- Trần An Bài
https://youtu.be/cCPl0zaQdk0
Tội Ác Sinh Viên Việt Cộng Ở Sài Gòn
Tại Huế, nơi mà hầu hết những tội ác giết thầy, giết bạn mà bọn sinh viên, học sinh theo Việt Cộng đã phạm phải đều diễn ra công khai, trong thế mạnh của những kẻ đang tạm nắm được quyền hành (khoảng ba tuần lễ).
Khác với Huế, tại Sài Gòn, bọn sinh viên, học sinh Việt Cộng cũng giết thầy giết bạn, nhưng giết riêng lẻ, theo từng trường hợp có tính toán và do lệnh của cấp chỉ huy từ mật khu và dĩ nhiên giết bằng cách ám sát vì chúng còn ở thế hoạt động bí mật.
Để độc giả biết qua về hệ thống chỉ huy và điều hành công tác của Cộng sản tại Miền Nam và tại Sài Gòn – Gia Định, xin tóm lược vài hàng như sau:
Thời chiến tranh Quốc – Cộng, lãnh đạo cao nhất của Việt cộng/cộng sản tại miền Nam là Trung Ương Cục Miền Nam (bí danh Cục R). Vào lúc chiến tranh sôi động, Phạm Hùng (Sáu Hồng), rồi Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí Thư Cục R. Trung Ương Cục chỉ huy trực tiếp và hết sức chặt chẽ, tổ chức bù nhìn trong nam này do Bắc Việt Cộng/CSBV đẻ ra đó là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phòng Miền Nam Việt Nam.
Dưới Trung Ương Cục là các khu:
☛ Khu 7 (Miền Đông Nam phần),
☛ Khu 8 (vùng giữa sông Vàm Cỏ và sông Tiền),
☛ Khu 9 (đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau) và
☛ Đặc Khu Sài Gòn – Gia Định.
Đặc Khu Sài Gòn – Gia Định:
- Năm 1965, Bí Thư: Nguyễn Văn Linh,
- Phó Bí thư (sau đó lên Bí thư) Võ Văn Kiệt (Sáu Dân).
- Trần Bạch Đằng là Ủy Viên Thường Trực phụ trách:
a) Tuyên Huấn,
b) Mặt Trận,
c) Trí Vận,
d) Hoa (Tàu) Vận,
e) Thanh Niên (bao gồm cả công tác Sinh Viên Học Sinh) và Ban Cán Sự Nội Thành.
Cuối 1969, Võ Văn Kiệt giao Bí Thư Đặc Khu cho Trần Bạch Đằng để đi làm Bí Thư Khu 9.
Xin đặc biệt chú ý đến nhân vật Trần Bạch Đằng (bí danh Tư Ánh và nhiều bút hiệu khác), chính ông ta là người chỉ huy trực tiếp công tác nội thành (Biệt Động Nội Thành/Khủng bố) nói chung, Công Tác Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh nói riêng.
Để tập hợp và kết nạp thanh niên, sinh viên, học sinh Hoạt Động Nội Thành Sài Gòn – Gia Định, Cục R thành lập ra Thành Đoàn. Thành Đoàn là tên tắt của Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam hay Đoàn Thanh Niên Nhân Dân Cách Mạng, tức là Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Vì hoạt động khủng bố nội thành Sài Gòn – Gia Định cho nên gọi tắt là Thành Đoàn.
Tổ chức Thành đoàn có hai hệ thống: bí mật và công khai:
* Tổ chức bí mật:
Là tổ chức mặt chìm, quần chúng không thể biết được. Họ ở cấp cao hơn, quyền hành hơn và thực sự chỉ đạo các tổ chức công khai hoặc bán công khai. Đó là Ban Chấp Hành Thành Đoàn, các ủy viên Ban Chấp Hành, các Đoàn Ủy sinh viên, các Đoàn Ủy học sinh và các ban ngành khác, như:
→ Ban Tuyên Huấn,
→ Ban Vận Động
→ Ban Thanh Niên Trí Thức,
→ Ban Quân Sự,
→ Ban Phụ Nữ,
→ Ban An Ninh Vũ Trang.
Xin lưu ý → Ban An Ninh Vũ Trang, vì chính Ban này ra lệnh cho Biệt Động Thành thi hành lệnh ám sát các giáo sư và sinh viên.
* Tổ chức công khai (và bán công khai):
Là các tổ chức mặt nổi, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các cán bộ thừa hành nhưng lại được dư luận biết đến nhiều hơn. Đó là các tổ chức đại diện sinh viên, học sinh trong học đường hoặc tôn giáo và các đoàn văn nghệ, xã hội… như:
ᐅ Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (Tổng Hội SVSG) gồm một số Ban Đại Diện các Phân Khoa Đại Học và Trường Cao Đẳng,
ᐅ Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh,
ᐅ Tổng đoàn Học Sinh Sài Gòn,
ᐅ Đoàn Sinh viên Phật Tử,
ᐅThanh lao Công Vườn Xoài,
ᐅ Đoàn Văn Nghệ Sinh Viên Học sinh,
ᐅ Đoàn Công tác Xã Hội
ᐅ Sinh viên Học Sinh Sài Gòn,
ᐅ Đoàn Văn nghệ Sinh Viên Vạn Hạnh,
ᐅ Ủy Ban Đòi Quyền Sống Đồng Bào,
ᐅ Chiến Dịch đốt xe Mỹ, đồn bót Cảnh Sát và
ᐅ Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói…
Thành Đoàn Cộng Sản đánh giá vai trò của Ban Đại diện các phân khoa, nhất là Tổng Hội SVSG, là hết sức quan trọng trong mặt trận đô thị nói chung, mặt trận Đại học nói riêng, cho nên họ tìm mọi cách để nắm lấy. Khi nắm được các tổ chức công khai này, họ có quyền hợp pháp, công khai dùng danh nghĩa của cả tập thể để ra tuyên cáo, kháng thư, kêu gọi bãi khóa, bãi thi, tổ chức văn nghệ báo chí, triển lãm, xuống đường ôn hòa, xuống đường bạo động… gây rối loạn triền miên ngay giữa Thủ Đô Sài Gòn và tạo ảnh hưởng dư luận xấu về chính quyển VNCH.
Trong nỗ lực chiếm lấy quyền kiểm soát Tổng Hội SVSG và Ban Đại Diện các phân khoa, khi gặp khó khăn, Thành Đoàn Việt Cộng dùng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực để đạt thắng lợi. Trên thực tế, Thành Đoàn Cộng sản đã xử dụng các hình thức khủng bố như:
✓ Gửi thư nặc danh đe dọa,
✓ rải truyền đơn lên án tử hình, cuối cùng là
✓ “khủng bố trắng”, tức là ám sát bằng súng, lựu đạn, bom mìn…
Họ đã thành công và nắm giữ được tổ chức hợp pháp quan trọng là Tổng Hội SVSG suốt bốn nhiệm kỳ liên tiếp Niên khóa:
— 1966-67: Hồ Hữu Nhựt,
— 1967-68: Nguyễn Đăng Trừng,
— 1968-69: Nguyễn Văn Quỳ,
— 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm.
Xin lấy một thí dụ:
* BCH Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kì 1968-1969 có bảy thành viên thì bốn là Việt Cộng, đó là Chủ Tịch Nguyễn Văn Quỳ (Nông Lâm Súc), Phó Chủ Tịch Huỳnh Tấn Mẫm (Y Khoa), Phó TTK Nguyễn Hoàng Trúc (Cao Đẳng Thú Y) và Thủ quỹ Nguyễn Thị Yến (Văn Khoa).
* Và Tổng Hội SVSG có bảy ủy ban trực thuộc, thì Việt Cộng nắm được ba với các ủy viên:
Ủy viên Văn Nghệ: Nguyễn Văn Sanh,
Ủy viên Báo Chí, Phát Thanh: Tô Thị Thủy;
Ủy viên Liên Lạc: Nguyễn Tuấn Kiệt.
Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, trong cương vị là Chủ Tịch Tổng Hội SVSG (1969-1970), đã được dư luận trong và ngoài nước biết tới như là một biểu tượng của Phong Trào Sinh Viên Phản Chiến, tranh đấu đòi hòa bình theo đúng kế hoạch của lãnh đạo Trung Ương Cục R. Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp đảng ngày 03.02.1966 do Chín Kế, tức Phan Văn Dinh, tại nhà một cơ sở ở Bà Quẹo (Diệu Ân). Huỳnh Tấn Mẫm - Một Đời Sôi Nổi. Trang 38). Mẫm cũng là Bí Thư chi bộ đảng đoàn Tổng Hội SVSG (Diệu Ân. Sđd. Trang 144). Trần Bạch Đằng viết về Huỳnh Tấn Mẫm:
“Trong thư riêng mà tôi còn giữ, có một mảnh giấy ghi thế này “Xin đoàn thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ” -L.71, L.71 là mật hiệu của Huỳnh Tấn Mẫm. Anh viết cho tôi lúc anh đang chễm chệ ở nhà “Quốc Khách” do Nguyễn Cao Kỳ mâu thuẫn với Thiệu mà đón anh về, coi nơi này như trụ sở Tổng Hội Sinh Viên” (Thành Đoàn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất. Trang 19).
