Après Toi - Vắng Bóng Người Yêu
https://youtu.be/HiIcDJPIGxs
Hình: Sinh Viên sĩ quan Võ Bị Quốc Gia - Đà Lạt (chụp năm ? Ai biết xin thông báo vì rừng thông Đà Lạt đã bị chặt đốn, phá nát và đất đã xây bê tông hóa thành những ngôi nhà, đô thị, không còn cảnh quan thơ mộng núi non hùng vĩ, rừng cây bạt ngàn nữa. 100 năm nữa người Tàu chiếm đất cao nguyên này, sẽ ghi là đây là hình thanh niên Tàu ở Tây Nguyên)
Après Toi
- Thanh Lan
Après Toi - Thanh Lan
Après Toi - Nhạc và lời:
Mario Panas & Klaus Munro và Yves Dessca
Trình bày: Thanh Lan (Pre 1975)
Après Toi
Tu t'en vas,
L'amour a pour toi.
Le sourire d'une autre
Je voudrais mais ne peux t'en vouloir
Désormais
Tu vas m'oublier
Ce n'est pas de ta faute
Et pourtant tu dois savoir.
Qu'après toi,
Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre
Qu'en souvenir de toi
Après toi J'aurai les yeux humides
Les mains vides, le cœur sans joie.
Avec toi,
J'avais appris à rire
Et mes rires ne viennent que par toi
Après toi je ne serai que l'ombre
De ton ombre Après toi...
Même une jour si je fais ma vie
Si je tiens la promesse Qui unit peut-être pour toujours
Après toi
Je pourrai peut-être
Donner de ma tendresse
Mais plus rien de mon amour
Après toi.
Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre
Qu'en souvenir de toi
Après toi
J'aurai les yeux humides
Les mains vides, le cœur sans joie
Avec toi
J'avais appris à rire
Et mes rires ne viennent que par toi
Après toi je ne serai que l'ombre,
De ton ombre Après toi.
Après Toi – Vắng Bóng Người Yêu
Thanh Lan (Pre 1975) Lời Việt: Phạm Duy 1974
Cuộc tình tàn, cuộc tình vắng bóng anh,
Vắng ánh sáng vắng tháng năm,
Cuộc tình xanh nào ngờ mối tình mỏng manh.
Cuộc tình rồi, đành là khuất bóng thôi,
Với dĩ vãng sẽ lãng đãng trôi,
Người tình ơi vắng tanh cuộc đời.
Đời hoang vắng, khi em xin đành mất anh,
Em đành sống quanh bao nhiêu kỷ niệm long lanh.
Và khi sáng đôi ta chưa tròn trắng khơi,
Mõi mòn mắt trong trái tim âm thầm.
Ngày tươi sáng, khi đôi ta đầy luyến thương,
Ta cười hát vang ta ôm cuộc đời mênh mang.
Tình đã chết, nên em như là bóng đêm,
Đi tìm bóng anh dưới trăng thanh.
Rồi cuộc đời, cuộc đời sẽ cuốn trôi,
Với tiếng khóc với tiếng vui.
Cuộc đời ơi, cuộc đời đọa đày mà thôi.
Cuộc tình sầu, cuộc đời mãi đớn đau.
Của những kẻ vẫn mất nhau,
Người tình đâu, tóc tang một màu.
Tuyển Tập 123 Bản Nhạc Pháp (1959 - 1989)
Sưu tầm và giới thiệu: Bùi Văn Tuyên
Xin
click vao link sau để nghe hết một lượt hay bấm vào từng link trong danh
sách:
"Một Thế Kỷ Nhạc Pháp". là một bộ sách thật quý giá, mỗi thập niên ban biên tập tìm ra 300 bài nhạc tiêu biểu nhất rồi kẻ nhạc lời và hợp âm và cho vào một quyển bìa cứng thật đẹp, giá cả rất văn nghệ, khoảng 50USD một quyển, tức là khoảng 16 xu một bài hát! Để so sánh, tôi mới mua giá discount 13USD tập nhạc Adele 21, trong đó có 11 bài, tức 1đ một bài, mà tôi đã cảm thấy có lời rồi :-)
Ba
quyển sách quý nằm gọn ghẽ trong bộ sưu tầm nhạc đủ loại của tôi: các
sách nhạc Pháp, nhạc cổ điển cho dương cầm, ABBA, v.v.
Bản
Michele, trước giờ chỉ nghe qua CD và chơi theo, nay đã có nốt, lời và
hợp âm để dạo.
Tôi hy vọng danh sách 123 bài tuyển chọn này sẽ là quà tặng của riêng tôi cho các bạn muốn nghe nhạc Pháp có tài liệu để đối chiếu, để tìm hiểu về một nền âm nhạc đã giúp phần nhỏ tạo nên một sân khấu nhạc trẻ miền Nam Việt Nam khi xưa - với những bản nhạc Pháp lời Việt bất hủ như Bang Bang, Tu te reconnaitras, L'avventura, v.v. Ngoài ra cũng sẽ có phụ trang những bản nhạc tôi hâm mộ mà không có trong danh sách 900 bài nhạc kể trên.
