Friday, December 15, 2017

TIẾNG VIỆT CÙN

TIẾNG VIỆT CÙN

Trần Việt Bắc

“Tiếng ta còn, nước ta còn.” (Phạm Quỳnh)


Những cách “làm cùn” tiếng Việt.

Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?!

Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:

1 - Dùng một chữ thay thế cho nhiều chữ đã có sẵn và đã được diễn tả rõ ràng. Đây là cách làm mất chữ rất nhanh!
Thí dụ: Xử lý (giải quyết, thi hành, chấn chỉnh, tu sửa, chữa, phạt, thanh toán, v.v…); bức xúc (cấp bách, thúc bách, trăn trở, khó chịu, dồn nén, bực tức, bực bội, ấm ức, v.v....); hoành tráng (nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, rộng lớn, diễm lệ, bề thế...).

2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ: Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt); đề cương (chủ đề đại cương); hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).

3- Ghép một chữ Nôm với một chữ Hán Việt, lại viết theo kiểu chữ Hán dễ gây hiểu lầm.
Thí dụ như: Đôi công ( cả hai phía cùng chọn cách tấn công); kích cầu (kích thích nhu cầu); thấp điểm (điểm thấp).

4- Đảo ngược chữ, tạo ra một chữ ngô nghê không ra Nôm, cũng không ra Hán Việt.
Thí dụ: Đảm bảo (bảo đảm); lược tóm (tóm lược); nhóm trưởng (trưởng nhóm).

5- Dùng chữ có thể bị hiểu ngược nghĩa, hay hiểu lầm.
Thí dụ: Thiếu đói (nghèo đói, thiếu ăn), cơ trưởng (phi công trưởng), điểm yếu (điểm chính, điểm quan trọng, yếu điểm).

6- Sai văn phạm với cách dùng tự loại không đúng, như danh từ dùng làm tĩnh từ hay động từ, hoặc ngược lại, v.v....
Thí dụ: Kỷ luật (phạt); lái xe (tài xế, người lái xe); thông tin (tin, tin tức).

7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ: Thuyết minh (chú thích, nhận xét ), huyền thoại (siêu đẳng), thanh lý (dẹp cho gọn và sạch)

8-Tạo chữ hay tiếng về kỹ thuật bằng cách dịch trực tiếp từ tiếng Anh hay Pháp nghe không thanh tao hay nếu không mốn nói là thô tục.
Thí dụ: Phần cứng, phần mềm (A. Hardware, software), máy quét (A. Scanner), bộ vi xử lý (A. Microprocessor).

Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Trung Hoa?

Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,. Thí dụ như “xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện” . Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn, ...” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai. Thí dụ như “quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua). Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.

Tiếng Việt, hay nói rõ hơn là chữ Quốc Ngữ, cách dùng để viết và diễn tả ngôn ngữ của người Việt. Mặc dù đã bị ảnh hưởng nội thuộc Tàu cả ngàn năm, nhưng ngày nay chúng ta đã có một cách viết và nói riêng, khác hẳn với Hán tộc. Ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật và Đại Hàn dù đã nhiều lần muốn mà làm không được! Chỉ với 29 chữ và các dấu (5 dấu và chữ không có dấu) chúng ta gần như đã có đủ chữ để diễn tả mọi điều, ngoại trừ những chữ về khoa học hay kỹ thuật, mà ngôn ngữ không theo kịp với đà tăng trưởng lũy tiến của thời đại.

Phải nói rằng rất nhiều chữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán. Tuy nhiên, một người Trung Hoa không thể hiểu chữ viết, hay phát âm tiếng Việt có ý nghĩa gì, nếu không biết tiếng Việt.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phổ thông trên thế giới ngày nay, cũng đã có sự du nhập từ các ngôn ngữ khác. Chúng ta thử nhận xét sơ lược về sự cấu tạo của tiếng Anh (English) ngày nay như thế nào.

Tỷ lệ các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến nguồn gốc của tiếng Anh: La Tinh (29%), Pháp (29%), Đức - chữ cổ (26%), Hy Lạp (6%), các ngôn ngữ khác và tên riêng (10%). (http://en.wikipedia.org/wiki/English_language).

