Friday, December 29, 2023



Múa rồng tuyệt đẹp - LSR Tăng Thiện Tài - Đà Nẵng.
https://youtu.be/dJS4VRL1upg?si=wdrjQSi3A7-S5JhP


Múa Rồng Tại Yên Tử (17/12/2023)「LSR Hồ Việt Quyền」
https://youtu.be/tOzLD3HLpoM?si=E9-8ITRVxLleLIEL


Múa Lân Rồng. Đẹp nhất 2024. Công viên Văn Lang. P. 9. Q 5.
https://youtu.be/BYzYpelK2o4?si=J2v3g0PzAJQ5UTT9





Rồng Việt Nam


Rồng Việt Nam

 



Nên Dùng Trống Trận Quang Trung, Múa Long Hay Múa Lân Cho Những Ngày Lễ Hội Việt?


29/09/2015
Tác giả: Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

<>Việc thực hiện “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn”, thiết nghĩ tại hải ngoại chúng ta đã có biết bao lão sư, võ sư của các môn phái cổ truyền, Tây Sơn Bình Định cùng các bậc trưởng thượng, các nhà văn hóa, các bậc học giả không lẽ chúng ta không thể cùng nhau thực hiện được điều này hay sao? <>
Qua quá trình một ngàn năm xâm chiếm nước Việt trước kia, giặc Tàu đã dùng mọi phương cách để hủy diệt nền văn hóa nước ta từ ngôn ngữ cho đến các nghi lễ, tập tục hầu đạt được mục đích chính là đồng hóa và làm mất đi cội nguồn văn hóa dân tộc Việt để dễ bề thống trị. Nhưng trước sức quật khởi kiên cường cùng với sự sáng tạo của cha ông ta, chúng đã thất bại thảm hại từ mặt trận này sang mặt trận khác để cuối cùng phải rút hết tàn quân ra khỏi đất Việt trong sự nhục nhã và thèm khát. Âm mưu bá quyền và thâm độc đó vẫn còn tồn tại mãi cho đến hôm nay.


Nhìn lại các cuộc diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa trong một vài năm qua, cộng đồng Nam California dưới sự điều hành của Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa ít nhất cũng đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng qua phần trình diễn của đoàn trống Thiên Ân.

Dưới sự đô hộ và áp đặt của giặc Tàu, văn hóa Việt không ít thì nhiều đã bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn trong các lễ nghi và tập tục. Khi được hỏi đến chung chung về vấn đề này thì đã có một số ít người cho rằng: “Văn hóa Tàu đã hòa nhập và trở thành một phần văn hóa của dân tộc Việt trong suốt bao trăm năm qua, thôi thì mình cũng nên chấp nhận như vậy”. Thật đáng buồn biết bao! Bởi tính bao dung và trong sự vô tình một số ít trong số chúng ta đã từ “chấp nhận” đi đến “thụ động” rồi “cam tâm”…

Có bao giờ trong một khoảnh khắc, chúng ta đã tự hỏi mình: “Đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của Tàu sao chúng ta mãi cứ tuân theo những tập tục, lễ lạc của ngoại bang? Bao giờ chúng ta mới có ý thức độc lập, tự chủ hoàn toàn trên lãnh vực văn hóa của dân tộc!”

Một trong những truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm.

Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt trước ngoại xâm.
Dĩ nhiên chúng ta không chống lại tất cả văn hóa của ngoại bang, điều gì hay thì mình cũng nên thu thập sửa đổi chút ít cho thích hợp với sắc thái Việt để giúp cho nền văn hóa chúng ta thêm đa dạng và phong phú. Điều gì có tính cách mê tín hay không thích hợp thì cũng nên gạn lọc và đào thải. Điều quan trọng nhất là làm sao chúng ta có thể duy trì và phát huy văn hóa đặc thù của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn” trong các ngày lễ hội đầu năm, nên chăng?
Thiết nghĩ, một trong những truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm.

Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt trước ngoại xâm.

Nhìn chung về các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? Hầu hết trong các nghi thức khai mạc lễ hội chúng ta cũng đánh trống múa Lân náo nhiệt y như của người Tàu, không biết cộng đồng ta có hãnh diện về điều này hay không? Dưới con mắt người Tây phương thì đây là văn hóa của Tàu, dầu cho có biện minh trăm nghìn lời cũng phí công!

Các nghi thức chính khai mạc trong các ngày lễ hội của một số cộng đồng Á đông thì chúng ta thấy có các đoàn trống khai hội của người Nhật, người Đại Hàn, múa Lân của người Tàu, còn người Việt chúng ta thì có gì? “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn” trong các ngày lễ hội đầu năm, nên chăng?