Công việc lựa chọn này thật ra cũng không khó, chỉ cái là hơi tốn thời gian. Việc đầu tiên là tôi in ra danh sách theo từng năm của cả ba quyển. Sau đó tôi lấy marker bôi đỏ lên bài nào tôi quen thuộc. Đếm thử thì thấy cũng khoảng 80 bài rất quen thuộc. Sau đó là lấy nhạc Paul Mauriat và Raymond Lefevre ra nghe và tìm xem những bài nhạc tôi ưa thích có nằm trong danh sách 900 bài không? Mới chợt nhận ra tôi chịu ơn hai ông rất, rất nhiều vì có nhiều bài nhạc không quen tên nhưng giai điệu rất hay, và chúng cũng có mặt trong sách nữa.
Tiếp theo là tôi đánh tên từng bài trong danh sách bôi đỏ vào Google rồi vào trang frmusique.ru để lấy lời của các bài nhạc trên cho vào một Word document. Tôi có để tập lời nhạc đó trong trang PDF để nếu bạn nào thích thì có thể download xuống làm tài liệu.
Nhìn chung, 123 bài nhạc này (xin gọi tắt là Selection 123) có thể nói rất tiêu biểu cho nhạc Pháp từ 59-89. Cũng có những bài hay mà không có trong danh sách như Viens Viens do Marie Laforet trình bày, nhưng một bài khác của cô làIl a neigé sur Yesterday cũng có mặt. Các danh ca và nhà soạn nhạc nổi tiếng đều xuất hiện trong danh sách ít nhất là một lần. Tôi rất hy vọng bạn trẻ nào chưa biết nhạc Pháp, sau khi nghe xong danh sách này sẽ có một khái niệm về dòng nhạc ấy ra sao; còn nếu bạn nào biết sơ sơ thì cũng có một khái niệm là mình biết khoảng ít nhiều trên 100 bài hay, rồi sẽ lần theo danh sách tìm thêm các danh ca mình chưa nghe. Cái sự 123 bài nhạc cũng là rất tình cờ. Tôi đếm các bài bôi đỏ của cả 3 quyển rồi cộng lại và được tổng số 123, rất dễ nhớ!Nói đến chuyện sưu tầm nhạc Pháp, thì tôi phải biết ơn ông Google, là cha ông YouTube. Khoảng cuối năm 2006, khi Blogger (cũng là con của ông Google) mặc áo mới cho mình, thì YouTube cũng mới được Google mua lại, rồi sau đó khuếch trương lên, và trở thành nơi để người dùng tải lên các videos mình tạo ra, hay sưu tầm từ DVD, videos VHS, đĩa 45 vòng, v.v. Chỉ sau vài năm (2006 -> 2009) là trên YouTube đã có quá trời video của đủ mọi loại thần tượng nhạc Anh Pháp Mỹ. Cái hay nhất của YouTube là nó dùng giải thuật tìm kiếm có sẵn của Google để giăng lên các video tương tự như video mình đang kiếm, trong khi mình đang nghe một video nào đó. Nhờ vào cái feature "Related videos" bên tay phải này mà tôi lang thang tìm ra khối nhạc hay.
Cũng không quên cám ơn những người bạn Youtube có danh và vô danh đã nhiệt tình upload những bản nhạc từ thời xa xưa, từ những năm đầu 60 của dòng nhạc Pháp, tới những bài nhạc "hot" nhất hiện nay. Mười năm trước đây làm sao có được những thông tin tuyệt vời như vậy được, cái sự nghe nhạc Pháp của tôi chỉ đóng khung trong các CD cóp nhặt cũ kỹ, tầm nhìn hạn hẹp với các dĩa Christophe, Elsa, Pierre Bachelet, hay những CD "The best of France" bày rải rác trong Virgin Records và Tower Records (mà hai công ty này cũng đã tuyệt chủng vì không cạnh tranh nổi với cách mua online qua ông Amazon!)
Một người upload nhạc tôi rất biết ơn là anh Nicholas Phạm, sống ở Pháp. Anh tà tà chụp ảnh các người mẫu Âu Á, những phong cảnh Paris hoa lệ, rồi khéo léo gửi gắm thông điệp đằng sau những hình ảnh đó qua những bài nhạc Anh Pháp thật trữ tình. Tôi còn nhớ được nghe lại bài From Souvenirs to Souvenirs qua tiếng hát ấm cúng của danh ca Demis Roussos, cùng lúc được xem những kỷ niệm thời trung học/ đại học của anh ở Paris, với những bạn bè Việt Pháp, làm tôi rất cảm động và nhớ đến thời trung học và đại học của mình bên nhà và nơi xứ người. Anh Nicholas có một gout âm nhạc thật phong phú và đa dạng, nhờ có anh mà tôi biết thêm rất nhiều bài nhạc Pháp với giai điệu lời ca rất trữ tình, như các bài D'Aventures En Aventures, Paris Au Mois d'Août, Non, Je n'ai rien Oublié, v.v. Cám ơn anh thật nhiều và mong anh sẽ tiếp tục upload những video hình ảnh đẹp, nhạc hay trên trang YouTube của anh.
