Sunday, March 12, 2023

H' Mong People / Tộc Người H' Mông


H' Mong People / Miao people

1


2

3


**********************




Chi You / Xi Vưu


Chiến Thần Xi Vưu
Xi Vưu là một người thủ lãnh của bộ lạc Cửu Lê Xi Vưu là thủy tổ của người H’ Mông, được mang danh là chiến thần nổi tiếng thời cổ. Xi Vưu được người đời thêu dệt nhiều câu chuyện thần thoại đầy kính phục, nhưng cũng có lúc bị chê trách là người phản bội. Xi Vưu là một người có thật thời tiền sử gắn liền trong một cuộc giao chiến ác liệt đó là trận, “Battle of Zhuolu” trận Trác Lộc 2704.
https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Zhuolu
2500 BC Trong Việt sử, Xi Vưu là nguyên soái của Đế Minh, Đế Lai, nhưng trong sử Tàu, ông là người gây hấn, phản bội.

Xuy Vưu là vị thần của phương Tây, đứng đầu bộ tộc Cửu Lê (Cửu là số 9, chỉ phương Tây). Phương Tây trong Ngũ hành có màu trắng. Xuy Vưu là thần chiến tranh, không phải là Viêm Đế Thần Nông. Thần Nông là một vị thần của nông nghiệp.
3118–2879TCN Xích Thần Đế Lai tử trận, Tướng soái là Xi Vưu bị bắt và bị giết tại trận Trác Lộc, Bà Âu Cơ đem 81 bộ lạc của Xi Vưu và Đế Lai (cha của bà Âu Cơ) vê dãy núi Ngũ Lĩnh, Động Đình Hồ, sông Trường Giang
2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–208 TCN Văn Lang
207–179 TCN Âu Lạc


Tướng của Đế Minh là Xi Vưu được lệnh ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của quân du mục là Hiên Viên, quân của Xi Vưu thất thủ tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa núi Thái Sơn và Trong Nguồn. Chấm dứt 520 năm trị vì của dòng Đế Viêm Thần Nông bắc (sông Hoàng Hà). Đế Lai tử trận, Xi Vưu thất thủ, Hiên Viên chiếm được Trung Nguyên và núi Thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế lập nhà Hạ.

Việt tộc đã làm chủ Trung Nguyên được 520 năm trước người Hãn-Hạ đến chiếm.



***************************

1


2


3


4


12


---------------------

Vang Pao
Vang-pao.jpg
Vang in 2004
Native name
Vaj Pov
Born8 December 1929
Xiangkhouang, French Indochina
Died6 January 2011(2011-01-06) (aged 81)
Clovis, California, U.S.
Allegiance French Indochina
 Kingdom of Laos
 United States of America
Service/branch French Army
Royal Lao Army
 United States Army
Years of service1940–1975
RankMajor general
Commands heldGCMA Laos
"Secret Army"
Battles/warsSecond Sino-Japanese War
First Indochina War
Laotian Civil War
Second Indochina War
NationalityHmong, Laotian

Vang Pao (RPA: Vaj Pov [vâ pɔ̌], Lao: ວັງປາວ; 8 December 1929 – 6 January 2011)[1] was a major general in the Royal Lao Army.[2] He was a leader of the Hmong American community in the United States. He was also known as General Vang Pao to the people in the Hmong community.

Early life[edit]

Vang, an ethnic Hmong, was born on 8 December 1929,[3][4] in a Hmong village named Nonghet,[5] located in Central Xiangkhuang Province, in the northeastern region of Laos, where his father, Neng Chu Vang, was a county leader.

Vang began his early life as a farmer until Japanese forces invaded and occupied French Indochina in World War II. His father sent him away to school from the age of 10 to 15[1] before he launched his military career, joining the French Military to protect fellow Hmong during the Japanese invasion.[citation needed]

While taking an entrance examination, the captain who was the proctor realized that Vang knew almost no written French. The captain dictated the answers to Vang so he could join the army. Anne Fadiman, author of The Spirit Catches You and You Fall Down, said Vang did not express any embarrassment over this cheating. Fadiman added "it is worth noting that in this incident, far from tarnishing Vang Pao's reputation — as, for example Ted Kennedy's fudged Spanish exam at Harvard University tarnished his — merely added to his mythology: this was the sort of man who could never be held back by such petty impediments as rules."[6]

Military career[edit]

Programs Evaluation Office (PEO) adviser Jack F. Mathews with then Major Vang Pao, commander of the 10éme Bataillon de Infanterie (10 BI), at Nong Net, July 1960.

The term "Mèo Maquis" was originally used by Free French and Allied intelligence officers to describe the Hmong resistance forces working against Japanese forces occupying Indochina and China during World War II.[7] After World War II, French Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés (GCMA) authorities recruited Vang as a lieutenant during the First Indochina War to combat the Viet Minh (archive video on YouTube by Col. Jean Sassi).

He was the only ethnic Hmong to attain the rank of General officer in the Royal Lao Army, and he was loyal to the King of Laos while remaining a champion of the Hmong people. During the 1960s/70s, he commanded the Secret Army, also known as the Hmong Army, a highly-effective Central Intelligence Agency-trained and supported force that fought against the Pathet Lao and People's Army of Vietnam.[8] Vang's ethnic Hmong and Laotian veterans and their refugee families who served in the U.S. "Secret Army" were eventually granted the status of political refugees by the United Nations because of alleged persecution by the Lao Marxist government and communist Vietnam who took control in 1975[citation needed]. The Lao and Hmong refugees were allowed to resettle in the United States, France, Australia, New Zealand and elsewhere. Many of Vang's former veterans formed the Lao Veterans of America, Inc. and the Lao Veterans of America Institute, with offices in Fresno, California, Washington, D.C. and other locales.[9]

Immigration to the United States[edit]

Vang emigrated to the United States after the communists seized power in Laos in 1975. He and his wife, May Song Vang, whom he married in 1973, initially moved to Montana before settling in California.[10] He remained widely respected by his fellow Hmong and was an esteemed elder of the American Hmong people, many of whom experienced the war or the reprisals that followed.[11] Though he was somewhat less influential among younger Hmong-Americans who have grown up primarily in the United States, he generally was considered an influential leader of U.S.-based Hmong, enjoying great loyalty for his position of leadership and respect for his military accomplishments.[12]

While in exile, Vang assembled other Lao and Hmong leaders from around the world to create the United Lao National Liberation Front (ULNF), also known as the Lao National Liberation Movement or simply the Neo Hom, to bring attention to atrocities happening in Laos and to support the political and military resistance to the government of the Lao People's Democratic Republic.[13][page needed] He was one of the eight founders of the organization in 1981, along with Prince Sisouk na Champassak, General Phoumi Nosavan and General Kouprasith Abhay.[citation needed]

Thousands of Vang's former ethnic Laotian and Hmong veterans, and their refugee families, in the United States also formed the non-profit veterans and advocacy organizations the Lao Veterans of America and the Lao Veterans of America Institute. In the late 1980s and 1990s, Vang, aided by his adviser, Philip Smith, and influential American diplomatic allies, Members of Congress, and vast numbers of Hmong-Americans, helped halt the forced United Nations-sponsored repatriation back to Laos of thousands of Laotian and Hmong refugees in Thailand. It was a major human rights victory for the Hmong and Lao community and non-profit advocacy organizations who urged an end to forced repatriation, including the Center for Public Policy Analysis (CPPA) and the Lao Veterans of America.[14][15][16][17]

Throughout Vang's residence in the U.S., the Hmong leader diplomatically opposed human rights violations by the communist government of Laos against the Hmong and Laotian people. He was invited to speak at the U.S. Congressional Forum on Laos, with Members of Congress, about the persecution of the Laotian and Hmong people on several occasions in the U.S. Congress from 1999 to 2003.[18]

From 1993 to 2003, Vang relied on Philip Smith for much of his efforts with policymakers in Washington, D.C. and the U.S. Congress. Smith was a long-time friend of Vang Pao and many Laotian and Hmong American community leaders.[19][20] Over time, Smith was instrumental in helping Vang to meet with key Members of Congress and senior Administration officials as well as helping to organize Congressional hearings, briefings and research missions to South East Asia.[21][22] (Smith, a foreign policy, human rights and legislative affairs specialist, serves as the Executive Director of the Center for Public Policy Analysis.)

In March 2011, following Vang Pao's death, Smith wrote an editorial critical of the decision to not allow him to be interred in Arlington National Cemetery. Smith persisted in his efforts and the CPPA, along with the Lao Veterans of America, helped organize national veterans ceremonies in May 2011 to officially honor Vang Pao at Arlington National Cemetery.[23][24]

In late November 2003 and early 2004, Vang shocked many of his closest advisers and supporters, and began to mysteriously, and abruptly, reverse his previous position in opposition to U.S. economic sanctions against the communist government of Laos.[25][26] Vang, in close cooperation with one of his highly controversial sons, Cha Vang, reversed his long-standing position and began to publicly advocate normalization of U.S.-Laotian trade relations with Laos in a highly controversial move that involved secret meetings with communist Vietnamese military and political officials and complex and questionable financial dealings involving Cha Vang and others.[27] This created suspicion and distrust among many of Pao's supporters and advisers who quickly began to abandon Vang Pao and his new direction in support of the Lao government's foreign policy, economic and military agenda.[28][29] The Lao Marxist government, and hardline Pathet Lao elements in the Lao military and government, backed by the military in Vietnam, continued to engage in military attacks and human rights violations against the Hmong in Laos.[30][31][32]

Many of Vang's former veterans and their families, whose relatives were still being persecuted and killed in Laos, opposed Vang's change of stance on the issue of Normalized Trade Relations (NTR), or Most Favored Nation Trade Status (MFN), with Laos. This included the Lao Veterans of America, the Center for Public Policy Analysis and others. Following Pao's meeting with communist generals and officials from Vietnam, Vang's so-called "New Doctrine" was widely opposed by many of his closest advisers, family, supporters, and former veterans, and many in the Lao and Hmong-American community.[33][34] By 2004–05, independent journalists investigating complex financial relations, ethics probes, and scandals surrounding Cha Vang and various lawsuits. Central in the controversy, scandals, and lawsuits, including one by the Minnesota Attorney General, was Cha Vang's role with the Vang Pao Foundation, a funeral home, a chamber of commerce in St. Paul, and other financial and political dealings. The Minnesota Star Tribune and St. Paul Pioneer Press reported extensively on these matters.[35][36]

The Vang Pao Foundation was forced to close following investigation by authorities and a lawsuit by the attorney general of Minnesota.[37][38][39][40][41]

Thailand-based Laotian and Hmong refugees, many of whom had been living at formal and informal refugee camps including Wat Tham Krabok, a Buddhist temple in Thailand, were afforded the right to avoid the forced return to Laos and instead over 15,000 were offered relocation rights and assistance to the U.S. in 2004–05.[42][43]

Coup d'état conspiracy[edit]

On 4 June 2007, following a lengthy federal investigation labeled "Operation Tarnished Eagle", warrants were issued by U.S. federal courts ordering the arrest of Vang Pao and nine others for allegedly plotting to overthrow the Pathet Lao communist government of Laos, in violation of the federal Neutrality Acts. Following the issuance of the warrants, an estimated 250 federal agents representing numerous U.S. federal law enforcement and other agencies conducted simultaneous raids on homes, offices and other locations throughout central and southern California, arresting Vang and nine other individuals.[44] The federal charges alleged that members of the group inspected weapons, including AK-47s, smoke grenades, and Stinger missiles, with the intent of purchasing them and smuggling them into Thailand, where they allegedly would be shipped to anti-Laotian governmental resistance movement forces inside Laos. The one non-Hmong person among the nine arrested, Harrison Jack, a 1968 West Point graduate and retired Army infantry officer, allegedly attempted to recruit Special Operations veterans to act as mercenaries in an invasion of Laos.[citation needed]

The Pathet Lao Marxist government Laos was engaged in serious human rights violations, including military attacks on civilians by the Lao People's Army in Laos in 2007 and prior, according to Amnesty International, Human Rights Watch, the Center for Public Policy Analysis, the Lao Veterans of America, the Lao Human Rights Council, headed by Dr. Vang Pobzeb, Members of the United States Congress and others. Vietnam People's Army forces were also involved with military attacks on the Hmong people in Laos and illegal logging activities driving many Hmong from their mountain homelands.[45]

On 15 June 2007, defendants were indicted by a grand jury and an 11th man was arrested in connection with the alleged plot. The defendants face possible life prison terms for violation of the U.S. Neutrality Act and various weapons charges. Vang and the other Hmong were initially denied bail by the California federal court, which cited each of them as a flight risk. Since the 4 June 2007 federal raid, the arrests became the subject of mounting criticism. His fellow friends, including Hmong, Mienh, Lao, Vietnamese, and Americans individuals who knew Vang protested the arrests, rallying in California, Minnesota, Michigan, North Carolina and Wisconsin. Several of Vang's high-level U.S. supporters criticized the California court that issued the arrest warrants. In 2009 all of the federal charges against Vang Pao were dropped.[46]

Prior to his arrest, Vang was scheduled to have an elementary school in Madison, Wisconsin named after him, a proposal that met with opposition over historian Alfred W. McCoy's allegations that Vang had been involved in war crimes and drug trafficking,[47] with Hmong scholars Gary Yia Lee[48] and Jane Hamilton-Merritt, as well as former Air America Association president Jack Knott, strongly disputing his claims.[49] Pao's June 2007 arrest later led the Madison School to reopen discussion on the school's naming.[50] On 18 June 2007, the Madison Metropolitan School District Board of Education voted to drop Vang's name from the new school, in light of the federal charges against him and the previous allegations.[51] Nonetheless, in 2012 another school district, the Fresno Unified School District, voted unanimously to name a new elementary school after him the year after his passing.[52]

Release from jail[edit]

On 12 July 2007, the California federal court ordered the release of the Hmong leader on a US$1.5 million bond secured by property owned by members of his family. Many Hmong had participated in numerous protests over several weeks in California and elsewhere, calling for Pao's release from the date of his incarceration until his release under bail nearly a month later.[53]

Return to court[edit]

On 9 March 2009, Vang's lawyers filed a motion seeking to dismiss the charges against him. His lawyers claimed that the charges were fabricated and had no bearing in court. Following this appearance, on 6 April 2009, federal prosecutors denied all allegations of fabrications in the motion. That following month, on 11 May 2009, Vang Pao returned to federal court in Sacramento, California with his lawyers to argue the motion. Judge Frank Damrell stated, after hearing the arguments for the motion, that there was insufficient evidence from the defense to justify a dismissal.[citation needed]

Dropping of charges[edit]

On 18 September 2009, the federal government dropped all charges against Vang Pao, announcing in a release that the federal government was permitted to consider "the probable sentence or other consequences if the person is convicted."[46] Vang Pao's long-time adviser and friend Philip Smith hailed the federal government's decision to drop the charges against Vang and the other accused Hmong-American defendants. Following Vang's arrest, Smith advocated in Washington, D.C. for the case to be dropped against Vang and other Hmong leaders. Smith raised repeated public concerns that the U.S. Justice Department and U.S. Department of States, would be putting themselves and the U.S. government on trial, for its betrayal and abandonment of the Hmong people during the conclusion of the Vietnam War and its aftermath when many Hmong were killed or imprisoned by the Lao communist government that prevailed in the conflict.[54][55]

At special sessions of the U.S. Congressional Forum on Laos, Smith and the Center for Public Policy Analysis joined by Members of Congress, including U.S. Representative Dana Rohrabacher, and others, called on the U.S. Department of Justice to immediately drop the case, and the charges, against General Vang and the other Hmong defendants, especially in light of the Lao government's and Lao Peoples Army's (LPA) ongoing military attacks and egregious human rights violations directed against many of the Laotian and Hmong people, which included attacks on unarmed civilians and political and religious dissidents, atrocities, rape, torture and the use of mass starvation.[56][57][58][59]

Amnesty International and other human rights organizations and experts testified about their research efforts, along with Members of Congress, including U.S. Congressman Patrick J. Kennedy, U.S. Senator Norm Coleman, at the special Congressional Forums on Laos held in the U.S. Congress and Library of Congress.[60][61][62][63][64]

Personal life[edit]

Vang Pao reportedly had at least 25 children by several wives, and spoke English besides his native Lao, although in later years in interviews he did not seem to use the language as much anymore.[65]

Diana Aguilera of the Fresno Bee wrote that May Song Vang, who was Vang Pao's wife at the time of his death, "became the face of the Hmong community" after Vang Pao died.[66]

Death[edit]

Vang, who battled diabetes and heart disease, died at age 81 from pneumonia with cardiac complications on 6 January 2011, at Clovis Community Medical Center, in Clovis, California.[1] He was admitted to the hospital on 26 December 2010, after attending Hmong New Year celebrations in Fresno. A hospital spokesman said his family was at the hospital at the time of Vang's death.[67][68][69][70]

Traditional Hmong funeral services for Vang were scheduled to be held for six days, starting 4 February 2011, at the Fresno Convention Center. More than 10,000 Hmong mourned on the first day of the funeral. After several funeral days, it was estimated that over 40,000 attended during the service of his funeral[71] A committee unanimously voted against a request to bury Vang Pao at Arlington National Cemetery;[72] he was subsequently buried near Los Angeles at Forest Lawn Cemetery in Glendale, California.[73][74][75]

Legacy[edit]

In March 2011, following Vang's death, the CPPA issued an editorial, published in the Minneapolis Star Tribune, critical of the decision by the U.S. Secretary of the Army not permitting Vang's burial in Arlington National Cemetery.[23] Despite the U.S. Secretary of the Army's unpopular and widely criticized decision, the CPPA, along with the Lao Veterans of America Institute, Lao Veterans of America, Inc. (LVA), and others helped to organize national veterans ceremonies at Arlington National Cemetery in May 2011 to honor Vang's contribution to U.S. national security efforts during the Vietnam War.[76] The Lao Veterans of America, Philip Smith, the CPPA and other prominent figures also highlighted and lauded Vang Pao's contribution to U.S. national security interests during the Vietnam War.[77]

In May 2011, Vang's efforts during the Vietnam War were officially commemorated at memorial ceremonies in Arlington National Cemetery organized by the Lao Veterans of America Institute, LVA, the CPPA, the U.S. Department of Defense, U.S. Special Forces Association, and others.[78] Participants at the special ceremony held at the Laos Memorial within Arlington National Cemetery included the CPPA, LVA, U.S. Department of Defense, U.S. Department of the Army, Members of the Congress, U.S. Special Forces Association, Counterparts Veterans Association and others. General Vang's son, Chong Vang, spoke at the ceremony along with Colonel Wangyee Vang, Philip Smith, Captain D.L. "Pappy Hicks", U.S. Special Forces Association, and others.[75][79]



==============================

Vàng Pao
Tiểu sử
Bí danhVua Mèo
Sinh( 1929-12-08)8 tháng 12, 1929
Xiêng Khoảng, Lào, Liên bang Đông Dương
Mất6 tháng 1, 2011( 2011-01-06) (81 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Binh nghiệp
Phục vụPháp Quân đội Pháp
Lào Quân đội Hoàng gia Lào
Năm tại ngũ1945–1975
Cấp bậcThiếu tướng
Đơn vị Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp Lào (Groupement de Commandos Mixtes AéroportésGCMA)
Lào Quân đội Hoàng gia Lào
Hoa Kỳ Đạo quân bí mật (Secret Army)
Chỉ huyTiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 bộ binh (Quân đội Hoàng gia Lào)
Chỉ huy trưởng Lực lượng Dân binh Tự vệ Mèo (Đạo quân bí mật)
Tư lệnh Quân khu II (Quân đội Hoàng gia Lào)
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Nội chiến Lào
Chiến tranh Việt Nam

Vàng Pao (RPA: Vaj Pov, chữ Lào: ວັງປາວ; Chữ Hmông Việt: Vangx Paor, 19292011[1]) là người H'mong đầu tiên được phong hàm tướng Quân đội Hoàng gia Lào. Ông từng được mệnh danh là vua Mèo tại Thượng Lào từ năm 1960. Trong Chiến tranh Đông Dương, Vàng Pao được CIA nâng đỡ để chỉ huy Quân khu II ở miền bắc nước Lào chống lại Pathet Lào và việc sử dụng đường Trường Sơn của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch mang tên "Cuộc chiến bí mật".

