Chuyện bây giờ mới kể: Bức tượng “Thương Tiếc”
***
Bình luận trên Facebook:
NÓ VÀ TÔI Viết cho Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự,
Nó đây là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Trần Đình Tự đã hy sinh vì Tổ Quốc, tại chiến trường, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Còn tôi, Nguyễn Hữu An, một người bạn thân của Tự từ thủa thiếu thời, hiện đang ngụ tại Tiểu Bang Victoria, Úc Đại Lợi. Tôi quen Tự từ ngày di cư vào Nam, tháng Bẩy năm 1954.
“Tôi, Nó sinh ra nhằm chinh chiến, Tôi không nhớ ngày nào của Tháng Bẩy tôi đã đến bến bờ Tự Do, chỉ còn nhớ là từ phi trường Tân Sân Nhất, gia đình tôi đã được đưa về Trường Nữ Trung Học Gia Long. Lúc đó, đang là thời gian đi học, nhưng các học sinh đều được tạm nghỉ để trường học biến thành những trung tâm tạm trú cho dân di cư. Gia đình tôi được phân phối một khoảng trống ở gầm một cái cầu thang nào đó của trường. Di cư vào Nam bằng “Tầu Há Mồm” Chúng tôi ở đó khoảng vài tuần thì Phủ Tổng Ủy Di Cư cho biết, chúng tôi có thể định cự ở những vùng sau đây: Thị Nghè, Phụ Thọ, Gò Vấp, Hố Nai. Cha Mẹ tôi vừa chân ướt chân ráo vào Nam, làm sao mà biết chỗ nào tốt chỗ nào xấu? Chỗ nào cũng là bến bờ Tự Do cả mà! Rút cục, cha mẹ tôi bàn với nhau: Đã đi quá nhiều rồi, bây giờ chọn nơi nào gần thành phố là được rồi. Chỗ gần trường Gia Long nhất và cũng gần Sài Gòn nhất là vùng Thị Nghè, nên gia đình chúng tôi lại khăn gói quả mướp leo lên xe đi tới vùng được gọi là Quê Hương Mới. Tại đây, một lần nữa, chúng tôi lại được đưa vào tạm trú tại Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây. Trường này chỉ có một dẫy nhà trệt mà thôi, gia đình chúng tôi được chia một góc của lớp học. Mỗi ngày, cha mẹ chúng tôi được phân phối thực phẩm và gạo nước để tự nấu ăn lấy. Mỗi tuần cũng được phát thêm một ít tiền tiêu vặt. Trường học có hàng rào bao chung quanh, đám con nít chúng tôi vui vẻ chơi đùa một cách riêng biệt trong khuôn viên của ngôi trường Tiểu Học này, chưa hề biết gì về dân bản xứ miền Nam cả. Ở được vài tuần lễ thì trung tâm tỵ nạn đóng cửa, mỗi gia đình được cấp một số tiền nhỏ để tự tìm nơi ăn chốn ở lấy. Số còn dư thì làm vốn sinh nhai. Những ai là công chức và giáo chức đều được tái tuyển dụng. Trong đám dân di cư ở Thị Nghè, lại có một số lớn làm giáo chức, nên chính phủ chấp thuận cho mở một trường mới, dậy ngay tại khuôn viên của trường Tiểu Học hiện tại Thạnh Mỹ Tây, đặt tên là “Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây II”. Trường chính thì học hai buổi: Buổi sáng, từ 7 giờ sáng tới 11 giờ sáng, buổi chiều từ 2 giờ 30 trưa tới 6 giờ 30 chiều. Đám học sinh “di chuyển” chen vào giữa hai buổi học này, để học từ 11 giờ 30 sáng tới 2 giờ trưa. Bố tôi là một trong những Giáo Viên được tuyển dụng dậy ở trường này, nên gia đình chúng tôi đã mướn một căn nhà ở vùng “Sở Bông” tức là nơi trồng bông cung cấp cho Sở Thú ở sát bên (Vì Sở Bông sát cạnh sông Thị Nghè, nên sau này, Tiểu Đoàn II “Trâu Điên” đã lập doanh trại ở đây, lấy tên là Trại Nguyễn Văn Nho). Tôi và Tự cùng được xếp vào học Lớp Nhì (Bây giờ gọi là lớp 4, tiếng Úc gọi là Grade 4). Cô Giáo đầu tiên của chúng tôi là Cô Giáo Đoan. Đám học trò gồm cả trai lẫn gái với mọi lứa tuổi khác nhau: Lớn nhất là cô Én, 16 tuổi, và nhỏ nhất là tôi, 8 tuổi (cô Én học xong lớp Nhì thì bỏ học để lấy chồng). Lớp có hai dẫy bàn, đám con gái được ưu tiên ngồi ở phía trong, đám con trai ngồi dẫy phía ngoài, gần cửa lớp. Tôi nhỏ con nên được ngồi bàn trên, Tự lớn con, ngồi gần cuối lớp. Giờ bắt đầu học và tan học được báo hiệu bằng một hồi trống dài. Lớp Nhì Và Lớp Nhất được giao nhiệm vụ đánh trống báo hiệu. Nhiệm vụ đánh trống vào thời gian đó, được coi là rất quan trọng, học sinh nào . . . có thớ lắm mới được giao nhiệm vụ này, cả trường cùng nhìn vào cái trống và người đánh trống. Tự cầm dùi trống tiến tới, nhìn quanh, thấy ai cũng đang ngừng chơi nhìn vào mình, thì . . . hơi rét, thay vì đánh ngay một hồi trống, thì nó lại rụt rè, đưa dùi trống lại cho tôi mà nói: - “Mày . . . đánh trống đi, tao . . . giữ cái trống cho nó khỏi quay!” Vì