***
Tôi thích nghe nhạc Pháp từ bao giờ tôi cũng chẳng nhớ, có lẽ là từ khi nghe nhạc Paul Mariat văng vẳng bên tai mỗi khi đi dạo phố với ba tôi (Happy Father's day Daddy! hôm nay khi đang viết những dòng này là ngày lễ nhớ ơn Cha của Mỹ), hay từ những tape nhạc AKAI, TEAC nhạc Pháp lời Việt do các ca sĩ như Thanh Lan trình bày. Chỉ phỏng đoán thôi vì tôi làm sao biết được tên những người ấy, trong đầu tôi chỉ có các trò chơi dích hình, xem Lucky Luke, Xì Trum qua những quyển sách trắng đen với những mẩu truyện dịch thông minh và rất thích hợp với tuổi thơ ngây 8-9 tuổi như tôi.
Rồi cơn lũ tràn về, đại gia đình tôi chia năm xẻ bảy, người vào tù, người vượt biển, những bài nhạc Pháp cũng chẳng còn có cơ hội nào chen chân vào chỗ những bài ca ngợi anh hùng nọ, chiến sĩ kia. Nhưng được cái may là những người nắm giữ trọng trách của chế độ mới vẫn còn coi việc giảng dạy ngoại ngữ là một phần trong việc "đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa". Tôi được học thêm một mớ chữ Pháp chính trị, tuy nhiên cô giáo dạy Pháp văn cấp 2 là người cũ, và Bà đã dạy thêm rất nhiều những chữ, những câu sinh hoạt thông thường của người Pháp. Cấp 3 cũng vậy, cũng là những thầy cô trước 75 nên sự học tiếng Pháp của tôi cũng không đến nỗi tệ. Tôi cũng được mẹ cho học thêm tiếng Pháp ở nhà do một người cô họ tôi giảng dạy, bà rất giỏi tiếng Pháp, nên ngoài chuyện tôi học khá trong lớp, cũng được biết thêm nhiều về văn hóa Pháp do được học từ những sách xưa. Sau đó vài năm (1981 trở đi?) thì Viện Văn hóa Pháp mở lại các lớp học tiếng Pháp, sau đó tôi cũng có theo học trường kỳ các bộ La France En Direct 1 và 2, còn 3 là học với cô tôi. Dài dòng như vậy để thấy là tôi cũng có duyên với tiếng Pháp nói chung và với nhạc Pháp nói riêng, chỉ tiếc rằng sau này nước định cư là Hoa Kỳ nên tôi đã mất rất nhiều các kiến thức về ngữ pháp, từ thông dụng, cách nói chuyện, v.v. giờ chỉ còn biết hát theo và đoán nghĩa các bài dễ hiểu mà thôi. Buồn! Những bài học về văn hóa Pháp, về Paris cũng cho tôi thật nhiều mơ mộng viển vông khi dạo đàn theo những bài nhạc Pháp. Tôi còn nhớ rất say mê hát bài Maman của Christophe với cây đàn guitar, cũng như các bài nhạc khác với giai điệu tân kỳ như Les pris des alumettes, Une histoire d'amour, L'avventura, v.v. Tôi còn nhớ rất say mê sưu tầm các cassetes nhạc như Dạ Vũ Tím, Đen, Hồng, v.v. trong đó các ca sĩ hải ngoại như Kiều Nga hát những bài nhạc Pháp thật hay. có một bài tôi quên mất tên, chỉ nhớ loáng thoáng giai điệu valse với điệp khúc lá "đầu em cuồng quay, trên sàn nhảy ..." nghe là thấy cũng muốn cuồng quay theo rồi! Cũng nên nhắc một chút xíu về đài Radio FM ở Sài gòn những năm giữa 80. Mỗi Chủ Nhật đài đó phát chương trình nhạc nhẹ các nước, dài 1 tiếng đồng hồ. Ngoài những bài nhạc ABBA, nhạc của các nước xã nghĩa, tôi cũng được biết đến một vài bài rất hay do France Gall và Michelle Torr trình bày. Ngoài ra, những năm cuối thập niên 80 thì nhạc ngoại, nhất là nhạc Mỹ đã lan tràn khắp Sài gòn qua đường tàu viễn dương, và tôi có dịp thâu lại, được cho một số nhạc cassette tapes Paul Mauriat, phần lớn là nhạc Anh Pháp Mỹ sau 1980, mà tôi đã kể qua trong một bài viết trước. Và đó là toàn bộ sự hiểu biết của tôi về nhạc Pháp từ 1959-1989.