Thân thế và bắt đầu sự nghiệp quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng Pao sinh ngày 8 tháng 12 năm 1929,[2] tại ban Ha Ta Sheng, mường Nong Het, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. Cha ông là Vang Neng Chu và mẹ là Thao Sao Song. Ông có 8 anh chị em, trong đó 4 người sống tại Mỹ và 2 người anh em trai chết trước khi Chiến tranh Đông Dương kết thúc.[3]

Xuất thân là một nông dân thuộc lãnh địa của vua Mèo Ly Foung, Vàng Pao bắt đầu sự nghiệp quân sự và chính trị của mình với việc tham gia du kích H'Mông chống Nhật do quân đội Pháp tổ chức. Năm 1945,khi người Pháp tái chiếm lại Đông Dương, Vàng Pao được người Pháp sử dụng như là một Trung úy của Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp GCMA ở Lào nhằm chống lại các hoạt động quân sự của Việt Minh ở vùng Thượng Lào. Sau khi quân đội Pháp thất trận vào năm 1954, Vàng Pao chính thức trở thành một sĩ quan trong Quân đội Hoàng gia Lào với cấp bậc thiếu tá. Vàng Pao được cử giữ chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 10 bộ binh Quân đội Hoàng gia Lào, trấn đóng tại Cánh đồng Chum.

Trở thành thủ lĩnh H'Mông[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, trong khi tìm kiếm một chọn lựa mới cho vị trí chỉ huy trưởng Lực lượng Dân binh Tự vệ Mèo ở vùng Thượng Lào thay cho vua Mèo Touby Ly Foung,[4] 2 nhân viên CIA là Lucien Conein và Edgar "Pop" Buell đã đề cử Vàng Pao vào vị trí này. Tháng 10 năm 1960, dưới sự hậu thuẫn của CIA, Vàng Pao đã thực hiện hành động tiếm quyền vua Mèo tại Lat Houang, khi tổ chức cuộc họp với hơn 300 tộc trưởng và sĩ quan người H'mong tại vùng Thượng Lào, tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính bất thành của tướng Phoumi Nosavan và cánh hữu, khi đó đang kiểm soát vùng Savannakhet. Sau khi nắm được quyền lãnh đạo của các bộ tộc H’Mông, Vàng Pao đã cho thực hiện nhiều hành động chống lại quyền lực của chính phủ trung ương Lào, thực tế kiểm soát vùng Cánh đồng Chum, được xem như một vua Mèo mới ở vùng Thượng Lào. Vàng Pao còn bắt cả vua Mèo Touby Ly Foung và tướng Amkha, Tổng tham mưu trưởng giao nộp cho tướng Phoumi. Đáp lại sự ủng hộ này, tướng Phoumi Nosavan đã thăng cấp Trung tá cho Vàng Pao và cử làm Tỉnh trưởng Xiêng Khoảng.

Ngày 13 tháng 12 năm 1959, tướng Phoumi một lần nữa tấn công Viêng Chăn và giành chiến thắng. Chính phủ Hoàng thân Phouma bị lật đổ và Hoàng thân Boun Oum được đưa lên làm thủ tướng. Lực lượng của lữ đoàn dù của đại úy Kong Le bị đẩy bật ra khỏi Viêng Chăn và rút lên Bắc Lào. Bất ngờ, trên đường rút quân, Kong Le cho quân dù tấn công thẳng vào Cánh đồng Chum, khu vực do Vàng Pao kiểm soát vào ngày 31 tháng 12 năm 1960. Quân Pathet Lào đã ủng hộ Kong Le, phát động một loạt những đợt tấn công nghi binh ở rìa phía đông Cánh đồng Chum. Lực lượng chính quy của Vàng Pao nhanh chóng tan vỡ, Egar Buell và các cố vấn Mỹ di tản theo máy bay về Savanakhet. Vàng Pao chỉ huy lực lượng dân binh tự vệ của mình rút khỏi Cánh Đồng Chum về hướng Nam đến Padoung. Khu vực Cánh đồng Chum hoàn toàn bị quân Kong Le và Pathet Lào kiểm soát.

Căn cứ Long Chẹng năm 1973

Chỉ huy "Đạo quân bí mật"[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 1961, Vàng Pao được tướng Phoumi giao chức vụ Tư lệnh Quân khu II ở bắc Lào. Không lâu sau, Vàng Pao được phong tướng. Việc này nằm trong dự tính của CIA nhằm đưa Vàng Pao trở thành chỉ huy một đạo quân bí mật thay cho những toán dân binh cũ đủ sức đương đầu với quân đội Pathet Lào đang lớn mạnh dần lên, nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đặc biệt kéo dài. Năm 1962, CIA bắt đầu thiết lập bộ chỉ huy của Thiếu tướng Vang Pao trong thung lũng Long Chẹng. Với lực lượng đặc biệt này, CIA còn hy vọng sẽ có thêm một lá bài dự trữ để "phòng thủ" trước sự thâm nhập của Quân đội nhân dân Việt Nam vào chi viện cho miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trải dài theo dãy Trường Sơn mới được thiết lập hơn một năm trước đó. Đồng thời, có thể sử dụng lực lượng này từ các căn cứ tại Lào, xâm nhập, phá hoại và quấy rối miền Bắc Việt Nam. Do đó, William Young, một điệp viên CIA kỳ cựu, đã được cử đến Padoung, cùng với các đơn vị biệt kích Mũ nồi xanh của Mỹ và những toán biệt kích của Cảnh sát Thái Lan do CIA tài trợ đã được gửi tới Quân khu II để tuyển mộ và huấn luyện đội quân đặc biệt. Các chuyến bay của Air America do CIA điều phối cũng được tăng cường để chở vũ khí, hàng tiếp tế cho "Đội quân bí mật" này.

Đến cuối năm 1961, quân số của đạo quân bí mật đã lên đến 9.000 người. Ảnh hưởng của Vàng Pao đã trải ra trên một vùng rộng lớn của quân khu II, từ núi Padoung ở phía Nam đến núi Phou Pha cho tới Boum Long về phía Đông Cánh Đồng Chum. Quân số sẽ còn tăng vọt lên 20.000 rồi 30.000 người vào những năm sau đó. Dưới sự đào tạo và hỗ trợ của CIA, Vàng Pao đã chỉ huy lực lượng này hoạt động một cách rất hiệu quả để chống lại Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam tại vùng Thượng Lào.

Xung khắc với Yang Shong Lue[sửa | sửa mã nguồn]

Yang Shong Lue (1929 - 1971) là một thủ lĩnh Hmong khác, nổi lên ở vùng Nong Het, Trung Lào, vùng quê hương của Vang Pao. Từ năm 1959 Yang bộc lộ khả năng thần học, đã xưng là Con Chúa Trời, Đấng Cứu thế (RPA: Theej Kaj Pej Xeem) của người HmôngKhmu, và Đức Chúa Trời đã tiết lộ chữ Pahawh cho ông, để khôi phục lại chữ viết cho những dân tộc này. Sau đó, ông bắt đầu dạy chữ viết và thông điệp cứu rỗi tại Lào.[5][6] Những thành công dẫn đến Yang thành mục tiêu của lực lượng cộng sản do sự hợp tác của ông với tướng Vang Pao và quân đội của ông ta. Nhưng tính độc lập của Yang dẫn đến ông bị nghi ngờ bởi các nhóm người Hmông hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia Lào, bao gồm cả các thành viên của quân đội Vang Pao, cũng như cả người Hmông ủng hộ cộng sản Pathet Lào.

Nhằm ngăn chặn sự chống đối và cạnh tranh lãnh đạo người Hmông, tướng Vang Pao đã lệnh cho tay chân là Yang Nos Toom ám sát Yang Shong Lue năm 1971 ở bản Nam Chia, một thời gian ngắn sau khi Yang Shong Lue cho ra phiên bản thứ tư và là cuối cùng của bộ chữ Pahawh Hmông. Hai sát thủ mặc quân phục quân đội Việt Minh dùng AK-47 bắn chết Shong Lue, bắn người vợ là Bau Moua trọng thương ở bụng, và người con là Yang Ba lúc đó ở ngoài nhà bị bắn vào chân. Yang Ba chạy trốn vào rừng và sống sót, còn Bau Moua sau mấy ngày thì chết, nhưng vẫn tường thuật được sự việc, và sau này được các đệ tử công bố.[7]

Tuy nhiên Yang Nos Toom chưa bao giờ nhận được phần thưởng là 3 triệu Kip Lào (khoảng 158,96 $ trong năm 1974; tương đương khoảng từ 340 $ đến 378 $ theo giá hiện nay). Năm 1974, trong cố gắng để lấy khoản tiền công từ tướng Vang Pao, Yang Nos Toom đã bị giết chết ở Thái Lan bằng cách còng tay, bịt mắt, và ném xuống sông Mekong.[7]

Di tản khỏi Long Cheng[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tháng 5/1975 hình thái cuộc chiến Đông Dương đã ngã ngũ, Mỹ đã rút hầu hết các nhân viên dân sự và quân sự khỏi Lào. Tại căn cứ Long Cheng có gần 50.000 quân du kích Hmong và người tị nạn. Tướng Vang Pao miễn cưỡng tuân theo CIA và thấy không thể duy trì việc chống lại các lực lượng đối thủ. Kế hoạch di tản bắt đầu với sự điều hành của nhóm sỹ quan CIA do Jerry Daniels phụ trách.[8]

Tuy nhiên Daniels chỉ có một máy bay vận tải, đưa người đến Udon Thani, Thái Lan. Nhóm CIA đặt thêm ba máy bay vận tải của Mỹ và các phi công ở Thái Lan, bay theo kiểu loại bỏ tất cả các dấu hiệu xác định sở hữu.[9] Đến 14/5/1975 các máy bay đưa được chừng 3.000 người Hmong, chủ yếu các nhà lãnh đạo quân Hmong và nhân viên CIA sang Thái Lan. Đám đông thường dân bao vây các chuyến bay trên đường băng, tạo ra một bầu không khí hỗn loạn.[10]

Cuộc di tản kết thúc với chuyến bay có Thiếu tướng Vang Pao và Jerry Daniels. Tướng Vang Pao bước lên máy bay và nói với những người vẫn còn trên đường băng: "Tạm biệt, những người anh em của tôi, tôi không thể làm gì hơn cho bạn, tôi sẽ chỉ là một sự đau khổ cho bạn". Lúc đó còn cỡ trên 10.000 người Hmong tụ tập quanh sân bay đợi máy bay quay lại, nhưng họ sớm nhận ra điều đó không đến.[11]

Ra nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Thái Lan tướng Vàng Pao sang Hoa Kỳ tị nạn ngay trong năm 1975, cùng với vợ cưới năm 1973 là Vang May Song (1951-2013). Ông sống ở California và trở thành người lãnh đạo cộng đồng H'mong tại Mỹ.[12]

Tại Việt Nam, thuộc hạ của Vàng Pao là Xay Phia hoạt động vào đầu năm 2000 tại vùng biên giới Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và sau đó bị truy quét.[13]

Ông cũng được cho là có liên quan đến các vụ đánh bom ở Viêng Chăn do các phiến quân người H'Mông thực hiện, có liên quan đến nhóm ở nước ngoài. Đỉnh cao của âm mưu là Sự cố Vang Tao xảy ra ngày 3/7/2000, một nhóm hơn 30 phiến quân vũ trang và lính đánh thuê tấn công tiền đồn hải quan Lào tại cửa khẩu Vang Taobản Vang Tao muang Phonthong tỉnh Champasack, Nam Lào [14][15].

Năm 2001 ông tuyên bố từ bỏ đấu tranh vũ lực và cho ra một tuyên ngôn Hòa bình. Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ông lúc đó đã 77 tuổi bị bắt giữ cùng với 7 người khác với cáo buộc đứng đầu âm mưu lật đổ Chính phủ Lào. Ông bị truy tố theo Đạo luật Trung Lập của Hoa Kỳ (Neutrality Act). Ngoài ra ông còn bị truy tố về tội âm mưu nhận và sở hữu các súng tự động và các thiết bị chất nổ. Tháng 9 năm 2009, Chính phủ liên bang Mỹ tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc chống lại trùm phiến quân Hmong ly khai Vang Pao, ông bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền Lào. Tuyên bố được đưa ra sau một ngày khi bồi thẩm đoàn ở Sacramento công bố một bản cáo trạng mới đối với 12 người bị buộc tội âm mưu cung cấp tiền, vũ khí và các hỗ trợ khác cho phiến quân ở Lào.

Vàng Pao mất ngày 6 tháng 1 năm 2011 tại California, Hoa Kỳ thọ 81 tuổi.

Chu Vang, con trai của Vàng Pao, cho biết Vàng Pao không lập đạo Vàng Chứ theo như những tin sai lệch.[16] Vàng Chứ (Vương Chủ theo Hán Việt) có nghĩa là Thiên Chúa theo cách gọi của người H'mong theo Tin Lành.[17]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tướng Hmong Vàng Pao qua đời tại Mỹ”. BBC Vietnamese. ngày 7 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ Có tài liệu ghi ông sinh năm 1931
  3. ^ Pacyinz Lyfoung: General Vang Pao Short Biography 14/11/2014. Bản lưu trữ tại Wayback Machine, Clovis Unified School District, 11/1/2011.
  4. ^ Con của vua Mèo Ly Foung, bấy giờ là Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Hoàng thân Souvanna Phouma.
  5. ^ Smalley, William Allen, Chia Koua Vang (RPA: Txiaj Kuam Vaj), and Gnia Yee Yang (RPA: Nyiaj Yig Yaj). Mother of Writing: The Origin and Development of a Hmong Messianic Script. University of Chicago Press, ngày 15 tháng 5 năm 1990. 1. Truy cập from Google Books on ngày 23 tháng 3 năm 2012. ISBN 0226762866, 9780226762869.
  6. ^ Anne Fadiman. "Note on Hmong Orthography, Pronunciation, and Quotations." The Spirit Catches You and You Fall Down. Farrar, Straus and Giroux. 1997. p. 291.
  7. ^ a b Vang, Chia Koua, Yang, Gnia Yee, Smalley, William A. (1990). The Life of Shong Lue Yang: Hmong "Mother of Writing" (Keeb Kwm Soob Lwj Yaj: Hmoob 'Niam Ntawv') Lưu trữ 2016-06-12 tại Wayback Machine. Bản song ngữ Anh & Hmong Lưu trữ 2015-07-02 tại Wayback Machine. Southeast Asian Refugee Studies. Occasional Papers 9. Minneapolis: University Of Minnesota, Center for Urban and Regional Affairs.
  8. ^ Wetterhahn, Ralph (ngày 1 tháng 11 năm 1998). “Ravens of Long Tieng”. Air & Space Magazine. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Ragsdale, Jim (ngày 15 tháng 5 năm 2005). “'Secret War' Echoes”. St. Paul Pioneer Press.
  10. ^ Anne Fadiman. "War." The Spirit Catches You and You Fall Down. Farrar, Straus and Giroux. 1997. p.138.
  11. ^ Thompson, Larry Clinton, Refugee Workers in the Indochina Exodus, 1975-1982. Jefferson, NC: McFarland & Co, 2010, p.55-61
  12. ^ “May Song Vang, widow of Gen. Vang Pao, dies at 62”. Fresno Bee. ngày 6 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ "Thủ lĩnh của người Mông"
  14. ^ Gary Lee. Bandits or Rebels? Hmong Resistance in the New Lao State. 2000. Truy cập 1/04/2019.
  15. ^ Vang Tao Memorial. Tripod, 8/2000. Truy cập 1/04/2019.
  16. ^ “Con tướng Vàng Pao nói về vụ Mường Nhé”. 2011.
  17. ^ “Cuộc biểu tình của người Hmong: Vàng Chứ là gì?”. 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
H'Mông / Moob
Người phụ nữ H'Mông tại Sa Pa, Việt Nam
Tổng dân số
7 - 12,5 triệu[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Trung Quốc≈ 10 triệu (2019)[2]
Việt Nam1.393.547 (2019) [3]
 Lào595.028 (2015) [4]
 Hoa Kỳ260.073 (2010) [5]
 Thái Lan250.070 (2015)
 Pháp10.000
 Guyane thuộc Pháp3.000
Ngôn ngữ
Tiếng H'Mông, và ngôn ngữ phổ thông của từng nước
Tôn giáo
Saman giáo, Phật giáo, Kitô giáo, khác.

Người H'Mông (RPA: Hmoob/Moob, Chữ Hmông Việt: Hmôngz/Môngz); phát âm tiếng H'Mông: [m̥ɔ̃ŋ]), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam ÁLào, Việt Nam, Thái LanMyanmar.

Người H'Mông nói tiếng H'Mông, một ngôn ngữ chính trong ngữ hệ H'Mông-Miền. Tiếng H'Mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) và một phần là chữ Pahawh Hmông, được lập từ năm 1953 [6].

Tại Việt Nam người H'Mông là một trong các sắc tộc thiểu số có dân số đáng kể trong số 54 dân tộc tại Việt Nam [7]. Tên gọi dân tộc được ông Cư Hòa Vần nêu ra là "Mông" hoặc "HMôngz"[8].

Tại Thái LanLào họ được gọi là người Mèo (trong nhóm Lào Sủng). Theo tiếng Thái là แม้ว Maew hay ม้ง H'Mông.

Tại Trung Quốc, họ được gọi là Miêu (tiếng Trung: ; bính âm: Miáo), và tên gọi này được dùng trong văn liệu quốc tế là Miao, như trong tiếng Anh Miao people. Người Miêu được chính phủ Trung Quốc công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Người Miêu tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Quốc.

Người Miêu sống ở Trung quốc bao gồm các phân nhóm: H'Mông, H'mu, H'mao và Ghao Xong. Bên ngoài Trung Quốc thì chủ yếu thuộc phân nhóm H'Mông.

Hiệu kỳ của người H'Mông

Tên gọi ]

Phụ nữ người Miêu (Hmong) sống trong 12 làng gần huyện Chức Kim, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Thuật ngữ "Miêu" và "H'Mông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống phần nhiều ở miền nam châu Á, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng TâyHồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu.

Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (được xếp chung vào nhóm Lào Sủng), Việt NamMyanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, PhápÚc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng H'Mông. Tại Việt Nam, có khoảng trên 1 triệu người H'Mông.

Tiếng H'Mông bao gồm 3 phương ngữ, với 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu, thuộc về nhóm H'Mông trong ngữ hệ H'Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao theo văn liệu Trung Quốc).

Các nhà nghiên cứu phương Tây giải quết vấn đề thuật ngữ này không thống nhất này. Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung quốc trong một loạt các phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của người H'Mông ở Lào, các nhà nghiên cứu đương đại chấp nhận thuật ngữ khác là "H'Mông".