Trước khi đề cập các vụ ám sát sinh viên và giáo sư tại Sài Gòn do Thành Đoàn Việt Cộng / cộng sản chủ trương, xin mời độc giả xem một đoạn hồi tưởng của Bs. Ngô Thế Vinh, Tổng Thư Ký Nguyệt San Tình Thường của sinh Viên Y Khoa Đại Học Sài Gòn (1964) viết tóm tắt về giai đoạn sôi động này:
“Cũng nên ghi lại một số sự kiện nay đã thuộc về lịch sử: chỉ riêng với trường Y Khoa, đã có hai giáo sư bị sát hại [Gs Trần Anh, Cơ Thể học và Gs Lê Minh Trí chuyên khoa Tai Mũi Họng], rồi đến sinh viên Y khoa II Trần Quốc Chương [con của Thẩm phán Trần Thúc Linh] có một giai đoạn vào bưng, sau trở về học lại thì bị trói tay bịt miệng ném từ lầu ba xuống đất ngay trong vòng thành trường Y Khoa trên đường Hồng Bàng, một cái chết rất thảm khốc. Sinh viên Luật khoa Lê Khắc Sinh Nhật cũng bị bắn chết. Hai sinh viên khác bên Văn Khoa cũng bị nhóm Biệt Động Thành bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót là Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, hai anh ấy hiện đang sống ở Mỹ.
Rõ ràng có một cái giá phải trả của giới làm báo kể cả làm báo sinh viên trong suốt giai đoạn đó [nói tới sinh hoạt báo chí của Miền Nam 1954- 1975, không thể không nhắc tới sự hy sinh của các nhà báo như Từ Chung ký giả nhật báo Chính Luận [1965], một nạn nhân nổi tiếng khác bị ám sát nhưng thoát chết là nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống [1966]…”
(Ngô Thế Vinh. Nguyệt San Tình Thương 1963 – 1967.
Gửi Nghiêm Sỹ Tuấn và Các Bạn Nhóm Tình Thương. Diễn đàn Cựu Sinh viên Quân Y. svqy.org/tinhthuong).
Tính mạng của Sinh viên Lê Hữu Bôi và Sinh viên Nguyễn Trọng Nhođã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản:
Sinh viên Lê Hữu Bôi (Khóa 10 Quốc Gia Hành Chánh) và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho (Nông Lâm Súc) nắm Tổng Hội SVSG hồi 1964-1965. Mặc dù hai sinh viên này ngả theo khuynh hướng Phật giáo đấu tranh chống các chính quyền Quốc gia, nhưng họ không phải là Cộng sản. Do đó họ trở thành chướng ngại cho ý đồ nắm lấy quyền lãnh đạo sinh viên Sài Gòn của Thành đoàn Cộng sản. Cũng vì vậy mà sinh mạng của họ đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản.
Trần Bạch Đằng kể lại:
“Chị Ba Võ – mang bầu sắp đẻ – nằng nặc đòi diệt các tên lính kín cầm đầu các tổ chức công khai như L.H.B (Lê Hữu Bội), N. T. N. (Nguyễn Trọng Nho). Thuyết phục chị thật vất vả! Anh Chín Dũng (tức Võ Văn Kiệt) bảo tôi:
Bà “bầu” này dữ thiệt!”.
(Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang 14).
Sinh viên Ngô Thế Vinh và danh sách 17 sinh viên nằm trong sổ bìa đen:
Thực ra, chính Bs. Ngô Thế Vinh, khi còn là sinh viên sinh hoạt báo chí tại Y Khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành Đoàn Việt Cộng ghi vào “sổ bìa đen”. Gs. Nguyễn Văn Trung kể lại: “Tôi vẫn còn giữ một danh sách của đội quyết tử cảnh cáo một số sinh viên thuộc các phân khoa như Ngô Thế Vinh (Y khoa)”. (Nguyễn Văn Trung. Đôi điều trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc. Văn Học số 124, Hoa Kì. Trang 68). Sau khi ra trường, Bs. Ngô Thế Vinh phục vụ tại Liên đoàn 81 Biệt cách Dù lẫy lừng; hiện điều trị và giảng dạy tại Nam California; là tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (Văn Nghệ, 2001). Bs. Ngô Thế Vinh còn là tác giả của sáu cuốn tiểu thuyết.
Trong lần tái bản cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam mới đây, nhà văn Song Nhị đã bổ túc thêm một số sinh viên nữa cũng nằm trong danh sách bị Thành đoàn Cộng sản lên án tử hình: “Ngoài những sinh viên đã bị “thi hành án”, đã bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đã lãnh đạn như Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị cộng sản lên án tử hình còn có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh, Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sỹ”. (Sông Nhị. Nửa Thế Kỷ Việt Nam. Cội Nguồn, ấn bản lần thứ hai, 2010. Tr. 98).
Chú thích của Nhà văn Song Nhị về tài liệu nêu trên: “Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàigòn Nhỏ tuần báo số 961, 23-4-2010, trA6-A7)”.
Hoàng Xuân Giang – Phạm Nhuệ Giang – Hoàng Xuân Sơn (tờ báo che mặt) - Trịnh Công Sơn – Hoàng Ngọc Tuấn - Ngô Vương Toại (người đứng sau HXS là Trần Tiển Tự) ảnh chụp năm 1967 trước Hội Họa Sĩ (Đinh Cường)
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ở Quán Văn (1967)
Việt Cộng bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Nguyễn Văn Tấn:
Để chuẩn bị mùa bầu cử Ban Đại Diện Sinh Viên, một chương trình nhạc Trịnh Công Sơn – Khánh Ly được tổ chức tại Văn khoa đêm ngày 20.12.1967.
Giữa lúc tạm nghỉ, hai tên thuộc tổ Vũ Trang Tuyên Truyền của Thành Đoàn Cộng Sản nhảy lên cướp diễn đàn, tuyên bố: kỶ Niệm bảy năm ngày thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (Mặt trận DTGPMN). Sinh viên Ngô Vương Toại, trong Ban tổ chức, vội giật lại micro, và lập tức anh bị bắn trọng thương vào bụng. Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thuật lại biến cố này như sau:
“Giờ giải lao, xuất hiện một đôi nam nữ ăn bận khá lịch sự từ từ tiến lên diễn đàn. Nam: quần màu sậm, sơ mi trắng, tay thọc túi quần. Nữ: áo dài xanh lá mạ, đeo kính gọng xếch mắt mèo, tay ôm một chiếc cặp lớn, căng phồng. Ngô Vương Toại đang ở trên sân khấu nói qua về công việc bầu bán ban đại diện sinh viên văn khoa sắp tới.
Nam ngỏ ý xin được góp lời. Nữ đứng sát bên kéo khóa mở cặp. Và rồi trờ tới. Trờ tới nguyên văn:
“Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đã bố trí chung quanh cả rồi – Hôm nay, nhân ngày kỷ niện bảy năm thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam . . .”
Cái gì mặt trận? Nam nói chưa dứt câu, Toại phản ứng lẹ như chớp; nhanh tay giật lại micro:
“Ẩu nà, câm mồm!”
Quát:
“Đứng im!”
Và... đoàng đoàng... hai phát súng nổ liên tiếp.
Tôi hoa mắt thấy thân hình Toại văng bật vào tường dưới bảng đen. Nhiều phát súng nổ liên tiếp sau đó. Nguyễn Văn Tấn tự 'Tấn Mốc' cầm chiếc ghế nhào lên cứu bạn. Và rồi cũng ăn đạn vào chân té qụy xuống bục sau đó”.
(Hoàng Xuân Sơn. Chạm Mặt Tử Thần. damau.org).
Sinh viên Nguyễn Văn Tấn, tức Tấn Mốc (nay là nhà báo Cao Sơn, chủ biên tuần báo Tin Viet News), trước khi xẩy ra biến cố, Ngô Vương Toại đã từng lận lưng hai con chủy thủ, ‘một mình một ngựa’, liểu mạng tới cứu bạn Trần Lam Giang đang bị bọn sinh viên Việt Cộng xử tử bằng cách đóng đinh 10 li vào đầu vì chống lại chúng trong cuộc hội thảo, chuẩn bị xuống đường chống chính phủ tại Dược Khoa.
Trên vantholacviet, trong Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần, Chu Long Hoa kể về tác phong anh hùng của Tấn Mốc như sau:
“Từ trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở số 4 Duy Tân, Tấn hay tin do Lê Thành Khôi tức Khôi què, cũng là Sinh Viên Văn Khoa báo, vội một mình lận theo hai lưỡi lê chạy đến hiện trường để cứu Trần Lam Giang. Trước một rừng du đãng do nhóm Sinh Viên thân Cộng thuê, Nguyễn Văn Tấn phải dùng dao đâm hai tên du đảng phụ trách đóng đinh vào đầu anh Trần Lam Giang trên sân khấu để cảnh cáo những người khác trong hội trường rồi dìu Trần Lam Giang ra tận đường Cường Để dưới làn mưa đá do nhóm sinh viên thân Cộng ném vào hai người. Nhưng họ không dám xáp lai gần để tấn công vì Tấn từng tuyên bố ở trong Hội Trường là “chỉ muốn đưa Trần Lam Giang đi cấp cứu, còn ai muốn ngăn cản thì phải chấp nhận “mạng đổi mạng”.
(Chu Long Hoa. Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần. vantholacviet).
Bắn sinh viên Bùi Hồng Sỹ
Sinh viên Bùi Hồng Sỹ, Ban Triết Đông, là Chủ tịch Ban Đại diện sinh viên Văn khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản thanh toán ngay tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong tài liệu trên, Nhà văn Song Nhị thuật lại:
“Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu. Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin văn phòng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đã bị nhóm sinh viên VC vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đò đi thẳng về đại học Văn Khoa. Sỹ vừa bước vào cửa văn phòng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ, nhưng không chết.
Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn không rõ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đã bắn chết SV Bùi Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, vì tổng thống đã “khai tử” anh SV này!”.
(Song Nhị. Sđd. Tr.98).
Cái chết đầy nghi vấn của sinh viên Y khoa Trần Quốc Chương năm 1967:
Trần Quốc Chương là con trai của Thẩm Phán Trần Thúc Linh. Trần Thúc Linh là Tổng Thư kí Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo, là lực lượng do Cộng sản giật dây. Chưa có tài liệu nào về nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương. Do đó, chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Một là phe quốc gia giết Chương để dằn mặt ông Linh vì ông Linh đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức Miền Nam làm tay sai đắc lực cho Việt Cộng, vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, đang khi hưởng bổng lộc Quốc gia mà vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia!
Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc Linh? Giả thuyết 2: Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Chương “có một giai đoạn vào bưng”, nay về thành đi học lại. Việc bỏ bưng biền về thành của Chương có được sự chấp thuận của bưng biền hay là một sự đào thoát? Nếu mà đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng giao công tác hoạt động trong môi trường Đại học mà Chương không chấp hành. Như thế là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để làm gương. Ba là: Có thể trong bưng biền ra lệnh giết Chương, và tìm cách đổ tội cho chính quyền Quốc gia, để Trần Thúc Linh không còn lựa chọn nào khác hơn là căm thù Quốc gia và riu ríu nghe theo sự sai bảo của Cộng sản.
Giết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật
Ngày 28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2 tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.
Vừa nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.
Thành Đoàn Cộng San giết Lê Khắc Sinh Nhật vì hai lý do:
- Một là để răn đe các sinh viên thuần túy có tinh thần quốc gia;
- Hai là để trả mối hận gây nên do Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban
(Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện sinh viên Luật Khoa Niên Khóa 70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội Vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm (Kiến Trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn giành lại Tổng hội SVSG từ tay Thành Đoàn Cộng Sản. Cuộc bầu cử này tổ chức tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971.
Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn.
(Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
Bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng Hội Sinh Viên, Thành Đoàn Cộng Sản hết sức cay cú. Họ đã đưa ra hai quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật;
Hai là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư ký.
Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật.
Giết Gs. Nguyễn Văn Bông.
Ngày 10.11.1971, sinh viên Việt Cộng Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Điệp, năm 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu dùng chất nổ ám sát chết Gs. Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn / Ban An ninh T4. Hùng và Châu đều bị bắt, ra tòa và thụ án tại Côn Đảo. Sau 30.4.1975, tên sát nhân Hùng đã viết bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” hãnh diện kể về thành tích ám sát của mình và đăng trên một số tờ báo, trong đó có tạp chí Đứng Dậy (Đối Diện, Đồng Dao) của Lm. Chân Tín. Tác giả Khánh Dung viết:
“ ‘Chiến công’ của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái” (Khánh Dung. Những người giết Gs. Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu? vantuyen.net).
Cũng trong bài báo của mình, tên Hùng đã giải thích lý do ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông như sau:
“Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó Ban An Ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn - Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Sau 30.4.1975, Hùng nắm chức Phó Tổng biên tập báo Công An Thành phố HCM, Tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch và biên tập cho báo Pháp Luật Thành phố HCM.
Giết Gs. Lê Minh Trí và Gs. Trần Anh
Ngày 06.01.1969, lúc 7:50 sáng, bọn ám sát Thành Đoàn liệng lựu đạn M6 vào xe của Bs. Lê Minh Trí, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên và đã giết chết ông tại khúc đường Nguyễn Du rẽ sang Hai Bà Trưng. Sau đó hai tháng, đến lượt Bs. Trần Anh, Giám đốc Viện Cơ thể học Sài Gòn kiêm tân Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn (lên thay Viện trưởng Trần Quang Đệ bị cách chức vì đào nhiệm), bị bắn chết trước cổng Trường Trung học Chu Văn An, trên đường đi bộ từ Đại học Y khoa về nhà ông, cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang hông nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Chỉ có suy đoán chứ chưa biết đích xác ai là thủ phạm vụ ám sát Gs. Trần Anh.
Sự thực, khoảng thời gian đó, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, đang có sự chuyển mình sinh ra tranh chấp giữa hai hệ thống giáo dục Pháp và Mỹ, khiến có dư luận:
“Ai ai cũng nghĩ rằng cái chết của Bộ trưởng Lê Minh Trí và Giáo sư Trần Anh, Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn đều có liên quan đến sự can thiệp của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ vào nội tình của trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn”.
(Bs. Lê Ánh bút hiệu Lê Phú Thọ. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn (1966-1971) Chiến tranh và Chính trị. ninh-hoa.com).
Thế nhưng sau 30.4.1975, Thành đoàn Cộng sản ra sách xác nhận và kể lại “thành tích” vụ ám sát Bộ trưởng Lê Minh Trí của chúng như sau:
“Đến năm 1968 lại xuất hiện một tên tay sai có tầm cỡ hơn: Bộ trưởng giáo dục và thanh niên L.M.T. (Bác sĩ Lê Minh Trí, giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng). Là một trí thức tay sai đế quốc Mỹ, T. có nhiều bản lãnh trong việc đem văn hóa trụy lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố. Hắn đòi giải tán các tổ chức hợp pháp của sinh viên, học sinh. Hắn cũng đã chủ trương chiếm và tiến tới dẹp bỏ trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân. Trừng trị kịp thời con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh. Ban quân sự Thành đoàn được Thành ủy giao cho nhiệm vụ vinh quang ấy. Đồng chí Ba Tung, phó ban, đội trưởng đội ba trực tiếp đánh…”
-----------------------
Nguyễn Công Khế hạ cánh an toàn tại Mỹ, tiểu bang (?)
Nguyễn Công Khế
Trước 1975 ông hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh tại Đà Nẵng và Sài Gòn chống chính quyền miền Nam (cũ). Sau 1975 ông công tác tại Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, sau đó chuyển sang công tác tại báo Phụ nữ Việt Nam.
Năm 1986 ông cùng Huỳnh Tấn Mẫm sáng lập báo Thanh Niên - diễn đàn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, ông giữ vai trò phó Tổng biên tập.
Từ 1988 đến nay ông làm Tổng biên tập báo Thanh Niên - diễn đàn này, được coi là tổng biên tập thâm niên nhất trong làng báo Việt Nam.
Ngoài công tác báo chí, Ông là Trưởng ban Giám khảo những cuộc thi như:
- Người mẫu Việt Nam,
- Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008
- Hoa hậu Trái Đất 2007,
- Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và
- Hoa hậu Trái Đất 2011.
Theo Wikipedia
Hình ông Nguyễn Công Khế
Đặc Công Văn Hóa Miền Nam
MẶT TRẬN VĂN HÓA VÀ NHỮNG THỦ TIÊU ÁM SÁT TRÍ THỨC MIỀN NAM VIỆT NAM
Mới hôm nào, tay cắp sách...
(Thơ Thích Nhất Hạnh)
(trích từ Tòa Án Văn Hóa đến Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe. Vũ Hạnh, Trui Rèn Trong Lửa Đỏ trang 179).
|
************************************************
1930. Ca - Lê Gia nhập đảng cộng sản
Một đoạn ngắn trong kỳ 1 của quyển tiểu thuyết viết về Việt cộng Ca Văn Thỉnh "Ngạc Xuyên hiền nhân" do Nhà Văn Hồ Chí Minh xuất bản, chứng minh sự gia nhập đảng cộng sản Việt Nam của vợ chồng Ca Văn Thỉnh và Lê Thị Tài, có họ hàng gì đó với gia đình Trúc Hồ, Trúc Sinh.
Ca Văn Thỉnh đưa cô giáo Lê Thị Tài về Cái Sấu
- Tân Thành Bình giới thiệu với song thân và xin làm lễ thành hôn. Cả nhà tụ họp, mỗi người mỗi góc độ.
Trong dịp nầy Đốc Thỉnh và Tư Minh, nhỏ hơn Thỉnh hơn một con giáp song là bạn vong niên gần gũi mến mộ nhau. Tư Minh còn tục danh Minh ruồi do có nốt ruồi dưới càm. Một thể hình đề đạm, săn gân bắp; phong thái linh hoạt trí lự với vầng trán vuông và rộng với đôi mắt hiền và sáng. Làm việc ở Tòa bố, nhưng Tư Minh chán ngán nghề công chức trẻ, đam mê hoạt động thể thao, tham gia câu lạc bộ bơi thuyền (Périssoire), do chánh án tòa án tỉnh thành lập. Do đó Tư Minh kết thân với Huỳnh Kỳ Thanh, cán bộ “bí mật”, lớn hơn Tư Minh nhiều tuổi, trước làm ở hãng phim Đông Dương. (Indochine Film). Để chuẩn bị thi đấu với Vĩnh Long, hai anh em thường đi tập bơi với chiếc thuyền hai chỗ ngồi trên sông Bến Tre ra vàm sông Hàm Luông. Tin cậy nhau, Hai Thanh cho Tư Minh mượn cuốn “Tìm hiểu Chủ nghĩa Cộng Sản” bằng tiếng Pháp của tác giả Politzer với vài nguồn tìm hiểu khác về Đảng Cộng Sản, Tư Minh tâm tình bộc bạch những điều bí mật với Đốc Thỉnh:
– Anh Tư có biết Nguyễn Ái Quốc là ai chưa?
