MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC
Hình: Thiên đàng đảo (Cù Lao Chàm) căn cứ của mặt trận gươm thiêng ái quốc
Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc
Nhớ khi xưa, sau Mậu Thân, mình hay qua nhà hàng xóm chơi ngoài sân với mấy đứa trong xóm, nhà hàng xóm mở radio, đài phát thanh “Mẹ Việt Nam” và “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, lâu lâu hình như đầu giờ thì cô phát ngôn viên kêu: “sinh Bắc tử Nam” kèm theo tiếng kèn của bài truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong, khiến mình rợn tóc gáy. Nhất là vào buổi tối sau giờ giới nghiêm. Kinh!
Chị Gái, hàng xóm, nay ở Cali hay nghe đài này khi học bài, họ phát thanh những bản nhạc lạ, khác với đài Sài Gòn. Mình đoán chị ta nghe đài này vì có ông anh đầu đi lính Biệt Kích, nhảy toán trên đường mòn Hochiminh. Cho thấy những gì tai nghe để lại dấu ấn cho chúng ta. Mình gặp lại bạn học cũ, thì ít ai nhớ đến đài này, họ nghe đài Sài Gòn với nhạc mà ngày nay người ta gọi là Nhạc Vàng, còn đài Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc thì chương trình khác.
Cũng hơn 20 năm rồi, mình tình cờ vào một trang nhà của cựu chiến binh mỹ tại Việt Nam, thì thấy họ nói đến chiến tranh Tâm Lý Chiến tại Việt Nam, mới khám phá ra đài Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc là do CIA của Mỹ thành lập trong chương trình Tâm Lý Chiến, nhằm đánh vào hậu phương Hà Nội.
Năm 1962, William Colby, trưởng mạng lưới CIA tại Sàigòn, sau này trở thành giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ, muốn tạo một mặt trận gây bất ổn tại hậu phương của Hà Nội như cho người xâm nhập miền Bắc, tạo dựng một phòng trào chống đối Hà Nội như cộng quân đã làm tại miền nam.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ có thực hiện tâm lý chiến với đài VOA, Âu Châu Tự Do để phát thanh vào các nước cộng sản trong khối Liên Xô. Đi du lịch tại Đông Âu, mình thấy ở Prague có bức tường mà giới trẻ Tiệp Khắc khi xưa, dựng lên bức tường The Beatles, họ nghe nhạc trẻ của tây phương và mê mẫn. Nếu không có những chương tình nhạc và văn hóa được phát thanh trên những chương trình Voice of America, tiếng nói Hoa Kỳ thì có lẽ khối Liên Xô không bị xụp đỗ.
Một trong những thất bại của chế độ cộng sản tại Đông Âu là không ngăn chặn được các video phim ảnh từ Tây Âu và Hoa Kỳ được đem lậu vào xứ họ. Trong cuốn phim tài liệu Lỗ Ma Ni, kể về Chuck Norris đóng vai binh sĩ bị Việt Cộng bắt, nhốt vào bao bố rồi bỏ con chuột vào để cắn ông ta. Thay vì bị chuột cắn, ông ta cắn con chuột khiến dân Lỗ Ma Ni xem phim này thích thú và sự lo sợ cộng sản bớt dần và cuối cùng đứng lên lật đổ, bắn chết hai vợ chồng Ceaucescu. Ai tò mò thì xem phim này, nói tiếng Lỗ-ma-Ni, phụ đề Tây Ban Nha.
https://youtu.be/0l_ouM35-ew
Trong phim này, họ cũng nói đến những hình ảnh tại các nước ở tây phương, vào siêu thị, thấy thức ăn bày bán đầy. Nếu có một phim thì còn tin là do tuyên truyền của tư bản dãy chết nhưng sau khi xem nhiều phim thì họ tin thật. Điển hình khi phái đoàn Liên Xô theo Gorbachov qua Anh Quốc họp với bà Thatcher. Các nhân viên phái đoàn Liên Xô, kêu họ muốn đi viếng xưởng bánh mì của Anh Quốc khiến mấy ông xứ này ngơ ngác như bò đội nón, kêu: "Chúng tôi không có xưởng làm bánh mì". Mỗi địa phương có nhiều lò bánh mì, tùy theo nhu cầu của khách hàng cư ngụ, tự làm tự bán cho dân địa phương.
Mấy ông Liên Xô nghĩ là phái đoàn Anh Quốc muốn giấu, kêu hủy bỏ tất cả chương trình gặp gỡ, họ chỉ muốn thăm viếng các lò bánh mì. Người ta dẫn phái đoàn đi thăm các lò bánh mì trong thành phố, nói chuyện tự nhiên, vô tư với mấy người chủ lò bánh mì, giải thích là -- tùy cuối tuần, làm nhiều bánh mì hơn vì Chủ Nhật nghỉ nên dân mua nhiều. Họ chỉ làm theo nhu cầu chớ không theo kế hoạch ngũ niên như trong các xã hội chủ nghĩa. Một trong những chuyến thăm viếng của các nước tây phương đã đưa đến sự cáo chung của khối Liên Xô. Sản xuất theo cung cầu thay vì theo chỉ thị, nghị quyết vớ vẩn.
Trở lại Chiến Tranh Tâm Lý Chiến tại Việt Nam. Người Mỹ muốn Hà Nội phải bảo vệ hậu cần, bảo vệ tâm lý chiến, tránh người dân nổi loạn. Từ đó họ huấn luyện các người di cư, để gửi về Bắc để hoạt động như điệp viên Đặng Chí Bình, mình đã kể. Tình báo của Hà Nội có mặt trong cơ quan chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhất là ông Lê Quang Tung, người chỉ huy các cuộc xâm nhập tình báo vào Bắc Việt bị giết sau vụ đảo chính 1/11/1963. Mình đoán là Hà Nội ra lệnh người nằm vùng của họ như đại tá Phạm Ngọc Thảo... tìm cách trừ khử ông Lê Quang Tung này và em ông ta. Từ đó tình báo Việt Nam Cộng Hòa bị người của Hà Nội xâm nhập vào và các Toán Biệt Kích, Điệp Viên nhảy Bắc đều bị bắt như trường hợp Đặng Chí Bình.
Năm 1963, CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội, phái một số nhân viên của họ về Military Assistance Command Vietnam (MACV) để giúp chương trình OP39 do đại tá Clyde Russell phụ trách và chấm dứt năm 1968 dưới thời tổng thống Johnson. Khi ông Nixon lên, bắt tay với Bắc Kinh, bỏ rơi Đài Loan, tìm cách rút quân ra khỏi Việt Nam nên cắt các chương trình tâm lý chiến chống phá Hà Nội.
Theo hồ sơ giải mật của Ngũ Giác Đài, về các chiến tranh bí mật đối với Hà Nội (The Secret War Against Hà Nội), có nói đến chương trình OP 39, cấy vào tâm trí người dân tại Bắc Việt tinh thần chống cộng. Họ dựa vào lịch sử ông vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi dùng tâm công, đưa ra truyền thuyết cái gươm thần ở Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Lục Thủy) và thành lập một “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, để tạo ra một huyền thoại như vua Lê Lợi khi xưa. Người Việt tại miền Bắc vẫn chưa quên được vụ Cải Cách Ruộng Đất từ 1953-1956, cuộc giết người tàn khốc của Đảng cộng sản Bắc Việt.
Họ bầu một nhân vật ma tên là Lê Hưng Quốc, lấy họ Lê để phù hợp với Gươm Thiêng, đưa ra truyền thông đủ trò, đả kích Hà Nội là tay sai cho Trung Cộng, lập lại thời nô lệ cho tàu cộng như 1000 năm đô hộ… kêu đã trấn áp 10,000 đảng viên tại Bắc Việt… Fake News xuất hiện từ thời Lê Lợi với những chiếc lá được thả trôi sông, do kiến ăn các chữ viết bằng mật ong.
Đến năm 1965, họ thành lập đài phát thanh Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, mướn các phi công Đài Loan bay thả dù các máy radio, tờ truyền đơn, tạo như phim dã tưởng một chính quyền. Mình nghe kể là -- người dân miền Bắc lượm được radio nhưng không biết tắt máy vì sợ công an bắt nên quăng xuống xuống ao. Bù trớt.
Được biết là CIA có chương trình chống phá Trung Cộng, bằng cách gửi các Biệt Đội Đài Loan của Tưởng Giới Thạch xâm nhập Trung Cộng để chống phá. Sau này, họ mướn các phi công này để bay các chuyến thả Toán Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa.
(hình) Thiên đàng đảo (Cù LAo Chàm) căn cứ của mặt trận gươm thiêng ái quốc.
Họ đặt một căn cứ ở Cù Lao Chàm, gọi là Thiên Đàng Đảo (Paradise Island) ngoài khơi Đà Nẵng, khi nào họ bắt được thuyền đánh cá của Bắc Việt thì đem về đây, không quên bịt mắt. Lên đảo họ cho thấy thiên hạ sinh hoạt như tổ kháng chiến, học tập rồi thả họ về. Nghe kể mấy người đi biển từ Bắc Việt, đều khám phá ra ngay là Cù Lao Chàm vì cây cối khác với miền Bắc từ vỹ tuyến 17 trở xlên. Đến năm 1966, có 353 người từ miền Bắc bị bắt và đưa lên đảo này để huấn luyện. Mình đoán Việt Cộng cho người của họ, giả dạng bị bắt để dò la tin tức, các hoạt động trên đảo này.
Họ làm đài này có tầng số cạnh đài Hà Nội nên khi mình nghe đài này ban đêm thì hay nghe đài Hà Nội trước khi đi ngủ. Nghe kể: Có lần ông cụ đi thanh tra các Nhân Dân Tự Vệ về thì nghe đài Hà Nội oang oang trong phòng mình. Kinh! Khi xưa, mình cũng tò mò nghe đài Hà Nội để xem phía bên kia, nơi ông bà nội ở có gì lạ. Hình như họ có làm một đài Hà Nội giả, có tần sóng cạnh tần sóng củ đài phát thanh Hà Nội để người nghe tìm đài lộn.
Vào tháng 5, năm 1965, Hoa Kỳ cho thành lập cơ quan Joint US Public Affairs Office (JUSPAO), để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, gồm các tổ chức tại Bắc Việt, đường mòn Hochiminh, Lào và Miên. Juspao điều hành đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do (Voice of freedom), phát thanh 75 tiếng mỗi tuần bằng năm Ngôn ngữ.
(Còn tiếp)
Nguyễn Hoàng Sơn
Ngũ Giác Ðài bạch hóa hồ sơ mật chống Bắc Việt
KẾ HOẠCH LY KỲ OP 39 (1965-1968)
(Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc và Thiên Ðàng Ðảo)
Lâm Lễ Trinh
Visited Biet Hai pages
Drive Them Crazy With Psywar.
(William Colby)
Cuối năm 1962, William Colby, trưởng lưới CIA tại Sài Gòn, về Hoa Thịnh Ðốn phụ trách Nha Giám Ðốc Kế hoạch CIA Vùng Ðông Á. Tổng Thống Kennedy ra lệnh một mặt, điều tra và nghiên cứu lại các hoạt động bí mật thất bại của cơ quan này ở Bắc Việt và mặt khác, "gấp tạo bất ổn trên đất địch như địch đang làm ở Miền Nam".
Nhận thức (Cộng Sản Việt Nam) CSVN - cũng như các nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác - nơm nớp lo sợ nội loạn, gián điệp và phá hoại, Colby chủ trương cần "làm họ điên đầu bằng cách leo thang tâm lý chiến".
Thời Chiến Tranh Lạnh, tâm lý chiến gồm có lãnh vực tuyên truyền (radio/truyền thanh, truyền đơn, truyền hình, báo chí...) và những kỹ thuật khác thuộc khoa tâm lý (dựng ra những mặt trân hay tổ chức đối kháng giả tạo...). Colby chọn Herb Weisshart, từng phụ tá cho ông ở Sài Gòn và làm việc trước đây trong vùng Ðông Bắc Á châu, thay mặt CIA trong chiến dịch nàỵ chủ đích của tân chiến dịch là gì? "Buộc Bắc Việt xoay về bảo vệ hậu cần hơn là dồn nổ lực viễn chinh ở Miền Nam. You couldn’t expect much more, Không còn muốn gì hơn!", Herb Weisshart xác nhận như thế.
Năm 1963, theo chương trình chuyển tiếp Switchback, Ngũ Giác Ðài thay CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội vì "Quân đội có tiền, nhân lực và khí cụ." Herb Weisshart và một số nhân viên CIA được biệt phái về phái bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, Military Assistance Command Vietnam, hay MACV, để xúc tiến kế hoạch OP 39 tại cơ quan Nghiên Cứu và Thám Sát SOG, Studies & Observation Group, do Ðại tá Clyde Russell. chỉ huỵ cho đến ngày chấm dứt vào tháng 11.1968, dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, kế hoạch OP 39., (còn được mệnh danh, Chương trình dương đông kích tây, Diversionary Program) đã thực hiện một số công tác khá độc đáo về Chiến Tranh Tâm Lý chống Bắc Việt.
Căn cứ vào hồ sơ vừa giải mật của Ngũ Giác Ðài, quyển sách "The Secret War Against Hànội" của Richard H. Shultz, Jr., giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy, đã phân tích khá tinh vi những công tác ấy. Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, Sacred Sword of the Patriots League.
Một trong những mục tiêu phức tạp nhất của kế hoạch OP 38 là thử cấy trong tâm trí người dân Miền Bắc ý niệm một tổ chức chống cộng. Về tình báo, tổ chức này cần dựa vào một sự tích khả tin. Weisshart đã phỏng vấn nhiều người Việt và nhờ họ, được biết chuyện "kiếm thần" của vua Lê Lợi.
Năm 1406, vua Minh xua quân Tàu xâm chiếm và đô hộ Việt Nam một cách dã man khiến Lê Lợi, một chủ trại giàu có, khởi nghĩa tại Thanh Hóa. Lê Lợi nhờ có những sáng kiến tuyệt vời về chính trị, tâm lý lẫn quân sự để tạo chính nghĩa và thu hút sự ủng hộ của toàn dân. Sử chép rằng -- Nhà vua dùng một bút nhọn thấm mỡ súc vật viết: "Lê Lợi là vì vua" trên các lá cây trong rừng. Khi kiến ăn hết mỡ, những dòng chữ này lộ ra, dân chúng cho rằng đây là điềm Trời. Họ tung hô Lê Lợi và ào ạt tham gia kháng chiến.
