Wednesday, June 3, 2015

Chữ “Nôm” Có Trước “Hán-Việt”


Chữ “Nôm” Có Trước “Hán-Việt”


Chữ Nôm cổ xưa và Ý nghĩa của Việt


Nếu hôm nay tôi không phát giác thì cũng sẽ có người khác tìm ra điều nầy!

Trước hết xin xác định chữ Nôm là gì? để dễ thảo luận.


Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì chữ Nôm là những chữ mượn từ chữ Hán để thể hiện chữ với cách phát âm “thuần Việt” phương nam khác với phát âm của “Hán ngữ” thì gọi là chữ Nôm.


Còn những thứ chữ như Nòng nọc, Hỏa tự, chữ trên đá Sapa, chữ giả định trên trống đồng… thì được gọi là chữ Việt cổ. Nhưng, Trong khi đó, người Việt sống ở Hoa Nam, như Việt vùng Quảng Đông và Mân-Việt là Triều Châu, Phước Kiến(các nơi nầy có tên là Nam-Việt, Mân-Việt, Đông Việt trong lịch sử) lại cho rằng những chữ, hay tiếng nói cổ xưa của tổ tiên để lại mà không ký âm được bằng chữ Hán – Quan Thoại hiện giờ thì đều là chữ (tiếng) Nam - Nôm: Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng đã gọi chữ Việt cổ là “tiền Nôm”, còn chữ Nôm từ đời Trần về sau là “hậu Nôm”.


Trong bài này, tôi gọi chữ Nôm là chữ do người Việt sáng tạo từ xa xưa - chữ Vuông / Nôm.


Về nguồn gốc chữ Nôm, quan niệm “phổ biến” hiện nay như sau:


- “Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai. Vào thời kỳ Bắc thuộc, người phương Bắc tràn vào Việt Nam với dụng ý muốn đồng hóa dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, đồng thời khẳng định tinh thần dân tộc, tuy nhiên, điều đó chưa thực sự mạnh mẽ một cách có ý thức. Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông – nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.


Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời.


Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v. v...


Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của Nguyễn Thuyên đến Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đến Đoạn trường Tân Thanh; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ lục bát với Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Rồi thi văn hát nói của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, v. v... và không ít những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị Độ Mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư Tiều vấn đáp y thuật, Kim Thạch Kỳ Duyên, Nữ Tú Tài, v. v...”

(trích: Bách khoa toàn thư mở wikipedia: Chữ Nôm).

Những điều nêu trên trở thành “quan niệm truyền thống” khẳng định chữ Nôm mới có sau nầy, do học được từ chữ Hán!


- Điều nầy không đúng sự thật!


* Khi tìm nguồn gốc chữ Nôm mà chỉ xét theo không gian biên giới và địa lý hạn hẹp bởi “riêng một địa phương” là chưa rõ sự thật!


Bởi vì lịch sử người Việt đã cư trú trên một địa bàn rộng lớn hơn phần căn bản của “những nhận định Chữ Nôm là mượn từ chữ Hán”.


* Ngược với quan niệm “Chữ nôm có sau”, tôi đã phát giác phát âm Nôm có trước, và phát âm mà người đời gọi là Hán, Hán-Việt, Hoa ngữ là có sau chữ Nôm, chính là phát âm Nôm có trước, rồi mới được cải tiến mà có phát âm mới hơn mà sau nầy gọi là Hán, và Hán Việt.


Khi xét theo “thời gian” ngắn hạn, chỉ từ thời cận đại hiện nay đến trung cổ đại, thời Bắc thuộc, thời nhà Hán rồi dừng lại, là chưa rõ sự thật!


Bởi vì, tiếng nói và chữ viết của người phương nam là người Việt nó bao la vì nhiều chi tộc, có nhiều phân chi Lạc Việt là Lạc bộ Chuy, lạc bộ Mã cùng nhiều nước Việt nhỏ… đã làm chủ vùng Thái Sơn và Hoàng Hà trước thời Đông Chu Liệt quốc.
Để lại câu ca dao: “Công cha như núi Thái sơn”….


Chữ Nôm trong một chi Việt tộc chỉ là một phần trong chữ Nôm của cái “đại thể” gọi là “Bách Việt tộc”. Vì vậy phải khảo cứu rộng và xa đến thời thượng cổ, ít nhất là từ
giáp cốt văn thì mới có thể thấy được sự thật.

Chữ Nôm là chữ tượng hình và đã biến đổi trở thành không còn là chữ tượng hình, mà thành chữ “biểu ý” vuông cho đẹp, cho nên gọi là chữ Vuông.


Hình như là tổ tiên người Việt không chỉ có sáng tạo ra một loại chữ, mà có thể kể đến chữ Nòng Nọc (Khoa Đẩu), chữ hình Ngọn Lửa (Hỏa Tự), chữ tượng hình vẽ chó, vẽ nai ở Sapa, vẽ hình bước lên cao, hình đứng bên cây yêu nhau v... v… ở Vân Nam và nhiều nơi mà người ta đã phát hiện.


Tại những di chỉ văn hóa như Bán Pha, Ngưỡng Thiều, Đông Sơn v... v… đều có dấu tích các chữ viết thuộc về tiền thân của
giáp cốt văn và chữ Vuông ngày nay. Điều éo le là đến nay chỉ có chữ vuông của sử sách bên Trung Hoa lưu lại và bao trùm văn minh Á Đông (Vì Việt Nam đã đổi qua dùng A - B - C, vì ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc).

Chữ Vuông đi từ phôi thai cho đến phổ cập từ đời nhà Hạ, Thương, Chu đến ngày nay.
Đó là loại chữ viết ít nhất có trên 5.000 năm lịch sử với những tên gọi khác nhau:

- Có thể gọi đó là: là Chữ “vẽ hình” ở thời nhà Hạ?


- Chữ “giáp cốt” ở thời nhà Thương?


- Chữ “giáp cốt văn”, “kim văn”, “chung đỉnh văn” ở thời nhà Chu?


– Chữ “Hán” ở thời nhà Hán?


- Gọi là Trung văn, chữ Hoa, chữ Tàu, Chữ China, Chinese v... v…


Ngoài ra, người ở Hoa Nam còn gọi là chữ Đường - (người Quảng Đông gọi là “Thòn chìa”, người Triều Châu gọi là “Tưng Dia”); và lại gọi là “Duyệt 粵 mành文” (Việt văn) theo tiếng Quảng Đông, gọi là “Vuông文 dia字” (chữ字 Vuông文) theo tiếng Triều Châu.


– và, ở tận phương nam còn gọi cái chữ có dạng hình Vuông là chữ Hán, là Hán Việt, là Nôm và

cũng gọi là “chữ 字 Vuông 文”.

Thật ra đó là chữ “Vuông 文” của người Việt, và ngày nay chỉ có Việt ngữ phương Nam mới có âm đọc và chữ để viết “chữ Vuông” bằng hai tiếng “chữ 字 Vuông 文”.


Tuy rằng người Việt Nam ngày nay đã đọc “文 vuông” là “Văn 文”, nhưng dấu tích “văn 文” là “Vuông 文” còn giữ được bên tiếng Triều Châu.


Người Mân Việt-Triều Châu cho đến nay vẫn chỉ đọc chữ “văn 文” là “Vuông 文” mà thôi, không bao giờ đọc là “văn 文”.


