Tuesday, February 1, 2022

478. 🌟 Bách Việt và cơ sở hợp nhất của cộng đồng Bách Việt




Dân tộc Việt ngày nay, là dân tộc duy nhất trong vùng Đông Á còn giữ được tên gọi Việt trong tên dân tộc và đất nước của mình, nhưng lùi lại một không gian lịch sử xa hơn trong quá khứ, ở thời điểm cách đây khoảng hơn 2,200 năm, thì cái tên “Việt” là một khái niệm rộng lớn hơn thế, được sử dụng để chỉ toàn thể nhóm dân cư cùng một nguồn gốc sinh sống trong vùng phía Nam sông Dương Tử / Trường Giang kéo dài tới miền Bắc Việt Nam.




Vào thời nhà Tần, bắt nguồn từ sách Lã Thị Xuân Thu do Lã Bất Vi biên soạn, đã xuất hiện khái niệm Bách Việt trong chi tiết: 
“Dương Hán chi nam, Bách Việt chi tế”
 
nghĩa là phía nam đất Hán là đất Bách Việt. Đây cũng chính là thời điểm mà sáu nước vùng phía Bắc Dương Tử/Trường Giang bị thâu tóm dưới triều đại nhà Tần của Tần Thủy Hoàng, sau đó đã tạo sự thúc đẩy nhòm ngó sang các vùng lãnh thổ khác, trong đó chính yếu là vùng đất phía Nam Dương Tử/Trường Giang của Việt tộc. Với khái niệm 'Bách Việt' để chỉ tộc Việt ẩn chứa một toan tính với cuộc xâm lược vào vùng đất của tộc Việt của nhà Tần trong những năm sắp tới.

Sách sử của người Tàu đã sớm ghi nhận về cộng đồng tộc Việt dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tới thời nhà Tần, khái niệm Bách Việt đã được sử dụng để chỉ cộng đồng tộc Việt, khái niệm này đã có những ảnh hưởng nhất định trong sự nhìn nhận về cộng đồng này, như có một số quan điểm cho rằng “Bách Việt có nghĩa là 100 bộ tộc Việt”, “Bách Việt để chỉ chung những sắc dân phi Hán tộc ở phía Nam mà địa bàn sinh sống của họ”

Các phương tiện di truyền, khảo cổ học là những công cụ khoa học có độ chính xác cao, là những cơ sở đáng tin cậy nhất để từ đó chúng ta có thể tìm hiểu về nguồn gốc và sự phát triển của cộng đồng tộc Việt, đồng thời cũng giúp chúng ta xác định được chính xác nguồn gốc của dân tộc Việt và vị trí của họ trong cộng đồng này. Những dữ liệu mà di truyền và khảo cổ học đem lại đã thể hiện một diện mạo khác với những gì mà sử sách Trung quốc đã phác họa về người Việt và cộng đồng tộc Việt, và cũng khác với những quan niệm với sự suy luận về nguồn gốc tộc Việt thông qua khái niệm Bách Việt.

Thay vì họ là một cộng đồng rời rạc, không liên quan tới nhau, thì cộng đồng tộc Việt có nguồn gốc xuất phát từ một tiến trình phát triển văn minh lâu dài trong vùng Đông Á, trong quá trình phát triển đó, cộng đồng tộc Việt đã sớm hình thành ý thức dân tộc, ý thức văn hóa thống nhất cũng như có sự gắn bó và liên hệ với nhau chặt chẽ trong quá trình tồn tại. Điều kiện khách quan của lịch sử đã khiến cộng đồng tộc Việt dần tan rã thành nhiều quốc gia và nhiều dân tộc như hiện trạng ngày nay.

Những lớp bụi mờ phủ lên lịch sử tộc Việt cũng đã tới lúc được làm rõ, ở bài viết này, thông qua các phương tiện di truyền, khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa, chúng tôi sẽ tiến hành khảo cứu toàn diện về tộc Việt, xác định những cơ sở thống nhất của cộng đồng tộc Việt, làm rõ diện mạo cũng như tiến trình phát triển của cộng đồng này, để từ đó có thể đưa ra những nhận định mới, góp phần làm rõ những hiểu lầm về tộc Việt, với hy vọng đem lại những nhận thức mới của người Việt nói riêng và các dân tộc anh em nói chung về nguồn gốc của dân tộc mình.

A. NGUỒN GỐC CỦA NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHÂN LẬP CỦA CỘNG ĐỒNG TỘC VIỆT:

Thư tịch lịch sử của người Hoa Hạ đã sớm có những ghi nhận về cộng đồng tộc Việt, do địa bàn sinh sống của hai dân tộc là tiếp giáp nhau, cả hai tộc người đã có những tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ sớm. Nguồn sử liệu của Tàu đã cung cấp cho chúng ta những dữ liệu khá quan trọng để tìm hiểu về một phần nguồn gốc cũng như tên gọi của tộc Việt trong giai đoạn đầu của lịch sử. Trong các giai đoạn lịch sử thời Hạ – Thương – Chu, bắt đầu từ thời điểm hơn 4000 năm trước, vào thời Nghiêu, Thuấn, thì cư dân tộc Việt và cư dân Hoa Hạ đã bắt đầu có sự tiếp xúc và thông giao với nhau, tới thời nhà Thương, thì hai dân tộc bắt đầu có sự xung đột về mặt quân sự và lãnh thổ, tới thời nhà Chu, thì tộc Việt và người Hoa Hạ tiếp tục có sự liên hệ và thông giao thông qua chi tiết sứ giả Việt Thường tới cống chim trĩ trắng.

Trong các giai đoạn này, người Hoa Hạ có nhiều cái tên để chỉ tộc Việt, trong đó bao gồm hai từ ghép lại với nhau, từ đi trước thể hiện yếu tố nhận thức, ý niệm và thái độ của họ về tộc Việt, đi cùng với đó là cái tên Việt tự nhận của người Việt. Vào thời nhà Hạ, người triều đại Hạ gọi cộng đồng tộc Việt là:

- Vu Việt 于越,
- Đời Thương gọi là Man Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越,
- Tới đời nhà Chu thì gọi là Dương Việt 扬越 hoặc Lạc Việt 骆越.

Các tên gọi trong các giai đoạn trên đều thể hiện một ý niệm về sự thống nhất của cộng đồng tộc Việt.

Các cách gọi này cũng thể hiện một phần thái độ và nhận định của người Tàu về cộng đồng tộc Việt trong từng giai đoạn, ví dụ: T
rong thời nhà Thương, họ gọi tộc Việt là Man Việt, có thể xuất phát từ sự xung đột, xâm chiếm lãnh thổ của triều đại này xuống đất của tộc Việt, hay thời nhà Chu, họ gọi tộc Việt là Dương Việt hay Lạc Việt, trong đó Dương Việt là cái tên thể hiện đặc trưng văn hóa tộc Việt là thờ Trời, và Lạc Việt cái tên tự nhận của tộc Việt. Mục đích và thái độ của họ về tộc Việt trong cách gọi tên được thể hiện rõ ràng hơn trong giai đoạn sau đây, khi vào thời nhà Tần, họ bắt đầu gọi tộc Việt bằng cái tên Bách Việt.

Vào thời nhà Tần, bắt nguồn từ sách Lã Thị Xuân Thu do Lã Bất Vi biên soạn, đã xuất hiện khái niệm Bách Việt trong chi tiết: “Dương Hán chi nam, Bách Việt chi tế” nghĩa là phía nam đất Hán là đất Bách Việt. Đây cũng chính là thời điểm mà dân vùng phía bắc sông Trường Giang đã bị thâu tóm trong triều đại nhà Tần của Tần Thủy Hoàng, sự thâu tóm lãnh thổ đó đã bắt đầu thúc đẩy họ nhòm ngó sang các vùng lãnh thổ khác, trong đó mà phần chính yếu là vùng đất phía Nam của tộc Việt. Việc họ sử dụng khái niệm Bách Việt để chỉ tộc Việt có thể ẩn chứa một toan tính sâu xa đi cùng với cuộc xâm lược của họ vào vùng đất của tộc Việt.

Trong sử sách của các triều đại sau của người Hoa Hạ, họ đều ghi lại về tộc Việt dưới cái tên Bách Việt, sự ảnh hưởng còn thể hiện rõ rệt cho tới tận ngày nay, khi hầu hết các nghiên cứu về tộc Việt đều dựa trên khái niệm Bách Việt được ghi lại trong cổ sử người Tàu, với quan điểm “Bách” trong Bách Việt có nghĩa là nhiều Việt, cách hiểu này về khái niệm Bách Việt đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của các nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm tới nguồn gốc dân tộc khi tìm hiểu và nghiên cứu về cộng đồng tộc Việt.

