Monday, April 19, 2021

Người Chuẩn úy Thiết Giáp ngày Tết Mậu Thân



Người Chuẩn úy Thiết Giáp ngày Tết Mậu Thân

Trường Sơn Lê Xuân Nhị
 


Năm đó chúng tôi chuẩn bị thi tú tài 1 và mùa Xuân năm ấy, một chuyện xảy ra làm cho tôi càng thấy đệnh mệnh đời mình đã được an bài...

Tết Mậu Thân năm đó, Việt Cộng bất ngờ tổng tấn công toàn thể miền Nam. Đây là lần đầu tiên thành phố Ban Mê Thuột và dân cư ở đây nếm được thật sụ cái mùi của chiến tranh...



Tết năm đó chúng tôi cũng đón giao thừa như thường lệ, ăn bánh chưng bánh tét, uống vài ly rượu dâu ngọt cho giống người lớn, và đốt pháo lai rai xong vô nhà ngồi đọc mấy tờ báo Tết.



Nhưng sau giao thừa chừng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi chuẩn bị đi ngủ thì tự nhiên súng nổ khắp nơi, đạn lửa màu đỏ màu xanh bay ngợp trời đất.  Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những lằn đạn lửa màu đỏ màu xanh.  Mãi sau này mới biết lửa màu xanh là súng Việt Cộng, còn màu đỏ là của mình.
Mới đầu ai cũng tưởng là lính bắn súng ăn mừng tết, nhưng sau thấy đạn lớn (sau này mới biết là B-40) nổ ầm ầm, bắn cả vào chung cư của chính phủ, khách sạn Mỹ, vào xe nhà binh của mình thì mới biết là có giặc thật.  Tiếng súng càng lúc càng nổ gần và tôi bắt đầu nghe được tiếng đạn bay chíu chít trong gió rất gần mình.  Nghe thấy cũng vui tai lắm chứ chẳng có gì.



Là người con trai lớn nhất nhà, tôi làm chuyện gì mình phải làm...
Mẹ tôi thời đó bán muối nên có một nhà kho nhỏ chứa muối.  Thế là chỉ huy và phụ mấy đứa em trai khiêng những bao muối ra để sát vào tường nhà, dày hai lớp, lại lót gỗ phía trên và bỏ muối lên, làm thành một hầm trú ẩn nổi ở trong kho muối, dư sức chứa cả nhà.  Cho mọi người vào hầm, một mình tôi trở ra làm bổn phận của “người trai thời loạn...”



Nhà tôi có một cây súng săn hai nòng thời Pháp để lại, đã mấy chục năm chưa có ai sử dụng, không biết bắn còn có nổ không, dấu mãi trong tủ. Đây là lúc cần tới mày. Tôi lôi nó ra, chùi cho sạch rồi lên cò, bóp thử nghe tách tách.  Tôi bắt đầu nhét đạn vào. Đạn này là loại đạn đi săn, tuổi tác xem ra lại còn có vẻ... già hơn cả cây súng. Tôi tự hỏi lòng, không biết đạn đuốc như thế này, nếu bắn mà nó còn nổ được thì cũng chưa biết đạn có chịu... bay ra khỏi nòng hay là không. Nhìn thấy mấy viên đạn mốc meo coi ghê quá.  Và nếu đạn chịu bay ra và có bắn trúng người thì cũng không biết người bị đạn có chết không, hay chỉ bị... trầy da. Mình bắn Việt Cộng mà Việt Cộng chỉ bị trầy da, chúng nó nổ lại một tràng AK đạn đồng thì mình lỗ nặng...



Nhưng tôi không còn một thứ vũ khí gì khác hơn trong tay lúc ấy để bảo vệ gia đình mình...



Nhét đạn xong vào cây súng, gập nó lạithì tôi bắt đầu có đủ sáng suốt để nghĩ ra một chuyện khác vô cùng quan trọng.  Giờ này người ta đang bắn nhau bằng súng thật, mình ôm cây súng giả này chạy ra, lính quốc gia thì nghĩ mình là Việt Cộng và Việt Cộng thì sẽ nghĩ ngược lại.  Như thế là nếu không bị giặc bắn thì thế nào cũng bị phe ta bắn.  Tôi chẳng dại gì mà chết như thế.  Thế là tôi cất cây súng gần cái hầm nổi,  nghĩ rằng, nếu Việt Cộng vào đây thật thì tôi lôi súng ra cũng chưa muộn...

Tôi mò ra nhà trước xem động tỉnh...  


 

Súng vẫn nổ đều đều, khi nhỏ khi to, khi dồn dập, khi thưa thớt, nhưng toàn là ở xa, không gần nhà tôi.  Như thế là tốt rồi. Tôi ngồi gần cửa sổ nhìn ra ngoài...



Nhìn một lúc, chẳng thấy gì, tôi mơ màng ngủ thiếp đi trên ghế...
Nhưng ngủ không biết được bao lâu thì bỗng dưng tôi bị dựng đứng dậy bởi những tràng súng liên thanh nổ chát chúa như ngay sát bên tai...



Tôi hoảng kinh hồn vía ngồi bật dậy và nhận ra có ai đó hình như đang bắn súng liên thanh dữ dội ngay phía trước nhà mình.  Vì nhà tôi ván gỗ nên những tiếng nổ nghe chát chúa rõ ràng, cả những tiếng võ đạn văng vào tường gỗ nghe lụp cụp nghe rợn cả người.  Tôi tự hỏi, võ đạn rớt mà nghe đã thấy khiếp đãm như thế rồi, chừng nghe viên đạn thật bắn thì làm sao tôi dám đi lính đây?



Lúc nãy tính thì ghê lắm nhưng bây giờ nghe tiếng súng nổ sát bên tai thì tôi mới thấy thật là kinh hoàng.  Quả đúng là chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ.  Tôi nằm im không dám nhúc nhích, cố gắng suy nghĩ xem những gì vừa xảy ra và mình sẽ phải làm gì?


Việt Cộng đã về tới đây rồi chứ cần gì phải suy nghĩ nữa?
Nhưng sau vài tràng đạn, tiếng súng lại ngưng.  Rồi lại nổ nữa, nhưng lần này hình như không còn ở ngay phía trước nhà mà xa hơn một chút.  Thỉnh thoảng cũng có những tràng AK đáp lễ nghe chóc chóc, tiếng súng nổ khác hẳn với tiếng súng của mình..


Từ từ, tôi bò dậy và hé màn cửa sổ nhìn ra ngoài...
Trước nhà tôi có một cây mít khá lớn và trong bóng tối chập chờn, tôi thấy đứng đằng sau cây mít là một người mặc đồ lính quốc gia với một cây súng trong tay trong tư thế sẵn sàng nhã đạn.  Phía dưới chân anh ta là một túi quân trang...


Cám ơn trời đất.  Nếu người núp sau cây mít là một thằng Việt Cộng thì tôi không biết tôi sẽ phải làm gì?


Tôi tiếp tục quan sát và thấy người lính nổ vài tràng súng về phía hướng rẩy, rồi bỏ cây mít, lại chạy sang một chỗ khác, nổ vài tràng súng nữa, rồi lại thay đổi chỗ đứng, nổ thêm vài tràng nữa...


Tôi không hiểu tại sao anh lại làm vậy.  Tính mở cửa ra hỏi anh có cần giúp gì không nhưng không dám.  Tôi không một tấc sắt trong tay, lại chẳng có chút gì kinh nghiệm chiến đấu, ra không giúp gì được mà có thể làm vướng bận anh ta...


Cứ như thế một lúc chừng nửa tiếng thì tiếng súng từ từ bớt cường độ rồi ngưng hẳn.  Tiếng súng ngưng nhưng người lính vẫn đứng yên ở sau cây mít, súng luôn luôn hờm sẵn.  Bây giờ thì anh không đi tới mà cũng không đi lui, cứ đứng yên một chỗ như muốn quan sát mọi chuyện...


Không lâu sau đó thì trời cũng bắt đầu sáng.  Tôi mở cửa ra.  Người lính quay lại nhìn tôi và tôi thấy cái huy hiệu Thiết Giáp, chiếc xe tăng với họng cà nông to chềnh dềnh, nơi cánh tay áo, mặt mày anh tròn trịa coi hiền lành, đầu không đội mũ và đặc biệt có mang cặp quai chảo Chuẩn úy nơi cổ áo.  Cây súng anh đang sử dụng là cây Carbine M-2 nổi tiếng thời đó.Võ đạn đồng văng đầy sân trước nhà tôi.


