Thursday, August 4, 2022

Chuyến đi của bà Polesi

Chuyến đi của bà Polesi
link:
https://youtu.be/NnWmAlh3JCs?t=612

https://youtu.be/NnWmAlh3JCs

https://youtu.be/xjW3AA_28Ak?t=1474




Tại sao trong lúc này họ lại cử Nancy Pelosi đi thăm Đài Loan? Ảnh hưởng trong chiến đi này như thế nào cho Đài Loan? Trở về lại trong thời Chiến Ttranh Việt Nam…

Người gây chiến để Mỹ đổ bộ vô cũng là đảng dân chủ trong thời John Kenedy. John Kennedy đã ba lần gọi điện thoại cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bắt Tổng Thống Ngô Đình Diệm là phải chấp nhận cho Mỹ để đổ quân vào Việt Nam. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả lời là:

- Không! Không chấp nhận làm điều đó (đổ quân M ỹ vào miền nam).

Đại Sứ Caloge lúc bấy giờ đã đích thân tới Phủ Đầu Rồng để hội kiến với Tổng Thống Diệm và Caloge đã nói rằng: Cái chính phủ của tổng thông quá yếu không thể nào chống lại với quốc tế cộng sản, vì thế cho nên Yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm đồng ý ký để cho quân đội vào miền nam Việt Nam.

Tổng thống Ngô Đình Diệm trả lời: Nếu quý ông làm đồng minh của chúng tôi thì quý vị phải viện trợ vũ khí và tiền bạc cho chúng tôi thật là mạnh, còn nhân lực thì chúng tôi đủ sức đánh với tụi cộng sản bắc Việt, nhưng ông đại sứ không chịu và sau đó người Mỹ họ đã gài một cái game (trò diễn nước cờ) thả cho những trái thủy lôi ở ngoài biển bắc Việt và cho tấn công vào một chiếc tàu của Mỹ và một chiếc của Thụy Điển. Người Mỹ) lấy cái cớ đó để họ tấn công vào Việt Nam và họ nói miền nam quá yếu không đánh trả lại được Việt cộng sau đó người Mỹ cho tuyên chiến, đổ quân vào miền nam Việt Nam cho đến năm 1965 và vì tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn không chấp nhận nên họ đã ám sát Tổng Thống Diệm. Người ra lệnh “Take him out the office” là John Kennedy và cuối cùng John Kennedy cũng bị trả nghiệp oán.


Khi mà họ gây ra chiến tranh và họ đã cho đổ bộ tới tháng Sáu năm 1965.

Cũng là đảng Dân Chủ mở ra cuộc chiến và cuối cùng để mà kết thúc ở Việt Nam cũng là đảng Dân Chủ của Quốc Hội Mỹ vote no (bỏ phiếu không tiếp tục chiến tranh Việt Nam, không đưa tiền vào viện trợ cho miền nam Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1973 cho đến Hiệp Định Paris ký kết, đến năm 1975 thì miền nam Việt Nam bị sụp đổ trong cái tay phù phép của đảng Dân Chủ. Tức là --

- Khơi chiến ra cũng là đảng Dân Chủ,
- mở chiến tranh cũng là họ,
- rồi bỏ chạy cũng là họ.
- bán đứng miền nam Việt Nam cũng là họ.

Quan sát ta th ây, trong bước đi nước cờ của bà Polesi này nó cũng từa tựa như Ông Cabologe của miền nam Việt Nam hồi xưa vậy.

Bà Thái Anh Văn đâu có mở miệng ra mời bà Polesi, tại sao đảng Dân Chủ trong Quốc Hội lại cử bà Polesi đi? Trong cái chiêu này rất là rât hay. Cái hay là nếu cử bà phó tổng Thống đi thì bà Phó không có thẩm quyền mở ra một trận chiến, chỉ có chủ tịch quốc hội mới là người có thẩm quyền tuyên bố chiến tranh, chứ không phải là phó tổng thống. Tại sao ngay bây giờ Joe Biden bị Covid lần thứ hai? Đây có phải họ cố tình cho ông Joe Biden bị lây nhiễm ngay lúc này? Rất có thể. Cái này đảng Dân Chủ đã hoạch định, sắp xếp từ lâu rồi cho kịch bản ăn khớp thôi.
Trong chuyến đi của con mụ phù thủy

https://youtu.be/xjW3AA_28Ak



Người Việt hải ngoại
Xem Đất Taxes - 98 Acres
https://youtu.be/5IOcwcEMHjo



VÔ ĐỀ 7/8/2022
Ngành vẽ Three D Vẽ Ba Đê (Không gian Ba Chiều)

Ngành vẽ ba chiều https://youtu.be/0ryZ6JL65ec




1,500 Brush Strokes
https://youtu.be/ieFVdRLooFE



2D to 3D! Sculpting a Beautiful Female Bust From Start to Finish!
https://youtu.be/Txyc8WEX3d4



https://youtu.be/nVEFRZuf70M
4 TRIED AND TRUE METHODS TO BLOCK IN YOUR PORTRAITS LIKE A RENAISSANCE MASTER



https://youtu.be/Cb8_YV5H7Po



Painting The Eye, with Stephen Bauman (full version out on Nov. 1st on my Patreon)
https://youtu.be/puk70dMfFQ8


Tình khúc CHIỀU MƯA / Nguyễn Ánh 9 / Hạnh AnAn
https://youtu.be/jZ6lc7I-h5w


TREMOLO EXERCISES - With Tab - Fingerstyle Guitar
https://youtu.be/Ya1ghJOl-rA


PIANO COVER HẢI SƠN: EM HIỀN NHƯ MA SOEUR.
- Nhạc: Phạm Duy
https://youtu.be/DS0RM3woA9U


HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN
- Bài 01: Cách cầm phím tay phải và bấm ngón tay trái HocDanGhiTa.Net
https://youtu.be/fDVQAuOcmCA


HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN
Bài 02: Cách sử dụng cổ tay trái và phải hiệu quả nhất - Guitar4Freedom
https://youtu.be/Vse8_t_ovRA


HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN
Bài 03: Bài tập đánh phím không bị lộn dây căn bản - Guitar4Freedom
https://youtu.be/U7E2DrgRha4


TỰ HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN | Bài 03: Bài tập đánh phím không bị
HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN
Bài 04: Luyện ngón hiệu quả nhất với 4 bài cơ bản - Amigos Guitara
https://youtu.be/1FA7D86ZzKM


nhuần nhuyễn nhấc lên
HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN
Bài 05: Bài tập giúp giữ đúng nhịp căn bản
https://youtu.be/Ge9b6wR3dkY


==============================================

TỰ HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN - Bài 05: Bài tập giúp giữ đúng nhịp căn bản |
giữ mức cố định sự liên tục nhịp nhàng
Luyện tập pentatonic cùng Metronome giúp giữ nhịp cực tốt | học đàn guitar online miễn phí
2018 TỰ HỌC ĐÀN GUITAR ĐIỆN - Bài 05: Bài tập giúp giữ đúng nhịp căn bản
Hợp âm POWER CHORDS cho người mới chơi GUITAR ĐIỆN (nghe rất ROCK!)
https://youtu.be/R2Cv6XYGkp8


Có CẦN THIẾT phải học NỐT trên CẦN ĐÀN Guitar?
https://youtu.be/cA9queijhGg


học nốt, thứ nhất biết được cấu tạo của hợp âm
Một kỹ thuật ĐỆM ĐÀN GUITAR bạn NÊN BIẾT!
https://youtu.be/7-9qtMpzzRQ







https://youtu.be/yDDg6KsTE-o




===================================================================

Tuyen Ho
tôi hy vọng mn thấy ra được giá trị Trung Quốc theo đuổi là chủ nghĩa đại Hán. Họ căm ghét Nhật Bản nhưng tư tưởng của họ cũng chả khác gì Nhật Bản. Nhật thời phát xít cũng coi người Nhật Bản là ưu việt và muốn phát quang ra bên ngoài với biểu tượng là lá cờ có các gạch đỏ như mặt trời chiếu rọi nhân gian.

Trung Quốc chỉ theo đuổi một giá trị là chủ nghĩa đại Hán, nếu không phải các vị nói tôi nghe họ theo đuổi giá trị gì.
Đánh giá về người khác không nên theo theo kiểu bụng ta suy ra bụng người, câu này thường dùng theo nghĩa tiêu cực nhưng ở đây ý tôi rằng không nên vì mình xấu dở tồi v.v... mà nghĩ người ta xấu dở tồi v.v... và không nên vì mình tốt giỏi v.v... mà cũng nghĩ họ tốt giỏi.

Khi Tần Thủy Hoàng xâm lược và thôn tính khắp nơi gồm cả tổ tiên ta, có ai dám nói triều đại của ông ta sẽ sụp đổ cùng ông ta đâu. Tần Thủy Hoàng ngoài xâm lược còn có bình định và làm rất tốt nữa, lãnh thổ không rộng lớn như của Thành Cát Tư Hãn mà còn sụp đổ chóng vánh hơn đế quốc Mông Cổ. Ối dời ôi. Hán Vũ Đế một vị hoàng đế hoành tráng khác của nhà Hán sau này cũng xâm lược VN và được TQ tung hô như minh quân và sau đó thế nào, lịch sử TQ còn tên hoàng đế nhà Hán nào đáng kể nữa không. LỊCH SỬ TRUNG QUỐC SAU ĐÓ ĐƯỢC VIẾT NÊN BỞI CÁC DÂN TỘC KHÔNG PHẢI HÁN TỘC NHƯNG ĐỊA VỊ CỦA HỌ TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TRUNG QUỐC THÌ NHƯ THẾ NÀO.

Triều đại phong kiến cuối cùng là triều Mãn Thanh không phải triều người Hán. Người Hán giỏi và tự tôn đến thế thì sao họ không biết kháng chiến để giành lại đất nước của mình đi khi triều Mãn Thanh suy vi. Họ không làm nổi. Triều Mãn Thanh đã bị phương Tây xóa sổ và người Hán trỗi lên. Vậy theo một cách cười ra nước mắt thì có phải họ nên cảm ơn phương Tây đã xâm lược TQ không. Họ không hề. Được rồi, cũng dễ hiểu. Vậy triều Mãn Thanh họ tự nhận đây là một triều đại của Trung Quốc và tự hào. Ủa, sao kỳ ta, người Mãn Thanh cũng xâm lược mà và người Hán nếu thật coi trọng người Mãn Thanh thì sao vd sao lại không tôn vinh sườn xám như quốc phục, họ không chịu thế. Các vị đã hiểu chưa.

Đối chiếu với Việt Nam, các vị có biết Hồ Quý Ly có tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm. VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LUÔN CÔNG NHẬN ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, Việt Nam ta không có cái thứ phân biệt chủng tộc dù theo màu da hay đại Kinh, đại Tày, đại Hán, đại Khmer v.v... Đơn giản chúng ta là người Việt Nam mà thôi.

nói về phân biệt chủng tộc, so sánh giữa Mỹ và TQ thì mn sẽ thấy được sự khác biệt giữa hai trường hợp là
Mỹ phân biệt chủng tộc theo màu da,
TQ phân biệt chủng tộc theo kiểu như thuyết ưu sinh của Hitler
vậy, ai là người hán thì tuyệt vời còn lại là rác rưởi.

Người Việt có bao giờ huyênh hoang chủ nghĩa đại Kinh, đại Tày, đại Nùng, v.v... như thế bao giờ đâu. Tại VN không có sự phân biệt chủng tộc, chúng ta tự hào là người Việt Nam và trong đó gồm nhiều dân tộc kể cả người gốc Tàu, gốc khmer v.v...

Trung Quốc nói Trung Quốc là của người Hán, sau này bắt chước Việt Nam mới mị dân rằng TQ có 56 dân tộc anh em chứ trước đó chính phủ và dân Trung Quốc (tức người Hán) coi người ta là thứ hạ cấp, trong khi Việt Nam xem nhau là đồng bào bầu ơi thương lấy bí cùng đâu.

Chính sự phân biệt chủng tộc như vậy tại TQ mà lắm kẻ muốn nhận mình là người Hán để yên ổn khỏi những tên người Hán khác hoặc để cảm thấy oách, kiểu thấy sang bắt quàng làm họ ấy chứ đặc quyền như đất đai hay cư trú thì không có.

Thời Mãn Thanh, người Mãn có đặc quyền nên không phải ông muốn nhận là người Mãn là được đâu, ông có cha là người Mãn mà mẹ là người Hán thì ông vẫn không được nhìn nhận là người Mãn.

Theo thời gian và sự biến thiên của lịch sử, số lượng tự nhận là người Hán càng nhiều và người Hán cũng không còn được xem là công dân hạng 2, bị đuổi giết vd như thời Càn Long,

mà còn nảy nòi ra chủ thuyết phục hồi chủ nghĩa đại Hán.

Nếu Hán không từng biến mất, sao lại phải phục hồi!!!

Những lời nói dối luôn tự mâu thuẫn với nhau, mn nghe Trung Quốc tuyên truyền mà xem.

Tàu phá sản ngành thép

https://youtu.be/Pzb1UWuI8Ms




Chữ Quốc Ngữ

qua những biển dâu

 

Đoàn Xuân Kiên


 

1.         Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiếng nói của một dân tộc.  Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống.  Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của mình, khi ấy chữ viết mới thật sự ra đời.  Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời “nhất thành bất biến“ như chúng ta thấy ngày nay.  Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã đượcghi nhận trong một câu ở Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thằng nhi trị…” đến sâu chuỗi vỏ sò có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức kí hiệu để ghi lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ.  Những hình thức đó đều là những dạng mở đầu do con người mò mẫm mà có được.  Những hình thức chữ viết bằng đồ vật như vừa nói ở trên là những gì sơ khai nhất của chữ viết (hình 1).  Tiến lên một bước nữa là hình thức chữ viết bằng hình vẽ mà ta còn có thể thấy trong các văn bản cổ trên đá của người cổ Ai cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là những vẽ trên đồ vật bằng đất nung của người Sumer cũng khoảng thời kì hơn 3000 năm trước (hình 2).

 

 

Hình 1: chữ viết kết bằng dây thừng của người Chăm (trong khu vực văn hoá Đông sơn) [1]

 

Hình 2: Chữ viết bằng hình vẽ của người Ai Cập cổ

Hình thức chữ viết biểu ý như còn thấy ở một số chữ Hán đơn giản ban đầu vạch trên các mai rùa đã có thể gọi là một bước tiến của lịch sử chữ viết (hình 3). 

                             tượng               sơn               kì                bì             nữ

Hình 3: chữ hán sơ khai tìm thấy trên mai rùa

 

Hình thức phát triển cao nhất của chữ viết là hình thức ghi âm  mà dấu vết buổi ban đầu bộ chữ viết của người Phoenician (hình 4).

Hình 4: một vài chữ cái của người Phoenician (thế kỉ 11 tcn)

 

Chữ viết ra đời đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngôn ngữ con người, tạo ra một bước nhảy vọt quan trọng: ghi lại tiếng nói để lưu giữ hoặc truyền đạt trong không gian rộng hơn tầm hạn của tiếng nói.  Nhưng giữa tiếng nói chữ viết,không bao giờ có thể tách lìa hoặc thủ tiêu một yếu tố nào: không thể có chữ viết nếu không tồn tại một tiếng nói trước đó.  Tương quan giữa tiếng nói và chữ viết như vậy là tương quan trước-sau.  Và chữ viết chỉ có thể xem là những kí hiệu như bao nhiêu hệ thống kí hiệu khác do con người chế tác để biểu đạt như mộtthứ nội dung nào đó.

 

CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

 

2.         Chữ viết của người Việt ra đời từ bao giờ là một câu hỏi chưa dễ dàng có được câu trả lời rõ ràng.  Chỉ biết rằng, trên các đồ vật bằng đá và bằng đồng của thời kì văn minh Đông Sơn của dân tộc Lạc Việt, có những dấu hiệu cho phép ta đặt giả thuyết về dạng chữ viết cổ xưa của dân tộc trước khi bị bọn xâm lược nhà Hán thủ tiêu trong mưu đồ đồng hoá dân tộc Lạc Việt.  Hệ thống chữ viết của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch sử.  Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Việt đã trải qua một cuộc giao lưu văn hoá lớn, mà một trong số những thành tựu văn hoá mới chính là bộ chữ viết mới được hình thành: chữ nôm.  Chữ nôm là một thể hiện ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự; dùng chính những nét viết của chữ Hán để ghi lại tiếng nói của dân tộc, nhà nho Đại Việt đã dõng dạc nói lên ý chí  của giống nòi, quyết đạp bằng những nghiệt ngã của số phận nô lệ để vươn lên độc lập.  Những tấm bia cổ xưa từ đời các vua nhà Lí còn cho thấy những tên gọi các làng xóm hoặc tên người rất “nôm na”, không thể không có nhu cầu ghi lại bằng một kiểu chữ viết riêng trong khi mà chữ viết xưa cũ đã tiêu trầm sau hơn nghìn năm ngoại thuộc. 

Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, việc làm đầu tiên của nhà nước thuộc địa là huỷ bỏ vị thế của hệ thống giáo dục bằng chữ hán, để thay thế bằng "chữ quốc ngữ", một hệ thống chữ viết mượn của bộ chữ cái tiếng Latin.  "Chữ quốc ngữ" cũng như "chữ nôm" trước đó, chỉ là những hệ thống chữ viết vay mượn của kẻ mạnh để làm thành công cụ văn hoá dân tộc của một thời kì mà ý thức độc lập tự chủ đã bị trói chặt.  Dù là mượn nét viết của chữ Hán hay của bộ chữ cái Latin, các hệ thống chữ viết của ta đều có một điểm giống nhau là: Chữ Nôm hay Chữ Quốc Ngữ đều là hệ thống chữ viết ghi âm, tức là dạng chữ viết ở mức phát triển cao nhất trong lịch sử chữ viết loài người.  Nguyên tắc của loại chữ viết kí âm là “mỗi âm một kí hiệu”, “nói sao viết vậy”.  Tiếng Việt thời Nguyễn Trãi có những phụ âm đôi mà hiện nay một số dân tộc thuộc chủng Nam Á cư ngụ trên tây nguyên hãy còn nói, như bl, tl, kl, thì chữ nôm cũng đã ghi lại trung thực những âm đó:

 

Cũng thế, khi Chữ Quốc Ngữ được các nhà truyền đạo soạn ra vào đầu thế kỉ XVII, tiếng Việt còn một số cách phát âm mà nay không còn nữa, như trường hợp chữ " ß " trong từ điển Việt-Bồ-La của A. de Rhodes (1651), đọc nửa như [b] nửa như [v].  Một trường hợp khác:  sự khác biệt giữa hai âm [gi] và [d] đã được xác định rõ ràng và khi viết một từ như giản dị chẳng hạn, không thể tuỳ tiện như một số người bây giờ, dù rằng ngày nay người Bắc nói hai tiếng cũng có âm / z /, khi viết ra chữ thì đều là [d] thật đấy.

 

CHỮ QUỐC NGỮ

 

Tên gọi hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện nay là do các nhà truyền giáo phương tây đặt ra từ thế kỉ XVII. "Chữ quốc ngữ" nghĩa đen là "chữ viết của tiếng nói nước ta". Cách gọi này không chính xác, vì như đã nói, chữ nôm cũng là thứ chữ để ghi tiếng nói nước ta, có đâu chỉ riêng hệ thống chữ viết Latin?  Chẳng qua đó chỉ là thủ thuật vận động quần chúng của các vị thừa sai nhằm triệt hạ uy tín cũng như địa vị của chữ hán, chữ nôm lúc bấy giờ (thế kỉ XVII).

Chữ Quốc Ngữ được chế tác từ năm nào, đến nay vẫn chưa rõ.  Chỉ biết rằng, năm 1593 đã có một giáo sĩ Portugal là Diego Aduarte đến đất Quảng nam và ở đây ba năm.  Năm 1615, một giáo sĩ người Ý là Busomi đến cửa Hàn (Quảng nam) giảng đạo mãi đến năm 1639. Rất nhiều tài liệu viết tay hiện còn lưu trữ trong các thư viện giáo hội Thiên Chúa ở Portugal, Pháp, và Vatican. Những mảng tài liệu tìm được cho đến nay đã bước đầu cho thấy là Chữ Quốc Ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII, qua một vài tiếng Việt xuất hiện rải rác trong các bản tường trình hàng năm của của Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản do một linh mục Portugal tên là João Rioz soạn vào khoảng năm 1621. Tiếng Việt được ghi trong những văn kiện tiếng Bồ này đều không có dấu giọng và cách ghi âm chỉ tương đối: Annam (An nam), Sinoa  (Xứ Hoá/Huế), Unsai (Ông sãi), Cacham (Cả chăm), Ungue (Ông nghè), Ontrũ (Ông trùm)… [2]

Cũng khoảng thời gian này, một vị thừa sai trẻ tuổi người Portugal là Francsisco de Pina đến giảng đạo ở Hội An năm 1623. Tại đây, vị giáo sĩ này đã học tiếng Việt, và chẳng bao lâu là có thể giảng đạo bằng tiếng Việt. Vị thừa sai dòng Tên này đã mở đầu cho thời kì kiện toàn lối viết tiếng Việt bằng chữ cái Latin.

Vào đầu năm 1625 thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Hội An giảng đạo. Vị thừa sai dòng Tên người Pháp này cùng vị giáo sĩ Ý khác là Christoforo Borri đến đất Việt năm 1618 trước đó đều là những học giả, nhất là A. de Rhodes, chăm chỉ học tiếng Việt trong vòng mấy tháng là đã “giảng đạo cho người trong xứ bằng tiếng của họ được” [3] Đấy là những yếu tố con người và hoàn cảnh cần cho sự ra đời một hệ thống chữ viết tiện lợi cho việc soạn sách truyền đạo.

Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ Quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo Portugal như cố Pina. Đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ quốc ngữ đã có dạng hoàn chỉnh, nhờ nó tập đại thành những thành công trước của những giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn, nhiều gốc gác khác nhau: có người Ý, có người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, có người Pháp.  Mỗi người sẽ dựa theo bản sắc tiếng nói của họ mà ghi âm tiếng Việt.  Những ưu điểm và khuyết điểm của chữ quốc ngữ là tuỳ ở điểm này.  Đây là điều cần xét đến mỗi khi chúng ta muốn có ý kiến, hoặc là phê bình một kiểu ghi âm nào mà ta cho là “khác thường”. Chữ viết là những bình đựng tiếng nói, vậy thì giá trị của những cái bình là ở chỗ nó có chuyên trở được tiếng nói một cách rõ ràng chính xác hay không.

Hình 5: một trang từ điển Việt-Bồ-La của A. de  Rhodes (1651)

 

Một quyển lịch sử Việt nam do thầy giảng Bento Thiện soạn bằng chữ quốc ngữ năm 1659 đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bực của hệ thống chữ viết Latin trong việc ghi âm tiếng Việt.  Chữ viết đã triệt để theo qui tắc ghi âm, nghĩa là nói sao viết vậy, mỗi kí hiệu chỉ một âm thanh.  Cách viết chữ quốc ngữ của Bento Thiện cũng theo phương pháp trong từ điển A.de Rhodes, nghĩa là theo phương pháp ghi âm của Portugal khi viết "ng" thành / ũ/; phiên âm kiểu Ý khi viết  "gi", "qu"; phiên âm kiểu Pháp khi viết "k" trước nguyên âm "e,ê,i", và "c" trước các nguyên âm khác… Đó là một ưu điểm nếu nhìn về vẻ đa diện của chữ quốc ngữ về mặt cấu tạo.

