Tuesday, May 18, 2021

Tên Mẫu Tự - Tiếng Việt - (Trước và Sau 1975)

 

Tên Mẫu Tự - Tiếng Việt
(Trước và Sau 1975)






Tên Mẫu Tự - Tiếng Việt


Xin kể hầu quí vị một câu chuyện có thực, xảy ra cách nay không lâu tại ngay khu cư xá của người viết bài này:

Số là kẻ hèn này được một nhóm bạn phân công tổ chức tiệc họp mặt mừng “Ngày Nhà Giáo” năm đó. Địa điểm lại chính là cái nhà nho nhỏ của cha mẹ kẻ hèn này để lại trong một khu cư xá mênh mông được phân thành nhiều lô nhà và mỗi lô được đặt tên bằng một chữ cái trong bảng mẫu tự. Chuyện xảy ra cũng chỉ vì mấy cái tên mẫu tự này.

Trong số khách đến dự tiệc có người chưa từng ghé qua tệ xá nên mặc dù có địa chỉ in sẵn trên thiếp, vài vị vẫn không cách nào tìm được nhà. Vả lại, lúc đó trời cũng đã tắt nắng mà điều kiện an ninh khu xóm lại dưới mức an toàn, nghĩa là chả có đèn đường chi cả. Không cách nào đọc được bảng số trước cửa các căn nhà không chịu lên đèn do muốn tiết kiệm điện, một vị giáo sư đi lạc bèn áp dụng lời cha ông dạy “đường ở miệng mình chứ đâu”: thấy một đám thanh niên đang ngồi uống cà phê đầu một ngã tư, ông hỏi, đại loại là “Lô giê ở đâu?” Anh thanh niên không biết chữ “giê” là gì. Vị giáo sư chợt hiểu ra bèn hỏi lại “Lô gờ ấy mà.” Anh thanh niên dường như đã hiểu nhưng muốn chắc hơn nên hỏi lại “Gờ thì biết, nhưng mà gờ gà hay gờ gùa?”!!!

Vâng! Chữ “R” được dạy ở trong nước là “chữ Rờ”, và thanh thiếu niên ngày nay lại có khuynh hướng nhà quê hóa trong phát âm, họ cố gắng bắt chước cách phát âm [r] thành [g] của người miền Tây, “cái rổ” nói thành “cái gổ”, “xong rồi” nói thành “xong gồi” và thành quen miệng, không sửa được nữa. Hậu quả là “gờ” “gờ” như nhau. Thế nên anh nọ mới phải thêm gà với rùa (nói ngọng thành “gùa”) cho nó “gõ gàng”. Theo cái kiểu “Bê bò hay bê phở” ấy mà.

Đây là một vấn đề của các vị 'hàn lâm học sĩ' nước ta (sau 1975). Mà “nước ta” đã có Viện Hàn Lâm chưa ấy nhỉ? Nhưng dù chưa có hay có rồi đi nữa thì cũng đã xảy ra một kết cục: Cách gọi tên chữ cái của cha ông ta, vốn là “A, Bê, Xê, Dê...”, đã bị phủ nhận hoàn toàn. Các ngài hàn lâm học sĩ đã đặt lại bằng một loạt tên có cùng vần [ờ]: “A, Bờ, Cờ, Dờ...”, có lẽ với lý do dễ ghép vần. Mà đúng thế thật, “bờ a ba” nghe xuôi hơn là “bê a ba” chứ nhỉ. Nếu phải đánh vần “bê a” thì kết quả phải là “bêa” chứ sao lại là “ba” được.

Mới nghe thì thấy các ngài “Hàn Lâm Học Sĩ nước ta” quả là có lý. Nhưng thực tế thì các ngài đã đánh đồng bản chất với tên gọi. (Cái sai lầm về bản chất và tên gọi thì chỉ có học sinh cấp 1/tiểu học mới mắc phải, còn người nhà quê thì thường nhắc nhau “nó vậy mà không phải vậy”.) Không phải bất cứ ai tên là “Đại” cũng to lớn, bất cứ ai tên “Minh” cũng sáng láng đâu. Thế nên tên chữ là tên chữ, khi đánh vần ta có thể quên tên chữ đi mà chỉ cần nhớ âm của chúng là đủ. Với lại khi cần đọc chữ viết tắt mà dùng tên của các ngài đặt thì sẽ sinh lắm chuyện buồn cười. Chả lẽ lại nói “nờ đờ cờ pờ” khi phải đọc “NĐCP” hay “nờ quờ tờ ư đờ” khi đọc “NQTƯĐ”. Rối quá nên các phát thanh viên truyền hình khi phải đọc “WTO” cho hàng chục triệu khán thính giả nghe đã lúng túng và đọc đại “vê kép ti âu”! (Chuyện có thực, chả hiểu tại sao lại ra nông nỗi thế.) Rồi “NQĐHTWĐ” đọc là?

