Sáng tác: Nguyễn Đức Quang
Trình bày: Hợp ca
https://youtu.be/q0Qt_nmZadE
63 sắc tộc đồng bào thiểu số trong nước Việt Nam trước 1975 và bây giờ
|
Bản đồ các quốc gia ở Đông Nam Á đón nhận người miền nam Việt Nam tị nạn cộng sản trong giai đoạn 1975-1996
Map of countries of asylum in Southeast Asia during 1975-1996
- Bọn bán nước, rồi...
- Bọn tay sai.
Cho mãi đến năm 1990, cũng còn có người gọi họ là những tên Việt gian. Nói chung, Việt cộng coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cũ, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mắt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghĩa là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng là "Việt kiều".
Xin nhắc lại vụ án tàu Việt Nam Thương Tín để chúng ta hiểu rõ Cộng Sản hơn. Trên báo Quân Ðội Nhân Dân, số ra ngày 3/7/77, trang ba viết như sau:
|
Lịch Sử Người Việt Tị Nạn Cộng Sản
Hai Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954 và 1975
67 năm (gần hai phần ba thế kỷ) qua, thế giới đã chứng kiến hai cuộc di cư của dân tộc Việt Nam trên diễn trình xây dựng một cuộc sống tự do, một chính thể dân chủ. Họ sẵn sàng liều mạng để bảo đảm một nếp sống tự do và tiến bộ cho con cháu. Sự quyết tâm bi thảm này đã đánh thức lương tâm nhân loại.
Mục tiêu di cư là tìm kiếm tự do và duy trì dân chủ và nhân quyền cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Sự kiện này phù hợp với bước tiến bộ chung của nhân loại. Người Việt Nam bày tỏ quyết tâm từ chối chế độ cộng sản đã dựa vào âm mưu của nước ngoài để chiếm miền Bắc năm 1954 và miền Nam Việt Nam năm 1975. (xem thêm phần Chú Thích)
Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954
Cụ thể là sau sự thất bại quân sự của Pháp tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954, [nhưng còn nhữngdữ kiện khác nữa, như nội tình chính trị Pháp, chính sách thuộc địa Pháp, áp lực quốc tế, và lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Minh (thời gian từ 1945- 1954, đã bị Việt Cộng bí mật trừ diệt dần các thành phần dân tộc khác mà tiếm danh)], hiệp định Geneve kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) chia Việt Nam thành 2 phần đất ở vĩ tuyến 17: thành lập một nhà nước cộng sản ở miền Bắc gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay còn được gọi tắt là Bắc Việt Nam và một nhà nước riêng biệt ở phía Nam gọi là Việt Nam Cộng Hòa hay còn được gọi là Nam Việt Nam. Với việc thành lập chính phủ do đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo, hơn một triệu người cư dân miền bắc đã di cư xuống miền nam trong những năm 1954–1956.Con số này bao gồm gần 800.000 người Công giáo,ước tính gồm khoảng 2/3 tổng dân số Công giáo ở miền bắc. Họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới ở miền đất tự do tại miền Nam Việt Nam. (xem thêm Chú Thích)
Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1975
Tháng 12 năm 1960, ĐCSVN chính thức thành lập một phong trào gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, chủ động gây xung đột quân sự ở miền Nam Việt Nam. Các lực lượng chống cộng tại Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và đồng minh, đã tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản do Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn ở Đông Nam Á. Cuộc chiến ở Việt Nam đã dẫn đến làn sóng di tảnlớn nhất trong ba nước Đông Dương. Hầu hết việc di tản là trong nước, nhưng trong một số trường hợp, nó tràn qua biên giới, như trường hợp của ‘Delta Khmer’ chạy sang Campuchia để trốn khỏi cuộc giao tranh ở Việt Nam. Vào cuối thập niên 60, khi chiến tranh lên đến cao điểm, người ta ước tính khoảng một nửa trong số 20 triệu người dân miền Nam Việt Nam đã phải di tản trong nước. Hiệp định Hòa bình Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã tạm thời chấm dứt xung đột ở Việt Nam và mở cửa cho vai trò lớn hơn của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (tiếng anh là United Nations High Commissioner viết tắt làUNHCR). Cơ quan này đã khởi động một chương trình trợ giúp những người di tản ở Việt Nam và Lào.
Trong những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975, khoảng 140.000 người Việt Nam có liên hệ mật thiết với chính quyền miền Nam Việt Nam cũ đã được di tản khỏi Việt Nam và tái định cư tại Hoa Kỳ. Cuộc di tản do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức được tiếp nối bằng một cuộc di tản nhỏ hơn của người Việt Nam, họ đã dùng thuyền để chạy sang các nước Đông Nam Á láng giềng. Đến cuối năm 1975, khoảng 5.000 người Việt Nam đã đến Thái Lan, 4.000 người đã đến Hồng Kông, 1.800 người đã đến Singapore và 1.250 người đã đến Philippines.( xem thêm Chú Thích) Phản ứng ban đầu của UNHCR coi những phong trào này như là hậu quả của chiến tranh hơn là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tỵ nạn mới.