Vì thế địch quá mạnh, Lê Lợi phải rút vào vùng núi Chí Linh để đánh du kích. Năm 1428, quân Minh đại bại, rút lui, Lê Lợi xưng vương với danh hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều đại nhà Lê, trị vì Việt Nam hơn ba thế kỷ. Ngoài công trình dựng nước hiễn hách, vua Lê Lợi còn là đầu đề của một huyền thoại khác. Tục truyền rằng một ngày nọ Ngài du thuyền trên Hổ Lục Thủy giữa đế đô Hà Nội, bổng có kim quy nổi lên mặt nước, vua liền phóng kiếm, kim quy lặn mất mang theo thanh kiếm... Theo dân chúng truyền tụng, Lê Lợi đã nhận thần kiếm để dẹp giặc và thống nhất sơn hà, nay sứ mạng hoàn tất, kiếm phải trả lại Thượng Ðế.
Ðể tưởng nhớ câu chuyện vừa nói, Hồ Lục Thủy được đổi tên thành Hồ Hoàn kiếm, The Lake of the Returned Sword. Dân Việt, già trẻ, đều thuộc nằm lòng sự tích này, họ hãnh diện về Lê Lợi, người anh hùng quốc gia điển hình, xuất thân từ cái nôi cách mạng Hà Tĩnh, đã dùng du kích đuổi kẻ thù nghìn kiếp Trung quốc ra khỏi xứ.
Ðảng cộng sản Việt Nam cũng kính nể nhưng lại xếp Lê Lợi sau ông Hồ!
SOG chọn cốt chuyện Lê Lợi để đặt tên cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc, MTGTAQ, (The Sacred Sword Patriots League, gọi tắt SSPL) vì nghĩ rằng kỷ niệm của vị minh chúa nhà Lê có đủ hấp lực để phát động một phong trào bí mật chống cộng sản vong quốc (vô tổ quốc vì lấy Đảng cộng sản làm tổ quốc) và thu hút quần chúng Bắc Việt vẫn câm thù vụ Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu từ 1953 đến 1956, theo lệnh của Bắc Kinh, Trung cộng.
SOG sắp xếp lớp lang chi tiết để tạo tính cách khả tin cho tổ chức giả tưởng vừa nói: "Trong phiên Ðại Hội vào tháng chạp 1961, Mặt Trận đồng thanh bầu Lê Hưng Quốc - nhân vật ma - làm chủ tịch; Mặt trận ra tuyên ngôn chống sự can thiệp của tất cả ngoại bang vào nội tình Việt Nam và yêu cầu mọi lực lưọng võ trang, cố vấn và ảnh hưởng của các nước ngoài phải rút khỏi hai Miền Nam, Bắc; đặc biệt, Tuyên Ngôn đả kích nhóm lãnh đạo Hà Nội làm tay sai cho Trung cộng, tái diễn trò nô lệ của thời xưa và đẩy đất nước vào thế nạn nhân trong cuộc tranh chấp thế lực Mỹ - Tàu.
Kết thúc MTGT kêu gọi Hà Nội thay đổi gấp chính sách" Về mặt tuyên truyền, MTGT rêu rao không ngừng phát triển mạnh trong lãnh vực chính trị lẫn quân sự, đã cho thành lập nhiều tổ ở khắp nơi và năm 1965, có 10,000 đảng viên, trong đó 1,600 được võ trang. Chứng minh thư có đóng dấu triện "MTGTAQ Xứ Ủy miền Nam", do Ủy viên Thường vụ Lê Hùng Cường ký tên, được phát cho một số "cán bộ quân sự nồng cốt... sinh hoạt với các Tổ Tỉnh trên toàn xứ".
Tiến thêm một bước, vào tháng tư 1965, Ðài Tiếng nóí của Mặt Trận, Voice of the Secret Sword of the Patriots League,VOSSPL, tự xưng đặt trên vùng núi Hà Tịnh, phát thanh thường xuyên về phiá Bắc Việt. SOG thuê moat số phi công gốc Ðài loan (từng côïng tác với CIA trong thập niên 50) dùng phi cơ không mang dấu hiệu rải truyền đơn ban đêm trên vĩ tuyến 17. Truyền đơn tung tin có khu giải phóng "dưới vĩ tuyến 19". Ðể bên kia chiến tuyến tin MTGTAQ là một thực thể, kế hoạch OP 39 tổ chức quy mô - như trong phim giả tưởng Hollywood - một vùng tự do, liberated zone. Thiên Ðàng đảo, Paradise Island. Làm thế nào cơ quan SOG có thể lập một khu giải phóng cho MTGT khi Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép giữa năm 1963 kế hoạch OPLAN 34A gài du kích vào Bắc Việt? OP 39 giải quyết trở ngại bằng cách chọn dưới vĩ tuyến 17, ngoài khơi Ðà nẳng, Cù lao Chàm (được Mỹ đặt tên Paradise Island) và xây cất tại đây những làng giống hệt ngoài Bắc để cài giáo số ngư phủ gốc Bắc bị các thuyền mang cờ MTGT bắt được trong lãnh hải Bắc Việt kể từ tháng 5.1964.
Những thuyền này cất dấu tại Ðànẳng, làm bằng cây để tránh bị radar địch nhận ra/phát hiện và được điều động bởi nhóm thủy thủ Việt hoá trang. Khi sa vào lưới của SOG, các ngư phủ bị bịt mắt và đưa về đảo. Họ ở đây ba tuần, tiếp xúc với dân làng toàn nói giọng Bắc (để họ có cảm tưởng sống trong một vùng giải phóng ở BV), được cho ăn uống no đủ, săn sóc sức khoẻ chu đáo và, đồng thời, được cung cấp tin tức về tình trạng tham nhũng, hủ hoá và bè phái trong giới lãnh đạo CS.
Trước ngày bị bịt mắt lại để đưa trở về nguyên quán cũng bằng đường biển, mỗi ngư phủ nhận được một ra dô pin, đã gài sẵn băng tầng Ðài Tiếng Nói MTGT, và vài món quà thực dụng như xà phòng, quần aó v.v... Họ được chỉ dẫn cách liên lạc bí mật với những tổ bạn hoạt động tại địa phương.
Năm 1966, có 353 dân BV được "huấn luyện" tại Thiên Ðàng đảo. Từ 1964 cho đến 1968, tổng số lên đến 1.003. Ðể Hànội đừng khám phá ra mặt thật của kế hoạch, OP 39 áp dụng một số phương pháp khác, với sự đồng ý của Hoa Thịnh Ðốn. Thí dụ: Một Toà án MTGT tuyên xử tử hình, vì tội phản quốc, các người bị bắt trong những trận đụng độ giữa thuyền bè Bắc Việt và Mặt trận nhưng sau đó, họ được Măt trận ân xá và cho học tập. Trước ngày hồi hương, họ tuyên thệ trung thành với MT. Một số nhận làm gián điệp và đưa tin. Nếu họ quyết định đào ngũ và rời vĩnh viễn BV thì họ được định cư trong Nam.
Hoa Thịnh Ðốn, mặt khác, bác bỏ một số dề nghị "quá khích" của OP 39 như dùng Ðài phát thanh của MTGT cổ võ nổi lọan ở BV và ám sát vài lãnh tụ CS. Ðầu năm 1968, Bộ Tư lệnh MACV đưa ý kiến MTGT nên chuyển qua giai đọan tổ chức đánh phá thật sự CS trên phần đất của họ, Toà Bạch ốc cũng không chịu vì bốn lý do: hoạt động bí mật phải phản ảnh chính sách công khai; không thể để tình thế vuột khỏi tầm tay kiểm soát; bị khiêu khích, Hànội sẽ tăng cường mức độ xâm lăng Miền Nam; và Trung cộng không ngồi yên trước cảnh đàn em BV tan rã. Chiến dịch tấn công bằng truyền thanh, truyền đơn và tặng phẩm.
Ngoài đài Tiếng Nói của MTGT, kế hoạch OP 39 còn xử dụng một số phương tiện truyền thông cho nhiều mục tiêu riêng biệt. Một trong các chủ đích là báo cho dân chúng trên vĩ tuyến 17 biết - để gây hoang mang - có hoạt động chống chính phủ Hànội tại BV. Bằng kỹ thuật đánh lừa mệnh danh snuggling, một đài phát thanh được đặt sát cạnh Ðài radio CS Hànội, cùng chung một tầng số và mang cùng một tên, để khuấy phá.
Tháng 5.1965, Tòa Bạch ốc cho thành lập cơ quan JUSPAO, Joint US Public Affairs Office, do Barry Zorthian chỉ huy, để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, kể luôn công tác mật tại BV và dài theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Miên. Juspao điều hành đài rađô Tiếng Nói Tự Do, Voice of Freedom (VOF) phát thanh 75 giờ mỗi tuần bằng năm ngôn ngữ, chuyên đả phá Radio Hànội và đưa vào BV tin tức của thế giới tự do, tin chiến trường xác thực, chương trình văn hoá và giải trí, bình luận so sánh đời sống hai miền Nam, Bắc…
Hệ thống tuyên truyền SOG gồm có Radio Red Flag, mệnh danh là tiếng nói của nhóm chống đối trong đảng cộng sản Bắc Việt. Ðài này không gay gắt với Nga Sô nhưng chỉ trích mạnh chính trị bộ ngã theo Bắc Kinh đem lại đau khổ và chết chóc cho dân tộc. Ra dô Hồng Kỳ, đặt ở ngoại ô Sàigòn, xử dụng một số cán bộ hồi chánh Việt và kỹ sư Phi Luật Tân. CIA điều hành từ Miền Nam đài phát thanh riêng mang tên Sao Ðỏ, Red Star Radio, chủ trương đặc biệt tố cáo Mặt trận Giải phóng Miền Nam là công cụ của cộng sản Bắc Việt.
Khẩu hiệu của đài là "Miền Nam của dân Nam". Ðài Ra dô Hànội giả áp dụng kỹ thuật điện tử ghosting để phá những buổi phát thanh của địch và thay thế vào đó những tin tức hay chỉ thị trái ngược. Qua chiến dịch Peanuts, nhiều chục nghìn chiếc máy ra dô pin tí hon Nhựt, với tầng số xếp sẵn, được thả dù ban đêm bên kia vĩ tuyến hay đưa vào bằng đường biển, chung với truyền đơn và những gói tặng phẩm đựng viết, đèn cầy, sách..v.v..
Nhiều bức thơ giả mạo được viết và gởi từ Paris, Hongkong, Tokyo, Bangkok... về địa chỉ của một số cán bộ cao và trung cấp CS ở Hànội bịa ra những mối liên lạc mật hay chỉ trích Trung ương Ðảng. Cơ quan kiễm duyệt gắt gao của BV có thể sa vào bẩy. Các cán bộ CS hồi chánh ở Miền Nam cũng được khuyến khích viết thơ cho thân nhân trên vĩ tuyến 17 đề cao đời sống ở Miền Nam.
Chương trình Soap Chips chuyên lo việc gắn vào xác của chiến binh BV thơ trối trăn (giả) của họ gởi về gia đình, mô tả cảnh sống cơ cực trong Quân đội Nhân dân và thái độ cư xử hống hách của cố vấn Tàu cộng. OP 39 cũng có chương trình Eldest Son mua lại từ quốc gia đệ tam loại súng AK-47 và súng cối 82 ly do Trung cộng chế tạo, để tháo gở ra, gài vào bên trong chất nổ, xong ráp lại để thả dù tại vùng CS ở Lào và Miên. Những võ khí này gây thiệt hại cho dối phương không ít. Trước khi qua đời vào năm 1969, Hồ Chí Minh có lệ hằng năm gởi thơ chúc Tết cán bộ tại ngũ.
Quần chúng mỏi mệt và oán ghét Bắc kinh vì chiến cuộc kéo dài. Mùa Xuân 1971, OP 39 cho in và phổ biến ở Lào, Miên và Miền Nam 22.000 tấm thiệp ký tên Trường Chinh, nhân vật khét tiếng thân Trung cộng đề cao "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng công". Theo sự tiết lộ của Bob Andrews, một chuyên viên Tâm lý chiến, SOG có đề nghị tràn ngập BV bằng giấy bạc giả để làm suy sụp nền kinh tế CS nhưng "thượng cấp" không chấp nhận.
Thẩm lượng kế hoạch OP 39. Lý do thất bại:
Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền, sáng kiến và kỹ thuật vào tâm lý chiến chống Hà Nội. Tuy nhiên, phần kết trong phúc trình thẩm lượng tháng hai 1968 của nhóm MACV Ad Hoc Evaluation Group, do Thiếu Tướng AR. Brownfield,Jr. chủ tọa, cho biết "Chương trình SOG không rõ ràng và quá rộng, not clear and too broad." Ba Ðại tá chỉ huy liên tiếp SOG là Clyde Russel, Don Balckburn và Jack Singlaub cũng thú nhận kế hoạch OP 39 không đem lại kết quả mong muốn. Nếu đào sâu, sẽ thấy nhiều lý do:
1 - Thiếu mục tiêu chiến lược, Lack of strategic purpose. Ðúng vậy, Hoa Thịnh Ðốn không cho phép SOG tổ chức một phong trào chống đối thật sự trên vĩ tuyến 17 hay khuyến khích dân chúng BV hành động. Năm 1956, vì Ngoại trưởng John Foster Dulles chống đối, HK đã bỏ qua cơ hội tổ chức dấy lọan để lật đổ CS Bắc Việt. Chủ trương của Tổng thống Kennedy năm 1961 tạo bất ổn ở Miền Bắc để trả đũa cũng lần hồi xuống giọng. Năm 1963, William Colby đề nghị áp dụng "bài học Hung gia Lợi" ở BV nhưng không được chấp nhận vì sợ Bắc kinh phản ứng. Chính sách "vừa đánh, vừa thủ" của HK làm cho Bob Andrews, một trong chuyên gia điều khiển OP 39, than trách: Think small, don’t think big, because if you think big, you’ll never get it done."
