĩa khác nhau. “Chế độ”: thể chế chính trị, ăn theo chế độ, chế độ cũ/mới, chế độ thuế khóa. “Quy chế”: quy chế công chức, quy chế nghiệp đoàn. Không hiểu căn cứ vào đâu mà bảo rằng chữ “chế độ” của VC có nghĩa tương đương với “quy chế” của VNCH.

 

“Ðộng thái”“động lực” hoàn toàn khác nhau, nhất là trong lãnh vực tâm lý, một đàng biểu lộ ra, một đàng tiềm tàng bên trong. “Ðộng thái” hay “tác phong”: (Anh: behavior, Na-uy: atferd): hành vi biểu lộ ra bên ngoài quan sát được; ta có chữ “trường phái tâm lý học động thái/ tác phong” (behaviorism). Ðộng lực: (Anh: motive; Na-uy: motiv) là sức ngầm thúc đẩy hành vi. Td: “Cảnh sát chưa tìm ra động lực của vụ giết người.” Cả hai chữ đều được dùng tại Miền Nam; nếu chúng không được phổ biến, là vì chúng thuộc lãnh vực chuyên môn chăng.

 

“Ðộng não” cũng là danh từ quen thuộc tại Miền Nam (ít nhất trong môn tâm lý sư phạm). “Vận dụng trí óc” gần đúng với “động não,” nhưng không phải là chữ của Miền Nam thay cho “động não.” Còn “suy luận, suy nghĩ” đều được dùng ở cả hai miền, với nghĩa hơi khác với “động não.”

 

“Hoành tráng” theo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ” (đúng như ông TVG hiểu). Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho VC độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác, tôi sẽ có vài dòng giải thích ở phần hai).

 

“Huyện”“quận” là danh từ chỉ đơn vị hành chánh qua bốn thời đại, Pháp, Quốc gia (Bảo Ðại), VNCH và VN XHCN. Thời Pháp huyện nhỏ gọi là “huyện” (đứng đầu là tri huyện), huyện lớn gọi là “phủ” (đứng đầu là tri phủ hay đốc phủ sứ). Thời Bảo Ðại, tương tự. Thời VNCH tất cả đều gọi là “quận,” không phân biệt lớn hay nhỏ, thành thị hay nông thôn, đứng đầu là “quận trưởng.” Ngày nay dưới chế độ CS, ở thành thị đơn vị hành chánh này gọi là “quận,” ở nông thôn gọi là “huyện.”

 

“Lý giải”“giải thích”: Cả hai đều được dùng từ lâu ở cả hai miền. Hai chữ có nghĩa khác nhau. Giải thích là cắt nghĩa. Lý giải là giải nghĩa tường tận cho ra lẽ.

 

“Nâng cấp” đúng là từ ngữ riêng của VC và phần nào có nghĩa là “nâng/ đưa giá trị lên” như tác giả TVG nói. Nhưng chữ tương đương phía Việt Nam thì tùy trường hợp - nếu VC nói “nâng cấp cái ô tô” ta nói “trùng tu cái xe hơi”; VC nói “nâng cấp đường sá,” ta nói “tu bổ đường sá”; VC nói “nâng cấp khuôn mặt” ta nói “sửa mặt.” Tóm lại linh động là một đặc tính của tiếng Việt; máy móc là một đặc tính của tiếng VC.

 

“Nhà khách” đối với “khách sạn”: điều này tôi miễn bàn, độc giả tự nhận thấy ngày nay còn bao nhiêu hotel tại VN được gọi là “nhà khách.” Hơn nữa, theo qui ước ngành du lịch, “nhà khách” hay “nhà trọ” có tiêu chuẩn thấp hơn “khách sạn.”

 

“Nhất quán” không phải là từ ngữ riêng của VC, và “luôn luôn, trước sau như một” không phải chữ tương ứng của VNCH. Ông Lê Văn Ðức định nghĩa rất chính xác, gọn mà thâm thúy: “Nhất quán: một lẽ mà suốt cả mọi lẽ. Thí dụ: lý thuyết nhất quán.” Chữ “nhất quán” quý lắm, không thể bán rẻ cho VC được!

 

“Thị phần” theo các nhà kinh tế trong nước ngày nay là bách phân mà VN chiếm được trên thị trường thế giới, thí dụ họ nói “Cà phê Việt Nam có thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới.” Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi, VNCH không có chữ “thị phần.” Còn chữ “thị trường” được phổ biến ở cả hai miền.

 

“Xác tín” là tin chắc , “chính xác” là đúng y, hai chữ không liên quan gì tới nhau, và được dùng đề huề ở cả hai miền (thậm chí có thể Miền Nam dùng “xác tín” nhiều hơn Miền Bắc).

 

Miền Nam còn dùng “thâm tín” nữa.

 

Kết luận: Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của VC, thực ra là của Việt Nam. Vậy tiếng nào là tiếng VC?


2. Ðặc trưng ngôn ngữ XHCN

Nhiều vị coi đảo ngữ là một đặc tính của ngôn ngữ XHCN. Tôi không đồng ý, bởi vì cụ Nguyễn Du đã đảo ngữ (“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”); Tự lực Văn đoàn đảo ngữ nhiều hơn; Sáng Tạo đảo ngữ nhiều và độc đáo. Tác dụng của đảo ngữ là thay đổi nhịp điệu và cả ý tứ nữa. Không hoàn toàn giống nhau giữa “đơn giản” và “giản đơn,” giữa “bảo đảm” và“đảm bảo,” giữa “thành hình” và“hình thành,” giữa “mến yêu” và “yêu mến.” Trong khi đó “Úc Châu” hay “Châu Úc” không khác nhau lắm về tác dụng ngữ học (tôi đoán họ viết Châu Úc vì cho rằng trong tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước thuộc ngữ. Còn ta viết ngược lại là theo trật tự Hán Việt). Tôi cũng không thấy người cộng sản nói tắt nhiều hơn chúng ta. Họ nói “căng” thay vì “căng thẳng,” ta cũng nói “gay” thay cho “gay go,” “ganh” thay cho “ganh tị.” Cũng không phải vì thấy một số người trong nước viết “Mỹ” thành “Mĩ” mà ta khẳng định viết i-ngắn là VC! Y-dài i-ngắn còn trong vòng tranh cãi chưa ngã ngũ ở cả hai miền, ta tạm gác qua.

Tóm lại, i-ngắn y-dài, đảo ngữ và nói tắt, không còn là tiêu chuẩn thực sự phân biệt ngôn ngữ hai miền. Vậy cái gì có thể giúp ta nhận ra những dấu hiệu của ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa?

Phát xuất từ chủ nghĩa xã hội

Những danh từ sau đây là chính cống cộng sản, nhưng nhiều chữ không bị đóng dấu vì người ta coi là một đương nhiên - khi nói về chủ nghĩa xã hội thì phải dùng từ ngữ kinh điển XHCN:

Ðấu tranh giai cấp, bóc lột, giá trị thặng dư, tư bản, tư sản, phong kiến, tích cực, tiêu cực, tồn tại, đề cương, phương án, phương tiện sản xuất, làm chủ tập thể, cải tạo công thương nghiệp, tập trung cải tạo v.v.

2. Ðặc trưng ngôn ngữ XHCN

Nhiều vị coi đảo ngữ là một đặc tính của ngôn ngữ XHCN. Tôi không đồng ý, bởi vì cụ Nguyễn Du đã đảo ngữ (“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”); Tự lực Văn đoàn đảo ngữ nhiều hơn; Sáng Tạo đảo ngữ nhiều và độc đáo. Tác dụng của đảo ngữ là thay đổi nhịp điệu và cả ý tứ nữa. Không hoàn toàn giống nhau giữa “đơn giản” và “giản đơn,” giữa “bảo đảm” và“đảm bảo,” giữa “thành hình” và“hình thành,” giữa “mến yêu” và “yêu mến.” Trong khi đó “Úc Châu” hay “Châu Úc” không khác nhau lắm về tác dụng ngữ học (tôi đoán họ viết Châu Úc vì cho rằng trong tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước thuộc ngữ. Còn ta viết ngược lại là theo trật tự Hán Việt). Tôi cũng không thấy người cộng sản nói tắt nhiều hơn chúng ta. Họ nói “căng” thay vì “căng thẳng,” ta cũng nói “gay” thay cho “gay go,” “ganh” thay cho “ganh tị.” Cũng không phải vì thấy một số người trong nước viết “Mỹ” thành “Mĩ” mà ta khẳng định viết i-ngắn là VC! Y-dài i-ngắn còn trong vòng tranh cãi chưa ngã ngũ ở cả hai miền, ta tạm gác qua.

Tóm lại, i-ngắn y-dài, đảo ngữ và nói tắt, không còn là tiêu chuẩn thực sự phân biệt ngôn ngữ hai miền. Vậy cái gì có thể giúp ta nhận ra những dấu hiệu của ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa?

 

Phát xuất từ chủ nghĩa xã hội

Những danh từ sau đây là chính cống cộng sản, nhưng nhiều chữ không bị đóng dấu vì người ta coi là một đương nhiên - khi nói về chủ nghĩa xã hội thì phải dùng từ ngữ kinh điển XHCN:

Ðấu tranh giai cấp, bóc lột, giá trị thặng dư, tư bản, tư sản, phong kiến, tích cực, tiêu cực, tồn tại, đề cương, phương án, phương tiện sản xuất, làm chủ tập thể, cải tạo công thương nghiệp, tập trung cải tạo v.v.

 

Cộng sản chủ nghĩa cũng mượn nhiều ngữ vựng từ Hegel như biện chứng, đề, phản đề, hợp đề, tư duy... và thay đổi đi, thí dụ duy vật biện chứng.

 

Chữ “quá độ” là đặc biệt nhất của cộng sản. Nó bao hàm cái gì hơn chữ “giao thời” hay “chuyển tiếp” mà ta quen dùng.

 

Chữ “vong thân” là một đặc ngữ cộng sản. Rất may nó xuất hiện trong danh từ triết học từ trước, nên nó là Việt.

 

Chữ “giải phóng” là một trong những chữ bị lạm dụng nhiều nhất. Tôi không nói sự lạm dụng chính trị, vì “giải phóng” kiểu Quốc tế Cộng sản, tự nó là một sách lược (trong đó chiêu bài và phỉnh lừa coi như vũ khí tất yếu), như “giải phóng Miền Nam.” Tôi muốn nói họ máy móc dùng “giải phóng” cho cả những thứ lặt vặt. Ðĩa cứng trong máy vi tính đầy quá, ta “xóa bớt,” họ gọi là “giải phóng”; ta nói “giải tỏa một khu gia cư để làm đường,” họ nói “giải phóng...”; bớt việc cho một công nhân để họ đi tăng cường cho chỗ khác, họ gọi là “giải phóng lao động cơ hữu...”

 

* Trên đây là chữ XHCH chính cống, không nhầm lẫn vào đâu được. Có bao nhiêu ngàn chữ loại này, tôi không rõ.

 

Lai Tầu

 

Hồ Chí Minh ôm tập Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, mà khóc tại Paris, được huấn luyện tại Nga, nhưng thực tập áp dụng tại Tầu. Trọn bộ chữ nghĩa như đấu tố, quy thành phần, xét lại, trăm hoa đua nở, cách mạng văn hóa, hộ khẩu, hộ chiếu, biên chế, điểm và diện, tam cùng, cục, phân cục, chủ nhiệm, sự cố, khắc phục v.v. đều là sao chép chữ tiếng Tầu.

 

Ðến một lúc họ nhớ mình là ngườiViệt, bớt chữ Hán. Nhưng họ chỉ Việt hóa những chữ liên quan tới “địch,” như “máy bay lên thẳng,” “lầu năm góc,” “Nhà Trắng.” Ngược lại, trong nội bộ đảng thì ngôn ngữ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc vỹ đại nhiều hơn.

 

Sự ấp úng giữa tiếng Tầu và tiếng Việt đưa tới hiện tượng ngôn ngữ lai căn - “cơ cấu lại vốn,” trong đó “cơ cấu” là Hán, “lại” và “vốn” là Nôm.

 

Cùng ý niệm kinh tế này, miền Nam đã dùng năm âm tiết toàn Hán, nhưng quen thuộc, “tái tổ chức tư bản.” Miền Nam lại theo nguyên tắc tự do, cả trong ngôn ngữ, do đó một ý niệm có thể có nhiều cách phát biểu, như có thể nói “xếp đặt lại vốn liếng,” ai cũng hiểu cả.

 

* Vậy một đoạn văn tràn ngập chữ Tàu, là dấu hiệu đáng nghi văn Việt cộng.

 

Lai Tây

 

Các học sinh Marie Curie hay Jean-Jacques Rousseau, khi gặp nhau, xổ tiếng Tây, là chuyện thường. Các ký giả, trí thức gặp nhau bên tách cà phê, nói “toa toa moa moa” cũng là thường. Nhưng tại miền Nam ít khi ta viết tiếng Tây trên sách báo. Trái lại báo chí và cả sách giáo khoa cộng sản VN đầy dẫy đầu Ngô mình Sở:

- Lô-gích (tiếng Pháp logique = luận lý): “Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận” (trích báo trong nước). Viết như vậy để lòe thiên hạ chứ không phải để cho người ta hiểu.

 

- Gu (tiếng Pháp goƯt = khiếu): “Thử thách gu thẩm mỹ style mix trùng họa tiết” (trích báo trong nước). Ba đế quốc Tầu, Tây, Mỹ hiện diện trong một câu... thần chú, người thường không hiểu gì cả.

 

- Mô típ (tiếng Pháp motif = đối tượng): “Mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm” (trích báo trong nước)

 

- Boa (tiếng Pháp pourboire = tiền tặng, tiền thưởng): “Xù tiền boa, khách nhậu bị đâm đứt cổ” (trích báo trong nước)

 

- Sô vanh nước lớn (Chauvin: tên người lính “yêu nước” của Napoléon)

 

- Ðixcua (Pháp: discours, có hai nghĩa 1: lời, 2: bài diễn văn): các nhà ngữ học VN XHCN lấy nghĩa thứ nhất để nói về ý niệm “câu đơn.”

 

Có vẻ như ở VN, ai không nhét vào bài viết của mình được một vài tiếng Tây bồi, không phải trí thức xã hội chủ nghĩa. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao họ không viết thẳng discours? Kỳ cục hơn nữa, tên riêng họ cũng phiên âm mà không kèm theo chữ gốc, Thấy một bản văn có “Humphây, Xitavit, Xtôntenbe, Cặctơ” ta chẳng biết ai vào ai, nhưng ta biết ngay ai là tác giả.

 

Biến chứng của căn bệnh lai Tây là... dịch!

 

Ðiển hình nhất là chữ “kịch tính” dịch từ “dramatic.”

 

Nhân mùa bầu cử tổng thống Mỹ, một tờ báo Việt Nam viết: “Cuộc tranh cử đầy kịch tính giữa Clinton và Obama.” Hai chữ “kịch tính” khiến ta hình dung ra hai tay hề lố bịch trên sân khấu chính trị. Tiếng Việt trong sáng sẽ nói “cuộc tranh cử gay cấn...,” đâu có cần dịch một cách nô lệ chữ dramatic của Tây Mỹ.

 

Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2008, Giám Mục Bùi Văn Ðọc, trả lời phỏng vấn của Vietcatholic, mô tả ÐGH Benedicto XVI là, “Ngài không xuất hiện trước giới trẻ một cách đẹp đẽ và kịch tính như vị Giáo hoàng trước, nhưng...” Tội nghiệp, ÐGH Gioan Phaolô, tuy hồi còn trẻ thích kịch nghệ, viết kịch và đóng kịch, nhưng không bao giờ ngài mang bộ mặt kịch tính với bất cứ ai. Cái nguy hiểm là một người nói sai, cả nước nói sai theo, cả đài BBC cũng nói sai theo. Một trận đấu bóng đá sôi động quý ông bà Ban Việt ngữ BBC cũng nói “đầy kịch tính”!

 

* Viết như me tây đầu thế kỷ 20 là một dấu hiệu ngôn ngữ XHCN.

 

Nói phét

 

Nói phét - hay hoa ngôn - là bệnh của từng cá nhân cán bộ, chung của đảng, lan sang dân, làm hỏng ngôn ngữ:

“Siêu sao chân dài,” “bánh đa siêu mỏng,” “máy siêu cao kỹ,” “tầu siêu tốc.”

 

Tiếng Việt có nhiều chữ để diễn tả sinh hoạt lý trí: trí khôn, thông minh, tinh thần, trí tuệ. Trí tuệ là trình độ cao nhất. Phật giáo coi trí tuệ là bước tới tuệ giác. Người cộng sản đại ngôn, cái gì cũng choảng trí tuệ vào.

 

“Chủ nghĩa Mác Lê-nin đỉnh cao trí tuệ loài người”

 

“Trò chơi trí tuệ tại Hội chợ Ðà Lạt”

 

“Con chó trí tuệ”

 

“Game trí tuệ”

 

- Muốn diễn tả cái gì siêu việt hơn nữa, bắt buộc họ phải leo lên Trời (nơi họ không tin là có)

 

“Ðảng thần thánh”

 

“Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta”

 

- Tôi muốn nói hơi dài về chữ “hoành tráng.” Nó đã bị đóng dấu oan. Thực ra nó là Việt Nam rặt. Như phần một đã nói, “hoành tráng (như hoành lệ) là rộng lớn đẹp đẽ.” Bình thường hoành tráng thích hợp cho một dãy núi hùng vĩ, một cảnh hoàng hôn rực rỡ, lâu đài Taj Mahal diễm lệ. Nhưng tại sao quý vị và tôi cảm thấy khó chịu khi nghe hai chữ đó? Ðơn giản lắm - vì nó được dùng bừa bãi trong nhu cầu khoa trương, thí dụ một câu quảng cáo thương mại “Hoành tráng trong chiếc váy đầm”! Người nói tiếng Việt, cao hứng lắm, cũng chỉ dám nói “lộng lẫy” là cùng.

 

- Trước khi Ðảng Cộng Sản ra đời, nhiều nhà cách mạng đã viết: “Toàn dân tranh thủ độc lập.” Chữ “tranh thủ” không phải do các ông Minh Ðồng Giáp chế ra. Nhưng người nói tiếng Việt cảm thấy tức cười khi nhận được một thư xin tiền từ Việt Nam mở đầu, “Cháu tranh thủ viết thư thăm chú thím.”

 

- “Digital signal processing” mà dịch là “xử lý tín hiệu số,” không phải là dở. Nhưng chữ “xử lý” trở thành lố bịch khi người ta bỏ nó vào tô phở. Người chạy bàn trong một tiệm phở tại Hà Nội đã hô cho nhà bếp như sau: “Xử lý hai bát phở tái nước trong! Khẩn trương lên!”

 

- Chữ “bức xúc” không lai Tàu, không lai Tây, tượng thanh, tượng hình, có thể là một chữ hay. Nhưng nó đã “hư” ngay từ khi người ta nói: “Ai bức xúc thì khẩn trương đi ỉa.” Ðây là một chữ thượng thời đại, loại như “nổi cộm,” “trăn trở.”

 

Nhiều chữ khác mà người Việt hải ngoại chúng ta nghe thấy khó chịu, thật ra đã xuất hiện trước khi mấy anh du kích cộng sản biết nói. Nhưng ta khó chịu vì họ dùng sai chỗ và dùng dao mổ trâu giết ruồi.