Trong thực tế thì trước khi khái niệm Bách Việt được sử dụng để nhận định về cộng đồng tộc Việt, thì cộng đồng tộc Việt có sự liên hệ và gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, cùng tồn tại trong một cộng đồng chung, có ý thức dân tộc và văn hóa thống nhất được hình thành từ sớm. Các dữ liệu di truyền, khảo cổ mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo cứu sau đây sẽ cùng góp phần chứng minh tính đồng nhất của cộng đồng tộc Việt.

B. CÁC CƠ SỞ THỐNG NHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG TỘC VIỆT:

I. Nguồn gốc tộc Việt và cơ sở thống nhất từ di truyền và nhân chủng:

1. Tộc Việt có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Và người cổ Đông Nam Á có nguồn gốc từ châu Phi:

1

Bản đồ thiên di nhân loại khoảng 70000-10000 năm trước. (Gary Stix (2008). Traces of a distant past. Scientific American;299(1):56-63)

Các nghiên cứu di truyền được thực hiện và công bố trong khoảng hơn 20 năm gần đây, đã xác định căn bản nguồn gốc nhân loại, nguồn gốc người Đông Á, và cũng đồng thời xác định nguồn gốc của cộng đồng tộc Việt và người Việt. 

Cộng đồng tộc Việt và người Việt được di truyền học xác định có nguồn gốc từ những người rời khỏi châu Phi, di cư tới Việt Nam và Đông Nam Á theo con đường phía Nam, chia thành hai đợt vào khoảng 60000 năm và 30000 năm trước ngày nay. Khi đó cư dân cổ đang còn thuộc chủng Australoid da đen.

Các cư dân cổ rời khỏi châu Phi đã sinh sống trong vùng miền Bắc Việt Nam và Đông Nam Á, xây dựng nên các văn hóa thuộc nền văn hóa Hòa Bình, với các giai đoạn:

  • Hòa Bình sớm hay tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 BC [trước Công Nguyên]), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 BC).
  • Hòa Bình giữa hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 BC), Làng Vành (16.470 ± 80 BC).
  • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn – 1541/I).

Văn hóa Hòa Bình là văn hóa có đặc thù đá cuội được ghè đẽo và đục lỗ. Đặc thù văn hóa Hòa Bình phân bố khắp Việt Nam, Lào, Thái Lan và lên cả vùng phía nam Đông Á, bao gồm cả vùng đồng bằng sông Châu như hình minh họa phía dưới. Bên cạnh đó là những đặc điểm từng vùng như mộ táng với tư thế nằm co, mộ có nắp.

Bản đồ phân bố của văn hóa Hòa Bình. [Chú dẫn bản đồ: 1. Đường gạch chéo: khu vực văn hóa Hoabinhian được nói trong bài [4]; 2. Các chấm tròn: các khu vực có đá đục lỗ; Các chấm vuông: các khu vực có táng với tư thế nằm co; 3. Vòng tròn màu đỏ: khu vực tiềm năng có người cao; vòng tròn màu xanh: khu vực tiềm năng có mộ có nắp.]

Họ sinh sống trải rộng trong vùng Đông Nam Á lục địa, miền Bắc Việt Nam và cả một phần vùng nam Đông Á. Nhưng trong đó nhóm quan trọng nhất đã sinh sống ở vùng nay là vịnh Bắc Bộ. Trong đợt băng hà lớn cuối cùng, diễn ra vào thời điểm cách ngày nay hơn 28.000 năm, thì mực nước biển xuống thấp cực đại, ở mức 130-120m [5], vùng thềm lục địa vịnh Bắc Bộ vốn là một vịnh nông với độ sâu dưới 100m, nên khi nước biển rút sâu, đã làm lộ ra một vùng đồng bằng rộng lớn tại miền Bắc Việt Nam và vùng đồng bằng sông Châu.

Bản đồ tiêu biểu cho thềm lục địa lộ ra khi mực nước biển xuống thấp cực đại.

Địa bàn sinh sống và phát triển chính của cư dân rời khỏi châu Phi là vùng đồng bằng tại vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó các cư dân cổ rời khỏi châu Phi còn sinh sống tại khắp các vùng Đông Nam Á lục địa và vùng nam Đông Á, có thể có sự liên hệ với nhau, khi kỹ thuật đá và đặc trưng mộ táng thể hiện sự tương đồng trong một địa bàn rộng lớn như bản đồ phân bố của văn hóa Hòa Bình phía trên đã thể hiện.

Tại vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ, cư dân cổ rời khỏi châu Phi đã thuần hóa lúa nước, với việc nghiên cứu di truyền của lúa đã xác định sự thuần hóa lúa nước được thực hiện sớm nhất tại vùng đồng bằng này. Sự kiện thuần hóa lúa nước đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về dân số so với thời kỳ săn bắt hái lượm.

Tới khoảng hơn 12,000 năm cách ngày nay, thì nước biển bắt đầu dâng trở lại, khiến cho vùng đồng bằng này dần dần chìm xuống mực nước biển, đã thúc đẩy cư dân cổ vùng Đông Nam Á di cư lên phía Bắc, do tại vùng Lĩnh Nam và Đông Nam Á, địa bàn thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp là vùng vịnh Bắc Bộ, đã biến mất, nên họ phải di cư lên rất xa. Các nghiên cứu di truyền đã thể hiện cơ bản dòng di cư này của người cổ Đông Nam Á.

Nghiên cứu của J. Y. Chu và cộng sự năm 1998 đã đưa ra kết luận người Đông Á có nguồn gốc từ người Đông Nam Á di cư lên. Nhóm dân cư này có nguồn gốc từ châu Phi đã đi đến Ðông Nam Á qua ngả Nam Á từ nhiều năm trước. [8]

Tổ chức bộ gen người Hugo với công trình “Mapping human genetic diversity in Asia” đăng trên tạp chí Science năm 2009, nghiên cứu kiểu biến thiên hình thái gen trên 73 sắc dân châu Á và 2 sắc dân ngoài châu Á, đã xác định người Đông Nam Á là nguồn gốc chính của người Đông Á.

Kết quả nghiên cứu di truyền của Hua Zhong và cộng sự năm 2010, cũng cho thấy người Đông Á có nguồn gốc chính là từ Đông Nam Á.

Nghiên cứu của Chuan Chao Wang và cộng sự năm 2013 đã phát hiện một dòng di cư rất lớn từ Đông Nam Á vào thời điểm 12.000 năm trước lên vùng Động Đình, Dương Tử, dòng di cư này cũng đã đi lên cả vùng đồng bằng sông Hoàng Hà.

Cư dân cổ Đông Nam Á đã di cư lên vùng đồng bằng sông Dương Tử, và có nhóm đã đi lên cả vùng đồng bằng sông Hoàng Hà. Các cư dân cổ có nguồn gốc Đông Nam Á tại đây đã xây dựng nên các văn hóa lớn trong thời Đá mới, trong đó bao gồm các văn hoá Cao Miếu (Gaomiao, 5000 – 3500 BC), Hà Mẫu Độ (Hemudu 5000 – 4500 BC), Mã Gia Banh (5000 – 3000 BC), Lăng Gia Than (Lingjiatan, 3800 – 3500 BC) tại vùng Động Đình, Dương Tử với nông nghiệp lúa nước [12], và các văn hóa Hồng Sơn (Hongshan, 4700 – 2900 BC), Đại Vấn Khẩu (Dawenkou, 4300 BC – 2400 BC), Ngưỡng Thiều (Yangshao, 5000 BC – 3000 BC) tại vùng Bắc Đông Á với nông nghiệp trồng cả lúa và kê.

Bản đồ tiêu biểu cho nguồn gốc và tiến trình phát triển của các văn hóa cổ Đông Á của người cổ Đông Nam Á, người tiền Việt và tộc Việt. Bản đồ thể hiện vị trí và phân bố tương đối của các văn hóa lớn thời Đá mới tại vùng bắc Đông Á và nam Đông Á.

Cư dân tại các văn hóa bắc Đông Á và nam Đông Á tới thời điểm hơn 5300 năm trước đã hợp nhất để hình thành tộc Việt ở vùng Dương Tử, với sự di cư về phía Nam của một phần lớn cư dân bắc Đông Á, chủ yếu tại các văn hóa ở phía Đông là Đại Vấn Khẩu và Hồng Sơn, hình thành nên các văn hóa lớn là Lương Chử (Liangzhu, 3,400 – 2,250 BC) và Thạch Gia Hà (Shijiahe, 2500 – 2000 BC). Tới thời điểm đó, thì tại vùng bắc Đông Á vẫn còn một lượng nhất định cư dân cổ Đông Á sinh sống, chủ yếu tại văn hóa Ngưỡng Thiều, sau đó đã diễn ra sự xâm nhập của cư dân Bắc Á có nguồn gốc Trung Á vào thời điểm hơn 4500 năm trước, đem theo kỹ nghệ luyện kim, xe ngựa, cừu của Trung Á tràn vào Bắc Đông Á [14], làm biến đổi một phần di truyền và văn hóa tại vùng bắc Đông Á, dần dần hình thành người Hoa Hạ ở các văn hóa Long Sơn và Nhị Lý Đầu.

