Wednesday, December 20, 2023

Cao Nguyên Sau Ngày Đình Chiến
Kỳ 1 tới 8
Đường Về Gia Nghĩa
Kỳ 1 tới 16
Mũ Nâu Vương Mộng Long - K 20
Hồi ký - Chiến Trường Xưa

 


1
2
3
4
5
6
*


7
8
9 - 1 Đường về Gia Nghĩa

10 - 2
11 - 3
12 - 4
13 - 5
14 - 6
15 - 7
16 - 8

 


Tôi bắt họ mở mắt cho to, nhìn về phía địch, rồi cầm tay họ, chỉ cho họ kỹ thuật ghìm súng để cho viên đạn bay cao tối đa là từ ngang cỡ đầu gối một người đứng thẳng.
Bằng cách đặt hai khẩu đại liên 30 trên giàn cao quá đầu người, quay nòng về hướng núi bóp cò; rồi cho quân lính luân phiên nhau tập bò, tập chạy, tập đi, tập nằm trước họng súng bắn ngược chiều. Ngày nào cũng nghe tiếng đạn thật bắn ngược như đang đánh nhau, thét rồi lính hết nhát, hết sợ.

======

* Thiếu tướng Việt cộng Nguyễn Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Công Tiến, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1926 tại xã Tân Ước, Huyện Thanh Oai, Hà Nội; Tư lệnh Sư đoàn 320 hoạt động ở Vùng Pleiku, Kontum từ 1970 đến 1975. Sau đó làm Tư lệnh Quân đoàn 3.
Kim Tuấn đã bị lực lượng Pon Pot phục kích giết chết ngày 17 tháng 3 năm 1979 ở phía Bắc Battambang. Tướng Việt cộng Kim Tuấn có con cũng phục vụ trong quân đội là: Con gái: Nguyễn Thị Thanh Hà, Thiếu tướng Việt cộng, Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội.
Con trai: Nguyễn Công Hiếu, Đại tá Việt cộng, Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Indonesia



---------------------------

Cao Nguyên Sau Ngày Đình Chiến

Lời Giới Thiệu: Hiện thời, hàng năm, cứ tới ngày 15 tháng 4 thì chính quyền Cộng-Sản của Thành Phố Pleiku lại tổ chức lễ hội kỷ niệm Chiến Thắng Cứ Điểm 711 tháng 4 năm 1974. Tuy vậy, đa phần dân chúng Pleiku đã không biết rõ vì sao lại có lễ hội này. Trong hồi ký “Cao Nguyên sau ngày đình chiến” của Vương Mộng Long có một chương đặc biệt tường thuật thật chi tiết diễn tiến của trận ác chiến đã xảy ra trên Cứ Điểm 711 năm xưa. Hy vọng hồi ký này sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của dân chúng Pleiku và giúp các bạn trẻ Việt-Nam đang lưu tâm tới công việc sưu tầm chiến sử có thêm tài liệu để tham khảo.

Phái đoàn gồm có một đại tá, một trung tá và bốn thiếu tá. Mặt người nào cũng đăm chiêu, đằng đằng sát khí.

Tôi là thuyết trình viên, Trung úy Trần Dân Chủ, làm người chỉ bảng và cung cấp tang vật.

Trong mười phút, tôi tóm lược tình hình bạn địch cho phái đoàn, rồi đi vào chi tiết diễn tiến trận đánh ác liệt kéo dài suốt hai ngày, một đêm cho phái đoàn nghe. Tôi cũng đưa cho phái đoàn xem bức ảnh do Trung úy Chủ chụp được là một núi súng đủ loại của Việt-Cộng đã bị tịch thu ngày 14 tháng 4.

Sau đó tôi chỉ cho phái đoàn tận mắt quan sát một thủ pháo chứa hơi độc, một cái bao nhựa phòng hơi độc kèm theo hai ve thuốc giải độc mà địch đã bỏ lại trên trận địa.

Ngoài một vài quân nhân của Ðại Ðội 2/82 và 3/82 đứng ra kể lại những gì họ tham dự và chứng kiến, tôi cho phái đoàn tiếp xúc trực tiếp với hai nhân chứng đặc biệt là vợ chồng người lao công đào binh đã bị Việt-Cộng bắt sau khi tràn ngập 711.

Vợ chồng anh này đã bị Việt-Cộng trưng dụng để khiêng xác cán binh Cộng-Sản tử trận suốt một ngày một đêm.

Xác Việt-Cộng chết được đồng bọn kéo tới chân dốc Ðồi Tử Chiến, vợ chồng anh lao công này chỉ việc chất những cái xác đó lên xe. Ước tính họ đã chuyển vận trên 200 xác địch.

Tới khi máy bay lên vùng bắn phá thì họ vội vàng dắt nhau chạy trốn vào rừng rồi tìm đường về Pleime.

Hai ông đại tá và trung tá luân phiên đưa ra những thắc mắc và thẩm vấn nhân chứng, bốn ông thiếu tá thì chỉ ngồi ghi chép mà không có ý kiến gì.

Sau thời gian gần một giờ tra vấn, hạch sách, chụp hình, chụp ảnh, phái đoàn đã đóng cửa phòng hội để họp kín.

Chừng mười lăm phút sau, đoàn thanh tra mời chúng tôi vào phòng để thông báo kết quả thanh tra.

Ông trung tá đứng giữa phòng thuyết trình lớn tiếng dõng dạc tuyên bố:

– Buổi thanh tra tới đây là chấm dứt. Chúng tôi đã có đủ bằng cớ để trình cho Ðại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng về những gì đã xảy ra trong trận chiến ác liệt này. Xin cám ơn Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân và toàn thể anh em đã có mặt ở đây ngày hôm nay.

Ông trung tá vừa dứt lời thì ông đại tá già, trưởng đoàn từ từ đứng dậy, hắng giọng một cái rồi chậm rãi từng tiếng một,

– Thực tình mà nói, giờ này quả là rất may mắn cho quân đội ta, khi trước mắt chúng ta còn có một vị tiểu đoàn trưởng xuất chúng là Thiếu tá Vương Mộng Long. Tôi xin hết lòng khen ngợi anh Long, đồng thời cũng khen ngợi lòng quyết chiến, quyết thắng của các anh em chiến sĩ trực thuộc Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân. Các anh đã chứng tỏ cho thế giới biết rằng Quân Ðội Việt-Nam Cộng Hòa là một đạo quân vô cùng dũng cảm và thiện chiến. Về tới Sài-Gòn, tôi sẽ tường trình đầy đủ chi tiết trận đánh này cho Ðại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, chắc chắn đại tướng sẽ gửi lời khen ngợi tới anh em.