Người H'Mông Hoa trong quần áo truyền thống tại chợ Bắc Hà, Việt Nam

Bản thân người H'Mông thì sử dụng hàng loạt các tên tự gọi khác nhau. Tại Trung Quốc thông thường phân loại họ theo màu sắc đặc thù nhất của phụ nữ Miêu. Danh sách dưới đây liệt kê các tên tự gọi, tên gọi màu sắc và khu vực chính mà bốn nhóm chính của người Miêu sinh sống tại Trung Quốc:

Chỉ có nhóm thứ tư dùng thuật ngữ "H'Mông" (hay "Hmông"). Ngoài ra, chỉ có người Hmông (và một số Hmu) có người sinh sống ngoài phạm vi Trung Quốc. Những người Hmông phi Trung Quốc này cho rằng thuật ngữ "Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khác sống tại Trung Quốc. Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là một thuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó. Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông" được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này. Tuy nhiên, điều này có thể là kết quả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ. Các nhà thám hiểm và xâm lược Trung Hoa đặt cho người Hmông tên gọi "Miao" (hay "Miêu"), sau đó trở thành "Meo" (Mèo) và "Man" (Mán). Thuật ngữ sau để chỉ những kẻ "man di, mọi rợ ở miền nam". Từ "Miêu" cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác của khu vực Đông Nam Á như tiếng Việt, Lào, Thái trong dạng "Meo" (tức là "Mèo"). Có thể những người nói tiếng Việt, Lào, Thái đã lấy từ "miao" (miêu) từ tiếng Trung Hoa. Nó được phát âm với giọng sai trong tiếng Thái hay với giọng cao trong tiếng Hán Quảng Đông thì có ý nghĩa là "Mèo" (đây là khả năng của nguồn gốc tượng thanh). Trong cách dịch của người Việt các từ Hán-Việt thì "miêu" cũng là "mèo". Điều này giải thích tại sao lại có sự phản đối quyết liệt như vậy chống lại thuật ngữ "miêu" trong các nhóm người H'Mông tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc, tình hình lại khác hẳn vì hai nguyên nhân chính. Các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sử dụng từ "Hmông". Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông" là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung. Kể từ khi có phân loại chính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếu nại về từ ngữ được sử dụng ở Trung Quốc để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị chính quyền thay đổi cách sử dụng chính thức. Nhóm người Miêu ở Trung Quốc, theo bài báo năm 1992 trong Dự án bản tin Thái-Vân Nam [TYPN 1992], đã không có khiếu nại gì. Lý do thứ hai thuần túy là thực dụng: không có khả năng đưa từ "hmong" vào trong tiếng Trung do âm tiết của nó không tồn tại trong tiếng Trung. (Cũng giống như trong tiếng Anh là có rất ít người có khả năng phát âm các âm điếc giọng mũi). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, không giống như tiếng Trung, người ta có khả năng viết được chữ "Hmong".

Người Hmông viết tên gọi của dân tộc mình theo chữ Hmông Latin hóa (RPA) là "Hmoob". Cách viết hai nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sử dụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc. Vì thế chữ America được viết giống như là Asmeslivkas trong RPA (Chữ Hmông Việt: Asmêslircas).

Thuật ngữ "Hmông" được đề nghị như là tên gọi của các nhóm người Miêu nói thổ ngữ Hmông ở Trung Quốc và người H'Mông ngoài Trung Quốc. Việc sử dụng từ này ngày nay đã được thiết lập vững chắc trong sách vở phương Tây. Nó dẫn đến nhiều người đã nhầm lẫn với tình trạng của các thuật ngữ hiện tại và không nhìn thấy mối liên quan giữa người Miêu và H'Mông.

Ngôn ngữ[ ]

Phân bố của ngữ hệ H'Mông-Miền

Tiếng H'Mông là một ngôn ngữ nằm trong ngữ hệ H'Mông-Miền (hay Miêu-Dao). Trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học từng xếp tiếng H'Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong ngữ hệ Hán-Tạng, trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc.[9][10][11] Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ H'Mông-Miền được định vị trong hệ Nam Thái.

Còn André G. Haudricourt[12] từng bước đem so sánh cả hệ thống thanh điệu và cả lớp từ vựng cơ bản giữa các ngôn ngữ H'Mông-Miền với các ngôn ngữ của ngữ hệ Hán-Tạnghệ Nam Á. Ông đã cho rằng "các ngôn ngữ Miao-Yao hình như tạo nên mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến". Đây cũng chính là cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ H'Mông-Miền vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến giải của Haudricourt "không thuần túy là sự so sánh ngữ vựng mà là sự phục nguyên, một thực thi thể hiện tính quy luật của những chuyển đổi âm thanh". Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ H'Mông-Miền khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành H'Mông trắng (Mông Đơư) như sau:

  • Ngữ hệ (language family): H'Mông-Miền (Hmong-Mien)
  • Nhóm ngôn ngữ: H'Mông (Hmongic)
  • Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam, còn gọi là nhánh H'Mông phía Tây (West Hmongic branch)
  • Tiểu nhánh: Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam
  • Phương ngữ: H'Mông trắng (White Hmong)

Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ H'Mông-Miền thành hai nhánh chính:

  • H'Mông - gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu
  • Miền (hay Dao) - gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She

Tại đây H'Mông Leng (H'Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi khác của ngành H'Mông Njua (H'Mông Xanh) nằm trong nhánh H'Mông.

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Pahawh Hmông trong bảng Unicode


Hiện chưa xác định rõ liệu một hệ thống chữ viết H'Mông trong lịch sử hay không. Theo truyền thuyết thì người H'Mông từng có chữ gọi là "chữ Nam Man", do người Hán gọi người H'Mông là người Nam Man. Trong cuộc chiến với người Hán, người H'Mông thua trận phải chạy về phía nam, dẫn đến sách và chữ đã bị thất lạc.[13]

Vì thế đến thế kỷ 20 tiếng H'Mông được coi là chưa có chữ viết. Những nỗ lực lập ra bộ chữ để ghi tiếng H'Mông xuất hiện vào giữa thế kỷ XX.

Chữ Hmông Latinh hóa

Tại Lào, nỗ lực lập ra bộ chữ Hmông Latin hóa RPA (viết tắt theo tiếng Anh: Romanized Popular Alphabet) được nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney ở tỉnh Xiengkhuang bắt đầu vào năm 1951 [6]. Ông lập dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với các cố vấn người H'Mông là Geu Yang và Tua Xiong. Ông tham khảo ý kiến với William A. Smalley [14], một nhà truyền giáo đã học tiếng Khmu tại tỉnh Luang Prabang vào thời điểm đó. Cùng lúc đó Yves Bertrais, một nhà truyền giáo Công giáo La Mã ở Kiu Katiam, Luang Prabang, đã tiến hành một dự án tương tự với Chong Yeng Yang và Chue Her Thao. Hai nhóm làm việc đã gặp nhau trong năm 1952 và hóa giải mọi sự khác biệt. Năm 1953 cho ra phiên bản RPA thống nhất.

Hiện nay chữ Hmông Latin hóa đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng Hmông ở phương Tây, cũng như được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, cùng với các hệ thống văn bản khác [6].

Chữ Pahawh H'Môngsửa

Năm 1959 thủ lĩnh tinh thần người H'Mông tại Lào là Yang Shong Lue (RPA: Yaj Soob Lwj; 1929 – 1971) lập ra bộ chữ Pahawh Hmông với hệ ký tự riêng (không phải Latin). Bộ chữ dựa nhiều vào thổ ngữ ngành H'Mông Đơư (Hmông trắng; Hmong Daw; RPA: Hmoob Dawb) và H'Mông Lềnh (Hmông Xanh; Hmong Leng; RPA: Hmoob Leeg). Bộ chữ Pahawh hiện có mã unicodeU+16B00–U+16B8F [15].

Chữ H'Mông tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam năm 1961 phương án chữ H'Mông theo ký tự Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh Sa Pa - Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm, trong đó có ba âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơ (Mông Trắng, Hmong Daw) và H'Mông Sua, 28 vần và 8 thanh.

Từ thập niên 2010 nhu cầu học chữ H'Mông tại Việt Nam gồm có cả yêu cầu của người dân về bảo tồn văn hóa H'Mông phát biểu ra khi tiếp xúc cử tri, các hoạt động giảng dạy chữ H'Mông ở Đại học Thái Nguyên [16][17], hay dạy chữ H'Mông ở giáo phận Hưng Hóa [18].

Lịch sử ]

Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người H'Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi suốt nhiều ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn nhưng đã lạc mất con chó của mình. Khi người thợ săn muốn từ bỏ thì con chó lại quay về. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người H'Mông cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung quốc.

Nơi thứ hai trong đó miêu tả người H'Mông từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng "chỉ đường" của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người H'Mông chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất.

Tiếp xúc với người Hán

Tại bắc Châu Á vương quốc Miêu đầu tiên được ghi chép có tên gọi là Cửu Lê (ở trung lưu sông Hoàng Hà, đâu đó ở một trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Hồ Nam và Giang Tô) và những người cai trị nó có tước hiệu là Chiyou (Xi Vưu trong tiếng Hán) hay Txiv Yawg (trong tiếng H'Mông)[19]. "Trí Zờ" có nghĩa là "ông-cha", và là tước hiệu tương đương nhưng không ít quyền lực hơn hoàng đế. Các tổ tiên " Xi Vưu" được coi là nhóm dân tộc Lương Chử. Cửu Lê được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc và 81 thị tộc.

Lịch sử theo truyền thuyết Trung Quốc

Theo truyền thuyết trong sách Trung quốc, bộ tộc của Xi Vưu (Tiếng Hmông là Chí Dợ) đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hà BắcLiêu Ninh ngày nay) bởi quân đội của Hoàng ĐếLa bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người lãnh tụ du mục Huân Viên. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ XXVI TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người quân binh của Huân Viên đã có thể chiến thắng tổ tiên của người H'Mông là nhờ có la bàn.

Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người H'Mông được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu (黎). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN). Số còn lại di cư dần từ Hoàng Hà xuống phía Nam do sự bành trướng của người Hán[20].

Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Cửu Lê, người dân của Cửu Lê chia thành ba nhóm đi theo ba hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có ba con trai, và sau khi Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại sau trận Trác Lộc và đã bị đồng hóa. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu / Tam Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác.

Các thời kỳ nhà Tần và Hán

Thuật ngữ "Miêu" lần đầu tiên được sử dụng bởi người Hoa vào thời kỳ tiền Tần, tức là trước năm 221 TCN, dùng để chỉ vùng đất "Tam Miêu" (三苗 Sānmiáo) tại Hồ Nam hiện nay. Vào thời kỳ đó, những bộ tộc này sống ở phía nam sông Trường Giang, nhưng sau đó đã bị người Hoa đẩy lui xa hơn nữa về phía nam. Do phần lớn lãnh thổ của sáu triều vua (Đông Ngô, Đông Tấn, tiền Tống, Tề, Lương, Trần) nằm ở phía nam sông này, việc khuất phục người Miêu đã là mối quan tâm chính để đảm bảo sự ổn định của các triều đại này. Với sự cướp bóc của Ngũ Hồ ở các khu vực phía bắc con sông này, nhiều người Hán đã di cư xuống phía nam càng tăng cường thêm việc đồng hóa người Miêu thành người Hán.

Thời nhà Đườngsửa

Vào thời kỳ nhà Đường, người Miêu đã không còn là bộ tộc người chính không phải gốc Hán, ngoại trừ tại khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay, ở đó 6 chiếu (詔 có nghĩa là "vương quốc") của người Miêu. Vương quốc nằm phía nam nhất là Mông Xá Chiếu (蒙舍詔) hay Nam Chiếu thống nhất cả sáu chiếu để thành lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỷ VIII với sự hỗ trợ từ phía nhà Đường. Tước hiệu của người đứng đầu nhà nước này là Nam Chiếu Vương (南詔王), có nghĩa là Vua của Nam Chiếu. Lo ngại về sự đe dọa ngày càng tăng từ phía Thổ Phồn (ngày nay là Tây Tạng) đã thúc đẩy triều đình Trung Quốc thiết lập một quan hệ hữu nghị với cả hai nước này. Nhà Đường cũng triển khai một khu vực quân sự, là Kiến Nam tiết sứ (劍南節度 Jiànnán Jiédǔ) nằm ở khu vực ngày nay là phía nam tỉnh Tứ Xuyên và giáp biên giới với Nam Chiếu.

Nam Chiếusửa

Cuộc di cư lịch sử của người Hmong.

Trong khoảng vài chục năm hòa bình đầu tiên ở thế kỷ VIII, Nam Chiếu thường xuyên cống nộp thông qua người đứng đầu quân sự trong khu vực quân sự này, Kiến Nam tiết độ sứ (劍南節度使 Jiànnán Jiédǔshǐ), tới triều đình của người Hán. Khi nhà Đường suy yếu trong thời gian giữa thế kỷ VIII, khu này đã có nhiều quyền tự do hơn. Họ đã yêu cầu các bộ tộc sống ở Nam Chiếu phát triển lực lượng quân sự để chống lại nhà Đường. Những người cai trị Nam Chiếu là những người nói tiếng trong nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Các thủ lĩnh quân sự Trung Hoa có những sự hăm dọa và yêu sách quá đáng. Tất cả những yêu sách quá đáng đó cũng như đồ cống nộp nặng nề đã làm nổ ra cuộc nổi loạn của người Nam Chiếu trong niên biểu Thiên Bảo (742-756) của Đường Huyền Tông (hay Đường Minh Hoàng). Trước khi hành quân chống lại thủ lĩnh khu quân sự, vua Nam Chiếu đã cho khắc lý do của việc nổi dậy vào đá. Nhà Đường lẽ ra có thể dễ dàng đánh bại quân Nam Chiếu nhưng sự tranh giành quyền lực trong các chỉ huy quân sự của khu này đã giúp cho quân Nam Chiếu tiến sâu vào lãnh thổ nhà Đường, gần như đã tới Thành Đô, thủ phủ của khu Kiến Nam. Việc bổ nhiệm các chức vụ cầm quyền bất tài cũng là một yếu tố. Nổi tiếng nhất là trường hợp của Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi (thiếp yêu của vua Đường). Mặc dù cuối cùng thì cuộc nổi loạn đã bị dẹp tan, nhưng nhà Đường cũng đã hoang phí những nguồn lực quý báu lẽ ra có thể sử dụng để bảo vệ biên giới phía bắc, điều đã dẫn tới cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn gây ra nhiều thảm họa hơn.

Trong những năm sau đó, Nam Chiếu luôn có ưu thế trong quan hệ với nhà ĐườngThổ Phồn do cả hai nước này đều muốn liên minh với họ để cô lập kẻ thù của mình. Nam Chiếu đã tận dụng được cơ hội này và nhanh chóng phát triển thành một thế lực ở khu vực đông nam châu Á. Trong thời kỳ đỉnh cao của nó, các phần phía bắc của Việt Nam, Lào, Thái LanMiến Điện, Quảng Tây và phần phía đông của Quảng Đông, tây nam của Tứ Xuyên, Quý Châu và toàn bộ tỉnh Vân Nam ngày nay đều nằm dưới sự kiểm soát của họ. Thành ĐôĐại La (Hà Nội ngày nay) đều bị cướp phá hai lần.

Nam Chiếu dưới ảnh hưởng của nhà Đường trong các thế kỷ VIII-IX đã dần dần chấp nhận văn hóa Trung Hoa cũng như trong thời gian đó đã xuất hiện mâu thuẫn nội bộ giữa các thị tộc đối địch. Cuối cùng họ Đoàn (段 duan) đã thắng và thành lập Vương quốc Đại Lý. Trong thời nhà Đườngnhà Tống (960-1279) thuật ngữ "nam man" (南蠻 Nánmán, có nghĩa là "những kẻ man di phương nam không phải người Hán") đã được sử dụng. Tuy nhiên, tên gọi "miêu" vẫn được dùng để miêu tả một số dân tộc ở phương nam trong các sách của Phàn Xước (Fan Chuo) về các bộ tộc miền nam là Manshu (tức Man thư - viết năm 862).

Quân Thanh chiến đấu với quân nổi dậy người Miêu tại Hồ Nam năm 1795.

Thời nhà Minhnhà Thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời nhà Minhnhà Thanh (1368-1911) "miao" và "man" (mán) đã được sử dụng đồng thời, từ thứ hai có lẽ là để gọi dân tộc Dao (傜 Yáo). Chính sách "dùng người man quản lý người man" (yiyi zhiyi) đã được thực thi. Về mặt chính trị và quân sự thì người Miêu vẫn tiếp tục là viên sỏi trong chiếc giày của đế chế Trung Hoa. Người Miêu đã có nhiều trận chiến chống lại người Hán. Người Hán đã sử dụng các biện pháp chính trị để lừa gạt người Miêu, họ tạo ra nhiều chức vụ với quyền lực thực sự cho người Miêu để lôi cuốn và đồng hóa người Miêu vào hệ thống chính quyền Trung Hoa. Trong thời nhà MinhThanh, các chức vụ chính thức như Kaitong (cai tổng) đã được tạo ra tại khu vực Đông Dương. Người Hmông có thể tham gia vào các chức vụ này cho đến những năm thập niên 1900, khi họ phải tham dự vào hệ thống chính trị thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.

Dân số và địa bàn cư trú[sửa | sửa mã nguồn]

Người H'Mông sống chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanma cũng như các quốc gia khác. Có khoảng 124.000 người sống ở Thái Lan, ở đây họ là một trong số 6 dân tộc chính sinh sống trên núi.

Sau năm 1975 cộng đồng người H'Mông di cư sang sinh sống ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc con số lên tới hàng 100.000 người (chủ yếu di cư từ Lào).

Người Miêu ở Trung Quốc

Lưu ý: Khu vực người Miêu ở tỉnh Tứ Xuyên đã trở thành một phần của thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh mới thành lập năm 1997.

Trung Quốc có số lượng người Miêu đông đảo hơn cả với hơn 7 triệu người (số liệu thống kê 1990) phân bố ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hải NamHồ Bắc. Trong 56 sắc tộc ở Trung Quốc, tộc H'Mông (Miêu) chỉ đứng sau các dân tộc Hán, Choang, Mãn, Hồi. Vào năm 1990, có 3.600.000 người Miêu, khoảng một nửa số người Miêu Trung Quốc sống tại Quý Châu . Người Miêu Quý Châu và những người sống ở sáu tỉnh sau chiếm trên 98% người Miêu Trung Quốc:

Trong các tỉnh trên, có 6 khu tự trị của người Miêu (chia sẻ một cách chính thức cùng với các sắc dân thiểu số khác):

  • Khu tự trị Kiềm Đông Nam người Miêu và Đồng (黔东南 Qiándōngnán), Quý Châu
  • Khu tự trị Kiềm Nam người Bố Y và Miêu (黔南 Qiánnán), Quý Châu
  • Khu tự trị Kiềm Tây Nam người Bố Y và Miêu (黔西南 Qiánxīnán), Quý Châu
  • Khu tự trị Tương Tây người Thổ Gia và Miêu (湘西 Xiāngxī), Hồ Nam
  • Khu tự trị Văn Sơn người Choang và Miêu (文山 Wénshān), Vân Nam
  • Khu tự trị Ân Thi người Thổ Gia và Miêu, Hồ Bắc

Ngoài ra còn có thêm 23 huyện tự trị của người Miêu:

  • Hồ Nam: Ma Dương (麻阳 Máyáng), Tĩnh Châu (靖州 Jīngzhōu) và Thành Bộ (城步 Chéngbù)
  • Quý Châu: Tùng Đào (松桃 Sōngtáo), Ấn Giang (印江 Yìnjiāng), Vụ Xuyên (务川 Wùchuān), Đạo Chân (道真 Dǎozhēn), Trấn Ninh (镇宁 Zhènníng), Tử Vân (紫云 Zǐyún), Quan Lĩnh (关岭 Guānlíng) và Uy Ninh (威宁 Wēiníng)
  • Vân Nam: Bình Biên (屏边 Píngbiān), Kim Bình (金平 Jīnpíng) và Lộc Khuyến (禄劝 Lùquàn)
  • Tứ Xuyên: Tú Sơn (秀山 Xiùshān), Dậu Dương (酉阳 Yǒuyáng), Kiềm Giang (黔江 Qiánjiāng) và Bành Thủy (彭水 Péngshuǐ)
  • Quảng Tây: Dung Thủy (融水 Róngshuǐ), Long Thắng (龙胜 Lóngshēng) và Long Lâm (隆林 Lōnglín)
  • Hải Nam: Quỳnh Trung (琼中 Qióngzhōng) và Bảo Đình (保亭 Bǎotíng)

Phần lớn người Miêu sinh sống trên các dãy núi hay ngọn đồi, chẳng hạn

  • Núi Vũ Lăng (武陵 Wǔlíng) cạnh sông Tương Kiềm (湘黔川边的武陵山 Xiāngqián Chuān Biān Dí Wǔlíng Shān)
  • Núi Miêu (苗岭 Miáo Líng), Kiềm Đông Nam
  • Núi Nguyệt Lượng (月亮山 Yuèliàng Shān), Kiềm Đông Nam
  • Đại Tiểu Ma Sơn (大小麻山 Dà Xiǎo Má Shān), Kiềm Nam
  • Đại Miêu Sơn (大苗山 Dà Miáo Shān), Quảng Tây
  • Núi Ô Mông cạnh sông Điền Kiềm (滇黔川边的乌蒙山 Tiánqián Chuān Biān Dí Wūmēng Shān)

Vài nghìn người Miêu đã rời bỏ quê hương để chuyển sang sinh sống ở các thành phố lớn như Quảng Châu hay Bắc Kinh.

Người H'Mông ở Làosửa

Người H'Mông di cư đến Lào là một phần của cuộc di cư đến bắc phần bán đảo Đông Dương, diễn ra cỡ 300 năm trước [21]

Trong năm 1960, nhiều người Hmông tại Lào được Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) tuyển dụng như là một phần của kế hoạch để chiến đấu và bảo vệ Lào chống lại quân đội Nhân dân Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[22] có số lượng đông và kỷ luật chặt chẽ hơn so với những người cộng sản của phong trào Pathet Lào tại nước này[23]. Trên thực tế, quân đội Hoàng gia Lào và quân của Pathet Lào chỉ tham gia có giới hạn trong các cuộc giao tranh. Phần lớn các cuộc chiến diễn ra giữa người Hmông có sự hậu thuẫn của CIA với quân đội Nhân dân Việt Nam. Một đội quân tương đương về số lượng người Hmông cũng đã được Pathet Lào tuyển dụng để chống lại chính quyền hoàng gia Lào và CIA.[24]

Tướng Vàng Pao là một thủ lĩnh người Hmông được CIA nâng đỡ để chỉ huy Quân khu II ở miền bắc (MR2) chống lại sự xâm nhập của quân đội Nhân dân Việt Nam. Chỉ huy sở của Vàng Pao nằm ở Long Chẹng, còn được biết trong tiếng Anh như là Lima Site 20 Alternate (LS 20A). Do các hoạt động quân sự tích cực ở đây, Long Chẹng đã trở thành thành phố lớn thứ hai tại Lào, với dân số lên tới 40.000 người[24]. Long Chẹng khi đó có thể coi như là một tiểu quốc gia do nó có hệ thống ngân hàng, sân bay, trường học, quân đội, viên chức riêng cũng như nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác nữa. Trước khi kết thúc cuộc chiến bí mật, Long Chẹng nằm trong tầm kiểm soát của Vàng Pao.

Cuộc chiến bí mật đã diễn ra trùng với thời gian mà Mỹ chính thức tham gia vào chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng khi Mỹ rút khỏi Việt Nam thì tướng Vàng Pao cũng di tản sang Thái Lan. Nhiều người đã hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến bí mật đã cảm thấy không an toàn trong môi trường mới[24]. Khoảng 300.000 người Hmông đã chạy sang Thái Lan, tạo ra các trại tị nạn. Đối với những người Hmông còn ở lại thì các cuộc chiến dữ dội vẫn còn tiếp diễn dưới sự chỉ huy của nhóm ChaoFa [a]. Nhóm này có tham vọng lớn, bao gồm cả việc thiết lập một quốc gia có chủ quyền cho người Hmông. Họ đăng ký là thành viên của Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện UNPO[25]. Tuy nhiên, do không có sự hỗ trợ về tài chính và quân đội, ChaoFa đã phải từ bỏ tham vọng của mình.

Trong những năm 1990, Liên Hợp Quốc, với sự hỗ trợ từ phía chính quyền Clinton, bắt đầu công việc đưa người Hmông tị nạn trở lại Lào một cách bắt buộc. Việc đưa người Hmông tị nạn trở lại Lào đã bị chống đối ác liệt từ phía những người Mỹ bảo thủ và những người hoạt động nhân quyền. Năm 1995, tạp chí National Review có bài báo, ví dụ của Michael Johns cho rằng quyết định này là một sự "phản bội".

Áp lực lên chính quyền Clinton đã làm thay đổi chính sách hồi hương của họ, là một thắng lợi chính trị đáng kể của người Hmông, phần lớn người Hmông tị nạn cuối cùng đã được định cư ở các nước khác, nhiều người trong số họ đã đến Mỹ. Cuộc định cư lớn cuối cùng khoảng 15.000 người Hmông từ trại Wat Tham Krabok diễn ra năm 2004.

Dẫu vậy một số nhóm vẫn tiếp tục hoạt động chống đối, trong đó có nhóm Thào A Sỉ dẫn đầu lập ra “Nhà nước H'Mông” ở Muang Vangvieng tỉnh Viêng Chăn, Lào, trong đó chiêu mộ cả một số người H'mông Việt Nam. Năm 2015 có đến gần hai chục người H'mông Việt bị bắt giữ, bị chết trong tập luyện hoặc bị quân đội Lào tiêu diệt.[26]

Trong những năm 1990, nhiều người H'Mông hoa đã chuyển từ quần áo truyền thống sặc sỡ sang quần áo kiểu Âu hóa

Người H'Mông ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam [7]. Dân tộc H'Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du cư nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia LaiKon Tum.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.393.547 người, đứng hàng thứ 6 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố,tập trung tại:

  • Hà Giang (292.677 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), sinh sống tại hầu hết các huyện của tỉnh với hai nhóm chính là H'Mông trắng và H'Mông hoa, cư trú xen kẽ với các dân tộc khác.
  • Điện Biên (228.279 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), tập trung nhiều nhất là ở Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ. Có các nhóm như người H'Mông Trắng sống rải rác ở các vùng Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà, người H'Mông Đỏ ở Mường Chà, người H'Mông Đen tập trung đông ở khu vực Tủa Chùa.
  • Sơn La (200.480 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), sống rải rác ở các xã vùng cao của tỉnh.
  • Lào Cai (183.172 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh, 13,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), có các nhóm như H'Mông Hoa tại Bắc Hà, H'Mông Đen tại Sa Pa, H'Mông Trắng tại Bát Xát, người H'Mông Xanh tại vùng núi Nậm Tu, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn.
  • Lai Châu (110.323 người), có nhóm H'Mông Trắng đông nhất chiếm 60%, tập trung ở các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên. Nhóm H'Mông Hoa cư trú ở các huyện Tam Đường, Tân Uyên. Nhóm H'Mông Đen cư trú ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ. Nhóm H'Mông Đỏ sinh sống trên địa bàn các xã Dào San, Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ. Nhóm H'Mông Xanh sinh sống ở bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn.
  • Yên Bái (107.049 người), tập trung chủ yếu ở các huyện: Huyện Mù Căng Chải (57,179 người), Huyện Văn Chấn (13,353) và các miền núi huyện Văn Yên, Trấn Yên. Chủ yếu là người H'Mông Hoa và H'Mông Đỏ.
  • Cao Bằng (61.579 người) tập trung ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm.
  • Đắk Lắk (39.241 người), di cư sau 1975.
  • Đắk Nông (34.976 người), di cư sau 1975.
  • Nghệ An (33.957 người), tập trung tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong.
  • Bắc Kạn (22.608 người), tập trung tại huyện Pác Nặm.
  • Tuyên Quang (21.310 người)
  • Thanh Hóa (18.585 người)[27], chủ yếu ở 6 xã miền núi của 3 huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát.
  • Thái Nguyên (10.822 người)

Trên thực tế cho thấy các cư dân H'Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Một bộ phận đáng kể người H'mông vẫn còn theo các lối sống truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam. Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người H'Mông lối sống phương Tây, và trang phục truyền thống của người H'Mông đang dần dần biến mất.

Đợt di cư đầu tiên của người Hmong đến Đông Dương có thể trong thế kỷ XVI, đặc biệt tại Bắc Kỳ. Nhưng không có các nhân chứng hay tài liệu viết nào từ miền bắc Đông Dương xác nhận sự hiện diện của họ trước cuối thế kỷ thứ 18. Trong nửa sau thế kỷ 19, đông đảo người Hmong di cư từ Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam vào Đông Dương và tiến xa xuống phía nam đến tận vĩ tuyến thứ 17 gần vùng Tak tại Thái Lan.[28] H'Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (H'mông). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc họcngôn ngữ học, người ta chia tộc H'Mông ra làm các ngành: H'mông Trắng (Hmoob Dawb / Hmôngz Đơưz), H'Mông Hoa (Hmoob Sib / Hmôngz Siz), H'Mông Đỏ (Hmoob Lees / Hmông Lênhs), H'Mông Đen (Hmoob Dub / Hmôngz Đuz), H'Mông Xanh (Hmoob Ntsuab / Hmôngz Ntsuôz), Na Miểu (Mèo nước). Người Pà Thẻn ở phía Nam tỉnh Hà Giang nói tiếng Pà Thẻn (là một ngôn ngữ riêng biệt thuộc ngữ tộc H'Mông) và được Chính phủ Việt Nam xếp là dân tộc riêng.

Người H'Mông ở Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hoa Kỳ, nhiều người H'Mông là những người tị nạn từ Việt Nam và Lào cũng như ra đi sau chiến tranh Việt Nam tới Mỹ. Bắt đầu vào năm 1976, những người H'Mông tị nạn đầu tiên đã tới Mỹ, chủ yếu từ các trại tị nạn nằm trên đất Thái Lan.

Ngày nay, phần chủ yếu của người H'Mông ở Mỹ (khoảng 270.000) sống ở California, MinnesotaWisconsin. Fresno, Minneapolis-St. Paul, MadisonMilwaukee có mật độ tập trung cao của người H'mông.

Điều tra dân số Mỹ năm 2000 cho thấy chỉ có 40% người H'Mông trên 24 tuổi đã từng học trung học. Khoảng 7% người H'mông có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Tỷ lệ cao của thất học là do nhiều người H'mông chủ yếu có nguồn gốc là nông dân, họ ít có cơ hội tiếp thụ nền giáo dục tại Lào khi sinh sống trên núi đồi. Ngoài ra, khoảng 40% các gia đình H'mông nằm dưới mức nghèo khổ. Mặc dù họ vẫn là một trong số những dân tộc châu Á nghèo khổ nhất tại Mỹ, rất nhiều trẻ em thế hệ hai đã chiếm các vị trí cao trong nhiều trường học khi so sánh với các nhóm thiểu số thu nhập thấp khác. Trẻ em Mỹ gốc Hmông sinh ra tại Mỹ thông thường có nhiều cơ hội tiếp thu giáo dục hơn so với cha mẹ của chúng và vì thế có nhiều cơ hội kinh tế hơn so với cha mẹ chúng có thể có được ở Lào. Mặc dù người H'mông thông thường có xu hướng làm những công việc có thu nhập thấp, nhiều người trong số họ là rất chuyên nghiệp.

Tại nhiều thành phố lớn ở đó người Mỹ gốc H'mông sống và làm việc thì các bất hòa đã diễn ra giữa người H'mông và các nhóm thiểu số khác. Người H'mông thông thường là mục tiêu của sự phân biệt chủng tộc. Nhiều kẻ ngược đãi họ bào chữa cho hành động của mình là do người H'mông đã lấy mất công việc, trợ cấp và các dịch vụ khác của những người định cư lâu đời ở đó.[29]

Mặc dù nhiều gia đình H'mông nói bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Anh tại nhà họ, nhưng nhiều người Mỹ gốc H'mông đã nhanh chóng thích nghi với xã hội Hoa Kỳ và rất nhiều người trẻ tuổi đã đánh mất các bản sắc văn hóa truyền thống của mình rất nhanh. Vì điều này, cộng đồng H'mông đã thành lập hiệp hội và phương tiện thông tin riêng để cổ vũ người H'mông giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ của họ.

Văn hóa ]

Tại Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phụng tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Dân tộc Miêu sừng dài (Long-horn Miao) sinh sống tại làng Suojia, thành phố Lục Bàn Thủy, tỉnh Quý Châu hiện đang còn lưu giữ tập tục kỳ lạ này. Phụ nữ Miêu sừng dài có tục lệ mỗi khi chải đầu sẽ giữ lại các sợi tóc rụng, làm một chiếc mũ từ tóc của mẹ, bà ngoại, cụ, thậm chí tổ tiên của họ. Đó là cách để họ tưởng nhớ, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên.

Phong tục này bắt nguồn từ việc đội sừng bò, vì ngày xưa bò là con vật linh thiêng đối với người Miêu. Sau đó, để trang trí và thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, người Miêu đã tạo ra chiếc mũ đặc biệt này.

Những sợi tóc được nhuộm và giữ gìn để luôn sáng bóng. Người mẹ sẽ trao cho con gái chiếc mũ khi cô con gái lấy chồng.

Trang phục

Phụ nữ Miêu thường dùng trang sức bạc. Kim loại này chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống, tinh thần của người Miêu. Từ thời xưa, người Miêu đã biết dùng bạc để thử độc trong đồ ăn, thức uống hoặc dùng chúng để cạo gió, làm lễ vật trong các sự kiện lớn. Thông thường, trang phục của người Miêu được làm từ vải dệt thô và sau đó được nhuộm hoặc thêu các hoa văn truyền thống. Tuy nhiên người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có phong cách ăn mặc theo kiểu vùng Tương Tây nên có những đặc điểm khác hẳn so với người Miêu ở các vùng khác như vùng Đông Nam hay Vân Quý tại Trung Quốc.

Tập tục búi tóc thành những búi khổng lồ không còn được duy trì ở đây nữa. Ngày nay, các cô gái người Miêu ở Phượng hoàng thường mặc áo ngắn cổ tròn rộng với vai áo được thêu đơn giản, quần ống loe với viền thêu, đeo băng đô ngang trán thêu hoa và viền bằng bạc. Đàn ông người Miêu ở đây lại mặc áo có vạt giống với người Mãn Chu và có hình thêu.

Tạp dề là một phần rất quan trọng trong trang phục của các cô gái người Miêu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nữ giới ở đây chuộng tạp dề eo cao để có thể giúp họ tránh làm bẩn quần áo khi lao động. Các loại tạp dề tinh xảo hơn được mặc trong các dịp lễ quan trọng, khi đón tiếp khách hoặc khi tới thăm nhà người khác, chủ yếu để khoe được tài nữ công trong việc thêu thùa của người mặc.

Vải vóc may quần áo thường có màu xanh lá đậm hoặc màu xanh lam và được thêu lên bằng chỉ nhiều màu như đỏ, cam, vàng, trắng và tím. Có tới hơn 40 loại hình mẫu thêu cơ bản trên trang phục của người Miêu, một sống hình nổi bật nhất trong đó bao gồm: hoa Xà Bì hồng, hoa mào gà, hoa đào, hoa tre, bốn đóa hoa đỏ nhỏ...

Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân tộc Miêu ở Phượng Hoàng đó là dưa muối, các loại rau củ như củ cải, bắp cải sẽ được rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng, khi rau củ đã khô sẽ được đem đi muối với nước cơm và ủ men chua, sau một ngày có thể dùng được. Các loại dưa muối thường được nấu thành súp, người ta thường nấu súp với dưa muối và đậu phụ, cho thêm ớt đỏ để tăng độ hấp dẫn về thị giác cho thực khách. Thưởng thức một bát súp dưa muối đậu phụ vào ngày đông lạnh giá bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt đấy, vị mặn của dưa muối hòa quyện với vị cay của ớt và sự thanh mát của đậu phụ đem đến cho thực khách một hương vị khó quên.

Với vị trí địa lí ở khu vực vùng cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã hình thành cho người dân thói quen tích trữ lương thực, không chỉ tích trữ gạo, rau củ mà họ còn tích trữ cả thịt, cá. Và trong đó món cá trích là một món ăn vô cùng đặc sắc của người Miêu ở trấn Phượng Hoàng, những con cá trích tươi ngon được nuôi trong các ruộng lúa nước sau khi thu hoạch lúa, người Miêu sẽ bắt những chú cá trích về làm thành cá muối, đây là cách để người Miêu tích trữ đồ ăn được lâu mà không sợ bị hỏng.

Người Miêu có cách mời khách uống rượu rất đặc trưng. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi. Đây là nét văn hoá lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị

Âm nhạc

Bên cạnh các nhạc cụ truyền thống, người Miêu Trung Quốc còn có Miêu kịch (tiếng Trung: 苗剧; bính âm: miáojù) - thể loại kịch dân gian song song với kinh kịch của người Hán. Đây là thể loại kịch phong phú nhất trong số 19 thể loại kịch nói địa phương ở tỉnh Hồ Nam; là một loại hình nghệ thuật dân tộc thiểu số mới sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Nó được sinh ra tại thị trấn Ma Lật Trường (麻栗场), huyện Hoa Viên thuộc Châu tự trị dân tộc Thổ Gia, dân tộc Miêu Tương Tây phát triển từ năm 1954.

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Mèn mén, chế biến từ ngô hạt đem xay nhỏ, phải xay bằng cối đá và xay hai lần mới nhỏ mịn và khi đồ mới ngon. Đem bột ngô vẩy nước vào đảo đều với độ ẩm vừa phải, khi cầm nắm ngô bột không bị dính, cũng không bị bở ra là được. Tiếp đó cho vào chõ đồ lần 1, đến khi hơi bốc lên thơm thì đổ ra mẹt vẩy thêm một ít nước rồi đảo đều cho tơi ra, sau đó lại cho vào chõ đồ lần 2; khi có mùi thơm lừng bốc lên, khi đó mèn mén đã chín, bưng ra chỗ cao ráo để ăn trong cả ngày.

Tục cưới hỏi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hôn lễ của người H'Mông, sau ba ngày đưa cô gái về nhà, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Hôn sự sau khi được gia đình hai bên chấp nhận rồi, xem như cưới được vợ và hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao.

Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi theo hướng hiện đại, pha trộn giữa nghi thức "rót rượu" Phương Tây và nghi lễ truyền thống, tuy nhiên là một phần ít những hôn sự có cha mẹ hoặc cô dâu-chú rể làm việc tại các cơ quan công... gia đình có điều kiện kinh tế. Tương tự như người Kinh gồm phần lễ tại gia và đãi tiệc nhà hàng.

Đặc biệt trong hôn lễ của người Hmong họ không cho phép cưới người cùng một họ, vì quan niệm cùng họ là cùng gia tiên máu mủ.

Đón Tết

Ăn tết, cúng tết, cúng tất niên của họ không cầu kỳ. Ngoài tết riêng thì người H'Mông còn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống đón Tết cùng người Kinh. Trong đó không thể thiếu món truyền thống là thịt gác bếp, mèn mén, cải xanh, ớt nướng làm muối chấm trong bữa ăn.