Gen người Việt ngày nay có tỉ lệ: 60% gen Dương Tử, 30% gen Bắc Đông Á (Devil’s Cave), và 10% gen Hòa Bình cổ, chứng minh cho sự hợp nhất của hai nhóm hậu duệ người Hoabinhian ở Bắc Đông Á và Nam Đông Á.

Tới khoảng hơn 4000 năm trước ngày nay, thì cư dân tộc Việt bắt đầu di cư về phía Nam, do nạn hạn hán diễn ra tại vùng này. Các nghiên cứu di truyền đã thể hiện căn bản dòng di cư này của cộng đồng tộc Việt. Cư dân tộc Việt đã di cư về Lĩnh Nam, Việt Nam, Đông Nam Á lục địa và hải đảo, trong đó tầng lớp cao nhất đã trở về Việt Nam, là các cư dân thuộc hệ ngữ Nam Á, họ đã hợp nhất với người Hòa Bình ở lại sau đợt biển tiến để hình thành văn hóa Phùng Nguyên. Trong thành phần gen của người Việt ngày nay có khoảng 10% gen của người Hòa Bình đã thể hiện sự hòa hợp này (bản đồ trên).

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam, Viện Nhân chủng và tiến hóa Max Planck Đức, Phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion Pháp năm 2019 đã thể hiện người Việt có nguồn gốc chủ yếu là những người di cư từ Nam Đông Á về Việt Nam cách đây từ 2.700 – 4.000 năm trước.

Nghiên cứu gen của Hugh McColl và các cộng sự năm 2018 [18] (hình 9) cũng có quan điểm tương đồng với nghiên cứu của Viện hệ gen Việt Nam hợp tác với các chuyên gia Pháp, Đức. Cả hai nghiên cứu di truyền trên đều dựa trên các bộ gen cổ và các bộ gen hiện đại.

Mô hình di cư ở Đông Nam Á thời tiền sử được xây dựng nên gồm hai lớp từ châu Phi tới  Đông Nam Á vào khoảng 30.000-60.000 năm trước và từ Đông Á di cư ngược về cách đây 2.700 – 4.000 năm. [18]

Các tuyến di cư chính giữa Nam Đông Á và Đông Nam Á thời cổ đại.

Giai đoạn sau cuộc di cư này, các cư dân tộc Việt tại vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung, có sự liên hệ với nhau chặt chẽ. Đây cũng là giai đoạn khởi nguồn của kỷ nguyên đồ đồng, cộng đồng tộc Việt đã phát triển và hình thành nên nền văn hóa trống đồng, đây chính là biểu trưng quan trọng nhất cho nền văn hóa chung của cộng đồng tộc Việt. 

2. Di truyền của các cư dân có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt là thống nhất với nhau:

Các công trình nghiên cứu di truyền đều thể hiện sự thống nhất và gần gũi của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt.

Công trình nghiên cứu gen của nhóm các nhà khoa học Viện Pháp Á bao gồm Bác sĩ Trần Đại Sỹ (Việt Nam), Giáo sư Tarentino (Ý), và Giáo sư Varcilla Pascale (Pháp) tiến hành khảo sát, nghiên cứu những bộ xương cổ, đồng thời kiểm tra máu của 35 dòng họ tại Nam Đông Á và Việt Nam, đối chiếu với các dòng họ Bắc Đông Á, cũng như tiến hành khảo sát y phục, mồ mả, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận: cư dân Nam Đông Á, từ miền Nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, Lào, Thái đều cùng một chủng tộc, huyết thống, hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán Hoa Bắc.

Công trình nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam, Viện Nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), Phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion (Pháp) năm 2019, đã cho thấy các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt như Việt, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dai, Hán Hoa Nam… có hệ gen gần nhau và khác biệt so với Hán Hoa Bắc.

admix

Admixture của công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam, Viện Nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), Phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại Học Lion (Pháp) cho thấy sự gần gũi trong hệ gen của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt như Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng…

Nghiên cứu gen của Zhang và cộng sự et al. 2019 [19] cho thấy người Việt có di truyền gần gũi với người Choang ở Quảng Tây, người Hán Quảng Đông và người Miêu tại vùng Quý Châu. Đây là các nhóm dân có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt, sự gần gũi di truyền chứng tỏ sự tương tác và hòa huyết thường xuyên của cư dân tộc Việt tại các vùng.

Nghiên cứu của Zhang và cộng sự et al. 2019 cho thấy gen người Việt gần với người Miêu Quý Châu, người Choang và người Hán Quảng Đông.

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu gen của Gs Lâm Mã Lý, Đài Loan đã nghiên cứu trên hệ thống miễn nhiễm ở nhiễm sắc thể 6 qua máu của các dân Mân Nam (Hoklo), Hakka và các mẫu máu từ nhiều nước, kết quả cho thấy người Mân Nam và Hakka gần về mặt di truyền với người Việt, người Thái và các nhóm dân thuộc chủng Nam Mongoloid, khác biệt với người Hán Hoa Bắc thuộc chủng Mongoloid phía Bắc. Giáo sư Lâm Mã Lý cho rằng người “Đài Loan” thuộc dân Mân Việt chứ không phải dân tộc Hán, mặc dù đã có sự pha trộn trong lịch sử với người Hán di cư đến từ phương Bắc.

Các cư dân có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt có sự đồng nhất về mặt di truyền, về mặt nhân chủng, thì các cư dân tộc Việt thuộc chủng Nam Mongoloid, chủng này có nguồn gốc chủ yếu từ phương Nam, với gen của người cổ Đông Nam Á chiếm khoảng 7-80% bộ gen chung.

3. Các nhóm cư dân có nguồn gốc tộc Việt cũng có sự thống nhất về chỉ số sọ và kiểu răng:

Bên cạnh sự thống nhất về di truyền, thì các nghiên cứu chỉ số sọ, kiểu răng cũng hỗ trợ cho sự thống nhất của cộng đồng tộc Việt: 

Trong thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu Khảo tiền sử người Pháp của trường Viễn Đông Bác Cổ đã thu thập số liệu chỉ số sọ của người Việt, chỉ số sọ trung bình của người Việt là 82,13. Dung lượng sọ Việt là 1341,48, thuộc loại là sọ tròn. Chỉ số sọ trung bình của dân Hán Hoa Nam và Hán Hoa Đông là 81,22, cũng thuộc loại sọ tròn. Chỉ số sọ của người Hán Hoa Bắc là 76,51, thuộc loại sọ dài, có dung lượng sọ là 1440. Hai nhóm dân cư Hoa Bắc và Hoa Nam thuộc hai chủng khác nhau do có sự cách biệt trên hai chỉ số.

Sọ người Hán Hoa Nam và sọ người Việt cách nhau hơn chưa tới 1 chỉ số (0,91), nhưng giữa người Hán Hoa Nam Dương Tử và người Hán Hoa Bắc lại cách biệt nhau tới hơn bốn chỉ số (4,71). Như vậy người Hán Hoa Nam và người Việt có cách biệt không quá hai đơn vị (0,91) nghĩa là cùng một chủng tộc, còn người Hán Hoa Nam Dương Tử và người Hán phía Bắc Dương Tử cách biệt hơn 4 chỉ số nên thuộc hai chủng tộc khác nhau.

Khảo cổ học cũng phát hiện kiểu răng Sundadont phổ biến khắp Nam Đông Á và Đông Nam Á, được các nhà nghiên cứu cho là có nguồn gốc từ vùng Nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, hoàn toàn khác với kiểu Sinodont của chủng Mongoloid phương Bắc [Turner, C.G. 1989], thậm chí kiểu răng Sundadont còn được cho là tổ tiên của kiểu răng Sinodont. [21]

Bản đồ phân bố chủng Mongoloid thể hiện rất rõ tính thống nhất trong nhân chủng của cộng đồng tộc Việt, và nhân chủng các cư dân có nguồn gốc tộc Việt thuộc chủng Nam Mongoloid có sự khác biệt với người Hán Bắc dương tử thuộc chủng Mongoloid phía Bắc. Vùng phân định của cư dân tộc Việt phương Nam trải rộng trong địa bàn phía Nam sông Dương Tử, và còn xuất hiện tại vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo, đó là vùng có sự di cư tới của các dân tộc có nguồn tốc tộc Việt. (Phần di cư và tách khỏi cộng đồng tộc Việt của các dân tộc này sẽ được chúng tôi khảo cứu kỹ lưỡng hơn ở phía cuối bài viết.)