– Làm sao mà biết được.
– Là lãnh tụ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ảnh Người.
– Chuyện quốc cấm! Ảnh ở đâu có chú cho mình coi với?
– Coi lén! Hôm phiên trực chủ nhật, tôi mở tủ tài liệu mật, gặp ba cuốn sách tiếng Pháp của Sở Mật Thám; tài liệu về Đảng Cộng Sản Đông Dương, Quốc Dân đảng và các đảng phái chánh trị khác. Tôi đọc tài liệu và coi ảnh Nguyễn Ái Quốc trong đó rồi cất lại chỗ cũ. Đây là một chính Đảng đấu tranh cho dân tộc, cho giai cấp cần lao. Anh sao, chớ tôi mong gặp Đảng quá!
Lòng mừng thầm, Thỉnh nghĩ Tư Minh dám nói với mình điều đó tất có thể có cơ sở để bắt liên lạc hoạt động cách mạng, ướm hẹn:
– Nếu chừng nào gặp Đảng, chú cho tôi hay với!
– Anh Tư còn phải dặn!
Thư ký Tòa bố, Tư Minh có nhiệm vụ thống kê, nhận thấy nền giáo dục của tỉnh Bến Tre phát triển khá nhanh, anh thầm trọng nể công lao đầy trách nhiệm của Đốc học Ca Văn Thỉnh và cô giáo Lê Thị Tài…
Qua Tư Minh, dẫn chứng vài con số:
Cả tỉnh gồm 92 làng, có 104 trường sơ cấp công lập, phân bổ làng nào cũng có trường, từ một đến hai, ba lớp. Như trường Chợ Xép - Tân Thành Bình có đến năm lớp (từ Enfantin đến Supérieur). Ngoài ra còn 11 trường tiểu học và 3 trường dạy nghề tại thị xã, có lớp dạy nữ công gia chánh. Môn nầy Lê Thị Tài. Về tư thục có:
- 41 trường của các tôn giáo,
- Trường của Hoa kiều,
- 2 trường trung học và
- 92 lớp truyền bá Quốc ngữ.
Cả công lập và tư thục gồm 165 trường lớn nhỏ. Vì vậy thầy cô giáo rất đông, tinh thần yêu nước rất cao; nơi nào cũng có tổ chức Thanh niên học đường.
(Nhờ cơ sở, môi trường thuận lợi nầy, về sau, Đốc Thỉnh và Tư Minh hoạt động phong trào Thanh niên Tiền phong sôi nổi.
Hồi nầy ông bà đã sinh được năm con: Ca Lê, Ca Lê Du (gái), Ca Lê Thuần (trai), Ca Lê Hồng (gái), Ca Lê Hiến (trai mới mấy tháng tuổi).
Quan hệ tình bạn vong niên với Tư Minh, tạo môi trường thuận lợi cho Đốc Thỉnh tiếp cận chủ thuyết cộng sản qua tài liệu và sách; bắt liên lạc với cán bộ bí mật của Đảng; kiến thức được nâng lên, lý tưởng cách mạng được củng cố. Sau khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, từ tỉnh đến các huyện và một số xã có tổ chức Chi bộ Đảng, trong đó có xã Tân Thành Bình, Thỉnh mừng lắm, báo với Kim rằng sẽ có cơ hội gần Đảng; bản thân thầy đã sớm tham gia cách mạng. Được sự khuyến khích của thầy, các học trò cũ như Ngô Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Diệp, cũng như con gái thầy là Võ Thị Vân đã gia nhập Đảng Cộng Sản. Nguyễn Văn Diệp là chắt ngoại của nghĩa quân Trần Văn Đinh, dân quen gọi là Hương Đinh. Nhân một vài lần về thăm trường Chợ Xép, Đốc Thỉnh đến hầu chuyện ông Hương Đinh, tuổi đã gần chín mươi, râu tóc bạc trắng mà vẫn còn khỏe mạnh…
Đảng lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ một số điểm thành công, nhưng toàn cục diễn ra thất bại. Giặc Pháp ném bom cù lao Năm Thôn và Chợ Giữa.
Kịp thời (1941) Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt Việt Minh ra đời; hai anh em tìm tổ chức, gia nhập hoạt động phong trào Thanh Niên Tiền phong…
Vào cuối 1944, Bến Tre đã thành lập Tỉnh Ủy Lâm Thời gồm đại biểu các quận do đồng chí Nguyễn Tẩu làm Bí Thư. Đến đầu 1945 tại thị xã lại thành lập một Tỉnh ủy lâm thời nữa, do Đỗ Văn Khuyến từ nhà tù Bà Rá trở về làm Bí thư. Tháng 4 - 1945, hai Tỉnh ủy lâm thời được hợp nhứt do Nguyễn Tẩu làm Bí thư. Lê Bá Cang, Huỳnh Khương Ninh và cả trường nữ Áo Tím, Tư Minh trẻ trai, thể thao giỏi đạp xe thường xuyên lên Sài Gòn bắt liên lạc, về báo tình hình:
Sinh viên Sài Gòn bấy giờ dấy lên với các hình thức: lập đoàn ca hát, đoàn cắm trại và các câu lạc bộ… Hiệu quả hoạt động sôi nổi.
Xứ ủy công nhận tổ chức Thanh Niên Tiền Phong nằm trong Mặt trận Việt Minh, cử ra một Đảng đoàn phụ trách, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Bí thư, Huỳnh Văn Tiểng và Nguyễn Văn Thủ làm Ủy viên. Thanh Niên Tiền Phong chính thức ra đời vào tháng 5 năm 1945; với Chủ tịch Hội đồng là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Đoàn kỳ là cờ vàng, sao đỏ.
Đoàn ca là bài Lên Đàng của Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiếng. Trang phục đồng nhứt: quần sort xanh, áo sơ-mi trắng cụt tay, dép cao su quai tréo, mũ bàng rộng vành. Vũ trang: dao găm và cuộn dây thừng mang thắt lưng. (Về sau, khi chuẩn bị khởi nghĩa mới trang bị tầm vông vạt nhọn). Trụ sở đặt tại số 14 đường Charner (nay là Nguyễn Huệ). Trung tâm huấn luyện lấy cơ sở của Jeunes Campeur ở đường Pellerin.
Thanh niên Tiền Phong Bến Tre ngấm ngầm hoạt động giả dạng theo hình mẫu của thanh niên trong Sài Gòn. Có mấy lần Hai Thanh và Võ Tấn Nhứt (là Tỉnh ủy viên), trong tổ chuyên trách công tác Thanh niên Tiền phong cùng Tư Minh vầy đoàn xe đạp lên Sài Gòn gặp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong miền Nam, phản ảnh các mặt tình hình chánh quyền, thái độ quân Nhật, kết quả vận động tập hợp các đoàn thể quần chúng và xin ý kiến cho ra đời lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh Bến Tre. Sau đó Tư Minh được kết nạp đảng viên Đảng Cộng Sản do Hai Thanh và Hai Nhứt giới thiệu. Tư Minh không quên lời hứa với Đốc Thỉnh, gợi ý với Hai Thanh, được trả lời rồi sẽ tiếp xúc đối tượng phát triển.
Đến tháng 6 - 1945, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cùng kỹ sư Kha Vạn Cân xuống Bến Tre, liên lạc với lãnh đạo Tỉnh ủy, hợp nhất tổ chức Thanh niên Tiền phong và đề cử Ca Văn Thỉnh làm Thủ lĩnh. Trong nội ô thị xã tổ chức nhiều “Cụm”… dưới sự chỉ huy của Tráng Trưởng Tư Minh làm Tráng trưởng, cùng với các Tráng trưởng khác lãnh đạo các cụm trong nội ô thị xã. Nhiệm vụ cấp thời là phát động cuộc mết tinh ra mắt Thanh niên Tiền phong.
Buổi mết tinh diễn ra tại sân vận động của thị xã, đông nghẹt hằng ngàn người. Trên hàng ghế Chủ tịch đoàn có bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Kha Vạn Cân cùng cán bộ tỉnh là Tiến sĩ Phạm Văn Bạch, Võ Tấn Nhứt, Nguyễn Văn Cái, Tư Minh được Thủ lĩnh Ca Văn Thỉnh phân công thay mặt lực lượng lên phát biểu. Trước đám đông ngợp người, Tư Minh run quá, nhưng nói một hồi bắt trớn giọng rất hùng hồn và lời lẽ có phần bồng bột.
Cùng với Sài Gòn, ngày 25 tháng 8 năm 1945, Thanh niên Tiền phong Bến Tre đã phối hợp các lực lượng cách mạng Mặt trận Việt Minh nổi dậy cướp chánh quyền trong toàn tỉnh. Luật - Cử nhân văn học Phạm Văn Bạch, nguyên Chánh án Tòa án tỉnh Bến Tre được cử giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh; Nguyễn Văn Cái, Phó chủ tịch Ca Văn Thỉnh ủy viên… Tư Minh làm Tổng Thư Ký, nhưng anh xin được tiếp tục công tác thanh niên.
Ngày 26 - 8 - 1945, Ủy ban Nhân dân tỉnh - chánh quyền cách mạng đầu tiên ra mắt đồng bào. Ca Văn Thỉnh - Ủy viên Ủy ban Nhân dân tỉnh kiêm Thủ lĩnh Thanh niên Tiền Phong cùng với Tráng trưởng Tư Minh chỉ huy lực lượng Thanh niên Tiền phong thị xã bung ra mạnh mẽ, đảm nhận canh gác, giữ gìn an ninh trật tự; thay thế cảnh sát cũ biến mất trong lúc quân Nhật co cụm nơi trú đóng. Huy hiệu Thanh niên Tiền phong:
vòng tròn vàng - sao đỏ.