 

* Tóm lại, khắc phục, bồi dưỡng, tranh thủ, động viên, đột xuất, khẩn trương, tự giác v.v. nguyên thủy là tiếng Việt Nam thuần túy và hay ho, bỗng biến thành lố bịch, bỗng nhiên làm người Việt bình thường chừng mực ngại dùng. Ðây là loại từ ngữ thượng hạng VC.

 

Nói sảng

 

- Trong học thuyết cộng sản có hai ý niệm đối nghịch “chất” (quality) và “lượng” (quantity). Ai đi tù cải tạo đều phải học câu mác-xít “Lượng biến thành chất.” Nay người cộng sản ghép “chất” và “lượng” để nói về “phẩm chất” (quality). Một củ khoai lang ngon ta nói “củ khoai ngon,” người trong nước nói “củ khoai chất lượng.”

 

- “Lợi nhuận” đúng ra là “lợi tức trừ chi phí,” còn gọi là “lợi tức thuần” hay “lợi tức ròng” (Quỳnh Lâm, Từ điển chính trị, hành chánh, kinh tế, pháp luật). Nhưng từ ngày cộng sản chiếm trọn nước, người ta dùng “lợi nhuận” để chỉ lợi tức. Họ thường nói, “Chế độ tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận.” Nhưng tư bản xanh hay đỏ đều chạy theo lợi lộc, chứ có bao giờ vừa chạy vừa làm tính trừ chi phí đâu!

 

- “Biện lý” có nghĩa là bảo vệ công lý; “Biện lý cuộc” hay “công tố viện” là cơ quan thay mặt xã hội truy tố người vi phạm luật pháp. Hai danh từ luật pháp đầy đủ ý nghĩa như vậy của Chính quyền Quốc Gia (Bảo Ðại) và VNCH, đã bị thay thế bằng chữ “viện kiểm sát nhân dân.” Hai chữ “kiểm sát,” trong ngữ cảnh luật pháp, không nói được gì cả.

 

- “Heo dân tộc”: tránh nói “heo mọi” là một cố gắng đáng khen, nhưng nhắm mắt lấy công thức “người dân tộc” để áp dụng cho con heo núi, là xúc phạm đồng bào thiểu số thượng du.

 

* Trong khi tật đại ngôn làm mất giá những chữ hay sẵn có, thì sự dốt nát sanh ra những chữ mới vô nghĩa.

 

Nói vẹt

 

Học thuộc lòng và lập lại như con vẹt là chiến lược sống yên trong xã hội cộng sản. Lá bùa “Nhờ ơn Bác và Ðảng” ngày nay không còn được dán nhiều trên cửa miệng người dân, nhưng vẫn gián tiếp lấp lóe trên các cơ quan tuyên truyền. Nhưng còn nhiều công thức khác rất vô nghĩa:

- Kinh tế tương đối (có tiền)

- Có trình độ (trình độ học thức cao)

- Nói chung: câu mở mồm của 90% người Việt trung bình trong nước. Câu buồn cười nhất mà tôi được nghe và đã cho vào một truyện ngắn là “Nói chung tôi không có cha mẹ”

- Nhất định (nào đó): “khả năng nhất định”

- Hạn chế (thiếu sót): “năm ấy bộ đội Bác Hồ còn hạn chế”

- Chủ yếu (chính) “Bữa ăn cải thiện chủ yếu là khoai mì”; “Chủ tịch Nước tham quan Châu Âu chủ yếu là Pháp”; “Bà ta lấy chồng ngoại, chủ yếu để đi nước ngoài.”

 

Nói đểu

 

Dưới một bề mặt bình yên giả tạo, Việt Nam ngày nay thực chất là một xã hội đại loạn - loạn chính, loạn pháp, thương luân bại lý và loạn ngữ. Nói nhẹ nhàng là nói đểu.

 

Hình bên ghi nhận một phong thái ĂN và NÓI dưới chế độ cộng sản. Nói đểu, nói xách mé, chửi thề, nói tục tĩu và nói dối... tuy không phải do chỉ đạo công khai từ Trung ương Ðảng, nhưng Ðảng - “người lãnh đạo độc nhất và thần thánh” - có trách nhiệm hoàn toàn về sự sa đọa ngôn ngữ của đảng viên và toàn dân. Trên thế giới không một dân tộc nào suốt ngày đem mẹ ra mà đụ, địt liên miên, trong công sở, ngoài đường, ngoài chợ, trong trường học, như xã hội Việt Nam ngày nay. Không một nước nào mà con người - từ đứa bé bán vé số tới tổng bí thư đảng và cơ quan truyền thông, báo chí - có thể nói trắng thành đen, nói đen thành trắng, như tại VN.

 

Chữ đểu cáng nhất trong ngôn từ cộng sản là chữ “ngụy.” Trong chiến tranh hai bên có thể chửi mắng nhau thậm tệ - Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là “Mặt trận côn đồ,” ngược lại Hà Nội gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy.” Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, người cộng sản đã báo thù “nợ máu” bằng tước bỏ quyền công dân, hành quyết, giam cầm, đày ải, tịch thu tài sản, cướp vợ, hiếp con người chiến bại, nhân danh bản án “ngụy”; thế là đểu, cái đểu của những tên ăn cướp. Nay họ rêu rao chính sách hòa hợp hòa giải, nhưng vẫn coi người của chế độ VNCH là “ngụy”; mỗi ngày 30 tháng 4 họ lại khơi dậy tình thần thù ghét “ngụy.” Mà “ngụy” là gì? Là theo Mỹ. Bây giờ họ cầu cạnh Mỹ hơn VNCH - thế có phải chữ “ngụy” là đểu ngay từ đầu không?

 

* Dùng ngôn ngữ như khí cụ che đậy chân lý hoặc lừa đảo, là đặc tính tệ hại nhất cùa văn hóa và ngôn ngữ cộng sản.

 

3. Thái độ của những người yêu tiếng mẹ

 

Phục hồi vốn ngữ vựng bị dùng sai

 

Gia tài của tiền nhân để lại, không lẽ ta để cho Việt cộng phá hoại? Vậy trước hết đừng né tránh những chữ người cộng sản dùng sai, mà phải sửa lại và dùng đúng hơn họ.

 

Người cộng sản (rồi bây giờ cả nước) dùng các chữ khẩn trương, động viên, khắc phục, tranh thủ, yêu cầu... một cách lệch lạc:

- Họ viết sai: “Các yêu cầu của một nền kinh tế bền vững.”

 

Ta sửa lại: “Các điều kiện của một nền kinh tế bền vững.”

 

Và ta viết lại chữ “yêu cầu” trúng cách: “Yêu cầu Nhà Nước ngưng bán nước!”

 

- Họ viết đại ngôn, “Khẩn trương đi cầu xí.”

 

Ta sửa lại, “Mau mau đi cầu!”

 

Và ta viết lại chữ “khẩn trương” trúng cách: “Tình hình Trường Sa Hoàng Sa rất khẩn trương!”

 

Hãnh diện vì kho ngữ vựng phong phú của dân Việt và VNCH

 

Chúng ta biết chắc điều này: về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, Miền Nam Việt Nam là dòng chính.

VNCH giữ sự liên tục từ Chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ, từ Alexandre de Rhodes tới Trương Vĩnh Ký, tới Tự Lực Văn Ðoàn, tới Sáng Tạo, Bách Khoa, những viện đại học, những viện nghiên cứu độc lập, những tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, hằng chục tờ báo ngày độc lập, hằng trăm tập san... Và trên hết, nền tự do tư tưởng và ngôn luận. Trong khi đó Bắc Việt độc tôn Stalin-Mao, trù dập trí thức, bách hại Nhân Văn Giai Phẩm, phủ nhận công lao Alexandre de Rhodes, cấm đoán Tự Lực Văn Ðoàn, vào Nam đốt sách giam học trò. Ngày nay họ đã cho in lại TLVÐ để kiếm tiền và nhận vơ, mở lại trường Luật, nhưng lỗ hổng văn học lớn còn đó, văn hóa và ngôn ngữ trước sau vẫn chỉ là khí cụ tuyên truyền. Trí thức miền Bắc nhiều người lần đầu tiên đọc Nhân Văn Giai Phẩm là khi vào Nam sau năm 75!

 

Trên 5000 danh từ chuyên môn luật pháp, chính trị, kinh tế, tài chánh của Miền Nam đã được một nhóm cựu luật sư và thẩm phán chế độ cũ thu thập thành cuốn Từ Ðiển Pháp Luật (Nhà XB KHXH Hà Nội, 1992).

Sau 25 năm không có hoạt động tư doanh, không có đại học tự trị, không có phân khoa luật, không có nghề luật sư và thẩm phán chuyên nghiệp... Muốn xây dựng một quốc gia (ít nhất bề ngoài) có quy củ, họ phải dùng lại toàn bộ ngữ vựng của VNCH.

 

Một vài thí dụ trong số trên 5000 danh từ nói trên:

- “Cảnh sát” thay thế “công an”

 

- “Trương mục” đã được xếp trước “tài khoản” trong tự điển và sử dụng nhiều hơn trong thường nhật. Nhưng dường như họ không phân biệt, “trương mục” là một cái túi vô hình trong ngân hàng để ta bỏ tiền, trong khi “tài khoản” là số tiền nằm trong đó; tài khoản còn là số tiền dành cho một khoản chi/thu trong ngân sách.

 

- “State” (Mỹ) được dịch là “tiểu bang” trong tự điển tuy báo chí vẫn dùng “bang.”

 

- Trong cơ cấu tổ chức chính quyền, họ vẫn dùng “Viện Kiểm Sát Nhân Dân,” nhưng ý niệm “công tố” đã được khôi phục trong từ điển nói trên.

 

- Dần dần trong nước đã dùng “bảo hiểm” thay cho “bảo hành.”