Bản đồ phân bố chủng Mongoloid theo di truyền học.

II. Cốt lõi của nền văn hóa tộc Việt: 

1. Văn hóa thờ vật Tổ và thờ cúng Tổ Tiên:

Cộng đồng tộc Việt có nguồn gốc chính tại văn minh Dương Tử, sau đó tới thời kỳ đồ đồng, thì nền văn hóa Đông Sơn là cốt lõi của nền văn hóa tộc Việt, với trung tâm là miền Bắc Việt Nam. Trong thời kỳ các văn hóa này, thì người Việt có văn hóa thờ vật Tổ và thờ cúng Tổ Tiên song song với văn hóa thờ Trời, trong đó văn hóa thờ vật Tổ và thờ cúng Tổ Tiên chiếm một vị trí khá quan trọng.

Vật Tổ của người Việt trong thời kỳ này là Rồng và chim Tiên, chi tiết này đã được huyền sử Hồng Bàng ghi lại:

“Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất…” [Lĩnh Nam chích quái, bản dịch Lê Hữu Mục].

Và trong thực tế khảo cổ học, thì tại văn hóa Thạch Gia Hà tại vùng Động Đình, trung tâm của tộc Việt trong giai đoạn hơn 4000 năm trước cũng đã tìm thấy các miếng ngọc chim Tiên (Phượng Hoàng) và ngọc Rồng.


1


2


Ngọc chim Tiên (Phượng Hoàng) và Rồng thời văn hóa Thạch Gia Hà.
[Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, dẫn]

Văn hóa thờ vật Tổ hay thờ cúng Tổ Tiên vẫn tiếp tục được kế thừa trong thời đồ đồng, hình ảnh chim Tiên, hay chim Lạc xuất hiện trên hầu hết các trống đồng tộc Việt, có xu hướng chuyển hóa thành hình ảnh thân dài, mỏ dài, sự biến chuyển này không chỉ tồn tại ở văn hóa Việt mà còn thấy được ở văn hóa Hoa Hạ.



Chim Tiên (Phượng Hoàng) thời văn hóa Đông Sơn được chuyển đổi theo dáng thân dài, mỏ dài, tuy vậy cái mào vẫn rất đặc thù. [Nguồn: Hoa văn Việt Nam, Nguyễn Du Chi]

img.217 (1)


Bản vẽ mặt trống đồng Ngọc Lũ, có thể thấy chim Tiên được thể hiện trên trống đồng với mật độ khá dày, nắm ở vòng ngoài cùng của mặt trống.

Rồng và chim Tiên là các hình tượng dựa trên thiên văn học, không có thực, nên hình tượng Rồng và chim có sự biến đổi theo thời gian. Tới thời kỳ đồ đồng, thì chim Tiên biến đổi theo hướng thân dài, mỏ dài, còn Rồng biến đổi theo hướng đa hình dáng, có hình tượng thể hiện rõ đặc trưng của rồng, nhưng cũng có hình tượng có phần giống với cá sấu.

Rồng ít xuất hiện trên các mặt trống đồng, nhưng cũng được thể hiện trên rất nhiều cổ vật thời văn hóa Đông Sơn, thường là trên các rìu đồng với hình tượng Rồng kép. Các loại hình này đều là Rồng, không phải là giao long hay cá sấu như đã được nhiều nhà nghiên cứu nhận định.

ds1008dongvata-2

Rồng được thể hiện trong các đồ đồng Đông Sơn. [23]

dojohjfjhz

Một loại hình Rồng cũng tương đồng với Rồng Đông Sơn của nhà Thương. [Nguồn: dẫn]

Cả Rồng và chim Tiên cũng được thể hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn. Motif/hình tượng này thể hiện hình ảnh rồng, chim Tiên chầu thái cực, motif này có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, sau đó thời Đông Sơn đã kế thừa hình ảnh này, và người Việt thời tự chủ vẫn tiếp tục duy trì hình tượng này trên các mái đình, chùa.

Hình tượng Rồng và chim Tiên được thể hiện trên trống đồng Phú Xuyên. [24]

Motif chim Tiên chầu Thái cực được thể hiện sớm nhất tại văn hóa Hà Mẫu Độ trong vùng Chiết Giang, tiền thân của văn hóa Lương Chử, sau đó hình tượng này tiếp tục được kế thừa trong văn hóa Việt, với hình ảnh “lưỡng long chầu thái cực”.

Hình ảnh đôi chim Tiên chầu thái cực được thể hiện trên cổ vật gỗ của văn hóa Hà Mẫu Độ. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Chiết Giang, dẫn]

img_1509

Hình tượng lưỡng long chầu thái cực trên mái đình Việt.

Bên cạnh trống đồng, rìu đồng, thì hình tượng chim Tiên (chim Phượng) và Rồng còn được thể hiện trên các cổ vật khác cũng được sử dụng trong dịp tế lễ như chiếc mũi giáo đồng phía dưới. Hình tượng chim Tiên trên trống đồng đã được cách điệu, trên chiếc mũi giáo chim Tiên lại thêm một lần được cách điệu, thể hiện hình dáng của chim Tiên có thể được thể hiện theo nhiều cách thức khác nhau.

Hình tượng chim Tiên và Rồng kép được thể hiện trên chiếc mũi giáo đồng Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chụp bởi Thierry Ollivier, dẫn]

Chim Tiên (Phượng Hoàng) Đông Á trong giai đoạn này có sự biến chuyển sang hình ảnh thân dài, chân dài, mỏ dài, Rồng cũng có sự biến đổi tương ứng trong cả văn hóa Việt và văn hóa Hoa Hạ.





Rồng trên cổ vật thời nhà Chu và chim Tiên (Phượng Hoàng) trên tranh cổ của mộ Sở tại Trường Sa tương ứng với sự hay đổi hình tượng của Rồng và chim Tiên trong văn hóa Việt. [Nguồn: bảo tàng Trung Quốc, dẫn; bảo tàng tỉnh Hồ Nam, dẫn]

Văn hóa thờ vật Tổ ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong tâm thức của người Việt trong thời kỳ đồ đồng, với việc xăm mình hình rồng và đội mũ lông chim, đây là các nghi thức mang tính tâm linh, có ý nghĩa nhắc nhở người Việt về cội nguồn của dân tộc mình, các hoạt động nghi lễ được tiến hành bên cạnh thờ Trời còn là thờ cúng Tổ Tiên của dân tộc là Tiên – Rồng, hay Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân. Hoạt động tâm linh này được thực hành trong khắp các vùng tộc Việt, biểu hiện qua sự phân bố của những chiếc trống đồng có trang trí người đội mũ và mặc áo lông chim đang thực hiện lễ cúng tế.

Các hình tượng thuyền được khắc họa trên các trống đồng đều là hình tượng thuyền Rồng, phía mui thuyền được thể hiện hình ảnh chim Tiên bay vào đầu thuyền Rồng, đây là một hình ảnh có ý nghĩa rất quan trọng về mặt văn hóa, biểu hiện cho nền văn hóa lưỡng hợp Tiên – Rồng của tộc Việt.

Hình ảnh thuyền Rồng được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. [24]

Văn hóa này còn để lại dấu ấn đậm nét cho tới ngày nay, với phong tục đua thuyền Rồng còn được khắp các dân tộc và quốc gia trong vùng Đông Á và Đông Nam Á thực hành, như một phần của nền văn hóa vật Tổ có nguồn gốc từ thời xa xưa khi các cư dân tại nam Đông Á và Việt Nam đang còn trong một cộng đồng chung.

Lễ hội đua thuyền Rồng tại Việt Nam còn được lưu giữ ở nhiều nơi, nhưng nơi tổ chức nhiều nhất là tỉnh Thanh Hóa. Tại Trung Quốc, thì hội đua thuyền Rồng cũng được nhiều địa phương tổ chức, trong đó lớn và nổi tiếng nhất là tại các địa phương Hồ Bắc, Hồ Nam xung quanh vùng hồ Động Đình, đây là trung tâm của tộc Việt, đặc biệt là người Nam Á, bên cạnh đó người Miêu tại vùng Quý Châu, một trong các hậu duệ của tộc Việt, cũng còn giữ được tục đua thuyền Rồng.