Dù có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng Anh ngữ vẫn là một ngôn ngữ riêng và rất phổ biến ngày nay. Không ai bảo là vì có nguồn gốc từ tiếng Pháp (29%) mà nói tiếng Anh “lệ thuộc Pháp”.

Tương tự như trường hợp của tiếng Anh, hay nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng thế, không phải vì có nguồn gốc từ chữ Hán (hay Nho) mà bảo là “lệ thuộc Tàu”. Vậy chúng ta có nên chuyển âm từ chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt hay Nôm? Thí dụ “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng” hay “thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” “thủy” “bộ” cũng vẫn là chữ Hán Việt. Nếu chuyển những chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt thì tiếng Việt sẽ bị mất đi khá nhiều chữ, cũng như không đủ chữ để chuyển âm. Hơn nữa những chữ chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt sẽ rất ngô nghê, như “thủy quân lục chiến” thành “lính nước đánh đất” .

Dù có gốc Hán, nhưng chữ Hán Việt đã là tiếng Việt từ lâu và viết bằng chữ Quốc Ngữ, với những chữ có tính cách tượng thanh và không có nét tượng hình, đây là tiếng Việt, vì thế người Việt không có tiếng Hán Việt, chỉ có tiếng Việt và chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Vậy thì chuyển ngữ làm gì? Việc chuyển ngữ là điều không cần thiết, đây là cách “làm cùn” tiếng Việt. Hơn nữa, ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v.v...

Tiếng Việt tại Hải ngoại

Qua những đợt di tản (4/1975), vượt biên, đoàn tụ, HO (“Humanitarian Operation”, với tên chính thức là “Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program”), “Chương trình ra đi có trật tự ODP” (Orderly Departure Program), lao động tại Đông Âu, số lượng người Việt tại hải ngoại có khoảng 4 triệu người, với gần một nửa (1.8 triệu) ở Hoa Kỳ. Những người này thuộc các thế hệ khác nhau:

Thế hệ thứ nhất là đợt di tản đầu tiên (4/1975). Những người này đều thông thạo tiếng Việt và có ít nhiều trở ngại với ngôn ngữ nơi mình định cư.

Thế hệ “1.5” là những người trẻ, con cái của thế hệ thứ nhất, lớn lên ở hải ngoại. Họ đa số đều khá rành tiếng Việt và ngôn ngữ ở nơi sống cũng không có trở ngại. Mộ số đông có thể viết tiếng Việt thông thạo. Họ là lớp người khá thành công tại nơi định cư.

Thế hệ thứ hai là những con cái của thế hệ thứ nhất, nhưng sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Những người này, với họ tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ, tiếng Việt chỉ được dùng giới hạn trong phạm vi gia đình để đàm thoại với thế hệ thứ nhất. Viết câu văn tiếng Việt là một điều khó khăn hay gần như không!

Thế hệ thứ ba là những con cái của thế hệ “1.5” hay thế hệ thứ hai. Họ biết rất ít về tiếng Việt, ngôn ngữ chính trong đàm thoại là tiếng của bản xứ nơi họ sống. Chỉ có một số ít nói được tiếng Việt là do cha mẹ đưa họ đến những nơi dạy tiếng Việt, tuy nhiên viết tiếng Việt vẫn là một việc khó khăn.

Một điều mà nhiều người tại hải ngoại có lòng với quê hương lo lắng là sự mai một của tiếng Việt. Vì thế, ở chỗ có nhiều người Việt tụ tập, những trung tâm Việt ngữ đã được mở ra để dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, như tại California có khoảng trên 50 chỗ dạy tiếng Việt. Tuy nhiên tại những vùng ít có người Việt, với thế hệ thứ hai, tiếng Việt đã gần như bị chìm vào quên lãng! Vì thế việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại là một việc khó khăn nhưng cần thiết.