“Văn” là do đọc trệch âm “Vuông 文” mà thành.


Nếu nói chữ “Vuông 文” là của dân tộc khác thì tại sao không có bất cứ dân tộc nào có hai chữ với phát âm là “chữ 字 Vuông 文” để chỉ hai chữ “chữ Vuông”= 字文?


Tiếng Việt ngày nay vẫn gọi cái hình vuông là “Vuông” - mà ngôn ngữ khác thì không có điều nầy.


-“Wẻn chứa”=文字 là tiếng Bắc Kinh-Quan Thoại
.

- “Mành chìa”=文字 là tiếng Quảng Đông.


- “Văn Tự” = 文 字 là Tiếng Hán Việt.


- Tiếng Triều Châu thì vẫn gọi là “Vuông-chữ”: Phát âm là “Vuông Dia=文字”.


Chỉ cần đảo văn phạm của người Triều Châu hiện nay trở về như trước kia, (mà sử sách đã chứng minh là Mân Việt nguyên có cách nói “chính trước, phụ sau” ngược với văn phạm Sino-tibetan của Hán văn “phụ trước, chính sau”), thì “Vuông dia” sẽ là “dia Vuông” tức là biến âm bởi “chịa Vuông” - “chữ Vuông”.


*** “Chữ” Vuông: – phát âm “Chữ 字” biến âm thành “chìa 字”: tiếng Quảng Đông, và “chứa 字”: Bắc Kinh, và “Dia 字” bên tiếng Triều Châu…. “Dia 字 Vuông 文” chính là “Chữ 字 Vuông 文”.


Xin mách với bạn đọc hiện tượng thú vị là người Triều Châu luôn nói tiếng Việt: Đũa nói là “Tua”, Mắt nói là “Mắt”, đi tắm thì nói là đi “chan ét” (Chan cho… ướt), bị ướt thì nói là bị “Tắm” (Tắm chính là Đẫm / đẫm ướt biến âm), nhà thì nói là “chsùa”, chùa thì nói là “chsìa”…


Độc giả so sánh thì biết tại sao bên tiếng Việt có tiếng “nhà chùa” và “chùa chiền”!


“Sẽ” thì nói là “e xia”, “đọc chữ” thì nói “thạc chưa” và còn gọi là “thạc Dia”… và cũng phân ra là “Hán” và “Nôm” trong tiếng Triều Châu!

Văn hóa thì nói “Vuông hóe”, khen ai, hay, giỏi thì nói là “khẹn” v. v...


* Sách “Việt chép” có cách nay khoảng 2.500 năm, trước Sử Ký của Tư Mã Thiên, toàn bộ là chữ Nôm mà đời Tần và Hán đã phiên dịch ra “Hán ngữ” và đổi tên thành “Việt Tuyệt Thư”, trong đó có “Duy Giáp Lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn được giữ nguyên văn là chữ “Nôm” như sau:


維 甲 修 ‘內-矛’ _ Tất cả tụ lại mau.


‘方-舟’ 航 治 ‘須-慮’ _ Phóng hàng trật tự.


習 之 ‘于-夷’_ Tập cho giỏi.


宿 之 ‘于-萊’ _ Sống cho vẻ.


致 之 ‘于-單’_ Chết cho vang.


(Xem bài “phục nguyên Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu Tiễn”).


* Và 2.800 năm trước đã có bài “Việt Nhân Ca - 越人歌” là chữ Nôm được lưu lại trong sách

Thuyết Uyển của Lưu Hướng thời nhà Hán như sau:

滥 兮 ‘抃 - 草’ 滥 予 _ Năm nầy biện-thảo (bảo) năm xưa


昌 枑 ‘泽 - 予’ 昌 州 州 飠 _ Thương hoàng trạch-dữ (tử) thương chiều chiều xưa.


甚 州 焉 ‘乎-秦’ 胥 胥 _ Sớm chiều em hận tương tư.


缦 予 ‘乎-昭’ 澶 秦 踰 渗 ‘惿-随’ - Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.


…河 湖_Hò Hớ。


(xem bài “Phát hiện lại Việt Nhân Ca”)


Đến đây thì có lẽ độc giả đồng ý với tôi là chữ Nôm đã có từ lâu…


Và thật ra,
Chữ Nôm có trước thời kỳ Đông Chu Liệt quốc - Thời của Khổng Tử quá lâu:
là thời của Giáp Cốt Văn đời Thương, và đã được lưu lại nằm trong dân ca, sau đó được Khổng Tử biên soạn thành sách vở:


- “Quan quan thư cưu” là bài dân ca cổ xưa có lẽ đã có hơn 3.000 năm lịch sử.

Trong bài có đoạn “悠哉悠哉”!
Xin hãy xem và nghe chữ Nôm này được phát âm là: “Diu chai diu chai” = vui chơi, vui chơi (Hán-Việt đọc là = Du tãi du tãi”: 悠哉- vui chơi).

Bài “Quan thư” hát bằng tiếng Bắc Kinh ngày nay vẫn còn phát âm “vui chơi vui chơi” (và còn nhiều chữ Nôm khác trong bài nầy mà tôi phải sẽ trình bày trong một bài viết riêng sau nầy).


Đây là Video clip trên youtube ở đoạn 1:10 phút sẽ nghe rõ phát âm “diu chai, diu chai” tức là “vui chơi, vui chơi”:

http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.lbhghor.pbz/i/GZRFUlRPxXL&uy=3dra&sf=3d1

***Chữ Nôm có trước chữ Hán quá lâu, lâu đến đỗi người ta quên mất “Cố đô thành” mà chỉ biết là “Cô tô 菇蘇” thành một cách vô nghĩa-khiến không ai hiểu nổi “cô tô” là gì…

Trong khi tiếng Mân Việt-Triều Châu thì “Cố Tô” nghĩa là “Cố Đô”!


Và xin hãy xem Phong Kiều Dạ Bạc hát bằng tiếng Tô Châu (Tiếng Ngô Việt – vùng đất của Ngô Vương Phù Sai trước đây) ở đoạn 1:50 phút: “Thành Ngoại 城外” ngày nay vẫn đọc là “sành ngoài外”; “sành城 ngoài 外” nầy hoàn toàn phù hợp âm Nôm “ngoài 外”:


Cũng với lý do trên, người ta quên tên gọi của Việt Vương Câu-Tiễn (鳩淺) và Phạm Lãi (范蠡). Câu-Tiễn (鳩淺) đọc theo Nôm là Cu-Tí hay Cu Tửng.

Nôm rất là “lạ”, cùng một chữ đi đôi thì “喜喜-Hỉ Hỉ” có thể đọc là “喜喜 Hí-hửng”; “淺淺 tí tí” thì là tí tửng-Tí ti-Tí tẹo… cũng vậy; Người Việt có chuyện “kỵ Húy” nhiều lắm… chợ “Đông Hoa” gọi thành chợ “Đông Ba”, Lê Lị thành Lê Lợi, thì ngày xưa “Cu-Tí” trở thành “Câu-Tiễn”.


Tên của Phạm Lãi (范蠡) đúng là chữ “蠡 lãi” của con Lãi (Lãi蠡/ Nôm).