000





Lễ hội đua thuyền Rồng được tổ chức tại xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. [Nguồn: trang tin Tĩnh Gia, dẫn]

Lễ hội đua thuyền Rồng còn được tổ chức rộng khắp các quốc gia Đông Á như Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Phillipines, Campuchia… Đây cũng là các quốc gia có nguồn gốc và chịu sự ảnh hưởng nhất định từ nền văn hóa Đông Á cổ xưa trong các giai đoạn khác nhau nên vẫn giữ phong tục đua thuyền Rồng, nét văn hoá có nguồn gốc văn hóa Đông Á cổ.




.......................................................

Nguồn: https://luocsutocviet.com/2020/02/24/478-bach-viet-va-co-so-thong-nhat-cua-cong-dong-bach-viet/
Thủy Tổ Người Việt Thực Sự Ở Đâu?

Hà Văn Thùy

10:00 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Chín, 2015

Trong bài “Kính gửi ông Tạ Đức và ông Nguyễn Dư” đăng trên Văn hóa Nghệ An, tác giả Phan Lan Hoa có viết: “Thiết nghĩ, khi mà sử sách, địa danh và di chỉ chứng tích đã trùng khớp, cớ sao lại có người còn muốn đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Trung Hoa là vì cớ chi? (Đoạn này, xin được gửi cả đến ông Hà Văn Thùy, người khẳng định Kinh Dương Vương và nước Xích Quỷ ở bên Tàu?).”*

Từ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ.

Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng. Nhìn lại cuộc tìm kiếm trong quá khứ, ta thấy, cả người xưa, cả hôm nay chỉ có tư liệu từ thời điểm quá gần, khoảng 2000 năm trở lại. Với một ngưỡng thời gian như vậy, không cho phép có cái nhìn xa hơn!

Sự thực là, muốn biết tổ tiên 5000 năm trước là ai, chỉ có thể đi tới tận cùng lịch sử, để biết con người đầu tiên xuất hiện trên đất Việt là ai?

I. Khởi đầu từ lịch sử

Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó thì không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử thì cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ! Rồi cả Đế Minh cháu ba đời Thần Nông nữa, lấy gì làm chắc? Mà sao người Tàu cũng tự nhận là con cháu Thần Nông?
Những hoài nghi ấy, nếu không hóa giải được thì mọi chuyện bàn về tổ tiên chỉ là câu chuyện phiếm! Vì vậy, muốn tìm chính xác tổ tiên, cần phải đi xa hơn cái cột mốc 2879. May mắn là sang thế kỷ này, khoa học thực sự giúp soi sáng cội nguồn.

Thưa rằng, không phải chỉ từ những mẩu xương và những hòn đá – hiện vật khảo cổ - mà chính từ vết tích được lưu giữ trong máu của toàn dân châu Á, một nhóm nhà khoa học gốc Hán của nhiều đại học nước Mỹ, vào năm 1998 phát hiện rằng: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới nước ta. Sau khi chung sống 30.000 năm trên đất Việt Nam, người Việt đã đi lên khai phá Trung Hoa. Từ Hòa Bình, tổ tiên chúng ta mang chiếc rìu, chiếc việt đá mới lên nam Dương Tử và gọi mình bằng danh xưng đầy tự hào NGƯỜI VIỆT với tư cách chủ nhân chiếc việt đá mới, công cụ ưu việt của loài người thời đó (Việt bộ Qua -戈).20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, tổ tiên chúng ta làm ra đồ gốm sớm nhất thế giới và 12,400 năm cách nay trồng ra hạt lúa đầu tiên của loài người. Lúc này tổ tiên ta tự gọi mình là NGƯỜI VIỆT, chủ nhân cây lúa(Việt bộ Mễ -粤)! Rồi từ đây, người Việt mang cây lúa, cây kê, con gà, con chó làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước… Theo đà Bắc tiến, người Việt vượt Dương Tử / Trường Giang lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng nền nông nghiệp trồng kê trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt hòa huyết với người sống du mục trên đồng cỏ bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới, sau này được khoa học gọi là chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều suốt từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Một con sông dài 1500 km từ Thiểm Tây tới Hà Nam, đổ vào Dương Tử/Trường Giang ở Vũ Hán, được đặt tên là sông Nguồn. Cùng với chi lưu của nó là Sông Đen, tạo nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt, nối với Thái Sơn. Đấy là nơi phát tích của người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam.

Vào khoảng 4000 năm TCN, người Việt chiếm hơn 60% nhân số thế giới và xây dựng ở Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Để có được thành quả như vậy, người Việt phải chung lưng đấu cật trị thủy hai dòng sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Từ những dấu vết mong manh trong truyền thuyết, ta nhận ra, thời gian này người Việt luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc. Trong điều kiện như vậy, những thị tộc phải liên minh với nhau, vừa để trị thủy vừa chống trả quân xâm lăng. Cuộc liên minh dưới sự lãnh đạo của những thị tộc lớn mạnh do những vị anh hùng bán thần dẫn dắt. Một cách tự nhiên nhà nước nguyên thủy ra đời. Đó là nhà nước phương Đông, khác với nhà nước theo định nghĩa kinh điển phương Tây, sản sinh từ chiếm hữu nô lệ và thặng dư lương thực. Điều kiện cho nhà nước nguyên thủy phương Đông ra đời càng thuận lợi hơn khi toàn bộ dân cư khu vực lúc đó cùng cội nguồn, văn hóa và tiếng nói. Kinh Dịch viết: “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất” chính là mô tả thời kỳ này.

Truyền thuyết cho hay, vua thần Phục Hy xuất hiện khoảng 4000 năm TCN. Tiếp theo là Thần Nông khoảng 3080 năm TCN. Truyền thuyết nói Đế Minh, cháu đời thứ ba của Thần Nông, chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương, lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN... Trong bối cảnh như vậy, ta thấy, dù không biết xuất xứ từ đâu nhưng cái mốc thời gian ra đời nước Xích Quỷ là hợp lý. Một câu hỏi cần được nêu ra: Phải chăng có điều gì đó sâu thẳm trong ký ức mà tổ tiên ta ghi nhớ được một cách tường minh? Từ nhiều tài liệu, có thể suy ra -- thời kỳ này trên lục địa Đông Á có ba nhà nước:

ᐅ Thần Nông Bắc của Đế Lai thuộc lưu vực Hoàng Hà,

ᐅ Thần Nông Nam (Xích Quỷ) thuộc lưu vực Dương Tử tới Việt Nam và

ᐅ Quốc gia Ba Thục ở phía Tây, gồm vùng Ba Thục qua Thái Lan và Miến Điện.

Thời gian này, cuộc tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà trở nên khốc liệt mà bằng chứng là trận Phản Tuyền. Truyền thuyết Trung Hoa nói Hoàng Đế và Viêm Đế là hai thị tộc anh em, lúc đầu Viêm Đế đứng chủ. Sau đó Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở Phản Tuyền, chiếm ngôi thống soái. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Đây chỉ là uyển ngữ do người Hoa Hạ bày đặt để che lấp cuộc xâm lăng, với mục đích gắn Hoàng Đế với Viêm Đế vào cùng chủng tộc để rồi cho ra đời thuyết Hoa Hạ là Viêm Hoàng tử tôn, trong đó Hoàng Đế là chủ soái! Nhưng thực ra đó là cuộc xâm lăng của người bờ Bắc. Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái - Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ.

Gợi cho chúng tôi ý tưởng này là đoạn chép trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.” (Chính cái niên đại xảy ra trận Trác Lộc 2698 TCN cũng giúp cho thời điểm năm 2879 lập nước Xích Quỷ trở nên khả tín. Nó cho thấy, một điều hợp lý là những quốc gia của người Việt được lập ra trước cuộc xâm lăng, vì chỉ như vậy mới phù hợp với lịch sử.)

Về Việt Nam, người Núi Thái - Trong Nguồn hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam Phùng Nguyên. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid phương Nam tại văn hóa Phùng Nguyên khoảng 4500 năm TCN là bằng chứng xác nhận cuộc di cư này.

Nếu những điều trình bày trên chưa hài lòng quý vị thì xin dùng chứng lý theo lối quy nạp sau:

Khoa học xác định mã di truyền của người Việt hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy, nếu là thủy tổ của dân tộc Việt, các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… cũng phải là người Mongoloid phương Nam. Một câu hỏi được đặt ra: người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất Việt Nam vào thời gian nào? Khảo sát 70 sọ cổ phát hiện ở nước ta, cổ nhân chủng học cho biết:
“Suốt Thời Đá Mới, chủng Australoid là dân cư duy nhất sống trên đất nước ta cũng như toàn Đông Nam Á. Sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư khu vực. Người Austrtaloid biến mất dần, không hiểu do di cư hay đồng hóa.”
Khảo cổ học cũng cho thấy, người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất nước ta vào thời Phùng Nguyên, khoảng 4500 năm trước.

