Monday, April 19, 2021

 







BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ROCKEFELLER FOUNDATION





“Re-Constructing
Identity and Place
The Vietnamese Diaspora”

Do William Joiner Center
Thuộc trường Đại Học Massachusetts Boston thực hiện

Nguyễn Hữu Luyện


Dùng một số tác phẩm văn học xuất bản tại hải ngoại, William Joiner Center (WJC) thuộc University of Massachusetts Boston (UMB) thực hiện một chương trình nghiên cứu toàn diện về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhằm mục đích "tạo ra sự hòa hợp giữa người tỵ nạn Cộng sản và chế độ Cộng sản tại Việt Nam ngàch nay".

I. Giới thiệu chương trình:
Chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản do WJC/UMB đặt tên là "ReConstructing Indentity and Place in the Vietnamese Diaspora và cũng do WJC/UMB dịch ra tiếng Việt là Diễn Trình (Tái) Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài".

Theo tập tài liệu Rockefeller Foundation Humanities Fellowship - UMass Boston Program Plan (Grant Proposal) và nói một cách đại cương, chương trình này sẽ viết những vấn đề sau đây:

1. Khảo sát việc xây dựng và diễn giải lịch sử Việt Nam. Ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử như cuộc chiến tranh chống Pháp, tù cải tạo sau 1975, Vùng Kinh Tế Mới, và vượt biên đối với Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản trong vấn đề tái xây dựng nét đặc thù của mì cải.

2. Khảo sát nền văn học, ngôn ngữ, văn hóa và vai trò của nhà văn, nghệ sĩ, đặc biệt là những tiếng nói đang nổi lên của nền văn học hải ngoại trong vấn đề tái xây dựng nơi cư trú, gia đình và những đặc trưng của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.

3. Khảo sát về những tác động của chính sách đổi mới, khuynh hướng thiên về nền kinh tế thị trường của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.

II. Nhận xét về nghĩa của chữ và mạch văn (semantics & contextual meanings) trong đề tài “ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora".

1."Diaspora" lấy từ chữ Hy lạp, có nghĩa là rải rác, phân tán. Chữ Jewish Diaspora được dùng lần đầu tiên vào năm 586 trước Công Nguyên để chỉ người Do Thái bị đày ải lên thành Babylonia. Trong suốt chiều dài lịch sử của Do Thái, cho tới sau thế chiến thứ hai, được trở về lập quốc, chữ Diaspora chỉ người Do Thái sống bên ngoài lãnh thổ Palestine và bây giờ là Israel (Theo Encarta ® 97 Encyclopedia). Diaspora còn có nghĩa là một nhóm người sống rải rác bên ngoài lãnh thổ của mình (World Book History). Tập tài liệu "UMass Boston Program Plan" định nghĩa "Diaspora" khác với "Immigration" vì "Diasporra" là những người bị lịch sử ngược đãi, có lòng mong đợi ngày hồi hương, và không gì có thể thay thế được sự ngự trị của quê hương củ trong tâm hồn họ.

(ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, p 4). Hoàn cảnh chính trị của người Do Thái ngày xưa và của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản ngày nay không khác nhau. Do đó, chữ "Vietnamese Diaspora" contextually và semantically phải dịch là "cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản" vì trên 99% người Việt sống ở nước ngoài ngày nay là người tỵ nạn Cộng sản. Hoa kỳ cũng như toàn bộ các quốc gia khác của thế giới tự do, sau sự kiện tháng tư 1975, đã đón nhận người Việt Nam vào quốc gia của họ dưới danh nghĩa "tỵ nạn chánh trị hay là 1. “Diaspora” lấy sản".

Nếu dịch như UMass Boston là "người Việt sống ở nước ngoài", người đọc có thể hiểu là những công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam đang sống ở nước ngoài, và vào cuối thế kỷ 20, không hề có cuộc ra đi ồ ạt và vĩ đại nhất trong lịch sử tỵ nạn và đấu tranh của nhân loại. Như vậy là chương trình đã đi ra ngoài mục đích tài trợ của Rockefeller Foundation - nghiên cứu về nền văn học của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, một nền văn học rất đa dạng và hoàn toàn khác biệt với nền văn học trong nước. Văn học hải ngoại thực chất là văn học VNCH sau hơn một phần tư thế kỷ tiếp xúc trực tiếp với nền văn học phương Tây, và đã có những biến trạng quan trọng cần được nghiên cứu: đó là mục đích của Rockefeller Foundation khi đứng ra bảo trợ chương trình này.

Cách diễn dịch hoàn toàn sai trái của UMass Boston không thể nào chấp nhận được về mặt dịch thuật, chưa nói tới mặt người Việt.

Di sản văn hóa của miền Nam Việt Nam đã được những người tỵ nạn mang ra hải ngoại sau sự kiện lịch sử 1975. Đảng Cộng sản đã thực hiện thống nhất vể chánh trị và quân sự, nhưng về mặt văn học thì các văn hóa phẩm kể cả âm nhạc của miền nam đã bị gom lại và đốt hết. Việt cộng dùng pháp luật để trừng phạt những ai còn lưu dụng các tác phẩm văn học, âm nhạc của VNCH. Hát nhạc vàng là nhạc của VNCH bị ghép tội "văn hóa đồi trụy" và bị đưa đi tập trung cải tạo. Bài này sẽ trình bày và dẫn chứng WJC/UMB nhìn nền văn học Việt Nam hải ngoại dưới góc độ nào? Và đã đặt nền tảng cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu này dưới nhãn quan sát nào?

2. Identity and Place là hai terminologies dùng trong ngành "Nhân Văn Humanities". Nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa thông thường của tự điển thì sẽ không dịch được cái nghĩa mà nó bao hàm trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu. Vì Việt Nam, từ thời VNCH cho tới nay, chưa có Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ nên những chữ này rất khó để có sự đồng nhất về cách dịch giữa chúng ta. Trong giai đoạn gần đây, kể từ khi chúng ta phản đối WJC/UMB, đã thấy xuất hiện trên báo chí và "network" nhiều cách dịch khác nhau, mặc dù cách dẫn giải có thể không khác nhiều. Chữ "identity" đã được dịch là "căn cước", "bản sắc", "bản chất", "đặc tính", và trường UMass Boston dùng chữ rất táo bạo là "diện mạo". Chữ "place" được dịch là "nơi cư trú", "nơi sinh sống", "mảnh đất tạm dung", "vị trí", và UMass Boston thì dịch táo bạo hơn là "quê hương". Bài viết này trình bày về ý nghĩa mà "identity" và "place" bao hàm trong khuôn khổ của khoa nhân văn, và được dùng trong chương trình nghiên cứu nà “network”.

"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy Thomas (Tiến Sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity" như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”.

·Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian của sự việc).
·Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.
· Bản chất của Identity là hay thay đổi.

Qua ba khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc trưng", "đặc thù" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo điều kiện của không gian. Mỗi người đều có rất nhiều "identities": "identity về học vấn", "identity về nghề nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality; homosexuality; heterosexuality" v. v.

Trong một buổi hội thảo về "identity", một cô người Mỹ có chồng là người Na Uy kể một câu chuyện về American identity của cô như sau: trong một khu shopping sang trọng của thủ đô Na Uy, không khí thật là yên tĩnh và trang nghiêm, cô chợt thấy một nhóm du khách người Mỹ rất trẻ, vừa đi vừa đùa giỡn, xô đẩy nhau ồn ào lớn tiếng có vẻ như coi thường người chung quanh. Cô thấy nhiều người nhìn nhóm thanh niên Mỹ đó với con mắt khó chịu. Cô chợt thấy hổ thẹn và cầu xin sao cho những người chung quanh cô sẽ không một ai biết rằng cô là người Mỹ.

Vài ngày sau, khi thăm viếng Viện Vật Lý Na Uy, tại đây đang có một chương trình nghiên cứu do Mỹ bảo trợ. Khi đi vào sảnh đường, cô thấy lá cờ Mỹ được đặt ở một vị trí trang nghiêm trong phòng. Cô thấy rất tự hào rằng mình là người Mỹ, và cô thầm ước mong rằng mọi người sẽ biết cô là người Mỹ. Cô rất sung sướng với cái American identity của cô.

Theo đó thì "Identity" lệ thuộc và thay đổi theo không gian. Do đó, "identity" không thể là bản chất, đặc tính, hay bản sắc và cũng không thể là diện mạo như UMass Boston đã dịch. Diên mạo không thể thay đổi, trong khi đó thì "identity" thay đổi.


Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn cộng sản ở thế kỷ 20, với mục đích của Việt cộng là -- để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử.

"Place:"Theo Mandy Thomas thì sự xây dựng lại đặc trưng của mình sau khi nhập cư có một ý nghĩa quan trọng về không gian, bởi vì người nhập cư [di dân và tỵ nạn] luôn luôn có cảm tưởng bị lạc lõng cho nên họ cố gắng tạo cho mình một cảm giác thoải mái trong cái "place" mới của mình như ở quê nhà. Đây chính là quá trình hội nhập vào nền văn hóa mới (acculturation hay là adaptation), trong đó người nhập cư đã mặc nhiên xây dựng lại identity của mình. Qua nhận định này, chữ "place" chỉ nơi mà người tỵ nạn cư trú. Nếu gặp không khí chánh trị, kinh tế và xã hội thích hợp với sự mong đợi, thì người tỵ nạn sẽ có cảm giác ấm cúng như ở quê cũ.

Một thí dụ khác liên quan đến place: xét “Place”: Theo "identity Thomas thì sự xây dựng" thì khi còn ở trong nước (place: Việt Nam) là phục tùng chồng, lo việc nội trợ, săn sóc con cái, ít hoặc không tham dự công việc xã hội. Khi "place: Việt Nam" thay đổi thành "place: Hoa Kỳ" thì "identity của phụ nữ Việt Nam" là bình đẳng với chồng trong việc phân công trách nhiệm gia đình, ra ngoài làm việc có income/lợi tức như chồng, tham dự công việc xã hội nhiều hơn là khi còn ở Việt Nam. Sự việc này nhấn mạnh thêm rằng "place" bao hàm nghĩa "nơi cư trú hội.".

III. Tuyển nghiên cứu viên:

Chương trình kéo dài ba năm. Năm thứ nhất đặt nền tảng nghiên cứu cho hai năm còn lại (UMass Boston Program Plan, p.2) và chọn bốn học giả để nghiên cứu. Hai từ Hà Nội tới là Ông Hoàng Ngọc Hiến, nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội, trường này của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người thứ hai là Ông Nguyễn Huệ Chi, nguyên là chủ nhiệm Ban Nghiên Cứu và Lý Luận Văn Học thuộc Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Người thứ ba là cô Michele Janette, tiến sĩ Mỹ da trắng, khoảng ngoài 30 tuổi. Người thứ tư là cô Carolin Kiều Linh, người Mỹ gốc Việt, theo gia đình di tản sang Mỹ năm 1975, lúc đó mới có bốn tuổi. Hai cô này viết những vấn đề không quan trọng. Riêng hai học giả Việt cộng thì WJC công bố là sẽ viết những vấn đề sau đây:

"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu văn phong, chủ đề và các nguồn sáng tác hải ngoại, với sự chú trọng đặc biệt vào tình yêu và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam].
Ông Nguyễn Huệ Chi sẽ thu thập và phân tích các tác phẩm phê bình về văn hóa cổ của Việt Nam - sự nối tiếp, thay đổi và biến thái trong môi trường hải ngoại". (Thông cáo báo chí của WJC/UMB ngày “Ông Hoàng Ngọc Hiến".

Vì cả Hoàng Ngọc Hiến lẫn Nguyễn Huệ Chi đều không am hiểu gì về nền văn học và đời sống hải ngoại nên đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi chọn các tác phẩm để nghiên cứu. Hai học giả này không hề phân biệt được tác phẩm nào là tiêu biểu cho tuyệt đại đa số người Việt tỵ nạn, tác phẩm nào chỉ thể hiện quan điểm của một thiểu số không đáng kể, hoặc chỉ là những tiếng nói lẻ loi mà không tiêu biểu cho một khuynh hướng nào ở hải ngoại hết. Sự nhầm lẫn vì không có một chút hiểu biết nào về đời sống thực tế của người Việt hải ngoại đã dẫn đến cách mô tả cực kỳ thê thảm khi Hoàng Ngọc Hiến viết về thế hệ trẻ hải ngoại với lời nhận xét của ông ta xen lẫn vào phần trích dẫn như sau:

"Trong bài thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bá Chung [Giám Đốc chương trình nghiên cứu], hai câu thơ:
"Nửa đời mới biết công danh hão,
Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay."
Có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê người. (Việt Báo Online Mục Lục Lưu Trữ “Trong.