Nhìn lại các cuộc diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa trong một vài năm qua, cộng đồng Nam California dưới sự điều hành của Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa ít nhất cũng đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng qua phần trình diễn của đoàn trống Thiên Ân. Nhìn các cháu trẻ trong những chiếc áo dài truyền thống cùng với nét mặt rạng ngời say mê vung tay theo nhịp trống đã khiến bao người xúc động, và trong số đó chắc cũng có một số ít người rơi lệ trong sự hân hoan, kiêu hãnh. “Phải như vậy, phải như vậy chứ!”, những tiếng nói vang lên tự đáy lòng! Chúc các em, các cháu luôn thăng tiến trong nghệ thuật để góp sức cùng cộng đồng trong lãnh vực duy trì văn hóa Việt.

Chúng ta có thể bắt đầu cho sự thay đổi tại hải ngoại đó là khôi phục lại tiếng “Trống Trận Quang Trung” trong các ngày lễ hội đầu năm. Mừng Xuân trong kỷ niệm chiến thắng quân thù của Quang Trung đại đế để nuôi dưỡng hùng khí của dân Việt.

Trở lại việc thực hiện “Trống Trận Quang Trung” hay “Trống Trận Tây Sơn”, thiết nghĩ tại hải ngoại chúng ta đã có biết bao lão sư, võ sư của các môn phái cổ truyền, Tây Sơn Bình Định cùng các bậc trưởng thượng, các nhà văn hóa, các bậc học giả không lẽ chúng ta không thể cùng nhau thực hiện được điều này hay sao?

Xin hãy sớm chung vai góp sức giúp đở cộng đồng đừng để những kiến thức quí giá mai một theo thời gian. Sẽ đáng tiếc và đáng trách vô cùng!
Nếu như đã có trống trận Quang Trung rồi, chúng ta có thể phối hợp cùng với những bài võ cổ truyền của dân tộc để tạo nên một bầu không khí linh động hùng tráng trong ngày lễ hội.

Kế đến nếu như cần có một linh thú để hòa hợp cùng tiếng trống thì đó là “Long” (nên chọn Rồng vàng).
Chúng ta có thể phối hợp cùng với những bài võ cổ truyền của dân tộc để tạo nên một bầu không khí linh động hùng tráng trong ngày lễ hội.

Kế đến nếu như cần có một linh thú để hòa hợp cùng tiếng trống thì đó là “Long” (nên chọn Rồng vàng). Lính thú này có lẽ thích hợp nhất với văn hóa truyền thuyết Việt với mảnh đất Việt Nam chúng ta có hình dạng chữ “S” cũng là biểu tượng của một “địa long” trong phong thủy này.
Lính thú này có lẽ thích hợp nhất với văn hóa truyền thuyết Việt và sẽ không một ai có thể phủ nhận được điều này vì chúng ta là con Rồng Cháu Tiên. Và thêm một chứng minh quan trọng nữa là mảnh đất Việt Nam chúng ta có hình dạng chữ “S” cũng là biểu tượng của một “địa long” trong phong thủy.

Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu không có sự bắt đầu thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có được sự thành tựu.

Xin hãy chung vai góp sức gìn giữ và phát triển văn hóa Việt cho thế hệ mai sau.


Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

www.duongsinhthucphap.org




Trống trận Tây Sơn, có ai còn nhớ!
Sống lại 226 năm về trước
Trống trận chia làm ba hồi:

Hồi 1: Xuất quân Hồi
Hồi 2: Xung trận Hồi
Hồi 3: Khải hoàn

Trống trận thiếu trống lớn không đủ rung động, hơn nữa động tác thừa hơi nhiều, ít đi sự mạnh mẽ cần có của trống trận, nhịp hay, nhưng không đủ cao trào a! Nghe hết chục bài trống của Việt Nam làm thấy thiếu cái rung động và quy mô! đã nghe qua các bài trống trận của China, Nhật, Hàn! Sự rung động trong các bài trống của Việt Nam kém ba nước còn lại quá xa!

 



Tết Giáp Thìn 2024

Ngày 09/02/2024 dương lịch và mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn là 10/02 dương lịch, rơi vào thứ bảy.