Một câu hỏi khác: họ từ đâu tới? Ta thấy, suốt Thời Đồ Đá, trên toàn bộ Đông Nam Á kể cả Việt Nam không có người Mongoloid. Trong khi đó, như phân tích ở trên, người Mongoloid phương Nam xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ (cửa sông Chiết Giang) từ 7000 năm trước. Lẽ đương nhiên, họ chỉ có thể từ hai nơi này xuống Việt Nam. Nhưng do di ngôn của tổ tiên “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra,” ta hiểu, là từ Núi Thái-Trong Nguồn các vị di cư tới Việt Nam.

Như vậy, có hai giai đoạn hình thành người Việt:

a - Giai đoạn đầu, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Tại Núi Thái-Trong Nguồn, khoảng 7000 năm trước, người Việt hỗn hòa với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, đó là tổ tiên của các vị Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân.

b - Giai đoạn hai: Khoảng năm 2698 TCN, do thua trận Trác Lộc, người Việt của Lạc Long Quân chạy xuống Việt Nam, lai giống với người Việt tại chỗ, sinh ra người văn hóa Phùng Nguyên, tổ tiên trực tiếp của chúng ta.

Vào nam Hoàng Hà, người Mông Cổ chiếm đất và dân Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Họ cũng hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Trung Hoa. Nhận được ưu thế từ hai nền văn minh, người Hoa Hạ trở nên lớp người ưu tú của các vương triều Hoàng Đế, góp phần quan trọng làm nên thời Hoàng Kim của văn hóa phương Đông.

Nhưng sau thời Chiến quốc, với sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán người Việt thì người Hoa Hạ bị đồng hóa, tan biến trong cộng đồng Việt đông đảo. Hoa Hạ chỉ còn là một danh xưng, vì bấy giờ Hoa Hạ bị các vương triều Trung quốc chiếm đóng để làm phương tiện thống trị các tộc người khác. Người Hoa đổi tên của đồng bằng Trong Nguồn thành Trung Nguyên, Sông nguồn thành sông Hòn, sông Hớn rồi thành Hán Thủy. Do mất đất mất tên nên hơn 2000 năm nay, người Việt ngơ ngác không biết Trong Nguồn là đâu?

Họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

II. Quá trình hình thành di tích, tài liệu về cội nguồn tổ tiên trên đất Việt.

1. Quá trình hình thành

Lớp di dân đầu tiên đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống. Theo đà xâm lăng của kẻ thù, nhiều thế hệ người Núi Thái-Trong Nguồn di cư tiếp, tiến vào những khoảng đất cao của đồng bằng sông Hồng vừa được tạo lập là Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh... Chạy giặc, bỏ quê hương tới nơi xa lạ là nỗi đau của người biệt xứ. Có thể, sau hàng vạn năm cách biệt, người Núi Thái - Trong Nguồn không thể ngờ rằng nơi dung dưỡng mình hôm nay lại là đất gốc của tổ tiên xưa. Vì vậy, mặc cảm mất nước luôn nặng nề, dai dẳng. Hướng về nguồn cội là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Nỗi nhớ thương đã kết đọng thành câu ca Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Có lẽ câu ca lúc đầu chỉ là nỗi lòng của người dân mất nước vọng cố hương nhưng rồi nó thành tấm bia ghi nguồn cội để muôn đời con cháu tìm về. Không dừng lại đó, những người tâm huyết nhất, theo tục xưa, đắp những ngôi mộ gió để từ xa bái vọng tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Đó là công việc mà ngày nay người dân đảo Lý Sơn vẫn làm để không quên người không trở về sau những chuyến đi! Khi khá giả hơn, những ngôi đền thờ được dựng lên. Khi có chữ, những vị lão thành lục trong trí nhớ những gì “được nghe ông bà kể” về tổ tiên xưa, ghi thành tộc phả, ngọc phả.

Sự thật được “thêm mắm dặm muối” cùng những yếu tố huyền ảo để thêm phần linh thiêng, cao cả và đáng tin. Đọc một số thần phả, ngọc phả do Đại học sĩ Nguyễn Bính chép, tôi bất giác nghĩ tới chuyện “chạy di tích” thời nay. Lâu ngày mới về quê, gặp dịp làng xã đình đám rước “Bằng công nhận di tích”. Thấy trên giấy vinh danh một vị còn văn tế ở đình tế vị thần khác, tôi hỏi ông chú họ, đầu trò câu chuyện này. Gạn hỏi mãi, ông thú thực: “Lúc đầu viết theo thần tích ông thánh trong đình. Nhưng mấy ông văn hóa tỉnh nói: “Tra mãi không thấy ông nào tên như vậy để làm giúp các bác. Chỉ có ông trạng X hơi gần với hồ sơ của các vị. Nếu đồng ý thì chúng tôi giúp.” Anh tính, mất bao nhiêu tiền rồi chả nhẽ xôi hỏng bỏng không, đành gật đầu chấp nhận cho họ làm!” Phải chăng, ngày trước, cũng nghe ông bà kể lại, rồi với thứ chữ Nho của thày đồ quê, các vị tiên chỉ trong làng mang đơn lên phủ cậy quan. Sau khi nhận đồng lớn đồng nhỏ vi thiềng, quan phủ đưa hồ sơ lên triều đình. Rồi dựa vào văn bản của địa phương, Đại học sĩ Nguyễn Bính sáng tác hàng loạt ngọc phả, như người vẽ truyền thần. Đó là cái chắc, chỉ có điều ngờ là không biết đại học sĩ có nhận tiền thù lao như hôm nay không?

Hàng trăm năm qua đi, đám hậu sinh chúng ta có tất cả: những ngôi mộ cổ, những ngôi đền với những pho tượng sơn son thiếp vàng linh thiêng mà cha ông từng đời đời tế tự. Những thần phả, ngọc phả chữ Nho với giấy bản xỉn màu thời gian, gáy mòn, góc vẹt, loáng thoáng lỗ mọt… Và hơn cả là tấm lòng chúng ta hướng về tổ tiên cộng với sự ganh đua của những họ tộc tranh nhau xem họ nào xuất hiện sớm nhất? Thế rồi, với tiền của bá tánh, tiền thuế dân nhận từ dự án, những nấm mộ, những ngôi đền được phục dựng khang trang hoành tráng, cùng với những hội thảo trưng ra vô vàn “bằng chứng lịch sử”…

2. Đôi lời nhận định

Người viết bài này có lúc hăm hở theo dõi những “phát hiện mới” với hy vọng tìm được dấu vết khả tín của tổ tiên. Nhưng rồi sớm thất vọng! Cổ Lôi Ngọc Phả chỉ mới ra đời vài trăm năm ghi Phục Hy, Thần Nông vùng Phong Châu làm sao có thể phản bác Kinh Dịch 2500 năm trước viết “Phục Hy thị một, thần Nông thị xuất”? Mấy ngôi đền Phục Hy, Thần Nông… trên đất Phong Châu làm sao phủ định bài vị các ngài được thờ trên lăng mộ ở Thái Sơn? Làm sao có thể tin Phục Hy họ Nguyễn, trong khi cả truyền thuyết lẫn cổ thư đều ghi rõ: Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hồng Bàng thị… “Thị” cũng là họ, nhưng đấy là họ theo mẹ của thời mẫu hệ. Qua mẫu hệ hàng nghìn năm mới sang phụ hệ, để “tính” - cách gọi họ theo dòng cha ra đời!

Thời đó, con người chỉ được đánh dấu bằng một từ duy nhất chỉ tên hoặc thêm tước “đế” phía trước như Đế Minh, Đế Nghi… Vậy thì làm sao có ông Phục Hy tên là Nguyễn Thận? Làm sao tin những bức tượng sơn son thiếp vàng lòe loẹt trong đền là Phục Hy, Kinh Dương Vương khi trang phục trên người các ngài là của quan lại triều Minh, triều Thanh?!

Vì sao sống cách nhau nhiều nghìn năm mà các vị tổ lại tụ họp trong khoảnh đất hẹp vậy? Vì sao, chỉ là tổ người Việt mà truyền thuyết về các vị lan ra rộng khắp từ Quảng Đông tới Ba Thục? Chỉ là tổ của người Việt với lãnh thổ từ Bắc Bộ tới miền Trung mà sao lại có đền thờ Kinh Dương Vương trên Ngũ Lĩnh? Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi không thể trả lời!

Khi không trả lời được những thắc mắc trên, trong trí tôi nảy sinh câu hỏi: Vì sao lại có sự tình như vậy?

