Cây Bút 2
Wednesday, March 13, 2024
Hai Lần Trốn Chạy Cộng Sản Trở Thành Người Phục Vụ Cộng Đồng Tại Hoa Kỳ
- Bà Đặng Kim Trang
https://youtu.be/rspq5XScjU4?si=Z3BCKDo_BXvJsgj2
48:47 Chúng tôi biết bà, biết cô Kim Trang qua những người qua diện H0, những người đi tị nạn qua đây, biết cô giúp cộng đồng rất nhiều lắm, bây giờ chúng tôi mời cô vào một chân trong này đứng với chúng tôi, cái liên danh trong này thiếu một người.
Tôi quay sang chồng tôi hỏi ý kiến anh ấy. Chồng tôi nói rằng là – anh ấy có theo dõi tình hình chính trị, quốc tế và bây giờ ông Clinton sắp sửa qua Việt Nam để cho mở cái đường lối gọi là bang giao và buôn bán với Việt cộng.
Khắp nơi cần có cộng đồng Việt Nam hải ngoại để giữ lá cờ vàng chứ không bên kia người ta sang là mình mất cờ vàng và chính nghĩa của mình, và chồng tôi cắt nghĩa cho tôi nghe. Em đã từng giúp bao nhiêu người rồi, bây giờ đến lúc em ra giúp cộng đồng đi.
Tôi bảo với chồng tôi:
- Khi em đã nhận làm một việc gì rồi là em phải làm cho tới, làm cho xong tròn nhiệm vụ, đôi khi cho chu toàn công việc thì phải mất nhiều thì giờ, mà có khi còn đòi hỏi mình bỏ rất nhiều hơn thế nữa, sợ anh trách em bỏ bê việc nhà.
Chồng tôi cũng giữ lời hứa sẽ không phiền trách tôi và tôi nhận lời. Sau đó tôi trở thành một thành viên trong liên danh. Năm giờ ngày hôm sau là phải nộp đơn vào, chứ không nộp thì không có cái liên danh đó ra.
MỘT ÐỜI CHIẾN SĨ DỌC NGANG
Có những người miền Nam không đi lính Quốc Gia, có thể là trốn lính, thường nói với những người đi lính Quốc Gia rằng:
“Tôi không có ân oán, nợ nần gì với hai bên Quốc gia và Cộng sản cả”.
Ý của họ là:
- “Có đánh đấm với ai đâu, có đổ xương máu với ai đâu mà ân với oán, nợ với nần”.
Vậy thì, tôi cũng xin nói lại:
- “Quân miền Bắc vào miền Nam của nước Việt Nam Cộng Hòa gieo tang thương biết chừng nào, đến nỗi những người miền Nam của nước Việt Nam Cộng Hòa không đi lính Quốc Gia cũng phải bỏ nhà, bỏ nước mà chạy lấy thân phải không?”
Có “những người đi lính Quốc Gia” mới cho những người miền Nam không đi lính Quốc Gia được yên ổn ít nhất 21 năm, từ những năm 1954 đến năm 1975 còn sống sót đến ngày hôm nay mà vô tâm, vô tình ăn nói một cách vô ơn, vô nghĩa đến như vậy đó. Ngay với con, với cháu của họ sinh đẻ sau cái ngày gọi là ngày "Giải Phóng" tàn độc đi nữa, cũng phải biết những người lính Quốc Gia đã phải hy sinh từng giọt máu, từng một phần thân thể, từng cái chết “Vị Quốc Vong Thân”… cho cha mẹ, cho ông bà của chúng nó còn sống nhăn răng ra mà lấy vợ, mà lấy chồng, mà sinh sôi nảy nở chúng ra cũng còn chưa thể nói năng hàm hồ đến như vậy thay.