Một trăm hăm ba bài nhạc tuyển này, thực ra tôi chỉ biết khi ở trong nước chỉ khoảng hai ba chục bài là cùng, vì những lý do thời cuộc như đã kể ở trên: trước 75 thì quá nhỏ, sau 75 thì bị đứt dây liên lạc. Nên, nói cho cùng, tôi không có thẩm quyền để lựa ra những bài nhạc này. Sở dĩ tôi bạo gan chọn ra 123 bài từ 900 bài là vì hai lý do đơn giản. Một là để hệ thống hóa sự hiểu biết của mình sau nhiều năm say mê nhạc Pháp. Đây cũng là cách làm của tôi đối với dòng nhạc Phạm Duy, khi chưa biết nhiều thì nghe nhiều, sau khi biết rồi thì tuyển chọn ra để ước đoán coi có bao nhiêu bài tôi thực sự thích. Và theo tôi, Một Trăm Tình Khúc Của Một Đời Người là một selection mà đại chúng cũng rất thích, và đa số đã được nhà nước Việt Nam cho hát lại trong nước. Vì lý do đó, 123 bài nhạc Pháp là một selection khá tổng quát, lựa chọn từ 900 bài đáng kể mà chính người Pháp công nhận và in thành sách, và lại được sàng lọc nữa qua lăng kính của một người Việt yêu nhạc Pháp. Lý do thứ hai là, cũng giống như khi làm selection Phạm Duy, tôi cũng muốn phổ biến lên liên mạng để người mình có dịp nghe. Nhạc thì nhiều, tha hồ nghe trên YouTube, nhưng để làm một collection 123 bài theo năm tháng thì tôi chưa thấy, và do đó cần phải được tạo ra. Bạn có thể không đồng ý với một số bài tôi chọn, nhưng ít ra bạn cũng tự nhủ là ít ra có trên dưới 100 bài "đỉnh" cần được nghe nếu bạn muốn trở thành một fan nhạc Pháp. ***
Điểm
qua những bài từ 1959 đến 1963, ta thấy giai điệu vẫn còn dáng dấp của
thời 40, 50, theo hướng những bài nhạc Pháp nổi tiếng như La Vie En
Rose do danh ca Edith Piaf trình bày. Những giai điệu
ngọt ngào, kể lể nhưng cổ điển nhưNe Me Quitte
Pas, Deux enfants au
soleil, dẫu sao vẫn có vẻ chừng mực, không thái quá. Các hợp
âm cũng có vẻ dễ đoán, không có nhiều lắt léo.
Năm 1962 đánh dấu
năm đầu tiên của các bản nhạc yé-yé, do các
nữ danh ca trẻ, rất trẻ trình bày. Hai bài nổi bật của năm là Le temps de
l'amour và
Tous les garçons et les
filles đều do danh ca
Françoise
Hardy trình bày, khi cô vừa tròn mười tám tuổi. Bài thì
tôi biết được - tất nhiên, cũng như nhiều người Việt khác - qua bản dịch
của nhạc sĩ Phạm Duy, với tựa đề "Những nụ tình xanh". Khi đối
chiếu lại những câu dịch, ta thấy nhạc sĩ đã giữ gần hết ý chính của
bài, ngoài ra còn Việt hóa thêm một số chữ nữa. Thí dụ như câu
đầu:
Tous les garçons et les filles de mon âge se promènent
dans la rue deux par deux - tạm dịch: mọi chàng trai và cô gái
cùng lứa tuổi tôi đi dạo phố từng cặp, từng cặp đã được dịch thành từng
cặp hai, cặp ba chữ như uyên ương/ yêu đương, miên man/hân hoan/lang
thang
"Bao nhiêu uyên ương trong cơn yêu đương, đôi
chân miên man hân hoan lang thang giữa phố phường." rồi câu
cuối Oui mais moi je vais seule / Car personne ne m'aime
- tạm dịch: Ừ nhưng tôi thì cô đơn quá, bởi vì chẳng ai yêu
tôi. thì được dịch thành Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai
đoái hoài tôi.
Bài Le temps de l'amour cũng
được dịch qua Việt ngữ với tựa đề Mùa Tình Yêu, tôi có sưu tầm được trên
mạng, nhưng không biết ai là người dịch. Bản dịch này cũng rất xuất sắc,
vần điệu thật chỉnh.
