https://youtu.be/qgHnngqJt78
Sa Mạc Tuổi Trẻ
- Nguyễn Hưng
https://youtu.be/PTccfaVLR40
SA MẠC TUỔI TRẺ
- Karaoke KIỀU NGA
- Frustrated IU in My Mister (2018)
- Paso Doble
https://youtu.be/r7c7Tf8pjkc
Đại Cathay và vợ. Sài Gòn 1960.
Sa Mạc Tuổi Trẻ
Nhạc sĩ: HUỲNH ANH
1. Tình [Am] yêu trên tầm [C] với,
Người [D] qua tay [Em] rồi.
Một [Am] lần dở dang [C] mãi còn đâu [Em] nữa...
Chuỗi mộng [Am] mơ [C] hỡi tuổi [D] thơ,
Vùng [F] cát [G] hoang [E]giờ tìm đâu thấy.
2. Tuổi [Am] đời không tình [C] thương,
Phù [D] du trên [Em] đường.
Để [Am] rồi bao ngày [C] qua hằn trên [Em] cát,
Nỗi sầu [Am] đau [C] biết được [D] ai,
Nào [F] thấy [G] ai xót thương đời [Am] mình. [D] [Am]
ĐK: Từng [C] đêm, từng đêm [F] bão đá chôn [Am] vùi, [D]
Phủ [F] lên hồn xanh [G] xao kiếp bụi [Am] đời.
Bụi [F]nào theo thời gian tìm [Am] lại trang tình yêu,
Chỉ [E] là giấc mơ mà [Am] thôi. [D] [F] [E]
3. Chiều [Am] sâu mang lẻ [C] loi,
Còn [D] cháy trong [Em] hồn.
Còn [Am] lại cho hành [C] trang bàn tay [Em] trắng,
Đi về [Am] đâu, [C] biết về [D] đâu,
Tìm [F] bóng [G] ai khuất xa tầm [Am] tay.
Đại Cathay | |
---|---|
Sinh |
Lê Văn Đại 1940 Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp |
Mất | 7 tháng 1, 1967 Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam Cộng Hòa | (26–27 tuổi)
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Trùm xã hội đen |
Nổi tiếng vì | Một trong "Tứ đại thiên vương" của Sài Gòn |
Đại Cathay (tên thật là Lê Văn Đại, 1940 — 7 tháng 1 năm 1967) là trùm du đãng Sài Gòn thập niên 1960, là nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm tại Sài Gòn trước năm 1975: Đại — Tỳ[a] — Cái[b] — Thế.[c][1][2][3][4][5]
Đầu đời
Lê Văn Đại sinh năm 1940, là con trai của Lê Văn Cự — một du đãng ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945 Lê Văn Cự vào chiến khu rừng Sác tham gia kháng chiến chống Pháp, trong bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (tức Dương Văn Dương), đến năm 1946, thì bị bắt đày ra Côn Đảo, ít lâu sau thì chết.[1][2][4][5]
Sau khi cha mất, mẹ của Đại lấy chồng khác, cũng là một tay máu me cờ bạc, lại nghiện thuốc phiện nặng. Sau đó gia đình chuyển đến đường Đỗ Thành Nhân (thuộc quận 4), lúc bấy giờ là nơi tập hợp của người dân tứ xứ bỏ quê vào thành thị, và cũng nổi tiếng là điểm đến thu hút của giới giang hồ Sài Gòn. Những hoạt động phi pháp đã biến nơi đây thành điểm nóng dành cho giới "xã hội đen" Sài Gòn. Cáu bẩn vì sinh kế, gã cha dượng thường nọc Đại Cathay ra hành hạ để hả cơn bực tức. Đại sớm bỏ học, đánh giày, bán báo tự nuôi thân tại khu vực ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) — Nguyễn Công Trứ. Tại đó có một rạp chiếu bóng tên là Cathay, nên gọi là Đại Cathay, đây cũng là nơi tụ tập đánh nhau của đám trẻ bụi đời.[2][1][4][5][6]
Từ khi còn nhỏ đi lang thang khắp các khu chợ ở quận 4 Sài Gòn, Đại thường xuyên luồn lách vào những sắp chợ trộm cắp dưa, chuối rồi đem về chia cho cả bọn. Lâu dần, Đại cũng thu hút được đám trẻ bụi đời trong khu vực theo mình, nhưng khác với thủ lĩnh của một băng đảng, Đại nổi tiếng là người rộng lượng và luôn quan tâm đến đàn em. Mỗi sáng, Đại giao việc cho từng đứa đi bán báo, đánh giầy, chiều chiều lại tụ tập chia tiền, kể cả thủ lĩnh hay đàn em đều chia như nhau, thậm chí nếu có đứa bị mưa ướt báo không bán được, Đại lấy tiền chung bù vào, điều này không thường thấy ở các thủ lĩnh băng đảng. Chính nhờ tính nghĩa hiệp mà ngày càng có nhiều trẻ bụi đời tìm về quy phục dưới trướng Đại.[2][6][7]