Khi Việt cộng kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng.

Chỉ cần nêu lên một điểm: Nếu tuổi trẻ hải ngoại mà như vậy, thì lấy đâu ra tiền mà gửi về Việt Nam mỗi năm hàng hai, ba tỷ đô la! Hậu quả của sự lựa chọn nghiên cứu viên một cách "bừa bãi" của WJC/UMB đã dẫn đến kết quả tai hại, chỉ vì người nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản lại là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản nên mới có nhầm lẫn giống như một người mù, sờ tai con voi rồi mô tả "con voi giống cái quạt". Đoạn trích dưới đây chứng minh rõ ràng Hoàng Ngọc Hiến không hiểu gì về Người Việt hải ngoại đã chọn bừa bãi” của WJC/UMB đã

Trong truyện Tật Nguyền của Nguyễn Ý Thuần (16), sau 5 năm ở Mỹ, nhân vật xưng tôi có cảm tưởng chung về trạng thái nhân thế trong cộng đồng người Việt ở Mỹ như sau: Năm năng vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tỵ nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gì đó - như lớp quần áo giấy - để sống. để khỏi khuất lẫn vào đám đông. Bằng quá khứ cũng có, bằng chức vụ hay bằng cấp. Nhưng tựu trung chỉ nằm trong vòng thỏa mãn tự ái cá nhân hay khỏa lấp mặc cảm. Nói cho cùng, tôi vẫn gặp một số người sống bằng cả tấm lòng. Ở thiểu số này, ranh giới giữa suy nghĩ riêng tư và cuộc sống ở đây hoàn toàn cách biệt. Họ âm thầm thực hiện hoài bảo. Như những đốm lửa lạc loài trong đểm văn minh quá mức. Với họ - những đốm lửa nhỏ nhoi đó - điểm ra đi là nơi trở về (Đọc Văn Học Hải Ngoại của Hoàng Ngọc Hiến do Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu và đăng trên Việt Báo Online Mục Lục Lưi trở 7/31/2001) .

Đối với chúng ta thì đây chỉ là những mẩu chuyện nói năng lảm nhảm, nhưng những thế hệ sau, khi cần nghiên cứu về chúng ta, sẽ vào các thư viện nghiên cứu và các văn khố để sao lục và dùng những tài liệu NGUYÊN THỦY (PRIMARY SOURCES) như thế này để viết lại và khuếch tán hơn nữa để nói về chúng ta thì quý vị nghĩ sao? Con cháu của chúng ta sẽ nghĩ gì về cha ông chúng? Sẽ nghĩ gì khi biết rằng chúng đã được sinh ra bởi những hạng người như chúng ta (theo cách mô tả của Hoàng Ngọc Hiến như mẩu chuyện trên)? Thật ra không ai trách Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi, người phải chịu trách nhiệm về những sai trái này là WJC/UMB, cơ quan đã mời hai học giả Việt cộng để viết về người tỵ nạn Cộng sản là một đề tài mà họ hoàn toàn không có một sự hiểu biết nào hết.

Sự khờ dại và ngây ngô của Nguyễn Huệ Chi còn buồn thảm hơn nữa. Ông Chi được WJC chỉ định nghiên cứu về cổ văn hải ngoại. Vậy mà Ông Chi cũng nhảy vào giới văn học hiện đại để thực hiện chủ trương hòa hợp văn học mà Hà Nội và WJC đã cấu kết với nhau từ khi viết kế hoạch đề nghị xin ngân khoản của Rockefeller Foundation. Đây là đoạn trích của bài viết của Nguyễn Huệ Chi đăng trong tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác - một tác giả có sách xuất bản tại Việt Nam.

... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng hợp lưu để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút (Văn Học, số 184, thán tiếng "hợp lưu" để...

Trước khi sang Mỹ, Hoàng Ngọc Hiến đã thận trọng dùng quyền lực của Đảng và nhà nước, dạy các thế hệ cầm bút phải viết những gì và viết như thế nào để duy trì nền tảng triết học duy vật và thực hiện lời dạy của "Hồ Chủ Tịch". Ông Hiến đã xuất bản cuốn sách nhan đề: "VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN" dày 277 trang, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1999, liền trước khi sang Mỹ để nghiên cứu về nền văn học hải ngoại. Ra hải ngoại thì hai học giả "cò mồi" này lại lớn tiếng kêu gọi hải ngoại hòa hợp với nền văn học đổi mới ở trong nước. Học giả cộng sản cũng không thoát khỏi bản chất lừa bịp của chế độ. Ba đoạn trích sau đây chứng minh hai học giả này là ai và họ đã lừa bịp trắng trợn như thế nà thực.

1. Cứ như Hồ chủ tịch trình bày về mục đích viết của mình thì mục tiêu của người nghệ sĩ cách mạng trước hết phải hướng về sự cải tạo cách mạng xã hội, mục tiêu đó phải trở thành nguyện vọng thiết tha, ham muốn tột bậc của người nghệ sĩ (Văn Học và Học Văn nguyện vọng thiết)

2. Văn học là sự phản ảnh thực tế. Tìm hiểu quan điểm tiếp cận thực tế của Hồ chủ tịch có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm tiếp cận văn học của người. (Văn Học và Học Văn, trang 11)

3. Văn học xã hội lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở triết học (Văn Học và Học Văn, trang 13)

Như vậy mà Kevin đã trả lời phỏng vấn của báo The Boston Globe ngày 26-10-2000, rằng nếu họ [Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi] là những học giả trực tiếp với đường lối của đảng, thì Kevin đã không mời họ. Như vậy Kevin không hiểu gì về Hoàng Ngọc Hiến hay là Kevin cố tình lường gạt dư luận? Thái độ của WJC/UMB đối với việc thực hiện chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản như thế nào, chọn ai để viết chương trình này, đã bộc lộ rõ ràng trong đoạn trích dưới đây.

... trong toàn bộ tập "Grant Proposal", không hề có một chữ nào nói tới việc dự tính mời các nhà văn và bộ tập “Gran

"Trong suốt ba năm[của chương trình Rockefeller] chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giã từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơi" Trong suốt ba năm[của chương trình

Một hành động rất "ngộ nghĩnh" một cách trái thường là trong tập "UMass Boston Program Plan" WJC/UMB mời Ngụy Ngữ từ Hà nội sang Mỹ và giới thiệu Ngụy Ngữ là tiêu biểu của QLVNCH. Trên thực tế thì Ngụy Ngữ là một chuẩn úy thuộc QLVNCH đã đào ngũ theo Cộng sản và đang phục vụ trong guồng máy tuyên truyền của Hà Nội. Khi WJC/UMB mời đại tá Lê Lựu, một nhà văn "lỗi lạc" (nguyên văn) của quân đội Cộng sản sang Mỹ, và WJC/UMB muốn có một nhà văn của QLVNCH cùng hiện diện với Lê Lựu nên đã gắn danh hiệu QLVNCH cho Ngụy Ngữ, để cùng hiện diện với Lê Lựu cho có đủ màu sắc của cả hai miền Nam và Bắc. Đoạn trích dưới đây vạch rõ thái độ rất "hài hức" rất quái dị

Trung tâm (WJC) đã bảo trợ cho việc trao đổi các nhà văn, nghệ sĩ, học giả và giáo giới của Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1987, khi đó còn ít cơ quan lưu tâm tới Việt Nam - với cuộc thăm viếng lịch sử của Lê Lựu, [nhà văn quân đội Cộng sản cấp đại tá] và Ngụy Ngữ [chuẩn úy QLVNCH, dào ngũ theo CS], hai nhà văn quân đội lỗi lạc của miền Bắc và miền Nam, thuộc Quân Đội Nhân Dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... (UMass Boston Program Plan, p. 7)

Đây rõ ràng là WJC/UMB đang làm trò "qủy thuật" chứ không phải là nghiên cứu đại học (Academic research)! Tại sao WJC/UMB không mời một nhà văn quân đội thực sự là quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đang sống tại Hoa Kỳ và đang kêu gọi WJC cho giới viết văn hải ngoại được tham gia hội luận quốc tế hàng năm do WJC tổ chức với tư cách là hậu quả chiến tranh Việt Nam, vì WJC/UMB chỉ mời có CSVN mà thôi. Một mặt, WJC làm ngơ trước lời kêu gọi của giới viết văn hải ngoại thuộc QLVNCH, mặt khác WJC đem Cộng sản từ Hà Nội qua và giới thiệu là nhà văn quân đội thuộc QLVNCH! Thật không còn có một trò lừa bịp nào trắng trợn hơn hành động này qủy thuật chứ

Còn một vấn đề quan trọng trong chương trình này chưa được nêu ra, nhưng vì khuôn khổ của một bài viết trong tạp chí không thể dài hơn được nữa.
Nghiên cứu về việc làm của WJC/UMB mà chưa xét tới phần "Tiểu Luận về Khái niệm về chương trình Học Bổng Nhân Văn của Rockefeller Foundation" của WJC/UMB thì chưa thấy được nền tảng triết lý của chương trình này như thế nào. Do đó chưa thấy được những âm mưu đen tối của WJC/UMB khi dự trù xin ngân khoản để thực hiện chương trình nghiên cứu này nhằm mục đích xóa sạch tội ác chánh trị của Việt cộng trước sự phán xét của lịch sử.

MẶT TRÁI CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN VĂN ROCKEFELLER

Rockefeller Foundation tài trợ $250,000 cho UMass Boston để thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên: "Tái Xây Dựng Đặc Trưng và Nơi Cư Trú của Người Việt Tỵ Nạn Trên Khắp Thế Giới". Chương trình kéo dài ba năm và năm thứ nhất sẽ đặt nền tảng cho sự triển khai của hai năm còn lại. (UMass Boston Program Plan, trang 2) vì vậy năm thứ nhất có tầm quan trọng trọng hơn và có ý nghĩa quyết định cho toàn bộ chương trình, và đã được thực hiện xong bởi hai học giả của đảng Cộng sản là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi. Hiến nguyên là giám đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội. Khác với chúng ta ở đây, những nhà văn có uy tín ở Việt Nam phải là những người xuất thân ở trường này vì đây là trường Đảng. Nguyễn Huệ Chi là chủ nhiệm Ban nghiên cứu và lý luận văn học của Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Tiến sĩ Kevin Bowen khẳng định rằng chỉ có một mình Hiến là đảng viên thôi. Chúng ta không thể nào thẩm tra được lời nói này. Tuy nhiên, đây là một kinh nghiệm về thủ đoạn của Việt Cộng. Trước đây, tại hội nghị Paris năm 1972, khi báo chí Pháp hỏi bà Nguyễn Thị Bình về Đảng Tịch, hay nói nôm na là bà có phải là đảng viên đảng cộng sản không, thì bà Bình thề sống thề chết rằng bà không phải là đảng viên, và bà còn đưa ra nhiều lý luận để đảm bảo lời đã nói. Nhưng mới đây, khoảng hai, ba năm trước, báo chí ở trong nước và cả các hệ thống thông tin khác cũng đều loan báo là bà Nguyễn Thị Bình đã được trao tặng huy chương cao nhất nhân dịp kỷ niệm 40 năm tuổi đảng của bà. Nguyễn Huệ Chi ngồi ở ghế CHỦ NHIỆM ỦY BAN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC là vị trí chủ chốt của guồng máy khống chế tư tưởng của cả nước mà lại không phải là đảng viên thì thật là buồn cười.

Đem hai viên chức cao cấp trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước cộng sản Việt Nam sang Mỹ để MÔ TẢ người Việt tỵ nạn cộng sản là một nghịch lý chưa từng thấy trong lịch sử văn học của thế giới. Bản thông cáo báo chí của WJC/UMass Boston đề ngày 15-4-2000 đã xác định:

"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong, chủ đề, các nguồn viết văn hải ngoại với sự chú trọng đặc biệt vào lòng yêu nước và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam] của ngư “Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong,"

Đã hơn một năm qua, đồng bào ta đã liên tục đấu tranh để bảo vệ phẩm giá của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chúng ta cương quyết không cho WJC/UMass Boston thực hiện mưu đồ đen tối của họ. Tài liệu do UMass Boston viết để xin ngân khoản của Rockefeller Foundation cho thấy rằng Hà Nội đã trực tiếp chi phối chương trình nghiên cứu này từ khi còn trong trứng nước. Đoạn trích sau đây nói rõ vấn đề này:

Mới đây các học giả ở Việt Nam cũng bắt đầu chú ý tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ngoài việc đánh giá tiềm lực kinh tế trong nước - do bởi ưu tiên tối hậu dành cho việc tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá, và vì lập trường chống đối chính phủ một cách gay gắt của nhiều người tỵ nạn sống trong cộng đồng hải ngoại. Nhưng tình hình đang thay đổi... (Re-constructing identity and Place in the Vietnamese diaspora, p.4)

Bọn cộng sản Hà Nội nhận định rằng tinh thần chống Cộng của đồng bào hải ngoại đang thay đổi có lợi cho bọn chúng, nên chúng đã cấu kết với WJC/UMass Boston để dựng lên cái gọi là HÒA HỢP giữa người tỵ nạn cộng sản với cộng sản Hà Nội. Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của chúng:

...đồng thời cũng nối những nhịp cầu nhận thức và tập quán với ngành Việt Nam Học [của UMass Boston] nhằm thiếp lập những hinh thức linh hoạt để giải thích những thựctế phức tạp trong nhiều mối quan hệ tình cảm của người Việt lưu vong và tạo ra những khả năng hòa hợp không những giữa người Việt lưu vong và tổ quốc của họ, mà còn.... (Re-Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, trang 4).