Mùa Tình Yêu - Le Temps De
L'amour
Mùa tình yêu đến đây rồi / Ngàn hoa ngát hương
đời / Cầm tay nhau khiêu vũ đi…. Mùa Tình yêu nét Xuân thì / Rồi sẽ
có những gì / Mình ước muốn với trái tim
Một mùa Xuân ngát hương
tình / Hạnh phúc giữa yên bình Rộn rã với những ước mơ / Đẹp muôn ý
thơ
Đời đẹp nhất tuổi đôi mươi / Thơm ngát muôn hoa hồng
tươi Tình đầu đến giữa hồn nhiên / Trong sáng giấc mơ thần
tiên Sức sống vô biên
Mùa tình yêu chứa chan lòng / Đẹp đôi má
em hồng / Mùa ươm thêm bao ước mơ Mùa tình yêu đến muôn mầu / Tặng
nhau chiếc hôn đầu / Rồi mãi nhớ…. đến kiếp sau
Mùa
tình dâng trái tim hiền / Cùng nhau đến trăm miền Và đắm đuối dưới
nắng say / Tình yêu…ngất ngây
Le temps de
l'amour có cái intro guitar thật chõi với giai điệu của
bài, trống syncope, rồi cách phát triển giai điệu
(La/ La Ti Do
Ti La/ La Ti Do
Ti La/ La Ti Do Re Mi Re/ v. v.
) đơn giản chỉ với các hợp âm Am, Dm và E7, cộng với giọng hát tươi vui,
thẹn thùng lẫn lạnh lùng của Françoise Hardy, có lẽ là những yếu tố đã
làm bài nhạc tồn tại với thời gian chăng? Đã 50 năm trôi qua rồi còn gì,
mà giai điệu vẫn còn cho ta một cảm giác ngây ngất, si mê, thật lôi
cuốn. Bài hát này phải được gọi là "bài hát vượt thời
gian".
Ngoài hai bản kể trên, người đẹp Françoise Hardy còn gây
nhiều ấn tượng khác với những bản nhạc trong cũng như
ngoài Selection 123 như Le Premier Bonheur du
Jour, Comment te dire
adieu?, L'amitie, v.v.
Riêng bài Le premier bonheur du jour tôi mới khám phá ra gần đây, nhưng
rất ngơ ngẩn, bàng hoàng trước cách viết giai điệu, cách đệm guitar
thùng, cũng như lời bài nhạc.
Le Premier Bonheur
du Jour
1.
Dm
Em7 A7
Le
premier bonheur du jour
Dm
Em7 A7
C'est
un ruban de soleil Am7-5
D7 Gm7 Qui
s'enroule sur ta mainC9
C7 F
A7 Et
caresse mon épaule
Dm
Em7 A7
C'est
le souffle de la merDm
Em7 A7 Et
la plage qui attendAm7-5
D7 Gm
C'est
l'oiseau qui a chantéDm
Em7 A7 Dm
C7 Sur
la branche du figuier
2. Le premier chagrin
du jour C'est la porte qui se ferme La voiture qui
s'en va Le silence qui s'installe
Mais bien vite
tu reviens Et ma vie reprend son cours Le dernier
bonheur du jour C'est la lampe qui s'éteint
Tạm
dịch:
Niềm vui đầu tiên trong ngày là ánh mặt trời
như dải nơ quấn quanh tay anh và âu yếm bờ vai
em.
Là ngọn gió thoảng của biển
khơi và bãi biển dài đang chờ mong (đôi ta) Là tiếng
chim hót trên cành cây (figuer -
hổng biết là cây gì? :-)
Buồn ơi! ta xin chào
mi lần đầu Là khi cánh cửa đã khép lại Xe hơi đã ra
đi Để lại một sự im lặng
Nhưng may
thay anh đã mau quay về Và đời sống em đã trở lại vòng
quay Hạnh phúc cuối cùng trong ngày Là ngọn đèn
khuya chờ em tắt ...
Theo tôi, bài này hay nhất là ở chỗ nó
thuộc về thang âm Re thứ, nhưng ta rất ít nghe hợp âm này, mà chỉ nghe
nhiều câu lặp với kết là Gm, tạo nên nhiều nỗi băn khoăn, vì hóa giải
không được. Chỉ tới câu cuối cùng của đoạn ( Sur la branche du
figuier) nó mới được cho trở về Dm. Cái chord Am7-5 cũng "quá
đã" vì technically nó không thuộc về thang âm này. Nó là secondary
dominant chord làm nền cho D7 để về Gm!
Bạn cũng để ý là bài này
chỉ có phái nữ hát mới hợp, vì nhiều lý do, mà lý do chính là các chi
tiết trong bài đều là ngoại cảnh. Em vui vì tiếng chim hót, vì ánh mặt
trời, em buồn vì anh đã đi làm, nhưng lại vui vì anh đã sớm trở về (chắc
là em này đẹp quá bị chồng nhốt không cho đi làm, suốt ngày ở nhà ...
mộng mơ, hi hi ...,) chứ phái nam mà hát bài này coi bộ không hợp với
tính cách xông xáo, ỷ mình ngon của chúng
tôi.