 

Ngoài các danh từ chuyên môn về luật pháp, kinh tế, hành chánh, ngôn ngữ thường nhật cũng đổi giọng:

- “Máy bay trực thăng” đã thay thế “máy bay lên thẳng.”

 

- “Hàng không mẫu hạm” được dùng song song với “tàu sân bay.”

 

- “Hoa Kỳ” thay “Mỹ.” Người cộng sản lạ lắm - thời Thế Chiến II, khi cần nịnh Mỹ thì họ gọi “Hoa Kỳ” (“đèn Hoa Kỳ” là dấu tích một mở màn bang giao không thành giữa Mỹ và Việt Minh); khi thù ghét thì họ gọi “Mĩ”; bây giờ một điều “Hoa Kỳ” hai điều “Hoa Kỳ.” Trong chế độ cộng sản, chữ nghĩa thay đổi theo bạn thù, mà bạn thù thay đổi theo quyền lợi Ðảng, chứ không phải quyền lợi Tổ Quốc hay nhân dân.

 

 

Không phải mọi chữ mới đều là chữ VC

Vào năm, 1975 cả miền Nam chỉ có dăm ba máy vi tính (một tại Phủ Thủ Tướng, một tại Bộ Tổng Tham Mưu, một của USAID, một của hãng IBM. Có thể nhiều nơi khác có, tôi không biết). Giới hữu trách chuyên môn có soạn ra một cuốn ngữ vựng Anh-Việt, nhưng chỉ giải thích ý niệm, không tạo từ nhiều. Các chuyên viên và nhân viên làm việc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiện hơn.

 

Ngày nay, vì nhu cầu giáo dục, người ta cố gắng tạo từ. “Người ta” đây có thể là các chuyên gia trong nước, có thể là các chuyên gia người Việt ở hải ngoại, đã và đang chế ra các danh từ chuyên môn. Dù lúc đầu bỡ ngỡ, ta nên công minh xét, chữ nào hay và đúng, ta dùng, chữ nào sai ta điều chỉnh. Tôi thấy không có gì sai hay lố bịch, thí dụ, trong các chữ dao diện, hiển thị, kích hoạt, phần cứng, phần mềm... Liên quan tới danh từ kỹ thuật, tôi lấy thí dụ “thông số” hay “biến số” (variables) là hai chữ có từ trước, nhưng “biến số” được dùng nhiều trong sách giáo khoa Miền Nam nên trở thành quen thuộc hơn. Ngày nay trong nước dùng “thông số”; nếu bảo là “từ VC” thì oan cho nó.

 

Trong trào lưu toàn cầu hóa, danh từ chuyên môn hay là chữ nào có nội dung chính xác (lột ý), nhưng hình thức của nó giúp ta đoán ngay được tiếng tương đương trong Anh, tiếng Pháp, tiếng Na-uy.

 

“Cứng/mềm” hay “cương/nhu,” chữ nào giúp ta liên tưởng tới“hard/soft” nhanh hơn? Tùy người. Nhưng chữ Việt và chữ Hán cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Danh từ chuyên môn dài lòng thòng cũng không tiện.

Có người cho “nguyên tử” là chữ Việt, “hạch tâm” là chữ VC. Tôi cho rắng cả hai là chữ Việt, “nguyên tử” để dịch “atomic,” “hạch tâm”: “nuclear.” Có đủ danh từ Việt tương đương với từng danh từ quốc tế, là một điều cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi, giảng dạy và dịch thuật.

 

Chữ “căn hộ” Trường Sinh ngữ Sài Gòn trước 75 đã dùng rồi, nhưng không phổ biến rộng, vì ta không có nhu cầu (hình thức gia cư này chỉ hạn chế ở vài nơi như Cư xá Thanh Ða, Chung cư Nguyễn Văn Thoại, Chung cư Nguyễn Thiện Thuật). Nay chúng ta nghe “căn hộ” thì cho là “từ VC,” nhưng có lẽ chúng ta chưa có chữ nào hay hơn để dịch “apartment.” “Căn chung cư” không ổn vì có nhiều apartment không nằm trong chung cư. “Căn nhà” càng không ổn, vì đã được dùng để chỉ “house” tiếng Anh, “hus” tiếng Na-uy.

 

Chữ “thông tin” không mới mẻ gì và được dùng ở cả hai miền. Nhưng ở hải ngoại nhiều người dị ứng với chữ thông tin trong câu sau: “Muốn biết thêm thông tin xin liên lạc với Sở Di Trú.” Bề ngoài ta lý luận rằng “thông tin” là động từ, không được dùng như danh từ. Nhưng nguyên do thực là ta không thích dùng cái gì Việt cộng mó tay vào. Thông dịch viên đành sửa lại. “Muốn biết thêm chi tiết...” hoặc “Muốn biết thêm tin tức...”

Nhưng trong bụng anh thông dịch viên nghĩ rằng chữ nào phải ra chữ đó - details: chi tiết, news: tin tức và information: thông tin. Anh ta cũng dư biết rằng chữ thông tin có thể vừa dùng làm danh từ vừa làm động từ.

 

Trước khi bác bỏ một chữ dở, nên đề nghị một chữ hay hơn

 

Cloning là một lãnh vực khoa học mới mẻ. Trong nước dịch cloning: nhân bản vô tính. Thật khó hiểu, phải ngồi phân tích một hồi mới vỡ lẽ ra là: làm ra nhiều bản sao, không qua đường truyền giống. Nhưng có lẽ các nhà chuyên môn trong nước sao chép chữ Tầu, nên bốn chữ thành tối om, chưa kể nhiều người giật mình khi nghe nhóm chữ “nhân bản vô tính người.” Vì chữ “nhân” trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa: người và làm ra nhiều, người hán không rộng phải bỡ ngỡ mấy phút tự hỏi - lấy con người làm gốc mà lại không có tính người, là thế nào? Một chữ gây bối rối không cần thiết là một chữ không đạt.

 

Khi cảm thấy một chữ dịch không hay, tôi thường thử tự dịch lại trước khi phê bình. Trường hợp cloning, tôi dịch thử là “sao sinh vật.” Từ đó ra “human cloning: sao người,” Dolly là một con “cừu sao - cloned sheep.” Hiện trên thế giới chưa có “người sao” vì chưa được phép “sao người.”

 

“Processing” (Na-uy: behandling) là một chữ tôi chịu thua không dịch được nếu không dùng chữ “xử lý.” Text processing: trong nước dịch “xử lý văn bản,” chưa có chữ nào hợp hơn. Có người đề nghị “soạn thảo văn bản,” nhưng soạn thảo là viết ý ra lời, còn đưa lời lên chữ và trình bày trên máy vi tính, là việc khác. Vấn đề phức tạp hơn nữa khi ta cần diễn tả bằng một danh từ chung cho cả một tiến trình – lấy thí dụ nghề mộc – bào, đánh bóng, quang dầu một tấm ván mà tiếng Na-uy gọi là behandle và tiếng Anh treat, thì có lẽ không tránh được chữ “xử lý.” Một số tự điển dịch là “chế biến,” tôi thấy có lúc hợp, có lúc không. Không hợp trong trường hợp “Inmate Processing Center” không thể dịch là “Trung tâm chế biến tù nhân” được.

 

Cá nhân tôi đã dùng chữ “xử liệu” thay cho các trường hợp phải dùng “xử lý” (như khoa học, cơ khí, hành chánh). Còn thường ngày, chữ “liệu” là tuyệt nhất, thí dụ vợ nói với chồng, “Anh cứ lo đưa con đi học đi, cơm để em liệu.”

 

Một chữ khác, “kế toán sự nghiệp” trong nước dùng để chỉ kế toán của các tổ chức bất vụ lợi. Tôi thấy khó hiểu nhưng không hiểu ý chữ “sự nghiệp” muốn nói gì, nên không dám phê bình.

 

Thái độ với tiếng lóng

 

Cũng cần vài hàng cho tiếng lóng. Mỗi thời, mỗi môi trường xã hội có cách ra dấu riêng với nhau, vì thế có tiếng lóng. Vài tiếng lóng điển hình của thời đại kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa là: đại gia, đồ khủng, hàng độc, đồ đểu, chân dài (lấy cái cẳng để đo toàn diện nhan sắc - một điều vô lý, nhưng tiếng lóng không có lý luận, nó được quăng vào một môi trường, thích hợp thì tồn tại), máu (mê), phết (ra phết), bèo (rẻ như bèo). Với tiếng lóng, ta không cần khen chê, bởi vì không có tiêu chuẩn khách quan.

 

“Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt cộng”

Tôi hoàn toàn tán đồng vế thứ nhất - bảo tồn tiếng Việt là một sứ mạng cao cả của những người may mắn được hưởng tự do tư tưởng và phát biểu. Chính ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức).

Nhưng tôi muốn cẩn thận với vế thứ hai: hầu hết những chữ ta tưởng là chữ Xã Hội Chủ Nghĩa đều là tiếng Việt thuần túy. Ta không nên tránh né những tiếng họ đã dùng sai, mà cần “chiêu hồi” những ngôn từ ấy.

Ðó là một hành vi yêu nước trong tầm tay của chúng ta.

  55

  quen mắt nhìn sai, thì quen tay viết sai.