Việc bảo tồn một ngôn ngữ là một điều rất quan trọng. Một thí dụ điển hình là trường hợp của người Do Thái, sau gần 2000 năm lưu lạc, họ vẫn duy trì tiếng nói của họ là Hebrews. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, đã tạo nên sự đoàn kết giữa những người Do Thái với nhau. Khi khôi phục lại nước và có độc lập (1948), họ đã cùng chung sức để chống lại kẻ thù, đã chiến thắng, dựng lại nước và trở nên cường thịnh rất nhanh, tạo nên một thế đứng vững mạnh bên cạnh các nước thuộc khối Ả Rập.

Một vấn đề khá quan trọng đáng được quan tâm là những chữ dùng sai, hay những tiếng “nghe không lọt tai” , như chữ “giải phóng”, “cải tạo”, “xuất khẩu”, “hải quan”, v.v... từ trong nước đang lan truyền ra hải ngoại. Ngay những cơ quan truyền thông tại hải ngoại cũng đã có lúc dùng những tiếng này. Có lẽ một phần do những người đã từng sống một thời gian dài, hay sinh ra dưới chế độ trong nước đã quen với chữ hay cách dùng này, mà ngày nay họ đang ở hải ngoại.

Để tìm hiểu những chữ hay tiếng mà người trong nước đang dùng có ý nghĩa ra sao, người viết mạo muội nêu một danh sách liệt kê* những chữ này, với những nhận xét và thí dụ, để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa câu nói, hay cách viết của họ.

Người viết sẽ có những thiếu sót hay có thể có vài điều sai lầm, xin bổ túc.

* Ghi chú: Vì lý do danh sách này khá dài với những nhận xét và thí dụ (35 trang khổ 8x11). Nếu độc giả muốn đọc, hay sao lại có thể vào blog htxp://tranvietbac.blogspot.com/ , rồi vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.


Tham khảo và những chữ viết tắt

Từ điển:
Từ Điển Thanh Nghị (TĐ Thanh Nghị)
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (HVTĐ ĐDA)
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức (TĐ KTTĐ)
Tự điển Thiều Chửu
Từ điển tiếng Việt - Nhóm biên soạn

Các bài viết:
“Bảng đối chiếu từ ngữ”, tác giả: Trần Văn Giang,
“Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”, tác giả: Trịnh Thanh Thủy,
“Chiêu hồi” ngôn ngữ, tác giả Tâm Thanh,
“Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?”, tác giả: Đào Văn Bình,
“Giữ gìn tiếng Việt”, tác giả: Cao Xuân Hạo,
“Nên dùng từ ngữ nào”, tác giả Trần Ngọc Giang,
“Ngôn ngữ ngậm ngùi”, tác giả Lê Hữu,
“Người Việt mới, tiếng Việt mới”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Những Từ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt Nam” (Trích Triều Thành Magazine)
“Nỗi Buồn Tiếng Việt”, tác giả: Chu Đậu,
“Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?” , tác giả: Đào Văn Bình,
“Tiếng Việt Kỳ Cục”, tác giả: Diệu Tần,
“Tiếng Việt mới”, tác giả: Yên Hà
“Tiếng Việt nào?”, tác giả: Nguyễn Hưng Quốc,
“Tiếng Việt tình tôi”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Tiếng Việt trong nước hiện nay sai”, tác giả: ? (nguồn: vuhuyduc.blogspot.com ),
“Tiếng Việt và Tiếng Vẹm”, tác giả: ?

Nguồn: http://phovui.vietbao.com/yaf_postst33847_TIENG-VIET-CUN.aspx#post548756




 

***************************************************

 

Đọc thêm



CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chieu-hoi-ngon-tu.html

 



Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet-truoc-va-sau-1975_12.html

 

Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai
https://caybut2.blogspot.com/2017/07/tieng-viet-trong-nuoc-hien-nay-sai.html

 

Có nên dùng ngôn ngữ của Việt Cộng?
https://caybut2.blogspot.com/2017/12/co-nen-dung-ngon-ngu-cua-vc.html

 

TIẾNG VIỆT CÙN
https://caybut2.blogspot.com/2017/12/tieng-viet-cun_15.html

 

 

Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
TIẾNG VIỆT CÙN

Trần Việt Bắc
2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ: Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt); đề cương (chủ đề đại cương); hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).