không thể nhì nhằng kéo dài, làm chậm trễ buổi học của cả trường được, nên hai đứa đồng ý cùng hợp lực với nhau mà đánh. Hồi trống của lớp Nhì vang lên không giống ai, vì được đánh bởi hai cánh tay, một dài một ngắn. Từ đó, chúng tôi quen nhau. Sau buổi học, hai đứa ở lại lân la làm quen với đám con nít Nam Kỳ để học những trò chơi lạ mắt của họ. Trò chơi hấp dẫn nhất vào thời đó là chơi “Tạt Lon” mà cả hai đứa không thể nào phát âm theo đúng giọng của đám con nít người Nam được: “Tạc loong”. Khởi đầu, đứa chủ chốt sẽ vẽ một vòng tròn ở giữa khoảng đất được chọn làm sân chơi. Những đứa khác sẽ chạy ra hai đầu vẽ hai lằn mức cách xa vòng tròn khoảng từ 3m tới 4m. Cả bọn sẽ tụm lại lựa đứa đầu tiên “Bị” làm nhiệm vụ giữ lon, bằng cách chơi ra dấu bằng bàn tay: Dùi, Búa, Bao, Kéo. Luật chơi sẽ như sau: Đám con nít còn lại sẽ chia ra làm hai phe, đứng ở phía sau lằn mức đã vẽ, có nhiệm vụ phải chạy đổi chỗ cho nhau từ đầu này qua đầu kia. Đứa giữ lon sẽ đứng kế bên vòng tròn để giữ lon và bắt bất cứ đứa nào chạy ngang qua cái lon. Khi nó bỏ cái lon xuống đất, sẽ bắt đầu đếm từ 1 tới 3, hai đám con nít đứng ở hai đầu sẽ phải chạy đổi chỗ cho nhau. Để khỏi bị đứa giữ lon bắt và giao lại vai trò giữ lon, cả hai đám con nít sẽ phải dùng một “Cục Tràm” làm bằng một miếng ngói bể, nhắm ngay cái lon mà tạt cho nó văng ra khỏi vòng tròn. Đứa giữ lon sẽ phải đi lượm cái lon, đặt trở lại trong vòng tròn thì mới có thể bắt những đứa chạy ngang được. Bắt rất khó, vì cả chục đứa tạt tràm vào lon, không đứa này thì cũng có đứa khác tạt trúng cái lon văng ra xa. Vừa mới lượm được cái lon đặt vào vị trí cũ thì lại có đứa khác tạt cái lon văng ra nữa. Đứa nào nhanh thì vẫn có thể bắt đứa khác chạy ngang được. Đứa nào chân tay vụng về, bị bắt lượm lon đổ mồ hôi hột. Hai đứa tôi đứng quan sát hết một buổi trưa mới thông thuộc cách thức chơi. Sáng hôm sau, hai thằng hẹn nhau đi học sớm, thực sự là để đi vòng vòng kiếm cho ra mấy miếng ngói bể, gõ gõ mài mài cho nó trở thành một cục tràm ngon lành, thử đi thử lại cho thật vừa tay rồi mới cất vào cặp đi tới trường. Tan học, hai đứa đi vòng vòng xem đám nào ít người chơi thì nhào vô chơi ké: - “Tụi bay . . . cho tao chơi chung với!” Chúng tôi ở đó khoảng vài tuần thì Phủ Tổng Ủy Di Cư cho biết, chúng tôi có thể định cự ở những vùng sau đây: Thị Nghè, Phụ Thọ, Gò Vấp, Hố Nai. Cha Mẹ tôi vừa chân ướt chân ráo vào Nam, làm sao mà biết chỗ nào tốt chỗ nào xấu? Chỗ nào cũng là bến bờ Tự Do cả mà! Rút cục, cha mẹ tôi bàn với nhau: Đã đi quá nhiều rồi, bây giờ chọn nơi nào gần thành phố là được rồi. Chỗ gần trường Gia Long nhất và cũng gần Sài Gòn nhất là vùng Thị Nghè, nên gia đình chúng tôi lại khăn gói quả mướp leo lên xe đi tới vùng được gọi là Quê Hương Mới. Tại đây, một lần nữa, chúng tôi lại được đưa vào tạm trú tại Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây. Trường này chỉ có một dẫy nhà trệt mà thôi, gia đình chúng tôi được chia một góc của lớp học. Tôi và Tự đỏ mặt quê một cục, đứng nhìn tụi nó chơi một lúc rồi bỏ cục tràm vào cặp, đi chỗ khác. Hôm sau, tôi và Tự tìm ra chân lý: Trong trò chơi tạt lon này, đứa nào có cái lon sẽ là chủ cuộc chơi. Dĩ nhiên rồi! Không có cái lon, lấy gì mà tạt? Đang vui chơi, đứa chủ lon buồn tình xách lon đi chỗ khác, là cả đám nghỉ chơi. Thế là hai đứa hùng hục dắt nhau đi lùng lon sữa bò ở những quán bán cà phê hủ tíu của mấy chú Hoa Kiều. Rình cả buổi trời mới lượm được một cái lon sữa bò mới tinh, ông chủ Tầu bụng phệ mới vứt ra đường. Hai thằng vội vàng chớp lấy đem về nhà lau rửa sạch bóng, thủ vào cặp sẵn sàng cho cuộc chơi ngày mai. Hôm sau, tan buổi học, hai đứa ôm cặp đi vòng vòng tìm dịp may. Dịp may đây rồi: Một đám con nít đang hăng say chơi tạt lon, bất ngờ có đứa tạt mạnh quá, cái lon văng tuốt ra tới giữa đường bị xe vận tải cán dẹp lép. Cả bọn xìu như cái bong bóng bể, mặt đứa nào đứa nấy xẹp còn hơn cái lon bị cán. Tôi vội vàng mở cặp lấy cái lon sữa bò đưa cao lên: - “Tụi tao có cái lon mới, cho tụi bay mượn đó!” Thế là Nam Bắc đã chung một nhịp cầu rồi đấy! - “Cái lon đó của tao, đưa trả cho tao, lẹ lên! Không trả, tao . . . uýnh thấy . . . mẹ mầy đó!” Từ đó, tụi con nít nể mặt tụi tôi. Và cũng từ đó, Tự có cái biệt danh: “Thằng Niểng”. Chúng tôi không mê tạt lon nữa, mà đổi qua mê Xi Nê (Movie). Có một lần, rạp Văn Cầm chiếu phim “Hiệp Sĩ Zoro Bịt Mặt”. Tôi ngày nào đi học cũng lội bộ qua rạp hát, nhìn thấy cái bảng quảng cáo to tướng, đề hai chữ Zoro là đã mê rồi, vào lớp kể cho Tự nghe. Hiệp Sĩ Zoro trừ gian diệt bạo cứu dân lành Buổi chiều Chủ Nhật, rạp mở xuất đầu tiên: Người lớn, con nít đứng chật rạp, lớp chen nhau mua vé, lớp đẩy nhau trình vé vào cửa. Bán vé thì chỉ có môt người, xoát vé tới hai người mà cũng không làm sao kịp với lớp người đông nghẹt rạp. Tự xúi tôi: Rồi Tự làm bộ xô đẩy những người chung quanh, tìm dịp che cho tôi chui vào rạp. Bất ngờ, tôi gặp gia đình một thằng bạn cùng lớp. Cha mẹ nó cầm một đống vé đang chen chúc cùng với lũ con vào cửa. Tôi mừng quá, kề tai nó nói nhỏ: - “Cường, cho tụi tao . . . vào chung nhe!” Tôi và Tự ngồi xem đã đời rồi mới đi về. Tới đầu ngõ, tôi dặn Tự: Được vài lần, ông xoát vé biết mánh của tụi tôi: Ông không tin rằng, mỗi tuần tụi tôi lại có một người cha khác nhau để đi theo vào xem hát. Có lần, ông đã nắm cứng tôi lại mà hỏi người đi kế bên tôi, có phải tôi là con của ông ta hay không? Thế là tụi tôi bể mánh, đành đứng ngoài nhìn hình thôi. Hết lớp Nhất, chúng tôi thi vào lớp Đệ Thất trường công. Hồi đó, trường công ít lắm, vỏn vẹn có vài trường: Từ ngoài Bắc di chuyển vào, cho con trai thì có trường Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục, Chu Văn An. Con gái thì có độc nhất một trường Trưng Vương mà thôi. Trường của phe người Nam đã có từ lâu là Võ Trường Toản, Petrus Ký và Gia Long. Tự và đa số đám học sinh Bắc Kỳ ở quanh vùng Thị Nghè, Hàng Xanh, Bà Chiểu, Tân Định, thi vào trường Hồ Ngọc Cẩn. Gia đình tôi, từ bố tôi tới anh tôi đều học ở trường Bưởi (sau này đổi tên là Chu Văn An), nên mặc dù tôi ở Thị Nghè mà cũng lóc cóc nộp đơn thi ở cái trường Chu Văn An tuốt tận Chợ Lớn. Cuối năm Đệ Tứ (Lớp 9), cả hai chúng tôi đều thi đậu bằng “Trung Học Đệ Nhất Cấp”. Tự gặp tôi, tâm sự: Tự đến gặp tôi, rủ đi xi nê ở rạp Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu). Nhưng khi gặp bố tôi, là thầy học cũ của Tự (thầy Cảng dậy chúng tôi được nửa năm thì mất. Bố tôi dạy thế), nó ngập ngừng một lúc rồi chào tạm biệt bố tôi để đi lính. Thời đó, chiến truờng chưa khốc liệt cho lắm, việc đi lính cũng còn xa vời, nên bố tôi hơi ngạc nhiên vì quyết định của Tự, nhưng cũng chúc nó an toàn và thành công trong cuộc đời binh nghiệp. Đi xe buýt đến rạp hát, thay vì vào xem xi nê, chúng tôi ngồi ngoài quán uống nước mía. Tự lại tâm sự: - “Tao đã nói với mày rồi, nhà tao còn có một mình mẹ tao buôn bán nuôi cả gia đình, cực quá. Tao ráng đậu cái Tú Tài để xin đi làm. Tao đi làm được hơn một tháng rồi. Tao đã có thể góp chút ít phụ với mẹ tao, nhưng thực sự thấy không hợp với cuộc sống đó. Tao không thích hợp với nghề Thư Ký quèn, nên đã làm đơn xin đi học khóa 14 Thủ Đức rồi, vài ngày nữa sẽ nhập trường. Đi lính sướng hơn, vừa ngang dọc đời trai, vừa đánh Việt Cộng bảo vệ miền Nam, vừa có tiền giúp cha mẹ. Mình đã bỏ miền Bắc mà đi rồi, không bảo vệ miền Nam, lấy đất đâu mà sống!” Nói xong, nó móc túi rút ra một bao thuốc lá Bastos xanh, lấy một điếu hút rồi đưa bao ra mời tôi hút. Tôi ngạc nhiên, không biết nó học hút thuốc lá từ lúc nào? Riêng tôi thì chưa (Tự lớn hơn tôi 3 tuổi, nó 18, còn tôi mới có 15 tuổi thôi), nên tôi lắc đầu từ chối. “Ngày tôi gặp nó, nét đăm chiêu đêm nhập ngũ, Ra trường, Tự đến thăm tôi vào một chiều nhạt nắng. Nó mặc bộ quân phục mới tinh, mặt mày đen xạm, rắn chắc nhưng vui tươi thoải mái. Hai thằng lại dắt nhau đi lang thang suốt buổi tối. Chúng tôi không uống nước mía nữa, mà uống cà phê đen và hút thuốc Quân Tiếp Vụ. Khi về, Tự bắt tay tôi, nắm chặt một lúc, rồi nói: “Hôm chia tay, hai đứa cùng bùi ngùi, Thật vậy, kể từ đó, tôi chưa gặp lại Tự lần nào. Cuộc chiến cũng lần lần leo thang, đời lính dễ gì có ngày nghỉ, mà nếu có, Tự cũng còn thiếu gì chuyện để