Tuesday, June 28, 2022

Chữ Hán hay chữ Việt?

Chữ Hán hay chữ Việt?


Văn hóa Việt hay văn hóa Hán?

Việt có trước Hán? Hay Hán có trước Việt?

--- Văn hóa Việt bị gọi là văn hóa Hán? Chứng minh!


Chữ Hán hay chữ Việt?

Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết thú vị: "Phát Hiện Lại Việt Nhân Ca", "Phục Nguyên Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu Tiễn", "Đi Tìm Nguồn Gốc Chữ Nôm"… trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng rất hợp lý, cho thấy tiếng nói nguyên thủy của người Trung Quốc là tiếng Việt.

Người bạn Triều Châu gốc Việt xác định:

“Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!”

Một sự ủng hộ vô giá!

May mắn hơn nữa là... đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin:

Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp Cốt!

Từ những nguồn tài liệu phong phú và vững chắc đó, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết:

Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa!

Nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng sinh học (diversity) cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa là, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông, mà còn chứng minh được rằng -- tổ tiên ta để lại trên đất Trung quốc không chỉ riêng tiếng nói mà cả chữ viết nữa.

I- Quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung quốc như sau:

Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 7000 năm trước, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ Indonesian mang mã di truyền Australoid hòa huyết với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà.

Mãi đến năm 2698 TCN, người Mông Cổ lai Thổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Nhưng vì ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều nhà Hạ.

Cùng với thời gian, người Hoa Hạ (mang hai dòng máu Thổ-Mông và Việt) thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: nên mới có tình trạng "tĩnh từ đứng trước danh từ" ('xanh áo' thay vì "áo xanh' của văn phạm Việt, mà ta vẫn gọi là cách nói ngược ‘xanh áo’ của Mông Cổ). Dân cư vương triều Hoàng Đế là nói tiếng Việt nhưng lại nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị nhiễm tính cách nói ngược (xanh áo, bạch mã, hồng quân), cũng chuyển hóa theo cách tương tự.

Tạp chủng du mục Mông/Siberian, Hán/Hung, Thổ khi vào chiếm vùng đất Trong Nguồn [Trung Nguyên], có hòa huyết cùng dòng máu với người Việt bản địa, tạo ra người Hoa Hạ. Hoa Hạ là người lai giống giữa Hán/Mông và Việt. Nhưng vì người Việt cổ bản địa đông hơn, văn minh hơn, nên vài ba thế hệ sau, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt. Rốt cuộc, Hiên Viên Hoàng Đế gốc du mục tuy có chiếm đất Trung Nguyên/Trong Nguồn của người Việt bản địa, nhưng không giữ được đất vì bị đồng hóa thành văn hóa bản địa và thành người Việt, điển hình là nhà Chu là tộc Khương, nhưng không còn nói tiếng Khương mà là nói tiếng Việt. Một triều đại dị tộc đi chiếm đất, không thể cai trị một đất nước rộng lớn, đông người và văn minh hơn người đi chiếm trong một thời gian dài.

Người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.

Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông.

Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm, rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước.
Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, mà bây giờ gọi là Trung Nguyên, mà Trong Nguồn vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.

Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu, Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm.

Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói giàu ý nghĩa nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết.

Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 Trước Công Nguyên), mới biết chữ Giáp Cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức hoàn bị, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi trong việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử. Trong triều đình nhà Ân, gồm những:

- “họa sư” = người vẽ chữ,
- “bốc sư” = thày bói,
- “thầy mo” = bùa chú, lên đồng bóng.
Đều là người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này.

Khi nhà Chu cướp nước nhà Thương và thay nhà Thương cai trị, thì nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt.

Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp Cốt văn chữ Triện tồn tại tới nay.
Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt cổ còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

……

Sau đời Hán, Trung Quốc gặp nạn chiến tranh, giặc giã, loạn lạc, bệnh dịch, tản cư, di dân.... Hằng triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: từ đó tiếng quan thoại ra đời.

Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là phần tử tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam.

Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh Hiền.

Trong khi đó, tiếng quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô ở Bắc KInh. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng.

“Nếu vì một lý do nào đó mà một dân tộc đó đã để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ nước khác lấn át và tình trạng lấn át này kéo dài; chắc nó chắn nó sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa ngôn ngữ.”

Nhà Mãn Thanh rồi đến chính quyền Quốc Dân Đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung quốc nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bắc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam sông Trường Giang / Dương Tử vẫn có khoảng 20% tiếng địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.

Một vấn đề từ lâu được đặt ra: Chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ?

– Chưa ai xác định được!

Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp Cốt Văn của tổ tiên Lạc Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế.

Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát giác: “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”. Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho.
Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc phần và Trung phần, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu (Triệu Vũ Đế). Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.

Một câu hỏi: Khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gì?

Sử ký viết:
“Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.”

Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt. Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt / Nhã Ngữ, thanh nhã chuẩn mực.

Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.

Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, tiếng quan thoại đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một thành phần tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài -- từ đa âm, không thanh điệu, tới đây --- đã thành đơn âm và sáu dấu thanh.
Có lẽ, tiếng nói của phần tử dân cư mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?

Sau thời Đường, nước Đại Việt ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ.

Theo dòng thời cuộc, trong tiếng nói của người Trung quốc cũng bị thay đổi vì có quá nhiều di dân của chiến tranh loạn lạc, di dân... từ gốc người du mục phương bắc tràn tới Trung Nguyên, tạo ra nhiều tiếng khác biệt trong nước Trung quốc, và vì thế càng ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà chính người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Rốt cuộc, di Sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Từ những phân tích trên chứng tỏ rằng -- tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ tiếng Hoa, Trung quốc nữa.

Cái mà nay người ta quen gọi là “chữ Hán-Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc

Tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần viết ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo chữ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung quốc, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.
Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành chữ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng mà không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức, mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bực bội, bức rức.

Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp chữ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó sẽ được gọi là chữ Nho.

Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn.

Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “chữ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng chính bản thân của khái niệm “chữ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “chữ Hán Việt.”

Nhưng cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “chữ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?

- Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử.

- Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, lại càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay.

Có lẽ tên gọi chữ Nho là phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như thấy ra của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội.

Sở dĩ gọi là “chữ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa là của Hán cũng vừa của Việt. Cách hiểu như thế vừa không chính xác, gây khó chịu, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “chữ Hán Việt” mà là ‘tiếng Việt cổ’.

Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ ngữ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý:

“Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội.”

Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng hữu hiệu nhất.

III. Kết luận

Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, thành phần tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng cho sự mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta tìm ra sự thật: không hề có cái gọi là “Chữ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt cổ, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ.

Việc xác định bản quyền tiếng Việt cổ là một khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là phải cho phổ biến, lan tải và loan truyền để mọi người cùng hiểu, cùng biết, cùng dùng. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu cần sử dụng vốn tài sản này làm cho phong phú ngôn ngữ, góp phần phục hưng văn hóa dân tộc.

Cái ngăn trở to nhất ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô ý thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài, để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?

Nhiều người đã hiểu cớ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học:

✓ Rèn trí thông minh, sâu sắc,
✓ Luyện cách suy luận,
✓ Tập cách suy nghĩ và
✓ Khơi động cho một tư tưởng mới…

Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn.

Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ túc một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.

Chúng tôi xin đề nghị, cần một cuộc thay đổi loại bỏ thuật ngữ “chữ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: Tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

Sở dĩ gọi là “chữ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây khó chịu, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “chữ Hán Việt” mà là ‘tiếng Việt cổ’.

Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý:

“Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội.”

Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng hữu hiệu nhất.

IV. Tổng kết

Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta tìm ra sự thật: không hề có cái gọi là “Chữ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc xác định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là loan truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần phục hưng văn hóa dân tộc.

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?

Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện suy luận, suy nghĩ và đặt tư tưởng mới… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn.

Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ túc một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những chữ thường dùng để học sinh hiểu và dùng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Tự Điển Tiếng Việt.

Chúng tôi xin đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “chữ Hán-Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: Tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ "chữ Nho" để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

Hà Văn Thùy



 

Giáp cốt văn là những “văn bản” ghi lại kết quả của việc bói cát hung thời Ân Thương thời xa xưa, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, như thời tiết nắng mưa, thu hoạch mùa màng, hoặc bệnh tật, sinh nở, những việc nguy hiểm như chiến tranh, săn bắt, quan trọng như tế tự.


Một mảnh yếm rùa có khắc chữ

Cốt là xương chữ viết được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn hay chữ giáp cốt là thể chữ cổ xưa nhất được tìm thấy cho đến ngày nay. Thời đại của những mảnh xương thú, mai rùa có khắc chữ giáp cốt là thời kỳ Ân Thương”.

“Giáp cốt là thuật ngữ dùng để chỉ xương và mai rùa dùng để bói, gặp trong các di tích đời Thương, cũng gọi là bốc cốt (xương bói)”.

“Văn tự giáp cốt là loại văn tự cổ kính khắc trên mai rùa và xương thú” do bởi những gì mà giáp cốt văn ghi chép là những sự kiện và trường hợp có liên quan đến chiêm bốc, chứ không phải là những ghi chép lịch sử Ân Thương. Vả lại, hình thức của giáp cốt văn phần nhiều là những câu chữ đơn giản, không có thiên chương hoàn chỉnh. có thể nói, giáp cốt văn là văn tự của thời đại Ân Thương là văn tự thành hệ thống sớm nhất là một quốc gia văn minh phát đạt cao.







Chữ Việt

Tiếng nói và chữ viết của người phương nam là người Việt nó bao la vì nhiều chi tộc, có nhiều phân chi Lạc Việt là Lạc bộ Chuy, lạc bộ Mã cùng nhiều nước Việt nhỏ… đã làm chủ vùng Thái Sơn và Hoàng Hà trước thời Đông Chu Liệt quốc. Để lại câu ca dao:

“Công cha như núi Thái sơn”….

Chữ Nôm / chữ Vuông là chữ do người Việt sáng tạo từ xa xưa

“Chữ = 字” Vuông = 文 = Văn”
“Duyệt 粵 mành 文” (Việt văn)


Chữ Nôm trong một chi Việt tộc chỉ là một phần trong chữ Nôm của cái “đại thể” gọi là “Bách Việt tộc”. Vì vậy phải khảo cứu rộng và xa đến thời thượng cổ, ít nhất là từ giáp cốt văn thì mới có thể thấy được sự thật.

Chữ Nôm là chữ tượng hình và đã biến đổi trở thành không còn là chữ tượng hình, mà thành chữ “biểu ý” được vẹn toàn hơn, đẹp hơn = vuông cho đẹp, nên gọi là 'chữ Vuông.


tổ tiên người Việt không chỉ có sáng tạo ra một loại chữ, mà có thể kể đến:

— Chữ Nòng Nọc (Khoa Đẩu),
— Chữ tượng hình
— Chữ trùng điểu
— Chữ hình Ngọn Lửa (Hỏa Tự),


Tại những di chỉ văn hóa như Bán Pha, Ngưỡng Thiều, Đông Sơn v. v… đều có dấu tích các chữ viết thuộc về tiền thân của

— Giáp cốt văn và
— Chữ Vuông ngày nay?

Điều éo le là -- đến nay chỉ có chữ vuông của sử sách bên Tàu lưu lại và bao trùm văn minh Á Đông.

Chữ Vuông đi từ phôi thai cho đến phổ cập từ đời nhà Hạ, Thương, Chu đến ngày nay.


Đó là loại chữ viết ít nhất có trên 5.000 năm lịch sử với những tên gọi khác nhau đó là:

- Chữ “vẽ hình” ở thời nhà Hạ?

- Chữ “giáp cốt” ở thời nhà Thương?

- Chữ “giáp cốt văn”,
“kim văn”,
“chung đỉnh văn” ở thời nhà Chu


– Chữ “Hán”
ở thời nhà Hán?
- Gọi là Trung văn, chữ Hoa, chữ Tàu, Chữ China, Chinese v. v…



– và, ở tận phương nam còn gọi cái chữ có dạng hình Vuông là chữ Hán, là Hán Việt, là Nôm và cũng gọi là “chữ 字 Vuông 文” của người Việt, và ngày nay chỉ có Việt ngữ phương Nam mới có âm đọc và chữ để viết “chữ Vuông” bằng hai tiếng “chữ 字 Vuông 文”.

(Vì Việt Nam đã đổi qua dùng A - B - C, vì ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc).


 


Cây kiếm của Việt Vương Câu Tiễn khắc chữ loại chữ 'trùng điểu'.



Các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Lĩnh Nam trước khi bị Tần và Hán xâm lược, dân Việt là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Lĩnh Nam trước khi Tần và Hán chiếm, đó là của văn minh Việt, chứ không phải là của Hán tộc.

Người Bách Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.

 photo 5khpm4nsgt.png photo 5khpm4nsgt.png
Hình 1: Cây kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Hình 2: Chữ chạm bằng vàng trên một thẻ thông hành bằng đồng do Sở Hoài Vương cấp cho vua chư hầu nước Ngạc, năm 323 TCN
cả hai lối chữ được khắc bằng loại chữ 'trùng điểu', chữ của Việt tộc thời phôi thai sau chuyển dạng thành chữ viết "văn tự/Trung văn"



 

.................................................................

 



Phiên Thiết Hán-Việt



Phiên thiết Hán-Việt là dùng cách phiên thiết (反切), tức là dùng âm của hai chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho cách đọc âm Hán của một chữ Hán.

Phiên thiết là một phương pháp ghi chú cách đọc được dùng trong các tự điển chữ Hán, trước khi có phương pháp dùng chữ cái La Tinh để ghi chú cách đọc (gọi là bính âm 拼音). Nghĩa là dùng âm của những chữ Hán thông dụng, mà chỉ dẫn cách đọc của một chữ Hán ít thông dụng hơn hay là chữ mới. Người Việt Nam áp dụng phép phiên thiết cho các âm Hán-Việt tương đương, gọi là phiên thiết Hán-Việt.

Ví dụ: Bạn không biết cách đọc chữ 同, tra tự điển sẽ có phiên thiết 德紅切 (âm Hán-Việt là đức hồng thiết). Như vậy chữ 同 sẽ đọc là ĐỒNG, vì đồng = đức + h'ồng, theo quy tắc lấy phụ âm đầu (thanh mẫu 聲母) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận mẫu 韻母) chữ thứ hai, riêng thanh điệu thì xem quy tắc ở phần dưới.

Như vậy có thể có rất nhiều cách phiên thiết cho một chữ Hán.

Sơ lược nguồn gốc

Chữ Hán là một thứ chữ được người thổ dân cổ người Việt cổ sáng tạo, Khi người Hán xâm chiếm vùng đất của thổ dân, người Hán thâu tóm hết và rồi nhà Hán cải biến cho phù hợp thực tế và rồi dần dần trở thành một thứ văn tự chung cho một số dân tộc ở vùng Đông ÁĐông Nam Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam... Qua nhiều thế kỷ, chữ Hán đã được xem như là một thứ văn tự chính thống, đem dùng vào việc giảng dạy, thi cử, hành chính, sáng tác văn học. Tùy từng vùng từng xứ mà chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc có nhiều giọng đọc khác nhau, như:

- Tiếng Quảng Đông
,
- Phúc Kiến
,
- Triều Châu
,
- Bắc Kinh
...

Các nước lân cận như Triều Tiên
có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là
Hán-Triều (漢朝),
người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là
Hán - Hòa (漢和),
người Việt Nam có cách đọc của mình gọi là
Chữ nho hay chữ Hán-Việt
(漢越).

Chữ Hán là một loại chữ biểu ý, không phải là loại chữ biểu âm nên không thể nhìn vào mặt chữ mà đọc được. Thế thì người Trung Quốc dùng cách nào để đọc được thứ chữ ấy? Từ thời
nhà Đông Hán
(東漢, 25-225) trở về trước,
người Trung Quốc dùng lối chú âm bằng cách dùng chữ đồng âm, gọi là
trực âm (直音).