***
Ngoài
bài nhạc Le Premier Bonheur du Jour vừa được nhắc đến,
năm 1963 còn có nhiều bài xuất sắc khác như: C'est beau la vie (Jean
Ferrat), Demain Tu Te
Maries (Patricia Carli), Elle était si
jolie (Alain Barrière), Les vendanges de
l'amour(Marie Laforet), và Tombe la
neige (Adamo Salvatore).
(Tên ca sĩ trong ngoặc
đơn) Đây là năm đầu tiên mà gout nhạc của tôi nghe được hết,
không phải vất vả tìm kiếm để tìm ra những bài tiêu biểu trong năm như
các năm 1959-1962. Người Việt nghe nhạc nhiều chắc thế nào cũng biết bài
Elle était si jolie qua lời việt Vũ Xuân Hùng: Em đẹp như
mơ.
Elle était si jolie - Em đẹp như
mơ
Eb Vì
nàng đẹp như một bông hồng G7
Cm Cm7
Nên tôi không dám yêu nàng Ab
Cm
Fm7
Ôi đôi môi cười như cánh lan Bb7
Eb
Bao năm tôi khó nguôi quên G7
Cm9 Cm
Nên theo cơn gió bay qua đây Fm7
Bb7
Eb
Như dung nhan vừa tươi mướt G7
Cm
Cm7
Em vui như dáng xuân hồng nắngAb
G7
Cm Fm
Tôi nghe cơn gió ru hời
*
Trời
lành lạnh khi mùa thu về Tôi nghe tôi khóc trong
lòng Hôm nay đây mùa thu mới sang Ôi sao xa quá xuân
xưa
Trong công viên lá thôi đong đưa Tôi nghe em
cười trong nắng Dang tay cho gió tung tà áo Trong hơi
sương em sẽ tan nhòa * Đẹp tuyệt vời
hỡi em dấu yêu Nên tôi đâu dám trao tình Đẹp tuyệt vời
tựa như đóa hoa Tim tôi ngây ngất si mê
Nhưng tôi
không nói yêu thương em Nên tôi muôn đời sầu đau Như
cây thông đứng trong rừng vắng Em như mây trắng trên
trời * Rồi một chiều cánh mây khép
lại Mây đang bay bỗng rơi rụng Em ra đi bỏ lại sắc
hương Ôi thiên thu mãi xa nhau Ôi đôi ta
cách ngăn đôi đời Em ra đi vào mù khơi Trong hơi sương
áo em lộng gió Cho tôi thương nhớ vô bờ
Năm 1963
cũng là năm mà nhóm The Beatles rực sáng cả Âu châu lẫn Hoa Kỳ, thế nên
không ít thì nhiều các bài nhạc của họ cũng ảnh hưởng đến nhạc Pháp.
Thậm chí mười ba năm sau (1976) nữ danh ca Marie
Laforêt đã hát một bài riêng dành cho Beatles fans với
tựa đề tạm dịch là Trời đã phủ tuyết rơi lên Yesterday
( Il a
neigé sur Yesterday ), nói về nỗi ảm đạm khi nhóm chia
tay, và dĩ nhiên bài cũng có mặt trong Selection 123 :-) Ta có thể thấy
bài hát đầy dẫy những references tới tên các bài hát, địa danh như
Yesterday, Jude, Yellow Submarine, John (Lennon) và Paul (McCartney),
Sgt. Pepper, Hello goodbye, v.v. Ngay cả điệp khúc cũng sử dụng các hợp
âm đi xuống như trong bài Michelle, cùng
sử dụng câu de ces mots qui vont si bien ensemble, si bien
ensemble cùng với sự tiếc nuối khi nhắc về người đẹp -
la belle của những năm tháng êm đềm đã qua.
Il a
neigé sur YesterdayAb
DbM7 Il
a neigé sur YesterdayEb
Cm7 Le
soir où ils se sont quittésFm
Bb
Ebsus4 Eb Ab Le
brouillard sur la mer s'est endormiCm
Bb Ebsus4 Eb
C7sus4 C7 Et
Yellow Submarine fût engloutieFm
FmM7 Fm7 Et
Jude habite seule, un cottage à ChelseaBb7
Gm7
Cm7 John
et Paul je crois sont les seuls
Gm7 C7sus4
C7 A
qui elle ait écritFm
FmM7 Fm7
Bb7 Le vieux sergent Pepper a perdu ses
médailles Em7
Cm7
F7sus4 Au
dernier refrain d'Hello Good ByeF7
Bbm7
Eb7sus4 Eb7
Hello
Good Bye
* Il a neigé sur
Yesterday Le soir où ils nous ont quitté Penny Lane
aujourd'hui a deux enfants Mais il pleut sur l'île de Wight au
printemps.
