Tự Thán
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay?
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rày chiêm bao?
Ðã buồn về trận mưa rào,
Lại đau về nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi dòng,
Chiếc thuyền hờ hững trên sông một mình.
Nguyễn Trãi
Ngô Tất Tố giải thích ngay dưới bài thơ:
“Bài này không có câu nào hiểm hóc, ý nghĩa mạch lạc và đều rất óng chuốt, vậy mà cực kỳ khó hiểu. Vì suốt trong bài không thấy một dấu vết nào có thể nhận được tác giả muốn nói việc gì.
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay?
“Bài này nhời nhẽ thanh tao, ý tứ man mác vô hạn, [...] tưởng như Nguyễn Trãi đương đứng giữa một bầu trời bát ngát, bốn chung quanh không có bóng người.”
Lúc này tác giả khi chưa gặp vua Lê.
Hai câu:
“Đã buồn vì trận mưa rào / lại đau vì nỗi ào ào gió đông?”
Ông [Tản Ðà] Nguyễn Khắc Hiếu nhận rằng:
“Tâm sự anh hùng khó thể người ngoài biết được đau đớn.”
Ðề Kiếm
Quốc thù rửa sạch nghìn năm nhục,
Hòm quí giữ gìn vạn thế công.
Chỉnh đốn đất trời là từ đó,
Thế gian đâu còn nhớ anh hùng?
Nguyễn Trãi
Lúc này khi đuổi được giặc Minh, tức là thù nhà trả, nợ nước xong, cái gánh trên vai đã nhẹ, nên gác kiếm [Đề Kiếm]
Nguyễn Trãi nhớ thời trước lời cha dặn ở bến Kim Lăng, thác Bản Giốc (Suối Phi Khanh):
Hận Nam Quan
Con yêu quý, chớ xuôi lòng mềm yếu,
Gác tình riêng vỗ cánh trở về nam.
Con về đi, tận trung là tận hiếu,
Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang.
Trời chưa muốn nước ta bị tiêu diệt,
Nên lưới thù chưa úp xuống đầu xanh,
Không bao giờ, không bao giờ con chết,
Về ngay đi rồi chí nguyện công thành.
Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm,
Thì nghiến răng vung kiếm quét quân thù.
Nguyễn Trãi ơi! Tương lai đầy ánh sáng,
Cha đứng đây trông suốt được ngàn thu.
Ôi sung sướng trời sao chưa vội tắt,
Về ngay đi ghi nhớ hận Nam Quan.
Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,
Cha vững tin con lấy lại giang san.
Trích từ Sách giáo khoa của thời Việt Nam Cộng Hòa
============================
Thơ chữ nôm dịch sang chữ quốc ngữ
Ta ra đi mười năm xa vòng tay mẹ,
Sống tự do như một cánh chim bằng.
Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái.
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Thể thơ: Thơ tự do
Thơ Chữ Hán: Phong Kiều Dạ Bạc
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch nghĩa
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời.
Hàng phong bên sông, ngọn đèn thuyền chài ở trước người đang ngủ buồn.
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền khách.
(Năm 756)
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Trung Đường
Quạ kêu sương lạnh trăng tà.
Đèn chài giấc muộn la đà bến sông.
Chùa Hàn trầm bổng hồi chuông.
Nửa đêm gọi khách bềnh bồng Cô Tô. Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Câu 1:
Có người cho rằng câu 1 phải đọc như sau:
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên
và phải hiểu là:
Trăng lặn ở núi Ô Đề (1), trời đầy sương.
“Ô Đề” như vậy không còn là tiếng quạ kêu mà đã trở thành một sơn danh vì người ta cho rằng ban đêm không làm gì có tiếng quạ kêu. Nhưng cách hiểu này đã không được ai theo vì các con quạ vẫn có thể bất thường kêu về ban đêm.
Trong thơ văn Trung Quốc, Lý Bạch đã có bài thơ Ô dạ đề và Kim thị trong bài Tự Thuật cũng đã có câu:
“Không phòng dạ dạ văn đề ô” (Đêm đêm nghe thấy tiếng quạ kêu ngoài phòng vắng vẻ).
