Friday, December 22, 2023

Tù Binh Lê Văn Chép


Vũ Uyên Giang


Lời nói đầu: Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở chiến trường Tây Ninh vào tháng 6 năm 1971 khi Sư đoàn Nhảy Dù VNCH vây hãm Công trường 9 Việt cộng ở đồn điền cao su Mimot sâu trong đất Miên và bắt sống tù binh Lê Văn Chép, bí danh Năm Thái cấp bậc đại úy, chính trị viên tiểu đoàn D.1 thuộc trung đoàn Q.761/ công trường 9 Việt Cộng.

Sau khi trực thăng của Trung tướng Đỗ Cao Trí (1), Tư Lệnh Quân đoàn III và Quân khu 3 bị phát nổ trên khung trung khi vừa cất cánh tại sân bay Tây Ninh East; Trung tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô được bổ nhiệm thay thế Tướng Đỗ Cao Trí về làm Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Hòa và tiếp tục cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71 đánh sang Kampuchia để lùng diệt các đại đơn vị của VC. Vào Tháng 6 năm 1971, trong cuộc hành quân Toàn Thắng 2/1971, các lực lượng VNCH tham chiến thuộc Vùng 3 Chiến Thuật gồm Sư đoàn Dù, Biệt Động Quân, Sư đoàn 18 BB, Sư đoàn 25 BB và Lữ đoàn 3 Kỵ Binh. Liên binh của QĐVNCH đã lùa các Công trường 5, 7 , 9 và Đoàn 429 Đặc công chạy sâu và các đồn điền cao su Mimot, Mimai, Chlong, Dambe, Kratié… Sư đoàn Dù khi vây hãm Công trường 9 của Việt cộng ở Mimot đã bắt sống 1 tù binh thuộc Tiểu đoàn D.1/ Trung đoàn Q 761/ Công trường 9; y khai tên là Lê Văn Chép, cấp bậc binh 2 là tân binh mới xâm nhập vào Nam và được bổ sung cho Tiểu đoàn D 1. Tên tù binh được trực thăng giải giao về BTL Tiền phương Sư đoàn Dù ở B 16 (tiền thân của B 16 là B 33) Lực Lượng Đặc Biệt. Biệt đội Quân Báo Sư đoàn Dù do Đại úy Bé làm Biệt đội trưởng phụ trách thẩm vấn tên tù binh để thu thập các tin tức cần thiết cho chiến trường đang nóng bỏng ở đất Miên.

Thiếu úy Vũ đang uống cà phê ở Quán Mường thì nhận được lệnh của Trung tá Nguyễn Văn Tại, Trưởng Phòng 2 Hành quân/ BTL Tiền Phương QĐ III phải trở về Phòng 2 gấp. Anh vội trả tiền và ra xe Jeep phóng về B 16 LLĐB, nơi đóng quân của BTL Tiền phương Quân đoàn. Bước vào Phòng 2, anh giơ tay chào Trung tá Tại, hỏi:

– Có chuyện gì gấp hả Trung tá?

– Cậu sang ngay Biệt đội Quân báo/ Sư đoàn Dù để thẩm vấn 1 tên tù binh thuộc Công trường 9 VC do lực lượng Dù bắt được ở đồn điền cao su Mimot. Ông Tướng đang hỏi tin rối rít cả lên. Trung tá Tại nói.

– Dạ được rồi Trung tá, tôi sẽ sang bên Dù liền. Nói xong anh quay ra leo lên xe Jeep lái sang Biệt đội Quân báo Sư đoàn Dù.

Khi đến nơi, Vũ vào gặp Đại úy Bé, Biệt đội trưởng Quân báo Sư đoàn Dù và trình bày việc bên Quân đoàn muốn thẩm vấn tên tù binh. Đại úy Bé nói:

– Kẹt quá toa. Ông tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Dù đang ngồi chờ kết quả thẩm vấn tên tù binh; bọn moa đang hành quân quần thảo với CT 9 VC ở Mimot nên rất cần tin tức cho chiến trường. Toa thông cảm chờ bọn moa nghe.

– Đại úy. Ông có thể cho tôi ngồi quan sát cuộc thẩm vấn được không?

– Được. Toa có thể ngồi ngoài của sổ nhìn vào để nghe buổi thẩm vấn chẳng sao. Đại úy Bé nói.

Đại úy Biệt đội trưởng Biệt đội Quân báo sai lính mang 1 chiếc ghế sắt kê ở cửa sổ phòng thẩm vấn cho Thiếu úy Vũ ngồi quan sát. Anh nhìn vào bên trong phòng thẩm vấn quan sát tên tù binh; viên Trung sĩ Thẩm vấn viên đang ghi chép gì đó trên giấy. Vũ thấy tên tù binh khoảng ngoài 30 tuổi, vóc cao ráo, có vẻ chững chạc, ăn nói khôn ngoan và đặc biệt là y rất có tác phong của một cán bộ chỉ huy; hơn nữa y lại đang chỉ trỏ trên tấm bản đồ mà viên Trung sĩ Thẩm vấn viên của Nhảy Dù trải trên bàn; điều này càng cho Vũ chắc chắn tù binh Lê Văn Chép là một sĩ quan cán bộ chứ không thể nào là một tân binh mới từ Bắc xâm nhập vào bổ sung cho Công trường 9.

Vũ ít có liên lạc với Biệt đội Quân báo Dù nên không biết khả năng của vị Trung sĩ Thẩm vấn viên ra sao. Anh thường làm việc với các Biệt đội Quân báo của Sư đoàn 5BB do Đại úy Bé làm Biệt đội trưởng, hoặc với Phòng 2 Sư đoàn 25BB; những sĩ quan thẩm vấn của 2 đại đơn vị này rất xuất sắc và có nhiều kinh nghiệm điều tra tù hàng binh. Vũ tiếp tục theo dõi cuộc điều tra; anh thấy tên tù binh Lê Văn Chép rất khôn ngoan, lanh lợi và ánh mắt của hắn sắc như dao, cứ đảo qua đảo lại để quan sát bên trong phòng thẩm vấn và lom lom ngó người Trung sĩ Thẩm vấn viên. Vũ thầm nghĩ trong đầu, với kinh nghiệm của một sĩ quan thẩm vấn tù binh như anh, anh đoán chắc tên tù binh này cũng phải là một sĩ quan cán bộ của Q761/ Công trường 9 chứ không phải là một tân binh mới từ Miền Bắc xâm nhập vào bổ sung cho Công trường 9 như lời hắn khai. Đến 8 giờ tối, Vũ quay trở về Phòng 2 Quân đoàn, báo cáo sự tình cho Trung tá Tại và nhận xét của anh về tên tù binh; anh cũng yêu cầu ông lên trình với Đại tá Ngô Văn Minh, Tham Mưu trưởng hành quân Quân đoàn can thiệp lấy tên tù về Ban Thẩm vấn Quân đoàn để điều tra. Sau đó Vũ lái xe Jeep trở về Ban Thẩm Vấn Quân đoàn nằm ở Bunker số 1 ngay ở tay phải của cổng vào B 16.

Khoảng 10 giờ tối, Trung tá Tại gọi điện thoại cho Ban Thẩm vấn báo cho Vũ biết sáng ngày mai bên Phòng 2 Sư đoàn Dù sẽ giải giao tên tù binh Lê Văn Chép cho Ban Thẩm vấn Quân đoàn do sự can thiệp của Đại tá Ngô Văn Minh, Tham Mưu trưởng Hành quân QĐ III. Trung tá Tại đã thuyết phục bên BTL Tiền phương Sư đoàn Dù là Thiếu úy Vũ là một sĩ quan thẩm vấn tù binh có nhiều kinh nghiệm và rất có khả năng trong việc điều tra. Trung tá cũng cho biết ngày mai khi Vũ thẩm vấn tên tù, Đại tá Ngô Văn Minh, Trung tá Nguyễn Văn Tại, Trung tá Be Trưởng Phòng 2 Dù và Đại úy Bé sẽ ngồi dự thính nghe Thiếu úy Vũ thẩm vấn người tù.

Sáng sớm ngày hôm sau, Phòng 2 Sư đoàn Dù giải giao tù binh Lê Văn Chép cho Ban Thẩm Vấn Quân đoàn III; Vũ kêu Trung sĩ Phán ký nhận và giao cho Quân cảnh giam trong khu nhà giam tù binh. Anh cũng phân phối binh lính thuộc quyền sắp xếp chỗ thẩm vấn tù binh và kê 4 chiếc ghế để các vị sĩ quan đến quan sát cuộc thẩm vấn của Vũ. Đúng 9 giờ sáng, các sĩ quan dự thính đến nơi, được mời ngồi vào vị trí đã kê ghế dành riêng cho quý vị đó. Trước khi dẫn tên tù binh ra làm việc, Vũ mời các sĩ quan dự thính an tọa. Anh nói:

– Thưa Đại tá, thưa nhị vị Trung tá và Đại úy Biệt đội Quân báo Sư đoàn Dù. Qua sự quan sát và kinh nghiệm của bản thân là một sĩ quan thẩm vấn tù binh chuyên nghiệp tôi cam đoan với quý vị tù binh Lê Văn Chép là một sĩ quan trong quân đội cộng sản. Trong khi tôi làm việc yêu cầu các vị không đặt các câu hỏi cắt ngang sự thẩm vấn của tôi vì có thể tôi đang giăng bẫy tên tù, quý vị hỏi là đã tạo cơ hội cho hắn thoát cái bẫy của tôi. Ngay cả khi tôi làm như sắp áp dụng biện pháp tra tấn hay hù dọa, xin quý vị cứ bình tâm đừng can thiệp để đương sự không thể tránh né, cũng như có thì giờ để thoát những bẫy rập tôi bủa vây y. Xin cảm ơn quý vị.

Vũ ra lệnh cho Trung sĩ Phán kêu Quân cảnh giải giao tù binh Lê Văn Chép lên cho anh làm việc. Vũ chỉ chiếc ghế trước mặt bảo Chép ngồi xuống. Trên bàn làm việc của Vũ đặt Bản sao Cung từ tù binh do Biệt đội Quân báo Dù chuyển cho anh cùng với tên tù binh khi giải giao cho anh. Vũ bắt đầu hỏi:

– Tên anh là Lê Văn Chép quê ơ Vũ Thư, Thái Bình có đúng không?

– Dạ đúng thế ạ. Chép trả lời.

– Vậy anh đi lương hay đi giáo? Đa số dân Vũ Thư là Công giáo phải không?

– Dạ đúng thế ạ. Nhưng tôi không theo tôn gáo nào ạ.

– Thế anh nói là dân Vũ Thư, Thái Bình thì anh có biết Huyện Vũ Thư là tên sáp nhập của 2 huyện mà thành là những huyện nào không? Vũ hỏi.

– Dạ Huyện Vũ Thư được sáp nhập bởi 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì ạ. Chép trả lời.

– Vậy anh ở bên Vũ Tiên hay Thư Trì?

– Dạ tôi ở bên Vũ Tiên ạ.

– Anh ở xã nào của Vũ Thư? Vũ hỏi.

– Dạ tôi ở xã Vũ Đoài ạ.

– Vũ Đoài có gần Nam Định không?

– Dạ tiếp giáp với Tỉnh Nam Định.

– Anh sinh năm, nào nhỉ?

– Dạ sinh năm 1940.

– Vậy là năm nay anh 31 tuổi?

– Da đúng thế ạ.

– Anh thi hành nghĩa vụ quân sự năm nào?

– Dạ mới năm ngoái. Năm 1970 vì nhu cầu lấy quân tôi mới bị động viên vào Nam ạ.

– Anh thuộc Đoàn Xâm Nhập số mấy, quân số bao nhiêu người và tập kết ở bãi nào?

– Dạ tôi thuộc Đoàn 2235 XN cùng với Khung Tiểu đoàn 2 Tỉnh Thái Bình. Quân số 2000 người và tập kết ở Ông Cụ ạ. (một đoàn xâm nhập quân số thường từ 1000 đến 2000 người gồm vừa án bộ, binh sĩ và dân công tải đạn hoặc lương thực vào Nam)

– Anh có được học Công ước Genève về tù binh không?

– Dạ có ạ. Chúng tôi đã được quán triệt rồi ạ.

– Vậy anh có biết lứa tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự năm 1968 là tuổi nào không?

– Dạ từ 18 đến hai nhăm.

– Anh nói 18 đến 25? Vậy năm 1970, anh 30 tuổi là ngoài tuổi nghĩa vụ sao anh lại bị động viên?

Lê Văn Chép hơi sững người vì bị hỏi đột ngột mà y không đề phòng. Y liền nói: vì tôi có mẹ già nên được hoãn lại ạ.

– Anh có cam kết với tôi là mới xâm nhập vào Nam đầu năm nay (1971) phải không?

– Dạ. Đúng thế ạ. Chép trả lời.

– Thôi được. Anh đứng lên, cởi hết quần áo ra, chỉ mặc quần đùi thôi. Vũ ra lệnh.

Các sĩ quan dự thính nhìn Vũ lom lom với ánh mắt ngạc nhiên không biết anh chàng Vũ định làm gì người tù binh? Anh ta định đánh đập, tra tấn tù binh hay sao? Vũ đưa mắt ra dấu bình tĩnh cho các sĩ quan dự thính để họ an tâm vì đây là kế hoạch thẩm vấn của Vũ. Quan niệm của Vũ là: Khi thẩm vấn một tù binh tứ là đang tranh thủ đánh đòn cân não với đối tượng… trước hết phải đấu trí, rồi đấu lý, cuối cùng mới phải áp dụng biện pháp đấu lực với những đối tượng cực kỳ ngoan cố. Hiện tại anh đang đấu trí và đấu lý với tù binh Lê Văn Chép, chưa đến giai đoạn phải đấu lực với y.

Tù binh Lê Văn Chép đã cởi bỏ hết quần áo, trên người y chỉ còn 1 chiếc quần đùi. Vũ tiến đến trước mặt anh ta, kêu anh ta dang hai tay ra; Vũ tiến đến nắn bóp kỹ lưỡng từng bắp thịt, từng bàn tay, bàn chân, lưng, ngực ngưới tù rồi nói:

– Anh có công nhận hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam rất gian khổ phải không? Thường một Đoàn Xâm Nhập khi đến điạ phận Quảng Bình gần biên giới Lào phải bỏ lại hết các giấy tờ tùy thân, hình ảnh của người thân rồi vượt núi 1001 mét cao trắc trở; trong khi mỗi đoàn viên còn phải mang vác vũ khí, vác pháo, súng cối, đạn dược các loại cộng thêm lương thực 10 đến 15 ngày ăn; trung bình mỗi người mang vác khoảng 80 đến 100 kí lô. Sau khi vượt núi 1 ngàn linh 1 sang đến bên Lào đi theo đường mòn Hồ Chí Minh leo đồi, vượt suối… vất vả trăm chiều. Sau hơn 3 tháng trời gian khổ như thế vào đến bãi tập kết B3, hoặc Ông Cụ, hoặc Hải Yến… mọi người đều mệt lả. Sau đó mới được bổ sung về đơn vị mới. Với sự gian khổ trên đường xâm nhập như thế anh có công nhận với tôi là các bắp thịt tay, chân ngực bụng đều cứng như sắt không? Bàn tay, bàn chân đều chai hết không? Vũ hỏi.

– Dạ đúng ạ. Trên đường xâm nhập quả là rất vất vả, gian nan ạ. Chép trả lời.

– Anh đã xâm nhập vào chiến trường B (2) lâu lắm rồi nên các bắp thịt tay chân, ngực đều đã nhão mềm cả rồi chứng tỏ anh đã xâm nhập vào Miền Nam lâu rồi. Anh sinh năm 1940 thì tuổi của anh phải đi nghĩa vụ từ năm 1959, 1960 hoặc trễ lắm là 1961 chứ không phải mới xâm nhập trong năm nay. Ở Miền Bắc không có chế độ hoãn dịch vì cha mẹ già yếu hoặc con một; chế độ hoãn dịch chỉ có ở trong Miền Nam chúng tôi mà thôi. Anh phải là 1 sĩ quan chỉ huy nên anh ít vận động hơn các binh lính; do đó tay anh không còn chai cứng, bắp thịt vì ít vận động nên trở thành mềm và da trắng trẻo hơn; hơn nữa anh còn biết Công ước Genève về tù hàng binh, chỉ có sĩ quan mới được học tập về Công ước tù binh này. Anh cũng biết sử dụng bản đồ một cách thành thạo vì chính tôi đã quan sát ngày hôm qua khi được Sư đoàn Dù thẩm vấn anh đã chỉ trỏ trên bản đồ. Chỉ có sĩ quan mới được học cách đọc và chấm tọa độ trên bản đồ. Tác phong của anh cũng là tác phong của một sĩ quan vì khi hút thuốc, các cán binh thường cầm điếu thuốc bằng ngón trỏ và ngón cái để giấu điếu thuốc trong lòng bàn tay tránh phát ra ánh lửa, trong khi sĩ quan thường kẹp đếu thuốc bằng ngón trỏ và ngón giữa theo kiểu tiểu tư sản… Lê Văn Chép ngớ người trước sự phân tích, nhận xét của Thiếu úy Vũ, y chưa kịp có phản ứng nào thì chợt nghe Vũ hỏi:

– Năm Thái là ai? (3)

Lê Văn Chép giật bắn người như bị điện giật, mặt y tái đi… Y nghĩ thầm nghĩ “không hiểu sao tên sĩ quan này lại biết rõ hắn là ai mà gọi đúng tên hắn? Chắc anh ta đã biết mình rồi nên mới gọi như thế.” Như một phản xa tự nhiên hắn lắp bắp:

– Dạ tôi là Năm Thái ạ. Tôi tên thật là Lê Văn Chép, cấp bậc Tiểu đoàn bậc trưởng (Đại úy), bí danh Năm Thái, Chính trị viên Tiểu đoàn D.1/ Trung đoàn E 1 (4)

– Được rồi anh Năm Thái. Bây giờ anh tạm nghỉ uống nước cho khỏe rồi chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện nhé. Vũ cho Lê Văn Chép mặc quần áo và gọi Quân Cảnh mang Lê Văn Chép vào phòng giam.

Năm Thái theo người Quân cảnh đi vào trong nhưng trong đầu y vẫn thắc mắc “không biết sao người sĩ quan thẩm vấn này lại biết rõ tung tích của y; hơn nữa hắn lại rất am hiểu cả đến quê quán Vũ Thư, Thái Bình của Chép. Người này quả là bản lãnh…”

Khi Lê Văn Chép đã được Quân cảnh dẫn đi khuất, Thiếu úy Vũ quay lại các sĩ quan dự thính. Anh nói:

– Trình Đại tá và nhị vị Trung tá. Tù binh Lê Văn Chép nhân thân bây giờ đã bị phát giác. Y chính là Năm Thái, Đại úy Chính trị viên Tiểu đoàn D 1/ Q 761/ Công trường 9. Với cương vị là một sĩ quan, hơn nữa lại là Chính trị viên (cộng sản luôn đề cao vai trò chính trị chỉ huy quân sự) nên các tin tức khai thác tiếp theo sẽ vô cùng quan trọng cho chiến trường. Tôi sẽ thẩm vấn đương sự và viết trong bản cung từ để gửi đến quý vị. Quý vị có thể tiếp tục ngồi quan sát hoặc có thể về, tôi sẽ ưu tiên điều tra những tin tức cần thiết cho chiến trường trước vì mặt trận vẫn còn đang nóng bỏng, cần những tin chiến thuật cho các đơn vị ta đang tham chiến.

– Em giỏi lắm và có nhiều kinh nghiệm điều tra, rất bình tĩnh và nắm vững tình hình từ ở ngoài Miền Bắc đến hành trình xâm nhập v.v… em đều nắm rõ như lòng bàn tay khiến tên tù binh không thể nào ngờ. Mà sao em biết nó là Năm Thái mà gọi đích danh nó vậy? Đại tá Ngô Văn Minh hỏi.

– Cám ơn Đại tá. Đó là chuyên môn của Trung Tâm Thẩm Vấn Quân đoàn mà thôi Đại tá. Sở dĩ tôi gọi tên Năm Thái chỉ là thăm dò phản ứng của y, vì bất cứ người cán binh nào trong đơn vị cũng phải biết Chính trị viên của đơn vị, tôi hỏi để thăm dò nhưng không dè lại chính là y; khiến y giật mình ngỡ tôi đã biết y nên phải thú nhận.

Sau đó Đại tá Ngô Văn Minh, Tham Mưu trưởng Hành quân Quân đoàn, Trung tá Nguyễn Văn Tại, Phòng 2 Quân đoàn và Trung tá Be, Trưởng Phòng 2 Sư đoàn Dù rời khỏi Ban Thẩm vấn; chỉ còn Đại úy Bé Biệt đội trưởng Biệt đội Quân báo Sư đoàn Dù xin được ở lại để theo dõi cuộc thẩm vấn của Vũ. Đại úy Bé đến bắt tay Vũ và nói:

– Cảm ơn toa. Toa thật là một sĩ quan thẩm vấn quá giỏi mà từ trước đến nay moa mới gặp; từ nay nếu có tù binh, moa sẽ ưu tiên để toa thẩm vấn, moa chỉ nhận bản cung từ toa giao là đủ để trình lên thượng cấp rồi.

– Không có gì đâu Đại úy. Đó là chức trách của tôi, vì đã thẩm vấn quá nhiều tù binh, hồi chánh viên cộng thêm trí nhớ tốt nên trước khi thẩm vấn đã nghiên cứu trận liệt về đơn vị, quê quán người tù để nắm vững về cá nhân của chúng; khi đó mình sẽ chủ động quần thảo chúng, tạo cho họ có cảm giác mình đã biết rõ về họ. Chính vì thế tạo cho đương sự trở nên hoang mang không biết mình hiểu rõ họ đến đâu và sẽ có nhiều sơ hở để ta khai thác.

Trung sĩ Ông Tấn Phán bưng đến 2 ly cà phê cho Đại úy Bé và Thiếu úy Vũ:

– Mời Đại úy và Thiếu úy uống cà phê.

– Cám ơn em. Mời Đại úy. Cậu kêu Quân cảnh mang tù binh Lê Văn Chép lên để tiếp tục thẩm vấn nhé. Vũ nói.

– Dạ. Thiếu úy. Trung sĩ Phán vừa nói vừa đi vào khu giam tù binh có Quân cảnh canh gác bên ngoài.

Người Quân cảnh dắt tù binh Lê Văn Chép bí danh Năm Thái lên phòng thẩm vấn của Thiếu úy Vũ; dáng vẻ của Chép đã không còn vênh váo như trước, thay vào đó là một nét mặt của một kẻ đã chấp nhận thua cuộc. Đợi cho Chép ngồi yên vị trên ghế, Vũ bắt đầu nói về chủ thuyết cộng sản qua Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Marx-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành triết học Marxist. Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học v.v… Từ căn bản ấy dẫn đến thực tế chế độ cộng sản Hà Nội mà cộng sản Hà Nội luôn tuyên truyền và bắt mọi tầng lớp dân chúng học tập theo Tư Tưởng Hồ Chủ Tịch… thực chất là cóp nhặt từ những sách của Lenine, Stalin, Khruschev, Mao Trạch Đông… mà chế ra sách Tư tưởng của Hồ. Tất cả những điều viết trong cuốn sách đều cóp nhặt của những lãnh tụ cộng sản Nga Hoa và được đảng cộng sản Việt Nam (ngụy danh dưới tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam) và được guồng máy tuyên truyền của đảng nhồi sọ mọi tầng lớp quần chúng trong và ngoài đảng để tạo ra những huyền thoại chung quanh con người Hồ Chí Minh. Thực tế nền kinh tế dưới chế độ cộng sản đã bị phá sản nên đã đẩy người dân xuống đáy vực thẳm của sự đói rách, khốn khổ tột cùng.

Tù binh Lê Văn Chép ngồi nghe mà thầm thán phục viên sĩ quan ngụy có những lý luận sâu sắc, chứng tỏ anh ta có đào sâu suy nghĩ và nghiên cứu kỹ về chủ thuyết cộng sản. Chép nói: – Vâng thưa anh. Những điều anh nói về triết học Marxist Leninist chứng tỏ anh có nghiên cứu kỹ về chủ thuyết này. Chúng tôi từ những ngày còn trẻ đã được học tập nên chúng tôi cho rằng vì đất nước chưa hòa bình, thống nhất nên vẫn còn nhiều khó khăn gian khổ và phải thắt lưng buộc bụng để chi viện cho Miền Nam.

– Anh nói thế là sai rồi. Cái căn bản lý luận Mác xít đã sai, dẫn đến việc điều hành sai, nền kinh tế của xã hội chủ nghĩa sai vì là nền kinh tế tập trung với mỹ từ nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý dưới sự lãnh đạo của đảng. Anh cứ nhìn nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa ở các nước cộng sản trên thế giới từ cái nôi cộng sản là Liên xô, Trung cộng, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Rumani, Hung Ga ri v.v… Nước nào cũng nghèo đói, cũng chậm tiến, lạc hậu. Sau mấy chục năm tiến lên xã hội chủ nghĩa mà dân các nước ấy vẫn sống trong sợ hãi và đói nghèo; cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc… Nhưng tôi đó là lý tưởng của anh, con đường các anh chọn, tôi không muốn đề cập đến. Bây giồ nói chuyện của chúng ta. Anh đã là tù binh chiến tranh của chúng tôi, bị bắt ở chiến trường; anh cũng đã được học về công ước Genève về tù binh tất nhiên anh phải hiểu nghĩa vụ của một người tù binh cấp sĩ quan là phải thành thật khai báo để chúng tôi thiết lập hồ sơ cho anh. Bây giờ ta tiếp tục nhé.

– Tên thật của anh là?

– Dạ. Lê Văn Chép

– Năm sinh? Ở đâu?

– 1940; ở Vũ Thư, Thái Bình

– Gia cảnh của anh ra sao? Thuộc thành phần nào?

– Dạ. Tôi có 1 vợ, 2 con và thuộc thành phần bần nông.

– Anh thi hành nghĩa vụ quân sự năm nào?

– Dạ năm 1960 và học ở Trường Lục quân Sơn Tây.

– Năm nào anh tốt nghiệp? Sau đó được bổ sung đi đâu?

– Dạ cuối năm 1961; sau đó được bổ sung về Tiểu đoàn địa phương Tỉnh Thái Bình.

– Khi nào anh mới xâm nhập vào Miền Nam?

– Giữa năm 1963, toàn Tiểu đoàn địa phương Tỉnh Thái Bình được lệnh đi B với khung Tiểu đoàn cộng thêm một số tân binh mới được bổ sung. Thời gian này tôi mang cấp Trung úy và giữ chức Phó Chính trị viên Đại đội. Tiểu đoàn mang tên Đoàn 2263 Xâm Nhập xuất phát từ Thái Bình được xe chở đến Quảng Bình; sau đó vượt núi 1001 để sang Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh để vào tập kết ở B 3. Đoàn 2263 Xâm Nhập được tách làm 2 bộ phận; một nửa Tiễn đoàn kết hợp với các lực lượng địa phương cấp Huyện để thành lập Tiểu đoàn 1 Đồng khởi hoạt động ở Chiến khu D; nửa còn lại của Tiểu đoàn kết hợp với các đơn vị cấp Huyện thuộc Phước Thành để thành lập Tiểu đoàn 2 Đồng Khởi hoạt động độc lập ở Phước Thành. Tôi được biên chế về Tiểu đoàn 1 Đồng khởi hoạt động ở chiến trường Tây Ninh. Khi ấy Trung đoàn Q761 đã được thành lập vào Tháng 1/1961 và tham dự trận đánh Bình Giả tiêu hao gần hết quân số nên Tiểu đoàn D 1 Đồng Khởi và D 2 Đồng Khởi được bổ sung về cho Trung đoàn Q761 trở thành D 1 và D 2 của Trung đoàn E 2 (Q761). Tháng 9 năm 1965, Sư đoàn Công trường 9 được thành lập, Q 761, Q762 và Q 763 trực thuộc Sư đoàn này.

– Sư đoàn 9 có tham dự Trận Tổng Công kích và Tổng Khởi nghĩa Mậu Thân 1968 không? Vũ hỏi.

– Cuối năm 1967, Công trường 9 được lệnh chuẩn bị Tổng công kích Mậu Thân bằng cách xâm nhập tiến sát vào vùng ngoại ô thuộc tỉnh Gia Định của Sài gòn ém quân chuẩn bị xâm nhập sâu vào nội đô nhân dịp Tết Mậu Thân. Sau trận này, Cộng trường 9 thiệt hại rất nặng gần như tiêu hao hơn 2/3 quân số. Q 761 chỉ còn dưới 500 quân, Q 762 còn được 500 quân và Q763 hao hụt gần hết quân phải rút trở ra và dạt sang Kampuchia.

Vũ trải tấm bản đồ hành quân vùng Mimot và hỏi Lê Văn Chép:

– Nào bây giờ anh có thể nói về bố quân của Trung đoàn E.1 (tức Q 761) ở đồn điền cao su Mimot. Các anh làm nhiệm vụ gì ở đây?

– Dạ thưa anh. Toàn Sư 9 (công trường 9) có nhiệm vụ bảo vệ R (Trung Ương Cục) khi R rút chạy khỏi cuộc hành quân của VNCH năm 1970 vào vùng Móc câu (biên giới Việt Miên thuộc ranh của Tỉnh Bình Long.

– Tây Ninh và Kampuchia). Chúng tôi đóng chốt ở đồn điền cao su Mimot để chặn đường tiến quân của các anh không cho tiến sâu vào mặt Tây Bắc vì Trung Ương Cục R và Bộ chỉ huy Miền đang đóng ở tỉnh Kratié (tiếng Miên là Khêt Kracheh).

– Còn E 2 và E 3 cùng Chỉ huy sở F 9 trú đóng ở đâu?

– Chỉ huy sở F 9 đóng sát Bộ Chỉ huy Miền thuộc địa phận tỉnh Cần Ché (Việt cộng gọi Tỉnh Kracheh là Cần Ché). Còn E 2 bố quân ở phía Tây của Lộ 702 và E 3 đóng quân ở dọc ranh giới 2 Tỉnh Cần Ché và Kampong Cham để chặn lực lượng VNCH tiến lên hướng Bắc.

Sau 6 giờ đồng hồ thẩm vấn tù binh Lê Văn Chép, bí danh Năm Thái, Đại úy Chính trị viên Tiểu đoàn D 1/ Trung đoàn Q 761 (E 1)/ Công trường 9; Vũ miệng hỏi, tay viết những lời khai của y, mắt quan sát từng hành động của Chép từ ánh mắt đến các diễn biến trên mặt, cử chỉ v.v… để phát hiện y có toan tính hoặc khai man điều gì; trong khi đầu óc vẫn phải đối chiếu với trận liệt của ta ghi nhận về đơn vị Cộng trường 9 Việt cộng. Chép đã khai báo rất phù hợp với ghi nhận của ta về tổ chức, nhân sự và danh tính từ Tư lệnh Sư đoàn 9 (Tạ Minh Khâm bí danh Sáu Khâm) trở xuống đến các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng v.v… một cách chính xác. Có đôi lúc tù binh Chép định quanh co liền bị Vũ phát giác và chặn lại khiến y phải khai hết mọi chuyện không dám tránh né quanh co nữa. Trong đầu óc của Lê Văn Chép nghĩ là Vũ đã biết rõ đơn vị của Chép trong lòng bàn tay nên khi hắn định giở trò khai láo, liền bị Vũ phát giác; từ đó y đã không còn cách né tránh nên đã phải khai hết toàn bộ sự thật.

Vũ đúc kết thành một bản cung từ sơ khởi dầy 60 trang giấy khổ 8.50 x 17 chú trọng vào những chi tiết có lợi cho cuộc hành quân đang tiếp diễn ở vùng Mimot, Kampong Cham và Kracheh để các cấp chỉ huy của QĐVNCH đang điều động cuộc hành quân có những kế sách hữu hiệu. Sau khi hoàn tất, Vũ đã photocopy cho Đại úy Bé, Biệt đội trưởng Biệt đội Quân Báo Sư đoàn Dù 1 bản, 1 bản đem lên văn phòng Đại tá Ngô Văn Minh, Tham mưu trưởng BTL Tiền phương Quân đoàn III, 1 bản cho Trung tá Nguyễn Văn Tại, Phòng 2/QĐ III Hành quân và một bản kèm theo Phiếu Giải Giao Tù binh để chuyển về Trung tâm Thẩm vấn Quân đoàn III ở Biên Hòa để tiếp tục khai thác các tin tức chiến thuật và chiến lược khác.

Vũ lái xe ra chợ Thái Hiệp Thạnh Tây Ninh kiếm một nhà hàng để dăn bụng, sau đó ghé cà phê Thằng Cuội của Đặng Hoàng Long để nhâm nhi ly cà phê tự thưởng cho mình sau một ngày làm việc vừa mệt mỏi tinh thần, vừa uể oải thân xác vì ngồi suốt ngày để thẩm vấn tù binh.

