Friday, December 15, 2017

TIẾNG VIỆT CÙN

 

TIẾNG VIỆT CÙN

Trần Việt Bắc

“Tiếng ta còn, nước ta còn.” (Phạm Quỳnh)


Những cách “làm cùn” tiếng Việt.


Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?!

Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:

1 - Dùng một chữ thay thế cho nhiều chữ đã có sẵn và đã được diễn tả rõ ràng. Đây là cách làm mất chữ rất nhanh!
Thí dụ: Xử lý (giải quyết, thi hành, chấn chỉnh, tu sửa, chữa, phạt, thanh toán, v.v…); bức xúc (cấp bách, thúc bách, trăn trở, khó chịu, dồn nén, bực tức, bực bội, ấm ức, v.v....); hoành tráng (nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, rộng lớn, diễm lệ, bề thế...).

2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ: Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt); đề cương (chủ đề đại cương); hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).

3- Ghép một chữ Nôm với một chữ Hán Việt, lại viết theo kiểu chữ Hán dễ gây hiểu lầm.
Thí dụ như: Đôi công (cả hai phía cùng chọn cách tấn công); kích cầu (kích thích nhu cầu); thấp điểm (điểm thấp).

4- Đảo ngược chữ, tạo ra một chữ ngô nghê không ra Nôm, cũng không ra Hán Việt.
Thí dụ: Đảm bảo (bảo đảm); lược tóm (tóm lược); nhóm trưởng (trưởng nhóm).

5- Dùng chữ có thể bị hiểu ngược nghĩa, hay hiểu lầm.
Thí dụ: Thiếu đói (nghèo đói, thiếu ăn), cơ trưởng (phi công trưởng), điểm yếu (điểm chính, điểm quan trọng, yếu điểm).

6- Sai văn phạm với cách dùng tự loại không đúng, như danh từ dùng làm tĩnh từ hay động từ, hoặc ngược lại, v.v....
Thí dụ: Kỷ luật (phạt); lái xe (tài xế, người lái xe); thông tin (tin, tin tức).

7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ: Thuyết minh (chú thích, nhận xét ), huyền thoại (siêu đẳng), thanh lý (dẹp cho gọn và sạch)

8-Tạo chữ hay tiếng về kỹ thuật bằng cách dịch trực tiếp từ tiếng Anh hay Pháp nghe không thanh tao hay nếu không mốn nói là thô tục.
Thí dụ: Phần cứng, phần mềm (A. Hardware, software), máy quét (A. Scanner), bộ vi xử lý ( A. Microprocessor).

Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Trung Hoa?

Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,. Thí dụ như “xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện” . Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn, ...” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai. Thí dụ như “quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua). Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.

Tiếng Việt, hay nói rõ hơn là chữ Quốc Ngữ, cách dùng để viết và diễn tả ngôn ngữ của người Việt. Mặc dù đã bị ảnh hưởng nội thuộc Tàu cả ngàn năm, nhưng ngày nay chúng ta đã có một cách viết và nói riêng, khác hẳn với Hán tộc. Ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật và Đại Hàn dù đã nhiều lần muốn mà làm không được! Chỉ với 29 chữ và các dấu (5 dấu và chữ không có dấu) chúng ta gần như đã có đủ chữ để diễn tả mọi điều, ngoại trừ những chữ về khoa học hay kỹ thuật, mà ngôn ngữ không theo kịp với đà tăng trưởng lũy tiến của thời đại.

Phải nói rằng rất nhiều chữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán. Tuy nhiên, một người Trung Hoa không thể hiểu chữ viết, hay phát âm tiếng Việt có ý nghĩa gì, nếu không biết tiếng Việt.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phổ thông trên thế giới ngày nay, cũng đã có sự du nhập từ các ngôn ngữ khác. Chúng ta thử nhận xét sơ lược về sự cấu tạo của tiếng Anh (English) ngày nay như thế nào.

Tỷ lệ các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến nguồn gốc của tiếng Anh: La Tinh (29%), Pháp (29%), Đức - chữ cổ (26%), Hy Lạp (6%), các ngôn ngữ khác và tên riêng (10%). (http://en.wikipedia.org/wiki/English_language).

Dù có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng Anh ngữ vẫn là một ngôn ngữ riêng và rất phổ biến ngày nay. Không ai bảo là vì có nguồn gốc từ tiếng Pháp (29%) mà nói tiếng Anh “lệ thuộc Pháp”.

Tương tự như trường hợp của tiếng Anh, hay nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng thế, không phải vì có nguồn gốc từ chữ Hán (hay Nho) mà bảo là “lệ thuộc Tàu”. Vậy chúng ta có nên chuyển âm từ chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt hay Nôm? Thí dụ “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng” hay “thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” “thủy” “bộ” cũng vẫn là chữ Hán Việt. Nếu chuyển những chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt thì tiếng Việt sẽ bị mất đi khá nhiều chữ, cũng như không đủ chữ để chuyển âm. Hơn nữa những chữ chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt sẽ rất ngô nghê, như “thủy quân lục chiến” thành “lính nước đánh đất” .

Dù có gốc Hán, nhưng chữ Hán Việt đã là tiếng Việt từ lâu và viết bằng chữ Quốc Ngữ, với những chữ có tính cách tượng thanh và không có nét tượng hình, đây là tiếng Việt, vì thế người Việt không có tiếng Hán Việt, chỉ có tiếng Việt và chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Vậy thì chuyển ngữ làm gì? Việc chuyển ngữ là điều không cần thiết, đây là cách “làm cùn” tiếng Việt. Hơn nữa, ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v.v...

Tiếng Việt tại Hải ngoại

Qua những đợt di tản (4/1975), vượt biên, đoàn tụ, HO (“Humanitarian Operation”, với tên chính thức là “Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program”), “Chương trình ra đi có trật tự ODP” (Orderly Departure Program), lao động tại Đông Âu, số lượng người Việt tại hải ngoại có khoảng 4 triệu người, với gần một nửa (1.8 triệu) ở Hoa Kỳ. Những người này thuộc các thế hệ khác nhau:

Thế hệ thứ nhất là đợt di tản đầu tiên (4/1975). Những người này đều thông thạo tiếng Việt và có ít nhiều trở ngại với ngôn ngữ nơi mình định cư.

Thế hệ “1.5” là những người trẻ, con cái của thế hệ thứ nhất, lớn lên ở hải ngoại. Họ đa số đều khá rành tiếng Việt và ngôn ngữ ở nơi sống cũng không có trở ngại. Mộ số đông có thể viết tiếng Việt thông thạo. Họ là lớp người khá thành công tại nơi định cư.

Thế hệ thứ hai là những con cái của thế hệ thứ nhất, nhưng sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Những người này, với họ tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ, tiếng Việt chỉ được dùng giới hạn trong phạm vi gia đình để đàm thoại với thế hệ thứ nhất. Viết câu văn tiếng Việt là một điều khó khăn hay gần như không!

Thế hệ thứ ba là những con cái của thế hệ “1.5” hay thế hệ thứ hai. Họ biết rất ít về tiếng Việt, ngôn ngữ chính trong đàm thoại là tiếng của bản xứ nơi họ sống. Chỉ có một số ít nói được tiếng Việt là do cha mẹ đưa họ đến những nơi dạy tiếng Việt, tuy nhiên viết tiếng Việt vẫn là một việc khó khăn.

Một điều mà nhiều người tại hải ngoại có lòng với quê hương lo lắng là sự mai một của tiếng Việt. Vì thế, ở chỗ có nhiều người Việt tụ tập, những trung tâm Việt ngữ đã được mở ra để dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, như tại California có khoảng trên 50 chỗ dạy tiếng Việt. Tuy nhiên tại những vùng ít có người Việt, với thế hệ thứ hai, tiếng Việt đã gần như bị chìm vào quên lãng! Vì thế việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại là một việc khó khăn nhưng cần thiết.

Việc bảo tồn một ngôn ngữ là một điều rất quan trọng. Một thí dụ điển hình là trường hợp của người Do Thái, sau gần 2000 năm lưu lạc, họ vẫn duy trì tiếng nói của họ là Hebrews. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, đã tạo nên sự đoàn kết giữa những người Do Thái với nhau. Khi khôi phục lại nước và có độc lập (1948), họ đã cùng chung sức để chống lại kẻ thù, đã chiến thắng, dựng lại nước và trở nên cường thịnh rất nhanh, tạo nên một thế đứng vững mạnh bên cạnh các nước thuộc khối Ả Rập.

Một vấn đề khá quan trọng đáng được quan tâm là những chữ dùng sai, hay những tiếng “nghe không lọt tai” , như chữ “giải phóng”, “cải tạo”, “xuất khẩu”, “hải quan”, v.v... từ trong nước đang lan truyền ra hải ngoại. Ngay những cơ quan truyền thông tại hải ngoại cũng đã có lúc dùng những tiếng này. Có lẽ một phần do những người đã từng sống một thời gian dài, hay sinh ra dưới chế độ trong nước đã quen với chữ hay cách dùng này, mà ngày nay họ đang ở hải ngoại.

Để tìm hiểu những chữ hay tiếng mà người trong nước đang dùng có ý nghĩa ra sao, người viết mạo muội nêu một danh sách liệt kê* những chữ này, với những nhận xét và thí dụ, để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa câu nói, hay cách viết của họ.

Người viết sẽ có những thiếu sót hay có thể có vài điều sai lầm, xin bổ túc.

* Ghi chú: Vì lý do danh sách này khá dài với những nhận xét và thí dụ (35 trang khổ 8x11). Nếu độc giả muốn đọc, hay sao lại có thể vào blog htxp://tranvietbac.blogspot.com/ , rồi vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.


Tham khảo và những chữ viết tắt

Từ điển:
Từ Điển Thanh Nghị (TĐ Thanh Nghị)
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (HVTĐ ĐDA)
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức (TĐ KTTĐ)
Tự điển Thiều Chửu
Từ điển tiếng Việt - Nhóm biên soạn

Các bài viết:
“Bảng đối chiếu từ ngữ”, tác giả: Trần Văn Giang,
“Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”, tác giả: Trịnh Thanh Thủy,
“Chiêu hồi” ngôn ngữ, tác giả Tâm Thanh,
“Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?”, tác giả: Đào Văn Bình,
“Giữ gìn tiếng Việt”, tác giả: Cao Xuân Hạo,
“Nên dùng từ ngữ nào”, tác giả Trần Ngọc Giang,
“Ngôn ngữ ngậm ngùi”, tác giả Lê Hữu,
“Người Việt mới, tiếng Việt mới”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Những Từ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt Nam” (Trích Triều Thành Magazine)
“Nỗi Buồn Tiếng Việt”, tác giả: Chu Đậu,
“Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?” , tác giả: Đào Văn Bình,
“Tiếng Việt Kỳ Cục”, tác giả: Diệu Tần,
“Tiếng Việt mới”, tác giả: Yên Hà
“Tiếng Việt nào?”, tác giả: Nguyễn Hưng Quốc,
“Tiếng Việt tình tôi”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,
“Tiếng Việt trong nước hiện nay sai”, tác giả: ? (nguồn: vuhuyduc.blogspot.com ),
“Tiếng Việt và Tiếng Vẹm”, tác giả: ?

Trần Việt Bắc

Nguồn: http://phovui.vietbao.com/yaf_postst33847_TIENG-VIET-CUN.aspx#post548756







htxp://tranvietbac.blogspot.com/ , rồi vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.


Tôi vào link nhưng không thấy toàn bài để đọc.
vietbac  
#3 Posted : Thursday, May 30, 2013 7:29:06 AM(UTC)
vietbac

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC)
Posts: 54
Location: vietbac

Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
Xin lỗi bạn đọc là "link" chưa chuyển qua "share".
Nay đã sửa.

htxps://docs.google.com/document/d/1943WMea4ryiAvvBLS7BPGLqMZGdLdXRHnbV4MZBenTI/edit?usp=sharing

Nếu muốn xin vào lại để đọc hay "copy".

Edited by user Thursday, May 30, 2013 7:44:01 AM(UTC)  | Reason: Not specified

Th.  
#4 Posted : Wednesday, June 5, 2013 12:23:46 PM(UTC)
Th.

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2011(UTC)
Posts: 222
Location: Formely California

Thanks: 23 times
Was thanked: 61 time(s) in 60 post(s)
Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
TIẾNG VIỆT CÙN

Trần Việt Bắc
2- Gom hai chữ thành một, tạo nên một chữ khó hiểu.
Thí dụ: Chuyên cơ (phi cơ chuyên biệt); đề cương (chủ đề đại cương); hùng hiểm (hùng vĩ và hiểm trở).


Một trong những tiếng gom chữ "tham lam" nhất là từ da liễu = (bịnh) ngoài da và (bịnh) hoa liễu
Làm như thế có biến ngôn ngữ thành phức tạp hơn không? Ta hãy tạm thời ngưng nghĩ ngợi về tiếng việt (trong nước) một chút đã.

Tiếng Anh là thủ phạm quen thuộc nhất của vụ gom chữ này: smog (smoke + fog), brunch (breakfast + lunch), Wikipedia (wiki + encyclopedia), infomercial (informational commercial)...
Người Pháp cũng có khuynh hướng bắt chước người Anh (thí dụ chữ courriel = courrier electronique -tức là email-hay chữ clavardage = clavier + bavarvage- tức là chat)
Ngay cả Sarah Palin cũng chế ra được chữ mới: từ "refudiate" được tự điển New Oxford American Dictionary thu nạp vào năm 2010 (bà Palin vô tình nói lộn, lầm lẫn giữa 2 từ refute và repudiate).

Tại sao khi tiếng Anh tiếng Pháp gom chữ lại thành một thì ngữ vựng được phong phú hơn mà khi người Việt trong nước cũng làm một chuyện tương đồng như vậy thì bị người Việt ở ngoại quốc chê là khó hiểu. Tôi không tin là sự khác biệt giữa tiếng đa âm và đơn âm là yếu tố thuận lợi cho tiếng Anh và bất lợi cho tiếng Việt khi gom chữ lại.

Tôi chưa bao giờ nghe các từ "chuyên cơ và hùng hiểm" cả nên nghe thấy ngô nghê lắm, nhưng như vậy là tại vì tôi không quen với ngôn ngữ ở trong nước . Có tiêu chuẩn nào quy định việc gom chữ như thế nào là hợp lý hay dị hợm không?

Edited by user Wednesday, June 5, 2013 12:47:46 PM(UTC)  | Reason: Not specified

thanks 1 user thanked Th. for this useful post.
Ngọc Anh on 6/26/2013(UTC)
vietbac  
#5 Posted : Thursday, June 6, 2013 9:19:22 AM(UTC)
vietbac

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC)
Posts: 54
Location: vietbac

Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
Quote:

Tại sao khi tiếng Anh tiếng Pháp gom chữ lại thành một thì ngữ vựng được phong phú hơn mà khi người Việt trong nước cũng làm một chuyện tương đồng như vậy thì bị người Việt ở ngoại quốc chê là khó hiểu. Tôi không tin là sự khác biệt giữa tiếng đa âm và đơn âm là yếu tố thuận lợi cho tiếng Anh và bất lợi cho tiếng Việt khi gom chữ lại.
...
Tôi chưa bao giờ nghe các từ "chuyên cơ và hùng hiểm" cả nên nghe thấy ngô nghê lắm, nhưng như vậy là tại vì tôi không quen với ngôn ngữ ở trong nước .



Xin nêu lại thí dụ:

Chuyên cơ <=> Phi cơ chuyên biệt (dành riêng cho nhân vật hay mục đích rất quan trọng).

Nhận xét: “Chuyên”( 專): Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú. “Cơ” (机): máy. “Chuyên cơ” chỉ là cái máy dùng để chuyên chở hay di chuyển, không nói lên điều gì về sự bay bổng, máy bay hay phi cơ cả. Có lẽ là từ chữ “Phi cơ chuyên biệt” được rút ngắn lại là “cơ chuyên” và viết theo kiểu Hán Việt thành “chuyên cơ”.

Thí dụ: “Bán đấu giá chuyên cơ chở 5 đời tổng thống Mỹ” (xalo.vn).
Chữ “chuyên cơ” ở trong câu này quả là khó hiểu, xe, tàu hay phi cơ?

hay câu: “Chuyên cơ phục vụ Thủ tướng dự khánh thành thủy điện Sơn La” (dantri.com.vn)

Nếu đọc tựa đề như thế này, chúng ta khó có thể hiểu là “cái gì” phục vụ cho thủ tướng đây?
Nếu viết là “Trực thăng đặc biệt chở thủ tướng tới dự lễ khánh thành nhà máy thủy điện Sơn La" thì có lẽ dễ hiểu hơn!

Hùng hiểm <=> Hùng vĩ và hiểm trở.

Hùng 雄 Mạnh. Như "hùng tráng" 雄壯 mạnh khoẻ
Hiểm 險② Hiểm yếu, hiểm trở: 天險 Vùng hiểm yếu thiên nhiên

Thí dụ : “Đối diện hòn Ông Bình có hòn Ông Nhạc khí thế cũng rất hùng hiểm.” (baobinhdinh.com.vn).
Vừa khó hiểu, vừa có vẻ như đang kể chuyện tiếu.

Quote:

Có tiêu chuẩn nào quy định việc gom chữ như thế nào là hợp lý hay dị hợm không?

Hiện nay thì TVB chưa biết. Tuy nhiên gom chữ “sảng” như thí dụ sau thì TVB xin đầu hàng, không biết nên cười hay khóc.

Thí dụ: “...muốn chuyển từ Lý sáng chỉ sang học Sáng tác” (baomoi.com).

“Lý sáng chỉ” là cái gì vậy? “Giời” ạ! Họ gom ba chữ “lý luận, sáng tác và chỉ huy” thành một chữ đấy! Đây là tên một khoa dạy về âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia đấy! Kinh thật! Mà dùng lộn chữ khi ghép vần mới “dị hợm” chứ, chữ “lý luận” phải là “lý thuyết” mới đúng! Xin chào thua!



Brick wall Brick wall

Edited by user Thursday, June 6, 2013 9:20:59 AM(UTC)  | Reason: Not specified

thanks 1 user thanked vietbac for this useful post.
Th. on 6/6/2013(UTC)
Th.  
#6 Posted : Friday, June 7, 2013 3:23:00 AM(UTC)
Th.

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2011(UTC)
Posts: 222
Location: Formely California

Thanks: 23 times
Was thanked: 61 time(s) in 60 post(s)
Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
Nhận xét: “Chuyên”( 專): Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú. “Cơ” (机): máy. “Chuyên cơ” chỉ là cái máy dùng để chuyên chở hay di chuyển, không nói lên điều gì về sự bay bổng, máy bay hay phi cơ cả. Có lẽ là từ chữ “Phi cơ chuyên biệt” được rút ngắn lại là “cơ chuyên” và viết theo kiểu Hán Việt thành “chuyên cơ”.



Bài viết (Post đầu tiên) rất công phu!

Bác cắt nghĩa thật là hay, chữ chuyên cơ quả thật thiếu xót ý nghĩa. Họ cắm đuôi vào cằm rồi xẻo cái rụp thì làm sao mà nhận ra được con gì nữa :)
Tuy nhiên, ngôn ngữ biến thái không theo logic, hễ ngắn gọn, được nhiều người sử dụng và nghe không đến nỗi bết quá (đỡ hơn là "chuyên phi" hay "phi biệt") là nó lan tràn ngay. Dĩ nhiên nó không lọt qua bên đây nên người không thường xuyên nghe chữ ấy thấy chướng tai.

Ngôn ngữ khi được kiến tạo ở học viện thì nó mặc áo dài khăn đóng, nhưng ra ngoài đường thì nó bất chấp nghi thức trang phục, đổi sang thành mặc bộ đồ bà ba, vấn khăn lên cổ. Có ngôn ngữ nào thoát được chuyện ấy không ?
Trong tiếng Anh, ngay cả từ lúc mới xuất hiện trong các bộ môn sinh vật học tại Mỹ, thuật ngữ evolutionary develomental biology (một ngành nghiên cứu mới) đã bị cưa khứa ra thành chữ evo-devo (đọc là I-Vô ĐE-Vô). Mặc dầu từ ngữ tắt ấy nghe rất quái đản ("evil-devil", get it?), nó lan như lửa.
Điều khác với người Việt sống ở hải ngoại là người Anh, Úc, Canada thì phì cười, khen từ ấy nghe êm tai hơn nhiều (there's no political animosity involved). Thế là tiếng Anh có thêm một từ ngữ mới trong vòng vài tháng.

Tôi nghe TVB cắt nghĩa Lý Sáng Chỉ là cái chi thì cũng xin đầu hàng và đành Brick wall (tương đương với facepalmed)
nhưng chữ ấy nghe vẫn chưa buồn cười bằng whatchamacalit của người Mỹ.

Đó là lý do tiếng Anh-Mỹ ngày nay có cả trăm chữ và từ ngữ sử dụng không đúng văn phạm, bị sai lệch nghĩa, nhiều chữ ghép vô tội vạ nhưng lại quá thông dụng và trở thành thứ tiếng người Anh-Mỹ hiện đang sử dụng và truyền bá.