Chiến tranh có những cái phi lý của nó mà chủ nghĩa thực dụng không giải thích được. Cái phi lý lớn nhất trong cuộc chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam vẫn là người lính Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử bắt phải thua trận một cách tức tưởi đến “tức hôc máu”. Nhưng đã là người lính Việt Nam Cộng Hòa với lời thề sắc son Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm thì sự chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho Tổ Quốc, cho Ðồng Bào thì muôn thuở, muôn nơi lời thề tử sinh đó vẫn còn nặng nề đeo theo suốt đời không bỏ. Cho nên, có lạ gì đến ngày hôm nay, những người lính ngày xưa trai trẻ hiên ngang bây giờ già thật là già dẫu đã mỏi gối chồn chân rồi, nhưng vẫn còn xông xáo lặn lội tìm đường cứu nước bằng cách nầy, bằng cách khác không biết mệt mõi, vì “Họ là những anh hùng không tên tuổi. Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình. Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh. Dâng đất nước cả cuộc đời” như lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nói:
Không đâu xa, ngay trong thành phố không đông người Việt của tôi đây, thành phố Kansas City thuộc tiểu bang Missouri cũng đã thấy biết bao người lính ngày xưa đó, bây giờ vẫn còn miệt mài ngày đêm tranh đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, phú cường. Tiêu biểu, tôi muốn nhắc đến tên một người mà ở đây gần như ai ai cũng biết đến, ngay cả một số người Mỹ cũng biết đến, đó là người anh bạn của tôi Nguyễn Hải Triều.
Hình: Anh Nguyễn Hải Triều
Anh Nguyễn Hải Triều gốc gác người “vùng lửa đạn ghê gớm” Lai Khê, Bến Cát ngày xưa là xã, là huyện của tỉnh Thủ Dầu Một trong một gia đình đông anh chị em. Ông cụ thân sinh là một hương hào địa phương, khá tiếng Pháp, hay chữ Việt và thông Hán tự. Có phải vận vào cuộc đời con mình những lời thơ làm trong lúc uống nước trà sớm mai nơi thôn dã hay khi chống cuốc nghỉ ngơi những lúc nương rẫy mệt nhọc đã tiên đoán vu vơ mà thành hiện thực trong bài thơ thân sinh anh đã ngẫu hứng nói về các con:
“Nguyễn ngọc Anh, có danh không có nghĩa.
Nguyễn lộng Ngọc quý báu vô cùng.
Nguyễn hải Triều, biển rộng mênh mông.
Nguyễn chánh Tông, lòng ngay dạ thẳng.
Nguyễn bửu Thuyền, chân trời mặt bể”.
“Nguyễn Hải Triều, biển rộng mênh mông”, biển rộng mênh mông nên ngay từ tấm bé, thân phận anh cứ mãi lầm lũi cuộc đời chiến chinh rầy đây mai đó khốn nguy!?
Cầu đò, Lai khê, Bến cát là những địa danh sau nầy không nói, mà trước đây cũng là “vùng lửa đạn ghê gớm” mà những thế lực trong sáng cũng có, tối tăm cũng có cố bám trụ, cố giành giựt làm cho gia đình hương hào Nguyễn Văn Cao, thân phụ anh Nguyễn Hải Triều ăn không ổn, ngủ không yên phải rời bỏ mà đi. Là vùng Chiến Khu D, Việt Minh tuyên truyền, hăm he ban đêm đáng sợ. Là đồn điền trồng và nghiên cứu cây cao su, Pháp đóng quân cai trị bắt ông đi xử bắn. Là vị trí chiến lược quân sự, Nhật đến tháng 3 năm 1945, Nhật chiếm giữ, bắt ông đem nhốt tù. Xét cho cùng, ông đã chọn đúng con đường cho gia đình và cho Quốc gia, năm 1946 cụ ông hương hào Nguyễn Văn Cao đã gia nhập vào Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ, tiền thân của Vệ Binh Quốc Gia Việt Nam (la Garde Nationale) sau nầy và cuối cùng là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Gia đình di chuyển về quận Châu Thành tỉnh Thủ Dầu Một, chú bé Nguyễn Hải Triều hết thời âm u cây rừng, thấy được một chút ánh sáng phồn hoa và tiếp tục cắp sách đến trường. Thủ Dần Một là tỉnh được thành lập rất sớm từ thời Pháp.