Bây giờ hãy thử bàn đến những sai lầm trong cách đặt tên của quí cụ hàn lâm viện sĩ Việt Nam.

Như ta biết, tất cả các chữ phụ âm của tiếng Việt đều được các ngài đặt tên bằng âm của nó ghép với vần “ờ” theo kiểu chữ nào mang âm nấy. Như chữ B tên là “bờ”, âm “bờ”, C là “cờ” âm “cờ”, vân vân... Cách đặt tên này có vẻ có qui luật và dễ nhớ. Tuy nhiên có thật quá khó trong việc nhớ tên khoảng 20 chữ phụ âm cho dù tên chúng không theo qui luật nào hết? Lại nữa, khi phải đọc một loạt chữ viết tắt có vần [ờ] thì quả thật không ai có thể nghe rõ được vì chúng là vần xuống giọng. (Có lẽ nên bỏ dấu huyền đi và sửa thành bơ, cơ, dơ, đơ... thì khi đọc chữ tắt nghe mới rõ ràng.) Thế nhưng cứ theo luật của các cụ thì chữ K tên là gì một khi C đã là “cờ” rồi? À, quí cụ gọi tên nó là “ca”, nhưng thế thì còn đâu qui luật “chữ nào âm nấy” nữa. Mà tên “ca” này lại càng lỏi ra khỏi thanh dấu huyền của toàn bộ (lẽ ra nên đặt là “cà”). Vậy tức là khi nào bí quá thì quí cụ lại theo cách gọi tên cũ của tổ tiên?!

Hai chữ S và X cũng được các cụ giữ lại tên cũ là “ét sờ” và “ích xì”. Các cụ sợ gì mà không đặt tên chúng là “sờ” và “xờ” cho đúng luật của các cụ. Các cụ bảo nếu gọi chúng là “sờ” và “xờ” thì e rằng học sinh tiểu học không phân biệt được.
Mà quả có thế thực, có một thời các giáo viên tiểu học xã hội chủ nghĩa phải dạy “S” tên là “sờ” và “X” tên là “xờ”, học sinh (chắc là miền Bắc, vì người Bắc không phân biệt được hai âm này) loạn cả lên, cứ sai chính tả hoài. Thế rồi có một cô giáo đã “phát huy sáng kiến”, gọi “s” là “sờ chim” vì có dạng viết tay giống hình con chim, và “x” là “sờ bướm” vì có bốn cánh giống hình con bướm. Rồi cô dặn học trò “Các con phải nhớ sung sướng là sờ chim, còn xót xa là sờ bướm!...”

Các cụ sợ chúng không phân biệt được “sờ” và “xờ” của S và X, thế thì các cụ tưởng rằng chúng phân biệt được “bờ” và “pờ” của chữ B và P chắc?  Các cụ cũng tưởng là chúng có thể phân biệt được “dờ” và “zờ” của chữ D và Z chắc? Các cụ hay tưởng quá!

Rồi chữ “gờ” của các cụ (G), vì thấy nó có âm [g] (gờ) các cụ bèn gọi nó là chữ “gờ”. Nếu quả thật nó chỉ có âm gờ thì các cụ cứ “gé” “zảng” đường mà “gi” chép “zúp” tôi, tôi chẳng “gẻ” lạnh “zì” các cụ đâu! Quả là “gê” tởm!