2 - Thiếu sự phối trí và bổ sung, lack of coordinated planning and integration, giũa các phần bộ của kế hoạch OP 39 bị chia cách quá đáng, viện lẽ cần tích cực bảo mật. Không có một kế hoạch đầu não não, không ai trong OP 39 thật sự hiểu kế hoạch sẽ dẫøn đến đâu.
3 - Nhân sự không có đủ kinh nghiệm về tâm lý chiến và không thông hiểu văn hoá Việt Nam. Quân nhân Mỹ và nhân viên CIA biệt phái qua kế hoạch OP 39 không được huấn luyện thích hơp để thi hành công tác đúng đắn.
4 - Thẩm lượng không chính xác ảnh hưởng của những cuộc hành quân tâm lý chiến đối với mục tiêu Bắc Việt.
Trong kế hoạch OP 39, Phòng Sưu tầm và Phân tích, Research & Analysis, có trách nhiệm thu thập, đối chiếu và giải thích tin tức từ Miên Bắc để một mặt, tìm ra các yếu điểm tâm lý của phe địch và mặt khác, ấn định hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch.
Mục đích thứ hai không hề thực hiện được. Bill Rydell, nguời điều khiển chót OP 39, cho rằng sự thẩm lượng này không dễ trong một chế dộ công an trị sau bức Màn sắt. Ít khi đối phương chịu tiết lộ hiệu quả thật sự hay phản đối công khai.
Bắc Việt chống trả mãnh liệt.
Vì bị gián điệp ám ảnh thường xuyên và lo ngại HK tấn công bằng chiến tranh tâm lý nên CS đề phòng bằng nhiều phương thức gắt gao như cho báo giới liên tục kêu gọi dân chúng cảnh tỉnh, siết chặt mạng lưới công an khắp nới, phổ biến sâu rộng tài liệu "Chỉ dẫn và Biên pháp" và ban hành luật phạt tối đa (tử hình, khổ sai) những hành động "phản quốc, phá rối trật tự."
Ðặc biệt, từ 1965 đến 1967, CS tạo trong xứ một bầu không khí căng thẳng tối đa ố hơn cả tình trạng bị xâm nhập thật sự - để thức tỉnh dân về chiến dịch bí mật của Mỹ. Tháng sáu 1967, hai tờ báo Học Tập và Nhân Dân công khai tố Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc là một tổ chức ma và cấm nhặt quần chúng lén nghe các "đài phát thanh lậu", đọc truyền đơn và nhận các góí tặng phẩm từ bên ngoài. Tuy nhiên có một điều mà Hànội không biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn không đồng ý cho lật đổ chính phủ CS bằng võ lực. Ðầu tháng 11.1968, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh chấm dứt hai kế hoạch OP 39 và OP 34 vì Bắc Việt chiụ bắt đầu nói chuyện hoà bình.
Ngũ Giác Ðài đợi nhiều thập niên mới bạch hoá hồ sơ chiến tranh bất quy ước chống Hànội sau khi thua cuộc chiến quy ước năm 1975. Ðây là một bài học đắt giá khác cho Hoa kỳ bị đánh bại lần đầu tiên từ ngày lập quốc.
Trong bao nhiêu tính toán sai lầm, ít nửa có một điều mà trùm CIA William Colby đự đoán không trật: Tâm lý chiến đã làm Cộng sản thật sự "phát điên" vì tạo cho họ một cuộc sống ngày đêm hoảng hốt. Cuộc chiến bằng trí óc này đáng lý đem lại kết quả khá hơn nếu thượng tầng lãnh đạo Hoa kỳ quyết tâm đánh để thắng và thông suốt tâm lý Á châu.
Lâm Lễ Trinh
https://ngothelinh.tripod.com/GuomThiengAiQuoc.html
----------------------
Hình: Thiên đàng đảo (Cù Lao Chàm) căn cứ của mặt trận gươm thiêng ái quốc
Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc
Nhớ khi xưa, sau Mậu Thân, mình hay qua nhà hàng xóm chơi ngoài sân với mấy đứa trong xóm, nhà hàng xóm mở radio, đài phát thanh “Mẹ Việt Nam” và “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, lâu lâu hình như đầu giờ thì cô phát ngôn viên kêu: “sinh Bắc tử Nam” kèm theo tiếng kèn của bài truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong, khiến mình rợn tóc gáy. Nhất là vào buổi tối sau giờ giới nghiêm. Kinh!
Chị Gái, hàng xóm, nay ở Cali hay nghe đài này khi học bài, họ phát thanh những bản nhạc lạ, khác với đài Sài Gòn. Mình đoán chị ta nghe đài này vì có ông anh đầu đi lính Biệt Kích, nhảy toán trên đường mòn Hochiminh. Cho thấy những gì tai nghe để lại dấu ấn cho chúng ta. Mình gặp lại bạn học cũ, thì ít ai nhớ đến đài này, họ nghe đài Sài Gòn với nhạc mà ngày nay người ta gọi là Nhạc Vàng, còn đài Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc thì chương trình khác.
Cũng hơn 20 năm rồi, mình tình cờ vào một trang nhà của cựu chiến binh mỹ tại Việt Nam, thì thấy họ nói đến chiến tranh Tâm Lý Chiến tại Việt Nam, mới khám phá ra đài Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc là do CIA của Mỹ thành lập trong chương trình Tâm Lý Chiến, nhằm đánh vào hậu phương Hà Nội.
Năm 1962, William Colby, trưởng mạng lưới CIA tại Sàigòn, sau này trở thành giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ, muốn tạo một mặt trận gây bất ổn tại hậu phương của Hà Nội như cho người xâm nhập miền Bắc, tạo dựng một phòng trào chống đối Hà Nội như cộng quân đã làm tại miền nam.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ có thực hiện tâm lý chiến với đài VOA, Âu Châu Tự Do để phát thanh vào các nước cộng sản trong khối Liên Xô. Đi du lịch tại Đông Âu, mình thấy ở Prague có bức tường mà giới trẻ Tiệp Khắc khi xưa, dựng lên bức tường The Beatles, họ nghe nhạc trẻ của tây phương và mê mẫn. Nếu không có những chương tình nhạc và văn hóa được phát thanh trên những chương trình Voice of America, tiếng nói Hoa Kỳ thì có lẽ khối Liên Xô không bị xụp đỗ.
Một trong những thất bại của chế độ cộng sản tại Đông Âu là không ngăn chặn được các video phim ảnh từ Tây Âu và Hoa Kỳ được đem lậu vào xứ họ. Trong cuốn phim tài liệu Lỗ Ma Ni, kể về Chuck Norris đóng vai binh sĩ bị Việt Cộng bắt, nhốt vào bao bố rồi bỏ con chuột vào để cắn ông ta. Thay vì bị chuột cắn, ông ta cắn con chuột khiến dân Lỗ Ma Ni xem phim này thích thú và sự lo sợ cộng sản bớt dần và cuối cùng đứng lên lật đổ, bắn chết hai vợ chồng Ceaucescu. Ai tò mò thì xem phim này, nói tiếng Lỗ-ma-Ni, phụ đề Tây Ban Nha.
https://youtu.be/0l_ouM35-ew
Trong phim này, họ cũng nói đến những hình ảnh tại các nước ở tây phương, vào siêu thị, thấy thức ăn bày bán đầy. Nếu có một phim thì còn tin là do tuyên truyền của tư bản dãy chết nhưng sau khi xem nhiều phim thì họ tin thật. Điển hình khi phái đoàn Liên Xô theo Gorbachov qua Anh Quốc họp với bà Thatcher. Các nhân viên phái đoàn Liên Xô, kêu họ muốn đi viếng xưởng bánh mì của Anh Quốc khiến mấy ông xứ này ngơ ngác như bò đội nón, kêu: "Chúng tôi không có xưởng làm bánh mì". Mỗi địa phương có nhiều lò bánh mì, tùy theo nhu cầu của khách hàng cư ngụ, tự làm tự bán cho dân địa phương.
Mấy ông Liên Xô nghĩ là phái đoàn Anh Quốc muốn giấu, kêu hủy bỏ tất cả chương trình gặp gỡ, họ chỉ muốn thăm viếng các lò bánh mì. Người ta dẫn phái đoàn đi thăm các lò bánh mì trong thành phố, nói chuyện tự nhiên, vô tư với mấy người chủ lò bánh mì, giải thích là -- tùy cuối tuần, làm nhiều bánh mì hơn vì Chủ Nhật nghỉ nên dân mua nhiều. Họ chỉ làm theo nhu cầu chớ không theo kế hoạch ngũ niên như trong các xã hội chủ nghĩa. Một trong những chuyến thăm viếng của các nước tây phương đã đưa đến sự cáo chung của khối Liên Xô. Sản xuất theo cung cầu thay vì theo chỉ thị, nghị quyết vớ vẩn.
Trở lại Chiến Tranh Tâm Lý Chiến tại Việt Nam. Người Mỹ muốn Hà Nội phải bảo vệ hậu cần, bảo vệ tâm lý chiến, tránh người dân nổi loạn. Từ đó họ huấn luyện các người di cư, để gửi về Bắc để hoạt động như điệp viên Đặng Chí Bình, mình đã kể. Tình báo của Hà Nội có mặt trong cơ quan chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhất là ông Lê Quang Tung, người chỉ huy các cuộc xâm nhập tình báo vào Bắc Việt bị giết sau vụ đảo chính 1/11/1963. Mình đoán là Hà Nội ra lệnh người nằm vùng của họ như đại tá Phạm Ngọc Thảo... tìm cách trừ khử ông Lê Quang Tung này và em ông ta. Từ đó tình báo Việt Nam Cộng Hòa bị người của Hà Nội xâm nhập vào và các Toán Biệt Kích, Điệp Viên nhảy Bắc đều bị bắt như trường hợp Đặng Chí Bình.
Năm 1963, CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội, phái một số nhân viên của họ về Military Assistance Command Vietnam (MACV) để giúp chương trình OP39 do đại tá Clyde Russell phụ trách và chấm dứt năm 1968 dưới thời tổng thống Johnson. Khi ông Nixon lên, bắt tay với Bắc Kinh, bỏ rơi Đài Loan, tìm cách rút quân ra khỏi Việt Nam nên cắt các chương trình tâm lý chiến chống phá Hà Nội.
Theo hồ sơ giải mật của Ngũ Giác Đài, về các chiến tranh bí mật đối với Hà Nội (The Secret War Against Hà Nội), có nói đến chương trình OP 39, cấy vào tâm trí người dân tại Bắc Việt tinh thần chống cộng. Họ dựa vào lịch sử ông vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi dùng tâm công, đưa ra truyền thuyết cái gươm thần ở Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Lục Thủy) và thành lập một “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, để tạo ra một huyền thoại như vua Lê Lợi khi xưa. Người Việt tại miền Bắc vẫn chưa quên được vụ Cải Cách Ruộng Đất từ 1953-1956, cuộc giết người tàn khốc của Đảng cộng sản Bắc Việt.
Họ bầu một nhân vật ma tên là Lê Hưng Quốc, lấy họ Lê để phù hợp với Gươm Thiêng, đưa ra truyền thông đủ trò, đả kích Hà Nội là tay sai cho Trung Cộng, lập lại thời nô lệ cho tàu cộng như 1000 năm đô hộ… kêu đã trấn áp 10,000 đảng viên tại Bắc Việt… Fake News xuất hiện từ thời Lê Lợi với những chiếc lá được thả trôi sông, do kiến ăn các chữ viết bằng mật ong.
Đến năm 1965, họ thành lập đài phát thanh Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, mướn các phi công Đài Loan bay thả dù các máy radio, tờ truyền đơn, tạo như phim dã tưởng một chính quyền. Mình nghe kể là -- người dân miền Bắc lượm được radio nhưng không biết tắt máy vì sợ công an bắt nên quăng xuống xuống ao. Bù trớt.
Được biết là CIA có chương trình chống phá Trung Cộng, bằng cách gửi các Biệt Đội Đài Loan của Tưởng Giới Thạch xâm nhập Trung Cộng để chống phá. Sau này, họ mướn các phi công này để bay các chuyến thả Toán Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa.
(hình) Thiên đàng đảo (Cù LAo Chàm) căn cứ của mặt trận gươm thiêng ái quốc.
Họ đặt một căn cứ ở Cù Lao Chàm, gọi là Thiên Đàng Đảo (Paradise Island) ngoài khơi Đà Nẵng, khi nào họ bắt được thuyền đánh cá của Bắc Việt thì đem về đây, không quên bịt mắt. Lên đảo họ cho thấy thiên hạ sinh hoạt như tổ kháng chiến, học tập rồi thả họ về. Nghe kể mấy người đi biển từ Bắc Việt, đều khám phá ra ngay là Cù Lao Chàm vì cây cối khác với miền Bắc từ vỹ tuyến 17 trở xlên. Đến năm 1966, có 353 người từ miền Bắc bị bắt và đưa lên đảo này để huấn luyện. Mình đoán Việt Cộng cho người của họ, giả dạng bị bắt để dò la tin tức, các hoạt động trên đảo này.
Họ làm đài này có tầng số cạnh đài Hà Nội nên khi mình nghe đài này ban đêm thì hay nghe đài Hà Nội trước khi đi ngủ. Nghe kể: Có lần ông cụ đi thanh tra các Nhân Dân Tự Vệ về thì nghe đài Hà Nội oang oang trong phòng mình. Kinh! Khi xưa, mình cũng tò mò nghe đài Hà Nội để xem phía bên kia, nơi ông bà nội ở có gì lạ. Hình như họ có làm một đài Hà Nội giả, có tần sóng cạnh tần sóng củ đài phát thanh Hà Nội để người nghe tìm đài lộn.
Vào tháng 5, năm 1965, Hoa Kỳ cho thành lập cơ quan Joint US Public Affairs Office (JUSPAO), để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, gồm các tổ chức tại Bắc Việt, đường mòn Hochiminh, Lào và Miên. Juspao điều hành đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do (Voice of freedom), phát thanh 75 tiếng mỗi tuần bằng năm Ngôn ngữ.
(Còn tiếp)
Nguyễn Hoàng Sơn
Ngũ Giác Ðài bạch hóa hồ sơ mật chống Bắc Việt
KẾ HOẠCH LY KỲ OP 39 (1965-1968)
(Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc và Thiên Ðàng Ðảo)
Lâm Lễ Trinh
Visited Biet Hai pages
Drive Them Crazy With Psywar.
(William Colby)
Cuối năm 1962, William Colby, trưởng lưới CIA tại Sài Gòn, về Hoa Thịnh Ðốn phụ trách Nha Giám Ðốc Kế hoạch CIA Vùng Ðông Á. Tổng Thống Kennedy ra lệnh một mặt, điều tra và nghiên cứu lại các hoạt động bí mật thất bại của cơ quan này ở Bắc Việt và mặt khác, "gấp tạo bất ổn trên đất địch như địch đang làm ở Miền Nam".
Nhận thức (Cộng Sản Việt Nam) CSVN - cũng như các nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác - nơm nớp lo sợ nội loạn, gián điệp và phá hoại, Colby chủ trương cần "làm họ điên đầu bằng cách leo thang tâm lý chiến".
Thời Chiến Tranh Lạnh, tâm lý chiến gồm có lãnh vực tuyên truyền (radio/truyền thanh, truyền đơn, truyền hình, báo chí...) và những kỹ thuật khác thuộc khoa tâm lý (dựng ra những mặt trân hay tổ chức đối kháng giả tạo...). Colby chọn Herb Weisshart, từng phụ tá cho ông ở Sài Gòn và làm việc trước đây trong vùng Ðông Bắc Á châu, thay mặt CIA trong chiến dịch nàỵ chủ đích của tân chiến dịch là gì? "Buộc Bắc Việt xoay về bảo vệ hậu cần hơn là dồn nổ lực viễn chinh ở Miền Nam. You couldn’t expect much more, Không còn muốn gì hơn!", Herb Weisshart xác nhận như thế.
Năm 1963, theo chương trình chuyển tiếp Switchback, Ngũ Giác Ðài thay CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội vì "Quân đội có tiền, nhân lực và khí cụ." Herb Weisshart và một số nhân viên CIA được biệt phái về phái bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, Military Assistance Command Vietnam, hay MACV, để xúc tiến kế hoạch OP 39 tại cơ quan Nghiên Cứu và Thám Sát SOG, Studies & Observation Group, do Ðại tá Clyde Russell. chỉ huỵ cho đến ngày chấm dứt vào tháng 11.1968, dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, kế hoạch OP 39., (còn được mệnh danh, Chương trình dương đông kích tây, Diversionary Program) đã thực hiện một số công tác khá độc đáo về Chiến Tranh Tâm Lý chống Bắc Việt.
Căn cứ vào hồ sơ vừa giải mật của Ngũ Giác Ðài, quyển sách "The Secret War Against Hànội" của Richard H. Shultz, Jr., giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy, đã phân tích khá tinh vi những công tác ấy. Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, Sacred Sword of the Patriots League.
Một trong những mục tiêu phức tạp nhất của kế hoạch OP 38 là thử cấy trong tâm trí người dân Miền Bắc ý niệm một tổ chức chống cộng. Về tình báo, tổ chức này cần dựa vào một sự tích khả tin. Weisshart đã phỏng vấn nhiều người Việt và nhờ họ, được biết chuyện "kiếm thần" của vua Lê Lợi.
Năm 1406, vua Minh xua quân Tàu xâm chiếm và đô hộ Việt Nam một cách dã man khiến Lê Lợi, một chủ trại giàu có, khởi nghĩa tại Thanh Hóa. Lê Lợi nhờ có những sáng kiến tuyệt vời về chính trị, tâm lý lẫn quân sự để tạo chính nghĩa và thu hút sự ủng hộ của toàn dân. Sử chép rằng -- Nhà vua dùng một bút nhọn thấm mỡ súc vật viết: "Lê Lợi là vì vua" trên các lá cây trong rừng. Khi kiến ăn hết mỡ, những dòng chữ này lộ ra, dân chúng cho rằng đây là điềm Trời. Họ tung hô Lê Lợi và ào ạt tham gia kháng chiến.
Vì thế địch quá mạnh, Lê Lợi phải rút vào vùng núi Chí Linh để đánh du kích. Năm 1428, quân Minh đại bại, rút lui, Lê Lợi xưng vương với danh hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều đại nhà Lê, trị vì Việt Nam hơn ba thế kỷ. Ngoài công trình dựng nước hiễn hách, vua Lê Lợi còn là đầu đề của một huyền thoại khác. Tục truyền rằng một ngày nọ Ngài du thuyền trên Hổ Lục Thủy giữa đế đô Hà Nội, bổng có kim quy nổi lên mặt nước, vua liền phóng kiếm, kim quy lặn mất mang theo thanh kiếm... Theo dân chúng truyền tụng, Lê Lợi đã nhận thần kiếm để dẹp giặc và thống nhất sơn hà, nay sứ mạng hoàn tất, kiếm phải trả lại Thượng Ðế.
Ðể tưởng nhớ câu chuyện vừa nói, Hồ Lục Thủy được đổi tên thành Hồ Hoàn kiếm, The Lake of the Returned Sword. Dân Việt, già trẻ, đều thuộc nằm lòng sự tích này, họ hãnh diện về Lê Lợi, người anh hùng quốc gia điển hình, xuất thân từ cái nôi cách mạng Hà Tĩnh, đã dùng du kích đuổi kẻ thù nghìn kiếp Trung quốc ra khỏi xứ.
Ðảng cộng sản Việt Nam cũng kính nể nhưng lại xếp Lê Lợi sau ông Hồ!
SOG chọn cốt chuyện Lê Lợi để đặt tên cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc, MTGTAQ, (The Sacred Sword Patriots League, gọi tắt SSPL) vì nghĩ rằng kỷ niệm của vị minh chúa nhà Lê có đủ hấp lực để phát động một phong trào bí mật chống cộng sản vong quốc (vô tổ quốc vì lấy Đảng cộng sản làm tổ quốc) và thu hút quần chúng Bắc Việt vẫn câm thù vụ Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu từ 1953 đến 1956, theo lệnh của Bắc Kinh, Trung cộng.
SOG sắp xếp lớp lang chi tiết để tạo tính cách khả tin cho tổ chức giả tưởng vừa nói: "Trong phiên Ðại Hội vào tháng chạp 1961, Mặt Trận đồng thanh bầu Lê Hưng Quốc - nhân vật ma - làm chủ tịch; Mặt trận ra tuyên ngôn chống sự can thiệp của tất cả ngoại bang vào nội tình Việt Nam và yêu cầu mọi lực lưọng võ trang, cố vấn và ảnh hưởng của các nước ngoài phải rút khỏi hai Miền Nam, Bắc; đặc biệt, Tuyên Ngôn đả kích nhóm lãnh đạo Hà Nội làm tay sai cho Trung cộng, tái diễn trò nô lệ của thời xưa và đẩy đất nước vào thế nạn nhân trong cuộc tranh chấp thế lực Mỹ - Tàu.
Kết thúc MTGT kêu gọi Hà Nội thay đổi gấp chính sách" Về mặt tuyên truyền, MTGT rêu rao không ngừng phát triển mạnh trong lãnh vực chính trị lẫn quân sự, đã cho thành lập nhiều tổ ở khắp nơi và năm 1965, có 10,000 đảng viên, trong đó 1,600 được võ trang. Chứng minh thư có đóng dấu triện "MTGTAQ Xứ Ủy miền Nam", do Ủy viên Thường vụ Lê Hùng Cường ký tên, được phát cho một số "cán bộ quân sự nồng cốt... sinh hoạt với các Tổ Tỉnh trên toàn xứ".
Tiến thêm một bước, vào tháng tư 1965, Ðài Tiếng nóí của Mặt Trận, Voice of the Secret Sword of the Patriots League,VOSSPL, tự xưng đặt trên vùng núi Hà Tịnh, phát thanh thường xuyên về phiá Bắc Việt. SOG thuê moat số phi công gốc Ðài loan (từng côïng tác với CIA trong thập niên 50) dùng phi cơ không mang dấu hiệu rải truyền đơn ban đêm trên vĩ tuyến 17. Truyền đơn tung tin có khu giải phóng "dưới vĩ tuyến 19". Ðể bên kia chiến tuyến tin MTGTAQ là một thực thể, kế hoạch OP 39 tổ chức quy mô - như trong phim giả tưởng Hollywood - một vùng tự do, liberated zone. Thiên Ðàng đảo, Paradise Island. Làm thế nào cơ quan SOG có thể lập một khu giải phóng cho MTGT khi Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép giữa năm 1963 kế hoạch OPLAN 34A gài du kích vào Bắc Việt? OP 39 giải quyết trở ngại bằng cách chọn dưới vĩ tuyến 17, ngoài khơi Ðà nẳng, Cù lao Chàm (được Mỹ đặt tên Paradise Island) và xây cất tại đây những làng giống hệt ngoài Bắc để cài giáo số ngư phủ gốc Bắc bị các thuyền mang cờ MTGT bắt được trong lãnh hải Bắc Việt kể từ tháng 5.1964.
Những thuyền này cất dấu tại Ðànẳng, làm bằng cây để tránh bị radar địch nhận ra/phát hiện và được điều động bởi nhóm thủy thủ Việt hoá trang. Khi sa vào lưới của SOG, các ngư phủ bị bịt mắt và đưa về đảo. Họ ở đây ba tuần, tiếp xúc với dân làng toàn nói giọng Bắc (để họ có cảm tưởng sống trong một vùng giải phóng ở BV), được cho ăn uống no đủ, săn sóc sức khoẻ chu đáo và, đồng thời, được cung cấp tin tức về tình trạng tham nhũng, hủ hoá và bè phái trong giới lãnh đạo CS.
Trước ngày bị bịt mắt lại để đưa trở về nguyên quán cũng bằng đường biển, mỗi ngư phủ nhận được một ra dô pin, đã gài sẵn băng tầng Ðài Tiếng Nói MTGT, và vài món quà thực dụng như xà phòng, quần aó v.v... Họ được chỉ dẫn cách liên lạc bí mật với những tổ bạn hoạt động tại địa phương.
Năm 1966, có 353 dân BV được "huấn luyện" tại Thiên Ðàng đảo. Từ 1964 cho đến 1968, tổng số lên đến 1.003. Ðể Hànội đừng khám phá ra mặt thật của kế hoạch, OP 39 áp dụng một số phương pháp khác, với sự đồng ý của Hoa Thịnh Ðốn. Thí dụ: Một Toà án MTGT tuyên xử tử hình, vì tội phản quốc, các người bị bắt trong những trận đụng độ giữa thuyền bè Bắc Việt và Mặt trận nhưng sau đó, họ được Măt trận ân xá và cho học tập. Trước ngày hồi hương, họ tuyên thệ trung thành với MT. Một số nhận làm gián điệp và đưa tin. Nếu họ quyết định đào ngũ và rời vĩnh viễn BV thì họ được định cư trong Nam.
Hoa Thịnh Ðốn, mặt khác, bác bỏ một số dề nghị "quá khích" của OP 39 như dùng Ðài phát thanh của MTGT cổ võ nổi lọan ở BV và ám sát vài lãnh tụ CS. Ðầu năm 1968, Bộ Tư lệnh MACV đưa ý kiến MTGT nên chuyển qua giai đọan tổ chức đánh phá thật sự CS trên phần đất của họ, Toà Bạch ốc cũng không chịu vì bốn lý do: hoạt động bí mật phải phản ảnh chính sách công khai; không thể để tình thế vuột khỏi tầm tay kiểm soát; bị khiêu khích, Hànội sẽ tăng cường mức độ xâm lăng Miền Nam; và Trung cộng không ngồi yên trước cảnh đàn em BV tan rã. Chiến dịch tấn công bằng truyền thanh, truyền đơn và tặng phẩm.
Ngoài đài Tiếng Nói của MTGT, kế hoạch OP 39 còn xử dụng một số phương tiện truyền thông cho nhiều mục tiêu riêng biệt. Một trong các chủ đích là báo cho dân chúng trên vĩ tuyến 17 biết - để gây hoang mang - có hoạt động chống chính phủ Hànội tại BV. Bằng kỹ thuật đánh lừa mệnh danh snuggling, một đài phát thanh được đặt sát cạnh Ðài radio CS Hànội, cùng chung một tầng số và mang cùng một tên, để khuấy phá.
Tháng 5.1965, Tòa Bạch ốc cho thành lập cơ quan JUSPAO, Joint US Public Affairs Office, do Barry Zorthian chỉ huy, để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, kể luôn công tác mật tại BV và dài theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Miên. Juspao điều hành đài rađô Tiếng Nói Tự Do, Voice of Freedom (VOF) phát thanh 75 giờ mỗi tuần bằng năm ngôn ngữ, chuyên đả phá Radio Hànội và đưa vào BV tin tức của thế giới tự do, tin chiến trường xác thực, chương trình văn hoá và giải trí, bình luận so sánh đời sống hai miền Nam, Bắc…
Hệ thống tuyên truyền SOG gồm có Radio Red Flag, mệnh danh là tiếng nói của nhóm chống đối trong đảng cộng sản Bắc Việt. Ðài này không gay gắt với Nga Sô nhưng chỉ trích mạnh chính trị bộ ngã theo Bắc Kinh đem lại đau khổ và chết chóc cho dân tộc. Ra dô Hồng Kỳ, đặt ở ngoại ô Sàigòn, xử dụng một số cán bộ hồi chánh Việt và kỹ sư Phi Luật Tân. CIA điều hành từ Miền Nam đài phát thanh riêng mang tên Sao Ðỏ, Red Star Radio, chủ trương đặc biệt tố cáo Mặt trận Giải phóng Miền Nam là công cụ của cộng sản Bắc Việt.
Khẩu hiệu của đài là "Miền Nam của dân Nam". Ðài Ra dô Hànội giả áp dụng kỹ thuật điện tử ghosting để phá những buổi phát thanh của địch và thay thế vào đó những tin tức hay chỉ thị trái ngược. Qua chiến dịch Peanuts, nhiều chục nghìn chiếc máy ra dô pin tí hon Nhựt, với tầng số xếp sẵn, được thả dù ban đêm bên kia vĩ tuyến hay đưa vào bằng đường biển, chung với truyền đơn và những gói tặng phẩm đựng viết, đèn cầy, sách..v.v..