Trực âm là lối dùng chữ đồng âm để trực tiếp chú âm một chữ khác hay dùng những chữ có âm gần giống, gọi là:
- độc nhược (讀若)
- độc như (讀如) hay
- độc vi (讀為).

Nhưng lối trực âm không có chữ đồng âm thì không chú âm được, còn lối độc nhược, độc như, hay độc vi thì có khuyết điểm là chú âm không chính xác.
Vì thế, thời Đông Hán mới dùng đến phương pháp phiên thiết (反切).

Trước khi có phép phiên thiết, thời Xuân Thu (春秋, 722-479 trước CN) người người Việt cổ đã biết kết hợp hai âm lại làm một. như:

不可—叵 — phả;

何不—盍 — hạp;

而已—耳 — nhĩ

之於—諸 — chư

之歟—諸 — chư

Phương pháp phiên thiết là một bước tiến rất lớn so với lối chú âm như trực âm, độc nhược, độc như hay độc vi nêu trên.

Ở đây chỉ bàn đến cách đọc chữ Hán theo âm Hán-Việt, tức là lối đọc riêng của người Việt. Chính yếu là dựa theo phép phiên thiết trong các văn tự và từ điển Trung Quốc như:
- Khang Hy tự điển (康熙字典),
- Trung Hoa đại tự điển (中華大字典),
- Từ Nguyên (辭源),
- Từ Hải (辭海),
- Trung văn đại tự điển (中文大辭典) v.v.

Định nghĩa

Phương pháp phiên thiết được định nghĩa như sau trong những bộ tự điển, những tác phẩm ngữ học xưa và nay như sau:

  • Sách Lễ Bộ Vận Lược (禮部韻略) của Đinh Độ (丁度) đời nhà Tống (宋) giải thích hai chữ "phiên thiết" như sau:
音韻展轉相協謂之反,亦作翻;兩字相摩以成聲謂之切,其實一也
Âm và vận tuần tự hợp nhau gọi là Phiên 反 cũng viết là 翻. Hai chữ mài cọ nhau để thành âm đọc gọi là thiết 切. Thực ra chỉ là một mà thôi.
  • Quyển Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển (形音義綜合大字典) giải thích hai chữ "phiên thiết" như sau:
以兩字急讀而合成一字之音曰切,亦曰反切,又曰切韻
Lấy hai âm mài cọ, cọ sác với nhau thành một âm nên gọi là phiên thiết, cũng gọi là thiết vận.
  • Sách Văn tự học toản yếu (文字學纂要) dẫn chú thích của Trịnh Huyền (鄭玄) đời nhà Hán về chữ "phiên" (反): 反,覆也 — Phiên là Lật lại; và dẫn chú thích của Cao Dụ (高裕) đời Hán về chữ "thiết" (切): 切,摩也 – Thiết là mài cọ. Sách này ghép hai chú thích của Trịnh Huyền và Cao Dụ để đi đến định nghĩa sau:
以二音反覆摩以成一音故名反切
Lấy hai âm mài cọ với nhau thành một âm, ấy gọi là phiên thiết.
  • Từ Nguyên (辭源) định nghĩa "phiên thiết" như sau:
以二字之音相切而成一音也:上一字為雙聲,亦謂之母音,下一字為疊韻,亦謂之字音
Lấy hai âm của hai chữ mài cọ với nhau tạo thành một âm: chữ trên là song thanh chữ dưới là điệp vận.
  • Từ Hải (辭海) định nghĩa "phiên thiết" như sau:
以二字之音切成一字之音之方法也
Phương pháp lấy âm của hai chữ 'mài cọ' thành âm của một chữ.
  • Từ Vị (辭彙) của Lục Sư Thành (陸師成) định nghĩa "phiên thiết" như sau:
用兩個字標注字音:以上字之聲和下字之韻切成一音
Dùng hai chữ nếu chú âm một chữ. Lấy thanh (phụ âm đầu) và vận (vần) của chữ dưới mài cọ thành một âm.
    ---
  • Hán Việt tự điển (漢越詞典) của Đào Duy Anh định nghĩa "phiên thiết" như sau:
Đem hai tiếng nói lái lại với nhau thành một tiếng khác.
Ví dụ:
Ha với Cam thành Ham.
  • Sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt của Nguyễn Tài Cẩn (Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1979), trang 109 viết:
Phiên thiết – nếu nói một cách nôm na – thì có thể định nghĩa là cách dùng hai chữ nói lái lại, để tìm ra cách đọc của chữ thứ ba. Ta hãy trở lại ví dụ: đông = đô tông thiết. Rõ ràng là dùng hai chữ Đô và chữ Tông nói lái lại, thì sẽ tìm ra được cách đọc của Đông. Bởi vì Đông bao gồm phụ âm Đ của chữ Đô cộng với vần Ông của chữ Tông: Đông = Đ(ô) + (T)ông.
  • Sách Nghiên Cứu Về Chữ Nôm của Lê Văn Quán (Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1981), phần cuối chú trang 25 viết:
Phiên thiết là dùng hai chữ Hán ghép lại để ghi âm đọc của một chữ. Ví dụ:
同 = 德紅切 – Đức hồng thiết = Đồng.
Chữ trên đại biểu cho thanh mẫu, chữ dưới đại biểu cho vần (vận mẫu) và thanh điệu.

Nói tóm lại: Phiên thiết là dùng âm của hai chữ đã biết cách đọc để chú âm cho một chữ thứ ba, nghĩa là lấy phụ âm đầu của chữ thứ nhất với vần của chữ thứ hai đọc nối liền lại theo một quy tắc nhất định để đọc chữ thứ ba.

Ví dụ:
搖 = 余招切: Du + Chiêu thiết = Diêu.
Thuyết minh: Du có phụ âm đầu là D + iêu là vần của chữ thứ hai = diêu. Quy tắc này gọi là Song Thanh, Điệp Vận.

Phiên thiết có âm khởi đầu là phụ âm

Song thanh & Điệp vận

Song thanh (雙聲) là phụ âm đầu (thanh mẫu 聲母) của chữ tìm ra giống với phụ âm đầu của chữ thứ nhất. Ví dụ: 東 = 德紅切: Đức + Hồng thiết = Đồng. Chữ thứ nhất có phụ âm đầu là Đ chữ tìm ra là Đông cũng có phụ âm đầu là Đ nên gọi là song thanh.

Điệp vận (疊韻) là vần (vận mẫu 韻母) của chữ tìm ra giống với vần của chữ thứ hai. Ví dụ: 川 = 昌緣切: Xương + Duyên thiết = Xuyên. Duyên, chữ thứ hai có vần là Uyên, chữ tìm ra là Xuyên cũng có vần là Uyên nên gọi là Điệp vận.

Về thanh điệu cũng có các quy tắc nhất định, được gọi là cùng bậc, đồng loại.

Cùng bậc & Đồng loại

Cùng bậc là bậc thanh của chữ tìm ra giống bậc thanh của chữ thứ nhất.
Ví dụ:
抓 = 側絞切: Trắc + Giảo thiết = Trảo.
Chữ tìm ra là Trảo có dấu hỏi thuộc bậc phù giống với chữ thứ nhất là Trắc có dấu sắc cũng thuộc bậc phù nên gọi là cùng bậc.

Đồng loại là loại thanh tìm ra giống với loại thanh của chữ thứ hai.
Ví dụ:
偅 = 主勇切: Chủ + Dũng thiết = Chủng.
Chữ tìm ra là Chủng có dấu hỏi thuộc loại thanh thượng giống với chữ thứ hai là Dũng có dấu ngã cũng thuộc loại thanh thượng nên gọi là đồng loại.