Phải rất lâu sau, cùng với sự trưởng thành của nhận thức, tôi nhận ra, những ngôi mộ được đắp, những ngôi đền được xây chỉ là việc thu nhỏ một lịch sử từng diễn ra trên địa bàn rộng lớn. Đó chỉ là sự sa bàn hóa một thực tế lịch sử vĩ đại! Tôi bỗng hiểu và thông cảm với tiền nhân. Từ ký ức và tâm nguyện của mình, các vị đã tạo những mộ gió, những ngôi đền bái vọng. Tấm lòng thành của bao kiếp người đã tạo nên một tín ngưỡng dân gian vô cùng nhân văn nhớ về nguồn cội, thờ kính tổ tiên... Nhưng rồi đám cháu con không hiểu cha ông, u mê biến tín ngưỡng dân gian trở thành chính sử, để tự sướng và lừa thiên hạ thì đã là tai họa!

Những người chủ trương việc này nghĩ rằng mình đã sáng suốt, khám phá lại lịch sử là vì dân tộc, vì kính ngưỡng tổ tiên. Không ai phủ nhận nhiệt huyết, tấm lòng của họ. Nhưng thực tế cuộc sống đã bày ra trước mắt: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!

Trước hết, là xuyên tạc lịch sử:

Do chủ quan, do ít hiểu biết, họ không hiểu rằng, giang sơn xưa của tổ tiên Việt là khoảng trời, khoảng đất mênh mông toàn cõi Đông Á. Từng hàng chục nghìn năm thống lĩnh hai con sông Đông Á (Hoàng Hà, Dương Tử) và xây dựng trên đó nền văn hóa kỳ vĩ. Việc “quy tập,” co cụm tổ tiên về dải đất hẹp Phong Châu chính là phủ định cả cội nguồn lẫn giang sơn vĩ đại của giống nòi! Đó chính là cái tội chối bỏ lịch sử, cũng đồng thời chối bỏ nguồn cội!

Không chỉ vậy, khi làm việc này, họ tự tước đi của mình vũ khí mạnh mẽ chống lại những mưu toan xuyên tạc sử Việt. Họ từng biết, người Trung Hoa có cuốn sách “Thông sử thế giới vạn năm” hơn 5000 trang, phủ định toàn bộ lịch sử Việt Nam với những dòng ngạo mạn:

“Khoảng 2000 năm TCN, bán đảo Đông Dương bước vào thời kỳ đồ Đá Mới… 1000 năm TCN, những bộ lạc cư trú quanh vùng sông Hồng Hà bắt đầu định cư..”

Họ cũng biết, ông giáo sư người Mỹ Liam Kelley chống báng tới cùng sự hiện hữu của Kinh Dương Vương. Ông ta chỉ coi thủy tổ tộc Việt là do đám trí thức Hán hóa thời Trung đại dựa vào cổ thư Tàu bịa tạc ra. Một trong những lý cứ khiến ông ta nghĩ vậy, chính là ở chỗ, truyền thuyết về Kinh Dương Vương phổ biến khắp lục địa Trung quốc. Nếu cứ theo “sa bàn” như quý vị hoạch định hôm nay thì làm sao phản bác được vị giáo sư thông thái nọ?

Nhưng nếu nắm được lịch sử trọn vẹn của tổ tiên thì ta có thể nói, chính chứng cứ ông học giả người Mỹ đưa ra đã chống lại ông ta! Đó là do -- cộng đồng Việt vốn là khối thống nhất trên toàn đông Á, cùng chung máu mủ, ngôn ngữ và văn hóa. Từ thời Chiến quốc, bị tan đàn xẻ nghé, người Việt mang theo truyền thuyết nguồn đi khắp nơi…

III. Kết luận

Có một thời tăm tối, chúng ta được cổ thư Trung quốc và những vị thầy Tây dạy rằng -- người từ Trung quốc xuống đồng hóa dân Annam mông muội. Dân Việt là lũ Tàu lai. Tất cả văn hóa Việt là sự bắt chước Tàu chưa trọn vẹn. Người Việt không có chữ, phải mượn chữ Hán, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán… Hàng nghìn năm ta tin như thế!

Trong cái thời tăm tối ấy, chúng ta tìm mọi cách “thoát Tàu” bằng việc viết ra lịch sử riêng của mình. Trong đó có những ý tưởng “quy tụ” tổ tiên về đất Phong Châu để tạo ra một cội nguồn, một lịch sử hoàn toàn độc lập với phương Bắc. Ý tưởng như vậy được nuôi bởi bằng chứng là những ngôi mộ, ngôi đền, những cuốn ngọc phả… khiến không ít người tin vì có nguồn cội “thoát Tàu”!

Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đã diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung quốc và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Tàu mà nền văn hóa Tàu cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ý tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh Việt khác bị Hán hóa, thì người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.

Vì vậy, trong những “đồ án phục dựng lịch sử Việt” ra đời lâu nay thì việc sa bàn hóa, quy tập tổ tiên về đất hẹp Phong Châu là sai lầm tai hại nhất. Trong khi những phương án khác chỉ là những ý tưởng trên giấy thì “đồ án” này tác động sâu rộng không chỉ tới lịch sử, tâm linh mà tới cả cuộc sống dân tộc.

Thưa ông Phan Lan Hoa, thời trẻ làm báo, tôi chỉ viết sự thực cho dù có rước lấy tai họa. Nay vào tuổi cổ lai hy, tôi chỉ viết sử theo sự thật vì biết rằng, chỉ sự thật là còn lại. Vì vậy, tôi không hề dám làm cái việc 'bạo thiên nghịch địa' là “đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Tàu” như ông ghép tội. Phải đâu là chuyện cá ao ai nấy được?

Tôi chỉ làm cái việc trung thực là phát hiện sự việc của quá khứ rồi đặt nó vào đúng chỗ, thưa ông! Theo thiển ý, nếu như có ngôi mộ nào sớm nhất của tổ tiên trên đất Việt thì chỉ có thể là mộ Lạc Long Quân ở Rào Rum-Ngàn Hống hay tại kinh đô Ao Việt!

Đáng buồn và đáng sợ là, những người “quy tập” tổ tiên về đất hẹp Phong Châu không ngờ rằng mình đang làm cái việc nguy hại "tham bát bỏ mâm". Khi hất đi cái mâm thật, không chỉ đầy của cải quý giá mà còn có cả văn tự ghi quyền sở hữu giang sơn vĩ đại của tổ tiên xưa thì quý vị ôm lấy cái bát ảo! Cái mâm quẳng đi rồi, trong khi một khi cái bát được chứng minh là giả, không hiểu quý vị tính sao?!

Sài Gòn, Vu Lan năm Giáp Ngọ




--------------------------------------------------------

The conflict between nomads and agricultural peoples. Both northern and western China are spheres of influence of nomadic peoples become Han Chinese, Hán Chinese were a semi-nomadic. When they lack food, nomadic peoples treat Vietnamese and Koreans as prey.

"Người Tiên Ti bắt nguồn từ cháu của Hiên Viên Hoàng Đế tên là Thủy Quân. Tổ tiên người Tiên Ti là dòng dõi con cháu thị tộc Hữu Hùng, sau di cư tới phương bắc, gọi là Đông Hồ[3].

Thị tộc Hữu Hùng là bộ lạc của Hoàng Đế[4]. Có tên gọi Tây Bá Lợi Á (Siberi) ngày nay có nguồn gốc từ "Tiên Ti Lợi Á"[5].

 

Nhà Tần chiếm cả sáu nước lân bang

“Viễn giao cận công" của Nhà Tần


Thời gian 230 - 221 trước công nguyên nhà Tần dùng sách lược "Viễn giao cận công" để diệt dần từng nước lân bang, lần lượt chiếm cả sáu nước.

“Viễn giao cận công" Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Đây là kế thứ 23 trong ba mươi sáu kế.

Nguyên văn là:

形禁势格,
利从近取,
害以远隔。
上火下泽。

Tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả sáu nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thâu tóm các nước sau đó.

Khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với sáu nước chư hầu còn lại. Đất Tần từ phía Tây đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (Nhà Chu bị diệt năm 249 Trước Công Nguyên).

► Tần diệt Hàn
Trước tiên diệt Hàn, nước nhỏ yếu nhất ở cạnh Tần. Chỉ bằng cách dùng nội gián mà Tần buộc Hàn phải ra đầu hàng.
45 vạn quân nước Triệu đến giúp Hàn tuy đã ra đầu hàng nhưng vẫn bị giết hết. Vua Hàn Vương An bị xử tử theo hình phạt "Ngũ mã phanh thây". Sự tàn ác khủng khiếp của quân Tần khiến cho các nước lân bang kinh sợ.