Sự bất mãn với chế độ cộng sản mới tại miền nam Việt Namg gia tăng, số dân bỏ trốn khỏi đất nước từ đấy cũng tăng theo. Tháng 7 năm 1976, chính quyền Hà Nội hủy bỏ danh nghĩa cái gọi là Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam được chính họ thành lập sau khi Sài Gòn thất thủ, tước bỏ quyền tự chủ còn lại và thống nhất đất nước dưới tên gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ cũng bắt tay vào một chương trình tái định cư dân thành thị về nông thôn, được gọi là ‘vùng kinh tế mới’. Hơn một triệu người bị đưa vào các “trại cải tạo”. Nhiều người đã chết trong khi hàng trăm nghìn người vẫn bị giam cầm trong khổ ải vào cuối những năm 1980 sang đầu thập niên 1990. Thời gian trôi qua, người ta cũng thấy rõ rằng sự nổi bật của cộng đồng người Việt gốc Hoa trong lãnh vực kinh tế tư nhân đã đi ngược lại với chủ trương xã hội chủ nghĩa của chính quyền Cộng Sản mới. Vào đầu năm 1978, các biện pháp chính thức đã được thực hiện để chiếm đoạt các cơ sở kinh doanh của các doanh nhân tư nhân, hầu hết trong số đó là người Việt gốc Hoa.
Thuyền Nhân
Năm 1977, khoảng 15.000 người Việt Nam đã ra khỏi nước và xin tỵ nạn tại các nước Đông Nam Á. Vào cuối năm 1978, số người chạy trốn bằng thuyền tăng gấp bốn lần; 70 phần trăm những người xin tỵ nạn này là người Việt gốc Hoa. Thêm nhiều người Việt gốc Hoa khác đã chạy sang Trung Quốc;họ chủ yếu đến từ miền Bắc Việt Nam, nơi họ đã sinh sống trong nhiều thập kỷ; và họ hầu hết là ngư dân nghèo, nghệ nhân và nông dân. Trung Quốc sau đó đã thành lập một dự án để giải quyết những người tỵ nạn bằng cách cho họ tái định cư tại các trang trại nhà nước ở miền nam Trung Quốc.
Vào cuối năm 1978, vấn đề tỵ nan này đã bắt đầu tăng đến mức báo động: có gần 62.000 ‘thuyền nhân’ Việt Nam đổ đến các trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á. Hàng chục nghìn người đã vượt biên sang Thái Lan. Khi số lượng ‘thuyền nhân’tăng mạnh, thái độ khó chịu của dân và chính quyền địa phương của các quốc gia lánh giềng cũng tăng theo. Thêm vào đấy, tình trạng di dân cũng căng thẳng và phức tạp theo: Một số thuyền đến bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á không chỉ là ghe đánh cá nhỏ bằng gỗ mà là tàu chở hàng bằng thép do các tổ chức buôn lậu trong khu vực, thuê và chở hơn 2.000 người một lúc. Ví dụ, vào tháng 11 năm 1978, một tàu chở hàng 1.500 tấn, tàu Hải Hồng, đãthả neo tại cảng Klang( Mã Lai Á, Malaysia) và yêu cầu được phép cho 2.500 người Việt Namxuốngbờ. Khi nhà chức tráchMã Lai yêu cầu tàu này phải quay đầu trở ra biển, đại diện UNHCR địa phương lập luận rằng những người Việt Nam trên tàu được coi là ‘mối quan tâm của Văn phòng UNHCR’. Lập trường này được củng cố bằng một bức điện tín từ trụ sở UNHCR cho thấy rằng “trong tương lai, trừ khi có những chỉ dẫn rõ ràng về điều ngược lại, các trường hợp tàu từ Việt Nam sang được coi là yếu tố cơ bản (prima facie of concern) mà UNHCR quan tâm”. Trong hơn một thập niên, những người Việt Nam đến trại do UNHCR quản lý đã được hưởng quy chế tỵ nạn sơ bộ và được trao cho cơ hội tái định cư ở nước ngoài. Vào đầu cuộc di cư của người Đông Dương vào năm 1975, không một quốc gia nào trong khu vực đã chính thức gia nhập Công ước Người tỵ nạn năm 1951 của Liên hiệp quốc hoặc Nghị định thư năm 1967. Không quốc gia nào tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam và cho phép họ lưu trú vĩnh viễn;thậm chí một số quốc gia đã không cho phép tỵ nạn tạm thời. Thí dụ: Singapore từ chối tiếp nhận bất kỳ người tỵ nạn nào không được đảm bảo tái định cư trong vòng 90 ngày. Malaysia và Thái Lan thường đẩy thuyền ra xa bờ biển của họ. Khi số thuyền tỵ nạn Việt Nam tăng đột biến vào năm 1979, hơn 54.000 thuyền nhân chỉ trong tháng 6, việc ‘đẩy lui’ thuyền trở thành thông lệ , kết quả là hàng ngàn người Việt Nam có thể đã bỏ mạng trên biển. Vào giữa năm 1979, trong số hơn 550.000 người Đông Dương đã xin tỵ nạn ở Đông Nam Á kể từ năm 1975, khoảng 200.000 người được tái định cư và khoảng 350.000 người ở lại các nước tỵ nạn đầu tiên trong khu vực. Trong sáu tháng trước, cứ trung bình ba thuyền nhân đến trại tỵ nạn thì chỉ một người được nhận cho đi tái định cư. Vào cuối tháng 6 năm 1979, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN,gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đưa ra cảnh báo rằng họ đã đạt đến giới hạn mức chịu đựng, và tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ người mới đến nào. Việc đẩy thuyền ra xa bờ biển đang xảy ra ở tốc độ tối đa và nơi tỵ nạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
Hội Nghị Quốc Tế Về Người Tỵ Nạn Và Thất Lạc Năm 1979 ở Đông Nam Á Tại Geneva
Do nguyên tắc tỵ nạn bị đe dọa trực tiếp, vào ngày 20 và 21 tháng 7 năm 1979, 65 chính phủ đã đáp lại lời mời của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Tham dự hội nghị quốc tế về người tỵ nạn Đông Dương tại Geneva. Các cam kết quốc tế mà họ đã thực hiện được rất đáng kể:Cho tái định cư trên toàn thế giới tăng từ 125.000 lên 260.000.
Kết quả của hội nghị năm 1979, tình trạng khủng hoảng đã được ngăn chặn ngay lập tức. Trong khuôn khổ thỏa thuận ba bên giữa các quốc gia xuất xứ, quốc gia tỵ nạn đầu tiên và các quốc gia tái định cư, các quốc gia ASEAN hứa sẽ duy trì các cam kết cung cấp dịch vụ tỵ nạn tạm thời, miễn là Việt Nam nỗ lực ngăn chặn việc xuất cảnh trái phép và thúc đẩy các cuộc khởi hành có trật tự và các nước thứ ba đẩy nhanh tốc độ tái định cư. Indonesia và Philippines đã đồng ý thành lập các trung tâm đẩy nhanh việc giúp tái định cư người tỵ nạn nhanh chóng hơn và, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, việc ‘đẩy lùi’ thuyền đã được dừng lại. Tái định cư quốc tế với tốc độ khoảng 9.000 người mỗi tháng trong nửa đầu năm 1979 đã tăng lên khoảng 25.000 người mỗi tháng ở phần nửa cuối năm 1979. Từ tháng 7 năm 1979 đến tháng 7 năm 1982, hơn 20 quốc gia – dẫn đầu là Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Canada – đã tái định cư tất cả là 623.800 người tỵ nạn Đông Dương. Từ năm 1980 đến 1986, khi lượng người đến tái định cư ngày càng giảm thì sự lạc quan của các quan chức tỵ nạn về việc giải quyết cuộc khủng hoảng khu vực ngày càng gia tăng.
Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự
Về phần mình, Việt Nam bảo đảm sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn các vụ khởi hành bất hợp pháp và thực hiện theo Biên bản Ghi nhớ đã ký với UNHCR vào tháng 5 năm 1979 về việc thành lập Chương trình Ra Đi Có Trật tự (ODP).Theo các điều khoản của thỏa thuận này,các nhà chức trách Việt Nam tiến hành cho phép xuất cảnh những người Việt Nam muốn rời khỏi đất nước để đoàn tụ gia đình và các lý do nhân đạo khác, trong khi UNHCR phối hợp với các nước tái định cư để xin thị thực nhập cảnh. Mặc dù chương trình bắt đầu chậm, nhưng sau dần đã tiến triển đều. Đến năm 1984,số người ra đi hàng năm theo chương trình này đã tăng lên 29.100, vượt quá tổng số thuyền nhân đến trong khu vực này là 24.865.