Được phóng đại treo lên đầu nhà lồng chợ Bến Tre.
Ca Văn Thỉnh
Từ Việt cộng gốc Bến Tre Ca - Lê
đến Trúc Giang, Trúc Hồ, Trúc Sinh tại hải ngoại
____________
Trúc Giang tên thật Trương Vĩnh Nghĩnh, sinh ngày 01 tháng 3 năm 1937 tại xã Nhuận Phú Tân thuộc quận Mõ Cày, tỉnh Bến Tre Nam Việt. Sau khi thân phụ mất, ông lên Sài Gòn năm 1959. Thi đậu vào trường Quân Nhạc Thủ Đức ngày 01 tháng 3 năm 1962. Sau đó gia nhập ban quân nhạc Tổng Thống Phủ với cấp bậc trung sĩ nhất. Trúc Giang cũng có mở lớp dạy nhạc tại Sàigòn hồi năm 1968, hoạt động liên tiếp trong 26 năm, tức là mãi cho đến năm 1994, qua Mỹ do sự bảo lãnh của con trai, Trúc Hồ Trương Anh Hùng.
__________________ _______
[1] Phạm Văn Bành sinh 1910, quê Trà Vinh, du học Pháp, đậu tiến sĩ luật và cử nhân văn học; hoạt động trong đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp, ủng hộ Cách mạng tháng 10 Nga; Chủ tịch tỉnh Bến Tre đến 10. 1945.
[2] Tư Minh, núp sau tên Mười Phi rồi Thăng Long, qua nhiều chức vụ: Tráng trưởng TNTP, Phó Giám đốc trường Quân Chính Đồ Chiểu, cán bộ UBKC/HC tỉnh, cùng Ca Văn Thỉnh vượt biển ra Bắc, ốm nặng nằm lại dọc đường Hòa Bình là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
Nguồn: https://tinparis.net/thoisu13/2013_12_10_VCTrucHoDapLoiSongNui_NgoKy.html
.........................................
Kho vàng của Thượng tướng Việt cộng Chu Văn Tấn
https://youtu.be/gkUxmVTLOnc
KHO VÀNG CỦA THƯỢNG TƯỚNG CS CHU VĂN TẤN
Võ Đại Tôn: (Chuyện kể trong tù)
(Nhân một dịp Tết Hải ngoại, cuối năm 2013)
Trại tù Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại ô Hà Nội, cũng như trại tù Hỏa Lò ở Hà Nội, là những trại giam hình sự, nhưng có một số phòng đặc biệt để giam cầm những phần tử mà chế độ cộng sản gọi là “phản động, chống đối cách mạng”. Tại trại tù Hỏa Lò, trong thời gian chiến tranh, các phi công Hoa Kỳ (trong đó có đương kim Thượng Nghị Sĩ Mc.Cain) bị bắt giữ, giam cầm. Các tù nhân chiến tranh Hoa Kỳ này thường gọi mỉa mai đó là “Khách sạn Hilton”.
Cổng trại tù Thanh Liệt (bí số B-14) ngoại ô Hà Nội – hình do một người bạn Mỹ tặng tác giả năm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn, với câu nói: “Chúng tôi biết sau cổng trại tù này, Ông đã bị biệt giam hơn 10 năm…”.
Hình nhỏ bên trái: Hình chụp tác giả tại tư gia ở Sydney khi ở tù về, 1992, sau 10 năm 1 tháng 17 ngày bị biệt giam ở trại tù Thanh Liệt.
Suốt hơn 10 năm bị giam tại trại tù Thanh Liệt, phòng số 8 – Khu D -, tôi không được ra ngoài đi lao động, không được liên lạc với gia đình, chỉ thường xuyên bị “làm việc” (thẩm vấn) với các cán bộ quản giáo, hoặc thẩm vấn viên từ Bộ Nội Vụ. Những năm tháng sau cùng thì tôi dường như bị “bỏ quên”, không ai hỏi tới, đặc biệt là sau ngày họp báo Quốc Tế năm 1982 mà tôi đã “phản phé” làm cho chế độ Hà Nội phải mất mặt trước các ký giả ngoại quốc. Vì sống cô đơn trong cảnh biệt giam, thiếu dinh dưỡng và các vết thương bị tra tấn còn hằn sâu trên thân xác ngày càng kiệt quệ, tôi phải vận dụng trí óc để quyết tâm tồn tại, nhất là không bị điên loạn.
Viết đến đây, tôi nhớ lại những chuyến qua Hoa Kỳ công tác, sau khi ở tù về từ đầu năm 1992 đến nay, tôi có dịp gặp lại một số bạn cựu quân nhân Mỹ đã từng bị Hà Nội giam cầm ở Hỏa Lò, tuy chỉ có vài năm, nhưng dường như hầu hết đều bị bệnh tâm thần, gia đình ly tán. Tôi cũng có đọc một bản nghiên cứu của cơ quan STARTTS về tù nhân chính trị dưới các chế độ cộng sản, tổng kết là tất cả tù nhân chính trị nào bị biệt giam từ 5 năm trở lên đều mắc phải bệnh tâm thần, trầm uất vô thức, có lúc bi quan đến tận cùng tuyệt vọng, có lúc nóng giận bất chợt. Những ai chưa hề trải qua một ngày cận kề với cái chết ngoài mặt trận trong chiến tranh, chưa hề một ngày bị cộng sản biệt giam đày đọa tinh thần và thể xác, không bao giờ hiểu được, không cảm thông chia sẻ, chỉ biết đem cái “bình thường” để phê bình trách cứ cái “bất thường vô thức” của người tù chính trị đang cố đấu tranh nội tâm ngày đêm để tồn tại và tiếp tục chiến đấu. Thay vì nâng đỡ, cảm thông, thì lại lạnh lùng phán xét, hạ nhục bằng lời phỉ báng những người đã trở về từ địa ngục đang cố gắng đồng hành vì Tự Do cho quê hương.
Trở lại với gần 4.000 ngày đêm bị tù biệt giam, tôi đã tận dụng tối đa sức con người để sống còn qua từng hơi thở, “tiếp xúc” với gia đình qua trí tưởng tượng, “tâm sự” với muỗi rệp cho bớt nỗi cô đơn trong mấy nghìn đêm đáy vực. Tôi luyện ôn lại ngoại ngữ, nhớ rõ từng câu thơ, từng đoạn văn, đã “viết” bằng trí nhớ, và bất cứ những gì xảy ra trong nhà tù mà tôi biết được, không bao giờ tôi quên. Tôi vẫn còn nhớ rõ những cái chết khốn cùng đau thương của các người bạn là Nguyễn Kim Thúy (Giám Đốc Nha Kế Hoạch, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH) ở phòng số7 bên cạnh, của Tiến Sĩ Tô Cẩm Sơn ở Pháp về… (tôi đã kể lại trong hồi ký lao tù “Tắm Máu Đen”). Và luôn cả nhà thơNguyễn Chí Thiện, qua trao đổi lén lút giữa hai phòng giam, số 8 và số 7. Có ba lần tôi được sống chung với một vài bạn tù khác, trong một thời gian ngắn, vì tù nhân chuyển về trại quá đông mà thiếu buồng giam. Có cựu Trung Tá Cảnh Sát Trần Văn Xoàn, từ trại Nam Hà chuyển về, được đưa vào tạm sống chung với tôi khoảng một tuần, rồi chuyển đi nơi khác. (Bạn Trần Văn Xoàn sau này qua Mỹ theo diện H.O. và đã qua đời tại Nam Cali. Tôi đã có dịp gặp lại ông bạn Xoàn trong những lần tôi qua Hoa Kỳ công tác đấu tranh). Một lần khác là với hai tù nhân hình sự, khoảng hai ngày đêm, cũng chẳng nói gì với nhau, mạnh ai nấy sống. Nhưng có một lần đặc biệt tôi được sống chung với một người tù đặc biệt gần hai tuần lễ, trong một dịp Tết, vào năm 1988, sau khi tôi đã ở tù hơn bảy năm. Từ đó, câu chuyện “Kho vàng của Thượng Tướng Việt Cộng Chu Văn Tấn” mà tôi vẫn còn nhớ rõ, được kể lại hôm nay, không kèm theo lời bình luận.
