Saturday, October 30, 2021

Bún mắm đâu? Thèm quá!

Uống Cafe Melbourne đông giữa mùa hè và tìm vc nằm vùng.

https://youtu.be/I4of7P3x4EU

Thế hệ sau này đặt tên mới là "cái thằng nằm ngửa ở Ba Đình"
Thằng nằm ngửa ở Ba Đình, là thằng nào?





===========================

Hết "ăn" Việt cộng biến đất nông nghiệp thành địa ốc "ăn" tiếp
https://youtu.be/Jn0SuO6zavk





Nguyên nhân gốc dẫn đến thiếu thực phẩm ở Saigon mùa đại dịch? giải pháp?

https://youtu.be/1ThotMWQ4Cg






TÁN GẪU SÁNG THỨ BẢY 30/10/2021
https://youtu.be/Gfn7aDkv2YI





Tại sao giới sĩ và sư không lên tiếng vấn nạn ở VN?
https://youtu.be/VjGG0gVT4bg

Lương và lậu. Lương là tiền lương. Lậu là việc làm không đúng luật, đã vô cái thế mà nhà cầm quyền Việt cộng đã vạch ra.
Những việc nhà nước Việt cộng không cho phép làm nhưng các sĩ và sư vẫn lách và luồn để làm "lậu", nhưng nhà nước vẫn làm ngơ, chừa cái "lậu" để cho để có cái kẻ hở đó cho người ta sống ngầm khuyến khích tay đã nhúng chàm, từ cái "lậu", tay đã nhúng chàm, đó để nó khống chế những người đó.
Ngoài chính sách "ngu dân" để cai trị "dân ngu", Việt cộng còn có mưu thuật "tay đã dính chàm". để khống chế.
1- Đánh tâm lý
2- Đánh vào hảo ngọt bằng lời nói, bằng ca tụng
3- Đánh vào cái háo danh vọng, hám tiền bạc, gái gú.



Xóa Biên Giới Xin Nối Liền Giao Thông, csVN Đi Quá Nhanh.
https://youtu.be/QBoWJFpP3bY



Việt cộng /cộng sản Việt Nam/ Vìệt cộng rút ngắn thơì gian bàn giao cho Tàu Khựa theo Hiệp Uớc Thành Đô!
https://youtu.be/V0PokkNz_Wc
37 đầu tầu xe lửa mà Việt cộng xin của Nhật để làm gì, đã có câu trả lời



https://youtu.be/lgY1aamUwTI






Quyền lực nằm trong tay giới công nhân
https://youtu.be/SDC7gMVujOU
CT ĐẶC BIỆT CHỦ NHẬT 31/10/2021: Khủng hoảng l



Recycle Plastic Bottles to Grow Mint at Home for Beginners
https://youtu.be/eh2TTOEix38






recycle plastic bottles for growing hot pepper plants hanging upside down
https://youtu.be/Mvaspg-Z7Tk




Trồng Rau Húng Cây Treo
https://youtu.be/keHpA2CaaL8





trồng rau răm
https://youtu.be/TtwClBSpy7s



rau Dấp Cá
https://youtu.be/ZkyCe_-_-cA





Rau Ngò
ngò gai
Ngò ôm


**************************************************************


Úc Châu Du Ký

– Trang Ngọc Nhơn

Đã từ lâu, tôi muốn thăm cái xứ Kangaroos này nhưng hết việc nọ đến việc kia làm cho dự định trễ mãi đến tháng 9 vừa qua (9/2013).

Cách nay hơn tám tháng anh bạn Bùi Vĩnh Lập, cựu Hiệu Trưởng trường TH Petrus Ký, ở Sydney, Australia email cho tôi cho biết sẽ có Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu do Hôi Petrus Ký Úc Châu tổ chức tại Sydney, vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 và mời vợ chồng tôi đi dự. Đúng là anh gãi vào đúng chỗ ngứa nên tôi nhận lời liền. Sau đó tôi liên lạc với anh Trần Văn Nhơn, cũng là một cựu Hiệu Trưởng Petrus Ký đang ở San Jose, CA để rủ anh đi chơi cho vui. Anh hơi e dè vì từ khi qua Mỹ năm 2000 đến nay vì bận săn sóc bà xã đau yếu nên anh chưa bao giờ ra khỏi tiểu bang California nên ngại đi xa. Anh bảo anh cũng muốn đi lắm nếu có tôi cùng đi. Bà xã tôi có ý kiến là tại sao chúng mình không bay qua San Jose thăm Loan (em vợ) chơi vài hôm rồi cùng bay đi Úc với anh Nhơn, như vậy mình cũng đỡ bay một lúc quá dài. Tôi thấy cũng có lý nên báo cho anh Nhơn biết. Anh rất mừng rỡ, nhờ tụi này mua vé máy bay và xin visa giùm để tiện thể cùng chuyến bay và ngồi gần nhau trên máy bay.

Đến tháng 4/2013 tôi đã mua xong vé và visa, sẵn sàng để lên đường vào ngày 3/9/2013 đi San Jose và sẽ bay đi Sydney vào ngày 7/9/2013. Sau đó tôi được biết một số đồng nghiệp cũ như vợ chồng anh Lê Đại Tường, chị Đào Kim Phụng, anh Châu Thành Tích từ Mỹ, chị Nguyễn Thị Thu Hà từ Đức, anh Trần Thành Minh từ Việt Nam cũng sẽ tham dự Đại Hội. Đây quả là cuộc họp mặt đáng ghi nhớ.Anh chị Lập mời tụi này (vợ chồng tôi, anh Nhơn và chị Phụng) ở nhà anh chị. Tôi có nói với anh như vậy thì đông quá, rất bất tiện cho anh chị và các cháu, nhưng anh chị nhất định muốn như thế vì anh nói hơn 40 năm xa cách, nay được gặp nhau anh chị rất là sung sướng đón tiếp, không nề hà gì cả, nên chúng tôi nhận lời.

LÊN ĐƯỜNG

Sáng 3/9/2013 chúng tôi rời Philadelphia đi San Jose và đến nơi lúc gần 5:00pm có Loan ra đón. Trưa hôm sau rủ anh Nhơn đi ăn buffet rồi đi thăm bạn đồng nghiệp cũ nhà báo nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng đang bị bệnh cancer. Anh Hoàng tuy yếu phải chống gậy nhưng rất vui khi có bạn đến thăm. Hy vọng anh mau lành bệnh.

Vì vợ tôi là cựu học sinh trường Trung Học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị nên các bạn Nguyễn Hoàng Bắc Cali. tổ chức một bửa cơm thân mật khoãn đãi vợ chồng tôi. Vợ tôi cũng có rất nhiều bạn internet nên khi nghe bà ấy đến San Jose các bạn trì kéo cho kỳ được vợ chồng tôi đến dự bửa cơm hội ngộ tại nhà hàng Cao Nguyên, có chụp hình tùm lum và dĩ nhiên sau đó có một PPS trên website. Tôi cũng có rất nhiều bạn cũng như học trò cũ ở San Jose nhưng tôi trốn hết chỉ đi thăm thêm một ông chú họ đang bệnh và anh Nguyễn Sĩ Thân, một đồng nghiệp cũ, vì nếu không thì tôi chẵng còn thì giờ nghĩ ngơi trước khi đi Úc. Các bạn và các em Học Sinh ở San Jose, nếu đọc bài này thì xin tha lỗi cho tôi. Thì giờ còn lại thì Loan chở đi ăn và về hotel nghỉ ngơi. Chiều 7/9/2013, Oanh, con gái và Kha, rễ của anh Nhơn đưa chúng tôi lên phi trường San Francisco. Chuyến bay New Zealand bay suốt 13 giờ đến Aukland, New Zealand. Dừng ở đây khoảng hơn 1 giờ và đáp một chuyến bay khác đến Sydney sau 3 giờ bay ngày 9/7/2013. Sở dĩ có sự cách biệt hai ngày vì giờ của Sydney đi trước giờ của California 17 tiếng đồng hồ.

Tại đây có vợ chồng anh Lập, em Dương Xuân Phúc ra đón, tay bắt mặt mừng sau hơn 40 năm xa cách. Đường từ phi trường về nhà anh chị Lập khoảng 30 phút. Anh Lập có thể lái xe sau khi giải phẩu ở đầu nhưng luôn luôn phải có bà vợ bên cạnh chỉ đường. Cũng nên biết là ở Úc xe chạy bên trái giống như ở Anh và các nước trong Liên Hiệp Anh nên chúng tôi ở Mỹ qua chưa quen cứ giật mình thon thót vì sợ đụng xe.

Nhà anh chị Lập và hai cháu Hạnh, con gái, Thắng rể của anh chị Lập rất đẹp và rộng rãi. Phía sau nhà là một vườn khá lớn với nhiều loại hoa kể cả phong lan do chị Lập trồng và săn sóc. Anh Nhơn được bố trí ở phòng tầng trệt, vợ chồng tôi và chị Phụng (đến sau) ở 2 phòng trên lầu. Sau khi trò chuyện một lát anh chị Lập khuyên chúng tôi nên đi nghỉ sau một cuộc hành trình dài và chúng tôi đã ngủ đến tối mịt mới tỉnh dậy. Sau bữa ăn tối chúng tôi ôn lại chuyện cũ từ 40 năm về trước. Đêm đã khuya nhưng câu chuyện vẫn tràn đầy một lần nữa anh chị Lập phải nhắc nhở chúng tôi đi ngủ dưỡng sức cho ngày mai.

Hai cựu Hội Trưởng Trần Văn Nhơn và Bùi Vĩnh Lập (hình)

Sáng hôm sau 10/9/13 chị Lập đi tập tài chi và chị hỏi tôi có muốn đi bộ với anh Lập không? Ở nhà tôi vẫn đi bộ mỗi ngày nên tôi tán thành liền. Vừa bước ra trước cửa tôi thấy hai, ba con két lông trắng toát với cái mồng vàng rất đẹp, to gần bằng con gà đi lãng vãng trước cửa. Chúng rất dạn dĩ, tôi đến bên cạnh cũng không bay đi làm tôi tưởng là két anh chị Lập nuôi. Khi tôi hỏi, anh Lập nói rằng đó là két hoang và anh rất ghét tụi nó vì trồng thứ gì chúng cũng ăn và phá hại. Anh chỉ cho tôi xem hai loại nữa nhỏ con hơn. Một loại màu đỏ và một loại màu xanh rất đẹp. Anh cũng cho biết chính phủ Úc cấm không cho đem các loại két này ra khỏi Úc ngay cả trứng của chúng.

Két trắng mồng vàng trước cửa nhà anh Lập (hình)

Gần trưa anh chị Lập đưa chúng tôi đến văn phòng UPC (University Preparation College) của anh chị Mai Viết Thủy ở Bankstown, khu ngoại ô của Sydney nằm bên cạnh tiệm phở An. Văn phòng này có mục đích giúp đỡ cho các học sinh ngoại quốc muốn du học tại Úc. Tại đây chúng tôi gặp lại các đồng nghiệp cũ như thầy cô Lê Đại Tường, cô Thu Hà, cô Kim Phụng, thầy Minh, thầy Châu Thành Tích và hầu hết các em học sinh trong ban Chấp Hành Hội Petrus Ký Úc Châu: Thạnh (Hội Trưởng), Thủy, Phúc, Công… và một số học sinh từ Mỹ và Việt Nam đến như Đạt (USA), Nhơn, Công (VN)… Các em trong ban Chấp Hành trình bày chương trình Đại Học và thu tiền cho những chuyến du ngoạn sắp tới. Câu chuyện hơn 40 năm nỗ như bắp ran không biết đến bao giờ mới chấm dứt thì em Thạnh tuyên bố là ông chủ tiệm phở An nỗi tiếng nhất ở Sydney Phan Chi Hiệp, cũng là một học sinh Petrus Ký mời tất cả mọi người đi ăn phở. Tiện phở An rất bề thế, sạch sẽ, tổ chức rất quy củ và có thể chứa 200 thực khách. Phở rất ngon, mọi người hài lòng tuy có đôi người chê là phở hơi mặn.

Hàng trước: Hửu Nhơn, thầy HT Nhơn, thầy Lập, thầy Minh.(hình)
Hàng sau: Công, Phúc, Phi Công, thầy Nhơn, Đạt(hình)

Hội Trưởng Trần Thạnh và thầy Nhơn trước UPC(hình)

Sau đó anh chị Lập đưa chúng tôi đi tham quan Bankstown và ghé vào chợ Việt Nam. Tại đây có rất nhiều loại trái cây Việt Nam như xoài, mãn cầu và seafood/ đồ biển hiếm thấy ở Mỹ như của huỳnh đế. Chị Lập mua mấy con cua huỳnh đế để đãi khách phương xa chiều nay. Đây là lần đầu tiên tôi thưởng thức loại cua mà một số bạn bè ở Việt Nam gọi là đặc sản rất mắc tiền. Tuy nhiên tôi không thấy nó có gì đặc biệt ngon hơn các loại cua khác và chắc chắn là nó thua loại cua xanh (blue crab) ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Chúng tôi đi ngủ sớm để chuẩn bị cho ngày hôm sau bắt đầu chương trình đi du ngoạn.

Du ngoạn Wollongong (Thứ Tư 11/9/2013)

Wollongong là một thành phố nằm ở phía nam của Sydney, cách Sydney hơn 80 km. Với dân số gần 300,000 người, Wollongong là thành phố đông dân thứ ba của bang New South Wales, sau Sydney và Newcastle. Tuy là thành phố kỹ nghệ nỗi tiếng, nơi đây có nhiều bãi tắm đẹp và các tiết mục ngoài trời hấp dẫn du khách, bao gồm skydiving, hang gliding, horse riding, surfing… Sea Cliff Bridge nối liền Sydney và Wollongong được xem là một trong những con đường đẹp nhất của nước Úc. Chiếc cầu này bao quanh chân núi, vòng ra phía biển, tạo ra một phong cảnh tuyệt vời gây thích thú cho du khách. (theo tài liệu của Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu).

Chúng tôi tập trung trước tiệm phở An trước 7 giờ 30 sáng. Chúng tôi ngồi ở chiếc xe nhỏ do em Bửu lái và em Phúc lái chiếc xe lớn. Mới đi chừng 10 phút thì có tin nhắn phải quay lại nhà con gái của em Phúc để đổi xe lớn hơn vì xe của em Phúc dư một người. Theo luật ở Úc mọi người trên xe phải có giây buộc an toàn và tuyệt đối không được chở quá số người. Thế là chuyến đi bị trể giờ và do đó chúng tôi không thể thăm một vài nơi theo dự định như sở thú Symbio Wildlife Park có các giống thú đặc biệt như red panda, meerkats, koalas, dingo, echidnas, kangaroos.

Sea Cliff Bridge nối liền Sydney và Wollogong

Gun ở Wollogong


Chùa Nan Tien lớn nhất Nam Bán Cầu

Chúng tôi đến Kiama, thăm viếng thắng cảnh Blow Hole. Trời khá lạnh nhưng biển lại quá êm, ít sóng, nên đợi mãi mà không thấy cái hole nó phun nước. Sau đó chúng tôi đi thăm hãng rượu Crook River và thử rượu. Gặp ngày có bán sale nên chúng tôi mua khá nhiều rượu nho. Chúng tôi đến thăm chùa Nan Tien, ngôi chùa lớn nhất Nam Bán Cầu do người Đài Loan thành lập. Ngôi chùa rất đồ sộ, tọa lạc trên một núi nhỏ. Chùa được kiến trúc khá đẹp và ngăn nắp rất là rộng rãi. Sau đó chúng tôi ăn trưa ở Master Builder Club. Đây là một buffet của người Úc. Họ tiếp đón khách rất niềm nở. Phòng ăn rất lớn và có nhiều món ăn ngon.

Như đã nói trên, đáng lẽ còn đi thăm Symbio Wildlife Park nhưng vì quá trễ nên chúng tôi phải trở lại Bankstown khoảng sau 7 giờ chiều. Vì em Bửu bận đi dạy học nên em Thủy đưa chúng tôi về nhà. Du ngoạn Sydney (Thứ Năm 12/9/2013)

Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales, là thành phố đông dân nhất nước Úc với dân số hơn 4,600,000 người. Đây là thành phố đầu tiên do người Anh thành lập trên lục địa Úc Châu vào năm 1788. Thành phố được đặt tên theo tước hiệu Lord Sydney của Bộ Trưởng Nội Vụ Anh Thomas Townsend thời bấy giờ.

Những thắng cảnh của Sydney được nhiều người trên thế giới biết đến là Sydney Harbour, Opera House, Harbour Bridge, và nhiều bãi biển nổi tiếng như Bondi Beach, Manly Beach. Nhiệt độ trung bình trong tháng 9 khoảng từ 11 độ C (52 độ F) đến 20 độ C (68 độ F).

(Theo tài liệu của Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu).

Chương trình dự kiến là sẽ ăn sáng ở phở An rồi đi du ngoạn bằng xe bus. Tuy nhiên sau đó theo ý kiến của em Bửu, hướng dẫn viên thì đi subway tiện lợi và mau hơn vì không bị kẹt xe. Em mua cho mỗi thành viên một ổ bánh mì do mình chọn lựa và một chai nước xong kéo nhau đến trạm subway. Em mua cho mỗi người một vé subway một ngày và chúng tôi đi subway đến Sydney Harbour. Chúng tôi viếng thăm Bondi Beach, tham quan The Gap rồi đến Opera House.

Opera House do kiến trúc sư Jorn Utzon người Denmark phát họa, và bắt đầu xây cất vào năm 1959, được khánh thành bởi Queen Elizabeth II vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 với kinh phí 102 triệu Úc Kim. Toàn thể diện tích là 5798 hectares và mái nhà cao nhất là 67 mét so với mặt biển. Bên trong có nhiều nhà hát, restaurant etc… Mỗi năm có khoảng 3,000 events/chương trình tại đây.

Thầy Tích, thầy Nhơn, Thầy HT Nhơn, thầy Tường

Phái đoàn du ngoạn ở Sydney Harbour

Circular Quay và Opera House

Thầy Nhơn đứng trước Opera House

Mái nhà của Opera House

Mái nhà của Opera House được làm bằng một loại tile/gạch men rất đẹp. Vì mặt ngó ra biển của Opera House đẹp hơn nên em Bửu bảo là chờ lúc đi phà trên Harbour hãy chụp hình nhưng mọi người cứ bấm lia lịa. Chúng tôi đi phà trên harbor, phong cảnh rất là đẹp mắt.

Chúng tôi ăn trưa ở bải biển rồi đi xem cảnh Circular Quay và Old Quarantine Station nhưng không viếng thăm Mrs Macquarie’s Chair và Manly Beach vì không đũ thì giờ. Ngoại trừ Opera House, những nơi không có gì đặc biệt lắm. Chúng tôi trở về Bankstown khoảng 7giờ tối. Lúc về đến tiệm phở An thì chưa có xe đón, nên Hiệp chủ tiệm phở mời các thầy cô vào nhà hàng ngồi nghĩ và mời ăn phở nhưng vì còn no nên không ai muốn ăn. Nhân cơ hội này cô Phụng làm một màn phỏng vấn em Hiệp về việc làm ăn ở Úc khi em đến xứ sở này. Qua câu chuyện của em, tôi rất hãnh diện và khâm phục tài năng cũng như sự chịu đựng gian khổ cùng óc sáng tạo của các học sinh Petrus Ký. Có tin đồn là em Hiệp là một trong những người Việt Nam giàu có nhất ở Úc. Ở đây tôi cũng phải nói thêm là chúng tôi rất cảm ơn em Bửu đã bỏ nhiều thì giờ hướng dẫn và chăm sóc thầy cô.

Khi chúng tôi về nhà thì vợ tôi (vì lý do sức khỏe không đi hai buổi du ngoạn trên) và chị Lập cho biết ở nhà đã soạn quần áo của anh Trần Văn Nhơn và tôi để giặt, chuẩn bị cho ngày mai nhập trại. Hai bà có thắc mắc hỏi anh Nhơn là tại sao anh có một chiếc áo giống như của phụ nữ? Lúc đó anh Nhơn mới giải thích rằng -- chiếc áo đó là của cô Thủy, vợ anh ấy và anh luôn luôn giữ bên mình từ khi vợ mất để mỗi khi nhớ cô, anh đem ra ngắm hoặc đắp lên người trong những đêm cô đơn giá lạnh cho ấm lòng.

Những lời nói chân thành đầy yêu thương tình nghĩa vợ chồng của anh Nhơn làm tôi nhớ đến hai câu thơ của Vua Tự Đức khi vợ ông mất:

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.

Tôi không biết Vua Tự Đức có thực hiện những việc này hay không hay là ông chỉ làm thơ vì ông có quá nhiều cung phi mỹ nữ và mãi đến bây giờ tôi mới biết có người bằng xương bằng thịt là anh Nhơn đã thực hành cái ý nghĩa thâm thúy của hai câu thơ này sau khi chị Thủy mất, trong lúc đau buồn anh đã làm một bài thơ dưới đây và tôi đã xin phép anh được đăng vào bài này:

Ngày Em Đi

Khi bệnh em trở lại,
Đêm qua chợt gặp em.
Đau đớn ngày lẫn đêm,
Tưởng đi đâu mới về,
Lo lắng bối rối quá,
Nên không thèm giữ lại,
Biết làm gì cho em.
Đâu ngỡ là chiêm bao
Em bảo anh khờ quá
Phải chi mình biết trước
Nếu như có kiếp sau
Những lúc ở bên nhau
Anh còn yêu em hơn
Ôm em lâu một chút
Anh không nói chỉ cười
Bây giờ chắc đỡ đau
Em đã ra đi rồi
Thế thôi đành chia tay
Buồn quá không muốn khóc
Em về với hư vô
Nước mắt đổ chi nhiều
Còn anh cùng biển nhớ
Cũng chỉ một mình thôi
Ngậm ngùi đến cuối đời
Cùng em ra nghĩa trang
Biển vẫn thật là rộng
Năm tháng đã qua rồi
Sông vẫn thật là dài
Nhà chỉ thiếu một người
Vắng con thuyền một chút
Vắng vẻ quá em ơi!
Chỉ còn lại cô đơn.

Trần Văn Nhơn

Anh Nhơn là giáo sư Anh Văn, không phải là nhà thơ và bài thơ này không phải là một tuyệt tác văn chương. Nhưng vì nó được tạo ra bằng tình vợ chồng nồng thắm, nên khi đọc chúng ta rung động về tấm lòng của một người chồng chân thành thương tiếc người bạn đời.

Anh cũng là người có nhiều tư tưởng khác với đa số người Việt bình thường. Anh tin rằng nền giáo dục của Mỹ là nền giáo dục sáng tạo hơn hẳn lối giáo dục từ chương. Nó giúp cho học sinh có tinh thần sáng tạo, tìm ra những cái gì mới mẻ đem lại phúc lợi cho con người. Ngược lại lối giáo dục từ chương chỉ học thuộc lòng những cái gì người khác đã tìm ra, tiêu hao quá nhiều năng lực của học sinh. Do đó các em chẳng những không có tinh thần sáng tạo mà cũng chẳng còn sức để tìm ra những cái gì mới mẻ. Anh cũng nghĩ rằng -- nho giáo Khổng Tử đã cản bước tiến của dân tộc vì nó phục vụ cho nhà cầm quyền thôi, mà không giúp đỡ cho người nghèo có cơ hội học hỏi để vươn lên. Anh luôn luôn lạc quan yêu đời, đầy lòng vị tha, lúc nào cũng nghĩ mình còn sung sướng hơn bao nhiêu người khác.

Nhập trại để tham dự Đại Hội (Thứ Sáu 13/9/2013)

Đại Hội được tổ chức tại địa điểm St. Joseph Conference Center, 30 Tyson Road, Bringelly, MSW 2177 cách Sydney chừng 50 cây số. Vì có đông người đi kể cả anh Lập (chị Lập nhập trại sau) nên anh chị Lập nhờ anh Thu, em rể chở xuống Bankstown chờ xe bus chở lên trại. Trước khi đi nhìn anh Lập chuẩn bị thuốc men lỉnh kỉnh trong đó có những thứ thuốc phải để tủ lạnh thấy mà thương. Việc đi xa nhiều ngày quả thật là điều quá bất tiện cho anh nhưng vì tình đồng nghiệp, tình thầy trò anh nhất định đi. Thầy Lập được tất cả các em học sinh Petrus Ký ở Úc kính nể về tài năng cũng như đức độ. Thầy là một trong những sáng lập viên và là Hội Trưởng đầu tiên của Hội Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu. Tuy không còn làm Hội Trưởng nữa chỉ giữ chức Cố Vấn, nhưng thầy vẫn được coi là vị lãnh đạo yêu mến của Hội Petrus Ký Úc Châu cũng giống như thầy Phạm Ngọc Đãnh đối với Hội Petrus Ký Âu Châu. Viết đến đây tôi hơi ngài ngại vì nghĩ rằng có người sẽ bảo cái ông Nhơn này tâng bốc hai ông bạn quá, không chừng trở thành bóp dế các ông ấy mất. Well! Dù sao cũng là sự thật mà. Vả lại, tôi cũng có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân của mình chứ. Vì bị trể nên khi đến trại thì trời đã tối và đã có khá đông trại viên. Chúng tôi ghi danh nhận phòng, nghĩ ngơi một lát rồi chuẩn bị đi ăn tối. Mỗi phòng có ba giường tầng cho sáu người nhưng các thầy cô thì ha người một phòng. Bữa ăn tối tuy đơn giản nhưng thật là ngon. Món bê thui thật là tuyệt, đến nỗi bà xã tôi là người khó tính trong vấn đề ăn uống cũng phải khen ngợi. Quả thật bò Úc ngon danh bất hư truyền. Em Bửu yêu cầu thầy cô rán thức chờ em đem đến món chè đậu đỏ mà em cam đoan ngon không đâu bằng. Tôi được em múc cho một chén ăn rất ngon, nhưng có lẽ tấm lòng của em đối với thầy cô còn ngon hơn nhiều.

Sáng hôm sau Thứ Bảy 14/9/2013 sau khi ăn sáng mọi người được tự do đi dạo, đánh cờ tướng, nhưng đa số chỉ tụm năm tụm ba nói chuyện sau bao năm xa cách. Câu chuyện trên 40 năm chưa dứt thì đã đến giờ ăn trưa. Sau đó chúng tôi mấy ông bà già trên 7 bó (70 tuổi hơn) về phòng nghỉ ngới dưỡng sức.

Hội Trưởng Trần Thạnh khai mạc Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu

Thầy Lập phát biểu chào mừng ĐH và quan khách

Tham dự viên Đại Hội

Khi trở lại hội trường, tôi gặp lại một số đồng nghiệp cũ như thầy Trần An, thầy Liêng Khắc Văn, thầy Mạch Tứ Hải. Thầy An và thầy Văn không khác mấy chỉ già chút thôi. Thầy Hải có vẻ chậm chạp và ít nói, nghe thầy Lập nói là trước kia thầy bị bệnh.

Khoảng 2giờ trưa, Đại Hội khai mạc với màn chào cờ Úc và Việt. Em Hội Trưởng Trần Thạnh đọc bài diễn văn chào mừng, giới thiệu thầy cô, quan khách và đồng môn. Sau đó đến lượt các thầy Bùi Vĩnh Lập, Trần Văn Nhơn, Trần Thành Minh và cô Đào Kim Phụng phát biểu ý kiến.

Thầy Trần Thành Minh là người gắn bó với trường Petrus Ký hơn 40 năm, lâu hơn bất cứ giáo sư nào của trường. Thầy là quyển tự điển sống về trường Petrus Ký, ai muốn biết gì về trường, các giáo sư, học sinh trong mấy chục năm qua, cứ hỏi thầy Minh thì biết ngay. Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của ông Giám Học Trần Thành Minh trước tháng Tư năm 1975. Tuy người không cao lắm nhưng rất oai vệ, đi chiếc xe Volkswagen (rất sang vào thời đó), là người sắp giờ dạy cho toàn thể giáo sư của trường. Mỗi đầu năm học một số giáo sư toán, lý hóa như chúng tôi có dạy tư bên ngoài cầm cái giấy xin đổi giờ, gãi đầu gãi tai vào phòng ông Giám Học. Thấy chúng tôi là thầy Minh biết tụi này muốn gì rồi, thầy trợn mắt và hét lên: “Tụi bay đi dạy tư lấy thêm tiền mà bắt tao làm thêm việc hả? Tao không giúp tụi bay đâu?” Nói thế thôi chứ rồi thầy Minh cũng thỏa mãn nguyện vọng của anh em. Cô Phụng là giáo sư trẻ đẹp dạy môn Anh Văn. Cô là bạn cùng lớp Sư Phạm với thầy Trần Văn Nhơn và là phu nhân của ông Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Thanh Liêm lúc đó, được thuyên chuyển từ trường Nguyễn Trãi về trường Petrus Ký. Mỗi khi cô đi ngang qua các lớp học, học sinh nhao nhao kêu lên:

- “Cô ơi! cô vào dạy lớp em đi, cô.”

Cô có than phiền là khi về Việt Nam, đến thăm trường Petrus Ký, (nay là Lê Hồng Phong) mà người bảo vệ không cho vào. Tôi bảo cô làm vậy là sai thủ tục rồi, đáng lẽ cô phải thông báo cho thầy Trần Thành Minh biết thì khi cô đến có thể có cả Hiệu Trưởng Võ Anh Dũng cùng với thầy Minh đón cô ở cổng trường.

Tiếp theo là lời phát biểu của các em học sinh đến từ Mỹ (Đạt), Việt Nam (Công, Nhơn) và em Bửu (Úc). Đặc San Petrus Ký Úc Châu cũng được phát tận tay cho các tham dự viên Đại Hội. Sau đó là giờ giải lao và chụp hình lưu niệm. Đến 3 giờ rưỡi trưa, tham dự viên trở lại hội trường để nghe phần thuyết trình.

Trước hết GS Nguyễn Xuân Vinh thuyết trình đề tài “Thiên chức của nhà giáo”. Đề tài này đối với chúng tôi, những nhà giáo cả mấy chục năm thì chẳng có gì xa lạ. Tuy nhiên ban tổ chức cũng yêu cầu em Kiều Tiến Dũng, một tiến sĩ tốt nghiệp bên Anh lên tóm tắt bài diễn văn của giáo sư Vinh để mọi người hiểu rõ hơn. GS Nguyễn Xuân Vinh phát biểu Tiếp theo LS Lưu Tường Quang thuyết trình với đề tài “Thử tìm một Petrus Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”. Sau khi nói chuyện một hồi, luật sư Lưu Tường Quang kết luận:

“Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là một Petrus Ký Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”.

Một lần nữa em Dũng lên tóm tắt bài diễn văn của LS Quang.

Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện thuyết trình với đề tài “Truyện Kiều thơ và nhạc”. Đề tài này tôi cũng đã được nghe một lần trong Đại Học Petrus Ký Âu Châu ở Đức mấy năm về trước. Sau đó các tham dự viên thảo luận về phương hướng cho các sinh hoạt Petrus Ký tương lai rồi giải tán. Dạ tiệc được tổ chức vào lúc 7 giờ tối và văn nghệ bắt đầu vào lúc 9 giờ tối. Với thành phần diễn viên cây nhà lá vườn cộng với một ít thân hữu, các em đã cho khán thính giả một chương trình văn nghệ dân ca rất hào hứng vui tươi. Tôi cũng được nghe câu chuyện em Thảo trong đoàn văn nghệ đã lái xe với kèn trống từ Adelaide đến, giữa đường đụng phải một con kangaroos. Chiếc xe bị hư hại hoàn toàn, nhưng em không sờn lòng, mua một chiếc xe khác để đến trình diễn cho Đại Hội. Thành thật khen ngợi và cảm ơn tất cả các em kể cả chef cook/đầu bếp đã cho chúng tôi những bữa ăn ngon.

Ban Văn Nghệ Petrus Ký

Em Dan Thảo với màn dân ca

Toàn ban Văn Nghệ Petrus Ký

Bửa ăn trưa ở Saint Joseph Center: Thầy Minh, thầy Nhơn, thầy An và thầy Hội Trưởng Nhơn

Tham dự viên Đại Hội

Hàng đầu từ trái sang phải: Thầy Minh, thầy Văn, thầy Nhơn, cô Liên, cô Thu Hà, cô Kim Phụng, thầy Hải, GS Vinh (?) cô Dung, thầy Tường, thầy Lập, thầy Nhơn, thầy Tích. Phía sau là toàn thể cựu học sinh Petrus Ký và thân hữu.

Theo chương trình dự liệu thì đến 1trưa ngày Chủ Nhật 15/9/2013 mới chia tay nhưng chương trình thay đổi nên chúng tôi chia tay ngay sáng hôm ấy để đi du ngoạn Canberra và Melbourne. Sáng hôm sau Chủ Nhật 15/9/2013 sau khi ăn sáng chúng tôi bịn rịn từ giã các đồng nghiệp, các em học sinh sau hơn 40 năm xa cách để lên đường. Hai cháu Thắng - Hạnh đưa chị Lập đến trại để cùng đi với anh Lập và chúng tôi. Hình như đây là lần đầu tiên hai anh chị xa nhau một đêm kể từ ngày chị và cháu Hạnh đến sum họp với anh tại Úc. Du ngoạn Canberra (Chủ Nhật 15/9/2013)

Canberra là thủ đô của Australia được chọn vào năm 1908 như là một sự thỏa hiệp giữa hai thành phố lớn Sydney, tiểu bang New South Wales và Melbourne, tiểu bang Victoria. Chữ Canberra được cho là xuất xứ từ chữ Kambera của thổ dân Ngunnawal có nghĩa là “nơi tụ họp”. Dân số Canbera là 367,000 và cách Sydney 280 km về phía Tây Nam. Thành phố được xây dựng theo đồ án của hai kiến trúc sư ở Chicago, Walter Burley Griffin và Marion Mahony Griffin. Canberra có nhiều cơ quan chính phủ liên bang, đặc biệt là Tòa Nhà Quốc Hội nơi mà mọi du khách không thể bỏ qua. Canberra cũng giống như Washington DC, của Mỹ hoàn toàn độc lập với các tiểu bang.

Hội Hoa Xuân Floriade

Trước tiên chúng tôi đến thăm Hội Hoa Xuân Floriade và Commonwealth Park và ăn trưa tự túc ở đây. Nơi này có hằng hà sa số hoa tulip và các loại hoa khác đủ màu sắc rất là đẹp, có rất đông người xem và thiên hạ đua nhau chụp hình. Theo chương trình sau đó chúng tôi đi Thredbo ngắm núi tuyết, nhưng vì chần chờ trể nãi nên chuyến đi này bị hủy bỏ. Có nhiều người hối tiếc vì không xem được tuyết, riêng tôi thì phải xúc tuyết đều đều mỗi mùa Đông nên không hối tiếc gì cả.

Sau đó chúng tôi đến thăm tòa nhà Quốc Hội. Cách kiến trúc của nó cũng khá đặc biệt. Mọi người đều có thể vào trong xem, không khó khăn như ở Mỹ.

Chúng tôi đi ăn tối ở một tiệm cơm chay Việt Nam và tại đây gặp lại một đồng nghiệp cũ là giáo sư lý hóa Nguyễn Ngọc Đính. GS Đính có mang theo mấy chai rượu để đãi phái đoàn. Đồ ăn của tiệm này giả đồ mặn như cá, tôm, gà rất giống như thiệt và rất ngon. Nhiều người xì xào đã ăn chay mà sao còn làm giống đồ mặn lại uống rượu nữa. Bấy giờ có người giải thích rằng đây không phải là tiệm chay theo ý nghĩa tôn giáo như Phật Giáo mà chỉ có ý nghĩa tây phương vegetarian nghĩa là ăn rau không có thịt. Cô chủ quán rất trẻ và nhân viên phục vụ khách hàng rất chu đáo, tận tình.

Trên đường về hotel/khách sạn, thể theo lời yêu cầu của một số người muốn xem kangaroos trong nếp sống tự nhiên, em Mai Viết Thủy bảo tài xế đến một công viên nơi mà kangaroos hay ra ăn buổi tối để xem. Tuy tôi gọi là em Thủy nhưng em cũng gần 6 bó (sáu chục), đã có sự nghiệp, cháu ngoai cháu nội rồi. Xe ngừng em Thủy nhảy xuống chạy lúp xúp vào trong cỏ để xem có chú kangaroos nào không trong khi tài xế chiếu đèn, rất tiếc là không có con nào cả có thể vì quá tối và trời đang mưa. Vẫn chưa chịu thua Thủy bảo tài xế lái đến một nơi khác, nhưng kết quả vẫn không khá hơn.

Sau đó chúng tôi đi nhận phòng ngủ qua đêm. Cái apartment này có hai tầng mà không có thang máy. Mỗi phòng có ba units dành cho sáu người. Vợ chồng tôi đươc ở một phòng ở lầu hai cùng với anh chị Tường - Dung và anh chị Thu-Cúc. Vì không thang máy nên hai ông bà già phải khiên hai cái valy bự nặng đau lưng muốn chết. Thế mới biết ở Mỹ sướng hơn, nơi nào cũng có thang máy. Sáng hôm sau tôi phải nhờ Đạt và Công xách giùm trở xuống.

Du ngoạn Melbourne (16/9/2013 – 19/9/2013)

Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victotia, là thành phố đông dân thứ nhì nước Úc với dân số gần 4,200,000 người. Nằm ở phía Nam cách Sydney gầm 1000 km. Melbourne được xây dựng năm 1835 và được đặt tên theo tước hiệu Tử Tước Melbourne của Thủ Tướng Anh William Lamb thời bấy giờ.

Thứ Hai 16/9/2013, trời mưa suốt quảng đường dài từ Canberra đến Melbourne, càng gần Melbourne mưa càng lớn. Hai bên đường toàn là trại bò và trại cừu, thỉnh thoảng mới có một thị trấn nhỏ (town) có các tiệm ăn phần lớn là Kentucky Chicken Fries, McDonalds, Hungry Jack (giống hệt như Burger King ở Mỹ). Chúng tôi ngừng lại để ăn trưa ở một tiệm McDonalds. Rất may lúc này trời bớt mưa. Các bà, các cô bày những đồ ăn mang theo như bánh mì, xôi đỏ, xôi xanh, xôi vàng, và trái cây ở phòng phía ngoài của McDonalds. Lúc đầu tôi cảm thấy ngài ngại vì sợ chủ tiệm không bằng lòng, nhưng các em bảo rằng -- không sao miễn là mình mua thêm đồ ăn, uống của họ. Chúng tôi mua một ít nước uống và ra ngoài thưởng thức các món ăn Việt Nam. Chị Tâm, vợ anh Thủy mời các thầy cô ăn mãng cầu. Thấy trái mãng cầu này giống mãng cầu Xiêm, sợ chua nên tôi và thầy Tường không muốn ăn, nhưng một cô cam đoan là nó rất ngọt nên chúng tôi ăn thử một miếng, thật là ngon ngọt! Thấy còn một miếng chót tính bốc thì ông Tường đã nhanh tay tóm gọn. Tuy trời mưa ướt át bên ngoài nhưng trong xe rất là vui vẻ. Mọi người thay nhau kể chuyện vui cười thời học sinh, những màn phá thầy mà mãi đến nay các em mới tiết lộ. Đặc biệt thầy Tường với sự phụ tá đắc lực của cô Dung đã mở một lớp dạy nấu bún bò Huế và làm thịt ăn với bánh mì. Thầy cam đoan rằng nếu thầy mở tiệm bún bò Huế bên cạnh phở An thì phở An phải dẹp tiệm và nếu ai đã ăn bánh mì thịt của thầy, thì sẽ không thèm ăn bánh mì Ba Lẹ hay Lee sandwich nữa. Xe đã đến ngoại ô Melbourne. Khu này rất sầm uất nên mọi người tưởng là đã đến Melbourne nhưng Thủy cho biết rằng mấy năm gần đây khu ngoại ô Melbourne phát triển rất nhanh và còn khá lâu mới đến nơi. Xe đến hotel sau khi văn phòng hotel đã đóng cửa. Một lần nữa Thủy phải chạy đi kiếm người giữ chìa khóa phòng trong lúc mưa lớn. Tôi có mang theo một chai rượu định đến Melbourne anh em uống cho vui, không ngờ lúc vợ tôi đang cầm, thì nó rớt xuống nền nhà bể toang, vì đáy cái túi giấy bị rách vì ướt. Sau một lúc chờ đợi, chúng tôi ba cặp lại ở chung một apartment có ba units, tuy nhiên lần này thì tốt hơn ở Canberra nhiều vì có thang máy, phòng lại có balcony ngó ra harbor/hải cảng rất đẹp. Theo chương trình mọi người tự túc ăn tối rồi đi vòng quanh Melbourne và thăm Crown casino. Chỉ có anh chị Tường-Dung đi còn chúng tôi nghỉ dưỡng sức sau suốt một ngày ngồi xe bus.

Cảnh nhìn từ hotel xuống Melbourne Harbour

Thứ Ba 17/9/2013, chúng tôi đi thăm thành phố Melbourne và đúng như một số người đã gọi Melbourne là “Thủ Đô Văn Hóa” của nước Úc. Nhà cửa cũng như các kiến trúc trong thành phố rất là đa dạng, đủ kiểu đủ màu sắc không giống như Sydney, Canberra nhà cửa phải theo một code nhất định. Sau đó Thủy hướng dẫn phái đoàn đi một tour mà Thủy bảo là copy theo một hãng du lịch của Úc. Trước tiên chúng tôi đến một rừng cây có rất nhiều chim két. Hàng trăm chim két màu trắng mồng vàng như tôi đã thấy trước nhà thầy Lập. Chúng rất dạn dĩ. Khi du khách cho ăn chúng có thể bay đến đậu trên vai hay trên tay của mình. Hai loại kia màu đỏ và xanh có ít hơn và cũng nhút nhát hơn. Sau đó chúng tôi đến một ga xe lửa nhỏ để đi một đoạn xe lửa cổ lỗ sĩ thời Úc mới lập quốc để thưởng thức quang cảnh hoang dã hai bên đường. Chúng tôi chỉ đi một đoạn ngắn rồi được xe bus đón để đưa về hotel.

Chim két đậu trên vai một cậu bé

Loại chim két màu đỏ

Chụp hình trước khi lên xe đến ga xe lửa

Xe lửa đời xưa

Thứ Tư 18/9/2013 Chúng tôi đi thăm chợ Việt Nam ở Melbourne. Chợ này rất lớn và có bán tất cả những sản phẩm của Á Châu. Anh chị Lập mua bánh Trung Thu cho bữa tiệc Hội Ngộ với các đồng nghiệp và các em học sinh Petrus Ký ở Melbourne tối nay.

Chúng tôi cũng đi thăm một nơi nếm rượu (wine tasting) ở Melbourne và ăn trưa ở đây. Đa số chúng tôi không chú ý vào việc nếm rượu mà chú ý vào bữa ăn trưa. Một nhân viên, khi biết chúng tôi là người Việt Nam, nói rằng anh rất thích món ăn Việt Nam và anh ta có bạn Việt Nam và món ăn Việt Nam anh ta thích nhất là phở. Vì để dành bụng cho buổi tiệc chiều nay nên đa số bà con order hai người một phần và salad. Món thịt bò steak ở đây ngon tuyệt, bỏ vào miệng nó đã như muốn tan ra và rất thơm. Tôi hơi hối tiếc là quên không order một phần đem về cho bà nhà tôi vì bà ấy không đi bữa nay.

Thầy Nhơn đang hăm dọa thầy HT Nhơn ngồi trước mặt để đòi thêm steak

Buổi tối chúng tôi đến nhà hàng Nhị Nương. Hai cô chủ quán vừa đẹp lại vừa hát hay. Trong suốt bữa ăn, cô chị hát và cô em đệm đàn guitar. Em Thủy đề nghị thầy Châu Thành Tích lên tặng hoa cho cô ca sĩ, thầy okay/ đồng ý ngay lập tức và khi thầy tặng hoa, mọi người đều vỗ tay nồng nhiệt. Câu chuyện thầy Tich tặng hoa là đề tài hấp dẫn trên chuyến xe trở lại Sydney. Trong bữa ăn này chúng tôi rất sung sướng gặp lại các đồng nghiệp cũ như thầy Vũ Đình Lưu, thầy Lê Văn Chương và một số khá đông cựu học sinh Petrus Ký. Hai thầy Lưu và Chương vẫn còn rất phong độ. Thời gian có hằn lên mặt những nếp nhăn nhưng nụ cười rạng rỡ vẫn như thuở nào.

Hàng đầu: Thầy Lập, thầy Tường, thầy Chương, thầy Minh, thầy Lưu, thầy HT Nhơn,thầy Tích, ?, thầy Nhơn ở quán Nhị Nương. Phía sau là các cựu hs Petrus Ký và thân hữu

Thầy Tích tặng hoa cho cô ca sĩ kiêm chủ quán Nhị Nương

Thứ Năm 19/9/3013 rời Melbourne trở lại Sydney, chúng tôi tiếp tục những câu chuyện vui trên đường thiên lý cộng thêm với chuyện thầy Tích tặng hoa. Có em đề nghị thầy Tích nên tái định cư ở Melbourne hoặc rước cô về dinh ở miền nắng ấm Nam California. Thầy Châu Thành Tích được thầy Trần Văn Nhơn gọi là Bộ Trưởng Nội Vụ vì trước kia thầy tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh và có làm lớn trong chính quyền trước 30/4/1975. Thầy là người được học trò thương nhất, muốn ngồi chung chỗ với thầy trên xe, muốn ngủ chung phòng với thầy ở hotel và thầy lại được tặng hoa người đẹp nữa. Chúng tôi về đến Sydney thì trời đã tối, kết thúc một cuộc du ngoạn vui vẻ. Sau khi du ngoạn cả ba thành phố lớn của Úc tôi có nhận xét là người Á Châu nhất là người Trung Quốc, Ấn Độ và người Hồi Giáo Trung Đông tràn ngập khắp nơi. Có thể trong mấy chục năm nữa người Tàu sẽ trở thành nhóm đa số ở Úc. Việc có quá nhiều người Hồi Giáo cũng có thể là vấn đề lớn cho nước Úc trong tương lai. Anh Trần Văn Nhơn và vợ chồng tôi còn tiếp tục ở nhà anh Lập đến 23/9/2013 mới về Mỹ, còn chị Phụng thì đã đi dự Đại Hội Gia Long. Ngày Thứ Sáu 20/9/2013 anh chị Lập đưa chúng tôi đi Farmer market. Nơi này họ bán rất nhiều nông phẩm trồng ở các trang trại chung quanh Sydney và những nơi xa như Queensland. Một số người Việt ở đây có những trang trại ở Queensland để trông sản phẩm nhiệt đới vì khí hậu ở đó giống Việt Nam. Sau đó chúng tôi đi thăm khu chợ Việt Nam Cabramatta. Nơi đây có đầy đủ các món ăn Việt Nam. Chị Lập đề nghị tôi nấu bún bò Huế theo phương pháp của thầy Tường vào ngày Chủ Nhật 22/9/2013 và tôi nhận lời tuy có hơi run. Chị Lập mua hai cái giò heo và và một bò bắp. Các gia vị khác chị đã có sẵn ở nhà. Anh Lập đưa chúng tôi đi ăn bánh bao thì gặp một cựu học sinh Petrus Ký có con là nha sĩ có phòng mạch bên cạnh tiệm bánh bao và em nhất định chiêu đãi chúng tôi. Trong bữa ăn, em cho biết em đang xây dựng một khu thương mại mới rất lớn. Khi nghe thầy Lập nói về việc đang tìm chỗ để dựng tượng ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì em hứa rằng em sẽ cho dựng tượng ông Petrus Trương Vĩnh Ký ở khu thương mãi này. Chúng tôi rất là cảm ơn thiện chí của em.

Cổng của khu Cabramatta

Thứ Bảy 21/9/2013. Buổi sáng anh chị Lập đưa anh Nhơn và tôi đi thăm chợ cá Sydney. Đồ biển ở đây thật là tươi và giá tương đối rẻ. Thấy tôi thích oyster/con hào chị Lập mua cả hai loại oyster để về nhà thưởng thức. Oyster ở Úc có thịt dày hơn oyster ở Mỹ, ăn sống rất ngon.

Buổi trưa chúng tôi đến ăn cơm ở nhà của cháu Trí, cháu ruột của vợ tôi. Tuy cháu đã đi du học ở Úc từ lớp 10, đã tốt nghiệp đại học và làm việc nhiều năm nhưng cháu cũng biết nấu đồ ăn Việt Nam rất ngon.

Bửa cơm trưa ở nhà cháu Trí (cháu cô Liên)

Cháu Trí, chị Hảo (bà xã thầy Lập), cô Liên

Chủ Nhật 22/9/2013. Sau khi ăn sáng, chúng tôi bàn tính việc nấu bún bò Huế chiều nay. Hôm thứ sáu thấy chị Lập mua hai cái đùi heo và một bò bắp tôi nghĩ là chỉ nấu cho bảy người ở nhà thôi nên okay/nhận lời. Sáng nay tôi mới biết anh chị có ý định mời cả Ban Chấp Hành Hội Petrus Úc Châu và một ít thân hữu khoảng 20 người. Anh Lập cũng có mời anh Liêng Khắc Văn, nhưng anh bảo anh đã có hẹn không đến được và thay vào đó, anh sẽ đem một nồi curry dê/ cà ry dê để anh em ăn trưa với nhau cho vui. Curry của anh ăn với bánh mì thật là ngon, không có mùi hôi và anh cắt từng miếng nhỏ vừa ăn. Anh Lập bật mí cho tôi biết -- trước kia anh Văn có mở một nhà hàng, thảo nào anh nấu ăn khéo quá. Anh Văn còn nghiên cứu về ngữ học hay môn gì đó. Anh rất say sưa với môn này và ai muốn học anh sẽ dạy cả ngày không tính tiền.

Lúc này tôi run thiệt nhưng đã trễ lắm rồi, đã leo lên lưng cọp thì phải cỡi thôi. Rất may là tôi có rất nhiều phụ tá giỏi và đáng tin cậy: Tôi giao cho DS Hảo (chị Lập) lo phần tổng quát. Tiến sĩ Lập được giao cho việc lóc thịt đùi heo và lọc mắm ruốt. Hiệu Trưởng Nhơn, vợ tôi và hai cháu Thắng, Hạnh stand by/chực sẵn và sẳn sàng nhào zô khi có việc cần. À quên Hội Trưởng Nhơn cũng biểu diễn một màn kho thịt với nước dừa, rất tiếc vì không có nước dừa nên anh đành kho với nước thôi. Tuy nhiên sau đó thì Hội Trưởng Lập cũng khen thịt rất ngon.

Tôi nghĩ rằng một món bún bò Huế hơi ít, cần phải có một món appetizer nữa, coi mới được nên tôi làm thêm món tôm chiên khoai lang mà cháu Hạnh đã tỏ ra xuất sắc trong việc chiên khoai dù là cháu mới làm lần đầu. Vợ tôi nói là có ít thịt quá sợ nước dùng không ngọt đề nghị thêm vào nước dùng gà và chị Lập đã cung cấp thêm ingredient này. Mọi việc diễn tiến khá tốt nhưng khi khách bắt đầu đến thì sự việc xảy ra: khoai chiên tôm lúc mới chiên rất dòn rất ngon mà bấy giờ nó bắt đầu mềm xèo mặc dù đã giữ trong lò. Sau này khi hỏi lại sư cô đã dạy tôi món này mới biết là -- phải để trong oven với nhiệt độ cao và thỉnh thoảng mở cửa để hơi nước thoát ra. Tôi chỉ còn một quyết định là chiên lại lần thứ hai mặc dù có sự nguy hiểm là chúng bị cháy. Rất may! Tuy có bị cháy chút đỉnh nhưng mọi người có vẻ enjoy/thích thú món này và ăn hết sạch làm tôi mừng quá. Bún bò Huế thì chị Lập trình bày rất đẹp mắt nhưng nước dùng không được chuẩn lắm chắc còn lâu mới cạnh tranh nỗi với phở An. Bữa ăn xong mọi người ra về thoải mái và tôi cảm thấy rất sung sướng.

Thầy Nhơn đang gọt hành cho món bún bò Huế

Tiến sĩ Lập đang lóc thịt đùi heo

Công trình lao động đã hoàn tất: Tô bún bò Huế

Thứ Hai 23/9/2013 Về nhà
Cuộc vui đến đâu rồi cũng phải đến hồi kết thúc. Hơn hai tuần lễ ở Úc qua mau như gió, đã đến ngày ra về. Sáng sớm hôm nay sau khi cảm ơn và từ giã anh chị Lập, cháu Thắng đưa chúng tôi ra phi trường. Thắng rất chu đáo chạy tới chạy lui để chắc chắn là các cô chú không bị lạc rồi mới trở về đi làm.
Máy bay về đến San Francisco vào giữa trưa. Nơi đây anh Nhơn và vợ chồng tôi chia tay: anh về San Jose còn vợ chồng tôi đáp một chuyến bay khác về Philadelphia. Chúng tôi về đến nhà vào rạng sáng ngày 24/9/2013, kết thúc một cuộc hành trình đầy kỷ niệm.

1. Vài cảm nghĩ về chuyến đi Úc Châu

Sự đón tiếp của anh chị Lập và các em học sinh Petrus Ký ở Úc thật là nồng hậu. Tiếp đón bốn người khách trong nhà trong một thời gian dài là cả một vấn đề, làm xáo trộn nếp sống thường nhật của gia đình nhưng anh chị Lập đã làm cho chúng tôi “feel at home”. Một lần nữa xin cảm ơn anh chị và hai cháu Thắng Hạnh.

Các em học sinh Petrus Ký đã tỏ ra rất kính trọng và thương yêu, chăm sóc các thầy cô trên sự mong đợi như lời thầy Lê Đại Tường đã viết cho tôi trong một email khi về nhà “Ngày xưa đi học trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư có viết về tình thầy trò, chuyện ông Carnot làm quan lớn về qua làng ghé thăm thầy cũ, nhưng nếu so với học trò Petrus Ký như Lê Thiện Bửu chăm sóc thầy cô thì có lẽ chuyện này phải viết lại”.

Tuy rằng Đại Hội Petrus Ký chỉ có hơn 100 người tham dự, so với Đại Hội Gia Long thì nhỏ hơn nhiều. Cách tổ chức của Đại Hội Petrus Ký cũng không được trọng thể, đầy màu sắc như Đại Hội Gia Long, nhưng cái tình thầy trò, đồng môn rất là thân ái, nhiệt tình.

2. Chương Trình Đại Hội

Các em đã cố gắng đáng khen trong việc sắp xếp chương trình, nhưng cũng có vài điều làm cho một số người không hài lòng lắm trong phần thuyết trình. Việc em Kiều Tiến Dũng phải tóm tắc bài diễn văn của GS Nguyễn Xuân Vinh và LS Lưu Tường Quang là điều không cần thiết. Thầy trò Petrus Ký chắc cũng đủ trình độ để hiểu hai vị này nói cái gì.

Về mặt nội dung bài của LS Lưu Tường Quang “Thử tìm một Petrus Trương Vĩnh Ký trong đầu thế kỷ 21”. Sau khi thuyết minh khá dài, ông nói rằng GS Nguyễn Xuân Vinh là Petrus Trương Vĩnh Ký của thế kỷ 21. Kết luận này đã làm cho nhiều người không đồng ý. Chúng tôi rất kính trọng GS Nguyễn Xuân Vinh nhưng nếu đem so sánh với ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì chẳng khác nào ta so sánh trái cam với trái táo vì hai người ở trong những lãnh vực khác nhau. Một GS Petrus đã nói với tôi rằng “Moi là người Bắc, ông Vinh cũng là người Bắc, đáng lẽ moi phải ủng hộ ông ấy, nhưng cái việc so sánh ông Vinh với ông Petrus Trương Vĩnh Ký thì moi không thể nào chấp nhận được”.

3. Vấn đề tài chánh

Ngay khi đại hội bế mạc, tôi thấy các em học sinh bán Giai Phẩm Petrus Ký, áo và mũ có huy hiệu Petrus Ký và sau đó thầy Minh cho tôi biết các em phải làm thế vì thiếu tiền trả cho St Joseph Center. Trong các chuyến du ngoạn tôi cũng thấy các em bị lúng túng trong vấn đề tài chánh. Lý do của việc này vì các em đã tính quá khít khao về mặt chi tiêu. Các em đều biết ngân sách chi tiêu thực sự bao giờ cũng vượt quá ngân sách dự chi. Vì vậy nếu lần sau có tổ chức việc gì các em cũng nên có một ngân khoản cao hơn, có nghĩa là mọi người đóng góp nhiều hơn, thà dư hơn thiếu.

Những điều tôi ghi lại trên đây về chuyến đi Úc Châu dự Đại Hội Petrus Ký Toàn Cầu chắc chắn có nhiều sơ sót mong quý vị thông cảm và bổ khuyết cho. Xin cầu chúc Hội Petrus Ký Úc Châu cũng như các hội Petrus Ký khác trên thế giới được trường tồn.

Xin cầu chúc các thầy cô cũng như toàn thể học sinh Petrus Ký và gia đình sức khỏe và nhiều may mắn.

Pennsylvania. 27/10/2013

Trang Ngọc Nhơn

Nguồn: https://www.tvvn.org/uc-chau-du-ky-trang-ngoc-nhon/

January 23, 2020 | by Ban Tu Thư | 0



No comments:

Post a Comment