Vài phút sau đó, tôi đích thân tiễn chân phái đoàn ra bãi trực thăng. Trước khi máy bay cất cánh, tôi đã nói với ông đại tá già một câu thật ngắn,

– Thưa Ðại tá, với tình hình hiện nay, tôi không biết có còn sống sót để có thể nhìn thấy quý vị lần nữa hay không. Tôi cám ơn phái đoàn thanh tra đã chịu khó lắng nghe và sáng suốt đánh giá những gì chúng tôi vừa trải qua. Chúc quý vị thượng lộ bình an.

Mười ngày sau tôi nhận được thông báo từ Thiếu tá Nguyễn Giáp Trưởng Phòng 1 của Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/Quân Khu 2:

“Long ơi! Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân được Bộ Tổng Tham Mưu tuyên dương công trạng trước quân đội. Thiếu tá Vương Mộng Long và toàn thể quân nhân trực thuộc Tiểu Ðoàn 82 đều được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu”

Tôi còn nhận được tin báo rằng những quân nhân Thiết Giáp, Công Binh, Pháo Binh và những sĩ quan thực tập có mặt trong trận đánh này cũng được tưởng thưởng.

Hoàn tất công việc đón tiếp phái đoàn thanh tra của Bộ Tổng Tham Mưu, tôi bàn giao Căn Cứ Hỏa Lực 711 cho Trung Ðoàn 42 Bộ Binh rồi rút về Pleime.

Tiểu Ðoàn 2/42 của Ðại úy Nguyễn Văn Chấn cũng di chuyển vào Pleime và tiếp tục tăng phái cho tôi.

Sau khi rút về Pleime ít ngày thì Thiếu úy Phạm Văn Tô Ðại đội trưởng Ðại Ðội 1/82 đã đào ngũ trong dịp nghỉ phép thường niên.

Tôi nghe mấy anh lính có quê ở Long-An cũng được về phép thăm nhà, sau khi trở lại đơn vị đã báo cáo rằng ông Phạm Văn Tô hiện thời đã đổi họ tên và trở thành một người lính Ðịa Phương Quân gác cầu Bến Lức.

Thời gian gần đây, chuyện lính đào ngũ từ đơn vị này rồi đầu quân vào đơn vị khác cũng không còn là lạ. Tôi không có ý chê trách sự lựa chọn của Thiếu úy Tô. Biết đâu đã có nguyên nhân sâu xa nào đó thúc đẩy Phạm Văn Tô chọn nhiệm vụ gác cầu của một binh nhì Ðịa Phương Quân, thay vì làm một thiếu úy đại đội trưởng tác chiến Biệt Ðộng Quân?

Tôi chỉ biết rằng, trong thời gian phục vụ dưới quyền tôi, chú Tô đã thi hành tất cả những gì mà tôi yêu cầu chú ấy làm, vì thế, tôi không muốn tìm hiểu xem vì sao Biệt Ðộng Quân Phạm Văn Tô đã rời xa đồng ngũ mà không một lời từ biệt.

Từ sau trận Căn Cứ Hỏa Lực 711 tháng 4 năm 1974 thì Sư Ðoàn F320A Cộng-Sản bắt đầu gọi Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân bằng cái tên “Thằng Hai Nâu”

Tin tức tình báo cũng cho tôi biết các đơn vị trực thuộc F320A Cộng-Sản đã được lệnh tránh đụng độ với “Thằng Hai Nâu” vì thế, lợi dụng thời gian tạm thời yên tĩnh này, tôi cấp tốc tái tổ chức lại đơn vị.

Hai ông Chuẩn úy Trần Quảng và Trương Anh Kiệt được điều động đi nhận nhiệm vụ mới.

Chuẩn úy Trần Quảng trở thành Sĩ quan Phụ tá Ban 3 Liên Ðoàn 24.

Chuẩn úy Trương Anh Kiệt theo học lớp quản trị nhân viên.

Người mang máy truyền tin cho tôi giờ đây là Binh 2 Y Don Nier thay thế cho Hạ sĩ Ðiêu Lon.

Binh 2 Y Don Nier trước đây là hiệu thính viên của Thiếu úy Tăng Ngọc Phiến.

Chuẩn úy Nguyễn Văn Trâm được thăng cấp thiếu úy và được đề cử theo học khóa đào tạo Sĩ Quan Truyền Tin Binh Ðoàn.

Trung đội Trinh Sát 82 đã bị tôi giải tán. Trung đội Viễn Thám 82 được thành lập.

Thiếu úy Trần Văn Phước, Sĩ quan Ban 2 của đơn vị, kiêm nhiệm chức vụ chỉ huy Trung Ðội Viễn Thám 82 với quân số 18 viễn thám viên.

Dàn đại đội trưởng 82 hiện nay gồm có:

Ðại đội trưởng Chỉ Huy Công Vụ 82 là Thiếu úy Huỳnh Kim Hoàng.

Ðại đội trưởng 182 là Thiếu úy Lê Ðình Khay mới bổ sung.

Ðại đội trưởng 282 là Trung úy Nguyễn Hữu Anh từ Tiểu Ðoàn 11 chuyển sang.

Ðại đội trưởng 382 là Thiếu úy Phạm Ðại Việt.

Ðại đội trưởng 482 là Thiếu úy Phạm Văn Thủy.

Trong khi tôi bận bịu công tác huấn luyện đơn vị và thiết trí công sự phòng thủ thì những tin tức không vui tới tấp bay về. Tôi biết:

– Ngày 16 tháng 5 năm 1974 Chi Khu Dak Pek và Căn Cứ Biên Phòng Dak Pek rơi vào tay địch, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Di đã tự sát ngay sau khi bị bắt.

– Hai tháng sau, ngày 16 tháng 7 năm 1974 Tiền Ðồn 5 trong vùng Kon Sơm Luk thất thủ. Ðại úy Dương Ðình Chính, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 1 Trung Ðoàn 44 Bộ Binh bị chết mất xác.

Ðại úy Dương Ðình Chính là bạn cùng khóa 20 Võ Bị của tôi.

Thời gian này, cứ cách vài ngày, Chuẩn tướng Phan Ðình Niệm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 22 Bộ Binh lại bay vào Pleime thăm tôi một lần.

Tướng Niệm khuyến cáo tôi rằng, chắc chắn mục tiêu sắp tới của Sư Ðoàn 320A Cộng Sản sẽ là Căn Cứ Biên Phòng Pleime.

Vì thế, tôi không dám rời xa đơn vị một ngày nào.