Người H'Mông ăn tết từ tháng chạp (theo lịch của người H'Mông). Theo tục lệ thì:

  • Từ ngày 25 tháng chạp là thời điểm mọi người đem lễ đến "trả ơn" cho thầy thuốc, thầy dạy khèn, thầy cúng để tỏ lòng biết ơn. Vì ngày thường thầy cúng dành thời gian để cúng lễ cho người dân trong bản. Ngày tết thầy cúng sẽ ấn định một số ngày nghỉ ngơi và đây là dịp để người trong bản đến lạy trả ơn thầy cúng. Ngoài ra, người H'Mông nào khi sinh ra khó nuôi được đổi họ, cho làm con nuôi thì cũng nhân dịp tết để lạy trả hiếu cho cha mẹ nuôi.
  • Ngày 30 tết, sau khi làm bánh giầy xong, người H'Mông "treo niêu", không ăn uống một ngày. Đêm giao thừa mỗi nhà tự làm mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa.
  • Trong ngày mùng một tết, người H'Mông tuyệt đối không dùng nồi chảo đựng nước, ăn cơm không nấu món canh, không được chải đầu và giặt quần áo và không đi đâu hết trong ngày mùng một. Mùng hai, mùng ba mới được rủ nhau đi chơi. Nếu vi phạm, xong tết lúa cấy sẽ không mọc và cả năm sẽ bị ngập lụt, lũ quét. Người vợ sẽ được nghỉ ngơi, còn chồng phải vào bếp nấu ăn. Nấu ăn phải cẩn thận, không để cho lửa bén vào người.Sáng mùng một, mọi người được ngủ thẳng giấc mà không ai được đánh thức.
  • Ngày mùng hai là ngày thực hiện nghi lễ "lạy tết". Người con gái H'Mông khi lấy chồng được xem như đã "cắt linh hồn về với nhà chồng", nên ngày tết là dịp để trả ơn cha mẹ đẻ. Trong ba năm đầu khi về nhà chồng, mỗi năm vào ngày mùng hai tết, người con gái sẽ được cha mẹ chồng đưa về để "lạy tết" cha mẹ ruột. Đêm 30 tháng 11 âm lịch là đêm giao thừa, từ mồng một đến mồng ba hoặc mồng năm tết là thăm hỏi, chúc tết họ hàng, người thân, sau đó vui chơi.

Lễ hội đầu năm của người H'Mông ngoài phần nghi lễ là các trò chơi dân gian như đua ngựa, thi dệt lanh dệt vải, thổi múa khèn... thì còn thi nấu miến, thi hát hò những bài truyền thống bằng tiếng H'Mông. Mỗi năm, một gia đình trong bản sẽ được giao làm chủ lễ để tổ chức lễ hội vui chơi tết cho cả bản. Ngày 26 tháng chạp, chủ lễ sẽ đốn một cây mai to (một loại tre), chặt nhánh, chỉ chừa nhánh ở chín đốt trên ngọn rồi đem ra bãi đất chọn sẵn cắm xuống làm cây nêu báo hiệu cho mọi người biết nơi này sẽ diễn ra lễ hội đầu năm mới.[30][31]

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Sinh thời Hoạt động chính
Vương Chính Đức 1865-1947 Vua H'Mông, quê xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Vương Chí Sình 1886-1962 Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 và 2, quê xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Vừ A Dính 1934-1949 Liệt sỹ, Anh hùng LLVTND VN thời chống Pháp, quê xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, Điện Biên.
Cư Hòa Vần 1935-2010 Chính khách Việt Nam, Phó chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch HĐ Dân tộc. Quê quán huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Tráng A Pao 1945-2015 Chủ tịch HĐ Dân tộc của QH, Phó chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Phó trưởng Ban Dân vận TƯ, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, chủ tịch HĐND tỉnh.
Giàng Văn Quẩy 1946-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 và 11, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang (2007-2016).
Giàng Seo Phử 1951-2017 Ủy viên BCHTW ĐCSVN khóa 9, 10, 11, Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Quê huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lầu Chông Vừ 1958-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11. Quê Nghệ An
Giàng A Chu 1959-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam. Quê quán huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái [32].
Giàng Páo Mỷ 1963-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14. Quê quán huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu [32].
Thào Hồng Sơn 1965-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, quê quán xã Má Lé huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Thào Xuân Sùng 1958-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sơn La.
Hầu Văn Lý 1967-... Đại tá CAND, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 [32].
Tráng Thị Xuân 1969-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, quê quán xã Suối Tọ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
Hầu A Lềnh 1973-... ủy viên BCHTW ĐCSVN khoá 12, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTW MTTQ Việt Nam. Quê Lào Cai.
Mùa A Vảng 1983-... Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14. Quê quán xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Tại Lào[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Sinh thời Hoạt động chính
Faydang Lobliayao 1910-1986 Chính trị gia Lào, trong chiến tranh Đông Dương thứ nhất 1947-1954, và chiến tranh bí mật của Mỹ ở Đông Dương 1955-1975. Sau là phó Chủ tịch của Mặt trận Yêu nước Lào (Neo Lao Hak Xat) và phó Chủ tịch của Hội đồng Nhân dân Tối cao Lào.
Touby Ly Foung 1917-1979 Nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Chính phủ Hoàng gia Lào và sự can thiệp của Mỹ trong Nội chiến Lào. Năm 1974 khi Pathet Lào nắm giữ chính quyền, ông lần đầu tiên được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Viễn thông trong chính phủ mới, nhưng sau đó ông bị bắt và đưa đến trại cải tạo và chết ở đó.
Yang Shong Lue 1929-1971 Nhà lãnh đạo tinh thần của người H'Mông tại Lào, người phát minh của bộ chữ Pahawh Hmông.
Vàng Pao 1929-2011 Người H'Mông đầu tiên được phong hàm tướng Quân đội Hoàng gia Lào. Trong Chiến tranh Đông Dương ông được CIA hỗ trợ để chống lại Pathet Lào và Quân đội Việt Nam. Ông trở thành thủ lĩnh H'Mông. Năm 1975 di tản sang Mỹ, sống ở California và là người lãnh đạo cộng đồng H'mong tại Mỹ.
Kong Le 1933-2014 Sỹ quan Quân đội Hoàng gia Lào, người tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Hoàng gia Lào năm 1960. Sau đó thất thế, sống lưu vong tại Mỹ đến đầu những năm 1990, sau đó sang Pháp.

Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đừng nhầm lẫn với "Chao Fa" là danh xưng hoàng gia trong tiếng Thái & Lào, tựa như "Đức hoàng tử",...

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Joshua Project. Ethnic People Cluster: Miao / Hmong, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  2. ^ Country: China, Ethnic People Group: Hmong & Hmu. Joshua Project, 2020.
  3. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số 2019. p. 44. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê, 19/12/2019. Truy cập 1/09/2020.
  4. ^ “Results of Population and Housing Census 2015” (PDF). Lao Statistics Bureau. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “U.S. Census website”. United States Census Bureau. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ a b c Smalley, William; Vang, Chia Koua; Gnia Yee, Yang (1990). Mother of Writing, Chicago: University of Chicago Press
  7. ^ a b Các dân tộc Việt Nam - H'Mông. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, 2016. Truy cập 01/04/2017.
  8. ^ Tên gọi của dân tộc Mông, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, 15/11/2016. Truy cập 20/09/2018.
  9. ^ Lý Phương Quế (Li Fang-Kuei, 李方桂). "Languages and Dialects" trong Shih Ch'ao-ying; Chang Ch'i-hsien (chủ biên), 1937. The Chinese Year Book, Commercial Press, tr. 59–65, in lại trong Li Fang-Kuei, 1973. Languages and Dialects of China. Journal of Chinese Linguistics 1 (1): 1–13, JSTOR 23749774
  10. ^ Handel Zev (2008). “What is Sino-Tibetan? Snapshot of a Field and a Language Family in Flux”. Language and Linguistics Compass. 2 (3): 422–441. doi:10.1111/j.1749-818X.2008.00061.x.
  11. ^ Sino-Tibetan languages trên Britanica. Tra cứu ngày 14-9-2021.
  12. ^ De l'origine des tons en viêtnamien, André-Georges Haudricourt, Paris, Impr. Nationale, 1954
  13. ^ “Hmong Archives - preserving the Hmong heritage”. hmongarchives.org. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ Dr. William Smalley & Dr. Linwood Barney. Hmonglessons.com, 2011. Truy cập 11/11/2017.
  15. ^ “N4175: Final proposal to encode the Pahawh Hmong script in the UCS” (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
  16. ^ Khai giảng lớp Đào tạo, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc H’Mông khóa II. Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Truy cập 20/09/2018.
  17. ^ Trung tá công an viết giáo trình, từ điển tiếng Mông. Vnexpress, 3/1/2015. Truy cập 20/09/2018.
  18. ^ Lớp Sư Phạm Dạy Chữ H’mông Cho Người H’mông. Giáo phận Hưng Hóa, 29/01/2018. Truy cập 20/09/2018.
  19. ^ Greg Woolf (2007). Ancient civilizations: the illustrated guide to belief, mythology, and art. Barnes & Noble. p. 213. ISBN 978-1-4351-0121-0
  20. ^ Hmong, Britannica
  21. ^ Nicholas Tapp, Jean Michaud, Christian Culas, Gary Yia Lee, 2004. The Hmong of Laos: Overview of their Transnational Adaptation. In: Hmong/Miao in Asia. Truy cập 1/04/2019.
  22. ^ Laos: Deeper Into the Other War. TIME. 1970-03-09.
  23. ^ Prados, John (2003). Lost Crusader: The Secret Wars of CIA Director William Colby. Oxford University Press. p. 204. ISBN 978-0-19-512847-5.
  24. ^ a b c Marc Eberle, 2009. The Most Secret Place on Earth–The CIA's covert war in Laos. Documentary film.
  25. ^ UNPO member: Hmong, 17/07/2017.
  26. ^ Trên đỉnh núi sương trắng Kỳ 1: “Nhà nước Mông” ảo tưởng. Sơn La Online, ngày 08 tháng 10 năm 2018.
  27. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
  28. ^ Jean Michaud, From Southwest China into Upper Indochina: an Overview of Hmong (Miao) Migrations, Asia Pacific Viewpoint, Vol. 38, No. 2, August 1997, pages 119-130
  29. ^ [1]
  30. ^ “Tết Mông”.
  31. ^ “Tết vùng cao: Tết sớm của người H'Mông”.
  32. ^ a b c d “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.

Tham chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

.-----.



White Hmong woman wearing Hmong Daw clothing of Laos and Vietnam.

Hmong Americans



Hmong Americans (RPA: Hmoob Mes Kas, Pahawh Hmong: "𖬌𖬣𖬵 𖬉𖬲𖬦 𖬗𖬲") are Americans of Hmong ancestry. Many Hmong Americans immigrated to the United States as refugees in the late 1970s. Over half of the Hmong population from Laos left the country, or attempted to leave, in 1975, at the culmination of the Laotian Civil War.

Thousands of Hmong were evacuated or escaped on their own to Hmong refugee camps in Thailand.[3] About 90% of those who made it to refugee camps in Thailand were ultimately resettled in the United States. The rest, about 8 to 10%, resettled in countries including Canada, France, the Netherlands, and Australia.

According to the 2019 American Community Survey by the US Census Bureau, the population count for Hmong Americans was 327,000.[4] Hmong Americans face disparities in healthcare, and socioeconomic challenges that lead to lower health literacy and median life expectancy, and per capita income.[5]

History[edit]

1976 and 1980[edit]

A memorial in front of Fresno County Court House commemorating Hmong service.

Initially, only 1,000 Hmong people were evacuated to the US. In May 1976, another 11,000 Hmong were allowed to enter the United States. By 1978 some 30,000 Hmong had immigrated to the US and by 1998, there were 200,000 Hmong living in the US.[6] This first wave was made up primarily of men directly associated with General Vang Pao's Secret Army, which had been aligned with US war efforts during the Vietnam War. Vang Pao's Secret Army, which was subsidized by the US Central Intelligence Agency, fought mostly along the Ho Chi Minh Trail, where his forces sought to disrupt North Vietnamese weapons supply efforts to the communist Viet Cong rebel forces in South Vietnam. Ethnic Laotian and Hmong veterans, and their families, led by Colonel Wangyee Vang formed the Lao Veterans of America in the aftermath of the war to help refugees in the camps in Thailand and to help former veterans and their families in the United States, especially with family reunification and resettlement issues.[7]

The passage of the Refugee Act of 1980 represented the second-wave of Hmong immigration.[8] The clans, from which the Hmong take their surnames, are: Chang (Tsaab) or Cha (Tsab), Chao (Tsom), Cheng (Tsheej), Chue (Tswb), Fang (Faaj) or Fa (Faj), Hang (Haam) or Ha (Ham), Her (Hawj), Khang (Khaab) or Kha (Khab), Kong (Koo) or Soung (Xoom), Kue (Kwm), Lee (Lis), Lor (Lauj), Moua (Muas), Pha (Phab), Thao (Thoj), Vang (Vaaj) or Va (Vaj), Vue or Vu (Vwj), Xiong (Xyooj) and Yang (Yaaj) or Ya (Yaj).

1990s and 2000s[edit

Following the 1980 immigration wave, a heated global political debate developed over how to deal with the remaining Hmong refugees in Thailand. Many had been held in squalid Thai refugee camps, and the United Nations and the Clinton administration sought to repatriate them to Laos.

Reports of human rights violations against the Hmong in Laos, including killings and imprisonments, led most Thailand-based Hmong to oppose returning there, even as the conditions worsened of the camps in Thailand, because of their lack of sufficient funding.

One of the more prominent examples of apparent Laotian abuse of the Hmong was the fate of Vue Mai, a former soldier. The US Embassy in Bangkok recruited him to return to Laos under the repatriation program, in their effort to reassure the Thai-based Hmong that their safety in Laos would be assured. But Vue disappeared in Vientiane. The US Commission for Refugees later reported that he was arrested by Lao security forces and never seen again.[9]

Especially following the Vue Mai incident, the Clinton and UN policy of returning the Hmong to Laos began to meet with strong political opposition by US conservatives and some human rights advocates. Michael Johns, a former White House aide to President George H. W. Bush and a Heritage Foundation foreign policy analyst, along with other influential conservatives, led a campaign to grant the Thai-based Hmong immediate US immigration rights. In an October 1995 National Review article, citing the Hmong's contributions to US war efforts during the Vietnam War, Johns described President Clinton's support for returning the Thai-based Hmong refugees to Laos as a "betrayal" and urged Congressional Republicans to step up opposition to the repatriation.[10] Opposition to the repatriation grew in Congress and among Hmong families in the US. Congressional Republicans responded by introducing and passing legislation to appropriate sufficient funds to resettle all remaining Hmong in Thailand in the United States. Clinton vowed to veto the legislation.

In addition to internal US opposition to the repatriation, the government of Laos expressed reservations about the repatriation, stating that the Hmong remaining in Thailand were a threat to its one-party communist government and the Marxist government in Vientiane, Laos. In a significant and unforeseen political victory for the Hmong and their US Republican advocates, tens of thousands of Thai-based Hmong refugees were ultimately granted US immigration rights. The majority were resettled in California, Minnesota, and Wisconsin. The defeat of the repatriation initiative resulted in the reunifications in the US of many long-separated Hmong families. In 2006, as a reflection of the growth of the minority in the state, the Wisconsin State Elections Board translated state voting documents into the Hmong language.[11]


The Secret War: Hmong Soldiers Who Served Alongside Americans in Vietnam
https://youtu.be/1_0WbPq2lhs


Throughout the Vietnam War, and for two decades following it, the US government stated that there was no "Secret War" in Laos and that the US was not engaged in air or ground combat operations in Laos. In the late 1990s, however, several US conservatives, led by Johns and others, alleged that the Clinton administration was using the denial of this covert war to justify a repatriation of Thailand-based Hmong war veterans to Laos. It persuaded the US government to acknowledge the Secret War (conducted mostly under President Richard Nixon) and to honor the Hmong and American veterans from the war.

On May 15, 1997, in a total reversal of US policy, the federal government acknowledged that it had supported a prolonged air and ground campaign in Laos against the North Vietnamese Army and Vietcong. That day it dedicated the Laos Memorial on the grounds of Arlington National Cemetery in honor of the Hmong and other combat veterans from the Secret War.[12] In 1999 there were about 250,000 Hmong people living in the United States, living in numerous medium and large cities.[13]

Some Hmong remained in refugee camps in Thailand at the time of the September 11, 2001, attacks. This resulted in the tightening of US immigration laws, especially under the Patriot Act and the Real ID Act, and the immigration of Hmong refugees to the US has significantly slowed. Most Hmong refugees in Thailand had been engaged in documented armed conflict (although under US sponsorship) during and after the Vietnam War. The anti-terrorism legislation created barriers to such people being accepted as immigrants.[14][15][16]

Demographics

Hmong population in the US by areas of concentration

Hmong Americans at a community recycling event in Saint Paul

According to the 2010 US Census, 260,073 people of Hmong descent reside in the United States up from 186,310 in 2000.[17] The vast majority of the growth since 2000 was from natural increase, except for the admission of a final group of over 15,000 refugees in 2004 and 2005 from Wat Tham Krabok in Thailand. Of the 260,073 Hmong-Americans, 247,595 or 95.2% are Hmong alone, and the remaining 12,478 are mixed Hmong with some other ethnicity or race. The Hmong-American population is among the youngest of all groups in the United States, with the majority being under 30 years old, born after 1980, with most part-Hmong are under 10 years old.[18]

States with the largest Hmong population include: California (86,989; 0.2%), Minnesota (63,619; 1.2%), Wisconsin (47,127; 0.8%), and North Carolina (10,433; 0.1%), Michigan (5,924; 0.1%), Colorado (4,530; 0.1%), Georgia (3,623; 0.03%), Alaska (3,534; 0.5%), Oklahoma (3,369; 0.1%), and Oregon (2,920; 0.1%).[19][20] The metropolitan areas of Fresno and Minneapolis-St. Paul have especially large Hmong communities.[21] St. Paul, Minnesota, has the largest Hmong population per capita in the United States (10.0%; 28,591 Hmong Americans), followed by Wausau in Wisconsin (3,569; 9.1% of its population). The Hmong communities of Minnesota and Wisconsin are geographically and culturally interlinked, with sizeable Hmong communities present in most of the mid-size cities between Milwaukee and Minneapolis.[22][23]

In terms of metropolitan area, the largest Hmong-American community is in Minneapolis-Saint Paul-Bloomington, MN Metro Area (74,422); followed by Fresno, CA Metro Area (31,771); Sacramento, CA Metro Area (26,996); Milwaukee, WI Metro Area (11,904); and Merced, CA Metro Area (7,254).[24]

There are smaller Hmong communities scattered across the country, including cities in California; Colorado (Denver, Colorado – 4,264); Michigan (Detroit, Michigan and Warren, Michigan – 4,190), Alaska (Anchorage, Alaska – 3,494); North Carolina (Hickory, North Carolina); Georgia (Auburn, Duluth, Lawrenceville, Monroe, Atlanta, and Winder); Wisconsin (Eau Claire, Appleton, Green Bay, La Crosse, Madison, and Stevens Point, Plover, and Sheboygan); Kansas (Kansas City – 1,754); Oklahoma (Tulsa – 2,483);[24] Southwest Missouri; Northwest Arkansas (Benton County); Washington; Oregon (Portland), Montana (Missoula) and throughout the United States.[18][25]

Hmong by location[edit]

As of the 2000 US Census, the largest Hmong population by metropolitan area resided in and around Minneapolis-St. Paul, with 40,707 people. The following areas were Greater Fresno with 22,456 people, Greater Sacramento (Sacramento-Yolo) with 16,261, Greater Milwaukee (Milwaukee-Racine) with 8,078, Greater Merced with 6,148, Greater Stockton (Stockton-Lodi) with 5,553, Appleton-Oshkosh-Neenah with 4,741, Greater Wausau with 4,453, Hickory-Morganton-Lenoir (North Carolina) with 4,207, and Greater Detroit (Detroit-Ann Arbor-Flint) with 3,926.[26]

California

California has the largest Hmong population in the United States by state.[13] As of 2010, there are 95,120 Hmong Americans in California.[25]

In 2002, the State of California counted about 35,000 students of Hmong descent in schools. According to Jay Schenirer, a member of the school board of the Sacramento City Unified School District, most of the students lived in the Central Valley, in an area ranging from Fresno to Marysville. Fresno County and Sacramento County combined have almost 12,000 Hmong students.[27]

As of 2002, of the Hmong students who took the California English Language Development Test, which measures English fluency in students who are learning English, 15% of Hmong scores at the "advanced" or "early advanced" classifications, while 30% of Vietnamese English learning students and 21% of all of California's over 1.5 million English learning students scored at those levels. Suanna Gilman-Ponce, the multilingual education department head of Sacramento City Unified, said that the Hmong students have lower rates due to having parents who speak little English; therefore they enter American schools with few English skills. In addition, their culture was not literate, so Hmong history was not written down and history books did not discuss Hmong history.[27]

In 2011, Susan B. Anthony Elementary School in Sacramento established a Hmong-language immersion program. In 2019, Fresno Unified School district began offering dual immersion as well as Elective course offerings for high school students to learn the Hmong language.[28] In the Fresno Unified School District, over 10,000 signatures of support were collected for the naming of a new elementary school for General Vang Pao, a well known leader from the Secret Wars in Laos and the Hmong American diaspora.[29][30]

Coloradoedit

Colorado is home to approximately 5,000 Hmong who first settled in the state in the late 1976 to early 1980s. Today, most of the Hmong live in the north metro Denver area including Arvada, Brighton, Broomfield, Federal Heights, Lafayette, Northglenn, Thornton and Westminster.

