Friday, April 7, 2023

Bách Việt và sự liên quan mật thiết đến Việt Nam

      Bách Việt và sự liên quan mật thiết đến Việt Nam
|| Việt Vương Câu Tiễn Xưng Bá thời Xuân Thu
https://www.youtube.com/embed/THN4pZs4lHQ


Việt Quốc 越國 (Thời Xuân Thu)
Phạm Lãi, Văn Chủng giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, rửa nhục Phù Sai
https://youtu.be/5XVrbCzqSsw


*    


Việt Vương Câu Tiễn, Tự Tác Dụng Gươm



Ngô Việt Quốc (吳越國)

Tiền Lưu Việt Vương - 902
Nước Ngô Việt Thời nhà Hậu Lương (907-923)

    Ngô Việt (吳越)
  Tấn (晉), tiền thân của nhà Hậu Đường

Ngô Việt (tiếng Trung phồn thể: 吳越國; giản thể: 吴越国, bính âm: Wúyuè Guó), 907-978, là một vương quốc nhỏ độc lập, nằm ven biển, được thành lập trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960) trong vùng Đại lục Đông Á/East Asia. Nhà nước Ngô Việt này do dòng họ Tiền cai trị, các dấu tích còn lại của nhà nước này vẫn còn khá phổ biến trong lãnh thổ trước đây của Vương quốc Ngô Việt.

Thành lập

Tiền Lưu

Tiền Lưu (852-932) tự Cụ Mỹ (có sách ghi là Cự Mỹ), người Lâm An, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, người sáng lập ra nước Ngô Việt vào thời Ngũ Đại. Vào cuối đời Đường, do theo tướng Đổng Xương dẹp yên loạn Hoàng Sào, thì Tiền Lưu lãnh chức Trấn Hải Tiết Độ Sứ.
Năm 886, Đổng Xương đem quân vượt sông Tiền Đường, đánh bại Chiết Đông Quan sát sứ vùng Lưu Hán Hoằng (có nơi ghi là Lưu Hán Hồng), chiếm trọn Việt Châu. Do vì có đút lót với triều đình, họ Đổng được phong Thái Úy, Đồng Trung Thư - Môn Hạ Bình Chương Sự, Lũng Tây Quận Vương.
Năm Càn Ninh thứ hai (895) đời Đường Chiêu Tông vì lý do triều đình không phong cho Đổng làm vua vùng Ngô Việt, y bèn làm phản, tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt La Bình Quốc, lấy niên hiệu Thuận Thiên. Đổng Xương phong cho Tiền Lưu làm chức chỉ huy sứ, nhưng không ngờ Tiền Lưu khuyên Đổng nên bỏ đế hiệu. Đổng Xương không nghe, liền bị Tiền Lưu đem quân đánh bại và bị giết chết tại Việt Châu.
Sau đó, Tiền Lưu chiếm cứ mười ba châu huyện thuộc vùng Lưỡng Chiết (nay là toàn bộ tỉnh Chiết Giang, phần Đông Nam tỉnh Giang Tô và phần Đông Bắc tỉnh Phúc Kiến. Những vùng đất này thuộc lãnh thổ nước Ngô và Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc nên khu vực này được gọi chung là Ngô Việt), Tiền Lưu đã được phong làm Việt Vương năm 902, hai năm sau thì được phong thêm tước là Ngô Vương.
Năm 907, nhà Đường sụp đổ và nhà Hậu Lương thay thế ở phía bắc thì các tướng lĩnh tại phương Nam đã tạo ra các vương quốc của mình. Tiền Lưu cũng tự xưng Ngô Việt Vương.
Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, kéo dài cho đến khi nhà Tống ra đời vào năm 960.

Tên gọi và lãnh thổ

Tên gọi Ngô Việt là sự kết hợp của hai chữ NgôViệt, tên gọi của hai quốc gia cổ đại trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc, từ năm 770 TCN tới năm 221 TCN.

Kinh đô Ngô Việt đặt tại Tây Phủ (nay là Hàng Châu). Vương quốc này bao gồm lãnh thổ các tỉnh Chiết Giang, Thượng Hải cùng phần phía nam tỉnh Giang Tô ngày nay. Sau này, vương quốc này có lẽ đã thu thêm được một số phần phía bắc Phúc Kiến khi Vương quốc Mân sụp đổ năm 945. Lãnh thổ Ngô Việt gần như bao gồm toàn bộ lãnh thổ nước Việt cổ đại, nhưng không phải nước Ngô cổ đại – điều này dẫn tới những lời cáo buộc của vương quốc láng giềng là Ngô (còn gọi là Nam Ngô) rằng -- Ngô Việt có mưu đồ đối với lãnh thổ của họ, và tên gọi này là nguồn gốc của các căng thẳng trong nhiều năm giữa hai quốc gia.

Trong những thập niên đầu tồn tại, Ngô Việt có biên giới với Mân ở phía nam, với Nam Đường ở phía bắc và phía tây. Với sự nổi loạn của Vương Diên Chính (王延政) năm 943 để lập ra nước Ân, thì trong một thời gian ngắn (943-945), Ngô Việt còn có biên giới với tiểu quốc này. Kể từ sau năm 945 thì Nam Đường là nước duy nhất bao quanh Ngô Việt (ngoại trừ phần giáp biển Đông) do cả Ân lẫn Mân đều bị Nam Đường tiêu diệt.

Trị vì của Tiền Lưu

Dưới thời Tiền Lưu, Ngô Việt là nhà nước thịnh vượng về kinh tế và tự do phát triển nền văn hóa bản địa của mình. Điều đó còn được tiếp diễn đến tận ngày nay. Ông đã cho phát triển nông nghiệp vùng ven biển của vương quốc, xây dựng các đập ngăn nước biển, mở rộng Hàng Châu, nạo vét sông ngòi và các hồ nước, cũng như khuyến khích phát triển vận tải và thương mại đường biển. Tiền Lưu là người làm việc tận tụy, trên giường bệnh ông vẫn còn chủ trương giải quyết ôn hòa mọi công việc của nhà nước. Những lời nói của ông đã được các vị vua kế vị sau này tuân thủ chặt chẽ.

Ngoại giao

Năm 935, nước Ngô Việt thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản. Vương quốc này cũng nhân ưu thế gần biển của mình để duy trì quan hệ ngoại giao với Bắc Trung Quốc, người Khiết ĐanTriều Tiên.

Là nước nhỏ yếu thời Ngũ Đại, bên ngoài, Ngô Việt tỏ ra thần phục chính quyền Ngũ Đại cai trị ở Trung Nguyên và dùng niên hiệu của các vua thuộc các triều đại "chính thống" đó.

Sụp đổ

Năm 978, đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt bởi sức mạnh hủy diệt của Quân đội nhà Tống, vị vua cuối cùng của Ngô Việt là Tiền Thục, đã cam kết trung thành với nhà Tống, cứu vớt thần dân của ông khỏi phải gánh chịu các phá hủy trong kinh tế cũng như của nền hòa bình từ cuộc chiến có thể xảy ra này. Trong khi Tiền Thục trên danh nghĩa vẫn là vương, nhưng nước Ngô Việt đã bị sáp nhập vào nhà Tống năm 978, kết thúc sự tồn tại của vương quốc này. Vua Tiền Thục nước Ngô Việt qua đời năm 988 mười năm sau đó.