làm. Phần tôi, tôi cũng phải lo tiếp tục học hành, hết Tú Tài 1 lại đến Tú Tài II. Hết Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh, lại đến Tướng Dương Văn Minh, rồi Tổng Thống Diệm bị giết ... Cuộc đời học sinh của tôi cũng theo đó mà lung tung cả lên. Tôi quên mất cả Tự! Có nhớ thì cũng không biết nó ở đâu mà tìm? Vào khoảng năm 1968 – 1969, Việt Cộng tổng tấn công. Cả nước lâm chiến. Tôi đang học cũng phải xếp bút nghiên đi quân sự học đưởng một tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Học xong, được giao cho khẩu súng Carabin, làm nhiệm vụ “Sinh Viên bảo vệ thành phố”. Trong một chuyến đi thăm chiến sĩ tiền tuyến, đám sinh viên chúng tôi đi thăm một tiểu đoàn lính vừa đi hành quân về. Đó là Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân. Ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng có một biệt danh rất dễ sợ là . . . “Thiếu Tá Tử Thần” và bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đón tiếp phái đoàn chúng tôi ở cổng trại và dắt chúng tôi đi thăm anh em binh sĩ đang gác ở các trạm gác, ở tiền đồn. - “Tự! Phải mày đó không, Tự?” Ngày qua ngày, tôi bận rộn với việc dậy học kiếm tiền, với thi cử, bầu cử, ứng cử . . . ở trường Luật. Còn Tự thì chắc chắn là lại rày đây mai đó với những cuộc hành quân liên miên của người lính Biệt Động. Mỗi đứa mỗi phương trời. “Tử thần trước mặt tao nè!” Tôi học xong Đại Học năm 1971, còn sót lại một ít thòi gian hoãn dịch, cả đám sinh viên lo chạy tứ tán kiếm đường binh: Đứa thì đi ứng cử vào Hội Đồng Xã, đứa thì xin vào chương trình “Người Cầy Có Ruộng”, Xây Dựng Nông Thôn . . . để mong được hoãn dịch. Đứa khác thì nộp đơn thi vào Hải Quân, Không Quân. Tôi trình diện nhập ngũ và được xếp vào khóa 1/72 Thủ Đức. Suốt khóa học, tôi học tàng tàng, với hy vọng là, sẽ được biệt phái về làm ở Nha Quân Pháp hoặc Tòa Án Quân Sự. Nhưng hy vọng của tôi càng ngày càng tiêu tan dần với tình hình chiến trận càng ngày càng sôi động. Kết quả là đến cuối khóa, không có ban nghành nào tuyển thêm người nữa, tất cả các Tân Sĩ Quan đều được dành cho tiền tuyến. Những Sinh Viên Sĩ Quan lựa chọn đơn vị của mình theo thứ tự đậu cao thấp. Ai thích về gần nhà thì chọn Địa Phương Quân, Sư Đoàn . . . Ai muốn sống hùng sống mạnh thì chọn các binh chủng nổi tiếng như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách, Biệt Động Quân . . . Phần tôi, từ hồi nhìn thấy các anh hùng Mũ Nâu đánh đuổi bọn Việt cộng ở Hàng Xanh, tôi đã khoái binh chủng Biệt Động Quân rồi, nay được dịp, tôi hăng hái cầm bút viết ngay tên mình vào bảng danh sách các Tân Sĩ Quan Biệt Động Quân, chợt nhớ ra là đã có lần Tự rủ tôi vào Binh Chủng Cọp Đen này. Mãn khóa 50 Rừng Núi Sình Lầy, tôi được đưa đi thực tập với Tiểu Đoàn 42 Cọp Ba Đầu Rằn đang hành quân ở Takeo, Campuchia, rồi Tiểu Đoàn 44 Cọp Đen hành quân ở Kiến Phong (1). Sau khi trui luyện kỹ càng, tôi mới được khăn gói lên vùng Pleiku gió núi mưa mùa để bổ xung vào Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng (2). Vừa đúng lúc Trung Đội Thám Sát đang thiếu Sĩ Quan chỉ huy (Sĩ Quan cũ vừa tử trận), tôi đã đuợc Đại Úy Giác, Tiểu Đoàn Trưởng, chỉ định làm Trung Đội Trưởng Thám Sát. Từ đó, tôi trở đã trở thành một người lính “Cọp Đen” chính hiệu: Đời Biệt Động của tôi, cũng như những anh em trong binh chủng, là những chuỗi ngày hành quân liên miên trong vùng II chiến thuật gió núi mưa mùa, với những trận đánh thật đinh tai nhức óc của đại bác 105, đại bác 130, Sky Raider và A37 . . . cùng với những trận đánh xáp lá cà im lặng tới rợn người, chỉ nghe tiếng lưỡi lê và dao rừng vung lên mà thôi (3). Chỉ ở vùng II này, mới có những Tiểu Đoàn Biệt Động Quân phải trở về Dục Mỹ bổ xung quân số và tái huấn luyện. Bên Việt cộng, có những Trung Đoàn, Sư Đoàn bị tan nát, xóa sổ. Tôi sống sót tại Quân Y Viện Ngọc Minh, với tờ giấy phân loại II và giải ngũ vào cuối năm 1974. Trở về cuộc sống dân sự, tôi lang thang khắp Sài Gòn Chợ Lớn xin việc. Các văn phòng luật sư, các ngân hàng đều đủ người hết rồi. Tôi nhớ lại đời sống quân ngũ, nhớ cái mũ nâu với mầu áo hoa rừng, muốn trở lại với Biệt Động