Monday, November 22, 2021

Trung Quốc -- Việt Nam đối cực... cái gì?

 

Người Trung Quốc ghen tỵ Việt Nam cái gì?
https://youtu.be/Cd4QJOtphlM



https://youtu.be/r64AXAM3_DE

Given Zhong Yuan has always been the place that being invaded and conquered by foreign people, therefore the region closer to it is more possible to be replaced by the foreign people, in contrast, the civilization that is farther from it is less possible to be replaced by the foreign people. Comparing the civilizations of Yue, Chu and Wu, Vietnam is the place farthest to Zhong Yuan, therefore the Ou Luo civilization could keep the oldest memory of their ancestor. Basically, the origin of Vietnamese culture is Shen Nong, and now China has claimed that its origin includes Huang Di and Shen Nong. But as we have seen, in China there was none of the splendid civilization descending from Shen Nong directly, Vietnam is the only splendid civilization descending from Shen Nong, therefore my opinion is that China’s claim of Shen Nong is its ancestor is an act of stealing the Vietnamese culture.

Trung Nguyên/Zhong Yuan là một mảnh đất trù phú khiến đã đưa đến việc chiếm cứ và xâm lược. Những quyền lực ngoại bang đã nhiều lần thống trị. Những nhóm tộc Việt càng ở xa Trung Nguyên thì ít bị ngoại bang thống trị nên người dân còn giữ được truyền thống và lịch sử. Với các nước Ngô, Sở, Việt, thì Lạc Việt và Âu Việt còn lưu giữ được lịch sử. Thần Nông là tổ tiên của Lạc Việt nói riêng và Việt tộc nói chung.



===========================

Sở Dục Hùng (chữ Hán: 楚鬻熊), còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng
Sở Dục Hùng /Yuxiong's clan name was Mi (芈).
Yuxiong (Sở Dục Hùng) that was later known as Chu as Yuzi or Master Yu. Yuxiong (Sở Dục Hùng was teacher of King Wen of Zhou (Chu văn Vương) and an ally of Zhou (reigned 1099–1050 BC).
Yuxiong known as Yuzi or Master Yuzi reigned Zhou in 11th century BC), also he was an early ruler of the ancient Shang state
Chu văn Vương was adopted Shang culture and language, the first king of the Zhou dynasty Chu Văn Vương carried out study from Shang.[3]

Khi Shang 商Thương khi bắc tiến đã gặp phải người da trắng đến từ Siberia (Tiên Ti), Hung-Nô (Mông Cổ), Nga (Nga Lư), Turky (Thổ) v. v...

Đến thời nhà Tấn, thì toàn thể vùng nầy bị người tây phương da trắng tràn ngập và lập ra nhiều quốc gia nhỏ mà sử gọi là thời kỳ Nam-Bắc Triều.

Ngày nay đại diện cho vùng nầy là người và tiếng Bắc kinh).

Sở Dục Hùng, Yuxiong 楚鬻熊

楚鬻熊, còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng (穴熊), được xem là người đặt nền móng của nước Sở - Thang/Thương cũng là Việt và Chu hay Sở, Kinh Sở cũng là người Việt, văn hóa Việt.
Âm đọc là "Mị", ý là "Hùng" (熊).

--- Sở Dục Hùng, Yuxiong
楚鬻熊,

Còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng (穴熊), được xem là người đặt nền móng của nước Sở - Thang/Thương cũng là Việt và Chu hay Sở, Kinh Sở cũng là người Việt, văn hóa Việt.

Âm đọc là "Mị", ý là "Hùng" (熊). Âm đọc là "Mị", ý là "Hùng" (熊).

Sở gọi là Shang như là nhà Thương vì đất Sở chính là đất nhà Thương.

Trước khi Bàn Canh chuyển lên phía Bắc đóng, tại chính vùng đất này là nước Sở thì nó chính là Nhà Thương.

Nước Sở vẫn giữ họ Hùng chứng tỏ nhà Thương cũng là họ Hùng.

Sở là cách gọi lướt của vùng đất Thương Ngô quanh sông Trường Giang.

Sở gọi là Shang như là nhà Thương vì đất Sở chính là đất nhà Thương.

Trước khi Bàn Canh chuyển lên phía Bắc đóng, tại chính vùng đất này là nước Sở thì nó chính là Nhà Thương.

Nước Sở vẫn giữ họ Hùng chứng tỏ nhà Thương cũng là họ Hùng. Sở là cách gọi lướt của vùng đất Thương Ngô quanh sông Trường Giang.

---------------

Nhà Tần, Nước Tần, Người Tần

Người Tàu phải được gọi người Tần, nước Tần là Ch’in hay Tsin như người Tây phương gọi là Chine.

Tần Thủy Hoàng thâu tóm hết nước Tầu và Bách Viêt nên nước Tàu mang tên ông triều đại của ông là China và dân của nước China là Chinese.

Người Tây phương chỉ biết nước Tàu từ thời Tần Thủy Hoàng nên họ lấy tên nước Tần của Tần Thủy Hoàng để gọi nước Tàu hay Trung quôc, đọc theo giọng quan thoại tức tiếng nước Tần là Ch’in hay Tsin, xina, sino, chink, Chệt.... người Pháp đọc là Chine, người Anh đọc là China.

Người Hoa tự coi họ như là trung tâm của thiên hạ (Trung Hoa). Vì tự tôn nên họ coi những dân tộc sống xung quanh họ là man di mọi rợ.

- Phía bắc họ gọi là Bắc Ðịch (Mông cổ, Mãn châu),

- Phía tây là Tây Nhung (Tây Tạng),

- Phía đông là Ðông Di (Bộc Việt),

- Phía Nam là Nam Man (Bách Việt).

Khi tiếp xúc với người Tây phương thì họ gọi dân da trắng đó là Bạch quỷ!

Lưu Bang và Hạng Vũ cùng nổi lên lật đổ nhà Tần của Tần Thủy Hoàng. Lưu Bang có ý muốn trừ Hạng Vũ để tự mình được mang danh là người thâu tóm thiên hạ. Hạng Vũ cả giận muốn giết đi nhưng nghĩ thương tình vì cũng là người nước Sở cả, nên mới cho Lưu Bang vào trấn thủ ở đất Hán Trung và Ba Thục phong cho tước hiệu là Hán Vương.

Về sau Lưu Bang lập mưu đánh bại Hạng Vũ và lên ngôi lấy tước hiệu Hán vương đổi thành Hán Hoàng Ðế tức Hán Cao Tổ, thủ đắc nguyên một nước Tàu và xâm chiếm Bách Việt do Tần Thủy Hoàng tạo nên.

Nhà Hán cai trị nước Tàu lâu đời và các nho sĩ nên được ca tụng, tuyên dương, được thổi phồng lên thêm cho nhà Hán rồi sau đó, văn hóa của các nước như: Chu, Sở, Thang, Việt bị lấy và mang danh văn hóa Hán, chữ nho của nước Sở được gọi là chữ Hán, và người ở nước Tàu cũng phải nhận mình là người Hán, Hán Nhân, Hán Tử, người bạo gan thì gọi là có máu "hảo Hán".

Triều đại nhà Tần, hay nước Tần là Ch’in hay Tsin như người Tây phương gọi họ là Chine.
Người Việt vẫn gọi họ là nước Tàu, người Tầu cũng là chữ Tần đọc trại hay đọc sai âm thành Tàu. Ông Cha ta đã gọi nước Tần là nước Tàu. Sau này nhà Minh, nhà Thanh, hay Tôn Dật Tiên có thay đổi, Trung quốc, Trung Hoa mang người Tàu trở về thời liên minh các bộ lạc Hoa Hạ của Hiên Viên Hoàng Đế ở Trung Nguyên, thì cũng mang tính cách tranh giành sự chánh danh hoặc tỏ sự uy quyền của triều đại hoặc đảng phái mình.

Những nước khác cũng dựa vào nhà Tần, triều đại Tần mà gọi mặc dù là một triều đại ngắn, nhưng đã tạo ra nước Tàu trước tiên, dù là Hán, là Thanh, Tống, Minh, Đường... có kéo dài bao nhiêu đi nữa, nước Tần đã được tạo ra mà có do người Tần.
LA:Sina
TR:Çin
IT:Cina
ER:Ĉinio
ID:Cina, Tiongkok
MY:Cina, China
CZ:Čína
BQ:Txina
DE:China
FR:Chine
NL:China
ES:China
EN:China
IS:Kína
MT:kina
DK:Kina
FI:Kiina
SE:Kina
NO:Kina
CN: 中国
JP:中国
KR:중국
VN:Trung Quoc / Tau
ID: Tiong Kok
RU:Китай
BY:Кітай
BG:Китай
UA:Китай
KZ: Қытай
KG: Кытай


The consequence of Chinese imperialism

https://youtu.be/0fnlCZitvoQ



==============================

Bách Việt Sử: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử (1)

Khảo cứu Bách Việt Sử: Những Lớp bụi mờ của lịch sử...(1)
Hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên trên bề dầy lịch sử Bách Việt...



Người Việt Nam ngày nay khi viết chữ Việt với vần A B C thì người ta gọi là chữ Việt, khi người ta gặp chữ tượng hình 越 (Việt) thì đa số người ta nói là chữ Tàu! Người Quảng Đông ngày nay khi viết hai chữ 越 南 (Việt Nam) thì họ đọc là "Duyệt-Nàm", và khi phát âm đọc lên hai chữ đó theo giọng nói địa phương Quảng Đông thì họ gọi tiếng của họ là Việt Ngữ... Xin kể một chuyện xảy ra hiện nay tại một trường Đại Học ở California - USA:

Một sinh viên người Việt Nam biết chút ít tiếng Quảng Đông, tự giới thiệu mình với một sinh viên đến từ Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc rằng:

- "Ngọ hầy Duyệt-Nàm dành" (Tôi là người Việt Nam).

Người Sinh Viên kia cũng tự giới thiệu:

- "Ngọ hầy Duyệt dành" (Tôi là người Việt);

Thế là người sinh viên Việt Nam ngớ ngẩn!!!... Hả?... Ủa? Sao kỳ vậy?


Tuổi trẻ ngày nay ít biết được lịch sử Bách Việt, nhiều người lớn tuổi mà còn không biết! Vì không muốn biết, vì không được biết v v… thì nói chi đến lứa tuổi sinh viên hiện giờ! Vì sao? Đó là vì có sự ngộ nhận "Hoa-Hạ"- "Hán" và "Việt"...


Từ khi nào thì có chuyện người ta tự xưng là "Hoa-Hạ" hay "Hán" tộc?

- Điều nầy khá phức tạp, nếu như thiếu dẫn chứng hoặc trình bày quá..."đơn giản" thì khó hiểu ngọn nguồn!

Hôm nay tôi tìm cách trình bày những trường thiên dài lê thê của mấy ngàn năm bằng cách ngắn gọn, nhưng, cũng phải kể ra những chi tiết quan trọng theo tuần tự. Những chi tiết sẽ được trình bày rõ ràng theo từng bài khảo cứu tiếp theo sau nầy; rất mong quí vị... cũng như tôi sẽ cố gắng để khảo cứu thêm chi tiết và viết thành nhiều bài để giải thích một cách khoa học và nghiêm túc.


Khảo Cứu: Những chi tiết quan trọng... thời Cổ Sử và Cận Đại:

- Cổ thư được gọi là "Việt Tuyệt Ký" hay "Việt Tuyệt Thư" (*thời Xuân -Thu Chiến Quốc: trước Sử Ký của Tư Mã Thiên), trong đó ghi chép Vua Việt là con cháu của vua Vũ thuộc triều nhà Hạ; Việt Tuyệt Thư viết bằng chữ tượng hình như "Việt Cổ Văn" và "Trung Văn", ngày nay, sách phải dùng bằng bản phiên dịch qua Trung Văn bởi những học giả Việt Học xưa nay, vì cổ Việt văn có một số từ ngữ của cổ ngữ mà ngày nay người ta sẽ khó hay không hiểu khi đọc!... Ví dụ chữ "Cuấy" hay "Cuây" là "Hội", "kây " là "kế"; "cuấy kây" chính là "hội-Kế" , "Cuấy - kây"... mà viết theo chữ tượng hình xưa thì mấy ai biết được bây giờ?

Đa số sẽ đọc là "Hội-kế", (Lại có một giọng Cối-Kê = Cuấy Kây = Hội-Kê.. là Hàn-Châu ngày nay), chữ 會計(Hội-Kế) là: 會稽 ngày xưa, Chữ "Hội" với chữ "kế "nhưng lại đọc là Cuấy-kây với dần "C-hay K" đó là nét đặc biệt của vùng Giang Đông và Phiên Ngung (bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương).

Nhờ Việt Tuyệt Thư mà sau nầy "Sử Ký" (Của TƯ MÃ THIÊN) và nhiều sách sử khác có tài liệu về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền thuyết...


Truyền thuyết...***Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi rồi truyền ngôi cho con là "Khải" - lập nên triều "HẠ", triều Hạ là của Việt tộc. VIỆT TUYỆT THƯ chép rằng bởi vì "Vua Vũ được chôn cất ở Mao Sơn (Cuấy kây - Hội kê), con cháu trong nhà phải có người theo ở đó để giữ đất mộ của Vũ gia cho tròn đạo hiếu, và rồi lập ra Việt Quốc.". Vậy, theo VIỆT TUYỆT cổ thư: Hạ và Việt là một nhà, đã là một nhà thì "Hạ" ngữ hay "Việt" ngữ là một, có ai cần tranh luận điều nầy không?

Chú ý: Nghiêu, Thuấn, Hạ là Truyền Thuyết... nhưng "Việt Tuyệt thư" là cổ thư thời Xuân Thu - chiến Quốc được lưu lại cho đến ngày nay mà nội dung được ghi chép thật rõ ràng, cổ thư nầy mang tên "Việt Chép" và chép lại sử Việt; sau nầy "Hoa" văn không có chữ "chép" nên dùng chữ "Chóe, chóe: 絕yue"/ đọc theo Hán-Việt ngày nay là "Tuyệt"... có phát âm na ná để thay chữ "chép"; xin đón đọc: sẽ nói rõ về VIỆT TUYỆT THƯ ở những bài khảo cứu tiếp theo sau nầy.

Việt Tuyệt Thư và những chữ viết được khắc trên xương (Giáp Cốt Văn) và những đỉnh bằng kim loại đồ đồng (Chung Đỉnh Văn) thời nhà Thương và Chu mà khảo cổ học khám phá ra đã bổ túc và minh chứng cho truyền thuyết, và vì vậy Việt Tuyệt Thư càng thêm giá trị.

Triều Hạ bị lật đổ do triều Thương, Thương là con cháu của Đế Nghiêu, lấy họ Chử, người Việt không xa lạ với họ Chử qua câu chuyện "Chử Đồng Tử "...Thương không phải là Việt tộc? Hay là Việt tộc? (Xin xem bài tiếp theo) - Đọc giả sẽ tự có câu trả lời: Vì Đế Nghiêu truyền ngôi cho đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho vua Đại Vũ của nhà Hạ... Sau nầy nhà Thương của họ Chử (子 - đọc là Chử khi là họ, chứ không đọc là Tử) lớn mạnh và lật đổ triều Hạ, và chữ viết và văn hóa của Thương đều là kế tục của nhà Hạ: Những chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và Giáp Cốt Văn của Khảo Cổ Học chứng minh được điều nầy...
Nhà Thương thôn tính và Đồng hóa Người Siberia da trắng là "Trung Sơn Quốc": gọi là "Bạch-Địch". Nói chung - nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng Hóa... ngay cả tên của Trụ Vương... cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt… chứ không phải là Tân Đế!

Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng Hóa. Tộc Chu là Tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương, trước khi lật đổ nhà Thương, thì trên bước đường đông tiến từ cao nguyên phía tây tiến về Trung Nguyên là họ đã bị Việt Đồng Hóa rồi, và họ đổi tên, xưng là: Chu 周, Chu: có nghĩa là Điền 田- Khẩu 口, ráp chữ Điền để phía trên và Khẩu chung sẽ thành chữ 周 – Chu. Chu là: khẩu sống nhờ Điền- (ruộng lúa)... và triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ nhà Hạ để được "Chính Danh". Chu tự xưng là "Hạ" hay là "Hoa" - vì lẫn lộn phát âm giữa chữ Hoa và Hạ của tiếng Việt. Tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn tồn tại cho đến ngày nay, cho nên khi đối chiếu tiếng Khương với cổ sử và Tứ Thư, Ngũ Kinh v v... thì sẽ thấy rõ Chu đã Bị văn hóa Việt của nhà Hạ và nhà Thương đồng Hóa... Bởi vì Triều Chu đã không còn dùng tiếng Khương như người dân tộc Khương hiện nay vẫn tồn tại và nói tiếng Khương, và ngay cả việc nhà Chu phải nhận thầy và học hỏi từ nước Sở cũng ̣được ghi rõ ràng trong chính sử, (điều nầy ghi rõ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên).

Nhà Hạ được xem là chính danh, là Hoa. Hoa nghĩa là "hoa lệ", là "quí phái", là tiến bộ, là quí tộc, là thống lĩnh, là chính thống ở Trung Nguyên. Cho nên khi mà Chu muốn gồm thâu thiên hạ qui phục với Chu thì phải tự xưng là "Hoa-Hạ", ngay cái tên "Hoa-Hạ" đã tự bộc lộ là bị Đồng Hóa rồi!... Vì lẫn lộn "Hoa" Và "Hạ"!!!

Bởi vì là bị đồng hóa mà vẫn khó phân biệt phát âm của một ngôn ngữ "mới" đối với họ, cho nên họ không phân biệt được "Hạ" là tên gọi Hoàng Triều, và "Hoa" là tên gọi của quí tộc theo lối phát âm tiếng Việt, nên mới có việc tự xưng vừa Hoa lại vừa Hạ... trong khi lẽ ra chỉ cần xưng là HOA, hoặc chỉ xưng là Hạ... là được rồi! (Hoa = 華, Hạ=夏)

- 華 - 夏 Tiếng Việt cổ đại Hoa và Hạ đọc rất là giống nhau...

- 華 - 夏 Tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay: đọc "Hoa"-"Hạ"... Phát âm rất giống nhau, chỉ vì dùng cố định dấu nặng trong chữ Hạ theo qui định ngày nay của phiên âm a, b, c, theo Latin mà tạo nên khác biệt hơi nhiều.

- 華 - 夏Tiếng Việt ở Quảng Đông nay: Đọc: "Hòa" - "Hà"... Phát âm rất giống nhau.

- 華 - 夏Tiếng Mân-Việt Triều/Phước Kiến: đọc: "Hoe"-"he"... Phát âm rất giống nhau.

... Mãi cho đến sau nầy qua nhiều triều đại sau nhà Chu nữa, khi nhiều dân tộc khác tiếp tục bị người Việt đồng hóa nữa thì dần dần mới có sự "lai căng" văn hóa khác mà đổi phát âm chữ "Hạ" đọc thành "seaé" hay "Xié", và phiên âm theo tiếng Anh/English ngày nay 夏 là "Xia". Ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc 華 - 夏 là "Hỏa-Xié" / (là "HUA-Xia" khi dùng English phiên âm).

Chính vì vậy mà có từ ngữ Hoa-Hạ 華 - 夏 đọc thành "Hỏa-xié" theo tiếng "Quan Thoại" ngày nay để tự cho rằng: ta là "truyền nhân" đích tôn của của nhà Hạ!!!


Việt Tộc thống lĩnh Trung Nguyên từ xa xưa, mà nổi bật là nhà Hạ, Việt, Bách Việt...

Ngày nay xét kỹ thấy rằng: các ngôn ngữ của người da trắng vùng SIBERIA đã lập ra "TRUNG SƠN Quốc" rồi bị nhà Nhà Thương thôn tính, rồi Chu thôn tính Thương; rồi loạn Hung Nô thời Tấn v v... Xét kỹ ngôn ngữ Siberi, Turky, Khương, Mông Cổ v. v... vẫn tồn tại đến bây giờ, để người ta có thể đối chiếu và thấy khác với các tiếng nói địa phương Việt và tiếng Quan Thoại-phổ thông: Đó chính là một bằng chứng người Siberi thời nhà Thương và luôn cả nhà Chu đã bị Việt đồng hóa: vì họ đã không còn dùng những ngôn ngữ "Hung Nô" nêu trên...

Vì đã bị Việt Đồng Hóa mà họ tự xưng là dân tộc "Hoa-Hạ" 華夏 là con cháu của nhà "Hạ夏"!

Cũng vì văn hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng Hóa Thương, Chu, và Yến, Ngụy (Người Siberi Thời Xuân Thu - chiến quốc) v v... cho nên tiếng Việt có thêm "một nhánh mới phía bắc" mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc-Kinh hay Mandarin, khi có thêm tiếng phía bắc thì hai tiếng Việt Nam Bắc khác giọng và biến âm khó thông với nhau nên người ta chọn tiếng Việt phía nam là tiếng xưa - "có sẵn từ trước" và là tiếng "tiêu chuẩn" để làm tiếng "phổ thông" dùng cho thời đó, và tiếng Việt để "phổ thông" thời đó đã được gọi là "Nhã Ngữ 雅 語": thời Xuân-Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ, Nho Giáo thời đó đã phát triển mạnh, lịch sử đã được ghi lại khá hoàn chỉnh, cho nên người ta có thể kiểm chứng rõ ràng 100% chuyện nầy.

"Nhã Ngữ 雅語" mặc nhiên trở thành tiếng để dùng chung "phổ thông" phổ cập vào thời xuân thu-chiến quốc và được gọi là "Nhã ngữ" vì nghĩa là: Nhã: là Đẹp, văn nhã; Khổng Tử Dạy học cũng dùng "Nhã Ngữ" (雅語).

- Nhã Ngữ là Việt Ngữ 粵 語 (粵 hay 越 hoàn toàn giống nhau, xưa dùng chung cả hai chữ nầy là "Việt") tồn tại cho đến ngày nay ờ tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam.

Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng nam nhiều hơn vùng Phiên-Ngung/Quảng Châu và sau nầy lại biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường, rồi lại biến âm nhiều khi dùng A, B, C để phiên âm.

Tiếng Quảng Đông chỉ biến giọng rất ít dù và vì bởi tiếng Bắc-Kinh ngày càng phát triển mạnh
nhưng vì không dùng Latin a, b, c để phiên âm, nên không có "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng" cố định cho nên giữ được nhiều âm thanh cổ... điều nầy có thể kiểm chứng được khi so sánh với phương cách thuyết văn giải tự của thời Hán đã được Hứa Thận biên soạn trong sách "Thuyết-Văn".

Người ta có thể phục chế ngôn ngữ bằng cách nắm vững quy luật biến hóa của ngôn ngữ, người ta nghiên cứu một vùng "Việt" ngày xưa bị "Hung nô " xâm chiếm rồi biến âm và trở thành sử dụng ngôn ngữ mới... khác âm như thế nào, rồi lại đối chiếu với ngôn ngữ của những nhóm Việt chạy xa... xuống phương nam, người ta lại tổng hợp, rồi phân tích một từ ngữ đã biến thành nhiều âm của các phương ngôn khác nhau: để tìm ra một từ gốc gác căn bản nhất đã biến hóa thành nhiều phương ngôn mà lại rất giống nhau vì cùng một gốc...

Nhưng tiếc thay... nhóm nghiên cứu phục chế ngôn ngữ còn ít... lại rất "bí mật" và không được "công bố" để phổ biến!
Trong thế gíới của Blogger tiếng Hoa ngày nay - thông tin gần như là duy nhất và được rò rỉ một cách vô tình hay cố ý của nhóm phục chế CỔ Hán NGỮ thì Từ ngữ "Thén Thỉnh" Của Tiếng Bắc Kinh, "Thín thìn" của Tiếng Quảng Đông, "Thenn thénn" của tiếng Triều Châu... là: Với kết quả của "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì những chữ đó ngày xưa có phát âm là "THIÊN_ĐÌNH -天庭": Nếu như có hàng trăm hay hàng ngàn nhóm nghiên cứu "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì kết quả sẽ to lớn và hùng tráng hơn nhiều, và cũng sẽ... không còn gì là "bí mật" hay lạ lùng nữa!

Khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm "thiên hạ" thì tiếng Việt-Nhã Ngữ được Triều đình "qui định" để dùng thống nhất hóa về chữ viết và tiếng nói; nhà Tần ra qui định thống nhất về chữ viết, đơn vị đo lường... nhưng tồn tại chỉ có 15 năm thì bị người Việt của vùng Sở và vùng Việt (Giang Đông) liên kết lật đổ... rồi lập nên Triều Hán.

Sách "Thuyết Văn" (説文) của Hứa Thận - 許 慎 biên soạn và viết ra thời Hán: phần đánh vần của thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt... (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng "Quan Thoại-Bắc kinh-Mandarin" thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ); đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa... bởi hoàn cảnh và điều kiện kịch sử:
Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông - Việt Nam ngày nay là chung một nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân... Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng Hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc-Kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô-Việt Ngữ; Phía nam Ngô-Việt ngữ là vùng Phước Kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của giọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần căn bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các ngôn ngữ địa phương khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ/Khách-Gia (Hakka) ngày nay. Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải-Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /"Cữu-Lê", Lê-Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt-Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt - Việt Nam; Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc-Kinh/Quan thoại/Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của "Hung Nô" và vì đa số triều đình của các triều đại đều đặt tại những vùng đất "Trung Nguyên" nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành chuyện đương nhiên.

Toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán... là văn Hóa Việt.

Tại sao gọi là văn hóa Việt? Vì quốc hồn, quốc túy đã mang tên Việt! Việt đã là tên của truyền thống dân tộc cho nên các vương triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở, Tần, HÁN, NGÔ VIỆT, MÂN VIỆT, ĐÔNG VIỆT, DƯƠNG VIỆT, NAM VIỆT, ÂU VIỆT, LẠC VIỆT v. v...

Triết học và địa danh của sử xưa từ xa xưa đã được định hình và lưu lại cho đến ngày nay... chữ viết đã lưu lại là Đế Đoan Hạn, Đế Cảo, Đế Nghiêu, Đế Thuấn... chứ không phải là Thuấn Đế, Nghiêu Đế v v... và địa danh là Sơn Đông chứ không phải Đông Sơn, Hà Nam chứ không phải Nam Hà, Thượng Hải chứ không phải Hải Thượng, Quảng Đông chứ không phải Đông Quảng và đảo Hải Nam chứ không phải Nam Hải v. v....

Chỉ đến khi nhà Hán mất, thời nhà Tấn có nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hóa Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v. v... thì văn Hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chỉ có phương nam là còn giữ lại được văn hóa Việt gần nguyên vẹn, ở phía nam là vùng: sông Trường Giang và Ngũ Lĩnh, phương nam...
Từ thời xa xưa đã có người da trắng di cư xuống nam và lập ra Yến Quốc. Đến khi thái tử Yên Đan dùng Kinh Kha mưu Sát Tần Thủy Hoàng là Yến đã bị Việt Hóa lâu rồi, ngành Khảo Cổ ở bán Đảo Sơn Đông cũng đào được mộ của người da trắng; loạn thời Tấn cũng là một lần nữa làm xảy ra việc văn Hóa Việt Đồng Hóa thêm một số nhiều - rất nhiều - người Turky và và nhiều tộc Hung Nô - Siberi, nhưng vẫn chính là vì vậy mà văn hóa và ngôn ngữ phía Bắc đã đổi khác thật nhiều với sự lai căng mạnh mẽ bởi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Siberia, Hung nô - Chitan/Khiết Đan v. v… do đó mà có tiếng "phổ thông-quan thoại" ngày nay khác xa về văn phạm với Việt ngữ bằng cách Đảo ngược văn phạm Việt, nhưng phát âm thì lại tương đương Việt... ví dụ: Hoa trở thành Hỏa, "Diệt" trở thành "yué", "to" lớn trở thành "ta" hay là chỉ đọc giọng cao hơn là "Tá,Tó" v v...
Sau khi nhà Tấn mất phân nửa đất phía bắc, thì phía bắc có quá nhiều chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau, những chủng tộc của người mới xâm chiếm trung nguyên thành lập nhiều quốc gia với tình trạng đa chủng tộc và đa ngôn ngữ, thì bắt buộc phải chọn và bị đồng hóa bởi tiếng "Phổ thông", chứ mạnh ai nấy giữ tiếng Turky, Mông Cổ, Nga, Tạng v. v… thì sẽ quá nhiều khó khăn khi giao tiếp... và sau nhiều đời thì đã bị văn hóa Việt đồng hóa, nhưng vì văn hóa Việt nầy thời đó đã mang danh là nhà "Hán" và "Tiền Hán" - thì khi đã bị đồng hóa rồi thì họ cũng xưng là "Hán"...

Sau nầy, khi dân số phát triển và cùng với sự phức tạp của giọng Việt ở các miền khác nhau như vùng Thái Sơn, Sông Hoài, Sở, Dạ Lang, Mân, Lạc, Âu, An Huy, Hà Nam, Tô Châu, Hàn Châu, Phiên Ngung, Giao Châu v. v... đã bắt buộc mỗi triều đại các triều đình các đời sau luôn luôn phải dùng và bổ túc cách nói và cách viết chung "phổ thông" ở triều đình, đó là "tiếng Phổ Thông" chung cho bá quan văn võ mọi miền... bao gồm luôn những người mới đã bị đồng hóa: cho nên đã định hình và phát triển thành tiếng "Quan Thoại", là tiếng nói "mới" của chung của những người cũ và mới - đã bị đồng hóa… để "phổ thông", để dễ dùng chung cho tất cả các chủng tộc cũ và mới của Trung Nguyên... vì vậy: cho nên đã - hoàn chỉnh dần dần và chính thức, sinh ra tiếng "quan Thoại”, "phổ thông"; do đó - cần chú ý điều nầy: những cổ văn từ Hán, Tần... trở về trước thì không phải là "Quan Thoại" hay "Phổ Thông" mà là Việt Ngữ - Nhã Ngữ; dù "Quan-Thoại" đã được hình thành dần dần, nhưng chỉ đến đời nhà Tùy và Đường thì tiếng Phổ Thông mới được đầy mạnh và phát triển mạnh thêm một lần nữa, bởi vì
Tùy và Đường đều là gốc Hung Nô ở Siberia; tuy vậy, thời đó tiếng Phổ Thông chưa đủ mạnh để thay thế nổi cho Việt Ngữ, nên Đường thi là đa số phải đọc theo Việt ngữ thì mới đúng theo vần đã gieo trong Đường Thi (Chú ý: Thơ văn từ Tống - Đường trở về trước là Việt, phải đọc theo giọng Việt,
nhưng cũng có một số ít dùng theo tiếng "Phổ thông-Quan Thoại" do những người "mới" đã viết ra... mà truy nguyên ra sẽ thấy Họ là họ nhà làm quan cha truyền con nối nên đã chỉ rành và chỉ biết "quan thoại" hoặc những người này chính là dòng người Hung-Nô, Siberi... ví dụ như điển hình là nhà thơ Lý Bạch/Lý Bạch gốc Hung Nô-Siberia).

Sau nhà Đường là nhà Tống... Tống Từ và Đường Thi điều phải đọc theo giọng Việt... Bởi vì tiếng Việt "xưa" tiếp tục vẫn còn mạnh; nhưng rồi Nhà Tống bị mất bởi nhà Nguyên của tộc Mông Cổ... làm thay đổi lớn, Tiếng Bắc-Kinh/Phổ Thông lại lớn - và mạnh thêm...

Văn chương xa xưa từ trước là nhà Hán, Tần v. v... thì văn phạm Việt rõ ràng: Ví dụ - Người Mân Việt là người Triều Châu từ xưa đến nay vẫn dùng danh từ "CÔI - BÓ 雞 母" (Gà mẹ) cho đến ngày nay, "Côi" là "kê" của tiếng Việt cổ đại mà bên đạo Phật ở Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều người biết... ''côi 雞'' là Kê/Gà, ''Bó 母'' là ''Po'', là "a-phò", là "bà", "bà mẹ", "mẹ".

"Côi bó" là "gà mẹ"; đối chiếu "Côi bó" hay "gà mẹ" với văn chương tiền Tần-Hán thì thấy rõ văn phạm và phát âm bị gọi là "cổ Hán ngữ" đúng là như vậy và chính là Việt ngữ, và xa xưa thì sách thời tiền Hán đúng là dùng là: 雞 母.

- Côi Bó雞 母= Gà mẹ; chữ Gà là "kê"雞 - viết trước: Văn Phạm tiếng "Việt".

- Ngày nay tiếng Bắc kinh dùng là "Mẫu-kê 母雞" với chử Gà là "Kê" 雞 viết sau: văn phạm Bắc Kinh/ Phổ-Thông hiện giờ.

=> Rõ ràng thời Tần, Hán và trở về trước thì ngôn ngữ toàn là Việt.

- Xưa: tra cổ thư thấy viết là "bộ hành 步行": nghĩa là Bước Đi (chữ Hành 行 là "Đi"... phải viết phía sau), chứ không phải "hành lộ 行路" như hiện giờ (chữ Hành 行 là "Đi"... viết phía trước).

- Xưa viết là "Mắt" 目 chứ không viết là "nhãn tinh"-眼睛 như bây giờ v. v...

=> Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây là Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng v v... xa xưa là văn hóa và ngôn ngữ là Việt.

Đến khi Mông Cổ thôn tính trung nguyên và lập ra nhà Nguyên quá lâu, thì tiếng Phổ Thông chiếm thượng phong. Nhà Minh lật đổ nhà Nguyên, cố khôi phục lại ngôn ngữ, nhưng khi dời thủ đô từ phía nam lên vùng Bắc-Kinh thì quan và triều đình lại phải dùng "Quan-Thoại". Nhưng... và rồi lại đến một nhánh Hung Nô khác là tộc Nữ Chân - của vùng Mãn Châu lập nên nhà Thanh, tiếng Phổ Thông - Bắc kinh tiếp tục "lên ngôi" và đồng hóa người tộc Mãn/Kim, Triều đình Mãn Thanh bắt buộc thi cử tuyển "Trạng nguyên", "tiến-Sĩ" v.v... là phải thi tuyển bằng tiếng Phổ-Thông/Quan Thoại...
vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng-Tây chống đối, vẫn chỉ thi bằng tiếng Việt, Vùng Mân Việt là Phước-Kiến, Triều Châu thì dung hòa thi bằng song ngữ Quan-Thoại và Mân Việt Ngữ.

Nếu gộp chung lại là "Thương" - bị ảnh hưởng bởi Bạch Địch Siberia, "Chu", "Yến", Ngụy", "kim", "Liêu","Tây Hạ" v. v... thêm vào nhà "Nguyên" và "Mãn Thanh" tính chung cộng lại hàng ngàn năm bắc thuộc "Hung Nô" làm cho vùng Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông -Trung Nguyên đã bị... trở thành "Văn hóa Việt đồng hóa ngoại tộc" - trở thành văn hóa "phổ thông" - mà thành phần mới nầy lại rất là mạnh và xưng là dòng dõi của "Hạ";" Hán " xưng là "Hoa Hạ" tộc! "Hán" tộc với tiếng nói là tiếng Phổ Thông - Quan Thoại, và sau nầy còn có tên là tiếng "Bắc Kinh" hay là "Madarin- (Mandarin là do phiên âm từ chữ Mãn Đại của Triều Mãn -Thanh bởi người Tây Phương"... Họ đọc chữ Hạ夏 là "Xia"... TRONG KHI SỬ SÁCH CỦA "HẠ 夏" LÀ VIỆT TỘC VỚI VĂN PHẠM Và NGÔN NGỮ RÕ RÀNG...đọc là "Hạ".

Sau khi nhà Thanh bị mất bởi Tôn Dật Tiên làm cách mạng... nước "Trung-Hoa" mới được thành lập, Việt ngữ phương nam đã được cân nhắc làm tiếng Phổ Thông để dùng thống nhất, nhưng vì trong hàng ngũ tướng lãnh có quá nhiều người phương bắc sử dụng tiếng Phổ Thông, nên vì đại cuộc mà một lần nữa tiếng Phổ Thông-Quan Thoại - Mandarin lại được chọn làm tiếng "Phổ-Thông" và điều đó tiếp tục ảnh hưởng trở thành hiện trạng ngày nay...

Khi HỨA THẬN Biên soạn "TỰ ĐIỂN" THUYẾT VĂN Thời HÁN Thì chữ ''HẠ'' Vẫn là được ghi phiên âm là: 胡 雅 切= Hồ Nhã Thiết", hồ nhã thiết nghĩa là Hồ a hạ Hạ 夏", đó là tiếng Việt: Khác xa với "phổ thông là "Xia 夏".
Chú ý: Xin đón xem bài bài khào cứu "Thuyết Văn"...

Theo Tôi thấy:

=>Chỉ khi nào có việc sách THUYẾT VĂN... để giải tự của Hứa Thận thời nhà Hán mà lại đánh vần chử "HẠ" là " x-i -a -xie =xié", và toàn bộ những chữ khác trong thuyết văn phải đọc theo giọng "Phổ Thông-Bắc Kinh" thì người ta mới tin được là có một nền văn Hóa gọi là "Hoa-Hạ" hay "Hán" có trước văn hóa Việt.

=>Chỉ khi nào có việc triều Hán không nói tiếng Việt mà lại có riêng một thứ tiếng "Hán!" thì người ta mới nên nghĩ tới những lập luận 4: Hán ngữ 4, Hán tộc 4, Hán hóa những dân tộc khác 4, v. v.... Nhưng chỉ riêng một quyển "tự điển"/ "Thuyết Văn" của triều đại mang tên Hán 漢 do Hứa Thận biên soạn cũng đủ chứng minh tất cả Hán là Việt: 越/粵... bởi phát âm của tự điển, của ngôn ngữ là Việt 越; Vậy thật ra là Việt Hóa 越 化... các tộc khác.

=> Và đặc biệt là nên phải nhấn mạnh và lập lại điều nầy: tất cả NHỮNG CHỮ KHÁC trong TOÀN BỘ SÁCH "THUYẾT VĂN" của Hứa Thận thời nhà Hán PHẢI ĐỌC THEO TIẾNG VIỆT (đã biến thành mấy ngôn ngữ địa phương Việt ngày nay).

Nếu như đọc theo tiếng "Mandarin-Quan thoại" thì:

- Thứ nhất là đánh vần sẽ sai,
- Thứ nhì là đọc được một ít chữ trùng hợp thôi, và
- Thứ ba là có chữ sẽ không đánh vần phiên âm được: Điều nầy có thể kiểm chứng dễ dàng bằng cách mở sách "Thuyết Văn" của Thời Hán ra mà đọc thử...

=>Và ĐƯỜNG THI với TỐNG TỪ PHẢI ĐỌC THEO CÁC NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT mới đúng vần, mới hay...

=> KHỔNG TỬ DẠY HỌC BẰNG NHÃ NGỮ tiếng VIỆT (雅語), NHÀ CHU VÀ NHỮNG NƯỚC THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC PHẢI DÙNG NHÃ NGỮ VIỆT ĐỂ LÀM TIẾNG "PHỔ THÔNG'' KHI GIAO THIỆP... LIÊN LẠC, tất cả những điều nầy được ghi trong nhiều cổ thư, bằng chứng vẫn còn đó và quá nhiều bằng chứng...

Tất cả sách diễn giải sử của từng thời đại đều khó thoát khỏi "tư tưởng sử" của THẾ LỰC CHÍNH TRỊ của mỗi một thời đại!

Nhưng hãy dùng khoa học nghiên cứu về NGÔN NGỮ, PHONG TỤC, khảo cổ, di truyền, tôn giáo, thiên văn, địa lý, toán học v. v... để lý giải bằng tinh thần Chân, Thiện, Mỹ thì lịch sử sẽ được sáng tỏ...

Chúng ta không có máy thu âm thời cổ sử để lưu lại tiếng Việt thời xưa: nhưng đã có VIỆT TUYỆT THƯ, và có thể tham khảo Chiến Quốc Sách, Ngô Việt Xuân Thu, Tứ Thư - Ngũ Kinh, Thủy kinh chú, Tiền Hán Ký, Hán Thư, Sử Ký, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử - Tứ Khố Toàn Thư, Quảng Châu Ký v. v... và bên cạnh sách sử của nước Việt-Nam. Về văn hóa dân gian còn có những bài Đường Thi, Tống Từ, còn Việt Kịch của Giang-Tô, Chiết Giang, những văn hóa, và phong tục dân gian... và đặc biệt là có sách "Thuyết Văn " với ghi chú cách đánh vần Việt rõ ràng ở thời nhà Hán của Hứa Thận, cộng thêm có nhiều ngôn ngữ Bách Việt còn tồn tại cho đến ngày nay như Bộc Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Lê Việt (tiếng của người dân sống trên đảo Hải Nam), Lạc Việt, Việt v v... Tất cả chi tiết trên đã là bằng chứng sống động cho thấy
Văn Hóa người Việt đã trải rộng và đồng hóa biết bao dân tộc khác ở Trung Quốc từ ngàn xưa cho đến hiện thời...

Những sự ngộ nhận và diễn giải sai lầm ý nghĩa chung quanh chữ Hoa và Việt bởi các thế lực chính trị để tranh giành vai trò "Chính Thống" và "Quyền Lực" đã làm gây ra phân ly và chiến tranh và đau khổ cho biết bao muôn dân của đại gia đình Bách Việt.

Có một thuyết cho rằng nước Việt của vua Câu Tiễn không phải là con cháu của vua Vũ nhà Hạ như Việt Tuyệt Thư đã ghi chép, vì vua Việt mang họ Mi, sau đổi họ Lạc, trong khi nhà Hạ mang họ 姒-Tự.

Lập luận nầy rất quan trọng và cần chú ý. Xưa hay đổi họ do được phong Quan và Đất v. v… Các đời tổ tiên trước của Vua Vũ cũng thay đổi Họ nhiều lần, Thuyết trên không đủ bằng chứng thuyết phục để bãi bỏ những gì đã được ghi chép trong Việt Tuyệt Thư, bởi vì Việt Thư ghi chép quá rõ ràng; muốn phủ nhận Việt Thư không phải là dễ.

Có thuyết cho rằng người Việt là thổ dân lâu đời ở một vùng rộng lớn, lập ra nhiều nước Việt nhỏ và trong đó có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, thuyết nầy được các nhà nghiên cứu sử "tin cậy" hơn, bởi vì khảo cứu theo thực tế lịch sử thì nhóm Việt cư trú trên địa bàn quá rộng.

Tại sao người ta không nhập hai thuyết làm một? Và còn chuyện đổi họ vẫn đầy rẫy trong lịch sử xa xưa cũng như sau nầy, họ Mi, họ Lạc cũng đổi làm họ ÂU và Âu-Dương ở vùng Âu giang của Âu Việt, họ Mi cũng đổi thành Họ Sở... Họ Lạc khi chạy loạn cũng đổi thành họ LA, Họ Lai để giữ an toàn... Từ cổ xưa cũng thế thôi, ở đâu thì gọi theo tên đó lâu ngày thành họ mới, đất Trịnh, đất Triệu, đất Ngụy v. v... đều tạo ra họ mới; xưa có họ Cơ là vì sống ở sông Cơ, lâu ngày thì được gọi là Cơ, Họ Khương là vì ở sông Khương v .v...

Nên nghĩ đến là nhóm Việt trải rộng trên một địa bàn bao la bởi vì giỏi dùng ghe thuyền, cho nên theo bờ biển và theo dòng sông di chuyển, di cư rất dễ dàng? Dù không phải là du mục, nhưng còn phương pháp du canh đốt rừng làm rẫy, để tỉa lúa khô, trồng kê, bắp, đậu, khoai trên cạn... cũng đòi hỏi phải di chuyển hoài để đốt rẫy mới là có thu hoạch tốt hơn cho mùa trồng tỉa kế tiếp, như hiện nay chúng ta vẫn hiểu và thấy rõ qua lối du canh, du cư. Câu: "khoai đất lạ, mạ đất nhà." cũng là một lý do để phải "di cư", hiện nay thì việc trồng lúa và nuôi heo đã được xác định là của Việt tộc biết làm sớm nhất...

Gia đình, dòng họ, gia phả, xã hội, đời sống và thực phẩm phong phú, ở đâu có người Việt là ở đó có trái bầu, trái bí và rau quả v. v... văn minh nông nghiệp cũng tạo ra âm lịch và quan sát thời tiết, bầu trời, thiên văn-địa lý, sau nầy còn có đoàn quân Hổ và Voi ra trận xông pha chiến trường của Mạnh Hoạch và của Hai Bà Trưng. Đời sống thực tế của người Việt mới thật là lạ và hay cho những sáng kiến và ứng dụng, thuyết NHẤT NGUYÊN Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi của vùng đất Sở thật là cao thâm khó lường, vẽ bùa và thần chú của vùng Mao-Sơn (Cối-Kê), yêu tinh hay thần thánh nhập xác người dùng cây nhọn xuyên gò má, xuyên lưỡi, cắt lưỡi lấy máu làm bùa vùng Phước Kiến - Triều Châu thật lạ lùng đặt biệt, gọi hồn, xem phong thủy địa lý, tử vi, bói toán thuật số, thư-trấn-yếm bùa đối với người và công trình xây dựng thật là huyền bí, nghiên cứu võ công, thế trận-binh thư, nhạc cụ, thi ca, tiên tri, khoa học v .v... chế tạo thuốc pháo, giấy, xe, ghe, nhà sàn, thành quách - cung đình, đền thờ - lăng tẩm, vũ khí, mỹ phẩm, y dược v. v... những người khảo cứu lịch sử Bách-Việt còn hay nhắc lại những phát hiện người Việt giỏi dùng ghe, thuyền di chuyển trên sông biển và trồng lúa, cắt tóc ngắn để dễ làm việc đồng án ở ruộng lúa nước? Có tục xâm mình, vẽ mặt, đội lông chim (điều nầy cũng thấy rõ ở thổ dân Châu ÚC và Châu Mỹ La-tin), quan niệm sống là "Thiên" và "Nhân" hợp nhất, khi làm lễ cúng tế thì ca hát và nhảy múa.

Những từ ngữ "chìa khóa" của tiếng Việt có liên hệ với nhóm ngữ hệ nam đảo Thái Bình Dương v. v... người ta ước tính rằng ngày xưa một chiếc thuyền buồm (không có máy móc cơ khí như hiện nay) nếu xuất phát từ vùng Cối-Kê/Hàn Châu thì chỉ trong vòng một tuần lễ là đến nước Nhật hiện giờ...

Tiếng Việt thời tiền sử là đa âm, rồi biến dần thành đơn âm, tôi không dám lạm bàn nhiều hơn, không dám đụng đến "chuyên khoa" ngôn ngữ học với mớ kiến thức Lơ-tơ-mơ của mình, "lang-thang" và "lênh-đênh" trên một biển tài liệu cổ sử Bách Việt, khảo cứu và đối chiếu với thực tế là sở thích của tôi để tìm cội nguồn tổ tiên, chuyện nầy rất là bình thường đối với tôi và với biết bao người khác, bài khảo cứu của tôi sẽ chẳng mang lại lợi lộc vật chất gì và cũng sẽ chẳng có danh hay lợi gì để bóp méo sự thật, chỉ là những lời tâm tình và chia sẻ công khai để mong những người có tâm huyết nghiên cứu sẽ đưa ra những bằng chứng mà phê phán cho tôi biết là tôi hiểu đúng hay là sai.

Khi quí vị đọc bài viết nầy: xin phép cho tôi nhắc lại ca dao Việt... để thấy người Việt ngày xưa với tiếng Việt đã từng sống ở đâu...

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ,
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh.
Tiết trời thu lạnh lành lanh,
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông.
Bống bồng bông, bống bồng bông,
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.


... Và


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con.


(Động Đình Hồ là hồ nước lớn chính giữa hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam. Thái Sơn là ngọn núi hùng vĩ ở bán đảo Sơn Đông).


Hồ Động Đình (vùng Dư Can)



Địa điểm của núi Thái Sơn (dấu chấm)

Và...

Nước đóng băng khi thời tiết băng giá, khi băng tan rồi thì băng lại là nước... với thành tựu khoa học và văn hóa khiêm tốn của nhân loại ngày nay cũng đã bắt đầu vén được bức màn bí mật của DNA và của lịch sử; trong tương lai thì lịch sử Việt hóa, và lịch sử Việt tiến hóa như thế nào từ xưa cho đến nay... cùng với những trang sử bị cải biên hay bị ngộ nhận chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ rõ ràng.

Một ngày nào đó, tất cả tiếng Việt: gồm Hoa ngữ - Phổ Thông - Bắc Kinh của phương bắc, Bộc Việt-Hakka, Ngô Việt-Tô Châu, Thượng Hải, Dương Việt-Vùng Kinh Sở và Dương Châu, Giang Tây, Mân Việt-Phước kiến, Triều Châu, Lôi Châu, Lê Việt-Hải Nam, Việt-Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam, một ngày nào đó - vì lý do "toàn cầu hóa" - hay vì khoa học điện toán và "bàn phím đánh máy hóa" mà tất cả các tiếng Việt nêu trên được đánh vần chung một phương cách và bằng cùng mẫu loại mẩu tự La-tinh A B C... thì tất cả Việt ngữ nêu trên sẽ lại quay về một gốc Việt thống nhất. Và đó cũng là cách học và hiểu các Việt Ngữ khác biệt nhau hiện nay của tôi là cứ việc phiên âm tất cả trở thành tiếng Việt A B C... thì sẽ thấy được sự tương đồng hay tương đương với tiếng Việt gốc của cá nhân gia đình mình đang dùng - thì sẽ dễ học và dễ hiếu lắm!

Nhạn Nam Phi (Thanh Đỗ).

Kính bút: Cùng quí vị đọc giả...

- Đề tài "đồng hóa" rất dễ trở thành đụng chạm đến tinh thần "tự ái dân tộc", với tinh thần cầu toàn và xin tìm được sự thật khi khảo cứu lịch sử... xin trân trọng gửi lời chào quí mến - không phân biệt chủng tộc, vì sự thật khoa học - đến quí vị nào đã lưu tâm và đọc hết bài nầy. Tất cả mọi ý kiến đóng góp thêm, hay phê bình hoặc phản biện đều rất đáng quí...

Kính chào quí vị và xin sẽ bổ túc thêm những chi tiết và ý khác ở những bài khảo cứu sau...


Đỗ Thành
Bài Viết nhân ngày 09 /09 /2009

Nguồn: anviettoancau.net


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.

Đỗ Thành
http://donguyeenthanhh.spaces.live.com/?_c11_BlogPart_BlogPart=blogview&_c=BlogPart&partqs=amonth%3d3%26ayear%3d2009




Xirong
https://youtu.be/oo0rbnD_zxM


Nanman
https://youtu.be/VJKf4u5_osk




Nhà Tần Diệt Sáu Nước

“Viễn giao cận công" của Nhà Tần

Thời gian 230 - 221 trước công nguyên nhà Tần dùng sách lược "Viễn giao cận công" để diệt dần từng nước lân bang, lần lượt chiếm cả sáu nước.

“Viễn giao cận công" Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Đây là kế thứ 23 trong ba mươi sáu kế.

Nguyên văn là:

形禁势格,
利从近取,
害以远隔。
上火下泽。

Tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả sáu nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thâu tóm các nước sau đó.

Khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với sáu nước chư hầu còn lại. Đất Tần từ phía Tây đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (Nhà Chu bị diệt năm 249 Trước Công Nguyên).

■ Tần diệt Hàn
Trước tiên diệt Hàn, nước nhỏ yếu nhất ở cạnh Tần. Chỉ bằng cách dùng nội gián mà Tần buộc Hàn phải ra đầu hàng.
45 vạn quân nước Triệu đến giúp Hàn tuy đã ra đầu hàng nhưng vẫn bị giết hết. Vua Hàn Vương An bị xử tử theo hình phạt "Ngũ mã phanh thây". Sự tàn ác khủng khiếp của quân Tần khiến cho các nước lân bang kinh sợ.

■ Tần diệt Nước Triệu
Nước Triệu duy nhất đủ sức chống Tần, nhưng do sai lầm chiến thuật mà lụn bại dần.
Tần dùng kế ly gián khiến vua Triệu giết tướng giỏi Lý Mục, vì thế quân Triệu thua phải đầu hàng, và vua Triệu bị giam cho tới chết.

■ Tần diệt Nước Ngụy
Thấy Hàn, Triệu bị Tần diệt nhanh và tàn ác thế, nước Ngụy mất hết sức chiến đấu. Kinh đô Đại Lương của Ngụy ở vào chỗ trũng; tướng Tần Vương Bôn tháo nước sông cho ngập thành làm chết 10 vạn người nước Ngụy. Vua Ngụy đầu hàng rồi cũng bị giết.

■ Tần diệt Nước Sở
Vua Sở là Xương Bình Quân, thủa nhỏ cùng sống với Doanh Chính, thân nhau lắm. Sau khi bị bức tử, Lã Bất Vi chết, vua Tần chọn Xương làm Thừa Tướng. Nhưng khi Tần cử Lý Tín đem 20 vạn quân đánh Sở thì Xương Bình Quân vẫn trở về tổ quốc mình, Xương Bình Quân đánh cho Lý Tín đại bại. Về sau Tần Thủy Hoàng cử Vương Tiễn đem 60 vạn quân đánh Sở, thì lần này Sở thua, Xương Bình Quân chết.

■ Tần diệt Nước Yên
Yên là nước thứ năm bị nhà Tần đánh. Nước Yên nhỏ yếu nên biết chắc nếu bị đánh là thua. Vả lại vua Yên vốn có tư thù với Tần Thủy Hoàng: Thái tử Đan từng phái Kinh Kha đi Hàm Dương ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng không thành. Vua Yên hèn nhát, dâng nhà Tần thủ cấp Thái tử Đan để Tần hoãn chiếm Yên bốn năm. Nhưng cuối cùng nhà Tần vẫn cứ chiếm nước Yên rồi giết vua Yên.

■ Tần diệt Nước Tề
Tề quốc là nước thứ sáu trong "Chiến quốc Thất hùng" bị Tần "chinh phục, thâu tóm". Sau khi diệt năm nước, nhà Tần rất mạnh, khiến quân Tề sợ hãi, rối loạn. Tần Thủy Hoàng phái người đến bảo vua Tề là -- nếu đầu hàng thì sẽ ban cho 500 dặm đất. Vua Tề cả tin nên nước mất nhà tan, bản thân bị bỏ vào rừng sâu rồi cho chết đói.

Giết vua của sáu nước, nhà Tần lại biệt đãi các cung phi của họ. Ai xinh đẹp đều được đưa về ở Cung A Phòng tráng lệ làm nô lệ tình dục cho hoàng đế.

Cả sáu nước lân bang của Tần hoàn toàn bị Tần thôn tính.



Nhà Tần chỉ tồn tại đúng 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục địa Trung Hoa.

Năm 206 trước công nguyên, nhà Tần cũng bị Hạng Vũ và Lưu Bang nước Sở diệt.

Thiểm Tây, tỉnh Hán Trung là địa điểm chôn giấu đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.

■ Tần diệt Bách Việt

Tần Thủy Hoàng chưa thỏa mãn: Năm 219 trước công nguyên, Nhà Tần lại sai Đồ Tuy và Triệu Đà đem 40 vạn quân vượt sông Trường Giang xuống phía nam đánh Bách Việt, chiếm vùng đất mênh mông. Khi đánh chiếm Lĩnh Nam, quân Tần gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Lạc Việt. Đồ Tuy tử trận, Nhâm Hiêu lên thay.

Đến năm 214 trước công nguyên nhà Tần mới chiếm xong Lĩnh Nam. Người Lạc Việt chạy về vùng núi phía tây, sau này gọi là người Tráng, sắc tộc thiểu số đông người nhất Trung Quốc hiện nay.

Tự xưng Hoàng đế, độc tài khét tiếng tàn bạo. Năm 210 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng chết sớm ở tuổi 49.

Sau Tần Thủy Hoàng, rồi lại đến phiên người Hán liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh như: Lạc Việt (Quân Đông Hán đánh Hai Bà Trưng), Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.


.......................................................



Nanman: the Lost Tribe of South China DOCUMENTARY
https://youtu.be/JQl-MfNc4aQ






Nhà Tần Chiếm Bách Việt

Quân Tần xâm chiếm Lĩnh Nam, Bách Việt

Năm 221 TCN, Tần vương Doanh Chính hoàn tất việc gom thâu sáu nước là Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, kết thúc thời Chiến Quốc và dựng nên một đế quốc thống nhất. Để tự vinh danh, Tần vương xưng là (Tần) Thủy Hoàng Đế. Dù đã gồm thâu sáu nước, Thủy Hoàng vẫn không ngừng tham vọng mở rộng thêm lãnh thổ cho đế quốc của mình. Phía bắc thì đánh Hung Nô, phía nam thì xâm lăng Bách Việt.

Để đánh chiếm Bách Việt, nhà Tần huy động một đoàn quân khổng lồ là 500 ngàn người, gồm có các lính của nhà Tần, các kẻ bị ép buộc tòng quân và lao dịch (gồm những người trốn tránh, những kẻ đi ở rể, những người đi buôn) vào xâm chiếm đất Bách Việt. Đoàn quân này chia làm năm đạo:

• Một đạo quân đến đóng ở Dư Can trên Vũ Di sơn, sau đó vượt rặng núi này để tiến chiếm Mân Việt và Đông Âu.

Đạo quân này đã không gặp trở ngại nào đáng kể, nên đã chiếm đóng vùng này, đặt là quận Mân Trung – phía nam tỉnh Chiết Giang và tỉnh Phúc Kiến ngày nay.

• Một đạo quân khác do Nhâm Ngao lãnh đạo đã vượt Ngũ Lĩnh tiến thẳng đến Phiên Ngung.

Chiếm đóng vùng này và đặt là quận Nam Hải – tỉnh Quảng Đông ngày nay.

• Ba đạo quân còn lại do quan úy Đồ Thư làm Lâu thuyền tướng quân lãnh đạo, đến đồn trú tại các địa điểm trên Ngũ Lĩnh, như:

– Đàm Thành,
– Cửu Nghi và
– Nam Dã.
Sau đó vượt Ngũ Lĩnh đánh chiếm vùng đất kế bên phía nam Ngũ Lĩnh, đặt vùng này là quận Quế Lâm – phía bắc tỉnh Quảng Tây ngày nay.

Để có thể có đủ lượng thực và tiếp liệu cho một cuộc viễn chinh lâu dài, các đạo quân đóng tại quận mới chiếm là Quế Lâm đã đào kinh Linh Cừ nối thượng nguồn của Tương giang với Ly giang, dưới sự điều hành và giám sát của Sử Lộc. Nhờ có thủy đạo này, tiếp vận có thể chuyển từ phía bắc đến phía nam của Ngũ Lĩnh. Khi có lương thực tiếp tế, các đạo quân của Đồ Thư lãnh tiến đánh dân Bách Việt ở phía nam là nước Tây Âu, bắt dân bản địa làm tù binh, sát hại vua nước này là Dịch Hu Tống.

Dù tạm được lợi thế ban đầu, nhưng sau đó quân Tần đã gặp sự chống trả mãnh liệt của dân Tây Âu. Quân Tần không đủ nhân lực để chống cự trong những trận chiến lớn, dân bản địa đã dùng du kích chiến, và chiến cuộc trở nên lâu dài, Đồ Thư bị giết, nhân mạng quân Tần bị tổn thất nặng nề, cả trăm ngàn.

Người bị tử thương cũng như bị chết vì bệnh tật. Quân Tần đã không tiến xa hơn được về phía nam, nên đã theo những thủy đạo thiên nhiên, tiến về phía tây, xâm chiếm vùng này, đặt vùng này là Tượng quận – phía nam tỉnh Quý Châu và phía tây bắc tỉnh Quảng tây ngày nay.

Từ những dẫn chứng bằng sử liệu cũng như tìm hiểu về chỗ đóng quân và đường hành quân của quân Tần, người viết đi đến kết luận là -- quân Tần chưa hề đánh vào Giao Chỉ, chứ chưa nói đến phần đất xa hơn về phía nam là Cửu Chân và Nhật Nam. Nước Âu Lạc hay cổ Việt thời vua An Dương không hề bị quân Tần xâm chiếm; vì thế, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam không phải là Tượng quận thời Tần.

Nhà Tần thâu tóm sáu nước. Các sử gia và học giả Trung Quốc muốn Cổ Việt (Âu Lạc) cũng là một phần đất của hoàng đế nhà Tần, nhưng quân Tần đã không làm được điều này. Lạc Việt vẫn còn đó. Vùng đất phía nam của dân Lạc Việt là cái gai trong mắt của Trung Quốc, nếu không xâm chiếm được bằng quân lực và vũ lực thì họ “vơ lấy” bằng văn hóa, lợi dụng mâu thuẫn của sử liệu chưa đầy đủ vì bị đốt phá, thất lạc để ngụy tạo, đánh tráo. Bao nhiêu tộc Việt thuộc Bách Việt đã bị Hán hóa?
Còn lại duy nhất là Lạc Việt chưa bị Hán hóa Cũng là đích nhắm: Hán hóa vùng đất Lạc Việt này.


Chữ Việt chính là vũ khí mạnh nhứt, đã gìn giữ cho cả dân không bị diệt vong.


Bách Việt ở đâu?

Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khoảng 1600-1046 TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ, họ cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người hán, người Tàu, hay người Trung quốc.

Mãi về sau vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋 戰國 (722-221 TCN) bắt đầu trong văn tự có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau (Sách cổ viết là 越粵互通-Việt Việt Pho hông), ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 là Việt bộ mễ 米-(lúa).

Trong Hán ngữ thời cận đại, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng.

Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt (Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)…

Chữ Việt 粤 bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên dân cư vùng Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những dân cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese).

(Ai đến Quảng Châu đều thấy bảng số xe hơi của họ đều bắt đầu bằng chữ 粤 là vì vậy).

Xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 của Lã Bất Vi 呂不韋 (291–235 TCN) thời nhà Tần.

Trong lịch sử Trung quốc, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.

- Thời nhà Hạ gọi là Vũ Việt 于越,
- Đời Thương gọi là Mân Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越,
- Đời Chu gọi là Dương Việt 扬越,
và Kinh Việt 荆越,
- Thời Chiến quốc gọi là Bách Việt百.

Sách Lộ Sử của La Bí (1131 – 1189) người đời Tống viết:
Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú, Khu ngô (Cú ngô), gọi là Bách Việt.

Hai nước Ngô – Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách.

Nước Ngô 吴国,còn gọi là Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴,攻吾… lập quốc vào thời Chu Vũ Vương (thế kỷ 12 TCN), kinh đô ở Tô Châu 苏州 ngày nay, từ thủy tổ là Ngô Thái Bá 吳太伯 truyền đến Phù Sai 夫差 thì bị diệt vong bởi nước Việt (473 TCN).

Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời Chiến quốc. Nước Việt đã tồn tại muộn nhất cũng từ thời nhà Thương, không tham gia vào sự kiện Vũ Vương Phạt Trụ (1046 TCN), nhưng sử có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 – 1083 TCN).

Nước Việt đã có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mã Kiều 馬橋文化, mà các chứng tích đã tìm thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ 太湖地區.

Nước Việt định đô ở Cối Kê 會稽 (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn 句踐 (496 – 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc.

Năm 473 TCN sau khi Nước Việt diệt nước Ngô, nước Việt mở rộng bờ cõi,
Bắc chiếm Giang Tô 江蘇,
Nam đoạt Mân Đài 閩台 (tức Phúc Kiến ngày nay),
Đông giáp Đông Hải 東海,
Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), nước Việt hùng cứ một cõi Đông Nam.

Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Việt, triều vua Vô Cương nội loạn, bèn liên kết với nước Tề 齊國 tiến chiếm nước Việt, đổi thành quận Giang Đông, nước Việt tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó.

Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triệu Diệp 赵晔 thời Đông Hán soạn (~năm 25).

Các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng đã phục dựng đầy đủ lịch sử này, ví dụ xem Eric Henry4. Đến đây cần nói rõ:

Sở là gốc Bách Việt.



Dân Hoa Hạ nhận mình là con cháu của Hiên Viên Hoàng Đế. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên thì: Hoàng Đế (黃帝), Chuyên Húc (顓頊), Đế Cốc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thuấn (帝舜) là thời Ngũ Đế.

Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tức là người Hán tạp chủng hòa huyết / intermarriage với người tộc Việt cổ tạo người lai giống là Hoa Hạ.

Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình, quen gọi là vùng Kinh Sở (Hồ Bắc – Hồ Nam của Trung Hoa ngày nay).

Vùng Kinh Sở nằm chồng lấn phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ. Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống.

Trước khi con cháu Cao Dương nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào?

Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN).

Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di. Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung quốc.

Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng -- thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến).

Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ. Như vậy là quá trình Việt hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi.

Thế lực nước Sở bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc.

Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam? chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung quốc cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!).

Đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc nước Sở diệt nước Việt phía Đông, Ngô – Việt.

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Sở hóa, đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん - Go On - Ngô âm 呉音).

Photo: rồng

Dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh – tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ.

Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều chữ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các chữ:

chết;
chó,
đồng (trong đồng cốt),
sông,
khái (hổ),
ngà (trong ngà voi),
con (trong con cái),
ruồi,
đằm (trong đằm ướt),
sam (con sam),
biết;
bọt,
bèo…

Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa.

Ancient Yue states or groups
Chinese Mandarin Cantonese (Jyutping) Zhuang Vietnamese English trans.
於越/于越 Yūyuè jyu1 jyut6 Ư Việt Yue
揚越/扬越 Yángyuè joeng4 jyut6 Dương Việt Yang Yue
干越 Gānyuè gon3 jyut6 Cán Việt Gan Yue
閩越/闽越 Mǐnyuè man5 jyut6 Mân Việt River Yue
夜郎 Yèláng je6 long4 Dạ Lang Night Yue
南越 Nányuè naam4 jyut6 Namzyied Nam Việt Southern Yue
山越 Shānyuè saan1 jyut6 Sơn Việt Mountain Yue
雒越 Luòyuè lok6 jyut6 Lạc Việt Sea Bird Yue
甌越/瓯越 Ōuyuè au1 jyut6 Âu Việt (East) Valley Yue
滇越,盔越 Diānyuè, Kuīyuè din1 jyut6, kwai1 jyut6 Điền Việt, Khôi Việt Heavenly Yue, Basin Yue


.............................

Tại sao Lạc Việt không bị Hán hóa?

Có nhiều lý do, nhưng nhớ nhất ý này: do người Việt Nam theo chế độ mẫu hệ, nên bất cứ ông cụ người Hán nào lấy vợ Việt sinh con ra đều theo họ mẹ, vì thế nên bị Việt hóa hết, thế là kế hoạch Hán hóa bị vỡ.

Hán hóa Bách Việt - Giai đoạn sau thời Tần - Hán

Khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thôn tính bách Việt vào năm 221 TCN về Tần, thì Chu chỉ chiếm lãnh dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh. Còn từ dãy Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam hay Giang Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt.

Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý… Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ.

Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý vào năm 1253, và Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung quốc, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới bị nhập vào đất Trung quốc. Nghĩa là từ thế kỷ thứ 12 thì Vân Nam và Đại Lý mới bị mất vào nhà Nguyên.

Năm 1381, Minh Thái Tổ mới chiếm xong Vân Nam.

Ngày nay hơn 61% dân cư ở Vân Nam là người Hán.

Thời Tần – Hán, họ chiếm Vùng Lĩnh Nam làm đất Trung quốc.

Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!).

Âu và Lạc là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi.

Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu không có nói đến Lạc chỗ nào cả.

Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau

Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì có chép” Việt Lạc-越骆. Việt Lạc rất có thể chính là nước Lạc Việt trong sử sách sau này, Việt Lạc là ghi âm trực tiếp từ ngôn ngữ người Việt, theo ngữ pháp Việt, còn sau này ghi Lạc Việt là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.

Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau.

Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung quốc, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh – Quảng Tây ngày nay).

Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm Âu Lạc dời về vùng quanh Hà Nội ngày nay.

Cùng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán.

Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục.

Quả thực, sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung quốc ngày nay. Thường Cừ (347)người đời Tấn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”:

“Nước Thục Đông giáp nước Ba,
Nam giáp Việt,
Bắc phân giới với nước Tần,
Tây tựa Nga Ba”.

Vị trí địa lý như vậy nên dân cư ở đây bao gồm người Khương, người Việt, và người Hoa Hạ.

Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp.

Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng), xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y.

Theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung quốc không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua.

Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết.

Nhưng việc Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.

Theo quyển “Việt sử lược”, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung quốc vào quãng cuối đời Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương. Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng “…Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lạc hầu 雒侯, thu phục các Lạc Tướng. Rồi đó Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”.

Sách “Cựu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lạc hầu phò tá. Thục Vương Tử dẫn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”.

Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương.

Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc 雒 của Hán ngữ mà thành.

Dầu sao thì cũng có hai cách giải thích về truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt.

Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung quốc.

Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam.

Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam, Triệu Đà được Tần cắt cử quản lĩnh Quế Lâm, Tượng Quận. Nơi nơi nổi lên chống Tần, thì Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, năm 204 TCN đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc.

Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Triệu Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại.

Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt.

Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN.

Một dãi Lĩnh Nam và Đông Hải bị người Hán chiếm và bị Hán hóa kéo dài hơn hai ngàn năm, hoàn toàn trở thành Hán.
Ngoại trừ Lạc Việt.

Còn lại Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và bị Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành nước Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay.

Trung quốc áp dụng chính sách cưỡng bức mạnh mẽ nhất bằng ở hai thời kỳ chính:

■ Thứ nhất là thời Hán thuộc tĩnh từ sau, khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng và đến hết thời Đông Hán;

■ Thứ hai là thời thuộc Đường, từ thế kỷ thứ VII đến giữa thế kỷ thứ X. Thời Hán thuộc dưới áp đặt của người Trung quốc, văn hóa Lạc Việt đi từ tranh chấp đến tiếp nhận văn hóa Hán, cuối cùng dẫn đến sự phân lập văn hóa ViệtMường.

Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi lập ra Việt Quốc, được chôn cất ở Mao Sơn (Cuấy kây - Hội kê).
Vua Vũ lại truyền ngôi cho con là "Khải" - lập nên triều "HẠ", triều Hạ là của Việt tộc."
Hậu duệ của nhà Hạ là Việt Vương Câu Tiễn của Việt quốc.
Hạ và Việt là một nhà, đã là một nhà thì "Hạ" ngữ hay "Việt" ngữ là một.



⚫ Đất Lĩnh Nam – miền Nam núi Ngũ Lĩnh – hay “Quảng Châu” và các thị tộc “Bách Việt” sống trên đó đều dần dần bị Hán hóa, bị đồng hóa. Nhưng tại đất “Giao Châu” của Việt Nam (như tên gọi sau này) lại làm ngược:
Họ đã Việt hóa tất những người Hán trôi dạt xuống miền Nam hoặc được phái xuống cai trị dân Nam.

Từ những mảnh vụn của chế độ Bắc thuộc mà gom lại thành một thực thể thống nhất và vững mạnh hơn theo thời gian.
Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung quốc không thể Hán hóa được.

 


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
Đỗ Thành - ngày 09 /09 /2009

 

=================================================================================================


Quý Liên lập ra họ Mi/Mị, còn gọi là Hùng. Quý Liên được xem là tiên tổ của các vua Sở sau này.

Sau Quý Liên sinh Phụ Tự,
Phụ Tự sinh Huyệt Hùng.
Hậu duệ của Huyệt Hùng làm dân thường ở rải rác khắp nhân gian.

Đến đời Dục Hùng ở vào cuối thời kỳ Thương Ân, Dục Hùng từng làm thủ lĩnh của bộ lạc ở phía nam Triều Ca.

Dục Hùng từng có chức vị cao trong nhà Thang/Thương, đó là Thái Sư trong triều nhà Thương và Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương (Vua nước Chu).


Di sản của Bách Việt

Một số học giả đặt giả thuyết rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn cho rằng đây là sản phẩm của người Âu ViệtLạc Việt.


Yuxiong / Dục Hùng / 鬻熊

Việt Nam hiện nay là quốc gia kế thừa của nước Xích Quỷ và lãnh thổ xưa, trước kia là của Việt Nam ta Bách Việt kéo dài đến miền nam sông Trường Giang. HÙNG CA SỬ VIỆT - HỎA TƯỚC NGUYÊN VÕ (Trọn Bộ).

"Những tưởng ra tay giúp nước nhà Ai dè bình địa nổi phong ba. Xót người vị quốc liều thân ngọc, Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa. Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ, Đài mây xiêu lạc phách hồn xa. Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt, Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!"

Vợ Võ Tánh-công chúa Ngọc Du đã khóc ông bằng bài thơ đẫm nước mắt và hào hùng này! Thật là một vị anh hùng sinh nhầm thời thế! :((

Anh hùng đứng giửa non sông Khí phách hiên ngang chẳng thẹn lòng Vòng quay số phận ai ngờ trước Một bước đi sai cã chặng đường Hùng cường cơ nghiệp theo dòng nước Tiếp bước ông cha viết sử vàng Càn khôn xoay chuyển theo thời thế Đế vương suy thinh bởi lòng người Ngậm cười chín suối,anh hùng hát Hát khúc hoan ca ,viết sử vàng Luận bàn thôi để đời sau tỏ Cỏ cây ghi dấu bước anh hung

HÙNG CA SỬ VIỆT - HỎA TƯỚC NGUYÊN VÕ ( Trọn Bộ )


https://youtu.be/SxlMcJWZp4Q


So Sánh Nguyên Âm Đơn giữa Tiếng Việt và Tiếng Hoa https://youtu.be/mkB1FwyP4Qg Những phụ âm của Tiếng Hoa có âm tương đương trong Tiếng Việt https://youtu.be/9m38uVBntQo nguyên âm ghép Tiếng Hoa có âm tương đương trong Tiếng Việt https://youtu.be/uujeLMzy2FI 1 year ago Theo tìm hiểu của tôi người việt có quan hệ nguồn gốc gần gũi với 1 số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc ngày nay như dân tộc choang ở quảng tây, dân tộc miêu ở Quảng Đông và dân tộc thái ở vân nam vì đó từng là đất của tộc Bách Việt 1 Reply @liwang8337 1 year ago (edited) bạn phiên âm dịch thuật vẫn thấy sai,:))),mình sửa cho vài từ, an->an (bình an),en->ân (ân nhân),ang->ang (khang trang),eng->âng (lâng lâng,bâng khuâng),ong->ung (lung linh),ui->uây (khuây khỏa),un->uân (huân chương),uang->oang (hoàng đế), các nguyên âm ghép tương đương và âm phát tương ứng Reply @nhatkyien3224 1 year ago Học kiểu này sẽ phát âm không chuẩn nha, nó chỉ gần giống chớ không giống tuyệt đối đâu Tại Sao Người Việt Học Tiếng Hoa Rất Nhanh ??// Why can the Vietnamese Learn Chinese so Fast? https://youtu.be/n_jqZTxNwgs 15,629 views Dec 29, 2020 Xin chào các bạn, tôi thấy người Việt có thể học Tiếng Hoa rất nhanh tại vì thực ra trong tiếng Việt có hại loại ngữ pháp tồn tại cùng nhau. I realize that the reason why the Vietnamese can learn Chinese so fast is because in the Vietnamese there are two grammar systems that co-existed. Show less 220 Comments Sort by Add a comment... @AnTranThanh1962 6 months ago Bạn cảm nhận gần đúng về ngữ pháp tiếng Việt # Tiếng hoa rồi đó. Một người Việt chưa học tiếng Hoa cũng có một số hiểu biết ngữ pháp tiếng Hoa thông qua từ Hán Việt. Người Việt lại có tánh thích của lạ và rất chịu học hỏi nên hoc tiếng Hoa (kể cả tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Campuchia, tiéng Lào, tiếng Thái...) rất nhanh vì người Việt tự tôn dân tộc nhưng không tự mãn dân tộc. Văn hóa dân tộc là số 1 nhưng thấy cái gì hay, cái gì lạ là học liền và học cho bằng được. người Việt luôn muốn nói "Nĩ hảo" với người Hoa, "Hi" với người Anh, "Salut" với người Pháp, "Xua sơ đây" với người Campuchia. "Sa bay đi" với người Lào. Chính vì sự tự tôn mà văn hóa Việt không mất gốc và không tự mãn mà người Việt có thể học nhanh nhiều ngoại ngữ. Vã lại thực sự ngữ pháp tiếng Việt cũng khó hơn nhiều so với ngữ pháp tiêng Hoa. Ví dụ: Đen là Hắc và tiếng Hoa gọi chó đen là hắc cẩu nhưng tiếng Việt là chó mực, Ngựa đen = hắc mã # ngựa ô, mèo đen = hắc miêu # mèo mun, bạn có biết tính từ khóc được đại văn hào Nguyễn Du sử dung 52 từ khác nhau để gọi nó không? Show less 12 Reply · 3 replies @tungtungsoong 6 months ago ha! Cảm ơn giới thiệu! 1 Reply @phuongnamtran6953 4 weeks ago Đúng vậy, để diễn tả chân thật được một từ là gần như không thể Reply @jilldawson89 8 months ago I had been living and working for more than 17 years in East and South East Asia, and can speak/write fluently in 7 different languages. I have to say Vietnamese is probably the only Asian people who can learn and master a foreign language faster than other Asians. 28 Reply 4 replies @baotrinh3052 7 months ago Really ? Wow, that’s new for me to know. Reply @tailieufull 6 months ago Có thể từ lâu vn đã nhập khẩu phim nc ngoài về. Vd từ nhỏ mik xem phim cổ trang trung, anime nhật và 1 vài drama hàn nên nghe cũng dễ hiểu. Tuy nhiên ko coi phim ấn, thái or Malaysia nên nghe không phân biệt được Reply @tmthanhable 6 months ago yeah, exactly ! Reply @robin1270 6 months ago Not because we Vietnamese are smart than others but because we have an open mind Reply @HoangLinhBuiSilverDrone 8 months ago Còn một thứ nữa đó là thanh âm. Người Việt học tiếng Hoa thường phát âm rất chuẩn cao độ, khác với người Hoa học tiếng Việt rất khó phát âm được những thanh âm của người Việt. Ngay cả Tùng mặc dù đã học tiếng Việt khá chuẩn nhưng cũng gặp khó ở các thanh âm ngã, nặng, phát âm không được tự nhiên. Nguyên nhân thì cũng dễ hiểu vì bản thân tiếng Việt đã bao gồm tất cả những thanh âm của tiếng Hoa, kể cả thanh âm của tiếng Quảng Đông và Triều Châu rồi. 25 Reply 6 replies @trongquyennguyen6152 6 months ago Cậu này phát âm không chuẩn là do mới học và không luyện phát âm cho giống tiếng Việt. Tôi gặp nhiều người trung quốc họ nói tiếng Việt chuẩn xác kinh khủng, không phân biệt được nếu họ không nói họ là người trung quốc thì cứ tưởng họ là người Việt Nam 1 Reply @tmthanhable 6 months ago âm ngữ tiếng Việt bao trùm tiếng TQ Reply @thuyao7095 6 months ago @trongquyennguyen6152 người trung quốc dù phát âm có chuẩn thì kiểu nói chuyện không tự nhiên như người bản địa. Cách dùng câu các thứ cho hợp hoàn cảnh. Như lúc nào thì dùng từ trần. Lúc nào dùng chết . Người sử dụng câu tự nhiên và phát âm chuẩn nhất đến không thể nhận ra đó là người lào 1 Reply @nkt166 6 months ago @thuyao7095 Sự thật mà không nhiều người biết người Lào và người Việt đều có gốc gác Bách Việt. Về mặt di truyền có nghiên cứu đã chứng minh gen người Việt và người Thái rất giống nhau( người Lào và Thái là một thôi trừ Thái lai khmer). Về mặt truyện cổ tích truyền kỳ cũng nói người Kinh và người Lào là anh em. Và thực tế là về mặt nhân dạng người Lào và người Việt cực kỳ giống nhau. Show less 1 Reply @thuyao7095 5 months ago @nkt166 dù ng lào có mắt xanh tóc vàng thì ng việt vẫn coi là anh em. Reply @AnTranThanh1962 4 months ago Ka ka! Tùng Song Song nói tiếng Việt như thế này là quá tốt rồi. Có bao nhiêu % người Việt phát âm chính xác dấu ngã và dấu hỏi, vần ac và vần at... 1 Reply @yingxuetong481 4 months ago Anh nói rất đúng ạ, em cũng sống ở Trung Quốc Đại Lục nhiều năm và bây giờ nghe a nói mới hiểu được tại sao e dịch văn bản tiếng trung sang tiếng việt dễ dàng hơn dịch tiếng việt sang tiếng trung 2 Reply @user-ww9lh4js8m 6 months ago Cám ơn Tùng Maliasia bạn đã nói lên một sự thực về tiếng Việt. Nhưng đây chỉ là phần rất nhỏ thui nha. Phải nói rằng phần bình luận của các bạn CĐM là rất ok lun. Mình cũng góp một chút , tí ti thôi nha. Ví dụ"hôm nay, Thủy điện xã lũ (xã nước, tháo nước, mở nước......) thì đã có "thủy" là nước rùi nha. Vừa có từ gốc Hán, từ Nôm.... Tiếng Việt không chỉ giàu ngôn ngữ mà còn giàu âm điệu. Tiếng Trung chỉ có bốn thanh, tiếng Việt có tám thanh vì zậy có bạn bình luận cho rằng trong tiếng Việt đã có tiếng Trung, theo mình là Ok lun nha. VÍ DỤ KHÁC: a,ă,â, ậ, ặ, à,á,ẩ,.... Nếu ghép với một phụ âm thì có từ ngữ sẽ có nghĩa nhưng có từ ngữ tạm thời không có nghĩa nhưng mà không phải là không có nghĩa, đây là kho từ ngữ Việt chúng tôi chưa cần dùng đến mà thôi nên tạm thời gọi là không có nghĩa, không nằm trong từ điển tiếng Việt, nói chung chung là để đó chưa sài. Ok. Thiển nghỉ của tại hạ, còn bạn thì sao xin cho biết. Cám ơn. Chúc bạn mạnh khỏe. Show less 2 Reply @duchuong7414 7 months ago Tôi lớn lên trong môi trường giáo dục Việt Nam thể nghiệm đa tầng đa chiều ngôn ngữ Việt nhưng chưa bao giờ thấy ngôn ngữ chữ Việt trở nên hàn lâm tâm đắc như vậy! Cho đến khi có những chương trình của bạn.Cảm ơn Tùng Tùng Song! 4 Reply 1 reply @thuyao7095 6 months ago Cách bạn nói chuyện chả giống người việt ý. Dùng câu giaf lủng củng toàn dùng từ hán việt gây xoắn não Reply @mitismee 7 months ago Awesome video i hope you can produce more of language correlation/difference between both china and Vietnam in the future. 3 Reply @nicolainguyend3071 7 months ago Mình đọc sách Kinh dịch mà 10 trang đầu mất cả tháng. Sau khi quen từ Hán Việt thì tương đối ổn. Cảm ơn bạn 2 Reply @tuanvlog7712 8 months ago Người Việt Nam xem phim Trung Quốc rất rất nhiều. Nên nhiều từ nghe mãi cũng thành quen như Sư Phụ trong Tây Du Ký. Ca Ca, Tiểu Muội trong nhiều phim huynh đệ. Bọn trẻ con giờ nghe hát tiếng Hàn nhiều và xem phim Hàn thấy học tiếng Hàn cũng rất nhanh 3 Reply @trangnguyenthu8529 8 months ago 4:22 thật ra cái này cũng tùy người thôi, giả sử như cháu thì cháu nghe hiểu hầu hết vì cũng có học qua mấy bài thơ được dịch nghĩa trong sách cũng như đọc truyện, còn cũng có một số người không hiểu lắm vì hầu như mọi người không hay đọc nhiều sách (dù hiện tại giới trẻ cũng quan tâm đến chuyện đọc sách nhiều hơn trước). 5 Reply @tinhhoangvan9327 1 year ago Trình độ hiểu biết của bạn thật tuyệt vời. 4 Reply @khathien0123 7 months ago Wow anh nói chuẩn quá, giờ anh nói nên em mới nhận ra sự thật về ngữ pháp tiếng Việt! 1 Reply @BoongHayChannel 7 months ago Đúng quá. Mình thấy xem phim TQ nhiều thì rất dễ thuộc mấy kiểu nói với phát âm một số từ. Còn xem phim Hàn Quốc còn nhiều và thích xem hơn TQ nhưng lại ko đọng lại mấy từ vựng hay cách phát âm của họ. Có lẽ do trong tiếng Việt ko có sự quen thuộc về ngữ pháp tiếng Hàn. 2 Reply @hungduong664 5 months ago Cái đoạn: " Cô ấy cầu tôi lý giải, mình không phải hoại nhân, là hảo nhân, tuy xuyên rất hoa, rất yêu, nhưng nội tâm không trang người khác. Tôi khiếu cô ấy đừng diễn nữa. Tôi không có quái cô ấy xuyên thế nào, tôi chỉ quái cô ấy chưa bao giờ lý hội tâm tình của tôi" Dịch ra có phải là: " Cô ấy cầu xin tôi phải hiểu, mình không phải người xấu, là người tốt, tuy ăn mặc rất hoa lệ, tục tằng, nhưng nội tâm không chứa người khác (không yêu ai khác). Tôi chắp tay vái cô ấy đừng diễn nữa, tôi không có trách cô ấy ăn mặc thế nào, tôi chỉ trách cô ấy chưa bao giờ hiểu tâm tình của tôi" Show less 2 Reply @boimasong1684 7 months ago Người nước ngoài còn hiểu các danh từ động từ... Hơn người việt gốc như tui Reply @huyvo1980 7 months ago "Tâm tình" trong tiếng Việt nó vẫn nghĩa là tâm tình thôi, và "cảm giác" cũng là một từ Hán Việt khác. Có thể là do những từ này mang khái niệm tương đối trừu tượng nên người Việt dùng với ý nghĩa khác người Hoa. Nhưng nếu bạn viết " cô ấy chưa bao giờ biết rõ tâm tình của tôi" thì chuẩn kiểu tiếng Việt 100%, ai cũng hiểu. 1 Reply 1 reply @phuongnamtran6953 4 weeks ago Tâm tình chủ yếu nói về nội tâm Reply @lllpopo8684 1 year ago wwow, giờ mới biêt , tui lấy vợ gốc Hoa nè. Nhưng mà chỉ có ai đi học mới thấy sự khác biệt rõ ràng, còn lại người Hoa ở Việt Nam đều nói như thói quen thôi. 1 Reply @haing5186 8 months ago em đọc khá nhiều truyện ngôn tình trung quốc nên đọc đoạn văn kia cũng khá dễ hiểu 1 Reply @dongle4271 8 months ago Cái ví dụ cuối rất tốt. Có nhiều từ Hán Việt bị biến đổi ý nghĩa trong quá trình du nhập. 3 Reply @werthersoong 2 years ago however, I think the Vietnamese better to learn other foreign languages than Chinese to have the better career, working in Japanese or Korean companies is far better than in the Chinese companies, lol! 2 Reply · 5 replies @tungtungsoong 2 years ago Please don't forget Taiwanese and Hong Kong companies 4 Reply @thoabui4001 1 year ago người việt học tiếng nhật nhiều hơn tiếng trung Reply @quybuihai7041 8 months ago @thoabui4001 sang làm bên trung quốc lương rẻ bèo, sang nhật làm lương cao Reply @Thinhkk0 8 months ago Vậy mà mình tự học tiếng Hoa dễ ẹt, tưởng ng hoa cũng vậy. Giờ mới biết. 2 Reply @mrshamlon502 8 months ago 4:23 Là một người việt tôi can đoan nếu mà ai kiểu học nhiều, hiện đại sẽ hiểu (vì học nhiều thì tư duy của họ sẽ theo kiểu xấp xỉ), còn ai học ít sẽ vẫn hiểu mang máng nhưng sẽ bảo không hiểu (vì tư duy của họ theo kiểu rập khuôn, phải đúng từ, đúng vị trí mới cho là đúng nghĩa) 8 Reply 2 replies @ucnguyenminh3250 8 months ago Đúng vậy. Reply @phuongnamtran6953 4 weeks ago Không phải là hiểu mà chỉ là đoán thôi Reply @lanhle88 6 months ago (edited) Tiếng Hoa và tiếng Việt khác nhau bạn ơi nhưng người viêt có thể học được moi ngôn ngữ trên thế giới người nhât họ rất phúc người viêt năm về ngôn ngữ và công viêc 1 Reply @nhuinh2921 8 months ago anh dễ thương quá !! 1 Reply @hienhihu 8 months ago Các nước gần nhau thì học ngôn ngữ của nhau nhanh hơn Reply @xuduayeuthuong2255 7 months ago Bởi vì hơn 80 ngữ âm của tiếng Hoa được dùng để phiên âm tiếng việt theo hệ chữ la tinh Reply @erwin_tr821 8 months ago học nói thì nhanh những học viết thì khác 1 Reply @phongdinh1434 1 year ago Ơ tôi lại hiểu các bác ạ.tại tôi hay đọc sách trung mà toàn dịch kiểu thế nên có thể hiểu 1 Reply @lanhha7172 8 months ago Từ Hán Việt dùng trong cách học văn thơ hồi xưa giờ vẫn dùng nhưng chỉ gặp mấy từ thông dụng thôi, vì vậy hồi xưa biết đọc nhưng chưa chắc đọc được thơ. 2 Reply @binhnai7317 7 months ago 3:00 a nói e mới để ý đến nguyên tắc này ấy, căn bản là sử dụng như 1 thói quen rồi , 2 Reply @thaophamdinh 6 months ago Thú vị nha em , ủng hộ em ! 1 Reply @NungTriCao9999 1 year ago Rất hay, cảm ơn bạn 2 Reply @thanglongliving 6 months ago Tôi chỉ thấy Tùng soong học tiếng Việt quá nhanh :) 1 Reply @LonelyRelax 8 months ago chuẩn rồi đấy, nhưng vì hiện nay sách convert từ tiếng trung quốc nhiều nên đọc trước sau gì thì cũng được, chỉ không dùng trong sách thôi. 1 Reply @tuantom5556 1 year ago Đoạn văn trên tôi hiểu một nửa vì từ Hán-Việt chưa biết nhiều lắm 1 Reply @user-kz8er8js6i 8 months ago Việt Nam học bằng pinyin nên nt tiếng Trung cũng nhanh như máy. 1 Reply @user-me7hr9ly4r 6 months ago Rất hay lắm 1 Reply @phonghan7712 5 months ago Học tiếng trung quá khó nhất là phát âm. 1 Reply @myhanhnguyen5151 1 year ago Suy nghĩ của người Việt cũng vậy, giải quyết những chuyện nhỏ trước thì mới làm được chuyện lớn. 1 Reply @themarketgold8917 1 year ago Tìm hiểu văn hóa vn bạn sẽ thấy nhiều đều hay Reply @trungson9861 1 year ago Cách hành văn Tiếng Việt hiện nay là theo cấu trúc câu trong tiếng Pháp đó anh... chứ trước đây,ít nhất là trước khi chữ Quốc ngữ ra đời thì cách hành văn của tiếng Việt cũng giống tiếng Hoa, miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng hành văn như tiếng Hoa,ví dụ: Viện quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam kỹ nghệ súc sản công ty.... Show less 2 Reply 18 replies @thanhthiennguyen3536 1 year ago (edited) Sự thật là đúng là cụ Hồ đã giải quyết được vấn đề đơn giản nhưng nhiều lãnh đạo quốc gia của Việt Nam trước đó đã không làm được là thuần hoá từ gốc Hán (ý nghĩa thì chúng ta sẽ lấy từ từ gốc Hán nhưng cách diễn đạt thì bằng từ gốc Việt) Đơn cử. Tại sao phải là hoả xa, phi cơ trong khi tiếng Việt có các từ tương đương như tàu hoả, máy bay Tất nhiên chưa thể thuần hoá được tất cả nhưng phải nói việc tồn tại 2 hệ thống từ ngữ cũng khá rối rắm, có ai hay có cảm giác khó chịu, đọc 1 câu có nhiều từ gốc Hán 1 chút thôi là trong đầu tự nhiên lại phải phiên dịch 1 lần nữa để nó thành 1 câu tự nhiên hơn vì lúc đó nó đã thành các từ gốc Việt. Nó cũng lí giải tại sao khi học lý thuyết, lý luận lại rất nhàm chán và vất vả, vì nó dùng 1 hệ thống ngôn từ không gần gũi, hình như Hàn, Nhật họ cũng vậy, luôn có 2 loại từ khác nhau cùng tồn tại Ngay cả Trung Quốc cũng phân ra: Văn Ngôn(hệ thống chữ Nho) và Bạch Thoại (tiếng nói gần gũi dùng mỗi ngày) và người ta dần dần hiểu ra ngày trước số người biết chữ ở ngay Trung Quốc cũng không nhiều và họ dùng Văn Ngôn để đối đáp trao đổi với nhau (có vẻ là 1 dạng thể hiện mình là tầng lớp lớp trên), sáng tạo văn thơ, nghệ thuật gì gì cũng dùng hệ thống này. Đến mãi sau này, để phổ cập giáo dục hơn, dần dần người ta mới kí hiệu Bạch Thoại bằng cách kí hiệu các từ mới này bằng cách: đối chiếu các từ có âm đọc tương đương với nhau hoặc cùng nghĩa, chỉ thêm 1 vài nét để phân biệt (1. Nếu để vì giải nghĩa, vì đã có cách viết dựa trên 1 từ đồng âm rồi. 2, ngược lại, thêm phần âm vì từ mới đang viết dựa trên từ đồng nghĩa rồi). Ví dụ: từ chỉ cha mẹ là phụ mẫu (父母) là 1 văn ngôn, từ Bạch Thoại tương đương sẽ là baba, mama(爸爸,妈妈) Từ baba lấy phần nghĩa của phụ(父) và cách đọc của ba(巴). Từ mama thì lấy phần âm đọc tương tự như từ mã (马), thêm bộ nữ (女)thành mẹ Show less 3 Reply @quybuihai7041 8 months ago đấy là văn viết, còn văn nói thì không khác gì bây giờ 1 Reply @toando3864 8 months ago @quybuihai7041 chuẩn r bạn. Văn nóii thì ngàn năm vẫn vậy rồi. Reply @nguyenhuuhieu6179 8 months ago @thanhthiennguyen3536 tào lao, lại khen tầm bậy tầm bạ. Cụ nào giải quyết ở đây Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 dưới thời mỹ ngụy, những từ đơn giản như 3 tháng lại dùng tam cá nguyệt mà bảo ko có liên quan gì à. Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 nghe ý ông những từ như VNDCCH, nguyệt san, bán nguyệt san v.v... dưới chế độ mỹ ngụy ko dùng, và cũng theo ông là những từ đó có từ thuần Việt để thay thế, mời nói. tôi chỉ mới nghe từ mồm ông từ du kích gái chứ tôi dùng từ cô du kích, người lái là người gì, tôi nghe người chèo đò thôi nghe, nhà đẻ nữa mới ghê chứ, con người lịch sự một tí thiên hạ dùng từ nhà sanh, rõ chưa Show less Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 nhân tiện nữa, ông có biết vì sao người ta ko dùng từ hội đàn bà mà dùng từ hội phụ nữ ko, tự bổ túc văn hóa gấp đi Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 ông nghĩ được ra từ nhà đẻ tôi cũng phải nể sự chày bửa của ông. cười chết. nhà sanh. bệnh viện phụ sản. Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 nhà đẻ trời ơi à trời, tôi cười miết thôi Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 sao im rồi. Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 tóm lại, Bác của tụi tôi dạy tụi tôi 2 điều "chống bệnh “sính chữ”, quá lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt" và "có ý thức giao tiếp đúng, đẹp cả về ngôn ngữ và nhân văn". tụi tôi ko muốn lạm dụng từ hán Việt mà cũng ko muốn cực đoan bài xích từ Hán Việt, đơn giản thế thôi. còn như thời mỹ ngụy, cực thịnh từ hán Việt lấn lướt luôn phần Việt, vừa khó hiểu vừa làm màu. Show less Reply @nguyenhuuhieu6179 7 months ago @tuyenho7035 Ở đâu cũng lôi bác vô được, tui ớn mấy ông nội này luôn !!! Reply @tuyenho7035 7 months ago @nguyenhuuhieu6179 vậy nghĩa là ông thừa nhận có sự việc cổ vũ dùng từ thuần Việt ở miền bắc nhưng ko chịu thừa nhận chủ tịch HCM có công lao gì, vậy ông nói xem nguồn cơn sự việc đó từ đâu. ông ko nói rõ ràng được chỉ chứng tỏ ông cố sức phủ nhận vì sự thù hằn cá nhân ông. và nếu là như vậy ông là kẻ thật đáng khinh. tôi vd một tên tội phạm bị bắt vì tội giết người nhưng trước đó kẻ đó có thành tích gì đáng ghi nhận, tòa án cũng sẽ ko vì phẫn nộ với hành vi giết người mà tìm cách phủ nhận những hành vi tốt đẹp khác, nếu có, huống hồ là một bậc vĩ nhân đã có công lao khai quốc VN, ông ko tự thấy mình hèn kém à. ông có trí tuệ và lương tâm ko Show less Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago Đồng ý là miền nam trước 75 dùng rất nhiều từ Hán Việt như phi trường, thủy quân lục chiến, v.v. miền Bắc do những mâu thuẫn và xung đột cũng như nhận ra âm mưu ác độc của Trung cộng nhằm lấn đất, cướp biển đảo, gây sức ép thôn tính đất nước nhưng phải nhẫn nhịn vì đang chiến tranh với Mỹ nên ngoài Bắc đang hình thành xu hướng phòng bị và bài xích ảnh hưởng của Trung cộng từ những năm 1960. Trên mặt trận văn hóa thì nảy ra "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" bài trừ dùng từ Hán Việt và thay vào dùng từ thuần Việt như hòa xa thành xe lửa, phi trường thành sân bay, cứu hỏa thành phòng cháy chữa cháy, thủy quân lục chiến thành hải quân đánh bộ, v.v nhưng thực ra không thay thế được nhiều vì vốn từ gốc Việt quá ít và nhiều khi thay từ Hán Việt thấy dài dòng lủng củng như cứu hỏa thành phòng cháy chữa cháy, v.v . Vì vậy không nên phân biệt đối xử quá vấn đề này. Tốt nhất là ta cứ tiếp thu những cái hay của các dân tộc khác và làm giầu văn hoá của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng hơn. Như người Mỹ họ tiếp thu tinh hoa các dân tộc khác nhau trên thế giới và làm cho họ thành đứng đầu thế giới. Người Đức mặc dù rất thông minh chắc ngang ngửa người Đó Thái, ý chí cao, kỷ luật, cần cù nhưng vẫn có chỗ yếu như cứng nhắc, chậm thay đổi, không linh hoạt, không bá chủ thế giới được. Show less 1 Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago Dùng từ của các vị cách mạng một thời khi còn hữu hảo với trung quốc đây: Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tân việt cách mạng đảng, đông dương cộng sản đảng, đông dương cộng sản Liên đoàn, Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam dân chủ cộng hoà.... 1 Reply @yueinh5129 8 months ago 4:04 ai có kinh nghiệm đọc truyện Trung bằng Quick Translator nhiều năm thì sẽ hiểu, hahaha 2 Reply 1 reply @timxanhlamcamxanhla6302 6 months ago Đr, truyện ngôn tềnh:")) 1 Reply @phuongbachavtb1957 6 months ago rat gioi ban rat gioi 1 Reply @danhphan9281 1 year ago Hihi hãy nhìn đôi mắt là biết người việt hay người gốc hoa, các líp luôn nói Việt Nam giống dân Quảng Đông quảng tây, tôi thì thấy có giống đâu, nhìn cái là biết ngay, nói giống quảng tây là vì các dân tộc thiểu số giáp biên giới từ xưa chạy nạn sang vn, còn nói giống Quảng Đông rất dễ hiểu vì đa số người gốc hoa từ đó chạy sang để tránh nhà mãn thanh. Như Ad đang nói chuyện nè tôi đoán chắc là người hoa Trung Quốc chính gốc, không sai chứ kkk Show less Reply · 4 replies @tungtungsoong 1 year ago tôi là người Mã-Lai 1 Reply @minhhoangbinh1020 6 months ago Bách Việt với Hàn, Nhật, Hán cùng vùng địa lý chắc chắn giao thoa ngôn ngữ. Tôi nghĩ không hẳn tiếng Việt thuần với từ Hán Việt đã là khác, do pha trộn, vay mượn mà hình thành, người Hán không vay mượn tiếng các tộc người khác à ? Đọc câu Hán Việt người Hán hiểu không ? Đừng chính trị hóa, phân biệt, chia rẽ là OK ( câu cửa miệng tiếng Việt đấy, có sao ) . Show less Reply @danhphan9281 6 months ago @minhhoangbinh1020 dân tộc hán từ đâu mà có, lưu bang hay hạng vỏ Tần Thủy Hoàng, theo lý lịch thì lưu bang xuất thân từ vùng rừng núi lúc đó thuộc nước nào bị nhà tần tiêu diệt như các nước khác, thời nhà hán chía ra nhiều vùng ngôn ngữ chưa thống nhất thời đó ai muốn làm quan phải học và được kéo dài suốt các triều đại Trung Quốc, con người sinh ra đều muốn cuộc sống giàu sang đương nhiên phải học ngôn ngữ kinh Đô, và vô tình lai tạp với nhiều dân tộc thiểu số, Tây Tạng miêu cương, Mông Cổ, tân cương, choang, mãn thanh v.v. người kinh bên Trung Quốc sau hàng trăm năm năm kết hôn với người Trung Quốc vì sao vẫn tự xưng là người kinh, còn tại vn người hoa kết hôn thì bị gọi là người gốc hoa . Show less Reply @anhkim4436 1 year ago Ban nhìn sâu sắc minh cũng ít để ý Reply @tracychannel660 7 months ago Reply @jrod5069 1 year ago Hay! chính xác! chuẩn! 1 Reply @danhphan9281 1 year ago Hihi còn nói về ngôn ngữ giống nhau, thế sao người hoa, người Trung Quốc và Đài Loan đọc ngôn ngữ vn lơ lớ như các nước khác vậy. Reply 1 reply @yenlinhnguyenle 11 months ago Vì thanh điệu tiếng Trung nó cũng nhiều nhưng không nhiều bằng tiếng Việt ấy bạn. Tiếng Trung có 4 thanh điệu, tiếng Việt có tận 6 thanh điệu (nhiều nhất thế giới, không phải tự nhiên mà người nước ngoài nào cũng bảo tiếng Việt phát âm khó). Có những thanh điệu Việt Nam không xuất hiện trong hệ thống thanh điệu của họ nên họ rất khó phát âm nó. Nên vì thế khi họ nói sẽ không bắt chước được hoàn toàn giống, nhưng chắc chắn là giống hơn nhiều những người phương Tây. Show less Reply @danhphan9281 1 year ago Có biết vì sao năm 78 hơn 2 triệu hoa Kiều di tản sang nhiều nước trên thế giới không, vì họ cần dùng danh từ việt Kiều mà không muốn nhận mình là người Trung Quốc nữa đó, nếu không họ gia nhập cộng đồng người hoa ở các nước đó rồi, chính phủ và người vn luôn đề cao cảnh giác với cuộc xâm lược không tiếng súng, mà Trung Quốc gọi là văn hóa mềm đó, lý do là vì 2 nước quá gần nhau, khác với Nhật Bản Hàn Quốc ở xa nên không cần giám sát nghi kị. Show less 2 Reply @user-sl5te8gc6q 1 year ago 1 gần TQ 2 quá nhiều phim truyền hình ... truyện tranh ngôn tình tại VIỆT NAM 3 âm nhạc Cho nên người VIỆT học nhanh cũng bình thường thôi 12 Reply 2 replies @thinhtruong9411 7 months ago ổng bỏ thời gian ra phân tíc luận điểm đàng hoàng, cái ông cmt nó chỉ là phần rìa :0 1% Reply @nhampham1878 7 months ago 70% tiếng việt có từ hán việt Reply @donkebye9731 1 year ago Nhà ngôn ngữ học. 1 Reply @tridungnguyen2162 1 year ago Anh phan tich kha lam. 1 Reply @exewordfile11 8 months ago vì người việt là hán real :D Reply @huyvoduc2445 8 months ago Hay lắm Tùng Soong 1 Reply · 1 reply @tungtungsoong 8 months ago cảm ơn! Reply @tienxu3657 8 months ago Bạn băn khoăn về tiếng miền Nam và miền Bắc nhưng nghe giọng phát âm của bạn mình cũng không thể biết bạn đang nói giọng miền nào. 2 Reply · 2 replies @tungtungsoong 8 months ago haha! Reply @hongquangbh 8 months ago Anh này học nói giọng chuẩn (giọng Hà Nội) nhưng giờ còn lẫn accent nước ngoài hoy. Mà công nhận anh giỏi quá 1 Reply @kimduong6438 7 months ago khổ thân Reply @animesuki6758 8 months ago bạn nhầm rồi ,người Việt phát âm tiếng Hoa rất kém,phát âm tiếng Nhật là tốt nhất Reply @onglaoaosi161 1 year ago Anh bạn rất giỏi và am hiểu ngôn ngữ, tôi thấy tiếng việt có chút liên quan với tiếng khách gia hoặc đài loan hongkong 2 Reply · 20 replies @tungtungsoong 1 year ago Tại vì những từ vựng liên quan đến chữ Hán trong Tiếng Việt, Quảng Đông, Khách Gia, Đại Loan (Hokkien) đều là hấp thu từ Tiếng Đường (giọng Triều Đường), đồng thời với Nhật Bản và Hàn Quốc, cho nên so sanh với Tiếng Phố Thông, phát âm của từ Hán Việt là giống hơn với từ Hán Âm trong Tiếng Nhật và Tiếng Hàn (tôi hy vọng bạn có thể đọc hiểu Tiếng Việt của tôi :)) Show less 8 Reply @user-wp1uq6ud8k 1 year ago (edited) @tungtungsoong : I understand your Vietnamese mostly. The way you are writing is you are using grammar and vocabularies from VC regime rule. Cách bạn viết và dùng chữ giống như bạn chịu ảnh hưởng từ giáo dục của Việt cộng. Nếu bạn viết theo lối miền nam trước 1975 của VNCH (Việt Nam Cộng Hòa Republic of South Vietnam).thì bạn sẽ viết như sau: - Tại vì những ngữ vựng liên quan đến chữ Hán trong tiếng Việt, Quảng Đông, Khách Gia, Đài Loan (Hokkien) đều là hấp thụ từ tiếng Việt-Đường (giọng Trường An), đồng thời với Nhật Bản, Đại Hàn, cho nên so sánh với tiếng phổ thông, phát âm của chữ Hán-Việt là giống hơn với âm chữ Hán trong tiếng Nhật, tiếng Hàn. Chú ý: Tại sao giọng Trường An? Tại vì các nho sĩ phải đến Trường An ở thủ đô Hàm Dương đi thi, chữ Tàu/China dựa trên giọng Trường An. Đời Tùy, Đường, triều đình bên Tàu áp dụng chính sách khoa cử để đào tạo chữ nho cho các nho sinh, có mong ước tiến quan (ruler class) và cũng dần dần đồng hóa các nước chư hầu. Nhà Đường lúc đó phát âm giọng Trường An, và họ dùng giọng Việt-Đường (pre Tang time) Sau vài trăm năm, ngôn ngữ nhà Đường (Xianbei)chiếm ưu thế trong quần chúng nên ngôn ngữ nhà Đường xóa ngôn ngữ Việt-Đường. Tuy nhiên, nếu muốn đọc thơ Đường (Đường thi) thì phải đọc giọng Việt-Đường. Show less Reply @tungtungsoong 1 year ago @user-wp1uq6ud8k Hóa ra là như vậy, cảm ơn bác! Reply @nghuan7225 1 year ago @user-wp1uq6ud8k bác ơi, nếu như theo ý của bác là viết theo lối văn miền nam thì thiết nghĩ rất nhiều từ hán việt được dùng trong câu văn trên hơn đấy chứ không ít vậy đâu, ví như: việt ngữ, nhật ngữ, đường thoại,... Tỉ lệ dùng từ hán việt rất nhiều hơn nhiều so với tiếng việt hiện giờ. À, mà thời giờ mà bác còn dùng VC thì chắc còn cay cú nhỉ :) Show less 3 Reply @trnkwangchiotwntranquangch785 1 year ago Ôi lòng tôi đau quá = Ôi tôi đau lòng quá. Ôi khổ thân tôiquá = Ôi thân tôi khổ quá. Đẹp mặt nhỉ = Mặt đẹp nhỉ. Nở mày, nở mặt. Đẹp người, đẹp nết = Người đẹp, tính tốt. Cao cao những ngọn núi, nhấp nhô những quả đồi, gập ghềnh những thác nước, mềm mại những dòng sông_Đẹp thay quê nhà! (Tính từ - Danh Từ = Danh từ - Tính Từ ngay cả những từ thuần Việt đó) Show less 1 Reply @trnkwangchiotwntranquangch785 1 year ago @tungtungsoong Viet Nam không giống như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang....cả vùng nam Dương Tử sông đã mất hết ngữ pháp, văn phong bản xứ do bị Hán hóa tư tưởng, thói quen nghĩ. Việt Nam vẫn giữ vững và luôn đề cao: ĐỘC LẬP. Độc lập là bản tính Việt Nam, in đậm trên hiệu nước: "Độc lâp-Tự do-Hạnh phúc". Tiếng Việt "gần như" không có ngữ pháp! Show less 1 Reply @fengtimo6438 1 year ago @user-wp1uq6ud8k giọng bác sặc mùi ngụy quyền 1 Reply @ducnhat1892 1 year ago (edited) @trnkwangchiotwntranquangch785 bạn này phát biểu mà không hiểu là mình đang viết gì. Tiêu ngữ của Việt Nam là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc nói là tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng thực ra là copy y chang Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập - Dân quyền Tự do - Dân sinh Hạnh phúc. Reply @trnkwangchiotwntranquangch785 1 year ago @ducnhat1892 oh, really? When pigs fly! Reply @ducnhat1892 1 year ago @trnkwangchiotwntranquangch785 haha chưa nghe từ VTV hoặc báo đài nào ở VNa nói vậy đúng không. Đố dám! Reply @tieuphi90 1 year ago @ducnhat1892 CM Tân Hợi 1911 và chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn được dạy rất cụ thể trong phần lịch sử quốc tế lớp 12, giấu cái đầu ông, đã nói phét còn nói to. 1 Reply @ducnhat1892 1 year ago @tieuphi90 rồi có báo đài nào nói với bạn: cụm từ trong tiêu ngữ Quốc hiệu Việt Nam là bắt nguồn từ Chủ nghĩa này chưa, hả? Reply @ducnhat1892 1 year ago (edited) @tieuphi90 haha, cmt của bạn về Tôn Dân là đánh giá chủ quan của riêng bạn, chả ăn nhập liên quan gì với tình hình lúc đó. Ho-Giap thành công hay đc tung hô gì gì là câu chuyện của sau này. Còn Tam dân của Họ Tôn đã được những người Quốc dân Đảng tận tuỵ tiếp thu và xiển dương từ sau CM Tân Hợi. Thậm chí tiếp tục tôn thờ đến tận ngày nay ở Đài Loan. Cụ Phan Bội Châu tích cực tiếp thu hồi đầu 190x. Sau này NAQ hoạt động ở Quảng Châu ngay 1925 lập Hội Thanh niên, nhờ tư tưởng của ĐCSTQ, cậy sức của QDĐ ở trường qs Hoàng Phố và ảnh hưởng đến giờ. Tiêu ngữ 3 từ này xuất hiện lần đầu năm 1945 với tiêu đề: VNDCCH - ĐL-TD-HP giữa lúc Việt Minh đi đến thành lập chính phủ liên hiệp giữa ĐCS, QDĐ, Việt cách…, lập Hiến pháp và ra các tuyên ngôn chính trị. Tiêu ngữ này được duy trì liên tục từ đó đến ngày nay. Mặc dù năm 1946, ĐCS đã thanh lý môn hộ các đảng kia (vốn thiên hướng thân với Trung Hoa QDĐ) vu khống vụ án Ôn Như Hầu, từ đó độc bá vũ đài chính trị. Show less Reply @user-bz9mu9ge7y 8 months ago @ducnhat1892 ủa. đi học trong trường bạn bỏ tiết lịch sử hay sao mà ko biết ý nghĩa của tiêu ngữ của nước ta rồi la làng cho mọi người biết bạn dốt vậy. nói Bác copy y chang tư tưởng Tam dân thì chắc bạn chưa học môn tư tưởng Hồ Chí Minh luôn. Bác kế thừa và phát triển chủ nghĩa tam dân hoàn toàn khác với việc copy paste ko có chỉnh sửa chủ nghĩa đó. Show less 1 Reply @liwang8337 1 year ago hiểu thì vẫn có thể hiểu,nhưng 1 số từ hán việt bạn vừa nêu ra,có 1 số từ chúng tôi không còn dùng nữa,hoặc ít dùng,còn lại thì đa số vẫn còn sử dụng,bởi vì cho vào văn nói,nghe nó không hay,nên bỏ, 1 Reply @anhxray 4 months ago tôi hay nghe bản tin Trung Quốc, họ có nói cụm từ "công kiên thoát nghèo" tôi k hiểu từ "công kiên", chỉ suy luận nó là 1 cái gì kiểu như cố gắng, ai biết có thể giải thích giúp tôi. 1 Reply · 1 reply @tungtungsoong 4 months ago công kiên - 攻堅, công kích sự kiên cố, ý là khắc phục khó khăn. Reply @anglam3570 6 months ago How's about "高山流水" 1 Reply @tuyennam1 7 months ago Anh nghĩ sao về chữ Việt bộ Mễ dành cho Bách Việt và chữ viết bộ tẩu dành cho Việt Nam, trong khi ở Việt Nam chúng tôi hiểu là chữ Việt bộ Mễ laf dành cho người kinh Việt Nam sống ở đồng bằng duyên hải, định canh định cư trồng lúa nước ; còn chữ Việt bộ tẩu laf dành cho các dân tộc miền núi có tập quán di canh di cư đốt rừng làm rẫy? Dùng như vậy có miệt thị người Việt Nam quá không? Show less 1 Reply · 1 reply @tungtungsoong 7 months ago Tôi thấy là bình thường, chữ Việt bộ tẩu là sớm hơn chữ việt bộ Mễ, cái trước vốn llà chỉ na ná những khu vực phi-người Hán của phía Nam Trung Quốc, chủ yếu là Triết Giang và Phúc Kiến, nhưng sau khi hai khu vực này bị Hán Hóa rồi, còn Quảng Đông chưa bị Hán Hóa, cho nên lấy một chữ Việt khác, tức chữ việt bộ Mễ để chỉ nó, sau đó Việt Nam độc lập lấy chữ Việt bộ tẩu làm quốc hiệu. Show less Reply @vi-etnguyen934 5 months ago Right... 1 Reply @biennguyenvan5637 8 months ago hihi cười ẻ 1 Reply @chauphong5712 1 year ago Buồn cười thế 1 Reply @sonoloc3042 1 year ago Hay, mình cũng ko để y Reply @user-sn7vk9xb5f 6 months ago 13thanh mẫu phát âm giống oy Reply @quangduong221 1 year ago Nếu không có các nhà truyền đạo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì người Việt giờ vẫn đang dùng chữ Nôm, là Á Đông thuần túy rồi Reply 20 replies @tuanluongminh9521 1 year ago Nếu ...nếu. Lịch sử không có chữ Nếu. Nếu không có người phương Tây truyền đạo thì chắc VN đã không bị Pháp rồi Mỹ sau này đô hộ. Reply @tuyenho7035 7 months ago vậy theo ý ông là người VN nên có thái độ thế nào với việc làm này của các giáo sỹ kia Reply @khaitranvan1145 7 months ago @tuyenho7035 giáo sĩ làm như thế nhiều phần là tốt học theo không có gì xấu, nhưng cơ bản sợ nhất là mấy ông truyền đạo không truyền mà gián điệp là chính Reply @tuyenho7035 7 months ago @khaitranvan1145 tại sao ông cho họ " làm như thế nhiều phần là tốt học theo không có gì xấu", ý tôi là kể cả ko nhằm làm gián điệp Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago Nếu không có chữ quốc ngữ dựa trên hệ chữ cái Latin thì Việt Nam vẫn dùng chữ Hán nhé, không dùng chữ nôm vì chữ nôm còn lắm nét phức tạp khó nhớ hơn chữ Hán. Nên nhớ lúc Vua Khải Định bị Pháp ép chấm dứt sử dụng chữ Hán và các kỳ thi bằng chữ Hán năm 1914 ông đã khóc và buồn mấy ngày liền. Ngày xưa nền thống trị phong kiến dựa trên hệ thống tư tưởng Khổng giáo để duy trì sự thống trị và trật tự. Vua chúa nhiều đời theo nền tảng khổng nho để ổn định trật tự và quyền lực, bỏ khổng nho, bỏ chữ Hán thì mất đi hệ thống duy trì quyền lực. Sang thể chế dân chủ cộng hòa thì người ta giải tán triều đình phong kiến và vua chúa rồi còn gì nữa? Show less Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 thứ nhất, câu nói "Nếu không có chữ quốc ngữ dựa trên hệ chữ cái Latin thì Việt Nam vẫn dùng chữ Hán nhé, không dùng chữ nôm vì chữ nôm còn lắm nét phức tạp khó nhớ hơn chữ Hán" VỀ MẶT LÝ LUẬN THÔI ĐÃ VÔ LÝ, vì nếu ko cần học thì chả việc gì ông bà VN tôi lại sáng tạo ra chữ Nôm rồi xếp xó cả, chữ Nôm đã được sáng tạo ra và được dùng trong xã hội VN. Lý luận ông nói hoàn toàn cảm tính và không hợp lý. thứ hai, về mặt bằng chứng thì kể cả ko có chữ Nôm thì người Việt cũng bị buộc phải học chữ la tinh vì trong mắt Pháp chúng ko quan tâm là chữ hán hay chữ Nôm và chúng hoàn toàn ko phân biệt được được chữ hán khác chữ Nôm, với chúng đó là chữ nho, thế thôi, và thứ chữ nho đó cản trở cho việc đồng hóa và cai trị nên phải tiêu diệt. bằng chứng ở các bình luận kế tiếp. thứ ba, theo ông lý do tên khải định buồn khổ vì bỏ chữ tượng hình vì lo lắng cho quyền lực của nó khi mất hệ thống khoa cử hay vì mất chữ Nôm trong khi chính ông cũng viết "Vua chúa nhiều đời theo nền tảng khổng nho để ổn định trật tự và quyền lực, bỏ khổng nho, bỏ chữ Hán thì mất đi hệ thống duy trì quyền lực". nếu là buồn vì mất chữ Nôm thì việc nho học bị thụt lùi và chữ la tinh chiếm ưu thế ko phải bắt đầu từ 1919 mà từ khi pháp thò chân đến VN đã vậy rồi, sao lúc đó dòng tộc họa tộc từ thằng ngụy nô nguyễn phúc ánh không buồn khổ mà 1919 (ko phải 1914) nó mới buồn. 1919 chỉ là dấu mốc chính thức xác nhận chữ tượng hình bị loại bỏ khỏi giáo dục thôi, ở miền nam thì từ 1867 thì phải, mn nhớ nhà nguyễn nó cắt đất bán trắng cho pháp 6 tỉnh nam kỳ ko. VÀ CŨNG 1919, NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ GỬI "Bản Yêu Sách Của Nhân Dân Việt Nam....Sau đó, tờ L'Humanité số ra ngày 18-6-1919 của Đảng Xã Hội Pháp đã đăng nguyên văn lại bài kiến nghị này với tựa đề là "Quyền Của Các Dân Tộc." CÒN THẰNG VUA CHÚNG NÓ LÀM GÌ, NHỎ VÀI GIỌT NƯỚC MẮT CÁ SẤU CHO QUYỀN LỰC BÙ NHÌN CỦA NÓ. Show less Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 Đô đốc La Grandière, Báo cáo 1863. Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại, A20 (2) hộp 4 "Việc đồng hóa dân bản xứ, và từ đó, sự thành công của chính sách thuộc địa của chúng ta chỉ có thể có được nhờ vào việc làm cho dân An Nam đổi đạo. trạng thái tinh thần của một dân tộc bị trị, bị chế ngự chỉ chịu khuất phục dưới sức mạnh của chúng ta, đòi hỏi cần phải có một đạo quân chiếm đóng tốn kém, gánh nặng này chỉ giảm nhẹ được nhờ sự chinh phục và bình định tinh thần, chỉ có đạo Thiên Chúa mới làm được việc cải biến đó. Vì thế tôi cho rằng các món tiền dùng vào việc thờ phụng và truyền đạo chắc phải tạo ra trong một thời gian tương đối ngắn, một sự tiết kiệm to lớn cho những hy sinh mà chính quốc phải gánh chịu. Việc thay thế chữ Trung Hoa bằng chữ La tinh, đối với tôi, có lẽ là một trong các việc chính đáng nhất để giáng một đòn quyết định cho tinh thần lý học cũ kỹ Trung hoa. Đừng quên rằng các nhà Nho là những người mà cho đến ngày nay được tuyển lựa làm quan tạo thành một tầng lớp được dân đen tin tưởng, một tầng lớp bất mãn, kiêu căng về sự hiểu biết của mình, sào huyệt thật sự của mọi chống đốivà phản loạn, họ núp đằng sau các chữ nghĩa khó hiểu, khinh khi đồng bào và những kẻ chinh phục người Âu. Những việc cần liên lạc với dân chúng, buộc chúng ta phải cầu cứu đến kẻ trung gian bất lương và phản bội đó. Việc giáo dục phổ thông các chữ cái sẽ giải thoát chúng ta vĩnh viễn ra khỏi những kẻ vô cùng nguy hiểm đó và làm cho việc liên lạc của chúng ta với dân tộc ngoan ngoãn và dễ đồng hóa này trở nên trực tiếp hơn, chắc chắn hơn. Vì thế hai công tác đổi đạo và giáo dục phải đi song song với nhau, nó hổ trợ lẫn nhau để xây dựng và giữ gìn” Show less Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 Thư của Đại Úy Aubaret ngày 25-4-1863, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại C6 121-128 "Nếu muốn dân An Nam trung thành, phải đưa họ vào đạo Thiên Chúa, vì tại đây vua được xem như là cha và con không thể khác đạo với cha…và chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng thánh giá còn mạnh hơn lưỡi kiếm để xây dựng một cái gì vĩ đại, lâu dài, để tạo những công dân trung thành và về sau này sẽ tận tụy hy sinh." Show less Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago @tuyenho7035 Theo tôi cảm nhận bạn là người dân tộc chủ nghĩa hơi cực đoan. Cái gì thái quá cũng không tốt. Tôi nói đơn giản nếu chữ nôm hay hơn, tốt hơn chữ Hán, dễ học dễ phổ biến hơn thì nó đã thấy thế chữ Hán từ thế kỷ 15 rồi. Quá bao triều đại đến nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng vẫn phải dùng chữ Hán làm ngôn ngữ nhà nước chính thức. Tôi thì cảm nhận cá nhân có thể không đúng, nhưng thấy chữ nôm quá rườm rà phức tạp lắm nét khó nhớ hơn chữ Hán nên không phổ cập được. Còn chữ quốc ngữ tuy là ngoại lai bị Pháp ép buộc phải sử dụng lại phổ cập rất nhanh và thành ngôn ngữ chính ngày nay là vì nó có ưu điểm là dễ viết dễ đọc dễ nhớ, mặc dù có nhược điểm ít nội hàm, chỉ là ngôn ngữ biểu âm không biểu nghĩa nên nhiều từ đồng âm phải ghép với từ khác và ngữ cảnh mới đoán được nghĩa. Vì vậy ta phải chấp nhận lựa chọn lịch sử ngày hôm nay thôi, cái gì bị loại bỏ thì bị loại bỏ thôi Show less Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 đây là cách ông phản ứng khi ko thể phản biện bằng lý cứ được à "Theo tôi cảm nhận bạn là người dân tộc chủ nghĩa hơi cực đoan". RẤT TỒI Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 dựa vào đâu ông cho rằng chữ Nôm ko thể thay thế chữ hán trong khi chữ Nôm đã được dùng trong gần 10 thế kỷ và tác phẩm nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc VN cũng viết bằng chữ Nôm như truyện Kiều. ÔNG TOÀN NÓI HƯƠU NÓI VƯỢN KHÔNG DẪN CHỨNG ĐƯỢC GÌ HẾT. tôi đang nghe ông kể một câu chuyện ông tự sáng tác trong đầu ông chứ không phải đang bàn về lịch sử Show less Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago @tuyenho7035 sự thật lịch sử là chọn lựa như vậy, nói nặng ra thì chữ nôm đã bị đào thải. Ngay cả cụ Hồ mà nhiều bạn sùng bái cũng đâu có phục hồi thứ chữ mà bạn khen lấy khen để đó đâu, mặc dù cụ hoàn toàn có quyền lực ra quyết định để khôi phục sử dụng chữ nôm hay chữ Hán Reply @trongquyennguyen6152 6 months ago @tuyenho7035 giáo sỹ bồ đào nha, Pháp, v.v họ đưa ký tự Latin vào để phiên âm tiếng Việt là để họ dễ truyền giáo, dễ tự học và dậy tiếng Việt cho giáo sỹ khác, nhằm mục đích riêng của họ chẳng có mục đích riêng tốt đẹp nào cho người Việt. Tất nhiên buộc phải dẫn đến giao lưu ngôn ngữ chữ viết, người Việt thấy chữ dựa trên ký tự Latin có một số ưu điểm thì dùng thôi, chẳng có cái quái gì là công lao khai sáng ở đây cả Show less 1 Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 ok Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 tôi chưa hiểu tại sao ông nói tôi lầm, nếu tôi dùng chữ la tinh thì sao ông hiểu được tôi đang nói đến chữ quốc ngữ hay chữ pháp. tôi dùng chữ quốc ngữ và chữ pháp thì ông lại bảo "sai lầm nặng rồi bạn ơi. Chữ quốc ngữ là dùng chữ cái Latin để biểu diễn âm tiếng Việt nên nó là một loại chữ viết tiếng Việt mới". và khi ông nói "Nếu phổ cập tiếng Pháp mà dễ thì thực dân Pháp nó đã làm được lâu rồi." thì tương tự như trường hợp chữ hán vậy, cả chữ hán và chữ pháp đều được áp dụng trong hệ thống hành chính nhưng chúng ko bao giờ có sức sống trong xã hội VN như chữ Nôm, chữ quốc ngữ. Nói điều này để tôi nói cho ông biết rằng sức sống của chữ Nôm không hề thua kém chữ quốc ngữ. VÀ một lần nữa hãy nhớ rằng, VN chọn lựa phổ biến chữ quốc ngữ không phải vì nó ưu việt hơn chữ Nôm mà vì chữ Nôm đã bị tiêu diệt. ông muốn dạy thứ chữ nào cần có sẵn một số lượng người biết thứ chữ đó, mà đến cả chữ quốc ngữ số người biết chữ còn ít ỏi vì chính sách ngu dân của pháp, huống hồ chữ Nôm. thời bình dân học vụ, chính phủ phải phát động người biết chữ dạy cho người không biết chữ, chứ không phải như thời giờ tốt nghiệp cử nhân sư phạm mới đi dạy đâu. Show less Reply @tuyenho7035 6 months ago @trongquyennguyen6152 hãy nhớ rằng chữ Nôm đã tồn tại gần 10 thế kỷ dù chữ hán được dùng trong hệ thống hành chính, ĐÂY LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CHO THẤY CHỮ NÔM CÓ SỨC SỐNG MẠNH HƠN CHỮ QUỐC NGỮ. đừng ràng buộc vào những định kiến như chữ tượng hình, hay hệ chữ ả rập khó học hơn chữ la tinh. Show less Reply @user-yw1dc7sw5j 1 year ago Đọc nghe ko xuôi .. Reply @tuyencoi70 1 year ago Sai bét Reply @trutranxuan8914 1 year ago Không đông y Reply 1 reply @trungnguyen8574 1 year ago Đồng ý hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Reply @lachadieptu9560 8 months ago với cái đứa đọc mười mấy chương tiểu thuyết tu tiên, kiếm hiệp, cổ đại, cung đình cung đấu của Trung Quốc một ngày và thích thơ của Lí Bạch như cháu thì hiểu gần như hết ví dụ trên luôn Reply @user-pe1bo6ec3p 1 year ago Cái này nếu ai hay đọc truyện convert tiểu thuyết kiếm hiệp ,xuyên không ,tu tiên… thì học tiếng hoa chắc sẽ nhanh hơn 25 Reply 14 replies @Purincandle 8 months ago Chính xác luôn, nên ai thích đọc kiếm hiệp học tiếng trung nhanh lắm 1 Reply @tieumoc5322 7 months ago Chính là như vậy , kiểu nó bị ngược quen luôn r 1 Reply @huyvo1980 7 months ago Tui cũng vậy, đôi khi đọc thuần Hán Việt mà vẫn hiểu đc. Nó hoàn toàn là ngữ pháp và từ vựng tiếng Trung, chỉ khác là nó được biểu âm bằng tiếng Việt thay vì mấy cái nét vuông vuông lệch lệch tượng hình thôi. Reply @thihongngocbui2754 6 months ago Đọc suốt mà không biết người tq họ nói gì. Tôi không nghe rõ được người ta phát âm. Có lẽ là vấn đề về tai chứ không phải về ngữ nghĩa rồi Reply @danhphan9281 6 months ago Nói bậy bạ không, tôi có 3 đứa cháu có cha là người hoa, từ khi sinh ra nó được gia đình nói chuyện bằng tiếng tiều, khi vào trường cộng đồng người hoa thì học tiếng Quảng Đông, tiếng việt chỉ phụ nên các cháu tôi ít khi nói chuyện với gia đình tôi vì nó nói giọng lơ lớ , cặp mắt thì híp giống cha nó y chang. Tóm lại các video được Trung Quốc phê duyệt đều là người gốc hoa thôi, vì tiếp thu từ nhỏ. Gia đình tôi không phân biệt sắc tộc tôn giáo vì vậy đừng có định hướng người việt dễ dàng học nhanh, còn phim truyện Trung Quốc tôi xem rất nhiều mà có hiểu chi đâu. Dù các cháu tôi có chỉ dẫn Show less Reply @danhphan9281 6 months ago Mắc cười nhất là tôi tập nói tiếng trung thì nước bọt văng tung tóe vì chu miệng uốn lưỡi kkk 1 Reply @user-lu6jz1fi7n 6 months ago @danhphan9281 do ông chậm tiếp thu thôi Reply @danhphan9281 6 months ago @user-lu6jz1fi7n nói sai rồi tôi giỏi tiếng anh, và tốt nghiệp đại học xây dựng, bây giờ tôi lớn tuổi rồi, sắp về hưu, các cháu tôi giờ thì có vợ con cũng là người hoa luôn đó, còn đứa cháu gái út xinh đẹp lại ế chồng vì không muốn lấy chồng người kinh, hỏi lý do nó không nói, nhưng tôi biết.. Reply @user-lu6jz1fi7n 6 months ago @danhphan9281 cháu k xem phim trung Quốc nhưng vì công việc nên học vẹt nhưng thấm thoát 4 năm r k đèn sách gì chỉ học qua người trung rất nhanh. Phát âm chuẩn 1 Reply @danhphan9281 6 months ago @user-lu6jz1fi7n tôi không tin đâu, vì người hoa và Trung Quốc còn nói bập bẹ tiếng việt thì không thể nào người vn giỏi hơn Trung Quốc kkk Reply @danhphan9281 6 months ago (edited) @user-lu6jz1fi7n lúc tiệc cưới cháu tôi có rất nhiều con lai Đài Loan nói chuyện cũng không hoàn chỉnh câu từ, dù bên đó được Đài Loan khuyến khích tất cả người Đài Loan nên học tiếng việt. Bây giờ ông chủ doanh nghiệp Đài Loan đều bập bẹ được còn thiếu ngữ pháp thôi, và theo tôi tìm hiểu có nhiều người vn rất giỏi nhiều ngôn ngữ của dân tộc thiểu số Trung Quốc nữa kìa, họ là người tày, dao, mông ngôn ngữ rất giống nên học rất nhanh, đặc biệt là người mông học rất giỏi tiếng anh. Show less Reply @user-lu6jz1fi7n 6 months ago @danhphan9281 cháu ng dao đây Nhưng ngôn ngữ ng dao trung Quốc bị hán hoá nhiều r ạ k còn nguyên thủy như ngôn ngữ dao Vs lại người dao vs choang trung Quốc họ nói rất nhanh nên đa số ng dân tộc mình k nghe hiểu dk Show less 1 Reply @trungnguyen8574 1 year ago Nhận xét của bạn về 2 loại ngữ pháp tiếng Việt là rất đúng. Một ngữ pháp gốc Việt và ngữ pháp Hán Việt. Hai cái này dùng lẫn lộn tạo thành ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. 5 Reply 3 replies @hoiongdu5937 1 year ago Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông Reply @quybuihai7041 8 months ago nếu chỉ dùng cấu trúc câu và từ Hán Việt thì sẽ hình thành 1 ngôn ngữ mà chỉ có các cụ mới hiểu được Reply @vannhantran547 8 months ago Mình nghĩ không phải lẫn lộn đâu mà là sự kết hợp và kế thừa ấy. Reply @duylongduong6186 5 months ago Đoạn cuối đọc dễ hiểu mà. Chắc do mình đọc tiên hiệp chục năm rồi 1 Reply @liwang8337 1 year ago tất nhiên,tiếng việt hiện đại có 2 loại ngữ pháp cùng tồn tại,ngữ pháp nói xuôi,và ngữ pháp nói ngược,:)) Reply @nhavuonvn3404 1 year ago Điều thắc mắc lớn của tui là sao ông bạn hiểu rõ Việt Nam thế! Lol 5 Reply 1 reply @tmthanhable 6 months ago chắc yêu VN nhưng không dám nói ra :) Reply @danhphan9281 1 year ago Hihi còn nói về ngôn ngữ giống nhau, thế sao người hoa, người Trung Quốc và Đài Loan đọc ngôn ngữ vn lơ lớ như các nước khác vậy. 1 Reply 3 replies @haichi2208 8 months ago Khí hậu ..thổ nhưỡng tạo ra sự khác biệt về âm giọng... bắc VN khác biệt so với sài Gòn đại diện dân năm nhà bạn Reply @danhphan9281 8 months ago @haichi2208 sai rồi dọc biên giới việt trung, người hoa và dân tộc hán ở đầy, người dao , tày, nùng, mông đều biết tiếng trung, các cháu tôi có cha người hoa sống tại chợ lớn vẫn nói giọng lơ lớ vì từ nhỏ học nói tiếng tiều, khi lớn lên vào trường cộng đồng học tiếng việt lẫn tiếng Trung Quốc. Reply @danhphan9281 6 months ago Mấy năm nay người Trung Quốc comment nói chữ nôm giống , ngôn ngữ cũng giống và mọi công cụ xây dựng thờ tự đều là giống Trung Quốc, cho đến vài ngày trước có vài người lở lời nói chữ hán tại các ngôi đền vn đọc không hiểu gì, rồi người khác nói nhạc tiếng mã Lai, Thái Lan, Hàn Quốc kẻ cho là bài hát tiếng anh, kkk ngôn ngữ vn giống Trung Quốc sao giờ lại đoán lung tung thế. Hiếm có cơ hội lộ tẩy chắc chắn an ninh mạng Trung Quốc đang bận gì đó nên không xóa kịp.. Show less Reply @user-li4ny9nx8y 1 year ago Tiếng Việt đa số lấy từ Tiếng Việt Cổ và Tiếng Bồ Đào Nha đây 2 dạng phổ biến .tiếp đến có Tiếng Tây Ban Nha ,Pháp ,Tiếng Hán rất ít chỉ 1 số từ xuất điểm là tiếng Hán .nếu bạn nào ko biết người Việt học ngôn ngữ nhanh nhất chính là tiếng Bồ Đào Nha ko phải tiếng Hán đâu 2 Reply 10 replies @hoangthiennn2939 1 year ago Ông cứ đùa, số lượng từ Hán Việt trong tiếng Việt đến một nửa. Reply @khanho2166 1 year ago @hoangthiennn2939 thực ra từ Hán-Việt trong tiếng Việt là từ Hán cổ, nên nhiều từ gọi là Hán-Việt nhưng người Trung Quốc lại chẳng hiểu gì. 3 Reply @trungnguyen8574 1 year ago Bảng chữ cái tiếng Việt dùng hệ chữ cái Bồ Đào Nha có sáng tạo thêm chứ không phải tiếng Việt đa số lấy từ tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Bồ Đào Nha thuộc hệ ngôn ngữ Ấn Âu nên có ngữ pháp phức tạp như chia thời động từ, phân giống đực giống cái (như tiếng Anh) nên học không đơn giản như khi học tiếng Trung. Người Việt chỉ thuận lợi khi học tiếng Bồ Đào Nha là tiếng đó cũng ghép âm viết thế nào đọc thế đó, bảng chữ cái lại gần giống bảng chữ cái tiếng Việt. Show less 3 Reply @user-eo2ul3zp3z 1 year ago @khanho2166 bạn nhầm to. Sau khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam, vì nghĩ Việt Nam là một bộ tộc thuộc Trung Hoa nên mới sinh ra cái từ Hán Việt, ý nghĩa là một bộ tộc thuộc Hán, vì họ không phân biệt nổi người Việt và người Hán. Nếu bạn không tin bạn có thể dùng chính sử từ trước năm 1900 trở về trước xem có cái nào nhắc tới từ Hán Việt không ? Dùng bằng chứng để chứng minh, chứ đừng là mấy ông nhà báo, nghiên cứu viết nhé. Sau khi các bộ tộc du mục phương Bắc Trung Quốc xâm lược Bách Việt ở phương Nam đã kết hợp với các tộc phương Nam hình thành tiếng Hán phổ thông hiện tại. Bằng chứng là tiếng Việt giống tiếng Quảng Đông, Quảng Tây hơn so với tiếng Hán Bắc Kinh. Theo ngôn ngữ học, ngôn ngữ được sinh ra phù hợp với đặc điểm sinh lý, môi trường, văn hóa... Người Việt phương Nam dáng người nhỏ nhắn, phổi nhỏ, các tộc phương Bắc cao lớn, phổi to. Nên tiếng Việt sẽ thanh và trong hơn, người phương Bắc sẽ trầm ấm hơn. Cho nên việc học ngôn ngữ khác thể trạng là rất khó, nhất khâu phát âm. Còn một số câu phát âm tiếng Trung giống tiếng Việt là bình thường, vì sau khi dân du mục phương Bắc đến thì tiếng Quảng cũng đồng hoá ngược , và tiếng Quảng với tiếng Việt cũng có họ hàng với nhau nên theo quy tắc bắc cầu đó là hiển nhiên. Trước có câu chuyện sứ thần Trung Quốc chửi tiếng Việt như chim kêu, yếu ớt, người Việt cũng chửi người Trung tiếng như khỉ. Show less Reply @trungnguyen8574 1 year ago Đình Sáng Đúng thế. Reply @trungnguyen8574 1 year ago @user-eo2ul3zp3z Tao nghĩ mày nên vào đăng kí giữ bản quyền cái quan điểm "Sau khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam, vì nghĩ Việt Nam là một bộ tộc thuộc Trung Hoa nên mới sinh ra cái từ Hán Việt, ý nghĩa là một bộ tộc thuộc Hán, vì họ không phân biệt nổi người Việt và người Hán". Một phát kiến vĩ đại đầu thế kỉ 21 của một vĩ nhân chưa ai biết. Mà nên công bố rộng rãi cho toàn thể dân tộc Việt Nam biết là từ Hán Việt mới ra đời từ sau khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam đi. Tao nghĩ biết đâu mày đoạt giải thưởng Nobel đấy. Làm luôn đi. Show less 1 Reply @clydel.quigley7840 1 year ago Hơn 70% là từ Hán Việt nhé Reply @macabong157 1 year ago Trung Nguyen nói không sai . cơ mà gắt quá gắt quá ạ Reply @yenlinhnguyenle 11 months ago Tiếng Bồ học nhanh cũng là vì nó dễ thôi má. Nó thuộc top ngôn ngữ dễ chất thế giới đó ba. Tiếng Việt về phát âm và cấu trúc không thay đổi nhiều, từ mượn chủ yếu đến từ Pháp và Hán. Còn thứ mà được tham khảo từ tiếng Pháp và tiếng Bồ là chữ viết hiện nay. Năm xưa mình dùng Hán phồn thể, bây giờ là ký tự Latinh nhưng được điều chỉnh cho hợp lý với âm thanh thôi. Chứ làm gì có chuyện tiếng Việt dùng từ mượn của Bồ hay Tây Ban Nha đâu. Show less Reply @liwang8337 1 year ago tôi cũng chả để ý,chúng tôi hay nói vậy và không ai quan tâm nhiều,:))) Reply 1 reply @user-wp1uq6ud8k 1 year ago Đúng là có tiếng Việt nói xuôi và nói ngược là vì văn phạm của người Việt là tĩnh từ đứng sau danh từ, thí dụ: Áo xanh (áo là danh từ, xanh là tĩnh từ), ngựa trắng. Nhưng tiếng Tàu vì ảnh hưởng cách nói ngoại lai của người Xibian, thì họ dùng tĩnh từ đứng trước danh từ như: ngựa trắng= Bạch mã, giống như tiếng Anh nói: white horse. Show less Reply @hoalien2066 6 months ago Thỉnh thoảng có nghe truyện convert tq mà cũng cảm thấy hiểu như đúng rồi. :))) 1 Reply @tmthanhable 6 months ago người Việt học tiếng nước nào cũng nhanh, nếu họ thấy có nhu cầu ! Reply @thanglongliving 1 year ago Người Việt học nhanh nhiều ngoại ngữ, không chỉ mỗi tiếng TQ 1 Reply 3 replies @vuanquan5713 1 year ago Thiểu số thôi Reply @trungnguyen8574 1 year ago Học Trung nhanh nhất. Thời gian học tiếng khác không thể nhanh bằng tiếng Trung (Trừ tiếng Thái, Lào có ngữ pháp gần giống tiếng Việt). Reply @jaychau210 7 months ago tuỳ người mà nhanh hay chậm , đừng ở đó mà xàm Reply 13:42NOW PLAYING Xin hỏi từ ngữ nào là thích hợp nhất để thay thế "tính hai mặt" để nói về Việt Nam 2.2K views10 months ago 15:52NOW PLAYING Watch later Add to queue Chia sẻ quan điểm tôi về sự khác biệt giữa tính Đông Nam Á và tính Trung Hoa 8.3K views10 months ago 10:51NOW PLAYING Chia sẻ quan điểm tôi về tính hai mặt(tính lưỡng nguyên) của Việt Nam 30K views10 months ago

Người Hoa/người Minh Hương ở Việt Nam

https://youtu.be/axy6iv40A8M



Pinned by Học Tiếng Trung với Tùng Tùng Soong說中文話越南

@hoctiengtrungvoitungtungso4261

8 months ago

1. 稀奇/稀奇xī qí hy kỳ ý là hiểm có, cũng có thể nói 稀xī 有yǒu , 稀xī 奇qí có ý nhấn mạnh sự kỳ lạ.

2. 放眼/放眼fàng yǎn phóng nhãn ý là nhìn vào, thông thường là chỉ nhìn vào một cuộc việc to lớn, một đoạn lịch sử lâu dài, hay một khu vực nào đó.

3. 有一批/有一批yǒu yì pī hữu nhất phê ý là có một nhóm người nào đó hay một chuyến hàng hóa nào đó.

4. 高峰期/高峰期gāo fēng qí cao phong kì ý là thời điểm đỉnh cao, có thể chỉ một sự phát triển hay một xu hướng.

5. 經濟蓬勃發展/经济蓬勃发展jīng jì péng bó fā zhǎn kinh tế bồng bột phát triển bồng bột ý là thịnh vượng, ngoài việc chỉ kinh tế, cũng có thể chỉ sức sống, ví dụ nói 这个人朝气蓬勃(zhè ge rén zhāo qì péng bó.

6. 跨海/跨海kuà hǎi khóa hải ý là qua biển, cũng có thể nói 过guò 海hǎi. 跨kuà có ý “vượt qua và xuyên qua”, có thể nói 跨kuà 区qū 域yù (xuyên khu vực) và 跨kuà 领lǐng 域yù(xuyên lĩnh vực/xuyên ngành)

7. 老祖宗/老祖宗lǎo zǔ zōng lão tổ tôn ý là tổ tiên, nguồn gốc và tiền bối. Trong khi hiện đại, có một số người sử dụng để nói đùa, chỉ một người nào đó làm mình luôn luôn phải chăm sóc.

8. 社區/社区shè qū xã khu ý là khu vực cộng đồng, trong Tiếng Trung, cộng đồng gọi là 社shè 群qún (xã quần)

9. 階層/阶层jiē céng giai tầng ý là giai cấp hay tầng lớp.

10. 待遇/待遇dài yù đãi ngộ giống với từ ngữ đãi ngộ trong Tiếng Việt, nhưng trong Tiếng Trung thường sử dụng để chỉ quyền lợi và tiền lương của công việc.

11. 對接/对接duì jiē đối tiếp ý là ăn khớp, thông thường là chỉ công tắc.

12. 輪不到/轮不到lún bú dào luân bất đáo ý là không tới lượt, thông thường chỉ không có cơ hội, không may mắn, cũng có thể nói 没méi 轮lún 到dào.

Show less 3 Reply 1 reply @quendi9381 8 months ago (edited)

Còn có các ông Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích được phong hầu nữa vì có công mở đất Hà Tiên Phú Quốc. Đi du lịch thấy Phủ để ở của các ông này xây cũng hoành tráng lắm, cả 1 quần thể kiến trúc.

2 Reply @PhanDucAnh 8 months ago

Anh làm video từ những cái cơ bản cho người bắt đầu học tiếng Trung đi. Hi vọng có nhiều sub

2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn góp ý! Reply @thienkim5887 8 months ago (edited)

Con đăng kí kênh giúp chú nha, chứ con mới bắt đầu học không học nổi mấy cái này. Mà cũng không nên bắt đầu từ đây. Nhưng con rất thích nghe phân tích lịch sử này, cảm ơn chú

3 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn! 1 Reply @chung3420 5 months ago Anh làm video nguồn gốc của người Việt Nam đi anh =))) 1 Reply @trungnguyen8574 8 months ago

Người Hán đã đến VN từ thời Hán triều và dần dần trở thành người Việt. Trong suốt quá trình lịch sử thời kì nào cũng có người Hán từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam nhất là khi bên Trung Quốc có biến động. Khi sang Việt Nam những người có học đều được các vị hoàng đế Việt Nam trọng dụng. Thời phong kiến VN cũng dùng chữ Hán nên rất thuận lợi cho người Hán khi sang sống tại VN.

9 Reply 4 replies @khonhacfree8386 8 months ago

Hán triều là sai rồi, Tần triều mới đúng

2 Reply @GVToanQuanBinhThanh 7 months ago

@khonhacfree8386 hihi, đúng là Tần Triều, nhưng đó là người dân của 6 nước bị tiêu diệt

Reply @user-yl8mj8ls7n 6 months ago

Bạn chưa hiểu hết lịch sừ. Từ khi thủy hoàng xâm chiếm bách việt tộc người này di dần xuống phương nam... rồi cứ thế mà cho là người hán... cách nghỉ này vô hình dung cho rằng tộc bách việt là người hán. Tự mình từ bỏ nguồn gốc của mình. Quá ư là xót xa.

2 Reply @trungnguyen8574 6 months ago (edited)
@user-yl8mj8ls7n Tôi bảo Bách Việt là người Hán bao giờ. Tôi bảo dân tộc ta là người Hán khi nào.Tôi chỉ nói là từ thời nhà Hán đã có người Hán di cư vào Việt Nam và bị người Việt đồng hóa. Tức là phải có người Việt chiếm số đông sinh sống trước đó ở Việt Nam rồi thì mới đồng hóa được những người Hán đến sau chứ. Trên ý tôi chỉ nói là từ thời nhà Hán đã có người Hán di cư vào Việt Nam . Tổ tiên của vua Lý Nam Đế (Lý Bí) từ cuối triều Tây Hán đã di cư vào Việt Nam . Lịch sử dân tộc Việt Nam thế nào chẳng lẽ tôi người Việt mà không hiểu rõ. Thời cổ đại trước thời Bắc thuộc đã có Hùng Vương dựng nước, An Dương Vương chống xâm lược, đã có văn hóa Đông Sơn, Phùng Nguyên với những di vật như trống đồng, đồ đồng vv... Là người Việt Nam nên tôi phải đọc nhiều sách sử về đất nước chứ đâu có ngu si đến mức bảo người Việt là người Hán di cư sang.
Show less 1 Reply @067a 8 months ago Mong bạn làm video dạy giao tiếp từ căn bản. Cám ơn. 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn góp ý! Reply @binhyen1788 8 months ago Xin góp ý với anh là có 1 bộ phận không nhỏ người zhuang ,Người Hán,người H' Mông từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý châu di cư bằng đường bộ sang phía bắc của Việt Nam thời đầu thế kỷ 20 dịp loạn giặc Cờ đen Cờ Trắng trong đó có Cụ kỵ của tôi giờ tôi thành người Tày Cụ nội tôi gốc zhuang Quảng Tây 6 Reply · 11 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn em ủng hộ, tôi sẽ bàn về nguồn gốc người Zhuang trong tương lai, cảm ơn! 1 Reply @binhyen1788 8 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 Vâng anh làm về Người Zhuang và Tày Nùng Việt Nam nhé đó chính là 1 dân tộc chung ngôn ngữ đó ạ Cảm ơn anh Reply @user-ne4pf9ld7u 8 months ago hi, cảm ơn bạn, tôi là người nùng nè, không biết nguồn gốc của mình ở đâu 2 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago @user-ne4pf9ld7u Ở Trung Quốc, người Nùng Nè là thuộc về dân tộc Zhuang, nhưng đó chỉ là nhận định của nhà nước thôi, theo tôi, thông thường, những ngôn ngữ là có nhiều phần giống nhau thì có khả năng cao là có nguồn gốc giống nhau, bạn có biết có ngôn ngữ nào là tiếp cận với Tiếng Nùng Nè không? 1 Reply @user-ne4pf9ld7u 8 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 cảm ơn bạn đã trả lời, tôi nghĩ tổ tiên của tôi là người phương bắc, bằng cách nào đó đã thất lạc và mất đi văn hóa gốc thật đáng tiếc, giờ tôi chỉ còn lại vài tiếng nói đơn giản, 1 Reply @user-ne4pf9ld7u 8 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 xin bạn hãy ra nhiều video như thế này nữa, tôi xin bạn đấy, kiến thức của bạn thật thú vị, tôi củng hộ bạn, mong bạn có nhiều ý tưởng mới tạo ra những video hay, chúc cho kênh bạn sớm được 1 triệu lượt đăng ký ️ ️ ️ 1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago @user-ne4pf9ld7u cảm ơn! Reply @khonhacfree8386 8 months ago @binhyen1788 Tài Nùng Thái Choang Mông đều cùng một chi Việt tộc , khu vực sống vẫn ở đất Âu Việt cổ 3 Reply @binhyen1788 8 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 Các ngôn ngữ cùng hệ Tày- Nùng có dân tộc Thái, và người Lào cũng cùng hệ Ngữ nhưng khi giao tiếp thì không hoàn toàn hiểu hết có 1 số từ khác do mượn từ của từng vùng miền và phát âm cũng hơi khác nhau nhưng chut cần 1 thời gian rất ngắn là sẽ hiều và giao tiếp được hoàn toàn. Còn Tày- Nùng thực tế là 1 dân tộc ngôn ngữ giống nhau 99 -100% ko có trở ngại gì về giao tiếp giữa hai tộc này cả 1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago @binhyen1788 hóa ra là vậy, cảm ơn! 1 Reply @honguyenvnam5479 8 months ago @user-ne4pf9ld7u ngoại trừ người hán ra thì các dân tộc ở phía nam TQ điều nằm trong các tộc bách việt. 1 Reply @3ksaigonchildren674 8 months ago Xem nhiều video của bạn thấy bạn nói rất khách quan nhiều vấn đề. Kiến thức uyên bác .Cảm ơn bạn nhiều nhé 5 Reply · 3 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn! 1 Reply @3ksaigonchildren674 8 months ago Hi vọng 1 ngày không xa gặp bạn ở Sài Gòn 1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago @3ksaigonchildren674 bạn liên hệ email của tôi nhé, tôi đang ở Sài Gòn 1 Reply @thuanluong1265 8 months ago Thank you for sharing. 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago thanks! Reply @sunji558 8 months ago mình ở lạng sơn. bà nội người tày . giáp biên giới hoặc tỉnh lân cận có thể giao tiếp được bằng tiếng dân tộc nha 1 Reply 1 reply @bbbbwnnn9543 6 months ago Giáp biên giới vn bên tàu là dân tộc zhuang, cũng là tộc tày vn nên giao tiếp vs nhau bằng tiếng tày là bình thường Reply @user-xi4eu6ot8i 8 months ago (edited) Từ kênh chính của bạn sang đây. Học tiếng Trung nào :) 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn! Reply @onthihocky5666 6 months ago 我妈祖上是来找老婆没什么做官做生意的, 他的籍贯广东顺德 1 Reply @qiandaliu4029 8 months ago 长知识 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago 感谢! Reply @tholamchan7824 8 months ago Người Minh Hương không phải là người Han họ là những người Việt co sống nhưng vùng bị người Hán chiếm đóng từ xa xưa đến miền nam lập nghiệp. Họ lập gia đình với người Việt. Con cháu của họ là những người đầu gà đít vịt. Quan trọng hơn hết là họ chọn lựa là người Việt qua những thăng trầm của đất nước Việt Nam . Họ là những người Ma^n Việt vv 4 Reply 2 replies @A173642 8 months ago Đúng r, đa số những người Hoa ở VN đến từ vùng Giao Chỉ Cửu Chân, xưa là đất của VN, thời 2 bà trưng, nên tính ra họ cũng là 1 phần của người VN. Reply @haihong6161 7 months ago Đầu gà đít vịt Reply @ethanlee8086 8 months ago 你做视频讲成语或有趣的词吧,我们中文十分不好 谢谢你哦 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago 谢谢你的建议! Reply @dunguc4047 8 months ago Tôi chưa biết bạn đến từ địa phương nào của Trung Quốc và bạn có phải họ tộc gốc người Hán không?. Tôi được biết người Quảng Đông, Quảng Tây có ngôn ngữ khác với tiếng hán phổ thông mà người địa phương khác ở Trung Quốc rất khó nghe và hiểu được. Đó là tiếng Quan Thoại phải không?. Và những người Hoa sang Việt Nam thường rất đông người đến từ Quảng Đông, Phúc Kiến nơi mà xưa kia vốn là các tộc Bách Việt không phải là dòng dõi gốc Hán. Tôi biết vậy có đúng không bạn Show less 2 Reply · 3 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago tôi là người Mã-Lai gốc Hoa, người Hán là một dân tộc của người Trung Quốc ạ. Reply @khonhacfree8386 8 months ago quan thoại là tiếng phương bắc , quảng , mân là tiếng phương Nam , người Hán là bao gộp các dân tộc qua nhiều thời kỳ chiến quốc bị thôn tính lại đặt là Hán , vì nó lấy triều đại thống trị lâu nhất thời PK để gọi như vậy , còn người bách việt bị Hán hóa pha trộm gen nhiều rồi , tuy nhiên ở Quảng Đông vẫn có nhiều người khuôn mặt rất giống người Việt Nam. 1 Reply @A173642 8 months ago Quảng Đông xưa là thuộc Giao Chỉ Cửu Châu, là đất của người Việt thời 2 bà trưng Reply @quannguyenminh9462 4 months ago A Tùng ơi, anh không làm kênh này nữa hả a 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 4 months ago ha...xin lỗi... Reply @hoangquantran6064 6 months ago Người Minh Hương Việt Nam bây giờ họ ở đâu? Họ trở thành người Kinh hay người Hoa? Tôi không tìm thấy dấu vết người Minh Hương, chỉ có người Thanh thôi. Reply @vietlongbuilding9242 8 months ago nhanh như vậy ai mà đọc nổi 1 Reply @likefilm7255 8 months ago Tên này là Hoa Nam tình báo cục Reply @bactero 8 months ago (edited) Nếu bạn chỉ coi sách vở VN hay sách vở Trung Quoc về Hoa Kiều ở VN thì thiếu sót rồi bạn. Người Minh Hương đến VN từ lâu lắm, nhưng không nhiều và bị đồng hoá gần hết sau vài trăm năm. Người Hoa sang Việt Nam đông nhất là chạy nạn thế chiến thứ 2 và chạy nạn cộng sản Trung Quốc vào năm 1949-1950. Đại đa số dân Chợ Lớn ở Sài Gòn là những người này. Họ nói tiếng Quan Thoại nhưng nhiều nhất là Quảng Đông.Thời thập niên 60-70 có những trường người Hoa phỏng theo mô hình Đài Loan ở Sài Gòn. Sách vở từ VN mà bạn khảo cứu là sách vở cộng sản VN phát hành và xét duyệt dưới ảnh hưởng của cộng sản Trung Quốc. Các tài liệu chính thức và lịch sử người Hoa không còn chính xác nữa. Việt Nam cũng có 'cách mạng văn hoá', cộng sản cũng thủ tiêu hết tất cả sách vở, văn hoá của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1975 và bỏ tù, tử hình trí thức Việt Nam. Bạn nên khảo cứu về lịch sử Việt Nam cận đại thì sẽ thấy rằng VN đã có 1 thời kỳ có tự do dân chủ 21 năm như Đài Loan, Mã Lai, Indonesia... Tới khi nước Việt Nam bị mất vào năm 1975 thì trở thành nước cộng sản tới bây giờ. Show less 5 Reply

Ngữ vừng Tiếng Trung cho giới thiệu âm nhạc Việt Nam

https://youtu.be/PlH_Gr53spo

Pinned by Học Tiếng Trung với Tùng Tùng Soong說中文話越南

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 9 months ago

1. 聲明/声明shēng míng Thanh Minh ý là nói rõ để khỏi bị hiểu nhầm hay bị chịu một trách nhiệm nào đó

2. 音樂人/音乐人yīn yuè rén Âm Nhạc Nhân ý là người có chuyên nghiệp làm nghề liên quan đến âm nhạc.

3. 發燒友/发烧友fā shāo yǒu Phát Thiêu Hữu ý là người đam mê và hiểu biết một sở thích nào đó. Vẻn vẹn “phát thiêu” ý là bị sốt.

4. 爆發/爆发bào fā Bộc Phát Ý là bùng nổ, trong Tiếng Hoa có thể sự dụng cho trường hợp như bùng cháy, tức giận, lên tiếng và sự kiện xảy ra.

5. 清揚/清扬qīng yáng Thanh Dương Ý là vừa trong sáng vừa véo von, thông thường là hình dung âm thanh.

6. 穿透/穿透chuān tòu Xuân Thấu Ý vốn là xuyên qua, là một động từ, cũng có thể sử dụng như tính từ, nhưng phải nói rõ là cái gì có kiểu xuyên qua trước.

7. 歌姬/歌姬gē jī Ca Cơ Ý là nữ ca sĩ nổi tiếng hoặc ưu tú trong ngữ cảnh hiện đại, trong ngữ cảnh cổ đại thì chỉ là nữ ca sĩ bình thường thôi.

8. 獨弦琴/独弦琴dú xián qín Độc Huyền Cầm Ý là đàn bầu, “huyền” ý là dây đàn, “độc huyền” ý là chỉ có một cái dây dàn.

9. 撥弄、揮彈、彈撥/拨弄、挥弹、弹拨bō nòng 、huī tán 、tán bō Bát Lộng, Huy Đàn, Đàn Bát Bát Lộng ý là có gảy có xoa, “bát” chỉ động tắc gảy, còn có thể kết hợp với nhiều chữ tạo nên nhiều từ ghép, thông thương mang ý là đưa đi hoặc đưa lại. “Lộng” vốn ý là đùa bỡn, nhưng trong Tiếng Hoa hiện đại có ý là “làm”, ví dụ「弄什么nòng shé me ?」 (làm cái gì?)thông thường chỉ làm việc nhỏ, không quan trọng lắm, hay làm hư một cái gì đó, có thể kết hợp với nhiều chữ tạo nên nhiều từ ghép, thông thường mang ý là đùa giỡn hoặc không nghiêm túc. Huy Đàn ý là có vẫy có đàn. “Huy” chỉ động tắc vẫy một cái gì đó, thông thường là chỉ vẫy tay, bút, gậy và lá cờ. “Đàn” chỉ động tắc đàn nhạc cụ, búng ngón tay và nảy lên, nói chung là liên quan với cái mà có độ đàn hồi.

10. 拉音/拉音lā yīn Lạp Âm ý là kéo âm dài ra, có thể nói “拉高音lā gāo yīn ”, ý là kéo âm cao dài ra, hoặc “拉低音lā dī yīn ”, ý là kéo âm thấp dài ra. Cũng có thể nói thành “lạp trường âm”(拉長音lā cháng yīn )

11. 唱腔、曲風/唱腔、曲风chàng qiāng、 qū fēng Xướng Khang, Khúc Phong Xướng Khang ý là giọng hát, Khúc Phong ý là phong cách âm nhạc, thông thường nói với “khúc phong” thì không bao gồm giọng hát, chỉ có nói về làn điệu.

12. 講究/讲究jiǎng jiù Giảng Cứu ý là quan tâm một công việc một cách kỹ càng, thậm chí kén chọn. Có thể sử dụng bằng cả động từ và tính từ, nếu là tính từ thì là chỉ có một người nào đó luôn kén chọn một cái gì đó, thông thường là chỉ ăn mặc và ẩm thực. 13. 抑揚頓挫/抑扬顿挫yì yáng dùn cuò Bốn chữ này là một thành ngữ để hình dung âm thanh, có thể chỉ âm nhạc hoặc nói chuyện, đặc biệt là đọc thơ. Ức vốn ý là hạ, thường kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý sự kìm nén, ví dụ 壓抑yā yì 、抑止yì zhǐ. Dương vốn ý là lên cao, thường kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý làm một cái gì đó hiển nhiên, ví dụ揚名國際 yáng míng guó jì, ý là nổi tiếng quốc tế. Đốn vốn ý là ngừng lại, tuy có nhiều ý nghĩa khác, nhưng thường xuyên nhất là sử dụng bằng “停頓tíng dùn ”, ý là ngừng lại. Tòa vốn ý là chỉ động tác khi sử dụng dao dũa, khi kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý sự ngan cản, ví dụ 挫折cuò zhé, ý là ngan cản hoặc cảm giác thất bại. 14. 風格/风格fēng gé Phong Cách. Giống với ý nghĩa trong Tiếng Việt.

8 Reply @phatgiao-anlanh5700 8 months ago

Nhạc Việt Trend Thế Giới! 2 Reply @jaimele3159 7 months ago

You are very knowledgeable. Appreciate your content 2 Reply @tanphatly6506 1 month ago (edited) 2 versions of rap, both of them are south VNese accent 2 Reply @phungnguyen8872 8 months ago Mình nghĩ nên bổ sung thêm sub tiếng Trung vì mình muốn hiểu rõ cách dùng câu từ của tác giả, cám ơn. 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago có ạ, xin bấm CC để coi phụ đề Tiếng Trung. 3 Reply @kimthanhangthi6104 5 months ago Không phải cố ý kéo dài âm mà do mỗi nguyên âm của tiếng Việt đã dài gấp đôi, gấp ba nguyên âm tiếng Trung. 1 Reply @BryantDuong19 8 months ago Đoạn nói về rap miền Nam với miền Bắc, anh lấy ví dụ cả 2 rapper đều giọng miền Nam cả :D 3 Reply · 7 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn góp ý! Reply @thinhbui80 8 months ago Binz người trung nhé 2 Reply @BryantDuong19 8 months ago @thinhbui80 vẫn rap bằng giọng Trung lai Nam chứ ko phải giọng Bắc 2 Reply @thinhbui80 8 months ago @BryantDuong19 nhưng từ trước đến nay đa số hoạt động trong các tổ chức ráp miền Bắc Reply @BryantDuong19 8 months ago @thinhbui80 ủa vào tổ chức Bắc thì phải nói giọng Bắc à ok fine 1 Reply @thinhbui80 8 months ago @BryantDuong19 tôi nói giọng bắc bao giờ từ đầu tôi nói người trung ông mới nhận bừa Reply @dankmemewannabe7692 5 months ago maybe Rhymastic, Lil Knight or Kimmese would have been better examples Reply @linhtranhoyen6427 8 months ago Thật tài năng,bái phục 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn! Reply @letuan3998 9 months ago Rất hay và mới lạ! 3 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 9 months ago cảm ơn! Reply @caich4543 8 months ago A học thổi sáo đi 1 Reply @tracychannel660 7 months ago Reply @thienthanquetla8538 8 months ago Nói tóm lại là bạn có thích nghe nhạc VN ko :-) . 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago thích! Reply @lanhha7172 8 months ago Anh nên nói là người da màu thay vì người da đen hoặc có thể nói Mỹ Đen hoặc người gốc Phi để tôn trọng họ không phân biệt 1 Reply · 2 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago hóa ra là vậy, cảm ơn sửa chữa! 1 Reply @lanhha7172 6 months ago Nếu anh muốn hiểu cách nói chuyện theo phong cách lịch thiệp và trí thức và quy tín thì anh nên tìm hiểu cách nói chuyện của người Sài Gòn, người Hoa và người miền Nam lúc xưa , còn lễ nghĩa thì người miền Trung xưa, con trí thức gia giáo nề nếp thì người Bắc xưa ....... 3 Reply @cucgiongphangiang2955 8 months ago rất hay 3 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn! Reply @tamngo5117 8 months ago ọ "Có 1 con đường coi dường như chánh đáng cho loài người. Nhưng đewns cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết .Con đường sự sống của người khôn ngoan dẫn lên trên để tránh khỏi âm phủ ở dưới thấp." (Lời Kinh Thánh ) vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Ðức Chúa Trời. Vì Ðức Chúa Trời sai Con Ngài đến thế gian không để lên án thế gian, nhưng để thế gian được cứu nhờ Con ấy. Ðức Chúa Jesus lại nói với họ rằng, “Ta là ánh sáng của thế gian. Người nào theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” Chúa Yêu bạn, muốn Cứu bạn .Hãy Tìm đến với Chúa Jesus ăn năn Tin nhận để được nhận Ơn Cứu Rỗi trong Thời kỳ cuối cùng này. ' Vì hễ ai kêu cầu Danh Chúa Jesus thì sẽ được Cứu ." AMEN! ọ Show less 1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn chúc phúc! Reply @haihong6161 7 months ago

Giọng miền bắc là giịng bắc cụ rau muống cá rô cây

Reply 6,041 views Mar 26, 2022 #v #âmnhạcViệtNam Các bạn ơi, cả phụ đề CC “Tiếng Trung Giản thể” và “Tiếng Trung Phồn Thể” đều có Bính Âm Hán Ngữ, sau đây là giải thích chi tiết của các từ ngữ, xin bạn đăng ký nhé, cảm ơn! Tôi cũng có một kênh nữa là nói Tiếng Việt, chia sẻ quan điểm tôi về văn hoa Trung Quốc, Tùng Tùng Soong: https://www.youtube.com/channel/UCe96... xin bạn ghé thăm nhé, cảm ơn! #âmnhạcViệtNam #họcTiếngTrungTiếngHoa #v-pop #越南音樂

1. 聲明/声明shēng míng Thanh Minh ý là nói rõ để khỏi bị hiểu nhầm hay bị chịu một trách nhiệm nào đó

2. 音樂人/音乐人yīn yuè rén Âm Nhạc Nhân ý là người có chuyên nghiệp làm nghề liên quan đến âm nhạc.

3. 發燒友/发烧友fā shāo yǒu Phát Thiêu Hữu ý là người đam mê và hiểu biết một sở thích nào đó. Vẻn vẹn “phát thiêu” ý là bị sốt.

4. 爆發/爆发bào fā Bộc Phát Ý là bùng nổ, trong Tiếng Hoa có thể sự dụng cho trường hợp như bùng cháy, tức giận, lên tiếng và sự kiện xảy ra.

5. 清揚/清扬qīng yáng Thanh Dương Ý là vừa trong sáng vừa véo von, thông thường là hình dung âm thanh.

6. 穿透/穿透chuān tòu Xuân Thấu Ý vốn là xuyên qua, là một động từ, cũng có thể sử dụng như tính từ, nhưng phải nói rõ là cái gì có kiểu xuyên qua trước.

7. 歌姬/歌姬gē jī Ca Cơ Ý là nữ ca sĩ nổi tiếng hoặc ưu tú trong ngữ cảnh hiện đại, trong ngữ cảnh cổ đại thì chỉ là nữ ca sĩ bình thường thôi.

8. 獨弦琴/独弦琴dú xián qín Độc Huyền Cầm Ý là đàn bầu, “huyền” ý là dây đàn, “độc huyền” ý là chỉ có một cái dây dàn.

9. 撥弄、揮彈、彈撥/拨弄、挥弹、弹拨bō nòng 、huī tán 、tán bō Bát Lộng, Huy Đàn, Đàn Bát Bát Lộng ý là có gảy có xoa, “bát” chỉ động tắc gảy, còn có thể kết hợp với nhiều chữ tạo nên nhiều từ ghép, thông thương mang ý là đưa đi hoặc đưa lại. “Lộng” vốn ý là đùa bỡn, nhưng trong Tiếng Hoa hiện đại có ý là “làm”, ví dụ「弄什么nòng shé me ?」 (làm cái gì) thông thường chỉ làm việc nhỏ, không quan trọng lắm, hay làm hư một cái gì đó, có thể kết hợp với nhiều chữ tạo nên nhiều từ ghép, thông thường mang ý là đùa giỡn hoặc không nghiêm túc. Huy Đàn ý là có vẫy có đàn. “Huy” chỉ động tắc vẫy một cái gì đó, thông thường là chỉ vẫy tay, bút, gậy và lá cờ. “Đàn” chỉ động tắc đàn nhạc cụ, búng ngón tay và nảy lên, nói chung là liên quan với cái mà có độ đàn hồi.

10. 拉音/拉音lā yīn Lạp Âm ý là kéo âm dài ra, có thể nói “拉高音lā gāo yīn ”, ý là kéo âm cao dài ra, hoặc “拉低音lā dī yīn ”, ý là kéo âm thấp dài ra. Cũng có thể nói thành “lạp trường âm”(拉長音lā cháng yīn)

11. 唱腔、曲風/唱腔、曲风chàng qiāng、 qū fēng Xướng Khang, Khúc Phong Xướng Khang ý là giọng hát, Khúc Phong ý là phong cách âm nhạc, thông thường nói với “khúc phong” thì không bao gồm giọng hát, chỉ có nói về làn điệu.

12. 講究/讲究jiǎng jiù Giảng Cứu ý là quan tâm một công việc một cách kỹ càng, thậm chí kén chọn. Có thể sử dụng bằng cả động từ và tính từ, nếu là tính từ thì là chỉ có một người nào đó luôn kén chọn một cái gì đó, thông thường là chỉ ăn mặc và ẩm thực.

13. 抑揚頓挫/抑扬顿挫yì yáng dùn cuò Bốn chữ này là một thành ngữ để hình dung âm thanh, có thể chỉ âm nhạc hoặc nói chuyện, đặc biệt là đọc thơ. Ức vốn ý là hạ, thường kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý sự kìm nén, ví dụ 壓抑yā yì 、抑止yì zhǐ. Dương vốn ý là lên cao, thường kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý làm một cái gì đó hiển nhiên, ví dụ揚名國際 yáng míng guó jì , ý là nổi tiếng quốc tế. Đốn vốn ý là ngừng lại, tuy có nhiều ý nghĩa khác, nhưng thường xuyên nhất là sử dụng bằng “停頓tíng dùn ”, ý là ngừng lại. Tòa vốn ý là chỉ động tác khi sử dụng dao dũa, khi kếp hợp với chữ khác để tạo nên những từ ghép mang ý sự ngan cản, ví dụ 挫折cuò zhé , ý là ngan cản hoặc cảm giác thất bại.

14. 風格/风格fēng gé Phong Cách. Giống với ý nghĩa trong Tiếng Việt.

Apr 30, 2022 #hoctiengtrung #phatamtiengtrung

Các bạn ơi, tôi đặc biệt thiết kế 8 câu thần chú cho người Việt để luyện tập phát âm những phụ âm không có trong Tiếng Việt. Đó là p, c, x, j, q, zhi, chi, shi. Một câu luyện một phụ âm. Trong một câu, có bao gồm tất cả, hầu hết các cách phát âm mà phụ âm đó kết hợp với các nguyên âm. Cách luyện tập là rất đơn giản, các bạn có thể tận dụng chức năng “dịch bằng giọng nói” của google. Hy vọng các bạn cảm thấy thú vị và bổ ích, cảm ơn ủng hộ! 0:00 Intro 01:23 "P" 01:48 "C" 02:10 "X" 02:29 "J" 02:52 "Q" 03:16 "ZH" 03:49 "CH" 04:20 "SH" 04:52 Kết Thúc #phatamtiengtrung #hoctiengtrung Tôi cũng có một kênh nữa là nói Tiếng Việt, chia sẻ quan điểm tôi về văn hoa Trung Quốc, Tùng Tùng Soong: https://www.youtube.com/channel/UCe96... xin bạn ghé thăm nhé, cảm ơn!

@golden5564 5 months ago Anh nói về Tiếng Trung Phồn thể và Giản thể đi ạ ! 1 Reply @Bella_aN 7 months ago Mong bạn dạy tiếng trung nhiều hơn, mình học hoài chưa nói được nữa 3 Reply @namviet4064 8 months ago Đối với mình 2 âm khó nhất là z và c vì nó không có trong tiếng việt. Học lâu rồi mà mỗi khi nói đến 2 âm này là lại mệt nhọc, bạn có cách nào phát âm 2 cái này 1 cách tự nhiên không 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago cảm ơn góp ý! Reply @charliet.7610 8 months ago Học tiếng anh (khẩu âm) xong học tiếng Trung vào luôn, 2 Reply @khoantai336 1 month ago Mấy từ này giống nhau thật thầy giáo 1 Reply @timespace9436 8 months ago nhiều khi thanh mẫu CH mình nghe vài người đọc như S hoặc X vậy. Đó là do ảnh hưởng của tiếng địa phương hay sao ạ? 2 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago đúng, 100% không tiêu chuẩn, haha! 3 Reply @atPhuocLongBinhPhuoc 7 months ago Anh đang nói tiếng Trung phổ thông hay tiếng Quảng Đông vậy ??? Reply · 3 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 7 months ago tiếng Trung phổ Reply @atPhuocLongBinhPhuoc 7 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 anh có sử dụng zalo không ,em muốn anh dịch một số từ sang tiếng Trung. Và em sẽ trả tiền cho anh.a nghĩ sao ? 1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 7 months ago @atPhuocLongBinhPhuoc cảm ơn, zalo tôi: 0852204129 1 Reply @exewordfile11 7 months ago clip ra lâu wa thua bên 518 và Diệu hồ nhé :D 2 Reply · 3 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 7 months ago họ là người chuyên nghiệp dạy Tiếng Trung mà, tôi chỉ là một người biết nói Tiếng Trung thôi 1 Reply @exewordfile11 7 months ago @hoctiengtrungvoitungtungso4261 kkk khiêm tốn wa :)) 2 Reply @nguyenphihung2510 7 months ago

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 bổ ích . Cảm ơn bạn

1 Reply @tientung2867 8 months ago

Bạn là giáo viên bạn nên chọn tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp để dạy tôi nghĩ là đông người học hơn , tiếng Trung thì học không khó nhưng ít người học hơn.

1 Reply · 2 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago

cảm ơn góp ý!

1 Reply @andrewbui5057 7 months ago

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 Bạn cứ dạy Tiếng Hoa, đúng sở trường sẽ tốt hơn. Nhưng giảm tốc độ một chút và hướng dẫn lặp lại thêm sẽ tốt hơn. Goodluck!

1 Reply Luyện phát âm Tiếng Trung bằng 8 câu thần chú (p, c, x, j, q, zh, chi, shi)

https://youtu.be/c25AnD74pds



Ngữ vừng Tiếng Trung cho giới thiệu về bia Việt Nam

https://youtu.be/U5NRo2fHSzQ

Pinned by Học Tiếng Trung với Tùng Tùng Soong說中文話越南

@hoctiengtrungvoitungtungso4261

9 months ago

1. 體驗/体验tǐ yàn thể nghiệm ý là trải nghiệm một cách sâu sắc hơn

2. 當地的/当地的dāng dì de đương địa đích ý là tại chỗ hoặc bản xứ, thông thường có ý là người nói đó không phải là người từ chỗ đó

3. 想當然的/想当然的xiǎng dāng rán de tưởng đương nhiên đích ý là nghĩ rằng chắc chắn là như vậy

4. 國際大廠品牌/国际大厂品牌guó jì dà chǎng pǐn pái quốc tế đại xưởng phẩm bài ý là nhãn hiệu nổi tiếng giữa quốc tế của một sản phẩm chế tạo từ một công ty lớn, phải chú ý có từ “đại xưởng”, ý là một nhà máy lớn, cho nên nếu không phải sản phẩm chế tạo thì chỉ có thể nói “國際品牌/国际品牌guó jì pǐn pái ”, ví dụ phần mềm

5. 麥香味/麦香味mài xiāng wèi mạch hương vị ý là hương vị lúa mạch, có thể hình dụng các loại món ăn có thành phần lúa mạch

6. 苦澀味/苦涩味kǔ sè wèi khổ sáp vị ý là vừa đắng vừa chát, ngoài việc hình dụng cho món ăn, cũng có thể hình dung tình yêu và cảm giác nội tâm

7. 冰涼/冰凉bīng liáng băng lương ý là vừa lạnh vừa mát, có thể hình dung nhiều thứ, ví dụ sinh tố và sắt, thậm chí thi thể

8. 冰爽/冰爽bīng shuǎng băng sảng ý là vừa lạnh vứa sướng, thông thường chỉ có thể hình dung đồ uống hoặc trái cây 9. 還嫌/还嫌hái xián hoàn hiềm nếu từ ngữ sau đây là từ hình ung thì ý là vẫn cảm thấy không đủ hoặc quá đáng, ví dụ 我还嫌太麻烦了wǒ hái xián tài má fán le (tôi vẫn cảm thấy phiền phức quá); nếu từ ngữ sau đây là một đối tượng thì ý là còn lại ghét, còn lại không thích, ví dụ我还嫌你呢 wǒ hái xián nǐ ne (tôi còn lại ghét bạn)

10. 偏淡、偏重/偏重、偏淡piān dàn 、piān zhòng thiên đạm, thiên trọng ý là thiền về nhạt, thiên về nặng, thông thường có ý là “hơi… thôi”

11. 薄荷味/薄荷味bò hé wèi Bạc hà vị ý là vị bạc hà

12. 不搭/不搭bù dā bất đáp ý là không thích hợp, nếu nói 很搭hěn dā thì ý là rất thích hợp, thông thường cho hình dung ăn mặc

13. 關押/关押guān yā quan áp ý là giam giữ

14. 強制勞動/强制劳动qiáng zhì láo dòng cường chế lao động ý là bắt buộc lao động, thông thường sử dụng cho trường hợp là bị bắt buộc làm việc trong tù, hoặc bị áp đặt trong công ty

15. 漸漸地/渐渐地jiàn jiàn dì tiệm tiệm địa ý là dần dần 16. 推出市場/推出市场tuī chū shì chǎng thôi xuất thị trường ý là có mặt trên thị trường.

@soaiem9245 7 months ago

Rất hay. Kết hợp kiến thức lịch sử và học tiếng trung rất tuyệt vời. Mong kênh ra thêm. Nhiều video như vậy. Nói thật dân VN chắc rất ít người biết tại sao lại gọi là hồ Trúc Bạch và cũng ko biết trúc bạch nghĩa là gì.

@sonnyunitas584 9 months ago

Cảm ơn bạn đã dành thời gian công sức để ra kênh mới này! Tôi theo dõi kênh nói tiếng Việt của bạn mới gần đây và xem hết các video của bạn, thực sự rất nể phục việc bạn tự học tiếng Việt và nghiên cứu sâu sắc lắm (đúng như cách của một học giả thực sự). Bạn dùng tiếng Việt để nói về Trung Hoa, và giờ dùng tiếng Hoa để nói về Việt Nam - quả thực đây là cách độc đáo để phát huy vai trò mà như bạn nhiều lần nhắc đến: "người trung gian"! Ủng hộ bạn! Tôi cũng mới bắt đầu tự học tiếng Hoa (Mandarin), nhưng chưa có gì đáng kể. :-)

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 9 months ago

haha, cảm ơn bạn nhiều lắm, tôi hy vọng kênh tôi có thể góp phần một chút giúp bạn thông thạo Tiếng Hoa sơm hơn, nếu bạn có quan tâm hoặc muốn hiểu sâu từ ngữ trong lĩnh vực nào đó, xin bạn góp ý cho tôi nhé, cảm ơn!

Reply @sonnyunitas584 9 months ago

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 chắc chắn là tôi sẽ còn ...làm phiền bạn nhiều trên cả 2 kênh. Hehe. Cảm ơn bạn! Hy vọng sớm có thể chat những câu tiếng Hoa đầu tiên tại đây.

1 Reply @sonnyunitas584 9 months ago

Có một kênh tôi xem gần đây là "Fearless Passport" của một cô gái Chinese Malaysian. Cũng biết được nhiều thông tin hay về cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Tôi thấy đó cũng là chủ đề hay để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn chẳng, ví dụ như lịch sử hình thành và các làn sóng di cư của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam...

1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 9 months ago

@sonnyunitas584 đúng thế, cảm ơn bạn!

Reply @user-qp4lx4pf2p 8 months ago

theo từ bài này hy vọng 2 năm sau nghe hiểu được tiếng Trung :)))

1 Reply @namviet4064 9 months ago

Hay quá. Bạn cứ làm video theo từng chủ đề như này dễ học dễ nhớ từ vựng mới hơn. Jia you!!!

1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 9 months ago

cảm ơn nhiều lắm, tôi gần như muốn khóc!

1 Reply @Purincandle 8 months ago

谢谢你的视频。我的汉语也是自己学的,但是学的不好。没有字幕我什么都听不懂 haha

1 Reply · 1 reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago

能使用漢字已經很好了!

Reply @mientayxaxu2464 8 months ago

còn thiếu Bia Trường Sa và bia Hoàng Sa nữa

1 Reply @tracychannel660 7 months ago Reply @0oo00oo0 8 months ago

anh có nhận dạy kèm tiếng Trung Quốc vỡ lòng không? em 30t xin học ạ

1 Reply · 3 replies @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago

anh đang ở Sài Gòn, nếu em muốn học xin liên lạc bằng email ạ.

Reply @0oo00oo0 8 months ago

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 anh cho e xin email đc không ạ? :D

1 Reply @hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago

@0oo00oo0 werthersoong@gmail.com

@do_cheap 8 months ago

Vn là xứ nóng mà. Phải cho nước đá vô, hoặc ướp lạnh cỡ 4 độ C là ngon nhất. Vì sao? vì mùi cồn gần như mất đi, chỉ còn mùi thơm của lúa mạch hoặc các nguyên liệu khác. Thậm chí Vn uống rượu đế ăn thịt chó cũng cho chai rượu vô 1 xô nước đá để dìm mùi cồn đi, chỉ còn mùi nếp.

1 reply

Tự làm bằng chính sức mình

@hoctiengtrungvoitungtungso4261 8 months ago

hóa ra là vậy, cảm ơn chia sẻ!

No comments:

Post a Comment