Saturday, November 26, 2016

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975

 




—  Việc sửa đổi cách viết, chữ viết, cách đặt dấu chữ viết của các bậc tiền bối, Việt cộng đang tìm mọi cách để chứng minh là những gì—tất cả những gì—mà các bậc tiền bối và cha anh các bậc tiền bối đã làm đều sai, đều dở, đều tệ hại và cần phải được bọn chúng Việt cộng sửa lại.

—  Họ thay đổi không chỉ vì họ muốn thay đổi, nguyên nhân sâu xa của cái ý muốn thay đổi mọi thứ của họ chẳng qua chỉ là sự kiêu ngạo, muốn được xã hội vinh danh là những người có những cải tạo lớn lao cho văn hóa nước nhà.

–  Khi mọi người đều sai, thì cái đúng sẽ bị đào thải. Cái đẹp, cái hay, và sự tiến bộ mà cha ông đã dày công xây dựng trước đó... sẽ lùi dần và suy thoái...


 

 

 

 

 




Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng


Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

Khi chúng ta dùng những danh từ, chữ dùng của cộng sản, chúng ta đã:

- TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

- TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

- MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

Trần Văn Giang


 

 

 

 

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ giản dị gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ”. là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

 

 




"Chữ Việt" và "Tiếng Việt"
là hai vấn đề


(█ ██)

Tiếng Việt chỉ có thể viết bằng chữ Việt.

Nhưng Chữ Việt ngoài việc dùng để viết Tiếng Việt, nó còn có thể viết được tất cả những thứ Tiếng thuộc hệ Latin khác. Chữ Việt có thể viết được Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... Nhưng những Chữ Anh, Pháp, Ý, Đức... không thể viết được Tiếng Việt.

Đó là một ưu điểm độc đáo!

Nhưng sau 1975, Việt cộng cho cải cách chữ nghĩa, dân ta hoàn toàn đánh mất ưu điểm này (cũng như đánh mất các ưu điểm về văn hóa, văn minh, kinh tế, chính trị khác) chỉ vì sự đóng khung Chữ Việt vào trong vòng Tiếng Việt. Sự hạn hẹp Chữ vào trong vòng Tiếng là một sự tự hủy hoại.

"Ta" đã bỏ hẳn những chữ cái "ngoại lai" và bảo rằng có một Bảng Chữ Cái Tiếng Việt (lạ! Bảng "chữ cái" của "tiếng", sao không gọi là Bảng Chữ Cái Việt) gồm đầy đủ các âm (không phải chữ cái) chỉ dùng trong tiếng Việt, bảng này chỉ thiếu âm mang thanh (à, á, ả...) mà thôi. Những chữ cái "ngoại lai" vốn đã tồn tại trong văn bản Việt từ thế kỷ 17, đến thế kỷ 20 thì bỏ đi. Hành động này chỉ có thể giải thích bằng mục đích "tự tách mình ra khỏi cộng đồng của mình để nói lên dân tộc tính của mình", hóa ra là dân tộc tính "cận thị".

"Ta" cũng bỏ hẳn "cách dùng chữ ngoại lai", bảo rằng đó là "phụ âm ngoại lai" như trường hợp các chữ L đứng sau nguyên âm. "Ta" thay L bằng N: Albany bị viết thành An-ba-ni. Chung số phận với L là B, F, PH, V (bị thay bằng P), D (bị thay bằng T) , G, K, Q (bị thay bằng C), những chữ H ngay sau nguyên âm của người ta thì bị "ta" bỏ hẳn.

Lạ lùng là những chữ S, bị cưỡng hiếp thành nhiều quái thai, như có khi thành X, khi khác lại thành SỜ, lại có khi thành XÌ, mà bị đổi thành T mới quái đản hơn nữa.

Còn các tổ hợp phụ âm thì bị "ghép hộ", cứ giữa hai vợ chồng người ta thì "ta" nhét ngay một đứa lại cái vào giữa. dr thành đờ-r, tr thành tờ-r, bl thành bờ-l (hi-đờ-rô, ni-tờ-rô, bờ-lóc, bờ-lao...).