Tập tài liệu xin ngân khoản được viết bởi một nhóm tiến sĩ của trường UMass Boston, nhưng thật tình không ai có thể hiểu tại sao họ lại có thể nặn ra một kế hoạch để phản lại sự hiểu biết căn bản và tối thiểu về việc nghiên cứu văn học. Những ai đã từng biết sơ qua về việc nghiên cứu đều hiểu rằng: Nghiên cứu là tìm ra sự thật nhằm trả lời câu hỏi được đặt ra cho chương trình nghiên cứu. Ở đây câu hỏi là:


"ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TỴ NẠN".

Nhưng UMass Boston KHÔNG TRẢ LỜI CÂU HỎI MÀ LẠI "TẠO RA NHỮNG KHẢ NĂNG HÒA HỢP", một khi đã cố tạo ra một cái gì đó trong quá trình nghiên cứu thì chương trình này không còn mang tính chất nghiên cứu nữa. Đây hiển nhiên là UMass Boston đang âm mưu thực hiện một kế hoạch HÒA HỢP của Cộng sản Hà Nội.

Mở một chương trình nghiên cứu về cộng đồng tỵ nạn Cộng sản, UMass Boston chỉ nói tới việc mời các học giả cộng sản từ Việt Nam, mà không có một lời nào về học giả tỵ nạn cộng sản. Như vậy làm sao chương trình này có thể phản ảnh trung thực về đời sống của cộng đồng người Việt tỵ nạn? Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của UMass Boston:

"Trong suốt ba năm [của chương trình Rockefeller nghiên cứu về người Việt lưu vong], chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giả từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơ “Trong" suốt ba năm [của chương trình]

Khi nguồn tin về vụ WJC được phát giác, các tổ chức Cộng Đồng tại khắp nơi, các đoàn thể và rất nhiều cá nhân, trong đó có nhiều người Mỹ đã gửi kháng thư ồ ạt về Rockefeller Foundation (nơi cung cấp tiền cho chương trình nghiên cứu này), viện trưởng viện đại học UMass Boston và WJC.

Trong giai đoạn này có hai sự kiện đáng chú ý là:

1/ Cuộc họp giữa phái đoàn đại biểu của Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts và WJC vào ngày 14-8-2000 nhằm đề nghị WJC phổ biến chương trình của họ để các học giả, nhà văn Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới có thể tham dự, vì chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản mà lại đem Cộng sản từ Việt Nam qua để viết thì không thể chấp nhận được. Nhưng cuộc họp đã thất bại vì thái độ ngoan cố và ngạo mạn của WJC/UMass Boston.


2/ Cộng Đồng Người Việt tại Massachusetts đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 26-10-2000 gồm khoảng 300 đồng bào tham dự. Báo chí Mỹ, đài truyền hình Boston, và Fox News đã loan tin này. Nhưng chẳng những WJC tiếp tục làm ngơ mà còn cho một người Việt Nam mang danh nghĩa tỵ nạn và đang làm việc cho WJC viết những bài biện bạch đưa lên mạng lưới với những lời lẽ láo xược.

Trước tình cảnh quá đáng đó, một nhóm gồm 12 người là các ông:

1. Ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trước 1975

2. Ông Nguyễn Tú, ký giả đã từng viết cho tờ Chính Luận tại Saigon

3. Cô Theresa Vương Ý Như, Tiến Sĩ, Giáo Sư Đại Học tại Philadelphia

4. Ông Nguyễn Đạt Thịnh, nhà văn quân đội, nguyên trung tá QLVNCH

5. Ông Lê Phước Sang, Tiến Sĩ, nguyên Thượng Nghị Sĩ và Viện Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại An Giang

6. Ông Nguyễn Tường Bá, Luật Sư, nguyên Tổng thư Ký Luật Sư Đoàn của VNCH trước 1975

7. Ông Trần Minh Xuân, nguyên giáo sư Đại học tại Việt Nam

8. Nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù.

9. Ông Lê Thanh Quang, chủ nhiệm nhật báo Thời Mới tại Philadelphia

10. Ông Nguyễn Thanh Liêm, tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.

11. Ông Nguyễn Văn Chức, nguyên Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Thượng Viện VNCH, nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

12. Ông Nguyễn Hữu Luyện, nguyên là sinh viên Cao Học tại UMass Boston đã đứng đơn dùng tố quyền tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMass Boston, và tới nay thì đơn khởi tố đã lên tới tòa thượng thẩm của tiểu bang Massachusetts.

Khi Việt cộng kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng. Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn cộng sản ở thế kỷ 20, để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử. Trước 1975, Việt cộng kêu gọi HÒA HỢP DÂN TỘC để làm suy yếu tinh thần chống cộng của người dân miền Nam. Nhưng sau 1975, chính những người đã buông súng để mong HÒA HỢP đã bị Việt cộng đưa vào nhà tù từ 10 tới 20 năm.

Chính Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đang đóng vai trò HAI MẶT TRÁI NGƯỢC NHAU. Ở trong nước thì hai người này dùng quyền lực của Đảng và nhà nước để thúc ép giới việt văn duy trì triết lý DUY VẬT BIỆN CHỨNG, và viết theo lời dạy của "Hồ chủ tịch". Nhưng khi ra hải ngoại thì rêu rao về cái gọi là nền văn học đổi mới, và kêu gọi nền văn học của người Việt tỵ nạn cộng sản HÒA HỢP với cái gọi là văn học dân tộc của chúng. Một khi đã hòa hợp với bọn cộng sản Hà Nội rồi thì còn đâu là tư cách tỵ nạn cộng sản của đồng bào ta nữa? Như vậy chúng ta lấy gì để giải thích cho con cháu chúng ta hiểu vì sao chúng lại sinh ra trên mảnh đất này? Lấy gì để giải thích về nguyên nhân của sự ra đi trong muôn ngàn đau đớn, hiểm nghèo và thống khổ của ba triệu người Việt sau này theo

Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản cương quyết ngăn chặn bàn tay tội ác của WJC/UMass Boston bởi vì hòa hợp với cộng sản Hà Nội có nghĩa là phản bội hơn nửa triệu sinh linh đã chết trên biển cả, phản bội hàng chục ngàn thường dân đã chết trong cuộc thảm sát tết Mậu thân, và các cuộc thảm sát trên nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI (3-34) của Nguyễn Huệ Chi. Đoạn trích sau đây cho thấy ông Nguyễn Huệ Chi đã thủ vai trò như WJC/UMass Boston đã nêu lên trong UMass Boston Plan là tạo khả năng HÒA HỢP giữa văn học quốc nội và văn học hải ngoại như thế nào.

... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng "hợp lưu" để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước "hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút" (Văn tiếng? hợp lưu? để cùng... giao lưu?

TÓM LƯỢC VỤ KIỆN WJC/UMASS BOSTON


Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn Việt cộng mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng.

Thủ tục "hành chánh" của vụ án WJC/UMass Boston đã xong, có nghĩa là MCAD đã kết thúc giai
đoạn điều tra. MCAD (Massachusetts Commission Against Discrimination) là chữ viết tắt của HỘI ĐỒNG BÀI TRỪ KỲ THỊ của tiểu bang Massachusetts.
HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ KỲ THỊ trong vụ án này. Tuy gọi là điềutra, nhưng sự thật thThủ hội đồng chỉ căn cứ vào lời khai của hai bên nguyên và bị để ra quyết định mà không hề điều tra để xác định xem lời khai là thực hay gian. Chúng ta đã có đủ chứng cớ về lời khai gian của WJC/ UMass Boston. Theo luật thì chỉ sau khi Hội Đồng tuyên bố quyết định, thì bên nguyên đơn mới được phép đệ đơn khởi tố vào tòa án. Luật sư Keane nói rằng quyết định của MCAD hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự xét xử của tòa án. Nhưng theo thủ tục tố tụng, thì những vụ án nào liên quan tới vấn đề kỳ thị thì phải qua Hội Đồng này.

Ngày 28-09-2001, Luật sư James P. Keane & Alice J. Klein đã đưa vụ án này ra trước Tòa Thượng Thẩm (Superior Court) của tiểu bang Massachusetts. Đồng thời cũng đệ đơn lên Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp của tiểu bang Massachusetts để xin mở cuộc điều tra về hành động vi phạm luật pháp của WJC/ UMass Boston. Nội dung đơn xin mở cuộc điều tra như sau:

Đầu năm 2000, WJC/UMass Boston bổ nhiệm hai người Cộng sản vào chương trình nghiên cứu do Rockefeller Foundation tài trợ. Sự bổ nhiệm n ày là một vi phạm rõ ràng vào Luật của tiểu bang Massachusetts, chương 264, đoạn 20. Đính kèm đây là một bài của báo Far Eastern Economic Review, số ra ngày 30 tháng 9, 2000, trong đó Kevin Bowen, Giám đốc WJC nhìn nhận rằng một trong 2 người đã bổ nhiệm là đảng viên đảng Cộng sản. Bộ luật của tiểu bang Massachusetts đã xác định rõ ràng rằng đảng Cộng sản đã được công bố là một tổ chức có tính cách lật đổ và gây bạo loạn, do đó cấm gia nhập đảng (membership prohibited) và cấm thuê mướn các đảng viên (appointment to employment prohibited) chiếu th eo bộ luật M.G.L. a. ch. 264, sec.16 A, 17, 19 et al.

Trong đơn xin điều tra về hành vi phạm pháp của WJC/UMass Boston, Luật sư Keane có đưa ra một bằng chứng về tư cách đảng viên đảng Cộng sản của Hoàng Ngọc Hiến. Bằng chứng này là 3 đoạn trích dẫn lấy từ cuốn sách VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN của Hoàng Ngọc Hiến, xuất bản năm 1999, ngay trước khi ông được WJC/UMass Boston mời sang Mỹ để viết về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Ông Hiến nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Đó là trường của Đảng.

Về phía các luật sư của chúng ta thì tôi nhận thấy rõ là từ sau ngày Đại Hội Yểm Trợ Vụ Kiện WJC/UMass Boston, vào ngày 26-8-2001 tại Boston, cả ba vị luật sư đang phụ trách vụ án này đều tỏ ra rất phấn khởi. Trong cuộc họp báo tại văn phòng của Luật Sư Keane, các báo chí, truyền hình và radio từ các tiểu bang về đông đến nỗi chỉ có một nửa đứng trong phòng họp, còn một nửa phải đứng ngoài, và có cả tờ The Boston Globe là tờ báo lớn nhất của tiểu bang Massachusetts cũng tới dự. Sau buổi họp báo đó thì văn phòng này mới thấy rõ là họ đang biện hộ cho cả ba triệu người tỵ nạn.

Khi chuyển vụ án này ra tòa thượng thẩm, tôi có nói với Luật Sư Keane rằng nếu ông thấy cần thiết, ông hãy mời những luật sư nào nổi tiếng nhất nước Mỹ để phụ giúp ông. Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn Việt cộng mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào vì tuy gặp khó khăn vì thế lực của trường UMass Boston rất mạnh tại tiểu bang Massachusetts, nhưng chúng tôi cũng vẫn tin tưởng vào luật pháp Hoa Kỳ. Luật Sư Keane trả lời tôi rằng ông không cần bất cứ một ai khác.

