Thursday, September 1, 2016

Chân Dung Người Lính VNCH - 81 Biệt Cách Dù

 




Chân Dung Người Lính
Việt Nam Cộng Hòa

81 Biệt Cách Dù



Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù

 photo Vietflag.gif

 photo beret_xanh_zpsvrexw1wl.gif  photo image0011-714321_zpsnpfb2mty.gif  photo 81st_Airborne_Commando_Battalions_Insignia_zpsm239bxva.png  photo suutam1406222320_clip_image005_zpsitdyhx0b.png




 

===========================

 

Chân Dung Người Lính VNCH - Nguyễn Sơn (1)
https://youtu.be/AIr-5be_T90

 

 

Chân Dung Người Lính VNCH - Nguyễn Sơn (2)
https://youtu.be/tFdyrpV8JZw

 

Chân Dung Người Lính VNCH - Nguyễn Sơn (3)
https://youtu.be/ULRTO2VolGU

 

Chân Dung Người Lính VNCH - Nguyễn Sơn (4)
https://youtu.be/vyBwpR1wkA

 


Thiếu Tá Nguyễn Sơn (Biệt Cách Dù)
- Trần Bình Nam
https://youtu.be/eFUOKRh9cMc

 

 








Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn, Một Chiến Binh QL VNCH

Trần Bình Nam

 photo T242_HH_BC_TTB_SLLLoiHoNKT_m_182x230_zps9alctrcq.png
Huy hiệu Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ,


Anh Sơn nguyên là Thiếu Tá lực lượng Lôi Hổ. Thời gian anh Sơn và tôi ở tù chung một trại không dài nhưng anh đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên. Một mẫu người có phong cách kỳ lạ.

Hình ảnh và tiếng kêu của anh Sơn vẫn còn văng vẳng bên tai tôi suốt 35 năm qua sau ngày chúng tôi chia tay nhau.

Anh được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn để bước vào vòng thứ nhì của hệ thống địa ngục lao tù cộng sản. Khi chiếc xe GMC chở tù chuyển trại chạy qua khu trại tôi vào một ngày nóng bức cuối tháng Bảy năm 1975 anh Sơn kêu to để báo cho tôi biết anh rời trại. Tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe tù chạy qua, cánh tay anh Sơn đưa cao vẫy. Tôi vẫy lại. Rồi biệt vô âm tín.

Thế mà đã ba mươi lăm năm!

Cuối tháng Ba năm 1975 sau khi bộ đội cộng sản vào thành phố Nha Trang tôi bị kẹt lại. Tháng Sáu, đang đêm công an đến nhà bắt tôi về tội không ra trình diện.

Thật ra tôi có trình diện, nhưng trễ. Biết mình đã nằm trong rọ, tôi cẩn thận theo dõi các thông cáo của Uỷ ban quân quản (cơ cấu chính quyền mới ngay sau khi chiếm thị xã Nha Trang) về việc trình diện. Lúc đó tôi là Dân Biểu thị xã Nha Trang. Gốc sĩ quan Hải Quân, nhưng tôi đã giải ngũ từ năm 1971 và không có chân trong bất cứ một đảng chính trị nào, tôi đặt mình vào diện “dân cử” và chờ gọi dân cử ra trình diện để thi hành. Không thấy có thông cáo nào gọi dân cử, tôi nằm nhà chờ. Tuy nhiên vì thận trọng, một thời gian sau tôi ra phường Lộc Thọ trình diện. Lấy cớ không ra trình diện, công an thị xã ra lệnh bắt.

Đang đêm Đại Úy công an Việt cộng Nguyễn Văn Linh (trùng tên với ông Tổng Bí Thư đảng cộng sản sau 1986) trưởng ty công an Nha Trang dùng xe Jeep dẫn một đoàn du kích đến bắt tôi. Khi Đại Úy Linh giải thích lý do, tôi trình giấy trình diện. Đại Úy Linh Việt cộng hơi lúng túng. Nhưng đoán biết công an đã quyết định bắt tôi, trình diện hay không chỉ là cái cớ, tôi nói sẵn sàng về đồn để cơ quan an ninh làm những thủ tục cần thiết. Cảm thấy thoải mái đại úy Linh bảo tôi mang đồ lề cá nhân lên xe công an đậu chờ xế cổng nhà. Tôi ngồi băng sau không bị còng tay, bên cạnh là một anh công an mang súng dài. Đại Úy Linh Việt cộng ngồi băng trước, súng lục ngang hông với tài xế. Đoàn du kích bao vây quanh nhà tản mác vào đêm tối.

Công an đưa tôi về ty công an thị xã Nha Trang đóng nơi nhà ông giám đốc chi nhánh Nha Trang của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín nằm trên đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển Nha Trang. Từ đó công an chuyển tôi lên trại Lam Sơn. Tại đây tôi ở chung trong một trại nhỏ, giống như một căn nhà, với Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn. Trong tổng trại Lam Sơn có hằng mấy trăm căn nhà như vậy.

Sơn cười chua chát: “Tôi biết họ, và họ cũng biết rõ tôi. Trước sau họ cũng sẽ giết tôi. Tôi nói để họ biết người chiến sĩ VNCH không hèn nhát. Thua, tôi chấp nhận mọi hậu quả, không than van, không than trời trách đất, không đổ thừa cho đồng minh bỏ chạy”.


Từ trại Lam Sơn đang đêm tôi cùng một số tù nhân khác được chuyển về nhà tù Chợ Đầm của tỉnh Khánh Hòa. Sau vài tuần lễ được chuyển về giam tại trại giam tù chính trị cũ (của VNCH) xây phía sau Trung Tâm Huấn Luyện Công Chức, cũng nằm trên đường Duy Tân. Hai ngày đầu tôi bị nhốt vào xà lim trước khi chuyển qua nhốt chung với hơn 80 anh em tù nhân trong một căn phòng chỉ có khả năng chứa khoảng 30 người nằm ngồi. Tại đây tôi gặp ông Khác Chánh Văn Phòng của Đại Tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa kiêm thị trưởng thị xã Nha Trang và ông Nghi, trưởng ty hành chánh Thị Xã Nha Trang. Qua hai ông Khác và Nghị tôi được biết Đại Tá Phẩm cũng đang bị giam riêng trong trại để điều tra cùng với Thiếu Tá bác sĩ Dù Trần Đoàn.

Từ trung tâm này tôi được chuyển lên trại Đồng Găng trong rừng sâu của tỉnh Khánh Hòa. Tôi được trả tự do từ trại Đồng Găng.

Trở lại chuyện Thiếu Tá Sơn. Tôi không quen biết Thiếu Tá Sơn trước khi đến trại Lam Sơn. Chúng tôi chỉ ở chung nhà với nhau vài tuần lễ trước khi tôi được chuyển qua nhà khác và sau đó Sơn được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn.
Chỉ mấy tuần thôi, chúng tôi quen nhau, thân nhau, tin cậy nhau. Câu chuyện tôi thuật lại ở đây hoặc do Thiếu Tá Sơn kể lại hoặc xảy ra trong mấy tuần lễ ngắn ngủi đó.

Trước ngày 31/3/1975 (ngày quân đội cộng sản chiếm tỉnh Khánh Hòa), trại Lam Sơn là một Trung Tâm Huấn Luyện cấp sư đoàn của Quân Đoàn 2, có khả năng chứa hàng ngàn tân binh hoặc binh sĩ về tái huấn luyện. Các binh sĩ này tạm trú trong những mái nhà tranh đơn sơ dựng cạnh nhau có phên che gió và giường ngủ chồng lên nhau. Lực lượng cộng sản quản lý trại dùng các căn nhà này sau khi đã tháo phên che và giường chồng bên trong (để dễ kiểm soát) gọi là “Nhà”, Nhà số 1, Nhà số 2 v.v... để cho các cựu sĩ quan và công chức miền Nam vừa bại trận trú ngụ trong thời gian học tập. Sĩ quan ở riêng. Công chức ở riêng.

Nhà số 10 dành cho một trung đội Dù bị bắt tại đèo Phượng Hoàng thuộc quận Khánh Dương trên quốc lộ nối liền Ban Mê Thuột với Nha Trang qua quận lỵ Ninh Hòa. Đặc biệt nhà số 10 sĩ quan ít mà nhiều lính Dù. Trung đội Dù này đã quần thảo với quân chính quy Bắc Việt trên đèo Phượng Hoàng cho đến phút chót. Trong nhà 10 chỉ có một Trung úy và một Thiếu Úy Dù, còn lại là hạ sĩ quan và binh sĩ, và một sĩ quan Lôi Hổ: Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn.

Tôi bị bắt trễ nên khi lên Lam Sơn các dãy nhà đều đầy người, họ nhét tôi vào nhà 10. Tôi nhận thấy hai người sĩ quan Dù rất bình thản và các người lính Dù có vẻ thoải mái như đang được nghỉ ngơi sau các cuộc hành quân. Họ giúp các sĩ quan đào giếng lấy nước, trồng cà chua, ớt, bầu bí v. v... nơi đám đất bỏ hoang trước nhà. Thiếu Tá Sơn suốt ngày hút thuốc và kể chuyện tiếu lâm.

Thời biểu chính của tù nhân là hằng ngày lên lớp nghe cán bộ giảng chín bài căn bản. Tôi còn nhớ một số đề tài như “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, “Chiến tranh giới hạn”… và học những bài hát “cách mạng” như “Tiếng chày trên sóc Mambo”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Giải Phóng Miền Nam”, “Chiến thắng Điện Biên”…

Tôi không hiểu làm sao và lúc nào tôi và Thiếu Tá Sơn trở nên thân nhau. Hình như Lôi Hổ và Dù không có gạch nối nên hai sĩ quan Dù ít nói chuyện với Thiếu Tá Sơn. Lính Dù thì vẫn giữ khoảng cách với sĩ quan. Có lẽ còn do tính tình. Hai sĩ quan Dù ít nói, trong khi Thiếu Tá Sơn sống để ruột ngoài da. Anh Sơn không quan tâm đến hoàn cảnh. Ông vui sống trong cảnh tù tội và sẵn sàng đón chờ mọi chuyện.

Thời gian đó không khí trong trại Lam Sơn còn rất dễ chịu. Người cộng sản có sách vở để xử lý phe địch. Họ áp dụng phương pháp “bảy tầng địa ngục”. Họ không đưa người tù vào ngay tầng dịa ngục cuối cùng. Họ đưa vào tầng nhẹ nhàng nhất ở ngoài và dần dần đưa người tù vào các tầng bên trong khắc nghiệt hơn từng bậc để người tù thích ứng và mất dần ý chí phản kháng.

Trại Lam Sơn, nơi tù nhân học chín bài căn bản là vòng đầu của địa ngục. Sau giờ lên lớp tù nhân trở về nhà giam tự do thoải mái trò chuyện với nhau, nấu nướng linh tinh gì cũng được, có thể đi thăm bạn tù ở các nhà khác và chỉ phải tôn trọng giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Trước cổng trại Lam Sơn ban quản trại cho họp chợ bán thức ăn và mọi thứ cần dùng cho tù nhân. Vợ con tù nhân đến thăm bao nhiều lần một tuần cũng được và tù nhân có tiền (lúc đó tiền VNCH vẫn còn lưu dụng) có thể tiêu xài thoải mái.

Học xong chín bài là thời kỳ hai tuần lễ để viết bản “thu hoạch”, nghĩa là mỗi tù nhân viết bản khai lý lịch, khai báo quá trình làm việc và mọi tư tưởng riêng tư. Trong thời kỳ này ban quản trại mỗi ngày tập họp tù nhân toàn trại một lần động viên tù nhân “thành thật khai báo” để được khoan hồng về với gia đình. Ban quản trại phỉnh các tù nhân rằng họ có hồ sơ từng người không cần khai báo họ cũng đã biết. Thu hoạch chỉ là để đo sự tin tưởng của tù nhân vào “cách mạng”. Thời kỳ khai báo họ để cho tù nhân nhiều tự do hơn và đa số tù nhân tưởng rằng (trừ các sĩ quan và viên chức ở trong ngành an ninh tình báo) sau khi viết xong bản thu hoạch họ sẽ được trả tự do. Tâm lý này làm đa số tù nhân viết rất thật, không giấu giếm ngay cả những gì nghĩ là sai trái mình đã làm, cũng như các công tác quan trọng mình đã thi hành. An ninh cộng sản chỉ cần có thế để phân loại tù nhân đưa vào những tầng trong thích hợp cho từng đối tượng của bảy tầng địa ngục.

Bản thu hoạch của tôi tương đối đơn gỉản nên chỉ cần vài hôm là tôi viết xong. Tôi ở trong quân ngũ 16 năm. Hai năm tại trường đào tạo kỹ sư hải quân của hải quân Pháp, một năm phục vụ trên chiến hạm như một cơ khí trưởng và 13 năm tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang như một huấn luyện viên và sĩ quan điều hành công tác đào tạo sĩ quan hải quân, trước khi đắc cử dân biểu thị xã Nha Trang và giải ngũ. Thời gian trên chiếm hạm, chiến tranh bắc nam chưa bùng nổ lớn nên chiến hạm của tôi chỉ đi làm các công tác tiếp tế nhỏ. Một chuyến đi tiếp tế địa phương quân canh gác đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa, một chuyến tiếp tế cho trại tù Côn Sơn.

 photo huy-hieu-tham-sat-delta-bcnd_zpsocqc9rtb.jpg
Sơn nói: “Họ nói họ đã biết hết rồi thì còn gì để viết. Tôi viết ngắn gọn rằng tôi là sĩ quan Lôi Hổ, một đội quân được huấn luyện để làm các công tác đột kích vào mật khu Việt Cộng, và tôi đã từng giết nhiều cán bộ cao cấp trong các cuộc đột kích. Tôi sẵn sàng trả giá của người chiến bại theo tinh thần thượng võ, không có gì để nói chuyện khoan hồng khai báo lôi thôi”.


Thiếu Tá Sơn cũng không viết gì nhiều. Tôi hỏi, Sơn nói: “Họ nói họ đã biết hết rồi thì còn gì để viết. Tôi viết ngắn gọn rằng tôi là sĩ quan Lôi Hổ, một đội quân được huấn luyện để làm các công tác đột kích vào mật khu Việt Cộng, và tôi đã từng giết nhiều cán bộ cao cấp trong các cuộc đột kích. Tôi sẵn sàng trả giá của người chiến bại theo tinh thần thượng võ, không có gì để nói chuyện khoan hồng khai báo lôi thôi”.

Cung cách của Thiếu Tá Sơn là vậy. Hiên ngang như đời sống phóng khoáng của anh. Anh kể rằng anh thuộc một gia đình công giáo sung túc. Bố mẹ muốn anh trở thành linh mục. Anh đã vào đại chủng viện, nhưng chịu không nổi khuôn phép của Giáo Hội để trở thành linh mục, anh rời chủng viện bất chấp sự bất mãn của bố mẹ. Tránh phiền toái và trách móc của gia đình anh thi vào trường sĩ quan Đà Lạt. Ra trường anh chọn binh chủng Lôi Hổ để thỏa chí phiêu lưu.

Thiếu Tá Sơn cho biết anh có vợ và hai con. Chuyện lấy vợ của anh ly kỳ không kém đời anh. Nó là một tình sử của thời chiến tranh. Trách Sơn cũng được mà thông cảm Sơn cũng được.
Chuyện Sơn kể rằng: Sau những ngày đánh trận, anh thường lang thang nơi thành phố Nha Trang. Một nữ sinh ở Xóm Bóng lọt vào mắt xanh của anh. Hai người tha thiết yêu nhau và anh quyết định cưới người yêu.
Bố mẹ cô nữ sinh không thuận cuộc hôn nhân vì không muốn con gái ở góa trong thời chinh chiến. Lý do khác là khác biệt tôn giáo. Sơn đến nhà cô gái cho bố mẹ cô gái biết anh không có thì giờ chờ đợi và anh không buộc vợ rửa tội theo đạo Chúa. Anh nói anh đã sắp xếp với nhà thờ và trong vài hôm sẽ mang sính lễ tới xin cưới trước khi đi hành quân. Anh đã thuê một căn nhà trong thành phố cho vợ ở khi anh vắng nhà.

Ngày hẹn, anh đến nhà cô gái với sính lễ đầy đủ trên hai chiếc xe Jeep. Anh dùng một xe có tài xế. Xe thứ hai dành cho hai sĩ quan bạn và mấy quân nhân Lôi Hổ tháp tùng. Một đại úy đóng vai đại diện nhà trai làm chủ hôn. Một trung uý đóng vai phụ rể. Anh Sơn mặc đại lễ trung úy Lôi Hổ, lưng đeo súng ngắn, ngực đầy huy chương.

Biết bố mẹ vợ tương lai sẽ từ chối cuộc rước dâu, anh cho quân nhân mang sính lễ vào nhà như không có chuyện gì sẽ xảy ra. Anh Sơn và hai sĩ quan bạn theo sau. Thấy quân nhân trang trọng vào nhà, bố mẹ cô dâu buộc phải ra tiếp (thời chiến tranh, không ai muốn cưỡng lại nhà binh!). Ông bố bình tĩnh hỏi quý vị đến nhà có việc gì. Ông đại uý chủ hôn trình bày lý do. Ông bố tuyên bố ông chưa bao giờ chấp thuận hôn lễ. Đã tính trước, ông đại uý xin được mời cô dâu ra để hỏi ý kiến. Từ trong phòng cô dâu trang phục sẵn sàng bước ra trước sự ngạc nhiên của bố mẹ.

Ngày hẹn, anh đến nhà cô gái với sính lễ đầy đủ trên hai chiếc xe Jeep. Anh dùng một xe có tài xế. Xe thứ hai dành cho hai sĩ quan bạn và mấy quân nhân Lôi Hổ tháp tùng. Một Đại Úy đóng vai đại diện nhà trai làm chủ hôn. Một Trung Úy đóng vai phụ rể. Anh Sơn mặc đại lễ Trung Úy Lôi Hổ, lưng đeo súng ngắn, ngực đầy huy chương.


Ông Đại Úy chủ hôn hỏi, và cô dâu xác nhận biết hôm nay là ngày hôn lễ của cô với trung úy Nguyễn Văn Sơn. Bố mẹ cô dâu nén giận nhưng đành phải để cho con lên xe hoa. Trung úy Sơn giành tay lái, người yêu khóc sướt mướt ngồi bên cạnh. Khóc vì lấy được người yêu hay khóc vì đã làm buồn lòng cha mẹ? Ghế sau hai quân nhân bồng súng ngồi ở thế tác chiến. Sĩ quan chủ hôn và phù rể lái theo sau. Đám cưới không có phù dâu.

Sau lễ cưới độc đáo của thời chiến tranh, Trung Úy Sơn chiến trận liên miên. Chị Sơn ở nhà lo tổ ấm. Sau vài năm anh chị Sơn có được hai cháu, một trai một gái kháu khỉnh. Thấy con gái có hạnh phúc với tình yêu chân thật, bố mẹ chị Sơn tha lỗi cho con gái, nhận rể và cho phép con gái và cháu ngoại về ở chung để con gái tránh đơn độc trong những lúc anh Sơn hành quân vắng nhà.

Biến cố Tháng Tư đến và Trung Úy Sơn, lúc này là thiếu tá bị bắt tại mặt trận và đưa vào trại Lam Sơn. Câu chuyện giữa anh Sơn và tôi bắt đầu từ đó.

Cán bộ hướng dẫn nhà 10 của chúng tôi là một hạ sĩ quan quê Bắc Ninh. Anh ta hiền lành và không hống hách như các cán bộ khác. Anh thuộc một đơn vị chính quy quân đội Bắc Việt từng tham dự trận đánh An Lộc trong những ngày đầu của trận chiến sau cùng. Mỗi ngày anh đến nhà chúng tôi làm nhiệm vụ hướng dẫn và thường ngồi xổm trên đất, tay vấn thuốc lá phì phèo hút và kể đủ thứ chuyện về “ngoài Bắc ta” và chuyện chiến trận anh đã trải qua. Anh không tô điểm đời sống “ngoài Bắc ta cái gì cũng có” như các cán bộ khác và kể lại các trận đánh anh không theo luận điệu của trại là “trận nào quân ta cũng thắng”. Chúng tôi trong nhà 10 có nhiều thiện cảm với anh, và trở nên bạo dạn trong những trao đổi với anh.

Một hôm tôi ngồi cạnh Thiếu Tá Sơn nghe anh nói chuyện với anh trung sĩ cán bộ. Thuật lại một trận đánh để giành một vị trí gần Lộc Ninh, viên trung sĩ nói đơn vị anh, mặc dù với quân số áp đảo, đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của một đơn vi quân đội VNCH cho nên dù chấp nhận mọi tổn thất nhân mạng đơn vị anh vẫn không chiếm được vị trí. Thiếu Tá Sơn cho biết tiểu đoàn của anh đã được phái đến tăng cường trong trận đánh đó. Sơn nói: “Đánh đấm với các anh chán bỏ mẹ. Quân lính các anh cỡ tuổi 14 hay 15, trông như con nít, không biết gì khác ngoài việc xông tới, hết lớp này đến lớp khác. Chúng tôi bắn chết, thây chồng chất lên nhau trông vừa thương tâm vừa kinh tởm và có lúc tôi đã ra lệnh cho lính tạm ngừng bắn dù biết chậm một giây là đơn vị có thể bị tràn ngập”.

Viên trung sĩ cán bộ nghe và không trả lời. Anh ta chỉ cười nho nhỏ. Vẫn giữ thế ngồi xổm anh xê dịch kiếm lửa châm điếu thuốc đang hút dở vừa tắt. Hình như anh ta chán nản một điều gì.

Chiều hôm đó tôi nói với Sơn: “Chúng ta là kẻ chiến bại. Những gì anh nói với viên trung sĩ cán bộ có thể được báo cáo và người cộng sản có thể thủ tiêu anh. Khích hay làm nhục kẻ chiến thắng không phải là một cách hành xử không ngoan”.

Sơn cười chua chát: “Tôi biết họ và họ biết rõ tôi. Trước sau họ cũng sẽ giết tôi. Tôi nói để họ biết người chiến sĩ VNCH không hèn nhát. Thua, tôi chấp nhận mọi hậu quả, không than van, không than trời trách đất, không đổ thừa cho đồng minh bỏ chạy”.

Thiếu Tá Sơn rất ít nói đến gia đình dù tôi biết anh nghĩ tới và âu lo từng phút từng giây. Có lẽ anh đang dọn mình cho đời sống ở một thế giới khác cùng với người vợ và cũng là người tình duy nhất của anh. Trong khi thân nhân của các sĩ quan và công chức bị bắt tại Nha Trang và các vùng lân cận đến thăm thì không một thân nhân nào của anh Sơn đến thăm anh. Tôi hỏi, anh Sơn nói anh không biết và cũng không muốn đoán biết. Anh nói anh xem như đời anh đã chấm dứt sau khi đơn vị anh đầu hàng và anh không thể tự vẫn vì anh là một tín đồ theo đạo Chúa.

Một thời gian vài tuần sau khi mọi tù nhân viết xong bản “kiểm điểm ” nộp ban quản trại, tôi được chuyển sang một nhà khác giam chung với các công chức trong thị xã. Họ đã xếp loại và cho tôi vào thành phần “ngụy quyền”.

Bây giờ không còn chợ trời trước cổng trại Lam Sơn, không còn những buổi thăm viếng tự do. Nhân một tù nhân lợi dụng giờ ra chợ trốn trại về Nha Trang bị bắt lại, ban quản trại không cho họp chợ nữa. Nhưng bên trong trại các tù nhân vẫn còn được đi lại từ nhà này qua nhà khác thăm viếng hàn huyên. Tôi vẫn thường đến thăm Thiếu Tá Sơn vào những buổi chiều trước giờ cơm chiều. Cơm còn đủ để ăn no với cá vụn và canh rau.

Một buổi chiều đang ngồi trong trại, cạnh con đường đất dùng để xe tuần chạy quanh các khu nhà, tôi nghe tiếng kêu từ một chiếc xe GMC chạy qua nhà tôi:

-- “Anh Nam ơi, tôi đi đây, vĩnh biệt anh”.

Nhìn nhanh ra đường tôi thấy một chiếc xe GMC mui trần chở đầy tù nhân chạy qua. Một người lính cầm súng đứng gác phía sau. Thấp thoáng tôi thấy bóng dáng Sơn đưa tay vẫy, miệng không ngừng kêu:

-- “Anh Nam! Vĩnh biệt anh!”

Anh Sơn bị chuyển trại. Và đó là hình ảnh cuối cùng của Sơn.

Tôi ra trại, vượt biên, và trong suốt hơn 30 năm ở nước ngoài tôi vẫn ngóng trông tin Sơn. Tôi không nghĩ anh Sơn đã bị giết hay chết trong một trại tù nào đó ngoài miền Bắc. Một người giàu ý chí như Thiếu Tá Sơn không thể chết dễ dàng như vậy. Tôi tin anh vẫn sống và đã ổn định tại một góc trời nào đó trên trái đất này. Nhiều sĩ quan rơi vào những trường hợp nghiêm trọng hơn anh đã được ra nước ngoài theo diện H.O.

Tôi tin anh Nguyễn Văn Sơn vẫn sống. Hy vọng lớn nhất của tôi là đoản văn này lọt vào mắt của anh Sơn hay bạn bè anh Sơn trong quân ngũ hay ngoài đời sống dân sự. Xin nhắn với Thiếu Tá Sơn rằng người bạn tù Trần Văn Sơn tại trại Lam Sơn vẫn còn đây và chờ nghe tin lành của anh và gia đình.
E-mail liên lạc:

binhnam@sbcglobal.net.

TrầnBìnhNam

15 Tháng Tư 2010




 

 

 

Gia Đình 81 Biệt Kích Dù Houston, Texas, Tiễn Đưa Thiếu Tá Nguyễn Sơn - Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Chiến Thuật LÐ 81 BCND Về Miền Vĩnh Cửu

Hoàng Minh Thúy

...............................

 

Trung Úy Nguyễn Sơn
Liên toán trưởng liên toán Thám Sát.
TTHL/HQ/ DELTA


Photo

1
Trung Úy Nguyễn Sơn và toán viễn thám Delta 1970

2
Thiếu Tá Nguyễn Sơn và toán thám kích hành quân Delta

3
Thiếu Tá Nguyễn Sơn Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù 1973



The old soldiers never die, they just fade away – Douglas McArthur...
Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt đi.



Trong không khí tưng bừng bắt đầu bước vào mùa đại lễ, thì nghe tin Thiếu Tá Biệt Cách Dù Nguyễn Sơn phải vào bệnh viện. Chứng bệnh Trầm Cảm (Depression) đã tấn công nhiều năm, khiến ông bị suy tim trầm trọng, cuối cùng sau khi di chuyển 2, 3 nhà thương quanh vùng North-45, sau gần một tháng khi mê, khi tỉnh, bác sĩ quyết định phải mổ - may ra mới cứu mạng - vì tình trạng sức khỏe rất tồi tệ (tỉnh mạch bên trái của tim bị nghẹt 90%).

Sau cuộc giải phẫu ba tiếng đồng hồ, trong tình yêu của người vợ chắp nối và tình cảm sâu đậm của anh em Gia đình Biệt Cách Dù, người nổi danh của binh chủng - Thiếu Tá Nguyễn Sơn - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 11 giờ 45- đêm 27 tháng 11, 2014 (lễ Tạ Ơn) - hưởng thọ 74 tuổi.

Nguyễn Sơn (tên thánh Micae) về nước trời, giữa cái lạnh nhè nhẹ của mùa Thu khởi đầu khi hoàng hôn vừa xuống.

27 tháng 11 là ngày Thứ Năm, lúc mọi người đang chộn rộn đi mua sắm trong ngày lễ Black Friday, hưởng những ngày vui khi năm cũ sắp đi qua. Chúa đã đưa anh về trong tiếng nhạc Giáng Sinh reo vang trên các đài truyền hình và trong nỗi ngậm ngùi của bằng hữu.

Biết gia đình Nguyễn Sơn đơn chiếc, không thân nhân cận kề, nên những anh em trong Gia Đình 81 Biệt Cách Dù Lực Lượng Đặc Biệt Houston, Texas, là nơi anh sinh hoạt gắn bó, đã dang rộng vòng tay, nhận lãnh trách nhiệm tổ chức, lo cho anh với tất cả ân tình huynh đệ...

Tang lễ của người lính cô đơn này không đông đảo các đại diện hội đoàn tham dự, nhưng một lễ Phủ Kỳ trang trọng tổ chức tại nhà quàn Vĩnh Phước vào 10 giờ sáng Thứ Sáu 5 tháng 12, 2014, do Hội Trưởng Nguyễn Văn Đại điều hợp.

Tất cả BC/ GĐ81/BCD/LLĐB/Houston đều có mặt: Đoàn Đình Nga (Hội phó Nội vụ), Nguyễn văn Thọ (Hội phó Ngoại vụ), Nguyễn Trọng Hiếu (Thư ký), Nguyễn Phàn (Phụ trách Liên Lạc), và các thành viên: Trần Hà, Trương Văn Út, Bùi Ngọc Tuyền, Cao Sơn... và nhiều người trong cùng binh chủng, rất tiếc chúng tôi không rõ tên; có anh đổ đường về từ Dallas và các tiểu bang lân cận.

Trong cái lạnh cuối năm 2014, khung cảnh nhà quàn đã buồn, lại càng buồn thêm, vì đây là một “đám ma nhỏ” của một người lính tác chiến nghèo – đã mất hết tất cả sau 13 năm tù tội - (vợ kèo, con cột) - bởi chế độ trả thù tàn độc của bạo quyền Cộng Sản Việt Nam.

***

Chúng tôi quen với Thiếu Tá Nguyễn Sơn qua một người rất thân là Đại Úy Biệt Cách Dù - Trương Văn Út (danh hiệu truyền tin Út Bạch Lan). Anh Trương văn Út, là một trong các vị Đại Đội Trưởng nổi danh trong quân đội với các trận đánh để đời.

Thời gian này (2012), tôi và Hải Lăng bắt đầu thực hiện một show mạn đàm, có tên “Chân Dung Ngươì Lính” phổ biến trên đài SGN. 51.3 theo lời mời của Ban Giám Đốc. Tên của show/chương trình do chúng tôi nghĩ ra và nội dung của chương trình, chúng tôi tự do thực hiện.

Bằng trái tim “yêu lính” chúng tôi đã mất nhiều thì giờ để mời các người lính thuộc mọi quân bình chủng, viết lời dẫn, kiếm thêm hình ảnh phụ đề, nhạc đệm cho phần mở đầu và kết thúc. Tựu chung, chúng tôi muốn “vẽ” lại cho con cháu sau này, biết đến sự hào hùng và hy sinh của những người Lính trong suốt chiều dài của cuộc chiến. May mắn cho tôi, đài SGN-51.3 có một chuyên viên Thu hình và Edit (Tài Nguyễn), còn trẻ, chưa đi lính ngày nào, nhưng rất rành về nhạc và các hình ảnh trong quân sử của QL/VNCH. Chúng tôi cộng tác chặt chẽ, để hoàn thành những đứa con tinh thần của mình.

Sau 9 show phát hình với nhiều quân nhân của các binh chủng, chương trình “Chân Dung Người Lính” đã thu hút sự chú ý của khán giả trong vùng, bởi vì đây là những sự kiện có thật, được kể lại qua những nhân chứng sống mà mảnh đạn hãy còn trong da thịt, mà kỷ niệm vẫn nằm trong hồi ức, mặc dù đã gần 40 năm trôi qua kể từ ngày nhận lệnh tan hàng.

Thời gian đang chiếu show của Đại Uý Trinh Sát Biệt Kích Dù Trương văn Út (Út Bạch Lan) thì biết anh Nguyễn Sơn đang bị bệnh Trầm Uất rất nặng. Anh Út cho biết, Nguyễn Sơn có một đời sống nghỉ hưu rất buồn tẻ, anh không lái xe được nên quanh quẩn trong nhà, cô đơn với con chó nhỏ, ngồi suốt ngày trên bàn phím máy điện toán, viết bài cho Bản Tin của Gia Đình 81 Biệt Cách Dù, hoặc chìm đắm trong hồi ức đau buồn trong khi chờ đợi vợ đi làm về (Nail). Anh cũng viết Hồi Ký kể lại các trận đánh anh đã tham dự, chan chứa nỗi hận lòng của một người lính bị lệnh bắt bỏ súng quy hàng, phổ biến trên các diễn đàn.

Bài viết của anh đã “chạm” trái tim tôi.

Tôi cũng như Hải Lăng nhiều lần gọi địên thoại trò chuyện với anh, khẩn khoản mời anh tham gia show (thứ 1), với chủ đề “Đời Binh Nghiệp 10 Năm Đi Lính”.

Hải Lăng và tôi nài nỉ mãi, Nguyễn Sơn mới nhận lời sau nhiều ngày thuyết phục. Tôi nghĩ rằng, với tâm bệnh đang mang, chúng tôi phải giúp anh giải tỏa những ẩn ức trong nội tâm, may ra anh có thể hồi phục.

Lúc đó trời vào Hè. Ngồi trong phòng thu hình để thực hiện show đầu tiên, anh có vẻ rất mệt mỏi. Hai đầu gối của anh được băng chặt để giữ vững bước đi. Anh cho biết, không lái xe được, phải nhờ bà xã, (được nghỉ mỗi Thứ Ba), vì mắt đã kém, tâm tư khi tỉnh, khi lơ mơ!

Khi show này hoàn tất, tôi in cho anh một disk và tiếp tục giữ mối giao tình, nói chuỵên với anh, vì có lần, anh tâm sự:

- Niềm vui nhất của tôi bây giờ là ngày Thứ Ba. Hôm đó bà xã sẽ ở nhà, tuy không đi chơi xa, nhưng sẽ lái xe đưa tôi đi lòng vòng, có được chút khuây khỏa khi ra ngoài.

Tháng sau đó, anh Trương Văn Út nói rằng, tâm trạng của Nguyễn Sơn không khá hơn, ngày càng lẩn thẩn. Chứng Trầm Uất ngày càng nặng thêm. Ai nầy đều biết rằng, chứng tâm bệnh này sẽ lần mòn giết bệnh nhân, vì niềm vui là yếu tố chính sẽ giúp con người thoải mái, yêu đời, nhất là với một người lính đã trải qua bao nhiêu biến cố đau buồn.

Tôi đem chuyện trình bày với Luật Sư Tom Hoàng, giám đốc đài SGN, đề nghị gửi chuyên viên thu hình (Tài Nguyễn) đến nhà Nguyễn Sơn (một ngày) và với sự “tiếp tay” của anh Trương Út, sẽ thực hiện show đặc biệt.

Tôi nghĩ rằng, sau khi thổ lộ hết những điều ẩn ức, ôm ấp từ mấy chục năm qua trong quá khứ, sẽ giúp đầu óc anh phục hồi, tinh thần thư giãn, may ra tìm được niềm vui trong cuộc sống.

LS Tom Hoàng vui vẻ chấp thuận. Sau đó tôi nhờ anh Trương Văn Út thuyết phục, cuối cùng Nguyễn Sơn vui lòng. Thế là, Tài Nguyễn thực hiện với sự điều hợp của anh Trương Út. Thu hình xong, Tài Nguyễn edit/hiệu đính, tôi viết Lời Dẫn Nhập...

Show thứ nhì của Nguyễn Sơn là một show đặc biệt, nên tôi đặt tên “Thân Phận Người Lính Sau Cuộc Chiến”.

Sau khi trình chiếu, chúng tôi gặp lại anh (2013). Tôi và Hải Lăng mừng thầm khi thấy vợ chồng anh sánh vai tham dự sinh hoạt của gia đình 81/BCDLLĐ. Nguyễn Sơn có nét yêu đời, linh hoạt lại. Lòng tôi rất vui.

***

Hôm nay, ngày anh Nguyễn Sơn chia tay về miền vĩnh cửu; bài viết này, như một lời ai điếu, tặng cho chị Ngọc Anh và kính dâng hương hồn Thiếu Tá Nguyễn Sơn, mong ước những ai đang sống thảnh thơi ở hải ngoại, hãy nhớ đến sự hy sinh của người lính QL/VNCH trong cuộc chiến vừa qua, mà rộng lòng chia xẻ cho họ một chút tình người.

Trong show “Thân Phận Người Lính Sau Cuộc Chiến”, qua lời kể trầm buồn, đôi mắt đầy sương mù, người ta biết cựu SVSQ Thủ Đức Khóa 19 - Thiếu Tá Nguyễn Sơn đến Hoa Kỳ theo diện HO 19 (năm 1993), với Vợ (đầu tiên- gốc Hoàng tộc) và ba con trai, định cư tại Chicago.

Sau khi thu xếp gia đình ổn định, anh bay về Houston sống với anh em cùng binh chủng, làm đủ mọi ngành nghề tuy cơ cực, để kiếm tiền, tiến hành thủ tục, để năm 2001 đón người vợ (thứ 2). Chị Nguyễn Ngọc Anh, người phụ nữ thua anh hơn 20 tuổi, gọi anh bằng “chú” khi mới quen và sau này thành vợ chồng.
Năm 1991, chị Nguyễn Ngọc Anh, lúc ấy tròn 30 tuổi, đã chia sẻ buồn vui, đắng cay với anh trong căn lều tranh bên cạnh dòng sông (Giồng Ông Tố, Thủ Đức).

Chị Ngọc Anh đã cùng anh chung lưng đấu cật, làm thuê, gánh mướn để có được miếng cơm, manh áo sống qua ngày và an ủi anh trong giai đọan khó khăn nhất của cảnh sống cơ hàn của một người lính thất trận, sau khi anh ra khỏi trại tù (vợ đuổi, con không nhìn) (1991).

Trong lễ Phủ Cờ trang trọng của Gia Đình 81 Biệt Cách Dủ Lực Lượng Đặc Biệt tổ chức, những ai tham dự hiểu câu chuyện đời về người anh hùng quân đội - cố Thiếu Tá Nguyễn Sơn - đều chảy nước mắt. May quá, hôm nay thấy ba người con trai từ xa bay về, có thêm hai, ba người em nữa... khiến cho tang lễ ấm áp đôi phần.

Nguyễn Sơn yên nghỉ trong áo quan như người đang ngủ. Bên cạnh anh, là chiếc mũ binh chủng... Chiếc mũ xanh anh từng nâng niu trang trọng, giọng nghẹn ngào khi nhắc tới từng thằng em đã gục ngã trên chiến trường trước mắt anh, trong các cuộc chiến khốc liệt trên 10 năm anh đã trải qua.

* Từ năm 1966 đến năm 1972: Hành quân thám sát trong các cuộc Hành quân Delta, Lôi Vũ

* Từ năm 1972-1974: Các trận đánh nổi danh quân sử: Bến Thế Bình Dương, Tân Phú Trung, Chiến trường Tam Biên, gỉai tỏa An Lộc, tái chiếm Qủang Trị, trận Phước Long...

Qua nguồn tin từ anh Đỗ Thịnh (người em rất thân thương) và BCD Nguyễn Văn Thọ đọc trước giờ hành lễ, người ta được biết Nguyễn Sơn quả là một anh hùng quân đội, khi anh chọn binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, lần lượt trải qua các chức vụ sau đây từ khi ra trường:

- Toán Trưởng Delta

- Liên toán Trưởng Thám Sát

- Liên Toán Trưởng Thám Kích Tiền Phương

- Đại đội trưởng Đại Đội 2 BCNDLiên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù

- Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Xung Kích

- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Chiến Thuật/ Liên Đoàm 81 Biệt Cách Nhảy Dù.

Qua những nhiệm vụ kể trên, Nguyễn Sơn đã được ban thưởng đủ lọai huy chương cao quí của Quân Lực VNCH, theo thứ tự như sau:

- Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với nhành Dương Liễu.

- Lục Quân Huân Chương

- Biệt Công Bội Tinh Đệ Nhị

- Ưu dũng Bội Tinh

- Anh Dũng Bội Tinh Vàng, Bạc, Đồng

- Chiến thương Bội Tinh

- Anh Hùng Diệt Giặc

Với thành tích lẫy lừng của 10 năm đi lính và tháng 4, năm 1975, với chức vụ đang kiêm nhiệm: Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Chiến Thuật của Liên Đoàn 81 BD Dù. Thử hỏi: người lính này làm sao bỏ lại hơn một ngàn quân dưới quyền đang còn chiến đấu, nghe theo lời vợ (nhân viên của cơ quan DAO – Defense Attaché Office) để lên phi cơ (ngày 20 tháng 4) trong chương trình Di Tản của chánh phủ Hoa Kỳ mở ra cho nhân viên của họ?


(Hình) Đại Úy Nguyễn Sơn (người cầm cây) trong trận An Lộc 1972.
Major Nguyễn Sơn that hold the stick, Commander of 2nd Company of 81st Airborne Ranger Group. An Lộc 1972.

.....................................................................



30 tháng 4. Những người lính bàng hoàng nghe lệnh buông súng và từ đó, là những chuỗi ngày căng thẳng chờ đợi sự phán xét của Kẻ Cưỡng Chiếm miền Nam.

Kết quả: Những thành tích nổi bật trong hồ sơ Quân bạ của một người lính tác chiến trong binh chủng vang danh quân sử, khiến cho Thiếu Tá Nguyễn Sơn (lúc đó 35 tuổi) đã lãnh nhận đòn thù của 13 năm khổ sai từ Nam ra Bắc.

Khi anh đi tù, thằng con trai lớn nhất mới sáu tuổi, đứa con trai nhỏ nhất mới lên một.

Khi anh đi tù, vợ con anh bị đuổi ra khỏi Trại Gia Binh, bắt đầu cho chuỗi ngày đói khổ, vì chánh sách khắc nghiệt “trả thù vợ con lính Ngụy”.

Không bao lâu, (1978), giữa sự thiếu thốn mọi bề, đứa con gái duy nhất giữa 3 thằng con trai, đã lâm bệnh (Đau Màng óc) rồi qua đời...

Đây cũng là nỗi đau lớn nhất của người mẹ...

- “Giá như mà năm xưa, ông nghe lời tôi lên phi cơ, thì.... con gái tôi không chết bệnh, mấy đứa kia không đi mò cua, bắt ốc mà sống qua ngày!”

- “Giá mà ông nghe lời tôi, thì mẹ con tôi đâu phải sống thê thảm như bây giờ!”.

Người trong binh chủng cũng biết rằng: năm 1973, ông được thuyên chuyển về ngành Cảnh Sát Dã Chiến. Với nhiệm vụ mới, Nguyễn Sơn có thể sống gần gia đình, không nguy hiểm, đôi khi có thêm bổng lộc. Nhưng 6 tháng sau, anh xin trở về đơn vị, cũng vì “hổ đã nhớ rừng” và anh cảm thấy mình không thích hợp với khung cảnh nhiều ràng buộc của một đơn vị quyền thế, đầy tinh thần phe nhóm.

Những sự kiện kể trên sau 13 năm anh ở tù, khiến người vợ con-nhà-giàu gốc Hoàng phái (Công tằng tôn nữ...) phẫn hận. Cho nên, bà đã không giữ lại cho anh chút gì của tình yêu vợ chồng, mà trong quá khứ bà đã phải tranh đấu với song thân mới nên nghĩa phu thê, không môn đăng hộ đối, không muốn gã con cho một người lính tác chiến, không có tương lai.

Là con nhà giàu, thảnh thơi từ trong trứng nước, giỏi ngâm thơ Kiều, nay sống trong chế độ cai trị tàn độc của cộng sản, bà Công Tằng tôn nữ... không thể nào “lao động” để sống qua ngày.

Sau năm 1975, như bao người vợ lính khác, đời sống ngày một khó khăn, phần thì phải nuôi con thơ dại, lo tiếp tế cho chồng trong cảnh tù tội không thấy ngày về, rồi phải đối đầu với cơ quan công quyền gây khó dễ, làm sao bà có thể chịu đựng được hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ dành cho “Kẻ Bị Buông Súng”?

Nguyên nhân chính của sự xích mích mà bà đã giận anh cho đến cạn tình, vì anh không thuận lời khuyên “lên phi cơ di tản ngày 20 tháng 4, 1975”, để cho đứa con gái duy nhất phải lâm bệnh, vắn số và mấy thằng con trai phải đi bắt ốc, mò cua, nuôi thân.

Bà nào thấu hiểu tâm sự của một cấp chỉ huy của một đơn vị tác chiến, không thể bỏ Lính mà... đào ngũ, vì giờ phút đó, đất nước đang lâm nguy...

“Nợ nước trước tình nhà”, đó là câu châm ngôn của người Lính!

Sau 13 năm dài tù tội, người lính kia trở về, không được bàn tay của vợ vỗ về, xoa dịu vết thương lòng đang ứa máu, không có bờ vai ấm áp của nàng để được dựa kề nâng đở ủi an, mà chỉ có những lời trách móc, đay nghiến nặng nề. Bà đâu biết, tâm trạng anh còn não nề chua xót hơn bà, nhất là khi nằm trong trại tù cải tạo khổ sai nơi núi rừng Việt Bắc:

Xưa sao phong gấm rũ là
Giờ sao tan nát như hoa giữa đường.
(Kiều)

Ngày người tù được tự do, thì rơi vào trong một trại tù khổng lồ của đất nước. Sống trên đe dưới búa trong cái nhìn đe nẹt của du kích, cán bộ Việt cộng, ngày ngày thức dậy, thấy vợ (vì mình không thức thời ra đi ngày 20 tháng 4, 1975?) phải đi vay gạo nấu cháo cầm hơi, nhìn con ra sông lộp cua, lưới cá, còn mình thì đi cuốc thuê, làm mướn! Không dám thở than, anh âm thầm gặm nhắm nỗi đau.

Để tránh mặt bà, cố nhịn nhục, anh che một miếng tôn sau nhà, làm cái chái, đủ kê một cái giường, mong được gần con. Đau buồn nhất là các con bây giờ đã lớn, đứa lớn nhất sau 13 năm, tù ông trở về, nó đã 19 tuổi, đứa kế 18, thằng út 13. Không bao lâu, Bà thẳng thắn lên tiếng đuổi xua:

- Tôi thấy ông không thích hợp trong ngôi nhà này nữa. Ông đi đi!

Trong câu chuyện anh tâm sự, vợ thì đuổi xua, còn con cái thì chúng đã “không còn nhớ tôi là ai, đầu óc chúng tắm đẫm đen ngòm chủ thuyết của cảng sản”, cuộc sống thì bữa đói, bữa no, cuốc thuê, làm mướn, không đủ ăn, thì cách gì mà nuôi vợ, con? Vị thế của một người trưởng gia đình không có, mà bây giờ, người vợ chính là người quản chế, chỉ cần bà lên Phường báo cáo đôi điều là người chồng phải vào tù trở lại. Đến đường cùng, khi bà lên tiếng, anh đành phải ra đi - nếu không muốn vào tù lần nữa!!!

Nguyễn Sơn đến xin phép bà Dì dựng chòi che mưa nắng trong một miếng đất sát bờ sông.. Cùng lúc, nhờ sự giúp đỡ tài chánh của những lính cũ thuộc quyền, anh mua năm bảy con gà, chục con chim cút, bán trứng, tiếp tục làm thuê, cuốc mướn, sống qua ngày.

Nhưng, du kích trong vùng (Thủ Đức) thi nhau rình rập, kiếm chuyện, khi thấy một ông tù cải tạo Thiếu Tá gốc Biệt Kích, tại sao bỏ nhà, ra dựng lều sống cô độc nơi hẻo lánh cạnh một dòng sông? Ông đang mưu định điều gì?

Ngày lễ, tết, để tránh sự dòm ngó, anh mua vài bao thuốc lá, ra chợ xã ngồi bán, cho chúng nhìn thấy mặt.

Đang lúc nản lòng trước cảnh tình đời đen bạc, cùng lúc gà, cúm bị bệnh dịch chết hàng loạt, Nguyễn Sơn may mắn gặp được một người câu tôm; họ thương tình, hướng dẫn vào nghề.

Từ đó, Nguyễn Sơn bỏ lều, mua chiếc xuồng ba lá, thả rong trên dòng sông, câu tôm, câu cá sinh nhai. Đời sống kéo dài bữa đói, bữa no tùy theo con nước và thời tiết. Chiếc xuồng nhỏ chỉ đủ chỗ một thân người. Đêm đêm anh co ro trên mạn xuồng, quấn thân thể trong bao nylong để tránh mưa, tránh gió, vắt tay nằm nghĩ chuyện đời. Anh kể rằng, có đêm phải dong thuyền ra giữa sông, vì ở gần bờ có quánhiều muỗi!

Trong cuộc sống sông hồ lênh đênh, tình cờ gặp cô Nguyễn Ngọc Ánh (vợ thứ 2), đang nấu bếp cho công trường. Hằng ngày, cô bơi xuồng đi chợ, thường đón mua cá, mua tôm của “chú Sơn”. Thời gian qua dần, từ tình “chú cháu” trong cảnh cô đơn, trở nên duyên mặn nồng, Cả hai rủ nhau vào bờ sông của Giồng Ông Tố, dựng lều, chung lưng đấu cật, an ủi cho nhau trong cảnh cơ hàn.

Năm 1992, nghe tin chánh phủ Hoa Kỳ mở ra chương trình đưa người tù cộng sản qua Mỹ, Thiếu Tá Nguyễn Sơn trở về nhà, để làm giấy tờ đưa vợ và ba đứa con đi Mỹ, anh nói: Đây là ước nguyện của vợ anh từ lâu, anh phải thực hiện.

Đến Chicago năm 1993, anh lo cho gia đình riêng ổn định, rồi làm thủ tục ly dị. Sau đó lái xe bay về Houston tìm hơi ấm của tình đồng đội – Gia Đình 81 Biệt Cách Dù Lực Lượng Đặc Biệt. Cũng thời gian này, anh liên lạc về Việt Nam, vì khi chia tay, anh có nói với Nguyễn Ngọc Ánh (lúc đó 30 tuổi) rằng:

- Nếu 10 năm sau, bà vẫn còn chờ đợi, tôi sẽ về, đưa bà qua.

Tuổi tác tuy có cách biệt nhưng duyên nợ buộc ràng. Nguyễn Sơn đã thực hiện lời hứa, mặc dù sau 13 năm tù và ba năm bị quản chế của chánh quyền CSVN, sức khỏe của anh coi như bị vắt kiệt. Qua đến Houston, anh đã tận lực làm đủ ngành nghề: bán tiệm tạp hóa, lái xe đi lấy tiền cho ngân hàng, quét dọn cho nhà quàn, để mưu sinh và tiến hành thủ tục bảo lãnh cho Nguyễn Ngọc Anh.

Năm 2000, anh bay về Việt Nam. Năm 2001, theo thủ tục bảo lãnh cho vị hôn thê, anh đã đưa người vợ trẻ qua Mỹ. Thiếu Tá Nguyễn Sơn ra khỏi cuộc sống cu ky. Anh có một bàn tay ấm áp lo cho những bữa ăn, có một người bạn đời để dựa lưng khi trái gió trở mùa, có một ngôi nhà với những nụ hồng do anh chăm sóc, đáp trả ân tình của chị và để chị thưởng ngọan sau giờ lao động.

Nhưng, cũng từ đó, anh vướng chứng Trầm Uất (Depression), sau này dẫn tới căn bệnh Suy Tim. Thân xác mang đầy bệnh tật - hội chứng của 13 năm tù - khiến anh không đủ sức khỏe để đi làm được nữa (chân tay yếu, mắt mờ). Chị kể rằng: anh thường suy tư, tìm quên trong khói thuốc (mỗi ngày 1 gói) cho đỡ... buồn! Thức dậy nửa đêm cũng hút!

***

Thứ Sáu ngày 5 tháng 12: Tang lễ của Thiếu Tá Nguyễn Sơn tại nhà quàn Vĩnh Phước được Gia Đình 81 Biệt Cách Dù Lực Lượng Đặc Biệt lo khá chu đáo. Các anh em trong Ban Chấp Hành luôn hiện diện bên cạnh chị Nguyễn Ngọc Anh từ khi anh bạo bệnh, cho đến khi đưa anh vào lò hỏa táng, vì biết chị mới đến Hoa Kỳ, tài chính chưa ổn định, ngôn ngữ vẫn chưa quen.

Trong tang lễ, nghe những giọng nói sủng nước mắt của anh Hội Trưởng (Đại Nguyễn), hai vị Hội Phó (Đoàn Đình Nga, Nguyễn Văn Thọ), của người MC (Trần Hà) cho người ta thấy sự trân quí của họ dành cho Thiếu Tá Nguyễn Sơn. Nhìn chung, trong màu áo trận, ai ai cũng có bước đi nghiêng ngã, vì tuổi đời oằn nặng, biểu hiện qua từng nếp nhăn. Những người lính năm xưa bây giờ đã già! Họ cố giữ khuôn mặt tỉnh táo khi đứng trước quan tài của đồng đội, nhưng thực sự nước mắt họ đầm đìa trong lòng như mấy câu thơ của BKD Nguyễn Văn Thọ đọc trước áo quan:

Người hùng diệt giặc vang danh,
Nghĩa tình huynh đệ nhớ anh muôn đời,
Giờ đây thanh thản nước trời,
Mang theo kỷ niệm bao lời thân thương.

Mùi nhang quyện trong phòng khiến tôi ngộp thở.

Tôi quay đầu, nhìn quanh, thấy có Phóng viên Michael Hòa và chuyên viên thu hình của đài truyền hình SGN 51.3. Thấy có chuyên viên Video và Edit là Tài Nguyễn (bây giờ làm cho đài ABTV) cũng tham dự lễ tang.

Trước đây hai năm (2012), Tài Nguyễn là người đến tận tư gia của Nguyễn Sơn để thu hình, cho nên nghe tin Nguyễn Sơn qua đời, Tài Nguyễn vội vàng vác máy tham dự. Cạnh quan tài, anh Tùng Nguyễn cắm cúi điều chỉnh máy, để mang hình ảnh lễ tang phổ biến trên Youtube toàn cầu.

Ngoài các vị cùng binh chủng, số người có mặt đếm trên đầu ngón tay, chúng tôi thấy có ông bà Trần Ngọc Quế (CSQG), Hải Quân Hồ Quang Minh, có Không Quân Hồ Tấn Đạt, vợ chồng Không Quân Hoàng Giao, Võ Bị Trần văn Bường, cựu Chủ tịch cộng Đồng Nguyễn Văn Nam, ông Nguyễn Tuân, ông Nguyễn Thăng - chủ nhân Vison Outlet. Hai người này là những vị rất gắn bó với sinh hoạt của người Lính trong vùng.

Mũ Đỏ bác sĩ Trần Văn Tính không tham dự nhưng hai ngày trước, ông gửi chi phiếu nhờ trao lại... Hội Gia Binh của chúng tôi, có chị Lệ Thanh và phu quân (Thiếu tá Bửu Điền), chị gia binh Nguyệt Thanh cũng gửi phúng điếu, gia binh Đỗ Thị Mai-Khôi Phạm, gia đình Kỹ Sư Hoàng Hùng-Hòa và gia đình Luật Sư Tom Hoàng (Giám đốc đài SGN) cũng gửi chút tình... Những người này đều không quen biết, nhưng xem show “Thân Phận Người Lính Sau Cuộc Chiến”, chiếu nhiều lần trên đài truyền hình SGN 51.3, đều cảm thương Nguyễn Sơn và muốn chia xẻ với chị Nguyễn Ngọc Anh.

Khi tiếng kèn truy điệu áo não vọng lên, lá cờ vàng được các thành viên trong Gia Đình BK 81-LLDB nhẹ nhàng phủ kín áo quan, tôi nghe tiếng anh đều đều vọng lên trong tiềm thức trong một đêm khuya:

- Thưa chị, tôi không bao giờ ân hận về việc tôi đã làm. Chống cộng sản là công tác tôi phải theo đuổi. Cha tôi chết vì chúng, em tôi bị chúng giết. Sở dĩ tôi chọn về binh chủng LLĐB, vì phương châm của binh chủng LLĐB dưới thời Đệ I Cộng Hòa là: những chiến sĩ du kích lãnh sứ mệnh tiên phong giải phóng triệu triệu người đau khổ.

Kết quả, những đứa em của anh, những người lính có khuôn mặt trẻ thơ, có mái tóc bồng bềnh rất nghệ sĩ, đã bỏ xác trong rừng, không có lá cờ phủ mặt, không tiếng khóc tiễn đưa... như có lần anh nghẹn ngào kể cho khán giả nghe trong chương trình “Chân Dung Người Lính”.

Lá cờ vàng này đã tắm đẫm bao nhiêu máu xương của tuổi trẻ Việt Nam, hôm nay được đồng đội của anh trang trọng phủ lên nắp quan tài.

Anh nằm xuống tức tủi vì ước mơ chưa thực hiện, vì lá cờ vàng vẫn còn lưu lạc xứ người.

Bây giờ anh sẽ gặp những đồng đội mà anh từng vuốt mắt họ trong chiến trường còn vương khói súng. Ở cõi u minh anh có nghe tiếng khóc tiếc thương anh?

Khi lá cờ đã phủ kín áo quan, những người lính dong tay chào tiễn biệt. Họ hẹn gặp nhau ngày mai để tiễn đưa anh vào lò hỏa táng.

* * *

11 giờ trưa. Nắng lên vàng một góc sân, yếu ớt trải lên hàng cây. Sương sớm tan dần. Trời đầy mây với vài giọt mưa lất phất. Bãi đậu xe vắng vẽ, tỉnh lặng, như người đang ngủ giấc ngàn thu. Tôi quay lưng nghĩ thầm:

- Giá mà anh nghe lời chị, lên phi cơ đi Mỹ ngày 20 tháng 4, anh không phải chịu đựng 13 năm tù khổ sai. Con cái của anh, chắc chắn có một tuổi thơ sung túc, nay chúng có thể trở thành bác sĩ, kỹ sư... Anh sẽ có một đời sống viên mãn như bao người khác. Khi nằm xuống, tang lễ của anh sẽ rộn ràng màu sắc, tràng hoa bao quanh nhà quàn... Có đâu mà vắng vẻ, quạnh quẽ như hôm nay!

Trước khi lên xe, tôi nhìn vào hướng anh nằm, nhớ tới hình ảnh ngươì lính mặc quân phục, đặt trên bàn thờ mang lon Thiếu Tá, có bảng tên trên ngực Nguyễn Sơn, tôi thầm thì:

- Cám ơn anh, những người anh hùng, vì nước quên mình. Không có sự hy sinh của những người như anh, làm sao chúng tôi có được ngày hôm nay?

Thứ Bảy 6 tháng 12, 2014: Mười giờ sáng, trong nhà quàn đã có mặt đông đủ anh em, chuẩn bị tiến hành nghi thức lễ Xếp Cờ và hỏa táng. Tấm ảnh chàng thanh niên đẹp trai (32 tuổi) mang lon Thiếu Tá đang nhìn xuống giữa khói nhang mờ ảo. Người nằm trong áo quan là ông già 74 tuổi: Micae Nguyễn Sơn, cựu Thiếu Tá Biệt Cách Dù, một đời sống chết với anh em.

Mọi người có dịp nhìn Nguyễn Sơn lần cuối. Hải Lăng ngậm ngùi vuốt nhẹ hàm râu lốm đốm bạc của anh. Tôi để đóa hoa màu trắng trên ngực áo của anh, rồi đặt tay lên vai, vỗ về. Trong màng nước mắt, tôi nhớ những giây phút trò chuyện dông dài với anh qua điện thoại, khi anh kể về người cha đã bị Việt Minh thảm sát, Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Du, em ruột của anh, người hùng của trận Quảng Trị (1972) sau khi hạ hằng chục xe tăng trong nhiều phi vụ. Cuối cùng máy bay trúng đạn, nhảy dù ra, nhưng sa vào tay giặc. Không Quân Nguyễn Du bị kẻ tử thù cột giữa chợ Đông Hà (Quảng Trị) để bắt dân chúng đi qua, người thì xẻo tay, kẻ móc mắt, hành hạ cho đến chết (Hồi Ký của Không Quân Đỗ Minh Đức). Anh Nguyễn Sơn kể lại cảnh khổ sai trong trại tù miền Bắc, khi chúng bắt tù nhân khoét núi, đào hầm, kích thước vừa đủ để “đút” thân thể tù nhân vào miệng hang, chừa đôi chân bị cùm ra ngoài. Hằng đêm mỗi khi đi tuần tra, chúng đánh thật mạnh vào chân, để xem tù nhân còn sống hay đã chết! Những cú đánh đó như trời giáng, trong khi thân xác tù nhân đang chịu cơn lạnh tái tê trong lòng đá.

Giọng nói của anh trầm trầm, có chút âm điệu miền Trung. Tất cả bây giờ là kỷ niệm. Tôi cúi mặt gọi tên anh. Bây giờ thì vĩnh viễn anh em mình, sẽ không gặp nhau! Vĩnh biệt anh! Nguyễn Sơn!

Tang lễ của Nguyễn Sơn chỉ có anh em trong binh chủng tham dự. Không đông đảo giầy saut, áo hoa với huy chương của nhiều màu áo lính. Không có nhiều tràng hoa bao quanh nhà quàn. Không có tiếng khóc, tiếng kể lể, than oán. Không có khăn sô, mũ gai của đông đảo thân bằng quyến thuộc. Không khí im vắng, rất lạnh lẻo... Ba người thanh niên trạc tuổi 48, 49 trở xuống, có khuôn mặt rất đẹp, dáng to và cao. Có cháu rất giống anh.Tất cả đều từ xa về, kể cả ba người em của Nguyễn Sơn.

Lời kinh nguyện cho linh hồn Mcae Nguyễn Sơn do một linh mục chủ lễ. Hỏi thăm, ông là chủ chiên của nhà thờ Mỹ. Linh mục Đỗ Hiến, trạc tuổi 60.

Chúng tôi tham dự nhiều tang lễ, nhưng chưa có linh mục nào, giảng rất ít (5 phút) mà đầy ý nghĩa như vậy...
Đoàn người lèo tèo đi theo áo quan ra lò hỏa táng. Nắng cũng buồn nên cũng không tươi!
Linh Mục Đỗ Hiến gửi lời kính chào những người lính (đứng chung quanh áo quan), đã một đời hy sinh cho đất nước, ông nhấn mạnh:

— "...cũng như Nguyễn Sơn, quí vị là những vị anh hùng đã cống hiến xương máu cho quê hương."

Quay sang các thân nhân của Nguyễn Sơn, linh mục Hiến nói rằng:

— Người cha của con đã làm tròn bổn phận cho đất nước, ông đã sống như thế nào, thì các con hãy sống như thế đó, hãy biết hy sinh cho tha nhân.

Khi rèm cửa của lò hỏa táng kéo ra. Tấm lòng của người có mặt hình như chùn lại. Đây là phút cuối cùng. Trong ba người con, cậu con trai út của Thiếu Tá Nguyễn Sơn là người tỏ lộ sự xúc động. Sau khi cậu bấm nút “On”. Lửa trong lò phát ra âm thanh rất lớn, cậu quị xuống.

Ai nấy đều biết rằng, tất cả sau vài tiếng đồng hồ, sẽ thành tro bụi.

Trên đường ra bãi đậu xe, anh Hội Trưởng Nguyễn Văn Đại kể cho tôi nghe những giờ phút cuối cùng của Nguyễn Sơn trên giường bệnh, kể lại những giai thoại liên quan đến đời lính, để nói lên những chân tình mà anh đã đối với các chiến sĩ thuộc quyền trong thời quân ngũ: yêu thương, gắn bó, chia xẻ. Với ngươì ngang ngửa cấp bực, Nguyễn Sơn không thượng đội, hạ đạp để tiến thân, để kiếm bổng lộc. Thiếu Tá Nguyễn Sơn đã trải tấm lòng quân tử để sống với anh em trong suốt 10 năm anh chiến đấu trong binh chủng. Anh Hội Trưởng Nguyễn văn Đại còn nói thêm:

— Có người lính cũ (Binh Nhì) nghe tin anh bệnh, gửi về hai điếu thuốc xi-gà make in Singapore. Có anh lính cũ (thương binh) nghe tin anh qua đời đã gửi phong bì... phúng điếu. Thiếu Tá Nguyễn Sơn nằm xuống, để lại bao nỗi tiếc thương cho chúng tôi.

***

Tôi quay lưng, trời bắt đầu trở gió.
Trong cái lạnh cuối năm, tôi cắn môi,
Nước mắt chảy, xót xa buồn.
Tôi nhìn lên khoảng không gian lồng lộng,
Bầu trời hôm nay đầy mây mù.

Tôi nghe rất rõ từng lời thơ trong bài Ai Điếu của Gia Đình Biệt Cách Dù trong lễ Phủ Cờ:
Cánh Dù Đã Gãy...
Tiễn biệt Niên Trưởng, Chiến Hữu Thiếu Tá Nguyễn Sơn.
Nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Chiến thuật,
Liên đoàn 81 BCND.
Giã từ vũ khí ngày 27-11-2014.

Trời xám ngắt, hắt buồn vào đôi mắt,
Anh nhìn lên mơ mây đón anh về,
Theo hướng gió đất trời lồng lộng,
Cõi vô cùng vang tiếng quân ca
Cõi vô cùng bốn mùa xuân cả,
Không hận thù chinh chiến điêu linh.
Anh là ai, là quân nhân chân chất,
Nguyễn Sơn huynh người Biệt Kích kiêu hùng,
Đã một thời đạp lên bão lửa,
Khói súng xây thành không cốt khô,
Anh đã sống một đời quân tử dại,
Vẫn ngẩng cao đầu hùng khí Việt Nam.
Hào kiệt Delta kẻ còn người mất,
Vẫn nhớ thương anh rất thật thà,
Ôi đôi mắt người Sơn Tây có phải
Là mắt anh khóc vận nước bể dâu
Thì sá gì dáng kiều thơm phố thị
Trong thơ văn một thuở mơ hồ,
Là lính cũ nhưng tâm hồn lại mới,
Lửa can trường vẫn hừng hực niềm tin.

Là niên trưởng,
Bộ Chỉ Huy 2 Chiến thuật.
Rất hiền lành với hào khí Delta,
Rất đạm bạc một đời chân chất,
Của một thời trấn ải địa đầu xa.

Nguyễn Huynh ơi!
Là sói rừng linh hoạt,
Đã bao lần thoát hiểm mưu sinh,
Anh bước qua một thời chinh chiến,
Nợ tang bồng chưa thỏa đã buông tay.

Ôi bi hận, đời người quá ngắn,
Nhưng tấm lòng hào kiệt còn nguyên,
Anh đã sống ngẩng cao đầu để sống.
Dù một đời lận đận cưu mang,
Công chưa thành và danh chưa toại.
“Đã đánh đâu mà phải quy hàng”
Câu nói ấy nhiều lần anh lặp lại
Giữa những tiệc vui, ánh mắt chợt buồn.
Nâng ly rượu ngậm hờn ứa máu,
Huynh đệ nhìn nhau giọt lệ trào.

Người lính cũ Biệt Kích Dù thuở ấy,
Sống lưu vong hồn xác rã rời,
Giữa xứ người khóc cười thương hận,
Vẫn chiều hôm trông ngọn mây tần.
Trong đôi mắt Nguyễn Huynh còn u ẩn,
Giọt lệ khô rơi xuống buổi tiệc ly.
Khi hơi thở như đèn dầu cạn.
Anh vẫn cố cười nén tiếng bi ai,
Và nén luôn cả niềm riêng vô hạn,
Mấp máy gọi thầm ơi! Ngọc Anh,
Như tưởng tiếc đời trai chưa trọn vẹn,
Dành cho người tri kỷ cận kề bên.

Nguyễn Sơn huynh với chân tình thế tục,
Rất lo toan chu đáo với mọi người,
Thì thử hỏi làm sao không áy náy
Với bạn đường chia lận đận bên trời.

Mùa thu chín nắng rơi đùa phiến lá,
Biệt Kích Dù vụt tắt ánh sao rơi,
Nhưng tinh anh như cánh dù bay lượn,
Vào bầu trời cao rộng ước mơ.

Chỗ vô cùng là nơi chưa ai biết,
Một lạy này chí thiết tiễn người đi.
Xin một lần đứng nghiêm chào kính,
Tiễn cánh dù bạt gió chẳng định kỳ.

Nguyễn Huynh ơi! Nhang tàn còn khói,
Và dư hương còn ngát lòng người,
Huynh đệ Delta, nhớ anh miên viễn.
Nhớ mãi nụ cười chưa tắt trên môi,
Và tên anh sẽ chạm vào ký ức,
Hóa nén nhang thơm tiễn bước người.

Một lạy nữa thôi, hòa thêm giọt lệ,
Cho hồn anh mãi mãi thăng hoa.
Cho Nguyễn Huynh, sói rừng hoang dã,
Về với quê xa cỏ nội hương đồng.


GĐ/81 BCND/LLĐB Houston Đồng Vọng bái.


Hinh: LĐ 81 BCD chuẩn bị trực thăng vận vào Phước Long ngày 6 tháng 1 ,1975. Thiếu Tá Nguyễn Sơn trong hình.

Troopers of South Vietnam’s 81st Airborne Ranger Group prepare to fly to the relief of the embattled garrison at the city of Phước Bình on January 5.


................................................................



Tôi nghe tiếng hát của cố ca sĩ Duy Khánh vang vang trong nhạc phẩm “Người Lính Già Xa Quê Hương” của cố nhạc sĩ Nhật Ngân:

Người lính già xa quê hương
Nghe trong tim đêm ngày trăn trở
Nhớ quá một thời chinh chiến gian lao
Nhớ phút hiên ngang đi vào binh lửa
Sắt thép trong tay đang đối diện thù
Bỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thả
Nửa đời còn gì cung kiếm ngang trời.

Người lính già xa quê hương
Bao nhiêu đêm anh nằm không ngủ
Nhớ quá Mẹ hiền, nhớ quá anh em
Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ
Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu
Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm
Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha phương
Ôi! còn đâu, còn đâu
Bạn bè ta những anh hùng hào kiệt
Không tiếc chi xương máu giữ màu cờ.

Ôi! còn đâu, còn đâu!
Một thời trai một thời súng gươm...
Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong.

Người lính già xa quê hương,
Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa,
Vẫn ước một ngày theo bước Quang Trung.
Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi,
Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về,
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm,
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương.

.......................

Buồn quá anh Nguyễn Sơn ơi!

Hoàng Minh Thúy (Cuối năm 2014)

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?17406-Gia-%C4%90%C3%ACnh-81-Bi%E1%BB%87t-K%C3%ADch-D%C3

 

Trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến kỳ 17 - Cựu Thiếu Tá Nguyễn Sơn gởi Cô giáo Pha.

 







NHỚ VỀ AN LỘC, VIẾT GỞI CÔ GIÁO PHA.




LTS.- Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại chiến trường An Lộc, Ðại Úy Nguyễn Sơn (cấp bậc cuối cùng là Thiếu Tá BCD), tác giả bài này là Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 2, Ðại Úy Phạm Châu Tài (Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 3), và Trung Úy Lê Văn Lợi chỉ huy bốn toán thám sát. Tất cả ba đơn vị đã đồng loạt phản công tái chiếm đồi Ðồng Long, một ngọn đồi nằm ngay yết hầu của thành phố An Lộc. Chính Trung Úy Lợi là người đã cắm cờ vàng ba sọc đỏ ngay trên đỉnh đồi Ðồng Long. Việc tái chiếm đồi Ðồng Long - một cao thế chiến thuật trấn giữ phía Bắc An Lộc đã chặn đứng mũi tấn công của địch từ hướng Lộc Ninh xuống, và việc giải tỏa thành phố An Lộc không còn là một giấc mơ nữa.

* * *

Bây giờ đã hơn 1 giờ khuya. Tôi biết chắc điều này, vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của thành phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng hồ trước dây, tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện thoại - Người đã gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đã nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả tên chị, cô giáo Pha. Sau đó, tôi đã ngủ không được. Tâm trí cứ vẩn vơ nghĩ đến chuyện cũ, An Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo giác chiêm bao, trong mê Tỉnh thực mộng… Tôi đã quên tôi trong hiện hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha hương kiếm sống… Tôi nhớ thực nhiều đến một mùa hè rực rỡ, trong lửa đỏ Bình Long - đến Chị.

* * *

Ngày 16/04/72 tôi đứng trong cơn chiều gió lộng, trên một đỉnh đồi phía Ðông, không xa Ðồi Gió, để nhìn vào An Lộc. Nhìn con đường ngoằn ngoèo, quanh co dẫn vào nơi khói lửa đó, lòng tôi bỗng dưng nôn nao vô cớ, như lần hẹn hò với người tình đầu đời của tuổi học trò. Ðêm tôi thao thức với âm thanh đạn nổ hai lần từ trời cao vọng xuống lẫn trong tiếng động cơ con tàu C130 văng vẳng khi gần, khi xa, đã khiến không sao tôi nhắm mắt được với điệu ru buồn bã này. Sáng hôm sau, đơn vị tôi vào An Lộc – con đường ngoằn ngoèo bỏ lại sau lưng.

Lần cuối cùng tôi gặp chị, nhưng nay vẫn khó quên. Thật ra thì tôi chẳng nhớ gì về chị cả, nhưng tôi đã khó quên vì cảnh gặp chị. Ngày đó, tôi đi giữ bãi tải thương ở Xa Cam, và được lệnh phải để ý đến chị. Tôi đã không vui với điều này bởi chị không là gì cả. Không bạn, thù, chiến hữu. Tôi muốn dành chỗ của chị cho một thương binh. Chị mặc Quân Phục của đơn vị chúng tôi nằm dài trên một chiếc ghế xếp thay vì băng ca.

Chúng tôi đã đi qua những Buôn làng xám ngắt trong tro tàn vắng lạnh. Chúng tôi đã đi qua những vườn tiêu xanh tươi trong nắng vàng ban mai và trên con đường rợp bóng mát cao su. Chúng tôi đã vào An Lộc để mai này nối tiếp đi lên phía Bắc – lên đỉnh đồi Ðồng Long... Ðoạn đường không xa để đi qua Thị Xã nhỏ bé này, để đến đồi Ðồng Long cùng với thời gian không dài trong thế kỷ 20. Nhưng chúng tôi đã đi không tới trong một sớm một chiều, một ngày một đêm. Bởi thời gian không tính bằng phút, bằng giây, mà nó đã định bằng âm vang đạn nổ, bằng hàng vạn lượt pháo bắn vào thành phố này. Con đường chúng tôi đi tới, không đo bằng gang tấc mà bằng từng giọt mồ hôi và nước mắt của người lính và gia đình. Con đường bằng máu trơn trợt trong điêu tàn khi lên khi xuống như bể khổ trầm luân… Ðồi Ðồng Long như ảo giác ốc đảo trong sa mạc, khi trước mắt khi xa xăm, lúc chờn vờn lung linh trong bão lửa, lúc biến mất trong sương mù nhuộm khói... An Lộc chìm ngập trong tiếng nổ và lửa cháy suốt 60 ngày như đêm Néron đốt thành trì, đốt cư dân để tìm hứng thơ…

Chúng tôi đã đi qua được trận bão lửa này, trong tình bạn đồng đội và hy sinh để đến được đồi Ðồng Long và Hớn Quản, ngoại biên cực Bắc của thành phố. Ngày 12/06/72 đồi Ðồng Long ngạo nghễ nhìn quân Bắc Việt tan tác tháo chạy dưới chân… chấm dứt tham vọng của “cáo miền Bắc” đội lốt “chồn miền Nam” nối liền Lộc Ninh - An Lộc làm thủ phủ xâm lấn miền Nam.

Ðêm nay trong cảnh rét mướt của xứ người, lòng tôi bỗng nhớ lại chuyện máu lửa xa xưa. Chuyện mà mấy ai còn nghĩ, còn nhớ đến trong cuộc sống vội vã bon chen này. Vả lại để làm gì, khi nó là một kỷ niệm không thuộc về mình. “Ai dư nước mắt khóc ngưòi đời xưa”, phải không chị? Ngay chính tôi cũng vậy. Dù là người mới đến nơi đây, chân chưa cạn vết nứt nẻ bùn đen, mặt chưa phai màu nắng cháy quê hương và lòng còn nặng biết bao điều nắng mưa ở Việt Nam, cũng đã phải vội vã theo chân bạn bè đi trước, kề vai vào gánh vác cuộc sống, chạy đôn chạy đáo trao đổi mồ hôi lấy bạc cắc, không đủ thời gian để viết lá thư tình với năm ba chữ yêu đương…

Vậy mà đêm nay. quên cả đêm dài cần thiết để lấy sức cho ngày mai còng lưng kéo cuộc sống, lại ngồi chong đèn, bút giấy nói chuyện đời xưa với chị. Hẳn là chị phải ngạc nhiên? Ở đây, tôi không nghĩ về chị như thế nào? Nhưng tôi đã nghĩ nhiều đến bạn bè của tôi đã sống và chết như thế nào mà đã gây cho chị một xúc cảm đặc biệt để viết thành hai câu thơ:

“An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân”.


Tôi cũng không nghĩ đây là “bảng phong thần” mà mặc nhiên chị đã dành cho chúng tôi - những người lính Biệt Cách Dù. Ðiều mà tôi đã cảm nhận được ở đây - ở chị - chị đã nhìn thấy chúng tôi chết từ “chiến tích” để được sống lại trong “sử ghi” và cũng vì “Vị Quốc” nên chúng tôi đã không còn chọn lựa nào khác hơn là “hy sinh” phải thế không? Tôi rất cảm kích về điều này của chị và có lẽ nhiều anh linh của bạn bè tôi cũng vậy.

Ðó là chuyện của “An Lộc địa” và Cô giáo Pha ngày nào. Còn chuyện của tôi ngày xưa ở chiến trường An Lộc với chị ngày nay ở Cali - Ðông có vẻ nắng ấm, hè có gió mát lá bay. Nơi chị đang an vui với gia đình và bạn bè. Tôi cũng đã được lắm bạn bè nghĩ nhớ đến tôi cũng như tôi thường nghĩ nhớ đến họ. Những người đang sống và những người đã chết; Những người bạn thân thiết cơm gạo sấy nước trên ngàn của một thời chinh chiến loạn ly… Một Dung, Khánh, Mỹ, Thể… Một Huyên, Cường, Châu, Chính, Khỏe… Tên của họ như vòng hạt chuỗi thẻ bài mà tôi đã từng mang theo nó trong năm tháng đời lính, để ngày nay trở thành những mắt xích ràng buộc tôi với họ trong nỗi nhớ của tâm hồn và vĩnh viễn trong mai kia dẫu tôi còn sống dư thừa một trăm năm, thế giới có trầm luân biến đổi đến đâu nữa – hình ảnh họ vẫn nguyên vẹn trong tôi với những đặc điểm ở họ tôi đã mến thương.

Những người lính chúng tôi đã không tiếc thân mình, thì với chiến trường nào cũng vậy, chỉ có máu đổ chứ không có lệ rơi. Nước mắt không rửa được hận thù và lệ rơi không ngăn cản được mưa pháo đạn bay nên đã xem chuyện “Tử biệt sinh ly” như chuyện tương lai trước mắt. Kẻ trước người sau rồi cũng đến phiên như một phiên gác đêm của người lính trong đời sống súng đạn mà thôi. Tôi đã từng sống bên xác các bạn bè còn nóng máu chảy, và nhìn thấy những khuôn mặt còn tươi tỉnh, bình thản tắt hơi thở. Tôi bình thản đợi chờ đến phiên mình, có lúc đã quên cả tiếng thở dài để chào người nằm xuống….

Những trại tập trung đầy ải anh em bắt làm thân trâu ngựa, kéo cây đẵn gỗ trên ngàn, lặn sông, lặn suối vớt đá đắp đường. Họ đã lấy hung tàn để cạo rửa lý trí, vắt cạn sức lực con người bằng miếng ăn họng súng. Ðưa con người trở về với bản năng sinh tồn của một con vật, và trong cuộc sống yếu đuối tận cùng này, bạn bè như hiển linh đến với tôi trong dáng điệu nụ cười. Khi bên bờ suối hay đỉnh non cao, lúc chờn vờn trong mây gió như an ủi vỗ về.

Nhưng chị có biết không? Tưởng như vậy là hết, là quên, quên người, quên tên, quên cả kỷ niệm và phiên mình chờ mãi vẫn không thấy đến. Không được chết vinh nên tôi đã phải sống nhục trong suốt 20 năm qua mà tôi vẫn chưa được yên… Ðể đêm nay lại đến với tôi, trong cuộc sống hiện hữu, những hình ảnh của người chết trong vọng tưởng hư vô. Dẫu giờ đây cơm gạo sấy đã không còn, chiến trận không còn sau 1975. Bạn bè vẫn còn chập chờn trong trí tôi. Bất chợt đâu đó ở ngoại cảnh, cũng có thể đưa tôi về dĩ vãng để được gặp lại họ trong đời chiến binh. Dẫu là mơ màng mộng tưởng nhưng đó cũng là nơi trú ẩn bình yên duy nhất của tâm hồn tôi giữa cuộc sống phàm tục gian truân này.

Những tháng ngày lưu đày, hay bên đường ô nhục xuôi Bắc ngược Nam, lúc nhai củ sắn, khi gặm củ khoai. Cuộc sống nối tiếp qua, những trại tập trung đầy ải anh em bắt làm thân trâu ngựa, kéo cây đẵn gỗ trên ngàn, lặn sông, lặn suối vớt đá đắp đường. Ðể rồi khi đông qua rét mướt đẫm mồ hôi, hè đến trong nắng lửa xỉu bên luống cày cạn khô lao lực. Họ đã lấy hung tàn để cạo rửa lý trí, vắt cạn sức lực con người bằng miếng ăn họng súng. Ðưa con người trở về với bản năng sinh tồn của một con vật, và trong cuộc sống yếu đuối tận cùng này, bạn bè như hiển linh đến với tôi trong dáng điệu nụ cười. Khi bên bờ suối hay đỉnh non cao, lúc chờn vờn trong mây gió như an ủi vỗ về; hãy ráng lên sống với giả trá vinh quang và khổ nhục để tồn tại, hãy nghĩ đến vài trăm hạt bắp cuối ngày. Thuốc cầm hơi để kéo dài cuộc sống lưu đày mà bạo lực đã ban cho. Tôi đã sống qua những ngày tơi tả trong manh áo phai màu thay da bọc xương. Tôi đã thấy từng toán người không vải che thân, da nhăn nheo thiếu máu lùa xuống ao nhúng nước như những đàn dị vật hai chân. Tôi đã thấy tôi trong đoàn người cùng khổ đó. Chúng tôi đã mất tất cả danh xưng làm người để thấp kém hơn cả loài thú vật nuôi trong nhà. Nhưng trong tôi vẫn còn niềm tự hào của đơn vị, của bạn bè để làm vốn liếng cho cuộc sống tinh thần và mỉm cười với hai chữ “sa cơ” và “thất thế”.

“Thập tam niên” lưu đày không là bao so với thế kỷ, với lịch sử loài người. Nhưng cũng là một sự mất mát đáng kể cho một đời người dù là trăm năm, phải không chị? Tuy nhiên đây không phải là lời than - một sự tiếc nuối cho cá nhân tôi hay cho bạn bè cùng thời - Giá gì 13 năm không ra chi đó mà nhắc nhở! Nếu có chăng chúng ta hãy nghĩ giùm đến hàng bao thế hệ con trẻ của chúng ta đã bị trì trệ trí tuệ - mụ mẫm trong kiêu căng phi nghĩa phi nhân - Quên Cha Ông, Tổ Tiên, Giống Nòi trong hai tiếng “anh, tôi” để chỉ biết có loài khỉ vượn ăn trái, ăn cây làm nên sự nghiệp bác đảng. Con tôi không hiểu chữ “Hiếu”, chữ “Ân”, chữ “Tôn”, chữ “Kính”, không học Ngũ Thường của Khổng Tử dạy làm người, mà lại thuộc lòng năm điều bác dạy như con vẹt nói tiếng người. Tôi nhìn trong gia đình với những xót xa đổi thay và thấy ngoài xã hội với những đổi mới kỳ quặc. Tôi đơn côi và bơ vơ trong cuộc sống nửa khóc nửa cười này.

Giờ đây trong đêm khuya khoắt, bên đèn chiếc bóng. Bạn bè lại đến trong giọng nói điệu cười, cho tôi được một lần vui trong ngày, để sau đó tôi lại trở về với sự lặng câm của cơn buồn cuộc sống, của dĩ vãng một thời làm lính và một thời đi tù.

Tôi đã không nghĩ đến bà con thân nhân hay người yêu thuở nhỏ, hoặc cuộc sống mai đây sẽ khá hơn trong kiếp sống ly hương này. Tôi sẽ có “Job” mong ước khiêm nhường của kẻ mới tới - để được chút tiền sống cho mình và sống cho người… Ðiều mà tôi nghĩ ở đây là những bạn bè của tôi không còn trên cõi đời này - những người đã chết không đám tang, không thay áo mới giữa chiến trường. Họ đã trả lại cho đời sống cả tuổi thanh xuân lẫn gian truân một thời. Họ đã thảnh thơi ra đi không bận với những gì còn lại và tiếp diễn trên thế gian này, dù là đầu đạn màu đồng đã ghim sâu vào thân thể, hay chiếc thẻ bài trắng bạc buông thòng trên cổ họ lúc tắt thở - họ bình yên trong hai tiếng “trận vong” thế là hết - một đời làm người!

Nợ nước, nợ đời họ đã trả. Nhưng tình nhà ra sao hả chị? Những mảnh khăn tang ngày đó không đủ phủ kín nỗi sầu bi, tiếng nấc nghẹn ngào của vợ con. Những tha thiết nhung nhớ ngày đó của người tình, người yêu – bây giờ chắc cũng đã quên… Nhưng sao hôm nay lòng tôi bỗng dưng lại bồi hồi xúc động nhớ đến họ…

Hơn 20 năm qua cứ mỗi lần nghe ai đó nhắc đến An Lộc tôi lại một lần nhớ đến bạn bè - nhớ đến chị. Tôi nhớ đến những người đã chết nơi này và nhớ đến chị đã sống nơi đó. Tôi nhớ đến những người đã tạo nên chiến tích cho đơn vị bằng cái chết của mình và nhớ đến hai câu thơ của chị đã làm cho họ sống lại trong lòng mọi người. Và tôi nhớ đến ngày chị bị thương như một sự an bài để “Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh…” vì “An bài” nên chị đã may mắn thoát khỏi quả đạn pháo đến đón chị vào số phận “hồng nhan bạc mệnh” hay nửa đời làm người “bại tướng cụt chân”.

Ðáng ra vết thương này phải là của chúng tôi - những người trực diện đối đầu phía trước - để cho mọi người - cho chị tay không cầm súng được an lành. Nhưng chị biết đó - những viên đạn đồng đâu có hồn để biết đau thương, những viên đạn đầu đen mang gan thép ngoại nhập nào có biết nhân tình. Dù cho một em bé tuổi chưa thôi vú mẹ, hay ông cụ bà lão tật nguyền chống gậy khấp khểnh trên đường về “Quy Tiên”. Ở chiến trường này đạn pháo của địch đã không nhân nhượng khoan dung cho bất cứ một thứ gì. Từ một bàn thiên trước ngõ cho đến một con chó lạc chủ lang thang bên đường. Tất cả đều phải hủy diệt. Ðó là điều mong muốn của địch. Nên đã dùng pháo để băm vằm thành phố, băm vằm chúng tôi - những người lính đã quyết tử với họ… để giữ cho An Lộc được tồn tại trên phần đất tự do Miền Nam.

Bầu trời An Lộc xưa nay vẫn đẹp trong nắng hồng trời xanh, đều đặn hai mùa nắng đẹp, mưa vui, cho cây lá thêm tươi và vì là một Tỉnh lẻ địa đầu nên ba sư đoàn cùng với hàng ngàn chiến xa, đại bác từ Bắc xuôi Nam tràn vào tàn phá chiếm giữ. Bầu trời bỗng dưng rực đỏ màu hồng cùng với khói đen. Tai ương đến - khu Kito nhuộm máu giáo dân trong buổi cầu kinh - Chúa vẫn buồn dang tay chuộc tội thế nhân, mà người vẫn đam mê trong tội ác. Chùa xụp đổ, chẳng còn kinh mõ, Phật từ bi rơi nước mắt khóc điêu linh, cuộc thế trầm luân.

Ðoàn quân Cộng Sản vượt sông Gianh, Bến Hải, xuyên Trường Sơn qua biên giới. Ngày đêm ì ạch khuân vác chiến cụ ngoại bang vào Nam. Người anh em chỉ nhằm mục đích “giải phóng” san bằng tự do thanh bình của người dân Nam để theo cùng nghèo đói gông cùm miền Bắc, trong giáo điều bạo tàn nô dịch dân tộc. Chắc chị cũng đã nghĩ như tôi, chắc chị đã không đau vì vết thương trên da thịt mà đã ray rứt vì nỗi tủi hờn của một kẻ yếu đuối nữ nhi, tay không cầm súng, không quen phong trần cùng với gió sương. Chắc chị đã tiếc mình là nhi nữ, không là Triệu Ẩu, Trưng Vương, để phải lắm phen quay quắt trong hãi hùng. Từ Tòa Hành Chánh hay ga xe lửa, khu Kito hay trường học, chị lang thang không nhà trốn giặc, trốn đạn khắp thành phố bị bao vây nhiều ngày này và chị đã đến đây. Chị đã thấy gì hơn những nơi khác? Cũng đổ nát điêu tàn, cũng pháo rơi đạn nổ vung vãi khắp phố xá nhà cửa của dân lành. địch nhằm mục đích gây khủng hoảng tinh thần chúng tôi để chờ thời cơ tiến đánh, nên đã ngày đêm không tiếc đạn bắn phá chúng tôi. Nhưng chị cũng thấy đó, chúng tôi vẫn thảnh thơi vui cười - chờ địch đến như chờ cuộc chơi. Và với không khí lạc quan đó đã khiến cho chị cảm thấy dễ chịu bình yên hơn, tin tưởng hơn - dù một chút tin tưởng đến muộn nhưng cũng đã giúp chị thoát khỏi sự ám ảnh nào đó của âu lo…

Khi nghĩ đến cần phải ngồi co ro ở một xó xỉnh nào đó mà quyền làm người của chị lệ thuộc vào họng súng AK, liệu chị có còn dám ngước mắt nhìn thẳng mặt họ mà vui cười như nhìn chúng tôi hay không? Hay chỉ biết cúi mặt chờ đợi - Những đầu ngón chân đen đúa đường xa của chúng, chị sẽ nhìn thấy ở đó, một phần nào số phận của mình sẽ được định đoạt. Chị sẽ bị mang ra bắn bỏ hay chôn sống. Có thể họ sẽ tha cho chị tội chết nhưng sẽ bắt chị phải đền tội sống. Tội làm người ở đất tự do, tội làm một cô giáo Tỉnh lẻ hay viên chức phụ động hành chánh ngày hai buổi đi về không biết hoan hô đả đảo… Chị sẽ được giáo dục lao động là vinh quang làm theo sức trâu bò quên ngày, quên đêm là tiên tiến, là mũi nhọn công đầu… Chân chị sẽ chẳng còn guốc hồng dép trắng - chẳng còn nuột nà gót sen và đôi tay của chị trau chuốt một thời sẽ nhăn nheo héo úa bởi bùn đen đất đỏ, bởi gai đâm vết cắt… tâm hồn chị sẽ chai lỳ trong ê chề buồn thảm để đến lúc chẳng còn biết mình là ai. Năm qua tháng lại chị sẽ trở thành một tên nô lệ chuyên nghiệp của chiến trường xuôi Bắc ngược Nam, quên cha quên mẹ, quên cả người tình… Ngày ngày vác sắn, tải đạn khiêng thương binh khiêng xác. Ðêm về ngồi xếp bằng vỗ tay ca hát như lũ con nít vừa mới lên năm. Cuộc đời rồi cũng tàn tạ rơi rụng như chiếc lá úa trên rừng… Gương Mậu Thân ngày nào ở Huế, chắc chẳng mấy ai quên…

Sống nơi này với chúng tôi chị đã cảm thấy dễ chịu bởi chúng tôi đã không vướng bận với cái sống, cái chết, nên chị cũng đã bỏ lo đi để bình thản. Rồi, một đêm mùa hè trăng soi, chị đã quên cuộc sống đầy dẫy chết chóc đau thương. Chị yên tâm quên pháo, nằm dưới hiên để ngắm chị Hằng lững lờ cùng trời mây. Chị có nhớ Lý Bạch chết vì trăng không? Tôi không hiểu Tô Ðông Pha đã chết như thế nào? Nhưng tôi đã biết rõ chị Pha đã thoát chết trong một đêm mưa pháo của trận chiến An Lộc. Và chị đã không chết ngay tại chỗ nhưng với vết thương đó liệu chị có nghĩ đến “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa dương gian…” không?

Tôi đã thấy từng toán người không vải che thân, da nhăn nheo thiếu máu lùa xuống ao nhúng nước như những đàn dị vật hai chân. Tôi đã thấy tôi trong đoàn người cùng khổ đó. Chúng tôi đã mất tất cả danh xưng làm người. Nhưng trong tôi vẫn còn niềm tự hào của đơn vị, của bạn bè để làm vốn liếng cho cuộc sống tinh thần và mỉm cười với hai chữ “sa cơ” và “thất thế”.

Ðấy, chị đã sống gần chúng tôi bao nhiêu ngày chiến trận hung hiểm. Chị cũng đã từng thấy chúng tôi ngã gục trên chiến hào, hay bao phen thay phiên mang thương tích để giữ đất và giữ nước. Chị cũng đã nhìn thấy những nấm mồ chôn vội vã bên cạnh chúng tôi. Với một nấm mồ có gì để đáng nói! Nhưng với chúng tôi đó là những nấm mồ mà chúng tôi đã đắp cho bạn bè bằng tất cả tình huynh đệ thân thương… Chị đã thấy trong những đêm mưa tầm tã lẫn lộn với pháo rơi, chúng tôi đã phải mò mẫm từng tấc đất trong bóng đêm để bới những cái hố nhỏ chôn mình tránh pháo rồi mới đào những huyệt lớn để chôn xác bạn sau. Chúng tôi đã xem thường cái chết trong lúc chiến đấu một mất một còn với địch bao nhiêu thì quý xác bạn bè khi nằm xuống bấy nhiêu. Ðôi khi thật vô lý – khi một người chết lại phải mất thêm một vài người sống cũng chỉ vì một cái xác không hồn. Nhưng tình cảm riêng của chúng tôi, nó có lý lẽ riêng của nó… và chúng tôi đã tồn tại được trong gian nguy khắp chiến trường dạo đó, một phần cũng nhờ vào tinh thần đồng đội.

Có lẽ ở đây chị cũng đã nhìn thấy được ở chúng tôi điều mà chúng tôi đã không thấy. Ðó là thân phận nhỏ nhen của một người lính khi sống cũng như lúc chết và sự hy sinh hào hùng lớn lao của họ mà thế nhân ít kẻ thật sự nhìn thấy. Lẽ dĩ nhiên đôi khi chúng tôi cũng được ca tụng, khen ngợi, có lúc cũng phải thẹn thùng bởi vì nó đã vượt quá điều chúng tôi nghĩ, chúng tôi làm. Và, chị là một - một chứng nhân cho sự sống chết và hy sinh bên nhau của chúng tôi. Nếu chúng tôi là những tên giác đấu khô cằn sắt đá, chỉ biết đi tới trong bước chân Robot người máy, hoặc quay lưng lại chạy trước, quên sau, không cần biết bạn bè chiến hữu thì chúng tôi cũng đã tự hủy diệt từ lâu. Và bây giờ cũng chẳng còn gì để nói với nhau, với chị… Trong cái nhìn của chị về chúng tôi, cũng như đã cảm nhận được những gì mà chúng tôi đã có. Cái đau hành xác của vết thương thiếu thuốc. Cái chết lơ lửng trước mắt trong lằn đạn địch bắn tới. Cái “lạnh cẳng” khi đôi chân vướng vít giữa những lằn đạn bắn ngang dọc, và nhất là tiếng nổ của viên đạn pháo rơi kề cận, là một điều thật hiếm hoi làm cho chị phải nhớ mãi. Bởi những trường hợp như thế này ít khi còn dịp để cho mình nhớ lại cảm giác lúc dầu. Vì mình sẽ không còn nữa, và không biết linh hồn có mang theo để nhớ lại ở đâu đó không? Chị cũng đã từng chung niềm vui với chúng tôi trong những khi chiến thắng và cũng đã cùng buồn trong những lúc chiến bại. Chị là chiếc bóng kề cận, là chứng nhân, là chiến hữu của chúng tôi. Dù không súng đạn ba lô, không mang cấp bậc số quân, không ai tuyên dương chị, nhưng chính chị đã tuyên dương chúng tôi, đã khiến cho mọi người nhìn thấy chúng tôi trên khắp chiến trường dông bão chống giặc Bắc phương ngày đó qua “An Lộc địa” của chị và mãi cho đến bây giờ hoặc mai sau.

Hơn 20 năm qua, chị nghĩ chúng tôi, những người lính đã sống và chết trong trận mạc còn gì. Tôi không nghĩ sự hy sinh của chúng tôi hay Việt Nam còn gì? Còn chăng đó là một sự mất mát không tìm lại được cùng với những nỗi cay đắng nhọc nhằn mà người sống đã phải gánh chịu cùng với vết tích của người chết cũng chẳng còn. Ngay cả những ngôi mộ vốn dĩ đã mang tiếng là “mồ viễn xứ” dù quanh năm nhang tàn khói lạnh cỏ mọc mồ xanh, nó vẫn là một ngôi mộ. Tên tuổi, ngày tháng sinh, tử vẫn in vết trên bia dẫu đã rêu phong cát phủ. Vết tích khiêm nhường của một người lính chừng đó còn lại trên cõi trần đời. Thế mà, tàn cuộc chiến mồ hoang cũng chẳng còn. Sự thù hận Nguyễn Ánh - Tây Sơn mấy trăm năm lịch sử được lật ngược để đào mồ cuốc mả trả thù. Dù là mồ mả của một người lính súng dài không quan tước, quyền hành. Tôi chợt nhớ đến tượng người lính màu đen bên đường xa lộ Biên Hòa, mà xưa kia ai qua lại cũng phải ngó, phải nhìn với thoáng suy tư trầm mặc, cũng như đã có biết bao điều hư thực đã được người ta đồn đãi chung quanh tượng người lính này. Chuyện đêm đêm người lính rời bỏ bục ngồi lang thang đi dạo dọc theo xa lộ, vào nhà dân xin nước, chờ khách qua đường để xin lửa hút thuốc, v.v… những câu chuyện mà thường nhật của một người lính đang sống thường làm vô thưởng vô phạt mà đôi khi còn được coi là dễ mến dễ thương. Tôi không hề nghe kể chuyện tượng lính đó đã gây ra những điều huyền bí kinh dị, sợ hãi cho một ai. Nay cũng được tròng dây kéo đổ - thật khó coi - nhưng cũng thật tàn nhẫn. Cũng như di vật của em tôi - một phi công - tấm thẻ bài, bộ đồ bay không nghĩa gì cả - cũng được gọi là “giặc lái” mang ra xiềng xích trưng bày, phỉ nhổ… Tôi không hiểu nổi - vật của người chết có hồn hay hồn của người sống vô tri…

Tôi đã lang thang qua những nghĩa trang Bắc Việt, Mạc Ðĩnh Chi để nhớ lại một thuở nào kỷ niệm học trò đi tìm im vắng. Giờ đây, trong nỗi buồn vô vọng của kẻ mất cuộc sống, tôi trở lại chỗ này chỉ thấy toàn hố trũng hoang tàn đổ nát. Tàn tích của một sự bới móc không khoan nhượng. Tôi cảm thấy thấm thía cho một sự đổi đời. Nước mất nhà tan, mồ mả chẳng còn.

Một mai nếu có dịp trở về An Lộc, tôi nghĩ chị sẽ thấy lòng trĩu buồn bởi những đổi thay mất mát không ngờ… Chị sẽ như tôi lạc lõng lang thang trong tiềm thức, trong vọng tưởng để tìm lại những tàn tích dĩ vãng trên mảnh đất này năm xưa. Rồi một sớm mai sương mù giăng kín không gian hay một chiều nắng nhạt nào đó, trên đường về quanh co nẻo vắng hay trong gió lạnh sương mai. Biết đâu bất chợt trong mơ tưởng chị sẽ gặp lại những gì mà chị đã lãng quên trong cuộc sống hôm nay và chị sẽ thấy thời gian không phải là mồ chôn dĩ vãng. Vì vậy mà tôi đã sống với những kỷ niệm đang sống trong tôi.

Ngày đó, tôi đã biết chị nhưng không biết tên. Qua câu chuyện của bạn bè nói về một thiếu nữ bị pháo gẫy chân. Chuyện đó có gì lạ với chiến trường này. Nhưng một chút ngạc nhiên cũng đã đến với tôi là từ ngày chúng tôi đến đây - trên phòng tuyến này - bạn bè chúng tôi cũng đã chết nhiều nhưng chưa nghe nói một người dân nào trốn giặc bên chúng tôi bị nạn cả. Sao nay lại có chuyện này. Tôi chưa kịp hỏi mà chỉ lơ đãng hình dung về chị, về hình ảnh của một người thiếu nữ gẫy chân. Lòng tôi trơ cứng như hồn đá sỏi, chẳng một chút xúc cảm nào mang nghĩa xót thương. Bởi ở đây tôi đã quen lắm chuyện đau thương mà bình thường chắc cũng không khỏi mủi lòng cũng như quen mùi xác rữa của địch rải rác trước phòng tuyến mà bình thường chắc cũng thấy hôi tanh.

Viên đạn pháo nổ tung mái ngói trên chổ tôi ngồi đưa tôi trở về thực tại rời khỏi thoáng chốc vu vơ. Tâm trí tôi lại trở về với máu lửa của những trận đánh kế tiếp. Tôi đã quên đi chuyện này như chuyện chiêm bao ngủ gật. Bởi ở đây có biết bao chuyện lạ đời để mãi mãi không nhạt nhòa trong tâm tưởng.

Ngày đầu tiên tôi vào đây, trong căn nhà bên kia lò bánh mì, tôi đã gặp một em bé chưa đầy tuổi thôi nôi, nằm giữa một chiếc giường chăn xô gối lệch. Em đang an giấc trong lời ru của ruồi nhặng, mắt môi đầy ắp những sinh vật mới sinh. Tôi sững sờ không phân biệt được em là trai hay gái. Lòng tôi rưng rưng lẫn buồn nôn. Tôi quay ra như trốn chạy một điều gì, rồi mãnh lực nào đó, đã giữ tôi lại, cúi xuống kéo tấm chăn phủ kín người em. Ðàn nhặng vù lên như một sự phản đối gớm ghiếc. Vĩnh biệt em. Một thời ngắn ngủi làm người trong chiến tranh, ly loạn cũng như chuyện một đêm, người thiếu phụ bật tiếng rên la từ một góc phố cùng với trận đánh bên ngoài. Người y sĩ đã bỏ việc cứu thương, cứu lính để tìm người thiếu phụ, làm việc cứu dân. Dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu không đủ sáng hết căn phòng nhỏ bé, người thiếu phụ đang chuyển bụng.

Một việc bất ngờ đối với người y sĩ vừa mới về đơn vị này. Xưa nay trên chiến trường chỉ có tử chứ không có sanh, nhưng đây cũng là một chuyện lạ bất ngờ. Người y sĩ chỉ quen cứu chữa những vết thương bom đạn, bây giờ trước vết thương này - vết thương sinh tồn của giống nòi, đã khiến cho người y sĩ phải bỡ ngỡ và người y sĩ đã làm hết sức mình để cứu mẹ con người thiếu phụ thoát khỏi cơn nguy nan của một lần “Vượt biển” đầu đời giữa cảnh phong ba bão lửa này. Ðối với người thày thuốc thì việc tận lực cứu dân hay cứu lính không quan trọng mà cứu người là thiên chức của họ. Nên đã không phân biệt vết thương của bạn, thù hay dân, lính. Rồi em bé cũng ra đời để mang tên của người thày thuốc - Ân nhân cứu tử của mẹ con em. Tôi không hiểu em bé có cất tiếng khóc để chào đời, chào cuộc chiến hay đã im lặng như cảm nhận thảm họa chiến tranh để cùng mẹ cha nhẹ gánh chạy giặc.

Tôi cũng đã đi qua trận đánh phía Tây trong đêm tối hãi hùng - lẫn lộn trong điêu tàn xụp đổ xác người, thú - những viên đạn B41 xanh biếc, lập lòe cắt rách màn đêm như điềm báo tử thần quanh đây cùng với những âm thanh đạn pháo, xé rách không gian hứa hẹn bao điều thảm hỏa phía sau. Cảnh huyên náo của chiến trường trong đêm tối, đã thôi thúc chúng tôi đi tới trong thách thức cùng với gian nguy, để lùa địch ra khỏi vòng đai của thành phố và sáng hôm sau chúng tôi đã đổi được chỗ của kẻ chiếm đất để giữ lại đất.

Chiều ngày 18/04 chúng tôi đã đến từ ngoại biên Ðông Nam của thành phố. Nhìn vào trận địa trước mặt, như một canh bài đã được bày sẵn trên chiếu bạc mà tẩy đôi bên là xương máu, súng đạn. Ðịch dửng dưng đứng nhìn chúng tôi như một người chủ mất dạy ra tiếp khách. Tôi nghĩ họ đã đánh giá chùng tôi như những con cừu non hiền lành đang dấn thân đến gần miệng sói lang. Ðịch quân đông, pháo nhiều, lại trong thế thủ. Còn chúng tôi quân ít, vũ khí nhẹ, trận địa không quen, lại thêm đường xa mới tới. Ðịch đang trên thế thắng - chúng tôi trong tình trạng thể chất mỏi mệt. Sự tương quan chênh lệch giữa đôi bên đã khiến cho địch xem thường chúng tôi. Và không cho phép chúng tôi được quyền chủ quan, dù bất cứ một chủ quan khiêm nhường nào đi nữa - thế yếu - chúng tôi phải đổi thắng bại bằng dũng cảm và hy sinh nên đã không cho phép chúng tôi quên “Tiên hạ thủ vi cường”.

Ðịch không ngờ chúng tôi đã đánh sau vài tiếng đồng hồ khi màn đêm vừa buông xuống. Họ cũng không ngờ chúng tôi lại là những người lính tinh nhuệ trong bóng đêm. Một chiến thuật đã làm cho đơn vị chúng tôi vang danh trên khắp chiến trường - là khắc tinh của bám trụ của kiềng, chốt mà một thời địch đã tự hào là một chiến thuật ưu việt của họ. Chúng tôi đi đến đâu, kiềng chốt bám trụ của họ tan tành đến đó. Mậu Thân 68 ở mặt trận Gia Ðịnh là một. Người ta đã biết chúng tôi qua chiến thuật này cùng với những lời ví von biến hai chữ Biệt Cách thành “Bird cat”, một loại chim mà Phương Tây đã lấy làm biểu tượng cho điều đáng kính và mang ơn - Cú Mèo - Quả thật tôi cũng không ưa. Người Á Ðông vẫn cho rằng nó là biểu hiện của điều hung hiểm. Khi có chim cú đến nhà là điềm báo tang tóc, bại vong. Ðêm nay chúng tôi đã đến - hẳn là địch đã không tin. Một trận đánh mà địch đã không lường trước được sự thảm bại lại thuộc về mình để từ đó, đổi lại ưu thế tinh thần thuộc về chúng tôi trong các trận đánh sau này. Ðiều cấm kỵ trong lúc giao chiến mà nể sợ địch, chính đó là sai lầm của chúng.

Bóng đêm tan dần, mặt trời lên. Quang cảnh trận địa thật thê lương ảm đạm. Ruồi nhặng thức giấc vo ve reo mừng máu bầm, máu tươi, thịt mới cũ la liệt khắp nơi. Ba đêm không ngủ - đôi mi trĩu nặng ngàn cân. Tôi cố nhướng lên cùng với ý nghĩ lo âu sợ địch phản công. Nhưng vô ích, tôi đã ngã gục xuống ở một góc hiên nhà… Tôi tỉnh dậy giữa tiếng pháo xa, gần quanh chúng tôi. Ðịch bắt đầu pháo vào trận địa… Chỉ có đạn rơi và pháo nổ, nơi đây chẳng còn một ai - ngoại trừ chúng tôi và ruồi nhặng.

Photo: Trưa mùa hè nắng hạ, mùi thịt da sình thối quyện đặc không gian, đã khiến chúng tôi thở tưởng như Oxy cũng nhuộm máu. Và thật bất ngờ, tôi đã gặp hai vợ chồng cụ già nơi này - ở một xó bếp. Ông cụ ngồi dựa lưng trước cửa một căn hầm nổi bằng bao cát và thùng phi chứa đất. Người vợ đang ngồi nhen lửa trong bếp gần đó. Chắc họ cũng vừa mới chui ra khỏi hầm, chắc họ cũng đã thức suốt đêm qua? Tôi đến gần chào họ - vẫn im lặng. Tôi chào lần nữa, ông cụ vẫn bất động nhìn thẳng ra trước mặt. Tôi chưa kịp thắc mắc thì tiếng bà cụ vang ra mà chẳng cần quay lại “ổng mù và điếc đó!”. Tôi cứ tưởng là bà cụ nói chuyện với ông táo. Tôi cúi nhìn vào đôi mắt ông cụ. Ðôi mắt của người “ngủ ngày”. Thái độ và giọng nói của bà cụ, tôi hiểu họ không muốn thấy gì trước mắt, không muốn nghe gì bên tai. Dù là tiếng đạn hay tiếng bom. Họ đã tự thoát ra khỏi trần đời, thế sự, nên con người hay sự vật chung quanh không còn lệ thuộc thế giới của họ. Không muốn làm phiền họ, tôi quay ra với những ý nghĩ không vui.

Hai tháng sau, có dịp tôi đã trở lại nơi này. Chẳng còn một thứ gì nguyên lành, ngay cả mùi hôi thúi ngày nào cũng chẳng còn. Căn nhà bếp, nơi tôi gặp hai vợ chồng ông cụ cũng chẳng thấy. Nhưng căn nhà hầm thì vẫn còn đó với trăm thứ, cột kèo gạch ngói phủ lấp lên trên. Hình ảnh hai ông bà cụ cứ chờn vờn trước mắt đã khiến tôi chui vào hầm. Ánh sáng không đủ cho tôi thấy rõ lòng hầm nhưng rõ ràng hai bộ xương một nằm một ngồi dựa vách đã khiến cho tôi sững sờ và rờn rợn khắp người. Tôi cố nhìn họ một lần nữa cũng chỉ thấy hai bộ xương mà chẳng thấy gì trong tâm trí mình. Tôi chui ra với những ý nghĩ rã rời cùng với mùi hôi hăng hắc khó chịu của xác người chết khô.

Trời chợt đổ cơn mưa. Cơn mưa nhẹ của chiều tháng sáu đã làm cho lòng tôi càng thêm quay quắt trong nỗi buồn.

Tôi trở về chân đồi Ðồng Long. Nơi đây trận đánh cuối cùng của chúng tôi vào ngày 12 tháng 06. Ðịch đông gấp nhiều lần. Trận đánh kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều, không ăn không nghỉ. Xác một Mỹ, một Cứ… nằm dài trước mặt tôi năm ba thước mà mới đêm qua còn nằm bên nhau xầm xì to nhỏ, những chuyện không đầu không đuôi của lính, chuyện buồn vui của gia đình, của người thân, chuyện ngày qua và mai sau… Thế mà bây giờ thì nằm đó, giữa những họng súng địch canh giữ, ai sẽ đưa các anh về? Không bỏ chiến tuyến không bỏ xác bạn, đó là điều khẳng định của chúng tôi. Ðịch cũng hiểu rõ điều này nên đã không bỏ công canh chừng…

Trời chiều nghiêng bóng, lòng tôi như lửa đốt, cổ khô đắng bởi mùi thuốc súng và khói bụi. Tôi nằm ngửa canh chừng những quả đạn 81 bay lên từ chợ Mới vẽ thành những đường cung mường tượng trong không gian khi viên đạn bay qua để xem may rủi giữa ta và địch. Khoảng cách an toàn giữa điểm nổ và quân bạn đã không dành cho chúng tôi trong trận đánh này, và cứ mỗi lần thấy viên đạn bay lên không bình thường, tôi lại phập phồng không đoán được nó sẽ rơi vào chỗ nào? Rồi nhắm mắt lại để tưởng tượng nó sẽ rơi ngay vào đầu mình… Chúng tôi đã chấp nhận đạn rơi cách chúng tôi đôi ba thước ở thời điểm nổ chậm nên có thể chôn vùi chúng tôi trong cát bụi, nhưng buộc địch phải bỏ những chiếc áo giáp chữ A, chữ Z sát cạnh chúng tôi năm ba thước để chúng không còn cơ hội kiên trì bám dính chúng tôi nữa. Rồi một Thể lao thẳng qua phòng tuyến địch bắn phá, coi đạn địch bay ngang dọc như rơm rác, như giấy hoa. Mắt tôi mờ đi bởi những hình ảnh dũng cảm của bạn bè - một Thiện ngày nào trong trận đánh tái chiếm khu cảnh sát. Bàn tay phải bị bắn đứt, Thiện vẫn tỉnh táo dơ lên để máu bớt chảy, tay trái kẹp súng bắn trả như vừa cầm đuốc vừa bắn giữa cảnh mịt mù khói bụi. Một Y Muih MLOR tay ướt đẫm máu tươi đứng trên nắp hầm địch mặt vẫn tỉnh bơ như thể chẳng có gì xảy ra trên thân thể mình và mới sáng nay Vosary bị địch bắn bay hàm dưới vẫn đứng chỉ tay về phía hầm địch để báo cho bạn bè. Người đen, máu đỏ đầy miệng, đã khiến cho mấy thằng Việt Cộng con không khiếp đảm cũng phải rùng mình. Những hình ảnh đó đã thể hiện một phần nào cái dũng của Biệt Cách Dù mà chỉ có trong nguy nan mới thấy được. Tôi hãnh diện đã có những người bạn như thế đó đã làm rạng danh cho đơn vị một thời. Ðịch cũng đã đoán được “cơn nước lũ” chúng tôi sắp tràn qua và thể như môt điềm báo trước để địch phải tháo chạy.

Bóng chiều tắt dần - trong im lặng không tiếng súng. Chiến trường như bãi chợ chiều, ngổn ngang súng đạn cùng xác chết. Chúng tôi đã không ồn ào hò reo chiến thắng. Chúng tôi không nhìn thấy những chiến tích trước mặt mà đã im lặng nghĩ nhiều đến những bạn bè đã hy sinh, đã nằm xuống trong trận đánh để đời này.

Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo những tia nắng cuối cùng trong ngày chìm dần vào màn đêm giữa sự im lặng ngẩn ngơ của chúng tôi.

Một ngày đã qua với bao máu và mồ hôi đã đổ xuống - với địch ngày nào đã rầm rộ đi vào, bây giờ mới đó đã phải tan tác tháo chạy tìm sống trong số phận rủi may. Chẳng bù lại ngày 14/04 đã tràn vào thành phố như chỗ không người. Ngạo nghễ, kiêu căng trên những chiến xa, giữa sự trốn chạy hãi hùng của người dân. Nhưng giờ đây vết tích còn đó; hàng trăm chiến xa nối đuôi nhau bị bắn hạ khắp nẻo đường phố. Họ đã mất đi sự tự kiêu, tự mãn lúc ban đầu. Giờ đây chỉ còn mong lấy thịt đè người, bốn sư đoàn 5, 7, 9 và Bình Long khóa đầu chặn đuổi tận lực vây hãm. Nhưng An Lộc đã không mất trong cơn hấp hối thì địch còn mong làm được gì trong sự hồi sinh dũng mãnh của quân trú phòng. Bọn giặc Cộng lâm vào cảnh tiến thối lưỡng nan rồi tự tan rã trong sự phản công quyết định của đơn vị tham chiến. An Lộc đã trở thành một biểu tượng cho sự dũng cảm và hào hùng của quân đội Miền Nam.

Tôi đứng trên lưng đồi phía Bắc để nhìn ngược về phía Nam, về chợ Mới. Dãy phố quen thuộc trong 60 ngày qua xa trông như vẫn nguyên lành duy nhất còn lại chung quanh dổ nát. Một chút tự hào đã thoáng đến với tôi. Tôi chợt nghĩ đến những thành quách xa xưa - dãy phố chơ vơ nhỏ bé nằm giữa hai góc đường đó như một ốc đảo trong sa mạc khói lửa đã qua. Những vết đạn lớn nhỏ loang lổ khắp cùng bởi bao lần bị bắn phá bị tấn công, nó đã trở thành một thứ anh hùng hảo hán thân mang đầy thương tích mà vẫn khí phách ngang tàng đứng vững giữa trận địa. Nó không còn là một dãy phố thương mại bình thường của thương nhân, mà nó đã trở thành một thứ Thành Quách sắt thép của 81 - chỗ dựa cho đại pháo Navaron và nó còn là một chứng tích mà tự nó đã nói lên biết bao chiến tích hào hùng của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù chúng tôi.

Tôi trở về để gặp hai em bé trên dưới 10 tuổi đã sống hơn 60 ngày dưới hố sâu, hầm tối ở chân đồi Ðồng Long. Ngày ngày không cơm gạo, không nước uống giữa vùng đất địch đóng quân. Em kể, đêm đêm đã lén bò ra ăn cỏ uống nước hố bom. Nhìn hai em nửa người nửa vật, nửa trẻ nửa già – nhìn hai em như tượng đồng đen thời cổ, như tranh vẽ trừu tượng thời nay. Hai em nhìn chúng tôi trong hố mắt lạc lõng, xa lạ. Chúng tôi nhìn hai em với nỗi buồn xót xa.

Ảnh: Cô giáo Pha (nằm trên cáng) được chiến sĩ 81 BCD tải thương, khoảng đầu tháng 6 năm 1972 ở An Lộc.

Lần cuối cùng tôi gặp chị, nhưng nay vẫn khó quên. Thật ra thì tôi chẳng nhớ gì về chị cả, nhưng tôi đã khó quên vì cảnh gặp chị. Ngày đó, tôi đi giữ bãi tải thương ở Xa Cam, và được lệnh phải để ý đến chị. Tôi đã không vui với điều này bởi chị không là gì cả. Không bạn, thù, chiến hữu. Tôi muốn dành chỗ của chị cho một thương binh. Dù là một ý nghĩ hẹp hòi, nhưng đó cũng là sự thật ở lòng tôi lúc bấy giờ. Tôi lơ đãng nhìn chị để xem người thiếu nữ bị thương đêm nào mà tôi dã từng nghe bạn bè nói đến. Chị mặc Quân Phục của đơn vị chúng tôi nằm dài trên một chiếc ghế xếp thay vì băng ca. Tôi thoáng thấy sắc diện chị lợt lạt trong nắng vàng lẫn bóng lá xanh của cao su. Vì không ưa nên tôi cũng không nhìn nhiều để biết chị đẹp hay xấu mà tôi chỉ nghĩ chị nằm đó đang nghĩ gì? Chị có hiểu không, khi tàu tôi tới sẽ “chở” theo đạn pháo của địch tới. Chị hớ hênh chân co chân duỗi nằm đó! Chung quanh không bờ đất che chở, không gốc cây ẩn nấp. Liệu chị có thoát khỏi một lần nữa bị thương hay làm “danh tướng” không? Và thần thánh nào sẽ che chở cho chị qua khỏi cơn mưa pháo này? Tôi đã hồ đồ nghĩ về chị trong cái nằm của một người lính ngoài mặt trận. Giá mà biết được ý nghĩ của tôi ngày đó - nếu không giận chắc chị cũng kém vui, phải thế không?

Có thể chị đang lo âu về những điều tôi đang nghĩ cũng có thể chị đang bận nghĩ đến một viễn ảnh vui hơn - được đưa lên tàu đáp xuống Lai Khê. Chị sẽ thoát nạn - về Sài Gòn vào bệnh viện, chị sẽ bình phục lại như xưa. Rồi chị sẽ mặc áo mới màu thiên thanh cùng bạn bè lang thang dạo phố Bonard, qua Pasteur ăn phá lấu, uống nước mía Viễn Ðông, về nhà xem TV chiếu chuyện chiến sự… Chị sẽ quên đi những tháng ngày dài bầm dập ở địa ngục An Lộc, như quên một giấc mộng hãi hùng trong đời. Hay có nhớ, những muỗng cháo cơm nặng ân tình của anh Kiên. Hay có nhớ, một thời lộng lẫy đón đưa của chị ở An Lộc trước chiến tranh? “An Lộc địa” của chị rồi cũng sẽ qua đi trong xa cách ngàn trùng, mà bất cứ ai dù lính hay dân cũng đều muốn thoát chạy, rời bỏ… Chúng tôi cũng vậy - cũng chỉ mong cho tất cả mọi người dân nơi đây được bình yên rời khỏi nơi đây. Bởi ở lại cũng chỉ chuốc lấy thêm phần thương đau mất mát trong bom đạn vô tình may rủi mà thôi.


Tôi trở về để gặp hai em bé trên dưới 10 tuổi đã sống hơn 60 ngày dưới hố sâu, hầm tối ở chân đồi Ðồng Long. Ngày ngày không cơm gạo, không nước uống giữa vùng đất địch đóng quân. Em kể, đêm đêm đã lén bò ra ăn cỏ uống nước hố bom. Hai em nhìn chúng tôi trong hố mắt lạc lõng, xa lạ. Chúng tôi nhìn hai em với nỗi buồn xót xa.


Tôi đứng dựa lưng gốc cao su chờ đợi tàu đến cùng vẩn vơ với những ý nghĩ không đầu không đuôi về chị, về tha nhân, mà quên mình cũng chỉ là một con người - như mọi người, đang sống trên cõi đời này - lòng cũng đầy những vướng mắc bận bịu bởi những tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố… cùng với bản năng sinh tồn của một sinh vật nên hẳn chị đã không tin khi tôi nói: Chúng tôi đã không bận tâm đến hai chữ sống chết khi đối diện với họng súng của địch. Nhưng nếu không xem thường cái chết để chờ “sung rụng” chờ “bất chiến tự nhiên thành” thì chúng tôi khó mà có chiến tích để chị viết thành thơ… Tôi mơ màng trong thực và mộng để rồi chợt tỉnh trong âm vang tiếng động con tàu cùng với âm thanh bắt đầu của pháo địch bắn đi. Tôi nhìn về phía chị, về phía bạn bè của chúng tôi với ý nghĩ chợt đến: trận mưa này liệu có “ướt” ai không? Rồi quên đi chị nằm đó trong cảnh hỗn loạn của bãi đáp - vừa chặn bạn, vừa phòng thủ... tôi không nghĩ gì hơn là phản ứng với những điều chớp nhoáng đến với tôi trong đầu. Tiếng trực thăng lớn dần từ trời cao - cây rừng xôn xao gãy đổ trong tiếng đạn nổ. Ðoàn tàu rải dài trên khúc quanh con đường, hai bên ngổn ngang đầy dẫy xác người và chiến cụ… phút chốc rồi lại nối đuôi lên cao… chẳng còn ồn ào trên bãi đáp, chẳng còn lo lắng ở lòng tôi. Tôi nhìn theo đoàn tàu xa dần vào chân mây…

Rồi ngày tháng qua đi chị cũng xa vắng trong tâm tưởng chúng tôi. Chúng tôi không còn dịp nghĩ nhớ đến chị ở những chiến trường nối tiếp. Dẫu chị mới đó đã từng sống chết bên chúng tôi, dẫu chị mới đó đã từng giúp chúng tôi đôi lời ghi dấu tích đơn vị trên đài chiến sĩ trận vong. Ai qua An Lộc, khi về chắc cũng không quên những lời này, mà chị đã để lại cho chúng tôi sau trận chiến. Người đời sẽ nhắc đến chị hay chúng tôi cũng chỉ là một - nếu người ta để chút thừa hơi thở mà nói đến hai câu thơ này - người lính Biệt Cách Dù và thiếu nữ tên Pha - một bóng kiều diễm - mà một thời chị đã tự mãn với hai chữ “dáng tiên”, một thời có lắm kẻ mất ngủ quên ăn vì chị, có đúng không?

Sau đó, ngày về của chúng tôi từ An Lộc - rượu uống chưa kịp say đã phải ra đi. Hết Quảng Trị, Cổ Thành, Thạch Hãn đến Cao Nguyên “gió núi mây ngàn”, khi miền Tây Bà Ðen, Suối Ðá, lúc Miền Ðông Rừng Lá, Phước Long, chúng tôi đi không nghỉ - mặc cho tháng năm vợ đợi, con chờ, mẹ ngóng, cha trông… mặc cho người tình cô đơn dạo phố mùa Ðông. Chị thấy đó, trước mặt chúng tôi là sông, là núi, là địch là thù, sau lưng là nợ, là tình. Chúng tôi quay cuồng trong cuộc sống chiến chinh với tháng ngày qua mau. Chúng tôi nào biết mùa Hè nắng lửa ve kêu, mùa Thu ru lá ngủ trên cành, Ðông tàn rồi lại sang Xuân. Nếu có chăng khi lên đỉnh Bigmama ngồi ngắm B.52 thả bom chặn địch lúc xuống Charlie nghe âm vang quân bạn hò reo giết giặc, hay qua Chu Pao ngậm ngùi nhớ núi, nhuộm màu khăn tang. Rồi ra Quảng Trị vào Cổ Thành… ngày đến đội pháo thay mưa, đêm đêm chiêm bao vua Chiêm về đòi Ô Lý… Ðời sống của người lính Biệt Cách Dù là vậy đó, chị thấy không?

Chắc chị còn nhớ “Cư An Tư Nguy” chứ? Nên chúng tôi đã không bận tâm cho tương lai trên đường chinh chiến mà chỉ mơ một ngày mai được sống trong cảnh thanh bình của đất nước.

Chiến trường rồi cũng qua đi trong dông bão. Ngày tàn cuộc chiến chúng tôi vẫn chưa được sống với giấc mơ. Chúng tôi lại phải ra đi để vào cuộc chiến mới. Cuộc chiến của khổ nhục và lưu đày. Sau bao năm sống trong từng ngày, đói trong hơi thở, ăn trong giấc mơ và nhục chung tên cùng “tội phạm” đó.

Ngày được thả về tôi lại phái vác cuốc đi đào mả con, mả anh để trả đất lại cho người ta cất nhà, cất chợ… Bây gìờ trên đường lang thang, kiếm sống nương nhờ… dù không lo đói, mặc, nhưng lòng vẫn thấy lạnh khi Xuân sang. Con đường không chọn lựa mà phải đi - cuộc sống không mơ ước mà phải sống - nên tôi vẫn thấy nhớ Nước lạ lùng! Chị biết không: “Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn…”. Xưa kia tôi vẫn thấy dửng dưng với câu hát này, mà nay, có đôi khi tôi đã sợ không dám nghe. Tôi đã giận tôi, giận sự yếu mềm trong lòng mình. Nhất là trong những khi lang thang lạc lõng trên đường vắng - tiếng vọng chân đi mà cứ ngỡ bước chân người thân, hay trong những đêm giá buốt như đêm nay đã có bao điều đến với tôi - để rồi dù có muốn chối bỏ đi những gì không hợp lý, không thực tế trong thực tại tôi vẫn không ngăn được tiếng thở dài.

Ở đây như một thiên đàng cho bao nhiêu kẻ nghèo đói của các dân tộc sống trong chiến tranh và áp bức. Tôi là một - đến từ chế độ cộng sản, đến từ nghèo đói miếng ăn và nhân quyền, tự do, mà cho rằng không thỏa mãn hạnh phúc, không vui… thì thật không thực tế chút nào phải không chị?

Ở Việt Nam tôi cũng chẳng còn gì. Nhưng với những hình ảnh thật tầm thường - có lúc ta như muốn chối bỏ, lãng quên khi nhìn vào cuộc sống văn minh tiến bộ của nước người… có lúc ta đã thực sự đau lòng cho sự nghèo nàn sơ sác của một dân tộc - của một đất nước - của Việt Nam mình. Có nghĩa gì “chiếc cầu tre chênh chênh nhỏ bé…” hay “căn nhà tranh mặc gió lung lay…”. Nhưng nó đã không có trên đất nước này. Trong đời sống văn minh tiến bộ của người ta, mà nó lại tồn tại vĩnh viễn trong tôi. Nên nó đã khiến cho tôi dễ bị cảm xúc hơn là đi qua Golden Gate hay vào Sears Tower là những kỳ quan của thế kỷ. Tôi đã đến nơi này để chiêm ngưỡng - nhưng cũng chính là để vọng tưởng nhớ nhung. Tôi cũng đã nhìn tượng Nữ Thần Tự Do, để thấy mình cũng tự do thế thôi. Không hiểu một mai sẽ có gì thay đổi trong tôi? Còn với hiện tại, tôi đã nghĩ: Giá Việt Nam không còn chế độ Cộng Sản - không còn những tên Việt Cộng ngu dốt và ác độc - không còn bất công và áp bức - có lẽ tôi sẽ trở về dù chỉ để làm một ông câu nghèo nàn, sáng cơm chưa no, đã lo chạy gạo tối. Hay cùng lắm, làm một con chim cú già hèn mọn để được đậu cành tre trên Quê Hương mình.

NGUYỄN SƠN (Hoa Kỳ 21-03-1994)

Trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến kỳ 17 - Cựu Thiếu Tá Nguyễn Sơn gởi Cô giáo Pha.



 

=================================

 

https://www.youtube-nocookie.com/v/8eyWGu5jbPQ

 

 

No comments:

Post a Comment