Một điều đặc biệt không thể chấp nhận được là các cụ gọi chữ Q là chữ “quờ”. Vâng, các cụ phải đổi tên nó thôi, vì nếu giữ tên cũ là “cu” thì sợ học sinh con gái đỏ mặt không học chính tả được. Ấy, các cụ lại tưởng ai cũng luôn nghĩ tục như mình rồi. Mà thôi, cứ cho rằng các cụ sợ đúng đi vì hồi đó các cụ bà hàn lâm viện sĩ cũng đã từng đỏ mặt khi học chữ này. Nhưng nếu nó tên là “quờ” và mang âm “quờ” thì cần gì phải ghép thêm chữ “u” vào sau nó nữa cho phiền, cứ tha hồ viết tên của sản phẩm ăn được của cây cối là “qả” (vì quờ = q, quờ a qua hỏi qả = [kwả]). Và viết thoải mái các câu sau, “qả qít có mùi thơm dịu hơn qả qất”, “gà vịt nhà em nó cứ qang qác qàng qạc qanh qẩn trong sân”, “hôm qa cụ qính qáng để qên cái qần ở Bà Qẹo”, có phải tiện hơn không? Các cụ không tài nào nhận ra “q” phải được gọi là “chữ cu” và khi ghép nó với “u” thành cặp “qu” thì được qui ước là một phụ âm ghép có âm [quờ] hay [kw].

Nhân tiện xin mở một dấu ngoặc để nói thêm về chuyện cái sai trên đây đã kéo theo một cái sai khác của các cụ: sai khi cho rằng viết “qui” là sai.

Các cụ nhận xét rằng “ui” là một vần, vần [ui], vậy ráp nó với “q” thành chữ “qui” thì sẽ đọc là “cui” trong “dùi cui”.

Các cụ quên rằng ở đây ta ráp “i” vào với “qu” chứ không phải “ui” vào với “q”. Chính vì “qu” mang âm “quờ” [kw] nên âm |i| đi sau nó muốn viết bằng “i” hay “y” cũng đều đúng do cả hai đều có âm nguyên |i|. bằng chữ “i” thì viết “qui” lại càng đúng hơn với các cụ chứ. Vì cái chuyện viết tất tần tật “i” chính là í của các cụ chứ có phải của ai khác đâu, mĩ thuật, kĩ sư chẳng hạn.

Thế rồi các cụ qui định nọ kia, bắt người ta viết “quỷ” chứ không cho viết “quỉ”, “quỳ” chứ không được “quì” v.v... Các cụ sai lầm và trở nên võ đoán quá. Thực ra kiểu các cụ cho là sai mới là kiểu đúng của nguyên tắc ngữ âm. Còn khi một số nhà văn nhà báo theo thói quen riêng đã ghép vần “úy” vào với một chữ Q thành “quý”, vần “ùy” ghép thành “quỳ” họ đã quên là không có một chữ “q” độc lập trong tiếng Việt. Nếu muốn ráp vần “uý” với phụ âm dạng “c, k, q” thì chỉ cần viết “cúy” chứ không cần đến “q”. Và nếu nhất định dùng “q” thì có ngay “quúy” hay “quùy”. Họ là “nhà” chứ không phải “sĩ” nên có sai cũng không sao, còn các cụ được giao nhiệm vụ tìm cái đúng lại hồ đồ chọn ngay cái sai thì “qả là qá qắt”!

Nói đến đây nghĩ lại thấy cần phải trân trọng xin lỗi các cụ viện sĩ viện hàn lâm Việt Nam (nếu có) rằng đã nói oan cho các cụ, thực ra các cụ đã có bao giờ đặt tên cho các chữ cái trong bộ chữ Việt đâu mà bảo các cụ đúng hay sai. Ủa! Mà nếu chưa đặt tên cho chúng thì các cụ đã và đang làm gì khi mà điều đầu tiên và căn bản ấy còn chưa làm, lại cứ phó mặc cho đám giáo viên tiểu học và mẫu giáo – mà đa số mới chỉ học qua lớp Năm, một số có qua Lớp Chín/Đệ Tứ, cộng với sáu tháng học phương pháp giảng dạy – tự tung tự tác từ bấy đến giờ, đến nỗi một số thanh niên thiện nguyện dạy Việt ngữ ở hải ngoại ngày nay cũng ra rả “đây là chữ bờ, đây là chữ cờ” vân vân. (Nhưng sau khi được tập huấn thì các em này đã nhận ngay ra sai lầm.)

Qua đây ta thấy một nguyên tắc phiên âm [k] của Việt ngữ:


  • Dùng “c” khi đi trước a, o, u (nguyên âm nhóm 1): con cá cứ cố công cắn càng con cua.

  • Dùng “k” khi đi trước e, i (nguyên âm nhóm 2): kín kẽ kể kỹ càng.