Cha của Phạm Lãi muốn đặt tên con là “Long” là “rồng”, nhưng ngại và đặt tên là “Lãi 蠡” cũng viết bằng chữ “Trùng-虫”. Chữ trùng ngày xưa là chữ “Long-rồng-虫-Trùng” (đây là phong tục đặt tên con cho “xấu” để cho “dễ nuôi”!).

Cũng vì vậy, người ta cũng quên và không hiểu nghĩa tên của “Trụ Vương” là “Đụ” (Nôm) và “Đắc-kỷ” là “Đĩ” (nôm) thời nhà Thương. …


Tên vua cuối cùng của nhà Hạ thật ra là bị dân chúng chửi là “Kẹch (cặc) 桀” theo giọng phát âm Mân Việt, khi cần nói đến tên nầy, vì ngại phát âm chữ đó mà đọc thành ra là “Kiệt”, vì ông vua nầy mê gái quá xá!


Đây là những vết tích rõ ràng thời của nhà Hạ và Thương - Thời của
Giáp cốt văn là phát âm Nôm - chữ Nôm, và sau nầy, đến thời Hán và càng về sau thì phát âm đọc chữ đã biến âm theo thời gian lịch sử và gọi là Hán ngữ…

Và Phát âm của Hán, Hoa ngữ đã không thể nào hiểu nỗi nghĩa của những “chữ” ghi trong cổ sử có nghĩa là gì!


May thay! Tôi phát giác đó là CHỮ NÔM - chỉ cần đọc theo phát âm Nôm là Rõ nghĩa.


Vì là:
Chữ Nôm có trước.

Người ta quên đi chữ Vợ 媒 (媒-某-畝: các chữ nầy đều là “Bợ”, “Vợ”) ;“chồng 棕” là chữ Nôm (bây giờ chỉ thấy tự điển ghi là “Mỗ 某” và “tông 棕”); chữ “Thổ-土” cũng là chữ Nôm, chữ cái chân, bàn chân, “bàn 番”(bàn tay, bàn chân) là chữ Nôm trong giáp cốt văn v. v….


*** Chữ Nôm có trước chữ Hán quá lâu, lâu đến đỗi người ta quên đi “chữ 字 Vuông 文” mà chỉ biết có “Văn 文 Tự 字”.


Xin Trích phần nầy từ “thuyết văn” cuả Hứa Thận thời nhà Hán:


号:5693 文部 文 wen2 錯畫也。象交文。凡文之屬皆从文。 無分切 :


(Phiên hiệu:5693_Văn Bộ_Văn_WEN2_Thác Họa dã._Tượng Giao Văn>_Phàm Văn chi thuộc giai tùng Văn_Vô Phân Thiết.)


Giải thích của “Thuyết văn” 2.000 năm trước về chữ Văn文 nghĩa là: “Văn文”: Vẽ sai vậy, như “chéo” là Văn. Phàm là thuộc về văn thì theo Văn (cách giải thích ngày xưa khó hiểu nhưng rõ nghĩa là “viết sai” cái hình “vuông”, “như đường chéo” của “hình vuông”).


Nghĩa là, 2.000 năm trước, Hứa Thận đã giải thích chữ “Văn 文” được trình bày theo cách như là “viết sai”: thay vì phải vẽ “hình Vuông” thì khó khăn, người ta đã dùng cách thể hiện bằng hai đường chéo “X” của hình vuông, để nói lên hình ảnh của cái hình “Vuông”/文. “Văn 文” là “Vuông” từ xưa, được Hứa Thận “ghi nhận” trong sách Thuyết Văn, và người Triều Châu vẫn luôn luôn đọc là “Vuông 文”. Cảm ơn Hứa Thận, và cám ơn tiếng Triều Châu-Mân Việt đã chứng minh dùm tôi là: Chữ “Vuông – 文” có trước, chữ “Văn – 文” có sau.


Dưới đây xin dẫn một số chứng cứ cho thấy chữ Nôm có trước chữ Hán:


Ngày nay, tuy rằng đã thay đổi và chữ “cổ”, chữ “vuông” được gọi là chữ Hán, hay là Hán-Việt, nhưng nhìn kỹ thì vẫn thấy đầy rẫy chữ Nôm trong đó mà người Việt không biết. Sự thật này làm tôi ngỡ ngàng! Và người Hoa bên Trung Quốc cũng không biết, càng làm cho tôi kinh ngạc!


Chữ tượng hình, chữ vuông được cho rằng của người Hoa, không phải của người Việt!


Lịch sử Trung Hoa được chính thức tính từ thời Hạ, Thương, Chu. Và văn hóa, văn học viết bằng chữ tượng hình, chữ Vuông đã phát triển rực rỡ từ thời Chu với Bách gia chư tử, có Nho giáo, Đạo giáo và Tứ thư, Ngũ kinh, có nhiều cổ thư và sách sử.


Sự thật đã bị đánh tráo!


Thật ra thì chữ tượng hình, chữ Vuông là của người Việt.

Vì không phải là 24 chữ cái kèm theo nguyên âm để đánh vần, cho nên, thuở ban đầu chữ viết là phôi thai rồi lớn dần như em bé còn chưa định hình tính cách của mình và còn nhiều khuyết điểm.

Theo thời gian phát triển thì chữ vuông được cải cách thành hình vuông và đạt nhiều tiến bộ, đạt tới sự “định hình” và “ổn định”. Cũng chính vì vậy, sau một thời gian, người ta đã quên đi cái gốc là “chữ Nôm” ban đầu rồi cho đấy là chữ Hán của người Hoa.


Nhận định sai lầm nầy làm người ta không thể nào hiểu nổi lịch sử cổ đại được ghi bằng chữ vuông cho đúng! Đi vào chi tiết, thì nhiều dòng chữ và địa danh, tên người v... v… thật “ngắn gọn” của cổ sử mà người ta còn không hiểu nổi nghĩa thì làm sao hiểu cho đúng lịch sử?


Chữ Vuông là của người Việt sáng tạo ra. Đúng ra thì chỉ là một loại chữ, bây giờ đã bị phân

biệt ra “Hán”, Hán Việt” và “Nôm”!

Thành thử tôi phải dùng đến từ “Hán”, “Hán-Việt” và “Nôm” để giải thích và ví dụ như sau:


Có một số chữ được “Nôm” và “Hán” dùng chung, vì thật ra chỉ là một thứ chữ, trước và sau.


Chữ vuông với phát âm cổ là Nôm dù đã bị gọi là chữ Hán, nếu như so sánh với cách phát âm Hán-Việt hay Hoa ngữ-quan thoại ngày nay, thì vẫn bộc lộ cách phát âm Nôm có trước khi bắt đầu có chữ Vuông.


Vì sao?


Ví dụ: chữ “Cổ 古” (chữ Hán-Việt) ở Phiên Ngung là ngoại ô Quảng Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay vẫn đọc là “Cũ 古” (chữ Thuần Việt-Nôm).

Người Việt ngày nay vẫn nói “đồ cũ” hay “đồ cổ”.

Chữ “văn 文” thì người Triều Châu vẫn đọc là “Vuông文”. Người Việt vẫn nói “hình Vuông” chứ không nói “hình Văn”.