Trong văn thơ Việt Nam, Quách Tấn cũng có bài Đêm Thu Nghe Quạ Kêu và ông đã liên tưởng đến bến Phong Kiều trong bài thơ của Trương Kế và đã viết:
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng.
Câu 2:
Câu này cũng bị đặt thành vấn đề.
Nguyên do vào đời Thanh có Mao Tiên Thư cho rằng: “Ở Tô Châu đối diện với chùa Hàn San có núi Sầu Miên nên câu ‘Giang phong ngư hỏa đối sầu miên’ không thể hiểu là cây phong bên bờ sông và ánh đèn thuyền chài lấp lánh trước mặt khách (tác giả) đã làm cho khách xa nhà nhớ quê không sao ngủ được.”
Ý kiến này đã bị Trương Duy Minh, tác giả quyển Hàn San tự (2) bác bỏ vì cho rằng bài thơ chỉ có bốn câu, ba câu đã tả cảnh rồi thì câu “Giang phong ngư hỏa đối sầu miên” phải là câu tả tình mới đúng.
Điều này cũng hợp lý. Chính vì lẽ ấy mà tất cả các quyển Đường thi tam bách thủ chú giải và Thiên gia thi chú giải đều giảng “sầu miên” là “ưu sần bất đắc thành niên”. Chỉ có một quyển Hội Đồ Thiên Gia Thi của Chung Bá Kính chú giải đã giảng “sầu miên” là sơn danh như Mao Tiên Thư đã chủ trương.
Chúng tôi cho rằng cả hai nhà chú giải ấy đều chưa có dịp về tới chùa Hàn San cũng như mấy họa sĩ người Trung Quốc đã minh họa bài Phong Kiều dạ bạc mà cứ vẽ cầu Phong Kiều và chùa Hàn San ở bên ngọn núi.
Có thể vì tên chùa Hàn San có chữ “san” là núi nên các vị ấy mới nhầm lẫn như vậy.
Chúng tôi khi về tận chùa Hàn San, đứng ở bến Phong Kiều bên Đại Vận Hà, nhìn quanh bốn phía đều không thấy có ngọn núi nào ở gần, chỉ nghe nói ở tận xa, xa không nhìn thấy được, mới có núi Linh Nham sơn, Thiên Bình sơn, Thiên Địa sơn, Sư Tử sơn, Hoành Sơn, Hà Sơn...
Thế thì Trương Kế, nằm trong khoang thuyền mà có nhìn ra ngoài cũng chỉ thấy có những cây phong và những ngọn đèn chài, chứ làm sao có thể đối mặt được với “ngọn núi Sầu Miên”, một ngọn núi không có thực ở bên chùa.
Để chứng minh cho điều sai lầm, chúng ta có thể xem bức ảnh chụp bến Phong Kiều với mấy chiếc thuyền đậu ở bên cầu, cửa Thiết Linh quan và ngọn tháp Phổ Minh ở phía sau chùa Hàn San.
Câu 3-4:
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Hai câu này cũng gây thắc mắc cho người đọc vì vào lúc nửa đêm làm gì có tiếng chuông chùa.
Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Ấu Dương Tu thì cho rằng:
“Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã” (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy).
Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: “Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì”. (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết.)
Diệp Thiếu Uẩn trong Thạch lâm thi thoại lại cho rằng: “Cái công vị thường chí Ngộ trung(3), kim Ngô trung tự thực bán dạ đả chung.” (Vì ông không thường tới Ngô trung chứ hiện nay chùa ở đó vào lúc nửa đêm có đánh chuông thật.)
Chúng tôi cho rằng về ban đêm, ở các chùa thường không có đánh chuông nhưng cũng có những trường hợp cúng lễ bất thường nên “dạ bán chung thanh” cũng không phải là vô lý.
Chính vì lẽ đó mà các nhà thơ từ đời Tống trở về sau mỗi lần qua bến Phong Kiều đều nhớ đến Trương Kế với cảnh “nguyệt lạc”, “ô đề” và “dạ bán chung thanh.”
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay?
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rày chiêm bao?