            Ngày nay, đọc lại sách của A.de Rhodes để đối chiếu với những sách ra đời sau này,sẽ nhận thấy những thay đổi về cách viết của chữ quốc ngữ. Một thí dụ: từ điển A. de Rhodes (1651) có hai từ ghi như sau: blời (trời), tloũ (trông); đến từ điển Dictionarium Anamitico Latinum do Pigneau de Béhaine soạn (1773) đã không thấy những âm đôi "bl" "tl" nữa, cũng không còn phụ âm cuối "ũ". Hai từ này đã viết như chúng ta ngày nay, nghĩa là trời trông.  Các từ điển về sau này, tính từ  Dictionarium Anamitico Latinum của Taberd (Serampore, 1838) đã kiện toàn thêm những hình thức viết cho chữ quốc ngữ.  Mặc dù chữ quốc ngữ đã dần dần ổn định về cách viết, vẫn có

 

Hình 6: một trang tự vị Dictionarium Abamitico Latinum  của Pigneau de Béhaine (1773)

 

những thay đổi nhỏ nhặt, có khi ý thức, có khi vô tình.  Chữ quốc ngữ đã không bao giờ “nhất thành bất biến” cả.

 

TRÊN ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH

 

Đến đầu thế kỉ XX, một học giả Pháp khi nhắc lại công trình của A. de. Rhodes, không tiếc lời ca tụng: “Quyển từ vị ấy vẫn là nền tảng cho các công trình sau này mà chỉ thường là bổ túc cho nó, cũng có khi làm hỏng nó.  Những người biết đi tìm những hiểu biết tinh tường về ngữ âm học ở sách, cùng là sự tài tình của cách phân chuyển tiếng Việt mà đến nay đã có thể thách đố mọi sự công kích.” [4].

Lời tán tụng quả là đã đến mức tột đỉnh.  Nhưng rồi cũng chính một học giả của Viện Bác cổ ấy, trong một bài khảo cứu về tiếng Mường ở Sơn tây, nhân tiện đã nhận định về từ điển A.de. Rhodes như sau: “Phương pháp ấy (de Rhodes) thực thế chứa nhiều cái bất thường mà trong một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ như thế này sẽ có nguy hại là làm sai lạc kết quả nghiên cứu mà thôi.  Vì vậy chúng tôi … phải loại bớt những cái bất thường và kì quái làm cho nó hợp lí.” [5]

Quả là thế, từ khi ra đời đến nay, chữ Quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh.  Bộ mặt của chữ viết từ từ điển de Rhodes (thế kỉ XVII) đến từ điển của Pigneau de Behaine (thế kỉ XVIII) đã khác biết là chừng nào.  Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi (như là hiện tượng đồng hoá / ß / vào / b / / v / sau thế kỉ XVII; vì vậy không thấy có các từ điển sau De Rhodes); nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi, khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm thay đổi.  Vả chăng, chứng cứ hiển nhiên là cho đến nay, có ít ra là năm bảy lượt hô hào cải cách chữ quốc ngữ. 

 

Đề nghị sửa đổi chữ quốc ngữ năm 1902

Hội nghị Nghiên Cứu Viễn Đông 1902 tại Hà nội có một Uỷ ban Cải Cách Chữ Quốc Ngữ do ông Chéon đứng đầu.  Phúc trình của Uỷ ban đúc kết những ý kiến thảo luận trong ba ngày 6/12 -8/12 cho ta biết đại cương những đề nghị sửa đổi như sau:

(1)      Phải triệt để tôn trọng nguyên tắc:  mỗi chữ một giá trị kí âm thôi.  Vì vậy, hoặc phải bỏ chữ g trong gang hay trong gi bởi lẽ rằng hai chữ cái ở đầu phát âm khác nhau; cũng thế, kẻ phải cùng một cách viết chữ cái mở đầu;

(2)      Về các âm chính (nguyên âm), hệ thống hiện nay là thỏa đáng, trừ dấu mũ ở trên â có giá tri khác hẳn trong ôê, nên đề nghị thay chữ â bằng a’ (có râu bên cạnh) thì hơn. “Uỷ ban cũng nghĩ rằng phải bỏ hẳn thói quen mà vài tác giả vẫn có, trái với phương pháp của de Rhodes, là thay y vào i trong vài trường hợp (kỹ, lý, mỹ) mà không có một lí do nào chứng minh cho được…” 

(3)      Về các âm phụ, Uỷ ban đề nghị thay một số chữ cái sau đây: c thay cho ch.  (Chữ h dùng cho những trường hợp các âm thở, như th, kh).  Nhất loạt thay k vào chỗ của c.  Chữ d (bỏ gạch ngang) thay cho chữ đ. Âm /d/  hiện nay sẽ thay bằng chữ "z".  Chữ "g" không mất tính cách âm họng dù là trước nguyên âm e, ê, i, vậy thì không thể thêm "h" trong những trường hợp này.  Thay chữ "gi" bằng "j".  Chữ "q" không khác gì "k", vậy phải bỏ và thay bằng "k"…. [6]

Mặc dù được chuẩn y sau nhiều tranh luận gay gắt giữa hai phe chống đối nhau, bản đề nghị sửa đổi của Uỷ ban đã giao cho Viện Viễn Đông Bác Cổ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện trên các trang in của viện.  Trong khi đó thì công chúng và nhà trường vẫn không hề biết gì về những đề nghị thay đổi kia.

Dự án cải tổ năm 1906

Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở hội nghị của Hội Đồng Cải Lương Học Chánh do ông Nordemann làm chủ tịch.  Bản đề nghị của Hội Đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật. Thế là dự án cải tổ 1906 vĩnh viễn bị chôn vùi. Linh mục Cadière có nhắc lại chuyện này như sau: “ Xét về mặt khoa học cũng như về mặt thực hành và sư phạm, dự án này thật là một cuộc thoái bộ.” [7]

"Quốc ngữ mới" của nguyễn Văn Vĩnh (1928)

Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928 nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ quốc ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưw Moeij.  Việc đề xướng kiểu chữ mới này không nhằm mục đích ngôn ngữ như những lần trước, mà chỉ có tính vụ thực tế làm ăn của một ông nhà báo.  Chẳng là: ông chủ báo muốn cải cách công việc in báo của mình bằng một dàn máy in kiểu tân kì nhưng lại không có những con chữ Việt.  Thế là đổi sáu dấu gịong bằng con chữ cái, thay những chữ cái riêng của hệ thống chữ viết đang dùng nhưng không có trong bộ chữ của tây ( như là ă, đ, ư…) bằng một con chữ nào đó tuỳ tiện chứ không dựa trên sự chính xác về ngữ âm.

Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành, chỉ vì ông chỉ nghĩ đến ý đồ riêng tư chứ không dựa vào chính hệ thống chữ quốc ngữ nhìn từ khía cạnh học thuật. Theo chân ông, sau này còn có một số người khác, lại muốn sửa đổi chữ Quốc Ngữ theo ý đồ riêng và ý thích riêng của họ.  Đó là trường hợp Vi Huyền Đắc ( với công trình Việt tự), Phạm Xuân Thái (qua công trình Việt Ngữ Cải Cách).  Những “công trình” nói trên đều mua vui chốc lát cho giới học thuật, rồi tan vào lãng quên một cách không thương tiếc.

"Chữ và vần Việt khoa học" của Nguyễn Bạt Tuỵ (1949)

Là một người nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt, Nguyễn Bạt Tuy là một tác giả đã có nhiều cống hiến về mặt này.  Năm 1949, ông viết sách Chữ và Vần Việt Khoa Học, nội dung là trình bày những gì ông tìm tòi được về mặt âm vị học tiếng Việt, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ quốc ngữ mà ông cho rằng hợp lí và khoa học.

Nguyên tắc chung của quan điểm Nguyễn Bạt Tuỵ là dựa trên nguyên tắc âm vị học để ghi âm tiếng Việt.  Ông phân tích hệ thống đơn vị âm thanh tiếng Việt và các lối tổ hợp âm thanh của nó.  Kết quả là tác giả phát hiện hệ thống các âm vị có nhiều nét khác với những gì xưa nay cứ yên trí là đúng đắn, nay cần phải sửa lại.  Từ đó sẽ phải dẫn đến một một việc chính yếu của sách là đưa ra một bản đề nghị thay đổi cách viết chữ quốc ngữ theo ông là chính xác theo nguyên tắc ngữ âm học (hình 5). Nhưng vì thế mà những đề nghị của ông Nguyễn chính xác quá, hoàn hảo quá nên không có thể thực hiện được trên thực tế được, vì chữ viết không phải là những kí hiệu ngữ âm theo kiểu một bản phiên âm quốc tế.

Hình 7: một đoạn viết chữ quốc ngữ theo Nguyễn Bạt Tuỵ (1949)

Đoạn thơ trên chính là:

"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu."

 

Bản đề nghị của Nguyễn Bạt Tuỵ rất triệt để, vì hoàn toàn dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa ở trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ. Đó là nguyên nhân tại sao cho đến nay công chúng và các chính quyền tiếp nhau ở Việt Nam không thừa nhận nó. Lại nữa tác giả là người nhiệt tình đối với tiếng mẹ đẻ, nhiệt tình đến mức độ quá khích, thể hiện ở lối chế tác những thuật ngữ mới.  Nhưng vượt lên trên những quan điểm này, quan điểm của Nguyễn Bạt Tuỵ có rất nhiều giá trị tham khảo cho một công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt.

Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956)

Đại Hội Văn Hoá Toàn Quốc tại Sài Gòn năm 1956 có một Uỷ Ban Ngôn Ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết về chữ Quốc ngữ.  Có nhiều nhà chuyên môn về ngôn ngữ tham gia soạn thảo dự án.  Nhưng rồi cũng không có gì thay đổi suốt bao nhiêu năm trời.  Chương trình giáo dục tiếng Việt ở miền Nam vẫn chỉ nhắc nhở suông vài câu rằng chính tả cần dựa theo Việt Nam Tự Điển do Hội Khai Trí Tiến Đức soạn (1931).

Nội dung của đề án cải tổ chữ quốc ngữ cũng chỉ xoay quanh những nét căn bản đã được khởi xướng từ bản đề nghị của Uỷ Ban Cải Cách năm 1902. Nhưng sở dĩ đề án của Uỷ Ban Ngôn Ngữ lần này vẫn rơi vào lãng quên là vì thiếu kế hoạch phối hợp giữa giới văn hoá và nhà trường.  Tất cả mọi sửa đổi chỉ có thể thực hiện được là qua báo chí và trường học.  Nhưng các nhà văn hóa lúc bấy giờ không tự tin lắm vào chương trình cải tổ của họ, cho nên vẽ ra trên giấy tờ để tự an ủi lương tâm. 

Hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ (1959)

Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ được tổ chức năm 1959 với dự định là đẩy mạnh việc cải tiến chữ quốc ngữ cho thêm phù hợp với thực trạng tiếng nói của chúng ta hiện nay, đồng thời sửa lại những chỗ không chính xác trong lối ghi âm hiện hành.  Thật ra, trong Đề Cương Văn Hoá (1943), Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng đã đề ra mục tiêu cải cách chữ quốc ngữ và xem đó là “một việc phải làm”, “Một nhiệm vụ cần kíp”.  Các nhà khoa học ngôn ngữ miền Bắc lúc bấy giờ cũng chia sẻ với Ủy Ban 1902 về những cải tổ có ý nghĩa.  Nhưng rồi, cũng như Hội nghị 1956 ở Sài Gòn, mọi bàn cãi sôi nổi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ quốc ngữ phải gác lại.

Như đã nói trên, nội dung của những kết luận Hội nghị 1959 cũng không đi xa hơn những đề nghị của Uûy Ban 1902, nghĩa là cũng dựa trên cơ sở ngữ âm học để thể hiện nguyên tắc “nói sao viết vậy” hay là "mỗi âm được ghi bằng một kí hiệu".

Uỷ ban điển chế văn tự (1973)

Bước vào những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên làHội Đồng Văn Hoá Giáo Dục được tổ chức ra làm công việc vạch hướng và cố vấn cho hoạt động khoa học của Bộ Văn Hoá Giáo Dục lúc bấy giờ.  Mục tiêu nhằm đến xem ra khá to tát. Về địa hạt ngôn ngữ, một Uỷ Ban Điển Chế Văn Tự được ra đời để làm công việc bị bỏ dở từ bao nhiêu năm: cải tiến chữ quốc ngữ.  Thật ra, uỷ ban có nhiệm vụ cụ thể lúc bấy giờ là điển chế danh từ khoa học mà thành tích nổi bật là sự ra đời một Nội San Danh Từ Chuyên Môn nhằm phổ biến những công trình soạn thảo danh từ các khoa học chuyên ngành.  Tiểu ban Chính Tả cũng đã bàn cãi về những nguyên tắc chính tả và sửa đổi cách viết. Ảnh hưởng của Uỷ ban này chưa có gì đáng kể trong công chúng, vì thời gian làm việc quá ngắn ngủi, lại chỉ quanh quẩn giữa một nhóm nhỏ các vị chuyên môn.

Sau 1975

Những dự toán cải tổ trước kia ở hai miền Nam, Bắc đều không có yếu tố thuận lợi về mặt công chúng.  Sau 1975, vai trò chuẩn hoá tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra toàn diện. Một hội nghị lớn bàn về vấn đề "chuẩn hoá" tiếng Việt liên tiếp được triệu tập trong những năm 1979. Theo đà làm việc đó, một số từ điển, chủ yếu là song ngữ, đã ra đời. Đã có cả một công trình Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ chủ biên.  Tiếng Việt trong hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt như thế tất yếu là phải phát triển, vì hội đủ những yếu tố cần thiết cho một cuộc vận động xã hội: tổ chức chỉ đạo, công chúng, các cơ quan chức năng trong xã hội. Thành hay bại giờ đây là tuỳ thuộc ở đảm lược của chính những con người.

Ởû hải ngoại, chưa thể có những điều kiện thuận lợi như thế. Nhưng những nhu cầu của tập thể người Việt ở hải ngoại về mặt ngôn ngữ lại đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của mọi người để công việc duy trì ngôn ngữ và văn hoá dân tộc có những nền móng ổn định và vững chắc.  Thế mà, không có được những tổ chức chuyên môn có thể góp phần vào công việc lớn lao này.  Đây là một thử thách lớn cho mọi người.

 

CHỮ QUỐC NGỮ NGÀY NAY

 

Nhìn lại chặng đường dài từ Hội nghị Nghiên cứu Viễn đông (1902) trở đi có thể thấy những dự án cải cách chữ quốc ngữ đã là một mối quan tâm của giới học thuật đối với những ưu khuyết điểm của hệ thống "chữ quốc ngữ". Trừ một vài nhà trí thức tây ở đầu thế kỉ, không ai nghi ngờ  gì về những ưu điểm của hệ thống chữ viết kí âm dựa theo bảng chữ cái Latin này. Nhưng nói thế không phải là hệ thống chữ viết này đã hoàn hảo, mà vì nó được tạo ra từ nhiều nguồn tri thức bản ngữ khác nhau nên chữ quốc ngữ đã có một số khuyết điểm tự thân cần phải khác phục để được nhất quán. Những cuộc vận động gọi là "cải cách" chữ quốc ngữ từ 1902 thật ra là chỉ giúp nó nhất quán với nó, chứ không phải là  để tìm một điều gì mới lạ đối với chính nó.

Tiếc thay, cho đến nay việc bàn cãi chỉ là giữa các nhà trí thức chuyên môn mà thôi. Không thấy một cố gắng nào từ phía nhà nước và công chúng, nhất là giữa nhà trường và hệ thống truyền thông. Một thí dụ điển hình: các tập Chương Trình Giáo Dục  (một văn kiện hướng dẫn việc dạy và học tại nhà trường phổ thông) hằng năm đều nhấn mạnh là chính tả cần dựa theo Việt Nam Tự Điển của Khai Trí Tiến Đức và Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ. Nhưng trên thực tế chẳng có thầy giáo nào áp dụng nguyên tắc chính tả theo hai từ điển nói trên, vì thực tình là hai bộ từ điển trên không cùng theo một nguyên tắc chính tả, nên dù có muốn theo thì cũng chẳng biết theo ai. Nhà nước thì tắc trách như thế, bảo sao nhà trường và xã hội cứ làm ngơ!

Ngày nay, nhu cầu về lâu về dài của cộng đồng người Việt là làm sao duy trì ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.  Từ đó đặt ra công việc dạy và học tiếng mẹ đẻ bên cạnh những công việc khác.  Dạy những gì và dạy ra sao, là những câu hỏi mà mỗi thầy giáo và mỗi bậc cha mẹ thường vẫn phải đặt ra để tự soi đường cho việc mình làm; vì đến nay hầu như chưa có nhiều công trình đầu tư suy nghĩ cho cái công việc nặng nhọc này.

Chỉ giới hạn trong phạm vi rất nhỏ hẹp thôi, là vấn đề dạy chữ quốc ngữ, cũng đã có nhiều việc phải bàn.  Chẳng hạn, khi cô giáo dạy trẻ rằng ă đọc là / á/.  Nhưng khi cô ghép vần với n /n/, cô đọc là /á – n à ăn/, cháu bé sẽ ngẩn ngơ, vì không hiểu sao không thấy dấu sắc / ’/ nữa.  Nó cứ đinh ninh là / á – n à án / chứ.  Trực giác của cô giáo và của cháu bé đều không sai, chỉ có quy ước của kí hiệu ở đây không chính xác.  Ví dụ khác nữa: các cháu được dạy ng đọc là /ngờ/ nên cứ yên trí là ngề ngiệp đúng chính tả, như ngọc ngà vậy thôi, vì cũng có âm  /ng/ ở đầu tiếng…

Những cái “yên trí” như vậy đều có trong mỗi đứa trẻ con trong mỗi người Việt ở mọi thế hệ.  Chúng ta đâu có lỗi! Chúng ta chỉ bị hệ thống chữ viết  và phương pháp dạy học không chuẩn xác “lỡm” chúng ta mà thôi, mà nguyên do chỉ là vì sự bất nhất trong nguyên tắc mà chính những người sáng chế ra chữ quốc ngữ đặt định từ mấy trăm năm trước: dùng chữ cái Latin để ghi các âm theo nguyên tắc mỗi âm một kí hiệu.  

Những vướng víu như thế sẽ dễ thông qua nếu ta vẫn còn hằng ngày hít thở ngôn ngữ của mình ở quê nhà.  Nhưng đối với trẻ con đang từng ngày bị lôi kéo xa khỏi cộng đồng ngôn ngữ dân tộc, những vướng víu như vậy sẽ nổi lên rất rõ, có thể đến mức gây thành ấn tượng không hay ho gì cho tiếng nói và ngôn ngữ dân tộc.  Trong trí trẻ luôn luôn có khuynh hướng đối chiếu ngôn ngữ khi nói và viết tiếng mẹ đẻ, vì chúng đã có một khuôn mẫu ngôn ngữ khác, khuôn mẫu ngôn ngữ ấn-âu cũng dùng hệ thống chữ cái Latin.

Tất cả những yếu tố tâm lí và xã hội ngôn ngữ học nói đến ở trên đều tác động vào việc học tiếng mẹ đẻ của trẻ Việt song ngữ trong cộng đồng hải ngoại hiện nay và mai sau. Nhiệm vụ của chúng ta là làm giảm nhẹ những thứ hành lí nặng nề không cần thiết cho việc dạy và học tiếng Việt ở ngoài nước.  Từ đó, đặt ra việc nhìn trở lại những gì chúng ta đang có: hiện tình chữ quốc ngữ.

Chữ quốc ngữ hiện nay gồm có 29 chữ cái mượn từ hệ thống chữ cái Latin có thay đổi chút ít để phù hợp với nét vẻ riêng của tiếng Việt; trong đó 17 chữ cái dùng để ghi phụ âm, 12 chữ cái để ghi nguyên âm.  Ngoài ra còn có 5 dấu để ghi sáu giọng cao thấp của mỗi tiếng.  So với hệ thống chữ nôm vốn cũng theo nguyên tắc kí âm mà ta mượn nét viết của chữ hán, phải nhận rằng chữ quốc ngữ đơn giản và tiện lợi hơn nhiều lắm, và cũng là một hệ thống được tạo lập rất có khoa học so với tình trạng khoa ngữ học ở thế kỉ XVII – XIX.  Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chữ quốc ngữ đã rất hoàn hảo, bất khả xâm phạm.  Sự thay đổi của bộ mặt chữ quốc ngữ trong vòng một thế kỉ từ khi từ điển De Rhodes ra đời cho đến khi Pigneau de Béhaine soạn từ điển của ông đã chứng tỏ rằng các nhà hoạt động ngôn ngữ đã không quá bảo thủ hoặc hãnh tiến đến mức liều lĩnh cố chấp.  Huống chi, ba trăm năm qua, nhiều tiến bộ về mặt học hỏi song song với sự đổi thay tự nhiên của tiếng Việt, đã khiến cho những niềm tin cũ nay trở nên đáng nghi ngờ, cần phải dành nhiều công sức của nhiều giới có thiện chí.

Trong tình trạng hiện nay của chữ quốc ngữ, hay nói đúng hơn, hiện trạng của chữ quốc ngữ trong vòng một trăm năm trở lại đây – tính từ thời điểm những bộ từ điển Taberd (1838), Legrand de la Liraye (1877), Hùinh Tịnh Của (1895-6), Génibrel (1898), Bonet (1899) xuất bản, có thể thấy nhiều vấn đề cần đặt ra thảo luận.  Chúng tôi tạm quy về hai nhóm vấn đề:

1.      Những sự thay đổi tự nhiên qua thời gian khiến cho chữ viết không còn ghi đúng nội dung âm thanh tiếng nói;

2.      Những hiện tượng đi lạc ra ngoài nguyên tắc “mỗi kí hiệu chuyên chở một đơn vị âm thanh của ngôn ngữ”.

 

Chữ quốc ngữ qua dòng thời gian

Cuốn từ điển của de Rhodes có một phần biên soạn về ngữ pháp tiếng Việt, có tựa là Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (Báo cáo vắn tắt về tiếng An nam hay tiếng Đàng ngoài), chính là một tập ngữ pháp Việt nam vào thời kì này.  Chương I: “Chữ và vần gồm trong tiếng này” có đoạn nói về chữ D như sau: “D phát âm và có giá trị y như  D Latin, nhưng với một vài khác biệt, nhất là trong những từ mà D có E đi theo gần như dính liền, lại không phát âm rõ, thí dụ deă, pellis (da); còn khi không có E  dính ở giữa, thì nó hoàn toàn đọc như D của chúng ta, thí dụ (nhà) …” [8]

So sánh với đoạn nói về chữ GI, ta thấy ông chỉ dẫn cách đọc GI tương tự như lối đọc gi ở tiếng Ý. Kiểu nói phân biệt /d/ và /gi/ này đã dần dần biến mất, mà có khuynh hướng đồng hoá cả hai thành / z / ở tiếng bắc, và / j / ở tiếng trung, nam.  Nhưng chữ viết vẫn không thay đổi theo. Hình thức viết gi d hiện nay vẫn là theo mẫu mực của thế kỉ XVII. Nếu không dựa vào lịch sử phát âm như thế, khó có thể hiểu tại sao lại viết giản dị mà không thể viết dản dị được. 

Hiện tượng chữ PH cũng đáng chú ý.  Từ điển A. de Rhodes cho rằng: “Thực ra tiếng xứ này không bao giờ có P đứng đầu các chữ như đã nói ở phần nghiên cứu chữ F.  Chỉ có PH, đọc giống như phi của Hi lạp.” [9] Ngược lên đoạn nói về chữ F, ta thấy chỉ dẫn như sau : “F- hay đúng hơn, PH – vì khi đọc nó, không tách hai môi như khi đọc F của ta.  Khi phát âm chữ này, môi cử động rất nhẹ và hơi rít cũng chỉ qua loa.” [10]

Maspéro cắt nghĩa rõ thêm rằng ph là một âm môi hơn là âm môi răng như ngày nay.  Âm này đã thay đổi từ bao giờ không rõ, nhưng âm /h/ trong tổ hợp /ph/ ngày nay không còn bật hơi như ngày xưa; thảng hoặc chỉ còn một vài nơi hoặc một vài cá nhân nói giọng cổ đó mà thôi. [11] Nói cách khác,ngày nay, âm PH phát âm như âm F của người phương tây, chứ không bật hơi khi mở hai môi như ngày xưa A. de Rhodes đã ghi nhận.