Eleanor Righby aux quatre
musiciens Viennent pas vraiment vous voir Quand ils
passent à Dublin Vous parler de Michèle La belle des
années tendres De ces mots qui vont si bien
ensemble Si bien
ensemble
*
Il a neigé
sur Yesterday Le soir où ils se sont quittés Penny
Lane c'est déjà loin maintenant Mais jamais elle n'aura de
cheveux blancs. Il a neigé sur Yesterday Cette année
là même en été En cueillant ces fleurs Lady Madonna
a tremblé Mais ce n'était pas de
froid
* Il a neigé sur
Yesterday Cette année là même en été En cueillant
ces fleurs Lady Madonna a tremblé Mais ce n'était
pas de froid
Il a neigé sur
Yesterday Cette année là même en été En cueillant
ces fleurs Lady Madonna a tremblé Mais ce n'était
pas de froid Il a neigé sur Yesterday
Nói về
sự sáng tạo và ảnh hưởng của The Beatles thì khôn cùng, và người ta cũng
đã tốn nhiều bút mực về họ. Tiếc thay, những tinh hoa của họ không được
biết đến nhiều ở Việt Nam. Họ nổi tiếng vì các giai điệu của họ dựa trên
tiến trình hợp âm, mà vì họ không học nhạc có căn bản, chỉ chơi nhạc
nhiều và giỏi, rồi sáng tạo ra những hợp âm lạ, không nằm trong thang âm
chính, nhưng nghe rất "đã". Họ lại vừa sáng tác nhạc, vừa được chơi nhạc
của họ viết ra, không như lớp trước như Elvis Presley chỉ được cho hát,
còn giai điệu thì do người khác viết. Người producer Sir George Martin
cũng thú nhận là mới đầu 4 chàng chỉ đáng là học trò ông, sau mấy năm
thôi họ giỏi quá, cùng thầy mixing các tracks trong phòng thu âm, chế ra
các cách tạo âm thanh mới, v.v. Họ chỉ ở trong phòng thu âm rồi tương
tác với nhau, thử nghiệm cái này cái kia, thu biết bao nhiêu bài hay với
đủ mọi loại styles. Có bài chỉ độc một câu như ‘You Know My Name (Look
Up the Number)’ (tôi có viết một bài ngắn ở
đây) mà nghe cũng sướng tai vì cái "goofiness", rỡn rỡn của
họ.
Trái lại, nghe nhạc Việt bây giờ, ta thấy rất sáo mòn, đơn
điệu. Tôi không nghe nhiều nhạc ở trong nước nên không dám cho ý kiến,
nhưng ở hải ngoại tôi xem qua mấy cuốn Thúy Nga Paris gần đây, thấy tẻ
nhạt quá, chẳng còn hay như trước cuốn 100. Nhiều bài nhạc mới do nhiều
nhạc sĩ mới nhưng viết nhạc lại dùng các "cliché" nhiều quá.
Theo
định nghĩa từ Wikipedia, thì cliché là
một ý tưởng, cách diễn đạt, hay một thành tố của một tác phẩm nghệ thuật
mà đã bị sử dụng quá nhiều lần tới độ đã làm mất đi hiệu quả nó làm được
ban đầu. (A cliché is an expression, idea, or
element of an artistic work which has been overused to the point of
losing its original meaning or effect, especially when at some earlier
time it was considered meaningful or novel.) Một thí dụ là vòng
quãng năm. Khi nghe vài lần thì thấy hay, như trong bài Hello của Lionel
Ritchie, nhưng khi được dùng nhiều trong nhạc thì nghe thấy nhàm, vừa
nghe một câu là biết ngay câu sau sẽ phát triển ra sao (vì câu kế phải
tuân theo luật của vòng quãng 5).
Nhạc Việt của miền Nam trước và
sau 75, ngoài một số bài thật tiêu biểu vì giai điệu mới, cách phát
triển sáng tạo, còn thì cũng từ từ đi dần vào lối sáo mòn vì không dám
phá lệ, không biết phá lệ, hay coi việc ca sĩ nào hát hay trong show là
được, còn bài vở thì ráng chắp vá vào cho đủ số ca sĩ! Thí dụ mới nhất
là cô Tóc Tiên trong cuốn Paris By Night 105. Nhạc thì hình như do nhạc
sĩ trong nước viết, lời ca rất thô và không "mướt" như lời ca tôi thường
nghe ở hải ngoại, nhạc thì không phá lệ, chỉ phối khí phối âm nhiều cho
nó "hoành tráng". Ca sĩ thì múa hát một đằng lời nhạc một nẻo, chả ăn
nhập gì với nhau, chẳng thể hiểu là hay ở chỗ nào.