Chính phủ Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ thông qua Chương trình Ra Đi Có Trật Tự ODP của UNHCR. Có ba hạng mục mà người Việt Nam có thể đủ điều kiện nhập cư vào Hoa Kỳ theo các chương trình này: đoàn tụ gia đình, cựu nhân viên Hoa Kỳ và cựu tù nhân cải tạo. Các cựu tù nhân trại cải tạo nhập cư vào Hoa Kỳ thông qua diện H0 của chương trình ODP. (Tham khảo 1)
Tiêu Chí Tiếp Cận Cho Tái Định Cư Nhân Đạo Hoặc ODP (tham khảo 2)
Tiêu chí Tiếp cận cho Tái định cư Nhân đạo hoặc ODP như sau:
Hạng mục H0 – Cựu tù nhân ở trại tập trung tù “cải tạo”:
- a) Người Việt Nam nộp đơn đã ở trại tập trung tù “cải tạo” từ ba năm trở lên do sự kết hợp chặt chẽ của họ với các cơ quan hoặc tổ chức của Hoa Kỳ để thực hiện các chương trình và /hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;hoặc
- b) Đối với người Việt Nam:
– Những người đã trải qua ít nhất một năm trong trại tập trung tù “cải tạo” do mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và
– Những người cũng đã được đào tạo trong bất kỳ khoảng thời gian nào tại Hoa Kỳ hoặc các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, dưới sự bảo trợ của Chính phủ Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; hoặc
- c) Đối với người Việt Nam:
– Những người đã trải qua ít nhất một năm trong trại tập trung tù “cải tạo” do kết quả của mối quan hệ chặt chẽ của họ với Chính phủ Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và
– Những người đã trực tiếp làm việc cho Chính phủ Hoa Kỳ, một công ty Hoa Kỳ hoặc một tổ chức Hoa Kỳ trong thời gian ít nhất là một năm trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; hoặc
- d) Những đương đơn góa chồng hoặc góa vợ mà người phối ngẫu đã bị đưa vào trại tập trung tù “cải tạo” vì có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và đã chết khi đang ở trong trại tập trung tù “cải tạo” hoặc chết trong vòng một năm sau khi được thả khỏi trại.
Loại U-11 – Cựu Nhân Viên Chính Phủ Hoa Kỳ:
Nhân viên trực tiếp thuê của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, với thời gian tích lũy tổng cộng từ 5 năm trở lên đã được xác nhận là nhân viên của Chính phủ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Loại V-11 – Cựu Nhân Viên Của Các Công Ty Hoặc Tổ Chức Tư Nhân Của Hoa Kỳ:
Nhân viên trực tiếp của các công ty tư nhân của Hoa Kỳ và/hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ, với thời gian tích lũy tổng cộng là năm năm trở lên đã được xác minh việc làm trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Các Thành Viên Gia Đình Hội Đủ Điều Kiện:
Người phối ngẫu của người nộp đơn được chấp thuận và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi tại thời điểm nộp đơn có thể được đưa vào diện Tái Định Cư Nhân Đạo.
Chương trình ODP đã giúp hơn 500.000 người tỵ nạn Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ trước khi kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 1994. Vào tháng 11 năm 2005, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận để mở lại chương trìnhODP và gia hạn chính sách của McCain (cho phép trẻ em của cựu giáo dục tù nhân nhập trại với cha mẹ của họ). Việc gia hạn chương trình ODP kết thúc vào tháng 2 năm 2009, với Tu chính án McCain hết hạn vào tháng 9 năm 2009.
Năm 1987, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về Hồi Hương Con Lai (Amerasian Homecoming Act), cho phép những người con gốc Việt có cha là người Mỹ được nhập cư vào Hoa Kỳ. Đạo luật này cho phép ước tính khoảng 23-25.000 trẻ em thuộc chủng tộc hỗn hợp và 60-70.000 thân nhân của con lai được nhập cư vào Hoa Kỳ.
Sự Sụp Đổ Của Hiệp Định Quốc Tế Năm 1979
Phần lớn những năm của thập niên 1980, mặc dù lượng thuyền nhân trong khu vực giảm và các cam kết tái định cư vẫn được duy trì, những thuyền Việt Nam vẫn tiếp tục vượt biên và mất mát về nhân lực rất lớn. Người ta ước tính rằng khoảng 10% thuyền nhân bị mất tích trên biển, trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công của hải tặc, chết đuối hoặc chết vì mất nước. Chương trình chống cướp biển và các nỗ lực cứu hộ trên biển đã thành công, nhưng thất bại nào cũng là một bi kịch.
Vào giữa năm 1987, lượng thuyền nhân Việt Nam bắt đầu tăng trở lại. Được khuyến khích bởi việc nới lỏng các hạn chế đi lại trong nước và triển vọng tái định cư ở các nước phương Tây, hàng nghìn người miền Nam Việt Nam đã khám phá một tuyến đường mới đưa họ qua Campuchia, sau đó chỉ một chuyến đi thuyền ngắn là đến bờ biển phía đông của Thái Lan. Vào thời điểm chuyển giao của năm đó, chính quyền Thái Lan bắt đầu ngăn chặn các thuyền và đẩy họ trở ra biển. Hàng chục nghìn người khác từ miền bắc Việt Nam đã đi một tuyến đường mới qua miền nam Trung Quốc đến Hồng Kông.Năm 1988, hơn 18.000 thuyền nhân đổ vào Hồng Kông. Đây là con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1979, hầu hết họ đến từ miền Bắc Việt Nam, nhóm này tỏ ra không mấy quan tâm đến hầu hết các quốc gia định cư. Do đó, vào ngày 15 tháng 6 năm 1988, chính quyền Hồng Kông thông báo rằng bất kỳ người Việt Nam nào đến sau ngày đó sẽ bị đưa vào trại tạm giam để chờ một cuộc phỏng vấn ‘sàng lọc’ xác định tình trạng của họ. Vào tháng 5 năm 1989, các nhà chức trách Malaysia một lần nữa bắt đầu chuyển hướng các chuyến tàu đến Indonesia sang những nước khác, như họ đã làm trước đó một thập kỷ.
