TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG
– Nói về Hán hóa tiếng Việt - 05/13/2022 TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG - Nói về Chương Trình Tu Nghiệp Sư Phạm Dạy Tiếng Việt tại Nam California https://youtu.be/Khv4tN_Voss TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG - Phong Trào Thơ Mới qua bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn với nhà văn Yên Sơn https://youtu.be/2lKhqMN_r6g |
TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG
- Nói về Hán hóa tiếng Việt
- 06/17/2022 Show 1
TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG
- Nói về Hán hóa tiếng Việt
- 06/17/2022 Show 2
TIỂU SỨ
Gs Trần Ngọc Dụng
Diễn giả, Trần Ngọc Dụng, sinh trưởng tại Quảng Nam miền Trung Việt Nam, từng làm trưởng ban dịch thuật và phụ tá đặc trách thông tin cho Cơ Quan Thông Tin Liên Vụ Hoa Kỳ (JUSPAO) tại Quảng Trị (1964-1969), cựu sinh viên văn khoa và luật khoa Đại học Saigon, giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội và trường Quân Y (1971-1975), và giảng viên tại Đại Học Tổng Hợp (1980-91). Tại Hoa Kỳ tác giả từng dạy tiếng Việt tại:
- UCLA,
- UCI, và
- UCR (2002-2005) và
- Tiếng Anh sinh ngữ hai tại School of Continuing Education, Fullerton và Lincoln Education Center, Garden Grove (1997- 2008).
Hiện nay, tác giả đang dạy tiếng Việt tại Coastline Community College và Santa Ana College từ 2000 đến nay. đồng thời là trưởng ban dịch thuật tiếng Việt tại Khu Học Chánh Garden Grove từ 2009, trưởng khối huấn luyện của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt ngữ (từ 2015), từng là chuyên viên duyệt đề thi cho viện ngôn ngữ Defense Language Institute của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, và là cộng tác viên của National Resources Center for Asian Languages của California State University, Fullerton. Năm 2017 tác giả được nhận Giải Thưởng Award of Distinction do Sở Giáo Dục Orange County trao tặng.
Dịch thuật và sáng tác ’Translation and authorship’:
TRANSLATED
I.- English to Vietnamese
1. A Linguistic Guide to Language Learning by G. W. Morton; 1972,
2. New English 900 Series, 1984,
3. Follow Me to Britain Series, 1984;
4. Follow Me To San Francisco, 1985;
5. A Death in November by Ellen J. Hammer, 1991,
6. Kennedy and Vietnam War by John M. Newman, 1992;
7. Book of the Death by W. Y. Darjeeling, 1993;
8. In Retrospect by Robert S. McNamara, 1995;
9. The Private Life of Mao Tse Tung by Dr. Li Zhisui, 1995;
10. Foundation of Tibetan Mysticism by Anagorika Lavinda, 1995;
11. John Paul II by Tad Szulc 1995;
12. A Soldier Reports by William Westmoreland, 1996;
13. The Collapse of South Vietnam by Cao Van Vien, 1996;
14. How to Sell Yourself by Joe Girard, 1997
15. Land Reform an anonymous author about the Land Reform in North VN during the 1965-56, 1999
II – Vietnamese to English
1. Kiến Vàng ‘The Yellow Ants’by Dinh Tien Luyen, (a children’s story about two brothers’ adventure), 1996;
2. Quãng Đời Tôi ‘Reminiscences of My Life’by Tran Du, 1996;
3. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘The History of the Catholic Church in Vietnam’(from 1530-1975) by Phan Phat Huon, CSsR, 1997;
4. Cây Cảnh và Hòn Non Bộ Việt nam ‘The Vietnamese Art of Miniature Landscape’, 1997;
5. Quê Hương thứ ba của tôi ‘My Third Homeland’ by James Luu, 1998;
6. Rước Lúa ‘Rice Worshipping’by Duong Van Tham (a document about Vietnamese tradition of worshipping the rice stalk, Fowler Museum, UCLA), 2000;
7. Những Thăng Trầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế ‘Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes of the Communist International’by Nguyen Minh Can, 2001
8. Vàng Đen ‘Black Gold’a memoir by a Vietnamese Ranger in the Tri-angle where borders of three countries – Viet-Cambodia-Laos meet, 2003
9. Truyện Dân Gian Việt Nam ‘Vietnamese Folk Stories’(over ten bilingual stories with color illustrations and audio recordings for children and college students learning Vietnamese as a second language)
10. Nỗi Lòng ‘Sentiments and Aspirations’ by Nguyen Ninh Thuan about a Vietnamese woman who sacrificed her life for the sake of her parents, siblings, her husband and children. 2012
11. Chuyện Kể ‘My Story’by Tăng Vĩnh Lộc, a Vietnamese refufee to Germany who wishes to tell his younger generations why he had to flee the country when the communists took over the South in 1975, 2017
AUTHORED
I – Published:
1. American English Daily Phrases, World Graphics, 1994, available for free copy, http://www.tinhhoavietnam.net
2. English Grammar Handbook (the most up-to-date comprehensive grammar book ever written by a Vietnamese for Vietnamese adults and Vietnamese ESL/EFL college students, free workbook and key to practices), Tinh Hoa Viet Nam, 2nd ed., 2015
3. English Pronunciation Lessons (Saigon, 1984; out of stock)
4. English-Vietnamese Handbook for Translator (a textbook for college students specialized in English, Vietnamese/ Vietnamese-English translation) Saigon, 1983; out of stock
5. Forbidden English, World Graphics, 1995; out of stock
6. Introduction to Vietnamese Language and Culture, 2002
7. Ta Ve Ta Tam Ao Ta (a book of Vietnamese proverbs) published by SHEN’s in Acadia, California, 1998; Lee & Low Books, New York, Houghton Muffin Publishing House,
8. Thành Ngữ tiếng Việt (Vietnamese Idioms), 2001, 2010, 2018
9. Translators’ Handbook (a comprehensive guide to translators (English-Vietnamese/Vietnamese-English), 2017
10. US Citizenship Lessons a comprehensive series of lessons leading to mastering citizenship questions and answers for a successful passage of a citizenship interview, 2008 (out of stock)
11. Vietnamese for Busy People series 1&2, a practical method to learn authentic Vietnamese, 2004 by Coastline Community College and by Kendall/Hunt Publishing Company, Iowa, 2007, 2nd edition, 2014
12. Vietnamese Grammar Handbook 1, a comprehensive grammar book for heritage and nonheritage students, 2010, 2nd edition, 2013
II. To be published:
1. American Slang (more than 1,500 entries of slang and their equivalents;
2. English Idioms (more than 2,000 idioms with their equivalents);(for now, it is free at http://www.tinhhoavietnam.net )
3. Dictionary of Abbreviations and Acronyms (more than 3,000 common abbreviations and acronyms);
4. Tục ngữ tiếng Việt ‘Vietnamese proverbs’ (a collection of most Vietnamese proverbs used in daily conversation as well as in academic realm)
5. Truyện Kiều Chú Giải (a new annotation with replete details and new philosophical view points)
6. Ca Dao Việt Nam ‘Vietnamese Book of Folk Poetry’(more than 400 folk poems ever made in original Vietnamese verses and annotations in English)
7. Từ-ngữ Việt-Anh ‘Vietnamese-English glossary(a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
8. Từ-ngữ Anh-Việt ‘English-Vietnamese glossary (a collection of terms commonly used by most people in their daily life, school, and business environments)
9. Tự-điển tiếng Việt ‘Vietnamese Dictionary’ (a unique dictionary in Vietnamese ever exists that comprises seven parts for each entry: entry, part of speech, meaning, example, synonym, antonym, and its etymological root).
PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT
PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT
Muốn nói PHỤC HƯNG cho Việt Nam, thì trước hết phải PHỤC HƯNG CHỮ VIỆT, văn chương, âm nhạc của người Việt Nam.
VNCH là thời đại hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam, thì chúng ta phải PHỤC HƯNG Việt Nam trở lại thời kỳ đó, rồi mới nói đến tiếp bước phát triển, thời hậu cộng sản cầm quyền. Trước tiên là PHỤC HƯNG QUỐC NGỮ. |
Chương trình Tiếng Việt Trong Sáng Thương Tiếc GS Nguyễn Song Thuận
https://youtu.be/0eGpqN2-uWI
2
Bảng Chữ Cái
3
4
5
6
7
Tần Thủy Hoàng thâu gom chữ viết của các quốc gia chư hầu nhà Chu sau khi chinh phục họ. Chữ Triện thời nhà Thương và Chu là đại triện, và chữ nhà Tần cải biến là tiểu triện
Chữ Hán Việt
Chữ Hán Việt là những chữ và Ngôn ngữ tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những chữ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các chữ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Chữ Hán Việt là một phần tử không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Lịch sử
Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Đại Hàn, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc họ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô.
Đối với người Việt sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều.
Trước thời Bắc thuộc
Lúc này tạm thời chưa có chữ viết, hoặc có thể đã có chữ viết nhưng bị người Tàu xóa sổ.
Thời Bắc thuộc
Khi Giao Chỉ bị nhà Hán chinh phục thì tiếng Hán cũng theo chân quan lại nhà Hán sang Giao Chỉ. Từ đó, người Việt được tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán, trực tiếp vay mượn từ ngữ của tiếng Hán.
Sau thời Bắc thuộc
Đầu thế kỷ X, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp người Hán thống trị, chữ và âm Hán Việt từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt. Phần lớn kho ngữ vựng Hán Việt ngày nay thuộc giai đoạn thứ hai này.
Chữ Hán Việt đã góp phần làm phong phú vốn chữ nghĩa của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ XX, khi người Việt dùng chữ Quốc ngữ (chữ Latin) mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã quen dùng trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa", v.v.
Ngoài ra, còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mì chính, quẩy, hủ tiếu, v.v... Những chữ này là chữ mượn và thường không được xem là chữ Hán Việt.
Phân loại chữ và âm Hán Việt
....
Chữ Hán (thượng cổ > trung cổ) |
Chữ Hán Việt cổ | Chữ Hán Việt |
---|---|---|
味 *mjəts > mjɨjH | mùi | vị |
本 *pənʔ > pwonX | vốn | bản |
役 *wjek > ywek | việc | dịch |
帽 *muks > mawH | mũ | mão |
鞋 *gre > hɛ | giày | hài |
嫁 *kras > kæH | gả | giá |
婦 *bjəʔ > bjuwX | vợ | phụ |
跪 *gjojʔ > gjweX | cúi | quỳ |
禮 *rijʔ > lejX | lạy | lễ |
法 *pjap > pjop | phép | pháp |
...........
Chữ gốc | Pinyin | Chữ Hán chính thể | Hán Việt | Đang dùng trong tiếng Việt hiện tại |
---|---|---|---|---|
Australia | Ào dà lì yǎ | 澳大利亞 | Úc Đại Lợi Á | Úc (澳) |
Austria | Ào dì lì | 奧地利 | Áo Địa Lợi | Áo (奧) |
Czechslovakia | Jié kè sī luò fá kè | 捷克斯洛伐克 | Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc | Tiệp Khắc (捷克) |
France | Fǎ lán xī | 法蘭西 | Pháp Lan Tây | Pháp (法) |
Italy | Yì dà lì | 意大利 | Ý Đại Lợi | Ý (意) |
England | Yīng gé lán | 英格蘭 | Anh Cách Lan | Anh (英) |
America | Yà měi lì jiā | 亞美利加 | Á Mỹ Lợi Gia | Mỹ (美) |
(E)spaña | Xī bān yá | 西班牙 | Tây Ban Nha | Tây Ban Nha (西班牙) |
Club | Jù lè bù | 俱樂部 | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ (俱樂部) |
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia chữ và âm Hán Việt thành ba loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là chữ/âm Hán Việt cổ, chữ/âm Hán Việt và chữ/âm Hán Việt Việt hóa. Cách phân loại này bắt nguồn từ cách phân loại chữ Hán Việt của nhà ngôn ngữ học người Trung Quốc Vương Lực (王力).[1] [2] Cách phân loại chữ Hán Việt của Vương Lực được giới nghiên cứu ngôn ngữ biết đến lần đầu vào năm 1948 qua một bài viết dài 128 trang của Vương Lực có tựa đề là "Hán Việt ngữ nghiên cứu" 漢越語研究 đăng trên "Lĩnh Nam học báo" (嶺南學報, tập san học thuật của Khoa Trung văn Đại học Lĩnh Nam, Hương Cảng) tập 9, kỳ 1. Trong bài viết này Vương Lực chia từ ngữ tiếng Việt thành hai loại dựa theo nguồn gốc của chúng là tiếng Việt (nguyên văn: 越語 Việt ngữ) và tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ). Dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt Vương Lực chia tiếng Hán Việt thành ba loại là tiếng Hán Việt cổ (古漢越語 cổ Hán Việt ngữ), tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ) và Hán ngữ Việt hóa (漢語越化). Cách phân loại của Vương Lực được hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tán thành và tiếp nhận, chỉ điều chỉnh lại tên gọi các loại. Tiếng Việt, một trong ba loại tiếng Việt, được đổi thành từ thuần Việt, tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt (một trong ba loại tiếng Hán Việt) và Hán ngữ Việt hóa được đổi thành chữ Hán Việt cổ, chữ Hán Việt, chữ Hán Việt Việt hóa.[1] [2][3][4]
Cách đặt tên loại của Vương Lực có phần bất hợp lý khi trong tiếng Việt lại có một loại gọi là tiếng Việt, trong tiếng Hán Việt lại có một loại gọi là tiếng Hán Việt. Việc đổi tên tiếng Việt và tiếng Hán Việt thành từ thuần Việt và chữ Hán Việt của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam giữ nguyên sự bất hợp lý này.[1] [2][5][6]
Vương Lực gọi những chữ tiếng Việt có chung nguồn gốc với các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái và ngữ tộc Môn – Khơ–me và các chữ chưa rõ nguồn gốc là "tiếng Việt" (tương đương với khái niệm chữ thuần Việt được giới ngôn ngữ học Việt Nam sử dụng). Chữ nào tiếng Việt vay mượn từ tiếng Thái nguyên thủy mà tiếng Thái nguyên thủy mượn chữ tiếng Hán thì được tính là tiếng Hán Việt, không tính là tiếng Việt (chữ thuần Việt).[7][8] Cũng giống như "tiếng Việt" của Vương Lực, "chữ thuần Việt" dù được định nghĩa như thế nào cũng vẫn luôn được dùng để chỉ cả các chữ tiếng Việt chưa rõ nguồn gốc. Tại Việt Nam tên gọi "chữ thuần Việt" thường bị dùng tùy tiện, người ta có thể gán cho bất cứ chữ tiếng Việt nào họ nghĩ rằng đó là chữ đó là chữ do người Việt tự nghĩ ra, không vay mượn từ bất cứ ngôn ngữ nào là "chữ thuần Việt" mà không hề dựa trên bất cứ nghiên cứu nào về từ nguyên của những chữ được cho là "thuần Việt" ấy. Hầu hết những chữ được người Việt gọi là chữ thuần Việt là những chữ chưa rõ nguồn gốc, trong những chữ được gọi là "chữ thuần Việt" luôn có cả những chữ Hán Việt mà người ta không biết nó là chữ Hán Việt.[5][6][9]
Chữ/âm Hán Việt cổ là những chữ tiếng Hán được tiếng Việt thu nhận trước thời Đường thông qua giao tiếp bằng lời nói. Hầu hết chữ/âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán. Phần lớn quãng thời gian từ cuối thời nhà Hán đến trước thời Đường, Giao Chỉ lức đó còn trong tình trạng độc lập hoặc quan lại địa phương cát cứ, việc tiếp xúc với tiếng Hán bị giảm thiểu so với trước. Cho đến trước thời Đường, ngay cả khi nhà Hán sụp đổ đã lâu người Việt ở Giao Chỉ vẫn đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán.[10][11] Một số ví dụ về chữ Hán Việt cổ:
- Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ "鮮", âm Hán Việt là "tiên".[12].
- Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ "針", âm Hán Việt là "châm".[13].
- "Bố" trong "bố mẹ": âm Hán Việt cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ".[14]
- Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ "初", âm Hán Việt là "sơ".[15]
- "Cải" trong "dưa cải": âm Hán Việt cổ của chữ "芥", âm Hán Việt là "giới".[16]
- Búa: âm Hán Việt cổ của chữ "斧", âm Hán Việt là "phủ".[13]
- Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ "巧", âm Hán Việt là "xảo".[17]
- Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền".[14]
- "Cả" trong "giá cả": âm Hán Việt cổ của chữ "價", âm Hán Việt là "giá".[17]
- "Kén" trong "kén chọn": âm Hán Việt cổ chữ "揀", âm Hán Việt là "giản".[18]
- "Dua" trong "a dua": âm Hán Việt cổ của chữ "諛", âm Hán Việt là "du".[13]
- Chè: âm Hán Việt cổ của chữ "茶", âm Hán Việt là "trà".[19]
- Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị".[19]
- Thước: âm Hán Việt cổ của chữ "尺", âm Hán Việt là "xích".[20]
- Keo: âm Hán Việt cổ của chữ "膠", âm Hán Việt là "giao".[21]
- Đũa: âm Hán Việt cổ của chữ "箸", âm Hán Việt là "trợ".[22]
Chữ/âm Hán Việt, một trong ba loại chữ/âm Hán Việt, là những chữ/âm tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ mười khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, ví dụ như:
"lịch sử" 歷史,
"gia đình" 家庭,
"tự nhiên" 自然,
"thiên nhiên"
"đức cao vọng trọng" 德高望重,
"vân vân" 云云.
Chữ/âm Hán Việt (một trong ba loại chữ/âm Hán Việt) chính là bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Đường.
Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và dùng tiếng Hán ở An Nam, yêu cầu người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời. Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại:
- Chữ Hán Việt là từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Đường và
- Chữ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán đương thời.
Khi người Việt hoàn toàn chuyển sang đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt, không đọc bằng âm Hán Việt cổ nữa, âm Hán Việt trở thành cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán, người Việt không còn nhận ra chữ Hán Việt cổ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán, chúng được cho là tiếng Việt, mà chỉ có những chữ vay mượn từ tiếng Hán thời nhà Đường mới là chữ tiếng Hán vì âm Hán Việt (một trong ba loại âm Hán Việt) là một hệ thống hoàn chỉnh.
Về mặt lý thuyết mọi chữ Hán đều có âm Hán Việt và âm Hán Việt là cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán nên trong ba loại chữ Hán Việt, chữ Hán Việt là loại chữ Hán Việt người Việt dễ nhận ra nhất.[11][23][24]
Chữ/âm Hán Việt Việt hóa là những chữ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt).
Trong ba loại chữ Hán Việt, chữ Hán Việt Việt hóa là loại khó nghiên cứu, khó nhận ra nhất. Rất khó phân biệt chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt Việt hóa.
Việc tìm chữ Hán Việt trong những chữ tiếng Việt không phải là chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt) đã là khó, mà việc xác định xem chúng là chữ Hán Việt cổ hay Hán Việt Việt hóa lại còn khó hơn nữa.[1][25][26]
Nhà ngôn ngữ học người Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn cho rằng chữ Hán Việt Việt hóa cũng bắt nguồn từ tiếng Hán thời Đường giống như chữ Hán Việt (một trong ba loại chữ Hán Việt), sau này vì ngữ âm của chúng biến đổi khác nhau mà phân hóa thành hai loại chữ Hán Việt.[27] Một số ví dụ về chữ Hán Việt Việt hóa như:
- Gương: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính".[28]
- Về: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi".[29]
- "Góa" trong "goá bụa": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "寡", âm Hán Việt là "quả".[28]
- "Vẹn" trong "trọn vẹn": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "完", âm Hán Việt là "hoàn".[29]
- "Cầu" trong "cầu đường": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "橋", âm Hán Việt là "kiều".[30]
- Vợ: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ".[31]
- Giường: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng".[32]
- "Sức" trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "力", âm Hán Việt là "lực".[32]
- "Đền" trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện".[30]
- Cướp: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp".[33]
- "Giống" trong "hạt giống", "giống loài": âm Hán Việt Việt hóa của chữ "種", âm Hán Việt là "chủng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "giống" thì đọc là "chủng"). [32]
- Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng").[34]
- Thuê: âm Hán Việt Việt hóa của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế".[34]
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt Việt hóa đều hòa nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó nhìn thấy ra chúng là chữ Hán Việt, hầu hết người Việt coi chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt-Việt hóa là chữ thuần Việt, không phải chữ Hán Việt.
Chữ Hán Việt cổ và chữ Hán Việt Việt hóa là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp ngữ vựng căn bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật, người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ chữ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào, nhưng chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa thì không thể thiếu được.
Người Việt không xem chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời thì rất nhiều chữ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hóa không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.[35]
Xét về tỷ lệ xuất hiện của ba loại chữ Hán Việt trong những lời nói thường ngày của người Việt, chữ Hán Việt, loại dễ nhận ra nhất, lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong khi hai loại khó nhận ra nhất là chữ Hán Việt cổ và Hán Việt-Việt hóa lại chiếm tỷ lệ cao nhất.
Cũng vì chỉ có chữ Hán Việt, một trong ba loại chữ Hán Việt, được coi là chữ Hán Việt, còn chữ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa được coi là chữ thuần Việt nên khi tính tỷ lệ chữ Hán Việt trong tiếng Việt người ta thấy trong những lời nói thường ngày thì chữ Hán Việt chiếm tỷ lệ rất thấp.[5][6][35]
Chữ Hán Việt đồng âm
Tiếng Việt có nhiều chữ đồng âm khác nghĩa, nhóm chữ Hán Việt trong tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tượng đồng âm trong chữ Hán Việt khá phổ biến vì ngay trong tiếng Hán đã có nhiều chữ đồng âm. Ví dụ:
- Chữ "phi" 飛 có nghĩa là "bay" đồng âm với chữ "phi" 非 có nghĩa là "không, không phải".
- Chữ "lưu" 流 có nghĩa "trôi chảy" (trong chữ 流程 lưu trình), chữ "lưu" 留 có nghĩa "ở lại" (trong chữ 留學生 lưu học sinh).
Tuy nhiên, cũng có một số chữ trong tiếng Hán là đồng âm nhưng lại có âm Hán Việt khác nhau.
"Đồng âm" ở đây có thể là đồng âm từ thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn cho đến hiện tại hoặc hiện tại thì đồng âm nhưng ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì chúng lại khác âm hoặc ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì đồng âm nhưng nay lại khác âm, đồng âm trong tất cả các phương ngữ của tiếng Hán hoặc chỉ đồng âm trong một số phương ngữ của tiếng Hán, còn các phương ngữ khác thì không.
Ví dụ như:
- Chữ "ngư" 魚 có nghĩa "con cá" và
- Chữ "dư" 餘 có nghĩa là "thừa"
Trong khi tiếng phổ thông Trung Quốc là hai chữ đồng âm, chúng cùng được đọc là "yú" (âm đọc được ghi bằng bính âm).
Chữ Hán Việt có ý nghĩa khác so với trong tiếng Hán
Có một số chữ Hán Việt mang ý nghĩa đối với người Việt, khác với tiếng Hán chính thống. Ví dụ như:
Ngày nay trong tiếng Trung Quốc, chữ "bác sĩ" (chữ Hán: 博士) thường dùng để chỉ học vị "tiến sĩ", còn bác sĩ được gọi là "y sinh" (
Hán văn phồn thể:
醫生,
Hán văn giản thể:
医生) hoặc "đại phu" (Hán văn: 大夫, thường dùng trong khẩu ngữ).
Bên cạnh đó, còn tồn tại vài trường hợp thiếu nhất quán trong phiên âm Hán Việt, như các trường hợp một chữ Hán có một âm quan thoại nhưng có thể có hai âm Hán Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một tự điển, ví dụ:
Chữ 使, bính âm quan thoại đọc là shǐ, phiên âm Hán Việt có lúc đọc là "sứ" (大使館 – đại sứ quán), có lúc đọc "sử" (使用 – sử dụng).
Còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán Việt khác nhau (xem bài phiên âm Hán Việt).
Chữ Hán Việt trong mối tương quan của tiếng Việt, tiếng Hán, và các ngôn ngữ có vay mượn tiếng Hán khác
Không chỉ Việt Nam, các nước lân cận với quốc gia Trung Quốc cũng chịu nhiều ảnh hưởng và giao lưu với ngôn ngữ Trung Quốc, có thể kể đến như: Đại Hàn hay Nhật Bản. Hình dung sự tiến hóa của các giống linh trưởng từ một nguồn cội chung đến khi có sự khác biệt đáng kể như ngày nay để thấy ngôn ngữ dù có xuất phát từ chung một gốc gác cũng luôn vận động và phát triển không ngừng, đến nỗi diện mạo đã có nhiều đổi khác. Nhiều từ ngữ đích thực có nguồn gốc Hán Việt nhưng thực ra, sự phát sinh, tồn tại và sử dụng đã thoát ly độc lập với Hán ngữ.
Trong mối quan hệ hai chiều giữa tiếng Hán và tiếng Việt, xuất phát từ cùng một gốc nhưng yếu tố ngôn ngữ đó, hoặc là đã biến đổi trong tiếng Việt nhưng còn được bảo lưu trong tiếng Hán (ví dụ số 1) hoặc là vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt nhưng đã thay đổi trong tiếng Hán, hoặc là đã biến đổi trong cả hai ngôn ngữ khác với gốc ban đầu (ví dụ số 3).
Ví dụ số 1, chữ Hán Việt mang sắc thái nghĩa mới, như:
困難 phiên âm Hán Việt "khốn nạn" khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa hiện đại trong tiếng Trung – khó khăn, ngoài ra không còn nghĩa khác.
Thực tế là chữ 困難 khi mới du nhập vào tiếng Việt vẫn mang sắc thái nghĩa "khó khăn" như trong tiếng Hán hiện đại ngày nay, chẳng hạn như Tác phẩm Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam, xuất bản năm 1926 vẫn còn được dịch là "Những kẻ khốn nạn". Sau này, trong miền nam, nhan đề được đổi là "Những Kể Khốn Cùng" và được mọi người chấp nhận là phiên dịch đúng chữ và ý nghĩa của câu chuyện). Còn miền nam nói về nhân vật bà Ngô Đình Nhu là một tuýp người "long nữ",lính Mỹ gọi là "Dragron Lady" (mạnh mẽ, độc lập, uy quyền, thông minh và sáng tạo) thì nhà văn sau 1975 dịch sách và gọi là "Bà Rồng", nghe quê mùa, thô kệch.
Ví dụ số 2, tiếng Việt dùng chữ gốc Hán cũ tạo chữ mới mà bản thân tiếng Hán đó không có, ví dụ chữ: "Dân số" Hán tự là 民數 dùng chỉ số lượng người dân, nhưng tiếng Hán không có chữ này, để chỉ khái niệm tương đương, dùng 人數 (phiên âm Hán Việt "nhân số" – tiếng Việt không dùng hoặc 人口 (phiên âm Hán Việt "nhân khẩu" – tiếng Việt cũng có dùng).
Ví dụ số 3, tiếng Việt và tiếng Hán dùng các chữ vốn có khác nhau để chỉ cùng khái niệm mới xuất hiện. Ví dụ để biểu hiệu khái niệm "một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó", tiếng việt dùng từ "môi trường" (媒場 – tiếng Hán không dùng chữ này) tiếng Hán dùng chữ 環境 (phiên âm Hán Việt là hoàn cảnh).
Trong mỗi quan hệ đa chiều giữa các ngôn ngữ cùng vay mượn tiếng Hán thể hiện sự giao thoa, vay mượn của các yếu tố có nguồn gốc Hán ngữ, qua lại ở các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán, hoặc trực tiếp với nhau không thông qua tiếng Hán. Chẳng hạn, tiếng Nhật và tiếng Hàn cũng có sự sáng tạo trên nền Hán ngữ ở các khía cạnh như tiếng Việt nêu trên, rồi nhập ngược lại tiếng Hán, hoặc nhập sang ngôn ngữ khác. Ví dụ, người Nhật dùng chữ 茶 và chữ 道 sáng tạo ra khái niệm 茶道 (茶の湯 trà đạo) để biểu thị lề lối, văn hóa thưởng thức trà, sau đó du nhập ngược trở lại tiếng Hán, tiếng Việt lại tiếp tục vay mượn.
Như vậy, từ này hình thức là một chữ Hán Việt, nhưng thực ra lại có nguồn gốc Nhật Bản.
Chữ Thiếu tá – 少佐 có ý nghĩa tương đương trong tiếng Nhật, nhưng bản thân tiếng Hán không có, mà dùng từ 少校 (phiên âm Hán Việt "Thiếu hiệu", cả tiếng Việt và tiếng Nhật không dùng chữ này để chỉ ý nghĩa tương tự).
Tiếng Đại Hàn dùng chữ 기사 (Hán tự 技師 – phiên âm Hán Việt là "kỹ sư") cùng chỉ khái niệm tương đương "kỹ sư" trong tiếng Việt, trong khi tiếng Hán không dùng từ này mà dùng từ 工程師 (phiên âm Hán Việt: Công trình sư).[36]
Thành ngữ Hán Việt
Xem thêm
Chú thích
- ^ a b c d An Chi, Cần đổi tên các loại “Hán Việt”, PetroTimes, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- ^ a b c An Chi, Hán - Việt là gì?, PetroTimes, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- ^ 李小凡, 王力《汉越语研究》对历史层次的探索和启示 Lưu trữ 2016-04-19 tại Wayback Machine, trang 27, 28, 29.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 8, 9, 58.
- ^ a b c An Chi, Chữ thuần Việt?, PetroTimes, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- ^ a b c Cao Xuân Hạo, "Hán -Việt" và "thuần Việt", talawas, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- ^ 李小凡, 王力《汉越语研究》对历史层次的探索和启示 Lưu trữ 2016-04-19 tại Wayback Machine, trang 28.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 2, 3, 8. 9, 58, 59.
- ^ “Xin đừng ghẻ lạnh "chữ Hán Việt"”. VOV. 30 tháng 8 năm 2016.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 8. 9, 58
- ^ a b 李小凡, 王力《汉越语研究》对历史层次的探索和启示 Lưu trữ 2016-04-19 tại Wayback Machine, trang 28, 29.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 59.
- ^ a b c 王力, 漢越語研究, trang 67.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 62.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 66.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 59, 60.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 60.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 65.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 63.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 68.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 64.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 61.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 8, 9.
- ^ Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001. Trang 19, 20.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 9, 58, 71.
- ^ 李小凡, 王力《汉越语研究》对历史层次的探索和启示 Lưu trữ 2016-04-19 tại Wayback Machine, trang 29.
- ^ Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001. Trang 21.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 71.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 72.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 75.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 73.
- ^ a b c 王力, 漢越語研究, trang 74.
- ^ 王力, 漢越語研究, trang 76.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 77.
- ^ a b 王力, 漢越語研究, trang 9, 58.
- ^ “越南、朝鲜(含韩国)、日本历史上都曾使用汉字”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
Bảng so sánh tài liệu âm thượng cổ Hán Ngữ của các chữ có thể là chữ cổ Việt Hán
Chữ Hán |
Karlgren |
Vương Lực |
Baxter |
Âm chữ Cổ Việt |
Chữ Hán Việt (Đường âm) |
pinyin |
Quảng Đông |
Mân Nam |
房 |
b’ɑŋ | baŋ | baŋ | buồng | phòng | fang2 | fong2 | pong5,pang5 |
縛 |
b’ɑg | bak | baks | buộc | phọc | fu4 | bok3 | pak8 |
符 |
b’i ̯u | bio | bjo | bùa | phù | fu2 | fu4 | pu2 |
凡 |
b’i ̯wa ̆m | biam | bjom | buồm | phàm | fan2 | faan4 | hoan7 |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
放 |
pi ̯waŋ | piaŋ | pjaŋʔ | buông | phóng | fang4 | ||
飛 |
pi ̯wər | piəi | pjəj | bay | phi | fei1 | fei1 | hui1, pe1 |
為 |
gwia | ɣiuai | wjaj | bởi, vì | vị | wei2/4 |
| wai4 |
販 |
pi ̯wa ̆n | pian | pjans | buôn | phán | fan4 | faan3 | hoan5 |
伯 |
pa ̆k | peak | prak | bác | bá | ba4,bo2 | baa3,baak3 | peh4, pek4 |
剝 |
pu ̆k | peok | prok | bóc,róc | bác | bo1 | ||
斧 |
pi ̯wo | pia | pjaʔ | búa | phủ | fu3 | fu2 | pu2 |
瓢 |
b’i ̯og | biô | bjew | bầu | biều | piao4 | piu4 | phio5 |
橋 |
g’i ̯og | giô | grjaw | cầu | kiều | qiao2 | kiu4 | kiau5,kio5 |
間 |
ka ̆n | kean | kren | căn | gian | jian4 | gaan1 | kan1, kan2 |
角 |
ku ̆k | keok | krok | góc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
覺 |
kʊ̆g | keuk | kruks | cốc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
減 |
kam | keam | kromʔ | kém | giảm | jian3 | gaam2 | kiam2 |
江 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | sông | giang | jiang1 | gong1 | kang1 |
扛 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | gồng,cõng | giang | kang2,gang1 | gong1,kong1 | kng1 |
解 |
ke ̆g | ke | kreʔ | cởi | giải | jie3 | gaai3 | kai2 |
價 |
ka ̆d | keat | krets | cả | giá | jia4 | gaa3 | ka3 |
嫁 |
kɔ | kea | kras | gả | giá | jia4 | ||
膠 |
g’o ̆g | ɣeô | grew | keo | giao | jiao1 | gaau1 | ka1 |
郊 |
ko ̆g | keô | krew | kẻ, cổ | giao | jiao1 | gaau1 | kau1 |
古 |
ko | ka | kaʔ | cũ | cổ | |||
諫 |
kan | kean | krans | can | gián | jian4 | ||
旱 |
g’ɑn | ɣan | ganʔ | cạn/khan | hạn | han4 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép | giáp | jia1, ga2 | ||
騎 |
g’ia | giai | grjaj | cưỡi | kị | ji4 | ||
鋸 |
ki ̯o | kia | kjas | cưa , cứa | cứ | jiu4 | ||
除 |
d’i ̯o | dia | lrja | chừa | trừ | chu2 | ||
餘 |
di ̯o | ʎia | lja | thừa | dư | yu2 | ||
血 |
xiwet | xyuet | hwit | tiết | huyết | xue4 | ||
悉 |
si ̯e ̆t | siet | sjit | dứt | tất | xi1 | ||
桶 |
t’uŋ | thoŋ | hloŋʔ | thùng | dũng | tong3 | ||
巾 |
ki ̯æn | keən | krjən | khăn | cân | jin1 | gan1 | kin1 |
劫 |
ki ̯ap | kiap | kjap | cướp | kiếp | jie2 | gip3 | kiap4 |
割 |
kat | kat | kat | cắt,gọt | cát | ge | got3 | kat4 |
謹 |
ki ̯ən | kiən | kjənʔ | gìn? | cẩn | jin3 | gan2 | kin2 |
卦 |
kwe ̆g | koe | kʷres | quẻ | quái | gua4 | gwaa3 | koa3 |
近 |
g’i ̯ən | giən | gjənʔ | gần | cận | jin4 | gan6 | kin7 |
國 |
kwək | kuək | kʷək | quấc, quắc | quốc | guo2 | gwok3 | kok |
巫 |
mi ̯wo | mia | mja | mo | vu | wu | mou4 | bu5 |
務 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mùa | vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
舞 |
mi ̯wo | mia | mjaʔ | múa | vũ | wu3 | ||
雨 |
gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 | ||
霧 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mù,móc, mồng |
vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
雨 | gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 | ||
未 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
味 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
幔 |
mwɑn | muan | mons | mùng/màn | mạn | man2 | maan6 | ? |
墓 |
mɑg | mak | maks | mả | mộ | mu4 | mou6 | bong7 |
梅 |
məg | mə | mə | mơ | mai | mei2 | mui4 | boe5,m5,moai5,mui5 |
磨 |
mɑ | mai | maj | mài | ma | mo2 | ||
舵 |
d’ɑ | dai | lajʔ | lái | đà | duo4, tuo2 | ||
個 |
kɑ | kai | kajs | cái | cá | ge4 | ||
網 |
mi ̯waŋ | miaŋ | mjaŋʔ | mạng | võng | wang3 | mong5 | bong2, bang7 |
吻 |
mi ̯e ̆n | mien | mjinʔ | miệng | vẫn | wen3 | man5 | bun1,bun2 |
萌 |
ma ̆ŋ | meaŋ | mraŋ | măng | manh | meng2 | ||
聞 |
mi ̯wən | miən | mjun | mắng | văn | wen2 | man4 | bun5 |
林 |
li ̯əm | liəm | c-rjəm | (bụi) rậm/ chùm |
lâm | lin2 | ||
箸 |
ti ̯o | tia | trjas | đũa | trứ | zhu4 | zyu3,zyu6 | tu7 |
濁 |
d’u ̆k | deok | drok | đục | trọc | zhuo2 | zuk4 | tak8,tok8 |
燭 |
ȶi ̯uk | tɕiok | tjok | đuốc | chúc | zhu2 | ||
赭 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀʔ | đỏ | giả | zhe3 | ze2 | ? |
追 |
ti ̯wər | tiuəi | trjuj | đuổi | truy | zhui1,dui1 | zeoi1 | tui1 |
季 |
ki ̯wæd | kiuet | kʷjits | cuối | quý | ji4 | ||
歲 |
si ̯wa ̆d | siuat | swjats | tuổi | tuế | sui4 | seoi3 | soe3 |
丁 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋ | đanh | đinh | ding1 | ding1 | teng1 |
打 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋʔ | đánh | đả | da3 | daa1 | taN2 |
餅 |
pi ̯e ̆ŋ | pieŋ | pjeŋʔ | bánh | bính | bing3 | beng2 | pan2 |
性 |
si ̯e ̆ŋ | sieŋ | sjeŋs | tánh | tính | xing4 | sing3 | seng3 |
睇 |
t’iər | thyei | thij | thấy | thê | di2 | tai2 | ? |
淂 |
tək | tək | tək | đác (nước) | đắc | de2 | dak1 | ? |
度 |
d’ɑg | dak | daks | trạc/đo | đạc/độ | du4,duo4 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | tựa,dựa | tự | si4 | ci5 | ? |
尋 |
dzi ̯u ̆m | ziuəm | tìm | tầm | xun2, xin2 | cam4 | chhim5,sim7 | |
中 |
ti ̯ʊŋ | tiuəm | k-ljuŋ | đúng | trúng | zhong4 | zung3 | ? |
沈 |
ȶʻəm | tɕhy | thəmʔ | chìm | trầm | chen2 | cam4,sam2 | sim2,tiam5,tim5 |
點 |
tiam | tyam | chấm | điểm | dian3 | dim2 | tiam2 | |
瞻 |
ȶi ̯am | tɕiam | k-ljam | xem | chiêm | |||
稻 |
d’ʊg | du | luʔ | lúa/gạo | đạo | dao2 | dou6 | tiu7,to7 |
床 |
dʐʻi ̯aŋ | dʒiaŋ | dzrjaŋ | giường | sàng | chuang2 | cong4 | chhng5 |
選 |
si ̯wan | siuan | sjonʔ | chọn | tuyển | xuan3 | syun2 | soan2 |
贖 |
ȡʻi ̯uk | dʑiok | Ljok | chuộc | thục | shu2 | suk6 | siok8 |
種 |
d’i ̯ʊŋ | diuəm | g-ljuŋ | dòng/giống | chủng | zhong3 | zung2 | chiong2 |
紫 |
tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía/tái | tử | zi3 | ||
子 |
tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | đứa/trai | tử | zi3 | ||
字 |
dz’i ̯əg | dziə | dzjəs | chữ | tự | zi4 | ||
貯 |
ti ̯o | tia | trjaʔ | chứa | trữ | zhu3 | ||
御 |
ŋi ̯o | ŋia | ŋjaʔ | ngừa | ngự | yu4 | ||
皮 |
b’ia | biai | brjaj | bìa | bì | pi2 | ||
被 |
b’ia | biai | brjajʔ | phải | bị | bei4,bi1 | ||
碑 |
pi ̯e ̆g | pie | prje | bia | bi | bei1 | ||
支 |
ȶi ̯e ̆g | tɕie | kje | chia,chẻ | chi | zhi1 | ||
邊 |
pian | pyan | pen | bên | biên | bian1 | ||
濱 |
pi ̯e ̆n | pien | pjin | bến | tân | bin | ||
閉 |
pied | pyet | pits | bít | bế | bi4 | ||
離 |
liar | lyai | c-rejs | lìa,chẽ,rời | li | li2 | lei4 | li5 |
爐 |
lo | la | c-ra | lò, lửa | lô | lu2 | lou4 | loD5 |
穭 |
li ̯o | lia | c-rjaʔ | lúa | lữ | lyu3 | leoi5 | ? |
縷 |
li ̯u | lio | c-rjoʔ | lụa | lũ | lyu3 | ||
羅 |
lɑ | lai | c-raj | lưới chài |
la | lo2, luo2 | lo | lo5 |
臘 |
lɑp | lap | c-rap | chạp | lạp | la4 | ||
梁 |
li ̯aŋ | liaŋ | c-rjaŋ | rường | lương | liang2 | loeng4 | liang5 |
籠 |
luŋ | loŋ | c-roŋ b-roŋ |
lồng chuồng |
lung | long2 | ||
龍 |
li ̯uŋ | lioŋ | b-rjoŋ | rồng | long | long2 | lung4 | geng5,leng5 |
煉 |
lian | lyan | c-rens | rèn | luyện | lian4 | lin6 | lian7 |
鑄 |
ȶi ̯u | tɕio | tjos | đúc | chú | zhu4 | ||
咒 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjus | chúc | chú | zhou4 | ||
祝 |
ȶi ̯ʊg | tɕiuk | tjuks | chú | chúc | zhou4 | ||
力 |
li ̯ək | liək | c-rjək | sức | lực | li4 | lik5 | lat8 |
代 |
d’əg | dək | ləks | đời | đại | dai4 | ||
移 |
dia | dia | ljaj | rời | di | yi2 | ||
坭 |
ni ̯ær | niei | nrjij | nơi | ni | ni2 | ||
泥 |
niər | nyei | nij | lầy | nê | ni2 | ||
時 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djə | giờ | thì | shi2 | si4 | si5 |
市 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djəʔ | chợ | thị | shi4 | si5 | chhi7 |
賊 |
dz’ək | dzək | dzək | giặc | tặc | ze2 | caak6 | chek8,chhat8 |
北 |
pək | pək | pək | bấc | bắc | bei3 | ||
特 |
d’ək | dək | dək | đực | đặc | te4 | ||
日 |
ȵi ̯e ̆t | ȵiet | njit | nhựt/ngày | nhật | ri4 | jat6 | jit8 |
一 |
ʔi ̯e ̆t | iet | ʔjit | nhứt/nhất | nhất | yi1 | jat1 | ? |
號 |
g’og | ɣo^ | gaw | kêu/gọi | hào | hao2 | hou4 | ho7 |
疑 |
ŋi ̯əg | ŋiə | ŋjə | ngờ | nghi | yi2 | ji4 | gi5 |
外 |
ŋwɑd | ŋuat | ŋʷats | ngoài | ngoại | wai4 | ngoi6 | goa7 |
義 |
ŋia | ŋiai | ŋrjajs | ngãi | nghĩa | yi4 | ji6 | gi7 |
牙 |
ŋɔ | ŋea | ŋra | ngà | nha | ya1 | ngaa4 | ga5 |
蛾 | ŋɑ | ŋai | ŋaj | ngài | nga | e2 | ngai5 | |
瓦 |
ŋwa | ŋoai | ŋʷrajʔ | ngói | ngõa | wa3 | ngaa5 | hia7,oa2 |
含 |
g’əm | ɣyəm | gəm | gậm/ngậm | hàm | han2 | ham4 | ham5,kam5 |
寄 |
kia | kiai | krjajs | gởi | ký | ji4 | ||
蠶 |
dz’əm | dzəm | dzum | tằm | tàm | can2 | ||
籤 |
ts’i ̯am | tshia | tshjem | tăm | tiêm | qian2 | ||
師 |
ʂi ̯ær | ʃiei | srjij | thầy | sư | shi1 | ||
尸 |
ɕi ̯ær | ɕiei | hljij | thây | thi | shi1 | ||
平 |
b’i ̯an | bian | bjen | bằng | bình | ping2 | ||
主 |
ȶi ̯u | tɕio | tjoʔ | chúa | chủ | zhu3 | ||
初 |
tʂʻi ̯o | tʃhia | tshrja | xưa | sơ | chu1 | ||
疏 |
ʂi ̯o | ʃia | srja | thưa,sưa | sơ | shu1 | ||
須 |
si ̯u | sio | sjo | tua | tu | xu1 | ||
無 |
mo | ma | mô | vô | wu2 | mou4 | bo5,bu5 | |
萬 |
mi ̯wa ̆n | mian | muôn | vạn | wan4 | maan6 | ban7 | |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
畫 |
g’we ̆g | ɣoek | gʷreks | gạch,vạch | họa,hoạch | hua4 | wa6,wak6 | hoa7 |
鑊 |
g’wɑk | ɣuak | wak | vạc | hoạch | hua4 | wok6 | ? |
禍 |
g’wɑ | ɣuai | vạ | họa | huo4 | wo5 | ho7 | |
猿 |
gi ̯wa ̆n | ɣiuan | wjan | vượn | viên | yuan2 | ||
腋 |
di ̯ag | ʎyak | ljᴀk | nách | dịch | ye4 | ||
核 |
g’wət | ɣuət | gut | hột, hạt | hạch | he2 | hat6 | hat8,hut8 |
播 |
pɑ | pai | pajs | vãi | bá | bo1,bo4 | ||
肺 |
p’i ̯wa ̆d | phiua | phjots | phổi | phế | fei4 | ||
地 |
d’ia | diai | djejs | đai (đất đai) |
địa | di4 | ||
池 |
d’ɑ | dai | daj | đìa | trì | chi2 | ci4 | ti5 |
斬 |
tsa ̆m | tʃeam | tsremʔ | chém | trảm | zhan3 | zaam2 | cham2 |
藍 |
lɑm | lam | g-ram | chàm | lam | lan2 | ||
開 |
k’ər | khyən | khəj | khơi/khui | khai | kai1 | hoi1 | khai1, khui1 |
起 |
k’i ̯əg | khiə | khjəʔ | khởi | khỉ | qi3 | ||
青 |
ts’ieŋ | tshye | sreŋ | xanh | thanh | qing1 | ceng1 | chheng1 |
臭 |
ȶʻi ̯ʊg | tɕhiu | thjus | thiu,thối | xú | chou4,xiu4 | cau3 | chhau3 |
愁 |
dʐʻi ̯ʊg | dʒiu | dzrjiw | rầu/dàu | sầu | chou2 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rưới | sái | sa3 | ||
絲 |
si ̯əg | siə | sjə | tơ, xơ,sợi | ti | si1 | si1 | si1 |
梭 |
swɑ | suai | soj | thoi | thoa,xoa | xuo1 | so1 | so1 |
簑 |
swɑ | suai | soj | tơi | toa, soa | suo1 | ||
吹 |
ȶʻwia | tɕhiuai | thjoj | thổi | xuy | chui1 | ceoi3 | chhui1 |
帚 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjuʔ | chổi | trửu | |||
扃 |
kiweŋ | kyueŋ | kʷeŋ | quanh | quynh | jiong1 | gwing1 | ? |
捲 |
g’i ̯wan | giuan | cuốn,cuộn | quyển | juan4,quan2 | gyun4 | kuan2 | |
往 |
gi ̯waŋ | ɣiuaŋ | wjaŋʔ | viếng | vãng | wang3 | ||
靈 |
lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng/ chành |
linh | ling2 | ||
敬 |
ki ̯e ̆ŋ | kieŋ | krjeŋs | kiêng | kính | jing4 | ||
井 |
tsi ̯e ̆ŋ | tsieŋ | tsjeŋʔ | giếng | tỉnh | jing3 | zeng2 | cheng2 |
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | giêng | chính | zheng1 | ||
呈 |
d’i ̯e ̆ŋ | dieŋ | lrjeŋ | chiềng | trình | cheng2 | ||
鄰 |
li ̯e ̆n | lien | c-rjin | giềng | lân | lin2 | ||
聲 |
ɕi ̯e ̆ŋ | ɕieŋ | hjeŋ | tiếng | thanh | sheng1 | ||
里 |
li ̯əg | liə | c-rjəʔ | làng, chiềng |
lý | li3 | ||
惜 |
si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 | sik1 | sek4 |
隻 |
ȶi ̯e ̆k | tɕiek | tjek | chiếc | chích | zhi1 | ||
席 |
dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 | ||
碧 |
pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 | bik1 | phek4 |
役 |
di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 | jik6 | ek8 |
錫 |
siek | syek | slek | thiếc | tích | xi2 | ||
尺 |
ȶʻi ̯ag | tɕhya | thjᴀk | thước | xích | chi3 | ||
逆 |
ŋi ̯ak | ŋiak | ŋjak | ngược | nghịch | ni4 | ngaak6 | gek8 |
鏡 |
ki ̯a ̆ŋ | kyaŋ | krjaŋs | gương | kính | jing4 | geng3 | keng3,kiaN3 |
之 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjə | chưng | chi | zhi1 | ||
又 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəs | cùng | hựu | you4 | ||
忌 |
g’i ̯əg | giə | gjəs | cúng/giỗ | kị | ji4 | ||
喜 |
xi ̯əg | xiə | xjəʔ | hửng,hởi | hỉ | xi3 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | thôi,rồi | dĩ | zi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
矣 |
gi ̯əg | ɣiə | ɦjəʔ | hỡi | hĩ | yi3 | ||
趾 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjəʔ | chân, châng | chỉ | zhi3 | ||
眉 |
mi ̯ær | miei | mrjəj | mày | mi | mei2 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | dường, tựa | tự | si4 | ||
違 |
gi ̯wər | ɣiuəi | wjəj | vạy | vi | wei2 | ||
甲 |
kap | keap | krap | kép? | giáp | jia3 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép, cặp | giáp | jia2 | ||
狹 |
g’a ̆p | ɣeap | grep | hẹp | hiệp | xia2 | ||
棹 |
d’o ̆k | deôk | drewks | chèo | trạo | zhao4 | ||
豹 |
po ̆k | peôk | prewks | beo | báo | bao4 | ||
潮 |
d’i ̯og | diô | ɦtrjew | triều | trào | chao2 | ||
鐵 |
t’iet | thyet | hlit | sắt | thiết | tie3 | ||
得 |
tək | tək | tək | được | đắc | de2 | ||
源 |
ŋi ̯wa ̆n | ŋiuan | ŋjon | nguồn | nguyên | yuan2 | ||
巧 |
k’ʊ̆g | kheu | khruʔ | khéo | xảo | qiao3 | ||
藥 |
di ̯ok | ʎiôk | rjawk | thuốc | dược | yue4 | ||
骸 |
g’æg | ɣe | grə | xương | hài | hai2 | ||
異 |
di ̯əg | ʎiə | ljə | lạ | dị | yi4 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | rồi | dĩ | yi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
滅 |
mi ̯at | miat | mjet | mất | diệt | mie4 | ||
戉 |
gi ̯wa ̆t | ɣiuat | wjat | vớt | việt | yue4 | ||
越 |
g’wɑt | ɣuat | wat | vượt | việt | yue4 | ||
底 |
tiər | tyei | tijʔ | đáy | để | di3 | ||
脫 |
t’wɑt | thuat | hlot | lọt | thoát | tuo1 | ||
弱 |
ȵi ̯ok | ȵiôk | njewk | nhọc | nhược | ruo4 | ||
冒 |
mʊg | muk | muks | mũ | mạo | mao4 | ||
戶 |
g’o, ɣuo | ɣa | gaʔ | cửa | hộ | hu4 | ||
左 |
tsɑ | tsai | tsajʔ | trái | tả | zuo3 | ||
右 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəʔ | phải | hữu | yuo4 | ||
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | thẳng | chính | zheng4 | ||
郎 |
lɑŋ | laŋ | c-raŋ | chàng | lang | lang2 | ||
娘 |
ni ̯aŋ | niaŋ | nrjaŋ | nàng | nương | niang2 | ||
亂 |
lwɑn | luan | c-rons | chộn,rộn | loạn | luan4 | ||
限 |
g’æn | ɣeən | grənʔ | hẹn | hạn | xian4 | ||
烈 |
li ̯at | liat | c-rjet | rét | liệt | lie4 | ||
漏 |
lu | lo | c-ros | rò | lậu | lou4 | ||
弩 |
no | na | naʔ | ná,nỏ | nỗ | nu3 | ||
染 |
ȵi ̯am | ȵiam | njomʔ | nhuộm | nhiễm | ran3 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rây | sái | sa3 | ||
竇 |
d’ug | dok | loks | lỗ (hổng) | đậu | dou4 | ||
禽 |
g’i ̯əm | giəm | grjəm | chim | cầm | qin2 | ||
裂 |
li ̯at | liat | c-rjet | rách | liệt | lie3 | ||
茶 |
d’ɔ | dea | lra | chè | trà | cha2 | ||
遮 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀ | che | già | zhe5 | ||
烏 | ʔo | a | ʔa | ác | ô | wu1 | ||
徹 | thi ̯at | thiat | thrjet | suốt/tuốt | triệt | che4 | ||
豚 | d’wən | duən | lun | lợn | đồn | tun2 | ||
BỔ SUNG | (MỚI) | |||||||
毋 | mi ̯wo | mia | mja | mựa | vô | wu2 | ||
只 | ȶi ̯ær | tɕiei | tjij | chỉn | chỉ | zhi3 | ||
Blog: http://www.fanzung.com
<>
&-#-6-1-6-0-9-;
No comments:
Post a Comment