► Nước Triệu
Nước Triệu duy nhất đủ sức chống Tần, nhưng do sai lầm chiến thuật mà lụn bại dần.
Tần dùng kế ly gián khiến vua Triệu giết tướng giỏi Lý Mục, vì thế quân Triệu thua phải đầu hàng, và vua Triệu bị giam cho tới chết.

► Nước Ngụy
Thấy Hàn, Triệu bị Tần diệt nhanh và tàn ác thế, nước Ngụy mất hết sức chiến đấu. Kinh đô Đại Lương của Ngụy ở vào chỗ trũng; tướng Tần Vương Bôn tháo nước sông cho ngập thành làm chết 10 vạn người nước Ngụy. Vua Ngụy đầu hàng rồi cũng bị giết.

► Nước Sở
Vua Sở là Xương Bình Quân, thủa nhỏ cùng sống với Doanh Chính, thân nhau lắm. Sau khi bị bức tử, Lã Bất Vi chết, vua Tần chọn Xương làm Thừa Tướng. Nhưng khi Tần cử Lý Tín đem 20 vạn quân đánh Sở thì Xương Bình Quân vẫn trở về tổ quốc mình, Xương Bình Quân đánh cho Lý Tín đại bại. Về sau Tần Thủy Hoàng cử Vương Tiễn đem 60 vạn quân đánh Sở, thì lần này Sở thua, Xương Bình Quân chết.

► Nước Yên
Yên là nước thứ năm bị nhà Tần đánh. Nước Yên nhỏ yếu nên biết chắc nếu bị đánh là thua. Vả lại vua Yên vốn có tư thù với Tần Thủy Hoàng: Thái tử Đan từng phái Kinh Kha đi Hàm Dương ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng không thành. Vua Yên hèn nhát, dâng nhà Tần thủ cấp Thái tử Đan để Tần hoãn chiếm Yên bốn năm. Nhưng cuối cùng nhà Tần vẫn cứ chiếm nước Yên rồi giết vua Yên.

► Nước Tề
Tề quốc là nước thứ sáu trong "Chiến quốc Thất hùng" bị Tần "chinh phục, thâu tóm". Sau khi diệt năm nước, nhà Tần rất mạnh, khiến quân Tề sợ hãi, rối loạn. Tần Thủy Hoàng phái người đến bảo vua Tề là -- nếu đầu hàng thì sẽ ban cho 500 dặm đất. Vua Tề cả tin nên nước mất nhà tan, bản thân bị bỏ vào rừng sâu rồi cho chết đói.

Giết vua của sáu nước, nhà Tần lại biệt đãi các cung phi của họ. Ai xinh đẹp đều được đưa về ở Cung A Phòng tráng lệ làm nô lệ tình dục cho hoàng đế.

Cả sáu nước lân bang của Tần hoàn toàn bị thôn tính.



Nhà Tần chỉ tồn tại đúng 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục địa Trung Hoa.

Năm 206 trước công nguyên, nhà Tần cũng bị diệt vong do Hán Cao Tổ Lưu Bang lãnh đạo.

Tây An là địa điểm chôn giấu đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng chưa thỏa mãn: Năm 219 trước công nguyên, Nhà Tần lại sai Đồ Tuy và Triệu Đà đem 40 vạn quân vượt sông Trường Giang xuống phía nam đánh Bách Việt, chiếm vùng đất mênh mông. Khi đánh chiếm Lĩnh Nam, quân Tần gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Lạc Việt. Đồ Tuy tử trận, Nhâm Hiêu lên thay.

Đến năm 214 trước công nguyên nhà Tần mới chiếm xong Lĩnh Nam. Người Lạc Việt chạy về vùng núi phía tây, sau này gọi là người Tráng, sắc tộc thiểu số đông người nhất Trung Quốc hiện nay.

Tự xưng Hoàng đế, độc tài khét tiếng tàn bạo. Năm 210 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng chết sớm ở tuổi 49.

Sau Tần Thủy Hoàng, rồi lại đến phiên người Hán liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh như: Lạc Việt (Quân Đông Hán đánh Hai Bà Trưng), Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.





Quân Tần xâm chiếm Lĩnh Nam

Năm 221 TCN, Tần vương Doanh Chính hoàn tất việc gom thâu sáu nước là Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, kết thúc thời Chiến Quốc và dựng nên một đế quốc thống nhất. Để tự vinh danh, Tần vương xưng là (Tần) Thủy Hoàng Đế. Dù đã gồm thâu sáu nước, Thủy Hoàng vẫn không ngừng tham vọng mở rộng thêm lãnh thổ cho đế quốc của mình. Phía bắc thì đánh Hung Nô, phía nam thì xâm lăng Bách Việt.

Để đánh chiếm Bách Việt, nhà Tần huy động một đoàn quân khổng lồ là 500 ngàn người, gồm có các lính của nhà Tần, các kẻ bị ép buộc tòng quân và lao dịch (gồm những người trốn tránh, những kẻ đi ở rể, những người đi buôn) vào xâm chiếm đất Bách Việt. Đoàn quân này chia làm năm đạo:

• Một đạo quân đến đóng ở Dư Can trên Vũ Di sơn, sau đó vượt rặng núi này để tiến chiếm Mân Việt và Đông Âu.

Đạo quân này đã không gặp trở ngại nào đáng kể, nên đã chiếm đóng vùng này, đặt là quận Mân Trung – phía nam tỉnh Chiết Giang và tỉnh Phúc Kiến ngày nay.

• Một đạo quân khác do Nhâm Ngao lãnh đạo đã vượt Ngũ Lĩnh tiến thẳng đến Phiên Ngung.

Chiếm đóng vùng này và đặt là quận Nam Hải – tỉnh Quảng Đông ngày nay.

• Ba đạo quân còn lại do quan úy Đồ Thư làm Lâu thuyền tướng quân lãnh đạo, đến đồn trú tại các địa điểm trên Ngũ Lĩnh, như:

– Đàm Thành,
– Cửu Nghi và
– Nam Dã.

Sau đó vượt Ngũ Lĩnh đánh chiếm vùng đất kế bên phía nam Ngũ Lĩnh, đặt vùng này là quận Quế Lâm – phía bắc tỉnh Quảng Tây ngày nay.

Để có thể có đủ lượng thực và tiếp liệu cho một cuộc viễn chinh lâu dài, các đạo quân đóng tại quận mới chiếm là Quế Lâm đã đào kinh Linh Cừ nối thượng nguồn của Tương giang với Ly giang, dưới sự điều hành và giám sát của Sử Lộc. Nhờ có thủy đạo này, tiếp vận có thể chuyển từ phía bắc đến phía nam của Ngũ Lĩnh. Khi có lương thực tiếp tế, các đạo quân của Đồ Thư lãnh tiến đánh dân Bách Việt ở phía nam là nước Tây Âu, bắt dân bản địa làm tù binh, sát hại vua nước này là Dịch Hu Tống.

Dù tạm được lợi thế ban đầu, nhưng sau đó quân Tần đã gặp sự chống trả mãnh liệt của dân Tây Âu. Quân Tần không đủ nhân lực để chống cự trong những trận chiến lớn, dân bản địa đã dùng du kích chiến, và chiến cuộc trở nên lâu dài, Đồ Thư bị giết, nhân mạng quân Tần bị tổn thất nặng nề, cả trăm ngàn.

Người bị tử thương cũng như bị chết vì bệnh tật. Quân Tần đã không tiến xa hơn được về phía nam, nên đã theo những thủy đạo thiên nhiên, tiến về phía tây, xâm chiếm vùng này, đặt vùng này là Tượng quận – phía nam tỉnh Quý Châu và phía tây bắc tỉnh Quảng tây ngày nay.

Từ những dẫn chứng bằng sử liệu cũng như tìm hiểu về chỗ đóng quân và đường hành quân của quân Tần, người viết đi đến kết luận là -- quân Tần chưa hề đánh vào Giao Chỉ, chứ chưa nói đến phần đất xa hơn về phía nam là Cửu Chân và Nhật Nam. Nước Âu Lạc hay cổ Việt thời vua An Dương không hề bị quân Tần xâm chiếm; vì thế, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam không phải là Tượng quận thời Tần.

Nhà Tần thâu tóm sáu nước. Các sử gia và học giả Trung Quốc muốn Cổ Việt (Âu Lạc) cũng là một phần đất của hoàng đế nhà Tần, nhưng quân Tần đã không làm được điều này. Lạc Việt vẫn còn đó.

Vùng đất phía nam của dân Lạc Việt là cái gai trong mắt của Trung Quốc, không xâm chiếm được bằng quân lực thì “vơ lấy” bằng văn hóa, bằng sử liệu để ngụy tạo.

Lạc Việt chưa bị Hán hóa Cũng là đích nhắm: Hán hóa vùng đất Lạc Việt này.



No comments:

Post a Comment