Vào cuối những năm 1980, sự kiện quốc tế sẵn sàng tái định cư cho tất cả những người Việt Nam xin tỵ nạn đang trở nên suy yếu dần, và số lượng tái định cư hầu như không theo kịp với tỷ lệ người đến tỵ nạn ở các quốc gia đầu tiên mà họ xin tỵ nạn. Hầu như tất cả những ai quan tâm đến cuộc khủng hoảng tỵ nạn ở Đông Dương đều hiểu rõ rằng sự đồng thuận quốc tế,cũng như trong khu vực, vốn đạt được vào năm 1979 đã sụp đổ. Một giải pháp mới nhằm bảo tồn vấn đề tỵ nạn nhưng tách rời mối liên hệ của nó với việc đảm bảo tái định cư cần thiết ở các quốc gia khác.
Hội nghị Geneva năm 1989 và Kế hoạch Hành động Toàn diện Comprehensive Plan (CPA)
Vào ngày 13 và 14 tháng 6 năm 1989, 10 năm sau hội nghị người tỵ nạn Đông Dương lần thứ nhất, một cuộc họp khác được tổ chức tại Geneva. Nhân dịp này, 70 chính phủ có mặt đã thông qua một phương thức mới, được gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện, Comprehensive Plan(CPA). CPA thể hiện một nỗ lực lớn nhằm giải quyết vấn đề người tỵ nạn Việt Nam. Đây là một trong những ví dụ đầu tiên phát xuất từ những quốc gia xuất xứ đóng vai trò quan trọng cùng với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lớn về người tỵ nạn. CPA có năm mục tiêu chính: Thứ nhất, giảm các vụ ra đi bí mật thông qua các biện pháp chính thức chống lại những người tổ chức ra đi bằng thuyền và thông qua các chiến dịch thông tin đại chúng, thúc đẩy gia tăng cơ hội di cư hợp pháp theo Chương trình Ra Đi Có trật tự; Thứ hai, cung cấp quyền tỵ nạn tạm thời cho tất cả những người tỵ nạn cho đến khi tình trạng của họ được thiết lập và tìm được một giải pháp lâu dài; Thứ ba, xác định tình trạng tỵ nạn của tất cả những người xin tỵ nạn sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; Thứ tư, tái định cư ở các nước thứ ba cho những người được đã công nhận là tỵ nạn, cũng như tất cả những người Việt Nam đã ở trong các trại trước ngày giới hạn; & Thứ năm, trao trả những người bị phát hiện không phải là người tỵ nạn, để tái hòa nhập họ ở quê nhà. Nhiệm vụ thực hiện CPA thuộc về UNHCR, với sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng các nhà tài trợ. Một Ủy ban chỉ đạo được thành lập, do UNHCR chủ trì và bao gồm đại diện của tất cả các chính phủ thực hiện cam kết theo CPA, cho dù là tỵ nạn, tái định cư hay hồi hương. Trong khi những cam kết năm 1979 về quyền tỵ nạn là tổng quát, thì những cam kết mới được đưa ra một thập kỷ sau đó cụ thể hơn. Họ tuyên bố: “Những người xin tỵ nạn sẽ được cấp quy chế xin tỵ nạn tạm thời, những người này sẽ được đối xử giống nhau, bất kể họ đến bằng cách nào, cho đến khi quá trình xác định tình trạng hoàn tất.” Những cam kết này đã được thực hiện trên hầu hết các khu vực, mặc dù có những ngoại lệ.Thí dụ cụ thể: Thái Lan đã ngừng các biện pháp thúc đẩy của mình, nhưng Singapore không còn cho phép các trường hợp cứu hộ trên biển hoặc những người đến trực tiếp được lên bờ. Malaysia, trong suốt những năm 1989–90, chính quyền địa phương đã có lệnh chuyển hướng các chuyến tàu thuyền trở lại vùng biển quốc tế. Thông qua tác động tổng hợp của các biện pháp nhằm không khuyến khích di dân bất hợp pháp, bao gồm việc chấm dứt hỗ trợ hồi hương cho những người mới nhập cư sau tháng 9 năm 1991; và các chiến dịch truyền thông của UNHCR ở Việt Nam về sự kiện này. CPA cuối cùng đã chấm dứt dòng người xin tỵ nạn Việt Nam. Năm 1989, khoảng 70.000 người Việt Nam xin tỵ nạn ở Đông Nam Á. Năm 1992, chỉ còn có 41 người Việt Nam.
