Văn-Lang và Bách Việt
Dù nhiều lớp bụi mờ đã phủ lên cổ sử, thử tìm hiểu thêm về Văn-Lang và Bách Việt.
Văn-Lang là "Van-Lang-Sang" là Vạn-Tượng.
Tôi đọc qua bài viết giải thích tên Văn-Lang với cách diễn giải Văn là "Văn 紋" là Xâm mình, vì chữ Hán có chữ Văn 紋 là xâm, và người Việt có phong tục xâm mình khi xưa, đã được ghi trong cổ Sử, và Lang là "Lang 郎" có nghĩa là "người" hay là anh chàng, (ví dụ như Tân lang, tình lang v. v...).
Nhớ khi xưa học Anh Văn, trong một lớp có học sinh thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, Thầy giáo "Da trắng" hỏi, có ai biết phát âm "lang-sang" ở Lào, hay bắc Việt Nam có nghĩa là gì không? Một học sinh người Lào trả lời: có nghĩa là "Many elephant"-("nhiều Voi"), và cho biết có đến mấy ngôn ngữ sắc tộc thiểu số khác biết và Dùng "Lang-Sang" là "Nhiều Voi".
- Ngoài ra còn "Voan-xieng" tiếng Triều Châu là "Vạn-tiên". 萬 仙 ", Núi Vạn Tiên ở Thái Hành Sơn 太行山 , nhưng không! Chưa nghe qua tích gì liên quan đến Vạn-Tiên Sơn, mà chỉ biết rằng "Voan-Xieng 萬象 " có phát âm như là Vạn-Tượng 萬象 . "Voan -Xieng" lại như là Vạn-Xuân theo cách người Triêù Châu còn dùng y nguyên tiếng Việt đễ chúc tụng "Vạn Xuân", Đây là ý nghĩa không được vội kết luận nếu như chưa chứng minh được rõ như 1+1=2;... hai Bà Trưng cởi Voi khởi nghĩa, họ tên là gì?... không có ai họ "Trưng"! không có ai họ "Tượng" , không có họ" Voi", Vậy thì "Trưng" hay "Choeng" hay "Chen" hay "Xieng" hay "sang"? và là phát âm Cổ xưa? là biến âm và đều có nghĩa của"Tượng"... và tiếng Bắc kinh ngày nay còn đọc là "Xiang 象 ", Vậy hai bà "TRƯNG" là hai bà "Tượng"? hay là hai bà Họ "Trương"? hay là Họ "Tơ-Rưng"?... như tên gọi tiếng đàn Tơ-rưng? Ngày nay thì tiếng Quảng Đông gọi Voi là "Choèng", tiếng Bắc KInh là "Xiang", Cổ âm "Voan-Xieng" không ai hiểu nghĩa và tạm dịch là "Vạn-Tiên" hay "vạn Xuân"! Có phải đó là "Vạn-Tượng.
萬象 " Tức là "Van-sang" mà có nơi gọi là "Văn-Lang"? "Sang" hay "Xiang" hay "Voi_Tượng"... Bởi vì tên gọi hai bà Trưng bên
Châu ('Chen' "Chek") và ('Chen' "Dịa") là hiểu liền! "Chek" và "Dịa", Đó là số đếm của 1, 2 của người Triều Châu vẫn dùng ngày nay, không khó hiểu như tiếng Việt Nam là "Trắc" và "Nhị"- trong khi tiếng đếm bây giờ là Nhất Nhị.
---Tiếng Việt Nam thì gọi hai bà là: "Trưng Trắc 徵側 " với "Trưng Nhị 徵貳 ".
- "Trắc" Hay "Chắc" là chử "Chiếc" của ngày nay, Chiếc là 1, đơn "Chiếc " là đơn côi một mình, tiếng Quảng Đông ngày nay thì "Trắc" hay "Chắc" biến thành "Dách" (1234... là Dách, dì, xám, xi...), - tiếng Triều Châu thì "Chắc" là "Chék" (1234... là Chék, dịa, sa, siá...), biết nhiều phương ngôn rất vui, Chữư 單一 là ĐƠN - Nhất còn là " Đơn Chiếc". và "tanśh ié" (Bắc Kinh), "Tanśh dách" (Quảng Đông), "Toa chék" (Triêù châu).
- Chen Chék <-->Trưng Trắc=Tượng 1 - "Chék" <-->Nhất.
- Chen Dịa <-->Trưng Nhị= Tượng 2 - "dịa" <-->nhị.
Nên nghĩ như thế nào về Tên gọi cuả 2 bà Trưng bên Tiếng Triêù Châu khoông cần giải thích... mà hiểu liền là 1 và 2? và lại có tục hát cúng "Voan-Xieng"?
- Lý Nam Đế-Lý Bôn 李賁 là hậu duệ họ Lý, có nguồn gốc tổ tiên từ Hoa-Nam, lập ra Vạn-Xuân quốc萬春國...chưa chắc có nghiã là 1 vạn mùa Xuân! Vì "Vạn-Xuân" mà giao cho 1 người Hoa Nam phát âm thì như là "Voan-Xieng" (Vạn-Tượng 萬象), Cái Bóng của "Voan-Xieng" là "Vạn-tượng" và "Văn-Lang" rất to lớn và bao trùm 1 phạm vi rộng mênh mông trong Cổ sử. Voi Nam Á cao qúi trong cổ sử, Từ Ấn-Độ kéo dài đến biễn đông, gồm Ấn, Miến-Điện, Thái, Lào, Việt Nam, và vùng Hoa Nam thì qúi tộc và Vua đều qúi trọng Voi, Dùng Voi trong việc Uy phong, tế lễ, chứng tỏ quyền uy, làm biểu tượng và cũng làm cống phẩm, qùa tặng cho nhau giữa các vua chúa và quốc gia.
Văn-Lang là tên gọi quốc gia của người Việt ở Việt Nam trong cổ sử. liên hệ mật thiết với cây Tân-Lang là cây Cau, nếu "Van-Tân-Lang" rút gọn là Van-Lang, là "Vạn萬-Lang榔"(Vạn cây Cau) rồi đọc thành ngắn gọn, thì trở thành Văn-Lang! -mộc木 Ghép với chử Lang郎 là thành chử Lang 榔 của cây tân檳-Lang榔,Trầu_Cau lại lả "Sơ疋_Tân檳-Lang榔" mà phát âm nhanh rút gọn lại là "Sang"(疋檳榔=疋木木=楚) Hay "Shan", Lang có nghiã Tân Lang là Cây Cau như ở nước Sở ?, hay nghĩa Lang-sang là nhiều Voi ? Văn-Lang ở Việt Nam nghiã là "Vạn Tượng" hay "Vạn Tân Lang"??? theo 1 chữ Shan楚sở thôi thì đủ kết luận Văn-Lang của người Việt là "Vạn-Tân-Lang"! Nhưng Biểu tượng Voi của vua chúa toàn vùng Đông nam Á và Sự tích Hai Bà Trưng thì "Văn-Lang" lại có ý nghiã là "Văn-Lang-Sang"---> là "Vạn-Tượng"! Và nhất là Sau nầy khi mang tên là "Tượng quận" trong thời kỳ bắc thuộc thì càng thấy rõ đất quận "Voi" ngày xưa là nước "Văn-Lang-Sang萬 象Vạn Tượng"<--->"Văn-Lang".
-Chắc chắn có 1 nước "Văn-Lang" phía nam rồi tiến dâǹ lên hướng Bắc thời cổ sử. và bây giờ theo ngữ âm khi đọc thì ngôn ngữ ở Vùng Hoa Nam "Voan" còn dễ hiểu và rỏ nghiã là "Vạn" hơn tiếng Việt Nam là "Văn" mà làm cho người ta hiểu lầm là xâm minh̀. "Vạn-Tân-Lang" thì đúng nghĩa Ở nơi nhiều cây Cau, "Van-Lang-Sang" -"Vạn-Tượng" thì đúng nghĩa là nhiều Voi, NHƯNG ...cảng lên cao về hướng Bắc thì không còn có cây Cau mà cũng không có Voi, vậy mà có NƯỚC Sở tên là Shan楚, và Triều Thương cũng tên là Shan商, Đó: là bằng chứng Văn-Lan là 1 đại thể có nguồn gốc phương nam.
Nếu Khảo cứu kỹ lưỡng trong lịch sử thì sẽ thấy:
-Văn-Lang Bắc tiến từ phía nam đi lên, đến vùng Vân Nam,Qúi châu, Tứ xuyên, và 1 phần của Hồ nam, hồ Bắc thì gọi là "Dạ-Lang". Bởi vậy trong cổ sử có nước Dạ-Lang 夜郎 ở vùng nầy. Mà hiện giờ dân tộc Bố-Y có ngôn ngữ nửa giống như tiếng Bắc kinh và phân nửa giống tiếng Việt là đại diện tiêu biểu của "người Dạ-Lang".
- Văn-Lang tiến đến một Phần cùa 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽An Huy、江苏Giang Tô、江西Giang Tây v v...thì goị là Shan 楚 và bị đổi ra gọi là Sở, có lẽ cách đọc phải thay đổi vì có 1 Shan khác thường được tiếng Việt gọi là Triều "Thương" viết là 商Shan đã bị Mất vào tay nhà Chu nên húy kỵ Chăng? (Có thể so sánh với trường hợp chử "Lợi" ở Việt Nam ngày Xưa đọc là "Lị", nhưng đến khi có vua Lê Lị 黎利 thì kỵ gọi trúng tên vua nên đã đổi "Lị 利" trở thành "Lợi 利", và lâu dần không còn ai nhớ và đọc đúng chử "Lị" nữa, và chỉ đọc là "lợi" mà Thôi). Hoặc, đây là Dấu tích lịch sử đã bị tráo trở ngay chổ nầy! Bởi vậy trong Sử có nước Sở 楚viết bằng chử Shan楚 là "Sơ-Tân-Lang" (*楚:疋木木) ở Vùng nầy, mà ngày nay tiếng nói và người Giang tây, Trường sa là đại diện của người SỞ-(楚:疋木木)-Sơ-Tân-Lang.
(*楚:疋木木): Trong bài trước đã phân tích chữ Sở楚 có 1 âm đọc là "Trầu", chữ tượng hình gồm có 6 cách để thể hiện, và trong đó có cách hài thanh+cách vẽ hình, theo luật cuả chữ thì Sơ疋 lâm木木 là hai chữ mộc木, thì phải đọc là Sơ-lâm-Sâm, nhưng chữ Sở là Vẽ hình dây Trầu quấn cây Cau, cho nên đáng lẽ phải đánh vần là "Sơ-Cau-sau", chử "cau" ngày nay giọng Bắc và Nam vẫn đọc khác nhau, miền bắc đọc như cây "Câu" nhiều hơn, ngày xưa có thể là "Cơ" cho nên mợi có âm "Sơ-cơ-Sở", Nhưng Cây Cau còn có tên là "Tân檳-Lang榔" cho nên có âm "Sơ-Tân-Lang=Sang楚 hay Shan楚"; Bản thân của chử Shan楚(Sở) là câu chuyện sự tích trầu cau rồi.
- Văn-Lang Vượt qua phía Bắc của Shan 楚Sở , thì gọi là Shan商 mà còn gọi là triều Thương商 . ( và chỉ riêng phần đất phía Triều Thương nầy, sau nầy bị mất vào tay nhà Chu, rồi biến thành nhiều nước nhỏ trong thời gian gọi là Đông Chu liệt quốc). Bởi vậy trong Sử có Triều Shan 商Thương ở vùng đất nầy. (Vùng nầy khi Shan商Thương bắc tiến đã gập phải người da trắng đến từ Siberia, Hung-Nô, Nga, Tucky v v..., Shan商Thương chinh phục và đồng hoá người da trắng, các triều đại sau nầy thì lại càng có nhiều người da trắng xâm chiếm và di cư đến vùng nầy rồi lại bị đồng hóa trở thành "Hoa" hay "Hán" nhưng mà da rất trắng và thân cao to...điển hình là các cô gái phía bắc cuả vùng Sơn Đông hiện giờ cao 1 thước 70 là chuyện thường,... chỉ xét riêng Triềù Hán thì đã có cả chục triệu người "tây phương", "hung nô" đã qui phục và trở thành dân Hán, đến thời nhà Tấn, thì toàn thể vùng nầy bị người tây phương da trắng tràn ngập và lập ra nhiều quốc gia nhỏ mà sử gọi là thời kỳ Nam-Bắc Triề̀u, ngày nay đại diện cho vùng nầy là người và tiếng Bắc kinh).
- Văn-Lang của người Việt Nam ngày nay thì dù ở trong nước hay khấp nơi trên thế giới , người Việt Nam đều thường hay lấy tên Văn-Lang đặt tên cho trường học, và Người Việt vẫn giữ phong tục có Trầu-Cau cho lễ thành hôn.
Phải là Cùng chung cùng quốc gia thì tên gọi mới giống nhau được một Văn Lang Tiến từ Nam lên Bắc trong qúa trình hàng ngàn năm mới có bờ cỏi mênh mông, chắc chắn là đâỳ bi hùng cho nên chữ Việt mới có đến 2 cách Viết là Việt 粵 và Việt 越 và chữ "Việt 越> với bộ Tẩu và cái Qua" rõ ràng có ý nghĩa là Cầm vũ khí mà "Vượt" lên...,Tên gọi từng vùng của Văn-Lang khác nhau về Phát âm vì yếu tố ngôn ngữ đã "địa phương hóa" bởi vì địa bàn qúa rộng thì chắc chắn có nhiều dân tộc khác bị Văn-Lang chinh phục và đồng hóa nhau, nhưng không thoát khỏi âm chính là đất nước của hàng vạn Voi, hàng Vạn cây Cau... "Van-Lang-Sang"; Văn-lang qúa rộng lớn nên mổi nơi đều có vua chúa của mình, có thể gọi đó là 1 liên bang to lớn cho nên tính chất địa phương đã làm chủ từng vùng, và cũng từ đó mà diễn biến trở thành Bách Việt, Sử của Văn Lang Bắt đầu từ bao giờ? ai mà chứng minh vẹn toàn được? đến bây giờ là 5 ngàn năm văn hiến ? Có thể ít hơn! có thể nhiều hơn gấp đôi thì sao? những con số không kiểm chứng được dù có viết ra thì cũng chỉ là tượng trưng mà thôi! nhưng cũng chỉ có lịch sử Văn-Lang là mới phù hợp và lý giải được tại sao Nhóm Việt- 粵-越 - Yue lại có mặt trên một địa bàn quá rộng trong cổ sử.
_Nhưng rồi Văn-Lang ở Phía Bắc trở thành nhập nhằn Hoa và Việt khi bắt đầu có nhà Chu周 rồi đến Xuân thu-Chiến quốc của thời Đông Chu..,Nếu Shan商 là Thương không mất vào tay Chu 周 thì thời Xuân thu-Chiến Quốc với các nước nhỏ là Ngụy -Hàn -Triệu -Yến - Lỗ- Tề -Tần vẫn là 1 phần của Văn-Lang là Shan商Thương, nhưng vì mất Triêù Thương và có Triêù "CHU" nên vùng đó trở thành :
1/-Chử Viết không thay đổi, -nhưng đổi tên là Hoa Hạ tộc, dễ gây ngộ nhận.
2/-ngôn ngữ có biến âm dần dần, -và sau nầy thay đổi nhiều hơn, dễ bị lầm lẫn là ngôn ngữ khác.
3/-văn phạm thì đão ngược dần dần,-hơn 2000 năm sau thì trở thành gọi là Hoa ngữ, (biến âm và biến văn phạm).
4/-ngụy tạo lịch sử và bôi nhọ Đế Tân của Văn-Lang phía bắc là Shan商 là TRƯ (Trụ Vương ) là mê Đĩ (Đắc-Kỷ hay Đán-Kỷ ) Chu kể tội "Trụ" Vương có 6 tội, sau nầy dần dần ...thành nhiều tội hơn! đễ mỵ dân làm cho dân ghét vua Cũ và không muốn phục quốc, - không viết đúng lịch Sử, Tách Shan 商 ra khỏi gốc của Shan 楚 Sở và đại thể Văn-Lang trở thành 1 nhóm, rồi xưng là Chu 周-Hoa華..., trong khi Giáp cốt văn và kim Văn của Shan 商Thương+ shan 楚sở mà Chu周-Hoa 華 dùng lại là được khai quật lên từ đất ở Shan 楚 Sở và phù hợp với cách viết và cách đọc ở Shan楚 sở và phía nam, so với các ngôn ngữ phía bắc là tiếng Nga, Mông-Cổ, Thổ nhị Kỳ, Tây tạng, Mản Châu v v...là hoàn toàn khác biệt.
5/- Chu đã Dùng danh Từ "Hoa華" là qúi tộc thời xưa, nhập chung với chử "Hạ夏" để cho là chính thống theo tổ tiên thời nhà Hạ夏, -Và dành độc quyền ta là "Hoa" , Ta là "Hạ" , Trong khi Hạ là Triều đại xưa trước Shan, và Hoa là giai cấp qúi tộc xa xưa của thời vua NGhiêu, Thuấn , Hạ..., cách diễn giãi lịch sử độc quyền như vậy ...gạt hẵn văn hóa có sẵn của Văn-lang hay shan商 qua 1 bên, đưa tất cả gốc gác văn hóa trung nguyên theo tthuyết bắt nguồn từ phía tây là của Tibet (và cho đến nay thì tiếng "Hoa" ở Trung-Hoa được gọi là Hán-Tạng ngữ. Nghĩa là bắc nguồn từ Ti 狄 tức là Tibet hay còn gọi là Tây-Tạng)...trong khi đa số dân chúng và văn hóa của Chu 周là Dân chúng và văn hóa Shan商mà họ mới giành được!!!
...Vì sao phải phải nói vậy khi khảo cứu lịch Sử ?...Bởi vì có 1 dòng lịch Sử viết theo cách tất cà là theo nhà Chu 周 ! tất cả "Văn Minh" là bắt nguồn từ nhà Chu周! và dèm pha "Trụ" Vương lạ lùng đến đỗi người ta phải bỏ thời giờ ra nghiên cứu !!! ...Có lẽ Cái bóng cuả "Trụ" và Shan商-Văn Lang qúa lớn, Anh Hùng cuả Dân tộc nầy lại là kẽ thù của dân tộc kia ở bên đối phương, Nếu Không có Shan-"Trụ" Vương đánh Đông thì sau nầy dễ gì có nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và nước Ngô, nếu không có Shan-"Trụ" Vương lại Bắc Tiến thì dễ gì có Ngụy -Hàn -Triệu -Yến - Lỗ- Tề -Tần v v...đễ mà nhà Chu phong Hầu phong tước cho họ ? ...Có lẽ quân và Dân mệt mỏi và đau khổ vì chiến tranh, theo Sử liệu thì khi quân Chu tiến Vào Triêù-Ca là kinh đô của nhà Thương thì quân số chỉ bằng 1 phần 10 cuả quân lính bên "Trụ" Vương, nhưng quân ở Triều-Ca khi đó đã quay giáo rước Giặc là nhà Chu vào Thành,... Có lẽ đó là Trận chiến tranh Tâm lý chiến tuyên truyền đã thành công kinh hồn nhất trong lịch sử cổ đại, "đã khiến Trụ Vương phải tự Tử cho dân...sáng con mắt sau nầy !!!"_Câu nầy là ...của tôi!...để diễn giãi nhà Chu bước vài thời kỳ Đông Chu liệt quốc, chia làm thời kỳ Xuân thu-chiến quốc...dân chúng ...tha hồ đau khổ cho sáng mắt ra vì ngày xưa đã rước Chu周về!
Shan商Thương Của "Trụ" vương Bắc tiến đã chiến thắng và đồng hóa người Da trắng mà Cổ thư gọi là Bạch-Địch hay Trung-Sơn Quốc, Chử "địch狄" tiếng Việt ngày nay là phiên dịch từ chử "Ti - 狄 " trong khi Ti狄 lại là tiếng Việt ngày xưa phiên âm để gọi người TiBet da trắng, Sau nầy thì chính là nhóm Tibet đã bị đồng hóa nầy lại tài tình sử dụng tâm lý chiến là "Vua Trụ mê Đắc-Kỹ và ác dâm" diệt nhà Thương lập nên nhà Chu và xưng là "Hoa-Hạ tộc". ..Đọc Sử đã bị "cải biên" cứ ngỡ Shan商 của triêù Thương là không dính líu người Việt hay Văn-Lang vì gọi là "Thương"...!!! xin chú ý là chử viết để lại là các tiên đế của triêù Thương chỉ đơn giản có tên là ông Giáp 甲, Ất 乙, Bính丙, Đinh丁 V v..., Chữ Giáp Ất: 甲-乙 thì người Việt ngày nay ít có ai hiểu được! Vì Cứ cho nó là Chữ "Tàu", ...thường hay ghét "Tàu" không thích học chữ "Tàu"! Trong khi người "Tàu" thì làm sao hiểu và thân thiết với Giáp ất 甲乙 bằng người Việt Được! vì 甲,乙 là "Cả, Út", Bởi vì "Giáo ất" chính là "Cả-út" đi 1 vòng biến âm qua "Ca-ék" ( Triêù Châu), "Kap-ià" (Quảng Đông), "Jiẽ-iã" (Bắc Kinh) ...rồi người Việt lại nghĩ rằng Giáp ất là Hán Việt , là "Taù", hết biết Giáp Ất là Cả và Út! ...Hàng ngàn năm với nhìều Triệu anh Cả và anh Út người Việt đã chữi Giặc ÂN-thương_Giặc Tàu ...và đề cao 1 "Phù Đổng Thiên Vương" thần thoại mà nhiều dân tộc thiểu số khác cũng có câu chuyện nầy đễ chữi Vương Triềù Shan商 Thương với các Vua có tên là ông Cả , ông Út v v...!!! những "Cả" và "Út" sau chữi "Cả" và"Út" trước...không biết thì không có tội ? tàn nhẫn qúa! tôi thích khảo cứu sự thật và chia xẽ sự thật, nhưng cũng đã từng bị vu khống khi thử chia xẽ ý kiến..., cho nên đến nay tôi mới quyết định mạnh dạn công bố những phát hiện của mình.( Cám ơn "Nhóm đàn anh" của tôi, đã ủng hộ tinh thần để tôi công bố những bài khảo cứu).
Khi Viết bài nghiên cứu về lịch sử thì thường hay phải dẫn chứng bằng cổ thư và sách sử, Nhưng cổ thư và sách sử nói sai sự thật thì dần dần cái sai đó có thể biến thành "sự thật" và "Chân lý", thế nên mới nói là trên đời nầy không có gì là tuyệt đối cả, Chuyện Trụ Vương và Đắc-Kỹ là 1 ví dụ điển hình, Các học giả hàng ngàn năm trước đã phải thở dài ngao ngán! vì khi kiểm chứng lại cổ thư thì sách sau kể tội Trụ Vương nhiều tội hơn sách trước! Dù Trụ vương đã chết mà vẫn có tài năng gây thêm tội để sách sau và đời sau thêm vào!!! Bây giờ là thế kỷ 21, Ví dụ "dẫn chứng" Sử ký của Tư Mả Thiên kễ rằng: Nhà Chu diệt nhà Thương, vua "Trụ" tự tử trên lâu đài rực lữa khi thất trận v v..., và: Sở là 1 nước ở phương nam man, còn gọi là Kinh Sở, Kinh Man v v..., và, Các vua Việt tên Câu-Tiễn, Vô Dư, vô Cương v v...Có thể nói là Trật lất hết!!! Nhưng mà lại được dẫn chứng khi "đụng" tới sử ! và ai kiểm chứng được? Và nếu thật sự cố gắng kiểm chứng, thì sẽ phát giác rất nhiều cái sai trong Sử ký của Tư Mã Thiên và Trong chính Sử.
Tư Mã Thiên có tài viết sử, nhưng không phải là nhà thông thái đễ hiểu hết mọi nơi, thu thập tin tức và tài liệu để viết Sử thì lại bị lệ thuộc tài liệu là bắt buột bị phải như vậy rồi! Thời nhà Chu không có báo chí, điện thoại, toà án, máy bay, tàu hỏa,phim ảnh và Internet v v...như hiện giờ thì dễ sai..., và đã có Sử "giả dối" đến đổi các nhà nghiên cứu Sử thuộc các nước tây phương chuộng tinh thần khoa học đã không tin được là "có" 1 triêù đại "Tây Chu" trong chính Sử! Chuyện Chu tiêu diệt nhà Thương còn mập mờ không rõ ràng..., Triều Chu diễn biến thành thời Xuân-thu và Chiến quốc là thời kỳ "nở rộ" Cuả Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, mà cũng nở rộ luôn những cải biên và thêm thắt vào lịch sử ! Sau khi Tâǹ Thủy Hoàng lập nhà Tần chấm dứt thời chiến quốc thì đã đốt sách chôn nho 1 phần cũng là vì Sợ cái "Nho" của thời đó qúa rồi...,"bạo chúa -Tần Thủy Hoàng" xây nối liền Trường-Thành đễ tách biệt hẵn với du mục Hung-Nô và vẫn bị cho là Du mục và Hung-nô/ Tàu...cũng là 1 đề tài cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn..., Sau đó mới có khởi nghĩa của Hạng Võ và lưu Bang, Lưu Bang lập nên nhà Hán trước công nguyên 202 năm, và sau đó hơn 50 hay 60 năm sau thì Tư Mã Thiên mới ra đời, rồi thu thập "tài Liệu" cuả cái thời hỗn lọan Xuân-thu của Chu mà viết nên Sử ký! và Sử ký cuả Tư Mã Thiên là thường được dùng đễ dẫn chứng nhiều nhất khi viết về Sử! và thậm chí là dùng làm "chuẩn"..., nhưng mà cho đến nay ...người ta chưa biết rỏ được Tư Mã Thiên Sinh năm nào!...Nghiã là Xin hảy ghi Năm sinh của Tư Mả Thiên là "trước công nguyên khoảng chừng 145 hay là 135 năm" ! Xin thở dài...! Đó là sự thật của lịch sử, Các truyền thuyết Ông "Bàn-cổ", "Phục Hy" và "nữ-Oa", "Ngu Công dời núi", "Vua VỦ trị Thủy", "Lạc Long Quân lấy bà Âu-Cơ" "Vương Tử Cầu Tiên" "Lảo Tử cỡi Trâu Xanh về tây Thiên làm Thái Thượng Lảo quân" v v...nhiều lắm, điều là "sản phẩm" hay là thêm mắm muối cho ngon của thời Xuân Thu-chiến Quốc đời CHu! khi nhà Chu từ phía tây di chuyển về hướng đông vào Trung Nguyên và Xưng ta là "Hoa" là con cháu cuả "Hạ" là đã mở màng cho việc có 2 dòng Sử để nói về 1 quốc gia! 1 là của những người mới đến Trung Nguyên, 2 là của người củ ở Trung nguyên, Nếu triều Thương là Shan商không bị mất bởi Chu thì các quốc gia nhõ thời Đông Chu liệt quốc và Chu đâu có chuyện bôi nhọ "Trụ Vương" 1 cách khôi hài thành chuyện thần tiên và tìm cách diễn giãi lịch sử sao cho người ta thấy mình là chính thống và là "thế thiên hành đạo"? Càng về sau thì càng có nhiều người mới và 2 dòng sử nhập chung làm 1 vì bản thân nó là 1, nhưng đã bị những cải biên, và ngộ nhận, và sai lầm đến đỗi ngày nay trở thành là Nếu muốn biết cổ sử và nguồn gốc tổ tiên thì: -Nếu Quí vị là người Hoa ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Hoa khi không biết tiếng Việt! và nếu qúi vị là người Việt, ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Việt khi không biết tiếng đã được gọi tên là tiếng Hoa và chử Hoa!
-Bàn-Cổ 盤古là Bầu hay Bồ, Bùa là "Bàn-Cổ" chỉ là phiên âm của ngôn ngử xưa còn là đa âm. "hổn độn chi sơ, Bàn-cổ thủ xuất" nghiả là ...diễn giãi của con người về thuở ban sơ của vủ trụ khi tạo thiên lập địa là "Thời kỳ ban đầu , bầu trời xuất hiện..." ..vậy thôi ! Bản thân câu văn không có nói đến Bàn-cổ là 1 ông hay 1 đấng tối cao nào cả !
thêm 1 vài thí dụ cụ thể:
- Vua " Phù Sai 夫差 " là tên "Phái", là con của ông vua tên "Qúi", Vì " 闔閭 Hạp Lư- hay-Khạp Lư-Hay Cạp lũy" là "Qúi".
--Vua có tên Câu-tiễn勾踐 là vua Kiên hay Kiện.
-Tây thi... là người đẹp ở "Trử-la薴蘿" thôn, hay là "Tử-La" thôn, chỉ là cách nói đa -âm của tiếng Việt ngày xưa, chính là người đẹp ở thôn Tả( "Tả'': Tử-la<-->'Tả' Lư ) (Tử L a)hay là Thôn "trái", chắc chắn là kế bên thôn "trử-la" còn có 1 thôn gọi là thôn bên "hửu' hay thôn bên "phải" cho nên mới có thôn "Trử-La", có 1 nàng Đông Thi đễ so sánh với Tây Thi càng rỏ ràng có thôn Hưủ và Tả, Tây Thi ... tên là Thi Di-quan施夷光 ? không! giọng đọc Việt cổ và Mân Việt ngày nay thì Di-Quan 夷光 đọc là ia-quang chỉ là chử đánh vần chử "Oanh", nghĩa là người đẹp Thi Oanh ở bên thôn "Tả" , thôn "trái" hay là thôn 'Trả-Trử-la薴蘿'- của phát âm xưa", vậy thôi! không đọc được cái chử gọi là Hán Tự mà thật ra là chử cổ Việt trước khi dùng A B C thì không hiểu, mà đọc được Hán Tự hay Trung Văn mà không hiểu Việt ngữ theo tiếng Việt thì cũng phải chịu thua vì sẽ không hiểu được ý nghĩa là gì. Qui tắc nầy rất đơn giản, nhưng nếu không chấp nhận sự thật, thì ngay cã những sử gia lửng lẫy cũng vẫn sẽ đi vào bế tắc mà diễn giaĩ sai cổ sử của Bách Việt và "Việt" "Hoa".
SỬ nhà Chu 周 Không rõ ràng! chỗ thì nói Chúc Hùng, Vương của Sở 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương cuả Nhà Chu. Nơi khác lại nói ngày xưa Lịnh doãn 令尹 (Lịnh Doãn: tương tự cách gọi là Tể tướng-thủ tướng) của Nước Sở là Tử Văn 子文 vào yết kiến nơi triều đình Chu, mà khi đó không ai hiểu tiếng Sở! Sử nhà Chu là Tiêu diệt nước Shang 商của Trụ Vương mà lập nên nhà Chu, trong khi ở kề bên bên nước Chu vẫn còn một nước Shang khác Bị gọi tên là Sở! Dù phát âm như thế nào đi nữa thì tất cả mọi người sẽ dư sức hiểu được rằng chử Sở 楚còn một âm đọc chính là Shan. chuyện dây trầu trồng quấn lên cây Tân-Lang... là nhìn vào chử Sở 楚 là thấy liền! Ghép chữ sơ 疋 với lâm 林 là hai chữ mộc 木 đại diện cho cây Tân-Lang, nghĩa là Sơ-Tân-Lang là Shang; Vậy mà Cổ sử và truyền thống đả chỉ đọc chữ Shang 商 nầy mới đọc là Shang! Còn Chữ Shang 楚 với Sơ-Tân-Lang đúng nghĩa và đúng chữ 100% dây Trầu quấn hai cây nầy thì bị đọc là Sở mà thôi - không đọc "Shang"... Cái gì đã được đa số nói, hay đã nói hàng ngàn năm nó ghê gớm và ảnh hưởng vô cùng...
Chu Diệt Shang???
"Trụ???" Vương chết rồi mà cứ có thêm tội hoài? Để người đời sau ngán ngẳm khi nghiên cứu sử!!!...
Bằng thực tế phân tích và suy xét, sẽ thấy rằng Shang vẫn tồn tại, và Shang bị gọi là Sở, còn một phần Shang khác đã bị Chu lấy đất chỉ là một phần của Shang, và Chu sợ rằng Shang còn tồn tại sẽ đòi đất, sẽ phục quốc và cũng sợ dân chúng của Shang đã mất sẽ nổi lên phục quốc cho nên phải phải thêu dệt tội ác dâm ô này đến dâm ô khác cho vua tên "Thụ 受 " còn gọi là Đế Tân. 帝辛 .. trở thành một ông vua dâm ô ác độc. Vì Chu cứ sợ sệt vì Shang khác vẫn còn đó, và dân chúng của Shang cũ thì... đông quá nên nhà Chu không đồng hóa nổi mà còn bị đồng hóa ngược, vì thế cho nên phải dùng thủ đoạn chính trị tuyên truyền đễ giữ triều Chu đó thôi... và kết quả là... cứ lâu lâu thêm một thời gian... thì "Trụ" vương lại có thêm một hình thức dâm ô, ác độc khác, để dân gian kể cho nhau nghe chơi... và lâu dần thì đủ để thành một truyện "phong Thần" rất hấp dẫn trong dân gian... mà ngày nay chúng ta còn bị mê hoặc đễ nghe kể chuyện và xem phim "Phong Thần - Trụ Vương say mê Chồn Tinh Đắc-Kỹ"!!!
Ngày nay chúng ta xem phim hay đọc truyện phong Thần và chuyện Sở Bá Vương Hạng VÕ với Ngu Cơ, thì thấy là hai vị anh hùng đó đều bị diễn giãi trở thành ác độc và mê gái!!! Trong khi họ là anh hùng Văn Võ song toàn của Shan-Văn-Lang từng có chiến công lừng lẩy.
Khi nước Shan 商 mất, Thì nước Shang 楚 (Sở) vẫn còn, và từng xưng bá vùng Trung nguyên trên cả quyền lực của vua Chu.
Sau nầy Tần Thủy Hoàng Diệt luôn Shang 楚 (Sở) và thâu tóm Trung Nguyên của Shang mà lập nên nhà Tần, sau đó đến đời nhà Hán thì có sứ giã Hán Triều là Đường Mông Gothic 唐蒙 đến nước "Dạ Lang 夜郎 " mà Vua Dạ Lang hỏi sứ Giả rằng:
"Nước Hán Lớn? hay Nước Dạ-Lang lớn?"
Bởi vì riêng "Dạ-Lang" đã quá lớn và Văn-Lang quá rộng.
- Hãy nhìn xem tên
Đông Đức và Tây Đức,
Nam-Bắc Triều tiên,
Đông và tây Hồi, và Trung Quốc lục địa ngày nay và đảo Đài Loan có tên Trung quốc.
Các quốc gia trong cổ Sử gồm Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan 楚 , và Shang商 tuy phát âm khác nhau do tùy theo địa phương và lại có địa lý nối liền nhau mà cùng mang một tên chung là "Van-Lang-Sang" hay là "Văn-Lang" thì nếu không phải là chung một quốc gia thì đâu có chuyện "hi hửu" mang chung tên như vậy xảy ra?
Bằng cách phân tích kỹ lưỡng và hửu lý thì tất cả chi là một nước lớn là "Van-Lang-Sang" và đã từ nam mà Bắc tiến, nên đã quá nhiều lần di dời thủ đô trong lịch sử đã ghi lại của Shang. 商 Trong giáp cốt văn, và có nhiều đời Hùng Vương ở đất Shang楚 mà sau nầy người ta thêm vào chữ Sở trước chữ Hùng Vương (Thường hay nói là 18 đời Hùng Vương, nghĩa là "Tất cả vua Hùng", người Xưa hay dùng 18 đễ chỉ "Tất Cả" , ví dụ... tinh thông thập bát môn võ nghệ, nghĩa là thông hầu hết tât́ cả binh khí của võ nghệ, nếu nghĩ 18 là chỉ có 18 vua Hùng là Trật lất với cách nói của người xưa rồi.).
Diến biến Của Văn-Lang sau nầy trở thành Bách Việt, nên có nhiều quốc gia lấy tên Việt và chữ viết thì giống nhau mà giọng nói đổi qua đổi lại tuy khác nhau nhưng lại cùng một gốc, mà khi hiểu được các ngôn ngữ khác nhau đó thì mới biết được là:
À! thì ra là vậy!
ví dụ như *Thiên Đình 天庭 là Then thỉn, thiến thìn, then thén, Thiên Đình...
tất cả bây giờ đều mang tên khác nhau là Tiếng Bắc kinh, tiếng Quảng Đông, Tiếng Triều Châu, Tiếng Việt Nam, và thường là người ta nghe mà không hiểu nhau, đến khi đọc chậm, nghe kỹ, hoặc có người giãi thích thì mới thấy là:
Ồ, giống nhau.
Bài khảo cứu nầy của tôi chỉ viết với dạng đại ý, nêu lên ý chính, nếu viết thêm chi tiết rõ ràng khi liên quan đến phong tục, nhân chủng, khảo cổ, di tích, thư văn, gia phả v v... thì trở thành nhiều trang như một quyển sách, chỉ khi có điều kiện đầy đủ thì mới làm như vậy được, cho nên trước mắt là đành viết ngắn gọn theo từng đề mục.
Ba bài viết những lớp bụi mờ của lịch sở (1), (2) và (3) của tôi là nhận xét vô tư và can đảm theo một hướng suy nghĩ mới, viết ra đễ góp phần tìm hiểu cho đúng những gì mà lịch sử đã bị phai mờ hay ngộ nhận mà hiện giờ ở thế kỷ 21 nầy người ta sẽ có cơ hội đễ kiểm chứng bằng khoa học phân tích và chứng minh bằng nhiều cách khác...;
Bài khảo cứu chỉ là đóng góp cho sự thật nên được tìm hiểu, xin đọc giả luôn luôn có cái nhìn bao quát và đa phương diện, luôn luôn xét kỹ những ý kiến thuận nghịch... Xin trân trọng sự thật và mưu tìm hạnh phúc an lành cho tinh thần uống nước nhớ nguồn, tìm hiểu sử xưa đễ truyền cho thế hệ mai sau, tất cả mọi người điều nằm trong diễn biến lịch sử...
Đỗ Thành – nguồn Newvietart.com
_____________________________
*Ghi chú: Phục chế cổ Hán ngữ ở Trung Quốc có kết quả:
天庭 là Then thỉn, thiến thìn, then thén có nguồn gốc từ âm đọc là "Thiên Đình"
BÁCH VIỆT SỬ: NHỮNG LỚP BỤI MỜ CỦA LỊCH SỬ (3)
by Bách Việt 18 on 3/9/2013, 9:00 pm Sở gọi là Shang như là nhà Thương thực ra là vì đất Sở chính là đất Thương. Nhà Thương trước khi Bàn Canh chuyển lên phía Bắc đóng tại chính vùng đất mà sau này là nước Sở. Nước Sở vẫn giữ họ Hùng chứng tỏ nhà Thương cũng là họ Hùng.
Liệu có phải Thương Ngô thiết Sở? Sở là cách gọi lướt của vùng đất Thương Ngô quanh sông Trường Giang.
Re: BÁCH VIỆT SỬ: NHỮNG LỚP BỤI MỜ CỦA LỊCH SỬ (3)
- 'Sở' biến âm của 'sủy' là nước chỉ phương Nam xưa, nay là Bắc.
- 'Thương - Ngô' chỉ đất Đông Nam (xưa) của 'thiên hạ'.
Re: BÁCH VIỆT SỬ: NHỮNG LỚP BỤI MỜ CỦA LỊCH SỬ (3)
http://nhat.1forum.biz/t448-topic
Chữ Hán |
Karlgren |
Vương Lực |
Baxter |
Âm chữ Cổ Việt |
Chữ Hán Việt (Đường âm) |
pinyin |
Quảng Đông |
Mân Nam |
房 |
b’ɑŋ | baŋ | baŋ | buồng | phòng | fang2 | fong2 | pong5,pang5 |
song chỉ một thành phần dân Việt “thuộc tầng lớp nho sĩ” mới tiếp nhận.
Hoạt động của Trung quốc ở Bắc phần Việt Nam trong sáu thế kỷ đầu thời kỳ “thực dân” mới này cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung Hoa hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt…”. Sử gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng mặc dù Lĩnh Nam từ thời Tần – Hán về sau đã đặt dưới mạng lưới thống trị quận huyện, song “vẫn không thâm nhập được vào tầng lớp cơ bản của xã hội”. Nhà Hán đã cử nhiều quan lại có tài như Tích Quang, Nhâm Diên đến Giao Châu “mở trường dạy học”, “truyền bá văn hóa Trung Nguyên”, song chỉ một thành phần dân Việt “thuộc tầng lớp nho sĩ” mới tiếp nhận.
Sự kiện Chu Ôn cướp ngôi (năm 907), mở ra thời Ngũ Đại Thập Quốc đầy biến loạn.
“Dân Sơn Việt vùng Đan Dương bao vây thái thú Trần Dần”. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử văn hóa có thể phân thành ba thời kỳ nhỏ, bao gồm:
► (a) Thời kỳ tiếp xúc và tranh chấp với văn hóa Hán, tính từ lúc Triệu Đà thôn tính Âu Lạc đến sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nhà Đông Hán thắt chặt chính sách cai trị:
► (b) Thời kỳ văn hóa Hán du nhập mạnh mẽ, tính từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến trung kỳ thời thuộc Đường; và
► (c) Thời kỳ phân lập văn hóa người Việt, tính từ trung kỳ thời thuộc Đường đến hết thời Bắc thuộc.
Không gian văn hóa chung là đồng bằng sông Hồng–sông Mã, còn các vùng núi, trung du phía Bắc, vùng núi Thanh-Nghệ-Tĩnh làm ngoại diên. Vịnh Hà Nội bị đẩy lùi dần ra vịnh Bắc kỳ phù sa bồi đắp và mực nước biển rút đi. Sản xuất phát triển, lượng dân cư ngày càng đông đúc. Một thành phần trong nhóm người Tân Lạc Việt phải lên rừng hoặc định cư ở rìa đồng bằng. Trong khi đó, cư dân Tày-Thái vẫn làm chủ các thung lũng và miền núi phía bắc và tây bắc.
Trong các phân tích dưới đây chúng tôi chỉ dựa vào thời gian và văn hóa là chính, chủ đề xoay quanh các biến động văn hóa Tân Lạc Việt dẫn đến kết quả của sự phân lập văn hóa người Việt.
a. Thời kỳ tiếp xúc và tranh chấp với văn hóa Hán
Thời kỳ này khởi đầu bằng sự kiện Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, sát nhập vào Nam Việt. Văn hóa Tân Lạc Việt giao lưu mạnh mẽ với văn hóa các tiểu vùng Nam Việt và Âu Việt. Nam Việt vương Triệu Đà chủ trương chính sách Việt hóa Bắc tục, tự xưng là Nam Man đại trưởng lão, do vậy văn hóa Tân Lạc Việt chưa bị biến đổi nhiều. Năm 111 trCN, tướng Lộ Bác Đức triều Tây Hán diệt Nam Việt, chính thức quá trình cai trị và đồng hóa ở Lĩnh Nam. Văn hóa Lạc Việt bắt đầu quá trình giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Hán. Đời sống xã hội theo mô hình Văn Lang–Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến đầu CN, mức tranh chấp văn hóa mạnh mẽ do nhà Hán thắt chặt chính sách đồng hóa cưỡng bức, cuối cùng dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (39-43) – một sự kiện mang tính cột mốc lịch sử. Sự hưởng ứng mạnh mẽ của các cộng đồng Bách Việt khác tại các địa phương Lưỡng Quảng (Lĩnh Nam) và Hồ Nam có thể cho thấy tính chất và quy mô to lớn của nó. cuộc khởi nghĩa thất bại. Mã Viện bắt hết các Lạc hầu Lạc tướng thiên di vào đất Trung Hoa nhằm xóa nhạt dần tư tưởng và dòng văn hóa địa phương, sự kiện 300 cừ soái Lạc Việt phải lên định cư tại đất Linh Lăng (Hồ Nam). Trên thực tế thì thời kỳ tranh chấp với văn hóa Hán còn kéo dài một thời gian sau đó nữa, trước khi Nho giáo thấm sâu vào văn hóa Lạc Việt.
Về mặt thành phần tộc người, chủ thể chính của giai đoạn này vẫn là tộc Lạc Việt. Âu Lạc sát nhập vào Nam Việt thời Triệu Đà, văn hóa giữa đồng bằng sông Hồng và các khu vực còn lại của Lĩnh Nam càng mạnh mẽ, một lượng lớn cư dân nói tiếng Tày-Thái (Âu Việt) ở phía bắc tiếp tục tiến xuống đồng bằng, góp phần tăng cường mối quan hệ vốn rất mật thiết giữa văn hóa hai khu vực.
Về mặt ngôn ngữ, người Lạc Việt nói thứ tiếng Việt Mường chung, nhánh ngôn ngữ tạo thành từ quá trình phân tách chi Việt-Chứt trong ngành Môn-Khmer ngữ hệ Nam Á từ thời kì văn hóa Cổ Lạc Việt trước đó và hòa trộn với ngôn ngữ Tày-Thái mà thành (đã bàn ở phần trên). Thời gian này, tiếng Hán được du nhập với chủ trương áp dụng Nho giáo. Di dân Hán vào đồng bằng sông Hồng ngày càng nhiều, nhất là nhóm dân “Mã lưu” do Mã Viện chỉ định.
thời kỳ chứng kiến sự thoái bộ của văn hóa Đông Sơn nhưng lại là quá trình tăng tốc khai thác đồng bằng. Trung tâm Đông Sơn đã không còn sản xuất các loại trống đồng mang tính thẩm mỹ cao như trước nữa, mà chuyển sang sản xuất các kiểu trống thương mại, kiểu trống Đông Indonesia (RS4) theo cách phân loại của Ambra Calò [2009]. Người Lạc Việt chủ yếu khai thác các đồng bằng châu thổ để trồng lúa và hoa màu phục vụ lượng dân cư ngày càng lớn.
Tương tự, chất rừng (từ văn hóa Âu Việt, Môn-Khmer) và chất biển (từ văn hóa Đông Việt, Nam Đảo) đã không còn mạnh mẽ nữa, người Lạc Việt “quai đê lấn biển” để trồng lúa. Các trống đồng gốc Đông Sơn ở tận các hòn đảo Đông Indonesia xa xôi được cho là người Tân Lạc Việt đúc song lại do các thương nhân Nam Đảo hay Trung Hoa mang đi trong các chuyến giao thương hàng hải liên vùng(106). Để đối phó với lũ lụt, cư dân Tân Lạc Việt tiến hành xây dựng đê điều ở các vùng trũng cửa sông.
Tổ chức làng xã nhìn chung không mấy thay đổi so với trước, chế độ Lạc hầu – Lạc tướng vẫn tồn tại. Phong tục – tập quán xưa chưa bị thay đổi nhiều. Chẳng hạn, tục nối nòi trong văn hóa Tân Lạc Việt vẫn khá phổ biến (đã bàn ở chương 2). Gia đình xây dựng theo kiểu phụ hệ, song nữ giới vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất.
Cùng thời, Phật giáo Nam Tông từ Ấn Độ qua Sri-Lanka cũng tiếp cận văn hóa Lạc Việt, biến Luy Lâu (Bắc Ninh) thành trung tâm vùng. Người Tân Lạc Việt bắt đầu làm quen với tư tưởng Ấn Độ, góp phần mở rộng kho tàng triết học nhân sinh của mình.
Có thể thấy thời kỳ này mở ra cho văn hóa Lạc Việt một chân trời mới, đó là quá trình hội nhập vào văn hóa khu vực.
b. Thời kỳ văn hóa Hán du nhập mạnh mẽ
Thời kỳ này được tính từ quá trình thắt chặt quản lý và thi hành chính sách đồng hóa của nhà Đông Hán từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho đến khoảng trung kì thuộc Đường (tk. VIII). Trường dạy Nho giáo được mở ra (đặc biệt là dưới các thời cai trị của Sĩ Nhiếp, Nhâm Diên, Tích Quang), tư tưởng “trung” với Hán triều được truyền bá, dân “Mã lưu” được phái đến ngày càng nhiều v.v. là dấu hiệu mở đầu cho quá trình văn hóa Hán du nhập mạnh mẽ ở Việt Nam.
Với bước ngoặt lịch sử có tính khắc nghiệt lớn ấy của thời cuộc, văn hóa Lạc Việt được tăng cường ý thức phản kháng mạnh mẽ đối với sự bành trướng cưỡng bức từ văn hóa phương Bắc. Biểu hiện cụ thể của nó chính là ý thức đối kháng bất khuất và thường trực đối với mối nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc, được nung nấu và phát triển qua các danh nhân lịch sử như Hai Bà Trưng (39-43), Bà Triệu (246), Lý Bôn (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791) v.v.. Cụ thể, tính riêng trong tk. II, cổ sử Trung Hoa đã ghi chép rất tỉ mỉ về hàng loạt cuộc nổi dậy của “người Giao Chỉ” và các cộng đồng lân cận: năm 100: Tượng Lâm, Nhật Nam nổi dậy; năm 115: Thương Ngô nổi dậy; năm 137: dân Khu Liên mấy ngàn người đánh phá Tượng Lâm; năm 157: Chu Đạt nổi dậy giết huyện lệnh Cư Phong; năm 178: Giao Chỉ, Hợp Phố người Ô Hử khởi nghĩa, người Cửu Chân, Nhật Nam cùng nổi dậy v.v. [Nguyễn Duy Hinh 2004: 101-102].
Tuy nhiên, sự kiện Mã Viện bắt Lạc hầu, Lạc tướng thiên di / di dời lên phía bắc Ngũ Lĩnh, gom trống đồng về Trung Nguyên nấu chảy và đúc ngựa v.v. đã để lại một hệ quả nghiêm trọng trong văn hóa Tân Lạc Việt. Các cuộc phản kháng nhỏ lẻ, kém hiệu quả trên thể hiện một xu hướng lịch sử là nội lực của văn hóa địa phương đã dần giảm sút, chính vì thế chính sách “Bắc hóa” càng được đẩy mạnh.
Sau Đông Hán, lịch sử Trung Hoa bước vào giai đoạn thoái bộ của các thời Tam Quốc – Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều suốt ba bốn thế kỷ. Đây vốn là thời cơ tốt để văn hóa Tân Lạc Việt phản kháng, song những tổn thất nặng nề về văn hóa kể trên đã kìm hãm nội lực. Các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (246), Lý Bôn – nhà nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571) có ý nghĩa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước hơn là thúc đẩy quá trình giải Hán hóa. Cuốn Ngô Sử (tk. III) thừa nhận “Âu Lạc thích bạo loạn”, xu hướng tự chủ, chống lại sự cai trị hà khắc của nhà Ngô ở hai vùng đất Âu và Lạc Việt. Sang đến thời thuộc Đường, người dân Lạc Việt chấp nhận hấp thụ một vài lãnh vực nhất là các lĩnh vực văn học – nghệ thuật của nhà Đường.
Thời kỳ này, Lạc Việt tiếp nhận một lượng lớn cư dân các khu vực Nam Trung Hoa chạy loạn vào lánh nạn, phân hai thành phần di dân. Một là cư dân gốc Bách Việt những đã trải qua quá trình Hán hóa lâu dài nhiều thế kỷ trước ở các vùng Ngô Việt, Nhị Hồ, Mân-Đài hay bắc Lĩnh Nam. Nghiên cứu cho thấy Lý Bôn là người gốc Mân Việt đất Phúc Kiến. Hai là di dân Tày-Thái các vùng núi phía Bắc tiếp tục đổ về. Cục diện thành phần dân tộc Lạc Việt ngày càng trở nên phức tạp. Ngôn ngữ Tân Lạc Việt là Việt Mường chung nay đã thay đổi đáng kể, nhất là dưới thời kỳ thuộc Đường cuối thời Bắc thuộc. Lớp từ vựng Hán Việt đa phần được tiếp nhận dưới thời Trung Đường, hoặc trực tiếp từ người Hán hoặc gián tiếp qua cư dân Tày-Thái. Trong nội bộ Tân Lạc Việt, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán ngày càng lớn đã dần làm phân hóa hai bộ phận đồng bằng và miền trung du phía tây, tây nam, nhất là vào trung kỳ thời thuộc Đường.
Tuy vậy, cư dân Tân Lạc Việt vẫn bảo vệ được dòng văn hóa dân gian gần gũi bình dị của mình do nó phù hợp với lối sống định cư làng xã khép kín và lối sản xuất nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Tinh thần dân chủ trong quan hệ cộng đồng; lối sống sông nước gắn với nghề trồng lúa; thói quen xăm mình, ăn trầu trong phong tục; tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực, đạo Mẫu trong tín ngưỡng dân gian v.v. vẫn được đảm bảo lưu truyền. Phạm Đức Dương [2000: 264] viết “bộ máy nhà nước chỉ thiết lập được ở các quận huyện, còn dưới làng xã vẫn mang tính chất tự trị..”. Cuốn Tam Quốc. Ngô Thư có ghi mặc dù (xứ Giao Chỉ) đã trải qua thời kì Bắc thuộc từ Hán – Nam Triều khá khắc nghiệt song vẫn duy trì được phong tục văn hóa Việt cổ trong tầng lớp dân gian. Jennifer Holmgren trong cuốn Sự đô hộ của Trung Hoa đối với Bắc Việt Nam (Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết “Những ghi chép về hoạt động của Trung quốc ở miền Bắc Việt Nam trong sáu thế kỷ đầu thời kỳ “thực dân” này cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung quốc hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt…” [Lê Đỗ Huy 2003: 30-33].
Sử gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng mặc dù Lĩnh Nam từ thời Tần – Hán về sau đã đặt dưới mạng lưới thống trị quận huyện, song “vẫn không thâm nhập được vào tầng lớp căn bản của xã hội”.
văn hóa Lạc Việt thời này phân thành hai lớp, lớp nho sĩ, và lớp người bình dân, lớp người bình dân còn lưu giữ văn hóa cổ do văn chương, câu chuyện, dân ca, tập tục... truyền khẩu và truyền lại vào đời sống thường nhật.
Tóm lại, trong thời kỳ văn hóa Hán du nhập mạnh mẽ này, dưới áp lực của chính sách đồng hóa để cai trị của các nhà nước phong kiến phương Bắc, văn hóa Tân Lạc Việt tiếp nhận và phát triển thêm dòng văn hóa bác học ở khu vực đồng bằng, dần dà tác động đến tầng lớp bình dân, làm xuất hiện ranh giới hai khu vực đồng bằng và trung du. Văn hóa khu vực đồng bằng biến đổi dần theo hướng chính thống hóa, trong khi khu vực trung du gìn giữ được nhiều sắc thái mang tính cơ tầng thời tiền Bắc thuộc.
Trong suốt thời kỳ nhà Đường cai trị, người Việt đồng bằng sông Hồng đã nổi dậy, từ khởi nghĩa Mai Thúc Loan(108) (đầu tk. VIII, theo Việt Điện U Linh), khởi nghĩa Khúc Thừa Hạo–Khúc Thừa Mỹ (tk. X), khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931-937). Mãi đến cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền (898–944) năm 938 đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mới được xem như mốc kết thúc giai đoạn chống Bắc thuộc. Đến năm 966, vùng đồng bằng miền Bắc Việt diễn ra 12 sứ quân. Đến 968, Đinh Bộ Lĩnh (924-979) dẹp được loạn, lập nước Đại Cồ Việt.
Năm 979, Lê Hoàn (Lê Đại Hành, 941-1005) lên thay, song đến đời con là Lê Ngọa Triều (986-1009) thì nhà Tiền Lê kết thúc. Lý Công Uẩn (974-1028) lập ra nhà Lý. Từ đó, người Việt đồng bằng sông Hồng–sông Mã tái độc lập, tự thân xây dựng quốc gia Đại Việt.
Quá trình phân lập văn hóa người Việt và người Mường diễn ra mạnh mẽ và kết thúc bằng sự tồn tại khá độc lập của hai tộc người cùng hai truyền thống văn hóa. Sự phân tách ấy diễn ra đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, từ ngôn ngữ, thành phần tộc người, kinh tế cũng như tư tưởng xã hội. Tiếng Mường được cho là “giữ được nhiều tính chất ngôn ngữ Việt Mường hồi đầu công nguyên” Do sự phân bố dân cư mà cư dân vùng đồi núi sơn cước bảo lưu được truyền thống Việt Mường chung, còn thành phần người Việt ở đồng lưu giữ văn hóa từ thời Hồng Bàng của người Việt (Kinh).
Đi từ thời kỳ du nhập văn hóa Hán đến sự phân lập văn hóa người Việt ít có biến động, ngoại trừ yếu tố ảnh hưởng văn hóa Trung quốc đến từ thành phần giới nho sĩ.
Sự phát triển học thuật đã tạo nền tảng hình thành hệ thống chữ Nôm như một chứng minh của xu hướng tiếp nhận, biến đổi và sử dụng văn hóa ngoại lai của người Việt.
quá trình phân lập văn hóa người Việt từ văn hóa Lạc Việt vào cuối giai đoạn chống Bắc thuộc chịu sự tác động sâu sắc của mối quan hệ lịch sử – xã hội Việt Nam và Trung Quốc trong suốt thiên niên kỷ I trCN. Văn hóa Trung quốc du nhập mạnh mẽ nhất bằng chính sách cưỡng bức ở hai thời kỳ chính:
■ Thứ nhất là thời Hán thuộc tính từ sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng và đến hết thời
Đông Hán;
■ Thứ hai là thời thuộc Đường, từ thế kỷ thứ VII đến giữa thế kỷ thứ X.
thời Hán thuộc Dưới áp đặt của người Trung quốc, văn hóa Lạc Việt đi từ tranh chấp đến tiếp nhận văn hóa Hán, cuối cùng dẫn đến sự phân lập văn hóa Việt
và Mường(109).
từ phía nam, ngôn ngữ Việt Mường chung của người dân Lạc Việt không bị gián đoạn, vẫn lưu truyền ngôn ngữ Tày-Thái để cuối cùng phân lập hai ngôn ngữ Việt, Mường. Số lượng thành phần dân cư vùng đồng bằng sông Hồng phân lập thành người Việt sớm hơn vùng đồng bằng sông Mã-sông Cả.
Người Việt ở đồng bằng dần gọi là người Kinh vì họ là gốc con cháu Kinh Dương Vương và xa xưa hơn nữa cũng là người nước Kinh Sở. Trong suốt chiều dài lịch sử sau đó, nhiều nhóm người Việt tiếp tục kéo lên miền núi, hình thành các nhóm Tày Pọng, Đan Lai, Ly Hà, Nguồn v.v., có văn hóa và tập quán kinh tế rất gần gũi với người Mường.
Trong cộng đồng Bách Việt, người dân Âu và Lạc nằm ở cực nam, ít tiếp nhận văn hóa Hán - Hoa Hạ nhất
3.2.2. Tính kế thừa từ văn hóa Tân Lạc Việt đến văn hóa truyền thống ở Việt Nam
Chính sách Hán hóa của quan lại Trung quốc đã thất bại trước sức mạnh của văn hóa Việt, đặc biệt là văn hóa dân gian, văn hóa Lạc Việt và văn hóa truyền thống ở Việt Nam tồn tại.
Xin jới thiệu với tác jả blog của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Nhật (NQN) để bổ sung fản biện với nghiên cứu của tác jả:
https://huvi.wordpress.com/category/su%CC%89-hung-vie%CC%A3t/
Xin nói thêm về jả thuyết của mình về Tượng wận ở đâu, thì theo chính là ở Vân Nam. Còn dấu tích của của tên Tượng wận chính là dòng Lan Thương, xin đừng hiểu “lan thương” theo nghĩa Hán, hãy dùng cách fát âm Lạn-xạng theo tiếng Thái – Lào (vốn là chủ nhân của tên Lan Thương kia) có nghĩa là Vạn Tượng. Mà theo cổ dịch (dịch học) thì “tượng, tịnh”, “khương, khang” là những từ ngữ định nghĩa fương “Tây”. Sông Mê-Kông hay Mễ Khương hiểu nôm na tiếng ta là 'sông cái Tây'. Vạn Tượng vốn chỉ hàm nghĩa là 'vạn voi', 'triệu voi' nhưng chính nghĩa là "vùng đất Tây núi non trùng điệp", theo xưa thì fương Tây vốn là vùng nhiều núi.
Tượng quận nằm ở đâu? Vấn đề này tưởng khó nhưng lại không.
Hán thư chép: Năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Phượng thời Hán Chiêu Đế (76 TCN), quận Tượng bị bãi bỏ, chia cắt vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha”.
Quận Uất Lâm thuộc Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây Uất Lâm và gồm một phần Quý Châu. Như vậy quận Tượng cũ của nhà Tần (bị bỏ thời Hán) là ở phía tây Quảng Tây và một phần Quý Châu.
Trị sở của quận Tượng, theo Mậu Lăng Thư do Hán thư dẫn tại phần chú, là đất Lâm Trần ở phía tây Nam Ninh, thuộc huyện Tân Dương, tỉnh Quảng Tây.
Như vậy đã rõ, Tượng quận là vùng đất nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha, tức nằm trong tỉnh Quảng Tây ngày nay.
Thế thì tại sao Ban Cố lại chép: Nhật Nam cố Tần Tượng quận? Có mâu thuẫn rất lớn với đoạn chép cũng của chính ông ở trên kia chăng?
Thật ra thì không hề mâu thuẫn. Trước khi đưa quân xâm chiếm Bách Việt thì thông qua bọn lái buôn, nhà Tần đã biết vùng đất có nhiều voi rừng (Hoài Nam tử – Nhân gian huấn chép: Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, ngọc trai… nên phát binh xâm lược Bách Việt). Trong tâm thức của nhà Tần thì vùng đất mà họ gọi là Tượng quận gồm tỉnh Quảng Tây, Bắc và Bắc Trung Việt, có thể gồm một phần của Lào và Vân Nam ngày nay nữa và họ đã gồm cả những vùng đất ấy thành một quận (quận khống, chưa chiếm được) gọi là Tượng Quận. Nhưng thực tế khi Đồ Thư tiến quân xâm lược Bách Việt đã bị chặn lại bởi nước Tây Âu ở phía nam Quảng Tây và không chiếm được hết phần đất họ mong muốn. Dù vậy, họ vẫn gọi phần đất mới chiếm được ấy là Tượng quận và cố thủ, chờ viện binh để tiến tiếp.
Nếu năm 210 TCN, Thủy Hoàng không mất thì có lẽ nhà Tần sẽ tiếp tục hành quân xuống phương Nam và sẽ có một Tượng quận như những gì họ đã vẽ ra trước cuộc xâm lược.
Tóm lại: Tượng quận gồm có hai phần:
1 - Phần do nhà Tần vẽ ra trước cuộc xâm lược và
2 - phần thực tế chiếm được sau khi xâm lược.
Phần nhà Tần vẽ ra trước khi xâm lược Bách Việt gồm cả quận Nhật Nam thời Hán, nhưng phần thực tế nhà Tần chiếm được thì chỉ giới hạn đến phía Nam tỉnh Quảng Tây ngày nay mà thôi.