Ðã buồn về trận mưa rào,
Lại đau về nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi dòng,
Chiếc thuyền hờ hững trên sông một mình.
Nguyễn Trãi
Ngô Tất Tố giải thích ngay dưới bài thơ:
“Bài này không có câu nào hiểm hóc, ý nghĩa mạch lạc và đều rất óng chuốt, vậy mà cực kỳ khó hiểu. Vì suốt trong bài không thấy một dấu vết nào có thể nhận được tác giả muốn nói việc gì.
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay?
“Bài này nhời nhẽ thanh tao, ý tứ man mác vô hạn, [...] tưởng như Nguyễn Trãi đương đứng giữa một bầu trời bát ngát, bốn chung quanh không có bóng người.”
Lúc này tác giả khi chưa gặp vua Lê.
Hai câu:
“Đã buồn vì trận mưa rào / lại đau vì nỗi ào ào gió đông?”
Ông [Tản Ðà] Nguyễn Khắc Hiếu nhận rằng:
“Tâm sự anh hùng khó thể người ngoài biết được đau đớn.”
Ðề Kiếm
Quốc thù rửa sạch nghìn năm nhục,
Hòm quí giữ gìn vạn thế công.
Chỉnh đốn đất trời là từ đó,
Thế gian đâu còn nhớ anh hùng?
Nguyễn Trãi
Lúc này khi đuổi được giặc Minh, tức là thù nhà trả, nợ nước xong, cái gánh trên vai đã nhẹ, nên gác kiếm [Đề Kiếm]
Nguyễn Trãi nhớ thời trước lời cha dặn ở bến Kim Lăng, thác Bản Giốc (Suối Phi Khanh):
Hận Nam Quan
Con yêu quý, chớ xuôi lòng mềm yếu,
Gác tình riêng vỗ cánh trở về nam.
Con về đi, tận trung là tận hiếu,
Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang.
Trời chưa muốn nước ta bị tiêu diệt,
Nên lưới thù chưa úp xuống đầu xanh,
Không bao giờ, không bao giờ con chết,
Về ngay đi rồi chí nguyện công thành.
Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm,
Thì nghiến răng vung kiếm quét quân thù.
Nguyễn Trãi ơi! Tương lai đầy ánh sáng,
Cha đứng đây trông suốt được ngàn thu.
Ôi sung sướng trời sao chưa vội tắt,
Về ngay đi ghi nhớ hận Nam Quan.
Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,
Cha vững tin con lấy lại giang san.
Trích từ Sách giáo khoa của thời Việt Nam Cộng Hòa
============================
Chữ Nôm |
---|
Hoành thư (Viết ngang kiểu hiện đại, chiều từ trái sang phải) |
頭弄𠄩婀素娥 翠翹羅姊㛪羅翠雲 梅骨格雪精神 每𠊚沒𨤔𨑮分援𨑮 |
Tung thư (Viết dọc kiểu truyền thống, hàng xếp từ phải sang trái) |
頭弄𠄩婀素娥
翠翹羅姊㛪羅翠雲 梅骨格雪精神 每𠊚沒𨤔𨑮分援𨑮 |
Chữ Quốc ngữ | |||||
---|---|---|---|---|---|
Bình thường | |||||
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười | |||||
Nếu phải viết dọc | |||||
Tách chữ | Xoay chữ | ||||
|
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân, Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. |
Chữ Nôm
Thơ chữ nômThơ chữ nôm dịch sang chữ quốc ngữ
Ta ra đi mười năm xa vòng tay mẹ,
Sống tự do như một cánh chim bằng.
Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái.
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Thể thơ: Thơ tự do
Thơ Chữ Hán: Phong Kiều Dạ Bạc
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch nghĩa
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời.
Hàng phong bên sông, ngọn đèn thuyền chài ở trước người đang ngủ buồn.
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền khách.
(Năm 756)
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Trung Đường
Quạ kêu sương lạnh trăng tà.
Đèn chài giấc muộn la đà bến sông.
Chùa Hàn trầm bổng hồi chuông.