Anh chỉ nhìn sớt qua tôi nhưng không nói gì.  Tôi làm dấu chào anh rồi hỏi anh:
- Hồi nãy anh bắn nhau với ai vậy?
Một câu hỏi thật là ngớ ngẩn nhưng anh vẫn trả lời, giọng miền Nam xuề xòa:
- Bắn nhau với Việt Cộng chớ với ai chú em.  Mà chú em ở trong nhà đi, đóng cửa lại, đừng có ra đây làm gì, chờ chút nữa yên bớt rồi tính sau...
Nghe lời anh, tôi lui vào nhà, khép cửa, rồi xuống nhà dưới, bảo mấy đứa em ra pha cho tôi một ly cà phê sữa.  Tôi đem ly cà phê sữa ra cho anh.  Lúc này thì trời đã sáng hẳn.
Anh mỉm cười khoái trá, nhận ly cà phê từ tay tôi nói, giọng hiền lành thân mật:
- Chú em này coi cũng biết điều dữ đa.  Cám ơn chú em.


Anh móc gói ra gói thuốc lá, mồi một điếu, uống cà phê.  Anh uống nhưng cặp mắt tiếp tục quan sát khắp nơi, luôn luôn đề phòng.
Không lâu sau đó thì người trong xóm cũng từ từ đổ ra vây chung quanh anh, kẻ  hỏi một câu, người khen một tiếng, cứ ồn cả lên.


Anh Chuẩn úy thiết giáp vừa hút thuốc lá, uống cà phê, trả lời những câu hỏi và kể lại những gì đã xảy ra, đưa tay chỉ chỏ. 


 
Một lúc nào đó, anh nói một câu làm mọi người rụng rời:
- Cái xóm này tối hôm qua không có tôi thì Việt Cộng lọt vô đây rồi.  Chúng nó không nhiều, chỉ có chừng vài ba thằng thôi nhưng một khi đã lọt vô đây rồi thì khó mà bứng nó ra lắm....


Mọi người ai nấy nghe như thế thì giật nẩy mình và mừng lắm.  Nhờ anh, xóm tôi thoát được một đại nạn.


Anh nói tiếp rằng, tối hôm qua anh ăn tết ở nhà, cũng một căn nhà mướn trong xóm đạo gần đây.  Quá giao thừa thì anh nghe súng nổ.  Là người đã từng tham gia trận mạc, nghe những tiếng súng nổ là anh biết ngay Việt Cộng đang tấn công mình trong thành phố.  Anh liền sách súng phóng lên xe để đi vào tiểu khu hay về đơn vị nằm đâu gần đó.


Nhưng đi nửa chừng, anh phải bỏ xe để đi bộ vì Việt Cộng đã chận được vài khúc đường, anh không muốn bị lộ diện hay bị ăn B-40.  Anh đã ở đây một thời gian nên biết đường xá thành phố Ban Mê Thuột như trong lòng bàn tay mình...


Nhưng anh vừa đi với tới đây thì gặp ngay một toán Việt Cộng cỡ chừng vài ba thằng cũng từ đang trên đường đi tới.  Chúng nó có lẽ đi lạc hoặc là âm mưu tính chiếm khu xóm này...


Dù một thân một mình, nhưng anh quyết ngăn cản chúng nó.  Anh liền núp sau cây mít nổ một tràng đạn về hướng mấy thằng Việt Cộng đang đi tới.  Bọn chúng hoảng hốt khựng lại, chia nhau ra bắn trả..


Và những đoạn anh kể tiếp theo làm cho tôi mới hiểu được tại sao anh lại bắn vài tràng súng chỗ này rồi chạy sang chỗ khác bắn tiếp vài tràng nữa.

  

Anh nói:
-Nhìn cách đi đứng lạng quạng của chúng nó, tôi biết chúng nó chỉ là bọn đặc công hay du kích từ đâu vào nên không biết rõ địa hình địa thế, cũng không biết lực lượng quân ta ở đây như thế nào cho nên không dámmạo hiểm mò vào.  Lợi dụng chỗ đó, tôi dùng kế, cứ đứng chỗ này bắn ít tràng, nhảy qua chỗ kia bắn ít tràng, làm như ở đây mình có nhiều hơn một người.  Thật ra thì với 3, 4 thằng với AK, nếu chúng nó quyết định xông vào đây thì tôi đã không cự lại.  Mà nếu chúng nó xông được vào đây thì đồng bào biết rồi, trục chúng nó ra rất là khó, sẽ có bom đạn, sẽ có nhà cháy, sẽ có người vô tội bị chết oan...


Ngừng một chút để hít một hơi thuốc lá, anh tiếp:
-May mà chúng nó tưởng ở đây có cắt lính gác rồi nên sau một hồi bắn qua bắn lại, thấy khó ăn, chúng nó mới bỏ đi.  Cái xóm này thật là hên...
Mọi người nghe nói thì đội ơn anh vô cùng vì ai cũng biết, đúng như anh Chuẩn úy Thiêt Giáp nói, chỉ cần một vài thằng Việt Cộng lọt vào đây thôi thì khó mà trục nó ra được và khi quân ta đánh vào thì sẽ có nhà cháy, có bom nổ, vân vân.


Có người nào đó mời anh vô nhà ăn uống nhưng anh từ chối, bảo anh phải đi nhưng, nếu có ai cho anh xin gói xôi hay vài khoanh bánh tét đem theo thì tốt nhất.  Gì chớ xôi hay bánh tét thì ba ngày Tết thiếu gì.  Chẳng bao lâu hàng xóm đem tới một đống trước mặt anh, đủ cho... 20 người ăn.  Anh cám ơn rồi bảo anh chỉ lấy một vài miếng đem theo, còn bao nhiêu bà con đem về nhà để ăn tết đi.


Nói thêm vài câu, trong lúc tiếng súng vẫn còn ầm ì vọng về từ ngoài phố, tiếng tàu bay đủ loại còn bay khắp nơi trên trời, anh từ giã mọi người để ra đi.  Anh bỏ mấy khoanh bánh tét và một bịch ni lông nước vào ba lô, sách cây Carbine đứng lên.  Anh chào mọi người và nói:


-Thôi, bà con vô nhà hết đi, đừng tụ tập đông quá ở ngoài này không tốt.  Đừng quên là Việt Cộng vần còn ở nhiều chỗ trong thành phố .  Chúc đồng bào ăn tết vui vẻ nghe...


Rồi anh khom người, vác túi quân trang, sách cây Carbine nhằm hướng Tiểu khu mà đi...

Không có ai hỏi anh đi đâu và anh cũng không nói.  Cũng không có ai ngỏ ý tặng cho anh một chiếc xe đạp để anh có phương tiện di chuyển dễ dàng hơn một chút...


Tôi đứng nhìn theo anh, cảm động vô cùng vì hành động anh hùng của anh, đã cứu nguyên cả xóm tôi khỏi bị cháy nhà, dân xóm tôi khỏi bị bắn giết...


Tôi đứng nhìn theo anh, nhớ lại một đoạn phim Nhật tôi đã coi lúc nào...
Một cái làng nọ bên Nhật bị bọn thổ phỉ kéo tới phá phách.  Cả làng họp lại rồi quyết định góp tiền mướn mấy anh Samurai tới giúp đỡ.  Sau khi dẹp tan bọn thổ phỉ sau nhiều trận đánh đẫm máu, những người võ sĩ đạo âm thầm ra đi.  Nhìn từ phía sau lưng anh, tôi thấy hình ảnh của anh giống như hình ảnh của những anh chàng võ sĩ đạo ngày nào trong lúc phim gần hết.  Anh Chuẩn úy Thiết Giáp quả đúng là một chàng võ sĩ đạo Việt Nam tân thời.  Có điều khác hơn là ngày xưa, người ta phải trả tiền cho mấy anh chàng võ sĩ đạo kia, còn bây giờ, không có ai trả cho anh một xu một cắc nào cả.  Có chăng chỉ là vài lời cám ơn và vài khoanh bánh tét...


Tôi đứng nhìn theo anh, một người lính bộ binh bình thường như hàng triệu người lính bộ binh khác của QLVNCH, như là một người anh hùng của tôi, và tự hỏi lòng mình, trên mãnh đất nước đau thương tàn khốc này của quê hương, mỗi ngày còn có bao nhiêu người chiến sĩ khác như anh, dù không bao giờ được tuyên dương công trạng, dù những hành động oai hùng không hề được ai biết tới, dù đã không bao giờ ngữa tay nhận của đồng bào một đồng xu cắc bạc nào, đã âm thầm đem xương máu mình ra để gìn giữ và bảo vệ cái quê hương này?


Tối hôm qua, anh đã có thể bỏ chạy, kẹt lắm thìquăng súng rồi lẻn vào nhà dân để trốn, một chuyện thật là dễ làm.  Nhưng anh đã không làm.  Anh ở lại và nổ súng để bảo vệ cho cái xóm đạo của tôi cho đến khi trời sáng dù anh chưa bao giờ quen biết chúng tôi, và chúng tôi cũng chưa bao giờ quen biết anh.  Anh đem mạng sống mình ra để bảo vệ chúng tôi, sẵn sàng chết cho chúng tôi, như làm một chuyện bình thường như hút thuốc lá, như ăn cơm.  Anh chẳng bao giờ nghĩ xa hơn.  Chẳng nghĩ đến chuyện đền ơn, chẳng nghĩ đến chuyện làm anh hùng.