Một trong những tiếng gom chữ "tham lam" nhất là từ da liễu = (bịnh) ngoài da và (bịnh) hoa liễu
Làm như thế có biến ngôn ngữ thành phức tạp hơn không? Ta hãy tạm thời ngưng nghĩ ngợi về tiếng việt (trong nước) một chút đã.

Tiếng Anh là thủ phạm quen thuộc nhất của vụ gom chữ này: smog (smoke + fog), brunch (breakfast + lunch), Wikipedia (wiki + encyclopedia), infomercial (informational commercial)...
Người Pháp cũng có khuynh hướng bắt chước người Anh (thí dụ chữ courriel = courrier electronique -tức là email-hay chữ clavardage = clavier + bavarvage- tức là chat)
Ngay cả Sarah Palin cũng chế ra được chữ mới: từ "refudiate" được tự điển New Oxford American Dictionary thu nạp vào năm 2010 (bà Palin vô tình nói lộn, lầm lẫn giữa 2 từ refute và repudiate).

Tại sao khi tiếng Anh tiếng Pháp gom chữ lại thành một thì ngữ vựng được phong phú hơn mà khi người Việt trong nước cũng làm một chuyện tương đồng như vậy thì bị người Việt ở ngoại quốc chê là khó hiểu. Tôi không tin là sự khác biệt giữa tiếng đa âm và đơn âm là yếu tố thuận lợi cho tiếng Anh và bất lợi cho tiếng Việt khi gom chữ lại.

Tôi chưa bao giờ nghe các từ "chuyên cơ và hùng hiểm" cả nên nghe thấy ngô nghê lắm, nhưng như vậy là tại vì tôi không quen với ngôn ngữ ở trong nước . Có tiêu chuẩn nào quy định việc gom chữ như thế nào là hợp lý hay dị hợm không?

Edited by user Wednesday, June 5, 2013 12:47:46 PM(UTC)  | Reason: Not specified

Back to top
thanks 1 user thanked Th. for this useful post.
Ngọc Anh on 6/26/2013(UTC)
vietbac  
#5 Posted : Thursday, June 6, 2013 9:19:22 AM(UTC)
vietbac

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC)
Posts: 54
Location: vietbac

Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
Quote:

Tại sao khi tiếng Anh tiếng Pháp gom chữ lại thành một thì ngữ vựng được phong phú hơn mà khi người Việt trong nước cũng làm một chuyện tương đồng như vậy thì bị người Việt ở ngoại quốc chê là khó hiểu. Tôi không tin là sự khác biệt giữa tiếng đa âm và đơn âm là yếu tố thuận lợi cho tiếng Anh và bất lợi cho tiếng Việt khi gom chữ lại.
...
Tôi chưa bao giờ nghe các từ "chuyên cơ và hùng hiểm" cả nên nghe thấy ngô nghê lắm, nhưng như vậy là tại vì tôi không quen với ngôn ngữ ở trong nước .



Xin nêu lại thí dụ:

Chuyên cơ <=> Phi cơ chuyên biệt (dành riêng cho nhân vật hay mục đích rất quan trọng).

Nhận xét: “Chuyên”( 專): Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú. “Cơ” (机): máy. “Chuyên cơ” chỉ là cái máy dùng để chuyên chở hay di chuyển, không nói lên điều gì về sự bay bổng, máy bay hay phi cơ cả. Có lẽ là từ chữ “Phi cơ chuyên biệt” được rút ngắn lại là “cơ chuyên” và viết theo kiểu Hán Việt thành “chuyên cơ”.