In 1995, Golden, Colorado became the first city in the United States to designate a Lao-Hmong Recognition Day. Since then, other areas in the country followed suit, declaring July 22 “Lao-Hmong Recognition Day”. The establishment of this day recognizes the bravery, sacrifice, and loyalty to the United States exhibited by the Lao-Hmong. The Lao-Hmong Recognition Day was held in recognition and to honor of the Lao-Hmong Special Guerrilla Units (SGU) Veterans, "America’s Secret Army and Most Loyal Allies." The SGUs were composed of indigenous Laotians, especially the Hmong, Lao, Mien, Lue, Khmu and Thaidam tribes, and were known for their patriotism, valiant service, personal sacrifice and loyal support of the United States Armed Forces in Laos during the Vietnam War.

"Historically, the Lao-Hmong people were one of our country’s most loyal allies. During the Vietnam War, they fought bravely alongside U.S. soldiers. Many emigrated to the U.S. and now proudly call this country their home. We are grateful for their service and sacrifice to our nation," said U.S. Rep. Ed Perlmutter (CO-07).

The Hmong Alliance and Missionary District headquarters is located in Thornton, CO. In 2018, the Hmong District celebrates its fortieth-year anniversary in St. Paul, MN with over 110 churches scattered throughout the United States with an inclusive membership of 30,000 plus people. The Hmong District is led by Rev. Dr. Lantzia Thao (Tswv Txos), who acts as the Hmong District Superintendent overseeing the entire movement and operations.

Kansas

Kansas has a moderately-sized Hmong population. Kansas City was one of the first cities to accept Hmong people after the war.[31] Its Hmong population declined in the early 80s due to migration from Kansas to California, and the Northern Midwest. The population has since stabilized and has more than double every decade since 1990. According to the 2010 Census, 1,732 Hmong people lived in Kansas of which 1,600 lived in the Kansas Side of Kansas City and an estimated more than 400 families and 2,000 Hmong living in the Greater Kansas City Area in 2013.[32] Lao Family was established in Kansas City in the 1980s but the Hmong separated from the organization to create the Hmong American Community, Inc. which today is still a functioning entity hosting Hmong New Year celebrations in Kansas City.[33] Kansas City has a vast majority Green Hmong population and is greater than 80% converted to Christianity though more and more Hmong people move in every year that still practices the traditional religion. Kansas City is home to Hmong churches, multiple Hmong runs and owned manufacturing companies, nail salons, small business such as insurance and barber shops, vendors at the flea market, an organization such as Hmong Village Inc., Vang Organization, and Herr Organization just to name a few.

Massachusetts

The Hmong community in Massachusetts is small compared to the Vietnamese and Cambodian populations of Massachusetts. As of 2011, according to Judy Thao, the director of the United Hmong of Massachusetts, an organization based in Lowell, about 2,000 Hmong resided in the State of Massachusetts. Thao said that the largest community, with 60 to 70 families, is located in the Fitchburg/Leominster area. As of 2010, there are 412 people of Hmong descent living in Fitchburg (one percent of the city's population). Thao said that about 20 to 30 families each live in the second largest communities, in Springfield and Brockton.[34]

Michigan[edit]

As of 1999, fewer than 4,000 Hmong people lived in Detroit.[35] As of 2005, Michigan had 5,400 Hmong people; reflecting an increase from 2,300 in the 1990s. As of 2005, most Hmong in Michigan lived in Metro Detroit in the cities of Detroit, Pontiac, and Warren.[36] As of 2002 the concentrations of Hmong and Laotian people in the WayneMacombOakland tri-county area were in northeast Detroit, southern Warren, and central Pontiac.[37] That year, Kurt Metzger and Jason Booza, authors of "Asians in the United States, Michigan and Metropolitan Detroit," wrote that "The 3,943 Hmong living in tri-county area is one of the most concentrated of the Asian groups."[37] As of 2007, almost 8,000 Hmong lived in Michigan, most in northeastern Detroit. As of 2007, Hmong were increasingly moving to Pontiac and Warren.[38]

The Greater Lansing Area is home to the second largest Hmong American population in Michigan. After 1970, Hmong Americans began to settle in Lansing, Michigan's capital city. Hmong Americans in the Greater Lansing Area, often, have strong ties to churches. Churches like St. Michael's, Our Savior Lutheran Church, and All Saints Episcopal Church sponsored Hmong Americans coming to Lansing, providing them resources to make the transition to America a smoother experience.[39] Lansing hosts a statewide Hmong New Year Festival.[36]

Minnesota[edit]

As of 1999, Minnesota has the second largest US Hmong population by state.[13] As of 2001, the largest Hmong population in the United States by the city is located in St. Paul.[40] In 2020, the Hmong-American population in Minnesota was about 90,000 and the largest Asian group in the state.[41]

Pom Siab Hmoob (Gazing into the Heart of the Hmong) Theatre, which is reportedly the world's first Hmong theater group, was formed in 1990. It is based in the Twin Cities.[42] It is now known as the Center for Hmong Arts and Talent (CHAT).[43]

The film Gran Torino by Clint Eastwood, though set and filmed in Detroit, Michigan, stars five Minnesotan Hmong (Hmongesotan) Americans, and the original story was based on a neighborhood in Saint Paul. It was the first mainstream US film to feature Hmong Americans.[44]

North Carolina[edit]

In 2010, North Carolina had a population of 10,864 Hmong and has one of the highest rates of employment compared to other states in the US. 50% of the Hmong population work in the manufacturing industry.[25] The two centers of population are in the Hickory and Greensboro areas respectively.[45][46]

Pennsylvania[edit]

A group of Hmong refugees settled in Philadelphia after the end of the 1970s Laotian Civil War. They were attacked in discriminatory acts, and the city's Commission on Human Relations held hearings on the incidents. Anne Fadiman, author of The Spirit Catches You and You Fall Down, said that lower-class residents resented the Hmong receiving a $100,000 federal grant for employment assistance when they were also out of work; they believed that American citizens should be getting assistance.[47] Between 1982 and 1984, three quarters of the Hmong people who had settled in Philadelphia left for other cities in the United States to join relatives who were already there.[48]

Rhode Island[edit]

Providence (Rhode Island) Hmong Church of the Christian and Missionary Alliance

In 1976, Hmong members of the U.S. Secret Army Special Guerrilla Unit, recruited by the CIA during the Vietnam War, were resettled in Rhode Island as refugees.[49] In 1983 their population was estimated at 1,700–2,000.[50] 2010 census results put the number of Rhode Island Hmong at 1,015.[51][49] The Hmong United Association of Rhode Island puts on a Hmong New Year's festival annually.[49] About sixty families are members of the Providence Hmong Church of the Christian and Missionary Alliance; they are known locally for their egg roll fundraiser, held in the spring.[52]

Wisconsin[edit]

As of 2010, Wisconsin has over 49,000 Hmong people—the largest Asian ethnic group in the state.[53][54]

Other locations[edit]

In December 1999, according to the Hmong National Development Inc., Chicago had about 500 Hmong people.[35] There is a sizable Hmong population in Westminster, Colorado (0.8% of the city's population as of 2010).

Community and social issues[edit]

Lack of education and high dropout rates[edit]

The 2000 US Census reveals that 60% of all Hmong above 24 years of age have a highest educational attainment of high school or equivalent, as many of these immigrants came to America as adults or young adults. According to a government data collected in 2013, 40% of Hmong Americans drop out of school.[55] Among the Hmong population, 38% have not received a high school degree, and 14% have at least a bachelor's degree.[56] Educational attainment among Hmong women is significantly lower than among Hmong men, with about one in five Hmong women having a high school diploma.[57]

The lack of formal education among Hmong immigrants is due to the fact that many were once farmers in the hills of Laos or were refugees from war who fled into remote jungles, and had little or no access to schools.[58]

In St. Paul about 2,000 Hmong people have their bachelor's degree, 150 have their master's degree, and 68 have received their doctoral degree,[59][60][61] which is a very low percentage considering the population of Hmong Americans in St. Paul is less than 36,000.

In the topic of community issues and Hmong in education, factors to consider are family dynamic, parent engagement, accessibility to resources, and the various school climates. The lack of emotional support for Hmong LGBTQ+ youth in Minnesota and Wisconsin reveal mental and health concerns which affect their academic performance.[62]

Hmong girls and boys had also encountered difficulties in achieving success in the field of education as they adapted the Hmong culture, which is considered as rural, to contemporary American society (Ngo & Lor, 2013).[63] Cha suggested that the dropout rate of Hmong teenagers was the highest among those of Asian American groups (2013).[64] In the first few years after immigration, Hmong girls almost had no chance to be educated in school. Later, as they got the opportunities to go to school, around 90% of Hmong girls chose to quit school because parents preferred obedient and compliant daughters-in-law when looking for partners for their sons (Ngo & Lor, 2013).

On the other hand, Hmong young men are burdened more due to the high expectations on sons in Hmong culture, which led to their challenges in school, such as bad relationships with teachers and lack of participation in class. The word used to describe the work those Hmong boys were involved in for family was “helping out” (Ngo & Lor, 2013, p. 155),[63] referring to an accepted and natural habit including working outside, taking care of the siblings, completing daily household, being cultural brokers for parents and attending numerous traditional ceremonies. For example, Hmong boys were asked to write checks to pay for utility bills and to prepare food for their younger brothers. Also, they went to ceremonies not only to maintain the family relationship but also to keep the traditions from disappearing.

According to Yang (2013),[65] after three decades of struggle, Hmong Americans had achieved in economic, political and educational aspects. Starting from small business, the businesses of Hmong had become international, diverse and high-tech since 2000. For example, about 50 home health care agencies which were supported by federal or state medical assistance were run by Hmong in Minnesota. The Hmong were also more involved in political activities that 57 percent of the Hmong in Minnesota regarded themselves as Democrats, shown by a survey in 2008, and several Hmong people, including Madison P. Nguyen, former Hmong refugee women in Minnesota, had been elected political staffs in city offices.

Income and poverty rates[edit]

2017 data collected by the US government found that Hmong Americans had a median household income of $48,000 compared to the American average of $53,600.[66] The government estimated that 38% of Hmong Americans lived below the poverty line, compared to 16% of all Americans.[67][68][55] The 2014 American Community Survey found that per capita income of Hmong Americans was $12,923, significantly lower than the American average of $25,825. When income is compared between US ethnic groups, Hmong Americans are the third lowest earning group.[68] In a 2013, NPR discussion, sociologist Rosalind Chou stated that "when you break it down by specific ethnic groups, the Hmong, the Bangladeshi, they have poverty rates that rival the African-American poverty rate."[69]

Culture and politics[edit]

There are many cultural, political, and social issues that are being debated among Hmong American communities. Topics include political participation, poverty, gang violence, race relations, and education. The Hmong community also retains many ties with the Hmong still in Indochina and remains active in regional politics. In the United States, the Hmong clan system continues to exist, but with less influence over younger generations.[70]

Politics and culture vary with the location of Hmong-American communities. The Twin Cities, St. Paul and Minneapolis, are progressive as the queer/LGBTQ+ culture and politics surrounding sexuality and gender are recognized at the local, regional, state, and national level.[71][72]

Sexuality[edit]

Heterosexuality and heteronormativity are traditionally tied to the Hmong identity and its history[72][73] but attitudes in Hmong Americans appear to be shifting.[70] In the Hmong American community, non-traditional gender and sexual identities have gained increasing cultural, political, and social acceptance over time.[74][72][73]

In 2003, Shades of Yellow (SOY) began as a social support network in St. Paul, Minnesota for Hmong LGBTQ+, and then developed into a non-profit organization with an expanded focus on advocacy and education.[75][72] After SOY closed in 2017,[76] existing groups and new groups continued to provide support for Hmong LGBTQ+ people, such as the Hmong American Women's Association, Freedom, Inc., Cia Siab, Inc., and Hmong Queer Suab.[72]

In December 2015, the Sacramento Hmong LGBTQIA group formed[77] and organized support groups for Hmong LGBTQIA people,[78] and founder Dee Lee participated in the 2016 The Asian Pacific Islander Queer Sacramento Coalition conference.[77]

Sexual health is critical to the LGBTQ+ Hmong community as it is for the general Southeast Asian (SEA) community throughout the country. Sexual education and awareness, as well as education regarding online sex culture, is recommended when considering sexual health.[79]

Mental health[edit]

Compared to other Southeast Asian refugees in America, Hmong refugees have the highest rates of mental health disorders,[80] with an overall mental illness incidence rate at around 33.5%.[81] This mental health problem has been attributed to traumatic past experiences and problems adjusting to life in the United States.[82]

Gender roles play an integral factor for the mental health of Hmong women. Gender construct of Hmong women, traditionally, socially and politically, have historically been oppressive and marginalizing. Even in traditional Hmong cloth (paj ntaub) and folklore (dab neej) Hmong gender roles are concretely sewn and told, and repeated. Misogyny and patriarchy in the Hmong community is present to this day which calls for Hmong women empowerment initiatives throughout the United States.[83]

In religious and traditional Hmong families the subject of mental health is taboo because of Shamanism, with the belief that remedy to health is through communication and exchanges with spirits. Through spiritual ceremonies, overall health is remedied, not through health facilities or specialists, not through science.[74] In addition, LGBTQ+ Hmong individuals struggle with mental health due to the lack of education and attention on mental health in Hmong communities, deals with depression, anxiety, substance abuse, and suicide.[74]

Health disparities[edit]

In other aspects of health, like cancer, Hmong Americans have the highest cancer mortality rates compared to other Asian American groups. Low cancer screenings and lack of interventions to address stigma of utilizing public health services are among some reasons for this trend.[84] Access to education can help with increasing health practices like receiving a Pap test for cervical cancer screening.[85] A Patient Navigation Program implemented in San Francisco for Hmong Americans led to a 38% increase in Pap test participation, highlighting progress made in increasing participation via education.[86] A cross-sectional study of 168 immigrant Hmong Americans found that half of them reported not understanding health information. Factors like acculturation and number of years in the US were positively correlated with health literacy rate, and lower health literacy rates were associated with poor health in the participants.[87] Acculturation indicators such as language use and social connections, were positively correlated with higher BMI-for-age in Hmong American children 9–18 years old.[88]

A study of 417 Hmong American parents and caregivers showed that the top two contributing factors to perceived barriers to immunization were socioeconomic position and use of traditional Hmong healthcare.[89] Traditional Hmong healthcare includes the use of a traditional Hmong healer shaman, who is used as a complement to Western medicine by Hmong patients.[90] Health disparities faced by Hmong Americans are overlooked with combined data that do not disaggregate ethnic groups within the label, Asian American.[91]

Violence[edit]

Hmong Americans have experienced violence after immigrating to the United States. Some specific instances of violence against Hmong Americans have been murders, of which a few have occurred while they were engaging in hunting.[92] Hmong Americans have hunted because it is a common traditional practice in countries such as Laos, Cambodia, and Thailand. These are common countries from which the Hmong ethnic group has immigrated, although they do not have a specific home country. Chong Moua Yang, a Hmong American hunter, was murdered in Bath Township, Michigan on November 16, 2018.[93] His murder, however, still remains unsolved.

In a 2018 study of 231 college students' experience and knowledge surrounding domestic violence, Takahashi and Lee found that two thirds were aware of domestic violence in their community, and 32.8% of Hmong women experienced violence. These domestic issues would be solved within clan systems and divorce is often not welcomed in order to maintain the relationship.[94]

Languages and culture[edit]

The Hmong language is spoken by approximately 4 million with about 5% residing in the United States. There are two main different dialects, Hmong Leeg and Hmong Dawb. In America, these are known as Hmong Leeg and White Hmong. Many of the vowel sounds are quite a bit different in these dialects compared to some of the Asian ones. In the United States, about 60% speak White Hmong and 40% speak Hmong Leeg. The Centers for Disease Control states "Though some Hmong report difficulty understanding speakers of a dialect not their own, for the most part, White and Hmong Leeg speakers seem to understand one another."[95] As of 2012, Hmong in California are developing a Hmong-English online translator, in collaboration with Microsoft.[96]

To maintain Hmong culture, history, and language, many organizations were created to conserve Hmong culture including the Lao Veterans of America, Lao Veterans of America Institute, Lao Human Rights Council, Hmong Advancement, Inc., Hmong Advance, Inc., United League for Democracy in Laos, Inc., Lao Family, Hmong National Development (HND) association and the Hmong Today and Hmong Times newspapers.[97] In the case of kinship among other relatives in the United States, the Hmong people tend to stay in groups where there are much other Hmong residing. This allows them to share their cultural values and practices together.[98]

White Hmong and Leeg Hmong[edit]

White Hmong (Hmoob Dawb) and Hmong Leeg (Moob Leeg) are the two primary dialects spoken by Hmong Americans. The difference between the two dialects is analogous to the difference between American and British English; thus, both can understand each other easily. Green Hmong is named so because of the color used in Green Hmong women's traditional costume.[99]

There is a misconception that Moob Leeg and Green Hmong are the same. Although their dialects are the same they are both different sub-groups of the Hmong. Moob Leeg is said to be the original spoken Hmong language.

It is seen that the majority of the Hmong American population is either White or Hmong Leeg, but with language, there can be some language barriers. For example, providing quality interpreter services can be difficult. Complicating communication issues is the fact that until the late 1960s no written form of the Hmong language existed, and many of the Hmong people were unable to read or write their own language. This makes the use of written materials for Hmong patients fairly useless.[100] This kind of complication in communicating was able to be seen in Anne Fadiman's book, The Spirit Catches You and You Fall Down: A Hmong Child, Her American Doctors, and the Collision of Two Cultures, where the Lees cannot read or write their own language and have trouble when their daughter Lia has to go to the hospital. Lack of literacy creates a barrier in being able to properly give Lia her medications.[101][page needed]

Hmong American rituals and funerals[edit]

From funerals to soul calling, Hmong rituals and ceremonies have been an important part of the Hmong cultural and spiritual experience.[102] Since arriving in the United States in the late 1970s, many Hmong families still practice their rituals, but the number of traditional funerals preferred had dwindled due to a large number of Hmong, mostly the younger generations, converting to Christianity, lacking finances, and other reasons. Living in the United States also with jobs and school, there is not that much time to take a week off, which is how long most of these funeral rituals take.[103]

There are several differences between traditional funeral rituals in Laos, Thailand and in the United States. Usually in Laos and Thailand funerals occur immediately in the home after a person dies. The person is dressed and then held within the hours at the home (Lee, 2009). Funerals can last three to four days and require washing and dressing the deceased, and conducting animal sacrifices to properly prepare the soul to be reincarnated.[102]

Hmongs in the media[edit]

2007 coup conspiracy accusations and arrests[edit]

On June 4, 2007, following a lengthy federal investigation labeled "Operation Flawed Eagle," warrants were issued by a California-based US federal court for the arrest of General Vang Pao, eight other Hmong people, and one non-Hmong person for allegedly plotting to overthrow the government of Laos in violation of the federal Neutrality Acts and various US weapons laws.[104]

The federal charges allege that members of the group inspected weapons, including AK-47s, smoke grenades, and Stinger missiles, with the intent of purchasing them and smuggling them into Thailand in June 2007 for use in Hmong guerrilla war efforts against the Laotian government.[105] The one non-Hmong person of the nine arrested, Harrison Jack, is a 1968 West Point graduate, and retired Army infantry officer.[106][107] The defendants faced possible life prison terms for violation. Vang Pao and other defendants were ultimately granted bail, following the posting of $1.5 million in the property. Following the arrests, many Vang Pao supporters had called on President George W. Bush and California Governor Arnold Schwarzenegger to pardon the defendants. On September 18, 2009, the federal government dropped all charges against Vang Pao, announcing in a release that the federal government was permitted to consider "the probable sentence or other consequences if the person is convicted.”[108] On January 10, 2011, charges against all of the remaining defendants were dropped as well.[109]

In popular culture[edit]

The 2008 film Gran Torino, directed by Clint Eastwood, was the first mainstream US film to feature Hmong Americans.[44] Eastwood plays Walt Kowalski, an elderly, racist Korean War veteran living in Detroit, Michigan who befriends a Hmong teenager named Thao, played by Bee Vang, who previously tries to steal his Gran Torino as an initiation into a local Hmong gang run by his own cousins.