Khi tôi hỏi về thời gian chờ đợi xét xử, thì Luật Sư Keane cho biết trong vòng một năm. Tôi nhấn mạnh (insist) rằng thời gian là một yếu tố hoàn toàn bất lợi cho cộng đồng người Việt. Chúng tôi đã bị ghìm ở trong Hội Đồng bài trừ kỳ thị mất một năm rồi. Còn hai năm nửa, nếu chương trình nghiên cứu của UMass Boston làm xong, và khi họ đã công bố và cho xuất bản rồi thì dù có án lệnh của tòa án cũng không thâu hồi lại được. Như vậy trong lúc chờ đợi xét xử, chúng ta có đủ bằng chứng về sự gian lận và phạm pháp của trường UMass Boston rồi thì có thể xin án lệnh đình chỉ việc nghiên cứu để chờ phán quyết của tòa án được không?

Luật sư Keane trả lời rằng chỉ khi nào ra trước tòa, sau khi đã trình bày rõ mọi vấn đề thì mới xin tòa đình chỉ chương trình để đợi án lệnh thì mới được. Chưa có phiên xử thì không thể làm gì được hết. Tôi nhấn mạnh vào thời gian chờ xét xử để nhờ Luật Sư Keane SPEED UP ngày xử bằng tất cả những biện pháp chuyên môn mà ông có thể làm được. Luật Sư Keane hứa sẽ thúc đẩy việc xét xử trong vòng sáu tháng, và khuyên tôi không nên nóng nảy quá, để ông ấy lo, và nhờ tôi nói lại với đồng bào là ông ấy rất thông cảm với cộng đồng người Việt vì ngày xưa ông ấy đã sang Việt Nam chiến đấu rồi...



 

==================

 


BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ROCKEFELLER FOUNDATION



“Re-Constructing
Identity and Place
in the Vietnamese Diaspora”


Do William Joiner Center
thuộc trường
đại học Massachusetts Boston
thực hiện


Nguyễn Hữu Luyện


Dùng một số tác phẩm văn học xuất bản tại hải ngoại, William Joiner Center (WJC) thuộc University of Massachusetts Boston (UMB) thực hiện một chương trình nghiên cứu toàn diện về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhằm mục đích
"tạo ra sự hòa hợp giữa người tỵ
nạn Cộng sản và chế độ Cộng sản
tại Việt Nam ngàch nay".


I. Giới thiệu chương trình:



Chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản do WJC/UMB đặt tên là
"ReConstructing Indentity and Place in the Vietnamese Diaspora và cũng
do WJC/UMB dịch ra tiếng Việt là Diễn Trình (Tái) Xây
Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Của Người
Việt Ở Nước Ngoài".


Theo tập tài liệu Rockefeller Foundation Humanities Fellowship -
UMass Boston Program Plan (Grant Proposal) và nói một cách đại
cương, chương trình này sẽ viết những
vấn đề sau đâi


1. Khảo sát việc xây dựng và diễn giải lịch sử Việt Nam. Ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử như cuộc chiến tranh chống Pháp, tù
cải tạo sau 1975, Vùng Kinh Tế Mới, và vượt
biên đối với Người Việt Tỵ Nạn
Cộng sản trong vấn đề tái xây dựng đặc
trưng của mì cải


2. Khảo sát nền văn học, ngôn ngữ, văn hóa và vai trò của nhà văn, nghệ sĩ, đặc biệt là những tiếng nói đang nổi lên của nền văn học hải ngoại trong vấn đề tái xây dựng nơi cư trú, gia đình và những đặc trưng của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.


3. Khảo sát về những tác động của chính sách đổi mới, khuynh hướng thiên về nền kinh tế thị trường của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.


II. Nhận xét về nghĩa của chữ và mạch văn (semantics & contextual meanings) trong đề tài
"“ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora".


1. "Diaspora" lấy từ chữ Hy lạp, có
nghĩa là rải rác, phân tán. Chữ Jewish Diaspora
được dùng lần đầu tiên vào năm 586 trước
Công nguyên để chỉ người Do Thái bị đày
ải lên thành Babylonia. Trong suốt chiều dài lịch
sử của Do Thái, cho tới sau thế chiến thứ
hai, được trở về lập quốc, chữ
Diaspora chỉ người Do Thái sống bên ngoài lãnh
thổ Palestine và bây giờ là Israel (Theo Encarta ® 97
Encyclopedia
). Diaspora còn có nghĩa là một nhóm người
sống rải rác bên ngoài lãnh thổ của mình (World
Book History). Tập tài liệu "UMass Boston Program Plan"
định nghĩa "Diaspora" khác với "Immigration"
vì "Diasporra" là những người bị lịch
sử ngược đãi, có lòng mong đợi ngày
hồi hương, và không gì có thể thay thế
được sự ngự trị của quê hương
củ trong tâm hồn họ. (ReConstructing Identity and Place in
the Vietnamese Diaspora, p 4). Hoàn cảnh chính trị của người
Do Thái ngày xưa và của cộng đồng Người
Việt Tỵ Nạn Cộng sản ngày nay không khác nhau.
Do đó, chữ "Vietnamese Diaspora" contextually và
semantically phải dịch là "cộng đồng Người
Việt Tỵ Nạn Cộng sản" vì trên 99% người
Việt sống ở nước ngoài ngày nay là người
tỵ nạn Cộng sản. Hoa kỳ cũng như toàn
bộ các quốc gia khác của thế giới tự do,
sau sự kiện tháng tư 1975, đã đón nhận người
Việt Nam vào quốc gia của họ dưới danh nghĩa
"tỵ nạn chánh trị hay là 1. “Diaspora” lấy
sản".


Nếu dịch như UMass Boston là "người Việt
sống ở nước ngoài", người đọc
có thể hiểu là những công dân của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam đang
sống ở nước ngoài, và vào cuối thế
kỷ 20, không hề có cuộc ra đi ồ ạt và vĩ
đại nhất trong lịch sử tỵ nạn và
đấu tranh của nhân loại. Như vậy là chương
trình đã đi ra ngoài mục đích tài trợ của
Rockefeller Foundation - nghiên cứu về nền văn học
của cộng đồng Người Việt Tỵ
Nạn Cộng sản, một nền văn học rất
đa dạng và hoàn toàn khác biệt với nền văn
học trong nước. Văn học hải ngoại
thực chất là văn học VNCH sau hơn một
phần tư thế kỷ tiếp xúc trực tiếp
với nền văn học phương Tây, và đã có
những biến thaiù quan trọng cần được
nghiên cứu: đó là mục đích của Rockefeller
Foundation khi đứng ra bảo trợ chương trình này.
Cách dịch hoàn toàn sai trái của UMass Boston không thể nào
chấp nhận được về mặt dịch
thuật, chưa nói tới mặt chá ?người Việt


Di sản văn hóa của miền Nam Việt Nam đã được những người tỵ nạn mang ra hải ngoại sau sự kiện lịch sử 1975. Đảng Cộng sản đã thực hiện thống nhất văn học ngay sau khi thống nhất vể chánh trị và quân sự. Các văn hóa phẩm kể cả âm nhạc đã bị gom lại và đốt hết. Cộng sản dùng pháp luật để trừng phạt những ai còn lưu dụng các tác phẩm văn học, âm nhạc của VNCH. Hát
nhạc vàng là nhạc của VNCH bị ghép tội "văn
hóa đồi trụy" và bị đưa đi
tập trung cải tạo. Bài này sẽ trình bày và
dẫn chứng WJC/UMB nhìn nền văn học Việt Nam
hải ngoại dưới góc độ nào? và đã
đặt nền tảng cho việc thực hiện chương
trình nghiên cứu này dưới nhãn quan nàt


2. Identity and Place là hai terminologies dùng trong ngành "Nhân
văn Humanities". Nếu hiểu 2 chữ này theo nghĩa
thông thường của từ điển thì sẽ không
dịch được cái nghĩa mnh nó bao hàm trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu. Vì Việt Nam, từ thời VNCH cho tới nay, chưa có Hàn Lâm Viện Ngôn ngữ nên những chữ này rất khó để có sự đồng nhất về cách dịch giữa chúng ta. Trong giai đoạn gần đây, kể từ khi chúng ta phản đốiWJC/UMB, đã thấy xuất hiện trên báo chí và
"network" nhiều cách dịch khác nhau, mặc dù cách
dẫn giải có thể không khác nhiều. Chữ "identity"
đã được dịch là "căn cước",
"bản sắc", "bản chất", "đặc
tính", và trường UMass Boston dùng chữ rất táo
bạo là "diện mạo". Chữ "place"
được dịch là "nơi cư trú", "nơi
sinh sống", "mảnh đất tạm dung",
"vị trí", và UMass Boston thì dịch táo bạo hơn
là "quê hương". Bài viết này trình bày về
ý nghĩa mà "identity" và "place" bao hàm trong kuôn
khổ của khoa nhân văn, và được dùng trong chương
trình nghiên cứu nà “network”


"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy
Thomas (Tiến sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity"
như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”,



· Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian củasự việc)

· Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.

· Bản chất của Identity là hay thay đổi.

Qua 3 khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc
trưng" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét
đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo
điều kiện của không gian. Mỗi người
đều có rất nhiều "identities": "identity
về học vấn", "identity về nghề
nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality;
homosexuality; heterosexuality" v.v. Trong một buổi hội
thảo về "identity", một cô người
Mỹ có chồng là người Na Uy kể một câu
chuyện về American identity của cô như sau: trong
một khu shopping sang trọng của thủ đô Na Uy, không
khí thật là yên tĩnh và trang nghiêm, cô chợt thấy
một nhóm du khách người Mỹ rất trẻ,
vừa đi vừa đùa giỡn, xô đẩy nhau
ồn ào lớn tiếng có vẻ như coi thường
người chung quanh. Cô thấy nhiều người nhìn
nhóm thanh niên Mỹ đó với con mắt khó chịu. Cô
chợt thấy hổ thẹn và cầu xin sao cho những
người chung quanh cô sẽ không một ai biết
rằng cô là người Mỹ. Vài ngày sau, khi thăm
viếng Viện Vật Lý Na Uy, tại đây đang có
một chương trình nghiên cứu do Mỹ bảo
trợ. Khi đi vào sảnh đường, cô thấy lá
cờ Mỹ được đặt ở một vị
trí trang nghiêm trong phòng. Cô thấy rất tự hào
rằng mình là người Mỹ, và cô thầm ước
mong rằng mọi người sẽ biết cô là người
Mỹ. Cô rất sung sướng với cái American identity
của cô. Theo đó thì "Identity" lệ thuộc và
thay đổi theo không gian. Do đó, "identity" không
thể là bản chất, đặc tính, bản sắc và
cũng không thể là diện mạo như UMass Boston đã
dịch. Diên mạo không thể thay đổi, trong khi
đó thì "identity" thay đ ?đặc


"Place:" Theo Mandy Thomas thì sự xây dựng
lại đặc trưng của mình sau khi nhập cư có
một ý nghĩa quan trọng về không gian, bởi vì người
nhập cư [di dân và tỵ nạn] luôn luôn có cảm giác
bị lạc lõng cho nên họ cố gắng tạo cho mình
một cảm giác thoải mái trong cái "place" mới
của mình như ở quê nhà. Đây chính là qúa trình
hội nhập vào nền văn hóa mới (acculturation hay là
adaptation), trong đó người nhập cư đa
mặc nhiên xây dựng lại identity của mình. Qua
nhận định này, chữ "place" chỉ nơi mà người
tỵ nạn cư trú. Nếu gặp không khí chánh
trị, kinh tế và xã hội thích hợp với sự
mong đợi, thì người tỵ nạn sẽ có
cảm giác ấm cúng như ở quê cũ. Một thí
dụ khác liên quan đến place: xé“Place”: Theo "identity Thomas thì sự xây dựng"
thì khi còn ở trong nước (place: Việt Nam) là phục tùng chồng, lo việc nội trợ, săn sóc con cái, ít hoặc không tham dự công việc xã
hội. Khi "place: Việt Nam" thay đổi thành
"place: Hoa Kỳ" thì "identity của phụ nữ
Việt Nam" là bình đẳng với chồng trong
việc phân công trách nhiệm gia đình, ra ngoài làm
việc có income như chồng, tham dự công việc xã
hội nhiều hơn là khi còn ở Việt Nam. Sự
việc này nhấn mạnh thêm rằng "place" bao hàm
nghĩa "nơi cư trhội.".