Tưởng cũng cần nói thêm là de Rhodes và các vị chế tác chữ quốc ngữ đã có dụng ý thêm chữ h trong các trường hợp th, kh, ph là để chỉ tính cách bật hơi thở của những âm này; cho đến nay, tính cách này đã mất đi ở ph, và giảm nhẹ ở kh.

Trên đây là những sự kiện nhặt ra được từ chính nội thân tiếng Việt để so sánh với chữ viết theo hệ thống chữ cái Latin.  Những đổi thay này là tự nhiên thôi.  Cũng chẳng phải vì tiếng nói đổi thay là chữ viết cũng phải sửa đổi theo ngay.  Dù sao, thói quen của tập thể người sử dụng ngôn ngữ vẫn mạnh hơn ý muốn của thiểu số nhà khoa học.  Quy luật của ngôn ngữ là:  tập quán của đám đông quyết định sự tồn tại của một hiện tượng ngôn ngữ.  Cho nên, các hiện tượng đổi thay qua thời gian được đề cập ở đây chỉ có ý nghĩa nói lên tính cách động của tiếng nói qua thời gian, chứ ngôn ngữ luôn luôn không hề “nhất thành bất biến”. 

 

Những hiện tượng lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học

Bộ chữ cái Latin dùng để ghi âm tiếng Việt tất nhiên là cũng theo nguyên tắc chung của một hệ thống chữ viết ghi âm:  mỗi chữ cái là một kí hiệu ghi lại một âm thanh.  Thế nhưng trong chữ quốc ngữ của chúng ta, không phải lúc nào cũng có sự trùng khít giữa chữ cái và nội dung các âm thanh.  Và đây chính là nguyên do làm nảy ra các sáng kiến cải tổ chữ quốc ngữ một cách có ý thức do các nhà ngôn ngữ đề xướng.

Trước hết là hiện tượng c, k, qu. Từ điển de Rhodes có ghi chú rằng:  “Chữ C chỉ ở vị trí đầu các tiếng có nguyên âm A, Ô, Ơ, U, Ư; còn trước các nguyên âm Ê và I chúng ta dùng K hoặc S. (sic)”.  Ở đoạn nói về âm K, tác giả viết:  “K chỉ đứng với nguyên âm Ê và I, chẳng hạn:  kẻ, kĩ…” [12]

Tại sao lại có hiện tượng đó?  Không phải tiếng Việt đọc âm /k/ khác nhau trước hai loại nguyên âm này, mà chính là các nhà chế tác chữ quốc ngữ đã đem á dụng thông lệ chính tả của Pháp đặt vào tiếng Việt.  Nhưng âm / k/ trong tiếng Pháp lại không có chúm môi trước nguyên âm, cho nên phải mượn QU trong tiếng Latin và đọc y như ở trong tiếng Latin vậy.  Đây là một thói quen của một số giáo sĩ phương tây đặt để lên tiếng Việt mà không có lí do thoả đáng nào cả.

Mặc dù vậy, thầy cô giáo tiếng Việt vẫn cứ phải gọi đó là “quy tắc”  để nhắc nhở cho học sinh viết đúng “nguyên tắc”.

Trường hợp g (h),  ng (h), cũng là một lệ ngoại.  Hiện tượng thêm h trước các nguyên âm E, Ê, I, là ảnh hưởng của lối chính tả Latin chứ không có lí do tự nội thân tiếng Việt.  Âm /h/ trong trường hợp này không có cơ sở vững chắc như kh, ph, th.

Hiện tượng GI được nhắc nhở trên đây cũng là một trường hợp đi lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học nữa.  GI là cách chính tả của tiếng Ý, mượn để chỉ một âm tắc xát ở vào thời de Rhodes.  GI, như vậy, chỉ là một kí hiệu chỉ một âm đầu, kết hợp với một nguyên âm nào đó mới thành một tiếng: gi-à, gi-ỏ, gi-ẻ, gi-ết.  Thế nhưng khi ghép với nguyên âm i, GI lại mất I:  g (i) –I  > gi.  Đây là sự vi phạm nguyên tắc âm vị học, vì g(i) giờ đây đồng hoá với một âm khác là g/ g(h) nhưng lại đọc khác hoàn toàn. 

Cũng theo qui ước âm vị học, tất cả các nguyên âm đều được phát âm ở bậc thang âm ngang: a, i, o, u… đều đọc là /a/, /i/, /o/, /u/.  Nhưng khi đọc đến những nguyên âm ngắn của aơ, người ta phát âm thành một âm có bậc thang âm rất cao, ở bậc dấu sắc / ’/.  Sự lẫn lộn nhỏ này đã dẫn đến một nhầm lẫn lớn khác:  làm mờ sự đối xứng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn ở tiếng Việt.  Nói cách khác, ă a không phải là hai âm khác nhau mà chỉ là một âm dài và một âm ngắn mà thôi, tương tự như cặp ơ â vậy.  Có nhận ra sự đối lập này mới cắt nghĩa thấu đáo tại sao có một  sự phân bố đồng đều giữa chúng khi kết hợp với các âm cuối y,u,ch, nh.  Theo cách viết hiện nay thì ta nghĩ những nguyên âm trong ay, au, ach, anh là những nguyên âm dài, nhưng thực ra đó chính là những âm a ngắn, còn những âm a dài thường phân bố kết hợp với những âm cuối trên dưới dạng viết sau:  ai, ao, ac, ang.

Trong cách viết chữ quốc ngữ hiện nay, có hiện tượng bất nhất khi viết i y.  De Rhodes ghi chú như sau về cách viết hai chữ này ở thời ông:  “Tiếng xứ này chỉ dùng chữ I làm nguyên âm, vì chữ I phụ âm được thay bằng chữ G (sic). Muốn tránh lẫn lộn, ta dùng I ở giữa hay ở cuối tiếng:  biết, bĩ.  Cũng cần chú ý là ta dùng âm Y ở cuối tiếng khi nào có nguyên âm kép (sic) cần phải đọc tách biệt:  Eùy (ấy), nhưng phải dùng I khi nào nguyên âm kép không đọc tách rời, ví dụ chữ Ai.  Để tránh dùng nhiều dấu hiệu trên một chữ, ta không đánh hai dấu chấm trên chữ I.  Chỉ cần nhớ với nhau một lần rằng viết Y ở sau một nguyên âm không phải để đọc thêm một vần tách biệt mà chỉ có ý phân biệt vần như trong cây cai.  Ta cũng dùng Y trước một số nguyên âm nhưng cũng không xem là phụ âm bao giờ, chẳng hạn ýeo (tức là yếu), ỷa, (tức là ỉa).” [13]

Nguyên tắc này được áp dụng chặt chẽ trong bản thảo của Bento Thiện (1659) cho đến từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931).

Nhưng đến ngày nay thì sách báo tiếng Việt có nhiều kiểu viết bất nhất về chữ I và Y.  Dường như người viết chỉ theo trực cảm hoặc theo thói quen (có thể đúng mà cũng có thể sai), nên chỉ có hiện tượng tên người là được viết thành Sỹ hoặc ngược lại, tị (nạn) lại cũng có thể viết thành tỵ (nạn)… Dựa theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, chúng tôi nhận thấy có thể ta có những trường hợp sau đây viết lẫn lộn I thành Y  sau h, k, l, m, qu, t.  Nếu bảo rằng phải viết tiếng hán việt theo cách khác, e là không chính đáng, vì chữ viết kí âm không bao giờ “chia hán/nôm” mà chỉ quan tâm đến việc ghi âm sao cho đúng như khi người nói phát âm ra.  Vì thế, không có lí do gì để phân biệt mỹ (thuật) với (bánh) , hoặc là phân biệt (biệt) ly với li ti, lấy lí do là một bên viết với y vì là từ hán việt, bên kia viết với i vì là một từ nôm na.  Vả lại, thật là khó chấp nhận sự kiện cho rằng có thể cả hai cách viết i y đi kèm với những âm khởi đầu m, t, l, k, qu, h, đều được coi là đúng, là hợp cách như một tác giả đã ghi nhận. [14] Thật ra, khi chúng ta viết Lý, Kỹ, Mỹ với y, ta đã chọn thói quen và trực cảm chủ quan hơn là dựa trên chính dữ kiện ngôn ngữ để viết chữ quốc ngữ.  Có lẽ vì thế mà Việt Nam Tự Điển (1931) của Hội Khai Trí Tiến Đức (một công trình đồ sộ của các học giả có trình độ làm việc cao, ra đời cùng một thời với Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh) đã không theo thói quen này.

Hiện tượng bất nhất nói trên đã diễn ra từ thời kì nào?  De Rhodes và những nhà sáng chế chữ quốc ngữ xem ra rất tách bạch về cách dùng chữ này – như lời dẫn trong sách của ông đã cho thấy. Sang thế kỉ XVIII, quyển tự vị An Nam-La Tinh (Dictionarium Abamitico Latinum) soạn xong năm 1773, cũng không thấy có tình trạng nước đôi trong một số cách viết chữ i y. Hiện tượng viết thông nhau giữa i và y chỉ thấy xuất hiện vào thế kỉ XIX, khi có hàng loạt những quyển tự vị soan và in tại nhiều địa phương khác nhau, do những nhà biên soạn không chuyên về ngôn ngữ. [15] Đến những từ điển Huiønh Tịnh Của (1895-6) hay là của Génibrel (1898) thì đã có dấu hiệu của sự phân hóa giữa hai qui tắc: các ông vẫn viết I ở phần chính:  hùinh, quình, hụich, huiên, nhưng cũng có những chỗ viết huyền, truyền, khuyên, ly

Đến những năm đầu thế kỉ thứ XX thì sự lẫn lộn đã trở nên phổ biến: hai quyển từ điển cùng in năm 1931 mà lại theo hai nguyên tắc chính tả khác nhau: Đào Duy Anh soạn Hán Vịêt Từ Điển thì chuộng Y khi viết với  h, k, l, m, qu, t.  Trong khi đó thì Việt Nam Tự Điển của Khai Trí Tiến Đức thì nhất loạt viết i trong các từ đi đầu với h, k, l, m, qu, t.  Uy tín của hai bộ từ điển đã kéo theo sự phân hóa về chính tả sau đó.  Trong nhà trường miền Nam trước 1975, quy định chính tả đã được minh thị trong các ấn bản Chương Trình Trung Học do Bộ Quốc Gia Giáo Dục ấn hành hằng năm, rằng phải theo quy tắc chính tả của Việt Nam Tự Điển.  Tuy thế, dường như nhà trường phổ thông không thiết tha gì với chính tả, và dường như không mấy ai để ý quyển từ điển này đã viết chữ quốc ngữ ra sao!  Có người còn nói liều rằng quyển từ điển này đã lạc hậu rồi.  Phải, sẽ phải quên nó đi thôi nếu quả thật là nó đã bị vượt bỏ.  Nhưng mà cho đến nay vẫn chưa có bộ từ điển nào thật có phương pháp nghiêm túc trong lối chọn mục từ, giải nghĩa, và dẫn chứng văn liệu chính xác như nó.  Đó là điều đáng buồn chung cho những ai thích sự tiến bộ.  (Chúng tôi không nghĩ là chiều dày của bộ từ điển Lê Văn Đức đã đủ để được tôn là bộ từ điển có giá trị về mặt phương pháp cùng nội dung biên soạn.)

Trở lại hiện tượng I và Y, có thể nói là hiện tượng lẫn lộn này tương đối mới mẻ so với lịch sử 300 năm của chữ quốc ngữ.  Có thể tạm xác định mốc những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.  Vả chăng, bản đề nghị của Uỷ Ban Cải Cách Chữ Quốc Ngữ (1902) đã xác nhận giả thuyết này.

Một hiện tượng khác cũng cần để ý là tiếng Việt có đến 4 con chữ dùng để viết hai âm: đó là âm /w/ được ghi bằng ou, hoà/hào, mùa/màu; âm /y/ được ghi bằng i ymai/may, mới/mấy… Lại một lần nữa nguyên tắc âm vị học bị vi phạm. Hãy lấy cặp mai/may làm tỉ dụ:  sự khác biệt giữa hai tiếng này không nằm ở i/y mà chính là ở hai âm a.  Một đàng, a được đọc dài, một đàng âm a đọc ngắn;  vậy để cho chính xác, phải ghi hai âm a đó thế nào cho khác nhau.  Nhưng thói quen đã ghi như vậy.

Tưởng cũng cần nhắc lại hiện tượng h ghi trong nhch.  Hai phụ âm nhch chỉ là mượn kiểu ghi âm của tiếng Bồ; hoàn toàn không có hiện tượng bật hơi thở như trong bộ ba ph, kh, th.  Mặc dù ngày nay h đã mất tính cách bật hơi trong ph và giảm nhẹ trong kh, nhưng chữ quốc ngữ vẫn không vì thế mà đổi theo.

Trở lên là những vấn đề đặt ra cho người Việt khi suy nghĩ về việc giảng dạy tiếng Việt cho con em ở một thời kì mà những hiểu biết về ngôn ngữ cho phép chúng ta rút ngắn những kiểu làm việc, giảm thiểu những thừa thãi vô ích.  Trong ý nghĩa đó, bao nhiêu cố gắng của các thế hệ nghiên cứu tiếng Việt không có nghĩa là làm phiền toái sự việc, mà ngược lại là những nỗ lực để nhìn nhận sự vật một cách chính xác hơn.  Thế tại sao, từ 1902 đến nay, những gắng công của những thế hệ nghiên cứu đều chưa thành công trong việc làm cho chữ quốc ngữ thêm chính xác?  Chúng tôi không nghĩ là trách nhiệm đơn thuần thuộc về họ, những nhà chuyên mônvề ngữ học. Một cuộc vận động xã hội nào cũng cần sự tham gia của ba yếu tố: chỉ đạo, công chúng và những cơ quan chức năng. Để vận động cho một cuộc cải cách ngôn ngữ thì cần có những nhà chuyên môn ngữ học đề đạt dự án, và nhà nước huy động các cơ quan chức năng (nhà trường và hệ thống truyên thông) để thâm nhập quần chúng.  Nhà trường Việt nam trước đây đã không làm đúng phần việc của nó trong sự gìn giữ chữ quốc ngữ được ngày một tinh giản. Sách báo trong xã hội cũng không thật sự quan tâm và hiểu thấu vấn đề, mà chỉ nối nhau theo thói quen.

 

3.         Bài viết này không đặt vấn đề sửa đổi chữ quốc ngữ. Việc đó để dành cho những cơ quan có thẩm quyền về sau này.  Dụng ý duy nhất của người viết là phân tích một vài khía cạnh của chữ quốc ngữ để mong nhận ra dáng vẻ sống động của hệ thống chữ viết latin này trong dọc dài lịch sử chữ viết dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trải qua nhiều thay đổi từ nhiều thế hệ, do công phu của những người sử dụng ban đầu – mà không nghi ngờ gì nữa – đều là những người có trình độ hiểu biết rành rẽ về nó.

Trong tình trạng hiện nay, thiếu một tổ chức thẩm quyền, việc sử dụng chữ viết đang chịu một thách đố của qui luật phát triển tự nhiên.  Dạy tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh đó thật là phức tạp.  Những ghi chú trên đây chỉ nhằm tìm một chỗ dựa cho việc soạn thảo bài giảng tiếng Việt cho thế hệ trẻ mà không vương vấn giữa những phiền toái không cần thiết – trong nhiều trường hợp chỉ là làm mất vẻ trong sáng của tiếng nói và chữ viết. Có thể những phân tích này đi ngược chiều với cái thói quen của chính người viết và những người ở cùng thế hệ với hắn.  Nhưng mà, đối với người tìm học, không thể không nói ra những gì mình hiểu và tin là đúng.

 

ĐOÀN XUÂN KIÊN                                                                                                                                

 

__________________________________________________

 

[1] Theo Lê Trọng Khánh (1986) Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ. Hà Nội: nxb. Viện Văn Hoá, tr. 21

[2] Đỗ Quang Chính (1972) Lịch sử chữ quốc ngữ. 1620-1659). Ra Khơi, tr. 24-25

[3] Charles Maybon (1920)  Histoire moderne du paye d’Annam (1592-1820) Paris, p. 30  

[4] L. Finot (1908). Trích theo Nguyễn Bạt Tuỵ (1949), Chữ và vần Việt khoa học. Saigon: Ngôn ngữ, tr. 7.

[5] A. Chéon (1905) "Notes sur les Muong de la province de Son tay". BEFFEO. t. V, p.328

[6] Compte-rendu du premier Congrès international des Etudes d'Etrême-Orient. BEFEO, t.III, (1903) tr. 126-127. Cũng có thể xem tóm tắt bản đề nghị này trong: Nguyễn Bạt Tuỵ (1949), sđd,  tr 10-12.

[7] L. Cadière (1906) "Le question du quốc ngữ", báo L'Avenir du Tonkin. từ 24 Septembre đến 10 Octobre 1906.

[8] Alexandre de Rhodes (1651) Dictionatium Annamiticum Lusitanum, et Latinum. (Bản in lại của Nxb. KHXH, Tp.HCM, 1991. tr. 6

[9] A. De  Rhodes, sđd, tr. 8-9.

[10] A. De Rhodea, sđd, tr. 6.

[11] H. Maspéro(1912) "Etudes sur la phonétiquehistorique de la langue Annamite : les initiales". BEFFEO, t.XII, n.1, p. 46. 

[12] A. De Rhodes, sđd, tr. 6.

[13] A. De Rhodes, sđd, tr. 7.

[14] L. Thompson (1965) A Vietnamese Grammar. Seattle: Washington Uni Press, tr. 65

[15] Một vài thí dụ: Legrand  De La Liraye (1874) Dictionnaire élémentaire annamite Francaise. Paris: Challamel Ainé Libraire Editeur; Neccon Ab Ill & Rev. J.S. Theurel (1877) Dictionarium Annamitico Latinum. Ninh Phú: Missionis Tunquini Occidentalis; Jean Bonet (1899) Dictionnaire Annamite Francaise. 2 tomes. Paris: Imprimerie Nationale.



