Sunday, January 30, 2022

Tiếng Việt





Tiếng Việt

Tiếng Việt
Tiếng Việt
Phát âm tiəŋ₃₅ vḭət₃₁ (miền Bắc)
tiəŋ₃₅ jḭək₃₁ (miền Nam)
Sử dụng tại Việt Nam

 Cộng Hòa Séc (sắc tộc thiểu số)

Và các nước và vùng lãnh thổ có người Việt hải ngoại sinh sống như:
  Hoa Kỳ
  Campuchia
  Lào
  Pháp
  Úc
  Canada
  Đài Loan
  Nhật Bản
  Đại Hàn
  Trung Quốc
  Nga
Tổng số người nói 100 triệu người trở lên
Hạng13–17 (như tiếng mẹ đẻ); tương đương với tiếng Đại Hàn, Telugu, Marathi Tamil
Phân loại Hệ Nam Á[1]
Ngôn ngữ tiền thân
Hệ thống chữ viết Chữ Latinh ( Chữ Quốc ngữ)
Chữ Nôm
Hệ thống chữ nổi tiếng Việt
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Việt Nam [2]
  Cộng Hòa Séc (ngôn ngữ sắc tộc thiểu số)[3]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1vi[4]
ISO 639-2vie[5]
ISO 639-3[6] vie[6]
Glottolog viet1252[7]
Phân bố tiếng Việt tại các nước trên thế giới




Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam[8] hay Việt ngữ ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của đồng bào các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ đồng bào sắc tộc thiểu số được công nhận tại Cộng Hòa Séc.

Dựa trên ngữ vựng căn bản, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ). Vì Việt Nam nửa phần nước nằm trong Vùng văn hóa Đông Á, tiếng Việt cũng thu nhập chữ tiếng Hán, do đó; ngôn ngữ tiếng Việt có ít điểm tương đồng hơn so với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á.

Lịch sử


Dưới đây là cách đúng của bảng Chữ Cái và đánh vần trước 1975, và trước khi bị chia đôi nam bắc cũng như khi chưa bị Việt cộng chiếm miền nam và chưa bị Việt cộng cho thi hành chính sách "cải cách tiếng Việt" sau 1975.

Bảng Chữ Cái



Trước 1975 không có đọc đờ, mờ, mờ, hờ, ngờ, khờ... như bây giờ.

Ngữ vựng tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Chăm, tiếng Lào, tiếng Môn, tiếng Pali... trong sách của John Crawfurd xuất bản năm 1828.

Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm
1954
, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay ngôn ngữ bản địa của người bản xứ không thanh điệu.
Về sau, qua quá trình giao thoa với nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến và nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao hơn, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có âm chữ như ngày nay theo quy luật hình thành thanh điệu.

-- Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ VI

-- Thời kỳ Bắc thuộc nhà Hán trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu

-- và phát triển thêm vào khoảng thế kỷ XII (nhà Lý) với 6 thanh điệu.

Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.

Ví dụ[9] của A.G. Haudricourt.

   Đầu Công nguyên
(vô thanh điệu)
   Thế kỷ thứ VI
(3 thanh)
   Thế kỷ thứ XII
(6 thanh)
   Ngày nay
   pa    pa    pa    ba
   sla, hla    hla    la    la
   ba    ba    pà    bà
   la    la    là   là
   pas, pah    pà    pả    bả
   slas, hlah    hlà    lả    lả
  bas, bah    bà    pã    bã
   las, lah    là    lã    lã
   pax, paʔ    pá    pá    bá
   slax, hlaʔ    hlá    lá   lá
   bax, baʔ    bá    pạ    bạ
   lax, laʔ    lá    lạ    lạ

Thời Bắc thuộc

Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập nước. Giai đoạn từ đầu Công nguyên, tiếng Việt có những âm không có trong tiếng Trung (tiếng Tàu/Tần).

Từ khi tiếng Tàu có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua các con đường và bao gồm các giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm vay mượn từ tiếng Tàu. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong cuốn sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn chính:

Chữ cổ ngữ là chính ra là chữ Việt, chữ Việt có trước chữ Hán, chính vì thế nên được gọi chung là chữ Việt-Hán. Nghĩa là chữ Việt có trước chữ Hán và chữ Hán đã mượn Việt.

Một số chữ Việt-Hán cổ có thể kể đến như:

"đầu
", "
"gan
",
"ghế
",
"ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"...

Chữ Hán cổ là những chữ có gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt lâu hơn, hoặc chúng bị Việt hóa, nên những chữ này hiện nay là từ thông thường trong hoạt động xã hội đối với người Việt.

Hệ thống chữ Hán Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Hiện nay có 1945 chữ Hán thông dụng trong tiếng Nhật, cũng có khoảng 2000 chữ Hán–Hàn thông dụng).

Số lượng ngữ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán–Việt. Như là:

"chủ",
"ở",
"tâm",
"minh",
"đức",
"thiên",
"tự do"...

► Ngữ vựng được giữ nguyên nghĩa, chỉ khác cách đọc;

hay được thay đổi vị trí như:

– "nhiệt náo" thành "náo nhiệt",

– "thích phóng" thành "phóng thích",

– "đảm bảo" thành "bảo đảm"...;

► hoặc ngữ vựng được rút gọn lại như:

– "thừa trần" thành "trần" (trong trần nhà),

– "lạc hoa sinh" thành "lạc" (trong củ lạc,

còn gọi là đậu phộng)...;

► hoặc đọc chệch đi, hay trệch đi như:

sáp nhập (chữ Hán: 插入) thành sát nhập,

thống kế (統計) thành thống kê,

để kháng (抵抗) thành đề kháng,

chúng cư (眾居) thành chung cư,

bảo cô (保辜) thành báo cô,

vãng cảnh (往景) thành vãn cảnh (晚景),

khuyến mãi (勸買) thành khuyến mại (勸賣)... vân vân;

► hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như:

– "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt",

– "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại", nhưng sang tiếng Việt thành là "bồn chồn, xúc động"...

Mặt khác, người Trung Quốc gọi là:

Thái Sơn,
Hoàng Hà,
– cổ thụ...

► thì người Việt lại đọc là:

núi Thái Sơn,
sông Hoàng Hà,
– cây cổ thụ (mặc dù sơn = núi, hà = sông, thụ = cây)...

Do tính quy ước của ngôn ngữ, mà phần nào đó các cách đọc sai, hoặc khác đi với tiếng Hán vẫn có ai đó chấp nhận và dùng trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay cũng như các cơ quan, các cấp điều hành, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lẫn các khoa học gia, Việt Nam có thể chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chuẩn hóa cách sử dụng tên riêng và ngữ vựng mượn từ tiếng ngoại quốc.[10]

► Bên cạnh đó, có những chữ có thể đã dùng sai chữ như:

"quan ngại" dùng và thì được hiểu như "lo ngại".

– "vấn nạn" được hiểu là "vấn đề nan giải",

– "vô hình trung" thì viết thành "vô tình chung" hay "vô hình chung",

– "việt dã" là "chạy dài";

– "trứ tác" được dùng như "sáng tác",[11]

"phong thanh" được dùng như "phong phanh",

– " bàng quan" được dùng như "bàng quang",

– " đảo ngũ" dùng là "đào ngũ",

– "tham quan" thành "thăm quan",

– "xán lạn" thành "sáng lạng"

Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, Chữ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn các chữ trong phong cách chính luận, khoa học.

(Maspéro thì cho rằng, chúng chiếm hơn 60% lượng chữ tiếng Việt).[10][11]

Tác giả Lê Nguyễn Lưu trong cuốn sách Từ chữ Hán đến chữ Nôm thì cho rằng -- về:
→ lĩnh vực chuyên môn và khoa học thì tỉ lệ này có thể lên đến 80%,

→ nhưng khi nhận xét về văn chương trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%,

→ kịch nói rút xuống còn 8,9% và

→ ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa.[12]

► Các chữ Hán Việt tạo ra các từ ngữ mới cho tiếng Việt như:

sĩ diện,
phi công,
bao gồm,
sống động,
sinh đẻ... vân vân.

► Chữ Hán được Việt hóa cách dùng để tạo tiếng Việt mới như:

Trong khi tiếng Việt gọi là:

phát thanh (發聲) thì tiếng Hán lại gọi là 廣播 quảng bá;

tiếng Việt gọi là:

truyền hình (傳形) thì tiếng Hán gọi là 電視 điện thị;

tiếng Việt gọi là:

thành phố (城鋪), thị xã (市社) thì tiếng Hán gọi là 市 đô thị.

Tiếng Việt đã tận dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong chữ Hán để tự cải biến và cải tiến cho tiếng của mình.

Kể từ đầu thế kỷ thứ XI, Nho học phát triển, việc học cổ văn gia tăng, tầng lớp trí thức mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng cổ văn phát triển với các áng văn thư ví dụ như:

Nam quốc sơn hà (sông núi nước nam)

– bên sông Như Nguyệt (sông Cầu).

Cùng thời gian này, ai đó xây riêng một hệ thống chữ viết cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết phát triển, đó là chữ Nôm.

Để tiện cho việc học chữ Hánchữ Nôm của người Việt, Ngô Thì Nhậm (1746–1803) đã biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (còn gọi là Tam thiên tự, Tự học toát yếu).



Tam thiên tự giải âm chỉ lược dạy 3,000 chữ Hán, chữ Nôm thông thường, để đáp ứng nhu cầu cần thiết là nhớ mặt chữ, nhớ nghĩa từng chữ, trong đó có -- mỗi câu bốn chữ. Hiệp vần có điểm đặc biệt, đó là:

vần lưng
(yêu vận, vần giữa câu).
Tiếng thứ tư câu đầu hiệp với tiếng thứ hai câu dưới rồi cứ thế mãi đến 3,000 chữ, 750 câu. Ví dụ:

Thiên – trời, địa – đất,
cử – cất, tồn – còn,
tử – con, tôn – cháu,
lục – sáu, tam – ba,
gia – nhà, quốc – nước,
tiền – trước, hậu – sau,
ngưu – trâu, mã – ngựa,
cự – cựa, nha – răng,
vô – chăng, hữu – có,
khuyển – chó, dương – dê...

Trần Văn Giáp đánh giá đây tuy chỉ là quyển sách dạy học vỡ lòng về chữ Hán như đã nêu ở trên nhưng thực ra cũng có thể coi nó chính là sách Tự điển Hán Việt thông thường và phổ biến ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách:

Chỉ nam ngọc âm,
– Chỉ nam bị loại


và xuất hiện trước các sách:

Nhật dụng thường đàm,
Thiên tự văn
Đại Nam quốc ngữ.[13]

Thời thuộc địa Pháp

Từ khi Pháp đô hộ Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, tiếng Pháp dần thay thế vị trí của cổ văn, trở thành ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chínhngoại giao. Chữ Quốc ngữ (chữ La tinh tiếng Việt), do một số nhà truyền giáo châu Âu tạo ra, đặc biệt là hai tu sĩ người Bồ Đào Nha Gaspar do AmaralAntonio Barbosa, với mục đích ban đầu là dùng ký tự La tinh ghi lại tiếng Việt, được chính quyền Pháp thuộc bảo hộ sử dụng nhằm thay thế chữ Hán với chữ Nôm để đồng văn tự với tiếng Pháp, dần dần sử dụng phổ biến trong xã hội cùng tiếng Pháp.

Gia Định báo là tờ báo đầu tiên mà phát hành bằng chữ Quốc ngữ tại Nam Kỳ vào năm 1865, đặt nền móng cho sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính của tiếng Việt sau này.

Mặt khác, những khái niệm về chính trị, xã hội, kỹ thuật, khoa học... mới dẫn đến việc nhập các thuật ngữ, từ ngữ mới.

Có hai xu hướng về cách thức nhập thuật ngữ là:

  1. Nhập từ chữ phiên âm của ngôn ngữ phương Tây, phần chính vẫn là từ tiếng Pháp và có thể dùng được cho tầng lớp thị dân không thạo chữ Hán [14] hay nói là chữ Pháp được Việt hóa như:

    ghi đông,
    phanh,
    lốp,
    găng,
    pê đan,
    phuốc tăng

    (nay gọi là phuộc),...

  2. Nhập qua âm Hán Việt của chữ Hán từ tiếng Tàutiếng Nhật (Chữ Hán-Việt gốc Nhật) như:

    chính đảng,
    kinh tế,
    giai cấp,
    bán kính,
    câu lạc bộ
    ...

    Trong giới văn hoa thì các tên riêng phương tây mà dùng là Chữ phiên âm từ chữ Hán Việt như:

    – Á Căn Đình (Argentina),
    – Nã Phá Luân ( Napoleon)...
    hay:
    – Ngũ Giác Đài
    – Liên Hiệp Quốc
    – Hồng Thập Tự
    – Tòa Bạch Ốc...
    – Hàng Không Mẫu Hạm
    – Thủy Quân Lục Chiến
    – Hỏa Tiễn
    – Tiềm Thủy Đỉnh

Tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Phápcổ văn, trở thành ngôn ngữ làm việc hành chánh cho cấp quốc gia.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sự phát triển tiếng Việt trong chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cộng sản) ở miền Bắc và chính thể Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam diễn ra có khác nhau, chính là ở sử dụng chữ Hán-Việt và phiên âm tên trong tiếng ngoại quốc.

Tại miền Bắc có xu hướng chuyển sang sử dụng chữ Việt tự tạo theo Hán ngữ, tối nghĩa, sai nghĩa, sai chữ, sai gốc để... thay thế chữ Hán-Việt cùng nghĩa.

Còn ở miền Nam thì vẫn giữ nguyên việc sử dụng chữ Hán Việt như thời trước 1945. Ví dụ như:

Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ tên:

☛ – "Ngân hàng Quốc gia"

trong khi miền Bắc đổi thành:

– "Ngân hàng Nhà nước" (1960),

miền Nam gọi là:

☛ – "phi trường"

thì miền Bắc gọi là:

– "sân bay",

☛ miền Nam gọi là:

"Ngũ Giác Đài"

thì miền Bắc gọi là:

– "Lầu Năm Góc",

☛ miền Nam gọi là:

"Đệ nhất thế chiến"

thì miền Bắc gọi là:

– "Chiến tranh thế giới thứ nhất",

☛ miền Nam gọi là:

"hỏa tiễn"

thì miền Bắc gọi là:

– "tên lửa",

☛ miền Nam gọi là:

"thủy quân lục chiến"

còn miền Bắc đổi thành:

– "lính thủy đánh bộ"

☛ miền Nam gọi là:

"Hàng Không Mẫu Hạm"

miền Bắc gọi là:

– "Tàu Sân Bay"

☛ miền Nam gọi là:
"bộ binh"

miền Bắc gọi là:
– "bộ đội"

☛ miền Nam gọi là:

"Nữ Quân Nhân"
miền Bắc gọi là:

– "Lính gái", "đội quân tóc dài"...

☛ miền Nam gọi là:

phi đạo

miền Bắc gọi là:

– đường băng

☛ miền Nam gọi là:

sổ thông hành

miền Bắc gọi là:

- hộ chiếu

☛ miền Nam gọi là:

sổ gia đình

miền Bắc gọi là:

- hộ khẩu

☛ miền Nam gọi là:

căn nhà

miền Bắc gọi là:

– căn hộ

☛ miền Nam gọi là:

nhà dân [tỉnh Khánh Hòa có 16 nhà dân (16 gia đình của người dân)]

miền Bắc gọi là:

– hộ dân [tỉnh Khánh Hòa có 16 hộ dân].

☛ miền Nam gọi là:

cấp cứu

miền Bắc gọi là:

– cứu hộ

Ngược lại ở miền Bắc lại dùng một số danh từ có nguồn từ tiếng Hán như:

– "ùn tắc" -- [tắc nghẽn (kẹt xe)]

– "bức xúc" -- [lo lắng]

– "công nghiệp" -- [kỹ nghệ]

–"công nghệ" -- [kỹ thuật]

– "nhập khẩu, xuất khuẩu" -- [nhập cảng, xuất cảng]

– "tham quan", -- [thăm viếng]

– "sự cố", -- [sư việc, biến cố]

– "nhất trí", -- [đồng lòng]

– "đăng ký", -- [ghi danh, ghi tên]

– "đột xuất", -- [bất ngờ]

– "máy tính"... -- [máy điện toán]

– "giải phóng mặt bằng" -- [tịch thu đất đai}

– "nội y" -- [đồ lót]

– "kênh" -- [đài (truyền hình, truyền thanh, đài youtube)]

– "băc bộ" -- [bắc phần, miền bắc, bắc kỳ]

– "từ" -- [chữ]

– "cụm từ" --- [câu, câu chữ]

– "từ vựng" -- [ngữ vựng]

– "tính từ" -- [tĩnh từ]

– "phụ từ" -- [túc từ]

– phản ánh" -- [phản ảnh]

– chất lượng -- [phẩm chất]

– cặp đôi trai gái -- [đôi trai gái]

– cặp đôi vợ chồng trẻ -- [cặp vợ chồng trẻ]

[[chữ trong dấu ngoặc vuông [] là chữ của miền nam dùng]]

miền Nam lại dùng những chữ là:

– "tắc nghẽn"

– "bực tức"

– "kỹ nghệ,

– "kỹ thuật"

– "nhập cảng, xuất cảng"

– "thăm viếng",

– "biến cố"

– "trở ngại / trục trặc",

– "đồng lòng",

– "ghi tên", "ghi danh"

– "bất ngờ",

– "dễ chịu"

– "tịch thu, trưng dụng, lấy đất"...

– đồ lót

Việc phiên âm tên tiếng ngoại quốc thì ở chính thể Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam vẫn theo cách trước 1945 là dùng tên theo chữ Hán Việt, như:

– Băng đảo (Iceland),

– Úc Đại Lợi
(Australia),

– Hung Gia Lợi ( Hungary),

– Ba Tây (Brazil),...

Tại miền Bắc thì phiên âm, như:

– Ai-xơ-len,

– Ô-xtrây-li-a,

– Hung-ga-ri...

– Oa-xin-tơn....

và trừ ra các tên Hán Việt của một số đối tượng phổ biến, ví dụ như:

"Pháp",

"Đức",

"Anh",

"Nga"...

Riêng biệt (có thể là duy nhất) một tên tiếng Hán-ViệtZhuang ( người Tráng) "phiên âm trực tiếp" thành Choang trong tên gọi chính thức " Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây".[15][note 1]

Sau khi miền nam Việt Nam bị Việt cộng cưỡng chiếm vào năm 1975. Gần đây, sự phổ biến hơn của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc góp phần chuẩn hóa tiếng Việt về chính tả và âm điệu. Chữ Hán Việt và chữ thuần Việt được người Việt dùng tùy thuộc ngữ cảnh hay văn phong.

Sự di cư để học hỏi và làm việc giữa các vùng miền giúp mọi người miền bắc ở Việt Nam được tiếp xúc và hiểu nhiều hơn với các phương ngữ tiếng Việt ở miền nam, chẳng hạn các câu, chữ mà bộ đội và cán bộ cùng bộ đội Việt cộng vào nam thường dùng như:

– "cái cốc ngồi trên cái nồi", [cái lọc cà phê]

– "xưởng đẻ", [ nhà bảo sinh]

– "đồng hồ hai cửa sổ", [đồng hồ tự động]

– "máy chém treo trần nhà"... [quạt trần nhà]

– "cái đài" [máy radio]

– "cái a lô" [máy điện thoại]

– "bồn cá" [bồn cầu]

thì bị biến mất tại miền bắc vì câu, chữ thô kệch không còn dùng nữa.

Tuy nhiên với sự tiến triển của internettoàn cầu hóa, ảnh hưởng của tiếng Anh ngày càng lớn khi người Việt trong nước mở cửa tiếp xúc với tây phương, hiện nay thường viết chữ với xu hướng viết phát âm sai tiếng Anh (như chữ video) thì viết (vi-đê-ô) và nước Ukraina thì viét u-cờ-ran-na, chữ "Youtube" thì viết yu-to-bi....

Vì cùng dùng chữ La tinh, và đang có thói quen dùng ngữ vựng hay tên dịch sang tiếng Anh sai nhiều hơn, có khi các ngữ vựng hay tên tiếng Việt sẵn có hoặc đã dịch có nghĩa (ví dụ như manga Kimetsu no Yaiba đã được phát hành dưới tên tiếng Việt là "Thanh gươm diệt quỷ" nhưng báo chí Việt lại dùng tên tiếng Anh "Demon Slayer" khi viết bài[16]).

Những người làm việc ở ngành báo chí và phương tiện truyền thông đôi khi đưa tên riêng nước ngoài đưa vào tiếng Việt lại thiếu tìm hiểu và chọn lọc (phát âm sai dựa theo âm tiếng Anh thay vì từ âm của ngôn ngữ gốc, dịch trung gian tên riêng qua tiếng Anh hoặc tiếng Trung), khiến mọi người theo dõi cũng dùng sai theo, trải qua một thời gian dài thì "sai nhiều thành quen" nên rất khó sửa lại đúng tương đương với ngôn ngữ gốc được. Ví dụ:

Truyền thông Việt Nam hay dùng nguồn tin tiếng Anh thay vì tiếng Nhật, làm cho tên người Nhật Bản vốn theo thứ tự "họ trước tên sau" trong tiếng Nhật lại bị viết đảo ngược thành "tên trước họ sau" vào trong tiếng Việt (mặc dù không có luật bắt buộc đảo ngược họ tên), khiến thủ tướng Suga Yoshihide bị viết và gọi ngược thành "Yoshihide Suga"[17];

diễn viên Dilraba Dilmurat hay bị gọi là "Địch Lệ Nhiệt Ba" dù cô là người Uyghur, tên của cô là chuẩn tiếng Uyghur không thuộc vùng văn hóa Đông Á (nghĩa là vốn không thể viết bằng chữ Hán), nhưng truyền thông Việt lại dùng tên theo âm Hán-Việt của chữ Hán qua âm Quan thoại mà người Trung Quốc phiên âm tên cô; huấn luyện viên Park Hang-seo khi mới được bổ nhiệm huấn luyện tuyển Việt Nam, hay bị truyền thông Việt đọc tên là "Pác Hang Xeo"[18][19],

phải có bài đính chính và mất một thời gian thì cách đọc mới được sửa lại thành "Pắc Hang-so" hay "Pắc Hang-sơ" cho đúng âm tiếng Đại Hàn[19].

Phân loại

Mức độ phổ biến của tiếng Việt trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Phân loại độ phổ biến của tiếng Việt trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó các khu vực màu vàng nhạt là các khu vực sử dụng tiếng dân tộc bản địa trong đời sống là nhiều hơn so với tiếng Việt.

Theo Ethnologue, tiếng Việt có tại Anh, Ba Lan, Campuchia, Côte d'Ivoire, Đức, Hòa Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie, Phần Lan, Pháp, Philippines, Cộng hòa Séc, Sénégal, Thái Lan, Vanuatu, Đài Loan, Nga... Riêng Trung Quốc người Kinh bản địaĐông Hưng, tiếng Việt của họ có pha trộn âm giọng của các ngôn ngữ địa phương của người bản xứ (Quan thoại, tiếng Quảng Đông,...).

Tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là "dân tộc thiểu số" tại Séc.[20]

Ngôn ngữ địa phương

Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc (Nam Định – Thái Bình),[note 2] giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc phát âm một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và miền Trung. Giọng Huế có nhiều từ vựng địa phương hơn những giọng khác. Tự điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng.[21] Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc[22] và học giả Laurence Thompson[23] thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay dựa vào giọng Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có quy định nào nói rằng giọng Hà Nội là chuẩn quốc gia.[24]

Giọng Nơi sử dụng
Giọng miền Bắc (Giọng Hà Nội) Bắc phần
Giọng miền Trung Bắc Trung phần
Giọng miền Nam (Giọng Sài Gòn) Duyên hải Nam Trung phần, Cao NguyênNam phần
Giọng địa phương Nơi thể hiện
Giọng Hà Nội Hà Nội và vùng phụ cận
Giọng Đông Bắc Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định
Giọng Thanh Hóa Thanh Hóa
Giọng Nghệ-Tĩnh Nghệ An, Hà Tĩnh
Giọng Bình-Trị-Thiên Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Giọng Quảng Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi
Giọng Nẫu/Bình Định Bình Định, Phú Yên
Giọng Nam Trung phần Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng
Giọng Sài Gòn Thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận
Giọng miền Tây Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Giọng các đồng bào sắc tộc thiểu số[cần dẫn nguồn] Các tỉnh Tây Bắc, Cao Nguyên

Các đặc thù trong giọng các vùng miền
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
này ni,
thế này ri nì vầy, như vầy
ấy nớ, đó
thế, thế ấy rứa, rứa tề, rứa đó vậy, vậy đó
kia đó
kìa tề đó
đâu đâu
nào mồ nào
sao, thế nào răng sao
tôi tui tui
tao tau tao
chúng tôi bọn tui tụi tui
chúng tao bọn tau, bọn choa tụi tao
mày mi mầy
chúng mày bây, bọn bây tụi bây
hấn
chúng nó bọn hấn tụi nó
ông ấy ông nớ ổng
bà ấy bà nớ bả
cô ấy dì nớ cổ
chị ấy chị nớ chỉ
anh ấy anh nớ ảnh

Ngữ âm

Nguyên âm

Dưới đây là bảng các nguyên âm theo giọng Hà Nội.

Trước Giữa Sau
Đóng i [i] ư [ɨ] u [u]
Nửa đóng ê [e] ơ [əː] ô [o]
Nửa mở e [ɛ] â [ə] o [ɔ]
Mở ă [a] / a [aː]

Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. Ăâ là dạng ngắn của aơ.

Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba.

Phụ âm

Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong tiếng Việt và cách viết.

Môi Chân răng Quặt lưỡi Vòm Vòm mềm Thanh hầu
Mũi m [m] n [n] nh [ɲ] ng/ngh [ŋ]
Tắc thường p [p] t [t] tr [ʈʂ~ʈ] ch [c~tɕ] c/k/q [k~q]
thanh hầu hóa b [ɓ] đ [ɗ]
bật hơi th [tʰ] kh [x~kʰ]
Xát vô thanh ph [f] x [s] s [ʂ] h [h]
hữu thanh v [v] d [z~j] r [ʐ~ɹ] gi [z~j] g/gh [ɣ]
Tiếp cận u/o [w] l [l] y/i [j]

Một số phụ âm chỉ có một cách viết (như b, p) nhưng một số có nhiều hơn một cách viết như k, có thể biểu hiện bằng c, k hay q. Đồng thời, các phụ âm có thay đổi tùy theo địa phương. Sự khác biệt về phụ âm giữa các vùng miền trình bày kỹ càng hơn trong bài tiếng Việt địa phương.

Thanh điệu


Dấu thanh trong tiếng Việt
Dấu Chữ mẫu
ngang a Về âm thanh nàyVi ngang tone.ogg 
sắc á Về âm thanh nàyVi sac tone.ogg 
huyền à Về âm thanh nàyVi huyen tone.ogg 
hỏi Về âm thanh nàyVi hoi tone.ogg 
ngã ã Về âm thanh nàyVi nga tone.ogg 
nặng Về âm thanh nàyVi nang tone.ogg 

Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ biểu thị bằng các dấu thanh còn gọi là dấu nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc nói chúng sẽ giống nhau trong mọi ngôn ngữ địa phương của tiếng Việt.

Tiếng Việt miền bắc có 6 (sáu) thanh điệu, tiếng Việt miền Trung và miền nam thì có một vài vùng chỉ phát âm 5 (năm) thanh điệu.
Thanh điệu của tiếng Việt toàn quốc tiêu chuẩn gồm sáu thanh:
ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), là các dấu giọng:
sắc,
huyền,
hỏi,
ngã,
nặng
nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm của ngôn ngữ địa phương nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho 6 thanh điệu này.

Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng 1 trong 3 phụ âm cuối /k/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), /t/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), /p/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng.
ba âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh.

Trong thi ca các thanh điệu phân thành hai nhóm:
-- thanh bằng gồm có nganghuyền,
-- thanh trắc gồm các thanh còn lại.

Trong các thể thơ cổ như Đường luậtlục bát, có thể có sự hòa hợp thanh điệu bằng trắc giữa các tiếng trong một câu thơ.

Ngữ pháp còn gọi là văn phạm

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Các liên quan ngữ pháp được thể hiện phần chính yếu là thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ/chủ từ - vị ngữ/động từ - phụ ngữ/phụ từ (SVO) (Supject-Verb-Object)/(Chủ từ - Động từ - Phụ từ). Tuy nhiên, trật tự trong câu có thể trong một số trường hợp nào đó, sự sắp xếp theo kiểu ngôn ngữ nổi bật chủ đề, vì thế mà một câu có thể theo thứ tự như: Phụ ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ (OSV)(Object-Supject-Verb) (phụ từ-động từ-chủ từ).

Vị trí các chữ đi theo thứ tự, chữ mang ý chính đứng trước chữ mang ý phụ đứng sau bổ túc nghĩa cho chữ mang ý chính, tương tự như danh từ đứng trước tĩnh từ đứng sau bổ túc nghĩa cho danh từ. Thế nhưng, trong một số trường hợp nào đó, túc từ (bao gồm từ mang ý phụ và tĩnh từ) sẽ đứng trước danh từ.

Tiếng Việt còn có hệ thống đại danh từ nhân xưng dựa trên các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội và hệ thống danh từ đơn vị.

Ngữ vựng

Ngữ vựng tiếng Việt có hai thành phần chính:

- Chữ thuần Việt

- Chữ mượn
.

Ngoài ra còn có những chữ ghép lại là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thuần Việt và ngoại lai.

Chữ thuần Việt

Chữ thuần Việt là những chữ xuất hiện lâu hơn trong tiếng Việt, tiêu biểu cho những sự vật, hiện tượng, khái niệm căn bản nhất trong đời sống hằng ngày.

Do có sự tiếp xúc từ sớm hơn với các ngôn ngữ nhóm Tày - Thái nên nhiều chữ thuần Việt và các chữ tương đương trong các tiếng này có sự giống nhau nhất định về ngữ âmngữ nghĩa.[25]

Trước 1960, một số Chữ thuần Việt dùng để đặt tên thông tục cho người trong tầng lớp bình dân hoặc để tránh bị ma quỷ thần thánh bắt đi. Tại miền Bắc có các tên như "Rụt", "Tằm", "Cột", "Cu", "Gái"... Tại miền Nam có các tên như "Đực" "húm"... Sự phát triển dân trí dẫn đến cách đặt tên thông tục giảm dần.

Chữ Hán Việt

Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và Chữ Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm vùng đất Việt Nam và Bách Việt.

Quá trình tiếp xúc đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ của Chữ Hán. Giai đoạn đầu, hiện tượng này diễn ra lẻ tẻ, rời rạc hơn thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việtngười Hán, tạo nên một lớp chữ có nguồn gốc Hán cổ mà đã hòa lẫn với các Chữ thuần Việt.[26] Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở.

Các từ ngữ gốc Hán này chính là được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán – Việt. Khi đưa vào tiếng Việt, bên cạnh việc thay đổi về mặt ngữ âm, một số chữ Hán Việt thay đổi cả ngữ nghĩa.[26]

Chữ Hán-Việt chiếm một phần trong vốn Ngữ vựng tiếng Việt, chúng hiện diện một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chữ có nguồn gốc Ấn–Âu

Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập vào tiếng Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp có dùng trong các văn bản, giấy tờ của chính phủ và trong khi giảng dạy ở nhà trường cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của các chữ gốc Pháp trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong khoa học và kỹ thuật.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Trung cộng. Do đó, một số từ ngữ có gốc chủ nghĩa cộng sản của Nga Xô và Trung cộng bị du nhập vào tiếng Việt, như:

- cộng sản

- chủ nghĩa duy vật biện luận

- phương tiện biện luận cứu cánh

- thế giới đại đồng

- hộ khẩu

- phản động

- căn hộ

- nữ hộ lý

- giải phóng mặt bằng

- lên phường làm việc với công an
- làm gái (...

- tư sản, mại bản

- tiểu tư sản

- vô sản

- đại trà

- Khu tự trị

Đồng thời, cùng với sự tiếp xúc, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, trong tiếng Việt cũng xuất hiện các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh, như:

- Satellite
- Hamburger
- Wi-Fi
- digital
- Internet
- email

Nhìn chung, khi đưa vào tiếng Việt, những chữ này đã Việt hóa về mặt âm đọc (thêm thanh điệu, thay đổi âm hoặc giảm bớt âm tiết). Những chữ đơn âm tiết (hoặc đơn âm hóa), vay mượn qua khẩu ngữ thâm nhập vào tiếng Việt. Trong khi đó, những chữ có hai âm tiết trở lên, vay mượn thông qua sách vở vẫn còn dấu ấn ngoại lai.[27] Có những chữ vay mượn nguyên dạng nên tạo ảnh hưởng trong cách phát âm.

Chữ có nguồn gốc tiếng sắc tộc thiểu số

Là một nước đa sắc tộc với 54 sắc tộc thiểu số đã công nhận, tiếng Việt phổ thông tiếp nhận một phần tiếng sắc tộc thiểu số, gồm các chữ thông dụng và tên riêng của người hay địa danh và các chữ này có thể có vần "phi Việt". Quá trình này diễn ra trong lịch sử. Dựa theo tên người/danh xưng đăng tải trên báo chí và các địa danh trên các bản đồ hành chính, chúng ta có thể phân loại các cách nhập tiếng sắc tộc thiểu số như sau:[28]

  1. Từ tiếng nói của hầu hết các sắc tộc từ Quảng Bình trở ra, đã cư trú lâu hơn cùng người Kinh và/hoặc thuộc vùng Văn hóa Đông Á, như người Mường, Tày, Nùng, Thái... thì họ tên người thì theo Chữ Hán Việt như các họ "Triệu", "Đàm", "Cầm", "Đèo"... còn địa danh thì theo ghi âm như "Nậm", "Huổi/ Khuổi", "Pắc"... Đôi khi sự giao lưu với người Kinh dẫn đến những tên hỗn hợp như Hang Bua (tên tiếng Thái là Thẩm Bua, nghĩa là Hang Sen).[29]
  2. Chữ tiếng H'Mông thì theo ghi âm mà không theo Chữ Hán Việt, mặc dù tiếng H'Mông có quan hệ gần hơn với tiếng Hoa. Ví dụ như các họ Vàng (Vương, Vang), Giàng (Dương, Yang)... hay các địa danh như Lao Cai (nghĩa chữ là Chợ Cũ, Chữ Hán ViệtLão Nhai 老街), Sa Pa (Sa Pả, nghĩa chữ là Bãi Cát)... Trường hợp loại trừ là họ tên vua Mèo mà dùng chữ Hán Việt như Vương Chí Sình.
  3. Chữ tiếng nói của các sắc tộc thiểu số ở miền cao nguyên trung phần, miền Nam... thì theo ghi âm là chính, như Đăk Lăk, Krông Pắk... hoặc biến âm như Sóc Trăng, Nha Trang... Đặc biệt có việc giới chức biên phòng đã "Kinh hóa" địa danh đặt tên đồn biên phòng, ví dụ tại xã Pờ Y có Đồn/Cửa ải Bờ Y.

Các chữ và vần "phi Việt" (không phải Việt) viết theo hướng dẫn trong Quyết Định 240/QĐ "Về tên riêng không phải tiếng Việt",[30] trong đó các chữ cái như: F,
J,
W,
Z
dùng chữ tương đương như:

F = ph = pháo, phi, phô mát
j = ch =
w = qu
z = gi = (

Chữ hỗn hợp hay còn gọi là chữ ghép

Chữ hỗn hợp là những chữ tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau như giữa yếu tố thuần Việt và Hán Việt, giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các chữ hỗn hợp đã gia tăng, đóng một vai trò trong việc diễn đạt các khái niệm mới hơn trong xã hội.

Ví dụ:

  • vôi hóa (Hán-Nôm: 𥔦化) – "vôi" là thuần Việt, "hóa" là Hán-Việt.
  • ôm kế – "ôm" là từ tiếng Đức Ohm, "kế" là Hán-Việt.
  • nhà băng – "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ tiếng Pháp banque.
  • game thủ – "game" là tiếng Anh, "thủ" là Hán-Việt.

Chữ viết


"Tôi nói tiếng Việt Nam" (碎呐㗂越南), bên trên viết bằng Chữ Quốc ngữ (chữ Latinh), bên dưới viết bằng chữ Nôm (gạch chân) với chữ Hán
Phan Trần Truyện (潘陳傳) viết bằng chữ Nôm, bản in năm 1902, viết dọc.
Một trang Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum tức Tự điển Việt-Bồ-La in năm 1651

Theo dòng lịch sử phát triển, tiếng Việt có hai loại ký tự để viết là chữ Nôm (dựa trên chữ Hán) và chữ quốc ngữ (chữ Latinh).

Chữ Nôm là văn tự chính của tiếng Việt trước thế kỷ 20. Tất cả các tác phẩm sử học và văn học cổ truyền Việt Nam đều viết bằng chữ Nôm như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Đoạn trường tân thanh, Đại Việt sử ký toàn thư,...

Chữ Quốc ngữ là chữ Latinh dựa trên bảng chữ cái và âm vị của tiếng Bồ Đào Nha đối chiếu với tiếng Việt, do các nhà truyền giáo Dòng Tên Bồ Đào Nha xây dựng vào đầu thế kỷ 17 rồi do giáo sĩ Alexandre de Rhodes người Avinhon chuẩn định.[31] Đây là người cho in cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum năm 1651. Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý chữ Quốc ngữ dưới sự điều phối của Giám Mục Pierre Pigneau de Behaine (hay còn biết tới dưới tên Bá Đa Lộc), tự điển có tên Dictionarium Anamatico-Latinum soạn quãng năm 1772–1773 nhưng mới chỉ là bản viết tay. Sau đó, tự điển của Taberd mang tên Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (tựa Latinh giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ.[cần dẫn nguồn]

Chữ Quốc ngữ từ lúc ra đời tuy có hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng chưa đủ phổ biến để là văn tự chính ở Việt Nam vì chữ Nôm vẫn là dạng văn tự phổ biến của tiếng Việt.

Phải đến cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa bảo hộ chữ Quốc ngữ và cổ súy thay thế chữ Hán Nôm để tiếng Việt đồng văn tự Latinh với tiếng Pháp, bắt đầu từ Nam Kỳ rồi tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ để dễ dàng phổ biến tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Còn các nhà giáo dục học đường của Việt Nam ủng hộ việc truyền bá hệ chữ Latinh như phương tiện để khai dân trí, chấn dân khí. Cải cách giáo dục năm 1906 của vua Thành Thái cũng bao gồm chương trình dạy chữ Quốc ngữ.

Tại Việt Nam hiện nay, người dân sử dụng chữ Quốc ngữ là chính, còn chữ Hán và chữ Nôm thường dùng trong các hoạt động liên quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, câu đối, tìm hiểu lịch sử và văn học cổ, và được giảng dạy trong chuyên ngành Hán-Nôm bậc đại học cũng như tại các tổ chức phong trào dạy học chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong tiếng Việt.

Trái ngược lại là cộng đồng người Kinh bản địa ở Đông Hưng (Trung Quốc), do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ của Thực dân Pháp (vùng đất họ sống trở thành lãnh thổ Đại Thanh theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887, nên họ không bị Thực dân Pháp đô hộ), những thế hệ con cháu ở đây không bị gián đoạn chuyện đi học và không bị quên chữ Nôm.

Người Kinh bản địa ở Đông Hưng vẫn duy trì được sự phổ biến của chữ Hán và chữ Nôm trong cộng đồng và vẫn dùng làm văn tự chính cho tiếng Việt ở thời hiện đại giống như người Việt xưa, thay vì dùng chữ Latinh như người Việt ở Việt Nam hiện tại.[33]


Thư pháp


Cùng với chữ Hán, KanaHangul, có người "yêu thích" thư pháp nâng chữ viết tiếng Việt lên thành một bộ môn nghệ thuật.

Thư pháp chữ Việt ban đầu là thư pháp chữ Nôm và chữ Hán. Sau này chữ Quốc ngữ trở nên phổ biến hơn trong khi nhu cầu và sở thích treo chữ trong nhà vẫn còn, người chơi chữ đã khởi xướng thư pháp chữ Quốc ngữ. Còn thư pháp chữ Hán và chữ Nôm hiện nay vẫn duy trì song song.

Bộ gõ tiếng Việt và giao tiếp tiếng Việt qua mạng


Tuy cùng là chữ Latinh, ngoài 22 ký tự không dấu có trong bảng chữ cái tiếng Anh thì Chữ Quốc ngữ còn chứa lượng ký tự có dấu, bao gồm:

7 ký tự, đó là:

Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư

cùng 60 chữ nguyên âm:

(A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y)

mang thanh điệu:
sắc - huyền - hỏi - ngã - nặng.

Tổng cộng là máy điện toán và điện thoại di động cần phải nạp thêm 67 ký tự, gấp hơn 2, 5 lần bảng chữ cái của tiếng Anh (26 ký tự) thì mới đủ để viết tiếng Việt. Nên để có thể viết tiếng Việt trên máy điện toánđiện thoại di động cần có bộ gõ trong nhu liệu hỗ trợ soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt đi kèm một số phông chữ Quốc ngữ.

Người dùng cũng có thể cài đặt thêm các phông ký tự chữ Quốc ngữ khác phục vụ trang trí và nghệ thuật. Các bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy định các phím bấm khác nhau để hiện ra các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Có những quy ước chuẩn dấu tiếng Việt, bộ mã, cách gõ và những nhu liệu khác nhau. Có bộ mã chữ Việt theo tiêu chuẩn quốc tế Unicode.

Do ký tự có dấu phải mã hóa mất số lượng bộ nhớ lớn hơn ký tự không dấu, việc gởi tin nhắn SMS bằng tiếng Việt có dấu bị hạn chế 70 ký tự/tin nhắn (ít hơn một nửa so với 180 ký tự/tin nhắn của tiếng Anh) nên trước đây người Việt thường gởi nhắn tin SMS không dấu để có thể viết nội dung nhiều hơn và tiết kiệm tiền hơn dù nội dung bằng tiếng Việt không dấu có thể gây hiểu nhầm. Một số trường hợp lợi dụng chữ Viết tắt, biến đổi ký tự nhằm giảm số lượng (j=gi; f=ph; bỏ h trong "gh","ngh") hay thể hiện rõ âm (z=d vì "đ" viết không dấu thành "d"). Hiện nay nhờ sự phát triển của Internet trên máy điện toán và điện thoại di động (như Wi-Fi, 4G không giới hạn dung lượng) cùng các công dụng OTTmạng xã hội, việc gởi nhắn tin bằng tiếng Việt có dấu trở nên dễ dàng hơn mà không lo bị hạn chế ký tự.

Đối với việc gõ chữ Hán chữ Nôm bằng tiếng Việt, do dạng ký tự này hiện không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nên các hãng sản xuất máy điện toán, điện thoại hay nhu liệu coi như loại bỏ.

Thời gian gần đây để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về lịch sử hay văn học cổ cũng như chuyên ngành Hán Nôm, một số cá nhân hay tổ chức đã tạo ra những trang web hay nhu liệu giúp viết chữ Hán và chữ Nôm bằng bộ gõ chữ Quốc ngữ. Với chữ Hán do đồng bộ với các chữ của bộ gõ tiếng Trung và tiếng Nhật nên việc hiện ra không khó khăn, còn chữ Nôm do một lượng chữ chưa được mã hóa đầy đủ nên có thể các ký tự hiện ra bị lỗi trên một số máy điện toán và điện thoại dưới dạng ô vuông hay dấu hỏi chấm.

Chú thích

  1. ^ Tên gọi " Khu tự trị sắc tộc người Choang Quảng Tây" xuất hiện trên Báo ảnh Trung Quốc cỡ năm 1958, do biên tập viên của báo trú tại Hà Nội đã phiên âm trực tiếp từ Zhuang theo giọng Hà Nội thành Choang mà lẽ ra phải là Troang hay Truang. Giới chức Quảng Tây sử dụng tên này khi sang làm việc với bên Việt Nam.
  2. ^ Giọng Bắc, ví dụ như giọng vùng Nam Định - Thái Bình (trừ ra chỗ nói ngọng l-n) và trước đây có thể coi là giọng chuẩn tiếng Việt.

    Giọng Hà Nội nói nhẹ hơn, không phân biệt s-x, gi-d, ch-tr, r và gi... Có thể không xem đó là tạm chuẩn và đặc biệt của vùng. Có người nước ngoài đến học tập tại Hà Nội đã bị nhiễm giọng này và coi là giọng của tiếng Việt.

Tham khảo

  1. ^ a b Có người tranh luận là nhánh Việt-Mường là nhánh tách biệt, chứ không nằm ở dưới nhánh Môn-Khmer và hệ Nam Á, nhưng phân loại bên trên vẫn được công nhận thông thường.
  2. ^ “Thế đứng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay”. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ Česko má nové oficiální národnostní menšiny. Vietnamce a Bělorusy - iDNES.cz
  4. ^ Codes for the Representation of Names of Languages, Library of Congress. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Vietnamese at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
  6. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Vietnamese". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  7. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)
  8. ^ Lê Bá Khanh (1998) [1975]. Vietnamese-English/English-Vietnamese Dictionary (bằng tiếng Anh). Thành phố New York (Hoa Kỳ): Nhà xuất bản Hippocrene Books. tr. 315. ISBN 0-87052-924-2. Việt. — Nam:... Tiếng — Nam: Vietnamese... Ông ấy có thể nói tiếng — Nam: He can speak Vietnamese. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  9. ^ Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt
  10. ^ a b Thuật ngữ và tên riêng tiếng nước ngoài, Nguyễn Văn Khang (2003), http://www.khoahocviet.info/ Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015
  11. ^ a b VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỪ HÁN VIỆT VÀ VIỆC DẠY – HỌC TỪ HÁN VIỆT HIỆN NAY Lưu trữ 2013-04-30 tại Wayback Machine Khoa Việt Nam học, Đại học sư phạm Hà Nội. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015
  12. ^ Lê Nguyễn Lưu, Từ chữ Hán đến chữ Nôm. Huế: nxb Thuận Hóa, 2002. tr 202-210
  13. ^ Về cuốn Tam thiên tự do Ngô Thì Nhậm soạn, HOÀNG HỒNG CẨM [liên kết hỏng] Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (80) 2007; Tr.18-26
  14. ^ Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc, Các từ ngữ gốc Ấn-Âu Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 1997, trang 213–219.
  15. ^ Giới thiệu về khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lưu trữ 2020-06-11 tại Wayback Machine. Đông Hưng Online, 06/12/2017. Truy cập 30/06/2019.
  16. ^ 'Demon Slayer' là phim Nhật ăn khách nhất mọi thời”. VnExpress. 26 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ “Yoshihide Suga trở thành tân thủ tướng Nhật”. VnExpress. 16 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ “Huấn Luyện Viên Pắc Hang Xeo chính thức làm HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam”. Báo Nhân Dân. 11 tháng 10 năm 2017.
  19. ^ a b “Tên của Huấn Luyện Viên Park Hang-seo phát âm như thế nào là chuẩn?”. An Ninh Thủ Đô. 31 tháng 1 năm 2018.
  20. ^ Người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc - DVO - Báo Đất Việt
  21. ^ GIA GIA, DA DA hay ĐA ĐA?
  22. ^ “ 越南 ABC” (bằng tiếng Trung). Trang thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  23. ^ Thompson, Laurence (1987). A Vietnamese Reference Grammar. University of Hawaii Press. tr. 3. ISBN 0824811178.
  24. ^ http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/chua-co-quy-dinh-giong-ha-noi-la-chuan-quoc-gia-101568.html
  25. ^ “Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Lớp chữ thuần Việt”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013.
  26. ^ a b “Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Hán”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013.
  27. ^ “Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Ấn-Âu”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013.
  28. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  29. ^ Tháng Giêng trẩy hội Hang Bua. cinet, 2012. Truy cập 22/02/2016.
  30. ^ a b Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt. Thuvien Phapluat, 2015. Truy cập 12/05/2017.
  31. ^ Trần, Quốc Anh; Phạm, Thị Kiều Ly (tháng 10 năm 2019). Từ Nước Mặn đến Roma: Những đóng góp của các giáo sĩ Dòng Tên trong quá trình La tinh hóa tiếng Việt ở thế kỷ 17. Hội thảo Bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ. Ủy ban Văn hóa, Hội đồng Giám mục Việt Nam.
  32. ^ “Ngôi làng đặc biệt của những người Việt ở Quảng Tây (Trung Quốc)”. VTV News. 17 tháng 9 năm 2018.
  33. ^ “Hiến pháp năm 2013” (PDF). Quốc hội Cộng Sản Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  34. ^ "Chữ quốc ngữ chưa được Nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận là quốc tự", Giáo dục xã nghĩa Việt Nam, 22/12/2012.


......................................................



Why does Vietnam use the Latin alphabet in their writing system?
Is that a wise choice?


Ad by Lighthouse Life Direct

Lucia Millar

, Quran user at Quora (2020-present)

Updated Nov 26

Question: Why does Vietnam use the Latin alphabet in its writing system? Is that a wise choice?

Answer: The Latin alphabet with the Vietnamese Quoc Ngu script has helped the Vietnamese for ending Illiteracy most of the Vietnamese after regaining independence in 1945. Albeit suffering a century of the French colonial brutal rule and putting the anti-French sentiment aside, the Vietnamese are still brave enough to choose what benefits them, and choosing the Latin script is a practical and rational option. The Vietnamese language has been recorded in the Latin script has made the Vietnamese easier to learn, easier to write, to read. Your question is that Is choosing the Latin script a wise choice? From my point of view, It is not only a wise choice but also a brave one as follows:

Firstly, anti-French sentiment, as well as anti-western sentiment, had risen sharply in Vietnam after 1945, most of the Vietnamese nation stood up and fought against the French re-conquest war from 1945–1955. There were a certainly large amount of the Vietnamese people who hated the French colonists and the French colonial legacy to the bone. So, at that time, choosing the Chu Quoc Ngu script as one of the French colonial legacies was a brave choice for any of the Vietnamese leaders instead of their own ineffective/unpopular script - the Han Nom script.

The Han-Nom script of Vietnam

Removing the outdated Han Nom script and adopting the modern script - the Chu Quoc Ngu is also an important part of the Vietnamese revolutionary that has nothing to do with the Anti-Chinese sentiment.

Chu Quoc Ngu script

Secondly, The Chu Quoc Ngu has not only inherited the strengths of the Chu Han Nom but also resolved most of the problems of the Chu Han Nom script before that the Vietnamese ancestors had failed to reform.

After thousands of years of establishing the country, the development of the Chu Quoc Ngu as it is today is one of the greatest achievements of the Vietnamese nation. It is the first time in Vietnamese history that they have their writing language different from the rest of the world and recorded exactly their mother tongue even though they have to borrow many things from the western civilization.

P/s: Unlike the Chinese language, the Vietnamese language has not met much the homonym problems when using the Chu Quoc Ngu based on the Latin Alphabet because of differences of tones.

Lucia Millar

Tran Binh Ngoc · July 26, 2021

Totally agree about homonym problems in Chinese language. Chinese is actually very hard to learn because of that.

Tuấn Anh Lê · July 6, 2021

I am Vietnamese, I think Vietnamese people should probably live for their own sake rather than the country. Confucianism and Chinese characters both disappeared. Vietnam has nothing left. Culture is broken

Lucia Millar · July 6, 2021

How the culture of Vietnam is broken?

Confucianism is just a philosophy - It will never disappear if you still read it and appreciate it.

The Chinese Han characters has never been banned from learning it studying and you could search for them, How it become disappeared?

Lucia Millar.

Tu Le Hong · July 12, 2021

We should review the history to see whether the Vietnamese culture is broken because of switching from Chinese characters. In the Hung Vuong era, the Vietnamese used to have our own scripting system - which is called Khoa Đẩu. Even Chinese history books mention this. After the Trung sisters fell and the Chinese invaded our country, what did they do? They destroyed all objects with our characters on them, killed all our literate people, and forced the others to use Chinese script. They attempted to turn Vietnamese into Chinese. Ironically, it is adopting Chinese characters that broke our culture. Adopting Chinese characters is actually more like national disgrace than pride. Our ancestors did create valuable masterpieces in Chinese, but what make them masterpieces is their content, not the Chinese characters themselves. We appreciate our ancestor heritage, but we also never forget the disgrace of losing our country and our ancient scripting system. If our ancestors had a choice, they would not choose the Chinese scripting system. In fact, switching away from Chinese characters is a part of the effort to restore our cultural values. Chinese was a foreign language for the Vietnamese from the beginning, and nowadays we return it back to the position of a foreign language. And about Confucianism, that philosophy originated from China, not Vietnam, so it is not our ancestor heritage. The adoption of Confucianism was even a backward move for the Vietnamese. Before the rule of China, Vietnamese women had more rights. As you can see, Trung sisters could be emperor. After the Chinese forced Confucianism into Vietnam, women rights were gone.

Andrew Chang · November 5

I think you guys go too far back. Even modern Chinese is very different from when the Trung sisters were still alive. Everyone has moved on and so should all of you. Be proud of your own culture regardless of where it has originated from because you have put in your own mark and made it yours. We are continuously creating culture as we move forward into the future.

Minh Tran · November 19

A problem of today’s people is that they project their own 21st century thinking and perceptions to ancient era, and expect people of the ancient past to live, speak, think and even look like they do today. 2,000 years ago at the end of the Bronze Age, there were only a few advanced civilisations in the world. As we know, the prominent were Chinese in the East, Indian in the subcontinent, Greco-Roman in Europe. These civilisations developed relatively high culture, state governance, societal structure, written scripts, architecture, and of course warfare technology and army to conquer neighbouring lands.

The rest of the world were tribal people, progressing from slash-burn cultivation to early forms of settlement and agriculture. They were around 1,000 years behind in development compared to the Chinese, the Indians, the Greco-Romans. It was therefore natural for ancient tribal people to be absorbed into a higher civilisation, either through conquest or through adaptation.

Vietnam follows the Chinese culture while they dominate us. Their neighbours Thailand, Laos and Cambodia adapt the Indic culture.

Why didn’t Vietnam, Thailand, Laos and Cambodia invent their own culture? Why should they? Or could they?

If Vietnam hadn’t been occupied by China, what would have happened to Vietnamese culture. There were 3 choices:
- Chinese, or Indic
- A Vietnamese distinct culture, separate from Chinese and Indic.
- The third choice is extremely unlikely.

No country in East Asia, South Asia and South East Asia could manage to do that, as they were so so far behind the Chinese and Indians in the ancient time. Vietnam was no difference. Japan and Korea adapted Chinese culture by choice, not by force by the way.

As to “Khoa Dau”, the so-called Vietnamese ancient scripts, there is no archeological evidence. Some wiggly figures that anyone could scrawl, if existing, can’t be called a written script by any figment of imagination.

In short, hadn’t Vietnam belonged to Sinosphere, we would’ve belonged to Indosphere anyway, which could’ve possibly been the case had history been different. Our people would’ve used Sanskrit instead Chinese scripts.

Hải Phong Nguyễn · December 5

I don't think we should use Chinese view toward other civilization. In Chinese view, they are center of world, great civilization while all other is “man di". Our ancestors' civilization all destroyed by Chinese and they try sinicize all they can.

The problem of ancient Vietnam culture is not “it more advance or leave behind by china ancient culture", but Vietnam ancestors was conquested by China ancestors.

An example is Ming dynasty's 20 years occuption. All Vietnam culture was destroyed. That is what happens in only 20 years, what about 1000 years?

Minh Tran · December 5

My point is that if Vietnam was not conquered by China, which was a real historical possibility, Vietnam’s culture would be either Sinitic (like Korea, Japan) or Indic (like Thailand, Laos, Cambodia, Myanmar).

Japan wasn’t invaded by China. Korea wasn’t occupied by China except for a brief period.

Civilisation adaptation happens everyday. You and I are Vietnamese, writing and speaking English, typing on a laptop or a smart phone - a Western invention, wearing Western clothes, educated in a Western system. Our government and economic systems are copied from the West. The ancient people in Asia did the same thing too. They adapted their civilisations from either the Chinese or the Indians. There was nothing unusual or controversial about that. Those who did not adapt to a higher civilisation would remain backwards and would eventually disappear.

The Ming’s policy during its occupation of Vietnam in the 15th century was to destroy the Vietnamese books and cultural artifacts. But Vietnamese books were all written in Chinese scripts. Vietnamese temples were in Chinese styles. My point is, brutal as the Ming’s occupation was, its policy did not make any fundamental change to the fact that Vietnamese culture was and still is Sinitic.

In fact, the Le dynasty, after defeating the Ming, changed Vietnamese society to more Confucian and more Sinitic than the previous Vietnamese dynasties, Ly and Tran. When it comes to Sinicism, the Nguyen dynasty was the most ardent devotees in Vietnamese history. Did you know that in the Nguyen official records, Vietnamese Kinh people were classified as Hán people. Yes, Hán Nhân.

Thuy Nguyen · November 27

Because the conquerer Chinese forced our ancestors to use only Chinese characters, our ancestors had to invent Chữ Nôm as a kind of slang to keep our spoken language. It was only an improvised tool used under oppression. Now with free choice, we choose Chữ Quốc Ngữ as our most useful tool for writing. Why should we go back to use the improvide tool.

Profile photo for Thang Nguyen Thang Nguyen · October 24

I totally agree with Tu Le Hong, being moved out from China and situated right next to it we can not avoid to have some Chinese philosophy and cultural, but Vietnam still have their own culture as a whole: Look alike, do alike but still not the same.

Profile photo for Steve Christensen Steve Christensen · July 24, 2021

If anything Han Chinese culture was broken by the Cultural Revolution and the destruction of the four olds. Vietnam did not go through this self destruction but only in limited circumstances. They say the worst aspects of Chinese now come from the generation who grew up as the Red guards and their entitlement and selfish actions are apparent. Who is pushing in line at the Market? its that 65 year old woman who is the most rude.

Profile photo for Duy Trịnh Khắc Duy Trịnh Khắc · January 26

If you want to practice Confucianism or learning Chinese, you can do it, no one stop you. The Chinese characters is just a writing tool, how does a tool can break our culture when we don’t use it? And you might not realize but the words we are seeing on screen are encoded to binary number, which is understood by machine so they can decode to other screens. Does the way computers decode/encode words break our culture? If not, then what is the problem of using Latin script to write our language?

Again, writing system is just a tool to etch our verbal language to paper, stone, etc. Don’t make it to be something that without it, we are not us.

Comment deletedJuly 15, 2021 Nguyễn Nhật Hoang · September 29

I think it's a good choice.

Vietnam gained independence. If we use Chinese characters, many people will sometimes think we look like Chinese. On the other hand, using the letters of the alphabet and Vietnamese Quoc Ngu will make it easier for people to learn when the post-war conditions are very difficult and many Vietnamese people at that time did not know how to read and write.

Lucia Millar · September 29

Lucia Millar

Bryon Ye · November 10

So you change your culture to not look like another culture lol? That’s very sad… you think westerners can tell the difference just because you use Latin script… your very wrong. ahaha

Lucia Millar · November 26

This is your ignorance. Vietnam and the Vietnamese have used the current Latin script for it's usefulness, not because of what the westerners view Vietnam. The people may hate the French colonists but not anything relating to the French culture.

Profile photo for Adrion VII Adrion VII · July 9, 2021

Very curious why the first Vietnamese linguists chose
to use “Đ” instead of “D”,
and “D” instead of “Z”.

Lucia Millar · November 26

I believe the sound “D” is not the same Z even though they are very very similar. The ways to pronounce D and Z are different

Thang Nguyen · October 24

I admire our forefathers who invented those signs to add to the Latin alphabet to make them easier to learn to read and write. As you see; “Đ” and “D” Put in front of a vowel it pronounced different and become different meaning. As with the “Z” the sound is too lightly and we don’t have the words with that sound. Some people wrote “dz” together, but it’s not popular and it’s not teaching in literature.

Thuy Nguyen · November 27

The pronunciation is different for various locatilities. The writing was made such that all regions can use it with minimum ambiguity.
There is a simple guide for foreigners here.
The problems in making Vietnamese writing using Latin alphabet.
Every language has some peculiar parts and also can miss out totally some other parts. For examples, there are no strong r (French r) in English, while there are no English “th” consonant or Englis…

https://survivaltricks.wordpress.com/2021/11/13/the-problems-in-making-vietnamese-writing-using-latin-alphabet/?preview=true

and here

Pronunciation of Written Vietnamese in former RVN

Pronunciation of Written Vietnamese in former RVN by tonytran2015 (Melbourne, Australia). Click here for a full, up to date ORIGINAL ARTICLE and to help fighting the stealing of readers’ traffi…

https://survivaltricks.wordpress.com/2019/04/10/pronunciation-of-written-vietnamese-in-former-rvn/

Tu Le Hong · July 22, 2021

The ‘đ’ and ‘d’ do not seem reasonable nowadays, but in the past they made some sense. Nowadays, ‘đ’ is pronounced like ‘d’ in English, but it used to be pronounced differently. ‘d’ and ‘gi’ was used to denote similar but distinct sounds. ‘gi’ is a diphthong denoting a fricative sound like ‘z’ in English, but ‘gi’ was chosen probably due to the influence from the Portuguese language. It is too late to change ‘đ’ to ‘d’ and ‘d’ to ‘z’ now because there are already too many books with ‘đ’ and ‘d’. We just have to keep living with them. I believe that other languages also have many vestiges of the past, and they cannot be changed for the same reason.

Duong Thanh Son · July 15, 2021

Because the old Vietnamese has many different tones, so it changed as a different sign in writing.

Profile photo for John Vu John Vu · October 25

Portugee's father created Latin Alphabet for Việt Nam with the main objective. To promote Catholicism in Vietnam. Later on, it became National Languages. Vietnam is the only Asian Country on this planet that has used Latin Alphabet.

Lucia Millar · November 26

Indonesia also used the Latin version.

Thuy Nguyen · November 27

There is nothing wrong with Latin alphabet which descended from Egyptian alphabet and has now produced the International Phonetic Symbols.
What is wrong with using Latin alphabet or International Phonetic Symbols?

Hùng Hoàng Văn · July 18, 2021

In my view, using “Chữ quốc ngữ” is just wise-choice. No Vietnamese hates French, English or Chinese language (particularly, scripts of these languages), though these nations were enemies to Vietnamese nation some time. And more, Latin alphabet of Vietnamese language is not legacy of French colonials. “Chữ quốc ngữ” was created by a Portuguese missioner approximately in sixteen century.

“Chữ quốc ngữ” became popular after 1906 King Thanh Thai's program included a program to teach The National Language, Vietnamese school educators supported the spread of Latin as a means to open the people's mind, concussion of the people spirit and people living
Khai dân trí
Chấn dân khí
Hậu dân sinh
“Chữ quốc ngữ” for the reason it is easy to learn, to read and to write for all Vietnamese.

Thuy Nguyen · November 27

Chữ Quốc Ngữ is the best tool to describe Vietnamese pronunciation.
I challenge users of Chữ Nôm to write
“Rừng rậm réo rắt”
in Chữ Nôm so that other users of Chữ Nôm can read it back accurately.
On the other hand, all users of Chữ Quốc Ngữ can easily read it back accurately.

Thuy Nguyen · November 5

Vietnamese language is as different from Chinese language as English from French.

You can use English to teach people to speak French but that is a horrible task. So using Chinese characters to teach people to speak Vietnamese is also that horrible. Chữ Nôm is such an attempt.

Profile photo for Lê Quang Huy Lê Quang Huy · August 3

In fact, Vietnamese is different from Chinese because it is rich in vowels and consonants, not in tones.

Lucia Millar · August 3

Yeah, It is one of the main reason why China failed to assimilate the Vietnamese.

Lê Quang Huy · August 3

It's like the moon hitting the Earth. the moon carries part of the earth's matter and the earth bears part of the moon's matter, but the earth is still the earth and the moon is still the moon. It has a large impact force, but it is not one-way. The nature of this collision is due to gravity. I don't know if groups of people in Guangdong and Fujian with other languages have been assimilated. They still have a lot of personality.
However, most of the people in Guangdong and Guangxi have considered themself as the Chinese Han people, not Viet/Yue people anymore.

Quoc-Thai Ngo · July 7, 2021

You are absolutely right, it’s a real brave and patriotic choice of real leaders. These leaders, belonging likely to an elite and privilege class, abolish their own privilege as the only literates of people! It is far more confortable for them to keep their privilege. Hope our current leaders follow this beautifull example. The people first!!!!

Profile photo for P Hunter P Hunter · November 30

I personally think the Han Nom script would have been a better choice. Although it was uneffective/unpopular, it bothers me that we chose westerners script over one used for so long. My ideology is that it could have been improved, and the great thinkers in Vietnam at that time would help improve and eventually find solutions for what made it ineffective. I understand that it was easier but it would make us more unique if we didn't conform to western script. Of course this is just my opinion and you are free to disagree!

David Doan · July 15, 2021

In the early 1970s as a 5,6 year old kid, I lived in the predominantly Chinese district of Saigon. I remembered a Chinese kid in my neighbourhood of about the same age used to practice everyday writing Chinese scripts. I am so glad now I did not have to do that. I am also glad that my ancestors were forced to sever completely the Chinese scripts, otherwise we would be in the same situation as the Korean and Japanese. They have a Latin alphabet writing system but it’s never widely used because it’s not compulsory. As you have already mentioned, the new chữ Quốc Ngữ is easy to learn, easy to write especially if you can touch-typed on the computer. Initially there was resistance and resentment by the “elites” for obvious reasons but the new system was quickly adopted by the population because a) it’s compulsory, b) open to anyone even the poor peasant kids from the village, c) job opportunity and highly paid too.

Dương Dương · October 9

Seemingly, not all people in Vietnam got any issues in term of learning Chinese. You know it’s just merely a merit to get any understand of other literacy of languages or cultures. But the problem here is the CCP policies and to some certain kind of Chineses people’s perspective that kind obsoleted or right-winger. As long as Vietnam still shares the same border, and leans extensively on the China’s gov and economic, certainly, under any circumstances in either short or long term. The conflicts surely persist, people have a hold of negative prejudice for China withal. For the past have proved, China tyrants love conquered, they just pick their sword and their go. Fair enough!

Profile photo for Lucia Millar Profile photo for Nguyen Vinh Phuc Nguyen Vinh Phuc · July 15, 2021

the chu quoc ngu is a the biggest historic blessing for the people of Viet Nam The vietnamese is intelligent and chu quoc ngu help this people developing very quickly ; this development is gigantesque

Shaun Darragh · October 23

Lusia, as usual your English is Impeccable. One minor correction. where you state that “Quoc Ngu" script has helped the Vietnamese for ending illiterate… I believe you meant to say …Illiteracy. Glad to see you’re still fighting the good fight.

Lucia Millar · July 5, 2021

The Chu Quoc Ngu is a Vietnamese proper name. You could not use Google Translate in this case.

Sở Quốc (So Quoc) is the Sino- Vietnamese name for the State of Chu. Of course, Nước Sở is also the native Vietnamese name for the State of Chu.

Lusia Millar. Profile photo for Minh Tran Minh Tran · July 5, 2021

Hi, my 2 cents are below.

Chữ: Vietnamese for Alphabet, Word

Quốc Ngữ: Sino-Vietnamese 國語 for National Language

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · July 5, 2021

He has used Translate tool to translate “Chu Quoc Ngu” and it turns into “State of Chu”.

Nguyen Hung · July 9, 2021

Vietnamese grammar and Chinese grammar are different. Quoc Ngu is noun-adjective and Chu is noun.

Profile photo for Thuy Nguyen Thuy Nguyen · November 27 No.

Ngu was a Dynasty old Viet, set up by the Đế “Thuấn”.
From Tam Hoàng, Ngũ Đế.

Ngũ Đế:
1. Nghiêu of Đường Dynasty,
2.Thuấn of Ngu Dynasty,
3. Ân of Hạ Dynasty,
4. Vũ (who drained the land) of Hạ Dynasty,
5. Châu Văn Vương of Châu Dynasty.

On the other hand, Chữ Quốc Ngữ means Writing for National (Spoken) Language.

Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · November 26

Before the French came to Annam (Vietnam today), we did use Hanzi (chinese characters, which we call Chữ Nho) as our writing system, which can be found in our old books.
Due to the trouble of communicating, some priests at that time use Latin word to write down how Annamese pronounce each by each word. That creates what today we call Chữ quốc ngữ(vietnamese current writing system).
Vietnamese are speaking one kind of old Chinese language but written in Latin alphabet, which is another form of Pinyin. And if Vietnamese do not learn Chinese, the original word, they will not understand the correct meaning of that word, which leads to a tragic fact today many words are misunderstood by young people .

however, the current wave of anti China and pro western culture makes it hard for Vietnamese to realize they need to bring the teaching of Chinese language to school, many hates everything relating to China, and do not know that 80–90% of vietnamese words have origin from Chinese words. A large number of Vietnamese also have Chinese origin too.

its time to change and go back to our culture, which is the key factor to make one country healthy and develope.

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · November 26

The Han-Nom script is outdated and failed product compared to the current Vietnamese script.

Lucia Millar. Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · November 26

Haha your idea then, i do not think so. I am a Vietnamese too, have been learning chinese for 4 years now and found that a gross deal of daily use Vietnamese have origin from very old chinese words. What i want to say here is, many Vietnamese written in latin have different meanings but same pronunciation, one would not be able to understand it if not learning the root word, which, clearly is a word written in Hanzi, Chinese character.

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · November 27

Thank you for your share.

It is a matter of opinion. If the Han-Nom script is successful, It should be used as the official script of Vietnam now. You could agree to disagree.

I am Vietnamese too, have been learning Chinese for 4 years now and found that a gross deal of daily use Vietnamese have origin from very old Chinese words.

Comment 1: This is your view however, 30–40%/70% of the Vietnamese vocabularies are borrowing words from the Middle Chinese language. You are Vietnamese or not the Vietnamese is not really important.

What I want to say here is, many Vietnamese written in Latin have different meanings but the same pronunciation, one would not be able to understand it if not learning the root word, which, clearly is a word written in Hanzi, Chinese character.

Comment 2: It is not a matter of not learning the root word but learning the meaning of the Vietnamese words. Learning the Vietnamese vocabulary means learning how to write, how to read, how to use including what these vocabularies mean. In the end, It is a matter of many Vietnamese people who are not interesting in learning the meanings of their vocabularies.

Do you really understand the concept of the Han-Viet words?

Lusia Millar Profile photo for Hải Phong Nguyễn Hải Phong Nguyễn · December 5

Between “write a word and know some of it's use" and learn “how to write many words with different means but same pronunce"

We often talk to other, not write to. We have more thing to care about than what meaning of a word.

A word often don't stand lonely but with other words in a sentence => we can understand it meaning base on sentence. If someone don't even care to know a meaning of word, how you think they will want to learn and remember to write a new word with same pronunce but different meaning.

Duy Trịnh Khắc · January 26

I am not sure about the “brave” one. I thought it was just a historical progress, when at the time, Han Nom was really outdated when people who can read books were mostly taught by French. The government staffs were more familiar with Latin script. And the usage of Chu Quoc Ngu was wide spread. I thought it was an obvious choice.

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · November 26

“Removing the outdated Han Nom script and adopting the modern script - the Chu Quoc Ngu is also an important part of the Vietnamese revolutionary that has nothing to do with the Anti-Chinese sentiment. “.

This is a dangerous thing to say, language and culture is the crucial part of every country, removing Han Nom and Hanzi to use Chu quoc ngu is the needs at that time to erase illiteracy. But same like Pinyin, Vietnamese are speaking one kind of language where they do not understand the meaning of the word if do not look it up in the Han Nom dictionary . This is a fact whether you admit it or not.

Lucia Millar · November 26

But same like Pinyin, Vietnamese are speaking one kind of language where they do not understand the meaning of the word if do not look it up in the Han Nom dictionary. This is a fact whether you admit it or not.

Comment: You are not the Vietnamese but the Chinese. The Vietnamese current script is very different from the Chinese Pinyin. I see the problems of the Chinese Pinyin script but these problems are not related to the Vietnamese national script. However, You should not use your problems of the Chinese Pinyin to consider the Vietnamese Latin script.

Lucia Millar.

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · November 26

do not be blind by the hate for China government and bring that hate to everywhere and everything relating to china, they are a great culture in the shape of a country, and have alot of things for us to learn. Haters gonna hate. 80–90% of vietnamese words have origin from Chinese words, which we call Chu Nho, thats where our basement lie, where contains our culture, stop spreading this lie, this is very dangerous for Vietnam if they do not realize this.

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · November 26

And this your message? I am thinking that you are wiser than Mr. Ho Chi Minh who chosen the current Latin script as the Vietnamese national script?

Lusia Millar.

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan)

Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan)

· November 26

Please read again my comment, i did not say that using Chu quoc ngu is a wrong choice at that time by President Ho Chi Minh, the main purpose was to erase illiteracy. But these days we need to consider again the needs to learn Chu Nho again, that’s to help Vietnamese understand what they are speaking, really know what we are speaking, I hope you get my point here

Profile photo for Lucia Millar

Lucia Millar

· November 27

Thank you for your share. You mean that the Vietnamese people should learn the Han-Nom script to understand what they are speaking and really know what they are speaking.

I believe that they focus on learning the meaning of the Vietnamese vocabulary, they will definitely understand what they are speaking. Learning the old script: Han-Nom script is good to preserve the Vietnamese ancient script but for understand what the Vietnamese are speaking is quite unnecessary. The current script of Vietnam definitely helps the Vietnamese to learn the meanings of their vocabularies if they are interested in learning. It is a matter of the educational level of each people, not really relating to not learning the Han-Nom script at all.

Lusia Millar Profile photo for Hải Phong Nguyễn Hải Phong Nguyễn · December 5

The script from beginning is a tool to keep and transfer infomation, knowledge to later generation.

A good script should be a script which suitable with language, easy to learn and use.

Among Latin-Vietnamese script, Nôm script, and Chinese script, it's easy to know that Latin Vietnamese script is the most suitable, and easiest to learn and use.

Script is a tool for everyone, not a toy for top class person.

How long a Vietnamese to learn and read Latin Vietnamese script to read and write fluently? 1 2 year

How long for Nom. 5 10 year?

And how long for Chinese script? 5 10 year?

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · December 5

“it's easy to know that Latin Vietnamese script is the most suitable, and easiest to learn and use.” i did not deny the fact that latin Vietnamese is easiest to learn and use, you can read again my comment above and everywhere. My point is if Vietnamese only learn the Latin script Vietnamese without learning the root word in Hanzi(chữ Nho), after few generations we will not understand what we are saying anymore cause you do not even know what that word really means. The message that what I’m trying to deliver here is not so hard for some people to understand, latin Vietnamese is one kind of “chữ phiên âm” from “chữ Nho” into “latin script”, and by using only the latin words like what Vietnam is doing now, you would forget what is the root word of that latin script, which is the true carrier of meaning that one word should have with it, the latin script just delivers the sound of that word only, which also means we are some kind of parrots that can speak but do not understand what we are speaking! Does it make sense to you now?

I’m not surprised when reading this news, the next generations will be more worse off than this if no one realize the fact that most of most Vietnamese now do not even understand anything of the books written by their ancestors. The breakdown of culture and history wave by getting rid of Chu Nho is a tragedy of Vietnam.

And may i ask again, why so many people here against anything relating to China even though it was also our heritage of our forefathers? We just share similarities with China does not mean that all of those similarities should be washed off completely, deny everything relating to them.

Lucia Millar · January 19

My point is if Vietnamese only learn the Latin script Vietnamese without learning the root word in Hanzi(chữ Nho), after a few generations we will not understand what we are saying anymore cause you do not even know what that word really means.

Comment: It is unnecessary to learn the Hanzi (Chữ Nho) to understand the Han-Viet words because many of the Han-Viet words have been changed in meanings and usages. Also, you could learn the meanings of the Han-Viet words through the Vietnamese Latin scripts. It is easier to learn and write except you are interested in learning the Han-Nom script.

Your points are interesting but unrealistic because it is not a matter of anti-China but conveniences and effectiveness of learning the Vietnamese Latin script far better than learning the Han-Nom script

Profile photo for 潼水北 潼水北

· November 8

You can say that Latin letters are modern in modern times, I have never thought.The Chinese input method system is currently very complete, and typing is not difficult or slow. In the cultural struggle with Westerners, Vietnam was the only East Asian nation that surrendered. You are not as good as South Korea. At least they are self-made Korean scripts. Your direct Latin scripts in Vietnam are a complete failure. Please stop pretending to be East Asia or Confucianism.

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · November 26

There is such thing called cultural struggles between the western civilization and the eastern civilizations. If not, China should follow their tradition.

Profile photo for Hải Phong Nguyễn

Hải Phong Nguyễn · December 5

What is different between borrowed Chinese script and borrowed Latin script? If you call use latin script = surrender to western culture. Then you want us surrender to Chinese culture. What a good logic.

Script is not a toy, script is a tool. If you borrow a tool, tool which more suitable with you is the best tool. I will don't say Chinese script or latin is moderner, but more suitable.

Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar

· January 19

They will not try to understand what you said. Your insisted view is that choosing the Latin script instead of the Han-Nom script means anti-China.

Royce Hong

· July 8, 2021

My answer is Yes, they have had a wise choice.

Chinese Han character will be gone naturally.

It will be useless in digital time near future.

Japanese too.

But, Latin, English, Korean will be main language.

You know what I mean?

So, Vietnam language will be survived I guess

Profile photo for Sean 김

Sean 김

· July 11, 2021

Great prediction. I see it too. English in the West and Hangul in the East in the Digital Era. You see it happening already America and Korea is leading the 4th industrial revolution and digital culture. Chinese script is obsolete in the Digital era as even the Chinese perfer to use Latin alphabetical script to type their of Hanja script.

Profile photo for Royce Hong

Lucia Millar · July 16, 2021

It is your Chinese problem, not the Vietnamese language matter.

Profile photo for Tianren Tan Tianren Tan

· November 2 https://impactotic.co/en/the-5-leading-countries-in-the-fourth-industrial-revolution-Colombia/

These Are The Six Countries Leading The Fourth Industrial Revolution - Blockhead Technologies

Profile photo for Peter Qian

Peter Qian

· January 18

I vote you two to be the greatest fortune tellers of 21st century, the wise man everyone in the world should bestow to!

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan) · November 26 For example, 中英:zhongying: trung ương. Westerners will read that word zhongying, vietnamese read it trung ương, and it points to only one root chinese word 中英. Profile photo for Lucia Millar Lucia Millar · November 30 And?

Peter Qian

· January 18

China at one time was seriously considering adopting Pinyin as the written script to help alleviate illiteracy, that would have been a grave mistake as this will cutoff all future generations from the history, as well as creating untold confusion in many phrases having the same pronunciations! While it may help in initially gaining literacy, inevitably it will dumb down the whole population in literature and its sophistication. I do not know the Vietnamese language, but after reading the discussions here, I’ve some understanding now and can fully sympathize the struggle. Besides Chinese characters is a beautiful art that are so treasured in East Asia, and we will forever preserve it not as history relic but a heritage to live on. I heard Chinese is gaining popularity in Vietnam and I congratulate you of learning this art. I could just imagine the mother lode of your history you found while learning the written Chinese where the Latin script cannot!

BTW, the Catholic priests in Taiwan did for the same reason, creating a Latin script of Taiwanese(Min Nan dialect) to facilitate the spread of bible, the early Taiwan independence movement also tried to use the Latin Pinyin to make Chinese obsolete but there wasn’t much political support!

Profile photo for Lucia Millar

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan)

Profile photo for Lucia Millar

Lucia Millar

· January 19

Thank you for your share about the Chinese language but I do not think that Vietnam needs the comeback of the Han-Nom script at all. For ordinary people, Learning history does not need learning the old script.

Profile photo for Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan)

Trần Thảo Nguyên (陈草元-Thao Chan)

· January 18

Finally, someone really understands what i wrote here. You are right, “I could just imagine the mother lode of your history you found while learning the written Chinese where the Latin script cannot!”, this is a gradual but soo interesting road to go. Before i learnt English, it took me 5 years to master this language. For Chinese, the time reduces half to 2.5 years due to the similarity. Btw, that’s a good luck for Taiwan to keep using Hanzi, language is the tool to retain culture of a group of people, no need to mention how important culture is. Hope Vietnam will soon find a way back to its fountainhead.

Profile photo for Peter Qian

Profile phot

o for Lucia Millar

Lucia Millar

· January 19

Actually, this is your personal experience and many of the Chinese will agree with your view because their media seems to support this view. However, changes of the Vietnamese script from the Han-Nom to the Latin is one of the greatest achievements of Vietnamese history. For the first time in Vietnam history, they have their full alphabets to record exactly their own languages and do not need to borrow the characters much from other languages.

In the end, I still respect your view and support your effort to learning the Vietnamese Han-Nom script to preserve partly the Vietnamese ancient culture.

Lusia Millar Sponsored by Natural Reviews

Why do seniors take collagen supplements?
Because they work! We recently listed the top five collagen brands.

Profile photo for Tu Le Hong Tu Le Hong , studied Computer Science at University of Economics, Ho Chi Minh City (2003) Answered Jan 22, 2021

Before the use of the Latin alphabet, Vietnam used to use Chinese script. The problem with Chinese script was designed for the Chinese language, not the Vietnamese language. The Vietnamese people were only forced to use it by the Chinese rulers. As the matter of fact, Chinese script does not have characters that describe things or concepts specific for Vietnam or Vietnamese.

Chinese script is simply not suitable for the Vietnamese language. Then it came Chữ Nôm, a scripting system based on the Chinese scripting system. As many have pointed out, Chữ Nôm was so awkward and burdensome, because it required the user to first master Chinese script, and then some more additional. It turns out that the Latin based script is most suitable for the Vietnamese language: It is phonetic, which means you do not have to learn too many characters to be literate. It is faster to learn. It can record all syllables of the Vietnamese language. I also has a useful side effect:

It makes it easier for Vietnamese to read words from European languages. In China or Japan, people do not generally read Latin-based scripts, to they have to translate foreign words to their respective language. But for Vietnamese it is much easier. Just throw in the word as it is and the Vietnamese can read it, although maybe not 100% accurately. For example, when a Vietnamese first see “El Niño”, she should be able to read it right away.

This makes it much easier for Vietnamese people to learn European languages. I personally love this “side effect.”

With regards to connection with the ancestry, there should be nothing to worry about. Some say that when you cannot read old scripts from you ancestors, it is a big problem. Well, even when you know Chinese characters, you many not understand what the old books say, because the same character may have a different meaning in the distant past. You need to learn a lot in order to understand them. It is normal for a modern person to unable to understand ancient script. This is common in the world actually. How many of the modern Englishmen can read old English script? How many of the modern Egyptians can read ancient Egypt script? If you want to understand the ancient script, just learn to read it.

The Latin-based script may not be perfect. We know that it still has some issues. However, it does not have to be perfect to work well. As the matter of fact, it works better than its predecessors. Therefore, the Latin script is a good choice for the Vietnamese language.

Thanh Tung , Business Manager (2016-present) Answered Jun 19, 2021

The benefits of Vietnamese are outstanding for us. Vietnamese is truly an enlightenment for Vietnam because:

1- Vietnamese is easy to learn, fast to learn, learners can read and write within 6 months. In a very short time after President Ho Chi Minh issued the order to erase blindness of writing, many Vietnamese people knew how to write.

2- Reflecting the full syllables of Vietnamese people, very easy to pronounce, very easy to spell, so there is no need to remember words.

3- Vietnamese is a Latin script, so it is suitable for European languages, so it can reflect all scientific and technical words. Vietnamese is also diversify, reduce words with identical sound and different meanings because the creator of Vietnamese has devised 5 marks and 5 carets for vowels.

4- Vietnamese people learn English, French, German and Portuguese easier than learning Japanese, Korean and Chinese. Due to the Latin script, the keyboard can be used by English speakers (which is an international language).

5- Vietnamese language is unique, not borrowed from other languages and designed specifically for Vietnam and after only a few years has created for Vietnam a new culture, great literature.

6. Thanks to the Vietnamese language, Vietnamese people have a very high literacy rate even though the education budget is not large. Vietnam is one of the countries with highly literate people in the world (about 98%). 2% of illiterate people are the elderly, ethnic minorities. Literacy rates will still increase as the economy improves.

7. Vietnamese helps Vietnamese people in communication and work. An ordinary Vietnamese person can understand the whole meaning of a Vietnamese dictionary except for some specialized terms. Most Vietnamese literate people can read and understand an entire novel with tens of thousands of words without looking up a dictionary.

8. Vietnamese language also helps Vietnamese people improve their learning ability even though Vietnam is still poor and the budget for education is small. In the PISA exams, Vietnam's performance is quite good. Certainly, Vietnamese language plays an important role to upgrade the Vietnamese knowledge.

Conclusion: I only mentioned a few benefits of Vietnamese, it is not possible to list all the benefits of Vietnamese here. President Ho Chi Minh made the right choice in 1945 when choosing Vietnamese as the National Language. Although the people who designed the Vietnamese language used it to serve the interests of France, the Vietnamese people should appreciate and acknowledge their contribution to Vietnam.



Was the reason why Vietnam changed their writing system from Chữ Nôm to the Latin alphabet was to differentiate themselves from the Chinese? Is the Vietnamese alphabet ugly?

Why does every writing system has to become so complicated when used to write the Vietnamese language? The alphabet has a lot of diacritics and Chu Nom has a lot of characters.

Profile photo for Anonymous Answered Mar 17, 2017

No I don't think it's a wise choice

I can't even read what's on my ancestors shrine when we go there to light incense

My family has a family book with all our ancestors details and I can't read it

It's a problem when people walk into a historical site and the only thing they understand is the donation box

It's a problem when tourists from other countries explain and teach Vietnamese about their own culture

All the poetry on the walls become hieroglyphs

All the arts like calligraphy can no longer be fully appreciated

Vietnam becomes a hybrid quái thai civilization and nobody respects us

Latin script is just ugly in my opinion. Yes feel free to hate me but it's my opinion

Yes I think we should have developed another system based on Chinese characters and Chu Nom. That is our real heritage.

In the past public education is not available so of course everyone is illiterated. In the past education is only for nobilitlies. Now it is different, so the difficulty of the script cannot be blamed for low literacy. China never had problem once public education is available

Vietnam’s switch to Latin alphabet is a disconnection between the past and the present. A deliberate destruction of our cultural heritage which is just as rich and beautiful and China Japan or Korea

Even the Koreans realize that and began to teach characters again in schools

And why did Vietnam do this? More than just to spread literacy, it was to make Vietnam more advanced since Asia was poor and undeveloped back then. China, the biggest power in Asia collapsed. Vietnamese were not confident in their Asian heritage anymore and thought Western culture was better. Similar to reasons the Japanese underwent Meiji restoration and got rid of their traditional calendar.

Vietnam would be a more interesting country had it stuck with developing its own cultural heritage

I just don't understand what's so beautiful about this. Not only is it difficult to read , it is so nguệch ngoạc it looks like scribbles

I absolutely hate Quốc ngữ temples. They are so ugly in my opinion. Do you ever see girls trying to take photos with them?

I bet I'm not the only one thinking this way. If Vietnamese are so confident with the Latin alphabet why the need to force it to look like characters?

Dor Kimp , Vietnamese Answered Apr 14, 2016

This question has been asked to death.

The Latin alphabet entered Vietnam at the time European missionaries travelled to Asia to spread the gospel. Portuguese missionaries found that it took too long for a native person to be literate because of the complicated Chinese characters that Vietnam used before which slowed down their evangelisation effort. It has nothing to do with French colonisation as mentioned in the other answers. Many Vietnamese continued a Hanzi education , most notably Ho Chi Minh.

Vietnam adopted the Latin alphabet mainly because the revolutionists advocated for it as they saw it as a quick way to get the masses educated and thus can join in the revolutionary effort. If the revolutionists opted for Chinese characters or Chu Nom then I think today Vietnam will use chinese characters/Chu nom. I don't see it any difference than English or German adopting Latin alphabet when they are Germanic languages. It's quite laughable that people continue to think it was the French effort to destroy Vietnamese culture? To be honest , the French did less to destroy Vietnamese culture than the Americans and also French rule was indirect , they mainly took control via a puppet government and elite class. They did not march in and conquered everyone like people imagine.

Vietnamese did not lose any root or culture by switching to the Latin alphabet, mainly because the alphabet is just a phonetic tool to transcribe the pronunciation. All Chu nom and chinese texts have been transcribed phonetically so now we are able to preserve their rhymes forever. And yes, Vietnamese understand Chu nom literature just fine, hell we can also understand Classical Chinese poems provided they are not too obscure. About homophones Vietnamese has a wide range of sounds so there are way less homophones in Vietnamese comparing to other languages.

Is it a wise move? Depends which side you're on. People who like chinese characters and chinese civilisation see it as a real pity, people who don't like China because of whatever political reason see it as a relief, people who don't care much besides their own life don't think much of it, to them it's just a writing system. As for our cultural struggle against China, yes it exists, mainly because Vietnam as a nation exists on a duality, that is our cultural identity is tied to China but we see China as the enemy at the same time.

Cheong Tee

“Vietnamese did not lose any root or culture by switching to the Latin alphabet” — that’s only if you consider subtle or even profound connection to ancestry is not important. There are fundamental differences in phonetic writing versus ‘pictorial’, it affects deep cultural and language constructs.

Earl Myers · January 31, 2020

I was in Vietnam 18 months and never got a straight answer to this question…..till now…thanks!

Nguyen Vinh Phuc , lived in Vietnam Answered Aug 5

Before being a cultural element, writing is simply a means of recording and transmitting knowledge. Acquiring knowledge is the core problem. Learning chu quoc ngu is very easier than learning chinese scripts or chu han nom. Learning chu quoc ngu helps quick acquisition of knowledge.

Chinese writing (Chinese scripts) is surely not the writing for the Vietnamese although in the past, governing China wanted it; han nom is partially the writing for the Vietnamese because VietNam has not its entirely own wrting, or in the past, VN had its own writing but it has been destroyed by governing China. Chu quoc ngu though meaning national writing, has been understood as the writing of the Vietnamese nation, although using the Latin alphabet instead of the chinese scripts.

I think the choice of chu quoc ngu has helped Viet Nam not only to acquire its independence, but also to quickly become an important nation in the region and in the world. Juste choice, happy choice.

Walter John Burgess Answered Jul 31, 2021

A Portuguese Jesuit priest developed the Romanized Vietnamese script in the 1750’s and the French imposed the Romanized script on their office workers and in newspapers from the 1850’s onwards instead of the Chinese script. By 1954 it was the main script taught throughout Vietnam in schools ijhnstead of the Chinese csriopt. It also increased the literacy rate within Vietnam It was certainly imposed by the Diem regime from 1954 onwards instead of other scdxripts and languagews (Khmer, Chinese etc).

Anh Pham Answered Oct 20

Did you try learning Chinese? It is a very difficult language to learn, especially in writing. It takes years and years of learning and practice.

Chinese was the official language in Vietnam for hundreds of years but it was mostly the elites who could afford to learn how to read and write. In the old days, only a wealthy family could afford to hire a teacher for their children and even for a wealthy family it was a considerable sum. Typically, they must cover his salary, provide him with food, clothing and accommodation and occasional holidays. Most people couldn’t even dream of being able to afford a teacher.

That’s why 99% of the population was illiterate up until quite recently.

The Latin alphabet solved this problem. It was easy to learn and thanks to the education system put in by the French, a significant number of Vietnamese were already familiar with it. It was much much easier to just adopt it compared to the Chinese alphabet, which was also just another foreign language to most people anyway.

Some Chinese on Quora like to say Chinese has been the language of Vietnam for thousands of years. This is only partially true.

Spoken Vietnamese is very old but we never had a written language. For various reasons, the Chinese alphabet filled that void but never replaced our spoken language.

For the vast majority of Vietnamese, Chinese characters may as well be Korean or Japanese. Most can’t tell them apart, except maybe for very basic characters.

Sam Eaton Answered Jan 18, 2018

Yes. In fact I would say that with the addition of tones through the use of the Latin alphabet, and using the diacritical marks available using the Vietnamese modified Latin alphabet, written Vietnamese has become much more precise and understandable.

Jeff

, Once I too aspired to learn these languages. I still do.

Answered Apr 14, 2016

Vietnam was colonized by the French for roughly a century. Japan was never colonized, Korea was only colonized by the Japanese, and while parts of China were occupied by Europeans and Americans, control over most of the country was never accomplished by people using said alphabet.

As to the wisdom, it reinforces the cultural struggle against China which goes back two thousand years and gives them a leg up on learning European languages. There is a certain advantage to that, but I suspect Mandarin will become steadily more common in Vietnamese higher education as a foreign language, just as it is in many other parts of the world, including the USA.

Jack Noone

· April 14, 2016

I doubt the fact Vietnam has a Latin alphabet means that they have an advantage in learning European languages, Chinese students would have some grounding in Latin characters through pinyin, and in any case, it doesn't take that much time to learn the alphabet if you take it seriously enough.

Jeff · April 14, 2016

Yeah the older generation with French experience would have certainly had an advantage, but for younger non-French speakers you are probably correct. My main point was colonial influence was probably the deciding factor in the choice of an European alphabet.

Joseph Boyle , lives in California (1988-present) Answered Apr 14, 2016

Compatibility is an actual benefit.

Bragging you invented something incompatible is not.

Jack Noone , studied at University of Leeds (2017) Answered Apr 14, 2016

As has been mentioned, the French colonised Vietnam for over a century. It has been argued that changing the writing system was an attmpt to cut off the Vietnamese from their roots, as they would be unable to read Vietnamese literature in Chu Nom. As for would a Latin alphabet work for other East Asian languages, no, it wouldn't, East Asian languages have a high number of homophones, without characters, sometimes it is difficult to distinguish between homophonic words. Mao found this out when he started his attempt at abolishing Chinese characters, in the end he settled on the current set of simplified characters. Korean has a fully alphabetic system, albeit there are occasional difficulties due to homophones. In any case, it doesn't help literacy rates all that much, even China's literacy rates are higher than Vietnam's.

Personally, I think aside from China's fully logographic script, written Japanese works well too, as it has its own 'native' (perhaps influenced by Chinese) systems for grammar and non-Sinitic vocabulary, while it incorporates Kanji to help reduce homophonic confusions too.

Francisco Rivas · November 14, 2016

The “evil French forcing Quốc ngữ on Vietnamese people’s throats to divorce them from their past” rhetoric is as much of a myth as “the evil CCP forcing simplified characters on Chinese people’s throats to divorce them from their past” one, as some other answers have stated.

More importantly, Mao didn’t abandon the idea of latinizing Chinese due to homophones, he did it because it would pose logistic problems with speakers of other Chinese languages (and because abolishing one of the pillars of Chinese unity might have made southern Chinese people rebel).

Lea Lea · March 17, 2017

The simplified Chinese has been used for handreds to thousands years old. It is a natural development of Chinese characters. It is not CCP to force to use simplified Chinese. Simplified Chinese is started and advocated before CCP appears. Nowdasys the traditional Chinese is forced used by dictator Jiang Jieshi in Taiwan. Even Chinese character in Japan is simplified by Japanese.

Francisco Rivas · March 19, 2017

You clearly didn't understand my comment, you're misrepresenting the existence of simplified Chinese characters in Chinese history (as well as in Japan), and you're outright lying about the situation in Taiwan. Very nice comment.

Hải Phong Nguyễn · December 5

What France colonists want is VN learn France , not latin Vietnamese script.

The reason latin Vietnamese script became more and more popular is because some Vietnamese found the uselful and suitable Latin-Vietnamese script to Vietnamese compare with Chinese script or borrowed Chinese script (Nôm script)
Richard qq Chen , I just visited Saigon, where I visited in 2005.

Updated Dec 17, 2016

Latinization is a bad idea for Japan and China, because both countries will lose an important part of their culture. I guess it also apples to Korea and Vietnam.
Lucky for the Chinese, China made a try in the 1950s and failed.

I didn't find any record about Japan wanted latinization.

I recognize Chinese characters were not easy to learn, but I don't think Korea and Vietnamese totally gave up Chinese characters was a good choice. Chinese and Japanese educated their children very well without giving up Chinese characters.

I think the real reason is Vietnam and Korea lacked of confidence, they wanted to get rid of the influences of Chinese culture. But I guess they will embrace Chinese characters again in the future, some South Korean are requesting using Chinese characters again.

Matthew Nghiem · April 15, 2016

Personally, as Chinese-Vietnamese, I think that although Latinisation is practical, getting rid of Characters was a disappointing part of our history indeed.

Dor Kimp · April 14, 2016

You made a good point about lack of confidence. This is definitely true for Vietnam. We often run into identity crisis where we are unsure of whether to embrace things that originated from China or not. A few weeks ago was the cold food festival and many people posted photos of their special food on facebook . Some people commented asking why we are still celebrating a Chinese festival and that it should be abolished. Sigh.

Theclowcard .
· November 7, 2017

Not in the slightest. Ask the majority of Vietnamese peopel and they will absolutely reject introducing Chinese back into the writing system. Many efforts have been made for the aforementioned purpose but they all failed in the end. The people want less Sinicization and they achieve it with the Latin alphabet. That’s all

San Do , Master dishwasher (2012-present)

It is the Latin alphabet that chose Vietnam and because of that, Vietnam writing system has developed the modern alphabet.



Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có dinh Độc Lập, có đường Tự Do.


=======================================

---------------------------------------

Vietnamese language

From Wikipedia, the free encyclopedia
Vietnamese
Tiếng Việt
Tiếng Việt.jpg
Tiếng Việt (Vietnamese Language) with various Vietnamese words, in Latin script
Pronunciation[tǐəŋ vìəˀt] (Northern)
[tǐəŋ jìək] (Southern)
Native toVietnam
China (Dongxing, Guangxi)
EthnicityVietnamese people
Native speakers
76 million (2009)[1]
Early forms
Latin (Vietnamese alphabet)
Vietnamese Braille
Chữ Nôm (historic)
Official status
Official language in
 Vietnam
 ASEAN[2]
Recognised minority
language in
Language codes
ISO 639-1vi
ISO 639-2vie
ISO 639-3vie
Glottologviet1252
Linguasphere46-EBA
Natively Vietnamese-speaking areas.png
Natively Vietnamese-speaking (non-minority) areas of Vietnam[3]
This article contains IPA phonetic symbols. Without proper rendering support, you may see question marks, boxes, or other symbols instead of Unicode characters. For an introductory guide on IPA symbols, see Help:IPA.

Vietnamese (Vietnamese: tiếng Việt) is an Austroasiatic language that originated in Vietnam, where it is the national and official language. Vietnamese is spoken natively by over 70 million people, several times as many as the rest of the Austroasiatic family combined.[4] It is the native language of the Vietnamese (Kinh) people, as well as a second language or first language for other ethnic groups in Vietnam. As a result of emigration, Vietnamese speakers are also found in other parts of Southeast Asia, East Asia, North America, Europe, and Australia. Vietnamese has also been officially recognized as a minority language in the Czech Republic.[a]

Like many other languages in Southeast Asia and East Asia, Vietnamese is an analytic language with phonemic tone. It has head-initial directionality, with subject–verb–object order and modifiers following the words they modify. It also uses noun classifiers. Its vocabulary has had significant influence from Chinese and French.

Vietnamese was historically written using Chữ Nôm, a logographic script using Chinese characters to represent Sino-Vietnamese vocabulary and some native Vietnamese words, together with many locally-invented characters to represent other words.[5][6] French colonial rule of Vietnam led to the official adoption of the Vietnamese alphabet (Chữ Quốc ngữ) which is based on Latin script. It uses digraphs and diacritics to mark tones and some phonemes. Chữ Nôm fell out of use in Vietnam by the early 20th century.

Early linguistic work some 150 years ago[7] classified Vietnamese as belonging to the Mon–Khmer branch of the Austroasiatic language family (which also includes the Khmer language spoken in Cambodia, as well as various smaller and/or regional languages, such as the Munda and Khasi languages spoken in eastern India, and others in Laos, southern China and parts of Thailand). Later, Muong was found to be more closely related to Vietnamese than other Mon–Khmer languages, and a Viet–Muong subgrouping was established, also including Thavung, Chut, Cuoi, etc.[8] The term "Vietic" was proposed by Hayes (1992),[9] who proposed to redefine Viet–Muong as referring to a subbranch of Vietic containing only Vietnamese and Muong. The term "Vietic" is used, among others, by Gérard Diffloth, with a slightly different proposal on subclassification, within which the term "Viet–Muong" refers to a lower subgrouping (within an eastern Vietic branch) consisting of Vietnamese dialects, Muong dialects, and Nguồn (of Quảng Bình Province).[10]

History[]

Vietnamese belongs to the Northern (Viet–Muong) clusters of the Vietic branch, spoken by the Vietic peoples.

In the distant past, Vietnamese shared more characteristics common to other languages in South East Asia and with the Austroasiatic family, such as an inflectional morphology and a richer set of consonant clusters, which have subsequently disappeared from the language under Chinese influence. Vietnamese is heavily influenced by its location in the Mainland Southeast Asia linguistic area, with the result that it has acquired or converged toward characteristics such as isolating morphology and phonemically distinctive tones, through processes of tonogenesis. These characteristics have become part of many of the genetically unrelated languages of Southeast Asia; for example, Tsat (a member of the Malayo-Polynesian group within Austronesian), and Vietnamese each developed tones as a phonemic feature. The ancestor of the Vietnamese language is usually believed to have been originally based in the area of the Red River Delta in what is now northern Vietnam.[11][12][13]

Distinctive tonal variations emerged during the subsequent expansion of the Vietnamese language and people into what is now central and southern Vietnam through conquest of the ancient nation of Champa and the Khmer people of the Mekong Delta in the vicinity of present-day Sài Gòn, also known as Saigon.

Vietnamese was primarily influenced by Chinese, which came to predominate politically in the 2nd century BC. After Vietnam achieved independence in the 10th century, the ruling class adopted Classical Chinese as the formal medium of government, scholarship and literature. With the dominance of Chinese came radical importation of Chinese vocabulary and grammatical influence. A portion of the Vietnamese lexicon in all realms consists of Sino-Vietnamese words (They are about a third of the Vietnamese lexicon, and may account for as much as 60% of the vocabulary used in formal texts.[14])

When France invaded Vietnam in the late 19th century, French gradually replaced Chinese as the official language in education and government. Vietnamese adopted many French terms, such as đầm (dame, from madame), ga (train station, from gare), sơ mi (shirt, from chemise), and búp bê (doll, from poupée).

Henri Maspero described six periods of the Vietnamese language:[15][16]

  1. Proto-Viet–Muong, also known as Pre-Vietnamese or Proto-Vietnamuong, the ancestor of Vietnamese and the related Muong language (before 7th century AD).
  2. Proto-Vietnamese, the oldest reconstructable version of Vietnamese, dated to just before the entry of massive amounts of Sino-Vietnamese vocabulary into the language, c. 7th to 9th century AD. At this state, the language had three tones.
  3. Archaic Vietnamese, the state of the language upon adoption of the Sino-Vietnamese vocabulary and the beginning of creation of the Vietnamese characters during the Ngô Dynasty, c. 10th century AD.
  4. Ancient Vietnamese, the language represented by Chữ Nôm (c. 15th century), widely used during the Lê and the Chinese–Vietnamese, and the Ming glossary "Annanguo Yiyu" 安南國譯語 (c. 15th century) by the Bureau of Interpreters 会同馆 (from the series Huáyí Yìyǔ (Chinese: 华夷译语). By this point, a tone split had happened in the language, leading to six tones but a loss of contrastive voicing among consonants.
  5. Middle Vietnamese, the language of the Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum of the Jesuit missionary Alexandre de Rhodes (c. 17th century); the dictionary was published in Rome in 1651. Another famous dictionary of this period was written by P. J. Pigneau de Behaine in 1773 and published by Jean-Louis Taberd in 1838.
  6. Modern Vietnamese, from the 19th century.

Proto-Viet–Muong

The following diagram shows the phonology of Proto-Viet–Muong (the nearest ancestor of Vietnamese and the closely related Muong language), along with the outcomes in the modern language:[17][18][19] [20]

Labial Dental/ Alveolar Palatal Velar Glottal
Stop tenuis *p > b *t > đ *c > ch *k > k/c/q *ʔ > #
voiced *b > b *d > đ *ɟ > ch *ɡ > k/c/q
aspirated * > ph * > th * > kh
implosive *ɓ > m *ɗ > n *ʄ > nh 1
Nasal *m > m *n > n *ɲ > nh *ŋ > ng/ngh
Affricate * > x 1
Fricative voiceless *s > t *h > h
voiced 2 *(β) > v 3 *(ð) > d *(r̝) > r 4 *(ʝ) > gi *(ɣ) > g/gh
Approximant *w > v *l > l *r > r *j > d

^1 According to Ferlus, */tʃ/ and */ʄ/ are not accepted by all researchers. Ferlus 1992[17] also had additional phonemes */dʒ/ and */ɕ/

^2 The fricatives indicated above in parentheses developed as allophones of stop consonants occurring between vowels (i.e. when a minor syllable occurred). These fricatives were not present in Proto-Viet–Muong, as indicated by their absence in Muong, but were evidently present in the later Proto-Vietnamese stage. Subsequent loss of the minor-syllable prefixes phonemicized the fricatives. Ferlus 1992[17] proposes that originally there were both voiced and voiceless fricatives, corresponding to original voiced or voiceless stops, but Ferlus 2009[18] appears to have abandoned that hypothesis, suggesting that stops were softened and voiced at approximately the same time, according to the following pattern:

  • *p, *b > /β/
  • *t, *d > /ð/
  • *s > /r̝/
  • *c, *ɟ, *tʃ > /ʝ/
  • *k, *ɡ > /ɣ/

^3 In Middle Vietnamese, the outcome of these sounds was written with a hooked b (ꞗ), representing a /β/ that was still distinct from v (then pronounced /w/). See below.

^4 It is unclear what this sound was. According to Ferlus 1992,[17] in the Archaic Vietnamese period (c. 10th century AD, when Sino-Vietnamese vocabulary was borrowed) it was *, distinct at that time from *r.

The following initial clusters occurred, with outcomes indicated:

  • *pr, *br, *tr, *dr, *kr, *gr > /kʰr/ > /kʂ/ > s
  • *pl, *bl > MV bl > Northern gi, Southern tr
  • *kl, *gl > MV tl > tr
  • *ml > MV ml > mnh > nh
  • *kj > gi

A large number of words were borrowed from Middle Chinese, forming part of the Sino-Vietnamese vocabulary. These caused the original introduction of the retroflex sounds /ʂ/ and /ʈ/ (modern s, tr) into the language.

Origin of the tones

Proto-Viet–Muong had no tones to speak of. The tones later developed in some of the daughter languages from distinctions in the initial and final consonants. Vietnamese tones developed as follows:

Register Initial consonant Smooth ending Glottal ending Fricative ending
High (first) register Voiceless A1 ngang "level" B1 sắc "sharp" C1 hỏi "asking"
Low (second) register Voiced A2 huyền "deep" B2 nặng "heavy" C2 ngã "tumbling"

Glottal-ending syllables ended with a glottal stop /ʔ/, while fricative-ending syllables ended with /s/ or /h/. Both types of syllables could co-occur with a resonant (e.g. /m/ or /n/).

At some point, a tone split occurred, as in many other Southeast Asian languages. Essentially, an allophonic distinction developed in the tones, whereby the tones in syllables with voiced initials were pronounced differently from those with voiceless initials. (Approximately speaking, the voiced allotones were pronounced with additional breathy voice or creaky voice and with lowered pitch. The quality difference predominates in today's northern varieties, e.g. in Hanoi, while in the southern varieties the pitch difference predominates, as in Sài Gòn.) Subsequent to this, the plain-voiced stops became voiceless and the allotones became new phonemic tones. Note that the implosive stops were unaffected, and in fact developed tonally as if they were unvoiced. (This behavior is common to all East Asian languages with implosive stops.)

As noted above, Proto-Viet–Muong had sesquisyllabic words with an initial minor syllable (in addition to, and independent of, initial clusters in the main syllable). When a minor syllable occurred, the main syllable's initial consonant was intervocalic and as a result suffered lenition, becoming a voiced fricative. The minor syllables were eventually lost, but not until the tone split had occurred. As a result, words in modern Vietnamese with voiced fricatives occur in all six tones, and the tonal register reflects the voicing of the minor-syllable prefix and not the voicing of the main-syllable stop in Proto-Viet–Muong that produced the fricative. For similar reasons, words beginning with /l/ and /ŋ/ occur in both registers. (Thompson 1976[20] reconstructed voiceless resonants to account for outcomes where resonants occur with a first-register tone, but this is no longer considered necessary, at least by Ferlus.)

Old Vietnamese[edit]

Old Vietnamese Phonology[21]
Labial Alveolar Palatal Velar Glottal
Nasal m (m) n (n) nh (ɲ) ng/ngh (ŋ)
Stop tenuis b/v ([p b]) d/đ ([t ɗ]) ch/gi (c) c/k/q ([k ɡ]) # (ʔ)
aspirated ph () th () t/r (s) kh () h (h)
Implosive stop m (ɓ) n (ɗ) nh (ʄ)
Fricative voiced v (v) d (j)
Affricate x ()
Liquid r [r] l [l]

Old Vietnamese/Ancient Vietnamese was a Vietic language which was separated from Viet–Muong around 9th century, and evolved to Middle Vietnamese by 16th century. The sources for the reconstruction of Old Vietnamese are Nom texts, such as the 12th-century/1486 Buddhist scripture Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh ("Sūtra explained by the Buddha on the Great Repayment of the Heavy Debt to Parents"),[22] old inscriptions, and late 13th-century (possibly 1293) Annan Jishi glossary by Chinese diplomat Chen Fu (c. 1259 – 1309).[23] Old Vietnamese used Chinese characters phonetically where each word, monosyllabic in Modern Vietnamese, is written with two Chinese characters or in a composite character made of two different characters.[24]

For examples, the modern Vietnamese word "trời" (heaven) was read as *plời in Old/Ancient Vietnamese.

Middle Vietnamese[edit]

The writing system used for Vietnamese is based closely on the system developed by Alexandre de Rhodes for his 1651 Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum. It reflects the pronunciation of the Vietnamese of Hanoi at that time, a stage commonly termed Middle Vietnamese (tiếng Việt trung đại). The pronunciation of the "rime" of the syllable, i.e. all parts other than the initial consonant (optional /w/ glide, vowel nucleus, tone and final consonant), appears nearly identical between Middle Vietnamese and modern Hanoi pronunciation. On the other hand, the Middle Vietnamese pronunciation of the initial consonant differs greatly from all modern dialects, and in fact is significantly closer to the modern Saigon dialect than the modern Hanoi dialect.

The following diagram shows the orthography and pronunciation of Middle Vietnamese:

Labial Dental/
Alveolar
Retroflex Palatal Velar Glottal
Nasal m [m] n [n] nh [ɲ] ng/ngh [ŋ]
Stop tenuis p [p]1 t [t] tr [ʈ] ch [c] c/k [k]
aspirated ph [pʰ] th [tʰ] kh [kʰ]
implosive b [ɓ] đ [ɗ]
Fricative voiceless s/ſ [ʂ] x [ɕ] h [h]
voiced [β]2 d [ð] gi [ʝ] g/gh [ɣ]
Approximant v/u/o [w] l [l] y/i/ĕ [j]3
Rhotic r [r]
The first page of the section in Alexandre de Rhodes's Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Vietnamese–Portuguese–Latin dictionary)

^1 [p] occurs only at the end of a syllable.
^2 This symbol, "Latin small letter B with flourish", looks like: ȸ. It has a rounded hook that starts halfway up the left side (where the top of the curved part of the b meets the vertical, straight part) and curves about 180 degrees counterclockwise, ending below the bottom-left corner.
^3 [j] does not occur at the beginning of a syllable, but can occur at the end of a syllable, where it is notated i or y (with the difference between the two often indicating differences in the quality or length of the preceding vowel), and after /ð/ and /β/, where it is notated ĕ. This ĕ, and the /j/ it notated, have disappeared from the modern language.

Note that b [ɓ] and p [p] never contrast in any position, suggesting that they are allophones.

The language also has three clusters at the beginning of syllables, which have since disappeared:

  • tl /tl/ > modern tr
  • bl /ɓl/ > modern gi (Northern), tr (Southern)
  • ml /ml/ > mnh /mɲ/ > modern nh

Most of the unusual correspondences between spelling and modern pronunciation are explained by Middle Vietnamese. Note in particular:



  • de Rhodes' system has two different b letters, a regular b and a "hooked" b in which the upper section of the curved part of the b extends leftward past the vertical bar and curls down again in a semicircle. This apparently represented a voiced bilabial fricative /β/. Within a century or so, both /β/ and /w/ had merged as /v/, spelled as v.
  • de Rhodes' system has a second medial glide /j/ that is written ĕ and appears in some words with initial d and hooked b. These later disappear.
  • đ /ɗ/ was (and still is) alveolar, whereas d /ð/ was dental. The choice of symbols was based on the dental rather than alveolar nature of /d/ and its allophone [ð] in Spanish and other Romance languages. The inconsistency with the symbols assigned to /ɓ/ vs. /β/ was based on the lack of any such place distinction between the two, with the result that the stop consonant /ɓ/ appeared more "normal" than the fricative /β/. In both cases, the implosive nature of the stops does not appear to have had any role in the choice of symbol.
  • x was the alveolo-palatal fricative /ɕ/ rather than the dental /s/ of the modern language. In 17th-century Portuguese, the common language of the Jesuits, s was the apico-alveolar sibilant /s̺/ (as still in much of Spain and some parts of Portugal), while x was a palatoalveolar /ʃ/. The similarity of apicoalveolar /s̺/ to the Vietnamese retroflex /ʂ/ led to the assignment of s and x as above.


de Rhodes's entry for dĕóu᷄ shows distinct breves, acutes and apices.

De Rhodes's orthography also made use of an apex diacritic, as in o᷄ and u᷄, to indicate a final labial-velar nasal /ŋ͡m/, an allophone of /ŋ/ that is peculiar to the Hanoi dialect to the present day. This diacritic is often mistaken for a tilde in modern reproductions of early Vietnamese writing.

Geographic distribution[edit]

Global distribution of speakers

As the national language, Vietnamese is the lingua franca in Vietnam. It is also spoken by the Gin traditionally residing on three islands (now joined to the mainland) off Dongxing in southern Guangxi Province, China.[25] A large number of Vietnamese speakers also reside in neighboring countries of Cambodia and Laos.

In the United States, Vietnamese is the fifth most spoken language, with over 1.5 million speakers, who are concentrated in a handful of states. It is the third most spoken language in Texas and Washington; fourth in Georgia, Louisiana, and Virginia; and fifth in Arkansas and California.[26] Vietnamese is the seventh most spoken language in Australia.[27] In France, it is the most spoken Asian language and the eighth most spoken immigrant language at home.[28]

Official status[edit]

Vietnamese is the sole official and national language of Vietnam. It is the first language of the majority of the Vietnamese population, as well as a first or second language for the country's ethnic minority groups.[29]

In the Czech Republic, Vietnamese has been recognized as one of 14 minority languages, on the basis of communities that have resided in the country either traditionally or on a long-term basis. This status grants the Vietnamese community in the country a representative on the Government Council for Nationalities, an advisory body of the Czech Government for matters of policy towards national minorities and their members. It also grants the community the right to use Vietnamese with public authorities and in courts anywhere in the country.[30][31]

As a foreign language[edit]

Vietnamese is increasingly being taught in schools and institutions outside of Vietnam, a large part which is contributed by its large diaspora. In countries with strongly established Vietnamese-speaking communities such as the United States, France, Australia, Canada, Germany, and the Czech Republic, Vietnamese language education largely serves as a cultural role to link descendants of Vietnamese immigrants to their ancestral culture. Meanwhile, in countries near Vietnam such as Cambodia, Laos, and Thailand, the increased role of Vietnamese in foreign language education is largely due to the recent recovery of the Vietnamese economy.[32][33]

Since the 1980s, Vietnamese language schools (trường Việt ngữ/ trường ngôn ngữ Tiếng Việt) have been established for youth in many Vietnamese-speaking communities around the world, notably in the United States.[34][35]

Similarly, since the late 1980s, the Vietnamese-German community has enlisted the support of city governments to bring Vietnamese into high school curriculum for the purpose of teaching and reminding Vietnamese German students of their mother-tongue. Furthermore, there has also been a number of Germans studying Vietnamese due to increased economic investments and business.[36][37]

Historic and stronger trade and diplomatic relations with Vietnam and a growing interest among the French Vietnamese population (one of France's most established non-European ethnic groups) of their ancestral culture have also led to an increasing number of institutions in France, including universities, to offer formal courses in the language.[38]

Phonology[edit]

Vowels [edit]

Vietnamese has a large number of vowels. Below is a vowel diagram of Vietnamese from Hanoi (including centering diphthongs):

  Front Central Back
Centering ia/iê [iə̯] ưa/ươ [ɨə̯] ua/uô [uə̯]
Close i/y [i] ư [ɨ] u [u]
Close-mid/
Mid
ê [e] ơ [əː]
â [ə]
ô [o]
Open-mid/
Open
e [ɛ] a [aː]
ă [a]
o [ɔ]

Front and central vowels (i, ê, e, ư, â, ơ, ă, a) are unrounded, whereas the back vowels (u, ô, o) are rounded. The vowels â [ə] and ă [a] are pronounced very short, much shorter than the other vowels. Thus, ơ and â are basically pronounced the same except that ơ [əː] is of normal length while â [ə] is short – the same applies to the vowels long a [aː] and short ă [a].[b]

The centering diphthongs are formed with only the three high vowels (i, ư, u). They are generally spelled as ia, ưa, ua when they end a word and are spelled iê, ươ, uô, respectively, when they are followed by a consonant.

In addition to single vowels (or monophthongs) and centering diphthongs, Vietnamese has closing diphthongs[c] and triphthongs. The closing diphthongs and triphthongs consist of a main vowel component followed by a shorter semivowel offglide /j/ or /w/.[d] There are restrictions on the high offglides: /j/ cannot occur after a front vowel (i, ê, e) nucleus and /w/ cannot occur after a back vowel (u, ô, o) nucleus.[e]

  /w/ offglide /j/ offglide
Front Central Back
Centering iêu [iə̯w] ươu [ɨə̯w] ươi [ɨə̯j] uôi [uə̯j]
Close iu [iw] ưu [ɨw] ưi [ɨj] ui [uj]
Close-mid/
Mid
êu [ew]
âu[əw]
ơi [əːj]
ây [əj]
ôi [oj]
Open-mid/
Open
eo [ɛw] ao [aːw]
au [aw]
ai [aːj]
ay [aj]
oi [ɔj]

The correspondence between the orthography and pronunciation is complicated. For example, the offglide /j/ is usually written as i; however, it may also be represented with y. In addition, in the diphthongs [āj] and [āːj] the letters y and i also indicate the pronunciation of the main vowel: ay = ă + /j/, ai = a + /j/. Thus, tay "hand" is [tāj] while tai "ear" is [tāːj]. Similarly, u and o indicate different pronunciations of the main vowel: au = ă + /w/, ao = a + /w/. Thus, thau "brass" is [tʰāw] while thao "raw silk" is [tʰāːw].

Consonants

The consonants that occur in Vietnamese are listed below in the Vietnamese orthography with the phonetic pronunciation to the right.

Labial Dental/
Alveolar
Retroflex Palatal Velar Glottal
Nasal m [m] n [n] nh [ɲ] ng/ngh [ŋ]
Stop tenuis p [p] t [t] tr [ʈ] ch [c] c/k/q [k]
aspirated th [tʰ]
implosive b [ɓ] đ [ɗ]
Fricative voiceless ph [f] x [s] s [ʂ~s] kh [x~kʰ] h [h]
voiced v [v] d/gi [z~j] g/gh [ɣ]
Approximant l [l] y/i [j] u/o [w]
Rhotic r [r]

Some consonant sounds are written with only one letter (like "p"), other consonant sounds are written with a digraph (like "ph"), and others are written with more than one letter or digraph (the velar stop is written variously as "c", "k", or "q").

Not all dialects of Vietnamese have the same consonant in a given word (although all dialects use the same spelling in the written language). See the language variation section for further elaboration.

The analysis of syllable-final orthographic ch and nh in Vietnamese has had different analyses. One analysis has final ch, nh as being phonemes /c/, /ɲ/ contrasting with syllable-final t, c /t/, /k/ and n, ng /n/, /ŋ/ and identifies final ch with the syllable-initial ch /c/. The other analysis has final ch and nh as predictable allophonic variants of the velar phonemes /k/ and /ŋ/ that occur after the upper front vowels i /i/ and ê /e/; although they also occur after a, but in such cases are believed to have resulted from an earlier e /ɛ/ which diphthongized to ai (cf. ach from aic, anh from aing). (See Vietnamese phonology: Analysis of final ch, nh for further details.)

Tones[edit]

Pitch contours and duration of the six Northern Vietnamese tones as spoken by a male speaker (not from Hanoi). Fundamental frequency is plotted over time. From Nguyễn & Edmondson (1998).

Each Vietnamese syllable is pronounced with one of six inherent tones,[f] centered on the main vowel or group of vowels. Tones differ in:

Tone is indicated by diacritics written above or below the vowel (most of the tone diacritics appear above the vowel; however, the nặng tone dot diacritic goes below the vowel).[g] The six tones in the northern varieties (including Hanoi), with their self-referential Vietnamese names, are:

Name Description Contour Diacritic Example Sample vowel
ngang   'level' mid level ˧ (no mark) ma  'ghost' About this sounda 
huyền   'deep' low falling (often breathy) ˨˩ ◌̀ (grave accent)  'but' About this soundà 
sắc   'sharp' high rising ˧˥ ◌́ (acute accent)  'cheek, mother (southern)' About this soundá 
hỏi   'questioning' mid dipping-rising ˧˩˧ ◌̉ (hook above) mả  'tomb, grave' About this sound 
ngã   'tumbling' creaky high breaking-rising ˧ˀ˦˥ ◌̃ (tilde)  'horse (Sino-Vietnamese), code' About this soundã 
nặng   'heavy' creaky low falling constricted (short length) ˨˩ˀ ◌̣ (dot below) mạ  'rice seedling' About this sound 

Other dialects of Vietnamese may have fewer tones (typically only five).

Tonal differences of three speakers as reported in Hwa-Froelich & Hodson (2002).[39] The curves represent temporal pitch variation while two sloped lines (//) indicates a glottal stop.
Tone Northern dialect Southern dialect Central dialect
Ngang (a) Vietnamese-tone-ngang-northern.png Vietnamese-tone-ngang-southern.png Vietnamese-tone-ngang-central.png
Huyền (à) Vietnamese-tone-huyen-northern.png Vietnamese-tone-huyen-southern.png Vietnamese-tone-huyen-central.png
Sắc (á) Vietnamese-tone-sac-northern.png Vietnamese-tone-sac-southern.png Vietnamese-tone-sac-central.png
Hỏi (ả) Vietnamese-tone-hoi-northern.png Vietnamese-tone-hoi-southern.png Vietnamese-tone-hoi-central.png
Ngã (ã) Vietnamese-tone-nga-northern.png Vietnamese-tone-nga-southern.png Vietnamese-tone-nga-central.png
Nặng (ạ) Vietnamese-tone-nang-northern.png Vietnamese-tone-nang-southern.png Vietnamese-tone-nang-central.png




In Vietnamese poetry, tones are classed into two groups: (tone pattern)

Tone group Tones within tone group
bằng "level, flat" ngang and huyền
trắc "oblique, sharp" sắc, hỏi, ngã, and nặng

Words with tones belonging to a particular tone group must occur in certain positions within the poetic verse.

Vietnamese Catholics practice a distinctive style of prayer recitation called đọc kinh, in which each tone is assigned a specific note or sequence of notes.

Grammar[edit]

Vietnamese, like Chinese and many languages in Southeast Asia, is an analytic language. Vietnamese does not use morphological marking of case, gender, number or tense (and, as a result, has no finite/nonfinite distinction).[h] Also like other languages in the region, Vietnamese syntax conforms to subject–verb–object word order, is head-initial (displaying modified-modifier ordering), and has a noun classifier system. Additionally, it is pro-drop, wh-in-situ, and allows verb serialization.

Some Vietnamese sentences with English word glosses and translations are provided below.

Minh

Minh

BE

giáo viên

teacher.

Minh là {giáo viên}

Minh BE teacher.

"Minh is a teacher."

Trí

Trí

13

13

tuổi

age

Trí 13 tuổi

Trí 13 age

"Trí is 13 years old,"

Mai

Mai

có vẻ

seem

BE

sinh viên

student (college)

hoặc

or

học sinh.

student (under-college)

Mai {có vẻ} là {sinh viên} hoặc {học sinh}.

Mai seem BE {student (college)} or {student (under-college)}

"Mai seems to be a college or high school student."

Tài

Tài

đang

PRES.CONT

nói.

talk

Tài đang nói.

Tài PRES.CONT talk

"Tài is talking."

Giáp

Giáp

rất

INT

cao.

tall

Giáp rất cao.

Giáp INT tall

"Giáp is very tall."

Người

person

đó

that.DET

BE

anh

older brother

của

POSS

nó.

3.PRO

Người đó là anh của nó.

person that.DET BE {older brother} POSS 3.PRO

"That person is his/her brother."

Con

CL

chó

dog

này

DET

chẳng

NEG

bao giờ

ever

sủa

bark

cả.

all

Con chó này chẳng {bao giờ} sủa cả.

CL dog DET NEG ever bark all

"This dog never barks at all."

3.PRO

chỉ

just

ăn

eat

cơm

rice.FAM

Việt Nam

Vietnam

thôi.

only

Nó chỉ ăn cơm {Việt Nam} thôi.

3.PRO just eat rice.FAM Vietnam only

"He/she/it only eats Vietnamese rice (or food, especially spoken by the elderly)."

Tôi

1.PRO

thích

like

con

CL

ngựa

horse

đen.

black

Tôi thích con ngựa đen.

1.PRO like CL horse black

"I like the black horse."

Tôi

1.PRO

thích

like

cái

FOC

con

CL

ngựa

horse

đen

black

đó.

DET

Tôi thích cái con ngựa đen đó.

1.PRO like FOC CL horse black DET

"I like that black horse."

Hãy

HORT

ở lại

stay

đây

here

ít

few

phút

minute

cho tới

until

khi

when

tôi

1.PRO

quay

turn

lại.

come

Hãy {ở lại} đây ít phút {cho tới} khi tôi quay lại.

HORT stay here few minute until when 1.PRO turn come

"Please stay here for a few minutes until I come back."

Lexicon

Old Nôm character for rice noodle soup "phở". The character on the left means "rice" whilst the character on the right "頗" was used to indicate the sound of the word (phở).

Ancient Chinese contact

Although Vietnamese roots are classified as Austroasiatic, Vietic and Viet-Muong, the result of language contact with Chinese heavily influenced the Vietnamese language, causing it to diverge from Viet-Muong into Vietnamese. For instance, the Vietnamese word quản lý, meaning management (noun) or manage (verb) is likely descended from the same word as guǎnlǐ (管理) in Chinese, kanri (管理, かんり) in Japanese, and gwanli (관리, 管理) in Korean. Besides English and French which have made some contributions to Vietnamese language, Japanese loanwords into Vietnamese are also a more recently studied phenomenon.

Modern linguists describe modern Vietnamese having lost many Proto-Austroasiatic phonological and morphological features that original Vietnamese had.[40] The Chinese influence on Vietnamese corresponds to various periods when Vietnam was under Chinese rule, and subsequent influence after Vietnam became independent. Early linguists thought that this meant Vietnamese lexicon then received only two layers of Chinese words, one stemming from the period under actual Chinese rule and a second layer from afterwards. These words are grouped together as Sino-Vietnamese vocabulary.

However, according to linguist John Phan, “Annamese Middle Chinese” was already used and spoken in the Red River Valley by the 1st century CE, and its vocabulary significantly fused with the co-existing Proto-Viet-Muong language, the immediate ancestor of Vietnamese. He lists three major classes of Sino-Vietnamese borrowings:[41][42][43] Early Sino-Vietnamese (Han Dynasty (ca. 1st century CE) and Jin Dynasty (ca. 4th century CE), Late Sino-Vietnamese (Tang Dynasty), Recent Sino-Vietnamese (Ming Dynasty and afterwards)

French colonial era[edit]

Additionally, the French presence in Vietnam from 1777 to the Geneva Accords of 1954 resulted in significant influence from French into eastern Mainland Southeast Asia (Laos, Cambodia, Vietnam ). 'Cà phê' in Vietnamese was derived from French café (coffee). Yogurt in Vietnamese is "sữa chua", but also calqued from French (yaourt) into Vietnamese (da ua - /j/a ua). Phô mai meaning cheese is also derived from French:fromage. Musical note was also borrowed into Vietnamese as "nốt or nốt nhạc" (musical notes)" from French (note de musique).

English[edit]

Some English words were incorporated into Vietnamese as loan words, such as "TV" borrowed as "tivi", but still officially called truyền hình. Some other borrowings are calques, translated into Viet, for example, 'software' is translated into 'phần mềm/nhu liệu' (literally meaning "soft part"). Some scientific terms such as "biological cell" were derived from Chữ Hán, ( 细胞 - tế bào), whilst other scientific names such as "acetylcholine" are unaltered. Words like "peptide", may be seen as peptit.

Japanese[edit]

Japanese loanwords are a more recently studied phenomenon, with a paper by Nguyen & Le (2020) classifying three layers of Japanese loanwords, where the third layer was used by Vietnamese who studied Japanese and the first two layers being the main layers of borrowings that were derived from Japanese.[44] The first layer consisted of Kanji words created by Japanese to represent Western concepts that were not readily available in Chinese or Japanese, where by the end of the 19th century they were imported to other Asian languages.[45] This first layer was called Sino-Vietnamese words of Japanese-origins. For example, the Vietnamese term for "association club", câu lạc bộ, which was borrowed from Chinese (俱乐部; Mandarin pinyin - jùlèbù; Cantonese jyutping - keoi1 lok6 bou6), which was borrowed from Japanese (kanji - 倶楽部; katakana - クラブ; rōmaji - kurabu) which came from English ("club"), resulting in indirect borrowing from Japanese.

The second layer was from brief Japanese occupation of Vietnam from 1940 until 1945. However, Japanese cultural influence in Vietnam started significantly from the 1980s. This new, second layer of Japan-origin loanwords is distinctive from Sino-Vietnamese words of Japanese-origin in that they were borrowed directly from Japanese. This vocabulary included words representative of Japanese culture, such as kimono, sumo, samurai, and bonsai from modified Hepburn romanisation. These loanwords are coined as "new Japanese loanwords". A significant number of new Japanese loanwords were also of Chinese origin. Sometimes, the same concept can be described using both Sino-Vietnamese words of Japanese origin (first layer) and new Japanese loanwords (second layer). For example, judo can be referred to as both judo and nhu đạo, the Vietnamese reading of 柔道.[44]

Pure Vietnamese words[edit]

Other words, like muôn thuở meaning forever are seen to be purely Vietnamese invention, which used to be scribed Nôm characters, which were compounded Chinese characters, which are now written in romanized script.

Slang[edit]

Vietnamese slang (tiếng lóng) changed from time to time. Vietnamese slang consists of pure Vietnamese words or words borrowed from other languages such as Mandarin or Indo-European languages.[46] It is estimated that Vietnamese slang that originated from Mandarin accounts for a tiny proportion of all Vietnamese slang (4.6% of surveyed data in newspapers).[46] On the contrary, slang that originated from Indo-European languages accounts for a more significant proportion (12%) and is much more common in today's uses.[46] Slang borrowed from these languages can be either transliteration or vernacular.[46] Some examples:

Word IPA Description
Ex /ɛk̚/, /ejk̚/ a word borrowed from English used to describe ex-lover, usually pronounced similarly to ếch ("frog"). This is an example of vernacular slang.[46]
/ʂoː/ a word derived from the English's word "show" which has the same meaning, usually pair with the word chạy ("to run") to make the phrase chạy sô, which translates in English to "running shows", but its everyday use has the same connotation as "having to do a lot of tasks within a short amount of time". This is an example of transliteration slang.[46]

With the rise of the Internet, new slang is generated and popularized through social media. This more modern slang is commonly used among the younger generation in Vietnam. This more recent slang is mostly pure Vietnamese, and almost all the words are homonyms or some form of wordplay. Some examples:

Word IPA Description
vãi /vǎːj/ One of the most popular slang in Vietnamese. Vãi can be a noun, or a verb depends on the context. It refers to a female pagoda-goer in its noun form and refers to spilling something over in its verb form. Nowadays, it's commonly used to emphasize an adjective or a verb. For example, ngon vãi ("so delicious"), sợ vãi ("so scary").[47] Similar uses to expletive, bloody.
trẻ trâu /ʈɛ̌ːʈəw/ A noun whose literal translation is "young buffalo". It is usually used to describe younger children or people who behave like a child, like putting on airs, and act foolishly to attract other people's attention (with negative actions, words, and thoughts).[48]
gấu /ɣə̆́w/ A noun meaning "bear". It is also commonly used to refer to someone's lover.[49]
/ɣàː/ A noun meaning "chicken". It is also commonly used to refer to someone's lack of ability to complete or compete in a task.[48]
cá sấu /káːʂə́w/ A noun meaning "crocodile". It is also commonly used to refer to someone's lack of beauty. The word sấu can be pronounced similar to xấu (ugly).[49]
thả thính /tʰǎːtʰíŋ̟/ A verb used to describe the action of dropping roasted bran as bait for fish. Nowadays, it is also used to describe the act of dropping hints to another person that one is attracted to.[49]
nha (and other variants) /ɲaː/ Similar to other particles: nhé, nghe, nhỉ, nhá. It can be used to end sentences. "Rửa chén, nhỉ" can mean "Wash the dishes... yeah?" [50]
dzô /zoː/,/jow/ Eye dialect of the word vô, meaning "in". The letter "z" which is not usually present in the Vietnamese alphabet, can be used for emphasis or for slang terms.[51]

There are debates on the prevalence of uses of slang among young people in Vietnam, as certain teen speak conversations become difficult to understand for older generations. Many critics believed that incorporating teenspeak or internet slang into daily conversation among teenagers would affect the formality and cadence of speech.[52] Others argue that it is not the slang that is the problem but rather the lack of communication techniques for the instant internet messaging era. They believe slang should not be dismissed, but instead, youth should be informed enough to know when to use them and when it is appropriate.[53]

Writing systems[edit]

The first two lines of the classic Vietnamese epic poem The Tale of Kieu, written in the Nôm script and the modern Vietnamese alphabet. Chinese characters representing Sino-Vietnamese words are shown in green, characters borrowed for similar-sounding native Vietnamese words in purple, and invented characters in brown.
In the bilingual dictionary Nhật dụng thường đàm (1851), Chinese characters (chữ Nho) are explained in chữ Nôm.
Jean-Louis Taberd's dictionary Dictionarium anamitico-latinum (1838) represents Vietnamese (then Annamese) words in the Latin alphabet and chữ Nôm.
A sign at the Hỏa Lò Prison museum in Hanoi lists rules for visitors in both Vietnamese and English.

After ending a millennium of Chinese rule in 938, the Vietnamese state adopted Literary Chinese (called văn ngôn 文言 or Hán văn 漢文 in Vietnamese) for official purposes.[54] Up to the late 19th century (except for two brief interludes), all formal writing, including government business, scholarship and formal literature, was done in Literary Chinese, written with Chinese characters (chữ Hán).[55]

Chữ Nôm

From around the 13th century, Vietnamese scholars used their knowledge of the Chinese script to develop the chữ Nôm (lit.'Southern characters') script to record folk literature in Vietnamese. The script used Chinese characters to represent both borrowed Sino-Vietnamese vocabulary and native words with similar pronunciation or meaning. In addition, thousands of new compound characters were created to write Vietnamese words using a variety of methods, including phono-semantic compounds.[56] For example, in the opening lines of the classic poem The Tale of Kieu,

  • the Sino-Vietnamese word mệnh 'destiny' was written with its original character ;
  • the native Vietnamese word ta 'our' was written with the character of the homophonous Sino-Vietnamese word ta 'little, few; rather, somewhat';
  • the native Vietnamese word năm 'year' was written with a new character compounded from nam and 'year'.

Nôm writing reached its zenith in the 18th century when many Vietnamese writers and poets composed their works in Nôm, most notably Nguyễn Du and Hồ Xuân Hương (dubbed "the Queen of Nôm poetry"). However, it was only used for official purposes during the brief Hồ and Tây Sơn dynasties.[57]

A Vietnamese Catholic, Nguyễn Trường Tộ, unsuccessfully petitioned the Court suggesting the adoption of a script for Vietnamese based on Chinese characters.[58] The French colonial administration sought to eliminate the Chinese writing system, Confucianism, and other Chinese influences from Vietnam by getting rid of Nôm.[59]

Vietnamese alphabet[edit]

A romanization of Vietnamese was codified in the 17th century by the Avignonese Jesuit missionary Alexandre de Rhodes (1591–1660), based on works of earlier Portuguese missionaries, particularly Francisco de Pina, Gaspar do Amaral and Antonio Barbosa.[60][61] Still, chữ Nôm was the dominant script in Vietnamese Catholic literature for more than 200 years.[62] Starting from the late 19th century, the Vietnamese alphabet (chữ Quốc ngữ or "national language script") was gradually expanded from its initial usage in Christian writing to become more popular among the general public.

The Vietnamese alphabet contains 29 letters, including one digraph (đ) and nine with diacritics, five of which are used to designate tone (i.e. à, á, , ã, and ) and the other four used for separate letters of the Vietnamese alphabet (ă, â/ê/ô, ơ, ư).[63]

This Romanized script became predominant over the course of the early 20th century, when education became widespread and a simpler writing system was found to be more expedient for teaching and communication with the general population. Under French colonial rule, French superseded Chinese in administration. Vietnamese written with the alphabet became required for all public documents in 1910 by issue of a decree by the French Résident Supérieur of the protectorate of Tonkin. In turn, Vietnamese reformists and nationalists themselves encouraged and popularized the use of chữ Quốc ngữ. By the middle of the 20th century, most writing was done in chữ Quốc ngữ, which became the official script on independence.

Nevertheless, chữ Hán was still in use during the French colonial period and as late as World War II was still featured on banknotes,[64][65] but fell out of official and mainstream use shortly thereafter. The education reform by North Vietnam in 1950 eliminated the use of 'chữ Hán and chữ Nôm.[66] Today, only a few scholars and some extremely elderly people are able to read chữ Nôm or use it in Vietnamese calligraphy. Priests of the Gin minority in China (descendants of 16th-century migrants from Vietnam) use songbooks and scriptures written in chữ Nôm in their ceremonies.[67]

Chữ Quốc ngữ reflects a "Middle Vietnamese" dialect that combines vowels and final consonants most similar to northern dialects with initial consonants most similar to southern dialects. This Middle Vietnamese is presumably close to the Hanoi variety as spoken sometime after 1600 but before the present. (This is not unlike how English orthography is based on the Chancery Standard of Late Middle English, with many spellings retained even after the Great Vowel Shift.)

Computer support[edit]

The Unicode character set contains all Vietnamese characters and the Vietnamese currency symbol. On systems that do not support Unicode, many 8-bit Vietnamese code pages are available such as Vietnamese Standard Code for Information Interchange (VSCII) or Windows-1258. Where ASCII must be used, Vietnamese letters are often typed using the VIQR convention, though this is largely unnecessary with the increasing ubiquity of Unicode. There are many software tools that help type Roman-script Vietnamese on English keyboards, such as WinVNKey and Unikey on Windows, or MacVNKey on Macintosh, with popular methods of encoding Vietnamese using Telex, VNI or VIQR input methods. Telex input method is often set as the default for many devices.

Dates and numbers writing formats[edit]

Vietnamese speak date in the format "day month year". Each month's name is just the ordinal of that month appended after the word tháng, which means "month". Traditional Vietnamese however assigns other names to some months; these names are mostly used in the lunar calendar and in poetry.

English month name Vietnamese month name
Normal Traditional
January Tháng Một Tháng Giêng
February Tháng Hai
March Tháng Ba
April Tháng Tư
May Tháng Năm
June Tháng Sáu
July Tháng Bảy
August Tháng Tám
September Tháng Chín
October Tháng Mười
November Tháng Mười Một
December Tháng Mười Hai Tháng Chạp

When written in the short form, "DD/MM/YYYY" is preferred.

Example:

  • English: 28 March 2018
  • Vietnamese long form: Ngày 28 tháng 3 năm 2018
  • Vietnamese short form: 28/3/2018

The Vietnamese prefer writing numbers with a comma as the decimal separator in lieu of dots, and either spaces or dots to group the digits. An example is 1 629,15 (one thousand six hundred twenty-nine point fifteen). Because a comma is used as the decimal separator, a semicolon is used to separate two numbers instead.

Literature[edit]

The Tale of Kieu is an epic narrative poem by the celebrated poet Nguyễn Du, (), which is often considered the most significant work of Vietnamese literature. It was originally written in Chữ Nôm (titled Đoạn Trường Tân Thanh 斷腸) and is widely taught in Vietnam (in chữ quốc ngữ transliteration).

Language variation[edit]

The Vietnamese language has several mutually intelligible regional varieties:[i]

Dialect region Localities
Northern Hà Nội, Hải Phòng, Red River Delta, Northwest and Northeast
North-Central (Area IV) Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh
Mid-Central Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Thừa Thiên
South-Central (Area V) Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang
Southern Sài Gòn, Lâm Đồng, Mê Kông, Southeast

Vietnamese has traditionally been divided into three dialect regions: North, Central, and South. Michel Ferlus and Nguyễn Tài Cẩn also proved that there was a separate North-Central dialect for Vietnamese as well. The term Haut-Annam refers to dialects spoken from the northern Nghệ An Province to the southern (former) Thừa Thiên Province that preserve archaic features (like consonant clusters and undiphthongized vowels) that have been lost in other modern dialects.

These dialect regions differ mostly in their sound systems (see below), but also in vocabulary (including basic vocabulary, non-basic vocabulary, and grammatical words) and grammar.[j] The North-central and Central regional varieties, which have a significant number of vocabulary differences, are generally less mutually intelligible to Northern and Southern speakers. There is less internal variation within the Southern region than the other regions due to its relatively late settlement by Vietnamese speakers (around the end of the 15th century). The North-central region is particularly conservative; its pronunciation has diverged less from Vietnamese orthography than the other varieties, which tend to merge certain sounds. Along the coastal areas, regional variation has been neutralized to a certain extent, while more mountainous regions preserve more variation. As for sociolinguistic attitudes, the North-central varieties are often felt to be "peculiar" or "difficult to understand" by speakers of other dialects, despite the fact that their pronunciation fits the written language the most closely; this is typically because of various words in their vocabulary which are unfamiliar to other speakers (see the example vocabulary table below).

The large movements of people between North and South beginning in the mid-20th century and continuing to this day have resulted in a sizable number of Southern residents speaking in the Northern accent/dialect and, to a greater extent, Northern residents speaking in the Southern accent/dialect. Following the Geneva Accords of 1954 that called for the temporary division of the country, about a million northerners (mainly from Hanoi, Haiphong and the surrounding Red River Delta areas) moved south (mainly to Saigon and heavily to Biên Hòa and Vũng Tàu, and the surrounding areas) as part of Operation Passage to Freedom. About 18% (~180,000) of that number of people made the move in the reverse direction (Tập kết ra Bắc, literally "go to the North for mission".)

Following the North invation of the south Vietnam in 1975, Northern and North-Central speakers from the densely populated Red River Delta and the traditionally poorer provinces of Nghệ An, Hà Tĩnh, and Quảng Bình have continued to move South to look for better economic opportunities, beginning with the new government's "New Economic Zones program" which lasted from 1975 to 1985.[68] The first half of the program (1975–80), resulted in 1.3 million people sent to the New Economic Zones (NEZs), majority of which were relocated to the southern half of the country in previously uninhabited areas, of which 550,000 were Northerners.[68] The second half (1981–85) saw almost 1 million Northerners relocated to the NEZs.[68] Government and military personnel from Northern and North-central Vietnam are also posted to various locations throughout the country, often away from their home regions. More recently, the growth of the free market system has resulted in increased interregional movement and relations between distant parts of Vietnam through business and travel. These movements have also resulted in some blending of dialects, but more significantly, have made the Northern dialect more easily understood in the South and vice versa. Most Southerners, when singing modern/old popular Vietnamese songs or addressing the public, do so in the standardized accent if possible (which is Northern pronunciation). This is true in Vietnam as well as in overseas Vietnamese communities.

Modern Standard Vietnamese is based on the Hanoi dialect. Nevertheless, the major dialects are still predominant in their respective areas and have also evolved over time with influences from other areas. Historically, accents have been distinguished by how each region pronounces the letters d ([z] in the Northern dialect and [j] in the Central and Southern dialect) and r ([z] in the Northern dialect, [r] in the Central and Southern dialects). Thus, the Central and Southern dialects can be said to have retained a pronunciation closer to Vietnamese orthography and resemble how Middle Vietnamese sounded in contrast to the modern Northern (Hanoi) dialect which underwent shifts.

Vocabulary

Regional variation in vocabulary[69]
Northern Central Southern English gloss
vâng dạ, dạ vâng dạ, dạ vâng "yes"
này ni, "this"
thế này, như này như ri như vầy "thus, this way"
đấy nớ, đó "that"
thế, thế ấy, thế đấy rứa, rứa tê vậy, vậy đó "thus, so, that way"
kia, kìa , tề đó "that yonder"
đâu đâu "where"
nào mồ nào "which"
tại sao răng tại sao "why"
thế nào, như nào răng, làm răng làm sao "how"
tôi, tui tui tui "I, me (polite)"
tao tau tao "I, me (informal, familiar)"
chúng tao, bọn tao, chúng tôi, bọn tôi choa, bọn choa tụi tao, tụi tui, bọn tui "we, us (but not you, colloquial, familiar)"
mày mi mày "you (informal, familiar)"
chúng mày, bọn mày bây, bọn bây tụi mầy, tụi bây, bọn mày "you guys (informal, familiar)"
hắn "he/she/it (informal, familiar)"
chúng nó, bọn nó bọn nớ tụi nó "they/them (informal, familiar)"
ông ấy ông nớ ổng "he/him, that gentleman, sir"
bà ấy bà nớ bả "she/her, that lady, madam"
anh ấy anh nớ ảnh "he/him, that young man (of equal status)"
ruộng nương ruộng,rẫy "field"
bát đọi chén "rice bowl"
muôi, môi môi "ladle"
đầu trốc đầu "head"
ô tô ô tô xe hơi (ô tô) "car"
thìa thìa muỗng "spoon"

Although regional variations developed over time, most of these words can be used interchangeably and be understood well, albeit, with more or less frequency then others or with slightly different but often discernible word choices and pronunciations.

Consonants

The syllable-initial ch and tr digraphs are pronounced distinctly in North-Central, Central, and Southern varieties, but are merged in Northern varieties (i.e. they are both pronounced the same way). Many North-Central varieties preserve three distinct pronunciations for d, gi, and r whereas the North has a three-way merger and the Central and South have a merger of d and gi while keeping r distinct. At the end of syllables, palatals ch and nh have merged with alveolars t and n, which, in turn, have also partially merged with velars c and ng in Central and Southern varieties.

Regional consonant correspondences
Syllable position Orthography Northern North-central Central Southern
syllable-initial x [s] [s]
s [ʂ] [s, ʂ][k]
ch [t͡ɕ] [c]
tr [ʈ] [c, ʈ][k]
r [z] [r]
d Varies [j]
gi Varies
v [v] [v, j][l]
syllable-final t [t] [k]
c [k]
t
after i, ê
[t] [t]
ch [k̟]
t
after u, ô
[t] [kp]
c
after u, ô, o
[kp]
n [n] [ŋ]
ng [ŋ]
n
after i, ê
[n] [n]
nh [ŋ̟]
n
after u, ô
[n] [ŋm]
ng
after u, ô, o
[ŋm]

In addition to the regional variation described above, there is a merger of l and n in certain rural varieties in the North:[70]

l, n variation
Orthography "Mainstream" varieties Rural varieties
n [n] [l]
l [l]

Variation between l and n can be found even in mainstream Vietnamese in certain words. For example, the numeral "five" appears as năm by itself and in compound numerals like năm mươi "fifty" but appears as lăm in mười lăm "fifteen" (see Vietnamese grammar#Cardinal). In some northern varieties, this numeral appears with an initial nh instead of l: hai mươi nhăm "twenty-five", instead of mainstream hai mươi lăm.[m]

There is also a merger of r and g in certain rural varieties in the South:

r, g variation
Orthography "Mainstream" varieties Rural varieties
r [r] [ɣ]
g [ɣ]

The consonant clusters that were originally present in Middle Vietnamese (of the 17th century) have been lost in almost all modern Vietnamese varieties (but retained in other closely related Vietic languages). However, some speech communities have preserved some of these archaic clusters: "sky" is blời with a cluster in Hảo Nho (Yên Mô, Ninh Bình Province) but trời in Southern Vietnamese and giời in Hanoi Vietnamese (initial single consonants /ʈ/, /z/, respectively).

Tones

Although there are six tones in Vietnamese, some tones may slightly[clarification needed] "merge", but are still highly distinguishable due to the context of the speech.[clarification needed] The hỏi and ngã tones are distinct in North and some North-central varieties (although often with different pitch contours) but have somewhat[clarification needed] merged in Central, Southern, and some North-Central varieties (also with different pitch contours). Some North-Central varieties (such as Hà Tĩnh Vietnamese) have a slight[clarification needed] merger of the ngã and nặng tones while keeping the hỏi tone distinct. Still, other North-Central varieties have a three-way merger of hỏi, ngã, and nặng resulting in a four-tone system. In addition, there are several phonetic differences (mostly in pitch contour and phonation type) in the tones among dialects.

Regional tone correspondences
Tone Northern North-central Central Southern
 Vinh  Thanh
Chương
Hà Tĩnh
ngang ˧ 33 ˧˥ 35 ˧˥ 35 ˧˥ 35, ˧˥˧ 353 ˧˥ 35 ˧ 33
huyền ˨˩̤ 21̤ ˧ 33 ˧ 33 ˧ 33 ˧ 33 ˨˩ 21
sắc ˧˥ 35 ˩ 11 ˩ 11, ˩˧̰ 13̰ ˩˧̰ 13̰ ˩˧̰ 13̰ ˧˥ 35
hỏi ˧˩˧̰ 31̰3 ˧˩ 31 ˧˩ 31 ˧˩̰ʔ 31̰ʔ ˧˩˨ 312 ˨˩˦ 214
ngã ˧ʔ˥ 3ʔ5 ˩˧̰ 13̰ ˨̰ 22̰
nặng ˨˩̰ʔ 21̰ʔ ˨ 22 ˨̰ 22̰ ˨̰ 22̰ ˨˩˨ 212

The table above shows the pitch contour of each tone using Chao tone number notation (where 1 represents the lowest pitch, and 5 the highest); glottalization (creaky, stiff, harsh) is indicated with the ⟨◌̰⟩ symbol; murmured voice with ⟨◌̤⟩; glottal stop with ⟨ʔ⟩; sub-dialectal variants are separated with commas. (See also the tone section below.)

Word play[edit]

A language game known as nói lái is used by Vietnamese speakers.[71] Nói lái involves switching/adding/removing the tones in a pair of words and also the order of the two words or the first consonant and rime of each word; the resulting nói lái pair preserves the original sequence of tones. Some examples:

Original phrase Phrase after nói lái transformation Structural change
đái dầm "(child) pee" dấm đài (literal translation "vinegar stage") word order and tone switch
chửa hoang "pregnancy out of wedlock" hoảng chưa "scared yet?" word order and tone switch
bầy tôi "all the king's subjects" bồi tây "west waiter " initial consonant, rime, and tone switch
bí mật "secrets" bật mí "revealing secrets" initial consonant and rime switch
Tây Ban Nha "Spain" Tây Bán Nhà "Westerner selling home" initial consonant, rime, and tone switch

The resulting transformed phrase often has a different meaning but sometimes may just be a nonsensical word pair. Nói lái can be used to obscure the original meaning and thus soften the discussion of a socially sensitive issue, as with dấm đài and hoảng chưa (above) can you please NG VÀ NIKITA CA MÌNH CÓ or, when implied (and not overtly spoken), to deliver a hidden subtextual message, as with bồi tây.[n] Naturally, nói lái can be used for a humorous effect.[72]

Another word game somewhat reminiscent of pig latin is played by children. Here a nonsense syllable (chosen by the child) is prefixed onto a target word's syllables, then their initial consonants and rimes are switched with the tone of the original word remaining on the new switched rime.

Nonsense syllable Target word Intermediate form with prefixed syllable Resulting "secret" word
la phở "beef or chicken noodle soup" la phở lơ phả
la ăn "to eat" la ăn lăn a
la hoàn cảnh "situation" la hoàn la cảnh loan hà lanh cả
chim hoàn cảnh "situation" chim hoàn chim cảnh choan hìm chanh kỉm

This language game is often used as a "secret" or "coded" language useful for obscuring messages from adult comprehension.

See also[edit]

Notes[edit]

  1. ^ Citizens belonging to minorities, which traditionally and on long-term basis live within the territory of the Czech Republic, enjoy the right to use their language in communication with authorities and in front of the courts of law (for the list of recognized minorities see National Minorities Policy of the Government of the Czech Republic, Belorussian and Vietnamese since 4 July 2013, see Česko má nové oficiální národnostní menšiny. Vietnamce a Bělorusy). The article 25 of the Czech Charter of Fundamental Rights and Basic Freedoms ensures right of the national and ethnic minorities for education and communication with authorities in their own language. Act No. 500/2004 Coll. (The Administrative Rule) in its paragraph 16 (4) (Procedural Language) ensures, that a citizen of the Czech Republic, who belongs to a national or an ethnic minority, which traditionally and on long-term basis lives within the territory of the Czech Republic, have right to address an administrative agency and proceed before it in the language of the minority. In the case that the administrative agency doesn't have an employee with knowledge of the language, the agency is bound to obtain a translator at the agency's own expense. According to Act No. 273/2001 (About The Rights of Members of Minorities) paragraph 9 (The right to use language of a national minority in dealing with authorities and in front of the courts of law) the same applies for the members of national minorities also in front of the courts of law.
  2. ^ There are different descriptions of Hanoi vowels. Another common description is that of (Thompson 1991):
    Front Central Back
    unrounded rounded
    Centering ia~iê [iə̯] ưa~ươ [ɯə̯] ua~uô [uə̯]
    Close i [i] ư [ɯ] u [u]
    Close-mid ê [e] ơ [ɤ] ô [o]
    Open-mid e [ɛ] ă [ɐ] â [ʌ] o [ɔ]
    Open a [a]

    This description distinguishes four degrees of vowel height and a rounding contrast (rounded vs. unrounded) between back vowels. The relative shortness of ă and â would then be a secondary feature. Thompson describes the vowel ă [ɐ] as being slightly higher (upper low) than a [a].

  3. ^ In Vietnamese, diphthongs are âm đôi.
  4. ^ The closing diphthongs and triphthongs as described by Thompson can be compared with the description above:
      /w/ offglide /j/ offglide
    Centering iêu [iə̯w] ươu [ɯə̯w] ươi [ɯə̯j] uôi [uə̯j]
    Close iu [iw] ưu [ɯw] ưi [ɯj] ui [uj]
    Close-mid êu [ew]
    âu [ʌw]
    ơi [ɤj]
    ây [ʌj]
    ôi [oj]
    Open-mid eo [ɛw] oi [ɔj]
    Open   ao [aw]
    au [ɐw]
    ai [aj]
    ay [ɐj]
     
  5. \
  6. ^ The lack of diphthong consisting of a ơ + back offglide (i.e., [əːw]) is an apparent gap.
  7. ^ Tone is called thanh điệu or thanh in Vietnamese. Tonal language in Vietnamese translates to ngôn ngữ âm sắc.
  8. ^ Note that the name of each tone has the corresponding tonal diacritic on the vowel.
  9. ^ Comparison note: As such its grammar relies on word order and sentence structure rather than morphology (in which word changes through inflection). Whereas European languages tend to use morphology to express tense, Vietnamese uses grammatical particles or syntactic constructions.
  10. ^ Sources on Vietnamese variation include: Alves (forthcoming), Alves & Nguyễn (2007), Emeneau (1947), Hoàng (1989), Honda (2006), Nguyễn, Đ.-H. (1995), Pham (2005), Thompson (1991[1965]), Vũ (1982), Vương (1981).
  11. ^ Some differences in grammatical words are noted in Vietnamese grammar: Demonstratives, Vietnamese grammar: Pronouns.
  12. ^ a b In southern dialects, ch and tr are increasingly being merged as [c]. Similarly, x and s are increasingly being merged as [s].
  13. ^ In southern dialects, v is increasingly being pronounced [v] among educated speakers. Less educated speakers have [j] more consistently throughout their speech.
  14. ^ Gregerson (1981) notes that this variation was present in de Rhodes's time in some initial consonant clusters: mlẽ ~ mnhẽ "reason" (cf. modern Vietnamese lẽ "reason").
  15. ^ Nguyễn 1997, p. 29 gives the following context: "... a collaborator under the French administration was presented with a congratulatory panel featuring the two Chinese characters quần thần. This Sino-Vietnamese expression could be defined as bầy tôi meaning 'all the king's subjects'. But those two syllables, when undergoing commutation of rhyme and tone, would generate bồi tây meaning 'servant in a French household'."

References[edit]

  1. ^ Vietnamese at Ethnologue (22nd ed., 2019)
  2. ^ "Languages of ASEAN". Retrieved 7 August 2017.
  3. ^ From Ethnologue (2009, 2013)
  4. ^ Driem, George van (2001). Languages of the Himalayas, Volume One. BRILL. p. 264. ISBN 90-04-12062-9. Of the approximately 90 millions speakers of Austroasiatic languages, over 70 million speak Vietnamese, nearly ten million speak Khmer and roughly five million speak Santali.
  5. ^ "Vietnamese literature". Encyclopedia Britannica. Retrieved 2019-04-13.
  6. ^ Li, Yu (2020). The Chinese Writing System in Asia: An Interdisciplinary Perspective. Routledge. pp. 102–103. ISBN 978-1-00-069906-7.
  7. ^ "Mon–Khmer languages: The Vietic branch". SEAlang Projects. Retrieved November 8, 2006.
  8. ^ Ferlus, Michel. 1996. Langues et peuples viet-muong. Mon-Khmer Studies 26. 7–28.
  9. ^ Hayes, La Vaughn H (1992). "Vietic and Việt-Mường: a new subgrouping in Mon-Khmer". Mon-Khmer Studies. 21: 211–228.
  10. ^ Diffloth, Gérard. (1992). "Vietnamese as a Mon-Khmer language". Papers from the First Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, 125–128. Tempe, Arizona: Program for Southeast Asian Studies.
  11. ^ Sagart, Laurent (2008), "The expansion of Setaria farmers in East Asia", Past human migrations in East Asia: matching archaeology, linguistics and genetics, pp. 141–145
  12. ^ Ferlus, Michael (2009). "A Layer of Dongsonian Vocabulary in Vietnamese". Journal of the Southeast Asian Linguistics Society. 1: 105.
  13. ^ Alves, Mark (2019-05-10). "Data from Multiple Disciplines Connecting Vietic with the Dong Son Culture". Cite journal requires |journal= (help)
  14. ^ DeFrancis (1977), p. 8.
  15. ^ Maspero, Henri (1912). "Études sur la phonétique historique de la langue annamite" [Studies on the phonetic history of the Annamite language]. Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (in French). 12 (1): 10. doi:10.3406/befeo.1912.2713.
  16. ^ Nguyễn, Đình-Hoà (2009), "Vietnamese", in Comrie, Bernard (ed.), The World's Major Languages (2nd ed.), Routledge, pp. 677–692, ISBN 978-0-415-35339-7.
  17. ^ a b c d Ferlus, Michel (1992), "Histoire abrégée de l'évolution des consonnes initiales du Vietnamien et du Sino-Vietnamien", Mon–Khmer Studies, 20: 111–125.
  18. ^ a b Ferlus, Michel (2009), "A layer of Dongsonian vocabulary in Vietnamese", Journal of the Southeast Asian Linguistics Society, 1: 95–109.
  19. ^ Ferlus, Michel (1982), "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", Cahiers de Linguistique Asie Orientale, 11 (1): 83–106, doi:10.3406/clao.1982.1105.
  20. ^ a b Thompson, Laurence C. (1976), "Proto-Viet–Muong Phonology", Oceanic Linguistics Special Publications, Austroasiatic Studies Part II, University of Hawai'i Press, 13 (13): 1113–1203, JSTOR 20019198.
  21. ^ Maasaki 2015, p. 143–155.
  22. ^ Gong 2019, p. 60.
  23. ^ Nguyen 2018, p. 162.
  24. ^ Gong 2019, p. 58–59.
  25. ^ Tsung, Linda (2014). Language Power and Hierarchy: Multilingual Education in China. Bloomsbury. p. 188. ISBN 978-1-4411-4235-1.
  26. ^ MLA Language Map Data Center, Modern Language Association, retrieved 2018-01-20
  27. ^ "CIA World factbook".
  28. ^ La dynamique des langues en France au fil du XXe siècle Insee, enquête Famille 1999. (in French)
  29. ^ "Vietnamese language". Britannica.
  30. ^ "National Minorities | Government of the Czech Republic". www.vlada.cz.
  31. ^ Česko má nové oficiální národnostní menšiny. Vietnamce a Bělorusy (in Czech)
  32. ^ More Thai Students Interested in Learning ASEAN Languages Archived 2015-01-10 at the Wayback Machine. April 16, 2014. The Government Public Relations Department. Retrieved 2015-01-10.
  33. ^ Times, Vietnam (May 30, 2020). "More and more foreigners have need to learn Vietnamese". Vietnam Times.
  34. ^ Nguyen, Angie; Dao, Lien, eds. (May 18, 2007). "Vietnamese in the United States" (PDF). California State Library. p. 82. Archived from the original (PDF) on March 4, 2016. Retrieved January 10, 2015.
  35. ^ Lam, Ha (2008). "Vietnamese Immigration". In González, Josué M. (ed.). Encyclopedia of Bilingual Education. Thousand Oaks, California: Sage Publications. pp. 884–887. ISBN 978-1-4129-3720-7.
  36. ^ Vietnamese teaching and learning overwhelming Germany. Retrieved 2015-06-13.
  37. ^ School in Berlin maintains Vietnamese language. Retrieved 2015-06-13.
  38. ^ Blanc, Marie-Eve (2004), "Vietnamese in France", in Ember, Carol (ed.), Encyclopedia of Diasporas: Immigrant and Refugee Cultures Around the World, Springer, p. 1162, ISBN 978-0-306-48321-9
  39. ^ Deborah, H.-F., W., H. B., & T., E. H. (2002). Characteristics of Vietnamese Phonology. American Journal of Speech-Language Pathology, 11(3), 264–273. https://doi.org/10.1044/1058-0360(2002/031)
  40. ^ LaPolla, Randy J. (2010). ""Language Contact and Language Change in the History of the Sinitic Languages."". Procedia - Social and Behavioral Sciences. 2 (5): 6858–6868. doi:10.1016/j.sbspro.2010.05.036.
  41. ^ Phan, John (2013-01-28). "Lacquered Words: The Evolution Of Vietnamese Under Sinitic Influences From The 1St Century Bce Through The 17Th Century Ce". Cite journal requires |journal= (help)
  42. ^ Phan, John D. & de Sousa, Hilário (2016). "(Paper presented at the International workshop on the history of Colloquial Chinese – written and spoken, Rutgers University, New Brunswick NJ, 11–12 March 2016.)" (PDF).CS1 maint: multiple names: authors list (link)
  43. ^ Phan, John (2010). ""Re-Imagining 'Annam': A New Analysis of Sino–Viet–Muong Linguistic Contact"". Chinese Southern Diaspora Studies. 4: 3–24.
  44. ^ a b Nguyen & Le (2020). "Japanese Loanwords Adopted into the Vietnamese Language" (PDF). Asian and African Languages and Linguistics. 14: 21.
  45. ^ Chung (2001). "Some returned loans, Japanese loanwords in Taiwan Mandarin". Language Change in East Asia: 161–179.
  46. ^ a b c d e f "Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay". khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
  47. ^ "Vãi là gì? Tại sao các bạn trẻ lại hay dùng chữ này?". tbtvn.org. 2020-07-18.
  48. ^ a b "10 tiếng/chữ lóng thường dùng của giới trẻ ngày nay". vnexpress.net. 2016-06-25.
  49. ^ a b c "10 tiếng lóng thường dùng của giới trẻ ngày nay". vnexpress.net. 2016-06-25.
  50. ^ "What is the difference between "nhé" and "nha, nghe, nhà, nhỉ" ? "nhé" vs "nha, nghe, nhà, nhỉ" ?". hinative.com. Retrieved 2021-03-14.
  51. ^ "Vã mồ hôi "giải mã"... tiếng lóng trong tuổi mới lớn/choai choai - Xã hội - VietNamNet". vietnamnet.vn. Retrieved 2021-04-06.
  52. ^ "Lo ngại tình trạng dùng ngôn ngữ mạng (chat language) trong học sinh". baoninhbinh.org.vn. 2018-12-07.
  53. ^ "Lạm dụng tiếng lóng trong giới trẻ - tình trạng đáng báo động". hanoimoi.com.vn. 2013-10-17.
  54. ^ Hannas, Wm. C. (1997). Asia's Orthographic Dilemma. University of Hawaii Press. pp. 78–79, 82. ISBN  978-0-8248-1892-0.
  55. ^ Marr 1984, p. 141.
  56. ^ DeFrancis 1977, p. 24–26.
  57. ^ DeFrancis 1977, pp. 32, 38.
  58. ^ DeFrancis 1977, pp. 101–105.
  59. ^ Marr 1984, p. 145.
  60. ^ Jacques, Roland (2002). Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics Prior to 1650 – Pionniers Portugais de la Linguistique Vietnamienne Jusqu'en 1650 (in English and French). Bangkok, Thailand: Orchid Press. ISBN 974-8304-77-9.
  61. ^ Trần, Quốc Anh; Phạm, Thị Kiều Ly (October 2019). Từ Nước Mặn đến Roma: Những đóng góp của các giáo sĩ Dòng Tên trong quá trình La tinh hóa tiếng Việt ở thế kỷ 17. Conference 400 năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam Sài Gòn: Committee on Culture, Catholic Bishops' Conference of Vietnam.
  62. ^ Ostrowski, Brian Eugene (2010). "The Rise of Christian Nôm Literature in Seventeenth-Century Vietnam: Fusing European Content and Local Expression". In Wilcox, Wynn (ed.). Vietnam and the West: New Approaches. Ithaca, New York: SEAP Publications, Cornell University Press. pp. 23, 38. ISBN 9780877277828.
  63. ^ admin (2014-02-05). "Vietnamese Language History". Vietnamese Culture and Tradition. Retrieved 2021-01-30.
  64. ^ "French Indochina 500 Piastres 1951". art-hanoi.com.
  65. ^ "North Vietnam 5 Dong 1946". art-hanoi.com.
  66. ^ Vũ Thế Khôi (2009). "Ai “bức tử” chữ Hán-Nôm?".
  67. ^ Friedrich, Paul; Diamond, Norma, eds. (1994). "Jing". Encyclopedia of World Cultures, volume 6: Russia and Eurasia / China. New York: G.K. Hall. p. 454. ISBN 0-8161-1810-8.
  68. ^ a b c Desbarats, Jacqueline. "Repression in the Socialist Republic of Vietnam: Executions and Population Relocation". Indochina report; no. 11. Executive Publications, Singapore 1987. Retrieved 28 November 2013.
  69. ^ Table data from Hoàng (1989).
  70. ^ Kirby (2011), p. 382.
  71. ^ Nguyễn 1997, pp. 28–29.
  72. ^ www.users.bigpond.com/doanviettrung/noilai.html Archived 2008-02-22 at the Wayback Machine, Language Log's itre.cis.upenn.edu/~myl/languagelog/archives/001788.html, and tphcm.blogspot.com/2005/01/ni-li.html for more examples.

Bibliography[edit]

General[edit]

  • Dương, Quảng-Hàm. (1941). Việt-nam văn-học sử-yếu [Outline history of Vietnamese literature]. Saigon: Bộ Quốc gia Giáo dục.
  • Emeneau, M. B. (1947). "Homonyms and puns in Annamese". Language. 23 (3): 239–244. doi:10.2307/409878. JSTOR 409878.
  • ——— (1951). Studies in Vietnamese (Annamese) grammar. University of California publications in linguistics. 8. Berkeley: University of California Press.
  • Hashimoto, Mantaro (1978). "Current developments in Sino-Vietnamese studies". Journal of Chinese Linguistics. 6 (1): 1–26. JSTOR 23752818.
  • Marr, David G. (1984). Vietnamese Tradition on Trial, 1920–1945. University of California Press. ISBN 978-0-520-90744-7.
  • Nguyễn, Đình-Hòa (1995). NTC's Vietnamese–English dictionary (updated ed.). Lincolnwood, Illinois: NTC. ISBN 0-8442-8357-6.
  • ——— (1997). Vietnamese: Tiếng Việt không son phấn. Amsterdam: John Benjamins. ISBN 90-272-3809-X.
  • Nguyen, Dinh Tham (2018). Studies on Vietnamese Language and Literature: A Preliminary Bibliography. Cornell University Press. ISBN 978-1-501-71882-3.
  • Rhodes, Alexandre de (1991). L. Thanh; X. V. Hoàng; Q. C. Đỗ (eds.). Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum. Hanoi: Khoa học Xã hội.
  • Thompson, Laurence C. (1991) [1965]. A Vietnamese reference grammar. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-1117-8.
  • Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. (1983). Ngữ-pháp / văn phạm tiếng Việt [Vietnamese grammar]. Hanoi: Khoa học Xã hội.

Sound system[edit]

Language variation[edit]

  • Alves, Mark J. 2007. "A Look At North-Central Vietnamese" In SEALS XII Papers from the 12th Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society 2002, edited by Ratree Wayland et al. Canberra, Australia, 1–7. Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University
  • Alves, Mark J.; & Nguyễn, Duy Hương. (2007). "Notes on Thanh-Chương Vietnamese in Nghệ-An province". In M. Alves, M. Sidwell, & D. Gil (Eds.), SEALS VIII: Papers from the 8th annual meeting of the Southeast Asian Linguistics Society 1998 (pp. 1–9). Canberra: Pacific Linguistics, The Australian National University, Research School of Pacific and Asian Studies
  • Hoàng, Thị Châu (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học [Vietnamese in different areas of the country: Dialectology]. Hanoi: Khoa học xã hội.
  • Honda, Koichi. (2006). "F0 and phonation types in Nghe Tinh Vietnamese tones". In P. Warren & C. I. Watson (Eds.), Proceedings of the 11th Australasian International Conference on Speech Science and Technology (pp. 454–459). Auckland, New Zealand: University of Auckland.
  • Machaud, Alexis; Ferlus, Michel; & Nguyễn, Minh-Châu. (2015). "Strata of standardization: the Phong Nha dialect of Vietnamese (Quảng Bình Province) in historical perspective". Linguistics of the Tibeto-Burman Area, Dept. of Linguistics, University of California, 2015, 38 (1), pp.124-162.
  • Pham, Andrea Hoa. (2005). "Vietnamese tonal system in Nghi Loc: A preliminary report". In C. Frigeni, M. Hirayama, & S. Mackenzie (Eds.), Toronto working papers in linguistics: Special issue on similarity in phonology (Vol. 24, pp. 183–459). Auckland, New Zealand: University of Auckland.
  • Vũ, Thanh Phương. (1982). "Phonetic properties of Vietnamese tones across dialects". In D. Bradley (Ed.), Papers in Southeast Asian linguistics: Tonation (Vol. 8, pp. 55–75). Sydney: Pacific Linguistics, The Australian National University.
  • Vương, Hữu Lễ. (1981). "Vài nhận xét về đặc diểm của vần trong thổ âm Quảng Nam ở Hội An" [Some notes on special qualities of the rhyme in local Quảng Nam speech in Hội An]. In Một Số Vấn Ðề Ngôn Ngữ Học Việt Nam [Some linguistics issues in Vietnam] (pp. 311–320). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp.

Pragmatics[edit]

Historical and comparative[edit]

Orthography[edit]

  • DeFrancis, John (1977). Colonialism and language policy in Viet Nam. Mouton. ISBN 978-90-279-7643-7.
  • Haudricourt, André-Georges (1949). "Origine des particularités de l'alphabet vietnamien". Dân Việt-Nam. 3: 61–68.
  • Nguyễn, Đình-Hòa. (1955). Quốc-ngữ: The modern writing system in Vietnam. Washington, DC: Author.
  • Nguyễn, Đình-Hòa (1990). "Graphemic borrowing from Chinese: The case of chữ nôm, Vietnam's demotic script". Bulletin of the Institute of History and Philology, Academia Sinica. 61: 383–432.
  • Nguyễn, Đình-Hòa. (1996). Vietnamese. In P. T. Daniels, & W. Bright (Eds.), The world's writing systems, (pp. 691–699). New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-507993-7.

Pedagogical[edit]

  • Nguyen, Bich Thuan. (1997). Contemporary Vietnamese: An intermediate text. Southeast Asian language series. Northern Illinois University, Center for Southeast Asian Studies.
  • Healy, Dana. (2004). Teach Yourself Vietnamese. Teach Yourself. Chicago: McGraw-Hill. ISBN
  • Hoang, Thinh; Nguyen, Xuan Thu; Trinh, Quynh-Tram; (2000). Vietnamese phrasebook, (3rd ed.). Hawthorn, Vic.: Lonely Planet. ISBN
  • Moore, John. (1994). Colloquial Vietnamese: A complete language course. London: Routledge.
  • Nguyễn, Đình-Hòa. (1967). Read Vietnamese: A graded course in written Vietnamese. Rutland, Vermont: C.E. Tuttle.
  • Lâm, Lý-duc; Emeneau, M. B.; von den Steinen, Diether. (1944). An Annamese reader. Berkeley: University of California, Berkeley.
  • Nguyễn, Đăng Liêm. (1970). Vietnamese pronunciation. PALI language texts: Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press.


• This page was last edited on 7 December 2021, at 08:47 (UTC). ---

Giữ gìn tiếng Việt trong sáng, đẹp đẽ.

1--
ngon_ngu_1


2--
ngon_ngu_2

 


3



4