Ðến năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đổi ra là tỉnh Bình Dương cho đến sau nầy. Ở đây, cậu bé mang hào khí “cờ lau tập trận” tập họp chiến hữu, ngang tàng đụng trận với mấy nghịch tử cùng trường, cùng xóm dám “kêu tao là Việt gian” ngay bên thành Ông quan. Cái tên thành Ông quan người dân Thủ Dầu Một còn gọi là Citadel Quan hay trọc lóc là Citadel theo tiếng Pháp, được xây cất vào những năm cuối thập niên 1900 để cho các sĩ quan Pháp làm việc nơi trường Công Binh trú ngụ. Cơ ngơi nầy có 5 biệt thự hai tầng to lớn sơn màu vàng, xây dựng bằng sắt thép, gạch đá kiên cố, bề thế như một pháo đài, thành lũy. Ðang học lớp Nhì năm 1950 lúc mới 12 tuổi, con người “biển rộng mênh mông” Nguyễn Hải Triều được thân phụ gởi vào trường Thiếu Sinh Quân Gia Định mới thành lập trước đó mấy năm và đến năm 1953 chuyển về trường mới ở Mỹ Tho học cho đến năm 1955 thì ra trường với cấp bậc Binh Nhì không “galon”.
Cũng nên biết, khi quân đội Pháp trở lại Ðông Dương, năm 1946 họ lập ra hai trường Thiếu Sinh Quân: Một ở Ðà Lạt dành cho con cái người Pháp; một ở Vũng Tàu dành cho con cái quân nhân không phải người Pháp trong Liên Hiệp Pháp. Sau đó, Quân Đội Việt Nam lập thêm năm trường Thiếu Sinh Quân nữa cho bốn Quân Khu và một dành riêng cho người Nùng. Nguyễn Hải Triều học ở trường Thiếu Sinh Quân Đệ I Quân Khu đóng ở Gia Định, sát bên lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Những chú “lính con nhà nòi” ra trường bước đầu là lính trơn, rồi bò dần lên Hạ sĩ, lên Hạ sĩ I (nhất) và chín tháng sau mới thượng lon Trung sĩ. Năm 1967 vì khu “rừng lá” ở Bình Tuy thường khi có Việt cộng “đắp mô”, đặt mìn, đón đường, tôi về Phan Thiết bằng ghe đậu nơi cầu Chà và ở chợ Lớn. Tới Vũng Tàu phải vào bờ vì bão, tôi được ông anh Ðại úy dẫn vào trường Thiếu Sinh Quân ở lại một ngày một đêm. Ðời binh nghiệp, tôi mới ra quân trường, thấy mấy chú bé mười hai tuổi, mười ba tuổi, mười bốn tuổi… sống kỷ luật nơi “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đỗ máu” mà vừa thương vừa mến phục chi lạ! Thương là thương đời con nít có khi còn bú sửa mẹ như người em bạn tôi con trai một, mười một tuổi đầu còn nhai vú da của bà mẹ cưng con. Phục là phục tuổi thơ nhõng nhẽo lại mạnh dạn, cứng cõi, hùng dũng, những con chim non chưa rời tổ mẹ mà đã hiên ngang:
“Ta là đoàn Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Mai nầy đều bưóc theo gương đàn anh.
Không nề đường trường gian lao nguy khó.
Ðang chờ đoàn ta hỡi Thiếu sinh quân.
Ta đi lên vai chen vai cất vang muôn tiếng cười.
Ta xây dựng ngày mai muôn dân Nam đón chờ ta đó”.