 

Photobucket

 

-------------------------------------------------------------------

Chuyện Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại

Làm chuyện ruì bu: Ông Phan Kỳ Nhơn cùng Phát Bùi tổ chức la làng được 21 người tham gia
https://www.youtube.com/live/_zGeguDbD4w?si=MxjddLJWsPeaRi5n


Ba Năm biến cố DC, Những chuyện nực cười mà không thể tin nổi trong những chuyện Chống!
https://www.youtube.com/live/zS9HKdA9PT4?si=PP5OwTvlvtfv59Jp


Ủng Hộ Diễn Hành Tết Nguyên Đán
https://www.youtube.com/live/_42KcR0Q-nE?si=Ka1-Bf50tHxTfPz2


Mỗi Gia Đình Bảo Trợ Một Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa
https://www.youtube.com/live/7HQvdK0KUFg?si=iJfiAf5m0UYMB3vx





Những Lá Cờ Của Các Triều Đại Ở Việt Nam
https://youtu.be/6u6RyOeUZbk


Quốc Kỳ, hay Hoàng Kỳ luôn là biểu tượngcho đất nước, dân tộc hay một triều đại thời quân chủ. Nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta không thể bỏ qua những lá Quốc Kỳ hay Hoàng Kỳ của Việt Nam mình. Bài viết này sẽ giới thiệu với mọi người hình ảnh những lá cờ của Việt Nam từ suốt các triều đại quân chủ cho đến ngày nay.

1. Hoàng Kỳ triều Trưng Vương (năm 40 - năm 43)

Theo sử sách ghi lại, dưới thời trị vì của các vị Vua Hùng cũng như của An Dương Vương, đất nước chưa có chính thức tấm Hoàng Kỳ nào, có thể nói tấm Hoàng Kỳ dưới đây của Hai Bà Trưng là Hoàng Kỳ đầu tiên của dân tộc ta.


Hai Bà đã lấy Hoàng Kỳ này làm biểu tượng cho đại quân của mình đứng lên chống lại quân nhà Hán xâm lược và lấy lại quyền tự chủ cho đất Giao Chỉ. 

2. Cờ triều Ngô (năm 939 - năm 965)


Sau khi Hai Bà Trưng thất bại trước quân Hán và một lần nữa bị đô hộ, rồi việc nhà Tiền Lý lên nắm quyền cai trị, sau đó là nội chiến giữa nhà họ Dương ( Dương Đình Nghệ) và họ Kiều ( Kiều Công Tiễn) thì nước ta không có lá Hoàng Kỳ nào đại diện cho đất nước. Chỉ đến khi Ngô Quyền (con rể của Dương Đình Nghệ) đánh thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn trả thù cho cha vợ, và đánh đuổi giặc ngoại xâm nhà Hán, tạo nên triều đại có quyền tự chủ thì một lần nữa Hoàng Kỳ lại xuất hiện dưới thời nhà Ngô.

3. Cờ triều Đinh (năm 968 - năm 980)

Sau khi Ngô Vương mất, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lúc này Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn và thống nhất đất nước. Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng.

4. Cờ triều Tiền Lê (năm 980 - năm 1009)

Nhà Tiền Lê là triều đại tiếp theo nối tiếp nhà Đinh sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt nhưng đã thay đổi Hoàng Kỳ.

5. Cờ triều Lý (năm 1010 - năm 1225)


6. Cờ triều Trần (năm 1225 - năm 1400)

 

7. Cờ triều Hậu Lê (năm 1427 - năm 1789)

8. Cờ chúa Trịnh (năm 1540 - năm 1788)


9. Cờ chúa Nguyễn (năm 1569 - năm 1776)


10. Cờ quân Tây Sơn

Khi đất nước bị chia cắt bởi giao tranh giữa Đàng Ngoài (vua Lê - chúa Trịnh) và Đàng Trong (chúa Nguyễn), thì Quang Trung đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đứng lên khởi nghĩa. Anh hùng áo vải Quang Trung xuất thân từ nông dân nên lấy cờ nền đỏ viền vàng (những cuộc khởi nghĩa nông dân thường lấy sắc cờ đỏ, tím, nâu từ trang phục thường ngày)

11. Cờ triều đại Tây Sơn
 

Sau khi đăng quang Hoàng đế năm 1788, Quang Trung đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ gọi là Quang Trung Đế Kỳ. Trong ý niệm người Á Đông, ngôi sao là một khối cầu với những cánh nhọn.

12. Cờ triều Nguyễn (năm 1802 - năm 1885)

Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất toàn bộ lãnh thổ và lấy tên nước là Việt Nam, đổi quốc kỳ sang lá cờ Long Tinh Kỳ như ở trên.

13. Đại Nam Đế Kỳ (năm 1885 - năm 1890)


Ngay sau khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, thực dân Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quan năm 1885) đổi Hoàng Kỳ, lá cờ Long Tinh Kỳ trước đây bị phế bỏ vì nó được vua Hàm Nghi sử dụng làm biểu tượng phong trào Cần Vương kháng Pháp). Lá cờ mới có tên Đại Nam Đế Kỳ, với nền vàng và hai chứ Đại Nam màu đỏ nằm ngược chiều nhau.