Công thức bỏ dấu tìm ra

Chữ thứ nhất
Ngang Sắc (´) Hỏi (᾿) Huyền (`) Ngã (~) Nặng (·)
Chữ thứ hai Ngang Ngang Ngang Ngang Huyền Huyền Huyền
Sắc (´) Sắc Sắc Sắc Nặng Nặng Nặng
Hỏi (᾿) Hỏi Hỏi Hỏi Ngã Ngã Ngã
Huyền (`) Ngang Ngang Ngang Huyền Huyền Huyền
Ngã (~) Hỏi Hỏi Hỏi Ngã Ngã Ngã
Nặng (·) Sắc Sắc Sắc Nặng Nặng Nặng

Phụ âm đầu, vần & thanh điệu

Trước khi áp dụng quy tắc trên để đọc được lối phiên thiết trong các tự và tự điển Trung Quốc, chúng ta cần phải biết qua âm (thanh mẫu), vần (vận mẫu) và thanh điệu của tiếng Hán-Việt.

Phụ âm đầu

Phụ âm đầu là thành phần phụ khởi đầu của một âm tiết trừ đi phần vần và thanh diệu. Căn cứ vào vị trí cấu âm, phụ âm đầu được chia làm ba vị trí:
* loạt 1 phụ âm môi,
* loạt 2 phụ âm lưỡi
* 3 phụ âm tắc
thanh hầu.

  1. Loạt phụ âm môi:
    b, ph, v, m.
    Ví dụ:
    巴 (ba), 非 (phi), 文 (văn), 木 (mộc).

  2. Loạt phụ âm lưỡi:
    • Loạt phụ âm đầu lưỡi:
      t, th, tr, s, đ, n, l, d.
      Ví dụ:
      三 (tam), 天 (thiên), 中 (trung), 生 (sinh), 年 (niên), 老 (lão), 也 (dã), 多 (đa).
    • Loạt phụ âm mặt lưỡi:
      ch, x, gi, nh.
      Ví dụ:
      主 (chủ), 春 (xuân), 甲 (giáp), 牙 (nha).
    • Loạt phụ âm gốc lưỡi:
      k, (c, q), kh, ng, (ngh).
      Ví dụ:
      旗 (kỳ), 姑 (cô), 軍 (quân), 可 (khả), 我 (ngã), 義 (nghĩa).
  3. Phụ âm tắc thanh hầu:
    h.
    Ví dụ: 海 (hải).

Vần

Vần là thành phần chính yếu của âm tiết trừ đi thanh điệu, phụ âm đầu (nếu có). Căn cứ vào phương thức cấu tạo, chúng ta có thể chia vần ra làm các loạt như sau:

  1. Loạt vần không có âm cuối:
    i, y, (uy), ia, ê (uê), ư, ưa, ơ, a (oa), u, ô, o.
    Ví dụ:
    之 (chi), 美 (mĩ), 規 (quy), 地 (địa), 細 (tế), 稅 (thuế), 四 (tứ), 乘 (thừa), 初 (sơ), 个 (cá), 化 (hóa), 瓜 (qua), 夫 (phu), 古 (cổ), 儒 (nho).

  2. Loạt vần có âm cuối là nguyên âm ghép:
    ai (oai), ơi, ôi, ây, ưu, ao, iêu (yêu).
    Ví dụ:
    待 (đãi), 話 (thoại), 怪 (quái), 亥 (hợi), 杯 (bôi), 西 (tây), 狗 (cẩu), 久 (cửu), 高 (cao), 料 (liệu), 腰 (yêu).
    Giả Thuyết:
    i, y, o, u đứng sau các âm chính đều là nguyên âm cuối.
  3. Loạt vần có phụ âm cuối m/p:
    am, ap, âm (im), ấp, iêm (yêm), iêp.
    Ví dụ:
    甘 (cam), 法 (pháp), 心 (tâm), 今 (kim), 念 (niệm), 淹 (yêm), 涉 (thiệp).
    Giả Thuyết:
    m, p đứng sau các âm chính đều là phụ âm cuối.
  4. Loạt vần có phụ âm cuối n/t:
    an (oan), at (oat), ân (ăn, uân), ăt, ât (uât), ôn, ôt, iên (yên, uyên), iêt (yêt, uyêt).
    Ví dụ:
    安 (an), 短 (đoản), 官 (quan), 怛 (đát), 脫 (thoát), 括 (quát), 引 (dẫn), 根 (căn), 君 (quân), 瑟 (sắt), 乙 (ất), 戌 (tuất), 尊 (tôn), 沒 (một), 典 (điển), 煙 (yên), 川 (xuyên), 列 (liệt), 咽 (yết), 血 (huyết).
    Giả Thuyết:
    n, t đứng sau các âm chính đều là phụ âm cuối.
  5. Loạt vần có phụ âm cuối ng/c:
    ang, (oang), ac, ăng (oăng), ăc (oăc), ung, uc, ưng, ưc, ương, ươc, ong, oc, ông (uông), ôc (uôc).
    Ví dụ:
    邦 (bang), 皇 (hoàng), 光 (quang), 各 (các), 朋 (bằng), 弘 (hoằng), 色 (sắc), 或 (hoặc), 虢 (quắc), 恭 (cung), 目 (mục), 証 (chứng), 食 (thực), 央 (ương), 掠 (lược), 龍 (long), 捉 (tróc), 公 (công), 尪 (uông), 谷 (cốc), 屬 (thuộc), 國 (quốc).
    Giả Thuyết:
    ng/c đứng sau các âm chính đều là phụ âm cuối.

  6. Loạt vần có phụ âm cuối nh/ch:
    inh (uynh), ich, anh (oanh), ach (oach).
    Ví dụ:
    丁 (đinh), 兄 (huynh), 昔 (tích), 境 (cảnh), 橫 (hoành), 迫 (bách), 劃 (hoạch), 郭 (quách).
    Giả Thuyết:
    ng/c đứng sau các âm chính đều là phụ âm cuối.

Thanh điệu

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết. Trong tiếng Hán trước đây có bốn thanh:

bình 平,
thượng 上,
khứ 去,
nhập 入;

mỗi thanh có hai bậc là:

phù 浮 và
trầm 沈 (hoặc
thanh 清/
trộc
濁;
thượng 上 /
hạ 下;

Ngày nay thường gọi là:

âm 陰 /
dương 陽).

Như vậy, tổng cộng có tám thanh bậc:

- phù bình (浮平),
- trầm bình (沈平),
- phù thượng (浮上),
- trầm thượng (沈上),
- phù khứ (浮去),
- trầm khứ (沈去),
- phù nhập (浮入),
- trầm nhập (沈入).

Lưu ý là âm tiếng Hán hiện đại (tiếng Hán phương ngữ Bắc Kinh) chỉ có bốn bậc thanh:

- phù bình (tên thông dụng hiện nay là:
âm bình),
- trầm bình (tên thông dụng hiện nay là dương bình),
- thượng thanh
khứ thanh (không chia bậc).

Tiếng Việt có sáu thanh điệu (biểu hiệu bằng: không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), nhưng âm Hán-Việt lại quy về bốn thanh điệu và hai bậc của tiếng Hán vì dựa vào phiên thiết của âm tiếng Hán.

Loại thanh
Bình
Thượng
Khứ
Nhập (có p, t, ch ở cuối)
Bậc thanh phù
thanh
thượng
ngang
(không dấu)
trừ các trường hợp dưới đây
hỏi
(?)
sắc
(/)
sắc
(/)
trầm
trọc
hạ
huyền
(\)
ngang (những chữ khởi đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v)
theo Lê Ngọc Trụ
ngã
(~)
nặng
(.)
nặng
(.)


