Friday, June 3, 2022

Trẻ Lai Việt-Nam -- Di Sản Của Chiến Tranh

Hòa Nhập và Vươn Cao - Sau Hơn 40 Năm...

 


Trẻ Lai Việt-Nam
Di Sản Của Chiến Tranh


Tuongdai2.jpg

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, CA


Những cuộc chiến tranh đều mang lại cảnh tượng đau thương đến xé nát lòng Người... Chiến tranh Việt Nam đã để lại những làng xóm điêu tàn. Những góa phụ... Những thương binh và cảnh tượng đau lòng nhất là để lại những đứa con mang hai dòng máu, mồ côi cha như chúng Tôi, có những ACE lai còn tội nghiệp hơn nữa là cả mẹ cũng không còn... Người Mỹ gọi chúng Tôi là Mỹ Á... Hai chữ Mỹ Á này đã trở thành một sắc dân ACE lai chúng tôi... và đồng thời gọi chúng tôi là (di sản) của những Người Cha lính Mỹ.

Khi được lệnh rút quân, nước Mỹ đã mang đi những Người Cha Hoa Kỳ của chúng Tôi trở về Nước và bỏ lại sau lưng những đứa con thơ dại, để rồi những đứa trẻ đó bị mồ côi cha mặc dù cha vẫn còn sống. Những đứa con mang hai dòng máu như chúng tôi đã bị người đời chế diễu khinh khi. Họ gọi chúng tôi là những đứa Con Bụi Đường dù là bụi đường hay Bụi Đời thì cuộc sống vẫn ở trên hè phố, trong những gia đình nghèo, thất học và bị xã hội khước từ ngay trên quê Mẹ.

Rồi vào tháng 4 năm 1975 miền Nam thất thủ cảnh tượng đau lòng như muôn ngàn lưỡi dao chém vào thể xác. Những người con bị mất cha... những người vợ bị mất chồng, cõi lòng bơ vơ chẳng biết đi về đâu.
Chúng tôi ra đời trong một tương lai đen tối. Có một số ACE chúng tôi được đưa vào Cô Nhi Viện tại Sài Gòn... đã may mắn được những chuyến bay cuối cùng đưa Trẻ Lai trở về nước, nhưng cũng có những ACE bất hạnh đã nổ tung trên nền trời Gia Định, xác của ACE lại rớt rơi tả tơi trên cánh đồng... Vị tướng Hoa Kỳ cuối cùng đã chứng kiến cảnh tượng ấy mà nước mắt rơi đầm đìa...


Vào những năm 1980 tất cả những ACE Lai bước vào cái tuổi thiếu niên, và cuộc sống màng trời chiếu đất... rất là thê thảm, cũng trong thời gian đó... Ông Thượng Nghị Sĩ Stewant B. McKmay đã lên diễn đàn phát biểu... (Trẻ Lai Việt-Nam Là Một Di Sản Của Hoa Kỳ) Những đứa trẻ này là con của chúng tôi, chúng tôi đã phản bội lại những bà mẹ, và bây giờ hãy cứu lấy những đứa con bất hạnh này. Ông kêu gọi...


Rồi thì mãi đến bảy năm sau (seven years after) những lời kêu gọi của ông đã có kết quả... Luật Homecoming Act 1987 đã ra đời. Luật nói rằng - những đứa Trẻ mang hai dòng máu được sinh ra kể từ ngày 1/1/1962 to 1/1/1976 đều là Trẻ Lai Mỹ Á. Một trẻ Lai được quyền mang theo Cha-Mẹ, Bà Con Anh-Em Thân Nhân đi vào xứ sở Tự Do... Thành phố Sài Sòn lại nở Hoa Mỹ Quốc... Những Trẻ Lai trước kia đã bị gọi là “Cặn Bã của Xã Hội” nay bỗng biến thành “Những Đứa Trẻ Vàng Ngọc”.