Cho nên, không lạ gì “con dòng cháu giống”, các chú lính con con đã nhứt quyết tử thủ, đánh với Việt cộng tới ngày 29 tháng 4 năm 1975 buộc Việt cộng phải chịu để các cháu tuôn trào nước mắt làm Lễ Hạ Quốc Kỳ Việt Nam mới chịu theo lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng. Nói gì nói, thấy mấy em nhỏ như đàn con cháu của mình mà sớm ghép vào kỷ luật “quân lệnh như sơn” thì tội nghiệp quá cuộc đời trẻ thơ mộng mị…
Năm 1955, Nguyễn Hải Triều, học trò trường Thiếu Sinh Quân Mỹ Tho ra trường về Tiểu Đoàn Trợ Chiến của Liên Đoàn Nhảy Dù. Liên Đoàn Nhảy Dù do Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí chỉ huy mới vừa thành lập ngày 29 tháng 9 năm 1954 từ các Tiểu Đoàn 1, 3, 5, 6 cùng với Tiểu Đoàn Chỉ Huy và Chủ Lực (Bataillon de Commandemant et d’Appui). Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù và Tiểu Đoàn Trợ Chiến đang đóng quân quanh vùng Hòa Hưng Sài Gòn, khúc Ga xe lửa và Cống Bà Xếp. Tiểu Đoàn Trợ Chiến có các Ðại Đội Quân Y, Công Binh, Súng Cối, Kỹ Thuật, Chung Sự, Trung Tâm Huấn Luyện, Phân Đội Truyền Tin…
Ðược biết, ngày 1 tháng 5 năm 1958, Tiểu Đoàn Chỉ Huy và Chủ Cực được cải danh là Tiểu Đoàn Trợ Chiến mà Tiểu Đoàn trưởng đầu tiên là Ðại úy Trịnh Xuân Nghiêm. Nguyễn Hải Triều về Tiểu Đoàn Trợ Chiến thời Ðại úy Nguyễn Thọ Lập chỉ huy, sau khi bàn giao chức vụ nầy với Ðại úy Trịnh Xuân Nghiêm lên làm Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù.
Thiếu úy Nguyễn hải Triều Toán Thám sát “Recon Team”
Ở đây, Nguyễn Hải Triều được biệt phái lên Liên Đoàn đóng trong trại Hoàng Hoa Thám phục vụ như một Hạ sĩ quan An Ninh làm việc dưới quyền Ðại úy Trưởng Phòng Trần Đình Vỵ. Trong thời gian nầy có chút thì giờ rỗi rảnh, anh cố gắng đến các trường Nguyễn Công Trứ ở Tân Định hay Hưng Đạo ở Sài Gòn học thêm để “sẽ là một sĩ quan văn võ song toàn” như những người lính vẫn thường ước mơ, tâm sự.
Năm 1962 học Ðồng Đế Nha Trang, Nguyễn Hải Triều ra Chuẩn úy đổi về Tiểu Đoàn 6, hậu cứ đóng quân ở Vũng Tàu do Ðại úy Tống Hồ Hàm từ phủ tổng thống về làm Tiểu Đoàn Trưởng trong một thời gia rất ngắn. Ðại úy Lê Văn Ðặng lên thay thế cho đến 1/11/63 lại chuyền tay qua Ðại úy Vũ Thế Quang nhờ tham gia Cách Mạng 1/11/1963 với Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp Vũng Tàu lúc bấy giờ là Trung tá Vĩnh Lộc.
Thiếu úy Nguyễn Hải Triều là một trong bốn Trung Đội Trưởng tác chiến của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù cũng có mặt trong đoàn quân tiến về Sài Gòn ngày ấy, rồi sau đó làm sĩ quan An Ninh Tình Báo cho Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đi khắp Bốn Vùng Chiến Thuật. Nói về thành tích đánh giặc của các đơn vị Nhảy Dù từ lúc mới lập ra cho đến khi tướng Dương Văn Minh bức tử quân đội, bắt phải đầu hàng thì nói làm sao cho hết, viết làm sao cho đủ những chiến công hiển hách, những trận đánh trời long đất lở làm cho địch quân từ thời Việt Minh, đến thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa/Việt cộng cho đến thời “lấm la lấm lét” lẹt đẹt ba cái anh chàng Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Viêt Nam, chỉ nghe đến cái tên thôi, Việt cộng cũng phải khiếp đãm, kinh hồn, bạt vía đi rồi, chạy còn không muốn kịp nói gì đánh với đấm, bắn với đâm. Cuối năm 1964 đến đầu năm 1965, sau khi được Ðại tá Hồ Tiêu tuyển dụng và đưa Sự Vụ Lệnh vào Sở Liên Lạc, tính ra cũng được 10 năm anh Nguyễn Hải Triều đã sống trong gia đình Nhảy Dù.