  1. Thanh bình: Có hai bậc: phù và trầm.
    • Thanh bình bậc phù (phù bình hay âm bình) là những tiếng không dấu, tức thanh ngang.
      Ví dụ:
      阿 (a), 香 (hương).
    • Thanh bình bậc trầm (trầm bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền.
      Ví dụ:
      陀 (đà), 田 (điền), 神 (thần).
    Điều cần chú ý là các chữ thanh ngang bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v đều thuộc "trầm bình" ("hạ bình") trong cách áp dụng phiên thiết (Lê Ngọc Trụ) như minh 明, nhân 人, vân 云, nếu không sẽ sai về bậc thanh. Điều này rất ít tác giả nhấn mạnh.
  2. Thanh thượng: Có hai bậc, phù và trầm.
    • Thanh thượng bậc phù (phù thượng) là những tiếng có dấu hỏi.
      Ví dụ:
      把 (bả), 海 (hải), 斬 (trảm).
    • Thanh thượng bậc trầm (trầm thượng) là những tiếng có dấu ngã.
      Ví dụ:
      母 (mẫu), 女 (nữ), 語 (ngữ).
  3. Thanh khứ:
    • Thanh khứ bậc phù (phù khứ) là những tiếng có dấu sắc.
      Ví dụ:
      鬥 (đấu), 放 (phóng), 進 (tiến).
    • Thanh khứ bậc trầm (trầm khứ) là những tiếng có dấu nặng.
      Ví dụ:
      大 (đại), 在 (tại), 妄 (vọng).
  4. Thanh nhập:
    • Thanh nhập bậc phù (phù nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc.
      Ví dụ:
      答 (đáp), 切 (thiết), 責 (trách), 捉 (tróc).
    • Thanh nhập bậc trầm (trầm nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng.
      Ví dụ:
      沓 (đạp), 滅 (diệt), 石 (thạch), 濯 (trạc).


Bình Thượng Khứ Nhập
Phù Trầm Phù Trầm Phù Trầm Phù Trầm
ba 巴 bà 婆 đảng 黨 đãng 蕩 bái 拜 bại 敗 thấp 濕 thập 十
đa 多 đà 陀 hải 海 hãi 駭 báo 報 bạo 暴 thất 七 thật 實
gia 加 già 伽 hổ 虎 hỗ 互 tứ 四 tự 寺 bách 百 bạch 白
thương 商 thường 常 tỉnh 省 tĩnh 靖 xá 舍 xạ 射 bác 博 bạc 薄


Phiên thiết có âm khởi đầu là nguyên âm

Chữ thứ nhất có âm khởi đầu là nguyên âm, chữ tìm ra cũng có âm khởi đầu là nguyên âm nhưng âm khởi đầu của chữ tìm ra không nhất thiết phải giống âm khởi đầu của chữ thứ nhất mà thường là âm khởi đầu của phần vần chữ thứ hai, rồi áp dụng công thức bỏ dấu trên thì sẽ tìm ra được âm đọc của chữ mà mình muốn tìm.

Thanh bình

阿 = 於何切 — Ư hà thiết = A (KH, THĐTĐ)
阿 = 厄何切 — Ách hà thiết = A (TN, TH)
烏 = 哀都切 — Ai đô thiết = Ô (KH, TVĐTĐ)
烏 = 汪胡切 — Uông hồ thiết = Ô (THĐTĐ)
嫣 = 衣旜切 — Y chiên thiết = Yên (TN, TH)
嫣 = 於虔切 — Ư kiền thiết = Yên (TV, THĐTĐ)

Thanh thượng

隱 = 倚謹切 — Ỷ cẩn thiết = Ẩn (TN, TH)
擁 = 於隴切 — Ư lũng thiết = Ủng (KH, THĐTĐ)
苑 = 於阮切 — Ư nguyễn thiết = Uyển (KH, TVĐTĐ)

Thanh khứ

亞 = 衣駕切 — Y giá thiết = Á (TN, TH)
愛 = 烏代切 — Ô đại thiết = Ái (KH, THĐTĐ)
奧 = 阿誥切 — A cáo thiết = Áo (TN, TH)

Thanh nhập

浥 = 乙入切 — Ất nhập thiết = Ấp (KH, THĐTĐ)
浥 = 衣吸切 — Y hấp thiết = Ấp (TN, TH)
遏 = 阿葛切 — A cát thiết = Át (TN, TH)
遏 = 烏割切 — Ô cát thiết = Át (KH)
遏 = 阿割切 — A cát thiết = Át (THĐTĐ)
益 = 伊昔切 — Y tích thiết = Ích (KH, THĐTĐ, TN, TH)
惡 = 遏鄂切 — Át ngạc thiết = Ác (KH, THĐTĐ, TN, TH)
惡 = 阿各切 — A các thiết = Ác (TN, TH)

Chú ý: Những chữ tìm ra có âm khởi đầu là nguyên âm chỉ có bậc phù chứ không có bậc trầm.

Chuyển đổi chữ khi phiên âm

Chuyển đổi phụ âm đầu

  • Chuyển c thành gi
    伽 = 求迦切 — Cầu ca thiết = Già (KH, THĐTĐ)

    伽 = 具牙切 — Cụ nha thiết = Già (KH, THĐTĐ)

    價 = 古訝切 — Cổ nhạ thiết = Giá (KH)

    價 = 居迓切 — Cư nhạ thiết = Giá (KH, THĐTĐ)

    減 = 古斬切 — Cổ trảm thiết = Giảm (KH, THĐTĐ)

    頰 = 古協切 — Cổ hiệp thiết = Giáp (KH)

    頰 = 吉協切 — Cát hiệp thiết = Giáp (KH, THĐTĐ)

    覺 = 古嶽切 — Cổ nhạc thiết = Giác (KH)

  • Chuyển th thành x:
    1. Trong hai chữ phiên thiết, chữ thứ nhất có phụ âm đầu là th và có bậc thanh trầm, vần của chữ thứ hai có âm chính là a thì phụ âm đầu th phải đổi thành x.

      蛇 = 食遮切 — Thực cha thiết = Xà (KH)

      蛇 = 時耶切 — Thời da thiết = Xà (TN, TH)

      蛇 = 時遮切 — Thời cha thiết = Xà (TH)

      社 = 常野切 — Thường dã thiết = Xã (KH, THĐTĐ)

      社 = 市野切 — Thị dã thiết = Xã (TN, TH)

      射 = 神夜切 — Thần dạ thiết = Xạ (KH, THĐTĐ)

      射 = 食夜切 — Thực dạ thiết = Xạ (TN, TH), (KH, THĐTĐ)

    2. Trong hai chữ phiên thiết, chữ thứ nhất có phụ âm đầu là th, vần của chữ thứ hai có âm chính là a và có loại thanh khứ, thì phụ âm đầu th phải đổi thành x.
      舍 = 試夜切 — Thí dạ thiết = Xá (TH)
      舍 = 始夜切 — Thủy dạ thiết = Xá (KH, THĐTĐ)

Chuyển đổi âm chính[sửa | ]

Bỏ âm đệm u và chuyển y thành i: Trong hai chữ phiên thiết, chữ thứ nhất có phụ âm đầu là b, ph, v, chữ thứ hai có vần uy, uyên thì bỏ âm đệm u và chuyển y thành i:

非 = 夫威切 — Phu uy thiết = Phi (TN, TH)

圓 = 王權切 — Vương quyền thiết = Viên (KH)

圓 = 于權切 — Vu quyền thiết = Viên (KH, THĐTĐ, TN, TH)

園 = 羽元切 — Vũ nguyên thiết = Viên (KH)

Những điểm cần lưu ý khi phiên thiết

  1. Phiên thiết người Trung quốc dùng, không phải dùng để cho ngườiViệt đọc ra âm Hán-Việt.
  2. Trong cách đọc Hán-Việt, có những chữ không đọc theo phiên thiết mà đọc theo thói quen của người xưa. Ví dụ:
    因 = 於真切 — Ư chân thiết = Ân (KH)

    因 = 伊真切 — Y chân thiết = Ân (KH, THĐTĐ)

    因 = 衣巾切 — Y cân thiết = Ân (TN, TH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là "Nhân".

    一 = 於悉切 — Ư tất thiết = Ất (KH, THĐTĐ)

    一 = 益悉切 — Ích tất thiết = Ất (KH, THĐTĐ)

    一 = 衣悉切 — Y tất thiết = Ất (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Nhất.

    比 = 補委切 — Bổ ủy thiết = Bỉ (KH)

    比 = 筆旨切 — Bút chỉ thiết = Bỉ (TN, TH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Tỉ.

