Monday, September 5, 2016

huy hiệu Phi trường VNCH Cái học của thời trước 1975 VNCH

 

 2 photo huyhiu_1.jpg 1
 photo Huy hiu TVBQGVN.jpg

 

2
 photo 71635898-3afc-4f5d-a28b-7ca4c5453457.jpg

3
 photo TA515.jpg

4
Spring Flower Pictures, Images and Photos

5


6
 photo paper.jpg

7
 photo paper 2.jpg

 

Thy Th và Bin C

 

0000000000000000000000000

 

Cái học của thời trước 1975 VNCH

Cái học của thời trước 1975, chương trình Trung Học có ba cửa ải, muốn qua cửa ải nào cũng phải qua kỳ thi quốc gia:

- Bằng Trung Học (sau lớp 9 Đệ Tứ),
- Bằng Tú Tài I (sau lớp 11),
- Bằng Tú Tài II (sau lớp 12).

Đỗ kỳ thi viết còn phải thi vấn đáp mới thoát nạn, vì vậy không có chuyện may rủi được. Đó là lý do sinh viên Việt Nam qua Pháp qua Mỹ học lấy ăn.
Qua Mỹ, Pháp chỉ cần đưa ra cái bằng Tú Tài II là được ngay, khỏi cần thi SAT.

- Vì vậy thời VNCH, leo được vào Đại Học là oai lắm rồi, có bằng Cử Nhân thì là hàng hiếm, cử nhân Toán, cử nhân Vật Lý mỗi năm chỉ có 3-5% ra trường, vì vậy cái bằng VNCH sợ còn khó hơn học ở Mỹ nữa là đàng khác.

VNCH chỉ thua Mỹ ở trình độ Ph. D. mà thôi, vì VNCH không có research facility nên không thành lập chương trình Ph.D. tràn lan như nền giáo dục của VC.

- Bất cứ trình độ giáo dục nào của VNCH, qua Mỹ, Pháp đều học lấy ăn. Thời VNCH, sinh viên Việt Nam qua Mỹ du học graduate ở UC Berkeley đã gây ấn tượng tốt với các advisor. Họ nhà tôi có người là đệ tử ruột của professor Egor Popov ở UC.Berkeley. Ai học qua lớp Mechanics of Materials phải biết tới cuốn sách của Popov, một cuốn sách được gọi là bible/kinh điển của môn strength of Materials.

- Mấy ông già Tiến Sĩ của VC cũng chưa chắc bằng trình độ của một người đỗ Tú Tài II thời VNCH, lý do dễ hiểu thời trước năm 1975, chuơng trình tiểu học + trung học của Miền Bắc chỉ có 10 năm (VNCH 12 năm), học đủ 10 năm thì lên đại học, chẳng thi cử gì cả. Chỉ bao nhiêu đó thôi đủ chứng minh là các ông bà tiến sĩ của VC toàn là thứ dổm, dù có bằng tiến sĩ thiệt đi nữa.

PS. Nếu ai là sinh viên của chương trình VEF, đang học ở UCB, Univ of Illinois, University of Wisconsin, NYU cứ tìm hiểu những luận án cũ của sinh viên thời VNCH thì sẽ hiểu.

VC/Việt cộng sau khi cướp Miền Nam, đã gần 40 năm không làm đất nước tiến bộ được chỉ vì nền giáo dục dổm mà ra thôi.


Gần 40 năm qua đào tạo được ai tuơng đối có tiếng đâu? Đừng vơ Ngô Bảo Châu, và Đàm Thanh Sơn vào nhé, vì hai người này do Pháp, Nga đào tạo. Nhưng theo đánh giá, hai người này cũng vào loại trung bình thôi, chứ chẳng có gì gọi là xuất sắc cả, vì cả hai giáo sư này ra trường hơn 15 năm nay mà chẳng đào tạo được một Ph.D. nào vì không có được bài luận án nào, không viết được và không nộp được bài luận án.

Trong khi người của VNCH có vài người nổi tiếng cả thế giới như:

- Bùi Tường Phong (cha đẻ của môn Computer Graphic) Họa Đồ Điện Toán Học, cựu giáo sư ở Stanford Univ, đáng tiếc ông này chết non (32 tuổi).

- Dương Hồng Phong, đang làm giáo sư ở Columbia Univ (tốt nghiệp Ph.D. Toán năm 23 tuổi ở Princeton Univ), cho tới nay đã đào tạo tới mấy chục Ph.D.

- Đặng Đình Áng, có text book ở Graduate level, đang được bán ở Mỹ.