  • Dùng “qu” để diễn âm [kw] như “quả” [kwả], khác với “của” [kuẩ/kuở], “qui” [kwi] khác “cui” [kui]...

Riêng trong hai chữ “quốc” và “cuốc” thì tiền nhân đã có sự phân định như sau:


  • Nếu là gốc Hán thì viết “quốc”: quốc gia, tổ quốc, quốc thể, quốc tế... [kwốk] hay [kwớk], cũng có khi viết “quấc” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).

  • Nếu không phải gốc Hán thì viết “cuốc”: cây cuốc, chim cuốc, cuốc đất, cuốc xe, cuốc bộ... [kuốk].

Quả nhiên tiền nhân không sai khi phiên âm dùng “qu” hay “cu”. Đến đây xin được đóng ngoặc.

Còn về tên của các chữ cái thì quả thật kẻ hèn này cũng chưa từng nghe hay đọc thấy ai công bố chính thức gì cả, tìm trên Internet cũng không thấy có văn bản nào. Bèn liệt kê ra đây bộ tên chữ đã học hồi còn bé. Một số mẫu tự hồi đó ít dùng nhưng nay đã trở thành phổ biến trong sách vở tiếng Việt cũng nhân đây xin được đề nghị tên cho chúng. Các nguyên âm không kê ở đây vì chúng theo luật âm nào tên nấy, riêng i và y thì phân biệt là “i” và “i dài”.


Tên các phụ âm chữ Việt

 

B
C
D
Đ
đê
F
é-phờ
G
giê
H
hát
J
gi
K
ca
L
e-lờ1
M
e-mờ
N
e-nờ
P
Q
cu
R
e-rờ
S
e-sờ2
T
V
W
vê kép
X
ích-xì
Z
giét

1 Khi đọc nhanh "e-lờ" đã cho đúng hiệu quả.
2 Khi đọc nhanh "e-sờ" đã cho đúng hiệu quả.

 

Có một số điều cần bàn thêm cho rõ sau đây:

  • Mặc dầu PH là một phụ âm phổ biến nhưng lại không có một chữ Việt nào bắt đầu bằng phụ âm P đơn. Có dùng đến P thì nó phải có tên, gọi tên nó là “pê” và người Việt vẫn phát âm được bằng cách bật môi cứng và mạnh hơn B. (Có những sắc dân Việt dùng  âm này, họ nói “Sa-pa”, “Phan-xi-păng”.) Trong một số sách giáo khoa có viết “Pí po, pí po, em tập lái ô-tô...” Vì âm [p] xa lạ với người Việt nói chung nên chúng ta cần sửa lại là “bí bo...”

  • Người Việt cũng không dùng chữ “F” mặc dù người miền Bắc vẫn phát âm này trong các chữ “phải, phỏng, phùn...” ([fải, fỏN, fùn...]).

Có lẽ vì thực tế này mà có người đã viết “fương fáp, fì fèo”. Thiển nghĩ đây chỉ là những trò nghịch ngợm của con trẻ khi đi học, muốn viết cho nhanh, vì rõ ràng chữ “F” ít nét, viết đỡ mất thời gian hơn hai chữ “PH”. Còn những người khai sinh ra chữ cái cho dân ta thuở đầu đã nghe dân Nam Bộ phát âm các từ “phà, phu, phố...” bằng môi ([p]) có gió trượt ([h]) nên đã phiên âm bằng “ph”.[3] (Điều này rất hợp với hệ thống La-tinh: photo, physics, phone...) Trân trọng cuộc khai sinh này nên đến nay dân ta dù Nam hay Bắc vẫn thống nhất viết “ph” chứ không viết “f” (ngoại trừ khi viết một số từ vay mượn như “cà-fê” hay “fax”). Đây là một đặc tính đáng quí của con người, luôn biết tôn trọng những gì tạo ra mình, luôn biết trân trọng những vật phẩm người khác trao tặng cho mình, như chính ông bà ta đã dạy “uống nước nhớ nguồn”. Còn nếu như có ai đó muốn sửa lại một tí rồi bảo rằng chữ Việt đã do mình tu chỉnh tốt hơn hay thậm chí tuyên bố chữ Việt là sản phẩm của mình thì cứ việc, mặc mọi người “fỉ” báng hay “fê fán”.

Thế nhưng vì có viết “cà-fê”, phải dùng đến chữ “f” thì nó phải có tên.


  • Không thấy người Việt dùng chữ “J” trừ khi phải đánh số thứ tự bằng chữ cái. Tuy nhiên nó vẫn phải có tên kẻo người ta không hỏi tìm nhà được.

  • Cũng không chữ Việt nào có chữ “Z” ở đầu ngoại trừ một trường hợp duy nhất “Ziên Hồng” do ông Lê Bá Kông chế ra. Tuy nhiên ta vẫn thường gặp chữ “Dzũng”, và tên một thi sĩ là “Hồ Dzếnh”. Sau này còn gặp “dzỏm”. Và từ ngày người Việt bị buộc phải “ly tổ cầu an” những chữ “Dz” xuất hiện ngày càng nhiều để tránh người nước ngoài đọc sai tên của ai đó.

  • Một nhận xét nhỏ về cách gọi tên của các chữ K, H, Q, trong ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt: Nếu áp dụng cách đặt tên chữ Việt trên đây thì ta có bảng so sánh tuyệt vời sau (để ý phần nguyên âm của A, K và H y hệt như nhau, U và Q cũng vậy):

 

A
K
H
U
Q
Anh
[el]
[kel]
[eltS]
[jU]
[kjU]
Pháp
[a]
[ka]
[aS]
[ỹ]
[kỹ]
Việt
[a]
[ka]
[hat]
|u|
[ku]

Chữ A, K, Q, trong ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt

 

Câu chuyện gờ, gà, gờ, gùa... lẽ ra đã không xảy ra. Nhưng vừa rồi kẻ hèn này nghe loáng thoáng trong câu chuyện điện thoại của tiện nội có câu: “dê trên hay dê dưới ạ?”

Vâng, cái gì cũng có nhược điểm của nó. Tuy nhiên trong thực tế ở đời có những điều không cần phải cải sửa gì nữa, nếu có muốn sửa cũng chẳng được hoặc cũng chẳng hay ho gì hơn. Và cái bảng tên chữ cái tiếng Việt là một.

Hồng Đức
Ngày 13 tháng 11 năm 2007
California, USA
------------------------

Ghi chú
[1] Đọc “en-lờ” là sai. khi đọc nhanh “e-lờ” đã cho đúng hiệu quả.
[2] Đọc “ét-sờ” là sai; khi đọc nhanh “e-sờ” đã cho đúng hiệu quả.
[3] Người Nam không dùng âm răng môi ([f], [v]) như người Bắc.





 

**************************************************

 

- Thưa cô giáo: Sờ bướm hay sờ chim? s hay x?

- Thưa cô dê trên hay dê dưới ạ?

- gờ, gà, hay gờ, gùa, thưa cô giáo?

- Thưa cô giáo...

- Thưa cô giáo...

và nhiều câu hỏi thưa cô giáo... về Tên Mẫu Tự dưới thời việt cộng cai trị "cải cách tiếng Việt" thời 1979 - 1983 là vậy!

 

Tên Mẫu Tự - Tiếng Việt - Trước 1975

1


2


3



---------------------------------

 






So sánh cách gọi tên của
Anh, Pháp, Việt


So sánh cách gọi tên của các chữ phần nguyên âm trong ba thứ tiếng Anh, Pháp, và Việt A, K, H, U và Q

 

A
K
H
U
Q
Anh
[el]
[kel]
[eltS]
[jU]
[kjU]
Pháp
[a]
[ka]
[aS]
[ỹ]
[kỹ]
Việt
[a]
[ka]
[hat]
|u|
[ku]

Chữ A, K, Q, trong ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt

 


 

**




Tên các phụ âm chữ Việt

B
C
D
Đ
đê
F
é-phờ
G
giê
H
hát
J
gi
K
ca
L
e-lờ1
M
e-mờ
N
e-nờ
P
Q
cu
R
e-rờ
S
e-sờ2
T
V
W
vê kép
X
ích-xì
Z
giét

1 Khi đọc nhanh "e-lờ" đã cho đúng hiệu quả.
2 Khi đọc nhanh "e-sờ" đã cho đúng hiệu quả.

 

 

■ Ráp vần và đánh vần sau khi bị Việt cộng đem ra "cải cách tiếng Việt"