Những đứa trẻ lai dù trai hay gái... trắng hay đen lớn hay nhỏ đều trở thành một Công Cụ Mua-Bán... để có được những tấm thông hành và vé máy bay một chiều đi vào Hoa Kỳ... Mua được một trẻ lai trong tay là hết phải bôn ba vượt biên, hết lo bị công an bắt bớ hay hải tặc hãm hiếp... ACE Con Lai chúng tôi biến thành một vật cho người đời thay tên đổi họ... mua đi bán lại... và bảo rằng: "Mày hãy ký vào tấm giấy này để được đi Mỹ"... Phần đông ACE con lai lại không biết chữ nghĩa, nên chỉ còn cách là nghe lời người ta mà ký cái chữ thập vào... Thế là mình lại mang một cái tên mới và bị đưa vào sống với một gia đình mà mình chưa hề quen biết... cũng có những ACE lai lớn tuổi hơn thì nghĩ - tại sao mình không tự bán mình để kiếm sống mà lại để cho thiên hạ bán mình để lấy tiền? Như Ông-Bà, Cô-Chú, và Anh-Chị-Em đã biết. Vào thời gian đó ACE lai chúng tôi đều nghèo khổ, đói khát, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, lại thất học, mù chữ, thì còn gì để nghĩ là hiện tại?
Chúng Tôi phải làm cách nào để tự kiếm sống qua ngày qua ngày. Đây cũng lý do tại sao còn một số ACE lai còn kẹt lại bên Việt-Nam. Rồi thì thời gian cứ trôi đi... ngó lại thì đã mấy mươi năm, bây giờ ACE lai đã khôn lớn... có người là bác sĩ có người là luật sư... vài ACE may mắn và cần cù bây giờ là triệu phú v. v... nhưng thật ra họ vẫn còn mang trong người một vết thương, một vết thương lòng... nó cứ âm ỉ, đau đớn...


Có một điều mà Tôi muốn nói lên đây là ACE con lai chúng Tôi đã để lại những dĩ vãng đau thương - bất công ở đất Mẹ Việt-Nam để trở về bên sứ Cha... Thì tôi cũng xin người đời đừng nhắc lại những dĩ vãng đau thương và đầy nước mắt đó nữa... và hãy nhớ chúng tôi cũng là con cháu lạc loài của những người lính đã hy sinh bản thân mình để đòi lại quyền Tự-Do và Dân Chủ cho người Miền Nam Việt-Nam. Để rồi sau cùng, những đứa con của những người lính này phải trả một cái giá quá đắt là bị người đời mĩa mai và khinh khi... chúng Tôi, những ACE lai không hy vọng là được tôn vinh... rạng danh như những người con của Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa... Chúng Tôi chỉ muốn được người đời bớt mĩa mai bớt dùng những danh từ như Thằng Mỹ Lai này hay Con Mỹ Lai nọ... để miệt thị chúng Tôi...


Trong thời gian qua, ACE con lai chúng tôi đang cố gắng tìm cách dựa vào lưng nhau mà sống trên mảnh đất Cha... và lấy Cộng Đồng Việt-Nam làm quê Mẹ... Và suốt cuộc đời này chúng tôi vẫn đi tìm Cha... tuy ACE con lai chúng tôi đang sống trong cội nguồn nhưng vẫn chưa tìm ra nguồn cội...

TL
2008
Nguồn: Yahoo 360





ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC “GIA ĐÌNH CON LAI VIỆT MỸ”
http://my.opera.com/Amerasian%20Family/blog/show.dml/1368848


 

 



ANH CHỊ EM MỸ-VIỆT
TRÊN TOÀN NƯỚC MỸ VÀ TRONG NƯỚC


ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC “GIA ĐÌNH
CON LAI VIỆT MỸ”




    Today News - Sáng Thứ Bảy tuần qua 22 tháng 9, 2007, tổ chức có tên là Gia Đình Việt Mỹ đã chính thức khai mạc ngày đại hội toàn quốc tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas, với sự tham dự của hơn 250 đại biểu anh chị em Con Lai (Amerasian) đến từ gần 40 thành phố hoặc tiểu bang khác nhau trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Ngoài ra diễn tiến của buổi họp mặt này còn được trực tiếp truyền thanh và truyền hình qua mạng Internet của hệ thống Paltalk mà theo ban tổ chức cho biết là để cho hàng trăm thân hữu Con Lai tại Việt Nam có thể theo dõi được ở một số tụ điểm. Tất cả những việc tổ chức từ chương trình đến kỹ thuật, nghệ thuật đều do các thành viên của gia đình Con Lai Việt Mỹ tự đảm trách. Thậm chí chi phí cho buổi tiệc khoản đãi gần 300 người cũng được chính một “triệu phú Con Lai” bảo trợ phân nửa khoản tài chánh và phần còn lại, ngoài số tiền do mạnh thường quân trao tặng, còn thì đều do chính các “tình nguyện viên Con Lai” tự nguyện đóng góp. Đó cũng là câu trả lời cho một số thắc mắc về lý do buổi tiệc đã không có bán vé tham dự.

    Hiện diện trong ngày họp mặt nói trên còn có đông đảo quan khách Việt Mỹ, quý vị dân cử tiểu bang và quận hạt. Một số đại diện các tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam trước 1975 cùng quý vị chủ tịch cộng đồng cũng như các hội đoàn địa phương, đặc biệt là đông đảo giới truyền thông báo chí kể cả truyền hình SBTN và đài phát thanh Á Châu Tự Do.... Bên cạnh đó ban tổ chức cũng nhận được sự yểm trợ và cố vấn của một số vị giáo chức, bác sĩ, các nhà vận động lập pháp cùng viên chức chính quyền, v.v...

    Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt hơn 32 năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên các anh chị em Con Lai mới thực tâm tìm về với nhau để tạo dựng một đại gia đình Việt Mỹ lấy tình yêu thương làm nền tảng để tiến đến mục đích chính là tương thân, tương trợ lẫn nhau, dù ở bên này hay bên kia bờ đại dương.

    Buổi đại hội được diễn ra rất trang nghiêm và cảm động. Sau nghi thức chào quốc kỳ Mỹ Việt cùng phút mặc niệm, một thành viên trong ban điều hành lâm thời là anh Trần Ngọc Ký đứng ra điều khiển buổi lễ dâng hương tưởng nhớ đến các chiến binh Hoa Kỳ đã phục vụ ờ Việt Nam trước năm 1975, mà trong đó nhiều người đã âm thầm mang vào đời những đứa Con Lai và cũng là những người Cha mà các em chưa bao giờ gặp mặt.

    Đại diện cho ba thế hệ: Người cha xứ Hoa Kỳ, người mẹ Việt Nam, những đứa Con Lai và thế hệ cháu nội, ngoại cùng bước lên một chiếc bàn nhỏ, với bình hoa sơ sài đặt bên cạnh cái nón sắt bạc mầu trong ánh sáng lung linh của những ngọn nến chập chùng, tạo cho căn phòng một không khí cảm động đến nghẹn ngào. Nhiều người đã để mặc cho những giọt lệ tuôn trào không buồn thấm. Nhất là các cựu chiến binh Hoa Kỳ, dường như có điều gì đắng cay khó tả trong lòng của những người đàn ông từng một thời ngang dọc trên các trận địa ở chiến trường Việt Nam gần 40 năm về trước. Bên cạnh đó là suối nước mắt cuả những đứa trẻ từ lúc lọt lòng đã chứng kiến nhiều miệt thị hơn thương yêu, nhưng giờ đây đã khôn lớn, trưởng thành. Các em đã có đủ nghị lực và hiểu biết để bỏ lại sau lưng bao điều tủi nhục, quên đi những giận hờn, dù trong lòng họ vẫn luôn nghĩ về người cha của mình trong niềm hoang mang cùng nỗi ngậm ngùi khó tả.