 

viết sai

    giòng nước
    giông tố
    sửa chửa
    ca sỹ, bác sỹ





viết đúng

    dòng nước
    dông tố
    sửa chữa
    ca sĩ, bác sĩ





 

***************************

 

Dùng sai chữ

Dùng đúng chữ

chất lượng

phẩm chất

diễu hành
Diễu võ dương oai

diễn hành
Diễn võ dương oai

phản ánh

phản ảnh
(ảnh => dấu hỏi)=
reflection

neo đơn

đơn chiếc

bức xúc

bực tức, lo lắng,
bức rức, bồn chồn

đồ họa

họa đồ
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
(ca dao)

tiếp cận

tiếp xúc
"Tiếp cận" là chữ dùng trong toán học, trong khi "tiếp xúc" là chữ dùng trong đời sống.

tư vấn

cố vấn

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

sai

đúng

  

  

 

Xin phép thay thế hai chữ 'Quân Hàm"
bằng chữ thường dùng của Miền Nam "Cấp Bậc, Cấp Hiệu"

Chữ Quân Hàm do VC xài, người miền Nam nghe không quen cái lỗ tai, có thể hiểu sai là cái Quai Hàm!!!

Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải (Coast Guard), thay vì Phòng Vệ Bờ Biển...

Sư Đoàn Dù thay vì
Sư Đoàn Không Vận (Air Borne)

*****************************
Tử sĩ hay Liệt sĩ?

Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tử sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân) nói chung, như chết trận chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.

Liệt sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.

Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử sĩ.

(Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ.

Trong quốc sử của ta (trước cả thời Việt Nam Cộng Hòa) có Liệt sĩ Phạm Hồng Thái người đã ôm bom vào Sa Diện (Trung Hoa) với mục đích giết chết Toàn quyền Merlin (Toàn quyền Đông Dương) vì sự sống còn của Tổ quốc Lạc Hồng, vì sự sống còn của nòi giống Rồng Tiên. Ông biết chắc nếu việc bất thành ông sẽ bị chết mà vẫn hiên ngang thi hành sứ mạng lịch sử theo tiếng gọi của núi sông của đồng bào chủng tộc. Việc làm của ông không phải bất cứ ai cũng dám làm. Cái chết của ông oanh oanh liệt liệt được người đời suy tôn là Liệt sĩ. Mộ ông được chôn ở Hoàng Hoa Cương (Trung Hoa) chung với các Liệt sĩ Trung Hoa (trước khi Mao Trạch Đông làm cộng sản).

Một điều rất buồn, những chữ "y" đã bị đa số dân chúng đổi thành "i" (do "cải cách tiếng Việt" của cộng sản)


- đúng ra phải viết: Lý do, kỷ niệm, kỳ tích ... nhưng phần đông họ lại viết: lí do, kỉ niệm, kì tích...

Còn điều nói đúng là tôi đang ngứa mắt cái chữ Phượng Vỹ bị bóp cổ thành Phượng Vĩ

Chẳng biết mấy tay này mai mốt biến chữ Đây Thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) thành Đây Thôn Vĩ Dạ.... khiếp!

Các ca sĩ Thanh Thúy, Thúy Nga còn may mắn, tên vẫn còn được viết theo văn hóa Miền Nam Tự Do.

- Chữ Y đứng một mình sau S lẽ ra đều phải là I (ngắn).
Thí dụ như:

- bác sĩ, ca sĩ, sĩ diện, binh sĩ, sĩ khí.

- vô sỉ, sỉ nhục,

Quốc Sỉ (dấu hỏi, = nỗi nhục của tổ quốc)

Quốc Sĩ (dấu ngã, = nhân sĩ của quốc gia)

Doãnđám mây = Doãn
kẻ sĩ
Doãn Quốc Sĩ = kẻ sĩ của quốc gia

http://motgocpho.com/forums/showthread.php?1009-Ng%C3%B4n-Ng%E1%BB%AF-Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0-sau-75

 

 

 




Bảo tồn tiếng Việt là một sứ mạng cao cả của những người may mắn được hưởng tự do tư tưởng và phát biểu.

Chính chúng ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức). Tâm Thanh (Na Uy)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 


Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa Của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

Khi dùng những danh từ của Cộng sản, chúng ta đã:

- TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

- TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

- MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

Trần Văn Giang


  Mục này sẽ được cập nhật liên tục

 





KIẾN TRÚC SƯ XÂY DỰNG CỐ CUNG (TQ)


Nguyễn Chính Viễn


Đến du lịch Trung quốc, có thể bạn đã biết đến những công trình to lớn tại Bắc Kinh như: Tử Cấm Thành, Càn Thanh Cung, Thành Trì Bắc Kinh, Điện Phụng Thiên, các phủ triều đình… Nhưng các bạn có thể chưa biết tác giả của các công trình đó là ai? Xin thưa: Các công trình to lớn tại Trung Quốc đó là do ông Nguyễn An (1381-1453) người mang dòng máu Việt Nam với tài năng, trí thông minh và niềm đam mê công việc cao cả đã xây dựng lên những công trình đồ sộ và tráng lệ được người đời nể phục. Người tổng công trình sư này đã làm nên một kiến trúc lẫy lừng; đó là cố cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, một di sản bằng gỗ bậc nhất thế giới đã được Unesco công nhận.


Nguyễn An là người Hà Đông (Hà Nội ngày nay) từng làm quan triều Trần, Hồ. Ông bị bắt trong số sang làm Thái Giám vào thời nhà Minh, sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Khi ở Trung Quốc, tên của Nguyễn An là A Lưu. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi toán học, có tài năng hơn người về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy nên tin dùng. Nguyễn An với khả năng sáng tạo kiến trúc đô thị, tài tính toán xuất xắc đã được chọn làm tổng công trình sư thành Bắc Kinh mới (Cố Cung) sau khi Chu Đệ lên ngôi. Nguyễn An đã chỉ huy và xây dựng nên một Tử Cấm Thành uy nghi trong vòng 17 năm. Trong đó có 13 năm chuẩn bị, tính toán những con số để thiết kế công trình, thu thập vật liệu và nhân công… quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn thành chỉ có ba năm.


Theo Sử sách Trung Quốc: Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ có viết:
“Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”


Ông đã thiết kế Cố Cung theo quan niệm vũ trụ trời tròn, đất vuông. Nơi ở của nhà vua là vị trí trung tâm, kiến trúc tráng lệ, phong cảnh tuyệt trần. Thiên An Môn – Cổng trời bình yên rất nổi tiếng đã được thiết kế một nơi xa nhất ở phía Nam. Năm 1421, ba điện lớn là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa cùng với cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An lại một lần nữa được giao xây dựng lại và chưa đầy một năm ông đã hoàn thành kiến trúc Tử Cấm Thành tuyệt mỹ như hiện tại. Sau khi trùng tu Cố Cung công trình kiến trúc vẫn là bằng gỗ, nhưng cải tiến phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do kiến trúc sư Nguyễn An dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là công trình kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay.


Nguyễn An là người hết lòng vì công việc, tận tụy, cần mẫn, thanh bạch, liêm khiết. Năm 1456, đê sông Hoàng Hà bị vỡ, quan phủ trong vùng chắn không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường (thọ 75 tuổi). Trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: Không cho xây lăng mộ như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt Sơn Đông. Hiện nay Cố cung – Bắc Kinh là một trong những điểm du lịch Trung quốc thu hút nhiều khách, du lịch quốc tế đến thăm viếng ngắm cảnh. Tử Cấm Thành - Kho báu lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay còn gọi là Cổ Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm thứ bốn đời vua Vĩnh Lạc - vị hoàng đế xuất xắc nhất của triều Minh, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420).


Vào thời xưa, hoàng đế tự cho mình là chân mệnh thiên tử (con của trời), vì thế họ có quyền lực tối cao. Họ cho rằng, cung điện của họ ở mặt đất là “bản sao”, được xây dựng giống hệt như Thiên Cung trên trời, nơi mà chỉ có các vị thần sinh sống. Một nơi thiêng liêng như thế này thì không thể để những người dân thường lui tới, chính vì vậy cái tên Tử Cấm Thành đã ra đời. Chữ “Tử” trong câu “Tử cẩm thành” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, vua là con Trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”, “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào.


Kiến trúc xa hoa, lộng lẫy của Tử Cấm Thành là biểu tượng của sự đỉnh cao trong kiến trúc nói chung, và là công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, nơi đây thực sự đã trở thành kho báu lịch sử và văn hóa Trung Quốc, và được công nhận là một trong năm cung điện quan trọng nhất thế giới. Trong suốt năm 1961, Tử Cấm Thành được coi là một di tích lịch sử vô cùng quan trọng, được chính phủ Trung ương Trung Hoa bảo tồn và gìn giữ đặc biệt.


Năm 1987, UNESCO (Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc) công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới. Tử Cấm Thành là một quần thể kiến trúc bằng gỗ quy mô nhất thế giới nằm trên diện tích 72 ha, có tổng số 150.000 mét vuông sàn; có 90 sân và cung điện, 8.704 phòng, và 980 tòa nhà; xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có bốn tháp canh, bốn mặt thành có bốn cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (phía Nam), Thần Vũ Môn (phía Bắc), Đông Hoa Môn (phía Đông), Tây Hoa Môn (phía Tây). Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên một đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau. Trong thư viện Trung Quốc có rất nhiều sách và tài liệu ngay cả truyện mô tả rằng thành Bắc Kinh cũng như nhiều cung điện trong Tử Cấm Thành được thiết kế và xây dựng bởi một người Việt Nam. Đó là ông Nguyễn An một quan thái giám bị quân Minh bắt khi họ xâm lược Việt Nam dưới thời Hồ Quý Ly. Cửa Ngọ Môn, cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là một quảng trường có con sông Kim Thủy chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có năm chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Cửa Thái Hòa cửa lớn của ba điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có bảy gian dựng trên một nền đá cao. Ở hai bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó. Trang trí ở điện Thái Hòa phần lớn là hoa văn hình rồng.