Dù có việc bận phải đi Pleiku giải quyết, tôi cũng cố trở về trong ngày, không dám bỏ đồn, qua đêm.

Tôi đã tự đặt mình trong tình trạng báo động một cách thường xuyên.

Tình hình chợt xoay chuyển nhanh, mặt trận duyên hải trở nên sôi động; Trung Ðoàn 42 Bộ Binh cấp tốc rời Pleiku để di chuyển xuống Bình Ðịnh; Căn Cứ Hỏa Lực 711 được giao lại cho Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân.

Căn Cứ Hỏa Lực 711 mới này vừa được xây dựng trên cao điểm 601, nằm cách Plei Ngol Ho chừng bốn trăm mét về hướng Bắc. Căn Cứ 711 cũ và Căn Cứ Plei Ngol Ho đều bị san bằng, không còn dấu tích.

Tình hình chợt xoay chuyển nhanh, mặt trận duyên hải trở nên sôi động; Trung Ðoàn 42 Bộ Binh cấp tốc rời Pleiku để di chuyển xuống Bình Ðịnh; Căn Cứ Hỏa Lực 711 được giao lại cho Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân.

Căn Cứ Hỏa Lực 711 mới này vừa được xây dựng trên cao điểm 601, nằm cách Plei Ngol Ho chừng bốn trăm mét về hướng Bắc. Căn Cứ 711 cũ và Căn Cứ Plei Ngol Ho đều bị san bằng, không còn dấu tích.

Trung tá Từ Vấn, Liên đoàn trưởng đã thăng cấp đại tá, còn Trung tá Chính thì thuyên chuyển đi đơn vị khác.

Người thay thế Trung tá Chính để giữ chức vụ Liên đoàn phó Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân là Trung tá Hoàng Kim Thanh. Trung tá Hoàng Kim Thanh tốt nghiệp khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức.

Ngày tôi còn là một học sinh trung học thì anh Thanh đã là Ðại úy Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 10 Biệt Ðộng Quân đồn trú ngoài Ðà Nẵng. Rồi Tiểu Ðoàn 10 Biệt Ðộng Quân nhanh chóng cải danh thành Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân.

Tháng 2 năm 1966 tôi ra trường Võ Bị và học xong khóa 23 Rừng Núi Sình Lầy, tới trình diện Tiểu Ðoàn 11 thì anh Thanh đã thuyên chuyển sang bộ binh, đảm nhận chức vụ Trung đoàn phó Trung Ðoàn 42 Biệt Lập của Biệt Khu 24 một thời gian rồi đi làm Quận trưởng Quận Lý Tín tỉnh Quảng-Tín.

Trung tá Hoàng Kim Thanh vừa mới trở lại Biệt Ðộng Quân vài tháng gần đây thôi.

Như vậy, sau khi Trung Ðoàn 42 Bộ Binh về Bình Ðịnh thì lần đầu tiên toàn bộ Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân quy tụ trong vùng Tây Nam Pleiku.

Trong Pleime có Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân, còn phía Bắc Pleime thì được Tiểu Ðoàn 63 và Tiểu Ðoàn 81 trấn giữ.

Tiểu Ðoàn 63 nằm chung với Bộ Chỉ Huy Liên Ðoàn 24 trong Căn Cứ Hỏa Lực 711. Thiếu tá Trần Ðình Ðàng khóa 15 Võ Bị đảm nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 63 Biệt Ðộng Quân.

Tiểu Ðoàn 81 nằm dưới chân Ðồi Tử Chiến hướng Nam của 711.

Người tạm thời giữ chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân khóa 15 Thủ Ðức. Ông Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân chính là người mà tôi đã thay thế vài tháng trước đây.

Tôi không rõ Thiếu tá Hoàng Ðình Mẫn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 81 đi đâu mà Thiếu tá Lân lại tạm thời đảm đương công tác chỉ huy đơn vị này.

Ngày 27 tháng 7 năm 1974 Việt-Cộng bắt đầu khởi động chiến dịch xóa sổ Căn Cứ Biên Phòng Pleime.

Ngay ngày đầu trận chiến, Tiểu Ðoàn 81 Biệt Ðộng Quân đã bị đánh tan, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 81 bị Việt-Cộng chặt đầu, Thiếu tá Trần Văn Ngọc, Tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 81 bị Việt-Cộng bắt làm tù binh, các đơn vị tăng viện cho Pleime đều bị địch cầm chân hay bị đẩy lui.

Thế là, chưa đầy bốn tháng sau ngày tử chiến để tranh giành Căn Cứ Hỏa Lực 711, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân và Sư Ðoàn F320A Cộng-Sản lại gặp mặt nhau.

Cũng vẫn tình trạng một chống với mười. Lần này trận thư hùng đã kéo dài tới 33 đêm ngày.

Trong trận Pleime năm 1974 tôi đã chứng tỏ cho Ðại tá Kim Tuấn, Tư lệnh Sư Ðoàn F320A Cộng-Sản thấy rằng:

“Ở Tây Nguyên, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân là vô địch!”

Diễn tiến của trận Pleime năm 1974 đã được tôi trình bày đầy đủ trong tác phẩm “Trận Pleime năm 1974”

Trưa 15 tháng 9 năm 1974 tôi đã dẫn đầu đoàn quân hiên ngang tiến vào Sân Vận Ðộng Pleiku trong một rừng cờ hoa và biểu ngữ.

Hôm đó toàn dân thành phố Pleiku đã đình công bãi thị để hân hoan chào đón Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân vừa chiến thắng trở về.

Chiến thắng Pleime năm 1974 của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân cũng là chiến thắng sau cùng của quân ta trên Cao Nguyên Vùng 2.

Sau khi bàn giao Pleime cho một đơn vị bạn, tôi đem quân đi khai thông Liên Tỉnh Lộ 8B cho tỉnh Quảng-Ðức.

Trên đường đi giải vây cho Quảng-Ðức, tôi đã dừng quân ở Ban Mê Thuột một đêm. Dịp này tôi đã được gặp mặt vợ con vài tiếng đồng hồ.

Rồi tôi được nghe vợ tôi kể chuyện nàng sinh đứa con gái thứ ba vất vả như thế nào.

Ở Ban Mê Thuột, từ sáng 15 tháng 4, vợ tôi đã chuyển bụng, nhưng mẹ vợ tôi đi vắng nên chần chờ mãi bố vợ tôi mới chở vợ tôi tới bảo sanh viện.

Hai lần trước, vợ tôi sinh con rất nhanh, lần này lại quá khó khăn.

