Tuesday, June 12, 2018





Writing in Vietnam
https://youtu.be/zI9AF7sj1Bk?si=TtNqlx3-__2FXoRE


The race to decode a mysterious language - Susan Lupack
https://youtu.be/iePEw_cHp8s?si=50fT8w6xSbuAfVvQ


‪How Do We Decipher Forgotten Languages?‬
https://youtu.be/wrt80DXVk7M?si=zGO_jh6refDynJS_


The Decipherment of Maya Script
https://youtu.be/YvLs3gDLCOI?si=U6Vtcgh4oKzXePHm


Sở 楚 LÀ VIỆT 越... và là Văn-Lang

- Sở có phải là Việt Không?


Phải! Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rõ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2 (phân nửa), ngày nay tiếng Quan-Thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ ngữ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân-Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ ngữ cũng giống như tiếng Việt-Nam.

Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà.


Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商 -Thương, Ân Thương 殷商  Âu-Nhân 甌 人 (Âu-Nhân chỉ là phiên âm, Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚.

Sở là một quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương Nhà CHU.

- Sở còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, Nước Sở, Người Sở, do cách phiên âm khác nhau của chữ "Sở" thành ra nhiều chữ sở. Phiên âm là một hình thức dùng chữ đã có rồi để diễn đạt chữ chưa có của tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân-Việt / Triều-châu còn chưa có chữ viết. 

Sở còn gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và một số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.

- Còn gọi là Si-Vưu, là Triều-Ca, Thương Ngô, Cứ Âu.

- Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt.

- Còn gọi là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội.

- Còn gọi là Việt-Khu.

- Phạm vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc:

Các tỉnh 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽 An Huy、江苏Giang Tô、江西 Giang Tây v. v... và các bộ tộc "Cửu-Lê 九黎".

         ***Giải mã Bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***

- Sở 楚: Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm hai cây (Chữ Lâm 林 phía trên gồm hai chữ mộc 木) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây  疋 = Sơ (chữ Sơ 疋 bộ tẩu) phát âm theo Tiếng Quan Thoại (Mandarin) là Chsùa, tiếng Mân-Việt là chsó, tiếng Việt-Quảng-Châu, Phiên Ngung là chsỏ; đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở " theo chiếc tự của Sơ-Lâm, nhưng lại có một cách đọc phát âm là: "Trầu", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều...

Chữ Si-vưu chính là phiên âm của chữ Trầu: Si-Vưu = 蚩尤, bởi vì Si-Vưu vô nghĩa, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chữ Trầu mới là "có nghĩa" và "đúng nghĩa " với chữ tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu" hoặc "Sừu" thì lại vô nghĩa, nhưng dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia-ầu-Chsầu, tức là thật ra là "Trầu"
(Đọc theo tiếng Việt chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu") và đã có một âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chữ 楚  đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bởi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây cau là đúng nhất cho chữ Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.  

CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY, VÌ:

Theo tài liệu sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các "phương ngôn: "Vit" để giải mã những điều khó hiểu, và đây là một lối suy luận hữu lý, chứ không có tài liệu sử sách để dẫn chứng, đúng hay sai? Thời gian và sự tiến bộ trong việc tp trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lp lun của tôi và sẽ có câu trả lời...


- Vậy Si-Vưu theo cổ Việt - Nhã ngữ là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.

=>  chsầu=Trầu; Si-Vưu = 蚩尤 = Trầu. 

Tương tợ Chsầu, chsỏ, chsó, chsùa, tsù... viết là:

... Sở là Việt, mà lại dính líu với chữ "Trầu"?

Đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là một đc điểm hiếm hoi của nhân loại.

(Ngoài ra:  Người Mèo tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là "txiv -yawg"... đọc nhanh cũng đúng là một dạng của âm chữ TRẦU...

Đây là một đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết. Nghĩa là ngày xưa Sở hay Việt -Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách –Việt.").


- Theo Khảo cứu của tôi thì Si-Vưu.

Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chữ Si-Vưu đã là "Trầu" là "Sở" như phân tích...  Nhưng có quá nhiều thuyết, nhiều đến mức kinh-hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có thuyết tôn Si-Vưu và Viêm Đế là một, có thuyết: Si-Vưu và Viêm Đế là hai đế khác nhau, có thuyết Si-Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v. v...

- Xin trích một đoạn chữ Cổ-Việt / Hoa nói về Si-Vưu có liên quan đến Cửu Lê: 蚩尤為首的九黎族 = Si vưu vi thủ đích Cửu Lê tộc, có quá nhiều truyền thuyết nói về Si-Vưu, có thuyết nói Si-Vưu ở tây, có thuyết nói ở đông, có thuyết nói ở nam với người Mèo / Hmong, có thuyết nói ở Bắc như người Korea có quyển sách 《Hằng Đàn Cổ ký -  桓檀古記》 -(환단고기)nói rằng Si-Vưu là Vua ở Bán Đảo Triều Tiên; nhưng, chú ý: Si-Vưu được tôn làm "Chiến Thần" nên nhiều người tranh dành... cũng phải!

Và quý vị thích nghiên cứu sử cần chú ý điều nầy: phiên-âm chữ "Cửu- lê" sẽ ra chữ "kỳ", phiên âm chữ "Giao-Chỉ" hay "cao-chỳ" sẽ ra chữ "kỳ",  và đặc biệt là Cửu-Lê lại rất giống... gần như 100 phần trăm với "Cao-Lệ -高麗 - Korea", và cũng có tài liệu Korea liên quan đến Bách Việt, ngày nay các bạn trẻ người Việt khi học tiếng Hàn Quốc - Korea sẽ không lạ gì các ch "Han kok" là Hàn Quốc, "huynhdai" là Hiện Đại, "yu Hạc senh" là Du học sinh, tên gọi "Kim Yang" là Kim - Anh, "Dong kun" là Đông Quân v. v...

- Vì theo những khảo cứu vừa được nêu trên thì chữ viết trong sử "Si-Vưu": chẳng qua chỉ là phiên âm chữ "Trầu", mà người ta đã lầm, không dùng tiếng Việt, phủ nhận gốc Việt, không biết hay không đọc là Trầu mà lại đi đọc là Si-Vưu cho nên vô nghĩa, và từ cái vô nghĩa, cái không hiểu nghĩa đã sinh ra ngộ nhận và cho là "Hán Tự - chữ Tàu", rồi thêu dệt truyền thuyết.

Truyền thuyết đã thêu dệt "Ông" Si-Vưu là lãnh tụ rất thin chiến, khi ra trn biết phun lửa, chặt đầu nầy lại có đầu khác, rõ ràng đó là sự diễn tả Si-Vưu là một tập thể thiện chiến, giỏi trận pháp, dương đông kích tây, du kíck chiến, mai phục v v... và biết dùng hỏa công chứ không phải là một người! Chẳng qua vì sự ng nhận của các đời sau phủ nhn gốc Việt hay không hiểu tiếng Việt mà người ta dựng ra một nhân vật như thần tiên vậy!

Ở Trung-Quốc từ xưa và cho đến nay vìngười ta đã tôn thờ "ông" Si-Vưu là "chiến-thần", nên trước khi ra trận đánh giặc là làm lễ cúng bái "Chiến thần" là ông Si-Vưu. 

Thật ra..."Chiến Thần" đó phải là nước Trầu  và lại là lãnh đạo, là "Vua" của các bộ tộc Cửu - Lê 九黎 – Cửu lê lại vô nghĩa !!! 

Theo truyền thuyết thì liên quan đến Cửu lê có đến hàng 100 bộ tộc, thuyết nói 9 bộ tộc là căn cứ theo chữ "Cửu 九", thuyết chánh yếu mà nhiều người tin và trích dẫn nói là có đến 81 bộ tộc- 81 lại là cách dùng 9 x 9 ... 81 hay hàng 100 bộ tộc thì không thể là "Cửu  -  九". 

"Cửu -Lê 九黎" chỉ là phiên âm để chỉ hàng trăm bộ tộc ở phía nam có tên gọi là "Kỳ",  Sở trong Hoa sử có đất KINH, mà lại có "Trầu" lãnh đạo 九黎 Cửu-Lê là Kỳ. 

Sử Việt thì gọi đất Vit là Đất Kinh và Đất Kỳ! 

Nghiên cứu mới cho thấy rõ đường thiên di của nhân loại là từ Đông Nam Á tiến lên phía bắc v. v....  nếu đánh vần theo giọng Việt Quảng Đông, thì Cửu-Lê là "Cao-chìa" sẽ ra chữ "kỳ"... còn đọc theo "Cửu-Lê" sẽ ra âm "kê" hay "kề", đọc Cửu-Li sẽ ra âm "KY" hay "KỲ", tiếng phổ thông cũng đọc "li" chứ không đọc "lê", về sau thì xuất hin chữ "Giao Chỉ " mà nếu đánh vần phiên âm cũng là "kỳ", dân thành phố Phiên Ngung ngày nay ở tỉnh Quảng Đông vẫn đọc Giao Chỉ là "Cao-Chĩa/ cao chìa", đối chiếu lại thì thấy rõ ràng "Cửu Lê " và "Giao Chỉ" chỉ là một tên có phát âm là "kỳ", và GIAO-CHỈ hay CỬU-LÊ là vô nghĩa, cho đến thế kỷ 21 mà khi tra cứu tự điển Bách Khoa và cổ thư v. v... thì thấy giải thích sở dĩ gọi là "Giao Chỉ"  vì dân vùng đó có hai ngón cái của hai bàn chân chìa ra, khi đứng thì giao nhau, nên gọi là Giao Chỉ? 

Và lại có cách giải thích khác là dân vùng đó... khi ngủ thì hai chân để chéo chữ thập, hai chân giao nhau nên gọi là giao chỉ.

Cách giải thích như viết truyện thần thoại hay làm phim "khoa học ging" như vậy mà đã tồn tại trong lịch sử mấy ngàn năm... thì rõ ràng là những người có tâm huyết ở thế kỷ 21 nầy nên phải bỏ công ra để viết lại lịch sử là một điều bắt buộc phải nên làm.    

Âm Quảng Đông của "Cửu-Lê" lại có một phát âm là "Cẩu-lỳ", có lẽ chính vì âm "Cẩu" không tốt khi ĐỌC và NGHE, cho nên mới được người ta tránh mà sau nầy không còn dùng "Cửu-Lê" nữa, chỉ còn có âm Cao-Chỳ, Giao-Chỉ xuất hiện mà thôi, những tên xưa thường hay được dính líu và kéo dài để dùng đến tn ngày nay.  Vùng Lạng-Sơn có sông Kỳ-Cùng và Phố Kỳ-Lừa là một thí dụ thú vị.

Chữ viết ngày xưa khác nhau từng vùng vì giao thông đâu có thuận tin và tính thống nhất đâu có mạnh như bây giờ, cho nên sau nầy Tần Thủy Hoàng mới ra lịnh thống nhất chữ viết:

- Hàng 100 bộ tộc Cửu-Lê/ Kỳ có lãnh đạo là Si-Vưu / Trầu nhập lại... tính ra hẳn là bờ cõi phải mêng mông lắm và cổ thư còn ghi lại gọi là "Liệt-San thị"
: Thật ra "Liệt-San" đó chính là phiên âm chữ "Lang-sang" tức là Lang.

"Lang" là khi ngôn ngữ đó đã được đơn âm hóa, và "Lang-sang" hay "Van", "Lang-Sang" hay người Hoa viết sử gọi vắng tắt là Shan 商  "có nghĩa là "Vạn Tượng" chính là nước "VĂN-LANG"...   

Quý vị nào hiểu nghĩa tiếng Thái, Lào, Choang ngày nay sẽ hiểu nghĩa nầy, "Van" là "Vạn" của một vạn, "Lang" là "lang-sang" là "Liệt -San" hay Shan 商, hay "Văn Lang".

Văn-Lang của người Việt cũng chỉ là một quốc gia duy nhất mà người ta đã viết và đọc theo nhiều cách, quý vị chú ý chữ Shan 商 dịch theo từ Hán-Việt là "Thương" hoàn toàn trùng hợp với tiếng Việt là "Tượng"  tức là "Voi", "Tượng" ngày xưa đọc là "Tương" là lẽ thường tình!