Cách mạng Tân Hợi (tiếng Trung: 辛亥革命; bính âm: Xīnhài Gémìng) còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng năm 1911 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á [2] khác. Cuộc cách mạng này có tên là Cách mạng Tân Hợi (Hsin-hai) vì nó xảy ra năm 1911, năm Tân Hợi (辛亥) theo hệ thống Can Chi âm lịch trong văn hóa Trung Quốc. Cách mạng gồm nhiều cuộc nổi dậy và khởi nghĩa nối tiếp nhau mà bước ngoặt là cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911. Cuộc khởi nghĩa này là kết quả của việc đàn áp Phong trào Bảo vệ Đường sắt (保路運動). Cuộc cách mạng kết thúc khi Hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh Phổ Nghi thoái vị, đánh dấu sự kết thúc 2,000 năm tồn tại của các triều đại quân chủ tại đế quốc Trung Hoa và bắt đầu thời kỳ Cộng hoà cho đến nay.[3] Cuộc cách mạng phát sinh chính yếu là phản ứng đối với sự suy tàn của nhà Thanh mà ở trong mắt người dân Hán tộc đương thời chỉ là quân ngoại tộc đô hộ nước họ và là triều đại do người "man di" thành lập ra, vốn đã tỏ ra "bất lực" trong nỗ lực hiện đại hóa Trung Quốc và chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây. Những lực lượng phản Thanh hoạt động bí mật, với sự hỗ trợ từ những nhà cách mạng lưu vong, đã cố gắng lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến ngắn sau đó kết thúc thông qua một thỏa hiệp chính trị giữa Viên Thế Khải, trọng thần của triều đình nhà Thanh và Tôn Dật Tiên, lãnh đạo Đồng Minh Hội. Sau khi triều đình nhà Thanh trao quyền lực cho nền Cộng hòa mới thành lập, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập cùng với Quốc dân Đại hội. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã thâu tóm quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia mới ở Thủ đô Bắc Kinh và lên ngôi hoàng đế; sau đó là ông buộc phải thoái vị ngay do áp lực bị các thế lực quân phiệt và tuyệt đại đa số nhân dân phản đối lớn. Điều này dẫn đến nhiều thập kỷ tranh giành quyền lực, chủ nghĩa quân phiệt và phục vị bảo hoàng. Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Trung Quốc đại lục đều tự coi mình như là những người kế thừa hợp pháp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi và tôn vinh những lý tưởng của cuộc cách mạng trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, hiện đại hóa Trung Quốc và đoàn kết dân tộc. Ngày 10 tháng 10 được kỷ niệm tại Đài Loan là Ngày Song Thập, ngày quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), ngày này được tổ chức là Lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi. Bối cảnh Từ Hi Thái hậu (1835–1908), là hiện thân phe bảo thủ trong triều đình nhà Thanh, bà nắm quyền lực triều chính trong vòng 47 năm, và đã ngăn chặn nỗ lực Bách nhật duy tân của vua Quang Tự (1871–1908). Sau thất bại Bách nhật duy tân năm 1898, cố vấn vua Quang Tự là Khang Hữu Vi (trái, 1858–1927) và Lương Khải Siêu (1873–1929) đã đi lưu vong, trong khi Đàm Tự Đồng (phải, 1865–1898) bị xử tử. Tại Canada, Khang và Lương thành lập Bảo Hoàng Hội (保皇會) để thúc đẩy chế độ quân chủ lập hiến tại Trung Quốc. Năm 1900, hội ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền trung Trung Quốc để giải cứu Quang Tự, và sau đó bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911-1912, Lương trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Hoa Dân Quốc. Khang vẫn tiếp tục ủng hộ bảo hoàng và hỗ trợ phục vị hoàng đế Trung Hoa (Đại Thanh) cho Thanh Đế cuối cùng Phổ Nghi năm 1917 trước khi bị lật đổ trở lại bởi sự phản đối gay gắt của các thế lực quân phiệt cùng toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Sau thất bại đầu tiên trước phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất năm 1842, triều đình nhà Thanh đã nỗ lực ngăn chặn sự xâm phạm của người nước ngoài vào Trung Quốc. Những nỗ lực cải cách và điều chỉnh miễn cưỡng sự quản lý truyền thống đã bị triều đình cực bảo thủ ngăn chặn, vốn không muốn có quá nhiều quyền lực bị thay đổi. Sau thất bại Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai năm 1860, nhà Thanh đã cố gắng hiện đại hóa bằng cách áp dụng một số công nghệ phương Tây thông qua Phong trào Tự cường (洋務運動) từ năm 1861.[4] Trong các cuộc chiến chống Thái Bình Thiên Quốc (1851–64), Niệp (1851–68), Vân Nam (1856–68) và Tây Bắc (1862–77), quân đội đế quốc truyền thống tỏ ra thiếu khả năng và triều đình đã dựa vào quân đội địa phương.[5] Năm 1895, Trung Quốc phải chịu một thất bại khác trong Chiến tranh Thanh-Nhật.[6] Điều này chứng tỏ rằng xã hội phong kiến ​​truyền thống Trung Quốc cũng cần phải được hiện đại hóa nếu những tiến bộ công nghệ và thương mại thành công. Năm 1898 vua Quang Tự được các nhà cải cách lúc đó như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu cho một cuộc cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, quân sự và kinh tế theo Bách nhật duy tân.[6] Cuộc cải cách đột ngột bị ngăn chặn bởi phe bảo thủ do Từ Hi Thái hậu lãnh đạo.[7] Vua Quang Tự, là con rối phụ thuộc vào Từ Hi, bị trục xuất khỏi cung và quản thúc tháng 6/1898.[5] Các nhà cải cách Khang và Lương buộc phải sống lưu vong. Khi ở Canada, vào tháng 6 năm 1899, họ đã cố gắng thành lập Bảo Hoàng Hội trong nỗ lực phục vị hoàng đế.[5] Từ Hi Thái hậu là người kiểm soát chính nhà Thanh từ thời điểm này. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thúc đẩy Liên quân bát quốc tấn công Bắc Kinh năm 1900 và sự áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng, chia cắt hầu hết lãnh thổ, tạo ra các tô giới và đặc quyền thương mại. Dưới áp lực bên trong và bên ngoài, triều đình nhà Thanh bắt đầu áp dụng một số cải cách. Nhà Thanh quản lý để duy trì sự độc tài trong quyền lực chính trị bằng các cuộc đàn áp, thường rất tàn bạo, với tất cả các cuộc nổi loạn trong nước. Những người bất đồng chính kiến ​​chỉ có thể hoạt động trong các đoàn thể bí mật và các tổ chức ngầm, trong các tô giới hoặc lưu vong ở nước ngoài. Theo suy nghĩ của những người Hán đương thời (tuyệt đại đa số người Trung Quốc), thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ từ năm 1644, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản. Tổ chức Cách mạng Giai đoạn đầu Có nhiều nhà cách mạng và các nhóm muốn lật đổ chính quyền nhà Thanh để tái lập chính quyền do người Hán lãnh đạo. Các tổ chức cách mạng đầu tiên được thành lập bên ngoài Trung Quốc, như Phụ Nhân Văn xã (輔仁文社) do Dương Cù Vân, thành lập tại Hồng Kông năm 1890. Văn xã gồm 15 thành viên, bao gồm Tạ Toản Thái, người đã châm biếm chính trị "Tình hình Viễn Đông", một mạn họa đầu tiên của Trung Quốc, và sau này trở thành một trong những người sáng lập cốt lõi của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (南華早報).[8] Tôn Dật Tiên tại Luân Đôn Tôn Dật Tiên thành lập Hưng Trung Hội (興中會) tại Honolulu năm 1894 với mục đích chính là gây quỹ cho các cuộc cách mạng.[9] Hai tổ chức đã sát nhập năm 1894.[10] Các nhóm nhỏ Hoa hưng Hội được thành lập năm 1904 với các nhân vật nổi tiếng như Hoàng Hưng, Chương Sĩ Chiêu, Trần Thiên Hoa và Tống Giáo Nhân, cùng hơn 100 người khác. Hội có khẩu hiệu là "Chiếm cứ một tỉnh, các tỉnh khác hưởng ứng"nhằm đánh đổ Mãn Thanh vốn cướp nước của người Hán từ 1644 đến lúc đó nên mục tiêu là quét sạch phong kiến quân chủ Mãn Châu để đi thành lập 1 nền Cộng hòa dân quốc Trung Hoa cho người Hán (雄踞一省,与各省纷起).[11] Quang phục Hội (光復會) thành lập năm 1904, tại Thượng Hải, bởi Thái Nguyên Bồi. Các nhân vật nổi tiếng gồm Chương Bỉnh Lân và Đào Thành Chương.[12] Mặc dù tuyên bố phản Thanh, Quang phục Hội rất phê phán Tôn Dật Tiên.[13] Một trong những nhà cách mạng nữ nổi tiếng nhất là Thu Cẩn, người đấu tranh cho quyền của phụ nữ và cũng đến từ Quang phục hội.[13] Ngoài ra còn có nhiều tổ chức cách mạng nhỏ khác, như Lệ Trí Học hội (勵志學會) tại Giang Tô, Công Cường hội (公強會) tại Tứ Xuyên, Ích Văn hội (益聞會) và Hán tộc Độc lập hội (漢族獨立會) tại Phúc Kiến, Dị Tri xã (易知社) tại Giang Tây, Nhạc Vương hội (岳王會) tại An Huy và Quần Trí hội (群智會/群智社) tại Quảng Châu.[14] Ngoài ra còn có các tổ chức vũ trang chống Mãn Châu, gồm Thanh bang (青帮) và Hồng môn Trí Công đường (致公堂).[15] Tôn Trung Sơn đã tiếp xúc với Hồng môn, còn được gọi Thiên Địa hội.[16][17] Ca Lão hội (哥老會) là một tổ chức khác, với Chu Đức, Ngô Ngọc Chương, Lưu Chí Đan và Hạ Long. Đây là nhóm cách mạng cuối cùng phát triển thành đảng Cộng sản. Tôn Dật Tiên với thành viên Đồng Minh hội Đồng Minh hội Tôn Dật Tiên thống nhất thành công Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội và Quang Phục Hội vào mùa hè năm 1905, qua đó thành lập Đồng Minh Hội (同盟會) tháng 8/1905 tại Tokyo.[18] Cương lĩnh của Hội là "Đánh đuổi giặc Thát[19], khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần". Khi thành lập Đồng Minh hội có 90% thành viên có độ tuổi từ 17 đến 26.[20] Một số tác phẩm trong thời đại bao gồm các ấn phẩm mạn họa, như Thời sự Họa báo (時事畫報).[21] Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý. Trước Cách mạng Tân Hợi Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì trước khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, Tôn Dật Tiên và đảng cách mạng của ông đã tổ chức 10 cuộc khởi nghĩa chống Thanh nhưng đều bị thất bại. Điểm lược một vài vụ nổi bật: Năm 1895, nhân lúc nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh ký hiệp ước Mã Quan với Nhật Bản, ngày 26 tháng 10, Tôn Dật Tiên định tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, các đồng chí của ông bị giam và bị giết hơn 70 người, ông phải trốn sang Nhật Bản, rồi qua Honolulu. Đây là cuộc khởi nghĩa lần đầu của ông[22]. Tháng 11 năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Tôn Dật Tiên cùng với các đồng chí chạy thoát vội trở về nước, tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu lần thứ hai. Ông cử Trịnh Sĩ Lương đi đánh Huệ Châu (Quảng Đông), Sử Kiên Như đi ném tạc đạn giết Tổng đốc Đức Thọ. Nhưng cả hai việc đều thất bại. Sử Kiên Như tuẫn nạn và nhiều chiến sĩ cách mạng khác lại bị bắt giam và bị giết. Ngày 18 tháng 9 năm 1905 tại Tokyo (Nhật Bản), Tôn Dật Tiên cùng Hoàng Hưng chủ trì việc hợp nhất Hưng Trung Hội với hai tổ chức cách mạng khác là Quang Phục hội và Hoa Trung hội. Kể từ đây, đảng vừa hợp nhất có tên là Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt là Đồng Minh hội), do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý[23]. Năm 1906, hai hội viên của Đồng Minh hội là Lưu Đạo Nhất và Thái Thiệu Nam tổ chức khởi nghĩa ở ba nơi là Bình Hương (Giang Tây), Trương Lăng [24] và Lưu Dương (Hồ Nam), nhưng tất cả đều thất bại. Mùa thu năm 1907, Đồng Minh hội tổ chức khởi nghĩa ở Khâm Châu thuộc Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây). Chiếm được Phòng Thành, nhưng vì không có tiếp tế, phải rút vào Thập Vạn Đại Sơn[25]. Đến mùa đông năm ấy, quân cách mạng đánh chiếm Trấn Nam Quan[26], Khâm Châu, Liêm Châu (nay tên là Hợp Phố thuộc Quảng Tây), Thượng Tư (Quảng Tây), nhưng rồi cùng vì không có tiếp tế nên phải rút đi. Năm 1908, quân cách mạng cùng dân địa phương khởi nghĩa ở Hà Khẩu (Vân Nam). Sau khi đánh thắng một trận lớn, quân và dân cùng tiến lên uy hiếp Mông Tự, nhưng rồi cũng phải rút đi vì không có tiếp tế. Mùa thu năm ấy, chi bộ Đồng Minh hội thành lập ở Hương Cảng (Hồng Kông). Năm 1910, tổ chức này cho người vận động lực lượng tân binh ở Quảng Đông nổi dậy, nhưng bị đàn áp ngay. Tháng 4 năm 1911, Đồng Minh hội chọn 500 cảm tử quân, hợp với quân địa phương, đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Châu. Cuộc đột kích này do Hoàng Hưng và Triệu Thanh chỉ huy, nổ ra ngày 27 tháng 4 năm 1911 (tức ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi). Tuy nhiên, do quân cảm tử và khí giới không đến cùng một lượt, và còn do bị lộ, nên số quân đánh vào dinh Tổng đốc phải tuẫn nạn nhiều. Sau tìm được 72 thi hài đem hợp táng tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu, và được người đời gọi là Thất thập nhị liệt sĩ [27]. Đây là lần khởi nghĩa thứ 10 do Đồng Minh hội tổ chức, trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương. Cũng trong khoảng thời gian này, việc nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán cho Mỹ đã gây thêm một làn sóng căm phẫn trong nhân dân Trung Quốc. Khắp nơi, nổi lên phong trào đòi tẩy chay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Thấy người dân chống đối quá, Mỹ đồng ý xóa điều ước với điều kiện Thanh đình phải bồi thường 6. 750.000 đô la. Vừa sợ đế quốc, vừa sợ nhân dân, Thanh đình sai Tổng đốc Lưỡng Hồ là Trương Chi Động vay tiền của Anh để bồi thường cho Mỹ. Đến ngày 9 tháng 5 năm 1911, Thanh đình ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh cho bốn nước là Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Lập tức lần lượt ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu, Tứ Xuyên...nhân dân nổi lên chống đối vì họ cho rằng Thanh đình đã bán rẻ quyền lợi dân tộc. Thanh đình bèn ra lệnh trấn áp phong trào quyết liệt, cấm báo chí đưa tin, cấm bãi thị, bãi khóa, diễn thuyết và cho giải tán các hội đồng bảo vệ đường sắt...Tuy nhiên, bất chấp lệnh trên, bất chấp cả những lời lẽ can ngăn của phái quân chủ "lập hiến", phong trào chống đối vẫn lên cao, nhất là ở Tứ Xuyên[28]. Ngày 7 tháng 9 năm 1911, Tổng đốc Tứ Xuyên là Triệu Nhĩ Phong phái người đến mời các thủ lĩnh trong hội bảo vệ đường sắt đến dinh thương lượng, nhưng sau đó cho lính bắt tất cả. Thấy điều bạo ngược, hàng vạn người dân Thành Đô (tỉnh lỵ của tỉnh Tứ Xuyên) kéo đến dinh Tổng đốc đòi thả người, nhưng bị Triệu Nhĩ Phong ra lệnh nổ súng làm chết 32 người và làm bị thương nhiều người khác. Căm phẫn tột độ, phong trào bãi khóa, bãi thị lan rộng ra toàn tỉnh Tứ Xuyên, về sau phát triển mạnh thành cuộc khởi nghĩa Thành Đô, buộc triều Thanh phải đem quân từ Hồ Bắc về trấn áp. Tổ chức khác Tháng 2/1906 Nhật Tri hội (日知會) cũng gồm nhiều nhà cách mạng, như Tôn Vũ (孫武), Trương Hán Kiệt, Hà Quý Đạt và Chu Tử Long.[29][30] Những người tham gia hội sau đó trở thành nòng cốt thành lập Đồng Minh hội tại Hồ Bắc. Trong tháng 7/1907 một số thành viên của Đồng Minh hội ở Tokyo đã ủng hộ một cuộc cách mạng ở khu vực sông Dương Tử. Lưu Quỹ Nhất (劉揆一), Tiêu Đạt Phong (焦達峰), Trương Bá Tường (張伯祥) và Tôn Vũ (孫武) thành lập Cộng Tiến hội (共進會).[31][32] Trong tháng 1/1911, tổ chức cách mạng Chấn Vũ học xã (振武學社) đổi tên thành Văn học xã (文學社).[33] Tưởng Dực Võ (蔣翊武) được chọn làm lãnh đạo.[34] Hai tổ chức này sau đó đóng góp vai trò quan trọng trong Cách mạng Vũ Xương. Nhiều nhà cách mạng trẻ đã thông qua chương trình cấp tiến vô chính phủ. Tại Tokyo Lưu Sư Bồi (劉師培) đề xuất lật đổ chính quyền người Mãn và quay lại giá trị chính thống Trung Quốc. Tại Paris Lưu Sư Bồi, Ngô Trĩ Huy và Trương Nhân Kiệt tán thành với Tôn Vũ về sự cần thiết cách mạng và gia nhập Đồng Minh hội, nhưng lập luận rằng một sự thay thế chính trị của một chính phủ bằng một chính phủ khác sẽ không tiến bộ;cách mạng trong gia đình, giới tính và xã hội sẽ loại bỏ giá trị của chính quyền và sự áp bức. Trương Kế một người vô chính phủ cho rằng phương tiện cách mạng là bảo vệ ám sát và khủng bố, nhưng những người khác khẳng định rằng chỉ có giáo dục là chính đáng. Những người vô chính phủ quan trọng bao gồm Thái Nguyên Bồi, Uông Tinh Vệ và Trương Nhân Kiệt, là những người hỗ trợ tài chính cho Tôn Vũ. Nhiều người trong số những người vô chính phủ này sau đó sẽ đảm nhận các vị trí cao trong Quốc Dân Đảng (KMT).[35] Tầm nhìn Nhiều nhà cách mạng đẩy mạnh quan điểm phản Thanh/chống-Mãn và nhắc lại truyền thống lịch sử những cuộc chiến chống Mãn Châu với người Hán trong thời nhà Minh (1368–1644). Chủ đạo giới trí thức bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách có từ thời cuối nhà Minh, triều đại cuối cùng của người Hán. Năm 1904, Tôn Dật Tiên tuyên bố mục tiêu tổ chức là "đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất." (驅除韃虜, 恢復中華, 創立民國, 平均地權).[18] Nhiều tổ chức ngầm thúc đẩy ý tưởng "Phản Thanh phục Minh" (反清復明) đã có từ những ngày Thái bình Thiên quốc.[36] Những người khác như Chương Bỉnh Lân, hỗ trợ con đường "hưng Hán diệt Hồ" (興漢滅胡) và "chủ nghĩa bài Mãn" (排滿主義).[37] Giai cấp và tổ chức Cuộc cách mạng Tân Hợi được nhiều nhóm ủng hộ, bao gồm cả sinh viên và trí thức từ nước ngoài trở về, cũng như những người tham gia các tổ chức cách mạng, ở hải ngoại, binh lính của Tân quân, quý tộc địa phương, nông dân và những người khác. Hải ngoại Hỗ trợ từ Hoa kiều trong Cách mạng Tân Hợi là hết sức quan trọng. Năm 1894, Hưng Trung hội tổ chức cuộc họp tại nhà của một Hoa kiều.[38] Hoa kiều tham gia hỗ trợ và tích cực tài trợ cho các hoạt động cách mạng, đặc biệt là người Hoa ở Đông Nam Á đặc biệt ở Malaya.[39] Nhiều nhóm sau được Tôn Dật Tiên tổ chức lại, người được gọi "cha đẻ Cách mạng Trung Quốc".[39] Trí thức mới xuất hiện Năm 1906, sau khi bãi bỏ chế độ khoa cử phong kiến, chính quyền nhà Thanh cho thành lập nhiều trường học mới và khuyến khích sinh viên đi du học. Nhiều thanh niên đã theo học các trường mới thành lập hoặc đi du học ở nước ngoài như Nhật Bản.[40] Một lớp trí thức mới xuất hiện từ những học sinh đó, những người đã đóng góp rất nhiều cho Cách mạng Tân Hợi. Bên cạnh Tôn Trung Sơn, các nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng như Hoàng Hưng, Tống Giáo Nhân, Hồ Hán Dân, Liệu Trọng Khải, Chu Chấp Tín và Uông Tinh Vệ, tất cả đều là du học sinh ở Nhật Bản. Một số trí thức trẻ như Trâu Dung, được biết tới là người viết Cách mạng quân, trong đó ông nói về sự hủy diệt của Mãn Châu trong 260 năm bị áp bức, đau khổ, tàn ác, chuyên chế và biến con cháu Hoàng đế trở thành George Washington.[41] Trước năm 1908, các nhà cách mạng tập trung vào việc sắp xếp các tổ chức để chuẩn bị cho các cuộc nổi dậy mà các tổ chức sẽ phát động; do đó, các tổ chức sẽ được cung cấp hầu hết nhân lực cần thiết cho việc lật đổ nhà Thanh. Sau Cách mạng Tân Hợi, Tôn Trung Sơn nhớ lại những ngày tuyển dụng hỗ trợ cho cách mạng và nói: "Các nhà văn chuyên tâm vào việc tìm kiếm danh vọng và lợi nhuận, vì vậy họ chỉ được coi là thứ yếu. Ngược lại, các tổ chức như Thiên Địa hội đã có thể gieo rắc rộng rãi những ý tưởng phản Thanh phục Minh."[42] Thượng lưu và tư sản Hòa Thạc Khánh Thân vương với các thành viên trong nội các hoàng gia Quyền lực giới thượng lưu ở địa phương trở nên rõ ràng. Từ tháng 12 năm 1908, chính quyền nhà Thanh đã tạo ra một số bộ máy cho phép các thượng lưu và tư sản tham gia chính trị. Những người trung lưu này ban đầu là những người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến. Tuy nhiên, họ trở nên bất mãn khi chính quyền nhà Thanh tạo ra nội các do Hòa Thạc Khánh Thân vương làm Tổng lý.[43] Đến năm 1911, nội các thí điểm gồm 13 thành viên, trong đó có chín người Mãn được lựa chọn từ hoàng gia.[44] Người ngoại quốc Bên cạnh người Trung Quốc và Hoa kiều, một số người cũng ủng hộ và tham gia Cách mạng Tân Hợi là người nước ngoài; Trong số đó, người Nhật là nhóm tích cực nhất. Một số người Nhật thậm chí đã trở thành thành viên của Đồng Minh hội. Miyazaki Touten là người Nhật hỗ trợ thân thiết nhất; một số khác như Heiyama Shu, Ryōhei Uchida. Homer Lea một người Mỹ, người trở thành cố vấn nước ngoài thân thiết của Tôn Trung Sơn vào năm 1910, đã ủng hộ tham vọng quân sự của Tôn Trung Sơn.[45] Lính Anh Rowland J. Mulkern cũng tham gia cách mạng.[46] Một số người nước ngoài, như nhà thám hiểm người Anh Arthur de Carle Sowerby, đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm để giải cứu các nhà truyền giáo nước ngoài vào năm 1911 và 1912.