III. Tuyển nghiên cứu viên:


Chương trình kéo dài 3 năm. Năm thứ nhất đặt nền tảng nghiên cứu cho 2 năm còn lại (UMass Boston Program Plan, p.2) và chọn 4 học giả để nghiên cứu. Hai từ Hà Nội tới là Ông Hoàng Ngọc Hiến, nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội, trường này của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người thứ hai là Ông Nguyễn Huệ Chi, nguyên là chủ nhiệm Ban Nghiên Cứu và Lý Luận Văn Học thuộc Viện Văn Học Việt Nam tại Hà nội. Người thứ 3 là cô Michele Janette, tiến sĩ Mỹ da trắng, khoảng ngoài 30 tuổi. Người thứ tư là cô Carolin Kiều Linh, người Mỹ gốc Việt, theo gia đình di tản sang Mỹ năm 1975, lúc đó mới có 4 tuổi. Hai cô này viết những vấn đề không quan trọng. Riêng 2 học giả Cộng sản thì WJC công bố là sẽ viết những vấn đề sau đây:
"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu văn
phong, chủ đề và các nguồn sáng tác hãi ngoại,
với sự chú trọng đặc biệt vào tình yêu và
sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam]. Ông
Nguyễn Huệ Chi sẽ thu thập và phân tích các tác
phẩm phê bình về văn hóa cổ của Việt Nam -
sự nối tiếp, thay đổi và biến thái trong môi
trường hải ngoại" (Thông cáo báo chí của
WJC/UMB ngà “Ông Hoàng


Vì cả Hoàng Ngọc Hiến lẫn Nguyễn Huệ Chi đều không am hiểu gì về nền văn học và đời
sống hải ngoại nên đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi chọn các tác phẩm để nghiên cứu. Hai học giả này không hề phân biệt được tác phẩm nào là tiêu biểu cho tuyệt đại đa số người Việt tỵ nạn, tác phẩm nào chỉ thể hiện quan điểm của một thiểu số không đáng kể, hoặc chỉ là những tiếng nói lẻ loi mà không tiêu biểu cho một khuynh hướng nào ở hải ngoại hết. Sự nhầm lẫn vì không có một chút hiểu biết nào về đời sống thực tế của người Việt hải ngoại đã dẫn đến cách mô tả cực kỳ thê thảm khi Hoàng Ngọc Hiến viết về thế hệ trẻ hải ngoại với lời nhận xét của ông ta xen lẫn vào phần trích dẫn như sau:


"Trong bài thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bá
Chung [Giám Đốc chương trình nghiên cứu]
, hai
câu thơ: "Nữa đời mới biết công danh hão
- Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay" có
thể hiểu với ý nghĩa thời sự là tác
giả mượn thân phận của nhà thơ giang
hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng
vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế
hệ hiện đương long đong nơi đất
khách quê người. (Việt Báo OnlineMục Lục Lưu
Trư õ “Trong.


Chỉ cần nêu lên một điểm: Nếu tuổi trẻ hải ngoại mà như vậy, thì lấy đâu ra tiền mà gửi về Việt Nam mỗi năm hàng hai, ba tỷ đô la. Hậu quả của sự lưa chọn nghiên cứu viên một cách
"bừa bãi" của WJC/UMB đã dẫn đến
kết quả tai hại, chỉ vì người nghiên
cứu về cộng đồng Người Việt
Tỵ Nạn Cộng sản lại là đảng viên cao
cấp của Đảng Cộng sản nên mới có
nhầm lẫn giống như một người mù,
sờ tai con voi rồi mô tả "con voi giống cái
quạt". Đoạn trích dưới đây chứng
minh rõ ràng Hoàng Ngọc Hiến không hiểu gì về Ngưch ?bừa bãi” của WJC/UMB đã


Trong truyện Tật Nguyền của Nguyễn Ý Thuần (16), sau 5 năm ở Mỹ, nhân vật xưng
tôi có cảm tưởng chung về trạng thái nhân
thế trong cộng đồng người Việt ở
Mỹ như sau: Năm năng vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tỵ nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gì đó - như lớp quần áo giấy - để sống. để khỏi khuất lẫn vào đám đông. Bằng quá khứ cũng có, bằng chức vụ hay bằng cấp. Nhưng tựu trung chỉ nằm trong vòng thỏa mãn tự ái cá nhân hay khỏa lấp mặc cảm. Nói cho cùng, tôi vẫn gặp một số người sống bằng cả tấm lòng. Ở thiểu số này, ranh giới giữa suy nghĩ riêng tư và cuộc sống ở đây hoàn toàn cách biệt. Họ âm thầm thực hiện hoài bảo. Như những đốm lửa lạc loài trong đểm văn minh quá mức. Với họ - những đốm lửa nhỏ nhoi đó - điểm ra đi là nơi
trở về (Đọc Văn Học Hải Ngoại
của Hoàng Ngọc Hiến do Nguyễn Quốc Trụ
giới thiệu và đăng trên Việt Báo OnlineMục
Lục Lưi trở 7/31/2001)
.


Đối với chúng ta thì đây chỉ là những mẩu chuyện nói năng lãm nhảm, nhưng những thế hệ sau, khi cần nghiên cứu về chúng ta, sẽ vào các thư viện nghiên cứu và các văn khố để sao lục và dùng những tài liệu NGUYÊN THỦY (PRIMARY SOURCES) như thế này để viết lại và khuếch tán hơn nữa để nói về chúng ta thì quý vị nghĩ sao? Con cháu của chúng ta sẽ nghĩ gì về cha ông chúng? Sẽ nghĩ gì khi biết rằng chúng đả được sinh ra bởi những hạng người như chúng ta (theo cách mô tả của Hoàng Ngọc Hiến như mẩu chuyện trên)? Thật ra không ai trách Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi, người phải chịu trách nhiệm về những sai trái này là WJC/UMB, cơ quan đã mời 2 học giả Cộng sản để viết về người tỵ nạn Cộng sản là một đề tài mà họ hoàn toàn không có một sự hiểu biết nào hết.


Sự khờ dại và ngây ngô của Nguyễn Huệ Chi còn buồn thảm hơn nữa. Ông Chi được WJC chỉ định nghiên cứu về cổ văn hải ngoại. Vậy mà Ông Chi cũng nhảy vào giới văn học hiện đại để thưcï hiện chủ trương hòa hợp văn học mà Hà nội và WJC đã cấu kết với nhau từ khi viết kế hoạch đề nghị xin ngân khoản của Rockefeller Foundation. Đây là đoạn trích của bài viết của Nguyễn Huệ Chi đăng trong tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác - một tác giả có sách xuất bản tại Việt Nam.


... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ , chủ động lên
tiếng hợp lưuđể cùng với dòng văn
học đổi mới từ trong nước hợp
chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài
trong sự cảm thông giữa những người
cầm bút (Văn Học, số 184, thán tiếng ?hợp lưu?để


Trước khi sang Mỹ, Hoàng Ngọc Hiến đã thận trọng dùng quyền lực của Đảng và nhà nước, dạy các thế hệ cầm bút phải viết những gì và viết như thế nào để duy trì nền tảng triết học duy vật và
thực hiện lời dạy của "Hồ Chủ
Tịch". Ông Hiến đã xuất bản cuốn sách
nhan đề : "VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN" dày
277 trang, do nhà xuất bản Văn Học Hà nội phát hành
năm 1999, liền trước khi sang Mỹ để nghiên
cứu về nền văn học hải ngoại. Ra
hải ngoại thì hai học giả "cò mồi" này
lại lớn tiếng kêu gọi hải ngoại hòa
hợp với nền văn học đổi mới
ở trong nước. Học giả Cộng sản cũng
không thoát khỏi bản chất lừa bịp của
chế độ. Ba đoạn trích sau đây chứng
minh 2 học giả này là ai và họ đã lừa bịp
trắng trợn như thế nà thực



1. Cứ như Hồ chủ tịch trình bày về mục đích viết của mình thì mục tiêu của người nghệ sĩ cách
mạng trước hết phải hướng về sự cải tạo cách mạng xã hội, mục tiêu đó phải trở thành
nguyện vọng thiết tha, ham muốn tột bậc
của người nghệ sĩ (Văn Học và
Học Vănh nguyện vọng thiết

2. Văn học là sự phản ảnh thực tế. Tìm hiểu quan điểm tiếp cận thực tế của Hồ chủ tịch có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm tiếp cận văn học của người. (Văn Học và Học Văn, trang 11)

3. Văn học xã hội lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở triết học (Văn Học và Học Văn, trang 13)



Như vậy mà Kevin đã trả lời phỏng vấn của báo The Boston Globe ngày 26-10-2000, rằng nếu họ [Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi] là những học giả trực tiếp với đường lối của đảng, thì Kevin đã không mời họ. Như vậy Kevin không hiểu gì về Hoàng Ngọc Hiến hay là Kevin cố tình lường gạt dư luận? Thái độ của WJC/UMB đối với việc thực hiện chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản như thế nào, chọn ai để viết chương trình này, đã bộc lộ rõ ràng trong đoạn trích dưới đây. trong toàn
bộ tập "Grant Proposal", không hề có một
chữ nào nói tới việc dự tính mời các nhà văn
và n bộ tập “Grant


"Trong suốt ba năm[của chương trình
Rockefeller] chúng tôi chủ trương kết hợp càng
nhiều càng tốt, các chương trình đang thực
hiện với các nhà văn và các học giã từ
Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm
kiếm các phương tiện thích hợp để
xuất bản và phổ biến những bài viết,
những phản ảnh của các học giả này trên báo
chí, và các phương tiện điện tử ở
khắp nơ“" Trong suốt ba năm[của chương trình


Một hành động rất "ngộ nghĩnh" là trong
tập "UMass Boston Program Plan" WJC/UMB mời Ngụy
Ngữ từ Hà nội sang Mỹ và giới thiệu
Ngụy Ngữ là tiêu biểu của QLVNCH. Trên thực
tế thì Ngụy Ngữ là một chuẩn úy thuộc
QLVNCH đã đào ngũ theo Cộng sản và đang
phục vụ trong guồng máy tuyên truyền của Hà
nội. Khi WJC/UMB mời đại tá Lê Lựu, một nhà
văn "lỗi lạc" (nguyên văn) của quân
đội Cộng sản sang Mỹ, và WJC/UMB muốn có
một nhà văn của QLVNCH cùng hiện diện với Lê
Lựu nên đã gắn danh hiệu QLVNCH cho Ngụy
Ngữ, để cùng hiện diện với Lê Lựu cho
có đủ màu sắc của cả hai miền Nam và
Bắc. Đoạn trích dưới đây vạch rõ thái
độ rất "hài hưộng" rất ?ngộ


Trung tâm (WJC) đã bảo trợ cho việc trao đổi các nhà văn, nghệ sĩ, học giả và giáo giới của Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1987, khi đó còn ít cơ quan lưu tâm tới Việt Nam - với cuộc thăm viếng lịch sử của Lê Lựu, [nhà văn quân đội Cộng sản cấp đại tá] và Ngụy Ngữ [chuẩn úy QLVNCH, dào ngũ theo CS], hai nhà văn quân đội lỗi lạc của miền Bắc và miền Nam, thuộc Quân Đội Nhân Dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... (UMass Boston Program Plan, p. 7)



Khi Việt cộng kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng. .

< b>

Đây rõ ràng là WJC/UMB đang làm trò "qủy thuật"
chứ không phải là nghiên cứu đại học
(Academic research)! Tại sao WJC/UMB không mời một nhà văn
quân đội thực sự là quân nhân thuộc Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa, đang sống tại Hoa
Kỳ và đang kêu gọi WJC cho giới viết văn
hải ngoại được tham gia hội luận
quốc tế hàng năm do WJC tổ chức với tư
cách là hậu qủa chiến tranh Viet Nam, vì WJC/UMB chỉ
mời có CSVN mà thôi. Một mặt, WJC làm ngơ trước
lời kêu gọi của giới viết văn hải
ngoại thuộc QLVNCH, mặt khác WJC đem Cộng
sản từ Hà nội qua và giới thiệu là nhà văn
quân đội thuộc QLVNCH! Thật không còn có một trò
lừa bịp nào trắng trợn hơn hành động nà ?qủy thuật? chứ


Còn một vấn đề quan trọng trong chương trình này chưa được nêu ra, nhưng vì khuôn khổ của một bài viết trong tạp chí không thể dài hơn được nửa. Nghiên cứu về việc làm của WJC/UMB mà chưa xét
tới phần "Tiểu Luận về Khái niệm
về chương trình Học Bổng Nhân Văn của
Rockefeller Foundation" của WJC/UMB thì chưa thấy
được nền tảng triết lý của chương
trình này như thế nào. Do đó chưa thấy
được những âm mưu đen tối của
WJC/UMB khi dự trù xin ngân khoản để thực
hiện chương trình nghiên cứu này nhằm mục
đích xóa sạch tội ác chánh trị của Việt
cộng trước sự phán xét của lịch sử.