Trong điện Thái Hòa có sáu cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu sáu cây cột được thiết kế tạo dáng như hình một cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình một con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là một khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là một ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế. Đường vào Cung Càn Thanh, đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của nhà vua và hoàng hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sân rồng của Cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây mang tên Nhật Tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Nhật, Nguyệt. Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự Hoa Viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong có điện Thọ Hòa. Đây là nơi cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn, khác hẳn với sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành. Hình ảnh rực rỡ của sân trong Tử Cấm Thành. Giữa cái trong xanh của trời và nước là một tòa tháp tại góc phía Tây Bắc Tử Cấm Thành. Trần cung điện trong Ngự Hoa Viên được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vẻ đẹp đằm thắm của một con kênh bên bờ Tử Cấm Thành. Hai con sư tử mạ vàng trước Cung Ninh Thọ. Và chín con rồng uốn khúc bảo vệ cung Ninh Thọ.


Không tự hào sao được khi Việt Nam chúng ta có người tài giỏi như Nguyễn An....


Nguyễn Chính Viễn
Sưu tầm




 

1
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/2mn2owi_zpsqqhjxkhj.jpg
 photo 2mn2owi_zpsqqhjxkhj.jpg 240
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/b01dee7c-4be3-464e-82ba-d8bb6f7b4f75_zpstywz4svr.png

 

1

 

2

 

 


dark purple line

 

240

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/b01dee7c-4be3-464e-82ba-d8bb6f7b4f75_zpstywz4svr.png

 


https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/b01dee7c-4be3-464e-82ba-d8bb6f7b4f75_zpstywz4svr.png



Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ngoài Trung Cộng ra, phi công Nga, phi công Bắc Hàn cũng đã lén lút tham chiến ở Việt Nam. Họ được lệnh mặc đồ dân sự để không ai biết.
Trong khi lính Mỹ chưa đổ bộ ở Đà Nẵng thì báo chí cả thế giới đều biết.

Nếu Việt cộng dùng cớ chuyện Mỹ giúp VNCH bằng nhân lực là xâm lược, thì chuyện lính Nga, Trung Cộng, đem lính vào VN thì không phải xâm lược hay sao?

- Đem ra so sánh chỉ chuyện vũ khí thôi, Mỹ viện trợ VNCH thua xa với Nga, Trung Cộng, Khối cộng sản Đông Âu viện trợ cho Việt cộng.





 


00000000000000000000000000000000000

 



Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ngoài Trung Cộng ra, phi công Nga, phi công Bắc Hàn cũng đã lén lút tham chiến ở Việt Nam. Họ được lệnh mặc đồ dân sự để không ai biết.
Trong khi lính Mỹ chưa đổ bộ ở Đà Nẵng thì báo chí cả thế giới đều biết.

Nếu Việt cộng dùng cớ chuyện Mỹ giúp VNCH bằng nhân lực là xâm lược, thì chuyện lính Nga, Trung Cộng, đem lính vào Việt Nam thì không phải xâm lược hay sao?

— Đem ra so sánh chỉ chuyện vũ khí thôi, Mỹ viện trợ VNCH thua xa với Nga, Trung Cộng, Khối cộng sản Đông Âu viện trợ cho Việt cộng.
Azure




 





 

Nửa Thế Kỷ Chánh Tả Việt Ngữ

 



Cách đây non nửa thế kỷ, giữa một niên khóa, ba tôi xin cho tôi vào lớp Năm (lớp Dự Bị: Cours Préparatoire) trường tiểu học Pháp Việt Yên Phụ (Hà Nội). Mấy buổi đầu tôi còn bỡ ngỡ thì một hôm thầy học chúng tôi hỏi một anh bạn tôi:

- Pourquoi étiez vous absent hier?

Anh bạn đó đáp:

- Parce que je suis malade.

Thầy chúng tôi cau mày la:

- Non, vous n’êtes plus malade.

Tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, mà các bạn tôi cũng vậy. Cả lớp tái mặt, im phăng phắc. Đau thì đáp “Je suis malade”, đúng như vậy mà sao thầy còn rầy? Hay thầy ngờ anh ấy không đau mà nói dối. Thầy chúng tôi phải giảng mấy phút chúng tôi mới hiểu rằng phải dùng một “thì” đã qua, “thì imparfair”: Parce que j’étais malade. Rõ rắc rối! Ai ngờ đâu được chuyện ấy. Việt ngữ làm gì có “thì”.
Buổi đó tôi sợ quá, chỉ lo theo không nổi, về nhà phải đòn chết.

Tôi kể lại chuyện ấy chỉ để cho các bạn trẻ thấy hồi xưa chúng tôi bị nhồi Pháp ngữ ra sao, mới lớp năm đã như vậy thì dĩ nhiên không được luyện Việt ngữ rồi. Việt ngữ là một môn rất phụ.

Ở ba lớp sơ học:
đồng ấu, dự bị, và sơ đẳng, mỗi tuần chỉ được ba bốn giờ Việt ngữ mà hồi ấy gọi là “Annmite”: một hai giờ tập đọc (lecture anamite), một giờ ám tả (dictée annamite), một giờ học thuộc lòng (recitation annamite).

Giờ ám tả Pháp ngữ đáng sợ ra sao thì giờ ám tả Việt ngữ “khỏe” bấy nhiêu. Thầy đọc một bài dăm sáu hàng cho chúng tôi viết, viết xong thì ngồi chơi trong khi thầy đi từng bàn sửa từng tập một, đánh lỗi, cho điểm rồi chúng tôi kêu điểm để thầy ghi vào sổ. Thường thường, dở tệ gì cũng được điểm trên trung bình. Lên các lớp trên, bài dài, thầy sửa không kịp mới để chúng tôi đổi tập sửa lẫn cho nhau.

Nhưng thầy không hề giảng giải gì cả. Có lẽ chính thầy cũng không hiểu tại sao tru giết phải viết tr, chu khắp, phải viết ch, xiên xẹo, phải viết x, và siêng  phải viết s, vân vân…

Thầy cũng ít khi rầy chúng tôi viết sai, cũng không dặn chúng tôi coi chừng những tiếng thường dùng và viết thường lầm… Vì cả thầy lẫn trò đều cho môn chánh tả Việt ngữ là không quan trọng (thi tiểu học không có bài Dictée Annamite), ngay Việt ngữ cũng không quan trọng vì nó không được dùng làm chuyển ngữ (các môn Sử, Địa, Khoa Học, Toán đều dạy bằng Pháp ngữ). Chương trình như vậy thì ai cũng dạy tắc trách như vậy hết.

Tóm lại, chúng tôi chỉ có giờ ám tả Việt ngữ, chứ không được học Chánh Tả Việt ngữ, để học một cách có hệ thống như học chánh tả Pháp ngữ.

Hình như lên tới lớp nhì và nhất, không có giờ ám tả Việt ngữ nữa, điều đó tôi không nhớ rõ; nhưng chắc chắn là lên tới Cao Đẳng Tiểu Học và Trung Học thì mỗi tuần chúng tôi chỉ còn hai giờ Việt ngữ: một giờ giảng văn và một giờ luận. Nửa tháng mới có một bài luận, viết được vài trang, giáo sư chỉ đọc qua ở tại lớp rồi cho điểm, thấy lỗi nào nặng thì gạch bỏ chứ ít khi giảng lỗi ở đây.

Vì vậy mà có tình trạng ngược đời này: Càng học lên cao, chúng tôi càng dốt chánh tả, càng cho chánh tả Việt ngữ là không quan trọng, tuyệt nhiên không chú ý tới vì có ai đâu mà bắt lỗi, vả lại viết sao thì người ta cũng hiểu được kia mà!

Lên trường Cao Đẳng Công Chánh, trong chương trình không có môn Việt Ngữ, vì bọn “lục bộ” chúng tôi mà có dùng gì tới tiếng Việt: ở phòng giấy có làm “calcul” (tính) hay làm “rapport lên Ipal” (báo cáo lên Chánh Kỹ Sư: Ingénieur Principal) thì dùng tiếng Pháp; mà ra công trường, có sai bảo nhân viên thì dùng một thứ tiếng “Pháp Việt đề huề”, chẳng hạn:
“ngày mai đi 'lơ-vê' (lever: đo đất), nhớ mang theo cái 'tắc kê' (tachéomètre, một loại máy nhắm) và bốn bó 'gia-lông' (jalon: cây tiêu) nhé.”

Nhưng năm đó, 1931, không hiểu sao ông Thalamas, viện trưởng viện Đại Học Hà Nội (Recteur  d’Académie hồi đó oai lắm, là nhân vật thứ ba ở Bắc Việt, chỉ dưới viên Toàn Quyền và viên Thống Sứ) lại cao hứng, thêm vô chương trình năm thứ nhất trường Công Chánh, một giờ “Annamite”, và chúng tôi được cái hân hạnh học cụ Bùi Kỷ vài chục giờ. Anh em chúng tôi quí cụ lắm: cụ đậu Phó bảng, cụ lại viết sách (cuốn Quốc Văn Cụ Thể), hiệu đính các văn thơ cổ bằng chữ Nôm, và ở trong ban soạn bộ Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức; nhất là cụ có vẻ rất phong nhã, vui vẻ, xuề xòa, ôn hậu: chít khăn, bận áo the thâm, chưa bước vào lớp đã cười mà nụ cười của cụ mới hồn nhiên làm sao! Tên tự của cụ là Ưu Thiên (1), mà không bao giờ tôi thấy cụ có thoáng một nét buồn, lo hay giận, cho nên có lần tôi đã bảo một anh bạn: Cụ phải đổi tên tự là Lạc Thiên mới đúng.