Nhiều bức thơ giả mạo được viết và gởi từ Paris, Hongkong, Tokyo, Bangkok... về địa chỉ của một số cán bộ cao và trung cấp CS ở Hànội bịa ra những mối liên lạc mật hay chỉ trích Trung ương Ðảng. Cơ quan kiễm duyệt gắt gao của BV có thể sa vào bẩy. Các cán bộ CS hồi chánh ở Miền Nam cũng được khuyến khích viết thơ cho thân nhân trên vĩ tuyến 17 đề cao đời sống ở Miền Nam.
Chương trình Soap Chips chuyên lo việc gắn vào xác của chiến binh BV thơ trối trăn (giả) của họ gởi về gia đình, mô tả cảnh sống cơ cực trong Quân đội Nhân dân và thái độ cư xử hống hách của cố vấn Tàu cộng. OP 39 cũng có chương trình Eldest Son mua lại từ quốc gia đệ tam loại súng AK-47 và súng cối 82 ly do Trung cộng chế tạo, để tháo gở ra, gài vào bên trong chất nổ, xong ráp lại để thả dù tại vùng CS ở Lào và Miên. Những võ khí này gây thiệt hại cho dối phương không ít. Trước khi qua đời vào năm 1969, Hồ Chí Minh có lệ hằng năm gởi thơ chúc Tết cán bộ tại ngũ.
Quần chúng mỏi mệt và oán ghét Bắc kinh vì chiến cuộc kéo dài. Mùa Xuân 1971, OP 39 cho in và phổ biến ở Lào, Miên và Miền Nam 22.000 tấm thiệp ký tên Trường Chinh, nhân vật khét tiếng thân Trung cộng đề cao "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng công". Theo sự tiết lộ của Bob Andrews, một chuyên viên Tâm lý chiến, SOG có đề nghị tràn ngập BV bằng giấy bạc giả để làm suy sụp nền kinh tế CS nhưng "thượng cấp" không chấp nhận.
Thẩm lượng kế hoạch OP 39. Lý do thất bại:
Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền, sáng kiến và kỹ thuật vào tâm lý chiến chống Hà Nội. Tuy nhiên, phần kết trong phúc trình thẩm lượng tháng hai 1968 của nhóm MACV Ad Hoc Evaluation Group, do Thiếu Tướng AR. Brownfield,Jr. chủ tọa, cho biết "Chương trình SOG không rõ ràng và quá rộng, not clear and too broad." Ba Ðại tá chỉ huy liên tiếp SOG là Clyde Russel, Don Balckburn và Jack Singlaub cũng thú nhận kế hoạch OP 39 không đem lại kết quả mong muốn. Nếu đào sâu, sẽ thấy nhiều lý do:
1 - Thiếu mục tiêu chiến lược, Lack of strategic purpose. Ðúng vậy, Hoa Thịnh Ðốn không cho phép SOG tổ chức một phong trào chống đối thật sự trên vĩ tuyến 17 hay khuyến khích dân chúng BV hành động. Năm 1956, vì Ngoại trưởng John Foster Dulles chống đối, HK đã bỏ qua cơ hội tổ chức dấy lọan để lật đổ CS Bắc Việt. Chủ trương của Tổng thống Kennedy năm 1961 tạo bất ổn ở Miền Bắc để trả đũa cũng lần hồi xuống giọng. Năm 1963, William Colby đề nghị áp dụng "bài học Hung gia Lợi" ở BV nhưng không được chấp nhận vì sợ Bắc kinh phản ứng. Chính sách "vừa đánh, vừa thủ" của HK làm cho Bob Andrews, một trong chuyên gia điều khiển OP 39, than trách: Think small, don’t think big, because if you think big, you’ll never get it done."
2 - Thiếu sự phối trí và bổ sung, lack of coordinated planning and integration, giũa các phần bộ của kế hoạch OP 39 bị chia cách quá đáng, viện lẽ cần tích cực bảo mật. Không có một kế hoạch đầu não não, không ai trong OP 39 thật sự hiểu kế hoạch sẽ dẫøn đến đâu.
3 - Nhân sự không có đủ kinh nghiệm về tâm lý chiến và không thông hiểu văn hoá Việt Nam. Quân nhân Mỹ và nhân viên CIA biệt phái qua kế hoạch OP 39 không được huấn luyện thích hơp để thi hành công tác đúng đắn.
4 - Thẩm lượng không chính xác ảnh hưởng của những cuộc hành quân tâm lý chiến đối với mục tiêu Bắc Việt.
Trong kế hoạch OP 39, Phòng Sưu tầm và Phân tích, Research & Analysis, có trách nhiệm thu thập, đối chiếu và giải thích tin tức từ Miên Bắc để một mặt, tìm ra các yếu điểm tâm lý của phe địch và mặt khác, ấn định hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch.
Mục đích thứ hai không hề thực hiện được. Bill Rydell, nguời điều khiển chót OP 39, cho rằng sự thẩm lượng này không dễ trong một chế dộ công an trị sau bức Màn sắt. Ít khi đối phương chịu tiết lộ hiệu quả thật sự hay phản đối công khai.
Bắc Việt chống trả mãnh liệt.
Vì bị gián điệp ám ảnh thường xuyên và lo ngại HK tấn công bằng chiến tranh tâm lý nên CS đề phòng bằng nhiều phương thức gắt gao như cho báo giới liên tục kêu gọi dân chúng cảnh tỉnh, siết chặt mạng lưới công an khắp nới, phổ biến sâu rộng tài liệu "Chỉ dẫn và Biên pháp" và ban hành luật phạt tối đa (tử hình, khổ sai) những hành động "phản quốc, phá rối trật tự."
Ðặc biệt, từ 1965 đến 1967, CS tạo trong xứ một bầu không khí căng thẳng tối đa ố hơn cả tình trạng bị xâm nhập thật sự - để thức tỉnh dân về chiến dịch bí mật của Mỹ. Tháng sáu 1967, hai tờ báo Học Tập và Nhân Dân công khai tố Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc là một tổ chức ma và cấm nhặt quần chúng lén nghe các "đài phát thanh lậu", đọc truyền đơn và nhận các góí tặng phẩm từ bên ngoài. Tuy nhiên có một điều mà Hànội không biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn không đồng ý cho lật đổ chính phủ CS bằng võ lực. Ðầu tháng 11.1968, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh chấm dứt hai kế hoạch OP 39 và OP 34 vì Bắc Việt chiụ bắt đầu nói chuyện hoà bình.
Ngũ Giác Ðài đợi nhiều thập niên mới bạch hoá hồ sơ chiến tranh bất quy ước chống Hànội sau khi thua cuộc chiến quy ước năm 1975. Ðây là một bài học đắt giá khác cho Hoa kỳ bị đánh bại lần đầu tiên từ ngày lập quốc.
Trong bao nhiêu tính toán sai lầm, ít nửa có một điều mà trùm CIA William Colby đự đoán không trật: Tâm lý chiến đã làm Cộng sản thật sự "phát điên" vì tạo cho họ một cuộc sống ngày đêm hoảng hốt. Cuộc chiến bằng trí óc này đáng lý đem lại kết quả khá hơn nếu thượng tầng lãnh đạo Hoa kỳ quyết tâm đánh để thắng và thông suốt tâm lý Á châu.
Lâm Lễ Trinh
https://ngothelinh.tripod.com/GuomThiengAiQuoc.html
Một Chuyến Ðổ Bộ Vào THANH-HÓA
|
Một Chuyến Ðổ Bộ Vào THANH-HÓA
Hay: Một Chuyến Công Tác Ðặc Biệt
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập ra mục đích để bảo vệ Tổ Quốc và chống lại sự xâm lăng của bọn cộng sản miền Bắc.
Lợi dụng sự tự vệ của QLVNCH bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ theo Hiệp Định Geneve 1954, nên bọn cộng sản miền Bắc được sự yểm trợ của cộng sản Quốc Tế cứ gia tăng liên tục tấn công miền nam Việt Nam. Vì lý do đó mà Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định thành lập những đơn vị đặc biệt để tấn công lại kẻ thù ngay tại hậu phương hay tại các mật khu của chúng.
● Bộ phận thứ: I – Là xâm nhập bằng đường bộ với sự yểm trợ và hợp tác của Không Quân.
● Bộ phận thứ: II – Là xâm nhập bằng đường biển, có tên gọi là Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
Trong Sở PVDH (Phòng Vệ Duyên Hải) gồm có hai Lực Lượng:
■ Hải Tuần và
■ Biệt Hải.
Hải Tuần Tất cả nhân viên Lực Lượng Hải Tuần là do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái qua Sở PVDH đặt dưới quyền Chỉ Huy của Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật.
Biệt Hải Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt.
Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân Sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH, mà hoàn toàn đều do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT - Seal hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ.
Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải. Để trở thành người quân nhân Biệt Hải đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là:
– Tung mây lướt gió (Nhảy Dù) và
– Xử dụng bình hơi (Người Nhái).
Bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể xử dụng về đường không, đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa Nhảy Dù và khóa Người Nhái thì lúc đó các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có hai bộ áo “rằn ri” và một nón đỏ do quân nhu Quân Lực VNCH, hai bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt Kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại, trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc tất cả phải có đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép bằng không thì phải ở lại trại, vì để bảo mật cho các công tác xâm nhập nên Lực Lượng Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào?
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp, đối với dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo Sơn Trà thường gọi chúng tôi là Biệt Kích Nhái, những lúc thời tiết miền Bắc biển động các toán thay phiên nhau đi công tác ở các Mật Khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.
.....................................
Tôi còn nhớ vào dịp Trung Thu năm 1967, toán Numbus được chỉ định đi công tác xâm nhập vào vùng Thanh Hóa. Ðối với Lực Lượng Biệt Hải bất kỳ chuyến công tác nào cũng là đặc biệt cả, nhưng có lẻ chuyến xâm nhập lần nầy có một vài điểm khác lạ hơn các chuyến khác vì một lúc phải làm hai nhiệm vụ: Ðó là -- bắt cóc cán bộ địa phương đưa về Nam để khai thác tin tức, ngoài ra toán còn được giao thêm phận vụ Tâm Lý Chiến, vì lúc đó sẵn dịp Tết Trung Thu nên chúng tôi phải mang những gói quà biếu tặng của MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC cho các em miền Bắc như lệnh trên giao phó (trong đó hình như là vải vóc, áo quần, bánh kẹo và radio. v. v… Vì những thứ nầy đã được gói sẵn trong bọc nylon rất kín đáo vì sợ thấm nước, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đem đi).
Ðể chuẩn bị cho chuyến công tác được thành công. Toán đã thực tập rất chu đáo, được chỉ dẫn phận vụ của từng người trên mặt sa bàn, và nghiên cứu cẩn thận vào các tấm hình không ảnh, ban ngày thì toàn đội tập vượt sóng, bơi lội, chèo thuyền cao su. Ban đêm thực tập đổ bộ, cứ như thế liên tục suốt trong vòng một tuần. Lần thực tập cuối cùng trước khi ra đi là đổ bộ toán vào vùng cửa Ðại, Hội An (vùng nầy ban đêm hoàn toàn do địch kiểm soát). Vì chương trình huấn luyện bắt buộc phải tìm một địa điểm ở trong Nam tương tự như miền Bắc để cho nhân viên dễ dàng làm quen được với địa thế, nhưng đắng cay làm sao cứ mỗi lần đi thực tập đổ bộ vào quanh vùng cửa Ðại, thì toán đều bị chạm địch hoặc mất tích.
Cũng như những chuyến trước, toán Numbus được các Chiến Đĩnh PTF đưa từ Ðà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, trên đường di chuyển tới mục tiêu. Anh em Hải Tuần có nhiệm vụ điều khiển Chiến - Hạm, riêng anh em toán chúng tôi phải ở dưới khoang hầm nằm ngủ hay nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho chuyến xâm nhập vào bờ trong một vài giờ sắp tới. Nói vậy chứ chẳng có ai chợp mắt được tâm trí lúc bấy giờ rối bời như mớ bòng bong, có cả hằng trăm chuyện để mà lo lắng suy nghĩ, nào là vợ con, cha mẹ, người yêu.v. v… Và rồi không biết chuyến xâm nhập lần nầy còn có cơ may để trở về Nam gặp lại những người mà mình đang suy nghĩ hay không? Hoặc là công tác tối nầy có đạt được thành quả như sự mong muốn của cấp trên và ngay chính cả anh em chúng tôi nữa, chưa nói đến bản tính nóng giận bất thường của trời đất.
Vì trước đây đã có nhiều chuyến khi hành động xong nhiệm vụ toán rút ra bờ biển tìm đường để lội ra xuồng cao su, và từ đó dùng làm phương tiện chở toán ra Chiến Đĩnh PTF đang đậu chờ ngoài khơi, thì đột nhiên dông gió thổi tới bất ngờ những đợt sống cứ liên tục dâng cao trắng xóa cả một vùng như tuyết, tệ hại hơn nữa là có những lần toán đã bại lộ mục tiêu và đang bị chúng bao vây rượt đuổi sau lưng, khi anh em thoát ra được tới bờ biển nỗi vui mừng vừa mới chớm nở, thì lại trông nhìn thảm cảnh sống gió trước mắt mà lòng cảm thấy ngao ngán, lúc đó mạnh ai người nấy cố sức lội ra tới xuồng để tìm con đường sống, sau đó trưởng toán mới gọi ám số hoặc tên thật từng anh em để kiểm soát ai còn ai mất.
Xuồng đổ bộ của các toán Biệt Hải tại Thanh Hóa, trong khi các chiến đĩnh PTF chờ ở ngoài khơi. (Hình)
Vì vùng công tác quá xa xôi, không có phương tiện yểm trợ hơn nữa chỉ hoạt động qua đêm, thời hạn ấn định cho nhiệm vụ phải hoàn tất trong vòng 5 hay hoặc 6 tiếng đồng hồ, và cũng nên biết sự kiểm soát an ninh phường khóm của công an miền Bắc rất kỹ, khác hẳn ở miền Nam nên rất khó trà trộn, toán bắt buộc phải rời khỏi vùng công tác trước khi mặt trời mọc, hoặc nếu trể giờ hẹn có thể Chiến Đĩnh PTF sẽ di chuyển khỏi địa điểm vì vấn đề an toàn, kế đến là lo sợ dân chúng ở địa phương phát giác, và họ sẽ đi báo cho công an hơn nữa vùng hoạt động nằm dọc theo bờ biển, bởi vậy không có địa thế thích hợp để ẩn trốn một khi bị sa cơ, như vậy kể như cuộc đời đã kết thúc, chưa nói đến những chuyện không may có thể xảy ra như trong số anh em có người bị thương chẳng hạn. Những giây phút nguy hiểm đó bốn chữ “sinh Nam, tử Bắc” đều hiện rõ nét trong đầu, nhưng hầu hết tất cả anh em toán vẫn luôn xác quyết với một niềm tin là phải tranh đấu cho sự sống còn ở trong mọi tình huống.