Giáo sư văn chương bây giờ vừa dậy văn phạm xong ra ngoài hành lang nghe học sinh nói chuyện với nhau, mở đầu câu nói bằng: seriously hay actually cũng phải chịu thua luôn, các trạng từ đứng lạc chỗ ấy bây giờ trở thành thứ chữ tiêu chuẩn của ngôn ngữ nói trong thế hệ trẻ.



Các từ sử dụng sai nghĩa có đầy rẫy trong tiếng Anh.

Thí dụ: chữ decimate có nghĩa là diệt hay triệt đi 10%, từ chuyện các tướng La Mã trừng phạt binh lính hèn nhát hay phản loạn bằng cách dàn hàng tội nhân ra, và hành hình ("xử trí") 1 trong 10 người. Dân chúng học tiếng La tinh xong trả lại thầy hết, chỉ nhớ vụ hành quyểt của quân luật của quân đội La Mã nên xài chữ ấy với nghĩa là "triệt hạ, tàn sát, tàn phá nặng nề". Bây giờ chẳng ai dùng chữ này theo cái nghĩa 10% ấy cả.

Tĩnh từ ultimate thoạt tiên có nghĩa là ở cuối danh sách, dân Mỹ không biết tiếng cổ nên xử dụng trệch nghĩa đi, thành ra "tối thượng" hay "tối hậu" (Ex: ultimate weapon) và cái nghĩa mới này lại còn thông dụng hơn cả cái nghĩa nguyên thủy nữa.


Seriously, are you sure "ultimate" means "last on the list?"

Sure does. Um... Yo, how 'bout dis:
Windows 7 Starter
Windows 7 Home Basic
Windows 7 Home Premium
Windows 7 Professional
Windows 7 Enterprise
Windows 7 Ultimate <-- There, there! It's the last edition in the list of Windows 7, man U seeeee?



Người Việt nói "cám ơn", nhưng chữ đúng tiêu chuẩn (đặc biệt trong văn viết) là "cảm ơn", tại vì ai cũng nói "cám ơn" nên không ai thấy chướng tai cả.

Tôi rất bất mãn với Việt cộng về cái vụ bóp méo ngôn ngữ để bào chữa cho tội ác và những điều gian tà của chúng, thí dụ như vụ dùng các từ ngữ: giải phóng (=xâm lược), tiếp thu (=ăn cướp), ngụy (=phe chống mình), phản động (=bất đồng chính kiến, có tư tưởng độc lập vv), tuy nhiên, ngôn ngữ thông thường, phi chính trị ở trong nước lại là một chuyện khác. Nếu không sống trong nước sau gần 40 năm thì tất nhiên sẽ thấy người ở đấy nói và viết nhiều chữ nghe rất lạ.

Nếu vận dụng tiếng Hy lạp để cắt nghĩa ai đúng ai sai chẳng giải quyết được gì cả thì theo tôi nghĩ có biên chữ nho ra để chứng minh người ta xài tiếng Việt xài nghĩa cũng vậy thôi.
Các loại ngôn ngữ mà được bảo tồn nguyên xi, đúng theo tiêu chuẩn, rập khuôn như trong đầu mình nghĩ, mặc dù sau vài chục năm mình không tiếp xúc và thực hành ngôn ngữ ấy vẫn có đấy, đó là tiếng Hy Lạp cổ xưa và tiếng La Tinh. Đó không phải là tiếng Mỹ, và cũng không phải là tiếng Việt.





Tiện đây cho tôi xin hỏi TVB hai chữ này:

Originally Posted by: vietbac Go to Quoted Post
7- Làm dáng chữ nghĩa, “dốt hay nói chữ” nhưng lại viết hay nói sai.
Thí dụ: Thuyết minh (chú thích, nhận xét ), huyền thoại (siêu đẳng),



Thuyết minh, theo vndic.net là: to do the voice-over.
Bác TVB sẽ dịch từ ấy là gì? Nhiều dĩa phim DVD của Mỹ cho ta được lựa mục "xem phim có lời nói chú thích, nhận xét, bàn biện của đạo diễn", nhưng đây hoàn toàn khác với công việc của người thuyết minh phim Đại Hàn chẳng hạn.

Ngoài ra, bỏ chuyện danh từ chọi với tĩnh từ sang một bên, chữ "huyền thoại" đâu có đồng nghĩa với "siêu đẳng" phải không?
The legendary rocker was diagnosed with Legionnaires' disease
Tĩnh từ nào ngắn gọn nào tương đương với từ tiếng Anh ấy ?

Edited by user Friday, June 7, 2013 3:25:08 AM(UTC)  | Reason: Not specified

vietbac  
#7 Posted : Friday, June 7, 2013 9:58:30 AM(UTC)
vietbac

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC)
Posts: 54
Location: vietbac

Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
Chào bác Th.
Cám ơn bác đã góp ý và những nhận xét thuận lợi. Cũng xin trả lời bác:

Quote:

Nếu vận dụng tiếng Hy lạp để cắt nghĩa ai đúng ai sai chẳng giải quyết được gì cả thì theo tôi nghĩ có biên chữ nho ra để chứng minh người ta xài tiếng Việt xài nghĩa cũng vậy thôi.


Thưa vâng, đối với cách truyền thông ở trong nước, thì dù biết là có giải thích cũng chẳng đi tới đâu! Tuy nhiên nếu không nêu ra thì cảm thấy áy náy, vì thấy có lỗi với những bậc thầy đi trước đã từng dạy mình.


Quote:

Bác TVB sẽ dịch từ ấy là gì? Nhiều dĩa phim DVD của Mỹ cho ta được lựa mục "xem phim có lời nói chú thích, nhận xét, bàn biện của đạo diễn", nhưng đây hoàn toàn khác với công việc của người thuyết minh phim Đại Hàn chẳng hạn.

Theo như cách “chuyển âm” từ phim Đại Hàn sang tiếng Việt, thì người trong nước gọi là “lồng tiếng”. Còn nếu không “chuyển âm” nhưng có chữ phiên dịch những câu nói sang tiếng Việt ghi ở phía dưới, thì chúng ta thường gọi là “phụ đề tiếng Việt”.

Quote:

Ngoài ra, bỏ chuyện danh từ chọi với tĩnh từ sang một bên, chữ "huyền thoại" đâu có đồng nghĩa với "siêu đẳng" phải không?

Vâng, chữ “huyền thoại” không đồng nghĩa với “siêu đẳng” (mà người trong nước dùng), chỉ có nghĩa là “truyền thuyết”, chuyện không có thật được kể với một ngụ ý nào đó.

Quote:

The legendary rocker was diagnosed with Legionnaires' disease
Tĩnh từ nào ngắn gọn nào tương đương với từ tiếng Anh ấy ?


The famous rocker was diagnosed with Legionnaires' disease.

The Free Dictionary (Collins English Dictionary)
legendary [ˈlɛdʒəndərɪ -drɪ]
adj
1. of or relating to legend
2. celebrated or described in a legend or legends
3. very famous or notorious


Thuyết minh <=> Chú thích, nhận xét, cách hướng dẫn (A. Notes).

Nhận xét: “Thuyết minh”( 說明); theo Tự điển Thiều Chửu:

Thuyết (說): Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là "thuyết". Như "diễn thuyết" 演說, "thuyết minh" 說明. (Tự điển Thiều Chửu)
Minh (明): Sáng, như "minh tinh" 明星 sao sáng, "minh nguyệt" 明月 trăng sáng. Dân tộc đã khai hóa gọi là "văn minh" 文明.

Thuyết minh là giải thích hay hướng dẫn cho rõ ràng. Nếu điều gì cũng nói là “thuyết minh” thì chỉ là cách “làm dáng chữ nghĩa”, tiếng Việt có sẵn sao không dùng? Cố tạo nên sự khó hiểu một cách không cần thiết?

Thí dụ: “Phim nước ngoài được thuyết minh bằng tiếng Việt”, “Bản vẽ thiết kế có kèm thuyết minh” (tratu.soha.vn); Thuyết minh du lịch” (vi.wikipedia.org).

Huyền thoại <=> Siêu đẳng, ngoại hạng, thượng hạng, thượng thặng.

Nhận xét: Chữ “huyền thoại” (懸話) đã có từ lâu, là những truyền thuyết, truyện thần bí không có thật, do tưởng tượng; như huyền thoại “Bà Âu Cơ sinh 100 trứng”. Chữ này là một danh từ, tuy nhiên trong nước lại hay dùng như một tĩnh từ với nghĩa khác hẳn; để “làm dáng chữ nghĩa” hay là dịch thẳng từ chữ “legendary” của tiếng Anh?! Thay vì muốn nói với nghĩa là “siêu đẳng” (sai!) lại biến thành truyện “không có thật”!

Thí dụ: “Huyền thoại bóng rổ sắp đi Triều Tiên giải cứu công dân Mỹ” (dantri.com.vn); “Huyền thoại Không quân Nhân Dân Việt Nam” (yeutoquoc.org); “Vị chủ tịch huyền thoại” (globaledu.com.vn), “Mi-8 là cỗ máy bay trực thăng huyền thoại của Không quân Xô viết” (baomoi.com).


Chúc một ngày vui.

Angel

Edited by user Friday, June 7, 2013 10:05:05 AM(UTC)  | Reason: Not specified

thanks 1 user thanked vietbac for this useful post.
Th. on 6/7/2013(UTC)
Th.  
#8 Posted : Friday, June 7, 2013 2:59:36 PM(UTC)
Th.

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2011(UTC)
Posts: 222
Location: Formely California

Thanks: 23 times
Was thanked: 61 time(s) in 60 post(s)
Bác có lý đấy, mới đọc câu ấy tôi lại tưởng đấy là câu truyện gì đó về cái bóng rổ lan sang bên Bắc Hàn, nhưng đọc câu này trên web "Huyền thoại bóng rổ Mỹ Dennis Rodman cho hay ông có kế hoạch thực hiện chuyến đi thứ 2 tới Triều Tiên..." thì mới hiểu là họ nói về anh chàng chơi bóng rổ.
Thì ra họ mở đầu câu bằng phép ẩn dụ (huyền thoại) có kèm theo hoán dụ (bóng rổ).
Hoán dụ (metonymy): một vật (hay người) được gọi bằng tên của một vật khác dựa trên mối liên hệ chặt chẽ của hai vật ấy: một người có thể trở thành tay súng, tay kiếm, cây bút, tay bóng rổ.
Ẩn dụ (metaphor): ví von một cái này với một cái khác, qua đó con người có thể trở thành couch potato, blond bomshell, hay cái bộ phận lố bịch nhất trên cơ thể.

Từ "thuyết minh", như bác đã cắt nghĩa, như vậy là bị dùng sai nghĩa, và trở thành loại chữ bá quàng bá láp như "xử trí, xử lý". Tuy vậy, nếu ta biên trên bìa DVD là "có người lồng tiếng", "phim có lồng tiếng" thì lại nghe na ná như phần cứng phần mềm phần lỏng mất thôi.
Thật là nan giải.


=================================

Hãy Gìn Giữ Tiếng- Việt - Trong - Sáng Của Saigon Cũ Tôi nói tiếng Việt cộng

http://www.tvvn.org/forums/xfa-blog-entry/t%C3%B4i-d%E1%BA%A1y-t%C3%B4i-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t.1538/

- Bập: Lấy. Như trong câu "Bố mày mới bập (lấy) của ông bà già một con dream (còn gọi là dem)"

- Choáng = Choáng váng. Như trong câu "Tôi cũng từng choáng khi vào khách sạn Metropole và thấy ở đây bày bán vô số đồ sang trọng"

- Chảnh: Kênh kiệu. Như trong câu "Con nhỏ đó chảnh dễ sợ!"

- Cực kỳ: Rất

- Lễ tân: Tiếp tân. Như trong câu "Tôi được vào ban lễ tân của khách sạn"

- Muỗi: Nhỏ. Như trong câu "Chuyện muỗi!"

- Khủng = Khủng khiếp. Như trong câu "Phim này hay khủng"

- Huệ (phát âm "quệ" mới đúng): Cải lương, sến.

- Vi tính: Làm như hay lắm, ra vẻ ta đây. Vi dụ: Thằng ấy vi tính lắm cơ, lúc nào cũng đệm tiếng Anh khi nói chuyện.

- Tám: Nhiều chuyện

- Tinh vi: Ra vẻ ta đây.

- Trắng phớ: Nói thẳng ra đi

- Vô tư: Thoải mái, tự nhiên. Như trong câu "Ăn uống vô tư nhé!"

- Ứ chịu: Không chịu

- Rước: Mua về

- Oách: Hách, phách, oai

- Hơi bị: Diễn tả mức độ hơn trung bình và dưới mức quá cỡ một chút. Như trong câu "Cái này hơi bị khó hiểu à nghen"

- Xiềng: Khẳng định một sự việc gì mà người nói tin là chắc chắn 100%. Như trong câu "- Mày có chắc là như vậy không? - Xiềng".

- Phơ: Phê

- Bà cố: Nhiều, quá. Như trong câu "Con nhỏ đó đẹp bà cố luôn, thằng đó nói chuyện xạo bà cố"

- Củ chuối: Đểu, đểu giả. Như trong câu "Thằng đó củ chuối lắm (thằng đó đểu lắm)"

- NATO = No action talk only. Như trong câu "Thằng đó nằm trong khối NATO (chỉ biết nói chứ không biết làm)"

- Chuồn chuồn: Đàn ông

- Bươm bướm: Đàn bà.

- Giữa giữa: Đồng tình luyến ái

- Lác: ba xạo

- Vẹo: Mồi chài ai được món đồ gì đó. Như trong câu " Con nhỏ đó mới vẹo được thằng bồ nó chiếc xe Dream

- Nhão: Ỏng ẹo, điệu đàng, làm dáng, không tự nhiên. Như trong câu "Nhỏ đó nói chuyện nhão quá trời"

- Bèo: Rẻ mạt, giá rẻ. Như trong câu " Thằng đó mới mua được cái xe giá thiệt là bèo.

- Không có cửa: Không thể nào. Như trong câu "Thằng đó muốn cua tao hả, không có cửa đâu mày".

- Rối: Không có lối thoát. Như trong câu "tình cảm của tụi nó dạo này hơi bị rối??"

- MBA = Married but available! Như trong câu "Cha nội đó hả, khoái làm MBA!"

- Cháy IC: Chịu không nổi. Như trong câu "Đi xa như vậy "cháy IC sao"?"

- Chất lượng = Phẩm chất

- Điều nghiên = Điều tra nghiên cứu

- Giao lưu = Xã giao, ngoại giao

- Kênh = Đài

- Sự cố = Bất trắc, trở ngại

- Tranh thủ = Sắp xếp thời gian, lợi dụng cơ hội

- Truyện dài hơi = Trường thiên tiểu thuyết

- Truy xuất = Tra cứu

- Thiếu đói = Thiếu ăn, đói khổ. Như trong câu "Đồng bào ta đang "thiếu đói" trầm trọng"

- Xử lý = Giải quyết, đối phó

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/73-73

Việt cộng/cộng sản luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung sức mạnh vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy.

1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường.

 




"Chữ Việt" và "Tiếng Việt"
là hai vấn đề


██

Tiếng Việt chỉ có thể viết bằng chữ Việt.

Nhưng Chữ Việt ngoài việc dùng để viết Tiếng Việt, nó còn có thể viết được tất cả những thứ Tiếng thuộc hệ Latin khác. Chữ Việt có thể viết được Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... Nhưng những Chữ Anh, Pháp, Ý, Đức... không thể viết được Tiếng Việt.

Đó là một ưu điểm độc đáo!

Nhưng sau 1975, Việt cộng cho cải cách chữ nghĩa, dân ta hoàn toàn đánh mất ưu điểm này (cũng như đánh mất các ưu điểm về văn hóa, văn minh, kinh tế, chính trị khác) chỉ vì sự đóng khung Chữ Việt vào trong vòng Tiếng Việt. Sự hạn hẹp Chữ vào trong vòng Tiếng là một sự tự hủy hoại.

"Ta" đã bỏ hẳn những chữ cái "ngoại lai" và bảo rằng có một Bảng Chữ Cái Tiếng Việt (lạ! Bảng "chữ cái" của "tiếng", sao không gọi là Bảng Chữ Cái Việt) gồm đầy đủ các âm (không phải chữ cái) chỉ dùng trong tiếng Việt, bảng này chỉ thiếu âm mang thanh (à, á, ả...) mà thôi. Những chữ cái "ngoại lai" vốn đã tồn tại trong văn bản Việt từ thế kỷ 17, đến thế kỷ 20 thì bỏ đi. Hành động này chỉ có thể giải thích bằng mục đích "tự tách mình ra khỏi cộng đồng của mình để nói lên dân tộc tính của mình", hóa ra là dân tộc tính "cận thị".

"Ta" cũng bỏ hẳn "cách dùng chữ ngoại lai", bảo rằng đó là "phụ âm ngoại lai" như trường hợp các chữ L đứng sau nguyên âm. "Ta" thay L bằng N: Albany bị viết thành An-ba-ni. Chung số phận với L là B, F, PH, V (bị thay bằng P), D (bị thay bằng T) , G, K, Q (bị thay bằng C), những chữ H ngay sau nguyên âm của người ta thì bị "ta" bỏ hẳn.

Lạ lùng là những chữ S, bị cưỡng hiếp thành nhiều quái thai, như có khi thành X, khi khác lại thành SỜ, lại có khi thành XÌ, mà bị đổi thành T mới quái đản hơn nữa.

Còn các tổ hợp phụ âm thì bị "ghép hộ", cứ giữa hai vợ chồng người ta thì "ta" nhét ngay một đứa lại cái vào giữa. dr thành đờ-r, tr thành tờ-r, bl thành bờ-l (hi-đờ-rô, ni-tờ-rô, bờ-lóc, bờ-lao...).

Đọc các văn bản của những kẻ chỉ đạo văn hóa, từ ông Hồ Chí Minh đến nay và từ chủ tịch nước đến vị giáo sư dạy mẫu giáo, thì hóa ra là viết như thế cho nó thuần Việt, và (theo họ) nhờ thuần Việt thì BẤT CỨ người Việt nào cũng đọc được.

Tất cả, vâng tất cả từ ông Hồ danh nhân văn hóa thế giới đến cô giáo mẫu giáo vừa dạy học vừa ăn vụng kia, kể cả các tu sĩ Công Giáo đã in ra cuốn Thánh Kinh theo đúng tiêu chuẩn "bỏ chữ và cách dùng chữ ngoại lai", đều quên một điều. Họ quên tự hỏi câu: "Những con chữ đã viết ra là viết CHO AI?"

Viết cho người mù chữ chăng, điên! Viết tên hóa chất cho trẻ lên tám lên chín đọc chăng, cũng điên! Hay viết để anh dân chài nào đó đọc "được" tên của một nhà bác học hay tên của một thành phố xa lắc nào đó ở Pháp, Mỹ gì chăng, để làm gì! Vì có đọc to lên được hay là chỉ thấy mấy cái tên đó như một đống lằng ngoằng các ký hiệu thì đối với anh dân chài đó cả hai đều như nhau. Anh chỉ biết đó là một chữ đã được viết ra.

Kể ra cũng có một số người tuy không đủ sức, nhưng cũng thích bàn chuyện này nọ, đôi khi họ muốn khoe rằng họ rành chuyện thế sự, thì cái cách "viết phiên âm" tiếng "ngoại quốc" cũng giúp họ có thể "phát ngôn" lại những gì họ đọc được. (Đây chính là biện pháp Việt Cộng dùng để tuyên truyền.) Thế nhưng ta có chắc không, rằng một khi ai đó đã không mù chữ, lại có chút quan tâm mà lại không thể phát âm được gần đúng cái chữ lạ mà anh ta đang đọc. Còn nếu muốn họ phát âm đúng thì dù có phiên âm cách nào đi nữa họ cũng không thể. Thí dụ chữ Wylson phiên thành "Uyn-sơn" thì ai có chút học vấn dám bảo rằng sẽ có người phát âm đúng tên vị tổng thống Mỹ đó.

Muốn nói trúng, phải nghe đã.

Giáo sư Hồng Đức.
Jul 26, 2011





Nên chú ý:

Chữ Nôm

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to navigation Jump to search
chữ Nôm
𡨸喃
Chu nom.svg
Script type
Time period
13th century[1][2] – 20th century
DirectionTop-to-bottom, columns from right to left (traditional)
Left-to-right (modern)
LanguagesVietnamese
Related scripts
Parent systems
Sister systems
Sawndip[3]
 This article contains phonetic transcriptions in the International Phonetic Alphabet (IPA). For an introductory guide on IPA symbols, see Help:IPA. For the distinction between [ ], / / and ⟨ ⟩, see IPA § Brackets and transcription delimiters.

Chữ Nôm (𡨸喃, IPA: [cɨ̌ˀ nom], literally 'Southern characters')[4] is a logographic writing system formerly used to write the Vietnamese language. It uses Chinese characters to represent Sino-Vietnamese vocabulary and some native Vietnamese words, with other words represented by new characters created using a variety of methods, including phono-semantic compounds.[5] This composite script was therefore highly complex, and was accessible only to the small proportion of the population who had mastered written Chinese.[6]

Although formal writing in Vietnam was done in classical Chinese[7] until the early 20th century (except for two brief interludes), chữ Nôm was widely used between the 15th and 19th centuries by Vietnam's cultured elite for popular works, many in verse. One of the best-known pieces of Vietnamese literature, The Tale of Kiều, was written in chữ Nôm.

The Vietnamese alphabet created by Portuguese Jesuit missionaries with works starting in the 17th century replaced chữ Nôm as the preferred way to record Vietnamese literature from 1920s. While Chinese characters are still used for decorative, historic and ceremonial value, chữ Nôm has fallen out of mainstream use in modern Vietnam. The Institute of Hán-Nôm Studies at Hanoi is main research centre for pre-modern texts from Vietnam, both those written in Chinese (Hán) and Vietnamese language texts in chữ Nôm.

Chữ Nôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Chữ Nôm
Chữ Nôm (Khải thư).svg
Thể loại
Thời kỳ
Thế kỷ 10 đến nay [1]
Hướng viếtTop-to-bottom Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữTiếng Việt
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ Nôm (𡨸喃), còn gọi là Quốc âm (國音) là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt (khác với chữ Quốc Ngữ tức chữ Latinh tiếng Việt là bộ chữ tượng thanh). Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

"Tôi nói tiếng Việt Nam" (碎呐㗂越南), bên trên viết bằng chữ Quốc ngữ, bên dưới viết bằng chữ Nôm (gạch chân) với chữ Hán

Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm và dùng để biểu đạt từ thuần Việt, kết hợp với chữ Hán dùng để biểu đạt từ Hán Việt và tạo nên một bộ chữ viết phổ thông cho tiếng Việt lúc đó. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Hồ ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính[2][3]. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.

Tuy hiện nay ít khi được sử dụng ở Việt Nam, chữ Nôm cùng với chữ Hán vẫn là dạng ký tự quan trọng của tiếng Việt bởi không chỉ có vai trò biểu thị ý nghĩa của từ (tránh sự đồng âm khác nghĩa và hiểu nhầm nghĩa do chữ Quốc ngữ chỉ có khả năng biểu âm) mà còn là văn tự chủ yếu dùng để ghi chép và thể hiện tiếng Việt trong phần lớn lịch sử Việt Nam, là một phần không thể để mất của văn hóa truyền thống.

Vì thời gian chữ Nôm được coi là chữ viết chính trong văn tự hành chính pháp lý là không lâu (chỉ riêng Nhà Tây Sơn có chủ trương này), nên đến hiện tại chữ Nôm chưa được chuẩn hóa toàn diện về âm đọc và mặt chữ (cách viết, bộ thủ) như Kanji hay Hanja, do vậy thông thường một từ ghi bằng chữ Quốc ngữ mang nghĩa chung (không tính các từ đồng âm khác nghĩa) có nhiều chữ Nôm để viết.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Cả hai từ chữNôm trong chữ nôm đều là từ Hán Việt cổ. Từ chữ bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (có nghĩa là chữ).[4] Từ Nôm bắt nguồn từ cách phát âm miền Trung của chữ Hán Việt “Nam” 南 (có nghĩa là phía nam).[5] Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc).[6]

Tên gọi chữ Nôm khi viết bằng chữ Nôm có thể viết bằng rất nhiều chữ khác nhau:[7][8]

  • Từ chữ: 字, 𪧚, 𡨸,茡,芓,𡦂,佇,宁
  • Từ Nôm: 喃, 諵

Tên gọi Quốc âm (國音) được các thi hào sử dụng để đặt tên cho các tác phẩm bằng chữ Nôm như Quốc âm Thi tập, Hồng Đức Quốc âm Thi tập. Chữ âm 音 có nghĩa là "tiếng" như trong từ âm thanh, âm giọng, liên tưởng đến "tiếng nói" hay "ngôn ngữ", nên có thể Quốc âm còn có nghĩa là "tiếng nói của đất nước", ám chỉ tới tiếng Việt. Một tác phẩm bằng chữ Nôm khác là Bạch Vân quốc ngữ thi tập, sử dụng từ "Quốc ngữ". Do vậy từ lâu chữ Nôm đã được người đương thời coi là ”chữ viết tiếng Việt”, hay chính là ”chữ Quốc ngữ” của tiếng Việt lúc đó.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn trang đầu của sách Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dùng chữ Nôm để học chữ Nho
Truyện Nôm Phan Trần, ấn bản Nhâm dần (1902) triều Thành Thái
Chữ Nôm khảm xà cừ dùng trang trí trên điếu ống thế kỷ 19-20 thời Nguyễn
Một trang từ cuốn Nhật dụng thường đàm 1851.
Đơn khai sinh năm 1938 ở Bắc Kỳ hiện diện bốn loại văn tự: chữ Quốc ngữ cùng với chữ Nôm, các con dấu bằng tiếng Pháp và có vài chữ Hán.
"Nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta" (4-1966) do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, dùng hỗn hợp cả chữ Hán-Nôm và chữ Quốc ngữ.

Các quan điểm về sự hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.[9]

Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trên quả chuông chùa Vân Bản, Hải Phòng (đúc năm 1076), bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông).

Trước tác thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng.[10] Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật. Ông cũng đặt ra quy luật bằng trắc (平/仄) cho các thanh tiếng Việt trong thơ.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm Hán để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ "giả tá" (假借). Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là "hài thanh" hoặc "hình thanh" (形聲) để cấu tạo chữ mới.

Ví dụ về giả tá: từ 别 âm Hán Việt là biệt, nghĩa phân biệt, ly biệt nhưng được dùng để ghi âm từ biết.

Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt. Song sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì gần như toàn phần đều bằng chữ Hán. Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (thế kỷ 15) và nhà Tây Sơn (thế kỷ 18).

Trước thế kỷ 15[sửa | sửa mã nguồn]

Một số di tích còn lưu lại dấu vết chữ Nôm trước thế kỷ 15 nhưng số lượng không nhiều ngoài một ít văn bia và ghi chép của người đời sau chép lại những bài tương truyền sáng tác từ thời Lý Trần. Một tác phẩm quan trọng là tập Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (Kinh đại báo phụ mẫu trọng ân) đã ra đời vào thời nhà Lý khoảng thế kỷ 12. Đây cũng là đặc điểm vì tập này là văn xuôi, một thể văn ít khi dùng chữ Nôm.[11]

Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần Nhân Tông: "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成道歌).[12][13]

Thời Trần tương truyền cũng có lệ làm phú bằng chữ Nôm trong kỳ thi Hội. Lê Tắc ghi lại trong An Nam chí lược rằng đời vua Trần Anh Tông một số bài hát được soạn bằng Nôm.[14]

Sang thời nhà Hồ thì một số sách vở kinh điển Nho học được dịch ra chữ Nôm như thiên Vô dật trong Kinh Thư năm 1395. Nhà vua cũng cho soạn cuốn Thi nghĩa bằng Nôm để giảng giải Kinh Thi.[14]

Thế kỷ 15–17[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt. Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ngự đề hoà danh bách vịnh (Chúa Trịnh Căn), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Ngọa long cương (Đào Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử ký như: Thiên Nam Minh giám, Thiên Nam ngữ lục. Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác phẩm "Cảm tác" của Nguyễn Hy Quang, được sáng tác năm 1674.

Trong chính sử thì ghi lại một số văn kiện quan trọng bằng chữ Nôm trong đó có tờ sắc chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng soạn nhân danh vua Lê Thần Tông gửi cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 đòi đất Thuận Hóa nộp thuế.[14] Dụng ý dùng Nôm là để dễ bề diễn tả tình gia tộc của kẻ cả vì Trịnh Tráng với Nguyễn Phúc Nguyên là anh em con cô con cậu.

Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa là cuốn từ điển chữ Hán giải thích bằng chữ Nôm thuộc loại sớm nhất.

Thế kỷ 17 cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Công giáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica (chủ trì biên soạn hơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh (viết tiểu sử các danh nhân và thánh nhân), thầy giảng Lữ-y Đoan (viết Sấm truyền ca, truyện thơ lục bát phỏng tác từ Ngũ Thư).[15]

Thế kỷ 18–19[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng Chinh phụ ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.

Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nữ tú tài, Tô Công phụng sứ, tất cả được phổ biến rộng rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.

Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802.

Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Những thể cũ song thất lục bát và lục bát (các truyện Nôm) vẫn góp mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Chàng Lía (Văn Doan diễn ca), Quan Âm Thị Kính.

Đối ngược lại tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoangữ học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Văn vần thì có Đại Nam Quốc sử Diễn ca (thời Nguyễn). Đặc biệt là cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm Đại Nam Quốc ngữ do Văn Đa Nguyễn Văn San soạn năm Tự Đức thứ 30 (1877).[16] Trong những văn bản hành chính thường nhật như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt.

Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị là từ điển chữ Nôm đầu tiên, được phiên ra chữ Quốc ngữ và giải thích bằng tiếng Latinh.

Suy giảm[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc KỳTrung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Chữ Quốc ngữ được chính quyền thuộc địa bảo hộ qua các nghị định được người Pháp ban ra với mục đich xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm, để tiếng Việt đồng văn tự với tiếng Pháp, giúp phổ biến tiếng Pháp và dễ bề cai trị. Kỳ thi Hương cuối cùng tại Nam Kỳ được tổ chức vào năm 1864, tại Bắc Kỳ là năm 1915, tại Trung Kỳ là năm 1918 và kỳ thi Hội sau cùng được tổ chức vào năm 1919.[17] Trong chừng mực nào đó, chữ Hán vẫn tiếp tục được dạy trong thời Pháp thuộc. Học chính Tổng quy (Règlement général de l'Instruction publique) do Toàn quyền Albert Sarraut ban hành năm 1917 quy định ở cấp tiểu học, mỗi tuần dạy Hán tự một giờ rưỡi và dạy tiếng Pháp (lớp nhì và lớp nhất) ít nhất 12 giờ. Ở cấp trung học, mỗi tuần quốc văn (gồm Hán tự và quốc ngữ) dạy 3 giờ trong khi Pháp văn và lịch sử Pháp dạy 12 giờ.[18] Bên cạnh bộ Quốc-văn giáo-khoa thư của nhóm Trần Trọng Kim, Nha Học chính Đông Pháp còn tổ chức và cho sử dụng bộ Hán-văn tân giáo-khoa thư xuất bản lần đầu năm 1928 do Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi biên soạn, đều được dùng rộng rãi cho tới trước năm 1949.

Tại miền Nam, Giáo dục Việt Nam Cộng hòa quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dạy tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ cho học sinh phổ thông cấp 2 trong những năm 1957-1959. Khi đất nước thống nhất, chương trình giáo dục phổ thông của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không giảng dạy chữ Hán và chữ Nôm.[19]

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học. Chữ Nôm và chữ Hán cũng được một số hội phong trào tự dạy và tự học, chủ yếu là học cách đọc bằng tiếng Việt hiện đại, cách viết bằng bút lông kiểu thư pháp, học nghĩa của chữ, học đọc và viết tên người Việt, các câu thành ngữ, tục ngữ và các kiệt tác văn học như Truyện Kiều.

Để giúp chữ Nôm cũng được hiển thị trên máy tính và di động như chữ Hán, các nhà ngôn ngữ học về Hán Nôm đã và đang cố gắng chuẩn hoá chữ Nôm toàn diện hơn về mặt chữ, cách viết và âm đọc, đồng thời nỗ lực đưa chữ Nôm được mã hoá lên bộ mã Unicode. Điều này giúp cho chữ Nôm được bảo tồn lâu dài, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và thông hiểu hơn. Tính đến nay, đã có gần 12.000 chữ Nôm được cấp mã Unicode.[20]

Người Kinh ở Trung Quốc hiện nay vẫn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm văn tự chính thức cho dạng tiếng Việt mà họ đang nói hàng ngày thay vì chữ Quốc ngữ Latinh.[21][22]

Chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ điển song ngữ Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị giải nghĩa tiếng Việt (ghi bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ) bằng tiếng Latinh.

Chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) và chữ Nôm cùng chữ Hán là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, chúng có vai trò khác nhau trong dòng lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế kỷ 17 và cho tới cuối thế kỷ 19 chỉ được lưu hành trong giới Công giáo. Tuy nhiên, trái với nhiều người lầm tưởng, trong thời kỳ này, lượng văn thư Kitô giáo chữ Nôm vượt xa chữ Quốc ngữ,[23] và sách chữ Nôm vẫn được người Công giáo sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20.[24]

Việc một dạng văn tự đang được mọi người trong xã hội sử dụng phổ biến và ổn định cho ngôn ngữ của họ trong nghìn năm và còn được coi là "Quốc âm", thì không có lý do gì văn tự đó phải bị thay thế dù cho độ phức tạp của dạng văn tự đó là đến đâu đi chăng nữa. Trừ khi có một biến cố lớn xảy ra khiến cho xã hội bị thay đổi một cách mạnh mẽ và khiến dạng văn tự đó bị ép buộc hạn chế hay xóa sổ. Đối với trường hợp của chữ Nôm cùng chữ Hán thì đó chính là việc thực dân Pháp thực hiện xâm lược Việt Nam. Trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi xuất hiện, chữ Quốc ngữ vẫn không thể phổ biến bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng đến thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa muốn tăng cường ảnh hưởng của tiếng Pháp (cũng dùng chữ Latinh) và hạn chế ảnh hưởng của Hán học cùng với chữ Hán, nhằm thay đổi văn hoá Đông Á truyền thống ở Việt Nam bằng văn hoá Pháp và dễ bề cai trị hơn. Bước ngoặt của việc chữ Quốc ngữ bắt đầu phổ biến hơn là các nghị định của những người Pháp đứng đầu chính quyền thuộc địa được tạo ra để bảo hộ cho việc sử dụng chữ Quốc ngữ:

  • Ngày 22 tháng 2 năm1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định "bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán" trong các công văn ở Nam Kỳ.[25]
  • Ngày 6 Tháng 4 năm 1878, nghị định 82 được ký bởi Thống đốc Nam Kỳ Louis Charles Georges Jules Lafont, đề ra trong vòng bốn năm (tức tới năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ.[26]
  • Ngày 1 Tháng 1 năm 1879, có lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng trong năm này, chính quyền thuộc địa đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt các thôn xã ở Nam Kỳ phải dạy chữ này.[25]
  • Nghị định Ngày 14 Tháng 6 năm 1880, giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho các "thân hào hương lý" (người thân của Hương trưởngLý trưởng) nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.[26]

Như vậy, việc tiếng Việt bị thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ như bây giờ, nguyên nhân ban đầu không phải do người Việt khi đó "thấy chữ Hán và chữ Nôm lạc hậu, khó đọc" hay "tự nguyện chuyển đổi để thoát Hán" như nhiều người hiện nay lầm tưởng, mà là do sự ép buộc mang tính pháp lý cao của thực dân Pháp đối với người Việt trong giai đoạn bắt đầu cai trị.

Việc chính quyền thuộc địa đẩy mạnh việc sử dụng chữ Latinhtiếng Việt và tăng cường giảng dạy tiếng Pháp, đồng thời hạn chế giảng dạy và sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong văn viết khiến cho sự phổ biến của chữ Hán và chữ Nôm ở Việt Nam bị suy giảm một cách nghiêm trọng, đến mức hầu hết người Việt gần như bị mù chữ Hán và chữ Nôm. Do vậy người Việt lúc này bất đắc dĩ phải chấp nhận sử dụng chữ Quốc ngữ do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha chế tạo như là văn tự chính để viết tiếng Việt.[17] Bất chấp việc chính quyền Pháp cổ xuý chữ Quốc ngữ cho mục đích đồng văn tự với tiếng Pháp, các sĩ phu vận động ủng hộ chữ Quốc ngữ trong công cuộc phổ biến tân học và lan truyền tư tưởng yêu nước.[18] Các phong trào cải cách như Hội Trí Tri, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ngày nay, tiếng Việt hầu như được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, trong khi đó chỉ rất ít người, chủ yếu là các học giả, có thể đọc viết được chữ Nôm. Nhưng với cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các chính sách thay đổi sang chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp ở Việt Nam, họ vẫn nói tiếng Việt và đọc viết bằng chữ Hán và chữ Nôm như người Việt xưa thay vì chữ Quốc ngữ.[21][22]

Nhiều người Việt hiện nay mang nặng tư tưởng của chủ nghĩa bài Trung Quốc, không phân biệt được tiếng Việt khi viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với tiếng Trung, đánh đồng chữ Nôm cũng là chữ Hán và cho rằng học chữ Hán và chữ Nôm là học tiếng Trung Quốc.[27][28] Thực tế, chữ Hán có thể đọc được bằng âm của tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Việt, nhưng chữ Nôm là chữ do chính người Việt tạo ra và chỉ có thể đọc được bằng âm của tiếng Việt, vì vậy người Trung Quốc, người Triều Tiên hay người Nhật Bản không thể đọc chữ Nôm bằng âm giọng của họ được. Chữ Hán và chữ Nôm đã song hành cùng tiếng Việt qua nghìn năm của lịch sử Việt Nam, đã giúp người Việt lưu lại tiếng Việt thay vì phổ biến tiếng Hán, được người Việt sử dụng để viết lên những tác phẩm kinh điển như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,... Vì vậy đánh đồng việc người Việt viết tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm là viết tiếng Hán hay nói tiếng Hán là vô căn cứ, do không tìm hiểu và phân biệt được hai khái niệm tiếng nóichữ viết (ví dụ tiêu biểu nhất cho "viết chữ Hán nhưng không nói tiếng Hán" hiện nay chính là tiếng Nhật đang sử dụng Kanji là một trong những văn tự chính).

Và như đã đề cập ở trên, cả chữ Nôm cùng chữ Hán hay chữ Quốc ngữ Latinh đều là chữ viết tiếng Việt. So với chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm nhưng không có khả năng biểu nghĩa, thì chữ Hán và chữ Nôm tuy khó đọc hơn nhưng nó có khả năng biểu nghĩa rất tốt vì các chữ đồng âm nhưng khác nét viết và mỗi chữ chỉ mang một nghĩa, nên nó giải quyết được vấn đề đồng âm khác nghĩa khi viết tiếng Việt. Vậy nên hai hệ chữ này tuy khác nhau nhưng vẫn có thể được dùng song hành để bổ trợ cho nhau. Hơn nữa, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 Chương I Điều 5 Mục 3 đã nêu rõ: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình."[29], nên cho dù chữ Quốc ngữ đang là dạng ký tự chính trong thời hiện đại, việc viết tiếng Việt hoàn toàn bằng chữ Hán và chữ Nôm giống như người Việt xưa là một quyền lợi chính đáng, không phải là điều sai trái hay đáng bị phê phán. Việc cấm người khác viết tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm có thể coi là hành động vi hiến.

Những cách tạo chữ Nôm[sửa | sửa mã nguồn]

Ba câu lục bát đầu của Truyện Kiều

Từ Hán Việt: tương đồng về âm và nghĩa (âm đọc)[sửa | sửa mã nguồn]

Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:

  • Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: "ông" 翁, "bà" 婆, "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.
  • Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").
  • Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỉ").

Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.

Một số từ Hán Việt cổ như "thấy", xuất phát từ chữ gốc là 睇 nhưng không dùng từ gốc để ghi Nôm mà ghi bằng từ ghép 𫌠. Từ "sông" vốn bắt nguồn từ âm Hán cổ của từ "giang" (江), nhưng khi ghi Nôm được ghi bằng chữ hình thanh là 滝. Một số âm Hán Việt đọc trại như huê-hoa, trường-tràng thì không có chữ Nôm bổ sung mà vẫn dùng chữ Hán để ghi.

Dùng âm chữ Hán, không dùng nghĩa (giả tá)[sửa | sửa mã nguồn]

Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

  • Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" 沒 có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" 卒 có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" 昌 có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".
  • Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn: "gió" 這 (mượn âm "giá"), "cửa" 舉 (mượn âm "cử"), "đêm" 店 (mượn âm "điếm"), "chạy" 豸 (mượn âm "trãi").
  • Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" 膠 ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" 斧 ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" 鋪).

Dùng nghĩa chữ Hán, không dùng âm (huấn đọc)[sửa | sửa mã nguồn]

Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong "văn hay chữ tốt".

Chữ ghép (tạo tự)[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thanh phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể thảo thư, đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "𡿨" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam).

Một số ví dụ về chữ ghép:

  • "chân" 蹎 ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" 足 và chữ "chân" 真. "Túc" 足 có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" ⻊. Chữ "chân" 真 ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
  • "gạch" 𥗳 ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額. "Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" 額 dùng làm thanh phù.
  • "khói" 𤌋: chữ này được cấu thành từ chữ "hỏa" 火 và chữ "khối" 塊 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ "thổ" 土 ở bên trái chữ "khối" 塊). "Hỏa" 火 có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), "khối" 塊 gợi âm đọc của chữ ghép.
  • "ra" 𦋦: chữ này được cấu thành từ chữ "la" 羅 giản hóa và chữ "xuất" 出. "Xuất" 出 có nghĩa là "ra" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép.
  • "trời" 𡗶: chữ này được cấu thành từ chữ "thiên" 天 có nghĩa là "trời" và chữ "thượng" 上 có nghĩa là "trên", ý là "trời" thì nằm ở trên cao.
  • "lử" 𠢬 ("lử" trong "mệt lử") gồm chữ "vô" 無 có nghĩa là "không có" và chữ "lực" 力 có nghĩa là "sức, sức lực", ý là "lử" là không còn sức lực gì nữa.

Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép. Ví dụ:

  • "blăng" 𣎞: "Blăng" hiện nay đã biến đổi thành "trăng, giăng". Chữ "blăng" 𣎞 được cấu thành từ chữ "ba" 巴, chữ "lăng" 夌 và chữ "nguyệt" 月. "Ba" 巴 biểu thị phụ âm thứ nhất "b" của phụ âm kép "bl", "lăng" 夌 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần của từ "blăng", "nguyệt" 月 có nghĩa là "mặt trăng" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép này.
  • "mlời" 𠅜: "Mlời" hiện nay đã biến đổi thành "lời, nhời" ("lời" trong "lời nói"). Chữ "mlời" 𠅜 được cấu thành từ chữ "ma" 麻 (bị tỉnh lược thành "亠") và chữ "lệ" 例. "Ma" 麻 biểu thị phụ âm thứ nhất "m" của phụ âm kép "ml", "lệ" 例 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần cửa từ "mlời".
  • "tlòn" 𧷺: "Tlòn" hiện nay đã biến đổi thành "tròn". Chữ này được cấu thành từ chữ "viên" 圓 (bị tỉnh lược bộ "vi" 囗 ở phía ngoài thành "員") và chữ "lôn" 侖. "Viên" 圓 có nghĩa là "tròn" được dùng làm nghĩa phù. "Lôn" 侖 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "tl" và phần vần của từ "tlòn".
  • "krông" 滝: "Krông" hiện nay đã biến đổi thành "sông". Chữ này được cấu thành từ bộ "thủy" 水 và chữ "long" 竜. "Thủy" có nghĩa là "sông" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. "Long" 竜 biểu thị phụ âm thứ hai "r" của phụ âm kép "kr" và phần vần của từ "krông".
  • "sláu" 𦒹: "sláu" hiện nay đã biến đổi thành "sáu". Chữ này được cấu thành từ chữ "lão" và chữ "lục". "Lục" 六 là nghĩa phù, có nghĩa là "sáu". "Lão" 老 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "sl" và phần vần của từ "sláu".

Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi[sửa | sửa mã nguồn]

Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:

  • chữ "ấy" 𧘇: lược nét chấm "丶" trên đầu chữ "ý" 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ 衣 có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.
  • "khệnh khạng" 𠀗𠀖: chữ "khệnh 𠀗 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khạng" 𠀖 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét mác "㇔".
  • "khề khà" 𠀫𠀪: chữ "khề" 𠀫 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khà" 𠀪 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét mác "㇔".

Mượn âm của chữ Nôm có sẵn[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

  • Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" 𠃩 ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".
  • Đọc chệch âm: chữ "đá" 𥒥 ("đá" trong "hòn đá") được dùng để ghi từ "đứa" trong "đứa bé".

Kiểu viết[sửa | sửa mã nguồn]

Quyển hạ (phần sau) Truyện Kiều bản Chiêm Vân Thị dưới tựa "Thúy Kiều Truyện tường chú" bằng chữ Nôm (viết dọc, đọc từ phải sang trái) và bản dịch bằng chữ Quốc ngữ (viết ngang, đọc từ trái sang phải)

Cũng giống như các kiểu chữ của tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, chữ Nôm là dạng ký tự mà mỗi chữ chỉ cần viết trong một phạm vi ô vuông không đổi, nên vừa có thể viết dọc kiểu truyền thống và viết ngang kiểu phương tây.

Viết dọc[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu viết dọc truyền thống Đông Á gọi là Tung Thư (縱書), viết từ trên xuống dưới, hàng đọc từ phải sang trái, là kiểu viết mà người Việt xưa sử dụng. Có thể thấy ở các văn bản hay di tích cổ xưa như Bia tiến sĩ, Truyện Kiều bản gốc,... hay các biển hiệu xưa như Văn Miếu Môn (dựng ngang nên viết từ phải sang trái). Kiểu viết này giống kiểu viết của tiếng Nhật trong manga (nguyên nhân chính khiến manga có bản quyền ở Việt Nam đọc từ phải sang trái) và truyện chữ như light novel. Một bộ sớ cầu siêu rất dài bằng chữ Nôm được viết năm 1953 được tìm thấy ở Kon Tum, cho thấy rõ kiểu viết này.[30]

Tuy nhiên vì đứt gãy với văn hóa cổ cũng như quen đọc viết chữ Quốc ngữ, nhiều người Việt Nam hiện nay không hiểu rõ kiểu viết truyền thống này, nên khi viết dọc cho chữ Hán và chữ Nôm lại hay xếp ngược hàng từ trái sang phải.

Lợi điểm của kiểu viết dọc cho chữ Nôm là không chiếm nhiều diện tích ngang nên dễ treo câu đối hay biển hiệu (vì mô men trọng lực ít); không cần phải xoay chữ hay tách chữ (điều mà chữ Quốc ngữ bắt buộc phải làm nếu muốn viết dọc); và do kích thước vuông cố định, chữ Nôm khi viết dọc sẽ thẳng đều hai bên và đẹp hơn chữ Quốc ngữ, khi số lượng và kích cỡ ký tự latinh trong mỗi từ là khác nhau nên chắc chắn sẽ bị lệch hàng.

Viết ngang[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu viết ngang gọi là Hoành Thư (橫書), viết từ trái sang phải, hàng xếp từ trên xuống dưới, giống như kiểu viết của chữ Quốc ngữ. Đây là kiểu viết du nhập từ kiểu viết chữ Latin của phương tây.

Dấu chấm câu trong văn bản chữ Nôm cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Trang chữ Nôm trong Dialogues Cochinchinois in năm 1871 tại Paris, có phiên giải ra các tiếng Anh, PhápLatinh, liệt kê những sản vật giá trị Nam Kỳ có thể bán cho thương thuyền ngoại quốc như da trâu, quế, gỗ mun, ngà voi... đổi lấy mua súng ống các loại

Thư tịch tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm thời xưa thường không có dấu chấm câu. Nếu trong sách in có dấu chấm câu thì thường là do người đọc sách viết thêm vào. Trong văn bản, ở những chữ nào mà người xưa cảm thấy cần phải dừng lại một chút khi đọc đến chữ đó thì chữ đó cùng những chữ đứng trước nó được xem là một “câu” 句. “Câu” theo quan niệm thời xưa nhiều khi không xem được là câu theo quan niệm về câu thời nay. Việc thêm ký hiệu vào trong văn bản để chỉ ra ranh giới của các “câu” gọi là chấm câu 點句. Việc chấm câu cho sách gọi là chấm sách 點冊.

Hai loại dấu chấm câu thường dùng trong thư tịch cổ tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm là vòng “。” và dấu chấm “、”. Khi vòng và dấu chấm được dùng cùng nhau để chấm câu thì vòng được dùng tương tự như dấu chấm “.” trong chữ Quốc ngữ, dấu chấm “、” được dùng tương tự như dấu phẩy “,” trong chữ Quốc ngữ. Cũng có khi chỉ có vòng “。” hoặc dấu chấm “、” được dùng để chấm câu. Việc chấm câu bằng vòng gọi là vòng câu 𥿺句. Trong thư tịch cổ tiếng Việt viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ được viết kiểu Tung Thư (viết dọc từ phải sang trái) chứ không viết theo hàng ngang như chữ Latinh, vòng và dấu chấm thường nằm ngoài hàng chữ, bên phải chữ cuối cùng của “câu”.

Ưu và nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó học, khó nhớ hơn chữ Hán. Để đọc viết được chữ Nôm đòi hỏi phải có vốn hiểu biết chữ Hán nhất định. Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất do chưa được quan tâm chuẩn hoá toàn diện: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué".

Về mặt ngữ âm thì số âm tiết của tiếng Việt nhiều hơn số âm tiết của âm Hán Việt của chữ Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm khá khó đọc.

Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy không tiện dụng như chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) về khả năng viết và phát âm, chữ Nôm cũng có ưu điểm riêng mà chữ Quốc ngữ không thể có được:

  • Cũng giống như chữ Hán, chữ Nôm là chữ biểu ý, có khả năng biểu nghĩa rõ ràng hơn, tránh đồng âm khác nghĩa và hiểu sai nghĩa do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm (đặc biệt là tên người Việt hay tên địa danh ở Việt Nam). Ví dụ: "năm" viết theo chữ Nôm có hai chữ là 𢆥 ("năm" trong "ngày tháng năm", chữ 南 (nam) gợi âm, chữ 年 (niên) gợi nghĩa) và 𠄼 ("năm" trong "số 5", chữ 南 (nam) gợi âm, chữ 五 (ngũ) gợi nghĩa).
  • Khả năng viết dọc lẫn viết ngang tốt và thẳng đều. Ví dụ bên dưới là 4 câu thơ trong Truyện Kiều, có thể thấy chữ Nôm được xếp thẳng hàng hơn và đẹp hơn (do mỗi chữ của dạng ký tự này đều có kích thước vuông giống nhau), trong khi chữ Quốc ngữ bị lệch hàng (do kích cỡ và số lượng ký tự hay chữ cái của mỗi từ là khác nhau). Ứng với khi tự tay viết trên giấy thì việc căn lề của chữ Nôm là dễ dàng hơn nhiều so với chữ Quốc ngữ. Khi viết dọc, chữ Nôm cũng không cần phải xoay chữ để viết, còn chữ Quốc ngữ thì nếu có từ nhiều ký tự như "nghiêng", việc buộc phải xoay chữ hay tách ký tự là có thể xảy ra. Điều này mang lợi ích cho chữ Nôm ở việc có thể viết dọc ở không gian bề ngang cực hẹp như lề vở hay kẹp dọc vở mà không cần lo sẽ có chữ hay từ vựng bị quá kích thước dự tính như chữ Quốc ngữ. Đồng thời so về kích thước tổng thể, với cùng số lượng âm tiết (4 câu lục bát là 28 âm tiết) và cùng một kích cỡ chữ (font-size) thì chữ Nôm ngắn gọn hơn chữ Quốc ngữ, nên cùng một bài thơ hay một bài văn thì viết bằng chữ Nôm sẽ gọn gàng hơn và tốn ít giấy hơn viết bằng chữ Quốc ngữ.
Chữ Nôm
Hoành thư
(Viết ngang kiểu hiện đại,
chiều từ trái sang phải)
頭弄𠄩婀素娥
翠翹羅姊㛪羅翠雲
梅骨格雪精神
每𠊚沒𨤔𨑮分援𨑮
Tung thư
(Viết dọc kiểu truyền thống,
hàng xếp từ phải sang trái)
頭弄𠄩婀素娥
翠翹羅姊㛪羅翠雲
梅骨格雪精神
每𠊚沒𨤔𨑮分援𨑮
Chữ Quốc ngữ
Bình thường
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Nếu phải viết dọc
Tách chữ Xoay chữ
Đầu
lòng
hai

tố
nga
Thúy
Kiều

chị
em

Thúy
Vân
Mai
cốt
cách
tuyết
tinh
thần
Mỗi
người
một
vẻ
mười
phân
vẹn
mười
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
  • Vấn đề lưu trữ vào máy tính của chữ Nôm cũng đã được giải quyết một phần nhờ có bộ mã Unicode, và cũng nhờ Unicode cung cấp cho mỗi chữ Nôm có một mã số tương tự như một ký tự Latinh, với cùng một nội dung thì viết bằng chữ Nôm dùng ít ký tự hơn và tốn ít bộ nhớ để lưu văn bản hơn so với viết bằng chữ Quốc ngữ. Như trong 4 câu thơ của Truyện Kiều ở trên, với 28 âm tiết thì viết bằng chữ Nôm chỉ tốn đúng 28 ký tự không cần khoảng trống (vì mỗi âm tiết đã là một chữ và không cần khoảng trống để ngăn cách chữ), còn viết bằng chữ Quốc ngữ sẽ phải tốn 118 ký tự bao gồm cả khoảng trống (vì trừ chữ "ả" thì các âm tiết khác cần có hai ký tự Latinh trở lên và cần khoảng trống ngăn cách ký tự cuối của âm tiết trước với ký tự đầu của âm tiết sau, chưa kể có những câu có nhiều ký tự hơn). Do vậy chắc chắn viết toàn bộ Truyện Kiều bằng chữ Nôm trong máy tính sẽ tốn ít bộ nhớ lưu trữ hơn viết bằng chữ Quốc ngữ. Điều này tuy không phải là vấn đề hay gặp nhưng nó cũng có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội công nghệ thông tin. Ví dụ như một trang web yêu cầu đặt tên người dùng không quá 10 ký tự bất kể ngôn ngữ, sẽ không thể viết đầy đủ "Nguyễn Văn Năm" bằng chữ Quốc ngữ được vì cần tốn 14 ký tự cả khoảng trống, nhưng có thể viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với chỉ 3 ký tự là 阮文𠄼 (tất nhiên 3 chữ này vẫn được đọc là "Nguyễn Văn Năm" và là tên tiếng Việt, không phải tiếng Trung Quốc, điều này cũng giống như người Nhật viết tên bằng Kanji thay vì viết bằng Kana hay Romaji do các dạng chữ này chiếm số lượng ký tự nhiều hơn dù cùng âm đọc).

Chữ Nôm của các dân tộc khác[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao,... cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ.[31]

Chữ Nôm Tày[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV - XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng và tồn tại cho đến ngày nay. Cũng như những dân tộc khác hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân Tày Bắc Kạn từ lâu đời đã biết sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày.

Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc. Là thể chữ tượng hình, chữ khối vuông nên trong cách viết, chữ Nôm Tày cũng phải tuân thủ trình tự, cách thức viết chữ của chữ Hán đó là: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ.

Chữ Nôm Ngạn[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ngạn là một nhóm cư dân ở tỉnh Cao Bằng được xếp vào nhóm dân tộc Tày nhưng về mặt ngôn ngữ thì gần với người Giáy, từng sử dụng chữ Nôm Ngạn trộn với chữ Hán trong các bài mo (khấn cúng).[32]

"Chữ Nôm" của các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]

Do 喃 nôm = 口 khẩu + 南 nam nên chữ "喃 nôm" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như Nhật Bản, Triều Tiên là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc[33] như Tráng, Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.

  • Kokuji (国字 Quốc tự) trong hệ thống Kanji của người Nhật cũng được tạo thành từ chữ Hán để ghi lại những từ và khái niệm riêng trong tiếng Nhật. Ví dụ: 畑 hatake = 火 hỏa + 田 điền, nghĩa là cánh đồng khô, để phân biệt với 田 là ruộng trồng lúa nước; 鮭 sake = 魚 ngư + 圭 khuê, nghĩa là cá hồi Nhật Bản; 瓩 kiloguramu = 瓦 ngoã + 千 thiên, nghĩa là kílô-gam. Trong hệ thống Kanji hiện đại, cũng có nhiều chữ không có trong các tự điển Trung Quốc nhưng không phải là Kokuji vì đó chỉ là cách đơn giản hoá những chữ Hán đã có sẵn theo kiểu của người Nhật. Ví dụ: 円 là giản thể của 圓 viên; 売 là giản thể của 賣 mại.
  • Tương tự như Kokuji của người Nhật, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống Hanja của họ. Ví dụ: 畓 dap = 水 thủy + 田 điền, nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 bu = 功 công + 夫 phu, nghĩa là người lao động.
  • Chữ Choang vuông Sawndip của người Tráng ở cực nam Trung Quốc được phát triển dựa trên chữ Hán và thường được so sánh với chữ Nôm của dân tộc Kinh ở Việt Nam do có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống chữ viết này[34][35]. Tuy nhiên, ngoài những cách tạo chữ tương tự với cách tạo chữ Nôm là giả tá, hình-thanhhội ý, còn có những chữ vuông Choang được tạo ra bởi những cách sơ khai hơn là tượng hìnhchỉ sự (xem Lục thư).

Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như KanaHangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.

Bộ gõ chữ Nôm và chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm và chữ Hán bằng cách gõ chữ Quốc ngữ.

Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. VietUnicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm. Nó là một dự án trên SourceForge [1]. Phông TrueType có thể tải về từ [2].

Một số từ điển chữ Nôm trên mạng InternetTừ điển ở Viện Việt học[liên kết hỏng] (tiếng Việt) Nom character index (Tiếng Anh).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Hán-Nôm Special Collection Digitization Project”. Northern Illinois University: Southeast Asia Digital Library. 1999.
  2. ^ “Tìm hiểu về ông vua gây tranh cãi trong sử Việt”. VnExpress. 18 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Vua Quang Trung và cuộc cải cách lịch sử về chữ viết”. Zing news. 30 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Nguyễn Tài Cẩn. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1995. Trang 47.
  5. ^ Nguyễn Khuê. Chữ Nôm: cơ sở và nâng cao. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Trang 215.
  6. ^ Nguyễn Khuê. Chữ Nôm: cơ sở và nâng cao. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Trang 5.
  7. ^ Vũ Văn Kính. Đại tự điển chữ Nôm. Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005. Trang 293, 899.
  8. ^ Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thế Kiệt, Nguyễn Doãn Vượng, Lê Văn Đặng, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Uyên Thi. Tự điển chữ Nôm trích dẫn. Viện Việt-học, năm 2009. Trang 248, 249, 866
  9. ^ Phần "Thời kỳ chữ Nôm ra đời", trong sách Giáo trình Hán Nôm, tập 2 (tập chữ Nôm), Bộ môn Hán Nôm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn, in tại Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990. Trang 8-9.
  10. ^ Giới-Thiệu "Lược Khảo Vấn Ðề Chữ Nôm Của Cụ TRẦN VĂN GIÁP
  11. ^ ""Phật thuyết" có phải dịch phẩm Nôm của thế kỉ XII?"[liên kết hỏng]
  12. ^ "Từ hai bài phú Nôm..."[liên kết hỏng]
  13. ^ Tìm hiểu giá trị "Cư trần lạc đạo Phú" của Trần Nhân Tông"
  14. ^ a b c Trần Văn Tích. Sự muôn năm cũ. Toronto, Canada, 1992. Tr 29-52
  15. ^ Phạm Đình Khiêm (2012). “Nhìn qua những chặng đường thi ca Công giáo Việt Nam”.
  16. ^ Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Khảo cứu từ điển song ngữ Hán Việt Đại Nam Quốc ngữ. Hà Nội: nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
  17. ^ a b Trần Bích San. “Thi cử và giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc Pháp”.
  18. ^ a b Nguyễn Phú Phong. “Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội. Chương 6: Quốc ngữ và giáo dục thời Pháp thuộc”.
  19. ^ Vũ Thế Khôi (2009). “Ai 'bức tử' chữ Hán-Nôm?”. Ngôn ngữ & Đời sống. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam (164): 40–43.
  20. ^ “Mã hoá để chữ Nôm "bước lên" bàn phím”. khoahocphattrien.vn. 31 tháng 1 năm 2017.
  21. ^ a b “Ngôi làng đặc biệt của những người Việt ở Quảng Tây (Trung Quốc)”. VTV News. 17 tháng 9 năm 2018.
  22. ^ a b Huỳnh Đăng (tháng 1 năm 2019). “Nhớ câu hát cố hương”. Bào Quảng Ninh.
  23. ^ Ostrowski, Brian Eugene (2010). “The Rise of Christian Nôm Literature in Seventeenth-Century Vietnam: Fusing European Content and Local Expression”. Trong Wilcox, Wynn (biên tập). Vietnam and the West: New Approaches. Ithaca, New York: SEAP Publications, Chương trình Đông Nam Á Cornell, Đại học Cornell. tr. 23, 38. ISBN 9780877277828.
  24. ^ Trần Văn Toàn. “Tự vị Taberd và di sản văn hóa Việt Nam”.
  25. ^ a b Hoàng Xuân Việt. Bạch thư chữ Quốc ngữ. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 374-375
  26. ^ a b Lê Ngọc Trụ. "Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX". Tuyển tập Ngôn ngữ văn tự Việt Nam Số 1. Dòng Việt, 1993. Tr 30-47
  27. ^ Thụy Bất Nhi (7 tháng 6 năm 2020). “Đừng hiểu học chữ Hán là học tiếng Trung Quốc!”. Báo Quảng Nam.
  28. ^ “Phim 'Kiều' của Mai Thu Huyền bị chỉ trích vì phát ngôn chữ Hán giống chữ Nôm”. Báo Thanh Niên. 29 tháng 9 năm 2020.
  29. ^ “Hiến pháp năm 2013” (PDF). Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  30. ^ “Sớ cầu siêu dài 12 m ở Kon Tum”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
  31. ^ Nguyễn Vũ (ngày 25 tháng 10 năm 2007). 14 tháng 7 năm 2006.3623756330/mlnews.ngày 25 tháng 10 năm 2007.4744530122 “'Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, mã hoá chữ viết cổ truyền' Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  32. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  33. ^ Ở Trung Quốc, ngoài Tráng, Đồng, còn có nhiều dân tộc khác cũng có "chữ nôm" như Miêu, Dao, Bạch, Bố Y, Hà Nhì, v.v. Trong đó dân tộc Miêu (H'Mông) và Dao cũng thuộc gia đình các dân tộc Việt Nam.
  34. ^ "Hiện tượng đồng hình giữa chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang", Tạp chí Hán Nôm, số 2-1997
  35. ^ "Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang", Tạp chí Hán Nôm, số 1-1999

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]





No comments:

Post a Comment