Di sản

Văn hóa

Một phần Tây Hồ. Nhà thủy tạ ở mé trái được coi là để đánh dấu nơi bắn cung trong thời kỳ Ngô Việt.

Nước Ngô Việt đã thắt chặt ưu thế kinh tế và văn hóa của khu vực Ngô-Việt trong nhiều thế kỷ sau này cũng như tạo ra truyền thống văn hóa khu vực bền lâu và khác biệt với văn hóa nhà Tống, chính quyền Trung Nguyên.
Các nhà lãnh đạo của Vương quốc là các nhà bảo trợ có tiếng cho Phật giáo cũng như cho các trang trí kiến trúc, đền miếu, các tượng tôn giáo có liên quan tới Phật giáo, và tôn thờ bà Thiên Hậu hay nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu chứ không phải Quan Thế Âm mới có từ thời Đường. Các khác biệt về văn hóa truyền thống cổ được gìn giữ và đã bắt đầu phát triển trong thời kỳ này và còn tồn tại đến ngày nay, do người dân khu vực Ngô-Việt nói bằng phương ngữ gọi là tiếng Ngô (biến thái đáng chú ý nhất của nó là tiếng Thượng Hải), cũng như họ có các đặc điểm văn hóa khác biệt, như trong nghệ thuật ẩm thực.

Cơ sở hạ tầng

Di sản vật thể mà Vương quốc Ngô Việt để lại là sự hình thành của hệ thống các sông đào và kênh đào, tạo cơ hội khu vực này trở thành khu vực giàu có nhất về mặt nông nghiệp của thời cổ Việt trong nhiều thế kỷ. Điều đó có thể nhận thấy qua một loạt các đền, miếu thờ Tiền Lưu trong cả khu vực này, trong số đó nhiều đền miếu còn tồn tại đến ngày nay.

Di sản cá nhân

Đền thờ Tiền Vương tại Hàng Châu, một trong nhiều miếu thờ các vị vua Ngô Việt còn tồn tại trên lãnh thổ của nhà nước này trước đây.

Vua Tiền Lưu còn được gọi là "Long Vương" hay "Hải Long Vương" do các kế hoạch trị thủy to lớn của ông với kế hoạch "chế ngự biển cả". Các vua Ngô Việt vẫn tiếp tục có được sự nhìn nhận tích cực trong sử sách chính thống. Họ được quần chúng sùng kính và yêu mến là do các công trình điều tiết thủy lợi, bảo đảm cho sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực, cũng như do sự chấp nhận thần phục nhà Tống.

Trong thời kỳ đầu nhà Tống, họ Tiền đã từng được coi là chỉ đứng hàng thứ hai sau họ Triệu, là họ của hoàng tộc, như được phản ảnh trong Bách gia tính thời nhà Tống. Sau này, nhiều đền miếu đã được xây dựng khắp trong khu vực Ngô-Việt để tưởng niệm các vị vua của nhà nước này, và đôi khi người ta còn đến đây để cầu mưa gió thuận hòa cùng mùa màng bội thu. Nhiều đền miếu, được biết đến như là "miếu Tiền Vương" hay "đền Tiền Vương", còn tồn tại đến ngày nay, trong số đó được nhiều người đến viếng thăm nhất là ngôi miếu gần Tây Hồ, Hàng Châu.

Người ta cho rằng nhà vua Tiền Lưu có trên 100 con trai, do nhiều bà vợ và thê thiếp sinh ra. Dòng dõi của ông có ở khắp nơi trong lãnh thổ của vương quốc cổ này. Họ Tiền cũng được phổ biến nhiều trong khu vực. Một vài chi và nhánh của dòng tộc được coi là "danh gia vọng tộc" trong khu vực họ sinh sống.[1]

Các vị vua nước Ngô Việt

Các vị vua của Ngô Việt (907-978)
Miếu hiệu (廟號) Thụy hiệu (諡號) Tự hiệu Trị vì Niên hiệu (年號), thời gian
Thái Tổ (太祖) Vũ Túc Vương (武肅王) Tiền Lưu (錢鏐) 907-932 Thiên Bảo (天寶) 908-923

Bảo Đại (寶大) 923-925
Bảo Chính (寶正) 925-932

Thế Tông (世宗) Văn Mục Vương (文穆王) Tiền Nguyên Quán (錢元瓘) 932-941 Không có
Thành Tông (成宗) Trung Hiến Vương (忠獻王) Tiền Hoằng Tá (錢佐) 941-947 Không có
Không có Trung Tốn Vương (忠遜王) Tiền Hoằng Tông (錢倧) 947 Không có
Không có Trung Ý Vương (忠懿王) Tiền Thục (錢俶) 947-978 Không có



Phả hệ
1 Ngô Việt Vũ Túc Vương
Tiền Lưu

850-907-932
2 Ngô Việt Văn mục Vương
Tiền Nguyên Quán

887- 932-941
3 Ngô Việt Trung Hiến Vương
Tiền Hoằng Tá

928-941-947
4 Ngô Việt Trung Tốn Vương
Tiền Hoằng Tông

928-947-971
5 Ngô Việt Trung Ý Vương
Tiền Thục

929- 947-978-988



 

 

Đại Việt / Đại Hán
917–971
Thời nhà Hậu Tấn (936-947) và nhà Hậu Hán (947-950)   Nam Hán (南漢)   Hậu Tấn (後晉) và Hậu Hán (後漢)   Hậu Thục (後蜀)   Kinh Nam (荆南)   Sở (楚)   Nam Đường (南唐)   Ngô Việt (吳越) Sau năm 945, lãnh thổ nước Mân trước đây bị phân chia giữa Nam Đường, Ngô Việt và Thanh Nguyên quân   Thanh Nguyên quân tiết độ sứ (清源軍節度使)
Thời Nhà Hậu Tấn (936-947) và Nhà Hậu Hán (947-950)
     Nam Hán (南漢)
     Sở (楚)

Sau năm 945, lãnh thổ nước Mân trước đây bị phân chia giữa Nam Đường, Ngô Việt và Thanh Nguyên quân

Vị thếĐế quốc
Thủ đôPhiên Ngung
Ngôn ngữ thông dụngHán ngữ Trung cổ
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Hoàng đế 
• 917-941
Cao Tổ
• 941-943
Thương Đế
• 943-958
Trung Tông
• 958-971
Hậu Chủ
Lịch  sử
Thời  kỳNgũ Đại Thập Quốc
• Thành lập
917 917
• Đổi tên từ "Việt" thành "Hán"
918
• Nhà Tống kết liễu
971 971
Mã ISO 3166KR
Tiền thân
Kế tục
Nam Hải quốc
Nhà Tống

Nam Hán (giản thể: 南汉; phồn thể: 南漢; bính âm: Nánhàn) là một vương quốc tồn tại từ năm 917 đến năm 971, chủ yếu là trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), nằm dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc. Vương quốc này mở rộng kinh đô ở Hưng Vương Phủ (興王府), ngày nay là thành phố Quảng Châu. Nam Hán có quan hệ không chỉ với các vương quốc khác của Trung Quốc mà còn với người Việt (越) phương nam.

Thành lập

Lưu Ẩn (劉隱) được triều đình nhà Đường phong làm tiết độ sứ Thanh Hải quân (Lĩnh Nam Đông đạo) năm 905. Dù nhà Đường sụp đổ hai năm sau đó (907), nhưng Lưu Ẩn không tự phong mình làm vua một vương quốc mới như các vị quan ở phương nam khác đã làm như Tiền LưuNgô Việt, Dương Hành MậtNgô hoặc Mã Ânở nước Sở. Ông được vua nhà Hậu Lương Chu Ôn phong thêm làm kiểm giáo thái úy kiêm thị trung năm 907. Năm 908 kiêm thêm tiết độ sứ Tĩnh Hải quânAn Nam đô hộ phủ.

Năm 909 gia thêm kiểm giáo thái sư, kiêm trung thư lệnh và phong làm Nam Bình vương. Năm 911, đổi thành Nam Hải vương.

Cùng năm này (911) Lưu Ẩn mất, em trai cùng cha khác mẹLưu Nham lên thay. Tới năm 917, Lưu Nham tuyên bố thành lập một vương quốc mới, ban đầu gọi là Đại Việt (大越), với ý muốn kế thừa sự nghiệp của Triệu Đà vua nước Nam Việt, nhưng chỉ qua năm sau (918) đổi tên thành Đại Hán (大漢), vì ông nhân dịp tình hình nhà Đường suy sụp nên ông muốn bá chủ cả Trung Nguyên, và lại, vì họ của ông là Lưu (劉) là họ của dòng dõi nhà Hán và ông tự tuyên bố dòng tộc ông là hậu duệ nhà Hán. Vương quốc này của ông thường được sử Trung quốc gọi là Nam Hán để phân biệt với nước Bắc Hán của Lưu Sùng (951-979) cũng trong thời Ngũ Đại.

Phạm vi lãnh thổ

Với kinh đô ở nơi ngày nay là Quảng Châu, lãnh địa của vương quốc này trải dài dọc theo vùng ven biển của các khu vực mà ngày nay là Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam. Nam Hán đương thời giáp giới với các vương quốc: Mân và, Sở cùng Nam Đường, nước Đại Lý và Tĩnh Hải Quân (hay (Đại Việt sau này).

Trong một thời gian ngắn (từ khoảng 930-931), Nam Hán từng kiểm soát được vùng Tĩnh Hải Quân(Đại Việt sau này) ( Bắc phần Bắc Trung phần của Việt Nam hiện nay) nhưng họ Lưu Nam Hán không giữ được.

Sau đó vua Nam Đường lần lượt thôn tính các nước Mân (945) và nước Sở (951) nên Nam Đường có thêm biên giới chung với Nam Hán.

Quan hệ với Việt Nam s

Việt Nam dưới thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ rồi Tĩnh Hải quân. Trong thời kỳ nhà Đường còn mạnh, khu vực ngày nay là miền Bắc Việt Nam vẫn là một lãnh thổ ổn định và bền vững của người Việt. Tuy nhiên, khi nhà Đường suy yếu vào cuối thế kỷ thứ 9 thì khu vực này liên tục bị nước Nam Chiếu xâm lăng.

Sang đến thời Ngũ Đại, Nam Hán nhân lúc trung nguyên mải đối phó với Khiết Đan và các nước phía bắc, nên các thủ lĩnh ở phía nam Bách Việt tranh thủ, các thủ lĩnh đều muốn mở rộng về phía nam, vì thế, mà quân Nam Hán là Lưu Nham vùng Nam Việt sau khi đem quân đi đánh bại quân nước Sở vào năm 928, khi Nam Việt được ổn định biên giới phía bắc với nươc Sở thì vua Nam Hán là Lưu Nham lại mang quân đánh chiếm Tĩnh Hải Quân (930) của Việt Nam.

Dù thời kỳ này lãnh thổ của người Việt vẫn chưa có hệ thống chính trị có tổ chức bài bản, các cuộc xâm lăng của Nam Hán phần lớn bị quân dân nước Việt đánh bại. Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của Nam Hán và phá tan quân cứu viện, giết tướng Trần Bảo.

Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938

Năm 938, con rể Đình Nghệ là Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng và đã tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập. Nam Hán từ đó không dám sang đánh Tĩnh Hải Quân nữa.

Sự sụp đổ của Nam Hán

Ngũ Đại kết thúc năm 960 khi nhà Tống được thành lập để thay thế nhà Hậu Chu. Từ thời điểm này, các vua Tống tiếp tục quá trình thâu tóm lãnh thổ mà các vua nhà Hậu Chu đã tiến hành. Từ thập niên 960 đến 970, nhà Tống tăng cường ảnh hưởng về phía nam.

Năm 971, Tống Thái Tổ sai Phan Mỹ đi đánh và cuối cùng đã buộc vua Nam Hán là Hậu Chủ Lưu Sưởng sau cùng phải đầu hàng.
Thế là kết thúc Nước Nam Hán, nước này truyền nối được bốn đời vua, kéo dài 55 năm.

Các vị vua

Các vị vua của Nam Hán 917-971
Miếu hiệu 廟號) Thụy hiệu 諡號 Tên riêng Thời kỳ trị vì Niên hiệu 年號) và khoảng thời gian tương ứng
Cao Tổ (高祖) Thiên Hoàng Đại đế (天皇大帝) Lưu Nham 劉巖, hay sau 926 là Lưu Nghiễm 劉龑 917-941 Càn Hanh (乾亨) 917-925
Bạch Long (白龍) 925-928
Đại Hữu (大有) 928-941
Không có Thương hoàng đế (殤皇帝) Lưu Phần (劉玢) 941-943 Quang Thiên (光天) 941-943
Trung Tông (中宗) Văn Vũ Quang Minh hoàng đế (文武光明孝皇帝) Lưu Thịnh (劉晟) 943-958 Ưng Càn (應乾) 943
Càn Hòa (乾和) 943-958
Hậu Chủ (後主) Không có Lưu Sưởng (劉鋹) 958-971 Đại Bảo (大寶) 958-971

Nam Hán Đại Tổ
Lưu Tri Khiêm

?-894
Nam Hán Liệt Tổ
Lưu Ẩn

873-911
Nam Hán Cao Tổ
Lưu Nghiễm

917-941
Nam Hán Thương Đế
Lưu Phần

941-943
Nam Hán Trung Tông
Lưu Thịnh

943-958
Nam Hán Hậu Chủ
Lưu Sưởng

958-971

 

**************************************

 

Thời Kỳ Ngũ Đại Thập Quốc




Năm 907, nhà Đường sụp đổ và nhà Hậu Lương bận việc vì muốn thay thế, nên ở phía bắc thì các tướng lĩnh tranh giành nên sao lãng tình hình, thì tại phương Nam vùng Bách Việt đất Lĩnh Nam đã đứng lên tạo dựng lại các vương quốc của mình đã có trước nhà Tần, cho đến khi nhà Tống ra đời thâu gom đại lục châu Á vào năm 960 thì mới yên.