Qua lời khai của tù binh Lê Văn Chép, bí danh Năm Thái, Đại úy Chính trị viên của Tiểu đoàn D 1/ Trung đoàn Q 761/ Công trường 9; Quân đội VNCH đã tiếp tục tấn công lên Tỉnh Kracheh lên Dambe, Chlong (Việt cộng là Chơ lông) lùa Trung ương cục R và Bộ Chỉ huy Miền chạy càng sâu trong đất Miên…

Vũ Uyên Giang

Georgia tháng 10 năm 2019

Ghi chú:

(1) Hành Quân Toàn Thắng 1/71 là cuộc hành quân tiếp nối của Toàn Thắng Tháng 3 năm 1970, QLVNCH tấn công vào các cứ điểm ẩn nấp của VC trên đất Kampuchia mà chúng thường gọi là An Toàn Khu do sự dung dưỡng của chính quyền trung lập Shihanook thân cộng. Sau khi Shihanook bị Tướng Lon Non lật đổ năm 1970 và trở thành Tổng thống của Kampuchia.

(Trích Wipimedia Đỗ Cao Trí (1929-1971): Tướng Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929 trong một gia đình điền chủ lớn tại làng Bình Trước, Biên Hòa, miền Đông Nam phần Việt Nam. Do gia đình có điều kiện khá giả nên thời niên thiếu ông được học ở các trường danh tiếng dạy theo chương trình Pháp: trường Tiểu học Nguyễn Du, Biên Hòa, trường Trung học Lycée Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông với văn bằng Tú tài phần I.

Đầu tháng 8 năm 1947, sau khi rời ghế học đường, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, được cho theo học khóa Đỗ Hữu Vị tại trường Sĩ quan Nước Ngọt ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), khai giảng tháng 8 năm 1947. Tháng 6 năm 1948, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được chọn đi du học khóa Bộ binh tại trường Thực tập Bộ binh Auvours, Pháp. Tháng 10 về nước, ông gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đi du học tiếp khóa căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Pau ở Pháp. Tháng 2 năm 1949 mãn khóa về nước, ông phục vụ trong Đơn vị Nhảy dù của Quân đội Liên hiệp Pháp.

Ngày 22 tháng 1 năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Cuối tháng 10,chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa (cải danh từ Quân đội Quốc gia). Ngày 10 tháng 2 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, nhận lệnh bàn giao Liên đoàn Dù lại cho Trung tá Nguyễn Chánh Thi (nguyên Phó Tư lệnh Liên đoàn). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu (gồm 4 tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Yên và Bình Định). Đầu năm 1958, ông bàn giao chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu lại cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn (nguyên Phó Tư lệnh Quân khu). Sau đó ông được cử đi du học tại Hoa Kỳ qua các khóa:

– Khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth ở Tiểu bang Kansas.

– Khóa Dân sự vụ tại Học viện Fort Gordon ở Tiểu bang Georgia.

– Khóa Điều không tại Học viện Không quân Fort Kisler ở Tiểu bang Mississippi. Tháng 4 năm 1959 mãn khóa về nước, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn I. Sau đó giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn I do Trung tướng Trần Văn Đôn làm Tư lệnh.

Đầu tháng 8 năm 1961, chuyển về Duyên hải Nam Trung phân ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa (Đồng Đế, Nha Trang) thay thế Trung tá Đặng Văn Sơn được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ. Cuối tháng 1 năm 1962, ông tổ chức lễ mãn khóa cho khóa 2 Nhân vị Sĩ quan Đặc biệt Hiện dịch dưới sự Chủ toạ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trung tuần tháng 12 cuối năm, bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan lại cho Đại tá Nguyễn Văn Kiểm. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Văn Thiệu được cử làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh.

Ngày 7 tháng 7 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đến ngày 21 tháng 8 cùng năm, ông được cử kiêm Tư lệnh Quân đoàn I thay thế Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ông là một trong các tướng Tư lệnh Quân đoàn ủng hộ cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm nổ ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Ngày 2 tháng 11, ông được đặc cách thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Cuối tháng 11, bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hiếu (nguyên Tham mưu trưởng Sư đoàn), chỉ còn giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I. Ngày 12 tháng 12, ông chuyển về Cao nguyên Trung phần làm Tư lệnh Quân đoàn II và vùng 2 Chiến thuật thay thế Trung tướng Nguyễn Khánh. Ngược lại tướng Khánh chuyển ra miền Trung thay ông làm Tư lệnh Quân đoàn I. Trung tuần tháng 3 năm 1964, chủ tọa buổi lễ mãn khóa 12 Đệ nhị Song ngư Sĩ quan Hải quân ngành chỉ huy (khai giảng ngày 13/8/1962) tại Trung tâm Huấn luyện Hải quan Nha Trang cùng tra kiếm danh dự và gắn cấp hiệu Hải quân Thiếu úy cho Thủ khoa Trần Trọng Ngà.

Ngày 14 tháng 9 năm 1964, ông bị Trung tướng Nguyễn Khánh Chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II vì có liên can đến cuộc Biểu dương Lực lượng vào ngày 13/9/1964 do Trung tướng Dương Văn Đức Tư lệnh Quân đoàn IV cầm đầu. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có được cử thay thế vào chức Tư lệnh Quân đoàn II. Cùng lúc, người anh là Nha sĩ Đỗ Cao Minh và em rể là Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm cũng bị bắt vì cùng tham gia vào cuộc Biểu dương Lực lượng. Qua thượng tuần tháng 8 năm năm 1965, ông bị buộc phải Giải ngũ (Do Quyết định của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia). Ngày 15 tháng 5 năm 1967, ông được cử đại diện Việt Nam Cộng hòa đi làm Đại sứ tại Đại Hàn Dân quốc.

Trong kế hoạch loại trừ thế lực của các tướng lĩnh ủng hộ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Cuối tháng 7 năm 1967 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu hồi về nước và ông trở lại Quân đội, phục hồi nguyên cấp và bổ nhiệm ông thay thế Trung tướng Lê Nguyên Khang (nguyên Tư lệnh Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến kiêm nhiệm Tư lệnh Quân đoàn III) giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Ngày 23 tháng 2 năm 1971, ông bị tử nạn phi cơ trực thăng tại Trảng Lớn, Bắc Tây Ninh, trong khi đang bay thị sát chiến trường trong cuộc hành quân Toàn thắng 1/71. Chiếc trực thăng UH.1 phát nổ và bốc cháy sau khi cất cánh từ Trung tâm Hành quan của Quân đoàn III tại Tây Ninh được 10 phút. Ông tử nạn tai chỗ, hưởng dương 42 tuổi. Tử nạn cùng với ông còn có phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Time khi đang thị sát chiến trường Campuchia.

Về sau có tin đồn cho rằng tướng Trí bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực từ các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn, bởi chiếc trực thăng phát nổ quá đột ngột không rõ nguyên nhân. Anh ruột của Ðỗ Cao Trí là nha sĩ Ðỗ Cao Minh, cho biết rằng Ðại tá Chiêm, Phụ trách ban an ninh phủ Tổng Thống kể như sau: “Sáng hôm đó ký giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, gặp Tổng thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó gặp Trung tướng Ðỗ Cao Trí lúc 9 giờ để cùng đi thị sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ, Sully phải để hành lý xách tay lại văn phòng bí thư hay tùy viên, lúc về thì lại cầm theo. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai gài bom nổ chậm trong cặp không?”

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Tổng thống Thiệu cùng phu nhân đến dự lễ tẩm liệm. Trong buổi lễ, Tổng thống thay mặt Chính phủ và Quân đội truy thăng cho ông cấp bậc Đại tướng.

Ngày 26 tháng 2, lễ an táng được cử hành trọng thể với lễ nghi quân đội. Tổng thống Thiệu đến dự lễ an táng cùng truy tặng đệ nhất đẳng Bảo quốc Huân chương và Quân công bội tinh kèm Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Linh cữu được đặt trên một chiếc Thiết vận xa M.113 đưa đến nơi an nghỉ tại Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa. Ông là vị tướng đầu tiên cùng an nghỉ với hàng chục ngàn tử sĩ chung một nghĩa trang theo nguyện vọng lúc sinh tiền. Trên mộ ông có khắc 2 câu thơ: Sống giữa ba quân, Thác giữa ba quân. Khóa 24 sĩ quan Võ bị Quốc gia Đà Lạt (khai giảng 7/12/1967, mãn khóa 17/12/1971) được mang tên Khóa Đỗ Cao Trí để tưởng niệm.

(Hết trích)

Các sĩ quan cùng tử nạn trên trực thăng Tướng Đỗ Cao Trí gồm có:

– Trung tướng Đỗ Cao Trí (được vinh thăng Đại tướng)

– Thiếu tá Trần Minh Châu, Truyền tin Quân đoàn (được vinh thăng Trung tá)

– Thiếu tá Đặng Quốc Sĩ, Trung Tâm Hành Quân Quân đoàn (được vinh thăng Trung tá)

– Đại úy Nguyễn Anh Tuấn, sĩ quan Tùy viên của Tướng Trí (được vinh thăng Thiếu tá)

– Đại úy Thành, Hoa tiêu trực thăng

– Đại úy Phan Tất Đắc, Hoa tiêu trực thăng

– Ký giả Francois Sully, ký giả Hoa Kỳ gốc Pháp, một ký giả thân cộng của báo New York Time đã bị chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm trục xuất ra khỏi Miền Nam.

– còn 2 Trung sĩ người Việt và 2 Trung sĩ xạ thủ Mỹ. Tất cả các vị này đều được truy thăng lên một cấp và được tổ chức lễ nghi an táng theo quy chế của Quân đội.

Năm 1983, hài cốt của ông được thân nhân bốc đem hỏa thiêu, di cốt được đưa vào thờ trong một ngôi chùa tại quê nhà, Biên Hòa.

(2) VC gọi Miền Bắc là chiến trường A, Miền Nam là chiến trường B

(3) Năm Thái theo sự theo dõi của Quân báo VNCH là Chính trị viên của Tiểu đoàn D.1/ Q 761/ CT 9

(4) Công trường 9 (tức Sư đoàn 9VC) được chính thức thành lập vào tháng 9 năm 1965 tại Chiến Khu D. Tư lệnh đầu tiên là Đại tá Hoàng Cầm (Ghi chú ** của tác giả) (tên thật là Đỗ Văn Cầm, sinh năm 1920 tại Hà Tây bí danh Năm Thạch), Lê Văn Tưởng làm Chính ủy. Tư lệnh CT 9 vào năm 1968, 1969 là Tạ Minh Khâm (bí danh Sáu Khâm); sau đó là Nguyễn Thới Bưng (bí danh Út Thới)… Công trường 9 còn có tên gọi là Sư đoàn Đồng Dù. Sư đoàn gồm có 3 Trung đoàn: Q 761 (hay E 1), Q 762 (hay E 2) và Q 763 (hay E 3).

a. Trung đoàn Q 761 (E 1) được thành lập vào tháng 7 năm 1961. Đây là Trung đoàn chủ lực đầu tiên được thành lập, thành phần binh sĩ và sĩ quan chỉ huy đều từ Miền Bắc xâm nhập vào Nam. Q 761 có 3 Tiểu đoàn: D 1, D 2 và D 3. Trung đoàn đã tham dự trận đánh Bình Giả nên còn có tên là Đoàn Bình Giả.

b. Trung đoàn Q 762 (E 2) được thành lập vào tháng 7 năm 1962, gồm có 3 Tiểu đoàn D 4, D 5 và D 6; vì đã tham dự trận Đồng Xoài nên còn mang danh hiệu là Đoàn Đồng Xoài.

c. Trung đoàn Q 763 tiền thân là Trung đoàn E 2 độc lập của Quân khu 9, khi thành lập Sư đoàn năm 1965 đã được sáp nhập vào Công trường 9 và được đổi tên là E 3 hay Q 763) gồm 3 Tiểu đoàn:
D 7, D 8, D 9.

Trung đoàn Q 763 còn có tên là Đoàn Lộc Ninh. Đến năm 1969 Trung đoàn này bi trả về Quân khu 9 và mang lại tên E 2 trực thuộc Sư đoàn 4 (F 4); để trám vào chỗ trống Trung đoàn Hoa Lư E 95 được sáp nhập vào Công trường 9 hoạt động ở Miền Đông.

Ghi chú (**) của tác giả: Tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 9 VC khi thành lập vào tháng 9 năm 1965 tại Chiến khu D là Đại tá Hoàng Cầm, tên thật là Đỗ Văn Cầm, bí danh Năm Thạch từ Miền Bắc vào Nam. Sau Hoàng Cầm được thăng cấp Thiếu tướng, được chuyển về làm Tư lệnh phó Đoàn 301 (tương đương cấp Quân đoàn của VNCH. Đoàn 301 gốm có 3 Sư đoàn Công trường 5 (1/), CT 7 (2/) và CT 9 (mật danh là Sư đoàn Đồng Dù). Năm 1972, Hoàng Cầm được thăng cấp Trung tướng chỉ huy tấn công vào Quận Lộc Ninh; sau đó là vây hãm An Lộc. Cộng sản miền Bắc có 3 người cùng mang tên là Hoàng Cầm,

1 là tướng Hoàng Cầm,

2 là Hạ sĩ Hoàng Cầm là anh nuôi đã chế ra Lò Hoàng Cầm để phân tán khói khi nấu nướng và người thứ 3 là Nhà thơ Hoàng Cầm (tên thật là Bùi Tằng Việt ở 43 Lý Quốc Sư Hà Nội; đã qua đời). Cấp bậc của tướng Hoàng Cầm sau ngày 30 tháng 4/1975 là Thượng tướng.

1/ Công trường 5 CSVN được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1965 (nhân kỷ niệm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 1940) gồm có 2 Trung đoàn Q 764 (còn gọi là E 4) và Q 765 hay E 5 (tiền thân là Trung đoàn E 55). Sư 5 VC là một Sư đoàn thiếu nên được giao nhiệm vụ là Sư đoàn trừ bị của Bộ chỉ huy Miền, hoạt động chủ yếu ở chiến trường Bà Riạ, Long Khánh và Biên Hòa. Tư lệnh đầu tiên của Công trường 5 là Nguyễn Hòa, Chính ủy là Lê Xuân Lưu. Từ 1965 đến 1968 trang bị của Công trường 5 rất thô sơ chủ yếu chỉ có CKC, rất ít AK 47 và một số súng chiến lợi phẩm thu được. Khi tham dự trận Tổng Công kích Mậu Thân 1968, Công trường 5 được bổ sung thêm Trung đoàn E 88 (thuộc Sư đoàn 308 Miền Bắc) thành một Sư đoàn hoàn chỉnh.

2/ Công trường 7 CSVN: Sư đoàn 7 thành lập trên cơ sở 2 Trung đoàn 141 và 165 của Sư đoàn 312 cũ ở miền Bắc. Các Trung đoàn được chính Sư đoàn 312 huấn luyện, rồi đi B (vào chiến trường miền nam) và tổng hợp lại thành 1 Sư đoàn hoàn chỉnh. Sau đó đội hình có thêm nhiều Trung đoàn khác hành quân vào nam, phối thuộc cho Sư đoàn như Trung đoàn 16 (Trung đoàn 101 Sư đoàn 325), Trung đoàn 14 (Trung đoàn 18 Sư đoàn 325), Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312), Trung đoàn 95C (thuộc Sư đoàn 9)… Sư đoàn có mật danh “Công trường 7” và là phiên bản chiến đấu ở xa của F312, nhiều chỉ huy cũng từng là chiến binh F312. Do thời chống Pháp, Sư đoàn 312 có mật danh “Bến Tre” nên Sư đoàn 7 còn được gọi là “Sư đoàn Bến Tre”.

Nguồn: Tác giả gửi

https://sangtao.org/2020/03/02/tu-binh-le-van-chep/

========================

Câu Chuyện Quân Báo VNCH



Mười Kiều đơn vị Biệt động thành thuộc Quân khu I4 Việt cộng
- Vũ Uyên Giang Bài 1
https://youtu.be/GM5ddfUw0M0?si=iq2iPHDsb_zxH0Tb






Mười Kiều đơn vị Biệt động thành thuộc Quân khu I-4 Việt cộng
- Vũ Uyên Giang Bài 2
https://youtu.be/bR5Q9koQMSU?si=e8GTPN-kX2vxEVHS




Mười Kiều đơn vị Biệt động thành thuộc Quân khu I-4 Việt cộng - Vũ Uyên Giang Bài 3 Hết
https://youtu.be/wQxoJErg6xg?si=jrqxVrPdLyjPUrOl


******************************************

Kế Sách - Đánh Mỹ ngay trên đất Mỹ


Kế hoạch Ba bước của Việt cộng
- Vũ Uyên Giang

https://www.youtube.com/embed/VwxQ8b2LdQ4?si=mQ9VjZ5JX_yXbBzD


=====================================

►► Trường Hợp Thứ Nhât: Trịnh Văn Kim Trung Úy Việt cộng Vượt Biên Bằng Thuyền
https://youtu.be/kfCRtdjDHII?si=D9iPvloOEg62AW46


►► Trường Hợp Thứ hai: Nguyễn Thị Quý Vượt Biên Đường Bộ
- Vũ Uyên Giang
Kế Hoạch Ba Bước Của Việt cộng -


►► Trường Hợp Thứ ba - Nguyễn Minh Hiếu Y sĩ Trung Úy theo diện ODP
Kế Hoạch Ba Bước Của Việt Cộng
https://youtu.be/LSDEoq6FSkA?si=mexRXm2cdBc9nJI3


Đập tan “Kế Hoạch Ba Bước” theo chân người đi xuất cảnh của Cộng Sản

Tại Việt Nam khi chương trình xuất cảnh theo diện H.O hoặc O.D.P (Ra Đi Có Trật Tự) được xúc tiến theo thứ tự, ông Vũ Uyên Giang đang làm việc tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan, với nhiệm vụ thanh lọc hồ sơ cá nhân, ông có cơ hội điều tra một số hồ sơ được Việt Cộng bố trí cài người.

Mục đích của Việt Cộng là cài người ra hải ngoại hoạt động trong những chương trình O.D.P, con lai, hoặc thuyền nhân, bộ nhân… theo “Kế Hoạch Ba Bước” với khẩu hiệu “Đánh Mỹ Ngay Trong Lòng Nước Mỹ” và đã có những trường hợp bị phát giác trong lúc phỏng vấn, nhưng cũng có thể có những trường hợp lọt lưới.

“Kế Hoạch Ba Bước” của Cộng Sản gồm có: 1/Gây dựng cơ sở bằng nhiều hình thức: móc nối, tuyên truyền, dụ dỗ, hăm dọa… bằng mọi cách để các đối tượng mắc mồi chấp nhận hoạt động cho Cộng Sản. 2/Huấn luyện và đào tạo các đối tượng về tình báo do trường đảng phụ trách, người thường học ba tháng và đảng viên, đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản học sáu tháng. 3/Cài cắm, điều lắng, xâm nhập, và hoạt động.

- Trường hợp 1: Trịnh Văn Kim, trung úy Việt Cộng vượt biển bằng thuyền. Cuối năm 1981, trại tị nạn Sikiew trên đất Thái có ngôi trường trung tiểu học Our School (Trường Của Chúng Ta) từ lớp 1 đến lớp 9, dạy đủ các môn Toán, Lý Hóa, Khoa Học, Văn Chương, Anh, Pháp văn căn bản, để khi đi định cư, các em có thể học tiếp mà không bị dở dang, bỡ ngỡ.

Thuyền nhân Trịnh Văn Kim đi vượt biển cùng vợ và hai con. Con gái Kim học lớp 1 trường này, trong một lần nghịch phá, bị cô giáo phạt khẻ tay. Thay vì ôn tồn giải quyết một cách nhẹ nhàng, ông Kim lại chạy đến trường hung hăng mắng nhiếc cô giáo thậm tệ. Trong lúc nóng giận, ông ta đã nói: “Chúng mày đừng tưởng sang đây mà không ai làm gì được chúng mày!”

“Chính vì câu nói này mà đương sự bị lộ tung tích, khi ban an ninh của trại đã báo cáo lên cấp trên ở Bangkok. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, chỉ vài ngày sau khi chúng tôi đến điều tra, phát giác ra Kim là trung úy Việt Cộng giả danh là người vượt biển tìm tự do. Trên thuyền còn có hai người cùng đồng bọn với Kim khai giả là người được Kim cho đi theo mà không lấy tiền. Tuy Kim đã khôn ngoan tạo dựng kịch bản rất khéo nhưng đều không qua được cuộc điều tra. Trịnh Văn Kim, trung úy Trạm Hải Quan Cảng Nhà Rồng Sài Gòn, được bố trí vượt biển theo Nghị Quyết 42/Trung Ương Đảng theo ‘Kế Hoạch Ba Bước,’ cài người vào các nước tự do để chờ thời cơ hành động,” ông kể.

- Trường hợp 2: Nguyễn Minh Hiếu, y sĩ trung úy Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, chương trình O.D.P do vợ bảo lãnh đi Mỹ. Nguyễn Minh Hiếu làm việc tại Bệnh Viện 3 Dã Chiến Sài Gòn, đã bị móc nối gài ra nước ngoài trong “Kế Hoạch Ba Bước.” Sau khi vòng vo khai không đúng sự thật, phải xin khai lại khi bị phát giác, với lời khuyên phải thay đổi số điện thoại khi đến định cư ở Mỹ do vợ bảo lãnh, cũng không xuất đầu lộ diện ở những nơi công cộng và chuyển địa chỉ nhà đi nơi khác để khỏi bị phiền phức.

- Trường hợp 3: Nguyễn Xuân Bằng, cán binh Việt Cộng vượt biển bằng thuyền. Giữa Tháng Mười Một, 1981, chiếc ghe của Đoàn Văn Sáng, chủ nhiệm Hợp Tác Xã Mây Tre Quận 4, chở hơn 20 người công nhân cập vào miền Nam Thái Lan, quận Hua Sai, tỉnh Nakhon Si Thammarat, được chuyển lên Trại Songkhla. Tất cả mọi người đều khai được ông Sáng cho đi không lấy tiền, trong đó có Nguyễn Xuân Bằng, khai là giáo dân Công Giáo, là giao liên trong vụ án nhà thờ Vinh Sơn tại Sài Gòn nên được chấp thuận cho đi Mỹ.

“Nếu Bằng cứ sống yên như vậy chờ đúng ngày giờ đi định cư ở Mỹ, thì mọi việc sẽ êm xuôi, nhưng anh ta đã viết một bức thư gửi về người chú, báo tin hồ sơ đã được chấp thuận, chờ ngày đi định cư, nhân đó y xin ông chú gửi qua cho một ‘Đôi Dép Màu Trắng.’ Chính đó là điểm tự tố cáo và sau khi điều tra lại, y chính là cán binh Việt Cộng do ông chú là Tỉnh Ủy Viên tỉnh Thái Bình sắp xếp cài vào để đi Mỹ theo ‘Kế Hoạch Ba Bước.’ ‘Đôi Dép Màu Trắng’ chính là mật mã để ông chú gửi số điện thoại cho Bằng để liên lạc với người của tổ chức khi vào đất Mỹ,” ông Vinh cho biết.

Sang Mỹ trở lại nghề báo

Kể về quãng đời của mình, người chiến sĩ Quân Báo Nguyễn Quang Vinh năm xưa cho hay, thời gian qua mau, mới đó mà đã gần nửa thế kỷ, khi người Việt đã bỏ xứ ra đi tìm tự do nơi xứ người. Có người đã quyết chí học hành, làm việc cật lực để đóng góp cho quê hương mới, nhưng cũng có những thành phần được cài vào, mong chờ thời cơ để hoạt động cho quyền lợi của mình.

“Ngồi kể những chuyện về ông Ba Mai (xem lại nhật báo Người Việt số ra ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Năm), tôi cũng không khỏi ngậm ngùi thương cho một bậc tiền bối rất chân thật và toàn tâm hợp tác với an ninh của VNCH, khai hết tất cả những gì ông biết mà không giấu giếm quanh co… Chính vì thế ông đã được cải danh thành người Hồi Chánh Viên, có cơ hội hợp tác trong phái đoàn Hòa Đàm Paris của chính phủ VNCH. Xin thắp nén hương lòng để tưởng niệm người cán bộ trung cấp hoạt động lâu năm trong hàng ngũ Cộng Sản, khi thức tỉnh quay về với chính nghĩa quốc gia đã hoạt động tận tụy trong chức năng được giao phó. Đến khi bị bắt trong lao tù Cộng Sản ông vẫn kiên quyết sống kiêu hùng, không khuất phục,” ông Vinh xúc động nói.

Quân Báo Vũ Uyên Giang tên thật là Nguyễn Quang Vinh, cựu ký giả ở Sài Gòn (1966-1968).



Phi Vụ Bí Mật Trên Đất Thái Lan



Posted: 20/02/2020

Vũ Uyên Giang

Lời nói đầu: Ðây là một câu chuyện có thật xảy ra tại Thái Lan năm 1982. Tác giả ghi lại theo ký ức của mình. Những đối thoại, cách nói và nhân vật đều được viết một cách trung thực như tác giả được biết khi phụ trách việc điều tra trong vai trò một Sĩ quan An ninh thuộc Toà Ðại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok. Các tài liệu này thuộc loại TUYỆT MẬT của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, nay đã được giải mật sau hơn 30 năm nên tác giả mới ghi lại thành truyện ngắn. – VUG

Chuyến Bay Bí Mật

Chiếc phi cơ hai cánh quạt Antonov 26 do Nga sô chế tạo từ từ tiến ra phi đạo, chuẩn bị cất cánh. Lái chính (1) Ðại úy Lương Xuân Chương phối kiểm với Ðài kiểm báo và chờ lệnh. Hôm nay bầu trời phi trường Pochentong trong xanh, không gợn một áng mây. Ðài khí tượng cho biết thời tiết rất tốt, không có mưa. Chương đưa mắt nhìn lái phụ (1) Thiếu úy Nguyễn Văn Minh, nói trong ống liên hợp: “Ðồng chí sẵn sàng chưa?”. Minh gật đầu: “Báo cáo thủ trưởng sẵn sàng”. Tiếng rè rè phát ra từ radio rồi có lệnh của Ðài kiểm báo cho phép cất cánh. Chương cho phi cơ chạy vào phi đạo… Chiếc phi cơ tăng dần tốc độ rồi cất đầu lên cao, bay vào không trung. Chương cho phi cơ bay lượn vòng về phía tây của phi trường quốc tế Pochentong.

Thành phố Nam Vang nhấp nhô phía dưới bụng chiếc máy bay những mái ngói mầu đỏ chói chang dưới ánh nắng, những tàn cây như đan vào nhau thành từng mảng màu xanh thẫm. Các con đường ngoằn ngoèo lúc ẩn lúc hiện vì bị che khuất bởi những hàng cây dọc theo các đường lộ. Tòa Hoàng Cung (The Royal Palace), nơi Vua Norodom Shihanouk ở là dinh thự đồ sộ nổi bật giữa thủ đô Nam Vang và ngôi chùa danh tiếng Wat Phnom rộng thênh thang với những vòm cây cổ thụ có hàng đàn khỉ nhảy nhót trên cành cùng những thớt voi nhẩn nha đi trên những thảm cỏ xanh nhìn thấy rõ mồn một từ trên phi cơ. Dẫn đường (2) Trung úy Hoàng văn Chính ngồi trước la bàn điện phía sau hai người hoa tiêu đang theo dõi hướng bay của phi cơ để hướng dẫn cho hai viên hoa tiêu.

Chính nói trong hệ thống truyền tin: “Báo cáo đồng chí, ta cho phi cơ về hướng tây bắc”. Chương lên cao độ 10,000 bộ, lấy bình phi cho phi cơ bay theo hướng của dẫn đường. Chiếc phi cơ bỏ thành phố Nam Vang lại sau lưng, phía dưới là những cánh đồng xanh rì màu mạ non trên những thửa ruộng lấp xấp nước, trông vuông vức như những bàn cờ tướng. Từ trên cao nhìn xuống, Chương thấy vùng ngoại ô U Dong và ngọn núi Phnom Aoral cao 1813 mét sừng sững. Phía xa hơn bên tay phải là Biển hồ Tonlesap rộng mênh mông; bên phía trái dãy Cardamom Mountains mờ mờ ẩn hiện qua làn mây mỏng.

Ngoài khoang hành khách, Trưởng đoàn Ðại úy Nguyễn Ngọc Ðại thuộc cơ quan A.40 (3) đang lim dim, trong khi viên cơ khí Hạ sĩ Nguyễn văn Khải ngồi phía cuối phi cơ đang mơ màng nghĩ đến cô bạn gái còn ở Hải Phòng. Khải mới tạm biệt cô trở lại đơn vị Không quân trú đóng ở phi trường Tân Sơn Nhất sau 7 ngày phép ngắn ngủi về Hải Phòng thăm gia đình, thì được lệnh đi công tác. Hương thơm con gái còn quyện trong anh… Người khách thứ hai thuộc đoàn cán bộ đi công tác hôm nay còn có Trung úy Lê Văn Thái thuộc Cục Quân Báo O.2 (4) đang ngó ra ngoài khung cửa sổ nhìn những cánh đồng phía dưới từ từ trôi về phía sau phi cơ. Trung úy Ðoàn văn Mễ thuộc Cục Tình báo Chiến lược O.22 (4) đang đọc một xấp giấy tờ trong tay, Trung úy Nguyễn Văn Thịnh thuộc Cục Bảo vệ (4) và 5 nhân viên khác thuộc 2 Cục O.2 và O.22 mang quân hàm từ Trung sĩ đến Thiếu úy người thì ngồi ngó mung lung như gửi hồn về xa xăm, người khác thì thầm trò chuyện với bạn đồng hành ngồi bên cạnh, người thì âu lo nghĩ ngợi… Trên nét mặt người nào cũng hiện nét băn khoăn cho công tác bí mật đang phải thi hành.

Trung úy Lê Văn Thái đang nghĩ đến những đồng chí của mình công tác tại vùng Bắc Thái mà anh sẽ gặp lại hôm nay. Thằng Toán còi, bạn thân từ thuở học cấp 1 ở trường làng, sang công tác ở Thái đã hơn hai năm nay không gặp, chẳng biết bây giờ có béo lên chút nào chưa hay vẫn gầy như que củi cho xứng với cái tên Toán còi của nó. Thằng Pha khểnh con bà Cả Ngợi ở đầu làng nói cà lăm không biết đã bớt cà lăm chưa? Nhất là đồng chí gái Phan Thị Sen con ông Ba Sứt, cô bạn học ở cạnh nhà, Thái thầm yêu từ lúc học cùng trường Quân báo mà chưa kịp phát triển tình cảm thì Sen đã nhận công tác đi chiến trường E (chiến trường Bắc Thái). Không biết Sen bây giờ ra sao, đã có người yêu chưa? Thái nghĩ nếu gặp lại Sen, nàng vẫn chưa yêu ai, anh nhất định sẽ ngỏ ý với nàng và nếu nàng nhất trí, anh sẽ xin đảng bộ xét duyệt. Anh cũng biết chuyến công tác lần này sẽ có rất nhiều gian nan, nhưng khi đảng đã bố trí thì dứt khoát thi hành. Là một đảng viên trung kiên như anh thì phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của đảng. Ðồng chí Nguyễn văn Sắc, bí thư đảng ủy Phòng Công tác thuộc Cục O.2 đã quán triệt trước khi giao nhiệm vụ cho Thái và các đồng chí khác thuộc Cục O.2 chung trong Ðoàn công tác hôm nay:

– Nghị quyết của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng đã hạ quyết tâm làm nhiệm vụ Quốc tế vô sản nên đã bí mật gửi các đồng chí sang công tác ở nước ngoài, đó là một nhiệm vụ cao cả và vinh quang mà những đồng chí được chọn lựa để trên giao phó trách nhiệm. Là những đảng viên với khẩu hiệu “Ở đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, có thanh niên”, các đồng chí cần làm tốt mọi công tác đảng giao phó để xứng danh là con cháu bác và đảng…

Rồi lại được đồng chí Nguyễn Ngọc Ðại, thay mặt đồng chí Lê Ðức Anh lên lớp động viên tại cơ quan A.40 ở Nam Vang trước ngày xuất quân và cả đoàn cũng đã hồ hởi hạ quyết tâm sẽ làm tốt nhiệm vụ hoàn thành công tác đảng giao. Thái bâng khuâng nghĩ đến chiến trường xa với những địa danh lạ lẫm khó đọc, khó nhớ và những công tác trong những ngày sắp đến; dù đã được học tập chỉnh huấn trong đợt rèn cán chỉnh quân đặc biệt dành cho những cán binh được chọn đi công tác, được quán triệt sâu sắc về tình hình xã hội và các tình huống ở nơi anh sắp đến phục vụ, nhưng anh vẫn còn một chút lo âu trong lòng.