Với thời gian dài vào sanh ra tử không phải quá ngắn thì lòng nào cũng phải lưu luyến, cũng phải bồi hồi, nhưng cuộc đời binh nghiệp nay có thêm Ðại úy Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thế Phồn; Trung úy Trần Lưu Huân; Thiếu úy Văn Thạch Bích, Lê Văn, Phan Nhật Văn…
Nằm cùng một Sự Vụ Lệnh thì Thiếu úy Nguyễn Hải Triều cũng không giấu được niềm vui với những người bạn mới, với những công tác mới, dù anh biết rằng cam go hơn, gian đầy hơn và nhất là ranh giới tử sanh mong manh như giọt sương mai, nhỏ nhoi như thể chiều ngang một sợi tóc.
Sau khi thụ huấn khóa “Chiến Tranh Ngoại Lệ” học về những nguyên tắc tình báo, phản tình báo cho những hoạt động âm thầm ngay trong lòng đất địch hoặc trong vùng địch tạm chiếm ở Trung Tâm Huấn Luyện Long Thành mà sau nầy gọi là Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng, anh bấy giờ thực sự là “những anh hùng không tên tuổi, sống âm thầm trong bóng tối mênh mông” với cái tên Lôi Hổ nghe ra lạ hoắc, nhưng chắc lòng anh cũng tràn đầy niềm kiêu hãnh. “Chiến Tranh Ngoại Lệ” là chiến tranh mới lạ hoàn toàn, khác xa hoàn toàn chiến tranh qui ước, được dịch từ tiếng Mỹ “Unconditional Warfare” mà ra.
Hình: Anh Nguyễn Hải Triều và Tưóng Lương Xuân Việt
Năm 1982, lúc còn ở tù Việt cộng nơi K.2 của Z.30C Hàm tân, anh bạn trẻ tuổi Phùng Quang Thế, chúng tôi thường gọi là Ðại úy Lôi Hổ là Ðại úy Lôi Hổ thiệt, có kể là: “Mới bước vào nhà thằng lính vừa tử trận để phân ưu và chia buồn thì ba nó, má nó chạy ùa ra ôm chầm lấy tôi vừa khóc vừa than thảm thiết, Ðại úy ơi là Ðại úy! Con ơi là con! Ai biểu con đi Lôi Hổ để bây giờ hổ lôi con. Nghe vừa buồn cười vừa đau chết điếng”.
Cũng nên rõ, Sở Liên Lạc thuộc Bộ Tổng Tham Mưu mà Ðại tá Hồ Tiêu làm Chánh Sở bấy giờ không phải là Sở Liên Lạc thuộc phủ tổng thống trước đây của Trung tá Lê Quang Tung chỉ huy. Sở Liên Lạc thuộc Phủ Tổng Thống (Presidential Liaison Office) được thành lập năm 1956, đến 1960 cải danh là Sở Khai Thác Ðịa Hình (Topographic Exploitation Service) và tháng 3 năm 1963 thì chuyển thành Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Ðặc Biệt, Ðại tá Lê Quang Tung vẫn chỉ huy cho đến Cách Mạng 1/11/1963.
Theo nhu cầu tình báo chiến thuật cũng có, chiến lược cũng có lúc bấy giờ tại Việt Nam, hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đã có sự phối hợp.
Về phía Mỹ có cơ quan MACV-SOG viết tắt từ chữ Military Assistance Command, phía Vietnam thì – Studies and Observation Group
cơ quan MACV-SOG là Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam – Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát.
Về phía Việt Nam tách ra từ Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Ðặc Biệt có:
- Phòng 45 còn gọi là Sở Bắc thành Sở Khai Thác thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, về sau gọi là Sở Công Tác được thành lập từ hai Ðoàn Công Tác 11 và 68, Ðại tá Trần Văn Hổ chỉ huy và
- Phòng 55 còn gọi là Sở Nam thành Sở Liên Lạc thuộc Bộ Tổng Tham Mưu do Ðại tá Hồ Tiêu chỉ huy.