Bà mụ tỏ ra rất lo lắng, vì đứa bé này thật là khó tính; nó cứ đòi ra bằng mông.

Trong thời gian gần ba tiếng đồng hồ, bà mụ cứ cố gắng xoa xoa, nắn nắn cái bụng bầu để xoay cho cái thai đi theo chiều tự nhiên.

Cuối cùng cháu bé cũng chịu nghe lời bà mụ, nó xoay mình trở lại, rồi ra đời, mẹ tròn con vuông.

Vợ tôi sinh em bé xong rồi bà mẹ vợ tôi mới kịp về trông nom con gái.

Tới xế trưa, bố vợ tôi lại vào thăm cháu ngoại, rồi buột miệng nói rằng,

– Tao gọi điện thoại cho Biệt Ðộng Quân để báo cho thằng Long hay rằng vợ nó vừa đẻ con gái thì tụi Biệt Ðộng Quân trả lời rằng tiểu đoàn của thằng Long vừa bị Việt-Cộng tấn công tràn ngập, mất liên lạc rồi. Khi nào có tin tức mới thì chúng nó sẽ cho biết.

Vợ tôi nghe được câu này thì hai mắt tối sầm, không còn cảm biết gì nữa.

Sau khi được cạo gió, xức dầu, tỉnh lại, nàng nghe tiếng bà mẹ trách ông bố,

– Cái ông này! Chuyện như thế mà ông lại nói cho nó biết, làm cho nó bị xỉu! Thôi! Nó đã tỉnh rồi, ông đừng nhắc tới chuyện đó nữa!

Nghe chuyện kể, tôi thấy, vào ngày đơn vị tôi bị địch tràn ngập, phải chăng, nhờ thần giao cách cảm mà con tôi đã biết bố nó đang lâm nguy nên nó không chịu yên tâm chào đời một cách bình thường?

Hình như số tôi không có diễm phúc được ở gần vợ tôi vào những ngày nàng sinh con để có thể vuốt ve an ủi nàng những lúc nàng thấy cần tôi nhất.

Ngày vợ tôi sinh em bé thứ nhất thì tôi đang lặn lội trong rừng Plei Trap, Pleiku.

Ngày vợ tôi sinh em bé thứ nhì thì tôi bận khai thông Quốc Lộ 14 nối Pleiku với Kon Tum.

Ngày vợ tôi sinh em bé thứ ba cũng là ngày tôi suýt chết trong một trận đánh vô cùng ác liệt đã xảy ra trên Căn Cứ Hỏa Lực 711. Trận chiến này đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của cả hai bên tham chiến.

o O o

Vĩnh biệt Cao Nguyên…

Sau khi Liên Tỉnh Lộ 8B được khai thông thì Ðại tá Từ Vấn thuyên chuyển, nhường chức Liên đoàn trưởng Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân cho Trung tá Hoàng Kim Thanh.

Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân tiếp tục tăng phái cho Tiểu Khu Quảng-Ðức.

Cuối năm 1974, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn ra đi, Quân Ðoàn II đặt dưới quyền của Thiếu tướng Phạm Văn Phú.

Giữa tháng Hai năm 1974 tôi có dịp ghé Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II.

Ông Trịnh Tiếu đã mang cấp bậc đại tá từ vài tháng trước, người phụ tá cho ông Tiếu là Thiếu tá Hồ cũng đã lên trung tá. Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn II hiện thời là Ðại tá Lê Khắc Lý.

Năm 1971 Ðại tá Lê Khắc Lý đã là Chỉ huy trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu 2, tôi là một sĩ quan tham mưu dưới quyền ông.

Tháng 8 năm 1971, trong buổi họp từ biệt Biệt Ðộng Quân Vùng 2 để theo học lớp Cao Ðẳng Quốc Phòng, trước mặt các sĩ quan tham mưu của Biệt Ðộng Quân Vùng 2, Ðại tá Lê Khắc Lý đã nhắn nhủ tôi một câu mà tôi cứ nhớ hoài:

“Trước khi từ biệt, tôi chỉ khuyên Ðại úy Long một điều là, trên đời này muốn thành công phải biết nhún nhường. Không phải cấp chỉ huy nào cũng thích cái tính khí nông nổi và cương trực của Long đâu!”

Sau gần bốn năm cách xa, gặp lại người chỉ huy cũ tôi vui lắm. Tôi đã ngồi tâm sự với ông Lý gần nửa giờ rồi cáo lui. Trước lúc chia tay, Ðại tá Lý hỏi tôi,

– Sao Long không xin thuyên chuyển đi vùng khác? Cứ bám vào cái đất khỉ ho, cò gáy này mãi vậy?

Tôi trả lời,

– Tôi tính về Liên Ðoàn 6 với ông Tây, nhưng vì ông Tất cố tình lưu giữ nên tôi không đi nữa.

Ông Lý xua tay,

– Mình lo cái thân mình trước, đừng nể nang ai cả! Nếu có dịp đi khỏi Vùng 2 thì chớ bỏ qua! Ðừng lưu luyến cái xứ này!

Tôi không rõ khi nói ra câu đó Ðại tá Lý có ý gì, nhưng tôi cũng thấy lo.

Tôi đã phục vụ ở đơn vị tác chiến của Vùng 2 một thời gian gần mười năm.

Vì thế, tôi có dư điều kiện để xin đổi về Vùng 3, về các quân trường, về Bộ Tổng Tham Mưu hay về canh gác các Phủ, các Bộ ở Sài-Gòn.

Tôi cũng đã biết rõ, trong tương lai, tình hình Cao Nguyên sẽ càng ngày càng nguy kịch, nhưng tôi không nỡ bỏ Cao Nguyên mà đi.

Thế rồi, chưa tới một tháng sau ngày tôi ghé thăm quân đoàn thì Việt-Cộng đánh chiếm Ban Mê Thuột.

Trước khi Ban Mê Thuột bị tấn công, tôi đã xin đem quân về tử thủ thành phố này nhưng không được chấp thuận.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột bị tràn ngập, gia đình tôi và gia đình binh sĩ dưới quyền tôi rơi vào tay địch.

Hôm sau tôi tình nguyện đem quân về tái chiếm thành phố này, nhưng lời cầu xin của tôi bị gác ngoài tai.

Ban Mê Thuột thất thủ, kéo theo sự sụp đổ của Quân Ðoàn II, khiến cho hằng chục ngàn quân, dân của Cao Nguyên phải bỏ mạng một cách thật là oan uổng trên Liên Tỉnh Lộ 7B.

Ngày 15 tháng 3 năm 1975 Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II đã bỏ chạy tới Nha-Trang.