Trung úy Ðoàn văn Mễ cầm tập hồ sơ có đóng dấu TUYỆT MẬT màu đỏ chói do Thượng tá Nguyễn Xuyên, Tư lệnh gửi về Tổng cục Tham Mưu và Cục Tình Báo Chiến Lược để báo cáo trình trạng quân số của Mặt trận E (5) mà anh có nhiệm vụ đi thực tế để kiểm tra. Mễ nghĩ, đảng ta lãnh đạo thật tài tình sáng tạo, sau khi ổn định được chiến trường K (Kampuchia) đã triển khai kế hoạch chiến lược quốc tế vô sản gây dựng được lực lượng trên chiến trường Thái Lan; thật đúng với câu “Chủ nghiã Mác Lê bách chiến bách thắng…” Quốc tế cộng sản đã chọn đảng CSVN để giao cho nhiệm vụ quốc tế là đúng vô cùng vì đảng ta đã vừa đánh thắng tên đế quốc Mỹ sừng sỏ, lại vừa giải quyết xong chiến trường Kampuchia. Anh nghĩ đến điều mà Thủ trưởng đơn vị đã nhiều lần giảng cho các đảng viên đơn vị trong các đợt tập huấn là: “…Ngay chính quyền Lào và Cămpuchia cũng do đảng CSVN lãnh đạo, những cán bộ đảng viên cao cấp đang lãnh đạo hai đất nước này cũng là người của ta…” Anh mơ ước một ngày kia sẽ được vào thủ đô Bangkok của Thái, nghe nói rất đẹp. Niềm mơ ước ấy rộn rã trong anh, anh mỉm cười sung sướng…

Chiếc phi cơ Antonov 26 vẫn phát ra những tiếng động ầm ĩ bởi hai cánh quạt quay tít. Phía dưới đã là những cánh rừng ngút ngàn, sừng sững từng tàn cây cổ thụ cao vút như một tấm thảm màu xanh. Chương nhìn qua cửa kính, bầu trời trong vắt, lãng đãng vài cụm mây mỏng, mờ nhạt lờ lững trôi trong không gian. Anh nhìn xuống thấy Angkor Wat (Ðế Thiên) mang nét văn minh Hindu giáo (6) hiện ở phía dưới trong một khuôn viên rộng nhiều dặm vuông. Kiến trúc đồ sộ mang nét văn hóa đặc thù Khmer, được Vua Suryavarman II (1113- 1150) cho xây dựng từ đầu Thế kỷ 12. Phía Bắc Angkor Wat là Angkor Thom (Ðế Thích) mang nét văn minh Phật Giáo. Ðây là một Thành cổ kiến trúc vĩ đại và mỹ thuật với 54 tháp bằng đá và khoảng 200 tượng mặt thần Avelokitesvana, được điêu khắc tinh vi bằng các tảng đá lớn xếp chồng lên nhau; nhiều pho tượng đã có những cây lớn với rễ phụ chằng chịt mọc từ các kẽ đá. Phật giáo Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Ðộ nên các mặt tượng Phật đã được Vua Jayavarman VII (1181- 1201) cho những nghệ nhân thời ông chạm trổ dựa theo một nửa mặt tượng Phật của Ấn Ðộ và một nửa dựa theo khuôn mặt của chính nhà Vua. Chính giữa Angkor Thom là ngôi Chùa Bayon với những tượng Phật bốn mặt diễn tả nhiều trạng thái khác nhau theo tứ diệu đế của nhà Phật. Ðây là một kỳ công trên thế giới vì với các phương tiện thô sơ của Thế kỷ 12, mà đã tạo dựng được những pho tượng đá chạm trổ tinh vi, chồng chất lên nhau, chỉ bằng sức người…

Chương đã bay ngang qua Ðế Thiên – Ðế Thích (6) ở tỉnh Siem Reap chừng 15 phút; như vậy là sắp đến vùng biên giới Thái – Miên thuộc tỉnh Battambang. Nơi anh phải thả những người khách trên máy bay xuống là vùng rừng núi ở biên giới thuộc địa phận của Thái Lan và tỉnh Poi Pet của Kampuchia. “Phải cẩn thận mới được!” Chương thầm nghĩ… Những người khách không mời

Tiếng động cơ chợt có những âm thanh nổ lộp bộp một cách lạ lẫm, nó không dòn và đều như thường lệ. Cơ khí Nguyễn Văn Khải nói trong ống liên hợp:

– Báo cáo đồng chí lái chính, phát hiện máy tàu có sự cố kỹ thuật. Động cơ bên trái có khói bốc ra.

Chương nhìn thấy chiếc cánh quạt bên trái của phi cơ có vấn đề, dường như nó quay chậm hẳn lại. Anh hạ cao độ, chiếc phi cơ xuống thấp dần… Tiếng động cơ càng lúc càng có nhiều tiếng nổ hơn. Bên cánh trái có một chút khói bốc ra chỗ cánh quạt. Anh nói với lái phụ Nguyễn Văn Minh qua ống liên hợp:

– Ðồng chí ra báo cho đồng chí Trưởng đoàn cán bộ biết tình huống và yêu cầu mọi người bình tĩnh. Có lẽ ta phải khẩn trương đáp xuống ruộng mới kịp.

Minh rời buồng lái ra khoang hành khách. Anh nói thật nhanh cho mọi người biết tình hình trên phi cơ và yêu cầu khách giữ bình tĩnh. Anh cũng mời Trưởng đoàn Nguyễn Ngọc Ðại hội ý với đồng chí lái chính. Ðại chụp ống liên hợp Khải vừa đưa đeo vào đầu. Anh nghe tiếng Lương Xuân Chương:

– Báo cáo đồng chí! Máy bay có sự cố kỹ thuật nặng. Ðể cứu sinh mạng mọi người trên tàu, tôi quyết định khẩn trương đáp xuống ruộng vì tàu có khả năng phát nổ. Các đồng chí giữ trật tự và bình tĩnh. Tôi chưa xác định được ở đây còn trên đất bạn hay ta đã vào đất Thái; yêu cầu là các đồng chí giữ bí mật công tác phòng khi bị các cơ quan quân chính Thái hỏi han nếu nơi ta xuống là đất Thái.

– Ðồng chí cứ vững tay lái. Tôi sẽ quán triệt với các đồng chí trong đoàn để nhất trí với đồng chí.

Ðại tháo ống liên hợp, quay sang phía các bạn đồng hành, hội ý với những đoàn viên trong đoàn:

– Ðồng chí lái chính vừa thông báo về sự cố kỹ thuật của máy bay, khả năng có thể phải hạ cánh xuống ruộng. Yêu cầu các đồng chí trong bất cứ tình huống nào cũng giữ vững khí tiết cách mạng, bảo mật cơ quan và hoạt động. Việc hạ cánh có thể có nguy hiểm, các đồng chí phải kiên cường. Phương án một, nếu vùng hạ cánh vẫn thuộc đất K (Campuchia), ta sẽ ít bị nguy hiểm vì dễ liên hệ với đơn vị ta đang trú đóng trên đất bạn. Phương án 2, có thể ta sẽ đáp xuống đất Thái, sự nguy hiểm cao hơn, các đồng chí phải cảnh giác nhiều hơn và tuyệt đối bảo mật.

Mọi người trên máy bay đều xôn xao, lo âu đưa mắt nhìn nhau. Mỗi người suy nghĩ một cách riêng, lo sợ riêng. Dù Ðại dặn dò phải kiên cường, nhưng trước sự nguy hiểm đến tính mạng, không ai còn đủ bình tĩnh để giữ can đảm.

Phi cơ xuống thấp dần, những cánh đồng mạ xanh rì, những ngôi nhà sàn và những tàn cây loang loáng trước mặt, chung quanh. Chương giảm tốc độ, đẩy cần lái xuống thấp và quay những cánh chắn gió hai bên cánh cho máy bay đáp xuống mảnh ruộng lúa. Anh không dám mở bánh mà đáp bằng bụng xuống đồng ruộng. Phi cơ nẩy lên như cóc nhẩy trên mặt ruộng lúa, những hành khách trên phi cơ bị nhồi xốc mạnh. Cơ khí Nguyễn văn Khải vì chưa kịp thắt dây an toàn, bị hất tung lên đập đầu vào cánh cửa sắt cuối phi cơ, máu loang trên sàn…

Tiếng máy rú lên phành phạch những âm thanh chối tai và cuối cùng chiếc Antonov 26 của Nga chế tạo ngừng hẳn lại khi đâm vào một mô đất. Lương Xuân Chương, Nguyễn văn Minh, Hoàng văn Chính rời phòng lái, mở cửa vào khoang hành khách. Trong khi Minh loay hoay mở cửa cấp cứu, thì Chương dục mọi người gấp rút rời tàu.

– Yêu cầu các đồng chí khẩn trương rời tàu bằng cửa cấp cứu. Khi xuống đến mặt bằng, các đồng chí chạy ra xa và tập kết ở một chỗ để hội ý.

Hoàng văn Chính chạy xuống cuối phi cơ vác Khải ra khỏi lòng máy bay. Người Khải rũ xuống, hơi thở thoi thóp.

Mười hai người sống sót chạy lúp xúp trên cánh đồng lúa, nước bắn tung tóe trên mặt, bùn văng đầy trên những bộ quân phục màu xanh rờn của loại kaki Nam Ðịnh. Nguyễn Ngọc Ðại ra lệnh cho mọi người tập kết ở một đụn rơm cách xa chỗ máy bay khoảng 200 mét. Chính đặt Khải nằm xuống mặt đất chỗ bằng phẳng, đưa tay rờ vào ngực Khải, ngay chỗ trái tim, rồi quay qua Ðại, lắc đầu. Trên khuôn mặt thất thần hoảng hốt của những người sống sót lộ vẻ thương hại người bạn đồng hành xấu số.

– Yêu cầu các đồng chí kiểm tra xem có bị thương tích gì không. Có khả năng ta đã đổ bộ xuống đất Thái Lan, yêu cầu các đồng chí tháo gỡ các quân hàm và xé bỏ các giấy tờ cá nhân, cũng như tài liệu khiến địch có thể phát hiện tung tích chúng ta. Các đồng chí trong đoàn bay, cứ nhất trí chuyến bay của ta xuất phát từ Pochentong bay về Tân Sơn Nhất và bị lạc. Các đồng chí hãy kiên cường, nén đau thương để bảo toàn bí mật cho đảng. Yêu cầu các đồng chí cùng đứng dậy chào vĩnh biệt đồng chí Hạ sĩ Nguyễn văn Khải thân yêu của chúng ta đã hy sinh cho bác và đảng; đó là một cái chết vinh quang. Nhân danh đảng, tôi biểu dương đồng chí Nguyễn văn Khải. Các đồng chí hãy tiễn biệt đồng chí Khải về với bác Hồ kính yêu.

Mọi người lục tục đứng dậy theo lệnh hô nghiêm của Ðại, cùng đưa tay chào tử thi của Hạ sĩ Nguyễn văn Khải nằm dưới đất. Ðại cất tiếng hát và mọi người cùng cất tiếng hòa theo:

“Hôm nay trên đường hành quân ra mặt trận, Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác…”

Từ trong thôn làng gần chỗ chiếc phi cơ đáp xuống ruộng, những người dân và những người cảnh sát Thái chạy đến hiện trường. Họ vây quanh 12 cán binh VC lôi thôi, lếch thếch, bê bết bùn đất, tò mò nhìn chúng như nhìn những con quái vật. Trên con đường đất từ phía làng có mấy chiếc xe pickup truck (7) phóng ào ào đến, bụi tung mù mịt; trên xe, những người quân nhân Thái mặc quần áo rằn ri, trang bị súng ống, áo giáp và nón sắt. Một viên Trung úy đeo súng ngắn nhẩy xuống xe khoát tay ra hiệu cho binh sĩ của anh bao vây quanh chỗ các cán binh Việt cộng. Anh ra lệnh cho dân làng tránh xa khu vực để anh dễ dàng thi hành nhiệm vụ. Nguyễn Ngọc Ðại nghe và hiểu được tiếng Thái, Lê văn Thái và Ðoàn Văn Mễ cũng thế, nhưng họ vẫn giả vờ như không hiểu khi viên Trung úy hỏi bằng tiếng Thái:

“Lý do tại sao các ông đáp xuống Tỉnh Sakaeo của Thái? Các ông đã vào sâu trong đất Thái 60 kms, các ông có biết không?” Cả ba viên sĩ quan đều giả bộ ngơ ngác ù ù cạc cạc như không hiểu. Những người dân làng mang nước đến, viên sĩ quan cho phép phát cho các nạn nhân của chiếc phi cơ Antonov 26. Viên Trung úy Thái gọi máy báo cho cấp chỉ huy của anh về tình trạng ở hiện trường; trong khi những binh sĩ dưới quyền thu dọn khu vực phi cơ đáp. Họ nhặt được một số giấy má bị xé, các phù hiệu và một số dù cá nhân nên bỏ cả các giấy tờ trong một bao nylon cột lại, trình cho viên Trung úy. Trên phi cơ Antonov 26 còn 9 dù cá nhân… Người sĩ quan chỉ huy nhận được lệnh của thượng cấp, chở hết 12 người cùng thi hài của Nguyễn văn Khải về đơn vị 506 Tình báo biên giới ở quận lỵ Aranya Prathet (8) cách Sakaeo 44 kms.

Khách sạn Aranya Prathet

Ðại tá Tong Ðen (9), Chỉ huy trưởng đơn vị 506 Tình báo biên giới trực thuộc Biệt Ðội 309 Quân Báo (10) đặt chồng giấy trắng trước mặt, cây bút nguyên tử để lên trên. Ông chậm rãi châm điếu thuốc lá Samit và chìa gói thuốc cho Nguyễn Ngọc Ðại. Ở bàn bên cạnh, Thượng sĩ Ạt đang hỏi cung Ðại úy Lương Xuân Chương; số cán binh còn lại ngồi dưới đất cách đó không xa, đang lắng tai nghe hai người chỉ huy khai báo. Ông Tong Ðen là một sĩ quan đã từng sang Việt nam phục vụ ở Phòng 2 của đơn vị Thái Lan đồn trú tại căn cứ Bear Cat Long Thành và sau khi về nước được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng đơn vị 506 đã lâu. Ông có dịp tiếp xúc nhiều với các cán binh Việt cộng thuộc Công trường 5 Biên phòng dọc biên giới Thái Miên, thuộc tỉnh Battambang, bị bắt hoặc ra đầu hàng ở biên giới Thái Miên và những người tị nạn bằng đường bộ, nên nói tiếng Việt sõi như người Việt chính gốc. Ông là một người mập lùn, vóc cục mịch và tính tình hung dữ. Ông thường đánh đập các tù nhân trong nhà giam Aranya Prathet, dưới sự cai quản của ông khi điều tra. Trong đơn vị 506, chỉ có ông và Thượng sĩ Ạt nói được tiếng Việt nên mọi cuộc điều tra đều do hai người phụ trách. Anh em tù nhân (VC) trong trại giam này thường gọi ông là Ðại tá Mập; ngay cả Trung úy Sẳng, thuộc cấp của ông cũng gọi ông như vậy. Trại giam Aranya Prathet thuộc đơn vị 506 Tình báo biên giới thường được các tù nhân gọi đùa là khách sạn Aranya Prathet.

Tong Ðen hắng giọng:

– Nào bây giờ ta bắt đầu. Tôi là Ðại tá Tong Ðen, chỉ huy ở đơn vị này. Anh tên gì?

Ðại liền đứng dậy giơ tay chào theo kiểu nhà binh để lấy lòng viên sĩ quan, rồi ngồi xuống nói bằng giọng nhỏ nhẹ:

– Thưa Ðại tá, tôi tên là Nguyễn Ngọc Ðại

– Cấp bậc?

– Ðại úy.

– Sinh năm nào? Tại đâu?

– Tôi sinh năm 1940 tại Lai Châu.

Tong Ðen hí hoáy ghi chép. Vừa ghi, vừa hỏi:

– Anh nhập ngũ năm nào? Thăng cấp Ðại úy từ bao giờ?

– Dạ thưa tôi nhập ngũ năm bẩy nhăm. Tôi đang là giáo viên văn sử ở Trường Cấp 3 ở Thị trấn Nậm Nhùn thì được lệnh nhập ngũ vì nhu cầu cần quân để giải phóng Miền Nam. Vì tôi là giáo viên cấp 3 nên được biên chế theo mức lương và được mang quân hàm Ðại úy ngay. Tôi được bố trí làm giáo viên văn sử ở Ban Binh khí của Trường Phòng Không Không Quân ạ…

Tong Ðen nghe Ðại là thầy giáo nên kính phục vô cùng vì bản thân ông không được học hành bao nhiêu, suốt cuộc đời ông chỉ phục vụ quân ngũ và nhờ khéo điếu đóm nên thăng cấp ào ào; hơn nữa trình độ dân trí của người Thái Lan vẫn còn thấp, nước Thái cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới phát triển sau này nên những người có học vị hoặc danh phận vẫn được đặc biệt trọng vọng. Chính vì thế nên Tong Ðen đã không để ý đến sơ hở trong lời khai của Ðại: thứ nhất là chế độ cộng sản VN không có chế độ đồng hoá cấp bậc tương đương với ngạch công nhân viên; thứ hai là Ban Binh khí lo về vũ khí thì cần gì đến một anh dạy văn sử? Thứ ba là cho dù có thật Ðại nhập ngũ năm 1975 với cấp bậc Ðại úy đồng hoá thì đến nắm 1982 đã là 7 năm mà không được thăng cấp? Thứ tư là cái cơ quan A 40 mà Ðại phục vụ là cơ quan quyền lực cao nhất thay mặt Trung Ương Ðảng CSVN để chỉ huy chiếm đóng Kampuchia mà hai kẻ chỉ huy cao cấp là Lê Ðức Thọ và A 50 do Lê Ðức Anh. Tong Ðen liền đổi giọng:

– Thế giáo sư thuộc đơn vị nào ở Campuchia?

– Thưa Ðại tá, tôi mới được chuyển về A.40 ở Nam Vang mấy tháng nay để làm giáo viên dạy văn sử cho binh sĩ thuộc đơn vị này.

– Tại sao chuyến bay của giáo sư lại đáp xuống đất Thái?

– Thưa Ðại tá, chuyến bay của chúng tôi gồm những binh sĩ được đi phép về thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cất cánh từ phi trường Pochentong để về Tân Sơn Nhất, chẳng may bị lạc vào nước Thái Lan. Xin Ðại tá giúp đỡ cho chúng tôi trở về nước.

Mặc dù là một đảng viên cộng sản vô thần, Ðại lại giả vờ lấy lòng người Thái bằng cách hỏi Tong Ðen xin tượng Phật và nhang đèn để cúng vái vì Thailand là một quốc gia hơn 94.4% dân số theo đạo Phật, nên Phật giáo trở thành quốc giáo. Tong Ðen nghĩ những người này cũng sùng bái đạo Phật như ông, nên hứa hẹn sẽ cấp cho.

Tong Ðen gấp tập hồ sơ, ông bảo Ðại về hàng ngồi nghỉ; rồi gọi Lê Văn Thái lên hỏi cung. Cũng những câu hỏi như Ðại, nhưng Thái chỉ khai là Trung sĩ bảo vệ thuộc đơn vị Hậu cần của A.50 và được đi phép về Tân Sơn Nhất. Tong Ðen lần lượt hỏi cung Ðoàn văn Mễ, Nguyễn Văn Thịnh; cả hai cùng khai là Hạ sĩ thuộc đơn vị vệ binh canh gác A.40 và A.50 (Bộ Tư Lệnh VC tại Nam Vang). Ông cũng thẩm vấn 2 cán binh khác, rồi ghi chép tất cả những lời khai của các cán binh VC thành bản cung từ với lời nhận xét họ là những người rất thành thật, cộng tác với cơ quan an ninh Thái trong lúc điều tra sơ khởi. Riêng đối với Nguyễn Ngọc Ðại, Tong Ðen viết những lời nhận xét đặc biệt, lại còn khen y là một giáo sư văn chương, người sùng bái đạo Phật nên đã rất thành thật hợp tác, khai báo với cơ quan 506.

Thượng sĩ Ạt chăm chú nhìn viên hoa tiêu chiếc máy bay Antonov 26. Anh là một hạ sĩ quan của Quân đội Hoàng gia Thái Lan, xuất thân từ một binh nhì đồn trú ở vùng biên giới Thái – Miên thuộc tỉnh Prachinburi. Nhờ tính cần mẫn và phục tùng cấp trên, anh đã được thượng cấp cho đi học khóa hạ sĩ quan và chuyển về phục vụ ở đơn vị 506, dưới quyền Tong Ðen. Anh là một người Thái chính gốc, nước da đen chũi, tóc quăn vóc người vạm vỡ, cao lớn. Anh nổi tiếng dữ dằn và hung ác; những người Việt đã từng bị giam ở nhà giam Aranya Prathet thường bị anh đánh đập khi điều tra và bắt họ gọi anh ta là “Ông Ạt”. Anh biết nói chút ít tiếng Việt nhưng không sõi như Tong Ðen, nhờ thẩm vấn nhiều cán binh VC bị bắt ở biên giới hoặc chạy trốn sang đầu hàng Thái Lan. Chương ngồi trên ghế đối diện, hai tay để trên đùi liếc mắt nhìn chung quanh, Anh vẫn giữ thái độ nhỏ nhẹ khi trả lời những câu hỏi của Ạt và cố làm ra vẻ thành khẩn.

Cũng như Ðại, Chương khai là Ðại úy lái chính của máy bay Antonov 26. Anh sinh năm 1945 tại Cao Bằng, nhập ngũ từ năm 1965 và được gửi sang Liên Sô để học bay. Ðến năm 1975 thì tốt nghiệp. Lúc đó Miền Nam Việt Nam cũng vừa giải phóng xong, Chương được bổ sung về phi trường Biên Hòa để làm Huấn luyện viên phi cơ C.130 của Mỹ. Anh đang công tác ở Biên Hòa thì được lệnh về Tân Sơn Nhất để bay chiếc Antonov 26 đưa một số cán bộ sang Nam Vang và chở chín đồng chí công tác ở Nam Vang đi phép về Tân Sơn Nhất. Ðang bay, anh lạc vào một cụm mây và phát giác hệ thống la bàn điện bị hư; rồi máy bị trục trặc nên phải đáp xuống ruộng. Khi xuống đất anh mới được dân làng cho biết đó là đất Thái.

Nguyễn Văn Minh khai rằng anh sinh năm 1954 tại Thái Bình; nhập ngũ năm 1975 và gia nhập vào binh chủng Không quân, được huấn luyện ở Trường Phòng Không – Không Quân 3 năm. Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, được thuyên chuyển về phi trường Tân Sơn Nhất làm sĩ quan căn cứ. Ðầu năm 1982, anh được điều về làm lái phó máy bay Antonov 26 và thăng cấp Thiếu úy. Chuyến bay này phi hành đoàn của anh gồm có bốn người: Ðại úy Lương xuân Chương lái chính, Minh lái phó, Trung úy Chính làm dẫn đường và hạ sĩ Nguyễn văn Khải (đã tử nạn) làm cơ khí. Phi vụ của anh bay từ Tân Sơn Nhất đến Nam Vang, chở một số cán binh mới thuyên chuyển sang Kampuchia và chuyến trở về chở 9 người công tác ở Nam Vang được nghỉ phép đi Thành phố HCM. Nguyện vọng của anh là xin được trở về quê hương đoàn tụ với vợ con.

Hoàng Văn Chính sinh năm 1947 tại Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1967 được huấn luyện tại Trường Lục Quân Sơn Tây. Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, anh được chuyển sang binh chủng Không quân và được cử đi học về ngành Truyền tin. Rời Trường Truyền tin, anh được chuyển về làm dẫn đường cho phi cơ Antonov 26 ở phi trường Gia Lâm. Năm 1981, anh được chuyển vào công tác ở phi trường Tân Sơn Nhất. Trong chuyến bay lần này, phi cơ cất cánh từ Pochentong bay được khoảng 15 phút thì bị lạc vào một cụm mây lớn. Anh phát hiện la bàn từ bị hư và khi ra khỏi cụm mây, anh không còn nhận được phương hướng. Khi cơ khí Nguyễn văn Khải phát hiện máy có sự cố kỹ thuật, Chính đã nhìn thấy khói bên quạt trái. Sau đó lái chính Lương xuân Chương quyết định đáp khẩn cấp xuống ruộng. Lúc đó Chính mới biết đã bị lạc vào đất Thái…

Trung úy Sẳng báo cho Ðại tá Mập biết có lệnh từ Bangkok, đơn vị 506 phải giải giao 12 người của chuyến bay Antonov 26 về Phòng 2/ Bộ Tư Lệnh Không quân Hoàng Gia để họ điều tra. Tong Ðen bảo Sẳng đi chuẩn bị xe cộ, photocopy các bản cung từ và các đồ vật thu được ở hiện trường để giải giao cùng với 12 người chuẩn bị rời khỏi nhà giam Aranya Prathet để chuyển về Thủ đô hoa lệ của nước Thái: Bangkok mà người Thái gọi là Krung Thép.

Vọng Các, thủ đô hoa lệ

Trung úy Sẳng đưa 12 người thuộc chuyến bay Antonov 26 vừa bị bắt giữ ở Sakaeo lên chiếc xe autobus hạng trung có 4 binh sĩ trang bị súng M.16 đi theo hộ tống. Sẳng cho những cán binh VC ngồi ở giữa chiếc xe đò và chia hai người lính ngồi phía cuối xe, hai người ngồi phía trên; còn anh ngồi ngay chiếc ghế gần cửa lên xuống. Những tang vật thu được ở hiện trường gồm một số dù cá nhân và một bao giấy tờ cũng được áp tải chung trong chuyến giải giao này. Ðại tá Tong Ðen đứng ở dưới đất nhìn theo đoàn xe. Sẳng kiểm soát lại tập hồ sơ gồm các bản cung từ sơ khởi và Phiếu Giải Giao cùng Sự Vụ Lệnh rồi đưa tay chào Tong Ðen nói:

– Bai léo hổ ná (Tiếng Thái có nghĩa: Thưa xếp chúng tôi đi)

Anh ra lệnh cho tài xế khởi hành. Chiếc xe đò từ từ lăn bánh rời đơn vị 506 theo lộ trình từ Aranya Prathet, Watthana Nakhon, Sakaeo, Prachin Buri để về Bangkok dài trên 250 kms. Người tài xế ngồi trên volant, mở một băng nhạc Thái với tiếng hát của một nữ ca sĩ Thái đang nổi tiếng; trong khi lơ xe ngồi phía sau tò mò nhìn những người khách lạ trên xe. Trung úy Sẳng đã dặn dò không được tiếp xúc với họ nên anh ta chỉ ngó ngó vào nhóm người này. Những cán binh Việt cộng đã được phát những bộ quần áo dân sự sạch sẽ cùng vật dụng cá nhân như khăn mặt, áo thung, thuốc lá Samit, xà bông tắm, kem đánh răng và bàn chải đánh răng…, nên người nào cũng có một bao nylon đựng các vật dụng kể trên cùng bộ quân phục của họ. Nguyễn Ngọc Ðại tranh thủ truyền đạt chỉ thị của anh cho các cán binh trong đoàn thực hiện Phương án 2, phải kiên trì giữ vững khí tiết cách mạng và nhất quán trong lời khai để không tiết lộ bí mật của Ðảng, vì về thủ đô Bangkok có thể gặp những cơ quan an ninh cấp cao hơn…

Sau hơn 3 tiếng lái xe, chiếc xe đò đã đến Bangkok, tài xế cho xe rời xa lộ Rama IV để quẹo phải vào đường Phaya Thai và trực chỉ Bộ Tư Lệnh Không Quân tọa lạc thuộc khu vực Don Muang… Không lực Hoàng Gia Thái (KLHGT) là một trong 3 đại đơn vị chính của Thái Lan: Hải quân, Lục quân và Không quân (11) . Không Lực Hoàng gia Thái (tiếng Thái กองบัญชาการกองทัพไทย đọc là Kong Thap Akat Thai) được thành lập từ năm 1913 là một trong lực lượng không quân đầu tiên ở Á Châu.

Người Quân cảnh quân phục ủi hồ láng coóng bước ra chặn chiếc xe đò, anh giơ tay chào Trung úy Sẳng, nhận tờ Sự Vụ Lệnh từ tay viên Trung úy, rồi ngó lên số cán binh VC, hỏi Sẳng:

– Kỳ khun khấp? (Dạ. Bao nhiêu người?)

– Xịp soỏng khun khấp (Dạ mười hai người). Sẳng trả lời.

Vừa hỏi anh Quân cảnh vừa đưa ngón tay đếm số người; xong khoát tay cho tài xế. Người lính gác ngồi trong chòi canh mở cây chặn cổng nâng lên cao để chiếc xe đò chậm chạp tiến vào Bộ Tư Lệnh Không Quân.

Thiếu tá Visaputri, Phụ tá Trưởng Phòng 2 của Bộ Tư Lệnh Không Quân (BTLKQ)/ Quân Ðội Hoàng Gia Thái đón tiếp phái đoàn trước cửa Phòng. Trung úy Sẳng chắp hai tay trước ngực chào ông và trình Phiếu Giải giao số 12 cán binh VC thuộc phi vụ Antonov 26 cùng các đồ đạc thu được ở chỗ phi cơ đáp. Thiếu tá Visaputri thường được gọi tắt là Vi, một người Thái lai Tàu nên có nước da trắng trẻo chứ không đen như những người Thái chính gốc. Ông hơi gầy và cao, khuôn mặt xương, nhưng nhanh nhẹn và vui vẻ. Ông gọi mấy người lính thuộc quyền ra lệnh đem 12 người thuộc phi vụ Antonov 26 xuống nhà giam; rồi gọi điện thoại báo cáo cho Ðại tá Ratanokorn, Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng 2 của BTLKQ và trình lên Trung tướng Thaklaeo Susillavorn, Tư lệnh Không Quân. Sau đó Thiếu tá Vi dẫn toán giải giao xuống Câu lạc bộ giải khát.

Sau hơn một tháng giữ số người thuộc phi vụ Antonov 26 bí mật ở một nơi để điều tra, BTLKQ đã kết thúc hồ sơ với kết luận giống như cung từ sơ khởi của Ðại tá Tong Ðen thuộc đơn vị 506 Tình báo biên giới. Những người trong phi vụ Antonov 26 đã phải đáp khẩn cấp xuống đất Thái tại tỉnh Sakaeo chỉ vì lạc đường và trục trặc máy; họ không có một công tác đặc biệt nào. Phòng 2 BTLKQ cũng nhận xét những người này hoàn toàn hợp tác với cơ quan an ninh trong thời gian thụ lý hồ sơ và họ rất thành khẩn khi khai báo. BTLKQ cũng đề nghị trả họ về cho phía Việt Nam thể theo nguyện vọng của họ. Trong thời gian hơn 1 tháng này, Cơ quan Tùy viên Quốc Phòng (DAO – Defense Attached Office) thuộc Tòa Ðại sứ Hoa kỳ đã xin tiếp xúc với số cán binh VC nhưng đều bị chính quyền Thái từ chối vì lý do chưa kết thúc cuộc điều tra…

Vũ đang ngồi đọc sách trong phòng khách; hôm nay anh nghỉ ở nhà vì đã hoàn tất các hồ sơ phỏng vấn thanh lọc số đồng bào được đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP, quá cảnh Thái Lan tạm trú ở Trại Phanat Nikhom thuộc tỉnh Chonburi trong vòng 7 ngày để hoàn tất các thủ tục an ninh trước khi vào định cư Hoa kỳ. Chuyến này, trên danh sách có 300 người, nhưng đến Thái chỉ có 297 người, trong đó có 1 hồ sơ 3 người bị đình hoãn chuyến bay. Gia đình bị đình hoãn chuyến bay là Phạm Thị Thanh, tức nữ danh ca Thái Thanh (12). Cũng trong tháng trước, anh đã phỏng vấn nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (13), tác giả của nhạc phẩm Nắng Chiều. Sau lúc phỏng vấn, anh đã cho anh Lê Trọng Nguyễn nghe 2 băng cassettes nhạc đó là Tủi Nhục Ca của Hà Thúc Sinh (14) và cuốn nhạc Ngục Ca do nhạc sĩ Phạm Duy (15) phổ từ thơ của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện (16). Sau khi nghe xong, anh Lê Trọng Nguyễn đã ngồi khóc tại chỗ. Cùng trong chuyến này còn có gia đình của ca sĩ Elvis Phương gồm mẹ của Phương, 1 cô em gái (sau này trở thành ca sĩ Kiều Nga) và 1 cậu em trai bị bệnh.

Vũ dự định đọc xong 1 chương của quyển sách, anh sẽ đi phố dạo chơi để xem phong cảnh Bangkok và mua sắm chút đỉnh vật dụng cần thiết. Hiếm hoi lắm anh mới có ngày nghỉ giữa tuần để trí óc thanh thản không bị công việc ngập đầu dồn nén. Vũ nhận công việc làm của Tòa Ðại sứ Mỹ ở Bangkok từ năm 1981; trong nhiệm vụ 1 sĩ quan an ninh thanh lọc số người Việt tị nạn đến Thái qua các diện ODP, con lai, vượt biển bằng thuyền (thường được gọi là thuyền nhân hay boat people) và vượt biên đường bộ qua ngả Kampuchia hoặc Lào); để phát hiện sự xâm nhập của cộng sản qua các ngả này.

Với số lượng người Việt – Miên – Lào đến Thái mỗi ngày mỗi đông, với hàng chục trại Tị nạn trên khắp đất Thái; Vũ cứ đi lòng vòng các Trại Tị nạn để thanh lọc cũng đủ mệt nhoài. Dù ở vùng Aranya Prathet có anh chàng Thạch Thom (17) được lấy từ Trại biên giới ra phụ giúp việc thiết lập hồ sơ và ở Phanat Nikhom có Ðào Sanh Ngân (17); nhưng Vũ là người ở ngay Bangkok phải chịu trách nhiệm tổng quát. Hơn nữa các tay kể trên không phải là dân chuyên môn trong ngành Quân báo nên công việc vẫn đổ dồn cho Vũ quá nặng nề. Mãi về sau anh mới tuyển thêm được vài người khác ra phụ anh như Tôn Thất Hồng, Nguyễn Hoàng Châu, Bùi Minh Ngọc và Trương Long (17).

Tiếng chuông điện thoại chợt reo. Vũ nhấc máy:

– Allo! Victor tôi nghe.