- Trịnh Xuân Thuận (khỏi kê khai , vì đang nổi tiếng)

- Hà Trần Trí (Tri T. Ha)(textbook về môn Digital Satellite Communications) đang dạy ở Naval Postgraduate School in California)

Còn hậu duệ VNCH thì khỏi nói khá nhiều, tôi chỉ nhớ có vài người như:Về sau này có tái tạo VNCH đi chăng nữa, cái tinh hoa, tinh túy bị mất đi rất nhiều. Vì miền bắc 80 năm cộng sản, miền nam 40 năm cộng sản, cái dầu nó bị hư đi nhiều lắm, ngay cả hậu duệ VNCH ở trong nước Việt Nam cũng bị nhiễm nặng lối suy nghĩ, cách phán đoán của vẹm.
Tiếc nuối vô bờ bến cho một thế hệ cực kỳ giỏi đã vĩnh viễn qua đi, sau này không còn có thể lập lại được nữa.

- Trần Duy Trác đang dạy ở Johns Hopkins, đào tạo được cả chục Ph.D.

- Nguyễn Quang Trường đang dạy ở UCSD.

- Clark Nguyễn đang dạy ở UC Berkeley.

---------------------------

Vài điều cho các bạn hiểu thêm vì các việc thực tế trong giới khoa học ở Mỹ.

Một full professor lương chừng 300 ngàn đô là cao, trung bình chỉ 150 ngàn. Các người làm academics chỉ có cái DANH, chứ về tiền bạc hay thoải mái tinh thần thì họ thua xa các khoa học gia làm riêng.

Về dạy học, một full professor Khoa Học họ còn thua xa các Adjunct Professors, vì các người này có kinh nghiệm thực tế, có quan hệ và giao thiệp rộng. Mỗi khi dạy học, luôn đem vào lớp các kinh nghiệm THỰC TẾ bên ngoài vào nên các sinh viên đều rất hứng thú.

Nhiều khoa học gia ra làm riêng, ít người biết tiếng tăm, nhưng họ rất giàu. Nhiều công ty làm cho họ không trả bằng đô la vì khoa học gia ra làm riêng này chỉ nhận trả bằng stocks.

Đừng tưởng ai đó có chức "Assistant Professor" hay "Full Professor" mà ham. Họ rất khổ tâm đấyvì các tay "pro" này mà không xuất bản công trình khoa học gì quan trọng thì sống không bằng chết, nếu họ còn biết danh dự, xấu hổ là gì.

________________ Học PhD ở Pháp rất khác ở Mỹ, Ở Mỹ rất nhiều cửa ải chứ không phải ai muốn học là học được, nhất là những trường có Graduate program nổi tiếng, ví dụ như những cửa ải phải có là:

- Điểm GPA của bốn năm học ở bậc undergraduate (bậc cử nhân). Muốn học Ph.D về ngành Engineering ở trường nổi tiếng như: MIT, Caltech, Stanford, UCBerkeley. Điểm phải có ít nhất là 3.7/4.0 trở lên.

- 3 lá thư giới thiệu của 3 ông thầy mà đã dạy mình ở bậc của nhân.

- Điểm GRE phải cao, thời tôi (mỗi thứ phải 725/800) còn bị MIT chê.

Muốn học toán ở những trường có program lừng danh như Princeton, Berkeley còn phải bị bắt buộc biết thêm hai trong ba ngoại ngữ: Pháp, Đức, Nga.

Những trường cũng nổi tiếng nhưng kém hơn thì sự đòi hỏi giảm đi ít hoặc nhiều. Ví dụ như trường của thằng con Ba Dũng học George Washington Univ, rất dễ vô, GPA chỉ cần 3.0 thì ok ngay.

- Khi vào được program Ph.D rồi thì chuyện được ông thầy đỡ đầu (adviser) thường rất quan trọng, thầy mà ghét thì từ chết đến bị thuơng.

- Bọn phái nữ học PhD cũng dễ hơn đám nam sinh viên, vì tâm lý chung các ông thầy thường hảo ngọt, được ông thầy giúp đỡ thì công việc học hành rất dễ thở. Chưa hẳn vì ổng có tính dê, nhưng tâm lý chung các cô cứ ỏn ẻn thì ông thầy thấy thương, không nỡ giết. (Có nên tin tài nghệ của các bà/cô Ph.D không.)

Chỉ của ải GPA thôi là không qua lọt rồi.
Nên nhớ, học 4 năm đầu ở một trường có tiếng, ví dụ như UCLA, được 3.0/4.0 cũng được gọi là sinh viên khá rồi.
Học ở UC Berkeley 4 năm đầu, mà kiếm được 3.5 thôi cũng được gọi là super rồi, ấy thế mà vẫn chưa chắc được lọt vào Ph.D program ở các trường top 5 (five) về Engineering (có vài sinh viên than thở như vậy), cuối cùng họ đành phải chọn những trường ngoài top 5, ngoài sự ao ước.

- Vì vậy các sinh viên VEF từ Việt Nam qua quả thật là may mắn hơn các sinh Việt Nam ở Mỹ nhiều.

Về sau này có tái tạo VNCH đi chăng nữa, cái tinh hoa, tinh túy bị mất đi rất nhiều. Vì miền bắc 80 năm cộng sản, miền nam 40 năm cộng sản, cái dầu nó bị hư đi nhiều lắm, Ngay cả hậu duệ VNCH ở trong nước Việt Nam cũng bị nhiễm nặng lối suy nghĩ và cách phán đoán của vẹm, như Vẹ.


Tiếc nuối vô bờ bến cho một thế hệ cực kỳ giỏi đã vĩnh viễn qua đi, sau này không còn có thể lập lại được nữa.

------------------------------

Các bạn hậu duệ VNCH ở Việt Nam ơi,
Các bạn hãy vào các đài You Tube nghe nhạc hải ngoại hát những bài nhạc trước 1975 nhé, nhạc Vàng đó, tập nghe cho quen tai, để hiểu những câu nói nhìều khi rất đơn giản nhưng ý cao, tình đẹp, và có khi bóng bảy cùng thâm thúy chứa trong đó. Những kỹ thuật hòa âm phối khí và nhạc thuật rất cao...

Hãy tìm đọc những tác phẩm trước 1975 như Dung Sài Gòn, Nguyễn Thị Hoàng, Mai Thảo, những văn sĩ di cư thời 1954 khi họ chưa nhiễm chất cộng sản. Các bạn tìm đọc những nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn nhé. Chúng tôi một thời đã phải học thuộc lòng những đoạn văn trong chuyện Hồn Bướm Mơ Tiên (đoạn tả ngôi chùa). Lúc đó không hiểu tại sao phải học thuộc lòng những bài văn xuôi, văn vần, và nhạc nữa (như bài hát Bạch Đằng Giang, Đêm Mê Linh)...

Thời ấy VNCH mang ba nguồn văn hóa: Việt, Pháp, Mỹ (có người biết cả tiếng Tàu chữ nho, đọc chuyện chữ Tàu Tam Quốc Chí nữa).

Các bạn trẻ hãy nghe cách nói chuyện của MC Nam Lộc và Nguyễn Ngọc Ngạn vì họ còn giữ được cách nói chuyện và dùng chữ của thời VNCH, tiếng Việt của họ rất vững (riêng Thúy Nga những cuốn DVD về sau này từ số 99, 100, 101, 102.... thì mang đầy tính cách Việt cộng, Thúy Nga bán cho nhà quản lý Việt cộng nên DVD chương trình có chứa thứ chất gì đó nghe rợn người (như giọng nói thé và nhanh Hà Lội từ những ca sĩ mới qua) trang sức nhảy nhót rẻ rúng, tục tĩu, toàn dùng chữ nghĩa Việt cộng).

Sau một năm làm những việc này (nghe nhạc và đọc sách trước 1975 và không cộng sản, các bạn nghe lại nhạc VC các bạn thấy ngay ra cái hay cái dở liền, và nhận ra chữ nghĩa của những báo lề phải của chúng ngay vì cách nói, cách dùng chữ, cách che đậy dối trá những sự kiện (giải phóng mặt bằng = cướp đất dân, công an gọi đi làm việc = công an gọi đi thẩm vấn, hoặc điều tra....). Họ có khuynh hướng dùng hình ảnh đao to búa lớn (các chuyện những tấm gương vượt khó để thành công) tỉ dụ như... từ một chú nhỏ 12 tuổi vào rừng cầm cây AK, nay trở thành thủ tướng.... Lối dùng chữ lộng ngôn (siêu, cực, khủng, choáng...).

Lúc đó bạn mới thấy được cái thanh nhã, nhẹ nhàng, nghe như có âm nhạc trong những đoạn văn trong những tác phẩm xưa của Tự Lực Văn Đoàn.

 

Nguồn: Học HÀNH tại Mỹ

http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1620

Một nền giáo dục muốn đào tạo được người tài, ngoài chuơng trình học có đẳng cấp ra, thì phải tạo ra nền giáo dục có môi trường có sự cạnh tranh, càng khốc liệt càng tốt. Thời VNCH, cụ TT Diệm đã lập ra chuơng trình đào tạo có đẳng cấp, thi cử cũng gọi là khó; Muốn trở thành một sinh viên không dễ phải qua 3 cửa ải: Bằng Trung Học đệ nhất cấp (lớp 9), bằng Tú Tài I (lớp 11) và bằng Tú Tài II (lớp 12). Ở trường công không nói làm gì, vì phải qua của ải thi tuyển ngay từ lớp 6, nên một học sinh được gọi là có khả năng, nên tỉ số đỗ xong Tú Tài II cao hơn là một học sinh trường tư (có tiền đóng học phí là học) nhưng thi thì cùng cửa ải (đề thi do bộ quốc gia giáo dục ra đề cho cả nước), cho nên tỉ số đỗ Tú Tài II có lẽ không tới 10%. Đa số gãy gánh giữa đường, trai thì đi Binh Nhì, Trung Sĩ, gái thì học nghề may vá, trở thành dân lao động. Vì vậy đỗ Tú Tài II, được trở thành một SV ĐH là người tuơng đối có trình độ văn hóa ở "mức độ coi được rồi". Ngay cả các văn sĩ, nhà báo, nghệ sĩ VN thời trước 1975 có mấy người có nỗi văn bằng Tú Tài II.

- Mới nhớ lại nên cũng muốn viết thêm vài điều để bạn đọc hiểu rõ hơn về trình độ học vấn của nhạc sĩ, ca sĩ thời VNCH:

Ca sĩ tôi chỉ biết có Thanh Lan (học chung với bà chị họ của tôi ở Marie Curie), ca sĩ Hoàng Oanh là có bằng Tú Tài II.
Nam ca sĩ đa số thi rớt, đa số đi lính tâm lý chiến với chức binh nhì, nhưng đa số xấu hổ nên vờ vịt chẳng dám khai ra (ca sĩ Duy Quang đi binh nhì Không Quân (lính kiếng) là một ví dụ). Nhạc sĩ Vũ Thành An, Từ Công Phụng cũng có học ĐH luật khoa, nhưng có lẽ cũng dở dang (chỉ ghi tên chứ chẳng đỗ được chứng chỉ nào). Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là SV ĐH, nhưng cũng học lang thang (có nghĩa là một người nhờ có bằng Tú Tài II có quyền ghi danh từ ĐH này đến ĐH nọ); tốt nghiệp không nổi (ông đã tự khai trong một trang web tôi đọc được, một trong ít người có tính thành thật).

- Nhạc sĩ Cung Tiến (tên thật là Cung Thúc Tiến) có lẽ là người có trình độ học vấn cao nhất trong các nhạc sĩ ViệtNam thời trước 1975: Ông đã du học ở Úc về kinh tế (du học Cao Học kinh tế sau đó ở Anh, có bằng cấp MA hay không, không rõ lắm). Nhạc sĩ Cung Tiến cũng có chức vụ gì đó ở một bộ nào đó của VNCH. Không sống bằng nghề nhạc sĩ.

- Ca sĩ Trung Chỉnh, bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y Khoa Sài Gòn (qua chuơng trình sinh viên Quân Y); Có lẽ không nên tính đến; Vì ông ta chỉ là ca sĩ amateur thôi. Vào được trường ĐH Y Khoa cũng phải qua cửa ải lớn, vài ngàn SV dự thi, trường Y Khoa chỉ tuyển chọn khoảng 200 SV thôi, như vậy cũng kể là người giỏi rồi. (Qua Mỹ sau 1975, ca sĩ Trung Chỉnh phải qua của ải là thi lại để được hành nghề ở Mỹ, như vậy chứng tỏ là một bác sĩ có khả năng thật sự).

Viết thêm: Ca sĩ Duy Trác (Khuất Duy Trác) cũng là luật sư (có bằng cấp hẵn hỏi) cũng chỉ ca ở Đài Phát Thanh mà thôi, không kiếm sống bằng nghề ca hát.

Bài viết này để độc giả thế hệ sau hiểu được rằng những người tương đối là có trình độ văn hóa cao do VNCH đào tạo đã rời khỏi thiên đường chó má của tụi VC từ lâu rồi. Chỉ những loại bất tài, thi rớt, bằng cấp tự xưng sạo ke mới ở lại với VC thôi như: Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái. Tôi đố hai tên này dám trưng ra bằng cấp thời VNCH cấp cho chúng.
- Tôi cũng đang tìm dữ liệu xem thằng già chó chết Hoàng Phủ Ngọc Tường có tốt nghiệp Đại Học Sư Pham Sài Gòn hay không.

Tôi có hỏi bố tôi hôm qua, nhưng bố tôi bảo không biết tiểu sử về tên già này. Ông Nội, ông ngoại tôi cả hai là nhà giáo có lẽ biết nhiều về chuyện thực hư này nhưng hai cụ đã quá vãng ở Mỹ từ 20 năm trước.

- Tôi cũng mới tìm được website của cựu SV trường ĐHSP Sài Gòn, nhưng không tìm thấy tên của lão này. Tôi mới viết email cho một cựu sinh viên ban Viêt Hán, gần với niên khóa lão này khai đã học, để hỏi xem có biết lão đại gian ác này không.

http://daihocsuphamsaigon.org/index... achcuusinhvien

Thì hỏi cho chắc ăn thôi, chứ quân gian trá thì dối trá đủ thứ kể cả chuyện học hành.

Nếu một sinh viên tốt nghiệp Tú Tài II hạng Bình đến hạng Ưu là có thể xin được học bổng du học hoặc Pháp hoặc Mỹ, và học trên cơ tụi Mỹ, có người tốt nghiệp PhD một cách dễ dàng.
Nền giáo dục VNCH có tầm cỡ, có đẳng cấp, vì vậy dân VNCH đang tiến bộ theo từng năm thì bọn man di mọi rợ, thất học Việt cộng mang súng đạn Nga, Tàu cướp chính quyền VNCH và đã làm người dân Việt Nam có trình trạng ngu dốt, gian dối như ngày nay.

Vì vậy con người của chính thể Việt cộng bây giờ và con người của VNCH khác trình độ, khác đẳng cấp.

Nền giáo dục Việt cộng thì chỉ chạy theo thành tích... mục tiêu là xóa nạn mù chữ. Khởi nguồn từ mô hình bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ, Việt cộng chúng nghĩ rằng xóa mù chữ thì có thể phổ cập tri thức đảng cấp/thứ xịn cho toàn dân chúng bằng phương pháp giảm sự cạnh tranh trong giáo dụ.

Tương ứng với Trung học đệ nhất cấp thì VC có Trung học cơ sở. Trước 2006 thì học sinh học hết lớp 9 phải thi để có bằng tốt nghiệp THCS nhưng do tỉ lệ đỗ Trung Học Cộng Sản (nhồi sọ chủ thuyết) của xứ Việt cộng là 99.99% + dân chúng kêu phí phạm tiền bạc cho 1 kỳ thi mà chỉ loại được 0.01% học sinh nên Việt cộng đã bãi bỏ kỳ thi này.

Bằng Tú tài Việt cộng thì cũng có tỉ lệ học sinh đậu cao gần bằng bằng tốt nghiệp Trung Học Cộng Sản. Thường con số này sẽ dao động trên 95%. Vậy nên ai cầm bằng Tú tài Việt cộng chỉ có thể bị bắt đi lính hoặc lao động chân tay.

Còn bằng Đại học (học đại) Việt cộng thì chán thôi rồi. Đến gần 1/4 số tín chỉ bắt buộc là dành cho việc tẩy não. Thầy cô, giảng viên dạy sinh viên cũng không có trình độ cao. Những sinh viên bị rớt lại lớp phần lớn là do... không chịu đến lớp. Nhiều trường đại học còn bị lạm phát điểm A nên phẩm chất sinh viên ra trường rất thấp.

Sau khi lật đổ Việt cộng xong chắc phải nhập cảng giáo viên nước ngoài về dạy lại cả chục triệu dân xứ này quá.

 

000000000000000000000000000000000000

 

CẮT GIẢM VIỆN TRỢ KHÔNG QUÂN



Những nhà hàng xóm có đất trống đã cất lên những dãy nhà lá tạm bợ, liền vách nhau, để cho vợ con của lính mướn cư ngụ.

sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực vào 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, mức quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH bị giảm lần. Suốt trong những tháng đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (gọi tắt là DAO) đưa ra đề nghị số tiền quân viện là 1,600 triệu Mỹ kim. Tổng thống Nixon chuyển sang Quốc hội đề nghị này nhưng với con số sửa đổi là 1,474 triệu Mỹ kim, nhưng Tổng thống Nixon xin thêm 1 khoản 474 triệu đô phụ cho tài khóa 1974 để trang trải các khoản kinh phí về hành quân mở rộng và thay thế các quân cụ bị hư hỏng cùng với 266 triệu Mỹ kim khác để đắp vào khoản thâm hụt do tài khóa năm trước còn thiếu.

Khu căn cứ Biệt Động Quân này thì cứ vài tuần lễ lại có nghe một trận khóc la kinh khiếp mỗi khi có đoàn xe nhà binh GMC chở đầy lính hành quân trở về căn cứ sau những ngày đi đánh trận, và mang tin về ai chết ai sống.
Tháng Tư năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Đại tướng Cao Văn Viên với tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đề nghị viện trợ vừa nói. Các viên chức của bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ một lòng hậu thuẫn Đại tướng Viên nhưng Quốc hội Hoa Kỳ lại bác bỏ yêu cầu viện trợ phụ trội mà chỉ cho phép tối đa cho năm 1975 là 1 tỉ Mỹ kim và trong đó 700 triệu Mỹ kim sẽ bao gồm mọi phí khoản. Trong số này thì tiền chi tiêu cho hoạt động của cơ quan DAO chiếm hết 46 triệu đô.

*Mức cắt giảm của quân viện Hoa Kỳ đối với hoạt động của Không quân VNCH từ 1973-1975

Cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị VNCH, nhất là Không quân và Hải quân.
Sau đây là phần tổng lược về những khó khăn của Không quân VNCH do sự cắt giảm mức quân viện của Hoa Kỳ.

Nữ Thượng Sĩ Hồ Thị Quế bà không phải là lính nhưng cũng đi theo chồng đánh trận và chỉ huy giỏi, bà rất thương yêu, giúp đỡ vợ con của lính, cùng các chiến sĩ Biệt Động Quân của Tiểu Đoàn Cọp Đen 44 lừng danh vùng châu thổ Cần Thơ vào những năm 60.