❖ Nước Ân có:
- Vương Diên Chính (王延政) năm 943 đứng lên lập lại nước Mân, thời Mân lúc đónlà quân chủ cuối cùng của nước Mân của thời Ngũ Đại Thập Quốc. Năm 943 Vương Diên Chính tuyên bố tước hiệu hoàng đế của Mân, thời gian trị vì của ông chưa đến ba năm thì nhà Nam Đường đem quân xâm chiếm nưóc Mân, buộc ông phải đầu hàng. Nước Mân bị mất chủ quyền duới quân Nam Đường.

❖ Nước Sở có:
- Mã Ân đứng lên lập lại nước Sở. Mã Ân thụy hiệu là Sở Vũ Mục Vương (楚武穆王), là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường và sau trở thành vị quân chủ đầu tiên của nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc, cũng là vị quân chủ duy nhất của Nam Sở mang tước "quốc vương". Mã Ân tiếp quản quyền kiểm soát khu vực Trường Sa, sau đó ông mở rộng lãnh địa đến mức tương ứng với khu vực Hồ Nam và đông bắc Quảng Tây hiện nay. Năm 929, Tháng 10 ÂL năm Canh Dần, Mã Ân bị bệnh nằm trên giường. Về sau con cháu Mã Ân xin hàng với Hoàng đế Nam Đường, chấm dứt Sở Hậu Chủ 楚后主 và mất vùng đất Mã Ân tạo dựng lên sau thời Ngũ Đại Thập Quốc.

❖ Mân Việt có:
- Tiền Lưu - Tự xưng Ngô Việt Vương lập ra nước Ngô Việt, nhưng sau bị nhà Tống sáp nhập, lấy đất, nước Ngô Việt mất chủ quyền.

❖ Nam Việt có:
- Lưu Nghiễm / Líu Yán - Tự xưng là vua Đại Việt, sau đó đổi là Đại Hán / Nam Hán bị Ngô Quyền của Đại Việt đánh bại. Năm 971, nhà Tống đánh Nam Hán, Lưu Sưởng phải đầu hàng và nước Nam Hán mất chủ quyền.

❖ Việt Nam có:
- Ngô Quyền - Năm 938, con rể Đình Nghệ là Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán tại trận trên sông Bạch Đằng và tuyên bố thành lập quốc gia Đại Việt độc lập.

 photo N h tng Thng S H Th Qu.jpeg

Tranh giả đồng ghi khắc trận Bạch Đằng năm 938 của Đại Việt với Đại Hán

Các cuộc xâm lăng của quân Nam Hán phần lớn đều bị quân dân nước Việt đánh bại.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của quân Nam Hán và phá tan cánh quân cứu viện giết tướng Trần Bảo.
- Năm 938, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng và đã tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập.

Nam Hán từ đó không dám sang đánh Tĩnh Hải Quân ta nữa, Việt Nam trở thành nước có chủ quyền, thoát Hán và được độc lập từ đây.




907 AD - Five dynasties and ten Kingdoms
Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc

 

Phim Hoạt họa Việt Nam 2012 - Đại Chiến Bạch Đằng
https://youtu.be/ok_KBwgS9eg


Thời của cha ông chúng ta thật là hào hùng và trí tuệ không hổ danh là người Việt đất Việt con rồng cháu Tiên. Nhờ những chiến thắng oanh liệt như thế này chúng ta có được như ngày hôm nay và giữ được dòng máu nước Việt, người ta nói uống nước nhớ nguồn và những câu chuyện như thế này sẽ giúp ta nhớ công ơn to lớn cha ông chúng ta. Lợi dụng thủy triều trên sông Bạch Đằng rồi đánh tan quân nam Hán đã xâm lược lãnh thổ ta (năm 938). Ngô Quyền lên ngôi vua là kết thúc thời kỳ đô hộ, mở đầu cho thời kỳ Độc Lập lâu dài của nước ta.

Ngô Quyền - Đại thắng trên sông Bạch Đằng

 

Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
3118-–2879TCN Xích Thần / Thời tiền sử
2879–2524 TCN Xích Quỷ / Thời cổ sử
2524–208 TCN Văn Lang /
207–179 >TCN Âu Lạc / Thời cổ sử
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–39 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương (Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, & Nam Kỳ)
Từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Lịch sử Việt Nam




....................................

 

1- Bản đồ của tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ nói về tộc Việt trồng lúa trên 5.000 năm Trước Công Nguyên


Việt (chữ Hán: 越/粵; bính âm: yuè), hoặc Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè, bǎik wyuèt), là các nhóm dân cư thuộc Ngữ hệ Nam Á và Ngữ hệ Kra-Dai định cư và sinh sống ở tại vùng đất phía Nam Trường Giang

Các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Yue". Chữ "Baiyue" ("Bách Việt") lần đầu được thấy chép là trong cuốn Sử Ký Tư Mã Thiên thời nhà Hán năm 91 TCN, trong khi chữ "Yue" ("Việt") thì xuất hiện từ thời nhà Thương theo Giáp Cốt văn được khai quật, ước tính vào khoảng những năm 1200 TCN.[3]

Nguồn gốc

Các bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy Vietic Nguyên thủy (Proto-Vietic), ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, tiếng Mường, Chứt, tiếng Thavưng (Thaveung), Cuối... có nguồn gốc từ các tỉnh Khammouane và Bolikhamxay thuộc Lào với một số phân bố qua sườn bên kia của dãy Sai Phou Louang (Annamite) (tức dãy Trường Sơn), phía bắc đến Nghệ An và phía đông đến Quảng Bình, nghĩa là xa về phía nam của đồng bằng sông Hồng.[note 1][note 2]

Các bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy Vietic Nguyên thủy (Proto-Vietic), ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, tiếng Mường, Chứt, tiếng Thavưng (Thaveung), Cuối... Theo truyền thuyết của văn truyền khẩu của dân gian thì Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ tiên của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các Hùng Vương, theo truyền thuyết cũng trùng với vùng đất Bách Việt.[4]

Nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có:

Câu Ngô (句吳),
Ư Việt (於越),
Điền Việt (滇越 / 盔越),
Dương Việt (揚越),
Cán Việt (干越),
Sơn Việt (山越),
Dạ Lang (夜郎),
Mân Việt (閩越),
Lạc Việt (雒越),
Âu Việt (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)...

Tuy được gọi chung là "Bách Việt", nhưng trong thực tế các bộ tộc Bách Việt không phải là khối thống nhất (tức là không có nhà nước và lãnh thổ chung). Bách Việt là vùng đất có nhiều bộ tộc và bộ lạc sống ở đó. Giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hóa, ngôn ngữ cũng như ranh giới và thủ lĩnh hay tù trưởng khác nhau, và nhiều khi các xứ Bách Việt còn giao tranh với nhau, như Đông Âu từng có chiến tranh với Mân Việt, Âu Việt có giao tranh với Lạc Việt (cũng giống như người bản địa châu Mỹ được người châu Âu gọi chung là bộ lạc "người da đỏ", nhưng thực tế thì người da đỏ cũng có rất nhiều bộ lạc với các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, người da đỏ cư trú rải rác khắp nơi chứ không phải là một dân tộc đồng nhất).

Đặc điểm và phân loại

Một số học giả liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau:

1. Tục cắt tóc ngắn và xăm mình
2. Xây nhà sàn
3. Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban)
4. Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch
5. Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên
6. Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng
7. Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ
8. Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà
9. Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch
10. Tục táng trên vách đá
11. Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến
12. Hình dáng hình học của đồ gốm sứ
13. Kỹ thuật dệt phát triển cao

Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn [7]. Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Đông.