[47] Viên Thế Khải (1859–1916) Viên vươn lên nắm quyền ở miền bắc Trung Quốc và xây dựng quân đội Bắc Dương. Tổ chức cánh cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nhật Hắc Long hội (黑龍會) cũng hỗ trợ các hoạt động của Tôn Trung Sơn chống lại Mãn Châu, họ tin rằng việc lật đổ nhà Thanh sẽ giúp người Nhật chiếm lấy vùng Mãn Châu và người Hán sẽ không phản đối việc này. Toyama tin rằng người Nhật có thể dễ dàng chiếm Mãn Châu, Tôn Trung Sơn cùng các nhà cách mạng phản Thanh khác sẽ không kháng cự đồng thời giúp người Nhật tiếp quản và mở rộng buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc trong khi nhà Thanh đang cố gắng tiêu diệt buôn bán thuốc phiện. Hắc Long hội ủng hộ nhà cách mạng Tôn Trung Sơn và chống Mãn Châu cho đến khi nhà Thanh sụp đổ.[48] Tổ chức cánh cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Huyền Dương xã (玄洋社) lãnh đạo bởi Tōyama Mitsuru hỗ trợ bài Mãn, phản Thanh bao gồm các hoạt động do Tôn Trung Sơn tổ chức và ủng hộ Nhật Bản tiếp quản Mãn Châu. Đồng Minh hội phản Thanh được thành lập và có trụ sở tại Nhật Bản, nơi tập trung nhiều nhà cách mạng chống Thanh. Người Nhật đã cố gắng hợp nhất các nhóm chống Mãn được lập ra từ người Hán để đánh bại nhà Thanh. Người Nhật là những người đã giúp Tôn Trung Sơn hợp nhất tất cả các nhóm cách mạng chống Thanh, chống Mãn cùng nhau và có những người Nhật như Tōten Miyazaki trong liên minh cách mạng chống Mãn Châu. Hắc Long hội tổ chức cho Đồng Minh hội cuộc họp đầu tiên.[49] Hắc Long hội có mối quan hệ rất mật thiết với Tôn Trung Sơn và thúc đẩy chủ nghĩa châu Á và Tôn nhiều khi tự biến mình thành người Nhật[50] và họ đã có mối liên hệ với Tôn trong một thời gian dài.[51] Các nhóm Nhật Bản như Hắc Long hội có tác động lớn đến Tôn Trung Sơn.[52] Theo sử gia quân sự Mỹ, sĩ quan quân đội Nhật là một phần của Hắc Long hội. Yakuza và Hắc Long hội đã giúp sắp xếp tại Tokyo để Tôn Trung Sơn tổ chức các cuộc họp đầu tiên, và hy vọng sẽ tràn ngập Trung Quốc bằng thuốc phiện và lật đổ nhà Thanh và đánh lừa người Trung Quốc lật đổ nhà Thanh, thực tế vì lợi ích của Nhật Bản. Sau khi cuộc cách mạng thành công, Hắc Long hội bắt đầu thâm nhập vào Trung Quốc và truyền bá thuốc phiện. Hắc Long hội được Nhật Bản cho tiếp quản Mãn Châu vào năm 1932.[53] Tôn Trung Sơn đã lấy vợ là người Nhật, Kaoru Otsuki. Binh sĩ Tân quân Bài chi tiết: Tân quân (nhà Thanh) Tân quân được thành lập năm 1901 sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Thanh-Nhật.[40] Được thành lập theo sắc lệnh của Bát kỳ.[40] Tân quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất.[40] Tân quân có chất lượng cao hơn so với lực lượng cũ và thúc đẩy dần thành quân đội chính quy.[40] Bắt đầu từ năm 1908, những người cách mạng bắt đầu kêu gọi Tân quân. Tôn Trung Sơn và các nhà cách mạng thâm nhập vào Tân quân.[54] Khởi nghĩa và biến cố Trọng tâm của các cuộc nổi dậy hầu hết được kết nối với Đồng Minh hội và Tôn Dật Tiên, bao gồm các tổ chức nhỏ. Ngoài ra một số cuộc nổi dậy cũng dính líu đến các nhón không sát nhập với Đồng Minh hội. Tôn Dật Tiên tham gia lãnh đạo khoảng 8–10 cuộc nổi dậy; tất cả đều thất bại cho đến khi nổ ra khởi nghĩa Vũ Xương. Cờ khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất Mùa xuân năm 1895, Hưng Trung hội có trụ sở tại Hồng Kông, đã lên kế hoạch cho cuộc khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ nhất (廣州起義). Lục Hạo Đông được giao nhiệm vụ thiết kế Cờ Thanh Thiên Bạch Nhật.[39] Ngày 26/10/1895, Dương Cù Vân, Tôn Dật Tiên lãnh đạo Trịnh Sĩ Lương và Lục Hạo Đông tới Quảng Châu, chuẩn bị đánh chiếm Quảng Châu bằng một cuộc đình công. Tuy nhiên, các chi tiết về kế hoạch đã bị rò rỉ tới chính quyền nhà Thanh.[55] Chính quyền bắt đầu bắt giữ những nhà cách mạng, bao gồm Lục Hạo Đông, người sau đó đã bị xử tử.[55] Cuộc nổi dậy Quảng Châu thứ nhất thất bại. Dưới áp lực của chính quyền nhà Thanh, chính phủ Hồng Kông đã cấm Tôn và Dương vào lãnh thổ trong 5 năm. Tôn Trung Sơn đi lưu vong, xúc tiến cách mạng Trung Quốc và gây quỹ ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada và Anh. Năm 1901, sau cuộc nổi dậy Huệ Châu, Dương Cù Vân bị ám sát bởi các đặc vụ nhà Thanh ở Hồng Kông.[56] Sau khi ông qua đời, gia đình ông đã bảo vệ danh tính của ông bằng cách không ghi tên ông lên ngôi mộ của mình, chỉ là một số: 6348.[56] Khởi nghĩa quân Độc lập Năm 1901, sau khi Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bắt đầu, Đường Tài Thường (唐才常) và Đàm Tự Đồng của tổ chức Bất triền túc hội (不缠足会) đã tổ chức quân đội Độc lập. Khởi nghĩa quân Độc lập (自立軍起義) đã được lên kế hoạch xảy ra vào ngày 23/8/1900.[57] Mục tiêu của họ là lật đổ Thái hậu Từ Hi để thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến dưới thời Hoàng đế Quang Tự. Âm mưu đã bị phát hiện bởi các tướng lĩnh tại Hồ Nam và Hồ Bắc. Có khoảng 20 người bị bắt và hành quyết.[57] Khởi nghĩa Huệ Châu Ngày 8/10/1900, Tôn Dật Tiên đã phát động cuộc khởi nghĩa Huệ Châu (惠州起義).[58] Quân đội cách mạng được lãnh đạo bởi Trịnh Sĩ Lương và ban đầu bao gồm 20,000 người, đã chiến đấu trong nửa tháng. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Nhật Itō Hirobumi cấm Tôn Trung Sơn thực hiện các hoạt động cách mạng ở Đài Loan, Trịnh Sĩ Lương không còn cách nào khác là phải ra lệnh cho quân đội giải tán. Cuộc nổi dậy này do đó cũng thất bại. Lính Anh Rowland J. Mulkern tham gia khởi nghĩa này.[46] Trương Chi Động Lý Hồng Chương Hai trọng thần của nhà Thanh lúc bấy giờ Khởi nghĩa Đại Minh Một cuộc nổi dậy rất ngắn đã xảy ra từ ngày 25 đến 28 tháng 1 năm 1903, để thành lập "Đại Minh Thuận Thiên quốc" (大明順天國).[59] Việc này liên quan đến Tạ Toản Thái, Lý Kỷ Đường (李紀堂), Lương Mộ Quang (梁慕光) và Hồng Toàn Phúc (洪全福), những người trước đây đã tham gia vào khởi nghĩa Kim Điền trong thời kỳ Thái bình Thiên quốc.[60] Khởi nghĩa Bình Lưu Lễ Mã Phúc Ích (馬福益) và Hoa hưng Hội đã tham gia vào một cuộc nổi dậy trong ba khu vực Bình Hương, Lưu Dương và Lễ Lăng, còn gọi là "Khởi nghĩa Bình Lưu Lễ", (萍瀏醴起義) năm 1905.[61] Sau cuộc nổi dậy thất bại, Mã Phúc Ích bị xử tử.[61] Ám sát tại nhà ga Đông Chính Dương môn Bắc Kinh Ngô Việt (吳樾) thành viên Quang Phục hội đã thực hiện một vụ ám sát tại nhà ga đường sắt phía đông Chính Dương Môn (正陽門車站) trong một cuộc tấn công vào năm quan chức nhà Thanh vào ngày 24 tháng 9 năm 1905.[13][62] Khởi nghĩa Hoàng Cương Khởi nghĩa Hoàng Cương (黃岡起義) nổ ra vào ngày 22 tháng 5 năm 1907, tại Triều Châu.[63] Nhóm cách mạng, cùng với Hứa Tuyết Thu (許雪秋), Trần Dũng Ba (陳湧波) và Dư Thông Thực (余通實), đã phát động nổi dậy và chiếm được thành phố Hoàng Cương.[63] Những người Nhật khác theo dõi bao gồm Kayano Nagachika và Ike Kōkichi.[63] Sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu, chính quyền nhà Thanh nhanh chóng đàn áp mạnh mẽ. Khoảng 200 nhà cách mạng đã bị giết.[64] Khởi nghĩa Hồ Thất Nữ Huệ Châu Cùng năm đó, Tôn Trung Sơn đã phái thêm nhiều nhà cách mạng đến Huệ Châu phát động "Khởi nghĩa Hồ Thất Nữ Huệ Châu" (惠州七女湖起義).[65] Vào ngày 2 tháng 6, Đặng Tử Du (鄧子瑜) và Trần Thuần (陳純) tập hợp những người ủng hộ, và đồng thời, bắt giữ quân Thanh ở hồ, cách Huệ Châu 20 km (12 mi).[66] Họ đã giết một số binh lính nhà Thanh và tấn công Thái Vĩ (泰尾) ngày 5/6.[66] Quân đội nhà Thanh chạy trốn trong hỗn loạn, và các nhà cách mạng đã khai thác cơ hội, chiếm được một số thị trấn. Họ đã đánh bại quân Thanh một lần nữa ở Bát Tử Da. Nhiều tổ chức lên tiếng ủng hộ sau cuộc nổi dậy, và số lượng lực lượng cách mạng tăng lên hai trăm người ở đỉnh cao. Tuy nhiên, cuộc cách mạng cuối cùng đã thất bại. Khởi nghĩa An Khánh Bức tượng tôn vinh nhà cách mạng Thu Cẩn Ngày 6/7/1907, Từ Tích Lân Quang Phục hội lãnh đạo khởi nghĩa An Khánh, An Huy, còn được gọi là Khởi nghĩa An Khánh (安慶起義).[33] Từ Tích Lân khi ấy là giám đốc học viện tuần cảnh An Huy. Ông lãnh đạo một cuộc nổi dậy và ám sát tỉnh trưởng An Huy, Ân Minh (恩銘).[67] Đã bị đánh bại sau bốn giờ chiến đấu. Từ bị bắt và các vệ sĩ của Ân Minh đã cắt tim và gan của ông và ăn chúng.[67] Chị ông là Thu Cẩn cũng bị bắt và hành quyết mấy hôm sau.[67] Khởi nghĩa Khâm Châu Từ tháng 8 tới tháng 9 năm 1907, đã diễn ra Khởi nghĩa Phòng thành Khâm Châu (欽州防城起義),[68] để phản đối việc đánh thuế nặng nề từ chính phủ. Tôn Dật Tiên đã phái Vương Hòa Thuận (王和順) đến đó để hỗ trợ quân đội cách mạng và chiếm được thành phố vào tháng Chín.[69] Sau đó, họ đã cố gắng bao vây và chiếm giữ Khâm Châu, nhưng không thành công. Cuối cùng họ rút lui đến khu vực của Thập Vạn Đại sơn, trong khi Vương trở về Việt Nam Khởi nghĩa Trấn Nam quan Ngày 1/10/1907, Khởi nghĩa Trấn Nam quan (鎮南關起事) diễn ra tại Trấn Nam quan, một phần biên giới Việt Trung. Tôn Dật Tiên cử Hoàng Minh Đường (黃明堂) để theo dõi đường đèo, được bảo vệ bởi một pháo đài.[69] Với sự hỗ trợ của những người ủng hộ trong số những người bảo vệ pháo đài, những người cách mạng đã chiếm được tháp pháo ở Trấn Nam quan. Tôn Dật Tiên, Hoàng Hưng và Hồ Hán Dân đã đích thân đến tháp để chỉ huy trận chiến.[70] Chính quyền nhà Thanh phái quân đội do Long Tế Quang và Lục Vinh Đình lãnh đạo để phản công, và các nhà cách mạng buộc phải rút lui vào vùng núi. Sau thất bại của cuộc nổi dậy này, Tôn buộc phải chuyển đến Singapore do quan điểm chống Tôn trong các nhóm cách mạng.[71] Ông không trở về đại lục cho đến sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương. Khởi nghĩa Khâm Liêm Ngày 27/3/1908, Hoàng Hưng đã phát động một cuộc tấn công, sau này được gọi là Khởi nghĩa Thượng tứ Khâm Liêm (欽廉上思起義), từ các căn cứ tại Việt Nam và tấn công các thành phố Khâm Châu và Liêm Châu ở Quảng Đông. Cuộc đấu tranh tiếp tục trong mười bốn ngày nhưng đã buộc phải chấm dứt sau khi các nhà cách mạng hết nguồn cung.[72] Khởi nghĩa Hà Khẩu Trong tháng 4/1908, một cuộc nổi dậy khác đã được phát động tại Vân Nam, Hà Khẩu, được gọi là Khởi nghĩa Hà Khẩu Vân Nam (雲南河口起義). Hoàng Minh Đường (黃明堂) đã dẫn hai trăm người từ Việt Nam và tấn công Hà Khẩu vào ngày 30 tháng Tư. Những nhà cách mạng khác tham gia bao gồm Vương Hòa Thuận (王和順) và Quan Nhân Phủ (關仁甫). Tuy nhiên, họ đã áp đảo và bị đánh bại bởi quân đội chính phủ, và cuộc nổi dậy đã thất bại.[73] Khởi nghĩa Mã Pháo Doanh Ngày 19/11/1908, Khởi nghĩa Mã Pháo Doanh (馬炮營起義) đã được phát động bởi nhóm cách mạng Nhạc Vương hội (岳王會) thành viên Hùng Thành Cơ (熊成基) tại An Huy.[74] Nhạc Vương hội, tại thời điểm này, là một tập hợp của Đồng Minh hội. Cuộc nổi dậy này cũng thất bại. Khởi nghĩa Tân quân Canh Tuất Tháng 2/1910, đã diễn ra Khởi nghĩa Tân quân Canh Tuất (庚戌新軍起義), còn được gọi là Khởi nghĩa Tân quân Quảng Châu (廣州新軍起義).[75] Sự việc liên quan đến cuộc xung đột giữa người dân và cảnh sát địa phương chống lại Tân quân. Sau khi nhà lãnh đạo cách mạng Nghê Ánh Điển bị quân Thanh giết, những người cách mạng còn lại nhanh chóng bị đánh bại, khiến cuộc nổi dậy thất bại. Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ hai Bài chi tiết: Khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ hai Đài tưởng niệm Thất thập nhị liệt sĩ Ngày 27/4/1911, đã diễn ra cuộc khởi nghĩa tại Quảng Châu, còn được biết là Khởi nghĩa Quảng Châu Tân Hợi (辛亥廣州起義) hoặc Khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương (黃花岡之役). Khởi nghĩa đã kết thúc trong thảm sát, khi 86 thi thể được tìm thấy (chỉ 72 người có thể được xác định).[76] 72 nhà cách mạng được tưởng nhớ là liệt sĩ.[76] Nhà cách mạng Lâm Giác Dân (林覺民) một trong 72 liệt sĩ. Vào đêm trước của trận chiến, ông đã viết huyền thoại "Thư từ biệt vợ" (與妻訣別書), sau này được coi là một kiệt tác trong văn học Trung Quốc.[77][78] Khởi nghĩa Vũ Xương Cờ 18 sao Thiết Huyết trong khởi nghĩa Vũ Xương Bản đồ cuộc khởi nghĩa Bài chi tiết: Khởi nghĩa Vũ Xương và Trận chiến Dương Hạ Văn Học xã (文學社) và Cộng Tiến hội (共進會) là các tổ chức cách mạng tham gia vào cuộc nổi dậy mà chủ yếu bắt đầu bằng một cuộc biểu tình của Phong trào bảo vệ đường sắt.[32] Vào cuối mùa hè, một số đơn vị Tân quân Hồ Bắc được lệnh tới Tứ Xuyên để dập tắt phong trào bảo vệ đường sắt, một cuộc biểu tình hàng loạt chống lại bắt giữ và bàn giao đường sắt địa phương cho các cường quốc nước ngoài của chính phủ nhà Thanh.[79] Tướng Bát kỳ là Đoan Phương, người giám sát đường sắt,[80] và Triệu Nhĩ Phong lãnh đạo Tân quân chống lại phong trào bảo vệ Đường sắt. Lực lượng Tân quân Hồ Bắc có nguồn gốc từ quân đội truyền thống Hồ Bắc, được huấn luyện bởi Trương Chi Động.[3] Vào ngày 24 tháng 9, Văn Học xã và Cộng Tiến hội đã triệu tập một hội nghị tại Vũ Xương, cùng với sáu mươi đại diện từ các đơn vị Tân quân ở địa phương. Trong hội nghị, họ đã thành lập căn cứ cho cuộc nổi dậy. Lãnh đạo của hai tổ chức là Tưởng Dực Võ (蔣翊武) và Tôn Vũ (孫武), được bầu làm tư lệnh và tham mưu trưởng. Ban đầu, ngày khởi nghĩa là ngày 6 tháng 10 năm 1911.[81] Vị hoãn lại đến một vài ngày sau đó do chưa chuẩn bị đầy đủ. Những người cách mạng có ý định lật đổ triều đại nhà Thanh đã chế tạo bom và vào ngày 9 tháng 10 một chiếc đã vô tình phát nổ.[81] Tôn Dật Tiên không tham gia trực tiếp vào cuộc khởi nghĩa do đang di chuyển đến Mỹ vào thời điểm đó trong nỗ lực tìm thêm sự hỗ trợ từ những người Hoa kiều. Tổng đốc Hồ Quảng, Thụy Trừng (瑞澂), đã cố gắng truy tìm và bắt giữ những người cách mạng.[82] Tiểu đội trưởng Hùng Bỉnh Khôn (熊秉坤) và những người khác quyết định không trì hoãn cuộc nổi dậy nữa và phát động cuộc nổi dậy vào ngày 10 tháng 10 năm 1911, lúc 7 giờ tối.[82] Cuộc nổi dậy đã thành công; toàn bộ thành phố Vũ Xương đã bị những người cách mạng chiếm giữ vào sáng ngày 11 tháng 10. Tối hôm đó, họ đã thành lập một căn cứ chiến lược và tuyên bố thành lập "Phủ Đô đốc quân Hồ Bắc Chính phủ quân Trung Hoa Dân Quốc" (中華民國軍政府鄂軍都督府).[82] Hội nghị chọn Lê Nguyên Hồng làm lãnh đạo chính quyền lâm thời.[82] Đoan Phương và Triệu Nhĩ Phong bị giết bởi quân cách mạng. Khởi nghĩa ở các tỉnh Bản đồ các cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng Tân Hợi Sau thành công của cuộc nổi dậy Vũ Xương, nhiều cuộc biểu tình khác đã xảy ra trên khắp đất nước vì nhiều lý do. Một số cuộc nổi dậy tuyên bố quang phục (光復) do người Hán cai trị. Các cuộc nổi dậy khác là một bước tiến tới độc lập, và một số là các cuộc biểu tình hoặc nổi loạn chống lại chính quyền địa phương. Bất kể lý do dẫn đến khởi nghĩa là gì nhưng kết quả là tất cả các tỉnh đã từ bỏ nhà Thanh và gia nhập Trung Hoa Dân Quốc. Quang phục Trường Sa Bài chi tiết: Trận chiến Trường Sa (1911) Vào ngày 22 tháng 10 năm 1911, Đồng Minh hội Hồ Nam lãnh đạo bởi Tiêu Đạt Dịch (焦達嶧) và Trần Tác Tân (陳作新).[83] Quân cách mạng là nhóm vũ trang, bao gồm một phần của quân cách mạng từ Hồng Giang và một phần là các đơn vị Tân quân đào ngũ, trong một cuộc nổi dậy ở Trường Sa.[83] Quân cách mạng chiếm được thành phố và giết chết lãnh đạo quân địa phương nhà Thanh. Sau đó, tuyên bố thành lập "Phủ Đô đốc quân Hồ Bắc Chính phủ quân Trung Hoa Dân Quốc" (中华民国军政府湖南都督府) và tuyên bố phản Thanh.[83] Khởi nghĩa Thiểm Tây Cùng ngày, Đồng Minh hội Thiểm Tây lãnh đạo bởi Cảnh Định Thành (景定成), Tiền Đỉnh (錢鼎) và Tỉnh Vật Mạc (井勿幕) và một số người khác trong Ca Lão hội, đã phát động một cuộc nổi dậy và chiếm giữ Tây An sau hai ngày chiến đấu.[84] Cộng đồng người Hồi theo Hồi giáo (người Hồi Hồi) bị chia rẽ vì ủng hộ cách mạng. Những người Hồi Hồi ở Thiểm Tây đã ủng hộ những người cách mạng và những người Hồi Hồi ở Cam Túc ủng hộ nhà Thanh. người Hồi Hồi bản địa tại Tây An tham gia cùng với quân cách mạng của người Hán trong việc tàn sát người Mãn Châu.[85][86][87] Người Hồi Hồi ở Cam Túc lãnh đạo bởi tướng Mã An Lương chỉ huy hai mươi tiểu đoàn người Hồi Hồi bảo vệ nhà Thanh và tấn công Thiểm Tây, do Trương Phượng Hối (張鳳翽) lãnh đạo.[88] Cuộc tấn công đã thành công và sau khi có tin Phổ Nghi sắp thoái vị, Mã đã đồng ý gia nhập Dân Quốc mới.[88] Các nhà cách mạng đã thành lập "Chính quyền quân Hán quang phục Cam Túc Thiểm Tây" và bầu Trương Phượng Hối, là thành viên Nguyên Nhật Tri hội (原日知會), làm lãnh đạo.[84] Sau khi Tây An bị chiếm vào ngày 24 tháng 10, lực lượng cách mạng đã giết hết tất cả người Mãn trong thành, khoảng 20,000 người Mãn đã bị thảm sát.[89][90] Nhiều người bảo vệ người Mãn đã tự sát, Văn Thụy (文瑞), Tướng quân thành Tân An, đã nhảy xuống giếng tự sát.[89] Duy nhất một số người Mãn giàu có hối lộ và nữ giới người Mãn sống sót nhưng phải quy phục với người Hán cầm quyền. Người Hán giàu có bắt các cô gái người Mãn làm nô lệ[91] và người Hán nghèo hơn thì cũng bắt các cô gái trẻ về làm vợ.[92] Một số bị người Hồi thân dân tộc Hán ở Tây An bắt và cải đạo Hồi cho người Mãn để đồng hóa họ với người Hồi-Hán tại Trung Quốc[93] Khởi nghĩa Cửu Giang Vào ngày 23 tháng 10, Lâm Sâm, Tưởng Quần (蔣群), Sái Huệ (蔡蕙) và thành viên Đồng Minh hội tỉnh Giang Tây đã âm mưu một cuộc nổi dậy của các đơn vị Tân quân.[83][94] Sau khi giành được chiến thắng, họ tuyên bố độc lập. Chính phủ quân sự Cửu Giang sau đó được thành lập.[94] Khởi nghĩa Thái Nguyên Sơn Tây Ngày 29/10, Diêm Tích Sơn của Tân quân lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên, thủ phủ Sơn Tây, cùng Diêu Vĩ Giới (姚以價), Hoàng Quốc Lương (黃國梁), Ôn Thọ Tuyền (溫壽泉), Lý Thành Lâm (李成林), Trương Thụ Xí (張樹幟) và Kiều Hú (喬煦).[94][95] Quân cách mạng tấn công Thái Nguyên và giết tất cả người Mãn.[96] Tuần phủ Sơn Tây, Lục Chung Kì (陸鍾琦) bị quân cách mạng giết.[97] Sau đó, họ tuyên bố thành lập Chính phủ quân sự Sơn Tây do Diêm Tích Sơn làm lãnh đạo.[84] Khởi nghĩa Trùng Cửu Côn Minh Ngày 30/10, Lý Căn Nguyên (李根源) Đồng Minh hội Vân Nam gia nhập với Thái Ngạc, La Bội Kim (羅佩金), Đường Kế Nghiêu, và các sĩ quan khác của Tân quân để phát động Khởi nghĩa Trùng Cửu (重九起義).[98] Họ chiếm được Côn Minh vào ngày hôm sau và thành lập Chính phủ quân sự Vân Nam, bầu Thái Ngạc làm lãnh đạo.[94] Quang phục Nam Xương Ngày 31/10, Nam Xương một nhánh của Đồng Minh hội lãnh đạo bởi Tân quân trong một cuộc nổi dậy thành công. Họ thành lập Chính phủ quân sự Giang Tây.[83] Lý Liệt Quân được bầu làm lãnh đạo.[94] Lý tuyên bố Giang Tây độc lập và chống lại quân viễn chinh nhà Thanh do Viên Thế Khải lãnh đạo.[77] Khởi nghĩa vũ trang Thượng Hải Trần Kỳ Mỹ, lãnh đạo chính quyền quân sự Thượng Hải Ngày 3/11, Đồng Minh hội Thượng Hải, Quang phục hội và thương gia lãnh đạo bởi Trần Kỳ Mỹ (陳其美), Lý Bình Thư (李平書), Trương Thừa Dửu (張承槱), Lý Anh Thạch (李英石), Lý Tiếp Hòa (李燮和) và Tống Giáo Nhân đã tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang tại Thượng Hải.[94] Họ nhận được sự hỗ trợ của các sĩ quan cảnh sát địa phương.[94] Quân cách mạng chiếm xưởng Giang Nam ngày 4/11 và chiếm Thượng Hải sau đó. Ngày 8/11, thành lập Chính phủ quân sự Thượng Hải và bầu Trần Kỳ Mỹ làm lãnh đạo.[94] Ông trở thành người sáng lập bốn đại gia đình Trung Hoa Dân Quốc sau này.[99] Khởi nghĩa Quý Châu Ngày 4/11, Trương Bách Lân (張百麟) của đảng cách mạng ở Quý Châu đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy cùng với các đơn vị Tân quân và học viên từ học viện quân sự. Họ ngay lập tức chiếm được Quý Dương và thành lập Chính phủ quân sự Đại Hán Quý Châu, bầu Dương Tẫn Thành (楊藎誠) và Triệu Đức Toàn (趙德全) là lãnh đạo và phó lãnh đạo.[100] Khởi nghĩa Chiết Giang Ngày 4/11, các nhà cách mạng ở Chiết Giang kêu gọi các đơn vị Tân quân ở Hàng Châu phát động một cuộc nổi dậy.[94] Chu Thụy (朱瑞), Ngô Tứ Dự (吳思豫), Lã Công Vọng (吕公望) và những người khác của Tân quân đã chiếm được xưởng chế tạo vật tư quân sự.[94] Lực lượng khác, lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch và Doãn Duệ Chí (尹銳志), đã chiếm được hầu hết các cơ quan chính quyền.[94] Cuối cùng, Hàng Châu nằm dưới sự kiểm soát của các nhà cách mạng, và nhà lập hiến Thang Thọ Tiềm (湯壽潛) được bầu làm lãnh đạo.