Ðang lúc còn suy nghĩ vẫn vơ thì giấc ngủ bổng đến tự lúc nào không hay, có lẽ vì quá mệt mỏi, 8 anh em chúng tôi chia nhau ngồi dưới hầm tàu chu vi không mấy được rộng, chiến đĩnh PPF vẫn phóng nhanh hết tốc độ thỉnh thoảng những đợt sóng đập vào lườn tàu rất mạnh đôi lúc làm mọi người tung lên khỏi chỗ mình ngồi, hơn nữa mùi dầu máy bốc lên cũng gây rất khó chịu một vài anh em đã phải ói mửa trông thật bơ phờ. Bỗng một tiếng còi vang lên đã làm tĩnh thức mọi người, báo hiệu cho toán mục tiêu đã sắp sửa tới, có lẽ theo sự suy nghĩ của tôi, vì ý Hạm Trưởng muốn cho anh em có chút thì giờ để chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng hồ lúc đó đúng gần 9 giờ tối, chúng tôi kiểm soát tất cả đồ trang bị cá nhân lại một lần cuối trước khi rời khỏi hầm tàu đi về phía sau lái PTF, và rồi cùng nhau hợp lực với hai người bạn điều khiển xuồng cao su xem xét lại cẩn thận (xuồng cao su được chia làm thành sáu ngăn, hai ngăn dưới lườn, và bốn ngăn ở trên được bơm bằng hơi, mục đích để giữ cho xuồng an toàn nếu lỡ bị trúng đạn ở ngăn nào hoặc giả thử có xì hơi, các ngăn còn lại vẫn giữ vững thế thăng bằng, và xuồng cao su được xử dụng bằng một loại máy giảm thanh (40 hp Johnson, chạy bằng xăng có pha nhớt) vào lúc đó chiếc chiến đĩnh PTF giảm bớt tốc độ, từ từ tiến vào mục tiêu, và rồi tới điểm dừng lại Hạm Trưởng đứng trên phòng lái phóng thanh ra lệnh cho toán chuẩn bị đổ bộ, hai chiếc xuồng cao su được các anh em Hải Tuần tới trợ giúp thả xuống hai bên mạn tàu ở phía sau chiến đĩnh, tiếp theo đó tất cả anh em toán tuần tự leo xuống ngồi theo vị thế đã được chỉ định trước khi đi nên rất gọn gàng và nhanh chóng.
Phận sự hai tài công phụ trách lái hai xuồng cao su liền cho nổ máy chạy theo sự hướng dẫn bằng radar của tàu mẹ (tức PTF) khi hai xuồng cao su vào đến gần bờ biển Thanh Hóa thì trưởng toán ra lệnh tắt máy và chèo bằng mái chèo nhỏ (dầm) để tránh gây tiếng động, khi khoảng cách bờ biển và xuồng cao su còn trên dưới 1000 thước trước tiên thả hai tiền sát viên lội vào bờ làm nhiệm vụ quan sát ngang, dọc (trên dưới) 100 thước và tìm địa thế an toàn cho toán xâm nhập lội vào sau, khi đã tìm được chỗ như ý lúc đó người tiền sát phụ lội ra nước ngang ngực dùng hồng ngoại tuyến loại nhỏ cầm tay bấm ám hiệu đã cho sẵn ở nhà (thường được xử dụng bằng ám hiệu "Tic- Tè" khoảng cách độ bao nhiêu giây được bấm lại một lần, tất cả quy luật đó chỉ có tiền sát và trưởng toán biết mà thôi, khi trưởng toán ngồi ngoài xuồng cao su nhìn vào phía bờ xác nhận đúng được chỉ thị đã ấn định lúc ra đi thuyết trình thì mới cho toán còn lại tiếp tục lội vào, cũng có một đôi lần hai tiền sát bị bắt, thì lập tức trưởng toán phải quyết định hủy bỏ công tác liền lúc đó lý do vì ám hiệu và giờ giấc không đúng.
Tất cả chúng tôi mang chân nhái áo phao và vũ khí cá nhân AK 47, nhảy xuống biển kẻ trước người sau cùng nhìn nhau lội vào. Còn lại hai xuồng cao su và hai nhân viên bỏ neo tại đó để canh giữ và có nhiệm vụ chờ đón toán khi xong phận sự lội ra, hai chân vừa chạm mặt đất anh em vội tháo gỡ cặp chân nhái móc vào bên hông và theo tiền sát dàn hàng ngang nằm dọc bờ biển, mọi cặp mắt đều đổ dồn hướng lên các bụi cây vì trên đó vẫn còn có một người tiền sát chính đang ngồi chờ. Kế đến trưởng toán lấy phương giác hướng đi đến mục tiêu, trên đường di chuyển mỗi bước đi là một nhịp thở từng tiếng động nhỏ của loài vật cũng đủ làm cho anh em giật mình, vì ban đêm nên sự quan sát ở phía trước mặt rất là giới hạn tâm trí lúc bấy giờ quên hết mọi sự kể cả vợ con, cha mẹ, người yêu v. v…
Ngược lại thần chết lúc nào cũng ám ảnh, sáu tay súng từng bước một luôn bám sát gần nhau. Chúng tôi di chuyển theo chiến thuật đột kích của Biệt - Hải mà cố vấn Seal Mỹ đã chỉ dẫn, tất cả mọi người đều cùng ý thức trách nhiệm và bảo vệ mức tối đa cho nhau, có ở trong những giây phút thập phần nguy hiểm nầy mới định nghĩa được cái tình đồng đội thật hết sức trân quý và hết sức tuyệt vời, trên đường di chuyển tới mục tiêu, chúng tôi không gặp một trở ngại nào.
Ðúng khoảng 2 giờ sáng cả toán đã tới được mục tiêu chỉ định đó là một xóm nhà thuộc dân chài lưới rất nghèo nàn dưới chế độ của Bác, đồng thời chúng tôi còn tìm cách đến nơi trú ngụ của cán bộ nhưng không thấy. Anh em chỉ gặp toàn những ông già bà lão và một số các em nhỏ. Nhân tiện đó đem phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình, tiếp theo đó một vài anh em trong toán còn làm thêm nhiệm vụ cắm cờ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc tại khu xóm đó, trước khi rút lui ra bờ biển để kịp đúng giờ đã hẹn, một số người tại đó sau khi nhận được quà, họ đã cám ơn rối rít trông thật hết sức thương tâm và còn luôn miệng gọi anh em chúng tôi là cán bộ mặt trận, trong số đó có một vài người trẻ đã tỏ ra rất bạo miệng xin được đi theo với cán bộ (tức chúng tôi). Nhưng chuyến nầy anh em toán không có lệnh đưa dân về Nam khai thác tin tức, nên vội vàng từ chối và nói khéo là sẽ gặp họ lại trong lần tới. Trước những năm 1975 rất ít người ngoài biết đến đơn vị Biệt Hải và LL Hải Tuần, họ là ai? Và cũng không bao giờ biết được sự hoạt động phía trong nội bộ của SPVDDH ra sao, chỉ trừ nhân viên đã có thời gian phục vụ nhưng khi hết giao kèo thì đều được an ninh dặn dò theo như trong tờ bảo mật của Sở.
Ngày 30. 4. 1975, toàn thể QLVNCH bị bức tử bởi các thế lực ngoại bang và bắt buộc phải thua trận, hằng trăm ngàn quân cán chính phải chịu cảnh trả thù khát máu của cộng sản Bắc Việt bằng cách tập trung đưa vào các trại tù khổng lồ đầy khắc nghiệt và ác độc không có lối thoát, vì cuối nẻo đường cùng đầy tuyệt vọng.
Tôi đành phải ra trình diện ở địa phương của tôi tại (Huế) tôi khai là phục vụ ở đơn vị Nhảy Dù, cũng may nhờ lúc còn ở Lực Lượng Biệt Hải tôi đã kín miệng, ngay cả người thân trong gia đình trong những lần có phép về thăm nhà, cũng không hề biết tôi là lính gì và phục vụ ở đâu? Lúc đầu chúng tôi được tụi cộng sản tập trung ở trại Khe sanh, Quảng Trị, một thời gian sau cộng sản di chuyển chúng tôi về trại Cồn Tiên, Ðông Hà.
Tôi được vào đội 7 (đội 7 là đội dành riêng cho cấp bậc Trung-úy) ở trại vẫn thường có những giờ học chính trị tại Hội trường, hôm đó có một chính trị viên cao cấp ở trung ương đến thăm trại và hắn “lên lớp” nói rằng: “Một tên Biệt Kích tội lỗi ngang bằng một viên Ðại Tá” tôi ngồi dưới lớp nghe qua đồng thời mĩm cười, và thầm nghĩ trong bụng: ‘Tao đang ngồi trước mặt chúng mày đây, phải trước năm 75, tao gặp được mầy có lẽ giờ nầy mầy đã đi mò tôm cho Thủy Vương rồi.’
Sau một thời gian vì không chịu nỗi sự nhục nhã và hành hạ thân xác của bọn cai tù, và vốn mang trong người dòng máu Biệt Hải không bao giờ chịu khuất phục bọn răng đen mã tấu. Tôi đã quyết định trốn trại vào năm 1977.
Oregon, ngày 8 tháng 10 năm 2001.
Nguyễn Văn Kha
Biệt- Hải Toán Numbus
Trưởng Toán 717,
Ðoàn 71, Sở Công Tác,
Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH
...............................
Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Service)
Sở Phòng Vệ Duyên Hải đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm:
– Lực Lượng Hải Tuần và
– Lực Lượng Biệt Hải.
1. Lực Lượng Hải Tuần Có nhiệm vụ chính là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên, thả và vớt các toán Biệt Hải, các chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Hải Tuần. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tàu bè, chiến tranh tâm lý v.v...
2. Lực Lượng Biệt Hải có nhiệm vụ dùng người nhái xâm nhập Bắc Việt.
Hải Quân Việt Nam (HQVN) sinh trưởng vào đúng giai đoạn tinh thần dân tộc tự quyết trên toàn Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang lên cao, và bộ mặt thật cùng tham vọng bá quyền của CSBV đã hiện nguyên hình.
Năm 1950, một số thanh niên Việt Nam được tuyển mộ và gửi sang Pháp học ngắn hạn tại trường sĩ quan Hải Quân Brest. Nhưng không may, thời tiết miền Bắc nước Pháp năm đó lạnh đột ngột, khóa sinh Việt Nam không đủ thể lực để chịu đựng các khóa huấn luyện ngoài khơi, không có SVSQ nào tốt nghiệp.
Năm 1951, Dự án về Trung Tâm Huấn luyên Hải Quân (HLHQ) Việt Nam được khởi xướng. Năm 1952, 350 thanh niên Việt Nam được Hải Quân tuyển mộ. Phần lớn khóa sinh được thụ huấn tại Việt Nam, một số ít được dự trù gửi sang huấn luyện tại trường SQHQ Pháp tại Brest. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung Tâm HLHQ Nha Trang bắt đầu khóa 1 Thủy Thủ chuyên nghiệp gồm 150 khóa sinh và sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo khóa 1 Hạ Sĩ quan. Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây dựng TTHL tạm xong. Ngày 01 tháng 11 năm 1952, TTHLHQ Nha Trang khai giảng khóa 2 SQHQ gồm 12 SVSQ ngành chỉ huy, 4SVSQ ngành cơ khí. Đến tháng 7 năm 1953 khai giảng khóa 3. Về phần huấn luyện Hạ sĩ quan lúc đầu Hải Quân không mở thẳng những cuộc thi tuyển từ ứng viên dân chính. TTHLHQ Nha Trang được ủy thác quyền chọn lựa các thủy thủ học viên xuất sắc nhất để tạo thành các HSQ chuyên nghiệp. Cho tới năm 1953 Việt Nam vẫn chưa có tàu, các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam tập sự trên các chiến hạm của Pháp.
Sau nhiều khó khăn, cuối cùng HQVN cũng được chính thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Hải Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, quân số chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của 1% quân lực, tình trạng không những yếu ớt mà còn bị xé lẻ. Ngày 11 tháng 2 năm 1953 đánh dấu một ngày quan trọng khi Thủ tướng Bửu Lộc tháp tùng bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát của VN và Bộ tưởng Quốc phòng Pleven của Pháp đến chủ tọa buổi lễ tại bờ sông Sài Gòn thì Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên ba chiến hạm M655 Aubepine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ-111 Hàm Tử, HQ-112 Chương Dương, HQ-113 Bạch Đằng. Hình ảnh này được trình bày trên tờ báo Documents VN No 70 ngày 1 er Mars 1954 phát hành tại Pháp.
Trong những năm đầu mới thành lập, các sĩ quan HQVN chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, sĩ quan HQVN không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào. Khoảng cuối năm 1955, khi Hải Quân Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thuộc Giang Lực của Việt Nam, quân số HQVN rất khiêm tốn. Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, Hải Quân Đại Tá Recher là sĩ quan thâm niên hiện diện tại Hải Quân Pháp trên bờ. Ông đảm nhiệm hai chức vụ Phụ tá Hải Quân cho Tổng Tham Mưu trưởng và quyền chỉ huy HQVN.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn vào chức vụ Trưởng ban HQVN thay thế Đại Tá Recher. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức bổ nhiệm Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban HQ cạnh Tổng TMT Quân đội QGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ huy Hải Quân và TQLC. Ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, và bầu ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng, 98% cử tri tán thành. Tân Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến ước tạm thời tại Dinh Độc Lập ngày 26 tháng 10 năm 1955: Việt Nam là nước Cộng Hòa, Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống VNCH. HQVN danh xưng mới là Hải Quân VNCH.