Phát triển từ các nhóm văn hóa thời đại đồ đá cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội với nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam.

Lịch sử

A. Thời tiền sử

Hai địa điểm khảo cổ thời Đồ Đá Mới được biết nhiều đến ở Quảng Tây là hang động Bailian gần Liễu Châu (柳州) và Zhenpi Yan gần Quế Lâm (桂林). Các đồ vật tìm thấy tại Bailian Dong được xác định theo định tuổi bằng cacbon-14 cách đây khoảng từ 30.000 đến 7.500 năm. Còn niên đại tại Zhenpi Yan được xác định vào khoảng 10.000 năm trước. Có hơn 400 mộ được cho là của tổ tiên người Tráng đã được phát hiện ở vùng này. Trong các mộ này, xác người được chôn ở tư thế nằm co, một kiểu chôn rất hiếm thấy ở Trung Quốc nhưng lại được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam.

Theo Jeffrey Barlow,[9], những người thổ dân của vùng này có nguồn gốc ở phía Nam và có mối quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở Việt Nam.
Một số học giả đặt giả thuyết rằng Kinh Dịch của Trung Quốc là sản phẩm trong quá trình giao lưu văn hóa với nền văn minh lúa nước ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là vùng đất thuộc các bộ tộc Bách Việt.

Văn hóa

Chiến Quốc sách mô tả về người nước Việt (Ư Việt) và nước Ngô thời Xuân Thu (ngày nay thuộc các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang - Trung Quốc) như sau:

Người Ư Việt để tóc ngắn và xăm trổ trên người, vai phải để trần và buộc chặt quần áo bên trái.
Ở nước Ngô, họ đánh răng đen và làm cho khuôn mặt sần sùi, họ đội những chiếc mũ làm bằng da cá và [quần áo] được khâu lại bằng một chiếc dùi.[15]
Ở phía nam sông Dương Tử là "Bách Việt", nói rằng họ có những thói quen thích ứng với nước, cắt tóc ngắn và xăm mình.[16] Người Hán cũng nói rằng ngôn ngữ của họ giống như "súc vật kêu" và họ thiếu luân lý, khiêm tốn, văn minh và văn hóa.[17][18]
Người Việt cắt tóc ngắn, xăm trổ đầy mình, sống trong những rặng tre, không thành thị hay làng mạc, không sở hữu cung tên, ngựa hay xe ngựa."[19][20][21] Họ cũng nhuộm đen răng.[22]

Các nước Việt và Ngô thời Xuân Thu họ chú trọng hải quân,[23] họ cũng đặt tên cho thuyền và kiếm.[24]
Nước Việt thời Xuân Thu đã sử dụng "thuyền làm xe và mái chèo làm ngựa".[25]
Vùng đất đầm lầy ở phía nam đã tạo cho người Câu Ngô và Ư Việt những đặc điểm riêng biệt. Theo Robert Marks, các tộc Bách Việt sống ở khu vực ngày nay là tỉnh Phúc Kiến kiếm sống phần chính họ là từ đánh cá, săn bắn và một số loại hình canh tác nương rẫy.[26]

Trước khi người Hán di cư từ phương bắc đến, các bộ tộc Bách Việt trồng lúa nước, đánh cá và đốt nương làm rẫy, thuần hóa trâu nước, xây dựng nhà sàn, xăm mặt và cư trú ở các vùng ven biển từ bờ biển đến các thung lũng màu mỡ ở vùng núi nội địa.

Giao thông đường thủy là tối quan trọng ở phía Nam, vì vậy hai nước Ngô và Việt đã trở nên tiên tiến trong việc đóng tàu và phát triển công nghệ chiến tranh hàng hải, lập bản đồ các tuyến đường thương mại đến các bờ biển phía Đông của Trung Quốc và Đông Nam Á.[34][35]

Kiếm / gươm

Nước Việt thời Xuân Thu nổi tiếng về kiếm thuật và sản xuất những thanh kiếm rất bén. Theo Ngô Việt Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn đã gặp một nữ kiếm sĩ tên là Nanlin (Việt nữ), người rất tinh thông kiếm thuật và vì vậy ông đã sai năm người tùy tướng của mình học hỏi kiếm thuật của cô. Kể từ đó, môn kiếm thuật này được biết đến với cái tên "Việt Nữ Kiếm". Người Việt cũng được truyền tụng rằng họ sở hữu những thanh kiếm thần bí có sức mạnh bùa chú của rồng hoặc các sinh vật lưỡng cư khác.[36]

Người phụ nữ đang đi về phía bắc để yết kiến vua [Câu Tiễn của nước Việt] thì gặp một ông già trên đường, ông ta tự giới thiệu mình là Lãnh chúa Nguyên. Anh ta hỏi người phụ nữ:

-- "Tôi nghe nói rằng cô giỏi kiếm thuật, tôi muốn được thấy tận mắt."

Người phụ nữ trả lời:

-- "Tôi không dám giấu giếm điều gì; thưa ngài, ngài có thể thử thách tôi."

Lãnh chúa Nguyên sau đó đã chọn một cây trúc, phần ngọn của nó đã bị héo. Anh ta bẻ [những chiếc lá] và ném chúng xuống đất nhưng người phụ nữ đã nhặt được chúng [trước khi chúng rơi xuống đất]. Lãnh chúa Nguyên sau đó nắm lấy đầu dưới của cây tre và đâm người phụ nữ. Cô phản đòn, họ đánh nhau ba trận và ngay khi người phụ nữ nâng cây gậy để tấn công anh ta, Lãnh chúa Nguyên bay vào ngọn cây và trở thành một con vượn trắng (Nguyên).[37]
— Ngô Việt Xuân Thu

Chiến Quốc sách có đề cập đến phẩm chất cao của kiếm phương nam và khả năng chém xuyên qua trâu, ngựa, bát, chậu nhưng sẽ vỡ nếu chém trúng cột hoặc đá. Kiếm của nước Ngô và nước Việt được đánh giá cao và những người sở hữu chúng hầu như không bao giờ sử dụng chúng vì sợ hư hại. Tuy nhiên, ở nước Ngô và nước Việt, những thanh kiếm này là bình thường và được đối xử kém tôn kính hơn.[38]

Việt Tuyệt Thư (Ghi chép về những thanh kiếm quý) đề cập đến một số thanh kiếm nổi danh:

Trạm Lư (湛卢),
Haocao (Dũng cảm),
Cự Khuyết (巨阙),
Lutan (Màn sương),
Thuần Quân (纯钧),
Thắng Tà (胜邪),
Ngư Trường (鱼肠),
Long Uyên (龙渊),
Thái A (泰阿) và
Công Bố (工布).

Nhiều thanh danh kiếm trong số này được rèn bởi thợ rèn kiếm người Việt là Âu Dã Tử.[39]

Kiếm giữ một vị trí đặc biệt trong văn hóa của các vương quốc Ngô và Việt cổ đại. Truyền thuyết về thanh kiếm được ghi lại ở đây sớm hơn và chi tiết hơn nhiều so với bất kỳ vùng nào khác và điều này phản ảnh cả sự phát triển của kỹ thuật chế tạo kiếm tinh vi và tầm quan trọng của những lưỡi kiếm này trong nền văn hóa cổ đại ở miền Nam Trung Quốc. Cả Ngô và Việt đều nổi tiếng trong số các nước đương thời về số lượng và phẩm chất của những thanh kiếm mà họ sản xuất, nhưng mãi đến sau này, vào thời nhà Hán, truyền thuyết về chúng mới lần đầu tiên được thu thập.