Ðến ngày 12 tháng 2 năm 1965, Nha Kỹ Thuật được thành lập trên căn bản hoạt động của hai Sở nói ở trên và các Sở:
- Phòng Vệ Duyên Hải,
- Tâm Lý Chiến,
- Không Yểm,
- Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng.
* Ðại tá Trần Văn Hổ đảm trách chức vụ giám đốc. Ông giữ chức vụ Giám Đốc Nha Kỹ Thuật nầy từ năm 1964 đến năm 1968 và
* Ðại tá Ðoàn Văn Nu tiếp theo từ năm 1968 cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1975.
Nói về sự hình thành và hoạt động của Nha Kỹ Thuật thì vô cùng rối rắm, ngay cả những vị sĩ quan trong ngành đôi khi cũng lúng túng. Ðiều nầy không có gì là lạ vì Nha Kỹ Thuật là một cơ quan tình báo “kín cổng cao tường” biệt lập và mơ hồ, lại hoạt động lại âm âm u u nơi rừng thiêng núi thẳm một cuộc “Chiến Tranh Ngoại Lệ” nữa thì đố trời ai biết ngọn ngành, ai trách ai làm chi?
Những Operation Shining Brass và Prairie Fire của “Secret War” trên đất Lào theo dõi đường mòn Hồ chí minh hay những Operation Daniel Boon và Salem House ở Cambodge vì Norodom Shihanouk thân Trung quốc… thì làm sao biết cho hết, thì làm sao biết cho thiệt đúng không sai?
Những cuộc hành quân Nhảy Toán từ mông lung trên trời rơi xuống, từ bao la ngoài biển chạy vào, từ rừng núi âm u băng vô đất Bắc “ăn dầm nằm dề” LRRPs là Long Range Reconnaissance Patrol hay những cuộc hành quân ngắn hạn mang tên TRATA là Term Reconnaissance And Target Acquisition vùng ngoại biên Việt - Lào, Lào - Thái, Việt - Miên… kín miệng như câm, nhắm mắt như mù, dám nói với ai để chết không kịp ngáp!
Hình:
Armed Forces Day Parade, 18/5/2913 tại Kansas City
Ðã là người lính hoạt động tình báo, phản tình báo của “Chiến Tranh Ngoại Lệ” chính thức trong thời cam go nhất của đất nước, anh Nguyễn Hải Triều khi là các Toán Thám Sát “Recon Team” với 12 người “Nhảy Toán” tới vùng đất Trung và Hạ Lào ở Paksé, Savannakhet từ những Tiền Doanh I, Tiền doanh II, FOB I, FOB II là “Foreward Of Base I, Foreward Of Base II” bằng H.34 của Phi Đoàn Trực Thăng 219; khi thì biệt phái làm sĩ quan Liên Lạc trong Tiểu Đoàn 33 Hoàng Gia Lào vào năm 1966, đóng ở vùng rừng núi mịt mùng heo hút Ban Houayxay, một cao điểm cũng là yếu điểm “Fort Carnot” của Pháp ngày xưa để lại, mà từ đấy nhìn ra ba mặt “Tam Biên” cuộc chiến trên đất Miến, Lào, Việt để quấy phá, cứu nguy, tâm lý chiến, bắt cóc, thủ tiêu, chỉ điểm, lấy tin tức ở dọc Ðường 9 Nam Lào, Ðường mòn Hồ chí minh.
Viết về anh và một phần qua việc làm anh đã làm như một biểu tượng, để nhắn nhủ với bà con người Việt mình rằng -- chúng ta có nợ với những Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta còn nợ với những người anh em Thương Phế Binh ở bên nhà và chúng ta còn bổn phận phải xóa bỏ chế độ Cộng Sản Việt Nam “như những thiên kỳ quái nhất của lịch sử loài người”, là ung thối thanh sử nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến./.