Ngày Giới Hạn Sàng Lọc Người Tỵ Nạn Và Hồi Hương
CPA là sự kiện bắt đầu cho sự áp dụng những biện pháp giới hạn mới của lịch sử tỵ nạn dân Đông Nam Á. Những người bỏ nước ra đi trước ngày này sẽ tự động được chấp nhận tái định cư ở nước ngoài, còi ai đến sau đó phải bị sàng lọc trước để xác định tình trạng di dân của họ: Đối với Hồng Kông, mức giới hạn là ngày 15 tháng 6 năm 1988. Đối với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, thì giới hạn là ngày 14 tháng 3 năm 1989. Nếu thành công của hội nghị năm 1979 phụ thuộc vào sự cam kết của các nước cho tái định cư, thì thành công của CPA lại phụ thuộc vào sự cam kết của các quốc gia mà người tỵ nạn đầu tiên đến và các quốc gia gốc của di dân. Vào tháng 12 năm 1988, bảy tháng trước hội nghị Geneva, UNHCR và Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding), theo đó Việt Nam sẽ cho phép công dân tự nguyện trở về nước mà không bị phạt vì đã bỏ đi; biện pháp này mở rộng và đẩy nhanh chương trình ODP, và cho phép UNHCR giám sát những người trở về và tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập.
Vào thời điểm diễn ra hội nghị CPA năm 1989, có tổng cộng 50.670 người tỵ nạn Việt Nam trước thời hạn đã ở trong các trại Đông Nam Á. Trong số này, gần một phần tư đã bị ít nhất một quốc gia cho tái định cư từ chối và một phần tư khác là các trường hợp ưu tiên thấp theo các tiêu chí tái định cư ngày càng xiết chặt hạn chế. Đến cuối năm 1991, hầu như tất cả những người này đã được tái định cư. Trong số những người Việt Nam bị hoãn, có tổng cộng khoảng 32.300 người được công nhận là người tỵ nạn và tái định cư, so với 83.300 người bị từ chối đơn xin và phải hồi hương về Việt Nam. Nhìn chung, trong 8 năm của CPA, hơn 530.000 người Việt Nam và Lào đã được tái định cư ở các nước khác. Không quốc gia nào đồng ý thực hiện các thủ tục xác định tình trạng tỵ nạn là thành viên của Công ước Người tỵ nạn năm 1951, ngoại trừ Philippines; và không quốc gia nào có kinh nghiệm lập pháp hoặc hành chính trước đây trong việc xác định tình trạng người tỵ nạn.Tuy nhiên,tất cả năm nơi tỵ nạn chính-Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan – đã thông qua các thủ tục cho phép người xin tỵ nạn tiếp cận với UNHCR, được vào một cuộc phỏng vấn xác định tình trạng tỵ nạn đầy đủ,được hưởng dịch vụ của một thông dịch viên và được cứu xét bởi một cơ quan thứ hai. Ngoài ra, ở Hồng Kông, người nộp đơn xin tỵ nạn có quyền đến tòa án để được thẩm định về tư pháp. Nhìn chung, khoảng 28% người Việt Nam đã thành công khi nộp đơn xin quy chế tỵ nạn theo quy trình CPA. Hồng Kông, nơi phỏng vấn số lượng người nộp đơn cao nhất (60.275), cũng có tỷ lệ chấp thuận thấp nhất (18.8%). Việc UNHCR có thẩm quyền công nhận những người tỵ nạn dưới sự ủy thác của mình đã cung cấp một mạng lưới an toàn để đảm bảo rằng không có ai hợp lệ nộp đơn xin mà bị từ chối và phải bắt buộc hồi hương.