Những câu chuyện của những thanh kiếm đã trở thành một phần quan trọng của thần thoại giới thiệu những thợ rèn huyền thoại như Can Tương 干將 và Mạc Tà 莫耶 trong những câu chuyện nổi tiếng trong nhiều thiên niên kỷ. Những câu chuyện này sẽ giữ cho danh tiếng của nghề rèn kiếm của nước Ngô và Việt tồn tại, nhiều thế kỷ sau khi các vương quốc này biến mất và thực sự vào một thời kỳ mà kiếm đã trở nên hoàn toàn lỗi thời ngoài mục đích nghi lễ bởi sự phát triển của công nghệ quân sự.[40]

— Olivia Milburn

Ngay cả sau khi Ngô và Việt được hòa nhập vào các triều đình lớn hơn ở Trung Quốc, ký ức về những thanh kiếm của họ vẫn còn tồn tại.

B. 1. Bách Bộc và Bách Việt

Về vấn đề người Bộc và các dân tộc Bộc, tục gọi Bách Bộc 百濮, các học giả Trung Quốc xưa nay cũng từng nghiên cứu và có nhiều tranh luận khác nhau. Tựu trung lại quan điểm tạm thống nhất hiện nay là:

Người Bộc chưa từng hình thành một dân tộc thống nhất, bởi vì địa bàn cư trú quá rộng, các sắc dân, bộ lạc cũng nhiều, vì thế chỉ có thể gọi là Bách Bộc chứ chưa thể gọi dân tộc Bộc.

Người Bộc trong tiến trình phát triển lịch sử hàng ngàn năm đã dần dần biến mất, một số bộ tộc bị đồng hóa với các dân tộc vùng Trung Nguyên (người Hán), các bộ tộc khác di cư về phía Nam và lần lượt hòa nhập vào các tộc người ở đây, trong đó một phần lớn hòa nhập với các tộc người Việt mà thường gọi là Bách Việt 百越 sau này. [2, 43-44]

Sách sử Trung Quốc khi ghi chép về người Bộc có nói thêm rằng, khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc cho đến khu vực phía Bắc Việt Nam ngày nay, thời cổ đại từng phân bố nhóm cư dân Bách Việt, trong đó nhánh phía Tây của Bách Việt là Lạc Việt sinh sống ở vùng bán đảo Đông Dương và khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên Trung Quốc tương đối phức tạp hơn, bởi vì khu vực này cũng sinh sống các tộc người Bộc, sau này được gọi là “Bách Bộc”. [3, 117 ]

Cả hai nhóm người Bộc và Việt có thể đều xuất phát từ chủng người Mongoloid phương Nam (người Việt Nam hiện tại thuộc chủng này), nhưng nhóm người Bộc thuộc dòng Mon-Khmer cổ xưa hơn nhóm Việt, gần với người tiền Mã Lai (Proto-Malay), còn nhóm Việt muộn hơn gần với người hậu Mã Lai (Deutro-Malay). Do người Bộc có nhiều đặc điểm gần người tiền Mã Lai, ngôn ngữ cũng có nhiều điểm tương đồng, vì thế có một số học giả từng gộp dòng Mon-Khmer vào dòng Nam Đảo, lấy tên mới là ngữ hệ Nam Phương hay ngữ hệ Đông Nam Á (the Austric family of languages).

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Paul K. Benedict gọi là ngữ hệ Nam Thái (Austro-Thai) trong sách Austro- Thai Language and Culture xuất bản năm 1975. Đây là cách phân loại dựa trên quan điểm thống nhất trong đa dạng, đưa tất cả các ngôn ngữ trong một vùng địa lý vào một ngữ hệ duy nhất. Điều này phản ảnh đúng thực tế, chứng minh là vào giai đoạn phát triển đầu tiên trong lịch sử tiếng Việt (cách đây khoảng 1000 năm trước Công nguyên cho đến những thế kỷ đầu sau Công nguyên), lúc tiếng tiền Việt- Mường tách ra khỏi khối Mon-Khmer để có một lịch sử phát triển riêng, thì tiếng tiền Việt-Mường đã có tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Đảo.

Chứng cứ của sự tiếp xúc này những vay mượn từ vựng lẫn nhau giữa chúng, bởi vì trong vốn từ tiếng Việt và một vài ngôn ngữ Việt-Mường khác chúng ta thấy có những chữ thuộc vào lớp rất cổ xưa tương ứng với họ ngôn ngữ này, ông có nhận định thêm là “tính chất nhập nhằng khiến người ta khó xác định ngôn ngữ nào vay mượn của ngôn ngữ nào. Trong tương lai, khi thuần túy xem xét phần ngữ vựng trong lịch sử tiếng Việt, chắc chắn đây sẽ là một vấn đề thú vị nhưng cũng sẽ đầy rẫy khó khăn”. [4, 162]

Nhóm Bách Bộc ngày xưa còn cư trú phần đông ở vùng sông Bộc. Đây là con sông bắt nguồn từ cao nguyên tỉnh Sơn Ðông rồi chảy qua các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam (ở đây có thành phố mang tên Bộc Dương 濮阳) rồi đổ vào sông Hoàng Hà. Dân cư sinh sống bằng nghề canh nông và tầm tang (trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa). Họ có lối sống cổ hoang sơ trai gái giao du thân mật không bị cấm đoán “nam nữ thụ thụ bất tương thân” như người Hán.

Đất Vệ có bãi dâu bên bờ sông Bộc, trai gái tụ tập đàn hát, gợi chuyện dâm ô, nên gọi tiếng nhạc của nước Trịnh là nhạc mất nước, lối sống thân cận nam nữ của dân Bách Bộc thì chê bai là cảnh dâm loạn, gọi là “trên Bộc trong dâu” (Tang gian Bộc thượng 桑间濮上).

câu này xuất xứ từ sách Lễ Ký “Tang gian Bộc thượng chi âm, vong quốc chi âm dã” (桑間濮上之音, 亡國之音也), nghĩa là “tiếng nhạc trong bãi dâu trên sông Bộc là tiếng nhạc loạn thế chi âm, tiếng nhạc loạn luân dâm dật, chính trị bất ổn, làm mất nước”. Nhưng tiếng nhạc nhiều tiếng ai oán lắm lời thở than như người Hồi, hay Hời là "vọng quốc chi âm".
Nhóm người Bộc cổ và cách nói này đã du nhập vào tiếng Việt từ đó.

Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, Bách Việt là tộc danh dùng trong các thư tịch thời Chiến Quốc (thế kỷ 4 - 3 TCN.) ở Trung Quốc để chỉ chung các tộc người không phải Hán ở nam Trường Giang.