    扇 = 式戰切 — Thức chiến thiết = Thiến (KH, THĐTĐ)

    扇 = 試堰切 — Thí yến thiết = Thiến (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Phiến.

    轟 = 呼宏切 — Hô hoành thiết = Hoanh (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Oanh.

    里 = 良已切 — Lương dĩ thiết = Lĩ (KH)

    里 = 兩耳切 — Lưỡng nhĩ thiết = Lĩ (KH, THĐTĐ)

    里 = 離矣切 — Li hĩ thiết = Lĩ (TN, TH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Lí

    陵 = 力膺切 — Lực ưng thiết = Lừng (KH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Lăng.

    昇 = 識蒸切 — Thức chưng thiết = Thưng (KH)

    昇 = 書蒸切 — Thư chưng thiết = Thưng (KH, THĐTĐ)

    昇 = 詩膺切 — Thi ưng thiết = Thưng (TN, TH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Thăng.

    勝 = 詩證切 — Thi chứng thiết = Thứng (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Thắng.

    矣 = 移里切 — Di lĩ thiết = Dĩ (TN, TH)

    矣 = 羽已切 — Vũ dĩ thiết = Vĩ (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là là Hĩ.

    並 = 部迥切 — Bộ huýnh thiết = Bịnh (KH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Tịnh.

    匹 = 品入聲 — Phẩm nhập thanh = Phấp (KH)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Thất.

    譬 = 嚭去聲 — Phỉ khứ thanh = Phí (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Thí.

    瑟 = 所櫛切 — Sở tất thiết = Sất (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Sắt.

    今 = 居吟切 — Cư ngâm thiết = Câm (KH, THĐTĐ)
    • Chữ trên vẫn được các cụ đồ ngày xưa đọc là Kim.

  3. Những tiếng có phụ âm đầu d, l, m, n, ng, nh, hay v thuộc thanh bình bậc trầm, nhưng khi đọc và viết thanh bình bậc phù (tức không dấu).
    移 = 弋支切 — Dực chi thiết = Di (KH, THĐTĐ)

    離 = 呂支切 — Lữ chi thiết = Li (KH, THĐTĐ)

    磨 = 莫婆切 — Mạc bà thiết = Ma (KH, THĐTĐ)

    那 = 諾阿切 — Nặc a thiết = Na (KH, THĐTĐ)

    俄 = 五何切 — Ngũ hà thiết = Nga (KH, THĐTĐ)

    疑 = 語其切 — Ngữ kì thiết = Nghi (KH, THĐTĐ)

    瓤 = 汝陽切 — Nhữ dương thiết = Nhương (KH, THĐTĐ)

    雩 = 羽俱切 — Vũ cu thiết = Vu (KH, THĐTĐ)

    Vì thế nên những tiếng có phụ âm đầu d, m, ng, ngh, nh, v dù không dấu (tức thanh ngang) cũng thuộc thanh bình bậc trầm.

Cách phiên thiết theo Lê Ngọc Trụ

Lê Ngọc Trụ có bài Lối đọc chữ Hán Tập san Đại học Văn Khoa (Sài Gòn) 1968, được đăng lại trong Tự điển Hán Việt. Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn 1999 của Trần Văn Chánh. Lê Ngọc Trụ đưa ra bảng đối chiếu:

Bốn thanh (bình, thượng, khứ, nhập)
Hai bực (thượng, hạ) với sáu thanh Việt:
ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng

Tứ thinh Hán Việt
Thượng bình (âm bình): ngang
Hạ bình (dương bình): huyền và những chữ không dấu bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v như: lê, minh, nhi, dân, văn, v.v.
Thượng thượng: hỏi
Hạ thượng: ngã (và một số chữ ngoại lệ: nặng)
Thượng khứ: sắc
Hạ khứ: nặng
Thượng nhập (có c, ch, t, p cuối): sắc
Hạ nhập (có c, ch, t, p cuối): nặng
và công thức để áp dụng phiên thiết:
A = B + C thiết
A khởi đầu bằng phụ âm khởi đầu của B (nếu có), và lấy vần của C
B: bực1 thanh1, C: bực2 thanh2 -> A: bực 1 thanh 2
Lê Ngọc Trụ cho thí dụ:
"Tiên" 仙, KHTĐ chua "tương + nhiên" hoặc "tô + tiền", Từ Nguyên và Từ Hải chua "tức + nhiên"
"Tiền" 前, KHTĐ chua "tạc + nhiên" hoặc "tài + tiên", Từ Nguyên và Từ Hải chua "tề + nghiên"
"Tô + tiền thiết", tuy tiếng sau là "tiền" (dấu huyền, "hạ bình" thinh), nhưng tiếng trước là "tô" (không dấu, thuộc thanh "âm") nên kết quả phải là thanh "bình thinh", không dấu: "t + iên ngang": "tiên".
"Tài + tiên thiết", hoặc "tề + nghiên thiết", tiếng "tiên" và "nghiên", không dấu ở thanh "bình thinh", nhưng vì tiếng trước "tài" hoặc "tề" là tiếng có dấu huyền, thuộc "trọc âm", nên kết quả phải tìm ra "trọc bình thinh", dấu huyền: "t + iên huyền": "tiền".
Phương pháp Lê Ngọc Trụ dễ nhớ, nhưng phải chú ý trường hợp "hạ bình" và "hạ thượng".

Viết tắt

  • KHTĐ: Khang Hy Tự Điển
  • THĐTĐ: Trung Hoa Đại Từ điển
  • TN: Từ Nguyên
  • TH: Từ Hải
  • TVĐTĐ: Trung Văn Đại Từ điển

Xem thêm

Tham khảo

  • Đào Duy Anh: Hán Việt Từ điển.
  • Lê Ngọc Trụ: Lối đọc chữ Hán Tập san Đại học Văn Khoa (Sài Gòn) 1968
  • Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1979
  • Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1981.
  • Trẩn văn Chánh:Từ điển Hán Việt, Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn 1999
  • Lễ bộ vận lược (禮部韻略) của Đinh Độ (丁度) đời Tống (宋).
  • Từ Vị (辭彙) của Lục Sư Thành.
  • Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển 形音義綜合大字典.
  • Văn tự học toản yếu (文字學纂要).
  • Từ Nguyên (辭源).
  • Từ Hải (辭海).
  • "Lối đọc chữ Hán" của Lê Ngọc Trụ, 1968.
  • Bài này được Thượng tọa Thích Phước Cẩn, trụ trì chùa Phước Hậu (Trà Ôn) biên soạn vào năm 2000 với sự hỗ trợ của ni sinh Thiền viện Viên Chiếu và Chân Nguyên Đỗ Quốc Bảo.

Liên kết ngoài


***********************************************************

V

Fǎnqiè
Reverse cut
Chinese
反切

Vietnamese name
Nói lái
Phiên thiết: Cắt ngược lại


反切 Korean name Hangul 반절 Hanja 反切 showTranscriptions Japanese name
Kanji 反切 Hiragana はんせつ

showTranscriptions

Fanqie (Chinese: 反切; pinyin: fǎnqiè) is a method in traditional Chinese lexicography to indicate the pronunciation of a monosyllabic character by using two other characters, one with the same initial consonant as the desired syllable and one with the same rest of the syllable (the final). The method was introduced in the 3rd century AD and used in dictionaries and commentaries on the classics until the early 20th century.