Trở về nhạc
Pháp, tôi cảm nhận từ trực giác, từ my "feeling" là có một sự thay đổi
lớn từ trước và sau hai năm 1963-64, khi các bài nhạc đã chuyển sang
giai đoạn thử nghiệm, giai điệu phát triển rất cách tân, tiến trình hòa
âm cũng lắt léo hơn, cũng đa dạng như cách The Beatles dùng trong mỗi
bài nhạc của họ. Mà người ta nghiên cứu nhạc Beatles kỹ lắm, nói về cách
dùng hợp âm thôi mà đã có quyển dày cộp bẩy tám trăm trang như tôi có
kể trong
tập ebook này. (Phải chi có ai dám dịch những quyển như
vầy thay vì bỏ ra một hai năm "ăn nằm với chữ" để dịch Lolita!
:-)
Thí
dụ như trong bài Les vendanges de
l'amour do Marie Laforêt trình bày. Ta nghe câu strings
giữa hai đoạn (khoảng 0:40 đến 0:55) rất sáng tạo. Giai điệu cũng phát
triển sáng tạo nữa, câu "Et le soleil du bel âge ..." cũng là một tịnh
tiến ngắn từ câu đầu "nous les referons ..." tí xíu thôi rồi lại quay
trở về motif chính. Đó là một sự sáng tạo, nhỏ thôi nhưng rất hiệu quả.
Không như bài Ne Me
Quitte Pas được Jacques Brel trình bày năm 1959, ta thấy
motif chính phát triển đến tột cùng, cứ năm chữ, năm chữ, có vẻ dễ đoán
hơn là bài Les vendanges de l'amour.
Với lý do tương tự, từ lâu
tôi đã không còn nghe nhạc Trịnh Công Sơn nữa. Lời nhạc của ông chỉ cách
tân khi mới đầu, với những Diễm Xưa, Nắng Thủy Tinh, Hạ Trắng, nhưng do
dùng lại quá nhiều những chữ "đắt" và "lạ" đó, những giai điệu đều đều
đó, chúng trở nên nhàm, cliché. Còn nhạc của TCS mà thiếu lời thì cũng
chỉ là OK thôi, không quá xuất sắc, vì ông chỉ có dùng đi dùng lại mấy
cái hợp âm La thứ, Re thứ, Mi 7, không thoát nổi cái thang âm trưởng và
thứ để tìm tòi những hướng đi, những đột phá mới trong việc cách tân
giai điệu. Thành ra nói nhạc TCS hay thì cũng đúng, vì ông là người cách
tân những lối viết nhạc chạy theo thị hiếu, nhưng rồi ông cũng khựng lại
và không thoát ra được lối viết nhạc chính ông đặt
ra.
***
Nhưng
những ảnh hưởng qua lại như vậy giữa các nhóm nhạc, trào lưu nhạc thường
không thể thấy được qua bề ngoài. Chỉ khi chủ tâm nghe kỹ nhạc ta mới
thấy cấu trúc bài nhạc, cách đặt hợp âm, cách phối nhạc biến đổi ra sao
theo từng thời kỳ và chịu ảnh hưởng lẫn nhau ra sao. Có lẽ mục đích
trước tiên là sự sinh tồn. Nếu mình cứ hát nhạc xưa hoài, trong
khi nhạc yé-yé được hát tràn lan, thì sẽ không có nhiều người mua băng
dĩa của mình. Vậy thì mình phải sửa đổi nhạc mình viết sao cho theo sát
thị hiếu và bán chạy.
Do có lần tôi tình cờ tìm kiếm trên mạng,
tôi được biết Google đã cộng tác với tuần
báo Billboard để scan các tạp chí của họ lên mạng. Có
thật nhiều điều thú vị, vì được xem những bản khác nhau của tờ tạp chí
xưa cũ chuyên viết về sinh hoạt âm nhạc của Hoa Kỳ. Họ cũng để một cái
chart có tên là Hits of the World, đăng danh sách 10 bài hay
nhất trong tuần của các nước Âu, Mỹ châu và Nhật Bản. tiếc rằng từ
khoảng 1975 trở đi họ không đăng Top 10 của Pháp và các nước nói tiếng
Pháp nữa. Sau đây là hình chụp sample của năm 1963 và
1972:
So
sách hai bản thì bạn thấy ngay nhạc ngoại quốc đã tràn vào Pháp quốc
thật mãnh liệt khiến họ phải làm thêm một Top 10 nữa dành cho nhạc ngoại
cho khỏi bị cạnh tranh với nhạc nội, ít ra là trên giấy tờ. Một điều
cũng thú vị nữa là cũng có những bài nhạc Pháp hay được thế giới đón
nhận. Đó là bài Mamy
Blue (xem hình trên), do ca sĩ Nicoletta trình bày,
sau đó được dịch sang Anh ngữ và cũng leo lên danh sách ở cả hai bên
luôn. Trước đó, một bài khác mà tôi được biết là một bài hiếm hoi lên
được hạng nhất ở Hoa Kỳ, đó là bài Love Is Blue do Paul
Mauriat trình tấu. (Còn Mamy
Blue tôi cũng nghe lần đầu qua tape nhạc Paul Mauriat
luôn! :-)
No comments:
Post a Comment