Trong các nhóm Bách Việt chính, bao gồm Đông Âu (東 甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Tây Âu (西甌,còn gọi là Âu Việt 甌越) và Lạc Việt (雒越/駱越/貉越), thì nhóm Lạc Việt ( phần tử sinh sống ở phía Bắc Việt Nam) xưa nay được coi như là tổ tiên của người Việt Nam (người Kinh) hiện đại. Sau này Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang vào lãnh thổ của bộ tộc mình mà hình thành nên một nhà nước mới gọi là Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt).

Ghi chú

1. ^ Các ngôn ngữ trong nhóm Vietic đa dạng nhất tại khu vực miền trung Việt Nam và tây Trường Sơn thuộc Lào và các phương ngữ của tiếng Việt có mức độ đa dạng nhất tại miền trung Việt Nam. James R. Chamberlain cho rằng nguồn gốc của các dân cư nói nhóm ngôn ngữ Vietic, mà bao gồm hai nhóm chính:

- Một nhóm là người Kinh (Việt) và
- Một nhóm bị các cư dân Tai-Kadai ảnh hưởng (người Mường), bắt nguồn từ khu vực đông Trường Sơn thuộc khu vực miền trung Việt Nam và các tỉnh Khammouane và Borikhamxay thuộc Lào.

Họ di cư từ phía Nam lên vùng đồng bằng sông Hồng chứ không phải từ phía Bắc, tức phía Nam Trung quốc, xuống và cũng không phải cư dân bản địa của khu vực đồng bằng sông Hồng. Xem Chamberlain, James R. (1998). The Origin of the Sek: Implications for Tai and Vietnamese History". Journal of the Siam Society 86.1 & 86.2: 27-44.

2. ^ Cần xem lại nhận xét "không phải cư dân bản địa của khu vực đồng bằng sông Hồng", vì rằng các bằng chứng:

1. Những dấu vết tiếng Malay trong tiếng Việt (Xem: Bình-nguyên Lộc. Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam).;

2. Những người Chăm cổ ở vùng Đèo Ngang và Quảng Bình, Quảng Trị nay đã Việt hóa;

3. Hiện tượng giao chỉ, tức ngón chân cái choãi ra nên khi đứng thì đầu ngón chân cái giao nhau, chỉ có ở người phương Nam (người Negrito?) - dấu tích nay chỉ còn ở số rất ít người;

4. Có thông tin ghi rằng -- Sau cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thất bại, thì nhiều thị tộc mẫu hệ di cư sang Sumatra thành người Minangkabau (Xem: Những bí ẩn về tộc người Việt cổ sống ở Indonesia). Khả dĩ hơn thì phải coi là tại đồng bằng sông Hồng các cư dân Vietic, Malay-Polynesia và Tai-Kadai sống xen nhau, do quá trình di cư thời tiền sử.


Bản đồ nước Vùng mang văn hóa Đồng Sơn và văn minh lúa nước có địa lý gió mùa, khí hậu ôn hòa, bán nhiệt đới

Bản đồ nước Vùng mang văn hóa Đồng Sơn và văn minh lúa nước có địa lý gió mùa, khí hậu khô nóng, nhiệt đới.

Bản đồ phân bố của văn hóa Hòa Bình. Chú dẫn bản đồ:
1. Đường gạch chéo: khu vực văn hóa Hoabinhian được nói trong bài;
2. Các chấm tròn: các khu vực có đá đục lỗ; Các chấm vuông: các khu vực có táng với tư thế nằm co;
3. Vòng tròn màu đỏ: khu vực tiềm năng có người cao;
4. Vòng tròn màu xanh: khu vực tiềm năng có mộ có nắp.

Thời điểm 33.000 năm tới 20.000 năm cách ngày nay đã diễn ra đợt băng hà lớn cuối cùng, khiến mực nước biển xuống thấp ở mức 120 đến 130 mét đã làm lộ ra một vùng đồng bằng rộng lớn tại vịnh Bắc phần và cả vùng thềm lục địa phía Nam Việt Nam (được gọi là thềm Sundaland) [7]. Đây là nơi sinh sống thuận lợi cho người cổ rời khỏi châu Phi, bên cạnh các cư dân sinh sống trên núi của văn hóa Hòa Bình, thì có một lượng nhất định người cổ đã sinh sống tại vùng đồng bằng vịnh Bắc phần, kiến tạo đời sống của mình tại đây. Nghiên cứu di truyền của lúa đã chứng minh lúa được thuần hóa tại vùng xung quanh hạ lưu sông Châu tới miền Bắc Việt Nam.

 

From Wikipedia, the free encyclopedia


Dong Son culture

The Dong Son culture (Vietnamese Văn hóa Đông Sơn) existed from around 800 BC to 800 BC. to AD 200 in northern Vietnam and southern China. It marks the transition from the Bronze Age to the Iron Age in South Asia.

The Dong Son culture had its core area in the valleys of the Hong, Ma, and Ca rivers. In the north it is attested beyond the border of present-day Vietnam, in the south as far as Quảng Bình.

The Dong Son culture is characterized by a large number of different bronze objects. Their typical artefacts (often very intricately designed bronze objects) can be found well into Oceania, where they presumably arrived through trade. There are bronze plows, axes, weapons and ornate bronze vessels. Particularly typical are the bulbous dong son drums, bronze drums, of which over 200 are known to date. A specimen found in East Timor in 2015 weighed 80 kg and was estimated to be 2000 years old.[1] Iron was also known. Weapons, tools and jewelry were found.

The pottery is rather simple and usually shows an indented cord motif on the outside.

Settlements are usually located close to rivers and are comparatively small, from 100 m² to one hectare in size. Cemeteries are found separately from the settlements. The dead were mostly buried as burials in wooden coffins (often made from boats) with grave goods.

Rice cultivation was the basis of the economy. The bronzes of the Dong Son culture were found in southern China and the Sa Huynh culture area. They occupy trade relations.

The Dong Son culture is often associated by Vietnamese historians with the kingdom of Văn Lang handed down from Vietnamese traditions. Colonial archaeologists believed that the bronze casting technique was adopted from China. Today's archaeologists are more likely to assume an independent origin on the Southeast Asian mainland.[2]

---------------------------


A Đông Sơn axe
Dong Son drum from Sông Đà, Mường Lay, Vietnam. Dong Son II culture. Mid-1st millennium BC. Bronze.

The Dong Son culture or the Lạc Việt culture (named for modern village Đông Sơn, a village in Thanh Hóa, Vietnam) was a Bronze Age culture in ancient Vietnam centred at the Red River Valley of northern Vietnam from 1000 BC until the first century AD.[1]: 207  Vietnamese historians attribute the culture to the states of Văn Lang and Âu Lạc. Its influence spread to other parts of Southeast Asia, including Maritime Southeast Asia, from about 1000 BC to 1 BC.[2][3][4]

The Dong Son people were skilled at cultivating rice, keeping water buffalos and pigs, fishing and sailing in long dugout canoes. They also were skilled bronze casters, which is evidenced by the Dong Son drum found widely throughout northern Vietnam and South China.[5]

To the south of the Dong Son culture was the Sa Huỳnh culture of the proto-Chams.