Thì ra, có quá nhiều lớp bụi mờ của lịch sử đã phủ lấp sự thật xa xưa, và biến đổi cách phát âm Nôm làm cho người ta không biết rằng “phát âm Nôm-chữ Nôm có trước âm Hán-Việt/chữ Hán”.


Các nhà ngôn ngữ học do chối bỏ hay là thiếu tiếp xúc, so sánh và thiếu hiểu biết tường tận về lịch sử và cổ sử, nên đã không thấy rằng đường ranh biên giới nhân tạo của quốc gia không thay đổi được tiếng Việt của dân chúng bao nhiêu!


Ví dụ: Cắt đôi một miền đất người Việt ra làm hai bên A và B với thời gian dài thì tiếng nói hai bên vẫn là Việt!


- Sau khi phân chia, cả A và B cùng nói “cũ 古”.


Sau đó nhiều trăm năm, bên A do có những biến đổi bởi “thiên-địa-Nhân”, “古” chuyển thành âm mới là “Cổ”. “Cổ 古” sau đó được thông dụng bên A.


- Nhiều thời gian sau nữa, đại đa số người bên A chỉ biết “Cổ 古”(quên đi âm “cũ 古”) và có đông dân hơn. Bên B vì ít người hơn, trở thành thiểu số, và bắt buộc phải bị ảnh hưởng và học thêm phát âm “Cổ 古” của bên A, đồng thời vẫn dùng âm “Cũ 古”.


- Thời gian lâu sau nữa, thiểu số B muốn thoát khỏi ảnh hưởng của bên A, và bắt đầu muốn dùng lại “Cũ 古” mà thôi. Khi B bắt đầu dùng lại “Cũ 古” thì “cổ 古” đã tồn tại từ ngàn xưa!


Thêm thời gian kéo dài đã làm A và B bên nào cũng “quên”, và cho rằng “Cổ 古” có trước và “Cũ古” có sau! Vì dân số nói “Cổ 古” đông hơn bên “Cũ 古”, nên dễ làm người ta nghĩ rằng “đa số” là cái gốc!


Nhưng có một vài nhóm nhỏ bên A, vẫn sống theo tinh thần “bảo thủ” và “bảo tồn văn hóa truyền thống”, họ chỉ nói “Cũ 古” từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Ví dụ nầy là để nói lên nguyên nhân sự ngộ nhận về phát âm Nôm hay chữ Nôm có sau Hán Việt.


Để chứng minh rằng “chữ Nôm- 字喃” có trước chữ Hán, “Nôm 喃” lại là phát âm của dân “Nam”, của người Việt 越/粵, vậy, tôi xin trình bày về “chữ Nôm” đơn giản nhất đó là chữ Việt.


Ngày xưa chữ “Việt” viết như thế nào? Và phát âm như thế nào trong “Nôm”-“Hán”-“chữ Vuông”?


- Trước hết, chữ Nôm hay chữ Hán đều là chữ “tượng hình”, rồi trở thành chữ “biểu ý” và thành ra “chữ Vuông”.


- Khi viết Nguyệt月 là vẽ hình/ “tượng hình” về mặt trăng, hình bán nguyệt.


- Khi viết Nhật 日 là vẽ hình/ “tượng hình”, hình mặt trời.


- khi nhập Nhật日 và Nguyệt月 chung thành chữ “Minh明”, là “biểu Ý”, chứ không còn là vẽ hình nữa. Và biểu hiện ý nghĩa thì còn dùng cách ghép và mượn chữ có sẵn bằng ý nghĩa của chữ gốc (gọi là giả tá), bằng âm thanh của chữ gốc (gọi là hài thanh).


Ví dụ: Thỉnh 請 là sinh, thanh 清 là sạch, đều là theo cách “biểu ý”; cũng như chữ tình 情 và chữ thanh青 là xanh cũng là chữ “biểu ý”, để nói lên ý nghĩa, chứ không thể “dùng màu xanh để vẽ ra cái hình màu xanh”! và Làm sao vẽ ra hình chữ “tình”?


Thông thường thì người ta chỉ đề cập hai chữ Việt là: Việt 粵 và Việt 越.


“Việt” có phải là Nôm hay không?


Khi vẽ hình mặt trời là vòng tròn >O< phát sáng bởi có nhiều tia sáng chung quanh, thì đó là chữ tượng hình. Sau đó chữ tượng hình được đơn giản hóa, bỏ đi các tia sáng, chỉ còn vòng tròn O và gạch ngang ở chính giữa vòng tròn. Sau đó, cái vòng tròn lại được sửa lại, thành ra hình chữ Nhật日 ngày nay. Phát âm Hán Việt đọc là “Nhật日”. Phát âm Bắc kinh-Hoa ngữ đọc như là “Rướ日”.


- Thật ra là được biến âm từ chữ Nôm “Rực / rỡ日
- hay (Diệt)” và thường dùng Anh văn/ English để phiên âm là “ri 日”. Phát âm Mân Việt-Triều Châu thì đọc là “Diềt日”.


“Diềt日” hay là “Rực日” là Nôm ngày xưa của Bách Việt, và chỉ có người Việt có phát âm “Diềt日” nầy.


Tôi xin trình bày rõ ở đây và xin phục nguyên âm đọc cổ xưa và có thể gọi là Nôm hoặc là Nôm cổ đại, đọc là Diềt/(Việt)日. (Việt)/Diềt日 là mặt trời, và cũng là “Việt” mà có nhiều cách viết khác là “Việt粵” và “Việt越” v. v…

(Điều này giải thích vì sao có quá nhiều trống đồng có hình mặt trời ở chính giữa: đó là linh vật của người Việt cổ đại).


Diềt=Việt=日= là mặt trời, là nóng + sáng, là Quang + Minh của cổ Việt tộc, tức là tiền Việt mà người đời nay hay gọi là người gốc “Australoid”. Phát âm “Việt/diềt日” tương đương âm “Vic” của “victory” bên tiếng Anh/ English, và có quá nhiều biến âm đều có gốc âm là “Việt”.


Sau nầy “Việt/ diềt日” còn có rất nhiều chữ “Việt” khác tùy theo các phân chi và các vùng của tộc Bách Việt. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nhật日”, rất gần với âm “Diềt日” của người Mân Việt-Triều Châu hiện nay.


Tiếng Mân Việt-Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận bởi nhiều chứng minh là có cỡ ít nhất là 7.000 năm lịch sử, xưa hơn âm Hán Việt thời nhà Hán hay nhà Đường và thời nhà Tống rất nhiều!


Chữ Nôm với âm Nôm có trước là “Diềt日”, chứ không phải là âm “Nhật日” của Hán Việt.


Khi vẽ hình mặt trăng, để phân biệt với hình mặt trời, thì người ta chỉ vẽ hình trăng lưỡi liềm, rồi cũng dần dần “vuông” hóa thành ra chữ “Nguyệt月”.


Nguyệt ngày xưa cũng đọc là “Việt/ Duyệt月”.


Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc “Nguyệt月” là “Duyệt月” y như phát âm của chữ “Việt粵” và “Việt越”.


Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nguyệt月” rất gần với âm “Việt/ duyệt月”.


- Tiếng “Nam Việt-Việt Quảng Đông” cũng là phương ngữ xưa, xưa hơn âm Hán hay Đường và thời nhà Tống rất nhiều… Chữ Nôm với âm Nôm là “Duyệt月” có trước, chứ không phải là âm “Nguyệt月” của Hán Việt có trước.


Người Triều Châu đọc Nhật日 là “Diệt/ diềt” và người Quảng Đông đọc Nguyệt月 là “Duyệt”, tiếng Việt ngày nay thì là “Nhật-Nguyệt”. Điều nầy cho thấy thời “tiếng Việt nguyên thủy” thì dù là mặt trời hay là mặt trăng, miễn là “ngôi sao – chiếu sáng” đều có chung ý nghĩa là soi sáng, là “Diệt/Việt”, là “Viêm-nhiệt”, là sức nóng và tỏa sáng, là ánh sáng quang minh…


Và ngay cả ánh sáng của quang minh được soi chiếu bởi một âm là mặt trăng và một dương là mặt trời đều có tên chung cùng phát âm giống nhau là “Việt/ Diềt”.


Xin liệt kê các chữ “việt” theo tôi đã nghiên cứu như sau và Trước hết là xin nói về ba chữ Việt “rất là quen thuộc và quan trọng”:


*Việt 越: Chữ Nôm đọc là “Duyệt” ở Quảng Đông. Bắc Kinh đọc là “Yúe越”. Hán-Việt Đọc là Việt. Triều Châu đọc “Việt 越” là “Oắt” (chú ý: từ âm “yué” qua “úe” rồi “Oắt” chẳng bao xa; và thật ra chữ nầy mượn bộ tẩu là “chạy” cộng với âm cái “Rìu” để thể hiện phát âm “chiếu”,“chiếu” –> iếu->Oắt).


*
Việt 粵: Chữ Nôm đọc là “Duyệt粵” ở Quảng Đông. Ngày nay Hán Việt và Việt đọc là “Việt粵”, âm Bắc kinh đọc là “Yué粵” (ghi chú: bên Triều Châu dùng chữ “Việt 越” thay chữ “Việt 粵” nầy). Cách viết chữ “Việt粵” nầy rất giống chữ “dịch 易”. chữ “Việt粵” nầy là “Hướng 向” về mặt trời Chiếu sáng - với chữ “thể 采”: là “Bẻ” để “biểu hiện ý” của âm “E” là “Yue” là “Việt”_ bản thân của chữ “thể 采” trong cổ văn thì đó là chữ Nôm nghĩa là “Cháy 采”, chứ “Cháy” là “Mộc 木” đang phát cháy bằng mấy nét phía trên là ngọn lửa.

Tôi là người Mân Việt nên hiểu rõ chữ “Cháy 采” nầy, (“Cháy 采” còn một phát âm khác là “Bẻ 采” để nói nghĩa khác, và “bẻ” hay “Bén” cũng lại quay về ấm Bén, cháy bén…)… cháy 采- sáng nguyên một vòng cầu tức là “cầu vòng” mà ngày nay được viết bằng “Thể Hồng-彩 虹” tức là “cầu vòng”. … Nhiều người cứ tưỡng rằng Việt 粵 với bên trong chữ Hướng 向 là “Mễ 米” là gạo, không phải vậy đâu: bởi vì nghĩa của “Việt” là “Nhật-Nguyệt” là Quang Minh - Soi sáng… như Trống đồng của Cổ Bách Việt tộc đã lưu dấu trong lịch sử).


*
Việt 易 : chữ Nôm đọc là “Diệt / diềt 易” ở Quảng Đông.
Hán Việt và Việt đọc là “Dịch易”.

Bắc kinh phát âm là “Yi 易”, Triều Châu Phát âm là “éck 易”. Quảng Đông phát âm là “diềt 易” tương đương với “Diệt 易” là “Việt 易”.


Chỉ có âm Quảng Đông là còn đọc chữ nầy gần với âm “Việt 易” nhất (tiếng Quảng Đông đọc chữ “Việt 易” nầy là: “Diềt易diệk” hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ “Việt日” (nhật日) nầy là: “Diềt日Diệk”).


“Việt 易” đây là chữ dịch 易 chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn ->O<- với các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ “nhật日” được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gôm lại biến thành chữ “Vật勿” để ở phía dưới thành ra “Việt易”.


Chữ Việt nầy với chữ Việt cổ xưa nhất là vẽ hình mặt trời ->O<- có tia sáng phát ra tứ phía là chung một chữ mà thôi.


Thật ra Kinh Dịch 易 là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt 易: Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt (日/Mặt trời+勿/ tia sáng)= “Việt/易”. =>Việt=Trời/Trăng soi sáng= Hình mặt trời các tia phát sáng, hình trống đồng, và viết bằng >O<, 日, 易, 粵; hai chữ Việt nầy: 易, 粵… đều là “mặt trời cháy sáng” nhưng lại cố xếp hình cho giống như chữ Điểu -鳥 là con chim!


Bởi vì trong tộc Bách Việt có một bô tộc là Lạc bộ chim mà “chữ Hán Việt” đã gọi là “Lạc bộ Chuy” (Chuy隹 là Chim隹). Vì là Lạc bộ Chim鳥 / Điểu cho nên đã thể hiện chữ Việt 易, 粵 cho giống như hình chữ “Điểu鳥” là chim.


- Và hình của Trống đồng thuộc Lạc Bộ Chuy/chim thì có rất nhiều hình 鳥 /Điểu Chim
.

- Và cũng vì “quan niệm” là con của “Huyền Điểu” cho nên là “chim” thì “đẻ” ra “trứng” cho nên “Rất là dễ hiểu khi có sự tích đẻ ra 100 trứng cùng chung một bào, cho nên gọi là đồng bào”
.

- Vì đã có “Con cháu của Huyền Điểu là Lạc bộ Chim/ Chuy”. “Lạc 洛-Chim 隹/ “Điểu 鳥”, Phục nguyên âm Nôm của “Lạc” là “Nước”, “Lạc 洛” là nước, lạc ngày xưa đọc là “Thác 洛” hay là “Nak洛” như người Mường hiện giờ, và “nak/洛Nước/ Lạc” được ghép bằng bên trái là bộ thủy-nước氵 và bên phải là bộ các 各 thành ra Nak 洛 lạc.


Phục nguyên chữ Nôm của âm chữ “Lạc 洛- Chim 隹” chính là “Nước 洛 Nak-Chim 隹”: tức là nước Việt-Chim của người Việt ở vùng đất Chiêm thành ngày xưa, đó là phần đất ở Miền Trung của Việt Nam ngày nay vậy - chính là từ nơi đây mà khoa học ngày nay đã phát hiện văn Hóa Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Lúa Nước và Đông Nam Á, và từ đây mà “Việt” đã phát triển và đi xa Đông, Tây, Nam, Bắc.


Xin tuần tự xét các chữ “Việt” viết khác nhau mà có ý nghĩa và phát âm giống như nhau:


1
*Việt = Việt日; là hình “mặt trời”, hình “trống đồng”, chữ “Nhật日” là hình mặt trời được đơn giản hóa.

Ghi thêm:
Nước Nhật ngày nay thật ra là một nước “Việt 日” thuộc đại chủng Bách Việt, phát âm Japan 日本 tương đương “Jan” hay “yan” giống như là nước “Yến” của thời Đông Chu Liệt Quốc. Thật ra cổ âm đều là: “Việt”, là mặt trời hay là mặt trăng, là soi sáng.

2
*Việt = “Việt 易”. Hình chữ Dịch “易” là mặt trời (“Nhật日Việt”) chiếu sáng được đơn giản hóa và xếp theo nghệ thuật, các “tia sáng “勿” được gom lại để ở phía dưới theo chữ “Vuông” vừa đúng vừa đẹp. Kinh “Dịch 易” là kinh “Việt 易”, nước “Dương 楊”- Việt là thêm chữ “mộc木” vào chữ nầy.

3
*Việt = “Việt 炎” được viết bằng hai chữ hỏa chung 炎; hình “Hỏa 火” chữ Viêm “炎” đại diện cho lửa mặt trời. Bây giờ bị đọc là “Viêm 炎” xưa là “Việt 炎”. Ngày xưa để lại tên “Viêm 炎 Đế” mà thật ra thì phải gọi là “Việt 炎 ĐẾ”, mà người ta không biết nên gọi là “Viêm Đế”. Hai chữ 燕 yan và 炎 yan trong tiếng Bắc Kinh phát âm giống nhau và đều là nói về “Trung tâm hỏa - Mặt trời”.

4
*Việt = “Việt 燕”, chữ “yến” 燕 là Hỏa ở trung tâm, các tia sáng tỏa từ 8 phương với chữ có hình mặt trời được đại diện bằng “Khẩu 口” ở chính giữa, và 4 chấm phía dưới là 4 nét của chữ Hỏa 火.Tự điển online MDBG-Chinese English Dictionary ngày nay còn biết nguồn gốc và giải thích chiết tự của chữ “Việt 燕” nầy là “Trung tâm hỏa: 中心火” chứ không phải là chim Én, “Yến 燕” như cách hiểu bình thường của nhiều người. Việt nầy biến âm thành Yan, yen, Yến.

Ghi thêm:
nước Yến 燕 thời Đông Chu liệt quốc là nước Việt 燕, phải đọc phát âm chữ nước “Yến 燕” nầy là nước Việt 燕 thì mới đúng. “Yến 燕” hay “Yan 燕” là do biến âm đọc trệch.

Nước Yến 燕 là Việt 燕, nói tiếng Việt, cho nên quan trong triều dưới cấp “Tướng” là “tá”…

Ví dụ như: “Thượng đại 大 phu 夫” là Thượng “tá”, “Trung Đại Phu” là Trung “Tá”.

Chữ “Đại 大 Phu 夫” ngày xưa vùng nầy đọc là “Tài Phá”, Tài-Phá là chữ đa âm của “Tá”!


Chuyện Thái Tử “Đan 丹” của nước “Yến 燕” nhờ “Kinh 荆 Kha 轲” thích sát Tần Thủy Hoàng rất

nổi tiếng. Thái Tử tên “Đen 丹” thì đúng hơn, “Kinh-Kha / 荆轲” tên là “Cả” đúng hơn…

(Yến có nhiều dân Siberia nhập cư và làm vua: vẫn giữ tên Yến燕).


5
*Việt = Việt 楊. Việt viết bằng chữ “Dương 楊”, cũng là chữ Dịch 易 Việt , chỉ thêm vào bên trái bộ Mộc 木. Nước “Dương 楊-Việt 越” là nước “Việt 楊”, thêm vào thành ra là “Dương 楊” “Việt 越” để phân biệt với những nước Việt khác mà thôi.

“Dương 楊 Việt” vùng nầy phát âm như “yuôn”, “duyồn” gần với âm của tiếng Khmer.

Sau nầy còn gọi là “Yuồn” Việt. Vì chữ Hán Việt đã quên chữ “Việt 楊” nầy mà đọc là “Dương” vì bắt chước âm “yuôn” nên phải thêm vào “Việt” thành ra “Yuôn Việt tức là Dương Việt”.
Âm “Yuôn 楊” Việt nầy là Nôm có trước, lâu quá đến đỗi người ta đã quên và chỉ nhớ là “Dương楊”.

6
*Việt = Việt陽, thể hiện bằng chữ “Dương 陽”, chữ nầy ngày nay vẫn dùng để chỉ mặt trời như chữ “Nhật 日”. Có vua tên là “An 安 Dương 陽 Vương 王” không? Vô lý! Thật ra là “An Việt陽 Vương”, chỉ là do người đời sau bị ngộ nhận do quên mà đọc sai theo âm mới là “Dương 陽”, âm cũ là “Việt 陽”. Chữ Nôm có trước quá lâu và người ta đã quên.

7
*Việt = Việt有, viết bằng chữ “Hữu 有”, “Việt 有” nầy là ghép từ chữ Đại大 và Nguyệt 月(Duyệt/Việt). Hữu有 Hùng thị thật ra là Việt有Hùng thị. “Hữu 有 sào thị” thật ra là “Việt有 sàn thị” (Người Việt ở trên nhà sàn). Âm Bắc Kinh ngày nay đọc là “dù有” tương đương với “yuồn有”/ “Duyồn 有” tức là “Việt 有 yuồn” mà người Khmer hiện nay vẫn dùng là “Yuồn”/ Việt.

8
*Việt = Việt 夜, thể hiện bằng chữ “Dạ 夜” cũng là “Nguyệt 月 Việt” trong cách ghép chữ “người 人” “Việt 月/Diệt/duyệt” dưới ánh sáng “trăng 月”. Chữ Nôm là “yẹ夜Duyệt/ Việt”, âm Quảng Đông “Yè夜” vẫn dùng cho đến ngày là có trước, biến âm thành “da” /Ya / Dạ).

Nước Dạ 夜 Lang 朗 thật ra là nước Việt 夜 Làng 朗. Tức là “Làng Việt” hay là “Việt soi sáng”, Dạ-Lang còn sinh ra âm “dang” “dàng” và “dãng 楊-tiếng Bắc Kinh”.


Xin chú ý: chữ Làng 朗 nầy có nhật日 và nguyệt月 hai bên như chữ Minh明, khác với chữ Lang 郎 là anh chàng “情 tình 郎 lang”


9
*Việt = Việt 吳, thể hiện bằng chữ “Ngô 吳”, với mặt trời là chữ “Khẩu 口” phía trên chữ “Thiên 天” nghĩa là mặt trời soi sáng trên bầu trời, phát âm là “uả, úa, Ổ, Ngổ, Ngô” là do biến âm của Việt/ Yué/ ué; Oắt-Úe thành “úa”, “uả吳-Tiếng Bắc Kinh” v. v…

Ngày nay chữ Hán Việt đọc là “Ngô 吳”, xưa viết chữ “Việt 吳 Úa” nầy là hình mặt trời trên chữ Thiên 吴 và đọc là “Duyồn 吳” như tiếng Khmer, biến âm thành Dô 吳, gô 吳, Ngô 吳. Úa, uả của tiếng bắc kinh là có sau, nước Ngô 吳 là “Việt 吳(yuồn)” cho nên gọi là tiếng Ngô 吳 Việt.


Chữ Nôm “Duyồn 吳 Việt” có trước rồi biến âm “Dô” và Ngô… làm người ta quên đi cái gốc!


Ghi thêm:
“Cô Tô thành” của nước Ngô thật ra là “Cố đô thành”, sách Việt chép hoàn toàn bằng chữ Nôm là do Ngũ Tử Tư người Sở chạy qua Ngô 吳 làm tướng biên chép là chủ yếu tại nước Ngô 吳/duồn/dô/gô/ngô.

(Xem bài: Phục nguyên Duy Giáp lệnh của Việt Vương Câu Tiễn.


10
* Việt = Việt 粵, thật ra thì chữ Việt 粵 nầy thể hiện rất giống với chữ Việt易/dịch.
Đa số người Việt và “Hoa” đều biết chữ “Việt 粵” nầy. Đối với bên Trung Quốc thì đây là chữ Nôm của người “Quảng Đông” (tức là gốc Việt) ở Hoa Nam.

11
* Việt = Việt 越, thể hiện bằng Việt 越 nầy là vùng ven biển Đông, tên Việt Nam, Mân Việt, Ngô Việt, Âu Việt, Đông Việt, Ư Việt, Vu Việt, Việt Thường, v. v…

“Bách Việt” là dùng chữ “Việt 越” nầy. Chữ Việt nầy giữ phát âm “Việt” nhưng khác với tất cả những chữ Việt khác, và mang ý nghĩa là “Vượt+vũ khí trong tay là cái Rìu Việt”.

Nhưng chữ Việt nầy vẫn là mang ý nghĩa “chiếu 越”, chiếu sáng, và hoàn toàn phù hợp với chữ Nôm có trước.

Bộ “tẩu 走” là chữ “chạy 走” ghép với cái “qua 戈” là cái “Rìu”, thành ra âm “Chiếu 越”.

Người Việt ngày xưa gọi vua là “chiếu” hay “chúa”. Chính vì âm “chiếu” mà người Triều châu Đọc “iếu 越” và thành “oát 越” ngày nay. Và người Dao lại đọc thành Yìu 越, còn lên tới Sơn Đông và Bắc kinh đọc thành “Dù 有/ gần giống như “yuồn’’(有 Hữu)”

12
*Việt = Việt 瑤,thể hiện bằng chữ “Dao 瑤”, âm chính của người thời nay được đọc bởi chính người Dao thì đọc là “Dìu 瑤”, Diêu, Diều, yiu gần với âm “diệt” mà đọc theo dấu “huyền” cho nhiều là thành “Diều 瑤”. Chữ Việt 瑤/ Dao/ dìu nầy có bộ “nguyệt月” phía trên, bên góc phải.
Đây cũng là chữ Nôm có trước, ngày xưa đọc “Dìu” hay “Diềt”.

Người Dao 瑤 hay chính xác gọi theo người Dao 瑤 hiện nay tự xưng hô mình là người “Yíu 瑤 Mien”, ”Dìu mien/ diềt mien”, thật ra là giống nhau với “Việt Mân”, hay là Mân Việt như người Triều Châu và Phước Kiến. Ngôn ngữ của người “Dao 瑤 Việt” hiện nay là sự pha trộn bởi tiếng Triều Châu, Quảng Đông, Thái, Việt, Lào. (Tôi có tiếp xúc nhiều với người Dao 瑤 từ xưa và nay, nên nhận rõ điều này).


13
*Việt: Việt夏. Chữ Việt nầy thể hiện bằng chữ Hạ 夏, thật ra chữ nầy tiếng Triều châu đọc là “He夏” như “Hè 夏” bên tiếng Việt, và chữ nầy cũng được dùng trong “mùa hè 夏”. Chữ “hè夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt 夏 Việt”. Chữ “biểu hiện bằng thanh và hình” nầy thật ra cũng là mặt trăng “nguyệt 月” ở chính giữa, và các tia sáng được sắp xếp trên và dưới cho đẹp. 2.000 năm trước thì Hứa Thận đã giải thích không đúng chữ nầy trong sách Thuyết văn!

Tiếng Quảng Đông và Triều Châu có lịch sử hơn 7.000 năm còn vết tích đọc chữ nầy là “Hè夏” nhưng phát âm hơi giống “Hiệt”, rất khó phiên âm bên Triều Châu, và “Hà 夏” bên Quảng Đông. Nhưng âm cổ xưa nhất bên Quảng Đông lại đọc như “Hè”, “Hẻ” và “Ẽ”, ở ngoại ô Quảng Châu là vùng còn mang tên là thành “Phiên Ngung” ngày nay đọc “Ẽ 夏” hay “hè, he, hẹ, hạ 夏” lại được dùng để chỉ người “Lão 佬” hay “Lào 佬” của nước “Hạ 夏 Lào 佬”, đều là “Ẽ, E tương đương Ye, Yué” tức là Việt.


“Hè 夏 vương” hay “Hạ 夏/ Hà vương” âm đọc như là “Hùng 夏-Vương”. Theo tôi thì Việt 夏/Hè/ Ẻ cũng chính là “Hùng 夏 vương”, và “Ẻ 夏Lao 佬-ẻ Lào-ẻ Lủ” của người Phiên Ngung lại là nói về người ở “Ai Lao” của nước Lào! Thủ đô “Viêng Chăn” của nước Lào hiện giờ vẫn được giải thích nghĩa là “thành phố Trăng”.


14
* Việt: Việt 黃, thể hiện bằng chữ Hoàng 黃, thật ra là “Vàng 黃” và thật ra là “dàng 黃” và thật ra là “Yuồn 黃” biến âm; “Hoàng 黃 đế” chỉ là “Việt 黃vàng/ dàng/ yuồn đế”… cho nên sử sách còn nói rõ: Hoàng 黃 đế và Viêm 炎 đế đánh nhau nhưng là anh em cùng một tộc.
- Chính người Mường-Nhánh Hmong có rất nhiều người họ “Vang/ Vàng/Voòng” còn nhận họ là người ở Hoàng hà ngày xưa… phải chạy về phương Nam.

15
* Việt 華. Thể hiện bằng “Hoa 華” hay là “Huê 華”. Tiếng Triều Châu-Mân Việt còn đọc là “Hoe 華” tương đương với “yue” là do biến âm từ “Yue/ tức là Việt” mà thành “Hoe 華” và thành ra “Hoa 華”, lại đọc là “Hoả 華” theo tiếng Bắc Kinh… âm “Hỏa 火” là Nói về “Lửa 火” như chữ “Viêm 炎”, nhưng chữ nầy rất đặc biệt, nhất là thể hiện bằng họ “Mi 芈” hay đọc là “Mỵ 芈” là họ của vua người Việt, chỉ thêm bộ “艹thảo” ở phía trên…

Xin quí vị đừng tra tự điển về chữ “Hoa 華” hay là “Hoe 華” do biến âm từ “yue/ tức là Việt” như tôi đã trình bày ở đây…


Vì đâu có ai thấy chuyện nầy qua bao lớp bụi mờ của lịch sử mà đưa vào từ điển???

Ngày nay chữ nầy đã được dùng để chỉ dân tộc “Hoa 華”, trong khi, đây lại là Họ Mỵ 芈 hay Mi芈 của vua Việt và ngày xưa cỡ thời gian… trước khi Nhà Chu tiêu diệt nhà Thương thì chắc là phải đọc là “Việt-diềt-yue-yúe-hue-hoe 華” bởi chữ My 芈 hay Mỵ 芈 và cũng là âm “dê羊(dương)” để sinh ra âm “Yue” hay “Diệt/Việt”.

Khi nhà Chu lật đổ nhà Thương và tự xưng “ta là Hoa 華-Hạ 夏” thì đủ biết chữ Hoa 華 nầy chính là Hạ 夏 là Yúe là Việt với nguyên âm “Hiệt頁” hoặc “Nguyệt月” làm chủ: chỉ chờ sự khảo cứu kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ “uy tín” và “đang có chức vụ” có nhiệm vụ nghiên cứu và xác định-Hoe-Hoa là Yue/ Việt biến âm mà thôi.


- Các chữ “Việt” có rất nhiều âm Nôm cổ xưa biến âm chằng chịt cùng một gốc và gọi là “Bách Việt”, Ngoài ra, có những chữ Nôm là tên của quốc gia, mang tên và phát âm Nôm của người Việt, nhưng khó nhận ra nên cứ tưởng là từ Hán-Việt, đó là:


- Nước Lỗ 魯, thật ra tên là nước “Rõ 魯” nghĩa là sáng rõ, không thoát khỏi ý nghĩa là: Mặt trời chiếu sáng, “Rõ 魯” đọc không được “Đ” thì thành ra “Lỗ 魯”. Rõ 魯 mới nhìn vào tưởng như là “Ngư魚 và Nhật日”, nhưng thật ra chữ nầy được thể hiện bằng Nhật 日, hỏa 火(Viết thành cái dấu phía trên 日… thành 4 chấm), Điền 田, Cung 弓- nghĩa là Mặt trời / 日-cháy/ 火-chiếu sáng-trên sông/弓 và ruộng / 田; Nước Lổ 魯 có Khổng Tử- 孔子 nổi tiếng mà ai cũng biết.


- Nước Triệu 趙 âm xưa là “chiếu 趙”, có chữ Nguyệt月 nằm bên phải, có nghĩa là chiếu sáng bởi ánh trăng, có kinh đô là “Tấn 晉 Dương 陽”(Tấn晉 là Tiến, Dương 陽là Việt như đã trình bày).


- Nước Tấn 晉, Tấn là Tiến, Tiến nầy lại là theo hướng mặt trời chiếu mà tiến. Phía dưới chữ Tấn 晉Tiến nầy là “Nhật-日-Việt”, phía trên là chữ “Tùng 從” viết tắt. “Tấn” nầy nghĩa là “theo nhật 日-theo mặt trời 日”. “Tấn” có âm xưa là “tiến” hay “chín” nên ngày nay tiếng Bắc Kinh là “Jín晉”


- Nước Hàn 韓, Hàn 韓 (hay “Hùng 韓”) hay “Hòn 韓, đọc theo tiếng Việt vùng Quảng Đông”, có kinh đô tên là “Dương Trì-陽翟”… thật ra là “Việt Trì”, “Dương 陽” là “Việt” như đã giải thích, còn “Trì翟” chính là chim “Trĩ 翟”, Trĩ viết bằng “Vũ 羽” là lông vũ ở phía trên, và “chim 隹chuy” ở phía dưới. “韓Hòn” phát âm như “Hùng”, nhưng “Hòn” sau nầy còn biến âm là “Hon”, và “Hon 漢” tiếng Quảng Đông, lại thành “Hán 漢” bên tiếng Bắc Kinh, và cũng thành ra “Hán 漢” bên từ Hán Việt, âm “Hán 漢” là có sau.


- Nước Tề 齊, Tề thật ra là nước “Chói 齊”, chữ nầy gồm mặt trời là chữ Khẩu viết theo “nghệ thuật” và các tia sáng chói được nghệ thuật hóa ở phía trên. Tiếng Triều Châu ngày nay vẫn đọc “齊齊 - Tề Tề” là “choi chói - 齊 齊”. “Tề 齊” nầy nghĩa là “Sáng - đều đặn, đẹp”- “chói sáng-đầy đủ ánh sáng”.


- Nước Đường 唐, chữ “Đường 唐” nầy có “khẩu 口” là mặt trời viết ở phía dưới, và ruộng 田điền ở phía trên trong mái nhà cao, (nước “Tề 齊” là nước Đường 唐 cũ ở tỉnh Sơn Tây đổi tên); cần phân biệt nước Đường 唐 ở các thời đại và địa phương khác nhau.


“Đường 唐” phát âm Bắc Kinh là “Thản唐” và Quảng Đông là “Thòn” đều là biến âm của “Thượng” và “Thường”. Người Triều Châu lại đọc “thường” thành ra “Từng 唐”. Nhóm “Việt Đường” hay “Việt Thường” ngày xa xưa hay là người ở Hoa Nam thường tự xưng hô mình là người “Thòn 唐”chính là “người Thường” hay “người Thượng”.


… và cũng còn chữ Việt Khác nữa, nhưng rắc rối hơn, cần giải thích dài dòng hơn, cho nên tôi đã không đưa vào trong bài viết nầy.


-- Bài Viết nầy dù đã cố gắng ngắn gọn mà vẫn hơi dài, vì để cần giải thích cho rõ mỗi một chữ là có thể thành ra một bài viết riêng thì mới rõ hơn… Tôi đã tóm tắt, vì đây là bài viết chứng minh phát âm “Nôm” có trước, chứ không phải là “đi vào chi tiết của từng chữ”.


Xin hẹn quý độc giả: còn có thêm nhiều bằng chứng là Chữ Nôm có trước…


Đỗ Thành / Nhạn Nam Phi


Tham khảo:
- Nguyễn Đức Hùng: http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsuchuhan.htm
- Một quan niệm xưa nay thường thấy về nguồn gốc chữ Nôm:

http://www.youtube.com/watch?v=1DO7u...eature=related

- Một trang chữ Nôm:
http://www.lannhithiquan.com/st_kcuu.htm
- Giới thiệu “Lược khảo chữ Nôm của Cụ Trần Văn Giáp” (Nguyễn Ngọc Bích).

http://e-cadao.com/Chunom/gioithieul...ranvangiap.htm

- Bách khoa toàn thư mở wikipedia: Chữ Nôm:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m
- Chữ Nôm và nguồn gốc tiếng Việt:
http://ttvnol.com/forum/tiengviet/90...zyquv2gq8m37kj

http://e-cadao.com/Chunom/chunomvacovan.htm

- Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ:

http://www.dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=444060
- 字喃-Chữ Nôm:
http://zh.wikipedia.org/zh/%E5%96%83%E5%AD%97

- 喃字:
http://baike.baidu.com/view/71827.htm
- 越南语-Việt Nam Ngữ:
http://baike.baidu.com/view/68830.htm
Chữ Nho 儒字:
http://zh.wikipedia.org/zh/%E8%B6%8A...BC%A2%E5%AD%97
- 甲骨文 giáp cốt văn:
http://zh.wikipedia.org/zh/%E7%94%B2%E9%AA%A8%E6%96%87
- 金文 Kim văn:
http://zh.wikipedia.org/zh/%E9%87%91%E6%96%87
- Việt Nhân Ca-越人歌: Khoa hoc@doi song/Phat hien lai Viet Nhan Ca

- “Duy Giáp Lệnh” Nhạn Nam Phi - Blog Archive - DUY GIÁP LỆNH


Nguồn:


No comments:

Post a Comment