Năm 1956 đánh dấu sự chấm dứt lệ thuộc nước Pháp, lực lượng HQ Pháp tại Viễn Đông chính thức giải tán vào ngày 26 tháng 4 năm 1956. Trong khi hai chính phủ Pháp và Việt Nam đang đối đầu về chính trị, với tư cách Tư Lệnh HQ một quốc gia độc lập, Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ ký ngay lệnh bổ nhiệm các sĩ quan Hải Quân Việt Nam nắm lấy hết quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp trên chiến hạm cũng như tại mọi đơn vị khác kể cả TQLC. Trong năm 1964, HQ VNCH đã tổ chức các cuộc hành quân ra ngoài Bắc vĩ tuyến 17. Các cảm tử quân Biệt Hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đợt kích xâm nhập vào khu vực Duyên Hải miền Bắc có căn cứ của CSBV (Cộng Sản Bắc Việt).
Ngày 3/8/1964 một toán đặc nhiệm Biệt Hải đã tấn công bằng pháo vào đài radar chính của CS tại mũi Vinh Sơn, phía nam thị xã Vinh. Năm 1965 CSBV gia tăng các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam.
Chúng lén lút đưa người và vũ khí xâm nhập miền Nam bằng đường biển. Ngày 19 tháng 2 năm 1965 HQ VNCH đã đánh chìm một tàu của CSBV tại Vũng Rô, tịch thu nhiều chiến lợi phẩm. Tình hình chiến sự ngày càng leo thang bằng các cuộc xâm nhập của CSBV trên khắp bốn vùng chiến thuật. Quân đội chính thức đứng ra lãnh đạo Quốc gia vào ngày 19 tháng 6 năm 1955 và từ đây Quân đội quy định rõ ràng ba quân chủng: Hải - Lục - Không Quân. Đại Tướng Cao Văn Viên tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh HQVN trong hai tháng 8 và 9 năm 1966.
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn)
Hải quân VNCH từng đứng hàng thứ 4 thế giới về số lượng tàu thuyền.
Sau đây là các Tàu chiến Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa được viết theo tiếng Anh và chữ tắc cũng theo tiếng Anh theo tiêu chuẩn quân sự của quốc tế:
► Khu Trục Hạm/Destroyer Escort and Radar Picket/DER
► Tuần Dương Hạm/White High Endurance Cutter/WHEC
► Hộ Tống Hạm/Patrol Craft Escort/PCE
► Giang Pháo Hạm/Landing Ship Infantry Light/LSIL
► Trợ Chiến Hạm/Landing Ship Support Large/LSSL
► Tuần Duyên Hạm/Patrol Gunboat Motor/PGM
► Dương Vận Hạm/Landing Ship Tank/LST
► Yểm Trợ Hạm/Auxiliary General Purpose/AGP
► Cơ Xưởng Hạm/Vĩnh Long HQ 802/Landing Craft Repair Ship/LCRS
► Hải Vận Hạm/Landing Ship Medium/LSM
► Bệnh Viện Hạm/Landing Ship Medium Hospital/LSMH
► Hỏa Vận Hạm/Yard Oiler Gunship/YOG
► Thực Vận Hạm/Refrigerated Covered Lighter/RCL
► Duyên Vận Hạm/Utility Boat 100 Feet/UB 100
► Giang Vận Hạm/Landing Craft Utility/LCU
► Giang Vận Hạm/Harbor Utility Craft/HUC
► Trục Vớt Hạm/Salvage Light Lift Craft/SLLC
► Kiểm Báo Hạm/Lights Ship/LS
► Tuần Duyên Đỉnh/Patrol Boat/PB
► Duyên Tốc Đỉnh/Patrol Craft Fast/PCF
► Duyên Kích Đỉnh/Coastal Raider/Ferro Cement/CR/FC
Các tàu của COAST GUARD Mỹ đều mang chữ W ở đầu để dễ phân biệt (WHEC, WBP, WLV etc...)
Nguồn:
Hay: Một Chuyến Công Tác Ðặc Biệt
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập ra mục đích để bảo vệ Tổ Quốc và chống lại sự xâm lăng của bọn cộng sản miền Bắc.
Lợi dụng sự tự vệ của QLVNCH bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ theo Hiệp Định Geneve 1954, nên bọn cộng sản miền Bắc được sự yểm trợ của cộng sản Quốc Tế cứ gia tăng liên tục tấn công miền nam Việt Nam. Vì lý do đó mà Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định thành lập những đơn vị đặc biệt để tấn công lại kẻ thù ngay tại hậu phương hay tại các mật khu của chúng.
● Bộ phận thứ: I – Là xâm nhập bằng đường bộ với sự yểm trợ và hợp tác của Không Quân.
● Bộ phận thứ: II – Là xâm nhập bằng đường biển, có tên gọi là Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
Trong Sở PVDH (Phòng Vệ Duyên Hải) gồm có hai Lực Lượng:
■ Hải Tuần và
■ Biệt Hải.
Hải Tuần Tất cả nhân viên Lực Lượng Hải Tuần là do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái qua Sở PVDH đặt dưới quyền Chỉ Huy của Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật.
Biệt Hải Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt.
Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân Sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH, mà hoàn toàn đều do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT - Seal hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ.
Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải. Để trở thành người quân nhân Biệt Hải đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là:
– Tung mây lướt gió (Nhảy Dù) và
– Xử dụng bình hơi (Người Nhái).
Bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể xử dụng về đường không, đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa Nhảy Dù và khóa Người Nhái thì lúc đó các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có hai bộ áo “rằn ri” và một nón đỏ do quân nhu Quân Lực VNCH, hai bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt Kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại, trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc tất cả phải có đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép bằng không thì phải ở lại trại, vì để bảo mật cho các công tác xâm nhập nên Lực Lượng Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào?
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp, đối với dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo Sơn Trà thường gọi chúng tôi là Biệt Kích Nhái, những lúc thời tiết miền Bắc biển động các toán thay phiên nhau đi công tác ở các Mật Khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.
.....................................
Tôi còn nhớ vào dịp Trung Thu năm 1967, toán Numbus được chỉ định đi công tác xâm nhập vào vùng Thanh Hóa. Ðối với Lực Lượng Biệt Hải bất kỳ chuyến công tác nào cũng là đặc biệt cả, nhưng có lẻ chuyến xâm nhập lần nầy có một vài điểm khác lạ hơn các chuyến khác vì một lúc phải làm hai nhiệm vụ: Ðó là -- bắt cóc cán bộ địa phương đưa về Nam để khai thác tin tức, ngoài ra toán còn được giao thêm phận vụ Tâm Lý Chiến, vì lúc đó sẵn dịp Tết Trung Thu nên chúng tôi phải mang những gói quà biếu tặng của MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC cho các em miền Bắc như lệnh trên giao phó (trong đó hình như là vải vóc, áo quần, bánh kẹo và radio. v. v… Vì những thứ nầy đã được gói sẵn trong bọc nylon rất kín đáo vì sợ thấm nước, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đem đi).
Ðể chuẩn bị cho chuyến công tác được thành công. Toán đã thực tập rất chu đáo, được chỉ dẫn phận vụ của từng người trên mặt sa bàn, và nghiên cứu cẩn thận vào các tấm hình không ảnh, ban ngày thì toàn đội tập vượt sóng, bơi lội, chèo thuyền cao su. Ban đêm thực tập đổ bộ, cứ như thế liên tục suốt trong vòng một tuần. Lần thực tập cuối cùng trước khi ra đi là đổ bộ toán vào vùng cửa Ðại, Hội An (vùng nầy ban đêm hoàn toàn do địch kiểm soát). Vì chương trình huấn luyện bắt buộc phải tìm một địa điểm ở trong Nam tương tự như miền Bắc để cho nhân viên dễ dàng làm quen được với địa thế, nhưng đắng cay làm sao cứ mỗi lần đi thực tập đổ bộ vào quanh vùng cửa Ðại, thì toán đều bị chạm địch hoặc mất tích.
Cũng như những chuyến trước, toán Numbus được các Chiến Đĩnh PTF đưa từ Ðà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, trên đường di chuyển tới mục tiêu. Anh em Hải Tuần có nhiệm vụ điều khiển Chiến - Hạm, riêng anh em toán chúng tôi phải ở dưới khoang hầm nằm ngủ hay nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho chuyến xâm nhập vào bờ trong một vài giờ sắp tới. Nói vậy chứ chẳng có ai chợp mắt được tâm trí lúc bấy giờ rối bời như mớ bòng bong, có cả hằng trăm chuyện để mà lo lắng suy nghĩ, nào là vợ con, cha mẹ, người yêu.v. v… Và rồi không biết chuyến xâm nhập lần nầy còn có cơ may để trở về Nam gặp lại những người mà mình đang suy nghĩ hay không? Hoặc là công tác tối nầy có đạt được thành quả như sự mong muốn của cấp trên và ngay chính cả anh em chúng tôi nữa, chưa nói đến bản tính nóng giận bất thường của trời đất.
Vì trước đây đã có nhiều chuyến khi hành động xong nhiệm vụ toán rút ra bờ biển tìm đường để lội ra xuồng cao su, và từ đó dùng làm phương tiện chở toán ra Chiến Đĩnh PTF đang đậu chờ ngoài khơi, thì đột nhiên dông gió thổi tới bất ngờ những đợt sống cứ liên tục dâng cao trắng xóa cả một vùng như tuyết, tệ hại hơn nữa là có những lần toán đã bại lộ mục tiêu và đang bị chúng bao vây rượt đuổi sau lưng, khi anh em thoát ra được tới bờ biển nỗi vui mừng vừa mới chớm nở, thì lại trông nhìn thảm cảnh sống gió trước mắt mà lòng cảm thấy ngao ngán, lúc đó mạnh ai người nấy cố sức lội ra tới xuồng để tìm con đường sống, sau đó trưởng toán mới gọi ám số hoặc tên thật từng anh em để kiểm soát ai còn ai mất.
Xuồng đổ bộ của các toán Biệt Hải tại Thanh Hóa, trong khi các chiến đĩnh PTF chờ ở ngoài khơi. (Hình)
Vì vùng công tác quá xa xôi, không có phương tiện yểm trợ hơn nữa chỉ hoạt động qua đêm, thời hạn ấn định cho nhiệm vụ phải hoàn tất trong vòng 5 hay hoặc 6 tiếng đồng hồ, và cũng nên biết sự kiểm soát an ninh phường khóm của công an miền Bắc rất kỹ, khác hẳn ở miền Nam nên rất khó trà trộn, toán bắt buộc phải rời khỏi vùng công tác trước khi mặt trời mọc, hoặc nếu trể giờ hẹn có thể Chiến Đĩnh PTF sẽ di chuyển khỏi địa điểm vì vấn đề an toàn, kế đến là lo sợ dân chúng ở địa phương phát giác, và họ sẽ đi báo cho công an hơn nữa vùng hoạt động nằm dọc theo bờ biển, bởi vậy không có địa thế thích hợp để ẩn trốn một khi bị sa cơ, như vậy kể như cuộc đời đã kết thúc, chưa nói đến những chuyện không may có thể xảy ra như trong số anh em có người bị thương chẳng hạn. Những giây phút nguy hiểm đó bốn chữ “sinh Nam, tử Bắc” đều hiện rõ nét trong đầu, nhưng hầu hết tất cả anh em toán vẫn luôn xác quyết với một niềm tin là phải tranh đấu cho sự sống còn ở trong mọi tình huống.
Ðang lúc còn suy nghĩ vẫn vơ thì giấc ngủ bổng đến tự lúc nào không hay, có lẽ vì quá mệt mỏi, 8 anh em chúng tôi chia nhau ngồi dưới hầm tàu chu vi không mấy được rộng, chiến đĩnh PPF vẫn phóng nhanh hết tốc độ thỉnh thoảng những đợt sóng đập vào lườn tàu rất mạnh đôi lúc làm mọi người tung lên khỏi chỗ mình ngồi, hơn nữa mùi dầu máy bốc lên cũng gây rất khó chịu một vài anh em đã phải ói mửa trông thật bơ phờ. Bỗng một tiếng còi vang lên đã làm tĩnh thức mọi người, báo hiệu cho toán mục tiêu đã sắp sửa tới, có lẽ theo sự suy nghĩ của tôi, vì ý Hạm Trưởng muốn cho anh em có chút thì giờ để chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng hồ lúc đó đúng gần 9 giờ tối, chúng tôi kiểm soát tất cả đồ trang bị cá nhân lại một lần cuối trước khi rời khỏi hầm tàu đi về phía sau lái PTF, và rồi cùng nhau hợp lực với hai người bạn điều khiển xuồng cao su xem xét lại cẩn thận (xuồng cao su được chia làm thành sáu ngăn, hai ngăn dưới lườn, và bốn ngăn ở trên được bơm bằng hơi, mục đích để giữ cho xuồng an toàn nếu lỡ bị trúng đạn ở ngăn nào hoặc giả thử có xì hơi, các ngăn còn lại vẫn giữ vững thế thăng bằng, và xuồng cao su được xử dụng bằng một loại máy giảm thanh (40 hp Johnson, chạy bằng xăng có pha nhớt) vào lúc đó chiếc chiến đĩnh PTF giảm bớt tốc độ, từ từ tiến vào mục tiêu, và rồi tới điểm dừng lại Hạm Trưởng đứng trên phòng lái phóng thanh ra lệnh cho toán chuẩn bị đổ bộ, hai chiếc xuồng cao su được các anh em Hải Tuần tới trợ giúp thả xuống hai bên mạn tàu ở phía sau chiến đĩnh, tiếp theo đó tất cả anh em toán tuần tự leo xuống ngồi theo vị thế đã được chỉ định trước khi đi nên rất gọn gàng và nhanh chóng.
Phận sự hai tài công phụ trách lái hai xuồng cao su liền cho nổ máy chạy theo sự hướng dẫn bằng radar của tàu mẹ (tức PTF) khi hai xuồng cao su vào đến gần bờ biển Thanh Hóa thì trưởng toán ra lệnh tắt máy và chèo bằng mái chèo nhỏ (dầm) để tránh gây tiếng động, khi khoảng cách bờ biển và xuồng cao su còn trên dưới 1000 thước trước tiên thả hai tiền sát viên lội vào bờ làm nhiệm vụ quan sát ngang, dọc (trên dưới) 100 thước và tìm địa thế an toàn cho toán xâm nhập lội vào sau, khi đã tìm được chỗ như ý lúc đó người tiền sát phụ lội ra nước ngang ngực dùng hồng ngoại tuyến loại nhỏ cầm tay bấm ám hiệu đã cho sẵn ở nhà (thường được xử dụng bằng ám hiệu "Tic- Tè" khoảng cách độ bao nhiêu giây được bấm lại một lần, tất cả quy luật đó chỉ có tiền sát và trưởng toán biết mà thôi, khi trưởng toán ngồi ngoài xuồng cao su nhìn vào phía bờ xác nhận đúng được chỉ thị đã ấn định lúc ra đi thuyết trình thì mới cho toán còn lại tiếp tục lội vào, cũng có một đôi lần hai tiền sát bị bắt, thì lập tức trưởng toán phải quyết định hủy bỏ công tác liền lúc đó lý do vì ám hiệu và giờ giấc không đúng.