Identity[edit]

People of the Dong Son culture spoke either Austroasiatic[6][7][8][9] or Northern Tai languages;[10] or were Austroasiatic-speakers with significant contact and admixture with Tai-speakers.[11]

Archaeogenetics have demonstrated that before the Dong Son period, the Red River Delta's inhabitants were predominantly Austroasiatic. Genetic data from Vietnam's Phùng Nguyên culture's Mán Bạc burial site demonstrated close proximity to modern Austroasiatic speakers such as the Khmer and Mlabri;[12][13] meanwhile, "mixed genetics" from Đông Sơn culture's Núi Nấp site showed affinity to "Dai from China, Tai-Kadai speakers from Thailand, and Austroasiatic speakers from Vietnam, including the Việt".[14]

Ferlus (2009) showed that the inventions of pestle, oar, and a pan to cook sticky rice, which is the main characteristic of the Đông Sơn culture, correspond to the creation of new lexicons for these inventions in Northern Vietic (Việt–Mường) and Central Vietic (Cuoi-Toum).[15] The new vocabularies to denote these inventions were proven to be derivatives from original verbs rather than borrowed lexical items. The current distribution of Northern Vietic also correspond to the area of Dong Son culture. Thus, Ferlus conclude that the Dongsonian culture was of Vietic origin and they were the direct ancestors of modern Vietnamese people.[15]

Origins[edit]

Bronze lamp figurine, Dong Son culture, known as the "Kneeling Man)

The origins of Dong Son culture may be traced back to ancient bronze castings. Scholars traditionally traced the origins of bronze-casting technology to China but during the 1970s archaeological discoveries in Isan, Thailand found that the casting of bronze either began in Southeast Asia first then spread into China, or that it developed the practise independently from China. The Dong Son bronze industry therefore has a local origin in Southeast Asia rather than being introduced by migrations out of China. The Gò Mun culture gave rise to the Dong Son culture; the Dong Son was the culmination of the Bronze Age and the opening stage of the Iron Age.[16]

The bronze drums were used for war, "the chief summons the warriors of the tribe by beating the drum", when mourning, and during feasts. "The scenes cast onto the drums would inform us that the Dong Son leaders had access to bronze founders of remarkable skill." Lost-wax casting was based on Chinese founders, but the scenes are local, including drummers and other musicians, warriors, rice processing, birds, deer, war vessels, and geometric designs.[1]: 200–202 

The bronze drums were made in significant proportions in northern Vietnam, Laos and parts of Yunnan. The Dong Son bronze drums exhibit "remarkable skill". The Cổ Loa drum weighs 72 kilograms (159 lb) and would have required the smelting of between 1 and 7 tonnes (1.1 and 7.7 tons) of copper ore.[1]: 200 

Displays of the Đông Sơn drum surface can be seen in some of Vietnam's cultural institutions.[17]

See also[edit]

References[edit]

  1. ^ a b c Higham, C., 2014, Early Mainland Southeast Asia, Bangkok: River Books Co., Ltd., ISBN 9786167339443
  2. ^ Vietnam Tours Archived 2013-04-26 at the Wayback Machine
  3. ^ Nola Cooke, Tana Li, James Anderson - The Tongking Gulf Through History - Page 46 2011 -"Nishimura actually suggested the Đông Sơn phase belonged in the late metal age, and some other Japanese scholars argued that, contrary to the conventional belief that the Han invasion ended Đông Sơn culture, Đông Sơn artifacts, ..."
  4. ^ Vietnam Fine Arts Museum 2000 "... the bronze cylindrical jars, drums, Weapons and tools which were sophistically carved and belonged to the World famous Đông Sơn culture dating from thousands of years; the Sculptures in the round, the ornamental architectural Sculptures...."
  5. ^ SOLHEIM, WILHELM G. (1988). "A Brief History of the Dongson Concept". Asian Perspectives. 28 (1): 23–30. ISSN 0066-8435. JSTOR 42928186.
  6. ^ Paine, Lincoln (2013-10-29). The Sea and Civilization: A Maritime History of the World. Knopf Doubleday Publishing Group. p. 171. ISBN 978-0-307-96225-6.
  7. ^ Emigh, John (1996). Masked Performance: The Play of Self and Other in Ritual and Theatre. University of Pennsylvania Press. p. 95. ISBN 978-0-8122-1336-2.
  8. ^ Ooi, Keat Gin (2004). Southeast Asia: A Historical Encyclopedia, from Angkor Wat to East Timor. ABC-CLIO. p. 496. ISBN 978-1-57607-770-2.
  9. ^ Carpenter, Bruce W. (2012). Ethnic Jewellery from Indonesia: Continuity and Evolution : the Manfred Giehmann Collection. Editions Didier Millet. p. 16. ISBN 978-981-4260-68-8.
  10. ^ Schliesinger, Joachim (2018). Origin of the Tai People 6―Northern Tai-Speaking People of the Red River Delta and Their Habitat Today Volume 6 of Origin of the Tai People. Booksmango. pp. 3–4, 22. ISBN 978-1641531832.
  11. ^ Alves, Mark (2019-05-10). "Data from Multiple Disciplines Connecting Vietic with the Dong Son Culture". {{cite journal}}: Cite journal requires |journal= (help)

External links[edit]


........................................
- Are Vietnamese peacefull or warrior?
- Is Vietnam Eas Asia or Southeast Asia?
- Is Vietnam totalitarian/communism or liberalism?


In doing research on the traditional culture and society of Vietnam, scholarship notes the perceptible characteristics of heterogeneity, the existence of contrasting elements which seem to be inflexible, often sclerosis in the Vietnamese social and cultural complex, even religious life and political dialogue? With such rich and dimensional manifestations, on the basis of criticism and debates with Vietnamese and international scholars, the purpose of the article is to emphasize the fact that in Vietnam the contrast and the combination of the above-mentioned duality, dichotomy and counterbalance do not occur between two clear-cut systems considering as two people, two classes, or two civilizations. The existent base had originally from a wide range of elements of natural, residential and cultural conditions.

Khi nghiên cứu về văn hóa và xã hội truyền thống Việt Nam, học giả ghi nhận những đặc điểm cảm nhận được của sự không đồng nhất, sự tồn tại của các yếu tố tương phản dường như không linh hoạt, thường là xơ cứng trong phức tạp tổng hợp văn hóa xã hội Việt Nam, thậm chí cả đời sống tôn giáo và đối thoại chính trị? Với những biểu hiện phong phú, mang tính chiều kích như vậy, trên cơ sở phản biện, tranh luận với các học giả Việt Nam và quốc tế, mục đích của bài viết là nhấn mạnh thực tế là ở Việt Nam sự tương phản và kết hợp của tính hai mặt, phân đôi và đối trọng nêu trên không xảy ra giữa hai hệ thống rõ ràng được coi là hai người, hai giai cấp, hoặc hai nền văn minh. Cơ sở tồn tại ban đầu từ một loạt các yếu tố của điều kiện: thiên nhiên, dân cư và văn hóa mà ta gọi là lưỡng nguyên.










MỘT MẸ TRĂM CON
https://youtu.be/Faj58GUIOFA



ĐÀN ĐÁ VÀ NHẠC CỤ DÂN TỘC VIỆT NAM

https://youtu.be/vLxQrSkx5TU



Tiếng Trống Cao Nguyên

https://youtu.be/BHSqq7sLKH4



Giai Điệu Cồng Chiên- Hà Tây

https://youtu.be/woN7XQlKgak



No comments:

Post a Comment