In the episode "Body & Soul" of the TV series House, the team treats a Hmong child that is believed to be possessed by a dab, which the doctors, as well the child's mother attempt to disprove. Following an exorcism in order to free the dab from the child, his symptoms go away, which his mother and grandfather attribute to the exorcism, while the doctors believe it was the long shot treatment of Ibuprofen to treat his Patent ductus arteriosus that cured him.

Notable people[edit]

At least two Hmong have been elected to high public office. In 2002, Mee Moua became the first Hmong American legislator when she was elected to fill the Minnesota State Senate seat vacated by Randy Kelly when he was elected mayor of St. Paul. She later became the Senate majority whip. Cy Thao is a member of the Minnesota House of Representatives.

At age 14, Joe Bee Xiong fought alongside American soldiers like his father had done. When their village fell to the Communists, Xiong and his family fled to a refugee camp in Thailand and eventually ended up in Wisconsin in 1980. In 1996, Xiong was elected to the Eau Claire, Wisconsin, city council. Xiong was the first Hmong to be elected to a city council in Wisconsin. He ran for the state Assembly in 2004. Xiong was traveling with family in his native country, Laos, when he died, possibly of heart-related complications.[110] Wisconsin Congressman Ron Kind worked with Xiong to investigate reports of human rights abuses against Hmong still in Laos and Southeast Asia and says Xiong was a great community leader and an inspiration to many. Another Hmong, Thomas T. Vue, presently serves on the Eau Claire city council. Furthermore, Chue Neng Xiong was elected to the Eau Claire, WI school board and sworn into service on April 22, 2013.

Community leaders and organizations, including Dr. Wangyee Vang, Dr. Cherzong Vang, the Lao Veterans of America, the Lao Veterans of America Institute, the Center for Public Policy Analysis, the Lao Human Rights Council, and others, have sought to educate the public and policymakers about the important contribution of the Hmong people, and Lao Hmong veterans, during the Vietnam War in support of US national security interests. In 1997, the Lao Veterans of America dedicated a monument in Arlington National Cemetery, the Laos Memorial, to help honor the Hmong veterans and community for their service to the United States during the Vietnam War and its aftermath. Each year, in May, they continue to host annual ceremonies with members of the US Congress and other officials, to honor the service of the Hmong. Many Hmong elders and young people attend the ceremonies and events in Washington, D.C.[citation needed]

Sunisa "Suni" Lee of Saint Paul, Minnesota, is a three time Olympic gymnastic Medalist. In the 2020 Summer Olympics, she first won Silver in the Women's artistic team all-around, followed by Gold in the Women's artistic individual all-around and then Bronze in the Women's uneven bars. Suni is also the first Hmong-American Gymnast to perform in the Olympics.[111]

In 2022 Sheng Thao became the first Hmong American woman elected mayor of a major city in the United States (Oakland).[112][113]

List[edit]

See also[edit]

  • Asian Americans

  • North Carolina county library creates record of its H' mong population

    Traditional Hmong dancers from Challenger High School pose after performing at the library’s first collection day on Feb. 24, 2018.

    1


    2


    > 3


    > 4


    > 5


    6


    7


    8


    Người Miêu (HMông) - Lịch Sử Của Một Dân Tộc Lưu Vong
    https://youtu.be/fob388IRm90


    KHO VÀNG CỦA THƯỢNG TƯỚNG CS CHU VĂN TẤN

    Võ Đại Tôn: (Chuyện kể trong tù)
    (Nhân một dịp Tết Hải ngoại, cuối năm 2013)

    Trại tù Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại ô Hà Nội, cũng như trại tù Hỏa Lò ở Hà Nội, là những trại giam hình sự, nhưng có một số phòng đặc biệt để giam cầm những phần tử mà chế độ cộng sản gọi là “phản động, chống đối cách mạng”. Tại trại tù Hỏa Lò, trong thời gian chiến tranh, các phi công Hoa Kỳ (trong đó có đương kim Thượng Nghị Sĩ Mc.Cain) bị bắt giữ, giam cầm. Các tù nhân chiến tranh Hoa Kỳ này thường gọi mỉa mai đó là “Khách sạn Hilton”.

    Cổng trại tù Thanh Liệt (bí số B-14) ngoại ô Hà Nội – hình do một người bạn Mỹ tặng tác giả năm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn, với câu nói: “Chúng tôi biết sau cổng trại tù này, Ông đã bị biệt giam hơn 10 năm…”.

    Hình nhỏ bên trái: Hình chụp tác giả tại tư gia ở Sydney khi ở tù về, 1992, sau 10 năm 1 tháng 17 ngày bị biệt giam ở trại tù Thanh Liệt.

    Suốt hơn 10 năm bị giam tại trại tù Thanh Liệt, phòng số 8 – Khu D -, tôi không được ra ngoài đi lao động, không được liên lạc với gia đình, chỉ thường xuyên bị “làm việc” (thẩm vấn) với các cán bộ quản giáo, hoặc thẩm vấn viên từ Bộ Nội Vụ. Những năm tháng sau cùng thì tôi dường như bị “bỏ quên”, không ai hỏi tới, đặc biệt là sau ngày họp báo Quốc Tế năm 1982 mà tôi đã “phản phé” làm cho chế độ Hà Nội phải mất mặt trước các ký giả ngoại quốc. Vì sống cô đơn trong cảnh biệt giam, thiếu dinh dưỡng và các vết thương bị tra tấn còn hằn sâu trên thân xác ngày càng kiệt quệ, tôi phải vận dụng trí óc để quyết tâm tồn tại, nhất là không bị điên loạn.

    Viết đến đây, tôi nhớ lại những chuyến qua Hoa Kỳ công tác, sau khi ở tù về từ đầu năm 1992 đến nay, tôi có dịp gặp lại một số bạn cựu quân nhân Mỹ đã từng bị Hà Nội giam cầm ở Hỏa Lò, tuy chỉ có vài năm, nhưng dường như hầu hết đều bị bệnh tâm thần, gia đình ly tán. Tôi cũng có đọc một bản nghiên cứu của cơ quan STARTTS về tù nhân chính trị dưới các chế độ cộng sản, tổng kết là tất cả tù nhân chính trị nào bị biệt giam từ 5 năm trở lên đều mắc phải bệnh tâm thần, trầm uất vô thức, có lúc bi quan đến tận cùng tuyệt vọng, có lúc nóng giận bất chợt. Những ai chưa hề trải qua một ngày cận kề với cái chết ngoài mặt trận trong chiến tranh, chưa hề một ngày bị cộng sản biệt giam đày đọa tinh thần và thể xác, không bao giờ hiểu được, không cảm thông chia sẻ, chỉ biết đem cái “bình thường” để phê bình trách cứ cái “bất thường vô thức” của người tù chính trị đang cố đấu tranh nội tâm ngày đêm để tồn tại và tiếp tục chiến đấu. Thay vì nâng đỡ, cảm thông, thì lại lạnh lùng phán xét, hạ nhục bằng lời phỉ báng những người đã trở về từ địa ngục đang cố gắng đồng hành vì Tự Do cho quê hương.

    Trở lại với gần 4.000 ngày đêm bị tù biệt giam, tôi đã tận dụng tối đa sức con người để sống còn qua từng hơi thở, “tiếp xúc” với gia đình qua trí tưởng tượng, “tâm sự” với muỗi rệp cho bớt nỗi cô đơn trong mấy nghìn đêm đáy vực. Tôi luyện ôn lại ngoại ngữ, nhớ rõ từng câu thơ, từng đoạn văn, đã “viết” bằng trí nhớ, và bất cứ những gì xảy ra trong nhà tù mà tôi biết được, không bao giờ tôi quên. Tôi vẫn còn nhớ rõ những cái chết khốn cùng đau thương của các người bạn là Nguyễn Kim Thúy (Giám Đốc Nha Kế Hoạch, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH) ở phòng số7 bên cạnh, của Tiến Sĩ Tô Cẩm Sơn ở Pháp về… (tôi đã kể lại trong hồi ký lao tù “Tắm Máu Đen”). Và luôn cả nhà thơNguyễn Chí Thiện, qua trao đổi lén lút giữa hai phòng giam, số 8 và số 7. Có ba lần tôi được sống chung với một vài bạn tù khác, trong một thời gian ngắn, vì tù nhân chuyển về trại quá đông mà thiếu buồng giam. Có cựu Trung Tá Cảnh Sát Trần Văn Xoàn, từ trại Nam Hà chuyển về, được đưa vào tạm sống chung với tôi khoảng một tuần, rồi chuyển đi nơi khác. (Bạn Trần Văn Xoàn sau này qua Mỹ theo diện H.O. và đã qua đời tại Nam Cali. Tôi đã có dịp gặp lại ông bạn Xoàn trong những lần tôi qua Hoa Kỳ công tác đấu tranh). Một lần khác là với hai tù nhân hình sự, khoảng hai ngày đêm, cũng chẳng nói gì với nhau, mạnh ai nấy sống. Nhưng có một lần đặc biệt tôi được sống chung với một người tù đặc biệt gần hai tuần lễ, trong một dịp Tết, vào năm 1988, sau khi tôi đã ở tù hơn bảy năm. Từ đó, câu chuyện “Kho vàng của Thượng Tướng Việt Cộng Chu Văn Tấn” mà tôi vẫn còn nhớ rõ, được kể lại hôm nay, không kèm theo lời bình luận.

    Chiều 30 Tết năm 1988, tôi đang nằm trong xà lim biệt giam, không còn muốn nhớ đến hương vị của những ngày Tết xa xưa với gia đình và những người thân yêu, sợ rằng hồi tưởng ký ức sẽ làm kiệt quệ thêm tinh thần trong tận cùng cô đơn. Vẳng nghe những tiếng ồn ào của đám tù nhân hình sự từ các khu khác vọng về, tiếng quát tháo của đám cán bộ quản giáo và bảo vệ. Lại có tiếng mở cửa sắt các buồng giam. Chợt, có mấy cán bộ mở cửa phòng giam của tôi và đưa vào một người tù, ra lệnh cho tôi dọn dẹp phòng vì có người đến ở chung, tạm thời trong dịp Tết. Tôi chẳng có gì gọi là “tài sản” riêng tư đểmà dọn dẹp, vội ngồi lên, dựa lưng vào vách tường, thản nhiên nhìn người “bạn tù” mới vào. (Suốt hơn 10 năm trong tù, tôi chỉ được phát cho hai bộ áo quần tù, một cái áo bông đã rách để mặc mùa đông, và một cái bô nhựa vệ sinh, chẳng có gì hơn. Những năm cuối đời tù hơn 10 năm, áo quần đã rách, nhiều lúc tôi khỏa thân, “một trăm phần trăm em ơi”, và từng bị bà cán bộ y tá mắng là “kém văn hóa” mỗi khi thấy tôi “bày hàng sexy”, nằm trần trụi trên giường. Tù nhân chúng tôi chẳng biết đâu mà mò, áo quần rách nát, xin cấp phát bộ khác thì không cho, lại còn bị mắng là “kém văn hóa, bêu xấu chế độ”!). Khi cán bộ khóa cửa và bỏ đi, tôi quan sát người tù mới vào, đấy là một ông già gầy gò, mặt sạm đen, mang theo một túi xách bằng vải, tù nhân thường gọi là “nội vụ”, có nghĩa là vật dụng riêng và áo quần được phép mang theo. Chợt ông ta mỉm cười chào tôi và nói với giọng “Bắc Kỳ” đặc sệt, khàn khàn:

    — “Thế là chúng ta được trực diện với nhau rồi. Tôi ở buồng bên cạnh từ mấy tháng qua, có vài lần nói chuyện với ông vào đêm khuya, nhưng chưa gặp mặt. Buồng của tôi hôm nay có mấy tên hình sự bị bắt vào dịp Tết, dồn vào đấy, cho nên tôi bị tống qua bên này sống tạm với ông đấy. Thế cũng vui. Sống với bọn hình sự ngán lắm. Tôi biết ông là “Z” mà, có thoáng thấy ông mấy lần khi ra lấy cơm.

    (Ghi chú: tù nhân ngoài Bắc thường gọi “tù ngụy quân ngụy quyền” là diện “Z”, chẳng hiểu vì sao, cũng như bộ đội cộng sản xâm nhập vào miền Nam trong chiến tranh thì được gọi là “đi “B”).

    Qua một vài lần lén nói chuyện với nhau trước đấy vào ban đêm, tôi cứ nghĩ ông ta còn trẻ, ai ngờ lại là một ông già, khô như một gốc tre rừng. Tôi cười:

    – “Có phải ông bạn là “Ông Liên Khu Việt Bắc” không?” (Đấy là tên tôi đặt ra cho ông ta sau vài lần lén chuyện với nhau, mấy tháng trước đó).

    Ông ta vừa tháo túí vải ra vừa nói nhỏ:

    – “Đúng đấy, từ từrồi chúng ta nói chuyện sau. Lại đến Tết rồi, tôi biết là ông không có tiếp tế. Tôi có ít quà và thuốc lào đây. Cùng khò vài bi với nhau cho ấm đã”.

    Ông ta lôi điếu cày ra, lấy thuốc và mời tôi. Lâu rồi không được rít thuốc lào, tôi hút liên tục hai hơi, bụng đói, ho sặc sụa, và tê cả người, gần như đứng thở, xây xẩm mặt mày.

    Trong tuần lễ đầu tiên sống chung với nhau, chúng tôi chỉ nói chuyện tầm phào, chuyện gia đình, phong tục tập quán, chuyện đời tù. Tôi thận trọng nhận xét, qua lời nói và cử chỉ, trình độ, ông ta rất thành thật, mộc mạc, không có dấu hiệu gì tìm hiểu nhiều về tôi, không soi mói dò la. Đặc biệt ông ta rất tốt bụng, chia cho tôi quà bánh và thuốc lào trong những ngày Tết với nhau, coi tôi như là người thân trong gia đình, cùng chung khổnạn.

    Tên ông ta là Chu Văn Neo, người bộ tộc Nùng ở Lạng Sơn, thuộc Liên Khu Việt Bắc. Cấp bậc Thượng Tá bộ đội. Trình độ học vấn cấp tiểu học nhưng tỏ ra rất từng trải chuyện đời. Đôi khi chúng tôi nói chuyện chen lẫn tiếng Việt với tiếng Quảng Đông, khi ông ta biết tôi cũng nói được một ít ngôn ngữ này. Đặc biệt, khi tôi cho biết có thời gian tôi từng phục vụ chung với anh em biệt kích người Nùng ở miền Nam, huấn luyện về Tâm Lý Chiến cho các toán nhảy ra Bắc công tác mật trong thời gian chiến tranh, và tôi có bí danh Nùng là Wòng-A-Lình, thì ông ta cầm tay tôi, nói rất chân tình:

    – “Như vậy là chúng ta có duyên với nhau. Không ngờ lại gặp nhau trong hoàn cảnh này, sống chết chưa biết ngày nào, coi nhau như anh em vậy, đừng hại nhau là tốt rồi”.

    Ông ta cho biết họ Wòng thuộc một bộ tộc Nùng rất lớn ở Lai Châu, và vợ ông ta cũng thuộc bộ tộc này. (Ở miền Nam có đơn vị Nùng Wòng-A-Sáng). Từ đó, chúng tôi thường tỉ tê tâm sự với nhau nhiều chuyện trong đời rất vui. Ông ta có vợ và ba con, đều là con gái, ở Lạng Sơn, thỉnh thoảng gửi quà tiếp tế cho ông ta qua các trại tù. Ông bạn tù này của tôi cho biết là bị bắt từ năm 1979, đã ở tù gần 10 năm rồi, qua nhiều trại ở Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, và nhiều lần bị chuyển về trại Thanh Liệt này. Chưa biết ngày nào được thả, không có án lệnh gì cả. Khi kể chuyện về vợ con, có một chi tiết vui vui làm tôi cười thầm và vẫn còn nhớ đến hôm nay. Ông ta tâm sự là người vợ lớn hơn ông ta bốn tuổi, tuy đã có ba con với nhau, nhưng mấy chục năm qua chung sống, ông ta chưa hề nhìn thấy “mật khu” của vợ mình. Vì lẽ, đời sống bộ đội ít khi ở nhà, thỉnh thoảng gặp nhau thì lại sinh con, tắm suối cũng mặc váy, “gần” nhau thì chỉ lén lút vào ban đêm trên nhà sàn chung đụng nhiều người trong gia đình anh em bà con với nhau. Ông ta tặc lưỡi:

    – “Thây kệ, có con là được rồi! Thế nào cũng xong”. Nằm nghe ông ta kể chuyện giữa đêm khuya trong tù, tôi cười thầm: “Tắt đèn, nhà tranh cũng như nhà ngói (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), chị Năm cũng như chị Mười”.

    oOo

    Đã hết Tết rồi mà chúng tôi vẫn còn được sống chung với nhau, cũng vui và bớt cô đơn. Chưa biết ngày nào sẽ xa nhau. Một đêm, khi kể chuyện về Khu Tự Trị Việt Bắc, tôi hỏi ông ta:

    – “Ông có bà con gì với Tướng Chu Văn Tấn không?”

    Ông ta cho biết là cháu họ, gọi Tướng Chu Văn Tấn bằng Ông Chú, đồng thời cũng là Ông Thầy. Trong bộ tộc Nùng, ông Tướng Tấn còn được gọi là Ông Châu, Ông Quan. Tôi lại hỏi:

    – “Có phải bí danh của ông Tướng Tấn là Quan Trung không?”

    – “Ông hay đấy, sao ông biết rõ vậy?”

    – “Có lẽ chúng ta sẽ chết trong tù cho nên tôi cũng chẳng muốn giấu gì ông. Ở miền Nam, khi chúng tôi thả toán biệt kích Nùng ra các khu Việt Bắc của các ông thì cơ quan Tình Báo Việt-Mỹ hỗn hợp thường cấp cho giấy đi đường, phép của Thượng Tướng Quan Trung. Giấy phép giả nhưng trông như thật, đấy là “nhà nghề” tình báo mà. Nhưng tôi muốn hỏi riêng ông, tại sao bí danh Quan Trung, chữ Quan không có “g”?

    – “À, Quan Trung không phải giống như bí danh Quang Trung của Ông Vua Nguyễn Huệ đâu. Đấy là bí danh do “Ông Hồ” đặt cho Ông Thầy của chúng tôi. Ông Quan, Ông Châu là tên gọi của Thủ Trưởng Bộ Tộc, Quan Trung có nghĩa là ông Quan, ông Châu trung với Đảng, hiếu với Dân đấy! Ông Thầy của chúng tôi còn có bí danh khác là Năm Hồng”.