History

Early dictionaries such as the Erya (3rd century BC) indicated the pronunciation of a character by the dúruò (讀若, "read as") method, giving another character with the same pronunciation.[1] The introduction of Buddhism to China around the 1st century brought Indian phonetic knowledge, which may have inspired the idea of fanqie.[1] According to the 6th-century scholar Yan Zhitui, fanqie were first used by Sun Yan (孫炎), of the state of Wei during the Three Kingdoms period (220–280 AD), in his Erya Yinyi (爾雅音義, "Sounds and Meanings of Erya").[1][2] However, earlier examples have been found in the late-2nd-century works of Fu Qian and Ying Shao.[3][4]

The oldest extant sources of significant bodies of fanqie are fragments of the original Yupian (544 AD) found in Japan and the Jingdian Shiwen, a commentary on the classics that was written in 583 AD.[5][6] The method was used throughout the Qieyun, a Chinese rhyme dictionary published in 601 AD during the Sui Dynasty.[2][7] When Classical Chinese poetry flowered during the Tang Dynasty, the Qieyun became the authoritative source for literary pronunciations. Several revisions and enlargements were produced, the most important of which was the Guangyun (1007–1008). Even after the more sophisticated rime table analysis was developed, fanqie continued to be used in dictionaries, including the voluminous Kangxi Dictionary, published in 1716, and the Ciyuan and Cihai of the 1930s.[8][9]

During the Qing dynasty, some bilingual Chinese-Manchu dictionaries had the Manchu words phonetically transcribed with Chinese characters. The book 御製增訂清文鑑 ("Imperially Published Revised and Enlarged Mirror of Qing"), in both Manchu and Chinese, used Manchu script to transcribe Chinese words and Chinese characters to transcribe Manchu words by using fanqie.[10] Function[edit]

The first entry in the Qieyun, with added highlighting of the fanqie formula

In the fanqie method, a character's pronunciation is represented by two other characters. The onset (initial consonant) is represented by that of the first of the two characters (上字 "upper word", as Chinese was written vertically); the final (including the medial glide, the nuclear vowel and the coda) and the tone are represented by those of the second of the two characters (下字, "lower word").[2][11] For example, in the Qieyun, the character 東 is described by the formula 德紅反. The first two characters indicate the onset and the final, respectively, and so the pronunciation of 東 [tuŋ] is given as the onset [t] of 德 [tək] with the final [uŋ] of 紅 [ɣuŋ],[12] with the same tone as 紅.

In the rhyme dictionaries, there was a tendency to choose pairs of characters that agree on the presence or absence of a palatal medial -j-, but there was no such tendency for the rounded medial -w-, which was represented solely in the final character.[13] There was also a strong tendency to spell words with labial initials using final characters with labial initials.[14]

The third character 反 fǎn "turn back" is the usual marker of a fanqie spelling in the Qieyun. In later dictionaries such as the Guangyun, the marker character is 切 qiè "run together". (The commonly-cited reading "cut" seems to be modern.[3]) The Qing scholar Gu Yanwu suggested that fǎn, which also meant "overthrow", was avoided after the devastating rebellions during the middle of the Tang dynasty.[3] The origin of both terms is obscure.[15] The compound word fǎnqiè first appeared during the Song dynasty.[3]

Analysis[edit] Fanqie provide information about the sounds of earlier forms of Chinese, but its recovery is not straightforward. Several characters could be used for each initial or final, and in particular, no character was ever used to spell itself.

However, it is possible to identify the initials and the finals underlying a large and consistent collection of fanqie by using a method that was first used by the Cantonese scholar Chen Li, in his 1842 study of the Guangyun.[16] For example, in that dictionary,

• 東 was spelled 德 + 紅,
• 德 was spelled 多 + 特, and
• 多 was spelled 德 + 河.

That implies that 東, 德 and 多 must all have had the same initial.[17] By following such chains of equivalence, Chen was able to identify categories of equivalent initial spellers, and a similar process was possible for the finals.[16][18] Unaware of Chen's work, the Swedish linguist Bernard Karlgren repeated the analysis to identify the initials and finals in the 1910s.[19]

Chen's method can be used to identify the categories of initials and finals, but not their sound values, for which other evidence is required.[16] Thus, Middle Chinese has been reconstructed by Karlgren and later scholars by comparing those categories with Sino-Xenic pronunciations and the pronunciations in modern varieties of Chinese.[20]

Effects of sound change[edit]

The method described the pronunciations of characters in Middle Chinese, but the relationships have been obscured as the language evolved into the modern varieties over the last millennium and a half. Middle Chinese had four tones, and initial plosives and affricates could be voiced, aspirated or voiceless unaspirated.
Syllables with voiced initials tended to be pronounced with a lower pitch, and by the late Tang dynasty, each of the tones had split into two registers (traditionally known as yīn 陰 and yáng 陽) conditioned by the initials. Voicing then disappeared in all dialects except the Wu group, with consonants becoming aspirated or unaspirated depending on the tone. The tones then underwent further mergers in various varieties of Chinese. Thus, the changes in both the initial and the tone were conditioned on each other, as represented by different characters in the fanqie pair.[21]

For example, the characters of formula 東 [tuŋ] = 德 [tək] + 紅 [ɣuŋ] are pronounced dōng, dé and hóng in modern Standard Chinese; thus, the tones no longer match. That is because the voiceless initial [t] and the voiced initial [ɣ] condition different registers of the Middle Chinese level tone, yielding the first and the second tones of the modern language. (The pinyin letter d represents the voiceless and unaspirated stop [t].)

That effect sometimes led to a form of spelling pronunciation. Chao Yuen Ren cited the example of the character 强, which had two readings in Middle Chinese. It could be read as [ɡjɑnɡ] in the level tone, meaning "strong, powerful", which developed regularly into the modern reading qiáng. However, it could be read also as [ɡjɑnɡ] in the rising tone, meaning "stubborn" or "forced". The regular development would be for the voiced initial [ɡ] to condition the yang register of the rising tone, becoming the fourth tone of modern Chinese and for the rising tone to condition an unaspirated initial. Thus, jiàng would be expected, and this does occur in the sense "stubborn", but the character also has the unexpected pronunciation qiǎng for the sense "forced". Chao attributed that to the fanqie formula 强 = 其 [ɡi] (level tone) + 兩 [ljɑnɡ] (rising tone) given in dictionaries. Here, the first character is now pronounced qí because in the level tone, the voiced initial becomes aspirated, but the second character is now pronounced liǎng. That is because in the rising tone, sonorants like [l] conditioned the yin register, which led to the modern third tone.[8]



===================================

Triện thư

Triện thư (giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書; bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Thương đến đời nhà Chu và được dùng và phổ biến cho công chúng thời nhà Tần, nước Tần trong thời kỳ Chiến quốc. nhà Tần chọn chữ triện để làm chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc, hoặc khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

Triện thư chia làm hai loại:
- đại triện
- tiểu triện.
Đại triện (大篆) là thể chữ được dùng và phổ biến cho công chúng, từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, nhưng vào thời nhà Tây Chu không được đồng nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.
Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ được cải biến từ Đại Triện mà ra, được Tần Thủy Hoàng cho phổ biến v à đề ra chính sách đồng nhất văn tự cho dùng trong sáu nước; vì thế, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập, cho đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bị thay thế dưới cái tên khác Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Chữ triện chính là được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.

So sánh Triện thư và chữ Hán ngày nay

Trải qua quá trình thay đổi suốt mấy ngàn năm lịch sử, chữ triện và chữ Hán ngày nay (bộ phồn thể nói riêng) đã có sự khác biệt rất lớn tuy vẫn còn nhiều nét tương đồng vẫn có thể nhận ra được.

Chữ triện thời Tần (hay chữ trùng điểu của Việt tộc) và chữ Hán ngày nay


Trải qua quá trình thay đổi suốt mấy ngàn năm lịch sử, chữ triện và chữ Hán ngày nay (bộ phồn thể nói riêng) đã có sự khác biệt rất lớn tuy vẫn còn nhiều nét tương đồng có thể nhận ra được.



==================================


Kiểu chữ triện của chữ hữu
*




hữu



*







*




bất




Bảng Chữ Cái Tiếng Việt
Trước năm 1975 miền nam và trước năm 1954 miền bắc di cư





 

Thứ Tự

Chữ cái

Tên chữ cái

Chữ hoa

Chữ thường

1

A

a

a

2

Ă

ă

á

3

Â

â

4

B

b

5

C

c

6

D

d

7

Đ

đ

đê

8

E

e

e

9

Ê

ê

ê

10

G

g

giê

11

H

h

hát/hắt

12

I

i

i ngắn

13

K

k

ca

14

L

l

e-lờ

15

M

m

em-mờ

16

N

n

en-nờ

17

O

o

o

18

Ô

ô

ô

19

Ơ

ơ

ơ

20

P

p

21

Q

q

cu/ku

22

R

r

e-rờ

23

S

s

ét-sì

24

T

t

25

U

u

u

26

Ư

ư

ư

27

V

v

28

X

x

ích-xì

29

Y

y-dài

i-cờ-rết




Bảng chữ cái tiếng Pháp


**********************************

 

Thứ Tự

Chữ cái

Tên chữ cái

In hoa

In thường

1

A

a

a

2

Ă

ă

á

3

Â

â

4

B

b

5

C

c

6

D

d

7

Đ

đ

đê

8

E

e

e

9

Ê

ê

ê

10

G

g

giê

11

H

h

hát

12

I

i

i ngắn

13

K

k

ca

14

L

l

e-lờ

15

M

m

em-mờ

16

N

n

en-nờ

17

O

o

o

18

Ô

ô

ô

19

Ơ

ơ

ơ

20

P

p

21

Q

q

cu

22

R

r

e-rờ

23

S

s

ét-sì

24

T

t

25

U

u

u

26

Ư

ư

ư

27

V

v

28

X

x

ích-xì

29

Y

y-dài

i-cờ-rết


con số

http://www.hardscrabblefarm.com/images/vietnam/lang-6.gif


Dấu giọng
Tone name



https://omniglot.com/images/writing/vietnamese_tones.gif
55

66

 

3
 photo Mi C_zpsu338pr1u.png
4
 photo ci caacutech_zps92ibyyb0.jpg
Lời người giới thiệu:
- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời...
Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & việt cộng

Xin bấm vào đường link để tự học, xin nhắc lại "Tôi yêu tiếng nuớc tôi từ khi mới ra đời...
Hay "Tôi yêu tiếng nước Mọi (Việt) từ khi việt cộng đem vào."

 

........................................................

Chữ Triện hay Chữ Trùng Điểu/chữ nòng nọc của Việt tộc


✓ Chữ Triện thời Tần hay chữ tiểu Triện của Tần.
✓ Chữ Triện thời Tần thoát thai từ chữ Trùng Điểu/nòng nọc của Việt Tộc mà Việt Vương Câu Tiễn dùng.
✓ Chữ Hán chữ Lệ, và Khải... được cải biến và cải thiện từ chữ Tần Triện.
✅ Kết luận:

§ Chữ nòng nọc hay chữ Trùng điểu của Việt tộc là đời ông cố của chữ Hán,
§ Chữ triện thời Tần là đời cha của chữ Hán, và
§ Chữ Hán / Lệ / Khải là đời con và đời cháu... của chữ trùng điểu/nòng nọc.



sinh






chủ






hữu








bất




Tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa ngữ chỉ là những bộ tộc khác học được một phần của tiếng Việt mà thôi!

Cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể phiên dịch được hết Hoa ngữ một cách dễ dàng.

Có những sách và những người lập luận rằng - Từ ngữ Hán-Việt được du nhập từ Trung quốc sang Việt Nam vào thời nhà Đường.

Xin chân thành cảm ơn những sách và những người đó. Lập luận đó tự thân nó đã xác định là -- Từ xưa cho đến đời nhà Đường là bên Trung quốc vẫn còn dùng tiếng Việt.

Đỗ Ngọc Thành


[Chữ nòng nọc hay chữ Trùng điểu của Việt tộc là đời ông cố,
chữ triện thời Tần là đời cha,
chữ Hán / Lệ / Khải là đời con và đời cháu...]
--------------------------------

Từ chữ Hán, đến chữ Nôm và cuối cùng chữ Quốc Ngữ
Từ Việt tộc đến Đại Việt và cuối cùng Việt Nam

 

Đánh Dấu Tiếng Việt Trước 1975 Và Sau 1975

 

Đ
á
n
h

D

u

T
i
ế
n
g

V
i

t

T
r
ư

c

1
9
7
5

V
à

S
a
u

1
9
7
5

Cách bỏ dấu truyền thống: “hóa, xòe, khỏe, súy, thủy, Thụy Sĩ, ủy mị...”

Sau 1975 Việt cộng cho thay đổi để khác đi của VNCH chứ không cần đúng hay sai, hay hoặc dở gì. Họ muốn phá tất cả những gì của VNCH và trước đó. Cách đánh dấu của Việt cộng:
hoá , xoè , khoẻ , suý , thuỷ , Thuỵ Sĩ, uỷ mị ...”


Thí dụ:
- Việt Nam Cộng Hoà là sai.
mà phải viết:

- Việt Nam Cộng Hòa.

Thí dụ:
- Thuỷ Quân Lục Chiến là sai,

mà phải là

- Thủy Quân Lục Chiến.

Hãy trở lại truyền thống, không thể chơi ngông, làm ngu như Vẹm được.




~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
■ Ráp vần và đánh vần sau khi bị Việt cộng đem ra "cải cách tiếng Việt"



Cách bỏ dấu, hay đánh dấu thanh của dấu giọng trong tiếng Việt

Cách bỏ dấu truyền thống, thì dấu giọng được bỏ trên mẫu tự nguyên âm áp chót nếu vần kết thúc bằng hai mẫu tự nguyên âm trở lên, kể cả “y” với những chữ “kết thúc bằng oa, oe, uy.”

Cách đánh dấu theo truyền thống viết:
.......................................
“hóa, hòa, xòe, lòe, súy, lũy, thúy, thy”
.......................................


PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT



PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT

Muốn nói PHỤC HƯNG cho Việt Nam, thì trước hết phải PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT, văn chương, âm nhạc của người Việt Nam.

VNCH là thời đại hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam, thì chúng ta phải PHỤC HƯNG Việt Nam trở lại thời kỳ đó, rồi mới nói đến tiếp bước phát triển.

Trước tiên là PHỤC HƯNG QUỐC NGỮ.


 

Phan Châu Trinh với tư tưởng canh tân đất nước




Hình: Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật ở Pháp.

 

 

Phong trào Duy Tân
Phong trào Đông Du

Phan Châu Trinh
Phan Bội Châu
Huỳnh Thúc Kháng
Trần Quý Cáp
Ngoại Hầu Cường Để
Trương Vĩnh Ký
Phạm Quỳnh
và nhiều nho sĩ Việt Nam.
Và các nhóm:
Nhóm: Tự Lực Văn Đoàn
Phạm Quỳnh-Nhóm: Nam-phong tạp-chí
Nguyễn Văn Vĩnh-nhóm: Trung-Bắc tân-văn

Phan Châu Trinh với khẩu hiệu:

❖ Khai dân trí,
❖ Chấn dân khí,
❖ Hậu dân sinh.

Phá bỏ lối học hủ nho, lối học từ chương, đẩy mạnh và phát huy phong trào học Quốc ngữ. Môn Khoa Học, Kỹ Thuật được cổ võ và đặt vào chương trình thí nghiệm trong các trường Đại Học và chương trình thực dụng như: khuyếc trương Kỹ nghệ, công xưởng...
- "Tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái.
- Tam quyền phân lập.
- Thành lập tổng thống và nội các, thay vì quân chủ phân quyền của vua chúa.

Tiếc thay Hồ Chí Minh và đồng bọn đã trà trộn, nhân danh 'ái quốc' đã bán đứng các chí sĩ, nho sĩ, và quan trường cùng nhiều đảng phái tôn giáo quốc gia.

Năm 1906, Phan Chu Trinh đi Nhật Bản trở về, sau đó ông sáng tác thiên trường thi: Tỉnh Quốc Hồn Ca I và II
viết theo thể thơ song thất lục bát.

Năm 1907, tác phẩm được phổ biến lần đầu tiên trong các trường kiểu mới ở Quảng Nam và trong trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, sau đó cho lưu truyền, phổ biến, quảng bá nhiều nơi khác trong nước. Chữ Quốc Ngữ được khuyến khích dùng cho cả nước.

 

 

No comments:

Post a Comment