Quân. Ngồi suy tư bên khói thuốc và ly cà phê đen, tôi nhớ lại các đồng đội, nhớ lại Trần Đình Tự, người bạn thủa xưa đã cùng ngồi chung với nhau trong quán nước này. Không biết bây giờ, nó còn: “Đang xông pha đèo cao núi thẳm?” Cuối cùng, tôi đã được Luật Sư Đào Văn Sáu nhận cho tập sự tại văn phòng của ông ở Biên Hòa (Luật Sư Sáu hiện đang định cự tại Tiểu Bang Victoria với tôi. Tôi đã gặp và chào ông). Sau đó, tôi đổi về Sài Gòn, tập sự với Luật Sư Nguyễn Duy Nguyên, ở đường Gia Long. Ngày ngày, tôi xách cặp đi bộ từ văn phòng qua Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn mà biện hộ cho thân chủ. Tháng Tư năm 1975, toàn bộ Miền Nam tan hàng mà không hô “Cố Gắng” (4). Thành phố Sài Gòn tràn ngập dép râu nón cối và nón tai bèo: Bọn Việt cộng cai trị dân Nam bằng những trận dịch đau mắt và ghẻ lở phát không, và chiến dịch “Đánh Tư Sản Mại Bản” với kết quả là biết bao nhiêu người dân phải đi vùng “Kinh Tế Mới” và hàng đoàn xe Zin và Molotova bít bùng chở chiến lợi phẩm từ Nam ra Bắc. Đám Sĩ Quan Miền Nam tan hàng thê thảm. Người có phương tiện thì nhanh chân bay qua đảo Guam. Đám không chấp nhận đầu hàng, nhất định đánh Việt Cộng tới hơi thở cuối cùng để rồi chết thê thảm nơi trận tiền không ai chôn cất. Đám khác lẳng lặng buông súng nhập vào cuộc sống bình thường, giả dạng dân cầy, ngư phủ... để tìm đường vượt biên tìm Tự Do. Số còn lại chấp nhận ra trình diện bọn Việt Cộng để đi “Học Tập Cải Tạo”, nhưng thực sự là bị đi tù, từ ba ngày, thành ba năm, mười năm, mười bẩy năm. Có người bị xử tử, có người chết vì bệnh hoạn, phơi thây nơi rừng thiêng nước độc, không thân nhân không bạn bè, không manh chiếu đắp. Năm 1981, tôi may mắn vượt biên thành công, tìm Tự Do nới xứ Úc. Cũng như mọi người, tôi nhẩy vào factory cầy túi bụi, kiếm tiền gửi về cho gia đình, cho vợ con tìm đường vượt biên tiếp. Khi cuộc sống đã tạm ổn, tôi mới mon men ra sinh hoạt với anh em cựu quân nhân trong tiểu bang Victoria. Tôi nhận thấy mọi quân binh chủng đều có hội đoàn riêng, chỉ có Biệt Động Quân là vắng bóng. Không phải vì anh em Mũ Nâu bị cọp liếm hết (5), mà vì anh em đã quá mệt mỏi rồi, không muốn hội hè gì nữa cả. Lễ ra mắt đã được cử hành long trọng vào ngày 19 02 2001 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cựu Quân Nhân, Footscray. Mục đích là tụ hội anh em Mũ Nâu cũ, hàn huyên chuyện xưa và giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày tại Úc. Từ hội Biệt Động Quân này, chúng tôi đã bắt liên lạc được với những Biệt Động Quân khác trên thế giới và gia nhập “Tổng Hội Biệt Động Quân” lúc đó do anh Trần Tiễn San làm Tổng Hội Trưởng. Từ bên Mỹ, anh Trần Tiễn San báo cho tôi biết: “Hai năm sau mới có thư về, “Tất cả nghe lệnh tôi. Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, anh quay qua Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó: Đây là lần chót, tôi yêu cầu và cũng là lệnh: - “Ai ở lại chiến đấu thì đi theo tôi!” Kết cục, cuộc chiến đấu cuối cùng cũng phải chấm dứt. - “AI ĐẦU HÀNG, NHƯNG TAO THÌ KHÔNG!” Tự trả lời: Đồng thời với hành động dã thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nhìn Tự rồi nói gọn: Xưởng xuất thân khóa 22A Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. “Hai đứa đôi nơi, ngày đầu tiên biết tin nhau là tin cuối. Anh em sống với nhau từ nhỏ, tôi biết rõ Tự oai hùng. Tôi biết Tự dám chiến đấu tới cùng. Tôi đau thương, xót xa cho cái chết quá thảm khốc của Trần Đình Tự – Một Thiếu Tá Biệt Động Quân – cầm quân đánh trận, bị bắt ngay tại mặt trận mà lại không được bảo vệ bởi Luật Quốc Tế về Tù Binh, mà lại bị xỉ vả, chửi bới thậm tệ và cuối cùng bị hành hình một cách dã man như vậy hay sao? Trần Đình Tự, một Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, lại bị giết chết một cách bi thương, bị giết chết một cách dã man như vậy sao? Cả Thế Giới ngoảnh mặt làm ngơ! Những phóng viên truyền hình của Mỹ, của Úc, đâu hết cả rồi? Ông phóng viên nào chụp hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan đâu rồi? Ông Eddie Adams và đài truyền hình AP đâu? Sao không ra quay phim, phỏng vấn, làm rùm beng lên đi! Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc đâu? Sao không viết tin này lên cho cả thế giới đọc? Hồi Tết Mậu Thân, một tên phiến loạn không mặc sắc phục (dù là sắc phục của bọn GPMN) cầm súng bắn lại các chiến sĩ VNCH. Khi bị bắt, đương nhiên y bị coi là phiến loạn phá rối trị an. Bắt buộc là phải xử bắn tại chỗ theo đúng Hiến Pháp của VNCH. Tướng Loan xử bắn nó là đúng. Tại sao bọn nhà báo ngoại quốc lại làm rùm beng lên? Đễ đến nỗi tới chết, ông vẫn bị hàm oan! Những tên nhà báo này chỉ giỏi bắt nạt VNCH mà thôi, còn thì sợ bọn VC bằng chết. Cả lũ im thin thít, để một người lính VNCH bị hành hình mà không dám có một tấm hình, một đoạn phim, một lời nói bênh vực? Công bằng ở đâu? Lẽ phải ở đâu? Sau khi Tướng Minh đầu hàng, đám ký giả ngoại quốc còn lại ở Miền Nam nhiều lắm chứ! Chắc chắn họ biết chuyện này. Có đều cả đám im lặng mà phụ họa với bọn VC mà thôi. Có lẽ tại tôi thương cho bạn quá mà nói càn hay chăng? Thôi thì, cuối cùng, Trần Đình Tự cũng đã chết rồi. Một cái chết oan nghiệt, nhưng đó là cái chết oai hùng của một chiến binh không đầu hàng giặc. Cái chết danh dự của người lính ngay giữa trận tiền. Cái chết không có da ngựa bọc thây, nhưng gương sáng của Tự sẽ còn lưu lại cho đến ngàn sau: “Muôn lớp trai đi, nghìn sau theo dấu chân ghi vào thiên lý, Trần Đình Tự, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, bạn thân của tôi từ thủa nhỏ, và biết bao nhiêu chiến sĩ vô danh khác, đã chiến đấu cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa tới hơi thở cuối cùng. “Biết bao người xong nợ xương máu không trở về!” Ai đó vừa quăng cái lon sữa bò vào thùng rác. Tự ơi, Mới đây, có anh Sơn, cũng là người ở cùng xóm với mày hồi xưa, cũng đang ở bên Mỹ, có cho tao biết một ít tin tức về mày: “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc” ở Dandenong, Victoria, Australia. Anh em cựu quân nhân Úc tham chiến ở Viêt Nam cũng với anh em lính chiến nhà mình, thuộc Tiểu bang Victoria, nơi tao ở, cũng đã gom công góp sức xây được một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Úc để tưởng nhớ những “Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân” trong đó có mày. Các bạn lính chiến của tôi ơi, “NGƯỜI ĐI VÀO TỐI VẪN LƯU DANH CHO ĐỜI MÃI, Người Việt của tôi, là thế đấy! Ghi chú: http://www.nguyenkhapnoi.com/2012/05/21/no-va-toi-2/ |
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/tua-e-ngay-hom-sau-tuc-mung-5-thang-tu.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)1tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-8575599076535394758Mon, 18 Aug 2014 22:58:00 +00002014-09-04T23:52:15.687-07:00 Hùng Ca, Nhạc Đấu Tranh và Quân Ca
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/hung-ca-nhac-au-tranh-va-quan-ca-i.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-7155195415605059056Fri, 15 Aug 2014 07:27:00 +00002014-10-28T19:16:22.658-07:00Quân Sử VNCH
|
Người Lính Nghĩa Quân Trong Tim Tôi Nguyễn Thanh Thủy Năm tôi được 10 tuổi, gia dình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp Chiến Lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn Nghĩa Quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến Lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng và quân lính Việt Nam Cộng Hòa. Lúc nầy Việt cộng bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã Trưởng, Ấp Trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Việt cộng bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội Nghĩa Quân, gồm có ba tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn, còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu Đội Trưởng, tôi kêu là chú Tấn. Canh giữ xóm làng. Lúc mới vào ấp tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ quê mùa ngơ ngác. Nhưng lần lần tôi cặp bè bạn chơi với mấy đứa bạn, gái có, trai có, lớn tuổi, lanh lợi hơn, tôi học được nhiều thứ mới mẻ. Tôi biết cả tên cây súng nào là cây Carbine, cây nào là Garant, Thompsom, cây nào là cây súng phóng lựu. Tôi biết tên hầu hết các chú lính nghĩa quân trong tiểu đội của chú Tấn, nào là chú Tường, chú Sanh, chú Đúng, chú Quít, chú Mực... Các chú rất hiền và chú nào cũng nghèo. Bộ quân phục được các bà vợ vá nhiều chỗ. Tôi hay lân la đến nhà các chú chơi với con của họ. Với đồng lương Nghĩa Quân khiêm tốn, các chú ăn uống rất đạm bạc, thường là cá linh, cá lòng tong kho, với rau lang luộc hoặc chút ít canh bí, canh bầu. Hầu như chú nào cũng có vợ và vài ba đứa con. Khi rảnh rỗi tôi thấy các chú hay giúp việc nhà cho vợ buôn bán chút đỉnh kiếm thêm tiền. Có chú giữ con cho vợ ngồi bán rau ngoài chợ. Có chú xay bột cho vợ làm bánh tầm, bánh bò bán cho dân trong xóm. Một người lính bộ binh trẻ. Chú Tấn còn trẻ, nhưng ít nói. Thím Tấn là một người đàn bà hiền lành, có đôi mắt đẹp, to và dễ khóc. Chú hay xay đậu nành làm thành bánh đậu hủ cho thím ủ chao, ủ tương, rồi thím đem bán vào những buổi chợ rằm, chợ ba mươi cho người ta ăn chay. Chú thím Tấn có hai đứa con. Thằng Dũng được 6 tuổi, con Lan 3 tuổi. Khi bận bán tương, chao, thím Tấn hay gởi hai đứa nó nhờ tôi giữ dùm. Tôi hay chơi đùa và coi chúng nó như em. Tụi nó cũng rất thương tôi. Rất ít khi dân trong xóm gặp các chú Nghĩa Quân ra đi hành quân, các chú lặng lẽ ra đi khi trời sụp tối để giữ bí mật. Họ âm thầm canh gác đâu đó dọc theo bờ thành ấp chiến lược, sáng sớm mới trở về. Họ đi về im lặng như những cái bóng mờ. Có những sáng tôi hay gặp các chú trở về, thường thì chỉ có cái áo khô, quần các chú ướt đẫm, sình bùn lên trên đùi. Các chú thường đi dép hay đi chân không, chẳng mấy ai có được đôi giầy. Có khi đang đêm, tôi nghe súng nổ giòn rã. Sáng hôm sau các chú lính quen thuộc mang về hai cây súng chiến lợi phẩm của Việt cộng cùng với vài trái lựu đạn. Các chú kể cho mọi người trong xóm nghe là đêm rồi một toán Việt cộng băng qua ruộng phá hàng rào định đột nhập vào ấp chiến lược thu thuế và bắt dân đi làm dân công, qua sự hướng dẫn của một tên giao liên là người trong ấp. Các chú bắn chết hai tên, thây còn bỏ ngoài bìa ấp. Chúng tôi rủ nhau đi coi xác Việt cộng. Có lần các chú bắn chết cả một xuồng Việt cộng đang băng qua sông. Nhờ các bác ghe chài vớt lên, được nhiều súng. Sáng hôm sau ông Quận Trưởng bất ngờ đến đồn Nghĩa Quân xóm tôi, khen ngợi và thưởng tiền mua một con heo quay thật lớn. Các chú được dịp ăn nhậu vui vẻ. Mấy đứa con các chú Nghĩa Quân cũng hí hửng được dịp ăn thịt heo quay. Một ngày nọ tôi đi học về thấy cả xóm nhốn nháo lên, mấy thím vợ lính hớt hãi lo lắng. Thím Tấn nước mắt quanh tròng. Tôi hỏi thì thím cho tôi hay Trung đội Nghĩa Quân vừa bị tấn công và hai chú Nghĩa Quân hiền lành của xóm tôi vừa hy sinh, đền nợ nước. Chú Mực mà tôi quen thì bị đạp mìn Việt cộng gãy giò. Thật là một cái tang lớn cho cả xóm tôi. Linh cửu của hai chú được quàng tại chùa, vợ con lối xóm khóc lóc tỉ tê. Đến chiều thì người ta chôn hai chú ngoài bờ rào ấp. Một hàng 6 chú Nghĩa Quân đứng chào trên bờ huyệt. Quan tài hạ xuống, các chú bắn 6 loạt đạn điếc tai. Mặt các chú rất đau khổ, gầm lại khác hẳn các khuôn mặt hiền từ hàng ngày mà tôi thấy. Vợ con hai chú đòi nhảy xuống huyệt chết theo chồng. Nhiều người phải xúm lại kéo các thím lên, khó khăn lắm mới dẫn được họ về nhà. Bọn chúng tôi và mấy đứa con trai ngày thường hay chạy nhảy, phá phách, la hét, mà giờ cũng đứng im ru. Tôi không biết Việt cộng là ai, nhưng tôi lờ mờ hiểu rằng họ là người không tốt, vì họ bắn phá mà gia đình tôi phải bỏ thôn xóm vào đây. Giờ họ còn theo định đột nhập vào cái ấp chiến lược nầy làm chi nữa? Lính VNCH hành quân. Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Việt cộng bắt đầu tấn công miền Nam ở cấp số lớn hơn. Họ đặt mìn giật xe chạy trên quốc lộ, họ giật xập cầu, bắt dân chúng đi đắp mô cản đường xe chạy. Có khi họ giật mìn chết cả một chiếc xe đò. Nhiều người chết có cả đàn bà và trẻ em, thịt xương văng tung tóe. Có lúc họ pháo kích hay đặt mìn giật xập trường học của học sinh miền Nam. Tiểu đội của chú Tấn phải đi kích liên miên. Thím Tấn lo âu thấy rõ. Trung đội Nghĩa Quân lập được nhiều chiến công. Nhưng các chú Nghĩa Quân mà tôi quen biết cũng vơi dần. Họ đã âm thầm ra đi như những người chiến sĩ vô danh và trở về im lìm, trong những chiếc chiếu, những cái poncho, trong cái cảnh da ngựa bọc thây. Rồi cái ngày đau thương của thím Tấn và hai đứa con dại đã đến Chú Tấn và một chú Nghĩa Quân nữa hy sinh trong một cuộc đụng độ dữ dội với Việt cộng năm 1965. Xác chú được khiêng để trên bộ ván trong căn nhà nhỏ của chú. Khi tôi đi học về, tôi thấy người ta đang tắm rửa thay đồ rồi để một nải chuối lên bụng chú, ngọn đèn dầu leo lét được thắp trên đầu nằm có để một chén cơm và một cái trứng vịt. Đầu chú được băng bông trắng. Máu còn rỉ ra bên màng tang. Vợ con chú vật vã khóc than, đau đớn không thể nào kể xiết. Tôi đến mắm tay hai đứa nhỏ. Thằng Dũng thỉnh thoảng hỏi tôi: “Bộ Ba em chết rồi hả chị?” Tôi chỉ ừ, không biết trả lời làm sao! Lính VNCH dừng quân. Đến khi chôn chú Tấn, hàng loạt đạn đưa tiễn vang rền. Thím Tấn chết lên chết xuống, bộ đồ tang trắng bê bết bùn sình. Người ta phủ lên cái mã đất của chú Tấn một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thật dài. Bốn phía có cắm bốn lóng trúc có gạo và muối. Tôi phải dẫn con Lan và thằng Dũng về nhà. Nước mắt tôi tuôn rơi. Cuộc sống chúng tôi đang êm đềm hiền hòa, thì tại sao người ta phải tấn công thôn ấp, giết hết người nầy người nọ. Để làm gì? Miền Nam độc lập tự chủ, có ai chiếm đóng miền Nam đâu, mà phải giải phóng chúng tôi. Cuộc đời dân miền Nam không hạnh phúc, sung sướng gấp chục lần dân miền Bắc hay sao? Tại sao các người phải giết chú Tấn của chúng tôi để cho cuộc đời mẹ con thằng Dũng từ đó ảm đạm, sa sút hẳn đi. Thím Tấn khóc hoài không dứt... Năm sau, gia đình tôi dời đi chỗ khác. Tôi ít được gặp lại Thím Tấn, thằng Dũng và con Lan. Năm năm sau, tôi mới được về thăm ấp cũ, tôi mừng rỡ gặp lại thím Tấn và hai đứa con. Bây giờ ngày nào thím cũng phải ra chợ bán tương chao nuôi con. Thằng Dũng vẫn còn nhớ tôi nhưng con Lan thì không nhận ra tôi nữa. Sau nầy tôi có dịp tiếp xúc với nhiều binh chủng oai hùng khác của quân lực VNCH, nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ về các chú Nghĩa Quân hiền lành mà tôi đã biết năm nào. Hơn phân nửa các chú đã nằm xuống để bảo vệ làng xóm, quê hương tôi. Số còn lại có người gãy chân, có người cụt tay, sống đời tàn phế. Việt Cộng đã chà đạp lên Hiệp Định Hòa Bình Paris mà họ vừa ký kết năm 1973, cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, đưa cả nước xuống 10 tầng địa ngục. Một cảnh Huynh đệ chi binh, dìu bạn bị thương. Thân tôi giờ xa xứ xa quê, đã hiểu được ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các anh, các chú quân nhân quân lực miền Nam, thỉnh thoảng tôi nhớ lại các chú lính Nghĩa Quân tôi quen biết mà thấy lòng thương lắm. Cùng với bao nhiêu binh chủng khác của quân đội, các chú âm thầm lặng lẽ hy sinh, cho dân chúng trong ấp tôi được sống trong yên bình. Các chú đem xương máu ra bảo vệ nền tự do, dân chủ mới được thành hình trên miền Nam yêu dấu. Các chú đã nằm xuống - bỏ lại con thơ, vợ dại - để ngăn cản bọn quỷ đỏ hung tàn trong công cuộc tiến chiếm miền Nam, áp đặt cả nước trong một chế độ độc tài, hung bạo, không lối thoát. Các chú đã đem sinh mạng, xương máu của mình, để ngăn cản bọn bán nước buôn dân đày đọa cả dân tộc, và đưa đất nước Việt Nam đi ngược dòng tiến hóa của nhân loại. Các chú đã anh dũng hy sinh, ngăn cản bọn CSVN chiếm đoạt đất nước làm tài sản riêng tư cho đảng, rồi tự ý dâng hiến đất đai, hải đảo của tiền nhân cho quan thầy Trung Cộng. Hỡi cô bác, hỡi anh chị ơi! Nếu vị nào may mắn, có cuộc sống bình yên xin đừng quên các chú lính Nghĩa Quân đang sống đời tàn phế. Xin đừng quên các chú Nghĩa Quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ. Nguyễn Thanh Thủy (Bài nầy được viết dựa vào những sự kiện có thật. Vì sự an toàn của một số người còn kẹt lại, tác giả tạm thời không đề cập đến những địa danh và tên người cần thiết trong bài nầy. http://www.vietlist.us/VietHistory/nguoilinhnghiaquan.shtml |
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/nguoi-linh-nghia-quan-trong-tim-toi.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-7101263988578045996Wed, 13 Aug 2014 03:40:00 +00002014-08-12T20:40:29.677-07:00