    Tiếp nối phần tưởng niệm cha, một thành viên khác, anh Nguyễn Huy Đức đã thay mặt ban tổ chức đọc bài diễn văn khai mạc, chia sẻ tâm tình của những người Con Lai, trong đó có nỗi niềm cuả chính anh, một đứa trẻ lai mồ côi mẹ từ lúc còn thơ và chưa hề biết mặt cha của mình. Theo anh Đức thì hầu hết những bạn Con Lai đều sống trong hoàn cảnh tương tự. Cô đơn, lạc lõng, thiếu tình thương gia đình từ lúc chào đời, và đó chính là động lực và mục đích đưa đến việc thành lập Gia Đình Con Lai để kéo những đứa trẻ mồ côi mang hai dòng máu lại gần với nhau hầu giúp đỡ và an ủi cho những bạn đồng cảnh ngộ, nhưng còn thiếu may mắn hơn mình.

    Ban điều hành lâm thời cho biết, ba vấn đề ưu tiên mà Gia Đình Con Lai Việt Mỹ sẽ chú tâm vận động và thực hiện trong thơì gian sắp tới là:

    1. Thành lập các chi nhánh địa phương ở nhiều thành phố và tiểu bang, hầu tạo sự kết hợp rộng rãi để giữ liên lạc, trao đổi tin tức và hỗ trợ các công việc có tích cách lợi ích chung cho tập thể Con Lai.

    2. Thu thập tin tức và lập danh sách những gia đình Con Lai còn đang bị kẹt lại ở Việt Nam để nhờ bà Khúc Minh Thơ cùng các cơ quan thiện nguyện can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho họ có cơ hội được tiếp tục định cư dưới đạo luật “Amerasian Homecoming Act 1987”.

    3. Tổ chức phái đoàn đại diện để tiếp xúc với nữ dân biểu quốc hội liên bang Zoe Lofgren, tác giả của dự luật cho phép Con Lai Việt Mỹ được tự động nhập tịch Hoa Kỳ (Amerasian Naturalization Act), đồng thời vận động với các vị dân biểu điỉa phương để bảo trợ và ủng hộ dự luật này khi được tái đệ trình.

    Trong số quan khách hiện diện được mơì lên phát biểu gồm có bác sĩ Robert N. Cluck, thị trưởng thành phố Arlington, Texas, bà Khúc Minh Thơ, dân biểu Hubert Võ, bà Cúc Thương Nguyễn Foshee, bà Angie Hồ Quang, và ông Nam Lộc, cùng một số đại diện cựu chiến binh Hoa Kỳ.... Các ông Bill Meeks, Don Kennedy, và Jim Boyd đã chia sẻ tâm sự của chính họ cùng các chiến hữu trong nỗ lực đi tìm những đứa con lai đã thất lạc trong thời chiến tranh Việt Nam, vì thế họ rất hân hoan đón nhận các em trong tình thương của những người cha, người chú.

    Bà Khúc Minh Thơ, ân nhân vĩ đại của giới Con Lai, người vận động tích cực cho đạo luật “Amerasian Homecoming Act 1987”, và được các em âu yếm gọi bằng Mẹ. Trong phần phát biểu, bà đã nhắn nhủ để các em biết cách thức và thủ tục làm việc với bộ Ngoại Giao Mỹ trong nỗ lực can thiệp cho các bạn lai còn kẹt lại ở Việt Nam. Bà Cúc Foshee thì ân cần gửi đến các em lời nhắn nhủ trìu mến trong cương vị của một người mẹ có con mang hai dòng máu.

    Dân biểu Hubert Võ đề nghị các em thành lập các phương án hành động cụ thể để đạt tới mục đích đã nêu ra.

    Và cuối cùng ông Nam Lộc, người được các em trìu mến gọi bằng Chú, đã hy sinh một buổi đại nhạc hội tại Edmonton, Canada và nhờ MC Leyna Nguyễn cáo lỗi để có thể tham dự buổi họp mặt này mà ông gọi là vô cùng quan trọng của cộng đồng Con Lai.

    Trong phần phát biểu, nhạc sĩ Nam Lộc, sau khi trình bầy và giải thích về thủ tục định cư của diện Con Lai cùng tình trạng của dự luật tự động nhập quốc tịch Mỹ, ông đã nhấn mạnh về trọng trách của ban điều hành lâm thời và mạnh dạn thách đố tất cả các bạn Con Lai là hãy đặt tình thương cùng sự đoàn kết trên danh lợi và tiền bạc. Hãy lần lượt tình nguyện để thay phiên nhau đứng ra điều hành, lãnh đạo tổ chức Gia Đình Con Lai, đừng tranh dành chức vụ, đừng tham quyền cố vị, đừng lợi dụng tiền bạc và nhất là đừng để mọc lên hàng chục “hội Con Lai”. Điều đó chỉ tạo ra chia rẽ, nghi kỵ và giết chết niềm hy vọng của những vị cố vấn đang âm thầm yểm trợ, làm nản lòng các thành viên Con Lai. Ông Nam Lộc cam kết là ngày nào Gia Đình Việt Mỹ còn hoạt động trong tinh thần vô vụ lợi, đoàn kết và thương yêu lẫn nhau, thì ngày đó ông hứa sẽ tiếp tục gắn bó để hỗ trợ và hướng dẫn các em trên bước đường phục vụ, bênh vực cũng như tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng Con Lai Việt Mỹ.

    Buổi đại hội kết thúc bằng một đêm nhạc thính phòng với những ca khúc thật ý nghĩa, mang chủ đề quê hương, thân phận và tình yêu, do chính những giọng hát nổi tiếng gốc Con Lai của nên tân nhạc Việt Nam trình bày. Nhưng chương trình chỉ thật sự chấm dứt vào lúc 2 giờ sáng Chủ Nhật trong niềm lưu luyến của hàng trăm người tham dự. Các thành viên trong Gia Đình Con Lai Việt Mỹ đã từ giã nhau trong niềm tin mãnh liệt vào tương lai và hạnh phúc của những cánh chim lạc loài vừa tìm được tổ ấm gia đình, như lời tâm sự mà các em đã chia sẻ với nữ phóng viên Thanh Trúc của đài phát thanh Á Châu Tự Do.





Hồ Nam tường trình từ Dallas, Sep 26, 2007
Thursday, 27. September 2007, 16:29

 

 

ANH CHỊ EM GHI DANH TẠI ĐÂY!




    Tuesday, 8. January 2008, 16:39




    Ở DƯỚI LÀ PHẦN GHI DANH (TRONG WRITE A COMMENT). SAU KHI NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ CHUYỂN VÀO HỒ SƠ MẬT CỦA GIA ĐÌNH MỸ VIỆT.THAY MẶT ANH CHỊ EM TRONG BAN ĐIỀU HÀNH LÂM THỜI XIN CẢM ƠN ANH CHỊ EM TRÊN TOÀN NƯỚC MỸ!.



    Phiếu Ghi Danh Thành Viên Sinh Hoạt Cùng Gia Đình Mỹ Việt
    Amerasian Fellowship Association

    Họ Tên Người Lai______________

    Địa Chỉ______________________
    Số phone_____________________
    Email_______________________
    Cycle #_______________________





 

Hai Mươi Năm
(Phan Van Hung) -
https://youtu.be/yDYIPnPn8s0


Hai Mươi Năm
Tác giả: Phan Văn Hưng

Hai mươi năm... Đàn trẻ thơ nay đã lớn,
Và chàng trai nay đã già.
Những người xưa đã nằm xuống,
Và rừng núi đã héo nhòa.

Hai mươi năm... Người cụt chân trên hè phố,
Kẻ quyền uy trong căn nhà,
Người nằm rên trong hộ xá,
Là người sáng hay đã lòa?

Người bỏ thây nơi trùng dương,
Mộng nhổ neo trên sóng gầm!
Những hồn ma sau hàng kẽm,
Những con mắt sâu trừng trừng.

Người nằm chết trên núi sông,
Người đào sắn trên ruộng đồng,
Người lặn lội vẫn đi tìm,
Bao con đường dấu quê hương!

Hai mươi năm... Những người đi đã về bến,
Một vùng quê hương không còn.
Những người điên trong ngục khám,
Một đoàn quân trong khách sạn.

Hai mươi năm... Nhiều kẻ gian trong làng xóm,
Người hiền khô mang gông cùm,
Kẻ mộng du lên bạo chúa,
Người ngồi khóc trên sân chùa.

Người hùng xưa nay giầu sang,
Một thằng bé đứng trần truồng!
Nhìn người qua buôn và bán,
kẻ gian ác đi nghênh ngang!

Người già nua có nhớ không?
Hay đã quên những mối tình?
Người đập đá trên nông trường,
Trơ lưng còm cõi gió sương!

Hai mươi năm... Những nụ hoa cho người hái,
Những thể xác cho ai đày,
Một thầy cô trong nhà chứa,
Gặp trò xưa bỗng khóc òa.

Hai mươi năm... Người còn tâm hay còn trí,
Lòng sục sôi như vỡ bờ.
Đàn lạc giây đang bỏ xó,
Còn vọng nghe tiếng nức nở.

Người chạy quanh theo thời thế,
Rồi nhặng xanh bu lối về!
Mà lặng im bên mộ đá,
Nào có biết gió Thu qua?

Một người đi trong đám ma,
Mặc người vui trong xa hoa!
Người tù tội trước quan tòa,
Chỉ gục đầu giấc mơ xa!

Hai mươi năm...
Triệu người đi trong cuộc sống,
Mà thể xác như không hồn.
Triệu người lao trong cùng khốn,
Và buồn vui như bao lần.

Hai mươi năm... Người hiền lương dẫu còn sống,
Phải cật lưng trong thiên đường.
Những vết nhăn trên vừng trán,
Mà hòn than nung trong lòng.

Người còn yêu hãy còn nhớ,
Phải vượt qua những bến bờ.
Phải tìm sâu trong hồn nước,
Những thoi thóp những mong chờ.

Người còn tha thiết núi sông,
Thì sẽ thấy cơn mưa nguồn,
Để lặn lội vẫn đi tìm,
Sẽ thấy đường dấu quê hương.

Người còn tha thiết núi sông,
Thì sẽ thấy cơn mưa nguồn,
Để lặn lội vẫn đi tìm,
Sẽ thấy đường dấu quê hương.

..............................

Ước mơ sau này, có được các em Lai viết bài, viết chuyện, hoặc viết sách nói về cuộc đời mới của mình, dù thất bại, dù tù tội, dù thành công, hay dù có bị trở về lại đất tối tăm của Việt cộng, và dù gì đi chăng nữa thì sự đóng góp những thành quả, những đóng góp cho đất cha và văn hóa mẹ Việt... vì nó là một phần lịch sử của nước Việt và của Hoa Kỳ.

Cũng như những câu chuyện vượt biển hãi hùng của "Boat People" hay "Thuyền Nhân" cũng đã được viết ra và cho sưu tập để lại trong thư viện Hoa Kỳ, trong văn khố thế giới, hay in thành sách, sau này hậu thế sẽ có tài liệu để tìm hiểu, và cũng còn là lý do khác: Tố cáo tội ác của Việt cộng và đảng cộng sản để cho thế hệ sau không vấp phải.

Xin giới thiệu:
Đây là hình bìa của cuốn sách do một người con lai viết và xuất bản.
Tác giả cuốn sách đó là cô Kim Oconnell
Writer
Freelance writer with a specialization in historic preservation, conservation, and sustainable design. Kim's work has been published in a range of magazines, including Preservation.
link:
Vietnamese Heritage
Echoes of Little Saigon
Kim authored this 28-page booklet about Arlington's "Little Saigon".
Bìa sách được họa sĩ Bảo Thiên Ngô / Ngô Thiên Bảo phóng họa
 photo CxVQNN9UsAAT9UN_zps89ulrw3q.jpg


No comments:

Post a Comment