Vậy mà gần nửa tháng sau tôi vẫn còn tả xung, hữu đột ở vùng biên giới Việt Miên, cách xa tỉnh lỵ Quảng-Ðức gần 30 cây số.

Trong cơn hoảng loạn cùng cực của Vùng 2, ông trung tá liên đoàn trưởng bị thương vừa lên máy bay rời vùng ngày hôm trước, thì hôm sau ông trung tá liên đoàn phó cũng đào ngũ.

Cuối cùng, tôi là người phải đứng ra đảm nhận vai trò chỉ huy Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân, đơn vị cuối cùng còn tồn tại của Cao Nguyên.

Sau gần nửa tháng lui binh, vừa đói rét, vừa chiến đấu, ngày 6 tháng 4 năm 1975 chúng tôi được Phi Ðoàn 237 Trực Thăng của Quân Khu 3 bốc về Long Khánh, đây cũng là ngày tôi vĩnh biệt Cao Nguyên.

Chiếc trực thăng Chinook nặng nề cất mình lên cao, lượn một vòng, rồi bay thẳng về hướng biển.

Ngồi trong lòng con tàu, tôi dõi mắt nhìn qua khung cửa mà thấy tim mình nhói đau.

Dưới kia, Quốc Lộ 20 ngoằn ngoèo uốn khúc qua Ðèo Chuối…

Ðèo Chuối nằm vắt ngang rặng núi cuối cùng của Cao Nguyên Trung Phần.

Bên kia núi là lãnh thổ của Vùng 3 Chiến Thuật.

Vậy là, chỉ hai năm sau ngày đình chiến, Cao Nguyên Vùng 2 Chiến Thuật của Việt-Nam Cộng-Hòa đã không còn….

VML –

Seattle ngày 15 tháng 4 năm 2023

*************************************

---------------------------

Đường về Gia Nghĩa (kỳ 15)



Chiến tranh Việt-Nam chấm dứt đã gần nửa thế kỷ rồi.

Nhưng đối với những cựu chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa, thì kỷ niệm của những ngày gian khổ ấy không dễ gì có thể bị xóa nhòa trong ký ức của họ.

Mỗi trang hồi ký của những người tham chiến chính là những tiểu đoạn của bộ phim dài ghi lại toàn bộ những gì đã xảy ra trong cuộc chiến đẫm máu kéo dài hai mươi năm trên đất nước chúng ta.

Sau khi chiếc L19 đảo cánh trên một khu rừng tranh ra dấu, lập tức chiếc tải thương hạ xuống khẩn cấp.

Biệt Ðội Trực Thăng 259 B Tản Thương và Tìm Cứu đã hoàn thành công tác một cách vô cùng nhanh nhẹn và gọn gàng.

Không rõ do lệnh của giới chức nào, mà anh pilot lâm nạn không được chở đi luôn, mà lại bị thả xuống phi trường Gia-Nghĩa.

Tôi và Trung tá Hoàng Kim Thanh cũng đáp xuống đây.

Anh trung úy phi công F5 chỉ bị xây xát nhẹ, máy móc truyền tin dùng để phát tín hiệu kêu cứu của anh đã bị hư, nhưng nhờ tấm banner màu da cam mà L19 đã phát hiện ra anh ta.

Chiếc C&C của tôi không được biết chuyện này, vì ông phi công L19 sợ rằng chúng tôi sẽ bay vòng vòng trên đầu, làm lộ vị trí của người bị nạn.

Ở phi trường có sẵn chiếc Jeep của Trung tá Hoàng Kim Thanh. Tôi mượn chiếc xe này để chở anh pilot F5 ra quán hủ tiếu của bà già người Tàu, ngoài chợ Gia-Nghĩa.

Ăn uống xong, chúng tôi chia tay, anh bạn Không Quân trở lại phi trường, tôi về Kiến-Ðức.

Từ ngày đó tôi không còn được Ðại tá Quang chia sẻ những phi tuần dự trù nữa.

Bẵng đi ít bữa, ông trung tá liên đoàn trưởng cho tôi hay, ông nghe đồn rằng, tháng trước anh pilot F 5 này đã bị phòng không Việt-Cộng bắn hạ ở Phước-Long, nên An-Ninh Quân-Ðội nghi ngờ anh ta đã “phá tàu” vì lạnh cẳng, chứ không phải máy bay của anh ta bị địch bắn trúng.

Vài ngày kế đó tôi bị gọi về Gia-Nghĩa để gặp mặt người thiết lập bản tường trình ủy khúc vụ chiếc F5 lâm nạn.

Ông ta đưa cho tôi một tờ phụ bản. Trên đó có cái tiêu đề được đánh máy giòng chữ: Ý kiến của nhân chứng Vương Mộng Long.

Cuối tờ giấy cũng có giòng chữ: Chữ ký và ngày tháng.

Nhìn vào bản phúc trình, tôi thấy những nhân chứng khác đều có ý kiến và chữ ký ngay trong hồ sơ.

Tôi là nhân chứng quan trọng nhất, tại sao người ta bắt tôi phải ký phụ bản?

Tôi biết chắc chắn rằng, nếu tôi ký tên vào cái phụ bản ấy, thì nó sẽ bị người ta vứt đi mất tăm, mất tích.

Cái lon trung úy của anh phi công sẽ bị người ta lột mất vì tội “phá tàu”

Lương tâm đã không cho phép tôi toa rập với những mưu đồ ti tiện như thế! Tôi có nhiệm vụ phải bảo vệ đồng ngũ của tôi!

Tôi nói với ông Thiếu tá Sĩ Quan An-Ninh,

– Tôi muốn ghi ý kiến và ký tên trên chính bản, không phải trên phụ bản đính kèm.

Kèo nài vài phút, thấy tôi nhất mực giữ vững lập trường, ông ta đành nhượng bộ, cho tôi ghi vào khoảng trống dưới tên nhân chứng cuối cùng. Tôi đã viết:

“Thiếu tá Vương Mộng Long xác nhận rằng: Tôi đã tận mắt nhìn thấy chiếc F 5 bị phòng không 12.7 ly của Việt-Cộng bắn cháy và rơi tại tiền đồn Kiến-Ðức”

Lời khai của tôi hoàn toàn trái ngược với những lời khai của những nhân chứng khác. Những nhân chứng này làm việc ở văn phòng và trong hầm của Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Khu, họ nhìn thấy chiếc F 5 rơi theo cách nhìn riêng của họ.

Tôi thừa hiểu rằng ở Sài-Gòn người ta không tin có chuyện phòng không địch “dám” bắn hạ một cái oanh tạc cơ F 5 trong vùng trời Quảng-Ðức đang thời kỳ “hoàn toàn yên tĩnh” như những bản tin hàng ngày được ông tỉnh trưởng báo về.