Bởi vì Việt ngữ cổ đâu có A B C và dấu nặng!

Vùng "Sở", "Trầu" "Văn-lang" phải là rất rộng như truyền thuyết - Nước Văn-Lang bắc giáp Động-Đình Hồ, Đông Giáp biển và Nam giáp nước Hồ-Tôn, Hồ-Tôn là giọng Mân-Việt - Ô-sinh > Ying, giọng Quảng-Đông là Wùa hay Huà-siń > wiǹg, âm Wìng, hay Ying̃ / yin đều là chữ Vin / Vân của Vân-Nam là tỉnh Vân Nam bây giờ; còn âm của chữ viết  là Liệt-San, yue-Lang, Văn Lang đều phát âm giống nhau, nghĩa là nước "VanLangshan" của người Việt.

"Văn-Lang" quá rng vì các bộ tc quá nhiều và có "đánh nhau" cũng là chuyện thường, điều đó càng làm cho Bách Việt Sử rối mù bởi "Tinh thần địa phương", truyền thuyết Phù-Đổng thiên vương chống giặc "Ân Thương" nếu xét cho kỹ lưỡng biết đâu là chuyện nội bộ?

Truyện Trụ-Vương mê Đắc-Kỷ, sa đọa và phung phí ở cung đình nên phải thu thuế tô địa nhiều, bắt lao công v. v... nên nhiều dân địa phương phải chống lại và tự lập lãnh địa "quốc" riêng là đúng thôi.

Ai chứng minh được Trụ Vương là Du Mục hay là Hung-Nô?

Chữ viết lưu lại là Trụ Vương tên Đế Tân, chữ Trụ chẳng qua là Chữ "Trư" là "Con heo" của tiếng Việt, "Đắc-Kỷ", "Na-tra", "Khương Tử-Nha", "Cơ Phát", "Cơ Xương" đều là tiếng Việt, một số những tên tiếng Việt đa-âm còn sót lại trong câu truyện tự nó sẽ làm rõ nguồn gốc Việt!

Những ai hiểu Hoa văn 100 phần trăm ngày nay có thể nào giải thích cho tôi nghe "Trụ" Vương và "Đắc-Kỷ" nghĩa là gì?

Nỗi oán hận của người dân thời đó theo tiếng Việt đã chửi "Đế Tân" là "Heo" vì dâm dục mê gái cho nên gọi là vua Heo - "Trư", "Đắc-Kỷ" là dấu tích tiếng Việt đa-âm, đa-âm "Đắc-Kỷ" là "Đĩ ", khi biến thành đơn âm, chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu nổi chứ còn ai vào đây được?

Theo tôi thì khi "Trụ" Vương tỏ tình với "Đắc-Kỷ" thì nói là "Anh yêu em" chứ không phải là giọng "Wò ái nìa" của Hung-Nô!

Ngày nay chúng ta vẫn còn dùng ch đa âm nhiều, quá nhiều, ví dụ như: lang-thang, lôi-thôi, thẩn-thờ, lác-đác, ngoe-ngoẩy, kẽo-kẹt, lệch-lạc, lung-tung, liếng-thoắng, bạc-bẽo, tiu-nghỉu, mênh-mông, lung-linh, dịu-dàng v. v... nhiều kinh khủng lắm –

Xin quý vị đọc bài khảo cứu trước của tôi - là tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa ngữ chỉ là những b tộc khác học được một phần của tiếng Việt mà thôi!  Và cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể phiên dịch được hết Hoa ngữ một cách dễ dàng, có những sách và những người lập luận rằng Từ ngữ Hán-Việt được du nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào thời nhà Đường. 

Xin chân thành cảm ơn những sách và những người đó.

Lập luận đó tự thân nó đã khẳng định là từ xưa cho đến đời nhà Đường là bên Trung Hoa vẫn còn dùng tiếng Việt. Có một bài "Việt Nhân Ca" cổ đại đã hơn hai ngàn mấy trăm năm và nổi tiếng toàn thế giới, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp v. v... đều đã "phiên dịch" bài nầy một cách... sai bét!  

Tiếng Việt phiên dịch lại từ bản "Hoa - văn" nên cũng sai luôn!

Vì người ta không hiểu tiếng Việt... và người "Hoa" đã dùng bài nầy để chứng minh cổ sử của Trung quốc là "Hoa" chứ không phải Việt!

Với lập luận vì là "hoa" nên không hiểu được tiếng Việt của "Việt Nhân Ca", và chuyện bài hát "Việt Nhân ca" nầy xảy ra ở nước Sở, xin quý đọc giả đón đọc những bài khảo cứu sau thì tôi sẽ trình bài rõ ràng chung quanh bài "Việt Nhân Ca" ở nước Sở ngày xưa chính là một bằng chứng Sở là Việt.   

Điều nầy là rất quang trọng: Có thể nói rằng đây là tâm điểm của sự nhập nhằng Vit và Hoa, bởi vì ông Lưu Bang và ông Hạng Võ đều là người Sở, và Lưu Bang đã lập nên nhà Hán, có thể nói rằng: - Chứng minh được Sở là Hoa thì nghĩa là Hoa đồng hóa Việt!

Và chứng minh được rằng Sở là Việt thì nghĩa là Việt đồng Hóa Hung-Nô thành Vit mà đổi tên là Hoa. Bài nầy đã chứng minh rõ ràng Sở là Việt để làm mất đi lớp bụi mờ của lịch sử.  

Tuy nhiên, để cho rõ ràng và chi tiết thêm thì tôi sẽ viết thêm bài "Tự điển thuyết văn của Hứa Thận thời nhà "Hán" và "Việt nhân Ca".

Xin trở lại chủ đề:

- Đánh vần cổ ngữ "Liệt-San" > tức là Li(ệt)- (S)an =>Lan = Lang.

- Viêm Đế / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tc Vit  "Hùng", chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Dit Hùng, tức là Việt Hùng (xin xem bài khảo cứu Bách Việt Sử khác sắp đưa ra online) và Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như Hùng Tảo  熊蚤, Hùng LỆ  熊麗, HÙNG CUỒNG  熊狂, HÙNG Dịch 熊繹, HÙNG NGẢI 熊艾, HÙNG ĐẢN  熊䵣, HÙNG THẮNG  熊勝, Hùng Dương  熊楊, Hùng cừ  熊渠, Hùng Chí 熊摯, Hùng Diên  熊延, Hùng Dũng  熊勇, Hùng Nghiêm 熊嚴, Hùng Tương  熊霜, Hùng Tuân  熊徇, Hùng Ngạc  熊咢, Hùng Nghi  熊儀, Hùng Khảm  熊坎, Hùng Thông 熊通, Hùng Chất  熊貲, Hùng Giang  熊艱, Hùng Uẩn  熊惲, Hùng Thương -Thần 熊商臣, Hùng Lữ  熊侶 , Hùng Thẩm 熊審, Hùng Chiêu  熊招, Hùng Viên  熊員 Hùng Vi,  v. v...
   
Theo Truyền Thuyết: Hoàng Đế 黄帝

Có một người con là Xương Ý 昌意...- Xương Ý 昌意 là một trong 25 người con của Hoàng đế 黄帝, Xương-Ý  cưới vợ là người của Thục Sơn thị 蜀山氏 tên là Xương Bộc 昌僕 có được một người con là Đoan - Hạn 颛顼.   Hậu duệ của Đoan Hạn sinh ra Cổn 鯀, Cổn Sinh Ra Vũ 禹 (... Con của Vũ Là Khải lập ra triều Hạ).

- Đế Đoan-Hạn 颛顼 là Con của Xương-Ý.

- Ngô Hồi 吳回 là Cháu đời thứ 5 của đế Đoan Hạn 颛顼.

- Lục-Tung 陸終, hay Lộc-Tục do cách đọc khác nhau, là con của Ngô Hồi 吳回.

- Quý Liên 季連, về sau gọi là Chúc Hùng là con của của "Lộc Tung" hay Lộc Tục: có 6 người con, con út là Quý-Liên.

- Chúc Hùng là Cha của Hùng Tảo, Hùng Tảo là Cha của Hùng Lệ, Hùng Lệ là cha của Hùng Cuồng.

- Sở Hùng Dịch 楚熊繹 là con của Hùng Cuồng, là cháu chít của Quý Liên/Chúc Hùng và là Thầy của Châu Văn Vương của nhà Chu... và Sau đây là phần tên Vua được đưa vào Sách Sử... viết bằng cổ văn.

     ***Bảng  tên hiệu Sở: Hùng Vương / Tên Họ / năm lên ngôi / năm thoái vị...
bằng Cổ Vit Văn: gồm tên các vua ...



***
Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
***
Sở Bá Vương 楚霸王_Hạng Võ 項羽 là con cháu đích tôn của Hùng Triều họ Mi 米 (Mi hay Mị, Mì, Mễ) vì tổ tiên được phong đất cho ở Đất Hạn, cho nên lập Tổ dòng họ Hạn; (cũng như Khuất Nguyên vậy, thời phong kiến thì dòng họ vua thường hay được phong cho đất để lập ấp, lập quốc nhỏ làm chúa nơi địa phương nhỏ và thường hay đổi họ theo đất mình được làm chúa nơi đó).

...Sở Bá vương Hạng Võ và Lưu Bang lãnh đạo dân Quân Sở - Việt lật đổ nhà Tần...

***Khảo cứu một số phong tục vùng Sở - (Trầu / Kỳ / Liệt San-yue Lang -Văn Lang- Việt Lang mà ngày xưa goị là "Sở") và ngay nay quý vị có thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng trên các web của các bloger hay trên trang web của tỉnh Hồ Nam hay Hồ Bắc của Tân Hoa Xã:

- Khách đến nhà khi đã mời ngồi rồi thì kỵ lau bàn hay quét nhà, vì như vậy là có ý đuổi khách.

- Khi mời khách ăn trứng gà thì không được đãi ăn số trứng lẽ 1 hay 3, nhưng kỵ nhất là đãi khách ăn 2 trứng, vì "ăn hai" giống như tiếng chửi..."ăn hại" của tiếng Sở.

- Trước khi ăn, không được dùng đũa gõ chén, vì chỉ có ăn mày mới gõ chén ăn xin.

- Sau khi ăn, không được gác đũa lên chén, vì gác đũa lên chén là cúng cơm cho vong linh.

- Đầu của phái nam, và vùng eo của phái nữ là chỉ được nhìn, không được rờ, nếu bị tùy ý đụng chạm thì coi như là một điều bị sỉ nhục.

- Phải phơi quần áo phụ nữ nơi kín đáo, không được cầm sào phơi quần áo phụ nữ băng qua đường; đồ lót của phụ nữ khi phơi phải tìm ở chỗ người ta không nhìn thấy; khi phụ nữ có thai thì không được tham gia tiệc đám cưới; phụ nữ đang có kinh kỳ thì không được vào chùa, miếu; phụ nữ không được tham gia việc xây bếp hay dựng kèo cột trong xây cất.

- Kỵ những từ ngữ hung hiểm, ví dụ: không nói "Chết́" mà nói "Đi" rồi, hay "không còn nữa", quan tài thì nói "thọ tài", "thọ mộc"; ngày tết không được nói "thấy bà"," thấy qu", "đồ... qu sứ"... nói chung là kỵ từ ngữ hung hiểm hay xui xẻo.

- Cha mẹ qua đời thì con trai không cắt tóc trong thời gian 7 thất (tuần) để tỏ lòng hiếu thảo khi để tang.

- Kêu chut bằng "ông", chut rất khôn lanh, nên sợ chuột cắn phá quần áo v. v... nên tỏ ra tôn kính mà gọi là "ông" Tí.

- Con một của gia đình thì thường gọi là "Chó con", "Bé", "Nữ", "Nố", "Náo"...  Vì sợ ma quỉ xâm hại, sợ khó nuôi.               

Ngày nay thì Văn Hóa Sở đã biến thành đã biến thành văn hóa của tiếng Phổ thông / Quan Thoại, nhưng những nghiên cứu về từ ngữ cổ của lịch Sử còn sót lại mà người ta còn dùng và được biết ở các vùng thuộc đất Sở lại làm cho tôi giật mình:

- Dù đã bị tiếng phổ thông - quan-thoại thay đổi, nhưng nhiều vùng "Sở" ngày nay vẫn gọi con của mình là phái nam bằng "trai " như tiếng Việt, đó là vùng: Nam Xương 南昌/ đọc là "ʦai" như "Chai " Hay "Trai" 、đó là các vùng Đô Xương 都昌、An Nghĩa 安義、Tu Thủy 修水、Bình Giang 平江, Dương Tân 陽新, Tuyên Phong 宜豐、Tân DU 新喻 、v v... 
Họ vẫn gọi con trai là "TSai".

 và....

- Hai chân giang rộng ra gọi là: "Mở" và viết là chữ 摸 /Mạc - nhưng đọc là "mở".

- Con ngỗng gọi là Ngan, ngo.

- Lớn, gọi là "Đại", viết là 軚 / đọc là Đại.

- Cái rổ làm bằng bằng tre: gọi là Rổ, viết là 蘿 / đọc là Rổ; có nơi nay đọc lô hay lo, loa, lóa...

- "Hiểu",  vùng Kiến-Ninh  建寧 ngày nay vẫn đọc "Hiểu'' 曉 như tiếng Việt.

- "Phan", vất đồ vật gọi là Phan, viết là 拌 / đọc là "Phan".

- Bất kể, bất cần mạng sống gọi là "Bán mạng", những vùng còn nói là  "bán mạng" là:
(phát âm có khác nhau một chút giữa các vùng): Nam xương 南昌 / pʰɔn miaŋ、An Nghĩa  安義 / pʰɔn miaŋ、Cao An 高安 / pʰɛn miaŋ、Tân Du 新喻 / pʰɔn miaŋ、Bình Hương 萍鄉 / pʰɔ̃ miã、Lễ Lăng 醴陵 / pʰõŋ miaŋ、Kiến Ninh 建寧 / pʰɔn miaŋ、Thiệu Vũ 邵武 / pʰon miaŋ。

- Lá cây Trúc gọi là Lá, viết là 箬 / đọc là "lá".

- Thấy, viết là 睇 đọc là "Thấy".

- Vùng nước sâu gọi là "thầm" hay "Than", nghĩa là "Đầm" so với tiếng Việt.
       
Tất cả những phần khảo cứu tiếng nói và phong tục Sở nêu trên là vào trang nhà trên Internet của tỉnh Hồ Bắc thuộc Tân Hoa Xã là sẽ đọc thấy (trong hiện tại).

Từ những chứng cứ nêu trên, có thể thấy ngày xưa vùng Sở vừa đúng là "Trầu", vừa đúng là Nước Việt / Văn Lang rộng lớn với hàng trăm b tc "kỳ - Cửu Lê" nói tiếng Việt. Nếu vậy thì nên đọc địa danh và tên người của cổ sử theo tiếng Việt...

- Khảo cứu một số tên Sở theo hướng "Việt-Ngữ" thì  thấy là, ví dụ:

1/ CAN TƯƠNG: phiên âm Can-Tương > "Cương" hay  "Cường" / vì chẳng có ai tên là Can -Tương, nếu Can-Tương đúng là tên một người thì trước đây đã có người dùng, sau nầy phải có người dùng, và bây giờ cũng phải có người dùng; suy ra, Can-Tương là "Cường".

2/ MẠC TÀ:
... chưa thấy có ai trong sử sách có tên là "Mà", "Tà" hay "Mạ" "tà", phiên âm nầy chỉ theo Mân Việt ngữ mới có nghĩa, đọc là "Bạc-ghé'' > "Bé", còn một cách đọc khác là "mo-ghé" ra âm "Moẽ"- (Moẽ là bé gái), ở đâu có người Triều-Châu và tiếng Mân-Việt thì có người gọi con gái là "Moẽ", ở đâu có người Việt là ở đó có người gọi con gái là "Bé"

*** Ghi chú: Tiếng Mân-Việt là Phước Kiến và Triều-Châu giữ được rất nhiều tiếng Việt Cổ Ngữ, khi phục chế ngôn ngữ Sở hay đối chiếu để rõ nghĩa thì các học giả bên Trung Quốc hay so sánh với Mân Ngữ mà tìm đáp số. 

Ngày nay chúng ta đọc là Mạc-tà, nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của tôi thì "bạc-chsé"> tức là "Bé" là tên đúng nhất của người vợ của Can-tương > Cường.

3/CỬU KHUẨN: ... Vần phiên âm "Cửu -khuân" > là "Quân" nầy độc đáo, dù đọc theo giọng Quảng Đông / Triều Châu / Phước Kiến hay Việt Nam đều có kết quả là "Quân", đất "Quân" (Đất Quân hay Quan, Âm thanh gần nhau là tên một vùng đất nơi... được gọi là: Sở, Vậy… không thể nào là "cửu-khuẩn" vì nó hoàn toàn vô nghĩa...

4/ TRIỀU CA: kinh đô của triều Thương / Trụ Vương là Triều Ca, phiên âm giọng Việt Quảng Đông là Chsiều -Co >Chso / chsò, chính là vùng đất "Trầu" hay "Sở",  vậy không có "Triều -Ca " chỉ có "Trà" là phiên âm của Triều Ca và phát âm rất giống âm "Trầu", chỉ có chso, chsò, Trầu, Sở...

Bởi vậy cho nên không có ai tìm ra được kinh đô "Triều Ca" của Trụ Vương ở đâu.

Ngày nay người ta cho rằng Triều-Ca ở huyện Kỳ của tỉnh Hà Nam... và đó cũng là lý do tôi tin rằng Trụ Vương / nhà Thương là người Việt vì kinh đô Mang tên "Triều- ca" thì chính là Sở, và vua nhà Thương họ Chữ, là con cháu đế Nghiêu,và có chứng cứ tài liệu là họ biết nuôi voi thì càng đúng là "VanLangshan" tức là Văn-Lang, thần thánh "phong phú như truyện "phong Thần" là sản phẩm của văn minh nông nghiệp lúa nước đã định cư thì mới có được truyện như vậy v. v...

Và người Việt Nam không xa lạ với họ Chữ... qua truyện "Chữ Đồng Tử";
Triều-Ca là 楚  sở. 

5/ THƯƠNG NGÔ: đọc theo phiên âm Quảng Đông là "CHSén-ngùa" > CHsùa = 楚 sở.

6/ CỨ ÂU: đọc theo phiên âm Quảng Đông "Chsìa-Ngâu" > Chsầu = 楚 sở.

7/CỘNG NHÂN: Cộng -nhân> Cân; Cong-nan> Can, Cúng -dành> Cánh; Can, cân, cánh, đều là ging Việt, mân, Quảng Đông để gọi đất "cống" (đất "Quang") là Vùng Sở.

8/ QUỈ PHƯƠNG: Quỉ -Hoang > Quang là giọng Mân Việt, Đất "Quang " là một tên khác của Đất sở,  có thể giọng "Quang" là Chính Thức vì rất phù hợp với tiếng Việt; và cũng chính là "Quang" là chủ ngữ đã sinh ra quá nhiều tên gọi theo sau: Cân / Can / Cánh, Cung, Cúng và trở thành Cống ngày nay.

19/ CỔ MUỘI: giọng phổ thông Cuà-Mi >ky hay "Kỳ".

10/ 昌意 Xương-Ý: giọng Việt Phiên-Ngung còn đọc là Chsen-ià > tức là phiên âm của Chsià 其, "Chsià" hay "Khỳ" hay "Kỳ"? "khỳ" hay "Kỳ" là tùy giọng nói của từng địa phương.

11/ 陸終 Lộc tục hay Lộc tung đều có phiên âm là > Lùn (tiếng Quảng Đông "Lùn" là Rồng), Long.

Xuyên qua những khảo cứu và đối chiếu phía trên đã đủ cho ta thấy "Bí Mật" sẽ được dần dần sáng tỏ.  

Shan 商 là Thương. Nếu Shan / Thương không bị mất vào tay Chu 周, thì thời Xuân Thu-Chiến Quốc với các nước nhỏ là Ngụy - Hàn - Triệu - Yến - Lỗ - Tề - Tần.... vẫn là một phần của Văn-Lang, là Shan 商 Thương.


SỞ là Việt, như Tư Mã Thiên đã viết trong Sử Ký là "Sở Việt đồng tông đồng tộc", và cũng thấy được nhà "Thương" - "Trụ Vương" cũng là Sở ngày trước, và còn biết được "Can-Tương" và "Mạc -Tà" tên thật là gì v. v... và người Sở là Hạng Võ và Lưu Bang lật đổ nhà Tần rồi lập nên nhà Hán, tuy xưng danh là 'nhà Hán' nhưng chính là người của nước Sở nói tiếng Sở, và Sở đó chính là "Sở" "Văn-Lang" với "Cửu-Lê / Kỳ" và ngôn ngữ chính là Việt Ngữ.

Sách "Thuyết Văn" thời Hán là đọc theo Việt Ngữ lại là một minh chứng thêm.

Sở Là Việt, là Văn Lang, người Việt làm sao quên được Văn-Lang?

Toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán... là văn Hóa Việt.


Hoa Sử viết rằng Triều Shan (Nhà Thương) quá nhiều lần dời thủ đô, mà không nghiên cứu hoặc chối bỏ là Shan từ đâu đến! Văn-Lang đã bắc tiến từ nam... Đâu dễ gì có một ngọn núi là "Lạng Sơn" mà lại trở thành tên của một tỉnh Lạng Sơn hay Lạng-San, hay Lang-Shan, chính là tên của nước "Vănlangshan" còn sót lại khi những vùng đất kia của nước Văn-Lang đá bị đổi tên thành các vương triều và quốc gia khác nhau theo dòng lịch sử...

Vì có những ngộ nhận hay gian trá đánh tráo và hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên bề dầy lịch sử Bách Việt... cho nên bài khảo cứu nầy được suy xét rất thận trọng để làm sáng tỏ...

Sở là Việt là Văn-Lang trải dài từ phương nam lên Động Đình Hồ với nhiều đời vua với phong hiệu là Hùng Vương.

Nhạn Nam Phi / Thanh Đỗ

* Ghi chú:


Can-Tương và Mạc - Tà là tên cây kiếm và cũng là tên của cặp vợ chồng nổi danh đúc kiếm.

__________________________

- Bài nầy có tham khảo một số web sites dưới đây:

•    楚國

•    贛語的歷史

•    贛語中的古百越語詞一覽

•    贛語中的古吳語詞一覽
Nguồn

********************************************

Lời Giới Thiệu: Vì muốn tìm về cội nguồn của mình, và vì sự phát âm lơ lớ giống giống nhau của tiếng Việt và tiếng Hoa (Tàu) đã thúc đẩy tác giả Đỗ Thành đi nghiên cứu rất sâu rộng về ngôn ngữ để viết những bài này. Là người Việt gốc Triều Châu, nên may mắn biết và hiểu rành rọt hai thứ tiếng Việt và Hoa (Tàu) với những phát âm khác nhau của các tỉnh bên Tàu, đã tương đối giúp cho tác giả tìm lại được sự thật về nguồn gốc của mình.

Do đó, những bài này có tính chất khoa học khảo cổ nên khá xác thực, để cống hiến cho mỗi người sự tự do nhận định đúng hay sai về nguồn gốc của mình. Vì vậy xin bạn đừng có vội kết luận vớ vẩn là tác giả bênh Tàu cộng hay theo Việt cộng, nếu chưa thấu hiểu tận tường về vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa Việt-Hoa.


Nguyễn Sơn Hà
Địa lý nhà Chu bấy giờ chỉ kéo dài tới sông Hoàng Hà.

 

I
 photo Chu_Chu in seal script top and regular bottom chu now characters has been modify and refine in centuries_zpsubshtzdg.png

Chữ "Sở" hình bên trái, ban đầu viết bằng chữ nòng nọc của Việt tộc thời cổ, sau theo thời gian được cải đổi thêm thắt nhưng vẫn nhận ra gốc, chữ "Sở" hình bên phải.
Chữ nòng nọc của Vua Việt Câu Tiễn thời cổ.

image Yue

 

 

 

 

 

II
Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.

 photo Ting_zps179b3265.jpg

 

III
Chữ Việt Cổ Ở Nam Dương Tử.



ĐỌC VÀ SUY GẪM KẾT LUẬN CỦA MỘT BÀI BÁO Ở ĐÀI LOAN

Nghiên cứu gene gần đây xác nhận rằng - Phúc Kiến, Quảng Đông, Khách Gia nhân (Hẹ) đều là hậu duệ của tộc Bách Việt. Trước tiên họ bị người Hán dùng vũ lực chinh phục, sau bị Hán hóa, rồi bị bắt phải nhận kẻ thù làm Tổ Tiên và tự nhận mình là người Hán khi người tộc Bắch Việt bị thua trận với người Hán. Họ chính là người Bách Việt mất nước, mất gốc trên chính quê hương của họ, bị dị tộc thực dân Hán thống trị hai ngàn năm mà không tự biết, ngay cả cho dù sự khác biệt về thể chất, vóc dáng và diện mạo nhìn thấy rõ ràng.

Người Hán đối với người phương Nam thực hiện chính sách Hán dân hóa (Hán nô hóa) trong lịch sử tội ác diệt chủng là một mô hình thành công nhất.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/23954-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%95-%E1%BB%9F-nam-d%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%AD/

(基因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖 民統治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見…但漢人對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範)。

福建人、廣東人、客家人都是漢化的百越族 基 因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖民統 治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見(華北人仍有82%漢代漢人血統,且胡漢本同源)。日本人對台灣人的皇民化因時間不夠長而失敗了,但漢人 對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範。

myweb.ncku.edu.tw


(Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakka families are descendants of the hundred ethnic minorities.) They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, the hundred more people perish and the Dead clan, was alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible...

But Han's "Han" (Han enslavement) to the south of China is the most successful model of genocide in history.

Fujian people, Guangdong people, Hakka families are Chinese hundred ethnic minorities Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakkas are descendants of the hundred ethnic minorities. They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, hundred people perish and the Dead clan, by the alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible (North China still has 82% Han Chinese descent, and Huhan Ben homology).

The Japanese to the Taiwanese people because the time is not long enough to fail, but Han Chinese to the south of China's "Han" (Han enslavement) is the history of genocide the most successful model.

 



Bản đồ nước sở

 photo 72fdd0aeb51018c5951d663ccc345365_zps8dhnryfz.jpg

 



 photo S_zpsx63imnmc.png

 



 photo S 350 350_zpsssebvck8.png

 



 photo S - 453 BC_zpsmzchrezt.jpg

 



CH HAN ZHE TU- Lesson 1-愛,暗,安,押,音 SUMMARY OF THE DEVELOPMENT OF CH HAN https://youtu.be/1wo5V5o0BX8?si=ZTKZI10AJS71jEaq

Đánh Tư Sản Ở Miền Nam Sau 1975 (Tú Hoa) - Tài Nguyễn Diễn Đọc https://youtu.be/nMwZN7aV734?si=FQslyULssqeX_gRG



CH HAN ZHE TU- Lesson 1-愛,暗,安,押,音 SUMMARY OF THE DEVELOPMENT OF CH HAN https://youtu.be/1wo5V5o0BX8?si=AbGaKJjLdgakE-Lt

PHẦN 1 HỌC CHỮ HÁN NÔM Bài số 1 dựa theo sách Chữ nho tự học của Đào Mộng Nam https://youtu.be/G44BH_KgdYc?si=PCuVTl2A0KZIenZt

HỌC CHỮ HÁN NÔM -TAM THIÊN TỰ - phiên âm: bài 1 https://youtu.be/5DJqSvi6Mpc?si=h44hgnxfnVDh25LW

Chữ nho, Chữ Nôm là gì? Giải thích siêu dễ hiểu trong 5 phút https://youtu.be/w7kvQgbHSfE?si=NJLY67nP0i_Vwidp

Lạc bộ Trãi

MỘT SỐ CÂU THÀNH NGỮ HÁN - VIỆT 11:43 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già. Cận thủy tri ngư tính, cận sơn thức điểu âm Gần nước biết tính cá, gần núi hiểu tiếng chim Dị trướng dị thoái sơn khê thủy, dị phản dị phúc tiểu nhân tâm. Đầy nhanh rút chóng suối rừng, dễ dàng tráo trở là lòng tiểu nhân. Vận khứ kim thành thiết, thời lai thiết tự kim. Ðộc thư tu dụng ý, nhứt tự trị thiên kim. Vận hội lỡ làng vàng hoá sắt, thời cơ may mắn sắt như vàng. Đọc sách nghiền ngẫm kỹ càng, một chữ đáng giá nghìn vàng hỡi ai. Phùng nhân thả thuyết tam phân thoại, vị khả toàn phao nhứt phiến tâm. Gặp nhau trò chuyện đôi câu, chớ nên gan ruột gót đầu phơi ra. Hữu ý tài hoa hoa bất phát, vô tâm sáp liễu liễu thành âm. Dụng ý trồng hoa hoa chẳng mọc, vô tâm cắm liễu liễu lên um. Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhơn tri diện bất tri tâm. Hổ vẽ da khó vẽ xương, con người biết mặt biết lòng làm sao. Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa trị thiên kim. Tiền của như đất bên đàng, nhân nghĩa mới thực ngàn vàng trong tay. Lưu thủy hạ than phi hữu ý, bạch vân xuất tụ bản vô tâm. Nước trôi cuối bãi đâu tình ý, mây tụ đầu non vốn tự nhiên. Đương thời nhược bất đăng cao vọng, thùy tín đông lưu hải dương thâm. Chẳng đứng cao để ngắm trông, nào ai tin được biển Đông sâu vời. Lộ dao tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm. Đường xa biết sưc ngựa tài, việc lâu mới thấy lòng người dở hay. Lưỡng nhân nhất ban tâm, hữu tiền kham mãi kim. Hai người khi đã thật lòng, có tiền nên sắm vàng ròng chả sao. 18 Nhất nhân nhất ban tâm, vô tiền khan mãi châm. Mỗi người một dạ khác nhau, không tiền cũng cố mà cầu mua kim. 19 Tương kiến dị đắc hảo, cửu trụ nan vi nhơn. Mới gặp nhau tốt dễ dàng, ở lâu chưa hẳn sẵn sàng vì nhau. 20 Mã hành vô lực giai nhân sấu, nhân bất phong lưu chỉ vi bần. Ngựa không sức chạy do gầy yếu, người chẳng phong lưu chỉ vì nghèo. 21 Nhiêu nhân bất thị si hán, si hán bất hội nhiêu nhân. Người rộng lượng hẳn không si ngốc, kẻ si ngốc không thể rộng lòng. 22 Thị thân bất thị thân, phi thân khước thị thân. Chính người thân lại chẳng thân, chẳng người thân lại là thân mới kỳ. 23 Mỹ bất mỹ, hương trung thủy, thân bất thân, cố hương nhân. Chẳng trong cũng nước ao nhà, chẳng thân cũng khách quê ta đó mà. 24 Oanh hoa do phạ xuân quang lão, khởi khả giáo nhân uổng độ xuân. Chim, hoa còn sợ ngày xuân hết, chẳng lẽ con người uổng phí xuân. 25 Tương phùng bất ẩm không quy khứ, động khẩu đào hoa dã tiếu nhơn. Gặp nhau chẳng cất chén mời, hoa đào trước động cười người về không. 26 Hồng phấn giai nhân hưu sử lão, phong lưu lãng tử mạc giáo bần. Má hồng người đẹp đừng già sớm, du tử hào hoa chớ có nghèo 27 Tại gia bất hội nghinh tân khách, xuất ngoại phương tri thiểu chủ nhân. Ở nhà khách khứa chẳng mời, ra ngoài mới biết ít người mời ta. 28 Hoàng kim vô giả, a ngụy vô chân. Không giả chỉ có vàng ròng, những kẻ nịnh hót đừng mong thật thà. 29 Khách lai chủ bất cố , ưng khủng thị si nhân. Khách vào chủ chả ngó ngàng, e là kẻ đó thuộc hàng ngây ngô. 30 Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân. Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi, giàu nơi núi thẳm lắm người thăm. 31 Thùy nhân bối hậu vô nhân thuyết, ná cá nhân tiền bất thuyết nhân. Ai vắng không nói chuyện người, thì trước người khác không ngồi nói ai. 32 Hữu tiền đạo chân ngữ, vô tiền ngữ bất chân. Có tiền hễ nói người tin, không tiền nói chẳng ai tin câu nào. 33 Bất tín đãn khán diên trung tửu, bôi bôi tiên khuyến hữu tiền nhân. Cứ xem bữa tiệc rượu mời, chén nào trước cũng chuốc người giàu sang. 34 Náo lý hữu tiền, tĩnh xứ an thân. Chốn huyên náo dễ kiếm tiền, nơi tĩnh mịch giữ được yên. 35 Lai như phong vũ, khứ tự vi trần. Đến như ào ạt gió mưa, khi đi sạch bóng như xua bụi trần. 36 Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng, thế thượng tân nhân hãn cựu nhân. Trường giang sóng sau dồn sóng trước, đời người mới phải đuổi theo xưa. 37 Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt, hướng dương hoa mộc tảo phùng xuân. Lầu gần mặt nước sớm trăng, cây gần ánh nắng chồi xuân nẩy nhiều. 38 Tiên đáo vi quân, hậu đáo vi thần. Mạc đạo quân hành tảo, cánh hữu tảo hành nhân. Người đến trước được làm vua, người đến sau phải nhận thua làm thần. Chớ nói anh đi sớm, còn người đi sớm hơn. 39 Mạc tín trực trung trực, tu phòng nhân bất nhân. Ngay trong ngay cũng đừng tin vội, mà hãy nên phòng nhân , chẳng nhân, 40 Sơn trung hữu trực thụ, thế thượng vô trực nhân. Núi rừng còn có cây lên thẳng, ngay thẳng trên đời chẳng có ai. 41 Tự hận chi vô diệp, mạc oán thái dương thiên (lệch lạc). 1 Tự giận cành ta không nảy lá, chớ hờn ánh nắng mặt trời nghiêng. 42 Đại gia đô thị mệnh, bán điểm bất do nhơn. Tất cả do số mệnh, chút đỉnh chẳng do người. 43 Nhất niên chi kế tại ư xuân, nhất nhật chi kế tại ư dần. Một năm lo liệu từ xuân, một ngày tính toán từ Dần tính ra. 44 Nhất gia chi kế tại ư hòa, nhất sinh chi kế tại ư cần. Một nhà mạnh phải thuận hoà, một đời muốn sướng phải lo chuyên cần. 45 Trách nhân chi tâm trách kỷ, thứ kỷ chi tâm thứ nhân [恕 thứ: Suy bụng ta ra bụng người. Luận ngữ : Tử Cống vấn viết : Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ ? Tử viết : Kỳ thứ hồ ! Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân Ông Tử Cống hỏi rằng : Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng ? Đức Khổng Tử đáp : Có lẽ là chữ thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.] Lấy trách người để trách mình, lấy thứ mình để thứ tình cho nhau. 46 Thủ khẩu như bình, phòng ý như thành. Giữ miệng như giữ lục bình, sảy tay rơi vỡ tan tành còn chi. Giữ ý như giữ thành trì, để giặc vào lọt còn chi là thành. 47 Ninh khả nhân phụ ngã, thiết mạc ngã phụ nhân. Thà cho người phụ bạc ta, nhất thiết không thể là ta phụ người. 48 Tái tam tu trọng sự, đệ nhất mạc khi tâm. Việc làm ba bẩy đắn đo, một lần cũng chẳng tự cho dối lòng. 49 Hổ sinh do khả cận, nhân thục bất kham thân. Hổ lạ còn hay gần gũi được, người quen chưa hẳn đã là thân. 50 Lai thuyết thị phi giả, tiện thị thị phi nhân. Những người đến nói điều kia nọ, chính ấy con người thích nọ kia. 51 Viễn thủy nan cứu cận hỏa, viễn thân bất như cận lân. Nước xa khó chữa cháy gần, người thân xa kém hương lân gần kề. 52 Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ, cấp nạn hà tằng kiến nhất nhân. Sẵn chè rượu lắm bạn bè, đến khi gặp nạn chẳng hề thấy ai. 53 Nhân tình tự chỉ trương trương bạc, thế sự như kỳ cục cục tân. Tình người tựa giấy tờ tờ mỏng, việc thế như cờ ván ván thay. 54 Sơn trung dã hữu thiên niên thụ, thế thượng nan phùng bách tuế nhân. Núi có cây sống ngàn năm, trên đời ít gặp cụ trăm tuổi già. 55 Lực vi hưu phụ trọng, ngôn khinh mạc khuyến nhân. Sức hèn chớ vác nặng nhiều, nói không trọng lượng chớ điều khuyên ai. 56 Vô tiền hưu nhập chúng, tao nạn mạc tầm thân. Không tiền chớ đến chỗ đông, gặp nạn chớ đến cậy trông thân tình. 57 Bình sinh mạc tác trứu my sự, thế thượng ưng vô thiết xỉ nhân. Việc làm không có trau mày nghĩ, cuộc sống đâu có kẻ nghiến răng. 58 Sĩ giả quốc chi bảo, nho vi tịch thượng trân. Kẻ sĩ, nước nhà xem vốn quý, muôn đời, thiên hạ trọng nhà nho. 59 Nhược yếu đoạn tửu pháp, tỉnh nhãn khán túy nhân. Muốn tìm thuốc chữa nghiện, khi tỉnh xem người say. 60 Cầu nhân tu cầu anh hùng hán,tế nhân tu tế cấp thì vô. Cầu người chọn mặt anh hùng, giúp người giúp lúc bần cùng khốn nguy. 61 Khát thời nhất trích như cam lộ, túy hậu thiêm bôi bất như vô. Khi khát một giọt như nước thánh, đã say thêm chén chẳng bằng không. 62 Cửu trú lệnh nhân tiện, bần lai thân dã sơ. Người ở nhờ lâu thành rẻ rúng, nghèo đến nhà thân cũng hóa sơ. 63 Tửu trung bất ngữ chân quân tử, tài thượng phân minh đại trượng phu. Rượu say không nói là quân tử, tiền của phân minh ấy trượng phu. 64 Xuất gia như sơ, thành Phật hữu dư. Tu hành sau trước như nhau, thì thành chính quả hoả hầu có dư. 65 Tích kim thiên lượng, bất như minh giải kinh thư. Vàng đầy ngàn lạng để dành, không bằng thấu tỏ rõ rành sách kinh. 66 Dưỡng tử bất giáo như dưỡng lư, dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư. Nuôi trai chẳng dạy, nuôi lừa; nuôi gái chẳng dạy chẳng thà nuôi heo. 67 Hữu điền bất canh thương lẫm hư, hữu thư bất độc tử tôn ngu. Có ruộng chẳng gắng cấy cày, kho không để chịu tháng ngày thiếu ăn. Có sách chẳng cố học chăm, con cháu ngu dốt có gì sai đâu. 68 Thương lẫm hư hề tuế nguyệt phạp, tử tôn ngu hề lễ nghĩa sơ. Nghĩa như câu trên 69 Đồng quân nhất dạ thoại, thắng độc thập niên thư. Cùng anh trò chuyện một đêm, còn hơn đọc sách mười năm miệt mài. 70 Nhân bất thông kim cổ, mã ngưu như khâm cư. Người không thông hiểu xưa nay, khác nào trâu ngựa được may áo quần. 71 Mang mang tứ hải nhân vô số, ná cá nam nhi thị trượng phu. Con người vô số trên đời, mấy trang nam tử đáng người trượng phu. 72 Bạch tửu nhưỡng thành diên hảo khách, hoàng kim tán tận vị thu thư. Rượu ngon thiết bạn tâm đầu, vàng mười tiêu hết mong mua sách về. 73 Cứu nhân nhất mệnh, thắng tạo thất cấp phù đồ. Dù xây bảy cấp phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người. 74 Thành môn thất hỏa, ương cập trì ngư. Cổng thành bị cháy một khi, ao cá bỗng bị vạ lây bất ngờ. 75 Đình tiền sanh thụy thảo, hảo sự bất như vô. Trước sân dù mọc cỏ thơm, tốt lành có chuyện chẳng hơn thanh nhàn. 76 Dục cầu sanh phú quý, tu hạ tử công phu. Muốn tìm phú quý lâu dài, phải chịu gian khổ miệt mài công phu. 77 Bách niên thành chi bất túc, nhất đán hoại chi hữu dư. Trăm năm chưa đủ làm xong,còn như huỷ hoại chỉ trong sớm chiều. 78 Nhân tâm tự thiết, quốc pháp như lô. Lòng người như sắt như gang, luật pháp lò lửa luyện nên rắn mềm. 79 Thiện hóa bất túc, ác hóa hữu dư. Hoá trở nên tốt khó thay, biến thành ra xấu được ngay tức thì. 80 Thủy thái thanh tắc vô ngư, nhân thái khẩn tắc vô trí. Nước quá trong cá chẳng còn, người quá nóng vội trí khôn kém nhiều. 81 Tri giả giảm bán, tỉnh giả toàn vô. Người biết nếu giảm một nửa, kẻ khôn không biết tìm đâu bây giờ. 82 Tại gia do phụ, xuất giá tòng phu. Ở nhà vâng ý mẹ cha, đến khi xuất giá thì ta theo chồng 83 Si nhân úy phụ, hiền nữ kính phu. Kẻ ngốc sợ vợ đủ điều, gái ngoan hiền thục kính yêu người chồng. 84 Thị phi chung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô. Chuyện thị phi suốt ngày sẵn có, chẳng để tai nó tự như không. 85 Ninh khả chính nhi bất túc, bất khả tà nhi hữu dư. Thà rằng chính trực mà thiếu thốn, chứ không khuất tất để dư thừa. 86 Ninh khả tín kỳ hữu, bất khả tín kỳ vô. Hãy cứ tin vào điều đã có, chẳng nên tin tưởng chỗ không đâu. 87 Trúc li mao xá phong quang hảo, đạo viện tăng phòng tổng bất như. Giậu tre nhà lá quang cảnh đẹp, đạo quán tăng phòng vẫn kém xa. 88 Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu. Số mà đã có ắt nên, số mà không có cầu xin làm gì. 89 Đạo viện nghinh tiên khách, thư đường ẩn tướng nho. Nơi đạo viện đón khách tiên, chốn thư đường ẩn bậc hiền tướng nho. 90 Đình tài thê phượng trúc, trì dưỡng hóa long ngư. Sân trồng cây trúc cho phượng đỗ, ao chứa thần ngư đợi hoá rồng. 91 Kết giao tu thắng kỷ, tự ngã bất như vô. Kết bạn chọn kẻ hơn ta, nếu như ta cũng chẳng thà bằng không. 92 Đãn khán tam ngũ nhật, tương kiến bất như vô. Những để mắt xem dăm bảy bữa, lần đầu mới gặp cũng như không. 93 Nhân tình tự thủy phân cao hạ, thế sự như vân nhậm quyển thư . Tình người mực nước thấp cao, việc thế mây trôi cuốn vào trải ra. 94 Hội thuyết thuyết đô thị, bất hội thuyết vô lễ. Người hay càng nói càng hay, người dở cất miệng biết ngay dở òm. 95 Ma đao hận bất lợi, đao lợi thương nhân chỉ. Mài dao chỉ giận dao không sắc, dao sắc coi chừng dễ đứt tay. 96 Cầu tài hận bất đắc, tài đa hại tự kỷ. Cầu tài chỉ lo không nhiều của, của nhiều dễ hại đến mình ngay. 97 Tri túc thường túc, chung thân bất nhục. Biết đủ thường hãy tạm vừa, suốt đời không thể bao giờ nhục thân. 98 Tri chỉ thường chỉ, chung thân bất sỉ. Biết dừng thường hãy dừng tay, trọn đời ta trách được phần hổ ngươi. 99 Hữu phúc thương tài, vô phúc thương kỷ. Có phúc hao tổn tiền tài, vô phúc thương tổn họa tai đến người. 100 Sai chi hào ly, thất chi thiên lý. Sai sót một ly, mất đi nghìn dặm. 101 Nhược đăng cao tất tự ti, nhược thiệp viễn tất tự nhĩ. Lên cao từ thấp mà lên, bơi xa từ chỗ nông quèn mà xa. 102 Tam tư nhi hành, tái tư khả hĩ. Đắn đo ba bận mới làm, nghĩ kỹ thêm nữa mới mong không nhầm. 103 Sử khẩu bất như tự tẩu, cầu nhân bất như cầu kỷ. Miệng sai làm lấy còn hơn, nhờ người chẳng tốt nhờ luôn chính mình. 104 Tiểu thời thị huynh đệ, trưởng đại các hương lý. Nhỏ còn ruột thịt trong nhà, lớn lên mỗi đứa một phương chia lìa. 105 Đố tài mạc đố thực, oán sinh mạc oán tử. Oán khi sống chớ hờn khi chết,ghen tiền tài chớ ghét miệng ăn. 106 Nhân kiến bạch đầu sân, ngã kiến bạch đầu hỉ. Người thấy bạc đầu chừng oán giận, ta nay đầu bạc chẳng ưu sầu. 107 Đa thiểu thiếu niên vong, bất đáo bạch đầu tử. Biết bao nhiêu kẻ còn niên thiếu, đã chết từ khi chửa bạc đầu. 108 Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ. Tường có mạch, vách có tai. 109 Hảo sự bất xuất môn, ác sự truyền thiên lý. Việc tốt chẳng ra khỏi nhà, việc xấu thì chóng lan ra khắp vùng. 110 Tặc thị tiểu nhơn, trí quá quân tử. Gian phi là giống tiểu nhân, nói về cơ trí hơn quân tử nhiều. 111 Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ. Quân tử bền chí lúc cùng, tiểu nhân cùng sẽ lung tung làm càn. 112 Bần cùng tự tại, phú quý đa ưu. Nghèo khó tự tại thung dung,giàu sang lắm nỗi mông lung ưu sầu. 113 Bất dĩ ngã vi đức, phản dĩ ngã vi cừu. Chẳng coi ta kẻ làm ơn, mà coi ta ta lại tệ hơn kẻ thù. 114 Ninh hướng trực trung thủ, bất khả khúc trung cầu. Hướng mình thu nhận nơi ngay thẳng, chẳng cần cầu cạnh chốn cong queo. 115 Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu. Làm người chẳng biết lo xa, hẳn là sầu muộn sảy ra cũng gần. 116 Tri ngã giả vi ngã tâm ưu, bất tri ngã giả vị ngã hà cầu. Hiểu ta thì bảo ta lo, không hiểu ta bảo ta cần làm chi. 117 Tình thiên bất khẳng khứ, chỉ đãi vũ lâm đầu. Tạnh khô chẳng chịu đi cho, đợi mưa lướt thướt lần mò bước ra. 118 Thành sự mạc thuyết, phúc thủy nan thu. Làm được việc chớ nói nhiều, nước mà bị đổ khó chiều vét lên. 119 Thị phi chỉ vị đa khai khẩu, phiền não giai nhân cưỡng xuất đầu. Phiền não đều do ra mặt vội, rắc rối chỉ bởi lắm lời thôi. 120 Nhẫn đắc nhất thời chi khí, miễn đắc bách nhật chi ưu. Nén được cơn giận nhất thời, bớt đi được nỗi sầu lo trăm ngày. 121 Cận lai học đắc ô quy pháp, đắc súc đầu thì thả súc đầu. Gần đây học cách con rùa, lúc nào phải rụt thì ta rụt đầu. 122 Cụ pháp triêu triêu lạc, khi công nhật nhật ưu. Tuân pháp luật dạ nhẹ nhàng, việc công dối trá băn khoăn tối ngày. 123 Nhân sinh nhất thế, thảo sinh nhất xuân. Con người sinh sống một đời, cỏ cây nảy nở một thời tiết xuân. 124 Bạch phát bất tuỳ lão nhân khứ, khan khan hựu thị bạch đầu ông. Tóc bạc chẳng bỏ người già, trông qua trông lại thành ông bạc đầu. 125 Nguyệt đáo thập ngũ quang minh thiểu, nhân đáo trung niên vạn sự hưu. Trăng mười lăm đã chừng bớt sáng, người tuổi trung niên mọi chuyện dừng. 126 Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc, mạc vị nhi tôn tác mã ngưu. Cháu con có phúc cháu con, chớ vì con cháu mà làm ngựa trâu. 127 Nhân sinh bất mãn bá, thường hoài thiên tuế ưu. Đời người sống chẳng đầy trăm, thường ôm ấp những ngàn năm lo phiền. 128 Kim triêu hữu tửu kim triêu túy, minh nhật sầu lai minh nhật ưu. Hôm nay có rượu ta say đã, ngày mai buồn đến ngày mai buồn. 129 Lộ phùng hiểm xứ nan hồi tị, sự đáo đầu lai bất tự do. Đường đi hiểm trở sao tránh khỏi, sự đã đến rồi khó tự do. 130 Dược năng y giả bệnh, tửu bất giải chân sầu. Thuốc chữa được bệnh chưa sâu, rượu sao khuây nổi nỗi sầu thấm xương. 131 Nhân bần bất ngữ, thủy bình bất lưu. Người nghèo biết nói năng chi, mặt nước bằng phẳng sức gì lưu thông. 132 Nhất gia hữu nữ bách gia cầu, nhất mã bất hành bách mã ưu. Một nhà có gái trăm nhà hỏi, một ngựa không đi trăm ngựa lo. 133 Hữu hoa phương chước tửu, vô nguyệt bất đăng lâu. Có hoa chuốc rượu vì hoa, trăng kia chẳng mọc lên lầu làm chi. 134 Tam bôi thông đại đạo, nhất túy giải thiên sầu. Nhấp ba ly tỏ đạo trời, một cơn say giải ngàn đời sầu bi. 135 Thâm sơn tất cánh tàng mãnh hổ, đại hải chung tu nạp tế lưu. Rừng sâu ẩn chứa loài hổ dữ, biển lớn tận thu mọi nhánh sông. 136 Tích hoa tu kiểm điểm, ái nguyệt bất sơ đầu. Tiếc hoa nên phải giữ gìn, yêu trăng chớ có chải đầu làm chi. 137 Đại để tuyển tha cơ cốt hảo, bất sát hồng phấn dã phong lưu. Kén người da thịt mịn màng, chẳng cần trang điểm vẫn là phong lưu. 138 Thụ ân thâm xứ nghi tiên thoái, đắc ý nùng thì tiện khả hưu . Chỗ ơn sâu nặng nên rút trước, gặp thời đắc ý phải nên thôi. 139 Mạc đãi thị phi lai nhập nhĩ, tòng tiền ân ái phản vi cừu. Đừng nghe hay dở lọt tai, mà ân ái trước từ nay thành thù. 140 Lưu đắc ngũ hồ minh nguyệt tại, bất sầu vô xứ hạ kim câu. Giữ được ngũ hồ trăng sáng mãi, chẳng lo không chốn để buông câu. 141 Hưu biệt hữu ngư xứ, mạc luyến thiển than đầu. Đừng rời nơi có cá, chớ luyến bãi đậu nông. 142 Khứ thì chung tu khứ, tái tam lưu bất trú. Cần đi phải quyết ra đi, chứ đừng lưu lại chỉ vì mời dai. 143 Nhẫn nhất cú, tức nhất nộ, nhiêu nhất trước, thoái nhất bộ. Nhịn một câu, nén một giận, tha một lần, lùi một bước 144 Tam thập bất hào, tứ thập bất phú, ngũ thập tương lai tầm tử lộ. Ba mươi chẳng sang, bốn mươi chẳng giàu, năm mươi sắp sửa tìm đường về cõi âm. 145 Sinh bất nhận hồn, tử bất nhận thi. Sống chẳng nhận hồn, chết không nhận xác. 146 Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt, phu thê nghĩa trọng dã phân ly. Cha mẹ ơn sâu còn cách biệt, vợ chồng nghĩa nặng cũng chia phôi. 147 Nhân sinh tự điểu đồng lâm túc, đại hạn lai thời các tự phi. Người như chim ở chung rừng, khi tai nạn tới đều vùng tự bay. 148 Nhân thiện bị nhân khi, mã thiện bị nhân kỵ. Người lành tất bị người bắt nạt, ngựa lành ắt bị người ta cưỡi liền. 149 Nhân vô hoạch tài bất phú, mã vô dã thảo bất phì. Tiền không bất nghĩa sao giàu nổi, ngựa không cỏ tối béo làm sao. 150 Nhân ác nhân phạ thiên bất phạ, nhân thiện nhân khi thiên bất khi. Kẻ ác người sợ trời không sợ, người hiền người khinh trời chẳng khinh. 151 Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì. Thiện ác cuối cùng rồi sẽ báo, chỉ còn sớm muộn đó mà thôi. 152 Hoàng hà thượng hữu trừng thanh nhật, khởi khả nhân vô đắc vận thời. Hoàng hà còn có hôm trong, con người sao thể mãi không gặp thời. 153 Đắc sủng tư nhục, an cư lự nguy. Được chiều chuộng nghĩ khi bị nhục, sống yên lành lo lúc khốn nguy. 154 Niệm niệm hữu như lâm địch nhật, tâm tâm thường tự quá kiều thì. Luôn nghĩ khi gặp giặc thù, hằng lo tựa lúc qua cầu chênh vênh. 155 Anh hùng hành hiểm đạo, phú quý tự hoa chi. Anh hùng ngại chi đi đường hiểm, phú quý tựa như một nhánh hoa. 156 Nhân tình mạc đạo xuân quang hảo, chỉ phạ thu lai hữu lãnh thì. Tình người chớ bảo như xuân đẹp, chỉ sợ thu sang gió lạnh lùng. 157 Tống quân thiên lý, chung tu nhất biệt. Tiễn nhau ngàn dặm thẫn thờ, cuối cùng cũng phải có giờ chia tay. 158 Đãn tương lãnh nhãn khán bàng giải, khán nhĩ hoành hành đáo kỷ thì. Lạnh lùng theo dõi con cua, đi ngang mãi vậy xem bò đến đâu. 159 Kiến sự mạc thuyết, vấn sự bất tri. Thấy việc chớ nói năng chi, hỏi việc ta chẳng biết gì mà thưa. 160 Nhàn sự hưu quản, vô sự tảo quy. Việc người chớ quản làm chi, khi không có việc sớm về cho yên. 161 Giả đoạn nhiễm tựu chân hồng sắc, dã bị bàng nhơn thuyết thị phi. Vải dù nhuộm đúng màu tươi đỏ, cũng bị người ta nói nọ kia. 162 Thiện sự khả tác, ác sự mạc vi. Việc tốt nên cố, việc xấu đừng làm. 163 Hứa nhân nhất vật, thiên kim bất di. Hứa người một vật, nghìn vàng chẳng thay. 164 Long sinh long tử, hổ sinh báo nhi. Trứng rồng lại nở ra rồng, hùm beo lại đẻ ra loài hùm beo. 165 Long du thiển thủy tao hà hí, hổ lạc bình dương bị khuyển khi. Rồng gặp nước nông tôm bỡn cợt, hổ xuống đồng bằng bị chó khinh. 166 Nhất cử thủ đăng long hổ bảng, thập niên thân đáo phượng hoàng trì. Ngước trông tên bảng hổ treo, mười năm thân đã tới ao phượng hoàng. 167 Thập niên song hạ vô nhân vấn, nhất cử thành danh thiên hạ tri. Mười năm đèn sách ai hay, thi đỗ thiên hạ biết ngay đến mình. 168 Tửu trái tầm thường hành xứ hữu, nhân sinh thất thập cổ lai hi. Thông thường nợ rượu nhiều nơi có, người thọ bảy mươi vẫn hiếm mà. 169 Dưỡng nhi đãi lão, tích cốc phòng cơ. Nuôi con mong cậy lúc già, tích thóc phòng lúc mất mùa thiếu ăn. 170 Kê đồn cẩu trệ chi súc, vô thất kỳ thì. Những con mèo chó lợn gà, chăm nuôi sinh sản tính ra đúng thì. 171 Sổ khẩu chi gia, khả dĩ vô cơ hĩ. Nhà vài ba miệng kể chi, quanh năm chẳng có ngại gì thiếu ăn. 172 Thường tương hữu nhật tư vô nhật, mạc bả vô thì đương hữu thì. Ngày có thường nghĩ ngày không, chớ đợi ngày không mà trông ngày có. 173 Thì lai phong tống Đằng Vương các, vận khứ lôi oanh Tiến Phúc bi. Vận hết, sét tan bia Tiến Phúc; gặp thời gió thổi các Đằng Vương. 174 Nhập môn hưu vấn vinh khô sự, quan khán dung nhan tiện đắc tri. Bước vào chớ hỏi nhà may rủi, nhìn ngắm dung nhan biết hết mà. 175 Quan thanh thư lại sấu, thần linh miếu chúc phì. Quan liêm thư lại cũng gầy, thần thiêng đền miếu chất đầy quả hoa. 176 Tức khước lôi đình chi nộ, bãi khước hổ lang chi uy. Nén được cơn giận lôi đình, khỏi phải sợ oai lang hổ. 177 Nhiêu nhân toán chi bản, thâu nhân toán chi cơ. Bao dung là gốc tính toan, chịu thua người mới hoàn toàn trí mưu. 178 Hảo ngôn nan đắc, ác ngữ dị thi. Lời hay khó được đem làm, lời dở dễ được sẵn sàng thực thi. 179 Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. Một lời đã trót nói ra, dẫu rằng bốn ngựa khó mà đuổi theo. 180 Đạo ngô hảo giả thị ngô tặc, đạo ngô ác giả thị ngô sư. Nói ta hay chính hại ta, nói điều ta dở chính là thầy ta. 181 Lộ phùng hiểm xứ tu đương tị, bất thị tài nhân mạc hiến thi. Gặp đường hiểm nên tránh đi, không phải người biết đọc thơ làm gì. 182 Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi. Ba người cùng đi, ắt có thầy ta, chọn người lành tốt, cố học cho hay, người không lành tốt, liệu mà sửa ngay. 183 Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ bi thương. Lúc trẻ không cố sức, già đến những đau thương. 184 Nhân hữu thiện nguyện, thiên tất hựu chi. Con người mong muốn tốt lành,trời kia ắt hẳn cùng dành giúp cho. 185 Mạc ẩm mão thì tửu, hôn hôn túy đáo dậu. Chớ có uống rượu sớm mai, lơ mơ dở tỉnh dở say đến chiều. 186 Mạc mạ dậu thì thê, nhứt dạ thụ cô thê. Cũng đừng mắng vợ buổi hôm, suốt đêm phải chịu nằm không một mình. 187 Chủng ma đắc ma, chủng đậu đắc đậu. Trồng vừng thị lại hái vừng, trồng đậu hái đậu xin đừng kêu ca. 188 Thiên nhãn khôi khôi, sơ nhi bất lậu. Lưới trời lồng lộng bao la, tuy là thưa đấy nhưng mà khó chui. 189 Kiến quan mạc hướng tiền, tố khách mạc tại hậu. Thấy quan chớ nhìn trước, làm khách đừng ở sau. 190 Ninh thiêm nhất đẩu, mạc thiêm nhất khẩu. Thà thêm một thưng, chớ thêm một miệng. 191 Đường lang bổ thiền, khởi tri hoàng tước tại hậu. Bọ ngựa rình bắt con ve, biết đâu chim sẻ đang nhè sau lưng. 192 Bất cầu kim ngọc trùng trùng quý, đãn nguyện nhi tôn cá cá hiền. Chẳng cầu vàng ngọc cho nhiều, chỉ mong con cháu thảy đều hiền lương. 193 Nhất nhật phu thê, bách thế nhân duyên. Một ngày vợ chồng bén hơi, đó là duyên kiếp trăm đời trước sau. 194 Bách thế tu lai đồng thuyền độ, thiên thế tu lai cộng chẩm miên. Trăm kiếp tu được chung thuyền, nghìn đời tu được gối giường ngủ chung. 195 Sát nhân nhất vạn, tự tổn tam thiên. Diệt được một vạn đối phương, tự mình cũng phải tổn thương ba nghìn. 196 Thương nhân nhất ngữ, lợi như đao cát. Một lời nói hại người ta, không kém bén ngọt như là dao đâm. 197 Khô mộc phùng xuân do tái phát, nhân vô lưỡng độ tái thiếu niên. Gặp xuân cây héo đâm chồi lại, người chẳng hai lần tuổi thiếu niên. 198 Vị vãn tiên đầu túc, kê minh tảo khán thiên. Chớm khuya đi ngủ cho mau, sớm mai gà gáy ngắm bầu trời trong. Tướng tướng hung tiền kham tẩu mã, công hầu đỗ lý hảo xanh thuyền. Tầm nhìn khanh tướng thường xa rộng, đủ sức thuyền bơi với ngựa phi. 199 Phú nhân tư lai niên, cùng nhân tư nhãn tiền. Giàu có nghĩ chuyện sang năm, nghèo lo trước mắt xem nhằm vào đâu. 200 Thế thượng nhược yếu nhân tình hảo, xa khứ vật kiện mạc thủ tiền. Ở đời muốn có tình thân, đông tiền cắc bạc chớ nên cò kè. 201 Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên. Sống chết có số, giàu sang bởi trời. 202 Kích thạch nguyên hữu hỏa, bất kích nãi vô yên. Đánh đá mới có lửa lên, nếu không đánh đá khói nhen cách nào. 203 Nhân học thủy tri đạo, bất học diệc đồ nhiên. Học nên người biết thấp cao, nếu người không học biết bao phí hoài. 204 Mạc tiếu tha nhân lão, chung tu hoàn đáo lão. Chớ cười người khác tóc pha, cuối cùng rồi cũng đến ta da mồi. 205 Đãn năng y bản phận, chung tu vô phiền não. Nương theo duyên phận mà vui, thì bao phiền não không mời cũng đi. 206 Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo. Quân tử thích tiền tài, thu dùng theo đạo lý. 207 Trinh phụ ái sắc, nạp chi dĩ lễ. Gái trinh yêu sắc đẹp, trao gửi đúng lễ nghi. 208 Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Bất thị bất báo, nhật tử vị đáo. Ở dở gặp dở, ở hay gặp hay; nếu mà chưa gặp, vì chưa đến ngày. 210 Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Người mà không có lòng tin, thì ai biết sẽ làm nên chuyện gì. 211 Nhất nhân đạo hảo, thiên nhân truyền thực. Một người bảo tốt: để xem; nghìn người bảo tốt mới tin: thật rồi. 212 Phàm sự yếu hảo, tu vấn tam lão. Muốn cho hoàn hảo việc ta, hãy hỏi ý kiến dăm ba cụ già. 213 Nhược tranh tiểu khả, tiện thất đại đạo. Cứ mà xét nét cỏn con, những gì đánh mất ắt còn lớn hơn. 214 Niên niên phòng cơ, dạ dạ phòng đạo. Hàng năm phòng chuyện đói nghèo, hàng đêm phòng chuyện trộm theo vào nhà. 215 Học giả như hòa như đạo, bất học giả như cảo như thảo. Học như lúa nếp lúa mùa, không học cỏ dại cỏ khô ích gì 216Ngộ ẩm tửu thì tu ẩm tửu, đắc cao ca xứ thả cao ca. Gặp nơi cần uống nên nâng chén, vui chốn hoà ca hãy hát vang. 217 Nhân phong xuy hỏa, dụng lực bất đa. Nhân gió thổi lửa, dùng sức không nhiều. 218 Bất nhân ngư phụ dẫn, chẩm đắc kiến ba đào. Ông chài nếu chẳng đưa đường,thì sao thấy biển sóng nhường ấy cao. 219 Vô cầu đáo xứ nhân tình hảo, bất ẩm tòng tha tửu giá cao. Không cầu mọi chốn tình người tốt, chớ uống theo ai giá rượu cao. 220 Tri sự thiểu thì phiền não thiểu, thức nhân đa xứ thị phi đa. Chuyện ít phiền não ít theo, biết nhiều người lắm càng nhiều thị phi. 221 Nhập sơn bất phạ thương nhân hổ, chỉ phạ nhân tình lưỡng diện đao. Chẳng lo vào núi hổ vồ, như dao hai mặt đáng lo tình người. 222 Cường trung cánh hữu cường trung thủ, ác nhân tu dụng ác nhân ma. Người ác nên dùng người ác trị, hung cường còn kẻ hung cường hơn. 223 Hội sử bất tại gia hào phú, phong lưu bất dụng trước y đa. Khéo xử đâu phải phú gia, đâu nhiều quần áo mới là phong lưu. 224 Quang âm tự tiễn, nhật nguyệt như thoa. Thời gian như tên bắn, ngày tháng tựa thoi đưa. 225 Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa. Thiên thời kém địa lợi xa, địa lợi lại kém nhân hoà xa hơn. 226 Hoàng kim vị vi quý, an lạc trị tiền đa. Vàng nén phải đâu là quý giá, yên vui ấy mới thực ngàn vàng. 227 Thế thượng vạn ban giai hạ phẩm, tư lượng duy hữu độc thư cao. Mọi nghề đều kém trên đời, duy có đọc sách ấy thời thanh cao. 228 Thế gian hảo ngữ thư thuyết tận, thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa. Lời hay sách chép từng pho, danh sơn thiên hạ thầy tu chiếm nhiều. 229 Vi thiện tối lạc, vi ác nan đào. Làm điều thiện rất sướng vui, làm việc ác tránh lưới trời được sao. 230 Dương hữu quỵ nhũ chi ân, nha hữu phản bộ chi nghĩa. Ghi ơn dê biết bù quỳ, trả nghĩa quạ mớm mồi về mẹ cha. 231 Nhĩ cấp tha vị cấp, nhân nhàn tâm bất nhàn. Mình vội người có vội đâu, người nhàn tâm lại chẳng nhàn vì sao. 232 Ẩn ác dương thiện, chấp kỳ lưỡng đoan. Nên đem điều thiện giương cao, còn như điều ác gắng sao mờ dần. 233 Thê hiền phu họa thiểu, tử hiếu phụ tâm khoan. Vợ hiền chồng ít họa, con hiếu cha yên lòng. 234 Ký trụy phủ tắng, phản cố vô ích. Nồi niêu rơi vỡ, ngoảnh trông ích gì. 235 Phiên phúc chi thủy, thu chi thực nan. Nước nghiêng đổ đi, thu về sao được. 236 Nhân sinh tri túc hà thì túc, nhân lão thâu nhàn thả thị nhàn. Con người biết đủ thì luôn đủ, cảnh già tạm nhàn ấy được nhàn. 237 Đãn hữu lục dương kham hệ mã, xứ xứ hữu lộ thấu trường an. Chỉ cần bóng mát dừng chân ngựa, khắp nẻo đều đi được đế đô. 238 Kiến giả dị, học giả nan. Trông thì dễ, học thì khó. 239 Mạc tương dung dị đắc, tiện tác đẳng nhàn khan. Đừng cho có được dễ dàng, mà coi rẻ rúng xem thường xem khinh. 240 Dụng tâm kế giảo ban ban thác, thối bộ tư lường sự sự nan. Dụng tâm tính toán đều sai, khi lùi một bước thấy đầy khó khăn.. 241 Đạo lộ các biệt, dưỡng gia nhất ban. Mỗi đường đi tuy rằng khác nẻo, với gia đình một kiểu như nhau. 242 Tòng kiệm nhập xa dị, tòng xa nhập kiệm nan. Tiện tằn dễ nhập xa hoa, xa hoa rất khó đổi ra tiện tằn. 243 Tri âm thuyết dữ tri âm thính, bất thị tri âm mạc dữ đàn. Tri âm chuyện với tri âm, chẳng tri âm gảy đàn cầm làm chi. 244 Điểm thạch hóa vi kim, nhân tâm do vị túc. Biến đá cho hoá ra vàng,vẫn chưa thoả mãn lòng tham con người. 245 Tín liễu đỗ, mại liễu ốc. Tin vào bụng dạ, bán bỏ nhà sân. 246 Tha nhân quan hoa, bất thiệp nhĩ mục. Người ta ngắm hoa, mắt chàng chẳng bận 247 Tha nhân lục lục, bất thiệp nhĩ túc. Người ta lận đận, chàng chẳng bấn chân. 248 Thùy nhân bất ái tử tôn hiền, thùy nhân bất ái thiên chung túc. Ai không thích cháu con hiền thục, ai không ưa ngàn hộc thóc kho. 249 Mạc bả chân tâm không kế giảo, nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc. Chẳng nên lo mãi xa gần, cháu con đã có phúc phần cháu con. 250 Dữ nhân bất hòa, khuyến nhân dưỡng nga. Với người bất hoà, khuyên họ nuôi ngỗng. 251 Dữ nhân bất mục, khuyến nhân giá ốc. Với người bất mục, khuyên họ chống nhà. 252 Đãn hành hảo sự, mạc vấn tiền trình. Hãy làm những việc tốt lành, chớ không cần hỏi tiền trình làm chi. 253 Hà hiệp thủy cấp, nhân cấp kế sinh. Sông hẹp thì nước chảy nhanh, người cơn nguy cấp nảy sinh chước mầu. 254 Minh tri sơn hữu hổ, mạc hướng hổ sơn hành. Biết rõ cọp trong rừng, đừng qua rừng có cọp. 255 Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Đường không đi không đến, việc không làm không nên. 256 Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh. Người không răn không thiện, chuông không đánh không rền. 257 Vô tiền phương đoạn tửu, lâm lão thủy khán kinh. Hết tiền chừa rượu chậm rồi, già mới đọc sách chao ơi muộn màng. 258 Điểm tháp thất tằng, bất như ám xứ nhất đăng. Thắp sáng khắp bảy tầng lầu, không bằng chỗ tối cho nhau ngọn đèn. 259 Vạn sự khuyến nhân hưu man muội, cử đầu tam xích hữu thần minh. Muôn sự khuyên ai đừng ám muội, ngẩng đầu ba thước có thần minh. 260 Đãn tồn phương thốn thổ, lưu dữ tử tôn canh. Những còn tấc đất dày âm đức, để lại cho con cháu cấy cày. 261 Diệt khước tâm đầu hỏa, tích khởi Phật tiền đăng. Nếu hay dập tắt lửa lòng, thì là ta đã đèn chong phật tiền. 262 Tinh tinh thường bất túc, mộng mộng tác công khanh. Sành sõi thì thường không đủ sống, lơ mơ hoá lại được công khanh. 263 Chúng tinh lãng lãng, bất như cô nguyệt độc minh. Muôn sao lấp lánh đầy trời, không bằng một mảnh trăng soi khắp vùng. 264 Huynh đệ tương hại, bất như tự sinh. Anh em cành lại lấn cành, sao bằng tự lực một mình còn hơn. 265 Hợp lý khả tác, tiểu lợi mạc tranh. Những điều hợp lý nên làm, những món lợi nhỏ chớ tham tranh giành. 266 Mẫu đơn hoa hảo không nhập mục, táo hoa tuy tiểu kết thật thành. Mẫu đơn hoa đẹp ngắm chơi, táo hoa nhỏ xíu nhưng rồi có ăn. 267 Khi lão mạc khi tiểu, khi nhân tâm bất minh. Dối già chớ dối trẻ con, dối người lòng dạ đâu còn thông minh. 268 Tùy phận canh sừ thu địa lợi, tha thì bão noãn tạ thương thiên. Yên phận cày bừa thu hoạch khá, gặp thời no ấm tạ trời xanh. 269 Đắc nhẫn thả nhẫn, đắc nại thả nại. Cần nhin thì nhịn, cần nín thì nín. 270 Bất nhẫn bất nại, tiểu sự thành đại. Không nhịn không nín, việc nhỏ thành lớn. 271 Tương luận sính anh hùng, gia kế tiệm tiệm thoái. Bàn luận ra vẻ anh hùng, thì rồi gia kế coi chừng đi lui. 272 Hiền phụ lệnh phu quý, ác phụ lệnh phu bại. Vợ hiền chồng được giàu sang, vợ ác chồng phải tan hoang cửa nhà. 273 Nhất nhân hữu khánh, triệu dân hàm lại. Một người có phúc đứng đầu, triệu dân trông cậy ơn sâu đời đời. 274 Nhân lão tâm vị lão, nhân cùng chí mạc cùng. Người già lòng vẫn trẻ trung, người quẫn nhưng chí chẳng cùng mới hay. 275 Nhân vô thiên nhật hảo, hoa vô bách nhật hồng. Người không tốt cả nghìn ngày, hoa không giữ đủ trăm ngày thắm tươi. 276 Sát nhân khả thứ, tình lý nan dung. Giết người sao có thể tha, cả tình cả lý hai đà không dung. 277 Sạ phú bất như tân thụ dụng, sạ bần nan cải cựu gia phong. Mới giàu sướng nhất tiêu pha, mới nghèo khó đổi nếp nhà xa xưa. 278 Tọa thượng khách thường mãn, tôn trung tửu bất không. Khách vui kín cả chỗ ngồi, rượu vui chớ để chén vơi cầm chừng. 279 Ốc lậu cánh tao liên niên vũ, hành thuyền hựu ngộ đả đầu phong. Nhà dột lại gặp mưa dầm, đi thuyền lại bị gió đâm ngang đầu. 280 Duẩn nhân lạc thác phương thành trúc, ngư vị bôn ba thủy hóa long. Măng do bóc bẹ nên thành trúc, cá có bôn ba mới hoá rồng. 281 Ký đắc thiếu niên kỵ trúc mã, khán khán hựu thị bạch đầu ông. Nhớ hồi ngựa trúc nhong nhong, nhìn xem giờ đã nên ông bạc đầu. 282 Lễ nghĩa sanh ư phú túc, đạo tặc xuất ư bần cùng. Lễ nghĩa sinh tự giàu sang, trộm cướp nảy tự bần cùng mà ra. 283 Thiên thượng chúng tinh giai củng bắc, thế gian vô thủy bất triều đông. Trên trời muôn sao chầu Bắc đẩu, thế gian mọi dòng chảy về Đông. 284 Quân tử an bần, đạt nhân tri mệnh. Quân tử vui với cảnh nghèo, thấu tình người thể thuận theo lẽ đời. 285 Trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành, lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh. Lời thẳng trái tai mau được việc, thuốc hay đắng miệng khỏi cơn đau. 286 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong. Thuận với tự nhiên thì tồn tại, chẳng theo quy luật ắt tiêu vong. 287 Nhân tham tài tắc tử, điểu tham thực tắc vong. Người vì tham của chết oan, chim vì tham thực vạ mang vào mình. 288 Phu thê tương hợp hảo, cầm sắt dữ sênh hoàng. Vợ chồng vui vẻ thuận hoà, khác nào đàn nhị sênh ca nhịp nhàng. 289 Hữu nhi bần bất cửu, vô tử phú bất trường. Có con nghèo cũng chằng lâu, không con thì dẫu có giầu chẳng dai. 290 Thiện tất thọ lão, ác tất tảo vong. Ở lành ắt hẳn sống lâu, ở ác ắt hẳn chết mau chẳng chầy. 291 Sảng khẩu thực đa thiên tác bệnh, khoái tâm sự quá khủng sinh ương. Sướng miệng ăn nhiều sinh bệnh tật, việc khi vui quá sợ tai ương. 292 Phú quý định yếu an bản phận, bần cùng bất tất uổng tư lương. Giàu sang được phận giàu sang, nghèo nàn cũng mặc nhọc lòng làm chi. 293 Họa thủy vô phong không tác lãng, tú hoa tuy hảo bất văn hương. Nước vẽ gió không mà có sóng, hoa thêu đẹp vậy thiếu mùi hương. 294 Tham tha nhất đẩu mễ, thất khước bán niên lương. Vì tham một đấu gạo thôi, để cho mất nửa năm trời thóc lương. 295 Tranh tha nhất cước đồn, phản thất nhất trửu dương. Tranh giành một cẳng lợn lòi, trở thành mất đứt một đùi sơn dương. 296 Long quy vãn động vân do thấp, xạ quá xuân sơn thảo mộc hương. Rồng về động cũ mây còn ẩm, cày vượt rừng xuân cỏ vẫn thơm. 297 Bình sinh chỉ hội lượng nhân đoản, hà bất hồi đầu bả tự lường. Chuyên đi xét nét lỗi người, sao không quay lại mà soi lòng mình. 298 Kiến thiện như bất cập, kiến ác như thám thang. Thấy lành, lo chậm tham gia; thấy ác, chạm nước nóng già, rụt tay. 299 Nhân bần chí đoản, mã sấu mao trường. Người nghèo chí khí cũng nông, ngựa gầy trông đến bộ lông cũng dài. 300 Tự gia tâm lý cấp, tha nhân vị tri mang. Tự trong nhà rối bòng bong, người ngoài đã biết vân mòng nào đâu. 301 Bần vô đạt sĩ tương kim tặng, bệnh hữu cao nhân thuyết dược phương. Nghèo không kẻ tốt mang vàng giúp, bệnh sẵn người lành mách thuốc cho. 302 Xúc lai mạc dữ thuyết, sự quá tâm thanh lương. Gặp va chạm chẳng đối lời, việc qua đi dạ thảnh thơi thanh nhàn. 303 Thu chí mãn sơn đa tú sắc, xuân lai vô xứ bất hoa hương. Thu tới núi rừng màu sắc đẹp, xuân về khắp chốn ngát hoa hương. 304 Phàm nhân bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đẩu lường. Người ta không thể tin tướng mặt, nước biển làm sao lấy đấu đong. 305 Thanh thanh chi thủy, vi thổ sở phòng. Dòng nước trong xanh, bị bờ đất chắn. 306 Tế tế chi sĩ , vị tửu sở thương . Kẻ sĩ đứng đắn, vì rượu ngả nghiêng. 307 Khao thảo chi hạ, hoặc hữu lan hương. Hoặc có hoa lan giữa vùng cỏ dại. 308 Mao từ chi ốc, hoặc hữu hầu vương. Hoặc có công hầu dưới mái nhà tranh. 309 Vô hạn chu môn sanh ngạ biễu, kỷ đa bạch ốc xuất công khanh. Biết bao cửa son sinh đói rách, có nhiều lều nát nảy công khanh. 310 Túy hậu kiền khôn đại, hồ trung nhật nguyệt trường. Tỉnh rượu trời đât cao rộng quá, trong say ngày tháng thảnh thơi thay. 311 Vạn sự giai dĩ định, phù sinh không bạch mang. Vạn sự trên đời như định sẵn, khổ cho cuộc sống cứ lo toan. 312 Thiên lý tống hào mao, lễ khinh nhân nghĩa trọng. Cỏn con nghìn dặm gửi đi, lễ kia nặng một tình này gấp trăm. 313 Nhất nhân truyền hư, bách nhân truyền thật. Một người truyền chuyện không đâu, trăm người truyền lại thực hầu như in. 314 Thế sự minh như kính, tiền trình ám tự tất. Việc đời sáng tự tấm gương, mà đường phía trước tối nhường sơn đen. 315 Quang âm hoàng kim nan mãi, nhứt thế như câu quá khích. Thời gian quí báu hơn vàng, cuộc đời bóng ngựa qua song chóng tàn. 316 Lương điền vạn khoảnh, nhật thực nhất thăng. Vạn khoảnh ruộng liền, ngày ăn một đấu. 317 Đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích. Nghìn gian nhà rộng, đêm ngủ nửa gian. 318 Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên. Nghìn kinh vạn điển dẫu nhiều, nhưng điều hiếu nghĩa là điều trước tiên. 319 Nhất tự nhập công môn, cửu ngưu đà bất xuất. Một chữ đưa vào cửa công, dẫu chín trâu khoẻ chớ hòng lôi ra. 320 Nha môn bát tự khai, hữu lý vô tiền mạc tiến lai. Cửa nha môn mở công khai, lý nhiều tiền ít chớ hoài tới nơi. 321 Phú tòng thăng hợp khởi, bần nhân bất toán lai. Giàu gom từng đấu mà nên, nghèo vì tính toán ta xem kém người. 322 Gia trung vô tài tử, quan tòng hà xứ lai. Trong nhà con chẳng tài năng, muốn nên quan hỏi mở đường từ đâu. 323 Vạn sự bất do nhân kế giảo, nhất sinh đô thị mệnh an bài. Muôn việc phải đâu người tính rắp, một đời như đã sắp bài xong. 324 Cấp hành mạn hành, tiền trình chỉ hữu đa thiểu lộ. Dù ai đi chậm đi nhanh, đoạn đường phía trước rành rành bấy nhiêu. 325 Nhân gian tư ngữ, thiên văn nhược lôi. Chuyện kín thế gian, trời nghe tựa sấm. 326 Ám thất khuy tâm, thần mục như điện. Lòng tà ngõ tối, thần thấy như gương. 327 Nhất hào chi ác, khuyến nhân mạc tác. Điều ác một mảy, khuyên người chớ làm 328 Nhất hào chi thiện, dữ nhân phương tiện. Điều thiện một mảy, cùng người góp công. 329 Khi nhân thị họa, nhiêu nhân thị phúc. Lừa người phải tội, giúp người được lành. 330 Thiên nhãn khôi khôi, báo ứng thậm tốc. Mắt trời vời vợi, báo ứng rất nhanh. 332 Thánh hiền ngôn ngữ, thần khâm quỷ phục. Những lời nói bậc thánh hiền, quỷ ma khâm phục thần tiên nể vì. 333 Nhân các hữu tâm, tâm các hữu kiến. Mỗi người đều có tấm lòng, mỗi lòng mỗi khác không cùng như nhau. 334 Khẩu thuyết bất như thân phùng, nhĩ văn bất như mục kiến. Miệng nói không bằng mình gặp, tai nghe không bằng mắt thấy. 335 Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhứt triêu. Nuôi quân nghìn ngày, dùng trong một sớm. 336 Quốc thanh tài tử quý, gia phú tiểu nhi kiêu. Đất nước thanh bình tài tử quí, gia đình giàu có trẻ con kiêu. 337 Lợi đao cát thể ngân dị hợp, ác ngữ thương nhân hận bất tiêu. Lưỡi đao cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận khó quên. 338 Công đạo thế gian duy bạch phát, quý nhân đầu thượng bất tằng nhiêu. Thế gian đầu bạc là công nhất, kể cả quan to cũng chằng tha. 339 Hữu tiền kham xuất chúng, vô y lãn xuất môn. Sẵn tiền hay đến đám đông, thiếu áo thì rất ngại ngùng đi ra. 340 Vi quan tu tác tướng, cập đệ tất tranh tiên. Làm quan làm thừa tướng, đi thi phải đỗ đầu. 341 Miêu tòng địa phát, thụ hướng chi phân. Mầm nẩy từ đất, cây nẩy ra cành. 342 Phụ tử hòa nhi gia bất thoái, huynh đệ hòa nhi gia bất phân. Cha con hoà nhà không suy thoái, anh em hoà há phải phân chia. 343 Quan hữu chính điều, dân hữu tư ước. Quan có phép, dân có lệ. 344 Nhàn thì bất thiêu hương, cấp thì bão Phật cước. Khi không chẳng chịu thắp nhang, đến khi nguy cấp ôm choàng Quan âm. 345 Hạnh sinh thái bình vô sự nhật, khủng phùng niên lão bất đa thì. May sao sinh thưở thái bình, tuổi già sợ lại rập rình đến nơi. 346 Quốc loạn tư lương tướng, gia bần tư hiền thê. Nước nguy nhớ tướng tài năng, nhà nghèo nhớ vợ đảm đang hiền lành. ước nguy nhớ tướng tài năng, nhà nghèo nhớ vợ đảm đang hiền lành. 347 Trì đường tích thủy tu phòng hạn, điền địa cần canh túc dưỡng gia. Ao chuôm chứa nước phòng khô hạn, ruộng rãy cày chăm đủ ấm no. 348 Căn thâm bất phạ phong dao động, thụ chính vô sầu nguyệt ảnh tà. Rễ vững chẳng e cơn gió mạnh, cây ngay nào ngại bóng trăng nghiêng. 349 Phụng khuyến quân tử, các nghi thủ kỷ. Khuyên người quân tử giữ gìn 350 Chỉ thử trình thị, vạn vô nhứt thất . Ngần này cũng đủ yên thân trọn đời.

 



No comments:

Post a Comment