[94] Quang phục Giang Tô Ngày 5/11, các nhà lập hiến và thượng lưu Giang Tô đã thúc giục Trình Đức Toàn (程德全) tuyên bố độc lập và thành lập Chính phủ Quân sự Cách mạng Giang Tô do ông lãnh đạo.[94][101] Không giống như một số thành phố khác, bạo lực chống Mãn Châu bắt đầu sau khi quang phục vào ngày 7 tháng 11 tại Trấn Giang.[102] Tướng quân nhà Thanh Tái Mặc (載穆) đã đồng ý đầu hàng, nhưng vì một sự hiểu lầm, các nhà cách mạng đã không biết rằng sự an toàn của họ được đảm bảo.[102] Khu ở người Mãn bị lục soát, và một số lượng người Mãn không xác định đã bị giết.[102] Tái Mặc, cảm thấy bị phản bội, đã tự sát.[102] Đây được coi là cuộc nổi dậy Trấn Giang (鎮江起義).[103][104] Khởi nghĩa An Huy Các thành viên của Đồng Minh hội An Huy cũng phát động một cuộc nổi dậy vào ngày hôm đó và bao vây thủ phủ của tỉnh. Các nhà lập hiến đã thuyết phục Chu Gia Bảo (朱家寶), Tuần phủ An Huy, tuyên bố độc lập.[105] Khởi nghĩa Quảng Tây Ngày 7/11, chính quyền Quảng Tây quyết định ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh, tuyên bố độc lập. Tuần phủ Thẩm Bỉnh Khôn (沈秉堃) được phép giữ nguyên chức, nhưng Lục Vinh Đình sau đó trở thành lãnh đạo mới.[69] Lục Vinh Đình sau đó cũng trở thành lãnh đạo quân phiệt Quảng Tây trong thời gian dài.[106] Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Thiệu Hoành, sinh viên luật Bạch Sùng Hyđã gia nhập vào một đơn vị Dám chết để chiến đấu như một nhà cách mạng.[107] Phúc Kiến độc lập Căn nhà Quang phục hội chiếm giữ tại Liên Giang, Phúc Châu Vào tháng 11, các thành viên của nhánh Đồng Minh hội Phúc Kiến, cùng với Tôn Đạo Nhân (孫道仁) của Tân quân, đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại quân đội nhà Thanh.[108][109] Tổng đốc Tông Thọ (松壽), đã tự sát.[110] Vào ngày 11 tháng 11, toàn bộ tỉnh Phúc Kiến tuyên bố độc lập.[108] Chính phủ quân sự Phúc Kiến được thành lập và Tôn Đạo Nhân được bầu làm lãnh đạo.[108] Quảng Đông độc lập Gần cuối tháng 10, Trần Quýnh Minh, Đặng Khanh (鄧鏗), Bành Thụy Hải (彭瑞海) và các thành viên khác của Đồng Minh hội Quảng Đông đã tổ chức dân quân địa phương để phát động cuộc nổi dậy ở Hóa Châu, Nam Hải, Thuận Đức và Tam Thủy ở tỉnh Quảng Đông.[84][111] Ngày 8/11, sau khi được Hồ Hán Dân, Tướng quân Lý Chuẩn (李準) và Long Tể Quang (龍濟光) thuộc Hải quân Quảng Đông ủng hộ cách mạng.[84] Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Minh Kì (張鳴岐), bị buộc phải thảo luận với các đại diện địa phương một đề nghị đòi độc lập của Quảng Đông.[84] Quyết định công bố vào ngày hôm sau. Trần Quýnh Minh sau đó chiếm được Huệ Châu. Vào ngày 9 tháng 11, Quảng Đông tuyên bố độc lập và thành lập một chính phủ quân sự.[112] Họ đã bầu Hồ Hán Dân và Trần Quýnh Minh làm lãnh đạo và phó lãnh đạo.[113] Khâu Phùng Giáp được biết là đã giúp cho tuyên bố độc lập trở nên hòa bình hơn.[112] Sơn Đông độc lập Ngày 13/11, sau khi được thuyết phục bởi nhà cách mạng Đinh Duy Phần (丁惟汾) và một số sĩ quan khác của Tân quân, Tuần phủ Sơn Đông, Tôn Bảo Kỳ, đã đồng ý ly khai khỏi chính quyền nhà Thanh và tuyên bố Sơn Đông độc lập.[84] Khởi nghĩa Ninh Hạ Ngày 17/11, Đồng Minh hội Ninh Hạ phát động Khởi nghĩa Hội đảng Ninh Hạ (寧夏會黨起義). Các nhà cách mạng đã phái Vu Hữu Nhậm tới Trương Gia Xuyên để gặp lãnh đạo người Đông Can Mã Nguyên Chương để thuyết phục ông không ủng hộ nhà Thanh. Tuy nhiên, Mã không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ của mình với nhà Thanh. Ông đã phái dân quân Hồi giáo Cam Túc phía đông dưới sự chỉ huy của một trong những người con trai của ông để giúp Mã Kì tiêu diệt Ca Lão hội Ninh Hạ.[114][115] Tuy nhiên, Chính phủ quân sự cách mạng Ninh Hạ được thành lập vào ngày 23 tháng 11.[84] Một số nhà cách mạng tham gia bao gồm Hoàng Việt (黃鉞) và Hướng Sân (向燊), những người tập hợp lực lượng Tân quân tại Tần Châu (秦州).[116][117] Tứ Xuyên độc lập Vào ngày 21 tháng 11, tại Quảng An tổ chức Chính quyền Quân sự Bắc Thục Đại Hán.[84][118] Ngày 22/11, Thành Đô và Tứ Xuyên bắt đầu tuyên bố độc lập. Đến ngày 27, Chính phủ quân sự Đại Hán Tứ Xuyên được thành lập, đứng đầu là nhà cách mạng Bồ Điện Tuấn (蒲殿俊).[84] Tướng nhà Thanh Doãn Phương (端方) đã bị giết.[84] Khởi nghĩa Nam Kinh Trận chiến Đại Bình môn tại Nam Kinh năm 1911. Vẽ bởi T. Miyano. Vào ngày 8 tháng 11, được hỗ trợ bởi lãnh đạo phe cách mạng là Trung Hoa Đồng Minh hội của người Hán Trung Quốc, Từ Thiệu Trinh (徐紹楨) của Tân quân tuyên bố khởi nghĩa Mạt Lăng quan (秣陵關), cách 30 km từ Nam Kinh.[84] Từ Thiệu Trinh, Trần Kỳ Mỹ và các tướng lĩnh khác quyết định thành lập một đội quân thống nhất do Từ chỉ huy để tấn công Nam Kinh cùng nhau. Vào ngày 11 tháng 11, trụ sở quân đội thống nhất được thành lập tại Trấn Giang. Từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12, dưới sự chỉ huy của Từ, quân đội thống nhất đã chiếm được Ô Long Sơn (烏龍山), Mạc Phủ Sơn (幕府山), Vũ Hoa Đài (雨花臺), Thiên Bảo thành (天保城) và nhiều thành trì khác của quân Thanh.[84] Vào ngày 2 tháng 12, Thành phố Nam Kinh đã bị những người cách mạng chiếm giữ sau Trận chiến Nam Kinh năm 1911[84] Vào ngày 3 tháng 12, một nhà cách mạng có tên là Su Liangbi đã chỉ huy quân cách mạng thảm sát người Mãn ở tại đây.[119]. Tây Tạng độc lập Bài chi tiết: Náo động Lhasa Tân Hợi và Tây Tạng (1912–51) Năm 1905, nhà Thanh phái Triệu Nhĩ Phong đến Tây Tạng để dẹp loạn.[120] Năm 1908, Triệu được bổ nhiệm làm Đại thần Biện sự Trú Tạng tại Lhasa.[120] Triệu bị chém đầu tháng 12/1911 bởi phe thân Dân Quốc.[121] Phần lớn diện tích được biết đến trong lịch sử là Kham nay tuyên bố là Tây Khang, được tạo ra bởi các nhà cách mạng Dân Quốc.[122] Cuối năm 1912, quân Thanh lưu vong mất nước mất chế độ cuối cùng bị buộc rời khỏi Tây Tạng qua Ấn Độ. Thubten Gyatso, Dalai Lama thứ 13, trở về Tây Tạng vào tháng 1 năm 1913 từ Sikkim, nơi ông đang ở.[123] Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới xin lỗi về hành động của nhà Thanh và đề nghị khôi phục Đức Đạt Lai Lạt Ma về vị trí cũ của mình, ông trả lời rằng ông không quan tâm đến Trung Quốc, rằng Tây Tạng chưa bao giờ phụ thuộc vào Trung Quốc, rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập, và ông đang đảm nhận vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.[123] Vì điều này, nhiều người coi đây như một tuyên bố độc lập chính thức. Phía Trung Quốc không phản ứng và Tây Tạng đã có ba mươi năm không có sự can thiệp từ Trung Quốc trước khi bị Trung Quốc tiêu diệt 1951.[123] Mông Cổ độc lập (Trung Quốc công nhận từ sau năm 1949) Bài chi tiết: Cách mạng Mông Cổ năm 1911 và Ngoại Mông (1911–19) Vào cuối năm 1911, người Mông Cổ(Ngoại Mông)đã hành động với một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền Mãn Châu nhưng nỗ lực này không thành công.[124] Phong trào độc lập diễn ra không chỉ giới hạn ở Bắc (ngoại Mông) Mông Cổ mà còn là một hiện tượng toàn Mông Cổ.[124] Ngày 29/12/1911, Bogd Khan trở thành lãnh đạo đế chế Mông Cổ. Nội Mông trở thành khu vực tranh chấp giữa Khan và Dân Quốc rồi Nội Mông quyết định vẫn ở lại Trung Quốc cho đến ngày nay.[125] Nga ủng hộ nền độc lập của Ngoại Mông (bao gồm cả vùng khác là Tannu Uriankhai nhưng nó nay thuộc nước thứ 3) trong thời kỳ Cách mạng Tân Hợi.[126] Tây Tạng và Mông Cổ sau đó công nhận nhau trong một hiệp ước. Vùng lãnh thổ Tây Tạng (Trung Quốc) sau đó đã tái sáp nhập trở lại vào Trung Quốc của chế độ mới năm 1951, trong khi nước Mông Cổ vẫn độc lập khỏi Trung Quốc đến ngày nay (Trung Quốc cũng công nhận Mông Cổ độc lập từ 1949 đến nay). Khởi nghĩa Địch Hóa và Y Lê Bài chi tiết: Cách mạng Tân Hợi ở Tân Cương Tại Tân Cương vào ngày 28 tháng 12, Lưu Tiên Tuấn (劉先俊) và những người cách mạng bắt đầu cuộc nổi dậy Địch Hóa (迪化起義).[127] Khởi nghĩa do hơn 100 thành viên Ca Lão hội chỉ huy.[128] Khởi nghĩa thất bại. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1912, Cuộc nổi dậy Y Lê (伊犁起義) với Phùng Đặc Dân (馮特民) bắt đầu.[127][128] Tuần phủ Viên Đại Hóa (袁大化) đã bỏ trốn và trao quyền cho Dương Tăng Tân, vì ông không thể chống lại những người cách mạng.[129] Sáng 8 tháng 1, một chính phủ Y Lê mới được thành lập bởi quân cách mạng,[128] nhưng quân cách mạng thất bại tại Tinh Hà trong tháng 1 và tháng 2.[129][130] Cuối cùng vì sự thoái vị của Phổ Nghi, Viên Thế Khải đã công nhận sự cai trị của Dương Tăng Tân, bổ nhiệm ông làm Thống đốc Tân Cương và đưa tỉnh này gia nhập Dân Quốc.[129] Nhiều vụ ám sát quan triều Thanh trong tháng 4 và tháng 5/1912.[129] Quân cách mạng đã in bức hình đa ngôn ngữ mới.[131] Khởi nghĩa Đài Loan Năm 1911 như một phần của Cách mạng Tân Hợi Đồng Minh hội đã gửi La Phúc Tinh (羅福星) tới Đài Loan để giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản.[132] Mục tiêu là đưa đảo Đài Loan trở lại Trung Hoa Dân Quốc bằng cách kích động Khởi nghĩa Đài Loan (台灣起義).[133] La bị bắt và giết vào ngày 3 tháng 3 năm 1914.[134] Còn được gọi " Sự kiện Miêu Lật" (苗栗事件) nơi có hơn 1,000 người Đài bị cảnh binh Nhật xử tử.[135] Sự hy sinh của La được tưởng niệm ở Miêu Lật.[134] Thay đổi chính quyền Con dấu Đại Tổng thống Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc Nhà Thanh Ở phương Bắc, triều đình nhà Thanh cố gắng cải tổ nhưng thất bại rồi sụp đổ do sự phản bội của tướng Viên Thế Khải Vào ngày 1 tháng 11 năm 1911, chính quyền nhà Thanh bổ nhiệm Viên Thế Khải làm Tổng lý nội các đế quốc, thay thế cho Dịch Khuông.[136] Vào ngày 03 tháng 11, sau khi một đề xuất bởi Sầm Xuân Huyên từ Phong trào Quân chủ lập hiến (立憲運動), năm 1903, triều đình nhà Thanh đã thông qua Mười chín điều Quan trọng Tuân thủ Hiến pháp (憲法重大信條十九條), biến nhà Thanh từ một chế độ quân chủ chuyên chế với hoàng đế có quyền lực vô hạn thành một chế độ quân chủ lập hiến.[137][138] Vào ngày 9 tháng 11, Hoàng Hưng gửi điện tín cho Viên và mời gia nhập Dân Quốc.[139] Cải tổ của triều đinh đã quá muộn và hoàng đế sắp phải thoái vị. Chính phủ Cách mạng Ở phía Nam, Chính phủ Nam Kinh non kém được thành lập trong bối cảnh phức tạp, khó khăn rồi buộc phải thông đồng với Viên Thế Khải của Chính phủ Đế quốc Đại Thanh để lật đổ nhà Thanh Bài chi tiết: Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc (1912) Vào ngày 28 tháng 11 năm 1911, Vũ Xương và Hán Dương đã bị quân Thanh chiếm. Vì vậy, để an toàn, các nhà cách mạng đã triệu tập hội nghị đầu tiên của họ tại Tô giới Anh ở Hán Khẩu vào ngày 30 tháng 11.[140] Đến ngày 2 tháng 12, các lực lượng cách mạng đã chiếm được Nam Kinh sau khởi nghĩa; và quyết định biến nó thành căn cứ của chính phủ lâm thời mới.[141] Hội nghị Bắc Nam Đường Thiệu Nghi, trái. Edward Selby Little, giữa. Ngũ Đình Phương, phải. (Hội nghị Bắc Nam, Thượng Hải, tháng 12 năm 1911) Vào ngày 18 tháng 12, Hội nghị Nam Bắc (南北議和) đã được tổ chức tại Thượng Hải để thảo luận về các vấn đề phía bắc và phía nam.[142] Viên chọn Đường Thiệu Nghi làm đại diện nhà Thanh.[142] Đường rời Bắc Kinh đến Vũ Hán để đàm phán với các nhà cách mạng.[142] Các nhà cách mạng đã chọn Ngũ Đình Phương.[142] Với sự can thiệp của sáu cường quốc nước ngoài, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đức, Nga, Nhật Bản và Pháp, Đường và Ngũ bắt đầu đàm phán trong tô giới Anh.[143] Doanh nhân nước ngoài người Anh là Edward Selby Little (李德立) đã đóng vai trò là người đàm phán trung gian và tạo điều kiện cho thỏa thuận hòa bình.[144] Họ đồng ý rằng Viên sẽ buộc hoàng đế nhà Thanh thoái vị để đổi lấy sự ủng hộ của các tỉnh miền Nam đối với Viên với tư cách là Đại tổng thống Dân Quốc. Sau khi xem xét khả năng nước dân quốc mới có thể bị đánh bại trong cuộc nội chiến hoặc do ngoại xâm, Tôn Trung Sơn đã đồng ý với đề xuất của Viên về việc tái thống nhất Trung Quốc dưới chính quyền Bắc Kinh do Viên lãnh đạo. Các quyết định tiếp theo được đưa ra để cho hoàng đế cai trị tiểu triều đình của mình trong Cung điện mùa hè. Ông sẽ được đối xử như một nguyên thủ của một quốc gia riêng biệt và có chi phí vài triệu lượng bạc.[145] Thành lập Dân Quốc Tôn Dật Tiên năm 1912 trong cuộc họp dưới hai là cờ Ngũ tộc cộng hòa và Thiết huyết Thập bát Tinh kỳ Trung Hoa Dân Quốc công bố và vấn đề quốc kỳ Vào ngày 29 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống đầu tiên.[146] Ngày 1 tháng 1 năm 1912 được coi là ngày đầu tiên Năm thứ nhất của Trung Hoa Dân Quốc.[147] Vào ngày 3 tháng 1, các đại diện đã đề nghị Lê Nguyên Hồng làm phó Tổng thống lâm thời.[148] Trong và sau Cách mạng Tân Hợi, nhiều nhóm tham gia muốn kỳ hiệu riêng của họ là quốc kỳ. Trong cuộc nổi dậy Vũ Xương, các đơn vị quân đội Vũ Xương muốn Cửu tinh Thái cực kỳ làm quốc kỳ.[149] Các bên khác tranh chấp gồm Cờ Thanh Thiên Bạch Nhật của Lục Hạo Đông. Hoàng Hưng ủng hộ một lá cờ mang thần thoại nông nghiệp. Cuối cùng, hội nghị đã thỏa hiệp: quốc kỳ sẽ là Ngũ tộc cộng hòa.[149] Ngũ tộc Cộng hòa là năm dân tộc lớn của Dân Quốc.[150] người Hán (đỏ), người Mãn Châu (vàng), người Mông Cổ (xanh), người Hồi (tức người Hồi giáo) (trắng) và người Tây Tạng (đen).[149][150] Tuy cuộc cách mạng chống Mãn Châu, nhưng Tôn Dật Tiên, Tống Giáo Nhân và Hoàng Hưng đã nhất trí ủng hộ việc đoàn kết dân tộc được thực hiện từ lục địa đến biên giới.[151] Xô xát Đông Hoa môn Ngày 16/1, khi trở về dinh thự, Viên Thế Khải đã bị tấn công bắng bom bởi Đồng Minh hội tại Đông Hoa môn (東華門), Bắc Kinh.[152] Có khoảng mười lính canh đã chết, nhưng bản thân Viên không bị thương.[152] Viên đã gửi một điện tín cho lực lượng cách mạng vào ngày hôm sau cam kết sự ủng hộ và yêu cầu họ không tổ chức thêm bất kỳ nỗ lực ám sát nào. Chỉ dụ thoái vị của Hoàng đế Hoàng đế thoái vị Trương Kiển soạn thảo một chỉ dụ thoái vị và đã được Thượng viện lâm thời phê chuẩn. Ngày 20/1, Ngũ Đình Phương đại diện Chính phủ Lâm thời Nam Kinh đã gửi chỉ dụ thoái vị của Phổ Nghi cho Viên.[138] Ngày 22/1, Tôn Trung Sơn tuyên bố sẽ từ chức Đại Tổng thống nếu Viên ủng hộ việc Hoàng đế thoái vị.[153] Viên sau đó gâp áp lực cho Long Dụ Hoàng thái hậu với mối đe dọa rằng cuộc sống của hoàng gia sẽ không được đảm bảo nếu sự thoái vị không xảy ra trước khi lực lượng cách mạng đến Bắc Kinh, nhưng nếu họ đồng ý thoái vị, chính phủ lâm thời sẽ tôn trọng các điều khoản do hoàng gia đề xuất. Ngày 3/2, Thái hậu Long Dụ đã cho Viên toàn quyền đàm phán các điều khoản thoái vị của hoàng đế nhà Thanh. Viên sau đó đã đưa ra phiên bản của riêng mình và chuyển tiếp cho các nhà cách mạng vào ngày 3 tháng 2.[138] Phiên bản của ông có ba phần thay vì hai phần như trước đó.[138] Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau khi bị Viên và Nội các gây áp lực, Phổ Nghi (sáu tuổi) và Thái hậu Long Dụ đã chấp nhận các điều khoản thoái vị của Viên.[147] Lựa chọn Thủ đô Như một điều kiện để nhường lại quyền lãnh đạo cho Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn khẳng định rằng chính phủ lâm thời vẫn ở Nam Kinh. Ngày 14/2, Thượng viện lâm thời đã bỏ phiếu, kết quả 20 phiếu lựa chọn Bắc Kinh, 5 phiếu chọn Nam Kinh, 2 phiếu chọn Vũ Hán và 1 phiếu chọn Thiên Tân.[154] Đa số Thượng viện muốn bảo đảm thỏa thuận hòa bình bằng cách đưa chính quyền về Bắc Kinh.[154] Trương Kiển và những người khác lập luận rằng việc thủ đô ở Bắc Kinh sẽ giám sát việc nổi dậy người Mãn và Mông Cổ ly khai. Nhưng Tôn và Hoàng Hưng đã ủng hộ Nam Kinh để cân bằng với cơ sở quyền lực của Viên ở phía bắc.[154] Lê Nguyên Hồng lựa chọn Vũ Hán như vai trò trung lập.[155] Ngày hôm sau, Thượng viện lâm thời đã bỏ phiếu một lần nữa, lần này, 19-6 ủng hộ Nam Kinh với 2 phiếu bầu cho Vũ Hán.[154] Tôn cử Thái Nguyên Bồi và Uông Tinh Vệ thuyết phục Viên chuyển về Nam Kinh.[156] Viên chào đón phái đoàn và đồng ý cùng các đại biểu trở lại miền nam.[157] Sau đó vào tối ngày 29 tháng 2, bạo loạn và hỏa hoạn đã nổ ra khắp thành phố Bắc Kinh.[157] Được cho là bắt đầu bởi quân đội bất tuân của Tào Côn, sĩ quan trung thành với Viên.[157] Sự rối loạn đã cho Viên cái cớ ở lại phía bắc để bảo vệ chống lại tình trạng bất ổn. Vào ngày 10 tháng 3, Viên nhậm chức tại Bắc Kinh với tư cách là Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc.[158] Vào ngày 5 tháng 4, Thượng viện lâm thời ở Nam Kinh đã bỏ phiếu đưa Bắc Kinh thành thủ đô của Dân quốc và sẽ triệu tập tại Bắc Kinh vào cuối tháng. Chính phủ Bắc Dương Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh Vào ngày 10 tháng 3 năm 1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống lâm thời thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh.[159] Chính phủ đóng tại Bắc Kinh, được gọi là Chính phủ Bắc Dương, không được quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc cho đến năm 1928, vì vậy giai đoạn từ 1912 đến 1928 được gọi đơn giản là "Thời kỳ Bắc Dương". Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra theo Hiến pháp lâm thời. Tại Bắc Kinh, Quốc dân đảng được thành lập vào ngày 25 tháng 8 năm 1912.[160] Quốc dân đảng chiếm đa số ghế sau cuộc bầu cử. Tống Giáo Nhân được bầu làm Thủ tướng. Tuy nhiên, Tống bị ám sát tại Thượng Hải vào ngày 20 tháng 3 năm 1913, theo lệnh bí mật của Viên.[161] Sau Cách mạng Tân Hợi Sau khi Thủ tướng (Quan đại thần Tổng lý nội các) Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống sau khi lật đổ nhà Thanh với việc ép vua Thanh thoái vị 12/2/1912, tuy phái cách mạng không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều vào tay phe của Viên. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo chiêu bài xây dựng và duy trì "Trung Hoa Dân quốc"; nhưng bên trong thực chất là băng đảng của Viên cấu kết với đế quốc chống phá lại phái cách mạng quốc gia theo tinh thần cộng hòa, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cùng nhân dân Trung Quốc [162]. Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải, Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng. Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi Quốc hội thông qua, Viên ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) một số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành cuộc đối đầu mới. Số tiền này phải trả trong 47 năm bằng thuế muối. Quốc dân đảng phản đối kịch liệt. Các tướng lĩnh thuộc đảng này bèn khởi binh chống lại, nhưng đều thất bại vì ít quân và vì Viên Thế Khải đã bố trí lực lượng từ trước. Cuộc xung đột này chỉ kéo dài không đầy hai tháng. Sau đó, Viên Thế Khải bắt Quốc hội thừa nhận ông là Đại tổng thống chính thức (Lê Nguyên Hồng làm phó). Và để bảo đảm địa vị của mình, tháng 11 năm 1913, Viên ra lệnh trục xuất các nghị viên thuộc Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội. Đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ luôn Ước pháp lâm thời rồi cho xây dựng một nền thống trị "độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản"[163]. Các thế lực Viên Thế Khải sau cùng vẫn bị lật đổ sau cái chết đột ngột của Viên, nhưng sau đó Trung Quốc liên tục trải qua các cuộc nội chiến và nội loạn. Nhận xét sơ lược Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam). Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là: Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là các minh chứng. Cuộc cách mạng đã chứng kiến một số vụ trả thù và tàn sát một cách tàn khốc, không thương tiếc của người Hán nhắm vào người Mãn. Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên Thế Khải, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng. Chính phủ cách mạng không có đủ sức mạnh nên không dám đụng chạm đến các quân phiệt thừa cơ cát cứ tại các địa phương sau khi nhà Thanh sụp đổ. Các quân phiệt này bất tuân chính phủ cách mạng và quay sang đánh lẫn nhau, đẩy Trung Quốc vào thời kỳ nội chiến đẫm máu kéo dài suốt gần 40 năm. Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất [164].