MẶT TRÁI CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN VĂN ROCKEFELLER 


Rockefeller Foundation tài trợ $250,000 cho UMass Boston để thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên:
"Tái Xây Dựng Đặc Trưng và Nơi Cư Trú
của Người Việt Tỵ Nạn Trên Khắp
Thế Giới". Chương trình kéo dài 3 năm và năm
thứ nhất sẽ đặt nền tảng cho sự
triển khai của 2 năm còn lại. (UMass Boston Program
Plan, trang 2) vì vậy năm thứ nhất có tầm quan
trọng trọng hơn và có ý nghĩa quyết định
cho toàn bộ chương trình, và đã được
thực hiện xong bởi 2 học giả của đảng
CS là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi. Hiến
nguyên là giám đốc trường dạy viết văn
Nguyễn Du Hà nội. Khác với chúng ta ở đây,
những nhà văn có uy tín ở Việt Nam phải là
những người xuất thân ở trường này vì
đây là trường Đảng. Nguyễn Huệ Chi là
chủ nhiệm Ban nghiên cứu và lý luận văn
học của Viện Văn Học Việt Nam tại Hà
nội. Tiến sĩ Kevin Bowen khẳng định rằng
chỉ có một mình Hiến là đảng viên thôi. Chúng
ta không thể nào thẩm tra được lời nói này.
Tuy nhiên, đây là một kinh nghiệm về thủ đoạn
của Việt Cộng. Trước đây, tại hội
nghị Paris năm 1972, khi báo chí Pháp hỏi bà Nguyễn
Thị Bình về Đảng Tịch, hay nói nôm na là bà có
phải là đảng viên đảng CS không, thì bà Bình
thề sống thề chết rằng bà không phải là
đảng viên, và bà còn đưa ra nhiều lý luận
để đảm bảo lời đã nói. Nhưng
mới đây, khoảng hai, ba năm trước, báo chí
ở trong nước và cả các hệ thống thông tin
khác cũng đều loan báo là bà Nguyễn Thị Bình
đã được trao tặng huy chương cao
nhất nhân dịp kỷ niệm 40 năm tuổi đảng
của bà. Nguyễn Huệ Chi ngồi ở ghế CHỦ
NHIỆM ỦY BAN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC
là vị trí chủ chốt của guồng máy khống
chế tư tưởng của cả nước mà
lại không phải là đảng viên thì thật là
buồn cư:


Đem hai viên chức cao cấp trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước CS Việt Nam sang Mỹ để MÔ TẢ người Việt tỵ nạn CS là một nghịch lý chưa từng thấy trong lịch sử văn học của thế giới. Bản thông cáo báo chí của WJC/UMass Boston đề ngày 15-4-2000 đã xác định:


"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn
phong, chủ đề, các nguồn viết văn hải
ngoại với sự chú trọng đặc biệt vào lòng
yêu nước và sự gắn bó với tổ quốc
[Việt Nam] của ngư“Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong,"



Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn cộng sản ở thế kỷ 20, để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử.

Đã hơn một năm qua, đồng bào ta đã liên tục đấu tranh để bảo vệ phẩm giá của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chúng ta cương quyết không cho WJC/UMass Boston thực hiện mưu đồ đen tối của họ. Tài liệu do UMass Boston viết để xin ngân khoản của Rockefeller Foundation cho thấy rằng Hà Nội đã trực tiếp chi phối chương trình nghiên cứu này từ khi còn trong trứng nước. Đoạn
trích sau đây nói rõ vấn đề này:


Mới đây các học giả ở Việt Nam cũng bắt đầu chú ý tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ngoài việc đánh giá tiềm lực kinh tế trong nước - do bởi ưu tiên tối hậu dành cho việc tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá, và vì lập trường chống đối chính phủ một cách gay gắt của nhiều người tỵ nạn sống trong cộng đồng hải ngoại. Nhưng tình hình đang thay đổi... (Re-constructing identity and Place in the Vietnamese diaspora, p.4)


Bọn CS Hà nội nhận định rằng tinh thần chống Cộng của đồng bào hải ngoại đang
thay đổi có lợi cho bọn chúng, nên chúng đã cấu kết với WJC/UMass Boston để dựng lên cái gọi là HÒA HỢP giữa người tỵ nạn CS với CS Hà nội. Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của chúng:


...đồng thời cũng nối những nhịp cầu nhận thức và tập quán với ngành Việtnam Học [của UMass Boston]nhằm thiếp lập những hinh thức linh hoạt để giải thích những thực tế phức tạp trong nhiều mối quan hệ tình cảm của người Việt lưu vong và tạo ra những khả năng hòa hợp không những giữa người Việt lưu vong và tổ quốc của họ, mà còn .... (Re-Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, trang 4).


Tập tài liệu xin ngân khoản được viết bởi một nhóm tiến sĩ của trường UMass Boston, nhưng thật tình không ai có thể hiểu tại sao họ lại có thể nặn ra một kế hoạch để phản lại sự hiểu biết căn bản và tối thiểu về việc nghiên cứu văn học. Những ai đã từng biết sơ qua về việc nghiên cứu đều hiểu rằng: Nghiên cứu là tìm ra sự thật nhằm trả lời câu hỏi được đặt ra cho chương trình nghiên cứu. Ở đây câu hỏi là:
"ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TỴ NẠN".
Nhưng UMass Boston KHÔNG TRẢ LỜI CÂU HỎI MÀ LẠI
"TẠO RA NHỮNG KHẢ NĂNG HÒA HỢP",
một khi đã cố tạo ra một cái gì đó trong
quá trình nghiên cứu thì chương trình này không còn mang
tính chất nghiên cứu nữa. Đây hiển nhiên là
UMass Boston đang âm mưu thực hiện một kế
hoạch HÒA HỢP của Cộng sản Hà ?ĐẶC  


Mở một chương trình nghiên cứu về cộng đồng tỵ nạn Cộng sản, UMass Boston chỉ nói tới việc mời các học giả CS từ VN, mà không có một lời nào về học giả tỵ nạn CS. Như vậy làm sao chương trình này có thể phản ảnh trung thực về đời sống của cộng
đồng người Việt tỵ nạn? Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của UMass Boston:


"Trong suốt ba năm [ của chương trình
Rockefeller nghiên cứu về người Việt lưu
vong], chúng tôi chủ trương kết hợp càng
nhiều càng tốt, các chương trình đang thực
hiện với các nhà văn và các học giả từ
Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm
kiếm các phương tiện thích hợp để
xuất bản và phổ biến những bài viết,
những phản ảnh của các học giả này trên báo
chí, và các phương tiện điện tử ở
khắp nơ“Trong" suốt ba năm [ của chương


Khi nguồn tin về vụ WJC được phát giác, các tổ chức Cộng Đồng tại khắp nơi, các đoàn thể và rất nhiều cá nhân, trong đó có nhiều người Mỹ đã gửi kháng thư ồ ạt về Rockefeller Foundation (nơi cung cấp tiền cho chương trình nghiên cứu này), viện trưởng viện đại học UMass Boston và WJC.


Trong giai đoạn này có 2 sự kiện đáng chú ý là:


1/ Cuộc họp giữa phái đoàn đại biểu của Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts và WJC vào ngày 14-8-2000 nhằm đề nghị WJC phổ biến chương trình của họ để các 

học giả, nhà văn Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới có thể tham dự, vì chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tỵ nạn CS mà lại đem Cộng sản từ Việt Nam qua để viết thì không thể chấp nhận được. Nhưng cuộc họp đã thất bại vì thái độ ngoan cố và ngạo mạn của WJC/UMass Boston.


2/ CĐVN tại Massachusetts đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 26-10-2000 gồm khoảng 300 đồng bào tham dự. Báo chí Mỹ, đài truyền hình Boston, và Fox News đã loan tin này. Nhưng chẳng những WJC tiếp tục làm ngơ mà còn cho một người VN
mang danh nghĩa tỵ nạn và đang làm việc cho WJC viết những bài biện bạch đưa lên mạng lưới với những lời lẽ láo xược.


Trước tình cảnh quá đáng đó, một nhóm gồm 12 người là các ông:


1. Ông Bùi Diễm, nguyên Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trước 1975

2. Ông Nguyễn Tú, ký giả đã từng viết cho tờ Chính Luận tại Saigon

3. Cô Theresa Vương Ý Như, Tiến sĩ, Giáo sư Đại học tại Philadelphia

4. Ông Nguyễn Đạt Thịnh, nhà văn quân đội, nguyên Trung tá QLVNCH

5. Ông Lê Phước Sang, Tiến sĩ, nguyên Thượng Nghị Sĩ và Viện Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại An Giang

6. Ông Nguyễn Tường Bá, Luật Sư, nguyên Tổng thư Ký Luật Sư Đoàn của VNCH trước 1975

7. Ông Trần Minh Xuân, nguyên giáo sư Đại học tại Việt Nam

8. Nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù

9. Ông Lê Thanh Quang, chủ nhiệm nhật báo Thời Mới tại Philadelphia

10. Ông Nguyễn Thanh Liêm, tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục
và Thanh Niên.

11. Ông Nguyễn Văn Chức, nguyên Luật sư Tòa Thương Thẩm Saigon, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định chế Thượng Viện VNCH, nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ

12. Ông Nguyễn Hữu Luyện, nguyên là sinh viên Cao Học tại UMass Boston đã đứng đơn dùng tố quyền tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMass Boston, và tới nay thì đơn khởi tố đã lên tới tòa Thượng thẩm của tiểu bang Massachusetts.


Khi Cộng Sản kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng. Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn Cộng sản ở thế kỷ 20, để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử. Trước 1975, Việt cộng kêu gọi HÒA HỢP DÂN TỘC để làm suy yếu tinh thần chống cộng của người dân miền Nam. Nhưng sau 1975, chính những người đã buông súng để mong HÒA HỢP đã bị Cộng sản đưa vào nhà tù từ 10 tới 20 năm. 


Chính Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đang đóng vai trò HAI MẶT TRÁI NGƯỢC NHAU. Ở trong nước thì hai người này dùng quyền lực của Đảng và nhà nước để thúc ép giới việt văn duy trì triết lý DUY VẬT BIỆN CHỨNG, và
viết theo lời dạy của "Hồ chủ
tịch". Nhưng khi ra hải ngoại thì rêu rao về
cái gọi là nền văn học đổi mới, và kêu
gọi nền văn học của người Việt
tỵ nạn CS HÒA HỢP với cái gọi là văn
học dân tộc của chúng. Một khi đã hòa hợp
với bọn CS Hà nội rồi thì còn đâu là tư cách
tỵ nạn CS của đồng bào ta nữa? Như
vậy chúng ta lấy gì để giải thích cho con cháu
chúng ta hiểu vì sao chúng lại sinh ra trên mảnh đất
này? Lấy gì để giải thích về nguyên nhân
của sự ra đi trong muôn ngàn đau đớn,
hiểm nghèo và thống khổ của 3 triệu người
Việt sau năiết theo 


Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS cương quyết ngăn chặn bàn tay tội ác của WJC/UMass Boston bởi vì hòa hợp với CS Hà nội có nghĩa là phản bội hơn nửa triệu sinh linh đã chết trên biển cả, phản bội hàng chục ngàn thường dân đã chết trong cuộc thảm sát tết Mậu thân, và các cuộc thảm sát trên
nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI (3-34) của
Nguyễn Huệ Chi. Đoạn trích sau đây cho thấy
Nguyễn Huệ Chi đã thủ vai trò như WJC/UMass Boston
đã nêu lên trong UMass Boston Plan là tạo khả năng HÒA
HỢP giữa văn học quốc nội và văn
học hải ngoại như thế nàầu


...thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ , chủ động lên
tiếng "hợp lưu" để cùng với dòng văn
học đổi mới từ trong nước "hợp
chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài
trong sự cảm thông giữa những người
cầm bút"
(Văn tiếng ?hợp lưu? để cùng


TÓM LƯỢC VỤ KIỆN WJC/UMASS BOSTON


Thủ tục "hành chánh" của vụ án WJC/UMass
Boston đã xong, có nghĩa là MCAD đã kết thúc giai
đoạn điều tra. MCAD (Massachusetts Commission Against
Discrimination) là chữ viết tắt của HỘI ĐỒNG
BÀI TRỪ KỲ THỊ của tiểu bang Massachusetts.
HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ
KỲ THỊ trong vụ án này. Tuy gọi là điều
tra, nhưng sự thật thì Thủ hội đồng chỉ căn cứ vào lời khai của hai bên nguyên và bị để ra quyết định mà không hề điều tra để xác định xem lời khai là thực hay gian. Chúng ta đã có đủ chứng cớ về lời khai gian của WJC/ UMass Boston. Theo luật thì chỉ sau khi Hội Đồng tuyên bố quyết định, thì bên nguyên đơn mới được phép đệ đơn khởi tố vào tòa án. Luật sư Keane nói rằng quyết định của MCAD hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự xét xử của tòa án. Nhưng theo thủ tục tố tụng, thì những vụ án nào liên quan tới vấn đề kỳ thị thì phải qua Hội Đồng này.