Giờ của cụ thật là một giờ nghỉ ngơi.  Không có bài vở cũng không dùng sách, không cho điểm, cuối năm khỏi thi. Cụ vô lớp, nói chuyện cho chúng tôi nghe hết giờ rồi về. Dĩ nhiên toàn là chuyện Việt văn, Việt ngữ. Chẳng có chương trình gì cả, cụ cao hứng, gặp đâu nói đấy: tuần này về cách dùng mươi tiếng Hán Việt, tuần sau về truyện Kiều, hoặc về những bản tiếng Nôm Trê Cóc mà cụ mới sưu tầm được, tuần khác về báo chí trong nước…

Bây giờ mà được nghe các bài giảng của cụ thì chắc tôi thích thú lắm, nhưng hồi ấy chỉ lo học cách đo lường, đào kinh, xây cầu, đắp đập, đâu có chú ý tới Việt ngữ, thành thử suốt mấy chục giờ học cụ, tôi chỉ còn nhớ mỗi một lời này của cụ:

- Báo chí bây giờ viết sai nhiều, các ông, (cụ gọi chúng tôi như vậy) nên đọc tờ Thực Nghiệp, tờ ấy ít sai.

Những bài xã luận trên nhật báo Thực Nghiệp, chúng tôi cho là bảo thủ, đạo mạo, mà cụ khuyên chúng tôi đọc. Chúng tôi không dám cãi, nhưng vẫn đọc những tờ mới hơn, chẳng hạn tờ Ngọ Báo, nhất là tờ tuần báo Phong Hóa.

Nhưng tới nay tôi vẫn nhớ lời khuyên của cụ, vì lần đó là lần đầu tiên một bậc thầy nhắc chúng tôi phải chú ý tới việc dùng tiếng Việt cho đúng và viết cho đúng chánh tả.

Tuy nhớ vậy chớ hồi ấy tôi vẫn chưa cho bài học đó là quan trọng. Vì ba lẽ:
Thứ nhất, tôi đâu có ý viết văn Việt; thứ nhì, những tờ báo cụ chê là viết sai, lại có nhiều cây bút nổi danh, vậy thì viết trúng chưa phải là viết hay, mà viết hay thì chẳng cần phải viết trúng (tôi nghĩ vậy); thứ ba, có một số tiếng mỗi nhà báo viết một khác, như dây lưng hay giây lưng, canh suông hay canh xuông, xuýt nữa hay suýt nữa, dòng nước hay giòng nước, vân vân, biết ai trúng, ai trật, tự điển đâu mà tra?

Và ngày nay nhớ lại, tôi thấy công lớn của cụ đối với chúng tôi là cái không khí cổ, cái nếp sống cổ, thanh nhã, ung dung, khoan hòa Cụ đem vô lớp học: bọn anh em chúng tôi sở dĩ còn thấy được cái đẹp của truyền thống Nho gia, biết đâu chẳng phải là một phần nhờ cụ.

Ở trường Công Chánh ra, tôi được bổ vô Nam. Lúc này mới có thì giờ đọc sách báo Việt ngữ và rồi mới ngứa ngáy muốn viết.

Mới vô Sài Gòn, đọc các nhật báo Tin Điễn, Thần Chung, Sài Gòn, tôi thấy chướng mắt về những lỗi át, ác, an, ang, in, inh, hỏi ngã, v. v… Nhà báo gì mà thì viết sắt ra sắc, cuốn viết ra cuống, cây cau viết ra cây cao… còn nhà giáo gì mà không phân biệt được hỏingã

Nhưng sách báo của Tự Lực Văn Đoàn, của nhà Tân Dân, in lầm s, x, ch, tr, d, gi, r thì tôi lại không thấy chướng; và chính tôi viết thư cho bà con, bạn bè cứ lầm hoài: trái soài, cái suồng, dảnh tay, giây điện… người thân có nhắc nhở thì mới đầu lại cho là vẽ chuyện. Trò đời như vậy.

Tuy nhiên, lần lần tôi cũng biết phục thiện, chịu nhận rằng người Nam có lỗi của người Nam thì người Bắc cũng có lỗi của người Bắc và xét kỹ một số trí thức Nam rất chú trọng tới chánh tả; bằng cớ là trong Nam có cuốn Đồng Âm Tự Vị, ngoài Bắc thì không. Và khi tôi biết mong có một cuốn như vậy cho người Bắc, ghi những tiếng bắt đầu bằng ch, tr, s, x, d, gi, r cho dễ tra, thì may quá, cuốn Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức ra đời.

Tôi nhớ đâu như vào khoảng 1938-1939: bìa cứng, bọc vải dày màu tím đậm, gần như đen. Từ đó tôi mới có từ điển Việt để tra (cuốn của Đào Duy Anh chỉ là Hán Việt Từ Điển) và mới bắt đầu rán viết cho trúng chánh tả.

Hai bộ Việt Nam Tự Điển Hán Việt Từ Điển (bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của đã tuyệt bản từ lâu) đáng lẽ giúp cho sách báo Việt đỡ được nhiều lỗi chính tả (mặc dầu có nhiều tiếng, các bộ ấy không nhất trí với nhau), nhưng sự thực, từ 1930 đến 1950, lỗi chính tả trên các sách vở và báo vẫn không giảm. Nguyên do chính là tại Việt ngữ vẫn không có địa vị gì quan trọng ở các trường học, dân tộc mình vẫn phải học tiếng Pháp. Phải được luyện từ lớp đồng ấu liên tiếp trong mười năm thì người ta mới trọng chánh tả, quen với chánh tả. Không được luyện như vậy mà hồi 25-30 tuổi mới thấy viết trúng chánh tả là cần thì dù người chịu khó tra tự điển, khi viết cũng vẫn thường sai. Vì đã thành nếp rồi, quen mắt nhìn sai, quen tay viết sai rồi.

Khi nhìn cả trăm lần chữ giông tố in rất lớn trên bìa một cuốn truyện, cả ngàn lần chữ xử dụng, sơ xuất trên mặt các tờ báo; khi đã cả chục năm quen viết sợi giây, giận giữ, vủ khí, đề khán… thì tới khi biết viết vậy là sai, người ta cũng cứ quen tay (mà quen tay một phần cũng do quen mắt) hạ bút viết như vậy mà không ngờ rằng sai. Vì tôi chắc không có người cầm bút nào viết mỗi năm cả ngàn trang mà chịu dò từng chữ xem có sai chánh tả không, nhất là trong khi ý đương đòi tuôn ra thật mau ra ngòi viết; rồi khi đọc lại, cũng ít ai chú ý sửa chánh tả, mà thường chỉ sửa ý sửa lời, vì khó làm ba việc đó đồng thời được. Tóm lại, muốn viết cho trúng chánh tả thì phải có thói quen viết trúng đã, mà thói quen này chỉ có thể tập được từ hồi mới cắp sách đi học. Lớn lên rồi mới sửa, nghĩa là tạo một thói quen mới để diệt một thói quen cũ, là việc rất lâu và rất khó. Hạng người cầm bút hiện nay trên dưới năm chục tuổi chắc ai cũng đã nhiều lần nhận thấy rằng - thường vì quen tay mà viết sai, chứ ít khi vì không biết mà viết sai; sách, in rồi, đọc lại cũng nhận thấy ngay những lỗi rất lớn; cho nên ai cũng trông mong ở sự khoan hồng của độc giả. Ở Pháp, ai cũng được học kỹ chánh tả từ hồi nhỏ mà các nhà xuất bản đều có những “lecteur” (người đọc bản thảo) và “correcteur” (thầy cò) sửa giùm lỗi chánh tả, và “thầy cò” này có khi chấm câu lại cho tác giả nữa nên sách in rất ít lỗi. Ở nước mình còn lâu mới tới giai đoạn ấy.

Vậy cho tới khoảng 1950, tình hình sách báo của mình chưa được cải thiện bao nhiêu về phương diện chánh tả.

***

Nhưng ở Sài Gòn, năm 1948-49 cũng bắt đầu có sự biến chuyển: một số ít nhà xuất bản, nhà báo đã gắng sức in cho trúng chánh tả.

Tôi được biết hai nhà: Yiễm Yiễm thư trang và P. Văn Tươi, có thể còn vài nhà khác.

Ông Giám Đốc nhà Yiễm Yiễm là thi sĩ Đông Hồ. Cũng như đa số các học giả trong nhóm Nam Phong, ông viết rất trúng chánh tả. Tính vốn cẩn thận lại yêu mỹ thuật, ông đích thân coi việc trình bày, sửa ấn cảo, nên sách vở và tờ Nhân Loại của nhà Yiễm Yiễm in nhã mà rất ít lỗi.

Sách của nhà P. Văn Tươi và cả tuần báo Mới nữa cũng tương đối ít lỗi, nhờ in ở nhà in Maurice. Ông giám đốc nhà in này là học giả Lê Thọ Xuân. Ông đích thân sửa ấn cảo, làm việc rất chu đáo, thường sửa lỗi giùm cho tác giả. Tôi mang ơn ông đã chỉ bảo nhiều lỗi sơ sót.

Tôi còn nhớ một lần ông khuyên tôi sửa chữ ngọc thỏ ra ngọc thố. Ông có lý: theo tự điển Trung Hoa thì phải đọc là thố, mà tự vị Huỳnh Tịnh Của cũng ghi là thố. Nhưng tôi xin ông cứ để ngọc thỏ vì ngoài Bắc đã quen nói như vậy, mà Việt Nam Tự Điển của Hội Khai trí Tiến Đức, Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh cũng đều viết như vậy. Tôi chép lại hồi ký ấy để độc giả thấy lòng yêu tiếng Việt của ông và nhân tiện để thỉnh giáo Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ: chúng ta nên theo tự điển Trung Hoa hay nên theo thói quen của đa số? Mà thế nào là đa số? Nếu từ Bắc vào tới Huế chẳng hạn đọc là thỏ, từ Đà Nẵng vào Nam đọc là thố thì bên nào là đa số? Nếu ta điển chế theo Nam, ngoài Bắc cũng điển chế theo Bắc thì sau này khi thống nhất, có cần điển chế lại không?

Tôi không rõ thời đó độc giả có nhận thấy công phu của hai nhà xuất bản Yiễm Yiễm và P. Văn Tươi không, nhưng một số anh em cầm bút chúng tôi đã noi gương thi sĩ Đông Hồ và học giả Lê Thọ Xuân mà chú trọng tới sự in trúng chánh tả.