===============================


Bảng chữ cái tiếng Trung và cách đọc, cách viết là một công cụ hữu ích cho người mới bắt đầu học sơ cấp hay đã trình độ phổ thông dù là Trung Quốc phồn thể hay giản thể. Bao gồm một tập hợp bảng pinyin tiếng Trung – kèm chữ cái latinh dành riêng cho học cách phát âm các chữ Hán ngữ. Hãy cùng trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt tìm hiểu cách sử dụng bảng chữ cái và cách ghép thanh mẫu vận mẫu ở bài viết bên dưới.

Xem thêm: Khóa học tiếng Trung với giáo viên bản ngữ.

Nội dung chính:
1. Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?
2. Làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?
3. Khi mới bắt đầu nên học bảng chữ cái gì?
4. Cách viết bảng chữ cái trong tiếng Trung
5. Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung
Học bảng chữ cái tiếng Hoa đầy đủ bơ phơ lơ

1. Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Bảng chữ cái tiếng Hoa là hệ thống ngữ âm tiếng Trung giúp bạn dễ dàng tiếp cận ngôn ngữ Trung mới mà không bị cảm thấy ngợp trước hệ thống chữ viết trong tiếng phổ thông Trung Quốc.

Bảng chữ cái của ngôn ngữ này không giống các thứ tiếng khác. Trong tài liệu tiếng Trung, nguồn gốc tiếng Trung là chữ tượng hình, được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảng chữ cái tiếng Trung đã có nhiều biến thể khác nhau. Bạn có thể thấy những phiên bản của tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán nôm… đây đều được xem có nguồn gốc từ tiếng Hán.

Chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển cho đến giữa thế kỷ 20 khi chữ Hán giản thể ra đời. Mục đích tạo ra chữ giản thể nhằm giảm tỷ lệ người dân mù chữ. Ngày nay chữ Trung giản thể được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Trong khi đó, chữ Trung phồn thể thường được sử dụng rộng rãi ở Đài Loan và Hồng Kông.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số đếm tiếng Trung Trang web học tiếng Trung
Bính âm tiếng Trung Luyện nói tiếng Trung

2. Làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?

Đáp án cho câu hỏi này đó là bạn cần học cách phát âm: Thông qua bảng chữ bính âm latinh, bạn cần nắm vững cách phát âm của từng chữ một.
Nhận biết mặt chữ chú âm: Chú âm là nguồn gốc để tạo ra bảng bính âm, có rất nhiều bạn khi học tiếng Trung sơ cấp đã bỏ qua phần chú âm (hay còn gọi là âm phù hiệu). Tuy nhiên nó khá quan trọng và bạn cần thiết phải nhớ. Âm phù hiệu thường xuyên xuất hiện trong bộ gõ bàn phím, nếu bạn muốn soạn thảo văn bản tiếng Trung thì tất nhiên phải học chú âm.

Học cách viết các nét: Bạn nên học cách viết chữ Hán theo từng nét cơ bản ngay khi mới bắt đầu, vì nó sẽ đi theo suốt hành trình chinh phục Hán Ngữ của bạn. Ở bên dưới mình có viết riêng một phần các quy tắc viết nét tiếng Hán chính xác, khi đó bạn có thể lưu ý để có cách ghép chữ tiếng Trung chính xác hơn.

XEM THÊM: Cách học tiếng Trung.

3. Khi mới bắt đầu nên học bảng chữ cái gì?

Khi mới bắt đầu bạn học bảng chữ cái bính âm, phiên âm (pinyin).

Bính âm, Ngữ âm là thuật ngữ chung cho hệ thống phiên âm tiếng Trung và các quy luật phát triển. Ngữ âm có cấu tạo âm tiết đơn giản, ranh giới âm tiết rõ ràng, thanh điệu là thành phần quan trọng bộc lộc cảm xúc của người nói. Cấu trúc âm tiết của tiếng Trung có tính quy luật mạnh. Mỗi âm tiết đều có cấu tạo từ ba phần chính.

3.1 Phụ âm (Thanh mẫu) trong tiếng Trung

Cũng giống như nguyên âm, Thanh mẫu tiếng Trung là phần cần phải nắm vững khi học bảng chữ.

Âm môi: b, p, m, f
Âm đầu lưỡi: d, t, n, l
Âm gốc lưỡi: g, k, h
Âm mặt lưỡi: j, q, x
Âm đầu lưỡi trước và sau: z, c, s, r
Phụ âm kép: zh, ch, sh

Phân loại thanh mẫu trong bảng chữ cái tiếng Trung
Bảng ghép âm tiếng Trung – Phân loại đặc điểm thanh mẫu

3.2 Nguyên âm (vận mẫu) trong tiếng Trung

Vận mẫu tiếng Trung là một trong 3 phần quan trọng của bảng chữ cái, vì thế bạn không được bỏ qua phần này.

Nguyên âm đơn: a, o, e , i, u, ü
Nguyên âm kéo: ai, ei, ao, ou, ia, ie, uo, üe, iao, iou, uai, uei
Nguyên âm mũi: an, en, in, ün, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, uang, ueng
Nguyên âm er cong lưỡi.

Vận mẫu tiếng Trung
Bảng phát âm tiếng Trung 36 vận mẫu (nguyên âm)

3.3 Dấu thanh (thanh điệu) trong tiếng Trung

Một phần quan trọng cuối cùng không thể thiếu trong bảng chữ cái chính là Thanh điệu tiếng Trung. Dưới đây là chi tiết cách đọc 4 thanh điệu.

Thanh điệu là dấu thanh trong hệ thống ngữ âm. Khác với tiếng Việt có 6 dấu thì trong Trung Quốc chỉ có duy nhất 4 dấu và 1 khuynh thanh, thanh nhẹ.

3.3.1 Hệ thống thanh điệu

Hệ thống dấu thanh Kí hiệu Cách đọc Ví dụ
Thanh 1 一声 Đọc 2 nhịp, dài giọng ra, đọc giống như không có dấu gì trong tiếng Việt ā
Thanh 2 二声 / Đọc 2 nhịp, đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt á
Thanh 3 三声 v Đọc 2 nhịp, đọc giống dấu hỏi trong tiếng Việt ǎ
Thanh 4 四声 \ Đọc 1 nhịp, quát lên à
Thanh 5

(Hay còn gọi là thanh nhẹ, thanh không, khinh thanh)

. Đọc 1 nhịp, không quát, đọc ngắn bằng một nửa thanh 1 a
Cách phát âm các thanh điệu tiếng Trung
Cách đọc các dấu thanh trong tiếng Trung

3.3.2 Quy tắc biến điệu dấu thanh

a. Biến điệu yī và bù

Nếu yī và bù ghép với thanh 4 thì yī → yí và bù → bú.
Ví dụ: yī + gè → yí gè →
不大 / bú dà /: Không lớn

Khi sau đi với thanh 1, thanh 2 và thanh 3 thì đọc thành yì và bù.
Ví dụ: Yī tiān → yì tiān

b. Biến điệu thanh ba

Khi hai thanh ba đi liền với nhau thì thanh ba đầu tiên đọc thành thanh 2.
Ví dụ: wǒ hǎo biến âm sẽ thành wó hǎo.

Khi ba thanh 3 đi liền nhau thì thanh 3 thứ hai đọc thành thanh 2 hoặc hai thanh 3 đầu đọc thành thanh 2.
Ví dụ: wǒ hěn hǎo → wǒ hén hǎo zhǎnlǎn guǎn → zhán lán guǎn.

Khi bốn thanh 3 đi liền với nhau thì thanh 3 thứ nhất và thứ ba đọc thành thanh 2.
Ví dụ: wǒ yě hěn hǎo → wó yě hén hǎo.

4. Cách viết bảng chữ cái trong tiếng Trung

Các nét viết cơ bản trong tiếng Trung bao gồm: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập, móc. Được viết tuân theo từng quy tắc nhất định, bạn cần phải ghi nhớ đề viết đúng.

Cách viết các nét tiếng Trung
Quy tắc viết chữ tiếng Trung Quốc

5. Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung

5.1 Bộ thủ tiếng Trung

Bộ thủ là thành phần hữu ích để bạn tìm ra nghĩa của từ ngữ. Vai trò của bộ thủ trong việc học tiếng Trung rất quan trọng.

Bộ thủ (部首 / bùshǒu /) là thành tố đồ họa của chữ Hán trong truyền thống để sắp xếp các chữ trong từ điển tiếng Trung. Thành tố này thường dùng để chỉ nghĩa của chữ, mặc dù trong một vài trường hợp, mối liên kết với nghĩa gốc của chữ cũng mất dần khi nghĩa thay đổi theo thời gian.

Hãy xem qua các ví dụ về những chữ có bộ Thủ

液 – yè: dịch – chất lỏng

河 – hé: hà – sông

泡 – pào: bào – bong bóng hay bọt nước.

=> đều có bộ Thủy (3 chấm thủy) đằng trước, nghĩa của chúng đều liên quan tới nước.

Trong danh sách Bộ thủ Khang Hy 康熙 truyền thống có 214 bộ thủ khác nhau. Một vài bộ thủ được đặt bên trái từ, một số khác nằm trên đầu hoặc bên dưới, bên phải của chữ. Cũng có một số bộ thủ xuất hiện nhiều hơn so với các bộ khác.

5.2 Bính âm (pinyin)

Bảng chữ cái Trung Quốc
Bảng chú âm các nét phù hiệu

Bảng chữ cái bính âm (Pinyin) ra đời đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người nước ngoài khi học tiếng Trung. Như mình đã giải thích ở trên, bính âm 汉语拼音 / Hànyǔ pīnyīn / là hệ thống ký âm bằng chữ la-tinh chính thức của tiếng Quan Thoại ở Trung Quốc đại lục và một phần của Đài Loan. Bính âm thường được dùng để dạy và học tiếng Trung viết bằng chữ Hán.

Khi học tiếng Trung, bạn sẽ thấy có những từ mô tả cách phát âm đặt bên cạnh chữ Hán nguyên bản, đây chính là Bính âm hay còn gọi là pinyin. Ví dụ:

mén: môn
yǐng: ảnh
shì: thị

Bính âm thường được đặt bên phải của chữ Hán. Bính âm có các thanh điệu để giúp chúng ta phát âm chữ Hán mà nó biểu thị.

Cũng tương tự như tiếng Anh và tiếng Việt, các chữ Hán sẽ được chia thành hai phần khi biểu thị bằng Bính âm đó là nguyên âm và phụ âm. Mỗi chữ tiếng Trung sẽ được tạo thành bởi một phụ âm và một nguyên âm. Thanh điệu được đặt phía trên phần cuối.

Tổng cộng có 21 phụ âm, 37 nguyên âm, 5 thanh điệu để tạo thành Bính âm.

Trên đây là bài viết những thông tin cần biết về bảng chữ phồn thể & giản thể mà chúng tôi tổng hợp để bạn tham khảo. Hy vọng những kiến thức giới thiệu qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn đặc biệt là người mới học tiếng Trung có được một tài liệu hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Liên hệ trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung online, khóa học giao tiếp, cấp tốc, lớp luyện thi HSK… từ cơ bản tới nâng cao cho học viên!

Sidebar banner tiếng Trung Online

00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000

HỌC TIẾNG TRUNG


Pinyin là gì? Bính âm hay nhiều người còn gọi là bảng chữ cái tiếng trung quốc thực chất là tên gọi của việc dùng các chữ cái la tinh ghi lại cách phát âm tiếng trung. Pinyin chính là phiên âm của chữ 拼音 – dịch ra tiếng Việt Nam gọi là bính âm.

Thực tế, những người học tiếng trung kể cả phồn thể hoặc giản thể đều có thể tập đọc vỡ lòng tiếng trung thông qua bảng chữ cái phiên âm đầy đủ này. Bảng bính âm ra đời hỗ trợ rất nhiều cho người học tiếng hán. Kể cả các học sinh từ cấp bậc tiểu học của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Hôm nay cùng tìm hiểu phiên âm pinyin học tiếng trung từ đầu nhé.

I. Phiên âm pinyin – bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Bính âm cũng góp phần làm cho việc tra từ vựng tiếng Trung trên các từ điển trở nên dễ dàng hơn. Khi mà bạn băn khoăn không biết 1 từ mới đọc như thế nào. Thì chỉ cần nhìn vào pinyin, bạn sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm với từ đó nữa.

1. Pinyin là gì?

Thời xa xưa thì chưa bao giờ xuất hiện khái niệm phiên âm Pinyin trong đời sống của người dân Trung Hoa. Cũng không có khái niệm bảng phiên âm tiếng Trung. Vì đơn giản vì Pinyin mới xuất hiện và được phê chuẩn năm 1958, cách đây chưa quá xa xôi.

Còn chữ Trung quốc thuộc nhóm chữ tượng hình, viết loằng ngoằng làm gì có bảng chữ cái mà áp dụng theo. Họa chăng lắm người ta tổng hợp các từ có nét giống nhau lại thành bộ thủ. Nhưng 214 bộ thủ xét về quy tắc thì không thể nào chặt chẽ và chính xác như việc ghép các từ trong chữ latinh.

Vậy có bao giờ người mới học tò mò Bính âm là gì, và tại sao nó lại ngày càng quan trọng đối với người mới học tiếng trung, cả học ở trên lớp tại trung tâm hay tự học.

Phiên âm pinyin chính là việc sử dụng các chữ cái latinh để mô phỏng lại cách phát âm trong hán ngữ. Việc này giúp cho người mới sẽ dễ học hơn, dễ bắt chước hơn nhất là người nước ngoài.

Đối với người TQ thì họ vừa học được thêm cách viết chữ latinh thành thục, dễ dàng hơn cho học tiếng Anh, hay tiếng các nước khác dùng chữ latinh.

2. Bảng chữ cái bính âm

Chính vì vậy, rất nhiều người quy ước ngầm, phần bính âm trong hán ngữ chính là bảng chữ cái tiếng trung quốc. Và học thuộc hết bảng bính âm thì cũng coi như học thuộc bảng chữ cái full. Đương nhiên học thuộc, phải nhớ được mặt chữ (ghép lại) cùng với biết cách phát âm tiếng Trung chính xác.

Nếu bạn chưa rõ tại sao cần học phát âm chuẩn thì hãy đọc bài này nhé: Học cách phát âm tiếng trung.

bảng chữ cái tiếng trung quốc

Có rất nhiều người hỏi mình, 214 bộ thủ có phải là bảng chữ cái tiếng trung không? Và học viết thì học theo 214 bộ thủ là ổn có đúng không?

Theo cá nhân mình thì “Không phải”. 214 bộ thủ chỉ là các nét cơ bản được dùng nhiều trong chữ viết hán ngữ. Và được tổng hợp cô đọng lại cùng với ý nghĩa tượng hình của nó để người đọc dễ học viết, dễ hiểu. Dễ nắm bắt được nghĩa triết tự của chữ hán.

Bảng chữ cái phải là bảng tổng hợp được các ký tự ở mức cơ bản nhất tạo thành một loại ngôn ngữ. Xét về điều này, bảng phiên âm pinyin có lẽ là phù hợp hơn.

3. Bảng bính âm gồm bao nhiêu ký tự latinh?

Các yếu tố để cấu thành hệ thống bính âm tiếng trung bao gồm có ba phần chính. Đó là chữ cái latinh, cụ thể được chia thành vận mẫu – các nguyên âm. Thanh mẫu – các phụ âm, và cuối cùng là các thanh điệu – tương tự như dấu trong tiếng Việt. Dấu để điều chỉnh cường độ cũng như mức độ của âm thanh.

Bảng chữ chữ latinh bao gồm các chữ cái như sau: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z

.chữ latinh trong bảng chữ cái pinyin

Trong bảng chữ cái trên, vận mẫu trong tiếng trung bao gồm: a, o, e, i, u, và thêm một âm đặc biệt ü.

Tiếng Trung có đặc thù riêng về phát âm, cho nên ngoài các thanh mẫu cơ bản, trong Pinyin sẽ có thêm nhiều phụ âm ghép để mô phỏng đúng nhất cách phát âm của người Trung Quốc. 23 thanh mẫu bao gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w

Trong đó có thêm biến thể nguyên âm kép của các nguyên âm đơn như sau:

  • a: ai, ao, an, ang
  • e: ei, en, eng, er
  • o: ou, ong
  • i: ia, iao, ie, iou, ian, iang, in, ing, iong
  • u: ua, uai, uei, uo, uan, uang, uen, ueng,
  • ü: üe, üan, ün

Bảng chữ cái Pinyin hoàn chỉnh

Tổ hợp tất cả các từ ghép phụ âm với nguyên âm, nguyên âm đứng riêng cùng với việc kết hợp thêm thanh điệu. Chúng ta sẽ nhận được bảng phiên âm latinh hoàn chỉnh. Nếu bạn là một người mới học, mục tiêu của bạn đơn giản chỉ cần đọc thành thạo các bảng chữ cái này.

Bảng chữ cái a và e

bảng chữ cái tiếng trung pinyin chữ a và e

Bảng chữ cái theo o và i

bảng chữ cái o và i

Những ô được bôi màu nâu, khi đọc nguyên âm i sẽ phát âm lái sang ư. Học các đọc ở phần vận mẫu và thanh mẫu nhé.

Bảng chữ cái u và ü

bảng chữ cái tiếng trung u và uy

Khi ghép bảng chữ cái phiên âm pinyin các vận mẫu a, e, o, i, u và ü lại, ta được bảng hoàn chỉnh như sau. (Vì kích cỡ ảnh rất lớn nên các bạn xem trên điện thoại hãy tải ảnh về máy để xem trực tiếp nhé).

bảng chữ cái tiếng trung hoàn chỉnh

Ảnh bảng la tinh tiếng Trung bính âm/phiên âm

Mục tiêu của người mới học là luôn mong muốn đọc tốt nhất bảng chữ cái này trước khi chuyển qua những phần khác. Bạn cũng sẽ không phải là ngoại lệ. Ngay từ bài học thứ 2, bạn sẽ được tiếp xúc với một phần trong bảng phiên âm này. Cùng cố gắng nhé.

Chủ âm là gì?

Chủ Âm chính là cách dùng các ký tự đặc biệt để ghi chú lại các nguyên âm và phụ âm tương tự như pinyin. Tuy nhiên, các ký tự này được quy định riêng, không phải vay mượn chữ la tinh như bính âm. Có thể gọi đây là bảng chữ cái tiếng Trung hoàn chỉnh kiểu chữ tượng hình, không phụ thuộc vào một kiểu chữ tượng thanh khác.

Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại những bất cập, vì không thực sự phổ biến.

Ký hiệu chú âm

Các ký hiệu nguyên âm tương đương với pinyin

ㄧ = i ㄨ = u ㄩ = ü ㄚ = a ㄛ = o ㄜ = e ㄝ = ie ㄞ = ai ㄟ = ei ㄠ = ao ㄡ = ou ㄢ = an ㄣ = en / n ㄤ = ang ㄥ = eng / ng ㄦ = er / r ㄩㄥ = iong ㄨㄥ = ong ㄧㄥ = ing ㄧㄣ = in ㄧㄝ = ie ㄩㄝ = üe

chú âm phù hiệu các nguyên âm ㄧ trong cách viết ngang sẽ viết là “─”, còn nếu viết dọc thì sẽ viết là “│”. Ký hiệu các phụ âm



==================

Các ký hiệu phụ âm tương đương pinyin


ㄅ = b ㄆ = p ㄇ = m ㄈ = f ㄉ = d ㄊ = t ㄋ = n ㄌ = l ㄍ = g ㄎ = k ㄏ = h ㄐ = j ㄑ = q ㄒ = x ㄓ = zh ㄔ = ch ㄕ = sh ㄖ = r ㄗ = z ㄘ = c ㄙ = s


==================================

chú âm phù hiệu các phụ âm


  • ㄢ được phát âm là ɛn nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
  • ㄣ được phát âm là n nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
  • ㄥ được phát âm là ŋ nếu đứng sau một nguyên âm.
  • ㄦ có thể được sử dụng trong Nhi hóa.

Ký hiệu thanh điệu

ký hiệu thanh điệu
Dựa vào bàn phím chú âm chúng ta sẽ có cách gõ và ghép ký tự lần lượt như sau. Tương tự như ghép lần lượt bính âm.

bảng chữ cái chú âm tiếng trung

Hiện nay, người Đài Loan vẫn sử dụng phổ biến bảng chữ cái chú âm trong làm việc và gõ máy. Để hiểu cách gõ và chi tiết về bàn phím chú âm các bạn đọc thêm bài viết: Cách cài đặt bàn phím gõ tiếng Trung Quốc



=======================================

Các phím gõ dấu thanh ( ’ `? ~ . ) cũng như các phím gõ dấu mũ, râu, trăng ^ + (thì nằm rất xa nhau. Có thể nói đây là kiểu gõ chậm nhất trong ba kiểu gõ.

..................................

Các ký hiệu nguyên âm tương đương với pinyin

ㄧ = i ㄨ = u ㄩ = ü ㄚ = a ㄛ = o ㄜ = e ㄝ = ie ㄞ = ai ㄟ = ei ㄠ = ao ㄡ = ou ㄢ = an ㄣ = en / n ㄤ = ang ㄥ = eng / ng ㄦ = er / r ㄩㄥ = iong ㄨㄥ = ong ㄧㄥ = ing ㄧㄣ = in ㄧㄝ = ie ㄩㄝ = üe





ㄧ trong cách viết ngang sẽ viết là “─”, còn nếu viết dọc thì sẽ viết là “│”. Ký hiệu các phụ âm

==================
Các ký hiệu phụ âm tương đương pinyin

ㄅ = b ㄆ = p ㄇ = m ㄈ = f ㄉ = d ㄊ = t ㄋ = n ㄌ = l ㄍ = g ㄎ = k ㄏ = h ㄐ = j ㄑ = q ㄒ = x ㄓ = zh ㄔ = ch ㄕ = sh ㄖ = r ㄗ = z ㄘ = c ㄙ = s




Các ký hiệu nguyên âm tương ứng với pinyin

ㄧ = i ㄨ = u ㄩ = ü ㄚ = a ㄛ = o ㄜ = e ㄝ = ie ㄞ = ai ㄟ = ei ㄠ = ao ㄡ = ou ㄢ = an ㄣ = en / n ㄤ = ang ㄥ = eng / ng ㄦ = er / r ㄩㄥ = iong ㄨㄥ = ong ㄧㄥ = ing ㄧㄣ = in ㄧㄝ = ie ㄩㄝ = üe






============================================


1



2


3



4




5



6


0000000000000000000000000000000000000

Digitech Trio Plus Tips And Tricks | RECORDING DRUMS
https://youtu.be/yGGvo1bv7HE


making analog samples with synths & guitar pedals

00000000000000000000000000
Văn Minh Lúa Nước Bách Việt

Bách Việt là dân cư nông nghiệp lúa nước với văn hóa đồ đá mới và văn hóa lúa nước xán lạn vào loại sớm nhất thế giới (Hà Mẫu Độ, Mã Gia Bang (hình 1.10)).