Một công trạng to lớn như thế mà sao anh vẫn bình thường, vẫn nói năng từ tốn với chúng tôi, chẳng hệch hởm, chẳng cao ngạo, chẳng coi chuyện cứu nguyên cái xóm tôi khỏi bom đạn như chẳng có gì…


Thật là cao cả và đẹp đẽ quá, người lính QLVNCH.
Từ những ngày xưa bé nhỏ, tôi đã biết yêu lính, bây giờ thì sự thương yêu ấy trong lòng tôi càng tăng lên gấp mấy trăm lần nữa…


Phải mất cỡ 2,3 tuần nữa thì quân đội mình mới dẹp hết được Việt Cộng trong thành phố Ban Mê Thuột.  Chúng tôi cắp sách đi học lại.  Ngày đầu tiên trong lớp, tôi nghe nhiều chuyện thương tâm xảy ra cho những người bạn học trong lớp tôi.  Có người chết cả cha lẫn mẹ, nhiều người nhà bị cháy, tan nát cả cơ nghiệp, không còn chỗ ở...


Tết Mậu Thân năm đó, tôi cũng chưa được 17 tuổi, đúng ra là mới 16 tuổi rưỡi, nhưng tôi thấy như mình đã trưởng thành hẳn ra, trở nên chính chắn, biết vui và buồn với vận nước nổi trôi.  Trận đánh Mậu Thân đã thay đổi sự suy nghĩ của bọn học trò chúng tôi hoàn toàn.  Từ những người học sinh vô tình vô tội ngày hôm qua, chúng tôi biến thành những người tuổi trẻ biết đau niềm đau của dân tộc, biết chia sẽ nổi buồn của quê hương, và quan trọng hơn cả, chúng tôi bắt đầu biết yêu thương quê hương đất nước mình.

 

----------------------------------

 

Những câu chuyện

2eebc-191tue1bba3ngthc6b0c6a1ngtie1babfcphotobyvnrozier
Mặc Nhiên

 

 

Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lạị Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói : “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn ? Sự uẩn ức nào chứ … ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.

Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?

nnhanh_chandungnguoilinh

… Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.

DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhaụ Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:

- Uống đi mày, uống đi mày…

Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.

Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:

- Uống đi mày…

Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:

- Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay… người bạn thân đã chết ở trận điạ…

Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:

- Uống đi mày… Có Đại Úy đang uống với tao đây.

Sau đó anh nói tiếp:

- Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?…

quanluc01-1

Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.

Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

- Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.

- Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…

- Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế?

Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.

Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.

- Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ!

tuong-thuongtiec

Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội.

Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:

– Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:

- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.

Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:

- Ai phá nhà tao đó?

Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:

- Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai ?…

Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”

Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “TIẾC THƯƠNG” ngồi sau xe Jeep của ông:

- Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.

Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:

- Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…

Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”

Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:

- Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra saọ Cô nghe tiếng người lính hỏi:

- Cô có biết tôi là ai không?

Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::

- Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi…

Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”

Chú thích:
Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi, Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện này.
– Mac Nhien

tượng tt trong hoàng hôn



https://live.staticflickr.com/5350/9215771754_0c6857944f_c.jpg
1



2


 

--> 16

 
























Chân Dung Người Lính
Việt Nam Cộng Hòa












The Yue Peoples were aboriginal people of South China who in the 3th or 4th century bce, formed a powerful kingdom in present-day Zhejiang and Fujian provinces.



- J'étais absent hier. I wasn't here yesterday.

- Pourquoi étais-tu absent hier? Why would you miss school yesterday?

- Vous étiez absent hier soir? Why weren't you...

“Parce que je suis malade”, “thì” đã qua, “thì imparfair”: Parce que j’étais malade.

- Non, vous n’êtes plus malade. No, you are no longer sick.



 

https://caybut2.blogspot.com/2016/11/nua-ky-chanh-ta-viet-ngu-nua-ky-chanh.html





Emperor Yuan of Han

Battle of Zhuolu (Trận Trác Lộc)

People also search for View 10+ more Battle of Banquan

Battle of Mingtiao Battle of Muye

Battle of Julu

Feedback

CUỘC CHIẾN HÁN-VIỆT Đầu Tiên tại TRẬN...

- Vươn lên 2

https://vuonlenmai.blogspot.com › c...

· Translate this page

May 1, 2020 — Sơ đồ CUỘC CHIẾN TRANH HÁN-VIỆT TẠI TRẬN TRÁC LỘC, 2704 tr. CN Trận Trác Lộc /Battle of Zhuolu (涿鹿之). Thời tiền Việt (pre Yue ... You visited this page on 4/10/21.

• trận Trác Lộc
• Hoàng Đế
• Hữu Hùng
• Xi Vưu
• Đế Du Võng
• Ứng Long
• Lê (họ)

Tộc Cửu Lê ban đầu có tên là Cửu Di về sau dưới sự thống lĩnh của thú vương Xi Vưu mới đổi thành Cửu Lê. Tộc Cửu Lê có nguồn gốc từ thủ lĩnh là Thú Vương Xi Vưu, họ Thần Nông

Đế Du trên danh nghĩa là thiên tử

Công Tôn Hiên Viên ông dẫn đầu liên minh bộ lạc vượt Hoàng Hà tác chiến với quân Cửu Lê nhiều trận kịch liệt bất phân thắng bại.

Cuộc chiến kéo dài ròng rã ba tháng trời khiến quân sĩ hai bên đều thương vong vô số, sau cùng Hiên Viên với nhiều cơ mưu túc trí đã đánh bại và giết chết Xi Vưu trong trận Trác Lộc nổi tiếng.

Sau chiến Trác Lộc đại thắng đế Du Võng thoái vị nhượng lại ngôi thiên tử cho Công Tôn Hiên Viên, sự hiện diện của tộc Cửu Lê trên vũ đài lịch sử đến đây kết liễu kéo theo sự cáo chung của triều đại Thần Nông.

Hữu Hùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hữu Hùng (chữ Hán: 有熊) là tên một quốc gia bộ lạc thời viễn cổ trong lịch sử Trung Quốc, địa bàn của nước này nằm ở khu vực huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay. Bộ lạc Hữu Hùng có quan hệ gần gũi với bộ tộc Lạc Việt.

Những dấu ấn trong truyền thuyết dân gian

Nước Hữu Hùng là một trong những chư hầu có kinh tế phồn thịnh nhất của họ Thần Nông, vị trí của nó có hai con sông chảy qua nên giao thông đường thủy rất thuận lợi. Không rõ cội nguồn của nước này từ đâu mà ra nhưng tên tuổi và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế là có 1 vị thủ lĩnh kiệt xuất đó là Công Tôn Hiên Viên, trước khi được chư hầu tôn làm thiên tử thì Công Tôn Hiên Viên từng lãnh đạo bộ lạc này một thời gian dài.

Bấy giờ vua cuối cùng của triều đại Thần Nông là đế Du Võng nhu nhược và bại hoại khiến trăm họ ca thán, gặp lúc thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê là Xi Vưu không chịu phục đã nổi dậy chống đối gây ra chiến tranh tang tóc trong nhân gian. Công Tôn Hiên Viên thấy vậy lập tức phất cao ngọn cờ cần vương hội chư hầu trừng phạt Xi Vưu, các nước chư hầu đều ủng hộ ông tập hợp ở Phản Tuyền cùng nhau hợp sức chống quân phản loạn. Sau nhiều trận quyết đấu cam go cuối cùng liên quân đã đánh bại được Xi Vưu ở trận Trác Lộc nổi tiếng, Xi Vưu thua chạy bị bắn chết trong đám loạn quân còn Công Tôn Hiên Viên được chư hầu nhất trí bầu làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc.

Lúc ấy đế Du Võng biết mình bất tài nên đành thoái vị nhượng lại ngôi vị thiên tử cho Công Tôn Hiên Viên, Hiên Viên chính thức đăng cơ thay thế Thần Nông thị cai trị thiên hạ. Sau khi Hiên Viên lên ngôi báu không rõ nước Hữu Hùng còn tiếp tục tồn tại hay không thì sử sách không hề nhắc đến nữa, Sử Ký Tư Mã Thiên - Ngũ đế bản kỷ chỉ thấy nói rằng Hoàng Đế sinh được 25 người con trai mà thôi.

Hoàng Đế 黃帝, huángdì), còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (軒轅黃帝), được coi là thủy tổ của mọi người Hán. Chữ Hoàng (黃) sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ. Hiểu nôm na "Hoàng Đế" là "Vua Vàng", khác với Hoàng (皇) trong Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần (xem bài Tần Thủy Hoàng).

Hoàng Đế thường được coi là một trong Tam Hoàng hoặc Ngũ Đế. Theo huyền sử Trung Quốc, ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.

Quyết định này đã làm đa số người dân Nhật Bản thất vọng. Theo thăm dò dư luận của Mainichi, 71% số người được hỏi ý kiến chống lại việc vội vã tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Oi, trong khi chỉ có 23% là đồng tình ủng hộ.

[5]
Vậy là thiểu số lại thắng đa số. Còn lẽ phải thì thuộc về ai? Để trả lời câu hỏi này, và quan trọng hơn là để trả lời câu hỏi có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam hay không, ta hãy cùng nhau đúc kết một số bài học từ thảm họa Fukushima.



Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Tần Thủy Hoàng lập ra danh hiệu Hoàng đế, thì từ Đế thời kì này dùng để chỉ Thượng đế trong tín ngưỡng nhà Thương[2]. Vào thời Chiến Quốc, danh từ Đế dùng để chỉ các vị thần của những ngọn núi thiêng, trong đó Hoàng Đế (ý nói Vua Vàng) chính là một trong số đó.

Cuối thời Chiến Quốc, Hoàng Đế dần mang tính vũ trụ học của học thuyết ngũ hành, và màu vàng tượng trưng cho thuộc tính Thổ, cũng mang ý nghĩa trung tâm. Việc này cũng được đề cập trong Lã Thị Xuân Thu[3].

Căn cứ vào khảo cổ học, ghi chép sớm nhất về Hoàng Đế là dựa trên một Kim văn nước Tề thời Chiến Quốc[4]. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên, ông cũng đề cập đến việc nước Tần đã tôn thờ một tín ngưỡng Hoàng Đế cùng với Viêm Đế. Bàn thờ cúng đã được tìm thấy tại vùng ngày nay là huyện Phượng Tường, Thiểm Tây nơi mà xa xưa từng là kinh đô của nước Tần.


Và cũng trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã tổng hợp những thông tin rải rác về Hoàng Đế khi ấy và tổng hợp nên một nhân vật thần thoại và có các thành tựu như ta đã biết ngày nay[5]. Chính những bước đầu tiên này, Sử ký đã có ảnh hưởng sâu rộng đến cái nhìn lịch sử Trung Quốc cổ đại không chỉ với người Trung Hoa mà còn đối với các nước đồng văn[6].

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孫氏), do sống ở gò tên gọi Hiên Viên (軒轅) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孫軒轅), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiểu là Phù Bửu (附寶). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông.

Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏)[7]. Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).

Cơ (chữ Hán: 姬, Bính âm: Ji) là một họ của người Trung Quốc. Tuy chỉ xếp thứ 213 trong danh sách Bách gia tính nhà Tống nhưng đây là một trong họ có nguồn gốc cổ nhất của Trung Quốc, nó là họ của các vua nhà Chu, một trong những triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thống thì chỉ có vua Chu mới được mang họ Cơ, vì vậy có rất ít mang họ này,

Chiến tranh với Xi Vưu[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Trận Trác Lộc

Tranh vẽ Hoàng Đế trong một ngôi mộ thế kỷ II. Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết. Bộ lạc Thiếu Điển, do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thuỷ thuộc tây bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Viêm Đế Thần Nông Thị là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng Đế. Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác.

Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc. Về trận đại chiến này, đã có nhiều truyền thuyết hoang đường, khi quân của Hoàng Đế thừa thắng đuổi theo quân của Xi Vưu, trời bỗng nổi cuồng phong, là do Xi Vưu đã được sự giúp đỡ của thần gió, thần mưa. Hoàng Đế cũng nhờ Thiên Nữ giúp đỡ. Cuối cùng, Xi Vưu bại vong.[7] Những truyền thuyết trên chỉ có tính chất phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến. Từ đó, Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Phản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên.

Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng, họ tự gọi mình là Viêm Hoàng tử tôn (炎黃子孫).

Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây. Từ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất, mỗi năm đều có lễ cúng bái lăng Hoàng Đế, được liệt vào hàng Đại điển[8], vì vậy được gọi là Thiên hạ đệ nhất lăng (天下第一陵). Nhưng thực tế trong lăng chỉ có y quan chôn để tượng trưng mà thôi. Có truyền thuyết kể rằng, sau khi Hoàng Đế băng hà, một đêm Rồng thiêng đáp xuống tẩm cung đón Hoàng Đế lên trời. Để đáp lại công lao của ông, ông được phong thần, trở thành Ngọc Hoàng.

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Hoàng Đế ở viện bảo tàng Cố Cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo (trong truyền thuyết) của nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật (Hoàng Đế nội kinh tương truyền là của Hoàng Đế và Kỳ Bá)[7]. Lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ Hoàng Đế.
Theo sách Hoài Nam Tử, Hoàng Đế còn có một sử quan tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết cổ. Tuy nhiên, người ta chưa được thấy chữ viết thời đó nên không có cách gì chứng minh cho việc này.[7]

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ đầu tên là Luy Tổ, hay Loa Tổ (螺祖), là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa.[7] 累 hay 螺 đều có chữ 糸 mịch tức sợi tơ nhỏ. Tuy nhiên, một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ (雷祖), nghĩa là bà Tổ Sấm. Theo Sơn Hải kinh (山海經), Luy Tổ sinh Xương Ý, Ý sinh Hàn Lưu, và Hàn Lưu sinh ra Chuyên Húc (Cao Dương Thị) vậy. Ông có thứ phi là Mô Mẫu (嫫母), thuộc Tây Lăng Thị (西陵氏), bà tuy không có nhan sắc nhưng đức hành cao thượng, được Hoàng Đế kính trọng. Ngoài ra, ông còn thêm 2 bà phi tên Phong Luy (封嫘), Đồng Ngư (彤魚) và 10 vị tần khác.
Ông có tổng cộng 25 người con, và được phân ra các họ khác nhau, gồm 12 họ là: Cơ (姬), Dậu (酉), Kì (祁), Kỉ (己), Đằng (滕), Dự (葴), Nhậm (任), Tuân (荀), Hi (僖), Cật (姞), Huyên (儇) và Hi (衣). Do vậy, từ đời Thiếu Hạo đến về sau nữa là nhà Chu đều có chung dòng dõi tổ tiên là Hoàng Đế. Theo Sơn Hải kinh (山海經), các tộc Bắc Địch, Khuyển Nhung và Đông Di cũng đều là con cháu của Hoàng Đế.

Cũng có truyền thuyết khác kể rằng Rồng xuất hiện từ thời này. Ngày đó mỗi bộ lạc đều lấy hình một con vật là Tộc Huy cho bộ lạc của mình. Và bộ lạc của Hoàng Đế chọn con rắn. Sau mỗi lần thu phục 1 bộ lạc, Hoàng Đế sẽ trích 1 phần Tộc Huy của bộ lạc đó để thêm vào Tộc Huy của bộ lạc mình. Như một cách tượng trưng cho chiến thắng và uy danh. Vì vậy nên Tộc Huy của Hoàng Đế có thêm Sừng Nai, Mặt Ngựa, Vẩy Cá, Móng Chim Ưng. Lâu dần biến đổi thành Rồng.
Tầm quan trọng của Hoàng Đế[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Đế.

“Đời Thần Nông, con trai cày mà ăn, con gái dệt mà mặc, không dùng hành chính mà dân được được trị, không dấy binh đao mà làm vua thiên hạ. Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Hoàng Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng.”

— Sách Thương Quân[7]

Qua đó, ta thấy thời vua Hoàng Đế diễn ra một biến cố quan trọng trong lịch sử và chính trị và xã hội của Trung Hoa cổ xưa.[7]

Trong văn hóa Trung Hoa, Hoàng Đế được coi là người tạo ra nhiều di sản và học thuyết. Trong khi nhiều học giả phương tây cho rằng các học thuyết của Đạo giáo đều xuất phát từ Lão Tử, thì những người theo Đạo giáo Trung Hoa lại tự cho rằng những lý thuyết và triết lý Đạo giáo bắt nguồn từ Hoàng Đế[9]. Cuốn Hoàng Đế nội kinh (黄帝内經), một cuốn sách thuộc hàng kinh điển trong Đông y được đặt theo tên của ông. Ngoài ra, ông cũng được nhìn nhận đã viết ra Hoàng Đế tứ kinh (黄帝四經), Hoàng Đế âm phù kinh (黄帝陰符經).