NGUYỄN THỪA BÌNH
Kansas City, đêm tháng Hè 20/7/13
Năm 1968, lúc bấy giờ anh là Ðại Úy, Chỉ huy phó Căn cứ Tiền Đoanh II (FOB II) ở Kontum với Thiếu tá Ngụy Hiền là Chỉ huy trưởng, rồi tiếp theo là Chỉ huy phó Căn cứ Tiền Doanh I (FOB I) ở Phú Bài, Thiếu tá Hồ Châu Tuấn làm Chỉ huy trưởng, rồi về làm Trưởng Phòng 2 Sở Liên Lạc Bộ Tổng Tham Mưu đóng trong nghĩa trang Bắc Việt ở Tân Sơn Nhứt. Cuối năm 1969 làm Phó Tùy Viên Quân Sự Việt Nam tại Lào dưới thời Luật sư Hoàng Cơ Thụy làm Ðại Sứ cho đến gần nửa năm sau ngày Chiến dịch Lam Sơn 719 cũng là Chiến dịch Ðường 9 Nam Lào giữa ngày 8 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3 năm 1971, tính ra cũng hơn 18 tháng. Về lại Sở Liên lạc rồi đưa qua Sở Công tác do Ðại Tá Ngô thế Linh, Phó Giám đốc Nha Kỹ thuật kiêm nhiệm. Sở Công tác bấy giờ không còn thi hành nhiệm vụ như Sở Bắc hay Phòng 45 hay Phòng E như thời Ðại tá Trần Văn Hổ làm Chánh sở buổi ban đầu, Nguyễn Hải Triều làm Huấn luyện viên về “Chiến Tranh Ngoại Lệ”, rồi vào Trường Bộ Binh Thủ Đức học Bộ Binh cao cấp thời Trung tướng Phạm Quốc Thuần làm Chỉ huy trưởng. Mãn khóa học, anh Nguyễn Hải Triều về hậu cứ ở Non Nước rồi Sơn Trà ở Ðà nẵng và sau đó ít lâu, năm 1973 lên Thiếu tá làm Chỉ huy phó Ðoàn Công Tác 71 cho đến ngày “Tôi, Ðại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện”.
Nguồn: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?11548-M%E1%BB%99t-%C3%90%E1%BB%9Di-Chi%E1%BA%BFn-S%C4%A9-D%E1%BB%8Dc-Ngang-Nguy%E1%BB%85n-Th%E1%BB%ABa-B%C3%ACnh
Little Saigon In Vancouver, Canada
Hình ảnh Little Saigon Vancouver sẽ được thực hiện...
Vancouver được thế giới coi là một trong mười thành phố đẹp và nổi danh trên thế giới, và là thành phố lớn và quan trọng thứ ba ở Canada. Số người Việt tỵ nạn cộng sản sống tại Vancouver và vùng phụ cận khoảng 30 tới 35 ngàn, cả Nam lẫn Bắc.
Vancouver cũng là một trong ba thành phố trên thế giới được tập đoàn Việt cộng
Hà Nội chọn mở tổng lãnh sự quán trong năm 2011 bằng một quyết định chính thức của tập đoàn cộng sản Việt Nam. Không biết vô tình hay trùng hợp, chính trong thời gian cộng sản loan báo tin này thì cuộc khủng hoảng cộng đồng tại Vancouver diễn ra trầm trọng, ảnh hưởng tai hại, phân hóa trong tập thể người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại… và có vẻ như cuộc phân hóa này ảnh hưởng thuận lợi cho tiến trình dọn đường cho cộng sản dễ dàng treo lá cờ đỏ sao vàng trên nóc lãnh sự quán cộng sản ở Vancouver, Canada.
Thế nhưng, tình thế không diễn tiến theo góc độ thuận lợi cho Hà Nội, các tổ chức tranh đấu chống cộng của người Việt vẫn “bám trụ” và tái phối trí để tồn tại và đương đầu với tình hình, song song với sự ra đời của Hội Người Việt Tự Do tại BC (The Free Vietnamese Association in BC / FVA) và Little Saigon Vancouver Committee. Họ đã vào cuộc, vận động thành công với chính quyền địa phương để Vancouver có một khu phố mang tên “Little Saigon Vancouver” trên đường Kingsway kéo dài từ Fraser St đến Nanaimo St, dài khoảng 4 Km, đồng thời tiếp tục các sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh như trước.