Đồng thời lại xuất hiện nhiều bài khảo cứu trong đó học giả Lê Ngọc Trụ giảng cho ta một số tiếng Việt gốc Hán phải viết sao mới đúng. Chẳng hạn tiếng cắc (bạc cắc) không thể viết cắt vì gốc tiếng Hán Việt; giác chuyển ra: gi chuyển ra thành c; ác thành ắc; tiếng vuông (vuông tròn) không thể viết là vuôn vì gốc ở tiếng Hán Việt phương: phương có g thì vuông cũng phải có g. Ông cho xuất bản cuốn Chánh Tả Việt Ngữ làm nền tảng cho cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của ông sau này.

Tới năm 1951 hay 1952, Việt ngữ bắt đầu dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung Học, sự viết trúng chánh tả càng hóa ra cần thiết, cấp bách. Năm 1954 và 1955, do cuộc di cư của đồng bào ngoài Bắc, sách báo ở Sài Gòn in bớt được lỗi nhiều, nhất là những lỗi riêng của miền Nam: lỗi an, ang, át, ác, in, inh, hỏi ngã, vân vân… vì các thợ sắp chữ và thầy cò Bắc đều tránh được các lỗi đó.

Tóm lại từ 1950 trở đi, tình hình cải thiện được nhiều. So sánh sách báo thời đó với sách báo thời trước thế chiến, chúng ta thấy có sự tấn bộ rõ rệt về phương diện chánh tả.

***

Nhưng từ 1953, ông Lê Thọ Xuân phải điều khiển một trường tư, sau đó nhà P. Văn Tươi và nhà Yiễm Yiễm ngưng xuất bản, thực đáng tiếc.

Quen mắt nhìn sai, thì quen tay viết sai.

Ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác.

Mấy năm gần đây, do cái nạn thiếu thợ, nhân công đắt, điện thường bị cúp, nên việc ấn loát không được cẩn thận như trước và sách báo lại chứa nhiều lỗi chánh tả.
Thợ  tương đối lành nghề phải đi quân dịch, nhà in nào cũng phải dùng những em 13,14 tuổi mới học tới lớp nhất, cho tập sắp chữ. Các em ấy dĩ nhiên không thuộc chánh tả, và cũng do cái tật quen mắt quen tay, có khi bản thảo viết đúng mà sắp chữ bậy. Chính tôi đã kinh nghiệm: tôi viết sử dụng, sơ suất, năng suất, có chí… thì trên bản vỗ thành xử dụng, sơ xuất, năng xuất, có trí

Vì không rành nghề, các em để nhiều lỗi quá; thầy cò sửa đặc cả ngoài lề mà vẫn không hết; tới khi tác giả sửa lại lần nữa, cũng vẫn đặc cả ngoài lề. Nhà in đem ấn cảo về sửa lại qua loa rồi phải lên khuôn cho máy chạy vì “máy không thể chờ được”, điện sắp bị cúp, hoặc thợ chạy máy không thể ngồi không… và sách báo in ra còn không biết bao nhiêu lỗi, so với mươi năm trước, quả là một bước thụt lùi lớn. Vài nhà phê bình đã phải phàn nàn về việc ấy, vị nào dễ dãi thì chỉ nhắc qua rằng sách in còn nhiều lỗi, vị nào gắt gao thì tỏ lời trách móc.

Trách là phải lắm. Nếu tình trạng này không cải thiện sơm sớm thì các thế hệ sau này đọc sách của chúng ta sẽ chướng mắt, có khi bực mình không hiểu chúng ta nói gì nữa: có chí mà in là có trí, tính dục mà in là tình dục thì còn ai mà đoán được ý của tác giả. Chưa biết chừng vài trăm năm sau, có người nào in lại một tác phẩm năm 1968 này hoặc trích một đoạn để dẫn chứng, sẽ phải làm cái việc chú thích, hiệu đính như người Trung Hoa chú thích, hiệu đính tác phẩm cổ của họ. Chẳng hạn sẽ chú thích:

“Thời đó, thế kỷ XX: xử dụng dùng như sử dụng,

xuất với suất,
giành
với dành có thể dùng thay nhau, chùm với trùm đồng nghĩa,
trí đọc như chí,
tình dục ở đây phải hiểu là tính dục,
dấu hỏi và dấu ngã dùng thay nhau,
vân vân…

Cho nên hoàn thuốc của nhà điểm sách có đắng thì cũng phải rán mà nuốt.
Đành rằng chúng ta có thể đính chính, nhưng một cuốn hai trăm trang mà đính chính cho hết lỗi thì có khi phải mười trang, coi cũng kỳ; độc giả chỉ thấy bảng đính chính tràng giang như vậy, cũng ngán không thèm đọc nữa, nói chi là “sửa giùm”. Trong cái việc đính chính, phải hiểu tâm lý độc giả mà phiên phiến đi thì kết quả mới khỏi ngược lại ý muốn.

Đó là nói về sách, còn bài báo mà đòi đính chính cho hết thì nhất định là chủ báo cau mày rồi:

- “Ông ấy khó tính quá!”

***

Ai cũng biết phải cải thiện tình trạng ấy sơm sớm, nhưng có cách nào cải thiện sớm được không?

Như trên tôi đã nói, muốn viết trúng chánh tả thì phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống.   Điểm đó tôi đã trình bày tạm đủ trong bài Làm Sao Cho Học Sinh Bớt Dốt Việt Văn số 4 ngày 21-7-1966 và in lại trong cuốn Mấy Vấn Đề Xây Dựng Văn Hóa (nhà Tao Đàn - 1968). Ở đây tôi chỉ nói thêm rằng Bộ Quốc Gia Giáo Dục cần soạn một bộ Quốc Văn ban tiểu học, soạn cho đứng đắn, ít nhất cũng phải đủ tin cậy được như những sách quốc văn của nha Học Chánh thời Pháp thuộc; trong bộ đó phải làm sao cho có đủ những tiếng thường dùng để học sinh có bằng tiểu học không đến nỗi viết sai lắm. Nếu làm tiếp tới hết ban Trung Học đệ nhất cấp thì càng tốt. Mục tiêu cần đạt là học hết ban này, trẻ phải viết trúng chánh tả, gặp những chữ nào ngờ ngợ thì phải có thói quen tra tự điển.

Muốn viết trúng chánh tả thì phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học và phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống.



Điển chế văn tự là việc cấp thiết. Tôi nghe nói Ủy Ban Điển Chế Việt Ngữ của Bộ Văn Hóa có bốn chục vị và một ngân sách là bốn chục triệu cho năm 1968. Nay đã non một năm, không rõ ủy ban đã điển chế được bao nhiêu tiếng. Nếu bộ thấy công việc ấy không thể làm mau được, mười lăm hai chục năm nữa mới xong thì có thể ra một thông tư cho các trường công và tư hãy tạm dùng bộ tự vị, tự điển nào đó trong khi chờ đợi. Và một nhà xuất bản nào đó cũng nên in những cuốn tự vị chánh tả bỏ túi, tựa như cuốn Đồng Âm Tự Vị hồi xưa cho học sinh gốc Nam, cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Đối Chiếu của nhà Thế Giới 1950, nhưng đầy đủ hơn, cho học sinh gốc Bắc (cuốn này chỉ ghi và sắp với nhau những tiếng bắt đầu bằng phụ âm CH và TR; D, Gi và R, S và X). Học sinh phải luôn luôn có những cuốn đó bên cạnh; trong khi làm bài, dù ở nhà hay lớp học, hễ gặp một tiếng ngờ ngợ là phải tra liền, tra trong những cuốn đó mau hơn các cuốn tự điển.

Các nhà in, các nhà xuất bản,các nhà báo cũng phải góp công nữa mới được. Phải đào tạo một hạng thợ sắp chữ có sức học kha khá, phải mướn những người giỏi chánh tả để giao cho việc sửa ấn cảo. Vì như trên tôi đã nói, báo chí - nhất là báo hàng ngày, phải in trúng chánh tả thì quốc dân mới quen mắt mà không viết sai.

Có lẽ khi in lại tác phẩm của các nhà văn đã quá cố thời tiền chiến, chúng ta cũng nên mạn phép vong linh các vị ấy sửa lại cho đúng chánh tả, như một vài nhà xuất bản ở đây đã làm. Chẳng hạn nhan đề cuốn Giông Tố của Vũ Trọng Phụng nên sửa lại là Dông Tố, nếu không, học sinh và cả hạng người lớn như tôi nữa, cũng quen mắt, quen tay rồi viết là giông tố.

Trong năm việc tôi mới đề nghị:

- Dạy Việt ngữ cho có hệ thống

- Điển chế văn tự
- In tự vị chính tả bỏ túi
- Sửa chánh tả các tác phẩm tiền chiến
- Đào tạo thợ sắp chữ

Thì bốn việc trên có thể bắt tay làm ngay được, duy có việc đào tạo thợ sắp chữ là phải đợi cho hết chiến tranh đã. Vì hiện nay, thợ từ 18 tuổi phải nhập ngũ hết, các em 14, 15 tuổi học nghề chỉ cốt kiếm tiền trong vài ba năm rồi lại lo phải nhập ngũ, không yên tâm mà trau giồi nghề của mình. Ai cũng chỉ nghĩ chuyện ăn xổi ở thì.

Nếu cuối thế kỷ này, tất cả các sách báo của ta gần sạch lỗi chánh tả như sách báo Pháp chẳng hạn thì tôi cho là cũng đáng mừng rồi đấy.

Sài Gòn ngày 27-8-1968


Nguyễn Hiến Lê
Nhà xuất Bản Văn Nghệ California, USA





No comments:

Post a Comment