Để đạt được sự đồng thuận về việc hồi hương, các chính phủ là thành viên của CPA đã đồng ý vào năm 1989 rằng “trước hết, mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để khuyến khích những người bị từ chối tự nguyện trở về nước. Nếu sau một thời gian hợp lý, rõ ràng là việc hồi hương tự nguyện không đạt được tiến bộ đầy đủ để đạt mục tiêu mong muốn, các phương án thay thế sẽ được công nhận là có thể được chấp nhận theo thông lệ quốc tế là được tái xét”. Mặc dù không ai trực tiếp đề cập đến, nhưng hầu hết mọi người đều gián tiếp thừa nhận vào thời điểm đó rằng điều này có nghĩa là bị hồi hương không tự nguyện. Hồng Kông đã bắt đầu sàng lọc lượng người đến sớm hơn một năm so với phần còn lại của khu vực; và đến tháng 3 năm 1989, họ đã tổ chức đợt hồi hương tự nguyện đầu tiên về lại Việt Nam trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên,trong những tháng kế tiếp, chính phủ sở tại cho biết rằng không có đủ số lượng tự nguyện hồi hương và họ sử dụng các biện pháp khắc nghiệt hơn. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1989, trong bóng tối,hơn 100 cảnh sát Hồng Kông đã áp giải một nhóm 51 đàn ông,phụ nữ và trẻ em Việt Nam lên một chiếc máy bay đang chờ sẵn và đưa họ về Hà Nội. Sau đó,các cuộc biểu tình quốc tế đã thuyết phục Hồng Kông trì hoãn thêm việc hồi hương không tự nguyện. Trong một diễn biến mới, Vương quốc Anh, Hồng Kông và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào tháng 10 năm 1991 để thực hiện ‘Chương trình trao trả có trật tự’.Các nước ASEAN nhận tỵ nạn cuối cùng đã ký các thỏa thuận về Chương trình trao trả có trật tự của riêng họ; theo đó UNHCR đồng ý trang trải chi phí vận chuyển và cung cấp một số hỗ trợ hậu cần, đồng thời nhấn mạnh rằng họ sẽ không tham gia vào các phong trào có liên quan đến vũ lực. Cuối cùng,sự phân biệt giữa trở về tự nguyện và không tự nguyện đã trở nên phức tạp một cách không rõ rệt,tình cảnh đã căng thẳng gia tăng trong các trại tỵ nạn của người Việt Nam và bạo lực bùng phát thường xuyên ở các trại tỵ nạn tại Hồng Kông. Từ năm 1992, tốc độ buộc hồi hương tăng nhanh và UNHCR giao nhiệm vụ điều phối hỗ trợ việc tái hòa nhập và giám sát những người Việt Nam cuối cùng đã phải hồi hướng theo thỏa thuận của CPA.
Trong thời gian 8 năm của CPA,hơn 109.000 người Việt Nam đã hồi hương.Để hỗ trợ cho họ tái hòa nhập, UNHCR cung cấp cho mỗi người trở về khoản trợ cấp tiền mặt từ US $ 240 đến US $ 360, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của chính phủ sở tại trả từng phần. UNHCR cũng đã chi hơn 6 triệu đô la Mỹ cho 300 dự án vi mô trên khắp lãnh thổ, tập trung vào lãnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng cộng đồng. Trong lĩnh vực việc làm và phát triển việc làm, UNHCR đã trông vào Chương trình Quốc tế của Cộng đồng Châu u, chương trình này cũng đã thực hiện hơn 56.000 khoản cho vay từ 300 đến 20.000 đô la Mỹ cho những người đã hồi hương. Các khoản vay này đã tạo điều kiện rất nhiều cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và 88% đã được hoàn trả. Mặc dù 80% những người hồi hương đa số chính yếu đến tám tỉnh ven biển, họ đã hồi hương về tất cả 53 tỉnh của Việt Nam, từ Bắc vào Nam. Để trách nhiệm giám sát của UNHCR trở nên thách thức hơn nữa, ước tính khoảng 25% những người trở về đã di chuyển ít nhất một lần sau khi từ các trại trở về, hầu hết họ đến các thành phố và thị trấn để tìm việc làm.
Vào tháng 6 năm 1996 UNHCR chấm dứt hỗ trợ, đóng cửa các trại tỵ nạn ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Trại Hong Kong đã bị đóng cửa vào năm 1997.
Hoa Kỳ cuối cùng đã tái định cư tổng cộng hơn một triệu người Việt Nam.
Người Việt Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ
Từ năm 1975, Hoa Kỳ đã mở cửa tiếp nhận đến hơn một triệu người Việt Nam. Mặc dù số lượng lớn nhất hiện nay sống ở California, những người này đã đến mọi tiểu bang và hầu hết mọi thành phố lớn của Hoa Kỳ.
Người Việt Nam đến đây theo nhiều đợt. Hơn 175.000 người tỵ nạn Việt Nam đã sang được Hoa Kỳ trong hai năm đầu tiên sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Phần lớn họ đã đến trong vòng vài tuần và được tạm trú trong bốn trại tỵ nạn ở các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được liệt kê như sau:
- 1) Trại Pendleton ở California
- 2) Fort Chaffee ở Arkansas
- 3) Căn cứ không quân Eglin ở Florida
- 4) Fort Indiantown Gap ở Pennsylvania.
Các tổ chức tư nhân và tôn giáo được giao trách nhiệm tái định cư cho người Việt tại các thành phố và thị trấn trên khắp Hoa Kỳ. Họ sắp xếp nhà ở và các lớp học tiếng Anh, tìm trường học cho trẻ em và giúp người lớn tìm việc làm.
Người Mỹ đã có phản ứng tích cực với làn sóng người Việt đầu tiên này. Họ phần lớn vì cảm thấy có lỗi về sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam, nên họ hoan nghênh cơ hội giúp đỡ những người tỵ nạn. Các nhà thờ và các nhóm cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ đã đóng vai trò là những nhà tài trợ địa phương giúp người tỵ nạn hòa nhập vào cộng đồng của họ. Nhóm người tỵ nạn đầu tiên này đạt được kết quả tốt đáng kể ở Hoa Kỳ. Hầu hết họ đến từ tầng lớp trung lưu thành thị ở miền Nam Việt Nam với trình độ đại học và trung học.