Vào thế kỷ thứ II, vai trò thần thánh của Hoàng Đế dần mất đi bởi một hình ảnh đang nổi lên là Lão Tử[10]. Dẫu vậy, hình tượng Hoàng Đế không hề mất đi với vai trò là một thần linh tối cao và biểu thị cho sự trường thọ[11].

https://vuonlenmai.blogspot.com/2021/02/amerasian-nhung-ua-con-lai-hai-dong-mau.html

CUỘC CHIẾN HÁN-VIỆT Đầu Tiên TẠI TRÁC LỘC, 2704 tr. CN
https://hosting.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/doublenguyennguyen009/BQ%20Din_zpsh7pv7gwp.png?width=1920&height=1080&fit=bounds

https://www.facebook.com/photo?fbid=10215000843838142&set=pb.1340855682.-2207520000..

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/Tran-Van-Trung-e1520380462877.jpg nón ba cạnh

General Tran Van Trung, pre-1975. He was reunited with his wife, and later settled in France.

https://scontent-lax3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/94160753_10215000857598486_3965269289778282496_n.jpg?_nc_cat=103&ccb=1-3&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=UjJJpjyJjn4AX_uPd3N&tn=t0vxSDVgwiC2CfWe&_nc_ht=scontent-lax3-2.xx&oh=40b902fda4beae097fed7738ac430f92&oe=60C5EBBB

Trần Văn Hai

Sau trận Trác Lộc, Hiên Viên của Hán tộc đại thắng, ông liền thâu gôm ba bộ tộc:

☛ Thị tộc Cửu Lê của Xi Vưu,
☛ Thị tộc Đế Viêm Thần Nông (Nước Xích Thần cùa Đế Nghi) Việt tộc cai quản đất của Đế Nghi Việt tộc,
☛ Thị tộc Hữu Hùng của Hiên Viên Hán du mục và

Hiên Viên Hoàng Đế được coi là thủy tổ của người Hán.

Ông rút về phía tây đánh nhau với thủ lĩnh Xi Vưu tại trận Trác Lộc (涿鹿). Thắng trận, Hiên Viên Hoàng Đế thâu gom lại và lập lên đất lập thành đất Hoa Hạ, và cho dân tự nhận họ là người Hoa [ý là loại người đẹp đẽ, sang trọng] không dùng chữ "Hãn" hay "Hán" hay "Hậu" hoặc Hung Nô mà là Hoa - để người dân cảm thấy mình không bị Hán cai trị. Hiên Viên Hoàng Đế 軒轅黃帝 là ông vua ngoại tộc, từ gốc Hung, Hung Nô, Hán hay Hoa cũng là cùng một gốc.

Người Hoa Hạ/người Hoa là loại tộc lai, tộc Hoa Hạ mang hai dòng máu của chủng tộc người Việt cổ và chủng tộc tạp chủng giữa Mông, Thổ, Hung, tạp chủng du mục hiếu chiến, luôn tạo chiến tranh.

Đừng nhầm lẫn người Hoa Hạ và người Nam Hoa. Người Nam Hoa là người gốc giống Bách Việt. Vì sau hai ngàn năm bị nhà Tần và Hán cai trị, họ bị nhồi sọ rằng họ là gốc người Hoa Hạ, người Hoa, thay vì là người Mân Việt, Dương Việt, của chủng Bách Việt văn minh lúa nước.

Nước Shang 商 bị tách rời ra, chia đôi và rồi sau đó, bị đổi tên khác (Sở 楚). 10-month-old mixed-race baby.

*Chạy ra biển Đông và mất tích:

đoàn quân của Lạc Long Quân đã tản mát ra khắp nơi ở Biển Đông:

■ Đông-Bắc lục địa, kết hợp với dân địa phương lập ra nước Triều Tiên (Đại Hàn).
■ Phía Đông với giống Ai Nô lập nước Nhật, Đài Loan.
■ Đông Nam họ lên quần đảo Célèbre ở Indonésia, đảo Hải Nam.
■ Phía Nam họ đổ bộ lên đồng bằng sông Cả và sông Mã với đồng chủng tộc của họ.

Ông gọi sự kiện có hai cuộc di dân:

☛ Đạo binh Lạc Long Quân chạy ra biển đông là cuộc di dân đợt một của dân tộc Việt Nam.

☛ Còn cuộc di dân đợt hai xảy ra vào cuối Chu và Tần và Hán.

** Các Bộ tộc, Bộ lạc nước Xích Thần (bắc Miêu, Thần Nông bắc) sau khi bị Hán tộc xâm lược đã chuyển đổi thành “hàng vạn” nước chư hầu và nước phụ dung của vua chúa du mục Hán tộc. Họ dần dần trở thành người Hán gốc Miêu.

Cánh quân của công chúa Âu Cơ vượt sông Hoàng Hà chạy về phía nam. Bị quân Hiên Viên đuổi riết, bà lại vượt sông Dương Tử, lui về vùng núi Ngũ Lĩnh, trên Cánh Đồng Tương *quê hương chồng. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp, thì Âu Cơ (vị nữ tướng) và các con (các đơn vị dân quân trong Liên Minh Xích Quỷ) đã về đến Tương Dạ. Bà ở lại đấy có ý đợi tin tức Long Quân.

Chờ lâu không gặp chồng, bà lập đàn ở Tương Dạ* kêu khóc tha thiết:

— “Quân ở phương nào, làm cho mẹ con ta ngày đêm thương nhớ”.

Các con cũng khóc:

— “Bố ở phương nào mau về với chúng con”.

Thốt nhiên Long Quân về trên đàn, ông bàn với Âu Cơ: Nên chia các con ra trấn giữ các nơi. Long Quân dặn Âu Cơ, phong con trưởng họ Hồng Bàng Thị làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô Phong Châu.

* Vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng, rồi dẫn đại binh tiến lên sông Hoàng Hà (sử Tàu ngạo mạn gọi cựu vương Đế Lai là Cổ Thiên tử Xi Vưu).

** Vua Đế Lai lui quân về phía Đông, lập trại tại Phản Tuyền. Tại đây, hai bên lại đánh một trận lớn nữa, quân Xích Quỷ lại bị thiệt hại nặng. Vua Đế Lai tử trận.

*** Hậu là người tù trưởng của bộ lạc Hán tộc.

chủ nghĩa tam dân, Tôn Trung Sơn nêu rõ:

“Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới… So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới”. Trong cuốn “Phương lược kiến quốc”, ông nhắc lại: “Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới 400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa. Việc kế thừa nền văn hóa 5.000 năm cũng là điều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới”.[142]

Sơ đồ CUỘC CHIẾN TRANH HÁN-VIỆT TẠI TRẬN TRÁC LỘC, 2704 tr. CN Trận Trác Lộc /Battle of Zhuolu (涿鹿之戰)

https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/05/cuoc-chien-han-viet-au-tien-tai-tran.html

Trận Phản Tuyền – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org › wiki › Trận...

· Translate this page Trận Phản Tuyền (giản thể: 阪泉之战; phồn thể: 阪泉之戰; bính âm: Bǎn Quán... Tiếp theo là trận Trác Lộc giữa đội quân của Xi Vưu và liên minh giữa Hoàng...

Cửu Lê – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org › wiki › Cửu...

· Translate this page ... Hoàng Hà tác chiến với quân Cửu Lê nhiều trận kịch liệt bất phân thắng bại. ... cơ mưu túc trí đã đánh bại và giết chết Xi Vưu trong trận Trác Lộc nổi tiếng.

Hoàng Đế đánh Xuy Vưu - Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử https://bienniensu.com › hoang-de-d...

· Translate this page Viêm Đế đành phải chạy đến Trác Lộc., xin Hoàng Đế giúp đỡ. ... Về trận đại chiến này, có rất nhiều truyền thuyết hoang đường, như nói rằng ngày thường ...

CUỘC CHIẾN HÁN-VIỆT Đầu Tiên tại TRẬN ... - Vươn lên 2 https://vuonlenmai.blogspot.com › c...

· Translate this page May 1, 2020 — Sơ đồ CUỘC CHIẾN TRANH HÁN-VIỆT TẠI TRẬN TRÁC LỘC, 2704 tr. CN Trận Trác Lộc /Battle of Zhuolu (涿鹿之戰). Thời tiền Việt (pre Yue ... You visited this page on 4/10/21.

Hoàng Đế 9 trận 9 bại, làm thế nào thắng được Xi Vưu? | NTD ... https://www.ntdvn.com › Văn hoá · Translate this page Nov 29, 2020 — Sau khi gió lặng mưa tan, Hoàng Đế lại bày trận mới, gióng trống Quỳ ... Sau khi trận chiến Trác Lộc kết thúc, Hoàng Đế đã thống nhất các bộ ...

Thập Đại Ma Thần sở hữu quyền năng tuyệt đỉnh thời Thượng ... https://danviet.vn › thap-dai-ma-than...