Tất cả chúng tôi mang chân nhái áo phao và vũ khí cá nhân AK 47, nhảy xuống biển kẻ trước người sau cùng nhìn nhau lội vào. Còn lại hai xuồng cao su và hai nhân viên bỏ neo tại đó để canh giữ và có nhiệm vụ chờ đón toán khi xong phận sự lội ra, hai chân vừa chạm mặt đất anh em vội tháo gỡ cặp chân nhái móc vào bên hông và theo tiền sát dàn hàng ngang nằm dọc bờ biển, mọi cặp mắt đều đổ dồn hướng lên các bụi cây vì trên đó vẫn còn có một người tiền sát chính đang ngồi chờ. Kế đến trưởng toán lấy phương giác hướng đi đến mục tiêu, trên đường di chuyển mỗi bước đi là một nhịp thở từng tiếng động nhỏ của loài vật cũng đủ làm cho anh em giật mình, vì ban đêm nên sự quan sát ở phía trước mặt rất là giới hạn tâm trí lúc bấy giờ quên hết mọi sự kể cả vợ con, cha mẹ, người yêu v. v…
Ngược lại thần chết lúc nào cũng ám ảnh, sáu tay súng từng bước một luôn bám sát gần nhau. Chúng tôi di chuyển theo chiến thuật đột kích của Biệt - Hải mà cố vấn Seal Mỹ đã chỉ dẫn, tất cả mọi người đều cùng ý thức trách nhiệm và bảo vệ mức tối đa cho nhau, có ở trong những giây phút thập phần nguy hiểm nầy mới định nghĩa được cái tình đồng đội thật hết sức trân quý và hết sức tuyệt vời, trên đường di chuyển tới mục tiêu, chúng tôi không gặp một trở ngại nào.
Ðúng khoảng 2 giờ sáng cả toán đã tới được mục tiêu chỉ định đó là một xóm nhà thuộc dân chài lưới rất nghèo nàn dưới chế độ của Bác, đồng thời chúng tôi còn tìm cách đến nơi trú ngụ của cán bộ nhưng không thấy. Anh em chỉ gặp toàn những ông già bà lão và một số các em nhỏ. Nhân tiện đó đem phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình, tiếp theo đó một vài anh em trong toán còn làm thêm nhiệm vụ cắm cờ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc tại khu xóm đó, trước khi rút lui ra bờ biển để kịp đúng giờ đã hẹn, một số người tại đó sau khi nhận được quà, họ đã cám ơn rối rít trông thật hết sức thương tâm và còn luôn miệng gọi anh em chúng tôi là cán bộ mặt trận, trong số đó có một vài người trẻ đã tỏ ra rất bạo miệng xin được đi theo với cán bộ (tức chúng tôi). Nhưng chuyến nầy anh em toán không có lệnh đưa dân về Nam khai thác tin tức, nên vội vàng từ chối và nói khéo là sẽ gặp họ lại trong lần tới. Trước những năm 1975 rất ít người ngoài biết đến đơn vị Biệt Hải và LL Hải Tuần, họ là ai? Và cũng không bao giờ biết được sự hoạt động phía trong nội bộ của SPVDDH ra sao, chỉ trừ nhân viên đã có thời gian phục vụ nhưng khi hết giao kèo thì đều được an ninh dặn dò theo như trong tờ bảo mật của Sở.
Ngày 30. 4. 1975, toàn thể QLVNCH bị bức tử bởi các thế lực ngoại bang và bắt buộc phải thua trận, hằng trăm ngàn quân cán chính phải chịu cảnh trả thù khát máu của cộng sản Bắc Việt bằng cách tập trung đưa vào các trại tù khổng lồ đầy khắc nghiệt và ác độc không có lối thoát, vì cuối nẻo đường cùng đầy tuyệt vọng.
Tôi đành phải ra trình diện ở địa phương của tôi tại (Huế) tôi khai là phục vụ ở đơn vị Nhảy Dù, cũng may nhờ lúc còn ở Lực Lượng Biệt Hải tôi đã kín miệng, ngay cả người thân trong gia đình trong những lần có phép về thăm nhà, cũng không hề biết tôi là lính gì và phục vụ ở đâu? Lúc đầu chúng tôi được tụi cộng sản tập trung ở trại Khe sanh, Quảng Trị, một thời gian sau cộng sản di chuyển chúng tôi về trại Cồn Tiên, Ðông Hà.
Tôi được vào đội 7 (đội 7 là đội dành riêng cho cấp bậc Trung-úy) ở trại vẫn thường có những giờ học chính trị tại Hội trường, hôm đó có một chính trị viên cao cấp ở trung ương đến thăm trại và hắn “lên lớp” nói rằng: “Một tên Biệt Kích tội lỗi ngang bằng một viên Ðại Tá” tôi ngồi dưới lớp nghe qua đồng thời mĩm cười, và thầm nghĩ trong bụng: ‘Tao đang ngồi trước mặt chúng mày đây, phải trước năm 75, tao gặp được mầy có lẽ giờ nầy mầy đã đi mò tôm cho Thủy Vương rồi.’
Sau một thời gian vì không chịu nỗi sự nhục nhã và hành hạ thân xác của bọn cai tù, và vốn mang trong người dòng máu Biệt Hải không bao giờ chịu khuất phục bọn răng đen mã tấu. Tôi đã quyết định trốn trại vào năm 1977.
Oregon, ngày 8 tháng 10 năm 2001.
Nguyễn Văn Kha
Biệt- Hải Toán Numbus
Trưởng Toán 717,
Ðoàn 71, Sở Công Tác,
Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH
...............................
Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Service)
Sở Phòng Vệ Duyên Hải đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm:
– Lực Lượng Hải Tuần và
– Lực Lượng Biệt Hải.
1. Lực Lượng Hải Tuần Có nhiệm vụ chính là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên, thả và vớt các toán Biệt Hải, các chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Hải Tuần. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tàu bè, chiến tranh tâm lý v.v...
2. Lực Lượng Biệt Hải có nhiệm vụ dùng người nhái xâm nhập Bắc Việt.
Hải Quân VNCH - Lực Lượng Yểm Trợ Hùng Mạnh
Năm 1950, một số thanh niên Việt Nam được tuyển mộ và gửi sang Pháp học ngắn hạn tại trường sĩ quan Hải Quân Brest. Nhưng không may, thời tiết miền Bắc nước Pháp năm đó lạnh đột ngột, khóa sinh Việt Nam không đủ thể lực để chịu đựng các khóa huấn luyện ngoài khơi, không có SVSQ nào tốt nghiệp.
Năm 1951, Dự án về Trung Tâm Huấn luyên Hải Quân (HLHQ) Việt Nam được khởi xướng. Năm 1952, 350 thanh niên Việt Nam được Hải Quân tuyển mộ. Phần lớn khóa sinh được thụ huấn tại Việt Nam, một số ít được dự trù gửi sang huấn luyện tại trường SQHQ Pháp tại Brest. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung Tâm HLHQ Nha Trang bắt đầu khóa 1 Thủy Thủ chuyên nghiệp gồm 150 khóa sinh và sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo khóa 1 Hạ Sĩ quan. Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây dựng TTHL tạm xong. Ngày 01 tháng 11 năm 1952, TTHLHQ Nha Trang khai giảng khóa 2 SQHQ gồm 12 SVSQ ngành chỉ huy, 4SVSQ ngành cơ khí. Đến tháng 7 năm 1953 khai giảng khóa 3. Về phần huấn luyện Hạ sĩ quan lúc đầu Hải Quân không mở thẳng những cuộc thi tuyển từ ứng viên dân chính. TTHLHQ Nha Trang được ủy thác quyền chọn lựa các thủy thủ học viên xuất sắc nhất để tạo thành các HSQ chuyên nghiệp. Cho tới năm 1953 Việt Nam vẫn chưa có tàu, các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam tập sự trên các chiến hạm của Pháp.
Sau nhiều khó khăn, cuối cùng HQVN cũng được chính thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Hải Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, quân số chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của 1% quân lực, tình trạng không những yếu ớt mà còn bị xé lẻ. Ngày 11 tháng 2 năm 1953 đánh dấu một ngày quan trọng khi Thủ tướng Bửu Lộc tháp tùng bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát của VN và Bộ tưởng Quốc phòng Pleven của Pháp đến chủ tọa buổi lễ tại bờ sông Sài Gòn thì Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên ba chiến hạm M655 Aubepine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ-111 Hàm Tử, HQ-112 Chương Dương, HQ-113 Bạch Đằng. Hình ảnh này được trình bày trên tờ báo Documents VN No 70 ngày 1 er Mars 1954 phát hành tại Pháp.
Trong những năm đầu mới thành lập, các sĩ quan HQVN chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, sĩ quan HQVN không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào. Khoảng cuối năm 1955, khi Hải Quân Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thuộc Giang Lực của Việt Nam, quân số HQVN rất khiêm tốn. Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, Hải Quân Đại Tá Recher là sĩ quan thâm niên hiện diện tại Hải Quân Pháp trên bờ. Ông đảm nhiệm hai chức vụ Phụ tá Hải Quân cho Tổng Tham Mưu trưởng và quyền chỉ huy HQVN.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn vào chức vụ Trưởng ban HQVN thay thế Đại Tá Recher. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức bổ nhiệm Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban HQ cạnh Tổng TMT Quân đội QGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ huy Hải Quân và TQLC. Ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, và bầu ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng, 98% cử tri tán thành. Tân Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến ước tạm thời tại Dinh Độc Lập ngày 26 tháng 10 năm 1955: Việt Nam là nước Cộng Hòa, Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống VNCH. HQVN danh xưng mới là Hải Quân VNCH.
Năm 1956 đánh dấu sự chấm dứt lệ thuộc nước Pháp, lực lượng HQ Pháp tại Viễn Đông chính thức giải tán vào ngày 26 tháng 4 năm 1956. Trong khi hai chính phủ Pháp và Việt Nam đang đối đầu về chính trị, với tư cách Tư Lệnh HQ một quốc gia độc lập, Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ ký ngay lệnh bổ nhiệm các sĩ quan Hải Quân Việt Nam nắm lấy hết quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp trên chiến hạm cũng như tại mọi đơn vị khác kể cả TQLC. Trong năm 1964, HQ VNCH đã tổ chức các cuộc hành quân ra ngoài Bắc vĩ tuyến 17. Các cảm tử quân Biệt Hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đợt kích xâm nhập vào khu vực Duyên Hải miền Bắc có căn cứ của CSBV (Cộng Sản Bắc Việt).
Ngày 3/8/1964 một toán đặc nhiệm Biệt Hải đã tấn công bằng pháo vào đài radar chính của CS tại mũi Vinh Sơn, phía nam thị xã Vinh. Năm 1965 CSBV gia tăng các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam.
Chúng lén lút đưa người và vũ khí xâm nhập miền Nam bằng đường biển. Ngày 19 tháng 2 năm 1965 HQ VNCH đã đánh chìm một tàu của CSBV tại Vũng Rô, tịch thu nhiều chiến lợi phẩm. Tình hình chiến sự ngày càng leo thang bằng các cuộc xâm nhập của CSBV trên khắp bốn vùng chiến thuật. Quân đội chính thức đứng ra lãnh đạo Quốc gia vào ngày 19 tháng 6 năm 1955 và từ đây Quân đội quy định rõ ràng ba quân chủng: Hải - Lục - Không Quân. Đại Tướng Cao Văn Viên tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh HQVN trong hai tháng 8 và 9 năm 1966.
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn)
Hải quân VNCH từng đứng hàng thứ 4 thế giới về số lượng tàu thuyền.
Sau đây là các Tàu chiến Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa được viết theo tiếng Anh và chữ tắc cũng theo tiếng Anh theo tiêu chuẩn quân sự của quốc tế:
► Khu Trục Hạm/Destroyer Escort and Radar Picket/DER
► Tuần Dương Hạm/White High Endurance Cutter/WHEC
► Hộ Tống Hạm/Patrol Craft Escort/PCE
► Giang Pháo Hạm/Landing Ship Infantry Light/LSIL
► Trợ Chiến Hạm/Landing Ship Support Large/LSSL
► Tuần Duyên Hạm/Patrol Gunboat Motor/PGM
► Dương Vận Hạm/Landing Ship Tank/LST
► Yểm Trợ Hạm/Auxiliary General Purpose/AGP
► Cơ Xưởng Hạm/Vĩnh Long HQ 802/Landing Craft Repair Ship/LCRS
► Hải Vận Hạm/Landing Ship Medium/LSM
► Bệnh Viện Hạm/Landing Ship Medium Hospital/LSMH
► Hỏa Vận Hạm/Yard Oiler Gunship/YOG
► Thực Vận Hạm/Refrigerated Covered Lighter/RCL
► Duyên Vận Hạm/Utility Boat 100 Feet/UB 100
► Giang Vận Hạm/Landing Craft Utility/LCU
► Giang Vận Hạm/Harbor Utility Craft/HUC
► Trục Vớt Hạm/Salvage Light Lift Craft/SLLC
► Kiểm Báo Hạm/Lights Ship/LS
► Tuần Duyên Đỉnh/Patrol Boat/PB
► Duyên Tốc Đỉnh/Patrol Craft Fast/PCF
► Duyên Kích Đỉnh/Coastal Raider/Ferro Cement/CR/FC
Các tàu của COAST GUARD Mỹ đều mang chữ W ở đầu để dễ phân biệt (WHEC, WBP, WLV etc...)
http://ngothelinh.tripod.com/ChuyenCongTac_ThanhHoa.html
https://caybut2.blogspot.com/2015/06/so-phong-ve-duyen-hai-i_50.html
No comments:
Post a Comment