Trong mối quan hệ so sánh với vùng Bắc đông Á, và Nam đông Á đó là vùng Bách Việt văn hóa thiên về nông nghiệp lúa nước, do vậy mang đầy đủ các đặc thù căn bản của văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước: nhân sinh quan với quan niệm: lưỡng phân, óc tổng hợp, lối sống hài hòa với thiên nhiên, tính cộng đồng và tính nhân bản cao trong lối sống tập thể, coi trọng tình cảm, dung hợp trong tiếp nhận các văn hóa khác nhau v.v...

Mối quan hệ văn hóa Bách Việt với văn hóa khối cư dân miền trung và miền nam bán đảo Đông Dương (khối Môn-Khmer) khá mật thiết, là giữa vùng Lĩnh Nam và Vân Nam và Quý Châu của Bách Việt với vùng đất này (chương 3).

Còn so với văn hóa khối Nam Đảo (Đông Nam Á hải đảo), văn hóa Bách Việt thiên về kiểu văn hóa lục địa, trong khi Nam Đảo căn bản vẫn là dân cư nông nghiệp gắn với yếu tố biển cả, sông ngòi.

Trong nội bộ Bách Việt, nhánh phía đông bao gồm Ngô Việt, Mân nam - Đài Loan và phần đồng bằng ở Lĩnh Nam thiên về nông nghiệp châu thổ, còn nhánh phía tây, bao gồm Hồ Động Đình Hồ và Hồ Giang Châu, Vân Nam - Quý Châu và miền vùng núi, thung lũng ở Lĩnh Nam chuyên nông nghiệp ven sông, dọc thung lũng, và đồi gò (ruộng bậc thang).

Sau thời Hán, một số nhóm dân Việt bị đồng hóa thành người Hán. Một số nhóm khác phải chạy lên sinh sống vùng núi non hiểm trở, nhóm này được gọi chung là Sơn Việt (山 越). Tên gọi Sơn Việt xuất hiện sớm nhất là trong cuốn Hậu Hán Thư (thiên Linh Đế Kỷ): “Dân Sơn Việt vùng Đan Dương bao vây thái thú Trần Dần”. Sau đó, trong cuốn Tam Quốc Chí (thiên Ngô Chí) cũng có nhắc tới tên gọi Sơn Việt. Có thể thấy, đây là tên gọi chung của tập hợp các nhóm dân cư hậu duệ Bách Việt qua quá trình xâm nhập và đồng hóa của người phương Bắc đã chạy lên núi trú nạn tạo thành.

image026

Vị trí văn hóa Mã Gia Bang (1), Hà Mẫu Độ (2), Đại Buộn Khanh (3), Đại Vấn Khẩu (4), và Ngưỡng Thiều (5) ở Đông Á [Chang Kwang-Chih 1999: 49]

Xét theo không gian, chúng ta có thể dựa vào mật độ tập trung dân cư Bách Việt, rõ nét nhất mang tính chất đặc thù văn hóa Bách Việt để phân khu vực văn hóa Bách Việt cổ thành hai phần, gồm phần trung tâm phần ngoại diện. Bộ phận trung tâm đến lượt nó phân thành 5 vùng văn hóa (xem hình 1.11), gồm:

Ngô Việt: hạ lưu sông Trường Giang/Dương Tử, vịnh Hàng Châu (nay thuộc các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải);

Nhị Hồ: vùng hồ Động Đình và hồ Phàn Dương (thuộc các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, An Huy và một phần tỉnh Hồ Bắc);

Mân Nam - Đài Loan: nay là đất Phúc Kiến, quần đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan;

Vân Nam - Quý Châu: vùng cao nguyên thuộc hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu Bách Việt;

Lĩnh Nam: nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam thuộc phía Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam.

image028

Các vùng văn hóa Bách Việt [vi.wikipedia.org]

Phần ngoại diên có thể phân thành ba vùng theo phân chia địa lý, gồm vùng

Hoài Di (lưu vực sông Hoài),
Ba Thục (Tứ Xuyên) và
bắc Đông Nam Á lục địa (bên ngoài Vân Nam - Quý Châu).

Công trình của chúng tôi phần chính tập trung vào văn hóa Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam, vì vậy phạm vi khảo sát chỉ ở phần trung tâm.

(2) Khái niệm Lĩnh Nam

Dãy Ngũ Lĩnh – phần kéo dài của rặng Himalaya vươn ra bờ biển Thái Bình Dương tại phía nam Phúc Kiến bắc Quảng Đông kết thành một bức tường thành tự nhiên phân đôi hai vùng bắc, nam; bao gồm các dãy: Đại Dữu (大庾岭, hay Đại Dữu): dãy núi chạy từ Đại Dữu Giang Tây đến Nam Hùng Quảng Đông); Việt Thành (越城岭): dãy núi chạy từ nam Hồ Nam đến Hưng An Quảng Tây; Minh Chữ (萌渚岭, hay Lâm Gia, Lâm Hạ) dãy núi chạy từ huyện Giang Hoa Hồ Nam đến ranh giới Hạ Huyện – Chung Sơn thuộc Quảng Tây; Đô Bàng (都庞岭): dãy núi chạy từ huyện Lan Sơn Hồ Nam đến Liên Huyện Quảng Đông); và Kỳ Điền (骑 田岭): từ ranh giới Sâm Huyện và Tuyên Chương ở Hồ Nam đến bắc Quảng Đông(14). Đường đi của dãy núi này hiện là ranh giới thiên nhiên giữa các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến ở phía bắc với các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông ở phía nam. Có hai danh từ Lĩnh Nam trên thực tế:

(1). Lĩnh Nam để chỉ phần đất Trung quốc và Đông Nam Á phía nam Ngũ Lĩnh;

(2). Lĩnh Nam để chỉ phần phía nam của khu vực văn hóa Bách Việt cổ, tức các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam (Trung Quốc) và Bắc phần (Việt Nam).

Trong bài này, chúng tôi dùng danh từ Lĩnh Nam theo nghĩa thứ hai, nghĩa là -- coi văn hóa Lĩnh Nam là phần hiện hữu của văn hóa Bách Việt, phần chính ở đây là vùng ở phía nam dãy Ngũ Lĩnh đến hết đồng bằng sông Mã (Việt Nam).

Lĩnh Nam là một phần hiện hữu cố định của khu vực văn hóa Bách Việt. Cuốn Sử Ký cũng viết: “Từ Cửu Nghi, Thương Ngô đến Đạm Nhĩ phía nam có phong tục giống với vùng nam sông Trường Giang/Dương Tử, đều là dân Dương Việt” (Cửu Nghi, Thương Ngô dĩ Nam chí Đạm Nhĩ giả, dữ Giang Nam đại đồng tục, nhi Dương Việt đa hĩ). Các công trình nghiên cứu khảo cổ học, nhân loại học, ngôn ngữ học và văn hóa học cho thấy vùng văn hóa này là một thành phần độc đáo của văn hóa Bách Việt.

image030

Địa hình Lĩnh Nam [vi.wikipedia.org]

Lĩnh Nam là vùng văn hóa cực nam của khối Bách Việt, và vì vậy văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam có nhiều điều kiện hơn để tiến hành giao lưu với các chủng tộc khác và văn hóa với khối cộng đồng dân cư ở phía nam, cụ thể là khối dân cư trong nhóm Môn-Khmer. sự tham gia của cộng đồng Môn-Khmer phía đông vào văn hóa Lạc Việt, để rồi trải qua quá trình lịch sử-xã hội lâu dài hình thành nên văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

b. Điều kiện thiên nhiên

Vì nằm ở cực nam, Lĩnh Nam mang tính địa hình đặc biệt đó là có thể tổng hợp của các vùng Bách Việt khác. Để hiểu được đặc thù ấy của Lĩnh Nam, việc xem xét vùng văn hóa này trong toàn thể các điều kiện thiên nhiên của Bách Việt là rất cần thiết.

Khu vực văn hóa Bách Việt nằm ở phía đông lục địa Á-Âu:

- phía bắc là lưu vực sôngTrường Giang / Dương Tử,
- phía tây tiếp giáp với lòng chảo Tứ Xuyên,
- phía nam đến tận phía bắc bán đảo Đông Dương,
- phía đông giáp Thái Bình Dương.

Xét theo vĩ độ, Bách Việt gần như nằm dọc hai bên chí tuyến bắc (gần đối xứng bắc nam). Trong cái khung không gian ấy, vùng Lĩnh Nam nằm ngay dưới chí tuyến bắc, bên dưới dãy Ngũ Lĩnh,

phía tây giáp vùng cao nguyên Vân Nam - Quý Châu,
phía nam đến bắc Đông Dương (đèo Ngang ở Việt Nam),
phía đông giáp Thái Bình Dương,

Có thời tiết thuộc nam á nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hằng năm thuộc hạng cao nhất thế giới [Trần Ngọc Thêm 2001].

Địa hình toàn khu vực văn hóa Bách Việt rất phức tạp, gồm

- sơn địa, - bán sơn địa, - đồi gò, - đồng bằng, - bồn địa, - thung lũng v.v...

Đặc biệt có rất nhiều ao hồ(15). Đặc tính đa dạng này của thiên nhiên, đã góp phần định hình nên tính đa dạng của các yếu tố như kinh tế và văn hóa của các tộc (chi tộc) bên trong Bách Việt.

Đó chính là nguyên do tại sao cộng đồng này phân thành nhiều nhóm để được gọi thành “Bách Việt”. Dù vậy, đại đa số người Bách Việt tập trung các đồng bằng, thung lũng ven sông, các đồi gò thấp lấy nghề trồng lúa làm chính, cho nên tính chất sông nước Bách Việt nổi bật hơn so với văn hóa Hoa Hạ-Hán du mục phương Bắc: văn hóa lúa nước (xem thêm Solheim [1971, 1973]).

Trên đại thể có ba đồng bằng lớn hoặc tương đối lớn, gồm đồng bằng Dương Tử, đồng bằng Châu Giang và đồng bằng sông Hồng-sông Mã.

Cao nguyên Vân Nam - Quý Châu được cho là vùng đất cao nối liền vùng núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) với đồng bằng. Vùng Mân Nam - Đài Loan do năm giữa dãy Ngũ Lĩnh chạy theo hướng đông tây và dãy Vũ Di Sơn theo hướng nam Bắc nên địa hình thiên nhiên phần nhiều cũng là đồi núi và biển đảo. Hai vùng Hồ Động Đình và Ngô Việt ở trung và hạ lưu sông Trường Giang / Dương Tử có địa hình xen kẽ giữa đồng bằng, sông ngòi, ao hồ, thung lũng và đồi núi thấp.

So với các vùng văn hóa khác, vùng Lĩnh Nam dường như tổng hợp hết các yếu tố ưu đãi của thiên nhiên nói trên. Ở đây có vùng đồi núi cao phía tây (giáp với cao nguyên Vân Nam - Quý Châu), đồi núi thấp ở đông bắc và tây nam, hai vùng đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Hồng - sông Mã ở phía đông và đông nam, các thung lũng ven các con sông, đồng bằng ven biển bắc vịnh Bắc phần, cùng bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam.

Dù với địa hình phức tạp, khu vực văn hóa Bách Việt có điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trồng trọt. Nhà nghiên cứu Chêng Tê-K’un [1959: 111] từng ví von: Thiên nhiên vùng này là “hạnh phúc (blessing)” trong khi lưu vực Hoàng Hà ở phía bắc là “buồn thảm / khắc khổ (sorrow)”.

Về thời tiết và khí tượng, khu vực văn hóa Bách Việt nằm chính yếu ở vùng nhiệt đới, Nam á nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, sản vật phong phú, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên điều kiện sống tương đối tốt. Theo Vương Văn Quang [2007: 12- 13], chính đây là điều kiện tối quan trọng quyết định tính chỉnh thể cao trong văn hóa. So với Đông Bắc Á châu, vùng thiên nhiên Bách Việt gắn liền với khu vực còn lại ở Đông Nam Á, phù hợp với nghề nông nghiệp lúa nước, trong khi vùng Hoàng Hà và các khu vực còn lại là các loại lúa cạn như: lúa kê, lúa mạch, lúa mì (hình 1.13).

Mưa nhiệt đới gió mùa có phạm vi xa nhất về phía bắc đến tận sông Trường Giang Dương Tử, khiến khí hậu toàn bộ khu vực Nam Dương Tử ẩm ướt. Mưa nhiều, dòng nước chảy siết từ vùng núi non xuống đồng bằng, tạo quan cảnh đặc thù của núi và nước, làm nền tảng cho kiểu hội họa tranh sơn thủy [Edward L. Shaughnessy 2005: 15-16].

image032
H.1.13. Sự khác biệt trong nguồn gốc cây lương thực ở phương Bắc và phương Gina L. Barnes [1993: 93]

Với các điều kiện địa lý, địa hình, thời tiết và khí hậu thuận lợi nói trên, vùng đất Nam Dương Tử – Bắc Đông Dương được cho là khu vực có tự nhiên phong phú, giàu có vào bậc nhất châu Á. Con người sống trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy có xu hướng trở nên ỷ lại vào thiên nhiên, kém năng động và sáng tạo [Li Hui-Lin 1983: 54].

image034
Đông Nam Á cổ, trong đó có Bách Việt, là quê hương cây lúa nước [Luca Cavalli-Sforza.. 1994: 107]

Thời tiết Bách Việt từ bên trong, do vĩ độ và địa hình có sự khác biệt, thời tiết các vùng văn hóa cũng có sự khác biệt. Các vùng Ngô Việt, Nhị Hồ Động Đình, Vân Nam- Quý Châu mùa đông rất lạnh (có tuyết rơi) và kéo dài, vùng Mân Nam - Đài Loan dù nằm giáp biển, nơi có dòng hải lưu nóng chảy từ phía nam lên, song do địa hình đa phần là rừng núi nên tự nhiên nhìn chung khá khắc nghiệt. So với các vùng nói trên, thời tiết Lĩnh Nam một năm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt; mùa đông không quá lạnh nên một số hoạt động kinh tế nông nghiệp truyền thống như nuôi, trồng vẫn được duy trì [Edward L. Shaughnessy 2005: 17]. Đây cũng là điểm khác biệt nổi bật mang tính đặc thù của tự nhiên Lĩnh Nam. Nhìn trong nội vùng Lĩnh Nam, điều kiện khí hậu nhìn chung là khá tương đồng, những khác biệt nếu có là do yếu tố địa hình (núi, đồng bằng, hải đảo) quy định và là không lớn. Về mặt địa lý học, vào khoảng trung kỳ thế Holocene (thế Toàn tân), khu vực Lĩnh Nam kéo dài lên phía Dương Tử nhìn chung ấm hơn hiện nay, do vậy người ta phát hiện được nhiều vết tích của các cánh rừng đước từng mọc dọc theo các bờ biển trong vùng(16).

c. Phân vùng Lĩnh Nam

image036
Các tiểu vùng Lĩnh Nam [vi.wikipedia.org]

Lĩnh Nam có thể phân thành bốn vùng của tộc người chính ở Lĩnh Nam, kết quả cho thấy không gian cư trú các tộc người cũng phân chia theo bốn vùng này:

(1) Vùng phía tây Âu Việt: vùng núi và thung lũng ven sông ở phía tây bắc, nay thuộc Quảng Tây;

(2) Vùng phía Nam Việt: núi xen kẽ với đồng bằng ven biển theo kiểu “trong đồng có núi, trong núi có đồng” ở phía đông bắc, nay thuộc Quảng Đông;

(3) Vùng phía Đông Lạc Việt: vùng dải đất ven biển, bán đảo và hải đảo phía đông nam (17) (bờ bắc vịnh Bắc phần, bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam); và

(4) Vùng Tây Lạc Việt: đồng bằng tương đối bằng phẳng được bao bọc bởi hệ thống núi non ở miền bắc Việt Nam (hình 1.15).



Địa hình Lĩnh Nam nhìn chung cao dần và phức tạp dần về phía tây, thấp dần về phía đông. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, hầu hết đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam hoặc tây – đông, tức bắt nguồn từ vùng núi phía tây Lĩnh Nam và đổ ra vịnh Bắc phầnvà Thái Bình Dương ở các cửa biển phía đông như Tây Giang (gồm các nhánh Tả Giang, Hữu Giang, Ly Giang, Bắc Giang..), sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã v.v... Vì thuộc vùng bán nhiệt đới gió mùa nên mùa mưa Lĩnh Nam kéo dài sáu tháng với lượng mưa phong phú, lượng phù sa đổ về các khu vực đồng bằng ở phía đông khá lớn, biến khu vực này thành các cánh đồng lúa nước màu mỡ.

Bảng 1.2: So sánh điều kiện thiên nhiên đã chia vùng Lĩnh Nam

Bốn vùng Âu Việt Nam Việt Đông Lạc Việt Tây Lạc Việt
Vị trí Phía nam Ngũ Lĩnh, phần nội địa, nay thuộc Quảng Tây Phía nam Ngũ Lĩnh, phần ven biển, nay thuộc Quảng Đông bắc vịnh Bắc phần (Quảng Tây), bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông) và đảo Hải Nam Bắc phần, Bắc Trung phần Việt Nam
Địa hình Phần nhiều là đồi núi “Trong núi có đồng, trong đồng có núi” Đồng bằng duyên hải, đảo, núi non (18) Đồng bằng bằng phẳng khép kín do núi non bao bọc.

Qua bảng so sánh trên đây có thể thấy hai vùng Âu Việt và Tây Lạc Việt nằm ở hai cực phía núi – đồng bằng, trong khi hai vùng Nam Việt và Đông Lạc Việt giữ vị trí trung gian. Điểm khác biệt này của thiên nhiên hai tiểu vùng sẽ được chúng tôi sử dụng để bàn thảo về sự khác biệt trong loại hình văn hóa, loại hình kinh tế văn hóa giữa hai tộc Âu và Lạc, sự gặp gỡ giữa hai lối sống này trong quá trình lịch sử – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng-sông Mã để cuối cùng hình thành nên văn hóa truyền thống ở Việt Nam (chương 3).

1.2.2. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam

a. Văn hóa Bách Việt

Về nguồn gốc Bách Việt, hiện có ba thuyết đáng lưu ý.

- Thuyết thứ nhất cho Bách Việt là nhóm hòa huyết , đại diện là Quách Mạt Nhược. Ông chủ trương nước Việt (Vu Việt) là sự hòa huyết giữa người Hạ và Sở. Theo thuyết này còn có hai nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc là Lã Tư Miễn và Lâm Huệ Tường [1958].

- Thuyết thứ hai chủ trương “Việt vi Vũ hậu” (người Việt là hậu duệ của Hạ Vũ), đứng đầu là Tư Mã Thiên. Tác giả này trong Sử Ký cho rằng Việt tộc là di dân của nhà Hạ sau khi bị nhà Thương diệt, dân nhà Hạ đã di cư về phía Nam.

- Thuyết thứ ba cho Bách Việt là nhóm cư dân bản địa, gốc Mongoloid phương Nam. Thuyết này xác định -- Việt tộc chính là chủ nhân của văn hóa đồ gốm ấn văn vốn phát triển từ người nguyên thủy bản thổ, và là thuyết được đại đa số tác giả đồng tình nhất.



Thuyết thứ nhất và thuyết thứ hai trên thực tế có ít người tán đồng, do nó không phù hợp với kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại nên ngày nay hầu như không thấy nhắc đến. Theo Tư Mã Thiên (Sử Ký. Việt Vương Câu Tiễn Thế Gia), Hạ Vũ đi tuần đến vùng Cối Kê và qua đời tại đó, từ đó dân Việt thành hậu duệ của Vũ, tức hậu duệ của người Hạ. Quan điểm này đã được nhiều tác giả về sau sử dụng mà không cần cầu chứng.

Cuốn Ngô Việt Xuân Thu cũng theo hướng này. Thời cận hiện đại, La Hương Lâm lúc đầu phủ định thuyết này, song về sau lại cho rằng -- “Việt vi Hạ hậu” dù “chứng cứ không trực tiếp” (trong Bách Việt trong hệ thống Trung Hạ).

Tác giả Từ Trung Thư cụ thể hơn khi cho rằng -- sau khi bị nhà Thương chinh phục, dân Hạ di chuyển lên phía Bắc thành dân Hung Nô, di chuyển xuống phía Nam thì thành dân Việt. Gần nhất, Mông Văn Thông lại tiếp tục lặp lại quan điểm này, coi Việt tộc là hậu duệ của con thứ của Hạ Thiếu Khang [Tưởng Bính Chiêu... 1998: 20]. Thế nhưng, từ trước tới nay có rất nhiều ý kiến phủ nhận điều này nguồn gốc Hạ hậu duệ của Bách Việt. Chẳng hạn Hán Thư (thiên Địa Lý chí) viết “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê hơn 7-8 ngàn dặm, người Việt ở lẫn với nhau, mỗi nhóm có chủng tính riêng..”.

Quyển Thế Bản Sử Ký thì cho “Việt vi Mỵ (Mễ) tính, dữ Sở đồng tổ”. Trong cách nhìn nhận của một số sử gia Trung Quốc, người Sở là người nhà Hạ nam thiên, do vậy người Bách Việt là “hậu duệ nhà Hạ”. Ở các nội dung sau, chúng ta sẽ thấy rằng cư dân Bách Việt khác dân cư ngưòi Hạ trên nhiều phương diện, từ di truyền, ngôn ngữ, phong tục – tập quán đến kinh tế, đời sống.

Thuyết Bách Việt gốc Mongoloid phương Nam là phù hợp hơn với các kết quả nghiên cứu đa ngành. Thuyết này quy về mốc thời gian tối cổ – kỷ Pleistocene, thuở cư dân thượng cổ di cư từ các trung tâm văn minh ở phía tây đến, chủng Mongoloid dần dà mở rộng xuống phía nam, đẩy lùi hoặc đồng hóa cư dân Australoid để hình thành tiểu chủng Mongoploid phương Nam vào cuối kỷ Pleistocene. Carter, George [1968: 22] gọi tiểu chủng này là Mã Lai(19), Trần Ngọc Thêm [2001] thì gọi là chủng Đông Nam Á cổ (Indonesién).

Tại phía đông, họ đã sáng tạo nên văn minh Hà Mẫu Độ(20), văn hóa Mã Gia Bang, văn hóa Tung Trạch, văn hóa Lương Chử(21) v.v.. vùng Nam Dương Tử.

Tại Phúc Kiến, Lĩnh Nam và đảo Đài Loan, họ đã sáng tạo nên văn hóa Đại Buộn Khanh (大坌坑)(22), văn hóa Đại Long Đàm (大龙潭) [Sauer 1952: 5, 24; Chang Kwang-Chih 1999: 54] và hậu kỳ văn hóa Hòa Bình.

Vào thời sơ kỳ hình thành cộng đồng Bách Việt, một nhóm dân cư Mongoloid phương Nam thạo nghề biển cả vùng ven biển, từ hạ lưu Trường Giang Dương Tử xuống đến Lĩnh Nam đã dong thuyền ra đảo Đài Loan rồi đi tiếp xuống quần đảo Nam Dương và Nam Thái Bình Dương để hình thành khối dân cư Nam Đảo.



No comments:

Post a Comment