Thí dụ: “Bán đấu giá chuyên cơ chở 5 đời tổng thống Mỹ” (xalo.vn).
Chữ “chuyên cơ” ở trong câu này quả là khó hiểu, xe, tàu hay phi cơ?

hay câu: “Chuyên cơ phục vụ Thủ tướng dự khánh thành thủy điện Sơn La” (dantri.com.vn)

Nếu đọc tựa đề như thế này, chúng ta khó có thể hiểu là “cái gì” phục vụ cho thủ tướng đây?
Nếu viết là “Trực thăng đặc biệt chở thủ tướng tới dự lễ khánh thành nhà máy thủy điện Sơn La" thì có lẽ dễ hiểu hơn!

Hùng hiểm <=> Hùng vĩ và hiểm trở.

Hùng 雄 Mạnh. Như "hùng tráng" 雄壯 mạnh khoẻ
Hiểm 險② Hiểm yếu, hiểm trở: 天險 Vùng hiểm yếu thiên nhiên

Thí dụ : “Đối diện hòn Ông Bình có hòn Ông Nhạc khí thế cũng rất hùng hiểm.” (baobinhdinh.com.vn).
Vừa khó hiểu, vừa có vẻ như đang kể chuyện tiếu.

Quote:

Có tiêu chuẩn nào quy định việc gom chữ như thế nào là hợp lý hay dị hợm không?

Hiện nay thì TVB chưa biết. Tuy nhiên gom chữ “sảng” như thí dụ sau thì TVB xin đầu hàng, không biết nên cười hay khóc.

Thí dụ: “...muốn chuyển từ Lý sáng chỉ sang học Sáng tác” (baomoi.com).

“Lý sáng chỉ” là cái gì vậy? “Giời” ạ! Họ gom ba chữ “lý luận, sáng tác và chỉ huy” thành một chữ đấy! Đây là tên một khoa dạy về âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia đấy! Kinh thật! Mà dùng lộn chữ khi ghép vần mới “dị hợm” chứ, chữ “lý luận” phải là “lý thuyết” mới đúng! Xin chào thua!



Brick wall Brick wall

Edited by user Thursday, June 6, 2013 9:20:59 AM(UTC)  | Reason: Not specified

thanks 1 user thanked vietbac for this useful post.
Th. on 6/6/2013(UTC)
Th.  
#6 Posted : Friday, June 7, 2013 3:23:00 AM(UTC)
Th.

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2011(UTC)
Posts: 222
Location: Formely California

Thanks: 23 times
Was thanked: 61 time(s) in 60 post(s)
Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
Nhận xét: “Chuyên”( 專): Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú. “Cơ” (机): máy. “Chuyên cơ” chỉ là cái máy dùng để chuyên chở hay di chuyển, không nói lên điều gì về sự bay bổng, máy bay hay phi cơ cả. Có lẽ là từ chữ “Phi cơ chuyên biệt” được rút ngắn lại là “cơ chuyên” và viết theo kiểu Hán Việt thành “chuyên cơ”.



Bài viết (Post đầu tiên) rất công phu!

Bác cắt nghĩa thật là hay, chữ chuyên cơ quả thật thiếu xót ý nghĩa. Họ cắm đuôi vào cằm rồi xẻo cái rụp thì làm sao mà nhận ra được con gì nữa :)
Tuy nhiên, ngôn ngữ biến thái không theo logic, hễ ngắn gọn, được nhiều người sử dụng và nghe không đến nỗi bết quá (đỡ hơn là "chuyên phi" hay "phi biệt") là nó lan tràn ngay. Dĩ nhiên nó không lọt qua bên đây nên người không thường xuyên nghe chữ ấy thấy chướng tai.

Ngôn ngữ khi được kiến tạo ở học viện thì nó mặc áo dài khăn đóng, nhưng ra ngoài đường thì nó bất chấp nghi thức trang phục, đổi sang thành mặc bộ đồ bà ba, vấn khăn lên cổ. Có ngôn ngữ nào thoát được chuyện ấy không ?
Trong tiếng Anh, ngay cả từ lúc mới xuất hiện trong các bộ môn sinh vật học tại Mỹ, thuật ngữ evolutionary develomental biology (một ngành nghiên cứu mới) đã bị cưa khứa ra thành chữ evo-devo (đọc là I-Vô ĐE-Vô). Mặc dầu từ ngữ tắt ấy nghe rất quái đản ("evil-devil", get it?), nó lan như lửa.
Điều khác với người Việt sống ở hải ngoại là người Anh, Úc, Canada thì phì cười, khen từ ấy nghe êm tai hơn nhiều (there's no political animosity involved). Thế là tiếng Anh có thêm một từ ngữ mới trong vòng vài tháng.