· Translate this page Jun 30, 2020 — Trong đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ, U Minh Song Thần dẫn đầu yêu ma quỷ quái đến ủng hộ Xi Vưu, sau trận Trác Lộc thì bị bắt và được Nữ Oa ...
Hữu Hùng - Wikiwand https://www.wikiwand.com › Hữu_H... · Translate this page Sau nhiều trận quyết đấu cam go cuối cùng liên quân đã đánh bại được Xi Vưu ở trận Trác Lộc nổi tiếng, Xi Vưu thua chạy bị bắn chết trong đám loạn quân còn ...

Facebook https://www.facebook.com › photos

· Translate this page Xi Vưu (蚩尤) là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê (九黎) và được biết đến nhiều do đã chiến đấu với Hoàng Đế trong trận chiến Trác Lộc trong truyền thuyết Trung Quốc Xi ...

XI VƯU Xi Vưu là thủ lĩnh bộ lạc... - THẾ GIỚI THẦN THOẠI ... https://www.facebook.com › posts
· Translate this page XI VƯU Xi Vưu là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê, được biết đến nhiều do đã combat với Hoàng Đế trong trận chiến Trác Lộc trong truyền thuyết Trung Quốc. Xi Vưu...

Hoàng Đế - Wikiversity - Wikiversity Beta https://beta.wikiversity.org › wiki

· Translate this page Sep 21, 2020 — Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán. Thời Hoàng Đế có ... Related searches

vua nước Sở là Hạng Vũ

Tranh luận với lũ bệnh bại não 1:25:26 là vô tình hại đồng bào; hãy để cho chúng nó phải trả giá khi tàu cộng moi nội tạng. gieo gió gặt bão = crime and punishment. Chúng ta người Việt hải ngoại hãy khôn ngoan dùng thì giờ để học cái đẹp điều hay, kẻo không, người Việt hải ngoại bị thiên hạ bỏ xa những điều tân tiến của thế giới của các nước tự do. Ngày xưa chúa Giê Su chắm chút chăm sóc một con chiên yếu và để rơi 99 con khác vui sống khỏe mạnh. ngày nay Quân lại chăm sóc 90 con chiên bệnh não trì độn vì bị nhồi sọ, mà bỏ quên 10 con chiên khỏe mạnh, mà tai nạn có khi giết 5 con chết, còn 5 con làm được gì để sản xuất 100 cái áo ấm kinh tế cho cả nước?

Is Cantonese A ethnicity?

What does Cantonese people look like?

Are Cantonese and Vietnamese related?

Is Cantonese a dying language?

Tiếng Quảng Châu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm

Tiếng Quảng Châu

廣州話 广州话
Sử dụng tại Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, cộng đồng hải ngoại Khu vực Quảng Đông, Hồng Kông; Ma Cao

Phân loại Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng • Tiếng Trung o Việt Ngữ (tiếng Quảng Đông)  Phương ngôn Việt Hải  Tiếng Quảng Châu Địa vị chính thức Ngôn ngữ chính thức tại Hồng Kông Ma Cao

Mã ngôn ngữ ISO 639-1 zh chi (B) zho (T) ISO 639-3 yue

Tiếng Quảng Châu (phồn thể: 廣州話, giản thể: 广州话, phiên âm Yale: Gwóngjāu wá, Hán-Việt: Quảng Châu thoại) là một phương ngữ tiếng Trung được nói tại Quảng Châu và các vùng phụ cận ở Đông Nam Trung Quốc. Đây là phương ngữ ưu thế nhất trong nhóm phương ngữ tiếng Quảng Đông, là tiếng mẹ đẻ của khoảng trên 80 triệu người[1].

Tại Trung Quốc Đại lục, đây là lingua franca của tỉnh Quảng Đông và một phần khu tự trị Quảng Tây. Đây cũng là ngôn ngữ chính thức và có ưu thế nhất tại Hồng Kông và Ma Cao. Ngoài ra, đây là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong cộng đồng Hoa kiều Đông Nam Á (tại các nước Việt Nam, Malaysia, Singapore, Campuchia,...) và phương Tây (tại các nước Canada, Úc, Tây Âu, Hoa Kỳ,...).

Tiếng Quảng Châu đôi khi còn được gọi là tiếng Quảng Đông (廣東話 / 广东话, Quảng Đông thoại). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học, tiếng Quảng Đông đề cập đến một nhóm lớn các phương ngữ của tiếng Trung Quốc, trong đó tiếng Quảng Châu là phương ngữ ưu thế.

Tiếng Quảng Châu rất khác biệt với các ngữ âm khác trong tiếng Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm văn hóa và đặc tính dân tộc của một bộ phận người Trung Quốc.

• Tiếng Quảng Châu đôi khi còn được gọi là tiếng Quảng Đông hay Việt ngữ (粵語/粤语, vì tỉnh Quảng Đông còn được gọi là tỉnh Việt 粵/粤, đồng âm khác nghĩa với Việt (越) trong Việt Nam (越南)). Tuy nhiên, xét về mặt ngôn ngữ học, Việt ngữ là một nhánh rộng hơn, gồm một số phương ngữ như tiếng Đài Sơn, tiếng Cao Dương,... Trong lịch sử, người ta gọi tên là tiếng Quảng Châu, mặc dù phạm vi nói của thứ tiếng này rộng hơn nhiều. Tại Quảng Đông và Quảng Tây, người ta gọi đây là tiếng tỉnh thành (省城話/省城话, tỉnh thành thoại) hoặc bạch thoại (白話/白话) hoặc tiếng Quảng Phủ (廣府話/广府话, Quảng Phủ thoại). Người Hoa hải ngoại nói tiếng Quảng Châu là tiếng mẹ đẻ, họ tự gọi ngôn ngữ của mình là tiếng Đường (唐話, Đường thoại), vì họ tự gọi mình là người Đường (唐人, Đường nhân).

Tại Hồng Kông, Ma Cao và những cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, người ta thường gọi ngôn ngữ này là tiếng Quảng Đông (廣東話/广东话) (vì nguồn gốc dân cư là từ di cư từ khu vực này đến) hay đơn giản hơn là tiếng Trung (中文: trung văn) [2] (vì trong lịch sử ngôn ngữ này từng có giai đoạn thịnh hành ở Trung Quốc, trước khi bị tiếng Trung phổ thông thay thế).

Do là phương ngữ ưu thế trong Việt ngữ, ngôn ngữ này còn được gọi là Việt ngữ tiêu chuẩn (標準粵語/标准粤语).[3] Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tự điển tiếng Trung thời Đường. Phát âm tiếng Quảng Châu hiện đại gần giống với tiếng Trung Quốc sử dụng phổ biến trong thời kỳ này hơn là những thứ tiếng địa phương khác. Do thiếu những văn kiện lịch sử, nguồn gốc của tiếng Quảng Châu chỉ có thể dựa vào ước đoán. Sự khác biệt giữa các thứ tiếng địa phương ở Trung Quốc cổ đại được ghi nhận sớm nhất vào thời Xuân Thu (770-476 trước Công Nguyên). Một vài nguồn suy đoán rằng tiếng Quảng Châu cùng với tiếng Ngô và tiếng Tương (tiếng Hồ Nam ngày nay) đã hình thành vào khoảng thời nhà Tần (221-206 trước Công Nguyên).

Cho đến cuối thời Tần, người Hán đã định cư tại khu vực tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến ngày nay cùng với ngôn ngữ của họ. Trong sách vở, tiếng Hán được dùng để đề cập đến ngôn ngữ phương Bắc. Ngôn ngữ này được dùng như ngôn ngữ chính thức vào thời Tần.

Sau thời nhà Hán (202 trước Công Nguyên đến 220), quãng thời gian hỗn loạn chính trị kéo dài và phân tách lãnh thổ liên miên dẫn đến sự tách biệt giữa phương ngữ địa phương và phương ngữ phương Bắc. Việc giao tiếp qua lại với người bản địa cũng giúp hình thành loại phương ngữ đặc biệt mà ngày nay gọi là Việt ngữ. Mặc dù không được ghi nhận rõ ràng trong lịch sử, nhiều người đồng tình rằng vào thời nhà Đường (618-907), tiếng Quảng Châu có những đặc trưng ngôn ngữ giống với thứ tiếng Trung phổ biến thời kỳ này hơn các phương ngữ khác.[4]

Vào thời Nam Tống, Quảng Châu trở thành trung tâm văn hoá của khu vực. [5] tiếng Quảng Châu phát triển thành nhánh phương ngữ có uy thế nhất của Việt ngữ khi thành phố cảng Quảng Châu ở đồng bằng sông Châu Giang trở thành hải cảng lớn nhất Trung Quốc, với mạng lưới thương mại trải rộng đến tận Ả Rập. [6] Tiếng Quảng Châu cũng được sử dụng trong loại hí kịch truyền thống Quảng Đông có tên gọi là "Việt kịch" hay "đại kịch". [7][8] Thêm vào đó, trong quá trình phát triển, ngôn ngữ này đã hình thành nên một dòng văn học đặc biệt có cách phát âm từ thời Trung cổ gần giống với tiếng Quảng Châu hiện đại hơn bất kỳ phương ngữ Trung Quốc nào khác ngày nay, kể cả tiếng Hoa phổ thông. [9] So với tiếng phổ thông và tiếng Ngô, tiếng Quảng Châu gần với tiếng Khách Gia và tiếng Mân hơn.