Hiện nay, các tổ chức quốc gia, nhất là Little Saigon Committee, các hội đoàn quốc gia và FVA đang phối hợp vận động tài chánh đồng bào, bà con tại Vancouver, các nơi khắp Canada và các nơi trên thế giới để có đủ ngân khoản thực hiện sớm những bản decorations cho con đường mang tên Little Saigon Vancouver. Bản decoration được Hội Đồng Thành Phố Vancouver chấp thuận lại mang bóng dáng hình ảnh lá cờ vàng tự do, biểu tượng của những người bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản tìm tự do. Đây là điều cộng sản và Việt gian nằm vùng không bao giờ muốn. Họ đã biểu lộ điều đó ngay trong những ngày đầu của cuộc vận động thành hình Little Saigon Vancouver với mưu định có một tên khác như
Viet Town
hay
Vietnam Town
thay vì
Little Saigon Vancouver
.
Little Saigon Committee và anh chị em trong ban vận động đang nổ lực vận động tài chánh để hoàn thành việc trang hoàng khu Little Saigon Vancouver trong năm nay với ngân khoản khoảng 60 ngàn đô la. Có những đóng góp cá nhân, có những đóng góp theo diện gia đình, một hoặc hai gia đình chung nhau bảo trợ việc “decoration” một cột đèn, có những mạnh thường quân, nhân sĩ, thương gia ghi tên đóng góp… nhưng làm sao có đủ ngân khoản kịp cho thời gian hoàn tất khu Little Saigon Vancouver cũng rất gian nan, chật vật.
Little Saigon Vancouver là tên gọi chính thức đầu tiên của một khu phố trên đường Kingsway tại Vancouver, Canada. Nó vừa là niềm vui, vừa là niềm hãnh diện chung cho tất cả người Việt lưu vong, không những chỉ ở Vancouver, các tỉnh bang Canada mà cả toàn thế giới. Little Saigon Vancouver xin được coi là biểu tượng tự do chung của tất cả người Việt khắp nơi. Trong tinh thần đó, chúng tôi chân thành kêu gọi sự đóng góp cùa bà con Việt Nam trên khắp thế giới.
Những ai ở các quốc gia ngoài Canada, ngoài tỉnh bang British Columbia, đóng góp cho việc “decoration” hoàn thành khu Little Saigon Vancouver, chúng tôi sẽ ghi tên quý vị vào quyển sổ vàng “Little Saigon Vancouver” và quý vị trở thành ân nhân, khách quý của Little Saigon Committee và Hội Người Việt Tự Do tại BC (The Free Vietnamese Association in BC).
Là người đóng góp chung cho việc hoàn thành khu Little Saigon Vancouver, khi quý vị đến thăm Vancouver, chúng tôi sẽ “đón quý vị như người nhà”! Quý vị lạc đường? Chúng tôi sẽ giúp quý vị! Quý vị cần tin tức Vancouver? Chúng tôi sẽ giúp quý vị! Sau khi hoàn thành xong khu Little Saigon Vancouver, quý vị đến thành phố này, thăm Little Saigon Vancouver, quý vị sẽ thấy ấm lòng như mình đang ở giữa Sài Gòn thân yêu xưa!
Hãy coi Little Saigon Vancouver là niềm vui, là của chung của tất cả chúng ta! Chúng tôi cần sự đóng góp, tiếp tay của bà con Việt Nam khắp nơi.
Hải Triều
22-05-2012
Khu Phố Little Saigon tại thành phố Vancouver, Canada
.....................................
https://www.yelp.com/biz/little-saigon-yaletown-vancouver
Little Saigon In Vancouver, Canada Nguyễn Hải Triều
No comments:
Post a Comment
Newer Post
Older Post
Home
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment