THỜI ĐẠI VUA ĐẾ MINH
Nhờ sự phát triển rực rỡ của nền nông nghiệp dưới thời đại Thần Nông Đế Viêm*, xã hội Việt tộc và Miêu tộc mà về sau gọi là Bách Việt đã có những phát triển vô cùng khởi sắc trên nhiều lãnh vực. Dân cư nông nghiệp sinh tụ đông đảo, đời sống an lạc, sung túc… Thời gian này tương ứng với giai đoạn giữa của thời kỳ văn hóa Bắc Sơn, kể từ 7.000 đến 1.000 năm trước Công nguyên). * Thời đại Thần Nông Đế Viêm: Thời kỳ 1 – Từ vua Thần Nông Đế Viêm đến cháu ba đời là vua Đế Minh từ năm 3118 đến 2879 tr.CN kéo dài 239 năm. Thời kỳ 2 – Từ vua Đế Minh chia nước cho hai con lập thành hai triều đại Xích Thần (Bắc Miêu) và Xích Quỷ (Nam Miêu).
A – Triều đại Xích Thần:
– Đế Nghi 2.879 – 2.813/tr.CN
B – Triều đại Xích Quỷ:
– Kinh Dương Vương 2879 – (?) tr,CN Từ năm 2704 tr.CN trở về trước, là giai đoạn độc lập và thanh bình, được coi là cảnh thái hòa đã đạt. Sau chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN, nước Xích Thần hoàn toàn bị tan vỡ, đến độ triều đình tan rã.
Năm 1959, mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Trung cộng không công bố, nhưng báo chí Đài Loan có đăng một bản tin, xuất phát từ các nhà khoa học khảo cổ ở bảo tàng viện Hồ Nam. Bản tin cho biết, họ tìm được tại di chỉ khảo cổ Xinqlang (Tân Cương), phía Đông hồ Động Đình khoảng 50 km, những miếng đất sét nung hình chữ nhật, có ghi những chữ chân chim và họ giải đoán là bảng ghi những con số thu hoạch nông nghiệp và chăn nuôi của những quý tộc xã hội Miêu. Họ xác định những mảnh đất nung này có niên đại 4.600 năm tr. CN + 100. Việc phát giác những cổ vật tiền sử ở Xinqlang đã xác nhận trước khi “văn minh!” du mục Hoa Hán tràn tới thì Nam Miêu đã có văn minh chữ viết. Trong giai đoạn tiền sử này, vùng Bắc Việt Nam dù là vùng rìa của trung tâm văn hóa Động Đình, các chuyên gia ngành khảo cổ học và tiền sử học đã tìm thấy nhiều di chỉ quan trọng, điển hình nhất là tại Bắc Sơn. Đấy là giai đoạn tân thạch khí với những đồ đá mài và sơ kỳ kim loại đồng thau, phát triển nghi lễ mai táng, thuần hóa trâu bò, kỹ thuật đan tre, mây, lát. Phát minh đồ gốm văn hoa chải, tiền đá Hòa bình và nghề dệt và nhất là nghệ thuật ca múa, hát nói, vè, hát ru em, hò giã gạo, chèo thuyền… Xã hội Việt cổ đã hình thành những cộng đồng và tổ chức làng xã, đình, miếu, chợ búa, văn nghệ hát nói, ca múa… Như thế, nếu vùng Bắc Việt Nam đã đạt được những thành quả như trên thì vùng trung tâm Động Đình chắc hẳn còn cao hơn. Tuy nhiên, vào cuối thời vua Đế Minh (2789 Tr.CN), cháu ba đời vua Thần Nông Đế Viêm*, một số khó khăn có tầm vóc an nguy quốc gia và sự sinh tồn của xã hội Miêu cổ đã bắt đầu xuất hiện. 1A – Một vài khó khăn mới của xã hội Miêu tộc Xã hội nông nghiệp Miêu tộc, sinh sôi nẩy nở rất nhanh. Đất nước vốn không có biên giới, nên đồng ruộng lan tràn hết đồng bằng này qua đồng bằng khác. Sự phát triển nông nghiệp rộng ra về mọi phía, nhất là về phía Nam, nhờ vùng này khí hậu ẩm ướt, ấm cúng, mưa thuận gió hòa… khiến việc liên lạc giữa trung ương và các tộc địa phương, mỗi ngày một trở nên khó khăn, chậm chạp. Việc điều động nhân dân thực hiện những công tác công ích, không thể thích ứng với đường lối lãnh đạo của chế độ Liên minh Bộ tộc, mà đứng đầu là những vị vua gọi là Thiên tử* * Thiên tử: Sử gia ông gọi người lãnh đạo các bộ lạc du mục Hoa Hán là Cộng chủ, trong khi đó ông gọi người lãnh đạo liên minh Xích Quỷ là Cổ Thiên tử Xi Vu. Tại sao ông ấy không gọi Hiên Viên là Thiên tử? Cho tới giai đoạn này, Hoa Hán chỉ là những bộ lạc du mục gọi là hậu. Tù trưởng bộ lạc gọi là hậu chủ. Từng đoàn, từng lũ, man rợ y như các giống du mục khác trên thế giới thời đó, họ kéo nhau đi tìm đất sống. Họ xâm nhập đất Bắc Miêu và gặp sự chống cự của cư dân nông nghiệp Miêu tộc, họ liền họp nhau “công kênh” một hậu chủ hùng mạnh nhất là Hiên Viên lên làm “Cộng chủ” (chữ của Tư Mã Thiên) để gọi người lãnh đạo các hậu. Như vậy có nghĩa là họ chưa lập quốc, chưa xưng vua, xưng vương, xưng đế gì cả. Họ chỉ là một đám Rợ du mục cường bạo, dã man mới tập trung lại… Như vậy danh hiệu Thiên tử là danh hiệu của các vị vua Miêu tộc đã có từ rất lâu về trước, chứ không phải của Hoa Hán. Theo quan niệm nông nghiệp cổ đại, Thiên tử là người đứng đầu Thiên hạ và Thiên hạ thì không hạn định biên giới. Thiên tử thay Thiên hạ tế giao trời đất, nghiên cứu thiên tượng để đoán thời tiết và định ngày tháng nước lớn, nước ròng, gió mây, mưa nắng, để chỉ cho dân biết mà làm mùa. Thiên tử chấp hành ý dân như ý trời, gìn giữ đức hiếu sinh bằng lòng nhân, như cha mẹ vỗ về, giáo huấn con và gọi đấy là nhân trị hay vương đạo, vương hóa. Các bộ tộc tự trị đối với Thiên tử, ngoại trừ việc hằng năm cung cấp đồ tế cống (cống phẩm), đóng góp dân quân và lương thực, mỗi khi thiên tử cần đến, để duy trì công đạo và tôn trọng quyền tài phán của Thiên tử. Xem thế, vai trò lãnh đạo xã hội nông nghiệp Miêu tộc rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhân ái… thích hợp với bản tính người nông nghiệp, mà xã hội du mục vốn chuộng cường lực và thực tiễn, khó có thể có được. Đây là vấn đề cốt lõi, là khởi đầu của mọi nghi vấn văn hóa giữa hai dân tộc Việt và Hoa Hán, mà phía Việt luôn luôn là kẻ gánh chịu mọi áp đặt cực kỳ phũ phàng, trước cường lực Hoa tộc trong suốt 5000 năm lịch sử chiến tranh và hòa bình của hai dân tộc Hoa Hán, Việt. Về sau, khi Hoa Hán làm chủ Bắc Miêu (nước Xích Thần) thì họ tiếp tục duy trì truyền thống lãnh đạo của xã hội Miêu tộc, vì họ quá ít nhân lực và chưa đủ sức mạnh, để trực tiếp cai trị một vùng đất quá rộng lớn và người thì đông đảo. Họ phong hàng vạn tộc trưởng Bắc Miêu làm vua chư hầu. Tuy nhiên, họ không duy trì được thanh bình lâu dài. Vì bản tính họ dã man, hung bạo, chỉ chú trọng thực tiễn cường lực và truyền thống độc đoán của du mục. Chính sách Nhân trị của Miêu tộc chỉ áp dụng vài trăm năm đầu, về sau chỉ còn là khẩu hiệu “cho vui”. Các chư hầu gốc du mục Hoa tộc, nuốt dần các chư hầu gốc Miêu tộc, khiến từ hàng vạn chư hầu thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn xuống còn vài ngàn thời Thương. Cho đến thời Chu thì còn lại vài trăm… vài chục… rồi 6, 7 chư hầu. Sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp thế kỷ 13 có nhắc việc: “Vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng, rồi lãnh đạo quân đội đánh nhau với Hiên Viên ở Bản Tuyền. Đế Lai thua trận bị giết”. Từ chứng liệu này và đoạn sử Tư Mã Thiên vừa dẫn trên, chúng tôi tìm được người lãnh đạo Liên minh Xích Quỷ, chính là vua Đế Lai. Thật rõ ràng, vua Đế Lai khi cầm quân tại Trác Lộc và Bản Tuyền là cựu thiên tử (ông đã truyền ngôi cho Đế Du Võng) chứ không phải đương kim thiên tử, vì thế sử Tầu gọi ông là cổ thiên tử Xi Vu có nghĩa là “cựu vương xấu xí và khoác lác”. 1B – Du mục Hoa Hán Du mục Hoa Hán sống thành từng bộ lạc gọi là Hậu. Mỗi Hậu có Hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ, chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của Hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ, mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt. Trong một thời gian dài, chia ra thành nhiều giai đoạn, các giống du mục man rợ ở Tiểu Á, Trung Á, Tây Bắc Á, Âu châu… cũng gặp phải thiên tai hạn hán, hoặc sa mạc hóa… Họ di dân đi khắp nơi tìm đất sống. Họ đã xâm lược thành công và tạo ra nhiều nước “mới” thời cổ như: Hi Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư (I-Ran), Babilon (I-Raq), Hébreux (Do Thái)… Những nước này, học được nền văn hóa đặc thù của những nước mà họ xâm lược, để trở nên văn minh, cường thịnh. Khoảng năm 2750 tr.CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa, khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc (các sử gia Tây phương gọi các giống du mục là Savage hay Barbarian, Rợ… tức là dân tộc dã man, mọi rợ, chưa khai hóa), chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây, phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ, đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà, mà vào phía bắc Trung quốc ngày nay. Họ đã gặp vùng đất cực bắc của nước Xích Thần và người nông nghiệp Bắc Miêu ở đó. Rợ Hoa Hán cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông… niềm mơ ước của họ, y hệt như dân Do Thái, khi rời khỏi Ai Cập, tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia, đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung quốc thì thật là mỉa mai, họ cho rằng nền văn hóa mang biệt sắc nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ… hai sa mạc Tân Cương, Thanh Hải!! 2 – NHỮNG TIÊN LIỆU CỦA VUA ĐẾ MINH Vua Đế Minh đã thấy được sự uy hiếp đó đối với khu vực địa đầu của đất nước. Ông muốn truyền ngôi thiên tử cho Lộc Tục là con thứ, vốn là rể của vua Động Đình Quân ở phía nam Trường Giang (sông Dương Tử) nhằm dựa vào sức mạnh Động Đình để bảo vệ vùng đất phía Bắc. Nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh, không nhận. Cuối cùng, vua Đế Minh chia lãnh thổ làm hai vùng. Từ sông Trường Giang trở lên Bắc, gọi là nước Xích Thần, phong cho Đế Nghi làm tự quân. Từ hồ Động Đình trở về Nam, gọi là nước Xích Quỷ, phong cho Lộc Tục làm vua, gọi là Kinh Dương Vương, với lời dặn: “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì đất nước mới bền vững được” 3 – TRIẾT LÝ NÔNG NGHIỆP LỘ RÕ NÉT TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA VUA ĐẾ MINH 3A – Nước Xích Thần và nước Xích Quỷ. Năm 1944-45 tôi học trường Pellerin, Huế, vị sư huynh Việt Nam dạy lớp tôi tên là frère (sư huynh) Paul, một tu sĩ rất già, râu tóc bạc phơ. Bài học về huyền sử Tiên Rồng, tôi được frère Paul dạy: vua Đế Minh chia nước ra làm hai, phong cho Đế Nghi làm vua nước phía Bắc, gọi là nước Xích Thằng; Lộc Tục làm vua nước phía Nam gọi là nước Xích Quỷ… Về sau, khi học những lớp cao hơn ở Sài Gòn, tôi không thấy nhắc đến tên nước Xích Thằng nữa. Tôi vẫn thắc mắc không hiểu tại sao tên nước Xích Thằng của Đế Nghi, bị gạt ra khỏi sách giáo khoa? Năm 1986, tôi tham gia sinh hoạt An Việt, một tổ chức nghiên cứu triết lý An Vi của triết gia Lương Kim Định. Có lần tôi hỏi cha Kim Định về việc loại bỏ tên nước Xích Thằng trong huyền thoại Tiên Rồng. Cha đáp, có lẽ Bộ Quốc gia Giáo dục thời đó cho rằng tên Xích Thằng* vô nghĩa nên không để vào. Tôi trình bày, thưa, cha có nghĩ là Xích Thần mà đọc trại ra Xích Thằng không? Bởi vì phải có Xích Thần mới có Xích Quỷ** chứ! Cha nhìn tôi gật gù: Đúng lắm! Người là hội tụ bởi thần và quỷ kia mà! Cha dặn tôi: Phải đấy, anh viết một bài nói về việc nầy đi nhé! Thời gian đó tôi đang bận rộn chuẩn bị in cuốn “Thần Long Bách Việt” nên quên bẵng. *
Xích Thằng: Tôi nghĩ, người Hoa Hán vốn tiểu tâm, ngạo mạn… họ tự xưng là Hoa Hán tộc (đẹp như đóa hoa), Trung quốc (cái hoa ở trung tâm) còn thiên hạ thì họ miệt thị là bọn tứ di, nam man, man di, man (mọi rợ)… Người Mông Cổ, họ gọi là hung nô (mọi, đầy tớ). Các dân tộc ở phía tây họ gọi là rợ Khuyển, rợ Hồ… Tên vua Đế Lai chúng đổi là Xi Vu (xấu xí, láo khoét). Tên bà Triệu Thị Trinh, người Việt cổ gọi bà là oa Triệu (oa=o=cô Triệu, tiếng Tầu đọc là Triệu oa) họ đổi ra là Triệu Ẩu (Triệu ẩu tả); Tên nước Xích Thần họ đổi là Xích Thằng và gọi chung cả hai nước là “thằng quỷ”, vừa xóa nhòa cái di tích văn hóa Việt cổ vừa tỏ ra cha chú, trịch trượng. Đau thật! Suốt mấy ngàn năm người Việt vô tình cứ theo đó mà gọi… Anh Hoa Hán ơi, anh học lóm văn hóa tổ tiên tôi và anh từng viết vào thượng cổ sử Trung quốc rằng -- nước Văn Lang của tổ tiên tôi có 10 điều luật (có luật tức là xã hội đã có tổ chức, có luật pháp, truyền thống, đạo đức, luân lý). Anh khen giấy Mật Hương của người Văn Lang bền dai, mực không lem, có mùi hương thoang thoảng, xuống nước không rã… (có giấy tức là đã có chữ viết, có ghi chép… cho dù còn sơ khai). Anh đến đất Văn Lang cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, đày đọa dân Việt…
Nhưng anh lại ghi vào sử của anh: vua sai quan qua Giao Chỉ giáo hóa man di! Anh ăn gian, nói dối kéo dài nhiều ngàn năm…
May sao, đã có đức Khổng Phu Tử làm chứng: đạo mà ngài ghi chép để dạy cho các anh là “đạo cổ của người quân tử ở phương Nam”. Có nghĩa là… chẳng những các anh đã không xóa được gì cả mà còn để lại trong lịch sử nước anh những vết bẩn muôn đời không bao giờ rửa sạch được nữa”! ** Xích Quỷ – Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung quốc 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy. Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường, do Chu Minh Văn biên soạn, nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam, đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Miêu vương Đế Minh, phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ. 3B – Nhất nguyên Lưỡng cực Danh xưng hai nước Xích Thần và Xích Quỷ mang dấu vết minh triết Đông Á: Nhất nguyên Lưỡng cực, hoặc Nhất thể Lưỡng tính. Trong đại thể Miêu tộc (Người) luôn luôn có sự kết hợp bởi Thần và Quỷ. Hai câu trên có nghĩa: Trong một Nguyên (Thể) luôn luôn có hai Cực (Tính): âm và dương, tình và lý, tinh thần và vật chất… Tỷ dụ: Người là kết hợp bởi Trời và Đất, âm và dương, thần và quỷ, tình và lý, nhu và cương, nóng và lạnh, đực và cái… Lời dặn dò của vua Đế Minh khi đặt tên hai nước và phong vương cho hai con: “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì dòng giống mới bền vững được…” Thật là thú vị, khi hiểu được những tư tưởng ẩn dấu trong lời nói đó. Bởi vì đấy không phải là một lời khuyên đoàn kết bình thường như ta thường nghe, mà đấy là lời minh xác một triết lý quan trọng: Người là kết hợp bởi Thần và Quỷ… sự kết hợp đó không thể chia cắt được, chia cắt là không thể tồn tại… đó là triết lý Nông nghiệp Miêu tộc cổ: Con Người phải duy trì Nhất nguyên Lưỡng cực, thì mới có thái hòa trong cuộc sống của mình và xã hội... Vua Đế Minh khi đặt tên nước Xích Thần, Xích Quỷ và lời dặn dò đoàn kết là sống, chia rẽ là chết cho hai con, ngài đã an bài triết lý Nhất nguyên Lưỡng cực, trong đời sống của hai xã hội mới. Và, lời căn dặn là một huấn lệnh triệt để: âm dương phải hòa hợp như keo sơn mới có thái hòa. Nói theo triết gia Lương Kim Định thì: nhu cầu thiết thực của con người phải đặt trên nền tảng Nhất thể Lưỡng tính, tức là nhân bản toàn diện, gồm hai lãnh vực tinh thần và vật chất luôn luôn kết hợp làm một. Khác với Tây phương ngày nay, chỉ chọn một trong hai, có cái này thì không có cái kia hoặc ngược lại. Chẳng những thế, họ chú trọng quá nặng vào vật chất (Nhân bản suy lý) còn tinh thần thì lơ là, thả nổi, có khi chối bỏ chà đạp. Triết gia Lương Kim Định gọi triết lý Tây phương là Nhị nguyên, hai Nguyên tách biệt, có cái này thì không thể có cái kia. 4 – GIẢ THUYẾT LỊCH SỬ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH HOA-VIỆT TẠI TRÁC LỘC, 2704 tr.CN Để quý độc giả có cái nhìn sinh động về xã hội Miêu, tức Viêm Việt, trong khoảng thời gian 20 năm, kể từ năm 2720 đến năm 2700 tr.CN, chúng tôi xin trình quý vị một tài liệu tạm gọi là giả thuyết lịch sử: Chiến tranh Trác Lộc 2704 tr. CN: Giả thuyết dưới đây được tổng hợp từ các tài liệu đã được dẫn chứng trong sách này. 4A – Vị trí nước Xích Thần (Bắc Miêu) nằm vắt ngang sông Hoàng Hà, trải dài xuống phía bắc châu thổ sông Dương Tử, với hàng vạn bộ tộc nông nghiệp chuyên canh lúa nước, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chó, gà, vịt… trồng cây ăn trái, đánh bắt tôm, cá, mò nghêu, lượm sò… Xã hội Xích Thần theo truyền thống mẫu hệ, thanh bình, trù phú và hầu như chưa hề biết chiến tranh. Vị vua đương thời là Đế Lai, con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông Đế Viêm. Kinh đô nước Xích Thần đặt tại Sơn Đông, tức là vùng đất thuộc chư hầu Lỗ sau này. Vào thời Chiến quốc, đất này sẽ là nơi sinh của đức Khổng Tử. Quý độc giả đọc sách Đông Châu Liệt quốc, chắc không quên nước Lỗ là một nước có truyền thống luân lý và đạo đức nổi tiếng thời cổ. Danh xưng vua của nước Xích Thần có ý nghĩa như đại tù trưởng, đại tiên chỉ. Sử gia Trung Hoa Tư Mã Thiên thì gọi vua nước Xích Thần là thiên Tử. Việt sử Tân Biên chép: “… Chúng tôi cả quyết như vậy, bởi vì từ thời Hồng Bàng cho tới khi nhà Đông Hán sang lập nền đô hộ trên đất ta, thể chế chính trị Lạc Việt tuy có tính cách phong kiến, nhưng sử sách không hề chép có sự lãnh đạm hay mâu thuẫn giữa quý tộc và bình dân, vì vậy Đại Việt Sử Ký Tiền Biên (ngoại kỷ quyển 1 tờ 9b) đã có thể bình luận tình trạng Lạc Việt đời thượng cổ như sau”: “Nước Nam về thời Lạc Hồng vua dân cùng cầy, cha con cùng tắm, người và giống vật cùng ở nhà sàn. Ruộng Lạc điền theo nước triều lên xuống. Dân đời ấy cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở trong cõi đất không rét không nóng. Người già rồi thì chết, người trẻ đến lúc già không biết gì đến việc đánh nhau. Có thể gọi là đời chí đức, gọi là nước cực lạc. Vua thì yên vui như tượng Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn, không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì canh phòng. Vua dân thân nhau, dẫu vài nghìn năm cũng không thay đổi…” Xã hội Việt tộc cổ là như vậy, nếu so với uy quyền của các vua du mục Hoa tộc sau này thì khác hẳn, quyền hành của các vị vua phong kiến hay chuyên chế của truyền thống du mục vốn rất bạo ngược, thuế má, sưu dịch nặng nề, chiến tranh chiếm đoạt liên miên lúc nào cũng sẵn sàng xảy ra… 4B – Khoảng năm 2.720 tr.CN, có nhiều Hậu du mục Hoa tộc (mỗi Hậu như một bộ lạc có từ một tới vài vạn người) với những đàn gia súc đông đảo từ vùng Tân Cương, Thanh Hải (đang bị sa mạc hóa) du cư về phía Đông Nam. Các sử gia Tây phương gọi dân du mục trên thế giới là Savage, Barbarian tức là Rợ, có nghĩa là thành phần dã man, mọi rợ, chưa khai hóa. Rợ Hoa Hán tấn công chiếm đoạt đất đai của nước Xích Thần, bắt dân Miêu Bắc làm nô lệ, cướp đoạt tài sản, hảm hiếp phụ nữ. Những toán kỵ binh và bộ binh hùng mạnh của họ xông vào các khu cư ngụ Miêu tộc như vào chỗ không người. Nhiều tù trưởng Miêu tộc quật cường tổ chức chống cự nhưng đều bị đánh bại. Trung Quốc Sử Cương viết về người Miêu: “Kẻ cường bạo hơn cả là Xi Vu (ám chỉ vua Đế Lai là kẻ sấu xí, khoác lác), thường nhiễu loạn các bộ lạc khiến nhân dân không ở yên được”. Tuy nhiên trước những đoàn quân thiện chiến, những đội kỵ binh hung hãn của rợ Hoa Hán, các bộ tộc Bắc Miêu thuộc nước Xích Thần thua liên tiếp nhiều trận phải rút về phía Nam sông Hoàng Hà. Nhiều đoàn rợ Hoa Hán nhân đà thắng lợi, họ vượt sông Hoàng Hà đánh tràn xuống phía Nam. Thế nước Xích Thần mỗi ngày một trở nên nguy ngập. 4C – Để cứu nguy nước Xích Thần, vua Đế Lai đem công chúa Âu Cơ (một vị nữ tướng) về Nam, đến nước Xích Quỷ (Nam Miêu, Bách Việt) cầu viện binh đồng thời gả công chúa Âu Cơ cho vua Lạc Long Quân, con vua Kinh Dương Vương, cháu nội vua Đế Minh. Tổ chức xã hội Xích Quỷ giống xã hội Xích Thần, tuy nhiên đất nước Xích Quỷ thịnh vượng, dân cư đông đúc, giàu mạnh hơn. Lạc Long Quân họp dân quân 100 bộ tộc gọi là Liên Minh Xích Quỷ*, chia làm hai cánh, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Long Quân, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Công chúa Âu Cơ. * Chúng ta đã biết hai nước nông nghiệp Bắc Miêu và Nam Miêu thanh bình lâu đời, không có quân đội thường trực. Khi hữu sự, các vua Miêu tộc thường góp dân quân từ các bộ tộc. Cuộc góp quân 100 bộ tộc nước Xích Quỷ năm 2704 Tr.CN là một cuộc tập họp đại quy mô khiến du mục Hoa tộc rất lo sợ (con số 100 có ý nói rất nhiều bộ tộc có dạng như nói: trăm họ, muôn dân…). Quân Liên Minh Xích Quỷ, theo vua Đế Lai tiến lên phía bắc, họp với tàn quân Xích Thần, lập thành một đạo binh rất lớn. Để chứng tỏ lòng quyết chiến, vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng, rồi dẫn đại binh tiến lên sông Hoàng Hà (sử Tàu ngạo mạn gọi cựu vương Đế Lai là Cổ Thiên tử Xi Vu). Thấy quân binh Miêu tộc được tiếp viện từ phương Nam tiến lên “đông vô số”, những Hậu du mục Hoa tộc ở phía nam sông Hoàng Hà vội vã rút lui. Họ lập phòng tuyến tại Trác Lộc, cách bờ bắc Hoàng Hà vài trăm dặm và cầu cứu các rợ du mục Hoa Hán khác. 4D – Hội nghị các thủ lĩnh du mục họp ở Tân Trịnh, họ công kênh thủ lĩnh Hiên Viên họ Hữu Hùng Thị, một Hậu (bộ lạc) hùng mạnh nhất, lên làm cộng chủ các Hậu Hoa Hán. Cộng chủ liền lãnh đạo quân các Hậu kéo về Trác Lộc tổ chức ngăn chặn Liên Minh Xích Quỷ. 4E – Quân Liên minh Xích Quỷ sơn mặt đỏ, rất đông, có tài xử dụng búa. Nhân khi sương mù dày đặc, họ ào ạt tấn công vào phòng tuyến du mục Hoa Hán rất dữ. Quân du mục bị đánh bất ngờ, hốt hoảng, hàng ngũ rối loạn, thoát chạy. Trong nhất thời, quân du mục thua Liên minh Xích Quỷ. Tuy nhiên, nguyên lực quân sự của họ vẫn hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, cộng chủ Hiên Viên chế được “xa bàn” để định phương hướng, liền hội quân các Hậu, tổ chức phản công. Quân du mục vốn là những đạo quân chuyên nghiệp, được trang bị xa mã và kỵ binh. Họ có tài xử dụng cung và trường thương. Bộ binh thì to lớn, mặc áo da và đánh cận chiến bằng giáo dài và mã tấu. Quân Liên Minh Xích Quỷ là những nông dân mới tập họp, ô hợp, thiếu kinh nghiệm và vũ khí chiến đấu. Sau trận đầu toàn thắng, trở nên khinh địch, lơ là việc phòng bị. Đến khi quân du mục Hoa-Hán, dùng xa bàn khống chế được sương mù và tấn công thì liên minh Xích Quỷ không chống nổi, hàng ngũ rối loạn, thua lớn. Vua Đế Lai lui quân về phía Đông, lập trại tại Bản Tuyền. Tại đây, hai bên lại đánh một trận lớn, quân Xích Quỷ lại bị thiềt hại nặng. Vua Đế Lai tử trận. Liên minh Xích Quỷ hoàn toàn tan vỡ. 4F – Lạc Long Quân dẫn tàn quân theo bờ bắc sông Hoàng Hà, chạy ra hướng đông. Có lẽ nhà vua định lên cao nguyên Sơn Đông, kinh đô nước Xích Thần, nơi chưa bị xâm chiếm để cố thủ. Tuy nhiên quân Hoa tộc truy kích rất dữ, phải chạy ra biển Đông và mất tích*. Kể từ đấy, nước Xích Thần mất hẳn** vào tay du mục Hoa Hán du mục. *Chạy ra biển Đông và mất tích: Theo cố học giả Bình Nguyên Lộc trong sách “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” (danh xưng Mã Lai xuất phát từ địa danh Hi-Malaya tức cao nguyên Hi Mã lạp sơn chứ không phải nước Mã Lai Á ngày nay) với những dẫn chứng rất đáng tin cậy thì đoàn quân của Lạc Long Quân đã tản mát ra khắp nơi ở Biển Đông: Đông-Bắc lục địa, kết hợp với dân địa phương lập ra nước Triều Tiên; phía Đông với giống Ai Nô lập nước Nhật, Đài Loan; Đông Nam họ lên quần đảo Célèbre ở Indonésia, đảo Hải Nam; phía Nam họ đổ bộ lên đồng bằng sông Cả và sông Mã với đồng chủng. Ông gọi sự kiện đạo binh Lạc Long Quân chạy ra biển đông là cuộc di dân đợt một của dân tộc Việt Nam, còn cuộc di dân đợt hai xẩy ra vào cuối Chu và Tần và Hán. ** Các Bộ tộc, Bộ lạc nước Xích Thần (bắc Miêu, Thần Nông bắc) sau khi bị Hoa tộc xâm lược đã chuyển đổi thành “hàng vạn” nước chư hầu và nước phụ dung của vua chúa du mục Hoa tộc. Họ dần dần trở thành người Trung quốc gốc Miêu. Cánh quân của công chúa Âu Cơ vượt sông Hoàng Hà chạy về phía nam. Bị quân Hiên Viên đuổi riết, bà lại vượt sông Dương Tử, lui về vùng núi Ngũ Lĩnh, trên Cánh Đồng Tương*quê hương chồng. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp, thì Âu Cơ và các con (các đơn vị dân quân trong Liên Minh Xích Quỷ) đã về đến Tương Dạ. Bà ở lại đấy có ý đợi tin tức Long Quân. 4G- Sách Lĩnh Nam Trích Quái kể: Chờ lâu không gặp chồng, bà lập đàn ở Tương Dạ* kêu khóc tha thiết: “Quân ở phương nào, làm cho mẹ con ta ngày đêm thương nhớ” Các con cũng khóc: “Bố ở phương nào mau về với chúng con”. Thốt nhiên Long Quân về trên đàn, ông bàn với Âu Cơ nên chia các con ra trấn giữ các nơi. Long Quân dặn Âu Cơ, phong con trưởng họ Hồng Bàng Thị làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô Phong Châu. Sau khi mọi việc tạm yên ổn, công chúa Âu Cơ nhớ nhà, nhớ nước, bèn đem các con đi lên biên cảnh. Vua Hoàng Đế (Sau chiến thắng tại Trác Lộc, Hiên Viên xưng vua và đổi tên là Hoàng Đế) nghe tin, lấy làm sợ, mới phân binh trấn ngự quan tái, khiến mẹ con không về bắc được. * Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ: Những danh xưng Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ, sông Tiêu, sông Tương… ở phía Nam Động Đình Hồ, có thể đã xuất hiện từ câu chuyện công chúa Âu Cơ và các con, do thương nhớ Lạc Long Quân nên lập đàn kêu khóc? Để rồi từ đó trở thành địa danh nổi tiếng trong văn học sử Việt cũng như Trung Hoa sau này. Cho đến giữa thời nhà Thương, khoảng 1000 năm sau chiến tranh Trác Lộc, Hoa tộc chỉ mới mò tới vùng đất, giữa 2 con sông Dương Tử và Hoàng Hà, thì vào thời vua Thuấn, chắc chắn vùng đất nam Dương Tử vô cùng xa lạ đối với Hoa tộc. Chúng tôi nghĩ, chuyện hai bà vợ vua Thuấn mang nặng tính giả tạo, huyễn hoặc qua giai thoại vua Thuấn đi tuần thú “tới phía Nam Động Đình Hồ và chết ở đấy và chuyện nước mắt của hai bà này làm cho những lóng tre hai bên bờ Tương Giang từ đó lốm đốm nước mắt màu xanh ngọc!!!”. Thời Nghiêu, Thuấn, phía Nam Trường Giang còn là đất thuộc quyền người Nam Miêu, trong phạm vi nước Văn Lang của các vua Hùng, thì chuyện vua Thuấn đi tuần thú phương Nam ở đây là phương nam của châu thổ sông Hoàng Hà cho tới phía bắc châu thổ sông Dương Tử . Chuyện những cây trúc hai bên bờ sông Tương về sau có hình những đốm nước mắt của hai bà vợ vua Thuấn lại càng quá hoang đường… Rõ ràng người Tầu đặt ra chuyện này nhằm che dấu nguồn gốc xuất hiện những địa danh mang tên sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ… của Việt tộc. Tiếng Tầu vốn là một kết hợp bởi hàng trăm thứ tiếng của nhiều dân tộc gốc nông nghiệp Miêu, Viêm mà họ xâm lăng và đồng hóa… trong đó, chắc chắn ngôn ngữ của người Bắc Miêu mà trung tâm là vùng Sơn Đông và nam Miêu (Bách Việt) vùng Động Đình đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ riêng vùng Giang Nam, Hồ Nam, Lưỡng Quảng (đất Bách Việt cổ)… xưa nay vốn là trung tâm xuất phát những nền văn học, nghệ thuật, triết học, kinh tế, võ thuật, ca múa, hàng tơ lụa, đồ gốm… của Trung Hoa đã cho chúng ta một lời giải đáp rất rõ: Những “Hán ngữ” đầy dẫy trong hàng ngàn danh xưng Việt cổ (Thiên tử, Thiên hạ, Đế Viêm, Đế Minh, Đế Lai, Đế Du Võng, Lộc Tục, Kinh Dương Vương, Sùng Lãm, Lạc Long Quân, Động Đình Quân, Long Nữ, liên minh Xích Quỷ, kinh đô Cửu Linh, sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ, Bách Việt…) là ngôn ngữ của Miêu tộc, do các quý tộc Bách Việt đem tới bắc Việt Nam, trong nhiều cuộc rút lui về phía nam cách đây nhiều ngàn năm. Tưởng cũng nên nói thêm, thổ ngữ của các địa phương Miêu, Viêm hay Bách Việt kể cả vùng rìa là bắc Việt Nam, hầu như không giống nhau, do họ cư ngụ trên một vùng địa lý quá rộng và rất hiếm khi liên lạc với nhau (xin xem mục 9. Nghi vấn lịch sử: Lâm Ấp có phải là Chiêm Thành không?) Một vấn đề quan trọng khác: công chúa Âu Cơ làm tướng, không phải là điều ngạc nhiên, nếu chúng ta nhớ xã hội Việt cổ theo chế độ mẫu hệ. Trước và sau bà Âu Cơ có nhiều vị nữ lưu khác như bà Oa Nữ (Việt ngữ gọi là O Nữ hoặc Oa Nữ, chuyển qua Hoa ngữ thành Nữ Oa), Bà quân Ngô Nhuế (Hành Sơn Vương), bà Mai Quyên, bà Man Thiện, Hai Bà Trưng, bà Triệu Thị Trinh (Oa hoặc O Trinh, chuyển qua ngôn ngữ Tầu đọc là Triệu Oa… rồi miệt thị thành Triệu Ẩu), bà Bùi Thị Xuân… Các vị này làm vua, làm tướng cầm quân dẹp giặc vô cùng oanh liệt, không thua gì nam giới. 4H – TÌM HIỂU SUY TƯ CỦA NGƯỜI XƯA Các danh xưng Xích Thần, Xích Quỷ và nhân thoại Tiên Rồng, không phải là những chuyện huyền hoặc, vô bổ như nhiều người lầm tưởng. Đó chính là quan niệm nhân sinh và vũ trụ, cũng như đường lối xây dựng xã hội và con người hoàn thiện, mà người xưa cài đặt vào những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Mục đích nhằm truyền dạy, lưu lại cho con cháu, khi mà tình thế không cho phép họ, diễn đạt trực tiếp những vấn đề bị coi là “quốc cấm”. Cũng có thể vào thời ấy, dù đã có chữ viết nhưng chỉ mới ghi ra những chữ tượng hình, như những chữ số, cái nhà, đất, nước, sông, núi, trâu, bò… chứ chưa diễn tả được tư tưởng, hoặc những từ trừu tượng, thuộc về tình cảm, tâm linh… Vậy, để truyền lại tư tưởng của tổ tiên nòi giống, người xưa chỉ có thể dựa vào những câu ca dao, phong dao, tục ngữ, thành ngữ, vè, ca múa hoặc trong những câu chuyện ta gọi là chuyện cổ, là nhân thoại, huyền sử, để phổ biến trong đại chúng. Nhờ vậy mà lưu truyền đến các thế hệ về sau. Âm – Dương và quan niệm nhân sinh: – Xích Thần, Thần thuộc Âm, chỉ tinh thần, lương tri, đạo đức, luân lý, nhu, văn, đường ngang, nét cong, hình tròn… – Xích Quỷ, Quỷ thuộc Dương, chỉ vật chất, lý trí, luật lệ, cương, dũng, nét dọc, nét gãy, hình vuông… Xã hội nói chung và con người nói riêng phải được xây dựng và duy trì trên nền tảng có âm có dương, có tinh thần, có vật chất, có tình có lý, có nhu có cương… như hai dòng điện âm dương phải được nối lại mới phát ra ánh sáng, như hai sợi chỉ ngang dọc đan vào nhau mới thành tấm vải… Thái cực và quan niệm vũ trụ: – Liên minh Xích Quỷ = Tiên Rồng = Thái cực = Nhất nguyên Lưỡng cực – Cha Rồng đem 50 con xuống biển, Mẹ Tiên đem 50 con lên núi = âm dương phân cực = Sinh lưỡng nghi – Âu Cơ lập họ Hồng Bàng làm vua Văn Lang và chia con trấn giữ khắp nơi = Lưỡng nghi biến hóa vô cùng. Tuy nhiên, càng về sau, nước Văn Lang càng bị dồn vào thế thu hẹp, trên cả hai lãnh vực đất đai và văn hóa, vì các tộc ở phía Bắc, bị ảnh hưởng cường lực thống trị của Hoa tộc, dần dần nổi lên xưng độc lập… Và cuối cùng, Việt tộc lâm vào cảnh nô lệ Hoa tộc hơn 1000 năm. Với ý đồ đồng hóa dân Việt thành Tầu, kẻ cường bạo Hoa tộc, đã thi hành một kế hoạch bôi xóa văn hóa vô cùng tinh vi… Vì thế, cho đến khi thoát khỏi xiềng xích nô lệ Hoa tộc, thì Việt tộc dù đang sống trong văn hóa nguồn cội (đã bị pha chế, biến dạng) mà vẫn tưởng là học được văn minh của kẻ thù! 5 – DU MỤC HOA-HÁN TỘC LẬP QUỐC Sau chiến thắng ở Trác Lộc 2704 Tr.CN, du mục Hoa tộc chiếm trọn toàn bộ đất Miêu Bắc, nông dân Miêu hiền lành, đông gấp trăm lần Hoa tộc. Họ có một nền văn hóa “khoan nhu dĩ giáo” và họ đã bắt đầu sáng tạo chữ viết. Do vậy, cộng chủ Hiên Viên dựa theo truyền thống Miêu tộc, ông đổi tên là Hoàng Đế*với thiên chức mới: thiên tử. Ông phong các Hậu chủ Hoa tộc và các trưởng bộ tộc nước Xích Thần quy phục, tạo thành một hệ thống hàng vạn nước chư hầu hoặc nước phụ dung, mở màn cho chế độ phong kiến sơ khai của Hoa tộc thời kỳ lập quốc. Đất đai của mỗi chư hầu, có lẽ bằng một tổng hoặc xã ngày nay. Chế độ chư hầu tự trị, có quân đội, luật lệ, kinh tế riêng… vua chư hầu cha truyền con nối. Chư hầu phải tuân phục chính quyền trung ương, hỗ tương quân sự, nộp cống và vật lệ định kỳ… Nhờ vua Hoàng Đế sáng suốt tiếp nhận nền văn hóa tư tưởng chứa đầy luân lý, đạo đức, xây dựng và dẫn dắt xã hội trên nền tảng Âm Dương, Tam thông, Ngũ hành… của Miêu tộc, các triều đại khởi đầu của du mục Hoa tộc đạt được một giai đoạn thanh bình lâu dài hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. * Hoàng Đế, đọc cổ sử, chúng ta thấy chữ Đế nơi nhiều vị vua Việt cổ như Đế Viêm (Thần Nông), Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng. Cùng lúc này, du mục Hoa tộc vẫn còn mang những danh xưng Hậu chủ. Khi Hiên Viên được tôn làm người lãnh đạo các Hậu thì xưng là Cộng chủ. Cho đến khi chiếm được nước Xích Thần thì Hiên Viên liền đổi tên là Hoàng và gọi là vua Hoàng Đế theo truyền thống Miêu tộc. Chúng tôi nghĩ, khởi thủy chữ Đế là danh hiệu của người lãnh đạo xã hội Miêu tộc. Khi một Trưởng bộ tộc Miêu được chọn làm Thiên tử (người đứng trên cái đế). Ông Minh, ông Nghi… đứng trên cái đế thì được gọi là Đế Minh, Đế Nghi… Cộng chủ Hiên Viên sau khi chiếm được nước Xích Thần thì ông chiếm ngôi vị Đế của Đế Nghi và tự gọi là Hoàng Đế (ở đây ta thấy truyền thống ngôn ngữ Việt cổ và Hoa tộc có sự khác biệt: Việt đặt ngôi vị trước đại danh từ nên gọi là Đế Minh, Đế Nghi… Tầu đặt đại danh từ trước từ chỉ ngôi vị nên gọi là Hoàng Đế. Cũng như Oa Nữ, Oa Triệu của Miêu thì Tầu gọi là Nữ Oa, Triệu Oa, Đối với Triệu Oa họ miệt thị bằng cách đọc trại đi là Triệu Ẩu (ẩu tả) như đã dẫn trong đoạn trước). Tiếp đó, con và cháu nội Hoàng Đế thì chỉ gọi tên mà không xưng Đế (Thiếu Hạo, Xuyên Húc), phải chăng đã có sự cân nhắc, phân biệt trong việc xử dụng danh xưng “Đế” của Miêu tộc? Tuy nhiên, các vị vua sau Xuyên Húc thì lại gọi: Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khải… theo đúng truyền thống ngôn ngữ Miêu. Có lẽ áp lực văn hóa Miêu đang đè nặng lên xã hội đương thời (hàng vạn nước chư hầu và phụ dung vốn gốc Miêu). Sau Đế Khải thì các vua kế tiếp của Hoa tộc không lót chữ “Đế”như các vua trước. Dù vậy, các sử gia Trung Hoa vẫn dùng chữ đế trong cụm từ: “lên ngôi đế, đế nghiệp…” Hai ngàn năm trăm năm sau, danh xưng Hoàng Đế được Tần Chính làm sống lại nhưng đổi thành tước hiệu, nó có nghĩa như đại đế, vua nước lớn. Chẳng những thế, Tần Chính ngông nghênh tự xưng là Tần Thủy Hoàng còn con cháu thì sẽ xưng Tần Nhị Thế, Tần Tam Thế cho đến vạn thế… Y bãi bỏ chế độ chư hầu, chế độ phong đất và thi hành một đường lối cai trị cực kỳ hà khắc, tàn độc… Giả dụ ông ta xưng là Đế Chính và áp dụng lại đường lối trị dân theo truyền thống Miêu tộc cổ của thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn thì xã hội Trung Hoa thời nhà Tần sẽ tốt đẹp biết mấy… 6 – NGHI VẤN LỊCH SỬ: NƯỚC VĂN LANG VÀ 18 VỊ VUA HÙNG. Trong khi đó, nước Xích Quỷ ở phía Nam bị mất lãnh đạo. Công chúa Âu Cơ trong tư thế là Mẹ của toàn dân, bà lập Đàn ở Tương Dạ, phong cho người con trưởng của Lạc Long Quân thuộc Hồng Bàng Thị (con của người mẹ họ Hồng Bàng) lên làm Hùng Vương (xin hiểu Hùng vương thời này có vị thế như một đại tộc trưởng, liên tộc trưởng… khác hẳn các vị vua quân vương Hoa tộc và các vua chư hầu đang hình thành ở phía Bắc). Giá trị minh triết của hai nước Xích Thần và Xích Quỷ không thích hợp nữa, bà đặt tên mới: nước Văn Lang. Khởi đầu nước Văn Lang trải dọc từ hồ Động Đình tới đất Thanh Hóa, Nghệ An, rộng từ Tứ Xuyên ra tới biển Đông. Về sau, một phần do Hoa tộc lấn chiếm, một phần do các tộc đồng chủng nổi lên giành độc lập, tạo thành những nước mới, khiến biên giới nước Văn Lang tụt dần về phía Nam gần giống ngày nay. Quý tộc những nước Bách Việt mới lập, mỗi lần bị Hoa tộc chiếm mất nước lại chạy về Nam, nhập vào Văn Lang và trở thành những dân tộc thiểu số ở các vùng Thượng du, vùng biên giới miền Bắc, vùng miền núi hoặc các phần đất phía Nam quận Nhật Nam sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên*. * Ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên xưa nay nhiều sử gia vẫn cho rằng đây là đất cổ của Chiêm Thành. Điều này không đúng. Chúng tôi có phần bình luận về ba tỉnh miền Trung này qua tựa đề: Nghi vấn lịch sử: Lâm Ấp có phải là Chiêm Thành không (ở đoạn sau). Có bốn giả thuyết về thời đại các vua Hùng: Giả thuyết 1 – Giả thuyết này dựa vào huyền thoại Tiên Rồng kể chuyện Âu Cơ phong cho con trưởng của Lạc Long Quân hoặc vị tộc trưởng họ Hồng Bàng lên ngôi Hùng Vương. Tuy nhiên giả thuyết này gặp khuyết điểm rất lớn, là 18 vị Hùng Vương làm vua suốt 2446 năm, kể từ năm 2.704 đến năm 258tr.CN. Tính ra trung bình mỗi vị ở ngôi vua 135 năm (chưa kể thời gian các ngài chưa lên ngôi). Cũng thời gian này, nhà Hạ bên Tầu có 17 đời vua với 432 năm, nhà Thương có 34 đời vua với 629 năm, nhà Chu có 37 đời vua với 878 năm. Đổ đồng mỗi vua Tầu chỉ làm vua 22 năm. Vậy số cách biệt tuổi tác quá xa không thể có trên thực tế. Giả thuyết 2 – Theo truyền thuyết, đời Hùng vương thứ sáu, Phù Đổng Thiên vương đánh tan giặc Ân bên Tầu (nhà Ân tức là nhà Thương 1505-1134tr.CN, biên giới nước Văn Lang và Trung Hoa thời gian này rất gần nhau). Vua Hùng vương thứ 6, cùng thời với vua Trụ bên Tầu, là vị vua cuối cùng của nhà Ân. Vua Trụ dũng mãnh, ham chinh phạt, nhưng lại đam mê tửu sắc… đến độ mất nước vào tay Chu Bá Phát (tổ nhà Chu). Nếu quả thực như thế thì vua Hùng thứ 6, trị vì Văn Lang trong khoảng những năm 1120 tr.CN. là thời điểm nhà Chu diệt nhà Thương (Ân) mà lập quốc. Cho đến năm 257 tr.CN. thì vua Hùng thứ 18 bị Thục Phán diệt mà chiếm Văn Lang. Giả dụ mỗi vị vua Văn Lang bình quân ở ngôi được 25 năm thì từ vua Hùng thứ I đến vua Hùng thứ VI chỉ có thể lập quốc Văn Lang khoảng năm 1270 tr.CN: Số năm làm vua của 6 vua Hùng đầu tiên: 6 vị x 25 năm = 150 năm. Vậy thời điểm nước Văn Lang xuất hiện là: 1120 tr.CN +150 năm = năm 1270 tr.CN. Như thế, vua Hùng thứ nhất chỉ có thể xuất hiện vào khoảng năm 1270tr.CN, chứ không thể xuất hiện ngay sau chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN. được. Vậy bà Âu Cơ đâu có thể sống từ năm 2704 đến năm 1284 tr.CN để thực hiện lời dặn của Lạc Long Quân? Giả thuyết 3 – Theo Lịch Sử Việt Nam của sử gia Phan Huy Lê, từ Hùng là từ Việt âm Hán. Tiếng Mường có từ Kun, Lang Kun chỉ người con trưởng, ngành trưởng. Người Môn-Khơ-Me, người Xink-Mun người Khơ-Mú, người Kháng, Thái, Lào… có từ Khun chỉ Tù trưởng, thủ lĩnh. Người Mun-Đa có từ Khunzt chỉ tộc trưởng. Như vậy có lẽ chữ Hùng được phiên âm từ Kun, Khun hay Khungzt. Do đó ta có thể nói Hùng vương nguyên là thủ lãnh của một bộ tộc hay liên minh bộ tộc, đúng như sử gia Hoài Nam Tử viết: “Tù trưởng bộ lạc Văn Lang dùng pháp thuật quy phục 15 bộ lạc mà lập nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng vương”. Con số 18 đời Hùng vương chỉ là con số biểu trưng, ý nói là rất nhiều. Người Việt Nam thường nói: 9 từng mây, 9 ngọn sông, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa 9 hồng mao; 18 đời quận công, Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước; 36 chước, giặc có 36 tướng… Như vậy giả thuyết III chấp nhận có rất nhiều Hùng vương chứ không phải là 18 vị. Khổ nỗi, không thể có một dòng họ con cháu nối nhau làm vua liên tục suốt 2.446 năm… Chúng tôi xin trình giả thuyết mới: Giả thuyết 4 – Danh xưng Hùng vương, theo giả thuyết ba có nghĩa là chức vị người đứng đầu, để gọi người lãnh đạo liên minh bộ tộc như danh xưng Vua, Quốc trưởng, Tổng thống… một quốc gia, chứ không phải danh hiệu như những danh hiệu Quang Trung, Gia Long, Louis 8, Elizabeth đệ II… Còn con số đi theo sau, từ Hùng Vương là con số thứ tự của cái Họ làm Hùng Vương, chứ không phải là số hiệu của một vị vua, như ta thường thấy. Như thế, thời đại Hùng vương thứ I, gồm những vị vua thuộc họ Hồng Bàng. Thời đại Hùng vương thứ II, thứ III… là những Hùng vương thuộc các họ khác. Vậy 18 đời Hùng vương, là 18 dòng họ, thay phiên nhau làm Hùng vương. So sánh với thời gian 88 vị vua Tầu của 3 họ Hạ, Thương, Chu, làm vua trong 1939 năm, hoặc sau này 10 họ Việt như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý… Nguyễn thay nhau làm vua từ năm 939 đến 1945 tổng cộng 1006 năm, thì 18 họ làm Hùng vương trong 2.446 năm tỏ ra rất hợp lý. Lý do khác, truyền thống vua cha truyền ngôi cho con chỉ xẩy ra trong chế độ Phụ hệ. Thời đại các Hùng vương lại thuộc chế độ Mẫu hệ, con cái theo mẹ và mang họ mẹ. Con, cháu các Hùng vương chắc chắn cũng mang họ mẹ chứ không mang họ của vua cha. Việc truyền ngôi cho con để duy trì dòng họ hoàn toàn không thích hợp với chế độ Mẫu hệ. Lẽ dĩ nhiên con, em, cháu trong gia tộc Hùng vương đương nhiệm, có ưu thế hơn người khác, nhưng chưa hẳn có thể làm lệch cán cân tuyển chọn của Hội đồng Tộc trưởng, thường căn cứ trên tài năng đức độ. Cho dù có truyền ngôi cho em để duy trì dòng họ, thì cũng chỉ đặt trên tình cảm anh em thân cận được vài đời Hùng vương là tối đa, cuối cùng rồi con của vị vua (em út cùng một mẹ) cũng sẽ phải nhường ngôi, khi họ khác được bầu lên. Thời xã hội Miêu tộc cổ đại, làm vua là tiếp nhận trách nhiệm hơn là quyền uy, danh vọng và của cải vật chất, như những vị vua thời quân chủ mà ta thường thấy sau này. Nó có dáng như vị Tiên chỉ trong làng, như Tộc trưởng một tộc họ, nhưng trên một tầm vóc rộng lớn hơn. Chức vụ Hùng vương không phải là ước mơ của những kẻ chọc trời khuấy nước, tranh bá đồ vương, như các thời đại về sau. Bởi đó, theo truyền thống, người được chọn lên ngôi vua, thường tỏ ra lo lắng, e sợ không đảm đương nổi công việc trọng đại. Khi không thể từ chối được, mới cung kính vâng lời. Từ những luận cứ trên, chúng tôi tin rằng, mỗi họ Mẫu hệ lên làm Hùng vương khoảng ba, bốn đời vua, thì có những người tài đức cao trọng hơn xuất hiện và đại hội các Tôc trưởng, lại suy cử Mẫu hệ khác lên thay thế. Những tin tức thêm về nước Văn Lang. 1 – Khi mới lập quốc, Văn Lang có biên cương như huyền sử đã ghi, tức là toàn bộ vùng đất phía Nam sông Dương Tử với cơ chế trị quốc khoan nhu dĩ giáo* mà Thiên tử là Hùng Vương và Thiên Hạ là hàng trăm, hàng ngàn bộ tộc gọi chung là Bách Việt ở phương Nam. * Khổng Tử (551-479 Tr. CN) người nước Lỗ thời Chiến quốc khi nói về nơi xuất phát Đạo của ngài nói là ở phương Nam, trong câu: “Khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (sách Trung Dung/10). Tuy nhiên, từ phía Bắc, Hoa tộc từ nhà Hạ (2195-1763 Tr.CN) tới nhà Thương (1763-1134 tr.CN) sau khi nuốt trọn và đồng hóa nhân dân nước Xích Thần thành Trung quốc, thì nhà Chu trong hai giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc, sức mạnh cường lực của họ đã ảnh hưởng rất mạnh trên các bộ tộc Bách Việt kế cận. Xã hội Bách Việt ở cực Bắc Văn Lang (phía Nam sông Dương Tử) cũng bị ảnh hưởng nhưng chậm hơn. Các Tộc trưởng ở đây hầu như không quan tâm tới vị trí tối cao của các Hùng Vương theo truyền thống Việt cổ, mà lại thích làm vua theo cơ chế quyền lực trực trị của Hoa tộc. Do vậy, họ theo nhau thoát ly khỏi chính quyền trung ương Văn Lang. Họ dựng lên những nước nhỏ, xưng vua và tranh chấp nhau… gần giống các cuộc chiến tranh chư hầu cùng thời của nhà Chu. Tuy nhiên, thời nhà Chu cuối Xuân Thu (550 tr,CN), truyền thống du mục không dừng lại ở bên kia bờ Trường Giang. Bằng cách này hay cách khác, đã xuất hiện dọc theo bờ Nam sông Trường Giang và bắt đầu khống chế một số nước Việt phương Nam. Chiến tranh giữa các chư hầu liên miên khiến xã hội đảo điên, luân lý suy tàn… Lão Tử, Khổng Tử xuất hiện. Họ vận dụng tư tưởng sẵn có của phương Nam, kêu gọi bảo vệ luân lý, đề cao đạo đức, thiết lập lại tôn ti trật tự xã hội… (Nho) hoặc chủ trương sống nhàn, sống tự nhiên, không tranh chấp, vô vi, tự tại… (Lão) Cho đến giữa thời kỳ Chiến Quốc nhà Chu, thì biên giới nước Văn Lang đã lui tới gần sát lằn ranh biên giới Việt Nam Trung quốc ngày nay. Tới đây chúng ta nhận ra một vấn nạn có tính cách “sinh tử” của nước Văn Lang là chế độ Nhân chủ, Nhân Trị Bách Việt (theo kiểu tiền sử) đã tỏ ra quá yếu thế trước áp lực của các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế du mục phương Bắc:
2.- Theo sử gia Phạm Văn Sơn, trong Việt sử Toàn Thư, thì vào thế kỷ thứ 9tr.CN, một quý tộc Việt ở Chiết Giang thuộc Thị tộc Mỵ đứng lên lập nước Sở và xưng là Hùng Mỵ (vua Mỵ). Rõ ràng, danh xưng Hùng trong Hùng Mỵ có liên hệ với Hùng của Hùng vương: hùng = vua. Tuy nhiên vào giai đoạn này, Hùng Mỵ và nước Sở đã bước vào truyền thống quân chủ chuyên chế của du mục Trung quốc.
3.- Các Hùng vương không hoàn toàn do phái nam đảm nhiệm, mà chắc chắn đã có nhiều nữ Hùng vương. Bởi vì, là thời đại mẫu hệ, trước đó đã có bà Nữ Oa, bà Vụ Tiên, bà Âu Cơ và sau đó lại có Bà Quân Ngô Nhuế, bà Mai Quyên, bà Man Thiện, Hai Bà Trưng, bà Trần Thiếu Lan, bà Phật Nguyệt, bà Triệu Thị Trinh… đã làm vua, làm tướng thì nhất định phải có nữ Hùng vương trong suốt 2.446 năm đằng đẵng đó. 4 – Hai vua Kinh Dương Vương (Lộc Tục) và Lạc Long Quân (Sùng Lãm) thay nhau làm vua nước Xích Quỷ và nước này đã bị tan rã vì mất lãnh đạo sau trận Trác Lộc năm 2.704 TCN. Tù trưởng các bộ lạc Việt, thay nhau làm Hùng vương nước Văn Lang là thời đại kế tiếp sau thời đại Xích Quỷ. Nhiều sử gia ghi rằng Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là hai vị vua đầu tiên của nước Văn Lang và gọi họ là Hùng vương thì e nhầm chăng? 7 – NƯỚC ÂU LẠC Trong cuộc chạy thoát về phương Nam tìm đất sống, quý tộc của một quốc gia Miêu tộc dòng Âu là Thục Phán, đã bất ngờ đánh chiếm nước Văn Lang dòng Lạc của vị Hùng vương cuối cùng thuộc họ thứ 18. Thục Phán*lên làm vua xưng là An Dương Vương đổi Quốc hiệu là Âu Lạc, năm 257 tr.CN. An Dương Vương lưu dụng toàn bộ Lạc hầu, Lạc tướng, Bố chính… của Văn Lang giúp mình cai trị đất nước. *Thục Phán, nguyên là cháu vua Thục đất Tứ Xuyên, vị vua này đã chết khi nước Thục bị chư hầu Tần xâm lược năm 270
tr.CN. Đúng ra Thục Phán là con của một vị Thái tử nhà Thục, sống lưu vong trên đất Tây Âu. Tại đây, vị Thái tử này được tôn là “vua Thục” (lưu vong) nên cũng có sách chép là con vua Thục. Thục Phán là một tướng trẻ có tài cầm quân, xây thành đắp lũy. Họ sống lưu vong ở nước Tây Âu của vua Trạch Hu Thống và giúp vua này bình định giặc giã và lập được nhiều công trạng. “Vua Thục” xin cưới công chúa Văn Lang, nhưng vị Hùng vương cuối cùng thuộc họ thứ 18 cự tuyệt, nên đem lòng thù hận. Trước khi chết, ông vua lưu vong này khuyên Thục Phán nên chiếm lấy Văn Lang. Mặt khác, vua Trạch Hu Thống nước Tây Âu vốn ngại Thục Phán ở lâu trong nước “bất tiện”, nhân đó giúp binh lực cho Thục Phán xâm lăng Văn Lang, theo kiểu vừa đền ơn vừa tống cổ đi. Hùng vương bị tấn công bất ngờ, thua trận, phải tự sát năm 257. 8 – VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ TRIỆU Năm 207 tr.CN, một quốc gia Việt tộc khác ở vùng Nam Hải, Quế Lâm, Mân Việt… là nước Nam Việt của Nam Việt vương Triệu Đà* thôn tính nước Âu Lạc, lập thành một quốc gia với biên cương rộng lớn, phía Bắc lên tới Động Đình Hồ. Kinh đô đặt tại Phiên Ngung (Quảng Tây). * Một số các sử gia cho rằng, Việt Nam trong thời này là đã lệ thuộc Trung quốc. Chúng tôi có thiển ý: Triệu Đà phản Tần phục Việt, cùng dân Việt lập quốc gia Nam Việt và xưng là Nam Việt Vương, ông “ngồi xổm, nhai trầu” mà tiếp sứ giả nhà Hán, tức là ông đã nhập quốc tịch Việt. Nước Nam Việt độc lập, không lệ thuộc nhà Tần, cũng không lệ thuộc nhà Hán. Về sau dù có xưng thần với Hán, nhưng vẫn giữ vững biên cương, và nền tự chủ suốt 5 đời vua, không khác gì các họ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần… sau này. Sau này Vua Gia Long nhà Nguyễn đặt tên nước ta là Nam Việt, khiến vua Thanh tức giận, vì cho rằng vua Gia Long muốn nhắc lại ranh giới nước ta thời nhà Triệu. Chẳng những thế, nếu gọi nước ta lệ thuộc Nam Việt thì chúng ta nghĩ sao về việc Thục Phán xâm lăng Văn Lang? Cho nên, xin cứ để nhà Triệu là một dòng vua Việt Nam chính thống như tiền nhân đã chấp nhận từ hơn hai ngàn năm trước là thỏa đáng hơn cả. 9 – NGHI VẤN LỊCH SỬ: LÂM ẤP CÓ PHẢI LÀ CHÀM KHÔNG? NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở ĐÂU? Nhân khi nói tới các nước Bách Việt, ở phía bắc thoát ly từ quốc gia Văn Lang, xưng độc lập, rồi dần dần bị tộc Hoa Hán xâm chiếm, chúng tôi xin mời quý độc giả trở lại thăm nước Việt Thường. Nước Việt Thường được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử Việt cũng như Trung quốc và gây nhiều tranh luận về vị trí của nước này. Chẳng những thế, từ nước này mà phát sinh ra nhiều nghi vấn lịch sử rất quan trọng khác trong giai đoạn 1000 năm lệ thuộc Trung quốc. Chúng tôi xin trình trước công luận một số tài liệu liên quan đến vấn đề này; 9 A – SỬ TẦU – SỬ VIỆT Sử gia Việt Nam, khi viết sử Việt, từ giai đoạn lệ thuộc Trung quốc trở về trước, thường truy cứu từ sử Trung quốc. Sử gia Trung quốc khi ghi chép các chuyện ở biên ngoại, họ thường dựa theo báo cáo của bọn quan lại trấn nhậm. Bọn này đa số là bọn có tội bị đày, tham nhũng, gian ác… nói chung là bọn sâu dân mọt nước. Làm thì láo, báo cáo thì hay, miễn sao có lợi cho họ… Do vậy, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Trung quốc đô hộ trở về trước không khỏi bị trình bày sai lạc. Điển hình là “giặc” Lâm Ấp mà bọn quan lại đô hộ Tầu này gán cho người Chàm để chạy tội. Mặt khác, nguồn gốc quốc gia Việt Thường của người Lâm Ấp cũng nằm trong chủ trương bôi xóa dấu ấn Bách Việt, nhằm mục đích đồng hóa “Man di” và chia rẽ hai dân tộc Việt Lạc và Việt Thường. Tuy nhiên, người Trung quốc khi chép sử các nước Việt phương Nam, đã vô tình để lộ ra nhiều sơ hở, khiến chúng ta có thể suy ra những sự thực, khi tìm về nguồn gốc của người Lâm Ấp. Sau đây là những sự kiện rất quan trọng mà chúng tôi xin đề nghị các sử gia Việt Nam ngày nay xét lại. 9B – LÂM ẤP LIÊN MINH LẠC VIỆT NỔI DẬY ĐÁNH ĐUỔI ĐÔ HỘ TRUNG QUỐC Sử gia Phạm Cao Dương trong sách Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, từ trang 114 đến trang 122 đã dẫn rất nhiều sách sử Trung Hoa để trình bày tiểu mục:
A- “Lâm Ấp: Quốc giới của Việt Thường thời xưa, đời Tần là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận… tr.117… Đời nhà Tần, Tầu chỉ mới chiếm được vài nước Bách Việt ở sát bờ sông Dương Tử (sông Trường Giang theo Bách Việt) mà nước Việt Thường là một. Họ đổi tên nước Việt Thường thành huyện Lâm Ấp. Vậy Lâm Ấp có thể là tên một địa danh quan trọng của nước Việt Thường và nằm trong nhóm nước bị nhà Tần chiếm, rồi gom lại thành một quận gọi là Tượng Quận. Tượng Quân không nằm ở Việt Nam mà nằm bên Tầu, sát với bờ Nam sông Dương Tử. Câu B dưới đây do chúng tôi ngắt ra khỏi câu A: B- “… đời Hán đổi làm huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam.” tr. 117 C- ”Trung tâm của nước này theo các nhà khảo cứu hiện đại là các vùng kế cận thành phố Huế ngày nay” tr.116, Huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận ở bên Tầu thời Nhà Tần và huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thời lệ thuộc nhà Hán là hai địa bàn khác nhau, cách nhau nhiều ngàn cây số; còn thời gian của hai giai đoạn này cách nhau chừng 260 năm. (Kể từ năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem nửa triệu quân xâm lăng các nước Việt phương Nam đến năm 43 sau Công Nguyên, Mã Viện thôn tính nước ta vào thời Hai Bà Trưng). Sử gia Phạm Cao Dương và nhiều sử gia khác nghĩ rằng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là quốc giới của nước Việt Thường, có nghĩa nước Việt Nam xưa có tên là Việt Thường. Cách suy nghĩ này không đúng vì lẫn lộn hai địa danh cùng mang tên Lâm Ấp và Việt Thường vừa ở bên Tầu vừa ở bên ta, do vậy gây nhiều sai lầm khác rất quan trọng, chúng tôi sẽ bàn tới ở tiểu mục nước Việt Thường ở đâu? A- Trong “Bulletin des Amis du Vieux Huế” (Đô Thành Hoài Cổ), Học giả Đào Duy Anh viết bài “Les colonnes de bronze du Mã Viện” xác định rằng trụ đồng Mã Viện ở núi Đồng Trụ cũng gọi là núi Lam Thành thuộc tỉnh Nghệ An. Ông nói rằng sách Ngô Lục và sách Tùy Thư đều chép như thế. B- “…dẹp xong tàn quân của tướng Đô Dương ở huyện Cư Phong, quận Cửu Chân, Mã Viện kéo quân vào Nhật Nam, tiến sát vùng biên giới thì dân Chàm đem vàng bạc dâng cống chúc mừng. Mã Viện liền tâu xin phong cho dân Chàm ở đất Tượng Lâm. (Nguồn gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam, Bình Nguyên Lộc) C- Sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt sử Tân Biên (tr.198) chép theo sách Lĩnh Ngoại: Cột đồng Mã Viện ở Lâm Ấp (Chiêm Thành). Ông chép thêm: Khâm Định Việt Sử Tiền Biên, Nghệ An Thi Tập, Vân Đài Loại Ngữ… cũng nói Đồng Trụ ở Lâm Ấp… tại Nghệ An huyện Hưng Nguyên có một hòn núi gọi là Đồng Trụ ăn vào giữa làng Phú Điền và Nghĩa Liệt. Núi này ở đồng bằng đột khởi lên một ngọn cao chạy thẳng xuống Lam Giang… D- “Sự xuất hiện của người Chàm đã được sử Trung quốc nói tới trong một biến cố xảy ra ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam trong thời Đông Hán, đời Hòa Đế niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ 14, tức năm 102 sau TL. Năm đó hơn 3.000 người ở huyện này đã nổi lên cướp phá, đốt các dinh thự… Để đề phòng những cuộc biến loạn mới, nhà Hán đặt chức Tướng Binh Trưởng Sử ở huyện này” Tr.114. Đất Bình, Trị, Thiên cổ tên là gì thì không ai biết vì là đất hoang “khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối…” có lẽ có một vài bộ lạc Chàm sống rải rác ven sông và bờ biển. Tuy nhiên, điều này không quan trọng, việc tìm hiểu việc làm của Mã Viện trong cuộc xâm lược đất Lĩnh Nam thì chúng tôi thấy rất rõ: Sau khi Mã Viện diệt bà Trưng và chiếm cứ toàn bộ đất Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam, y kéo quân vào vùng biên giới quận Nhật Nam. Người Lâm Ấp rất lo sợ, họ đem vàng bạc, châu báu “dâng cống” cho Mã Viện và xin quy phục. Mã Viên bèn xin Hán triều đặt tên vùng đất người Lâm Ấp đang cư trú ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là huyện Tượng Lâm, bổ nhiệm huyện lệnh Tầu lo việc cai trị và đặt huyện này dưới quyền thống trị của Thái thú quận Nhật Nam. Cái khéo của Mã Viện là kết hợp đất Tượng Quận và huyện Lâm Ấp ở bên Tầu thành huyện Tượng Lâm cho người Lâm Ấp ở bên Việt (rất đông sử gia Việt đều tưởng rằng địa danh Tượng Quận ở phía Nam sông Dương Tử là tên cũ của địa danh Tượng Lâm). Chẳng những thế, y cướp đoạt hàng ngàn trống đồng và các dụng cụ bằng đồng dùng trong việc thờ cúng của dân Việt, đúc thành một trụ đồng rất lớn và trồng giữa ranh giới Nghệ An và Quảng Bình để phân biệt đất Lâm Ấp và đất Lạc Việt dù rằng Tượng Lâm cũng là một huyện trực thuộc quận Nhật Nam. Mã Viện biết rất rõ nhóm dân hối lộ vàng bạc cho y là con cháu người Lâm Ấp ở Tượng Quận (bên Tầu) nên y đặt tên huyện Tượng Lâm và phong đất này cho họ. Tuy nhiên y vẫn cứ gọi họ là Chàm, tại sao? – Rõ ràng y muốn dấu tung tích của đám dân này để chia rẽ hai đồng chủng Lạc Việt và Việt Thường cũng có thể y dấu tung tích của họ để ẵm trọn số vàng bạc hối lộ vì sợ phải chia cho vua quan nhà Hán. Kể từ đoạn nầy, chúng tôi chỉ nói về người Lâm Ấp ở địa bàn Tượng Lâm và xin quý độc giả tạm quên địa bàn “huyện Lâm Ấp và Tượng Quận bên Tầu”. Khi minh định Lâm Ấp không phải là Chàm, chúng tôi sẽ dùng lại huyện Lâm Ấp này. Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam là một trong 9 quận Việt cổ đang bị Tầu đô hộ. Ba ngàn dân huyện Tượng Lâm nổi dậy tấn công huyện lỵ, đốt phá các dinh thự… Vậy đây không phải là Chàm xâm lăng “nước ta” mà là dân Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm nổi dậy chống lại quan quân đô hộ. Rõ ràng bọn quan lại đô hộ Tàu đã vu cáo cho Chàm để chạy tội tham ô, gian ác, hiếp đáp dân lành đến độ dân chúng huyện Tượng Lâm đã nổi lên “làm loạn”!
A- “Năm 137, Hậu Hán Thư lại ghi rằng người Man ở cõi xa thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam là bọn Khu Liên đem vài ngàn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt thành quách, công sở, giết người Trưởng lại. Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn đem hơn một vạn quân thuộc hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đến cứu, nhưng quân lính sợ phải đi xa đã quay lại đánh phá phủ lỵ. Phàn Diễn tuy dẹp được bọn quân sĩ làm phản nhưng thế lực quân Man mỗi ngày một mạnh” (Tr.114). Lại dân Man (Lâm Ấp) nổi dậy dưới sự lãnh đạo của một người (tộc trưởng?) tên là Khu Liên. Họ đốt phá thành quách, công sở và giết Trưởng lại Tầu chứ không cướp bóc của dân Việt. Hơn một vạn quân Giao Chỉ và Cửu Chân được điều động tới dẹp loạn. Một vạn quân này hẳn là người Lạc Việt mới hợp tác với quân Lâm Ấp đánh lại bọn quan lại Trung Hoa. Sau vụ này, huyện lỵ Tượng Lâm vẫn còn nằm trong tay nghĩa quân Tượng Lâm.
B- “Năm sau (năm 138), Thị Ngự Sử Giả Xương sang công cán ở quận Nhật Nam đã cùng với các châu quận hợp sức đánh Khu Liên nhưng đánh không lại, bị bọn Khu Liên phản công và bao vây hơn một năm, khiến quân Hán lâm vào tình trạng thiếu lương ăn và vua Hán lo ngại triệu tập các Công khanh… Sau nhiều cuộc nghị luận sôi nổi, cựu thứ sử Tinh Châu là Chúc Lương và Trương Kiều, người đã dẹp giặc Ích Châu đã được triều đình bổ làm thái thú Cửu Chân và thứ sử Giao Châu (phủ đô hộ đóng ở Giao Chỉ). nhờ khéo phủ dụ, hai viên quan mới này đã ổn định được tình thế.” Tr.115 Rõ ràng, vị anh hùng tên là Khu Kiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của dân Tượng Lâm nổi lên lật đổ chính quyền đô hộ Trung quốc chứ không có Chiêm Thành nào ở đây cả… Các Thứ sử và Thái thú ở hai quận cực Nam Giao Châu Đô hộ phủ này hễ có biến là báo cáo về Tầu rằng, giặc Chàm tấn công “nước ta” để chạy tội tham ô, bạo ngược khiến dân Việt vì căm hờn mà nổi dậy. Vậy Lâm Ấp là ai mà các sử gia Việt đều theo Tầu mà gọi là Chàm? Và mỉa mai thay, các sử gia của ta cũng bắt chước Tầu gọi rằng: “giặc Chàm đánh nước ta!” A- “Năm 144 hơn một ngàn người ở quận Nhật Nam lại nổi dậy đốt phá các huyện ấp. Họ liên kết cả với người Cửu Chân. Thứ sử Giao Châu là Hạ Phương dùng ân nghĩa chiêu dụ. Quân giặc đều ra hàng cả”. Tr.115 B- “Năm 160, khi nhân dân huyện Cư Phong dưới sự lãnh đạo của Chu Đạt chống lại sự tham bạo của viên huyện lệnh, “quân Man” (Lâm Ấp) đã tiếp tay. Số người làm loạn lên tới bốn, năm ngàn. Họ tấn công vào quận Cửu Chân. Thái thú Nghê Thức ra đánh bị tử trận… Nhà Hán sai Đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng đi đánh, phá tan được. Nhưng tướng giặc vẫn còn chiếm đóng Nhật Nam, thế lực ngày một cường thịnh. Nhà Hán lại phải sai Hạ Phương sang chiêu dụ. Nhờ uy tín có sẵn, Hạ Phương đã khiến được 20.000 quân giặc đầu hàng” Tr.115 Lại có hai cuộc nổi dậy của nô lệ Việt, lần trước năm 144 có hơn 1.000 người; lần sau, năm 160, đông hơn, có đến 5.000 người. Chẳng những vậy, lại có thêm quân Lâm Ấp liên minh tiếp trợ. Dân Việt nổi dậy dưới sự lãnh đạo của anh hùng Chu Đạt tấn công quận Cửu Chân và giết được thái thú Nghê Thức. Tuy nhiên, hình như nghĩa quân không chiếm được quận lỵ Cửu Chân. Do vậy họ tiến vào Nhật Nam và phối hợp với nghĩa quân ở đây tấn công giải phóng quận Nhật Nam. Từ đó, phong trào dân chúng nổi dậy bùng lên mãnh liệt và trở thành một cuộc khởi nghĩa thật sự. Nghĩa quân chiếm được quận Nhật Nam và các huyện của quận này trong một thời gian dài. Nhà Hán sai tướng Ngụy Lãng điều quân từ Cửu Chân vào Nhật Nam đánh dẹp cuộc nổi dậy có quy mô lớn của Chu Đạt, nhưng quân Ngụy Lãng đã bị thất bại, có thể y đã bị giết chết. Sau đó, nhà Hán phải sai thứ sử Giao Châu là Hạ Phương đem đại quân từ Giao Chỉ đến đàn áp. Chắc chắn cuộc đàn áp rất tàn khốc, đến độ các đạo Nghĩa quân đang chiếm giữ quận Nhật Nam và các huyện của quận này đã phải đầu hàng. Tổng số Nghĩa quân đầu hàng lên tới 20.000 người. Như thế có nghĩa là dân Việt huyện Cư Phong ở Cửu Chân và quận Nhật Nam cùng nổi dậy dưới sự lãnh đạo của anh hùng Chu Đạt rất đông. Có lẽ sau khi Chu Đạt bị tử trận (?) thì Nghĩa quân mới đầu hàng. Nếu số Nghĩa quân đầu hàng lên tới 20.000 thì số bị Nghĩa quân bị tàn sát không dưới 10.000. A- “Theo các tài liệu của người Tàu, niên đại chính thức của sự thành lập vương quốc của người Chàm là năm 192. Năm đó con của viên công tào bản xứ tên là Khu Liên, đã lợi dụng tình trạng suy yếu của nhà Hán, giết viên huyện lệnh huyện Tượng Lâm và xưng làm vua. Khu Liên cũng là tên của nhóm người nổi loạn năm 137. Vương quốc này được người Trung quốc gọi là Lâm Ấp là do sự gọi tắt của Tượng Lâm Ấp có nghĩa là kinh đô hay đúng hơn là lỵ sở của Tượng Lâm (có nghĩa là rừng voi). Trung tâm của nước này theo các nhà khảo cứu hiện đại là các vùng kế cận thành phố Huế ngày nay”. Tr.116 Năm 192, sau hơn 320 năm định cư ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam, người Lâm Ấp đứng lên lâp quốc. Họ xưng quốc hiệu là gì thì không ai biết, chúng tôi tạm gọi là (Tân) Việt Thường. Tuy nhiên các sử gia Tầu thì cứ gọi là nước Lâm Ấp, là Chàm. Rõ ràng người Tầu chỉ muốn coi Lâm Ấp là Chàm và dứt khoát dập tắt việc quay trở lại dòng giống Việt Thường cổ! Không muốn người Lạc Việt liên kết với đồng chủng Việt Thường vốn rất quật cường dù chỉ là con cháu một nhóm dân chạy loạn. B- “Năm 433, tiến hơn một bước nữa, Phạm Dương Mại (vua nước Lâm Ấp) sai sứ sang cống nhà Tống, xin quản lãnh Giao Châu, nhưng không được vua nhà Tống chấp nhận”. Tr.120 C- “Phạm Dương Mại do đó tiếp tục cướp phá Giao Châu, khiến năm 446, nhà Tống phải cử Đàn Hòa Chi và Tông Xác đem quân đi đánh… quân Chàm đại bại. Chỉ Phạm Dương Mại và các con chạy thoát được thân…” Tr.120 Tới giai đoạn này, nước Lâm Ấp đã đủ mạnh, đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhân dân các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ… đã tự thấy có đủ tầm vóc nói chuyện với nhà Tống để: “xin quản lãnh Giao Châu” (lời chép của Sử gia Trung Hoa với tư thế nước lớn). Chúng tôi nghĩ đấy là cuộc vận động của vua Lâm Ấp, đòi nhà Tống phải chấp nhận cho Giao Châu tự trị. Tuy nhiên, nhà Tống không chấp nhận. Vua Lâm Ấp Phạm Dương Mại liền tạo sức ép quân sự bằng cách cho quân đội tấn công thẳng vào phủ trị Giao Châu. Mười ba năm sau tức là năm 446, nhà Tống sai tướng Đàn Hòa Chi và Tông Xác đem đại binh giải cứu Giao Chỉ, trong đánh ra, ngoài đánh vào khiến quân Lâm Ấp đại bại. Vua Phạm Dương Mại và con trai thoát được, nhưng quân đội Lâm Ấp thì bị tàn sát toàn bộ, vô cùng khủng khiếp. Nước Lâm Ấp từ đó suy yếu hẳn. Cuộc chiến này giằng co suốt 13 năm, chắc chắn vô cùng cam go, khiến Lâm Ấp kiệt quệ và đi đến chỗ đại bại. Từ các sách sử Trung quốc, nói về các cuộc chiến tranh giữa Trung quốc và Lâm Ấp, đồng thời chỉ ra những phần quan trọng để xác minh rằng Lâm Ấp không phải là Chàm (Chiêm Thành), mà là một dòng dân rất gần với Việt tộc. Họ thường xuyên liên minh với dân Việt đánh đuổi quân xâm lược Trung quốc. Cho đến năm 192, là năm người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm chính thức lập quốc. Các cuộc liên minh nổi dậy giữa Việt tộc với Lâm Ấp như trên còn kéo dài liên tục vào những năm tiếp theo: 220, 230, 248, 353, 399, 413, 415, 420, 424, 431, 433, 446, 448, 627… 808 Trong suốt thời gian kể trên, người Lâm Ấp liên tục liên minh với dân Việt đánh phá các phủ huyện đô hộ Tàu ở các quận Nhật Nam, Cửu Chân có khi tràn tới quận Giao Chỉ… Dù ghi như trên, thỉnh thoảng sử gia Phạm Cao Dương vẫn theo sát sách sử Trung Hoa, cứ gọi Lâm Ấp là Chàm. Chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua Việt Sử Toàn Thư của Sử gia Phạm Văn Sơn trước: A- “…Trung quốc lại trở về cái cảnh tam phân ngũ liệt gần giống như thời Đông Chu… các ngai vàng luôn luôn thay đổi. Do vị trí của nó, Giao châu thuộc về Nam Tống… Năm 448 Lâm Ấp nhân cơ hội (Trung quốc nội loạn) cử Sứ sang điều đình với Tống triều xin lãnh đất Giao châu, nhưng đề nghị của họ không được chấp thuận”. Trang 131 B- “Trái lại năm 468 tháng ba, mùa hạ, triều Tống cử Đàn Hòa Chi sang làm thứ sử Giao châu và đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp sợ xin trả lại những người Nhật Nam bị Lâm Ấp bắt trước đây và nộp vàng để tạ tội”.tr.131 Đoạn sau đây khá dài, xin tóm tắt: Mặc dù Lâm Ấp nộp vàng xin tạ tội nhưng đại quân Đàn Hòa Chi vẫn tấn công, tàn sát dân Lâm Ấp cực kỳ dã man. Vua Phạm Dương Mại phải dẫn vợ con chạy trốn. Quân Tống tha hồ vơ vét vàng bạc.Tr.131 C- “Sử không ghi rõ ràng sau cuộc thắng trận này nhà Tống có lập nền đô hộ ở Lâm Ấp không, có lẽ họ đã cho Lâm Ấp đầu hàng và hàng năm nộp cống.”Tr.131 Việt Sử Tân Biên cũng của Sử gia Phạm Văn Sơn (gồm 7 cuốn với khoảng 4.000 trang) ghi thêm: A- “Người ta nghi rằng khai sinh ra nước Lâm Ấp là bọn giặc bể dòng giống Mã Lai đã xâm nhập vào đất Trung Việt truớc kỷ nguyên có kinh thành là Khu Túc ở Huế bây giờ…”Tr. 215/Q.I. B- “Họ (Lâm Ấp) hợp giống với Cao Miên và giống Chiêm Thành trong khi một chi phái của họ hợp với giống Mông Cổ và dân tộc Việt Nam” Cũng trang 215/QI. Sử gia Phạm Văn Sơn viết “người ta nghi” tức là các sử gia không biết đích xác Lâm Ấp là ai, họ ngờ rằng Lâm Ấp là giặc bể từ Mã Lai đến. Nhưng họ quên rằng, nhiều năm trước, khi Tần Thủy Hoàng xua quân tấn công các nước Việt phương Nam và tàn sát dân Việt vô cùng dữ dội. Nhiều dòng Bách Việt trong đó có dân Ấp Lâm của nước Việt Thường đã dùng thuyền chạy về phương Nam tị nạn. Cũng do vậy, cái tên nước Việt Thường, quốc giới của Việt Thường, Tượng Quận… dính vào ba tỉnh miền Trung này. Và, thêm một minh xác rất quan trọng: Tên hai châu Ô, Châu Rí của Chiêm Thành hoàn toàn chưa xuất hiện trong giai đoạn 1000 năm lệ thuộc này. Tôi nghĩ, các sử gia Tầu quá biết Lâm Ấp là Việt Thường (Bách Việt) nhất là khi Mã Viện đặt tên huyện Tượng Lâm cho dân tị nạn đang sống ở đó, tuy nhiên nhất định họ cứ phải theo chủ trương chia rẽ hai dòng Việt Lạc và Việt Thường. Tại sao có sự giống Mông Cổ ở đây? Điều này không lạ, theo Tiến sĩ J. Y. Chu trên Tạp chí khoa học The Nation Academy Of Science – USA ngày 29/7/1990 thì người hiện đại đầu tiên xuất hiện từ đông Phi Châu cách đây vào khoảng 150.000. Từ đây họ dần dần di cư ra khắp thế giới. Có nhóm tiến về phía đông qua Ấn Độ, tới bán đảo Trung Ấn, rồi tách ra làm hai: Một nhóm tiến lên phía đông bắc băng qua bắc Việt Nam, Trung quốc, Mông Cổ, đông Tây Bá lợi Á, rồi băng qua eo biển Bering mà vào Châu Mỹ.
Nhóm thứ hai đi xuống phía nam, vào Thái Lan, Mã Lai rồi ra các quần đảo ở Đông Nam Á. Trong nhóm lên phía bắc Á, chắc chắn có tổ tiên Miêu Viêm tức Bách Việt và nhiều tổ tiên của các chủng khác như Tây Tạng, Mản, Mông… Vậy Việt Thường có giống Mông Cổ cũng không lạ vậy. Từ các đoạn trích dẫn ghi trên chúng tôi có suy luận như sau: Chúng ta đã biết lịch sử giữa Chiêm Thành và Đại Việt kể từ năm 981 (thời nhà Tiền Lê), đến các nhà Lý, Trần và các họ về sau, cho tới Chúa Nguyễn là những cuộc chiến tranh tàn khốc và hận thù triền miên, cho đến khi Chiêm Thành bị Việt tộc nuốt trọn. Trong khi đó giữa Lâm Ấp và Việt tộc, các quận Nhật Nam, Cửu Chân luôn luôn kết hợp ngoài đánh vào, trong nổi dậy, cùng tấn công kẻ xâm lược Trung quốc rất nhịp nhàng trong suốt 700 năm gần như không ngưng nghỉ. Nếu Lâm Ấp là Chiêm Thành với mảnh đất chỉ bằng vài tỉnh nhỏ (Bình, Trị, Thiên), chắc chắn họ không dám xin “lãnh” Giao châu vốn là thủ phủ 9 quận Việt tộc đang bị Tầu đô hộ. Chín quận này đất rộng người, đông gấp 20 lần Lâm Ấp. Nói cách khác, Lâm Ấp kiên trì, tích cực, liên tục hợp tác với Việt tộc tấn công các phủ trị đô hộ Trung quốc, đến độ vua quan Trung quốc đàn áp dữ dội mà đi vào diệt vong, là do họ chung dòng Bách Việt với Việt tộc, hai dân tộc cùng mang nỗi căm thù quân đô hộ Trung quốc cực kỳ sâu nặng. Chúng tôi tin rằng, vua quan Lâm Ấp đã có quyết định khôn ngoan khi vừa giúp giải phóng đồng chủng 9 quận vừa quyết tâm thâu hồi lại quê hương Việt Thường của họ. Một điều rất rõ ràng là trong khi nước Lâm Ấp, với kinh đô đặt tại Khu Túc trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên hiện nay, đang gây sóng gió liên tục với quan quân đô hộ Trung Hoa, thì Chiêm Thành đã lập quốc rất lâu trước đó, với kinh đô Chiêm Bà (Quảng Ngãi) sau đó dời về Đồ Bàn (Quảng Nam). Chứng tỏ Lâm Ấp là Việt Thường – Chiêm Thành là Chàm, hai dân tộc này hoàn toàn khác nhau. 9C – ĐOẠN SỬ BI ĐÁT CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT THƯỜNG NƯỚC LÂM ẤP Sách Cương Mục Tiền biên chép: “Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quan (627-649) nhà Đường, vua Lâm Ấp là Đầu Lê chết, con là Trấn Long bị giết, người trong nước lập con bà cô của Đầu Lê là Gia Cát Địa lên làm vua. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương và thường cho quân sang xâm lấn An Nam. Hoàn Vương do đó bị quan đô hộ An Nam là Trương Chu đánh phá phải bỏ Lâm Ấp dời đến đất Chiêm, gọi là nước Chiêm Thành… Bấy giờ thành Phật Thệ ở Phủ Thừa Thiên, Thành Chà Bàn ở tỉnh Bình Định đều là di tích cố đô của Chiêm Thành thời đó. Sách Việt Sử Toàn Thư thì chép: Chư Cát Địa đổi quốc hiệu ra Hoàn Vương quốc nhưng nước này vẫn quen thói quấy nhiễu Giao Châu. Đã có phen họ chiếm được châu Hoan, châu Ái (tức là hai tỉnh Thanh, Nghệ của ta) – Hai thế kỷ sau vào năm Mậu Tý (808), Đô hộ Trương Chu lại đem quân đánh Hoàn Vương quốc rất tai hại, khiến họ phải lui xuống phía Nam (hai vùng Nam, Ngãi bây giờ). Lại một lần nữa, quốc hiệu Lâm Ấp đổi ra Chiêm Thành cho tới ngày nay. Cách hành văn của hai đoạn sử trên, cùng trình bày giai đoạn cuối cùng của lịch sử nước Lâm Ấp nhưng có nhiều điểm không giống nhau (thời gian và danh xưng thành Phật Thệ…). Chúng tôi xin thử bình giải: Thời vua Trinh Quan nhà Đường (627 – 649), nước Lâm Ấp, vua Đầu Lê chết, thái tử là Trấn Long vừa lên ngôi thì bị giết, triều đình tôn Gia Cát Địa là con bà cô của vua Đầu Lê lên ngôi. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương, kinh đô Khu Túc thì đổi tên là Phật Thệ và tiếp tục đường lối của tổ tiên, tiến hành những cuộc liên minh quân sự với Lạc Việt đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi. Trong gần 200 năm (từ khoảng 627 – 808) họ tổ chức nhiều cuộc nổi dậy có lúc họ chiếm được Cửu Chân và Nhật Nam. Năm 808, triều đình Trung Hoa sai tướng Đô hộ Trương Chu đem đại binh tiêu diệt Hoàn Vương quốc (Lâm Ấp). Lần thứ hai từ sau ngày gạt lệ rời bỏ quê hương Việt Thường bên hồ Phiên Dương năm 221 Tr.CN; con cháu Việt Thường năm 808 sau CN, kẻ ra đi, người ở lại và hàng vạn người nằm xuống, dưới những nấm mộ tập thể, chôn vùi đây đó trong vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Nước Lâm Ấp hoàn toàn bị tiêu diệt. Khi quân Trương Chu rút đi thì nước Chiêm Thành đã lập quốc từ lâu với kinh đô Chiêm Bà (Quảng Ngãi) sau đó dời về Đồ Bàn (Quảng Nam) liền vượt đèo Hải Vân tiến ra chiếm đất Tượng Lâm (Bình, Trị, Thiên). Người Việt Thường, Lâm Ấp một số lánh nạn lên vùng núi hay ra bờ gần biển, một số khác chạy ra Nghệ An, Thanh Hóa sống chung với dân Lạc Việt, một số ở lại trở thành nô lệ Chiêm Thành… Từ đầu thế kỷ thứ 9, lịch sử nước ta không còn nhắc đến tên huyện Tượng Lâm hoặc nước Lâm Ấp nữa. Vùng đất này có tên mới: Châu Ô, Châu Rí (Lý) do Chiêm Thành đặt. Cũng từ năm ấy, sử Việt chép rất kỹ các giai đoạn “chiến tranh và hòa bình” giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1304, đời nhà Trần, khi vua Chiêm là Chế Mân, dâng hai châu Ô, Lý để xin cưới Công chúa Huyền Trân, thì con cháu Việt Thường ở lại với Đại Việt, trong khi dân Chiêm Thành rút về phía nam đèo Hải Vân. Năm 1697, phần đất cuối cùng của người Chàm bị chúa Nguyễn Phúc Chu nuốt trọn và nước Chiêm Thành hoàn toàn bị xóa tên. 9D – VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG CỔ
Cho đến hôm nay, vị trí nước Việt Thường trên các tài liệu lịch sử Việt Nam vẫn còn là một nghi vấn.
1- Một số sử gia cho rằng Việt Thường là tên nước Việt Nam cổ, tức là toàn miền Bắc Việt Nam ra tới Đèo Ngang.
2- Ông L. Wie1ger, nhà Trung quốc học thì rời vị trí Việt Thường xa hơn nữa. Ông cho Việt Thường là Cao Miên (Trích dẫn từ VSTB tr. 38).
3- Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược lại nói nước Việt Thường ở phía Nam Giao Chỉ. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
4- Sử gia Lê Văn Hòe trong Việt Sử cho rằng nước Việt Thường ở vào vị trí ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
5- Ông Lê Chí Thiệp nói rằng, xem bản đồ Trung Hoa thế kỷ 20 Tr.CN còn chia ra nhiều bộ lạc trình độ khác nhau thì không thể tin được Sứ giả Việt Thường vượt đường bộ từ Bắc Việt, hoặc theo hải đạo đến được thành Bình Dương là kinh đô của vua Nghiêu tận tỉnh Sơn Tây, phía Bắc sông Hoàng Hà và dưới đời Chu lại đến thành Tây An ở phía Nam sông Vị, tỉnh Thiểm Tây bấy giờ. Theo lẽ đương nhiên, chỉ có gần gũi nhau, chịu ảnh hưởng của nhau mới có sự giao dịch với nhau. Tóm lại, Việt Thường tất không xa Hán tộc, có lẽ ở phía Nam sông Dương Tử vùng hồ Phiên Dương và sông Dương Tử. Lý luận này theo ý chúng tôi có ý nghĩa hơn cả. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
6- Ở trang 39 VSTB ghi “Kinh Thư chép đất Dương có nhiều giống chim lạ, đất Kinh có nhiều rùa lớn thì Việt Thường ở vào khu hồ Phiên Dương và hồ Đông Đình, như vậy ta càng thấy sự đối hợp với việc cống chim Trĩ và Rùa lớn.
7- Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, vùng hồ Phiên Dương có đất Việt Thường, vua Sở Hùng Cừ (887 Tr. CN) phong cho con út là Chấp Tỳ làm vua ở đấy. Việt Thường, Việt Chương có lẽ là hai tên dùng lẫn cho nhau (như Cao Mên, Cao man; Lào, lèo…). Ông Lê Chí Thiệp định vị trí Việt Thường ở ngay chỗ thành Nam Xương…” Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của ông Lê Chí Thiệp. Nước Việt Thường chỉ có thể ở vùng gần hai hồ Động Đình và Phiên Dương. Nhưng lý do tại sao vùng Bình, Trị, Thiên lại có tên là Việt Thường thì chúng tôi có câu trả lời như sau: Năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng xua quân xâm lăng các nước Việt phương Nam. Nước Việt Thường bị đánh bại, quý tộc Việt Thường ở “kinh đô Lâm Ấp (?)” bèn đưa dòng họ và quân đội theo đường biển chạy về phương Nam và đổ bộ lên vùng đất sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương và tị nạn ở đó. Họ thân thương gọi vùng đất mới này là (Tân) Việt Thường, là Lâm Ấp (tổ quốc và kinh đô cũ). Sử ta về sau lẫn lộn vị trí nước Việt Thường là vậy. Xin nhắc lại vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là nơi “Khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối…” là “rú”, tại đây có thể đã có một số bộ lạc Chàm sống rải rác trên các đồng bằng nhỏ hẹp… lập tức họ bị người tị nạn Việt Thường khống chế *. Triều đình Chiêm Thành ở bên kia đèo Hải Vân có lẽ đã không quan tâm tới đám dân Chàm không đáng kể này. *Y hệt thổ dân Đài Loan năm 1949, bị đoàn quân bại trận của tổng thống Tưởng Giới Thạch khống chế ngay khi họ đổ bộ lên đảo này. Dân tị nạn Lâm Ấp “vui sống” ở đó, trải từ cuối thời Âu Lạc của Thục An Dương Vương, qua Nam Việt của nhà Triệu, rồi nhà Hán xâm lăng Nam Việt và đặt phủ trị đô hộ… Cho đến khi Mã Viện diệt Hai Bà Trưng vào năm 43 là 264 năm. Mã Viện đem quân đuổi đánh tàn quân Hai Bà vào tận đất Nhật Nam. Người Lâm Ấp một mặt không giúp Hai Bà Trưng, một mặt thất hứa với Mã Viện trong việc tấn công mặt hậu Lĩnh Nam. Bây giờ lại hối lộ Mã Viện rất nhiều vàng bạc châu báu để được yên thân. Nhờ vậy, Mã Viện lập huyện Tượng Lâm trực thuộc quận Nhật Nam và cho người Lâm Ấp tiếp tục cư trú ở đó. Như vậy, Lâm Ấp đã tỏ ra rất khôn ngoan. Họ “ừ! è!…” với Mã Viện nhưng nhất định không tiếp tay cho giặc để đánh đồng chủng. Có lẽ họ dư biết dù liên minh với Lĩnh Nam cũng không chống nổi với Mã Viện. Khi biết Hai Bà Trưng đã hoàn toàn thất bại trước Mã Viện thì họ dâng vàng bạc để được yên thân mài nanh vuốt chờ dịp quật khởi. Quả nhiên, kể từ năm 102 (60 năm sau), khi đã có thực lực, Lâm Ấp tung ra hàng loạt cuộc tấn công vào quân đô hộ Tầu không ngưng nghỉ. Theo sách Cương Mục, năm 192 tức là 408 năm sau khi dân Lâm Ấp định cư ở Tượng Lâm quận Nhật Nam, con cháu người Việt Thường tị nạn chính thức tái lập quốc gia. Chúng tôi không biết ngoài tên nước Lâm Ấp, Chàm, Chiêm Thành mà sử Tầu thường gọi, họ có quốc hiệu nào khác không. Sau khi lập quốc, họ tiếp tục tổ chức kết hợp với dân Việt ở nhiều địa phương Việt Lạc liên tục tấn công các phủ trị đô hộ Tầu các quận Nhật Nam, Cửu Chân có khi vươn tới quạn Giao Chỉ. Triều đình Trung quốc phải vô cùng chật vật để bảo vệ quyền đô hộ. Cho đến năm 468 nhà Tống đưa đại binh tấn công nước Lâm Ấp, tàn phá 55 thành khiến nước Lâm Ấp yếu đi. 9E – VÀI TÀI LIỆU RIÊNG 9E1 –
Bí mật ngôn ngữ Việt Thường: Ba Làng: LONG HƯNG, ĐẠI NẠI, MỘ TRẠCH nói tiếng gì?
Bí mật về ngôn ngữ của dân hai làng Long Hưng và Đại Nại ở Quảng Trị và làng Mộ Trạch ở Thừa Thiên ngày nay nói tiếng Việt với 60-80% đặc âm địa phương, khó nghe đến độ chính dân Quảng Trị với khoảng 20% đặc âm (dân chúng ở vùng quê không học chữ Quốc ngữ) cũng rất cực khổ để hiểu họ muốn nói gì.
Những địa phương ngữ nói trên, chắc chắn có pha trộn ít nhiều với tiếng Chàm khi mà người Lâm Ấp đã từng sống chung với người Chàm cả ngàn năm trong suốt thời kỳ lệ thuộc Trung quốc. Chúng tôi không biết nhiều về ngữ học, cũng xin lạm bàn để phân biệt tiếng Lâm Ấp và tiếng Chàm trên một quy tắc đơn giản như sau: Tiếng nào nghe na ná hoặc có vần như tiếng Việt toàn quốc là tiếng Lâm Ấp đồng chủng Việt tộc, còn tiếng nào không giống ai là tiếng Chàm. Tỉ dụ 1:
Tỉ dụ 2:
Vậy chúng ta tạm có bản phân tích dưới đây:
1.- Những tiếng nghe na ná hoặc đồng vận như:
2.- Những tiếng khác vần hoặc không giống ai như: Xét tổng quát, ngôn ngữ miền bắc và miền nam (kể cả Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khanh Hòa… vốn là quê hương của Chiêm Thành), khi nói lên, mọi người trên toàn quốc có thể nghe và hiểu nhau dễ dàng mặc dù có một vài đặc âm, đặc ngữ nhưng không đáng kể. Riêng ngôn ngữ của vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa (nhất là thời gian chữ quốc ngữ chưa thông dụng) thì hai miền bắc và nam Việt Nam phải cố gắng lắm mới hiểu được nhau. Nếu chẳng may gặp phải dân ở ba làng Long Hưng, Đại Nại và Mộ Trạch (80% đặc âm + đặc ngữ) nói ở trên thì không thể biết được họ muốn nói gì. Y hệt như ta nghe người… Tây Tạng nói chuyện!! Nhất định những đặc âm, đặc ngữ ấy là do các dân tộc dòng Bách Việt vì biến động lịch sử mà phải thay đổi nơi cư trú đã xuất hiện trong dòng Lạc Việt. Qua bản phân tích đơn giản nói trên, chúng tôi thấy rõ dân ba làng Long Hưng, Đại Nại và Mộ Trạch đúng là con cháu của dòng Việt Thường còn sót lại. Còn dân chúng các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình cho đến cả Nghệ An, Thanh Hoá rất có thể trong huyết quản có lẫn ít nhiều máu Việt Thường. 9E2 – Tượng người đầu chim bằng đồng đen ở chùa Phật Lôi Khoảng năm 1920, trời làm lụt lớn trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Nước lụt xói mòn bờ cát phía làng Nhan Biều đối diện với tỉnh lỵ. Sau lụt, dân làng phát giác một đầu chim bằng đồng lồi trên bờ cát. Đào lên thì đó là một tượng người đầu chim bằng đồng đen, nặng khoảng 60 ký. Dân làng Nhan Biều liền xây một ngôi miếu thờ Người Chim gọi là chùa Phật Lồi. Vài năm sau, quan sứ Pháp đem lính đến miếu tịch thu tượng “Người Chim”, nói rằng đem về Pháp nghiên cứu!? Ngày tôi còn ở Quảng Trị, cậu tôi vốn sinh trưởng ở làng Nhan Biều tả hình dáng tượng Người Chim như sau: cổ chim khá cao, mỏ chim dài, mạnh khỏe, mồng chim lớn và thẳng đứng. Bên dưới cổ là thân người “trơn tru” không tạc quần áo (khi dân làng đưa lên bàn thờ thì họ thay quần áo cho tượng chim). Hai chân chim con nhện: khẳng khiu, giống bàn chân người, đứng trên một cái đế, tất cả bằng đồng đen… Ngày nay nhớ lại, tôi tin chắc rằng đó là biểu tượng “Người Chim” của người Lâm Ấp đem từ đất nước Việt Thường đến đất Quảng Trị cổ, hoặc họ đã đúc ở đấy. Như chúng tôi đã dẫn chứng, nước Việt Thường cổ ở giữa hồ Phiên Dương và hồ Động Đình. Vùng này có rùa lớn và giống chim Trỉ rất đẹp… Người Việt Thường thờ chim Trĩ làm biểu tượng như người Lạc Việt thờ chim Lạc. Họ đã từng đem rùa lớn có khắc lịch nông nghiệp trên mai rùa tặng vua Nghiêu khoảng năm 2300 Tr.CN. Đến năm 1100 Tr.CN, họ lại đem tặng vua nhà Tây Chu một đôi chim Bạch Trĩ để tỏ lòng “ngưỡng mộ”, thì chúng ta sẽ không sai khi nghĩ rằng:
9E3 – Di sản văn học Việt Thường vẫn vang vọng. Từ lâu, một vài nhạc sĩ cho rằng người Chàm xưa mang nổi buồn mất nước, nên ca nhạc của họ mang nét u sầu, ai oán… cũng vì thế, nhạc cổ miền Trung đặc biệt là hai điệu Nam Ai và Nam Bình đã bị ảnh hưởng bởi nhạc Chàm. Chúng tôi nghĩ rằng những phán đoán trên có phần nào phiếm diện. Từ những minh xác về nguồn gốc người Việt Thường nước Lâm Ấp, chúng tôi có những ý kiến như sau về bộ môn “văn nghệ cổ*” miền Trung, từ Huế trở ra như sau: *Chúng tôi gọi chung là văn nghệ cổ, trong đó có: âm nhạc, ca dao, tục ngữ, chuyện cổ, vè, ca múa, thổi kèn, đánh đàn, đánh trống, truyền thống lễ nhạc… xuất phát từ dòng Việt Thường này. Chúng tôi rất mong sẽ có nhiều học giả để tâm nghiên cứu sâu rộng những vấn đề mà tôi đề cập sơ lược hôm nay. Dân Việt Thường từ hồ Phiên Dương (bên Tầu) theo đường thủy chạy về vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên tị nạn, chắc chắn họ đã đem theo truyền thống văn hóa của họ đến vùng đất cư trú mới. Nguồn gốc nước Lâm Ấp, biểu tượng Chim Trĩ, tiếng nói Việt Thường thì đã được dẫn chứng. Tuy nhiên còn nhiều truyền thống đặc thù khác chưa được đề cập tới, trong đó có sinh hoạt văn nghệ của họ. Do vậy, “văn nghệ cổ” miền Trung ngày nay, đặc biệt là Huế (cũng là kinh đô của nước Lâm Ấp, “Tân Việt Thường”), sau đó là Quảng Trị, Quảng Bình và có thể cả Nghệ An và Thanh Hóa… mang dạng văn nghệ và âm nhạc Việt Thường bởi các lý do sau:
1.- Đất Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên (huyện Tượng Lâm)
2.- Vùng đất phía nam xứ Huế như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…
3.- Người Việt Thường vốn là một dân tộc có văn hóa cao. Khi phải bỏ nước ra đi vì giặc ngoại xâm (Tần Thủy Hoàng) tất nhiên nỗi tủi nhục, sầu hận nước mất nhà tan của họ phải vô cùng cay đắng, sâu nặng. Văn nghệ của họ chắc chắn đã bị ảnh hưởng từ các cuộc ra đi tị nạn đó. Trải qua bao công lao xây dựng, chiến tranh tàn phá, thăng trầm, cuối cùng mới lập được quốc gia Lâm Ấp. Rồi nước Lâm Ấp lại cũng bị điêu tàn, bị chiếm đoạt và phải làm nô lệ dân Chiêm Thành…
4.- Việt Thường và Lạc Việt đồng chủng, đồng ngôn ngữ (dù phát âm hơi khác), đã từng chung vai sát cánh chống lại đô hộ Trung Hoa suốt bảy trăm năm… nhất định hai dân tộc này đã có thông gia, có trao đổi văn hóa một cách mật thiết. Những điệu Nam Ai, Nam Bình và nhiều loại văn học khác như văn, thơ, ca dao, chuyện cổ, ca vè… của các vùng liên hệ, tất nhiên chịu ảnh hưởng từ văn nghệ Việt Thường. Nếu so nỗi buồn Việt Thường với những cung điệu ai oán sầu hận của người Việt tị nạn ở hải ngoại ngày nay với những bản nhạc “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt”, “Người Di Tản Buồn”, “Khi Xa Sài Gòn”, “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Quên”, “Ai Trở Về Xứ Việt”, “Em Nay Ở Phương Nào”… Với hàng vạn bài thơ, truyện, ca dao mới… nói lên niềm chua xót nước mất, nhà tan… Hai nỗi đau thương, khắc khoải của hai dân tộc Việt Lạc, Việt Thường trong hai giai đoạn lịch sử cực kỳ đau thương ấy, chắc cũng không khác nhau bao nhiêu… Chúng tôi tin rằng những biệt sắc (sắc thái riêng biệt) bộ môn văn nghệ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình kể cả Nghệ An và Thanh Hóa một số lớn là di sản văn hóa Việt Thường, chứ không phải là của Chàm như chúng ta vẫn tưởng. 9F – LỊCH SỬ NƯỚC TA THỜI LỆ THUỘC VÀ TIỂU QUỐC LÂM ẤP CẦN TU CHỈNH LẠI Tiểu quốc Lâm Ấp, dòng dõi Việt Thường, đồng chủng Việt tộc hào hùng của ngàn năm trước, hậu duệ của quý ngài nay ở đâu? Hay đã hòa tan trong dòng Đại Việt của các thời đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn? Hai vị anh hùng Khu Liên, người tái lập quốc gia Lâm Ấp; Chu Đạt, người lãnh đạo 30.000 nghĩa quân đánh chiếm hai quận Cửu Chân và Nhật Nam là ai? Và biết bao anh hùng, liệt nữ hai nước Việt Lạc và Việt Thường đã bỏ mình trong suốt 700 năm lịch sử nổi dậy bất thành ấy? Có ai dành cho họ giọt nước mắt, nén hương thương tiếc, đồng thời làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng hào hùng ấy! Những người anh hùng ấy chắc chắn phải được vinh danh trong lịch sử Việt tộc. Chúng tôi thiết tha kêu gọi các nhà làm sử Việt Nam, các học giả đang nghiên cứu thực hiện bộ sách Giáo khoa Tiểu học, Trung học và Đại học nên tu chỉnh các đoạn sử này để khỏi phụ lòng những anh hùng Việt tộc ở hai quận Cửu Chân và Nhật Nam cùng cả một dòng giống Việt Thường oanh liệt cổ xưa đã hết lòng với tổ tiên Việt tộc trong nổi khốn cùng một ngàn năm đô hộ! Điều này rất cấp thiết. Chúng tôi đề nghị viết lại các biến chuyển lịch sử Việt Nam nên dựa trên bốn điểm chính sau đây:
1.- VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở PHÍA NAM SÔNG DƯƠNG TỬ (SÔNG TRƯỜNG GIANG) GẦN HỒ ĐỘNG ĐÌNH VÀ HỒ PHIÊN DƯƠNG, LÀ MỘT TRONG BA NƯỚC DÒNG BÁCH VIỆT BỊ NHÀ TẦN THÔN TÍNH NĂM 221 TR.CN. NHÀ TẦN ĐỔI THÀNH HUYỆN LÂM ẤP VÀ GỌI VÙNG ĐẤT MỚI CHIẾM LÀ TƯỢNG QUẬN.
2.- SAU ĐÓ MỘT SỐ DÂN VIỆT THƯỜNG Ở HUYỆN LÂM ẤP, TƯỢNG QUẬN THEO ĐƯỜNG THỦY CHẠY VỀ PHÍA NAM. HỌ ĐỔ BỘ LÊN ĐẤT QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN VÀ ĐỊNH CƯ Ở ĐÓ. VÙNG NÀY VỐN LÀ ĐẤT HOANG DÃ Ở VỀ PHÍA NAM CỦA QUẬN NHẬT NAM. NĂM 43, NHÀ HÁN SAI MÃ VIỆN XÂM LĂNG LĨNH NAM, MÃ VIỆN LẬP ĐẤT NÀY LÀ HUYỆN TƯỢNG LÂM, ĐẶT HUYỆN LỆNH CAI TRỊ VÀ CHO NGƯỜI LÂM ẤP CƯ TRÚ Ở ĐÓ. NĂM 192, NGƯỜI LÂM ẤP GIẾT HUYỆN LỆNH TẦU MÀ LẬP QUỐC, ĐẶT KINH ĐÔ Ở KHU TÚC GẦN HUẾ.
3.- NGƯỜI LÂM ẤP TRƯỚC VÀ SAU KHI LẬP QUỐC (102 Tr.CN – 808 S.CN) NHIỀU LẦN LIÊN MINH VỚI DÂN VIỆT CÁC QUẬN NHẬT NAM, CỬU CHÂN VÀ GIAO CHỈ TẤN CÔNG VÀO THÀNH LŨY ĐÔ HỘ TRUNG QUỐC NHẰM GIẢI PHÓNG VIỆT TỘC THOÁT KHỎI THẢM TRẠNG LỆ THUỘC TRUNG QUỐC. NHƯNG TIẾC THAY MỌI CỐ GẮNG ĐỀU KHÔNG THÀNH CÔNG. NƯỚC NÀY ĐÃ BỊ TRUNG QUỐC TIÊU DIỆT VÀO NĂM… VÀ BỊ CHIÊM THÀNH CHIẾM KHOẢNG NĂM 808. NƯỚC LÂM ẤP (ĐẤT TƯỢNG LÂM) BỊ CHIÊM THÀNH ĐỔI THÀNH HAI CHÂU Ô, LÝ…
4.- DÂN TỘC VIỆT NAM XÁC NHẬN SỰ SAI LẦM KHI GỌI NGƯỜI DÂN LÂM ẤP LÀ CHÀM, LÀ GIẶC TRONG QUÁ KHỨ. NAY CHÍNH THỨC VINH DANH VÀ TRI ƠN NGƯỜI LÂM ẤP VÀ NƯỚC LÂM ẤP LÀ ĐỒNG CHỦNG BÁCH VIỆT ĐÃ HẾT LÒNG VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG NỔI KHỐN CÙNG 1.000 NĂM LỆ THUỘC TRUNG QUỐC. 10 – VỊ THẾ LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN LỆ THUỘC TỘC DU MỤC HOA HÁN Vào giai đoạn này, sự bành trướng của con cháu tộc du mục Hoa-Hán đã trở thành một đế quốc cường thịnh bậc nhất của lịch sử Trung quốc không dừng lại ở đó mà tiếp tục lấn chiếm về phương Nam. Năm 111 tr.CN, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt mở đầu thời kỳ 1.000 năm Việt Nam lệ thuộc Trung quốc. Một ngàn năm nô lệ Trung quốc là một thử thách cực kỳ cam go đối với dân tộc Việt Nam sau khi các dân tộc Bách Việt đã lần hồi đánh mất những phần đất rộng lớn ở phía bắc và đại đa số dân chúng đã biến thành Tầu. Và, như chúng ta đã biết, người Việt khi thì ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ, khi thì vùng lên chống trả mãnh liệt. Trước sau có 9 cuộc nổi dậy nổi lên giành độc lập, tự chủ mà càng về sau càng dồn dập, quyết liệt, càng có qui củ và tài trí. Cuối cùng thì người Việt đã hóa giải được áp lực đồng hóa khủng khiếp của tộc Hán, đồng thời vươn vai đứng lên với thế giới sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 939. Do đâu mà người Việt Giao Chỉ thoát được áp lực đồng hóa sau 1000 năm lệ thuộc Hán tộc, mà các dân tộc cùng chung danh xưng Bách Việt đã phải khuất phục trước đó? Câu trả lời đúng nhất là do họ đã giữ được tinh anh của văn hóa Việt cổ trong hệ thống các bộ tộc, bộ lạc Bách Việt, mà về sau được gọi là làng xã mà người Tầu có thể đã xem thường. Người Tầu không biết rằng: sau cái lũy tre tầm thường ấy, khi ở thế tĩnh, làng quê là một cuộc sống êm đềm, hiền hòa, dễ bảo, dễ ăn hiếp; nhưng khi có cơ hội thì nó chuyển qua thế động. Từ làng này qua làng khác, bùng lên như những ngọn sóng thần cuốn phăng xiềng xích nô lệ! Sau chiến tranh Trác Lộc, các bộ lạc, bộ tộc Miêu nào “theo về”, liền được Hiên Viên Hoàng Đế phong chư hầu hoặc phụ dung với quyền tự trị khá cao, mà chính quyền trung ương tôn trọng. Dần dần các chư hầu học thói “bạo lực” của du mục, thôn tính lẫn nhau khiến từ hàng vạn chư hầu xuống còn vài ngàn, vài trăm, vài chục rồi thì… 6, 7 nước “lớn”… Cuối cùng chư hầu Tần thống nhất toàn thể lục địa Trung quốc, thì biệt sắc văn hóa Miêu tộc cổ, xã hội nông nghiệp nhân chủ, nhân trị và xã hội mẫu hệ theo năm tháng, bạo lực chuyên chế và xã hội phụ hệ. Khác với chế độ quân chủ phong kiến của giai đoạn Hạ-Thương-Chu gồm vị Thiên Tử chăm lo vỗ về Thiên Hạ, đem vương hóa mà thi ân ban đức cho người dân (dù chỉ còn là những giai đoạn rất ngắn ngủi, còn thì đa số chỉ để làm khẩu hiệu, làm kiểng)… dần dần chuyển qua quân chủ chuyên chế mà đỉnh cao là giai đoạn Tần Thủy Hoàng. Sau đó, nhà Hán lại càng ra sức tô bồi cho chế độ tạo thành một định chế quân chủ chuyên chế, tạo thành một truyền thống toàn trị của xã hội Trung Hoa các thời đại về sau. Khi đô hộ Việt Nam, các triều đình Trung quốc thường chỉ quan tâm tới hai cấp quận, huyện. Họ đặt chức Thứ sử trông coi guồng máy đô hộ gọi là An Nam Đô Hộ Phủ, các chức Thái Thú thì cai trị cấp Quận. Cấp Huyện thì họ đặt chức Huyện lệnh. Toàn bộ đám quan lại này hoàn toàn là người Trung quốc, chúng cực kỳ gian ác, tham ô, coi người dân còn tệ hơn gia súc. Tuy nhiên, đối với Làng, Xã* thì họ để như cũ, tức là cho tự trị tùy theo truyền thống sẵn có từ xưa gọi là Lệ của mỗi Làng. Truyền thống này quan trọng nhất là thể lệ thành lập cơ quan lãnh đạo chính trị, hành chánh, kinh tế, an sinh… của Làng Xã. Chắc chắn trong thời đô hộ, các chức vụ quan trọng của Làng, Xã đã bị bọn quan lại đô hộ Tầu mua chuộc hoặc áp đảo phải làm tay sai cho họ. Họ kiểm soát chặt chẽ bằng một chế độ độc đoán, hung bạo để bảo vệ chính quyền đô hộ và thỏa mãn lòng tham không đáy của bọn này, vốn ở xa triều đình trung ương. Rõ ràng, nhờ ở vị thế tự trị này mà các truyền thống văn hóa Làng Xã Việt cổ đã tồn tại. *Làng, Xã là đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chánh hạ tầng cơ sở của nước ta từ nhiều ngàn năm trước, Làng là ngôn ngữ Việt, Xã là chữ Hán. Tùy theo vị trí mà Làng, Xã còn có nhiều tên khác: Thành phần dân chúng của Làng Xã được kể gồm có: Tiểu hoàng nam (trên 18 tuổi), Hoàng nam (trên 20), Nhiêu (từ 50 tuổi), Lão nhiêu (trên 60). Kể từ hạng Nhiêu có thể được bầu vào Hội đồng Hương xã, có giá trị như một nghị viện của Làng để bàn thảo việc Làng, bầu cử các chức vụ trong Làng như Xã trưởng và các chức sắc khác… Chúng tôi tin chắc rằng ít nhất là hơn một nửa những truyền thống văn hóa của người dân trong các Làng Xã miền bắc và các tỉnh phía bắc miền trung vẫn còn duy trì tốt đẹp. Từ những may mắn đó, Làng Xã Việt tộc đã là nơi phát sinh ra những anh hùng dân tộc và là những căn cứ yểm trợ, huấn luyện và xuất phát những đoàn quân kháng chiến cứu nguy đất nước. Một điểm son khác, đất bắc và trung Việt Nam vốn là vùng cực nam của văn hóa Động Đình, từ thời Văn Lang đã là nơi dung thân của nhiều nguồn tị nạn xâm lược Hoa tộc mà đa số là thành phần quý tộc Bách Việt và thân nhân của họ. Vì là thành phần trốn chạy, đa số trong các nhóm này nương náu trong các Làng Xã xa nơi thị trấn hoặc cư trú trên các vùng cao nguyên, miền núi… Sự kiện này vô tình giúp cho làng xã Giao Chỉ liên tục được bổ sung tinh hoa văn hóa Bách Việt cũng như tinh thần bất khuất của dân Việt càng ngày càng được củng cố. Nhờ đó mà suốt 1000 năm lệ thuộc, dân tộc Việt không bào giờ lùi bước mà liên tục chống trả cho đến khi toàn thắng. 11 – KẾT LUẬN II Văn hóa Bách Việt cổ trong thời kỳ còn sơ nguyên là văn hóa biểu tượng, các loại chữ viết đang còn sơ khai như chữ chân chim, chữ tượng hình, chữ nòng nọc… chỉ mới được dùng để chỉ ra một vài sự kiện trong đời sống thường nhật có hình dạng như những chữ số, trâu bò, nhà cửa, sông núi, mưa nắng… nó chưa trình bày những ý niệm thuộc về tư tưởng, tâm linh, vốn mang tính trừu tượng. (CBN: Kinh Dịch, Kinh thi, Kinh Thư…là của người Việt). Cùng với những loại chữ này, người xưa đã dùng những hình vẽ khắc trên mu rùa, hòn sỏi, búa đá, búa đồng, khạp đồng, trống đồng… hoăc những quan niệm nhân sinh, vũ trụ được cài đặt trong các nhân thoại như chuyện ông Bàn Cổ, chuyện Phục Hy, Nữ Oa, Toại Nhân, Hữu Sào, Thần Nông trước chiến tranh Trác Lộc. Hay chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung Chữ Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau chiến tranh Trác Lộc. Một số khác được cơ chế hóa trong các nghi lễ dân gian như đám cưới, đám giỗ, lễ hội, lễ tết… trong phong dao, đồng dao, ca dao, hát ru em, thành ngữ… hoặc trong các truyền thống sinh hoạt làng xã, trong phạm vi đình làng. Các học giả cũng tìm thấy trong nhiều loại sách, sử Trung Hoa ghi lại những truyền thống văn hóa, đạo đức, luân lý, tư tưởng Việt cổ. Điển hình trong các bộ Tứ thư, Ngũ kinh, Đạo đức kinh… của Khổng Phu Tử, Lão Tử và học trò của các ông ghi chép lại… Đó là nền văn hóa kỳ diệu của tổ tiên hiền triết Việt tộc. **Về sau người Tầu có chuyện, hai bà vợ vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm xác chồng Cánh Đồng Tương. Khi họ đến bờ sông Tiêu Tương thì nghe dân địa phương nói vua Thuấn chết ở đấy. Hai bà này bèn ngồi bên những bụi trúc trên bờ sông Tương mà khóc lóc thảm thiết. Nước mắt họ rơi trên các lóng trúc. Từ đó, mới có tên sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương và trúc hai bên bờ sông Tương có những đốm xanh như ngọc, rất đẹp, giống những giọt nước mắt của hai bà ấy.
– Đế Lai 2.813 – 2.704/tr.CN
– Đế Du Võng 2.704 – 2.636/tr.CN
– Lạc Long Quân năm (?) – 2.704/tr.CN
Bà Âu Cơ đưa các con đến nước xich quỷ về đất Tương Dạ (trên Cánh Đồng Tương) quê hương của chồng, Lạc Long Quân chờ đợi, chờ lâu quá bà bèn lập đàn gọi Lạc Long Quân
, phong cho con trưởng Lạc Long Quân thuộc Hồng Bàng Thị (con của người mẹ họ Hồng Bàng) lên làm Hùng vương và đổi tên nước là Văn Lang. Sau họ Hồng Bàng còn có 17 họ khác thay nhau làm Hùng vương. (Xin xem phần khảo luận ở đoạn sau).
1.- Liên tiếp nhiều bộ tộc nông nghiệp bị thu hút theo truyền thống tổ chức của xã hội du mục, càng ngày càng gia tăng. Họ ly khai Văn Lang và lập quốc bằng những cơ chế quân chủ sơ khai.
Bản đồ nhà Tần xâm lăng bắc Việt
“Người Lâm Ấp quấy phá Giao châu” chúng tôi xin trưng dẫn những đoạn như sau (Những đoạn có danh mục A, B, C… chữ nghiêng là phần trích dẫn):
Tỉ dụ:
Ló: lúa;
rọn: ruộng;
nác: nước;
su: sâu;
khun: khôn;
ngái: ngại:
mói: muối;
đùi: cùn;
lọi: gãy;
cái chưng: cái chân;
lưa sưa: lưa thưa;
chạc dây: sợi dây;
mụ tra: bà già;
mự: mợ;
cơm siu: cơm thiu;
cái trố-ôt: cái đầu;
lộ mụi: lỗ mũi;
rào: sông;
bọ tui: bố tôi;
bưa: vừa;
bấp bo: vấp té;
trung nớ: trong đó;
đi ẽ: đi ĩa;
côi: trên;
trộ mưa: trận mưa;
mi đi mô rứa: mầy đi đâu đó;
ốt dột quái: xấu hổ quá;
giãy tọt lên côi nớ: nhảy vọt lên trên đó…
Tất cả vần NH (anh-hắt) biến thành GI (giê-i) như:
cái nhà: cái già;
con nhện: con giện;
bổng nhưng: bổng giưng;
nhiều: giều;
tuy nhiên: tuy giên;
nhức nhối: giức giối;
nhảy nhót: giảy giót;
nhà nho: già gio;
nhu nhược: giu giược…
MÓI nghe na ná và cùng vần với MUỐI,
GIÃY TỌT cùng vần với NHẢY VỌT…
thì mói, giãy tọt là tiếng của Lâm Ấp đồng chủng Việt tộc.
RÀO là sông,
cái TRỐT là cái ĐẦU,
CÔI là TRÊN…
rõ ràng RÀ0, TRỐT, CÔI… không giống ai thì có thể là tiếng vay mượn của Chiêm Thành.
rọn: ruộng;
nác: nước;
mói: muối;
sưa: thưa;
su: sâu;
chộ nớ: chỗ đó;
tra: già;
lộ mụi: lỗ mũi;
mự: mợ;
trộ mưa: trận mưa;
cơm siu: cơm thiu;
bấp: vấp;
giều: nhiều;
bọ: bố;
mần chi hỉ: làm gì nhỉ;
chưn: chân;
con giện: con nhện;
bưa: vừa;
lấy dô-ôn: lấy chồng;
hun: hôn;
ma tui: mẹ tôi…
là tiếng Bách Việt dòng Việt Thường.
trốt: đầu;
chạc: sợi dây;
lọi: gãy;
rào: sông;
tê: kia;
rứa: thế;
răng: sao;
nốt: thuyền;
nậy: lớn;
cái đọi:
cái tô…
có thể là tiếng vay mượn của Chàm, Chiêm Thành.
Người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đúng là dân nước Việt Thường cổ đã từng di cư đến tị nạn ở đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và tái lập quốc gia Lâm Ấp ở đó.
vốn là đất cư trú của người Lâm Ấp, từ năm 221 tr.CN đến năm 808 sau CN, (tồn tại hơn 1000 năm) thì bị Chiêm Thành chiếm và đổi tên là châu Ô, châu Rí (Xin lưu ý: Dù bị chiếm mất nước, người Lâm Ấp và văn hóa của họ vẫn tồn tại ở đó). Năm 1.304, vua Chiêm Chế Mân dâng hai châu này cho nhà Trần đển xin cưới Công chúa Huyền Trân. Rõ ràng người Chiêm không màng đến một vùng đất vốn không phải là của họ, vì vậy, họ cũng không thiết tha, khóc thương đến độ phải đặt ra những điệu nhạc ai oán, não nuột như thế.
có kinh đô Chàm Đồ Bàn và là địa bàn định cư lâu đời của Chàm, nếu có nhạc ai oán vì mất nước thì phải xuất hiện tại vùng này chứ không phải từ Huế trở ra.
Nguồn gốc của tên “Người Hán”
The background story of the name "Han ethnic"
https://youtu.be/b9XOUihvfIo
No comments:
Post a Comment