Khi Quảng Châu trở thành trung tâm thương mại, nơi thực hiện phần lớn giao thương với nước ngoài vào thế kỷ 18, tiếng Quảng Châu là ngôn ngữ chính yếu được sử dụng để giao tiếp với thế giới phương Tây. [6] Suốt giai đoạn này và kéo dài đến tận thế kỷ 20, tổ tiên hầu hết dân cư Hồng Kông và Ma Cao đều đến từ Quảng Châu và những khu vực lân cận sau khi hai nơi này biến thành thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha. [10]

Tại Trung Quốc lục địa, tiếng Hoa phổ thông là đối tượng cốt lõi dùng để giảng dạy và học tập ở trường học, đồng thời là ngôn ngữ chính thức, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền từ năm 1949. Trong khi đó, tiếng Quảng Châu vẫn được xem là ngôn ngữ chính thức tại Hồng Kông và Ma Cao kể từ thời kỳ thuộc địa cho đến nay.[11] Vị trí phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhóm phương ngữ Bình ngữ và Việt ngữ tại Trung Quốc

Guibei (N Pinghua) Gou–Lou Guinan (S Pinghua) Guangfu Siyi Yong–Xun Gao–Yang Qin–Lian Wu–Hua Hồng Kông và Ma Cao[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tiếng Hồng Kông Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn] Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, tiếng Quảng Châu được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Khi xưa người Trung Quốc di cư sang Việt Nam và tập trung đa phần ở miền Nam Việt Nam. Những người Trung Quốc này chủ yếu là đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến. Họ đem theo nền văn hóa cũng như tiếng nói Quảng Đông đặc trưng của mình. Khi sang Việt Nam người ta thường gọi họ là người Hoa hoặc Ba Tàu (vì ngày trước người Hoa thuộc hội Phản Thanh Phục Minh vì trốn sự truy đuổi của quân nhà Thanh đã sang miền Nam Đại Việt bằng ba chiếc tàu - có thuyết khác cho rằng người Nam Bộ gọi theo thứ tự: 1. anh Cả - dân gốc ở miền bắc, 2. anh Hai Nam Bộ, 3. Chú Ba Tàu - chú Khách, người mới ngụ cư). Ngày nay người Hoa tập trung đông đúc và chủ yếu ở Chợ Lớn thuộc Quận 5, Quận 6 và Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Người Hoa ở đây chủ yếu dùng tiếng Quảng Đông để giao tiếp và buôn bán hàng ngày.

Bắc Mỹ[sửa | sửa mã nguồn] Tây Âu[sửa | sửa mã nguồn] Vai trò văn hoá và xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ giao tiếp Trung Quốc khác nhau rất lớn tuỳ theo vùng và khu vực, phần lớn không thể dùng để giao tiếp lẫn nhau được. Hầu hết những loại ngôn ngữ bản địa này ít gặp tại những địa phương khác, dù vẫn có thể gặp người sử dụng chúng ở bên ngoài Trung Quốc. Từ sau sắc lệnh năm 1909 của nhà Thanh, tiếng Hoa phổ thông trở thành ngôn ngữ sử dụng trong giáo dục, truyền thông và giao tiếp.[12] Tuy nhiên, tuyên bố đưa tiếng Hoa phổ thông làm ngôn ngữ chính thức quốc gia không được các nhà chức trách ở khu vực sử dụng ngôn ngữ này hoàn toàn chấp nhận vào đầu thế kỷ 20.[13] Tiếng Quảng Châu vẫn kiên trì được sử dụng ở một số đài truyền hình và phát thanh Quảng Đông ngày nay, xen lẫn với tiếng phổ thông. Riêng tại Hồng Kông, hầu hết mọi chương trình và đài phát thanh đều phát tiếng Quảng Châu. Do chính sách năm 1949, ngày càng nhiều người Quảng Đông dùng song song hai thứ tiếng này cùng lúc, đặc biệt là trong môi trường giáo dục và hành chính. Ở Hồng Kông, ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng phổ thông mà là tiếng Anh.[4]

Những năm gần đây việc sử dụng tiếng Quảng Châu ở Trung Quốc lục địa va phải một số nỗ lực hạn chế. Nổi bật nhất là một đề nghị năm 2010, yêu cầu đài truyền hình Quảng Châu tăng thời lượng phát sóng tiếng phổ thông, sử dụng kinh phí của những chương trình tiếng Quảng Châu. Điều này dẫn đến cuộc biểu tình lớn tại Quảng Châu. Kết quả là đã ngăn cản được chuyện ép buộc thay đổi ngôn ngữ của các nhà chức trách.[14] Thêm vào đó, có những tin tức về việc sinh viên bị phạt do nói thứ tiếng không phải tiếng phổ thông tại trường học.[15] Những việc này càng làm gia tăng thêm vai trò của tiếng Quảng Châu trong văn hoá địa phương, người ta xem ngôn ngữ là đặc trưng nhận dạng người bản địa để phân biệt với những người dân nhập cư phần lớn đến từ những miền nghèo hơn ở Trung Quốc - họ chủ yếu nói tiếng phổ thông.[16]

Do lịch sử ngôn ngữ tại Hồng Kông và Ma Cao cùng với việc sử dụng tiếng Quảng Châu phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, phạm vi sử dụng quốc tế của tiếng Quảng Châu lan rộng tỉ lệ thuận với số người nói. tiếng Quảng Châu là ngôn ngữ nói chiếm ưu thế tại Hồng Kông và Ma Cao. Tại những khu vực này, những bài diễn thuyết, phát biểu chính trị hầu hết đều bằng tiếng Quảng Châu, khiến nó trở thành phương ngữ Trung Quốc duy nhất ngoài tiếng phổ thông được sử dụng cho chức năng chính sự. Đặc biệt từ sau khi Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc, tiếng Quảng Châu càng được sử dụng như một biểu tượng bản địa tại Hồng Kông, càng phổ biến hơn nữa qua chính sách phát triển dân chủ tại Hồng Kông và chính sách thoát ly Trung Quốc nhằm bất đồng hoá với Trung Quốc lục địa và chính quyền của nó.[17]

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Hoa Kỳ, tại đây mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa do một lượng lớn dân cư nói tiếng phổ thông từ Đài Loan và Trung Quốc tràn vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Trong khi nhiều di dân từ Đài Loan đã học tiếng Quảng Châu để củng cố quan hệ với cộng đồng người Mỹ gốc Hoa nói tiếng Quảng Châu truyền thống, ngày càng nhiều người dân mới nhập cư gần đây và phần lớn dân nhập cư từ Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục dùng tiếng phổ thông, đôi khi họ dùng nó như thứ ngôn ngữ duy nhất của họ thay vì cố gắng sử dụng tiếng Anh. Điều này đã góp phần tạo nên sự chia rẽ cộng đồng dựa trên sự phân biệt nói những loại tiếng Trung khác nhau. Song song đó là việc ngày càng nhiều người Mỹ gốc Hoa (bao gồm những người Hoa sinh ra tại Mỹ) nói tiếng Quảng Châu bảo vệ nền văn hoá từ xưa đến nay của cộng đồng của họ trước luồng dân di cư nói tiếng phổ thông.[18][19]

Cũng như tiếng Hoa phổ thông và tiếng Phúc Kiến, tiếng Quảng Châu cũng sở hữu dòng nhạc riêng, thường gọi là Cantopop hay HK-pop. Tại Hồng Kông, nhạc tiếng Quảng Châu giữ vị trí thống trị trong dòng nhạc thịnh hành. Nhiều nghệ sĩ đến từ Bắc Kinh và Đài Loan phải học tiếng Quảng Châu để tạo ra phiên bản ca khúc tiếng Quảng Châu.[20] Nhiều ca sĩ nói tiếng phổ thông bản địa như Vương Phi, Vu Khải Hiền,... và những ca sĩ đến từ Đài Loan phải học tiếng Quảng Châu để biểu diễn tại đây.[20]

Từ buổi đầu sơ khai của nền điện ảnh Trung Quốc, người ta đã làm những bộ phim tiếng Quảng Châu. Bộ phim đầu tiên có tên là "Bạch Kim Long" (白金龍/白金龙) được hãng phim Thiên Nhất của Thượng Hải sản xuất năm 1932.[21] Bất chấp lệnh cấm đối với phim tiếng Quảng Châu do chính quyền Nam Kinh đưa ra vào thập niên 1930, hãng phim tiếng Quảng Châu tiếp tục làm phim tại Hồng Kông - khi đó vẫn đang là thuộc địa của Anh.[13][22] Từ giữa thập niên 1970 đến thập niên 1990, những bộ phim tiếng Quảng Châu sản xuất tại Hồng Kông đều rất phổ biến trong giới cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Do là ngôn ngữ chính thức tại hai đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao và sử dụng nhiều bởi người Hoa hải ngoại, tiếng Quảng Châu sử dụng bộ chữ Hán phồn thể thay vì bộ bộ giản thể như tiếng Trung Quốc phổ thông. Ngoài ra, tiếng Quảng Châu còn có một số từ ngữ không có trong văn viết của tiếng Trung Quốc phổ thông. Một số từ phát âm giống hoặc gần giống nhau, nhưng phần lớn là khác biệt. Cách dùng từ, đặc biệt là trong giao tiếp đôi khi không giống nhau. Ví dụ như từ "không có", tiếng phổ thông là 没有 (méi yǒu), tiếng Quảng Châu là 冇 (mou5). Văn nói tiếng Quảng Châu thường có những câu tận cùng bằng từ 啊 (aa3) nhiều hơn so với tiếng phổ thông.

Do Quảng Châu và Hồng Kông từ thế kỷ 18 là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống, một số từ vựng chịu ảnh hưởng phát âm tiếng Anh.

Tiếng Quảng Châu Việt bính Tiếng Anh Tiếng Hoa phổ thông Bính âm Tiếng Việt

波 bo1 Ball 球 qiú Bóng

士多 si6 do1 Store 小商店 xiǎo shāng diàn Cửa tiệm

的士 dik1 si2 Taxi 出租車 chū zū chē Tắc xi

巴士 baa1 si2 Bus 公共汽車 gōng gòng qì chē Xe buýt

迷你 mai4 nei5 Mini 小 xiǎo Nhỏ

摩登 mo1 dang1 Modern 現代 xiàn dài Hiện đại

士多啤梨 si6 do1 be1 lei2 Strawberry 草莓 cǎo méi Dâu tây

啤梨 be1 lei4 Pear 梨 lí Lê

肥佬 fei4 lou2 Fat man 胖子 Pàng zi Phì lủ

Về ngữ pháp, tiếng phổ thông và Quảng Châu có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, nếu một người sử dụng một trong hai thứ tiếng và đọc được cả hai loại chữ giản thể và phồn thể, họ có thể hiểu được văn bản viết bằng văn phong chính luận của thứ tiếng kia (tuy không thể nghe hiểu được), nhưng nếu viết bằng văn phong hội thoại sẽ khó hiểu hơn. Phiên âm La tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống phiên âm Latinh tiếng Quảng Châu dựa trên giọng nói của người dân bản địa và Hồng Kông, hỗ trợ tạo nên khái niệm gọi là tiếng Quảng Đông chuẩn. Các hệ thống phiên âm chính gồm Barnett–Chao, Meyer–Wempe, phiên âm La tinh tiếng Quảng Đông của chính phủ Trung Quốc, Yale và Việt bính (粵拼/jyutping). Các hệ thống phiên âm này về cơ bản không khác nhau nhiều.

Nhà ngôn ngữ học Hồng Kông Sidney Lau đã sửa đổi hệ thống Yale trong giáo trình tiếng Quảng Đông nổi tiếng của ông và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay. Hệ thống phiên âm La tinh tiếng Quảng Đông của Ma Cao khá khác biệt so với Hồng Kông, phát âm chịu ảnh hưởng cơ bản từ tiếng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vài từ ngữ trong hệ thống phiên âm của Ma Cao cũng tương tự như của Hồng Kông (ví dụ 林 là "Lam" và 陳 là "Chan"). Những từ trong hệ thống phiên âm của Hồng Kông dùng "u" thì được thay bằng "o" trong hệ thống phiên âm của Ma Cao (ví dụ 周 là "Chau" và "Chao", 梁 là "Leung" và "Leong"). Trong khi đó, cả hai hệ thống phiên âm này đều khác nhiều với hệ thống bính âm tiếng Quảng Đông của Trung Quốc. Giáo trình và bộ gõ chữ[sửa | sửa mã nguồn]

Một giáo trình dạy tiếng Quảng Châu phổ biến hiện nay là Pimsleur Cantonese. Số người theo học tiếng Quảng hiện nay ít hơn so với tiếng Trung Quốc phổ thông bởi tiếng Trung Quốc phổ thông là ngôn ngữ được sử dụng chính thức và nhiều nhất tại CHND Trung Hoa.

Bộ gõ chữ Hán tiếng Quảng Châu phổ biến hiện nay là Cantonese Phonetic IME rất thuận lợi cho những người mới tiếp xúc với tiếng Quảng Châu.

#ABD5F5

Tiếng Quảng Châu Việt bính Tiếng Anh Tiếng Tàu phổ thông Bính âm Tiếng Việt
bo1 Ball qiú Bóng
士多 si6 do1 Store 小商店 xiǎo shāng diàn Cửa tiệm
的士 dik1 si2 Taxi 出租車 chū zū chē Tắc xi
巴士 baa1 si2 Bus 公共汽車 gōng gòng qì chē Xe buýt
迷你 mai4 nei5 Mini xiǎo Nhỏ
摩登 mo1 dang1 Modern 現代 xiàn dài Hiện đại
士多啤梨 si6 do1 be1 lei2 Strawberry 草莓 cǎo méi Dâu tây
啤梨 be1 lei4 Pear
肥佬 fei4 lou2 Fat man 胖子 Pàng zi Phì lủ


===================================



http://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/tm_dc.png
0


horiz ocean sea line



















https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/en_2ngang.gif



https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/en_2ngang.gif

















table



nguyễn văn trỗi

Kênh

 

Yandex uses essential, analytical, marketing and other cookies. These necessary to ensure smooth operation of all Yandex sites and services, they help us remember you and your personal settings. For details, please read our Cookie Policy.


Nguồn:


https://www.facebook.com/notes/

cô hồn các đãng

https://lh3.googleusercontent.com/Lv9psWy0o4Ku11juqcOQmlwyrMrbA9EM4wPfZMdD8d8PhBgppRMbp0q2HMaAFpMS8yvYMO3WEDDn4QHl6HXQCV7gBSAec6QiojYXvc4KOQHQJsl8E6ANEBcqvhu17zEHJCA1Nku0LHPRPUO_7Vds-MaEWfEmLy1Di8s6_vcc-eWY4hrz8cEP4xNJFG7fsuU2-D4qPpHX_edP2XVFA5rwpUkWJgk9DqhTDTP4w0mRZriTyXRZl0ShNVKZyINsXgNGrRW0lTJE-SwzKBJzzCorFbS5YwvtdjkGQYP31Npd8gDuwzqe7omBiMipLvYBPy1VrHNaS69Dqk6ZctmcUk7C_UhYgTrtxyC-RDYNI_BzvLEz6XJocIdPV2Wax8C542cjaTO766T1LxwGBcj-_wZOg4Es8o2VFoMjPpYICd0UuEYwh84n8yDkUB_l2MVtWJW9LocNA-wbHstbwyQTNKJZUiO5E4wR3fPwMijVLDEDP0vr_lbopj-Cdx_AFM_xtqZjWfQHiQRHMTPLMhjOjpTuJ0kU8gJqAgxbMEMazCB31WyDolvhxgNQ7IIFy5BQvAmfvAQr8b2_ThFDmodFJZDWfpN6l15ZuZCF4kFVN1eU2nKTX1eZGCdy9jyEvMsXy4JSA9g7xZjf2dU1ahlLJDWG1Hbl40F59fN-D1yfq3UHlRIWas-B5piyRQ=w1200-h630-p-k-no-nu

https://youtu.be/5PNCQA0I61c

 

https://bamlive.s3.amazonaws.com/styles/program_slide/s3/Davis_Hearts-and-Minds_011.jpg

https://dongnhacvang.com/wp-content/uploads/2019/02/hlrfinspection03_15160977893_o-1024x714.jpg

https://hosting.photobucket.com/images/vv190/doublenguyennguyen/7d6261f5-a476-46cb-a3f9-82a04956e208-original.png?width=1920&height=1080&fit=bounds

Tây = khám phá, chinh phục vũ trụ và phát minh sáng tạo

Đông = khám phá về con người tâm linh

Sài Gòn Của Tôi (Saigon of Mine) - Thap nien 1960

https://youtu.be/IlmGVeAeMQc



Trận Pleime Năm 1974

https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/05/tran-pleime-nam-1974-ky-1-vuong-mong.html

Biệt Kinh Kỳ - Tặng Các Anh Lính Mũ Nâu Biệt Động Quân | Nhạc Lính VNCH

https://youtu.be/8k40DG6q15w



 

No comments:

Post a Comment