Nếu anh bạn phi công F 5 ngày đó còn sống, nếu anh ấy đọc được những giòng chữ này, chắc anh ta sẽ nhớ lại câu chuyện cổ tích xảy ra ở Kiến-Ðức năm nào.

Cũng nhân dịp viết hồi ký này, tôi gửi lời cám ơn tới các bạn Không Quân đã giúp tôi cứu mạng anh bạn F5 lâm nạn trong lúc bay yểm trợ cho tôi.

Cám ơn ông Biệt đội trưởng, Ðại úy Trịnh Viết Hảo, và các ông Ðại úy Mai Văn Khánh, Ðại úy Nguyễn Văn Ninh, Ðại úy Cát Mad (Mad=Ðiên) cùng các bạn khác trong Biệt Ðội 259B Tản Thương và Tìm Cứu.

oOo


Tôi căn dặn đàn em, mỗi lúc hỏa châu soi thì mình chỉ nhìn ra một hướng cố định, gắng sức ghi nhớ hình ảnh trước mắt mình, tới lúc trái châu kế tiếp soi sáng, mình sẽ nhận ra những đổi thay nếu có.

Thói thường, khi trái hỏa châu vừa kích hỏa trên trời cao, nghe tiếng “Bóc!” địch sẽ dừng lại, ngồi im.

Khi hỏa châu vừa tàn, chúng sẽ tiếp tục di chuyển. Bởi vậy, trong hiện trường của ta sẽ thấy rõ những thay đổi xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai trái hỏa châu.

Hạ tuần tháng 1 năm 1975 khi màn đêm buông xuống, thì sương mù cũng giăng kín núi đồi, vầng trăng khuyết cũng ẩn vào trong mây.

Tôi cứ lo địch lợi dụng bóng đêm để chuyển quân từ Bắc xuống Nam rồi cắt đứt Tỉnh Lộ 344, cô lập Kiến-Ðức.

Ðêm nào tôi cũng cho tiểu đoàn thức giấc, báo động nửa khuya.

Tôi căn dặn đàn em, mỗi lúc hỏa châu soi thì mình chỉ nhìn ra một hướng cố định, gắng sức ghi nhớ hình ảnh trước mắt mình, tới lúc trái châu kế tiếp soi sáng, mình sẽ nhận ra những đổi thay nếu có.

Thói thường, khi trái hỏa châu vừa kích hỏa trên trời cao, nghe tiếng “Bóc!” địch sẽ dừng lại, ngồi im.

Khi hỏa châu vừa tàn, chúng sẽ tiếp tục di chuyển.

Bởi vậy, trong hiện trường của ta sẽ thấy rõ những thay đổi xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai trái hỏa châu.

Hai giờ khuya, tôi và Trung úy Trâm đứng bên hố đại liên của Ðại Ðội 3/82.

“Bóc!” một hỏa châu vừa tỏa sáng. Anh xạ thủ đại liên nắm chân Trung úy Trâm rồi chỉ về hướng trước mặt,

– Trung úy ơi! Lúc trái hỏa châu trước soi sáng, em thấy bên gốc cây có cái gì giống như một bó rơm. Tới lúc trái hỏa châu này sáng lên thì bó rơm biến mất!

Tôi ra lệnh,

– Bắn!

Thế là khẩu M 60 nhả đạn, súng từ bên trái, bên phải cũng nổ rền theo. Hỏa châu tiếp tục soi sáng. Pháo binh Diện Ðịa ở Nhơn-Cơ cũng bị tôi đánh thức, bắn mười tràng trên hỏa tập dự trù nằm dưới thung lũng.

Tôi ra lệnh bắn, chỉ vì “bó rơm” làm gì có chân mà biết đi?

Sáng hôm sau tôi cho người vào khu đồng tranh sát rào Ðông của căn cứ để kiểm tra trận địa.

Kết quả, không có khẩu súng nào bỏ lại, trên mặt đất có ba tên Việt-Cộng chết, thân mình được phủ bằng những tấm vải dù.

Dưới ánh trăng hay dưới ánh sáng hỏa châu, thì màu của vải dù cũng đồng màu với cỏ tranh, cỏ lau.

Hóa ra, bó rơm mà anh xạ thủ đại liên nhìn thấy đêm qua lại là một thằng Việt-Cộng!

Những ngày sau, tình hình mặt trận Tây Quảng-Ðức hoàn toàn yên tĩnh.

Tình hình yên tĩnh không có nghĩa là ta cứ yên trí nằm khoèo mà ngáy ro ro hay ngồi nhâm nhi trước bàn tiệc rượu hằng giờ.

Tôi đã biết rằng trong trận Phước-Long, chiến xa Việt-Cộng đã đóng một vai trò rất quan trọng.

Do đó, việc huấn luyện các toán chống tank đã được tôi coi như mối ưu tư hàng đầu.

Anh bạn Ðại úy Hoàng Kinh Ngữ, sĩ quan tiếp liệu, tiếp vận của tiểu khu thấy tôi vét hết số hỏa tiễn XM202 và M72 tồn kho của tiểu khu mang về Kiến-Ðức huấn luyện cho lính, nên đã càm ràm,

– Ông thầu hết XM202, và M72, không chừa cho ai khẩu nào, nếu chiến xa Việt-Cộng mà chạy vào đây, thì tụi tôi lấy gì mà bắn?

Nghe vậy, tôi bèn trấn an anh bạn,

– Ðừng có lo! Trước khi xe tank Việt-Cộng có mặt trước cửa văn phòng của ông thì chúng nó phải đi qua Kiến-Ðức.

T54 có thể làm mưa, làm gió ở Phước-Long, nhưng không thể qua nổi cửa ải Kiến-Ðức đâu!

Gia đình Th/tá Vương Mộng Long – Đalat 10/1974

oOo

Xuân Ất Mão ở Quảng-Đức

Thời gian cuối năm Giáp Dần, thành phố Gia-Nghĩa vui nhộn hẳn lên. Hết hội hè này tới đình đám khác.

Ðêm nào anh em sĩ quan của Tiểu Khu Quảng-Ðức và của Bộ Chỉ Huy Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân cũng mở tiệc vui chơi, nhảy đầm cho tới khuya.

Sĩ quan của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân nghe nói người ta vui quá, nên cũng ngứa chân, ngứa cẳng, cứ nài nỉ tôi cho phép các chú ấy về Gia-Nghĩa nhập cuộc thi tài, lả lướt, Rumba, Mambo, Cha Cha Cha, Tango, Slow…

Tôi cũng thông cảm, nên cho các ông sĩ quan trẻ luân phiên nhau về phố, nhưng mỗi anh chỉ được một đêm thôi.

Thấy cù rủ mãi, mà tôi không chuyển lòng tham gia hội hè, ông Trung úy Trâm và ông Trung úy Pháo đội trưởng bèn đem xe ra phố chở về đồn một tiểu đội nữ sinh trung học đẹp như hoa.

Các cô yêu lính lắm, nên tình nguyện ra tiền đồn hát cho lính nghe.

Tôi còn nhớ, ngày đó bản Pop Rock “Beautiful Sunday” của Daniel Boone đang rất thịnh hành,

Hey hey hey, beautiful Sunday

This is my my my beautiful day...

When you said said said said that you loved me

Oh my, my, my it’s a beautiful day…

Tạm dịch: Xin chào một ngày Chủ Nhật tuyệt vời. Ðây là ngày đẹp của tôi. Khi em nói với tôi rằng em yêu tôi. Ôi trời! Một ngày đẹp tuyệt vời…

Các cô nữ sinh cứ đua nhau, hát đi, hát lại bài này cả chục lần…

Các cô chia nhau ra từng toán nhỏ, đi tới tận đỉnh đồi, cuối dốc, để hát cho lính tiền đồn nghe.

Tôi thấy cả tiểu đoàn mà chỉ có hai cây guitar theo chân hai tốp ca đã xuống núi tới Ðại Ðội 4/82.

Trên đồi còn hai tốp ca khác không có nhạc đệm, nên tôi ra khu súng cối kiếm ông nhạc sĩ cận thị Phan Thành Hoàng,

– Ê! Hoàng! Chú mi mau mau đem guitar ra đệm cho tốp ca của cô áo tím đang hát cho khu gia binh! Lẹ lên!

Anh chàng nhạc sĩ cận thị đỏ mặt, ấp úng,

– Trình Thiếu tá! Em là dân guitar Vọng Cổ. Em có biết tân nhạc đâu mà đệm cho mấy cô?

Nghe chú Hoàng trả lời tôi cũng ngẩn người ra:

“Ồ!…”

Nào ngờ những câu đối đáp của tôi và chú Hoàng lọt vào tai các cô ca sĩ, thế là các cô vội vàng bu quanh hầm súng cối, rồi nhao nhao lên,

– Thiếu tá nói với anh này ca cho tụi em nghe vài bài Vọng Cổ đi! Thiếu tá!

Tôi ra lệnh cho anh chàng nhạc sĩ Vọng Cổ của đơn vị, – Các cô em gái hậu phương đã hát cho Biệt Ðộng Quân nghe rồi, giờ này tới phiên chú Hoàng phải đáp lễ cho các cô! Ngay khi ông nhạc sĩ cận thị vừa dạo đầu hai tiếng “Tưng!Tưng!” là tôi tìm đường lui, chạy vào hầm hành quân ngay. Tôi sợ Vọng Cổ lắm!

Tới chiều hôm đó phái đoàn ủy lạo chiến sĩ mới lên xe về phố, hẹn sang năm sẽ tới thăm chúng tôi lần nữa.

Thế là Tết này các chú tân binh được một ngày vui, hết nhớ nhà, vì được người hậu phương tới tận chiến hào hát cho nghe.

Tôi thấy, ở tiền đồn biên giới thì ngày nào cũng giống nhau, không phân biệt Chủ Nhật hay Thứ Hai, ngày nghỉ hay ngày thường.

Bất cứ ngày nào không có đạn bom rơi, thì ngày đó cũng coi như là “Beautiful Sunday”

Ðầu tháng 2 năm 1975 Ðại úy Ngũ Văn Hoàn và Trung úy Trần Văn Phước xin phép tôi về Sài-Gòn ít ngày để sắm Tết và thăm nhà. Ðây là dịp để ông Hoàn thăm ông cụ thân sinh. Còn ông Phước thì về khoe cái lon trung úy tân thăng với bà con, đồng thời đi coi mắt mấy cô nữ sinh hàng xóm. Bố của chú Phước là ông Chiêm Tinh Gia Trần Cẩm, một thân hào, nhân sĩ rất có uy tín trong khu Phố An-Bình, Chợ Lớn.

Sau ngày Ông Táo về trời thì ông Hoàn và ông Phước cũng trở về tiền đồn.

Quà của ông Hoàn mang về biếu tôi là một hộp thiệp chúc Tết in hoa hòe, hoa sói, hoa mai, hoa đào, dùng để gửi cho bất cứ ai mà tôi ưa. Những tấm thiệp này được cung cấp từ nhà in trong Chợ Lớn của cụ Ngũ Văn Bằng, thân phụ của Ðại úy Ngũ Văn Hoàn.

Trung úy Phước trình diện tôi với vẻ mặt lo lắng, không tươi,

– Thái Sơn vào lều, em có chuyện muốn nói riêng với Thái Sơn.

Tôi dắt Phước vào căn lều tranh, rồi nói với anh lính đứng gác,

– Thằng Ba Rỗ canh cửa, không cho ai vào lều để tao với Trung úy Phước nói chuyện.

Phước mở cái cặp da, kéo ra một tấm bản đồ loại có tỷ lệ 1 trên 150 nghìn (1/150,000) đưa cho tôi rồi hỏi,

– Thái Sơn có quen dùng loại bản đồ này không?

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng vẫn trả lời,

– Bản đồ này thường dùng lúc đi bay. Anh không lạ thứ bản đồ này. Nhưng mình đâu cần nó?

Phước móc túi đưa cho tôi một cái bì thư,

– Thái Sơn coi cái này!

Trong bì thư là tờ giấy đánh máy một lệnh thuyên chuyển, với chữ ký của Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân/Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

Lệnh thuyên chuyển đó cho phép Trung úy Trần Văn Phước đáo nhậm đơn vị mới là Phòng 2 Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Trung Ương. Lệnh này có hiệu lực ngay ngày ký.

Chú Phước nhìn tôi rồi hạ giọng,

– Ba em quen thân với Thiếu tướng Giai. Ba em vừa xin, ông Giai chấp thuận liền. Ổng cho phép em về làm việc với Trung tá Sáu ngay sau khi hết phép, không cần quay lại tiểu đoàn nữa.

– Sao Phước không ở trong đó luôn, còn về lại đây làm gì?

Phước lắc đầu,

– Em đâu phải phường vong ân bội nghĩa? Mặt mũi nào mà em bỏ Thái Sơn được?

– Thế còn cái bản đồ tỷ lệ 1 trên 150 ngàn thì để làm gì?

Tới đây Phước ra dấu cho tôi đừng nói nữa, rồi kéo tay tôi xuống căn hầm mà tôi dùng làm phòng riêng của tiểu đoàn trưởng.

Phước cho tôi hay một tin tức mà tôi không thể tưởng tượng đó là chuyện thật.

Phước có một người anh làm việc trong Tòa Ðại Sứ Mỹ.

Ông ta nghe nói Phước nhất định không chịu ở lại Sài-Gòn sau khi hết phép, thì tới nhà trao cho Phước cái bản đồ này, cùng với lời khuyên,

Người ta sẽ bỏ Vùng 2. Thày trò em phải chuẩn bị lương khô trên lưng, và có sẵn một cái bản đồ để đi từ Vùng 2 tới Vùng 3.

Tôi tin những chuyện mà Phước đã trải qua trong mấy ngày nghỉ phép là có thật. Nhưng tôi cứ thắc mắc về cái vụ ông nhân viên CIA của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói rằng quân ta sẽ bỏ Vùng 2, sao nghe mơ hồ và vô căn cứ quá!

Nghe chuyện này, tuy bụng tôi không tin, nhưng tôi cũng không dám hoàn toàn phủ nhận.
– Nếu em không nỡ bỏ ông Long, thì em nói với ông Long rằng sắp tới đây, người ta sẽ bỏ Vùng 2. Thày trò em phải chuẩn bị lương khô trên lưng, và có sẵn một cái bản đồ để đi từ Vùng 2 tới Vùng 3.

Tôi tin những chuyện mà Phước đã trải qua trong mấy ngày nghỉ phép là có thật. Nhưng tôi cứ thắc mắc về cái vụ ông nhân viên CIA của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói rằng quân ta sẽ bỏ Vùng 2, sao nghe mơ hồ và vô căn cứ quá!

Nghe chuyện này, tuy bụng tôi không tin, nhưng tôi cũng không dám hoàn toàn phủ nhận.

Việc quốc gia đại sự quả là quá lớn lao, quá rắc rối và quá bí mật, ngoài tầm nhìn và tưởng tượng của một sĩ quan cấp thiếu tá như tôi.

Tôi dặn chú Phước phải kín miệng không cho ai biết tin này, vì nói cho nhiều người biết, thì anh em trong đơn vị sẽ hoang mang ngay.

Tôi đưa trả lại cho Trung úy Phước cái bì thư chứa tờ lệnh thuyên chuyển có chữ ký của Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai, rồi hỏi,

– Cám ơn Phước đã cho anh biết tin này. Bao giờ thì chú lên đường đáo nhậm đơn vị mới?

Phước trố mắt nhìn tôi,

– Ủa! Anh Hai nói cái gì lạ vậy?

– Anh muốn biết ngày nào chú từ biệt Tiểu Ðoàn 82 để anh cho lệnh Câu Lạc Bộ mở tiệc tiễn chân chú!

Nghe tôi hỏi, Phước vội giơ cái bì thư lên, rồi xé nhỏ nó thành nhiều mảnh trước mắt tôi,

– Ðã có lần em nghe Anh Hai chửi, “Em là một thằng hèn!” rồi. Từ đó cho tới chết, em không muốn nghe Anh Hai lặp lại câu đó lần thứ hai!

Tôi nhìn thấy hai mắt thằng em tôi đang đỏ lên dần dần, nó sắp khóc!

“Anh Hai” là biệt danh của tôi thời gian tôi chỉ huy những tay súng yêng hùng của Viễn Thám Biệt Ðộng Quân/Quân Khu 2 tung hoành khắp núi rừng Vùng 2. Chỉ có những người mà tôi thân thiết lắm mới được phép gọi tôi là “Anh Hai”.

Tôi cười, vỗ vỗ nhè nhẹ lên vai Phước,

– Ðừng khóc! Anh biết thế nào chú cũng không bỏ anh!

Rồi tôi kéo tay Phước xuống Câu Lạc Bộ, tại đây chú Ðặng Thành Học đang ngồi chờ tôi xuống thưởng thức món thịt nai xào lăn. Toán tuần tra hướng Nam của Ðại Ðội 1/ 82 vừa bắn được một con nai khá lớn đang đi ngu ngơ trên đường.

Kỳ tiếp tế này, anh em trong đơn vị đề nghị không mua gà, mà dồn tất cả tiền thực phẩm tươi mua bốn con heo thật to để ăn Tết.

Khu nhà bếp trở thành cái chợ, với những tiếng người nói chuyện om sòm cùng tiếng heo kêu inh ỏi.

Bên khu gia binh, các bà vợ lính cũng đang vây quanh một cái poncho, trên đó là một con heo nhỏ vừa bị xẻ thịt.

Con heo nhỏ này do ông tiểu đoàn trưởng xuất tiền của Câu Lạc Bộ mua tặng vợ con binh sĩ đã từ Pleiku, Ban Mê Thuột lên đây ăn Tết.

Chiều cuối năm Giáp Dần, ngồi trên bờ đất của tiền đồn Kiến-Ðức dõi mắt về phương Bắc, tôi tưởng tượng ra một căn nhà nhỏ ở đường Hàm Nghi, Ban Mê Thuột, trong đó có người vợ tôi yêu, cùng ba đứa con tôi.

Giờ này chắc vợ con tôi cũng nhớ tôi lắm?

Giao Thừa tới chầm chậm…

Có tiếng kinh cầu nguyện của các bà vợ lính vọng lên từ dưới đường Tỉnh Lộ 344.

Năm Ất Mão 1975 tôi đã đón chúa Xuân về trên một tiền đồn biên giới cực Nam của Vùng 2 Chiến Thuật.

Hướng Bắc của tiền đồn này là một trung đoàn địch, hướng Nam còn có cả một sư đoàn của Cộng Quân.

Nhưng tôi an tâm vô cùng, vì dưới tay tôi hiện thời có hàng trăm tay súng dũng mãnh, can trường.

Chuẩn úy Lê Văn Phước từ dưới Câu Lạc Bộ đi lên, trao cho tôi một tờ báo Xuân và một bó hoa của ông Cha Xứ gửi tặng đơn vị.

Cầm bó hoa trên tay, quay mặt về hướng thành phố Gia-Nghĩa, tôi thì thầm cho gió mang về hậu phương lời chúc đầu Xuân:

“Chúc đồng bào một năm mới an khang và thịnh vượng!”

VML

Seattle tháng 12 năm 2020

(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment