Tuesday, January 11, 2022





Bật Ngửa Với Bộ Test Kit Made In VN |Tất Cả Vào NhàĐ.á https://youtu.be/9qpaMBQBizs


Chuyến bay giải cưú chỉ có 54 thành viên trung cấp bị hầu tòa Vâỵ những tên cao cấp thì sao?
https://www.youtube.com/live/y4GqF6492Z0


Sau 46 năm không còn chiến tranh Việt cộng đưa đất nước Việt Nam đi về đâu?
1:48:01
Bấm vào dòng chữ: Watch on Youtube
👍 https://youtu.be/7ZDjQ8p4zIY
https://youtu.be/7ZDjQ8p4zIY


Buổi Thảo Luận: hồ chí minh và đảng cộng sản đã làm gì cho đất nước và Dân Tộc Việt Nam?
https://youtu.be/ptQuPRkdFbo




Thái Lan Nói, Việt Nam Đang L.o S.ơ Đối Mặt Với Chúng Ta?
https://youtu.be/PGuNa9I8Blw




VÔ ĐỀ SÁNG CHỦ NHẬT 19/12/2021

https://youtu.be/pWqQrX5Bc3g




Nếu Không Muốn Mất Nước Thì Hãy Tìm Một Giải Pháp Cho Việt Nam.
https://youtu.be/gzYmAczrFUk
38:06




Đến Với Quê Hương Tôi
https://youtu.be/BTo8Y5D5wRw

Du Ca, một thời Sài Gòn trước năm 1975
Du ca không phải là nhạc Hướng Đạo
Du ca không phải là nhạc đấu tranh
Du ca không phải là nhạc hát dạo
Du ca là nhạc của tất cả những nhạc kể trên

Phong trào Du Ca, một thời miền nam trước năm 1975 khi tuổi trẻ phải sống trong khủng bố, sinh viên phản chiến phá phách biểu tình, sư vãi ngồi vạ biểu tình phá rối miền nam.

Phong trào "Du Ca" khác với "Hát cho đồng bào tôi Nghe"

Người ta đã nhầm lẫn giữa phong trào "Du Ca"
và "Hát cho đồng bào tôi Nghe" với đám nhạc công nằm vùng "của cái đám Lê văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh công Sơn, Miên Đức Thắng và Nguyễn Xuân Tân/Tôn Thất Lập của Phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe' do văn công Việt cộng nằm vùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ xướng.

 

Bài hát "Dây mà đi" do ông Tôn Thất Lập, với nhiều bút danh khác là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên, Nguyễn Xuân Tân, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1942 tại Huế, là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và là Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.

Dậy mà đi
https://youtu.be/cqUGDhWlCvk
Là bài hát do nhạc công Việt cộng nằm vùng phổ nhạc từ bài thơ của Tố Hữu nhà thơ "Việt cộng" chuyên đề cộng sản.

Tiểu sử của văn công Việt cộng Tôn Thất Lập

Nguyễn Xuân Tân tức là Tôn Thất Lập,

Trong chiến tranh Việt Nam, Tôn Thất Lập hoạt động trong phong trào âm nhạc Hát cho đồng bào tôi nghe, ông đã sáng tác các ca khúc và hợp xướng như: Hát cho dân tôi nghe, Dậy mà đi (phổ thơ Tố Hữu), Xuống đường (viết chung với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), Hát trong tù, Lúa reo trên khắp đồng bằng... đã được hát trong phong tranh đấu của học sinh, sinh viên miền Nam.
Sau đó, ông Tôn Thất Lập tức là Nguyễn Xuân Tân ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội rồi quay vào Nam làm công tác văn hóa vận cho đám vũ trang bạo lực "Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam", sau 1975, đám này lại lột xác đội tên là Chính phủ Cách mạng Lâm thời để chờ ngày cai trị miền nam, nhưng Bằc cộng cho ra rìa, đành lấy danh hiệu là: Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để lột xác và để đánh tráo với tên "Việt Nam Cộng Hòa", và luôn miệng gọi "chánh quyền Sài Gòn cho tên "Việt Nam Cộng Hòa"

sau cuộc Cưỡng chiếm miền nam, Tôn Thất Lập làm việc tại Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Hồ Chí Minh và tâng bốc đảng bằng những sáng tác: Tình ca mùa xuân, Tình ca tuổi trẻ, Trị An âm vang mùa xuân, Mưa thì thầm, Oẳn tù tì, Cô bé dễ thương, Tình yêu mãi mãi,...

"Hát cho đồng bào tôi Nghe" với đám nhạc công Việt cộng nằm vùng "của cái đám Lê văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh công Sơn, Miên Đức Thắng và Nguyễn Xuân Tân/Tôn Thất Lập
"Dậy Mà Đi" là bài hát Việt cộng kêu gọi ngươi dân dậy mà đi lật đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam

.......................................................



Quốc

thù

thuận

báo

vi

thiên

mệnh



Thuận

thế

anh

hùng

diệt

cộng






 

.......................................................

 

Vietnam vs China: Battle of The Paracel Islands Aftermath (1974)
https://youtu.be/2vak-7Jqnnk


Part 1: The People's Republic of China has released the first batch of prisoners who were taken during the fighting for the Paracel Islands in January. On Thursday (31 January) six prisoners -- five South Vietnamese and one American--crossed the Lo Wu Bridge from China into the Hong Kong New Territories. They had been taken prisoner in the two days of fighting between the Chinese and South Vietnamese force on the disputed Paracel Islands in the South China Sea on the 19th and 20th of January. China claims to have captured 48 prisoners during the fighting. New that Chinese forces are in control of the archipelago, observers in Peking believe that the early release of prisoners indicates China's desire to close the incident with the minimum of publicity.
The first prisoner to cross the bridge was the American, 27 year-old Gerald Kosh, of Lafayette Hill, Pennsylvania. Though he looked ill, and was said to be suffering from hepatitis, he walked unaided for a quarter of a mile from the bridge to a waiting British Air Force helicopter. Kosh had been working as a regional liaison officer for the United States Defence Attache's Office, when he was captured on one of the islands (Pattle). A South Vietnamese patrol boat had put him on the island just before fighting broke out between Chinese and South Vietnamese gunboats. For his release, Kosh was wearing the standard Chinese worker's uniform -- a dark blue tunic and dark blue trousers. He wore no hat and had a three day growth of beard. He was followed almost immediately by the fie Vietnamese, who were also wearing blue tunics. One of them was walking on crutches, another had a noticeable limp, and a third had apparently suffered an eye wound. Each carried a black flannel suitcase containing his belongings.

Part 2: After a two-day battle against Chinese forces for possession of the barren Paracel Islands, three South Vietnamese gunboats damaged in the sea engagement were back at Danang naval base for repairs on Tuesday (January 22).
The South Vietnamese say 122 of their men are missing following the weekend fighting, which left Chinese forces in possession of the disputed islands. At least half of the South Vietnamese casualties were aboard the 700-ton gunboat HQ-10, which sank with a large number of its crew after being hit by a Chinese missile. The Paracel Islands, long subject to dispute between South Vietnam and The Chinese People's Republic, lie 200-miles (320 kms) from South Vietnam and the Chinese island of Hainan. According to Saigon military reports, the South Vietnamese had 110 militiamen and 40 naval commandos on islands in the group as well as their sea-borne units. Saigon says their ground forces were bombed on Sunday by Chinese MIG-21s and then overwhelmed by superior Chinese ground forces. The South Vietnamese Military Command claimed that two Chinese ships had been put out of action during the fighting -- one was sunk by gunfire and the other was seen to run aground. It was claimed that two other Chinese gunboats were damaged. Peking, in its first official reaction, called on the South Vietnamese to "stop their encroachment of Chinese territory immediately." The Chinese Foreign Ministry subsequently announced it would release prisoners captured after the battle. But there were meantime reports that the South Vietnamese were planning retaliatory hit-and-run air attacks against the islands from Danang base.

Part 3: One of three South Vietnamese warships, damaged in the recent Sino-Vietnamese battle over the Paracel Archipelago, limped up the Saigon River on Tuesday (29 January) amid reports that the South Vietnamese government will soon launch a combined land and see operation to recover the Paracels.
The 28,000-ton vessel, the "Tran Ehanah Du, arrived in Saigon to a hero's welcome by a crowd of several thousand sailors and civilians. In an official ceremony, during which several crew-members were awarded medals, the Commander of the ship, Le huu Thu, said the Chinese had a total of four ships and two smaller vessels disguised as fishing-boats at the Paracels Islands during the two-day battle (19-20 January). Both China and South Vietnam claim the Paracel Archipelago which is located more than 200 miles away from each country in the South China Sea. The short naval, ground and air battle earlier this month left about 200 South Vietnamese soldiers and sailors either killed or captured by China. China announced on Tuesday (29 January) that 48 South Vietnamese and one American captured during the battle will be released through the Hong Kong-Chinese border in several batches. The first batch will arrive in Hong Kong on Thursday (31 January). Meanwhile, pro-government newspapers in Saigon said that a force of marines and frogmen was heading for the Paracels in a bid to encircle the three islets of Duncan, Drummont and Robert.

Hoang Bach Oral History
https://youtu.be/4fboLudAqlU


Little Saigon Hôm Qua, Hôm Nay và Ngày Mai


Monday, March 26, 2007

Một đoạn trên Bolsa Avenue, lối vào khu Phước Lộc Thọ của Little Saigon
Hình

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ trên đường All American Way ở Little Saigon
Hình

* Vann Phan

“Little Saigon” là tên đặt cho một số nơi quy tụ các cộng đồng tỵ nạn và di dân Việt Nam tại hải ngoại, thường là ở Hoa Kỳ, sau cuộc di tản lớn của người Mỹ và hằng chục nghìn dân chúng Miền Nam Việt Nam vào lúc Sài Gòn rơi vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt ngày 30 Tháng Tư năm 1975 và sau khi hằng trăm nghìn thuyền nhân Việt Nam khác, từ cuối thập niên 1970 cho tới thập niên 1980, phải bỏ nước ra đi để mong tìm chốn quê hương mới vì không thể tiếp tục sống dưới chế độ Cộng sản nơi quê hương cũ.

Khu Little Saigon lâu đời nhất, lớn nhất, nổi bật nhất và được tổ chức quy mô nhất của cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ nằm ở Quận Orange, Miền Nam California. Vì những cái nhất đó, mỗi khi nói tới Little Saigon, người ta thường nghĩ tới khu Little Saigon tọa lạc tại hai thành phố Westminster và Garden Grove ở Quận Orange, Miền Nam California. Theo các số liệu của cuộc Kiểm Tra Dân Số Năm 2000, tỷ lệ dân Mỹ gốc Việt chiếm 30.7% trong tổng số 88,207 người của Westminster và 21.4% trong tổng số 171,042 người của Garden Grove. Trong khi người gốc Việt Nam chiếm đại đa số trong số cư dân Little Saigon, những người Việt gốc Hoa, tuy ít hơn, cũng được tính vào trong số dân đó, và đa số họ thuộc về nhóm dân tỵ nạn thứ nhì đặt chân tới đây hồi những năm 1980 để rồi lại sở hữu phần lớn những cơ sở kinh doanh trong vùng. Phải biết rằng, tuy mang danh xưng Little Saigon, khu cư dân này còn có nhiều người gốc Hispanic (Mễ), Căm Bốt và Lào sinh sống nữa.

Lược sử

Vào ngày 17 Tháng Sáu năm 1988, Thống Đốc California George Deukmejian đã tới Westminster và chính thức cung hiến danh xưng “Little Saigon” cho khu vục giáp giới với các đại lộ Westminster Boulevard, Bolsa Avenue, Magnolia Street, và Euclid Street.

Một thành phần đáng kể trong số những người tỵ nạn từng rời bỏ quê hương và đến định cư tại Hoa Kỳ sau khi Cuộc Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt vào năm 1975 đã tới định cư tại thành phố Westminster, Miền Nam California, vì nơi đây khí hậu tương đối ấm áp, với khả năng cung ứng nhiều cơ hội đoàn tụ cùng bạn bè và triển vọng tìm kiếm việc làm tương đối dễ.

Vào những năm cuối thập niên 1970, Little Saigon xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thương mãi và dịch vụ gia tăng của số dân tỵ nạn Việt Nam đông đúc mà giờ đây đang cố gắng, bằng mọi cách, mau chóng hội nhập vào xã hội mới, đồng thời làm giàu trên đất nước Hoa Kỳ đầy ắp những cơ hội dành cho những sắc dân đến đây lập cư biết chăm chỉ làm ăn và tiêu pha cần kiệm, như người Việt Nam và người Việt gốc Hoa.

Tháng Chín năm 1989, Hội Đồng Thành Phố Westminster chỉ định Little Saigon làm một khu du lịch và là nơi thực hiện dự án tái phát triển thành phố. Khu vực rộng khoảng ba dặm vuông trở thành quê hương mới với hơn 3,500 cơ sở làm ăn của các doanh gia người Mỹ gốc Việt. Những nhà kinh doanh đặt chân tới đây sớm nhất đã khởi sự công cuộc phát triển Little Saigon kể từ năm 1977.

Thoạt tiên, trung tâm của Little Saigon nằm trên chiều dài một dặm của đại lộ Bolsa Avenue, giữa các đường Magnolia Avenue ở phía Tây và đường Brookhurst về phía Đông. Little Saigon là nơi hấp dẫn du lịch chính, tiêu biểu cho sự tập trung lớn nhất thế giới công cuộc mua bán, làm ăn cũng như những thứ hàng hóa và dịch vụ mang đặc tính văn hóa Việt Nam bên ngòai Việt Nam. Một trong những điạ điểm hấp dẫn du khách phổ thông nhất trong khu Little Saigon là Thương Xá Phước Lộc Thọ (Asian Garden Mall), một khu buôn bán và dịch vụ rộng 150,000 bộ vuông gồm nhiều cửa hiệu, tiệm ăn, quán cà-phê và các gian hàng nữ trang lớn, tất cả cùng quy tụ dưới chiếc mái nhà màu xanh uốn cong theo kiểu kiến trúc mà du khách vẫn thường nhìn thấy từ Việt Nam qua Trung Quốc, tới Hàn Quốc và đến Nhật Bản.

Là một trong những trung tâm hấp dẫn du khách hàng đầu tại Quận Orange, Little Saigon có mọi góc độ và chiều sâu xứng đáng cùng với khả năng đem lại cho du khách một kinh nghiệm kỳ thú về nền văn hóa đa dạng của một Á Châu nửa tân, nửa cổ bên ngòai Á Châu. Thêm vào đó, đối với nhiều người Mỹ gốc Đông Nam Á, Little Saigon còn tiêu biểu cho những mối giây liên hệ với quá khứ đồng thời cũng là cửa ngỏ bước vào tương lai.

Vị trí và lịch sử Little Saigon

Nằm cách Trại Pendleton của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chừng 50 dặm về phía Nam, Westminster, có thời, từng là một thị trấn phụ thuộc của Thành Phố Los Angeles gồm những thành phần cư dân trung lưu trước khi dân số nơi này sút giảm vào thập niên 1970. Kể từ năm 1978, hạt nhân của Little Saigon là Đại Lộ Bolsa Avenue, nơi các nhân vật tiên phong như Quách Nhứt Danh (Danh Quach) và Triệu Phát (Frank Jao) thiết lập nên những cơ sở kinh doanh. Chẳng bao lâu, những người Mỹ gốc Việt kéo đến cư ngụ làm sinh động hẳn khu vực này qua việc mở mang những cơ sở làm ăn tại các cửa hiệu cũ trước đây do người da trắng làm chủ, đồng thời các nhà đầu tư dựng nên những trung tâm mua bán lớn với các dịch vụ kinh doanh hỗn hợp. Cộng đồng cư dân Việt Nam và những cơ sở kinh doanh sau đó lan dần sang các thành phố lân cận như Garden Grove, Stanton, Fountain Valley, Anaheim, và Santa Ana. Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ Nhật Báo Người Việt danh tiếng của nhà báo Đỗ Ngọc Yến (Yen Do), hiện có trụ sở tại Westminster, đã xuất bản những số báo đầu tiên từ một ngôi nhà ở Garden Grove. Little Saigon nằm về phía Tây Nam của Disneyland, giữa Xa Lộ Tiểu Bang 22 và xa Lộ Liên Bang 405. Năm 1988, các bảng hiệu được chính thức thiết đặt trên Xa Lộ Garden Grove (tức California State Highway 22) để chỉ dẫn cho du khách lối đi vào Little Saigon.

Khu vực Đường Bolsa tại thành phố lân cận về phía Đông của Westminster, là Santa Ana, cũng thuộc về Little Saigon, nhưng có ít cơ sở kinh doanh hơn so với Westminster hay Garden Grove. Năm 2003, tại Santa Ana, đã có những tranh cãi về một bảng hiệu Little Saigon được đề nghị nhằm cổ võ cho khu thương mại đang lên của người Việt Nam trong khu vực với một đồ họa có kèm theo những hàng chữ bằng tiếng Việt và lá cờ vàng ba sọc đỏ của Miền Nam Việt Nam trước đây. Bảng hiệu này được Hội Đồng Thành Phố chấp thuận, nhưng phải vẽ kiểu lại và được đặt tại góc hai Đại Lộ Euclid Avenue và First Street.

Năm 1987 chứng kiến sự xuất hiện của một số băng đảng tội phạm với những vụ tống tiền nhắm vào các cơ sở thương mại của người Việt Nam trong vùng Westminster. Tuy nhiên, theo cuộc nghiên cứu hàng năm của Morgan Quitno về tình trạng an tòan của các thành thị Mỹ, cả Garden Grove lẫn Westminster đều an ninh hơn hầu hết các thành phố trên tòan quốc Hoa Kỳ.

Dân cư và các cơ sở kinh doanh tại Little Sàigòn

Little Saigon tại Quận Orange ngày nay đã trở thành một cộng đồng cư dân trải rộng với nét nổi bật là những khu kinh doanh sầm uất bao gồm một tập hợp những cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt Nam và Trung Hoa. Tụ điểm của Little Saigon vẫn là Đại Lộ Bolsa Avenue (là nơi mà Asian Garden Mall và Little Saigon Plaza giữ vị thế trọng điểm) chạy xuyên qua thành phố Westminster. Biên giới của Little Saigon có thể được coi là nằm ở giữa khoảng Đường Trask ở phía Bắc và Đường McFadden ở phía Nam, Đường Euclid ở phía Đông và Đường Magnolia ở phía Tây. Ba phần tư dân số trong vùng này là người Mỹ gốc Việt.

Little Saigon được viền quanh và nối kết bằng những trung tâm buôn bán lớn và các thương xá bề thế. Cũng giống như tại nhiều cộng đồng Việt Nam ở các nơi khác, những tiệm ăn và giải khát cung hiến các thực phẩm đặc thù được chế biến theo nghệ thuật nấu nướng của Việt Nam, đặc biệt là món Phở thì ở đâu cũng có, và kế đến là món Bún bò Huế. Có khoảng trên 200 tiệm ăn như thế trong khu vực Little Saigon, và các cửa tiệm này có khuynh hướng ngày một lan dần sang tới Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana và Huntington Beach. Ngòai ra, còn có nhiều siêu thị Việt Nam, những tiệm bán thức ăn nhỏ kiểu Việt Nam cùng những tiệm bánh tại Little Saigon chuyên môn phục vụ cà-phê và bánh mì kiểu Pháp -- di sản của một thời thuộc địa đầy những biến động trong lịch sử cận đại Việt Nam. Qua bao năm tháng, cộng đồng dân chúng tại Little Saigon đầy sức sống này cũng đã quen với hiện tượng mở cửa rồi lại đóng cửa của những tiệm ăn thuần túy Việt Nam, kể cả những cửa hiệu bán món ăn nấu sẵn (fast food) và những nhà hàng ăn bao bụng theo kiểu các tiệm “all you can eat” của Mỹ. Những nhà hàng phục vụ món ăn Tàu theo khẩu vị Triều Châu hoặc Quảng Đông cũng có, dù ít hơn.

Thêm vào sự gia tăng các chợ Việt Nam trong khu vực, dây chuyền siêu thị Việt Nam ngày một bành trướng. Siêu Thị Thuận Phát (Sun Fat Supermarket) khai trương tại Westminster vào năm 2005. Nhắm vào số cư dân người Việt Nam trong khu vực còn có các văn phòng chuyên khoa bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kế tóan, bảo hiểm, du lịch, di trú, cùng với những tiệm sửa xe hơi, tiệm cắt tóc, mỹ viện, cửa hiệu bán sách báo, bán băng và đĩa nhạc... tất cả đều nói tiếng Việt Nam. Thực phẩm và các món ăn thuần túy Việt Nam vẫn còn là một hấp dẫn đối với những du khách nào không phải là người Việt Nam đến viếng thăm Little Saigon. Năm 1984, dây chuyền siêu thị của người Mỹ gốc Hoa, Chợ 99 (99 Ranch Market hoặc 99 Price Market) đã khai trương tại Little Saigon. Nhưng vì không cạnh tranh nổi với nhiều chợ Việt Nam trong vùng, ngôi chợ chính tại đây của dây chuyền này đã phải đóng cửa, mặc dù ở những thành phố lân cận vẫn còn một số các Chợ 99 hoạt động.

Tòa nhà Thương Xá Phước Lộc Thọ hai tầng lầu lợp mái, mở cửa vào năm 1987, đã được nhà sáng lập và phát triển Little Saigon, Ông Triệu Phát, lập nên – ông này là người Việt gốc Tàu sinh tại Hải Phòng—với sự yểm trợ tài chánh của các nhà đầu tư Trung quốc từ bên Indonesia và Đài Loan. Ông Triệu Phát cũng còn phát triển một trung tâm mua bán bên kia đường, là Cultural Court. Trung tâm này là nơi có dựng tượng Đức Khổng Phu Tử, một triết gia vĩ đại ra đời tại Trung quốc cách nay trên hai nghìn rưỡi năm và vẫn được hai dân tộc Trung quốc và Việt Nam sùng bái là “vạn thế sư biểu,” tức là bậc thầy muôn thuở. Các nhà băng. Các cơ sở tài chánh vẫn hoạt động đều đặn tại Little Saigon mặc dù di dân từ Việt Nam có truyền thống hòai nghi các nhà băng và khuynh hướng lưu giữ tiền mặt hoặc tích trữ vàng trong nhà. Ngân Hàng First Vietnamese American Bank tại Westminster là ngân hàng đầu tiên của người Mỹ gốc Việt phục vụ nhiều chủng tộc tại California. Ngân hàng Saigon National Bank, nằm trên đường Brookhurst Street, là ngân hàng toàn quốc đầu tiên do người Mỹ gốc Việt sở hữu và điều hành tại Hoa Kỳ.

Thêm vào đó, nhằm thu hút khách hàng Việt Nam, sáu, bảy ngân hàng của người Mỹ gốc Tàu cũng điều hành những chi nhánh nói tiếng Việt Nam ở Little Saigon, trong đó có Cathay Bank, East West Bank, và Chinatrust Bank. Những ngân hàng chính yếu như Bank of America cũng có các chi nhánh trong đó hầu hết nhân viên đều nói tiếng Việt cùng với những bảng hiệu viết bằng tiếng Việt để hấp dẫn khách hàng.

Các trung tâm truyền thông và giải trí

Nhìn chung, thành phố Westminster được coi là trung tâm văn hóa của cộng đồng người Mỹ gốc Việt với khá nhiều đài truyền hình, truyền thanh và báo chí Việt ngữ xuất phát từ Little Saigon và những vùng phụ cận (như Costa Mesa và Santa Ana). Ngòai ra, còn có các nhật báo Người Việt, Viễn Đông và Việt Báo. Dọc theo Đường Moran Street ở Westminster là trụ sở của nhiều tờ báo Việt ngữ, và nhật báo Viễn Đông còn có một thính đường tại đây nữa. Thêm vào đó, Little Sàigòn còn có những chương trình phát thanh của Little Saigon TV, Vietnamese California Radio (VNCR), Little Saigon Radio (Miền Nam California: KVNR AM 1480) và Radio Bolsa (Miền Nam California: KALI-FM).

Thỉnh thoảng, cũng có một đài phát thanh Việt ngữ hoạt động 24 tiếng đồng hồ một ngày. Ngoài ra, một số quảng cáo và chương trình phát thanh và phát hình tại khu vực Los Angeles cũng có nói về những cơ sở làm ăn ở Little Saigon. Nhiều bài viết về cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Orange vẫn thường thấy xuất hiện trên nhật báo The Orange County Register.

Little Saigon cũng trở thành một trung tâm lớn của kỹ nghệ sản xuất nhạc phổ thông Việt Nam với nhiều phòng thu âm, coi bộ còn nhiều hơn tại chính Việt Nam nữa. Những ca khúc tiếng Việt thu âm từ Westminster được gởi đi theo đơn đặt hàng từ các cộng đồng Việt Nam trên khắp Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Đức cũng như được bán ra một cách bất hợp pháp tại Cộng Sản Việt Nam.

Có lần, đã có tới 30 phòng thu âm hoạt động tại Little Saigon, nhưng nạn sao chép băng, đĩa lậu đã làm giảm thiểu số lượng các công-ty thu âm còn hoạt động. Trụ sở tại Mỹ của công-ty băng và đĩa nhạc phổ thơng của người Việt hải ngoại, Thúy Nga Paris, được đặt tại Westminster, trong khi trụ sở của Asia, một hãng băng và đĩa nhạc phổ thông lớn khác, thì đóng tại thành phố Garden Grove lân cận. Trường Bolsa Grande High School tại Garden Grove là địa điểm tổ chức Hội Tết Việt Nam hằng năm, thường là vào Tháng Giêng hoặc Tháng Hai. Tổng hội sinh viên Việt Nam trong cộng đồng đứng ra tổ chức Hội Tết này, với những vòng xe bay, những vũ điệu dân tộc, những ca khúc, những màn trình diễn thời trang, những cuộc thi thố tài năng hay cái đẹp, và những trò vui mang tính truyền thống khác bên trong khuôn viên Bolsa Grande High School. Khuynh hướng chống Cộng và sức mạnh chính trị.

Phần lớn những người tỵ nạn Việt Nam quy tụ tại Little Saigon từ những ngày đầu tiên đều là những kẻ nếu không căm thù thì cũng không ưa thích gì chủ nghĩa Cộng Sản. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tuyệt đại đa số những người này đều tự bản thân hay có thân nhân gia nhập quân đội, cảnh sát hoặc làm việc trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, và họ đã phải bỏ nước ra đi để lánh nạn Cộng sản. Khuynh hướng chính trị nổi bật nhất tại Litle Saigon trong vòng vài thập niên đầu là chống Cộng, chống Cộng tới cùng. Little Saigon, trong trường hợp này, cũng chẳng khác gì “Little Havana” của dân Cuba lưu vong ở Miami bên Florida, từng thề quyết không đội trời chung với Fidel Castro và chủ nghĩa Cộng Sản cứng ngắc của Cuba.

Trong suốt hai thập niên đầu, lịch sử của Little Saigon thuộc Quận Orange vang động những cuộc biểu tình chống Cộng khiến người Việt tỵ nạn hải ngoại, dù ở xa đến đâu, cũng nghe, cũng biết. Ngoài cao điểm là cuộc biểu tình chống hành động thách thức của Trần Trường (Truong Van Tran) treo chân dung Hồ Chí Minh trong tiệm sang băng lậu Hi-Tek của mình ngay “giữa lòng Bolsa” (diễn ra hầu như suốt 53 ngày đêm hồi năm 1999), những hoạt động chống Cộng khác bao gồm các cuộc biểu tình lên án Cộng Sản vào những ngày k ỷ niệm hay tưởng niệm lớn trong năm, trong những dịp có các phái đoàn chính trị hay văn nghệ Cộng sản từ Việt Nam muốn ghé qua, và đặc biệt là trong Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư hằng năm mà trước đây thường bao gồm cả một cuộc diễn hành trên đường phố Little Saigon. Tổ chức “phục quốc” của Phó Đề Đốc Hòang Cơ Minh cũng từng lấy Little Saigon và cộng đồng người Việt hải ngoại làm hậu phương vững chắc cho kế hoạch của nhóm ông đưa kháng chiến quân quay trở về nước để chống đánh Cộng Sản.

Biết dân chúng Little Saigon chống Cộng, các chính trị gia thuộc Đảng Cộng Hòa tại địa phương vẫn lấy Little Saigon làm chỗ dựa để có thể nắm giữ các ghế đại diện, như Lynn Doucher từng làm và suýt thành công trong kỳ bầu cử vừa qua. Nhóm hoạt động chính trị của Dân Biểu Trần Thái Văn (Van Tran) được coi là mạnh cũng nhờ vào khuynh hướng chống Cộng truyền thống của đa số cử tri Little Saigon.

Bên phía đảng Dân Chủ, các chính trị gia có khuynh hướng trung dung cũng ra sức ve vãn cử tri Việt Nam bằng những hoạt động chống Cộng hay tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Người Mỹ gốc Việt, dựa vào số đông, đã và đang nắm giữ quyền lực chính trị đáng kể tại hai thành phố Westminster và Garden Grove. Nhiều người trong cộng đồng đã được bầu vào các chức vụ công tại hai thành phố này.

Một số người Mỹ gốc Việt khác hiện phục vụ trong hội đồng các thành phố Westminter và Garden Grove -- đa số đều thuộc đảng Cộng Hòa và có khuynh hướng chống Cộng mạnh mẽ vì họ đều xuất thân từ gia đình những người tỵ nạn từng trốn chạy chế độ Cộng Sản nơi quê nhà -- đã thuyết phục Thành Phố Westminster nhìn nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ và tạo áp lực lên Thành Phố Garden Grove phải chỉ định một “khu không Cộng Sản” trong vùng, nhằm tránh khỏi những cuộc biểu tình chống Cộng gây thiệt hại nặng nề cho công quỹ và làm đình trệ hoạt động kinh tế của Little Saigon như cuộc biểu tình chống Trần Trường suốt gần hai tháng trời hồi năm 1999.

Năm 2003, cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon đã giúp gây quỹ xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) tại Westminster để vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã hy sinh trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam hồi thế kỷ trước. Vào năm 2004, Trần Thái Văntrở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ngành lập pháp tiểu bang, đại diện cho nhiều thành phố tại Quận Orange. Người Mỹ gốc Việt giờ đây đều đặn tham dự nhiều phiên họp của các hội đồng thành phố địa phương.

Những sự kiện này đã soi rọi thẳng vào tâm hồn Việt Nam, cho thấy rằng người Việt Nam ngày nay, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều bớt dần đi tính lý tưởng và mang nặng tính thực tiễn, cho nên họ rất uyển chuyển khi hành động và xử thế, không phải chỉ trong chuyện sinh sống, làm ăn mà còn cả trên lãnh vực chính trị nữa.

Little Saigon, nhìn về tương lai

Vào năm 1996, Thành Phố Westmninster đạt danh hiệu “All-America City” (Thành Phố Toàn Mỹ) do Liên Đoàn Thành Thị Quốc Gia (National Civic League) trao tặng. Vinh dự này của Westminster càng thêm ý nghĩa khi, vào thời điểm này, Little Saigon đã trở thành một trung tâm du lịch đầy màu sắc Á Đông. Một sự trùng hợp khá lý thú là -- phần đông những người Việt Nam tỵ nạn cùng những đồng bào Việt gốc Tàu của họ, vốn mang trong bản thân tính bảo thủ cốt lõi của nền văn hòa chịu ảnh hưởng nặng nề của triết lý Khổng-Mạnh và có khuynh hướng ưa chuộng đảng Cộng Hòa -- là đảng được coi như muốn chống Cộng đến cùng trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam vừa qua -- lại đến định cư ngay trong lòng thành phố xưa kia vốn là Trú Khu Westminster của những người chủ trương tiết chế và cai rượu. Đây cũng là một thành phố mà tất cả các bảng tên đường đều được trang trọng viết bằng kiểu chữ Gô-tích (Gothic) cổ điễn, trong khi Quận Orange của cả Westnimster lẫn Little Saigon vẫn được coi là thành lũy hiếm hoi của những thành phần bảo thủ trong số cử tri Mỹ tại California, là tiểu bang vẫn thường xuyên bỏ phiếu cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ.

Thế nhưng, từ Westminster đến Litle Saigon, chiều hướng bảo thủ có vẻ như đang phai nhạt dần, và khuynh hướng tự do, khai phóng dường như đang ngày càng lộ rõ khi các thế hệ trẻ hơn của những người tỵ nạn Đông Nam Á bắt đầu tham gia chính trị sau khi họ đã ổn định về kinh tế trên đất Mỹ.

Quận Orange là trái tim của nền chính trị thuộc đảng Cộng Hòa tại Miền Nam California. Trong những năm đầu định cư, hầu hết người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon đều ghi danh là đảng viên Cộng Hòa. Cho tới hồi gần đây, tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Việt thuộc đảng Cộng Hòa vẫn còn vượt trội đảng Dân Chủ, với 55% theo đảng Cộng Hòa và 22% ghi danh theo đảng Dân Chủ. Năm 2000, trong niềm hy vọng giành được sự ủng hộ của cử tri người Mỹ gốc Việt thân đảng Cộng Hòa, ứng cử viên tổng thống (và từng là cựu tù binh chiến tranh tại Việt Nam), Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain, đã dừng chân tại Thương Xá Phước Lộc Thọ ở Little Saigon để vận động tuyển cử.

Little Saigon là nơi làm ăn phát đạt của những quán cà-phê, là nơi giới đàn ông Việt Nam và các bạn cùng trang lứa ưa lui tới ngồi nhâm nhi cà-phê và tán gẫu. Nhằm thu hút khách hàng, nhiều quán cà-phê đã tuyển dụng vào làm tiếp viên các thiếu nữ ăn mặc thật căng thẳng và bốc lửa, cô nào cũng có cặp chân váy ngăn trên đôi giày cao và thân hình đầy những đường cong, nét lượn thật hồi hộp. Miệng luôn điểm nụ cười, các cô uyển chuyển bước đi, tay nâng tách cà-phê tới tận bàn phục vụ khách hàng, và có khi còn ngồi thỏ thẻ chuyện trò với khách hồi lâu nữa. Vì e ngại sự lan tràn của những quán cà-phê như thế, Westminster, thành phố dẫu sao cũng còn gốc gác là một trú khu cai rượu (temperance colony) từ hồi thế kỷ thứ 18, đã khởi sự giới hạn việc cấp giấy phép hành nghề cho những quán cà-phê mới của các doanh gia người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon.

Những con số thống kê hồi gần đây cho thấy một số thị dân người Mỹ gốc Việt nay đang có chiều hướng đi khỏi Little Saigon để đến sinh sống tại các thành phố truyền thống của dân lao động Mỹ gốc Hispanic (Mễ), như là Santa Ana, hoặc lui hẳn về phía Nam, tới những vùng thượng lưu có đa số cư dân là Mỹ trắng, như Huntington Beach và Fountain Valley. Giới thượng lưu người Mỹ gốc Việt ngày nay tại Miền Nam California cũng còn đến mua nhà tại Irvine nữa. Một số khá đông giới trẻ người Mỹ gốc Việt sinh ra trên đất Mỹ hiện nay đang theo học tại Đại Học University of California, Irvine.

Một bài viết về lịch sử Little Saigon trên Internet của bách khoa toàn thư Wikipedia, được hiệu đính vào ngày 13 Tháng Ba năm 2007, đã đưa ra cái nhìn về tương lai của Little Saigon thuộc Quận Orange như sau:

“Những thay đổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ mang thêm tính đa văn hóa vào Quận Orange. Và rồi, cũng như đối với các khu phố Tàu (Chinatown) trên đất Mỹ, chiều hướng này, một ngày nào đó, có thể sẽ làm mất đi bản sắc của “Little Saigon” khi thế hệ của lớp người già sinh đẻ tại Việt Nam mai một đi, và rồi có thêm nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ trẻ thích nghi với văn hóa Mỹ rời Little Saigon để dọn về sinh sống tại những cộng đồng cư dân khác giàu có hơn.”

(V.P.)




No comments:

Post a Comment