Ông tôi bắt cha tôi làm rào ngăn cách với hàng xóm nguyên nhân là vì sau mấy ngày đầu tiên đi học về đến nhà thì ông tôi bắt gặp em trai tôi cứ lẩm bẩm một mình gì đó trong miệng. Ông cố ý nghe được, thì ra em tôi bắt chước tụi bạn trong lớp học lẩm bẩm hai tiếng chửi thế, vì hai tiếng này lạ lẫm mà em tôi chưa bao giờ nghe trong nhà. Ông sợ chúng tôi giao tiếp với các bạn xấu, bà tôi cải lại ông, vì tôi hay kể cho bà nghe về những bạn rất tốt ở trong khu gia binh như là con Thủy, con Phượng v. v... ba của tụi nó đều là lính Biệt Động Quân. Nhà nghèo lắm nhưng tụi nó học rất giỏi và tánh tình đàng hoàng.

Ông tôi bản tính mô phạm, mực thước không thích sự xô bồ của khu nhà bị ảnh hưởng của trại lính ồn áo, náo nhiệt, có cả rượu chè, cờ bạc, bắn nhau...

Không lâu sau ba của con Hương, con Thủy đều tử trận, mẹ nó dọn về quê đi mất, tôi thương và nhớ tụi bạn lắm nhưng chẳng bao giờ gặp nữa trong đời.

VML

Hai vợ chồng Thiếu Tá Lê Văn Dần và Thượng Sĩ Hồ Thị Quế.
19 Jun 1965 --- serves as a combat master sergeant under the command of her husband, Major Le Van Dan (rear, with glasses), in the crack 44th South Vietnamese Ranger Battalion. The unit has never lost a battle or a gun- to the Red Viet Cong Guerrillas. The major and his fighting wife have seven children. ---
Image by © Bettmann/CORBIS

Ở xóm nhà gần khu căn cứ Biệt Động Quân này thì cứ vài tuần lễ lại có nghe một trận khóc la kinh khiếp mỗi khi có đoàn xe nhà binh GMC chở đầy lính hành quân trở về căn cứ sau những ngày đi đánh trận, và mang tin về ai chết ai sống... Cho nên vợ con người chết trận kêu khóc thảm thương. Mỗi lần như vậy tôi còn nhớ có bà Thiếu Tá Dần đến thăm, an ủi mấy người có chồng chết. Bà đi tới đâu con nít, người lớn bu theo rần rần. Tôi nhớ tên bà Dần là vì bà rất nổi tiếng, nghe nói bà không phải là lính nhưng cũng đi theo đánh trận và chỉ huy giỏi nữa, và rất thương yêu, giúp đỡ vợ con của lính.

Dì tôi còn trẻ mở một cái quán café có nhạc. Dì đẹp lắm, nhiều lính đến uống café. Có mấy vị sĩ quan đeo đuổi dì, vậy mà cuối cùng dì lấy một người lính bình thường. Chú ấy lính Biệt Động Quân mà mặt mày hiền khô, những ngày không đi hành quân. Chú hay đến uống trà nói chuyện với bố tôi. Thỉnh thoảng sau này tôi thấy đôi lúc dì đóng cửa quán thì chú ngồi ôm đàn hát cho Dì và tôi nghe. Tôi thấy một bức tranh của Dì do chú vẽ rất đẹp treo trên tường. Dì tôi kể bạn của Chú nói với Dì rằng chú ở nhà hiền vậy nhưng ra trận chú đánh giặc rất là "chì", anh em ai cũng thương mến, nễ vì..

 photo N h tng Thng S H Th Qu.jpeg

Tấm thẻ bài

Sau đám cưới không lâu dì trở nên góa phụ, tôi cũng khóc với dì biết bao nhiêu nước mắt. Bên gia đình chồng thương, kêu dì dẫn con về Sài Gòn sinh sống. Rồi ông tôi mất, bố tôi bán cả nhà và khu vườn, dời về thành phố cư ngụ cho tiện lợi gần nơi bố làm việc và cũng là lúc tôi vào lớp Đệ Thất.

Ngày nghỉ tôi rủ chúng bạn đạp xe lên Bình Thủy về thăm xóm cũ, thì thấy vắng tênh vì nghe nói lính Biệt Động Quân đã đổi đi hết về miền Trung. Bản tính con gái tôi không thích mấy ông lính trông dữ dằn quá, nhưng bây giờ vắng bóng họ tự dưng tôi thấy một nỗi buồn mênh mang!..

VML

Biệt Động Quân chiến sĩ của RỪNG NÚI SÌNH LẦY

Thời gian trôi, tôi vào sư phạm Vĩnh long với ước mơ đơn sơ trở thành cô giáo. Tại đây tôi quen với Thự, anh lớn hơn tôi, học trước tôi, vì cùng quê Cần Thơ nên anh dễ dàng thân thiết với tôi. Thự cao ráo, đẹp trai, lưu loát, bay bướm.. với vóc dáng của một nghệ sĩ hơn là nhà mô phạm, nhưng trông có vẻ yếu đuối, nếu không nói là có tướng yểu mệnh! Tôi biết Thự yêu tôi, nhưng chẳng biết sao tôi rất quý mến Thự mà tình yêu thì chưa thấy đến, và có lúc tôi thấy Thự thiếu cái nét, cái chất hùng mạnh của những người lính, dẫu rằng tôi không thích lính, con gái mâu thuẫn như vậy, và nhớ đến những đau khổ của dì tôi. Tôi bỗng sợ yêu phải anh lính hào hoa nào đó như dì!

Thự hay đem đến cho tôi xem những bức thư của một người bạn rất thân thiết với anh từ thuở bé. Anh ấy đang thụ huấn ở quân trường Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính trị Đà lạt. Thự nói rằng thể chất anh yếu đuối, anh muôn trở thành thầy giáo mang văn hóa về quê hương đen tối của anh. Còn bạn anh thì ôm mộng chinh nhân ngang dọc chiến trường... Nhìn những tấm ảnh một thanh niên rắn rỏi, hiên ngang và những bức thư bạn của Thự kể về những khổ nhọc ở quân trường Đà Lạt và những bài thơ hào khí của "người ấy", quả là xấu hổ cho tôi khi thú thật với lòng rằng nó đã làm tôi bâng khuâng với một hình bóng mà tôi không hề quen biết! Thự không hề biết là anh yêu tôi, nhưng đã "dại dột" đưa tôi rời xa anh hơn...

Bạc Màu Áo Trận – Trường Vũ
http://www.youtube.com/v/JE7tHk9AAZw

Những ngày gần kề 30/4/75 thư của bạn Thự gửi về liên tục kể lại những chuyển biến quân sự đen tối ở miền Trung và có những lời lẽ như trối trăn với Thự nhờ chăm sóc cho mẹ anh, nếu như anh có mệnh hệ nào trên chiến trường.

Không dưng lúc đó tôi lại tự hứa với lòng là sẽ làm công việc ấy cho anh. Con gái "yêu" thì lạ quá nhỉ! Mắc cỡ ghê, dẫu không ai biết!

Chiến sự sôi động tới Sài Gòn. Các trường học miền Tây đều đóng cửa, trường sư phạm Vĩnh Long cùng chung số phận. Thự và tôi thu xếp hành trang về quê. Tôi còn nấn ná lại cùng đi thăm nhà một số bạn bè tại Vĩnh Long, vì chúng tôi e rằng tạm đóng cửa lần này sẽ là vĩnh viễn, khó còn cơ hội đến chơi với nhau. Thật là bàng hoàng khi sau đó tôi nghe được tin khủng khiếp rằng chuyến xe đò từ Vĩnh Long về Cần thơ đã bị tai nạn dọc đường, đâm đầu xuống con sông và Thự đã chết!

Những người vợ lính, trong khu gia binh đôi khi cũng tham dự chiến trường nhưng không có cấp bậc, không có tiền lương.
Vốn là dân sinh ra, lớn lên trên sông rạch anh bơi lội rất giỏi. Khi xe bị tai nạn các nhân chứng thuật lại đã chính mắt nhìn thấy anh lặn hụp để cố gắng kéo những hành khách khác ra khỏi chiếc xe, nhưng theo sự đồ đoán của nhiều người thì cho rằng chính vì những nạn nhân không biết lội trong lúc quá hốt hoảng đã bấu víu vào anh quá sức khiến anh chìm lĩm.. Tôi đau đớn vô cùng trước sự trớ trêu của số mệnh. Ngày tang lễ của anh, không hiểu trước đây anh đã nói những gì với gia đình về tôi mà mọi người đều tỏ ra quý mến tôi vô hạn giống như một "con dâu" của gia đình. Tôi cũng lẳng lặng chấp nhận tình cảm ấy như một lời tạ lỗi của tôi đến linh hồn Thự khi tôi đã hờ hững trước tình yêu của anh. Tôi tiếp tục thăm viếng gia đình Thự như sự an ủi cho gia đình anh. Cái chết của Thự đã làm cho tôi có nhiều biến chuyển lớn trong tâm hồn.

Những khu gia binh, nơi mà biết bao người phụ nữ Việt Nam đã gắn bó đời mình với cuộc đời của những chàng trai chiến sĩ, chỉ mong một ngày quê hương được thanh bình, vợ chồng sẽ về khu vườn xưa, cày sâu cuốc bẩm... à ơi! tiếng hát ru con.
Rồi ngày 30/4/75 đổ ập đến với những biến động kinh hoàng trong đời người. Tôi và gia đình dời đi nơi khác. Cho đến một hôm có một người khách lạ đến nhà hỏi thăm tôi. Anh chàng trông mặt rất quen, dáng dấp phong sương gió bụi, nhưng tôi phải định thần khá lâu mới chợt nhớ lại đó chính là người Sinh viên sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, là người bạn của Thự mà tôi đã thường nhìn thấy trong ảnh trước kia Thự hay đưa cho tôi xem. Bỗng dưng hai má tôi đỏ bừng hổ thẹn tưởng chừng như người đang đứng trước mặt kia thấy rõ cả những cảm tình thầm lặng trong lòng mình.