    Ông ta lại cho biết thêm -- đa số người bộtộc Nùng ở vùng Việt Bắc, giáp giới với Trung Cộng, chỉ học đến cấp tiểu học là cao nhất. Sau đó, tùy theo nhu cầu công tác, sẽ được học bổ túc văn hóa. Tướng Chu Văn Tấn cũng chỉ học đến tiểu học, trước kháng chiến 1945, đi lính cho Pháp, chuyên về du kích miền núi. Người Nùng nói thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Có một chi tiết mà tôi thường lưu ý riêng là trong suốt thời gian sống chung với nhau, trong mọi câu chuyện khi đề cập đến Hồ Chí Minh thì ông ta không gọi là “Cụ Hồ” hay “Bác Hồ” như những đảng viên cộng sản hoặc người dân khác, mà chỉ gọi là “Ông Hồ”. Có lẽ với tinh thần bộ tộc tự trị, với tính tình mộc mạc hoang sơ như núi rừng, với sự phục tùng riêng tư nào đó, đối với ông ta thì Tướng Chu Văn Tấn – Ông Thầy – là cao cả nhất.

    Những ngày đêm còn lại, ông bạn tù Chu Văn Neo lại tỉ tê kể thêm cho tôi nghe về chuyện tù, về cuộc đời và kho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn, như là một tiết lộ bí mật, không hề quan tâm gì đến hậu quả khi nói ra. Tôi nhớ lại, sắp xếp câu chuyện mạch lạc trước sau, không thêm một lời bình luận nào cả. Từ khi ra khỏi ngục tù Thanh Liệt đến nay, tôi không có dịp và cũng không có thì giờ để quan tâm tìm hiểu thêm tài liệu về sự kiện này.

    Sau đây là chuyện kể, lời của người bạn tù trong dịp Tết 1988 tại trại giam Thanh Liệt:

    … “Tôi đã bị bắt giam gần 10 năm nay rồi, kể từ năm 1979 đến nay (1988), bị chuyển trại nhiều lần, nhiều nơi. Tôi tin rằng tôi sẽ bịchết trong tù, sẽ bị thủ tiêu, như Ông Thầy của tôi, cho nên tôi chẳng ngại gì mà không nói qua cho ông biết. Tôi cũng không sợ ông sẽ báo cáo lại với các “cấp trên” vì họ cũng sẽ không khai thác được gì thêm. Những gì tôi biết thì tôi sẽ mang theo khi chết. Còn vợ con tôi thì tôi không muốn nghĩ đến nữa, họ sống với núi rừng quen rồi, có tôi hay không còn tôi thì cũng chẳng sao. Riêng đối với ông, tuy mới quen nhau, được chung sống với nhau chưa biết ngày nào sẽ cách ly, nhưng tôi cũng đã nghe nói về ông rồi. Ông từ nước ngoài về đây, ông ra họp báo chống lại cộng sản. Tôi trọng ông về điều đó, mặc dù tôi cũng là đảng viên cộng sản, nhưng tôi theo đảng là vì tôi theo Ông Thầy của tôi. Bây giờ thì Ông Thầy của tôi đã chết rồi, tôi chẳng còn có gì phải lo nữa. Già yếu, tù tội không án lệnh, trước sau gì cũng chết ở đây thôi… Ông Thầy của tôi được phong quân hàm Thượng Tướng đầu tiên, lúc chưa tới 50 tuổi, từng làm Bộ Trưởng Quốc Phòng, làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Chỉ có núi rừng Việt Bắc của chúng tôi mới sinh ra được một Ông Thầy vĩ đại như vậy. Ngay chính giặc Pháp cũng phải nể trọng gọi Ông Thầy là “Hùm xám Bắc Sơn” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp kia mà. (Tôi lưu ý mỗi lần nói về Tướng Chu Văn Tấn thì ông bạn tù của tôi dường như có kèm theo một vài tiếng nấc, tiếng khóc uất ức nào đó). Khi “Ông Hồ” làm việc ở Pắc Pó thì chính Ông Thầy của chúng tôi lo việc bảo vệ an ninh, và “Ông Hồ” lúc nào cũng tin cẩn Ông Thầy , một trong số ít đồng chí được “Ông Hồ” quý yêu nhất. Ông Thầy của chúng tôi cũng là Ủy Viên Trung Ương Đảng đấy…

    Ông còn nhớ không, vào năm 1945, 1946 gì đó, có Tuần Lễ Vàng khắp cả nước, kêu gọi nhân dân đóng góp vàng để làm phương tiện chi tiêu đánh giặc Pháp, giặc Nhật. Tôi nghe nói đã quyên góp được hơn 400 ký vàng đủ loại, và nhiều thứ đồ trang sức khác, cũng như mấy chục triệu tiền Đông Dương thời đó. Sau đó, “Ông Hồ” lệnh cho Ông Thầy chúng tôi chuyển tải khoảng hơn 200 ký vàng và mấy triệu đồng qua Tàu để cầu xin ủng hộ việc đánh Pháp, giành độc lập. Chính tôi cũng được đi theo các đoàn chuyển tải vàng này. Nhưng Ông Thầy ra lệnh là chỉ chuyển đi khoảng 100 ký thôi, số còn lại thì chôn cất tại nhiều nơi ở Lạng Sơn, Cao Bằng, sẽ sử dụng riêng cho khu Tự Trị Việt Bắc sau này. Thời bấy giờ mà có được số vàng như vậy là lớn lắm đấy. Chúng tôi chỉ biết theo lệnh của Ông Thầy, không thắc mắc, không báo cáo với ai cả. Tôi được biết những nơi chôn cất vàng ấy nhưng đến chết cũng không khai báo. Có một vài anh em chúng tôi cũng được biết, nhưng họ cũng như tôi, không bao giờ tiết lộ, tôi tin điều đó, nhất là khi Ông Thầy của chúng tôi đã bị thủ tiêu…

    Chúng tôi không bao giờ phản lại Ông Thầy. Chết thì thôi, sá gì…

    Sau khi “Ông Hồ” chết, thì ông Lê Duẩn, không biết tìm hiểu tin tức ở đâu, cứ cật vấn Ông Thầy chúng tôi về các kho vàng bí mật tại vùng Việt Bắc. Nhưng cũng chẳng khai thác được gì. Có nhiều lần Ông Thầy bị gọi về Hà Nội “làm việc”, có tôi tháp tùng, bị hăm dọa đủ điều nhưng chúng tôi không hề hé môi. Đến năm 1979, chuyện chiến tranh biên giới Việt-Trung lại xảy ra, nhất là tại các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Quân ta bị đánh tơi bời, riêng bộ tộc Nùng của chúng tôi thì rút sâu vào rừng cho nên không bị thiệt hại nhiều.

    Lại có tin đồn là Ông Thầy và chúng tôi có mật ước gì đó với Trung Quốc, muốn vùng lên lập khu tự trị riêng cho người Nùng chúng tôi và Ông Thầy sẽ làm thủ lãnh biệt lập. Ông Lê Duẩn lại nghi ngờ thêm, tước hết binh quyền và chức vụ của Ông Thầy, bắt về Hà Nội giam lỏng. Chúng tôi bơ vơ từ đó… Và tôi cũng bị bắt giam luôn, bị cách ly. Tôi bị tra khảo suốt mấy năm trời, âm mưu gián điệp với Trung Quốc thì chẳng có, còn bí mật chôn cất vàng thì tôi không khai báo. Tôi đã nói với ông rồi, có chết cũng không nói mà.

    Sau này thì họ cứ giam lỏng tôi, thỉnh thoảng cho gia đình tiếp tế quà, không có án lệnh, không biết bao giờ được thả ra. Tôi tin là sẽ bị chết luôn trong tù. Đến năm 1984 thì tôi được tin các bạn tù cho biết là Ông Thầy của tôi đã chết ở Hà Nội, chết trong tù, nghe nói là bị bóp cổ, thủ tiêu, sau khi họ không khai thác được tin tức gì về kho vàng. Họ cho chôn Ông Thầy ở Văn Điển, có nói ra thì ông cũng chẳng biết Văn Điển ở đâu. Và sau đó thì cho cải táng về Thái Nguyên, quê hương của Ông Thầy chúng tôi. Đối với tôi, đấy là một cái tang lớn, tôi có lời thề là sống chết gì cũng theo Ông Thầy… Rồi đến năm 1986 thì ông Lê Duẩn chết.

    Bây giờ là năm 1988 rồi, tôi cũng chẳng biết ra sao… Tôi tiếc là chúng ta không được gặp nhau ngoài đời, gặp nhau ở Việt Bắc, vì với tánh khí của ông, mặc dù mới trực diện nhau, nhưng tôi tin là chúng ta có thể cộng tác nhiều việc. Biết đâu, với thân tình, tôi sẽ cho ông biết thêm về kho vàng của chúng tôi, kho vàng của Ông Thầy…

    — Thôi, chúng ta cố ngủ đi, rồi mai sẽ nói chuyện tiếp… Mấy con gà ở bên kia vách tường huyện Thanh Trì sắp gáy sáng rồi đấy… ”

    ..................

    Câu chuyện còn đang gay cấn, tôi tò mò muốn biết thêm nhiều điều bí mật làm tư liệu hi hữu trong đời, mỗi đêm được nghe kể chuyện là một điều thích thú, quên cả đời tù. Biết đâu nếu sau này còn sống, ra khỏi tù, tôi sẽ có dịp tìm tòi thêm tài liệu, tôi đã nghĩ như vậy trong thời gian chung sống với bạn tù Chu Văn Neo.

    Nhưng vào một buổi sáng, khi chưa có tiếng kẻng sớm trong trại tù, cán bộ quản giáo và bảo vệ mở cửa phòng giam của tôi và ra lệnh cho ông bạn tù di chuyển. Ông ta xin phép cán bộ để lại cho tôi mấy cái bánh đậu xanh, một ít thuốc lào với giấy vấn và diêm để hút. Rồi, ông ta liếc nhìn tôi, lách mình qua khung cửa sắt, cúi đầu đi theo cán bộ, không nói một lời. Tổng cộng chúng tôi được sống chung với nhau khoảng hai tuần lễ.

    Tôi viết lại câu chuyện kể trong tù nhân dịp Tết 1988, đến nay đã 25 năm trôi qua, có lẽ ông bạn tù của tôi đã chết rồi, mang theo bí mật về kho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn vào cõi Vô Cùng nào đó… “Hồn ở đâu bây giờ?”…

    Võ Đại Tôn

    Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/10/22/vo-dai-ton-kho-vang-cua-thuong-tuong-cs-chu-van-tan/


    Vương Chí Sình. Ảnh

    Nhật cam kết rút hết quân khỏi Đồng Văn, bồi thường cho người Mèo toàn bộ tổn thất do cuộc chiến gây ra bằng muối và bạc trắng. Số tiền và hàng hóa phải được giao đến các gia đình bị thiệt hại. Nhật được phép để lại một người làm nhiệm vụ liên lạc giữa người Mèo và quân Nhật. Đổi lại, những cuộc hành quân của Nhật ngoài vùng Mèo, người Mèo không được can thiệp, tập kích.

    Vương Chí Sình thay mặt Vương Chính Đức ký vào bản hòa ước với Nhật. Đây là bản hòa ước thứ hai của người Mèo, sau khi buộc Pháp phải ký hòa ước 32 năm trước.

    Vương Chính Đức. Ảnh tài liệu

    Năm 1947, trước khi qua đời, Vương Chính Đức viết thư đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cử người lên nhận bàn giao lại đất biên cương. Ông Hồ cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên thăm hỏi và cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn, Đồng Văn 3 km.

    Từ chàng trai mê thổi khèn, chỉ huy đội quân Hươu nai chống giặc Cờ Đen, đến khi trút hơi thở cuối cùng, Vàng Dúng Lùng - Vương Chính Đức đã hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo người Mèo chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh, bảo vệ trọn vẹn mảnh đất quê hương.

    Kế tục sự nghiệp của cha, Vương Chí Sình cùng người Mèo một lòng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo cách mạng. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, ngân khố quốc gia cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7 kg vàng.

    Năm 1956, tròn 70 tuổi, Vua Mèo Vương Chí Sình đề nghị bàn giao toàn bộ vùng Mèo Đồng Văn và khu vực biên giới lân cận cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ, anh hùng Tía lên nhận bàn giao.

    Năm 1962, Vương Chí Sình mất. Năm 2006, ông được truy tặng huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

    • Vua Mèo Vương Chính Đức và bản hòa ước với Pháp 29

    người Mèo ở Đồng Văn được sống bình yên trong chế độ tự trị kéo dài từ năm 1924 đến 1936.

    Vua Mèo Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ. Ảnh

    Đầu năm 1936, dưới thời toàn quyền Catroux, Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự ở vùng biên giới để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Việt Minh. Số quân Pháp thường trực ở Đồng Văn được tăng cường lên gấp 3.

    Trước tình thế đó, Vua Mèo Vương Chính Đức lãnh đạo người Mèo công khai chống Pháp. Sau hơn 10 năm chuẩn bị, lực lượng vũ trang người Mèo được củng cố vững mạnh, quy mô hoạt động rộng hơn.

    Giữa năm 1936, một đoàn vận tải của Pháp chở quân trang, lương thực lên bổ sung cho quân đội ở Đồng Văn đã bị lực lượng vũ trang người Mèo tập kích tại Lao Va Chải (huyện Yên Minh ngày nay). Toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt. Người Mèo thu được nhiều chiến lợi phẩm.

    Ít lâu sau, chính quyền thuộc địa mời tất cả thủ lĩnh người Mèo, trong đó có Vương Chính Đức đến dự.

    Sinh năm 1885, Vương Chí Sình khi còn nhỏ tên là Vàng Seo Lử. Gần nhà có một sĩ quan Pháp sau khi giải ngũ ở lại Đồng Văn, lấy vợ người Mèo. Ngày ngày Vàng Seo Lử đến cắt cỏ ngựa cho hắn để học tiếng Pháp.

    Lớn hơn một chút, ông được bố cho sang Trung Quốc học tiếng Hán. Vàng Seo Lử thông thạo hai ngoại ngữ. Về nước, ông mở cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, vải vóc, thuốc phiện ở Phó Bảng (Hà Giang). Ông mua thêm chức lý trưởng của Pháp để gây thanh thế. Việc buôn bán ngày càng mở rộng.

    Từ Đồng Văn, Vàng Seo Lử đem thuốc phiện và các loại lâm thổ sản về Hà Nội, Hải Phòng để bán rồi mua vải vóc, dầu hỏa, đá lửa, đồ dùng sinh hoạt đem về Hà Giang. Ông mua ngôi nhà ở số 22 phố Hàng Đường (Hà Nội) làm nơi trung chuyển hàng hóa. Vàng Seo Lử tạo được mối quan hệ rộng khắp vùng Hà Nội.

    Sau bản hòa ước đầu tiên với Pháp năm 1913, người Mèo ở Đồng Văn được sống bình yên trong chế độ tự trị kéo dài từ năm 1924 đến 1936.

    Vua Mèo Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ. Ảnh

    Khi kể về những kỷ niệm của gia đình cách đây gần 50 năm, ông Vương Duy Bảo (58 tuổi), ở phố Trần Quang Diệu, Hà Nội vẫn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói của người ông nội - Vương Chí Sình khi dăn dạy con, cháu.


    Ông Vương Duy Bảo, cháu nội Vua Mèo (Ảnh: Xuân Hải)

    Dinh thự họ Vương do một người dân quê ở Nam Định thiết kếHậu duệ ‘vua Mèo’ kêu cứu việc dinh thự dòng họ bị công hữu hóa

    Khi kể về kiến trúc của dinh thự họ Vương ở thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Con cháu một cố lãnh chúa người H’Mong, thường gọi là “vua Mèo”, mới đây gửi thư kêu cứu đến thủ tướng của Việt Nam về việc dinh thự của dòng họ Vương ở tỉnh Hà Giang bị chính quyền tỉnh biến thành tài sản công. Một luật sư nổi tiếng nói với VOA rằng việc công hữu hóa như vậy là “không chấp nhận được”.

    Theo các báo mạng lớn trong nước, ông Vương Duy Bảo, một hậu duệ của vua Mèo, hồi cuối tháng 7 đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại việc Ủy ban Nhân dân Hà Giang vào năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đồng Văn được nắm quyền sử dụng đất của tòa dinh thự họ Vương.

    Ông Bảo là cháu nội của ông Vương Chí Sình (1886-1962), người con trai thứ hai và cũng được coi là người kế nghiệp vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947). Chức vua Mèo không được chính quyền của những người cộng sản Việt Nam công nhận kể từ cuối thập niên 1940, theo các tài liệu lịch sử.

    Các báo nói ông Bảo viết trong thư rằng ông khẩn thiết mong thủ tướng giúp giải quyết để “trả lại quyền sử dụng mảnh đất gắn với tòa dinh thự” cho con cháu họ Vương.
    Những tài liệu và các bài báo khác nhau ở Việt Nam cho thấy dinh thự họ Vương có diện tích gần 3.000 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 1928, cách đây 90 năm, dưới thời ông Vương Chính Đức.

    Trang Soha hôm 20/8 dẫn lời ông Vương Duy Bảo nói cán bộ địa phương đã “đưa những người họ hàng của ông ra khỏi dinh thự” vào năm 2002, với lý do là nhà chức trách tỉnh sẽ “trùng tu dinh thự làm bảo tàng”.



    Chỉ đến năm đó, các con cháu vua Mèo mới biết rằng từ 9 năm trước, vào năm 1993, dinh thự họ Vương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là “di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”, tuy nhiên, “gia đình không được bàn bạc, thông báo”, theo lời ông Bảo, được Soha đăng lại.

    Ông Bảo khẳng định trên các báo lớn, trong đó có Soha và Thanh Niên, rằng -- không có chuyện ông bán, tặng, hiến, hay trao đổi với ai về tòa dinh thự.

    - “Tôi có ký văn bản nào hiến đâu”,

    Ông Vương Duy Bảo được trích lời trên Thanh Niên hôm 20/8.

    Cùng ngày, Soha dẫn lời ông Bảo nói:
    - “Gia đình chúng tôi thừa kế, đang còn sống mà lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dinh thự cho Phòng Văn hóa - Thông tin Đồng Văn quản lý lâu dài từ 2012 là chuyện hoàn toàn lạ đời".

    Theo các báo mạng lớn trong nước, ông Vương Duy Bảo, một hậu duệ của vua Mèo, hồi cuối tháng 7 đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại việc Ủy ban Nhân dân Hà Giang vào năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đồng Văn được nắm quyền sử dụng đất của tòa dinh thự họ Vương.

    Ông Bảo là cháu nội của ông Vương Chí Sình (1886-1962), người con trai thứ hai và cũng được coi là người kế nghiệp vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947). Chức vua Mèo không được chính quyền của những người cộng sản Việt Nam công nhận kể từ cuối thập niên 1940, theo các tài liệu lịch sử.



    Họ nhà Vương - Dinh thự Vua Mèo

    (VOV5) - Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức (1865 - 1947) là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

    Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn.

    Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang./.

    Ngọc Anh
    https://vnexpress.net/vua-meo-vuong-chi-sinh-cuu-cha-danh-bai-phat-xit-nhat-3798133.html

    ----------------------------

    (Những bài viết trên lấy từ các nhà báo Việt cộng nên lời lẽ rất đỗi nhẹ nhàng để viết về việc Đảng cướp đất, cướp nhà của Vua Mèo, của dòng họ Vương như câu:
    "Gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho nhà nước là khu du lịch."
    Khi đọc nhà báo Việt cộng viết, thì hãy hiểu sự thật là -- nhà nước Việt cộng dùng áp lực và vũ trang, khủng bố, đe dọa... để cướp nhà, cướp đất dòng tộc họ Vương... )

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/transcoded/4/4c/National_Anthem_of_the_Republic_of_Vietnam.ogg/National_Anthem_of_the_Republic_of_Vietnam.ogg.mp3

No comments:

Post a Comment