Sunday, December 31, 2017

ĐỜI LÍNH

 

Đời Lính
- NĐC

https://youtu.be/hUrOChBVg5E

 

 

-----------------------------------------




ĐỜI LÍNH


Photo

NĐC.

Anh ạ! Tháng Tư mềm nắng lụa,
Hoa táo hoa lê nở trắng vườn,
Quê nhà thăm thẳm sau trùng núi,
Em mở lòng xem lại vết thương.

Anh ạ! Tháng Tư sương mỏng lắm,
Sao em nhìn mãi chẳng thấy quê,
Hay sương thành lệ tra vào mắt,
Mờ khuất trong em mọi nẽo về.


(Trần Mộng Tú)


Sau khi đọc bài thơ này của thi sĩ Trần Mộng Tú, trong lòng tôi chợt cảm thấy bàng hoàng thảng thốt. Đã 37 tháng Tư trôi qua, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, vết thương trong lòng tôi vẫn còn âm ỉ, tôi nghĩ nó sẽ chẳng bao giờ lành cho tới ngày tôi nhắm mắt.

Ba mươi bảy năm về trước, đám sĩ quan trẻ chúng tôi chỉ mới ngoài 20, đến nay đầu đã lớm chớm bạc, “cùng một lứa bên trời lận đận”, sau cơn Đại Hồng Thủy tháng Tư năm 75, lũ chúng tôi tản mác khắp bốn phương trời: “Thằng thì đang còng lưng trong các Shop may tại Santa Ana Cali, thằng đang làm bồi bàn ở Paris, thằng đang chăn cừu ở New Zealand, thằng thì đang cắt cỏ ở Texas, và cũng có thằng đang đạp xích lô ở Sài Gòn” (trích).

Mỗi năm đến ngày 30-4, tất cả chúng tôi đều bàng hoàng ngơ ngác như kẻ mất hồn. Không còn ai trách cứ chúng tôi hết, chỉ có chúng tôi tự trách mình, chúng tôi đã làm gì cho Tổ Quốc?

Người lính VNCH
Trước năm 75, tôi là người lính trong hàng ngũ quân đội Miền Nam, với cấp bậc thấp nhất là Thiếu Úy; với chức vụ nhỏ nhất là Trung Đội Trưởng, ngoài số lương đủ sống mà tôi lãnh hàng tháng, tôi không hề nhận được bất cứ bổng lộc nào từ phía “triều đình”. Tôi chỉ là một người lính vô danh tầm thường như trăm ngàn người lính khác, ngoài cuộc sống cực kỳ gian khổ và hiểm nguy, chúng tôi không có gì hết, kể cả hạnh phúc riêng tư của chính mình. Cho nên, tôi không hề có một mơ tưởng nào về một hào quang của ngày tháng cũ, và tôi cũng không muốn tiếp tục một hành trình “Việt Nam Cộng Hòa kéo dài”. Tôi viết như là để thắp hương tưởng niệm, những đồng đội của tôi đã nằm xuống cho tôi được sống, rộng lớn hơn hàng trăm ngàn người đã chết để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay tại hải ngoại này.

*

Mùa Hè năm 1972, người Miền Nam thời ấy gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, mượn cái tên từ tập Bút Ký Chiến Trường rất nổi tiếng của Phan Nhật Nam. Mùa Hè Đỏ Lửa năm 72 là năm quân đội của hai miền Nam-Bắc dốc sức đánh một trận chiến sinh tử, bên nào kiệt lực bên đó sẽ bại vong.

Niên khóa năm 71-72, tôi là sinh viên Ban Sử Địa thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, năm đó tôi đi học trong một tâm trạng bồn chồn không sao tả được, và tôi cũng không còn tâm trí đâu để mà học hành, tin tức chiến sự từ các mặt trận gởi về dồn dập, lúc đó bạn bè tôi lớp chết lớp bị thương, lũ lượt kéo nhau về. Sau này ngẫm nghĩ lại, tôi thấy miền Nam lúc đó không còn sinh khí nữa, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn được hỗ trợ bằng tiếng hát ma quái Khánh Ly, đã làm băng hoại chán chường cả một thế hệ thanh niên thời đó. Ngoài ra, còn khá nhiều những bài ca những tiếng hát đã đâm thấu lòng người: “Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về bại tướng cụt chân, anh trở về hòm gỗ cài hoa, trên trực thăng sơn màu tang trắng…” Tại sao trong một đất nước đang có chiến tranh mà có những điều kỳ lạ này xuất hiện. Điềm Trời báo trước chăng?

Chính quyền Miền Nam sau đó ra lịnh tổng động viên, tất cả các nam sinh viên đều phải nhập ngũ, trừ những người xuất sắc. Lúc đó những gia đình có tiền của, họ chạy đôn chạy đáo lo cho con cái của họ chui vào chỗ này chui vào chỗ nọ, miễn sao khỏi ra mặt trận. Đối với họ, chuyện ngoài mặt trận là chuyện của ai khác, không liên quan gì đến gia đình họ, hàng ngày họ xem đài truyền hình thấy cảnh khói lửa ngập trời, người chết hàng hàng lớp lớp, họ coi đó là chuyện ở đâu đâu, chẳng ăn nhập gì tới họ. Còn tôi thì ngược lại, tôi muốn ra mặt trận càng sớm càng tốt, hình như định mạng đã an bày cho tôi. Trong bài Đại Bác Ru Đêm của Trịnh Công Sơn có một câu rất “độc”, “đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…”, tôi chính là người phu quét đường đó. Tiếng đại bác đã làm lòng dạ tôi nôn nao, tôi muốn ra mặt trận để chia lửa với những người bạn cùng thời với tôi, để chịu chung khổ nạn với đồng bào tôi, trong những ngày tháng điêu linh nhất của đất nước. Tiếng đại bác đã âm ĩ trong lòng tôi, kéo dài mãi từ ngày đó cho tới tận bây giờ.

Thế rồi cũng đến phiên tôi nhập ngũ, giã từ Trường Văn Khoa với Đại Giảng Đường 2 bát ngát, giã từ những bài giảng rất lôi cuốn của Linh Mục Thanh Lãng, của Giáo Sư Nguyễn Thế Anh, thôi nhé giã từ hết những ước vọng của thời mới lớn!

Tôi trình diện Khóa 4/72 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức, năm đó quân trường Thủ Đức chứa không xuể các thanh niên nhập ngũ nên đã đưa một số ra thụ huấn ngoài Trường Đồng Đế Nha Trang, toàn bộ tinh hoa của Miền Nam được tập trung vào hai quân trường này, Miền Nam đã vét cạn tài nguyên nhân lực để đưa vào cuộc chiến.

Vào quân trường, Khóa 4/72 toàn là các sinh viên các trường đại học tụ họp về đây, chúng tôi loàng xoàng tuổi nhau nên đùa vui như Tết, tuổi trẻ mà! Lúc nào cũng vui cũng phơi phới yêu đời, chuyện ngày mai đã có Trời tính. Thời gian sáu tháng quân trường gian khổ sao kể xiết, bởi vì sự huấn luyện nhằm biến đổi một con người dân sự thành một người lính thật thụ là điều không đơn giản. Không phải chỉ có các kiến thức về quân sự, mà còn tạo dựng một cơ thể gan thép, rèn luyện gian khổ bất kể ngày đêm, bất kể nắng nóng nung người hay mưa dầm bão táp. Trong năm tuần lể đầu tiên vào trường, gọi là giai đoạn “huấn nhục”, đây là giai đoạn kinh hãi nhất trong đời lính mới của chúng tôi. Hằng ngày chúng tôi tuân phục sự chỉ huy điều động của các huynh trưởng khóa đàn anh, khi ra lịnh họ hét lên nghe kinh hồn bạt vía, họ nghĩ ra đủ mọi hình phạt để phạt chúng tôi bò lê bò càng, trong giai đoạn này chỉ có chạy không được đi… các huynh trưởng “quần” chúng tôi từ sáng sớm tới chiều tối, buông ra là chúng tôi ngất lịm, ngủ vùi không còn biết gì nữa hết.

Photo:
Quân trường - Huấn nhục - ôm súng bò hỏa lực với hai thế sấp và ngửa dưới hàng kẽm gai
Sau năm tuần lễ huấn nhục, ai vượt qua được, sẽ tham dự lễ gắn Alpha, để chính thức trở thành Sinh Viên Sĩ Quan. Ngày quì xuống Vũ Đình Trường để nhận cái lon Alpha vào vai áo, chúng tôi cảm thấy rất tự hào, vì đã lập một kỳ công là tự chiến thắng chính mình để trở thành một người lính, không còn hèn yếu bạc nhược như xưa nữa. Khi chúng tôi quá quen thuộc với các bãi tập như: bãi Cây Đa, Đồi 30, bãi Nhà Xập, cầu Bến Nọc… Cũng là lúc sắp đến ngày ra trường. Gần tới cuối khóa, chúng tôi còn phải vượt qua những bài học cam go như bài: đại đội vượt sông, đại đội di hành dã trại… Cuối cùng điều mà chúng tôi mong đợi từ lâu, đó là ngày làm lễ ra trường, tất cả chúng tôi trong quân phục Đại Lễ, xếp hàng ngay ngắn tại Vũ Đình Trường, rồi một tiếng thét lồng lộng của Sinh Viên Sĩ Quan chỉ huy buổi Lễ:

- "Quì xuống các Sinh Viên Sĩ Quan!"

Sau khi đọc các lời tuyên thệ và được gắn lon Chuẩn Úy, tiếng thét chỉ huy lại cất lên một lần nũa:

- “Đứng lên các Tân Sĩ Quan!”.

Trong số chúng tôi có người muốn ứa nước mắt, cái lon mới được gắn lên vai, đã đánh đổi bằng biết bao mồ hôi gian khổ sao kể xiết.

Ngày hôm sau chúng tôi tụ họp lên hội trường để chọn đơn vị, tới phiên tôi lên chọn, có một điều làm tôi nhớ mãi. Đứng trước tấm bảng phân chia về các đơn vị, tôi định chọn về Sư Đoàn 7 cho gần Sài Gòn, bỗng cái Ông Thượng Sĩ đứng phụ trách tấm bảng bèn đưa ra lời bàn:

- “Chuẩn Úy nên chọn về Sư Đoàn 9 vì vùng trách nhiệm nhẹ hơn, Sư Đoàn 7 trách nhiệm vùng Cái Bè Cai Lậy rất nặng nề.”.

Oái oăm thay! Ngày hành quân đầu tiên của tôi là vùng Cái Bè, bởi lẽ đơn vị tôi tăng cường cho Sư Đoàn 7.

Tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 tại Vĩnh Long, Sư Đoàn này có ba Trung Đoàn: 14, 15 và 16. Tôi được đưa về Trung Đoàn 14. Tôi lại mang vác ba lô về trung đoàn 14 đang hành quân vùng Cái Bè. Từ Sài Gòn qua Ngã Ba Trung Lương, chạy thêm một đoạn xa nữa thì tới Cai Lậy rồi tới Cái Bè, xong quẹo mặt, chạy tít mù vào sâu bên trong khoảng 20 cây số, tới cuối đường lộ thì gặp một cái Xã mang tên Hậu Mỹ, ngay tại đây chính là cái ruột của Đồng Tháp Mười, lính tráng hành quân vùng này nghe cái tên Hậu Mỹ là đủ ớn xương sống. Không hiểu sao, ở giữa Đồng Tháp Mười lại có một nơi dân cư sinh sống bằng nghề nông rất trù phú.

Photo: Khóa đàn anh gắn alpha cho đàn em tại quân trường Thủ Đức
Đám Tân Sĩ Quan chúng tôi sau khi trình diện Trung Đoàn Trưởng thì được giữ lại Bộ Chỉ Huy vài hôm để tập làm quen với cách làm việc của nơi này. Sau đó Ban Quân Số phân chia về các nơi. Vị sĩ quan Quân Số hỏi - có Chuẩn Úy nào tình nguyện về Đại Đội Trinh Sát hay không? Tôi đáp nhận. Nói theo kiểu Cao Xuân Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng - tôi chọn về đơn vị tác chiến thứ thiệt này, mà trong lòng không có một chút oán thù nào về phía bên kia, mà chỉ vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, và kế đó là bị kích thích bởi cảm giác mạnh của chiến trường.

Một Trung Đoàn Bộ Binh có ba Tiểu Đoàn và một Đại Đội Trinh Sát, đám chúng tôi có 12 thằng, được phân chia về các Tiểu Đoàn, chỉ có mình tôi về Trinh Sát. Sau khi chia tay ở sân cờ xong, chúng tôi ra đi biền biệt, hầu như không còn gặp nhau nữa. Đại Đội Trinh Sát cho người lên dẫn tôi về trình diện Đại Đội Trưởng, lúc đó đơn vị đóng ở ngoài căn cứ của Trung Đoàn. Trung Úy Đại Đội trưởng có biệt danh là Đại Bàng, dáng người cao to trông rất dữ dằn, cặp mắt ti hí luôn luôn nhìn chằm chằm tóe lửa, giọng nói gầm gừ trong họng, tất cả đều toát ra một nét uy phong làm khiếp sợ người đối diện (trong đó có tôi). Tôi đứng nghiêm chào trình diện theo đúng quân phong quân kỷ:

- “Chuẩn Úy NĐC, số quân 72/150181, trình diện Đại Bàng”.

Ông ta nhướng mắt nhìn tôi, trên gương mặt hình như có nét thất vọng (mãi về sau này tôi biết điều đó đúng như vậy). Nhìn tôi một hồi, rồi ông ta phán cho tôi một câu nhớ đời:

- “Anh về làm Trung đội Phó Viễn Thám!”.

Trời đất! Tôi nghĩ thầm, cái bằng tốt nghiệp của tôi là Trung Đội Trưởng, mà giao cho tôi làm Tr. đội phó là sao nhỉ? Lúc đó tôi không biết rằng làm Tr. đội phó là còn may, các sĩ quan về sau nữa có khi còn làm Trưởng Toán Viễn Thám, thiệt là chết dở.

Đại Đội lúc đó có khoảng trên trăm người, được chia làm hai Trung Đội Trinh Sát và một Trung Đội Viễn Thám. Các sĩ quan Trung Đội Trưởng ra trường trước tôi vài khóa mà trông rất ngầu, uống rượu như điên, đồng thời nói năng rất bạt mạng. Còn lính tráng nữa chứ, tôi nhìn họ mà sợ lắm, họ được tuyển chọn từ các nơi khác về đây, nên trông rất khiếp hồn, phần lớn họ là gốc nhà nông, chỉ biết đọc biết viết là nhiều. Lạ một điều là tất cả những người lính này đều đối với tôi rất lễ độ, có lẽ phát xuất từ kỷ luật quân đội chăng?

Đồng đội, chiến hữu
Sau một thời gian sống gần gủi với họ, tôi thấy họ là những người rất đáng mến, thật thà chất phác, rất tôn trọng nghĩa tình, một khi họ quí trọng một cấp chỉ huy nào thì họ sẵn sàng xả thân, họ hoàn toàn không dễ sợ như tôi nghĩ lúc đầu.

Vài hôm sau, gặp bữa đại đội tề tựu đông đủ, Đại Bàng đưa tôi ra giới thiệu trước đại đội, rồi bảo tôi phát biểu. Trời đất ơi! Tôi run quá, hai đầu gối cứ run lẩy bẩy, tôi có bao giờ nói chuyện trước một đám đông trông khiếp hồn như thế này bao giờ đâu! Cho nên tôi ngượng nghịu lắm, vừa nói vừa ngó xuống đất, không dám ngó mặt ai, bẽn lẽn như cô dâu mới về nhà chồng… Bây giờ nghĩ lại tôi không còn nhớ tôi nói cái gì nữa, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng chắc lưỡi bực mình của Đại Bàng đứng sau lưng tôi, nói được chừng 10 phút thì tôi hụt hơi hết sức, Đại Bàng phải ra lịnh giải tán đám đông. Ông giận dữ kéo tôi ra chỗ vắng, rồi hất hàm hỏi tôi:

- “Chuẩn Úy tốt nghiệp Trường Sĩ Quan nào vậy?”

Tôi biết ngay là có chuyện không ổn, bởi vì khi ông xếp gọi mình bằng cấp bậc là tai họa đến nơi rồi. Tôi đáp:

- “Tôi tốt nghiệp từ Trường Bộ Binh Thủ Đức”.

Ông ta bèn xáng cho tôi một câu nhớ đời:

- “Vậy mà tôi tưởng Chuẩn Úy tốt nghiệp từ Trường Nữ Quân Nhân chứ”!

Tôi nghe mà choáng váng mặt mày, ông ta đã điểm trúng tử huyệt của tôi, vì hồi còn là Sinh Viên Sĩ Quan trong Thủ Đức, chúng tôi coi là điều sỉ nhục, khi bị cấp trên mắng là Nữ Quân Nhân. Tối hôm đó khi đi ngủ tôi buồn lắm... Hình như tôi bị quăng vào môi trường sống không phù hợp với mình, một nơi chốn mà tôi chưa từng biết bao giờ, bởi lẽ trước nay tôi chỉ là anh học trò, bấy lâu chỉ làm bạn với sách vở, với bạn bè với trường lớp? Bây giờ giữa chốn ba quân này, tôi bỗng nổi bật lên như cái gì đó không giống ai. Lúc đó, tôi nhớ Ba Mẹ tôi ở nhà, và tôi nghiệm ra một điều rằng - ăn chén cơm của Ba Mẹ tôi sao mà sung sướng quá, bởi lẽ Ba Mẹ chưa hề sỉ nhục tôi, còn khi ra đời, ăn chén cơm của người đời sao đầy cay đắng! Tôi lặng lẽ ứa nước mắt.

Tôi về làm Phó cho Chuẩn Úy Vương Hoàng Thắng, khóa 3/72, anh ta là người trí thức có bằng Cử Nhân CTKD, thấy tôi cà ngơ cà ngáo, anh ta thương tình kêu đệ tử giúp đỡ cho tôi mọi chuyện. Chiều hôm đó, tôi lại gặp một chuyện khôi hài dỡ khóc dỡ cười, không sao quên được. Chiều đến, lính tráng kéo ra bờ sông tắm giặt, tôi cũng đi tắm như họ, thay vì nhảy ào xuống sông bơi lội như mọi người, nhưng tôi lại rất sợ đỉa nên đứng trên bờ cầm nón sắt múc nước sông mà xối lên người. Tắm một hồi, tôi cảm giác có cái gì đó là lạ, nhìn quanh thấy mọi người chăm chú nhìn tôi, và xầm xì bàn tán chuyện gì đó, rồi bỗng nhiên cả đám cười rộ lên, có tên lính lên tiếng:

- “Sao Chuẩn Úy không xuống tắm như tụi tôi mà đứng chi trên bờ? Ý trời ơi! Sao da của Chuẩn Úy trắng nõn như da con gái vậy?”.

Tôi ngượng chín người, máu chạy rần rần trên mặt, muốn chui xuống đất mà trốn cho đỡ xấu hổ. Vậy mà đã hết đâu, có cái ông Thượng Sĩ già đứng gần, còn đớp cho tôi thêm một nhát:

- “Ý cha! Cái bàn chân Chuẩn Úy sao mà đẹp quá, bàn chân này có số sung sướng lắm đây!!!”

Thiệt là khổ cho cái thân thư sinh của tôi, hết làm Nữ Quân Nhân, bây giờ lại giống con gái, thiệt là chán...

Miền Tây là vùng đất nổi danh sình lầy, Hậu Mỹ là nơi đã tiếp đón tôi trong những ngày đầu về đơn vị, cũng là nơi sình lầy ghê khiếp. Dân trong xã người ta cất nhà dọc kinh Tổng Đốc Lộc, ra khỏi mí vườn là ruộng lúa xạ ngút ngàn. Sáng sớm, lính tráng lo cơm nước xong xuôi là bắt đầu nai nịt lên đường, súng đạn ba lô trên vai, để tham dự cuộc hành quân thường ngày, bước ra khỏi mí vườn là bắt đầu lội ruộng, trước tiên nước đến ngang đầu gối, rồi khi qua những trãng sâu, nước cao tới ngực, và cứ thế quần áo ướt sũng từ sáng tới chiều, cho nên quần áo tụi tôi nhuộm phèn vàng chạch, trong rất kỳ quái.

Photo:
Hành quân mùa nước lũ
Khi ở quân trường tôi tưởng nỗi gian khổ của người lính là cao nhất, sau khi ra đơn vị tôi mới thấy được rằng, nỗi khổ quân trường chỉ là khúc dạo đầu, không thấm thía gì so với ngoài thực tế. Vùng Hậu Mỹ là vùng lúa xạ nên rất ít bờ ruộng, khi đặt chân xuống ruộng là phải đi một mạch tới bờ bên kia cách xa vài cây số, không ngừng giữa đường được.

Đất ruộng người dân họ cày xới lên từng tảng to nhỏ như trái dừa, ngổn ngang lổ chổ, và nước lấp xấp. Tôi vừa đi vừa lựa thế để đặt chân xuống, sình lầy bám chặt nên rút bàn chân lên thật khó nhọc, mặt trời rọi ánh nắng gay gắt, mồ hôi tuôn ra đầm đìa, lúc đầu tôi còn lấy tay áo gạt mồ hôi, sau cứ để mặc, mồ hôi nhỏ lăn tăn lên mặt ruộng. Đó là tôi mang ba lô rất nhẹ, chỉ có quần áo đồ đạc cá nhân, còn lương thực lều võng đã có đệ tử mang vác phụ. Tôi ngó qua những người lính đi chung quanh, thấy họ mang vác rất nhọc nhằn, họ phải oằn lưng mang lều võng, súng đạn, mìn bẫy, gạo, cá khô, đồ hộp, mắm muối… Người thì đeo trên ba lô cái nồi, người thì mang cái chảo, họ lặng lẽ bước đi, tôi không hề nghe một lời than van nào hết, họ cắn răng lại mà cam chịu, có than van cũng không ai nghe.

Khi đi tới bờ kinh ở tít đằng xa, áo tôi ướt sũng mồ hôi, cho đến nỗi, tôi cởi áo ra vắt, mồ hôi chảy ra ròng ròng. Tôi mệt muốn đứt thở, bèn nằm vật xuống đất, tôi mặc kệ hết mọi điều, không còn biết trời trăng gì nữa hết, lúc đó tôi nghĩ có ai bắn cho tôi một phát súng ân huệ, chắc còn sướng hơn, đời lính sao mà khổ quá!

Theo Đặc San Cư An Tư Nguy (câu này là châm ngôn của Trường Bộ Binh Thủ Đức) phát hành tại San Diego, thì Quân Trường này đã đào tạo 55 ngàn sĩ quan, trong số đó có 15 ngàn sĩ quan đã tử trận, và không dưới 10 ngàn người đã trở thành phế binh thương tật. Trung Đội Trưởng là chức vụ đầu tiên của sĩ quan mới ra trường, và là chức vụ duy nhất chỉ huy bằng miệng (các cấp cao hơn thì chỉ huy qua máy truyền tin). Khi xung phong chiếm mục tiêu, Trung Đội Trưởng cũng ôm súng chạy ngang hàng với lính, khi đóng quân phòng thủ đêm, Trung Đội Trưởng cũng nằm ngang với lính. Trước mặt Trung Đội Trưởng không có bạn nữa mà chỉ có phía bên kia. Cho nên nếu lính dễ chết thì Trung Đội Trưởng cũng dễ chết y như vậy, súng đạn vô tình nên không phân biệt ai với ai, quan với lính đều bình đẳng trước cái chết. Đó là lý do giải thích tại sao Chuẩn Úy mới ra trường chết như rạ là vì thế. Vậy mà tôi còn làm Trung Đội Phó, không biết nói sao nữa.

Có một bữa, tôi lội hành quân với đơn vị, đang bì bõm lội sình, thì tiếng súng nở rộ lên phía trước, Trung Đội tản ra, tôi cùng Chuẩn Úy Thắng và đám đệ tử tấp vào một lùm chuối khá lớn. Tôi đứng đó nhìn trời hiu quạnh một hồi rồi bỗng thấy làm lạ sao thấy C/U Thắng im lìm không có lịnh lạc gì cả. Bỗng tay lính Truyền Tin nói với C/U Thắng:

- “Đại Bàng kêu C/U lên trình diện gấp!”

C/U Thắng bỏ đi một đoạn, thì lính Truyền tin lại bảo tôi:

- “Đại Bàng muốn gặp C/U Châu.”.

Tôi cầm ống nghe áp vào tai, thì nghe Đại Bàng chửi xối xả, giọng Ông lồng lộng một cách giận dữ, té ra là do C/U Thắng quá sợ nên không dám tấn công, ông hét lên bảo tôi:

- “Nè! C/U Châu, tôi giao Trung Đội lại cho ông, ông có dám dẫn quân lên đánh mục tiêu trước mặt hay không?”.

Tôi nghe mà sợ muốn “té đái”, run lập cà lập cập, rồi trả lời ông:

- “Xin tuân lịnh!”.

Tôi tháo ba lô quăng lên bờ ruộng cho nhẹ người, rồi vói tay lấy khẩu súng trường của người lính bên cạnh, miệng chỉ kịp kêu lớn:

- “Tất cả theo tôi”.

Lúc đó tôi “quíu” quá, nên không nhớ bài bản chiến thuật nào mà tôi từng học ở quân trường, tôi xông lên vừa chạy vừa bắn vừa la (không biết la cái gì nữa), cả trung đội hoảng hốt sợ tôi bị bắn chết, nên cũng vùng dậy chạy theo tôi. Phía người anh em bên kia, thấy tôi chạy dẫn đầu rất hung hãn, tưởng tôi bị điên, bèn lập tức tháo lui, trong lúc vội vã họ còn quẳng lại tặng tôi mấy cây súng nữa chứ. Tôi thanh toán mục tiêu chỉ đâu chừng 10 phút, ai cũng tưởng tôi gan dạ, chứ đâu biết rằng tôi làm thế vì quá sợ ông sếp của mình. Thiệt là khôi hài! Đại Bàng kéo quân lên ông nhìn tôi gườm gườm, có lẽ ông chưa thấy một sĩ quan nào lập chiến công “khùng điên ba trợn” như tôi. Hết cơn giận, ông trả quyền chỉ huy lại cho C/U Thắng, tôi trở về vị trí cũ.

Sau đó tôi được điều động qua các Trung Đội khác, giải quyết công việc tạm thời cho các Trung Đội Trưởng đi phép hay bị thương… Một điều may mắn cho tôi, (hay Trời đãi kẻ khù khờ), khi tôi nắm quyền tạm thời đó, những trận đánh mà tôi tham dự, tôi đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp. Đại Bàng đã nhìn tôi bằng cặp mắt đỡ ái ngại hơn ngày đầu mới gặp tôi. Đại Bàng sau đó được thuyên chuyển qua một đơn vị khác và một Đại Bàng mới đến thay thế, ông trung úy mới đến này có dáng dấp thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ, khiến tôi rất có cảm tình. Trong bữa nhậu bàn giao chức vụ, Đại Bàng cũ giới thiệu các sĩ quan trong đơn vị cho Đại Bàng mới được biết. Sau khi điểm mặt ba Trung Đội Trưởng, cuối cùng ông ta chỉ tôi là một Trung Đội Phó, rồi đưa ra một nhận xét làm sửng sốt mọi người:

- “Đây là một tay Sĩ Quan xuất sắc, một tay chơi tới bến!”

Hai người sững sốt nhất hôm đó là tôi và ông Đại Bàng mới. Đối với tôi, tôi chỉ cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình và cũng không hề muốn bương chãi về phía trước. Đối với Đại Bàng mới, ông ta lấy làm lạ là phải, bởi vì ông cứ ngỡ sĩ quan xuất sắc nhất phải là mấy ông Trung Đội Trưởng, sao lại là cái ông Trung Đội Phó trông hết sức ngớ ngẩn này. Tôi cũng không ngờ, cái lời nhận xét đó đã đẩy tôi vào một khúc ngoặc khác, đầy hung hiểm chết người.

Một thời gian ngắn sau đó, tôi được Đại Bàng mới cất nhắc lên làm Trung Đội Trưởng thực thụ. Tham dự hết trận đánh này đến trận đánh khác, để sống còn, không còn con đường nào khác, tôi phải vận dụng trí não đến cao độ cho công việc của mình. Càng ngày tôi càng đạt được sự tin cậy cao nơi cấp chỉ huy, chính điều đó đã đẩy Trung Đội tôi vào nơi tử địa.

Khi Đại Đội tiến quân vào nơi nguy hiểm, Trung Đội tôi được lịnh đi đầu, và khi rút quân từ nơi đó, Trung Đội tôi được lịnh bao chót. Khi tấn công tôi được giao chỗ khó gặm nhất, và khi phòng thủ Trung Đội tôi được nằm ở vị trí nặng nề nhất. Người ta thường nói: “Nhất Tướng công thành vạn cốt khô”, tôi không phải là Tướng, chỉ là một sĩ quan có cấp bậc và chức vụ thấp nhất, nhưng lính tráng dưới quyền tôi đã chết la liệt, có khi chết nhiều đến nỗi, tôi chưa kịp nhớ mặt người lính của mình nữa.

Bởi sự tin cậy của Đại Bàng dành cho tôi, mà Trung Đội tôi phải gánh chịu những tai ương này. Ông ta rất quí mến tôi, ông chưa hề quát mắng tôi một tiếng nặng lời, có món nào ngon ông sai đệ tử đi mời tôi đến cùng ăn với ông, có huy chương nào quí giá, ông cũng ưu tiên dành cho tôi. Ông quí tôi như vậy vì ông biết rằng, nếu ông cứ xử dụng tôi như vậy, trước sau gì tôi cũng chết. Làm sao tôi sống nỗi, khi xua quân đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, mà toàn là những nơi 'đầu sóng ngọn gió', vậy mà tôi sống, mới kỳ!

Khi về đơn vị này, tôi có được một sự may mắn là đơn vị lưu động khắp các tỉnh Miền Tây. Khởi đầu của tôi tại Cái Bè - Cai Lậy với các địa danh nổi tiếng như Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây, Bà Bèo, Láng Biển… Từ Cai Lậy đi về hướng Bắc khoảng 60 cây số là tới Mộc Hóa, từ Tuyên Nhơn kéo qua Tuyên Bình, có một chỗ tận cùng tên Bình Thạnh Thôn, đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ nơi này chúng tôi ngồi Thiết Giáp băng ngang qua Đồng Tháp Mười để tới Hồng Ngự, và chính cái lúc băng ngang này, tôi mới biết rõ về Đồng Tháp Mười, đây là một vùng đầm lầy kinh sợ nhất, đi suốt một ngày với xe Thiết Giáp, tôi không thấy một cây cỏ nào mọc nổi ngoại trừ loại cây bàng (một loại cây họ cỏ dùng dệt chiếu), không có một bóng chim, không có một con cá, nước phèn màu vàng chạch, tóm lại không có một sinh vật nào sống nổi trong vùng này đừng nói chi đến con người, vùng đầm lầy dài ngút mắt đến chân trời, khung cảnh im lìm đến ghê rợn.

Rời Mỹ Tho, chúng tôi băng ngang Sông Tiền bởi Phà Mỹ Thuận, rồi băng ngang Sông Hậu với Phà Cần Thơ, xuôi theo lộ tới Cái Răng-Phụng Hiệp, rồi rẽ vào Phong Điền - Cầu Nhím, tôi ngạc nhiên trước một vùng đất giàu có tột bực này, ở đây người dân sinh sống bằng vườn cây ăn trái, sáng sớm ghe chở trái cây chạy lền trên mặt sông để đến điểm tập trung giao hàng đi các nơi, nhà cửa ở miệt vườn mà trông rất bề thế. Rồi chúng tôi đến Phong Phú-Ô Môn, tiến sâu vào bên trong chúng tôi đến Thới Lai-Cờ Đỏ, sự trù phú không sao kể xiết, có khi chúng tôi ngồi Tắc, ráng đi từ Thới Lai đến Cờ Đỏ, hai bên bờ kinh nhà cửa nguy nga tráng lệ, không hề có nhà tranh vách đất nào cả, nhà nào cũng có xe máy cày đậu trước sân. Tuy nhiên vào sâu hơn nữa, chúng tôi cũng gặp những vùng hoang vu như Bà Đầm -Thát Lác, dân chúng tản cư đi hết, nhà cửa hoang phế, trông rất âm u rợn người.

Trong tất cả những vùng mà tôi đã đi qua, có một vùng đất hết sức lạ lùng, và là một nơi đối với tôi đầy ắp kỷ niệm, vừa thích thú vừa buồn rầu. Mỗi khi hồi tưởng về một thời chiến trận, tôi đều nhớ về nơi ấy. Cuộc chiến đã ngừng 37 năm qua, vậy mà tôi chưa hề một lần nào trở về lại nơi chiến trường xưa, để thắp một nén hương tưởng mộ những đồng đội của tôi đã nằm xuống nơi này.

Mùa Khô năm '74, Đại Đội chúng tôi được trực thăng bốc từ phi trường Cao Lãnh, đổ xuống một cánh đồng bát ngát nằm cạnh biên giới Campuchia. Trung Đội tôi nhảy líp đầu, khi xuống tới đất tôi hết sức ngạc nhiên về vùng đất nơi đây. Cánh đồng khô khốc và phẳng lì, không hề có một bờ ruộng nào cả (sau này tôi được biết đây là vùng nước nổi, khi nước từ Biển Hồ tràn về, thì không có bờ ruộng nào chịu đựng nổi, nên người ta cứ để trống trơn như vậy, ruộng của ai người đó biết). Trên cánh đồng lại có rất nhiều gò nổi lúp xúp ở khắp nơi. Khi Trung Đội tôi rời khỏi trực thăng, tôi lập tức ra lịnh tiến quân theo thế chân vạc thiệt nhanh nhằm chiếm một gò nổi trước mặt, khi cách gò chừng một trăm thước, tôi cho tất cả dừng lại dàn hàng ngang yểm trợ, rồi tôi phóng ba khinh binh vào lục soát, sau một hồi thấy không có gì, họ khoát tay cho cả Trung Đội tiến vào. Khi vào tới nơi, sau khi bố trí xong, tôi thấy trên gò có thật nhiều cây xanh che bóng mát, và có vài đìa cá, lính tráng lội ùa xuống xúm lại tát đìa, khi đìa cạn, cá lộ ra lội đặc lềnh như bánh canh.

Một lát sau cả Đại Đội theo trực thăng kéo tới kéo vào gò trú ẩn cũng vừa đủ. Đêm tới, chờ trời tối hẳn, Đại Bàng ra lịnh kéo cả đơn vị ra đồng trống để đóng quân đêm, vì vị trí ban ngày đã bị lộ, đêm đó chúng tôi không ngủ được gì cả, vì lũ chuột đồng ở đâu kéo tới, chúng bò ngang dọc, lùng sục chỗ đóng quân của chúng tôi, lại còn chui tọt vào mùng gặm nhắm chân tay của chúng tôi nữa chứ. Tờ mờ sáng hôm sau, có một đoàn xe bò đông đảo khoảng mười mấy chiếc kéo ngang chỗ đóng quân, lính tráng hỏi họ đi đâu, họ nói họ kéo nhau đi tát đìa, trời đất! Tát đìa mà kéo một đoàn xe bò như thế này ư? Chiều đến, không biết họ đi đến đâu, mà khi kéo xe về, xe nào cũng đầy ắp cá, họ chứa lủ khủ trong thùng trong chậu lớn, sau đó họ kéo ra bờ sông giao cho ghe hàng chờ sẵn, chở cá về Hồng Ngự.

Hôm sau chúng tôi kéo vào xóm nhà cất dọc theo bờ Rạch, có tên là Rạch Cái. Khi vào đến nơi tôi lại đứng trố mắt ra nhìn, nhà gì mà kỳ dị như thế này, người dân họ cất nhà cao lêu nghêu theo kiểu nhà sàn, tôi biết ngay là họ phải cất nhà như thế để sống cùng với lũ. Nơi đây đúng là cùng trời cuối đất, tiếng bình dân gọi là Hóc Bà Tó, đây cũng là vùng đất tranh chấp giữa hai bên, chiến trận nổ ra liên miên, nên người dân họ sống rất là tạm bợ, cả xã có vài ngàn người mà chỉ có vài người biết đọc biết viết.

Họ thông thương với bên ngoài bằng các ghe hàng tạp hóa, hay ghe hàng bông (rau quả), được chở tới từ Hồng Ngự. Nhà nào cũng có một lu mắm cá, có nhà còn có lu mắm chuột đồng, đó là thức ăn phòng hờ cho mùa nước nổi. Ghé vào nhà chơi, chủ nhà rất hiếu khách và xởi lởi, bưng ngay ra một chai rượi đế, rồi hối người nhà xé mắm sống trộn dấm tỏi ớt đường, bưng ra mời chúng tôi ăn với khoai lang hay bắp luột, lúc đầu tôi thấy sợ lắm không dám ăn, sau vì nhiều người ép quá nên tôi cũng nếm được. Còn mắm chuột đồng thì cho tôi xá, nhìn thấy đã hãi nói chi tới ăn.

Đám lính chúng tôi đang lội sình mệt nghỉ, được đưa về một nơi khô ráo, lại đầy ắp thức ăn, thiệt là đã đời! Chúng tôi hành quân mà như đi picnic, nhưng trong tôi linh cảm điều gì đó không ổn, đơn vị chúng tôi luôn luôn được tung vào những nơi hiểm địa, chớ đâu phải đi chơi như thế này.

Photo:
Khoảng 12 xe bọc sắt M113 - thiết giáp hành quân lục soát
Sau một thời gian hoạt động đơn độc, chúng tôi được tăng cường một chi đoàn Thiết Giáp, có khoảng 12 xe bọc sắt M113. Với sự phối hợp này vùng hoạt động của chúng tôi rộng lớn hơn. Hằng ngày, chúng tôi ngồi trên xe thiết giáp hành quân lục soát nơi này nơi nọ, vẫn yên bình, không hề có tiếng súng. Rồi cái ngày dông bão đó đã đến. Hôm đó, bình thường như mọi ngày, chúng tôi lên xe đi hành quân. Đi đến các điểm đã được chỉ định sẵn trên bản đồ, đi đến chỗ này lục soát, không có gì lại đi đến chỗ khác. Cuối cùng đoàn xe đến một điểm, bất chợt đoàn xe dàn hàng ngang ngoài ruộng, hướng về mục tiêu là một bờ vườn rậm rạp. Lính Trinh Sát tụi tôi được lịnh xuống xe, tiến vào bờ vườn, Trung Đội tôi tiến về phía bên trái của đội hình Đại đội. Đang đi tôi bỗng lên tiếng:

- “Tất cả tản ra mau, đi túm tụm như vầy dễ ăn đạn lắm!”.

Không ngờ lời nói của tôi “linh như miểu”, đạn phát nổ vang trời dậy đất, tôi bị trúng đạn, bật người ngã xuống đất, máu ở đâu chảy xuống mặt tôi thành dòng, tôi ra lịnh bắn trả xối xả, nếu không phía bên kia họ thừa thắng xông lên thì thật là nguy khốn. Súng nổ một chập thì im lặng, lúc đó tôi mới rảnh tay rờ rẫm khắp người xem mình bị thương nơi đâu. Tôi giật mình kinh ngạc và cảm thấy hết sức lạ lùng, bởi vì tôi bị bắn trúng một lượt hai viên đạn súng tiểu liên AK, một viên bắn trúng vào đầu mũi súng ngắn tôi nhét trước bụng, viên đạn bể ra văng tứ tán lên mặt lên cánh tay, nên máu tuôn ra thành dòng là vì thế, xong phần còn lại của viên đạn chui tọt vào đùi, máu tuôn ra khá nhiều nhưng không nguy hiểm. Viên đạn thứ hai, mới thật là ghê rợn, viên đạn bắn trúng vào cái bóp tôi để trên túi áo trái, ở phía trước trái tim, viên đạn quậy nát cái bóp, tôi để rất nhiều tiền vì mới lãnh lương, tiền và giấy tờ đã cuốn viên đạn lại, nằm yên trong đó, có lẽ viên đạn được bắn ra trong khoảng cách quá gần, làm viên đạn không đủ sức xuyên phá. Lúc đó tôi sợ lắm, bởi vì tôi nghĩ phải có một phép lạ thiêng liêng nào đó đã che chở cho tôi, chứ trên đời này hiếm có ai bị bắn trúng một lượt hai viên đạn mà còn sống như tôi vậy!
Cũng ngay lúc ấy, tôi chợt nghe một tiếng rên yếu ớt của người lính đệ tử của tôi:

- “Thiếu Úy ơi! Cứu em!”

Photo:
Anh ta chết, tiếng kêu thảm sầu của anh ta đã xoáy vào lòng tôi, và ở yên trong đó từ ngày ấy cho đến bây giờ.

Hôm nay, một trong hai người đệ tử đã hứng đạn cho tôi, khi ngã xuống đã kêu lên lời cầu cứu đến tôi. Ít lâu sau thì anh ta chết, tiếng kêu thảm sầu của anh ta đã xoáy vào lòng tôi, và ở yên trong đó từ ngày ấy cho đến bây giờ. Vậy mà 37 năm đã trôi qua, tôi chưa có một lần nào về đứng trước mộ anh, để đốt một nén nhang nói lời cảm tạ. Anh ta là hạ sĩ Nguyễn Văn Đồng, một cái tên vừa bình thường vừa vô danh, nằm lẫn khuất đâu đó trong một triệu người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh tức tưởi này.

Sau khi tôi bị thương, tôi giao Trung Đội lại cho Trung Đội Phó là Chuẩn Úy Nguyễn Thọ Tường. Tôi ra ngoài, leo lên xe thiết giáp ngồi nghĩ và ngó vào trận địa, tôi chợt thấy Chuẩn Úy Tường dàn đội hình hàng ngang xung phong vô mục tiêu, tôi kêu lên thảng thốt:

- “Đừng làm thế, Tường ơi!”.

Sau đó Trung đội tôi bị bắn tan tác, C/U Tường bị trúng đạn chết tại mặt trận, mắt vẫn mở thao láo, có lẽ anh ta không biết sao mình lại chết như vầy. Trung Đội tôi coi như tan hàng xóa sổ. “Tường ơi! Vĩnh Biệt”. Không biết sao Đại Đội tôi đóng quân bên bờ Rạch Cái Cái rất lâu. Rồi tới ngày Mùa Nước Nổi kéo về, nước chảy ào ào một chiều duy nhất, không có cảnh nước ròng nước lớn gì nữa hết. Nước mỗi ngày dâng cao cả gang tay, đến lúc này đây mới thấy lúa Xạ là một loại lúa kỳ diệu, nước dâng tới đâu thì lúa dâng tới đó, nước sâu 5-6 mét thì cây lúa cũng dài nhằng ra 5-6 mét, tôi chưa thấy nơi nào cây lúa lại kỳ dị như vậy.

Rồi đến lượt cá Linh tràn về, cá nhiều đến nỗi không biết cơ man nào kể cho xiết, có khi tôi thấy cá Linh nỗi lềnh lên cả một khúc sông, và kỳ lạ một điều nữa là người dân ở đây thà ăn mắm ăn muối chớ họ không ăn cá linh, họ nói họ thấy cá Linh cả đời nên tự nhiên họ đâm ngán tới cổ. Ô! nước cứ dâng lên mãi, khiến chúng tôi kiếm chỗ đóng quân khá vất vả, chúng tôi rút lên gò thì rắn với chuột cũng kéo lên gò, ban đêm chúng cứ bò xục xạo trong mùng chúng tôi trông thật ghê khiếp.

Cả đơn vị phải chẻ nhỏ ra thành từng toán, vào hôm đó toán của thầy trò chúng tôi đi tới một cái gò còn khô ráo, đêm đó như thường lệ tôi ngủ dưới một mái lều, tới nửa đêm tôi đang ngủ mê mệt, thì cảm thấy có ai đang khều khều đầu mình, ở chốn trận tiền ai ngủ cũng phải thật nhạy thức, tôi cũng vậy, tôi tưởng lính gác báo động nên vội ngồi dậy ngay, tôi ngó ra ngoài lều thì thấy dưới bóng trăng sáng vằng vặc một em bé gái khoảng 13-14 tuổi đứng nhìn tôi và mĩm cười thật tươi tắn, tôi trố mắt nhìn ngẩn ngơ một hồi rồi mới biết đó là hồn ma, tôi sợ quá vội vàng nằm xuống kéo mền trùm kín đầu.

Chốn tên bay đạn lạc người dân khốn khổ không sao kể xiết
Sáng hôm sau, tôi thấy chỗ tôi ngủ nằm kề bên một cái bàn thờ bằng gỗ xiêu vẹo mục nát. Tôi bèn rảo bước vào xóm để hỏi thăm về cái gò này, được người dân cho biết: Trước kia có một em bé nhà nghèo lắm, hàng ngày chèo xuồng ra đồng nhổ bông súng, đem vô xóm bán dạo, một hôm em cũng chèo ghe ra đồng như hàng ngày, sau đó súng đạn nổ ran, em bị đạn lạc chết trên gò, em chết trẻ hồn thiêng không siêu thoát, đêm đêm hiện về khóc lóc thảm thiết, dân làng thấy vậy bèn làm cho em một cái bàn thờ gỗ để nhang khói cho em, câu chuyện thật tội nghiệp! Ở nơi chốn tên bay đạn lạc này, đời sống người dân khốn khổ không sao kể xiết, nếu họ muốn đi đến một nơi chốn an lành khác, họ cũng không biết đi đâu, mà nếu có đi cũng không biết lấy gì mà sống.

Trong đời lính của tôi, tôi sợ nhất là phải đi báo tin tử trận hoặc thăm viếng những gia đình có người thân chết trận, vậy mà có một lần tôi đã phải làm chuyện này một cách bất đắc dĩ. Chuẩn Úy Nguyễn Mạnh Hà ra trường sau tôi khoảng một năm, lúc đó anh ta mới 19 tuổi, còn đặc sệt nét con nít. Tôi nhớ hồi tôi mới ra trường trông đã rất chán, anh chàng này trông còn chán hơn tôi nữa. Mặt của Hà còn đầy mụn trứng cá, suốt ngày chỉ thích ngậm kẹo, có ai rủ nhậu, nể lắm anh ta mới uống, vừa uống vừa chắc lưỡi hít hà như uống thuốc độc. Điều đặc biệt nhất của Hà là anh ta rất sợ tiếng nổ, khi nghe súng nổ anh ta nhắm chặt mắt, bịt kín lỗ tai, và mặt mày thì tái mét. Anh ta về làm Phó cho tôi, làm giọng “hách”, tôi hỏi anh ta một cách xách mé:

- “Sao ông nhát như vậy mà xin về Trinh Sát?”

Anh ta bèn phân trần, anh ta đâu có xin xỏ gì đâu, Ban Quân Số thấy không có ai tình nguyện nên chỉ định bừa, dè đâu trúng ngay anh ta. Khi đụng trận tôi lo cuống cuồng đủ mọi chuyện, còn phải để ý đến anh ta nữa chứ, anh ta có biết gì đâu, thiệt khổ!
Càng về sau các sĩ quan rơi rụng dần dần, C/U Hà cũng được đưa lên làm Trung Đội Trưởng. Cái ngày định mệnh dành cho Hà là tại mặt trận Mộc Hóa. Cả Đại Đội được lịnh tấn công vào mục tiêu, Trung Đội của Hà và một Trung Đội nữa vỗ vào mặt chính diện, Trung Đội tôi thọc vào bên cạnh sườn. Hà dẫn Tổ Đại Liên chạy đến ẩn nấp vào một gò mả bằng đá ong, ngay lúc ấy phía bên kia phóng ra một trái hỏa tiễn B40, trúng ngay gò mả, viên đạn nổ tạt ra trúng ngay vào người Hà, tội nghiệp! Hà chết không toàn thây.

Lúc Hà còn sống, mỗi khi tôi về phép, Hà thường nhờ tôi ghé qua nhà Hà ở Sài Gòn, để mang dùm quà của gia đình xuống cho Hà, vì thế tôi khá thân thuộc với gia đình của anh ta. Hà mất được chừng một tháng, thì tôi xin được cái phép sáu ngày về thăm gia đình. Tôi bèn ghé qua nhà Hà nhằm nói lời chia buồn với gia đình anh ta. Tôi vừa tới, Ba Má của Hà chạy ùa ra nắm lấy tay tôi, rồi hỏi dồn dập:

- “Sao cái hôm em Hà nó chết, mà cháu lại không về đưa đám tang em?”.

Tôi lúng túng trả lời:

- “Thưa, lúc đó chúng cháu đánh nhau tưng bừng, làm sao cháu bỏ đơn vị mà về cho được.”

Thế là vừa ngồi xuống ghế, hai ông bà khóc ngất ngất, lúc đầu ông bà còn lấy tay lau nước mắt, lúc sau thì để mặc, nước mắt tuôn ra xối xã làm ướt đầm cả ngực áo. Tôi kinh hoàng ngồi chết điếng, tôi chưa bao giờ gặp phải một trường hợp bi thương tột độ đến như vậy. Ông bà vừa khóc vừa kể lể tiếc thương cho đứa con không sao kể xiết. Cha mẹ nào có con ra mặt trận, coi như đã chết nửa linh hồn, đêm ngày sống trong hốt hoảng lo âu, mong ngóng con mình, mãi về sau tôi mới nghiệm ra được điều này. Nghe ông bà than khóc một hồi, tôi không chịu đựng nổi nữa và tôi cũng không nói một lời phân ưu gì nữa hết, bởi vì lời nói nào cho đủ trước một mất mát quá lớn lao này. Rồi tôi nghĩ đến tôi, đến Ba Mẹ tôi, trong lòng tôi bỗng xộc lên một nỗi buồn khủng khiếp. Tôi lảo đảo đứng dậy từ giã hai ông bà để ra về.

Trên đường về tôi ghé vào một quán cóc, ngồi uống rượu một mình, tôi buồn lắm. Tối hôm đó tôi về đến nhà khá muộn, cả nhà chờ cơm tôi quá lâu nên đã dùng trước. Tôi ngồi vào bàn, Mẹ tôi bày thức ăn la liệt trên bàn cho tôi ăn. Vừa ăn tôi vừa nghĩ, mai kia nếu mình có chết, Mẹ cũng bày đồ cúng cho mình như thế này đây. Tôi chợt nhớ đến khuôn mặt đầm đìa nước mắt của Cha mẹ Hà, lúc đó bỗng nhiên tôi thương Ba Mẹ tôi vô cùng. Tôi vừa ăn vừa lặng lẽ chảy nước mắt.

Photo:
Tháng 2 năm 75, tôi bị thương một lần nữa tại mặt trận Mộc Hóa.
Cuối cùng vào tháng 2 năm 75, tôi bị thương một lần nữa tại mặt trận Mộc Hóa. Tôi được đưa về điều trị tại bịnh xá Tiểu Đoàn 9 Quân Y tại Vĩnh Long. Tại Bịnh xá, tôi theo dõi tình hình chiến sự trên cả nước, khi mất Ban Mê Thuột, tôi linh cảm có điều gì đó không lành.

Đến ngày 30-4-75, khi nghe lịnh buông súng đầu hàng, trong lòng tôi nát bấy.

Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc Lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.

Bài viết này của tôi sao buồn quá, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là sự thật, cho tôi viết một lần này thôi, như nhớ về một kỷ niệm, một kỷ niệm rưng rưng.

Viết xong ngày 1 tháng 6 năm 2012.
Viết cho ngày Quân Lực VNCH 19/6

NĐC.

https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2012/07/05/ndc-toi-mo-long-xem-lai-vet-thuong/


 

 

 




Đời Lính


Cuối tháng 5 đơn vị chúng tôi di chuyển đi Kiến phong.Tôi nhớ lại những ngày bảo vệ chiếc sáng múc đất khơi kinh Ðồng Tiến tại Hồng Ngự. Lúc chúng tôi có mặt tại kinh, sáng xúc bùn thổi lên hai bên bờ kinh nằm cách Ngã năm Tràm Chim hai cây số. Sở dĩ Ngã năm có tên như vậy vì là nơi giao nhau của hai con kinh Đồng Tiến và Rạch Đường Gao và một nhánh bắt từ ngã tư giao lộ này một kinh đào khác chạy ngược lên lên hướng tây bắc đi về hướng Tân phú, Tràm Dơi.Hành quân tại vùng IV.

Tiểu đoàn 3/11 là tiểu đoàn nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho công tác đào kinh, trực tiếp canh gác an ninh cho tầu sáng xúc đất. Mỗi đại đội của tiểu đoàn đựơc phối trí trên 10 chiếc xuồng công binh, nằm toả nan quạt hai bên chiếc tàu sáng chừng non cây số. Ở đây muỗi đòn sóc nhiều vô kể số. Mỗi buổi chiều về, khi mặt trời vưà khuất, bóng từng đàn muỗi bay từ chung quanh đồng cỏ tới như những đám sương mù. Mọi sinh hoạt như tạm ngưng lại vì mọi người phải chui vào trong mùng tránh muỗi. Trâu bò cũng phải ngủ trong mùng! Buổi sáng, buổi trưa, lính tráng quan quyền đi lang thang trên những cánh đồng cỏ năn cỏ lác, từ Kinh Hương Quản Tân, tới Giòng Các, Đồng Cộ… một giải đồng cỏ thẳng cánh cò bay để tìm vũng tát cá. Cá cũng nhiều vô kể, cá rô, cá lóc, cá sặt tát vũng đem về phơi khô chất đầy cả xuồng. Có cái thú nào bằng nằm giữa cánh đồng bao la, gió thổi mà suy ngẫm chuyện đời, hoặc kể lể chuyện riêng tư cho nhau nghe?

Photo:
Quân trường - Bò hỏa lực
Sau năm tuần lễ huấn nhục, ai vượt qua được, sẽ tham dự lễ gắn Alpha, để chính thức trở thành Sinh Viên Sĩ Quan. Ngày quì xuống Vũ Đình Trường để nhận cái lon Alpha vào vai áo, chúng tôi cảm thấy rất tự hào, vì đã lập một kỳ công là tự chiến thắng chính mình để trở thành một người lính, không còn hèn yếu bạc nhược như xưa nữa. Khi chúng tôi quá quen thuộc với các bãi tập như: bãi Cây Đa, Đồi 30, bãi Nhà Xập, cầu Bến Nọc… Cũng là lúc sắp đến ngày ra trường. Gần tới cuối khóa, chúng tôi còn phải vượt qua những bài học cam go như bài: đại đội vượt sông, đại đội di hành dã trại… Cuối cùng điều mà chúng tôi mong đợi từ lâu, đó là ngày làm lễ ra trường, tất cả chúng tôi trong quân phục Đại Lễ, xếp hàng ngay ngắn tại Vũ Đình Trường, rồi một tiếng thét lồng lộng của Sinh Viên Sĩ Quan chỉ huy buổi Lễ:

- "Quì xuống các Sinh Viên Sĩ Quan!"

Sau khi đọc các lời tuyên thệ và được gắn lon Chuẩn Úy, tiếng thét chỉ huy lại cất lên một lần nũa:

- “Đứng lên các Tân Sĩ Quan!”.

Trong số chúng tôi có người muốn ứa nước mắt, cái lon mới được gắn lên vai, đã đánh đổi bằng biết bao mồ hôi gian khổ sao kể xiết.

Ngày hôm sau chúng tôi tụ họp lên hội trường để chọn đơn vị, tới phiên tôi lên chọn, có một điều làm tôi nhớ mãi. Đứng trước tấm bảng phân chia về các đơn vị, tôi định chọn về Sư Đoàn 7 cho gần Sài Gòn, bỗng cái Ông Thượng Sĩ đứng phụ trách tấm bảng bèn đưa ra lời bàn:

- “Chuẩn Úy nên chọn về Sư Đoàn 9 vì vùng trách nhiệm nhẹ hơn, Sư Đoàn 7 trách nhiệm vùng Cái Bè Cai Lậy rất nặng nề.”.

Oái oăm thay! Ngày hành quân đầu tiên của tôi là vùng Cái Bè, bởi lẽ đơn vị tôi tăng cường cho Sư Đoàn 7.

Tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 tại Vĩnh Long, Sư Đoàn này có ba Trung Đoàn: 14, 15 và 16. Tôi được đưa về Trung Đoàn 14. Tôi lại mang vác ba lô về trung đoàn 14 đang hành quân vùng Cái Bè. Từ Sài Gòn qua Ngã Ba Trung Lương, chạy thêm một đoạn xa nữa thì tới Cai Lậy rồi tới Cái Bè, xong quẹo mặt, chạy tít mù vào sâu bên trong khoảng 20 cây số, tới cuối đường lộ thì gặp một cái Xã mang tên Hậu Mỹ, ngay tại đây chính là cái ruột của Đồng Tháp Mười, lính tráng hành quân vùng này nghe cái tên Hậu Mỹ là đủ ớn xương sống. Không hiểu sao, ở giữa Đồng Tháp Mười lại có một nơi dân cư sinh sống bằng nghề nông rất trù phú.

Photo: Quân trường
Đám Tân Sĩ Quan chúng tôi sau khi trình diện Trung Đoàn Trưởng thì được giữ lại Bộ Chỉ Huy vài hôm để tập làm quen với cách làm việc của nơi này. Sau đó Ban Quân Số phân chia về các nơi. Vị sĩ quan Quân Số hỏi - có Chuẩn Úy nào tình nguyện về Đại Đội Trinh Sát hay không? Tôi đáp nhận. Nói theo kiểu Cao Xuân Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng - tôi chọn về đơn vị tác chiến thứ thiệt này, mà trong lòng không có một chút oán thù nào về phía bên kia, mà chỉ vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, và kế đó là bị kích thích bởi cảm giác mạnh của chiến trường.

Một Trung Đoàn Bộ Binh có ba Tiểu Đoàn và một Đại Đội Trinh Sát, đám chúng tôi có 12 thằng, được phân chia về các Tiểu Đoàn, chỉ có mình tôi về Trinh Sát. Sau khi chia tay ở sân cờ xong, chúng tôi ra đi biền biệt, hầu như không còn gặp nhau nữa. Đại Đội Trinh Sát cho người lên dẫn tôi về trình diện Đại Đội Trưởng, lúc đó đơn vị đóng ở ngoài căn cứ của Trung Đoàn. Trung Úy Đại Đội trưởng có biệt danh là Đại Bàng, dáng người cao to trông rất dữ dằn, cặp mắt ti hí luôn luôn nhìn chằm chằm tóe lửa, giọng nói gầm gừ trong họng, tất cả đều toát ra một nét uy phong làm khiếp sợ người đối diện (trong đó có tôi). Tôi đứng nghiêm chào trình diện theo đúng quân phong quân kỷ:

- “Chuẩn Úy NĐC, số quân 72/150181, trình diện Đại Bàng”.

Ông ta nhướng mắt nhìn tôi, trên gương mặt hình như có nét thất vọng (mãi về sau này tôi biết điều đó đúng như vậy). Nhìn tôi một hồi, rồi ông ta phán cho tôi một câu nhớ đời:

- “Anh về làm Trung đội Phó Viễn Thám!”.

Trời đất! Tôi nghĩ thầm, cái bằng tốt nghiệp của tôi là Trung Đội Trưởng, mà giao cho tôi làm Tr. đội phó là sao nhỉ? Lúc đó tôi không biết rằng làm Tr. đội phó là còn may, các sĩ quan về sau nữa có khi còn làm Trưởng Toán Viễn Thám, thiệt là chết dở.

Đại Đội lúc đó có khoảng trên trăm người, được chia làm hai Trung Đội Trinh Sát và một Trung Đội Viễn Thám. Các sĩ quan Trung Đội Trưởng ra trường trước tôi vài khóa mà trông rất ngầu, uống rượu như điên, đồng thời nói năng rất bạt mạng. Còn lính tráng nữa chứ, tôi nhìn họ mà sợ lắm, họ được tuyển chọn từ các nơi khác về đây, nên trông rất khiếp hồn, phần lớn họ là gốc nhà nông, chỉ biết đọc biết viết là nhiều. Lạ một điều là tất cả những người lính này đều đối với tôi rất lễ độ, có lẽ phát xuất từ kỷ luật quân đội chăng?

Đồng đội, chiến hữu
Sau một thời gian sống gần gủi với họ, tôi thấy họ là những người rất đáng mến, thật thà chất phác, rất tôn trọng nghĩa tình, một khi họ quí trọng một cấp chỉ huy nào thì họ sẵn sàng xả thân, họ hoàn toàn không dễ sợ như tôi nghĩ lúc đầu.

Vài hôm sau, gặp bữa đại đội tề tựu đông đủ, Đại Bàng đưa tôi ra giới thiệu trước đại đội, rồi bảo tôi phát biểu. Trời đất ơi! Tôi run quá, hai đầu gối cứ run lẩy bẩy, tôi có bao giờ nói chuyện trước một đám đông trông khiếp hồn như thế này bao giờ đâu! Cho nên tôi ngượng nghịu lắm, vừa nói vừa ngó xuống đất, không dám ngó mặt ai, bẽn lẽn như cô dâu mới về nhà chồng… Bây giờ nghĩ lại tôi không còn nhớ tôi nói cái gì nữa, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng chắc lưỡi bực mình của Đại Bàng đứng sau lưng tôi, nói được chừng 10 phút thì tôi hụt hơi hết sức, Đại Bàng phải ra lịnh giải tán đám đông. Ông giận dữ kéo tôi ra chỗ vắng, rồi hất hàm hỏi tôi:

- “Chuẩn Úy tốt nghiệp Trường Sĩ Quan nào vậy?”

Tôi biết ngay là có chuyện không ổn, bởi vì khi ông xếp gọi mình bằng cấp bậc là tai họa đến nơi rồi. Tôi đáp:

- “Tôi tốt nghiệp từ Trường Bộ Binh Thủ Đức”.

Ông ta bèn xáng cho tôi một câu nhớ đời:

- “Vậy mà tôi tưởng Chuẩn Úy tốt nghiệp từ Trường Nữ Quân Nhân chứ”!

Tôi nghe mà choáng váng mặt mày, ông ta đã điểm trúng tử huyệt của tôi, vì hồi còn là Sinh Viên Sĩ Quan trong Thủ Đức, chúng tôi coi là điều sỉ nhục, khi bị cấp trên mắng là Nữ Quân Nhân. Tối hôm đó khi đi ngủ tôi buồn lắm... Hình như tôi bị quăng vào môi trường sống không phù hợp với mình, một nơi chốn mà tôi chưa từng biết bao giờ, bởi lẽ trước nay tôi chỉ là anh học trò, bấy lâu chỉ làm bạn với sách vở, với bạn bè với trường lớp? Bây giờ giữa chốn ba quân này, tôi bỗng nổi bật lên như cái gì đó không giống ai. Lúc đó, tôi nhớ Ba Mẹ tôi ở nhà, và tôi nghiệm ra một điều rằng - ăn chén cơm của Ba Mẹ tôi sao mà sung sướng quá, bởi lẽ Ba Mẹ chưa hề sỉ nhục tôi, còn khi ra đời, ăn chén cơm của người đời sao đầy cay đắng! Tôi lặng lẽ ứa nước mắt.

Tôi về làm Phó cho Chuẩn Úy Vương Hoàng Thắng, khóa 3/72, anh ta là người trí thức có bằng Cử Nhân CTKD, thấy tôi cà ngơ cà ngáo, anh ta thương tình kêu đệ tử giúp đỡ cho tôi mọi chuyện. Chiều hôm đó, tôi lại gặp một chuyện khôi hài dỡ khóc dỡ cười, không sao quên được. Chiều đến, lính tráng kéo ra bờ sông tắm giặt, tôi cũng đi tắm như họ, thay vì nhảy ào xuống sông bơi lội như mọi người, nhưng tôi lại rất sợ đỉa nên đứng trên bờ cầm nón sắt múc nước sông mà xối lên người. Tắm một hồi, tôi cảm giác có cái gì đó là lạ, nhìn quanh thấy mọi người chăm chú nhìn tôi, và xầm xì bàn tán chuyện gì đó, rồi bỗng nhiên cả đám cười rộ lên, có tên lính lên tiếng:

- “Sao Chuẩn Úy không xuống tắm như tụi tôi mà đứng chi trên bờ? Ý trời ơi! Sao da của Chuẩn Úy trắng nõn như da con gái vậy?”.