Ngày 28-09-2001, Luật sư James P. Keane & Alice J. Klein đã đưa vụ án này ra trước Tòa Thượng Thẩm (Superior Court) của tiểu bang Massachusetts. Đồng thời cũng đệ đơn lên Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp của tiểu bang Massachusetts để xin mở cuộc điều tra về hành động vi phạm luật pháp của WJC/ UMass Boston. Nội dung đơn xin mở cuộc điều tra như sau:


Đầu năm 2000, WJC/UMass Boston bổ nhiệm hai người Cộng sản vào chương trình nghiên cứu do Rockefeller Foundation tài trợ. Sự bổ nhiệm n ày là một vi phạm rõ ràng vào Luật của tiểu bang Massachusetts, chương 264, đoạn 20. Đính kèm đây là một bài của báo Far Eastern Economic Review, số ra ngày 30 tháng 9, 2000, trong đó Kevin Bowen, Giám đốc WJC nhìn nhận rằng một trong hai người đã bổ nhiệm là đảng viên đảng Cộng sản. Bộ luật của tiểu bang Massachusetts đã xác định rõ ràng rằng đảng Cộng sản đã được công bố là một tổ chức có tính cách lật đổ và gây bạo loạn, do đó cấm gia nhập đảng (membership prohibited) và cấm thuê mướn các đảng viên (appointment to employment prohibited) chiếu th eo bộ luật M.G.L. a. ch. 264, sec.16 A, 17, 19 et al.


Trong đơn xin điều tra về hành vi phạm pháp của WJC/UMass Boston, Luật sư Keane có đưa ra một bằng chứng về tư cách đảng viên đảng Cộng sản của Hoàng Ngọc Hiến. Bằng chứng này là 3 đoạn trích dẫn lấy từ cuốn sách VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN của Hoàng Ngọc Hiến, xuất bản năm 1999, ngay trước khi ông được WJC/UMass Boston mời sang Mỹ để viết về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Ông Hiến nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Đó là trường của Đảng.


Về phía các luật sư của chúng ta thì tôi nhận thấy rõ là từ sau ngày Đại Hội Yểm Trợ Vụ Kiện WJC/UMass Boston, vào ngày 26-8-2001 tại Boston, cả 3 Luật sư đang phụ trách vụ án này đều tỏ ra rất phấn khởi. Trong cuộc họp báo tại văn phòng của Luật sư Keane, các báo chí, truyền hình và radio từ các tiểu bang về đông đến nỗi chỉ có một nửa đứng trong phòng họp, còn một nửa phải đứng ngoài, và có cả tờ The Boston Globe là tờ báo lớn nhất của tiểu bang Massachusetts cũng tới dự. Sau buổi họp báo đó thì văn phòng này mới thấy rõ là họ đang biện hộ cho cả 3 triệu người tỵ nạn.


Khi chuyển vụ án này ra tòa Thượng thẩm, tôi có nói với luật sư Keane rằng nếu ông thấy cần thiết, ông hãy mời những luật sư nào nổi tiếng nhất nước Mỹ để phụ giúp ông. Chúng tôi có 3 triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn CS mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi.


Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn Việt cộng mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng.

< b>

Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng
tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào vì tuy gặp khó khăn vì thế lực của trường UMass Boston rất mạnh tại tiểu bang Massachusetts, nhưng chúng tôi cũng vẫn tin tưởng vào luật pháp Hoa kỳ. Luật sư Keane trả lời tôi rằng ông không cần bất cứ một ai khác.


Khi tôi hỏi về thời gian chờ đợi xét xử, thì Luật sư Keane cho biết trong vòng một năm. Tôi nhấn mạnh (insist) rằng thời gian là một yếu tố hoàn toàn bất lợi cho cộng đồng người Việt. Chúng tôi đã bị ghìm ở trong Hội Đồng bài trừ kỳ thị mất một năm rồi. Còn 2 năm nửa, nếu chương trình nghiên cứu của UMass Boston làm xong, và khi họ đã công bố và cho xuất bản rồi thì dù có án lệnh của tòa án cũng không thâu hồi lại được. Như vậy trong lúc chờ đợi xét xử, chúng ta có đủ bằng chứng về sự gian lận và phạm pháp của trường UMass Boston rồi thì có thể xin án lệnh đình chỉ việc nghiên cứu để chờ phán quyết của tòa án được không? 


Luật sư Keane trả lời rằng chỉ khi nào ra trước tòa, sau khi đã trình bày rõ mọi vấn đề thì mới xin tòa đình chỉ chương trình để đợi án lệnh thì mới được. Chưa có phiên xử thì không thể làm gì được hết. Tôi nhấn mạnh vào thời gian chờ xét xử để nhờ Luật sư Keane SPEED UP ngày xử bằng tất cả những biện pháp chuyên môn mà ông có thể làm được. Luật sư Keane hứa sẽ thúc đẩy việc xét xử trong vòng 6 tháng, và khuyên tôi không nên nóng nảy quá, để ông ấy lo, và nhờ tôi nói lại với đồng bào là ông ấy rất thông cảm với cộng đồng người Việt vì ngày xưa ông ấy đã sang Việt Nam chiến đấu rồi..



 

 








BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ROCKEFELLER FOUNDATION





“Re-Constructing
Identity and Place
in the Vietnamese Diaspora”


Do William Joiner Center
thuộc trường
đại học Massachusetts Boston
thực hiện


Nguyễn Hữu Luyện


Dùng một số tác phẩm văn học xuất bản tại hải ngoại, William Joiner Center (WJC) thuộc University of Massachusetts Boston (UMB) thực hiện một chương trình nghiên cứu toàn diện về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhằm mục đích
"tạo ra sự hòa hợp giữa người tỵ
nạn Cộng sản và chế độ Cộng sản
tại Việt Nam ngàch nay".








 

.....................................................................................

 







Những Kinh Nghiệm Hữu Ích
Cho Đời Sống




Trong một buổi party ngoài trời mọi người đều bị quấy rầy bởi bầy côn trùng nhỏ bay lượn tứ tung, nhưng tới khi có một người lấy thuốc Listerine xịt khắp sân cỏ và bục gỗ thì bọn côn trùng biến đi đâu mất hết. Đến năm sau tôi cũng bắt chước, đổ đầy Listerine vào một bình xịt 4 ounce rồi đem đi xịt quanh ghế chỗ tôi ngồi mỗi khi tôi thấy có muỗi. Và thế là xong, muỗi bay đi hết. Khi tổ chức picnic tôi cũng xịt listerine khắp nơi, quanh bàn bầy thức ăn, xung quanh chỗ trẻ con đánh đu và trên vũng nước tù gần đó. Trong suốt mùa hè tôi chẳng bao giờ rời bình xịt listerine.


Một chai listerine mua có $1.89 tại Target dùng được cả mấy ngày trong khi một lon thuốc xịt bọ đã đắt mà lại chỉ dùng được 30 phút là hết.

Bạn tôi cũng bắt chước làm theo. Anh ta xịt ở sàn gỗ ngoài sân và xung quanh tất cả các cửa ra vào… Anh ta cho biết “Chúng bị chết tức thời! Thật là hiệu nghiệm mà lại rẻ nữa”. Một chai listerine mua có $1.89 tại Target dùng được cả mấy ngày trong khi một lon thuốc xịt bọ đã đắt mà lại chỉ dùng được 30 phút là hết. Bạn tôi chia sẻ kinh nghiệm là khi xịt cửa bằng gỗ (như cửa chính chẳng hạn) thì chỉ nên xịt quanh khung cửa chứ đừng xịt trực tiếp vào cánh cửa. Đối với khung cửa sổ cũng vậy, và cũng nên xịt luôn chuồng chó nữa. (Thiệu Vũ)

2- Khi vào xe hơi đừng nên mở máy lạnh ngay

Khi vào xe hơi, trước hết bạn phải quay kiếng xe xuống, chờ vài phút rồi hãy mở máy điều hòa không khí.
Theo nghiên cứu thì dashboard, ghế ngồi và chất làm mát không khí trong xe tỏa ra benzen, một độc tố gây ung thư (hãy ghi nhận mùi của plastic được hâm nóng trong xe đóng kín cửa). Ngoài ra benzen còn đầu độc xương, gây thiếu máu và giảm lượng tế bào máu trắng v.v… Nếu bị nhiễm lâu dài, benzen có thể gây bệnh bạch cầu (leukemia) làm tăng rủi ro bị ung thư, và cũng có thể làm sẩy thai.


"…Nếu bị nhiễm lâu dài, benzen có thể gây bệnh bạch cầu (leukemia) làm tăng rủi ro bị ung thư, và cũng có thể làm sẩy thai…”

Mức benzen bên trong nhà có thể chấp nhận được là 50mg/ sq.ft. Trong một xe hơi, lên hết cửa kiếng, đậu trong nhà thì mức này lên khoảng 400-800 mg. Nhưng nếu xe đậu ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ trên 60F, thì mức độ benzen tăng lên tới 2000-4000mg tức là gấp 40 lần mức có thể chấp nhận được… và như thế những người ngồi trong xe đương nhiên sẽ phải hít thở một lượng quá nhiều độc tố benzen. Vì vậy lời khuyên là nên mở cửa xe và hạ kiếng xe xuống để cho không khí bên trong xe có thể thoát ra ngoài trước khi bạn vào trong xe. Benzen là một độc tố có tác hại lên thận, gan và một khi đã nhập vào cơ thể thì khó có thể thải ra ngoài (Câu Đỗ)

3- Rửa sạch nắp trên của lon soda rồi hãy uống


Vào chủ nhật mới đây tại North Texas, một phụ nữ khi đi chèo thuyền đã không quên để vài lon coke vào trong tủ lạnh của chiếc tàu. Đến ngày thứ hai người ta đã phải chở bà vào phòng cấp cứu… nhưng đến ngày thứ tư thì bà đã trút hơi thở cuối cùng.

Giảo nghiệm tử thi kết luận nạn nhân đã bị chết vì bệnh do leptospira (leptospirosis). Cuộc điều tra cho thấy là bà ta đã uống coke trực tiếp từ lon chứ không đổ ra ly. Thử nghiệm cho thấy lon coke mà bà ta uống có nhiễm nước đái chuột (tức là mầm mống của căn bệnh nói trên.)

Nước đái chuột chứa những chất độc hại và chết người. Do đó chúng ta phải rửa cho sạch phần trên của tất cả các lon soda trước khi dùng, Nên biết là các lon soda này được tồn trữ trong các kho rồi chuyển thẳng tới các cửa hàng mà đã không rửa sạch.

Một nghiên cứu của NYCU đã phát hiện là mặt trên của tất cả các lon soda đều bị ô nhiễm nhiều hơn cả các phòng vệ sinh công cộng, nghĩa là có đầy mầm mống bệnh và vi khuẩn. Vậy thì… bạn nhớ lấy nước rửa cho sạch các lon soda trước khi đưa lon lên miệng uống để tránh tai họa. (Oanh Nguyen).

4- Đừng uống RedBull cùng với Vodka

RedBull là một loại nước uống đem lại năng lực (energy drink) sản xuất theo sản phẩm của Thái Lan mang tên Krating Daeng. Một nhóm thanh niên tuổi trong khoảng từ 20 tới 30 tụ tập nhau để liên hoan thâu đêm. Trong số đó, một cậu chừng 26 tuổi mang theo VODKA RED BULL (mà cậu ta đã có uống từ trước khi tới). Vào 3 giờ sáng, cậu này cùng một số bạn khác lấy nệm ra nằm ngủ một lát. Lúc này cậu ta vẫn nói cười vui vẻ, không đau đớn gì. Khoảng 5 giờ sáng, các bạn khác vào đánh thức cậu này thì… cậu ta đã chết.


"…vì rượu là chất làm suy nhược (depressant) trong khi caffeine chứa trong RedBull lại là một chất kích thích (stimulant)…”

Sau khi giảo nghiệm, bác sĩ kết luận là cậu thanh niên này đã chết vì uống VODKA RED BULL, chứa nhiều những chất kích thích taurine và glucuronolactone. RED BULL tuy được bày bán trên quầy nước limonade tại các siêu thụ, nhưng có thể làm chết người nhất khi uống chung với VODKA.

Chúng ta không nên uống quá hai lon RED BULL nguyên chất (RED BULL nature) mỗi tuần, nếu uống chung với Vodka thì càng nguy hiểm vì rượu là chất làm suy nhược (depressant) trong khi caffeine chứa trong RedBull lại là một chất kích thích (stimulant).

