Monday, December 9, 2024

Hành trình trên đất Phật _ ký sự Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn. Phần 4

Sư TÂM DŨNG và sư NHƯ NGỘ đã đến nơi ĐỨC Phật được Vãng Sanh
https://youtu.be/E0WXqE7ETUk?si=fEtKBVBB4r_9H3IX


Vùng đất nào mà đuổi một vị chân tu thì vùng đất ấy sẽ biến loạn...

Vietnam is led by the Communist Party, with a one-party system but fake labelled: a socialist republic.




Sư TÂM DŨNG và sư Như NGỘ đã đến cung điện của nhà vua TỊNH PHẠN
https://youtu.be/2PAOSYPOpUM?si=40HFddFWaaST0pq_


Thầy Như Ngộ, Tâm Dũng đi khất thực gieo duyên lại cho người dân nghèo tại Ấn Độ
https://youtu.be/zDyjb9RwhdM?si=IVqTLGjdsaiGLg91


Một Lực Vô Hình Nhập Vào Người Tôi
Chia sẻ câu chuyện của sư ông Hoằng Hiền của chùa Độ Sanh
https://youtu.be/Eg-WPdg5eWA?si=xMbtT33eMYplqRGt


Sư Như Ngộ và Sư Tâm Dũng trên đường khất thực lấy thức ăn trong bát cho hết người xin ăn Ấn Độ
https://youtu.be/8DbS3vrVGXQ?si=RsB3APO1qUzhONYO


Ngày 9/12 Sư Tâm Dũng và Như Ngộ


Sư như ngộ và sư Tâm Dũng đến nơi Đức Phật hỏa táng


Sư Như Ngộ và Sư Tâm Dũng dâng y cho Đức Phật


Sư Như Ngộ đảnh lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni


* Sư Như Ngộ và Tâm Dũng đắp Y Đức Phật tại Ấn Độ


Hình ảnh Tuyệt đẹp. Sư Như Ngộ _ Sư Tâm Dũng Chia sẻ tình thương dành cho bà con Ấn Độ
https://youtu.be/3m8lrTAf2Oo?si=vgpLv2yI7dXYuxOq


Sư TÂM DŨNG và sư NHƯ NGỘ đi trợ duyên gặp hoàn cảnh này
https://youtu.be/F3MtI1xsn2E?si=xKA8Lubg3F0gueFZ


Sư Tâm Dũng, sư Như Ngộ và sư ông Hoằng Hiền trao tặng tiền cho học sinh Án do phật tử cúng dường
https://youtu.be/OrXoIA_31_0?si=5cATRmhnTxRJVF0M


Sư TÂM DŨNG và sư NHƯ NGỘ đến nơi CẬU BÉ CHÂN TRÂU là tiền thân của Đức Phật THÍCH CA
https://youtu.be/m1kk-naHy9E?si=fTmsNlpLn22NGpuV


Sư Như Ngộ được cô chủ thỉnh đến quán để cô cúng dường. Quán chay Việt Nam đầu tiên mở ở Bồ Đề Đạo Tràng
https://youtu.be/Jv4faXFZxkM?si=KRO5bQ2Bqw1ZJUru


Buổi khất thực của sư NHƯ NGỘ và sư Ông lên tiếng nói thẳng điều này
https://youtu.be/-Hcytq5EsWs?si=5pQ78smoUyqGcdn-


- Ngày 12 tháng 12 2024, Sư Tâm Dũng về Việt Nam. Sư Như Ngộ ở lại tại chùa Độ Sanh với sư ông Thích Hoằng Hiền.
- Ngày 12 tháng 12 2024, thầy Minh Tuệ đã qua bên nước Lào cùng các sư nhỏ. Cá nhân tôi không muốn theo dõi cuộc hành trình của thầy Minh Tuệ vì có nhiều nhân vật của nhà nước Việt cộng đi theo. Nhưng chắc thầy Minh Tuệ được đi bộ hành là điều ai cũng thấy hạnh phúc. Thầy được bộ hành là điều thầy chọn. Còn những câu như: "Tu tại gia hay tu chùa cũng hạnh phúc" đó chỉ là cách trả lời cho mọi người yên tâm thôi hay bị ai đó lấy chữ nhét miệng người. Nam mô a di đà phật. Có người hỏi: Thầy Thích Minh Tuệ Tại sao đi 6 thầy nhưng đã hết 3 thầy xuất thân là công an, an ninh, mật vụ rồi... không biết chuyến bộ hành này sẽ như thế nào? Nếu nồi cơm điện không đi qua Ấn Độ thì sẽ mất hết mấy bao gạo nuôi cho đội người lực lượng bảo vệ chặn chốt? Nam mô a di đà phật!
Người ta nói: Chỗ nguy hiểm cũng là chỗ an toàn nhất, mà chỗ an toàn nhất cũng là chỗ nguy hiểm."
Chúng sanh không dám có ý kiến, chỉ là rất đỗi vui mừng khi thầy được đi bộ hành, còn thầy có đi với công an, mật vụ hay đi với đồng môn, tăng đoàn cũng không khác, chỉ khác là -- nhìn thầy đi cùng tăng đoàn thì lòng xúc động, muốn xem, muốn nhìn mãi video, nhưng thầy đi Ấn Độ cùng công an, mật vụ, an ninh nhà nước Việt cộng... những video họ đăng lên toàn là hình ảnh, lời nói tuyên truyền, ru ngủ.

Sư Tâm Dũng Đã Trở Về Việt Nam…Thắng Dương Chuẩn Bị Cùng Thầy Tịch Quang Trở Về Cùng
https://youtu.be/IPcLltzj3IA?si=pUcLrqrsG7JhAYU_


Bất ngờ khi sư TỊCH QUANG đến thăm sư NHƯ NGỘ và nói những lời này
https://youtu.be/m8_D9CD7PEc?si=IiMEmIaxp9SnDAl1


Sư Tâm Dũng Đã Về Việt Nam Ẩn Tu. Sư Như Ngộ Đi một Mình Thọ Thực Dưới Gốc Cây Bồ Đề ở chùa Độ Sanh gặp nhau hai sư Tịch Quang và Như Ngộ cùng bộ hành ra nơi Bồ Đề Đạo Tràng.
https://youtu.be/Tpm0Ysiaa-o?si=kU8D0fLFFds2fW1Q


Quang cảnh Bồ Đề Đạo Tràng về Đêm
https://youtu.be/1YJ7xo6YBU8?si=6uE3vAJJ3YADunP8


Sư Như Ngộ được sư người Ấn Độ tìm đến chùa Độ Sanh để gặp sư Như Ngộ đễ đãnh lễ và cầu pháp
https://youtu.be/lLQCrWxEyw4?si=hwDsgpqJJCRb6scO


Sư NHƯ NGỘ tặng quà cho các em bé học sinh tại ẤN ĐỘ
https://youtu.be/b4YTObdD2-g?si=DQoocYt2G_Ye8s87


Sư Như Ngộ lần đầu tiên đi khất thực với sư người Ấn Độ chắc hai sư có mối liên quan ỡ kiếp trước
https://youtu.be/w8NIth6Z0tY?si=f1VEgL9-cnizWGDa
-----------------------------------------
-----------------------------------------
Câu chuyện bên lề Hành trình trên đất Phật _ ký sự Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn.

Trò Chuyện Cuối Tuần | Điểm Bất Thường Trong Chuyến Bộ Hành Của Sư Minh Tuệ Trên Đất Lào
https://www.youtube.com/live/aptlGrA8OhE?si=K8K4_oYEjLYzO-68


Cập nhật tin Thích Minh Tuệ. Tại sao cho đi vội vã? Nếu nồi cơm điện không đi, thì đảng sẽ mất hết mấy bao gạo
https://www.youtube.com/live/AjzCAmTpBVY?si=v1ZHVs2dxn_6P1Rw


Sư Minh Tuệ Có Thật Sự Được Tự Do Tu Tập Dù Đã Rời Khỏi Việt Nam | 17.12.24
https://youtu.be/n4AOp8HMvuo?si=upm_VlOfkA-U50Hz



Tiểu sử Sư AN LẠC
Sư An Lạc nói được nhiều ngôn ngữ như: Tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Myanmar (Miến Điện) và nghe hiểu được tiếng Lào. Sư An Lạc đã xuất gia gieo duyên được 14 ngày ở Thái Lan. Có đi khất thực ở Thái Lan rồi. Sư An Lạc chưa lập gia đình. Lúc trước có làm hướng dẫn viên du lịch ở Thái Lan.
Hiện giờ thầy An Lạc đang đi trong tăng đoàn thầy Minh Tuệ đến các nước bạn.

-----------------------------------------
-----------------------------------------


Tiếng Pali



Tiếng Pali
𑀧𑀸𑀮𑀺
Phát âm [paːli]
Sử dụng tạiẤn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Nepal,Lào, Campuchia, Thái Lan, và nhà sư ở những nước có Phật giáo hệ phái Nam Tông.
Mất hết người bản ngữ vàokhông có người nói bản xứ, sử dụng chỉ trong văn chương và tế lễ
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtkhông có hệ chữ viết riêng; có thể được viết trong các hệ chữ viết khác nhau như chữ Miến Điện, chữ Devanāgarī, chữ Khmer, chữ Lào, chữ cái Latinh, chữ Sinhala, chữ Thái
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1pi
ISO 639-2pli
ISO 639-3 pli

Pāli (𑀧𑀸𑀮𑀺) còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit. Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Tam tạng (tên theo tiếng Nam Phạn là Tipitaka). Chữ Nam Phạn được đúc kết từ mấy nguồn hệ thống chữ viết khác nhau, từ chữ Brahmi, Devanāgarī và các chữ viết thuộc hệ Ấn-Aryan. Khi Latinh hóa thì hệ thống do T. W. Rhys Davids thuộc Pali Text Society khởi xướng được dùng nhiều hơn cả.

Nguồn gốc ngôn ngữ và sự phát triển

Bản thân chữ Pāli có nghĩa là "hàng chữ" hay "văn bản (chính tắc)", và tên gọi này dường như bắt nguồn từ các truyền thống chú giải, trong đó Pāli (theo nghĩa các hàng chữ hay văn bản nguyên gốc được trích dẫn) được phân biệt với các câu chú giải hay là các câu bằng tiếng bản xứ theo sau đó trên trang bản viết. Do đó, tên gọi của ngôn ngữ này đã gây ra nhiều tranh luận giữa các học giả thuộc mọi thời đại; cách viết của tên cũng khác nhau, với "ā" ([ɑː]) dài và "a" ([a]) ngắn, cũng như với âm bật lưỡi (retroflex) ([ɭ]) hay là không có âm bật lưỡi ([l]) "l". Cho đến ngày nay, không có một cách viết chuẩn xác duy nhất của tên của ngôn ngữ này; cả bốn cách viết có thể tìm thấy trong các sách giáo khoa.

Pāli là ngôn ngữ văn chương của nhóm ngôn ngữ Prakrit; nó không phải (và chưa bao giờ) là một ngôn ngữ nói thông thường, theo nghĩa của một ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu xuất sắc về vấn đề này, vẫn thường có sự nhầm lẫn về các liên hệ giữa Pāli và tiếng bản xứ của tiếng Magadha cổ đại.

Pāli được những người theo Phật giáo thời xa xưa coi là tương đồng về mặt ngôn ngữ với tiếng Magadha cổ hay là sự nối tiếp trực tiếp của ngôn ngữ đó. Nhiều nguồn Theravada nhắc đến tiếng Pāli như là "tiếng Magadha". Tuy nhiên, dòng chữ khắc trên đá bằng tiếng Magadha của A-dục vương (Asoka) là một ngôn ngữ Đông Ấn trong khi đó Pāli giống với các chữ khắc bằng tiếng Tây Ấn hơn.

Có nhiều sự giống nhau đáng kể giữa Pali và một dạng cổ của Magadha - Ardhamagadha (Bán Magadha) - được bảo lưu trong các văn bản đạo Jain cổ. Ardhamagadha khác với Magadha cũng trong các điểm tương tự như là với Pali. Chẳng hạn, Ardhamagadha cũng không biến đổi r thành l, và trong yếu tố danh từ nó cho thấy -o ở cuối thay vì -e như tiếng Magadha ít nhất là trong nhiều nơi có vần điệu. Điều tương tự này không phải là ngẫu nhiên, bởi vì người sáng lập ra đạo Jain Mahavira cũng truyền đạo trên cùng một khu vực (Magadha) với Phật Thích Ca.

Oskar von Hinuber đã cho rằng Pāli có thể bắt nguồn như là một dạng lingua franca (ngôn ngữ thông thương) vào thời đại đế chế Maurya của A-dục vương. Cho đến thời điểm Phật giáo truyền sang Sri Lanka (bởi các nhà truyền giáo mà vua A-dục vương phái đi), theo như các nguồn trong kinh Phật), Pāli là một ngôn ngữ văn chương đủ phức tạp để được sử dụng trong việc ghi lại toàn bộ Tam tạng. Sau khi Bộ kinh Pāli được truyền sang Sri Lanka, nó tiếp tục được bảo quản hoàn toàn bằng tiếng Pāli, trong khi các chú giải đi kèm theo nó (theo thông tin cung cấp bởi Buddhaghosa) được dịch sang tiếng Sinhala và được bảo quản trong tiếng địa phương qua nhiều đời khác nhau.

Tuy nhiên nó cuối cùng đã bị tiếng Sanskrit thay thế trong vai trò một ngôn ngữ văn chươngtôn giáo sau khi các học giả PāniniẤn Độ hình thức hóa tiếng Phạn cổ điển. Ở Sri Lanka, Pāli được cho là đã vào giai đoạn thoái trào vào khoảng thế kỷ thứ 5 (khi tiếng Sanskrit đạt đến đỉnh cao), nhưng rồi cuối cùng vẫn tồn tại. Tác phẩm của Buddhaghosa đóng vai trò quan trọng cho sự hồi sinh trở lại của Pali như là một ngôn ngữ quan trọng của Phật giáo. Bộ Visuddhimagga cùng các tác phẩm bình chú khác mà Buddhaghosa biên dịch đã hệ thống hóa và làm gọn lại những chú giải truyền thống bằng tiếng Sinhala, vốn đã được duy trì và mở rộng ở Sri Lanka từ thế kỷ thứ 3.

Ngày nay Pāli được nghiên cứu chính yếu là để tìm hiểu các bộ kinh của Phật giáo Tiểu Thừa, và thường được sử dụng để tụng niệm trong các nghi thức tế lễ. Các văn thư thông thường liên quan đến tôn giáo bằng tiếng Pāli như sử ký, y thư, văn bia, cũng có giá trị lịch sử quan trọng. Các trung tâm lớn nghiên cứu bằng tiếng Pāli vẫn tồn tại ở các nước có truyền thống TheravadaĐông Nam Á: Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, LàoCampuchia. Học thuật Pāli ở vùng Bắc Ấn Độ nhìn chung là kết thúc với sự trỗi dậy của triều đại Sena, và đi xuống tại vùng bán đảo Ấn Độ, và có lẽ kéo dài nhất tại tiểu bang Orissa, nghĩa là, cuối cùng kết thúc (cùng với sự thực hành Phật giáo) với sự thất bại của cuộc kháng chiến cuối cùng trước sự bành trướng của các đế quốc Hồi giáo trên tiểu lục địa Ấn Độ. Kể từ thế kỷ thứ 19, nhiều hội đoàn phục hưng việc nghiên cứu Pāli ở Ấn Độ đã quảng bá nhận thức về ngôn ngữ này và nền văn học của nó, có lẽ đáng kể nhất là Maha Bodhi Society thành lập bởi Anagarika Dhammapala.

châu Âu, Pali Text Society là lực lượng chính cùng với các học giả phương Tây quảng bá việc nghiên cứu tiếng Pāli kể từ ngày thành lập vào năm 1881. Đặt trụ sở tại Anh, hội này đã xuất bản các sách Pāli phiên ra tiếng Latinh, cùng với nhiều bản dịch tiếng Anh của các nguồn này. Pali Text Society được lập ra một phần để bù đắp cho kinh phí rất thấp dành cho ngành Ấn Độ học vào cuối thế kỷ 19 ở Anh; một cách phi lý là người Anh không mạnh mẽ trong việc nghiên cứu tiếng Phạn và Prakrit như là ở Đức, Nga và ngay cả Đan Mạch - một thực tế kéo dài đến tận ngày nay. Không cần phải là xứ thuộc địa như là trường hợp người Anh với Sri LankaMayanma, các viện nghiên cứu như Thư viện Hoàng gia Đan Mạch đã xây dựng một bộ sưu tập lớn các văn bản tiếng Pāli, và xây dựng một truyền thống nghiên cứu tiếng Pāli khá mạnh.

Ngữ vựng

Gần như mỗi chữ trong Pāli có chữ cùng nguồn gốc trong các "ngôn ngữ Ấn-Aryan Trung cổ" Prakrit khác, ví dụ, Jain Prakrit. Quan hệ với Sanskrit trước đó (ví dụ, tiếng Vệ-đà) là ít trực tiếp hơn và phức tạp hơn. Theo lịch sử, ảnh hưởng giữa Pāli và Sanskrit có thể cảm nhận ở cả hai chiều. Sự giống nhau giữa tiếng Pāli và Sanskrit thường được cường điệu bằng cách so sánh nó với những tác phẩm sau này bằng Sanskrit—mà chúng được viết ra nhiều thế kỷ sau khi Sanskrit đã không còn là một ngôn ngữ sống nữa, và bị ảnh hưởng bởi các phát triển trong vùng Trung Ấn, bao gồm cả việc mượn trực tiếp một phần ngữ vựng Trung Ấn; trong khi đó, phần lớn các thuật ngữ Pāli sau này được mượn từ những ngữ vựng Sanskrit của các ngành tương đương, hoặc là trực tiếp hoặc là với một số thay đổi về cách phát âm nào đó.

Pāli sau này cũng có một vài chữ mượn từ các ngôn ngữ địa phương nơi mà Pāli được sử dụng (ví dụ người Sri Lanka thêm chữ trong tiếng vào Pāli). Những sử dụng này phân biệt Pāli tìm thấy trong Suttapiṭaka và các tác phẩm sau này chẳng hạn như các lời chú giải Pāli trong các bộ kinh và các câu chuyện dân gian (ví dụ, các câu chuyện bình giải Jātaka), và các nghiên cứu so sánh và xác định niên đại của bản sách dựa trên những từ vay mượn đó bây giờ trở thành một ngành chuyên môn.

Pāli không phải chỉ được sử dụng trong việc truyền đạt những lời dạy của Phật, bởi vì tồn tại nhiều bản sách khác không liên quan đến tôn giáo, như là các sách về y khoa, bằng tiếng Pāli. Tuy vậy, các nghiên cứu học thuật về ngôn ngữ này tập trung vào các tác phẩm tôn giáotriết học, do cánh cửa độc nhất vô nhị mà nó mở ra trong một giai đoạn phát triển của Phật giáo.

Quan điểm Emic về Pāli

Mặc dù trong truyền thống Bà-la-môn, tiếng Sanskrit được cho là một ngôn ngữ không thay đổi được nói bởi các thần linh, trong đó mỗi từ hàm chứa một ý nghĩa quan trọng, quan điểm này đã không được chia sẻ trong các truyền thống Phật giáo thời xưa, mà trong đó từ ngữ chỉ là những dấu hiệu quy ước và có thể thay đổi được. Cả Phật và những người theo ông thời xưa không chia sẻ quan điểm của các bà-la-môn về sự kính trọng đối với tiếng Vệ-đà hay là kinh sách. Quan điểm này về ngôn ngữ đã được mở rộng một cách tự nhiên đến Pāli, và có thể đóng góp vào việc sử dụng nó (như là một xấp xỉ hay là chuẩn hóa của các phương ngữ Ấn-độ Trung cổ) thay cho Sanskrit.

Tuy nhiên theo như suy nghĩ thông thường, các lời tụng kinh bằng tiếng Pāli thường được cho là có những quyền năng siêu phàm (có thể là do ý nghĩa của lời kinh, bản chất của người tụng, hay là phẩm chất của bản thân ngôn ngữ), và trong những bản văn Phật giáo cổ người ta có thể thấy Pāli dhāraṇī được sử dụng như là những câu thần chú, ví dụ để chống rắn cắn. Nhiều người trong các văn hóa Phật giáo Theravada vẫn còn tin rằng thề thốt bằng tiếng Pāli có một sự quan trọng đặc biệt, và, như là một ví dụ về quyền năng siêu phàm được gán cho việc tụng kinh trong thứ tiếng này, tụng lên những lời thề của Aṅgulimāla được tin là làm giảm đau trong quá trình sinh nở ở Sri Lanka. Ở Thái Lan, việc tụng một phần của Abhidhammapiṭaka được tin là có lợi cho người vừa mới qua đời, và lễ này có thể kéo dài cho đến bảy ngày. Một điều thú vị là, không có một thứ gì trong văn bản kể sau có liên quan đến chủ đề này, và nguồn gốc của phong tục vẫn chưa rõ.

Hệ thống âm vị

Các nguyên âm

Cao Kéo về sau
Trước Giữa Sau
Cao i [i]

ī [iː]

u [u]

ū [uː]

Giữa e [e], [eː] a [ɐ] o [o], [oː]
Thấp ā [aː]

Các nguyên âm dài và ngắn chỉ tương phản nhau trong các âm tiết mở; trong các âm tiết đóng, tất cả các nguyên âm luôn ngắn. Các âm eo dài phân bố bù trừ nhau: các thay đổi ngắn chỉ xảy ra trong các âm tiết đóng, các thay đổi dài chỉ xảy ra trong các âm tiết mở. Các âm eo ngắn và dài do đó không có âm vị khác nhau.

Các phụ âm

Nơi phát âm Cách thức phát âm
Các điểm dừng Gần đúng Xát
Câm Phát âm Không có bên cạnh Bên cạnh
không bật hơi Bật hơi Không bật hơi Bật hơi Mũi Không bật Bật hơi Không bật Bật hơi
Âm vòm k kh g gh
Âm vòm c ch j jh ñ y
Âm quặt lưỡi ṭh ḍh ḷh
Âm răng t th d dh n
Âm ổ răng r l s
Âm môi p ph b bh m
Âm môi răng v
Âm tắc thanh hầu h

Các âm liệt kê bên trên, ngoại trừ , ḷh là các âm vị khác nhau trong Pāli. chỉ xảy ra trước các điểm dừng của các âm vòm. ḷh là tha âm vị của ḍh khi chúng xảy ra đơn lẻ giữa các nguyên âm.

Ví dụ tiếng Pāli

Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena, bhāsati vā karoti vā,
Tato nam dukkhaṃ anveti, cakkaṃ'va vahato padaṃ.

Phân loại từng chữ một

Mano-pubbaṅ-gam=ā dhamm=ā, mano-seṭṭh=ā mano-may=ā;
Mind-before-going=m.pl.nom. Thing=m.pl.nom., mind-foremost=m.nom.pl. mind-made=m.nom.pl.
Manas=ā ce paduṭṭh=ena, bhāsa=ti vā karo=ti vā,
Mind=n.sg.inst. if corrupted=n.sg.inst. speak=3.sg.pr. either act=3.sg.pr. or,
Ta=to naṃ dukkhaṃ anv-e=ti, cakkaṃ 'va vahat=o pad=aṃ.
That=from him suffering after-go=3.sg.pr., wheel as carrying(beast)=m.sg.gen. foot=n.sg.acc.

Ba chữ ghép của hàng đầu theo nghĩa đen là:

manopubbaṅgama "đi trước đó là trí óc (Tâm)", "trí óc (Tâm) như là người đi trước hay là lãnh đạo"
manoseṭṭha "thành phần trước nhất là trí óc (Tâm)", "trí óc (Tâm) như thủ lĩnh"
manomaya "chứa đựng trí óc (Tâm)" hay "làm ra bởi trí óc (Tâm)"

Dịch nghĩa sát: "Pháp với trí óc (Tâm) là lãnh đạo, trí óc (Tâm) là thủ lĩnh, được làm ra bởi trí tuệ. Nếu [ai đó] nói hoặc hành động với một trí óc (Tâm) mục nát, từ [nguyên nhân] đó đau khổ sẽ bám theo anh ta, như là bánh xe [đi theo] vết chân của con vật kéo."

Một bản dịch có vẻ tự do hơn bởi Acharya Buddharakkhita

Trí óc (Tâm) đi trước mọi trạng thái tinh thần. Trí óc (Tâm) là thủ lĩnh; tất cả đều làm ra từ trí óc (Tâm).
Nếu một người hành động hay nói với một trí óc (Tâm) không trong sạch đau khổ sẽ theo anh ta như bánh xe đi theo vết chân bò (kéo xe).

Pāli và Sanskrit

Mặc dù Pāli không thể được xem là hậu duệ trực tiếp của hoặc Sanskrit Cổ điển hoặc là Vedic Sanskrit cổ hơn, những ngôn ngữ này hiển nhiên là rất gần nhau và những đặc tính chung của Pāli và Sanskrit luôn luôn được nhận ra một cách dễ dàng bởi những người ở Ấn Độ thông thạo cả hai thứ tiếng. Thật vậy, một phần rất lớn các chữ trong Pāli và Sanskrit là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau trong chi tiết biến tố.

Các liên hệ này đủ phổ biến để các thuật ngữ từ Sanskrit có thể chuyển đổi dễ dàng thành Pāli bằng một số các biến đổi phát âm quy ước trước. Những biến đổi này bắt chước một phần nhỏ hơn của các phát triển về âm vị học đã diễn ra trong Proto-Pāli. Bởi vì sự phổ biến của những biến đổi này, không phải lúc nào cũng nói được một từ Pāli là một phần của một từ Prakrit cổ, hay là một biến đổi mượn từ Sanskrit. Sự tồn tại một chữ tiếng Sanskrit tương ứng với một chữ tiếng Pāli, không phải lúc nào cũng là một bằng chứng chắc chắn về từ nguyên của Pāli, bởi vì, trong một số trường hợp, các chữ Sanskrit nhân tạo được tạo ra bằng cách ghép các chữ Prakrit.

Các quá trình chuyển âm sau không phải là một miêu tả đầy đủ của các thay đổi lịch sử tạo ra Pāli từ tiếng Ấn Cổ đại (Old Indic), như nên được hiểu như là một tóm tắt giữa các tương đương về âm vị phổ thông nhất giữa Sanskrit và Pāli, mà không tuyên bố đó là đầy đủ.

Các nguyên âm và nguyên âm đôi

  • Sanskrit aiau luôn luôn được giảm thành Pāli eo, một cách tương ứng.
Ví dụ: maitrīmettā, auṣadhaosadha
  • Sanskrit ayaava cũng vậy thường giảm về Pāli eo
Ví dụ: dhārayatidhāreti, avatāraotāra, bhavatihoti
  • Sanskrit avi trở thành Pāli e (nghĩa là aviaie)
Ví dụ: sthavirathera
  • Sanskrit xuất hiện trong Pāli như là a, i hay u, thường hợp với nguyên âm trong âm tiết theo sau. cũng đôi lúc trở thành u sau các phụ âm môi.
Ví dụ: kṛtakata, tṛṣṇataṇha, smṛtisati, ṛṣiisi, dṛṣṭidiṭṭhi, ṛddhiiddhi, ṛjuuju, spṛṣṭaphuṭṭha, vṛddhavuddha
  • Sanskrit các nguyên âm dài được rút ngắn trước một dãy các cặp phụ âm sau đây.
Ví dụ: kṣāntikhanti, rājyarajja, īśvaraissara, tīrṇatiṇṇa, pūrvapubba

Các phụ âm

Các biến đổi âm thanh

  • Các âm xát Sanskrit ś, , và s hợp cùng nhau như là Pāli s
V.d.: śaraṇasaraṇa, doṣadosa
  • Các âm dừng Sanskrit ḍh trở thành ḷh giữa các nguyên âm (như là trong Vedic)
V.d.: cakravāḍacakkavāḷa, virūḍhavirūḷha

Tham khảo

 



....................................


Sứ Giả của Hạnh Đầu Đà Minh Tuệ sang Nước Bạn


Hành trình trên đất Phật _ ký sự khất sĩ Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn Độ. Phần 1 Thầy Như Ngộ và thầy Tâm Dũng


Hành trình trên đất Phật _ ký sự Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn. Phần 2
Thầy Như Ngộ Tâm Dũng Xuất Gia Tại Chùa Miến Điện


Hành trình trên đất Phật _ ký sự Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn. Phần 3


Hành trình trên đất Phật _ ký sự Du tăng hạnh đầu đà trên đất Ấn. Phần 4


No comments:

Post a Comment