Tuy nhiên, băng nhóm của Đại liên tục xảy ra những cuộc ẩu đả đẫm máu với các băng nhóm đối thủ. Khu vực Đại hoạt động nằm ngay cạnh bót cảnh sát quận Nhì (còn được gọi là bót Dân Sinh vì nằm đối diện chợ Dân Sinh trên đường Yersin). Rất nhiều lần Đại bị bắt về bót do đánh nhau với các băng nhóm khác tranh giành lãnh địa. Do Đại không chịu nêu tên các thành viên trong băng nhóm của mình đã tham gia đánh nhau, nhiều lần cảnh sát đánh đập, hăm dọa, tát tai, thậm chí một nhóm cảnh sát mặc sắc phục đã bắt Đại quỳ giữ sàn nhà và ép nuốt một con gián sống trước mặt đồng bọn, Cathay đã nôn mửa vì kinh tởm. Dù vậy Đại vẫn ngoan cố không chịu khai tên buộc công an phải đưa Đại vào Trại giáo hóa Thủ Đức. Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội, và nơi đây được mệnh danh là "lò đào tạo du đãng". Ở các trại khác nhau, Cathay lần lượt làm quen với nhiều tên sau này trở thành chiến hữu đắc lực của Đại trên chốn giang hồ. Sau đó Đại cầm đầu băng nhóm của mình tiếp tục đối đầu với các băng nhóm khác trong khu phố đã tranh thủ nắm quyền kiểm soát lãnh địa khi Đại trong trại, trong đó nổi tiếng là chống lại băng nhóm của Bé Bún, và Cathay dần giành hết phần lớn lãnh địa quận 4, đánh bại tất cả các đối thủ lớn.[2][6]
Đầu những năm 1960, Đại Cathay mới 20 tuổi và đã trở thành một ông trùm khét tiếng đất Sài Gòn. Đại nhận bảo kê hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực quận 1 và quận 3. Đại cũng trở thành khách quen tại các tụ điểm trên và bắt đầu quen biết với một đám sinh viên, kỹ sư, bác sĩ con nhà gia thế, trong đó có anh em Dzách Bửu, Dzí Bửu, Hùng Đầu bò, và Hoàng Sayonara, những người sau này hoạch định chiến lược làm ăn khi khuyên Đại nên mở sòng bạc tại quận 1, và đổi lại sẽ hối lộ cho các quan chức thành phố hàng tháng. Điều này giúp Đại tăng thêm lợi nhuận và kiểm soát các hoạt động phi pháp trong thành phố.[8][3][9]
Cũng trong thời gian này Đại Cathay hợp tác với Bảy Si[d] mở nhiều sòng bài để thu tiền xâu.
Cuộc đụng độ với Tín Mã Nàm
Khi tìm cách gia tăng và mở rộng phạm vi các hoạt động phi pháp, Đại quyết định bành trướng xuống Chợ Lớn, vốn là lãnh địa của Tín Mã Nàm, ông trùm giới Hắc Đạo người Hoa, xưa nay vẫn được coi là bất khả xâm phạm. Xuất thân là thủ lĩnh giới Hắc Đạo tại Chợ Lớn có tổ chức chặt chẽ và hùng hậu, Tín Mã Nàm là người có thân hình hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lý Phật, biệt hiệu Tín Mã Nàm có nghĩa là "con ngựa điên". Là một bậc đàn anh lớn trong giới giang hồ Hoa Kiều, Tín Mã Nàm giữ vai trò Hồng Trượng trong Hội Tam Hoàng thuộc chi nhánh Sài Gòn — Chợ Lớn, chỉ đứng sau thủ lĩnh Hoàng Long, người cầm đầu tất cả các băng nhóm người Hoa ở Chợ Lớn. Cuộc đụng độ giữa băng nhóm của Đại Cathay và Tín Mã Nàm diễn ra nhiều năm liền. Đầu năm 1964, Đại dẫn theo Ba Thế và Lâm "chín ngón"[e] đem hai xe hơi du lịch và mấy chục xe gắn máy hiệu Goebel, Push, Brumi, Ishia chở đôi phóng như bay, bất ngờ mang đao, kiếm, côn, lưỡi lê đồng loạt tấn công vào các hàng quán bên đường trước khu Đại Thế giới. Sau một lúc ngỡ ngàng, băng Tín Mã Nàm trấn tĩnh lại, hò hét lấy khí thế, chạy vào phía trong quán, cũng lấy dao, kiếm, côn nhị khúc cất giấu sẵn, đánh trả phản công. Băng của Đại Cathay bị đánh, chém tơi tả, phải mở đường máu tháo chạy thoát thân. Ngoài ra Lâm "chín ngón", đệ tử ruột của Đại cũng bị chém đứt một ngón tay, nên mới có biệt danh trên.[10][11]
Tuy nhiên, cuộc tập kích quá liều lĩnh ấy khiến nhiều người sợ tránh đến các cơ sở và sòng bạc của Tín Mã Nàm. Công việc kinh doanh rơi vào đà sa sút buộc Tín Mã Nàm phải mời Đại Cathay đến gặp tại nhà hàng Đồng Khánh để điều đình. Tay không, một mình chui vào hang cọp, Đại khiến Tín Mã Nàm rất nể. Đại được Tín nhường cho một phần địa bàn và Đại cũng cam kết không xâm phạm vào những khu vực được coi là đặc quyền của Tín Mã Nàm.[3][8][10][11]
Trở thành nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương"
Thuở ấy, ngoài Đại, Sài Gòn còn có ba ông trùm khác là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế. Ba ông trùm này không hài lòng với sự bành trướng của Đại Cathay nên quyết định hạ bệ Đại. Đại Cathay lọt vào ổ phục kích bị năm tên du đãng đồng loạt rút dao xông vào chém, nhưng Đại may mắn thoát chết. Chưa kịp lành vết thương, Đại một mình một dao, lần lượt tìm các tên đã chém mình để rửa hận. Tất cả đều bị chém trọng thương. Sau các cuộc thanh toán đẫm máu này, Đại Cathay trở thành nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm Sài Gòn: Đại — Tỳ — Cái — Thế.[3][11]
Các giai thoại
- Với tướng Nguyễn Cao Kỳ: giai thoại kể rằng: Tướng Kỳ từng chiêu dụ Đại về làm vệ sĩ cho ông, nhưng Đại thẳng thừng từ chối với lý do:
— "Tôi đi đâu cũng có người hộ tống, nếu tôi hộ tống, các vệ sĩ của tôi sẽ thất nghiệp".[12]
- Với tướng Nguyễn Ngọc Loan:
Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành từng chiêu dụ Đại Cathay về cộng tác với cảnh sát:
— "Anh sẽ có lon đại úy, chức danh phó ty Cảnh sát một quận nếu anh chịu giúp chúng tôi trong việc thanh trừng các thế lực giang hồ ở Sài Gòn."
Đại trả lời:
— "Xin lỗi, tôi không thể hầu Chuẩn tướng được. Tôi làm thế, sao còn có thể sống mà ngẩng mặt nhìn ai ở đời này."[13]
- Với đại úy Trần Kim Chi, Trưởng ban bài trừ du đãng: Một buổi tối, Đại Cathay bao nguyên nhà hàng Paramouth mời đại úy Trần Kim Chi đến dự tiệc. Đại Cathay mở lời:
— "Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh…"
— "Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu!"
Trần Kim Chi nói:
— "Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì".
Đại Cathay nhỏ nhẹ trả lời.
- Với nhà văn Duyên Anh: Sau khi nghe Đại Cathay kể lại cuộc đời giang hồ, những trận thư hùng đẫm máu trên đường phố, nhà văn Duyên Anh viết và cho xuất bản tiểu thuyết Điệu ru nước mắt rất nổi tiếng. Nhân vật chính là Trần Đại, lấy nguyên mẫu từ Đại Cathay, trong Điệu ru nước mắt nhân vật chính vô cùng nghĩa hiệp, cứu giúp kẻ thân cô thế cô, dám đánh cảnh sát ăn hối lộ. Cuối cùng, vì chung thủy với mối tình vô cùng lãng mạn, đã chết trên hàng rào kẽm gai một cách lâm li bi tráng. Những phần đầu Đại Cathay đọc sướng lịm ngất ngây, lim dim thưởng thức. Tuy nhiên ở phần kết, Đại Cathay nổi khùng lên khi đọc tới đoạn nhân vật Trần Đại nằm vắt trên hàng rào mà chết. Đại thét lên:
— "Thằng Duyên Anh đáng chết, dám chơi xỏ tao. Tao thế này mà phải lụy vì con đàn bà đến khô cả xác à? Tụi bay tìm cắt gân chân cho tao!".
Nghe tin báo, Duyên Anh phải lên Đà Lạt trốn cho đến cuối năm 1966, khi Đại Cathay bị cảnh sát tống ra đảo Phú Quốc, mới dám trở về Sài Gòn.
Cái chết nhiều bí ẩn
Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành là người quyết liệt trong việc thanh lọc xã hội và bài trừ du đãng, ông lập ra Trung tâm Bài trừ Du đãng, trụ sở đặt tại quận Thủ Đức, sát cầu Bình Triệu và Biệt đội Hình cảnh nhằm tiêu diệt tội phạm; cử người thân cận của mình là đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Trần Kim Chi bị tử nạn một cách bất ngờ, một chiếc xe tải chở gỗ đã tông thẳng vào xe của ông khiến thiệt mạng, những lời đồn đại về một vụ mưu sát do Đại Cathay cầm đầu đã khiến tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận, ông ra lệnh cho cảnh sát bắt giam Đại Cathay với tội danh "du đãng đặc biệt".
Ngày 28 tháng 11 năm 1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 từ đất liền Việt Nam đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Là một tên tội phạm vốn quen tự do, Đại vạch ra kế hoạch vượt ngục để trở về đất liền Việt Nam. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được vợ[f] và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn trại với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại. Rạng sáng ngày 7 tháng 1 năm 1967, Đại và các đàn em khác tiến hành trốn trại. Bị phát hiện, Đại Cathay và đàn em thân tín nhất của mình chạy ngược lên phía núi Tượng của đảo Phú Quốc để trốn. Kể từ đó, không ai còn thấy tung tích Đại Cathay. Ông được coi là đã chết ở Phú Quốc.
Giả thuyết về cái chết của Đại Cathay ở Phú Quốc
- Giả thuyết 1: Đại Cathay và đồng bọn bị giết ngay trong đêm 7 tháng 1 năm 1967, do một tiểu đội biệt kích Việt Nam Cộng Hòa, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy sát, ông và người đàn em đã bị họ giết.
- Giả thuyết 2: Theo võ sĩ Chà Và Hương, một người bạn nối khố của Đại, kể lại rằng Đại cướp được xuồng máy của ngư dân và dông thẳng ra biển, tuy nhiên loại xuồng máy này chỉ dùng để đánh bắt cá gần bờ, không đủ sức chạy về đất liền, Đại và người đàn em Hải Súng đã chết mất xác trên đường biển về đất liền.
Trung Úy Trần Tử Thanh sau này khoe khoang với một số phóng viên trên một số tờ báo trước năm 1975 rằng chính ông là người đã bắn chết Đại Cathay.[15][8]
Ông Trần Tử Thanh - Thủy Quân Lục Chiến
Trần Tử Thanh cùng đồng đội trong lao tù Việt cộng sau 1975. (Hình)
Tiểu thuyết, âm nhâc và điện ảnh
Đại Cathay là nguyên mẫu của tiểu thuyết Điệu ru nước mắt nổi tiếng một thời của Duyên Anh.[16] Và tiểu thuyết này được dựng thành phim cùng tên do Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn và do hai diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ là Hùng Cường và Trần Quang đóng trong bộ phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang[17]
Ghi chú ]
- ^ tức Huỳnh Tỳ
- ^ tức Ngô Văn Cái
- ^ tức Ba Thế
- ^ Bảy Si cũng là một tay tội phạm có tiếng, là anh vợ của Năm Cam, cha của Thọ Đại úy, ông nội của Nguyễn Hữu Thịnh, Thọ và Thịnh đều nhận án tử hình trong vụ án Năm Cam
- ^ Lâm "chín ngón" là đệ tử ruột của Đại Ca Thay, sinh năm 1945, nổi tiếng đánh đấm giỏi và lỳ đòn, bị chặt đứt ngón tay cái trong trận đụng độ với Tín Mã Nàm nên gọi là Lâm "chín ngón", sau này do tranh giành làm ăn bị Năm Cam cho người tạt axit trở nên tàn phế
- ^ Là con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự, đối diện với vũ trường Olympic, Sài Gòn thời bấy giờ."
...............................
Chương 2 - Cuộc đụng độ giữa Đại Cathay với Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Tuớng Nguyễn Cao Kỳ.
==>
Trần Đại tuổi Thìn, sanh năm 1940 gốc miền Trung, nói giọng lơ lớ vùng Nghĩa Bình (Quảng Ngãi-Bình Định).
Ngay cả đám em út thân cận cũng không biết rõ về gia thế của Trần Đại. Hơn cả chục lần về bót, hắn khai cả chục bản lý lịch khác nhau, khi thì cha tên Lê Văn Cự, lúc thì tên Trần Văn Trự. Mẹ cũng có nhiều tên, như tên Hương rồi tên Duyên…,cha chết trong nhà tù Côn Đảo. Mẹ lấy chồng khác. Dượng ghẻ là một người thô lổ lại nghiện thuốc phiện, thường lôi Đại ra dần cho những trận đòn chí tử vì tánh ngỗ nghịch, kết bè kết đảng với trẻ bụi đời, không học hành mà chỉ đi đánh lộn, lúc 10 tuổi, Đại thôi học, bỏ nhà đi bụi đời, đánh giày, bàn báo nuôi thân.
Rạp chiếu bóng Cathay ở ngã tư Công Lý-Nguyễn Công Trứ, thuộc quận nhì thường xảy ra những trận ấu đả giành giựt khách đánh giày của lũ trẻ bụi đời. Trần Đại lì lợm, liều mạng, trăm trận trăm thắng với tay chân mặt mũi đầy những vết bầm tím, rướm máu, năm 14 tuổi, Đại xếp sòng khu vực rạp chiếu bóng Cathay, nên được gọi là Đại Cathay từ đó.
Đại đã từng bị tống vào Trại Giáo Hóa Thiếu Nhi, Thủ Đức, trại Tế Bần ở cầu chữ Y, đầu năm 1960, Đại trên 20 tuổi, đã trở thành ông trùm khét tiếng. Hắn bảo kê hầu hết các sòng bài, tiệm hút, vũ trường, động mãi dâm ở quận 1, ngoài những cao thủ trong làng dao búa, Đại Cathay bắt đầu quen biết với tầng lớp trí thức, con nhà gia thế, học trường Tây, như bác sĩ Nghiệp, Hoàng Sayonara (còn gọi là Hoàng Guitar), Dzách Bửu, Dzí Bửu, Hùng Đầu bò…
Trong giới nghệ sĩ, Duyên Anh là nhà văn, nhà báo nổi tiếng, đã gặp Đại Cathay và Hoàng Sayonara ở tiệm hút. Tên của hai du đảng nầy là nguồn cảm hứng để Duyên Anh sáng tác những tiểu thuyết
- Diệu Ru Nước Mắt (Đại Cathay),
- Vết Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang (Hoàng Sayonara),
- Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool - Vợ của Đại tên Nhàn), đạo diễn Lê Dân đã đưa những tiểu thuyết nầy của Duyên Anh lên thành phim. Nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Chánh sáng tác bản nhạc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang.
==>
1. Đại Cathay cặp kè với Đông Nhàn
Nhàn là con gái của thương gia nổi tiếng trong ngành bàn ghế ở đường Hồng Thập Tự, hiệu là Đông Nhàn, sau đổi tên thành Phan Văn Nhị, nhàn con nhà giàu, học trường Tây, yêu say đắm Đại Cathay, nhưng gia đình cấm cản, nên bỏ nhà theo Đại sống như vợ chồng, và trở thành đàn chị của hàng trăm tên giang hồ thảo khấu, câu chuyện của Nhàn được Duyên Anh đưa vào tiểu thuyết mang tên Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool vì hút thuốc lá hiệu Kool).
A. Hoàng Sayonara
Hoàng Sayonara hay Hoàng Guitar là một tay chơi đàn nổi tiếng với bản nhạc trong phim Sayonara. Hoàng là quân sư của Đại Cathay, Sau ngày băng đảng của Đại Cathay bị hốt vào trại Cửu Sừng ở Phú Quốc, băng đảng không còn, Hoàng hàn gắn lại mối tình đầu với người yêu tên Ngọc, sống đời bình thường. Cuộc sống túng thiếu, không có việc làm vì cái quá khứ du đảng, nhất là khi vợ có bầu sắp sanh mà tiền không có. Hoàng tham gia vào một phi vụ cuối cùng là hợp tác với băng Thành Điếc, đỗ hàng PX, kiếm tiền cho vợ sanh. (PX, chữ viết tắt của Post Exchange, là những cửa hàng bán lẻ do quân đội quản lý, cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Hoa Kỳ. Hàng miễn các thứ thuế, nên giá rẻ, và chợ trời bày bán đầy đường.), vụ bốc hàng bị quân cảnh Mỹ phát giác. Khi bắn nhau với Quân Cảnh Mỹ, Hoàng Guitar lãnh một băng đạn M-16 trên lưng, vết thù trên lưng ngựa hoang, đó là cảm hứng cho Phạm Duy và Ngọc Chánh sáng tác bản nhạc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang...
===
Ngựa hoang về tới bến rồi
Cởi mở lòng ra với cõi đời
Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục
Và trên lưng nó, ôi
Còn nguyên những vết thù”.
Khi đã bước vào giang hồ, muốn rút chân ra không phải dễ.
===
=============>
2. Cuộc bài trừ du đảng của Tướng Loan và Tướng Kỳ
Với chức vụ Tư lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan quyết tâm bài trừ du đảng. Trung Tâm Bài Trừ Du Đảng ở bên kia cầy Bình Triệu, và Biệt Đội Hình Cảnh do Đại úy Trần Kim Chi chỉ huy, theo lịnh của Tướng Loan, Biệt Đội Hình Cảnh (BĐHC) được quyền bắn hạ tại chỗ bất cứ tên du đảng nào gây án trên đường phố và chống lại cảnh sát hành sự. Sau một thời gian hoạt động, BĐHC chỉ tóm được những tên tép riêu mà thôi. Đối tượng mà cảnh sát nhắm tới là Đại Cathay thì vẫn nhởn nhơ, thách thức.
Trần Đại không cướp giật, không bị ai tố cáo nên không có đủ bằng chứng để hốt vào tù. Đóng tiền bảo kê là những người làm ăn phi pháp nên cũng không có ai thưa kiện gì cả. Giang hồ cũng có luật lệ riêng của nó, những ai phản bội thì bị trừng phạt, từ lấy thẹo cảnh cáo đến thủ tiêu, cho nên không ai dám bán rẻ anh em, vì thế nhà chức trách rất khó làm việc.
Phụ tá Tướng Loan là Trung tá Mã Sanh Nhơn đưa thơ mời ông Trần Đại đến trình diện Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia ,khi Đại đến. Tướng Nguyễn Ngọc Loan ra lịnh:
- Anh phải giải tán băng đảng. Không được lộng hành.
Trần Đại đồng ý với một điều kiện, là cho bọn đàn em được toàn quyền làm ăn hợp pháp trong việc khai thác các dịch vụ ở các kho, bến tàu bên Khánh Hội, khu vực Cầu Muối, hai bên bờ sông Tè, dưới hình thức một nghiệp đoàn bốc vác.
Một đề nghị thật là xấc láo, chơi gác chính quyền, là đòi hợp pháp hoá băng đảng dưới quyền điều khiển của tên trùm xã hội đen. Đúng là tuổi trẻ ngông cuồng không đọ sức mình cũng như châu chấu đá xe, đem trứng chọi đá vậy.
Tướng Loan tức giận tuyên bố:
- Tôi ra lịnh cho anh phải giải tán hết. Anh không có quyền điều đình, mặc cả ở đây. Ngày nào tôi còn ngồi ở chiếc ghế nầy, thì ngày đó, cái đám giang hồ cắc ké của mấy anh không còn đất sống.
Trần Đại trả lời:
- Giang hồ không có vua, tôi làm sao có quyền ra lịnh cho các băng đảng được.
Cuộc đối thoại kết thúc. Kể như Đại Cathay tuyên chiến với cảnh sát. Trần Đại không nể mặt chính quyền, tiếng tăm lại nổi lên như cồn trong giới giang hồ, và Đại Cathay không biết được thái độ đó đã đẩy hắn đến gần ngày về chầu diêm chúa.
Đại Cathay vuốt râu hùm Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy Cảnh Sát Quốc Gia trên cả nước, lại Chỉ huy trưởng Cục An Ninh Quân Đội và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Đụng với Tướng Loan như vuốt râu hùm, không tránh được cọp vồ, xé xác.,
Một buổi tối, Đại và cả chục anh em kéo đến vũ trường Olympic, gồm có Lâm 9 ngón, Lành Cầu Muối đến quậy vũ trường nầy. Trong lúc đang vui đùa thì Biệt Đội Hình Cảnh do Thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy đến tấn công. Một trận đấu súng kinh hồn xảy ra, cả vũ trường kinh hoàng. Thiếu úy Trần Tử Thanh là tay thiện xạ, đã bắn què giò Đại Cathay. Nhờ quản lý vũ trường cúp điện, nên bọn đàn em đưa hắn chạy thoát.
Tiếp theo đó, Ban Bài Trừ Du Đảng hốt từng tên đàn em của Đại.
... và cái chết mờ ám của Đại úy Trần Kim Chi
Bị nao núng, Đại tìm cách mua chuộc và hoãn binh. Một buổi tối, hắn bao nguyên nhà hàng Paramount, mở tiệc mời Đại úy Trần Kim Chi, Trưởng Ban Bài Trừ Du Đảng đến nhậu. Sau một tuần rượu, Đại lên tiếng:
- Nếu Đại úy chịu thả đàn em của tôi ra, thì tôi sẽ đền ơn xứng đáng.
Viên Đội trưởng Biệt Đội Hình Cảnh thẳng thừng trả lời:
- Ăn nhậu là ăn nhậu. Bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây để mua chuộc, mặc cả, thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu.
Trần Đại nhũn nhặn:
- Ồ, không không, nếu đại úy không thuận thì thôi. Còn hôm nay tôi mời đại úy đến đây là để cho anh em vui vẻ. Mời đại úy tự nhiên.
Sau bữa tiệc chừng nửa tháng, một chiếc xe be chở 5, 6 thân cây to lớn, nặng nề, không rõ xuất xứ, đã bò qua, cán dẹp lép chiếc xe con cóc Citroen 2 ngựa, làm cho tài xế và Đại úy Chi chết tại chỗ trên xa lộ. Chiếc xe be chạy mất, không nhìn được bảng số.
Giang hồ lại bàn tán, chính Đại Cathay là đạo diễn tấm thảm kịch đó. Dư luận đó không chỉ làm nổi danh Đại Cathay, mà còn đưa số phận của tên trùm du đảng, càng đến gần ngày xóa tên trong danh sách của Nam Tào Bắc Đẩu, để cho Ngọc hoàng giũ sổ.
6.3. Đại úy Nguyễn Văn Thọ ra tay
Tháng 8 năm 1966, Đại úy Nguyễn Văn Thọ được cử về chỉ huy Biệt Đội Hình Cảnh, thay chỗ của Đ/U Chi vừa qua đời. BĐHC được dời về Tổng Nha CSQG.
Đ/U Thọ xin Sự vụ lịnh hành quân, rồi đích thân mở chiến dịch lớn, đem xe cây đến tận hang ổ, xúc từng tên và quét sạch bọn đàn em, đồng thời cũng túm cổ Đại Cathay, bác sĩ Nghiệp, Lâm 9 ngón, Hạnh Sún.
20 ngày sau, toàn bộ bị tống lên phi cơ vận tải C-47 đưa ra giam giữ ở Trung Tâm Hướng Nghiệp, Phú Quốc.
Ở đó, Đại Cathay đổi tên Trung Tâm Hướng Nghiệp thành Trại Cửu Sừng, bắng cách bốc đại một con mạt chược, trúng con nào thì lấy tên con đó. Cửu Sừng là điểm đến của những tên sa lưới pháp luật bởi những hành vi tội ác.
7* Kế hoạch vượt trại.
7.1. Kế hoạch
Vợ của Đại và người anh tên Cảnh Alain vung tiền ra cứu Đại. Khi biết được người vợ tìm cách chạy chọt, lo lót cho Đại vượt ngục, thì tương kế tựu kế, cảnh sát giương ra cái bẩy, cố ý cho bọn du đảng vượt trại để có cơ hội trừ khử.
Vợ của Đại Cathay là một trong nhóm người thăm nuôi đầu tiên được ra Phú Quốc để gặp thân nhân.
Các chỉ huy giám thị trại được chỉ thị làm lơ cho việc trốn trại. Trong cái áo lạnh rẻ tiền mà vợ Đại mang ra, có 62 cây vàng để Đại lo lót cho vụ trốn trại.
Vợ Đại cho biết:
- Đám lính gác sẽ làm ngơ cho mọi người trốn thoát.
- Một chiếc xuồng máy chờ sẵn đưa mọi người ra khơi.
- Một tàu hải quân được bố trí để đưa mọi người về đất liền.
Sau đó tính tiếp.
7.2. Giờ hành động
12 giờ đêm ngày 7-1-1967, Đại cầm đầu đàn em thoát ra ngoài.
Theo kế hoạch, đám tù chia làm hai nhóm.
Nhóm 1. 5 người đi trước để nghi binh
Nhóm 2. Đại và Hải Sún chạy ra hướng biển.
Bất ngờ. Khi 2 nhóm vừa ra khỏi rào thì còi báo động vang lên inh ỏi. Nhóm 1 của Xì Kíp và Hùng Mỏ Chuột bị tóm cổ ngay.
Đại và Hải Sún bèn thay đổi kế hoạch, thay vì chạy ra biển, thì chạy ngược về phía Núi Tượng, nơi đó có Việt Công hoạt động.
Đến đây, không ai tận mắt trông thấy Đại Cathay và Hải Sún mất tích như thế nào cả.
Sau đó, nguồn tin có thẩm quyền tiết lộ, khi biết Đại chạy vào Núi Tượng, thì một tiểu đội biệt kích do Thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được chở từ Sài Gòn ra Phú Quốc để truy kích với khẩu lệnh là bắn hạ tại chỗ. Toán biệt kích ngụy trang trong những bộ bà ba, đội mủ tai bèo, mang dép râu, xử dụng AK-47.
Tiêu diệt xong, đắp mộ dựng bia đàng hoàng tử tế để dễ nhận diện và làm bằng chứng dư luận. Thiếu úy Trần Tử Thanh sau đó xác nhận, chính đương sự đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.
>>>>>>
Những bài hát được sáng tác cho bộ phim này: - Bài "Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang" (cho nhân vật Hoàng Guitar hay Hoàng Sayonara) bị lính Mỹ bắn và chết trong một vụ áp phe cuối cùng. - Bài "Sa Mạc Tuổi Trẻ" sáng tác cho các đàn em băng đảng của Cathay Đại bị ly tán, gặp khó khăn trong mưu sinh khi Đại Cathay bị biệt tăm - Bài "Điệu Ru Nước Mắt" sáng tác viết về cuộc đời Đại Cathay... - Loan Mắt Nhung là Nhàn, vai cô Nhàn trong truyện do Duyên Anh phóng tác là biểu tượng vợ của Đại Cathay |
=========================
Sa Mạc Tuổi Trẻ - Kiều Nga
https://www.youtube.com/embed/qgHnngqJt78 --
Sa Mạc Tuổi Trẻ
- Nguyễn Hưng
https://youtu.be/PTccfaVLR40
SA MẠC TUỔI TRẺ
- Karaoke KIỀU NGA
- Frustrated IU in My Mister (2018)
- Paso Doble
https://youtu.be/r7c7Tf8pjkc
Điệu Ru Nước Mắt
https://youtu.be/m3PMjUJMT3Y
Loan Mắt Nhung
- Huỳnh Anh | Guitar Cover
https://youtu.be/-p-h-C060W0
Điệu ru nước mắt
(Tập 1) | Giọng đọc: Duy Ly Radio
https://youtu.be/l1Qvjbw5eJk
Điệu ru nước mắt
(Tập 1) | Duy Ly Radio [...]
Đến nửa đêm, khu phố bị bao vây. Hai chiếc xe cam nhông chặn ở đầu đường. Trên năm chục người mặc đồ trận, võ trang súng các bin nhưng không nạp đạn ùa vào ngõ hẻm. Họ đi từng tốp năm người không phải bố ráp, hỏi sổ gia đình mà mục đích của họ là lùng bắt du đãng. Những bước chân chạy huỳnh huỵch. Những tiếng gõ cửa. Những tiếng quát tháo làm rộn vang khu phố. Gã chỉ điểm làm trọn nhiệm vụ. Chưa đầy nửa tiếng, người ta đã thộp cổ xược ngót hai mươi tên đầu trâu mặt ngựa. Có đứa chống cự. Báng súng cảnh cáo nó. Có đứa vùng chạy. Người ta rượt đuổi. Tới chỗ tối vắng, nó rút dao ra xỉa. Người ta vất vả lắm mới hạ nổi nó. Cuộc bắt người sôi nổi, hồi hộp cho cả người đi bắt lẫn kẻ bị bắt. [...]