– Chào ông Victor! Ông có khỏe không?

Tiếng ông Walter McIntosh, đệ tam tham vụ Tòa đại sứ, cũng là xếp trực tiếp của Vũ. Ở Tòa Ðại sứ, anh có tên là Mr. Victor Nguyen. Ðối với người Thái anh mang tên Khun Chanas Michay (18).

– Tôi có công việc cho ông đây. Ông còn nhớ vụ chiếc phi cơ Antonov 26 của VC crashed landing xuống Sakaeo không?

– Có. Tôi biết vụ đó.

– Chính phủ Thái đã cho tiếp xúc với những cán binh VC bị bắt trong chuyến bay này. Vậy ông chuẩn bị vào ngay Embassy để bàn kế hoạch nhé.

– OK. Tôi sẽ vào ngay.

Vũ cúp máy điện thoại. Anh thầm nghĩ: “Thế là lại không được nghỉ rồi”. Vũ thay quần áo và xách cặp samsonite vào sở làm. Từ nhà anh là một villa ở Soi Sukhothai trên đường Sathorn Nua (19) đến Tòa Ðại sứ chỉ mất vài phút lái xe. Nhớ lại lần đầu tiên khi mới đến Bangkok năm 1981, Vũ được vị sĩ quan liên lạc người Thái là Đại úy AL chở đến căn biệt thự nằm gần đường Sathorn Tài (căn nhà anh đang ở bây giờ); sau khi mang hành lý vào nhà Đại úy AL dặn anh sáng mai đến Toà Đại sứ ở 95 đường Wireless để gặp ông Walter Mac Intosh, sau đó AL từ giã. Ngày hôm sau, anh ăn diện chỉnh tề, xách cặp ra đón xe taxi, vì không biết tiếng Thái nên anh toàn nói tiếng Anh để giao dịch. Người tài xế xổ một tràng tiếng Thái, khiến anh ngẩn tò te chẳng hiểu gì. Anh nói với tài xế: “Anh cho tôi đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở 95 đường Wireless nhé.” Tên tài xế lưu manh, biết anh là người ngoại quốc mới đến Bangkok nên nói 100 Baht.

Vũ đồng ý và lên xe. Tên tài xế lái xe lòng vòng mấy con đường mất khoảng 10 phút thì dừng lại trước của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Anh xuống xe, trả tiền và vào trong Tòa Đại sứ. Khi vào gặp ông MacIntosh và một số đồng nghiệp anh kể chuyện đi tắc xi khiến mọi người cười hô hố. Họ nói anh bị gạt rồi. vì từ nhà anh đến Tòa Đại sứ chỉ có hơn 2 cây số tiền xe chỉ có 15 Baht mà thôi; vì anh không biết chút ít tiếng Thái họ biết anh mới đến Bangkok nên họ gạt anh. Anh phải học một ít tiếng Thái thì sẽ không bị họ gạt nữa. Thật là một bài học cho Vũ, mỗi lần nghĩ đến anh lại cười hoài kỷ niệm khó quên này. Từ sau lần đó anh không còn bị gạt nữa vì đã nói trôi chảy tiếng Thái…

Khi đến văn phòng nằm bên trong Tòa Ðại sứ Mỹ tọa lạc ở số 95 Thanon Vithayu (20), Walter giới thiệu anh với Ðại tá Gary Ford thuộc cơ quan DAO. Cuộc họp bắt đầu.

Vũ và Gary được chuyển cho mỗi người 1 tập hồ sơ dầy cộm gồm 12 bản photocopy cung từ số tù binh đã được dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Vũ đọc lướt qua tập tài liệu, anh thấy các giới chức thẩm quyền Thái Lan đã có quá nhiều sơ hở trong việc khai thác tù binh mà một người có chút kinh nghiệm căn bản về quân báo cũng nhìn thấy. Như trường hợp Nguyễn Ngọc Ðại đã man khai một cách trắng trợn và coi thường trình độ chuyên môn của Thái Lan khi khai là một giáo viên văn sử của Truòng Cấp 3 và khi bị động viên, được đồng hóa mang cấp Ðại úy, chức vụ là giáo viên môn văn sử của Ban Binh khí thuộc Trường Phòng Không Không Quân. Quân đội Nhân dân của Việt cộng không bao giờ có trường hợp đồng hóa cấp bậc và Ban Binh khí chuyên lo về vũ khí thì đâu cần đến một người giáo viên dạy môn văn sử. Còn Lương Xuân Chương học lái cả 10 năm ở Nga, về nước lại làm huấn luyện viên C 130 là một loại phi cơ của Mỹ v.v… và v.v… Toàn những chi tiết phi lý ngụy tạo một cách ngờ nghệch để che giấu hình tích của họ.

Anh xếp tập hồ sơ lại, nói:

– Ðây là một tập hồ sơ không có chút giá trị nào. Người Thái chưa moi được gì trong những lời khai của toán tù binh. Theo ý kiến cá nhân của tôi, với kinh nghiệm của một sĩ quan hoạt động nhiều năm trong ngành quân báo của QÐVNCH, chắc chắn đây là một phi vụ gián điệp.

– Tôi cũng đồng ý với quan niệm của ông Victor. Ðại tá Gary biểu đồng tình. Bây giờ chúng ta phải lập ngay kế hoạch để điều tra. Ngay hôm nay, ông Victor có thể sang BTLKQ của Hoàng Gia Thái để tiếp xúc với số tù binh này.

Walter McIntosh chen vào:

– Tôi đề nghị Ðại tá Gary cung cấp cho Mr.Victor một bộ quân phục sĩ quan Lục quân Hoa kỳ và ông Victor sẽ đóng vai sĩ quan phụ trách việc điều tra. Mỗi buổi chiều chúng ta sẽ gặp nhau tại đây để đúc kết xem công việc tiến triển đến đâu.

– Chuyện đó thì dễ thôi. Tôi sẽ lo chuyện này. Ðại tá Gary vừa cười vừa nói.

Vũ bàn thêm:

– Vì tôi không nắm vững chuyên môn của binh chủng Không quân, xin cho Mr.November (Ðào Sanh Ngân được gọi là November) đang làm việc ở Trại Phanatnikhom về phụ giúp tôi. Ông Ngân là Ðại úy pilot chắc sẽ giúp tôi nhiều trong việc điều tra.

Walter và Gary đều cho ý kiến của Vũ là đúng. Walter liền điều động trực thăng đi đón Ngân, còn Gary thì đi lo thực hiện 2 bộ quân phục sĩ quan.

Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, Ngân đã có mặt tại văn phòng. Ðại tá Gary cũng đã mang sang 2 bộ quần áo nhà binh. Vũ và Ngân thay quân phục rồi lên xe cùng đi với Ðại tá Gary đến BTLKQ Thái Lan. Trên xe, Vũ dặn dò Ngân cách thức làm việc và hai người sẽ gọi nhau là anh Hai và anh Ba để ngụy trang hình tích.

Lúc thay quân phục, Vũ nhìn bóng mình trong kiếng; khi thấy chiếc nón lưỡi trai trên đầu, anh chợt thoáng buồn. Từ sau ngày buông súng tháng 4/75, đây là lần đầu tiên anh được đội lại chiếc nón sĩ quan. “Cũng vẫn còn oai phong chán”. Vũ thầm nghĩ. Nhưng buồn một nỗi chỉ là sĩ quan giả. Tất cả đã mất mát, đã trở thành dĩ vãng buồn đau. Nỗi hận tủi vẫn mang nặng trong lòng người bại binh, mọi thua thiệt nhục nhằn gán trên đầu kẻ bại trận, mà sự chiến bại ấy chẳng phải do những người chiến sĩ VNCH, nhưng do sự bội phản đê hèn của người bạn đồng minh, của sự sắp xếp bởi những chính khách salon ở Hoa Thịnh Ðốn, trên bàn hòa đàm để cố chấm dứt chiến tranh, để bằng mọi cách rút chân ra khỏi cuộc chiến và đem lính của họ ra về trong danh dự “đã có được thỏa hiệp hòa bình cho Việt Nam qua Hiệp định Paris ngày 27/1/1973” – Ðối với họ, “The War is over” kể từ sau ngày đó. Sống chết mặc bay…

Khi còn phục vụ trong quân ngũ, đơn vị của anh thuộc Phòng 2/ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III trú đóng tại Biên Hòa, anh thường xuyên trực diện với cán binh cộng sản Việt Nam bị bắt làm tù binh, hoặc các hồi chánh viên trình diện xin hồi chánh với các đơn vị của QLVNCH; hay anh trực tiếp tham dự trong những cuộc hành quân ở 11 tỉnh thuộc lãnh thổ Quân Đoàn III và Quân Khu 3. Sau khi giải ngũ tháng 3 năm 1973, anh đã làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài gòn và văn phòng của anh ở trên đường Tự Đức, thị xã Tây Ninh anh cũng vẫn tiếp tục công việc như khi còn trong quân đội. Năm 1981 khi vượt biên sang Thailand, anh lại làm việc cho Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, anh thường xuyên thẩm vấn các cán binh VC thuộc Công trường 5 trú đóng ở Battambang thuộc Kampuchia bị Quân đội Thái Lan bắt ở chiến trường biên giới hoặc ra đầu hàng với Thái Lan và những thành phần này đều bị giam giữ ở đơn vị 506 Tình báo biên giới do Đại tá Tong Đen cai quản. Nhưng lần này anh lại đối diện để điều tra 12 người khách lạ không được mời mà đến Thailand: Những cán binh cộng sản Việt Nam tuy lạ với người Thái nhưng lại rất quen với Vũ, bởi anh biết họ một cách rành rọt như lòng bàn tay. Lần này thụ lý vụ chiếc Antonov 26 crashed landing vào sâu 60 kms trong đất Thái cũng chẳng lấy gì làm khó cho anh.

Vọng Các, thủ đô của Thái Lan là một kinh đô hoa lệ của Ðông Nam Á với đủ mọi dịch vụ ăn chơi được ngành du lịch Thái Lan khai thác triệt để hòng lôi cuốn du khách bốn phương mang tiền đến vung vãi ở xứ này. Ngành du lịch đã mang về một số ngoại tệ khổng lồ cho Thái Lan. Những con đường nổi tiếng dành cho du khách ngoại quốc thường dập dìu bóng giai nhân như Patpong Road (Patpong chạy từ đường Silom và đường Surawongse; gồm có 2 đường song song: Pat Pong 1 gồm toàn những nightclub, bar rượu có gái, tiệm vũ khỏa thân và múa cột và Patpong 2 là khu chợ đêm nổi tiếng ở Bangkok), Sukhumvit Road (Thanon Sukhumvit) là một khu ăn chơi dành cho người ngoại quốc khá sấm uất kéo dài từ Soi 1 đến Soi 33 (Soi có nghĩa là hẻm và Thanon là đường), Chaophrya v.v… mỗi khi mặt trời tắt nắng, bóng đêm bao phủ là muôn ngàn ánh đèn neon đầy màu sắc chớp tắt lung linh huyền ảo.

Tiếng nhạc dâm dật từ những quán bar và những tiệm vũ khoả thân cửa mở rộng để du khách đi bộ bên ngoài có thể nhìn thấy những cô gái không một mảnh vải che thân đang nhún nhẩy theo tiếng nhạc trên các bục cao với ánh đèn màu rực rỡ. Dọc theo hai bên đường Patpong là hàng trăm quán bar và tiệm vũ khoả thân sán sát nhau, tiệm nào cũng tấp nập khách. Ngoài những quán bar và tiệm nhảy khoả thân trên đường Patpong và Sukhumvit, ở Bangkok còn có một hệ thống cửa hàng bán thịt sống được khai thác thành kỹ nghệ.

Các cô gái làm trong các cửa hàng này đều có thẻ hành nghề và được khám bệnh định kỳ để bảo đảm khách làng chơi không bị mắc bệnh. Gọi là cửa hàng cũng không phải là sai vì các động gái mãi dâm này đều được trang trí tân kỳ, sạch sẽ, có kỹ thuật chứ không nhớp nhuá, dơ dáy như những động bình dân trong các khu xóm lao động nghèo nàn tồi tàn ở Ngã Ba Chú Iá hay Ngã Bảy hoặc An Nhơn Gò Vấp… Các cô gái hành nghề “bán trôn nuôi miệng” ở Bangkok thường được ngồi trong các “căn phòng” trải thảm đỏ có chiếu đèn màu rực rỡ và mỗi cô đều đeo số thẻ trước ngực để khách làng chơi chọn lựa. Bên giòng sông Chao Phraya có một cửa hàng thịt sống lớn mà người Thái thường gọi là “ạp nám ChaoPhraya” (Tiếng Thái có nghĩa là “tắm nước ChaoPhraya – ở đây không có nghĩa là tắm nước sông ChaoPhraya mà hàm ý là đến tiệm thịt sống ChaoPhraya tắm hơi và kiếm gái).

Cửa hàng này là một cao ốc 10 tầng thiết trí tân kỳ, phiá trước có trang trí một giòng thác thiên nhiên nước đổ rì rào suốt ngày đêm. Cửa hàng này có một lồng kính lớn xoay tròn tọa lạc ngay phía trong cửa chính ra vào; trong lồng lúc nào cũng chứa 1000 cô gái mang số từ 001 đến 999, ngồi thành nhiều tầng để khách lựa chọn. Khách có thể đứng ở tầng trệt, tầng hai, tầng ba hoặc tầng bốn đều nhìn được những người đẹp trong lồng kính để chọn.

Ðặc điểm của Chao Phraya là phục vụ khách làng chơi từ A đến Z thỏa mãn mọi yêu cầu của khách. 1000 cô gái ngôi trong lồng kiếng đều là những giai nhân trẻ, đẹp, họ đều có giấy Bác sĩ khám bệnh định kỳ để bảo đảm không bị bệnh phong tình lây sang cho khách… Về phòng ốc thì khách có thể chọn các phòng ốc trang trí theo phong cách Âu Châu, Hy Lạp, Trung Hoa, Trung Đông và nhiều nước Á Châu. Có rất nhiều chỗ ăn chơi trên khắp cả nước Thái phục vụ khách du lịch bốn phương. Cuộc đấu trí với những người khách lạ mà quen

Ðại tá Gary bắt tay Ðại tá Ratanokorn, Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng 2 BTL Không Quân Hoàng Gia Thái (21) và giới thiệu 2 sĩ quan Hoa kỳ gốc Việt Nam phụ trách thụ lý phi vụ Antonov 26.

– Xin hân hạnh giới thiệu với Ðại tá 2 vị sĩ quan của chúng tôi: Thiếu tá Hai (Ðào Sanh Ngân) và Thiếu tá Ba (Victor). Cả hai người là những chuyên viên về điều tra; họ có rất nhiều kinh nghiệm với VC.

Vũ và Ngân đưa tay chào viên Ðại tá người Thái. Ông chào lại rồi bắt tay 2 viên sĩ quan.

– Hân hạnh được gặp nhị vị Thiếu tá. Hy vọng quý ông sẽ giúp chúng tôi phá vỡ sự bí mật trong phi vụ này. Thực ra cá nhân tôi vẫn chưa hài lòng với lời khai của đám cán binh VC.

Nói xong, ông cho gọi Thiếu tá Vitraputri (gọi tắt là Vi) lên văn phòng và giới thiệu cho mọi người quen nhau. Ông nói:

– Trong suốt thời gian hai ông làm việc ở đây, Thiếu tá Vi sẽ là Sĩ quan liên lạc và sẽ đích thân làm tài xế cho hai ông. Quý ông có cần gì xin cứ cho Thiếu tá Vi biết. Ông ấy sẽ tận tình giúp đỡ hai ông.

– Xin cảm ơn Ðại tá. Vũ nói.

Ðại tá Gary từ giã ra về và nói 5 giờ chiều sẽ cho tài xế đến đón Vũ và Ngân về Tòa Đại sứ để họp với Ông MacIntosh và Đại tá Gary. Vũ và Ngân cũng lên xe jeep theo Thiếu tá Vi xuống khu nhà giam nằm biệt lập ở cách xa Bộ Tư Lệnh khoảng 2 kms. Ðây là một nhà giam trực thuộc BTL Không Quân Hoàng Gia Thái nhằm giam giữ những tù binh cộng sản và những tù chính trị, chung quanh có hàng rào kiên cố và lính gác cẩn mật ngày đêm. Khu nhà giam là một building 2 tầng bằng bê tông nằm ẩn dưới những cây cổ thụ. Ðại úy Muangsuk chỉ huy nhà giam hướng dẫn Thiếu tá Vi, Vũ và Ngân đi một vòng thăm khu nhà giam. Vũ thật ngạc nhiên khi thấy cả 12 người VC trong nhóm Antonov 26 được giam chung trong một phòng lớn. Họ đang ngồi vòng tròn sinh hoạt, đàn ca hát xướng vang dội:

- “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Lời bác nay thành chiến thắng huy hoàng…

…Việt Nam. Hồ Chí Minh Việt Nam. Hồ Chí Minh…”

Bên trong phòng giam, chúng đã xin người Thái lập một bàn thờ Phật và nhang khói mù mịt. Vũ nghĩ bọn VC này xảo quyệt thật. Chúng là những kẻ vô thần nhưng biết người Thái vốn sùng bái đạo Phật nên đã lấy lòng họ bằng cách đóng kịch là những người sùng bái Phật pháp để dễ qua mặt. Anh quay qua Thiếu tá Vi nói bằng tiếng Anh:

– Tôi không hiểu các anh học tình báo từ trường lớp nào mà lại giam chung họ như thế này. Nguyên tắc điều tra là phải cô lập từng người để tránh việc họ thông cung với nhau, nhất là những can phạm cùng chung trong một vụ như họ, rất khó cho chúng ta thẩm vấn. Yêu cầu ông cho giam riêng họ từng phòng thì chúng tôi mới dễ làm việc.

– Khấp phổm. (Yes Sir). Thiếu tá Vi nói xong quay lại Ðại úy Muangsuk dặn dò ngăn cách nhóm người này ra làm nhiều phòng.

Vũ nói thêm:

– Cần nhất là 2 người chủ chốt phải nhốt thật xa nhau. Nếu Lương Xuân Chương ở dưới đất thì Nguyễn Ngọc Ðại ở trên lầu, không cho họ liên lạc được với những người khác. Thiếu tá cần ra lệnh cho lính canh là họ có mọi liên lạc gì với nhau thì phải báo cáo ngay cho cấp chỉ huy và cho chúng tôi biết. Ðây là những người nguy hiểm và thủ đoạn cần phải đề phòng cẩn thận. Viên Ðại úy quay đi để thi hành chỉ thị. Thiếu tá Vi hướng dẫn Vũ và Ngân đến khu phòng thẩm vấn, rồi dặn dò là ông ngồi đợi bên ngoài, nếu có cần gì thì chỉ bấm chuông, ông sẽ vào ngay. Vũ cho lính áp tải Nguyễn Ngọc Ðại lên phòng thẩm vấn của anh và Ngân sẽ làm việc với Lương Xuân Chương vì Ngân là Ðại úy Hoa tiêu trực thăng của Không Lực VNCH nên rành về các kỹ thuật vận hành phi cơ hơn…

Nguyễn Ngọc Ðại là một người tầm thước, cao khoảng 1m68, thân hình chắc nịch, khuôn mặt rắn rỏi, làn da trắng. Anh có cặp mắt sáng nhưng láo liên chứng tỏ ra một con người xảo quyệt. Ðại bước vào phòng, đứng nghiêm cúi chào Vũ rồi ngồi vào chiếc ghế đối diện. Vũ nghĩ thầm: “Với một con người như Ðại, anh phải chơi trò mèo vờn chuột để giăng cho y sập bẫy…”

Nghĩ như vậy nên Vũ không đi thẳng vào trọng tâm cuộc điều tra mà đặt những câu hỏi lòng vòng về gia đình, cha mẹ vợ con, nhà ở, quê quán… để hắn không để ý, lâu lâu lại hỏi một câu về bản thân hắn và làm như không đặt nặng việc điều tra nên không cần ghi chép gì. Thực ra anh đã để một máy ghi âm để thu lại lời khai của Đại. Anh không ghi chép gì để cho y cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với Vũ.

– Quê quán của anh ở đâu?

– Dạ tôi ở xã Trung Chải, Huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (22). Đại nói.

– Anh là người dân tộc nào?

– Người Dao ạ.

– Nậm Nhùn có bao nhiêu xã? Vũ hỏi.

– Huyện Nậm Nhùn có 10 xã và Thị trấn Nậm Nhùn.

– Vậy xã Trung Chải của anh có gần với các xã Mường Mô, Pù Dao và Nậm Pì không?

– Dạ không ạ. Vì diện tích quá rộng trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, lại là núi rừng trùng điệp nên không gần các xã ấy ạ. Đại thầm nghĩ: “Sao người này lại rành rọt về Lai Châu? Y còn biết mấy xã Mường Mô, Pù Dao và Nậm Pù chứng tỏ y rất am tường về vùng Hoàng Liên Sơn. Phải cẩn thận với người này mới được.”

– Xã Trung Chải có gần Quốc lộ 12 không.

– Dạ nằm sát Quốc lộ 12.

Sau một hồi dẫn Ðại đi lòng vòng, anh mới trở vào vấn đề chính ngồi giải thích cho Ðại biết những điểm vô lý và mâu thuẫn trong cung từ của y. Anh xử dụng ngay những lý luận duy vật biện chứng mà anh đã đọc trong sách vở của cộng sản khi bị giam trong tù và ngôn ngữ, cũng như cách nói của CSVN để nói với y, khiến y lúc đầu còn vênh váo; rồi trở nên lúng túng trước những bẫy sập của Vũ. Là một sĩ quan điều tra nhiều năm kinh nghiệm đã từng hỏi cung những cán bộ cấp Trung tá, Thượng tá của VC, từ tù binh đến hồi chánh viên trong thời chiến tranh Việt Nam nên Nguyễn Ngọc Ðại chỉ là một con mồi ngon đối với Vũ.

Có những lúc anh đem giáo điều Mác Lê ra để đấu với Ðại khiến y chưng hửng vì sự hiểu biết sâu xa của anh. Rồi có khi anh đọc thơ Tố Hữu hoặc đem những lý luận về “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” trích trong sách của Trường Chinh hoặc trong sách “Tư Tưởng Hồ Chủ Tịch” ra để bắt bẻ Ðại, khiến y cứng họng trước những lý luận sắc bén vận dụng đúng quan điểm Mác Lê của anh. Thoạt đầu Ðại còn chối quanh co, nhưng càng chối, Ðại càng lòi thêm sơ hở và cuối cùng đã phải khai lại một số điều. Một người điều tra viên tài giỏi không cần phải dùng hạ sách đánh đập hoặc tra tấn tù binh mà chỉ cần đấu lý và đấu trí để buộc đối thủ lộ các sơ hở và phải khai ra sự thật.

Ðại có lúc đã toát mồ hôi khi bị Vũ chậm rãi và ôn tồn vạch những điều giả trá của Ðại. Y cúi đầu xuống để tránh ánh mắt lạnh tanh, sắc như dao của Vũ khi hỏi hắn và tránh né sự tinh ma trong các câu hỏi của anh. Y nghĩ thầm trong đầu “Tên Ngụy này hiểu biết nhiều về lý luận Mác xít Lê nin nít, biết kết hợp giữa chính trị và nghiệp vụ cao để đặt câu hỏi chứ không ngờ nghệch như mấy người Thái. Phải đề phòng kỹ mới được.” Nhưng càng tránh né Ðại càng sơ hở, càng ngụy biện; hắn trở nên lúng túng và càng lún sâu vào bẫy sập của Vũ. Cuối cùng Ðại đã phải khai lại lý lịch thật của mình khi Vũ phân tích rành rọt về lớp tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự ở miền Bắc không có trường hợp ngoại lệ; khiến Ðại nghĩ anh phải là một người nằm trong guồng máy của CS mới biết rõ như vậy. Y khai lại như sau: sinh năm 1940 và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự từ năm 1960. Sau thời gian huấn luyện, y đã được bổ sung về đơn vị phòng không trú đóng tại Lai Châu.

Nhờ tích cực trong công tác, y được biên chế sang Tổng cục chính trị và được đi tập huấn về ngành này ở Sơn Tây. Năm 1965, y xâm nhập vào Miền Nam với cấp bậc Trung sĩ thuộc đoàn 2230 Xâm Nhập. Khi đến điểm tập kết Ông Cụ thuộc B2, hắn được bổ sung về Ðại đội 12 ly 7 phòng không thuộc Trung đoàn Q.16 (tức Trung đoàn độc lập Thừa Thiên hoạt động ở Miền Ðông Nam bộ). Y đã cùng đơn vị tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ (23) năm 1972 với nhiệm vụ chốt chặn tại Xa Cam (Bình Long). Năm 1975, y thăng cấp Thượng úy và năm 1979, y đã được bổ sung về A 40, cơ quan đầu não của VC ở Campuchia và được thăng cấp Ðại úy… Tuy nhiên y vẫn khăng khăng không khai chuyến bay này là một công tác bí mật. Sau 3 tiếng đồng hồ quần thảo Nguyễn Ngọc Ðại, mồ hôi hắn vã ra như tắm. Thấy hắn mệt nhoài nên Vũ cho hắn về nghỉ và đi sang phòng Ðào Sanh Ngân đang thẩm vấn Lương Xuân Chương để xem Ngân có cần anh giúp đỡ gì không. Trước khi Ðại theo người lính Thái bước ra khỏi cửa. Vũ cho hắn một gói thuốc và hỏi.

– Anh là một quân nhân, vậy Giấy Chứng Minh và Giấy Sinh Hoạt đảng của anh đâu?

– Dạ thưa anh. Người Thái đã tịch thu hết cả rồi ạ. Ðại nói.

Trên đường ghé sang phòng Ngân đang làm việc, Vũ gọi Thiếu tá Vi lại và hỏi về số tài liệu thu được của chuyến bay Antonov 26. Vi nói hiện còn giữ nguyên trong tủ hồ sơ của Phòng 2 BTLKQ chưa hề mở ra. Vũ không thể nào hiểu nổi cách làm ăn cẩu thả của Phòng 2/BTL Không Quân Hoàng Gia Thái khi những tài liệu quý báu như vậy để điều tra hình tích những cán binh VC của chuyến bay Antonov 26 mà họ lại không hề mở ra xem. Vũ yêu cầu Vi chạy về Phòng 2 lấy hết số tài liệu ấy giao cho anh rồi đẩy cửa bước vào phòng Ngân.

Ðào Sanh Ngân ngồi thẩm vấn tên Ðại úy Lương Xuân Chương ở Phòng điều tra cách chỗ Vũ hỏi Nguyễn Ngọc Ðại chừng 20 mét. Vì Ngân là 1 Đại úy pilot trực thăng của Không Lực VNCH nên nắm vững những căn bản về bay bổng và cấu trúc của buồng lái do đó khi thẩm vấn Lương Xuân Chương đã lật tẩy những điều man trá trong lời khai của viên hoa tiêu phi cơ Antonov 26. Dù là một phi cơ do Nga xô sản xuất nhưng không ra ngoài những nguyên tắc quốc tế căn bản của ngành hàng không. Khi Vũ đẩy cửa bước vào thấy Ngân đang tranh luận với Chương về kỹ thuật bay khi phi cơ không còn la bàn điện… Anh lẳng lặng đứng theo dõi. Một người hoa tiêu phải biết thiết bị trên 1 chiếc máy bay ngoài la bàn điện còn có la bàn từ và hệ thống radio FM để tìm cách làm sao không bị mất phương hướng và làm sao để bay về đúng mục tiêu. Ngay trong trường hợp các hệ thống trên bị hư, người hoa tiêu vẫn có thể dùng địa tiêu để tìm phương hướng đúng để về. Chương và đồng bọn đã khai trong cung từ của giới chức quân báo Thái Lan là họ bay từ phi trường Pochentong, Nam Vang để chở một số quân nhân đi phép về phi trường Tân Sơn Nhất, Saigon (tức là từ hướng Tây bay về hướng Đông) và bị lọt vào một cụm mây lớn.

Khi ra khỏi cụm mây thì bị lạc sang đất Thái; cùng lúc đó thì phát hiện la bàn từ bất khiển dụng là những lời khai đầy mâu thuẫn và vô lý… Vì nếu cả hai loại la bàn đều bị hư, họ vẫn có thể dùng hệ thống Radio FM hoặc quan sát địa tiêu là Quốc Lộ 1 tứ Phnom Penh về Tân Sơn Nhất và ngọn núi Bà Đen cao 986 mét sừng sững giữa vùng đồng bằng. Từ Nam Vang về đến tỉnh Tây Ninh của Việt Nam toàn là đồng bằng với những ruộng đồng và sông rạch; có Quốc Lộ 1 từ Gò Dầu Hạ, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam sang Kampuchia dài khoảng 135.93 miles (qua các tỉnh Svay Riêng, Pray Veng) và chạy thẳng đến Nam Vang là một địa tiêu dễ nhận trong những ngày trời quang đãng; hơn nữa cả một vùng bình nguyên chỉ nổi lên một ngọn núi Bà Đen cao sừng sững chắc chắn sẽ nhìn thấy rõ ràng. Chương lúng túng chống đỡ một cách vụng về đầy sơ hở. Nhưng không thể chứng minh được vì sao không dùng hệ thống Radio FM và địa tiêu để tìm đường quay về.

Trong bản cung từ của cơ quan Quân báo Thái Lan, Chương đã khai: “sinh năm 1945 tại Phú Thọ, gốc dân tộc Tày, thi hành nghĩa vụ quân sự năm 1965 và được thuyên chuyển sang binh chủng Không Quân. Sau sáu tháng huấn luyện căn bản quân sự, Chương được sang Nga du học để đào tạo thành hoa tiêu. Chương học ở Nga từ năm 1965 đến 1975 có trên 4000 giờ bay. Sau ngày giải phóng Miền Nam thì trở về nước và được bố trí làm huấn luyện viên máy bay C 130 ở phi trường Biên Hòa… Đầu tháng 4 năm 1982, Chương được thuyên chuyển về Phi trường Tân Sơn Nhất để làm lái chính bay phi cơ Antonov 26. Chuyến này anh ta có nhiệm vụ bay sang Nam Vang phục vụ cho cơ quan A 40 và sau đó chở một số quân nhân đi phép về Saigon”. Một người học bay đâu cần đến thời gian 10 năm mới tốt nghiệp? Hơn nữa huấn luyện ở Nga về cách bay phi cơ của Nga sao lại làm huấn luyện viên C.130 là loại máy bay của Hoa Kỳ?

Chương lúng túng giải thích một cách vụng về đầy sơ hở. Y cúi mặt không dám nhìn thẳng vào Ngân và có vẻ suy nghĩ tìm cách chống chế các câu hỏi chuyên môn trong ngành không quân của viên Pilot VNCH. Vũ nói với Ngân bằng tiếng Anh: “Tạm cho hắn về nghỉ. Mình bàn thảo với nhau một chút nghe bạn.” Ngân giơ tay ra dấu OK và kêu người lính dẫn Chương về phòng giam. Hai người ngồi bàn thảo với nhau về những nhận xét sơ khởi sau khi thẩm vấn 2 kẻ chủ chốt trong chuyến bay Antonov 26. Cả hai người cùng đồng ý với nhau là toàn thể những lời khai của các thành viên trong chuyến bay này là gian dối và chắc chắn phi vụ này phải có một công tác bí mật gì đó mà họ cố che giấu. Vũ hướng dẫn Ngân cách hỏi người kế tiếp là Thiếu úy Nguyễn Văn Minh, hoa tiêu phụ của chuyến bay. Vũ nói:

– Khi bạn hỏi Nguyễn văn Minh không nên chú trọng hẳn về các mục tiêu chính mình muốn biết mà nên hỏi các chuyện ngoài lề về đời sống như nhà của Minh ở đâu? Nhà của Lương xuân Chương ở đâu? Gia đình Chương, vợ con, cha mẹ thế nào? Mô tả nhà của Chương ra sao và sinh hoạt trong gia đình như công việc làm của vợ Chương, trường học của các con Chương v.v… ra sao? Tôi sẽ dùng những chi tiết đó để nói với Chương là Minh đã khai hết mọi chuyện để Chương tức mà tố lại chuyện của Minh. Có như vậy mới moi được những chuyện bí mật của bọn họ. Sau khi kết thúc phiên họp, Ngân sẽ kêu lái phụ Nguyễn văn Minh lên để hỏi, còn Vũ sẽ hỏi Lê Văn Thái. Tên Thái gốc Quân Báo cùng ngành với Vũ sẽ có nhiều lý thú khi thẩm vấn đương sự… Ngân hoàn toàn đồng ý với Vũ về những ý kiến Vũ vừa nêu. Hai người chia tay nhau để tiếp tục làm việc.

Khi Vũ chuẩn bị quay về phòng thẩm vấn thì Thiếu tá Vi đến trao cho anh 1 bao plastic lớn như bao rác được cột chặt; bên ngoài có dán một tờ giấy ghi tiếng Thái ngoằn ngòeo và được dịch 1 hàng tiếng Anh “Antonov 26’s documents” (Tài liệu Antonov 26). Vũ ký nhận tài liệu với Thiếu tá Vi rồi quay vào bàn làm việc, mở bao plastic ra xem. Anh thấy tất cả các loại giấy tờ đã bị xé rách thành nhiều mảnh, có cả những tấm giấy cứng có hình… Vũ cất tất cả vào ngăn kéo và dặn người lính Thái dắt Lê văn Thái lên cho anh thẩm vấn.

Lê Văn Thái là một thanh niên trẻ dưới 30 tuổi, vóc gầy, khuôn mặt xương nhưng rắn chắc, nhanh nhẹn. Trong hồ sơ y khai là Trung sĩ cảnh vệ của Hậu Cần cơ quan A.50 [cơ quan quân sự chỉ huy mặt trận K (Kampuchia) do Lê Đức Anh bí danh Sáu Nam làm Tư Lệnh; Bí thư thường vụ của cơ quan A 40 là Lê Đức Thọ chỉ đạo về mặt đảng ở chiến trường K]; quê quán ở Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thái bước vào phòng làm việc của Vũ, y đứng nghiêm chào theo kiểu nhà binh rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện, lom lom nhìn Vũ chờ đợi. Vũ hỏi:

– Tên anh là gì?

– Dạ. Lê Văn Thái.

– Đó là tên cha mẹ đặt hay bí danh.

– Tên do cha mẹ đặt ạ.

– Quê anh ở đâu?

– Dạ Tỉnh Thái Bình.

– Anh thuộc Huyện nào của Thái Bình?

– Dạ. Em ở huyện Vũ Thư ạ

– Anh ở huyện Vũ Thư; vậy anh có biết Vũ Thư được thành lập do sát nhập 2 huyện mà thành là những huyện nào không?

– Dạ. Vũ Thư là do sát nhập 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì ạ.

– Anh có biết sau khi sáp nhập, Vũ Thư có bao nhiêu xã không?

– Dạ có tổng cộng 29 xã và Thị trấn Vũ Thư. (24)

– Anh đúng là người Vũ Thư Thái Bình rồi. Vậy anh ở xã nào nhỉ?

– Em ở xã Hồng Phong ạ.

– Xã Hồng Phong có gần tỉnh Nam Định không?

– Dạ xã Hồng Phong sát bên sông Hồng. Bên kia sông là Cổ Lễ, Nam Định.

Vũ nghĩ thầm trong đầu: “Tên này đúng là người Vũ Thư, Thái Bình rồi. Điểm này y không hề khai man”. Quê của Vũ ở Nam Định và thuở nhỏ có sống ở Thị xã Thái Bình mấy năm nên anh rành rẽ vùng này; hơn nữa anh đã thẩm vấn nhiều tù binh, hồi chánh viên gốc Thái Bình khi phục vụ ở Phòng 2/ BTL Quân đoàn III nên còn nhớ. Vũ tiếp tục hỏi Thái:

– Anh sinh năm nào? Học đến lớp mấy?

– Dạ. 1952. Em học hết Cấp 3 năm 1970 ở Trường Trung học cơ sở ở Thị trấn Vũ Thư a.

– Anh thi hành nghĩa vụ quân sự năm nào?

– Dạ. Năm 1971.

– Lúc đó anh 19 tuổi? Rồi được huấn luyện ở đâu?

– Dạ đúng thế ạ. Em được huấn luyện ở Trung đoàn 586 thuộc Quân khu 3 ạ.

– Sau khi huấn luyện xong, anh được bổ sung về đâu?

– Dạ em được bố trí theo học nghiệp vụ của Tổng cục Tham Mưu trong 6 tháng.

– Nghiệp vụ là nghiệp vụ gì?

Lê Văn Thái chợt giật mình nói trớ sang ngành khác.

– Dạ là nghiệp vụ bảo vệ ạ.

– Nếu là bảo vệ thì bất cứ người chiến sĩ nào cũng làm công tác bảo vệ được không cần phải học đến 5, 6 tháng. Chỉ trừ những ngành chuyên môn như an ninh, quân báo, công binh, pháo binh, truyền tin v.v… mới cần học dài ngày về tác nghiệp chuyên môn. Vậy anh đã học nghiệp vụ gì trong 6 tháng? Vừa nói Vũ vừa quan sát sắc mặt của Lê Văn Thái; khi nhắc đến 2 chữ Quân báo ánh mắt của Thái hơi dao động và nét mặt hơi tái đi.

– Thôi được. Tôi tạm dừng ở đây. Anh trở về phòng giam suy nghĩ cho kỹ, ngày mai tôi sẽ lại gọi anh lên làm việc.

Vũ bấm chuông gọi người lính Thái vào đưa Lê Văn Thái về xà lim. Anh bước ra ngoài và tiến sang phòng Ngân đang hỏi cung Thiếu úy Nguyễn Văn Minh, lái phụ của phi cơ Antonow 26. Vũ nói với Ngân bằng tiếng Anh: “Toa có thể cho hắn về phòng giam, moa cần bàn với toa một chút; hơn nữa cũng đến giờ phải về rồi. Có gì ngày mai tính tiếp”. Ngân nói: OK toa. Rồi bấm chuông gọi lính Thái đem Nguyễn Văn Minh về phòng giam. Còn lại 2 người trong phòng, Vũ cho Ngân biết tình hình thẩm vấn tên Đại úy Nguyễn Ngọc Đại và tên Lê Văn Thái. Anh nêu những điểm nghi ngờ trong cung từ do đơn vị 506 Tình báo biên giới của Đại tá Tong Đen ở Aranya Prathet thiết lập và những lời khai của các đương sự.

Đào Sanh Ngân cũng nói về việc thẩm vấn hai tên hoa tiêu chính và phụ là Đại úy Lương Xuân Chương và Thiếu úy Nguyễn Văn Minh. Anh cũng đem tất cả những điểm mâu thuẫn trong lời khai của 2 hoa tiêu này về kỹ thuật bay cũng như hệ thống la bàn điện, la bàn từ và ngay cả khi 2 hệ thống này hư hoàn toàn thì vẫn còn tần số FM để liên lạc tìm đường về. Ngoài ra còn có thể dùng địa tiêu dể tìm đường về khi bị bay lạc. Từ Nam Vang về Việt Nam có Quốc lộ 1 cứ theo Quốc lộ 1 bay về hướng đông là về Việt Nam, hơn nữa cả một vùng bình nguyên có Núi Bà Đen ở Tây Ninh cao 986 mét (tức 3268ft) cao sừng sững để lấy làm địa tiêu quay về Việt Nam thì làm sao mà lạc được? Sau khi bàn thảo và trao đổi với nhau, cả hai người cùng đồng ý đây là một phi vụ có tính cách tình báo, cố tình bay sang đất Thái Lan để làm gì đó; câu hỏi cần được điều tra để tìm ra sự thật. Cả hai người cùng ra xe để trở về Tòa Đại sứ Hoa Kỳ họp với Ông Walter Mc Intosh và Đại tá Gary.

Chiếc xe du lịch màu trắng mang bảng số ngoại giao của Tòa Đại sứ Mỹ rời BTL Không Quân Hoàng Gia Thái Lan len lách trên đường chen chúc xe vì đúng giờ cao điểm. Người tài xế Thái mặc bộ đồng phục màu trắng, đội caskette màu trắng, hai tay thoăn thoắt trên tay lái và từ từ cho xe vào exit để lên xa lộ Rama IV, sau đó chiếc xe phóng vun vút trên xa lộ về hướng trung tâm thành phố… Vũ hỏi Đào Sanh Ngân:

– Chút nữa họp xong toa muốn đi ăn gì? Thức ăn Việt, Tàu hoặc Thái Lan đây ông bạn?

– Có lẽ mình chạy ra đường Sakhumvit kiếm nhà hàng Tây ăn Steak có nên không. Ngân nói.

– Tuyệt lắm. Uống rượu vang Pháp, ăn Steak thì còn gì bằng. Sukhumvit là khu phố quốc tế, ở đó có đủ mặt những nhà hàng nổi tiếng của các nước, tha hồ cho mình hưởng.

Cả hai cùng cười. Chẳng mấy chốc xe đã rời Xa lộ Rama IV (tiếng Thái gọi là Rama Xì) để tiếp tục luồn lách trong các đường phố đông đúc rồi khi đến ngã tư đường Sathorn Tài, khi băng qua công viên Lumphini thì quẹo trái vào đường Wireless và Tòa Đại sứ Mỹ toạ lạc tại số 95 trên đường Wireless.

Ông Walter McIntosh, Đệ tam tham vụ Tòa Đại sứ Hoa Kỳ đón Vũ và Ngân trước cửa 1 phòng họp nhỏ trên tầng 2; ba người bắt tay và hỏi han những câu xã giao thăm hỏi sức khỏe xong bước vào bên trong phòng họp. Đại tá Gary cũng đã ngồi sẵn trong phòng, đứng dậy bắt tay 2 nhân viên người Việt, cũng lại thăm hỏi sức khỏe nhau theo cung cách của người Mỹ; sau đó mọi người ngồi vào vị trí và cuộc họp bắt đầu. Vũ và Ngân đã thỏa thuận trước khi còn ngồi trên xe đi đến Tòa Đại sứ Mỹ là Vũ sẽ thuyết trình diễn biến sự việc sau ngày làm việc đầu tiên với những người khách đến từ Việt Nam bằng phi cơ Antonov 26.

Vũ tóm tắt kết quả sơ khởi trong ngày làm việc đầu tiên với 4 đối tượng Nguyễn Ngọc Đại, Nguyễn Văn Minh, Lương Xuân Chương và Lê Văn Thái. Anh cũng nêu những nhận xét cá nhân khi tiếp xúc với 2 người là Nguyễn Ngọc Đại và Lê Văn Thái. Vũ cũng cho ông xếp và Đại tá Gary biết về việc Phòng 2/BTL Không quân Thái đã giam chung 12 người vào một phòng lớn hoàn toàn trái với nguyên tắc điều tra vì bọn họ sẽ thông cung với nhau không thể nào điều tra được; anh cũng đã yêu cầu họ tách họ ra từng phòng giam riêng biệt, không thể liên lạc được với nhau. Vũ cũng đặt bao plastic đựng giấy tờ tùy thân của 12 người trong chuyến bay Antonov 26 mà người Thái chưa hề mở ra khai thác. Đêm nay anh cùng Ngân sẽ xem và khai thác số tài liệu này, hy vọng sẽ tìm ra nhiều điều lý thú. Sau khi Vũ trình bày xong, Đào Sanh Ngân cũng nói về chuyên môn trong không quân của anh để chứng tỏ rằng phi vụ của Antonov 26 phải là một phi vụ bí mật nào đó vì nếu chỉ bay từ phi trường Pochenton ở Nam Vang về Tân Sơn Nhất thì không thể nào lạc sâu vào đất Thái đến 60 Kms mà không phát hiện ra để tìm đường về lại hướng chính muốn đi.

Cả hai ông Mac Intosh và Gary cũng góp ý trong những đều Vũ và Ngân vừa trình bày, họ cũng không tin chuyến bay Antonov bị lạc đường và phải đáp khẩn cấp xuống đất Thái. Sau đó mọi người bắt tay từ giã nhau hẹn chiều ngày mai sẽ gặp lại. Ông Gary rời phòng họp trước, còn lại 3 người, ông Mac Intosh hỏi:

– Bây giờ hai ông định đi đâu?

– Tụi tôi định đến Sukhumvit để ăn Steak ở nhà hàng Pháp Le Cheval. Vũ nói.

– Ồ hay quá. Tôi cũng chưa ăn gì, để tôi mời hai ông ăn tối nhé. Ông Mac Intosh nói. Vũ đã làm việc với ông ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Tây Ninh sau khi giải ngũ khỏi quân đội, nên đã quá quen thuộc với cách đối xử rộng rãi với nhân viên của ông.

Cả 3 người cùng rời phòng họp tiến đến thang máy xuống tầng hầm nơi ông Mac Intosh đậu xe.

Chiếc xe Ford Mustang của Ông Walter McIntosh từ từ tiến ra cổng phụ của Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Bangkok rồi quẹo phải trên đường Wireless (tiếng Thái là Thanon Vithayu) chạy thẳng đến đường Pluenchit thì quẹo phải. Khi gặp giao lộ đường Express Way Chaleum Manarakhon từ đó bắt đầu là đường Sukhumvit. Khi đến Soi 4 (Soi là hẻm. Gọi là hẻm nhưng cũng đủ rộng cho hai xe chạy ngược chiều nhau. Soi 4 còn được gọi là Nana Phana), quẹo phải vào Soi 4 khoảng chừng 700 mét thì sẽ gặp nhà hàng Le Cheval. Ông McIntosh dừng xe trước của nhà hàng và giao chìa khóa xe cho người phục vụ đem xe đậu vào parking lot, sau khi nhận 1 ticket để khi ra về sẽ đưa cho nhân viên phục vụ, họ sẽ mang xe ra.

Vừa bước đến cửa nhà hàng đã có nhân viên tiếp nhận khách đón tiếp và hướng dẫn 3 người vào trong. Ông McIntosh chọn ngồi ở bàn gần phía cửa sổ. Người nhân viên chuyển 3 cuốn Thực đơn cho 3 người khách xong anh quay vào phía trong để chuẩn bị mang nước cho khách.

Ông McIntosh, Ngân và Vũ mỗi người 1 tập thực đơn bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Thái để tìm món ăn cho mình. Một lát sau ông McIntosh nhìn Vũ và Ngân hỏi:

– Hai ông chọn xong món ăn chưa?

Đặt cuốn Thực đơn xuống bàn, Vũ nói:

– Tôi chọn xong rồi.

Khi người nhân viên phục vụ mang đến 3 ly nước lạnh đặt trước mặt từng vị khách. Ông McIntosh nói:

– Anh có thể lấy order được rồi.

– Khấp phổm. (Yes sir)

– Cho tôi Salade Niçoise, Bouiabaisse soup và Coq au vin, cộng thêm 1 chai Bordeaux Domaine Haute Brande. Ông Mac Intosh nói.

Quay sang Vũ người chạy bàn hỏi: Thưa ông chọn được món ăn chưa?

– Bonsoir. Comment allez- vous? (tiếng Pháp: Chào buổi chiều. Anh có khỏe không?)

Người chạy bàn nói: Oui, ça va (tôi khỏe). Merci beaucoup Monsieur (Cám ơn ông nhiều)

– Anh cho tôi Salade Lyonnaise, Fillet mignon Chateauxbriand và Garlic Soup Soupe à l’ail. S’il vous plaît.

Vũ nói.

– Cho tôi Salade mesclunet chèvre chaud sur toasts, Bowl of cassoulet and Boeuf bourguignon servi avec des pâtes (bò bourguignon). Ngân nói với người chạy bàn.

Sau khi nhắc lại các món đã gọi, người chạy bàn quay vào phía trong để giao ticket cho nhà bếp. Một lát sau anh mang chai rượu vang Bordeaux Domain Haute Blande ra bàn. Anh ta xoay cái chai về phía ông Mac Intosh và bắt đầu khui chai rượu, sau đó rót ra 3 cái ly chân cao để sẵn trên bàn.

Ba người ngồi nói chuyện tầm phào về những kỷ niệm khi còn ở Việt Nam thời gian trước năm 1975 trong khi chờ món ăn mang ra. Nâng ly rượu vang, ông Mac Intosh nói:

– Cheers!

– À votre santé! Vũ nói. Và Ngân cũng nâng ly “Cheers”

Ông Mac Inttosh quay sang Vũ hỏi: Ông vừa nói: À votre santé! Là tiếng Pháp phải không?

– Yes sir. À votre santé! Có nghĩa là cheers đó ông.

Cả ba cùng cười. Vũ nói:

– Nhân khi nói về tiếng “cheers!” khi uống rượu, bia; các ông có biết trên thế giới có nhiều tiếng của các nước đồng nghĩa với Cheers như thế nào không?

Ông MacIntosh và Ngân đều trả lời không biết.

– Trên thế giới tiếng cheers được các nước nói như sau: Người Tàu nói “干杯 đọc là gan bay”; người Đức nói “Zum wohl đọc là Tsum vohl”; người Ý nói “Cin Cin được đọc là Chin chin”; người Nhật nói “乾杯 phát âm là Kan- pie”; người Nam Hàn nói: “건배 phát âm Gun bae”; người Thái nói “Chok dee phát âm là chóc đi” và người Việt nói là Dô! Dô!

Ông Mac Intosh bổ sung thêm: người Hy Lạp nói: “ΥΓΕΙΑ phát âm là Yamas”; người Ái Nhĩ Lan nói: ”Sláinte phát âm là Slawn- cha”; người Ba Lan nói: ”Na zdrowie phát âm là Naz- droh- vee- ay” và người Bồ Đào Nha nói: “Saúde phát âm là Saw- OO- de”. Tôi đã đi qua những nước này nên biết chút ít.

– Hai ông đều hiểu biết nhiều quá. Đào Sanh Ngân vừa cười vừa nói.

Đúng lúc đó người bồi bàn đã bưng thức ăn lên bàn; anh ta đặt những món ăn của từng người vào đúng vị trí của mỗi người rồi “Chúc quý khách ngon miệng. Quý vị có cần gì thêm xin gọi tôi”

– Ça va bien, je vous remercie. Vũ trả lời.

Ngân nói: Không ngờ toa giỏi tiếng Pháp quá.

– Có gì đâu anh bạn. Thuở còn là học sinh Trung học sinh ngữ 1 của tôi là Pháp văn; hơn nữa tôi lại học mấy năm ở Centre Culturel de Français trên đường Đồn Đất (đối diện Bệnh viện Grall) ở Saigon nên thường phải đàm thoại nhiều với các thầy, cô giáo người Pháp; nhưng đã lâu lắm không nói nên đã quên nhiều. Vũ trả lời.

Vũ nhìn đĩa Fillet mignon Chateauxbriand của mình lại liên tưởng đến nhà hàng Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng Saigon mà anh thường ghé đến ăn. Anh thầm nghĩ: “Không biết miếng fillet mignon Chateauxbriand ở tiệm này có mềm và ngon như ở Sing Sing hay không?”.

Dòng ký ức miên man kéo anh về khoảng thời gian 1972 – 1973 khi anh còn ở trong quân ngũ… Năm 1972 là năm chiến trận ác liệt trên nhiều vùng đất từ Tây Ninh đến Hậu Nghĩa, Bình Dương, Long An, Long Khánh v.v… nên anh phải di chuyển liên miên hết chiến trường này đến chiến trường khác; nay Tây Ninh, mai đã ở Bình Dương và tuần sau đã ở Long Khánh…; thỉnh thoảng có dịp về Saigon đôi ba ngày nghỉ ngắn ngủi sau mỗi chuyến công tác thì thường la cà ở Mai Hương, Givral, Thanh Thế, La Pagode hoặc Sing Sing để ăn uống. Chinh chiến nên bạn bè mỗi thằng phiêu bạt một phương anh chẳng gặp một ai; đôi khi gặp được Vũ Mạnh Quốc hoặc Nguyễn Văn Đỏ (hai người bạn cùng Khóa Thủ Đức và cùng ngành Quân báo với Vũ vì cả hai đều phục vụ ở Saigon) rủ nhau đi nhậu nghẹt với nhau. Khoảng tháng 7 năm 1972, Vũ bị thương ở mặt trận Tây Ninh, phải nằm Quân Y Viện Tây Ninh điều trị; lúc đó anh đã viết bài thơ:

TRONG QUÂN Y VIỆN TÂY NINH

Bây giờ mang kiếp ngựa què, Trong Quân Y Viện bốn bề thương binh
Đời trai với nghiệp chiến chinh
Nhìn xe chở xác lặng thinh, sũng buồn
Từng giòng lệ héo rơi tuôn
Khóc cho bè bạn thoát vòng nghiệt oan
Trong ta như có cô đơn
Hàng cây ủ rũ tủi hờn khăn tang
Bóng người đi buổi chiều tàn
Ngả nghiêng nạng gỗ ngỡ ngàng xác thân
Nỗi đau chừng đã lớn dần
Chao ơi nỗi chết vờn quanh mọi người
VUG – Khi bị thương nằm Quân Y Viện Tây Ninh 1972

GIÃ TỪ VŨ KHÍ

Từ ta rời bỏ chiến trường
Giã từ vũ khí tưởng chừng chiêm bao
Nhớ xưa trừng mắt chiến hào
Trong đêm tiếng súng ào ào bủa vây
Bây giờ ngồi ngắm mây bay
Bình yên nghĩ thuở đắng cay ngày nào
Thương cho tiền kiếp xanh xao
Khóc khi nghe bạn áo bào phơi thây

VUG – Sàigon Tháng 2/1973 – Khi giải ngũ

Tháng 2 năm 1973 anh đã được giải ngũ và vào làm việc cho Tòa Đại sứ Hoa Kỳ Saigon; văn phòng của anh nằm trên đường Tự Đức, Tỉnh Tây Ninh. Ông Walter Mac Intosh là xếp trực tiếp của anh ở Tây Ninh… Sau khi rời nhà hàng Pháp Le Cheval, trời Bangkok ban đêm trong veo với chút gió mát và thoang thoảng hương thơm của hoa lan phảng phất trong gió nhẹ khiến lòng khoan khoái. Bangkok ban đêm rực rỡ ánh đèn muôn màu sắc chớp nháy liên hồi trông thật vui mắt; Vọng Các đúng là một thủ đô hoa lệ. Vào trong xe, ông Mac Intosh hỏi:

– Hai ông có muốn đi chơi đâu nữa không?

– Ồ đêm nay chúng tôi còn bận phải khai thác số tài liệu vụ Antonov 26; rất cần thiết cho việc điều tra những cán binh VC trong chuyến bay này. Vũ nói.

– OK. Vậy tôi sẽ chở 2 ông về nhà nhé. Ông McIntosh nói.

Xe chạy trên đường Sukhumvit tiếp vào giao lộ Express Way Chaleum Manarakhon, quẹo trái vào đường Pluenchit, xong quẹo trái vào đường Wireless; cứ chạy thẳng trên đường nào cho đến khi nhập vào đường Sathorn Tai thi quẹo trái vào Soi Sukhothai, căn biệt thự thứ 3 bên trái là nhà của Vũ. Ông Mac Intosh cho xe ngừng trước cổng nhà để Vũ và Ngân xuống xe. Ông nói:

– Đến nhà rồi. Chúc hai ông ngủ ngon. Tạm biệt nhé.

Vũ và Ngân cùng nói: Have good night. Bye. Bye.

Người Thái tên Chô phụ trách làm vườn và gác cổng chạy ra mở cổng; anh chắp hai tay trước ngực chào theo kiểu Thái: “Sawat đi khấp hổ ná” (Dạ xin chào ông xếp). Vũ chào lại và bảo anh ta mang hành lý của Đào Sanh Ngân vào nhà; còn Vũ cầm bao plastic đựng các tài liệu của vụ Antonov 26 cùng đi vào nhà. Vũ dặn người Thái mang hành ly của Ngân vào phòng ngủ phía bên trái vì Ngân sẽ ở phòng đó. Ngân và Vũ ngồi ở phòng khách, người nhân viên Thái mang hai chai nước lạnh ra bàn cho 2 người rồi lui ra phia sau. Ngân hỏi Vũ:

– Nhà này có mấy phòng vậy toa?

– Có ba phòng ngủ, chỉ có mình moa ở. Vũ đáp.

– Toa sướng thật. Ở Bangkok có nhà riêng rộng rãi và khang trang quá. Toa thuê hay sao?

– Đâu có, đây là nhà do Tòa Đại sứ thuê. Moa chỉ việc ở thôi. Căn này là căn thứ 3 moa dọn đến ở. Vũ kể cho Ngân nghe, vào năm 1981 lúc mới đến Bangkok, moa ở 1 căn biệt thự của 1 Đại tá Cảnh Sát Hoàng Gia Thái trên đường Suthvichai thuộc quận 12. Ở đó được 3 tháng thì dọn sang căn nhà nằm trên 1 con hẻm thuộc đường Si Phaya road gần Trường Đại Học Chulalongkorn (25) Cách đó không xa có một ngôi chùa Phật giáo Royal Jade Pagoda (Chùa Cẩm Thạch Hòang Gia), có 1 ông sư Việt Nam tên là Thích Thiện Dũng ngụ trong đó. Sư Thiện Dũng (26) là giáo sư giảng dạy ở Đại học Chulalongkorn.

Vũ quen Sư Thiện Dũng vào đầu năm 1982 khi đọc những tin tứ về ông quậy tưng bừng trong Tòa Đại sứ; một hôm tình cờ đến thăm Chùa Royal Jade Pagode và được ông ra tiếp; khi nghe ông giới thiệu là Thích Thiện Dũng thì mừng quá nên trò chuyện với ông bằng tiếng Việt. Ông mời Vũ vào phòng khách và đem những bài thơ ông sáng tác ra khoe Vũ… Vũ thường đọc những bài thơ chống cộng kịch liệt của ông ký tên Thiện Dũng hoặc Thảo Bình được đăng tải trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia do ông Hồ Anh gửi sang Thái tặng Vũ. Trên báo Bangkok Post cũng thường xuyên đăng tải những bài tường thuật về nhà sư Việt này vì ông ròng rã nhiều năm tranh đấu với Tòa Đại sứ Mỹ để được đi định cư ở Hoa Kỳ; nhưng Tòa Đại sứ từ chối cho ông vào Mỹ với lý do ông đã được định cư hợp pháp ở Thái Lan và ông cũng đã có công ăn việc làm là giáo sư của Đại Học Chulalongkorn. Ông nhất định không chịu và lập luận rằng Thái Lan chỉ là nước tạm dừng chân chờ đi định cư như bao nhiêu người tị nạn khác thuộc ba nước Việt, Miên, Lào. Cuối cùng cuối năm 1982 Sư Thiện Dũng cũng được Mỹ cho đi định cư ở Panoma, California.

Mặc dù là một nhà tu Phật giáo, nhưng thơ ông chống cộng triệt để và lời thơ rất sắt máu, lúc nào cũng đòi chặt đầu cộng sản. Quen với sư Thiện Dũng nên Vũ đã quen với một cô sinh viên Thái tên là Kannika đang học năm thứ hai Đại học Chulalongkorn ở phân khoa báo chí. Khi được sư Thiện Dũng giới thiệu Vũ là một nhà báo, nhà văn và nhà thơ của Saigon trước năm 1975 nên cô rất thích thú, cứ bám lấy Vũ để hỏi han về kinh nghiệm làm báo và đủ thứ chuyện liên quan đến báo chí, văn thơ v.v…. Nhân dịp này Vũ cũng nhờ cô chỉ thêm về đàm thoại tiếng Thái để giao dịch… nhờ thế mà tiếng Thái của Vũ tiến bộ nhiều. Còn căn nhà này moa mới dọn vào hôm tháng tư năm 1982, cũng chưa lâu.

– Vậy là toa sướng quá rồi. Chẳng bù với moa ở trên Trại Panat Nikhom chỉ có một phòng ngủ bằng tôn ở bân ngoài trại, nóng khủng khiếp. Tòa Đại sứ cũng trả tiền thuê anh người Thái làm người giúp việc cho toa hay sao?

– Đúng vậy. Anh ta chỉ phụ trách làm vườn và canh cổng. Ban ngày còn có một cô người Thái con trẻ lo việc nấu nướng, bếp núc.

– Trời! Đã vậy ta. Ngân xuýt xoa.

– Cái cô Thái này cũng ngộ lắm. Có bữa mình ngán cơm, muốn ăn cháo nên bảo cô ta nấu “Khao tôm cầy” (Cháo gà), cô ta ngày nào cũng nấu cháo gà cho ăn. Moa phải kêu thôi nấu cô ta mới chịu ngừng. Lần trước moa muốn ăn “khao niểu cầy dang” (xôi gà nướng), cô ta cho ăn liên tiếp 2 ngày, ngán chết bà. Moa phải cho cô ta mang về cho gia đình cổ ăn; còn mình ra phố ăn món khác.

– Cổ còn trẻ không? Có gia đình gì chưa?

– Cô ta mới 19 tuổi. Còn độc thân và cũng chưa có người yêu.

– Vậy sao toa không nhào vô còn chờ gì nữa.

Vũ cười cười nói:

– Moa đã có một cô bồ người Thái đang là sinh viên năm thứ hai ở Đại học Chulalongkorn. Tiếng Thái là mình học từ cô ấy. Vũ đáp. Thôi! Toa vào đi tắm rồi thay quần áo; moa cũng vào phòng tắm, xong còn phải làm việc với mớ tài liệu của phi cơ Antonov 26 nữa kẻo khuya quá.

Vũ và Ngân trải tất cả những giấy tờ liên quan đến vụ phi cơ Antonov 26 của VC trên mặt bàn ăn để chuẩn bị chơi trò puzzle, ráp nối từng mảnh giấy bị các thành viên trên chuyến bay này xé nhỏ. Sau 3 tiếng đồng hồ ráp nối, hai người đã ráp được toàn bộ thẻ chứng minh cán bộ và thẻ sinh hoạt đảng của 12 người; trong đó có hình từng người, tên họ và cấp bậc, quê quán v.v… Ngoài ra Vũ còn ráp thành một tài liệu có đóng dấu mà đỏ Tuyệt Mật là 3 trang giấy pelure mỏng đó là BÁO CÁO TÌNH TRẠNG QUÂN SỐ CỦA CHIẾN TRƯỜNG E (Chiến trường Thái Lan do VC trực tiếp chỉ đạo với danh xưng là Cộng Sản Bắc Thái). Đây là những tài liệu cực kỳ quan trọng sẽ giúp cho Vũ và Ngân dễ dàng hơn trong việc điều tra.

Ngân ngáp ngắn ngáp dài, vươn vai nói:

– Thôi đi ngủ Toa ơi! Gần 3 giờ sáng rồi. Mai còn phải làm việc nữa.

– OK. Toa cứ vào ngủ trước đi, Moa còn bận dán lại và chụp hình những giấy tờ này đã; xong moa sẽ đi ngủ ngay.

Vũ cầm tờ tài liệu đóng dấu TUYỆT MẬT màu đỏ, đọc đi, đọc lại thì thấy đây là bản báo cáo tình trạng quân số mật của cộng sản Bắc Thái do sự lãnh đạo của tên Thượng tá Nguyễn Xuyên (27); lực lượng dưới quyền của Nguyễn Xuyên gồm có 2 Trung đoàn thiếu mang danh hiệu là Đoàn 71 và Đoàn 72; 1 Trường tiếng Thái để dạy cho binh sĩ dưới quyền của Xuyên; cùng một đơn vị không mang phiên hiệu mà chỉ đề là “Quân số bí mật”. Vũ giải đoán là số can binh VC đã học xong khóa tiếng Thái, sau đó được cài cắm vào sâu điều lắng trong những cộng đồng người Việt và Thái để hoạt động hợp pháp. Theo bản báo cáo, quân số của chiến trường E hiện có 2,134 người chia ra như sau:

– 1 cấp Thượng tá (Nguyễn Xuyên)
– 5 cấp Trung tá
– 12 Thiếu tá
– 24 Đại úy
– 30 Trung úy
– 44 Thiếu úy
– 25 Chuẩn úy
– 68 Hạ sĩ quan các cấp
– 1,675 binh sĩ
– 250 người quân số ở Trường Tiếng Thái


Tổng số này bao gồm cả quân số của Đoàn 71 và Đoàn 72 (27). Cuối bản báo cáo, Thượng tá Nguyễn Xuyên tường trình tình trạng khẩn trương ở chiến trường E, các cơ quan nghiệp vụ của Mặt trận đã bám trụ được các vùng có nhiều Việt kiều cư ngụ như ở tỉnh Prachinburi, Nakhon Ratchasima, Chonburi, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Nong Khai, Klongyai và ở khu Samsen thuộc Bangkok. Cơ sở ta đã bám trụ được các địa bàn và cấy được nhiều nòng cốt mật; để triển khai công tác, Mặt trận cũng xin A 40 và A 50 bổ sung thêm quân cho chiến trường E.

Vũ chụp hình tất cả các tài liệu (anh và Đào Sanh Ngân đã ghép và đã được dán lại) vào máy ảnh để lưu giữ. Vũ nghĩ sáng ngày mai, trước khi đến BTL Không quân Hoàng gia Thái để thẩm vấn đám tù thuộc chuyến bay Antonov 26, anh sẽ vào US Embassy trước để copy mớ tài liệu này thành 3 bản: 1 cho ông Mac Intosh, 1 cho Đại tá Gary và 1 cho Vũ và Ngân; còn bản chính sau khi hoàn tất việc điều tra sẽ phải trả lại cho bên Thái Lan.

Sau đó Vũ cất tất cả tài liệu vào trong tủ rồi vào phòng ngủ…

Sáng ngày hôm sau khi chiếc xe du lịch màu trắng của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ đến nhà đón Vũ và Ngân đi sang BTL Không quân Thái; Vũ bảo người tài xế đưa hai người vào Tòa Đại sứ trước vì anh muốn photo copy tài liệu. Sau khi copy xong, anh chuyển cho Ông Mac Intosh 2 bản, 1 của Ông MacIntosh và 1 của Đại tá Gary. Ông Mac Intosh gọi Ngân lại cho biết anh phải quay về Trại Panat Nikhom ngay vì hồ sơ đi Mỹ của Ngân và người bồ của Ngân đã được sắp xếp chuyến bay sẽ đi vào ngày mốt. Ngân nói hành lý còn để ở nhà của Vũ. Ông Mac Intosh nói sẽ chở Ngân về nhà Vũ lấy, sau đó sẽ có Trung úy Ram Ruong, sĩ quan liên lạc Thái Lan chở Ngân về Trại Panat Nikhom. Bắt tay từ biệt Ngân xong, Vũ ôm đống hồ sơ của những cán binh VC trong chuyến bay Antonov 26 đi đến BTL Không quân Thái Lan, rồi được Thiếu tá Vi của Phòng 2/BTL Không quân Hoàng Gia Thái chở bằng xe pickup truck sang khu Trại giam để anh tiếp tục thẩm vấn số cán binh VC trong phi vụ bí mật Antonov 26.

Khi đến Trại giam, Đại úy Muangsuk chỉ huy nhà giam giao cho Vũ 1 lá thư do Nguyễn Ngọc Đại viết vào mặt trong tờ giấy bạc lót bao thuốc lá nhờ lính canh gác trao cho Lương Xuân Chương. Nội dung thư như sau:

“Báo cáo các đồng chí. Hôm nay tôi gặp một tên sĩ quan Ngụy làm việc; tên này rất có trình độ chuyên môn, hắn nắm vững lý luận chính trị Mác Lê, kết hợp với Tư Tưởng Hồ Chủ Tịch và lý thuyết cách mạng để đấu trí và đấu lý với ta. Người yếu lý luận sẽ bị y bẻ gãy. Các đồng chí phải cẩn thận với tên này mới được. Yêu cầu các đồng chí trung kiên, giữ khí tiết cách mạng” Vũ cám ơn Đại úy Muangsuk và dịch nội dung lá thư cho Thiếu tá Vi cùng Đại úy Muangsuk biết. Điều này chứng tỏ tên Nguyễn Ngọc Đại đã thấm đòn khi bị Vũ thẩm vấn. Anh dặn 2 vị sĩ quan Thái Lan phải rất cẩn thận với những tên cán bộ cộng sản VN này và sau này nếu chúng có nhờ chuyển thư từ, cứ nhận và giao lại cho Vũ.

Vũ gọi người lính Thái mang Lê Văn Thái lên cho anh thẩm vấn. Anh đã có giấy chứng minh quân nhân của Lê Văn Thái với cấp bậc Trung úy và đơn vị là Cục Quân Quân báo trực thuộc Tổng Cục Tham Mưu/ Bộ Quốc Phòng Việt Nam ở Hà Nội (Trước đây Thái chỉ khai là Trung sĩ Bảo vệ của Cục Hậu Cân thuộc cơ quan A 40 ở Phnom Penh) (**Ghi Chú**)

Người lính Thái Lan dắt Lê Văn Thái vào phòng làm việc của Vũ. Thái đứng nghiêm chào xong ngôi xuống ghế đối diện. Vũ hỏi:

– Sao? Hôm qua tôi cho anh về suy nghĩ, vậy anh có suy nghĩ ra sao nói cho tôi nghe.

Thái hơi lúng túng, nhưng vẫn giữ thái độ ngoan cố cố hữu:

– Thưa anh tôi đúng là được học nghiệp vụ bảo vệ ạ.

Vũ đẩy tấm Giấy Chứng minh quân nhân của Thái ra trước mặt y:

– Anh là Lê Văn Thái, Trung úy thuộc Cục 2 (Cục Quân báo) của Bộ Bộ Tổng Tham Mưu Hà Nội. Chúng tôi có Giấy Chứng minh quân nhân có hình của anh ở đây, sao anh dám khai man là Trung sĩ và đi học bảo vệ 6 tháng? Nếu anh là sĩ quan của Phòng Bảo Vệ/ Cục Chính trị thì lại là vấn đề khác. Việc anh học 6 tháng nghiệp vụ bảo vệ của Cục Chính Trị là đúng; nhưng anh thuộc Cục Tham Mưu (Phòng Bảo vệ thuộc Cục Chính trị tương đương như An Ninh Quân Đội của VNCH)

Mặt Thái tái xanh vì không ngờ bị Vũ lật tẩy hết đường chối cãi. Hắn lắp bắp:

– Dạ vì em sợ khai cơ quan Quân báo thì nguy hiểm cho bản thân anh ạ.

– Các anh ở phía cộng sản, lúc nào cũng bị tuyên truyền nhồi sọ là nếu khai thật cơ quan anh phục vụ thì sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng; nhưng các anh đã lầm. Chúng tôi thuộc thể chế tự do, luôn tôn trọng quyền con người; các anh khai man trong khi giấy tờ các anh đều nằm trong tay chúng tôi; mọi người đều có thẻ chứng minh quân nhân có hình ảnh và có giấy sinh hoạt đảng thì làm sao các anh man khai được? Nguyện vọng của các anh đều xin được trả về nước, mà các anh khai man lý lịch không trùng khớp thì làm sao các anh được chính phủ Thái Lan trả về nước? – Dạ. Từ nay em xin khai thật hết ạ. Xin anh giúp cho em sớm được trở về với gia đình ạ.

– Thôi được. Tôi sẽ cho anh khai lại và nhớ là không được che giấu điều gì vì che giấu thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian anh bị kẹt ở Thái sẽ lâu hơn.

– Dạ em hiểu rồi ạ. Em sẽ khai tất cả sự thật ạ. Thái trả lời, nét mặt và ánh mắt có vẻ thành thật…

Sau khi rà soát lại lý lịch của Lê Văn Thái, Vũ bắt đầu đi vào những điểm chính trong ngành quân báo của đương sự và đơn vị của Thái ở Cục 2/ Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam ở Hà Nội. – Anh phục vụ ở bộ phận nào của Cục 2?

– Thưa anh em phục vụ ở Bộ Tham Mưu/ Cục 2 ạ.

– Bộ Tham Mưu/ Cục 2 cấp số tương đương là gì?

– Dạ cấp số tương đương Quân đoàn và trú đóng ở Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Cơ cấu tổ chức Cục Quân báo ra sao? Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?

– Thưa anh. Về nhiệm vụ của Cục 2 có 2 nhiệm vụ chính là:

a/ “Lực lượng Tình báo Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược…” (Điều 1 chương 1 của nghị định 96/CP).

b/ “Đối tượng và mục tiêu của Lực lượng Tình báo Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP). Về tổ chức của Cục Quận báo (Cục 2) Nhân sự lãnh đạo Cục 2 gồm có 1 Cục trưởng: Trung tướng Phan Bình bí danh Ba Hùng, 1 Chính ủy và 5 Cục phó cùng ni65t phó Chính ủy. Các cơ quan chuyên ngành thì có:

a/ Bộ Tham Mưu
b/ Khối Chính Trị cấp Quân đoàn
c/ Khối Hậu Cần cấp Sư đoàn
d/ Khối Kỹ Thuật cấp Sư đoàn
e/ Khối 11 trú đóng ở Thành phố Đà Nẵng
f/ Khối 12 trú đóng tại 18D – Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
g/ Khối 16
h/ Khối 25
i/ Phòng B
j/ Phòng C
k/ Phòng D
l/ Phòng E
m/ Phòng F
n/ Học Viện Khoa Học Quân Sự trú đóng tại số 322, đường Lê Trọng Tấn, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
o/ Trường Cao Đẳng Trinh Sát
p/ Viện Cơ Cấu Chiến Lược
q/ Viện nghiên cứu chiến lược kỹ thuật thông tin viễn thông.
r/ Viện B 26
s/ Viện 70
t/ Viện 78
u/ Trung tâm 75 trú đóng ở Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
v/ Trung tâm 701 trú đóng ở phường Liên Mạc/ quận Bắc Từ Liêm/ thành phố Hà Nội.
x/ Lữ đoàn K 3
y/ Lữ đoàn 74 trú đóng ở Đà Nẵng.

Những điệp viên do Cục Quân Báo (Ghi chú: Cục 2, sau năm 1995 trở thành Tổng Cục 2) cài cắm trong chính quyền VNCH đáng kể gồm có:

1/ Phạm Xuân Ẩn tên thật là Phạm Văn Thành, biệt danh khác là Hai Thành. Ông từng là nhà báo và phóng viên cho Reuters, tạp chí TIME, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.., bí danh Trần Văn Trung hay Hai Trung, mật danh X 6. Năm 1990, Ẩn được phong cấp Thiếu tướng. Đã qua đời. (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1927; chết ngày 20 tháng 9 năm 2006 tại Saigon).

2/ Vũ Ngọc Nhạ thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ – Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình. Nhạ còn có các tên khác và bí danh như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969. Năm 1988, CSVN đã phong cho Nhạ cấp bậc Thiếu tướng. Nhạ đã qua đời năm 2002 tại Saigon.

3/ Đặng Trần Đức, sinh tại Thanh Trì, Hà Nội; bí danh Ba Quốc – 3Q, Nguyễn Văn Tá. Ba Quốc hoạt động trong cơ sở tình báo số H.67. Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào làm một trong những phụ tá của Bác sĩ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng hòa (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Đặng Trần Đức được CSVN phong cấp bậc Thiếu tướng và đã từng giữ chức vụ Trưởng Khối 12/ Cục Quân báo (Cục 2). Đức đã qua đới 26 tháng 3 năm 2004 tại Saigon.

4/ Phạm Ngọc Thảo còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thảo, hay Albert Thảo. Mọi người thường gọi là Chín Thảo. sinh năm 1922 tại Sài Gòn (nguyên quán Vĩnh Long). Phạm Ngọc Thảo là Đại tá trong Quân đội VNCH . Phạm Ngọc Thảo là một đảng viên cộng sản và hoạt động đơn tuyến trong hàng ngũ QĐVNCH. Thảo bị phục kích chết năm 1965 sau khi bỏ trốn vì tham gia cuộc đảo chánh bất thành của Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Bùi Dzinh, Trung tá Lê Hoàng Thao vào ngày 19 tháng 2 năm 1965. Sau năm 1975, CSVN đã phong Phạm Ngọc Thảo là Đại tá CSVN.

5/ Lê Hữu Thúy sinh năm 1926 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Năm Thúy hay Thắng, hoặc bí danh Lê Thụy, mật danh A.25. Khi viết báo, ông còn sử dụng nhiều bút danh như Khánh Hà, Nhị Hà, Nhị Hồ,… Lê Hữu Thúy hoạt động cho Việt Minh từ năm 1947 và được kết nạp vào đảng cộng sản năm 1949 và sau đó hoạt động ở Hà Nội. Năm 1954, CSVN bố trí cho ông di cư vào Miền Nam để điều lắng chờ hoạt động. Ông viết báo cho tờ Đời Mới của Trần Văn Ân; sau đó do sự giới thiệu củ Linh mục Bửu Dưỡng, giáo sư của Thúy khi ở Hà Nội, Thúy viết báo Tinh Thần của Nha Tuyên úy Công giáo; thời gian này Lê Hữu Thúy tham gia Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và tiếpo theo được kết nạp vào Đảng Cần Lao Nhân Vị của Ngô Đình Nhu. Năm 1956 Thúy được làm chủ nhiệm Tuần báo Sinh Lực của ông Vỏ Văn Trưng, Dân biểu Quốc Hội, đồng thời là một Ủy viên Trung Ương Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Thúy được giới thiệu với Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An Ninh Quân đội để tuyển Thúy thành Chuẩn úy đồng hóa phục vụ trong Nha An Ninh Quân Đội VNCH.

Năm 1958, Thúy bị một Hồi Chánh viên tên là Nguyễn Gia tố giác Thúy là cán bộ cộng sản nên bị Dương Văn Hiếu, Trưởng Đoàn Mật Vụ Công Tác Miền Trung bắt giữ ở Miền Trung và năm 1960 Lê Hữu Thúy bị giải giao về giam giữ ở Tòa Khâm, Huế. Sau cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963, hồ sơ của Đoàn Mật Vụ Công tác Miền Trung bị đốt sạch, Thúy đượ ra khỏi nhà tù và trở về Saigon tiếp tục công tác với Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng trong Cụm Tình báo A.22. Khi vụ án A 22 bị phát giác, Thúy bị đưa ra Tòa và bi đầy ra Trại giam Côn Đảo. Thúy được trao trả cho CSBV vào tháng 7 năm 1973. Thúy được CSVN phong cấp bậc Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến năm 1990, sau khi được xác minh hoạt động gián điệp cài cắm vào VNCH, Lê Hữu Thúy được phong vượt cấp thành Đại tá.

6/ Đinh Văn Đệ (Đại tá QĐVNCH, Phó Chủ tịch Hạ Nghị Viện VNCH) sinh năm 1924 (Giáp Tý) tại xã Long Thuận – trước thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trong một gia đình đạo Cao Đài có. Sớm mồ côi cha năm 15 tuổi, gia cảnh mẹ góa con côi rất khó khăn nhưng nhờ được bà con giúp đỡ nên ông đã học hết trung học đệ nhất cấp rồi đi dạy học. Sau tháng 8- 1945, khi Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp quay trở lại và ông bị bắt giam một thời gian, sau đó được Pháp thả, ông liền dọn lên Saigon sinh sống bằng nghề bán sách. Năm 1952 Đệ bị động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.

Khi mãn Khóa Đệ đệu hạng 6 nên được bổ sung về làm Văn phòng Tham Mưu Trưởng Đệ Nhất Quân Khu. Sau đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, Đệ mang cấp bậc Trung tá Thị trưởng Thành phố Đà Lạt và Tỉnh trưởng Tuyên Đức. Năm 1966, Đinh Văn Đệ thăng cấp Đại tá và giữ chức Tỉnh trưởng Bình Thuận. Năm 1967, Đệ từ chức Tỉnh trưởng Bình Thuận và ứng cử Hạ Nghi Viện ở Đà Lạt và đã đắc cử để trở thành Phó Chủ tịch Hạ Nghị Viện kiêm phó Trưởng Khối Đối Lập Hạ Nghị Viện. Do sự móc nối bởi hai vợ chồng người em ruột của Đệ là Đinh Văn Huệ, một sĩ quan tình báo của VC (sau này Đinh Văn Huệ là Cụm trưởng Cụm Tình báo VD2 mang cấp bậc Đại tá); Đệ trở thành cơ sở nội tuyến của Đoàn 22 Tình báo chiến lược thuộc Bộ Chỉ Huy Miến và Đệ được phong hàm Thượng úy Quân Giải Phóng Miền Nam. Với cương vị là Phó Chủ tịch Quốc Hội VNCH kiêm Phó Trưởng khối đối lập Hạ Nghi Viện VNCH, Đệ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tài liệu bí mật quốc gia để cung cấp cho VC.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đệ không bị đi cải tạo nhưng vẫn không được chính quyền mới chấp nhận nên sinh ra chán nản bỏ đi tu trong Thánh thất Cao Đài. Theo bài viết của Trần Ngọc Long- Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam về Đệ như sau:

(Trích): Sau ngày miền Nam giải phóng, Ba Đệ có tên trong danh sách phải đi học tập cải tạo. Song nhờ có người bảo lãnh nên được tại ngoại. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta đối xử với ông như đối với một công chức cao cấp của chế độ Việt Nam cộng hòa. Nhiều lúc buồn tủi và ấm ức trong lòng mà không biết giải bày cùng ai. Kể cả mấy năm sau đó Ba Đệ được “minh oan” và được phiên sang hưởng lương cán sự 6 cũng không làm ông vui hơn. Ba Đệ không mặn mà gì cái chức “cán sự 6” khi mà xung quanh ông còn nhiều ánh mắt nghi kỵ. Buồn vì sự đời trớ trêu, Ba Đệ quyết định xuất gia. 16 năm phụng sự nghiệp đạo nơi Thánh thất, mọi kỷ niệm buồn vui của người chiến sĩ tình báo, ông đều chôn chặt đáy lòng. (Hết trích)

Thái đã xác nhận chuyến bay Antonov 26 bay từ Pochentong, Nam Vang sang Thái Lan là một phi vụ đặc biệt nhằm bổ sung người cho Mặt Trận E (28) (Mặt trận Thái Lan do Thượng tá Nguyễn Xuyên chỉ huy dưới danh nghĩa là cộng sản Bắc Thái của người Thái). Chuyến bay được lệnh sẽ thả dù 10 quân nhân gồm 1 người thuộc Tổng cục 2 Quân báo (Lê Văn Thái), Phòng Tình báo chiến lược thuộc Cục Tham Mưu/ A 40 (Đoàn Văn Mễ và Cục Chính trị/A 50 (Nguyễn Ngọc Đại và Nguyễn Văn Thịnh) cùng 6 người khác (thuộc Cục Tham Mưu A 50 ở Nam Vang) trong Toán mang cấp bậc Trung sĩ hoặc Thượng sĩ xuống vùng rừng rập giáp ranh giới Lào và tỉnh Udon Thani của Thái Lan; nhưng phi cơ bị trục trặc nên Đại úy Lương Xuân Chương đã phải đáp khẩn cấp xuống vùng Sakaeo (sâu vào đất Thái 60 Kms).

Vũ cũng hỏi Lê Văn Thái về cơ cấu tổ chức của Cục Quân Báo và các Cục trực thuộc như Cục Tham Mưu, Cục Chính Trị và Cục Hậu Cần và các đơn vị yểm trợ như Pháo Binh, Công Binh, Truyền tin, Phòng không v.v… Riêng về tài liệu TUYỆT MẬT của Thượng tá Nguyễn Xuyên báo cáo tình trạng quân số của đơn vị Mặt trận E; sau khi Lê Đức Anh đã duyệt nên Lê Văn Thái mang sang để trao lại cho Thượng tá Xuyên. Lê Đức Anh có chuyển lời cho Thượng tá Nguyễn Xuyên (qua Nguyễn Ngọc Đại) sẽ duyệt cấp thêm kinh phí cho Mặt trận E. Điều này đã chứng tỏ Đảng cộng sản Thái Lan thực chất là con đẻ của cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh đã thành lập khi đích thâm HCM sang Thái Lan từ năm 1929 để thực thi kế hoạch của Quốc Tế Cộng Sản khi kết hợp hai nhóm cộng sản Hoa kiều và Việt kiều trên đất Thái. Đảng cộng sản Thái đã chính thức được thành lập vào năm 1942. (28)

Năm 1979 Việt Nam đưa quân sang Campuchia rồi xung đột với Thái Lan dẫn đến chính quyền cộng sản Lào cấm Đảng Cộng sản Thái Lan sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ kháng chiến. Quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Thái Lan – Trung cộng được tái lập. Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên Đảng Cộng sản Thái Lan về chiêu hồi. Tháng 4/1981 lãnh đạo cộng sản Thái Lan đề nghị được đàm phán hòa bình với chính quyền và chấp nhận giải giáp trước khi bắt đầu đàm phán. Tháng 10/1981, tướng Chawalit Yongchaiyud tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng cộng sản Thái Lan đã kết thúc. Năm 1982, Thủ tướng Thái Prem Tinsulanonda ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các du kích cộng sản Thái Lan còn lại kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng. Trong thời gian này hai lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Thái Lan bị quân đội chính phủ bắt giữ khiến tổ chức Đảng Cộng sản Thái Lan chính thức tan rã. CSVN đã cố gắng gây dựng lại Đảng cộng sản Thái bằng cách tung 2 Trung đoàn 71 và 72 dưới sự lãnh đạo của Thượng tá Nguyễn Xuyên hoạt động ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Vũ hỏi

– Liệu anh có còn cơ hội gặp cô Phan Thị Sen không?

Thái trả lời:

– Em hy vọng sau khi được chính quyền Thái Lan trả về VN, em sẽ xin tiếp tục đi công tác sang bên Thái để gặp lại Phan Thị Sen, người yêu của em. Đó là lý do trước đây khi em đang phục vụ ở Cục Quân Báo ở Hà Nội, em đã tình nguyện đi sang chiến trường E để gặp lại người yêu Phan Thị Sen. Nếu Sen vẫn còn tình cảm với em và chưa có người khác; em sẽ xin tổ chức xét duyệt để tụi em được kết hợp thành vợ chồng anh ạ.

Vũ bắt tay Thái và chúc anh sẽ được toại nguyện điểu mong muốn; sau đó cho Thái trở về phòng giam và kêu lính mang Đại úy Lương Xuân Chương lên cho anh làm việc. Lương Xuân Chương được người lính Thái Lan dẫn vào phòng làm việc của Vũ; y đứng nghiêm cúi đầu chào Vũ rồi ngồi vào chiếc ghế đối diện với bàn làm việc của Vũ. Chương là một người cao khoảng 1 mét 68, mặt vuông, thân hình lực lưỡng do tập luyện thường xuyên nên trông rắn chắc và cơ bắp cuồn cuộn. Nhìn mặt mũi của Chương, Vũ đoán anh ta phải là người miền núi, không biết thuộc sắc tộc nào. Vũ nói:

– Chào anh Lương Xuân Chương. Anh có khỏe không?

– Xin chào auh. Vâng cám ơn anh, tôi khỏe ạ.

– Tôi là anh Ba, kể từ hôm nay tôi sẽ làm việc với anh. Tôi đã xem hồ sơ của anh từ khi ở Aranyaprathet cho đến khi đến Bộ Tư Lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan và những lời khai của anh ngày hôm qua với anh Hai (Đào Sanh Ngân); tôi nhận thấy những lời khai của ngoài tên tuổi, quê quán và chức vụ là thật, còn lại tất cả đều là man khai và giấu diếm hình tích của cá nhân và tập thể. Ngay về chuyến bay anh cũng đã không nói sự thật. Chúng tôi nắm được đầy đủ tài liệu của từng cá nhân các anh và cả Lệnh Bay anh và Nguyễn Văn Minh nhận để chấp hành công tác; nhưng cho đến bây giờ anh vẫn một mực khai là chuyến bay của anh có nhiệm vụ bay từ phi trường Pochentong, Nam Vang về phi trường Tân Sơn Nhất; sau khi cất cánh thì bị lạc…

Vũ đẩy tấm Lệnh bay trong đó ghi phi cơ Antonov 26 cất cánh ở Tân Sơn Nhất đến Nam Vang; sau đó từ Nam Vang đến tọa độ xxxxxxxx. Và cả Giấy Chứng Minh quân nhân có hình của Chương cùng một thẻ cơ trưởng của phi cơ Antonov 26.

– Anh coi đây: Tấm Lệnh Bay đã nói lên đường bay và nơi đến là Tọa độ xxxxxxx thì đó là điểm bí mật mà anh phải thả những người khách trong chuyến bay này nhảy dù xuống đất. Hơn nữa anh Lê Văn Thái Trung úy Quân báo (Cục 2) đã khai hết sự thật về chuyến bay này thì anh còn gì phải khai man? Nếu anh muốn sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với vợ con thì anh phải khai thật từ lý lịch bản thân đến quá trình công tác và mục đích của chuyến bay thì chúng tôi mới cứu xét trả các anh về quê hương được.

Nét mặt người dân tộc chất phác của Chương có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Vũ ngồi quan sát diễn tiến trên ánh mắt của Chương đang biểu hiện sự đấu tranh tư tưởng giữa lòng trung kiên giữ khí tiết cách mạng với Đảng hay nghe lời nói của Vũ về việc nếu không khai thật sẽ là trở ngại lớn trong việc được trao trả về Việt Nam… Bất chợt Chương ngẩng mặt nhìn Vũ nói giọng khẩn thiết:

– Thưa anh tôi xin khai lại toàn bộ lý lịch và quá trình công tác; cũng xin anh giúp cho tôi được đoàn tụ với vợ con ạ.

– Anh quyết định như vậy là đúng đắn lắm, vì chỉ có sự thành thật khai báo mới là con đường ngắn nhất để đưa các anh trở về quê hương. Nếu các cơ quan an ninh điều tra họ chưa tìm được sự thật thì họ cứ giam các anh ở đây để tiếp tục điều tra. Thôi được. Tôi sẽ làm lại hồ sơ cho anh nhé.

– Vâng. Xin nhờ anh giúp cho.

– Tên anh là Lương Xuân Chương đúng không? Có bí danh gì không?

– Thưa không có ạ.

Anh sinh năm nào? Tại đâu?

– Dạ. Tôi sinh ngày 6 tháng 5 năm 1945 tại xóm Nà Lũng, Xã Cần Yên, Huyện Thông Nông, Tỉnh Cao Bằng. (29)

– Xã Cần Yên có gần Xã Vị Quang và Lương Thông không?

– Dạ. Bắc giáp Quảng Tây của Trung quốc, Đông giáp với xã Vị Quang, Nam giáp với xã Lương Thông và Tây giáp với xã Cần Nông.

– Xã Cần Yên có đông dân không và Huyện nữa nói chung là dân số bao nhiêu?

– Thưa anh, ở Cao Bằng đất rộng dân thưa vì toàn là rừng với núi. Dân số toàn xã chỉ trên dưới 1,200 người.

– Vậy anh là người sắc tộc?

– Dạ tôi là dân tộc Nùng ạ.

– Vậy là anh biết nói tiếng Quảng Đông phải không?

– Vâng. Người Nùng nào cũng nói được tiếng Quảng Đông.

– Ở Cao Bằng có Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng, có Động Ngườm Ngao còn được gọi là Hang Hổ thuộc xã Đầm Thủy, Huyện Trùng Khánh, có Núi Thang Hen ở Huyện Trà Lĩnh và đặc biệt là có Hang Pắc Bó chỗ ông Hồ Chí Minh từ Trung Hoa về đặt căn cứ. Anh đã đến những nơi này chưa? Anh có nhớ bài thơ ông Hồ Chí Minh làm khi ở Hang Pắc Bó như sau không?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”,

– Dạ lúc còn là học sinh cấp 2 tôi đã được các giáo viên dẫn đi tham quan các nơi ấy rồi ạ. Còn bài thơ của Bác thì tất cả học sinh đều phải học thuộc ạ. Anh biết nhiều về Cao Bằng quê tôi cứ như là người Cao Bằng vậy. Chương nghĩ thầm: “Lạ thật cái ông này rành rẽ quê hương Cao Bằng đến từng xã, huyện. Sao lại có người giỏi thế không biết?”

– Anh nhập ngũ năm nào?

– Dạ năm 1965, tôi đăng ký học Trường Lục Quân Sơn Tây ở Hà Nội và trúng tuyển, học 6 tháng thì tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Sau đó tôi lại trúng tuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Hàng Không ở sân bay Cát Bi, Thành phố Hải Phòng (nhiều năm sau Trường đổi tên thành Trường Sĩ quan Không Quân). Thời gian này Trung Tâm Huấn Luyện Hàng Không đã sơ tán sang Trung quốc hết; tôi ở phi trường Cát Bi để chờ phương tiện sang Trung quốc thì năm 1966 lại được nhận sang Nga để học về lái phi cơ vận tải cánh quạt loại Antonov 10 Cat, rồi Antonov 22 và cuối cùng là Antonov 26. Chương trình học là 2 năm lý thuyết; sau khi vượt qua các kỳ thi lý thuyết mới được vào học trong khoang lái và ra bay. Tổng cộng thời gian huấn luyện là 3 năm rưỡi thì tốt nghiệp. Trong năm 1967, khi còn đang học về lý thuyết thì được thăng cấp Thiếu úy. Khi tôi về nước là giữa năm 1969; thời gian này Bộ Tư Lệnh Không Quân đã được thành lập vào tháng 3 năm 1967 gồm các binh chủng: Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát, Trung đoàn Huấn Luyện…

Tôi được thăng cấp Trung úy và được điều về Trung đoàn Vận Tải 918 (còn được gọi là Đoàn Hồng Hà) trực thuộc Sư đoàn 317 Không quân, trú đóng ở phi trường Gia Lâm, Hà Nội làm lái phó tổ lái Antonov 22. Công việc chính của Trung đoàn Vận tải lúc bấy giờ chỉ làm công tác vận chuyển lương thực và đạn dược cung cấp cho đường dây 559 (30) bên Lào, thả hàng xuống vùng Hạ Lào theo đường Hồ Chí Minh.

– Khi nào anh mới thuyên chuyển vào Miền Nam?

– Năm 1976, sau khi chiếm được Miền Nam, toàn bộ Trung đoàn Vận tải 918 được điều về Miền Nam và trú đóng ở Phi trường Biên Hòa. Tôi được thăng cấp Thượng úy và làm lái chính của Antonov 26. Từ ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập 2 Trung đoàn trực thăng 916 và 917, và 2 Trung đoàn máy bay chiến đấu 935 và 937. Các Trung đoàn 935 và 937 được trang bị các máy bay chiến lợi phẩm của Không lực Việt Nam Cộng hòa và tham chiến ở chiến trường biên giới Tây Nam. (Trong Chiến dịch Mùa xuân năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu được 877 máy bay quân sự các loại, trong số đó có 41 chiếc F- 5 Freedom Fighter và 95 chiếc A- 37. Trong số này, có một số chiếc còn rất tốt, có thể dùng để chiến đấu được ngay, số còn lại được để trong kho bảo quản hoặc chờ sửa chữa).

Bên cạnh đó, trước nguy cơ xung đột với, quốc gia láng giềng đồng thời là đồng minh cũ: Trung quốc, Việt Nam tìm cách tăng cường hiện đại hóa lực lượng quân sự, kể cả không quân với sự giúp đỡ của Liên Xô. Ngày 16 tháng 5 năm 1977, Quân chủng Không quân được thành lập, bao gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,… theo mô hình của Liên Xô. Năm 1979, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số máy bay tiêm kích bom hiện đại Su- 22M. Số máy bay này được chuyển giao cho Trung đoàn 923.

Ngày 25 tháng 2 năm 1979, Trung đoàn Không quân tiêm kích 929 được thành lập, với nòng cốt cán bộ, phi công từ các Trung đoàn 935, 937 chuyển sang.

– Sư đoàn 317 Không quân có những Trung đoàn nào? Vũ hỏi.

– Dạ Sư đoàn 317 Không quân tức là Đoàn Thăng Long, có 6 Trung đoàn là:

1- Trung đoàn 921 Tiềm kích (còn gọi là Đòan Sao Đỏ) đóng ở Nội Bài, Hà Nội gồm có Mig Su 22.

2- Trung đoànTiềm Kích bom 923 (hay là Đoàn Yên Thế) đóng ở Thọ Xuân, gồm có Su- 22M- 4/UM- 3K.

3- Trung đoàn Tiềm kích 927 (Đoàn Lam Sơn) đóng ở Kép, gồm có MiG- 21bis/UM.

4- Trung đoàn Tiềm kích 931 đóng ở Yên Bái, gồm có Mig 21

5- Trung đoàn trực thăng 916 (Đoàn Ba Vì) gồm có các loại: Mi 6, Mi 8, Mi 24D, Mi 171.

6- Trung đoàn Vận Tải 918 (Đoàn Hồng Hà) đóng ở Gia Lâm, gồm có các loại An- 2, An- 26, An- 30, M- 28.

– Khi nào anh được thăng cấp bậc Đại úy? Vũ hỏi.

– Nhân ngày truyền thống của Không quân 20 tháng 8 (năm 1959), tôi cũng được thăng cấp Đại úy vào đúng ngày 20 tháng 8 năm 1980. Và vẫn phục vụ trong Tổ lái của phi cơ vận tải Antonov 26 (viết tắt là An- 26). Tôi vẫn là lái chính và vẫn phục vụ ở Trung đoàn 918 vận tải trú đóng ở phi trường Biên Hòa.

– Ngày nào anh nhận lệnh bay phi cơ vận tải An- 26 từ phi trường Tân Sơn Nhất sang phi trường Pochentong, Nam Vang?

– Ngày 20 tháng 6 năm 1982, tôi nhận Lệnh bay từ phi trường Biên Hòa về Tân Sơn Nhất chở theo một số quân dụng giao cho Tân Sơn Nhất; Tổ lái gồm có 4 người: tôi là lái chính, lái phụ là Thiếu úy Nguyễn Văn Minh, Dẫn đường là Trung úy Hoàng Văn Chính và cơ khí là Hạ sĩ Nguyễn Văn Khải; sau đó đón 1 người khách là Trung úy Lê Văn Thái và một số quân dụng giao cho A 40 ở Nam Vang để bay sang phi trường Pochentong, Nam Vang. Khi đến Nam Vang, Trung úy Thái sẽ vào A 40 khoảng hơn 1 tiếng; chúng tôi cũng giao quân dụng cho A 40 ngay tại sân bay, rồi chờ ở đó để chở 1 đoàn khách từ A 40 để bay đến tọa độ xxxxxxx thuộc địa phận tỉnh Udon Thani (Thái Lan) thì thả những người khách gồm 9 người trong đó có Đại úy Nguyễn Ngọc Đại, Trưởng đoàn. Chuyến bay khi đến vùng biên giới Thái Miên ở Battambang thì phát hiện bị trục trặc máy nên tôi phải đáp khẩn cấp xuống ruộng và chúng tôi bị bắt về cơ quan an ninh Thái Lan ạ.

– Như vậy anh xác nhận với tôi đây là một phi vụ bí mật để thả người xuống vùng Đông Bắc Thái đúng không?

– Dạ đúng như thế ạ.

Thôi được anh tạm nghỉ một chút nhé. Nói xong, Vũ đưa cho Chương bao thuốc lá Samit và gọi người lính Thái vào dặn anh ta ngồi coi Chương vì anh phải đi ra ngoài 1 chút. Vũ gọi điện thoại báo cho ông Mac Intosh về kết quả sơ khởi, rồi quay trở lại làm việc với Lương Xuân Chương. Vũ cầm 2 chai nước lạnh vào phòng làm việc, trao cho Lương Xuân Chương 1 chai và anh giữ 1 chai. Ngồi vào ghế, Vũ nói:

– Nãy giờ làm việc liên tục anh có cảm thấy mệt không?

– Dạ thưa không ạ.

– Như thế thì tốt; vì anh có thể lực khỏe, chắc do tập luyện đều đặn?

– Vâng, từ khi còn trẻ tôi đã siêng năng tập luyện thể lực; hơn nữa Cao Bằng là vùng núi non cứ trèo đèo lội suối nên thân thể cũng khỏe và dẻo dai hơn.

– Là một đảng viên đảng cộng sản thì anh thấy con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa như đảng chủ trương suốt từ năm 1930 (khi đảng cộng sản VN ra đời) cho đến nay (1982) là 52 năm đã đạt được những gì? Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thành công không? Mục tiêu tiến lên thế giới đại đồng có thể đạt được không?

– Theo như sự học tập thì đảng lúc nào cũng nói là đã thành công trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa; nhưng theo sự nhận xét của cá nhân tôi thì thực tế chưa đi đến đâu; con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội còn vô vàn khó khăn như thế thì làm sao có thể tiến đến thế giới đại đồng được? Nền kinh tế tập trung với các công, nông trường và hợp tác xã chỉ làm trì trệ thêm tiến trình tiến triển. Người dân bị buộc phải vào các hợp tác xã nên “cha chung không ai khóc”, họ chỉ làm việc cầm chừng và tìm cách phá hoại các công cụ sản xuất vì có làm cũng chỉ được hưởng chế độ tem phiếu ít ỏi. Đời sống người dân thiếu thốn trăm bề; cái bụng không đủ no thì làm sao có tinh thần làm việc đạt năng xuất cao? Thế nhưng trong các báo cáo từ trung ương cho đến địa phương thì lúc nào cũng đạt hoặc vượt chỉ tiêu…

Trước khi giải phóng Miền Nam thì đảng nói là phải thắt lưng buộc bụng để chi viện cho Miền Nam; nhưng từ khi giải phóng Miền Nam năm 1975, chúng tôi vào Nam và thấy là đảng đã hoàn toàn tuyên truyền dối trá nào là dân Miền Nam bị mấy tầng áp bức, bóc lột sống nghèo đói, cơm không có để ăn v.v…; nhưng khi chúng tôi vào Nam thì nhìn thấy mọi điều không như đảng nói, đảng tuyên truyền. Người dân Miền Nam có một đời sống ấm no, hạnh phúc, cơm no áo ấm và gia đình sung túc chứ không đói khổ như ở Miền Bắc; còn chính quyền Miền Nam đã tiếp cận với đời sống văn minh tiến bộ của thế giới nên đã xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, nhà của, phố xá khang trang và xã hội thì tự do.

– Anh nhận xét như vậy rất là chính xác. Từ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người dân Miền Nam có một đời sống cao so với các nước trong vùng Đông Nam Á. Họ chẳng bao giờ phải sống lệ thuộc vào chế độ tem phiếu; vì thế chẳng bao giờ họ phải ăn độn ngô khoai sắn, bo bo… Với nền kinh tế tự do, họ có quyền tư hữu nên việc kinh doanh buôn bán được nhiều thuận lợi, người dân cũng được sống một cách thoải mái, bữa cơm nào cũng có thịt cá… chứ không phải chỉ là mơ ước như Lê Duẫn sau khi chiếm được Miền Nam đã nói là chỉ cần vài năm nữa nhân dân cả nước sẽ có đủ nước mắm để ăn.

Sau khi chia đôi đất nước năm 1954 qua Hiệp định Genève, tại sao hơn 1 triệu người dân Miền Bắc phải lìa bỏ quê cha đất tổ tị nạn vào Nam sống? Tại vì họ biết không thể sống với sự cai trị tàn bạo của cộng sản nên phải tìm nơi có tự do và quyền làm người để sống. Rồi sau khi chiếm được Miền Nam năm 1975, tại sao hàng mấy trăm ngàn người liều chết vượt biển trên những con thuyền mong manh mặc cho sóng gió bão bùng, họ đánh đổi sinh mạng để tìm chút hơi thở tự do ở các nước khác; mà không phải chỉ người dân Miền Nam mới trốn chạy cộng sản bỏ nước ra đi, Rất nhiều người dân Miền Bắc cũng đã trốn chạy cộng sản đẩ đến các xứ tự do sinh sống. Anh có thấy có bất kỳ người dân xứ tự do nào chạy đến các nước cộng sản để xin tị nạn hay không? Điều này đả chứng tỏ chế độ cộng sản không phải là điều mơ ước của những người có nhận thức và có suy nghĩ và lựa chọn nơi sống của mình.

Chương lắng nghe sự giải thích của Vũ, anh chợt lên tiếng hỏi:

– Dạ thưa anh, như trường hợp của tôi có thể xin tị nạn được không ạ?

– Dĩ nhiên là được. Thế giới tự do lúc nào cũng giang tay đón những người trong hàng ngũ cộng sản quay sang vùng đất tự do để sinh sống.

– Nhưng tôi còn kẹt vợ và 2 con còn đang sống ở Biên Hòa anh ạ. Nếu anh có cách nào giúp cho vợ và con của tôi được sang bên này thì tôi xin tị nạn ngay.

– Được rồi, để tôi sẽ hỏi vấn đề này với các quan chức cao hơn giúp cho anh nhé. Thôi buổi làm việc với anh hôm nay tạm dừng ở đây. Anh trở về phòng nghỉ ngơi, tôi sẽ cho anh biết kết quả sau nghe. Anh nhớ cầm gói thuốc là Samit tôi đưa lúc nãy về mà hút.

Vũ bấm chuông gọi người lính Thái mang Chương về phòng giam và dặn anh ta mang Nguyễn Ngọc Đại lên cho anh thẫm vấn vì anh có một số vấn đề cần Đại xác minh lại.

Đại úy Nguyễn Ngọc Đại được người lính Thái dắt vào phòng làm việc của Vũ, Đại gật đều chào Vũ xong ngồi xuống chiếc ghế đối diện bàn làm việc của Vũ. Anh hỏi Đại:

– Sao anh Đại, có khỏe không? Hôm qua sau khi làm việc với tôi về anh đã viết thư báo cho các đồng chí của anh phải đề phòng tôi phải không? Tôi đâu có ghê gớm như anh nghĩ. Thôi! Bỏ qua chuyện đó đi; bây giờ tôi cần xác minh lại một số vấn đề quan trọng về lý lịch của cá nhân và quá trình hoạt động của anh. Các anh Lương Xuân Chương và Lê Văn Thái đã khai thật tất cả về chuyến công tác của các anh; hơn nữa các tài liệu mà các anh định xé bỏ để tiêu hủy chứng cứ đã được chúng tôi phục hồi lại, nên chúng tôi đã nắm rõ từng người các anh và mục đích của chuyến bay… Tôi yêu cầu anh nên khai lại toàn bộ để chúng tôi có cơ sở thiết lập hồ sơ cho việc trao trả các anh về Việt Nam thể theo nguyện vọng chung của các anh. Anh nghĩ như thế nào?

Vũ đã biết đánh vào điểm yếu của những cán binh VC trên chuyến bay Antonov 26 là mong muốn trở về VN, nên anh đánh ngay vào yếu điểm này để họ phải chao đảo. Ngẫm nghĩ một lát, Đại trả lời: – Vâng thưa anh, tôi sẽ khai lại sự thật, mong anh giúp cho sớm được trở về Việt Nam ạ.

– Tốt. Có như vậy hồ sơ mới trùng khớp với hồ sơ của phía VN thì các cơ quan an ninh chúng tôi mới có cơ sở để cứu xét việc trao trả các anh cho Việt Nam được. Như hôm qua anh đã khai lại với tôi về lý lịch và quá trình hoạt động của anh cho đến năm 1979 khi anh được thuyên chuyển về cơ quan A.40 ở Nam Vang do Lê Đức Anh (31) làm Tổng chỉ huy mặt trận đánh sang Kampuchia. Tổ chức của Cơ quan A 50 ra sao?

– Thưa anh, thực ra ngay sau khi giải phóng Miền Nam vào năm 1975, chính quyền cộng sản Pon Pot ở Kampuchia đã gây hấn dọc biên giới Việt Miên như chiếm đảo Thổ Châu giết 500 dân lành, sau đó lại tấn công Hà Tiên và Phú Quốc… Trung Ương đảng cộng sản VN đã mở chiến dịch đánh sang Kampuchia và Tư lệnh chiến dịch là Thượng tướng Lê Trọng Tấn với các lực lượng:

a/ Quân đoàn 2 do Thiếu tướng Nguyễn Hữu An làm Tư lệnh và Thiếu tướng Lê Linh làm Chính ủy, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang – Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia.

b/ Quân đoàn 3 của Thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn (32), gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.

c/ Quân đoàn 4 của Thiếu tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) do VC đào tạo và huấn luyện thân Việt Nam, hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Riêng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.

d/ Quân khu 5 của Thiếu tướng Đoàn Khuê: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở đông bắc Campuchia.

e/ Quân khu 7 của Trung tướng Lê Đức Anh: gồm các Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những Trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7 (gồm các Tiểu đoàn D739 cầu đường trong đó Tiểu đoàn D739 gồm các Đại đội C10, C11, C12, D278 bom mìn, D98 xe máy, D741 cầu phà), 3 Tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.

f/ Quân khu 9 của Thiếu tướng Nguyễn Chánh: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339 tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh.

g/ Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn 126 và Lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ đổ bộ vào vùng duyên hải đông nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som.

h/ Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay tiêm kích F- 5, máy bay cường kích A- 37, máy bay trực thăng UH- 1, Mi- 24, máy bay vận tải C- 130, C- 119, C- 47 và 1 phân đội MiG- 21 từ Trung đoàn 921.

Tổng quân số ước tính: 250.000 người, gồm 18 Sư đoàn bộ binh, nhiều Trung đoàn, Lữ đoàn binh chủng và đội địa phương. Về trang bị vũ khí có 600 tăng thiết giáp, hơn 400 khẩu pháo cỡ lớn và 139 máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, 10.000 xe ô tô.

Để thống nhất chỉ huy các lực lượng võ trang ( LLVT) đang chiến đấu tại mặt trận biên giới Tây Nam, ngày 19- 7- 1978, Quân ủy Trung ương ban hành Quyết định số 69/QĐ- QUTW về việc thành lập Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng tại phía Nam, trụ sở đặt trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh được chỉ định kiêm Chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng. Thực hiện Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam- Campuchia (ngày 18- 2- 1979), ngày 18- 5- 1981, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 36/QUTW về việc tổ chức Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia và thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện (phiên hiệu Bộ tư lệnh là 719) do Lê Đức Anh làm Tư lệnh.

Cơ quan A 50 là mật danh của Bộ Tư Lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia do Thượng tướng Lê Đức Anh bí danh Sáu Nam, Tư Lệnh Quân khu 7 trực tiếp chỉ đạo được thành lập ngày 19- 7- 1978, Quân ủy Trung ương ban hành Quyết định số 69/QĐ- QUTW về việc thành lập Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng tại phía Nam, trụ sở đặt trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh được chỉ định kiêm Chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng.. Tổ chức của A 50 gồm có:

a/ Thành phần lãnh đạo: Trung tướng Lê Đức Anh được chỉ định làm Thủ trưởng. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Chỉ huy phó. Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Xây dựng kinh tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phục vụ bộ phận Tiền phương Bộ Quốc phòng hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Bộ.

b/ Bộ Tham Mưu
c/ Cục Chính trị.
d/ Cục Hậu cần.
e/ Cục Kỹ Thuật
f/ Cục Xây dựng.
g/ Các đơn vị trực thuộc: 180.000 quân Việt Nam mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4 do tướng Lê Đức Anh chỉ huy.

– Vậy khi được thuyên chuyển từ Bộ Tư Lệnh Phòng Không Không Quân sang A 50 thì anh được bố trí làm nhiệm vụ gì?

– Dạ tôi được bổ sung về Phòng Bảo Vệ thuộc Cục Chính Trị/ Cơ quan A 40 (Phòng Bảo Vệ tức là Phòng An Ninh có nhiệm vụ như An Ninh Quân Đội của VNCH)

– Anh giữ chức vụ gì ở Phòng Bảo vệ?

– Dạ tôi được giao làm Phó Chính Trị viên của Phòng Bảo vệ ạ.

– Trong chuyến công tác đặc biệt kỳ này, nhiệm vụ của anh là gì?

– Dạ, tôi được đích thân đồng chí Sáu Nam (Lê Đức Anh) giao nhiệm vụ sang chiến trường E để kiểm tra thực tế về Bản Báo Cáo Quân Số của Mặt Trận E và truyền đạt lệnh miệng của đồng chí Sáu Nam là A 50 đã chuẩn thuận thêm kinh phí cho Mặt Trận E, sẽ được giải ngân trong một thời gian ngắn nhất. Đồng chí Sáu Nam không nói chính xác là khi nào và bao nhiêu nên tôi không biết.

– Anh có biết tại sao Trung Ương (TW) đảng lại mở Mặt Trận E trong khi đã có Đảng cộng sản Bắc Thái do đích thân ông Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1929 rồi?

– Dạ thưa anh, từ năm 1980 Đảng cộng sản Thái đã bị chính quyền Thái Lan của Thủ tướng Prem Tinsulanonda dùng giải pháp mua chuộc, cấp nhà cấp đất và cho nhiều quyền lợi về vật chất nên đa số đảng viên và cán bộ lãnh đạo đã hồi chánh đầu hàng; đảng cộng sản Thái hầu như tan rã chỉ còn một số rất nhỏ ẩn náu trốn tránh trong rừng sâu; vì lý do đó đảng cộng sản VN gửi quân sang để tái lập lại đảng cộng sản Thái Lan.

Vũ nghĩ thầm: “Điều này thì Đại đã khai giống lời khai của Trung úy Lê Văn Thái, sĩ quan Quân báo đã khai với anh ngày hôm qua”

– Nguyện vọng của anh bây giờ là gì?

– Dạ thưa anh, tôi chỉ có một nguyện vọng duy nhất là sớm được chính quyền Thái trao trả chúng tôi về Việt Nam đoàn tụ với vợ con ạ.

– Thế anh không sợ khi bị trả về với một chế độ chuyên chính, sắt máu như đảng cộng sản VN thì tương lai các anh sẽ rất đen tối vì các anh không hoàn thành được công tác bí mật đã giao, lại còn làm lộ bí mật của đảng thì sinh mệnh chính trị của các anh sẽ gặp rất nhiều phiền phức, rắc rối…

– Dạ tôi cũng nghĩ về sẽ bị kỷ luật đảng, nhưng dù sao chúng tôi cũng còn được gặp lại vợ con.

– Thôi được. Các anh muốn như thế thì chúng tôi sẽ hoàn tất hồ sơ càng sớm càng tốt để các cơ quan cấp cao hơn sẽ cứu xét việc trao trả các anh cho chính quyền Việt Nam. Bây giờ anh về nghỉ nhé.

Vũ đưa tay xem đồng hồ, thấy đã là 3 giờ chiều, anh cũng cảm thấy mệt nên ra về sớm để đúc kết hồ sơ viết thành bản báo cáo, số người còn lại ngày mai sẽ tính tiếp. Anh thu dọn hồ sơ, lấy máy cassette gắn dưới bàn bỏ vào cặp, chuẩn bị gọi cho tài xế ở Tòa Đại sứ đến đón anh sớm hơn dự định. Công việc chính thì đã gần hoàn tất, những nhân vật chủ chốt đều đã khai sự thật về Phi Vụ Bí Mật Trên Đất Thái, các nhân vật khác như Trung úy Hoàng Văn Chính, dẫn đường hoặc Đoàn Văn Mễ hay Nguyễn Văn Thịnh anh đã nắm Thẻ chứng minh quân nhân của từng người thì không còn quan trọng để tranh thủ và đấu trí với họ nữa; nếu có làm việc thì cũng chỉ để bổ túc hồ sơ lý lịch mà thôi.. .

Khi Thiếu tá Vi chở Vũ về đến Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoàng Gia, thì có sĩ quan tùy viên của Ðại tá Ratanokorn, Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng 2 BTL Không Quân Hoàng Gia Thái ra nói là mời Vũ lên Phòng gặp Đại tá. Vũ theo viên sĩ quan tùy viên đến văn phòng Đại tá Tham Mưu Trưởng cách đó không xa.

Bước vào phòng, Vũ giơ tay chào ông theo kiểu nhà binh và được ông mời ngồi xuống ghế sa lông. Ông nói:

– Rất vui gặp lại Thiếu tá. Sao ông làm việc có mệt lắm không?

– Cám ơn Đại tá. Công việc chuyên môn của chúng tôi nên không cảm thấy mệt mỏi gì và còn nhiều lý thú nữa. Vũ biết ông ta chỉ muốn gặp anh để dò hỏi xem anh có phát giác ra diều gì không, vì cơ quan của ông đã không tìm được tin tức gi của đám cán binh cộng sản đó. Vũ tiếp tục nói:

– Thưa Đại tá, Tôi đã tìm ra những bí mật mà số cán binh cộng sản VN này muốn giấu diếm, tất cả những điều đó tôi sẽ đúc kết thành một báo cáo trong đêm nay và sẽ sao cho ông 1 copy.

– Nhưng ông có thể bật mí cho chúng tôi biết 1 chút gì không?

– Ồ chuyện đó thì không sao. Tóm lại, về lý lịch bản thân, tất cả các lời khai của bọn họ đều khai man, che giấu hình tích và quá trình hoạt động. Thí dụ Đại úy Nguyễn Ngọc Đại đã khai là giáo viên cấp 3 và mới nhập ngũ năm 1975, khi vào quân đội thì được mang lon Đại úy ngay và được bố trí làm giáo viên văn sử ở Ban Binh khí của đơn vị Phòng Không Không quân… Thực ra anh ta đã nhập ngũ từ năm 1960 và làm việc ở ngành chính trị. Với Đại úy Lương Xuân Chương, anh ta khai là đi học bay ở Nga từ 1965 và đến 1975 anh ta được trở về nước, sau đó làm huấn luyện viên phi cơ C 130 của Mỹ ở phi trường Biên Hòa. Quá vô lý phải không Đại tá? Học máy bay Nga làm sao có thể làm huấn luyện viên máy may của Mỹ được? Sự thật là anh ta sinh năm 1945, nhập ngũ vào Trường Lục Quân Sơn Tây và tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, sau đó anh ta được nhận vào Không quân và lên đường sang Nga học bay phi cơ Antonov năm 1966. Anh tốt nghiệp và về nước năm 1969 và hoạt động trong vai trò là hoa tiêu của phi cơ Antonov… Hay Lê Văn Thái, cấp bậc Trung úy và phục vụ ở Cục Quân báo ở Hà Nội; nhưng y chỉ khai là Trung sĩ bảo vệ của Hậu cần A 50 v.v…

Còn về chuyến bay Antonov 26, họ thú nhận với tôi đó là một phi vụ bí mật nhằm thả người của họ xuống vùng rừng núi của Tỉnh Udon Thani để hoạt động… Ngày mai tôi sẽ cho ông một copy chi tiết thì ông sẽ rõ nhiều hơn.

Đại tá Ratanokorn nói:

– Trời đất! Vậy mà ông Tướng tư lệnh Không quân của tôi nghĩ là anh ta thành thật nên đã mới anh ta đi ăn nhà hàng, đi vũ trường và đưa anh ta về nhà ngủ nữa. Thật nguy hiểm vô cùng.

– Ồ! Không thể như vậy được. Rất nguy hiểm thưa Đại tá.

– Xin cám ơn Thiếu tá. Ông quả là một sĩ quan điều tra xuất sắc. Chỉ cần 2 ngày, ông đã tìm ra lời giải đáp bí ẩn này.

Vũ giấu nhẹm chuyện Lương Xuân Chương có ý xin tị nạn chính trị vì đó là đầu mối để bên CIA có thể gài làm nhân viên bí mật trong lòng địch sau này. Nghề của CIA lúc nào cũng là nuôi đầu mối để móc nối gây cơ sở hoặc phăng ra hệ thống hàng ngang, hàng dọc của đối tượng. Trong chiến tranh Việt Nam trước năm 1975, cũng chính vì người Mỹ nuôi những đầu mối mà các cơ quan tình báo Việt Nam đã bị vuột mất nhiều đối tượng quan trọng vì chúng phát hiện bị theo dõi đã lẳng lặng trốn thoát ra khu.

Vũ đứng dậy chào Đại tá Ratanokorn và bắt tay ông rồi ra xe về Tòa Đại sứ để họp với ông McIntosh và Đại tá Gary.

Vũ bước vào thang máy đi lên lầu 2 để đến văn phòng làm việc của ông Walter McIntosh. Sau màn chào hỏi xã giao, ông đã gọi điện thoại cho Đại tá Gary sang phòng ông để họp với Vũ. Vũ thuyết trình về diễn tiến mới trong ngày làm việc thứ hai với các cán binh VC trong phi vụ Antonov 26. Chuyến bay này mục đích chính để thả 9 cán bộ, chiến sĩ VC xuống vùng Đông Bắc Thái công tác ở Mặt Trận E. Đặc biệt vụ Lương Xuân Chương ngỏ ý muốn xin tị nạn và anh muốn chúng ta tìm cách mang vợ con anh ra khỏi Việt Nam. Vũ cũng cho biết đêm nay anh sẽ đúc kết thành một bản báo cáo với đầy đủ các chi tiết cần thiết và sáng ngày hôm sau sẽ giao cho ông McIntosh.

Sau khi chia tay với ông McIntosh và Đại tá Gary, Vũ rời Tòa Đại sứ Hoa Kỳ để được người tài xế đưa về nhà. Vũ cất cặp hồ sơ trong tủ có khóa và thay quần áo bước vào phòng tắm. Anh dự định tắm xong cho người thoải mái sẽ ra nhà hàng ở đầu đường ăn tối; nhưng khi thay bộ quần áo thể thao định bước ra khỏi nhà thì Ỏi, cô Thái người làm phụ trách dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn đã bày 1 bàn thức ăn thơm phức và mời anh vào ăn. Cô đon đả tươi cười mời anh dùng cơm và giới thiệu món ăn chiều nay có “Tôm dằm pla” (canh chua cá), “som tam” (gỏi salad đu đủ), “mủ ping” (thịt heo xỏ xâu nướng than) và tráng miệng bằng “khao niểu mà muông” (cơm nếp xoài). Vũ thấy hấp dẫn quá nên ngồi vào bàn ăn, cô Ỏi kéo ghế cho Vũ và lấy chén bới cơm cho anh. Vũ nói với cô:

– Khọp cun ma khấp! (Cám ơn cô nhé)

Cô Ỏi vừa chắp tay lên gần miệng theo lối lễ phép của người Thái, vừa nói:

– Khọp cun ma kha! Mai bê lai hổ ná. (Xin cám ơn nhiều. Không sao đâu ông xếp). Trong tiếng Thái chữ Khấp ở cuối câu dành cho đàn ông, còn phụ nữ thì cuối câu là kha.

Cô Ỏi lăng xăng bên bàn ăn, và luôn tay múc canh vào chén riêng để ăn canh đưa cho anh hoặc gắp thịt nướng hoặc gỏi sôm tằm cho Vũ, miệng cô lúc nào cũng cười tươi. Vũ nói:

– Hà ròi ma! (Ngon lắm). Phổm chóp ma ma (Tôi thích lắm). Ỏi suổi ma (Cô Ỏi đẹp lắm).

Nghe được Vũ khen, cô Ỏi cười tít mắt, hai má đỏ hồng, cô trả lời:

– Khọp cun ma kha!

Ở Thái Lan, những người phụ nữ Thái rất thích làm quen và cặp bồ với những người ngoại quốc vì họ đều mong muốn được đi nước ngoài một cách hợp pháp.

Sau khi ăn xong, Vũ nói cám ơn cô Ỏi một lần nữa rồi ngồi vào bàn giấy làm bản báo cáo về vụ phi cơ Antonov 26. Trong khi đó cô Ỏi lo dọn dẹp và rửa chén. Cô đã quen với tính của ông chủ, những thức ăn còn lại cô chia 1 phần cho anh Chô, người coi cổng và làm vườn; số còn lại cô mang hết về nhà cho các em cô ăn.

Vũ làm việc đến 2 giờ sáng thì hoàn tất bản báo cáo, anh gom hồ sơ cất vào trong tủ có khóa xong lên giường ngủ để sáng ngày hôm sau còn tiếp tục đi làm việc.

Buổi sáng khi Vũ thức dậy anh vào “hồng nám” (phòng tắm) để làm vệ sinh cá nhân, xong xuôi thay quần áo và bước ra phòng khách; nhìn sang bàn ăn, anh đã thấy cô Ỏi chuẩn bị thức ăn sáng sẵn sàng. Vũ ngồi xuống bàn thấy một tô “cuối tiểu” (Hủ tiếu) và 2 bánh dàu cháo quảy cùng 1 ly cà phê sữa để sẵn ở chỗ anh ngồi; tất cả vẫn còn bốc khói, chứng tỏ cô nhân viên mới dọn ra bàn cho Vũ, xong cô ta đã đi chợ để mua thức ăn cho ngày hôm nay. Vũ thầm khen cô người làm chu đáo trong việc nấu ăn phục vụ chủ nhân.

Ăn xong thì người tài xế cũng đã lái xe vào cổng, Vũ xách cặp ra leo lên xe, đi vào Tòa Đại Sứ. Khi gặp ông McIntosh Vũ được ông cho hay đêm qua chính phủ Thái Lan đã cho những cán binh VC trong chuyến bay Antonov 26 được trở về VN thể theo sự can thiệp của Bộ Ngoại Giao VN với Bộ Ngoại Giao Thái Lan và đích thân Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ra lệnh thả họ về VN.

Chính quyền Thái Lan từ năm 1978 đã dung chứa lực lượng lưu vong của Pon Pot ở dọc biên giới Thái Miên, họ còn khoảng 20,000 cán binh ẩn náu trong rừng trên đất Thái Lan, với sự hỗ trợ của Trung cộng. Lực lượng của CSVN trú đóng dọc biên giới Thái Miên hàng chục Sư đoàn bộ binh có thiết giáp, pháo binh, công binh và đặc công hỗ trợ; lúc nào cũng đe dọa trực tiếp an ninh của Thái; chính vì thế chính phủ Thái phải nhượng bộ CSVN trả những cán binh VC trong vụ Antonov 26 về nước. Vũ nói:

– May quá! Tôi đã hoàn tất cuộc điều tra và tìm ra được những sự thật của chuyến bay này. Nếu họ trả sớm 1 ngày thì tôi đành chịu thua.

– Mình thật là may mắn. Một lát tôi sẽ gửi bản báo cáo này về cho Whasington DC để tùy họ thẩm định.

Rời Tòa Đại sứ Hoa kỳ trở về nhà, Vũ thấy lòng nhẹ nhõm vì không còn bị áp lực của công việc đè nặng nữa. Anh nghĩ mình phải nghỉ một ngày thật trọn vẹn để đi rong chơi ở Thủ đô hoa lệ của Thái Lan cho nó đã trước khi phải quay trở lại công việc hàng ngày.

Vũ Uyên Giang

Khởi viết ở Georgia năm 2016 và hoàn tất Tháng 1 năm 2020

GHI CHÚ:

(1) Lái chính: (tiếng Việt cộng gọi pilot) Hoa tiêu chính và lái phụ (co- pilot)ộ (2) Dẫn đường: Nevigator.

(3) Cơ quan A.40 tại Nam Vang là cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam do Lê Ðức Thọ trực tiếp lãnh đạo để chỉ đạo chiến trường Campuchia. Một thứ quan Thái thú cai trị phần đất bảo hộ. Thành phần cán bộ cao cấp thuộc Bộ Chính trị Trung Ương Ðảng trong A 40 gồm có: Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng, Trần Xuân Bách, Chu Huy Mân và Lê Ðức Anh. Cơ quan A 50 là chỉ huy quân sự của CSVN trên chiến trường Kampuchia do Lê Đức Anh bí danh Sáu Nam lãnh đạo.

(4) Cục Quân Báo O.2 và Cục Tình Báo Chiến Lược O.22 trực thuộc Tổng cục Tham Mưu của quân đội cộng sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của quân đội CSVN gồm có 3 Tổng cục: Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Chính Trị và Tổng cục Hậu cần. Trong Tổng cục Tham Mưu gồm có 22 Cục từ O.1 đến O.22, trong đó O.1 là Cục Quân lực, O.2 là Cục Quân báo, O.3 là Cục Tác chiến v.v… Cục Bảo Vệ cơ quan trực thuộc Tổng cục Chính trị (có nhiệm vụ tương tự như An Ninh Quân Ðội của VNCH.

– Military Security Services viết tắt là MSS). Thời gian năm 1982, Cục trưởng Cục Quân báo là Trung tướng Phan Bình (sinh năm 1934, chết năm 1987). Đến năm 1995 Cục Quân Báo được nâng cấp thành Tổng Cục Tình báo hay Tổng Cục 2 (do sự sáp nhập Cục Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược mà thành). Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2 là Trung tướng Đặng Vũ Chính (từ 1995 đến 2002; sau đó là Trung tướng Việt cộng Nguyễn Chí Vịnh (từ 2002 đến 2009). Tổng Cục 2 được trực thuộc Bộ Quốc Phòng Viêt Nam. Tổng cục Tình báo Quốc phòng hay Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập trên cơ sở Cục Tình báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.

(**Ghi Chú**) Tổng Cục 2 Quân báo khác với Tổng cục Tình báo (hay Tổng cục 5 trực thuộc Bộ Công an/ CSVN) (5) Mặt Trận E (tức Mặt trận Thái Lan) gồm có 2 Ðoàn E 71 và Ðoàn E 72 là hai đơn vị chiến đấu của VC trong đất Thái ngụy danh là Cộng sản Bắc Thái. Cấp bộ tương đương Trung đoàn thiếu. Hai đơn vị này hoàn toàn là cộng sản Bắc Việt đội lốt là cộng sản Thái Lan… Chỉ huy Mặt Trận Thái Lan ngụy danh là cộng sản Bắc Thái là Thương tá Nguyễn Xuyên. Tên Nguyễn Xuyên đã được thăng cấp Đại tá từ sau năm 1983.

(6) Angkor là kinh đô cũ của Vương quốc Cao Miên dưới triều đại Angkorian. Angkor Wat có nghĩa là Chùa Angkor (hay có thể gọi là Chùa Kinh đô vì Angkor là kinh đô và Wat là chùa) được xây dựng dưới triều đại của Vua Suryavarman II (1113- 1150). Chùa cũng là nơi đã tổ chức tang lễ nhà Vua và là lăng tẩm của Vua nên các mặt tượng Avelokitesvara được chạm trổ phảng phất giống mặt Vua.

(7) Quân đội Thái trú đóng ở biên giới Thái – Miên thường dùng loại xe pickup truck loại nhỏ làm phương tiện di chuyển.

(8) Quận lỵ Aranya Prathet (tiếng Thái อรัญประเทศ đọc là A Răng da pra thét nhưng người Thái phát âm chữ răng thành lăng nên họ nói A lăng da pra thét. Hay như chữ Hà ròi ma có nghĩa là ngon thì họ phát âm thành hà lòi ma) trước thuộc Tỉnh Prachinburi, khi tỉnh Sakaeo được thành lập năm 1993, quận này đã sát nhập vào Sakaeo. Quận lỵ Aranya Prathet cách biên giới Thái- Miên chừng 5.5 kms đường chim bay.

(9) Ðại tá Tong Ðen đã được nhắc đến trong Tập truyện ngắn Trên Ðường Biên Giới của tác giả xuất bản năm 2000. Ông ta là người đã giam giữ Trung úy Pilot Lê Văn Tống tại nhà giam Aranya Prathet (tức Lý Tống người đã 2 lần rải truyền đơn ở Việt Nam bằng phi cơ). Nhà giam này thường được người Việt tị nạn biết đến dưới tên nhà giam Aran, nơi giam giữ những binh sĩ VC bị bắt hoặc ra đầu hàng ở dọc biên giới Thái Miên.

(10) Ðơn vị 506 Tình báo biên giới trực thuộc Biệt đội 309 Quân báo/Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Hoàng Gia Thái Lan, do Thiếu tướng Sud Sai làm Biệt đội trưởng. Căn cứ của Biệt đội 309 Quân báo đặt tại Bangkok

(11) Ca sĩ Thái Thanh bị đình hoãn chuyến bay mãi mấy tháng sau mới sang đến Thái. Chị hiện định cư ở Nam California.

(12) Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn định cư ở Nam California và đã qua đời năm 2004.

(13) Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả Ðại Học Máu hiện cư ngụ tại thành phố Houston, Texas.

(14) Nhạc sĩ Phạm Duy cư ngụ tại thành phố Midway City, California và đã qua đời ở Saigon, Việt Nam năm 2013.

(15) Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã được sang định cư ở Virginia; sau đó dọn về Nam California và qua đời ngày 2/10/2012.

(16) Thạch Thom, cựu Ðại úy, Sĩ quan liên lạc cạnh đơn vị đồng minh ở Ðà Nẵng. Anh sang Hoa kỳ định cư cuối năm 1982 và cư ngụ ở Seattle, Washington; đã chết vì bệnh.

(17) Ðào Sanh Ngân, Ðại úy pilot trực thăng ở đơn vị Không Quân VNCH tại Nha Trang (cùng phi đoàn với Thiếu tá Nguyễn Kim Huờn tức Nguyễn Kim (bí danh khi hoạt động ở Thái là Kim Komori), Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MTQGTNGPVN ngày nay đã lột xác thành Ðảng Việt Tân); Ngân hiện cư ngụ ở San Jose, California và là chủ nhân một cây xăng.

Tôn Thất Hồng, Thiếu úy pilot trực thăng hiện đang làm cho hãng máy bay Boeing tại Seattle, WA. Nguyễn Hoàng Châu, tức Châu Ẹo cựu Thông dịch viên của Hoa kỳ, hiện đang cư ngụ ở Los Angeles, CA.

Bùi Minh Ngọc, Thiếu úy KQVNCH hiện đang cư ngụ ở Jersey City, New Jersey và là chủ nhân của Văn phòng dịch vụ bán vé máy bay, phiên dịch giấy tờ v.v…, Trương Long, cựu Thông dịch viên của Hoa kỳ hiện đang cư ngụ tại Chicago, Illinois; Long làm cán sự xã hội cho Hội Traveller Immigration Aid (TIA); nhưng đã nghỉ và mở một văn phòng dịch vụ di trú ở Chicago, Illinois.

(18) Khun tiếng Thái có nghĩa là Ông và Chanas Michay cũng có nghĩa là Victor (chiến thắng)

(19) Sathorn Nua là đường Sathorn phía Nam. Sathorn Tai là đường Sathorn phía Bắc

(20) Thanon Vithayu (tiếng Thái đọc là Tha nỏn Vi tha dú). Thanon có nghĩa là đường lộ, Vithayu có nghĩa là vô tuyến điện nên còn được gọi là Wireless Street.

(21) Tướng Thaklaeo Susillavorn Tư Lệnh Không Quân Hoàng Gia Thái (1981- 1983).

(22) Tỉnh Lai Châu nằm ở cực bắc của Miền Bắc VN. Bắc giáp Trung cộng; Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La; Đông giáp Lào Cai và Yên Bái; Tây giáp tỉnh Điện Biên. Cấu trúc của Tỉnh gồm Thành phố Lai Châu và 7 Huyện: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên.

(23) Chiến dịch Nguyễn Huệ được VC khai diễn trong năm 1972 mà ta thường gọi là Mùa Hè Ðỏ Lửa dựa theo một tác phẩm cùng tên của Phan Nhật Nam. Trong chiến dịch này được chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng CSVN với khẩu hiệu “Khí thế như Mậu thân, Ra quân như Nguyễn Huệ, Thực hiện di chúc Hồ chủ tịch giành thắng lợi cuối cùng bằng quân sự để giải phóng Miền Nam”.

(24) Tỉnh Thái Bình gồm có 7 Huyện: Huyện Vũ Thư, Huyện Kiến Xương, Huyện Tiền Hải, Huyện Thái Thụy, Huyện Đông Hưng, Huyện Quỳnh Phụ, Huyện Hưng Hà và 1 Thị Xã Thái Binh. Huyện Vũ Thư có 29 xã là các xã: Hồng Lý, Đồng Thanh, Xuân Hòa, Hiệp Hòa, Phúc Thành, Song Lãng, Tân Hòa, xã Việt Hùng, xã Minh Lãng, xã Minh Khai, xã Dũng Nghĩa, xã Minh Quang, xã Tam Quang, xã Tân Lập, Bình Thuận, Tự Tân, Song Am, Trung An, Vũ Hội, Hòa Bình, Nguyên Xá, Việt Thuận, Vũ Vinh, Vũ Đoài, Vũ Tiên, Vũ Vân, Duy Nhất, Hồng Phong và Thị Trấn Vũ Thư.

(25) Đại Học Chulalongkorn là một trường lớn ở Bangkok, tọa lạc trong khu tứ giác phía Bắc là đường Rama I, phía Nam là đường Rama IV, phía Tây là đường Bunthat Thong, phía Đông là đường Ratchadamri. Ở goác đường Rama IV và Rachadamri có một bệnh viện lớn nhiều tầng mang tên Chulalongkorn Hospital.

(26) Sư Thiện Dũng trước năm 1975 tu ở Di cư vào Sài Gòn sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, ngày học nghề và tối học chữ.

– Năm 1962, tu học tại Chùa Pháp Quang, Gia Định.

– Năm 1967, tốt nghiệp Phật Học tại Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

– Đầu năm 1971, tu học tại Chùa Hoàng Gia Cẩm Thạch ở Bangkok, Thái Lan. Tốt nghiệp ưu hạng Triết Học Abhidhamma tại Jotika College thuộc Đại Học Chalalongkornrauavidyalay tại Bangkok.

– Từ năm 1976 tới 1982, Giáo sư Triết Học Abhidhamma tại Jotika College ở Bangkok, thành viên Ban Xuất Giải Đề Thi.

– Năm 1987, đoạt giải nhì trong cuộc thi Phật học do Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới tổ chức.

– Năm 1979, Giáo sư Việt Ngữ tại Trung Tâm Trao Dồi Sinh Ngữ Đông Nam Á Châu, Phân Khoa Cao Học Văn Khoa, Đại Học Y Khoa Mahidol tại Bangkok, Giáo Sư Trường Sinh Ngữ Quân Đội tại Trung Tâm Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia Thái Lan, được mời đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Việt Khoa.

– Năm 1981, đậu thủ khoa về Đệ Nhất Giảng Sư Thượng Cấp Triết Học Abhidhamma tại Đại Học Chulalongkornrauavidyalay, Bangkok.

– Cuối năm 1982, qua cư ngụ tại Chùa Pháp Vân, Pomona, California, Hoa Kỳ.

– Ngày 28- 10- 1984, thành lập Đoàn Phật Tử Sakyamuni và ngày 2- 7- 1986, thành lập Trung Tâm Việt Ngữ Pomona tại Pomona.

– Năm 1987, tham gia vận động thành lập Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California, và được mời đảm nhiệm chức vụ cố vấn.

– Năm 1986, in và phát 3,000 cuốn Chữ Việt Học Mau cho các em và các nơi cần dùng cùng các thư viện.

– Ngày 25- 2- 1988, tham gia vận động thành lập Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Nam California.

– Các chức vụ đảm nhiệm từ năm 1968 tới 1990: Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Miền Trung 1970 và Kiều Bào Lánh Nạn từ Cao Miên trở về Tây Ninh năm 1970, Thành Viên Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do…

Hòa thượng Thích Thiện Dũng đã viên tịch ngày Thứ Năm, 26 tháng 1 năm 2012. Hưởng thọ 75 tuổi.

(27) Thượng tá Nguyễn Xuyên đã được thăng cấp Đại tá vào năm 1983. Đoàn 71 và 72 tương đương cấp Trung đoàn thiếu.

(28) Theo đài RFA: Đảng Cộng sản Thái Lan (Tiếng Thái: พรรคคอมมิวนิสต์แห่งประเทศไทย) hay còn gọi là đảng CPT, hậu thân của Đảng Cộng sản Xiêm là một trong những chính đảng lớn đã từng tồn tại trong Lịch sử Thái Lan. Thành lập vào 1 tháng 10 năm 1942 và phát triển mạnh trong những năm của Chiến tranh Lạnh. Đảng Cộng sản Thái Lan từng là đảng cộng sản mạnh thứ nhì Đông Nam Á sau Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đảng này đã dần tan rã và không còn tồn tại trên đất nước Thái Lan vào những năm 1990, tuy nhiên một nhóm nhỏ của đảng này vẫn còn hoạt động và địa bàn của nhóm này chủ yếu ở khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia. Các cựu thành viên của Đảng Cộng sản Thái Lan tiếp tục hoạt động chính trị trong tổ chức Chung tay Xây dựng và Phát triển Dân tộc Thái, tham gia các đảng chính trị và quốc hội Thái Lan.

Năm 1929, Hồ Chí Minh thừa lệnh Quốc tế Cộng sản thực hiện hợp nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt tại Thái Lan thành Đảng Cộng sản Xiêm. Đảng này hoạt động bí mật với chủ trương lật đổ hoàng gia Thái bằng bạo lực. Đảng phát triển nhanh chóng và lôi kéo được thành phần dân nghèo nhưng bị chính quyền khủng bố và đàn áp gắt gao. Để đối phó, lãnh đạo đảng cộng sản Xiêm quyết định đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới rồi thành lập Đảng Cộng sản Thái Lan vào ngày 1/12/1942. Năm 1948, Đảng Cộng sản Thái Lan có khoảng 3.000 đảng viên và được sự ủng hộ lớn của nông dân và dân nghèo. Đảng Cộng sản Thái Lan theo chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Đảng Cộng sản Xiêm được Quốc tế Cộng sản tài trợ, sau này Đảng Cộng sản Thái Lan được cộng sản Trung Quốc và Việt Nam viện trợ bằng tiền và vũ khí, thông qua các đảng cộng sản từ các nước Campuchia, Lào, Malaysia…

Năm 1960, Đảng Cộng sản Thái Lan tham dự đại hội toàn quốc lần hai của đảng Cộng sản Việt Nam và tham gia cuộc họp Quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế tại Moskva. Tại hội nghị này, khi xảy ra mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung cộng thì Đảng Cộng sản Thái Lan đã ngả theo Trung cộng. Thời điểm này, số lượng đảng viên và quần chúng ủng hộ của Đảng Cộng sản Thái Lan tương đối lớn. Các tổ chức của đảng này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc, Đông Bắc và miền Nam Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok.

Năm 1965, Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan do Đảng Cộng sản Thái Lan được thành lập. Đấu tranh vũ trang trở thành phương cách đấu tranh chính thức với sự yểm trợ của các nước cộng sản trong khu vực. Năm 1969 đảng này thành lập Mặt trận yêu nước Thái Lan. Năm 1977, đảng Cộng sản Thái Lan đã thành lập Liên minh các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và tự do của Thái Lan với Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan là nòng cốt. Đây là giai đoạn mạnh nhất của Đảng Cộng sản Thái Lan. Họ được sự ủng hộ của rất đông dân chúng và học sinh sinh viên nhất là sau hai vụ bạo động của sinh viên ở thủ đô Bangkok bị chính quyền Thái Lan đàn áp đẫm máu vào các ngày 14/10/1976 và 6/10/1979. Ước tính số đảng viên cộng sản và du kích của đảng Cộng sản Thái Lan gần một vạn người và khoảng một triệu người ủng hộ. Một nửa các thành phố Thái Lan có tổ chức đảng cộng sản.

(29) Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh có rừng và núi chiếm 90% diện tích, ở phía Bắc VN; Bắc giáp Quảng Tây của Trung cộng có đường biên giới hơn 333 Kms; Tây giáp tỉnh Hà Giang; Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có 2 con sông lớn chảy qua là sông Gấm ở phía tây và sông Bằng ở trung tâm (thường đực gọi là Bằng Giang); ngoài ra còn có các sông nhỏ như sông Quay Sơn, sông Bắc Vọng, Sông Nho Quế, sông Năng, Sông Neo và sông Hiến. Cao Bằng có 12 Huyện và 1 Thành phố đó là:

a/ Thành phố Cao Bằng
b/ Huyện Bảo Lâm.
c/ Huyện Bảo Lạc.
d/ Huyện Nguyên Bình.
e/ Huyện Thông Nông
f/ Huyện Hà Quảng.
g/ Huyện Trà Lĩnh.
h/ Huyện Hòa An.
i/ Huyện Thạch An.
j/ Huyện Phục Hòa.
k/ Huyện Quảng Uyên.
l/ Huyện Hạ Lang
m/ Huyện Trùng Khánh.

(30) Binh đoàn Trường Sơn hay Đoàn 559 được thành lập vào năm 1959 để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một Tiểu đoàn giao liên D 301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Võ Bẩm. Sau đó, đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn. Một năm sau, đoàn 559 đã đạt được quân số 6.000 người với hai trung đoàn 70 và 71. Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào. Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sao ở Thừa Thiên.

Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển quân nhu trong mùa mưa. Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải số 3 của Cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải sử dụng xe cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng.

Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559, các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp Trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm an ninh, công binh, và các chức năng đánh tín hiệu, Binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm hậu cần. Các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới trạm tiếp theo. Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số gồm 24.000 người, bố trí trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là “Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi”.

Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất (một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5.5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che giấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố.

Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1967 Đại tá Đồng Sỹ Nguyên (tên thật là Nguyễn Hữu Vũ sinh năm 1923 cấp bậc cuối cùng của Đồng Sỹ Nguyên là Trung tướng năm 1974) được bố trí làm Tư Lệnh Trường Sơn cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ vào năm 1976.

(31) Lê Văn Giác, chính là tên khai sinh của Lê Đức Anh, vào ngày 1 tháng 12 năm 1920 tại làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1937, 17 tuổi, Lê Đức Anh bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp. Tháng 5 năm 1938, Lê Đức Anh gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam.

(32) Thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Công Tiến, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1926 tại xã Tân Ước, Huyện Thanh Oai, Hà Nội; Tư lệnh Sư đoàn 320 hoạt động ở Vùng Pleiku, Kontum từ 1970 đến 1975. Sau đó làm Tư lệnh Quân đoàn 3.
Kim Tuấn đã bị lực lượng Pon Pot phục kích giết chết ngày 17 tháng 3 năm 1979 ở phía Bắc Battambang. Tướng Kim Tuấn có con cũng phục vụ trong quân đội là: Con gái: Nguyễn Thị Thanh Hà, Thiếu tướng, Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội.

Con trai: Nguyễn Công Hiếu, Đại tá, Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Indonesia

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– Báo Bangkok Post ấn hành ở Thủ đô Bangkok, Thaland tháng 6 và 7 năm 1982.

– QUÂN TÌNH NGUYỆN VÀ CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM GIÚP CÁCH MẠNG CAMPUCHIA GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC KHỎI CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1978- 1980) – Trang web Dựng Nước và Giữ Nước.

– Chiến trường K: Chiến dịch Oudong – Nhiệm vụ bí mật của quân tình nguyện Việt Nam – Trang Soha.

– Không quân Nhân dân Việt Nam – Tài liệu VC

– Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn. (hay là Binh Đoàn 12, hậu thân của Đoàn 559) – Tài liệu VC

– Đường Trường Sơn – Tài liệu VC

– Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam: The Official History of the People’s Army of Vietnam, 1954- 1975.

– Robert J. Hanyok, Spartans in Darkness. Washington, D.C.: Center for Cryptographic History, NSA, 2002

– Brig. Gen. Soutchay Vongsavanh, RLG Operations and Activities in the Laotian Panhandle. Washington DC: US Army Center of Military History, 1980.

– David Fulghum, Terrence Maitland, et al, South Vietnam on Trial, Boston: Boston Publishing Company, 1984

– John T. Correll, The Ho Chi Minh Trail, Airforce Magazine Online, November 2005, Vol. 88, No. 11.

– Bài viết của Trần Ngọc Long- Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam về Đinh Văn Đệ – Tài liệu VC



Nguồn: Tác giả gửi

https://sangtao.org/2020/02/20/phi-vu-bi-mat-tren-dat-thai-lan/


Chuẩn Úy Nguyễn Quang Vinh (1969). (Hình: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)


Quân Báo Vũ Uyên Giang và những trận đánh cân não

13 Tháng Năm 2020
• Văn Lan
• Vũ Uyên Giang

ATLANTA, Georgia (NV) – Vũ Uyên Giang tức Nguyễn Quang Vinh, cựu ký giả tại Sài Gòn. Năm 1966 ông là ký giả của báo Miền Nam, sau đó chuyển qua báo Hòa Bình của Linh Mục Trần Du trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận Nhất. Nhưng sau đó ông xin gia nhập vào ngành Quân Báo.

Tết Mậu Thân 1968, tình cờ đứng trên lầu nhà một người bà con, nhìn xuống tận mắt chứng kiến cảnh Việt Cộng xử tử ông khóm trưởng ngay giữa con hẻm, lòng ông đau nhói. Đang là ký giả nhưng nhìn thấy nhiều cái chết đau thương của đồng bào, cho nên dù đang được hoãn dịch nhưng ông vẫn tình nguyện vào Khóa 2/68 Thủ Đức nhưng bị bệnh, khi xuất viện được chuyển qua Khóa 6/68 Thủ Đức.

Trung Úy Nguyễn Quang Vinh tại Trung Tâm Hành Quân/Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 Lai Khê, 1972. (Hình: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)

Sau khi tốt nghiệp đáng lẽ ông về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, nhưng đến ngày mãn khóa ở Thủ Đức, có đơn vị Quân Báo lên tuyển người, nên ông xin gia nhập. “Hơn nữa cũng vì thích ra hành quân ngoài mặt trận hơn là ở văn phòng vì thu thập được nhiều dữ kiện, có nhiều cảm hứng với những sự kiện thật, sống động hơn để viết lách, nhất là với những ký sự chiến trường, nên tôi gia nhập ngay vào ngành Quân Báo,” ông Vinh cho hay.

Năm 1970, trên lãnh thổ Vùng 3, Trung Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy cuộc hành quân gồm các Chiến Đoàn 225/Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Chiến Đoàn 318/Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Chiến Đoàn 333/Biệt Động Quân, cùng với các cánh quân Vùng 2, Vùng 4, đồng loạt tấn công càn quét tiêu diệt bộ chỉ huy quân Cộng Sản Bắc Việt trên đất Cambodia, là nơi ẩn nấp để tấn công vào miền Nam.

Lúc đó Chuẩn Úy Vinh theo Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân do Đại Tá Phúc làm Chiến Đoàn Trưởng tấn công sang vùng Mỏ Vẹt, Móc Câu, mật khu Ba Thu, lên tới tỉnh Svey Rieng. Khi rút về, Quân Đoàn 3 thành lập một toán cố vấn tại Kampong Cham, nằm sâu trong đất Cambodia tỉnh Kampong Cham. Riêng tỉnh Svey Rieng thuộc Đệ Nhất Quân Khu I do Đại Tá Intam làm tư lệnh quân khu, được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 của VNCH yểm trợ, sang đó giúp thành lập các quân khu, tiểu khu, chi khu theo mô hình của VNCH.

“Tôi theo Phòng 2 hành quân trên đó, tham gia các chiến trường Lai Khê, Tây Ninh. Năm 1971 tham dự mặt trận Hậu Nghĩa do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ huy. Chiến sĩ Quân Báo thường theo các cánh quân, nằm ngay bộ chỉ huy chiến đoàn với nhiệm vụ là thẩm vấn các tù binh, hoặc theo đơn vị xâm nhập và chống xâm nhập, chuyên nhảy toán vào những mật khu Việt Cộng,” ông kể.

“Toán xâm nhập có khoảng 40 hoặc 60 người, tất cả đều không có trong cấp số, không có số quân, họ là hồi chánh viên hoặc tù binh đã ra cộng tác với VNCH, đó là những Toán Săn Việt Cộng hoạt động trong toàn Vùng 3 do Mỹ trang bị để nhảy toán, cải dạng thành lính Việt Cộng, đi dép râu và mặc đồ bộ đội, nếu có gặp Việt Cộng cũng không bị lộ, có nhiệm vụ thu thập tin tức để báo về đơn vị của mình, hoặc nghe lén đường dây viễn liên, có nhiều khi bắt cóc sĩ quan Việt Cộng để mang về khai thác,” ông Vinh kể thêm.

Chuẩn Úy Nguyễn Quang Vinh (1969). (Hình: Nguyễn Quang Vinh cung cấp) Tháng Hai, 1972, ở Lộc Ninh có Chiến Đoàn 9 của Sư Đoàn 5, có thêm một tiểu đoàn Biệt Động Quân biên phòng và một thiết đoàn Thiết Giáp, có cả Địa Phương Quân tham gia, tổng cộng có trên 10 ngàn quân.

Toán của ông Vinh có bốn người nhảy toán xuống Lộc Ninh, và ông Vinh đã phát giác ra kế hoạch Việt Cộng tấn công An Lộc năm 1972 khi nghe lén được tin tức qua đường dây viễn liên của Việt Cộng và toán này đã bắt cóc tù binh Ngô Viết Quyền, cấp bậc Tiểu Đoàn bậc Trưởng (đại úy) của Phòng Truyền Tin Bộ Tư Lệnh Miền Việt Cộng. Tù binh Quyền đã khai ra kế hoạch tấn công Lộc Ninh, An Lộc năm 1972 là chiến dịch Nguyễn Huệ.

Thành tích đầu tiên, tịch thu 1,200 khẩu súng đủ loại của Việt Cộng

Toán của ông Vinh có bốn người nhảy toán xuống Lộc Ninh, và ông Vinh đã phát giác ra kế hoạch Việt Cộng tấn công An Lộc năm 1972 khi nghe lén được tin tức qua đường dây viễn liên của Việt Cộng và toán này đã bắt cóc tù binh Ngô Viết Quyền, cấp bậc Tiểu Đoàn bậc Trưởng (đại úy) của Phòng Truyền Tin Bộ Tư Lệnh Miền Việt Cộng. Tù binh Quyền đã khai ra kế hoạch tấn công Lộc Ninh, An Lộc năm 1972 là chiến dịch Nguyễn Huệ.

Thành tích đầu tiên, tịch thu 1,200 khẩu súng đủ loại của Việt Cộng

Năm 1969, Chuẩn Úy Vinh xuống điều tra một đám tù Việt Cộng vượt ngục tại trại giam tù binh Suối Máu.

“Trong khi chờ thẩm vấn người kế tiếp, tôi bước ra ngoài để hút thuốc, thấy có một tù binh trẻ ngồi dưới đất làm cỏ, anh ta đứng dậy đến chào hỏi và tôi cho anh ta vài điếu thuốc, còn bật lửa cho hắn nữa. Có lẽ vì những cử chỉ thân mật này, mà người tù binh thú thật lúc trước đã khai man là du kích, nay xin khai lại tên là Hồng Văn Nhẫn là Trung Đội bậc Trưởng (tương đương chuẩn úy), chỉ huy một trung đội bảo vệ kho súng Rang Rang, Phước Long. Lúc đó anh được bà má lên xin phép cho về quê ở miền Tây cưới vợ, khi đi tới đồn Phước Tân ở Gò Dầu gần biên giới Miên thì bị lính xét, bị bắt đưa vô đại đội Địa Phương Quân ở đó,” ông Vinh kể.

“Khi đem anh ta về Phòng 2 thẩm vấn lại, người tù binh chỉ rõ vị trí kho súng, vẽ tọa độ trên bản đồ, chỉ rõ cả đường đi vào và cả quyết là sáu tháng nay, trong đơn vị ai cũng tưởng anh ta còn ở quê cưới vợ chứ không biết anh đã bị bắt vô đây, anh ta còn khai cả trang bị của những người bảo vệ kho súng. Kế hoạch đánh chiếm kho súng do vị chỉ huy trưởng Trung Tâm Thẩm Vấn giao cho Lực Lượng Đặc Biệt tổ chức hành quân tấn công, được Trung Tướng Đỗ Cao Trí đồng ý,” ông cho biết.

Ông nhớ lại: “Tổng cộng tịch thu được 1,200 khẩu súng đủ loại được trực thăng chở về, bày kín cả sân của Quân Đoàn, gồm cối 60, SKZ 75, cối 82, SKZ 75, trung liên, đại liên, CKC, AK… Trận đó gây tiếng vang khắp nơi, có nhiều cố vấn Mỹ, các ông tướng đến xem.” Nhờ vậy Chuẩn Úy Vinh nhận được Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Vàng do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến tặng thưởng.

“Đây là chiến công đầu của một chuẩn úy mới ra trường, và từ khóa học ở Okinawa mới về, quả là một thành tích lớn với tôi, nhưng tôi nghĩ đó cũng là do tính nhân bản của con người, dù kẻ không cùng lý tưởng với mình, nhưng khi đã sa cơ thất thế thì vẫn là con người. Nếu tôi không nhã nhặn đối xử với tù binh Hồng Văn Nhẫn thì có khi chẳng ai biết có kho súng ấy. Sau này Nhẫn có tình nguyện xin vào toán nhảy toán với chúng tôi ở nhiều nơi như Hố Bò, Bời Lời, Dương Minh Châu, biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Bình Long, Phước Long… Nhẫn được cải danh thành hồi chánh và đã xin gia nhập vào Toán Săn Việt Cộng của Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III,” ông kể.

Bắt sống Mai Văn Sổ, đại úy cụm trưởng Cụm Tình Báo X.10

Vào Tháng Bảy, 1969, tại tỉnh Hậu Nghĩa, Chuẩn Úy Vinh dẫn toán công tác của Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc Phòng 2 Quân Đoàn 3, gồm Chuẩn Úy Vinh, Trung Sĩ Ông Tấn Phán dắt tù binh Lê Thị Tý, đi cùng Trung Úy Đức – đại đội trưởng Địa Phương Quân, Thiếu Tá Sieght cùng Chuẩn Úy Lâm và Binh Nhất Rousseau mang máy truyền tin, mục đích là theo tù binh Lê Thị Tý chỉ chỗ giấu kho súng.

Trong không khí khô khốc và cơn gió bụi mù từ phía Bắc thổi tới, cả toán tiến vào ấp Tịnh Phong, xã An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Khi tới gần bìa ngoài của ấp, gặp ông già trạc ngoài 60 tuổi râu tóc bạc phơ, mặc bộ đồ bà ba trắng đã ngả sang màu cháo lòng, tay xách giỏ và cần câu cá đi ngược lại toán hành quân. Chuẩn Úy Vinh lên tiếng chào, hỏi thăm ông cụ đi đâu sớm vậy, đã câu được con cá nào chưa? Bằng giọng miền Nam, ông già trả lời hằng ngày ông thường ra cái đìa phía trước kiếm vài con cá ăn cơm, mới sáng ra đây nên chưa câu được con nào cả. Sau khi chào hỏi và chúc ông già câu cá gặp hên, cả toán tiếp tục đi sâu vào ấp.

Biên giới Tây Ninh năm 1970. Chuẩn Úy Nguyễn Quang Vinh là đội mũ đứng hàng sau cùng, bìa trái. (Hình: Nguyễn Quang Vinh cung cấp) Khi tới gần căn nhà lá sát bìa ấp, Chuẩn Úy Vinh chợt thấy một bà già đang đứng ngoài sân bỗng chạy vụt vào trong nhà. Khi hỏi bà già có chứa Việt Cộng trong nhà hay sao mà thấy lính đi ngang lại bỏ chạy, bà già cho biết chạy vô nhà vì sợ nồi cơm đang nấu bị khét, Chuẩn Úy Vinh kêu lính chạy vô coi, nhưng không thấy có nồi cơm nào đang nấu.

“Biết rõ dân An Tịnh này quá rồi, tôi kêu lính bịt mắt và trói bà già lại, dặn nhỏ khi nào nghe kêu bắn thì lên đạn chĩa súng lên trời bắn liền để uy hiếp tinh thần. Sau khi hỏi lại bà già lần nữa, vừa xong câu hỏi, từng tràng AR 15 nổ liên thanh, bà già trong cơn hốt hoảng la sảng lên, cho biết ông già vừa đi ra câu cá chính là Việt Cộng vô ở trong nhà bà hơn hai năm nay. Bà còn chỉ chỗ ông già giấu súng trong khạp gạo, và chỉ hầm bí mật đào dưới gầm giường,” ông Vinh kể.

“Lính chui xuống hầm lôi ra chiếc ba lô, bên trong có một số tài liệu, giấy sinh hoạt đảng ghi rõ ‘Đồng chí Ba Mai, cấp bậc Tiểu Đoàn bậc Trưởng (đại úy), chức vụ Cụm Trưởng Cụm X.10.’ Trong ba lô còn có 200 ngàn đồng tiền VNCH và một số báo cáo hậu cần của X.10; danh sách gồm quân số mật, quân số hợp pháp và quân số vắng mặt. Tôi bảo lính kêu máy ngay cho Trung Đội 2 và 3 nếu gặp ông già hồi sáng thì bắt ngay lập tức, không cho trốn thoát,” ông Vinh nói.

Sau khi trở ra chỗ ông già ngồi câu cá với đầy đủ chứng cớ, biết không thể che giấu, ông khai tên thật là Mai Văn Sổ, quê quán Tân Uyên, Biên Hòa, bí danh Ba Mai, hiện là cụm trưởng Cụm X.10 tình báo của R.

Khai thác ngay tại chỗ, được ông già chỉ điểm trên bản đồ từng căn nhà trong ấp Tịnh Phong và xã An Tịnh, tất cả các cơ sở hợp pháp và bất hợp pháp, những hầm bí mật của Cụm X.10, ông còn khai cả những tổ tình báo cài cắm sâu trong vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Ba Mai tích cực chỉ trên bản đồ từng căn nhà, từng bụi rậm có cơ sở của cụm ở An Tịnh và một số cơ sở giao liên hợp pháp trong nội thành Sài Gòn.

Khiến thứ trưởng Ngoại Giao Hà Nội thân bại danh liệt

“Ngay lập tức tôi gọi máy báo cáo về Phòng 2 Quân Đoàn về việc bắt giữ tù binh Mai Văn Sổ bí danh Ba Mai, và cũng xin lệnh giao mục tiêu hầm súng do tù binh Lê Thị Tý khai báo (sẽ bàn giao cho Chi Khu Trảng Bàng). Còn nhiều công tác cần phải thực hiện ngay lập tức như triệt hạ những hạ tầng cơ sở của địch ở vùng Trảng Bàng, tiếp tục hành quân tiêu diệt những hạ tầng cơ sở địch ở xã An Tịnh do Ba Mai khai báo,” ông Vinh cho biết.

“Một lát sau tôi nhận được lệnh chuẩn bị để trực thăng đến bốc cả toán về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, vì Trung Tướng Tư Lệnh Đỗ Cao Trí muốn trực tiếp hỏi tù binh Mai Văn Sổ một số vấn đề. Ngay sau đó, một cuộc hành quân phối hợp với Cảnh Sát Đặc Biệt, tấn công vào các mục tiêu tình báo hoạt động nội thành Sài Gòn do Ba Mai khai báo, kết quả bắt gọn ngay trong đêm bốn lưới Việt Cộng tại các quận 2, 3, 5, và quận 11, Sài Gòn,” ông kể tiếp.


Ngay trong đêm, trên các làn sóng phát thanh và đài truyền hình khắp miền Nam đồng loạt loan tin “Ông Mai Văn Sổ sinh năm… Tiểu Đoàn bậc Trưởng, cụm trưởng Cụm X.10 Tình Báo, là anh em song sanh với ông Mai Văn Bộ, trung ương ủy viên của Đảng Lao Động Việt Nam ở Hà Nội, kiêm thứ trưởng Ngoại Giao của Hà Nội, kiêm Đại Sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Paris. Ông Sổ đã ra hồi chánh với chính phủ VNCH vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày N Tháng Bảy, 1969, tại cơ sở địa phương ở An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa.

Cũng ngay trong bữa cơm tối hôm đó, một chi tiết hết sức quan trọng được tiết lộ. Ngay trong đêm, trên các làn sóng phát thanh và đài truyền hình khắp miền Nam đồng loạt loan tin “Ông Mai Văn Sổ sinh năm… Tiểu Đoàn bậc Trưởng, cụm trưởng Cụm X.10 Tình Báo, là anh em song sanh với ông Mai Văn Bộ, trung ương ủy viên của Đảng Lao Động Việt Nam ở Hà Nội, kiêm thứ trưởng Ngoại Giao của Hà Nội, kiêm Đại Sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Paris. Ông Sổ đã ra hồi chánh với chính phủ VNCH vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày N Tháng Bảy, 1969, tại cơ sở địa phương ở An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Ông đã khai báo với Quân Đội VNCH để triệt hạ các hạ tầng cơ sở ở An Tịnh, đồng thời triệt hạ bốn lưới tình báo trong nội thành Sài Gòn…”

Ông Nguyễn Quang Vinh tại Arizona, 2015. (Hình: Nguyễn Quang Vinh cung cấp).

Chỉ một giờ sau đó, tất cả các phương tiện phát thanh của Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đều lên tiếng phủ nhận ông Mai Văn Bộ, trung ương ủy viên của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng Cộng Sản Hà Nội trá hình) không có một người em song sinh nào tên Mai Văn Sổ, bí danh Ba Mai cả. Từ đó Mai Văn Bộ cũng bị triệu hồi về Hà Nội và biến mất khỏi các chức vụ đang nắm giữ trong suốt thời gian dài.

Sau đó Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH bố trí cho ông Mai Văn Sổ, bí danh Ba Mai, là thành viên của Phái Đoàn Hòa Đàm Paris. Ông mặc veston, cravate, tay xách cặp ngồi chung với Phái Đoàn VNCH, và chính ông đã đứng lên tố giác trước quốc tế về những lời dối trá của Cộng Sản Hà Nội, giành chính nghĩa về cho VNCH trong những buổi họp tại Hòa Đàm Paris.

“Sau 1975, ông Mai Văn Sổ cũng bị giam trong các trại tù cải tạo, ông sống rất cương liệt và lên tiếng phản đối nhiều vấn đề mà cai tù cũng không dám động đến ông. Riêng anh của ông Sổ, Mai Văn Bộ, bị giam lỏng tại Hà Nội, mất hết chức vụ đảng và chính quyền, bị theo dõi mãi sau 1975 mới được thả,” ông Vinh cho biết.

Bị thương giải ngũ, vào làm tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Tây Ninh

Tháng Sáu, 1972, tại chiến trường Tây Ninh, ông Vinh bị thương ở quận Khiêm Hanh, giải ngũ 1973, cấp bậc cuối cùng là trung úy. Sau đó ông vào làm cho Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tây Ninh. Mỗi quân đoàn có một Tòa Tổng Lãnh Sự và mỗi tỉnh đều có Lãnh Sự Quán với năm cố vấn Mỹ, nhiệm vụ là gài người của mình vào các Bộ Tư Lệnh Miền của quân giải phóng.

Văn Lan
Người Việt



===========================================

Những Bước Chân Tù

- Lý Chánh Trung

1


2


3






4


5


6


7




No comments:

Post a Comment