Chiều 30 Tết năm 1988, tôi đang nằm trong xà lim biệt giam, không còn muốn nhớ đến hương vị của những ngày Tết xa xưa với gia đình và những người thân yêu, sợ rằng hồi tưởng ký ức sẽ làm kiệt quệ thêm tinh thần trong tận cùng cô đơn. Vẳng nghe những tiếng ồn ào của đám tù nhân hình sự từ các khu khác vọng về, tiếng quát tháo của đám cán bộ quản giáo và bảo vệ. Lại có tiếng mở cửa sắt các buồng giam. Chợt, có mấy cán bộ mở cửa phòng giam của tôi và đưa vào một người tù, ra lệnh cho tôi dọn dẹp phòng vì có người đến ở chung, tạm thời trong dịp Tết. Tôi chẳng có gì gọi là “tài sản” riêng tư đểmà dọn dẹp, vội ngồi lên, dựa lưng vào vách tường, thản nhiên nhìn người “bạn tù” mới vào. (Suốt hơn 10 năm trong tù, tôi chỉ được phát cho hai bộ áo quần tù, một cái áo bông đã rách để mặc mùa đông, và một cái bô nhựa vệ sinh, chẳng có gì hơn. Những năm cuối đời tù hơn 10 năm, áo quần đã rách, nhiều lúc tôi khỏa thân, “một trăm phần trăm em ơi”, và từng bị bà cán bộ y tá mắng là “kém văn hóa” mỗi khi thấy tôi “bày hàng sexy”, nằm trần trụi trên giường. Tù nhân chúng tôi chẳng biết đâu mà mò, áo quần rách nát, xin cấp phát bộ khác thì không cho, lại còn bị mắng là “kém văn hóa, bêu xấu chế độ”!). Khi cán bộ khóa cửa và bỏ đi, tôi quan sát người tù mới vào, đấy là một ông già gầy gò, mặt sạm đen, mang theo một túi xách bằng vải, tù nhân thường gọi là “nội vụ”, có nghĩa là vật dụng riêng và áo quần được phép mang theo. Chợt ông ta mỉm cười chào tôi và nói với giọng “Bắc Kỳ” đặc sệt, khàn khàn:
— “Thế là chúng ta được trực diện với nhau rồi. Tôi ở buồng bên cạnh từ mấy tháng qua, có vài lần nói chuyện với ông vào đêm khuya, nhưng chưa gặp mặt. Buồng của tôi hôm nay có mấy tên hình sự bị bắt vào dịp Tết, dồn vào đấy, cho nên tôi bị tống qua bên này sống tạm với ông đấy. Thế cũng vui. Sống với bọn hình sự ngán lắm. Tôi biết ông là “Z” mà, có thoáng thấy ông mấy lần khi ra lấy cơm.
(Ghi chú: tù nhân ngoài Bắc thường gọi “tù ngụy quân ngụy quyền” là diện “Z”, chẳng hiểu vì sao, cũng như bộ đội cộng sản xâm nhập vào miền Nam trong chiến tranh thì được gọi là “đi “B”).
Qua một vài lần lén nói chuyện với nhau trước đấy vào ban đêm, tôi cứ nghĩ ông ta còn trẻ, ai ngờ lại là một ông già, khô như một gốc tre rừng. Tôi cười:
– “Có phải ông bạn là “Ông Liên Khu Việt Bắc” không?” (Đấy là tên tôi đặt ra cho ông ta sau vài lần lén chuyện với nhau, mấy tháng trước đó).
Ông ta vừa tháo túí vải ra vừa nói nhỏ:
– “Đúng đấy, từ từrồi chúng ta nói chuyện sau. Lại đến Tết rồi, tôi biết là ông không có tiếp tế. Tôi có ít quà và thuốc lào đây. Cùng khò vài bi với nhau cho ấm đã”.
Ông ta lôi điếu cày ra, lấy thuốc và mời tôi. Lâu rồi không được rít thuốc lào, tôi hút liên tục hai hơi, bụng đói, ho sặc sụa, và tê cả người, gần như đứng thở, xây xẩm mặt mày.
Trong tuần lễ đầu tiên sống chung với nhau, chúng tôi chỉ nói chuyện tầm phào, chuyện gia đình, phong tục tập quán, chuyện đời tù. Tôi thận trọng nhận xét, qua lời nói và cử chỉ, trình độ, ông ta rất thành thật, mộc mạc, không có dấu hiệu gì tìm hiểu nhiều về tôi, không soi mói dò la. Đặc biệt ông ta rất tốt bụng, chia cho tôi quà bánh và thuốc lào trong những ngày Tết với nhau, coi tôi như là người thân trong gia đình, cùng chung khổnạn.
Tên ông ta là Chu Văn Neo, người bộ tộc Nùng ở Lạng Sơn, thuộc Liên Khu Việt Bắc. Cấp bậc Thượng Tá bộ đội. Trình độ học vấn cấp tiểu học nhưng tỏ ra rất từng trải chuyện đời. Đôi khi chúng tôi nói chuyện chen lẫn tiếng Việt với tiếng Quảng Đông, khi ông ta biết tôi cũng nói được một ít ngôn ngữ này. Đặc biệt, khi tôi cho biết có thời gian tôi từng phục vụ chung với anh em biệt kích người Nùng ở miền Nam, huấn luyện về Tâm Lý Chiến cho các toán nhảy ra Bắc công tác mật trong thời gian chiến tranh, và tôi có bí danh Nùng là Wòng-A-Lình, thì ông ta cầm tay tôi, nói rất chân tình:
– “Như vậy là chúng ta có duyên với nhau. Không ngờ lại gặp nhau trong hoàn cảnh này, sống chết chưa biết ngày nào, coi nhau như anh em vậy, đừng hại nhau là tốt rồi”.
Ông ta cho biết họ Wòng thuộc một bộ tộc Nùng rất lớn ở Lai Châu, và vợ ông ta cũng thuộc bộ tộc này. (Ở miền Nam có đơn vị Nùng Wòng-A-Sáng). Từ đó, chúng tôi thường tỉ tê tâm sự với nhau nhiều chuyện trong đời rất vui. Ông ta có vợ và ba con, đều là con gái, ở Lạng Sơn, thỉnh thoảng gửi quà tiếp tế cho ông ta qua các trại tù. Ông bạn tù này của tôi cho biết là bị bắt từ năm 1979, đã ở tù gần 10 năm rồi, qua nhiều trại ở Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, và nhiều lần bị chuyển về trại Thanh Liệt này. Chưa biết ngày nào được thả, không có án lệnh gì cả. Khi kể chuyện về vợ con, có một chi tiết vui vui làm tôi cười thầm và vẫn còn nhớ đến hôm nay. Ông ta tâm sự là người vợ lớn hơn ông ta bốn tuổi, tuy đã có ba con với nhau, nhưng mấy chục năm qua chung sống, ông ta chưa hề nhìn thấy “mật khu” của vợ mình. Vì lẽ, đời sống bộ đội ít khi ở nhà, thỉnh thoảng gặp nhau thì lại sinh con, tắm suối cũng mặc váy, “gần” nhau thì chỉ lén lút vào ban đêm trên nhà sàn chung đụng nhiều người trong gia đình anh em bà con với nhau. Ông ta tặc lưỡi:
– “Thây kệ, có con là được rồi! Thế nào cũng xong”. Nằm nghe ông ta kể chuyện giữa đêm khuya trong tù, tôi cười thầm: “Tắt đèn, nhà tranh cũng như nhà ngói (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), chị Năm cũng như chị Mười”.
oOo
Đã hết Tết rồi mà chúng tôi vẫn còn được sống chung với nhau, cũng vui và bớt cô đơn. Chưa biết ngày nào sẽ xa nhau. Một đêm, khi kể chuyện về Khu Tự Trị Việt Bắc, tôi hỏi ông ta:
– “Ông có bà con gì với Tướng Chu Văn Tấn không?”
Ông ta cho biết là cháu họ, gọi Tướng Chu Văn Tấn bằng Ông Chú, đồng thời cũng là Ông Thầy. Trong bộ tộc Nùng, ông Tướng Tấn còn được gọi là Ông Châu, Ông Quan. Tôi lại hỏi:
– “Có phải bí danh của ông Tướng Tấn là Quan Trung không?”
– “Ông hay đấy, sao ông biết rõ vậy?”
– “Có lẽ chúng ta sẽ chết trong tù cho nên tôi cũng chẳng muốn giấu gì ông. Ở miền Nam, khi chúng tôi thả toán biệt kích Nùng ra các khu Việt Bắc của các ông thì cơ quan Tình Báo Việt-Mỹ hỗn hợp thường cấp cho giấy đi đường, phép của Thượng Tướng Quan Trung. Giấy phép giả nhưng trông như thật, đấy là “nhà nghề” tình báo mà. Nhưng tôi muốn hỏi riêng ông, tại sao bí danh Quan Trung, chữ Quan không có “g”?
– “À, Quan Trung không phải giống như bí danh Quang Trung của Ông Vua Nguyễn Huệ đâu. Đấy là bí danh do “Ông Hồ” đặt cho Ông Thầy của chúng tôi. Ông Quan, Ông Châu là tên gọi của Thủ Trưởng Bộ Tộc, Quan Trung có nghĩa là ông Quan, ông Châu trung với Đảng, hiếu với Dân đấy! Ông Thầy của chúng tôi còn có bí danh khác là Năm Hồng”.
Ông ta lại cho biết thêm -- đa số người bộtộc Nùng ở vùng Việt Bắc, giáp giới với Trung Cộng, chỉ học đến cấp tiểu học là cao nhất. Sau đó, tùy theo nhu cầu công tác, sẽ được học bổ túc văn hóa. Tướng Chu Văn Tấn cũng chỉ học đến tiểu học, trước kháng chiến 1945, đi lính cho Pháp, chuyên về du kích miền núi. Người Nùng nói thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Có một chi tiết mà tôi thường lưu ý riêng là trong suốt thời gian sống chung với nhau, trong mọi câu chuyện khi đề cập đến Hồ Chí Minh thì ông ta không gọi là “Cụ Hồ” hay “Bác Hồ” như những đảng viên cộng sản hoặc người dân khác, mà chỉ gọi là “Ông Hồ”. Có lẽ với tinh thần bộ tộc tự trị, với tính tình mộc mạc hoang sơ như núi rừng, với sự phục tùng riêng tư nào đó, đối với ông ta thì Tướng Chu Văn Tấn – Ông Thầy – là cao cả nhất.
Những ngày đêm còn lại, ông bạn tù Chu Văn Neo lại tỉ tê kể thêm cho tôi nghe về chuyện tù, về cuộc đời và kho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn, như là một tiết lộ bí mật, không hề quan tâm gì đến hậu quả khi nói ra. Tôi nhớ lại, sắp xếp câu chuyện mạch lạc trước sau, không thêm một lời bình luận nào cả. Từ khi ra khỏi ngục tù Thanh Liệt đến nay, tôi không có dịp và cũng không có thì giờ để quan tâm tìm hiểu thêm tài liệu về sự kiện này.
Sau đây là chuyện kể, lời của người bạn tù trong dịp Tết 1988 tại trại giam Thanh Liệt:
… “Tôi đã bị bắt giam gần 10 năm nay rồi, kể từ năm 1979 đến nay (1988), bị chuyển trại nhiều lần, nhiều nơi. Tôi tin rằng tôi sẽ bịchết trong tù, sẽ bị thủ tiêu, như Ông Thầy của tôi, cho nên tôi chẳng ngại gì mà không nói qua cho ông biết. Tôi cũng không sợ ông sẽ báo cáo lại với các “cấp trên” vì họ cũng sẽ không khai thác được gì thêm. Những gì tôi biết thì tôi sẽ mang theo khi chết. Còn vợ con tôi thì tôi không muốn nghĩ đến nữa, họ sống với núi rừng quen rồi, có tôi hay không còn tôi thì cũng chẳng sao. Riêng đối với ông, tuy mới quen nhau, được chung sống với nhau chưa biết ngày nào sẽ cách ly, nhưng tôi cũng đã nghe nói về ông rồi. Ông từ nước ngoài về đây, ông ra họp báo chống lại cộng sản. Tôi trọng ông về điều đó, mặc dù tôi cũng là đảng viên cộng sản, nhưng tôi theo đảng là vì tôi theo Ông Thầy của tôi. Bây giờ thì Ông Thầy của tôi đã chết rồi, tôi chẳng còn có gì phải lo nữa. Già yếu, tù tội không án lệnh, trước sau gì cũng chết ở đây thôi… Ông Thầy của tôi được phong quân hàm Thượng Tướng đầu tiên, lúc chưa tới 50 tuổi, từng làm Bộ Trưởng Quốc Phòng, làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Chỉ có núi rừng Việt Bắc của chúng tôi mới sinh ra được một Ông Thầy vĩ đại như vậy. Ngay chính giặc Pháp cũng phải nể trọng gọi Ông Thầy là “Hùm xám Bắc Sơn” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp kia mà. (Tôi lưu ý mỗi lần nói về Tướng Chu Văn Tấn thì ông bạn tù của tôi dường như có kèm theo một vài tiếng nấc, tiếng khóc uất ức nào đó). Khi “Ông Hồ” làm việc ở Pắc Pó thì chính Ông Thầy của chúng tôi lo việc bảo vệ an ninh, và “Ông Hồ” lúc nào cũng tin cẩn Ông Thầy , một trong số ít đồng chí được “Ông Hồ” quý yêu nhất. Ông Thầy của chúng tôi cũng là Ủy Viên Trung Ương Đảng đấy…
Ông còn nhớ không, vào năm 1945, 1946 gì đó, có Tuần Lễ Vàng khắp cả nước, kêu gọi nhân dân đóng góp vàng để làm phương tiện chi tiêu đánh giặc Pháp, giặc Nhật. Tôi nghe nói đã quyên góp được hơn 400 ký vàng đủ loại, và nhiều thứ đồ trang sức khác, cũng như mấy chục triệu tiền Đông Dương thời đó. Sau đó, “Ông Hồ” lệnh cho Ông Thầy chúng tôi chuyển tải khoảng hơn 200 ký vàng và mấy triệu đồng qua Tàu để cầu xin ủng hộ việc đánh Pháp, giành độc lập. Chính tôi cũng được đi theo các đoàn chuyển tải vàng này. Nhưng Ông Thầy ra lệnh là chỉ chuyển đi khoảng 100 ký thôi, số còn lại thì chôn cất tại nhiều nơi ở Lạng Sơn, Cao Bằng, sẽ sử dụng riêng cho khu Tự Trị Việt Bắc sau này. Thời bấy giờ mà có được số vàng như vậy là lớn lắm đấy. Chúng tôi chỉ biết theo lệnh của Ông Thầy, không thắc mắc, không báo cáo với ai cả. Tôi được biết những nơi chôn cất vàng ấy nhưng đến chết cũng không khai báo. Có một vài anh em chúng tôi cũng được biết, nhưng họ cũng như tôi, không bao giờ tiết lộ, tôi tin điều đó, nhất là khi Ông Thầy của chúng tôi đã bị thủ tiêu…
Chúng tôi không bao giờ phản lại Ông Thầy. Chết thì thôi, sá gì…
Sau khi “Ông Hồ” chết, thì ông Lê Duẩn, không biết tìm hiểu tin tức ở đâu, cứ cật vấn Ông Thầy chúng tôi về các kho vàng bí mật tại vùng Việt Bắc. Nhưng cũng chẳng khai thác được gì. Có nhiều lần Ông Thầy bị gọi về Hà Nội “làm việc”, có tôi tháp tùng, bị hăm dọa đủ điều nhưng chúng tôi không hề hé môi. Đến năm 1979, chuyện chiến tranh biên giới Việt-Trung lại xảy ra, nhất là tại các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Quân ta bị đánh tơi bời, riêng bộ tộc Nùng của chúng tôi thì rút sâu vào rừng cho nên không bị thiệt hại nhiều.
Lại có tin đồn là Ông Thầy và chúng tôi có mật ước gì đó với Trung Quốc, muốn vùng lên lập khu tự trị riêng cho người Nùng chúng tôi và Ông Thầy sẽ làm thủ lãnh biệt lập. Ông Lê Duẩn lại nghi ngờ thêm, tước hết binh quyền và chức vụ của Ông Thầy, bắt về Hà Nội giam lỏng. Chúng tôi bơ vơ từ đó… Và tôi cũng bị bắt giam luôn, bị cách ly. Tôi bị tra khảo suốt mấy năm trời, âm mưu gián điệp với Trung Quốc thì chẳng có, còn bí mật chôn cất vàng thì tôi không khai báo. Tôi đã nói với ông rồi, có chết cũng không nói mà.
Sau này thì họ cứ giam lỏng tôi, thỉnh thoảng cho gia đình tiếp tế quà, không có án lệnh, không biết bao giờ được thả ra. Tôi tin là sẽ bị chết luôn trong tù. Đến năm 1984 thì tôi được tin các bạn tù cho biết là Ông Thầy của tôi đã chết ở Hà Nội, chết trong tù, nghe nói là bị bóp cổ, thủ tiêu, sau khi họ không khai thác được tin tức gì về kho vàng. Họ cho chôn Ông Thầy ở Văn Điển, có nói ra thì ông cũng chẳng biết Văn Điển ở đâu. Và sau đó thì cho cải táng về Thái Nguyên, quê hương của Ông Thầy chúng tôi. Đối với tôi, đấy là một cái tang lớn, tôi có lời thề là sống chết gì cũng theo Ông Thầy… Rồi đến năm 1986 thì ông Lê Duẩn chết.
Bây giờ là năm 1988 rồi, tôi cũng chẳng biết ra sao… Tôi tiếc là chúng ta không được gặp nhau ngoài đời, gặp nhau ở Việt Bắc, vì với tánh khí của ông, mặc dù mới trực diện nhau, nhưng tôi tin là chúng ta có thể cộng tác nhiều việc. Biết đâu, với thân tình, tôi sẽ cho ông biết thêm về kho vàng của chúng tôi, kho vàng của Ông Thầy…
— Thôi, chúng ta cố ngủ đi, rồi mai sẽ nói chuyện tiếp… Mấy con gà ở bên kia vách tường huyện Thanh Trì sắp gáy sáng rồi đấy… ”
..................
Câu chuyện còn đang gay cấn, tôi tò mò muốn biết thêm nhiều điều bí mật làm tư liệu hi hữu trong đời, mỗi đêm được nghe kể chuyện là một điều thích thú, quên cả đời tù. Biết đâu nếu sau này còn sống, ra khỏi tù, tôi sẽ có dịp tìm tòi thêm tài liệu, tôi đã nghĩ như vậy trong thời gian chung sống với bạn tù Chu Văn Neo.
Nhưng vào một buổi sáng, khi chưa có tiếng kẻng sớm trong trại tù, cán bộ quản giáo và bảo vệ mở cửa phòng giam của tôi và ra lệnh cho ông bạn tù di chuyển. Ông ta xin phép cán bộ để lại cho tôi mấy cái bánh đậu xanh, một ít thuốc lào với giấy vấn và diêm để hút. Rồi, ông ta liếc nhìn tôi, lách mình qua khung cửa sắt, cúi đầu đi theo cán bộ, không nói một lời. Tổng cộng chúng tôi được sống chung với nhau khoảng hai tuần lễ.
Tôi viết lại câu chuyện kể trong tù nhân dịp Tết 1988, đến nay đã 25 năm trôi qua, có lẽ ông bạn tù của tôi đã chết rồi, mang theo bí mật về kho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn vào cõi Vô Cùng nào đó… “Hồn ở đâu bây giờ?”…
Võ Đại Tôn
Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/10/22/vo-dai-ton-kho-vang-cua-thuong-tuong-cs-chu-van-tan/
Vương Chí Sình. Ảnh
Nhật cam kết rút hết quân khỏi Đồng Văn, bồi thường cho người Mèo toàn bộ tổn thất do cuộc chiến gây ra bằng muối và bạc trắng. Số tiền và hàng hóa phải được giao đến các gia đình bị thiệt hại. Nhật được phép để lại một người làm nhiệm vụ liên lạc giữa người Mèo và quân Nhật. Đổi lại, những cuộc hành quân của Nhật ngoài vùng Mèo, người Mèo không được can thiệp, tập kích.
Vương Chí Sình thay mặt Vương Chính Đức ký vào bản hòa ước với Nhật. Đây là bản hòa ước thứ hai của người Mèo, sau khi buộc Pháp phải ký hòa ước 32 năm trước.
Vương Chính Đức. Ảnh tài liệu
Năm 1947, trước khi qua đời, Vương Chính Đức viết thư đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cử người lên nhận bàn giao lại đất biên cương. Ông Hồ cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên thăm hỏi và cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn, Đồng Văn 3 km.
Từ chàng trai mê thổi khèn, chỉ huy đội quân Hươu nai chống giặc Cờ Đen, đến khi trút hơi thở cuối cùng, Vàng Dúng Lùng - Vương Chính Đức đã hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo người Mèo chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh, bảo vệ trọn vẹn mảnh đất quê hương.
Kế tục sự nghiệp của cha, Vương Chí Sình cùng người Mèo một lòng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo cách mạng. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, ngân khố quốc gia cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7 kg vàng.
Năm 1956, tròn 70 tuổi, Vua Mèo Vương Chí Sình đề nghị bàn giao toàn bộ vùng Mèo Đồng Văn và khu vực biên giới lân cận cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ, anh hùng Tía lên nhận bàn giao.
Năm 1962, Vương Chí Sình mất. Năm 2006, ông được truy tặng huân chương Đại đoàn kết dân tộc.
• Vua Mèo Vương Chính Đức và bản hòa ước với Pháp 29
người Mèo ở Đồng Văn được sống bình yên trong chế độ tự trị kéo dài từ năm 1924 đến 1936.
Vua Mèo Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ. Ảnh
Đầu năm 1936, dưới thời toàn quyền Catroux, Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự ở vùng biên giới để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Việt Minh. Số quân Pháp thường trực ở Đồng Văn được tăng cường lên gấp 3.
Trước tình thế đó, Vua Mèo Vương Chính Đức lãnh đạo người Mèo công khai chống Pháp. Sau hơn 10 năm chuẩn bị, lực lượng vũ trang người Mèo được củng cố vững mạnh, quy mô hoạt động rộng hơn.
Giữa năm 1936, một đoàn vận tải của Pháp chở quân trang, lương thực lên bổ sung cho quân đội ở Đồng Văn đã bị lực lượng vũ trang người Mèo tập kích tại Lao Va Chải (huyện Yên Minh ngày nay). Toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt. Người Mèo thu được nhiều chiến lợi phẩm.
Ít lâu sau, chính quyền thuộc địa mời tất cả thủ lĩnh người Mèo, trong đó có Vương Chính Đức đến dự.
Sinh năm 1885, Vương Chí Sình khi còn nhỏ tên là Vàng Seo Lử. Gần nhà có một sĩ quan Pháp sau khi giải ngũ ở lại Đồng Văn, lấy vợ người Mèo. Ngày ngày Vàng Seo Lử đến cắt cỏ ngựa cho hắn để học tiếng Pháp.
Lớn hơn một chút, ông được bố cho sang Trung Quốc học tiếng Hán. Vàng Seo Lử thông thạo hai ngoại ngữ. Về nước, ông mở cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, vải vóc, thuốc phiện ở Phó Bảng (Hà Giang). Ông mua thêm chức lý trưởng của Pháp để gây thanh thế. Việc buôn bán ngày càng mở rộng.
Từ Đồng Văn, Vàng Seo Lử đem thuốc phiện và các loại lâm thổ sản về Hà Nội, Hải Phòng để bán rồi mua vải vóc, dầu hỏa, đá lửa, đồ dùng sinh hoạt đem về Hà Giang. Ông mua ngôi nhà ở số 22 phố Hàng Đường (Hà Nội) làm nơi trung chuyển hàng hóa. Vàng Seo Lử tạo được mối quan hệ rộng khắp vùng Hà Nội.
Sau bản hòa ước đầu tiên với Pháp năm 1913, người Mèo ở Đồng Văn được sống bình yên trong chế độ tự trị kéo dài từ năm 1924 đến 1936.
Vua Mèo Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ. Ảnh
Khi kể về những kỷ niệm của gia đình cách đây gần 50 năm, ông Vương Duy Bảo (58 tuổi), ở phố Trần Quang Diệu, Hà Nội vẫn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói của người ông nội - Vương Chí Sình khi dăn dạy con, cháu.
Ông Vương Duy Bảo, cháu nội Vua Mèo (Ảnh: Xuân Hải)
Dinh thự họ Vương do một người dân quê ở Nam Định thiết kếHậu duệ ‘vua Mèo’ kêu cứu việc dinh thự dòng họ bị công hữu hóa
Khi kể về kiến trúc của dinh thự họ Vương ở thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Con cháu một cố lãnh chúa người H’Mong, thường gọi là “vua Mèo”, mới đây gửi thư kêu cứu đến thủ tướng của Việt Nam về việc dinh thự của dòng họ Vương ở tỉnh Hà Giang bị chính quyền tỉnh biến thành tài sản công. Một luật sư nổi tiếng nói với VOA rằng việc công hữu hóa như vậy là “không chấp nhận được”.
Theo các báo mạng lớn trong nước, ông Vương Duy Bảo, một hậu duệ của vua Mèo, hồi cuối tháng 7 đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại việc Ủy ban Nhân dân Hà Giang vào năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đồng Văn được nắm quyền sử dụng đất của tòa dinh thự họ Vương.
Ông Bảo là cháu nội của ông Vương Chí Sình (1886-1962), người con trai thứ hai và cũng được coi là người kế nghiệp vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947). Chức vua Mèo không được chính quyền của những người cộng sản Việt Nam công nhận kể từ cuối thập niên 1940, theo các tài liệu lịch sử.
Các báo nói ông Bảo viết trong thư rằng ông khẩn thiết mong thủ tướng giúp giải quyết để “trả lại quyền sử dụng mảnh đất gắn với tòa dinh thự” cho con cháu họ Vương.
Những tài liệu và các bài báo khác nhau ở Việt Nam cho thấy dinh thự họ Vương có diện tích gần 3.000 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 1928, cách đây 90 năm, dưới thời ông Vương Chính Đức.
Trang Soha hôm 20/8 dẫn lời ông Vương Duy Bảo nói cán bộ địa phương đã “đưa những người họ hàng của ông ra khỏi dinh thự” vào năm 2002, với lý do là nhà chức trách tỉnh sẽ “trùng tu dinh thự làm bảo tàng”.
Chỉ đến năm đó, các con cháu vua Mèo mới biết rằng từ 9 năm trước, vào năm 1993, dinh thự họ Vương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là “di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”, tuy nhiên, “gia đình không được bàn bạc, thông báo”, theo lời ông Bảo, được Soha đăng lại.
Ông Bảo khẳng định trên các báo lớn, trong đó có Soha và Thanh Niên, rằng -- không có chuyện ông bán, tặng, hiến, hay trao đổi với ai về tòa dinh thự.
- “Tôi có ký văn bản nào hiến đâu”,
Ông Vương Duy Bảo được trích lời trên Thanh Niên hôm 20/8.
Cùng ngày, Soha dẫn lời ông Bảo nói:
- “Gia đình chúng tôi thừa kế, đang còn sống mà lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dinh thự cho Phòng Văn hóa - Thông tin Đồng Văn quản lý lâu dài từ 2012 là chuyện hoàn toàn lạ đời".
Theo các báo mạng lớn trong nước, ông Vương Duy Bảo, một hậu duệ của vua Mèo, hồi cuối tháng 7 đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại việc Ủy ban Nhân dân Hà Giang vào năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đồng Văn được nắm quyền sử dụng đất của tòa dinh thự họ Vương.
Ông Bảo là cháu nội của ông Vương Chí Sình (1886-1962), người con trai thứ hai và cũng được coi là người kế nghiệp vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947). Chức vua Mèo không được chính quyền của những người cộng sản Việt Nam công nhận kể từ cuối thập niên 1940, theo các tài liệu lịch sử.
Họ nhà Vương - Dinh thự Vua Mèo
(VOV5) - Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức (1865 - 1947) là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.
Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn.
Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang./.
Ngọc Anh
https://vnexpress.net/vua-meo-vuong-chi-sinh-cuu-cha-danh-bai-phat-xit-nhat-3798133.html
----------------------------
(Những bài viết trên lấy từ các nhà báo Việt cộng nên lời lẽ rất đỗi nhẹ nhàng để viết về việc Đảng cướp đất, cướp nhà của Vua Mèo, của dòng họ Vương như câu:
"Gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho nhà nước là khu du lịch."
Khi đọc nhà báo Việt cộng viết, thì hãy hiểu sự thật là -- nhà nước Việt cộng dùng áp lực và vũ trang, khủng bố, đe dọa... để cướp nhà, cướp đất dòng tộc họ Vương... )
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/transcoded/4/4c/National_Anthem_of_the_Republic_of_Vietnam.ogg/National_Anthem_of_the_Republic_of_Vietnam.ogg.mp3
No comments:
Post a Comment