Mặc dù đã đến tái định cư vào thời điểm Hoa Kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nhưng đến năm 1982, tỷ lệ việc làm của tỵ nạn gốc vẫn cao hơn so với dân số Hoa Kỳ nói chung.Cộng đồng người Việt tỵ nạn ngày càng đông ở California, Texas và Washington, DC. Không lâu sau đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã phục vụ cho các cộng đồng mới. Làn sóng thứ hai của người tỵ nạn Việt Nam bắt đầu đến Hoa Kỳ vào năm 1978. Đây là những ‘thuyền nhân’, những người ra đi trốn sự đàn áp chính trị ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là lớp người Việt gốc Hoa. Mặc dù khó lường được con số chính xác, nhưng tổng số thuyền nhân Việt Nam nhập cảnh từ năm 1978 đến 1997 được ước tính là hơn 400.000 người.
Thuyền nhân không được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống ở Hoa Kỳ. Nhìn chung, bản thân họ được giáo dục kém hơn và xuất thân từ nông thôn nhiều hơn những người tỵ nạn đến năm 1975, họ ít nói thạo tiếng Anh hơn. Nhiều người đã trải qua những cuộc đàn áp ở Việt Nam, bị chấn thương tâm lý trên biển cả và chịu những điều kiện khắc nghiệt trong các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á, nơi đã miễn cưỡng chấp nhận sự hiện diện tạm thời của họ.
Vào thời điểm nhóm người Việt (bộ nhân và thuyền nhân) này đến, cùng sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ đối với chương trình tỵ nạn cũng bắt đầu đang giảm dần. Năm 1982 đến năm 1985 về tình trạng của những người tỵ nạn Đông Nam Á đã giới hạn định cư tới nước thứ ba ít hơn.
Chương trình ODP, được thành lập vào năm 1979, đã tạo điều kiện cho người Việt Nam di cư trực tiếp từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ban đầu chương trình này có ý định làm lợi cho thân nhân của lớp những người Việt tỵ nạn đã ở Hoa Kỳ và những người Nam Việt Nam có quan hệ với chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ sau đó đã mở rộng Chương Trình Khởi hành Có Trật Tự cho con lai (con Việt Nam của quân nhân Hoa Kỳ), cựu tù nhân chính trị và những người bị giam trong trại cải tạo. Trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1999, hơn 500.000 người Việt Nam đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo chương trình này.
Những cựu tù nhân chính trị và những người bị giam trong trại cải tạo là những người thuộc thế hệ lớn tuổi đã đến Hoa Kỳ sau khi bị tổn thương bởi những kinh nghiệm quá khứ của họ ở Việt Nam, họ cảm thấy vô cùng khó khăn để bắt đầu một cuộc sống mới. Họ khó tìm việc hơn và loại công việc mà họ có thể tìm được thường không tương xứng với địa vị xã hội trước đây của họ. Nhìn chung, hàng triệu người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thứ hai của người Mỹ gốc Việt (Người Việt hải ngoại), đã tái định cư tại Hoa Kỳ, họ thích nghi tốt. Ngày nay họ đã trở thành một phần thiết yếu của xã hội Hoa Kỳ.
Lời Kết
Mọi người nói gì hoặc nghĩ gì về kinh nghiệm của người tỵ nạn Việt Nam?
Thế hệ tương lai nên học hỏi gì từ kinh nghiệm của các ‘thuyền nhân’ và ‘bộ nhân’?
Thế giới nghĩ gì về hai cuộc di tản lớn mà người Việt Nam đã phải trải qua vì chủ nghĩa cộng sản?
Cuộc di tản thứ hai là một quá khứ đau thương đối với hàng triệu người Việt Nam và là một lời nhắc nhở rằng chúng ta không nên lặp lại lịch sử đó! Chúng ta đừng quên những hy sinh to lớn mà thế hệ người tỵ nạn Việt Nam trước đó đã gánh chịu để mang lại đời sống tự do và dân chủ cho các thế hệ sau. Mục tiêu của Bảo tàng Di sản Việt Nam là giúp thu thập – lưu trữ lịch sử người Việt tỵ nạn và bảo tồn Di Sản Thuyền Nhân Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
- – Tài liệu tham khảo 1: Trung tâm Việt Nam và Cơ Quan lưu trữ Sam Johnson Người Mỹ gốc Việt.
- – Tài liệu tham khảo 2: Kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – Thông báo chung của Hoa Kỳ – Việt Nam về chương trình định cư nhân đạo. Văn phòng phát ngôn viên ngày 15 tháng 11 năm 2005. Văn phòng phát ngôn viên ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Thuyền Nhân / Boat People bắt đầu từ 1975
Map of countries of asylum in Southeast Asia during 1975-1996
|
No comments:
Post a Comment