Đọc các văn bản của những kẻ chỉ đạo văn hóa, từ ông Hồ Chí Minh đến nay và từ chủ tịch nước đến vị giáo sư dạy mẫu giáo, thì hóa ra là viết như thế cho nó thuần Việt, và (theo họ) nhờ thuần Việt thì BẤT CỨ người Việt nào cũng đọc được.

Tất cả, vâng tất cả từ ông Hồ danh nhân văn hóa thế giới đến cô giáo mẫu giáo vừa dạy học vừa ăn vụng kia, kể cả các tu sĩ Công Giáo đã in ra cuốn Thánh Kinh theo đúng tiêu chuẩn "bỏ chữ và cách dùng chữ ngoại lai", đều quên một điều. Họ quên tự hỏi câu: "Những con chữ đã viết ra là viết CHO AI?"

Viết cho người mù chữ chăng, điên! Viết tên hóa chất cho trẻ lên tám lên chín đọc chăng, cũng điên! Hay viết để anh dân chài nào đó đọc "được" tên của một nhà bác học hay tên của một thành phố xa lắc nào đó ở Pháp, Mỹ gì chăng, để làm gì! Vì có đọc to lên được hay là chỉ thấy mấy cái tên đó như một đống lằng ngoằng các ký hiệu thì đối với anh dân chài đó cả hai đều như nhau. Anh chỉ biết đó là một chữ đã được viết ra.

Kể ra cũng có một số người tuy không đủ sức, nhưng cũng thích bàn chuyện này nọ, đôi khi họ muốn khoe rằng họ rành chuyện thế sự, thì cái cách "viết phiên âm" tiếng "ngoại quốc" cũng giúp họ có thể "phát ngôn" lại những gì họ đọc được. (Đây chính là biện pháp Việt Cộng dùng để tuyên truyền.) Thế nhưng ta có chắc không, rằng một khi ai đó đã không mù chữ, lại có chút quan tâm mà lại không thể phát âm được gần đúng cái chữ lạ mà anh ta đang đọc. Còn nếu muốn họ phát âm đúng thì dù có phiên âm cách nào đi nữa họ cũng không thể. Thí dụ chữ Wylson phiên thành "Uyn-sơn" thì ai có chút học vấn dám bảo rằng sẽ có người phát âm đúng tên vị tổng thống Mỹ đó.

Muốn nói trúng, phải nghe đã.

H. Đ.
Jul 26, 2011 (reply)




 

SĨ và SỸ

Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh.

Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là  sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh trong lãnh vực nghiên cứu là tiến sĩ khoa học.

Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là  sĩ phu, còn nay là  nhân sĩ

Người có học thường được gọi là  kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành  viện sĩ.

Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là  chiến sĩ hay  binh sĩ.

Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan.

Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.

Đi theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt.

Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là  mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.

Còn theo ngành nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (ưu ái phụ nữ nên có chữ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người sáng tác nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.

Chán đời xuất thế sẽ là ẩn sĩ, đi tu thì thành tu sĩ. Theo đạo của Lão tử sẽ là đạo sĩ  còn theo các đạo khác sẽ thành giáo sĩ.

Khi sức khỏe hơn người gọi là lực sĩ, ra ta cứu giúp người bị nạn hiếp đáp thì gọi là hiệp sĩ,còn chẳng may vào bệnh viện sẽ có các bác sĩ và y sĩ  “phục vụ”.

Ta được các nha sĩ chăm sóc nhiều hơn, vì các bộ phận trên thân thể người ta chỉ có từ một đến hai cái và hoạt động rất bền, ngoại trừ răng có tới 32 cái x 2; do đó, phải thay hết một lượt răng sữa nên răng phải được chăm sóc luôn.

Người ta nên có sĩ diện, nhưng không lo học và làm mà chỉ nghĩ mình hay sẽ là “đại sĩ”.



If you want to kill its nation, you kill its language first.







If you want to kill the history of the ARVN, South Vietnam, you kill its language also.











Đọc thêm

CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chieu-hoi-ngon-tu.html

 



Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet-truoc-va-sau-1975_12.html

 

Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai
https://caybut2.blogspot.com/2017/07/tieng-viet-trong-nuoc-hien-nay-sai.html

 

 

No comments:

Post a Comment