5- Đừng uống nước lạnh khi ăn

Người Nhật và người Tầu thường uống trà nóng trong bữa cơm chứ không uống nước lạnh. Đã đến lúc chúng ta nên dùng cách này của họ.

Tuy rằng sau một bữa cơm no mà uống một ly nước lạnh thì quả là khoan khoái. Nhưng nước lạnh uống vào sẽ làm đông đặc các đồ ăn dầu mỡ trong bụng và làm sự tiêu hóa bị chậm trễ. Một khi “khối bầy nhầy” này tác dụng với acid thì nó sẽ tan rã ra, được ruột hấp thụ nhanh hơn các đồ ăn rắn, và sẽ nhanh chóng tạo thành lớp mỡ phủ lên màng ruột dễ dẫn đến ung thư. Vì vậy chúng ta nên húp một bát súp nóng hay uống một tách nước nóng sau bữa ăn.

6- Đừng ăn tôm có vỏ khi uống vitamin C

Một phụ nữ Đài Loan chết bất thình lình với dấu hiệu chảy máu mũi, mồm, tai và mắt. Cuộc giảo nghiệm tử thi cho thấy là nạn nhân bị chết vì ngộ độc thạch tín. Bác sĩ giải thích rằng, người chết không tự tử, không bị đầu độc mà chỉ vì thiếu hiểu biết, và cho biết thạch tín đã được tạo ra trong dạ dày người chết.

Arsenic oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2O3) rất độc!

- Vấn đề ở chỗ bà ta đã ăn nhiều tôm vào bữa ăn tối
Theo điều tra người phụ nữ này uống vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề ở chỗ bà ta đã ăn nhiều tôm vào bữa ăn tối. Thực ra tôm cũng không thành vấn đề vì tối hôm đó cả gia đình bà ta đều ăn tôm nhưng không sao. Nhưng riêng đối với nạn nhân thì có vấn đề vì bà ta đã uống vitamin C.

Theo nghiên cứu của Đại Học Chicago thì vỏ mềm của tôm chứa nhiều potassium 5, chất này tổng hợp với Thạch Tín thành arsenic oxide (As2O5). Nhưng thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngay lúc đó uống vitamin C vào, phản ứng hóa học xảy ra, arsenic oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2O3) rất độc có thể làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim, gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.

7- Để ý tới các triệu chứng của đột quỵ


Bạn nên ghi nhớ là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ là đau cánh tay trái. Vùng quai hàm cũng thấy bị đau. Bạn có thể không cảm thấy đau ngực vào lúc đầu của cơn đột quỵ. Buồn nôn và vã mồ hôi cũng là những triệu chứng thông thường.

Khoảng 60 phần trăm nạn nhân bị đột quỵ trong khi ngủ và đã “đi luôn” không tỉnh dậy. Cơn đau nơi quai hàm có thể đánh thức nạn nhân tỉnh dậy. Khi có triệu chứng đột quỵ, phải gọi xe cấp cứu tức thời.

8- Không nên dùng các sản phẩm có đường nhân tạo

Những ai hay dùng các kẹo ngọt không đường của Ricola & Fisherman hãy coi chừng vì chúng có chứa chất aspartame, một “sát nhân” thầm lặng http://www.nexusmag/ azine.com/ articles/ aspartame. html

Những ai ưa chuộng các chất có vị ngọt nhân tạo nên biết: Hiện nay tại Mỹ đang có dịch bệnh xơ cứng bội (multiple sclerosis) và luput (lupus). Lý do là vì ngày nay có nhiều người dùng các chất đường nhân tạo (artificial sweetener) để cho vào cà-phê hay trà. Họ làm vậy vì truyền hình cứ nhắc nhở họ hoài là đường có hại cho sức khỏe. Thật ra điều này hoàn toàn đúng, đường có hại cho sức khỏe thật… Nhưng nhiều người trong chúng ta lại dùng một chất thay thế cho đường nguy hiểm gấp nhiều lần. Đó là aspartame, và chính chất này đã gây ra bệnh tình nói trên.

Aspartame là một hóa chất rất độc được công ty Monsanto sản xuất. Aspartame được bán trên khắp thế giới như là một chất thay thế cho đường và được sử dụng trong tất cả các đồ uống “diet soft drink” như Diet Coke, và Diet Pepsi. Aspartame cũng có mặt trong các nhãn hiệu đường nhân tạo như NutraSweet, Equal và Spoonful, cũng như trong nhiều sản phẩm khác dưới dạng chất thay thế cho đường.

“Diet soft drink” như Diet Coke, và Diet Pepsi. Aspartame cũng có mặt trong các nhãn hiệu đường nhân tạo như NutraSweet, Equal và Spoonful, cũng như trong nhiều sản phẩm khác

dưới dạng chất thay thế cho đường.


Aspartme được quảng cáo là một sản phẩm diet (diet product) nhưng thực ra không phải thế. Thật ra aspartame làm người dùng tăng ký vì luôn luôn gây sự thèm ăn carbohydrate. Nhưng đây mới chỉ là một phần rất nhỏ của tác hại của aspartame vì hóa chất độc hại này còn làm thay đổi hóa học của não và do đó có thể gây ra những cơn động kinh. Aspartame còn làm thay đổi mức dopamine trong não, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của những người bị bệnh Parkinson.
Sở dĩ aspartame độc hại vì một trong những chất cấu thành của nó là rượu “wood alcohol”. Khi nhiệt độ của aspartame vượt quá 86 độ F thì rượu này sẽ biến thành formaldehyde sau đó thành acid formic rồi cuối cùng thành axidosis folic.

Formaldehyde được sắp vào loại chất độc như cyanide và arsenic tức là những chất có thể làm chết người; điều khác biệt là formaldehyde giết người một cách thầm lặng và chậm hơn. Và trong tiến trình gây tử vọng, nó gây ra nhiều vần đề về thần kinh. Người ta ghi nhận được có 92 triệu chứng nhiễm độc do aspartame dẫn đến hôn mê và cái chết. Hầu hết các triệu chứng này đều có liên quan tới thần kinh vì aspartame tấn công và tiêu hủy hệ thần kinh. Một trong những triệu chứng đó là bệnh luput cũng “hung hăn” như bệnh sơ cứng động mạch, đặc biệt đối với những người nghiện uống Diet Coke và Diet Pepsi.

9- Phòng ngừa bị đánh cắp hoặc đánh tráo thẻ tín dụng
Dưới đây là ba tình huống đánh cắp thẻ tín dụng (credit card) rất đặc biệt quý bạn nên đọc cho biết:

a. Một người bạn của tôi vào gym, khóa vật dụng của mình trong tủ nhỏ rồi ra tập thể dục. Tập và tắm rửa xong, anh ta ra lấy đồ thì thấy tủ không khóa. Anh ta tự bảo “Lạ thật! Rõ ràng tủ đã khóa mà”. Mặc quần áo xong, bạn tôi soát lại bóp thấy không có gì suy xuyển và các thẻ tín dụng vẫn còn đủ nên yên chí ra về.

Hỡi ôi! Thẻ tín dụng thì vẫn còn đó nhưng đã bị tráo vào bởi một thẻ tương tự nhưng đã hết hạn. Thì ra tên trộm đã đánh tráo thẻ mà bạn tôi không hay biết. Hậu quả là bạn tôi phải thanh toán số tiền nợ vì đã không báo cáo sớm.
Nhưng vài tuần sau bạn tôi nhận được giấy đòi tiền nợ tín dụng lên tới 14,000 mỹ kim. Anh ta gọi ngân hàng la lối về sự nhầm lẫn, nhưng được cho biết là ngân hàng không có sai sót gì cả. Nhân viên ngân hàng có hỏi bạn tôi là thẻ tín dụng có bị đánh cắp hay không? Anh ta trả lời “Không”, nhưng vẫn rút bóp ra coi lại. Thì hỡi ôi! Thẻ tín dụng thì vẫn còn đó nhưng đã bị tráo vào bởi một thẻ tương tự nhưng đã hết hạn. Thì ra tên trộm đã đánh tráo thẻ mà bạn tôi không hay biết. Hậu quả là bạn tôi phải thanh toán số tiền nợ vì đã không báo cáo sớm.


Lời khuyên: Nên cẩn thận vì ít ngân hàng tín dụng có hệ báo động cho các chuyển khoản nhỏ dưới $9,000 . Vì vậy nếu kẻ lấy cắp rút nhiều món tiền nhỏ thì…. tích tiểu thành đại mà bạn không hay biết.

b. Một thực khách ăn xong rút thẻ tín dụng ra trả tiền. Hóa đơn được mang tới, ông ta ký tên và cô hầu bàn gấp hóa đơn làm hai và kẹp thẻ tín dụng vào giữa… Thông thường thì ông khách cứ thế bỏ vào bóp hoặc túi áo rồi ra về. Nhưng hôm đó không biết sao ông ta lại coi lại thẻ tín dụng và phát hiện… đó là thẻ quá hạn của người khác. Ông ta vội gọi cô hầu bàn thì cô ta tỏ vẻ bối rối, xin lỗi và mang thẻ lại quầy tính tiền. Ông khách theo dõi thì thấy trong khi đi, cô ta vẫy vẫy cái thẻ cho người thu tiền nhìn thấy và lập tức người này cúi xuống loay hoay làm cái gì đó rồi rút ra cái thẻ đúng. Cô hầu bàn thản nhiên như không có chuyện gì, mang thẻ lại cho ông khách và ngỏ lời xin lỗi.


Lời khuyên: Bạn hãy coi lại tên trên thẻ tín dụng mỗi khi ký giấy mua bất cứ cái gì và/hoặc mỗi khi người bán hàng cầm thẻ tín dụng của bạn mang đi một thời gian dù là ngắn. Nhiều người khi được trả thẻ chẳng kiểm lại, cứ đương nhiên cho đó là thẻ tín dụng của mình.

Cậu ta cầm thẻ của tôi, rà vào máy, rồi để lại trên quầy như chờ chuyển ngân được chấp thuận… Tiếp theo tôi nghe thấy một tiếng “clic” giống như khi tôi chụp hình với máy di động của tôi. Sau đó cậu ta trả lại thẻ cho tôi nhưng vẫn giữ điện thoại trong tay tôi chợt nghĩ nhanh “Phải chăng anh ta đang chụp hình cái gì… nếu không là cái thẻ visa của mình”
c. Hôm qua tôi tới một tiệm pizza lấy đồ đã đặt mua sẵn. Tôi trả tiền bẳng thẻ Visa Check Card, và như thế tiền sẽ rút thẳng từ tài khoản ngân hàng của tôi. Người đứng quầy trả tiền là một cậu thanh niên. Cậu ta cầm thẻ của tôi, rà vào máy, rồi để lại trên quầy như chờ chuyển ngân được chấp thuận… và đó cũng là thủ tục thông thường. Trong khi chờ, cậu ta cầm điện thoại di động và bắt đầu bấm số. Tôi nhận ra điện thoại của cậu ta vì nó cùng kiểu với máy của tôi và tôi không thấy gì khác lạ. Tiếp theo tôi nghe thấy một tiếng “clic” giống như khi tôi chụp hình với máy di động của tôi. Sau đó cậu ta trả lại thẻ cho tôi nhưng vẫn giữ điện thoại trong tay trông giống như hãy còn đang bấm các nút. Lúc đó, tôi chợt nghĩ nhanh “Phải chăng anh ta đang chụp hình cái gì… nếu không là cái thẻ visa của mình”… và tôi để ý theo dõi. Cậu ta đặt máy lên quầy, vẫn để máy mở. Khoảng năm giây sau, tôi nghe thấy tiếng động khẽ báo hình đã chụp xong. Thực là rất may cho tôi, nếu tôi không có cùng loại điện thoại như của cậu ta thì làm sau tôi đã phát hiện ra. Và điều tất nhiên, là ngay sau khi ra khỏi tiệm tôi liền gọi ngân hàng yêu cầu hủy bỏ ngay thẻ của tôi.


Lời khuyên: Mỗi khi dùng thẻ tín dụng, bạn phải cẩn thận đừng lơ là. Bạn nên:
  • Để ý xem có ai đứng bên cạnh không và họ đang làm gì.
  • Coi chừng các máy điện thoại cầm tay vì có thể chụp hình.
  • Khi người hầu bàn tại tiệm ăn mang thẻ tín dụng và hóa đơn cho bạn ký thì bạn nhớ xóa số thẻ tín dụng đi . Một số tiệm ăn chỉ ghi lại bốn số cuối trên hóa đơn nhưng nhiều tiệm vẫn để nguyên.

Sưu tầm trên mạng



 

No comments:

Post a Comment