Anh đã trở về bình an sau cơn lửa đạn, tìm đến thăm Thự và đau buồn biết tin Thự mất. Gia đình Thự chỉ cho anh tìm đến tôi thì sẽ biết nhiều kỷ niệm về Thự. Đó là lý do mà anh đến nhà tôi. Anh xúc động khi biết tôi còn giữ những thư từ hình ảnh của anh gửi về cho Thự và các bạn cũng thừa thông minh để hiểu rằng sau đó thì tình yêu của chúng tôi đã bùng cháy dữ dội như thế nào, trong lúc đất nước ngã nghiêng, biến loạn sau khi cộng sản chiếm chính quyền miền Nam.

 photo biet-dong-quan-sat.jpg

Đoàn lính Biệt Động Quân VNCH và đồng minh Hoa Kỳ đanh hành quân.

Tôi kể với anh, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của những người lính Thiết Giáp, lính Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong những ngày kề cận cuối cùng cuộc chiến họ vẫn chiến đấu anh dũng, tôi gặp họ đóng quân dài theo quốc lộ Vĩnh Long về Cần Thơ, trên ba lô thỉnh thoảng có treo cả những nồi niêu soong chảo, hình ảnh gợi nhớ về những trại gia binh, về những nỗi khổ nhọc của người chiến binh VNCH. Và người yêu của tôi còn vạch ra cho tôi biết thêm đó chính là nét rất bình thường mà hết sức NHÂN BẢN của người lính QUỐC GIA. Họ mang theo trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC mà hình ảnh đơn sơ nhất là vợ con và những khu gia binh. Không ai trong họ muốn cầm vũ khí nếu không có sự xâm lăng từ những con người vô thần, vô gia đình, vô tôn giáo... và tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc.


Những khu gia binh mà đã bị cộng sản pháo kích bừa bãi vào đó để cố ý làm hỗn loạn tinh thần của những người lính VNCH vốn đặt nặng tinh thần yêu thương gia đình. Một căn cứ quân sự có thể chịu đựng trăm ngàn đạn pháo, nhưng một khu gia binh bị pháo kích thì rung động tinh thần chiến sĩ gấp trăm nghìn lần.


Tôi bỗng như cảm thấy có lỗi khi lúc còn bé với những ý nghĩ không mấy đẹp về những khu gia binh trước kia, khi tôi chợt nhận ra rằng những khu gia binh ấy có sự liên hệ với sự an lành của toàn thể miền Nam trong bao nhiêu năm qua. Cũng như trước kia tôi khá vô tình, không hề thấy có sự liên hệ giữa những cái chết của người lính với sự an lành của tôi khi được tung tăng đến trường. Những khu gia binh mà đã bị cộng sản pháo kích bừa bãi vào đó để cố ý làm hỗn loạn tinh thần của những người lính VNCH vốn đặt nặng tinh thần yêu thương gia đình. Một căn cứ quân sự có thể chịu đựng trăm ngàn đạn pháo, nhưng một khu gia binh bị pháo kích thì rung động tinh thần chiến sĩ gấp trăm nghìn lần. Và chỉ có những kẻ bất nhân nhất như cộng sản thì mới không từ nan thực hiện điều tồi tệ đó.

Những khu gia binh, nơi mà biết bao người phụ nữ Việt Nam đã gắn bó đời mình với cuộc đời của những chàng trai chiến sĩ, chỉ mong một ngày quê hương được thanh bình, vợ chồng sẽ về khu vườn xưa, cày sâu cuốc bẩm... à ơi! tiếng hát ru con... nhưng ngày ấy đã không bao giờ đến.

Khi Việt cộng tràn vào thành phố biết bao gia đình sinh sống trong các khu gia binh, nhất là các Làng Phế Binh đã bị những kẻ chiến thắng cướp đoạt, đuổi xô ra khỏi nhà, đày ải đi các vùng kinh tế mới...

Hội viên trại gia binh hải ngoại
Tôi may mắn cùng chồng trốn thoát khỏi hỏa ngục CSVN. Nơi xứ người tôi lại nhớ về những khu gia binh, dù tôi chưa một lần sinh sống nơi đó. Và thưa các bạn tôi càng thêm yêu thương chồng tôi, anh ấy không còn là sĩ quan Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, nhưng trong mọi mặt của đời sống anh vẫn mang tính cách của người lính VNCH đầy nhân bản, đã được đào tạo từ ngôi trường nổi tiếng của miền Nam: Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.

Người lính NHÂN BẢN VNCH ấy tiếp tục mang trên vai "khu gia binh". Đó là tôi và các con tôi. Xin cảm ơn những người lính VNCH! đã và đang tiếp tục mang trên vai, những "khu gia binh" của Tổ Quốc Việt Nam.

Bích Hoa
(nàng dâu NT6 Trương Hồng Sơn) Wichita.

http://tdhctct.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1519:khu-gia-binh-&catid=84:th&Itemid=159

 

No comments:

Post a Comment