14. Cờ Đại Nam Quốc Kỳ (năm 1890 - năm 1920)


Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh năm 1889, vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng đất nước (Minh Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục...) Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã xóa bỏ lá cờ Đại Nam Đế Kỳ cũ, thay bằng lá cờ Đại Nam Quốc Kỳ, nền vàng 3 sọc đỏ. Lá cờ này được xem như "thủy tổ" của quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng màu đỏ nhạt hơn và kích cỡ ba sọc đỏ rộng hơn.

15. Cờ Long Tinh Kỳ (năm 1920 - tháng 3 năm 1945)


Năm 1920, vua Khải Định đã thay cờ vàng 3 sọc đỏ của vua Thành Thái để xoa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ vẫn sử dụng nền vàng, dải màu đỏ ở giữa và có kích cỡ bằng 1/2 nền vàng.

16. Long Tinh Đế Kỳ (từ 11/03 đến 30/08 năm 1945)


Hoàng quân Nhật đảo chính, gạt mọi ảnh hưởng của Pháp lên Đông Dương và tuyên bố trao trả quyền tự do cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đọc chiếu chỉ công bố nền độc lập của nước Việt Nam - quốc hiệu là Việt Nam đế quốc, và sử dụng lá cờ Long Tinh Đế Kỳ.

17. Cờ quẻ Ly (từ 17/04/1945 đến 30/08/1945)


Ngày 17 tháng 4 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại ủy thác cho ngài Trần Trọng Kim thành lập nội các và trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là lá cờ hình quẻ Ly.

18. Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa (năm 1946 - năm 1948)


Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên hiệp Anh. Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh chen hai sọc trắng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam kỳ.

Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng 6 năm 1948).

19. Cờ Việt Nam Cộng Hòa (năm 1949 - năm 1975)


Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc Gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975).

Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ", và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.


 


Những khó khăn và thuận lợi trong chương trình giúp đỡ TPB/VNCH
https://www.youtube.com/live/kF3ixSGyLJ0?si=9E-LHyZ1Amj1-7g-


Hội đồng thành phố Họp thường kỳ 1 10 24, Thị trưởng Chí Charlie Nguyen
https://www.youtube.com/live/jvRT2eOJ5pY?si=j4qsCR0S4PqEuWUE


Góp ý gì với Dân Cử của Thành Phố Westminter
https://www.youtube.com/embed/PY27DYx3YD8?si=4ccBxbq0cnvTa-Kn


Cuộc Chiến phun nước miếng với nhau người dân bị thua thành phố bị thiệt - Good News and Bad news
https://www.youtube.com/live/gTAIC_fxn8M?si=cKkUic7VNcIZemTv


Đến Với LS Nguyễn Quốc Lân
https://www.youtube.com/live/wAzNLt4tBiI?si=hXfc4GpUQLrEwZ3F


ĐÓN CHÀO LS NGUYỄN QUỐC LÂN, ỨNG CỬ VIÊN THỊ TRƯỞNG TP GARDEN GROVE CA.
https://www.youtube.com/live/aEEqTtJQZuM?si=r-XFRLTGvXT62sPx


Lá Cờ Vàng Lá Cờ của Tộc Việt, Sự Ra Đời
https://www.youtube.com/live/NnlMcLqL7Mc?si=OOyDP6f9pWBuznxX


 


Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước “Việt Nam” (only VIỆT NAM)




Đăng trong 07/10/2014 bởi Huỳnh Công Thuận

* Vua Gia Long thống nhất đất nước bắc nam về một mối và lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (hai chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu… là chỉ dùng lá vương kỳ, hoàng kỳ cho triều đại quân chủ phân quyền, nhưng bây giờ dưới triều đại Thành Thái, chúng ta có tên nước, có quốc kỳ, đánh dấu cho một mở đầu cho quốc gia, đất nước chứ không là triều đại quân chủ nữa. Thời nay thì có tên nước là Việt Nam, có một chính thể cộng hòa và gọi là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, có Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)

Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hòa ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).

Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.

Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ (SV Nguyễn Phương Uyên đã dùng lá cờ này và còn cẩn thận ghi rõ: ĐẠI NAM QUỐC KỲ).

Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt. Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:

– Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.

– Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.

– Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.

Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”.

HÌNH ẢNH:

* Các lá Quốc kỳ trong thời các vua nhà Nguyễn đặt quốc hiệu là Việt Nam cho toàn quốc từ năm 1802 đến năm 1948.

* Quốc kỳ của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc Trưởng Bảo Đại dùng cho toàn quốc Việt Nam năm 1948 đến năm 1954 và tiếp tục đến 1975.



 

#FFF5FF #FFFAFF #683c72

No comments:

Post a Comment