Cách bỏ dấu, hay đánh dấu thanh của dấu giọng trong tiếng Việt

Cách bỏ dấu truyền thống, thì dấu giọng được bỏ trên mẫu tự nguyên âm áp chót nếu vần kết thúc bằng hai mẫu tự nguyên âm trở lên, kể cả “y” với những chữ “kết thúc bằng oa, oe, uy.”
Cách đánh dấu theo truyền thống viết:
“hóa, xòe, súy”
.......................................
Sau 1975, Tiếng Việt bị Việt cộng đem ra làm "cải cách tiếng Việt" sửa đổi như sau:
Quy tắc 4. (quy tắc độc đoán) -- Với những chữ “kết thúc bằng oa, oe, uy, dấu thanh đặt vào chữ nguyên âm chót.
Ví dụ: Cải cách tiếng Việt của Việt cộng sau 1975 viết:
ho, hoè, hu, loà xoà, loé, suý, thu

Sau một thời gian,
Cuộc cải cách tiếng Việt của mấy trự Việt cộng là một “thành công, thành công, đại thành... gà bới”

Nay người ta có khuynh hướng trở lại bỏ dấu theo cách truyền thống là:
........................................
ha, hòa, hóa, ha,
hòe, hy, ty, ly,
thùy, thúy, thy, thy,
lòa xòa, lòe, xòe,
lóe, súy, y, úy.
........................................

 

================================

 

■ Ráp vần để tập đọc




Ráp vần để tập đọc

Trước kia, khi ráp vần để tập đọc* (xem phần Tên các phụ âm chữ Việt), chúng ta luôn dạy học trò bỏ dấu sau cùng, như:
Ráp vần và đánh dấu chữ "Lường":
“e lờ ư lư ơ lưa en giê Lương huyền Lường”

Chú ý:
Chữ "L" đọc là "en-lờ" hay "e-lờ" và
chữ "g" đọc là "giê"
và "n" đọc là "en nờ" ráp với chữ "g", đọc là "en giê".
Chữ "ng" được đọc là "en giê"

--------
Ráp vần và đánh dấu chữ "khoái":
“ca hắt o kho a khoa i khoai sắc khoái”

--------
Ráp vần và đánh dấu chữ "thoái":
“tê hắt o tho a thoa i thoai sắc thoái”



 

PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT






PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT

Muốn nói PHỤC HƯNG cho Việt Nam, thì trước hết phải PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT, văn chương, âm nhạc của người Việt Nam.

VNCH là thời đại hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam, thì chúng ta phải PHỤC HƯNG Việt Nam trở lại thời kỳ đó, rồi mới nói đến tiếp bước phát triển.

Trước tiên là PHỤC HƯNG QUỐC NGỮ.


 



Tiếng Việt theo VNCH



Cải Cách Tiếng Việt sau 1975





PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT


PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT
Muốn nói PHỤC HƯNG cho Việt Nam, thì trước hết phải PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT, văn chương, âm nhạc của người Việt Nam.

VNCH là thời đại hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam, thì chúng ta phải PHỤC HƯNG Việt Nam trở lại thời kỳ đó, rồi mới nói đến tiếp bước phát triển.

Trước tiên là PHỤC HƯNG QUỐC NGỮ.




 

******

 

 

Bấm vào Links để có bản gốc bài này của tác giả, và giữ lại tùy nghi xử dụng:

Link: http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/My%20Documents/SuyNghiChinhta_DocVXL.doc



Link: http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/TiengVietVoLong%284posting%29.doc



 

Đọc thêm:



Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

◙ — ◙ — ◙ — ◙ — ◙ — ◙ — ◙ — ◙

 

►► Cách Bỏ Dấu Tiếng Việt -- Trước và Sau 1975
https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/04/cach-bo-dau-tieng-viet-tren-trang-web.html


►► Âm và Chữ --- Trong Tiếng Việt (Trước và Sau 1975)
https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/06/am-va-chu-trong-tieng-viet-truoc-va-sau.html




►► Tên Mẫu Tự - Tiếng Việt (Trước và Sau 1975)
https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/04/tieng-viet-ten-mau-tu-xin-ke-hau-qui-vi.html
>

►► Đánh Vần Tiếng Việt - Trước và sau 1975
https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/06/tieng-viet-vo-long-anh-van-aug-8-09.html


►► I và Y / i Ngắn và y Dài - Trước và Sau 1975
https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/06/tieng-viet-i-va-y-hong-uc-ngay-sau-ngay.html


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

Labels:


  Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng




No comments:

Post a Comment