Sunday, June 18, 2023

Lính Nghĩ Gì Ngày Quân Lực 19/6 và Âm Nhạc


Lính Nghĩ Gì
Thieu Ky Anh
https://youtu.be/0T8WixEzof4


https://youtu.be/BgWEYPP3sf0


 

Lính Nghĩ Gì

Nhạc sĩ: Hoài Linh
Trình bày: Nam ca sĩ Thanh Phong (pre 1975)

Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về,
Đêm rừng núi lạnh buốt mái pon-sô,
Súng cầm canh nhịp từng giờ,
Trái châu chiếu trên đầu núi.
**
Tôi chỉ nghĩ, quê mẹ không phải riêng ai,
Không của anh, không của em, mà của mọi người.
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ,
Rơi đằng sau nhiều hẹn hò.
Hai màu áo một niềm mơ.
**
Bao năm ru hồn lính chiến miệt mài,
Đường dài chân đi không lối,
Ánh sáng kinh đô chưa lần tới,
Ai mơ giấc mộng xa hoa trong đời,
Lính chỉ đơn sơ yêu lời,
Thành thật nói tha thiết thôi.
**
Tôi là lính,
Âm thầm tôi nghĩ thế thôi!
Trăm lần không bao giờ tôi giận cuộc đời.
Xin đừng oán và hãy mến thương tôi,
Trong tình yêu người và người,
Cho đời lính một niềm vui.

 

*******************************************

 






Lính Nghĩ Gì



1- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo soldier.jpg


2- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



3- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



4- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



5- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo


6- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



7-Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



8- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
1972 Fighting Around Quang Tri | bởi manhhai


08- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



9- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



10- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



11- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1972 Fighting Around Quang Tri.jpg


12- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1968 bazooka.jpg


122- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
Photo:


13- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



14- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo ngi liacutenh.jpg


15- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1972-Vietnamese-Paratrooper-Fires-Grenade-Launcher-in-Quang-Tri-600x531.jpg


16- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 0_11da68_c2d98973_XL.jpg


17- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo Thit Giaacutep li nc.jpg


18- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo An Lc 1972.jpg


19- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo TQLC vnch.jpg


20- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 23r2vx0.jpg


21- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo in war.jpg


22- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 750pxarvninactionhdsn99.jpg


23- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo ARVN in Lao - Lam Son Op Feb 1971 Lerry Burrows.jpg


24- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 2655149.jpg


25- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo ARVN_portrait17 1_1.jpg


26- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo VNwar_photo67.jpg


27- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê,
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo RungLaThap_1.jpg


28- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo v36_11201210.jpg


29- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo f9e1c8e4-d6f0-4b61-b07a-6da7162cf193.jpg


30- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo chin s.jpg


31- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 81 BCD.jpg


32- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo Caacutec chin s Liecircn oagraven 81 Bit Caacutech Dugrave.jpg


33- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo ARVN Forces Inflict Heavy Casualties on NVA Invaders - Gia Dinh - A large force of North Vietnamese Army NVA troops infiltrated Go Vap in Gia Dinh Province.jpg


34- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo DiaPhuongQuanCanhGac.jpg


35- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo VNCH poncho.jpg


36- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo linh_vnch-poncho.jpeg


37- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



38- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo gaacutec n.jpg


39- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo Manning a perimeter position near Da Nang men of the 768th Regional Forces Company display their new firepower M-16 rifles m-79 grenade launcher and an older but reliable .30 caliber m.jpg


40- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo Artillery_arvn22.jpg


45-Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
Photo:


56-Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1409125603-6098964340_d27786bbe3_o.jpg


47- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo ab4dc2db78f87fc158dafa95fae.jpg


48- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo tigravem dit.jpg


49- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 7069622545_1b1ae4c026_c 1.jpg


50- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1193 times 800.jpg


51- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 1193 times 800.jpg


52- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
Photo:


53- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
Photo:


54- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.



55- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
Photo: Soldati sudvietnamiti attraversano una zonna allagata nella provincia meridionale di Camau, 24 agosto 1962. (AP Photo/Horst Faas)


56- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 6965896381_f644b49869_o.jpg


Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 6940041692_fd1c118123_o.jpg


Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo Lc Lng c Bit VNCH REPUBLIC OF VIETNAM SPECIAL OPERATION FORCES.jpg


Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 09 Feb 1971- On To Laos. Laotian Border South Vietnam Vietnamese soldiers in a camouflaged tankmoved down route 9 and into Laos.jpg


39- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
 photo 0_11da69_953b2838_XL.jpg


40- Tôi là lính,
Xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về.
photo







 

Những người lính trong hình này, bây giờ chắc họ đã ngã gục ở chiến trường nào rồi, hoặc họ đã mất tay, mất chân thương phế sau một trận giao tranh khốc liệt, hay họ đang âm thầm sống trong đất nước nhiễu nhương rặt những kẻ thù quanh họ, hoặc họ đang sống rải rác khắp năm châu bốn bể với tuổi già đầy bất lực. Nhưng trên tất cả, họ là những người lính VNCH mà hình ảnh họ còn in đậm trong tâm trí, trong văn học, trong lời ca, trong trang sử đất nước.




Trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Lệnh trên không cho phép bỏ bom trong thành phố Quảng Trị vì để bảo tồn di tích lịch sử của đền, đài, cung điện vua chúa, nên người lính phải bò từng nhà, từng nhà truy tìm Việt cộng trốn trong nhà dân, nhà thờ, chùa chiềng, miếu, mộ, nghĩa trang... Hình dưới là tấm hình nói lên nổi cơ cực vai mang, lưng vác vũ khí phải bò từng nhà từng góc đến tối mịt mới dời.
photo


Tôi Chưa Có Mùa Xuân
https://youtu.be/vdk4uspoacc


Những bài hát nhạc vàng về lính hay nhất
https://youtu.be/INM6uivpXJ0


1972 - South Vietnamese soldier playing guitar atop tank on Highway 1 near Quang Tri

Người lính VNCH ngồi đàn guitar trên chiếc xe tăng trên Quốc Lộ 1 gần Quảng Trị - 1972 trên đường tiến quân ra trận - Mùa Hè Đỏ Lửa.


 

Trận "cửa Việt" 1972, Người Lính đã giành từng ly, tùng tấc miếng đất vì một tấc đất là một tấc vàng của dân, phải giành lại cho dân.
**
Đan Nguyên







Chuyến Xe Buýt và Khúc Hát Người Lính Mù



Sài Gòn, năm 1980. Lúc đó, cuộc "cách" cái "mạng" ngày 30 tháng Tư đã năm năm. Nhưng xem ra không khí chiến tranh vẫn còn bao phủ. Đời sống càng ngày càng đi vào bế tắc. Hè đường đầy những người đi kinh tề mới trở về hoặc vượt biên mất nhà sinh sống. Họ trở thành những người không nhà không “hộ khẩu” sống lây lất trong một thành phố đầy đe dọa. Những trại giam đầy áp người tù, tù chính trị và tù hình sự. Đêm đêm là thời gian của kiểm tra hộ khẩu, của bắt người, của đe dọa chập chờn ngoài cánh cửa. Với người dân thường còn như vậy; huống chi những người tù bị gọi là “cải tạo” trở về. Đời sống lại càng bị đe dọa hơn biết bao nhiều. Tôi cũng bị ảnh hưởng trong thời thế ấy. Sống bất hợp pháp trong nhà của mình và trong đầu óc lúc nào cũng chờ đợi một chuyến vượt biển ra đi. Cột đèn mà cũng muốn xuất ngoại, huống chi…


Photo:

Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buýt ở trong thành phố và xe đò đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, thì được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà còn chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi gì đâu. Còn xe buýt, thì là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đã giữ gìn nhưng bị mất mát ngay một cách nhãn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân thì giữ...

Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc dàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đã vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” hoặc “Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xã hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê bình nào là 'nhạc phản động', nào là 'nhạc vàng bị cấm', thì họ lại bào chữa bảo vệ “Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà còn làm khó!”...

Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. Hình như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của mình: Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu… Hay: Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương… Hay: Anh Quốc ơi, từ nay trong gió ra khơi từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi... Ôi những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đã hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn còn cất tiếng hát bất chấp đe dọa, bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của mình. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị "bò vàng" bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.

Có một bài thơ, đã được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ

“Chuyến Xe Bus và Khúc Hát Người Lính Mù”
    Trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
    Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
    Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
    Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
    Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
    Đắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
    Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
    Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
    Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ
    Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa
    Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ
    Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
    Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
    Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
    Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
    Dấu giầy buồn còn vết giữa sình lầy
    Ôi tiếng hát nhớ những người gục ngã
    Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm
    Âm thanh cao xoáy tròn tim gỗ đá
    Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên
    Ôi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
    Cho máu xương không uổng phí ngày mai
    Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện
    Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
    Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
    Đây tàn hơi còn sót lại một đời
    Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
    Vẳng không gian chợt héo một nụ cười
    Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc
    Một đời hoài tìm kiếm ánh đèn soi...”