Tôi ngượng chín người, máu chạy rần rần trên mặt, muốn chui xuống đất mà trốn cho đỡ xấu hổ. Vậy mà đã hết đâu, có cái ông Thượng Sĩ già đứng gần, còn đớp cho tôi thêm một nhát:

- “Ý cha! Cái bàn chân Chuẩn Úy sao mà đẹp quá, bàn chân này có số sung sướng lắm đây!!!”

Thiệt là khổ cho cái thân thư sinh của tôi, hết làm Nữ Quân Nhân, bây giờ lại giống con gái, thiệt là chán...

Miền Tây là vùng đất nổi danh sình lầy, Hậu Mỹ là nơi đã tiếp đón tôi trong những ngày đầu về đơn vị, cũng là nơi sình lầy ghê khiếp. Dân trong xã người ta cất nhà dọc kinh Tổng Đốc Lộc, ra khỏi mí vườn là ruộng lúa xạ ngút ngàn. Sáng sớm, lính tráng lo cơm nước xong xuôi là bắt đầu nai nịt lên đường, súng đạn ba lô trên vai, để tham dự cuộc hành quân thường ngày, bước ra khỏi mí vườn là bắt đầu lội ruộng, trước tiên nước đến ngang đầu gối, rồi khi qua những trãng sâu, nước cao tới ngực, và cứ thế quần áo ướt sũng từ sáng tới chiều, cho nên quần áo tụi tôi nhuộm phèn vàng chạch, trong rất kỳ quái.

Photo:
Hành quân mùa nước lũ
Khi ở quân trường tôi tưởng nỗi gian khổ của người lính là cao nhất, sau khi ra đơn vị tôi mới thấy được rằng, nỗi khổ quân trường chỉ là khúc dạo đầu, không thấm thía gì so với ngoài thực tế. Vùng Hậu Mỹ là vùng lúa xạ nên rất ít bờ ruộng, khi đặt chân xuống ruộng là phải đi một mạch tới bờ bên kia cách xa vài cây số, không ngừng giữa đường được.

Đất ruộng người dân họ cày xới lên từng tảng to nhỏ như trái dừa, ngổn ngang lổ chổ, và nước lấp xấp. Tôi vừa đi vừa lựa thế để đặt chân xuống, sình lầy bám chặt nên rút bàn chân lên thật khó nhọc, mặt trời rọi ánh nắng gay gắt, mồ hôi tuôn ra đầm đìa, lúc đầu tôi còn lấy tay áo gạt mồ hôi, sau cứ để mặc, mồ hôi nhỏ lăn tăn lên mặt ruộng. Đó là tôi mang ba lô rất nhẹ, chỉ có quần áo đồ đạc cá nhân, còn lương thực lều võng đã có đệ tử mang vác phụ. Tôi ngó qua những người lính đi chung quanh, thấy họ mang vác rất nhọc nhằn, họ phải oằn lưng mang lều võng, súng đạn, mìn bẫy, gạo, cá khô, đồ hộp, mắm muối… Người thì đeo trên ba lô cái nồi, người thì mang cái chảo, họ lặng lẽ bước đi, tôi không hề nghe một lời than van nào hết, họ cắn răng lại mà cam chịu, có than van cũng không ai nghe.

Khi đi tới bờ kinh ở tít đằng xa, áo tôi ướt sũng mồ hôi, cho đến nỗi, tôi cởi áo ra vắt, mồ hôi chảy ra ròng ròng. Tôi mệt muốn đứt thở, bèn nằm vật xuống đất, tôi mặc kệ hết mọi điều, không còn biết trời trăng gì nữa hết, lúc đó tôi nghĩ có ai bắn cho tôi một phát súng ân huệ, chắc còn sướng hơn, đời lính sao mà khổ quá!

Theo Đặc San Cư An Tư Nguy (câu này là châm ngôn của Trường Bộ Binh Thủ Đức) phát hành tại San Diego, thì Quân Trường này đã đào tạo 55 ngàn sĩ quan, trong số đó có 15 ngàn sĩ quan đã tử trận, và không dưới 10 ngàn người đã trở thành phế binh thương tật. Trung Đội Trưởng là chức vụ đầu tiên của sĩ quan mới ra trường, và là chức vụ duy nhất chỉ huy bằng miệng (các cấp cao hơn thì chỉ huy qua máy truyền tin). Khi xung phong chiếm mục tiêu, Trung Đội Trưởng cũng ôm súng chạy ngang hàng với lính, khi đóng quân phòng thủ đêm, Trung Đội Trưởng cũng nằm ngang với lính. Trước mặt Trung Đội Trưởng không có bạn nữa mà chỉ có phía bên kia. Cho nên nếu lính dễ chết thì Trung Đội Trưởng cũng dễ chết y như vậy, súng đạn vô tình nên không phân biệt ai với ai, quan với lính đều bình đẳng trước cái chết. Đó là lý do giải thích tại sao Chuẩn Úy mới ra trường chết như rạ là vì thế. Vậy mà tôi còn làm Trung Đội Phó, không biết nói sao nữa.

Có một bữa, tôi lội hành quân với đơn vị, đang bì bõm lội sình, thì tiếng súng nở rộ lên phía trước, Trung Đội tản ra, tôi cùng Chuẩn Úy Thắng và đám đệ tử tấp vào một lùm chuối khá lớn. Tôi đứng đó nhìn trời hiu quạnh một hồi rồi bỗng thấy làm lạ sao thấy C/U Thắng im lìm không có lịnh lạc gì cả. Bỗng tay lính Truyền Tin nói với C/U Thắng:

- “Đại Bàng kêu C/U lên trình diện gấp!”

C/U Thắng bỏ đi một đoạn, thì lính Truyền tin lại bảo tôi:

- “Đại Bàng muốn gặp C/U Châu.”.

Tôi cầm ống nghe áp vào tai, thì nghe Đại Bàng chửi xối xả, giọng Ông lồng lộng một cách giận dữ, té ra là do C/U Thắng quá sợ nên không dám tấn công, ông hét lên bảo tôi:

- “Nè! C/U Châu, tôi giao Trung Đội lại cho ông, ông có dám dẫn quân lên đánh mục tiêu trước mặt hay không?”.

Tôi nghe mà sợ muốn “té đái”, run lập cà lập cập, rồi trả lời ông:

- “Xin tuân lịnh!”.

Tôi tháo ba lô quăng lên bờ ruộng cho nhẹ người, rồi vói tay lấy khẩu súng trường của người lính bên cạnh, miệng chỉ kịp kêu lớn:

- “Tất cả theo tôi”.

Lúc đó tôi “quíu” quá, nên không nhớ bài bản chiến thuật nào mà tôi từng học ở quân trường, tôi xông lên vừa chạy vừa bắn vừa la (không biết la cái gì nữa), cả trung đội hoảng hốt sợ tôi bị bắn chết, nên cũng vùng dậy chạy theo tôi. Phía người anh em bên kia, thấy tôi chạy dẫn đầu rất hung hãn, tưởng tôi bị điên, bèn lập tức tháo lui, trong lúc vội vã họ còn quẳng lại tặng tôi mấy cây súng nữa chứ. Tôi thanh toán mục tiêu chỉ đâu chừng 10 phút, ai cũng tưởng tôi gan dạ, chứ đâu biết rằng tôi làm thế vì quá sợ ông sếp của mình. Thiệt là khôi hài! Đại Bàng kéo quân lên ông nhìn tôi gườm gườm, có lẽ ông chưa thấy một sĩ quan nào lập chiến công “khùng điên ba trợn” như tôi. Hết cơn giận, ông trả quyền chỉ huy lại cho C/U Thắng, tôi trở về vị trí cũ.

Sau đó tôi được điều động qua các Trung Đội khác, giải quyết công việc tạm thời cho các Trung Đội Trưởng đi phép hay bị thương… Một điều may mắn cho tôi, (hay Trời đãi kẻ khù khờ), khi tôi nắm quyền tạm thời đó, những trận đánh mà tôi tham dự, tôi đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp. Đại Bàng đã nhìn tôi bằng cặp mắt đỡ ái ngại hơn ngày đầu mới gặp tôi. Đại Bàng sau đó được thuyên chuyển qua một đơn vị khác và một Đại Bàng mới đến thay thế, ông trung úy mới đến này có dáng dấp thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ, khiến tôi rất có cảm tình. Trong bữa nhậu bàn giao chức vụ, Đại Bàng cũ giới thiệu các sĩ quan trong đơn vị cho Đại Bàng mới được biết. Sau khi điểm mặt ba Trung Đội Trưởng, cuối cùng ông ta chỉ tôi là một Trung Đội Phó, rồi đưa ra một nhận xét làm sửng sốt mọi người:

- “Đây là một tay Sĩ Quan xuất sắc, một tay chơi tới bến!”

Hai người sững sốt nhất hôm đó là tôi và ông Đại Bàng mới. Đối với tôi, tôi chỉ cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình và cũng không hề muốn bương chãi về phía trước. Đối với Đại Bàng mới, ông ta lấy làm lạ là phải, bởi vì ông cứ ngỡ sĩ quan xuất sắc nhất phải là mấy ông Trung Đội Trưởng, sao lại là cái ông Trung Đội Phó trông hết sức ngớ ngẩn này. Tôi cũng không ngờ, cái lời nhận xét đó đã đẩy tôi vào một khúc ngoặc khác, đầy hung hiểm chết người.

Một thời gian ngắn sau đó, tôi được Đại Bàng mới cất nhắc lên làm Trung Đội Trưởng thực thụ. Tham dự hết trận đánh này đến trận đánh khác, để sống còn, không còn con đường nào khác, tôi phải vận dụng trí não đến cao độ cho công việc của mình. Càng ngày tôi càng đạt được sự tin cậy cao nơi cấp chỉ huy, chính điều đó đã đẩy Trung Đội tôi vào nơi tử địa.

Khi Đại Đội tiến quân vào nơi nguy hiểm, Trung Đội tôi được lịnh đi đầu, và khi rút quân từ nơi đó, Trung Đội tôi được lịnh bao chót. Khi tấn công tôi được giao chỗ khó gặm nhất, và khi phòng thủ Trung Đội tôi được nằm ở vị trí nặng nề nhất. Người ta thường nói: “Nhất Tướng công thành vạn cốt khô”, tôi không phải là Tướng, chỉ là một sĩ quan có cấp bậc và chức vụ thấp nhất, nhưng lính tráng dưới quyền tôi đã chết la liệt, có khi chết nhiều đến nỗi, tôi chưa kịp nhớ mặt người lính của mình nữa.

Bởi sự tin cậy của Đại Bàng dành cho tôi, mà Trung Đội tôi phải gánh chịu những tai ương này. Ông ta rất quí mến tôi, ông chưa hề quát mắng tôi một tiếng nặng lời, có món nào ngon ông sai đệ tử đi mời tôi đến cùng ăn với ông, có huy chương nào quí giá, ông cũng ưu tiên dành cho tôi. Ông quí tôi như vậy vì ông biết rằng, nếu ông cứ xử dụng tôi như vậy, trước sau gì tôi cũng chết. Làm sao tôi sống nỗi, khi xua quân đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, mà toàn là những nơi 'đầu sóng ngọn gió', vậy mà tôi sống, mới kỳ!

Khi về đơn vị này, tôi có được một sự may mắn là đơn vị lưu động khắp các tỉnh Miền Tây. Khởi đầu của tôi tại Cái Bè - Cai Lậy với các địa danh nổi tiếng như Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây, Bà Bèo, Láng Biển… Từ Cai Lậy đi về hướng Bắc khoảng 60 cây số là tới Mộc Hóa, từ Tuyên Nhơn kéo qua Tuyên Bình, có một chỗ tận cùng tên Bình Thạnh Thôn, đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ nơi này chúng tôi ngồi Thiết Giáp băng ngang qua Đồng Tháp Mười để tới Hồng Ngự, và chính cái lúc băng ngang này, tôi mới biết rõ về Đồng Tháp Mười, đây là một vùng đầm lầy kinh sợ nhất, đi suốt một ngày với xe Thiết Giáp, tôi không thấy một cây cỏ nào mọc nổi ngoại trừ loại cây bàng (một loại cây họ cỏ dùng dệt chiếu), không có một bóng chim, không có một con cá, nước phèn màu vàng chạch, tóm lại không có một sinh vật nào sống nổi trong vùng này đừng nói chi đến con người, vùng đầm lầy dài ngút mắt đến chân trời, khung cảnh im lìm đến ghê rợn.

Rời Mỹ Tho, chúng tôi băng ngang Sông Tiền bởi Phà Mỹ Thuận, rồi băng ngang Sông Hậu với Phà Cần Thơ, xuôi theo lộ tới Cái Răng-Phụng Hiệp, rồi rẽ vào Phong Điền - Cầu Nhím, tôi ngạc nhiên trước một vùng đất giàu có tột bực này, ở đây người dân sinh sống bằng vườn cây ăn trái, sáng sớm ghe chở trái cây chạy lền trên mặt sông để đến điểm tập trung giao hàng đi các nơi, nhà cửa ở miệt vườn mà trông rất bề thế. Rồi chúng tôi đến Phong Phú-Ô Môn, tiến sâu vào bên trong chúng tôi đến Thới Lai-Cờ Đỏ, sự trù phú không sao kể xiết, có khi chúng tôi ngồi Tắc, ráng đi từ Thới Lai đến Cờ Đỏ, hai bên bờ kinh nhà cửa nguy nga tráng lệ, không hề có nhà tranh vách đất nào cả, nhà nào cũng có xe máy cày đậu trước sân. Tuy nhiên vào sâu hơn nữa, chúng tôi cũng gặp những vùng hoang vu như Bà Đầm -Thát Lác, dân chúng tản cư đi hết, nhà cửa hoang phế, trông rất âm u rợn người.

Trong tất cả những vùng mà tôi đã đi qua, có một vùng đất hết sức lạ lùng, và là một nơi đối với tôi đầy ắp kỷ niệm, vừa thích thú vừa buồn rầu. Mỗi khi hồi tưởng về một thời chiến trận, tôi đều nhớ về nơi ấy. Cuộc chiến đã ngừng 37 năm qua, vậy mà tôi chưa hề một lần nào trở về lại nơi chiến trường xưa, để thắp một nén hương tưởng mộ những đồng đội của tôi đã nằm xuống nơi này.

Mùa Khô năm '74, Đại Đội chúng tôi được trực thăng bốc từ phi trường Cao Lãnh, đổ xuống một cánh đồng bát ngát nằm cạnh biên giới Campuchia. Trung Đội tôi nhảy líp đầu, khi xuống tới đất tôi hết sức ngạc nhiên về vùng đất nơi đây. Cánh đồng khô khốc và phẳng lì, không hề có một bờ ruộng nào cả (sau này tôi được biết đây là vùng nước nổi, khi nước từ Biển Hồ tràn về, thì không có bờ ruộng nào chịu đựng nổi, nên người ta cứ để trống trơn như vậy, ruộng của ai người đó biết). Trên cánh đồng lại có rất nhiều gò nổi lúp xúp ở khắp nơi. Khi Trung Đội tôi rời khỏi trực thăng, tôi lập tức ra lịnh tiến quân theo thế chân vạc thiệt nhanh nhằm chiếm một gò nổi trước mặt, khi cách gò chừng một trăm thước, tôi cho tất cả dừng lại dàn hàng ngang yểm trợ, rồi tôi phóng ba khinh binh vào lục soát, sau một hồi thấy không có gì, họ khoát tay cho cả Trung Đội tiến vào. Khi vào tới nơi, sau khi bố trí xong, tôi thấy trên gò có thật nhiều cây xanh che bóng mát, và có vài đìa cá, lính tráng lội ùa xuống xúm lại tát đìa, khi đìa cạn, cá lộ ra lội đặc lềnh như bánh canh.

Một lát sau cả Đại Đội theo trực thăng kéo tới kéo vào gò trú ẩn cũng vừa đủ. Đêm tới, chờ trời tối hẳn, Đại Bàng ra lịnh kéo cả đơn vị ra đồng trống để đóng quân đêm, vì vị trí ban ngày đã bị lộ, đêm đó chúng tôi không ngủ được gì cả, vì lũ chuột đồng ở đâu kéo tới, chúng bò ngang dọc, lùng sục chỗ đóng quân của chúng tôi, lại còn chui tọt vào mùng gặm nhắm chân tay của chúng tôi nữa chứ. Tờ mờ sáng hôm sau, có một đoàn xe bò đông đảo khoảng mười mấy chiếc kéo ngang chỗ đóng quân, lính tráng hỏi họ đi đâu, họ nói họ kéo nhau đi tát đìa, trời đất! Tát đìa mà kéo một đoàn xe bò như thế này ư? Chiều đến, không biết họ đi đến đâu, mà khi kéo xe về, xe nào cũng đầy ắp cá, họ chứa lủ khủ trong thùng trong chậu lớn, sau đó họ kéo ra bờ sông giao cho ghe hàng chờ sẵn, chở cá về Hồng Ngự.

Hôm sau chúng tôi kéo vào xóm nhà cất dọc theo bờ Rạch, có tên là Rạch Cái. Khi vào đến nơi tôi lại đứng trố mắt ra nhìn, nhà gì mà kỳ dị như thế này, người dân họ cất nhà cao lêu nghêu theo kiểu nhà sàn, tôi biết ngay là họ phải cất nhà như thế để sống cùng với lũ. Nơi đây đúng là cùng trời cuối đất, tiếng bình dân gọi là Hóc Bà Tó, đây cũng là vùng đất tranh chấp giữa hai bên, chiến trận nổ ra liên miên, nên người dân họ sống rất là tạm bợ, cả xã có vài ngàn người mà chỉ có vài người biết đọc biết viết.

Họ thông thương với bên ngoài bằng các ghe hàng tạp hóa, hay ghe hàng bông (rau quả), được chở tới từ Hồng Ngự. Nhà nào cũng có một lu mắm cá, có nhà còn có lu mắm chuột đồng, đó là thức ăn phòng hờ cho mùa nước nổi. Ghé vào nhà chơi, chủ nhà rất hiếu khách và xởi lởi, bưng ngay ra một chai rượi đế, rồi hối người nhà xé mắm sống trộn dấm tỏi ớt đường, bưng ra mời chúng tôi ăn với khoai lang hay bắp luột, lúc đầu tôi thấy sợ lắm không dám ăn, sau vì nhiều người ép quá nên tôi cũng nếm được. Còn mắm chuột đồng thì cho tôi xá, nhìn thấy đã hãi nói chi tới ăn.

Đám lính chúng tôi đang lội sình mệt nghỉ, được đưa về một nơi khô ráo, lại đầy ắp thức ăn, thiệt là đã đời! Chúng tôi hành quân mà như đi picnic, nhưng trong tôi linh cảm điều gì đó không ổn, đơn vị chúng tôi luôn luôn được tung vào những nơi hiểm địa, chớ đâu phải đi chơi như thế này.

Photo:
Khoảng 12 xe bọc sắt M113 - thiết giáp hành quân lục soát
Sau một thời gian hoạt động đơn độc, chúng tôi được tăng cường một chi đoàn Thiết Giáp, có khoảng 12 xe bọc sắt M113. Với sự phối hợp này vùng hoạt động của chúng tôi rộng lớn hơn. Hằng ngày, chúng tôi ngồi trên xe thiết giáp hành quân lục soát nơi này nơi nọ, vẫn yên bình, không hề có tiếng súng. Rồi cái ngày dông bão đó đã đến. Hôm đó, bình thường như mọi ngày, chúng tôi lên xe đi hành quân. Đi đến các điểm đã được chỉ định sẵn trên bản đồ, đi đến chỗ này lục soát, không có gì lại đi đến chỗ khác. Cuối cùng đoàn xe đến một điểm, bất chợt đoàn xe dàn hàng ngang ngoài ruộng, hướng về mục tiêu là một bờ vườn rậm rạp. Lính Trinh Sát tụi tôi được lịnh xuống xe, tiến vào bờ vườn, Trung Đội tôi tiến về phía bên trái của đội hình Đại đội. Đang đi tôi bỗng lên tiếng:

- “Tất cả tản ra mau, đi túm tụm như vầy dễ ăn đạn lắm!”.

Không ngờ lời nói của tôi “linh như miểu”, đạn phát nổ vang trời dậy đất, tôi bị trúng đạn, bật người ngã xuống đất, máu ở đâu chảy xuống mặt tôi thành dòng, tôi ra lịnh bắn trả xối xả, nếu không phía bên kia họ thừa thắng xông lên thì thật là nguy khốn. Súng nổ một chập thì im lặng, lúc đó tôi mới rảnh tay rờ rẫm khắp người xem mình bị thương nơi đâu. Tôi giật mình kinh ngạc và cảm thấy hết sức lạ lùng, bởi vì tôi bị bắn trúng một lượt hai viên đạn súng tiểu liên AK, một viên bắn trúng vào đầu mũi súng ngắn tôi nhét trước bụng, viên đạn bể ra văng tứ tán lên mặt lên cánh tay, nên máu tuôn ra thành dòng là vì thế, xong phần còn lại của viên đạn chui tọt vào đùi, máu tuôn ra khá nhiều nhưng không nguy hiểm. Viên đạn thứ hai, mới thật là ghê rợn, viên đạn bắn trúng vào cái bóp tôi để trên túi áo trái, ở phía trước trái tim, viên đạn quậy nát cái bóp, tôi để rất nhiều tiền vì mới lãnh lương, tiền và giấy tờ đã cuốn viên đạn lại, nằm yên trong đó, có lẽ viên đạn được bắn ra trong khoảng cách quá gần, làm viên đạn không đủ sức xuyên phá. Lúc đó tôi sợ lắm, bởi vì tôi nghĩ phải có một phép lạ thiêng liêng nào đó đã che chở cho tôi, chứ trên đời này hiếm có ai bị bắn trúng một lượt hai viên đạn mà còn sống như tôi vậy!
Cũng ngay lúc ấy, tôi chợt nghe một tiếng rên yếu ớt của người lính đệ tử của tôi:

- “Thiếu Úy ơi! Cứu em!”

Photo:
Anh ta chết, tiếng kêu thảm sầu của anh ta đã xoáy vào lòng tôi, và ở yên trong đó từ ngày ấy cho đến bây giờ.

Hôm nay, một trong hai người đệ tử đã hứng đạn cho tôi, khi ngã xuống đã kêu lên lời cầu cứu đến tôi. Ít lâu sau thì anh ta chết, tiếng kêu thảm sầu của anh ta đã xoáy vào lòng tôi, và ở yên trong đó từ ngày ấy cho đến bây giờ. Vậy mà 37 năm đã trôi qua, tôi chưa có một lần nào về đứng trước mộ anh, để đốt một nén nhang nói lời cảm tạ. Anh ta là hạ sĩ Nguyễn Văn Đồng, một cái tên vừa bình thường vừa vô danh, nằm lẫn khuất đâu đó trong một triệu người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh tức tưởi này.

Sau khi tôi bị thương, tôi giao Trung Đội lại cho Trung Đội Phó là Chuẩn Úy Nguyễn Thọ Tường. Tôi ra ngoài, leo lên xe thiết giáp ngồi nghĩ và ngó vào trận địa, tôi chợt thấy Chuẩn Úy Tường dàn đội hình hàng ngang xung phong vô mục tiêu, tôi kêu lên thảng thốt:

- “Đừng làm thế, Tường ơi!”.

Sau đó Trung đội tôi bị bắn tan tác, C/U Tường bị trúng đạn chết tại mặt trận, mắt vẫn mở thao láo, có lẽ anh ta không biết sao mình lại chết như vầy. Trung Đội tôi coi như tan hàng xóa sổ. “Tường ơi! Vĩnh Biệt”. Không biết sao Đại Đội tôi đóng quân bên bờ Rạch Cái Cái rất lâu. Rồi tới ngày Mùa Nước Nổi kéo về, nước chảy ào ào một chiều duy nhất, không có cảnh nước ròng nước lớn gì nữa hết. Nước mỗi ngày dâng cao cả gang tay, đến lúc này đây mới thấy lúa Xạ là một loại lúa kỳ diệu, nước dâng tới đâu thì lúa dâng tới đó, nước sâu 5-6 mét thì cây lúa cũng dài nhằng ra 5-6 mét, tôi chưa thấy nơi nào cây lúa lại kỳ dị như vậy.

Rồi đến lượt cá Linh tràn về, cá nhiều đến nỗi không biết cơ man nào kể cho xiết, có khi tôi thấy cá Linh nỗi lềnh lên cả một khúc sông, và kỳ lạ một điều nữa là người dân ở đây thà ăn mắm ăn muối chớ họ không ăn cá linh, họ nói họ thấy cá Linh cả đời nên tự nhiên họ đâm ngán tới cổ. Ô! nước cứ dâng lên mãi, khiến chúng tôi kiếm chỗ đóng quân khá vất vả, chúng tôi rút lên gò thì rắn với chuột cũng kéo lên gò, ban đêm chúng cứ bò xục xạo trong mùng chúng tôi trông thật ghê khiếp.

Cả đơn vị phải chẻ nhỏ ra thành từng toán, vào hôm đó toán của thầy trò chúng tôi đi tới một cái gò còn khô ráo, đêm đó như thường lệ tôi ngủ dưới một mái lều, tới nửa đêm tôi đang ngủ mê mệt, thì cảm thấy có ai đang khều khều đầu mình, ở chốn trận tiền ai ngủ cũng phải thật nhạy thức, tôi cũng vậy, tôi tưởng lính gác báo động nên vội ngồi dậy ngay, tôi ngó ra ngoài lều thì thấy dưới bóng trăng sáng vằng vặc một em bé gái khoảng 13-14 tuổi đứng nhìn tôi và mĩm cười thật tươi tắn, tôi trố mắt nhìn ngẩn ngơ một hồi rồi mới biết đó là hồn ma, tôi sợ quá vội vàng nằm xuống kéo mền trùm kín đầu.

Chốn tên bay đạn lạc người dân khốn khổ không sao kể xiết
Sáng hôm sau, tôi thấy chỗ tôi ngủ nằm kề bên một cái bàn thờ bằng gỗ xiêu vẹo mục nát. Tôi bèn rảo bước vào xóm để hỏi thăm về cái gò này, được người dân cho biết: Trước kia có một em bé nhà nghèo lắm, hàng ngày chèo xuồng ra đồng nhổ bông súng, đem vô xóm bán dạo, một hôm em cũng chèo ghe ra đồng như hàng ngày, sau đó súng đạn nổ ran, em bị đạn lạc chết trên gò, em chết trẻ hồn thiêng không siêu thoát, đêm đêm hiện về khóc lóc thảm thiết, dân làng thấy vậy bèn làm cho em một cái bàn thờ gỗ để nhang khói cho em, câu chuyện thật tội nghiệp! Ở nơi chốn tên bay đạn lạc này, đời sống người dân khốn khổ không sao kể xiết, nếu họ muốn đi đến một nơi chốn an lành khác, họ cũng không biết đi đâu, mà nếu có đi cũng không biết lấy gì mà sống.

Trong đời lính của tôi, tôi sợ nhất là phải đi báo tin tử trận hoặc thăm viếng những gia đình có người thân chết trận, vậy mà có một lần tôi đã phải làm chuyện này một cách bất đắc dĩ. Chuẩn Úy Nguyễn Mạnh Hà ra trường sau tôi khoảng một năm, lúc đó anh ta mới 19 tuổi, còn đặc sệt nét con nít. Tôi nhớ hồi tôi mới ra trường trông đã rất chán, anh chàng này trông còn chán hơn tôi nữa. Mặt của Hà còn đầy mụn trứng cá, suốt ngày chỉ thích ngậm kẹo, có ai rủ nhậu, nể lắm anh ta mới uống, vừa uống vừa chắc lưỡi hít hà như uống thuốc độc. Điều đặc biệt nhất của Hà là anh ta rất sợ tiếng nổ, khi nghe súng nổ anh ta nhắm chặt mắt, bịt kín lỗ tai, và mặt mày thì tái mét. Anh ta về làm Phó cho tôi, làm giọng “hách”, tôi hỏi anh ta một cách xách mé:

- “Sao ông nhát như vậy mà xin về Trinh Sát?”

Anh ta bèn phân trần, anh ta đâu có xin xỏ gì đâu, Ban Quân Số thấy không có ai tình nguyện nên chỉ định bừa, dè đâu trúng ngay anh ta. Khi đụng trận tôi lo cuống cuồng đủ mọi chuyện, còn phải để ý đến anh ta nữa chứ, anh ta có biết gì đâu, thiệt khổ!
Càng về sau các sĩ quan rơi rụng dần dần, C/U Hà cũng được đưa lên làm Trung Đội Trưởng. Cái ngày định mệnh dành cho Hà là tại mặt trận Mộc Hóa. Cả Đại Đội được lịnh tấn công vào mục tiêu, Trung Đội của Hà và một Trung Đội nữa vỗ vào mặt chính diện, Trung Đội tôi thọc vào bên cạnh sườn. Hà dẫn Tổ Đại Liên chạy đến ẩn nấp vào một gò mả bằng đá ong, ngay lúc ấy phía bên kia phóng ra một trái hỏa tiễn B40, trúng ngay gò mả, viên đạn nổ tạt ra trúng ngay vào người Hà, tội nghiệp! Hà chết không toàn thây.

Lúc Hà còn sống, mỗi khi tôi về phép, Hà thường nhờ tôi ghé qua nhà Hà ở Sài Gòn, để mang dùm quà của gia đình xuống cho Hà, vì thế tôi khá thân thuộc với gia đình của anh ta. Hà mất được chừng một tháng, thì tôi xin được cái phép sáu ngày về thăm gia đình. Tôi bèn ghé qua nhà Hà nhằm nói lời chia buồn với gia đình anh ta. Tôi vừa tới, Ba Má của Hà chạy ùa ra nắm lấy tay tôi, rồi hỏi dồn dập:

- “Sao cái hôm em Hà nó chết, mà cháu lại không về đưa đám tang em?”.

Tôi lúng túng trả lời:

- “Thưa, lúc đó chúng cháu đánh nhau tưng bừng, làm sao cháu bỏ đơn vị mà về cho được.”

Thế là vừa ngồi xuống ghế, hai ông bà khóc ngất ngất, lúc đầu ông bà còn lấy tay lau nước mắt, lúc sau thì để mặc, nước mắt tuôn ra xối xã làm ướt đầm cả ngực áo. Tôi kinh hoàng ngồi chết điếng, tôi chưa bao giờ gặp phải một trường hợp bi thương tột độ đến như vậy. Ông bà vừa khóc vừa kể lể tiếc thương cho đứa con không sao kể xiết. Cha mẹ nào có con ra mặt trận, coi như đã chết nửa linh hồn, đêm ngày sống trong hốt hoảng lo âu, mong ngóng con mình, mãi về sau tôi mới nghiệm ra được điều này. Nghe ông bà than khóc một hồi, tôi không chịu đựng nổi nữa và tôi cũng không nói một lời phân ưu gì nữa hết, bởi vì lời nói nào cho đủ trước một mất mát quá lớn lao này. Rồi tôi nghĩ đến tôi, đến Ba Mẹ tôi, trong lòng tôi bỗng xộc lên một nỗi buồn khủng khiếp. Tôi lảo đảo đứng dậy từ giã hai ông bà để ra về.

Trên đường về tôi ghé vào một quán cóc, ngồi uống rượu một mình, tôi buồn lắm. Tối hôm đó tôi về đến nhà khá muộn, cả nhà chờ cơm tôi quá lâu nên đã dùng trước. Tôi ngồi vào bàn, Mẹ tôi bày thức ăn la liệt trên bàn cho tôi ăn. Vừa ăn tôi vừa nghĩ, mai kia nếu mình có chết, Mẹ cũng bày đồ cúng cho mình như thế này đây. Tôi chợt nhớ đến khuôn mặt đầm đìa nước mắt của Cha mẹ Hà, lúc đó bỗng nhiên tôi thương Ba Mẹ tôi vô cùng. Tôi vừa ăn vừa lặng lẽ chảy nước mắt.

Photo:
Tháng 2 năm 75, tôi bị thương một lần nữa tại mặt trận Mộc Hóa.
Cuối cùng vào tháng 2 năm 75, tôi bị thương một lần nữa tại mặt trận Mộc Hóa. Tôi được đưa về điều trị tại bịnh xá Tiểu Đoàn 9 Quân Y tại Vĩnh Long. Tại Bịnh xá, tôi theo dõi tình hình chiến sự trên cả nước, khi mất Ban Mê Thuột, tôi linh cảm có điều gì đó không lành.

Đến ngày 30-4-75, khi nghe lịnh buông súng đầu hàng, trong lòng tôi nát bấy.

Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc Lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.

Bài viết này của tôi sao buồn quá, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là sự thật, cho tôi viết một lần này thôi, như nhớ về một kỷ niệm, một kỷ niệm rưng rưng.

Viết xong ngày 1 tháng 6 năm 2012.
Viết cho ngày Quân Lực VNCH 19/6

NĐC.

https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2012/07/05/ndc-toi-mo-long-xem-lai-vet-thuong/


 

 

  Trường Bộ Binh Thủ Đức - Thủ Đức ARVN Infantry School

Quân Trường Trường Bộ Binh Thủ Đức đã đào tạo 55 ngàn sĩ quan, trong số đó có 15 ngàn sĩ quan đã tử trận, và không dưới 10 ngàn người đã trở thành phế binh thương tật.

 

Monday, December 25, 2017

Cách Bỏ Dấu Tiếng Việt

*

 



Cách Bỏ Dấu Tiếng Việt




Trên trang web của Trung Tâm Tự Điển Học “Vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt” của tác giả Dũng Vũ2 thì Vũ Xuân Lương và Hoàng Phê là đồng tác giả của qui tắc. (Có lẽ vì Dũng Vũ thấy đăng chính thức trong vietlex.com mà Hoàng Phê là “chủ tịch vĩnh viễn” chăng?) Tác giả Dũng Vũ đã có những nhận xét và phê bình cái qui tắc này một cách khoa học và xác đáng cũng như có phê bình thêm về qui tắc bỏ dấu của một tác giả khác nữa là Đoàn Xuân Kiên3 sau khi đã nêu ra các đặc điểm ngữ âm của tiếng và chữ Việt.

Bài viết này không nhằm mục đích đánh giá lại cái qui tắc của Vũ Xuân Lương bằng các phương pháp khoa học như Dũng Vũ đã làm mà chỉ có ý đưa ra vài suy nghĩ về văn hóa và người làm văn hóa Việt Nam.

Cần biết rằng vietlex.com là trang web chính thức của Trung Tâm Tự Điển Học,4 một trung tâm của nhà nước và đảng Cộng Sàn Việt Nam, nên những bài viết, những qui luật mà trung tâm này phổ biến sẽ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong tầng lớp sinh viên học sinh và giáo viên cũng như giới trí thức trong nước. Chắc chắn rằng cái qui tắc này đã trở thành qui luật ở những tòa soạn báo chí, ở những nhà xuất bản, ở những cơ sở đang làm công việc chuyển văn bản thành dữ liệu điện toán và đang dần biến thành thói quen của mọi tầng lớp dân chúng khi phải “đánh máy”.

Một số trí thức trẻ hải ngoại cũng bị thuyết phục hoặc bị mê hoặc bởi cái qui tắc này sau khi họ thắc mắc về cách đánh dấu tiếng Việt, truy tìm bài viết về vấn đề này trên Internet và chỉ thấy bài của Vũ Xuân Lương là đơn giản, là có vẻ có qui luật và dễ nhớ nên áp dụng theo. Còn bài viết của Dũng Vũ thì quá phức tạp, chứng minh dài dòng, lại có mấy cái biểu đồ cái nào cũng giống cái nào, chả biết đưa ra để làm gì, bèn không đọc kỹ, hoặc có đọc cũng chả hiểu bèn bỏ qua, hoặc cho rằng tác giả (DV) là một người khoe mẽ, ra cái điều hiện đại có máy móc ghi biểu đồ tần số âm thanh, bèn có ác cảm với tác giả và không quan tâm chứ đừng nói tới áp dụng các đề nghị của tác giả.

Rồi lại có bài của Cao Xuân Hạo đánh giá rất cao bài viết của Dũng Vũ cũng tại trang web Mạng Giáo Dục nói trên. Nhưng đây cũng lại là một bài viết dài dòng văn tự, cốt yếu cũng chỉ để trình bày các ý kiến của ông (Cao Xuân Hạo) trong lãnh vực gọi là “âm vị học” của tiếng Việt (và cũng phần nào muốn tỏ ra rằng học sinh ngày trước ở miền Bắc đã được học một thứ tiếng Việt hiện đại hơn miền Nam, do công của ông (Cao Xuân Hạo) làm ra.

Và điều quan trọng nhất là chưa một vị học giả có tên tuổi nào đứng ra kêu gọi hay đề xướng một qui tắc bỏ dấu đơn giản cho xã hội sử dụng ngoài “giáo sư” Hoàng Phê và “chuyên viên” Vũ Xuân Lương. (Các dấu ngoặc kép ở đây có lý do của nó, xin được trình bày sau.)

Kể cũng đúng thôi, vấn đề đánh dấu giọng này mà các vị trí thức lão thành thường cho là khỏi phải bàn -- vì xưa nay đã ổn rồi -- nên không cụ nào lên tiếng. Các cụ không thể nào tưởng tượng là ngày nay lại có kẻ dám sửa lại những điều cha ông đã làm thành thói quen, thành qui luật từ bao lâu nay, nên khi có ai đó giúp các cụ “đánh máy”, in ra thấy kỳ kỳ thì các cụ cũng chỉ lắc đầu bảo tụi trẻ bây giờ đánh máy kém quá, lỗi tùm lum, hoặc các cụ cho là máy điện toán không dễ dùng như máy đánh chữ, rồi các cụ đành chịu vì có yêu cần sửa lại cũng rất khó khăn, thôi thì có chữ đọc là được rồi, không nhằm nhò gì ba cái dấu chỗ này chỗ kia.

Thế mà không đơn giản như các cụ tưởng, sau lưng các cụ người ta đang tìm mọi cách để chứng minh là những gì -- tất cả những gì -- mà các cụ và cha anh các cụ đã làm đều sai, đều dở, đều tệ hại và cần phải được sửa lại. Với cái tựa đề “Quy tắc đánh dấu...” cứ y như là “qui tắc giao thông” vậy, nó có vẻ khẳng định đây là những qui tắc đã được đề ra bởi cơ quan thẩm quyền sau những nghiên cứu, dùng thử và đánh giá nghiêm túc. Nhưng không phải vậy.

Được đăng trên một trang web như thế, nó sẽ làm người đọc tưởng đây là quyết định hay nghị định gì gì đó mới ra của “Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ Việt Nam”, một cơ quan mà sau hơn 30 năm xây dựng “một quê hương giàu đẹp”, một đất nước “độc lập tự do hạnh phúc” ắt là phải có mặt và hoạt động để hướng dẫn người dân sử dụng ngôn ngữ tự do trong vòng tiến bộ để ngôn ngữ ngày càng đẹp hơn hầu đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho nhân dân trên cái quê hương đó. Nhưng hình như cái cơ quan đó chưa hề tồn tại hoặc có tồn tại mà chưa hề hoạt động. Và qua các mâu thuẫn trong lập luận, áp đặt trong kết luận, cái “quy tắc” này đã nói lên một cái gì khác ngoài vấn đề chữ nghĩa.

Những “quy tắc” tưởng chừng “mới”.

Bản qui tắc của Vũ Xuân Lương có vẻ rất đơn giản chỉ với bốn trang giấy in mà gồm đủ các qui tắc và phần giải thích lý do phải áp dụng, chưa kể phần mào đầu và phần định nghĩa các thuật ngữ trong lãnh vực ngữ âm học. Sự đơn giản này hấp dẫn giới trẻ vốn thích những gì thực tế. Bản qui tắc này gồm năm qui tắc, xin tóm lược như sau:

Quy tắc 1. Với những chữ chỉ có một nguyên âm, “thì d ấu thanh được đặt vào nguyên âm đó. Vd: á à, ì ạch, ọ ẹ, ủ rũ, ọp ẹp, ục ịch, hà, lán, giá, giục, quả, quỹ, quỵt... (u và i trong gi và qu không được kể là nguyên âm mà hợp với g và q thành các tổ hợp phụ âm.)” (trích nguyên văn).

Quy tắc 2. Với những chữ có nguyên âm mang dấu phụ (gọi là “dấu âm” thì đúng hơn – HĐ chú) như Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư “thì dấu thanh đặt ở nguyên âm mang dấu phụ đó (riêng ƯƠ, dấu đặt ở Ơ). Vd: ế ẩm, ồ ề, ở rể, ứ ừ, chiền chiện, cuội, cừu, duệ, duềnh, giội, giường, ngoằng, quyệt, ruỗng, rượu, siết, suyển, tuẫn tiết, tiến triển...”

Quy tắc 3. Với những chữ có hai nguyên âm và kết thúc bằng phụ âm “thì dấu thanh được đặt vào nguyên âm chót. Vd: choàng, hoạch, loét, quẹt, suýt, thoát, xoèn xoẹt...”

Quy tắc 4. Với những chữ “kết thúc bằng oa, oe, uy, dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm chót. Ví dụ: hoạ, hoè, huỷ, loà xoà, loé, suý, thuỷ...”

Quy tắc 5. những chữ kết thúc bằng hai hay ba nguyên âm “khác với oa, oe, uy, thì dấu thanh được đặt vào nguyên âm áp chót. Vd: bài, bảy, chĩa, chịu, của, đào hào, giúi, hoại, mía, ngoáy, ngoáo, quạu, quẹo, ngoẻo, chịu, chĩa...”

Ngoài qui tắc số 4 thì bốn qui tắc kia đưa đến kết quả giống hệt với cách bỏ dấu xưa nay của cha anh chúng ta trước khi những “người con ưu tú” bắt đầu “chỉ đạo văn hóa” của dân tộc. Tất cả những ai đã từng quen với chiếc máy đánh chữ hoặc đọc nhiều sách báo cũ đều thấy rằng sách báo hiện tại dưới sự chỉ đạo của “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng có cách xếp chữ chẳng khác gì ngày trước. Vì sự xuất hiện của các vần oa, oe, uy rất hiếm nên thường không ai thấy có sự khác biệt. Vậy nên mới nói “mới mà không mới”.

Áp đặt võ đoán

Theo cách xếp chữ cũ (từ nay xin gọi là cách bỏ dấu truyền thống), thì dấu giọng sẽ bỏ trên mẫu-tự-nguyên-âm áp chót nếu vần kết thúc bằng hai mẫu tự nguyên âm trở lên. Nói “mẫu tự nguyên âm” là để kể cả “y” vào trong trường hợp này. Thế nên cách truyền thống viết “hóa, xòe, súy” chứ không phải cải cách thành “hoá, xoè, suý” như quy tắc số 4 của Vũ Xuân Lương.


Cách bỏ dấu theo truyền thống, thì dấu giọng sẽ bỏ trên mẫu-tự-nguyên-âm áp chót nếu vần kết thúc bằng hai mẫu tự nguyên âm trở lên.

Giải thích cho sự “cải cách” này, tác giả Vũ Xuân Lương đã phải áp đặt qui luật dấu thanh phải được đặt trên nguyên âm mà không giải thích tại sao lại cần phải như vậy. (Mặc dù chưa bao giờ có ai đặt dấu trên phụ âm tiếng Việt ngoại trừ khi viết tắt: “Ngã” hay “ngø” thay cho “Nguyễn, người” chẳng hạn. Hoặc có người khi viết tắt lại bỏ dấu vào khoảng không: Ng ã hay ng ø chẳng hạn.) Tuy không minh thị xác định rằng mình đang áp dụng qui luật này, nhưng một khi tác giả chỉ dựa vào tính năng của mẫu tự nguyên âm (âm nguyên, âm bán-nguyên...) để phân tích và lý luận, người đọc ắt nhận ra cái qui luật trên là chủ đạo cho lập luận của tác giả.

Trong thực tế phát âm, khi gặp một chữ (hay còn gọi là “tiếng”, hay “âm tiết” như Vũ Xuân Lương dùng) có phụ âm cuối thì thanh điệu (biểu thị bằng dấu thanh) bao trùm cả phần phụ âm này, tức là thanh điệu bao trùm toàn thể một vần. Có thể thẩm định điều này bằng cách đọc to vài chữ sau: “uống, bình, ủng, liễn, đoạn”. Vậy dấu thanh vẫn có thể đặt vào phụ âm cuối chứ. Dấu-thanh-phải-đặt-trên-nguyên-âm chẳng qua chỉ là một qui ước xưa nay chứ chưa bao giờ là qui luật tự nhiên cả. (Chính Cao Xuân Hạo cũng đã nói như vậy trong bài viết của mình.) Và rõ nhất là khi ráp vần để tập đọc, chúng ta luôn dạy học trò bỏ dấu sau cùng: “Lờ ư lư ơ lưa ngờ Lương huyền Lường”, chứ đâu có ai ráp “Lờ ư lư ơ lưa huyền lừa ngờ Lường” đâu.

Nhưng vì “dấu phải được đặt trên nguyên âm” nên xuất hiện vấn đề khi gặp chữ có hai nguyên âm trở lên thì đánh dấu ở đâu. Để giải quyết, tác giả phải vận dụng tới khái niệm “bán nguyên âm” là khái niệm khá quen thuộc đối với những người đã từng học ngoại ngữ. Do có vẻ quen thuộc nên họ dễ chấp nhận. Nhưng đây cũng là một khái niệm mơ hồ đối với họ vì mấy ai khi học ngoại ngữ lại định nghĩa được rõ ràng “bán nguyên âm” là gì. Rồi lại xuất hiện thuật ngữ “bán phụ âm”. Quả thực nghe cũng có vẻ quen thuộc vì đã có bán nguyên âm thì phải có bán phụ âm chứ. Và một khi gặp đám hỏa mù thuật ngữ như vậy, những “kẻ ngoại đạo” đối với lãnh vực ngữ âm đành có cảm giác bị khuất phục.

Các nhận định về ngữ âm chỉ dựa trên mặt chữ.

Tính năng của hai mẫu tự đồng âm “i” và “y” khi đi sau nguyên âm được tác giả của qui tắc giải thích: “Với chữ I, cũng tương tự, nó vừa dùng để viết nguyên âm i (im ỉm, in ít...), vừa dùng để viết bán phụ âm i đóng vai trò là âm cuối trong các trường hợp như: tai tái, cày cấy, táy máy...”

Rõ ràng vì tác giả không muốn đặt dấu trên mẫu tự “i” hay “y” ở cuối nên phải đặt cho chúng cái chức năng làm “bán phụ âm” bất chấp những mẫu tự này vang lên rõ thế nào khi được phát âm. Nếu tác giả chịu khó ngồi phát âm các chữ trong ví dụ của chính mình thì chắc tác giả cũng thấy âm |i| của mẫu tự “y” trong chữ “táy máy” ngân vang rất rõ ràng sau một âm [a] cụt ngủn. Nếu tác giả gọi chữ “a” trong trường hợp này là “bán nguyên âm” thì may ra còn chấp nhận được. Nhưng gọi “y” là “bán phụ âm” thì đúng là tác giả chưa hề nghe ai nói hay đọc hai chữ “táy máy”.

Trường hợp “tai tái” thì mặc dù âm |i| phát ra không rõ ràng như âm [a] đi trước nó nhưng |i| này cũng không đến nỗi cụt mà gọi nó là bán âm này kia. Thực ra cặp “ai” là một nguyên âm ghép (còn gọi là “nhị trùng âm”). Một âm nguyên được phát ra rõ ràng mà lại gọi là “bán phụ âm” thì rõ ràng tác giả chỉ nhìn mặt chữ mà xác định tính năng của từng mẫu tự mà thôi.

Tương tự là sự lầm lẫn về chữ “o” hay “u” ở cuối chữ. Tác giả nói: “Khi dùng O và U để viết w đóng vai trò là âm cuối trong các trường hợp như đào hào, báo cáo, táo, đau, rau câu... thì gọi là bán phụ âm.” Câu của tác giả hơi tối nghĩa, xin mạn phép “dịch” lại như sau: “Khi mẫu tự “o” hoặc “u” được dùng để viết âm [w] ở cuối âm tiết như trong các trường hợp “đào hào, báo cáo, đau, rau câu...” thì được gọi là các bán phụ âm.”

Điều đáng khen là tác giả đã nhận ra rằng tuy “o” và “u” được viết hai kiểu khác nhau nhưng lại được phát âm giống nhau là [w] tuy điều này chưa đúng hẳn. Nhưng vẫn không thể bảo rằng tác giả đã nghe kỹ những tiếng trong ví dụ của mình: Vì chúng chỉ khá giống nhau thôi. Âm cuối của “đào” quả thực nửa [o] nửa |u| nên có thể tạm chấp nhận là “bán nguyên âm” -- vì ở cuối nên tác giả gọi là “bán phụ âm”? -- nhưng mẫu tự “u” của “đau” thì vang rõ ràng âm |u|, chỉ có âm [a] phía trước là cụt ngủn giống trường hợp a cụt của “táy máy” ở trên. Gọi “u” này là bán phụ âm thì cũng sai như trường hợp “y” cuối của “táy máy”.

Nói thêm cho rõ

Nếu để ý ai cũng thấy ngay “ă” chẳng qua chỉ là [a] ngắn, “â” chẳng qua chỉ là [ơ] ngắn. Trong ký âm ngôn ngữ, không có một ký hiệu riêng và cụ thể để diễn tả âm ngắn,5 thế nên những người tặng dân tộc ta chữ quốc ngữ đã phải dùng tới dấu trăng cho chữ ă để chỉ âm ngắn của [a]; và đặt dấu mũ trên đầu “a” thành “â” làm âm ngắn của [ơ], không lẽ đặt dấu trăng lên đầu “ơ” để tạo thành một “cục dấu” như vầy: “ôê”.

Nếu để ý tiếp thì cũng thấy ngay rằng “i”“y” đều mang âm nguyên |i|; và rằng “y” làm nguyên âm trước nó ngắn lại, còn “i” thì không. Thế nên “táy máy” chẳng qua chỉ là “tắi mắi” mà thôi. Đã gọi “ă” là nguyên âm thì phải gọi “ăi” là nguyên âm đôi, và âm |i| cuối là nguyên âm, không có bán phụ âm, bán nguyên âm gì ở đây hết.

Trường hợp của “uy” cũng thế. Vì “u” bị “y” làm ngắn lại nên đọc giống bán nguyên âm [w]. Nếu dùng dấu trăng để làm ngắn một âm, có thể viết “tuy” thành “tuêi”. Và “y” cuối vẫn vẫn ngân vang rõ ràng do đó nó phải là âm nguyên |i|.

“U” đi sau cũng làm “a” ngắn lại. Nếu không vậy, “đau” sẽ được phát âm rất giống “đao”. Vậy “đau” được phát âm là “đău”, và “u” ở đây vẫn là nguyên âm vì vang rất rõ ràng.

Riêng “tây” thì đúng ra chỉ cần viết “tâi” là được, vẫn đủ phân biệt với “tơi” mà không cần đến “y”. Thế nhưng “thói quen là chủ nhân ông của ngôn ngữ” -- lời giáo sư Lê Ngọc Trụ trong “Việt Nam Chính Tả Tự Vị” in năm 1957 --, không cần phải sửa “tây” thành “tơy” hoặc thành “tâi” làm gì để rồi lại phải rắc rối với những cuốn sách in trước “cải cách hiện đại” này. Và cũng không cần tới khái niệm “bán phụ âm” ở đây. “Y” trong trường hợp này vẫn là âm nguyên |i|.

Nói đến “cải cách hiện đại”, cần rút kinh nghiệm người Trung Hoa: dân chúng đã không tỉnh táo khi Mao cho sửa lại chữ viết của họ, bảo là để giản tiện hơn khi viết.6 Thoạt đầu thì “đại thành công” vì con nít học kiểu chữ mới rất nhanh, tưởng rằng xóa mù chữ cả nước đến nơi. Nhưng cho đến khoảng những năm '90 thì có chuyện cười ra nước mắt:

Số là có một giáo sư Hán học người Việt nọ được đi du lịch Trung Quốc. Vì là du lịch rẻ tiền nên ông được đưa đi thăm thú ở làng quê Trung Hoa nhiều hơn là ở thành thị. Thế là ông giáo sư này gặp may. Sau gần nửa thế kỷ dùng chữ mới, những người đọc được chữ cũ càng ngày càng ít đi, ở thôn quê lại càng thậm tệ vì các nông dân vốn đã mù chữ từ trước, chỉ còn đám trẻ được đi học nhưng lại học chữ mới. Cha hỏi con rồi con hỏi cha mỗi khi họ giở các cuốn gia phả hoặc giấy tờ kinh sách cũ của các đình chùa miếu mạo ra xem mà chả hiểu gì mấy.

Thấy ông giáo sư người Việt ung dung đứng trước cổng một ngôi chùa, thưởng thức ngâm nga các câu đối, các bài thơ khắc trên tường trên cột đã rêu phong mốc thếch, họ như bắt được vàng nghĩ ngay đến chuyện nhờ ông ta giải thích hộ những chữ quái gở trong gia phả hay ngay trong nhà họ. Thế là tranh nhau, những người Trung Hoa ấy mời ông Việt Nam về nhà, về chùa, đãi đằng đủ thứ, dọn chỗ cho ở, cung cấp người hầu hạ, để ông ngoại quốc này được tự nhiên và thân thiện đọc giùm họ chữ của họ và ghi lại bằng thứ chữ “cải cách” để họ giữ gìn. Chả hiểu ông giáo sư nọ ở lại ngôi làng đó bao lâu và giúp được bao nhiêu người có gia phả ở thôn đó. Chỉ biết là một khi văn hóa bị “lãnh đạo” thì hậu quả của nó không xảy ra ngay đâu, nhưng đã xảy ra rồi thì tai hại khôn lường. Còn những kẻ lãnh đạo Trung Hoa hiện nay thì không tội gì vạch áo cho người xem lưng, thế giới sẽ chẳng bao giờ biết văn hóa và văn minh xứ này đã đi lạc đến đâu.

Sai lầm khi gọi “o, u” trong “oa, oe, uy” là bán nguyên âm

Ai có biết về hệ thống phiên âm quốc tế đều thấy đúng là “hoa” được phát âm là [hwa]. Và một học sinh lớp 6 cũng nhận ra ngay trong trường hợp này “o” = [w]. Vũ Xuân Lương cũng nhận ra điều này và mau mắn đem áp dụng thành qui tắc. Nhưng tất cả mọi người Việt Nam (trừ hai ông tổ ngữ âm Vũ Xuân Lương và Hoàng Phê) đều biết “oa” không hề được phát âm là [wa] mà vẫn cứ phải là [Ca]:7 âm [C] được phát rất cứng trong chữ này.

Cũng không ai nói “ủy ban” là [wỉ ban]. Nếu không thì người Nam Bộ đã viết thành “quỉ ban” rồi. Thế nên một người Việt Nam dù giỏi tiếng Anh đến đâu đi nữa thì cũng không bao giờ tưởng tượng được “Uyn-xơn” lại là tên một vị tổng thống Mỹ (Wilson), “phố Uôn” lại là Wall-Street. Khi đọc báo thấy những chữ “thủ đô Oa-sinh-tơn” thì ai cũng cười tủm; và khi xướng ngôn viên đài truyền hình VTV1 đọc rất rõ “Oa-xinh-tơn” (âm [C] của cô rất cứng và âm |s| thì trong vắt đến độ phải viết là “x”) thì nhiều người đã phải bụm miệng chửi thề. Còn dân mê bóng đá thì phải tập làm quen với chữ “Uôn cắp” nhan nhản trên mặt báo và ra rả trên ti vi mỗi 4 năm một lần, rồi dĩ nhiên sẽ rất nhiều người (như Vũ Xuân Lương) sẽ suy ngược ra rằng “U” và “O” chính là “W”!!!

Theo Vũ Xuân Lương, không được đánh dấu thanh trên chữ “o” trong “oa” vì nó không phải là nguyên âm. Bây giờ đã rõ nó là nguyên âm thì dấu huyền trong chữ “òa” sẽ được đặt ở đâu?

Vì cố gắng đưa ra qui tắc đặt dấu thanh dựa trên các nguyên tắc ngữ âm và muốn các qui tắc của mình mang tính nhất quán để giải thich mọi trường hợp nên Vũ Xuân Lương đã có những lúng túng và nhận định sai lạc trên. Thực ra chữ Việt là một hệ thống ký hiệu phiên âm. Các chữ, dấu âm và dấu giọng cũng làm nhiệm vụ giống với các ký hiệu trong ký âm pháp âm nhạc: hình dáng thế nào, đặt ở đâu, để ghi hiệu quả gì là hoàn toàn do qui ước cả. Mà đã là qui ước thì điều quan trọng nhất là sự phân biệt không gây lẫn lộn và kế tiếp là cần phải đơn giản và/hoặc mang tính trực quan để dễ sử dụng, ngoài ra đôi khi phải chấp nhận một vài ngoại lệ hoặc vô lý. Lấy thí dụ, xét về mặt nhạc lý, khoảng cách cao độ từ Rê lên Mi là một cung, viết trên dòng kẻ nhạc thì nốt Mi nằm trên nốt Rê một nấc. Nhưng Fa cao hơn Mi chỉ có nửa cung thôi mà tại sao lại viết nốt Fa nằm trên nốt Mi cũng một nấc chứ không phải nửa nấc?

Hóa ra nếu áp dụng nhạc lý vào ký âm pháp thì đôi khi không đúng. Tương tự, áp dụng cứng ngắc nguyên tắc ngữ âm vào chữ viết thì cũng có khi không được. Ngữ âm học là một môn khoa học liên quan tới hình thức phát âm nhưng chính tả lại thuộc lãnh vực xã hội và chỉ là các qui ước, phần nhiều dựa trên thói quen của người sử dụng. Nhưng vì chính tả lại ảnh hưởng ngược đến cách phát âm của người dùng nó nên các qui ước đưa ra phải chặt chẽ và hợp lý trong chừng mực nào đó để mọi người có thể chấp nhận.

Vì thế cho đến nay mặc dầu đa số người Hà Nội nói “Em giất xung xưởng được chân chọng mời bác vào nhà xơi chẻn giệu” cũng không thể cứ thế mà viết ra để rồi hợp thức hóa luôn cái giọng nhà quê đó làm giọng chuẩn của “thủ đô ngàn năm văn vật”.

Những nhược điểm trong nhận định của VXL lồ lộ ra đấy mà Hoàng Phê không thấy thì hai chữ “giáo sư” ở phần tước hiệu của ông nên được để vào trong ngoặc kép là vì vậy.

Điều lạ lùng là kết quả việc suy luận của tác giả Vũ Xuân Lương lại là bốn qui tắc giống y hệt với chính tả truyền thống. Nhưng may mắn này lại không xảy ra với qui tắc còn lại cho trường hợp “oa, oe, uy”. Và để tạm kết thúc, thiết tưởng các qui tắc chính tả truyền thống về cách đặt dấu giọng nên được ghi lại nhằm chứng minh tính đơn giản và rõ ràng của cha ông ta.

Ưu tiên 1: dấu âm (dấu trăng: ă, dấu mũ: â, ê, ô, và râu: ơ, ư) và dấu giọng luôn đi chung: thuở, trời, đất, nổi, nhiều, thửa, thấy, thuốc, gửi, oằn, tuổi, tội, tuyết; Nếu có hai mẫu tự mang dấu âm (ươ) thì dấu giọng đi với mẫu tự sau (ơ): người, lượt, cưỡi, tưởng...

Ưu tiên 2: vần có phụ âm cuối thì dấu đi với nguyên âm cuối: oán, loét, cát...

Ưu tiên 3: vần là nguyên âm ghép đôi hay ghép ba thì mang dấu giọng ở nguyên âm áp chót: ngoèo, hỏi, hóa, của, khuỷu, hoài, ngoáy, cái, áo, kéo, đỉa, xỉu, xòe, chúa, núi, tủy...

Chú ý: đương nhiên phụ-âm-ghép “qu”“gi” không mang dấu (vì chúng là... phụ âm), dấu đặt bình thường theo các ưu tiên trên:

quả, què, quì, quý, quẹo, quái, quào, quở, quới, quyệt...

giả, gié, gió, giặt giũ.

Nhưng khi “g” đi trước “i” nguyên âm hoặc trước nguyên-âm-ghép với “i” (khi này “g” có cùng cách phát âm với “gi”) thì theo các ưu tiên trên:

gì, gỉ sét, giết (không đọc là dết), giặt gịa khác với giạ lúa, không cần sửa thành “giặt dịa”, cũng như không cần sửa “giấu giếm” thành “giấu diếm”.8

Qui tắc đặt dấu giọng của tiền nhân không hề lấy yếu tố thẩm mỹ làm nguyên tắc chủ đạo (như những người làm tin học vẫn tưởng và áp đặt cái tên “kiểu thẩm mỹ” cho nó) mà chỉ cốt làm sao cho thật đơn giản và dễ nhớ. Quả thật nó rất thống nhất nên không cần phải vận dụng trí óc nhiều mỗi khi đánh máy, không phải phân vân xem dấu nên đặt ở đâu. Thế nhưng nay thì phải phân vân rồi, không những phân vân, còn phải tranh luận xem nó phải được đặt ở đâu nữa.

Qui tắc đặt dấu giọng của tiền nhân không hề lấy yếu tố thẩm mỹ làm nguyên tắc chủ đạo (như những người làm tin học vẫn tưởng và áp đặt cái tên “kiểu thẩm mỹ” cho nó) mà chỉ cốt làm sao cho thật đơn giản và dễ nhớ. Quả thật nó rất thống nhất nên không cần phải vận động trí não nhiều mỗi khi đánh máy, không phải phân vân xem dấu nên đặt ở đâu. Thế nhưng nay thì phải phân vân rồi, không những phân vân, còn phải tranh luận xem nó phải được đặt ở đâu nữa.

Các vấn đề “cải cách” về dấu, về hình dáng của chữ,9 của những người làm văn hóa ở Việt Nam ngày càng chứng tỏ họ chỉ là những kẻ duy ý chí mà lại cứ hay đưa ra các lý luận có vẻ khoa học, có vẻ “lô-gích” (hợp lý) để biện giải cho sự phá hoại của mình. Họ thay đổi không chỉ vì họ muốn thay đổi, nguyên nhân sâu xa của cái ý muốn thay đổi mọi thứ của họ chẳng qua chỉ là sự kiêu ngạo, muốn được xã hội vinh danh là những người có những cải tạo lớn lao cho văn hóa nước nhà.

Hồng Đức
30/10/07


1 http://vietlex.com/lib/compuLinguistics/quytacbodau.htm
2 Tìm thấy trên trang web Mạng Giáo Dục của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam (http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/276086.aspx) nhưng khởi thủy là đăng trên trang web của Talawas: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7657&rb=06
3 Bài “Bàn về chuyện "đánh dấu thanh" trong tiếng Việt” cũng tại Talawas: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=94&rb=07
4 Địa chỉ: Số 2 Ngõ Hàng Bún, Hà Nội.
5 Nhà xuất bản Webster đã có cách phiên-âm âm-ngắn bằng một ký tự nhỏ hơn, và nằm cao hơn các ký tự thường khác. Ví dụ chữ “but” được phiên là [bEt], đọc khác với [bEs] của “bus”. Nhưng một ký tự nhỏ xíu như thế thì không phù hợp để dùng trong chữ viết.
6 Đặt tên kiểu ký tự mới này là “giản thể” đối lại với kiểu cũ gọi là “phồn thể”.
7 Ký hiệu C ngược dùng để phiên âm o.
8 Nhưng để ghi chữ có âm là [zết] trong [túi zết], cần phụ âm đầu là “gi” và viết “giết” thì lại đọc là [ziết] mất, đành phải ghi là “dết”, hỏng mất phụ âm đầu. Đây là một nhược điểm thường có trong bất kỳ bộ môn xã hội nào. (revised on Nov 6th ’07)
9 Cuộc cải cách về hình dạng chữ viết tay đã từng là một “thành công, thành công, đại thành... gà bới” ở Việt Nam, ai đã từng làm nghề giáo trong nước vào thập niên 80 đều có thể làm chứng điều này. Chỉ tội nghiệp, đa số thanh niên độ tuổi 30 bây giờ không dám viết thư tay gửi người yêu.


 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html