Tôi nghe TVB cắt nghĩa Lý Sáng Chỉ là cái chi thì cũng xin đầu hàng và đành Brick wall (tương đương với facepalmed)
nhưng chữ ấy nghe vẫn chưa buồn cười bằng whatchamacalit của người Mỹ.

Đó là lý do tiếng Anh-Mỹ ngày nay có cả trăm chữ và từ ngữ sử dụng không đúng văn phạm, bị sai lệch nghĩa, nhiều chữ ghép vô tội vạ nhưng lại quá thông dụng và trở thành thứ tiếng người Anh-Mỹ hiện đang sử dụng và truyền bá.

Giáo sư văn chương bây giờ vừa dậy văn phạm xong ra ngoài hành lang nghe học sinh nói chuyện với nhau, mở đầu câu nói bằng: seriously hay actually cũng phải chịu thua luôn, các trạng từ đứng lạc chỗ ấy bây giờ trở thành thứ chữ tiêu chuẩn của ngôn ngữ nói trong thế hệ trẻ.



Các từ sử dụng sai nghĩa có đầy rẫy trong tiếng Anh.

Thí dụ: chữ decimate có nghĩa là diệt hay triệt đi 10%, từ chuyện các tướng La Mã trừng phạt binh lính hèn nhát hay phản loạn bằng cách dàn hàng tội nhân ra, và hành hình ("xử trí") 1 trong 10 người. Dân chúng học tiếng La tinh xong trả lại thầy hết, chỉ nhớ vụ hành quyểt của quân luật của quân đội La Mã nên xài chữ ấy với nghĩa là "triệt hạ, tàn sát, tàn phá nặng nề". Bây giờ chẳng ai dùng chữ này theo cái nghĩa 10% ấy cả.

Tĩnh từ ultimate thoạt tiên có nghĩa là ở cuối danh sách, dân Mỹ không biết tiếng cổ nên xử dụng trệch nghĩa đi, thành ra "tối thượng" hay "tối hậu" (Ex: ultimate weapon) và cái nghĩa mới này lại còn thông dụng hơn cả cái nghĩa nguyên thủy nữa.


Seriously, are you sure "ultimate" means "last on the list?"

Sure does. Um... Yo, how 'bout dis:
Windows 7 Starter
Windows 7 Home Basic
Windows 7 Home Premium
Windows 7 Professional
Windows 7 Enterprise
Windows 7 Ultimate <-- There, there! It's the last edition in the list of Windows 7, man U seeeee?



Người Việt nói "cám ơn", nhưng chữ đúng tiêu chuẩn (đặc biệt trong văn viết) là "cảm ơn", tại vì ai cũng nói "cám ơn" nên không ai thấy chướng tai cả.

Tôi rất bất mãn với Việt cộng về cái vụ bóp méo ngôn ngữ để bào chữa cho tội ác và những điều gian tà của chúng, thí dụ như vụ dùng các từ ngữ: giải phóng (=xâm lược), tiếp thu (=ăn cướp), ngụy (=phe chống mình), phản động (=bất đồng chính kiến, có tư tưởng độc lập vv), tuy nhiên, ngôn ngữ thông thường, phi chính trị ở trong nước lại là một chuyện khác. Nếu không sống trong nước sau gần 40 năm thì tất nhiên sẽ thấy người ở đấy nói và viết nhiều chữ nghe rất lạ.

Nếu vận dụng tiếng Hy lạp để cắt nghĩa ai đúng ai sai chẳng giải quyết được gì cả thì theo tôi nghĩ có biên chữ nho ra để chứng minh người ta xài tiếng Việt xài nghĩa cũng vậy thôi.
Các loại ngôn ngữ mà được bảo tồn nguyên xi, đúng theo tiêu chuẩn, rập khuôn như trong đầu mình nghĩ, mặc dù sau vài chục năm mình không tiếp xúc và thực hành ngôn ngữ ấy vẫn có đấy, đó là tiếng Hy Lạp cổ xưa và tiếng La Tinh. Đó không phải là tiếng Mỹ, và cũng không phải là tiếng Việt.





Tiện đây cho tôi xin hỏi TVB hai chữ này:

Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ: Thuyết minh (chú thích, nhận xét ), huyền thoại (siêu đẳng),



Thuyết minh, theo vndic.net là: to do the voice-over.
Bác TVB sẽ dịch từ ấy là gì? Nhiều dĩa phim DVD của Mỹ cho ta được lựa mục "xem phim có lời nói chú thích, nhận xét, bàn biện của đạo diễn", nhưng đây hoàn toàn khác với công việc của người thuyết minh phim Đại Hàn chẳng hạn.

Ngoài ra, bỏ chuyện danh từ chọi với tĩnh từ sang một bên, chữ "huyền thoại" đâu có đồng nghĩa với "siêu đẳng" phải không?
The legendary rocker was diagnosed with Legionnaires' disease
Tĩnh từ nào ngắn gọn nào tương đương với từ tiếng Anh ấy ?

Edited by user Friday, June 7, 2013 3:25:08 AM(UTC)  | Reason: Not specified

vietbac  
#7 Posted : Friday, June 7, 2013 9:58:30 AM(UTC)
vietbac

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC)
Posts: 54
Location: vietbac

Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
Chào bác Th.
Cám ơn bác đã góp ý và những nhận xét thuận lợi. Cũng xin trả lời bác:

Quote:

Nếu vận dụng tiếng Hy lạp để cắt nghĩa ai đúng ai sai chẳng giải quyết được gì cả thì theo tôi nghĩ có biên chữ nho ra để chứng minh người ta xài tiếng Việt xài nghĩa cũng vậy thôi.


Thưa vâng, đối với cách truyền thông ở trong nước, thì dù biết là có giải thích cũng chẳng đi tới đâu! Tuy nhiên nếu không nêu ra thì cảm thấy áy náy, vì thấy có lỗi với những bậc thầy đi trước đã từng dạy mình.


Quote:

Bác TVB sẽ dịch từ ấy là gì? Nhiều dĩa phim DVD của Mỹ cho ta được lựa mục "xem phim có lời nói chú thích, nhận xét, bàn biện của đạo diễn", nhưng đây hoàn toàn khác với công việc của người thuyết minh phim Đại Hàn chẳng hạn.

Theo như cách “chuyển âm” từ phim Đại Hàn sang tiếng Việt, thì người trong nước gọi là “lồng tiếng”. Còn nếu không “chuyển âm” nhưng có chữ phiên dịch những câu nói sang tiếng Việt ghi ở phía dưới, thì chúng ta thường gọi là “phụ đề tiếng Việt”.

Quote:

Ngoài ra, bỏ chuyện danh từ chọi với tĩnh từ sang một bên, chữ "huyền thoại" đâu có đồng nghĩa với "siêu đẳng" phải không?

Vâng, chữ “huyền thoại” không đồng nghĩa với “siêu đẳng” (mà người trong nước dùng), chỉ có nghĩa là “truyền thuyết”, chuyện không có thật được kể với một ngụ ý nào đó.

Quote:

The legendary rocker was diagnosed with Legionnaires' disease
Tĩnh từ nào ngắn gọn nào tương đương với từ tiếng Anh ấy ?


The famous rocker was diagnosed with Legionnaires' disease.

The Free Dictionary (Collins English Dictionary)
legendary [ˈlɛdʒəndərɪ -drɪ]
adj
1. of or relating to legend
2. celebrated or described in a legend or legends
3. very famous or notorious


Thuyết minh <=> Chú thích, nhận xét, cách hướng dẫn (A. Notes).