Bài thơ đó tôi viết ở Sài Gòn năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đã ba chục năm. Tôi đã rời thành phố thân yêu và cũng đã định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại ở quê nhà bỗng dưng sinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Việt Cộng đã chiếm được đất nước đã thẳng tay dã man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể tình trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đã xoay sở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.


Photo:

Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện:

- “Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em!”.

- “Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu”.

Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến, nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.

Gần đây tôi có đọc một lá thư của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn từ Việt Nam. Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
"…Các anh ạ! Bây giờ thì buồn quá! Các anh - những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường... các anh đã có một thời quang vinh và một thời nhục nhã, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?

Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng, quên những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một “Việt Kiều yêu nước”. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”

Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có những khác biệt cho từng hành động…

Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh, những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thể hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hội “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán giả đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sĩ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau.

Cám ơn anh! Những thương phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…

Nguyễn Mạnh Trinh

Nguồn
http://batkhuat.net/bl-khuchat-nguoilinhmu.htm




Nó Và Tôi
https://youtu.be/Lp2HnH0m9Z4



Bức
tượng
"Thương
Tiếc"
Ngay cả bức tượng đá cũng bị "họ" đập nát đầu và xô đổ xuống đất như một kẻ thù.

 





 photo IMG_3458Mt rng y hoa sim.jpg

Vĩnh Biệt Anh...



Hỡi những người chiến sĩ Địa Phương Quân,
Đã hy sinh trong trận Dak Seang,
Thịt dù nát, xương tan nơi chiến địa,
Chiến đấu liệt oanh, chết vẫn kiêu hùng.

Mới sáng qua bên ly cà phê nóng,
Trưa hôm nay pháo giặc nổ tơi bời,
Câu "Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu",
Ôi! Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Trong khoảnh khắc đã hy sinh anh dũng,
Mẹ chờ trông và con trẻ đợi cha,
Anh vĩnh viễn nơi đồn xa nằm lại.
Số mệnh gì lúc binh lửa can qua!

Gió lồng lộng thổi từng cơn bụi đỏ,
Vĩnh biệt anh: Người lính Địa Phương Quân,
Xác thịt chết nhưng anh không hề chết,
Còn đâu đây trong gió nội mây ngàn!

Đồn vắng Pleiku chiều xó núi,
Dak Seang thành bình địa mất rồi!
Chào người lính Địa Phương Quân bất tử,
Nghìn đời sau còn rung động lòng người.

Cảm tạ các anh những người chiến sĩ,
Đã hiến dâng cả sinh mạng cho đời,
Đền nợ nước khi tuổi còn rất trẻ,
Bia sử xanh còn ghi khắc muôn đời.

Hoàng Yến



 


Bài Thơ Thương Tiếc

Anh nằm đó suốt một đời hoang lạnh,
Non nước buồn hương khói chẳng ai dâng,
Anh ra đi giữa mùa hè rực nắng,
Hai năm rồi thân xác đã tiêu tan.
Thương cho anh bao nhiêu người nhắc nhở,
Nghĩ đến anh ai cũng thấy ngậm ngùi,
Tiếc vô cùng một tài hoa tuổi trẻ,
Tình đang nồng anh vội vã buông xuôi.
Anh nằm đó sau một lần thất thủ,
Căn cứ N. ơi! Xương máu ngập tràn,
Còn đâu nữa những ngày theo quân ngũ,
Những vui buồn ấp ủ đời anh.
Trời Kontum cũng một lần chiến thắng,
Hai năm rồi thôi yên nghỉ đi anh...


Bài thơ thương tiếc về một anh lính VNCH hy sinh tại KonTum. Bài thơ có thể được viết vào năm 1974 sau hai năm (1972) mùa hè đỏ lửa. Không biết tên tác giả của bài thơ và cũng không biết tên người chiến sĩ đã hy sinh. Bài thơ này được ghi lại trên trang văn nghệ xuân ở một ngôi trường Việt Nam. Xin ghi lại bài thơ để người chiến sĩ vô danh không bị tan vào hư không, và tác giả bài thơ không bị đi vào hư vô.


 

Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 / 6 năm 2023


Trên tất cả, họ là những người lính VNCH mà hình ảnh họ còn in đậm trong tâm trí, trong văn học, trong lời ca, tiếng nhạc, trong trang sử đất nước, và trong hồn người dân Việt Nam.



No comments:

Post a Comment