Nửa đêm gọi khách bềnh bồng Cô Tô. Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Câu 1:
Có người cho rằng câu 1 phải đọc như sau:
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên
và phải hiểu là:
Trăng lặn ở núi Ô Đề (1), trời đầy sương.
“Ô Đề” như vậy không còn là tiếng quạ kêu mà đã trở thành một sơn danh vì người ta cho rằng ban đêm không làm gì có tiếng quạ kêu. Nhưng cách hiểu này đã không được ai theo vì các con quạ vẫn có thể bất thường kêu về ban đêm.
Trong thơ văn Trung Quốc, Lý Bạch đã có bài thơ Ô dạ đề và Kim thị trong bài Tự Thuật cũng đã có câu:
“Không phòng dạ dạ văn đề ô” (Đêm đêm nghe thấy tiếng quạ kêu ngoài phòng vắng vẻ).
Trong văn thơ Việt Nam, Quách Tấn cũng có bài Đêm Thu Nghe Quạ Kêu và ông đã liên tưởng đến bến Phong Kiều trong bài thơ của Trương Kế và đã viết:
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng.
Câu 2:
Câu này cũng bị đặt thành vấn đề.
Nguyên do vào đời Thanh có Mao Tiên Thư cho rằng: “Ở Tô Châu đối diện với chùa Hàn San có núi Sầu Miên nên câu ‘Giang phong ngư hỏa đối sầu miên’ không thể hiểu là cây phong bên bờ sông và ánh đèn thuyền chài lấp lánh trước mặt khách (tác giả) đã làm cho khách xa nhà nhớ quê không sao ngủ được.”
Ý kiến này đã bị Trương Duy Minh, tác giả quyển Hàn San tự (2) bác bỏ vì cho rằng bài thơ chỉ có bốn câu, ba câu đã tả cảnh rồi thì câu “Giang phong ngư hỏa đối sầu miên” phải là câu tả tình mới đúng.
Điều này cũng hợp lý. Chính vì lẽ ấy mà tất cả các quyển Đường thi tam bách thủ chú giải và Thiên gia thi chú giải đều giảng “sầu miên” là “ưu sần bất đắc thành niên”. Chỉ có một quyển Hội Đồ Thiên Gia Thi của Chung Bá Kính chú giải đã giảng “sầu miên” là sơn danh như Mao Tiên Thư đã chủ trương.
Chúng tôi cho rằng cả hai nhà chú giải ấy đều chưa có dịp về tới chùa Hàn San cũng như mấy họa sĩ người Trung Quốc đã minh họa bài Phong Kiều dạ bạc mà cứ vẽ cầu Phong Kiều và chùa Hàn San ở bên ngọn núi.
Có thể vì tên chùa Hàn San có chữ “san” là núi nên các vị ấy mới nhầm lẫn như vậy.
Chúng tôi khi về tận chùa Hàn San, đứng ở bến Phong Kiều bên Đại Vận Hà, nhìn quanh bốn phía đều không thấy có ngọn núi nào ở gần, chỉ nghe nói ở tận xa, xa không nhìn thấy được, mới có núi Linh Nham sơn, Thiên Bình sơn, Thiên Địa sơn, Sư Tử sơn, Hoành Sơn, Hà Sơn...
Thế thì Trương Kế, nằm trong khoang thuyền mà có nhìn ra ngoài cũng chỉ thấy có những cây phong và những ngọn đèn chài, chứ làm sao có thể đối mặt được với “ngọn núi Sầu Miên”, một ngọn núi không có thực ở bên chùa.
Để chứng minh cho điều sai lầm, chúng ta có thể xem bức ảnh chụp bến Phong Kiều với mấy chiếc thuyền đậu ở bên cầu, cửa Thiết Linh quan và ngọn tháp Phổ Minh ở phía sau chùa Hàn San.
Câu 3-4:
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Hai câu này cũng gây thắc mắc cho người đọc vì vào lúc nửa đêm làm gì có tiếng chuông chùa.
Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Ấu Dương Tu thì cho rằng:
“Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã” (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy).
Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: “Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì”. (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết.)
Diệp Thiếu Uẩn trong Thạch lâm thi thoại lại cho rằng: “Cái công vị thường chí Ngộ trung(3), kim Ngô trung tự thực bán dạ đả chung.” (Vì ông không thường tới Ngô trung chứ hiện nay chùa ở đó vào lúc nửa đêm có đánh chuông thật.)
Chúng tôi cho rằng về ban đêm, ở các chùa thường không có đánh chuông nhưng cũng có những trường hợp cúng lễ bất thường nên “dạ bán chung thanh” cũng không phải là vô lý.
Chính vì lẽ đó mà các nhà thơ từ đời Tống trở về sau mỗi lần qua bến Phong Kiều đều nhớ đến Trương Kế với cảnh “nguyệt lạc”, “ô đề” và “dạ bán chung thanh.”
.................................
Phú
Phú (chữ Nho: 賦) là một thể văn chương cổ của Việt Nam. Đây là một thể văn vần thể phú thông dụng nhất tại Việt Nam. Những thể khác ít dùng là:
1. Phú tứ tự: phú bốn chữ, dùng câu chỉ có bốn chữ
2. Phú thất tự: phú bảy chữ, dùng câu chỉ có bảy chữ
3. Phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"
4. Phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như văn xuôi.
5. Phú theo nghĩa đen là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.
Lịch sử
Thể phú được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường). Thể thức Đường phú. Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Kế Xương:
Quyển đệ tam viết đã xong rồi,
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh xem giò,
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, có tên là: 1. lung: mở đầu bài.
2. biện nguyên: tìm lại cái gốc của đề tài.
3. thích thực: tả ý nghĩa.
4. phu diễn: tán rộng ý.
5. nghị luận: tổng kết.
Luật vần Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
1. Độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
2. Hạn vận: mỗi đoạn của bài phú dùng một vần riêng. Như đoạn lung thì mọi câu gieo cùng vần, sang đoạn biện nguyên thì mọi câu lại gieo vần khác...
3. phóng vận: vần có thể thay đổi, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.
Phép đặt câu
Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ, gọi là tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.
Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
1. song quan: mỗi vế dưới 10 chữ, không ngắt
2. cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
3. gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn.
Phú trong văn học Việt Nam
Văn chương tiếng Việt còn lưu lại những bài phú nổi tiếng như bài "Cư Trần Lạc Đạo Phú" (居塵樂道賦) và "Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca" (得趣林泉成道歌) của vua Trần Nhân Tông, soạn bằng chữ Nôm.
Thế kỷ 19 thì còn truyền lại bài
"Tụng Tây Hồ Phú" của Nguyễn Huy Lượng.
Phú chữ Hán thì có bài:
"Ngọc Tỉnh Liên Phú" của Mạc Đĩnh Chi và
"Bạch Đằng Giang Phú" của Trương Hán Siêu.
Ngoài ra, văn chương Việt Nam còn dùng thể Đường phú để làm văn tế.
Tham khảo
• Dương Quảng Hàm. Quốc văn trích diễn. Paris: Institut de l'Asie du Sud-est, 1989. trang 159-60.
1. ^ a b “"Từ hai bài phú Nôm..."”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
2. ^ Tìm hiểu giá trị "Cư trần lạc đạo Phú" của Trần Nhân Tông"
3. ^ "Cư trần lạc đạo" nguyên văn
Thể loại:
• Thể loại văn học
• Văn học Việt Nam
Cư Trần Lạc Đạo Phú
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.
Trần Nhân Tông
Dịch nghĩa:
(Ở đời vui với đạo hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền,
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh mà vô tâm thì chớ có hỏi Thiền).
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Đại ý của bài kệ này nói rằng: Mỗi con người hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp; Hành động tùy duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên; Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực; Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật.
Tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú” được viết theo lối phú luật hay phú cận thể của thời thịnh Đường, gồm 10 hội dài bằng chữ Nôm và một bài kệ bằng chữ Hán kết thúc bài. Mười hội dài phô diễn những quan điểm của người tu giữa chốn trần ai, cùng các điểm khai ngộ lý thiền. Thi kệ yết hậu chính là phần kết luận của bài phú, tóm lược lại tất cả những tinh yếu của toàn bài.
Những lời thuyết pháp được viết bằng chữ Nôm ấy không phải là dịch trực tiếp từ kinh Phật viết bằng chữ Hán hay bằng chữ Phạn (một loại chữ Ấn Độ cổ), mà đó là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ, phú hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam. Trong số này tiêu biểu có tư tưởng nhập thế, tự lực và tùy duyên của Vua Trần Nhân Tông.
-----------------------------------------------------
1. Phú tứ tự: phú bốn chữ, dùng câu chỉ có bốn chữ
2. Phú thất tự: phú bảy chữ, dùng câu chỉ có bảy chữ
3. Phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"
4. Phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như văn xuôi.
5. Phú theo nghĩa đen là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.
Lịch sử
Thể phú được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường). Thể thức Đường phú. Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Kế Xương:
Quyển đệ tam viết đã xong rồi,
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh xem giò,
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, có tên là: 1. lung: mở đầu bài.
2. biện nguyên: tìm lại cái gốc của đề tài.
3. thích thực: tả ý nghĩa.
4. phu diễn: tán rộng ý.
5. nghị luận: tổng kết.
Luật vần Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
1. Độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
2. Hạn vận: mỗi đoạn của bài phú dùng một vần riêng. Như đoạn lung thì mọi câu gieo cùng vần, sang đoạn biện nguyên thì mọi câu lại gieo vần khác...
3. phóng vận: vần có thể thay đổi, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.
Phép đặt câu
Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ, gọi là tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.
Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
1. song quan: mỗi vế dưới 10 chữ, không ngắt
2. cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
3. gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn.
Phú trong văn học Việt Nam
Văn chương tiếng Việt còn lưu lại những bài phú nổi tiếng như bài "Cư Trần Lạc Đạo Phú" (居塵樂道賦) và "Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca" (得趣林泉成道歌) của vua Trần Nhân Tông, soạn bằng chữ Nôm.
Thế kỷ 19 thì còn truyền lại bài
"Tụng Tây Hồ Phú" của Nguyễn Huy Lượng.
Phú chữ Hán thì có bài:
"Ngọc Tỉnh Liên Phú" của Mạc Đĩnh Chi và
"Bạch Đằng Giang Phú" của Trương Hán Siêu.
Ngoài ra, văn chương Việt Nam còn dùng thể Đường phú để làm văn tế.
Tham khảo
• Dương Quảng Hàm. Quốc văn trích diễn. Paris: Institut de l'Asie du Sud-est, 1989. trang 159-60.
1. ^ a b “"Từ hai bài phú Nôm..."”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
2. ^ Tìm hiểu giá trị "Cư trần lạc đạo Phú" của Trần Nhân Tông"
3. ^ "Cư trần lạc đạo" nguyên văn
Thể loại:
• Thể loại văn học
• Văn học Việt Nam
Cư Trần Lạc Đạo Phú
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.
Trần Nhân Tông
Dịch nghĩa:
(Ở đời vui với đạo hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền,
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh mà vô tâm thì chớ có hỏi Thiền).
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Đại ý của bài kệ này nói rằng: Mỗi con người hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp; Hành động tùy duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên; Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực; Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật.
Tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú” được viết theo lối phú luật hay phú cận thể của thời thịnh Đường, gồm 10 hội dài bằng chữ Nôm và một bài kệ bằng chữ Hán kết thúc bài. Mười hội dài phô diễn những quan điểm của người tu giữa chốn trần ai, cùng các điểm khai ngộ lý thiền. Thi kệ yết hậu chính là phần kết luận của bài phú, tóm lược lại tất cả những tinh yếu của toàn bài.
Những lời thuyết pháp được viết bằng chữ Nôm ấy không phải là dịch trực tiếp từ kinh Phật viết bằng chữ Hán hay bằng chữ Phạn (một loại chữ Ấn Độ cổ), mà đó là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ, phú hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam. Trong số này tiêu biểu có tư tưởng nhập thế, tự lực và tùy duyên của Vua Trần Nhân Tông.
-----------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment