Ước Mơ Đế Quốc
Nếu người Trung quốc không loại bỏ được tư tưởng đế quốc, nó sẽ mang lại một hậu quả rất nghiêm trọng. Bạn hãy coi biểu đồ này, đó là mức độ khác biệt của Gen/DNA của người Hán ở Trung quốc, màu sắc càng tối thì nghĩa là mức độ khác biệt càng cao, màu sắc càng nhẹ thì nghĩa là mức độ khác biệt càng thấp.
Lấy Quảng Đông làm ví dụ so sánh với Hắc Long Giang mức độ khác biệt là 25, so sánh với mấy tỉnh phương bắc đều cao hơn 20, so sánh với các tỉnh phương Nam, cũng cao hơn 1.
Ngược lại, các tỉnh phương bắc, mức độ khác biệt của chúng đều không cao hơn 1, nghĩa là gen (di truyền) của họ rất giống nhau. Nếu bạn nghĩ rằng tại vì họ có huyết thống thuần chất, thì bạn nghĩ sai rồi, là vì ở phương bắc Trung quốc có xảy ra nhiều lần tuyệt chủng dân số. Yếu tố chính mà ảnh hưởng mức độ khác biệt cũ gen (huyết thống di truyền) chính yếu là có hai loại:
- Một, di dân, người bản xứ và các dân tộc di dân hỗn hợp nhau, có nhiều người lai, cho nên có nhiều Gen (di truyền) khác biệt.
- Hai, hậu duệ tự biến dị, ví dụ như gen (di truyền) của mình tự nhiên là khác biệt với bố mẹ mình, và con cháu nhiều đời của mình cũng rất tự nhiên là sẽ rất khác biệt với gen (di truyền) mình, gen sẽ dần dần biến dị trong sự di truyền của nhiều thế hệ.
Nhìn vào phương bắc Trung quốc, họ không có di dân hay là sao? Không thể được, tại vì họ tiếp cận với khu vực của người dân du mục, chắc chắn họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các dân tộc du mục, thế tại sao gen của họ không có gì khác biệt? Với lại, theo lịch sử Trung quốc, phương bắc Trung quốc là có nguồn gốc của văn minh Hoa Hạ, lịch sử của họ chắc là lâu dài hơn phương nam Trung quốc, thế tại sao gen của họ không có biến dị nhiều trong quá trình di truyền? Chỉ có một giải thích đó là: Phương bắc Trung quốc từng có trải qua nhiều lần tuyệt chủng dân số, tổ tiên chung của họ, đa số là gần đây mới xuất hiện, quá trình di chuyển của họ rất ngắn: Chỉ có mấy trăm năm thôi cho nên, không đủ thời gian biến dị nhiều, tại vì trong lịch sử Trung quốc, mỗi lần thay đổi triều đại đều sẽ xảy ra chấn động xã hội lớn, có nhiều dân số bị chết, chỉ có một số ít người rất ít có thể để lại và họ sẽ trở thành tổ tiên chung của đa số người của thế hệ sau.
Theo thống kê của lịch sử Trung quốc, mỗi lần thay đổi triều đại, đều có 30% đến 70% dân số bị biến mất.lần gần đây nhất là Triều Thanh thay thế Triều Minh có 40% dân số bị biến mất, và họ phần chính là tập trung ở phương bắc Trung quốc. Còn phương nam Trung quốc, thì ít xảy ra sự tuyệt chủng dân số, đặc biệt là Quảng Đông và Phúc Kiến, cho nên tổ tiên chung của họ đã xuất hiện vào thời rất xa xưa, cho nên gen của họ đã xảy ra nhiều lần biến dị trong quá trình di truyền rồi.
Thế tại sao có sự khác biệt này?
Khảo sát lịch sử, chúng ta biết rằng tại vì trình độ quan liêu hóa ở phương Bắc nhiều hơn ở phương Nam,tác dụng của hệ thống đế quốc đối với họ là nặng hơn phương Nam. Chúng ta biết rằng, trong lịch sử nhân loại, cách điều hành có hai cực đoan:
- Một bên là tự trị,
- Một bên khác là quan trị.
Tự trị nghĩa là mình tự điều hành lấy trong cách của mình. Tổ chức mà có trình độ tự trị cao nhất là bộ lạc, hay là công xã nguyên thủy, tức là lãnh thổ nho nhỏ mỗi người tự quản trị mình, nguyên tắc của nó là -- để người bản xứ tự quản trị bản xứ.
Quan trị nghĩa là để quan liêu quản chế mình. Tổ chức mà có trình độ quan trị cao nhất là đế quốc, có lãnh thổ lớn, hoàng đế bổ nhiệm quan lại đi cai quản địa phương, nguyên tắc của nó là -- để người ngoại lai cai trị bản xứ.
Nếu xem xét lịch sử, ta có thể thấy ra là những quốc gia thuận lợi hiện đại hóa đều có lịch sử quân chủ rất lâu dài. Khi nói đến chế độ quân chủ là nói về một chế độ cụ thể nói riêng, không phải chỉ thời đại truyền thống nói chung, sự kiện đó ở Trung quốc chỉ có tồn tại trong nhà Chu. Còn ở phương Tây, là tồn tại từ thế kỷ thứ V (thư năm) đến thế kỷ thứ XV (thứ mười lăm), sau đó chúng qua hết 300 - 400 năm nữa mới phát triển ra quốc gia hiện đại. Ở Nhật Bản, trước khi thế kỷ thứ 19, họ đã thuộc chế độ quân chủ từ thế kỷ thứ 8 (thứ VIII) rồi.
Nguyên tắc quân chủ chính là để người bản xứ tự điều hành bản xứ. Còn những quốc gia rất khó hiện đại hóa, ví dụ nước Nga và Trung quốc, đều có một lịch sử đế quốc lâu dài, là tại vì họ dựa vào quan lại cai quản bản xứ, họ không thể phát triển ra một nhóm người tinh hoa ở cơ sở địa phương, họ luôn luôn phải dựa vào chính phủ trung ương điều khiển, cho nên họ luôn luôn hy vọng có một hoàng đế xuất hiện mới cảm thấy an toàn và cảm thấy quốc gia đã mạnh mẽ rồi. Hoọ vẫn không thể loại bỏ được ước mơ đế quốc, tư tưởng đế quốc.
Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về chế độ quân chủ, lấy phương Tây làm ví dụ.
Văn Minh Hy Lạp
Khi bắt đầu, người dân Châu Âu phần đông là sinh sống ở khu vực gần Địa Trung Hải, ở đây có phát triển nhiều thành bang Hy Lạp và sau đó có đế quốc La Mã.
Đế Quốc La Mã
Ở phương bắc của đế quốc La Mã, người dân ở đó vẫn chưa phát triển lắm, chỉ có nhiều bộ lạc thôi, họ được gọi là bộ lạc German. Nhưng đến thế kỷ thứ III (thứ ba), những bộ lạc German bắt đầu di chuyển đến khu vực Tây Âu bây giờ. KHi họ di chuyển, tất nhiên sẽ có xung đột với đế quốc La-Mã và người bản xứ vốn có ở bên đó. Sự di chuyển của họ, không có một chính phủ trung ương chỉ huy, quá trình rất rời rạc, dù sao, đến thế kỷ thứ chín (IX) ở khu vực Tây Âu có xây dựng nhiều chính quyền, thế lực của đế quốc La Mã không còn ở khu vực này nữa, và những chính quyền rời rạc đó, có mối quan hệ quân chủ. Mối quan hệ quân chủ là, thì dụ: Có một chính quyền, người lãnh đạo của chính quyền đó được coi là một chư hầu, chư hầu đó có thể sắc phong cho mấy người làm hiệp sĩ của mình, và mình sẽ trở thành lãnh chủ của mấy hiệp sĩ đó. Khi sắc phong phải ký kế ước, lãnh chủ đáp ứng sắc phong một đất đai cho hiệp sĩ làm phong địa, hiệp sĩ đáp ứng sẽ trung thành với lãnh chủ, phục vụ cho lãnh chủ, và hiệp sĩ đó cũng có thể phân chia đất đai của mình và sắc phong cho người khác để tạo nên nhóm hiệp sĩ của mình, và chính mình cũng có thể trở thành lãnh chủ của người khác. Cho nên, trong hệ thống quân chủ phong kiến, qua hệ của các chư hầu rất phức tạp, tại vì mình chỉ cần trung thành với người mà có ký khế ước với mình, tức là có sắc phong đất đai cho mình, đối với những nhà vua hay hoàng đế tại vì mình không có ký khế ước với họ, mình không cần phục vụ cho họ.
Nếu lãnh chủ mình có ký khế ước với họ, yêu cầu mình phục vụ, mình mới phục vụ. Đối với mỗi chư hầu, nguồn tiền lương của họ chính là lấy từ nguồn lương của phong địa, lãnh chủ sẽ không trả lương cho họ, cũng không cung cấp chi phí cho họ, họ phải tự cai quản phong địa của mình, cho nên mỗi chư hầu đều phải cố gắng hết sức tìm giải pháp để phát triển các sản xuất trong phong địa mình.
Ngày xưa Châu Âu có nhiều phát mình, ví dụ như: cối xay gió, ngựa kéo cầy, đều là vì mỗi chư hầu đều có giới thiệu vào phong địa mình, cho nên mới được phồ biến hóa, mụch đích chân chính không phải là vì cải thiện cuộc sống của người dân, mà là gia tăng sản xuất của người dân, cho nên mình mới lấy thuế nhiều.
Có lẽ sẽ có nhgười nói rằng, thế chế độ kiẻu vậy, chắc chắn không thể chiếm được lãnh thổ rộng lớn, cũng rất có thể có nhiều chiến tranh xảy ra, mỗi nơi một chư hầu, không có hoàng đế thống nhất thống trị.
Đúng rồi đấy, đó thực sự là một điểm yếu, ngưng chính là vì mỗi chư hầu coi phong địa mình là một tư sản, cho nên họ có động lực kinh doanh địa phương mà trong đó, chắc chắn sẽ dựa vào người bản xứ để hỗ trợ, để người bản xứ có cơ hội điều hành địa phương của mình sống, tức là để họ tự trị, đó chính là tiền thân của hội nghị chính trị. Cuối cùng dần dần tạo nên một tầng lớp tinh hoa ở cơ sở địa phương,
Những người tinh hoa địa phương chính là phôi thai của những người khai triển hiện đại hóa, có thể là giai cấp tư sản, gnười trí thức, người trung lưu, nhân viên nhà nước, v. v... Kết quả là sau khi trải qua mấy trăm năm lịch sử quân chủ, những quốc gia quân chủ này như phuơng Tây và Nhật Bản, ở bên ngoài, chúng trông như không có lãnh thổ lớn, không có hoàng đế vĩ đại, nhưng trong nội bộ, mỗi địa phương dều phát triển rất hoàn thiện, mỗi địa phương đều có nhân tài bản xứ, khi họ không đánh nhau nữa, quyết định đoàn kết với nhau, họ có thể tạo nên một quốc gia rất mạnh mẽ.
Ta thấy đó, tự trị có thể huấn luyện người ta trờ thành người tinh hoa. Còn quan trị thì ngược lại, là lấn át người bản xứ, không cho họ có cơ hội tạo nên tầng lớp tinh hoa, đó chính là vấn đề của mỗi đế quốc. Cũng là vấn đề của Trung quốc bây giờ.
Đế quốc thì luôn muốn duy trì hòa bình, họ sợ nếu các địa phương có tầng lớp tinh hoa của họ rồi, thì sẽ phản bội đế quốc, thậm chí có nội loạn, cho nên đế quốc có xu hướng không để người bản xứ tự trị, mà chỉ để hoàng đế bổ nhiệm quan lại cai trị địa phương. Nhưng đối với quan lại, thông thường là sẽ không có động cơ phát triển địa phương, tại vì hoàng đế có trả lương cho quan lại, quan lại luôn luôn muốn thăng chức đến chỗ khác làm quan lớn hơn, vì vậy, địa phương có phát triển tốt hay không, đều không liên quan đến lợi ích của quan lại, mà quan lại thì cũng có động cơ lấn át sự phát triển nhân tài của địa phương, tại vì nếu địa phương có nhân tài của mình rồi thì quan lại sẽ khó cai quản địa phương đó, vì người bản xứ đều có ý muốn nghe theo nhân tài bản xứ, chứ không muốn nghe theo quan lại nữa.
Quan liêu hóa nghĩa là gì?
Quan liêu hóa nghĩa là mức độ kiểm soát của quan lại. Quan liêu hóa càng cao thì nghĩa là quan lại càng dễ thống trị, tại vì người bản xứ đều nghe theo quan lại vì vậy, quan liêu hóa cũng bằng với mức độ còi cọc của sự phát triển nhân tài ở địa phương, tại vì chính là vì địa phương không có nhân tài, không có người tinh hoa, cho nên chỉ có thể dựa vào quan lại thống trị.
Hãy xem xét lịch sử Trung quốc, có thể thấy được nó có xu hướng là càng ngày càng trung ương hóa, nghĩa là sự kiểm soát của quan lại ở địa phương càng ngày càng nặng, đồng thời, sự phát triển nhân tài ơ địa phương càng ngày càng còi cọc. Trước nhà Tống, người bản xứ có thể làm quan ở bản xứ, ờ địa phương có nhiều gia tộc lớn và có lịch sử lâu dài. Sau nhà Tống, người bản xứ không thể làm quan ở bản xứ, những gia tộc lớn đều dần dần biến mất rồi. Mức độ quan liêu hóa ở phương Bắc Trung quốc là nặng hơn phương Nam vì phương bắc tiếp cận với kinh thành, tức là tiếp cận với chính phủ trung ương, cho nên triều dình dễ kiểm soát qua địa phương quan lại. Kết quả là ở phương bắc trên cơ sở địa phương không có nhiều người tinh hoa, cái gì đều cũng dựa vào sự cai quản của quan lại.
Kết quả là, nếu có một ngày nào đó, chính phủ trung ương sụp đổ, không có bổ nhiệm quan lại nữa, hay là quan lại không có uy tín nữa, thi người dân ở địa phương sẽ không biết sẽ phải làm như thế nào, không thể duy trì được trật tự ở địa phương, tại vì họ không có kinh nghiệm tự trị, mỗi người đều không biết phải làm thế nào, mỗi người đều sợ hãi với nhau, nghi ngờ nhau, giống như tình hình trong những bộ phim thảm họa, mỗi người không thể hợp tác với nhau, chỉ biết đấu tranh với nhau, thế giới biến thành một địa ngục là con người ăn con người, rốt cuộc, mỗi người đều bị chết. Đó chính là vì sao ở phương bắc Trung quốccó trải qua nhiều lần tuyệt chủng dân số. Còn ở phương nam, đặc biệt là Quảng Đông và Phúc Kiến thì không có, vì chúng cách xa chính phủ trung ương, mức độ quan liêu hóa rất ít, ở địa phương vẫn còn nhân tài và người tinh hoa của mình. Một khi nếu chính phủ trung ương có sụp đổ, hay xảy ra cuộc thay đổi triều đại, họ cũng không sợ, họ có thể tự trị, tự duy trì uđuợc trật tự.
Nhìn vào Trung quốc bây giờ, ta có thể xác định họ có xu hướng là cố ý quan liêu hóa địa phương. Tại sao thế?
Tại vì sự ra mắt của Tập Cận Bình. Người Trung quốc ủng hộ Tập Cận Bình làm tân hoàng đế, chính là vì sự phát triển nhân tài trên cơ sở địa phương Trung quốc rất tệ, còi cọc, họ không có khả năng quản trị lấy mình cho nên mới hy vọng có một chính phủ trung ương mạnh mẽ. Bây giờ cái mà Tập Cận Bình đang làm chính là thỏa mãn ý tưởng như vậy.
Đánh tham nhũng là loại trừ người tinh hoa ở địa phương.
Xây dựng đảng là xây dựng sự kiểm soát của chính phủ trung ương.
Sau khi Trung quốc khai triển công cuộc cải cách kinh tế, thì xã hội Trung quốc cũng có phát triển, và vì vậy, đã dần dần tạo nên một số người tinh hoa ở địa phương rồi, họ tập trung ở những khu vực phát triển đặc biệt là Quảng Đông và Chiết Giang. Chính là vì có những người tinh hoa xuất hiện ở địa phương, làm cán bộ địa phương khó chấp hành chính sách trung ương, làm yếu khả năng kiểm soát của chính phủ. Khi đối mặt với tình hình này, Trung quốc không biết phải dùng cách của quân chủ tức là huấn luyện người dân tự trị, mà là vì ảnh hưởng của truyền thống, vẫn muốn dùng thủ đoạn đế quốc để giải quyết, tức là lấn át sự phát triển nhân tài của địa phương, tăng thêm sức kiểm soát của quan lại.
Ta thấy, sau khi Tập Cận Bình làm chủ tịch nước, những vận động đánh tham nhũng, thực ra, mục đích chính là vì muốn loại trừ những người tinh hoa vừa mới phát lên ở địa phương, cho nên trong tình cảnh này của Trung quốc là "đánh tham nhũng" và "xây dựng đảng" là hai mặt của một thể đồng nhất.
Đánh tham nhũng là loại trừ người tinh hoa ở địa phương, xây dựng đảng là xây dựng sự kiểm soát của chính quyền/chính phủ/trung ương. Khi xã hội mới sản xuất một nhóm người tinh hoa, thì những người tinh hoa chắc chắn sẽ có đấu tranh với nhau, và khiến một số sự rối loạn xảy ra, phải trải qua một quá trình huấn luyện tự trị mới có thể ổn định lại, nhưng người TQ không chịu đựng được những rối loạn này, luôn luôn hy vọng dựa vào một chính phủ trung ương mạnh mẽ để duy trì trật tự. Sau đó, chính phủ thành công loại trừ những người tinh hoa ở địa phương rồi, hoàn toàn kiểm soát địa phương rồi. khi có năng lực gây chuyện rồi thì người Trung quốc cũng rất ủng hộ, vì họ có ước mơ đế quốc, nhưng họ không ý thức là họ sẽ trở thành đồ cúng cho ước mơ này. Bây giờ Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách zero-covid, để họ càng ngày càng có năng lực kiểm soát được địa phương, cũng là tăng thêm năng lực kiểm soát của chính phủ trung ương.
Trong tương lai, nếu chính phủ muốn động viên toàn xã hội đi chiến tranh, thì không sợ thiếu tài nguyên, hay là địa phương có sự rối loạn xảy ra. Hãy tưởng tượng một chút, nếu trong tương lai Trung quốc không thể thu phục Đài Loan, vì đã xài nhiều tài nguyên trong chính sách đối ngoại, làm quốc gia cạn tiền, có rủi ro sụp đổ, và cán bộ không thể kiểm soát được địa phương rồi, tình hình Trung quốc sẽ như thế nào?
Không dám và không thể tưởng tượng ra, phải không?
Hiện tượng Atavism của Trung Quốc
Social Atavism of China
https://youtu.be/BRCzeYwW7sY?si=vReMVktrwaUZ2nUG
VIDEO
No comments:
Post a Comment