............................................
Nền điện ảnh thương mại của miền Nam trước 1975 đã có nhiều thành tựu đáng kể, với rất nhiều phim nhựa được sản xuất mỗi năm, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 1960 trở về sau.
Sau đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh đẹp nhất của đường phố Sài Gòn trước 1975 được trích xuất từ những cảnh trong các phim của Mỹ Vân như Từ Sài Gòn Tới Điện Biên Phủ, Chân Trời Tím, 5 Vua Hề Về Làng, và phim của Alpha là Tuổi Dại.
Xin nhắc lại, những hình ảnh Sài Gòn hoa lệ là do các hãng phim do tư nhân làm chủ của người miền nam thuở đó tạo dựng lên, những công ty tư nhân lón nhỏ tranh tài nhau đóng phim chính quyền không xen vào công việc tổ chức họ, mà chỉ kiểm duyệt thước phim nào đó mà thôi, bộ môn nghệ thuật thứ bảy này khá mới mẻ cho dân miền nam nhưng cũng rất hào hứng, các nhà văn, nhạc sĩ, că sĩ cũng nhảy vào ngành điện ảnh để sáng tác cho bộ phim ăn ý nhất, điển hình là cuốn phim "Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang" này, những tay đạo diễn thành công sống như ông hoàng thời đó. Việt cộng nay cũng nhảy vào "ăn ké" dùng chuyện "du đãng Sài Gòn" để bôi nhọ chính thể và tuyên truyện cho giới trẻ là Chính thể VNCH là thối nát, chỉ tạo du đãng... Những bức hình về Sài Gòn không phải do các phóng viên ngoại quốc chụp. Nó do người Việt Nam, do người dân miền nam tạo ra.
1
Một cảnh ở gần chợ Đa Kao, xe đi trên đường Bùi Hữu Nghĩa, cắt ngang đường Nguyễn Huy Tự
2
Học Viện Bác Ái trên đường Thành Thái, nay là trụ sở trường Đại Học Sài Gòn nằm ở đầu đường An Dương Vương (đối diện trường ĐH Sư Phạm hiện nay ở Quận 5)
3
Khu vực trung tâm quận Ba
4
5
Những bảng pano quảng cáo quen thuộc trước chợ Bến Thành
6
Chợ Bến Thành được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, đến nay đã hơn 100 năm nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc thời nguyên thủy
7
Công trường Lam Sơn trước Opera House
8
Đường Tự Do, bên trái là Caravelle Hotel
9
Trường Cao Đẳng Điện Học trực thuộc Trung tTâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ, hiện nay là một trong những cơ sở của trường Đại Học Bách Khoa ở đường Lý Thường Kiệt
10
Phi trường Tân Sơn Nhứt
11
Đường Tự Do ra hướng Bến Bạch Đằng
12
Ngã Tư đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi). Góc phải hình là khách sạn Astor, nay là khách sạn Hương Sen. Phía xa xa có thể thấy tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà.
13
Trên đường Tự Do
14
15
Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh. Bên kia đường là REX cinema
16
Bùng binh Cây Liễu, ngã tư 2 đại lộ Lê Lợi và Nguyễn Huệ.
17
18
19
Những hình ảnh xe cộ đông đúc ở trung tâm Sài Gòn:
20
21
22
23
Cầu Bùi Hữu Nghĩa ở Đa kao
24
Đường Tự Do
25
Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa
26
Phim "Chúng Tôi Muốn Sống" với vai chính nam tài tử Lê Quỳnh
29
Phim "Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ" với vai chính nữ tài tử Kiều Chinh thủ vai Chiêu Đãi Viên Hàng Không Việt Nam của Sài Gòn trước 1975
Chú ý: Thời VNCH với tên "Tiếp Viên Hàng Không" là những người bán vé soát vé máy bay, nhân viên làm việc ở dưới đất trong phi trường. Còn "Chiêu Đãi Viên Hàng Không Việt Nam" là làm việc trên máy bay như bưng thức ăn, thức uống....
30
Một kỹ thuật viên nữ đang kiểm tra các đoạn phim 35mm Sound Moviola ở phòng chế bản của đài truyền hình Sài Gòn trước khi chuyển đổi về định dạng phim 16mm và tiến hành lồng âm, ngày 23/1/1967
THỦY ĐÀI NẤM" Di Sản Đã Mất Của Sài Gòn | Ca Khúc "CÒN NHỚ SÀI GÒN KHÔNG?" "QUÊ HƯƠNG VÀ MỘNG ƯỚC"
https://youtu.be/j09QLmFLDDg
Sa Mạc Tuổi Trẻ - Kiều Nga
https://www.youtube.com/embed/qgHnngqJt78 --
Sa Mạc Tuổi Trẻ
- Nguyễn Hưng
https://youtu.be/PTccfaVLR40
SA MẠC TUỔI TRẺ
- Karaoke KIỀU NGA
- Frustrated IU in My Mister (2018)
- Paso Doble
https://youtu.be/r7c7Tf8pjkc
No comments:
Post a Comment