Nhận xét: “Thuyết minh”( 說明); theo Tự điển Thiều Chửu:

Thuyết (說): Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là "thuyết". Như "diễn thuyết" 演說, "thuyết minh" 說明. (Tự điển Thiều Chửu)
Minh (明): Sáng, như "minh tinh" 明星 sao sáng, "minh nguyệt" 明月 trăng sáng. Dân tộc đã khai hóa gọi là "văn minh" 文明.

Thuyết minh là giải thích hay hướng dẫn cho rõ ràng. Nếu điều gì cũng nói là “thuyết minh” thì chỉ là cách “làm dáng chữ nghĩa”, tiếng Việt có sẵn sao không dùng? Cố tạo nên sự khó hiểu một cách không cần thiết?

Thí dụ: “Phim nước ngoài được thuyết minh bằng tiếng Việt”, “Bản vẽ thiết kế có kèm thuyết minh” (tratu.soha.vn); Thuyết minh du lịch” (vi.wikipedia.org).

Huyền thoại <=> Siêu đẳng, ngoại hạng, thượng hạng, thượng thặng.

Nhận xét: Chữ “huyền thoại” (懸話) đã có từ lâu, là những truyền thuyết, truyện thần bí không có thật, do tưởng tượng; như huyền thoại “Bà Âu Cơ sinh 100 trứng”. Chữ này là một danh từ, tuy nhiên trong nước lại hay dùng như một tĩnh từ với nghĩa khác hẳn; để “làm dáng chữ nghĩa” hay là dịch thẳng từ chữ “legendary” của tiếng Anh?! Thay vì muốn nói với nghĩa là “siêu đẳng” (sai!) lại biến thành truyện “không có thật”!

Thí dụ: “Huyền thoại bóng rổ sắp đi Triều Tiên giải cứu công dân Mỹ” (dantri.com.vn); “Huyền thoại Không quân Nhân Dân Việt Nam” (yeutoquoc.org); “Vị chủ tịch huyền thoại” (globaledu.com.vn), “Mi-8 là cỗ máy bay trực thăng huyền thoại của Không quân Xô viết” (baomoi.com).


Chúc một ngày vui.

Angel

Edited by user Friday, June 7, 2013 10:05:05 AM(UTC)  | Reason: Not specified

thanks 1 user thanked vietbac for this useful post.
Th. on 6/7/2013(UTC)
Th.  
#8 Posted : Friday, June 7, 2013 2:59:36 PM(UTC)
Th.

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2011(UTC)
Posts: 222
Location: Formely California

Thanks: 23 times
Was thanked: 61 time(s) in 60 post(s)
Bác có lý đấy, mới đọc câu ấy tôi lại tưởng đấy là câu truyện gì đó về cái bóng rổ lan sang bên Bắc Hàn, nhưng đọc câu này trên web "Huyền thoại bóng rổ Mỹ Dennis Rodman cho hay ông có kế hoạch thực hiện chuyến đi thứ 2 tới Triều Tiên..." thì mới hiểu là họ nói về anh chàng chơi bóng rổ.
Thì ra họ mở đầu câu bằng phép ẩn dụ (huyền thoại) có kèm theo hoán dụ (bóng rổ).
Hoán dụ (metonymy): một vật (hay người) được gọi bằng tên của một vật khác dựa trên mối liên hệ chặt chẽ của hai vật ấy: một người có thể trở thành tay súng, tay kiếm, cây bút, tay bóng rổ.
Ẩn dụ (metaphor): ví von một cái này với một cái khác, qua đó con người có thể trở thành couch potato, blond bomshell, hay cái bộ phận lố bịch nhất trên cơ thể.

Từ "thuyết minh", như bác đã cắt nghĩa, như vậy là bị dùng sai nghĩa, và trở thành loại chữ bá quàng bá láp như "xử trí, xử lý". Tuy vậy, nếu ta biên trên bìa DVD là "có người lồng tiếng", "phim có lồng tiếng" thì lại nghe na ná như phần cứng phần mềm phần lỏng mất thôi.
Thật là nan giải.

 

***************************************************

 

Đọc thêm

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

 

No comments:

Post a Comment